Tài liệu Đề tài Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre: MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong nơi có khí hậu và địa hình thuận lợi cho sự phát triển trồng trọt. Trong đó việc phát triển vườn cây ăn trái rất được quan tâm để có thể tận dụng tốt và tối đa những ngồn lợi mà thiên nhiên ưu đãi. Có rất nhiều loại cây ăn trái được các nhà vườn nơi đây chọn lựa để sản xuất như trong đó đặc biệt là cây sầu riêng rất được bà con quan tâm.loại cây này cho ra loại trái không chỉ vừa thơm vừa ngọt mà còn có một vị béo rất đặt trưng mà không phải loại trái nào cũng có được, ai đã từng thử qua một lần thì khó mà quên được mùi vị của trái. Và giá cả của trái luôn giữ được ở mức ổn định và thường cao hơn nhiều loại trái khác.
Sâu riêng được du nhập vào nước ta từ rất sớm, và nhanh chống được ta tiếp nhận và không ngừng lai tạo dể tạo ra nhiều giống sầu riêng đặc trưng riêng của ta. Và đến ngày nay đã có rất nhiều giống sầu riêng xuất hiện trên thị trường như: sầu riêng Ri6, cơm vàng hạt lép, khổ qua, … mỗi loại điều có một hương vị đặc trưng ri...
50 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong nơi có khí hậu và địa hình thuận lợi cho sự phát triển trồng trọt. Trong đó việc phát triển vườn cây ăn trái rất được quan tâm để có thể tận dụng tốt và tối đa những ngồn lợi mà thiên nhiên ưu đãi. Có rất nhiều loại cây ăn trái được các nhà vườn nơi đây chọn lựa để sản xuất như trong đó đặc biệt là cây sầu riêng rất được bà con quan tâm.loại cây này cho ra loại trái không chỉ vừa thơm vừa ngọt mà còn có một vị béo rất đặt trưng mà không phải loại trái nào cũng có được, ai đã từng thử qua một lần thì khó mà quên được mùi vị của trái. Và giá cả của trái luôn giữ được ở mức ổn định và thường cao hơn nhiều loại trái khác.
Sâu riêng được du nhập vào nước ta từ rất sớm, và nhanh chống được ta tiếp nhận và không ngừng lai tạo dể tạo ra nhiều giống sầu riêng đặc trưng riêng của ta. Và đến ngày nay đã có rất nhiều giống sầu riêng xuất hiện trên thị trường như: sầu riêng Ri6, cơm vàng hạt lép, khổ qua, … mỗi loại điều có một hương vị đặc trưng riêng và chất lượng trái ngày càng được nâng cao. Tùy theo sở thích mà mọi người có những lựa chọn thích hợp với sở thích của riêng mình
Cũng vì khả năng giá trị kinh tế mà sầu riêng đem lại rất hấp dẫn người trồng nên những nhà vườn thường rất muốn phát triển loại cây này nhầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Nhưng không phải bất kỳ nơi nào ở Đồng bằng sông Cửu Long điều phát triển thành công loại cây này.Trong đó chỉ có một số nơi phát triển thành công như huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, Cái Bè- Tiền Giang…là nổi tiếng với loại cây này.
Trước những mục đích muốn tìm hiểu rõ hơn về các kỹ thuật canh tác của những nhà vườn như thế nào mà loại cây này có thể sinh trưởng và phát triển tốt, chúng tôi đã thực hiện cuộc điều tra về đề tài: “Kỹ thuật canh tác cây sầu riêng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” là một nơi mà loại cây này phát triển mạnh và được nhiều người biết đến bên cạnh nững loài cây ăn trái khác.
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc, đặc tính thực vật và giống cây sầu riêng
1.1.1 Nguồn gốc phân bố
Sầu riêng có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và mọc dại trong rừng ở Malaysia (Sumatra và Kalimantan) .Tên khoa học là Durio zibethinus. Chi Durio có nhiều loài, nhưng có 1 loài quan trọng nhất, kinh tế nhất được trồng rộng rãi ở các nước Đông Nam Á và các nước khác là Durio zibethinus. Một số loài khác cũng cho quả ăn được nhưng cùi mỏng, phẩm chất kém được trồng ít hơn như Durio oxleyanus, D. lowianus, D. graveolus, D. carinatus, D. dulcis và Durio testudinarium.
Xuất xứ từ vùng đất thấp nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á nên sầu riêng được trồng nhiều ở Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia. Ngoài ra còn được trồng ở một số nước nhiệt đới Trung Nam Mỹ, một số nước ở Châu Phi và Châu Đại Dương như Ôxtrâylia.
Riêng Việt Nam, sầu riêng du nhập vào Việt Nam từ Thái Lan và được trồng đầu tiên ở vùng Tân Quy (Biên Hòa) (theo Lê Thanh Phong, Võ Thanh Hoàng, Dương Minh (19940))
Theo Nguyễn Đình Khang (1992) trong bài “Xuất xứ vài loại trái cây ở Việt Nam thì trái sầu riêng do cha cố Gernet lấy giống ở quần đảo Inđônêxia sang; trái Saboche (hồng xiêm) do cha Gernet đưa từ Mỹ đến năm 1890…”.
Với các tư liệu hiện có cho thấy cây sầu riêng được nhập vào nước ta từ rất sớm – cách đây khoảng 100 năm, nguồn gốc giống từ Inđônêxia do cha cố Gernet đưa vào.
1.1.2 Đặt tính thực vật
Sầu riêng (2n=56) thuộc họ Gạo (Bombacaceae). Cùng họ với sầu riêng có cây gạo hoa đỏ [(Gossampinus malabarica (DC.) Merr.] mọc ở nhiều nơi trên cả nước ta và cây bông gòn [(Ceiba pentandra (L.) Gaertn] có hoa trắng vàng trồng nhiều ở Nam bộ
Sầu riêng trồng bằng hạt có thể cao 20-40m, cây ghép chỉ cao 8-12m. Thân thẳng, cành thường nằm ngang, phân cành thấp. Khi cây còn nhỏ sầu riêng có tán hình chóp trông gần giống như cây thông. Đường kính tán cây tăng dần theo độ tuổi: độ tuổi 10 từ 6,63-8,44m, tuổi 15 từ 7,67-11,14m và trên 30 tuổi từ 8,75-12,67m (Lâm Thị Bích Lệ, 1995).
Bộ rễ sầu riêng có thể đâm sâu 5-6m, sự phân bố của bộ rễ phụ thuộc vào tính chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống (gieo hạt, chiết cành, ghép) và kỹ thuật chăm bón.
Lá sầu riêng thuộc loại lá đơn, mọc cách, hình trứng, gốc lá tròn hay tù, chiều dài 12-20cm, rộng 4-6m; màu xanh sáng ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn màu nâu óng ánh. Cuống lá dày, dài 1,5-3,0cm, đường kính từ 0,15-0,25cm.
Cây sầu riêng trồng bằng hạt khoảng 7-8 năm sau thì ra hoa, còn cây ghép độ 3-4 năm. Hoa sầu riêng mọc từng chùm (3-30 hoa hoặc hơn) trên những cành lớn, thõng xuống cuống hoa to, dạng ống hơi to từ dưới lên trên, có đốt, dài khoảng 2-4cm và có vảy. Trên một cây có đến 20.000-40.000 hoa.
Đài có 5 cánh và đài phụ phía ngoài 3 cánh. Tràng 5, cánh hoa màu kem hơi xanh dài hơn đài (2-3 lần). Nhị đực dài hơn cánh, gồm 5 bó dính nhau một ít ở gốc, còn nửa chỉ nhị phía trên tự do. Bầu hình trái xoan, vòi dài, đầu nhụy trơn có năm mảnh. Khi chín có nhựa dính.
Từ khi nụ bắt đầu nở đến khi thành hoa cần 2-3 ngày. Hoa nở khoảng 5 giờ chiều. Nuốm nhụy nhận phấn sớm khi lá đài phụ vừa nứt ra và kéo dài đến 6 giờ sáng hôm sau. Bao phấn bắt đầu tung phấn vào lúc 7 giờ tối đến khoảng 11 giờ đêm là khoảng thời gian thụ phấn tốt cho nhụy, nhưng lúc này nhụy đã tàn không còn khả năng tiếp nhận hạt phấn, vì vậy hoa sẩu riêng không tự thụ phấn được, mà muốn kết quả cây cần được thụ phấn của những cây khác.
Nếu thụ phấn không hoàn hảo thì nuốm nhụy sẽ bị héo và rụng sau khi hoa nở khoảng 4 ngày, tỷ lệ đậu trái sẽ thấp, ảnh hưởng đến năng suất.
Trong trường hợp hoa thụ phấn tốt, màu của quả non thay đổi tù màu nâu sáng sang xanh sáng và sau khoảng 1 tuần lễ bầu noãn bắt đầu to ra. Bầu noãn có 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 1-7 tiểu noãn, không phải tất cả các tiểu noãn đều phát triển. Thông thường một quả sầu riêng trung bình có khoảng 12-13 hạt. Cùi mềm bọc quanh hạt là phần ăn được, hương vị chủ yếu phụ thuộc vào giống, ngoài ra còn có tác động của điều kiện tự nhiên nơi trồng và kỹ thuật canh tác.
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sầu riêng trổ hoa từ tháng 12 dương lịch và kéo dài đến tháng 2. Thời gian hoa nở đến quả lớn tối đa là 12-13 tuần lễ, đến quả chín là 15-16 tuần.Trước đây sầu riêng ở nước ta được trồng bằng hạt, qua quá trình trồng trọt nhiều năm sự phân ly các đặc tính di truyền rất rõ, do đó các giống/dòng sầu riêng ở các vùng trồng trong nước rất đa dạng.
1.1.3 Các giống sầu riêng
Điều tra nghiên cứu sầu riêng ở Nam Bộ cho thấy có 59 giống/dòng (Nguyễn Minh Châu, 1999), ở Đắc Lắk, có 24 dòng (Trần Vinh, 1996).
Trong đó các giống sầu riêng ngon được thị trường ưa chuộng là:
1.1.3.1 Sầu riêng sữa hạt lép Bến Tre (còn gọi là sẩu riêng Chín Hóa)
Có nguồn gốc ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, hiện đang được trồng nhiều ở Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đắc Lắk, Lâm Đồngv.v…
Cây sinh trưởng khỏe, tán dạng hình chóp, lá thuôn dài, mặt lá màu xanh đậm bóng láng.
Quả khá to (2,6 – 3,1kg/quả), dạng hình cầu cân đối, đẹp. Khi chín vỏ quả có màu vàng đồng, cơm trái màu vàng, không xơ, vị béo ngọt, có mùa thơm, không sượng, hạt lép nhiều, tỷ lệ cơm khá cao (28,8%).
Cây ghép sau 4 năm trồng đã có quả. Năng suất khá cao và khá ổn định (cây 20 tuổi có thể cho 300kg/cây/năm).
