Tài liệu Đề tài Kỹ thuật nhân giống cây cà phê: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHDL VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
---o0o---
GVHD: Võ Thị Xuyến.
SVTH:
Bùi Thị Yến Sương.
Phạm Thị Thu Sương.
Bùi Thanh Tú.
Nguyễn Quốc Cường.
Ngô Văn Lam.
Dương Ngọc Văn Long.
Nguyễn Thị Mỹ Hằng.
Trương Thị Hoàng Hạnh.
HCM 10/2009
---o0o---
Nội dụng:
I.Giới thiệu chung về cây cà phê.
II.Nguồn nguyên liệu để nhân giống.
III.Nhân giống hữu tính.
Chọn lọc giống.
Chế biến và bảo quản hạt giống.
Xử lý hạt giống.
Kỹ thuật gieo hạt.
Chăm sóc cây con trong vườn ươm.
Điều chỉnh ánh sáng, huấn luyện cây con.
Chăm sóc đặc biệt những cây con xấu và xử lý cắt bầu thân đoạn đối với những cây con còn lại từ năm trước.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng.
Kỹ thuật xây dựng vườn ương và cho đất vào bầu.
IV.Nhân giống vô tính.
Nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép chồi.
Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành.
Các bước nhân giống vô tính.
Quy trình nhân giống,trồng,chăm sóc và thu hoạch cây cà phê.
I.Giới thiệu chung về cây cà phê:...
20 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kỹ thuật nhân giống cây cà phê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHDL VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
---o0o---
GVHD: Võ Thị Xuyến.
SVTH:
Bùi Thị Yến Sương.
Phạm Thị Thu Sương.
Bùi Thanh Tú.
Nguyễn Quốc Cường.
Ngô Văn Lam.
Dương Ngọc Văn Long.
Nguyễn Thị Mỹ Hằng.
Trương Thị Hoàng Hạnh.
HCM 10/2009
---o0o---
Nội dụng:
I.Giới thiệu chung về cây cà phê.
II.Nguồn nguyên liệu để nhân giống.
III.Nhân giống hữu tính.
Chọn lọc giống.
Chế biến và bảo quản hạt giống.
Xử lý hạt giống.
Kỹ thuật gieo hạt.
Chăm sóc cây con trong vườn ươm.
Điều chỉnh ánh sáng, huấn luyện cây con.
Chăm sóc đặc biệt những cây con xấu và xử lý cắt bầu thân đoạn đối với những cây con còn lại từ năm trước.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng.
Kỹ thuật xây dựng vườn ương và cho đất vào bầu.
IV.Nhân giống vô tính.
Nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép chồi.
Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành.
Các bước nhân giống vô tính.
Quy trình nhân giống,trồng,chăm sóc và thu hoạch cây cà phê.
I.Giới thiệu chung về cây cà phê:
Cây cà phê lần dầu tiên đưa vào Việt Nam từ năm 1888 và được trồng thử từ năm 1897. Giai đoạn đầu, cà phê chủ yếu trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình… đến đầu thế kỷ 20 mới được trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. Từ 1920 trở đi, cây cà phê mới có diện tích đáng kể đặc biệt ở Buôn Ma Thuật, Đăklăk. Khi mới bắt đầu, qui mô các đồn điền từ 200-300ha và năng suất chỉ đạt từ 400-600kg/ha. Cho đến nay, diện tích cà phê trên cả nước khoảng 500.000 ha và sản lượng có khi lên đến 900.000 tấn. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới.
Cà phê trồng ở nước ta có bao gồm cà phê vối (Robusta) chiếm 90% diện tích, cà phê chè (Arabica) 10% và cà phê mít (Excelsa) 1%. Do cà phê vối có hàm lượng caffeine cao (2-4%) nên hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè (caffein 1-2%) nên giá chỉ bằng một nửa. Cây cà phê chè ưa sống ở vùng núi cao và thưòng được trồng độ cao từ 1000-1500 m, nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp dưới 1000 m, nhiệt độ khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm và cần nhiều cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.
II. Nguồn vật liệu để nhân giốngHiện nay có 2 loại cà phê chè(Arabica) và giống cà phê vối(Robustta). Đây là 2 loài mang những đặc điểm di truyền cũng như yêu cầu sinh lý, sinh thái hoàn toàn khác nhau. Do vậy phương pháp và kỹ thuật nhân giống đối với từng loại vật liệu của 2 loài này có những điểm cơ bản khác nhau.
1. Vật liệu giống cà phê chè.Cà phê chè là một cây thụ phấn nên hầu hết các giống cây chè hiện đang được trồng ở trong nước như: Bourbon, Typica, Caturra,Catuai, mundo, Novo, Catimor, TH1,vvv…đều có độ thuần chủng rất cao. Vì vậy, việc nhân các giống này được thực hiện bằng phương pháp hữu tính. Tuy nhiên , để tránh bị lai tạp khi thiết lập các vườn nhân giống nhất thiết mỗi vườn chỉ trồng một loại giống và phải cách ly với các vườn giống khác.
Trong những năm gần đây Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đang phổ biến ra sản xuất giống cà phê chè lai thế hệ F1. Do điều kiện hiện nay chưa thể tổ chức được sản xuất hạt giống lai F1 nên vẫn phải nhân giống bằng phương pháp vô tính.
2. Vật liệu cà phê vốiKhác với cà phê chè, cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc do vậy không thể tạo ra được các dòng thuần để lấy hạt làm giống. Hiện nay, việc cung cấp hạt giống cà phê vối cho sản xuất đều là những hạt giống lai 2 hoặc đa dòng. Những vườn trồng bằng những loại hạt giống này không thể dùng để làm vườn để lấy hạt giống. Muốn thiết lập các vườn sản xuất lai 2 hoặc đa dòng người ta phải sử dụng các cây bố, mẹ được nhân bằng phương pháp vô tính và trồng thành hàng xen kẽ nhau để đảm bảo cho sự thụ phấn được tốt nhất và phải có biện pháp cách ly với các vườn cà phê vối khác tránh bị tạp giao. Kích thước hạt cà phê thường được di truyền theo cây mẹ vì vậy nên chọn những dòng vô tính có kích thước hạt lớn làm cây mẹ để sản xuất hạt giống.
