Tài liệu Đề tài Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa: Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI
LIÊN KẾT FDI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA
Nhóm 3
1. Nguyễn Thị Bích Ngọc
2. Nguyễn Thị Hồng Vân
3. Nguyễn Phương Anh
4. Nguyễn Thu Hương
5. Nguyễn Thị May
6. Lê Thùy Na
7. Lê Thu Hiền
HÀ NỘI, THÁNG 10/2011
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 2
BỐ CỤC
1. Lý thuyết về các hình thức liên kết FDI với doanh nghiệp nội địa
2. Thực trạng liên kết FDI với doanh nghiệp nội địa Việt Nam. Đánh giá và nhận xét
3. Một số vấn đề đặt ra
Phần 1: LÝ THUYẾT VỀ CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT FDI VỚI DOANH
NGHIỆP NỘI ĐỊA
1. Liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. ở bất
kỳ các quốc gia nào, doanh nghiệp liên doanh cũng là một tổ chức kinh doanh quốc tế
của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng sở hữ...
36 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI
LIÊN KẾT FDI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA
Nhóm 3
1. Nguyễn Thị Bích Ngọc
2. Nguyễn Thị Hồng Vân
3. Nguyễn Phương Anh
4. Nguyễn Thu Hương
5. Nguyễn Thị May
6. Lê Thùy Na
7. Lê Thu Hiền
HÀ NỘI, THÁNG 10/2011
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 2
BỐ CỤC
1. Lý thuyết về các hình thức liên kết FDI với doanh nghiệp nội địa
2. Thực trạng liên kết FDI với doanh nghiệp nội địa Việt Nam. Đánh giá và nhận xét
3. Một số vấn đề đặt ra
Phần 1: LÝ THUYẾT VỀ CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT FDI VỚI DOANH
NGHIỆP NỘI ĐỊA
1. Liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. ở bất
kỳ các quốc gia nào, doanh nghiệp liên doanh cũng là một tổ chức kinh doanh quốc tế
của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng
quản lý, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động kinh
doanh theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp
phù hợp với luật pháp của nước sở tại.
Khái niệm doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở
hợp đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với các Bên nước ngoài để
đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà.
Các đặc trưng
- Được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp
luật của nước chủ nhà.
- Mỗi bên liên doanh chịu trác nhiệm với bên kia, với doanh nghiêp liên doanh
trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.
Vốn pháp định
- Ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 3
- Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn
khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp
hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp
thuận.
- Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên doanh
thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên
doanh.
- Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và
các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xem xét
cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20%
vốn pháp định.
- Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu
tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt nam. Tỷ lệ
góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi
nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.
2. BOT và BTO
BOT: Hình thức đầu tư BOT hay còn gọi là “xây dựng – chuyển giao- kinh
doanh” là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm
quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp, khai thác công trình kết
cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định (thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý), sau đó
chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
BTO là hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh được hình thành tương tự
như BOT nhưng sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư nước ngoài giao lại cho
nước chủ nhà, Chính phủ nước chủ nàh dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình
đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 4
Đặc trưng:
- Chủ thể: cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư ( một hoặc nhiều nhà đầu
tư).
- Cơ sở pháp lý: hợp đồng
- Vốn đầu tư của nước ngoài
- Hoạt động dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
- Chuyển giao không bồi hoàn cho nước chủ nhà
- Đới tượng của hợp đồng: các công trình cơ sở hạ tầng
- Nội dung hợp đồng: các quyền và nghĩa vụ liên quan đến 3 hành vi chính: xây
dựng, kinh doanh, chuyển giao.
3. Liên kết thông qua các ngành công nghiệp phụ trợ
Khái niệm về công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ (Supporting Industries) bao gồm những hoạt động sản xuất ra
những sản phẩm trung gian có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối
cùng.
Vai trò, đặc điểm
- Trong hoạch định chiến lược và chính sách công nghiệp của một quốc gia, quan hệ
giữa một ngành sản xuất công nghiệp với các ngành phụ trợ của nó là vấn đề quan trọng.
Phát triển hợp lý công nghiệp phụ trợ sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển công
nghiệp và kinh tế của quốc gia.
- Sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ hạn chế nhập siêu do cung cấp
nguồn nguyên liệu.
- Ngành công nghiệp phụ trợ góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao
động, mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp.
- Đây là ngành tạo điều kiện đảm bảo tính chủ động và nâng cao giá trị gia tăng,
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 5
Đặc điểm
Khi nguồn FDI được đầu tư vào Việt nam, Việc thiếu hụt nghiêm trọng các doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ làm các doanh nghiệp phải nhập khẩu gần như
toàn bộ linh kiện, bộ phận, nguyên nhiên liệu đầu vào. Do đó đẩy giá thành sản phẩm lên
cao, dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh.
Để khắc phục nhược điểm này, Các MNC đã kéo theo các doanh nghiệp Vệ tinh vào
Việt Nam, góp phần phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ của VIệt Nam
Có rất ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào ngành này, chủ yếu là các doanh
nghiệp nước ngoài "đi theo" các MNC vào Việt Nam
Tác động của FDI tới nền kinh tế nước chủ nhà
FDI tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau. Theo cách
tiếp cận hẹp, tác động đối với tăng trưởng của FDI thường được thông qua kênh đầu tư và
gián tiếp thông qua các tác động tràn. Theo cách tiếp cận rộng, FDI gây áp lực buộc nước
sở tại phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà trước hết là cải thiện môi trường
đầu tư, qua đó làm giảm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng hiệu suất
của vốn và rốt cuộc là tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Một số ý kiến còn cho
rằng FDI có thể làm tăng đầu tư trong nước thông qua tăng đầu tư của các doanh nghiệp
trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu cho doanh
nghiệp FDI họăc tiêu thụ sản phẩm từ các doanh nghiệp FDI. Đồng thời, các chính sách
cải thiện cơ sở hạ tầng của chính phủ nhằm thu hút nhiều vốn FDI hơn cũng thúc đẩy các
doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển.
Trái lại cũng có một số ý kiến lo ngại về tác động tiêu cực của FDI tới tăng trưởng
kinh tế, cho rằng sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn FDI có thể gây cạnh tranh khốc
liệt với các doanh nghiệp trong nước mà phần thua thiệt thường là các doanh nghiệp
trong nước. Các doanh nghiệp trong nước bị mất thị trường, mất lao động có kỹ năng và
vì vậy có thể dẫn đến phá sản. Ngoài ra, vốn FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 6
hẹp do nhiều doanh nghiệp bị mất cơ hội đầu tư họăc đầu tư không hiệu quả do trình độ
công nghệ thấp kém, vốn ít. Điều này xảy ra khi xuất hiện tác động lấn át đầu tư của
doanh nghiệp FDI.
Hoạt động liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa còn tác động đến các doanh
nghiệp trong nước như tăng áp lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp trong nước phải
tăng hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ… Các
tác động này được gọi là tác động tràn của FDI. Việc xuất hiện tác động tràn có thể lý
giải qua sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh
nghiệp trong nước và vì vậy ưu thế thuộc về các công ty đa quốc gia - là các công ty có
thế mạnh về vốn và công nghệ. Nhờ đó các công ty con hoặc liên doanh do các công ty
đa quốc gia thành lập thường có lợi thế về cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong
nước, đặc biệt là các nước kém phát triển. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài
trước hết làm mất cân bằng trên thị trường và buộc các doanh nghiệp trong nước phải
điều chỉnh hành vi của mình nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Vì vậy, tác động tràn có
thể được coi là kết quả của hoạt động của các công ty nước ngoài diễn ra đồng thời với
quá trình điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp trong nước.
Có thể phân ra bốn loại tác động tràn: (1) tác động liên quan tới cơ cấu đầu ra-đầu vào
của doanh nghiệp, (2) tác động liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ, (3) tác
động liên quan đến thị phần trong nước hay tác động cạnh tranh và (4) tác động liên quan
đến trình độ lao động (hay vốn con người).
Tác động tràn loại thứ nhất xuất hiện khi có sự trao đổi/hoặc mua bán nguyên vật
liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong
nước. Loại tác động này có thể sinh ra theo hai chiều: tác động xuôi chiều (forward
effect) xuất hiện nếu doanh nghiệp trong nước sử dụng hàng hoá trung gian của doanh
nghiệp FDI và ngược lại tác động ngược chiều (backward effect) có thể xuất hiện khi các
doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa trung gian do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Việc các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hoá trung gian cho doanh nghiệp FDI
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 7
sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất và giảm chi phí trên 1 đơn vị
sản phẩm.
Đồng thời để duy trì mối quan hệ bạn hàng lâu dài, các doanh nghiệp trong nước phải đáp
ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI, nhất là về chất lượng sản phẩm nên có xu hướng
áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng mới trong sản xuất. Chính hành vi này giúp doanh
nghiệp trong nước tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường sản phẩm trong trung và dài
hạn. Nhiều nghiên cứu thực tiễn cho rằng hầu hết các doanh nghiệp trong nước khó trở
thành nhà cung cấp nguyên liệu/hàng hoá trung gian đầu vào cho doanh nghiệp FDI do
không đáp ứng được yêu cầu do phía cầu đưa ra. Tuy nhiên, nếu tác động ngược chiều
xảy ra thì các doanh nghiệp trong nước có khả năng bứt lên và tiến hành xuất khẩu hoặc
chiếm lĩnh dần thị phần sản phẩm mà trước đây do các doanh nghiệp FDI thống lĩnh. Vì
vậy, tác động ngược chiều này là mong muốn và rất có ý nghĩa đối với các nước chậm
phát triển
Biểu hiện của tác động tràn :
Kênh di chuyển lao động: Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới
doanh nghiệp trong nước được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích
cực. Tác động tràn xảy ra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được trong
thời gian làm việc tại các doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp trong
nước.
