Đề tài Lác ngoài cơ năng có độ lác không ổn định: Đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật – Trịnh Thị Bích Ngọc

Tài liệu Đề tài Lác ngoài cơ năng có độ lác không ổn định: Đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật – Trịnh Thị Bích Ngọc: 3 LÁC NGOÀI CƠ NĂNG CÓ ĐỘ LÁC KHÔNG ỔN ĐỊNH: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TRỊNH THỊ BÍCH NGỌC Bệnh viện Mắt Hà Nội HÀ HUY TÀI Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của các hình thái lác ngoài cơ năng có độ lác không ổn định (LNCNCĐLKOĐ) và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: 62 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là LNCNCĐLKOĐ và điều trị tại Bệnh viện Mắt TW từ 1/2006 đến 9/2008. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu, không có nhóm chứng. Kết quả: 62 BN có tuổi trung bình là 10,48 + 8,07. Trong đó 80,6% BN có hình thái LNCNCĐLKOĐ đơn thuần và chỉ 19,4% BN kèm theo hội chứng chữ A, V. Tỷ lệ đạt kết quả tốt giảm dần theo thời gian sau phẫu thuật (PT): Sau 1 tháng là 80,6%, sau 6 tháng còn 74,5%. Kết quả loại trung bình là 25,8%, kém là 9,7%. Độ lác tối đa trung bình trước PT là 30,68o, sau PT là 6,65o, độ lác tối thiểu trung bình trước PT là 11,35o, sau PT còn 0,47o. Tỷ lệ BN có thị giác hai mắt trướ...

pdf11 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lác ngoài cơ năng có độ lác không ổn định: Đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật – Trịnh Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 LÁC NGOÀI CƠ NĂNG CÓ ĐỘ LÁC KHÔNG ỔN ĐỊNH: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TRỊNH THỊ BÍCH NGỌC Bệnh viện Mắt Hà Nội HÀ HUY TÀI Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của các hình thái lác ngoài cơ năng có độ lác không ổn định (LNCNCĐLKOĐ) và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: 62 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là LNCNCĐLKOĐ và điều trị tại Bệnh viện Mắt TW từ 1/2006 đến 9/2008. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu, không có nhóm chứng. Kết quả: 62 BN có tuổi trung bình là 10,48 + 8,07. Trong đó 80,6% BN có hình thái LNCNCĐLKOĐ đơn thuần và chỉ 19,4% BN kèm theo hội chứng chữ A, V. Tỷ lệ đạt kết quả tốt giảm dần theo thời gian sau phẫu thuật (PT): Sau 1 tháng là 80,6%, sau 6 tháng còn 74,5%. Kết quả loại trung bình là 25,8%, kém là 9,7%. Độ lác tối đa trung bình trước PT là 30,68o, sau PT là 6,65o, độ lác tối thiểu trung bình trước PT là 11,35o, sau PT còn 0,47o. Tỷ lệ BN có thị giác hai mắt trước PT là 11,3%, sau PT 6 tháng là 67,7% (p<0,001). Tỷ lệ biến chứng trong và sau PT không đáng kể. Kết luận: Hình thái lác đơn thuần là hay gặp nhất (80,6%). Phần lớn BN được khám và điều trị ở độ tuổi khá cao (10,48 + 8,07). Đa số BN có độ lác tối đa trước PT ở mức trung bình (15o – 30o). Kết quả PT thành công sau 6 tháng khá cao: 74,5%. Độ lác tối đa, tối thiểu trung bình giảm nhiều sau PT. Tỷ lệ BN phục hồi thị giác 2 mắt sau PT 6 tháng cao (67,7%). PT lác nhìn chung an toàn, ít biến chứng trong và sau PT. Từ khoá: lác ngoài cơ năng có độ lác không ổn định, Hội chứng chữ A, V I. ĐẶT VẤN ĐỀ LNCNCĐLKOĐ là loại lác khá hay gặp ở trẻ em, chiếm tỷ lệ khoảng 40- 50% trong lác cơ năng. Hình thái bệnh phong phú, tương đối dễ chẩn đoán nhưng kết quả điều trị còn chưa ổn định. