Đề tài Lập hợp đồng xây dựng công trình dân dụng

Tài liệu Đề tài Lập hợp đồng xây dựng công trình dân dụng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM Bộ Môn Quản Lí Xây Dựng BÀI TIỂU LUẬN Đề Tài: - Lập hợp đồng xây dựng công trình dân dụng. - Vị trí và vai trò và tác dụng của hoạt động nhóm trong xây dựng, và giá trị của nó quá trình tổ chức làm bài tập thuyết trình trước lớp cùa sinh viên ngành xây dựng. Giảng Viên : Sinh viên : MSSV : Lớp : TP.HCM, ngày 12, tháng 12, năm 2010 NỘI DUNG CHÍNH: PHẦN I : Lập hợp đồng xây dựng công trình dân dụng PHẦN II: Vị trí và vai trò và tác dụng của hoạt động nhóm trong xây dựng; và giá trị của nó quá trình tổ chức làm bài tập thuyết trình trước lớp cùa sinh viên ngành xây dựng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG Số: 22/07./HĐ-XD Về việc: Thi công xây dựng công trình TÒA NHÀ VĂN PHÒNG LOTUS OFFICE I. Các căn cứ để ký kết hợp đồng: Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 4; Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu ...

doc17 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lập hợp đồng xây dựng công trình dân dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM Bộ Môn Quản Lí Xây Dựng BÀI TIỂU LUẬN Đề Tài: - Lập hợp đồng xây dựng công trình dân dụng. - Vị trí và vai trò và tác dụng của hoạt động nhóm trong xây dựng, và giá trị của nó quá trình tổ chức làm bài tập thuyết trình trước lớp cùa sinh viên ngành xây dựng. Giảng Viên : Sinh viên : MSSV : Lớp : TP.HCM, ngày 12, tháng 12, năm 2010 NỘI DUNG CHÍNH: PHẦN I : Lập hợp đồng xây dựng công trình dân dụng PHẦN II: Vị trí và vai trò và tác dụng của hoạt động nhóm trong xây dựng; và giá trị của nó quá trình tổ chức làm bài tập thuyết trình trước lớp cùa sinh viên ngành xây dựng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG Số: 22/07./HĐ-XD Về việc: Thi công xây dựng công trình TÒA NHÀ VĂN PHÒNG LOTUS OFFICE I. Các căn cứ để ký kết hợp đồng: Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 4; Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư  xây dựng công trình; Căn cứ : Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.Hôm nay, ngày 12, tháng 9, năm 2007 ,chúng tôi gồm các bên dưới đây: II. Các bên ký hợp đồng: 1. Bên Giao thầu (gọi tắt là bên A): - Tên đơn vị : CÔNG TY TNHH DV HOA SEN - Địa chỉ trụ sở chính : 1073/72 CMT8, Phường 7,Q.Tân Bình – TP.HCM - Đại diện : Ông NGUYỄN QUỐC KHÁNH Chức vụ : Giám đốc - Điện thoại : 84.8.8653.222 Fax : 84.8.8653.222 - Tài khoản : 13386169 Ngân hàng ACB - Mã số thuế : 0303840978 2. Bên nhận thầu (gọi tắt là bên B): - Tên đơn vị : CÔNG TY CP ĐT KT XD TOÀN THỊNH PHÁT - Địa chỉ trụ sở chính : 262A Nam Kì Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP.HCM - Đại diện : Ông NGUYỄN MINH HUY Chức vụ : Tổng giám đốc - Điện thoại : 08.9320390; Fax : 08.9320389 - Tài khoản : 200-00757-8 Ngân hàng SGTT Hội Sở. - Mã số thuế : 0302602811 HAI BÊN THOẢ THUẬN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG VỚI NHỮNG ĐIỀU KHOẢN SAU Điều 1. Nội dung công việc và sản phẩm của hợp đồng: 1.1 Bên A giao cho Bên B thực hiện thi công xây dựng, lắp đặt công trình theo đúng thiết kế được duyệt, được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Công trình: Tòa nhà văn phòng LOTUS OFFICE Hạng muc: Xây lắp hoàn thiện Địa điểm: 201 Nam Kì Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3 – TP.HCM 1.2 Tất cả thể hiện trong bản vẽ thiết kế kỹ thuật do Công ty Meinhardt và dược chủ đầu tư phê duyệt,bản vẽ thiết kế thi công chào thầu ngày 11/01/2007. 