Kênh phổ biến và chuyển giao công nghệ là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác
động tràn tích cực của FDI. Nhiều nghiên cứu cho rằng công nghệ mới chủ yếu do các
công ty mẹ tạo ra, trong khi các công ty con ở các nước đang phát triển hầu như chỉ tập
trung vào khâu sản xuất chiếm lĩnh thị trường dựa trên các lợi thế về công nghệ do công
ty mẹ cung cấp. Vì vậy, khả năng tiếp cận công nghệ mới của các công ty con hoạt động
ở nước nhận đầu tư càng cao, càng có lợi cho quá trình sinh ra tác động tràn tích cực qua
rò rỉ công nghệ. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh là tác động tràn còn phụ thuộc vào khả
năng hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trong nước và mức chênh lệch về công nghệ
giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 8
Kênh liên kết sản xuất: Như đã phân tích, liên kết sản xuất là một kênh quan
trọng tạo ra tác động tràn . Tác động “ngược chiều” có thể xuất hiện nếu các doanh
nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu hoặc phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp
nước ngoài. Mức độ của tác động càng cao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc
nguyên liệu cung cấp càng nhiều, tức là quan hệ tỷ lệ thuận.
Kênh cạnh tranh: Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo áp lực cạnh
tranh lớn cho các doanh nghiệp trong nước, trước hết là đối với doanh nghiệp trong cùng
nhóm ngành. Để thu được biểu hiện của kênh tác động này, Bảng hỏi đã thu thập thông
tin về sức ép cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự đánh giá.
Kết quả cho thấy, trong khi khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất
giữa các doanh nghiệp này với nhau, thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ
đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ doanh nghiệp FDI và chính các doanh
nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm
(chủng loại, mẫu mã mới), thì doanh nghiệp trong nghiệp trong nước lại đánh giá cao
nhất sức ép về công nghệ có trình độ cao hơn từ phía doanh nghiệp FDI.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 9
Phần 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT FDI VỚI DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT
1. Thực trạng hình thức liên doanh
Nhờ có hình thức liên doanh mà rất nhiều các dự án lớn đã được thực hiện. Tiêu biểu:
Dự án thép của Lion và Vinashin: 9,8 tỷ USD
Dự án lớn nhất năm được cấp phép vào tháng 9, cho liên doanh giữa Tập đoàn Lion
của Malaysia và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với tổng vốn đầu
tư 9,79 tỷ USD, trong đó Việt Nam góp 26% vốn. Khu liên hợp có tên Cà Ná, đặt tại
Cụm công nghiệp Dốc Hầm, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận, gồm nhà máy sản xuất
thép nóng, thép nguội, nhà máy oxy, cảng biển và nhà máy nhiệt điện.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn: 6,2 tỷ USD
Đây là nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam, sau Dung Quất, do liên doanh của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI), công ty
Idemitsu Kosan (IKC) và công ty Hóa chất Mitsui (MCI) của Nhật thực hiện.
Nhà máy này đặt tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa và khi hoàn thành vào năm
2013, sẽ có công suất 200.000 thùng dầu mỗi ngày, tương đương 10 triệu tấn mỗi năm.
Phía Việt Nam sẽ góp 25,1% vốn trong dự án, KPI và IKC cùng góp 35,1%, và MCI
4,7%. Phía Kuwait cung cấp toàn bộ nhu cầu dầu thô của nhà máy, vào khoảng 10 triệu
tấn mỗi năm cho giai đoạn đầu và tăng lên 20 triệu tấn khi mở rộng dự án.
Việc PVN tham gia liên doanh với các doanh nghiệp FDI tại nhà máy lọc hóa dầu
Nghi Sơn nằm trong chiến lược phát triển khâu sau dầu khí của tập đoàn này, nhằm đảm
bảo an ninh năng lượng và phát triển công nghiệp hóa dầu cũng như công nghiệp phụ trợ.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 10
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn: 3,7 tỷ USD
PVN, Tổng công ty Hóa chất (Vinachem) và 2 doanh nghiệp Thái Lan đã thành lập
liên doanh để xây dựng tổ hợp hóa dầu thứ ba tại Việt Nam, sau các nhà máy Dung Quất
và Nghi Sơn, với tổng vốn trên 3,77 tỷ USD. Dự án này được cấp phép vào tháng 7, thực
hiện tại Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn, TP Vũng Tàu.
Tổ hợp sẽ sản suất và tiêu thụ các hóa chất cơ bản, khí công nghiệp, nguyên liệu
nhựa, các sản phẩm từ dầu khí và các sản phẩm hóa dầu khác. Dự án cũng bao gồm cảng,
cầu cảng chuyên dùng và các kho bãi phục vụ tổ hợp. PVN và Vinachem lần lượt góp
18% và 11% trong vốn điều lệ của dự án. Hai doanh nghiệp Thái Lan là Công ty TNHH
Vina SCG và Công ty TNHH nhựa và hóa chất Thái Lan góp 53% và 18%. Dự án thực
hiện từ quý III năm nay, đến cuối năm 2016 sẽ hoàn tất, trong đó dự kiến hạ tầng cơ sở
chung hoàn thành vào năm 2011.
Liên doanh Gtel Mobile: 1,8 tỷ USD
Công ty Viễn thông di động toàn cầu Gtel Mobile là liên doanh giữa Tổng công ty
Viễn thông toàn cầu GTel (Bộ Công an) và tập đoàn Vimpel - Com của Nga, với tổng
vốn 1,8 tỷ USD. Trong đó, GTel nắm giữ 60% cổ phần, Vimpel - Com 40%. Đối tác của
Gtel, Vimpel - Com là tập đoàn dịch vụ di động lớn thứ hai của Nga, chuyên đầu tư và
khai thác dịch vụ viễn thông tại nước này và nhiều quốc gia SNG.
Bên cạnh những lợi ích thì hình thức liên doanh cũng mang lại khá nhiều phiền phức
cho các doanh nghiệp Việt Nam, có trường hợp dẫn đến trắng tay:
- Tổng công ty Xây dựng Hà Nội có 25% (gần 62 tỷ đồng) vốn góp trong Công ty
Quốc tế Hồ Tây, là liên doanh với tập đoàn PID (Singapore). Sau 4 năm kinh doanh ế ẩm,
liên doanh này bị lỗ 545,4 tỷ đồng. Nếu đối chiếu theo tỷ lệ góp vốn thì phía Việt Nam
phải gánh số lỗ 136,4 tỷ đồng, “thừa sức” mất bay vị trí trong liên doanh. Tổng công ty
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 11
xây dựng Hà Nội chỉ là 1 trong số 31 doanh nghiệp trong ngành xây dựng đang hoạt động
với tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD; vốn pháp định 455 triệu USD, đang phải chịu những
khoản lỗ quá sức.
- Công ty khách sạn Vườn Bắc Thủ đô có vốn đầu tư 4,14 triệu USD, vốn pháp định
2,74 triệu USD, trong đó đối tác Việt Nam là Công ty Xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh
góp 30% (111,9 tỷ đồng). Thế nhưng số lỗ trong giai đoạn 1997-2000 đã lên đến 34,7 tỷ
đồng. Nếu chia tỷ lệ lỗ tương ứng cho phía Việt Nam thì Công ty Xây dựng bảo tàng Hồ
Chí Minh sẽ phải chịu khoản “âm” 10,4 tỷ đồng, gần hết vốn góp trong liên doanh.
Nguyên nhân lỗ chủ yếu của liên doanh đưa ra là do tình trạng “đóng băng” kinh doanh
dịch vụ du lịch trong thời gian qua.
- Công ty Liên doanh Kết cấu thép POS-Lilama (vốn đầu tư hơn 20 triệu USD), vốn
pháp định 8,4 triệu USD, phía Việt Nam là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama)
góp vốn 30%, tương đương 36,3 tỷ đồng, nhưng số lỗ luỹ kế lên tới gần 129 tỷ đồng.
Theo đó, Lilama chẳng những sẽ mất hết phần vốn góp trong liên doanh mà còn bị âm
thêm gần 2,4 tỷ đồng nữa.
Ngoài ra còn một loạt liên doanh trong ngành xây dựng khác bị lỗ lớn. Công ty Xi
măng Sao Mai (Hà Tiên) bị lỗ 124 tỷ đồng, nguyên nhân chính là do đã vay tới vài trăm
triệu USD của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) với lãi suất 14%/năm để đầu tư xây dựng
cơ bản. Công ty Xi măng Nghi Sơn (Thanh Hoá) bị lỗ 207 tỷ đồng.
Nguy cơ bị hất văng ra khỏi liên doanh của những doanh nghiệp nhà nước ngành xây
dựng là nhãn tiền, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn phải bù lỗ cho liên doanh.