Ngoài hạt giống lai, nguồn vật liệu giống cà phê vối thường dùng hiện nay để nhân giống và trồng trong sản xuất là các dòng vô tính. Nhân các dòng này bắt buộc phải dùng phương pháp nhân vô tính.
III. Nhân hữu tính.
1. Chọn lọc giống
Sử dụng các loại giống đã được nhà nước công nhận do cơ sở được phân công sản xuất cung cấp giống. Tiêu chuẩn vườn chọn làm vườn giống, cây chọn làm giống, quả giống đã được Bộ Nông nghiệp ban hành theo tiêu chuẩn cấp ngành. Nguyên tắc chung là sử dụng các vườn tốt có năng suất cao, cây tốt và quả tốt để chế biến làm giống.Trong tương lai việc sử dụng giống bằng con đường vô tính (giâm cành) sẽ thay thế dần việc sử dụng giống bằng hạt đối với cà phê vối (hữu tính). Phương pháp nhân giống vô tính dựa trên cơ sở bình tuyển, chọn lọc những cây mẹ xuất sắc có ở trong sản xuất đặc biệt là sản lượng cao và ổn định qua 3 - 4 năm theo dõi, kỹ thuật nhân giống vô tính không phức tạp, các cơ sở sản xuất có thể làm được, sẽ có quy trình hướng dẫn riêng về phương pháp sản xuất cành giâm bằng con đường vô tính.
2. Chế biến và bảo quản hạt giống
Chọn quả giống đã chín hoàn toàn để hái đem về chế biến trong vòng 24 giờ. Trong khi chờ đợi cần rải mỏng dày từ 8 - 10 cm. Sau khi xát tươi đem ủ từ 10 - 12 giờ rồi đem đãi thật sạch nhớt. Khi phơi cần rải mỏng từ 2 - 3 cm, ở trong bóng mát, thoáng gió, hoặc nắng nhẹ. Có thể phơi trên nong, cót để cho dễ thoát nước và dễ vận chuyển từ nơi nắng vào nơi mát. Thường xuyên đảo từ 1 - 2 giờ một lần để hạt giống khô đều, ít nứt nẻ. Khi độ ẩm ở trong hạt còn từ 20 - 30%, trung bình 25%, cắn hạt thấy còn dẻo là đã đủ độ ẩm để cung cấp làm giống. Thời gian bảo quản không nên quá hai tháng. Hạt giống càng để lâu càng mất sức nẩy mầm. Trong khi bảo quản cần rải hạt giống có độ dày từ 5 - 7 cm, hàng ngày có cào đảo để chống hiện tượng hạt giống bị thối mốc. Chú ý đặt trên giá cao ráo, không rải trực tiếp trên nền xi măng hay nền gạch không để trong kho có mái lợp bằng tôn kẽm, cần chọn nơi thoáng mát để bảo quản hạt giống. Hạt giống được đem bảo quản ở kho lạnh sẽ kéo dài được sức nẩy mầm.
3. Xử lý hạt giống
Hòa với nước vôi theo tỷ lệ: 0,5 kg vôi bột tốt trong 20 lít nước (2,5%) sau đó chỉ gạn lấy phần nước vôi trong đem đun nóng 60oC rồi cho hạt giống vào ngâm từ 20 - 24 giờ (hạt quá khô có thể ngâm 26 giờ). Sau đó đem đãi thật kỹ cho hết lớp nhớt bám ở vỏ hạt bằng nước lã sạch tùy theo số lượng hạt giống nhiều hay ít mà có hai các ủ sau đây:
+ Ủ hạt giống trong luống chìm: Chiều rộng luống từ 1 - 12 m, chiều sâu luống từ 0,6 - 0,8 m, cho các lớp nguyên liệu sau đây kể từ đáy luống trở lên:
* Lớp lá cây phân xanh tươi: 20 - 25 cm.
* Phân chuồng độn rác chưa hoai: 20 - 25 cm.
* Lớp vôi bột mỏng: 0,5kg/m2.
* Lớp rơm rạ sạch: 10 cm.
* Lớp bao tải sạch.
* Lớp hạt giống: giai đoạn đầu dày 10 - 15 cm, giai đoạn sau khi nẩy mầm chỉ dày 5 - 7 cm.
* Lớp bao tải sạch đậy phủ lên trên lớp hạt giống.
* Lớp rơm, cỏ khô, sạch đậy kín trên mặt luống dày 20 - 30 cm, có thể kết lại thành tấm liếp phủ kín trên mặt luống (để giữ nhiệt).
Xung quanh luống và phía trên mái luống phải được che kín gió. Ban trưa trời nắng to cần dỡ mái lợp luống để nhiệt độ của mặt luống ủ hạt giống được tăng thêm. Những ngày giá rét có thể đốt lửa ở gần luống ủ hạt để tăng thêm nhiệt độ (chú ý chống cháy). Khi kiểm tra thấy hạt giống thiếu ẩm cần đun nước nóng 600C để tưới vào lớp hạt giống ủ. Nếu ủ trong luống thường thì sau 7 - 10 ngày hạt giống đã lác đác nảy mầm, tốt nhất là khi hạt giống mới nhú mầm (nứt nanh) thì lựa ra đem gieo vào bầu ngay, không để mầm dài quá 3 mm. Nếu để mầm quá dài khi gieo đuôi rễ có thể bị gãy tạo ra bộ rễ biến dạng hay thiếu rễ cọc, chỉ có những rễ phụ hoặc làm cho rễ đuôi chuột bị cong.
