Tài liệu Đề tài Lí luận cơ bản về kinh doanh và hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp lữ hành: LỜI MỞ ĐẦU
Từ những năm 90 trở về trước trong điều kiện đất nước ta mới giành được độc lập nên còn rất nhiều khó khăn bởi vậy du lịch còn là rất xa xỉ đối với quần chúng nhân dân nói chung.
Trong điều kiện ngày nay, điều kiện kinh tế thị trường, đổi mới, hơn nữa khi đất nước ta gia nhập WTO, APEC,AFTA… nền kinh tế của đất nước ta có thể nói đang có sự thăng hoa phát triển theo su thế chung của thế giới. Do đó những người dân cũng có mức thu nhập khá hơn còn có của ăn của để thì họ sẽ nghĩ đến những thú vui, giải trí mà một trong những yếu tố tạo nên thú vui của cuộc sống chính là đi du lịch. Do vậy du lịch có thể nói là món ăn tinh thần của đại đa số quần chúng nhân dân.
Để góp phần phục vụ đời sống tinh thần của mỗi người dân nói riêng và để hòa nhập theo xu thế phát triển của thời đại nói chung. Công ty du lịch và thương mại Dân Chủ hay trung tâm du lịch Dân Chủ đã và đang tích cực phát triển hoạt động kinh doanh du lịch của mình; một mặt tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động; ...
55 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lí luận cơ bản về kinh doanh và hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp lữ hành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Từ những năm 90 trở về trước trong điều kiện đất nước ta mới giành được độc lập nên còn rất nhiều khó khăn bởi vậy du lịch còn là rất xa xỉ đối với quần chúng nhân dân nói chung.
Trong điều kiện ngày nay, điều kiện kinh tế thị trường, đổi mới, hơn nữa khi đất nước ta gia nhập WTO, APEC,AFTA… nền kinh tế của đất nước ta có thể nói đang có sự thăng hoa phát triển theo su thế chung của thế giới. Do đó những người dân cũng có mức thu nhập khá hơn còn có của ăn của để thì họ sẽ nghĩ đến những thú vui, giải trí mà một trong những yếu tố tạo nên thú vui của cuộc sống chính là đi du lịch. Do vậy du lịch có thể nói là món ăn tinh thần của đại đa số quần chúng nhân dân.
Để góp phần phục vụ đời sống tinh thần của mỗi người dân nói riêng và để hòa nhập theo xu thế phát triển của thời đại nói chung. Công ty du lịch và thương mại Dân Chủ hay trung tâm du lịch Dân Chủ đã và đang tích cực phát triển hoạt động kinh doanh du lịch của mình; một mặt tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động; mặt khác góp phần thực hiện nhiệm vụ đó là cùng tạo nên một động lực chung của đất nước - phát triển kinh tế đồng thời giúp cho cộng đồng loài người xích lại gần nhau hơn. Nhưng để thành công hơn nữa thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm phải được chú trọng đề cao, điều này luôn là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh. Chính vì vậy đây là điều Em đang chú ý và quan tâm.
CHƯƠNG 1
Những lí luận cơ bản về kinh doanh và hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp lữ hành.
1.1 Những khái niệm về lữ hành.
1.1.1 Khái niệm và phân loại về kinh doanh lữ hành.
Theo nghĩa rộng: “kinh doanh lữ hành là việc đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình chuyển giao sản phẩm thực hiện giá trị sử dụng hoặc làm gia tăng giá trị của nó để chuyển giao sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích lợi nhuận”.
(nguồn: giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD).
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng , có tài sản có trụ sở nhất định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. bất cứ doanh nghiệp nào được pháp luật cho phép và có thực hiện kinh doanh lữ hành đều được gọi là kinh doanh lữ hành.
Theo nghĩa hẹp: luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi”. Đồng thời quy định rõ kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Như vậy theo khái niệm này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng về sản phẩm là chương trinh du lịch trọn gói.
(nguồn: giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD
chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật).
Phân loại kinh doanh lữ hành.
Căn cứ theo tính chất của hoạt động dể tạo ra sản phẩm thì:
Kinh doanh đại lí lữ hành: hoạt động chủ yếu là làm trung gian cho thị trường du lịch, đại lí này sẽ được hưởng hoa hồng theo phần trăm giá bán thông qua chức năng trung gian của mình. Chính do vậy đại lí kinh doanh lữ hành không làm tăng thêm về cung cầu du lịch. Do vậy mức độ rủi ro không ảnh hưởng tới các đại lí này.
Kinh doanh du lịch lữ hành: hoạt động này như là hoạt động buôn bán do vậy cũng có tính rủi ro cao. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng làm tăng thêm về giá trị của tài nguyên nên góp phần làm tăng thêm về cung của hàng hoá. hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành chủ yếu là gắn kết các chương trình du lịch đơn lẻ thành các tour trọn gói. Hoạt động này thì thường tính giá của các sản phẩm đơn lẻ gộp thành giá của một sản phẩm gộp đó chính là điều kiện để kinh doanh lữ hành.
Kinh doanh lữ hành tổng hợp: hoạt động này bao gồm vừa sản xuất trực tiếp vừa liên kết các dịch vụ. Do đó hoạt động này thường diễn ra ở các công ty và người ta gọi đó là các công ty du lịch.
Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động thì có:
Kinh doanh lữ hành gửi khách: đây là hoạt động bao gồm cả gửi khách nội địa và gửi khách quốc tế. Hoạt động này chủ yếu là thu hút khách du lịch về phía các công ty du lịch để tổ chức cho họ đến các điểm du lịch nổi tiếng.
Kinh doanh lữ hành nhận khách: bao gồm cả nhận khách nội địa và nhân khách quốc tế. Hoạt động này là nhận khách trực tiếp từ các công ty gửi khách thông qua việc xây dựng các chương trình du lịch của mình để bán cho khách. Do đó các đơn vị này được gọi là các công ty nhận khách.
Kinh doanh lữ hành kết hợp: Đây là hoạt động kết hợp giữa kinh doanh lữ hành gửi khách và kinh doanh lữ hành nhận khách. thường thì các công ty này phải có quy mô lớn có đủ mạnh về tài chính thì mới đảm đương được trách nhiệm này. Do đó các công ty du lịch này thường được gọi là các tập đoàn du lịch.
1.1.2 Những khái niệm và phân loại về chương trình du lịch.
Định nghĩa về chương trình du lịch.
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về chương trình du lịch ở đây xin đưa ra một số định nghĩa mang tính chất điển hình.
Định nghĩa của David Wright trong cuốn tư vấn nghề nghiệp lữ hành: “chương trình du lịch là các dịch vụ trong lộ trình du lịch thông thường bao gồm giao thông vận tải, nơi ăn ở, sự di chuyển và tham quan ở một hoặc nhiều hơn các quốc gia, vùng lãnh thổ hay thành phố”.
(nguồn :giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD
chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật).
Theo quy định về du lịch lữ hành trọn gói của các nước liên minh Châu Âu vá hội lữ hành Vương Quốc Anh: “chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ trước của ít nhất hai trong số các dịch vụ nơi ăn ở, các dịch vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thông, nơi ăn ở và nó được bán với mức giá gộp. Thời gian của chương trình nhiều hơn 24 giờ”.
(nguồn :giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD
chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật).
Theo Gagnon & Osiepka, trong cuốn phát triển nghề lữ hành tái bản lần thứ VI: “chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá bán trước khách có thể mua riêng hoặc có thể mua theo nhóm và có thể tiêu dùng riêng lẻ hoặc có thể tiêu dùng chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất lượng khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển: hàng không, đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí”.
(nguồn: giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD
chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật).
Theo luật du lịch Việt Nam thì: “chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và bán giá chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”
(nguồn: giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD
chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật).
Theo nhóm tác giả của của bộ môn du lịch của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân: “chương trình du lịch trọn gói là những nguên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình du lịch thể hiện lịch trình chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí đến tham quan. Mức giá của chương trình du lịch bao gồm giá của toàn bộ hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chuyến hành trình”.
(nguồn: giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành-ĐHKTQD
chủ biên: Ts.Nguyễn văn Mạnh – NXB khoa học và kỹ thuật).
Phân loại chương trình du lịch.
Có nhiều tiêu thức để phân loại chương trình du lịch.
Căn cứ vào các thành tố dịch vụ cấu thành và hình thức tổ chức chương trình du lịch, người ta chia thành 2 loại:
Chương trình du lịch trọn gói: Đây là chương trình du lịch nhằm thoả mãn cho khách du lịch với các dịch vụ: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan giải trí, quản lí hướng dẫn với một mức giá trọn gói.
Chương trình du lịch không trọn gói: chương trình này không đầy đủ các dịch vụ mà được khách tiêu dùng một cách đơn lẻ nhưng với mức giá cao hơn.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:
Chương trình du lịch chủ động: chương trình này chủ động nghiên cứu thị trường xây dựng các chương trình du lịch theo một lịch trình nhất định vá chờ khách đến.