Đánh giá và Nhận xét:
Khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, để khắc phục những rủi ro có thể
gặp phải, họ chọn hình thức liên doanh. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được
lợi rất nhiều từ việc liên kết với doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy trong thời gian
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 12
đầu, khi đang xây dựng thương hiệu thì mức độ liên kết của các doanh nghiệp FDI và các
doanh nghiệp Việt Nam là rất chặt chẽ. Sau một khoảng thời gian nhất định, khi các
doanh nghiệp nước ngoài đã vượt qua được những hàng rào về môi trường, pháp lý… và
khi đó thương hiệu cũng đã được khẳng định thì họ lại không muốn liên doanh nữa. Vì
lợi nhuận phải chia sẻ, và một số lí do khác về công nghệ. Chính lúc này, mức độ liên kết
trở nên lỏng lẻo vì mong muốn của hai bên đã không còn chung nhất. Trong nhiều trường
hợp doanh nghiệp Việt Nam bị đẩy ra khỏi liên doanh. Bản thân doanh nghiệp Việt Nam
cũng luôn là bên góp ít vốn hơn so với doanh nghiệp nước ngoài, trình độ chuyên môn kĩ
thuật cũng không bằng. Do đó trở nên yếu thế hơn so với doanh nghiệp nước ngoài trong
tập đoàn
Nguyên nhân
- Các cơ quan quản lý chưa có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, tháo gỡ những khó
khăn về tài chính của các liên doanh, đặc biệt là sau khi cấp phép, các liên doanh bước
vào sản xuất kinh doanh. Nhiều liên doanh chưa xây dựng cơ chế quản lý, điều hành
thích hợp. Một số đối tác Việt Nam chưa tạo được thế đứng vững mạnh trong liên doanh,
thậm chí phó mặc cho phía nước ngoài giải quyết khó khăn nên đã dẫn đến thua lỗ kéo
dài.
- Một số cán bộ phía Việt Nam được cử vào bộ máy quản lý, điều hành liên doanh
chưa làm tròn trách nhiệm trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi, không thông tin kịp thời
cho các đối tác Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, có không ít đối
tác Việt Nam chưa có biện pháp xử lý kiên quyết khi liên doanh thua lỗ.
- Một số đối tác Việt Nam chưa tạo được thế đứng vững mạnh trong liên doanh,
thậm chí phó mặc cho phía nước ngoài giải quyết khó khăn nên đã dẫn đến thua lỗ kéo
dài.
- Vai trò của bên Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh còn bị hạn chế. Năng
lực, trình độ của bên Việt Nam quyết định vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp
liên doanh. Một khi bên Việt Nam có năng lực và trình độ thực sự, bên nước ngoài luôn
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 13
luôn coi trọng bên Việt Nam, họ rất tôn trọng quyết định của bên Việt Nam trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Thực tế hiện nay, một phần do
năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của bên Việt Nam có hạn mà vai trò của bên Việt
Nam ở doanh nghiệp liên doanh chưa được phát huy tới mức cần thiết. Mặt khác, nhân tố
bên nước ngoài cũng tác động tới vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên
doanh. Nếu bên nước ngoài thực sự coi trọng pháp luật Việt Nam thì họ rất tôn trọng bên
Việt Nam, do đó vai trò của bên Việt Nam cũng được nâng cao, còn ngược lại thì vai trò
của bên Việt Nam không được phát huy. Tuy nhiên sở dĩ có hiện tượng bên nước ngoài
thiếu tôn trọng bên Việt Nam cũng là do mối quan hệ của hai bên trong hoạt động sản
xuất kinh doanh không tốt, nhiều bất đồng nảy sinh.
Ngoài ra, chính những quy định trong hợp đồng lao động, điều lệ liên doanh, các
quyết định của Hội đồng quản trị cũng tác động tới vai trò của bên Việt Nam trong doanh
nghiệp liên doanh. Điều cần thiết ở đây là đòi hỏi bên Việt Nam luôn luôn phải tỉnh táo,
song phải có tinh thần hợp tác, có như vậy thì việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam ở
doanh nghiệp liên doanh mới được thể hiện và phát huy. Chúng ta đi xem xét như doanh
nghiệp liên doanh Cocacola, do vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp quá yếu, vì
vậy bên Việt Nam không thể quyết định được hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó
đặc biệt là hoạt động Marketing do đó dẫn tới chi phí cho những việc này quá lớn, gây
thua lỗ kéo dài ở doanh nghiệp, và do vậy bên Việt Nam phải bán cổ phần cho bên nước
ngoài, biến doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Như vậy,
chúng ta có thể thấy vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh là rất quan
trọng, do đó đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hơn nữa vai trò của bên Việt Nam trong
doanh nghiệp liên doanh.
Sở dĩ chúng ta phải nâng cao vai trò của bên Việt Nam ở bộ máy quản lý của doanh
nghiệp liên doanh là do rất nhiều nguyên nhân.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 14
Trước tiên, việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong bộ máy quản lý của doanh
nghiệp liên doanh là góp phần bảo vệ lợi ích của các bên tham gia doanh nghiệp, trong đó
có lợi ích của bên Việt Nam.
Bên Việt Nam trong hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc của doanh nghiệp liên
doanh cùng với bên nước ngoài tham gia điều hành doanh nghiệp, họ cũng ra quyết định
trong mọi vấn đề của doanh nghiệp liên doanh. Do đó bên Việt Nam đóng một vai trò
không nhỏ trong việc ra quyết định đó, nhờ vậy mà bên Việt Nam đã bảo vệ lợi ích của
chính mình trong doanh nghiệp liên doanh. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
liên doanh, không phải bất kỳ một quyết định nào cũng có lợi cho bên Việt Nam, do vậy
đòi hỏi vị thế của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh phải có đủ uy tín, đủ độ
kiên quyết, có như vậy thì bên Việt Nam mới không bị thua thiệt trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp chính là nguyên nhân nâng cao
vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh. ở đây, lợi ích của doanh nghiệp
chính là hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố phúc lợi xã hội,…Hoạt động
của bên Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh phải luôn có hiệu quả, luôn luôn tạo ra
lợi nhuận như HĐQT đã đề ra,…, có như vậy thì doanh nghiệp liên doanh mới có thể tồn
tại và phát triển. Bên Việt Nam là một phần của doanh nghiệp liên doanh, việc nâng cao
vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh là rất cần thiết và chính nhờ đó mà
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh mới được trôi chảy.
Song song với việc đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, việc nâng cao vai trò của bên
Việt Nam ở doanh nghiệp liên doanh cũng đã bảo đảm được lợi ích của người lao động
nói riêng và tập thể người lao động nói chung. Một trong những vai trò của bên Việt Nam
trong doanh nghiệp liên doanh là phải đảm bảo được lợi ích của người lao động. Cùng
với bên nước ngoài, bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh luôn luôn phải tham
gia vào các hoạt động về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, có như vậy thì mới có thể
đảm bảo được lợi ích của người lao động. Việc vai trò của bên Việt Nam được nâng cao
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 15
hơn cũng không nằm ngoài mục đích là đảm bảo cho người lao động về tiền lương, tiền
thưởng, điều kiện lao động, an toàn lao động…Một thực tế hiện nay ở các doanh nghiệp
liên doanh Việt Nam là hiện tưọng bên nước ngoài ngược đãi lao động Việt Nam, sở dĩ
có điều này cũng là do bên Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh chưa có uy tín, không
được coi trọng, do vậy việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam ở doanh nghiệp liên
doanh là rất cần thiết.
Cuối cùng, một trong những nguyên nhân mà phải nâng cao vai trò của bên Việt
Nam là bên Việt Nam luôn luôn phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Lợi ích của Nhà
nước ở đây được hiểu là pháp luật Việt Nam, các chính sách về doanh nghiệp liên doanh
của Việt Nam, hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, và đặc biệt là đúng chủ
trương đường lối của Đảng. Bên Việt Nam cùng với Bên Nước ngoài trong doanh nghiệp
liên doanh luôn luôn phải đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp liên doanh luôn phải
đi đúng hướng, tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam…Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng,
việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh là một trong các
biện pháp chính để đảm bảo lợi ích Nhà nước Việt Nam, chủ quyền Quốc gia, qua đó ta
thấy được sự cần thiết trong việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam hay doanh nghiệp
liên doanh.
Nói tóm lại, việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh là
thực sự cần thiết, một mặt nó bảo đảm được lợi ích của doanh nghiệp, mặt khác nó đảm
bảo được lợi ích của chính bên Việt Nam, của người lao động và lợi ích Nhà nước Việt
Nam. Để có thể thấy rõ hơn về vai trò của bên Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh,
dưới đây chúng ta đi xem xét các nhân tố tác động tới bên Việt Nam hay doanh nghiệp
liên doanh.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 16
2. Thực trạng đầu tư theo phương thức BOT ở Việt Nam
a. Lĩnh vực đầu tư
Để đạt được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020
thì vấn đề quan trọng hàng đầu, theo đánh giá của các chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu
tư,là việc huy động nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Nguồn vốn này có vai trò rất quyết
định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Nhận thấy các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT là những hình thức thu hút vốn hữu
hiệu ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã liên tục ban hành các văn bản để sửa đổicác
hình thức đầu tư này cho phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Quy chế đầu tư BOT
(xây dựng- kinh doanh- chuyển giao) được Chính phủ ban hành theo Nghị định 87/CP
ngày 23- 11- 1993 nhằm áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sauđó gần
4 năm, Nghị định 77/CP lại bổ sung thêm Quy chế đầu tư BOT dành cho các doanh
nghiệp trong nước cùng tham gia. Tiếp đó Nghị định 62 về quy chế đầu tư theo hợp đồng
BOT, BTO, BT cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lại được ban hành vào ngày
15/8/1998. Ngày 27/01/1999, Nghị định 02 về sửa đổi, bổ sung, một số điều quychế đầu
tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng được
ban hành. Hiện tại các dự án BOT mới chỉ xuất hiện trong ba lĩnh vực: điện, nước và giao
thông vận tải. Trong đó các dự án này tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong ngành điện. Các dự án
BOT trong ngành điện đang tiến triển một cách tốt đẹp và sẽ đưa vào khai thác
kinhdoanh trong những năm tới.
