Tài liệu Đề tài Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam: Lời mở đầu
Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, có sức hấp dẫn lớn chẳng những đối với khách du lịch trong nước mà còn với khách du lịch quốc tế và bà con Việt kiều ở xa Tổ quốc.
Chúng ta có đủ điều kiện để đa dạng hóa các loại hình du lịch từ tham quan, nghỉ mát điều dưỡng, tắm biển, leo núi, thể thao đến nghiên cứu khoa học... và có khả năng tiếp nhận một số lượng lớn du khách.
Về mặt tự nhiên, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, cảnh thiên nhiên có những nét hùng vĩ nên thơ của núi rừng như Sapa mờ ảo trong sương, như Đà Lạt - thành phố thông reo, hay vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên của thế giới…
Bên cạnh tiềm năng về mặt tự nhiên, Việt Nam còn có một kho tàng văn hóa - lịch sử phong phú. Đó là những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình... nổi tiếng từ hồi tiền sử, những di tích lịch sử còn được bảo tồn nguyên hiện trạng hoặc sưu tầm được qua các triều đại lịch sử nước ta, rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống,...
25 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, có sức hấp dẫn lớn chẳng những đối với khách du lịch trong nước mà còn với khách du lịch quốc tế và bà con Việt kiều ở xa Tổ quốc.
Chúng ta có đủ điều kiện để đa dạng hóa các loại hình du lịch từ tham quan, nghỉ mát điều dưỡng, tắm biển, leo núi, thể thao đến nghiên cứu khoa học... và có khả năng tiếp nhận một số lượng lớn du khách.
Về mặt tự nhiên, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, cảnh thiên nhiên có những nét hùng vĩ nên thơ của núi rừng như Sapa mờ ảo trong sương, như Đà Lạt - thành phố thông reo, hay vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên của thế giới…
Bên cạnh tiềm năng về mặt tự nhiên, Việt Nam còn có một kho tàng văn hóa - lịch sử phong phú. Đó là những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình... nổi tiếng từ hồi tiền sử, những di tích lịch sử còn được bảo tồn nguyên hiện trạng hoặc sưu tầm được qua các triều đại lịch sử nước ta, rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức như Đền Hùng, Hoa Lư, chùa Tây Phương, Huế, Thánh Địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An... Những lễ hội truyền thống như hội Đền Hùng (Vĩnh Phú), hội Dóng (Hà Nội), hội chùa Dâu ( Bắc Ninh ), hội chùa Keo (Thái Bình),… những nền văn nghệ dân gian với các nhạc cụ độc đáo (t’rưng, Krông put...) với các điệu múa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam...
Ngoài ra, chúng ta cũng có rất nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu đan, chạm khắc, các sản phẩm từ cói v.v... đạt trình độ thẩm mỹ cao, hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu các loại khách du lịch.
Trong vài năm trở lại đây chúng ta thường hay nói tới một loại hình du lịch mới mà cũ đó là du lịch văn hoá. Trong hệ thống các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch văn hoá có một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng mà dường như từ lâu đã bị mai một, đó chính là các lễ hội dân gian ở Việt nam.
Với mục tiêu làm rõ vai trò, ý nghĩa của lễ hội dân gian trong việc phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam em đã chọn đề tài nghiên cứu : “Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam".
Với đề tài trên, trong bài viết này em xin được trình bày những nội dung sau:
Phần I : Lễ hội dân gian, tính chất và đặc điểm của lễ hội dân gian ở Việt nam.
Phần II : Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam.
I-Những nét khái quát về du lịch văn hoá.
II- Vai trò của lễ hội dân gian trong việc phát triển du lịch văn hoá.
III-Một số lễ hội tiêu biểu ở miền bắc Việt nam.
1. Lễ hội Đền Hùng.
2. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.
3. Lễ hội chùa Hương.
Phần III : Những điều kiện để thu hút khách đến với các lễ hội.
Phần i
Lễ hội dân gian, tính chất và đặc điểm của lễ hội dân gian ở Việt nam
I. Lễ hội dân gian.
Trong các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổnh hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hoá nghệ thuật, linh thiêng và đời thường… là một sinh hoạt có sức hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội. Như vậy lễ hội là mộthình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao đọng vất vả, hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất giải trí. Do đó lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính :
- Phần lễ (hay còn gọi là phần nghi lễ). Tuỳ vào tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Có thể phần nghi lễ mở đầu ngày hội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính đối với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách. Phần nghi lễ là phần hạt nhân của cả lễ hội.
- Phần hội, là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu biểu diễn… Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoá truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn hoá moéi. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị hơn. Thông thường phần hội gắn với tình yêu, giao duyên nam nữ.
Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hoà quyện với nhau, trong đó trọng tâm là phần hội, nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình ý nghĩa tâm linh của phần lễ. Hội trọi trâu đồ sơn là một điển hình.
Như vậy, để tìm hiểu văn hoá Việt nam, văn hoá làng xã cũng như văn hoá lúa nước, người ta có thể tìm hiểu qua lễ hội, hoặc trực tiếp tham gia vào lễ hội. Từ đó có thể thấy lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn rất quan trọng.
II. Tính chất và đặc điểm của lễ hội dân gian ở Việt nam.
1. Tính chất của các lễ hội dân gian ở Việt nam.
Xét về tính chất của các lễ hội dân gian ở Việt nam chúng ta thường thấy có ba loại lễ hội :
- Các lễ hội mang tính lịch sử như hội Đền Hùng, Hoa lư, Vạn Kiếp… các lễ hội này thường được tổ chức gắn liền với các sự kiện có ý nghĩa lớn trong lịch sử hay để tưởng nhớ những người anh hùng, người có công lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân.
- Các lễ hội mang tính giải trí như hội Lim, hội chọi trâu Đồ Sơn…trong các lễ hội thường có những trò chơi giải trí mà nội dung và hình thức của các trò chơi này gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất của người dân.
- Các lễ hội mang tính tôn giáo như hội chùa Hương, hội chùa Keo, hội Phủ Giày… mà phổ biến nhất ở Việt nam có lẽ là lễ hội Phật giáo.
Tuy nhiên việc phân loại trên chỉ mang tính tương đối bởi trên thực tế các tính chất của lễ hội đan xen hoà trộn vào nhau. Mỗi một lễ hội được tổ chức đều mang những nét của truyền thống lịch sử, tôn giáo và trong các lễ hội càng không thể thiếu được các trò chơi.
2. Đặc điểm của lễ hội dân gian ở Việt nam.
Lễ hội dân gian ở Việt nam được hình thành từ nền nông nghiệp lúa nước để phục vụ chính cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của những người nông dân trồng lúa nước. (Rõ ràng là sẽ khó mà có các lễ hội cầu mưa, cầu nắng, nếu không có việc trồng lúa nước). Do vậy, khi nói đến những lễ hội dân gian của vùng, thực chất là nói đến các lễ hội nông nghiệp (lễ hội của người nông dân). Và đã là lễ hội nông nghiệp thì trước hết, chúng phải chịu sự chi phối mạnh của "nhịp điệu các mùa sản xuất". Lịch sinh hoạt của các lễ hội dân gian được xác định bởi nông lịch của mỗi tiểu vùng. Các nông lịch lại được hình thành trên cơ sở những đặc điểm của điều kiện khí hậu địa lý tự nhiên, nên các lễ hội dân gian dân gian ở Việt nam được diễn ra theo thời tiết. Thường chúng được mở tập trung vào hai mùa quan trọng nhất của một năm sản xuất nông nghiệp là đầu mùa sản xuất (gieo, cấy) và cuối mùa sản xuất (mùa thu hoạch, gặt hái).