Chương trình du lịch bị động: chương trình này thì bị động chờ khách đến tức là theo nhu cầu của khách để liên kết với các công ty hoặc với các tổ chức thiết kế xây dựng các chương trình du lịch phù hợp và thoả thuận đưa ra mức giá theo hợp đồng.
Căn cứ vào động cơ chính của chuyến đi:
Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh.
Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hoá, lịch sử…
Chương trình du lịch tôn giáo tín ngưỡng.
Chương trình du lịch thể thao, khám phá và mạo hiểm.
Chương trình du lịch đặc biệt.
Chương trình du lịch tổng hợp là sự tập hợp của các thể loại trên.
Các căn cứ khác:
Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn.
Các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày.
Các chương trình du lịch trên các phương tiện giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không.
1.1.3 Giá thành, giá bán chương trình du lịch.
1.1.3.1 Định giá thành.
Khái niệm.
“Giá thành được hiểu bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp mà các nhà lữ hành phải chi trả cho các nhà cung ứng để thực hiện một chương trình du lịch cụ thể. Giá thành của chương trình du lịch được cấu thành bởi hai loại chi phí:chi phí cố định và chi phí biến đổi của chương trình du lịch tính cho một khách”.
Chi phí cố định(Fc): Là những chi phí của tất cả các hàng hoá dịch vụ trong chương trình du lịch mà đơn giá của chúng được xác định cho cả đoàn khách, không phụ thuộc một cách tương đối vào số lượng khách trong đoàn. Đây là các chi phí mà mọi thành viên trong đoàn tiêu dùng chung, không tách bóc cho từng thành viên riêng rẽ. Các chi phí cố định: chi phí thuê bao vận chuyển, chi phí hướng dẫn, chi phí về thuê bao khác như suất diễn …
Chi phí biến đổi(Vc): là những chi phí của tất cả các hàng hoá và dịch vụ trong chương trình du lịch mà đơn giá của chúng được tính riêng cho từng khách. Đây là các chi phí gắn liền với sự tiêu dùng trực tiếp với người tiêu dùng riêng biệt của từng khách du lịch. Các chi phí biến đổi: chi phí lưu trú, bữa ăn, bảo hiểm cá nhân, vé tham quan……
Tổng chi phí là toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi của một chuyến đi.
Công thức tính giá thành cho một khách và tổnh chi phí cho đoàn khách.
Tính giá thành cho một khách:
Z/khách = Vc +
Tính tổng chi phí cho đoàn khách:
Tc = Vc*Q + Fc
Hoặc Tc = Z/khách*Q
Trong đó:
Vc: chi phí biến đổi cho một khách.
Fc: Tổng chi phí cố định cho cả đoàn.
Tc: Tổng chi phí.
Q: Số khách tham gia tối ưu = 80% công suất thiết kế.
1.1.3.2 Định giá bán.
Công thức tổng quát:
G = Z + T+ Cb + Ck + P
Trong đó:
G: giá bán theo chương trình du lịch cho khách.
Z: giá thành.
T: khoản thuế phải nộp.
Cb: chi phí bán.
Ck: chi phí khác.
P: lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trường hợp 1: Xác định giá bán dựa trên cơ sở chi phí.
Nếu các hệ số của Cb, Ck, T, P được tính theo giá thành và kí hiệu bằng a thì công thức tính giá bán như sau:
G = Z + (aCb*Z) + (aCk*Z) + (aT*Z) + (aP*Z)
= Z(1 + aCb + aCk + aT + aP)
= Z(1+).
Trường hợp 2: xác định giá bán dựa vào hệ số tính theo giá bán.
Nếu các hệ số của Cb, Ck, T, P được tính theo giá bán và kí hiệu là u thì công thức tính như sau:
G = Z + (uCb*G) + (uCk*G) + (uT*G) + (uP*G)
Z
=
1-
Trường hợp 3: áp dụng VAT
G = Z + T + Cb + Ck + P + VAT.
1.1.3.3 Điểm hoà vốn.
Khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm tại đó một số khách tham gia nhất định, với mức giá bán dự kiến để doanh thu từ việc bán chương trình du lịch đúng bằng toàn bộ chi phí tổ chức chương trình. Đó là điểm doanh nghiệp không có lãi mà cũng không bị lỗ.
Công thức tính giá khách tham gia hoà vốn.
Qhv = Fc/(P – Vc)
Trong đó:
Qhv: Số lượt khách tham gia đạt điểm hoà vốn.
P: mức giá bán dự kiến.
Fc: tổng chi phí cố định.
Vc: chi phí biến đổi với một khách.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Vì vậy để đánh giá hoạt động kinh doanh chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành có thể dựa trên hai hệ thống chỉ tiêu sau đây:
1.2.1 Các chỉ tiêu tuyệt đối.
Các chỉ tiêu này phản ánh về mặt số lượng.
1.2.1.1 chỉ tiêu tổng doanh thu.
Chỉ tiêu này nhằm để xem xét xem sản phẩm của chương trình du lịch đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm để có thể đưa ra các chính sách giá khác nhau nhằm tối đa hoá doanh thu.
TR = TR1 + TR2 + TR3 + … + TRn =
Trong đó:
TR: Tổng doanh thu của chương trình du lịch được thực hiện trong kì.
TRi: là doanh thu chương trình du lịch thứ i.
Ri =
Trong đó:
DT là doanh thu của chuyến đi một lần thực hiện chương trình.
Pi: Giá bán chương trình du lịch thứ i cho một khách.
Qi: Số lượng khách trong chuyến hành trình thứ i.
n: là số chuyến du lịch mà công ty thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2.1.2 Chỉ tiêu tổng chi phí.
chỉ tiêu này phản ánh chi phí để thực hiện chương trình du lịch trong kì kinh doanh để phân tích.
Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
TC = TC1+TC2 + TC3 +…+ TCn =
Trong đó:
TC: Tổng chi phí kinh doanh các chương trình du lịch.
TCi: chi phí chương trình du lịch thứ i.
n: số chuyến đi du lịch mà công ty thực hiện.
1.2.1.3 Chỉ tiêu lợi nhuận thuần.
Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
LN = TR – TC
Trong đó:
LN: là lợi nhuận thuần.
TR: tổng doanh thu của chương trình du lịch được thực hiện trong kì.
TC: tổng chi phí của chương trình du lịch được thực hiện trong kì.
1.2.1.4 Chỉ tiêu tổng số lượt khách.
chỉ tiêu này phản ánh tổng số lượng khách tham gia vào số lần thực hiện của chương trình du lịch trong kì phân tích.
chỉ tiêu này được tính như sau:
TSLK = TSLK1 + TSLK2 + TSLK3 + …+ TSLKn = .
Trong đó:
TSLK: tổng số lượt khách.
TSLKi: tổng số lượt khách của chương trình du lịch thứ i.
1.2.1.5 Chỉ tiêu tổng số ngày khách.
Chỉ tiêu này giúp chúng ta nhận biết được số lượng khách tiêu dùng sản phẩm du lịch qua số lượng ngày khách.
chỉ tiêu này được tính như sau:
TSNK = TSNK1 + TSNK2 + TSNK3 + …TSNKn =
trong đó:
TSNK: tổng số ngày khách.
TSNKi: tổng số ngày khách của chương trình du lịch thứ i.
Từ các chỉ số trên ta có các mối quan hệ giữa các chỉ số như sau:
Doanh thu trung bình một ngày khách.
chỉ tiêu này được tính như sau:
= (đơn vị tiền tệ / ngày khách)
trong đó:
: doanh thu trung bình 1 ngày khách.
TR: Tổng doanh thu của chương trình du lịch được thực hiện trong kì.
TSNK: tổng số ngày khách.
Chi phí trung bình trên một ngày khách.
=
trong đó:
: chi phí trung bình.
TC: Tổng chi phí của chương trình du lịch được thực hiện trong kì.
TSNK: tổng số ngày khách của các chương trình du lịch trong kì.
Lợi nhuận thuần trung bình trên một ngày khách.
=
trong đó:
: lợi nhuận thuần trung bình một ngày khách.
LN: tổng lợi nhuận thuần từ kinh doanh các chương trình du lịch trong kì.
TSNK: tổng số ngày khách của các chương trình du lịch trong kì.
1.2.2 Các chỉ tiêu tương đối.
1.2.2.1 Chỉ tiêu thị phần.
Chỉ tiêu này phản ánh vị thế của doanh nghiệp trong cùng một ngành mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được phần thị trường của mình. Đối với một doanh nghiệp mà biết được vị thế của mình trong một ngành nghề kinh doanh thì sẽ có những chiến lược nhất định để đưa ra các phương thức có hiệu quả.
