Đề tài Lâp kế hoạch quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Tài liệu Đề tài Lâp kế hoạch quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam: Lâp kế hoạch quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Lời mở đầU Du lịch sinh thái không chỉ là một khuynh hướng bao gồm những người yêu và gắn bó với thiên nhiên. Du lịch sinh thái thực sự là một hỗn hợp các mối quan tâm xuất phát và nảy sinh từ các tră trở về môi trường, kinh tế xã hội. Ngày nay du lịch sinh thái đang phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một trong những hoạt động kinh tế lớn trên toàn cầu. Ở Việt nam hiện nay du lich sinh thái cũng đang phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt nam được pháp luật công nhận, các cảnh quan, động vật, thực vật cùng với các yếu tố văn hoá hiện hữu là hấp dẫn chính đối với những người dân Việt nam và du khách trên khắp thế giới. Chính vì vậy mà chúng ta thấy được tính thích hợp của du lịchh và cũng nhận thức được các nguy hiểm mà du lịch không dược quản lý nghiêm túc hay không được quản lý có thể gây ra cho các di sản thiên nhiên và văn hoá ở Việt Nam. Du lịch sinh thái là một ...

doc60 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lâp kế hoạch quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lâp kế hoạch quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Lời mở đầU Du lịch sinh thái không chỉ là một khuynh hướng bao gồm những người yêu và gắn bó với thiên nhiên. Du lịch sinh thái thực sự là một hỗn hợp các mối quan tâm xuất phát và nảy sinh từ các tră trở về môi trường, kinh tế xã hội. Ngày nay du lịch sinh thái đang phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một trong những hoạt động kinh tế lớn trên toàn cầu. Ở Việt nam hiện nay du lich sinh thái cũng đang phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt nam được pháp luật công nhận, các cảnh quan, động vật, thực vật cùng với các yếu tố văn hoá hiện hữu là hấp dẫn chính đối với những người dân Việt nam và du khách trên khắp thế giới. Chính vì vậy mà chúng ta thấy được tính thích hợp của du lịchh và cũng nhận thức được các nguy hiểm mà du lịch không dược quản lý nghiêm túc hay không được quản lý có thể gây ra cho các di sản thiên nhiên và văn hoá ở Việt Nam. Du lịch sinh thái là một mắt xích của phát triển bền vững, yêu cầu một cách tiếp cận tổng hợp đa lĩnh vực, quy hoạch cẩn thận( cả trên phương diện vật chất lẫn quản lý)và hưỡng dẫn chỉ đạo thực hiện nghiêm túc để có thể bảo đảm cho sự vận hành bền vững. Chính vì thế ở Việt Nam hiện nay còng nh­ các quốc gâi trên thế giới cần có những quy hoạch du lịch toàn quóc với tư cách là một phần của chiến lược quy hoạch tổng thể. Bởi du lịch sinh thái là công cụ hữu hiệu để bảo vệ đa dang sinh học và thúc đẩy phát triển bền vững. Du lịch sinh thái và bảo tồn găp nhau ở một vài lĩnh vực: Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững ở vùng đệm, giáo dục moi trường cho người tiêu dùng và những quyết dịnh về chính sách ảnh hưởng tới du lịch sinh thái và bảo tồn. Quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên đang là một trong những lĩnh vực cấp bách, bởi thực trạng ở Việt Nam đang là vấn đề rắc rối. Đó là lượng khách tăng lên trong khi đó các khu bảo tồn lại không đủ điều kiện cho du lịch, các nhân viên còn yếu không được đào tạo quản lý. Thêm vào đó là sự thiếu vốn, thiếu người và chịu ảnh hưởng của sự tăng lên gấp bội của các hoạt động phát triển tất cả những yếu tố này đe doạ công việc bảo tồn ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Một só đe doạ này có thể dịu bớt đi nếu như lợi Ých tiềm tàng của du lịch được phát huy. Để có cơ hội này, các hệ thống phải được lập ra và điều này cần có sự quy hoạch. Chúng ta chưa thể biết được giá trị bảo tồn và phát triển bền vững của du lịch sinh thái. Cũng như chúng ta chưa biết được mức độ tối đa của lợi Ých và mức độ tối thiểu của cái giá phải trả mà du lịch sinh thái mang lại nhưng chúng ta biết rằng nếu không có quy hoach và quản lý, du lịch sinh thái sẽ không thành công. Chương I: Du lịch sinh thái, Mối quan hệ giữa các du lịch sinh thái với kinh tế, văn hoá-xã hội và các khu bảo tồn thiên nhiên I. DU LỊCH SINH THÁI VÀ MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1. XUẤT XỨ CỦA DU LỊCH SINH THÁI, SỰ KHÁC NHAU GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH Trước thế kỷ XIX các chuyến du lịch tự nhiên chưa được phổ biến và nếu có đó chỉ là những cuộc thám hiểm, khám phá miền đất lạ của những nhà Thám hiểm và tất nhiên đó là những con người nổi tiếng như: James Cook, charles Daarwin,… với sức mạnh và lòng dũng cảm đã thực hiện những chuyến đi đầy vất vả và gian nan. Cho đến cuối thế kỷ XIX các chuyến du lịch tự nhiên đã bắt đầu trở nên phổ biến. Người đi du lịch có ham muốn đến những nơi có thiên nhiên hoang giã, có các phong cảnh lạ thường. Tuy nhiên những chuyến du lịch nh­ vậy lại gây lên những bức bối về môi trường. Bởi những du khách vẫn thờ ơ với những loài động vật, chính vì thế du lịch quấy nhiễu đời sống và gây nên sự phá huỷ môi trường của chúng, dẫn đến suy thái môi trường thiên nhiên một cách không ý thức. Điều đó chứng minh rằng du lịch và môi trường có liên quan rất gần gũi, du lịch chỉ được phát triển trên cơ sở một môi trường hấp dẫn với những giá trị bảo tồn được duy trì. Sù quan tâm đến môi trường được bắt đầu và ngày càng tăng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước công nghiệp hoá. Các tổ chức bảo tồn dần được thiết lập nhằm thuyết phục các Chính phủ dành gia vùng đất thiên nhiên có giá trị không chỉ cho hoạt động du lịch mà còn có cả cho các loài động vật nhất định từ đó bảo vệ thống nhất đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái. Ngày nay, những ứng sử của con người với thiên nhiên đang được dần thay đổi. Con người đang có những nỗ lực để hướng tới cải thiện môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, hướng tới gắn chặt du lịch với tự nhiên và môi trường. Điều đó cũng có nghĩa là du lịch rất nhậy cảm với môi trường, cơ sở cho chính sự tồn tại và phát triển ngành này, đó chính là du lịch sinh thái. Song điều đó không có nghĩa là du lịch sinh thái được hiểu đơn thuần là du lịch mà du lịch sinh thái nó có những đặc trưng riêng của nó: * Dựa trên địa bàn hấp dẫn về thiên nhiên * Hỗ trợ bảo tồn, đảm bảo bềnh vững về sinh thái * có giáo dục môi trường * Mang lại lợi Ých cho địa phương * Thoả mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lịch cho du khách 2. Các Quan niệm về du lịch sinh thái -Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lasurain đưa ra năm 1987: “du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn Ýt bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá.” -Định nghĩa của Wood(1991) về du lịch sinh thái nh­ sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường thiên nhiên văn hoá mà không làm thay đổi sự toàn vện của các hệ sinh thái. Đồng thời toạ những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc boả tồn tự nhiên và mang lại lợi Ých về tài chính cho người dân địa phương.” -Vô du lịch của Australia đinh nghĩa: “Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái”. -Quan niệm của Buckley (1994)Buckley(1994) đã đưa ra định nghĩa tổng quát nh­ sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên được quant lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái.” -Quan niệm của NePan:“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đệ cao sù tham gia của nhân dân vào việc hoặch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu thập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào -Quan niệm của Malaixia: “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và chân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tình văn hoá kèm theo , trước đây cũng như hiện nay). Mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác boả tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế” Ở Việt Nam, du lịch sinh thái là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về du lịch sinh thái cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất. Để đi đến một khái niệm thống nhất để làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn và phát triển du lịch sinh thái. Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN… và các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên quan đã đưa ra định nghĩa như sau:“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.” Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Mặc dù khái niệm về du lịch sinh thái còn có những quan điểm chưa thống nhất và sẽ còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức song những đăc điểm cơ bản của định nghĩa về du lịch sinh thái đã được tổ chức du lịch thế giới (WTO) tóm lại như sau: -Du lịch sinh thái bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính là khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó. -Du lịch sinh thái phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường. -Thông thường du lịch sinh thái được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quãng cáo các tour du lịch sinh thái cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế. -Du lịch sinh thái hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi truờng tự nhiên và văn hoá xã hội. -Du lịch sinh thái có sự hổ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên . II. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với kinh tế-xã hội và các khu bảo tồn thiên nhiên . 1.Tác động qua lại giữa du lịch sinh thái với kinh tế, văn hoá - xã hội. Du lịch sinh thái và kinh tế: Du lịch nói chung đã trở thành một ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới. Trên cơ sở này tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đã tiến hành dự báo về du lịch quốc tế, thành phần đã tăng trưởng 57% trong thập kỷ 1980, 50% trong thập kỷ 1996. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng vẫn còn chậm, trung bình 3,7% mỗi năm trong thập kỷ 90, với 450 triệu khách du hành quốc tế trong năm 1991, 650 triệu du hành quốc tế trong năm 2000. Du lịch thiên nhiên trong năm 1989 đã tạo ra khoảng 7% tổng chi phí cho du lịch quốc tế, theo ước tính của WTO Các khu thiên nhiên, và đặc biệt các khu bảo tồn thiên nhiên được luật pháp công nhận, các cảnh quan, động vật, thực vật cùng với các yếu tố văn hoá hiện hữu là những hấp dẫn chính đối với những người dân ở các nước sở tại và du khách khắp thế giới. Chính vì vậy mà các tổ chức bảo tồn nhận thấy tính thích hợp của du lịch và cũng nhận thức được các nguy hiểm mà du lịch không được quản lý nghiêm túc hay không được quản lý có thể gây ra cho các di sản thiên nhiên và văn hoá của thế giới. Sù quan tâm ngày càng tăng đối với du lịch sinh thái trong chính phủ các nước đang phát triển, các nhà điều hành du lịch thương mại, các tổ chức cứu trợ, và các nhà bảo tồn nói lên tiềm năng kinh tế và bảo tồn của loại hình du lịch này. Các nhà du lịch sinh thái chi hàng chục tỷ đô la mỗi năm nhưng tầm quan trọng của du lịch sinh thái khổng ở những con số này. Các nhà du lịch sinh thái sử dụng tài nguyên và chuyên môn địa phương. Điều này có nghĩa là giảm nhu cầu nhập khẩu tằng cường các thiết kế nhậy cảm đối với môi trường và sự tham gia của địa phương trong ngành du lịch. Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nhân công địa phương, điều này làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn với các nước đang phát triển. Các nước giầu có về thiên nhiên thường bị thiệt thòi về sự nghèo khổ của các khu nông thôn và sự thiếu hụt về nguồn thu xuất khẩu là những ví dụ. Kenya mỗi năm làm ra khoảng 500 triệu USD lợi nhuận du lịch. Các nguồn thu trức tiếp và gián tiếp khoảng 10% tổng thu nhập quốc gia của nước này. Thu nhập từ du lịch tại Đông phi là nguồn ảnh hưởng lớn mạnh nhất đằng sau mạng lưới rộng lớn các khu bảo tồn thiên nhiên của khu vực. Costa Rica thu được 336 triệu USD lợi nhuận du lịch năm 1991 và làm tăng trưởng khoảng 25% về thu nhập trong vòng ba năm trở lại. Du lịch thiên nhiên là động cơ cho nền kinh tế của nhiều đảo nhiệt đới vùng Cari bê, khu vực Thái Bình Dương và Ên Độ Dương. Du lịch sinh thái đã đưa Rwarda và Belize vào bản đồ thế giới. Du lịch sinh thái lặ tạo nên và sự nên và sự khao khát thiên nhiên, sự khai thác thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển, và là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Cứu thiên nhiên bằng các thị trường hoá không còn là điều mới mẻ, nhưng những mạo hiểm liên quan trong loại hình doanh nghiệp này cũng không còn xa lạ. Vườn Quốc gia Yellowstane đã được thị trường hoá và được cứu bằng cách xây dựng một trục đường sắt và khách sạn và bằng quảng cáo nó cho một quốc gia đô thị hoá khao khát được đến những tiền triệu đã bị mất đi. Nhưng chẳng bao lâu, những đoàn khách lũ lượt đã trở thành mối đe doạ “yêu mến Yellowstone đến suy tàn. Những chú gấu đốm được cho ăn, thuần hoá và trở nên nguy hiểm đối với du khách cho chúng ăn là một trong nhiều nạn nhân. Ngày nay việc xác định lợi Ých du lịch dựa trên đơn thuần tổng thu nhập giờ đây không còn phù hợp nữa. Coi khu bảo tồn thiên nhiên là một khu kinh tế biệt lập là không thể chấp nhận được ở các nước đang nghèo. Phải tính tới sự trao đổi ngoại tệ, thiệt hại bỏ ra so với lợi Ých kinh tế, các yếu tố ngoại lai và chi phí cơ hội đối với du khách được thu hút vào sự phụ thuộc vào sự mỏng manh của kinh tế do du lịch mang lại. Du lịch sinh thái được phất triển với những đặc trưng lý tưởng của nó sẽ mang lại những lợi Ých cho các cộng đồng đón khách. Nó có thể làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt đối với những ai tham gia trực tiếp vào du lịch, những thay đổi tích cực này được thể hiện qua các mặt sau : -Du lịch tạo cơ hội việc làm, trực tiếp cho ngành du lịch, trong các ngành hổ trợ khác và cả trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên. Kích thích sử dụng lao động trong các ngành du lịch liên quan : Khách sạn, nhà hàng, hệ thống giao thông vận tải, các dịch vụ hàng lưu niệm, hàng thủ công, dịch vụ hướng dẩn. -Du lịch được ví nh­ một ngành công nghiệp “không khói” và được xem nh­ một ngành “xuất khẩu vô hình” có ý nghĩa rất lớn trong việc thu ngoại tệ cho các nước đang phát triển hoặc có nền kinh tế chậm phát triển. Du lịch có khả năng làm đa dạng hoá nền kinh tế địa phương theo kiểu số nhân, tạo ra những lợi Ých trực tiếp và gián tiếp. -Du lịch cũng là động lực cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, các cơ sở y tế địa phương…mang lại lợi Ých cho cộng đồng sơ tại. Đồng thời nó còn tạo ra những phương tiện và điều kiện giải trí được sử dụng cho cả cộng đồng địa phương cũng nh­ du khách trong và ngoài nước Ngành du lịch thu hút phần lớn lao động song phần lớn là những lao động tạm thời hoặc không được bảo đảm, có khi mang tính mùa vụ và phụ thuộc vào luồng khách du lịch. Nh­ vậy du khách tạo ra sự bất ổn định về thu nhập cho người lao động cũng nh­ cho xã hội. Du lịch có thể góp phần vào quá trình phát triển, kém phát triển và làm tăng thêm khoảng cách giữa những người giàu và những người nghèo (do việc hưởng lợi nhuận từ du lịch không đồng đều trong cộng đồng) .Sự phụ thuộc nặng nề về kinh tế vào du lịch cũng ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong việc đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ, diều này thể hiện ở chỗ: thị trường các sản phẩm được sản xuất hay nhập khẩu hướng vào cung cấp cho nhu cầu du lịch chứ không quan tâm đến nhu cầu số đông người dân. kết quả là dẫn đến môt nền kinh tế phục vụ du lịch , cơ cấu sẩn xuất thay đổi, giá cả nảy sinh những khó khăn về đời sống cho đa số những người không có điều kiện tham gia vào các hoạt động du lịch. Đặc biệt khi du lịch đạt tới mức “bảo hoà” thì nảy sinh những hạn chế hoặc những tác động. Xây Sen (một đất nước nằm trên quần đảo phía đông Ên Độ Dương) là ví dụ điển hình : Khi quần đảo xinh đẹp này được biết đến như là một nơi nghỉ lý tưởng của khách du lịch quốc tế, du lịch đã chuyển từ chổ là động lực phát triển kinh tế đến chổ trở thành “gánh nặng ” cho quốc gia này. Và Xây Sen đã được mạnh danh là “quốc gia của những bồi bàn”. Các sản phẩm du lịch nhằm chủ yếu vào thị trường nước ngoài, khiến cho giá cả nhiều mặt hàng tăng lên mà số Ýt cư dân khá giả mới có khả năng tiêu xài. Du lịch tập trung gây ra sự quá tải cho cơ sở hạ tầng hiện có như khả năng cung cấp nước, điện, nhiên liệu , xử lý chất thải…ngược lại nếu cơ sở hạ tầng được thiết kế và quy hoạch lớn hơn nhu cầu thì mức sử dụng thấp cũng là vấn đề lớn, nghĩa là để bù lại cho mức sử dụng thấp, việc tăng giá cả các dịch vụ trên sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp dẫn khách. Thêm vào đó việc tăng cường các thiết bị phục vụ khách hàng thường làm giảm bớt những nét đẹp của thiên nhiên và như vậy không còn hấp dẩn những khách du lịch kiểu khám phá trước đây nữa. Thực chất, sự mở rộng du lịch nảy sinh nhu cầu lớn về đất đai mà có thể sử dụng cho ngành kinh tế khác, và du lịch đã gây nên sự lạm phát giá đất và được coi như một ngành tác động lâu dài. Du lịch sinh thái không được quản lý tốt, nếu trở thành du lịch đại chúng, có thể làm phá vở hệ thống kinh tế địa phương. Ví dụ :Sự phụ thuộc của du lịch vào các mối đầu tư của nước ngoài ở Fiji hoặc ở một số nước đang phát triển sẽ gây hậu quả là phát triển du lịch quá mức, từ đó dẩn đến một nền kinh tế “tay đôi” , và sự mất thăng bằng về kinh tế, lạm phát và cả sự “rò rỉ” lợi nhuận ra nứơc ngoài chứ không còn mang lại lợi Ých cho cộng đồng địa phương nữa. Du lịch sinh thái và văn hoá-xã hội: Văn hoá đã từng là một nhân tố bị bỏ rơi trong bảo tồ. Nhưng điều này không đúng nữa. Chiếm đất để lập khu bảo tồn thiên nhiên là việc đầy mạo hiểm và bất công trong một thế giới quan tâm đến quyền lợi và trách nhiệm, việc gây bất hoà trong nhân dân địa phương đã trở thành một vấn đề hàng đầu trong bảo tồn. Bảo tồn và du lịch mà từ chối quyền lợi, mối quan tâm của cộng đồng địa phương là đánh bại mình, nếu không muốn nói là phi pháp, đây là vấn đề rất phức tạp và sâu sắc. Du lịch có thể phá hoại văn hoá bản địa, và chỉ cần một vài bất bình cũng có thể làm gián đoạn du lịch. Những cơ hội lớn và mạo hiểm của du lịch thiên nhiên nằm trong nhiệm vụ của du lịch sinh thái, việc du lịch sinh thái có thể tạo nên những thay đổi cho bảo tồn và phát triển trên quy mô toàn cầu không ? Liệu du lịch có thể mang lại lợi Ých xác thực cho cộng đồng địa phương, xây dựng trên thị trường địa phương bền vững và mang lại sự tiến bộ về chăm sóc sức khoẻ và giáo dục không ? Câu trả lời phụ thuộc vào cách ta định nghĩa nhiệm vụ của du lịch sinh thái. Ngày nay các nhà kinh tế, các nhà bảo tồn và du khách phải nhận ra rằng chúng ta không thể cứu thiên nhiên mà không quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương – là những người chủ của những vùng đất thường hay bị tuột khỏi tay họ do công việc bảo tồn, cư dân địa phương cần phải chia sẻ một cách công bằng. Chính trị hợp lý và kinh tế công bằng là luận cứ để biến nhân dân địa phương thành những người cộng tác và những người hưỡng quyền lợi trong việc bảo tồn, thay bằng việc biến họ thành kẻ thù của bảo tồn. Mặt khác du lịch sinh thái tăng cường sự hiểu biết lẩn nhau giữa khách và dân địa phương, thới thiệu rộng rải những giá trị và truyền thống địa phương, điều đó cũng có nghĩa là nó góp phần bảo tồn văn hoá cộng đông địa phương, giảm bớt sự ngăn cách, khác biệt giữa các dân tộc, các tầng lớp trong xã hội. Các tác động tích cực này còn thể hiện ở những mặt khác nữa như : Góp phần nâng cao dân trí, cải thiện nhân thức, mối quan hệ xã hội ngày càng tiến bộ hơn. Đối với du lịch sinh thái, một thách thức đặt ra là tạo khả năng để một tỷ lệ lớp dân cư cộng đồng địa phương tham gia và được hưởng những lợi Ých từ du lịch.Tuy nhiên, trong thức tế, không phải dể dang để đạt được cùng một lúc 2 mục tiêu của du lịch sinh thái, nghĩa là bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi Ých cho cộng đồng địa phương. Trong những năm gần đây, các nhà bảo tồn đang ngày càng trở nên quan tâm đến tác động của du lịch ở các nước đang phát triển. Bất chấp sự cám dỗ của du lịch với tư cách là một sự đầu tư có hiệu quả kinh tế cao, du lịch phổ thông có thể mang lại các hậu quả tiêu cực sâu xa cho những cư dân bản địa và môi trường. Nếu có thể làm tăng khoảng cách về văn hoá và kinh tế giữa người dân địa phương với những người du lịch giàu có. Du lịch sinh thái thực thụ phải dựa vào một hệ thống quan điểm về tính bền vững và sự tham gia của địa phương, của cư dân nông thôn ở những nơi có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái phải là nổ lực kết hợp giữa dân địa phương và những khách tham quan để duy trì những khu hoang dã và những thế mạnh về sinh thái và sinh thái thông qua sự phát triển của công cộng địa phương. Phát triển công cộng ở đây có nghĩa là giao quyền hạn cho những nhóm địa phương để họ quản lý và kiểm soát các tài nguyên theo cách không cho sử dụng tài nguyên bền vững mà còn đáp ứng đước các nhu cầu xã hội, văn hoá và kinh tế của họ. Tuy nhiên sự phát triển du lịch sinh thái quá mức và chỉ thiên về du lịch thuần tuý thì có thể làm phá vở cấu trúc xã hội hiện hành và gây ra những tác động đến cuộc sống cá nhân và xói mòn nền văn hoá địa phương. Mức độ tập trung lớn theo mùa của du lịch có thể làm giảm chất lượng các dịch vụ cho khách du lịch và dân địa phương : dịch vụ hàng hoá, nơi đỗ xe, thời gian đi lại, điều kiện giao thông cho việc sử dụng quá tải. Sự tiếp xúc kinh tế - xã hội tạo ra sự tiếp xúc văn hoá, và dể dàng dẩn đến sự thay đổi các nếp văn hoá truyền thống của địa phương. Trong du lịch sinh thái, các ảnh hưởng tiêu cực đến văn hoá xã hội bản địa đang trở nên khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Ví dụ, những người dân ở thị trấn Fuenterabia của Tây Ban Nha có nguy cơ mất đi nét văn hoá truyền thống của mình khi buộc phải nhảy buộc phải nhảy những điệu nhảy dân tộc vì sức mạnh của đồng Đô la. Các ví dụ tương tự có thể thấy ở nhiều nơi, đặc biệt ở các nước đang phát triển nh­ Bali, Malayxia, Fiji, Ên Độ, Inđônêxia, Thái lan và Việt Nam (Sa Pa). Các hành vi phạm tội như cờ bạc, nghiện hút và đặc biệt là mại dâm là những tệ nạn mà du lịch có thể mang lại, có thể là một trong những nguyên nhân gây nên hoặc dung túng tạo ra những căng thẳng về văn hoá - xã hội. Những ví dụ có thể thấy ở những nước phát triển nh­ Australia “du lịch mại dâm” với thành phố King Cross ở Sysney, và những nước đang phát triển nh­ Thái lan. Sự phát triển du lịch quá mức và những ứng xử của khách có thể làm gây ảnh hưởng đến lối sống truyền thống của dân địa phương. Những tác động đó có thể đưa đến sự thoái hoá về nếp sống : các mối quan hệ mang tính thương mại, phát sinh những hiện tượng mới nh­ lừa gạt, móc túi hoặc ăn xin với nhiều hình thức. Như vậy lối sống của ngươi dân địa phương lại thay đổi đáng kể song lại không phải tốt hơn. Bởi vậy trong phát triển du lịch sinh thái là đồng thời tạo cho du khách những chuyến đi thú vị thì phải tạo được mối quan hệ hoà hợp với cộng đồng đón khách. Đó là việc du lịch có khả năng cải thiện mức sống cho đa số người dân địa phương, không để lại những ảnh hưởng xấu về văn hóa xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững. Đối với du lịch sinh thái đây là mục tiêu không thể xem nhẹ, song song với hoạt động bảo tồn. 2.Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các khu bảo tồn thiên nhiên. * Những tác dộng tiêu cực: Có thể nói du lịch là một ngành kinh tế có nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế nào khác, bởi vì việc khai thác các tài nguyên du lịch phụ thuộc phần lớn vào những người từ bên ngoài, cả người lập kế hoạch lẫn du khách. Việc lập kế hoạch và các hoạt động quản lý, giám sát khu bảo tồn không đúng đắn thường dẩn đến những tác động tiêu cực mà hậu quả của nó khó có thể lường hết, đôi khi không thể phục hồi lại được như sự thoái hoá và xói mòn, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiểm… Nguyên nhân gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam là từ nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố liên quan đến lịch sử phát triển của đất nước. Tuy nhiên tốc độ suy giảm đa dạng sinh học trong thời gian xây dựng và phát triển đất nước gần đây là ở mức tương đối cao, trong đố có phần đóng góp của hoạt động du lịch. Các tác động chính có thể bao gồm : - Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sẽ làm mất đi khu hệ cư trú của các loài hoang dã, phá vỡ các nhân tố sinh sản/nuôi dưỡng tuyệt chủng cục bộ, làm chết các cá thể sinh vật. - Việc đổ đất tôn cao các vùng đất trũng, phá vỡ rừng ngập mặn để làm các công trình du lịch ở vùng ven biển sẽ làm mất đi các khu cư trú của nhiều loài sinh vật phát triển trong môi trường sinh thái đất ngập nước. -Ô nhiễm không khí gia tăng, tiếng ồn do hoạt động vận chuyển khách du lịch sẽ tác động đến tăng trưởng của nhiều loài sinh vật, thậm chí còn là nguyên nhân di chuyển nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã nhạy cảm với môi trường không khí và tiếng ồn. - Khách du lịch và phương tiện vận chuyển khách có khả năng đem đến một số loài sinh vật ngoại lai, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thương của các hệ sinh thái vốn đã hoàn chỉnh. -Hoạt động của du khách có thể gây tác động làm ảnh hưởng đến sinh lý của động vật, các nhân tố sinh sản/ nuôi dưỡng. Việc xây dựng các công trình du lịch trên các cồn cát nhạy cảm thường gây ra xói mòn, thay đổi tính chất đới bờ và dần dần làm mất đi một số loài sinh vật phát triển trong hệ sinh thái cát ven biển. -Các chất thải và nước thải từ các khu du lịch thiếu kiểm soát sẽ làm nhiển bẩn các nguồn nước, là nguyên nhân gây bệnh và làm chết nhiều loài động vật dưới nước. - Chất thải từ các tàu thuyền du lịch, bao gồm cả đầu máy, tiếng ồn của động cơ, sẽ trực tiếp làm ô nhiễm các thuỷ vực ; việc neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định cũng là nguyên nhân phá huỷ nhiều rạn san hô làm hàng lưu niện của dân địa phương, trong nhiều trường hợp sẽ làm xói mòn ngiêm trọng vùng bờ và làm mất đi lớp bảo vệ bờ biển. - Việc sử dụng nước thiếu tính toán cho nhu cầu phát triển du lịch dẩn đến tình trạng thiếu nước cục bộ làm tăng khả năng bị nhiểm mặn ở khu vực ven biển, phá huỷ các nhân tố sinh sản, nuôi dưỡng, làm chết cây cối. - Việc phát triển thiếu quy hoạch các vùng vui chơi giải trí/ thể thao lớn trong phạm vi các Vườn quốc gia có thể phá huỷ môi trương cư trú, gây ô nhiễm và tiếng ồn ; ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật hoang dã và nhiều trường hợp là nguyên nhân làm chết hoặc di cư của nhiều loài động vật nhạy cảm quý hiếm. Tuy nhiên khi du lịch sinh thái được thực hiện một cách đúng nghĩa thì đa số các tác động tiêu cực trên đều được giảm thiểu và loại bỏ vì chi phí bản thân sự đa dạng phong phó sinh học và các cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn là sản phẩm của loại hình du lịch này. *NhữngTác động tích cực: Thúc đẩy giáo dục môi trường và nâng cao nhân thức về bảo tồn. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái, tạo ra sự khác biệt rỏ ràng giữa du lịch sinh thái với các loại hình dựa vào tự nhiên khác. Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của khu vực tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu biết đó thái độ cử xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng nhứng nổ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và việc phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hoá khu vực. Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động du lịch sinh thái tiềm Èn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên. nếu như đối với những loại hình duy trì hệ sinh thái chưa phải là những ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, du lịch sinh thái coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ bởi vì : - Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái là mục tiêu hoạt động của du lịch sinh thái. - Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái. Như vậy mọi hoạt động của du lịch sinh thái sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu các tác động tới môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư để thực hiện giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển của các hệ sinh thái. Chương II. Tiềm năng, Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam . Sự cần thiết phải quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên I.Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái . 1.Tiềm năng : Môi trường cho sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật(sinh thái cảnh) hay các điều kiện sinh thái có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành và vị trí địa lý của lãnh thổ. Đặc điểm địa lý của lãnh thổ Việt Nam tạo nên đặc thù về sinh thái , không tìm thấy sự tương đồng ở các nước khác trong khu vực. Việt Nam có vị trí chuyển tiếp trong bình độ kiến tạo châu Á, là nơi chuyển tiếp từ lục địa xuống đại dương , từ núi cao châu á xuống vực sâu đại dương , là đới tiếp xúc giữa miền nền Hoa Nam và miền nền Inđôxini Đông Dương . Chính vì vậy mà địa hình Việt Nam cấu trúc thành các dãi thung lung xen kẽ nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở phần lớn lãnh thổ và hướng vòng cung ở vùng núi Đông Bắc. các dòng sông chảy trên địa phận Việt Nam theo hướng cấu trúc địa hình, lúc chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam , khi chạy vòng giữa các cánh cung núi rồi đỗ ra biển Đông . Việt Nam nằm ở giữa ô gió mùa Châu á, là nơi tiếp xúc giữa ba khu vực gió mùa : Bắc á, Nam á và Đông Nam á. Vì vậy không nơi nào cùng vĩ tuyến (nhiệt đới) lại có mùa đông lạnh nh­ ở phần lãnh thổ miền Bắc Việt Nam . Một đặc điểm lý thú khác là Việt Nam vừa được xem như cái nôi của loài sinh vật bản địa , vừa là nơi giao tiếp của các luồng sinh vật từ khu hệ sinh thái phía Bắc (Hymalaya – Nam Trung Hoa) , đến khu hệ sinh vật phía Nam (Malayxia – Inđônêxia) và khu hệ sinh vật phía tây (ấn Độ – Miến Điện) . Những đặc điểm này được sâu sắc thêm bởi tính kế thừa trong lịch sữ phát triển lãnh thổ Viêt Nam , nghĩa là cấu trúc lãnh thổ vẫn còn được lưu giữ từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Lãnh thổ Việt Nam không bị ảnh hưởng trực tiếp của các đợt băng hà Đệ Tứ xảy ra trên hành tinh mà chịu ảnh hưởng của các đợt khí hậu lạnh xen với các đợt biển tiến của thời kỳ này. Vì vậy sinh vật ở Việt Nam có lịch sữ phát triển từ Đệ Tam thậm chí có những loài thực vật tồn tại từ trung sinh cùng với sự hội nhập qua các đời di cư của các sinh vật từ phía Nam di cư lên (trong điều kiện khí hậu nóng lên , vào thời kỳ gian băng), từ phía Bắc đi xuống (thời kỳ lạnh đi) khi có băng hà đệ tứ …. Còng nh­ sù di chuyển của các sinh vật từ đất liền ra hải đảo khi nước biển rút vào thời kỳ băng hà. Những đặc điểm cơ bản về lịch sữ hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ và sự đa dạng về các điều kiện địa lý đã tạo nên sự phong phú, đa dạng và có tính chất pha trộn của các hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam . Đây chính là đặc điểm tạo nên tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc, đảm bảo cho phát triển du lịch sinh thái ở nước ta . Theo số liệu điều tra thì hiện ở Việt Nam đã phát hiện được 14624 loài thực vật (9949 loài sống ở đai rừng nội chí tuyến chân núi và 4675 loài sống tại các đai rừng á nhiệt đới và ôn đới trên núi) thuộc gần 300 họ, trong đó có khoảng 1200 loài đặc hữu và 15575 loài động vật, trong đó có 1009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng nghìn loài nhuyễn thể, thuỷ sinh khác. Trong số các loài động vật đã được phát hiện có tới 172 loài đặc hữu với 14 loài thú. Khoảng 58% số loài thực vật và 73% số loài động vật quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Hệ thực vật Việt Nam có đô đặc hữu cao, tuy không có các họ đặc hữu và chỉ có 3% sè chi là đặc hữu, nhưng số loài đặc hữu chiếm khoảng 33% số loài thực vật ở Miền Bắc Việt Nam và hơn 40% tổng số loài thực vật ở toàn quốc. Phần lớn số loài đặc hữu này tập trung ở 4 khu vực chính :Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực rừng nhiệt đới Èm ở Bắc Trung Bé khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung và khu vực cao nguyên Lang Biang ơ phía Nam. Tuy nhiên, nhiều loài đặc hữu địa phương chỉ gặp ở những khu vực rất hẹp với số cá thể rất hạn chế. Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu trúc nên các vùng nhiệt đới không có loài chiếm ưu thế rỏ rệt, số lượng cá thể của từng loài thường bị hạn chế, vì thế một khi bị khai thác không hợp lý thương dẩn đến tình trạng nhanh chóng bị kiệt quệ. Đó là tình trạng phổ biến hiện nay đối với nhiều loài cây gỗ quý như Gõ đỏ, Gụ mật, nhiều loài cây thuốc như Hoàng liên chân gà, Ba kích… thậm chí nhiều loài trở nên rất hiếm hay có nguy cơ bị mất đi như Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu… Cũng như giới thực vật, giới động vật Việt Nam có nhiều loài đặc hữu bao gồm hơn 100 loài và phân loài chim, khoảng 80 loài thú và phân loài thú: trong đó có rất nhiều loài đặc trưng nhiệt đới có giá trị bảo tồn như : Cheo, Đồi, Chồn Bay, Cầy mực, Culi, Vượn, Voọc, Voi, Bò xám, Tê giác, Sếu cổ trụi, Cò quắm cánh xanh, Ngan cánh trắng, cá Sấu… Kết qủa nghiên cứu của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới của khu vực cho thấy Việt Nam là nước giàu về thành phần loài, có mức độ cao về đặc hữu so với các nước trong khu vực. ở Việt Nam có 15/21 loài khỉ, trong đó có 7 loài đặc hữu ; 10/49 loài chim đặc hữu, trong khi Miến điện, Thái lan, Malayxia mổi nơi chỉ có 2 loài, Lào một loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào. Đặc biệt trong thâp kỹ 90 ,sự kiện phát hiện 5 loài thú lớn mới trên thế giới ở Việt Nam là Sao La,Mang lớn hay còn gọi la Mang Bầm, Bò sừng xoắn, Mang nhá hay Mang Trương Sơn, Mang Pù Hoạt và loài Trĩ cuối cùng trên thế giới – loài gà Lam đuôi trắng hay con gọi là gà Lừng đã gây sự chú ý lớn đối với các nhà khoa học trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và sự hấp dẩn đối với du khách di lịch. Việt Nam còn được biết đến nh­ mét trong những cái nôi của cây nông nghiệp. Trong sè 8 cây trung tâm cây trồng trên thế giới thì có 3 trung tâm ở khu vực Đông Nam á bao gồm Nam Trung Hoa – Hymalaya, Ên Độ- Miến điện, và Đông Dương- Inđônêxia với 270 loài cây nông nghiệp, trong đó trung tâm lớn nhất là Nam Trung Hoa – Hymalaya có 136 loài. Lãnh thổ Việt Nam nằm ở nơi giao nhau của 2 trung tâm, với khoảng hơn 200 loài cây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng ở trung tâm Nam Trung Hoa- Hymalaya, 70% cây trồng của trung tâm Ên Độ- Miến Điện. Đây là tiềm năng to lớn của tổ chức Du Lịch Sinh Thái canh nông ở Việt Nam. Các sinh vật tồn tại, liên kết với nhau trong mối quan hệ tương hổ bền chặt với môi trường sinh thái xung quanh, hình thành nên các đơn vị sinh học. Mỗi đơn vị sinh học bao gồm các cá thể sinh vật tồn tại với những chức năng riêng trong mét khu vực nhât định và tác động liên kết với môi trương xung quanh (sinh thái cảnh). Các khu rừng đặc dụng được thành lập hiện nay ở Việt Nam được chia thành 3 loại : Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu rừng văn hoá- lịch sữ - môi trường : -16 vườn quốc gia: phần lớn do trung ương quản lý, còn lại do địa phương quản lý. Tuy nhiên ở mổi vườn quốc gia đều có ban quản lý ngành dọc để điều hành thực hiên chức năng của vườn đã được chính phủ quy định. -55 khu bảo tồn thiên nhiên : hầu hết được giao cho các địa phương quản lý với mục đích bảo tồn thiên nhiên , vừa gắn với phát triển kinh tế thông qua các dự án bảo tồn phát triển dưới sự điều hành và quản lý của ban điều hành . -34 khu văn hóa – lịch sữ - môi trường : đều có ban quản lý thuộc hệ thống quản lý ngành dọc của bộ văn hoá - thông tin . Những lợi thế để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam mang những đặc điểm chung của nhiều nước đang phát triển. Đó là sự đa dạng và tính chất nguyên thuỷ của môi trường tự nhiên với các loại, kiểu hệ sinh thái đa dạng , phong phú, cùng với những cảnh quan hấp dẩn khách tham quan như thác