1.3 Bên B chịu trách nhiệm sửa chửa tất cả các khiếm khuyết hay sai sót đối với công trình xây dựng trong thời gian thi công và bào hành công trình. Điều 2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật: Phải thực hiện theo đúng thiết kế; bảo đảm sự bền vững và chính xác của các kết cấu xây dựng và thiết bị lắp đặt theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Thực hiện đúng quy định quản lí chất lượng công trình xây dựng theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004. Điều 3. Thời gian và tiến độ thực hiện Thời gian hoàn thành công trình theo hợp đồng đúng 10 tháng tính từ ngày khởi công. Thời gian bắt đầu: 01/10/2007. Bên B không được viện bất kì lì do trong điều kiện thời tiết bình thường để chậm trễ công trình. Bên B được gia hạn thời gian hoan thành công trình trong các trường hợp: + Bên B yêu cầu bên A làm thêm các phần việc phát sinh ngoài công việc trong hợp đồng. + Hai bên sẽ căn cứ vào khối lượng công việc phát sinh và thời gian cấn thiết để thực hiện khối lượng và quyết định thời gian gia hạn. Điều 4. Điều kiện nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng 4.1 Điều kiện nghiệm thu: + Tuân theo các quy định về quản lý chất lượng công trình; + Bên A sẽ thực hiện nghiệm thu từng công việc xây dựng; từng bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; từng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Đối với các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo; + Bên A chỉ nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định; + Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, đảm bảo chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định. 4.2. Điều kiện để bàn giao công trình đưa vào sử dụng: - Đảm bảo các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; - Đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng. Việc nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng phải thành lập Hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình, thành phần của Hội đồng nghiệm thu theo quy định của pháp luật về nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng. thực hiện theo nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc quản lí chất lượng công trình xây dựng. Điều 5. Bảo hành công trình: 5.1. Bên thi công xây dựng có trách nhiệm thực hiện bảo hành công trình sau khi bàn giao cho Chủ đầu tư. Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra; 5.2. Thời hạn bảo hành công trình được tính từ ngày nhà thầu thi công xây dựng công trình bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình phải bảo hành cho chủ đầu tư (không ít hơn 24 tháng đối với loại công trình cấp đặc biệt, cấp I. Không ít hơn 12 tháng đối với công trình còn lại); 5.3. Mức tiền cam kết để bảo hành công trình: - Bên B (nhà thầu thi công XD và nhà thầu cung ứng thiết bị CT ) có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư theo mức: 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục CTXD có thời hạn không ít hơn 24 tháng; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình có thời hạn không ít hơn 12 tháng; - Bên B chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành; - Tiền bảo hành công trình XD, bảo hành thiết bị công trình được tính theo lãi suất ngân hàng do hai bên thoả thuận. Tiền bảo hành có