Thị phần của doanh nghiệp được xác định:
TP = %.
trong đó:
TP: thị phần của doanh nghiệp trong kì nghiên cứu.
tr: tổng doanh thu hoạt động kinh doanh chương trình du lịch của doanh nghiệptrong kì nghiên cứu.
TR: tổng doanh thu của toàn ngành kinh doanh chương trình du lịch trong kì nghiên cứu.
Ngoài ra, còn có cách tính thị phần của doanh nghiệp mang tính sát thực hơn.
TP =
trong đó:
TP: thị phần của doanh nghiệp trong kì nghiên cứu.
tsk: tổng số lượng khách tham gia chương trình du lịch của doanh nghiệp trong kì ngiên cứu.
TSK: tổng số lýợng khách tham gia chýõng trình du lịch của toàn ngành trong kì nghiên cứu.
1.2.2.2 Chỉ tiêu tốc độ phát triển.
Chỉ tiêu này phản ánh vị thế tương lai của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thông qua tốc độ phát triển về doanh thu hoặc về khách. Có các hệ thống chỉ tiêu đánh giá như sau:
chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn:
phản ánh sự biến động của các yếu tố qua các thời kì liên tiếp nhau.
Ta có công thức sau:
ai
ti =
ai-1
trong đó:
ti: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1.
ai: số lượng của các yếu tố trong kì nghiên cứu thứ i.
Chỉ tiêu tốc độ phát triển định gốc.
chỉ tiêu này phản ánh sự biến động của khách hoặc các yếu tố cần phân tích của kì nghiên cứu với kì gốc.
ai
Ti=
a1
trong đó:
Ti: tốc độ phát triển định gốc của thời gian i so với thời gian gốc.
ai: số lượng của các yếu tố trong kì nghiên cứu thứ i.
Chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình.
Phản ánh tốc độ trung bình của các yếu tố khách hoặc doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch theo từng thời gian nhất định trong kì phân tích.
t =
trong đó:
t: tốc độ phát triển của yếu tố đó từ hoạt động kinh doanh chương trình du lịch.
t2, t3,… t(n+1): tốc độ phát triển liên hoàntừ kinh doanh trong kì nghiên cứu.
1.2.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lí của doanh nghiệp.
Để đánh giá trình độ quản lí của doanh nghiệp lữ hành thì phải dựa vào các chỉ tiêu sau: chỉ tiêu hiệu quả tổng quát, chỉ tiêu doanh lợi, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bởi các chỉ tiêu trên chính là chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung.
Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát.
Được tính theo công thức như sau:
HQ =
trong đó:
HQ: hiệu quả kinh doanh trong kì nghiên cứu.
TR: tổng doanh thu từ chương trình kinh doanh du lịch kì nghiên cứu.
TC: tổng chi phí cho việc kinh doanh chương trình du lịch của kì nghiên cứu. Hệ số hiệu quả kinh doanh phải lớn hơn 1 thì kinh doanh chương trình du lịch mới có hiệu quả. Hệ số này càng lớn hơn 1 thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại nếu hệ số này càng thấp hơn 1 thì hiệu quả kinh doanh càng kém đi.
Chỉ tiêu doanh lợi.
Đây là chỉ tiêu phản ánh cứ một đơn vị tiền vốn cho việc kinh doanh du lịch thì đem lại bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
DL =
hoặc DL =
trong đó:
DL: là tỉ lệ lợi nhuận trong kì nghiên cứu.
LN: lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch trong kì phân tích.
TC: tổng chi phí bỏ ra cho việc thực hiện kinh doanh chương trình du lịch nói trên trong kì nghiên cứu.
V: tổng vốn đầu tư cho việc kinh doanh chương trình du lịch nói trên trong kì phân tích.
Nhưng để đánh giá thực phần lợi nhuận trong doanh thu của hoạt động kinh doanh chương trình du lịch mang lại bao nhiêu phần trăm thì có công thức tính như sau gọi là tỉ suất lợi nhuận.
P =
trong đó :
P: tỉ suất lợi nhuận.
LN: lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch trong kì nghiên cứu.
TR: doanh thu từ hoạt động kinh doanh chương trình du lịch trong kì nghiên cứu.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền doanh thu đạt được thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thuần.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trong thời đại như ngày nay đồng vốn là một trong những nguồn lực quan trọng để doanh nghiệp tận dụng để phát triển kinh doanh. Do vậy việc quay vòng vốn là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để doanh nghiệp hướng tới để tái đầu tư tiếp. Vốn quay vòng càng trong chu kì ngắn thì càng có hiệu quả sử dụng cao nhất là đối với những doanh nghiệp kinh doanh còn đang trong tình trạng thiếu vốn để tái đầu tư hoặc mở rộng quy mô của mình.
Gồm các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động được quay mấy vòng trong kì phân tích.
Tổng mức luân chuyển vốn
Số vòng quay của vốn lưu động =
Vốn lưu động bq trong kì phân tích
Chỉ tiêu thời gian của một vòng luân chuyển: chỉ tiêu này phản ánh thời gian cần thiết để cho vốn lưu động quay trong một vòng.
Thời gian của kì phân tích
Thời gian của một vòng =
Số vòng quay của vốn lưu động trong kì
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Phản ánh cứ 1 đơn vị tiền tệ vốn lưu động bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị tiền tệ doanh thu. Chỉ tiêu này mà lớn hơn 1 bao nhiêu thì phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao bấy nhiêu. Được tính theo công thức như sau:
Tổng doanh thu thuần trong kì phân tích
Hiệu quả sử dụng vốn =
Vốn lưu động bình quân trong kì phân tích
Các chỉ tiêu trên là rất cần thiết đối với một doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của của việc ra các quyết định trong doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
Chương 2
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm lữ hành thuộc công ty cổ phần du lịch và thương mại Dân Chủ.
2.1 Khái quát về công ty du lịch và thương mại Dân Chủ.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần Du Lịch và thương mại Dân Chủ.
Có tên giao dịch là: Dân Chủ Toursin and commer cial join stock campany.
Tên viết tắt là Dân Chủ, JSC.
Địa chỉ trụ sở chính: số 29 phố tràng tiền, phường tràng tiền, Quận hoàn kiếm, TP hà nội.
Điện thoaị: 825.4937 – 825.3221. Fax: 826.6786.
Thành lập năm 1960 lúc đó là khách sạn Dân Chủ 3 sao thuộc công ty du lịch Hà Nội năm 1963 bắt đầu làm lữ hành ở Hà Nội (bây giờ được nói đến là tập đoàn du lịch Hà Nội). Được đổi tên là Dân Chủ JSC từ 2004 và là một thành viên của tập đoàn Du Lịch Hà Nội. khách sạn Dân Chủ xây dựng thành khách sạn 4 sao tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2008.
2.1.2 Loại hình Du Lịch doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Du lịch và thương mại dân chủ trực thuộc tổng công ty Du Lịch Hà Nội là loại hình công ty cổ phần do đó phần vốn góp là cổ phần của nhà nước và của các cổ đông.
2.1.3 Nghành nghề kinh doanh.
- kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà hàng.
- Du Lịch lữ hành nội địa, quốc tế và các dịnh cụ khách Du Lịch.
- Vận chuyển hành khách.
- Kinh doanh khu vui chơi giải trí.
- Cho thuê phương tiện vận tải.
- Đại lý bán vé máy bay.
- Đại lý mua, đại lý bán kí gửi hàng hóa.
- Tổ chức hội nghị hội thảo và xúc tiến thương mại.
- Mua bán thiết bị dụng cụ phục vụ nhà hàng, khách sạn.
- Mua bán các loại hàng tiêu dùng, điện tử, điện lạnh.
- Kinh doanh bất động sản.
- Tư vấn Du học .
- Tư vấn quản lý kinh doanh khách sạn Du Lịch.
- Dịch vụ sông hơi, xoa bóp, vật lí trị liệu (không bao gồm Dịch vụ châm cứu, bấm huyệt, xông hơi, bằng thuốc y học cổ truyền.
- Dịch vụ giặt khô là hơi.
- Dịch vụ cắt tóc, làm đầu và thẩm mỹ viện.
- Kinh doanh rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát
- Sản xuất các thiết bị đồ dùng phục vụ khách sạn.
- Sản xuất nước tinh khiết.
- Kinh doanh nhà ở và văn phòng cho thuê (doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).
2.1.4 Chức năng nhiệm vụ.
* Chức năng:
- Cũng giống như các công ty khác thì nó tham gia vào thị trường, thực hiện các hoạt động trao đổi giữa công ty và khách hàng như là các Dịch vụ,du lịch, lưu trú…
- Tham gia vào thị trường, tham gia góp phần tạo ra thị trường.
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của mình góp phần thuế nhỏ nộp vào ngân sách nhà nước.
- Tạo được niềm tin với khách hàng cũng như là bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của mình.