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về loại lác này như Hardesty (1997), Jampolsky (1978), Williams (1997), Edwin (2006)... Ở Việt Nam từ trước tới nay có một vài nghiên cứu có liên quan tới vấn đề này (gần đây nhất là nghiên cứu của Khauvphara năm 2005) nhưng chưa thật sâu và toàn diện. Do vậy chúng 1. Công trình nghiên cứu 4 tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả của phẫu thuật lác ngoài cơ năng có độ lác không ổn định” nhằm 2 mục tiêu: - Mô tả hình thái lâm sàng của LNCNCĐLKOĐ - Đánh giá kết quả phẫu thuật của LNCNCĐLKOĐ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu Những BN được chẩn đoán là LCNCĐLKOĐ được điều trị tại Khoa mắt trẻ em Bệnh viện Mắt TW từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 9 năm 2008 đáp ứng các điều kiện sau: - BN có tuổi từ 3 đến 30, có lác ngoài cơ năng với độ lác dao động 50 - Đã được điều trị nhược thị (nếu cần). - BN và gia đình hợp tác trong nghiên cứu và có điều kiện theo dõi sau mổ từ 3 6 tháng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu không có nhóm chứng. - Cỡ mẫu và chọn mẫu: 62 BN đáp ứng điều kiện chọn mẫu được chọn liên tục để nghiên cứu. - Quy trình nghiên cứu: + Khám lâm sàng: hỏi bệnh sử lác và các yếu tố liên quan, đo thị lực, khúc xạ, thử kính, khám xác định hình thái, tính chất lác, độ lác tối đa, tối thiểu... + Chỉ định PT: Đối với hình thái lác đơn thuần, lác ngoài cơ bản: Tiến hành PT lùi - rút cơ trực ngang theo bảng định lượng. Khi độ lác nhìn xa lớn hơn độ lác gần: ưu tiên chỉ định PT lùi cơ trực ngoài cả hai mắt. BN 15 tuổi có thể sử dụng kỹ thuật khâu chỉ có thể điều chỉnh sau PT. Lác có phối hợp hội chứng A,V: lùi- rút cơ trực ngang kết hợp với di chuyển chỗ bám của cơ theo chiều đứng. Nếu có quá hoạt cơ chéo thì can thiệp PT cơ chéo. + Thời điểm đánh giá kết quả PT: sau phẫu thuật 1, 3, và 6 tháng. + Tiêu chuẩn đánh giá kết quả PT: Đánh giá độ lác và thị giác 2 mắt (theo Hiles và Costanbader) . Về độ lác: Phân thành 3 mức độ: Kết quả loại tốt: độ lác tối đa và tối thiểu ≤ 50. Trung bình: độ lác tối đa và tối thiểu > 50 - 100 . Kém: độ lác tối đa và tối thiểu > 100 . Thị giác 2 mắt sau PT: Đánh giá thị giác 2 mắt ở các mức độ đồng thị, hợp thị và phù thị. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm lâm sàng của LNCNCĐLKOĐ Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng Đặc điểm lâm sàng n % Tuổi trung bình phẫu thuật 10,48± 8,07 (3-30tuổi) Lác trước 6 tháng tuổi 43 69,3 Giới Nam 22 35,5 5 Nữ 40 64,5 Có yếu tố nguy cơ 25 40,3 Có cận thị và/ hoặc loạn thị 22 35,5 Hình thái lác: Đơn thuần (luân phiên, luân hồi) Kèm theo hội chứng A, V 50 12 80,6 19,4 Theo lời kể của gia đình (có thể độ chính xác chưa cao vì là yếu tố chủ quan) thì có tới 69,3% bệnh nhi xuất hiện lác trước 6 tháng tuổi (được gọi là lác bẩm sinh). Chúng tôi cho rằng tỷ lệ này là khá cao vì theo nhiều y văn thì nhìn chung tuổi bị lác ngoài thường muộn hơn lác trong, đa số xuất hiện sau 3 tuổi, tuy nhiên trong các hình thái lác cơ năng phân kỳ thì lác phân kỳ bẩm sinh thường xảy ra trước 1 tuổi. Các yếu tố nguy cơ gây lác hay được nói tới như di truyền, sốt cao co giật, chấn thương sản khoa, tật khúc xạ Trong đó có trên 30% số BN có yếu tố gia đình, di truyền tức là có người thân (ông, bà, bố, mẹ) cũng bị lác. 35,5% (22 BN) bị cận hay loạn cận. Hình thái lác chủ yếu là lác luân phiên đơn thuần (50 BN – 80,6%), có 19,4% (12 BN) kèm theo hội chứng chữ cái A, V. Tỷ lệ các hội chứng A, V cũng rất khác nhau tuỳ theo từng nghiên cứu, nhìn chung nó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong lác cơ năng. Theo Urist MJ. tỷ lệ này là 40%; Knapp M.: 12,5%; Hugonnier R.: 20-25%, Lang J.: 13%. Gần đây tác giả Phạm Hải Vân có đưa ra tỷ lệ này là 5,1% trong nghiên cứu của mình. Hội chứng chữ V thường hay gặp hơn hội chứng chữ A. Tỷ lệ LNCNCĐLKOĐ ở nữ giới cao hơn nhiều so với nam (64,5% so với 45,5%). Điều này cũng tương tự như nhiều nghiên cứu về lác cơ năng trong nước (Phạm Hải Vân (2008): 58% nữ so với 42% nam; Hà Huy Tài (2004): 60,7% so với 39,3%...). Tỷ lệ BN nữ cao hơn hẳn nam và tuổi PT trung bình quá cao (10,48± 8,07) (mặc dù đa số các gia đình BN đã biết được con cháu mình bị lác từ rất sớm mà không cho đi chữa ngay) nói lên kiến thức sai lệch của người dân về bệnh lác. Nhiều người dân (nhất là sống ở các tỉnh xa Hà Nội) cho rằng lác chỉ gây ra xấu mà không biết nó có thể làm giảm thị lực (nhược thị) và ảnh hưởng tới chức năng thị giác hai mắt, do vậy thường ưu tiên cho các bé gái đi chữa hơn bé trai và ít khi cho đi chữa từ trước 3 tuổi. Ngoài ra còn do nhiều lý do khác như điều kiện kinh tế, dân trí, hệ thống khám chữa bệnh chuyên khoa, trình độ của thầy thuốc nhãn khoa, hệ thống thông tin tuyên truyền và giáo dục sức khoẻ... Bảng 2: Độ lác trước phẫu thuật Độ lác Tối đa Tối thiểu n % n % <15o 2 3,2 37 59,7 6 15o- 30o 35 56,5 22 35,5 >30o 25 40,3 3 4,8 Khi đánh giá chung mức độ lác của BN người ta thường dựa vào độ lác tối đa, trong nghiên cứu này BN lác ở mức trung bình (15 đến 30o) chiếm tỷ lệ cao nhất 56,5%. Tiếp đến là mức nặng (trên 30o) chiếm 40,3% và cuối cùng ở mức nhẹ chỉ có 2 BN (3,2%). Nghiên cứu của Khauv Phara (2005) cho thấy 34,5% số BN có độ lác 15o – 30o . Mức chênh lệch giữa độ lác tối đa và tối thiểu nói lên biên độ lác của BN. Mức độ lác và biên độ lác thường liên quan chặt chẽ tới chỉ định PT lác (số mắt cần mổ, số cơ cần mổ, mức độ định lượng, ưu tiên lùi hay rút ngắn cơ, can thiệp cơ trực trong hay trực ngoài) 3.2. Kết quả PT 3.2.1. Kết quả PT về độ lác * Kết quả chung theo hình