Đề tài Lí luận chung về quỹ nhàn rỗi trong bảo hiểm xã hội

Tài liệu Đề tài Lí luận chung về quỹ nhàn rỗi trong bảo hiểm xã hội: A.LỜI MỞ ĐẦU “Mỗi năm nhà nước bỏ ra 10.000 tỷ đồng để trả lương cho khoảng 1 triệu người về hưu trước ngày 1/1/1995. Những người nghỉ hưu sau đó thì với mức đóng như hiện nay chỉ 10-15 năm nữa sẽ dẫn đến chi vượt thu, quỹ bảo hiểm xã hội phá sản”. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi thảo luận về dự án Luật bảo hiểm xã hội được Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận vào tháng 8 năm 2005. Để giải bài toán quỹ phá sản, dự luật bảo hiểm xã hội đã đề ra một loạt chính sách. Thứ nhất, tăng mức đóng bảo hiểm xã hội của cả chủ sử dụng và lao động từ năm 2010 mỗi năm lên 0,5%, tức khoảng 2016 thì tổng mức đóng góp của cả chủ và lao động là 26%. Thứ hai, giảm chi phí quản lý quỹ từ 3,6% như hiện nay xuống mức lý tưởng 2%. Thứ ba, chấm dứt chế độ nghỉ hưu sớm (trước 1999 tuổi nghỉ hưu bình quân của nam là 57,1, nữ 51,9; sau năm 1999 giảm tương ứng còn 54,8 và 49,2). Biện pháp cuối cùng là tiền nhàn rỗi của quỹ được đầu tư và cho vay để bảo toàn và tăng trưởng. Trước thực tế đó, với vốn kiến th...

doc17 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lí luận chung về quỹ nhàn rỗi trong bảo hiểm xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.LỜI MỞ ĐẦU “Mỗi năm nhà nước bỏ ra 10.000 tỷ đồng để trả lương cho khoảng 1 triệu người về hưu trước ngày 1/1/1995. Những người nghỉ hưu sau đó thì với mức đóng như hiện nay chỉ 10-15 năm nữa sẽ dẫn đến chi vượt thu, quỹ bảo hiểm xã hội phá sản”. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi thảo luận về dự án Luật bảo hiểm xã hội được Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận vào tháng 8 năm 2005. Để giải bài toán quỹ phá sản, dự luật bảo hiểm xã hội đã đề ra một loạt chính sách. Thứ nhất, tăng mức đóng bảo hiểm xã hội của cả chủ sử dụng và lao động từ năm 2010 mỗi năm lên 0,5%, tức khoảng 2016 thì tổng mức đóng góp của cả chủ và lao động là 26%. Thứ hai, giảm chi phí quản lý quỹ từ 3,6% như hiện nay xuống mức lý tưởng 2%. Thứ ba, chấm dứt chế độ nghỉ hưu sớm (trước 1999 tuổi nghỉ hưu bình quân của nam là 57,1, nữ 51,9; sau năm 1999 giảm tương ứng còn 54,8 và 49,2). Biện pháp cuối cùng là tiền nhàn rỗi của quỹ được đầu tư và cho vay để bảo toàn và tăng trưởng. Trước thực tế đó, với vốn kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Lê Thị Xuân Hương em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “quỹ nhàn rỗi trong Bảo hiểm xã hội” làm bài tiểu luận của mình. Như ta đã biết trong hoạt động bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng thường xuất hiện thuật ngữ “quỹ nhàn rỗi”. Chính vì thế mà bài tiểu luận này được thực hiện với mục đích làm sáng tỏ những thắc mắc xoay quanh vấn đề “quỹ nhàn rỗi” như: Thuật ngữ “quỹ nhàn rỗi trong bảo hiểm xã hội” là gì? ,Quỹ này dùng để làm gì?,… Kết cấu bài tiểu luận ngoài lời nói đầu và kết luận gồm: I.Lí luận chung về quỹ nhàn rỗi trong BHXH. II.Đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. B.NỘI DUNG I-LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUỸ NHÀN RỖI TRONG BẢO HIỂM Xà HỘI. 1.Quỹ Bảo hiểm xã hội. Trong đời sống kinh tế - xã hội , người ta thường nói đến rất nhiều loại quỹ khác nhau như: quỹ tiêu dùng, quỹ sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ tiết kiệm... Tất cả các loại quỹ này đều có một điểm chung là tập hợp các phương tiện tài chính hay vật chất khác cho những hoạt động nào đó theo mục tiêu định trước với những quy định/quy chế nhất định. Quỹ lớn hay nhỏ biểu thị khả năng về mặt phương tiện và vật chất để thực hiện mục tiêu đề ra. Tất cả các loại quỹ đều không