Tài liệu Đề tài Lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN MỞ ĐẠI LÝ
3S CỦA HÃNG XE MÁY
SYM VIỆT NAM
LÊ VÂN ANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tp.Hồ Chí Minh tháng 7/2011
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN MỞ ĐẠI LÝ 3S CỦA HÃNG XE MÁY SYM VIỆT NAM” do LÊ VÂN ANH,
sinh viên khóa 33, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ___________________
TRẦN MINH TRÍ
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
__________________________
Ngày Tháng Năm 2011
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên) (chữ ký, họ tên)
__________________ ____________________
Ngày tháng năm 2011 Ngày tháng năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin tỏ lòng thành kính, biết ơn đến Bố Mẹ người đã sinh thành và
nuôi nấng dạy dỗ tôi đến ngày hôm nay...
101 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN MỞ ĐẠI LÝ
3S CỦA HÃNG XE MÁY
SYM VIỆT NAM
LÊ VÂN ANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tp.Hồ Chí Minh tháng 7/2011
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN MỞ ĐẠI LÝ 3S CỦA HÃNG XE MÁY SYM VIỆT NAM” do LÊ VÂN ANH,
sinh viên khóa 33, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ___________________
TRẦN MINH TRÍ
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
__________________________
Ngày Tháng Năm 2011
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên) (chữ ký, họ tên)
__________________ ____________________
Ngày tháng năm 2011 Ngày tháng năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin tỏ lòng thành kính, biết ơn đến Bố Mẹ người đã sinh thành và
nuôi nấng dạy dỗ tôi đến ngày hôm nay. Người đã dạy cho tôi biết bao nhiêu điều hay
trong cuộc sống, những khi tôi gặp khó khăn hay thất bại Bố Mẹ luôn bên cạnh an ủi,
lo lắng cho tôi. Bố Mẹ và 2 em luôn là hậu thuẫn vững chắc nhất của tôi, luôn dành
cho tôi những điều kiện tốt nhất để chuyên tâm vào việc học tập. Tôi muốn nói với Bố,
Mẹ một điều rằng: “Con cám ơn Bố Mẹ rất nhiều vì Bố Mẹ luôn yêu thương con, đã
cho con và 2 em một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần, Bố Mẹ luôn dõi
theo từng bước chân con đi trên đường đời. Gia đình mình là một gia đình hạnh phúc
là nhờ vào đôi bàn tay của Bố Mẹ vun trồng”. Tôi xin cảm ơn những người thân đã
luôn động viên ủng hộ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, ban giám hiệu trường Đại Học Nông
Lâm TPHCM, đặc biệt là Khoa Kinh Tế đã truyền đạt những kinh nghiệm, những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường. Đặc biệt tôi xin chân thành
cảm ơn thầy Trần Minh Trí người đã khơi dậy niềm đam mê khám phá thế giới lập dự
án đầu tư trong tôi. Xin cảm ơn thầy luôn tạo cho tôi một tâm lý thoải mái, tự tin khi
thực hiện đề tài. Cảm ơn thầy đã ủng hộ những quan điểm, suy nghĩ của tôi.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn thân luôn động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Xin cám ơn Nhóc
đã luôn bên tôi những khi tôi buồn và luôn chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống
cùng tôi. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Đỗ Ngọc Lương, người đã cho tôi
nguồn cảm hứng để làm đề tài về SYM, trong quá trình làm đề tài gặp rất nhiều khó
khăn, anh chính là người đã giúp đỡ và luôn động viên tôi vượt qua những khó khăn
đó. Và tôi cũng xin cám ơn anh Nguyễn Văn Tuân, người đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi
thực hiện khóa luận.
Tôi xin gửi đến mọi người những lời chúc phúc và lời cảm ơn chân thành nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 20 tháng 05 năm 2011
LÊ VÂN ANH
NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ VÂN ANH. Tháng 07 năm 2011. “Lập Và Thẩm Định Dự Án Mở Đại Lý 3S
Của Hãng Xe Máy SYM Việt Nam”.
LÊ VÂN ANH. July 2011. “Establish and Examine The Project of Opening The
Angent 3S of Motorcycle Firm SYM VietNam .”
Mục đích của luận văn là nghiên cứu về thị trường xe máy Việt Nam, tìm hiểu
những điều kiện được mở đại lý của SYM, nghiên cứu các bước để lập một dự án đầu
tư, từ đó lập ra một dự án mở đại lý 3S của SYM Việt Nam. Tìm hiểu một số chỉ tiêu
dùng để thẩm định dự án để có thể áp dụng vào đề tài. Qua đó ta thấy được dự án có
nên được đầu tư hay không và đưa ra một số biên pháp dùng để nghiên cứu đề tài, đề
tài sử dụng các biện pháp nghiên cứu như: phương pháp phỏng vấn qua bảng câu hỏi
để khảo sát tình hình thực tế thị trường trong quá trình thực hiện, thu thập các số liệu
thứ cấp, và phương pháp xử lý số liệu.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số biện pháp kiến nghị đối với các
nhà đầu tư và Công Ty VMEP.
v
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.1. Phạm vi thời gian............................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi không gian ........................................................................ 3
1.4. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................. 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .......................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu tổng quát về SYM ....................................................................... 4
2.1.1. Công ty công nghiệp San Yang (SYM) ......................................... 4
2.1.2. Thương hiệu SYM .......................................................................... 4
2.2. Công ty sản xuất và gia công xuất khẩu Việt Nam (VMEP) ...................... 5
2.2.1. Giới thiệu chung ............................................................................. 5
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của VMEP ............................................................. 6
2.2.3. Cơ cấu sản phẩm ............................................................................ 8
2.2.4. Cơ cấu thị trường ............................................................................ 9
2.2.5. Phương hướng phát triển trong tương lai ..................................... 10
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 12
3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 12
3.1.1. Đầu tư ........................................................................................... 12
3.1.2. Dự án đầu tư ................................................................................. 15
3.1.3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian ................................................... 16
3.1.4. Thiết lập dự án đầu tư ................................................................... 18
3.1.5. Phương pháp xây dụng báo cáo ngân lưu dự án .......................... 20
vi
3.1.6. Thẩm định dự án đầu tư ............................................................... 22
3.1.7. Phân tích rủi ro ............................................................................. 28
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 29
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 29
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 31
4.1. Phân tích thị trường .................................................................................... 31
4.1.1. Khu vực thị trường ....................................................................... 31
4.1.2. Đặc điểm của người tiêu dùng xe SYM ....................................... 33
4.1.3. Thời gian sử dụng xe SYM của khách hàng ................................ 34
4.1.4. Dòng xe khách hàng ưa chuộng ................................................... 35
4.1.5. Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng xe, chất lượng dịch
vụ, giá cả và kiểu dáng xe ...................................................................... 36
4.1.6. Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng và giá cả của xe SYM
so cới các hãng khác ............................................................................... 39
4.1.7. Tình trạng nhận khuyến mãi của khách hàng SYM ..................... 40
4.1.8. Sự trung thành thương hiệu của khách hàng SYM ...................... 41
4.2. Tìm hiểu về những điều kiện được mở đại lý 3S của SYM ...................... 43
4.2.1. Các điều kiện bắt buộc của nhà nước ........................................... 43
4.2.2. Các điều kiện do công ty đưa ra ................................................... 43
4.3. Lập dự án mở đại lý 3S kinh doanh xe máy SYM ..................................... 45
4.3.1. Hình thức đầu tư ........................................................................... 45
4.3.2. Mô tả sơ lược về sản phẩm, giá bán và hình thức tiêu thụ sản phẩm
của dự án mở đại lý ................................................................................ 45
4.3.3. Các vấn đề về xây dựng đại lý ..................................................... 49
4.3.4. Phân tích chi phí ........................................................................... 51
4.3.5. Dự toán doanh thu ........................................................................ 60
4.3.6. Dự toán chi phí mua xe, phụ tùng và chi phí vận chuyển ............ 67
4.3.7. Phân tích hiệu quả tài chính ......................................................... 69
4.3.8. Xây dựng báo cáo ngân lưu .......................................................... 74
4.4. Thẩm định dự án ......................................................................................... 76
vii
4.4.1. Thẩm định dự án theo quan điểm ngân hàng ............................... 76
4.4.2. Thẩm định dự án theo quan điểm chủ đầu tư ............................... 78
4.5. Phân tích rủi ro dự án ................................................................................. 80
4.5.1. Phân tích biến động hiệu quả kinh tế của dự án theo sự thay đổi ...
của sản lượng .......................................................................................... 80
4.5.2. Phân tích biến động của chỉ ciêu NPV và IRR theo sự thay đổi của
giá bán và sản lượng ............................................................................... 81
4.6. Phân tích hiệu quả của dự án đến kinh tế - xã hội ...................................... 83
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 85
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 85
5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 86
5.2.1. Đối với các nhà đầu tư .................................................................. 86
5.2.2. Đối với Công Ty VMEP .............................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 87
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DVBH Dịch vụ bảo hành
DVBT Dịch vụ bảo trì
ĐTTT Điều tra thực tế
ĐVT Đơn vị tính
TRĐ Triệu đồng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTTH Tính toán tổng hợp
TS Tiến sĩ
VAT Giá trị gia tăng
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng Doanh Thu theo Nhóm Sản Phẩm của VMEP từ Năm 2008 đến Năm
2010 ................................................................................................................................ 8
Bảng 2.2. Bảng Tổng Doanh Thu theo Thị Trường của VMEP qua 3 Năm 2008, 2009,
2010 ........................................................................................................................................... 9
Bảng 2.3. Bảng Số Lượng Xuất Khẩu của VMEP Qua 3 Năm 2008, 2009, 2010 ....... 10
Bảng 4.1. Bảng Kết Quả Điều Tra về Giới Tính, Độ Tuổi, Thu Nhập .......................... 33
Bảng 4.2. Doanh Số Tiêu Thụ và Định Mức Công Nợ cho Các Đại lý ......................... 44
Bảng 4.3. Bảng Tiêu Chuẩn Lực Lượng Bán Hàng của Đại Lý .................................... 44
Bảng 4.4. Bảng Cơ Cấu Sản Phẩm, Linh Kiện Chính Hãng, Dịch Vụ Dự Kiến của Đại
Lý ............................................................................................................................................ 47
Bảng 4.5. Bảng Giá Sản Phẩm Dự Kiến của Đại Lý ........................................................ 48
Bảng 4.6. Bảng Giá Các Linh Kiện Chính Hãng của SYM ............................................. 49
Bảng 4.7. Bảng Các Hạng Mục về Mặt Bằng Dự Kiến của Đại Lý…………………..50
Bảng 4.8. Bảng Dự Trù Chi Phí Trang Thiết Bị Sữa Chữa của Đại Lý ......................... 52
Bảng 4.9. Bảng Dự Trù Chi Phí Trang Thiết Bị Văn Phòng của Đại Lý ...................... 54
Bảng 4.10. Bảng Kế Hoạch Khấu Hao và Giá Trị Thanh Lý Tài sản của Đại Lý ........ 57
Bảng 4.11. Bảng Tổng Hợp Chi Tiết Chi Phí Sinh Hoạt Trong 1 Năm ......................... 58
Bảng 4.12. Bảng Cơ Cấu Nhân Viên và Mức Lương Dự Kiến ....................................... 60
Bảng 4.13. Bảng Sản Lượng Tiêu Thụ Dự Kiến Hàng Năm Của Đại Lý…………….61
Bảng 4.14. Giá Bán Dự Kiến của Từng Loại Sản Phẩm qua Các Năm của Đại Lý ..... 62
Bảng 4.15. Bảng Doanh Thu Bán Xe Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý ......................... 63
Bảng 4.16. Bảng Doanh Thu Bán Xe và Doanh Thu Bán Phụ Tùng của Công Ty
TNHH Hiệp Hà qua 3 Năm 2008, 2009, 2010. ................................................................. 64
Bảng 4.17. Bảng Doanh Thu Bán Phụ Tùng Dự Kiến của Đại lý .................................. 64
Bảng 4.18. Bảng Doanh Thu về DVBT của Công Ty TNHH Hiệp qua 3 Năm 2008,
2009,2010 ............................................................................................................................... 64
Bảng 4.19. Bảng Doanh Thu về DVBT dự kiến của đại lý ............................................. 65
x
Bảng 4.20. Bảng Doanh Thu từ DVBH Xe Dự Kiến của Đai Lý .................................. 66
Bảng 4.21. Bảng Tổng Doanh Thu Dự Kiến của Đại Lý ................................................. 66
Bảng 4.22. Bảng Giá Vốn Hàng Bán của Từng Loại Sản Phẩm qua Từng Năm ......... 67
Bảng 4.23. Bảng Chi Phí Mua Xe Dự Kiến Hàng Năm ................................................... 68
Bảng 4.24. Bảng Chi Phí Mua Phụ Tùng Dự Kiến Hàng Năm ....................................... 69
Bảng 4.25. Bảng Chi Phí Vận Chuyển Xe Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý ................ 69
Bảng 4.26. Ước lượng Vốn Đầu Tư Cố Định. .................................................................. 70
Bảng 4.27. Bảng Tổng Vốn Lưu Động Dự Kiến Hàng Năm của Đại Lý. ..................... 71
Bảng 4.28. Bảng Tổng Nguồn Vốn Hàng Năm của Đại Lý. ........................................... 72
Bảng 4.29. Bảng Kế Hoạch Trả Lãi Vay ........................................................................... 73
Bảng 4.30. Bảng Dự Trù Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Đại Lý ........................ 74
Bảng 4.31. Bảng Báo Cáo Ngân Lưu Theo Quan Điểm Ngân Hàng. ............................ 75
Bảng 4.32. Bảng Báo Cáo Ngân Lưu theo Quan Điểm Chủ Sở Hữu ............................. 75
Bảng 4.33. Bảng Các Chỉ Tiêu Thẩm Định Dự Án Đầu Tư theo Quan Điểm Ngân
Hàng ........................................................................................................................................ 77
Bảng 4.34. Bảng Tính Thời Gian Hoàn Vốn của Dự Án theo Quan Điểm Ngân Hàng
................................................................................................................................................ .78
Bảng 4.35. Bảng Các Chỉ Tiêu Thẩm Định Dự Án Đầu Tư theo Quan Điểm Chủ Sở
Hữu .......................................................................................................................................... 78
Bảng 4.36. Bảng tính thời gian hoàn vốn của dự án theo quan điểm chủ sở hữu ......... 79
Bảng 4.37. Bảng Phân Tích Chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, PI Khi Sản Lượng Tiêu Thụ
Thay Đổi ................................................................................................................................. 80
Bảng 4.38. Bảng Phân Tích Chỉ Tiêu NPV Khi Giá Bán Sản Phẩm và Sản Lượng Tiêu
Thụ Thay Đổi ......................................................................................................................... 82
Bảng 4.39. Bảng Phân Tích Chỉ Tiêu IRR Khi Giá Bán Sản Phẩm và Sản Lượng Tiêu
Thụ Thay Đổi. ........................................................................................................................ 82
Bảng 4.40. Bảng Thể Hiện Giá Trị Doanh Nghiệp Đóng Góp vào Ngân Sách Nhà
Nước ....................................................................................................................................... 84
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Logo Thương Hiệu SYM ...................................................................................... 5
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty VMEP ......................................................................... 7
Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Số Năm Sử Dụng Xe SYM của Khách Hàng ..................... 34
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu dòng xe Khách Hàng Ưa Chuộng ........................................... 35
Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng về Chất Lượng Xe,
Giá Cả, Kiểu Dáng và Chất Lượng Phục Vụ của Các Đại Lý SYM. ............................. 37
Hình 4.4: Hình Thể Hiện Chất Lượng và Giá Cả Xe của SYM so với Các Hãng Xe
Khác ........................................................................................................................................ 39
Hình 4.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Thể Hiện Tình Trạng Nhận Khuyến Mãi của Khách
Hàng…………………………………………………………………………………..41
Hình 4.6. Biểu Đồ Cơ Cấu Thể Hiện Sự Trung Thành Thương Hiệu của Khách Hàng
SYM…………………………………………………………………………………..42
Hình 4.7. Một Số Hình Ảnh Trang Thiết Bị Sữa Chữa của Đại Lý…………………..52
Hình 4.8. Sơ Đồ Tổ Chức Nhân Sự Đại Lý…………………………………………...58
1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Năm 2010 là một năm đáng nhớ của nền kinh tế Việt Nam, vì đã gặt hái được rất
nhiều thành công, sản xuất kinh doanh của các ngành đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ trên tất cả các lĩnh vực. Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày
29.12.2010, một bản báo cáo những con số thống kê về kinh tế đã được phân phát bởi
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, trong năm 2010, tăng trưởng kinh tế Việt Nam khá
cao đã đạt 6,78% so với năm 2009, cao hơn kế hoạch do Quốc hội đề ra là 6,50%. Chỉ
số tăng trưởng của các ngành nói chung đều tăng.Giá trị gia tăng ngành công nghiệp
và xây dựng đạt cao nhất là tăng 7,7%, kế đến là dịch vụ tăng 7,52%; khu vực nông,
lâm và thủy sản tăng 2,78% so với năm 2009. (Nguồn:Vietcatholic News.net, năm
2011).