thể được thay thế bằng thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương, hoặc có thể được gấn trừ vào tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành do hai bên thoả thuận. Điều 6. Giá trị hợp đồng: 6.572.293.583 vnđ ( Bằng chữ :sáu tỷ, năm trăm bảy mươi hai triệu,hai trăm chín mươi ba ngàn, năm trăm tám mươi ba VN đồng) Ghi chú: Giá trên bao gồm VAT 10% và các chi phí cho việc xây dựng công trình theo bảng dự toán thi công đính kèm. - Giá trị hợp đồng căn cứ loại giá hợp đồng, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc lập quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư và sự thoả thuận của hai bên (đàm phán sau đấu thầu) xác định giá trị hợp đồng các dơn giá sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hôp đồng. Riêng phần thép xây dựng nếu đơn giá vượt hơn 10.500 đồng/kg thì Chủ đấu tư sẽ bổ sung cho bên B 10% cho phần khối lượng thép bị vượt. Điều 7. Thanh toán hợp đồng: 7.1. Tạm ứng: Việc tạm ứng vốn theo hai bên thoả thuận và được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực. Mức tạm ứng được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 41, Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. 7.2 Phương thức thanh toán: Đợt 1: sau khi kí hợp đồng bên A ứng cho bên B 20% giá trị hợp đồng tương đương số tiền làm tròn 1.300.000.000 vnđ. Đợt 2: Sau khi bên B đổ bê tông hoàn tất tầng trệt và có đủ hồ sơ thanh toán, bên A sẽ thanh toán cho bên B tiếp 20% giá trị hợp đồng tương đương số tiền làm tròn 1.300.000.000 vnđ. Đợt 3: Sau khi bên B đổ bê tông phần mái và có đủ hồ sơ thanh toán, bên A sẽ thanh toán cho bên B tiếp 15% giá trị hợp đồng tương đương số tiền làm tròn 1.000.000.000vnđ. Đợt 4: Sau khi bên B thi công xây tô hoàn chỉnh và có đủ hồ sơ thanh toán, bên A sẽ thanh toán cho bên B tiếp 15% giá trị hợp đồng tương đương số tiền làm tròn 1.000.000.000vnđ. Đợt 5: Sau khi bên B thi công hoàn thiện các công việc trong hợp đồng và dược nghiệm thu kĩ thuật, bên A sẽ thanh toán cho bên B tiếp 15% giá trị hợp đồng tương đương số tiền làm tròn 1.000.000.000vnđ. Đợt 6: sẽ được chi trả khi bên A tổ chức nghiệm thu toàn phần và bàn giao đưa vào sử dụng, có biên bản nghiệm thu và có đầy đủ hồ sơ quyết toán hợp lệ. 7.3 Hình thức thanh toán: bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. 7.4 Đồng tiền thanh toán: vnđ Điều 8. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu. - Bên nhận thầu phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng bởi một tổ chức tín dụng có uy tín được bên giao thầu chấp nhận; - Giá trị bảo lãnh được giải toả dần theo khối lượng thực hiện tương ứng; Điều 9. Bảo hiểm: Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình, các bên phải mua bảo hiểm theo quy định hiện hành: - Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình - Nhà thầu phải mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. Điều 10. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp: - Trong trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên nỗ lực tối đa chủ động bàn bạc để tháo gỡ và thương lượng giải quyết. - Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 11. Bất khả kháng: 11.1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hoả hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,... và các thảm hoạ khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam... - Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải: + Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra + Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 7 ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. 