chỉ tồn tại với một khối lượng tĩnh tại tại một thời điểm mà còn luôn luôn biến động theo hướng tăng lên ở đầu vào với các nguồn thu và giảm đi ở đầu ra với các khoản chi như một dòng chảy liên tục. Có thể hình dung quỹ như một bể chứa nước, trong đó đầu vào có nước luôn chảy để nước trong bể ngày càng nhiều lên còn đầu ra là quá trình sử dụng nước làm cho nước trong bể vơi dần đi. Để bảo đảm cho đầu ra ổn định, người ta thiết lập một lượng dữ trữ. Tương tự như với bể nước, đầu vào phải nhiều hơn đầu ra thì trong bể mới luôn luôn có nước. Bởi vậy, để quản lý và điều hành được một quỹ nào đó thì không phải chỉ quản lý được khối lượng tĩnh của nó tại một thời điểm, mà quan trọng hơn là phải quản lý được lưu lượng của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Tương tự như vậy, quỹ BHXH cũng được hình thành từ các nguồn thu khác nhau và được sử dụng để chi trả các trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng và các chi phí quản lý khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy, quỹ BHXH phải được tính toán sao cho nguồn thu phải đủ lớn và phải "chảy" vào "bể" liên tục để đảm bảo các chi phí - "đầu ra" của BHXH không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai. Khi mức "chảy" ra lớn, những người hoạch định phát triển BHXH phải tìm cách để tăng nhiều hơn mức "chảy" vào. Theo những quan niệm về quỹ nói chung như trên, thì quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH (có thể bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp) và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ BHXH. Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. 2.Quỹ nhàn rỗi trong bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ thu BHXH từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động so với tổng chi ngày càng tăng từ 34,2% của quý IV/1995 lên 70,5% năm 2000. Điều đó nói lên rằng, công tác thu nộp BHXH đã góp phần quan trọng vào việc hình thành đượ quỹ BHXH tập trung, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước, làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước trong việc chi trả các chế độ BHXH đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan BHXH Việt Nam chủ động trong việc số tiền tạm thời nhàn rỗi chưa được sử dụng trong quỹ BHXH vào đầu tư tăng trưởng quỹ. Số tiền này được hình thành từ khoản chênh lệch thu-chi quỹ BHXH hàng năm được phản ánh rõ nét trong đồ thị dưới đây: Đồ thị chênh lệch thu – chi quỹ BHXH (từ quý IV/1995 đên năm 2000) N¨m Sè tiÒn (Tû ®ång) Qua đồ thị chênh lệch thu-chi quỹ BHXH ở trên ta thấy khoản chênh lệch này tăng lên qua các năm 2.186,5 tỷ đồng năm 1996 lên 3.974,7 tỷ đồng năm 2000, tăng bình quân hàng năm là 447,1 tỷ đồng. Đây là kết qủa rất đáng mừng trong thời kì đổi mới cơ chế quản lí BHXH Việt Nam, nó đã tạo cho quỹ BHXH một khoản tiền tạm thời nhàn rỗi ngày càng lớn, một phần trong đó sẽ được đem vào đầu tư sinh lời và tạo ra một nguồn thu mới cho quỹ BHXH. Như vậy, do đặc thù người tham gia BHXH đóng phí trong một thời gian dài và thường là rất lâu sau họ mới được hưởng các chế độ trợ cấp dài hạn (như hưu trí, tuất...), đồng thời số người tham gia đóng phí và hưởng tại một thời điểm thường có chênh lệch dương (đôi khi khá lớn) nên quỹ BHXH tại một thời điểm nhất định có số tiền kết dư lớn.Và thuật ngữ “quỹ nhàn rỗi” cũng bắt nguồn từ đó... II-ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BẢO HIỂM Xà HỘI. 1.Mục đích đầu tư. Nhìn lai hệ thống bảo hiểm xã hội trên thế giới ta thấy: Ở nước Đức không thực hiện đầu tư tăng trưởng quỹ. Nếu trong năm quỹ bị mất cân đối, thu không đủ chi, ngân sách Nhà nước cấp bù để đảm bảo đời sống cho người về hưu;Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước trong khu vực hầu hết áp dụng mô hình quản lý quỹ dài hạn. Nhiều nước như: Philippin, Malaysia, Singapore... đã xây dựng kế hoạch cân đối quỹ đến năm 2010 - 2020. Đối với nước ta, do kinh tế chưa phát triển, ngân sách Nhà nước chưa có điều kiện trợ cấp hàng năm cho quỹ BHXH thì áp dụng mô hình cân đối quỹ dài hạn cho 2 chế độ hưu trí và tử tuất là phù hợp nhất. Đây là hai chế độ dài hạn, vì người lao động phải đóng BHXH trong một thời gian dài 15 - 30 năm, khi đủ tuổi đời, đủ số năm đóng BHXH mới được hưởng trợ cấp. Vì vậy, trong thời gian đầu quỹ BHXH luôn còn tồn tích một khối lượng tiền tệ nhàn rỗi. Số tiền tạm thời nhàn rỗi này được Chính phủ cho phép thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng quỹ. Nguồn quỹ nhàn rỗi trong BHXH cần được đầu tư tăng trưởng, vì : - Trong quá trình hoạt động các nguồn thu của BHXH, bao gồm thu do các đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, đóng góp của Nhà nước trong một số trường hợp và các nguồn thu hợp pháp khác. Các nguồn thu này khi đưa vào quỹ BHXH có một bộ phận được chi dùng ngay (cho các trợ cấp BHXH ngắn hạn) ; nhưng phần lớn dùng để chi trả cho các trợ cấp BHXH dài hạn mà tính từ khi đóng phải hàng chục năm sau mới phải chi (nếu tính riêng cho một người). Đối với những hệ thống BHXH trẻ (như Việt Nam), số người đóng góp hiện tại lớn hơn nhiều so với số người hưởng BHXH hiện tại, thì số tiền chưa được dùng ngay rất lớn. Đây được gọi là phần nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH. Theo quy luật tiền tệ, phần nhàn rỗi của quỹ BHXH không được để đóng băng mà phải được đưa vào lưu thông, phải được đầu tư để tránh những rủi ro về tiền tệ như lạm phát và các rủi ro khác. Do vậy, đầu tư trước hết là để đảm bảo giá trị của phần vốn này, mặt khác phần sinh lời thực tế (sau khi đã trừ đi lạm phát) sẽ làm tăng quy mô của quỹ BHXH, góp phần cải thiện cho các trợ cấp BHXH cả trợ cấp dài hạn và trợ cấp ngắn hạn ; đồng thời đảm bảo cho các hoạt động của BHXH được tốt hơn cả trong hiện tại và tương lai. - Do thiết kế kỹ thuật, có tính tới yếu tố thu nhập hiện thời của người lao động, nên phí BHXH chỉ là phí tối thiểu. Nếu tính riêng cho một người lao động thì phần đóng góp của anh ta/chị ta không đủ chi trả cho họ từ sau khi nghỉ hưu cho đến khi họ chết. Chính vì vậy, trong kỹ thuật tính phí BHXH phải dựa trên số đông và có tính đến các yếu tố đầu tư. Do vậy, nếu không đầu tư tăng trưởng quỹ thì quỹ BHXH không thể chi dùng đủ cho tương lai, trong khi nhu cầu thụ hưởng của người lao động ngày càng cao theo thời gian. - Là một bộ phận của tài chính quốc gia, muốn nền kinh tế tăng trưởng, cải thiện đời sống chung cho nhân dân, các nguồn lực tài chính phải được huy động tối đa, do vậy sự huy động phần nhàn rỗi của quỹ BHXH vào nền kinh tế là yêu cầu có tính khách quan, vừa góp phần tăng trưởng quỹ, vừa góp phần tăng vốn cho nền kinh tế. Thông qua việc đầu tư vốn vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế hoặc các thị trường tài chính (thông qua mua cổ phiếu, trái phiếu...), xã hội quỹ BHXH đã cung cấp một lượng vốn lớn và đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tăng trưởng nền kinh tế; góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính của đất nước. - Khi quỹ BHXH ổn định và tăng trưởng, phần chi từ ngân sách Nhà nước cho BHXH sẽ giảm đi và ngân sách Nhà nước sẽ có điều kiện để tập trung chi vào các mục tiêu trọng yếu khác như chi cho đầu tư phát triển, chi nâng cao đời sống xã hội, phúc lợi công cộng..., trong đó có một bộ phận là những người đã và đang tham gia BHXH cũng được hưởng lợi với tư cách là một công dân. 2.Nội dung đầu tư. Mục tiêu hoạt động của quỹ là tự cân đối thu-chi do đó quỹ BHXH luôn luôn phải có một lượng tiền tích luỹ để chi trả cho các chế độ dài hạn như: hưu trí, tử tuất, thương tật.Lượng tiền tồn tích này (lượng tiền tạm thời nhàn rỗi chưa được sử dụng trong quỹ BHXH) được phép đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH theo quy chế quản lí tài chính đối với BHXH Việt Nam, như sau: -Mua trái phiếu,tín phiếu của Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương Hiện nay, quỹ BHXH thường được đầu tư vào các lĩnh vực như: gửi tiết kiệm ở ngân hàng, mua kỳ phiếu ngân hàng mại của Nhà nước. -Cho vay đối với Ngân sách Nhà nước, quỹ Hỗ trợ Đầu tư Quốc gia, các ngân hàng thương mại của Nhà nước. -Đầu tư vào một số dự án lớn và doanh nghiệp lớn của Nhà nước có nhu cầu về vốn được Chính phủ cho phép và bảo trợ. Thực hiện Quyết định số 20/1998/QĐ – TTg ngày 26/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam về tiến hành các hoạt động đầu tư tăng trưởng. Tính đến ngày 31/12/1999, BHXH Việt Nam đã cho vay được 10.628.002 triệu đồng.Cụ thể như sau: Bảng 7:Tình hình đầu tư của quỹ BHXH (Tính đến 31/12/1999) STT Đơn vị vay Số tiền (Triệu bảng) Cơ cấu đầu tư (%) 1 Ngân sách Nhà nước 1.087.636 10,2 2 Quỹ Hỗ trợ Đầu tư Quốc gia 4.200.000 39,5 3 Ngân hàng đầu tư 2.000.000 18,8 4 Các ngân hàng thương mại 2.425.000 22,8 5 Mua tín phiếu, trái phiếu 915.366 8,7 Cộng 10.628.002 100,0 (Nguồn:Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Qua bảng số liệu ta thấy, trong cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực đơn vị thì đầu tư vào Quỹ Hỗ trợ Đầu tư Quốc gia chiếm tỉ trọng lớn nhất bằng 39,5% so với tổng số tiền đầu tư. Và phần lớn các dự án đầu tư tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH đều theo sự chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, kể cả tổng mức đầu tư, lãi suất, thời hạn vay,…Vì vậy, mức lãi suất thực hiện thấp, bình quân chỉ 6 – 7%/năm,có năm thấp hơn cả tỉ lệ trượt giá (năm 1998 trượt giá 9,2%/năm). Tổng số tiền lãi thu được tính đến hết năm 1999 là: 1.351.448 triệu đồng. Với kết quả này, quỹ BHXH đã có tác dụng tích cực góp phần vào việc phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. VÒ sö dông l·i ®Çu t­: QuyÕt ®Þnh sè 20/1998/Q§-TTg ngµy 26/1/1998 cña Thñ t­íng ChÝnh phñ ®· chØ râ tiÒn sinh lêi do ho¹t ®éng ®Çu t­ quü BHXH ®­îc ph©n bæ nh­ sau: - §­îc trÝch 50% trong 5 n¨m ®Ó bæ xung vèn ®Çu t­ x©y dùng c¬ së vËt chÊt cña toµn hÖ thèng BHXH. - TrÝch 2 quü khen th­ëng vµ phóc lîi b»ng 3 th¸ng l­¬ng thùc tÕ toµn ngµnh. - PhÇn cßn l¹i bæ xung vµo quü BHXH ®Ó b¶o toµn vµ t¨ng tr­ëng quü. Thùc hiÖn QuyÕt ®Þnh cña Thñ t­íng ChÝnh phñ, BHXH ViÖt Nam ®· sö dông tiÒn sinh lêi do ®Çu t­ t¨ng tr­ëng ®óng môc ®Ých lµ x©y d­ng c¬ së vËt chÊt cña toµn ngµnh vµ trÝch lËp quü phóc lîi, quü khen th­ëng. Ngoµi c¸c kho¶n chi trªn, phÇn cßn l¹i cña lîi nhuËn ®Çu t­ ®­îc nép vµo quü BHXH. Mỗi dự án đầu tư phục vụ cho những mục tiêu khác nhau, nên có tác động khác nhau tới mục tiêu chung.Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư quỹ BHXH đều nhằm mục tiêu tăng trưởng quỹ; đồng thời góp phân làm gia tăng thu nhập quốc dân, phát triển xã hội, nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách đối với hoạt động đầu tư quỹ của BHXH cũng cần được bổ sung và có sự điều chỉnh thích hợp hơn. Cụ thể, đối với một phần quỹ nhàn rỗi dùng để đầu tư Nhà nước cần có một quy định chặt chẽ, rõ ràng tránh sự lãng phí gây thất thoát không đáng có. Nếu quỹ này cần dành cho ngân sách nhà nước, các ngân hàng thương mại hay một tổ chức nhà nước nào khác thì cần phải do Tổng Giám đốc BHXH VN quyết định. Riêng với hình thức đầu tư vốn vào các dự án kinh doanh, liên doanh