Thị trường xe máy Việt Nam cũng đã và đang tăng trưởng mạnh. Theo thống kê
của Bộ Công Thương, trong năm 2010 vừa qua các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe
máy đã đưa ra thị trường tổng cộng hơn 3,5 triệu chiếc, tăng 14,5% so với năm 2009.
Riêng trong tháng 12, lượng xe máy xuất xưởng cũng đã đạt 349.400 chiếc, tăng
10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo trang điện tử Việt Báo, hiện Việt Nam đã trở
thành thị trường xe máy lớn thứ 4 trên thế giới. Trong khi các hãng xe máy đã có mặt
tại Việt Nam lần lượt công bố kế hoạch mở rộng thì nhiều thương hiệu xe máy quốc tế
khác cũng đã và đang thâm nhập thị trường đầy béo bở này. Có thể nói đến một số
thương hiệu mới gia nhập thị trường Việt Nam như: CPI và PGO motor (Đài Loan),
S&T motor (Hàn Quốc)… Rõ ràng không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các
tập đoàn công nghiệp xe máy thế giới đều đã và đang nhận thấy những lợi ích không
nhỏ khi tập trung vào “miếng bánh” xe máy Việt Nam.
2
Các hãng xe máy nổi tiếng có mặt tai Việt Nam hầu như đều thành lập hệ thống
đại lý của mình. Honda có đại lý Head, SYM có đại lý 3S, Yamaha có đại lý 3S… Vì
vậy, có nhiều công ty, doanh nghiệp và những nhà đầu tư tư nhân đã đầu tư vào việc
mở đại lý cho các hãng xe máy đã và đang nổi tiếng hiện nay.
Chúng ta đều biết xe máy của công ty Honda được rất nhiều người tiêu dùng
biết đến và được sử dụng nhiều nhất. Thương hiệu này cùng với một số thương hiệu
danh tiếng khác như: Yamaha, Suzuki, … đã tạo nên một hiệu ứng xuất xứ tích cực
đối với các dòng sản phẩm xe máy từ Nhật. Vì thế, sẽ có nhiều người muốn làm đại lý
cho các hãng xe này.
SYM là một thương hiệu xe máy của Đài Loan. Quốc gia này không được biết
đến như một nơi sản xuất xe máy tốt nhất. SYM cũng không phải là một thương hiệu
dẫn đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, từ khi thâm nhập thị trường Việt Nam cho đến
nay đã gần 20 năm SYM vẫn đứng vững được trên thị trường này. Điều này chứng tỏ
rằng SYM đã đưa ra được những ưu điểm riêng của mình để thu hút khách hàng và
thương hiệu của hãng xe máy SYM đã không còn xa lạ đối với người tiêu dùng. Với
sự phong phú và đa dạng về các mặt hàng, cộng với giá cả phải chăng và sản phẩm
chất lượng, SYM đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu người tiêu dùng Việt, không chỉ
dừng lại ở đó SYM còn không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, mong
muốn ngày càng thấu hiểu và đáp ứng tốt hơn nữa từ sản phẩm đến dịch vụ cho thị
trường Việt Nam. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng thương hiệu này đã và đang phát
triển , do đó đầu tư vào việc mở đại lý cho SYM sẽ mang lại nhiều thành công, đó là lý
do tác giả đã chọn thực hiện khoá luận với đề tài: “Lập và thẩm đinh dự án mở đại
lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của hãng xe
máy SYM Việt Nam, cụ thể là:
- Nghiên cứu tổng quan về thị trường xe máy của SYM ở Việt Nam.
- Tìm hiểu về những điều kiện được mở đại lý 3S của SYM.
- Nghiên cứu các bước để thiết lập một dự án nhằm áp dụng vào đề tài.
- Thẩm định dự án qua các chỉ tiêu: NPV,IRR, B/C, PI, PP.
- Phân tích rủi ro của dự án.
3
- Phân tích hiệu quả của dự án đến kinh tế - xã hội.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Khoá luận đươc thực hiện từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 6 năm2011.
1.3.2. Phạm vi không gian
Số liệu của khoá luận đa phần được thu thập từ Công ty TNHH Hiệp Hà (đại lý
3S của SYM Việt Nam): 40/4C – Quốc lộ 22 – Huy Lâm – Bà Điểm Hoóc Môn.
Đồng thời tham khảo ý kiến ở một số đại lý 3S của SYM và tiến hành nghiên
cứu, thăm dò ý kiến của người tiêu dùng về chất lượng xe máy, chất lượng phục vụ
của các đại lý 3S của SYM Việt Nam tại khu vực Quận Thủ Đức, Quận 2.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm có 5 chương:
- Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này bao gồm lý do chọn đề tài, mục đích của việc nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
- Chương 2: Tổng quan
Chương này mô tả khái quát về công ty công nghiệp Sang Yang (SYM), công
ty sản xuất và gia công xuất khẩu Việt Nam (VMEP), cơ cấu tổ chức VMEP, cơ cấu
sản phẩm, cơ cấu thị trường và phương hướng phát triển trong tương lai.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trong chương này trình bày những khái niệm có liên quan đến đề tài và giới
thiệu một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần nội dung chính của luận văn. Chương này nêu lên các kết quả đạt
được trong quá trình nghiên cứu gồm: phân tích thị trường để tìm hiểu về thực trạng
ngành kinh doanh xe máy, lập dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam,
sau đó dùng các chỉ tiêu kinh tế như: IRR, NPV, B/C, PI, PP để thẩm định dự án, phân
tích rủi ro của dự án. Cuối cùng là phân tích hiệu quả của dự án đến kinh tế - xã hội.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị:
Kết luận chung cho toàn bộ khóa luận và đưa ra một số kiến nghị đối với nhà
đầu tư và Công Ty VMEP.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu tổng quát về SYM
2.1.1. Công ty công nghiệp San Yang (SYM)
Công ty công nghiệp San Yang, thuộc tập đoàn Chifon (Đài Loan), thành lập
năm 1954, chuyên chế tạo, nghiên cứu phát triển và kinh doanh các loại xe gắn máy,
xe hơi, phu tùng và các sản phẩm và dịch vụ có liên quan, sữa chữa xe máy …
Năm 1992, SYM là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư 100%
vốn đầu tiên tại thị trường Việt Nam. SYM hiện có 2.400 nhân viên với tổng số vốn
điều lệ ban đầu là 253 triệu đôla Mỹ, đến năm 2005 tổng số vốn đầu tư đã lên đến 770
triệu đôla với một nhà máy sản xuất với diện tích lên đến 330.000 m2. SYM có tổng
cộng 6 công ty con trên toàn cầu, bao gồm: Vietnam Manufacturing & Export
Processing Co.Ltd (VMEP), Xiashing Motorcycles Co.Ltd (Xiamen), Quingzhou
Engineering Industry Co.Ltd, PI San Yang Industry Indonesia và San Yang
Deutschland Gmblt German. Các công ty này chủ yếu tập trung vào sản xuất và kinh
doanh xe gắn máy cho từng khu vực thị trường như: Đông Nam Á, Trung Quốc và
Châu Âu. (Nguồn: SYM.com.tw)
2.1.2. Thương hiệu SYM
SYM là một trong những thương hiệu xe máy đầu tiên của Đài Loan. Tính đến
nay SYM đã tích luỹ gần 60 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất và kinh doanh xe
gắn máy. Thương hiệu này dần đã tạo được niềm tin đối với khách hàng Châu Á.
Năm 2006, SYM Việt Nam chính thức giới thiệu hình tượng mới. Hình tượng
thương hiệu SYM mới này có thêm một hình tròn bao quanh một thiết kế cách điệu
hình mũi tên bay.
5
Mũi tên nói lên sự phát triển, hình tròn như một bánh xe đang lăn bánh trên
đường, tràn đầy sức sống. Cùng với biểu tượng này là câu khẩu hiệu mới của SYM:
“Engine of life” (“động cơ cuộc sống”), cho thấy SYM mong muốn trở thành kỹ sư tốt
nhất luôn đồng hành cuộc sống người tiêu dùng. Năm đặc trưng mới mẻ gắn với hệ
thống nhận dạng thương hiệu này là: sức tưởng tượng, sự bền vững, sức sống, sự thu
hút và tính nhân bản.
Hình 2.1. Logo Thương Hiệu SYM
Nguồn: SYM.com.tw
2.2. Công ty sản xuất và gia công xuất khẩu Việt Nam (VMEP)
2.2.1. Giới thiệu chung
VMEP là tên viết tắt của công ty Sản Xuất và Gia Công Xuất Khẩu Việt Nam
(Vietnam Manufacturing & Export Processing Co.Ltd). VMEP là một trong những
công ty con hoạt động hoạt động hiệu quả nhất của SYM, được thành lập ngày 25
tháng 03 năm 1992 với tổng số vốn đầu tư là 58.560.000 USD và 1.183 nhân viên.
Ngày 26 tháng 05 năm 2000, quyền sở hữu VMEP được chuyển giao từ Chinfon
Group cho SYM.
VMEP chuyên chế tạo, nghiên cứu phát triển, tiêu thụ xe máy và kinh doanh
các sản phẩm có liên quan, sữa chữa xe máy, linh kiện phục vụ và các hạng mục có
liên quan khác, phần lớn phục vụ cho thị trường Đông Nam Á. Hàng năm, VMEP đều
đứng đầu về doanh số sản xuất xe (500.000 chiếc/năm) trong các chi nhánh.
Hiện nay, VMEP có một trụ sở chính, một nhà máy sản xuất, một trung tâm
nghiên cứu phát triển tại Đồng Nai. Ngoài ra, VMEP còn có kho tại khu công nghiệp
Amata, một văn phòng đại diện tại 452A Nguyễn Thị Minh Khai – thành phố Hồ Chí
Minh và một nhà máy tại Hà Tây. Trong đó, nhà máy Đồng Nai chuyên sản xuất xe
tay ga và nhà máy Hà Tây chuyên sản xuất xe số. Bên cạnh đó, VMEP còn có cổ phần
6
ở 3 công ty con gồm: Công ty Tín Dũng (VCFP), Công ty Đức Phát (CQS), Công ty
Tam Thân (VTBM).
Năm 2007, VMEP nhận được “Doanh Nghiệp Xuất Sắc” và “Doanh Nghiệp
Việt Nam Điển Hình”.
Quan niệm
Dựa trên nguyên tắc bảo vệ môi trường, tính nhân văn và kiến thức chứng tỏ sự
tồn tại lâu dài. Quyết tâm không ngừng cho sự sáng tạo và cải tiến kỹ thuật.
Tầm nhìn
Trở thành công ty tiên phong về nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công
nghiệp thiết kế, chế tạo và gia công lắp ráp xe môtô, gắn máy với sự tiến bộ về kỹ
thuật nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm ưu việt về chất lượng, tính năng
và được mọi người tin dùng.
Phạm vi kinh doanh
Chế tạo nghiên cứu phát triển, tiêu thụ xe máy, xe hơi và kinh doanh các sản
phẩm có liên quan. Sữa chữa xe máy, linh kiện phục vụ và các hạng mục có liên quan
khác.
Sứ mệnh
“Tận lực phát triển sản phẩm ưu việt, cống hiến xã hội”. (Nguồn:
SYM.com.vn)
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của VMEP
VMEP được tổ chức theo mô hình khu vực, gồm 2 khu vực: khu vực phía Bắc
và khu vực phía Nam. Hoạt động của VMEP được thực hiện bởi 4 nhóm bộ phận
chính: nhà máy, phòng hành chánh tổng vụ, phòng kinh doanh nội địa và phòng kinh
doanh quốc tế. Cơ cấu tổ chức của VMEP được thể hiện dưới sơ đồ sau:
7
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty VMEP
Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Bộ VMEP
Trong các phòng ban trên, phòng kinh doanh là bộ phận chuyên trách về các
hoạt động kinh doanh trong nước. Có thể xem phòng kinh doanh là cửa sổ thông tin
giữa khách hàng trong nước và VMEP với các hoạt động chính sau:
Phòng kinh doanh là bộ phận chuyên về các hoạt động marketing, xúc tiến đối
với thị trường nội địa, cụ thể là:
- Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện.
-Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu
cho công ty.
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
Khu vực phía
Bắc
Khu vực phía
Nam
Nhà máy
Đồng Nai
Nhà máy
Hà Tây
y PC
y PE
y PD
y OP
y QA/QE
y R&D
y NDPO
y PC
y PE
y PD
y OP
y QA/QE
y R&D
y NDPO
y Salse
y Service
y SP
y MPO
y Admin
y HR
y GDO
y FIN
y Philippin
y Malaysia
y Thái Lan
y Myanma
y Đài Loan
y Campuchia
y Khác
Kinh
Doanh
ADM OMD
8
- Phát triển khách hàng: tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường, đàm phán
hợp đồng.
- Hỗ trợ khách hàng: tư vấn quảng bá sản phẩm, chuyển tải các sản phẩm
quảng cáo (brochure, hàng khuyến mãi, clip quảng cáo…), giải đáp những thắc mắc
của khách hàng.
2.2.3. Cơ cấu sản phẩm
Các sản phẩm của VMEP được chia làm 3 nhóm chính: xe máy, động cơ và
phụ tùng. Trong đó, có thể xe máy là nhóm chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất với
doanh thu khoảng 40 triệu USD/năm, chiếm tỷ trọng hơn 70% trên tổng doanh thu.
Năm 2009, do những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
nhu cầu xe máy nguyên chiếc giảm mạnh. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng xe cũ được
tân trang tăng mạnh kéo theo doanh thu từ việc bán động cơ tăng cao. Chúng ta dễ
dàng nhận thấy xu hướng đó trong bảng số liệu 2.1 bên dưới.
Bảng 2.1. Bảng Doanh Thu theo Nhóm Sản Phẩm của VMEP từ Năm 2008 đến
Năm 2010
ĐVT: 1000 USD
Chỉ tiêu Năm
So sánh
2009/2008
So sánh
2010/2009
2008 2009 2010 Δ % Δ %
Xe máy 45.129 36.742 43.970 -8.387 -19 7.228 20
Động cơ 2.926 7.131 1.876 4.205 144 -5.255 -74
Phụ tùng 9.636 8.426 9.189 -1.210 -13 763 9
Tổng 57.690 52.298 55.035 -5.392 -9 2.737 5
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của phòng kinh doanh nội địa – VMEP
Xe gắn máy được chia làm hai phân nhóm chính: xe số và xe tay ga. Theo như
thống kê tại thị trường Việt Nam đến 70% doanh thu của VMEP có được từ việc bán
xe tay ga. Attila Victoria được xem là model tay ga thành công nhất của SYM tại Việt
Nam. Một model mới được tung ra vào tháng 9 năm 2009 là Shark và dòng xe này
cũng tạo được sự chú ý.
Như vậy, qua bảng 2.1 ta thấy doanh thu của VMEP chủ yếu có được từ việc bán xe
máy.
9
2.2.4. Cơ cấu thị trường
a) Trong nước
Hiện nay, VMEP có hơn 230 cửa hàng nhượng quyền 3S (Sales, Service, Spare
parts) trên cả nước với trọng điểm chính là 3 thành phố lớn (Hà Nội, Tp.Hồ CHí Minh
và Tp.Đà Nẵng)
Năm 2010, tổng số lượng xe bán ra của VMEP là hơn 180.000 chiếc, trong đó
số xe bán được trong nước là 160.000 chiếc (chiếm tỷ trọng 89%) đạt mức tổng doanh
thu hơn 55 triệu USD, trong đó doanh thu trong nước là 40.825 USD (chiếm tỷ trọng
74%). Sau đây là bảng doanh thu theo thị trường của VMEP trong 3 năm 2008, 2009,
2010.
Bảng 2.2. Bảng Tổng Doanh Thu theo Thị Trường của VMEP qua 3 Năm 2008,
2009, 2010
ĐVT: 1000 USD
Chỉ tiêu Năm
Thị trường Sản phẩm 2008 2009 2010
Xuất khẩu
Xe máy 14.392 8.205 11.349
Động cơ 2.926 7.131 1.858
Phụ tùng 1.952 1.291 986
Cộng 19.270 16.627 14.192
Nội địa Xe máy 30.737 28.537 32.622
Phụ tùng 7.684 7.134 8.203
Cộng 38.421 35.671 40.825
Tổng cộng 57.690 52.298 55.017
Nguồn: Báo cáo doanh thu nội địa, xuất khẩu – VMEP
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy rằng doanh thu của VMEP phần lớn có được từ thị
trường trong nước. Như vậy, VMEP đang có thế mạnh ở thị trường trong nước hơn là
thị trường xuất khẩu.
b) Xuất khẩu
Về thị trường xuất khẩu, trước năm 2008, thị trường xuất khẩu của VMEP khá
rộng lớn bao gồm cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương (các nước Đông Nam
Á,Autralia,Hàn Quốc…). Năm 2008, SYM mở thêm một chi nhánh Hồng Công –
VMEP (H). Chi nhánh này hiện nay đang tiếp quản thị trường Châu Âu và Châu Úc.
10
Vì vậy, thị trường Đông Nam Á hiện nay do VMEP quản lý, với số lượng xuất khẩu
lớn.
Bảng 2.3. Bảng Số Lượng Xuất Khẩu của VMEP Qua 3 Năm 2008, 2009, 2010
ĐVT: chiếc
Chỉ tiêu Năm So sánh 2008/2009
So sánh
2010/2009
Khu vực 2008 2009 2010 % %
Châu Âu 7.667 0 0 -7.667 -100 0 0
Autralia 494 0 0 -494 -100 0 0
Đông Nam Á 18.687 17.895 26.027 -792 -4 8.132 45
Thị trường khác 380 325 429 -55 -14 104 32
Tổng cộng 27.228 18.220 26.456 -9.008 -33 8.236 45
Nguồn: Báo cáo số lượng xuất khẩu OMD – VMEP
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy năm 2009 và 2010 VMEP không xuất khẩu xe ra thị
trường Châu Âu và Autralia. Nên sản lượng xe xuất khẩu ra thị trường Châu Âu và
Autralia của năm 2009 so với 2008 và 2010 so với năm 2009 giảm 100%, do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế và các rào cản về thuế quan ở hai thị trường này.
Ngược lại với hai thị trường trên thì năm 2009 và 2010 VMEP đều xuất khẩu xe ra thị
trường Đông Nam Á và thị trường khác, tuy nhiên năm 2009 sản lượng xe xuất khẩu
ra hai thị trường này đề giảm, đến năm 2010 tăng đáng kể. Năm 2009 sản lượng xe
được xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á giảm 4%, thị trường khác giảm 14% so
với năm 2008. Năm 2010 so với năm 2009 thì số xe được xuất khẩu sang Đông Nam
Á tăng 45% và sang thị trường khác tăng 32%. VMEP đang nổ lực thúc đẩy xuất khẩu
các mặt hàng xe máy nguyên chiếc và các phụ tùng, linh kiện có liên quan sang thị
trường mục tiêu ở Đông Nam Á (Philippines, Malaysia, Inđonesia…) và một số thị
trường khác (Đài Loan, Hàn Quốc,…)
2.2.5. Phương hướng phát triển trong tương lai
Trong những năm sắp tới, VMEP đang từng bước hoàn thiện mình theo những
mục tiêu chính sau:
- Gia tăng tiêu thụ tại thị trường Đông Nam Á
- Phát triển các dòng xe dành cho nam giới
- Tập trung xây dựng hình ảnh xe số
- Xây dựng cảng biển.
Δ Δ
11
Qua tìm hiểu về SYM và Công Ty VMEP, nhận thấy rằng hãng xe máy SYM
đang là một hãng xe phát triển và VMEP đang là một công ty hoạt động có hiệu quả
nhất của SYM, doanh thu của VMEP có được chủ yếu từ thị trường nội địa. Vì vậy khi
đầu tư vào việc làm đại lý cho SYM Việt Nam sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thử
thách , nếu biết nắm bắt cơ hội thì nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận cao.
12
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
Để lập được dự án đầu tư ta phải nắm vững được một số lý thuyết và dựa trên
những lý thuyết đó vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt vào việc lập dự án, những
lý thuyết đó chính là cơ sở lý luận. Lý thuyết được trình bày trong đề tài gồm:
- Khái niệm, phân loại và mục đích của đầu tư
- Khái niệm, đặc điểm và phân loại dự án đầu tư
- Một số vấn đề liên quan đến giá trị của tiền tệ theo thời gian
- Thiết lập dự án đầu tư
- Phương pháp xây dựng báo cáo ngân lưu
- Thẩm định dự án đầu tư
- Phân tích rủi ro của dự án.
Sau đây sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết về những lý thuyết được nêu trên. Những cơ
sở lý luận nêu ra dưới đây được dựa trên tài liệu nghiên cứu Lập - Thẩm Định Và
Quản Trị Dự Án Đầu Tư của TS. Phạm Xuân Giang (2010).
3.1.1. Đầu tư
a) Khái niệm
- Theo điều 3 của Luật Đầu Tư ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, đầu tư
được định nghĩa như sau: đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu
hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định
của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu,
hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư.
13
- Mục đích của đầu tư kinh doanh là sinh lợi cho chủ đầu tư và xã hội. Lợi ích
của hai đối tượng này nhất thiết phải thống nhất với nhau. Nếu không thống nhất, nhà
nước với vai trò vĩ mô sẽ dùng các biện pháp thích hợp để giải quyết.
b) Phân loại đầu tư
Phân loại đầu tư theo chức năng quản trị vốn đầu tư, có hai hình thức
- Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, có thể tiến hành bằng mộ
trong ba hình thức sau:
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Công ty liên doanh
+ Công ty 100% vốn nước nước ngoài
- Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính
trung gian mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Phân loại đầu tư theo nguồn vốn đầu tư
- Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước
- Đầu tư bằng nguồn vốn ngoài nước
Vốn trong nước là vốn hình thành từ nguồn vốn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế
quốc dân. Đó có thể là vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,
vốn đầu tư phát triển của nhà nước, doanh nghiệp, vốn tư nhân, vốn của các tổ chức
khác ở trong nước.
Vốn ngoài nước là vốn hình thành không bằng nguồn tích luỹ nội bộ của nền
kinh tế quốc dân mà có xuất xứ từ nước ngoài. Đó có thể là vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA), vốn vay của nước ngoài hoặc của các định chế tài chính quốc tế với lãi
suất ưu đãi, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn của các cơ quan ngoại
giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan ngoại giao khác được phép đầu tư vào Việt Nam.
Phân loại theo nội dung kinh tế
14
- Đầu tư vào lực lượng lao động: để tuyển dụng, huấn luyện, thuê mướn và đào
tạo chuyên gia, cán bộ quản lý và công nhân.
- Đầu tư xây dựng cơ bản: để xây dựng nhà xưởng. Các công trình hạ tầng và
đầu tư mua máy móc, thiết bị, công nghệ bằng phát minh, mua bản quyền, bí quyết
công nghệ.
- Đầu tư vào tài sản lưu động: để mua sắm công cụ, dụng cụ, nguyên, nhiên vật
liệu, tiền mặt... phục vụ cho quá trình sản xuất.
Phân loại theo mục tiêu đầu tư
- Đầu tư mới: hình thức đầu tư trên một cơ sở hoàn toàn mới, không có kế thừa
bất cứ cái gì.
- Đầu tư mở rộng: hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ đang hoạt động
để nâng cao công suất của công trình cũ, hoặc tăng thêm khả năng phục vụ cho nhiều
loại đối tượng hơn. Hình thức đầu tư này làm cho quy mô xí nghiệp, nhà máy được
tăng lên.
- Đầu tư cải tạo công trình đang hoạt động: gắn liền với trang bị lại và tổ chức
lại toàn bộ hay một bộ phận doanh nghiệp đang hoạt động, đổi mới trang thiết bị, nâng
cấp nhà máy.
c) Mục đích đầu tư
Mục đích chủ yếu của đầu tư là sinh lợi. Để tránh những cuộc đầu tư không
sinh lợi, để đảm bảo sinh lợi tối đa khi đã bỏ vốn, việc đầu tư phải được tiến hành một
cách hệ thống theo một tiến trình gồm nhiều bước:
Bước 1: nghiên cứu, đánh giá cơ hội đầu tư (sản phẩm của bước này là báo cáo
kinh tế - kỹ thuật về cơ hội đầu tư)
Bước 2: nghiên cứu tiền khả thi (báo cáo tiền khả thi)
Bước 3: nghiên cứu khả thi (báo cáo khả thi hay luận chứng kinh tế - kỹ thuật
Bước 4: thẩm định và ra quyết định đầu tư
Bước 5: thiết kế
Bước 6: tổ chức đấu thầu, đàm phán, ký hợp đồng (về chuyển giao công nghệ,
cung cấp thiết bị, xây dựng, lắp đặt, vận tải v.v)
Bước 7: xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng, đào tạo nhân lực
Bước 8: nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán.
15
3.1.2. Dự án đầu tư
a) Khái niệm
Theo điều 3 của Luật Đầu Tư, dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung
và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời
gian xác định.
Khái niệm khác, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn
lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và
địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định, nhằm
thực hiên những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.
Theo khái niệm này thì một dự án đầu tư phải gồm có sáu yếu tố cơ bản:
- Mục tiêu của đầu tư
- Giải pháp thực hiên mục tiêu
- Nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp
- Thời gian và địa điểm để thực hiện dự án
- Nguồn vốn đầu tư
- Sản phẩm và dịch vụ của dự án.
b) Đặc điểm của một dự án
Theo TS.Amodau Diallo (giảng viên đại học Québec tại Montréal) dự án có sáu
đặc điểm sau:
- Dự án là sản phẩm duy nhất
- Thời gian hoàn thành của dự án có giới hạn
- Ngân sách thực hiện dự án bị giới hạn
- Dự án nhằm để thực hiện các công việc đã được hoạch định
- Quá trình thực hiện dự án đòi hỏi phải có sự hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực
- Dự án thường diễn ra trong môi trường động, phức tạp và luôn có thể xảy ra
sự xung đột.
c) Phân loại dự án đầu tư
Theo quy mô và tính chất, có
- Dự án quan trọng quốc gia: do quốc hội thông qua chủ trương và cho phép
đầu tư. Đây là dự án lớn mang tầm chiến lược quốc gia và quốc tế, quyết định những
16
vấn đề thuộc quốc kế dân sinh. Như dự án đường điện 500 KVA Bắc Nam, dự án khu
công nghiệp Dung Quất, dự án thuỷ điện Sơn La.
