Tài liệu Đề tài Làng diềm Bắc Ninh với việc phát triển du lịch văn hoá: Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa Du lịch
------
niên luận
Đề tài:
làng diềm bắc ninh với việc phát triển
du lịch vănt hoá
Mục lục
Trang
Đề tài
Làng Diềm Bắc Ninh với việc phát triển du lịch văn hoá
2
Đối tượng
Khách Du lịch trong và ngoài nước
3
Chương I :
Lịch sử - xã hội và môi trường tự nhiên của làng Diềm
3
1.
Làng Diềm - Quá trình hình thành và phát triển
3
2.
Môi trường tự nhiên
4
Chương II:
Sữúât hiện sinh hoạt hát Quan họ ở Làng Diềm
6
1.
Sinh hoạt hát Quan họ có từ bao giờ và ai là bà tổ Quan họ ở làng Diềm?
6
2.
Vị thế, giá trị của hát Quan họ làng Diềm trong sự đánh giá của xã hội
8
Chương III:
Việc sinh hoạt Quan họ ở làng Diềm với việc phát triển du lịch
9
1.
Làng Diềm được khách Du lịch trong và ngoài nước biết đến như một làng Quan họ gốc
9
2.
Du khách thích thú, say mê thưởng thức Quan họ
10
3.
Làng Diềm nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung đối với hoạt động Du lịch
13
Kết luận
...
17 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Làng diềm Bắc Ninh với việc phát triển du lịch văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa Du lịch
------
niên luận
Đề tài:
làng diềm bắc ninh với việc phát triển
du lịch vănt hoá
Mục lục
Trang
Đề tài
Làng Diềm Bắc Ninh với việc phát triển du lịch văn hoá
2
Đối tượng
Khách Du lịch trong và ngoài nước
3
Chương I :
Lịch sử - xã hội và môi trường tự nhiên của làng Diềm
3
1.
Làng Diềm - Quá trình hình thành và phát triển
3
2.
Môi trường tự nhiên
4
Chương II:
Sữúât hiện sinh hoạt hát Quan họ ở Làng Diềm
6
1.
Sinh hoạt hát Quan họ có từ bao giờ và ai là bà tổ Quan họ ở làng Diềm?
6
2.
Vị thế, giá trị của hát Quan họ làng Diềm trong sự đánh giá của xã hội
8
Chương III:
Việc sinh hoạt Quan họ ở làng Diềm với việc phát triển du lịch
9
1.
Làng Diềm được khách Du lịch trong và ngoài nước biết đến như một làng Quan họ gốc
9
2.
Du khách thích thú, say mê thưởng thức Quan họ
10
3.
Làng Diềm nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung đối với hoạt động Du lịch
13
Kết luận
14
Mục lục
15
Lời mở đầu
Ngày nay, du lịch được coi là một ngành trọng điểm, một ngành công nghiệp không khói. Trong những loại hình du lịch, có rất nhiều loại hình như du lịch sinh thái, du lịch khám phá - mạo hiểm… nhưng không thể không nhắc tới đó là du lịch văn hoá. Đây là loại hình mà đang được nhiều doanh nghiệp chú trọng đến quá trình phát triển và phát huy ở nhiều nơi, nhiều địa phương. Loại hình du lịch văn hoá trong đó phương diện nghệ thuật được coi là trọng điểm. Các loại hình du lịch văn hoá nghệ thuật đang thu hút khách du lịch. Đặc biệt loại hình nghệ thuật hát Quan họ, đã cuốn hút được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Và với xu thế của khách du lịch như vậy, là mộtngười học trong ngành du lịch, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài : “Làng Diềm Bắc Ninh với việc phát triển du lịch văn hoá”, nhằm mục đích có thể hiểu và đánh giá được phần nào giá trị của nền nghệ thuật và rõ hơn nữa về hoạt động du lịch ở các tỉnh, địa phương vốn có tiềm năng để phát triển.
Cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn, tôi đã đi thực tế, tìm hiểu về nghệ thuật hát Quan họ ở Bắc Ninh và vì phạm vi của bài viết chỉ là niên luận nên tôi xin được lấy làng Diềm ra làm địa bàn nghiên cứu chính. Với đề tài này ngoài phần mở đầu và phần kết luận trong phạm vi nghiên cứu tôi xin được trình bày các nội dung :
Chương 1
Lịch sử - xã hội và môi trường tự nhiên
của làng Diềm.