Cũng vì thực chất là các lễ hội nông nghiệp mà các lễ hội dân gian ở Việt nam không tái hiện cuộc sống nào khác sống nông nghiệp của chính họ. Chúng (các lễ hội dân gian) đã phản ánh những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của những người nông dân trồng lúa nước Việt nam. Có thể nói, hầu như mọi mong ước tình cảm được phản ánh ở các lễ hội dân gian đều xoay quanh hai chủ đề chính là cầu mưa, cầu nắng để cây lúa có đủ điều kiện phát triển, nảy hạt, đâm bông. Các lễ hội cầu nước thường được tổ chức vào đầu mùa sản xuất (cũng đồng thời là đầu năm mới); bởi phải có nước thì mới làm được ruộng nước cày cấy và hạt lúa mới có thể nảy mầm được. Các lễ hội cầu nắng thường được tổ chức vào giữa và cuối mùa sản xuất: bởi, khi đã đủ nước, cây lúa cần có nắng, có ánh sáng để phát triển, có sức nóng để làm chín những hạt lúa vàng. Và khi lúa đã chín, sau khi vui mừng thu hoạch lúa, người nông dân Việt nam thường tổ chức các lễ hội để gửi gắm vào trong đó lòng biết ơn, sự vui mừng trước những kết quả đã đạt được. Thực chất của việc cầu mưa nắng thuận hòa ở mỗi lễ hội dân gian đều xuất phát từ mong ước đạt được một kết quả sản xuất tốt đẹp (một vụ lúa bội thu). Mỗi lễ hội là mỗi nguyện vọng, mỗi khắc khoải của người nông dân trồng lúa đối với từng giai đoạn phát triển của cây lúa. Cho nên mới nói, các lễ hội dân gian ở Việt nam được hình thành từ nền nông nghiệp lúa nước để phục vụ chính cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của những người nông dân trồng lúa nước.
Cuộc sống nông nghiệp được phản ánh rất đậm nét trong các lễ hội dân gian ở Việt nam. Tuy nhiên, đây không phải là sự sao chép lại hiện thực, mà đó là sự phản ánh hiện thực Việt nam qua cách nhìn của những người nông dân trồng lúa. Nó không phải là tất cả những gì có sẵn trong tự nhiên, trong nó chứa đựng những suy nghĩ và mong ước ấy lại xuất phát từ hoàn cảnh tự nhiên, điều kiện địa lý, môi trường, xã hội của họ. Vì cây lúa là đối tượng chính của sự sản xuất nông nghiệp Việt nam, nên nó (cây lúa) trở thành trung tâm của sự phản ánh trong các lễ hội dân gian của vùng (cũng như trong mọi hình thái văn hóa dân gian khác của vùng). Cây lúa được coi là biểu trưng cho sự no đủ, hạnh phúc, biểu trưng cho tất cả những đức tính tốt đẹp của con người. Mọi sự vật, hiện tượng đều được nhận thức trên cơ sở của quy luật phát triển của cây lúa. Trong suy nghĩ của những người dân Việt nam, người mẹ, người phụ nữ chính là những người đã tạo ra những giống lúa, sáng tạo ra nghề trồng lúa (vì nghề trồng lúa được ra đời từ hái lượm, mà hái lượm lại là công việc của người phụ nữ); Cho nên, ở các lễ hội dân gian của vùng, các tín ngưỡng về cây lúa như là tín ngưỡng bản địa của các dân tộc trên đất nước Việt nam, và sự phản ánh tín ngưỡng ấy qua biểu tượng người phụ nữ là một đặc thù của các lễ hội dân gian ở Việt nam.
Các lễ hội dân gian ở Việt nam đều được tạo thành bởi một chuỗi các cảnh diễn liên tiếp, theo một kịch bản quy định. Những cảnh diễn, cũng như những quy định của kịch bản, lại xuất phát từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động của những người nông dân trồng lúa, nên chúng có nhiều điểm chung. Mỗi cảnh diễn được tạo thành bởi sự tập trung và tập hợp của nhiều loại hình, loại chủng văn hóa, để diễn tả một hoạt động, một sinh hoạt vật chất nào đó của người nông dân. Đương nhiên, sự diễn tả ấy là nhằm vào một mục đích nhất định: nói lên một nguyện vọng, một mong ước của cộng đồng; nên sự tập hợp lộn xộn, mà chúng có những quy tắc, quy định nhất định (nếu không, cảnh diễn sẽ không có ý nghĩa, không biểu phát được nguyện vọng mà những người nông dân muốn gửi gắm). Mặt khác, mỗi cảnh diễn lại nhằm phục vụ cho việc làm rõ mục đích chung của lễ hội, nên chúng cũng phải tuân thủ theo những quy tắc và quy định của lễ hội (để đạt được mục đích của lễ hội). Chính những quy tắc và quy định này đã làm cho các hoạt động lễ hội được "cấu tạo theo cơ chế mô hình" (nghĩa là chúng bao gồm những yếu tố có tính chất "bộ xương", còn phần "thịt", tức các chi tiết thì dành cho các cá nhân, các cộng đồng sáng tạo bồi đắp khi thực hiện hoạt động). Điều đáng chú ý ở đây là những quy tắc, quy định (tức những yếu tố chung) được phát sinh từ những người nông dân (bởi trong cộng đồng các dân tộc Việt nam, người nông dân bao giờ cũng chiếm đa số); do đó, mô hình của các lễ hội dân gian ở Việt nam thường là giống nhau. Với cơ chế mô hình, lễ hội dân gian vừa đảm bảo tính thống nhất và truyền thống của cộng đồng, vừa có chỗ để các cá nhân sáng tạo. Điều này khiến các lễ hội trong vùng không cái nào giống cái nào nhưng vẫn có nét chung.
Cũng phải nói thêm rằng, chính vì được sản sinh và quy tụ để làm rõ mục đích chung của lễ hội, mà các loại hình văn hóa tập trung và tập hợp trong cảnh diễn, cũng như chuỗi cảnh diễn trong lễ hội luôn luôn được đặt vào một hệ thống, trong đó, các loại hình văn hóa gắn bố hữu cơ với nhau (cũng như cảnh diễn này gắn bó với cảnh diễn kia) đến mức: nếu tách một loại hình văn hóa nào đó ra khỏi cảnh diễn, hoặc một cảnh diễn ra khỏi lễ hội thì chúng không còn ý nghĩa như nó vốn có trong cảnh diễn và trong lễ hội nữa. (Đương nhiên, mục đích của lễ hội cũng không đạt được một cách trọn vẹn nếu thiếu đi một hay vài loại hình văn hóa hoặc một vài cảnh diễn). ở đây, lễ hội đã bộc lộ rõ nét một đặc điểm đặc thù trong phương thức nhận thức và phản ánh của văn hóa dân gian, đó là: "phương thức tổng thể nguyên hợp" (tức nhận thức sự vật với tư cách đó là một tổng thể). Vậy mới nói, lễ hội là một loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu.