- Các dự án còn lại:
Căn cứ vào tổng mức đầu tư nhóm dự án này được chia thành 3 nhóm:
+ Dự án nhóm A
+ Dự án nhóm B
+ Dự án nhóm C
Đối với dự án đầu tư nước ngoài cũng được chia thành 3 nhóm:
+ Dự án nhóm A
+ Dự án nhóm B
+ Dự án phân cấp cho các địa phương
Theo nguồn vốn đầu tư có
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của
nhà nước
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
- Dự án sử dụng vốn khác, bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều
nguồn vốn từ nhiều thành phần khác nhau.
3.1.3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian
Cùng một số tiền như nhau, nhưng nếu có số tiền này ở những thời điểm khác
nhau, giá trị của chúng cũng sẽ khác nhau. Bởi vì:
- Tiền tệ có khả năng sinh lợi (chi phí cơ hội).
- Do lạm phát.
- Do rủi ro.
Thông thường một dự án đầu tư có vòng đời dài, liên quan đến việc sử dụng
vốn dài hạn. Bởi vậy, dòng tiền tệ của dự án cũng phải được xem xét ở những thời
điểm khác nhau. Tức là phải chú ý đến thời giá của tiền.
Thời giá của tiền tệ được thể hiện trong một số cách tính sau đây:
a) Giá trị hiện tại của khoản tiền đơn (P)
P = n
n
i
F
)1( +
17
Trong đó:
- P: số tiền đơn ở hiện tại
- i: lãi suất tính toán
- Fn: giá trị trị tương lai của khoản tiền đơn
- n: số thời gian (năm, quý hoặc tháng...) tương ứng với lãi suất tính toán i
- ni)1(
1
+ được gọi là hệ số hiện giá, hay hệ số chiết khấu. Đó chính là giá trị
hiện tại của một đồng bạc với lãi suất là i và số thời gian là n
b) Giá trị hiện tại của một loạt tiền bằng nhau
Với: A là khoản tiền bằng nhau sẽ chi (thu) trong tương lai vào cuối các năm
n là số thời gian (tháng, quý hoặc năm)
c) Lập lịch trả nợ đều
Để thực hiện dự án, chủ đầu tư thường phải vay vốn. Việc trả nợ gốc và lãi phải
theo điều kiện của người cho vay. Một trong những điều kiện mà người cho vay
thường đưa ra là phải trả nợ gốc và lãi đều nhau vào cuối mỗi năm của thời hạn vay.
Điều đó bắt buộc chủ đầu tư phải lập lịch trả nợ đều.
Lịch trả nợ đều có thể lập bằng thủ công hoặc bằng máy tính:
- Nếu lập bằng thủ công, có nghĩa là phải tính dòng tiền A trong công thức giá
trị hiện tại của loạt tiền bằng nhau (P)
- Nếu lập bằng máy tính, sử dụng hàm PMT trong Excel để xác định mức trả nợ
đều vốn gốc, lãi vay và các dữ liệu có liên quan. Cách thực hiện:
= PMT(rate,nper,pv,[fv],[type]
P= ( )[ ]nnii iA )1( 11 + −+
P= ( )[ ]nnii iA )1( 11 + −+
18
3.1.4. Thiết lập dự án đầu tư
a) Khái niệm
Thiết lập dự án đầu tư là việc xây dựng một kịch bản đầu tư có căn cứ khoa học
kể từ khi bỏ vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư, nhằm giúp nhà đầu tư chủ
động và tự tin trong hoạt động đầu tư, thu hồi được vốn bỏ ra và có lợi nhuận, đồng
thời mang lại lợi ích cho xã hội, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân.
b) Vai trò và yêu cầu của một dự án đầu tư
- Vai trò của dự án đầu tư
Dự án là một trong những căn cứ quan trọng nhất để chủ đầu tư quyết định có
nên bỏ vốn ra hay không
+ Là tài liệu dùng để kêu gọi đối tác góp vốn đầu tư
+ Là văn kiện cơ bản để cơ quan quản lý nhà nước xem xét phê duyệt,cấp giấy
phép đầu tư
+ Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm
tra quá trình thực hiện dự án
+ Là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời
trong quá trình thực hiện và khai thác công trình
- Yêu cầu của dự án đầu tư
Để đảm bảo tính khả thi của một dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Tính khoa học: đòi hỏi người thiết lập dự án phải có quá trình nghiên cứu tỷ
mỉ, kỹ càng và tính toán chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội dung viết
về tài chính và thị trường. Cách lập luận trong dự án phải chặt chẽ, có căn cứ khoa học
tin cậy, xác đáng. Phải dự phòng được những bất trắc, biến động và những thay đổi có
thể xảy ra.
+ Tính thực tiễn: các nội dung của dự án phải được nghiên cứu và xác đinh trên
cơ sở xem xét, phân tích đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên
quan đến hoạt động đầu tư, về mặt bằng vốn, cung ứng vật tư...
+ Tính pháp lý: dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với chính
sách và pháp luật của nhà nước về đầu tư. Đồng thời phải thoã mãn các điều kiện ràng
buộc khác về: vốn, tài nguyên, văn hoá - xã hội, thuần phong mỹ tục, tôn giáo...
19
+ Tính chuẩn mực: dự án phải tuân thủ các quy định chung mang tính quốc gia
và quốc tế. Ngoài ra dự án phải thoã mãn các điều kiện của người cho vay tiền, người
tài trợ vốn. Điều này cần thiết với các dự án sử dụng vốn nước ngoài.
c) Báo cáo khả thi
Là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu khả thi với tính cách là quá
trình nghiên cứu cụ thể, có hệ thống về toàn bộ các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, xã hội,
môi trường có ảnh hưởng đến việc thực hiện đầu tư
Luận chứng kinh tế - kỹ thuật (báo cáo khả thi) là văn kiện phản ánh kết quả
nghiên cứu khả thi. Do đó, luận chứng không nhất thiết phải phản ánh toàn bộ các vấn
đề đã xử lý, trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, cần có đủ luận cứ xác đáng cho
phương pháp lựa chọn và phương án so sánh
Luận cứ là văn kiện quan trọng được sử dụng trong nhiều mục đích:
- Là căn cứ chủ yếu để những người đầu tư (chủ vốn) hoặc đại diện của họ
xem xét và quyết định việc đầu tư hay không đầu tư và đầu tư theo phương án nào?
- Là phương tiện thuyết phục chủ yếu trong trường hợp cần tìm kiếm sự tài
trợ từ các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các ngân hàng hoặc cần huy động vốn từ
trong công chúng.
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc quá trình
thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện.
- Là văn kiện cơ bản để các cơ quan pháp lý nhà nước xem xét , phê duyệt,
cấp giấy phép đầu tư và cho hưởng những điều kiện ưu đãi trong đầu tư. Các luận
chứng là cơ sở để cơ quan quản lý tiến hành kiểm kê tình hình đầu tư, góp vốn,đánh
giá động thái kinh tế, phát hiện các vấn đề trong cân đối vĩ mô để điều tiết kịp thời.
- Là một trong những căn cứ không thể thiếu để theo dõi, đánh giá và có hiệu
chỉnh cần thiết trong quá trình vận hành, khai thác công trình.
- Trong nhiều trường hợp, một bảng luận chứng tốt là nhân tố có tác dụng tích
cực để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các bên có liên quan. Luận
chứng cũng là căn cứ để xem xét, xử lý hài hoà mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ
giữa các bên tham gia liên doanh, là tài liệu cơ sở để đàm phán ký hợp đồng liên
doanh.
20
Thật không đúng nếu coi việc lập báo cáo khả thi như một việc làm chiếu lệ chỉ
để xin cấp vốn, vay vốn, xin cấp giấy phép đầu tư, v.v. Với chức năng đa dạng như
trên, báo cáo khả thi cần có nội dung và cấu trúc thích hợp.
d) Nội dung kinh tế kỹ thuật chủ yếu của nghiên cứu khả thi
Vận dụng các nội dung trong nghiên cứu tiền khả thi ta phân tích sâu hơn các
vấn đề sau:
- Xác định sản phẩm và dịch vụ
- Xác định hình thức đầu tư
- Xác định công suất dự án
- Chọn kỹ thuật, công nghệ, thiết bị
- Chọn địa điểm cụ thể
- Giải quyết các nội dung về kiến trúc, xây dựng
- Tổ chức quản trị thực hiện dự án
- Phân tích tài chính
- Phân tích kinh tế xã hội – môi trường.
3.1.5. Phương pháp xây dụng báo cáo ngân lưu dự án
a) Vai trò và bản chất của bản báo cáo ngân lưu
Ngân lưu của một dự án được hiểu là các khoản thu và chi, được kỳ vọng xuất
hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt vòng đời dự án. Nếu chúng ta lấy toàn
bộ khoản tiền mặt thu trừ đi khoản tiền mặt chi sẽ xác định được dòng ngân lưu ròng
tại các mốc thời gian khác nhau của dự án. Một báo cáo mà nội dung bao gồm cả dòng
tiền mặt thu vào, dòng tiền mặt chi ra và dòng tiền mặt ròng được gọi là báo cáo ngân
lưu dự án.
Báo cáo ngân lưu là cơ sở để phân tích và thẩm định tài chính các dự án đầu tư.
Người ta căn cứ vào ngân lưu ròng để định giá doanh nghiệp, xác định giá cả cổ phiếu
hay trái phiếu và giá trị hiện tại của dự án.
b) Nguyên tắc xây dựng một báo cáo ngân lưu dự án
Cũng giống như báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, có thể lập báo
cáo ngân lưu theo hai phương pháp: trực tiếp và gián tiếp.
- Lập báo cáo ngân lưu theo phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp trực tiếp, về mặt hình thức, báo cáo ngân lưu có dạng:
21
Năm 0 1 2... n
+ Dòng ngân lưu vào (Inflows)
+ Dòng ngân lưu ra (Outflows)
+ Dòng ngân lưu ròng (NCF: net cash flows) (3=1-2)
Dòng ngân lưu vào, gồm các khoản thực thu bằng tiền mặt trong kỳ và các
khoản chênh lệch (âm) trong tài sản lưu động, như: chênh lệch tồn quỹ tiền mặt, hàng
tồn kho... cuối kỳ so với đầu kỳ. Cụ thể gồm:
+ Số tiền thực thu trong kỳ từ doanh thu bán hàng và các hoạt động khác
+ Thực thu từ các khoản phải thu
+ Thu từ thanh lý tài sản cố định
+ Thu khác (trợ cấp, ứng tước của khách)
+ Giảm trong tài sản lưu động, như: giảm trong tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho,
nguyên liệu... cuối kỳ so với đầu kỳ.
Dòng ngân lưu ra, gồm các khoản thực chi bằng tiền mặt trong kỳ và các khoản
chênh lệch (dương) trong tài sản lưu động như: chênh lệch tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn
kho... cuối kỳ so với đầu kỳ. Cụ thể gồm:
+ Chi đầu tư mua hoặc thuê đất đai, tài sản
+ Số thực chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, hàng hoá trong kỳ
+ Chi bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị
+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý được phân bổ cho dự án
+ Chi trả thuế và các khoản chi trả trước...
+ Chi phí cơ hội của tài sản
+ Tăng trong tài sản lưu động, như: tăng tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, nguyên
vật liệu... cuối lỳ so đầu kỳ.
Trong dòng ngân lưu ra phải chú ý đến chi phí cơ hội và chi phí chìm:
Chi phí cơ hội: là khoản không thực chi nhưng phải đưa vào dòng ra của báo
cáo ngân lưu dự án. Chi phí cơ hội là lợi ích cao nhất trong các dự án khác bị loại bỏ,
trở thành chi phí cơ hội của dự án được chọn. Bởi vì, để có lợi ích của dự án này ta
phải hi sinh lợi ích của dự án kia.
Chi phí chìm: là chi phí thực chi đã bỏ ra trong quá trình quá khứ cho dự án
nhưng không dưa vào báo cáo ngân lưu. Bởi nó đã xảy ra trong quá khứ, không có khả
22
năng thu hồi, đã chìm và không ảnh hưởng đến việc xem xét để ra quyết định trong
hiện tại.
- Lập báo cáo ngân lưu bằng phương pháp gián tiếp
Theo phương pháp gián tiếp, ngân lưu ròng được xác định bằng cách điều chỉnh
dòng lãi sau thuế trong báo cáo dự đoán kết quả hoạt động kinh doanh của dự án.
Điều chỉnh bằng cách cộng vào dòng lãi sau thuế các khoản chi mà không phải
(hoặc chưa phải) chi bằng tiền mặt (như chi phí khấu hao, tiền mua chịu vật tư...) và
trừ đi các khoản thu mà không thu (hoặc chưa thu) được bằng tiền mặt trong kỳ (như:
tiền bán chịu hàng hoá, dịch vụ)...
c) Các quy ước trong báo cáo ngân lưu
Chi phí đầu tư đất đai:
- Nếu đất mua ghi theo giá mua đất
- Đất thuê ghi theo giá thuê đất
- Đất cấp để tuỳ nghi sử dụng thì tính chi phí cơ hội sử dụng đất ở dòng chi
- Trường hợp đất cấp và mục đích sử dụng đã được xác định thì không cần thể
hiện chi phí cũng như giá trị thanh lý đất trong báo cáo ngân lưu.
Dòng ngân lưu xảy ra tại nhiều thời điểm khác nhau trong năm, nhưng được
quy ước xảy ra vào cuối năm. Do đó, dòng tiền xảy ra vào đầu năm thứ nhất sẽ được
ký hiệu cuối năm 0.
Năm thanh lý là năm cuối cùng của vòng đời dự án
Xác định giá trị thanh lý của máy móc thiết bị: đơn giản nhất là bằng với giá trị
còn lại của tài sản có tính đến đến yếu tố lạm phát, theo công thức tính giá trị tương lai
của khoản tiền đơn:
3.1.6. Thẩm định dự án đầu tư
a) Khái niệm
Thẩm định dự án đầu tư là sự tiến hành phân tích, kiểm tra, so sánh, đánh giá lại
một cách kỹ lưỡng các mặt hoạt động của sản xuất kinh doanh trong tương lai của dự
án, trên các phương diện quản trị, tiếp thị, kỹ thuật, tài chính và kinh tế, xã hội, môi
trường.