góp vốn đầu tư thì thẩm quyền quyết định phải được phân cấp cụ thể và có chính sách phù hợp. Mặt khác, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với hoạt động đầu tư quỹ như ưu đãi thuế và ưu tiên một số lĩnh vực, dự án đầu tư bằng quỹ BHXH mà ở đó vốn đầu tư an toàn, ít rủi ro và có nhiều khả năng tăng trưởng như đầu tư vào xây nhà bán trả chậm cho người nghèo, người có thu nhập thấp, đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội... Mở rộng diện nộp BHXH tự nguyện để người lao động cũng như người nông dân sẽ có cơ hội đảm bảo cho cuộc sống khi về già. Vì suy cho cùng sự tăng trưởng của quỹ BHXH gắn bó mật thiết đến việc bảo đảm các chính sách an sinh xã hội. 3.Các nguyên tắc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH Do quỹ BHXH có những đặc trưng, khác hẳn với những tổ chức tài chính khác, nên việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH phải trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Các đặc trưng đó là :   - Quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở chủ yếu là đóng góp của các bên tham gia BHXH (bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước trong một số trường hợp). Vốn đầu tư của quỹ BHXH không phải là vốn kinh doanh mà là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi dự trữ cho tương lai nhằm để chi trả các trợ cấp BHXH cho người lao động khi tham gia BHXH. Do đó không có khái niệm kinh doanh quỹ BHXH mà chỉ là các hoạt động đầu tư phần nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH. - Quy mô vốn đầu tư của quỹ BHXH phụ thuộc trước hết vào số người tham gia BHXH và thu nhập của họ. Số người tham gia BHXH càng đông, tuổi đời khi mới tham gia BHXH càng trẻ và thu nhập của họ càng cao thì quy mô của quỹ BHXH càng lớn. Ngoài ra các nhân tố khác như sức khỏe, an toàn lao động tốt… làm cho các khoản chi trợ cấp tức thời giảm thì phần nhàn rỗi của quỹ càng nhiều. Vì vậy, tỷ trọng nguồn tiền nhàn rỗi trong tổng số thu vào quỹ BHXH phản ánh tình trạng tài chính của quỹ. Tỷ trọng này càng lớn thì càng thể hiện được khả năng thanh toán trong tương lai của quỹ và khả năng đầu tư tăng trưởng của quỹ. - Khác với các quỹ tài chính khác, quỹ BHXH được tồn tích nhiều năm. Do vậy, phần tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH không phải đơn thuần chỉ là số chênh lệch thu chi BHXH trong một năm, mà còn là số vốn tích luỹ được qua nhiều năm do chưa đến kỳ thực hiện trợ cấp cho người hưởng chế độ BHXH. Như đã biết, trong phần đóng phí cho quỹ BHXH có phần để chi các chế độ ngắn hạn và phần để chi cho các chế độ dài hạn. Về nguyên tắc tài chính, đối với phần quỹ ngắn hạn, số thu trong năm phải được chi hết trong năm. Nên về cơ bản phần nhàn rỗi của quỹ BHXH chủ yếu là phần để chi cho các chế độ BHXH dài hạn và phần này được tồn tích trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trên thực tế phần quỹ ngắn hạn cũng có thể được đầu tư vào các dự án nhỏ, có thời gian thu hồi vốn nhanh. Từ những đặc trưng trên, ILO đã đưa ra một số nguyên tắc khi đầu tư quỹ BHXH, nhưng có 4 nguyên tắc cơ bản là : Nguyên tắc thứ nhất: Phải đảm bảo an toàn khi đầu tư Mục tiêu hình thành quỹ BHXH là để góp phần đảm bảo an toàn thu nhập cho người lao động và sâu xa hơn là đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư. Vì vậy, An toàn là nguyên tắc hàng đầu trong việc đầu tư quỹ BHXH. Có thể nói, Quỹ BHXH về bản chất là tài sản của nhiều thế hệ lao động, luôn luôn gắn liền với đời sống của hàng triệu người tham gia BHXH và gia đình họ. Quỹ BHXH được bảo toàn và tăng trưởng tốt sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người lao động tham gia BHXH và góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước, góp