+ Ủ hạt giống trong thúng: Nếu lượng hạt giống chỉ có một vài cân thì sau khi làm xong phải xử lý hạt giống sẽ đem ủ ở trong thúng. Cách làm như sau:
Dùng rơm, rạ sạch lót vào đáy và thành thúng, sau đó lót trên bề mặt của lớp rơm rạ một chiếc bao tải sạch. Đưa hạt giống vào ủ ở trong thúng, phía trên mặt lớp hạt giống cũng được đậy kín bằng một chiếc bao tải sạch và trên miệng thúng được phủ thêm một số bao tải hay một lớp rơm dày. Thúng ủ hạt này có thể để ở trong nhà bếp để giữ nhiệt hoặc trưa nắng có thể đem ra phơi để tăng nhiệt cho quá trình nẩy mầm. Hàng ngày cần kiểm tra nếu thấy hạt giống thiếu ẩm thì dùng nước nóng 60oC để tưới cho khối hạt giống.
Kinh nghiệm ở một số nơi cho thấy. Nếu đem bóc vỏ phần vỏ trấu của hạt giống thì thời gian nảy mầm sẽ nhanh chóng hơn được vài ngày.
4. Kỹ thuật gieo hạt
Hạt đặt sâu từ 1 - 1,5 cm so với mặt đất, đặt hạt nằm úp (phía mặt phẳng của hạt nằm phía dưới, phía mặt khum cong ở phía trên). Dưới đây là quá trình nảy mầm, ra rễ, bung lá sò và phát triển cây con (hình 4 và 5).
Nếu để rễ mầm quá dài mới đem gieo hoặc đặt hạt không đúng hướng sẽ dễ dàng làm cho bộ rễ bị biến dạng. Rễ bị biến dạng còn có các nguyên nhân khác là: Đất ở trong bầu làm chưa kỹ, còn nhiều cục to, phân trộn không đều, bầu đất để quá khô không được tưới nước khi gieo hạt. Nếu cây con có bộ rễ bị biến dạng như các hình b, c, d ở trên mà đem trồng thì sau đó cây sinh trưởng kém, lá dễ bị úa vàng bởi vì bộ rễ không có khả năng đâm sâu xuống các tầng đất ở dưới để hút nước vào các thời kỳ khô hạn.
Hình 4: Các giai đoạn phát triển của hạt giống nảy mầm đến bung lá sò
Hình 5.a: rễ mọc bình thường; b, c, d: rễ mọc biến dạng
Để có sẵn một số cây con dự trữ đem trồng giặm vào những bầu có cây con bị chết người ta thường gieo vào mép luống mỗi bầu hai hạt. Khi cần thiết người ta nhổ bớt một cây để đem đi trồng giặm. Ở những nơi thiếu túi nhựa để làm bầu người ta có thể gieo thẳng trên luống sau đó bứng cây đem đi trồng khi cây đủ tiêu chuẩn. Khoảng cách giữa các cây thường rộng 20 cm. Kỹ thuật đặt hạt giống cũng giống như đặt ở trong bầu.
5. Chăm sóc cây con trong vườn ươm
Tưới nước: Cây con trong vườn ươm cần phải được tưới nước đầy đủ theo nguyên tắc: cây còn nhỏ thì tưới ít nhưng tưới nhiều lần. Cây đã lớn tưới lượng nước nhiều và ít lần, không để cho cây bị hạn thiếu nước trong thời kỳ vườn ương, yêu cầu tưới nước cụ thể như sau:
Tháng tuổi
Giai đoạn sinh trưởng
của cây con
Chu kỳ tưới
(ngày)
lượng nước tưới
(lít/m2/lần)
Tháng thứ 1
Nẩy mầm, đội mũ
1 - 2
2
Tháng thứ 2
Lá sò
2 - 3
3
Tháng 3 - 4
1 - 3 cặp lá
3 - 4
4 - 5
Tháng 5 - 6
4 cặp lá trở lên
4 - 5
6 - 7
Nếu tưới phun mưa thì dùng vòi phun thấp, hạt nước nhỏ với lượng nước 150 m3/ha khi cây con dưới 3 cặp lá thật. Từ 4 cặp lá thật trở lên mỗi lần tưới từ 200 - 250 m3/ha. Sau khi cây con đã có từ 1 - 2 cặp lá thật thì tiến hành tưới nước thúc các loại phân như sau:
- Phân vô cơ: theo tỷ lệ N:P bằng 2/1 tính theo phân nguyên chất pha loãng với nồng độ 0,1 - 0,15% khi cây có từ 1 - 2 cặp lá thật, khi cây con đã có từ 3 cặp lá trở lên thì phun ở nồng độ 0,2 - 0,3%
- Phân hữu cơ: Dùng các loại phân chuồng tốt, phân bắc hoai, khô dầu, xác mắm, lá cây phân xanh, đậu đỗ ngâm trong bể, khi tưới thúc cần pha loãng tùy theo khối lượng phân đem ngâm ban đầu.
Định lượng chất phì dùng để ngâm tưới cho 1 ha vườn ương cần sử dụng như sau:
10 - 20 tấn phân chuồng tốt.
10 - 20 tấn thân cây (đậu đỗ, phân xanh).
1 - 2 tấn khô dầu hoặc xác mắm.
0,5 tấn đạm urê.
1 tấn phân lân nung chảy hay super phốt phát.
Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây con trong vườn ương mà xen kẽ giữa tưới nước phân ngâm với dung dịch phân vô cơ cứ 5-10 ngày/lần. Ngay sau khi tưới nước phân xong, có thể dùng nước sạch để tưới rửa lá tránh trường hợp lá non bị xém khi có cường độ ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao.
Thường xuyên nhổ sạch cỏ, xới váng khi mặt bầu bị khô, thường xuyên làm vệ sinh, không để bầu hay luống bị úng, ngập nước.
6. Điều chỉnh ánh sáng, huấn luyện cây con
Mái che của vườn ương trong giai đoạn đầu chỉ cho ánh sáng lọt qua từ 30 - 40%. Chú ý nguyên liệu lợp giàn đặt dọc theo hướng Bắc Nam để ánh sáng chiếu qua được cả ngày. Khi cây con đã có ba đôi lá thì bắt đầu gạt giàn mở khoảng trống thành băng có chiều rộng độ 20 cm (chạy dọc theo các đường đi lại của các luống). Sau đó cứ 20 ngày tiếp theo gạt giàn che rộng thêm từ 40 - 60 cm. Trước khi trồng từ 20 - 30 ngày, dỡ giàn che hoàn toàn để cây con thích ứng với điều kiện tự nhiên như ở ngoài lô trồng. Trước khi trồng từ 20 - 30 ngày cần ngừng tưới thúc phân bón. Nếu kết thúc muộn sẽ làm cho cây con mềm yếu, dễ bị héo, táp lá khi trồng.