1. Làng Diềm - quá trình hinh thành và phát triển .
Làng Viêm ấp xưa, Viêm Xá nay, có tên nôm là Diềm. Tên làng Viêm Xá ngày nay, có tên nôm là (xã Viêm Xá), ngày xưa thuộc tổng Châm Khê. Làng Diềm là một làng cổ, nơi cửa sông Ngũ Huyện giữa vùng Quan họ Bắc Ninh, từ lâu đã nổi tiếng thanh lịch. Theo lời mời thiết tha, ta đi từ thị xã Bắc Ninh, qua phố Vệ An, rồi theo đường cái quan về Diềm chỉ chừng bốn km. Vừa đặtchân lên đìa đầu xã Hoà Long, đã thấy cảnh sắc quyến rũ. Sông Cầu trong xanh lượn vòng như dải lụa, những cánh buồm nâu, buồm trắng như những cánh bướm dập dìu trên sông nước, đưa người sang sông, đưa hàng cập bến. Núi Quả Cam đột khởi giữa đồng lúa xanh, đứng soi mình xuống dòng sông Câu xanh biếc. Viêm Xá là một làng Quan họ cổ, cổ tới mức đi vào truyền thuyết nhưng không phải là huyền thoại. Nơi đây, nhân dân trong vùng tôn vinh là đất tổ - thuỷ tổ của dân ca Quan họ, có đền thờ Vua Bà (Thánh Mẫu) được xếp hạng cấp Nhà nước. Tuỷ tổ còn được hiểu là cái nôi, cái gốc của Quan họ Bắc Ninh, và Viêm Xá luôn xứng đáng nhận vinh dự lớn lao ấy.
Quan họ làng Viêm Xá có nhiều thế hệ ca hát, nhiều “Bọn” Quan họ đi kết bạn với các làng trong vùng. Ngay trong cùng một làng các thành viên của làng Viêm Xá cũng rất hăng hái, nhiệt tình cùng nhau đưa hoạt động hát Quan họ đi lên, bảo vệ giá trị nghệ thuật cùng nhau : Dân trong làng già, trẻ, gái, trai… tất cả họ đều ý thức được họ cần phải lưu truyền và phát triển Quan họ của làng họ, đôi khi họ truyền lại cho thế hệ sau một cách rất vô thức, nhưng để thấy được rằng nghệ thuật Quan họ đã ăn sâu vào mỗi con người và ý thức bảo tồn, lưu giữ nghệ thuật này luôn luôn ở trong mỗi thành viên, trong các dòng họ trong làng. Ngoài ra Quan họ còn như chiếc cầu nối kết, gắn kết các thành viên trong làng, các dòng họ trong làng lại với nhau. Họ cùng nhau đứng ra tổ chức các hoạt động hát giao lưu Quan họ, họ nhiệt tình trong hoạt động hát Quan họ luyện tập hàng ngày. Có được sự đồng tâm như vậy, Quan họ mới luôn được lưu giữ và phát triển cho tới ngày nay.
Làng Diềm được coi là cái nôi của Quan họ và cùng với việc luôn luôn ý thức phải lưu truyền vốn nghệ thuật quý hiếm này, làng Diềm còn chú trọng đến việc phát triển sự nghiệp giáo dục đời sống văn hoá của làng. Với nếp sống nông nghiệp là chính, ngày ngày người dân làng Diềm vẫn đảm bảo cuộc sống của mình bằng con trâu, cái cày. Làng Diềm là một trong những làng có tỉ lệ xoá mù chữ ít nhất trong toàn tỉnh Bắc Ninh, đó cũng là cơ sở để phát triển hơn nữa sự nghiệp hát Quan họ ở làng thuần lợi.
2. Môi trường tự nhiên:
Làng Diềm tuy là một làng có tiềm năng phát triển hoạt động du lịch văn hoá, nhưng không thể không nói đến làng Diềm vẫn là một làng gốc nông nghiệp, mang đặc trưng làng Việt của vùng đồng bằng Bắc Bộ với nghề lao động, sản xuất chính là cấy lúa và trồng các cây lương thực thực phẩm, chăn nuôi… nhằm đảm bảo cuộc sống chính. Ngoài ra làng Diềm còn có các nghề phụ như : thêu, dệt,… đó cũng là những yếu tố phụ trong cuộc sống của người dân.