phần ổn định và phát triển đất nước. Ngược lại, nếu quỹ BHXH không được sử dụng đúng, không đảm bảo được giá trị, mất an toàn (thâm hụt) thì đời sống của người tham gia và thụ hưởng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên; hậu quả là sẽ dẫn đến rối loạn xã hội nghiêm trọng. Nhiều Chính phủ đã phải sụp đổ do những vấn đề có liên quan đến lợi ích của người tham gia BHXH. Để thực hiện được nguyên tắc này, Nhà nước cần có những định hướng đầu tư và ở những chừng mực nào đó nhà nước phải bảo hộ cho đầu tư của quỹ BHXH sao cho ít rủi ro nhất. Việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH cần phải chú ý đến 3 yếu tố sau đây: + Xác định xác suất rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình đầu tư. + Tính toán chặt chẽ khả năng sinh lời. + Xác định lợi ích xã hội của việc đầu tư. Để đánh giá xác suất rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình đầu tư, đòi hỏi phải có những thông tin đầy đủ về các dự án đã được đầu tư trong lĩnh vực dự định đầu tư và có những phân tích của các chuyên gia về vấn đề này. Trên có sở đánh giá xác suất rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình đầu tư để lựa chọn phương án đầu tư an toàn nhất. Nguyên tắc này có thể mâu thuẫn với nguyên tắc sinh lời trong kinh doanh thuần túy. Tuy nhiên, đối với hoạt động BHXH, sinh lời là cần thiết nhưng an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Nguyên tắc thứ hai: Phải có sinh lời Như đã nêu, trong bất kỳ họat động kinh doanh nào, nếu không sinh lời (không có lợi nhuận) thì không nhà đầu tư nào bỏ tiền ra để đầu tư. Do đó, xét trên giác độ kinh tế, sinh lời cũng là mục tiêu và rất quan trọng trong hoạt động của quỹ BHXH. Hơn nữa, quỹ BHXH còn phải thực hiện các mục tiêu chính là đảm bảo thu nhập (cả về quy mô và gía trị) cho người lao động tham gia BHXH không chỉ hiện tại mà cả tương lai xa của họ. Vì vậy, đầu tư của quỹ phải đảm bảo được nguyên tắc có lãi (thực). Lãi này phải được thể hiện qua từng dự án đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể. Nghĩa là kết quả của hoạt động đầu tư phải cao hơn chi phí đã bỏ ra. Nếu đầu tư không sinh lời thì không thể thực hiện được mục tiêu tăng trưởng quỹ, ảnh hưởng tới độ an toàn của quỹ cũng như khả năng chi trả trong tương lai. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phải đủ bù đắp và vượt trội các chi phí và tổn thất trong quá trình đầu tư. Để thực hiện được nguyên tắc này trước hết phải có chiến lược đầu tư tổng thể và có lộ trình đầu từ trên cơ sở xác định được danh mục đầu tư, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu. Đối với từng dự án đầu tư cần phải đánh giá được kết quả và hiệu quả đầu tư. Kết quả của hoạt động đầu tư của một dự án được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư đã được thực hiện, năng lực của quỹ BHXH được tăng lên. Hiệu quả của hoạt động đầu tư là xem xét đến khía cạnh lợi ích đạt được so với chi phí phải bỏ ra đầu tư. Đối với hoạt động đầu tư của quỹ BHXH phải được xem xét, phân tích trên hai phương diện đó là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội . Để có được những đánh giá trên, cần thông qua một hệ thống các chỉ tiêu nhất định và có phương pháp đánh giá và quy trình đánh giá phù hợp. Trên có sở phân tích, đánh giá, các nhà đầu tư của quỹ BHXH có thể tiếp tục đầu tư vào dự án này hay dự án kia hoặc điều chỉnh mục tiêu đầu tư của qũy BHXH, nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài cho quỹ BHXH. Có thể có những giai đoạn, có những dự án dù hiệu quả tài chính chưa phải là tối ưu, nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội tốt hơn thì vẫn được xem xét để đầu tư. Đây là sự khác