11.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình. Điều 12. Tạm dừng, huỷ bỏ hợp đồng 12.1. Tạm dừng thực hiện hợp đồng: Các trường hợp tạm dừng thực hiện hợp đồng: - Do lỗi của Bên giao thầu hoặc Bên nhận thầu gây ra; - Các trường hợp bất khả kháng. - Các trường hơp khác do hai bên thảo thuận Một bên có quyền quyết định tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên kia gây ra, nhưng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản và cùng bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng xây dựng đã ký kết; trường hợp bên tạm dừng không thông báo mà tạm dừng gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thiệt hại. Thời gian và mức đền bù thiệt hại do tạm dừng hợp đồng do hai bên thoả thuận để khắc phục. 12.2. Huỷ bỏ hợp đồng: a) Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại; b) Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ; nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì bên huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường; c) Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị huỷ bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền; Điều 13. Thưởng, phạt khi vi phạm hợp đồng: Nếu bên A đã tạm ứng 20% giá trị hợp đồng mà bên B vẫn không triển khai việc thi công như trong hợp đồng thì một tuần chậm trễ tiến độ bên B chịu phạt 1% giá trị hợp đồng,nhưng tối đa không quá 5% giá trị hợp đồng. Sau 8 tuần mà bên B vẫn không triển khai thi công,bên B phải hoàn trả cho bên A gấp đôi số tiền đã tạm ứng trước đó. Nếu tổng số tiền phạt vượt quá 5% giá trị hợp đồng mà bên B vẫn chưa kết thúc việc thi công và bàn giao công trình thì bên A có quyền chấm dứt hợp đồng với bên B. Bên A có trách nhiệm thanh toán đúng theo điều 7, nếu các việc thanh toán chậm trễ thì bên A sẽ chịu khoản lãi suất Ngân hàng Nhà nước quy định theo thời gian chậm trễ thanh toán. Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên B: Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên B. Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của bên A: Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên A. Điều 16. Ngôn ngữ sử dụng: Ngôn ngữ của Hợp đồng sẽ là tiếng Việt là chính. Trường hợp phải sử dụng cả tiếng Anh thì văn bản thoả thuận của HĐ và các tài liệu của HĐ phải bằng tiếng Việt và tiếng Anh và có giá trị pháp lý như nhau. Điều 17. Điều khoản chung  hợp đồng này cũng như tất cả các tài liệu, thông tin có liên quan đến hợp đồng sẽ được các bên quản lí theo quy định hiện hành của Nhà nước về bảo mật. Hai bên A và B cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng và những văn bản kèm theo hợp đồng. Những bổ sung điều chỉnh cần phải được sự đồng ý của cả 2 bên bằng biên bản bổ sung. Hợp đồng được lập thành 06 bản có giá trị pháp lí như nhau. Bên A giữ 03 bản,bên B giữ 03 bản. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày kí. ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                   ĐẠI DIỆN BÊN B PHẦN II: Vị trí và vai trò và tác dụng của hoạt động nhóm trong xây dựng; và giá trị của nó quá trình tổ chức làm bài tập thuyết trình trước lớp cùa sinh viên ngành xây dựng. I. Khái niệm nhóm: nhóm được hình thành bởi các nhân tố sau: 1. Tương tác: Các nhóm viên giao tiếp với nhau bằng lời nói hay ngôn ngữ cơ thể. Những ngôn ngữ này đôi khi có ý nghĩa lớn hơn lời nói cách ăn mặc, dáng đứng, nét mặt và cử chỉ phát ra những thông điệp. Có sự giao tiếp khi người đáp ứng những thông đạt gửi đi. Tương tác phải hai chiều, sự tham gia tích cực của cá nhân sẽ đem lại sự thỏa mãn và gắn bó với nhóm. 2. Chia sẻ mục tiêu: Một tập hợp người không thể gọi là nhóm nếu họ không có cùng mục tiêu, nhiều khi là nhiều mục tiêu. Mục tiêu chính là động lực là kim chỉ nam cho họat động nhóm. Mục tiêu giúp giải quyết mâu thuẫn và xác định đánh giá lề lối nhóm. Mục tiêu phải khả thi, nhận diện được và góp phần thực hiện mục đích lâu dài của nhóm. 3. Hệ thống các quy tắc: Đây chính là luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặt ra. Những quy tắc này có thể được thông báo chính thức, hoặc được nhóm viên mặc nhiên chấp nhận không cần hình thức. Sự tuân thủ quy tắc sẽ giúp nhóm họat động tốt. Các quy tắc này có thể được áp đặt từ bên ngòai. 4. Vai trò: Là khuôn mẫu các hành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ nhóm. Các vai trò này từ từ thành nếp tùy đặc tính về nhân cách và nhu cầu nhóm viên và đồng thời xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của nhóm. Các vai trò luôn ở thế động tùy theo tình huống khác nhau. Một người có thể đóng nhiều vai trò. Thường trong nhóm nổi bật các vai trò sau: Vai trò liên quan đến công tác phải hòan thành Vai trò liên quan đến sự củng cố và duy trì nhóm Vai trò Liên quan đến nhu cầu cá nhân của nhóm viên: 5. Hành vi trong nhóm: Khi nhóm thực hiện nhiệm vụ có 3 lọai hành vi mà thành viên thường có: Hành vi hướng về công tác Hành vi củng cố nhóm Hành vi cá nhân II. Hoạt động nhóm với hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng: Xây dựng là cộng việc đòi hòi cần làm việc tập thể, kĩ năng hợp tác là vấn đề vô cùng quan trọng, hiệu quả công việc và chất lượng là vấn đề hàng đầu. Đòi hỏi mỗi cá nhân cần có tinh thần hợp tác,biết lắng nghe và đưa ra ý kiến giúp nâng cao công việc. Kỹ năng làm việc nhóm Nhóm làm việc là một loạt những thay đổi diễn ra khi một nhóm những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt động gắn kết và hiệu quả. Nếu hiểu rõ quá trình này, có thể đẩy mạnh sự hoạt động của nhóm. Có hai tập hợp kỹ năng mà một nhóm cần phải có: -Kỹ năng quản trị -Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân Và việc tăng cường hoạt động của một nhóm đơn giản chỉ là việc tăng cường nắm bắt những kỹ năng này Là một đơn vị tự quản, một nhóm phải đảm nhiệm một cách tập thể phần lớn những chức năng của một người lãnh đạo nhóm. Ví dụ như tổ chức các cuộc họp, quyết định ngân quỹ, vạch kế hoạch chiến lược, thiết lập mục tiêu, giám sát hoạt động... Người ta ngày càng nhận ra rằng thật là một điều sai lầm khi trông đợi một cá nhân bất chợt phải đảm nhiệm vai trò quản lý mà không có sự trợ giúp; trong một nhóm làm việc thì điều này càng trở nên đúng hơn. Ngay cả khi có những nhà quản lý thực sự trong nhóm, đầu tiên họ cũng phải đồng ý với một phương thức và sau đó là thuyết phục và đào tạo những người còn lại trong nhóm. Là một tập hợp nhiều người, một nhóm cần phải ôn lại một số cung cách và kỹ năng quản lý cơ bản. Và để tránh tình trạng không tuân lệnh và xung đột, người đó cần nắm được những cách thức quản lý tốt và cả nhóm cần phải biết cách thực hiện những cách thức này mà không gây ra tình trạng đối đầu