thái lác Bảng 3: Kết quả PT theo hình thái lác Hình thái lác Kết quả PT Lác luân phiên đơn thuần Kèm theo hội chứng A-V Tổng số n % n % n % Tốt (≤ 5o ) 31 62 9 75 40 64,5 Trung bình(> 5o – 10o ) 14 28 2 16,6 16 25,8 Kém (> 10o ) 5 10 1 8,4 6 9,7 Tổng số 50 80,6 12 19,4 62 100 P = 0,683 Bảng 3 cho thấy tỷ lệ BN có lác ngoài luân phiên đơn thuần chiếm 80,6% BN nghiên cứu, còn lại 19,4% BN có lác ngoài kèm theo hội chứng chữ V hoặc A. Tỷ lệ PT loại tốt ở hình thái lác luân phiên đơn thuần thấp hơn so với lác có kèm theo hội chứng A hoặc V (dựa vào độ lác sau PT): 62% so với 75%. Tuy nhiên sự khác nhau không có ý nghĩa về thống kê (tất cả 3 loại kết quả PT: P đều >0,05). Về mặt định lượng PT để khử độ lác thì trong cả hai hình thái lác trên cơ bản không có sự khác nhau. Nhưng đối với loại lác có kèm theo hội chứng A hoặc V thì còn phải áp dụng thêm một số kỹ thuật khác trong PT như xử lý các cơ chéo (chỉ khi có quá hoạt cơ chéo), di chuyển chỗ bám của các cơ trực ngang theo chiều đứng phù hợp với từng loại hội chứng chữ cái hay kích cỡ của hội chứng. 7 Bảng 4. Tham khảo kết quả của một số tác giả về PT LNCNCĐLKOĐ Tác giả Tỷ lệ thành công Hiles (1968) 83% Hiram Hardesty (1978) 78% Jampolsky A (1983) 55% Franzco (2005) 50 – 60% Khau V Phara (2005) 81,7% N/C của chúng tôi (2008) 74,5% Tỷ lệ PT thành công có sự khác nhau giữa các tác giả, điều quan trọng nhất là chỉ định PT phải đúng đắn, kỹ thuật PT chuẩn xác nhưng một phần kết quả còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá sau PT của từng người. Nhìn chung kết quả thành công của các tác giả đều ở mức trung bình tới tốt. Kết quả của chúng tôi thuộc loại khá. * Độ lác tối đa và tối thiểu 30.68 6.65 11.35 0.47 0 5 10 15 20 25 30 35 Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật Thời gian Đ ộ l á c Độ lác tối đa Độ lác tối thiểu Biểu đồ 1: So sánh độ lác tối đa, tối thiểu trung bình trước và sau phẫu thuật 6 tháng Trước PT độ lác tối đa trung bình là 30,68o, sau mổ 6 tháng chỉ còn 6,65o (giảm được hơn 80% độ lác lúc đầu) và độ lác tối thiểu giảm được khoảng 95% (từ 11,35o xuống còn 0,47o). Sự khác biệt giữa độ lác tối đa và tối thiểu trung bình sau mổ có ý nghĩa thống kê (p<0,001). * Độ lác tối đa 8 74.50% 15.80% 80.60% 77.70% 9.70% 12.60%9.70% 9.70%9.70% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 1 tháng 3 tháng 6 tháng Tốt Trung bình Kém Biểu đồ 2: Phân loại kết quả phẫu thuật (dựa vào độ lác tối đa) Trong ba loại kết quả PT thì kết quả loại tốt chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên nó có xu hướng giảm dần theo thời gian sau PT (sau PT 1 tháng: 80,6%, sau 3 tháng: 77,7% và sau 6 tháng: 74,5%), kết quả PT loại trung bình lại có xu hướng tăng nhẹ theo các thời điểm đánh giá sau PT. Kết quả loại kém thì dường như ổn định. Những nhận xét này khá trùng hợp với nghiên cứu của Hà Huy Tài năm 2004 trên 150 BN được PT lác. * Độ lác tối thiểu Bảng 5: Độ lác tối thiểu sau phẫu thuật Thời gian