Khi nói lễ hội dân gian trong vùng thực chất là các lễ hội nông nghiệp cũng là muốn nói chúng - các lễ hội dân gian - là sản phẩm văn hóa của những người nông dân (người nông dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là người tiêu dùng). Các hoạt động lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu không phải cho một cá nhân người nông dân, mà cho cả cộng đồng người nông dân. Nó là sáng tạo của cả cộng đồng người nông dân. Vì thế mọi tri thức, tư tưởng, tình cảm... cũng như những hành vi, quy ước, ước lệ... trong lễ hội đều được biểu tượng hóa bằng những hình ảnh, những dấu hiệu quen thuộc của cộng đồng. Mọi thành viên trong cộng đồng đều có thể cảm nhận được chúng. (Không chỉ có thế, chúng còn được mọi người tiếp nhận một cách tự nguyện bởi chúng mang vác và diễn đạt những mong ước của chính họ). ở thời kỳ tiền nông nghiệp, khi cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên thì các biểu tượng của các lễ hội trong vùng có nhiều nét giống nhau cả về vật dùng làm biểu tượng lẫn giá trị mà biểu tượng ấy mang vác, bởi chúng đều được ra đời trên cơ sở một hay nhiều đặc điểm về những điều kiện tự nhiên độc đáo của môi trường sinh tồn Việt nam (nóng, ẩm, mưa nhiều, địa hình nhỏ hẹp...); và được ra đời từ nhu cầu sở thuộc xã hội và tính cố kết cộng đồng.
Cũng vì nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả cộng đồng người nông dân mà lễ hội được lưu truyền chủ yếu qua trí nhớ chứ không phải qua chữ viết (đa số người nông dân xưa không biết chữ), nên quá trình sản xuất (sáng tạo) ra lễ hội cũng đồng thời là quá trình nó được phân phối đến từng người và tiếp nhận (tiêu thụ) nó. Lễ hội được ra đời chính lúc kết thúc các hoạt động lễ hội.
Tóm lại, do được cấu thành bởi sự tham gia của nhiều chủng loại văn hóa dân gian khác nhau mà lễ hội mang trong nó mọi đặc điểm đặc thù của văn hóa dân gian. Vì thế, muốn tìm hiểu được văn hóa dân gian Việt nam, chúng ta không thể không tìm hiểu các lễ hội dân gian của Việt nam, và để phát triển loại hình du lịch văn hoá ở Việt nam không thể bỏ qua được một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng đó là các lễ hội dân gian.
Phần II
Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam
I. những nét khái quát về du lịch văn hoá.
Có thể hiểu du lịch văn hoá là một loại du lịch mà mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự ham hiểu biết qua các chuyến du lịch đến những vùng đất mới tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương đất nước đến du lịch hoặc là kết hợp những mục đích khác nữa.
Xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa cộng đồng và các dân tộc trên thế giới được mở rộng, dẫn tới việc giao lưu văn hoá, tìm kiếm những kiến thức về nền văn hoá nhân loại, về những miền đất lạ đã trở thành một nhu cầu cho nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội. Du lịch không còn hoàn toàn là nghỉ ngơi giải trí đơn thuần (khôi phục và tái sản xuất sức khoẻ khả năng lao động,...) mà còn là hình thức nghỉ ngơi tích cực có tác dụng bổ sung tri thức, làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Đó chính là nội hàm của khái niệm du lịch văn hoá.
Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh du lịch. Du lịch văn hoá nhằm chuyển hoá các giá trị văn hoá, các giá trị vật chất cũng như tinh thần cho hoạt động du lịch. Du lịch văn hoá là phương thức hấp dẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và du lịch văn hoá thường để dành cho du khách có trình độ cao trong xã hội.
Du lịch văn hoá được xem là tổng thể của du lịch - xem đó là một hiện tượng văn hoá những cố gắng thu hút khách ở các điểm du lịch phải mang tính văn hoá. Những động cơ thu hút đến các điểm du lịch là để nghỉ ngơi và giải trí.
Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau mà người ta có thể phân chia du lịch văn hoá ra nhiều loại:
+ Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: Khách đi tìm hiểu các nền văn hoá là chủ yếu mục đích chuyến đi mang tính chất khảo cứu, nghiên cứu. Đối tượng khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên - đó là các chương trình du lịch dã ngoại đến các làng dân tộc ít người thuộc các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu,... để khách tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hoá của các dân tộc đó. Khách sẽ đi bộ khi tham quan các bản làng và thường nghỉ qua đêm tại các bản làng đó.
+ Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất - du khách thường kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu tim fhiểu văn hoá trong một chuyến đi. Đối tượng tham gia vào loại hình du lịch này rất phong phú, bên cạnh những khách vừa kết hợp đi để tham quan, vừa để nghiên cứu còn có những khách chỉ để chiêm ngưỡng để biết, để thoả mãn sự tò mò hoặc có thể theo trào lưu,... Do vậy, trong một chuyến du lịch, du khách thường đi đến nhiều điểm du lịch, trong đó vừa có những điểm du lịch văn hoá, vừa có những điểm du lịch núi, du lịch biển, du lịch dã ngoại, săn bắn,... Đối tượng khách là những người ưa phiêu lưu mạo hiểm, thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là những người trẻ tuổi. Ví dụ như các chương trình leo núi (ở nước ta đã tổ chức cho khách du lịch leo núi Phanxipăng), các chương trình du lịch dã ngoại, các chương trình du lịch săn bắn.
+ Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hoá với các mục đích khác mục đích chính của khách là trong chuyến đi nhằm thực hiện công tác hoặc nghề nghiệp nào đó và có kết hợp với tham quan văn hoá. Đối tượng của loại hình này là những người đi tham dự hội nghị, hội thảo, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các cuộc triển lãm. Loại khách này đòi hỏi trình độ phục vụ hiện đại, phong phú, có chất lượng cao, qui trình phục vụ đồng bộ, chính xác, họ có khả năng thanh toán cao nhưng nói chung thời gian dành cho du lịch của họ rất ít. Thể loại du lịch cụ thể của loại hình du lịch này là du lịch công cụ.
Tuy nhiên, sự phân loại du lịch văn hoá thành các loại hình trên chỉ là tương đối. Vì trong một chương trình du lịch thường được kết hợp nhiều hoạt động khác nhau như: Kết hợp đi du lịch dã ngoại với du lịch theo chuyên đề văn hoá, hoặc du lịch săn bắn,... trong một chuyến hành trình nhằm tránh gây cho khách cảm giác nhàm chán.
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tiềm năng vì nó ít chịu sự chi phối của yếu tố thời vụ du lịch (thời tiết, khí hậu), nhưng nó phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, tôn giáo,... của du khách.
+ Yếu tố thời vụ du lịch: so với các loại hình du lịch khác, du lịch văn hoá mang tính đại chúng. Tuy có chịu ảnh hưởng tính thời vụ nhưng không phụ thuộc hoàn toàn, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu. (Những đặc điểm này thể hiện rất rõ ở loại hình du lịch lễ hội) đồng thời mức độ chênh lệch cung cầu của du lịch văn hoá thường không lớn).
+ Yếu tố giới tính: Có tác động đến động cơ đi du lịch và động cơ đi du lịch văn hoá là một trong những nguyên nhân chủ yếu của nam giới vì đối với họ ít chịu sự ràng buộc của gia đình, thường có trình độ học vấn cao, có địa vị xã hội,...
+ Yếu tố độ tuổi: Tham gia vào các chuyến du lịch văn hoá chủ yếu vẫn là những khách du lịch cao tuổi và thanh niên. Đối với khách cao tuổi họ thường có nhiều thời gian rỗi,... thường có kinh nghiệm trong việc đi du lịch, họ thích tìm hiểu về âm nhạc, nghệ thuật quần chúng, các món ăn đậm đà tính dân tộc,... và họ quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ. Chủ yếu họ mua các chương trình tham quan du lịch văn hoá. Ngược lại, đối với khách du lịch thanh niên đây là nhóm có số lượng đông đúc với các đặc trưng của thanh niên như: ưa khám phá, thích tìm tòi, muốn thử sức mình, thích đi xa, thích sự tự do, thích thay đổi điểm du lịch và thường đi thành nhóm lẻ,... do đó họ có xu hướng đòi hỏi tính mới mẻ, đa dạng trong dịch vụ du lịch, họ có khả năng thanh toán thấp, ít có kinh nghiệm trong đi du lịch, họ thường quan tâm đến giá cả nhưng ít quan tâm đến yêu cầu về chất lượng dịch vụ. Khách du lịch thanh nhiên thường tham gia vào các chuyến du lịch dã ngoại, săn bắn mạo hiểm, tham quan văn hoá,... Đối với những khách trung niên thường là những người có địa vị xã hội có khả năng thanh toán cao, có sự tự chủ lớn trong khi đi du lịch. Họ quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ,... họ thường kết hợp giữa đi công tác với đi du lịch.
