Đề tài Lập, kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trên tài chính với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại Công Ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Nam Kỳ

Tài liệu Đề tài Lập, kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trên tài chính với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại Công Ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Nam Kỳ: Lời Mở Đầu Sau những năm đổi mới, cùng với quá trình cải cách và đổi mới nền kinh tế thị trường hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Trên nền hệ thống kế toán phục vụ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, từ năm 1993 hệ thống kế toán việt nam đã được thiết lập và xây dựng mới. Thoả mãn yêu cầu kinh tế thị trường của Việt Nam trên cơ sở vận dụng có chọn lựa nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế. Nhà nước Việt Nam chủ trương thiết lập nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với các bước đi phù hợp có tính đến vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Yêu cầu đặt ra là phải thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh ổn định,thực hiện điều tiết hợp lý,phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân gắn liền với chính sách xã hội, đảm bảo công bằng xã hội. Trong giai đoạn này để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp cần phải xác định rõ phương hướng , mục tiêu của mình và tổ chức hoạt động kinh doanh để thực hiên mục tiêu đó. Muốn vậy doanh ngh...

doc83 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lập, kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trên tài chính với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại Công Ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Nam Kỳ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Sau những năm đổi mới, cùng với quá trình cải cách và đổi mới nền kinh tế thị trường hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Trên nền hệ thống kế toán phục vụ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, từ năm 1993 hệ thống kế toán việt nam đã được thiết lập và xây dựng mới. Thoả mãn yêu cầu kinh tế thị trường của Việt Nam trên cơ sở vận dụng có chọn lựa nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế. Nhà nước Việt Nam chủ trương thiết lập nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với các bước đi phù hợp có tính đến vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Yêu cầu đặt ra là phải thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh ổn định,thực hiện điều tiết hợp lý,phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân gắn liền với chính sách xã hội, đảm bảo công bằng xã hội. Trong giai đoạn này để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp cần phải xác định rõ phương hướng , mục tiêu của mình và tổ chức hoạt động kinh doanh để thực hiên mục tiêu đó. Muốn vậy doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn lực và sử dụng nguồn lực đó như thế nào để đem lại hiêu quả cao nhất với chi phí nhỏ nhất. Nhằm đáp ứng một phần các yêu cầu mang tính chiến lược trên, doanh nghiêp cần tiến hành định kì phân tích đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu trong hệ thống Báo cáo tài chính . Nhận thức rõ ý nghĩa và vai trò quan trọng của Báo cáo tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi đã học song môn kế toán và với khuôn khổ thời gian hạn hẹp em đã quyết định lựa chọn đề tài “Lập, kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trên Báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại Công Ty TNHH XNK Nam Kỳ” để làm luận văn thực tập tốt nghiệp. Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần có bố cục như sau: Chương I : Lý luận chung về lập kiểm tra và phân tích Báo Cáo Tài Chính tại Công Ty TNHH Nam Kỳ Chương II: Thực trạng tổ chức lập, kiểm tra và phân tích Báo Cáo Tài Chính tại Công Ty TNHH Nam Kỳ Chương III: Một số kiến nghị giải pháp về công tác lập và phân tích Báo Cáo Tài Chính tại Công Ty TNHH Nam Kỳ Chương I Lí luận chung về lập, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp A -Tổ chức lập, kiểm tra Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 1. Những vấn đề chung về Báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là biểu hiện kết quả công tác kế toán ở các đơn vị kế toán là nguồn thông tin cần thiết quan trọng cho các quyết định kinh tế của nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Chất lượng thông tin do Báo cáo tài chính cung cấp luôn là mối quan tâm thường xuyên của các nhà quản trị tại doanh nghiệp, của các cơ quan chức năng của nhà nước và của các đối tượng khác có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Đảm bảo thông tin do Báo cáo tài chính cung cấp có chất lượng và độ tin cậy cao không chỉ là trách nhiệm của nơi lập Báo cáo tài chính mà còn là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, soạn thảo chế độ kế toán cũng như hiệp hội kế toán được thành lập để thực hiện các chức năng này theo quy định của pháp luật. 2.Bản chất của Báo cáo tài chính. Như chúng ta đã biết, Báo cáo tài chính là một hệ thống Báo cáo kế toán phản ánh một cách tổng hợp nhất tình hình tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Việc thu nhận sử lý các thông tin hàng ngày vào các tài khoản kế toán chỉ mới phản ảnh và giám đốc được tình hình và sự biến động của từng đối tượng kế toán riêng biệt. Để phản ánh và kiểm tra một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh; tình hình sử dụng vốn; kết quả kinh doanh; đáp ứng yêu cầu của công tác lập kế hoạch, dự báo tài chính, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh cần phải lập Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh sự kết hợp của các sự kiện xẩy ra trong quá khứ với những nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận, và những đánh giá của cá nhân, nhằm chủ yếu là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. Một mặt thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính chủ yếu chịu sự chi phối của những đánh giá của người lập Báo cáo tài chính, mặt khác do sự sở hữu và khả năng kiểm soát vốn, cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nên Báo cáo tài chính được lập đòi hỏi phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập. 3. Mục đích và ý nghĩa của việc lập Báo cáo tài chính Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích sau: Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp, của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai. Báo cáo tài chính giúp cho cơ quan quản lý cấp trên về tình hình kinh tế, kinh tế tài chính và kiểm soát đối với các hoạt động của doanh nghiệp và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tài chính từng ngành, từng cấp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 4.Những nguyên tắc cơ bản lập Báo cáo tài chính và công việc chuẩn bị khi lập Báo cáo tài chính. 4.1. Những nguyên tắc cơ bản lập Báo cáo tài chính. - Trình bày trung thực: Các Báo cáo tài chính (BCTC) phải trình bày một các trung thực về tình hình tài chính, kết qủa kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của BCTC. - Hoạt động liên tục: Trong quá trình lập BCTC, hội đồng quản trị phải đánh giá khả năng kinh doanh liên tục của doanh nghiệp. Các BCTC phải lập trên cơ sở kinh doanh liên tục. Trong quá trình đánh giá nếu hội đồng quản trị thấy những sự kiện hay hoàn cảnh bất lợi có thể ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh liên tục của doanh nghiệp nhưng việc áp dụng kinh doanh liên tục vẫn còn phù hợp thì cần phải diễn giải các sự kiện và hoàn cảnh đó. - Cơ sở dồn tích: Tài sản, các khoản nợ, vốn chủ sở hữu, các khoản thu nhập và chi phí được hạch toán ghi sổ khi phát sinh và được báo cáo trong BCTC trong niên độ kế toán mà chúng có liên quan. - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán: Nguyên tắc này đảm bảo cho sự cân đối phù hợp giữa tính phù hợp và độ tin cậy, tính so sánh và tính dễ hiểu. Trong trường hợp không có một chuẩn mực kế toán cụ thể thì ban giám đốc quyết định đưa ra một chính sách kế toán có thể cung cấp thông tin hữu ích nhất cho các đối tượng ra quyết định phù hợp. - Tính trọng yếu và tính hợp nhất: Thông tin trọng yếu riêng lẻ không được sát nhập với những thông tin khác, mà phải trình bày riêng biệt, thông tin trọng yếu là thông tin nếu không được trình bày thì có thể ảnh hưởng tới việc ra quyết định kinh tế của đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn của các khoản mục được xem xét trong những trường hợp riêng biệt khi thông tin bị bỏ qua không trình bày. - Nguyên tắc bù trừ: Khi lập BCTC thì tài sản và các khoản công nợ không được bù trừ nhau. Trong trường hợp nếu tài sản và các khoản công nợ, thu nhập và chi phí được bù trừ nhau thì dựa trên cơ sở tính trọng yếu của doanh nghiệp phải xem xét tới sự cần thiết diễn giải phần giá trị gộp tại phần thuyết minh BCTC. - Tính nhất quán: Việc trình bày, phân loại các khoản mục trên BCTC phải đảm báo nhất quán từ niên độ kế toán này sang niên độ kế toán khác. 4.2. Những công việc chuẩn bị khi lập Báo cáo tài chính Kiểm tra việc ghi sổ kế toán, đảm bảo số liệu trên sổ kế toán phải phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng với thực tế hoạt động của đơn vị, tránh ghi trùng, ghi sót, ghi sai số liệu, phản ánh không đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Hoàn tất việc ghi sổ kế toán, thực hiện việc ghi chuyển số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan, khoá sổ kế toán, kiểm tra việc đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp với nhau, giữa các số liệu ở sổ kế toán chi tiết với số liệu kế toán tổng hợp tương ứng. Thực hiện kiểm kê tài sản theo chế độ kiểm kê tài sản quy định, điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán phù hợp với số liệu kết quả kiểm kê, đảm bảo tính trung thực của sổ tài sản hiện có. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết cho việc lập BCTC theo quy định. 5. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo tài chính. 5.1. Mẫu biểu Báo cáo tài chính. Chế độ báo cáo định kỳ theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 sửa đổi bổ sung theo TT 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 và thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003 về việc thực hiện mười chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính, quy định hệ thống BCTC định kỳ áp dụng cho các doanh nghiệp bao gồm 4 mẫu biểu báo cáo: Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DN Lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN Thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN Bốn biểu Báo cáo tài chính trên là hệ thống BCTC bắt buộc cho mọi doanh nghiệp. Tuy vậy để phù hợp cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, yêu cầu chỉ đạo điều hành các ngành, các tổng Công ty, các tập đoàn sản xuất, các xí nghiệp, Công ty liên doanh có thể lập thêm BCTC chi tiết khác nhau khi đã được chấp nhận từ phía Bộ tài chính. 5.2. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi Báo cáo tài chính Tất cả các doanh nghiệp đều phải lập và gửi BCTC theo đúng quy định của Bộ tài chính. Các BCTC được lập và gửi vào cuối quý, cuối năm tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước và cho doanh nghiệp cấp trên theo quy định. Thời hạn gửi Báo cáo tài chính đối với các loại doanh nghiệp được quy định như sau: Các loại doanh nghiệp Báo cáo tài chính quý Báo cáo tài chính năm - Doanh nghiệp nhà nước - Các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng Công ty Chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc quý Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính Các tổng Công ty Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính Các Công ty tư nhân Công ty hợp doanh Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính Các Công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình HTX Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính Các doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc không vào ngày 31/12 hàng năm Gửi Báo cáo tài chính quý kết thúc vào ngày 31/12 và có số luỹ kế từ đầu năm tài chính đến hết ngày 31/12 Nơi nhận Báo cáo tài chính được quy định như sau: Các loại doanh nghiệp Thời hạn lập báo cáo Nơi nhận báo cáo Cơ quan TC Cơ quan thuế Cơ quan thống kê DN cấp trên CQ đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp nhà nước Quý, Năm X X x x X Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm X X x X Các doanh nghiệp khác Năm X x X 5.3. Phương pháp lập Báo cáo tài chính. 