Những ngôi nhà sớm tối ấm cúng với ống khói nghi ngút, cuộc sống người dân yên bình, nề nếp với những giếng nước sân đình luôn là hình ảnh đẹp trong lời ca đầy chất trữ tình của dân làng. Ngay từ khi bước chân vào làng, đã toát lên đây là một làng rất Quan họ với hồ thả sen, làng nằm trải dài cạnh con sông Đào. Với vị thế như vậy, làng Diềm mang nét văn hoá của làng cổ truyền người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Chương 2
Sự xuất hiện sinh hoạt Quan họ ở làng Diềm
1. Sinh hoạt hát Quan họ có từ bao giờ và ai là bà tổ Quan họ ở làng Diềm .
Theo các nguồn sử, Đức Vua Bà là con gái Vua Hùng. Bà là người sáng tác ra những bài ca mà khi ca lên, chẳng những làm cho lòng người đắm say, quyến rũ, mà hoa trên cây mau kết trái, người với người gần nhau hơn, đó là dân ca Quan họ…
Quan họ làng Viêm Xá có nhiều thế hệ ca hát, nhiều “Bọn” Quan họ đi kết bạn với các làng trong vùng, tiêu biểu và bền chặt là mối kết bạn truyền đời với làng Hoài Thị huyện Tiên Du.
Phong cách hát và lối chơi Quan họ của Viêm Xá cũng có những nét riêng, thanh ngữ riêng, dễ nhận biết. Làng này cũng là làng có số nghệ nhân Quan họ cao tuổi đông nhất còn sống đến hôm nay : như ông Thị, bà Nhi, bà Các, ông Cừ, bà Lịch… Đây là thế hệ kỳ cựu của làng, các cụ đã tầm tuổi 89 - 97 tuổi. Còn thế hệ sau có bà Bàn, ông Chung, sau nữa có chị Khen, chị Hài, chị Tuyết, chị Sứ, chị Sang, chị Thềm…
Hiện nay, làng Viêm Xá có 139 người biết hát Quan họ. Có những đôi vợ chồng biết hát là : anh Lý - chị Lợ, anh Ký - chị Sửu, anh Liễn - chị Oanh, chị Khen, chị Hài là đôi hát Quan họ có tiếng trong vùng, các chị từng đạt giải nhất hội thi hát Quan họ đầu xuân năm 1997 và năm 2000 tỉnh Bắc Ninh.
Vì có phong cách hát riêng, nên các cặp hát (2 người) của Viêm Xá thường có cách trình bày khác. Tiêu chuẩn của giọng hát Quan họ đúng nghĩ thì người hát cần phải đạt được những yêu cầu : Vang - Rền - Nền - Nẩy. Nhìn ba tiêu chuần đầu (Vang - Rền - Nền) thì trong phương pháp thanh nhạc mới đã có, duy nhất : nẩy (nẩy hát - nảy hột) trong Quan họ mới có. Các “Liền anh, liền chị” Quan họ không phải ai hát cũng biết Nẩy hạt, vì nảy hạt là một trong những bí quyết vừa khó, đồng thời cũng là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho giọng hát ấy đúng chất “Quan họ”. Nẩy hạtđược áp dụng khi ngân (ngắn - dài), các âm tiết kéo dài phải ngắt ra thành nhiều phần nhỏ (đồng âm), âm thanh được vo tròn lại thành những hạt, giọng hát hình như gằn lại, kìm lại trước khi bật ra hạt âm thanh.
Hát giọng thật (giọng ngoài) chứ không hát giọng giả (giọng trong) hát ở âm vực trung bình và cuối cùng là tốc độ của giọng hát phải khoan thai, chậm rãi. Tác dụng dễ nhận biết của sự nẩy hạt trong ca hát Quan họ là tăng thêm chất chữ tình, duyên dáng của giai điệu và phát huy hiệu quả thể hiện tình cảm với người nghe.