biệt giữa đầu tư thông thường và đầu tư của quỹ BHXH. Tuy nhiên, nguyên tắc đầu tiên là phải thường xuyên tổ chức đánh giá, từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến suốt quá trình họat động đầu tư và phải đánh giá cả khi dự án đã kết thúc. Nguyên tắc thứ ba: phải có khả năng thanh toán (thanh khoản): Mục tiêu lập quỹ BHXH là để đáp ứng được những chi trả các trợ cấp BHXH vào bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ đâu. Nói cách khác, quỹ BHXH phải luôn ở chế độ sẵn sàng có tiền để chi trả các trợ cấp BHXH định kỳ hoặc đột xuất. Chính vì vậy, phần chưa dùng đến của quỹ BHXH mới được gọi là phần nhàn rỗi tương đối (hoặc tạm thời). Do đó, một nguyên tắc rất cơ bản khi tổ chức các hoạt động đầu tư của quỹ BHXH là dù đầu tư quỹ vào lĩnh vực nào, dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo khả năng chuyển đổi các tài sản đầu tư thành tiền và có thể thu hồi được dễ dàng để cho thể chi trả các trợ cấp BHXH. Đây cũng là tính đặc thù của hoạt động đầu tư của quỹ BHXH so với các hoạt động đầu tư thông thường khác. Trên thực tế không ít các dự án đầu tư khả năng thu hồi vốn rất lâu, đòi hỏi phải có thời gian và phụ thuộc vào thị trường. Vì vậy, quỹ BHXH chỉ có thể đầu tư vào các tài sản đầu tư mang tính lỏng cao và vào các tài sản đầu tư có thu nhập thường xuyên ổn định như tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán hay ưu tiên cho quỹ được đầu tư vào các dự án lớn có tầm chiến lược quốc gia theo các hình thức liên doanh, góp vốn cổ phần vào các ngành khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, viễn thông... Danh mục đầu tư phải được lập và phải được đánh giá cụ thể bởi các chuyên gia đánh giá đầu tư. ILO khuyến cáo trong cơ quan BHXH nên có bộ phận đầu tư và phải có các chuyên gia đánh giá đầu tư chuyên nghiệp. Thông thường có hai loại doanh mục đầu tư là các tài sản vật chất và các tài sản tài chính. Việc đánh giá này phải nêu lên được những ưu và nhược điểm của các danh mục dự định đầu tư để từ đó lựa chọn những danh mục hợp lý nhất, đảm bảo được nguyên tắc có khả năng thanh khoản cao này. Nguyên tắc thứ tư: đảm bảo lợi ích xã hội Song song với các yêu cầu về hiệu quả kinh tế nhằm tăng trưởng quỹ, việc đầu tư quỹ BHXH phải đạt hiệu quả về mặt xã hội, đảm bảo được các lợi ích xã hội. Đầu tư quỹ BHXH phải luôn gắn liền với các chính sách về xã hội như dân số, lao động, việc làm, cải thiện môi trường lao động và môi trường sống... Việc đầu tư quỹ BHXH cần chú trọng tới các dự án phục vụ công cộng và các mục tiêu xã hội thực sự, mặc dù lợi nhuận (hiệu quả kinh tế) đầu tư có thể thấp. Các dự án đầu tư phải là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đông đảo người lao động, phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Do vậy, quỹ BHXH có thể được đầu tư vào các công trình dân sinh, nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp, tham gia vào các quỹ giải quyết việc làm, quỹ hỗ trợ dạy nghề cho người lao động, quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động./. 4.Đánh giá. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH, đây là một nội dung và là nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động quản lý tài chính Quỹ BHXH. Tăng trưởng Quỹ BHXH, liên tục tăng trưởng Quỹ là nhân tố rất quan trọng có tác động trực tiếp đến sự đảm bảo cân đối vững chắc, lâu dài Quỹ BHXH. Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã quán triệt chỉ đạo đến cơ quan BHXH các cấp triệt để tận dụng các khoản kinh phí tạm thời nhàn rỗi đưa vào hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ. Kết quả thực hiện cho thấy hoạt động đầu tư Quỹ BHXH đã được thực hiện nghiêm túc, hoạt động đầu tư được quản lý chặt chẽ, đúng danh mục đầu tư theo quy định và đã đem lại hiệu quả tương đối tốt, không xảy ra rủi ro, thất thoát. Theo quy định hiện hành, Quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi được đầu tư dưới hình thức cho vay ngắn hạn, dài hạn như: cho ngân sách Nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển và các Ngân hàng thương mại Nhà nước vay dưới hình thức mua trái phiếu, công trái Chính phủ, cho vay dài hạn... Do Quỹ BHXH được quản lý tập trung nên hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ chủ yếu diễn ra tại BHXH Việt Nam.Sau đầu tư số tiền thu được lại quay trở lại đầu tư vào quỹ Bảo hiểm để chi trả các chế độ, chi phí quản lí, và sau đó lại tích cực chuẩn bị đem đi đầu tư tiếp. Trong thời gian tới, để hoạt động đầu tư Quỹ BHXH hiệu quả hơn nhằm đảm bảo nguồn lực cân đối Quỹ trong tương lai, cần phải nghiên cứu, kiến nghị để bổ sung, hoàn thiện về cơ chế, chính sách tạo được một hành lang pháp lý rộng mở hơn cho hoạt động đầu tư Quỹ BHXH. C.KẾT LUẬN Hướng tới một nền an sinh xã hội cho toàn dân, BHXH phải là trụ cột, là công cụ vững chắc, để đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng và nâng cao của người lao động nói riêng và của toàn bộ dân cư nói chung, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đồng thời làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như chủ trương và định hướng của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của BHXH là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển của xã hội. Quỹ BHXH được quản lý theo nguyên tắc kinh tế nhưng mục đích sử dụng quỹ BHXH lại mang tính xã hội sâu sắc. Quỹ BHXH là quỹ ngoài NSNN, hoạt động độc lập và tự cân đối thu- chi theo cơ chế quản lý tài chính được Chính phủ cho phép. Quỹ BHXH vận động thường xuyên do sự tác động của các hoạt động thu nộp BHXH, BHYT (tạo lập quỹ) và chi trả các chế độ BHXH, BHYT (sử dụng quỹ) đẩy đủ, kịp thời góp phần thực hiện chính sách nhân đạo, công bằng, đảm bảo mục tiêu ổn định đời sống và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân của Đảng, Nhà nước đối với người lao động. Đồng thời góp phần tạo lập nên những nguồn lực tài chính cần thiết cho các khâu tài chính khác thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng phát triển thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần đưa nước ta hội nhập tốt hơn, toàn diện hơn với kinh tế thế giới./. Hoàn thành bài tiểu luận về “Quỹ nhàn rỗi”– một vấn đề lớn và quan trọng trong hoạt động BHXH nên chắc chắn em không tránh khỏi những thiếu sót do trình độ còn hạn chế, thời gian không cho phép nghiên cứu sâu rộng, điều kiện để thu thập thông tin còn khó khăn…Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Xuân Hương đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài tiểu luận này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Bài giảng Bảo Hiểm Xã Hội (Phần I) – NXB Đại học Lao Động - Xã Hội. 2.Luật Bảo hiểm xã hội (29/6/2006). 3.Tạp chí Bảo hiểm xã hội Viêt Nam. . MỤC LỤC A.LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………1 B.NỘI DUNG……………………………………………………….2 I.Lí luận chung về quỹ nhàn rỗi trong BHXH……………………….2 1.Quỹ BHXH……………………………………………………...2 2.Quỹ nhàn rỗi trong BHXH………………………………………3 II.Đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH……………………………………4 1.Mục đích đầu tư………………………………………………….4 2.Nội dung đầu tư…………………………………………………..6 3.Các nguyên tắc đầu tư…………………………………………….8 4.Đánh giá…………………………………………………………...11 C.KẾT LUẬN………………………………………………………….12 Tài liệu tham khảo……………………………………………………...13 Mục lục…………………………………………………………………14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchi_bh1_bt_tieu_luan__6636.doc
Tài liệu liên quan