5.3.1. Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) 5.3.1.1. Khái niệmvà kết cấu của BCĐKT. Bảng cân đối kế toán là một BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. BCĐKT được kết cấu theo kiểu một bên hoặc hai bên gồm hai phần: - Phần tài sản (phần trên hoặc bên trái) - Phần nguồn vốn (phần dưới hoặc bên phải) Mỗi phần gồm hai loại (A và B) trong đó gồm các mục, khoản được gọi là các chỉ tiêu được sắp xếp theo trình tự khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. Phần tài sản: + Loại A: Phản ánh tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn, loại này gồm các chỉ tiêu phản ánh các loại vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các loại tài sản lưu động khác. + Loại B: Phản ánh tài sản cố định và đầu tư dài hạn, loại này gồm các chỉ tiếu phản ánh giá trị của TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Phần nguồn vốn: + Loại A: Phản ánh các khoản nợ phải trả (nguồn tài trợ bên ngoài), gồm nợ ngắn hạn như: vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, phải trả cho công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, nợ dài hạn như vay dài hạn, nợ khác. + Loại B: Phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn tài trợ bên trong) gồm các nguồn vốn kinh doanh, các khoản chênh lệch do đánh giá lại, các quỹ của doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 5.3.1.2. Cơ sở số liệu, phương pháp lập và kiêm tra. a. Cơ sở số liệu. Bảng cân đối kế toán niên độ kế toán trước. Số dư các TK loại I, II, III, IV trên các sổ kế toán chi tiết. Số dư của các TK ngoài Bảng cân đối kế toán b. Phương pháp lập BCĐKT.(xem phụ lục số 01) Để lập BCĐKT, vào thời điểm cuối kỳ trước khi lập BCĐKT cần phải kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán đã đầy đủ, trung thực và chính xác chưa, bằng cách đối chiếu kiểm tra giữa các sổ kế toán liên quan với nhau, giữa sổ kế toán với thực tế các chứng từ đã được ghi vào sổ kế toán hết chưa? tiến hành khoá sổ kế toán, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết có liên quan. Các công việc được hoàn tất mới có thể lập bảng cân đối chính xác. ở cột số liệu “Đầu năm” căn cứ vào cột “Cuối kỳ” của BCĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trên BCĐKT năm nay. ở cột “Cuối kỳ” năm nay lấy số liệu từ các Sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái) và một số số liệu từ các sổ chi tiết khác phù hợp với từng loại chỉ tiêu trên BCĐKT. Những chỉ tiêu liên quan đến các TK phản ánh tài sản có số dư bên Nợ thì căn cứ vào số dư bên Nợ của TK cấp 1 hoặc cấp 2 (loại 1,2) tương ứng để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến TK phản ánh nguồn vốn có số dư bên Có thì căn cứ vào số dư bên Có của TK cấp 1, cấp 2 (loại 3,4) tương ứng để ghi. Một số trường hợp đặc biệt: + Đối với một số các chỉ tiêu thuộc các tài khoản thanh toán (thanh toán các khoản phải trả và các khoản phải thu): Khi lập BCĐKT không được bù trừ giữa số liệu Nợ và Có của TK cấp 1, cấp 2 mà phải lấy tổng các chi tiết dư Nợ ghi ở phẩn phải thu và lấy tổng các chi tiết dư Có ghi ở phần phải trả. +Các chỉ tiêu mang tính điều chỉnh liên quan đến tài khoản điều chỉnh hoặc coi như diều chỉnh như: chỉ tiêu “hao mòn luỹ kế”, chỉ tiêu dự phòng giảm giá, đầu tư ngắn hạn, dài hạn, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi, chênh lệch đánh giá lại tài sản nếu thuộc mục nào thì nên ở mục đó theo nguyên tắc ghi âm. Cụ thể: hao mòn TSCĐ, các chỉ tiêu dự phòng liên quan đến TK 214, 129, 139, 159, 229 có số dư bên Có khi ghi vào bảng thì theo số âm. Chênh lệch đánh giá lại, lãi chưa phân phối liên quan đến các TK 412, 413, 421 có số dư bên Nợ thì ghi theo số âm. Các chỉ tiêu ngoài bảng: Căn cứ vào số dư bên Nợ các TK ngoài bảng để ghi theo các chỉ tiêu tương ứng. C. Kiểm tra Kiểm tra các chỉ tiêu được lập trên BCĐKT: Vì BCĐKT là Báo cáo định kỳ và bắt buộc phải lập và gửi cho các cơ quan quản lý chức năng. Nó đòi hỏi phải phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghịêp, phục vụ cho yêu cầu của chủ doanh nghiệp và các đối tượng liên quan. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính trung thực, khách quan của những thông tin trên BCĐKT trước khi gửi báo cáo. Công việc kiểm tra phải được tiến hành theo nội dung sau: + Kiểm tra tính chính xác của số liệu lập trên BCĐKT. + Kiểm tra mối quan hệ của các chỉ tiêu trên BCĐKT. + Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các chỉ tiêu trong BCĐKT với các chỉ tiêu trong báo cáo, sổ kế toán có liên quan. 5.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN) 5.3.2.1. Khái niệm và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là Báo cáo tài chính tồng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước trong một kỳ kế toán. Kết cấu của BCKQHĐKD gồm ba phần như sau: + Phần I- Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả (lãi, lỗ) hoạt động SXKD của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo, số liệu của kỳ trước (để so sánh), số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. + Phần II- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước được biểu hiện qua các chỉ tiêu theo các cột tương ứng: số còn phải nộp đầu kỳ, sốphải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báo cáo, số phải nộp luỹ kế từ đầu năm và số đã nộp luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, số còn phải nộp cuối kỳ báo cáo đối với các loại thuế và các khoản phải nộp khác thuộc nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu trên các TK cấp 2 (chi tiết theo từng loại thuế) của TK 333, 338 và các sổ kế toán chi tiết liên quan khác. + Phần III- Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm và thuế GTGT hàng bán nội địa: các chỉ tiêu ở phần này dùng để phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ, số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại, còn được hoàn lại cuối kỳ, thuế GTGT được giảm đã giảm và còn được giảm cuối kỳ, thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ, thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ. 5.3.2.2. Cơ sở số liệu, phương pháp lập, kiểm tra BCKQHĐKD (xem phụ lục số 02) Cơ sở số liệu: Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các loại tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và tài khoản 133 “ thuế GTGT được khấu trừ”, tài khoản 333 “ thuế và các khoản phải nộp nhà nước” Phương pháp lập Phần I- Lãi, lỗ: * Cột 2 “ Mã số” : Phản ánh mã số của các chỉ tiêu trong bảng. * Cột 4 “ Kỳ trước”: số liệu để ghi vào cột này của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu được ghi ở cột 3 “ kỳ này” của báo cáo này kỳ trước theo từng chỉ tiêu tương ứng. * Cột 5 “ luỹ kế từ đầu năm”: số liệu để ghi vào cột 5 của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ở cột 5 của báo cáo này kỳ trước cộng với số liệu ở cột 3 “ kỳ này” trên báo cáo kết quả kinh doanh kỳ này theo từng chỉ tiêu tương ứng. * Cột 3 “ kỳ này” nội dung và phương pháp lập ở chỉ tiêu cột 3 như sau Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu nội bộ” trong kỳ báo cáo. Các khoản giảm trừ (Mã số 03): Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định kỳ báo cáo. Mã số 03 = Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 Chiết khấu thương mại (Mã số 04): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của TK 521. Giảm giá hàng bán (Mã số 05): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của TK 532 “Giảm giá hàng bán” trong kỳ báo cáo. Hàng bán bị trả lại (Mã số 06): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của TK 531 “Hàng bán bị trả lại” trong kỳ báo cáo. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp (Mã số 07): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của các TK 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”, TK 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu” (chi tiết phần thuế xuất khẩu) đối ứng với bên Nợ TK 511, TK 512 và số phát sinh bên Có TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp” đối ứng bên Nợ TK 511, trong kỳ báo cáo. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10): Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 03. Giá vốn hàng bán (Mã số 11): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của TK 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ của TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có TK 911 ở kỳ báo cáo. Chi phí tài chính (Mã số 22): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo. Chi phí Lãi vay (Mã số 23): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635. Chi phí bán hàng (Mã số 24): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có TK 641 “Chi phí bán hàng” và số phát sinh Có của TK 1422 “Chi phí chờ kết chuyển” (chi tiết phần chi phí bán hàng), đối ứng với bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” và số phát sinh Có của TK 1422 “Chi phí chờ kết chuyển” (chi tiết phần chi phí quản lý doanh nghiêp), đối ứng với bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30): Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phẩn bổ cho hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo. Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 - (Mã số 22 + Mã số 24 + Mã số 25). Thu nhập khác (Mã số 31): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo. Chi phí khác (Mã số 32): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh Có của TK 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo. Lợi nhuận khác (Mã số 40): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác trong kỳ báo cáo. Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32. Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số 50): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Mã số 51): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đựoc căn cứ vào số phát sinh bên Có của TK 3334 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” trừ (-) số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi Báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt. Lợi nhuận sau thuế (Mã số 60): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 - Mã số 51. Phần II – Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước * Cột 1 “Chỉ tiêu”: Ghi các chỉ tiêu thuộc danh mục các khoản phải nộp nhà nước của doanh nghiệp gồm: Thuế GTGT phải nộp, thuế TTĐB, thuế XNK, thuế TNDN… và các khoản phải nộp khác. * Cột 2 “ Mã số” Phản ánh mã số của từng chỉ tiêu báo cáo * Cột 3 “Số còn phải nộp đầu kỳ” : Số liệu để ghi vào cột 3 trên báo cáo kỳ này được căn cứ vào cột 8 “ số còn phải nộp cuối kì” trên báo cáo kỳ trước để ghi. * Cột “ luỹ kế từ đầu năm” Cột “Số còn phải nộp trong kỳ” Lấy số liệu bằng luỹ kế số phát sinh có các tài khoản 333 tương ứng với các chỉ tiêu. Cột 5 “Số đã nộp kỳ này”: Ghi số tiền đã nộp trong kỳ cộng với số tiền nộp kỳ trước chuyển sang (lấy số tiền phát sinh luỹ kế nợ TK 333 theo từng khoản tưong ứng). Cột 8 “Số còn phải nộp cuối kỳ”: Lấy cột số liệu “Số còn phải nộp đầu kỳ” cộng cột “Số phải nộp trong kỳ” trừ đi cột “Số đã nộp trong kỳ theo chỉ tiêu tương ứng. Phần III- Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa : Cột 1 : “chỉ tiêu”: Phản ánh các danh mục chỉ tiêu liên quan đến thuế GTGT được khấu trừ được hoàn lại, được giảm và thuế GTGT của hàng bán nội địa Cột 2 “Mã số”: Phản ánh mã số của từng chỉ tiêu báo cáo Cột 4 “ luỹ kế từ đầu năm”: Căn cứ vào số liệu của cột 4 trên báo này kỳ trước cộng (+) với số liệu ghi ở cột 3 “ kỳ này” trên báo cáo kỳ này theo từng chỉ tiêu tương ứng. Cột 3 “ kỳ này”: Mục I- Thuế GTGT được khấu trừ: 1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu kỳ (Mã số 10): chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, được hoàn lại kỳ trước chuyển sang. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào cột số dư nợ đầu kỳ TK 133 ”Thuế GTGT được khấu trừ” hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu 4 mục I (Mã số 17) của báo cáo này kỳ trước. 2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh (Mã số 11): chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ phát sinh trong kỳ (gồm thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhưng không thể hạch toán riêng). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên nợ TK 133 trong kỳ báo cáo. 3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại (Mã số 12): phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra trong kỳ,đã được hoàn lại bằng tiền và thuế GTGT không được khấu trừ (Mã số 12= Mã số 13+ Mã số 14+ Mã số 15 + Mã số 16). Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh có TK 133 trong kỳ báo cáo đối ứng với các TK nợ có liên quan TK 3331, 111, 112,… và căn cứ số dư nợ TK 133 cuối kỳ báo cáo. 4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (Mã số17) : Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào dư nợ của tài khoản 133 “ thuế GTGT được khấu trừ”. Mã số 17 = Mã số 10 + Mã số 11 - Mã số 12 Mục II- Thuế GTGT được hoàn lại: 1. Số thuế GTGT được hoàn lại đầu kỳ (Mã số 20): Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được cơ quan thuế thông báo cho hoàn lại nhưng đến cuối kỳ trước chưa được ngân sách nhà nước hoàn trả lại tiền. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số 02 - DN) hoặc căn cứ vào số liệu ghi Mã số 23 của báo cáo này kỳ trước. 2. Số thuế GTGT được hoàn lại (Mã số 21): Phản ánh số thuế GTGT được cơ quan thuế thông báo cho hoàn thuế phát sinh trong kỳ, số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại. 3. Số thuế GTGT đã hoàn lại (Mã số 22): Phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại bằng tiền trong kỳ, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 133 chi tiết phản ánh thuế GTGT đã hoàn lại phần phát sinh có TK133 đối ứng với bên nợ TK 111, TK 112 hoặc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại. 4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ (Mã số 23): Phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được thông báo cho hoàn lại nhưng đến cuối kỳ báo cáo chưa được nhà nước hoàn trả. (Mã số 23= Mã số 20+ Mã số 21- Mã số 22). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại. Mục III- Thuế GTGT được miễn giảm: 1. Thuế GTGT được miễn giảm đầu kỳ( Mã số 30): phản ánh số thuế GTGT phải nộp được cơ quan thuế xét miễn giảm. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (S03- DN),hoặc số liệu báo cáo này kỳ trước ở chỉ tiêu 4 ( Mã số 33). 2. Số thuế GTGT được miễn giảm phát sinh trong kỳ( Mã số 31): phản ánh số thuế GTGT đã được cơ quan thuế xét miễn giảm và đã thông báo trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (S03-DN). 3. Số thuế GTGT đã đựơc miễn giảm (Mã số 32): chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT được miễn giảm trong kỳ báo cáo (gồm số thuế được ngân sách nhà nước trả lại bằng tiền hoặc trừ vào số thuế GTGT phải nộp). Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm hoặc căn cứ vào số phát sinh nợ TK 3331 đối ứng với bên có TK 721 (nếu số thuế được miễn giảm được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ) hoặc phát sinh nợ TK 111, Tk 112 đối ứng với bên có TK 721 (nếu số thuế được ngân sách nhà nước trả bằng tiền). 4. Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ( Mã số 33): chỉ tiêu này phản ánh số thuế đã được cơ quan thuế thông báo miễn giảm nhưng đến cuối kỳ báo cáo chưa được xử lý. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm Mã số 33= Mã số 30+ Mã số 31- Mã số 32. Mục IV- thuế GTGT hàng bán nội địa: 1.Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ (Mã số 40): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa và các khoản thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường còn phải nộp kỳ trước chuyển sang. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số liệu Mã số 46 của Báo cáo này kỳ trước hoặc căn cứ vào số dư Có cuối kỳ trước của TK 33311 - Thuế GTGT đâù ra. 2. Thuế GTGT đầu ra phát sinh (Mã số 41): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh thuế GTGT đầu ra của hàng bán nội địa phát sinh trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào cột 3 (Kỳ này) của chỉ tiêu này được căn cứ vào số PS bên Có TK 33311, đối ứng bên Nợ TK có liên quan. 3.Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ (Mã số 42): Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào cột 3 (Kỳ này) của chỉ tiêu này được căn cứ vào số PS bên Có TK 133 đối ứng bên Nợ TK 33311. 4. Thuế GTGT hàng bá bị trả lại , bị giảm giá (Mã só 43):Chỉ tiêu này dùg để phản ánh số thuế GTGT của hàng bán nội địa bị trả lại, bị giảm giá do kém phẩm chất PS trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào cột 3 (Kỳ này) của chỉ tiêu này được căn cứ vào số PS bên Có của tài khoản 111, 112 131 đối ứng với bên nợ TK 33311 (chi tiết số tiền trả lại cho người mua về số thuế GTGT của hàng bị trả lại, bị giảm giá do kém phẩm chất). 5. Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp (Mã số 44): Chỉ tiêu này Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng bán nội địa được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp phát sinh trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào cột 3 (Kỳ này) được căn cứ vào số PS bên Có của TK 721 đối ứng với bên Nợ TK 33311. 6. Thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSNN (Mã số 45) : Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSNN trong kỳ báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào cột 3 (Kỳ này) của chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 111, 331, đối ứng với bên Nợ TK 33311 (Chi tiết số thuế GTGT đã nộp vào NSNN trong kỳ). 7. Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ (Mã số 46) : Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào cột 3 (Kỳ này) của chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra. Mã số 46 = Mã số 40 + Mã số 41 - Mã số42 - Mã số 43 - Mã số 44 - Mã số 45 5.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( mẫu số B03 - DN) 5.3.3.1. Khái niệm, kết cấu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của Công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền, sự biến động của tài sản thực tế, khả năng thanh toán trong kỳ và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của Doanh nghiệp. Kết cấu cuả báo cáo này gồm ba phần: - Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất - kinh doanh - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Các chỉ tiêu thuộc các phần trên đây đều phản ánh số kỳ trước và số kỳ này. 5.3.3.2. Cơ sở số liệu, phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.(xem phụ lục số 03) Theo quy định của hệ thống Báo cáo tài chính hiện hành, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể lập theo hai phương pháp: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. * Lập theo phương pháp trực tiếp Theo phương pháp này, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoản thực thu thực chi bằng tiền trên các sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng hoạt động và theo nội dung thu chi cụ thể. a. Cơ sở số liệu Cơ sở số liệu để lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp là Bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính sổ theo dõi kế toán thu chi tiền mặt, TGNH và Sổ theo dõi các khoản phải thu, phải trả. b. Phương pháp lập Số liệu kỳ trước căn cứ vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước của các chỉ tiêu tương ứng. Số liệu kỳ này được dựa vào các số liệu như sau: I. Lưu chuyển tiền từ hoat động sản xuất 1.Tiền thu bán hàng,cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01): Cơ sở số liệu để ghi lấy từ sổ theo dõi thu tiền (tiền mặt và TGNH), sổ kế toán các tài khoản phải trả trong kỳ báo cáo đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, “phải thu của khách hàng”. 2. Tiền trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (Mã số 02): Cơ sở số liệu để ghi lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt’, “TGNH” và “ tiền đang chuyển” sổ kế toán các tài khoản “phải thu của khách hàng”(phần chi tiền thu của các khoản phải thu của khách hàng), “vay ngắn hạn”( phần chi tiền vay ngắn hạn nhận được chuyển trả ngay cho ngưòi bán) trong kỳ báo cáo đối chiếu với tài khoản “ phải trả cho người bán”, sổ kế toán các tài khoản hàng tồn kho và các tài khoản liên quan khác , chi iết phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo, sổ chi tiết các tài khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). 3. Tiền đã trả cho người lao động (Mã số 03) Cơ sở số liệu để ghi lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt’, “TGNH” trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “ phải trả công nhân viên” phần đã chi trả bằng tiền trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). 4. Tiền lãi vay đã trả (Mã số 04) Cơ sở số liệu để ghi lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt’, “TGNH” và “ tiền đang chuyển” sổ kế toán các tài khoản “phải thu của khách hàng”(phần chi trả lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng ), “vay ngắn hạn”( phần chi tiền vay ngắn hạn nhận được chuyển trả ngay cho ngưòi bán) trong kỳ báo cáo đối chiếu với tài khoản “ chi phí phải trả”( theo dõi số tiền lãi vay phải trả), và các tài khoản liên quan khác . Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). 5. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước ( Mã số 05) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “ TGNH” và “ tiền đang chuyển” ( phần chi tiền), sổ kế toán các tài khoản “phải thu của khách hàng” (phần tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản ‘ thuế và các khoản phải nộp nhà nước” ( phần thuế TNDN đã nộp trong kỳbáo cáo). Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “ TGNH” sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “thu nhập khác” “thuế GTGT được khấu trừ” và sổ kế toán các tài khoản liên quan khác trong kỳ báo cáo. 7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 07) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “ TGNH” và “ tiền đang chuyển’ trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản “chi phí khác” “thuế và các khoản phải nộp nhà nước”, “ chi sự nghiệp” và sổ kế toán các tài khoản liên quan . Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). Lưu chuyển tiền thuần từ HĐSXKD – (Mã số 20) Cộng đại số từ Mã số 01đến Mã số 07, nếu ra số âm thì ghi trong ngoặc đơn (***). Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 +Mã số 04 +Mã số 05 +Mã số 06 +Mã số 07 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số 21) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “ TGNH” và “ tiền đang chuyển” (phần chi tiền), sổ kế toán các tài khoản “ phải thu của khách hàng”( phần chi tiền từ các khoản phải thu của khách hàng) sổ kế toán tài khoản “vay dài hạn”(phần chi tiền từ vay dài hạn nhận được chuyển trả ngay cho người bán ) trong kỳ báo cáo, đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản ‘TSCĐHH” “TSCĐVH” “xây dựng cơ bản dở dang”, “đầu tư dài hạn khác”, “phải trả cho người bán trong kỳ báo cáo”. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). 