Đi xem hát Quan họ có hai yếu tố để người nghe chú ý : Một là nhạc điệu (âm nhạc), hai là văn phong (lời ca). Một bài ca Quan họ hay, thường được cả hai mặt, đặc biệt là văn phong, vì quần chúng dễ nhận biết hơn nhạc điệu;
Trong văn phong của Quan họ có ba loại, người xưa thường dùng : Văn phong cổ, văn phong kim, và cả cổ kim lẫn. Thí dụ một số bài ca Quan họ dưới đây mang dấu ấn cổ như : la rằng, đường bạn, tình tạng, Hừ la, Thú giải phiền và một số bài ca mang nhiều dấu ấn văn phong Kim, như “chia rẽ đôi nơi, Quán trắng phố nhời, Thiết tha…”
Để ý trong các cuộc thi hát đối đáp Quan họ ngày nay, thấy cuất hiện nhiều bài ca có văn phong đẹp, ăn nhập đối đáp. Nhưng cũng có bài bên ra đối hát văn phong cổ, bên đáp lại lời ca vừa cổ vừa kim, sinh ra sượng sùng. ở đây một phần do khả năng người viết chưa đủ để toát lên cả cái cổ lẫn cái kim trong lời bài hát. “Giọng văn lai láng - trong sáng diệu kỳ” - Văn phong Quan họ thực đẹp thực hay, hãy bắt chước người xưa, làm được như người xưa.
2. Vị thế, giá trị của hát Quan họ làng Diềm trong sự đánh giá của xã hội, của các nhóm/bọn Quan họ.
Trong việc hát Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh, làng Diềm được coi là một làng có lối hát Quan họ đặc biệt, một phong cách hát riêng nhưng luôn giữ được văn phong và nhạc điệu của Quan họ. Qua các cuộc hội thi Quan họ hàng năm giữa các nhóm/bọn Quan họ của các làng với nhau, làng Diềm luôn là làng đạt được những danh hiệu cao của tỉnh.
Chương 3
Việc sinh hoạt/hát Quan họ ở làng diềm với việc phát triển du lịch.
1. Làng Diềm được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến như một làng Quan họ nổi tiếng với những giọng hát hay của những liền anh liền chị cùng với môi trường sinh thái nhân văn đặc trưng của làng quê cổ truyền Việt Nam. Qua lề lối, hội làng và “Mùa”, hát Quan họ của hoạt động hát Quan họ làng Diềm đã làm say lòng bao du khách.
Xa xưa ít người nói “đi hát Quan họ” mà thường dùng: “đi chơi Quan họ”, cũng có nơi kiêng chữ Hát thì nói : Chúng em đi “ca Quan họ”. Ca Quan họ mới chỉ là công việc “Bảy tỏ nỗi lòng bằng ca hát” chứ còn chơi Quan họ thì bao gồm tất cả những việc như : Giao tiếp, ứng xử, ăn, mặc, phong tục, lễ nghĩa, ca hát, lối sống… mà ngày nay, các nhà nghiên cứu nói gộp lại bằng cụm từ : Văn hoá Quan họ xưa và nay. Quan họ thường nói chung một quan niệm : không phải ai hát Quan họ giỏi mà đã biết chơi Quan họ. Chẳng hiểu vì sao dân gian tôn vinh từ Chơi ! Chỉ biết những từ này được lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ và đặc biệt được nhiều bọn Quan họ thừa nhận. Làm việc khoa học, có bài bản. Quan họ gọi là lề lối, lề lối chơi Quan họ là một hình thái sinh hoạt văn hoá của những người có văn hoá và yêu văn hoá. Âu đó cũng chính là nét đẹp cổ truyền mà mỗi người chúng ta cũng thấy yêu.
Đặc biệt với làng Diềm họ có suy nghĩ : Ăn chơi cũng phải theo mùa. Trong Quan họ đúng là ăn chơi quanh năm, cả bốn mùa - Mỗi mùa một vẻ với những nét đẹp riêng. Nào là mùa Xuân thì thung dung đi chơi hội, mùa hè đi tắm mát ở sông Nhị Hà, mùa thu ngồi la đà uống rượu, rồi cuối cùng là mùa Đông tìm chốn Bạch Tuyết ngâm nga… Tất cả gói gọn trong một bài ca có giai điệu mềm mại, trữ tình.
Tất cả những hoạt động, những nét riêng đó đã thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Khách du lịch đến thưởng thức Quan họ ở làng Diềm, có khách trong nước và khách nước ngoài. Tổng kết lượng khách Pháp, khách Đức, khách ý, khách Nhật, khách Hàn Quốc là những lượng khách đến với làng Diềm để thưởng thức Quan họ đông nhất. Đặc biệt khách Nhật là khách đông nhất, họ đắm chìm trong Quan họ.