Theo số liệu của ngành điện, nhu cầu tiêu thụ điện hàng năm tăng khoảng 14%-15%
và muốn đáp ứng được mức tăng này cũng phải bỏ ra mỗi năm khoảng 1 tỉ USD tiền vốn
đầu tư. Trong khi đó khả năng tự đầu tư của ngành điện chỉ đáp ứng được từ 250-300triệu
USD từ các khoản khấu hao cơ bản, tăng giá và phụ thu, lợi nhuận sau thuế... Tổng
nguồn vốn đầu tư để có thể đáp ứng được nhu cầu về điện và năng lượng chiếm tới
12%giá trị GDP. Chính phủ chỉ có thể cung cấp 25% số vốn cần thiết, trong khi nguồn
vốn ODA chỉ có thể tài trợ được khoảng 17%. Như vậy rõ ràng là nguồn vốn đầu tư của
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 17
khu vực tư nhân sẽ là nguồn vốn chủ đạo, chiếm 58% còn lại. Vì lý do này mà hiện nay
tất cảc ác dự án phát triển điện đều được Chính phủ cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng
điện sản xuất ra thông qua các hợp đồng mua bán điện với ngành điện trong nhiều năm.
Đây chính là cơ hội khá thuận lợi cho các dự án đầu tư BOT và rất “hấp dẫn” các đối tác
đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang triển khai đàm phán và chuẩn bị hồ sơ mời thầu để
phát triển 11 dự án nguồn điện theo hình thức BOT với tổng công suất trên 13.000MW,
trong đó 8 dự án đã có chủ đầu tư, 3 dự án còn lại đang triển khai đấu thầu chọn chủ đầu
tư. Một số dự án đã ký được hợp đồng BOT để khởi công trong năm nay và đưavào vận
hành năm 2014. Dự án nhà máy nhiệt điện than BOT Hải Dương công suất khoảng 1.200
MW đã được ký tắt hợp đồng BOT vào cuối năm 2010 và hiện đang được Bộ Kế hoạch
và Đầu tư thẩm định để cấp giấy chứng nhận đầu tư. Bên cạnh đó, 6 dự án khác cũng
đang được triển khai và đàm phán rất khẩn trương để sớm khởi công. Bộ Công Thương
cũng đang chuẩn bị hồ sơ mời thầu quốc tế, dự kiến phát hành trong năm 2012,để lựa
chọn chủ đầu tư phát triển dự án BOT nhiệt điện khí Ô Môn 2 có công suất750MW tại
Cần Thơ và dự án BOT nhiện điện than Vũng Áng 2 có công suất 1.300 MWtại Hà Tĩnh.
Ngành nước cũng đã có ba dự án xây dựng nhà máy xử lý nước tập trung ở khuvực
miền Nam để đáp ứng nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng trong sinh hoạt cũng như sản
xuất của thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Để có thể đáp ứng nhu cầu
nước sạch đã qua xử lý cho người dân thành phố thì số tiền đầu tư cho hệ thống cấp nước
lên tới 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên hệ thống đường ống cung cấp nước của thành phố hiện
nay đang xuống cấp trầm trọng, 33% lượng nước bị mất do đường ống dò rỉ và trang thiết
bị lọc, bơm nước quá hạn sử dụng làm tăng giá điện và gây ra tình trạng thiếu hụt nước
thường xuyên trong khu vực dân cư đông đúc này. Những nhà máy hiện thời chỉ có khả
năng cung cấp được 800.000m3 một ngày trong khi nhu cầu tiêu dùng cao hơn lượng
cung cấp này là hơn 1 triệum3. Như vậy để bù lại khoảng cách về cung cầu này thì sự cần
thiết của các nhà máy nước mới với công suất cao là tất yếu.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 18
Riêng đối với ngành giao thông vận tải, so với trước những năm 1990 thì nguồn vốn
đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đã tăng lên đáng kể. Ngoài nguồn vốn từngân
sách nhà nước còn có thêm các nguồn vốn khác từ bên ngoài như ODA, FDI dưới mọi
hình thức khác nhau như liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, nguồn đóng
góp của nhân dân. Kết quả là đã ngăn chặn được tình trạng xuống cấp của các côngtrình
giao thông đồng thời cải thiện đáng kể hệ thống đường sá, cầu cống. Hiện nay, các dự án
BOT trong ngành giao thông vận tải đều do các chủ đầu tư trong nước tiến hành.Thực
chất, các dự án này được các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn hoặc sử dụng nguồnvốn vay
để xây dựng công trình và vận hành khai thác kinh doanh thu phí để hoàn vốn.Các nhà
đầu tư thường là các tổng công ty lớn của Nhà nước như Tổng công ty công trình giao
thông 1, Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Các công trình xây dựng sẽ do các công ty này
quản lý mà không có giai đoạn chuyển giao cho Nhà nước. Các dự án này được gọi là dự
án BOT trong nước. Tuy nhiên, có thể nói đây là một hình thức trá hình của phương thức
BOT, vì hình thức này khác với định nghĩa về phương thức BOT: là hình thức nhà đầu tư
bỏ vốn ra xây dựng công trình, được quyền tiến hành kinh doanhtrong một thời gian hợp
lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn cho Chính phủ, các dự án BOT trong nước không
hề có giai đoạn chuyển giao.
b. Một số dự án BOT ở Việt Nam.
Ngành cấp thoát nước - Công ty nước Bình An
Công ty nước Bình An- một công ty BOT 100% vốn sở hữu nước ngoài đã được cấp
Giấy phép đầu tư số 1170/GP ngày 15/3/1996. Mục tiêu của công ty BOT là xây dựng-
vận hành- chuyển giao nhà máy nước công suất 100.000m3/ngày theo hình thức BOT tại
đồi Bình An, tỉnh Bình Dương nhằm cung cấp nước sạch cho TP Hồ Chí Minhvà vùng
lân cận. Chủ đầu tư sẽ triển khai dự án theo hợp đồng BOT trong vòng 20 năm được ký
kết giữa Chính phủ Việt Nam và hai tập đoàn của Malaysia là: EMASUTILITIES
CORPORATION (đóng góp 90% vốn); SADEC MALAYSIAN COSORTIUM (đóng
góp 10% số vốn còn lại). Quy mô của dự án này không lớn, tổng vốn đầu tư chỉ có 35,8
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 19
triệu đô la và vốn pháp định là 10, 8 triệu đô la, số vốn đầu tư còn lại được huy động từ
các cổ đông.Đây là dự án BOT đầu tiên tại Việt Nam nên hợp đồng BOT được ký kết
trên cơ sở thương lượng với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với nhà đầu tư,
không đấuthầu cạnh tranh. Nước đã xử lý được bán trên cơ sở bán buôn cho Công ty cấp
nước thành phố Hồ Chí Minh với giá bán là 20 xu Mỹ/m3. Nhà máy cung cấp nước Bình
An được tập đoàn Sadec Maylaysian Cosortium tiến hành thương lượng từ đầu năm
1994. Dự án đã được phê duyệt và cấp Giấy phép đầu tưvào 15/3/1995. Công ty BOT
được thành lập và dự kiến sẽ xây dựng nhà máy trong vòng 24 tháng.Công ty đã hoàn
thành việc xây dựng trong thời gian 33 tháng kể từ ngày được cấp đất và đã vận hành nhà
máy, cấp nước cho thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 1 tháng 8 năm1999. Công suất cấp
nước hiện nay là 100.000 m3/ngày
Ngành điện - Công ty Năng lượng Mê Kông (Phú Mỹ 2.2)
Dự án điện Phú Mỹ 2.2 được cấp Giấy phép đầu tư số 2226/GP ngày 18/9/2001 sẽ
được công ty Năng lượng Mê Kông (MECO) xây dựng quản lý và vận hành theo phương
thức BOT, nhà máy điện xây mới có công suất 715 MW theo hình thức BOT tại thị trấn
Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án BOT có quy mô lớn nhất Việt
Nam từ trước đến nay (vốn đầu tư: 480 triệu đô la trong đó vốn pháp định là 140 triệu
đôla) do tập đoàn Pháp góp 56,25%, Nhật Bản góp 28,125% và Hà Lan góp 15,625%.
Công ty BOT sẽ hoạt động trong 20 năm.Cho đến nay, công ty đã hoàn thành việc sửa
đổi, bổ sung Hợp đồng BOT và ký Hợp đồng vay vốn. Dự án được xây dựng và đưa vào
sử dụng từ tháng 12 năm 2004. Xếp theo thứ tự thời gian, đây là dự án BOT thứ 3 sẽ đi
vào vận hành thành công.