Fn = P(1+i)
23
b) Xác định lãi suất tính toán
Khi lập, thẩm định mà trước hết là tính toán một số chỉ tiêu dùng thẩm định tài
chính dự án đầu tư cần phải xác định một lãi suất chiết khấu phù hợp. Thực chất lãi
suất chiết khấu là lãi suất tính toán mà nhờ đó dòng tiền của dự án được quy về hiện
tại để xác định các chỉ tiêu dùng thẩm định dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lãi
suất tính toán, trước hết là:
- Độ rủi ro và khả năng sinh lời của dự án
Thông thường độ rủi ro của dự án càng cao thì khả năng sinh lời của dự án càng
lớn và ngược lại. Bởi vậy ở trường hợp thứ nhất người ta có xu hướng xác định lãi suất
cao, trường hợp thứ hai lại thấp hơn.
- Cơ cấu vốn
Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn lãi suất tính toán. Nếu dự
án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu thì lãi suất tính toán thường được chọn
theo chi phí cơ hội vốn chủ sở hữu hoặc suất sinh lợi kỳ vọng của chủ đầu tư.
Nếu chủ sở hữu kỳ vọng vốn đầu tư của mình sinh lời tối thiểu bằng lãi suất
tiền gửi ngân hàng, thì chọn :
itt ≥ ilãi gởi
Nếu đầu tư hoàn toàn bằng vốn vay:
itt > ilãi vay
Nếu đầu tư bằng cả vốn tự có và vốn vay:
itt > WACC
Với WACC (Weighted Average Cost of Capital) là lãi suất bình quân gia quyền
của các nguồn vốn được tính trong hai trường hợp có thuế và không có thuế TNDN
(thu nhập doanh nghiệp).
Trường hợp không có thuế TNDN:
WACC = ed rV
Er
V
D ×+×
Trường hợp có thuế TNDN
WACC = (1- t)× ed rV
Er
V
D ×+×
Trong đó:
D: số nợ vay
24
rd: lãi suất vay
E: vốn chủ sở hữu
re: suất sinh lời vốn chủ sở hữu
V: vốn tổng đầu tư
t: thuế suất thuế TNDN
D+E = V
c) Các chỉ tiêu cơ bản dùng thẩm định dự án đầu tư
Hiện giá thuần (NPV)
- Khái niệm
Hiện giá thuần của dự án là hiệu số của hiện giá dòng tiền vào với hiện giá dòng
tiền ra trong suốt vòng đời của dự án, cũng tức là hiện giá của dòng ngân lưu ròng.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án và là chỉ
tiêu “tốt nhất” để lựa chọn dự án.
- Ý nghĩa:
NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, cụ thể là lãi sau thuế tính theo
các khoản tiền mặt của từng năm khi quy chúng về thời điểm hiện tại (0). NPV mang
giá trị dương có nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu
tư, cũng tức là dự án đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra và có lời tính theo thời giá hiện
tại. Ngược lại, nếu như NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem
lại thua lỗ cho chủ đầu tư.
NPV chỉ mang ý nghĩa về mặt tài chính. Đối với các dự án xã hội, dự án môi
trường việc xác định NPV khó và phức tạp hơn nhiều. Thậm chí có dự án không phải
tính NPV, như các dự án quốc phòng, an ninh nhà nước hoặc dự án xoá đói giảm
nghèo.
- Công thức tính:
Trong đó:
Bj là dòng tiền vào của dự án ở năm j
Cj là dòng tiền ra của dự án vào năm j
n là vòng đời của dụ án
NPV = ∑
= +
−n
j
j
jj
i
CB
0 )1(
= ∑
= +
n
j
j
j
i
CF
0 )1(
25
i là lãi suất tính toán
Bj – Cj = NCFj đơn giản được ký hiệu là CFj
- Quy tắc lựa chọn dự án theo chỉ tiêu NPV:
NPV <0: không chấp nhận dự án
NPV ≥0: chấp nhận dự án
Suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
- Khái niệm:
Suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất tính toán mà với lãi suất đó làm cho NPV bằng
không (0)
- Ý nghĩa:
Suất hoàn vốn nội bộ phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định
dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất tính toán.
Nếu xét trên phương diện sinh lời thì IRR phản ánh khả năng sinh lời tối đa của vốn
đầu tư cho dự án.
- Công thức tính:
Trong đó:
i1 là lãi suất tuỳ ý cho, tương ứng ta có NPV1 sao cho NPV1>0 và càng gần 0
càng tốt.
i2 cũng là lãi suất tuỳ ý cho, tương ứng ta có NPV2 sao cho NPV2<0 và càng
gần 0 càng tốt.
2NPV là giá trị tuyệt đối của NPV2, tức chỉ lấy giá trị dương của NPV2.
Công thức tính IRR trên đây được xây dựng bằng phương pháp nội suy, mang
tính ước lượng, bởi vậy nếu xác định được i1 và i2 càng gần nhau thì việc ước lượng
IRR càng chính xác.
Việc tính IRR theo công thức là hoàn toàn mò mẫm, thực hiện bằng các phép
thử và điều chỉnh. Để cuối cùng chọn được hai lãi suất tính toán sao cho một lãi suất
làm cho NPV dương và gần bằng 0. Lãi suất này được gọi là i1 tương ứng là NPV1. Lãi
suất kia làm cho làm cho NPV âm và gần bằng 0. Lãi suất này được gọi là i2 tương
ứng là NPV2. Sau đó, thế các lãi suất này vào công thức trên ta sẽ tính được IRR.
IRR = i1+(i2-i1)
21
1
NPVNPV
NPV
+
26
Nhằm tăng độ chính xác của IRR, thường hai giá trị lãi suất này được chọn với mức
chênh lệch không quá lớn (≤5%).
- Quy tắc chọn lựa dự án theo chỉ tiêu IRR
IRR <itt không chấp nhận dự án.
IRR≥ itt chấp nhận dự án.
Nếu dùng IRR làm chỉ tiêu lựa chọn thì dự án nào có IRR cao nhất sẽ được
chọn.
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)
- Khái niệm
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) là thương số giữa hiện giá dòng ngân lưu vào
với hiện giá dòng ngân lưu ra. Chỉ tiêu này cũng phổ biến, sau NPV và IRR.
- Ý nghĩa
B/C là chỉ tiêu đo lường hiệu quả của dự án bằng tỷ lệ giữa lợi ích thu về với
chi phí bỏ ra. NPV chỉ phản ánh sự giàu có hơn lên mà không so sánh được với quy
mô đầu tư, trong khi đó B/C lại cho thấy hiệu quả này. B/C là so sánh về mặt tỷ lệ còn
NPV là so sánh về mặt hiệu số. Như vậy giữa NPV và B/C có liên hệ với nhau và giải
thích cho nhau.
- Công thức tính:
Trong đó:
Tử số chính là hiện giá dòng tiền vào còn mẫu số là hiện giá dòng tiền ra.
- Quy tắc chọn lựa dự án theo chỉ tiêu B/C
B/C <1 không chấp nhận dự án
B/C≥1 chấp nhận dự án
Giữa nhiều dự án chọn chỉ số B/C là lớn nhất.
Chỉ số sinh lời (PI)
- Khái niệm
Là tỷ lệ giữa hiện giá của thu nhập thuần với vốn đầu tư ban đầu. Nói một cách
tổng quát, PI là hiện giá của dòng ngân lưu ròng tính từ năm sản xuất đầu tiên với hiện
giá vốn đầu tư ban đầu.
C
B =
∑
∑
=
=
+
+
n
j
j
j
n
j
j
j
i
C
i
B
0
0
)1(
)1(
27
- Ý nghĩa
PI cho biết bình quân một đồng vốn đầu tư ban đầu tạo ra được bao nhiêu đồng
thu nhập trong suốt vòng đời của dự án. PI càng lớn thể hiện sử dụng vốn đầu tư ban
đầu càng có hiệu quả.
- Công thức tính
Trong đó:
Bj và Cj lần lượt là dòng vào và dòng ra của dự án (j = 1,2,...,n)
CF0 là vốn đầu tư ban đầu
i là lãi suất tính toán
- Quy tắc chọn lựa dự án theo chỉ tiêu PI
PI<1: không chấp nhận dự án
PI≥1: chấp nhận dự án
Giữa nhiều dự án chọn dự án có PI là lớn nhất
Thời gian hoàn vốn (PP)
- Khái niệm
Thời gian hoàn vốn là thời gian (tính bằng năm, tháng) cần thiết để chủ đầu tư
thu hồi lại khoản đầu tư ban đầu của dự án.
- Ý nghĩa
Thời gian hoàn vốn phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu vào dự án.
Nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy, PP cho biết khả năng
tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn. Chỉ tiêu PP giúp
cho người thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủ ro của dự án.
- Cách tính
+ Không xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ (không có chiết khấu)
Tính bằng cách cộng dồn ngân lưu ròng qua các năm và xem bao lâu thì bù đắp
đủ số tiền đầu tư ban đầu (năm 0).
Vì tiền có giá trị về mặt thời gian, các khoản lợi ích và chi phí xuất hiện ở
những năm khác nhau nên chỉ tiêu PP tính như trên chưa phản ánh chính xác hiệu quả
đầu tư của dự án. Để khắc phục PP được tính theo phương pháp có chiết khấu.
PI =
0
1 )1(
CF
i
CBn
j
j
jj∑
= +
−
28
+ Có xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ ( có chiết khấu)
Cũng tính như trên nhưng dòng ngân lưu ròng được hiện giá với suất chiết khấu
là chi phí sử dụng vốn đầu tư. Sau đó lấy vốn đầu tư khấu trừ dần vào các năm, tính số
năm khấu trừ và xác định tỷ lệ thời gian của năm cuối cùng để tính ra số tháng và có
thể là cả số ngày hoàn vốn.
- Quy tắc chọn lựa dự án theo chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
PP phải nhỏ hơn thời gian hoàn vốn định mức (Tđ)
Thời gian hoàn vốn định mức được nhà nước quy định. Dự án trong những
ngành nghề khác nhau có thời gian hoàn vốn định mức không giống nhau.
3.1.7. Phân tích rủi ro
Bất cứ một dự án nào cũng phải có rủi ro. Rủi ro dự án được hiểu là những gì
được ước lượng trong dự án có thể sẽ thay đổi trong thực tế. Rủi ro càng lớn nghĩa là
sự thay đổi đó càng nhiều. Nguyên nhân của rủi ro dự án có thể là do sự biến động thị
trường, mức độ cạnh tranh, hoặc quan hệ cung cầu các yếu tố đầu vào, đầu ra thay
đổi... Các nhà đầu tư luôn hiểu rõ và chấp nhận điều này. Họ sẽ quyết định không làm
nếu như họ không biết được khả năng rủi ro đó là bao nhiêu?
Phân tích rủi ro là để ước lượng, qua đó tìm cách giảm nó chứ không thể loại
bỏ nó hoàn toàn, bởi rủi ro là thuộc tính của đầu tư. Quy luât “tự nhiên” của kinh
doanh là rủi ro nhiều thì lợi nhuận cao. Nếu không chấp nhận mạo hiểm có tính toán
thì không thể mang lại lợi nhuận cao.
a) Phân tích độ nhạy một chiều
Cho một biến rủi ro nhất (gọi là biến nguyên nhân, như: giá bán hoặc lượng sản
phẩm...) thay đổi, hỏi biến kết quả (như: NPV, IRR, doanh thu...) sẽ thay đổi như thế
nào?
Chẳng hạn phân tích trên Excel sự thay đổi của giá bán sản phẩm của dự án ảnh
hưởng đến biến kết quả NPV.
Quy trình thực hiện
Cho giá bán thay đổi trên hàng (hoặc cột), đặt liên kết công thức bởi dấu (=)
NPV vào ô góc trái bên trên của bảng, quét dấu khối, lên Data, chọn Table, khai báo
hàng (hoặc cột), Enter ta được kết quả.
29
b) Phân tích độ nhạy hai chiều
Cho hai biến rủi ro nhất thay đổi (biến nguyên nhân), hỏi biến kết quả (như:
NPV, IRR, doanh thu, lợi nhuận...) sẽ thay đổi như thế nào?
Chẳng hạn phân tích trên Excel sự thay đổi của giá bán sản phẩm và khối lượng
sản xuất của dự án ảnh hưởng đến biến kết quả NPV.
Quy trình thực hiện
Cho khối lượng sản phẩm thay đổi trên cột (hoặc hàng), giá bán thay đổi trên
hàng (hoặc cột), đặt liên kết công thức bởi dấu (=) NPV vào ô góc trái bên trên của
bảng, quét dấu khối, lên Data, chọn Table, khai báo hàng rồi đến cột, Enter ta được kết
quả.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá
trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Có 2 phương pháp thu thập số liệu
được sử dụng trong khoá luận này bao gồm: phương pháp phỏng vấn qua bảng câu hỏi
và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
a) Phương pháp phỏng vấn qua bảng câu hỏi
Phương pháp này dùng để thu thập số liệu sơ cấp, bằng cách lập bảng câu hỏi
phỏng vấn khách hàng và gửi đến trực tiếp cho từng khách hàng. Tổng số khách hàng
được phỏng vấn là 90, đối tượng khách hàng được hỏi là các khách hàng nam và nữ có
độ tuổi trong khoảng từ 23 đến 55 tuổi. Các khách hàng sẽ được hỏi các thông tin liên
quan đến xe máy của SYM. Từ những thông tin thu thập được sau khi phỏng vấn
khách hàng sẽ được tổng hợp lại để xử lý số liệu.
b) Thu thập số liêu thứ cấp
Thu thập số liêu thứ cấp thông qua việc nghiên cứu các báo cáo thị trường của
tổng cục thống kê và của một số báo điện tử, các số liệu về doanh thu chi phí được thu
thập từ Công Ty TNHH Hiệp Hà (đại lý 3S của SYM Việt Nam).
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi đã thu thập được những số liệu điều tra thì vấn đề rất quan trọng là phải
trình bày, xử lý những số liệu đó như thế nào để khai thác có hiệu quả những số liệu
thực tế đó, rút ra được những nhận xét, kết luận khoa học, khách quan đối với những
30
vấn đề cần nghiên cứu. Trong đề tài này sẽ sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp
để xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp chủ yếu dựa trên xem xét, lý
giải những số liệu thu thập được để đưa ra những nhận xét của vấn đề nghiên cứu.
31
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chương 4 là một chương quan trọng nhất của đề tài này, vì đây là chương phản
ánh kết quả nghiên cứu của đề tài, phần cốt lõi nhất của một đề tài. Chương này sẽ
phân tích một cách chi tiết các vấn đề sau:
- Phân tích thị trường: trước khi lập một dự án cần phải phân tích thị trường vì
có phân tích thị trường mới có thể biết được một số điểm cần thiết của dự án như: có
nhu cầu về sản phẩm mà dự án định thực hiện hay không?, đối tượng tiêu thụ là ai và ở
khu vực nào?, các thành kiến đối với sản phẩm, tình hình cạnh tranh của sản
phẩm…Từ đó mới có thể tìm ra hướng giải quyết cho dự án và có thể thực hiện những
bước tiếp theo của dự án.