7. Chăm sóc đặc biệt những cây con xấu và xử lý cắt bầu thân đoạn đối với những cây con còn lại từ năm trước
Trong vườn ương nếu cây mọc không đồng đều cần phân loại chọn lọc những cây có tình trạng sinh trưởng yếu đem xếp riêng ra một khu vực để có chế độ chăm sóc đặc biệt. Dùng nước phân ngâm pha loãng tưới đều đặn cứ 4 - 5 ngày tưới một lần để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của cây con. Sau vụ trồng mới nếu cây con thừa lại trong vườn ương thì tiến hành xử lý như sau:
- Đối với những cây sinh trưởng khỏe, có đường kính gốc trên 6 mm thì tiến hành xử lý cắt bầu thân đoạn vào tháng 12 hay chậm lắm là tháng 1 đối với những nơi thời vụ trồng mới muộn hơn. Dùng kéo cắt cành để cắt thân. Vị trí cắt ở chỗ trên đôi lá sò hay trên cặp lá thứ nhất. Thường đoạn thân còn lại cao từ 8 - 10 cm. Mỗi thân sẽ chọn lọc giữ lại từ 1 - 2 chồi mọc khỏe phân bố đều quanh đoạn thân để chăm sóc đem trồng vào đầu thời vụ năm sau. Khi trồng phải dùng dao sắc cắt lớp rễ bị cuốn ở xung quanh mép bầu đất, kiểm tra thấy phần rễ đuôi chuột (chóp rễ) bị cong, uốn gãy khúc thì phải cắt bỏ để tạo thành rễ mới thay thế xuyên sâu xuống các lớp đất ở dưới. Các công đoạn này không làm tốt thì sau đó cây sinh trưởng kém, kinh doanh ít hiệu quả.
8. Tiêu chuẩn cây con đem trồng
Chỉ tiêu sinh trưởng
Cà phê vối
Cà phê chè
Giống thấp cây (1)
Giống cao cây (2)
- Tuổi cây (tháng)
6 - 7
6 – 7
6 - 7
- Chiều cao (cm)
Trên 25
Trên 20
Trên 25
- Số cặp lá thật
- 5
- 5
- 5
- Đường kính gốc (mm)
- 4
- 3
- 3
- Sâu bệnh
Không
Không
Không
- Dị hình
-
-
-
Ghi chú: (1) Như Caturra, Catuai, Catimor
(2) Như Typica, Bourbon, Mundonovo
Trên đây là tiêu chuẩn cây con theo PHƯƠNG PHÁP NHẤN GIỐNG BẲNG HẠT (HỮU TÍNH). Còn phương pháp nhân vô tính (bằng cách giâm) sẽ có các tiêu chuẩn riêng. Kỹ thuật giâm cành để trồng trong sản xuất đặc biệt đối với cà phê vối đã thành một tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi ở châu Phi.
9. Kỹ thuật xây dựng vườn ương và cho đất vào bầu
Chọn nơi gần nước, hoặc có điều kiện tưới nước thuận lợi để đặt vườn ương, dễ dàng vận chuyển ra các khu vực trồng mới, tương đối kín gió, không bị úng nước. Khu vực chọn làm vườn ương phải là nơi đất tốt có hàm lượng mùn trên 3%. Nếu làm lại vườn ương trên nền đất cũ thì cần phải chở đất tốt từ nơi khác đến. Khu đất làm vườn nên trồng đậu tương, đậu lạc từ vụ trước, khi đậu tương, đậu lạc có quả thì tiến hành cày vùi để tăng độ phì nhiêu của đất trước khi làm vườn ương. Để chuẩn bị đất cho vào bầu hoặc làm luống gieo hạt trực tiếp cần làm một số khâu sau đây cho một đơn vị diện tích 1 hecta.
- Dùng phân chuồng hoai, tốt rải đều trên toàn bộ diện tích với số lượng từ 100 - 150 tấn, 1 tấn vôi bột, 3 - 4 tấn phân lân nung chảy dùng bừa đĩa nhẹ hoặc phay làm tơi đất với tầng sâu từ 10 - 15 cm (trước khi phay đất trộn phân diện tích chuẩn bị để làm vườn ương đã được cày bừa kỹ, làm vệ sinh sạch nhặt hết rễ cây và rễ cỏ) cụ thể hỗn hợp đất và phân bón lót có trong một bầu như sau:
Tính cho một bầu 2 kg trọng lượng
% trọng lượng
bầu
Tính cho 1 hecta tấn
- Đất 1.700 - 1.800 g
85 – 90
850 - 900
- Phân chuồng hoai 200-300 g
10 – 15
100 - 150
- Phân lân nung chảy 8 g
0,004
4
Ghi chú: Dùng túi Polyetylen có kích thước: 17 x 25 cm.
Mỗi hecta vườn ương có 500.000 bầu.
Đất cho vào bầu lắc chặt, nếu đất quá khô thì phải tưới từ hôm trước cho đủ ẩm để ngày hôm sau mới cho đất vào bầu. Mặt đất nằm sâu cách thành miệng túi là 1 cm. Nếu gieo hạt trực tiếp vào luống thì cây cách cây là 20 cm.