Các dự án ngành giao thông vận tải
Có thể điểm qua một số dự án tiêu biểu như: cầu Cỏ May (trên QL51), QL13(thuộc
địa phận Bình Dương), đoạn An Sương - An Lạc thuộc QL1A trên địa bàn TP HồChí
Minh, cầu Yên Lệnh (Hưng Yên), cầu Ông Thìn, cầu Bình Triệu (khu vực TP Hồ
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 20
ChíMinh), đường tỉnh lộ 16 - tỉnh Đồng Nai, cầu Rạch Miễu, QL2 đoạn Nội Bài - Vĩnh
Yên,đường tránh TP Vinh, Thanh Hóa, Đồng Hới, Hà Tĩnh trên QL1,...
Đánh giá và Nhận xét
Tác động đối với nước chủ nhà
Ưu điểm
Đặc điểm cơ bản của các dự án BOT là qui mô lớn và lượng vốn lớn do vậy góp
phần cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia nước chủ nhà. Đây là một trong các hình
thức huy động vốn bằng ngoại tệ, hỗ trợ nước chủ nhà rút ngắn thời gian tích lũy ban
đầu cho công nghiệp hóa, tiết kiệm được nguồn vốn khan hiếm của Chính phủ, bù đắp
thiếu hụt về ngoại tệ, tạo nguồn thu ngân sách từ việc thu một phần lợi nhuận của công ty
BOT và thu hút ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ có liên quan, tạo ra nhiều công ăn việc
làm và thu nhập cho nhiều người lao động.
Ưu điểm nổi bật của phương thức này là có thể tiến hành tiếp nhận đầu tư mà
không làm tăng thêm nợ hiện tại của nước chủ nhà, do ở giai đoạn chuyển giao Nhà nước
không phải trả một khoản chi phí nào vì nguyên tắc cơ bản của phương thức này
làchuyển giao không bồi hoàn. Một lợi ích khác là Nhà nước có thể tiết kiệm được tiền lãi
để trả cho các khoản vay nếu thay vì đầu tư bằng phương thức BOT thì Nhà nước lại đầu
tư vào các công trình này bằng các nguồn vốn cho vay.
Các dự án BOT còn có tác dụng giảm bớt vai trò độc quyền của Nhà nước trong
một số lĩnh vực không cần thiết giữ độc quyền, đồng thời huy động tính hiệu quả của các
thành phần kinh tế khác. Khai thác mọi tiềm năng kinh tế phục vụ xây dựng và phát triển
cơ sở hạ tầng, nhất là thành phần kinh tế tư nhân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển toàn
diện. Riêng với các nước đang phát triển thì giải quyết được những eo hẹp về nguồn
vốn,kinh nghiệm và nguồn nhân lực dồi dào.
Khai thác được luồng đầu tư của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng.
Các nguồn vốn này cho phép nước chủ nhà thúc đẩy nhanh việc xây dựng các dự án quan
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 21
trọng mà không phải chờ đợi các nguồn vốn hạn chế từ Chính phủ. Đồng thời giảm chi
phí xây dựng, vận hành do có sự tham gia của khu vực tư nhân với mục đích tìm kiếm
lợinhuận từ các công trình này. Cam kết bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn thu từ
chính sản phẩm từ vốn đầu tư tạo cho các nhà đầu tư tư nhân những động lực khuyến
khích nhằm phát triển, thiết kế, xây dựng và vận hành dự án một cách hiệu quả nhất.
Nếu như trước đây Nhà nước độc quyền trong các dự án cơ sở hạ tầng thì đồng
nghĩa với việc gánh chịu mọi rủi ro và chi phí, với sự tham gia của khu vực tư nhân thì
rủi ro sẽ được phân bổ cho cả khu vực tư nhân và Nhà nước. Một ưu việt hơn của phương
thức đầu tư này là khác với hình thức tư nhân hóa, Nhà nước mất quyền kiểm soát với
các dự án thì trong các dự án BOT Nhà nước vẫn có quyền kiểm soát tiến trình hoạt động
của dự án ở một mức độ nhất định. Hơn nữa khi công trình chuyển giao cho Nhà nước thì
vẫn có một thời hạn bảo lãnh của nhà đầu tư đối với lợi ích thu được từ dự án.
Các dự án đầu tư dưới dạng BOT thường là các dự án có kỹ thuật cao, công nghệ
tiên tiến do đó tạo cơ hội học hỏi về kỹ thuật, bí quyết, trình độ quản lý cho các cán
bộ,chuyên gia cũng như người lao động của nước nhận đầu tư. Ngoài ra nước nhận đầu
tưcòn được chuyển giao công nghệ mà không mất thêm chi phí chuyển giao, đây là
mộttrong các lợi ích thiết thực nhất của các dự án BOT.
Nhược điểm
Tất nhiên phương thức BOT không phải là phương thức chữa bách bệnh, bên cạnh các
điểm ưu việt, phương thức này cũng còn nhiều hạn chế. Các dự án BOT là vô cùng phức
tạp về cả phương diện pháp lý cũng như tài chính.Các dự án này cần thời gian dài để đàm
phán và phát triển. Sự tham gia của Chính phủ,môi trường và tính ổn định của nền kinh
tế, pháp lý và nhiều yếu tố khác đều có ảnh hưởng lớn đến dự án BOT.
Sự phức tạp của dự án này còn thể hiện ở chỗ có nhiều bên tham gia: Chính phủ,các
nhà đầu tư, ngân hàng, các nhà cung cấp, các nhà thầu, các nhà cho vay và sự phụ thuộc
giữa các bên càng làm tăng tính phức tạp của dự án. Quy trình phức tạp, nhiều bên tham
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 22
gia với thời gian dài đã làm cho dự án BOT chứa đựng rất nhiều rủi ro. Các dự án BOT
thường tập trung vào khai thác tối đa những vùng, địa phương và lĩnh vực đầu tư có lợi
thế tốt, tỷ suất lợi nhuận cao nên dễ gây ra tình trạng mất cân đối về đầu tư và cơ cấu
kinh tế giữa các vùng, giữa các lĩnh vực kinh tế.Do đặc điểm của dự án là vốn đầu tư lớn,
thời gian dài, lại nhiều rủi ro do vậy Nhà nước cần có nhiều ưu đãi để có thể thu hút được
các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án này.Điều này tạo ra một môi trường kinh doanh bất
bình đẳng giữa các doanh nghiệp khác vàdoanh nghiệp BOT, những ưu đãi về thuế khiến
cho Chính phủ nước chủ nhà sẽ mất đimột nguồn thu thuế lớn.Chính phủ nước chủ nhà
có thể gặp khó khăn trong việc vận hành công trình saukhi nhận chuyển giao từ các nhà
đầu tư đầu tư do hạn chế về trình độ quản lý và vận hành của đội ngũ cán bộ trong nước.
Do vậy, sau thời điểm chuyển giao, công trình có thể vẫn phụ thuộc vào các nhà đầu tư.
Một bất cập khác là công trình dự án không còn sinh lợivào thời điểm chuyển giao, thậm
chí có thể để lại gánh nặng nợ nần cho nước chủ nhà.
Nhận xét
Thực tế triển khai phương thức này ở nước ta trong thời gian qua đã cho thấy đây
không phải là một phương thức dễ dàng áp dụng. Nhiều rủi ro đã xảy ra đối với các dự án
dẫn đến các dự án bị chậm chễ, thậm chí một số dự án đã phải bỏ dở.. Tuy nhiên, khách
quan đánh giá thì các công cụ này chưa phát huy được hiệu quả và cũng chưa đủ để hạn
chế và tối thiểu hóa các rủi ro mà các dự án gặp phải. Điều này dẫn đến nhu cầu cần
thiết phải có những giải pháp tích cực nhằm hạn chế và nâng cao hiệu quả của các dự án.
Nhận xét của Thạc sĩ Phạm Sanh, cho rằng :”BOT là một hình thức huy động vốn
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khi nguồn vốn ngân sách không thể đáp ứng. Tuy nhiên,
không phải dự án đầu tư BOT nào cũng đem lại hiệu quả. Kinh nghiệm cũng cho thấy,
hình thức đầu tư BOT chỉ hiệu quả đối với những dự án đầu tư về điện, nước vì ngay từ
đầu nhà đầu tư có thể tính toán được phương án tài chính thu hồi vốn tương đối chính
xác, nhờ những hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra từ lúc dự án mới hình thành.”
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 23
Hiện tại, các dự án BOT mới chỉ xuất hiện trong ba lĩnh vực: điện, nước và giao
thông vận tải,nên có thể nói đây là một hình thức chưa sâu. Tuy nhiều dự án BOT đã triển
khai trong thời gian qua đã thất bại nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc là các dự án
BOT là không có tác dụng ở Việt Nam.
3. Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, cho đến nay, chưa có một cuộc điều tra toàn diện nào về ngành CNPT
được tiến hành, song để đánh giá thực trạng của ngành, chúng ta có thể dựa trên một số
kết quả khảo sát, điều tra mẫu và nghiên cứu do các cơ quan khác nhau tiến hành (Tổng
cục Thống kê, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Tổ chức Xúc tiến Thương
mại Nhật Bản - JETRO và nhất là Diễn đàn Phát triển Việt Nam – VDF1).