- Tiếp theo, chương này sẽ tìm hiểu một số điều kiện được mở đại lý 3S của
hãng xe máy SYM Việt Nam. Có tìm hiểu về vấn đề này thì mới có thể đáp ứng được
những điều kiện của một đại lý 3S của SYM.
- Tiếp đến khoá luận sẽ đi vào phần quan trọng nhất của một dự án, đó là phần
lập dự án. Phần này phải làm thật cụ thể và chi tiết có như vậy thì mới có thể cho ra
một dự án có tính khả thi.
- Phần cuối cùng là phần thẩm định dự án, đứng trên góc độ là chủ dự án do đó
chỉ dùng những chỉ tiêu kinh tế như: NPV, IRR, B/C, PI, PP để thẩm định dự án.
Để hiểu rõ về những phần trên khoá luận sẽ đi vào phân tích cụ thể từng phần.
4.1. Phân tích thị trường
4.1.1. Khu vực thị trường
a) Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh giữ
vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34%
32
dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất
công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở
thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1.168
USD/năm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.
Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của
Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội (Theo: bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Đời
sống của người dân cả nước nói chung và của thành phố Hồ Chí minh nói riêng ngày
càng được nâng cao, nhu cầu muốn thể hiện mình cũng được tăng cao, người ta muốn
ăn ngon, mặc đẹp, đi xe đẹp… Thành phố Hồ Chí Minh lại là một nơi đông dân và có
nền kinh tế phát triển nhất cả nước Vì vậy, đây là một cơ hội để ngành kinh doanh xe
máy ở thành phố Hồ Chí Minh phát triển.
b) Thực trạng về ngành kinh doanh xe máy
Ngành kinh doanh xe máy tại Việt Nam hiện nay đang rất phát triển. Đặc biệt
là ở các thành phố lớn, nơi có dân số đông đúc, điển hình là Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ngành kinh doanh xe máy tại đây phát triển khá nhanh, đặc biệt là các loại xe tay ga.
Theo website baomoi.org, tính tới thời điểm hết quý I năm 2011, thị trường xe máy
Việt, chủ yếu là phân khúc xe tay ga, vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về chất lượng
và số lượng bất chấp giá xăng và kinh tế khó khăn.
Theo báo điện tử Hanoinet, nhiều hãng xe nước ngoài chính thức mở kênh
phân phối xe máy tại thị trường Việt Nam bởi thị trường xe máy Việt Nam được đánh
giá là có nhiều tiềm năng. Các doanh nghiệp cho biết xe tay ga và xe phân khối lớn là
2 mặt hàng rất được ưa chuộng tại các thành phố lớn. Theo bà Nguyễn Ngọc Nga,
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Kanglin, thị trường xe máy Việt Nam đang phát
triển khá mạnh, tiêu thụ xe máy nhất là xe tay ga tại các thành phố đang tăng lên rõ rệt.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và các hạn chế về việc nhập khẩu xe máy phân
khối lớn bị dỡ bỏ thì nhiều hãng xe nước ngoài đã lên kế hoạch để thâm nhập vào thị
trường Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội ôtô xe máy xe đạp Việt Nam năm 2011,
từ năm 2008 đến nay mỗi năm có khoảng 200.000 xe máy các loại nhập khẩu, chủ yếu
là các sản phẩm cao cấp với giá bán khá cao. Mặc dù thuế suất thuế nhập khẩu cao
80% khiến cho giá xe nhập cao, nhưng khách hàng vẫn có nhu cầu. Nhiều xe phân
khối lớn như của Honda, Kawasaki, nhập về đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
33
4.1.2. Đặc điểm của người tiêu dùng xe SYM
Để biết được thực trạng về chất lượng, giá cả, kiểu dáng xe của SYM và chất
lượng phục vụ của các đại lý SYM tác giả đã tiến hành nghiên cứu 90 mẫu điều tra với
hình thức phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đã và đang sử dụng xe của SYM. Sau
đây là kết quả của cuộc nghiên cứu điều tra.
Kết quả điều tra về các chỉ tiêu giới tính, độ tuổi, thu nhập sẽ được trình bày
một cách chi tiết dưới bảng 4.1 dưới đây.
Bảng 4.1. Bảng Kết Quả Điều Tra về Giới Tính, Độ Tuổi, Thu Nhập
Nội dung Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 48,9
Nữ 51,1
Tuổi
Từ 23 – 30 48,9
Từ 31 – 40 37,8
Từ 41 – 50 10
Trên 50 3,3
Thu nhập
Dưới 3 triệu 16,7
Từ 3 - 5 triệu 46,7
Trên 5 - 10 triệu 25,5
trên 10 triệu 11,1
Nguồn: Kết quả điều tra
Theo kết quả khảo sát được thì trong 90 người điều tra có 44 người là nam
chiếm 48,9%, còn số nữ giới là 46 người tương đương với 51,1%. Như vậy, sản phẩm
của SYM không những được các khách hàng nữ ưa chuộng mà các khách hàng nam
cũng ưa chuộng những sản phẩm của SYM.
Độ tuổi từ 23 – 30 tuổi chiếm tỷ lệ 48,9% nhiều nhất trong mẫu điều tra, tiếp
sau đó là độ tuổi từ 31 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ 37,8%, chiếm một tỷ lệ thấp là độ tuổi từ
41 – 50 tuổi chiếm 10% và tỷ lệ thấp nhất 3,3% thuộc về độ tuổi trên 50 tuổi. Dựa vào
kết quả điều tra có thể thấy khách hàng sử dụng xe của SYM chủ yếu là giới trẻ những
người có độ tuổi từ 23 tuổi đến 40 tuổi.
Trong tổng số khách hàng được khảo sát thì số khách hàng có thu nhập trong
khoảng từ 3 đến 5 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,7%, và đứng ở vị trí số 2 là những
người có thu nhập từ 5 đến 10 triệu chiếm 25,5%, tiếp đến chếm tỷ lệ 16,7% là những
người có thu nhập dưới 3 triệu và cuối cùng là nhừng người có thu nhập trên 10 triệu
34
chiếm tỷ lệ 11,1%. Như vậy, qua kết quả điều tra về thu nhập của khách hàng cho thấy
xe SYM được đa số những khách hàng có thu nhập trung bình sử dụng, vì giá cả của
xe SYM là mức giá phải chăng phù hợp với những khách hàng có thu nhập trung bình.
4.1.3. Thời gian sử dụng xe SYM của khách hàng
Để khách hàng mua sản phẩm của mình là một điều khó, nhưng làm cho khách
hàng muốn sử dụng sản phẩm đó trong một thời gian dài lại là điều khó hơn. Thời gian
sử dụng một loại sản phẩm nào đó cho ta nhận biết được phần nào chỗ đứng của sản
phẩm trong lòng khách hàng, nếu khách hàng mua sản phẩm và sử dụng sản phẩm đó
với một thời gian lâu chứng tỏ sản phẩm đã tạo được thiện cảm đối với khách hàng. Và
để phần nào biết được những sản phẩm của thương hiệu SYM đã có chỗ đứng trong
lòng của khách hàng như thế nào, ta theo dõi hình 4.1 biểu đồ cơ cấu số năm sử dụng
xe SYM của khách hàng dưới đây.
Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Số Năm Sử Dụng Xe SYM của Khách Hàng
Nguồn: Kết quả điều tra
Hình 4.1 cho thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,3% khách hàng đã sử dụng xe của
SYM trong thời gian từ 3 đến 4 năm, đây chưa phải là một thời gian dài khi sử dụng
một chiếc xe máy nhưng nó cũng không phải là thời gian ngắn để đánh giá được chất
10%
15,6%
43,3%
31,1%
Dưới 1 năm Từ 1- 2 năm -
Từ 3 - 4 năm Trên 4 năm
35
lượng của một chiếc xe, với tỷ lệ này có thể đánh giá được sản phẩm của SYM đã tạo
được niềm tin đối với khách hàng và đã có một chỗ đứng trong lòng khách hàng.
Tiếp đến là tỷ lệ khách hàng đã sử dụng xe của SYM trên 4 năm chiếm tỷ lệ
31,1%, thời gian sử dụng xe trên 4 năm là 1 thời gian đáng tin cậy để chứng minh rằng
sản phẩm thực sự tạo được niềm tin với khách hàng. Tỷ lệ khách hàng sử dụng xe của
SYM từ 1 đến 2 năm chiếm 15,6%, chiếm một tỷ lệ thấp nhất là 10% khách hàng sử
dụng xe dưới 1 năm.
Như vậy nhìn chung chiếm tỷ lệ cao là các khách hàng sử dụng xe của SYM
trong khoảng thời gian từ 3 năm đến trên 4 năm. Những khách hàng sử dụng xe dưới
1năm đến 2 năm chiếm tỷ lệ thấp hơn. Cho nên có thể rút ra kết luận rằng SYM đã tạo
được niềm tin đối với khách hàng.
4.1.4. Dòng xe khách hàng ưa chuộng
SYM có rất nhiều dòng xe, nhưng không hẳn dòng xe nào cũng được khách
hàng ưa chuộng vì vậy để hiểu được tâm lý của khách hàng đang ưa chuông những
dòng xe nào và dòng xe nào được ưa chuộng nhiều nhất, khoá luận đã tiến hành phỏng
vấn các khách hàng với câu hỏi: “Dòng xe nào của SYM anh (chị) cảm thấy ưa chuộng
nhất?”. Ta theo dõi kết quả thu được sau khi vấn dưới hình 4.2.
Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Dòng Xe Khách Hàng Ưa Chuộng
Nguồn: Kết quả điều tra
52,2%
24,4%
16,7%
6,7%
Attila Shark Elegant Khác
36
Nhìn vào hình 4.2 ta thấy có tới 52,2% trả lời là Attila, chứng tỏ rằng đây là
dòng xe thành công nhất của SYM. Dòng xe này có rất nhiều sản phẩm như: Attila
Victoria, Attila Elizabeth, Attila Elizabeth FI,… các loại xe này được rất nhiều bạn nữ
ưa thích và lựa chọn. Sau Attila là Shark, được 24,4 % khách hàng lựa chọn, mặc dù
mới ra thị trường vào khoảng tháng 7 năm 2009 nhưng Shark thực sự đã đem lại thành
công cho SYM. Tiếp đến là Elegant với 16,7% khách hàng ưa thích, đây là loại xe số
của SYM, xe số không phải là điểm mạnh của SYM, nhưng với mức giá rất “mềm” chỉ
có 10,5 trđ nên Elegant cũng được một phần nhỏ khách hàng ưa chuộng. Chiếm 6,7%
là các dòng xe khác như: Enjoy, Joyride, Angela…Vậy dòng xe của SYM mà được
nhiều khách hàng ưa chuộng nhất là Attila.
4.1.5. Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng xe, chất lượng dịch vụ, giá
cả và kiểu dáng xe
Để sản phẩm của SYM được đông đảo khách hàng sử dụng thì điều đầu tiên
sản phẩm đó phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, bên cạnh đó kiểu dáng xe phải bắt
mắt và một phần nhỏ nhưng không thể thiếu là chất lượng phục vụ khách hàng của các
đại lý của SYM phải tốt. SYM đã thực sự làm được những điều đó chưa? Để có thể trả
lời cho câu hỏi này khoá luận đã tiến hành nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng
về chất lượng xe, chất lượng dịch vụ, giá cả và kiểu dáng xe của SYM. Kết quả nghiên
cứu được thể hiện dưới hình 4.3
37
Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng về Chất Lượng,
Giá Cả, Kiểu Dáng Xe và Chất Lượng Phục Vụ của Các Đại Lý SYM.
18,9
53,3
25,6
2,20
67,7
25,6
6,70
58,9
30
8,9
2,20
3,3
36,7
51,1
7,8
1,1
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Chất lượng Giá cả Kiểu dáng Dịch vụ
khách hàng
Rất hài lòng Hài lòng Bình thường
Không hài lòng Rất không hài lòng
Nguồn: Kết quả điều tra
a) Chất lượng của xe
Nhìn vào hình 4.3 ở cột chất lượng, thấy rằng đa số là khách hàng hài lòng với
chất lượng của xe SYM, cụ thể: 18,9% khách hàng rất hài lòng, tỷ lệ khách hàng hài
lòng lòng rất cao 53,3%, 25,6% khách hàng cảm thấy bình thường với chất lượng xe
SYM và chỉ có 2,2% khách hàng không hài lòng, không có khách hàng rất không hài
lòng.
Như vậy, có thể thấy được rằng về mức độ hài lòng của khách hàng về chất
lượng xe của SYM là khá cao. Vì SYM luôn có quan niêm “dựa trên nguyên tắc bảo
vệ môi trường, tính nhân văn và kiến thức chứng tỏ sự tồn tại lâu dài. Quyết tâm
không ngừng cho sự sáng tạo và cải tiến kỹ thuật” và cùng với biểu tượng mới là có
thêm một hình tròn bao quanh một thiết kế cách điệu hình mũi tên bay với câu khẩu
hiệu mới của SYM: “Engine of life” (“động cơ cuộc sống”), cho thấy SYM mong
muốn trở thành kỹ sư tốt nhất luôn đồng hành cuộc sống người tiêu dùng. Vì vậy SYM
đã đưa ra những sản phẩm ưu việt làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng
xe của SYM.
38
b) Giá cả xe
Mức độ hài lòng của khách hàng về giá của các loại xe SYM là rất cao, có tới
67,7% khách hàng rất hài lòng về giá, 25,6% hài lòng, 6,7% cảm thấy bình thường so
với giá xe của SYM và không có khách hàng nào cảm thấy không hài lòng và rất
không hài lòng về giá.