2. Tiền thu thanh lý nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (Mã số22) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chênh lệch giữa số tiền thu và số tiền chi cho việc tanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư. Số tiền thu được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”, “tiền đang chuyển”, đối chiếu với tài khoản thu nhập khác (chi tiết về thanh lý nhượng bán TSCĐ), sổ kế toán tài khoản “doanh thu hoạt động tài chính” ( chi tiết về bán bất động sản đầu tư), sổ kế toán tài khoản phải thu của khách hàng” (phần tiên thu liên quan đến thanh lý nhượng bán TSCĐ và các táỉan dài hạn khác) trong kỳ báo cáo.Số tiền chi được lấy từ sổ kế toán các tài khoản “tiền mặt”, “TGNH” , “ tiền đang chuyển”, sau khi đối chiếu vơí sổ kế toán các tài khoản “ chi phí tài chính” và “ chi phí khác” ( chi tiết về thanh lý nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư) trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). 3.Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác(Mã số 23) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”, “tiền đang chuyển”đối chiếu sổ kế toán các tài khoản “đầu tư ngắn hạn khác”, “ đầu tư dài hạn khác” (chi tiết các khoản tiền chi cho đi vay) , tài khoản “đầu tư chứng khoán ngắn hạn ”, “đầu tư chứng khoán dài hạn ” . (chi tiết tiền đi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác ) Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). 4.Tiền thu hồi cho vay, bán công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 24) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”, “tiền đang chuyển”đối chiếu sổ kế toán các tài khoản “đầu tư ngắn hạn ”, “ đầu tư dài hạn khác” (chi tiết thu hồi tiền cho vay) , tài khoản “đầu tư chứng khoán ngắn hạn”, “đầu tư chứng khoán dài hạn ” . (chi tiết số tiền thu do bán các công cụ nợ của) 5. Tiền chi đầu tư vốn vào các đơn vị khác (Mã số 25) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”, “tiền đang chuyển” đối chiếu sổ kế toán các tài khoản “đầu tư chứng khoán dài hạn ” . (chi tiết đầu tư cổ phiếu), tài khoản “ góp vốn liên doanh”, “đầu tư ngắn hạn ”và “ đầu tư dài hạn khác” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). 6. Tiền thu hồi đầu tư vốn vào các đơn vị khác (Mã số 26) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”, đối chiếu sổ kế toán các tài khoản “đầu tư chứng khoán dài hạn ” . (chi tiết đầu tư cổ phiếu), tài khoản “ góp vốn liên doanh”, “đầu tư ngắn hạn khác” và “ đầu tư dài hạn khác” (chi tiết đầu tư vốn vào các đơn vị khác) trong kỳ báo cáo. 7. Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”, đối chiếu sổ kế toán các tài khoản “đầu tư chứng khoán dài hạn ” . Tài khoản “ góp vốn liên doanh”, “đầu tư ngắn hạn khác” và “ đầu tư dài hạn khác”, “ doanh thu hoạt động tài chính” và các tài khoản có liên quan khác trong kỳ báo cáo. 8.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30) Cộng đại số từ Mã số 21 đến Mã số 27 Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26 + Mã số 27. III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu(Mã số 31) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”, đối chiếu sổ kế toán các tài khoản “nguồn vốn kinh doanh” ( chi tiết vốn góp của chủ sở hữu) trong kỳ báo cáo. 2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành (Mã số 32) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”, “tiền đang chuyển” đối chiếu sổ kế toán các tài khoản “nguồn vốn kinh doanh” và “cổ phiếu ngân quỹ” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (Mã số 33) : số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”,các tài khoản phải trả (phần tiền vay nhận được chuyển trả ngay cho các khoản nợ phải trả) trong kỳ báo cáo, đối chiếu sổ kế toán các tài khoản “ vay ngắn hạn” , “ vay dài hạn”, “nợ dài hạn”, “trái phiếu phát hành” và các tài khoản liên quan khác trong kỳ báo cáo. 4.Tiền đã trả nợ vay(Mã số 34) : số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”,”tiền đang chuyển” các tài khoản “phải thu của khách hàng” (phần trả nợ vay từ tiền thu các khoản nợ phải thu của khách hàng) trong kỳ báo cáo, đối chiếu sổ kế toán các tài khoản “ vay ngắn hạn” , “ vay dài hạn”, “nợ dài hạn đến hạn trả”,và “trái phiếu phát hành” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính ( Mã số 35): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”, “tiền đang chuyển” các tài khoản “phải thu của khách hàng”, đối chiếu sổ kế toán các tài khoản “nợ dài hạn đến hạn trả”,và “nợ dài hạn” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). 6. Cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”, “tiền đang chuyển” đối chiếu sổ kế toán tài khoản “ lợi nhuận chưa phân phối” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính( Mã số 40) Tổng cộng đại số từ Mã số 31 đến Mã số 36, nếu ra số âm thì ghi trong ngoặc đơn (***). Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50) Cộng các Mã số 20, 30, 40, nếu ra số âm thì ghi trong ngoặc đơn(***). Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60). Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền của đầu kỳ báo cáo. ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ(Mã số 61) số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các tài khoản “ tiền mặt” “TGNH”, “tiền đang chuyển” và Tài khoản “đầu tư chứng khoán ngắn hạn”( chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền) đối chiếu sổ kế toán chi tiết tài khoản “chênh lệch tỷ giá hối đoái” trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ cao hơn tỷ giá hối đoái ghi nhận trong kỳ, tỷ giá này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***) nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ thấp hơn tỷ giá hối đoái ghi nhận trong kỳ. Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70) Chỉ tiêu này bằng cộng đại số các chỉ tiêu Mã số 50, Mã số 60, Mã số 61. Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61. * Lập theo phương pháp gián tiếp a. Cơ sở số liệu: Để lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp căn cứ vào BCKQHĐKD , Bảng cân đối kế toán và các tài liệu kế toán khác như Sổ cái, các Sổ chi tiết, Báo cáo tình hình vốn góp, tình hình khấu hao TSCĐ,... Phương pháp lập Cột số liệu kỳ trước căn cứ vào số liệu cột "Cuối kỳ" của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước Cột "Kỳ này " được lập như sau: I. Lưu chuyển tiền từ hoat động sản xuất Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế (Mã số 01) Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu 12 “ tổng lợi nhuận trước thuế” (Mã số 50). Nếu số liệu của chỉ tiêu này là số âm (bị lỗ )thì sẽ được ghi dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (...). 2. Điều chỉnh các khoản: - Khấu hao tài sản cố định ( Mã số 02): chỉ tiêu này được lập căn cứ vào bảng tính khấu hao tài sản cố định, số phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu 13 “ tổng lợi nhuận trước thuế”. - Các khoản dự phòng (Mã số 03):chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán của các tài khoản dự phòng như tài khoản 129 “ Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”; tài khoản 139 “ dự phòng phải thu khó đòi”; tài khoản 159 “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho”; tài khoản 229 “dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trong sổ cái. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận trước thuế”.Trường hợp các khoản dự phòng nêu trên được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo thì được trừ vào số liệu chỉ tiêu “ tổng lợi nhuận trước thuế”, và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn:(***) - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện (Mã số 04): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản “Doanh thu hoạt động tài chính”, “Chi phí tài chính” trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào chỉ tiêu “lợi nhuận trước thuế” nếu lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện, được cộng vào chỉ tiêu “lợi nhuận trước thuế” nếu lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện, - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (Mã số 05):Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán chi tiét các tài khoản “Doanh thu hoạt động tài chính”, “ Thu nhập khác”, “Chi phí khác” chi tiết phần lãi, lỗ được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào chỉ tiêu “lợi nhuận trước thuế” nếu lãi từ hoạt động đầu tư và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn:(***), được cộng vào chỉ tiêu “lợi nhuận trước thuế” nếu lỗ từ hoạt động đầu tư. - Chi phí lãi vay (Mã số 06) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán tài khoản 635 “chi phí tài chính”, chi tiết chi phí lãi vay được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan, hoặc căn cứ vào chỉ tiêu “ chi phí lãi vay” trong BCKQHĐKD. Số liệu này được cộng vào chỉ tiêu “lợi nhuận trước thuế” 3. Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động (Mã số 08): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vàolợi nhuận trước thuế TNDN cộng (+) các khoản điều chỉnh. Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 Nếu số liệu này là số âm thì ghi trong dấu ngoặc đơn (***) - Tăng giảm các khoản phải thu (Mã số 09) :Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch gữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản phải thu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Số liệu này được cộng vào chỉ tiêu “ lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ.và được trừ vào chỉ tiêu này nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). - Tăng, giảm hàng tồn kho (Mã số 10):Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của tài khoản hàng tồn kho ( không bao gồm tài khoản “dự phòng giảm giá hàng tồn kho”) Số liệu này được cộng vào chỉ tiêu “ lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ.và được trừ vào chỉ tiêu này nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). - Tăng, giảm các khoản phải trả (Mã số 11) :Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải trả về thuế TNDN phải nộp , các khoản phải trả về lãi tiền vay , các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Số liệu này được cộng vào chỉ tiêu “ lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng số dư cuối kỳ lớn hơn tổng số dư đầu kỳ.và được trừ vào chỉ tiêu này nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). - Tăng giảm chi phí trả trước (Mã số 12): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản “ chi phí trả trước” và “ chi phí trả trước dài hạn” trong kỳ báo cáo. Số liệu này được cộng vào chỉ tiêu “ lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ.và được trừ vào chỉ tiêu này nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). - Tiền lãi vay đã trả (Mã số 13): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tài khoản “tiền mặt”, “TGNH”, “ tiền đang chuyển”để trả các khoản tiền lãi vay , sổ kế toán tài khoản “phải thu của khách hàng” (phần trả tiền lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu của khách hàng )trong kỳ báo cáo.Sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài khoản “Chi phí trả trước” , “chi phí trả trước dài hạn”, “Chi phí tài chính”, “xây dựng cơ bản dở dang”, “Chi phí sản xuất chung”, và “chi phí phải trả”. Số liệu này được trừ vào chỉ tiêu “ lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). - Thuế thu nhập đã nộp (Mã số 14): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tài khoản “tiền mặt”, “TGNH”, “ tiền đang chuyển”để trả các khoản tiền lãi vay , sổ kế toán tài khoản “phải thu của khách hàng” trong kỳ báo cáo. Sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài khoản “Thuế TNDN phải nộp” Số liệu này được trừ vào chỉ tiêu “ lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 15): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tài khoản “tiền mặt”, “TGNH”, “ tiền đang chuyển” sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài khoản liên quan trong kỳ báo cáo. Số liệu này được cộng vào chỉ tiêu “ lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”. - Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh(Mã số 16): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tài khoản “tiền mặt”, “TGNH”, “ tiền đang chuyển” sau khi đối chiếu với sổ kế toán tài khoản liên quan trong kỳ báo cáo. Số liệu này được trừ vào chỉ tiêu “ lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20):Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu có mã số từ Mã số 08 đến Mã số 16.Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ ghi dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn (***). Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16. II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Nội dung các chỉ tiêu và cách lập phần này đã được giới thiệu ở phương pháp trực tiếp ở trên. III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Nội dung các chỉ tiêu và cách lập phần này đã được giới thiệu ở phương pháp trực tiếp ở trên. 5.3.4. Thuyết minh Báo cáo tài chính (B09- DN) 5.3.4.1. khái niệm và kết cấu Khái niệm : thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung , thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác. Kết cấu:Thuyết minh Báo cáo tài chính gồm 8 phần: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Chi tiết một số chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính. Chi phí SXKD theo yếu tố Một số chỉ tiêu chi tiết về hàng tồn kho Tình hình tăng giảm tài sản cố định Tình hình thu nhập của công nhân viên Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác Các khoản phải thu nợ phải trả Giải trình và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.( phần tự trình bày của doanh nghiệp) Các thông tin bổ sung về báo cáo lưu chuyển tiền tệ Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 7. Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu 8. Một số kiến nghị. 5.3.4.2. Cơ sở số liệu và phương pháp lập thuyết minh Báo cáo tài chính (xem phụ lục số 04): a. Cơ sở số liệu: Căn cứ vào các tài liệu chủ yếu sau để lập thuyết minh Báo cáo tài chính: - Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết kỳ báo cáo. - Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo. - Thuyết minh Báo cáo tài chính kỳ trước năm trước. b. Phương pháp lập chung: Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phần trình bày số liệu phải đảm bảo sự thống nhất với các số liệu trên Báo cáo tài chính khác, các báo cáo quí, các chỉ tiêu theo đúng chế độ kế toán và phải thông nhất trong toàn bộ niên độ kế toán, nếu có sự thay đổi về nội dung nào đó thì phải diễn giải, trình bày một cách rõ ràng. Trong các biểu cột kế hoạch phải trình bày số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo, còn cột số thực hiện kỳ trước phải là số liệu của ngay trước kỳ báo cáo. Các chỉ tiêu “Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp” chỉ trong thuyết minh báo cáo tài chính năm mới phải trình bày: + Bố chí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn + khả năng thanh toán + tỷ xuất sinh lời 6. Kiểm tra Báo Cáo tài chính - Kiểm tra đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách với số liệu trên các báo cáo tài chính. - kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán cuối tháng, các quý trước khi lập các báo cáo kế toán định kỳ. - kiểm tra đối chiếu giữa số liệu trên các Báo cáo tài chính với nhau xem có chính xác,phù hợp không. Cụ thể như: + kiểm tra việc phản ánh doanh thu trong kỳ có đúng thời điểm ghi phản ánh doanh thu,kiểm tra việc ghi đúng doanh thu bán hàng trong kỳ phù hợp với phương pháp nộp thuế GTGT ở đơn vị. + Kiểm tra các số liệu chỉ tiêu trong BCĐKT với số liệu trong BCKQKD có phù hợp không . + Kiểm tra các số liệu ghi trong thuyết minh BCTC với các chỉ tiêu trong BCKQKD,BCĐKT B - Phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp thông qua các Báo Cáo tài chính 1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình, các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó bằng các phương pháp riêng có của mình như liên hệ,so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Kết quả kinh doanh - đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh như cung ứng, tiêu thụ...hoặc có thể là kết quả tổng hợp của cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó cũng chính là kết quả tài chính cuối cùng. Việc phân tích Báo cáo tài chính là rất quan trọng vì nó cho biết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó giúp các nhà sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán được tương lai, bằng cách so sánh và đánh giá phân tích cụ thể một cách tương đối chính xác lượng thông tin cần sử dụng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vục kinh doanh. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau. Mỗi đối tượng có những nhu cầu khác nhau nên tình hình tài chính của doanh nghiệp được họ quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau.Do đó, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt được những mục tiêu chủ yếu sau : - Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư , các nhà tín dụng và những người sử dụng thông tin tài chính khác nhau để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra quyết định đầu tư , quyết định cho vay .... - Phân tích phải cung cấp thông tin cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư.... trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền vào, ra, tình hình sử dụng vốn kinh doanh cũng như tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. -- Phân tích phải cung cấp cho những người quan tâm đầy đủ thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh và các sự kiện, tình huống làm biến động tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính mà trọng tâm là phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng dựa trên các báo cáo tài chính là thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát lại vừa xem xét chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để qua độ nhận biết, phán đoán, dự báo nhằm đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ,và đầu tư phù hợp. 2. Các phương pháp phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. a. Phương pháp so sánh Là một trong những phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích tình hình tài chính, đó là: - so sánh số kỳ này với số kỳ trước để thấy rỗ su hướng biến động về tài chính của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá sự biến động hay thụt lùi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh gữa số liệu thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. - So sánh gữa số liệu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong ngành để dánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, được hay chưa được, tiên tiến hay lạc hậu. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể. - So sánh theo chiều ngang nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối, số bình quân của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Khi so sánh các chỉ tiêu với nhau phải có cùng điều kiện, đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, tiêu chuẩn biểu hiện và phương pháp tính toán, thời gian tương ứng và đại lượng biểu hiện. b. Phương pháp thay thế liên hoàn Đây là phương pháp loại trừ vì theo phương pháp này, muốn phân tích tính toán ảnh hưởng của các nhân tố nào đó phải loại trừ các nhân tố khác. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ tích số, là phương pháp thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ kỳ gốc (hoặc kế hoạch) thay thế các nhân tố của kỳ báo cáo (hoặc thực hiện ) để xác định trị số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Khi sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần tuân thủ các trình tự sau: Thứ nhất, phải xác định được phương trình kinh tế có mối quan hệ tích số với nhau, tức là phải xác định được số lượng các nhân tố có quan hệ tích số với nhau để tạo ra kết quả. Thứ hai, phải sắp xếp thứ tự các nhân tố theo trình tự: nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau. Nếu trong một phương trình kinh tế có nhiều nhân tố số lượng, nhiều nhân tố chất lượng, phải dựa vào ý nghĩa kinh tế, dựa vào tính logic của toán học để sắp xếp hoặc sắp xếp các nhân tố chủ yếu trước các nhân tố thứ yếu xếp sau. Thứ ba, lần lượt thay thế từng nhân tố theo trình tự đã sắp xếp: nhân tố nào được thay thế thì lấy số liệu của chỉ tiêu thực tế thay vào số liệu của chỉ tiêu gốc (hoặc kế hoạch, định mức). Thay thế xong một nhân tố nào phải tính ra kết quả của nhân tố đó ảnh hưởng bằng cách lấy kết quả thay thế trừ đi kết qủa của lần thay thế liền kề trước đó. Phương trình kinh tế có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Số chênh lệch giữa các lần thay thế chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. Thứ tư, sau khi thay thế hết các nhân tố của phương trình kinh tế (có quan hệ tích số) phải tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (tức là các lần thay thế) phải bằng tổng số chênh lệch của đối tượng phân tích, tức là chỉ tiêu kết quả của chỉ tiêu phân tích. c. Phương pháp tính số chênh lệch Đây là phương pháp đơn giản của phương pháp thay thế liên hoàn. Về nguyên tắc trình tự sắp xếp các nhân tố trong phương trình kinh tế cũng giống như khi dùng phương pháp thay thế liên hoàn. Chỉ khác là ở phương pháp này, khi muốn tính mức độ chênh lệch ảnh hưởng của nhân tố nào ta lấy mức độ của nhân tố ấy. Phương pháp cân đối Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá khái quát toàn diện các quan hệ cân đối chung : cân đối gữa các mặt, cân đối trong từng mặt, cân đối gữa thu và chi, cân đối gữa vốn và nguồn vốn, cân đối gữa nhu cầu và khả năng thanh toán . Từ đó tìm ra sự mất cân đối cần được điều chỉnh. e. Phương pháp tỷ lệ . Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi của các tỷ lệ sẽ là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét,đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu 3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để tiến hành sản xuất kinh doanh cần phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, quỹ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn vay, vốn khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh, đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao trên cơ sở chấp hành các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà Nước. Việc thường xuyên phân tích Báo cáo tài chính sẽ có tác dụng to lớn không chỉ chủ doanh nghiệp mà còn cả đối tượng liên quan đến doanh nghiệp. Nội dung của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có rất nhiều. Song, trong sự hạn hẹp về dung lượng và thời gian của luận văn nên em chỉ chọn một số nội dung chủ yếu, có tính chất đại diện sau đây để phân tích a.Phân tích khái quát tình hình tài chính b.Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn c. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán d. Phân tích hiệu quả sản xuất và khả năng sinh lời của vốn kinh doanh a. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp * Đánh giá khái quát quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp (1) Tiến hành so sánh tổng tài sản (Ts) hoặc tổng số nguồn vốn (Nv) giữa cuối kỳ với đầu năm để chỉ ra một số chênh lệch DTs (hoặc DNv). DTs = tổng Ts cuối kỳ - tổng Ts đầu năm Nếu DTs > 0 có thể kết luận quy mô sử dụng vốn tăng nên Nếu DTs < 0 ta biết ngay quy mô sử dụng vốn giảm đi * Để xem việc bố chí cơ cấu vốn của doanh nghiệp là hợp lý hay chưa ta xét các chỉ tiêu “ tỷ trọng tài sản cố định”, “ tỷ trọng TSLĐ” trong đó :Tỷ trọng TSCĐ (hoặc TSLĐ) tính bằng cách lấy giá trị TSCĐ (hoặc TSLĐ) chia cho tổng tài sản rồi nhân với 100%. Với doanh nghiệp sản xuất thì TSCĐ tăng cao là hợp lý còn với các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thì đây là điều không hợp lý ( trừ những doanh nghiệp mới bước vào hoạt động hoặc những doanh nghiệp cần đôỉ mới toàn bộ trang thiết bị hoặc những doanh nghiệp cần đổi mới toàn bộ trang thiết bị , xây dựng lại trang thiết bị vật chất...) * Đánh giá mức độ độc lập và khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính (2) Ta cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu “Tỷ xuất tự tài trợ” (Tt) giữa cuối kỳ với đầu năm để chỉ ra chênh lệch tỷ xuất tự tài trợ. “ = Tỷ xuất tự tài trợ Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Xét chênh lệch D Tt : - nếu DTt > 0 tức là mức độ độc lập về mặt tài chính tăng lên và như vậy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng khả quan hơn. - Nếu D Tt < 0 thì mức độ độc lập hay khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng giảm xuống, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi vay vốn hay khi trang trải các khoản nợ đến hạn trả * Đánh giá tỷ xuất lợi nhuận (3) Lợi nhuận thực hiện sau một quá trình sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận tuyệt đối thường không phản ánh đúng mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh vì chỉ tiêu này không chỉ chịu sự tác động của bản thân chất lượng công tác của doanh nghiệp mà còn chịu qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta cần phân tích “ Tỷ suất lợi nhuận”. Để đánh giá khái quát tỷ suất lợi nhuận ta sử dụng chỉ tiêu “ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu” và chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn” Chỉ tiêu nay càng lớn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao. = x 100 Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trên vốn được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chia cho vốn chủ sở hữu rồi nhân với 100. Chỉ tiêu này cho biết nếu doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu tiền lãi từ hoạt động kinh doanh. Tương tự như chỉ tiêu trên,tỷ suất này càng cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. b. Phân tích cơ cấu của tài sản và nguồn vốn * Phân tích cơ cấu tài sản (4) Mục đích của việc phân tích này là xem xét sự biến động của tài sản về mặt cơ cấu và trên cơ sở đó,đánh giá về sự hợp lý hay không hợp lý của cơ cấu tài sản. Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì cơ cấu tài sản hợp lý được thể hiện ở sự tăng tỷ trọng của TSCĐ và sự giảm tỷ trọng của TSCĐ theo một tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp hoạt động. Thông thường ,tỷ trọng tài sản cố định tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng lên theo. Để phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ,ta tiến hành so sanh giữa số thực hiện kỳ này với số thục hiện kỳ trước để xem xét sự biến động của tài sản đồng thời đánh giá tỷ trọng các khoản mục của phần tài sản đã được bố trí hợp lý chưa.Ngoài ra, “tỷ xuất đầu tư” cũng là một chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, đó là thương số giữa TSCĐ với tổng tài sản. * Phân tích cơ cấu nguồn vốn (5) Mục đích của việc phân tích cơ cấu nguồn vốn là nhằm đánh giá sự biến động của cơ cấu nguồn vốn và trên cơ sở đó ,đánh giá tính hợp lý hay chưa hợp lý về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích ,tương tự như phân tích cơ cấu tài sản ta tiến hành đánh giá sự biến động cơ cấu nguồn vốn bằng cách so sánh tỷ trọng các yếu tố hợp thành nguồn vốn giữa kỳ và đầu năm .Nếu nguồn vốn chủ sở hữu (CSH) chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập cuả doanh nghiệp với chủ nợ (Ngân hàng ,nhà cung cấp ,...)là cao.Ngoài ra ,sự tăng lên của các khoản mục trong phần vốn chủ sở hữu và giảm đi của các khoản nợ phải trả cũng là một biểu hiện tốt ,cho biết rằng tình hình tài chính của các nhà máy là lành mạnh và khả quan. Ngược lại, nếu công nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn (cả về tuyệt đối lẫn số tương đối)thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp và như vậy ,tình hình tài chính của doanh nghiệp là có vấn đề. c. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán ( bao gồm nhiều chỉ tiêu) : Phân tích chỉ tiêu này là phân tích tình hình công nợ, tổng số nợ ra sao; bị chiếm dụng hay đi chiếm dụng? Bị ai chiếm dụng vốn và chiếm dụng vốn của những ai? Mức độ chiếm dụng và bị chiếm dụng có hợp lý hay không ? Đã đến hạn thanh toán chưa ? Khả năng giải quyết như thế nào ? Khả năng thanh toán ngắn hạn thanh toán nhanh ra sao? Cân đối gữa nhu cầu và khả năng thanh toán. * Cơ sở để phân tích Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta nấy số liệu các khoản nợ phải thu các khoản nợ phải trả .... trên bảng cân đối kế toán để lập Bảng phân tích tình hình thanh toán như sau Bảng phân tích tình hình thanh toán Khoản thu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Các khoản phải trả Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1. Phải thu khách hàng 1. Nợ ngắn hạn 2. Phải thu nội bộ - Phải trả người bán 3. Phải thu khác - Phải nộp nhà nước .... - Phải trả CBCNV -Phải trả nội bộ - Phải trả khác 2. Nợ dài hạn ............ Cộng Cộng * Nội dung phân tích Trên cơ sở số liệu từ bảng phân tích tình hình thanh toán (các khoản phải thu, các khoản phải trả) chúng ta phân tích đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu, phải trả (chênh lệch tăng hay giảm) *Phân tích khả năng thanh toán. Phân tích các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn :(6) Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta phải tính tỷ trọng giữa tổng phải thu với tổng nguồn vốn: = x100 Tỷ lệ các khoản phải thu so với tổng nguồn vốn Tổng giá trị các khoản phải thu Tổng nguồn vốn ý nghĩa của chỉ tiêu : Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số vốn lưu động thì có bao nhiêu phần trăm (%) vốn thực chất không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh,phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng. Tỷ lệ này cao là biểu hiện không tốt. Phân tích tỷ số nợ: (7) = x100 Tỷ số nợ Tổng số nợ phải trả Tổng tài sản Chúng ta tiếp tục phân tích nợ phải trả bằng tỷ số nợ : ý nghĩa của chỉ tiêu : Chỉ tiêu này cho ta biết tổng giá trị tài sản, thực chất doanh nghệp sở hữu được bao nhiêu.Chỉ tiêu này càng lớn thì lượng vốn đi chiếm dụng càng cao thể hiện uy tín và khả năng huy động vốn tốt nhưng cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phân tích tỷ xuất thanh toán ngắn hạn : (8) = Tỷ xuất thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu >= 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại. Nếu < 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn. = Tỷ xuất thanh toán nhanh Tổng số vốn bằng tiền Tổng số nợ ngắn hạn Phân tích tỷ xuất thanh toán nhanh: (9) ý nghĩa của chỉ tiêu: Nếu chỉ tiêu này >= 0,5 thì tình hình thanh toán nhanh và các khoản nợ ngắn hạn là khả quan, còn tỷ xuất này nhỏ hơn 0,5 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn vì lượng tiền hiện có của doanh nghiệp không đủ để thanh toán. tuy nhiên nếu tỷ xuất này quá cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp là khôngtốt vì vốn bằng tiền quá nhiều vòng quay của tiền sẽ chậm, hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Phân tích tỷ xuất thanh toán của vốn lưu động : (10) = Tỷ xuất thanhtoán vốnlưu động Tổng số vốn bằng tiền Tổng số tài sản lưu động ý nghĩa của chỉ tiêu: Tỷ xuất này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền để thanh toán. Nếu tỷ xuất này <0,1 thì khả năng chuyển đổi tài sảnlưu động thành tiền rất khó khăn. Nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình thanh toán doanh nghiệp. Nếu tỷ xuất này >0,5 thì khả năng chuyển đổi tài sảnlưu động thành tiền quá dễ dàng dẫn đến lượng tiền bị ứ đọng lớn. Nếu tỷ xuất này nằm trong khoảng 0,1 - 0,5 thì khả năng chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền là phù hợp nhất, đồng thời đảm bảo vốn lưu động không bị ứ đọng và khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp là tốt. * Phân tích khả năng thanh toán (11) Ngoài việc tính toán phân tích các chỉ tiêu trên để xem xét doanh nghiệp chuẩn bị cho các khoản nợ như thế nào, dùng những khoản nào để trả nợ , những nguồn này có đảm bảo không ...ta phải đồng thời xem xét nhu cầu phải thanh toán của doanh nghiệp để thấy được sự tương quan giữa nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trước khi xem xét sự tương quan giữa nhu cầu và khả năng thanh toán chúng ta phải sắp xếp mức độ của chỉ tiêu theo nhu cầu là : Thanh toán khẩn trương Thanh toán ngay Chưa cần thanh toán Đồng thời sắp xếp các chỉ tiêu khả năng theo mức độ là : Khả năng huy động ngay Khả năng huy động trong thời gian tới Dựa trên bảng cân đối và trình tự sắp xếp trên ta lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán như sau: bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ A.Các khoản cần thanh toán ngay A.Các khoản dùng thanh toán ngay I. Nợ quá hạn 1. Tiền mặt 1. Phải trả ngân sách 2. Tiền gửi ngân hàng 2. Phải trả ngân hàng 3. Tiền đang chuyển 3. Phải trả CBCNV B. Các khoản dùng thanh toán trong thời gian tới 4. Phải trả khác 1. Chứng khoán ngắn hạn II. Nợ đến hạn 2. Các khoản phải thu 1. Phải trả ngân sách 3. Hàng gửi bán 2. Phải trả ngân hàng 4. Thành phẩm 3. ...... 5. TSLĐ khác III. Thanh toán trong thời gian tới ...... Cộng Cộng Dựa trên bảng phân tích trên ta tính ra tỷ suất và khả năng thanh toán “ HK” theo công thức sau: Khả năng thanh toán = HK Nhu cầu thanh toán ý nghĩa của chỉ tiêu : Nếu HK >=1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán, tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Nếu HK < 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp có khó khăn HK càng nhỏ thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Khi HK = 0 thì doanh ngiệp phải đóng cửa hoặc phá sản vì không có khả năng thanh toán. d. Phân tích hiệu quả sản xuất và khả năng sinh lời của vốn kinh doanh Hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời chẳng những là thước đo phản ánh chất lượng tổ chức quản lý của doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm giải quyết. Hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp về lao động, vật tư, tiền vốn để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn đánh giá tối đa hoá kết quả đạt được hoặc tốt thiểu chi phí trên cơ sở nguồn lực sẵn có. Và khi phân tích cũng phải đề cập một cách toàn diện cả về không gian và thời gian, đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn xã hội. Người ta phân tích thông qua các chỉ tiêu: Phân tích sức sinh lời của tài sản cố định : (12) = Sức sinh lời của TSCĐ (Tỷ xuất lợi nhuận của TSCĐ) Nguyên giá TSCĐ bình quân Lợi nhuận trước thuế Phân tích sức sinh lời của TSCĐ theo công thức : ý nghĩa của chỉ tiêu: Qua chỉ tiêu này xem một đồng TSCĐ làm được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tốt và ngược lại Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng xấu . Ta có thể so sánh tỷ xuất lợi nhuận trên TSCĐ năm nay so với năm trước tốt hay xấu, tìm ra nguyên nhân làm tăng giảm hiêu quả sử dụng TSCĐ và biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Phân tích tỷ xuất lợi nhuận trên vốn :(13) Trên cơ sở Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán ta tính tỷ xuất lợi nhuận trên vốn theo công thức. = Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh Tỷ xuất lợi nhuận/vốn Nguồn vốn chủ sở hữu ý nghĩa của chỉ tiêu : Qua chỉ tiêu này ta xem sét một đồng vốn chủ sở hữu tại thời điểm đó làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần trong sản xuất kinh doanh. Tỷ xuất này càng cao càng tốt. Phân tích tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu: (14) Trên cơ sở Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và ta tính tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu theo công thức: = Tỷ xuất lợi nhuận/ doanh thu Doanh thu thuần Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh ý nghĩa của chỉ tiêu : Qua chỉ tiêu này ta xem xét một đồng doanh thu thuần làm được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này chủ yếu xem xét khi có doanh thu rồi trừ đi chi phí (giá vốn hàng bán và mọi chi phí ) cao hay thấp, mức độ tích kiệm chi phí ra sao để có được lợi tức thuần. Tỷ xuất này càng cao càng tốt. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh: (15) Để phân tích chỉ tiêu này ta tính toán Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh theo công thức = Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh (Hdv) Vốn kinh doanh bình quân Tổng lợi nhuận trước thuế Trong đó tổng lợi nhuận trước thuế bao gồm cả lợi nhuận từ tình hình tài chính và hoạt động bất thưòng. Vốn kinh doanh bình quân là số trung bình cộng của vốn kinh doanh đầu kỳ và cuối kỳ. ý nghĩa của chỉ tiêu : Qua phân tích chỉ tiêu này ta xem xét một đồng vốn kinh doanh bình quân làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu Hdv càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn kinh doanh càng cao và ngược lại, nếu Hdv càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn kinh doanh càng thấp. Ta có thể so sánh Hdv năm nay so với năm trước xem khả năng sinh lời của vốn kinh doanh tăng hay giảm, tốt hay xấu. Ta có thể so sánh sức sinh lời của vốn kinh doanh với lãi xuất tiền gửi ngân hàng xem cao hơn hay thấp hơn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Phân tích hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu: (16) = Hcsh Tổng lợi nhuận trước thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta sử dụng công thức Trong đó lợi nhuận trước thuế gồmcả lợi nhuận từ tình hình tài chính và hoạt động bất thường. Vốn chủ sở hữu bình quân là số trung bình cộng của vốn chủ sở hữu cả đầu kỳ và cuối kỳ. ý nghĩa của chỉ tiêu: Qua phân tích chỉ tiêu này ta xem xét một đồng vốn chủ sở hữu bình quân làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu Hcsh càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại, nếu Hcsh càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lời của vốnchủ sở hữu càng thấp. Ngoài ra ta có thể so sánh Hdv và Hcsh năm nay so với năm trước để xem khả năng sinh lời của vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu năm sau có cao hơn năm trước không , tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục . Hơn thế nữa chúng ta có thể so sánh sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (Hcsh) với lãi xuất tiền gửi ngân hàng để thấy được hiệu quả đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: (17) = Dvkd Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chúng ta có thể phân tích xem một đồng vốn kinh doanh có thể làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu theo công thức. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: (18) = Dvcsh Doanh thu thuần Vốn CSH bình quân Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chúng ta có thể phân tích xem một đồng vốn chủ sở hữu có thể làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu theo công thức. Trong đó vốn kinh doanh bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân là trung bình cộng của vốn kinh doanh,vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ. *ý nghĩa của chỉ tiêu : Qua 2 phân tích trên nếu Dvkd và Dvcsh càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vốn chủ sở hữu càng tốt và ngược lại, Dvkd và Dvcsh càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh và vốn chủ sở hữu là không có hiệuquả Chương Hai Thực trạng tổ chức lập, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH XNK Nam Kỳ A.Giới thiệu về Công ty TNHH XNK Nam Kỳ. Công ty TNHH XNK Nam Kỳ là một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty được thành lập vào ngày 30 tháng10 năm 1998. theo quyết định số 0102006802/Sở kế hoạch và Đầu tư. Trụ sở của công ty đóng tại 221B Phố Trần đăng Ninh Quận Cầu Giấy TP Hà Nội Trong những năm đầu mới thành lập Công ty TNHH XNK Nam Kỳ tổ chức hoạt động với một số ngành kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm về giấy. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển công ty đã không ngừng tìm tòi và mở rộng hoạt động kinh doanh với nhiều đôi tác mới. Công ty tuy mới thành lập so với nhiều Công ty khác cơ sở vật chất chưa thật sự đầi đủ,bên cạnh đó còn gặp phải sự cạnh tranh của các Công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực và có bề dầy thành tích hơn . Song Công ty vẫn vượt qua những khó khăn khách quan cũng như chủ quan do sự chỉ đạo sát sao của Giám Đốc và sự nhiệt tình của tập thể công nhân viên Công ty TNHH Nam Kỳ đã không ngừng phấn đấu lao động cận lực để đưa Công ty từng bước khắc phục những khó khăn và phát triển, hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức kinh doanh để đáp ứng những yêu cầu về tiến bộ ngày một cao,tích luỹ và đầu tư vào những mặt hàng có chất lượng cao để cạnh tranh với một số nhà máy và các công ty giấy khác. Trong những năm qua địa bàn hoạt động của Công ty từng bước được mở rộng vươn tới tận miền Trung, miền Nam xa xôi. Đặc biệt là cung cấp cho các cơ quan có nhu cầu về giấy lớn như nhà xuất bản Giáo Dục, nhà máy in Bản đồ 1, báo Hà nội mới, báo Lao động và một số nhà máy in của các tỉnh … với số lượng cả ngàn tấn giấy các loại. Có những loại giấy mà các nhà máy sản xuất trong nước chưa sản xuất được. 1.Đặc diểm tổ chức bộ máy kinh doanh ở Công ty TNHH XNK Nam Kỳ 1.1.Chức năng, nhiêm vụ quyền hạn của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ a. Công ty TNHH XNK Nam Kỳ có những chức năng được quy định cụ thể trong điều lệ của Công ty như sau: + Chuyên kinh doanh các mặt hàng về giấy các loại. + Liên doanh với các công ty trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật. + Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi cho phép và phù hợp với pháp luật. + Sản xuất và kinh doanh các đồ dùng dạy và học b Nhiệm vụ của Công ty trong nền kinh tế thị trường gồm: + Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục nghành nghề đã đăng ký , chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về các loại sản phẩm do công ty nhập. + Thực hiện trách nhiêm trước Nhà nước về các khoản phải nộp Ngân sách như thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. + Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn, ngắn hạn phù hợp với quy luật của thị trường. + Thực hiện đầy đủ quyền hạn đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý công ty. + Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo chế độ kế toán quy định của Nhà nước, chịu trách nhiêm về tính xác thực của báo cáo. + Có quyền tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh của công ty. Qua một thời gian đổi mới, cải tiến phương thức quản lý Công ty TNHH XNK Nam Kỳ đang dần dần thể hiện rõ chức năng và vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường và ngày càng hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đã đề ra. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty a. Bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đây là mô hình lý tưởng cho đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt phù hợp với đặc điểm của công ty. Mô hình này đã giải quyết được vấn đề chuyên môn hơn trong các phòng ban, đồng thời chúng vẫn phối hợp với nhau một cách hài hoà và nhất quán, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng kinh doanh và năng suất lao động. Mô hình khối phòng ban chức năng của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ giám đốc Phòng tổ chức LĐ-TL Phó giám đốc KD Phòng kế toán, thống kê Phòng kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu b.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban: Giám đốc: Là người có tư cách pháp nhân đại diện cho công ty thực hiện các hoạt động kinh tế. Giám đốc có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ kết quả kinh doanh của DN. Phó giám đốc: chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo công tác kinh doanh của các phòng ban chức năng đồng thời giám sát hoạt động của các phòng ban này. Phòng tổ chức lao động và tiền lương: Có nhiệm vụ tuyển dụng và phân công lao động cho phù hợp với yêu cầu của công ty. Tính và chi trả lương cho lực lượng lao động của Công ty trong tháng. Phòng kế toán thống kê: Có trách nhiệm ghi chép, phản ánh trung thực mọi hoạt động kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày ở Công ty. Như nhập kho, xuất kho sản phẩm, thu, chi.Kế toán ghi chép chi tiết vào các sổ sách kế toán dựa vào các chứng từ có liên quan. Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu đưa ra những thông tin tổng quát về tình hình tài chính của Công ty và những kiến nghị cần thiết. Phòng kinh doanh: có trách nhiệm tổ chức việc xuất nhập khẩu và bán hàng khi cần thiết và thấy hợp lý. Phòng XNK chuyên có nhiệm vụ soạn thảo và ký kết các hợp đồng kinh tế. 1.3.Tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành kế toán của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ a.Bộ máy kế toán Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có bộ máy kế toán, đó là bộ phận theo dõi, ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ sách kế toán liên quan. Đồng thời tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty lập ra báo cáo tài chính và nguồn thông tin quan trọng giúp cấp trên ra quyết định đúng đắn. Bộ phận kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu tập trung, đây là hình thức phù hợp với đặc điểm của công ty. Hình thức này giúp cung cấp được những thông tin tổng hợp, đầy đủ giúp cho ban lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của công ty một cách thường xuyên. Với một đội ngũ nhân viên trẻ , trình độ chuyên môn cao được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại thực sự là một điểm mạnh của Công ty TNHH XNK Nam Kỳ . Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty TNHH XNK Nam Kỳ Thủ quỹ Kế toán vật tư Kế toán thanh toán và ngân hàng Kế toán công nợ Chú thích Quan hệ mệnh lệnh Quan hệ cung Kế toán trưởng (Kiêm trưởng phòng) Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng) b.Các phần hành */.Kế toán trưởng( kiêm trưởng phòng): Là người trực tiếp tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán ở Công ty TNHH XNK Nam Kỳ . Phân công công việc, thiết lập mối quan hệ giữa các nhân viên trong phòng cũng như quan hệ giữa phòng kế toán và các phòng khác trong công ty + Hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Theo dõi những biến động về tài sản, nguồn vốn của Công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc cung cấp các thông tin cho các đối tượng theo quy định của Nhà nước. */.Kế toán tổng hợp ( kiêm phó phòng): Là người trực tiếp tổng hợp các thông tin kế toán do kế toán viên cung cấp để lập ra các báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Giúp trưởng phòng quản lý, sử dụng các khoản tiền vay, tiền gửi…Thay mặt trưởng phòng điều hành công việc chung khi trưởng phòng vắng mặt. */.Kế toán vật tư: Là người chuyên theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho NVL. Mở các thẻ kho chi tiết cho từng loại NVL, thường xuyên đối chiếu sổ chi tiết với thẻ kho và cuối mỗi kỳ kế toán có trách nhiệm lập bảng kê nhập, xuất, tồn. */. Thủ quỹ: Là người trực tiếp thu, chi tiền mặt, viết phiếu thu, chi. */. Kế toán ngân hàng và thanh toán: Là người xem xét việc thu chi qua ngân hàng để cập nhật số tiền của công ty tại ngân hàng. Thực hiện việc cấp phát và thu các phiếu chi, phiếu thu đã được kế toán trưởng phê duyệt, kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ khi cấp phát. */. Kế toán công nợ: Là người theo dõi tình hình công nợ của các khách hàng, có trách nhiệm bao cáo công nợ định kỳ cho Kế toán trưởng. 1.4. Hình thức tổ chức sổ kế toán Công ty TNHH XNK Nam Kỳ đang áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chung. Đây là phương pháp đơn giản và phù hợp. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí chung Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Sổ kế toán chi tiết Báo cáo quỹ hàng ngày Nhật ký chung (Nhật ký đặc biệt) Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối kế toán và các BCKT khác Bảng cân đối tài khoản Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối Chiếu số liệu Theo hình thức này, kế toán Công ty TNHH XNK Nam Kỳ thường kiểm tra các chứng từ ( để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ ). Sau đó ghi trực tiếp vào sổ Nhật kí chung theo thứ tự thời gian. Các chứng từ liên quan đến tiền mặt, tiền gửi được ghi vào sổ quỹ và các loại sổ chuyên dùng. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật kí, kế toán cũng ghi vào sổ kế toán chi tiết cho từng khoản mục. Hàng ngày, kế toán tiến hành tổng hợp số liệu từ sổ Nhật kí chung vào các sổ kế toán liên quan. Hàng tháng, kế toán căn cứ sổ chi tiết sẽ lập bảng cân đối phát sinh. Đồng thời căn cứ số liệu ở sổ Cái có đối chiếu sổ quỹ để lập bảng cân đối tài khoản. Cuối mỗi quý, kế toán công ty sẽ căn cứ vào số liệu hàng tháng trên bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối số phát sinh để lập ra bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính khác. Về hình thức này, Công ty TNHH XNK Nam Kỳ chủ yếu sử dụng các loại sổ sau + Sổ Nhật kí chung + Sổ Nhật kí chuyên dùng như: Nhật kí mua hang, bán hàng, quỹ. + Sổ quỹ + Sổ chi tiết TSCĐ + Sổ chi tiết hàng hoá + Sổ chi tiết các khoản phải thu ( Các sổ chi tiết luôn đi kèm bản kê chứng từ ) + Sổ Cái các tài khoản. B. Tổ Chức lập và phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH XNK Nam Kỳ 1. Tổ chức lập Báo Cáo Tài Chính tai Công Ty TNHH XNK Nam Kỳ Công ty TNHH XNK Nam Kỳ là một doanh nghiệp tư nhân, hạch toán kế toán độc lập vì vậy doanh nghiệp cũng lập các mẫu biểu Báo cáo tài chính theo quy định như: Bảng cân kế toán (BO1-DN) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BO2-DN) Thuyết minh Báo cáo tài chính (BO9-DN) Các báo cáo này được lập vào cuối mỗi kỳ hạch toán. Trước khi lập Báo cáo tài chính, Công ty đã chuẩn bị tốt các công việc cần thiết để tiến hành lập Báo cáo tài chính theo đúng quy định của nhà nước: Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các TK, số liệu kế toán liên quan, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán của đơn vị với các đơn vị có liên quan, người bán, người mua, ngân hàng... kiểm kê tài sản, khoá sổ kế toán tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.1.Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán cụ thể. Công ty TNHH XNK Nam Kỳ Mẫu B01 - DN Ban hành theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày25/10/2000 bảng cân đối kế toán Tại ngày 31 tháng 12 Năm 2003 Tài sản MS Số đầu năm Số cuối kỳ A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 10.611.317.193 12.850.033.352 I. Vốn bằng tiền 110 536.033.755 1.218.031.630 1. Tiền mặt 111 16.378.860 57.318.838 2. Tiền gửi ngân hàng 112 519.654.895 1.160.712.792 3. Tiền đang chuyển 113 II. Đầu tư ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu 130 2.713.326.048 1.878.691.655 1. Phải thu khách hàng 131 1.689.330.227 1.288.627.457 2. Trả trước cho người bán 132 21.623.868 1.761.303 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 195.370.677 125.817.803 4. Phải thu nội bộ 134 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 Phải thu nội bộ khác 136 5. Các khoản phải thu khác 138 807.001.276 462.485.092 6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 7.321.335.715 9.730.112.478 1. Hàng mua đi trên đờng 141 2. Nguyên vật liệu tồn kho 142 3. Công cụ dụng cụ trong kho 143 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 5. Thành phẩm tồn kho 145 6. Hàng hoá tồn kho 146 7.321.335.715 9.730.112.478 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản lưu động khác 150 40.621.675 23.197.589 1. Tạm ứng 151 4.098.500 7.036.400 2. Chi phí trả trước 152 12.723.175 16.161.189 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 4. Các khoản thế chấp ký quỹ ký cược ngắn hạn 155 23.800.000 VI. Chi sự nghiệp 160 B. Tài sản cố định đầu tư dài hạn 200 3.338.711.732 3.422.905.126 I. Tài sản cố định 210 3.153.115.412 3.237.308.806 1. Tài sản hữu hình 211 3.153.115.412 3.237.308.806 - Nguyên giá 212 5.066.941.079 5.527.822.198 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (1.913.825.667) (2.290.513.392) 2. TS đi thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn lũy kế 216 3. TSCĐ vô hình 217 - Nguyên giá 218 - Giá trị hao mòn lũy kế 219 II. Đầu tư tài chính dài hạn 220 III. Chi phí XDCB dở dang 230 185.596.320 185.596.320 IV.Các khoản ký quỹ ký cược dài han 240 Tổng tài sản 250 13.950.028.925 16.272.938.478 Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối kỳ A. Nợ phải trả 300 8.080.780.338 8.650.311.666 I. Nợ ngắn hạn 310 8.069.650.338 8.132.129.666 1. Vay ngắn hạn 311 5.922.399.626 4.973.534.232 2. Nợ TK đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 569.042.749 1.265.254.401 4. Người mua trả tiền trước 314 439.806.129 359.956.244 5. Thuế và các khoản nộp NN 315 46.591.529 22.032.125 6. Phải trả công nhân viên 316 489.632.770 7. Phải trả các đơn vị nội bộ 317 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 318 1.091.810.305 1.021.719.894 II. Nợ dài hạn 320 III. Nợ khác 330 11.130.000 518.182.000 1.Chi phí phải trả 2. Tài sản thừa chờ sử lý 3. Nhận ký quỹ ký cược dài hạn 11.130.000 518.182.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 5.869.248.587 7.622.626.812 I. Nguồn vốn quỹ 410 5.869.248.587 7.622.626.812 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 4.787.760.360 5.873.966.429 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỉ giá 413 4. Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh 414 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 6. Lãi chưa phân phối 416 1.081.488.227 1.680.827.583 7. Nguồn vốn XDCB 417 II. Nguồn kinh phí 420 1. quỹ khen thưởng phúc lợi 422 67.832.800 Tổng cộng nguồn vốn 430 13.050.028.925 16.272.938.478 Cột số "Đầu năm " căn cứ vào cột số "Cuối kỳ" trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2002 để ghi vào chỉ tiêu tương ứng năm nay. Cột số "Cuối kỳ " được lập như sau: Căn cứ vào"Số dư cuối kỳ" các TK cấp I, câp II trên Sổ cái hoặc sổ kế toán tổng hợp có liên quan để lập các chỉ tiêu tương ứng vào cột "Số dư cuối kỳ "cụ thể là: A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (Mã số 100) Mã số 100 = Mã số 110 +Mã số 120 +Mã số 130 + Mã số 140 +Mã số 150 + Mã số 160 = 12.850.033.352 I. Tiền (Mã số 110): Căn cứ vào số dư nợ cuối kỳ của TK 111, TK 112 trên sổ cái tương ứng tổng tiền là 1.218.031.630 trong đó 1. Tiền mặt tại quỹ (cả ngân phiếu) - (Mã số 111) căn cứ vào số dư Nợ TK 111 cuối kỳ từ Sổ cái để lập: 57.318.838 đồng 2. Tiền gửi ngân hàng (Mã số 112) căn cứ vào số dư Nợ cuối kỳ của TK 112 từ Sổ cái để lập: 1.160.712.792 đồng II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Công ty không phát sinh hoạt động trong lĩnh vực này III. Các khoản phải thu (Mã số 130) căn cứ vào TK 131, 331,133, 138,136 tương ứng vào các sổ chi tiết để xác định tổng số tiền là 1.878.691.655 trong đó 1. Phải thu của khách hàng (Mã số 131) căn cứ vào số dư Nợ TK 131 trên Bảng kê chi tiết PS công nợ để lập,số tiền là 1.288.627.457 đồng 2. Trả trước cho người bán (Mã số 132) căn cứ vào số dư Nợ TK 331 (theo nội dung trả trước cho người bán) trên Bảng kê chi tiết thanh toán với khách hàng để lập, số tiền là 1.761.303 đồng. 3. Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 133) căn cứ vào số dư Nợ cuối kỳ TK 133 từ Sổ cái để lập, số tiền là 125.817.803 đồng 4. Các khoản phải thu khác (Mã số 138) căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 138 thời điểm cuối kỳ để lập, số tiền là 462.485.092 đồng IV. Hàng tồn kho (Mã số 140) Hàng tồn kho (Mã số 140) = Hàng hoá tồn kho(Mã số 146) = 9.730.112.487 đồng 1. Hàng hoá tồn kho (Mã Số 146), căn cứ vào số dư Nợ cuối kỳ của tài khoản 156 trên sổ Cái để lập, Số tiền là 9.730.112.487 đồng V. Tài sản lưu động khác (Mã số 150) tổng số tiền là :23.197.589 bao gồm: 1. Tạm ứng (Mã số 151) căn cứ vào số dư Nợ cuối kỳ TK 141 từ Sổ cái để lập , số tiền là 7.036.400 đồng 2. Chi phí trả trước (Mã số 152) căn cứ vào số dư Nợ cuối kỳ TK 1421 từ Sổ cái để lập, số tiền là 16.161.189 đồng. B/ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (Mã số 200) Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 +Mã số 230 +Mã số 240 = 3.422.905.126 I. Tài sản cố định (Mã số 210) số cuối kỳ là 3.237.308.806 trong đó 1. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 211) TSCĐHH (Mã số 211) = NG - GTHM luỹ kế = 5.527.822.198 – 2.290.513.392 = 3.237.308.806 đồng. a. Nguyên giá (Mã số 212) căn cứ vào số dư Nợ cuối kỳ TK 211 từ Sổ cái để lập, số tiền là 5.527.819.398 đồng b. Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 213) căn cứ vào số dư Có cuối kỳ TK 214 từ Sổ cái để lập, số tiền là 2.290.513.392 đồng II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 220) công ty không phát sinh hoạt động trong lĩnh vực này III.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230) Chi phí XDCBĐ(Mã số 230) căn cứ vào số dư Nợ cuối kỳ của TK 241 từ Sổ cái để lập, số tiền là 185.596.320 IV. Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn (Mã số 240) Công ty không phát sinh hoạt động trong lĩnh vực này Tổng tài sản(Mã số 250) = TSLĐ và ĐTNH (Mã số 100) + TSCĐ và ĐTDH (Mã số 200) = 12.850.033.352 + 3.422.905.126 =16.272.938.478 đồng Phần nguồn vốn(Mã số 430) A. nợ phải trả (Mã số 300) số cuối kỳ là 8.650.311.666 trong đó I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) số cuối kỳ là 8.132.129.666 bao gồm 1 Vay ngắn hạn ( Mã số 311) lấy số dư có cuối kỳ của tài khoản 311 , số tiền là 4.973.534.232 đồng 2. Phải trả cho người bán (Mã số 313) lấy số dư Có TK 331 trên Bảng kê chi tiết thanh toán với khách hàng , số tiền là 1.265.254.401 đồng. 3 Người mua trả tiền trước (Mã số 314) căn cứ số dư Có TK 131 trên Bảng kê chi tiết PS công nợ , số tiền là 359.956.244 đồng 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Mã số 315) căn cứ vào số dư có cuối kỳ của tài khoản 333 trên sổ Cái, số tiền là 22.032.125 đồng 5. Phải trả cán bộ công nhân viên (Mã số 316) căn cứ số dư Có TK 334 trên Sổ cái , số tiền là 489.632.770 đồng. 6. Các khoản phải trả phải nộp khác (Mã số 318) lấy số dư Có TK 338, số tiền là 1.012.719.894 đồng. II. Nợ dài hạn (Mã số 320) công ty không hoạt động trong lĩnh vực này III. Nợ khác (MS 330) số cuối kỳ là 518.182.000 trong đó 1. Nhận ký quỹ ký cược dài hạn (Mã số 333) lấy số dư có cuối kỳ của tài khoản 344 số tiền là 518.182.000 B. nguồn vốn chủ sở hữu (Mã số 400) số cuối kỳ là 7.622.626.812 bao gồm I. Nguồn vốn quỹ (Mã số 410) số cuối kỳ là 7.622.626.812 trong đó 1. Nguồn vốn kinh doanh (Mã số 411) lấy số dư Có TK 411 trên Sổ cái để ghi, số tiền là 5.873.966.429 đồng. 2. Lợi nhuận chưa phân phối (Mã số 416) lấy số dư Có TK 416 trên Sổ cái để ghi, số tiền là 1.680.827.583 đồng. II. Nguồn kinh phí, quỹ khác (Mã số 420) số cuối kỳ là 67.832.800 trong đó Quỹ khen thưởng phúc lợi (Mã số 422) lấy số dư có TK 431 trên Sổ cái để ghi là 67.832.800 đồng. Tổng nguồn vốn (Mã số 430) = Nợ phải trả (Mã số 300) + Nguồn vốn chủ sở hữu (Mã số 400) = 7.622.626.812 + 8.650.311.666= 16.272.938.478 đồng Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý IV năm 2003 Công ty TNHH XNK Nam Kỳ Mẫu B02 - DN Ban hành theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày25/10/2000 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Quý IV - năm 2003 Phần I: lãi, lỗ Chỉ tiêu M s Kỳ này Kỳ trước Luỹ kế từ đầu năm 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu 01 18.937.758.450 19.083.493.655 70.824.360.187 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02 Các khoản giảm trừ (03 = 05 + 06 + 07) 03 - Giảm giá hàng bán 05 - Giá trị hàng bán bị trả lại 06 - Thuế TTĐB, thuế XK 07 1. Doanh thu thuần (10= 01 - 03) 10 18.937.758.450 19.083.493.655 70.824.360.187 2. giá vốn hàng bán 11 17.910.093.970 17.733.956.554 65.434.465.344 3. lợi nhuận gộp (20 = 10 – 11) 20 1.027.664480 1.349.537.110 5.389.894.843 4. chi phí bán hàng 21 700.000.000 840.000.000 2.567.647.765 5. chi phí quản lý DN 22 217.589.987 215.760.424 1.167.647.765 6. lợi nhuận thuần từ h/đ KD (30 =20 - (21 + 22)) 30 110.074.493 293.776.677 1.654.599.313 7. Thu hoạt động tài chính 31 1.560.252 1.834662 8.330.965 8. Chi phí h/đ tài chính 32 9. lợi nhuận h/đ tài chính (40 =31 - 32) 40 1.560.252 1.834.662 8.330.965 10. Các khoản thu nhập bất thường 41 70.000 50.294.637 11. Chi phí h/đ bất thường 42 13.978.999 32.397.332 12. Lợi nhuận h/đ bất thường (50 = 41 - 42) 50 (13.978.999) 70.000 17.897.305 13. Tổng lợi nhuận trướcthuế (60 = 30 + 40 + 50) 60 97.655.746 295.681.339 1.680.827.583 14. Thuế TNDN phải nộp 70 31.249.839 94.618.028 537.864.827 15. lợi nhuận sau thuế (80 = 60 – 70) 80 66.405.907 201.063.311 1.142

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24316.Doc
Tài liệu liên quan