Theo Báo cáo tháng 6/2006 của VDF, các nhà sản xuất Nhật Bản cho rằng CNPT Việt
Nam còn chậm phát triển. Tỷ lệ nội địa hoá của các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam
mới chỉ đạt 22,6% vào năm 2003, trong khi ở Malaixia và Thái Lan tỷ lệ này là 45% hoặc
cao hơn. Còn theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
(CIEM), khi thực hiện cuộc khảo sát hơn 80 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, có tới 32
doanh nghiệp cho rằng việc cung ứng nguyên vật liệu và các hoạt động kinh tế phụ trợ
của Việt Nam rất kém. Các doanh nghiệp FDI rất muốn phối hợp với các nhà cung cấp
trong nước để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhưng rất
khó có thể tìm được nhà cung cấp thích hợp. Đôi khi, họ phải tìm các nhà cung cấp tiềm
năng thông qua niên giám điện thoại hoặc dựa vào các mối quan hệ cá nhân của nhân
viên, nhưng tiếp cận hàng trăm đơn vị mới tìm được một nhà cung cấp đạt yêu cầu.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 24
Tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp chế tác Việt Nam
Ngành công nghiệp Quy mô sản xuất
(nghìn chiếc)
Tỷ lệ nội địa hoá
(%)
Xe máy (a) 1.290 (Thái Lan: 1.740) 75
Tivi (b) 1.600 (Thái Lan: 6.500) 20-40
Ôtô (c) 35 (Thái Lan: 1.000) 5-10
Ghi chú: (a) số liệu năm 2003, (b) số liệu năm 2002 và (c) số liệu năm 2005.
Nguồn: Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF).
Nguyên nhân của những yếu kém kể trên là do các nhà cung cấp Việt Nam chưa
năng động và nhạy bén trong việc tiếp cận khách hàng, chưa tự tin và chưa có khái niệm
“xây dựng quan hệ” trong kinh doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp phụ trợ hiện vẫn chủ
yếu là các doanh nghiệp nhà nước, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng kém và giá
thành cao (do công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém...) nên chỉ tiêu thụ được trong nội
bộ các doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế luôn tồn tại một khoảng cách quá lớn giữa
yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá bán cũng như thời hạn giao hàng của các doanh
nghiệp nước ngoài so với khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thực trạng phát triển CNPT có thể được đánh giá thông qua khả năng cung cấp linh phụ
kiện và tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp chế tác của Việt Nam như sau:
- Ngành ô tô
Theo lộ trình, các nhà sản xuất ôtô trong nước cần phải tăng dần tỷ lệ nội địa hóa
nhằm từng bước phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam. Điều này sẽ góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động và thu hút công nghệ hiện đại vào Việt Nam. Tuy nhiên, cho
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 25
đến nay, phần lớn các nhà sản xuất trong nước chưa chú trọng đến việc này mà thường
chỉ nhập linh kiện rồi tiến hành lắp ráp, khiến chi phí sản xuất tăng cao. Sự yếu kém của
CNPT trong ngành sản xuất ô tô đang là trở lực lớn để có thể phát triển ngành công
nghiệp non trẻ này. Hiện Việt Nam có tới 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô, nhưng chỉ có trên
60 doanh nghiệp cung cấp linh kiện, quá thấp so với con số 385 doanh nghiệp ở Malaixia
và 2.500 doanh nghiệp ở Thái Lan.
Theo tính toán, một doanh nghiệp ôtô phải cần tối thiểu 20 nhà cung cấp các loại linh
kiện khác nhau. Nhưng cho đến nay chưa doanh nghiệp lắp ráp ôtô nào tại Việt Nam có
được 20 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Ngay cả những liên doanh ôtô tên tuổi như
Toyota, Ford... có hệ thống các nhà cung cấp linh kiện lớn cũng chưa lôi kéo được nhiều
doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Trên thực tế, thời gian qua, các doanh nghiệp lắp ráp
ôtô chỉ có 2-3 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Do vậy, nhiều doanh nghiệp phải phụ
thuộc vào nguồn linh kiện nhập khẩu. Ngay như Toyota, năm 2005 nhập khẩu linh kiện
trị giá 460 triệu USD trong khi giá trị linh kiện sản xuất trong nước chỉ đạt 2,3 triệu USD.
- Ngành xe máy
Việt Nam hiện có trên 230 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho
các doanh nghiệp lắp ráp xe máy, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Tỷ lệ
nội địa hóa đối với một số loại xe máy sản xuất tại Việt Nam đạt mức khá cao (từ 40-
70%) do trong những năm gần đây nhu cầu xe máy tăng đột biến tạo nên thị trường rộng
lớn cho CNPT. Tuy nhiên, các linh phụ kiện sản xuất trong nước chủ yếu do các liên
doanh sản xuất xe máy tự sản xuất hoặc mua từ các công ty có vốn ĐTNN khác. Số
doanh nghiệp thuần túy trong nước có đủ năng lực cung cấp linh phụ kiện cho lắp ráp xe
máy rất ít. Đơn cử, trong hàng trăm doanh nghiệp nội địa, hãng Honda đến năm 2003 chỉ
chọn ra được 13 doanh nghiệp có khả năng cung cấp đủ chất lượng (so với con số 5 đơn
vị năm 1997).
- Ngành dệt may
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 26
CNPT cho ngành dệt may còn nhiều bất cập và yếu kém. Năng lực các nhà máy cơ
khí chuyên ngành dệt may hiện tại quá nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của
các doanh nghiệp trong ngành. Ngay cả Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), mặc
dù có tiềm lực lớn trong sản xuất và xuất khẩu, nhưng việc phát triển các doanh nghiệp
phụ trợ trong tổng công ty còn gặp nhiều khó khăn và đây cũng là khó khăn chung của
ngành dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may vẫn phải nhập 70-80% nguyên phụ
liệu từ nước ngoài. Mặc dù thời gian qua có một số nhà máy như Công ty cổ phần phụ
liệu may Nha Trang, Công ty may Việt Tiến, Công ty dệt vải công nghiệp và các công ty
tư nhân đã sản xuất được nhiều loại phụ liệu như khóa kéo, tấm lót, cúc, chỉ,... nhưng sản
lượng còn rất thấp, chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu của ngành.
- Ngành điện tử, điện máy
Sau 30 năm phát triển, ngành điện tử Việt Nam vẫn trong tình trạng lắp ráp cho các
thương hiệu nước ngoài. Các doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác
sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ ước tăng 5-10%/năm. Trong khi đó,
các doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử, điện máy đang đứng trước sức ép phải giảm
chi phí linh phụ kiện và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, do số doanh nghiệp phụ trợ rất ít, chất lượng linh phụ kiện chưa đảm bảo nên
phần lớn các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các nước xung quanh
hoặc trực tiếp từ Nhật Bản. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử
Việt Nam, các doanh nghiệp FDI có "tên tuổi" đều phải nhập khẩu trên 90% linh kiện của
nước ngoài, thậm chí có doanh nghiệp nhập khẩu cả 100% như Công ty Fujitsu Việt
Nam. Điều này vừa gây thiệt thòi cho ngành công nghiệp Việt Nam, khiến chúng ta khó
thoát khỏi tình trạng gia công, lắp ráp, vừa giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản
xuất, lắp ráp hàng điện tử trong nước. Việc thiếu vắng các nhà cung cấp linh phụ kiện
cũng khiến nhiều nhà ĐTNN trong lĩnh vực này có xu hướng ngại đầu tư vào Việt Nam
và đây là điểm yếu căn bản trong thu hút FDI vào lĩnh vực điện - điện tử.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 27
Bên cạnh đó, CNPT trong ngành điện tử, điện máy còn phải đối mặt với sự thay đổi
môi trường quốc tế. Trong thời gian tới, do việc thực thi AFTA và các cam kết với WTO,
linh phụ kiện nhập khẩu sẽ có thêm cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam, đặc biệt là
linh phụ kiện từ Trung Quốc, Thái Lan.
Đánh giá và Nhận xét:
Thứ nhất, các ngành phụ trợ này (chủ yếu do doanh nghiệp nhà nước sản xuất) cung
cấp những sản phẩm có chất lượng kém và giá thành cao (vì công nghệ lạc hậu, vì quản
lý kém...) nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng cũng vì
dùng những sản phẩm phụ trợ này mà các sản phẩm lắp ráp, các loại máy móc hoàn thành
tại các công ty nhà nước cũng không có sức cạnh tranh. Đây là một sự liên kết kém hiệu
suất và bó chân lẫn nhau trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nước. Tại các nước ASEAN
khác và tại Trung Quốc, có sự liên kết (linkage) hiệu suất giữa các doanh nghiệp vừa và
nhỏ sản xuất các sản phẩm phụ trợ với các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư của nước
ngoài, và công nghệ, tri thức quản lý được chuyển giao từ doanh nghiệp lớn đến doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ hai, các ngành phụ trợ quá yếu không hấp dẫn các công ty đa quốc gia đầu tư trực
tiếp sản xuất tại Việt Nam các loại hàng điện tử gia dụng, các sản phẩm của công nghệ
thông tin phần cứng như máy tính cá nhân, điện thoại di động, các loại xe hơi, xe máy,
v.v., nói chung là các loại máy móc, các ngành cơ khí. Các mặt hàng này thường có cả
hàng trăm hoặc hàng ngàn bộ phận, linh kiện ở nhiều tầng lớp, từ những loại thông
thường đơn giản đến những loại có công nghệ rất cao. Đối với các công ty nước ngoài
đầu tư vào các ngành sản xuất các loại máy móc, tỷ lệ nội địa hoá càng cao càng có lợi.