Mùa thu hoạch từ tháng 5 – 6. Từ ra hoa đến thu hoạch 3,5 – 4 tháng. Xử lý đông lạnh với quả cho kết quả tốt
1.1.3.2 Sầu riêng Ri-6
Sầu riêng Ri-6 có xuất xứ từ Mianma, nhập vào nước ta vào năm 1988 tại xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vỉnh Long. Hiện trồng khá phổ biến và cho kết quả tốt ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như Cần Thơ, Vỉnh Long, Tiền Giang và ở miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước…
Cây sinh trưởng phát triển khá tốt, phân cành ngang, tán hình tháp, lá hình xoan, mặt lá có màu xanh đậm. Quả có hình ôvan, trọng lượng trung bình 2-2,5 kg, vỏ quả có màu vàng khi chín, thưa gai. Cơm trái dày, có màu vàng đậm, không xơ, ráo, không sượng, vị béo ngọt, thơm hấp dẫn, o lép nhiều. Tỷ lệ cơm cao 32 – 34%.
1.1. 3.3 Sầu riêng Monthong
Sầu riêng Monthong là giống ngon nổi tiếng của Thái Lan nhập nội vào nước ta lần đầu tiên vào năm 1991 do ông Trần Minh Tân trồng tại huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Khả năng thích nghi rộng và cho quả tốt. Hiện nay được trồng ở nhiều tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đến nay cây đã bắt đầu cho quả. Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đến năm 2000 diện tích Monthong ở các tỉnh phía Nam khoảng 2.500ha.\
Cây trồng cho quả sớm. Cây ghép được chăm sóc tốt sau 3 năm cho quả. Cây 9 tuổi đã có 140 quả/cây/năm.
Cây sinh trưởng khá tốt, tán hình tháp, lá thuôn dài, mặt lá phẳng, màu xanh sậm, bóng.
Quả có dạng hình trụ, đáy quả nhọn. Trọng lượng quả khá lớn (2,5-4,5kg). Khi chín vỏ quả chuyển từ màu xanh thành vàng nâu. Cơm trái màu vàng nhạt, ráo, mịn, ít xơ, tỷ lệ cơm cao: 29-33%, hạt lép nhiều, ăn ngọt, thơm, ít béo. Đây là giống có thể bảo quản bằng phương pháp đông lạnh. Công nghệ này đã giúp Thái Lan xuất khẩu được một khối lượng lớn đi các nước: Mỹ, Ôxtrâylia, Canada, Nhật Bản và các nước EU.
1.1.3.4 Sầu riêng khổ qua xanh
Trồng nhiều ở cù lao Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và rãi rác ở các tỉnh Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Nai… Ưu điểm là cây mọc khỏe, cho quả sớm (cây ghép 3 năm đã cho quả), khả năng đậu quả cao, có thể đậu 200 – 300 quả/cây/năm, thậm chí 500 – 600 quả, ngoài vụ chính (thu tháng 5 – 7) còn có thêm vụ trái (thu tháng 2 – 4). Nông dân rất thích trồng giống này vì cho nhiều quả. Nhưng với yêu cầu của thị trường, sầu riêng khổ qua xanh còn có những nhược điểm như: quả nhỏ (1,5 – 1,8 kg), tỷ lệ phần ăn được thấp, chỉ đạt 18 – 21%, thịt quả hơi nhão.
Dạng quả hình êlip, màu quả xanh; khi chín cơm màu vàng rất nhạt, ăn ngọt đậm, béo, có vị đắng nhẹ; hạt to, 6-12 hạt/quả, thường không lép và chiếm 18,4% trọng lượng quả. Năng suất trung bình cây 9 tuổi trong 3 năm đạt 95 kg/cây.
1.1.3.5 Sầu riêng hạt lép Đồng Nai (dòng vô tính S11ĐL)
Giống sầu riêng hạt lép Đồng Nai có nguồn gốc ở xã Xuân Tân, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, là cây trồng bằng hạt khoảng 20 tuổi, có tán tròn đều, Thời gian thu hoạch tháng 6 – 8 dương lịch, năng suất cao và ổn định qua các năm (hơn 110 quả/cây/năm).
Trọng lượng quả trung bình 1,5 – 3,2kg, dạng quả khá cân đối, cơm có màu vàng đều, không xơ, ráo, mịn, chắc, tỷ lệ cơm cao 29,6%, vị béo, ngọt, mùi thơm hấp dẫn. Giống này được phát hiện qua hội thi cây sầu riêng giống tốt năm 1996 tại trung tâm cây ăn quả Long Định (nay là Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam) đã được Bộ NN và PTNT công nhận, cho phép đưa vào sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ.
1.1.3.6 Sầu riêng cơm vàng hạt lép (dòng vô tính SĐN O1L)
Giống sầu riêng cơm vàng hạt lép có nguồn gốc ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, tham gia Hội thi Cây sầu riêng giống tốt năm 1997 đã được Bộ NN và PTNT công nhận, cho phép đưa vào sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ.
Cây được trồng bằng hạt khoảng 10 năm tuổi, tán tròn, phân vố cành đều. Thời gian thu hoạch từ tháng 6-8 dương lịch, năng suất cao (hơn 80 quả/cây/năm) và ổn định qua các năm. Trọng lượng quả trung bình 1,5-2,0kg, dạng quả tròn, khá cân đối, cơm có màu vàng đếu, không xơ, ráo mịn, chắc, tỷ lệ cơm cao (27,0-33,0%), vị béo, ngọt, mùi thơm, hấp dẫn, tỷ lệ hạt lép cao (>50%).
1.1.3.7 Dòng sầu riêng EAKV – 01
Do Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên tuyển chọn ở tỉnh Đắc Lắk trong năm 1996. Đắc Lắk là vùng rất thích hợp để phát triển sẩu riêng và cũng là nơi tập trung nhiều dòng sầu riêng ngon nổi tiếng với năng suất cao, chất lượng tốt. Dòng sầu riêng số 13 trong số 24 dòng đã được chọn lọc mang mã số EAKV – 01 là dòng tốt: cây trên 30 tuổi có năng suất rất cao (600 – 1000kg/quả/năm), tỷ lệ cơm cao 30 – 46%. Cơm quả rất mềm, ít xơ, ăn ngọt, béo có mùi thơm. Đã được Bộ N và PTNT công nhận là dòng tốt cho phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh phía Nam theo quyết định số 2767 ngày 29/10/1997.
1.2 Điều kiện ngoại cảnh, thời vụ trồng và phương pháp nhân giống
1.2.1 Điều kiện ngoại cảnh
1.2.1.1 Yêu cầu đối với khí hậu
Sầu riêng là cây ăn quả điển hình nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ cao. Để sinh trưởng và phát triển cần có nhiệt độ từ 24-30oC, ẩm độ không khí vào khoảng 75-80%, có lượng mưa từ 1.600-4.000 mm/ năm, nhưng tốt nhất là 2.000 mm/năm, lượng mưa phân bố đều. Không mưa khi quả già, sắp thu hoạch. Mùa khô không nên kéo dài quá 3 tháng.
Sầu riêng tuy ưa khí hậu nóng ẩm, song không ưa nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp (sự sinh trưởng của sầu riêng bị giới hạn khi nhiệt độ thấp dưới 22oC hoặc vượt quá 40oC) yêu cầu độ ẩm cao và ổn định, lượng bức xạ của vùng trồng không quá lớn, do đó miền Bắc nước ta không trồng được sầu riêng vì có mùa đông lạnh và mùa hè thì lại quá nóng vì gió Lào, nhiệt độ không khí thường đạt tới 39-40oC. Trong những vùng thuộc xích đạo sầu riêng không bị ảnh hưởng bởi quang kỳ hay cảm ứng nhiệt để phân hóa mầm hoa. Ở những vùng thuộc vĩ độ 10-18o bắc hay nam xích đạo thường thấy hoa xuất hiện vào mà xuân và thu hoạch quả giữa hè đến mùa thu.
Gió mạnh gây ra gãy nhánh rụng quả nhiều ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cây. Những vùng hàng năm có gió mạnh cần có đai rừng chắn gió để giảm bớt thiệt hại do gió gây ra.
1.2.1.2 Yêu cầu về đất đai
Sầu riêng có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất. Đất thịt pha cát hay hay thịt pha sét, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất xám của các tỉnh Đông Nam bộ là loại đất phù hợp với sầu riêng.
Đất giồng cát không thích hợp với sầu riêng vì đất thoát nước nhanh và thường nghèo dinh dưỡng; đất sét nặng thoát nước kém, nên rễ sầu riêng dễ bị thối do nấm bệnh khi ngập úng.
Đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu là vùng đất rất thích hợp để trồng sầu riêng, nhưng phải chú ý lên líp cao, bồi đất, đắp ụ nếu đất thấp. Đất đỏ Đông Nam Bộ, Tây Nguyên có tầng lớp dà, độ màu mỡ khá, song phải chú ý tưới nước giữ ẩm cho cây trong mùa khô.
Đất thích hợp cho sẩu riêng phải có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều chất hữu cơ, thoát nước tốt. Độ pH thích hợp 5,0-6,5.
Sầu riêng cũng phát triển tốt ở các vùng đồi núi. Vùng gần xích đạo ở độ cao trên 800m và 18 độ vĩ Bắc trở vào (H.Y. Nakasone; R.E. Paul, 1988).
Đối chiếu khí hậu của các vùng trồng sầu riêng ở nước ta: Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và yêu cầu sinh thái của cây sầu riêng cho thấy những nơi này có thời gian khô hạn thuận lợi cho việc phân hóa của cây, ngoài ra các chỉ số nhiệt độ trung bình hằng năm, lượng mưa ở các tháng trong năm tương đối phù hợp với yêu cầu của sầu riêng.
Đặc biệt ở Bảo Lộc và Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) tuy ở độ cao 800m so mặt nước biển (Bảo Lộc – 884m và Di Linh – 972m), nhiệt độ trung bình năm 21oC, tuy có thấp hơn Mỹ Tho (26,8oC) và Cần Thơ (27oC) nhưng nhiệt độ trung bình từ tháng 1 đến tháng 12 là rất ổn định 19,5-22,4oC. Nhiệt độ không nóng, không lạnh quá nên sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài nhiệt độ ổn định, ở đây lượng mưa hàng năm nhiều, mùa khô hạn ngắn chỉ khoảng 2-3 tháng nên rất thuận lợi cho cây sầu riêng sinh trưởng phát triển. Mùa thu hoạch sầu riêng ở Lâm Đồng chậm hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long 1-2 tháng, tạo lợi thế trong rải vụ thu hoạch quả trên diện rộng ở các tỉnh phía nam và Tây Nguyên.
1.2.2 Thời vụ trồng
Vùng ĐBSCL, có thể trồng sầu riêng được quanh năm nếu bảo đảm được nước tưới. Nhưng tốt nhất là vào đầu đến giữa mùa mưa.
1.2.3 Phương pháp nhân giống
Theo Nguyễn Danh Vàn (Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai, 2006). Cây sầu riêng có thể nhân giống bằng cả hai phương pháp là nhân giống hữu tính (gieo bằng hạt) và nhân giống vô tính (chiết, ghép).
1.2.3.1 Nhân giống hữu tính
Ø Nhân giống bằng hạt
Trước kia, nhiều nhà vường thường trồng sầu riêng bằng hạt nhưng hiện nay đã chuyển sang nhân giống vô tính sẽ xo nhiều điểm thuận lợi hơn. Hạt sầu riêng mất sức nẩy mầm nhanh nên khi lấy hạt khỏi trái rửa sạch và gieo ngay.