- Thiết kế vườn ương:
Khoảng cách cột của dàn: 3x3 m, 3x4 m, hoặc 3x6 m (tùy theo chất lượng của vật liệu), hàng cột không chôn trên đường đi giữa các luống, chiều cao của cột từ 1,8 - 2 m kể từ mặt đất. Trong kinh tế vườn hoặc trồng cà phê có quy mô nhỏ, dàn có thể chỉ cần cao từ 1 - 1,2 m (làm theo dạng từng luống vườn ương có dàn che). Luống rộng từ 1,2 - 2 m, dài từ 20 - 25 m, chiều dài luống theo hướng Bắc-Nam. Lối đi giữa các luống rộng từ 30 - 40 cm, lối đi giữa hai đầu luống rộng từ 60 - 80 cm, lối đi chính cách nhau từ 50 - 60 m, rộng từ 1 - 3 m (ô-tô có thể vào được để vận chuyển cây), lối đi xung quanh vườn ương rộng từ 80 - 100 cm. NGUYÊN LIỆU DÙNG ĐỂ làm mái che: lá lau, lá dừa, lá nứa, cỏ tranh, nứa đan... Xung quanh vườn ương phải được che kín, có thiết kế đường băng chống cháy và hệ thống mương thoát nước. Các bầu đất được xếp theo thành từng luống sát nhau, mỗi hàng từ 10 - 12 bầu, xung quanh mép luống lấy đất lấp lên 2/3 bầu để giữ ẩm giảm bớt sự hao phí nước (dạng luống âm).
IV. Nhân vô tính.
Từ lâu, ngành cà phê Việt Nam thường ứng dụng công nghệ nhân giống truyền thống bằng hạt là chủ yếu (nhân giống hữu tính). Nhưng trong những năm gần đây, nhân giống cà phê vô tính bằng nhiều phương pháp như ghép, giâm cành, nuôi cấy mô… đang dần phổ biến và ứng dụng rộng rãi.
Những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy phương pháp ghép nối ngọn là phương pháp thích hợp cho cả 2 loại cà phê chè và vối. Đặc biệt là với cà phê vối, phương pháp ghép nối ngọn mà chồi ghép là một đoạn ngọn thu từ vườn nhân chồi ghép, còn gốc ghép là cây trồng ngoài đồng (để cải tạo vườn cây), hoặc cây trong vườn ươm (sản xuất cây con để trồng mới) đã được ứng dụng rộng rãi tại các vùng thâm canh cà phê nhằm tạo ra một vườn cây đồng đều và năng suất cao, chất lượng tốt.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là hệ số nhân không cao (số cây nhân giống được không nhiều, bởi từ mỗi chồi ghép + gốc ghép chỉ nhân được 1 cây giống); hơn nữa cũng còn có hiện tượng tiếp hợp kém giữa chồi ghép và gốc ghép làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây ghép. Trong khi đó thực tiễn sản xuất cà phê hiện nay đòi hỏi về nhu cầu cây giống là rất lớn.
Mặc dù Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, đơn vị trực thuộc của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã thiết lập một số vườn nhân chồi giống cao sản như TR4, TR5, TR6, TR7, TR8 nhưng bằng phương pháp ghép không đáp ứng đủ lượng cây giống tốt vì hệ số nhân thấp, chất lượng cây giống không đồng đều. Tình trạng nhà ươm cây giống cà phê ghép để bán với chồi ghép không rõ xuất xứ sẽ là nguyên nhân làm giảm nghiêm trọng sản lượng cà phê của cả nước trong tương lai. Vì vậy một phương pháp nhân giống khác có hệ số nhân cao và đảm bảo chất lượng cây giống là điều vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
Hiện nay, trên thế giới việc sử dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro để nhân nhanh các loại cây trồng đã trở thành một công cụ nhân giống chủ yếu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, với cây công nghiệp dài ngày như cà phê, ca cao… kỹ thuật này còn chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều mặc dù cũng đã có một số kết quả nhất định. Từ năm 1993 đã có công trình nghiên cứu tạo và nhân phôi vô tính từ mô lá cho cà phê lai Arabusta của Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia tại TP Hồ Chí Minh. Nhưng lượng cây tái sinh trực tiếp từ phôi là không cao và chưa được ứng dụng rộng rãi cho sản xuất.
Kỹ thuật nhân in vitro bằng phương pháp nuôi cấy phôi vô tính trong môi trường lỏng khắc phục nhược điểm trên, có thể nhân số lượng lớn và giữ nguyên các đặc điểm tốt của các dòng vô tính cà phê vối ưu tú đã được tuyển chọn có năng suất cao, chất lượng và khả năng kháng bệnh tốt. Phôi vô tính có thể bảo quản lâu dài và cho nảy mầm vào thời vụ thích hợp. Từ phôi vô tính có thể tạo hạt nhân tạo, đây là yếu tố thuận lợi cho cơ giới hóa và tự động hóa nhân giống công nghiệp. Với cây cà phê, từ 1gr sinh khối, trong vài tháng người ta có thể tạo được 60 vạn phôi vô tính có tỷ lệ tái sinh đến 47%.
Đây chính là việc ứng dụng CNSH (công nghệ tế bào) để nhân nhanh các giống cây trồng có chất lượng cao, phù hợp với nhiệm vụ của “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” đã được Thủ tướng phê duyệt. Viện KHKT NLN Tây Nguyên đang tập trung vào việc nghiên cứu sản xuất giống cà phê theo hướng hiện đại này.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu trên cần được sự quan tâm của các cấp các ngành. Ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu, áp dụng qui trình nhân in vitro bằng phương pháp nuôi cấy phôi vô tính trong môi trường lỏng dựa vào đặc tính di truyền của các dòng vô tính cà phê vối của VN còn phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để xây dựng các mô hình sản xuất thực nghiệm gồm các hệ thống Bioreactor sản xuất cây cà phê vối in vitro số lượng lớn (500.000 – 600.000 cây/năm), giá thành đáp ứng với sản xuất và hợp tác với nước ngoài để thiết lập phòng thí nghiệm và mô hình sản xuất thực nghiệm hoạt động có hiệu quả.
1. Nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép
1.1. Thiết lập vườn nhân chồi ghépĐể đảm bảo đủ chồi ghép có chất lượng tốt cần phải thiết lập các vườn nhân chồi ghép. Vườn nhân chồi ghép nên bố trí gần với vườn ươm, vừa tiện lợi cho việc quản lý, chăm sóc, vừa thuận lợi cho việc thu hoạch, bảo quản và vận chuyển chồi. Thiết kế vườn thành các luống rộng khoảng 1,2-1,6m dài 10-20m tuỳ theo địa điểm, số dòng vô tính và số lượng mỗi dòng vô tính cần nhân.