2.1.5 Sản phẩm của công ty:
Như đã nêu ở trên sản phẩm của khách sạn tương ứng với những ngành nghề mà công ty kinh doanh. Nhưng chủ yếu vẫn là dịch vụ sản phẩm vô hình, còn vẫn có các sản phẩm hàng hóa hữu hình nhưng chủ yếu là tự cung tự cấp.
2.2. Tổ chức lao động của doanh nghiệp.
2.2.1 sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần du lịch & thương mại Dân Chủ.
Phòng hành chính
Hội đồng quản trị
Công ty CPDL – TM Dân Chủ
Travel Disk 84
ngọc khánh
Trụ sở chính
27 hàng chiếu
Nhà hàng
Cảm hội
Nhà hàng
Điện lực
Khách sạn ngọc khánh
TT Du Lịch
Dân Chủ
BQL Dự án XD khách sạn Dân Chủ
Phòng Kế Toán
tổng GĐ công ty
Phó tổng GĐ công ty
Dịch Vụ
Massage sauna
* Đối với trung tâm Du Lịch Dân Chủ gồm có.
- Giám đốc trung tâm.
- Phó giám đốc trung tâm.
- Bộ phận điều hành. Out bound + Nội địa
In bound + Cao cấp
+ Cheap tour.
- Kế toán.
- Lái xe.
- Hướng dẫn viên.
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong trung tâm đu lịch Dân Chủ
BP SALES & MARKETING:
Đây là một bộ phận có một vị trí rất quan trọng trong việc phát triển của trung tâm du lịch, tạo đầu vào cho các sản phẩm và mang lại nguồn khách cho trung tâm du lịch. Do đó việc ưu tiên hàng đầu của SALES là BÁN! BÁN và BÁN.
Bán các chương trình Du Lịch, các dịch vụ lẻ cho các khách Du Lịch lịch quốc tế, nội địa( các tour trọn gói, tour từng phần).
Để có SẢN PHẨM BÁN,bộ phận Sales & Marketing cần phối hợp với các bộ phận có liên quan (điều hành, HDV, lái xe) xây dựng các chương trình Du Lịch nội địa, quốc tế với giá phù hợp với thị trường khách mục tiêu của Trung tâm du lịch & với yêu cầu của khách gia .Giá cho chương trình Du Lịch phải được báo cáo lên cấp trên.
Trong trường hợp thay đổi giá bán so với mức giá đã xây dựng, phải được sự phê duyệt của cấp trên.
BÁN CHO AI?: Bộ phận sales và marketing phải tổ chức và tiến hành các họat động nghiên cứu thị trường Du lịch trong nước và quốc tế, tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo tìm hiểu và kí hợp đồng với các hãng gửi khách, các công ty Du Lịch nước ngoài, các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước đi lẻ hoặc đi theo đoàn nhằm bán các sản phẩm của Trung tâm du lịch.
HẬU BÁN:
Thông báo kế hoạch các đoàn khách , nội dung hợp đồng cần thiết cho việc phục vụ khách với việc điều hành các bộ phận có liên quan. Phối hợp chặt chẽ với bộ phận điều hành trong việc theo dõi quá trình thực hiện chương trình và chất lượng phục vụ các đoàn khách.
Chăm sóc, xây dựng và duy trì mối quan hệ của Trung tâm du lịch với các nguồn gửi khách. Thường xuyên liên lạc, cập nhập thông tin cho các nguồn gửi khách
NHIỆM VỤ KHÁC:
Chủ động, sáng tạo đưa ra những ý tưởng mới trong các chương trình Du lịch của Trung tâm: Phải thường xuyên làm mới các trương trình Du lịch, chủ động khảo sát, xây dựng và khai thác các tuyến điểm mới để không những thu hút khách mới mà cả những khách đã đi tour với trung tâm sẽ quay lại trong tương lai.
Phối hợp với bộ phận kế toán trong việc theo dõi thanh toán công nợ với khách hàng.
Đề xuất các phương án, chiến lược Marketing ngắn và dài hạn, xây dựng thị trường mục tiêu tiềm năng cho Trung tâm để trung tâm ngày một lớn mạnh.
BP ĐIỀU HÀNH:
Đây là bộ phận chuẩn bị, tổ chức thực hiện cho các chương trình Du lịch. Điều phối cho các sản phẩm bán, đặt các dịch vụ (Email, Fax, điện thoại ) với các nhà cung cấp(Khách sạn, ăn uống, vận chuyển…..), lo các thủ tục giấy tờ(visa, các loại giấy phép……………)trên cơ sở các thông tin trong PNK hoặc theo hợp đồng Du lịch đã ký kết với khách hoặc trên cơ sở kế hoạch, thông báo do Bộ phận Sales và Marketing gửi tới (Số lượng khách, mức chất lượng phục vụ mà khách đã chọn lựa).
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh
2.3.1 Điều kiện kinh doanh.
2.3.1.1 Vốn:
Vốn là cơ sơ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hay bất cứ một công ty nào tham gia hoạt động kinh doanh của mình .
Đối với công ty Du lịch và thương mại Dân Chủ thì vốn điều lệ là 80.164.000.000 VNĐ trong đó phần vốn góp nhà nước là 40.833.400.000 VNĐ .
2.3.1.2 Cơ cấu tổ chức.
Trung tâm Du lịch Dân Chủ gồm có 11 người trong đó bao gồm:
- Giám đốc trung tâm
- Phó giám đốc trung tâm
- Bộ phận điều hành có ba người
- Kế toán có một người
- Lái xe có một người
- Hướng dẫn viên có bốn người trong đó:
+ Một hướng dẫn viên tiếng Anh
+ Một hướng dẫn viên tiếng Pháp
+ Một hướng dẫn viên tiếng Đức
+ Một hướng dẫn viên tiếng Nhật
Ngoài ra còn có nhiều người trong trung tâm biết nói nhiều thứ tiếng khác nhau.
2.3.1.3 Công nghệ :
Thì cũng giống như các trung tâm Du lịch tiến triển khác thì trung tâm Du lịch Dân Chủ áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mang lại như : sử dụng các kết nối đặt phòng, đăng ký chương trình Du lịch qua mạng internet, liên kết với các công ty Du lịch trên thế giới qua việc gửi khách và nhận khách, qua việc thanh toán bằng tài khoản. Tuy nhiên do là doanh nghiệp nhà nước cho nên chậm được đổi mới.
2.3.1.4 Cơ sơ vật chất kỹ thuật :
Đối với một công ty Du lịch thì điều quan trọng là cơ sở vật chất ít, đồng bộ còn hơn nhiều mà không đồng bộ. Với trung tâm Du lịch thì nhìn chung rất dầy đủ, đồng bộ đủ các phương tiện phục vụ cho công việc cơ sở vật chất gồm có:
- Bốn máy vi tính kết nối internet
- Hai điện thoại cố định
- Một máy Fax
- Hệ thống bàn ghế làm việc, bàn ghế tiếp khách
- Các tài liệu có liên quan đến công việc, sách tham khảo
- Các trang thiết bị tiện nghi khác có liên quan
2.3.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của trung tâm du lịch Dân Chủ bao gồm + Dịch vụ inbound, outbound, touroperation riêng biệt và chọn gói theo yêu cầu của khách du lịch.
+ Đặt phòng khách sạn, vé dịch vụ.
+ Vận chuyển.
+ Hướng dẫn.
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo.
+ Cấp visa Việt Nam.
2.3.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.3.3.1 Thị trường khách
Bảng 2.1 cơ cấu số lượng khách theo các năm.
năm
loại khách
2002
2003
2004
2005
2006
Inbound
316
217
404
880
1011
Outbound
0
0
70
116
131
Nội địa
145
192
214
275
393
Tổng
461
409
688
1271
1535
(nguồn trích: báo cáo về khách của công ty qua các năm)
Từ số liệu về khách qua các năm ta có biểu đồ sau:
Biểu 1
Qua bảng (2.1) cho ta thấy:
chỉ tiêu về tốc độ phát triển:
Tốc độ phát triển liên hoàn: ở đây ta lấy năm 2002 là năm gốc.
t2003 = = 0,887 (lần)
t2004 = = 1,682 (lần)
t2005 = = 1,847 (lần)
t2006 = = 1,208 (lần)
Tốc độ phát triển của năm 2003 so với năm 2002 là 0.887 lần như vậy lượng khách ở năm 2003 đã giảm đi so với năm 2002. Sở dĩ năm 2003 lượng khách của công ty giảm vì năm 2003 cúm gia cầm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, do vậy việc giảm lượng khách chung là dĩ nhiên bởi người nước ngoài họ coi trọng sức khoẻ là yếu tố hàng đầu đặc biệt là các nước tiên tiến. Do vậy năm 2003 ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đã làm lượng khách của công ty bị giảm một cách đáng kể. Tốc độ tăng của năm 2004 so với năm 2003 thì lại tăng rất đáng kể là 1,682 lần. Do chúng ta đã đẩy lùi được dịch cúm gia cầm hoành hành năm 2003. Điều đó chứng tỏ sự thu hút khách vào Việt Nam cũng như của công ty đang có sự lạc quan trở lại. Tốc độ tăng năm 2005 so với năm 2004 lại đáng khả quan hơn là 1,847 lần vì trong năm 2004 ở Thái Lan đã xảy ra sự kiện thiên tai đáng kinh hoàng đó là “sóng thần” nó đã cướp đi rất nhiều sinh mạng cùng với của cải tài sản của rất nhiều nước, cùng với thời gian đó là trên thế giới nạn khủng bố đang gia tăng ở hầu hết các nước nhưng riêng Việt Nam chúng ta - một trong những nước được coi là có tình hình an ninh tốt nhất thế giới do vậy Việt Nam chúng ta đã có khẩu hiệu “ Việt Nam điểm đến an toàn nhất thế giới”, “Việt Nam - con người thân thiện” Chính điều đó đã tác động không nhỏ đến tâm lí của du khách, và do vậy Việt Nam thu hút được rất nhiều khách du lịch trong thời kì này và là sự thiện cảm trong con mắt của mọi người trên thế giới. Tốc độ tăng năm 2006 so với năm 2005 là 1,208 lần.