Điểm này khác với nhận thức của nhiều người Việt Nam, kể cả các nhà hoạch định chính
sách. Việt Nam có khuynh hướng cho rằng các công ty đa quốc gia không muốn tăng tỷ
lệ nội địa hoá để đưa các sản phẩm trung gian và bộ phận, linh kiện từ nước mình tới .
Điều tra của JETRO và nhiều cơ quan khác, cũng như các cuộc tiếp xúc giữa tôi với các
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 28
giám đốc doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy hiện
thực thì ngược lại. Dĩ nhiên những bộ phận, linh kiện có công nghệ rất cao thông thường
được nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc những nơi có đủ điều kiện về công nghệ và kỹ thuật.
Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong những sản
phẩm thuộc các ngành sản xuất máy móc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao động chỉ
chiếm từ 5 đến 10%, do đó khả năng nội địa hoá có tính chất quyết định đến thành quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Từ thực tế này, có thể nói các công ty đa quốc gia chậm
tăng tỷ lệ nội địa vì năng lực cung cấp trong nước quá kém không đáp ứng yêu cầu về
chất lượng và giá thành. Do đó chừng nào các ngành phụ trợ sẵn có chưa được cải thiện
đồng loạt và chừng nào nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ngoài chưa đến đầu tư ồ
ạt thì FDI của các công ty lớn không thể tăng hơn. Mặt khác, sau năm 2006, trong khuôn
khổ AFTA, những công ty này có thể sẽ chuyển cơ sở sản xuất sang các nước ASEAN
khác để tận dụng các ngành phụ trợ đã có tại đó.
Thứ ba, hiện nay những ngành sản xuất các loại máy móc như đồ điện gia dụng, nhiều
ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin phần cứng như máy điện thoại di động... và
một bộ phận của nhóm các ngành có công nghệ cao như xe hơi, máy tính... có nhu cầu
ngày càng lớn trên thế giới. Mặt khác, công nghệ cũng dễ lan nhanh từ nước này sang
nước khác nên những nước có nguồn lực lao động dồi dào, khéo tay và tiền lương rẻ sẽ
dễ trở thành những cứ điểm sản xuất có sức cạnh tranh lớn. Việt Nam rất có triển vọng
cạnh tranh được trong lĩnh vực này nhưng vì hai lý do nói ở trên, Việt Nam chưa trở
thành một trong những nơi sản xuất chính tại châu Á. Trong khoảng 15 năm qua, các cứ
điểm sản xuất của các ngành này chuyển nhanh từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, Đài Loan,
Xingapo, sau đó sang Malaixia và Thái Lan, và gần đây sang Inđônêxia và Trung Quốc.
Bảng 10.1 cho thấy khuynh hướng đó trong ngành điện, điện tử, thể hiện sự thay đổi
trong kim ngạch sản xuất đồ điện gia dụng (thành phẩm lắp ráp cuối cùng, phần trung
nguồn trong chuỗi giá trị) và phụ tùng điện tử (sản phẩm của công nghiệp phụ trợ, ở
thượng nguồn trong chuỗi giá trị). Theo biểu này, trong thập niên 1990, Nhật Bản và các
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 29
nền kinh tế công nghiệp hoá mới (NIEs-4) giảm sản xuất ở phần trung nguồn nhưng tăng
kim ngạch sản xuất của công nghiệp phụ trợ. Đáng chú ý là khuynh hướng tại Trung
Quốc và các nước ASEAN, nhất là tại Malaixia, Thái Lan và Philíppin, sản xuất tăng
nhanh trong cả hai giai đoạn đồ điện gia dụng và phụ tùng điện tử. Phụ tùng điện tử gồm
rất nhiều chủng loại mặt hàng, có loại có hàm lượng công nghệ cao nên Nhật và NIEs còn
duy trì sức cạnh tranh trong nhiều mặt hàng và triển khai phân công hàng ngang với các
nước ASEAN (xem thêm Chương 2). Rất tiếc là làn sóng công nghiệp này chưa lan rộng
đến Việt Nam, như Bảng 10.1 cho thấy, kim ngạch sản xuất của Việt Nam còn quá nhỏ.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 30
Phần 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Như đã phân tích ở trên, thực trạng cho thấy liên kết giữa FDI và các doanh nghiệp nội
địa Việt Nam vẫn còn đang trong tình trạng khá lỏng lẻo, mức độ liên kết còn chưa sâu,
và các Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa hấp thụ hiệu quả tác động tràn của liên kết
FDI. Vậy, vấn đề cần đặt ra để giải quyết các bất cập hiện nay là gì? Nhóm chúng tôi xin
đưa ra một số vấn đề sau:
1. Giải quyết vấn đề thuộc công nghiệp phụ trợ như sự thiếu hụt và yếu kém
trong ngành công nghiệp phụ trợ.
Công nghiệp phụ trợ phát triển thì mới thu hút FDI, đặc biệt là trong các ngành sản
xuất các loại máy móc – những ngành đang phát triển mạnh tại Đông Á và những lĩnh
vực Việt Nam có lợi thế so sánh động. Tỷ lệ của chi phí về công nghiệp phụ trợ cao hơn
nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về chi phí lao động nhưng công
nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém phát triển. Do đó, vấn
đề phát triển nghành công ngiệp phụ trợ là cần thiết để tăng mức độ liên kết hiệu quả giữa
FDI và các doanh nghiệp nội địa nước ngoài.Ở Việt Nam, công nghiệp phụ trợ còn yếu,
chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, môi trường đầu tư cũng vì thế
nà kém hấp dẫn hơn.
Để tạo điều kiện phát triển cho ngành công nghiệp phụ trợ, ngày 22/02/2011, Thủ
tướng Chính Phủ đã ban hành một quyết định số 12/2011/QĐ – TTg về chính sách phát
triển một số ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, quyết định này được đánh giá là chưa
đủ mạnh để thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phát triển toàn diện, và vẫn cần một văn bản
pháp luật cao hơn. Phát triển công nghiệp phụ trợ vốn rất khó khăn vì nó đòi hỏi công
nghệ cao, đòi hỏi chất lượng lao động cao, bởi vậy chính sách cũng cần một lộ trình có
tính khoa học cao, phù hợp với sự phát triển chung. Chúng ta phải có các văn bản quy
định về phẩm chất kỹ thuật, đăng ký ngành nghề, thay đổi về hải quan, về chính sách
thuế… Tiếp đó, quan trọng không kém là các ưu đã về tài chính, về đất đai hạ tầng, về
đầu tư, về nguồn nhân lực, các chính sách khuyến khích thành lập các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp hỗ trợ, xây dựng các quỹ đặc thù riêng cho công nghiệp phụ trợ, phân
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 31
xử các hợp đồng cung ứng, xây dựng và ban hành cơ sở dữ liệu đầy đủ về công nghiệp
phụ trợ… Nói tóm lại, chúng ta cần ban hành nhiều đạo luật chứ không chỉ một đạo luật
là đủ.
Để phát triển công nghiệp phụ trợ, bên cạnh việc xây dựng chính sách đủ mạnh cũng
cần rất nhiều nguồn lực như vốn, sự ưu đãi từ phía chính phủ (như ưu đãi về thuế nhập
khẩu, hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nhân lực cho phát triển công nghiệp phụ trợ…).
Sau đây là các chính sách cụ thể và biện pháp thực hiện:
a. Giảm hoặc bãi bỏ các loại thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu để giảm giá thành sản
phẩm lắp ráp, để các sản phẩm này xuất khẩu được. Mở rộng thị trường ra các nước khác
để tăng quy mô sản xuất thành phẩm cuối cùng mới kích thích các công ty nhỏ và vừa
nước ngoài đến đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Trong thời đại tự do
thương mại không thể áp dụng chính sách nội địa hoá như các nước chung quanh đã làm
trong quá khứ. Mở rộng thị trường sản phẩm lắp ráp và chủ động xây dựng công nghiệp
phụ trợ là chiến lược thích hợp nhất hiện nay. Cũng từ quan điểm này, Chương 9 đặc biệt
phân tích trường hợp ngành điện, điện tử gia dụng.. Việc chủ động xây dựng công nghiệp
phụ trợ có thể được thực hiện qua những điểm từ b đến e dưới đây.
b. Cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty nhà nước, ưu
tiên cấp vốn và tạo các điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những
cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các
chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh
nghiệp nhà nước vừa nói.
c. Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp
phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập
khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu, v.v.). Đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt
và chỉ áp dụng có thời hạn (chẳng hạn trong 3-4 năm).
d. Một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao
công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Việt Nam nên
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 32
đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt
hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh
nghiệp nhà nước.
đ. Dồn hết mọi khả năng để kêu gọi FDI đầu tư vào việc sản xuất trong các ngành
công nghiệp phụ trợ, đặc biệt trong một số khu công nghiệ ưu tiên giải quyết ngay và triệt
để các mặt về hạ tầng, về thủ tục hành chính, về cung cấp nguồn nhân lực cần thiết, v.v.,
và đặt ra các đội chuyên trách thường xuyên theo dõi hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
nước ngoài để phát hiện ngay các vướng mắc và giải quyết ngay.