Cày, xới làm tơi lớp đất sâu tới 30-40cm sau đó trộn đầu với phân chuồng đã hoai mục và phân lân theo tỷ lệ mỗi 1m2 trộn 15-20 kg phân chuồng + 2-3 kg phân lân . Giữa các luống chừa một lối đi khoảng 0,5m đắp cao hơn luống khoảng 15-20cm. Mật độ trồng tuỳ theo khả năng sinh trưởng của mỗi dòng vô tính. Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa khi cây con đã có khoảng 3-4 cặp lá.
Sau khi trồng khoảng 3-4 tháng có thể thu lứa chồi đầu tiên. Để kích thích cho cây ra chồi cần cắt sát mặt đất khoảng 10-15cm và chừa lại đôi lá gốc (đối với cây trồng bằng cành giâm) và chừa lại một đốt cùng cặp lá của phần ngọn ghép (đối với cây trồng bằng cây ghép). Các chồi mới khi đã có từ 2 đốt trở lên là tiến hành thu chồi. Khi cắt cũng chừa lại một đôi lá gốc. Sau mỗi lần cắt bón phân hoá học với mức 150 g urê + 30 – 40g K2SO4/m2. Đồng thời thường xuyên tưới nước đủ ẩm, bón phân hữu cơ và phòng ngừa trừ sâu bệnh hại để cho chồi luôn phát triển khoẻ mạnh, khi ghep đạt tỷ lệ sống cao.
Cứ sau 10 – 15 ngày kiểm tra các chồi nếu thấy các cành ngang đã hình thành thì kịp thời ngắt bỏ các cành ngang này. Tốt nhất mỗi gốc chỉ nên duy trì 3-4 chồi. Vườn nhân chồi nếu được quản lý, chăm sóc tốt có thể khai thác được tới 3-4 năm và mỗi năm một ha vườn nhân chồi có thể cung cấp được 1,5 – 2 triệu chồi/năm. .
1.2. Kỹ thuật ghépHầu hết các phương pháp ghép áp dụng cho các loại cây ăn quả đều có thể dùng để ghép cho cây cà phê. Tuy nhiên từ những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy phương pháp ghép nối ngọn là thích hợp hơn cả. Vì vậy, trong phần này chỉ trình bày phương pháp ghép nối ngọn trong cả hai trường hợp đối với gốc ghép đã được ươm trong bầu 4-6 tháng tuổi và đối với gốc ghép còn non đang ở giai đoạn đội mũ (ghép dưới trục hạ diệp).
Cho đến nay chưa thấy một ghi nhận nào về sự không tương thích cũng như ảnh hưởng xấu của chồi ghép và gốc ghép giữa 3 loài cà phê chè, vối và mít. Do vậy ghép không những là một phương pháp nhân vô tính mà còn là một phương pháp nhân giống tạo tính kháng tuyến trùng đặc bịêt là đối với các giống cà phê chè bằng cách ghép trên gốc cà phê vối có mang tính kháng cao.
a. Gốc ghép có từ 4-6 tháng tuổi: những cây non được nhân bằng con đường hữu tính như đã trình bày ở mục II trên đây khi đã có từ 3 cặp lá thật trở lên là có thể sử dụng để làm gốc ghép. Dùng kéo cắt bỏ phần ngọn non cách cặp lá phía dưới khoảng 3-4 cm sau đó từ đỉnh vết cắt bổ dọc đoạn thân xuống phía dưới dài chừng 2-3cm.
Chồi ghép là một đoạn ngọn thu từ vườn nhân chồi ghép dài chừng 4-5cm có mang một cặp lá còn non hoặc bánh tẻ và một đỉnh sinh trưởng. Dùng kéo cắt bớt 2/3 phiến lá để làm giảm quá trình mất nước sau đó dùng dao sắc cắt vát hai phía của đoạn chồi phía dưới tương ứng với 2 phía mang lá để tạo thành hình một cái nêm. Đoạn vát dài từ 2-3cm.
Đưa chồi ghép vào gốc ghép sao cho hai lớp vỏ của chồi ghép và gốc ghép tiếp giáp thật tốt với nhau, sau đó dùng dây nylon rộng 1-1,2cm, dài 25-30cm buộc thật chặt phần tiếp xúc giữa gốc ghép và chồi ghép nếu độ ẩm không khí quá thấp thì sau khi ghép xong dùng một bao nylon buộc chụp lên phần chồi ghép trong tuần đầu sau khi ghép để hạn chế sự bốc thoát hơi nước. Sau thời gian ghép khoảng một tháng khi thấy chồi ghép đã tiếp hợp tốt bắt đầu ra lá mới thì cắt bỏ dây buộc.
b. Gốc ghép còn non (giai đoạn đội mũ). Phương pháp này thường được sử dụng để ghép các giống cà phê chè trên gốc cà phê vối có khả năng kháng được tuyến trùng hại rễ nhằm tạo ra các giống cà phê chè có khả năng kháng được tuyến trùng. Thực chất đây không phải là phương pháp nhân giống vô tính mà là nhân giống hữu tính vì chồi ghép được dùng là những cây cà phê chè được gieo ươm bằng hạt.
+ Chuẩn bị gốc ghép: dùng hạt của các giống cà phê vối có khả năng kháng cao với tuyến trùng hạt rễ để gieo ương làm gốc ghép. Khi hạt ủ đã bắt đầu nhú mầm có thể đem ươm trực tiếp trên luống rộng từ 1-1,2m (nếu ương cây con trên luống) theo khoảng cách 20×20 cm hoặc trực tiếp vào bầu như trường hợp nhân hữu tính đã nêu ở phần trên. Khi cây mọc tới giai đoạn đội mũ (hình dạng trông giống que diêm) có thể dùng làm gốc ghép. Dùng kéo cắt bỏ phần ngọn, sau đó dùng dao mỏng, sắc vát nhẹ 2 bên gốc của ngọn ghép chừng 0,5-1cm.