+ Yếu tố trình độ học vấn: Những người có trình độ học vấn cao là loại khách được các nhà kinh doanh du lịch quan tâm nhiều vì những nhà học vấn cao thường thường là những người có địa vị xã hội cao, thu nhập cao, trình độ văn hoá cao nên có nhu cầu mở rộng sự hiểu biết tìm hiểu thế giới xung quanh cao hay có thể nói họ có động cơ văn hoá cao trong nhu cầu đi du lịch.
Khách du lịch văn hoá có thể được coi là khách du lịch thuần tuý vì khách có thể chỉ đi vì động cơ văn hoá. Tuy nhiên số lượng khách du lịch văn hoá thuần tuý trong thực tế thường rất ít mà khách du lịch thường kết hợp giữa loại hình du lịch văn hoá với loại hình du lịch khác trong một chuyến hành trình.
II. vai trò của các lễ hội dân gian trong việc phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam.
Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên tế giới lại không coi trọng sự phát triển của du lịch văn hoá, bởi du lịch văn hoá là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm : ít có tính mùa vụ, có thể phát triển quanh năm, tạo nguồn thu ổn định, với mức tăng trưởng ngày càng lớn, nó giúp cho con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh…
Việt Nam là một đất nước có tiềm năng phát triển du lịch văn hoá rất lớn. Với hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông đã để lại cho chúng ta hàng ngàn các di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. Trong số đó các lễ hội dân gian là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam.
Lễ hội là một phong tục lớn một nét văn hoá không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam
Lễ hội thường diễn ra ở các vùng quê nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp co những công trình kiến trúc mang dấu ấn của từng thời đại như : Đình, Chùa, Đền Miếu. Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường được tổ chức vào mùa xuân, mùa thu, khi mùa màng đã song xuôi nông dân có thời gian nghỉ ngơi vui chơi thoải mái. Cấu trúc của một lễ hội thường gồm có hai phần là phần lễ và phần hội.
Phần lễ thường được tổ chức ở đình Chùa nhằm thể hiện lòng thành kính của con người và để bày tỏ nguyện vọng của con người trước những khó khăn của cuộc sống với phật thánh.
Trong lễ không thể thiếu phần hội vì hội là để vui chơi thoải mái, không bị ràng buộc bởi những lê nghi tôn giáo tuổi tác. Sau những tháng ngày làm ăn lam lũ dân làng chờ đón ngày hội như chờ đón một tin vui. Họ đến với hội hoàn toàn tự nguyện, ngoài vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè mọi người đi dự hội đều cảm thấy như mình được thêm một cái gì đó có thể là điều may. Thứ quyền lợi vô hình ấy làm cho những người đi hội thêm phần phấn chấn. Chính vì vậy lễ hội bao giờ cũng có đông người đến dự. Tuy nhiên quy mô của từng hội có khác nhau. Có hội chỉ diễn ra ở một vài làng nhưng cũng có hội mang tính toàn quốc như : hội Đền Hùng, hội Chùa Hương, hội Hoa Lư... trong quá trình diễn ra lễ hội đã làm tái hiện lại phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hoá và những sự kiện lịch sử quan trọng. Lễ hội chính là một pho sử khổng lỗ.
Bên cạnh những lễ hội thuần tuý mang ý nghĩa về lễ ghi nông nghiệp như lễ hội Chùa Dâu cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi còn có những lễ hội mang ý nghĩa lịch sử như: Hội Đền Hùng, hội Gióng.
Ngoài những lễ hội trên còn có những lễ hội mang ý nghĩa văn nghệ giải trí như hội lim hát quan họ hội hát xoan Phú Thọ....
Theo thống kê sơ bộ ở Việt Nam có hàng trăm lễ hội, lễ hội tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nơi có nền văn minh lúa nước phát hiện sớm. Như vậy theo cùng với các loại hình du lịch nghỉ Biển, nghỉ núi, dã ngoại chữa bệnh.... thì loại hình du lịch lễ hội luôn có sức thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. vì lễ hội không chỉ là sản phẩm văn hoá mà còn là một tiềm năng du lịch hết sức hấp dẫn. Du lịch càng phát triển thì càng gắn bó chặt chẽ với loại hình du lịch lễ hội.
Thông qua những chương trình du lịch lễ hội nhằm giới thiệu với du khách một cách sinh động hơn về đất nước con người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại; giới thiệu những nét đặc trưng những giá trị văn hoá tín ngưỡng được thể hiện trong lễ hội.
Đến với lễ hội du khách cũng được cộng hưởng niềm vui với cái vui của lễ hội được hoà mình với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cách đây hàng thế kỷ.
Du lịch lễ hội xuất hiện rất sớm ở Ai Cập có từ thời cổ thông qua các cuộc hành hương đến thánh địa. ở Việt Nam đây là một sinh hoạt tổng hợp, mang tính du lịch có từ ngàn đời nay du lịch lễ hội phát triển sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
Một khi những yếu tố di sản văn hoá được khuyến khích trong du lịch sẽ là cơ sở để phát triển du lịch bền vững và tạo điều kiện để thu hút khách du lịch ngày càng đông.
Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá là sự trường tồn của lễ hội và sẽ là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch bền vững.
III. một số lễ hội tiêu biểu ở miền bắc Việt nam.
1. Lễ hội Đền Hùng.
Khi nói đến các lễ hội có ý nghĩa và giá trị lớn phục vụ phát triển du lịch ở nước ta, ai cũng nhắc trước tiên đến lễ hội Đền Hùng. Bởi lẽ, trong suy nghĩ chung lễ hội Đền Hùng có tính linh thiêng đối với mỗi người dân Việt nam. Nó nhắc chúng ta nhớ về cội nguồn, về tổ tiên chung của cả cộng đồng người Việt.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười, tháng ba.
Là người Việt nam dù là được ở quê hương hay phiêu bạt nơi đâu, nhưng cứ mỗi độ xuân sang, ai cũng hướng lòng mình về một vùng đất Tổ – Vùng đất trung du thơ mộng thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu, Phú Thọ, nơi cội nguồn của dân tộc, nơi hàng năm con chắu cả nước về dự Giỗ tổ Hùng Vương.
Trước lúc vào hội, mời bạn hãy đến thăm những di tích lịch sử cổ kính của một quần thể kiến trúc tuyệt vời trên ngọn núi nghĩa lĩnh này. ngọn núi từ bao đời nay được con cháu từ khắp mọi miền nhắc đến với một niềm súc động dào dạt, hướng về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Dưới những tán cây chò xanh cao vút, mát rượi, bước theo các bậc đá sạch sẽ từ cổng chính đi lên,chẳng mấy chốc lên tới đền Hạ. theo truyền thuyết, nơi đây Bà Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó Lạc Long Quân dẫn 50 người về xuôi, Âu Cơ dẫn 49 người lên ngược, dể lại người con trưởng làm vua, xưng là hv, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Từ đó sinh sôi ra các dân tộc Việt nam.