Nói chung, khách hàng hài lòng so với giá xe của SYM. SYM có rất nhiều
chủng loại xe mà chủ yếu là xe tay ga và mức giá của các loại xe tay ga chỉ nằm trong
khoảng từ 14,5 đến 33 trđ/chiếc, chỉ có dòng xe Shark là dòng xe có giá cao nhất của
SYM với giá 43 trđ, còn các loại xe số chỉ ở khoảng 8,5 đến 16,5 triệu/chiếc. Vì đưa ra
những mức giá “mềm” như vậy nên mức độ hài lòng của khách hàng về giá của các
sản phẩm SYM rất cao cũng là một điều dễ hiểu.
c) Kiểu dáng xe
Qua nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng về kiểu dáng xe của SYM,
nhìn chung khách hàng rất hài lòng với kiểu dáng xe, với 58,9% khách hàng rất hài
lòng, 30% khách hàng cảm thấy hài lòng, 8,9% khách hàng cảm thấy bình thường, và
cũng có những khách hàng không hài lòng với kiểu dáng xe của SYM, số lượng này
chỉ chiếm 2,2% và không có khách hàng nào là rất không hài lòng. Như vậy, với cách
thiết kế vừa trang nhã và vừa sang trọng, SYM thiết kế ra những sản phẩm với kiểu
dáng phù hợp cho cả nam lẫn nữ, đặc biệt là các bạn trẻ, mỗi dòng xe của SYM đều có
những màu sắc thể hiện sự tinh khiết, sự sáng láng, mới mẻ và sang trọng, tạo cho
người sở hữu một chiếc xe của SYM cá cảm giác thích thú mỗi khi song hành cùng
chiếc xe của mình, chính vì những điều đó mà khách hàng rất hài lòng với kiểu dáng
xe của SYM, có 2,2% khách hàng không hài lòng vì họ cho rằng dáng xe của SYM
không phù hợp với họ.
d) Dịch vụ khách hàng
Ngược lại với giá cả và kiểu dáng, dịch vụ khách hàng của SYM được đánh giá
không cao, chỉ với 3,3% khách hàng cảm thấy rất hài lòng với, 36,7% khách hàng hài
lòng, tỷ lệ khách hàng cảm thấy bình thường với dịch vụ khách hàng của SYM là rất
cao có tới 51,1%, 7,8% khách hàng không hài lòng và có khác biệt với chất lượng, giá
cả, kiểu dáng là dịch vụ khách hàng của SYM có 1,1% là rất không hài lòng. Điều này
cho ta thấy rằng SYM vẫn chưa quan tâm nhiều đến dịch vụ khách hàng, mà đây cũng
39
lại là một trong những điều quan trọng để thu hút khách hàng đến với sản phẩm của
SYM. Với chất lượng xe tốt, kiểu dáng đẹp, giá cả hợp lý nhưng dịch dụ khách hàng
không tốt thì cũng không thể thuyết phục đông đảo khách hàng sử dụng sản phẩm của
mình. Vì vậy, các đại lý của SYM nên chú ý ở điểm này để có thể đem lại những dịch
vụ tốt nhất cho khách hàng.
Qua khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về các chỉ tiêu chất lượng, giá
cả, kiểu dáng xe và dịch vụ khách hàng của SYM như trên có thể đưa ra một nhận xét
đối với sản phẩm của SYM đó là: “chất lượng tốt, giá cả hợp lý, kiểu dáng đẹp và chất
lượng dịch vụ khách hàng bình thường”.
4.1.6. Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng và giá cả của xe SYM so với các
hãng khác
So sánh chất lượng và giá của SYM so với các hãng khác nhằm đánh giá xem
xe của SYM có thật sự tốt và giá xe của SYM có thật sự hợp lý so với các hãng khác
trên thị trường chưa.
Hình 4.4: Hình Thể Hiện Chất Lượng và Giá Cả Xe của SYM so với Các Hãng
Xe Khác
Nguồn: Kết quả điều tra
3,3
72,2
25,5
1,1
41,1
57,8
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Chất lượng Giá
Cao hơn Tương đương Thấp hơn
Tốt hơn Tương đương Kém hơn
40
Khi được hỏi câu: “Anh (chị) nhận thấy chất lượng xe máy của SYM so với các
hãng xe gắn máy khác như thế nào?”, có 3,3% khách hàng đánh giá là tốt hơn, có đến
72,2% đánh giá là tương đương và 25,5% khách hàng đánh giá kém hơn, theo như sự
đánh giá và ý kiến của khách hàng, xe của SYM đa phần là có chất lượng tương đương
với những hãng xe khác như: Suzuki, Yamaha,…và có chất lượng tốt hơn so với các
hãng xe khác đến từ Trung Quốc, còn chất lượng xe của SYM được đánh giá thấp hơn
chất lượng xe của Honda, đây là một điều không ai có thể phủ nhận, vì Honda là một
thương hiệu đến từ Nhật Bản và thương thiệu này đã có từ lâu đời, chất lượng của
hãng xe này đã được người tiêu dùng khảng định là tốt nhất. Vậy, nhìn chung chất
lượng xe của SYM là tương đương với chất lượng của các hãng khác trên thị trường.
Khi phỏng vấn khách hàng với câu hỏi: “Anh (chị) nhận thấy giá xe máy của
SYM so với các hãng xe gắn máy khác như thế nào?”, có 1,1% khách hàng cho là cao
hơn, 41,1% khách hàng đánh giá tương đương và có tới 57,8% cho là thấp hơn. Với sự
đánh giá của khách hàng như vậy thì ta thấy được rằng giá cả của các loại xe SYM thật
sự là đã hợp lý trên thị trường khi đa phần khách hàng cho rằng giá xe của SYM thấp
hơn so với các hãng xe khác.
Qua các khảo sát về chất lượng, giá cả, kiểu dáng và dịch vụ khách hàng như
trên có thể nói rằng SYM có thế mạnh về giá cả và kiểu dáng xe.
4.1.7. Tình trạng nhận khuyến mãi của khách hàng SYM
Hiện nay, hầu như tất cả các công ty đều đưa ra những chương trình khuyến
mãi cho các khách hàng khi sử dụng sản phẩm của họ. Các chương trình khuyến mãi
có ý nghĩa trong việc thu hút khách hàng tới với sản phẩm của công ty. SYM cũng
muốn làm được điều đó, vì vậy họ cũng đưa ra các chương trình khuyến mãi dành cho
khách hàng cảu mình, nhưng liệu họ có đưa ra được nhiều chương trình khuyến mãi
không? và có đông đảo khách hàng nhận được chương trình khuyến mãi của họ hay
không?, qua nghiên cứu trình trạng nhận khuyến mãi của khách hàng SYM với câu hỏi
phỏng vấn khách hàng: “khi mua xe máy ở các đại lý SYM anh (chị) có nhận được bất
cứ chương trình khuyến mãi hoặc hậu mãi nào không? nếu có ghi rõ đó là chương
trình gì?” và kết quả sau khi phỏng vấn và tổng hợp số liệu được thể hiện dưới hình
4.5.
41
Hình 4.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Thể Hiện Tình Trạng Nhận Khuyến Mãi của Khách
Hàng
Nguồn: Kết quả điều tra
Kết quả sau khi phỏng vấn khách hàng chỉ có 29 người trả lời là có, chiếm
32,2% còn lại trả lời là không. Vì mỗi năm SYM chỉ tổ chức 2 lần khuyến mãi, nên
khi khách hàng mua xe ngay tại tại thời điểm SYM có chương trình khuyến mãi thì
mới được khuyến mãi. Do vậy, chỉ có 32,2% khách hàng nhận được khuyến mãi của
SYM là điều dễ hiểu. Còn lại 67,8% khách hàng trả lời không là do họ mua xe trong
thời gian SYM đã hết chương trình khuyến mãi. Một số chương trình khuyến mãi
khách hàng nhận được là: mua xe được tặng nón bảo hiểm, mỹ phẩm cao cấp, tặng
phiếu bốc thăm trúng thưởng (phần thưởng là một tour du lịch Đài Loan 2 ngày 3
đêm)… Như vậy, SYM cũng đã có nhiều chương trình khuyến mãi giành cho khách
hàng, nhưng nếu mỗi chương trình khuyến mãi kéo dài hơn thì sẽ có nhiều khách hàng
được nhận được khuyến mãi của SYM hơn.
4.1.8. Sự trung thành thương hiệu của khách hàng SYM
Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của SYM có ý nghĩa rất
quan trọng, qua sự trung thành thương hiệu của khách hàng ta có thể nhận biết được
thương hiệu SYM đã thu hút và giữ được khách hàng của mình so với các thương hiệu
32,2%
67,8%
Nhận được khuyến mãi Không nhận được khuyến mãi
42
khác như thế nào? Sự trung thành thương hiệu của khách hàng SYM được thể hiện
dưới hình 4.6 bên dưới.
Hình 4.6. Biểu Đồ Cơ Cấu Thể Hiện Sự Trung Thành Thương Hiệu của Khách
Hàng SYM.
Nguồn: Kết quả điều tra
Với câu hỏi “Ngoài xe của SYM anh (chị) có ý định mua xe của hãng nào khác
không?” chỉ có 19 trên tổng 90 người tương ứng với 21,1% trong tổng số người tham
gia khảo sát trả lời sẽ không chọn thương hiệu nào khác ngoài SYM. Còn lại là 78,9%
trả lời là sẽ vẫn có ý định chọn thương hiệu khác ngoài SYM. Điều này cho thấy mức
độ trung thành đối với SYM của khách hàng Việt Nam còn rất thấp. Hiện tượng này
bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, SYM vẫn chưa quan tâm tới việc tạo
dựng hình ảnh, thương hiệu của mình tại Việt Nam. Nguyên nhân thứ hai bắt nguồn từ
hiệu ứng xuất xứ. So với các đối thủ cạnh tranh như: Honda, Yamaha,… Một thương
hiệu xe máy Đài Loan như SYM không thật sự tỏ ra cạnh tranh. Như vậy, SYM nên
chú ý hơn nữa tới việc tạo dựng hình ảnh, thương hiệu của mình đối với khách hàng
Việt Nam để ngày càng thu hút đông đảo khách hàng tiêu dùng và trung thành với
thương hiệu SYM.
21,1%
78,9%
Không Có
43
4.2. Tìm hiểu về những điều kiện được mở đại lý 3S của SYM
Theo tài liệu của anh Nguyễn Văn Tuân cửa hàng trưởng của Công Ty TNHH
Hiệp Hà thì những điều kiện được mở đại lý 3S của SYM gồm: các điều kiện bắt buộc
của nhà nước và các điều kiện do công ty đưa ra
4.2.1. Các điều kiện bắt buộc của nhà nước
- Thành viên là đại lý phải có tư cách pháp nhân và giấy đăng ký kinh doanh.
- Đáp ứng được các yêu cầu về phương tiện kinh doanh: có mặt bằng kinh
doanh, tiền vốn, lực lượng bán hàng và thị trường tiêu thụ, được quy định cụ thể cho
từng khu vực thị trường.
Æ Yêu cầu về tính pháp lý của công ty không phức tạp, đại lý sẽ đáp ứng được những
điều kiện về pháp lý của công ty.
4.2.2. Các điều kiện do công ty đưa ra
- Danh tiếng nhiệt tình của các thành viên, yêu cầu thành viên phải có kinh
nghiệm và quá trình kinh doanh rộng, có uy tín trên thị trường.
- Nhiệt tình trong phân phối, quảng bá sản phẩm của công ty và trung thành với
công ty.
- Có sức mạnh bán hàng và khả năng chiếm lĩnh thị trường rộng. Vì chỉ có sự
nhiệt tình thì hoạt động phân phối sản phẩm mới đạt hiệu quả cao.
- Khả năng giao hàng cho khách nhanh.
- Các đại lý phải có sự hợp tác trong các chương trình quảng cáo của công ty
nhằm bảo đảm khi công ty có chương trình quảng cáo thì khách hàng đều biết đến và
có thể tham gia.
- Đại lý phải có các dịch vụ cung ứng cho khách hàng của đại lý như dịch vụ tới
nhà để lấy xe của khách hàng về đai lý sửa, và giao xe tận nhà cho khách hàng ngay
khi sửa xong…
- Khả năng tài chính và khả năng thanh toán là tiêu chuẩn cơ bản nhất để công
ty chọn thành viên, vì mặt hàng xe máy khá phong phú và đa dạng về mẫu mã và màu
sắc, để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng các thành viên phải có khoản kí cược tối thiểu
để công ty giao hàng trưng bày và phải có khả năng thanh toán đảm bảo uy tín và mối
quan hệ làm ăn lâu dài với công ty. Do vậy, công ty quy định năng lực tài chính tối
thiểu như sau:
44
Bảng 4.2. Doanh Số Tiêu Thụ và Định Mức Công Nợ cho Các Đại lý
Danh mục Tiêu chuẩn doanh thu Định mức công nợ
Đối với đại lý 3S 250 triệu 100 triệu
Nguồn: Phòng kế toán Công Ty TNHH Hiệp Hà
Ngoài ra các đại lý phải đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, đảm bảo số dư nợ
theo quy định.
Sức mạnh bán háng thể hiện ở các đại lý là chất lượng của lực lượng bán hàng,
số người đang làm việc cũng như khả năng trợ giúp chuyên môn của lực lượng bán
hàng của họ.
Bảng 4.3. Bảng Tiêu Chuẩn Lực Lượng Bán Hàng của Đại Lý
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn của công ty
Kỹ năng bán hàng tốt
Khả năng thuyết phục và đàm phám tốt với khách hàng,
phải học qua khoá đào tạo bán hàng mà công ty yêu cầu.
Hiểu biết về sản phẩm
Hiểu rõ về đặc điểm kỹ thuật xe máy, biết đề cao ưu điểm
của sản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh
Người phụ trách đang
làm việc
Nhà bán buôn trên 2 người có ít nhất 1 năm kinh nghiệm
trong nghề.
Nhà bán lẻ trên 1 người có ít nhất 1 năm kinh nghiệm
trong nghề.
Nguồn: Phòng kế toán Công Ty TNHH Hiệp Hà
Thực tế tiêu chuẩn đặt ra thường dễ thực hiện với các thành viên vì yêu cầu về
người phụ trách tuỳ vào khả năng của thành viên cũng như khả năng quản lý của người
phụ trách đó.
Ngoài ra các đại lý phải có một số trách nhiệm như sau:
- Thanh toán: các đại lý phải thanh toán đúng hạn, đúng số tiền như đã cam kết
trong hợp đồng ban đầu.
- Trong kinh doanh: các đại lý có trách nhiệm giữ uy tín cho công ty và đảm
bảo mặt hàng kinh doanh đúng chất lượng, thực hiện đúng những chính sách khuyến
mãi về sản phẩm cho khách hàng.
- Đại lý có trách nhiệm phải phản hồi ý kiến về những chính sách của công ty
để công ty xem xét, đánh giá, điều động tạo điều kiện cho những nhà trung gian hoạt
động kinh doanh và phản hồi ý kiến, vướng mắc của khách hàng cho công ty để công
45
ty có thể xử lý kịp thời những ý kiến của khách hàng nhằm phục vụ khách hàng một
cách tốt nhất.