Dùng tay đưa nhẹ phần vát của ngọn vào vị trí đã bổ của gốc ghép tự hoại buộc chặt phần tiếp giáp giữa gốc và chồi ghép. Kỹ thuật chăm sóc huấn luyện cây sau khi ghép tương tự như phương pháp nhân giống hữu tính. Sau khi ghép xong dùng lớp nylon trắng làm thành vòm che kín trên luống để giữ ẩm trong tuần đầu.
2. Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành
2.1. Bể giâmBể giâm có thể xây gạch đóng bằng ván gỗ hoặc dùng tre làm thành khung dạng vòm, phía trên/ ngoài đậy nắp kính hoặc bọc một lớp nylon thấu quang đủ độ bền với điều kiện sao cho thật kín để giữ độ ẩm bên trong luôn ở mức gần bão hoà và nhiệt độ ổn định trong khoảng 24-28oC, đồng thời phải cho ánh sáng tán xạ đi qua chừng 20-25% lượng ánh sáng tự nhiên.
Toàn bộ bể giâm cành phải được đặt dưới một giàn che cao khoảng 2-2,5cm, như giàn che cho vườn ươm. Trong 2 tuần lễ đầu nên che bớt khoảng 75-80% ánh sáng tự nhiên sau điều chỉnh dần chỉ để khoảng 40%. Có thể dùng cát sạch, mùn cưa, vỏ trấu, vỏ cà phê khô đã hoai dùng riêng hoặc trộn lẫn với nhau dùng làm nên (giá thể). Để bể ngâm thoát nước tốt phía dưới đáy rải một lớp đá, sỏi dày chừng 20-30cm sau đó mới rải lớp chất nền dày chừng 25-30cm. Sau khi rải xong dùng các loại thuốc trừ nấm như Zinep, Manep …(trừ các loại thuốc có gốc đồng) phun đều lên trên chất nền.
2.2. Chọn và xử lý giâm cànhChỉ sử dụng các loại chồi vượt và thân chính để làm cành giâm, không được sử dụng các cành ngang. Chọn các chồi vượt từ vườn nhân chồi có từ 6-8 đốt đang ở giai đoạn bánh tẻ, vỏ còn xanh, đường kính trên 400 để thu hoạch.Trước khi thu hoạch khoảng một tuần đến 10 ngày cắt bỏ phần ngọn còn non. Thời gian thu hoạch chồi trước 9 giờ sáng mỗi ngày để tránh bị khô héo.
Chồi thu về dùng kéo cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn là một lóng đốt dài 5-6cm có mang một cặp lá. Vết cắt phía trên cọc lá hơi xiên và cách cuống lá từ 4-5mm, không gây xước hoặc dập nát lớp vỏ. Cặp lá này được cắt bỏ bớt chỉ giữ lại 1/3 đến 1/4 diện tích mỗi lá. Phân đuôi được cắt vát hai bên tạo thành hình cái nêm. Sau khi chuẩn bị xong nhúng cành vào nước sạch rồi đem cắm cào bể giâm. Mật độ căm khoảng từ 400-500 cành/m2. Hàng ngày dùng nước sạch tưới 2 lần vào sáng sớm và xế chiều mỗi lần 1-2 lít nước/m2 và nhặt bỏ kịp thời những lá rụng và cành bị thối.
Thời gian từ khi đưa cành vào bể giâm cho đến khi ra ngôi khoảng 10-15 ngày dỡ bỏ dần tấm che phía trên và hạn chế tưới nước để cành giâm quen dần với môi trường mới. Sau khi ra ngôi xong nếu muốn giâm lại đợt khác thì phải để cho nền được nghỉ khoảng 2 tuần. Trong 2 tuần đó tiến hành xới xáo lại lớp nền, nhặt bỏ các đoạn chồi, lá thối có lẫn trong nền, dội nước rửa sạch và dùng thuốc diệt nấm để phun trước khi đưa cành vào giâm lại. Sau 2-3 đợt giâm thì mới thay chất nền.
2.3. Ra ngôi và chăm sóc cây trong vườn ươmSau thời gian 2,5-3,5 tháng trong bể giâm cành đã có bộ rễ dài trên 7 cm và thường thì mỗi cành có 1-3 rễ chính mọc thẳng đứng và hệ thống rễ tơ. Chỉ chọn những cành giâm có bộ rễ phát triển tốt để ra ngôi và loại bỏ những cành có bộ rễ kém phát triển. Sau khi bứng cành ra khỏi bể giâm kiểm tra lại bộ rễ trước khi cho vào bầu đất. Nếu thấy có từ 2 rễ chính trở lên thì tiến hành cắt bỏ bớt chỉ giữ lại một rễ to khoẻ.
Trường hợp rễ chính quá dài cũng nên cắt ngắn lại chỉ để dài từ 7-10 cm nhằm tránh bị cong rễ khi cho vào bầu. Do cây giâm cành phát triển nhanh và khoẻ hơn so với cây thực sinh nên bầu dùng để ươm cây giâm cành nên làm to hơn. Tốt nhất là sử dụng loại bầu có kích thước 20×30cm. Đất vào bầu tương tự như đất vào bầu đối với cây thực sinh. Dùng một que gỗ nhọn đường kính 2-3cm chọc một lỗ ngay giữa bầu đất sâu 15cm, đưa bộ rễ cành giâm xuống sao cho không bị gấp khúc hoặc cong queo, cuốn lá cách mặt bầu 1-1,5cm rồi nén đất chặt đều bốn phía.
Cành giâm đã ra ngôi xong đem đặt thành luống trong vườn ươm như vườn cây thực sinh. Những ngày đầu cần che mát hoàn toàn phía trên và tưới nước đủ ấm. Việc chăm sóc sau khi ra ngôi tương tự như chăm sóc cây thực sinh. Sau khoảng 4-5 tháng cây đã đạt chiều cao từ 17-20cm, có từ 5 cặp lá và 1-2 cặp cành ngang là có thể đem trồng. Trước khi đem trồng cắt bỏ cành ngang mọc sát đất.