2. Thận trọng trong khi xét duyệt các dự án BOT.
Chính phủ Việt Nam khuyến khích hình thức hợp đồng BOT trong các dự án về xây
dựng, quản lý, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các công trình cơ sở hạ tầng,
chủ yếu trong các lĩnh vực: đường bộ, cầu hầm đường bộ, bến phà, đường sắt, cầu hầm
đường sắt, cảng hàng không, cảng biển… Tuy nhiên, thưc trạng cho thấy, việc thực hiện
các hợp đồng BOT cũng gặp không ít các vấn đề bất cập như đã phân tích ở trên. Vậy,
câu hỏi đạt ra là, làm thế nào để cải thiện các vấn đề bất cập này?
- Vấn đề quan trọng ở đây là phải chọn được các nhà đầu tư đích thực, có năng lực
về mọi mặt.
- Thứ hai, các chính sách liên quan đến quản lý và khai thác dự án phải nhất quán và
có tính chất lâu dài.
- Thứ ba, phải giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện dự án. Khi xét duyệt các
dự án BOT phải đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững, trong đó có chất lượng công
trình.
Mặc dù gần đây nhiều dự án xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng bằng hợp đồng BOT vào
Việt Nam khá nhiều. Nhưng trên thực tế, cơ chế vận hành các dự án theo phương thức
này chưa thực sự đồng bộ và còn nhiều điểm chưa hợp lý và dẫn đến việc huy động vốn
và triển khai chưa đạt hiệu quả mong muốn. Để giải quyết tình trạng này, cần hoàn thiện
hệ thống pháp lý và những tiêu chí nhằm xác định được nhà đầu tư tốt nhất. Quy chế đầu
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 33
tư theo hình thức hợp đồng BOT ban hành kèm theo Nghị định 77/1997/NĐ-CP đến nay
đã bộc lộ rất nhiều bất cập và việc xây dựng, hoàn thiện một cơ chế nhất quán cho
phương thức đầu tư này trong thời gian tới là yêu cầu rất cấp thiết.
3. Nâng cao khả năng hấp thụ tác động tràn của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam.
Như đã phân tích ở trên, Tác động tràn của liên kết FDI đóng một vai trò tích cực cho
sự phát triển của nền kinh tế nước chủ nhà nói chung và các doanh nghiệp nội địa nói
riêng. Tác động tràn liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ thường được coi là
một mục tiêu quan trọng của các nước nghèo. Thông qua FDI, các công ty nước ngoài sẽ
đem công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất tại nước sở tại thông qua thành
lập các công ty con hay chi nhánh. Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài tuy nhiên
xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở tận dụng những lợi thế có được từ công ty mẹ
để sẵn sàng cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, hoạt động của các doanh
nghiệp FDI sẽ khuyến khích nhưng cũng gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng
năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Về phía doanh nghiệp trong
nước, một mặt do năng lực yếu kém về đổi mới công nghệ, mặt khác công nghệ tiên tiến
đều do các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất và giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
Đây là kết quả của hiệu suất tăng dần theo qui mô. công ty qui mô lớn có tiềm năng công
nghệ trên thế giới nắm giữ, để vượt qua yếu điểm này họ có xu hướng muốn được áp
dụng ngay công nghệ tiên tiến hoặc trực tiếp thông qua thành lập các liên doanh với đối
tác nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua phổ biến và chuyển giao công nghệ từ các doanh
nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI mặc dù không muốn tiết lộ bí quyết công nghệ cho
đối thủ trong nước nhưng cũng sẵn sàng bắt tay với đối tác trong nước để thành lập liên
doanh, qua đó diễn ra quá trình rò rỉ công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các nước
nghèo là liệu các điều kiện trong nước có đủ để đón nhận phổ biến và chuyển giao công
nghệ hay không. Kết quả từ nhiều mô hình lý thuyết cũng rút ra là mức độ phổ biến và
chuyển giao công nghệ còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong
nước.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 34
Loại tác động tràn tiếp theo cũng được coi là rất quan trọng đối với các nước chậm
phát triển là sự có mặt của doanh nghiệp FDI tạo ra tác động cạnh tranh cho các doanh
nghiệp trong nước. Tuy nhiên, tác động này lại phụ thuộc vào cấu trúc thị trường và trình
độ công nghệ của nước nhận đầu tư. Đối với các nước chậm phát triển, trong nhiều
trường hợp tác động cạnh tranh của FDI là rất khốc liệt trước khi nó mang lại tác động
tràn tích cực khác.
Ngoài việc tạo thêm việc làm, FDI còn là một tác nhân truyền bá kiến thức quản lý và
kỹ năng tay nghề cho lao động của nước nhận FDI. Tác động tràn này xuất hiện khi các
doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động nước sở tại đảm nhận các vị trí quản lý, các công
việc chuyên môn hoặc tham gia nghiên cứu và triển khai. Việc truyền bá kiến thức cũng
diễn ra thông qua kênh đào tạo công nhân kỹ thuật ở trong nước và tại công ty mẹ. Tác
động tràn tuy nhiên chỉ phát huy tác dụng khi đội ngũ lao động có trình độ này ra khỏi
doanh nghiệp FDI và chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp trong nước hoặc tự
thành lập doanh nghiệp và sử dụng những kiến thức tích luỹ được trong quá trình làm
việc cho các công ty con hoặc liên doanh với nứơc ngoài vào công việc kinh doanh tiếp
đó. Song mức độ di chuyển lao động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sự phát
triển của thị trường lao động, cầu về lao động có trình độ kỹ năng cũng như các điều kiện
gia nhập thị trường khi muốn khởi sự doanh nghiệp. Đây cũng chính là cản trở lớn mà
các nước chậm phát triển đang phải đối mặt.
Vấn dề đặt ra hiện nay là tạo cơ hội cho xuất hiện tác động tràn và tăng khả năng
hấp thụ các tác độngtràn tích cực của FDI cho các doanh nghiệp trong nước.sau đây
là một số hướng đề xuất:
- Thay vì khuyến khích thu hút FDI vào một số ngành như hiện nay, có lẽ nên quy
định một số lĩnh vực cấm đầu tư và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các
lĩnh vực còn lại. Thực hiện tốt cam kết về giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan theo
lộ trình hội nhập và tiến trình tự do hóa thương mại, qua đó tạo áp lực về cạnh tranh cho
tất cả các doanh nghiệp và giảm thiểu mức độ bảo hộ đối với một số ngành đang được ưu
đãi. Các biện pháp trên đây sẽ làm giảm mức độ tập trung của FDI vào một số ngành sản
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 35
xuất thay thế nhập khẩu, thu hút nguồn vốn này vào tất cả các ngành, qua đó tạo cơ hội
để có được tác động lan tỏa cho các doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế.
- Tiếp tục phân cấp việc ra quyết định cấp phép đầu tư và tăng qui mô dự án mà các
cấp tương ứng được quyết định. Thay đổi này có thể tác động ngay tới qui mô dự án và
tăng tốc độ giải ngân, đồng thời tạo kích thích đẩy nhanh cải cách hành chính nói chung
và ở các tỉnh/thành phố nói riêng. Như đã nêu ở trên, phân cấp cần gắn với trách nhiệm
cá nhân và đánh giá thông qua hiệu quả kinh tế-xã hội đích thực của các dự án.
- Khuyến khích thu hút FDI vào các vùng ngoài các trung tâm công nghiệp và đô thị
lớn, trước hết nhằm giãn bớt mức độ tập trung cao ở các vùng này. Một mặt tiếp tục đẩy
mạnh phân cấp như đã nêu ở trên, mặt khác cần có chính sách hỗ trợ các tỉnh trong xúc
tiến đầu tư, nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cầu về lao động quản lý và
công nhân có tay nghề. Trong giai đoạn tới, ưu thế sẽ thuộc về các tỉnh lân cận, tiếp giáp
các trung tâm tập trung FDI. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng vì vậy có thể ưu tiên hơn
cho các tỉnh này, tạo một vành đai xung quang các thành phố lớn để mở rộng dần phạm
vi hoạt động của các doanh nghiệp FDI về mặt địa lý.
- Cần tiếp tục đẩy mạnh chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng
thời có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp này tạo mối liên kết sản xuất với các doanh
nghiệp FDI trong từng nhóm ngành. Nhà nước cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tăng năng lực để có thể tự học hỏi, tiếp thu công nghệ mới và chuyển giao công nghệ
từ đối tác liên kết sản xuất. Các biện pháp hay được thực hiện trên thế giới là cung cấp
thông tin miễn phí hoặc phí rất thấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức các cuộc
gặp gỡ để các doanh nghiệp có thể trao đổi trực tiếp với nhau, tổ chức các lớp bồi dường,
đào tạo cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp này.
- Tăng năng lực về R&D của doanh nghiệp trong nước để tăng khả năng hấp thụ
công nghệ mới và thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua nhiếu biện pháp, ví dụ Nhà
nước hỗ trợ đào tạo cán bộ R&D của doanh nghiệp bằng cách tài trợ các chương trình
trao đổi chuyên gia giữa các viện nghiên cứu, trường đại học v.v. và doanh nghiệp; thực
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 36
hiện các chương trình nghiên cứu (ngành, sản phẩm mới) có sự tham gia và đồng tài trợ
của các bên cùng hưởng lợi.
- Nâng nhanh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của cả nền kinh tế nói chung và của lao
động trong các doanh nghiệp trong nước nói riêng để tăng khả năng đón nhận tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH045.pdf