Hạt ương trên luống rộng khoảng 1m, cao 30cm, đất trộn nhiều tro, bụi dừa cho thoáng để hạt dễ nẩy mầm, khi hạt nẩy mầm rồi đem ương vào túi PE đến khi lớn chuyển sang bầu. Đất trong túi nhiều màu mỡ hơn luống ương để cho cây phát triển tốt không mất sức. Cần chăm sóc tốt cây con, cung cấp đầy đủ nước, dinh dưỡng và phòng ngừa sâu bệnh cần tiến hành kịp thời. Sau khi cây con phát triền đầy đủ thân lá thì đem trồng.
Ø Cách nhân giống bằng phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, ít tốn kém, giá thành rẻ, hệ số nhân giống cao, cây có bộ rễ khỏe, ăn sâu thích hợp với những vùng có mực thủy cấp thấp như các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống này lại có một số nhược điểm là cây rất lâu cho trái, thương không giữ được đặc tính tốt của cây mẹ. Ngoài ra, các cây trong vườn không đồng đều nhau, do sầu riêng là cây thụ phấn tự do, nên có sự phân li.
1.2.3.2 Nhân giống vô tính
- Nhân giống bằng phương pháp chiết cành:
Là cách nhân giống sầu riêng còn được sử dụng nhưng số lượng cây không đều. trên cây cần lấy giống dã chọn, chọn những cành có đường kính khoảng 1,5-2cm, có 3-4 nhánh nhỏ, khỏe mạnh phát triển tốt, sung sức, không bị sâu bệnh, mọc thẳng đứng hoặc hơi xiên một góc 45 độ và chổ có ánh sáng. Vị trí chiết cách ngọn khoảng 0,7-0,8m. Để mau ra rể có thể sử dụng thêm thuốc kích thích như các chất 2,4D, NAA. Khi thấy đã ra nhiều rễ phụ có màu vàng nâu là có thể chiết đem giâm trong bầu nơi râm mát và tưới nước giữ ẩm thường xuyên để bầu chiết ra thêm rễ và phát triển thêm thân lá thì đem trồng.
- Nhân giống bằng phương pháp tháp ghép cải tiến: (Trần Thị Bạch Vân, Trung tâm kĩ thuật và công nghệ sinh học, 2007).
Theo phương pháp ghép thông thương, mối ghép phải cách mặt bầu đất từ 20cm trở lên, cây sầu riêng là loại cây đa niên nên cần có bộ rễ phát triển và ăn sâu trong đất, cây trông bằng hạt có được ưu điểm này nhưng cây chậm cho trái và chất lượng trái không tốt; trồng bằng cây chiết thì cay nhanh cho trái, chất lượng và mẫu mã trái tốt nhưng bộ rễ bàng, rất dễ đổ ngã khi gặp giông to, gió lớn.
Với cách ghép cải tiến, do nơi tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép cách mặt bầu khoảng 6-10cm nên sau khi trồng một thời gian, nơi vết ghép sẽ phát triển một tầng rễ mới, giúp cây hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn, chống chịu với ngoại cảnh tốt hơn và đặc biệt giảm được hiện tượng bật gốc, đổ ngã. Cây cho trái sau 3 – 4 năm trồng nếu được chăm sóc, bón phân đầy đủ, trái có hình dạng, mẫu mã chất lượng hoàn toàn giống cây mẹ.
▪ Thời vụ tháp (ghép):
Tốt nhất là vào mùa mưa (từ tháng 6-9 dương lịch) do điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí rất thích hợp để mắc ghép dính vào gốc ghép. Tuy nhiên cũng có thể ghép được trong mùa nắng, nhưng gốc ghép phải được cắt ngọn, bứng vô bầu, đem đặt vào chỗ mát rồi mới ghép.
▪ Chuẩn bị gốc ghép:
Hạt Sầu Riêng dễ mất sức nẩy mầm, nên khi lấy hạt ở trái ra ta tiến hành rửa sạch, rồi đem gieo liền, trước khi gieo nên xử lý hạt để tiêu diệt mầm bệnh như: Ridomil, Aliette, Antracol…
Sau đó trải đều hạt trên đất ẩm, dùng Basudin hạt rải xung quanh để ngừa kiến, dế phá hại hạt; phía trên phủ cỏ khô, tưới nước giữ ẩm hàng ngày, khi hạt nẩy mầm, đem giâm trên líp hoặc trong bầu PE. Tùy theo phương pháp ghép mà điều chỉnh thời gian giâm: nếu ghép đọt thì thời gian từ 2- 3 tháng, nếu ghép mắt thì thời gian từ 18- 24 tháng. Tuy nhiên đường kính gốc phải đạt tối thiểu 1,2 cm.
Cần lưu ý, thối gốc chảy mủ do nấm Phytopthora palmivora là một bệnh nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng ở nước ta hiện nay cũng như các nước trồng sầu riêng trên thế giới, vì thế những nước trồng sầu riêng rất quan tâm đến việc chọn những giống làm gốc ghép có khả năng chống chịu với căn bệnh nguy hiểm này. Qua nghiên cứu ở Việt Nam, các nhà chuyên môn cho biết giống sầu riêng lá quéo và giống sầu riêng Chanee (nhập nội) là giống có khả năng chống chịu được với bệnh. Chính vì vậy, các nhà vườn và cơ sở nhân giống nên chọn những giống này làm gốc ghép.
▪ Phương pháp tháp (ghép)
Có 2 phương pháp: tháp cành và tháp mắt.
Ø Tháp cành (tháp đọt):
Cách chọn cành để tháp: cây để lấy cành tháp phải có năng suất cao, phẩm chất ngon, không có dấu vết sâu bệnh nguy hiểm. Chọn những đoạn cành không già lắm hay còn gọi là cành bánh tẻ (nếu tháp cành) và nên chọn các cành hay đọt có đường kính tương đương với gốc tháp vừa cắt để việc tiếp xúc được chặt chẽ hơn.
Kỹ thuật tháp: Tính từ mặt bầu trở lên khoảng 25 – 30 cm, cắt bỏ ngọn gốc ghép. Sau đó dùng lưỡi lam chẻ đôi phần thân từ trên xuống khoảng 2cm. Cắt 1 đoạn dài khoảng 3cm có chứa 1 mầm ngủ và 1 lá, cắt bỏ khoảng 2/3 lá; phía gốc của đoạn cành (đọt) dùng lưỡi lam vạt 2 bên như vạt nêm dài khoảng 1,5 – 2 cm, sau đó nêm vào phần gốc đã chẻ sẳn, cuối cùng quấn dây thật chặt lại và trùm lên bằng 1 bao nylon nhỏ rồi đem giữ trong mát. Khoảng 20 - 30 ngày sau nếu cây nào lá còn xanh thì cành (đọt) đã dính với gốc ghép. Chăm sóc cho đến khi cây ra đọt non, cơi đọt đó già thì chuyển sang bầu lớn, chăm sóc thời gian khoảng 6 tháng có thể đem trồng.
Ø Tháp mắt: Đây là phương pháp phổ biến để nhân giống sầu riêng
Chuẩn bị gốc tháp: thường sử dụng kiểu tháp hình chữ U xuôi với chiều dài 2,0-2,5 cm, rộng 1,0-1,5 cm. Chọn chỗ bằng phẳng trên thân gốc tháp, cách mặt đất 25-30 cm. Không nên tháp sát gốc vì dễ bị mầm bệnh xâm nhiễm, lau sạch bụi, đất bám ở chỗ định tháp mở miệng tháp. Sau khi mở miệng xong, dùng dao rọc một đường chia lớp vỏ đậy ra làm 2 phần lớn nhỏ (tỉ lệ 7/3) rồi khoét một lỗ nhỏ bên phần lớn để khi đặt mắt tháp vào không bị cấn dập. Lưu ý khi mở miệng tránh mũi dao làm trầy phần gỗ bên trong.
Chuẩn bị mắt tháp: Chọn mắt tháp ở những cây mẹ khoẻ mạnh, không sâu bệnh và cho sản lượng cao…Các cành dùng để lấy mắt (lấy bo) có thể chọn già hơn so với tháp cành. Mắt ghép được lấy từ những mầm nhú lên từ nách lá trên cành. Cuống lá được cắt 3-4 ngày trước khi lấy mắt ghép. Dùng dao rạch 4 đường thành hình thang, sau đó tách bo ra khỏi cành sao cho kích thước tương ứng với đường kính của cành. Đặt mắt ghép vào miệng ghép sao cho mầm ghép nhú ra ngoài từ nơi khoét lỗ của vỏ đậy. Sau cùng, dùng một đoạn lá dừa dài 5cm, rộng 2cm, có khoét lỗ ở giữa đậy kín miệng ghép và dùng dây cao su quấn chặt từ dưới lên (chừa lại chỗ mắt tháp nhô lên) theo kiểu mái lợp để tránh nước chảy vào khi mưa hay tưới. Có thể dùng parafin hay mở bò, sáp để bôi bên ngoài.
Kiểm tra: Sau khi tháp khoảng 10 ngày mở dây buộc ra kiểm tra, nếu mắt đã dính thì mắt còn xanh tươi. Trường hợp mắt bị vàng, héo khô, màu nâu đen…là đã hư. Khoảng 10 – 15 ngày sau thì mở hẳn dây buộc ra, tiến hành cắt bỏ đọt của cây gốc ghép để mắt dễ phát triển. Sau khi mầm của mắt ghép phát triển được 3 – 6 tháng là có thể đem ra trồng.
Ø Ưu – khuyết điểm phương pháp nhân giống vô tính
Nhân giông bằng phương pháp này có ưu điểm là giữ được đặc tính tôt của cây mẹ mà ta đã chọn làm giống, nhanh cho trái. Ngoài ra, phương pháp chiết cành còn có ưu điểm là không có rễ cọc, rễ chỉ phân bố ở tầng mặt, nên rất phù hợp đối với những vùng đất thấp, có mực thủy cấp cao như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đối với phương pháp ghép còn có ưu điểm là hệ số nhân giống cao, cây giống đồng đều, phù hợp với yêu cầu sản xuất lớn tập trung chuyên canh hiện nay của chủ vườn.
Tuy nhiên, phương pháp nhân giống vô tính cũng có một số nhược điểm là hệ số nhân giống thấp (phương pháp chiết cành). Còn với phương pháp ghép thì lại đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững kĩ thuật ghép, phải có kinh nghiệm chọn cành ghép, chọn mắt ghép, chọn gốc ghép và chọn thời vụ thích hợp. Ngoài ra, còn phải biết cách chăm sóc cây con sau khi ghép.
1.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1.3.1 Kỹ thuật trồng
Đặc biệt hơn những loài cây đa niên khác. Sầu riêng lại có những đặc điểm chiếm ưu thế:
Nếu nhân giống vô tính thì cây ra hoa rất sớm từ 2 – 3.5 năm. Còn tùy vào các yếu tố trồng và chăm sóc thời gian để trái được từ 2.5 – 4 năm. Gốc có đường kính từ 10 em trở lên có thể để trái vững vàng. Bên cạnh đó, cây trồng bằng cành ghép hoặc cành chiếc đều mau ra hoa trái, nhưng phải chú ý một điều cành chiết vào mùa mưa giông dễ bị lật gốc và tuổi thọ cây thường thấp. Bởi thế, yêu cầu về kỹ thuật trồng Sầu riêng là một điều rất quan trọng.