đánh giá Kết quả (độ lác sau PT) 1 tháng 3 tháng > 6 tháng n % n % n % Tốt (≤ 5o ) 57 91,9 58 93,5 58 93,5 Trung bình (> 5o – 10o ) 5 8,1 4 6,5 4 6,5 Kém (> 10o) 0 0 0 0 0 0 Tổng số 62 100 62 100 62 100 Theo thời gian sau PT, độ lác tối thiểu ít biến động hơn nhiều so với độ lác tối đa. Không có BN nào có kết quả thuộc loại kém. BN có kết quả tốt chiếm tỷ lệ cao nhất và rất ổn định (trên 90% ở cả 3 thời điểm đánh giá), kết quả trung bình chiếm dưới 10% và cũng khá ổn định. 3.2.2. Thị giác hai mắt 9 11.30% 88.70% 67.70% 32.30% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật Có thị giác 2mắt Không có thị giác 2mắt Biểu đồ 3: Thị giác hai mắt trước và sau phẫu thuật 6 tháng Thị giác hai mắt (TGHM) phục hồi tốt sau PT 6 tháng, chiếm tỷ lệ cao hơn trước mổ, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Trước PT chỉ có 11,3% có TGHM nhưng sau PT thì tỷ lệ này đã tăng lên 67,7%. Tỷ lệ BN phục hồi TGHM của chúng tôi là 56,4%, cao hơn chút ít so với nghiên cứu của Trần Huy Đoàn năm 2006 với tỷ lệ phục hồi TGHM sau PT là 50,9%, vì BN của chúng tôi có tuổi đời thấp hơn (từ 3 đến 30) trong khi BN của Trần Huy Đoàn đều là người trưởng thành. Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tần năm 1998 ở nhóm trẻ em bị lác phân kỳ cũng cho thấy tỷ lệ BN phục hồi TGHM sau PT lác rất cao: những BN đã được tập chỉnh thị sau PT có tỷ lệ TGHM tăng từ 16,7% trước PT lên 71,67%. Một số yếu tố đã được khẳng định có tác động tốt đến khả năng phục hồi TGHM sau PT là tuổi PT sớm (trước 3 tuổi), mắt sau mổ phải cân bằng, không nhược thị... 12.50% 87.50% 17.70% 82.30% 67.70% 32.30% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 1tháng 3tháng 6tháng Có thị giác 2mắt Không có thị giác 2mắt Biểu đồ 4: Tỷ lệ phục hồi thị giác 2 mắt sau phẫu thuật tăng theo thời gian. 10 Thị giác hai mắt là điều kiện quan trọng để giữ cho hai mắt cân bằng lâu dài, nhưng chính sự cân bằng của hai mắt sau PT (do PT tốt) cũng giúp cho việc phục hồi TGHM và ngược lại. Đó chính là vòng xoắn tác động qua lại và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo Ball (1993): sau PT 1 năm có 25% có TGHM, còn theo Hart (2006) thì có 59%. Biểu đồ 4 cho thấy tỷ lệ BN có TGHM tăng dần sau PT ở các thời điểm đánh giá: Sau PT 1 tháng mới chỉ có 12,5% BN có TGHM nhưng sau 6 tháng tỷ lệ này đã tăng lên 67,7%. Bảng 6: Tham khảo kết quả thị giác 2 mắt sau phẫu thuật 6 tháng của một số tác giả TGHM sau PT Tác giả Có TGHM Không có TGHM Broniaresyk - LaBa (1995) 50,7% 49,3% Phạm Văn Tần (1998) 85,75% 14,25% Mets M.B (2004) 41,7% 58,3% Khau V phara (2005) 35,1% 65,9% N/ C của chúng tôi (2008) 67,7% 32,3% Bảng 6 cho thấy tỷ lệ BN có TGHM cũng rất khác nhau, chiếm từ 35,1% đến 85,75%. Chúng tôi cho rằng nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến các tỷ lệ đó như tuổi của BN (BN nhỏ quá khó đánh giá được chính xác), phương pháp đánh giá (chúng tôi đánh giá bằng máy synoptophore, còn một số tác giả khác đánh giá bằng các loại tét hình nổi). 