Số lượng khách đến thưởng thức hát Quan họ ở làng Diềm một năm có tới trên dưới 50 đoàn, có đoàn đông tới 30-50 khách.
2. Du khách thích thú, say mê thương thức Quan họ.
Qua sử sách, đến nay các nhà nghiên cứu đã thống nhất một nhận định là : “Chưa miền quê nào nhiều hội làng như ở Bắc Ninh. Về thời gian thì kể từ ngày 4-5 tháng giêng cho đến đầu tháng tư âm lịch, nơi nơi mở hội, đặc biệt là làng Diềm ngày xưa một năm có tới 50 ngày họi.
Hội đã mở thì có rất nhiều trò chơi, như chọi gà, đu quay, cờ người, thả chim câu… nhưng không thể thiếu hát Quan họ. Bên cạnh việc tổ chức ca hát, người ta làm cỗ rất to để thiết đãi bạn bè. Có những làng còn quan niệm : Tết Nguyên đán cỗ không to bằng cỗ hội làng.
Du khách còn thích thú với môi trường biểu diễn của Quan họ làng Diềm. Các “liền anh, liền chị” cũng thường hát với nhau khi nhận lời mời của làng. Những cuộc vui ca như vậy Quan họ có chung một cách gọi là : hát một canh hay còn gọi là ca một canh. Với mục đích vui xóm vui làng, vui bầu vui bạn, cầu phúc, cầu may.
Một canh hát Quan họ dài nhất có thể kéo dài 3 ngày 3 đêm, canh ngắn nhất cũng một, hai giờ đồng hồ. Giữ đúng lề lối mà Quan họ đã định ra, một canh Quan họ dẫu ngắn dài thông thường chia làm ba chặng : Chặng một gọi là lề lối (hát những bài hát thật cổ, khó hát, đây cũng là những bài hát buộc người hát phải thuần thục trước khi vào chặng hai), đặc điểm của chặng một là nhiều tiếng đệm, tốc độ chậm rãi, mang dấu hiệu cổ kính của Quan họ truyền thống. Chặng hai Quan họ gọi là giọng vặt gồm nhêìu bài đạt tới trình độ như những cá khúc, có câu có đoạn, gắn bó. Đây là những lờid ca gợi niềm thương nỗi nhớ, nỗi trăn trở về cuộc đời. Chặng ba gọi là Giã bạn ở chặng cuối cùng Quan họ khách thường ca những bài ngỏ ý xin phép ra về, Quan họ chủ ca những bài níu giữ gần về sáng, những bài ca chia tay đêm khuya càng lưu luyến, càng bổng trầm, mặn nồng tình nghĩa.
Cái hay, cái đặc biệt của Quan họ là ở chỗ người hát, người nghe có thể cùng ngồi với liền anh liền chị trong nhà hoặc có thể cùng ngồi thuyền dạo quanh hồ, trên sông, hoặc cũng có thể cùng quây quần nơi sân đình hay dạo bộ trên con đường, con ngõ của làng.
Cái làm cho Du khách bị thu hút hơn nữa đó là trang phục áo the khăn xếp (liên anh) tay cầm ô, áo mớ ba mớ bảy, nón quai thao (liền chị) tay bưng trầu têm cánh phượng. Với trang phục nữ Quan họ là áo mớ ba mớ bảy, may bằng the, lụa). Yến cổ viền, bao thắt lưng xanh, váy rồi rủ hình lưỡi trai, chân đi dép cong… không thể thiếu khăn vuông mỏ quạ - không hẳn ai biết hát Quan họ cũng biết chít mà để chít đúng cách, đẹp theo Quan họ không phải dễ. Khăn mà chưa chít đúng sẽ làm giảm vẻ đẹp thanh nhã, đoan trang của liền chị. Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt như hình chiếc búp sen. Thực tế khăn vuông mỏ quạ không đơn thuần chỉ là công cụ trang phục trên đầu người thiếu nữ, mà hẳn là công việc nghệ thuật làm đẹp cần có ở người con gái Quan họ. Cũng vì thế mà khuôn mặt búp sen của người thiếu nữ Quan họ trong ngày hội muôn đời và muôn đời… làm ngơ ngẩn các liền anh.