1.3.1.1 Làm đất
Sầu riêng có khả năng thích nghi với nhiều loại đất, được tròng nhiều loại đất khác nhau. Đất hơi phèn vẫn trồng được. Độ pH lý tưởng từ 6 – 6,5, một số vùng có độ pH từ 5 – 5,5, sầu riêng vẩn phát triển khá tốt.
Mặc khác, những vùng đất như Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ với rất nhiều loại đất xám và đất đỏ bazan thế mà sầu riêng vẫn mọc tươi tốt.
Riêng với vùng đồng bằng Nam Bộ phải trồng sầu riêng trên đất có xẻ mương, làm tiếp và mô cao để tránh úng vào mùa mưa và có nước để tưới vào mùa khô. Tầng đất mặt ở ruộng, đất phù sa ven sông, ở hồ ao, kênh rạch phơi khô, đắp mô trồng rất tốt. Và không nên trồng Sầu Riêng trên đất cát, đất sét nặng.
Để giúp cây có được môi trường thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiện dễ dàng để bổ sung chất dinh dưỡng như phân hữu cơ, chất mùn, … cho cây. Và để cho cây có thể chủ động cho ra hoa trái theo ý muốn ta có thể trồng bằng cách đào hố với kích thước rộng 0.8m x 0.8m cùng độ sâu 0.6m và bón khoảng 1 – 2kg vôi sống vào hố. Thực hiện phơi đất thật khô. Sau đó, bón khoảng 20 – 30kg phân xanh (hay phân chuồng, phân rác, …) đã hoai mục kết hợp với 0,5 – 1kg phân lân (P2O5) trộn vào đất phơi khô và lấp xuống hố theo thứ tự theo tầng đất (đất ở đáy, ở giữa và lớp đất mặt).
Ngoài ra, ta vẫn có thể áp dụng biện pháp trồng bằng cách đấp mô. Đắp một số đất khô có nhiều chất dinh dưỡng như đất mặt ruộng, đất phù sa sông rạch, … Tùy điều kiện đất đai từng vùng mà làm mô cho thích hợp. Mô nên có chiều cao 0.4 – 0.8m và rộng từ 1.2 – 2.2m nếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Còn với loại đất ở vùng miền Đông Nam Bộ nếu có độ nghiêng lớn hơn 2 – 5% chỉ nên đắp mô cao 15 – 25cm, rộng khoảng 60cm. Nếu độ nghiêng lớn hơn 5%, có thể không cần làm mô, chỉ cần cuốc xới cho đất tơi xốp và trộn phân khoáng và phân hữu cơ cho cây trồng mau tốt. Với độ dốc như thế, mùa mưa phải có kế hoạch chống xói mòn. Có thể trồng xen canh các loại cây ăn trái không có tính cạnh tranh dinh dưỡng mạnh hoặc trồng cây màu để vừa che cỏ, vừa chống xói mòn mặt đất và tăng thêm thu nhập. Nên sử dụng thuốc xịt cỏ vào mùa mưa, vừa diệt cỏ vừa hạn chế sự xâm thực.
Bên cạnh việc đấp mô và bồi đất hàng năm ta phải kết hợp với cải tạo đất, làm đất tơi xốp. Nhưng phải tránh lúc đã trồng cây rồi thì không thể đào xới nhiều để trở đất tránh ảnh hưởng đến bộ rễ hoặc sự thay đổi chất dinh dưỡng hạn chế khả năng gây stress cho cây. Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển tự nhiên của cây.
1.3.1.2 Trồng cây
Trồng bằng cách đào hố hay đấp mô chúng ta cũng phải tùy vào kích cỡ bầu cây giống mà đào hố hoặc đấp mô sao cho phù hợp.
1.3.1.2.1 Bón lót
Nếu có phân dơi, phân cá, phân hữu cơ hoai mục nên bón một ít vào hố, tùy khả năng mà bón ít nhiều. Trộn sơ cho phân lẫn vào đất. Loại phân có nhiều đạm hay hàm lượng muối trong phân cao thì phảI vùi sâu vào đất để rễ non không bị ngộ độc.
Rải một ít thuốc sát trùng như Basudin 10H, Furadan, BHC, … để phòng trừ mối, kiến, tuyến trùng, … tồn đọng trong đất làm hại rễ non. Liều lượng từ 20 – 50g tùy loại.
1.3.1.2.2 Trồng cây giống
Thêm hoặc bớt đất ở hố sao cho đặt cây xuống mặt mô ngang bằng với phần trên của bầu.
Cho đất vào xung quanh bầu đến gần ngang mô trồng là được. Không cần vô đất quá mịn dễ làm đất bị lèn, do mưa nhiều hay tưới thừa nước. Kết hợp với thao tác trên ta nên dùng cọc, que cắm gần gốc để cố định cho cây đứng thẳng. Dùng dây nilon, dây nhựa để cột, tránh dùng dây chuối khô, lạt dừa (ruột), … có tính giữ ẩm để phát sinh nấm bệnh hại cây.
1.3.2 Chăm sóc
Cây con mới trồng chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên nên ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng, trao đổi chất, sức chống chịu rất kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt, gió, … nếu chăm sóc không tốt dễ bị tình trạng còi cọc, chậm lớn. Có vườn sau khi trồng một năm, cây vẫn còn bị chết, đó có thể là do nguồn cây giống không sạch bệnh, cành ghép, mắt ghép già cổi, bị sâu bệnh. Hoặc do chăm sóc không chu đáo, mùa nắng thiếu nước cây suy kiệt, mùa mưa bị úng rễ bị hư hại, sử dụng phân thuốc quá liều lượng. Bởi thế, để nâng cao tỷ lệ sống và giúp cây trồng tăng trưởng được tốt quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật là một yêu cầu quan trọng không kém.
1.3.2.1 Làm cỏ trồng xen
Với quy cách mọc theo hình Kim tự tháp, thì cỏ dại rất khó mọc được trong vườn Sầu riêng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là khi trồng Sầu riêng không cần phải làm cỏ trong vườn. Có mọt số cỏ dại có tính đề kháng rất cao, có thể mọc, sinh trưởng và phát triển cạnh tranh rất nhiều chất dinh dưỡng cây Sầu riêng. Với thực tế nêu trên ta phải làm cỏ thường xuyên kết hợp với trồng một số cây có thể trồng xen được, có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng như: ca cao, măng cụt, cây có múi,…
Có thể kết hợp dùng rơm, rạ, cỏ khô, bả dừa, bả cây họ đậu, … đậy xung quanh mô để giữ ẩm vào mùa khô, hay chống xói mòn vào mùa mưa. Tránh đậy cận gốc, ẩm độ cao, nấm bệnh dễ phát triển làm hư hại gốc.
1.3.2.2 Bồi liếp
Chất dinh dưỡng trong đất là một nguồn sống chủ yếu của cây. Ta cần phải bồi bùn cho cây, tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng cho cây theo dịnh kỳ là rất cần thiết. Tùy theo loại đất và khả năng giữ cũng như khả năng tái tạo chất dinh dưỡng của đất mà ta có chế độ bồi bùn, bón phân thích hợp. Bệnh cạnh đó, còn tùy vào mùa vụ thường thì định kỳ 2 lần/năm nếu có áp dụng kích thích ra hoa nghịch mùa.
Đất để bồi mô, liếp có thể lấy từ mương lên đấp mô. Nhưng cách này rất ít người sử dụng, do đất lấy trự tiếp từ mương, có thể chưa được xử lý nhiệt, còn nhiều mầm bệnh, nhiễm phèn, một số vùng đất giáp biển thì đất lại có nồng độ muối cao, khí độc còn nhiều chưa bốc hơi hết dễ bị ngộ độc cho rễ khi hấp thu. Bởi thế, cách lấy đất từ mương lên đấp liếp và lấy đất từ liếp lên đấp mô là một phương pháp được nhiều người sử dụng và đạt nhiều hiệu quả hơn.
1.3.2.3 Tỉa cành tạo tán
Cành cây Sầu riêng mọc rất đặc biệt, chỉ nằm dè ra không mọc hướng lên trên. nên tạo hình tốt (dang các tay nhánh ra) cho cây sầu riêng sẽ thuận lợi cho ra hoa kết trái, làm cho cây có bộ khung cành khỏe, hoa trái đều khắp và đều hàng năm, giảm thiệt hại do sâu bệnh, gió bão.
Tỉa cành, tạo dáng giúp cho cây được thoáng, cành lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp và hạn chế được sâu bệnh. Giúp cho cây khỏi phải nuôi những cành ăn hại, tốn hao chất dinh dưỡng mà không có lợi. Loại những cành già nằm gần mặt đất nhằm ngăn ngừa bùn đất, phân bón bám vào cành lá tạo môi trường tốt cho vi sinh vật gây hại như các loại nấm, tảo làm hạn chế sự hấp thu, bài tiết và quang hợp ở các bộ phận đó.
Đối với Sầu riêng còn nhỏ ta nên tỉa bỏ các cành mọc quá gần mặt đất sao cho khi cây cho trái cành ở độ cao ít nhất là 1 m. Ngoài ra, ở vị trí nào đó trên thân chính không để mọc ra 2,3 cành vì cây sẽ bị chẻ 2,3 khi đeo nhiều quả.
Bỏ các cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già, cành mọc không đúng hướng. Chỉ để 1 ngọn. Nhưng thường ta không cắt ngọn cây sầu riêng, vì dáng cây sầu riêng giống như cây Noel mà người phương Tây, tín đồ Công giáo rất thích.
Khoảng cách trên thân chính của các cành, khi cây nhỏ nên để thưa 8 – 10 cm, khi cây lớn khoảng cách không nên để dưới 30cm.
Sầu riêng kết trái trên thân, cả cành nhỏ lẫn cành lớn không ra hoa ở ngọn. Vì vậy chỉ để lại cành khỏe, có thể chia ra 3 lần cắt tỉa:
- Lần 1: Sau khi thu hoạch xong, cắt cành khô, cành bệnh, cành gầy yếu, cành kiệt sức vì đã ra nhiều trái.
- Lần 2: Trước khi bón phân lần thứ 2.
- Lần 3: Khi sầu riêng đã có trái bằng trái quít, trước tuần thứ 6 khi đậu trái, đồng thời với cắt tỉa trái, dồn thức ăn cho những trái còn lại.
Một số khuyến cáo về những cành nên tỉa: Cành mọc đứng, cành bẻ vào trong tán, cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành mọc quá gần mặt đất
Các cành cần giữ lại: Cành mọc ngang, cành khõe mạnh, cành ở độ cao 1m so với mặt đất.
Đốn tỉa bớt các cành cấp 1. Nên phân tầng, mỗi tầng có khoảng 3 – 4 cành cấp 1. Tầng nọ cách cành kia 40 – 60cm ( đối với những cây trưởng thành). Các cành cấp 2,3, . . . dầy đặc, phải tỉa bỏ bớt.
Hoa sầu riêng rất nhiều, cây không có sức nuôi hết, bên cạnh việc tỉa cành tạo tán ta cũng phải tỉa bớt hoa. Hoa ra 2 – 3 đợt một năm. Nếu ra 3 đợt, có thể tỉa bớt hoa đợt 1 và hoa đợt 3, có thể kết những quả chín sớm và muộn thường bán giá cao hơn.
Khi tỉa hoa, phải tùy theo giống. Bắt đầu tỉa hoa 30 – 35 ngày sau khi hoa nở. Khi đã đậu quả, lại cắt bỏ một số trái chỉ để lại mỗi cành 3 – 5 trái. Các loại trái cần tỉa bỏ là trái dày đặc, trái méo mó, trái sâu bệnh.
Việc tổng vệ sinh vườn cây sau khi tỉa cành, hoa, trái tạo tán là công việc cần thiết nhằm loại bỏ xác cành, lá đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật có hại cho cây. Dùng 1 kg vôi pha với 25 lít nước phun ướt toàn bộ thân, cành nhằm tiêu diệt các mầm bệnh tồn lưu trên cây. Bón thêm 1 – 2 kg vôi để nâng độ pH của đất lên, giúp tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có ích, hạn chế sự phát triển của các VSV có hại.
1.3.2.4 Tưới nước, tủ gốc giữ ẩm
Đất xung quanh mô trồng phải được giữ ẩm vào mùa khô và mùa mưa phải ráo. Có thể quan sát độ ẩm của đất bằng cách bới sâu xuống khoảng 10- 20cm, lấy ít đất lên vo thành viên được là tốt. Vo thành viên không được quá ẩm hoặc bời rời là thiếu.
Cây rất cần nước, bởi vì đây là môi trường phải có để các phản ứng sinh hóa xảy ra.
Sầu riêng mới trồng nên tưới ngày một lần trong khoảng 4 tháng. Sau đó chỉ tưới khi gặp hạn. Trong những tuần lễ đầu, nếu thời tiết nóng bức hay quá nắng, nên tưới ướt thân và lá (lúc trưa và xế chiều) để tránh mất nước ở cây. Nếu trồng đại trà ở những vùng thiếu nước nên dùng bình xịt để tưới vừa nhanh, vừa tiết kiệm được nước. Trời mát mẻ hay có mưa không cần tưới.
Nên sử dụng nguồn nước sạch để tưới. Tránh tưới nước có độ phèn cao (độ pH quá thấp) hay nước có hàm lượng muối khoáng quá nhiều. Nguồn nước ao tù, nước bùn,… dùng tưới phải tránh dính lên thân lá sẽ làm môi trường thuận lợi cho nấm địa y phát triển.
Tủ gốc bằng rơm, cỏ khô sẽ bớt được công tưới; nhưng mùa mưa nên bỏ rơm tủ đi vì dễ gây bệnh và cũng là ổ chứa mối hại cây sầu riêng.
Khi ra hoa kết trái, cây sầu riêng cần ẩm, thời kỳ này ở miền Nam đang là mùa khô nên cần tưới, nhưng tưới nhiều sẽ làm rụng hoa quả và cơm sầu riêng có thể nhão.
1.3.2.5 Bón phân
Phương pháp cung cấp phân được giới thiệu sau đây dựa vào kinh nghiệm và một số tài liệu tham khảo của nước ngoài.
1.3.2.5.1 Nguyên tắc cung cấp phân
Phân bón bao gồm phân vô cơ (phân hóa học) và phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng, phân ruốc …) cung cấp cho cây trồng là nhằm tăng nguồn dinh dưỡng dự trữ cho cây trong đất. Cây không thể hấp thụ chất dinh dưỡng trực tiếp từ phân (đặc biệt là phân vô cơ) mà phải thông qua yếu tố cơ bản rất đặc biệt là đất và nước.
Mỗi gian đoạn sinh trưởng của cây luôn đi kèm với quá trình sinh lý nhất định. Do vậy, muốn cung cấp phân cho cây có hiệu quả nên tuân thủ nguyên tắc.
Bón phân có định kỳ :
Cây còn nhiều chất dinh dưỡng, nhất là lúc ra chồi non, lá non, ra hoa, mang trái. Nên cần bón thúc phân cho cây khi lá đã già hay sau mùa thu hoạch trái và sau đó thường xuyên bón bổ sung. Thời gian từ ra hoa đến trái chín của sầu riêng khoảng 16- 18 tuần. Giai đoạn làm cơm cần nhiều chất dinh dưỡng hơn giai đoạn cuối, nên bón phân trước khi trái hình thành cơm.
Bón đúng và bón đủ :
▪ Mỗi giai đoạn và sinh trưởng nhu cầu chất dinh dưỡng có khác nhau. Cung cấp
nhiều đạm cây sẽ giảm ra hoa, trái dễ bị rụng, hương vị phẩm chất giảm.
▪ Phải cung cấp đủ lượng phân dự trữ trong đất để cây phát triển và có năng suất cao. Thiếu phân cây ngừng sinh trưởng, phát dục không hoàn chỉnh, năng suất kém .
▪ Ngược lại, cây thừa phân sẽ làm bộ rễ tổn hại, tình trạng nặng cây sẽ bị chết. Bón nhiều phân trong thời gian ngắn ở giai đoạn mang trái sẽ làm rụng trái hàng loạt …Tốt nhất là bón vừa đủ theo định kỳ sinh trưởng của cây.
Bón để nuôi cây :
Vào thời điểm đất khô, thiếu nước tưới nếu bón phân sẽ gây lãng phí và có thể gây hại cho cây. Quan trọng nhất là phân đạm, khi bón phân tưới qua một vài lần tưởng rằng phân đã thấm sâu vào đất và cây đã hấp thụ hết. Thực tế, cây chỉ hấp thụ một phần, phần lớn còn lại nếu đất bị khô, khí hậu nóng hoặc nắng lâu ngày đạm chất sẽ bị hốc hơi.
Để phát huy tác dụng của phân bón, khi đã bón phân thì phải tưới một lượng nước vừa đủ và liên tục được giữ ẩm (nhất là vào mùa nắng) để cây hấp thụ được phân và tránh những mất thoát đáng tiếc. Vào mùa mưa, ở những vùng đồng bằng, liếp thường nhỏ, bón phân xong nếu bị mưa to dễ bị rửa trôi (nhất là ở vùng đất có kết cấu bề mặt quá chặt). Do đó, phải tìm cách để cho phân ngấm sâu vào đất.
1.3.2.5.2 Sử dụng phân hữu cơ
- Các loại phân hữu cơ thông dụng :
Phân hữu cơ là các loại phân xanh, phân chuồng, phân ruốc, phân dơi … Phân chuồng, phân rác, phân xanh trước khi sử dụng phải ủ cho hoai mục. Phân chưa hoai mục có nhiều vi sinh vật có hại cho cây trồng hoặc khi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ để tạo thành chất mùn sẽ sinh nhiệt (có thể lên trên 550C) làm tổn hại bộ rễ.
Phân hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rất có giá trị. Giúp cải tạo đất rất tốt, làm đất có kết cấu tơi xốp hơn, tăng độ phì của đất (không làm chai đất như phân vô cơ).
Cách bón :
▪ Dùng phân xanh, phân chuồng bón xung quanh tán cây :
Đào hố ngang 10- 30cm, sâu 10- 30cm xung quanh tán cây. Nếu phân ít có thể đào phân nửa hơn một phần ba tán cây. Cho phân xuống rãnh và lấp đất lại. Nên kết hợp với việc bón phân hóa học, nhất là ở giai đoạn bón thúc, làm cho cây phát triển nhanh hơn và tránh được sự lãng phí do bốc hơi hay bị rửa trôi.
▪ Dùng phân cá, phân ruốc, phân dơi :
Có thể kết hợp với phân xanh, phân chuồng để bón như trên theo định kỳ. Cây chưa cho trái nên bón định kỳ 6 tháng một lần (đầu mùa mưa bón một lần và đầu mùa nắng bón một lần). Cây đã cho trái nên bón vào giai đoạn trước nửa tháng ở đợt thu hoạch trái sau cùng.
Có thể ngâm với phân hóa học để lấy nước tưới thường xuyên cho cây 10- 15 ngày/lần, giúp cây phát triển nhanh.
+ Có thể dùng lu, khạp, hủ … đựng khoảng 2 giạ phân cá, phân ruốc (có thể trộn thêm phân dơi), 2 kg phân DAP, 200g- 800g phân Kali (nên dùng Sulfat Kali K2SO4) hoặc 2,5kg phân NPK 16.16.8 … đổ nước vào cho ngập và ngâm sau 2 tuần lễ thì sử dụng được. Thỉnh thoảng quậy lên cho mau rã.
+ Dùng khoảng 100cc nước phân (1/3 lon sữa bò) pha với 10 lít nước để tưới cho 5-10 cây con. Nên tưới vào chiều mát và sáng hôm sau, tưới xả lại bằng nước sạch. Cây trồng sau 10 ngày có thể tưới phân được.
Cây lớn tăng lượng phân lên khoảng 50cc (1/2 lon sữa bò) pha 10 lít. Tưới từ 5 lít đến 40- 50 lít cho một cây. Chu kỳ tưới khoảng 1 tháng/ 1 lần.
1.3.2.5.3 Sử dụng phân hóa học
▪ Cách bón :
Cây con trồng cao khoảng 50cm có thể bón phân hóa học như NPK, DAP hoặc trộn lẫn hỗn hợp Urê, Lân và Kali theo tỷ lệ 3-4-3 cho vùng đất có độ phì nhiêu trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ 2-3-5 cho vùng đất xám hay đất đỏ Bazan. Sầu riêng ở giai đoạn trưởng thành cần nhiều Kali, tùy vùng đất mà xác lập tỷ lệ NPK bón cho hợp lý, lượng phân bón cho cây phải đảm bảo cho nhu cầu tăng trưởng ở các giai đoạn. bảng sau đây chỉ lượng phân sử dụng tương ứng với sự phát triển của cây.
(a): Bón vào đầu hay cuối mùa mưa, phải linh động xác định thời điểm bón phân. Để cây ra hoa sớm, nên bón phân lần 1 ngay kghi thu hoạch trái xong, lần 2 trước khi xiết nước làm trái hai tháng.
Nếu cây đã cho trái thì có thể bón 3 lần như sau :
Bảng 1. Số lượng phân bón (gram/ lần) giai đoạn sau khi đậu trái
Thời gian
Số lượng phân (gram/lần)
20 - 30 ngày
200 - 300
60 ngày
400 - 500
Sau thu hoạch
600 - 10000
(b): Cây từ 6 tuổi trở lên lượng phân bón tăng lên từ 1kg cho đến 3kg (gia tăng tỷ lệ thuận với độ rộng của tán cây).
▪ Một số qui trình kỹ thuật bón phân:
► Tài liệu cây sầu riêng của Lê Thanh Phong cà ctv., (1996), việc bón phân cho mỗi cây qua các năm tuổi được đề nghị như sau :
-Trong năm thứ 1: Bón cho mỗi cây từ 100- 150g N, 50g P2O5 và 50g K2O (tương đương 200- 300g Urêa + 300g Super lân + 100g K2SO4/ gốc). Bón mỗi lần phân nửa vào đầu và cuối mùa mưa.