Trước cửa Đền Hạ có một cây thiên tuế chính nơi đây Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ chiến sĩ đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô tháng 9/1954. Câu nói nổi tiếng ấy nay đã được khắc thành chữ vàng để muôn đời con cháu mai sau nhớ mãi : “ các vua Hung đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước ”. sau khi rời đền Hạ du khách tiếp tục lên đền Trung. Tương truyền các Vua Hùng thường đến đây cùng các Lạc tướng bán việc nước. đây cũng là nơi Lang Liêu, vị hoàng tử nghèo đã lấy những hạt gạo do chính mình cấy gặt ra làm nên những chiếc bánh chưng bánh đầy đầy hương vị quê hương dâng lên vua cha nhân ngaỳ tết. Sự tích bánh chưng bánh dầy, bài học về sự quý trọng công sức và của cải do bàn tay lao động của con người làm ra, bắt đầu từ đó. Lên cao nữa là đền Thượng, nơi hàng năm vua Hùng làm lễ tế trời đất, thờ thần lúa. Dứng trên đền Thượng, phóng tầm mắt ra xa,bạn sẽ thấy nhiều hòn núi lớn nhỏ như bầy voi quỳ hướng về ngọn Núi Mẹ oai nghiêm nhắc ta nhớ đến câu chuyện về 99 con voi trung thành.
Bây giờ ta hãy trở về với ngày hội tháng ba.
Mồng mười tháng ba được coi là ngày hội lớn nhất, ngày giỗ Tổ, ngày tụ hội của con Rồng chắu Tiên.
Cuộc tế lễ chính thức được tiến hành vào sáng mồng mười tháng ba, năm nào cũng có đại diện cao cấp của nhà người về dự những nghi thức ấy diễn ra rất long trọng tại đền Thượng với đầy đủ các lề luật của một cuộc lễ lớn. Lễ vật tại Đền Hùng bao gồm lợn, bò, dê mỗi thứ một con để nguyên và xôi trắng, xôi mầu, bánh chưng, bánh dầy.
Các thế hệ con Rồng chắu Tiên về hội dồn nhanh bước chân khi nghe tiếng trống đồng ngân rung trong lòng đất lám xúc dộng sâu xa hàng triệu con tim.
Dòng người cuồn cuộ ấy theo sau đoàn đại biểu dâng hương,đi đầu là các vị đại diên cho nhà người, tiếp đến 100 thanh niên nam nữ với y phục dân tọc tượng trưng cho con Rồng chắu Tiên xếp hàng trước đền Thượng.
Từ khắp các ngả đường, những đám rước nô nức dồn về. đám rước voi với ý nghĩa muôn loài quy phục các vua Hùng. Rước cỗ chay,bánh chưng, bánh dầy một mặt để nhắc lại sự tích Lang Liêu, mặt khác để nhớ ơn công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa. Vì thế đám rước này không bao giờ được thiếu và đó cũng là nét đặc sắc của Đền Hùng. còn rước kiệu từ lâu đã trở thành cuộc thi của các làng.
Dưới chân núi, bên công quán, những cô gái Mường duyên dáng trong bộ quần áo dân tộc ngày hội biểu diễn tiết mục Đâm đuống, một nhạc cụ dân gian của đồng bào Mường. Trên hồ Đa Vao cạnh núi Nghĩa, những cặp thuyền rồng đua nhau lướt sóng trên mặt nước trong xanh trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng vạn người. cả một vùng rộng lớn quanh chân núi Nghĩa được sắp đặt xen kẽ những rạp hát chèo, tuồng, những đặc sản của Phú Thọ, những quấn ăn, hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách đến hội. Cứ như vậy hội Đền Hùng diễn ra trong không khí sôi động của mùa xuân với bao điều ước vọng về một tương lai tốt đẹp.
Hội Đền Hùng không chỉ thu hút mọi người bởi những sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính linh thiêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt nam chúng ta. đến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt nam cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác được một cách hiệu quả lễ hội Đền Hùng và biến nó thành một sản phẩm hấp dẫn đối với du lịch. Các biện pháp cơ bản đó là : nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội ; đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và vui chơi giải trí đi kèm ; tổ chức tuyên truyền quảng cáo… Tất cả điều đó đều cần thiết. Tuy nhiên, cho dù có làm tốt đến đâu thì lễ hội Đền Hùng cũng chỉ thu hút được một số lượng hạn chế các du khách do chính sự hạn hẹp về thời gian và không gian lễ hội. Do vậy cần tiếp cận lễ hội Đền Hùng từ một hướng khác toàn diện hơn. lễ hội Đền Hùng cần phaỉi được đặt chung trong không gian lịch sử thời đại Hùng Vương, cần phải xúc tiến xây dựng một chương trình du lịch về cội nguồn với đầy đủ các yếu tố nội dung về lịch sử đâts nước, con người và văn hoá của nước Văn Lang- một giai đoạn lịch sử đầy huyền thoại của dân tộc.
Như vậy, trong hệ thống các sản phẩm du lịch về cội nguồn, những yếu tố về lịch sử phải được đặt lên trước. Ngoài việc xây dựng nâng cấp các bảo tàng, các phòng trưng bầy, cần phối hợp với các nhà khoa học xây dựng một hệ thống các bảo tàng di chỉ khảo cổ ngoài trời để dânx dắt du khách cùng đi ngược về chiều sâu lịch sử của vùng đất này.
Lễ hội Đền Hùng chỉ trở thành hấp dẫn nếu được đặt trong một hệ thống hoàn chỉnh các sản phẩm của nền văn hoá vật chất của thời đại Hùng Vương, mà để có được diều đó thì đòi hỏi phải đầu tư đúng mức cả về tài chính, trí tuệ và công sức. Phải có sự phối hợp đa nghành và sự tham gia của cộng đồng. Chỉ như vậy và nếu làm được như vậy chắc chắn chương trình du lịch về cội nguồn, về đất Tổ và lễ hội Đền Hùng sẽ trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc, đầy hấp dẫn và không chỉ bó hẹp trong ba ngày.
2. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.
Lễ hội chọi trâu có từ lâu đời, đã khắc sâu vào tâm linh và phong tục tập quán của dân và làng Vạn Chài bên cửa sông Lạch Tray-Văn úc Đồ Sơn Hải Phòng. Sau một thời gian vắng bóng, 10 năm trở lại đây lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục và tổ chức lớn thành lễ hội quốc gia với sự tham dự của đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu.
Sự quyến rũ sẽ tạo ra sự quyến rũ, cũng như nét đẹp bí ẩn vẫn luôn tạo ra sức hút của những ý muốn khám phá và tìm kiếm. Người ta có thể nói như vậy với hội chọi trâu Đồ Sơn.
Vùng biển du lịch Đồ Sơn sẽ ra sao nếu như không có lễ hội chọi trâu ?. Có người bảo : không làm sao cả, vì mọi thứ mà thiên nhiên ưu đãi ở đây vẫn nguyên vẹn như vốn có. Bãi tắm vào mùa hè vẫn luôn đông khách du lịch còn bóng dừa vẫn in trên bờ cát mênh mông. Vậy mà cái lý lẽ trên đã bị lung lay khi mọi người cùng bước chân vào sới chọi dự một cuộc trình diễn độc nhất vô nhị của các “ông trâu”. một cái gì đó gợi mở về quá khứ. Cái tiếng “côm cốp”, “luỵch quỵch” của sừng trâu ngoắc vào nhau trong cuộc vờn tả dứ hữu kia, vẻ long trọng trong nghi thức tổ chức với các đám rước lộng lẫy màu sắc và âm thanh rõ ràng là một lời khẳng định : vùng biển Đồ Sơn này từ ngàn năm đã chứa đựng trong lòng chiều sâu văn hoá, nét đẹp của tinh thần thượng võ.