4.3. Lập dự án mở đại lý 3S kinh doanh xe máy SYM
Lập dự án là phần quan trọng nhất trong chương IV này, dựa vào cơ sở lý luận
đã trình bày trong chương III và dựa trên những điều kiện để được làm đại lý 3S của
SYM ta sẽ lập được một dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam như sau:
4.3.1. Hình thức đầu tư
Theo tài liệu nghiên cứu Lập - Thẩm Định Và Quản Trị Dự Án Đầu Tư của TS.
Phạm Xuân Giang (2010) theo mục tiêu đầu tư có 3 loại đầu tư: đầu tư mới, đầu tư mở
rộng và đầu tư cải tạo công trình đang hoạt động, dự án này thuộc loại đầu tư mới là
hình thức đầu tư trên một cơ sở hoàn toàn mới, không có kế thừa bất cứ cái gì, và đại
lý được thành lập của dự án này hoạt động dưới hình thức là một công ty TNHH và là
một đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty VMEP.
4.3.2. Mô tả sơ lược về sản phẩm, giá bán và hình thức tiêu thụ sản phẩm của dự
án mở đại lý
a) Các sản phẩm dự kiến của đại lý
Theo kết quả khảo sát ở câu hỏi: “dòng xe nào của SYM anh (chị) cảm thấy ưa
chuộng nhất?”, theo sản lượng xe bán ra của công ty TNHH Hiệp Hà trong năm 2010
và dựa theo những sản phẩm mà SYM đang tung ra thị trường, ta có thể đưa ra danh
mục sản phẩm, linh kiện chính hãng và dịch vụ dự kiến của đại lý. Đại lý sẽ nhập về
những sản phẩm mà hiện tại khách hàng đang ưa chuộng và những sản phẩm mà đa
phần các đại lý 3S của SYM đã bán được trong năm 2010. Các sản phẩm gồm có: xe
tay ga và xe số.
Xe tay ga gồm những loại xe sau: các loại xe của dòng xe Attila, đây là dòng xe
mà đang được khách hàng yêu thích nhất, đặc biệt là các khách hàng nữ như: Attila
victoria thắng đùm, Attila victoria thắng đĩa mới, Attila victoria thắng đùm mới, Attila
Elizabet thắng đĩa, Attila Elizabet thắng đùm, Attila Elizabet FI, tiếp theo là xe
Joyride, xe Enjoy và xe Shark. Xuất hiện vào cuối tháng 7 năm 2009, chiếc Shark 125
phân khối của SYM đã gây được sự chú ý trên thị trường xe máy. “Với thiết kế theo
phong cách tổng hòa từ nhiều mẫu xe nổi tiếng, Shark được nhiều người đánh giá là
trẻ trung, bắt mắt. Sau sự thành công của mẫu xe Atila Elizabeth , có cơ sở để dự đoán
46
rằng Shark sẽ là thành công tiếp theo của SYM” ( theo bài viết về Shark của trang
giaxemay.net).
Tiếp theo là xe số gồm: xe Angela – đây cũng là sản phẩm mới được tung ra
vào năm 2010 với slogan “con gái mà” từ câu slogant này của SYM chúng ta cũng
nhận biết được rằng dòng xe này nhắm đến phân khúc khách hàng nữ là chủ yếu và
theo lời của SYM thì đây là loại xe “xe giá rẻ - tiết kiệm xăng”,các sản phẩm tiếp theo
của xe số là: xe Elegant và xe Sanda Boss.
Về linh kiện chính hãng thì đại lý sẽ nhập về các loại linh kiện sau: vỏ xe và sau
(SYM), bộ dây thắng trước; thắng sau, bộ dây ga, bộ bố thắng, bộ nhông; sên; đĩa, bộ
đèn trước, bộ đèn Led, bóng đèn trước, bình điện khô, bình điện 5A, bugi, mouse lọc
gió, bộ chế hoà khí, nút công tắc, nút công tắc đèn xi nhan; đèn pha-cos, dầu nhớt máy.
Những linh kiện được nhập về này dựa trên cơ sở tham khảo những linh kiện nhập về
của công ty TNHH Hiệp Hà và một số đại lý 3S của SYM.
Cuối cùng là các dịch vụ của đại lý bao gồm: dịch vụ bảo trì (DVBT) và dịch
vụ bảo hành (DVBH) các loại xe của hãng SYM.
Các sản phẩm, linh kiện chính hãng và dịch vụ dự kiến của đại lý được trình
bày cụ thể ở bảng 4.4 bên dưới.
47
Bảng 4.4. Bảng Cơ Cấu Sản Phẩm, Linh Kiện Chính Hãng, Dịch Vụ Dự Kiến của
Đại Lý
Dòng sản
phẩm Danh mục sản phẩm, linh kiện chính hãng, dịch vụ
Sản phẩm
Xe tay ga
1. Attila Attila VictoriA đùm
Attila VictoriA đĩa mới
Attila VictoriA đùm mới
Attila Elizabeth đĩa
Attila Elizabeth đùm
Attila Elizabeth FI
2. Joyride Joyride
3. Enjoy Enjoy
4. Shark Shark 125cc
Xe số
5. Angela Angela
6. Elegant Elegant
8. Sanda Boss Sanda Boss
Linh kiện chính hãng
Vỏ xe trước (SYM), Vỏ xe sau (SYM)
Bộ bố thắng, Bộ nhông; sên; đĩa
Bộ dây thắng trước; thắng sau, Bộ dây ga
Bộ đèn trước, Bộ đèn Led, Bóng đèn trước
Bình điện khô, Bình điện nước, Bugi
Mouse lọc gió, Bộ chế hoà khí
Nút công tắc, Nút công tắc đèn xi nhan; đèn pha-cos
Dầu nhớt máy
Dịch vụ
Bảo hành các loại xe của SYM
Bảo trì các loại xe của SYM
Nguồn: ĐTTT
b) Giá bán của sản phẩm
Giá của sản phẩm và các loại linh kiện chính hãng là giá hiện tại vào thời điểm
nghiên cứu. Bảng giá một số loại xe SYM dự kiến của đại lý được thể hiện qua bảng
4.5 dưới đây.
48
Bảng 4.5. Bảng Giá Sản Phẩm Dự Kiến của Đại Lý
Dòng sản phẩm Sản phẩm Giá (trđ)
Xe tay ga
1. Attila Attila VictoriA đùm 21,5
Attila VictoriA đĩa mới 25,5
Attila VictoriA đùm mới 23,5
Attila Elizabet đĩa 29,5
Attila Elizabet đùm 27,5
Attila Elizabet FI 33
2. Joyride Joyride 29,5
3. Enjoy Enjoy 14,5
4. Shark Shark 43
Xe số
5. Angela Angela 16,5
6. Elegant Elegant 10,5
7. Sanda Boss Sanda Boss 8,5
Nguồn: ĐTTT
Mức giá của các sản phẩm dự kiến của đai lý được tham khảo từ bảng giá các
sản phẩm của SYM năm 2011 của công ty TNHH Hiệp Hà và một số đại lý 3S của
SYM. Đây là giá hoá đơn của các sản phẩm, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong
mỗi loại xe sẽ có nhiều màu khác nhau, SYM đưa ra một mức giá chung cho một loại
xe, không phân biệt màu.
Tiếp theo là bảng giá của các loại phụ tùng dự kiến của đại lý, phụ tùng được
chia làm hai nhóm chính: phụ tùng giành cho xe tay ga và phụ tùng giành cho xe số.
Giá của hai loại phụ tùng này khác nhau. Chi tiết giá của từng loại phụ tùng thể hiện
dưới bảng 4.6.
49
Bảng 4.6. Bảng Giá Các Linh Kiện Chính Hãng của SYM
ĐVT: ngàn đồng
STT Linh kiện chính hãng Giá
Xe tay ga Xe số
1 Vỏ xe trước (SYM) 260 140
2 Vỏ xe sau (SYM) 260 180
3 Bộ bố thắng 55 35
4 Bộ nhông; sên; đĩa 160
5 Bộ đèn trước 450 250
6 Bộ đèn Led 80
7 Bóng đèn trước 96 25
8 Bình điện khô 550 260
9 Bình điện nước 195
10 Bugi 65 35
11 Mouse lọc gió 65 30
12 Bộ chế hoà khí 1800 320
13 Khoá công tắc 650 260
14 Nút công tắc đèn xi nhan 45 25
15 Nút công tắc đèn pha-cos 45 35
16 Dầu nhớt máy 75 65
Nguồn: ĐTTT
Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy giá của các loại phụ tùng giành cho xe tay ga cao
hơn phụ tùng giành cho xe số. Giá các linh kiện chính hãng được tham khảo từ một số
đại lý 3S của SYM
c) Về hình thức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
Các loại xe của hãng sẽ được trưng bày trong đại lý để người tiêu dùng mua
theo hình thức tự chọn có mức giá niêm yết sẵn. Sản lượng xe sẽ được công ty VMEP
cung ứng. Về dịch vụ, đại lý sẽ bảo hành những loại xe của những khách hàng mua xe
mới của hãng xe SYM, và sẽ bảo trì các loại xe của SYM theo yêu cầu của khách
hàng, sẽ dùng những linh kiện chính hãng của SYM để thay cho những linh kiện bị hư
hỏng trong các loại xe của SYM, những linh kiện này cũng có giá niêm yết sẵn.
4.3.3. Các vấn đề về xây dựng đại lý
a) Địa điểm xây dựng đại lý:
Đại lý dự kiến sẽ được xây dựng tại Nguyễn Thị Định – P.An Phú – Quận 2.
50
b) Kiến trúc dự kiến của đại lý
Sau khi tham khảo mô hình kiên trúc của các đại lý 3S của SYM, tác giả sẽ
đưa ra những hạng mục về mặt bằng được thể hiện dưới bảng 4.7 bên dưới. Tổng diện
tích dự kiến của đại lý là: 204 m2
Bảng 4.7. Bảng Các Hạng Mục về Mặt Bằng Dự Kiến của Đại Lý
STT Các hạng mục về mặt bằng Diện tích (m2)
1 Mặt tiền trước 12
2 Khu vực trưng bày xe 96
3 Khu vực bảo hành, bảo trì xe, khách chờ 48
4 Khu văn phòng làm việc 14
5 Kho phụ tùng sữa chữa 16
6 Kho phụ tùng xe 12
7 Nhà vệ sinh 6
Tổng mặt bằng 204
Nguồn: ĐTTT - TTTH
Khu vực mặt tiền trước giành cho khách hàng để xe khi muốn vào đại lý mua
xe hoặc xem xe là 12 m2, yêu cầu của khu vực này không cần thiết phải rộng.
Tiếp theo là khu vực trưng bày xe, khu vực này cần phải bố trí một cách hợp lý
và rộng rãi làm sao cho khách hàng có thể xem bất cứ loại xe nào có trong khu vực
trưng bày mà khách hàng muốn xem một cách dễ dàng, đây là khu vực quan trọng nhất
của một đại lý, khu vực này có thể được xem là bộ mặt của đại lý. Vì khi khu vực
trưng bày xe được bố trí một cách gọn gàng và đẹp mắt thì mới thu hút được khách
hàng vào xem và mua xe. Tuy nhiên để thu hút được khách hàng mua xe của đại lý
còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như : phong cách phục vụ nhiệt tình
của nhân viên bán hàng, giá cả hợp lý của xe…
Diện tích của khu vực giành cho khách chờ, bảo hành và bảo trì xe là 48 m2,
khu vực này sẽ giành một phần nhỏ dùng cho khách hàng ngồi chờ trong khi xe của
khách được các nhân viên kỹ thuật bảo hành hoặc bảo trì, khu vực này chỉ chiếm
khoảng 8 m2, phần còn lại là khu giành cho các nhân viên kỹ thuật bảo hành, bảo trì xe
cho khách hàng.
Bên cạnh khu vực giành cho khách chờ, bảo hành và bảo trì xe là kho phụ tùng
sữa chữa, kho này dùng để chứa những loại phụ tùng đã bị hư hỏng, nhớt thải… Tiếp
51
đến là văn phòng làm việc của đại lý, văn phòng của đại lý không lớn lắm vì khu vực
này chỉ giành cho 3 người, đó là: giám đốc, quản lý và kế toán, diện tích của văn
phòng là 14 m2. Nằm kế bên văn phòng là kho phụ tùng xe, kho này khác hoàn toàn
với kho phụ tùng sữa chữa, kho này dùng để chứa những linh kiện chính hãng của đại
lý, có nghĩa là chứa những phụ tùng hoàn toàn mới, diện tích giành cho khu này là
12m2. Cuối cùng là phòng vệ sinh với diện tích là 6 m2.
Như vậy với tổng mặt bằng là 204 m2 thì phải thuê đất có diện tích bằng hoặc
lớn hơn 204 m2. Tại quận 2 có một lô đất phù hợp với diện tích mà đại lý cần thuê là
210 m2 nằm trên đường Nguyễn Thị Định – P.An Phú – Quận 2, với số tiền thuê
20triệu/tháng. Theo dự kiến dự án có thể ký hợp đồng thuê trong vòng 5 năm, trả tiền
một lần. Vậy tổng chi phí thuê đất: 20.000.000 x 12 x 5 = 1.200.000.000 đồng.
4.3.4. Phân tích chi phí
a) Chi phí xây dựng
Vì đây là dự án không thuộc về lĩnh vực xây dựng nên về vấn đề chi phí xây
dựng của đại lý sẽ không tính một cách chi tiết mà được xác định theo giá thị trường
theo đơn vị 1m2. Theo Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng An Việt thì giá
xây dựng tính theo đơn vị m2 hiện nay là 4 triệu/m2. Như vậy, với diện tích cần xây
dựng là 204 - 12 = 192 m2 (12m2 là mặt tiền trước không cần phải xây dựng) thì tổng
chi phí để xây dựng Đại lý là: 192 m2 x 4triệu/m2 = 768 trđ.
b) Chi phí trang thiết bị
Trang thiết bị của đại lý được chia thành hai loại: trang thiết bị sữa chữa và
trang thiết bị văn phòng mỗi loại sẽ được giới thiệu chi tiết ngay bên dưới.
Trang thiết bị sữa chữa
Dựa trên quy mô của dự án, tham khảo những trang thiết bị sữa chữa cần thiết
của một đại lý 3S của SYM và đi điều tra về giá cả hiện tại trên thị trường của những
trang thiết bị này có được chí phí dự kiến trang thiết bị sữa chữa của đại lý dưới bảng
4.8
52
Bảng 4.8. Bảng Dự Trù Chi Phí Trang Thiết Bị Sữa Chữa của Đại Lý
Trang thiết bị đại lý
Thời
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề Tài- Lập và thẩm định dự án mở đại lý 3S của hãng xe máy SYM Việt Nam.pdf