3.2.3. Biến chứng của PT * Biến chứng trong PT Nhìn chung có rất ít biến chứng trong khi PT lác với nhiều loại chỉ định PT khác nhau. Về biến chứng tại chỗ chúng tôi chỉ gặp một số ca bị chảy máu từ cơ, việc xử lý dễ dàng và không để lại hậu quả gì. May mắn là không có ca nào bị tụt mất cơ trong khi PT vì đây là loại biến chứng đáng sợ thỉnh thoảng gặp phải nhất là khi PT viên thiếu kinh nghiệm và thiếu cẩn thận. Biến chứng toàn thân cũng chỉ gặp 1 ca có phản xạ mắt- tim do kéo cơ mạnh trong PT, nhất là cơ thẳng trong, khi thả lỏng cơ thì BN sẽ trở lại bình thường trong chốc lát. * Biến chứng sau PT Bảng 7: Biến chứng sau phẫu thuật Biến chứng Phương pháp PT Chỉnh non Song thị Biến chứng khác Tổng số n % n % n % n % Đơn thuần 5 8,2 0 0 0 0 39 62,9 Đơn thuần + Di chuyển cơ 2 3,2 0 0 0 0 6 9,7 Đơn thuần + Chỉnh chỉ 2 3,2 1 1,6 2 3,2 13 20,9 11 Đơn thuần + Can thiệp cơ chéo 1 1,6 0 0 0 0 4 6,5 Tổng số 10 16,2 1 1,6 2 3,2 62 100 Chỉnh non, nghĩa là BN vẫn còn lác sau khi mổ được coi là một loại biến chứng khá hay gặp. Trong trường hợp BN là người lớn hoặc trẻ lớn thì việc khắc phục khá đơn giản bằng cách chỉnh chỉ ngay ngày hôm sau khi thay băng (đối với độ lác còn lại dưới 10o+), còn đối với trẻ nhỏ mà có kết quả mổ non hay mổ già thì chưa nên PT bổ sung ngay trong vài ngày sau vì độ lác còn thay đổi khá nhiều trong thời gian 2-3 tháng đầu, do vậy theo kinh nghiệm của chúng tôi thì tốt nhất sau thời gian đó mới nên PT thêm để chỉnh sửa, trong trường hợp độ lác còn lại >10o. Nguy cơ gây song thị đã được cảnh báo và giải thích cho tất cả BN lớn tuổi trước khi mổ. Có một số BN bị song thị ngay sau mổ nhưng thường chỉ nhất thời sau một vài tuần sẽ hết. Nếu BN khó chịu nhiều cần bịt từng mắt luân phiên. Song thị hay xảy ra trong những trường hợp mổ già. Các biến chứng khác như u hạt, sẹo lồi, nang kết mạc, cương tụ mạch máu kéo dài thường xuất hiện sau vài tuần, điều trị bằng tra Corticoid tại chỗ sẽ đỡ dần. Rất ít trường hợp cần can thiệp PT cắt sẹo lồi. IV. KẾT LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng của các hình thái LNCNCĐLKOĐ - Hình thái lác đơn thuần hay gặp nhất (80,6%). - Tuổi trung bình khi điều trị khá cao: 10,48 + 8,07. - 69,3% BN xuất hiện lác trước 6 tháng tuổi. - BN hay có tật khúc xạ cận, cận - loạn (35,5%) và chính thị. Tỷ lệ viễn thị rất thấp. - BN thường có độ lác tối đa trước PT ở mức trung bình (15o – 30o). Độ lác tối thiểu thường dưới 15o. 4.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật LNCNCĐLKOĐ - Tỷ lệ BN có kết quả PT thành công sau 6 tháng khá cao: 74,5%. - Tỷ lệ PT thành công đối với các hình thái lác tương đương nhau. - Sau PT, độ lác tối đa trung bình giảm được hơn 80% (trước PT độ lác tối đa trung bình là 30,68o, sau mổ 6 tháng chỉ còn 6,65o) và độ lác tối thiểu giảm được khoảng 95% (từ 11,35o xuống còn 0,47o). - Tỷ lệ BN phục hồi thị giác 2 mắt sau PT cao: 67,7%. - Lác là loại PT khá an