nước, hang động, những miền núi cao, vùng biển…Sự đa dạng của thiên nhiên Việt Nam đã được đánh giá là “khó tìm được trong các nước tương đương về lãnh thổ”. Tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và đánh giá, các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới, địa hình đa dạng, các hệ sinh thái tự nhiên phong phú, cùng với những nét văn hoá bản địa đặc sắc trong các khu tự nhiên đã tạo nên những tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái cho Việt Nam . Rừng đặc dông, trong đó Èn chứa sự đa dạng về sinh học, phong phú về tái nguyên và những phong cảnh hấp dẩn là những tài nguyên đặc biệt có thể khái thác vào hoạt động du lịch sinh thái, số lượng các vườn quốc gia được thành lập ở nước ta ngày càng tăng trong vòng vài thập kỷ gần đây, chứng tỏ mối quan tâm đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên và cũng chính là môi trường cho du lịch sinh thái , ngày càng được chú trọng hơn. Các vườn quốc gia được phân bổ rải rác ở các vùng địa lý và hầu hết nằm trong những vùng sinh thái tương đối điển hình. Mỗi vườn quốc gia có thế mạnh riêng hấp dẩn khách tham quan, song nhìn chung đều được đánh giá có khả năng cho các hoạt động du lịch sinh thái nhờ những đặc điểm sau đây: -Hầu hết các vườn quốc gia đều có vị trí không xa lắm so với trục đường quốc lộ chính, thậm chí không xa các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…Các phương tiện giao thông vận tải lại đa dạng và linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của các khách tham quan tới các địa điểm này. -Mỗi vườn quốc gia lại có những đặc trưng riêng về hệ sinh thái , hệ động thực vật đại diện, điển hình cho các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam với nhiều loại đặc hữu quí hiếm. -Đa số các vườn quốc gia đều có cảnh quan tự nhiên đẹp, có giá trị hấp dẩn khách du lịch trong và ngoài nước, ví dụ các hang động, thác nứơc, hồ nước, cả những di tích lịch sữ văn hoá và những nét văn hoá- xã hội bản địa. Tạo nên những tổng thể các yếu tố đa dạng, có tính hấp dẫn khách du lịch cao. - Nhiều vườn quốc gia nằm trong phạm vi hoặc lân cận các vùng du lịch nổi tiếng làm tăng thêm tình hấp đẫn của điểm du lịch thiên nhiên. ví dụ: Vườn Quốc gia Cát Bà trong quần thể du lịch Hạ Long- Di sản thiên nhiên thế giới, Vườn quốc gia Bạch Mã gần quần thể du lịch Huế – di sản văn hoá thế giới, Vườn quốc gia Cúc Phương với vị trí lân cận quần thể du lịch Ninh Bình (Tam Cốc, Bích động, Nhà thờ Phát diện). 2. Thực trạng phát triển : Với xu thế phát triển du lịch sinh thái trên thế giới,trong những năm gần đây du lịch sinh thái ở Viết Nam đã và đang phát triển với một số loại hình phù hợp. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, những sản phẩm du lịch sinh thái đích thực tại Việt Nam hiện chưa có, mà mới chỉ là loại hình du lịch thiên nhiên mang mầu sắc của du lịch sinh thái. Thị trường khách du lịch sinh thái ở Việt Nam bao gồm nhiều thị phần nhưng chung một mục đích là nhu cầu tới các vùng thiên nhiên.Số lượng khách du lịch sinh thái ở Việt Nam trong những năm gần đây có sự gia tăng nhanh, tuy chưa có các con số chính xác những cũng có thể thấy rõ sự thu hút rất lớn của các loại hình du lịch khác nhau ở các khu thiên nhiên hoang dã. Nếu coi khách du lịch đến các địa điển du lịch có ưu thế nổi trội về môi trường tự nhiên là khách du lịch sinh thái thì con số này ước chiếm khoảng trên tổng lượng khách du lịch quốc tế và gần 50% lượng khách du lịch nội địa. Hiện nay lượng khách du lịch sinh thái tới các khu bảo tông thiên nhiên và các Vườn quốc gia, nơi có các hoạt động du lịch gắn với ý nghĩa đích thực của du lịch sinh thái, ngày một tăng. Số liệu thống kê về lượng khách du lịch được thực hiện ở một số Vườn quốc gia như Cát Bà, Bạch Mã, Cúc Phương, Ba Vì, Côn Đảo, Phú Quốc…, các khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, Hồ kể Gỗ,… đã cho thấy xu thế này. Riêng năm 1998 tổng lượng khách tới các điểm này là khoảng 1.040.000 lượt khách. Phần lớn khách du lịch quốc tế đến các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là từ các nước Tây Âu, Bắc mỹ và Ôxtrâylia, còn các khách du lịch nội địa là sinh viên, học sinh và cán bộ nghiên cứu. Riêng vịnh Hạ Long, với các hoạt động du lịch trên mặt biển như tham quan hang động, ngắm cảnh,… mang tính chất của du lịch sinh thái, hàng năm đón lượng khách trên 400.000 lượt người. Khách hầu hết đi theo tour, chiếm 70%- 85% tổng số khách tới các Vườn quốc gia.Thông thường các tour được thực hiện do các trường học hoặc các đơn vị khác nhau, tổ chức cho các đoàn sinh viên, học sinh, nhân viên, hoặc các tour sinh thái được thực hiện bởi các công ty điều hành tour. Số lượng khách du lịch trong mỗi tour du lịch từ 10 người đến 200 người, tuỳ theo mức độ tổ chức. Khách đến các vườn quốc gia có số ngày lưu trú trung bình dao động từ 1 đến 3 ngày. Thông thường các phương tiện giao thông do cách sử dụng là do các cơ quan, đơn vị cung cấp, số lượng khách sử dụng giao thông công cộng như tầu hoả, xe buýt hay phương tiện giao thông tư nhân chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Các phương tiện lưu trú khách thường dùng ở các vườn quốc gia vào những nơi này còn nghèo nàn. Trong những năm gần đây, nhu cầu đi du lịch của khách nội địa ngày càng cao, thể hiện qua các con sè: 1 triệu – năm 1990, 6,5 triệu – năm 1996, 9,5 triệu – năm 1998, 11,2 triệu – năm 2000 và 12,3 triệu – năm 2001. Do mức sống ngày càng được nâng cao, thời gian nhàn rổi tăng thêm, nên nhu cầu được nghỉ ngơi thư gian ngày một lớn hơn, đặc biệt là với dân cư ở các đô thị lớn. Nhu cầu du lịch trước kia thường chỉ đơn giản là có được một kỳ nghỉ trong năm tại một bãi biển, một khu nghỉ mát. Thời gian gần đây, người Việt Nam ngày càng có thêm những nhu cầu mới về du lịch, họ đi du lịch nhiều hơn và vào các khoảng thời gian khác nhau trong năm và như vậy đòi hỏi về đa dạng hoá các loại hình du lịch ngày một tăng thêm. Trong trào lưu đó, du lịch sinh thái xuất hiện và ngày càng phong phú về hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tác hại của khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia, tơi tham quan hầu hết là khách nội địa, chiếm tỷ trọng 80%. Tròng khi lượng khách quốc tế đến các khu thiên nhiên không thay đổi mấy, thì lượng khách nội địa tăng đáng kể. Năm 1994 Vườn quốc gia Cúc Phương mới đón đước 21.939 lượt khách nội địa thì trong năm 1998 lượng khách đã tăng gấp hai lần (40.862 lượt). Các dịch vụ khách nội địa thường ở mức trung bình. Với khách Du lịch quốc tế ở Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên với mục đích Du lịch sinh thái rõ ràng, khách Du lịch nội địa có Ýt hơn các nhu cầu đặc trưng về Du lịch sinh thái mà thường tham gia vào các đoàn Du lịch do các đơn vị, cơ quan, trường học tổ chức. Số lượng khách Du lịch nội địa có sở thích và sự tham gia vào các tour Du lịch sinh thái do các công ty lữ hành tổ chức hoặc đi tự do còn chiếm tỷ trọng khá thấp. Chỉ có khoảng 15- 17% tổng số khach là đi tự do tới các Vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên. Thông thường khách đi theo nhóm và mỗi nhóm trung bình khoảng 10 người, một số Ýt nhóm có từ 30- 50 người và đặc biệt có những đoàng khách tới 100 người. Khách Du lịch nội địa thường nghỉ lại ở các điểm Du lịch sinh thái trung bình 1,5 ngày. Nhu cầu Du lịch sinh thái của khách Du lịch Việt Nam thường là tìm hiểu thiên nhiên trong năm ở các khu bảo tông thiên nhiên, các Vườn quốc gia hoặc nghỉ ngơi theo mùa với núi, biển. Nhu cầu về các hoạt động Du lịch mạo hiểm hầu như chưa thể hiện. Đối với các khách Du lịch sinh thái, các điều kiện cần thiết bao gồm: phải có quỹ thời gian nhất định, có thu nhập cao và sẵn có ý thức trách nhiệm, nhu cầu tham gia các hoạt động ngoài thiên nhiên. Đối với khách Du lịch nội địa các yếu tố dẫn đến các điều kiện đó đều chưa đầy đủ. Do vây, nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế phát triển thị trường khách Du lịch sinh thái nội địa một mặt là do thiếu các yếu tố sản sinh nhu cầu, mặt khác các sản phẩm Du lịch sinh thái đặc trưng còn mời mẻ, chưa thực sự thu hút khách. Khách Du lịch nội địa đi Du lịch dựa vào thiên nhiên nhiều hơn là Du lịch sinh thái, bởi vậy thời gian Du lịch cũng ngắn hơn thời gian cho cấc chuyến Du lịch sinh thái trên thế giới. Mức chi tiêu của khách cũng Ýt, cũng bởi nguyên do trên. Khách Du lịch nội địa chưa có ý thức cao về giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo tồn thiên nhiên môi trường, nên sự đóng góp còn hạn chế, ngay cả những đóng góp cá nhân bằng cách tham gia Du lịch nhưng không huỷ hoại môi trường như ngắt cây bẻ lá, vứt rác thải bừa bãi .v.v. Khách Du lịch sinh thái nội địa thường có số ngày lưu trú 1 đến 3 ngày. Tại các Vườn quốc gia , khách chỉ sử dụng các cơ sở lưu trú loại trung bình như nhà sàn và chi cho lưu trú từ 40.000 đến 120.000 trên một ngày. Khách tới Vườn quốc gia đóng góp mức vé vào cửa từ 5.000đ đến 10.000đ. Chi phí về phương tiện giao thông không nhiều bởi các đoàn khách chủ yếu đến từ các trường đại học, cơ quan, tổ chức tài trợ. Các dịch vụ ăn uống cũng không được sử dụng nhiều ở các Vườn quốc gia, tại đây không phát triển dịch vụ và vì thế không có nhiều doanh thu từ các chi phí ăn uống của khách. Do vậy, nếu như ở các nước phát triển khách Du lịch sinh thái là loại khách tri trả nhiều cho các chuyến đi của mình, thì khách Du lịch ở nước ta chi trả tại các khu dịch vụ, vui chơi giải trí, hay các khu nghỉ mát nhiều hơn rất nhiều so với Du lịch sinh thái. Khách quốc tế đến Việt Nam tham gia các hoạt động du lịch sinh thái thường ở độ tuổi từ 20 đến 40, tỷ lệ nam và nữ ngang nhau. Họ thường có thời gian lưu trú trung bình từ 17 tới 20 ngày và có nhu cầu kết hợp nhiều điểm du lịch trong cùng một chuyến đi. Hỗu hết khách này đến Việt Nam là lần đầu tiên và các cảm nhân của họ không quá những gì họ mong đợi. Khách du lịch sinh thái quốc tế đến Việt Nam có các nguồn gốc khác nhau : khách đi theo tour, khách đi riêng rẽ tham gia vào các tour sinh thái do các công ty lữ hành trong nước tổ chức, các đoàn chuyên gia nghiên cứu khoa học, các đoàn khác được mời do các tổ chức khác nhau. Khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam với mục đích từ ban đầu là Du lịch sinh thái hầu như chưa có. Hiện nay, các mục chính để khách vào Việt Nam vẫn là nghỉ dưỡng chiếm 42,8%, thương mại: 24,7%, thăm thân: 19,6%, và các mục đích khác như công vụ, hội nghị, thể thao, nghiệ cứu chiếm 14%. Các kết quả điều tra về khách Du lịch quốc tế do viện nghiên cứu phát triển Du lịch thực hiện năm 1998 cho thấy, tuy loại khách Du lịch sinh thái thuần tuý đến Việt Nam hiện chưa có, song số khách sang với các mục đích như đã nêu ở trên vẫn tham gia nhiều vào các loại hình Du lịch dựa vào thiên nhiên. Các kết quả điều tra còng cho thầy khuynh hướng tham gi vào các hoạt động du lịch sinh thái của khách du lịch quốc tế rất cao. Khách du lịch quốc tế có đặc điểm là rất yêu thích các khu tự nhiên ở Việt Nam. Hầu hết khách sử dụng các sản phẩm du lịch sinh thái tại chỗ, vì vậy các phân tích ở đây là đối khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có khuynh hướng tham gia du lịch sinh thái.Thông thường khách du lịch quốc tế tham gia vào các tuor du lịch sinh thái do các công ty lữ hành tổ chức, đó là các tuor du lịch xuyên Việt, du lịch leo núi lêm đỉnh Fanxipan v.v. Các điển du lịch sinh thái mà khách ưa thích là Sapa, Hạ Long, Tam Cốc- Bích Động, các Vườn quốc gia có Cúc Phương, Cát Bà, Bạch Mã, Cát Tiên… đồng bằng sông Cửu Long v.v. Số lượng khách quốc tế trong những năm gần đây có xu hướng tăng chậm trong khi lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh- với khoảng 75-80% tổng lượng khách tới các Vườn quốc gia và các khu bảo tông thiên nhiên. Tuy nhiên khách quôc tế lại có khả năng chi trả cao hơn rất nhiều so với khách du lịch nội địa, khách quốc tế tham gia các hoạt động du lịch sinh thái ở Việt Nam có khả năng chi trả 500 – 2000 USD cho một chuyến du lịch.Chi tiêu của khách có khuynh hướngdl thiên nhiên gồm tới 40% là cho giao thông, và chi cho ăn uống và lưu trú lại Ýt hơncủa khách thương mại, nghỉ dưỡng …Khách quốc tế đến các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên chi cho các dịch vụ lưu trú thường từ 100.000 đến 500.000 đồng/ngày. Khách quốc tế đống góp mức vé vào cửa tại các Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên là 10.000- 60.000 đồng/người. Khách quốc tế tới các Vườn quốc gia theo các nhóm nhỏ hơn so với khách nội địa. Nhóm Ýt nhất chỉ có 2 người và nhóm nhiều nhất tới 50 người, trung bình là từ 7- 15 người. Như vậy sẽ bảo đảm an toàn cao hơn về mức độ tác động tới môi trường thiên nhiên và sức chứa của các điểm du lịch. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có đặc điểm là rất thích tham quan các bản làng dân tộc, tìm hiểu văn hoá, con người và cộng đồng địa phương là yếu tố thu hút nhiều khách du lịch quốc tế trong các chuyến đi của họ. Đây là hoạt động du lịch sinh thái rất tích cực của khách du lịch quốc tế, trong khi hoạt động du lịch này lại không thu hút được nhiều khách nội địa tham gia. Kết quả điều tra khách du lịch quốc tế gần đây cho thấy: 57% khách được hỏi đã trả lời là từng tham quan các bản làng dân tộc, 64% số khách được hỏi đã trả lời là có mong muốn được tới các khu sinh thái và các khu bảo tồn thiên nhiên. Các hoạt động du lịch sinh thái đặc trưng đối với khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa tại việt nam: Khách quốc tế Khách nội địa 1. Tham quan nghiên cứu Bao gồm các chuyên gia đi nghiên cứu tìm hiểu các hệ động vật – thực vật, các nhà côn trùng học, sinh vật học, dân tộc học; họ thường đi du lịch tại các vườn quốc gia Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Yok Don. Sinh viên nước ngoài đi du lịch tìm hiểu Việt Nam tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia Cát Bà, Cúc phương, Bạch Mã, Cát Tiên,… Đối tượng tham gia là các chuyên gia đi nghiên cứu tìm hiểu các hệ động vật - thực vật, các đoàn học sinh tham quan với mục đích hoạc hỏi. Các điểm du lịch sinh thái này là các khu bảo tồn thiên nhiên, các Vườn quốc gia Cát Bà, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên,… 2. Đi bộ trong rừng Khách du lịch Mỹ, úc rất yêu thích thiên nhiên và đây là loại hình du lịch mà khách thường tham gia. Khách thường tới SaPa, Bắc Hà, Hoà Bình, Plâycu, Buôn Mê Thuột, các VQG Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì, Ba Bể. Khách du lịch quốc tế tham gia hoạt động du lịch này thường đi theo đoàn, theo các tổ chức; họ là những người đang công tác tại Việt Nam, khách du lịch tham gia tour do các công ty lữ hành tổ chức. Đối tượng tham gia bao gồm các đoàn học sinh, sinh viên, các đoàn cán bộ công nhân viên chức, các đoàn du lịch đi theo tour do các công ty lữ hành tổ chức hoặc các nhóm cá nhân. Mục đích gồm cả tham quan, tuy nhiên mức độ nghiên ứu,tìm hiểu không sâu sắc. Nhiều khách chỉ đơn giản đi dã ngoại, tận hưởng khí trời ngoài thiên nhiên. Các điểm du lịch thường được tới là các VQG Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì, Ba Bể, Cát Tiên,… 3. Leo nói Tour du lịch leo núi được khách quốc tế tham gia nhiều, với sở thích chinh phục các đỉnh núi cao nh­ Fanxipan… Tại nhiều nước, loại hình du lịch leo núi mạo hiểm với các dụng cụ thể thao rất phổ biến, nhưng chưa thực hiện được trong các điều kiện ở nước ta do đó chưa có đối tượng khách này. Tuy nhiên, tại các công ty lữ hành, khách du lịch nước ngoài rất ưa thích tham gia vào cắc tour leo núi ở Hoàng Liên Sơn, Sa Pa, Hoà Bình, Liang Bang và ở các vùng núi Tây Nguyên. Loại hình du lịch này mới phổ biến nước ta với mức đi bộ leo nói, chinh phục các đỉnh núi cao. Các hình thức du lịch leo núi bằng các dụng cụ leo núi mạo hiểm,…chưa thực hiện được trong các điều kiện ở nước ta và do đó hình thức này cũng chưa thể thu hút được khách du lịch nội địa. Ngay cả loại hình đi bộ trèo núi thông thường cũng thu hót Ýt khách Việt Nam hơn các đối tượng khách nước ngoài. Không nên nhầm lẫn với khách nội địa đi du lịch tại các điểm du lịch có địa hình núi cao nhưng lại với mục đích du lịch là lễ hội tín ngưỡng. 4. Tham quan các bản làng dân tộc Loại hình du lịch này thu hút được nhiều đối tượng khách: khách du lịch sinh thái, khách du lịch văn hoá, khách tham quan,..Tìm hiểu văn hoá địa phương rất hấp dẫn đối với khách quốc tế đến Việt Nam. Khách thường tham quan các bản làng dân tộc người H’Mông, Dao đỏ, Thái ở các vùng núi miền Bắc và các làng chài, làng Khơ-me, làng dân tộc miền Tây nam bộ ở phía Nam. Hiện tại lượng khách nội địa tham quan các bản làng dân tộc cũng có nhưng mối quan tâm không cao nh­ khách quốc tế. 5. Du lịch lặn biển Đây là loại hình du lịch được tổ chức cho nhiều khách du lịch quốc tế. Hiện tại loại hình này được nhiều khách ưa thích, nhưng mới chỉ được tổ chức ở phạm vi nhỏ, chủ yếu tại Nha Trang, Hạ Long… Khách du lịch nội địa bước đầu cũng đã tham gia vào du lịch lặn biển ở Nha Trang với số lượng hạn chế. 6. Đi bè Đi bè là loại hình du lịch sinh thái khá phổ biến trên thế giới. ở Việt Nam, thị trường khách này chưa phát triển nhiều. Qua điều tra khách du lịch và các công ty lữ hành, kết quả cho thấy nhu cầu về loại hình này hầu như chưa có. Hiện tại mới có một số Ýt khách tham gia các hoạt động du lịch sinh thái đi bè tại vùng Buôn Mê Thuột, Bãi Bằng… 7. Thám hiểm Đây là loại hình du lịch thám hiểm rất hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế. Khách quốc tế có những sở thích đi du lịch nhiều về tham gia vào các hoạt động du lịch với ham thích khám phá những điều mới lạ. Các tour du lịch khám phá, thám hiểm các hang động, rừng tràm, rừng ngập mặn được khách du lịch quốc tế tham gia nhiều. 8. Quan sát chim Loại hình du lịch sinh thái này đã được tổ chức cho nhiều khách du lịch quốc tế tại khu Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Kẻ Gỗ, Vũ Quang, U Minh.v.v.và các sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long. 9. Tham quan miệt vườn. Khách du lịch nước ngoài cho đây là loại hình du lịch sinh thái rất hấp dẫn. Các chuyến du lịch miệt vườn thường được tổ chức ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loại hình du lịch sinh thái ở các tỉnh miền Nam, trên đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động du lịch này hấp dẫn nhiều du khách, đồng thời cũng là loại hình du lịch Ýt nơi có. 10. Đi thuyền Nhiều khách du lịch quốc tế tham gia các chuyến du thuyền trên sông Mê Kông, sông Hồng, sông Hương… Du lịch sinh thái trên sông nước đồng bằng sông Cửu Long, các chuyến du thuyền trên sông Hồng, sông Hương,..được nhiều khách du lịch hưởng ứng. 11. Cắm trại Đây là loại hình du lịch phổ biến đối với các đối tượng khách du lịch là sinh viên đi theo đoàn do các trường đại học tổ chức, tham quan cắm trại tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, tận hưởng không khí trong trẻo nơi núi rừng. Hiện tại khách du lịch nội địa, nhất là ở các khu đô thị có nhu cầu cao về loại hình du lịch này và thường tổ chức cắm trại ngay tại những địa điểm thiên nhiên nằm gần các trung tâm đô thị lớn. 12. Săn bắn, câu cá Hình thức du lịch này đáp ứng được nhu cầu tăng cao trong những năm gần đây của khách nội địa, nhất là đối với người dân các đô thị lớn có nhu cầu vui chơi giải trí. Các sản phẩm du lịch mang tính chất đồng quê, dân dã và gắn với thiên nhiên. Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, ngành du lịch có nhiều biện pháp thu hút đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập của du lịch Việt Nam với du lịch thế giới và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Điều này chứng tỏ rằng tiềm năng du lịch ở Việt Nam được đánh giá khá cao, thêm vào đó ngành du lịch cũng có những giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư. Đa phần các dự án đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, với thời hạn từ 5 đến 70 năm, trong đó phía nước ngoài góp 55 – 80% tỏng số vốn đầu tư, còn Việt Nam góp vốn bằng đất, nhân công lao động…Các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài và các hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỷ trọng không đáng kể; xu hướng chung trong thời gian tới là các dự án dưới hình thức này sẽ được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển, nhằm tận dụng mọi cơ hội để nắm bắt trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức kỹ thuật, không riêng gì với Việt Nam mà cả ở nhiều nước khác trên thế giới. ở nước ta, trong những năm qua mới chỉ tập trung chủ yếu vào công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch mang tính định hướng chiến lược và đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng khách sạn du lịch, còn công tác điều tra cơ bản, quy hoạch những vùng tiềm năng phục vụ cho mục đích phát triển du lịch sinh thái hầu như còn ở giai đoạn đầu. Một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của du lịch sinh thái là việc thiếu vắng những quan tâm đầu tư thích đáng để hỗ trợ cho việc mở rộng phạm vi của hoạt động này. Ra đời trong hoàn cảnh khi mà các loại hình du lịch khác đã có thời gian tồn tại, phát triển mạnh mẽ và xác định được chỗ đứng của mình trên thị trường, du lịch sinh thái Việt Nam cho dù là loại hình du lịch gợi ra nhiều triển vọng phát triển phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới nhưng vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Hiện vẫn đang tồn tại cả hai hình thức đầu tư vào du lịch sinh thái, bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước (thông qua nguồn ngân sách Nhà nước) và nguồn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA hoặc các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học của các tổ chức quốc tế tài trợ). Đầu tư trong nước: Theo báo cáo hàng năm của các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia thì nguồn vốn đầu tư hiện nay vào các khu vực này chủ yếu vẫn là vốn ngân sách hoạt động được cấp hàng năm của Nhà nước, thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Căn cứ vào số liệu thống kê, từ năm 1996 trở về trước, một số vùng tự nhiên trong cả nước không thu hút được vốn đầu tư, nguyên nhân chính là do việc quản lý không rỏ ràng. Thời điểm này, một số vườn quốc gia như Bạch Mã, Ba Bể, Bến Ðn, Yok Don…chịu sự quản lý trực tiếp của tỉnh nên lượng đầu tư không đáng kể, tuy nhiên cũng có một số vườn do được sự quan tâm của giới khoa học trong và ngoài nước trong công tác nghiên cứu phát triển và bảo tồn các loài thực vật, động vật đặc hữu ở Việt Nam nên vẩn được cấp một lượng vốn nhất định Hiện trạng đầu tư vào các vườn quốc gia, giai đoạn 1994 – 1999 Đơn vị : Triệu đồng Vườn quốc gia 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Bạch Mã 2.416,00 14.125,00 1.023,00 Ba Bể 1.336,00 799,00 641,00 Ba Vì 4.285,00 2.251,00 4.350,00 1.396,00 Bến Ðn 2.210,00 1.409,00 455,00 Cát Bà 1.200,00 1.200,00 1.748,00 1.891,00 7.357,00 1.593,00 Côn Đảo 305,00 1.294,00 Côn Đảo 1.007,32 1.963,78 1.536,84 388,98 1.753,57 Cúc Phương 1.800,00 3.200,00 390,00 Tam Đảo 1.817,86 5.054,72 4.791,42 1.755,00 Yok Don 1.920,00 1.500,00 1.639,00 Tổng 2.207,82 3.163,78 9,387,70 19267,69 26.879,99 10.186,00 Nguồn : Báo cáo của các vườn quốc gia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Đầu tư nước ngoài : Theo các báo cáo chưa đầy đủ của các vườn quốc gia, tính cho đến nay các vườn quốc gia : Cát Bà, Côn Đảo, Cúc Phương đã thu hút được một số dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn là 45.3 tỷ đồng. Các dự án này chủ yếu là dự án 100% vốn trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức bảo vệ thiên nhiên quốc tế cho Việt Nam trong công tác bảo tồn, phát triển các nguồn gen và các hệ sinh thái đặc trưng với thời hạn đầu tư từ một đến mười năm. Hiện trạng đầu tư nước ngoài vào các vườn quốc gia Đơn vị: triệu đồng Vườn quốc gia Đầu tư Số dự án Tổng vốn Cát Bà 3 7.927,00 Côn Đảo 4 2.176,33 Cúc Phương 2 35.200,00 Nguồn : Báo cáo của các vườn quốc gia. Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Từ năm 1995, Khi chính phủ quyết định giao các vườn quốc gia về cho Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý, các vườn quốc gia được phép trực tiếp thu lệ phí vào tham quan của du khách, một phần doanh thu được trích lại để tái đầu tư cho cơ sở hạ tầng và công tác bảo tồn, phát triển lâm sinh tại các vườn quốc gia (Số này chiếm 10 -15% tổng doanh thu). Theo nghiên cứu điều tra tại các vườn quốc gia của viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 1999, số vốn được trích từ việc bán vé tham quan cho du khách để tái đầu tư trở lại cho các vườn quốc gia là 386,2 triệu đồng. Cơ cấu nguồn vốn tái đầu tư chủ yếu tập trung vào việc cải tạo, nâng cập cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho vườn (Chiếm 55 – 60% tổng số vốn) ; việc tái đầu tư cho xây dựng các vườn ươm thực vật, phát triển lâm sinh, đầu tư cho nhân dân vùng đệm hầu như không đáng kể. Trước hiện trạng khai thác nh­ hiện nay và trước nguy cơ đe doạ tuyệt chủng của một số hệ sinh thái đặc hữu thì lượng vốn trên là một con số khiêm tốn so với yêu cầu đặt ra của công tác bảo tồn. Vấn đề này không chỉ là của riêng ngành du lịch mà đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành, trong đó chúng ta cũng không thể xem nhẹ sự tham gia của cộng đồng địa phương. Vốn tái đầu tư cho các giai đoạn 1995 – 1998 Đơn vị : Triệu đồng Vườn quốc gia 1995 1996 1997 1998 Tổng vốn đầu tư Côn Đảo 335,33 0,00 8,33 424,50 768,06 Ba Vì 0,00 885,00 150,00 150,00 1185,00 Tam Đảo 0,00 1137,09 1759,09 1694,05 4590,23 Cát Bà 0,00 -28,00 111,00 57,00 196,00 Cả thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính trầm trọng, hậu quả là các nền kinh tế lớn trên thế giới suy sụp nặng nề, ảnh hưởng đến kha năng phát triển của các ngành kinh tế và du lịch cũng không nằm ngoài quy luật trên. Tuy nhiên trái ngượi với cảnh ảm đạm nói chung của ngành du lịch, trong suốt quá trình khủng hoảng các điểm du lịch sinh thái trên thế giới vẩn thu hút một lượt đánh kể khách du lịch. Tại Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 1998 Lượng khách du lịch sinh thái vẩn đạt mức độ tăng trưởng ở mức 16,5% ; ngoài ra trong chiến lược phát triển chung của toàn ngành du lịch, du lịch sinh thái được xác định là một hướng ưu tiên đầu tư phát triển. Theo đánh giá của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới, các vườn quốc gia nh­ Cúc Phương, Cát Bà, Cát Tiên…là những điểm cần được ưu tiên đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái cũng là lĩnh vực duy nhất có tốc độ giải ngân vốn đầu tư đạt 100%, điển hình là các dự án đầu tư vào các vườn quốc gia như Cát Bà, Cát Tiên, Côn Đảo, Ba Vì. Điển hình là tại Cúc Phương trong giai đoạn 1994 – 1998 có 4 dự án đầu tư bảo tồn cho các loài động vật, thực vật quý hiếm như Lát hoa, chò chỉ, kim giao…đều thu được hiệu quả vượt mức kế hoạch. Tốc độ giải ngâncao khiến cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng quan tâm, đặc biệt kể từ khi luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi, bổ sung và luật đầu tư trong nước được thông qua vào năm 1997. Trong vấn đề phát huy nội lưc, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, hoạt động cho đầu tư nói chung và cho du lịch nói riêng đã thu được những kết quả khả quan. 2.Sự cân thiết phải quản lý các khu bảo tồn. Thực tế ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhu cầu tham quan của khách du lịch ở trong và ngoài nước ngày càng tăng.Có thể nói du lịch dựa trên cơ sở tự nhiên là chiếc cầu nối giữa môi trường thiên nhiên với con người môt loại hoạt động giúp thúc đẩy các hoạt động bảo tồn bảo, vệ đa dạng sinh học . Nhưng mặt khác, nó lại góp phần vào quá trình làm suy thoái môi trường. Nh­ vậy chỉ có du lịch sinh thái được qui hoạch thân trọng trước khi mở rộng phát triển và được hoạt động, quản lý trên cơ sở các nghuyên tắc của mình sẽ tạo đươc mối quan hệ cộng sinh với môi trường. Vấn đề là làm thế nào để du lịch sinh thái phát triển có hiệu quả và bền vững? Rõ ràng là việc nhận thức và đánh giá được những lợi Ých, những mất mát có thể nảy sinh từ du lịch là rất cần thiết trong qui hoạch, phát triển và quản lý những tiềm năng cho du lịch ở các khu tự nhiên. *Những lợi Ých mà du lịch có thể mang lại cho khu bảo tồn: Như đã đề cập, du lịch có khả năng mang lại những lợi Ých cho một quốc gia hay một lãnh thổ du lịch cụ thể và ở góc độ này, nó được coi là sự phát triển, nhất là đối với các nước đang phát triển. Các lợi Ých mà du lịch trong các Vườn quốc gia có thể mang lại có thể được tóm tắt nh­ sau: + Du lịch là trong những động lực quan trọng trong việc thiết lập và bảo vệ các Vườn quốc gia. Nghĩa là lợi Ých hai chiều đã được hình thành khi du lịch hoạt động trên lãnh thổ các Vườn quốc gia: du lịch dựa vào tự nhiên và lại hỗ trợ lại trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên này. + Các nguồn thu này, nếu được sử dụng đúng mục đích, có thể hỗ trợ việc duy trì các nhiệm vụ, chức năng của Vườn quốc gia, chi phí cho các dịch vụ du lịch nh­ nghiên cứu .v .v. Nghĩa là, nếu được vận hành tốt, du lịch có khả năng tạo ra một cơ chế tự hạch toán tài chính cho Vườn quốc gia, trong đó có việc duy trì bảo tồn các giá trị của Vườn quốc gia . + Du lịch tạo ra các cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và có những kinh nghiệm lý thú với môi trường thiên nhiên, từ đó có thể thay đổi thái độ của họ đối với môi trường và có thể biến họ trở thành những người không chỉ ngưỡng mộ, trân trọng thiên nhiên mà còn ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường. + Phát triển du lịch ở các Vườn quốc gia hoặc các khu khu bảo tồn tự nhiên, nhất là các vùng đất Ýt có gia trị cho nông nghiệp, những lợi Ých thu từ du lịch tạo cho các vùng đó trở nên có giá trị hơn. Đồng thời, những khu vực này nếu trở thành những khu vực tham quan có ý nghĩa địa phương hoặc quốc gia, các cấp chính quyền sẵn sàng cung cấp thêm nguồn lực để ủng hộ và kích thích sự phát triển khu vực và lân cận. +Du lịch còn khuyến khích sử dụng và mở rộng những vùng đất giáp ranh các vùng nông nghiệp, tạo điều kiện duy trì độ che phủ thực vật tự nhiên, tăng cường bảo vệ môi trường. +Du lịch tạo điều kiện cải thiện đời sống của dân cư địa phương từ những lợi Ých thu được vào các phúc lợi công cộng và cho các cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động này. Từ đó giảm bớt sức Ðp lên môi trường của Vườn quốc gia. *Những tác động tiêu cực nảy sinh ở các khu bảo tồn: mặc dù được bảo vệ, song các Vườn quốc gia cũng không phải hoàn toàn tránh được sự suy thoái do hậu quả của việc quản lý kém, áp lực từ các hoạt động khai thác kiếm sống của cư dân địa phương và hoạt động quá tải của du lịch. Vấn dề lớn nhất của rất nhiều Vườn quốc gia và các khu bảo tồn ngày nay là làm thế nào để đối phó với mức độ ngày càng tăng của các áp lực trên, nhất là sự gia tăng của số du khách tìm đến sự giải trí trong các môi trường tự nhiên. Những tác động tiêu cực nảy sinh từ du lịch đối với việc bảo tồn tự nhiên và bảo vệ môi trường du lịch cũng đã được thảo luận rất nhiều. Các tác động này liên quan đến tất cả các thành phần của tự nhiên và dẩn đến hậu quả xấu liên hệ sinh thái nói chung. Du lịch tác động vào các khu được bảo vệ có thể phân ra hai loại : trực tiếp và gián tiếp. Các tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của du khách, còn các tác động gián tiếp nảy sinh từ cơ sở hạ tầng, các cơ sở dịch vụ liên quan với các hoạt động du lịch. Các tác động đó có thể được khái quát như sau : -Tác động vào cấu trúc địa chất, cấu tạo đá, khoáng sản : các hoạt động leo núi, thăm hang động, thu lượm các mẫu đá, khoáng sản làm kỷ niệm có thể làm ảnh hưởng, mất các dấu vết địa chất và ảnh hưởng đến lớp phủ mụn thực vật. -Tác động lên thổ nhưỡng : các hoạt động đi bộ, tham quan trên các đường mòn, các khu vực cắm trại, các bãi đỗ xe…làm tăng cường sự kết dính đất, lở đất, xói mòn hoặc phá vỡ cấu tạo đất. Kết quả là làm giảm khả năng hấp thụ nước và không khí của đất, dẩn đến thay đổi chủng quần sinh vật đất, ảnh hưởng điều kiện sống của sinh vật nói chung. -Tác động vào nguồn tài nguyên nước : khả năng về nguồn nước cho các hoạt động du lịch, giải trí có thể phong phó, song nhiều ngươi cùng sử dụng trong một thời gian thì sẽ ảnh hưởng đến cả số lượng và chất lượng của nguồn nước, không những trong phạm vi khu vực có các hoạt động du lịch mà còn ảnh hưởng đến các khu vực lân cận. -Tác động lên hệ sinh vật : các hoạt động du lịch, giải trí có thể tạo ra những tác động trực tiếp và nhanh chóng lên tập hợp các loài thực vật như sự giẫm đạp, bẽ cành, hái hoa, thu lượn cây cảnh và cả sự đi lại của các loại xe du lịch. Thêm vào đó các yêu cầu làm đường mòn, bãi đỗ xe, các công trình dịch vụ du lịch và các bãi cắm trại cũng gây ảnh hưởng đến các thảm thực vật. Ngay cả việc thu lượm củi, gỗ phục vụ cho nhu cầu đốt lửa trại, nấu ăn cho du khách cũng gây ra hậu quả làm giảm số lượng cây gỗ, cũng như lượng mùn phân huỷ cho thảm thực vật nói chung. -Tác động lên hệ động vật và hệ sinh thái : tác động lớn của du lịch đến hệ động vật là các hoạt động săn bắn, câu cá…có thể làm giảm số lượng của một số loài nhất định.Tuy nhiên các hoạt động này hiện nay không còn phổ biến tồn tại nữa. Song, chỉ cần sự có mặt của con người, cùng với những tiếng ồn tư xe cộ, từ các máy casset xách tay gây ra giống như tiếng báo động đã làm cho các loài động vật hoảng sợ, sẽ gây ra sù thay đổi các diển biến sinh hoạt, hoạt động kiếm ăn, săn mồi hoặc địa bàn cư trú của chúng. -Ngoài những tác động trên, việc thải rác bừa bãi, không đúng nơi quy định cũng gây tác động đáng kể như lây nhiễm các dịch bệnh cho động vật hoang giã, phổ biến các loài ngoại lai không thích hợp đối với hệ sinh thái. -Sự tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ nguồn đồng vật hoang dã của du khách du lịch, thậm chí dẩn đến việc săn lùng, buôn bán chúng cho những nhu cầu này cũng là những tác động có hại làm suy giảm số lượng quần thể động vật. Sự thay đổi nơi cư trú của một số loài động vật còn làm tác động dây chuyền do sù thay đổi hay mất đi của thảm thực vật. Và kết cục là dẩn đến sự thay đổi hay phá huỷ cấu trúc hệ sinh thái ban đầu. -Những tác động về mặt thẩm mỹ lên cảnh quan thiên nhiên : đó là những tác động do hậu quả của việc khai thác không đúng chỗ của những du khách chưa có ý thức. Điều này không những gây ô nhiễm môi trường, gây tác hại cho các loài động vật mà con làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến sự lý thú của các khách thực sự ngưỡng mộ cảnh quan thiên nhiên. Các hành động có tính chất phá hoại dưới nhiều hình thức cũng gây tác hại làm xấu cảnh quan như : khắc, đẽo, viết, trên các thân cây, trong hang động, bẻ cành, làm hỏng các hàng rào, biển báo…Thậm chí việc xây dựng các cơ sở hạ tầng hoặc đương mòn không hợp lý, hai hoà với môi trường thiên nhiên cũng làm giảm tính hấp dẩn của không gian du lịch. Rỏ ràng là, những tác động trên sẽ gia tăng tỷ lệ với sự gia tăng của số lượng khách tham quan cùng với những hoạt động,dịch vụ liên quan đến du lịch. Với rất nhiều dạng tác động qua lai lẫn nhau, khó mà khái quát hết mối quan hệ giữa du lịch và môi trường. Những nhu cầu của du lịch thực sự đòi hỏi sự bảo tồn thay vì mâu thuẩn với nó, nếu không, chính việc thu hút lượng khách tối đa vì lợi nhuân kinh tế đơn thuần mà thiếu sự tôn trọng giá trị của các Vườn quốc gia sẽ dẩn đến phá huỷ chính môi trường hấp dẩn khách tham quan. Phát triển du lịch và bảo vệ nguồn tài nguyên là hai vấn đề cần được phối hợp với nhau hơn là để dẩn tới mâu thuẩn. Nếu được phát triển đúng hướng và có sự quản lý, điều chỉnh hợp lý, du lịch sinh thái có tiềm năng mang lại sự cải thiện đáng kể về môi trường. Du lịch sinh thái, với bản chất là các nguyên tắc phát triên của nó, sẽ làm loài hình du lịch có trách nhiệm, Ýt có tác động xấu lên môi trường nên được khuyến khích trong các Vườn quốc gia. Chương III. Lâp kế hoạch Quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Như đã nói ở phần trước du lịch là một ngành kinh tế có nhiều tác động tới môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế nào khác, bởi vì việc khai thác các tài ngguyên du lịch phụ thuộc phần lớn vào những người từ bên ngoài, cả ngững người lập kế hoạch lẫn khách du lịch. Việc lập kế hoạch và các hoạt động quản lý, giám sát không đúng đắn thường dẫn tới những tác động tiêu cực mà hậu quả của nó có thể khó lường trước, đôi khi không thể phục hồi lại được như sự thoái hoá và sói mòn, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm… Do vậy vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý và kinh doanh du lịch là làm thế nào vừa đẩy mạnh các hoạt động khai thác kinh doanh du lịch trong khi vẫn bảo tồn các tài nguyên nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững. Đây hiện là mối quan tâm không những của từng nước, từng khu vực mà còn mang tính chất toàn cầu. Rất nhiều mô hình tiên tiến về bảo tồn thiên nhiên và môi trường trong khu vực cũng như trên thế giới đang hoạt động có hiệu quả. Theo tôi ở Việt Nam có thể tiến hành bảo tồn thiên nhiên theo phương pháp sau. A.Phương pháp quy hoạch: I. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch: 1. Hiện trạng và tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Để đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam, ta có thể đánh giá trên các bước cơ bản sau: - Điều tra nghiên cứu các đặc trưng địa chất, đất đai, địa hình, địa mạo, nghiên cứu các trầm tích. Khảo sát hệ sinh thái rừng, biển - Đánh giá các thiên nhiên rừng, địa hình phân bố và trữ lượng các sinh vật đặc hữu và quý hiếm. -Mô tả tài nguyên trong khu bảo tồn thiên nhiên. Các tài nguyên còn nguyên vẹn hay bị đe dọa. Số loài động vật và thực vật tồn tại trong khu bảo tồn.Xác định những thông tin về hệ động vật hoang dã trong khu bảo tồn. -Địa điểm khu thiên nhiên trong bảo tồn hấp dẫn khách du lịch, qua đó xác định các địa điểm dẽ bị tác động hoặc Ýt bị tác động. Tìm hiểu các cảnh quan đẹp trên rừng, trên biển, các hang động, các bãi tắm. -Xác định những lợi thế của các khu bảo tồn ở Việt Nam để phát triển du lịch sinh thái so với các nước khác. -Xác định những khu bảo tồn có thể được quy hoạch từ đó sử dụng cho hoạt động du lịch sinh thái. Đó là những khu bảo tồn có đủ những đặc trưng để trở thành khu du lịch. 2.Mức độ nhu cầu về du lịch và phát triển.: Việc xác định các thông tin về mức độ tham quan phải là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch sinh thái quy hoạch cho các khu bảo tồn ở Việt Nam .Việc xác định đó có thể dựa trên những cơ sở dưới đây: -Xác định số người đến khu bảo tồn mỗi năm thông qua các số liệu thống kê. -Tỷ lệ giữa khách nước ngoài và khách trong nước. -Mùa du lịch cao điểm mà khách du lịch ưa thích, số lượng khách đến trong mỗi mùa. -Các hoạt động mà du khách ưa thích trong khu bảo tồn. -Số tiền trung bình mà du khách chi tiêu trong các khu bảo tồn. 3.Ai được hưởng lợi từ du lịch Trong hoạt động du lịch sinh thái, việc phát sinh lợi Ých đối với mỗi cá nhân tập thể là rát lớn và lợi Ých đó khó mà lượng hoá hết được để đưa đến một tổng lượng chính xác. Chính vì thế ta có thể xác định lợi Ých của những người được hưởng lợi từ du lịch dựa trên những vấn đề : -Phương tiện hạ tầng cơ sở vào trong các khu bảo tồn thiên nhiên đóng góp tài chính cho khu bảo tồn thiên nhiên ?(ví dụ : cửu hàng lưu niệm, nhà hàng, nhà nghỉ). Chúng đóng góp nh­ thế nào ? từ đó có thể ước lượng thu nhập về tài chính cho mổi phương tiện hạ tầng cơ sở không ? -Mét khu bảo tồn co bao nhiêu nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch? Công việc của họ là gì? Họ làm việc tình nguyện hay hưởng lương lấy từ quỹ nào ? -Xác định các loại hình kinh doanh du lịch, các sản phẩm và du lịch liên quan đến dân địa phương ? -Liệt kê các loại sản phẩm bán thông qua dịch vô tù do hoặc không chính thức, phương thức bán , ước lượng phần trăm thị trường của những hình thức bán trên, hình thức quãng cáo và những thông tin liên quan khác. -Có hợp tác xã hay hội du lịch nào trong vùng không ? Ai thuộc về tổ chức đó ? Họ làm gì ? Công việc của họ có hiệu quả không ? Lợi Ých mà họ có được qua công việc đó ? -Thu nhập từ hệ thống thu lệ phí được đưa vào nhà nước hay giữ lại ở khu bảo tồn. -Du lịch sinh thái giúp nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường. Đây có lẽ là lợi Ých có lượng hoá nhất mà nó không chỉ tác động tới lợi Ých của thế hệ hiện tại mà cả tương lai. 4.Những ảnh hưởng tiêu cực từ du lịch tới khu bảo tôn: Trong thời đại công nghiệp hoá, nhu cầu tham quan của khách du lịch đến các vùng tự nhiên hấp dẫn cả nước ngày càng tăng. Du lịch sinh thái là chiếc cầu nối giữa môi trường thiên nhiên với con người, một loại hoạt động giúp thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững. Tuy nhiên, tình trạng nhận thức thấp về giá trị và vai trò của môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái đối với sự sống còn của loài người đang là cản trở cho các hoạt động bảo tồn, và trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển cũng như Việt Nam nói riêng. Do đó, để đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững,thì đối với bất cứ khu bảo tồn nào trong quy hoạch việc dự doán các tác động tiêu cực mà du lịch có thể gây ra cho khu bảo tồn phải được đăt lên hàng đầu. Việc dự đoán phải trả lời được những vấn đề cơ bản sau: -Mức độ gia tăng của số du khách có thê gây nên sự quá tải đối với khu bảo tồn, từ đó ảnh hưởng trưc tiếp đến hệ sinh thái. -Những hoạt động du lịch tác động xấu cho khu bảo tồn: +Tác động vào cấu trúc địa chất, cấu tạo đá, khoáng sản. +Tác động lên thổ nhưỡng. +Tác động vào nguồn tài nguyên nước. +Tác động lên hệ thực vật. +Tác động lên hệ động vật và hệ sinh thái. - Các công trình dịch vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có thê gây ra những tác động xấu cho khu bảo tồn. II. Xác định mức độ du lịch mong muốn và thiết kế quy hoạch. 1.Xác đinh một mức độ du lịch tốt nhất cho khu bảo tồn thiên nhiên. Trong du lịch sinh thái, để đạt được mức độ phát triển du lịch tối ưu cho mổi khu vực, việc xây dựng một chiến lược là cần thiết nhằm chỉ đạo sự phát triển và quản lý du lịch. Điều đó nhằm bảo đảm rằng khu bảo tồn hoặc vườn quốc gia không bị phá huỷ vì du khách, giảm thiểu những trả giá và tối đa lợi Ých của ngành này. Như vậy du lịch sinh thái cần được tổ chức hoạt động trong giới hạn cho phép của môi trưòng. Có nhiều vấn đề liên quan đến việc xác định một sự phát triển du lịch lý tưởng cho khu bảo tồn, để đi đến xác định một mức độ du lịch hợp lý cho khu bảo tồn thì mục tiêu phải đề cập đến những vấn đề sau : -Tài nguyên thiên nhiên trong khu bảo tồn ? -Thông tin về tham quan và mức độ tham quan ? -Nguồn nhân lực sẵn có của khu bảo tồn ? Bao gồm nhân viên quản lý, nhân viên kiểm lâm, hướng dẫn viên… -Những vấn đề liên quan đến sự tương tác giữa khu bảo tồn và cộng đồng địa phương :Mối tương tác phụ thuộc vào văn hoá và điều kiện kinh tế xã hội địa phương. Bởi sự hưởng lợi tử du lịch của khu bảo tồn sẽ giảm thiểu tác động đến lối sống của cộng đồng địa phương. -Những vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng của vùng (trong phạm vi quốc gia) : Xác đinh hạ tầng cơ sở (đường xá, nơi khám và chữa bệnh, nơi ăn ở…) cần được xây dùng trong vùng để bổ sung cho quy hoạch du lịch sinh thái trong khu bảo tồn. -Các vấn đề liên quan đến những địa điểm du lịch khác của khu vực : đó là việc xác định những địa điểm du lịch khác trong vùng từ đó lên kế hoạch kết hợp để tạo du lịch trọn gói “vùng”. 2.Thiết kế và quy hoạch : Đó là việc phân vùng sử dụng cho du lịch và xác định các loại kinh doanh trong mỗi vùng.Mục tiêu quan trọng trong việc kích thích phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên là nhằm ủng hộ bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương. Trong đó mục tiêu bảo tồn cần phải được xác định rỏ và đặt vào vị trí hàng đầu, nghĩa là những khu vực thiên nhiên nhạy cảm phải được ưu tiên khoanh vùng dành cho bảo tồn. Theo đó các khu vực thiên nhiên được xác định sử dụng cho mục đích sinh thái tuỳ theo mức độ hấp dẩn, tính nhạy cảm và khả năng tiếp cận phải được quy hoạch tổng thể, tương tự như quá trình quy hoạch tiến tới quản lý một vườn quốc gia. Quy hoạch có hiệu quả là bằng cách khoanh vùng các khu vực của vườn quốc gia để số lượng khách tập trung vào những trung tâm dịch vụ. sẽ không gây tác động lớn đến các nguồn tài nguyên nhạy cảm và quý hiếm. Việc phân vùng sử dụng có thể áp dụng mô hình của Gunn (1994) vào các khu bảo tồn ở Việt Nam như sau : 1.Vùng bảo vệ các nguồn tài nguyên cơ bản đặc hữu, khu vực này hầu nh­ được bảo vệ nghiêm ngặt. 2.Vùng tự nhiên hoang dã, sử dụng ở mức độ thấp : ở đây chỉ có Ýt lối mòn dành cho đi bộ hoặc cho các thuyền nhỏ nếu có sông suối chảy qua. 3.Vùng dành cho các hoạt động giải trí mở rộng hơn: ở đây các tuyến tham quan bằng ô tô đến các điểm hấp dẩn về tự nhiên và văn hoá. 4.Vùng dành cho du khách (picnic, camping, nghỉ ngơi…) trong đó có điểm đỗ xe đón khách tham quan vào tuyến trong. 5.Vùng dành cho các dịch vụ du lịch của công cộng : Khu vực này thường được đặt lân cận ở cổng vườn quốc gia hoặc ranh giới với vùng đệm. Forster (1973) cũng đã đưa ra mô hình tương tự với ba vùng sử dụng tập trung khác nhau và được sự ủng hộ của IUCN, chóng ta cũng có thể sử dụng mô hình này vào các khu bảo tồn ở Việt Nam : 1.Vùng tự nhiên hoang dã nh­ là hạt nhân được bảo vệ chặt chẽ. 2. Bao quanh vùng hạt nhân là vùng đệm giải trí thiên nhiên. 3.Vùng ngoài cũng là dành cho các hoạt động du lịch tập trung và các dich vô du lịch ví dụ : nhà trọ, nơi ăn chốn nghỉ, các cơ sở, phương tiện hoạt động giải trí. 3.Thiết kế cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho du lịch đảm bảo các yêu cầu du lịch sinh thái : -Các công trình được xây dựng cần đảm bảo để Ýt ảnh hưởng nhất tới sự tồn tại và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên. Ví dụ, việc thiết kế không hợp lý đường đi trong khu du lịch có thể làm hạn chế dòng chảy của các con suối và có thể dẫn tới hiện tượng xói mòn các sườn đồi nơi dòng suối chảy qua, đe doạ cuộc sống của các loài sinh vật sống dưới nước; hoặc việc thiết kế đường dẫn nước thải trực tiếp xuống hệ thống sông hồ tự nhiên sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến các loài sinh vật sống dưới nước, mà còn đến các loài động vật thường uống nước ở những khu vực này. -Các công trình được xây dựng phải hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng, không được làm thay đổi thiên nhiên xung quanh cũng như không được làm giảm giá trị tự nhiên của khu vực. Các công trình dịch vụ du lịch nên sử dụng ở mức cao nhất các vật liệu của địa phương: đá, gỗ, tre, gạch…Tránh sử dụng các vật liệu có màu sắc tương phản với tự nhiên vì điều này có thể gây sự sợ hãi cho nhiều loài thú. -Cần tiến hành nghiên cứu, dự báo về lượng khách và công suất sử dụng trước khi tiến hành xây dựng các cơ sở lưu trí để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, đồng thời hạn chế ở mức cho phép việc sử dụng các diện tích tự nhiên cho mục đích này. Các cơ sở lưu trú cho du khách nên tách khỏi trụ sở hành chính của Vườn quốc gia và được quy hoạch sao cho hệ thống các công trình này được bố trí trên trục đường một chiều để khách có thể tiếp cận một cách thuận lợi. Nhà lưu trú nên xây dựng mô phỏng theo kiến trúc ở địa phương và phù hợp với những ngôi nhà xung quanh, đảm bảo sự hài hoà, gây Ên tượng cho khách về tính đặc trưng bản địa. -Cần khuyến khích sử dụng công nghệ sinh thái trong thiết kế các công trình dịch vụ du lịch - đặc biệt ở những nơi hẻo nánh , biệt lập như: sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió (để sản xuất điện, đun nấu), sử dụng nước mưa, tái sinh rác thải (rác thải vô cơ, hữu cơ rắn và lỏng), thông gió tự nhiên để thay cho điều hoà nhiệt độ và tự cung cấp lương thực, thực phẩm bằng việc trồng vườn và chăn nuôi… -Cơ sở lưu trú cho khách du lịch cần được trang bị đầy đủ, sạch sẽ và thuận tiện nhưng không phô trương. điều này làm cho du lịch sinh thái có lợi thế hơn nhiều so với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng hoặc các loại hình du lịch thông thường khác, bởi mức chi phí cho mỗi phòng thường thấp hơn 4-5 lần. Khách du lịch sinh thái thường là những người không đòi hỏi tiện nghi mà mục đích chính của họ là hoà mình với thiên nhiên khám phá những điều giản dị của tự nhiên và văn hoá bản địa. -Hệ thống giao thông là phần rất quan trọng trong tổng thể khu du lịch. Chúng phải được thiết kế sao cho khách du lịch có khả năng tiếp xúc gần nhất để quan sát các loài động vật hoang dã mà không ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của chúng - đặc biệt là mùa sinh sản. Ngoài ra, các con đường này phải tạo ra cho khách cảm giác hoà nhập với thiên nhiên, không tạo ra nguy cơ xói mòn đất, có độ dốc thích hợp và đi theo một chiều. -Căn cứ vào lượng khách để có giới hạn sử dụngkhông gian phù hợp với khu vực, cũng nh­ đảm bảo được sự an toàn và thuận tiện cho du khách. -Quy hoạch sử dụng cần phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn tài nguyên (đảm bảo khả năng tự tái tạo phục hồi của tài nguyên). Trong đó mọi trường hợp cần phải tính đến sức chứa tối ưu về môi trường cua khu vưc va các tac động tiềm năng.một trong nhưng biện pháp quản lý tich cực là quản lý các hoạt động của cơ sở lưu trú.