3. Nhân giống cây cà phê bằng phương pháp tạo phôi vô tính:
Gồm các bước chinh sau:
Bước 1: tạo nguyên liệu. Cây cà phê mang nhiều chồi mọc thẳng và 2 chồi bên ở mỗi dốt thân các đoạn cội mộc thẳng dài 1,5 – 2 cm, được cắt bỏ lá, rửa sạch bằng xà phòng sau đó rử lại bằng cồn 70% trong 30 giây, rửa sạch cồn bằng nước cất vô trùng 3 lần, sau đó vô trùng bằng Ca – hypochlorite 10% trong 15 phút, và rử sạch bằng nươvs cất vô trùng 3 lần. mẫu được cắt thành từng đoạn có đốt thân, và dược cấy trên môi trường MS (Murashige-Skoog), 30g/lit đường sucrose, 105 nước dừa, 5mg/l BA và ) 0,1 mg/lit IBA, chiếu sáng 2500-3000 lux/8 giờ/ ngày. Sau 15 nagysf chồi ngủ phát triển, sau 40 ngày cây invotro có bốn cặp lá, và được cấy truyền liên tục theo phương pháp cắt đốt (microcuting) cách khoảng 60 ngày. Môi cấy truyền là môi trường MS không có chất sinh trưởng . Cây in vitro có thân, lá, rể phát triển với chiều cao 5-6cm trong sau 60 ngày được chuẩn bị đưa ra đất.
Bước 2: ở thực vật bậc cao phôi là sản phẩm tự nhiên của quá trình thụ tinh trong sinh sản hữu tính. Tuy nhiên phôi có thể hình thành các tế bào soma (dinh dưỡng) qua quá trình nuôi cấy in vitro, và được gọi là phôi vô tính (somatic embryos). Các phôi cà phê vô tính ban đầu có màu trắng, dạng hình càu nhỏ sau đó biến thành dạng tim, thủy lôi và cuối cùng là sự xuất hiện của hai lá sò xanh và hệ rể. Sự phát triển của phôi vô tính cà phê giống như sự phát triển của phôi hữu tính từ hạt. Lá cà phê từ các cây nuôi cấy in vitro, được cắt bỏ thành mẫu nhỏ 1cm2, không chứa gân chính, đặt trên môi trường thạch 10mg/lit BA, 0,1mg/lit IBA , 40mg/lit Adenin. Sau 50-60 ngày, chung quanh các mẫu lá xuất hiện các đốm trắng hình cầu nhỏ li ti, theo từng lát cắt có 200 – 300 tế bào, qua kính hiển vi cho thấy các tế bào này đặt trưng cho phôi tế bào chất đậm đặc, không có không bào và nhân to.
Bước 3: Nhân phôi. Các phôi hình cầu có kích thước 1 – 2 mm, được cấy vào môi trường nhân phôi có 5mg/lit BA, 0,1mg/lit IBA , 40mg/lit Adenin. Nhân phôi trên môi trường rắn, số lượng tăng lên gấp 2,5 lần sau 1 tánh nuôi cấy tương tự trên môi trường lỏng được đặt trên máy lắc 50 vòng/ phút có số lượng tăng 7-8 lần sau 1 tháng.
Bước 4: Tái cây sinh, phôi được tách ra khỏi trên môi trường lỏng (lúc này phôi đã phát triến trưởng thành có rể và lá sò) cấy truyền qua môi trường tái sinh, không có chất sinh trưởng sau 50-60 ngày có 5-6 cặp lá, chuẩn bị chuyển ra vườn ươm.
Bươc 5: Thuần hóa. Đây là giai đoạn trung gian giữa in vitro và invivo. Cây cà phê in vitro 5-6cm được cắt bỏ rể, cấy vào bể dâm để tạo rể, bể giâm chứa cơ chất xốp giữ ẩm và thoát nước, mật độ cấy 5x5cm, phun sương 4 lần/ngày, 1 lần/ giờ, kéo dài 7 ngày, sau ngày thứ 7 thì phun sương 3 lần/ ngày,1 lần/30 phút. Sau 20 ngày trong bể dâm cây có bộ rể phát triển, chuẩn bị cấy qua luống đất.
Bước 6: Nhân giống trên luống đất. Vận dụng các đặt tính phát sinh trên chồi bên do mất ưu thế ngọn, nhằm tăng số lượng cá thể và giảm giá thành, cây cà phê được cắt đốt, mỗi đốt có một cặp lá, gọi là mạ cà phê, mạ được cấy trên luống đất, có phun sương 3 lần/ ngày, mỗ 1 lần/ 30 phút, sau hai lần thị mới tưới bình thường 2 lần/ ngày do mạ đã có rể. mạ cà phê trồng trên luống đất có lớp cơ chất chứa nhiều chất dinh dưỡng ( đất:phân là 1:0,5), mật độ 100 cây/ m2 (10x10cm), được phun dung dịc dinh dưỡng N:P:K có hàm lượng 10g/lit, thời gian phun 4 lần/tháng, 1 lít dung dịch/ m2. sau 25–30 ngày chồi ngọn được thu hoạch (khi mạ có hai cặp lá), luống mạ được di trì hai năm, thu hoạch 1500-2000 ngọn mạ/1m2.
Bước 7: Cây bầu đất. Ngọn mạ được cấy vào bầu đất, kích thước bầu đất 8x15 cm, chứa 0,5kg hỗn hộp đất và phân chuồng 9:1, sau 20-30 ngày thì ra rể, sau 4 tháng cây con có 5-6 cặp lá, dường kính thân 3-5cm, sau đó cây được chuyển ra đồng ruộng, cây rên đồng ruộng sinh trưởng, phát triển, ra hoa và kết trái bình thường.
Tài liệu tham khảo:
1.Báo nông nghiệp(1/8/09)
2. Nguyễn ThịnhTheo NongNghiep.vn
3. ThS. Vương Phấn, Viện KHKT NLN Tây nguyên – VAAS(13/8/09.viện KHNN miền nam).
4.Www.baonongnghiep.vn
5.Www..biotech.com
6.Www.giacaphe.vn
7.Www.sinhhocvietnam.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cay ca phe.doc