-Trong năm thứ 2 và 3 : Mỗi năm bón cho cây 200- 300g N, 100g P2O5 và 100g K2O. Bón một lần phân nửa vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
- Năm bắt đầu cho trái: Bón cho mỗi cây 500g N, 250g P2O5 và 250g K2O. Có thể chia làm 3 lần bón :
* Lần thứ 1: Bón 1/3 đạm, 1/2 Kali ở giai đoạn trước khi ra hoa.
* Lần thứ 2: Bón 1/3 đạm và 1/2 Kali khi trái có đường kính 10- 15cm.
* Lần thứ 3: Bón 1/3 đạm và toàn bộ số phân lân sau khi thu hoạch trái xong.
- Năm cho trái ổn định: tăng dần lượng phân bón đến 2- 3kg NPK tỷ lệ 2-1-1 hàng năm và cần bón thêm 20- 30kg phân chuồng hoai mục cho mỗi gốc.
Năm thứ 1 và thứ 2 nên pha phân để tưới. Từ năm thứ 3 trở đi nên xới xung quanh gốc để bón (vòng theo tán cây).
►Tài liệu Phân bón và cách sử dụng của KS Nguyễn Thị Quí Mùi- NXB Nông nghiệp- TPHCM- 1997. Sầu riêng mới trồng ít chú ý đến việc bón phân. Lượng phân hóa học có thể bón cho 1 cây/ năm.
+ 200- 400g Urêa
+ 800- 1.000g Lân Super.
+ 100g Sulfat Kali (K2SO4).
Số phân trên có thể chia làm 4- 5 lần bón trong năm.
Có thể dùng NPK 15-15-15 dùng từ 300- 500g chia làm nhiều lần bón trong năm tùy theo tuổi của cây.
►Tài liệu nghiên cứu qui trình trồng sầu riêng Thái Lan của Phichit Xôtvătthana :
Trong 2 năm đầu sau khi trồng, việc bón phân có tính quyết định cho sự thành công trong nghề trồng sầu riêng. Tỷ lệ phân bón 15-15-15, liều lượng 300- 500g chia làm 3- 4 lần.
-Bón phân bồi dưỡng cho cây còn nhỏ hoặc cây có tuổi cao, sau khi thu hoạch trái nhằm thúc cho cây tạo hệ thống rễ chắc khỏe và tích lũy dinh dưỡng cho vụ ra hoa tiếp theo. Bón nhiều Phospho hơn theo tỷ lệ 12-24-12 với lượng dùng từ 200g đến 3 kg.
-Bón cho cây chuẩn bị ra hoa : Giai đoạn trước khi ra hoa nên bón chất đạm ít đi và tăng thêm Phospho và Kali như loại : 9-24-24.
-Bón phân ở giai đoạn kết trái : Nên dùng các loại phân làm tăng thêm chất lượng trái như 13-13-21 hay 14-14-21, lượng phân dùng từ vài trăm gam đến vài ký, và chia làm nhiều lần tùy cây lớn nhỏ. Để sầu riêng có chất lượng cao và trái to thì phun Kali cùng với Lưu huỳnh bột loại hòa tan trong nước nhưng không nên dùng quá liều cần thiết sẽ gây độc cho cây.
* Lưu ý :
-Tránh bón thúc vào giai đoạn cây đang ra cành lá non. Bón vào giai đoạn lá vừa già hay đã già.
-Kỹ thuật bón phân hóa học, tính toán liều lượng thích hợp và tỷ lệ NPK cung cấp cho cây sầu riêng là rất quan trọng. Trong thực tế canh tác môi trường đất trồng trọt mỗi vùng mỗi khác, đặc điểm sinh trưởng của từng giống cũng khác. Chưa có công trình nghiên cứu về cây sầu riêng hoàn chỉnh. Vì thế phải theo dõi điều chỉnh trong quá trình canh tác, quyết định lượng phân bón phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng … nhằm xác lập công thức và qui trình bón phân là vấn đề rất cần thiết.
1. Đối với cây sầu riêng phạm vi độ pH thích ứng hẹp nên dùng nhiều biện pháp để điều chỉnh độ pH như bón vôi, bón tro, bón các loại chất kiềm, làm thủy lợi … Một số phân bón có thể gây phản ứng bất lợi khi bón trên đất quá chua hay quá kiềm .
2. Chỉ bón phân khoáng khi đã xác định được đất đang thiếu, cây đang cần hay để phát huy tác dụng các loại phân khác cho cây trồng.
3. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón lá sử dụng cho cây sầu riêng. Ở một mức độ nào đó nó có thể thay thế được phân khoáng bón vào đất.
1.4. Các loại sâu bệnh chính trên cây sầu riêng
1.4.1 Các loại sâu hại chính
1.4.1.1 Sâu đục trái
- Tên khoa học: Conogethes punctiferalis
- Họ: Pyralidae - Bộ: Lepidoptera
- Đặc điểm hình thái:
Trứng hình bầu dục, dài khoảng 2-2,5 mm. Trứng mới nở có mầu trắng sữa sau đó trở nên vàng nhạt. Ấu trùng phát triển đầy đủ dài khoảng 22 mm, đầu nâu, thân mình sâu có mầu trắng ửng hồng, hai đốt ngực (trước và giữa) và hai đốt thân ở cuối đuôi thường có mầu trắng hơi hồng, các đốt còn lại có mầu hồng. Trong mỗi đốt ở sống lưng cơ thể có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm trên to, hai đốm dưới dài và hẹp, trên mỗi đốm đều có lông cứng nhỏ, mỗi đốt cơ thể cũng có một đốm nhỏ mầu nâu ở bên hông cơ thể, kế bên khí khổng mầu đen. Cả phần mặt bụng của cơ thể cũng có những đốm nâu nhạt với lông nhỏ.
Thành trùng hoạt động chủ yếu vào lúc ban đêm, chiều dài sải cánh: 2,5 mm, chiều dài thân: 12mm. Toàn thân và cánh mầu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Nhộng lúc đầu mầu vàng hơi nâu, dần dần chuyển sang mầu nâu khi sắp vũ hóa, dài khoảng 13mm, chiều ngang 4mm. Kích thước thành trùng (ấu trùng, nhộng) và số lượng chấm đen cũng như cách phân bố của chấm đen trên cánh tùy thuộc vào thức ăn và các cây ký chủ. Thường C. puctiferalis có kích thước lớn nhất khi gây hại trên Ổi và nhỏ nhất khi gây hại trên Mãng Cầu Xiêm.
Trên Sầu Riêng, thành trùng đẻ trứng trên các vỏ trái non. Ấu trùng nở ra thường chọn nơi gần cuống trái để đục vào bên trong trái. Đầu tiên sâu tấn công võ trái Sầu Riêng, sau đó khi tuổi lớn, sâu tiếp tục đục vào phía trong trái Sâu thường hóa nhộng ngay trên đường đục, gần bề mặt của vỏ trái hoặc sâu chui ra ngoài, nhã tơ, kết lá và phân thành kén rồi hóa nhộng trong kén ngay giữa các gai của trái, giai đoạn nhộng: 8-12 ngày.
Sâu thường đục trái ngay từ khi trái còn nhỏ, vào giai đoạn này nếu bị gây hại, trái sẽ bị biến dạng và bị rụng sau đó, nếu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm mất phẩm chất của trái. Bên cạnh đó, khi bị sâu gây hại, trái thường bị các loại nấm bệnh tấn công làm thối trái. Triệu chứng để nhận diện là từng đám phân mầu nâu đậm do sâu thải ra bên ngoài lổ đục. Thường trái chùm bị gây hại nhiều hơn trên trái đơn.
Biện pháp phòng trừ:
- Phát huy vai trò của thiên địch trong tự nhiên như các loại bọ xít ăn mồi, nhện và Kiến Vàng
- Tỉa bỏ trái bị nhiễm trong chùm trái non, trong chùm trái chưa bị nhiễm nên sử dụng miếng giấy cứng hoặc miếng cây để chêm giữa các trái để hạn chế sự gây hại .
- Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi 10% số trái quan sát bị nhiễm sâu. Thuốc sử dụng như: Sumi-Alpha 5ND; Decis 2,5ND, Sevin
1.4.1.2 Rầy nhảy hại sầu riêng
-Tên khoa học: Allocarsidara Malayensis - Họ :Psyllidae Bộ :Hemiptera
Con trưởng thành của loài cây rầy nâu dài khoảng 3-4mm, màu nâu nhạt, cánh trong suốt. Chúng di chuyển đến cây sầu riêng để đẻ trứng khi cây vừa mới nhú đọt. Trứng hình bầu dục màu vàng nhạt, kích thước khoảng 1 ly. Con trưởng thành cái đẻ trứng thành từng ổ bên trong mô của những lá còn non chưa mở ra. Rầy non có 5 tuổi, tuổi 1 có màu vàng và di chuyển rất chậm, Sang tuổi 2 trên cơ thể bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng và có một ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng. Từ tuổi 3 trở đi cơ thể có các sợi sáp trắng như bông gòn rất dài ở cuối đuôi. Khi bị động chúng di chuyển rất nhanh.
Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại cho cây sầu riêng bằng cách chích hút nhựa của lá non, vì thế chúng thường có mật độ rất cao trong các đợt cây ra đọt non lá non. Con rầy non thường tập trung trong những lá non còn xếp lại, còn con trưởng thành thường tập trung ở mặt dưới của lá non. Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó bị khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và thu nhập của nhà vườn. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây, trong quá trình sinh sống chất bài tiết của rầy còn là môi trường rất tốt cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen mặt lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
Biện pháp phòng trừ:
- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt.
- Dùng bẩy màu vàng để hấp dẫn rầy trưởng thành.
- Sử dụng phương pháp tưới bằng vòi phun mạnh lên chồi non để rửa trôi ấu trùng và thành trùng.
- Phun các loại thuốc như: Fenobucarb (Bassa…), Buprofezin (Applaud, Bedyt…), Trebon, Sagolex… Cần luân phiên sử dụng các loại thuốc khác nhau để hạn chế sự bọc phát tính kháng.
1.4.1.3 Sâu ăn bông sầu riêng
- Họ: Limantruidae
- Bộ: Lepidoptera
- Hình thái:
Thành trùng là một loài bướm màu vàng lợt, có chiều dài (sải cánh) 28-30mm ấu trùng thuộc nhóm sâu rốm có nhiều lông, ở giửa lừng có sọc đỏ, hai bên coa sọc vàng, đầu có màu đỏ. Khi phát triển đầy đủ, sâu dài khoảng 10mm, thường đẻ trứng trên các chùm bông mỗi con có thể đẻ từ 50-60 trứng, ấu trùng tấn công hoa nở, ăn cánh hoa, nhụy cái, nhị đực, làm cho hoa bị rụng. Ấu trùng gây hại nặng nhất vào các tuổi 3 và tuổi 4 sâu hóa nhộng trên cây bên trong kén bằng bong kết dính lại.