ở một số nơi, chỉ cho phép lưu trú trong ngày. B. Ví dụ. Dể minh hoạ, trên cơ sở phương pháp qui hoạch trên ta có thể áp dụng để quy hoạch cho vườn quốc Cát Bà thông qua những bước cơ bản dưới đây: I. Đánh giá hiện trạng tài nguyên : 1. Xác định các nhân tố về điều kiện tự nhiên : - Vị trí địa lý, ranh giới diện tích -Khí hậu thuỷ văn: Độ Èm trung bình, lượng nước bốc hơi, chế độ gió mùa, thuỷ văn biển… - Địa hình địa chất đất đai - Các hệ sinh thái : 2. Tài nguyên rừng : -Phân bố diện tích đất rừng -Đặc điểm tự nhiên rừng và đất rừng : + Rừng thường xanh trên núi đá vôi + Rừng ngập mặn ven biển Rừng tự nhiên đơn loài + Rừng trồng + Đất ngập mặn + Đồng cỏ + Đất núi đá trọc + Đất nông nghiệp - Tài nguyên thực vật : + Cây gỗ lớn + Cây gỗ nhỏ + Cây nửa bụi, dây leo + Cây thân thảo đứng + Cây thân thảo leo + Quyết thực vật - Động vật rừng : + Động vật đặc hữu; + Động vật quý hiếm; + Động vật có thể làm thuốc; + Động vật làm cảnh, xuất khẩu; + Động vật cho da, lông; + Động vật cho thịt; 3. Tài nguyên sinh vật biển : - Thành phần sinh vật biển; - Các khu phân bố sinh vật biển; - Giá trị kinh tế của sinh vật biển; II. Thiết kế quy hoạch : 1.Xác định mức độ du lịch : Để xác định được mức độ du lịch từ đó xây dựng một chiến lược phát triển du lịch sinh thái bền vững cho vườn quốc gia Cát Bà , thì trước hết cần tiến hành và đánh giá được những vấn đề sau : * Xác định chức năng của vườn quốc gia : Vườn quốc gia Cát Bà là cơ quan sự nghiệp khoa học có chức năng cơ bản như sau: - Quản lý, bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, nguồn gen, những di tích văn hoá lịch sử và các cảnh quan tự nhiên hiện có. - Nghiên cứu và phục vụ nnghiên cứu khoa học về tính chất, đặc điểm, qui luât diễn biến của tự nhiên và việc bảo vệ, phát triển những tài nguyên quý giá tại vườn quốc gia và các lân cận . - Tổ chức hướng dẫn tham quan du lịch và tiến hành các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ tự nhiên. Tổ chức các hoạt động sản xuất dịch vụ nhằm tạo thêm nguồn kinh phí đầu tư cho vườn và cải thiện đời sống cán bộ nhân viên trong vườn quốc gia. * Xác nguồn nhân lực phục vụ của vườn quốc gia : Với chức là cơ quan sự nghiệp khoa học ,vườn quốc gia Cát Bà chủ yếu làm công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, sản xuất, dịch vụ,…Việc xác định nguồn nhân lực có thể dựa vào hai bộ phân chính: - Cơ quan văn phòng: phòng tổ chức - hành chính - du lịch , phòng khoa học – kế hoạch và tài chính. - Hạt kiểm lâm nhân dân. ngoài ra còn có các hợp đông lao động để phục vụ các tổ chức sản xuất và dịch vụ cần thiết. * Tính toán khối lượng công trình xây dựng : - chăm sóc và nuôi dưỡng; - Trồng rừng; - Vườn thực vật, vườn nuôi thú; - Khu nuôi vật biển; - Hệ thống cột mốc, phao nổi; - Tổng diện tích nhà các loại: + Nhà cấp IV; + Nhà cấp III trở lên; - Hệ thống đương cần nâng cấp và mở thêm; * Xác định tổng nhu cầu đầu tư các giai đoạn : - Bảo vệ và xây dựng rừng; - Công trình phục vụ nghiên cứu; - Công trình phục vụ quản lý; - Công trình phục vụ tham quan du lịch ; - Các công trình phục vô chung; - Chi phí tiền lương; * Xác định hệ thống cơ sở vật chất phục vụ quản lý và các hoạt động chung: - Công trình phục vụ công tác quản lý : + Trụ sở vườn quốc gia + Văn phòng đại diện tại Hải Phòng; + Nhà ở cho cán bộ công nhân viên; + Ga ra kho tàng; - Các công trình và phương tiện phục vô chung : +Hệ thống đường xá và thông tin liên lạc; + Hệ thống cung cấp điện nước của vườn quốc gia; + Phương tiện đi lại phục vụ khách du lịch trên đất liền và trên biển; + Các công trình dịch vụ phục vụ khác du lịch ; *Xác định các khu vực có thể phục vụ thăm quan : - Phần măt đất: + Đi từ Trung Giang đến trung tâm vườn quốc gia có thể gặp những sinh cảnh có thể thăm quan? + Số lượng hang động có thể thăm quan nh­ hang Quân Y hang Hải Quân…? - Phần biển: Những cảnh đẹp trên bờ biển, trên đảo và các bãi tắm có thể phuc vô du lịch ( Từ Hòn Vạ Giá đến Bù Lâu; ở Bù Lấng Ang Thảm, Cát Dứa ). * Giao thông vận tải : - Tuyến đường giao thông chính; - Các nhánh đương trong vườn quốc gia; - Hệ thông giao thông trên biển: Mức độ thuận lợi có thể cho phép mật độ, trọng tải tàu bè có thể qua lại; - Những trở ngại đối với giao thông trên biển và đường bộ vào mùa mưa và mùa khô; * Tình hình phát triển du lịch : Ngành du lịch của vườn quốc gia Cát Bà còn non yếu và thiếu thốn về nhiều mặt . Mặt khác thiếu sự hợp tác giữa các huyện và vườn quốc gia nên hoạt động nghành còn nhiều hạn chế. Diều đó ảnh hưởng đến thu nhập và việc quản lý khách thăm quan. Vì thế trong tương lai cần có những biện pháp phát triển du lịch thích hợp theo hướng phát triển du lịch bền vững. 2. Thiết kế và quy hoạch: Để thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra dựa trên các kết quả điều tra , vườn quốc gia Cát Bà có thể phân vùng và xác định các hoạt động cho mỗi vùng có thể đưoc tiến hành nh­ sau : -Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt : Là khu bảo vệ nguyên vẹn tuyệt đối các mẫu sinh thái rừng, biển và những loài động thực vật rừng , sinh vật biển đăc hữu và quý hiếm. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được triển khai các nghiên cứu khoa học không gây ảnh hưởng và làm thay đổi hiên trạng. Hoạt động tham quan du lịch chỉ được tổ chức thực hiện ở một số nơi quy định. Vườn quốc gia có hai phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: + Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng nằm ở trung tâm vườn. Đây là khu động thực vật phong phú, các loài đặc hữu và quý hiếm. + Phân khu bảo về nghiêm ngặt biển. -Phân khu phục hồi sinh thái: Đây là vành đai bảo vệ các khu bảo về nghiêm ngặt và phục hồi tài nguyên sinh vật của vườn. -Phân khu dịch vụ: Gồm toàn bộ diện tích đất nông nghiệp và thổ cư. Phân khu này là khu thực hiện các đề tài nghiên cứu làm giàu tài nguyên của vườn, tiến hành các hoạt động sản xuất nông, lâm, thuỷ sản và thực hiện các hoạt động dịch vụ du lịch. -Phân khu du lịch: Phân khu này gồm các bãi tắm như: Cát Cò, Cát Dứa, Đượng Danh và khu trưng bày tài nguyên ở trung tâm vườn. Nhiệm vụ của phân khu này là phục vụ các hoạt động tham quan du lịch và giáo dục. 3.Thiết kế cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thật : - Phân chia khu bảo vệ cho các trạm : xác định rõ địa bàn, và trách nhiệm bảo vệ, vườn sẽ chia ra các tiểu khu để giao cho các trạm bảo vệ. Phạm vi trách nhiệm và nội dung cụ thể phải được bàn giao cụ thể. - Xây dựng các công trình nghiên cứu nhằm: Bảo vệ , phục hồi và phát triển nguồn gen quý của vườn. Phục vụ việc giáo duc môi trường và thăm quan du lịch .Các đề tài nghiên cứu có thể đươc áp dụng và tiến hành trên các đối tượng đặc hữu và quý hiếm như Voọc đầu trắng, Sơn Dương, Hưu Sao, Sò Lông, Sò Huyết, Tu Hài, Đồi Mồi, Sam, Vẹm, Cá Ngựa, Chò Dãi, Kim Giao,… + Xây dựng vườn thực vật : Vườn thực vật nơi nghiên cứu việc bảo tồn, lai tạo giống và dẫn giống. Vườn thực vật là công trình có giá trị khoa học và thẩm mỹ nên cũng là đối tượng phục vụ tham quan du lịch . + Xây dượng khu nuôi chim thú: Công trinh này phục vụ việc nghiên cứu bảo tồn nguồn gen các loại động vật quý hiếm và các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, phát triển. Dây cũng là cong trình phục vụ thăm quan du lịch và cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi của địa phưong và cả nước. + Xây dựng khu bảo tàng lưu trữ và sửa sang khu Di Chỉ Cái Bèo để bảo quản các di phẩm và tư liệu khoa học, lich sử văn hoá phục vụ nhiên cứu, bảo tồn và thăm quan du lịch. + Xây dựng vườn ươm: Vườn ươm là nơi cung cấp giống để chồng rừng, trồng cây trong vườn cây mẫu và thưc hiện các đề tài về nghiên cứu tạo giống. + Thư viện: là nơi cung cấp tư liệu nghiên cứu, thông tin khoa học và giải trí chung cho cán bộ nhân viên và du khách. Thư viện cũng được bố trí tại khu tụ sở vườn. - Xây dựng chương trình thuyết minh giới thiệu và một số công trình nhằm tạo điều kiện phục vụ tham quan du lịch thuận lợi như nơi đón tiếp và phục vụ khách tham quan, nhà nghỉ, xây dựng và sữa chữa nâng cấp một số tuyến đường chính. Mặt khác, thông qua chương trình tham quan, vườn có điều kiện góp phần vào sự nghiệp giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường một cách có hiệu quả. - Xây dựng cơ quan trung tâm vườn quốc gia: + Trụ sở vườn quốc gia: Đây là khu nhà làm việc và chỉ đạo các hoạt động của vườn nơi đón tiếp khách trưng bày và lưu trữ các mẫu vật, tài liệu… + Nhà chuyên gia: Do giá trị đặc biệt của vườn quốc gia Cát Bà nên ở đây thường xuyên có chuyên gia nước ngoài tới nghiên cứu, làm việc. Chính vì thế cần tu sửa và xây dựng nơi làm việc nghỉ ngơi cho nhóm khách này để tạo điều kiện thuận lợi cho họ. + Khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên. - Ngoài ra cần xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc để phục vụ du lịch. Kết luận. Du lịch sinh thái được chấp nhận trên phạm vi quốc tế là mọt loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở bảo tồn với những ý tưởng phát triển bền vững. Nó được xây dựng và phát triển trên cơ sở những khu vực tự nhiên hấp dẫn, và những lợi Ých từ du lịch sinh thái thương lớn hơn những lợi Ých từ du lịch thông thường. Đó là việc nâng cao nhận thức, hỗ trợ bảo tồn những giá trị của hệ sinh thái ( tự nhiên và nhân văn), ngoài những lợi Ých vốn có từ du lịch nói chung, góp phần nâng cao kinh tế địa phương. Du lịch sinh thái có khả năng mang lại cả lợi Ých hoặc cả những tác hại đến khu tự nhiên và cộng đồng đại phương nếu không được phát triển và vận hành theo đúng ý nghĩa đích thực của nó. Mục tiêu của du lịch sinh thái là đạt tơí sự phát triển bền vững, không làm tổn hại đến môi trường và cộng đồng địa phương. Như vậy, chức năng giáo dục môi trường phải được đảm bảo trong du lịch sinh thái cho tất cả những ai có liên quan( kể cả khách, dân địa phương và đặc biệt những nhà quản lý, điều hành….). Hơn nữa, du lịch sinh thái cần được quy hoach thận trọng và quản lý thích đáng. Các yêu cầu đó nhằm duy trì sự thống nhất của môi trường tự nhiên, đảm bảo những lợi Ých tối đa cho ngành du lịch, cho địa phương và giảm thiểu các tác động tiêu cẹc của du lịch mà thông thường cộng đồng địa phương phải gánh chịu. Đạt được điều này du lịch sinh thái có thển chứng tỏ được sự tồn tại một cách bền vững cả trước mắt và trong tương lai lâu dài. Việt nam có rất nhiều tiềm năng về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đặc biệt với hệ thống các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên là những khu vực hấp dẫn kkhách du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam chưa thực sự đảm bảo những cơ sở tốt cho các dòng du lịch với mức độ lớn vì còn nhiều mặt hạn chế. Vì vậy du lịch sinh thái ở Việt Nam đứng trước cả những cơ hội và thách thức phải vượt qua . NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt18.doc
Tài liệu liên quan