Tốc độ phát triển định gốc :
Tốc độc tăng về khách của năm 2003 so với năm 2002 là :
T2003 = = 0,887 lần.
Tương tự ta có tốc độ phát triển định gốc lần lượt qua các năm là :
T2004 = = 1,49 lần.
T2005 = = 2,75 lần.
T2006 = = 3,33 lần.
Qua các kết quả trên ta thấy tốc độ phát triển định gốc tăng lần lượt qua các năm điều này minh chứng rằng lượng khách sẽ tăng lên qua các năm.Nếu như chúng ta so sánh lượng khách của các năm với năm gốc điều này chưa nói lên được nhiều vì trong kinh doanh nhất là kinh doanh lữ hành lượng khách sẽ ngày càng phát triển xa hơn với năm gốc. Do vậy năm nghiên cứu tất nhiên sẽ gấp dần lên. Do vậy để phản ánh sát thực hơn về sự biến động của khách sẽ có chỉ tiêu sau :
Tốc độ phát triển trung bình:
t =
= = 1,35 (lần)
Lượng khách tăng qua các năm, Khách chủ yếu là khách inbound và nội địa còn khách outbound không đáng kể.
+ Đối với khách inbound năm 2002 là 316 khách nhưng đến năm 2006 con số này tăng lên là 1011 khách tốc độ tăng xấp xỉ là 1,34 lần qua các năm.Riêng có năm 2003 thì lượng khách lại giảm so với năm 2002 bởi vì năm 2003 ở nước ta có dịch bệnh mà người nước ngoài họ rất sợ vấn đề đó. Vì khoẻ quan trọng hơn bất cứ cái gì.
+ Đối với khách nội địa năm 2002 là 145 khách đến năm 2006 là 393 khách tốc độ tăng là 171% qua các năm.
+ Còn đối với khách outbound năm 2002, 2003 là không có nhưng tới năm 2006 là 131 khách.
Nhìn chung thì lượng khách tăng dần qua các năm bởi vì nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mà du lịch lại là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta. Tốc độ tăng lượng khách chung qua các năm là 1,35lần. Điều đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của trung tâm đang có hiệu quả hơn qua các năm sau. So với mức tăng lượng khách của toàn ngành du lịch thì sự tăng lượng khách của trung tăm du lịch Dân Chủ thì vị thế ccủa công ty đang ngày cang được khẳng định trong ngành du lịch.
Đây là những sồ liệu cụ thể của năm 2006 về khách.
Bảng 2.2 cơ cấu số lượng khách chi tiết theo quốc tịch và chi tiêu TB/khách của năm 2006.
stt
Chỉ tiêu
Số lượng khách
Khách đi tour trọn gói
Ngày khách TB
chi tiêu TB/1kháck
Tổng số khách
1011
840
2,71
310
A
Inbound
I
Châu á
150
132
0.417
90
1
nhật bản
88
60
0.244
10
2
TQ
10
19
0.028
10
3
Hàn quốc
12
9
0.033
10
4
Đài loan
3
0
10
5
hồng kông
6
Malaysia
7
Singapore
9
20
0.025
10
8
Thái lai
22
8
0.061
10
9
Campuchia
4
0.011
10
10
Các nước asian
5
6
0.014
10
11
Nam á
7
0
10
II
Châu âu
257
128
0.614
130
1
Pháp
73
60
0.203
10
2
đức
20
14
0.056
10
3
Italia
30
5
0.083
10
4
bỉ
2
0
10
5
Hà lan
12
7
0.033
10
6
Anh
16
23
0.044
10
7
thuỷ điển
17
0.047
10
8
Nauy
36
9
phần lan
10
Đan mạch
8
0.022
10
11
Áo
0
10
12
thuỵ sĩ
4
0.011
10
13
Các nước tây bắc âu khác
21
10
0.058
10
14
Nga
14
7
0.039
10
15
Các nước đông âu
6
0.017
10
III
Châu mĩ
56
36
0.156
30
1
Mĩ
44
30
0.122
10
2
Canada
12
6
0.033
10
3
Các nước châu mĩ khác
0
10
IV
Châu đại dương
24
60
0.067
20
1
Úc
24
20
0
10
2
New zealand
0
10
V
Trung đông
0
VI
Châu phi
0
10
B
Outbound
1
TQ
2
Singapore
3
Thái lan
4
Đài loan
5
Hàn quốc
6
hồng kông
7
nhật
8
Các nước châu á khác
9
Úc
10
đức
11
Pháp
12
Anh
13
Các nước châu âu khác
14
Mĩ
15
Các nước châu mĩ
16
Việt nam
131
131
0.364
10
C
Khách nội địa
393
361
1.092
20
1
người nước ngoài cư trú tại VN
2
2
0.006
10
2
người VN
391
391
1.086
10
(nguồn trích: báo cáo về khách của công ty)
Qua bảng trên ta thấy lượng khách của trung tâm chủ yếu là khách quốc tế đến từ châu Âu và châu Á, còn về mức chi tiêu bình quân của khách của các nước là tương đối như nhau, ngày khách trung bình thì hầu hết các nước đều rất nhỏ điều này cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty.
Ta có các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu tổng số lượt khách:
TSLK = 1011 + 131 + 393 = 1535 khách.
Bảng 2.3 cơ cấu khách theo giới tính và độ tuổi.
Stt
chỉ tiêu
Khách theo giới tính
Khách theo độ tuổi
Nam
nữ
đến 16t
từ 17-30t
từ 31-50t
từ 51t trở lên
tổng số khách hàng
562
213
14
401
275
93
A
Inbound
I
Châu Á
109
38
2
72
70
8
1
nhật bản
56
32
9
55
8
2
TQ
8
14
14
3
Hàn quốc
7
3
10
4
Đài loan
4
4
5
hồng kông
6
Malayxia
7
Singapore
18
9
2
20
4
8
Thái lan
7
1
7
1
9
Campuchia
10
Các nước asian
2
4
6
11
Nam á
7
7
12
II
Châu Âu
63
74
5
60
87
5
1
Pháp
22
51
24
44
5
2
đức
9
7
2
14
3
Italia
7
7
5
9
4
bỉ
4
2
1
5
5
Hà lan
9
3
14
6
Anh
12
4
5
14
11
7
thuỵ điển
4
(nguồn trích: báo cáo về khách của công ty)
Qua bảng ta có các biểu đồ thể hiện cụ thể sau:
biểu đồ tỷ lệ khách theo giới tính năm 2006
Biểu 2
Nhìn vào biểu 2 ta thấy tỷ lệ số khách là nam đến công ty năm 2006 chiếm đến 73% còn đối với nữ là 27%.
Biểu 3. Tỷ lệ khách theo độ tuổi năm 2006
Qua biểu 3 ta thấy tỷ lệ khách ở độ tuổi 16 là 14 khách chiếm 2%, khách từ 17-30t là 401 khách chiếm 51%, khách ở độ tuổi từ 31- 50t là 275 khách chiếm 35% còn khách ở độ tuổi từ 51t trở lên là 93 khách chiếm 12%.
Qua 2 biểu 2 và 3 cho ta thấy:
Đối với biểu 2 thì lượng khách chủ yếu là nam giới còn đối với biểu 3 thì lượng khách tập chung chủ yếu ở độ tuổi từ 17- 50t. Khách đi du lịch ở độ tuổi này chủ yếu là khách đi công vụ như hợp tác kinh doanh hoặc tìm hiểu môi trường đầu tư ngoài ra một số lượng khách khác là họ đi với mục đích học hành. Do vậy mục tiêu của công ty cả ngắn hạn và trong dài hạn đều hướng tới các đối tượng khách này.
Bảng 2.4 cơ cấu số lượng khách theo phương tiện vận chuyển.