thiếu tính xây dựng. Thúc đẩy sự phát triển Một thực tiễn thường thấy trong việc thúc đẩy sự phát triển của nhóm là chỉ định, và nếu cần thiết, đào tạo một "người hỗ trợ nhóm". Vai trò của người này là liên tục tập trung sự chú ý của nhóm vào hoạt động của nhóm và gợi ý những cơ cấu cũng như biện pháp hỗ trợ và phát huy những kỹ năng làm việc nhóm. Tuy nhiên, điều này nhất định chỉ là một chiến lược ngắn hạn vì sự tồn của một người hỗ trợ nhóm đơn lẻ có thể ngăn cản nhóm nhận những trách nhiệm chung cho hoạt động của cả nhóm. Mục đích của bất kỳ một nhóm nào cũng là sự hỗ trợ được thực hiện bởi tất cả các thành viên một cách công bằng và liên tục. Nếu trách nhiệm này mọi người được nhận biết và thực hiện ngay từ đầu, sẽ tránh được giai đoạn Xung đột và nhóm sẽ phát triển thẳng lên giai đoạn Bình thường hóa. Sau đây là một loạt những gợi ý có thể giúp hình thành một nhóm làm việc. Chúng chỉ nên được coi như những gợi ý; một nhóm sẽ làm việc với những biện pháp và phương thức riêng của mình. - Trọng tâm Hai trọng tâm cơ bản là nhóm và nhiệm vụ. - Nếu có điều gì đó được quyết định, chính nhóm là nơi quyết định đó được sinh ra. - Nếu có một vấn đề nào đó, nhóm sẽ giải quyết nó. - Nếu một thành viên làm việc không đạt mức mong đợi, chính nhóm sẽ yêu cầu anh ta thay đổi. - Nếu những xung đột cá nhân phát sinh, hãy nhìn chúng dưới góc độ nhiệm vụ. - Nếu ban đầu có thiếu một cơ cấu hoặc mục đích trong công việc, hãy đặt chúng trên khía cạnh nhiệm vụ. - Nếu có những tranh cãi giữa những phương thực hành động khác nhau, hãy thảo luận chúng cũng theo hướng nhiệm vụ. - Làm minh bạch Trong bất kỳ công tác quản lý nào, tính minh bạch của các tiêu chí là cực kỳ quan trọng trong nhóm làm việc, điều đó thậm chí còn trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Giả sử rằng có 80% xác suất một cá nhân có thể hiểu được nhiệm vụ một cách rõ ràng (một tỷ lệ rất cao). Nếu có 8 thành viên trong nhóm, lúc đó xác suất của toàn bộ nhóm làm việc với cùng một nhiệm vụ chỉ là 17%. Và tất cả những quyết định và hành động trong suốt thời gian tồn tại của nhóm đều có chung một nguyên nhân như vậy. Trách nhiệm đầu tiên của nhóm là xác định một cách rõ nhiệm vụ của mình và ghi lại nó để luôn xem xét nó một cách thường xuyên. Bản cam kết nhiệm vụ này có thể được sửa chữa hay thay thế nhưng luôn luôn phải là một tiêu điểm cho những mục đích xem xét và hành động của nhóm. - Nhân tố chìm Trong bất kỳ nhóm nào cũng luôn có một người im lặng và không phát biểu nhiều. Cá nhân đó là nhân tố ít được sử dụng nhất trong toàn nhóm và điều đó thể hiện rõ nhất sự hiệu quả của nỗ lực tối thiểu của nhóm. - Trách nhiệm của người đó là phải phát biểu và đóng góp. - Trách nhiệm của nhóm là khuyến khích và phát triển cá nhân đó để đưa anh ta vào những cuộc thảo luận và hoạt động và có những hỗ trợ tích cực mỗi khi có những thảo luận và hoạt động đó. - Người tích cực có ý kiến Trong bất kỳ nhóm nào cũng có một người nổi bật, ý kiến của người đó luôn chiếm phần lớn trong cuộc thảo luận. - Trách nhiệm của mỗi cá nhân là xem xét xem họ có thiên về ý kiến của người đó hay không. - Trách nhiệm của cả nhóm là hỏi xem liệu người này có thể trình bày vấn đề ngắn gọn lại và yêu cầu anh ta trình bày về một ý kiến khác. - Hồi âm (Tiêu cực) Tất cả những lời phê bình phải trung lập: tập trung vào nhiệm vụ chứ không phải cá nhân. Do đó, thay vì gọi ai đó là người khờ khạo, tốt