1.4.1.4. Rệp sáp phấn
- Họ: Pseudococcidae
- Bộ: Homoptera
- Có ít nhất hai loài rệp sáp phấn tấn công trên sầu riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long, một loài tấn công trái (Planococcus) và một loài khác được ghi nhận trên lá (Pseudococus)trong hai loài này thì Planococcus sp) hiện diện quan trọng và phổ biến. Chúng gây hại trên trái khi trái còn non, bám vào cuốn trái non hoặc rảnh giữa các gai để hút dịch vỏ trái. Vào giai đoạn tría non nếu mất số rệp sáp cao, trái sẽ bị biến dạng và rụng. Nếu tấn công vào giai đoạn trái lớn, trái phát triển kém. Bên cạnh đó mật ngọt do rầy tiết ra sẽ làm nấm bồ hóng phát triển, làm vỏ trái bị đen ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của trái, gái thành sẽ bị giảm.
Biện pháp phòng trừ
- Phun nước vào trái để rửa trôi rệp sáp trên trái.
- Tỉa bỏ những trái bị nhiễm ở giai đoạn đầu.
- Tránh trồng xen với những loại cây dễ bị rệp sáp như măng cụt, cà phê.
- Phun thuốc Pyrinex, Supracide, Trebon, Sagolex, dầu khoáng D-C Tron Plus... khi mật độ cao.
1.4.2. Các loại bệnh hại chính
1.4.2.1 Bệnh thối gốc chảy mủ
- Triệu chứng: Nấm Phytophthora palmivora gây hại trên sầu riêng từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành và cây đang cho trái, trên rễ, thân, lá và trái.
- Trên rễ: Cây sầu riêng trồng trên vùng đất thấp, ẩm độ cao thì rễ dễ nhiễm nấm Phytophthora và thường thấy các rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng và chết dần.
- Trên thân, cành: Cây nhiễm bệnh có bộ lá không còn bóng mượt và chuyển màu vàng, sau đó rụng theo từng cành hay một phía của cây, bộ rễ phía dưới bị thối. Trên thân có dấu hiệu chảy nhựa ra trên bề mặt vỏ cây, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu, nấm thường tấn công xung quanh gốc và các cành của cây sầu riêng Trên thân có dấu hiệu chảy nhựa ra trên bề mặt vỏ cây, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu, nấm thường tấn công xung quanh gốc và các cành của cây sầu riêng nếu cây bị hại nặng vết bệnh sẽ phát triển xung quanh thân chính và cành làm cho bộ lá biến màu vàng úa cuối cùng làm cây chết vì không được cung cấp dinh dưỡng. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm chạy dọc theo thân và cành.
Biện pháp phòng trừ:
- Đối với vườn mới trồng nên trồng với mật độ thấp, khoảng cách 8-10m, tạo thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển thông thoáng.
- Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy.
- Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.
- Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ bằng xơ dừa
- Bao trái là biện pháp hiệu quả để hạn chế bệnh thối trái hiệu quả.
- Bón cân đối NPK.
- Bón phân chuồng hoai mục ( tốt nhất là sử dụng phần gà) kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Trico để hạn chế bệnh phát triển.
- Dùng vôi hòa với thuốc gốc Đồng quét lên thân cây cách mặt đất khoảng 1m vào đầu mùa mưa để ngừa nấm tấn công thân.
- Phát hiện bệnh mới chớm phun các lọai thuốc hóa học: Aliette, Mexyl-MZ 72WP, Ridomil-Gold, Alpine 80WP, Mataxyl 25WP,.... Chú ý, nếu bệnh xuất hiện trễ vào giai đoạn trái lớn, khi phun thuốc nên đảm bảo đúng thời gian cách ly để tránh dư lượng thuốc tồn trong trái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuyệt đối không nên nhúng trái vào thuốc BVTV sau thu hoạch.
1.4.2.2 Bệnh thán thư
- Tác nhân gây bệnh: Là do nấm Colletotrichum zibethinum gây ra và có cả C. gloeosporiodes.
- Triệu chứng bệnh:
Bệnh phát triển nhiều trên lá, tạo những đốm bệnh riêng biệt, tròn và hoại tử hoặc có hình bất dạng, thường ở rìa và chóp lá
- Đốm lá có màu nâu xám nhạt với các vòng đồng tâm hoặc các vòng xung quanh vết bệnh với một số bào tử màu đen trên đó, xung quanh vết bệnh thường có ranh giới màu nâu vàng. Bệnh thường phát sinh trên lá già, lá bánh tẻ. Lá bệnh trên cây con hay cây bị suy yếu dễ rụng sớm.
Biện pháp phòng trừ:
- Tạo điều kiện cho vườn cây thong thoáng với khoảng cách hợp lý.
- Bón phân đầy đủ và tưới đủ nước trong mùa khô.
- Chú ý sự lan truyền bệnh từ phương pháp ghép cành và chiếc cành. Không đặt cây con dưới tán cây sầu rieng bị bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc hóa học phun lên lá như: Carbendazin (Appencarb, Carban…), Mancozeb (Manzate…), tilt super.
1.4.2.3 Bệnh nấm mốc hồng
- Do nấm: Corticium Salmonicolor
-Triệu chứng:
Bệnh xuất hiện đầu tiên là những sợi màu trắng đó là các tơ nấm trên vỏ của những cành non. Trong điều kiện thích hợp, điều kiện ẩm độ cao chúng phát triển thành những tơ màu hồng trên vỏ cành, đôi khi có các gai màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân, cành. Cành nhiễm bệnh nặng sẽ khô và chết.
Bệnh tấn công và gây hại nặng trên cây sầu riêng, nhất là những cành nhỏ, chúng gây ra hiện tượng khô và héo từng đốm của những lá trên các nhánh này. Cây trưởng thành sau 4 năm tuổi, phát triển tốt, cành lá rậm rạp hoặc trong điều kiện mưa nhiều thường dễ nhiễm bệnh này.
Biện pháp phòng trừ:
Để phòng trị tốt bệnh này nên phát hiện bệnh sớm, kém theo biện pháp phòng trừ thích hợp.
- Biện pháp canh tác cần thực hiện là trồng cây với mật độ thích hợp giúp cây thông thoáng sẽ giảm được bệnh. Những cành bệnh, cành chết nên được cắt bỏ và nơi vết cắt nên quét vôi hoặc thuốc gốc đồng
- Nên quan sát vườn thường xuyên và có thể phun các loại thuốc như Rovral 50 WP, Anvil hoặc các loại thuốc gốc đồng theo liều lượng khuyến cáo.
1.4.2.4 Bệnh cháy lá và chết ngọn
- Tác nhân:
Bệnh do nấm Rhizoctonia Solani gây ra. Nấm bệnh phát triển và tạo nhiều hạch nấm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là 28oC. Nấm phát triển kém ở 35oC và ngưng phát triển ở 100oC.
- Triệu chứng:
Bệnh phát sinh trên cả lá già và lá non, bắt đầu bằng những đốm nhỏ, sũng nước sau đó liên kết lại thành mảng bất dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi trên lá.
Những đốm này sau đó khô đi và chuyển sang màu nâu sáng với rìa màu nâu tối và gây biến dạng lá và làm lá quăn lại. Bệnh thường gây hại tập trung từng cụm trên vườn ươm và sau đó lây lan rộng rãi. Các lá bị bệnh có thể kết dính lại do sự mọc lan của sợi nấm, đôi khi thấy có những hạch nấm màu nâu dạng tròn hay dẹp nhỏ. Do đó có khi khô chúng dính lại với nhau nhưng không rụng. Bệnh có thể tấn công trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên và sau đó có màu trắng xám.
Biện pháp phòng trừ:
- Ở giai đoạn cây con: Bệnh có thể được tránh bằng cách tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá ẩm, cây con nên để khoảng cách thưa, bệnh có thể khống chế bằng cách phun lên lá các loại thuốc như Monceren, Benomyl, Carbendazim, Topsin M. hoặc có thể tưới lên đất.
- Trong vườn cây lớn cũng nên phun các loại thuốc trên thường xuyên hoặc có thể tiêm thuốc vào cây.
- Loại bỏ cành, lá bị bệnh trong vườn, vệ sinh vườn cũng rất cần thiết để giảm mật số mầm bệnh.
- Vì đây là nấm đa ký chủ nên cần giảm cỏ trong vườn sẽ giúp hạn chế bệnh tốt.
1.5. Thu hoạch
Với mục tiêu giúp nông dân xác định được thời điểm thu hoạch thích hợp cho từng loại trái cây nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, trong những năm gần đây các cán bộ khoa học thuộc Phân viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch phía Nam đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu xác định chỉ số thu hoạch một số loại quả nhằm nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến sau thu hoạch” và khuyến cáo bà con phương pháp thu hái trái sấu riêng.
Sầu riêng (đặc biệt với giống sầu riêng cơm vàng hạt lép): Nếu dùng cho ăn tươi nên thu hái vào khoảng từ 113-118 ngày sau khi đậu trái; nếu dùng cho bảo quả để vận chuyển đi xa nên thu hái sớm hơn vài, ba ngày (khoảng 110 ngày sau khi đậu trái). Biểu hiện bên ngoài: vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu đồng vàng nhạt. Trên mặt vỏ xuất hiện đường thẳng rõ nét chạy từ trên xuống qua các gai theo hình múi quả. Phần nối giữa cuống quả và thân cây rất dễ tách ra (nhà vườn quen gọi là “tróc đĩa”). Quả có mùi thơm nhẹ, thịt quả mềm, màu vàng ươm, vị ngọt đậm, béo ngậy, ăn không sượng. Nếu thu hái sớm hơn thì vỏ còn xanh, thịt còn trắng, ăn không ngọt, không thơm, quả dễ sượng.
Thường thời gian từ đậu trái đến chìn khoảng 4 tháng, có thể thu hoạch trái chín tự rụng hoặc thu sớm khi trái sắp chín( trái chín dùng cây gõ vào có tiếng kêu rỗng), sau khi thu hoach xong cần để nơi thoáng mát và tránh va chạm manh trân trái.
Sau khi trồng khoảng 5 năm thì cây sầu riêng cho trái. Tùy theo giống mà thời gian từ khi ra hoa đến khi chín hoàn toàn rụng khỏi cây cũng khác nhau. Với những giống chín sớm thường thì vào khoảng 90-100 ngày, những giống trung bình khoảng 105-115 ngày và những giống chín muộn vào khoảng 140-150 ngày.
Do điều kiện thời tiết khí hậu của vùng trồng, giống và kỹ thuật canh tác…khác nhau, nên mùa thu hoạch sầu riêng ở mỗi nước trong xung quanh chúng ta có sự khác nhau. ở nước ta thu hoạc thường từ tháng 5- tháng 6 âm lịch và có thể kéo dài đến 7, tháng 8 âm lịch ở các tỉnh miền Đông Nam bộ va cao nguyên.
Để có thu nhập cao, những năm gần đây nhiều nhà vườn ở miền Tây Nam bộ đã tìm cách xử lý cho sầu riêng ra trái nghịch mùa cho trái thu hoạch vào tháng 11-12 âm lịch, vì thế thời gian thu hoạch của trái sầu riêng được kéo dài thêm.