Phương tiện vận chuyển
Khách inbound
Khách outbound
Khách nội địa
số khách
%cùng kì năm trước
số khách
% cùng kì năm trước
số khách
% cùng kì năm trước
đường không
145
141
đường bộ
365
đường biển
360
tổng số
505
0
141
0
365
0
(nguồn trích: báo cáo về khách của công ty)
Nhìn chung lượng khách theo các phương tiện vận chuyển là tương đối cân bằng nhau.
Đối với khách du lịch Inbound thì đi bằng đường không và đường biển, nhưng chủ yếu là đường biển như vậy chứng tỏ rằng họ đi du lịch theo đoàn và ít tiêu dùng các sản phẩm của chúng ta, vì trang thiết bị phục vụ trên tàu của họ tương đối đầy đủ rất hiếm khi họ mới lên bờ hẳn. Còn đối với khách outbound thì chủ yếu là đi bằng đường không, với khách nội địa thì đi bằng đường bộ, vì đi bằng phương tiện này thì họ mới thực hiện được các chương trình du lịch chọn gói theo lịch trình đã định.
Khách của trung tâm chủ yếu là khách inbound là vì đối chiến lược kinh doanh của công ty hiện nay chủ yếu là nhằm vào đối tượng khách inbound bởi vì khách inbound – khách từ nước ngoài đến Việt Nam họ có khả năng chi trả tốt hơn tiêu dùng nhiều sản phẩm du lịch hơn điều này gắn liền với việc mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Còn lượng khách outbound ít thì cũng thật dễ hiểu, vì nước ta còn là một nước kém phát triển do vậy chi tiêu trung bình của người dân còn thấp. Do vậy chỉ có số ít người họ có thu nhập cao mới có nhu cầu đi du lịch ra nước ngoài.
2.3.3.2 Kết quả kinh doanh.
Bảng 2.5 kết quả kinh doanh năm 2006
Chỉ tiêu
VNĐ
I/Tổng doanh thu LH
2609.264.931
1/Inbound
1816.258.811
2/outbound
576.883.520
3/nội địa
216.122.600
4/Doanh thu LH bình quân/người
258.087.530
5/các khoản thu hộ
.
II.Tổnh chi phí
2053.171.490
III.Lợi nhuân trước thuế
556.093.441.
IV.Lợi nhuận ròng
505.539.492
V.nộp NSLH
50.553.949
Phải nộp
đã nộp
(nguồn trích: báo cáo hàng năm của công ty)
Từ bảng trên ta có các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu tổng doanh thu lữ hành năm 2006:
TR = 1.816.258.811 + 576.883.520 + 216.122.600
= 2.609.264.931 VNĐ
Đối với tổng doanh thu của công ty cho thấy chỉ đạt hơn 2 tỷ VNĐ điều này cho thấy còn quá nhỏ so với con số 36.000 tỷ doanh thu của toàn ngành du lịch năm 2006. Các doanh nghiệp kinh doanh thì đều hướng tới hiệu quả kinh doanh nhưng trước tiên cũng phải tạo được doanh thu đủ lớn thì mới có thể đạt được mục đích của mình.
Chỉ tiêu tổng chi phí:
TC = 2.053.171.490 VNĐ
Khi mà chi phí bỏ ra đầu tư là ít thì không thể mang lại hiệu quả cao được. Nhìn nhận một cách thực tế khi một doanh nghiệp đầu tư vốn lớn tức là họ mở rộng kinh doanh thì tất nhiên họ sẽ mang lại doanh thu cao hơn.
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần:
LN = 2.609.264.931 - 2.053.171.490 = 556.093.441 VNĐ
Lợi nhuận thuần của trung tâm thu được năm 2006 là 556.093.441 VNĐ con số này thật sự là quá nhỏ đối với một cơ sở kinh doanh với một lực lượng lao động là 11 thành viên.
Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát:
HQ = = = 1,27
Kết quả này chứng tỏ cứ mỗi đơn vị tiền tệ bỏ ra cho việc kinh doanh lữ hành thì thu được 1,27 đơn vị tiền tệ doanh thu. Điều này cũng chẳng khả quan gì đối với sự phát triển như vũ bão về du lịch của nước ta như hiện nay, ngành đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nếu như quy mô của doanh nghiệp là lớn thì hiệu quả kinh doanh đạt được ở mức này còn chấp nhận được. Vì nó có rất nhiều nguyên nhân như là sụ kiểm soát vốn kém gây nên thất thoát vốn. Còn đối với 1 doanh nghiệp nhỏ như trung tâm du lịch Dân Chủ thì thật dễ dàng quản lí nguồn vốn của trung tâm. Thông thường các trung tâm hay các doanh nghiệp nhỏ họ thường đạt hiệu quả kinh doanh rất cao bởi vì chi phí đầu tư thường rất ít. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh cao trong kinh doanh chương trình du lịch của trung tâm là vấn đề mang tính cấp thiết đối với trung tâm trong giai đoạn hiện nay.
Chỉ tiêu doanh lợi:
DL = = 27%
Cứ mỗi đơn vị tiền tệ bỏ ra cho hoạt động kinh doanh du lịch thì đem lại được 27% lợi nhuận. Đối với các công ty khi kinh doanh thì lợi nhuận đem lại có phần trăm doanh lợi là khá lớn không chỉ là 27% mà có thể bằng nửa hoặc bằng lượng vốn bỏ ra.
Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận.
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
P = .100 = 21,3%
Như vậy cứ một đơn vị tiền doanh thu thì có 21,3% đơn vị tiền tệ lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận của trung tâm đạt được là chưa cao trong tổng thể ngành kinh doanh dịch vụ này. Con số này so với các công ty du lịch lớn thì lại có ý nghĩa rất lớn nhưng đối với các công ty nhỏ như công ty du lịch và thương mại Dân Chủ thì chưa đạt hiệu quả cao điều này đúng với quy luật cào bằng. Chẳng hạn như các nước giàu thì tốc độ tăng trưởng rất nhỏ chỉ khoảng 3- 4% nhưng đối với các nước đang phát triển thì tốc độ tăng có những nước con số này là 2 chữ số. Như vậy trung tâm du lịch Dân Chủ phải đẩy mạnh chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận lên không những ở con số 21,3 % mà phải cao hơn thì mới có thể sánh vai được với các công ty tên tuổi trên thị trường nội địa.
Doanh thu của trung tâm đạt khoảng hơn 2 tỷ như vậy là còn khá thấp so với các trung tâm lữ hành khác. Doanh thu đạt được đó chủ yếu là do khách inbound mang lại còn khách outbound và khách nội địa chỉ chiếm một phần nhỏ. Lợi nhuận ròng mà trung tâm đạt được trong năm 2006 là khoảng 500 triệu VNĐ, con số này là quá ít đối với một trung tâm lữ hành mang tính tầm cỡ của nước ta mà lại càng nhỏ so với các nước có ngành du lịch phát triển. Điều đó thôi thúc các nhà lãnh đạo cũng như các thành viên cùng nỗ lực phấn đấu để biến trung tâm du lịch Dân Chủ lớn mạnh hơn mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Chỉ tiêu thị phần.
Doanh thu của trung tâm du lịch lữ hành đạt 2,6 tỷ VND trong khi đó doanh thu của toàn ngành du lịch đạt khoảng 36.000 tỷ VND trong năm 2006 trong đó doanh thu của hoạt động kinh doanh lữ hành đạt khoảng 21.000 tỷ VND. Do vậy ta có thị phần của doanh nghiệp như sau:
TP = = 0,012
Như vậy có thể thấy thị phần của doanh nghiệp rất nhỏ điều đó chứng tỏ thứ nhất là kinh doanh lữ hành ở Việt Nam không còn gì mới lạ nữa nó trở thành một trong những ngành kinh doanh phổ biến không xa lạ gì, thứ hai là trung tâm du lịch Dân Chủ cũng không phải là một trung tâm mang tầm cỡ kinh doanh lữ hành đối với thị trường kinh doanh lữ hành ở Việt Nam.
CHƯƠNG 3
Những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại trung tâm lữ hành thuộc công ty du lịch và thương mại Dân Chủ
3.1 Kế hoạch hoá hoạt động kinh doanh.
Đối với bất kì một công ty nào muốn có được thành công thì cũng phải có kế hoạch của công ty đó trong một khoảng thời gian nhất định. Kế hoạch hoá như là linh hồn, là cái tất yếu tồn tại một cách khách quan đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Như ai cũng biết nếu chúng ta làm một việc gì đó nếu không đặt ra kế hoạch riêng cho mình trong cuộc sống thì không bao giờ chúng ta gặt hái được những thành công trong cuộc sống. Thì cũng như vậy đối với trung tâm du lịch Dân Chủ cũng phải cần có một kế hoạch cụ thể của mình trong kinh doanh lữ hành. Doanh nghiệp phải hiểu rõ được vị trí của mình trong ngành kinh doanh lữ hành, như là có thể sử dụng bảng ma trận SWOT để tự đánh giá điểm mạnh điểm yếu của mình so với các công ty khác. Sở dĩ phải xem xét điểm mạnh điểm yếu của mình là để biết phát huy những điểm mạnh để từ những điểm mạnh đó chúng ta tạo dựng ra những sản phẩm mang tính chất khác biệt và độc đáo.