hơn hết là chỉ ra sai sót của anh ta và giúp anh ta sửa chữa. Điều cần thiết là phải áp dụng chính sách lấy phản hồi một cách thường xuyên, đặc biệt là đối với những vấn đề nhỏ -điều này có thể được xem như là việc huấn luyện chung và giảm những tác động tiêu cực của việc phê bình gây ra khi mọi việc diễn ra không suôn sẻ. Tất cả mọi lời phê bình phải kèm theo một lời gợi ý thay đổi. - Phản hồi (tích cực) Nếu một ai đó làm tốt việc gì đó, đừng ngần ngại khen. Điều này không chỉ củng cố những việc làm đáng khen ngợi mà còn làm giảm những phản hồi tiêu cực có thể có sau này. Sự tiến triển trong nhiệm vụ cũng nên được nhấn mạnh. - Giải quyết những sai lầm Sự thành công lâu dài của một nhóm phụ thuộc vào việc nhóm giải quyết những sai lầm như thế nào. Bất kỳ một sai sót nào cũng nên được cả nhóm tìm hiểu. Làm thế không phải để đổ lỗi cho ai đó (vì sai lầm là do cả nhóm và một người nào đó chỉ làm theo nhiệm vụ được giao) mà để kiểm tra những nguyên nhân và tìm kiếm phương pháp kiểm soát và ngăn chặn sự lặp lại sai lầm đó. Một lỗi lầm chỉ xảy ra một lần khi nó được giải quyết một cách đúng đắn. Một thực tiễn đặc biệt hữu dụng đó là ủy quyền thực hiện một giải pháp sửa chữa đã được thống nhất cho chính cá nhân hay nhóm con đã mắc lỗi. Biện pháp này cho phép nhóm có được sự tin tưởng và sự tự giác sửa đổi. 2. Học tập hợp tác theo nhóm Học tập hợp tác theo nhóm là hình thức giảng dạy mà sinh viên được đặt vào môi trường học tập tích cực, trong đó sinh viên được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học tập hợp tác theo nhóm đang là một trong những hình thức học tập tích cực vì: Thứ nhất, để có thể tiến tới việc giảm bớt giờ lên lớp lý thuyết và tăng giờ tự học, tăng tính chủ động cho sinh viên, giúp sinh viên phát triển tư duy sáng tạo trong học tập thì hình thức học tập hợp tác theo nhóm lại tỏ ra khá phù hợp. Nó là một hình thức học tập trong các nhóm nhỏ với những sinh viên có khả năng khác nhau, trong đó giáo viên sử dụng rất nhiều các hoạt động để làm tăng sự hiểu biết của họ về một vấn đề nào đó Thứ hai, việc tạo nhóm như vậy cho phép sinh viên làm việc cùng nhau để tối ưu hóa việc học tập của mình và của các bạn khác trong nhóm. Quá trình tương tác trong nhóm được đặc trưng bởi sự ràng buộc giữa mục tiêu tích cực và trách nhiệm của các cá nhân. Mục tiêu cuối cùng của việc tổ chức lớp học theo nhóm hợp tác là để sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập của mình. Thứ ba, học tập hợp tác làm thay đổi vai trò của giáo viên và sinh viên trong lớp, việc tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên được chia sẻ cho các nhóm sinh viên và giáo viên không còn là người chịu trách nhiệm duy nhất trong lớp Thứ tư, sinh viên có thêm nhiều cơ hội để tham gia tích cực trong hoạt động học tập của mình, đặt câu hỏi và trao đổi lẫn nhau, chia sẻ và thảo luận về ý tưởng và tiếp thu kết quả học tập của mình. Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, học tập hợp tác giúp sinh viên tham gia vào các buổi thuyết trình, xêmina, thảo luận nhóm…. Thứ năm, qua trải nghiệm học tập hợp tác sẽ hình thành và phát triển cho SV kĩ năng hợp tác góp phần hiện thực hóa trụ cột “ Học để chung sống với mọi người” 3. Việc hợp nhóm trong quá trình thuyết trình: Sinh viên được chia thành các nhóm nhỏ, gồm 5 - 6 người (tùy theo nội dung và số lượng người tham dự). Nhiệm vụ của mỗi nhóm là tìm hiểu về một khía cạnh của chủ đề môn học chọn đề tài dể thuyết trình. Cùng thảo luận và chia sẻ vấn đề với các nhóm khác. Trong nhóm này, sinh viên sẽ cùng nhau nghiên cứu và hợp tác để xây dựng nội dung bài thuyết trình một đề tài đã chọn. Mỗi sinh viên đều có trách nhiệm khi trình bày cho nhau về nội dung nghiên cứu. Các thành viên cần phải phân công hợp lí, các thành viên có vai trò như nhau trong buổi thuyết trình, cùng chuẩn bị tài liệu,nội dung chính cần thuyết trình. Để thuyết trình được dễ dàng hơn, các nhóm cần thực hiện họp nhóm nhiều làn để trình bày quan điểm các thành viên, thông qua đó có thể tìm hiểu vấn đề cặn kẽ hơn. Yêu cầu với cá nhân: + Có sự chuẩn bị theo sự phân công của nhóm, ghi chú những vấn đề chưa rõ và trao đổi nhóm. + Có ý kiến ngắn gọn và tập trung vào vấn đề. + Phải có trách nhiệm giải thích giúp đỡ nếu thành viên trong nhóm chưa hiểu rõ vấn đề + Lắng nghe ý kiến của người khác là yêu cầu bắt buộc. + Không được coi thường , chỉ trích các ý kiến trái ngược, xa lạ.. khi người khác nói. + Nếu có ý kiến khác biệt thì cần tìm ra nguyên nhân trước khi đi đến kết luận. Các yêu cầu đối với nhóm khi làm việc: + Tạo không khí thân thiện, cởi mở và tin cậy lẫn nhau + Có phương pháp giải quyết sự không nhất trí đối với một vấn đề. + Thống nhất các mục tiêu cần đạt. + Có sự thống nhất về các nguyên tắc sử dụng trong quá trình làm việc. + Xác định rõ ràng vai trò của mỗi thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên. + Có hình thức tổ chức thích hợp cho các vấn đề cần giải quyết Sau mỗi nhóm thuyết trình,đặt câu hỏi cho mỗi đề tài có thể giải quyết thắc mắc, chia sẻ vấn đề cần nghiên cứu, để giúp các nhóm khác không nghiên cứu đề tài mà có thể hiểu được nội dung cơ bản của đề tài. Thuyết trình là một cách để học, cũng là kĩ năng cần có.Làm sao có thể truyền đạt vấn đề với người nghe trong thới gian ngắn những vấn đề chính, thu hút sự chú ý, không gây cảm giác nhàm chán là xem như thành công. Đó là tiền đề để giúp ích công việc sau này của chúng ta,tạo những kĩ năng mềm cần thiết giúp ích cho công việc. Giúp chúng ta cần có tinh thần đoàn kết cùng giải quyết vấn đề nảy sinh,làm việc với tập thể. Kỹ thuật học tập hợp tác theo kiểu lắp ghép có tác dụng thúc đẩy học tập, nâng cao động lực học tập cho sinh viên. Nó cho phép các thành viên trong một nhóm nghiên cứu và chia sẻ khối lượng nội dung môn học lớn hơn; sinh viên nắm được nội dung học một cách hiệu quả; phát triển các kỹ năng lắng nghe, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau và sinh viên có thể làm việc độc lập hoặc tương tác với nhau. III. KẾT LUẬN: Với cá nhân: Học được tính kiên trì trong việc theo đuổi mục đích,nâng cao được khả năng tư duy phê phán, tư duy logicBổ sung kiến thức, nhờ học hỏi lẫn nhau, thể hiện khả năng sáng tạo trong việc tạo ra các ý tưởng và lời giải mới.Có sự hợp tác và chia sẻ với các thành viên trong nhóm, thái độ tích cực dễ cảm thông, tạo sự hứng thú. Hình thành những kỹ năng: - Kỹ năng phát hiện vấn đề và nắm bắt thông tin - Kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng thương lượng - Kĩ năng nói chuyện trước tập thể đông người. Với nội dung công việc Có rất nhiều ý tưởng và lời giải giúp cho việc giảm thời gian cũng như có nhiều cách để lựa chọn trong giải quyết vấn đề.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tiểu luận hợp đồng xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.doc