Được phục hồi và mở rộng về quy mô tổ chức, từ năm 90 đến nay, từ một hội làng, hội chọi trâu đã trở thành lễ hội vùng. Giữ nguyên nét độc đáo và cuốn hút, có năm hội đón tới 20.000 người từ khắp nơi trong cả nước đổ về thăm quan. Chính hội diễn ra vào ngày 9-8 âm lịch, tiền chính hội vào 8-6 âm lịch. ở các phường có trâu chọi, bao giờ họ cũng có lễ vật cúng khẩn cầu cho khí thiêng các núi sông, trời đất phù hộ cho các “ ông trâu” thắng cuộc. Bởi các “ ông trâu” thắng cuộc là điềm lành báo hiệu sự hưng thịnh của địa phương. Người dân Đồ Sơn gắn bó với hội chọi trâu vẫn luôn nhớ đến các “phần xăm khẩn đáy” – phần thưởng cho nơi nào có trâu thắng cuộc trong các hội chọi trâu ngày xưa. khi đó, trên diện tích bao la của ngư trường, người ta để chỗ nào đẹp nhất, lại có nhiều tôm cá nhất dành cho làng có trâu thắng cuộc được quai đáy, quai xăm. tôm cá nhiều, việc bán mua, lợi nhuận cũng tăng lên và kinh tế của làng nhờ đó mà thêm khấm khá. Phần thưởng cho trâu thắng cuộc ngày nay không phải là “phần xăm khẩn đáy” nữa, thay vào đó là thưởng trực tiếp bằng hiện vật hoặc tiền. Và theo phong tục địa phương, những miếng thịt trâu( kể cả trâu thắng hay thua) đều được chia cho mọi nhà thưởng thức để mọi người cùng gặp may mắn.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn thu hút khách bởi vẫn giữ được những nét cơ bản của truyền thống ở cả hai phần lễ và hội. Phần lễ với các nghi thức không chỉ diễn ra trong thế giới tâm linh tại các đình làng ở các phường có trâu chọi mà còn sinh đồng tưng bừng trên sớ. Nhưng vất vả và công phu nhất vẫn là ở khâu nuôi và tuyển chọn trâu. Từ ngày phục hồi và mở rộng hội chọi trâu, đã có một số nhà doanh nghiệp chịu chơi cũng muốn có trâu tham dự, nhưng không ai thay thế được các “thổ công” ở Đồ Sơn vốn đầy kinh nghiệm trong công việc này. các “ông trâu” không chỉ bảo đảm tiêu chuẩn của một “người hùng ra trận “ mà còn phải có vẻ đẹp đĩnh đạc, chải chuốt với bộ áo da lông đn mượt.
Bây giờ đến xem trâu chọi được ngồi ở sới chọi- sân vận động có mái che, du khách cảm thấy hứng thú hơn. đó cũng là sự cố gắng của thị xã Đồ Sơn trong việc gìn giữ một nét đẹp một lễ hội độc đáo nơi miền biển Hải Phòng. Tuy nhiên nghi thức cuối cùng( giết trâu) của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có mang một chút tính hoang dại có thể ảnh hưởng tới tâm lý du khách và tác động tiêu cực đến sức hấp dẫn của lễ hội này đối với du khách.
Trước hết có thể nói rằng, việc giết súc vật để tế thần là một nghi thức mang tính tín ngưỡng dân gian truyền thống. nếu bỏ đi sẽ làm thay đổi hẳn tính chất của lễ hội này. đành rằng truyền thống cũng có những hủ tục cần phải bỏ. Song xét từ mọi góc độ thì nghi thức này không thể bị coi là một hủ tục. Mặt khác trong khi giới thiệu văn hoá truyền thống của mình với du khách một trong những yêu cầu quan trọng là phải đảm bảo tính chính xác của nội dung giới thiệu. Thực ra, ai cũng biết trên thế giới cũng có những lễ hội mà ở đó các con vật bị giết chết. Nếu so sánh có thể thấy tính man rợ trong hội đấu bò tót của Tây Ban Nha còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần so với chọi trâu Đồ Sơn. tuy nhiên đó chính là truyền thống, là tính xác thực lịch sử và chính điều đó đã làm nên sự hấp dẫn.
3. Hội chùa Hương
Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta. ở đây cảnh đẹp thiên nhiên lại được bàn tay con người tô điểm thêm từ lâu đời bằng những công trình văn hóa, nghệ thuật tuyệt vời. Ngày xuân trẩy hội chùa Hương là đi vào một cuộc du ngoạn đầy hứng thú.
Dãy núi Hương Sơn không đẹp ở chiều cao mà đẹp ở chiều dài, chiều rộng, ở cái thế quần tụ, ở bố cục nhịp nhàng. Nhịp nhàng giữa núi với núi, lại nhịp nhàng giữa núi với nước. Những dòng suối Hương Sơn - đặc biệt là suối Yến - không đẹp ở sự mênh mông, mà đẹp ở sự buông thả hiền hòa giữa hai chiền núi. Suối ở đây là bạn đường của núi.
Đường suối không xa lắm nhưng trông như không có chỗ tận cùng. Có khúc thẳng, có khúc quanh, có cái trông thấy trước, có cái đột ngột hiện ra trước mắt. Những lớp xanh xa cứ như chứa một bí ẩn gì mà suối này sẽ đưa ta tới.
Thắng cảnh Hương Sơn nay thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Hàng năm, từ rằm tháng giêng đến nửa đầu tháng ba (âm lịch) mà đỉnh cao là trung tuần tháng hai, hàng chục vạn người từ mọi miền đất nước, Việt kiều và khách ngoại quốc đổ về trẩy hội.
Hành trình và thắng cảnh Hương Sơn trong mùa hội ngày nay có nhiều phương tiện thuận lợi. Xe ô tô chở khách từ Hà Nội, từ Hà Nam đến bến Đục chạy một ngày nhiều chuyến. Từ Phủ Lý (Hà Nam ) có thuyền (đò dọc) đi ngược dòng sông Đáy cũng đến bến Đục. Từ Bến Đục, khách có thể đi bộ theo con đường đá tới bến đò Yến Vĩ chỉ vài trăm mét. Hàng trăm chiếc thuyền nan, thuyền bồng và cả thuyền gắn máy đã vui vẻ chờ sẵn tại bến đò Suối để đưa khách trẩy hội đến với Hương Sơn.
Những chiếc thuyền thoi (hình con thoi và cũng nhanh nhẹn đi về như con thoi) của các cô gái làng Yến Vĩ, cứ đến ngày xuân lại chở khách mười phương vào một cõi rất thực mà rất mơ. Trong trạng thái vui say ấy, ta gặp vô số những con đò nối tiếp nhau, đò vào gặp đò ra, trên đò đầy người, và cũng đầy những màu sắc khăn áo, đầy những tiếng cười nói của mọi người, tiếng niệm Phật của các cụ bà, tiếng chào nhau "A di đà Phật". Ta đồng hành với những vật lúa xanh viền hai mép suối, với những con le le, với những con cốc thỉnh thoảng bay vụt từ mặt nước lên, với đàn chim sáo ríu rít trên chòm hoa gạo đỏ rực, với những đốm trắng dê núi nhảy nhót cheo leo... Các cô lái đò vừa bơi thuyền vừa trò chuyện với khách, vừa chỉ dẫn cho mọi người biết đâu là núi Đụn, núi Ông Sư, núi Bà Vãi, núi Mâm Xôi, núi Gà, núi Rồng, núi Trống, núi Chiêng, đâu là động Tuyết Quỳnh, hang Sơn Thủy hữu tình và giải thích sao có núi Giải Oan, hòn Rẹp Rọ, chùa Cửa Võng, v.v...Cách đò Suối chừng 600 mét là chùa Trình (Ngũ Nhạc) khách vào Hương Tích như trình diện khi tới cảnh Phật và lúc ra về cũng vào chùa này như để từ giã cảnh Hương Sơn.