Bên cạnh đó vẻ đẹp của Quan họ còn thể hiện qua miếng trầu, Quan họ đã tiếp khách, đi mới khách, hoặc đi chơi hội, thậm chí sang nhà nhau “thăm thầy, thăm mẹ nhau - sau nữa là thăm anh Hai, chị Hai”. Thường là có cơi trâu têm cánh phượng, làm được miếng trầu đã khó. Được mời trầu còn khó hơn. Vượt lên tất cả là cái tình cái nghĩa, là lời nói câu mời sao cho khéo, cho đẹp thì nếu ta có được người Quan họ mời ăn trầu cánh phượng… chắc cũng dễ ăn.
Nhưng khách thực sự say đắm nghe thưởng thức Quan họ là ở lời bài hát và ở giọng điệu mượt mà, bay bổng, sâu xa nhưng không kém phần sâu sắc thầm kín trang trải tâm tình của con người với con người, của con người với trời đất, thiên nhiên…
Đến với Quan họ là đến với môi trường xã hội mang ý nghĩa nhân văn cao cả.
3. Làng Diềm nói riêng là tỉnh Bắc Ninh nói chung đã khai thác môi trường xã hội nhân văn vào việc hoạt động du lịch trong thời gian qua rất hiệu quả. Thông qua khách du lịch đến với hát Quan họ, nó có tác động đến sự duy trì và phát triển của hát Quan họ, mặt khác nó có thu nhập kinh tế thông qua việc du khách mua phí và mua các sản phẩm thủ công mĩ nghệ cùng các dịch vụ khác.
Không chỉ có làng Diềm mà nói chung tỉnh Bắc Ninh đã sớm nhận ra nguồn phát triển du lịch trong tỉnh, trong địa phương, đã kết hợp để ngày càng hoàn thiện hơn nữa trong việc tiếp đón, phục vụ du khách, không chỉ có trong nước mà còn cả khách nước ngoài. Phát triển hát Quan họ cũng như một loại hình dịch vụ tăng thêm thu nhập, đồng thời cũng để bảo tồn vốn cổ của dân tộc.
Kết luận
Tổ chức tốt loại hình sinh hoạt hát Quan họ để phục vụ khách du lịch để vừa bảo tồn vốn cổ của dân tộc, đồng thời đã làm được một việc vô cùng quan trọng là xác lập văn hoá cũng là động lực phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại hiện nay.
Duy trì và tổ chức các cuộc thi hát Quan họ hàng năm, động viên các làng Quan họ tổ chức thi và biểu diễn hát Quan họ trong các dịp hội làng và các ngay lễ.
Hỗ trợ việc duy trì phát triển của Trung tâm văn hoá Quan họ và đoàn nghệ thuật Quan họ của tỉnh Bắc Ninh làm linh hồn cho việc khôi phục, phát huy giá trị hát Quan họ.
Động viên thế hệ trẻ tham gia tập luyện biểu diễn hát Quan họ. Tiếp tục phát triển hình thành tour du lịch du thuyền và nghe hát Quan họ.
Với phạm vi đề tai này là một niên luận. Nếu có thời gian và điều kiện tôi muốn phát triển thành một bài Báo cáo Khoa học.
Mục lục
Trang
Đề tài
Làng Diềm Bắc Ninh với việc phát triển du lịch văn hoá
2
Đối tượng
Khách Du lịch trong và ngoài nước
3
Chương I :
Lịch sử - xã hội và môi trường tự nhiên của làng Diềm
3
1.
Làng Diềm -Quá trình hình thành và phát triển
3
2.
Môi trường tự nhiên
4
Chương II:
Sữúât hiện sinh hoạt hát Quan họ ở Làng Diềm
6
1.
Sinh hoạt hát Quan họ có từ bao giờ và ai là bà tổ Quan họ ở làng Diềm
6
2.
Vị thế, giá trị của hát Quan họ làng Diềm trong sự đánh giá của xã hội
8
Chương III:
Việc sinh hoạt Quan họ ở làng Diềm với việc phát triển du lịch
9
1.
Làng Diềm được khách Du lịch trong và ngoài nước biết đến như một làng Quan họ gốc
9
2.
Du khách thích thú, say mê thưởng thức Quan họ
10
3.
Làng Diềm nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung đối với hoạt động Du lịch
13
Kết luận
14
Mục lục
15
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 83.doc