toàn, rất ít biến chứng nặng 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. KHAUV PHARA (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng lác cơ năng phân kỳ và kết quả điều trị phẫu thuật, Luận văn thạc sỹ y học, ĐH Y Hà Nội. 2. PHẠM VĂN TẦN (1998), Điều trị phục hồi thị giác 2 mắt trong phức hợp điều trị lác cơ năng, Luận án Tiến sỹ Y học, ĐH Y Hà Nội. 3. HÀ HUY TIẾN (1991), Điều trị lác cơ năng, Tập hợp công trình NCKH, ĐH Y Hà Nội, 4. AUDREY CHIA (2005), A Retrospective Review of 287 consecuitive Children in Singapore Presenting With Intermittent Exotropia, Singapore Eye Center, PP. 1 – 9. 5. BURTON J. KUSHNER (2006), Selective Surgery for Intermittent Exotropia Based on Distance/Near Differences, Clinical Sciences , PP. 324 – 328. 6. HARDESTY H., BOYTON R., PAUL KEENAN R. (1978), Treatment of intermittent exotropia, Arc. Ophthal. Vol. 96, PP. 268 – 274. 7. HELVESTON E.M. (1993), Surgical Management of Strabismus, Mosby, PP. 215 – 231. 8. JAMPOLSKY A. (1978), Adjustable Strabismus Surgical Procedure, Symposium of Strabismus. 9. EDWIN, FIGNRIRA AND STEPHEN HING FRANZCO (2006), Intermittent exotropia: Comparison of treatments, PP. 241 – 251. 10. WILLIAMS & WILKINS (1997) “Intermittent exotropia”, Text Book of Ophthalmology, PP. 289 – 292. SUMMARY INTERMITTENT EXOTROPIA: CLINICAL CHARACTERISTICS AND RESULTS OF SURGICAL TREATMENT Purpose: To describe the characteristics of clinical forms and to evaluate the results of intermittent exotropia (IE) surgical treatments. Patients and methods: Prospective clinical trial study on the 62 patients diagnosed as IE and treated in the National Institute of Ophthalmology from 1/ 2006 to 9/ 2008. Results: Mean age of patients at initial treatment is 10.48 + 8.07; 80.6% of patients belong to simple IE and 19.4% associated with A or V pattern. After surgery 6 months 74.5% of patients has good result, while the rate at one month after surgery is 80.6%. The mean of maximal degree and the mean of minimal degree of deviation were sharply decreased after surgery 6 months (30.68o before vs 6.65o after surgery and 11.35o before vs 0.45o after surgery respectively). The percentage of patients having binocular vision is so high (67.7% after vs 11.3% before surgery). The rate of complication of surgery are low. Conclusions: Most of patients with basic intermittent exotropia (80.6%) had the medium strabismic degree (15o - 30o). Average age of patients at the treated time were 13 quite high. The successful rate of surgery after 6 months was high (74.5%), but it had the tendency to reduce by time after surgery. The mean maximal and minimal strabismic degrees of IE were sharply decreased post-operation. The percentage of binocular vision recovery was high: 56.4% Keywords: intermittent exotropia (IE); A, V pattern

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_lac_ngoai_co_nang_co_do_lac_khong_on_dinh_dac_diem_la.pdf
Tài liệu liên quan