Đi tiếp một thôi đò ta đến bến Trò (bến đò chùa ngoài). Chùa ngoài được gọi là Thiên Trù (bếp nhà Trời) được xây dựng cách đây 3 thế kỷ, nằm lọt giữa một thung lũng nhỏ, chung quanh có 3 quả núi cao màu xanh thẫm, trong trí tưởng tượng của người xưa là 3 chân bếp của nhà Trời.
Sau khi nghỉ ngơi, ăn uống ở Thiên Trù, những dòng người chen chúc nhau trên con đường đá men theo sườn núi vào chùa Trong (động Hương Tích). Đường lên động tuy gập ghềnh thật, nhưng giả sử có thể đổi cái gập ghềnh ấy thành một con đường bằng dẫn thẳng tới cửa động thì có lẽ cũng ít người thích đổi. Vì cái đẹp của núi và của động cũng một phần ở chính sự gập ghềnh mấy lối uốn thang này. Các cụ già cầm chiếc gậy trúc trong tay, tuổi trẻ lại thích chống bằng cây mía (lúc cần có thể bẻ mía ra ăn cho đỡ cơn khát), bước những bước thanh thản trên những bậc đá, lòng khách trẩy hội bâng khuâng như hòa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên.
Trên đường vào chùa Trong có lối rẽ lên chùa Tiên. Chùa này thực chất là một hang đá rộng rãi, nhưng cửa ra vào lại là một khe nứt giữa một quả núi đá chỉ vừa người lách qua. Trong chùa có những pho tượng bằng đá và nhũ đá, khi gõ vào kêu như tiếng khánh, tiếng chuông. Đặc biệt có pho tượng đá, khi đặt ngọn đèn phía sau tượng, thì cả pho tượng trong suốt, như một khối hồng ngọc. Đi tiếp lên, chúng ta gặp chùa Giải Oan. Mang tên chùa Giải Oan vì chùa có một giếng nhỏ do mạch ngầm từ trong suối chảy ra thành dòng suối nhỏ, nước mát lạnh và trong vắt. Khách thập phương lưu truyền nhau uống nước giếng Giải Oan tâm hồn sẽ thanh thản, nỗi oan nghiệt sẽ tiêu tan. Sở dĩ nước giếng thiêng như thế, vì theo huyền thoại xưa kia Đức Phật đã tắm ở đây để tẩy sạch bụi trần. Từ chùa Giải Oan, ta thăm tiếp am Phật Tích, động Tuyết Quỳnh (quen gọi là Tuyết Kinh), qua núi Trấn Song - có đền Cửa Võng, rồi thẳng tới chùa Trong - Động Hương Tích.
"Đệ nhất động" là danh hiệu cao quý mà người thời xưa đã tặng cho động - chùa Hương Tích. Từ cửa động vào phía trong, ta được ngắm nhìn nhiều nhũ đã như những công trình điêu khắc của thiên nhiên. Nhũ đã ở đây có khối to, khối nhỏ, có cái đẹp ở toàn khối, có cái đẹp ở dáng dấp tinh vi, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái mọc từ dưới đất lên. Tất cả đều tùy theo hình thù mà được đặt những cái tên rất nôm na trần thế.
Bên cạnh những công trình điêu khắc thiên tạo ấy là những công trình điêu khắc nhân tạo. Giá trị nhất về nghệ thuận điêu khắc, không những trong động Hương Tích, mà kể cả trong toàn bộ hệ thống chùa chiền ở Hương Sơn là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn. Muốn thăm hết cảnh Hương Sơn, khách trẩy hội còn phải leo lên chùa Hinh Bồng (trên đỉnh núi bên phải chùa Thiên Trù) và động chùa Long Vân - Khánh khỏe chân có thể đi tiếp - một tuyến khách - tuyến suối Tuyết. Suối Tuyết đưa khách đến chùa Bảo Đài. Từ Bảo Đài đi bộ đến động chùa Tuyết Sơn. Cửa chùa trông ra cánh đồng lúa chiêm xanh mượt, lại bám sát những dải núi, hòn đậm, hòn nhạt, tạo nên màu sắc hòa hợp của bức tranh hòa hợp khổng lồ.
Buổi tối, trung tâm hội là Thiên Trù, người ở mọi ngả chùa dồn về gặp gỡ, ăn uống và tìm nơi nghỉ đêm. Hàng trăm, gian nhà có đủ giường, chiếu do bà con địa phương dựng lên trong dịp hội để phục vụ khách thập phương. Khách sạn du lịch (gần Thiên Trà) với những tiện nghi thích hợp sẵn sàng phục vụ. Nhiều tốp thanh niên, học sinh, gia đình... lại thích mang lều cắm trại ở đây để thức với thiên nhiên, với bầu trời cảnh Phật nên thơ này.
Hội Chùa Hương gắn với việc thờ phụng công chúa Diệu Thiện (đã trở thành Phật Bà Quan Âm) là lễ hội Phật giáo kéo dài nhất ở nước ta (khoảng hai tháng, từ rằm tháng giêng đến rằm tháng ba) thu hút một số lượng du khách rất lớn. Tuy nhiên trong những mùa lễ hội gần đây đặc biệt là mùa lễ hội năm 2001 đã xuất hiện rất nhiều những hiện tượng tiêu cực trong việc quản lý và tổ chức lễ hội. Rất nhiều ngôi chùa giả đã được xây dựng nhằm thu tiền của du khách một cách bất hợp pháp, các hiện tượng bắt chẹt khách hành hương, buôn thần bán thánh…đã khiến rất nhiều du khách bất bình. Trong thời gian tới chính quyền địa phương cần phải phối hợp với các cơ quan ban nghành có liên quan có những biên pháp để giải quyết các vấn đề bức súc đó để cho lễ hội chùa Hương sẽ ngày càng thu hút dược nhiều khách du lịch hơn.
Phần III
Những điều kiện để thu hút khách đến với các lễ hội dân gian
Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng. Thông qua lễ hội, có thể hiểu được giá trị tinh thần và những triết lý sâu sắc của nền văn hoá của một quốc gia. Vì lẽ đó, lễ hội, nhất là lễ hội truyền thống đang được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã đang coi là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng phục vụ phát triển du lịch và một sản phẩm của loại hình du lịch văn hoá trong chiến lược phát triển du lịch của mình.
Thực tế những năm gần đây cho thấy lễ hội Việt Nam nhất là lễ hội dân gian truyền thống đã và đang có sức thu hút rất lớn. Các lễ hội nổi tiếng của ba miền đất nước như: Chùa Hương, Phủ Giầy, Hòn Chén, Tháp Bà, Núi Bà....hàng năm đã thu hút hàng triệu khách hành hương.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là cần phải khai thác lễ hội như thế nào để vừa phục vụ được phát triển du lịch, vừa bảo tồn được những giá trị chuẩn xác của lễ hội dân gian truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết ta cần phải xem xét các xu hướng mới của lễ hội.
Lễ hội hiện nay không bó hẹp trong phạm vi một địa phương nói chung mà toả sang các vùng lân cận trở thành lh của một vùng thậm chí có tính chất toàn quốc.