Qua những chỉ tiêu phân tích ở trên có thể thấy rằng vị thế và thị phần của trung tâm còn rất nhỏ do vậy phải có một kế hoạch cụ thể để nâng vị thế và thị phần của trung tâm lên. Để có thể giải quyết được vấn đề trên Em xin đưa ra những đề xuất cụ thể sau:
3.2 Đề xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.2.1 Chính sách đổi mới.
Đổi mới hay còn có thể nói là cải tiến công nghệ là nhằm mang lại năng suất lao động cao hơn. Đối với một trung tâm lữ hành thì lại càng quan trọng hơn về vấn đề đổi mới biết nhường nào.
Thứ nhất, nếu muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh lữ hành của trung tâm du lịch Dân Chủ thì chủ động mở rộng quy mô của mình có thể tăng lượng quỹ đầu tư phát triển, mở rộng quy mô có thể bằng cách mở thêm chi nhánh hoặc tạo dựng cho mình một thương hiệu mới. Bởi vì như đã phân tích ở trên đối với 1 doanh nghiệp nhỏ thì không thể phát triển một cách bền vững trong thời buổi cơ chế thị trường phát triển như vũ bão hiện nay. Qua phân tích ở trên thị phần của công ty là quá nhỏ nên cần phải được mạnh tay để tăng quy mô lên.
Ngoài ra chính sách đổi mới đối với trung tâm du lịch Dân Chủ còn phải đề xuất thêm là đổi mới toàn bộ như là đổi mới phong cách quản lí, lề lối làm việc. Tuy nhiên đối với một doanh nghiệp nhà nước thì điều này thật khó khăn. Một điều khách quan mà nói thì một doanh nghiệp nhà nước thì lúc nào cũng kém phần đổi mới hơn so với một doanh nghiệp liên doanh bởi vì doanh nghiệp liên doanh họ có cung cách làm việc mang tính chuẩn mực hơn.
Ngoài ra đổi mới sản phẩm cũng là một trong những điều rất đáng được nói đến đối với một trung tâm lữ hành. Các sản phẩm đổi mới có thể là các tour du lịch mới như là: những tour giá rẻ bất ngờ để thu hút được nhiều loại đối tượng khách để tăng thị phần của trung tâm; những tour mang tính phong tục tập quán của các vùng, các dân tộc; những tour mang tâm lí của từng đối tượng khách…
Do vậy để có thể đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh lữ hành của mình thì trung tâm du lịch Dân Chủ cũng cần phải có sự đổi mới một cách toàn diện, mang tính đồng bộ hơn.
3.2.2 Chính sách giá.
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Nếu giá cao thì mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp nhưng nếu đắt thì sẽ không thể cạnh tranh được khách với những doanh nghiệp khác. Nếu đưa ra giá thấp thì sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh kém nhưng sẽ thu hút được nhiều khách hơn có ưu thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành hơn. Do vậy để thu hút được khách mà lại mang lại lợi nhuận cao là một điều mà các nhà quản lí doanh nghiệp các nhà nghiên cứu đang đau đầu dày công nghiên cứu. Chìa khoá của sự thành công trong việc kinh doanh đó chính là biết cân đối giữa sự thu hút khách và giá cả tức là phải linh hoạt trong tính giá. Nếu doanh nghiệp muốn đặt mục tiêu mở rộng quy mô hơn thì phải chấp nhận xây dựng mức giá thấp để tạo thương hiệu của mình trở nên lớn mạnh điều này chỉ hợp lí nếu doanh nghiệp có đủ tiềm lực về vốn. Nhưng nó lại mang lại hiệu quả về lâu dài. Còn nếu doanh nghiệp không mở rộng quy mô của mình mà vì hiệu quả trước mắt, nhưng về lâu dài doanh nghiệp rất dễ bị tụt giảm vị thế của mình điều này thật đúng theo luật “ cá lớn nuốt cá bé”. Vì thực tế nhìn vào chỉ tiêu vị thế và thị phần của trung tâm lữ hành thuộc công ty cổ phần du lịch và thương mại Dân Chủ thì ta thấy quả thật rất nhỏ so với các công ty du lịch khác do vậy để tránh lâm vào tình trạng như luật thương trường thì trước tiên điều chỉnh mức giá thấp hơn để mở rộng thị phần của mình tạo cơ hội để tăng quy mô. Còn nếu không thì rất khó ðạt ðýợc hiệu quả kinh doanh cao trong dài hạn.
3.2.3 Hoạt động quảng cáo.
Hoạt động này cũng có ảnh hưởng tực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của trung tâm. Các chương trình du lịch của ta là các sản phẩm vô hình cho nên không thể cất trữ được do vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như việc thu hút được nhiều khách du lịch trong hiện tại cũng như trong tương lai thì không những phải thực hiện chính sách đổi mới, chính sách giá mà còn phải có sự tham gia tích cực của hoạt động quảng cáo. Hoạt động quảng cáo là công cụ để hỗ trợ khách du lịch hiểu biết thêm về công ty; nâng cao uy tín với khách; giới thiệu những sản phẩm mang tính chất độc đáo, khác biệt cho khách du lịch; ngoài ra còn tạo sự tò mò đối với khách. Hoạt động quảng cáo mang lại hiệu quả cao chính là hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Do vậy không chú trọng lựa chọn phương thức để quảng cáo mà cái chính là quảng cáo phải có nội dung, phải toát lên được ý nghĩa của từng chương trình du lịch, mang lại ấn tượng cho khách, mức giá cả phù hợp. Để có thể làm tốt công tác này thì trung tâm phải phân bổ nguồn lao động hợp lí hơn, không thể cùng lúc kiêm nhiệm nhiều việc trong một công ty. Vì làm như vậy thì mới chuyên môn hơn mang lại hiệu quả sát thực hơn. Đối với hoạt động quảng cáo hiện tại của công ty là qua internet và các tập gấp: hoạt động quảng cáo qua internet hiện nay là rất phổ biến nhưng nếu chỉ dùng một thứ ngôn ngữ là tiếng anh thì rất khó khăn đối với nhiều đối tượng khách. Vì khách của trung tâm là bao gồm cả khách nội địa, khách quốc tế của nhiều quốc gia khác nhau do vậy cũng phải tạo lập trang web của công ty sử dụng được nhiều ngôn ngữ khác nhau chứ? Đối với khách nội địa khi họ muốn đi du lịch mà lên mạng tìm kiếm các thông tin về công ty cũng như các chương trình du lịch thì điều này quả thật là khó đối với người dân Việt Nam chúng ta. Còn đối với hoạt động quảng cáo qua các tập gấp thì hiện nay do hệ thống thông tin đang phát triển một cách chóng mặt. Do đó nhu cầu về sử dụng các phương tiện thông tin cũng khá cao. Chính vì vậy trung tâm có thể thay thế các tập gấp bằng cách thiết kế xây dựng lên trang web của mình một mặt vừa dễ tìm kiếm, mặt khác giảm được chi phí làm lại, chi phí khấu hao.
3.2.4 quan hệ khách hàng.