Số lượng người đi trẩy hội ngày càng đông, người nơi khác đông hơn người sở tại, thành phần trẩy hội cũng khác trước, ngày xưa người đi trẩy hội chủ yếu là bà con nông dân thì nay cán bộ, thanh thiếu niên, học sinh sinh viên, việt kiều tham dự lễ hội rất đông.
Không gian và thời gian của các lễ hội cũng rộng hơn và dài hơn. bên cạnh những hoạt động mang tính truyền thống có sự tham gia của lực lượng văn nghệ chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp và có sự hỗ trợ của các phương tiện biểu diễn đẹp và phong phú hơn.
Các nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh đang trở thành nhu cầu lớn hơn, ngoài nhu cầu tâm linh ra con người còn có nhu cầu tìm hiểu cảnh sắc, nnghi thức trình tự của tế, rước, nhu cầu ăn uống và mua hàng lưu niệm cũng tăng lên so với trước.
Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá đặc sắc của dân tộc. đối với con người, lễ hội là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng và trần thế (lễ và hội). đây là một không gian mà trong tâm thức của nhiều người vừa rất thực rất đời và rất linh thiêng. Lễ hội tạo ra sự đồng cảm, đây là dịp để mỗi người tưởng nhớ đến ccông đức của các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, và cũng là dịp để người dân thể hiện sự tự do tín ngưỡng và chiêm ngưỡng các nghi thức thể hiện nét truyền thống vh đẹp của mỗi vùng trong đất nước. Là dịp để vui chơi giải trí và ở đó con người tìm thấy cho mình một không gian một khoảng thời gian ít nhieèu có tính thăng hoa và khác với cuộc sống đời thường.
Đối với du khách, lễ hội là một chỉnh thể thống nhất đa dạng, du khách có thể được xem cách tổ chức các lễ hội các vai diễn, trình tự rước tế, cách trang phục và được hiểu biết về cội nguồn lịch sử của nó. đến với các lễ hội cũng là đến với các danh lam thắng cảnh, các di tích, được thưởng thức nhiều giá trị văn hoá tổng hợp bởi vì hầu hết các lễ hội đều diễn ra ở các điểm đó.
Vì vậy các lễ hội có khả năng thu hút khách du lịch rất lớn.
Nói đến các điều kiện để thu hút khách du lịch đến với các lễ hội thì ngoài những điều kiện để phát triển du lịch và du lịch văn hoá nói chung, đối với loại hình du lịch lễ hội chúng ta cần phải thấy rằng :
Không thể quan niệm đơn giản rằng cứ có lễ hội rồi là chỉ cần tổ chức đưa khách đến nữa là xong, hoặc cũng không thể tuỳ tiện nghĩ rằng phải lập kế hoạch đưa lễ hội vào các chương trình du lịch bằng cách tái diễn lại lễ hội phục vụ du khách.
Dù muốn hay không chúng ta cũng phải thừa nhận rằng du lịch là một phạm trù độc lập với lễ hội. Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh lại chính cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng. Những giá trị về mặt văn hoá của lễ hội chỉ được xác định trong một không gian lịch sử nhất định, đối với một cộng đồng nhất định, nếu đưa ra khỏi không gian và phạm vi cộng đồng đó, lễ hội sẽ mất đi những giá trị vốn có của nó. Điều này hại hơn là nó sẽ mất đi dần giá trị đối với ngay bản thân cộng đồng.
Lễ hội không thể “đóng gói để bán” hàng ngày cho du khách, thực ra đối với du khách, lần đầu có thể thấy mới lạ và hấp dẫn, nhưng nếu làm như vậy một cách đều đặn thường xuyên thì về lâu dài du khách cũng khôngcòn thấy hấp dẫn, hứng thú nữa. Cứ hình dung rằng, hễ du khách đến Việt Nam thì lại được xem lễ hội chọi trâu, bất cứ thời gian nào. không khác gì đi xem một vở diễn. Như vậy tính hấp dẫn sẽ bị làm thông dụng hoá đi, cho dù vở diễn có đặc sắc đến đâu.
ở đây, chúng ta không lầm lẫn giữa việc giới thiệu các sản phẩm đặc sắc của nền văn hoá với những nghi thức của một lễ hội. Nếu như hát quan họ (mặc dù có hội chính), hay hát ca trù có thể tổ chức để giới thiệu cho du khách bất cứ lúc nào, giống như một thứ hàng hoá (có thể là hàng hoá đặc biệt), thì ngược lại lễ hội là một dạng hoạt động văn hoá đặc thù không thể làm được như vậy. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã không phải vì du lịch mà khôi phục phát triển và thực tế cũng chưa nhờ du lịch mà tồn tại.
Như vậy, để khai thác lễ hội phục vụ cho phát triển du lịch cần chú ý không được phá vỡ không gian lịch sử của nó.
Điều quan trọng thứ hai, khi khai thác lễ hội phục vụ du lịch là không được can thiệp vào hình thức cũng như nội dung của lễ hôị.
Lễ hội với những giá trị của nó tự thân đã có sức thu hút du khách thâp phương. Du lịch không nên can thiệp quá nhiều vào bản thân lễ hội, không nên sửa đổi, cải biên, hoặc bổ xung những yếu tố mới vào lễ hội. Chỉ nên lợi dụng thời điểm tổ chức lễ hội để tuyên truyền quảng bá nó như một sự kiện, làm xúc tác để thu hút thêm du khách đến. Nhờ đó, du lịch có thể bán các dịch vụ của ngành như lưu trú, hàng lưu niệm, các dịch vụ vận chuyển....
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đã và đang tổ chức thực hiện việc khôi phục lại một số lễ hội tiêu biểu nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quồc tế đến với các lễ hội nhiều hơn nữa.
Kết luận
Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam du lịch văn hoá ngày càng phát triển. Đây là thể loại du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, đồng thời nó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của toàn nghành du lịch. Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam là phải làm sao khai thác tốt loại hình du lịch văn hoá. Hoạt động du lịch càng phát triển thì càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá đối với kinh doanh du lịch là hết sức quan trọng, nó góp phần thúc đẩy cho du lịch vươn lên tạo đà cho du lịch ngày một phát triển, đem lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế.
Để phát triển du lịch văn hoá thì cần phải có tài nguyên văn hoá, đây là yếu tố quyết định. Tài nguyên văn hoá với những đặc điểm kỳ diệu, thú vị, đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan nhằm thoả mãn trí tò mò cũng như phần nào đaps ứng được lòng mong muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng mỗi địa phương.
Trong những nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch văn hoá thì các lễ hội dân gian ngày càng được các du khách quan tâm và nuốn tìm hiểu. Khai thác tổ chức tốt các lễ hội dân gian cũng là một trong những biện pháp để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và phát triển du lịch bền vững.
Tài liệu tham khảo
********
1- Tạp chí du lịch Việt Nam các số năm 2000, 2001.
2- Bài giảng kinh tế du lịch (ĐHKTQD).
3- Bài giảng văn hoá du lịch (ĐHKTQD).
4- Sách văn hoá Việt Nam – tổng hợp năm 1989-1995 (ban văn hoá nghệ thuật Trung Ương).
5- Việt Nam di tích – thắng cảnh 1991
6- Sách cẩm nang hướng dẫn du lịch ( NXB văn hoá thông tin-2000).
7- Hỏi và đáp về văn hoá Việt Nam (NXB văn hoá dân tộc – tạp chí văn hoá nghệ thuật).
8- Hội hè Việt Nam (NXB văn hoá dân tộc).
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67896.DOC