Sở dĩ nói tới quan hệ khách hàng là vì đối với bất kì một doanh nghiệp kinh doanh nào thì việc tạo niềm tin với khách hàng là rất quan trọng. Khi mà có niềm tin với khách hàng tức là có được nguồn khách ổn định thì trung tâm sẽ mở rộng quy mô đầu tư của mình lên. Mặc dù hiệu quả kinh doanh là chưa cao nhưng khi có được nguồn khách đó thì thị phần tăng sẽ kéo theo doanh thu lớn và khi đó giá trị lãi thực sẽ cao lên. Công tác quan hệ khách hàng như là một công đoạn trong một chu kì kinh doanh. Khi doanh nghiệp tạo được niềm tin với khách hàng thì sẽ có thể tạo được mối quan hệ về lâu dài. Đối với các đối tác làm ăn như là các công ty gửi khách, các công ty nhận khách hay là các đoàn khách chúng ta không thể nào đạt được thành công trong kinh doanh bởi kết quả thắng – thua, nếu kết quả như vậy thì mối quan hệ chỉ là trục giật không tạo được mối quan hệ về lâu dài. Chẳng hạn khi chúng ta có một hợp đồng về nhận khách của một công ty gửi khách nào đó nếu chúng ta chấp nhận nói với họ mức giá mà công ty chúng ta coi đó là giá ưu đãi – giá mà ở đó có thể hợp tác về lâu dài. Nhưng quả thực giá đó so với thị trường hay nói cụ thể là so với công ty nhận khách khác họ có mức giá của chính hợp đồng đó là thấp hơn và chính như vậy chúng ta tự nhiên mất đi đối tác của mình mặc dù chúng ta có giải thích nhưng thực tế thì vấn đề lợi nhuận sẽ giải thích cho mọi điều. Chúng ta không thể giải thích là chất lượng của chúng ta tốt hơn hoặc vì một nguyên nhân nào khác; hay khi có một sự cố về giá xảy ra chẳng hạn khi công ty chúng ta nhận một hợp đồng nhận khách của một đối tác là bạn hàng của công ty lâu năm tại thời điểm hợp đồng khi giá xăng còn ở mức 9000 VND/ 1 lít. Nhưng do sự chục chặc của phía bạn về khách do đó chuyến đi bị hoãn lại sang tuần sau. Ở tại thời điểm tuần sau giá xăng tăng lên 12000 VND/ 1 lít. Nếu chúng ta giữ mức giá hợp đồng như cũ thì sẽ bị lỗ còn nếu báo giá của hợp đồng đó tăng lên với lí do là giá xăng tăng lên. Nếu công ty chúng ta không linh động mà nâng giá lên thì quan hệ của công ty chúng ta sẽ chuyển sang một chiều hướng khác còn nếu công ty chúng ta chấp nhận rủi ro phải bỏ tiền túi ra để bù lỗ nhưng ngược lại sẽ mang lại mối quan hệ tốt đẹp hơn. Do vậy công ty chúng ta sẽ tạo được sự hợp tác về lâu dài hơn. Xu hướng của kinh doanh hiện đại là hợp tác theo khẩu hiệu là thắng - thắng tức là hai bên đều mang lại thắng lợi cùng đạt được hiệu quả kinh doanh của mình. Đây chính là chìa khoá cho sự đàm phán thành công của doanh nghiệp, để có thể làm tốt công tác này thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có được người đàm phán xã giao tốt, thông thái về lĩnh vực kinh doanh của mình và có khả năng tiên đoán nhìn nhận được các tình huống xảy ra trong tương lai
Ngoài ra, còn phải tạo ấn tượng tốt với chính khách du lịch của công ty mình, ngoài viết cám ơn về chuyến đi đối với công ty còn phải định kì thăm hỏi những khách du lịch là khách quốc tế, bởi vì như vậy họ sẽ cảm thấy ngoài hợp đồng mua bán còn có sự thăm hỏi khi đó khách họ sẽ cảm nhận được rằng mình thật sự là người quan trọng đối với công ty. Họ sẽ giới thiệu về sự chu đáo của công ty với nhiều người khác thì dĩ nhiên chúng ta thu hút được khách theo một phản ứng dây truyền rất hiệu quả. Hơn nữa phương tiện truyền thông bằng miệng rất có hiệu quả trong kinh doanh hiện nay bởi vì thói bắt chiếc thường xảy ra trong đời sống của chúng ta.
3.2.5 Sử dụng nguồn vốn.
Vốn là điều kiện tiên quyết để kinh doanh, nhưng không chỉ cần có vốn là đã giành được thành công mà công ty phải biết quản lí nguồn vốn tức là sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, các khoản thu chi phải rõ ràng minh bạch. Để có thể làm tốt công tác này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải định kì kiểm tra bảng cân đối thu chi theo kì theo quý hoặc có thể theo tháng và sự trong sạch của bộ phận kế toán cũng góp phần làm cho nguồn vốn sử dụng hiệu quả. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả còn là sự hoạch định đúng đắn phương hướng kinh doanh của ban lãnh đạo công ty. Do vậy trước khi đưa ra các quyết định cũng như các chiến lược mang tính sống còn đến sứ mệnh công ty thì các quyết định đó phải được bàn bạc một cách kĩ lưỡng thông qua hội đồng công ty không thể lấy ý kiến chủ quan, cơ chế độc đoán một thủ trưởng để ra một quyết định quan trọng được. Đôi khi thủ trưởng của một cơ quan nào đó không phải là không có năng lực trong việc ra các quyết định nhưng do trong cuộc sống có rất nhiều các nhân tố tác động tới cá nhân họ chẳng hạn vì việc gia đình, chính vì lí do đó nên nó ảnh hưởng tới việc ra các quyết định của người thủ trưởng đó. Khi mà người ta minh mẫn thì sẽ mang lại sự thông minh trong công việc còn khi mà bị lú lẫn thì các quyết định cũng như mọi điều trở nên cái gì cũng như đúng rồi, đúng sai lẫn lộn.
Như vậy để có thể sử dụng nguồn vốn có hiệu quả thì phải có sự hợp tác trong sáng của các thành viên trong ban lãnh đạo công ty cũng như sự trong sạch của bộ phận kế toán. Như vậy mới mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty về lâu dài cũng như sự phát triển trong tương lai.
3.2.6 Phân tích động cơ chuyến đi.
Động cơ của chuyến đi du lịch của khách là một trong những nhân tố để xây dựng một chương trình du lịch một cách hợp lí. Khi mà đã biết được động cơ của chuyến đi chúng ta sẽ thiết kế được những chương trình phù hợp hơn vá các chuyến đi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Theo thống kê về khách của công ty du lịch và thương mại Dân Chủ thì có: cơ cấu về khách theo quốc tịch; cơ cấu về khách theo độ tuổi; cơ cấu về khách theo giới tính và cơ cấu về khách theo phương tiện vận chuyển. Nghiên cứu về khách theo quốc tịch để biết được phong tục tập quán và mức chi tiêu trung bình của họ; nghiên cứu về khách theo giới tính và độ tuổi để biết về đặc điểm chung của khách hàng tiêu dùng dịch vụ du lịch; nhưng còn nghiên cứu về động cơ của chuyến đi là cần được nghiên cứu hơn cả vì khi công ty chúng ta biết được động cơ của từng loại đối tượng khách khi đó chúng ta sẽ thống kê được những người theo động cơ này thì thường tiêu dùng sản phẩm du lịch gì? hay nói cụ thể hơn là động cơ của họ gắn liền với chương trình du lịch. Do vậy khi ta biết được động cơ của họ thì với số liệu thống kê của công ty chúng ta. Khi đó tất yếu sẽ biết được nhu cầu mang tính chung chung của từng đối tượng khách. Qua đó chúng ta sẽ xây dựng những chương trình du lịch phù hợp với từng động cơ nhất định. Hiệu quả hoạt động kinh doanh chắc chắn sẽ lạc quan hơn.
KẾT LUẬN
Đề tài này trình bày về một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm lữ hành thuộc công ty cổ phần du lịch và thương mại Dân Chủ.
Có thể nói hiệu quả kinh doanh là thiết thực nhất, nó là thước đo cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy hiệu quả là điều mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng mong muốn để đạt được. Trong sự phát triển không ngừng của thế giới nói chung, sự phát triển của ngành du lịch để có thể tồn tại và phát triển theo xu thế chung. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự phối hợp đồng bộ giữa doanh nghiệp với ngành du lịch, giữa doanh nghiệp với các tổ chức hữu quan thì mới vượt lên trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với sự biến động lớn của thị trường như hiện nay.
Để hoàn thành bài viết này Em đã tìm hiểu hoạt động kinh doanh trực tiếp của trung tâm cùng với sự giúp đỡ của các Anh, Chị trong trung tâm và sự nhiệt tình chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn.
Do còn đang ngồi trên ghế nhà trường còn thiếu kinh nghiệm thực tế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Xin chân thành cảm ơn và chúc cho công ty du lịch và thương mại Dân Chủ ngày một phát triển, cùng sánh vai trên thị trường thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS Nguyễn Văn Mạnh: Quản trị kinh doanh lữ hành. NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội.
PTS. Trần Minh Hoà: Bài giảng Kinh tế du lịch.
TS. Nguyễn Văn Mạnh: Bài giảng Quản trị kinh doanh lữ hành.
Trần Ngọc Nam: marketing Du lịch. NXB tổng hợp Đồng Nai
TS. Ngô Kim Thanh – PGS.TS Lê Văn Tâm: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp NXB LĐ – XH năm 2004.
PSG.TS Lê Văn Tâm: giáo trình Quản trị chiến lược NXB Thống kê năm 2000.
Tạp chí du lịch tháng 10, 11, 12 năm 2006.
Tạp chí du lịch thánh 1,2 3 năm 2007.
báo cáo của công ty Du lịch & Thương mại Dân Chủ.
LỜI CẢM ƠN
Những lời đầu tiên này Em xin gửi lời cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong trung tâm du lịch Dân Chủ đã tạo điều kiện cho Em được thực tập tại trung tâm, cảm ơn các thầy cô khoa Du lịch & Khách sạn – ĐH Kinh Tế Quốc Dân đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Hạnh đã giúp Em hoàn thành bài viết này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phn tch ho7841t 2737897ng kinh doanh c7911a trung tm l7919 hamp2.doc