Thông thường sầu riêng chín đầy đủ trái sẽ tự rụng xuống đất, ăn những trái này có mùi vị, thơm ngon đặc trưng. Nhưng như vậy thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn ( chỉ dược 3-4 ngày so với 9-10 ngày nếu thu hoạch khi trái vừa chìn còn ở trên cây). Khi sắp chín đa số giống có màu sắc của vỏ trái màu nâu sáng, đầu của gai quả chuyển sang màu nâu đậm, khoảng cách giữa các gai rộng dần ra, đầu gai trở nên mềm dẻo hơn, tầng rời trên cuống trái phồng lên rõ rệt, nhựa chảy ra từ cuống trái trong, lỏng và có vị ngọn khi chín.
Vừa qua một nhóm các nhà chuyên môn thuộc phân viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch ( Bộ Nông Nghiệp và PTNT ) đã nghiên cứu về độ chín thu hoạch của trái sầu riêng sữa cơm vàng hạt lép, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nếu dùng cho ăn tươi nên thu hái vào khoảng từ 113-118 ngày sau khi đậu trái. Lúc này hàm lượng chất khô hòa tan từ 29,84-30,14%; hàm lượng lipid từ 6,5506,8%. Hàm lượng glucid: 31,37-33,12%: độ cứng thịt quả (kg/cm2):0,62-1,2. nếu dùng cho bảo quản nên thu trái vào khoảng 110 ngày. Lúc này trái có hàm lượng chất khô hòa tan là: 20,1-22,4% hàm lượng glucid (%); 29,04-30,25. biểu hiện bên ngoài, vỏ trái chuyển màu đồng vàng nhạt. xuất hiện đường thẳng rõ nét đi qua cái gai trên các múi trái (điều này giúp dễ dàng bổ trái sầu riêng chỉ khi nào trái chín). Phần nối cuống trái với thân cây dễ dàng tách ra ( hiện tượng “tróc đĩa”). Có mùi thơm nhẹ. Thịt trái mềm, không sượng, vàng ươm, vị ngọt đậm, béo ngậy.
Thu hoạch trái sầu riêng bằng cách khi trái đạt độ chín thích hợp dùng dao sắc cắt cuống trái ( để một đoạn cuống dài 3-4 cm) rồi đặt trái vào các dụng cụ chứa như sọt, cần xế, thùng cạc tông, giỏ nhựa …nếu cây cao qua thì dùng thang hoặc sào dài co gắn dụng cụ hái và đỡ trái…Sau khi thu hoạch trái sầu riêng còn tiếp tục các hoạt động sinh lý, sinh hóa… Các hoạt động này sẽ làm thay đổi chất lượng của trái. Sau khi thu hoạch nếu chưa kịp đưa đi tiêu thụ thì phải đẻ trong nhưng nơi thoáng mát, che mưa gió, không nên chất thành từng đống lớn ngoài nắng mưa, có như vậy thời gian bảo quản trái mới có thể kéo dài thêm.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương tiện
- Phiếu điều tra hộ dân.
- Phương tiện đi lại: xe máy.
- Dụng cụ ghi nhận thong tin thu thập được.
2.2 Phương pháp
Chọn địa điểm để điều tra 10 hộ dân về kỹ thuật canh tác cây sầu riêng ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Khu vực điều tra
Công tác điều tra được tiến hành trên 10 hộ nông dân ở xã Vĩnh Thành huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Nơi đây chiếm 7,5% diện tích của cả tỉnh Bến Tre. Là một trong những khu vực nổi tiếng và gắng bó lâu với cây sầu riêng, một nơi có điều kiện khí hậu và địa hình rất thích hợp cho loại cây ăn trái này phát triển.
Hình 3.1 Bản đồ địa lý tỉnh Bến Tre.
3.2. Đặc điểm vườn
3.2.1 Mô hình canh tác
Kết quả điều tra các nông hộ có canh tác cây sầu riêng trong khu vực cho thấy có khoảng 45% canh tác theo mô hình chuyên canh. Còn lại 55% canh tác theo hình thức xen canh, trồng xen các loại cây ăn trái khác như măng cục, chôm chôm, bòn bon trong vườn.
Mô hình canh tác
Chuyên canh 45%
Xen canh 55%
Hình 3.2 Phần trăm (%) về những mô hình canh tác cây sầu riêng tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.2.2 Diện tích vườn
Diện tích vườn của mỗi nông hộ được khảo sát không điều nhau, nhưng trung bình phần lớn diện tích vườn để canh tác đều nằm trong khoảng 2000-10000 m2. Phần diện tích trên 10000m2 chiếm tỷ lệ ít, ngoài ra trong khu vực cũng có nhiều nông hộ trồng sầu riêng với diện tích rất nhỏ với mục đích là để có thể tự cung cấp nguồn trái cây cho gia đình và tăng thêm thu nhập chứ cây sầu riêng không phải là nguôn thu nhập chính nên nhũng nông hộ này thương không chú ý lắm đến các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất. Việc điều tra vườn thường là đối với những nông hộ lấy cây sầu riêng làm nguồn thu nhập chính.
Diện tích vườn
> 10000 m2 11%
£ 50000 m2 67 %
5000 m2< dt £10000 m2 22%
Hình 3.3 Phần trăm (%) số hộ theo diện tích trồng sầu riêng điều tra được tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.2.3 Tuổi vườn:
- Qua khảo sát tuổi vườn ở nhiều độ tuổi khác nhau, ít nhất là 4 năm tuổi, lâu nhất là 19 năm, trung bình là khoảng 7-10 năm tuổi.
- Nhưng những vườn nào có tuổi vườn quá lớn như khoảng 19 năm thì phần lớn vườn phát triển không tốt. Nguyên nhân do trong giai đoạn trước ở khu vực bị tình trạng ngập lụt nên nhưng nhà vườn nào có đủ điều kiện kinh tế mới có khả năng làm đê bao ngăn lũ riêng thì mới phát triển được cây sâu riêng đến ngày nay còn những nhà vườn khác thì thường kết hợp trồng xen canh với các cây ăn trái có khả năng chịu được nước ngập như măng cục, còn sầu riêng có năng suất không cao.
- Còn trong nhiều năm trở lại đây thì cây sầu riêng được phát triển mạnh mẽ vì có đê bao ngăn lũ cho cả vùng nên những tuổi vườn nằm trong khoảng thời gian này phát triển rất mạnh mẽ và cải thiện được đời sống rất nhiều.
3.2.4 Kích thước mương liếp và cống bọng:
- Trong điều kiện ở đồng bằng để canh tác tốt vườn cây ăn trái thì một hệ thống mương tôt là một vấn đề vô cùng quan trọng. Mương không chỉ có tác dụng giúp ta dữ trữ nước tưới trong mùa khô, thoát nước trong mùa mưa lũ mà còn là một con đường vận chuyển trong vườn một cách thuận lợi và vận chuyển trái sau thu hoạch dễ dàng.
- Theo kết quả điều tra thì tất cả các nhà vườn đều có làm hệ thống mương trong vườn, trung bình mương rông khoảng 2m, lớn nhất 2,5m , nhỏ nhất 1,2m . Độ sâu trung bình 1,5m, sâu nhất 2m, cạn nhất 1m. .
- Nhà vườn ở đây thường không đào mương sâu quá 1,5m vì làm như vậy sẽ tốt nhiều công lao động, Mặt khác những nhà vườn thường hay sử dụng đất ở dưới mương nên đào mương quá sâu lại gây nhiều bất lợi, và đào sâu quá sẽ đẩy những độc chất bên dưới lên gây ảnh hưởng đến cây trồng.
- Mặt liếp trong vườn trung bình thường lên cao hơn so với mặt nước cao nhất có trong mương là 1m và liếp rộng trung bình khoảng 6m, lớn nhất 8m, hẹp nhất 4m.
- Vì đã có hệ thống đê bao ngăn lũ chung cho cả vùng nên nhưng nông hộ thường không xây dựng đê bao riêng cho vườn của mình, chiều cao của bờ bao chung so với mức lũ cao nhất hang năm là 1m.
- Tất cả các nông hộ được khảo sát đều có hệ thống cống bọng trong vườn để có thể chủ động quản lý điều tiết tốt nguồn nước. Số lượng trung bình từ 1-2 cái trong vườn, được đặt ở đầu và ở cuối vườn để có thể giáp với sông để có thể cho nước vào và thoát ra được dễ dàng, chất liệu thường làm bằng xi măng cốt thép, đường kính miệng cống trung bình khoảng 0,5m
Đề mục
Tỷ lệ (%)
1. Hệ thống mương
- Rộng mương:
≥ 2m
< 2m
- Độ sâu mương:
≥1,5m
<1,5m
2. Hệ thống liếp:
- Rộng liếp:
≥ 6m
< 6m
- Độ cao của liếp so với mặt nước mương
≥ 1m
< 1m
67%
33%
78%
22%
67%
33%
85%
15%
Bảng 2. Phần trăm (%) về kích thước mương liếp của những nông hộ trồng sầu riêng được điều tra tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.2.5 Trồng cây chắn gió
Theo kết quả điều tra cho thấy tất cả 100% nông hộ đều không trồng cây chắn gió. Vì khu vực này ít có gió lớn và phần lớn những vườn thường nằm sâu bên trong nên chịu ảnh hưởng của gió rất ít. Thế nên ở khu vực này nhận thấy không cần trồng cây chắn gió vì với điều kiện khí hậu như hiện tại thì cây sầu riêng có đủ khả năng chịu đựng được và sinh trưởng tốt, chỉ nên chú ý che chắn trong lúc cây còn nhỏ chưa đủ sức chống chịu.
3.3. Giống được trồng, nguồn giống và phương pháp nhân giống
3.3.1 Giống được trồng
Giống sầu riêng sữa hạt lép Bến Tre hay còn gọi la sầu riêng Chín Hóa có nguồn gốc ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre. Tuy giống sầu riêng này có nguồn gốc từ Chợ Lách nhưng không được trồng nhiều mà các nhà vườn nơi đây thường trồng hai giống là: sầu riêng Ri 6, sầu riêng Bí rợ.
Qua kết quả điều tra cho thấy, đa số nông hộ trồng sâu riêng nơi đầy đều trồng giống sầu riêng Ri 6 chiếm 56%, còn lại là Bí rợ 44%. Qua kết quả ghi nhân, sở dĩ các nông hộ chỉ trồng hai giống Ri 6, Bí rợ là vì lý do sau: đối với giống Ri 6 là cây cho năng suất cao, chất lượng trái tốt, cây sinh trưởng và phát triển khỏe; còn đối với giống Bí rợ là cây thích nghi với môi trường, khí hậu của vùng, cây dễ trồng và cây cho năng suất cũng khá cao.
Giống được trồng
Giống Bí rợ 44%
Giống Ri 6 56%
Hình 3.4 Phần trăm (%) số hộ điều tra qua giống sầu riêng được trồng
tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.3.2 Nguồn giống
Qua kết quả điều tra, đa số nguồn giống sầu riêng được các nhà vườn tháp ghép từ những cây bố mẹ, những gốc ghép, mắt ghép có chất lượng tốt trong vườn hoặc những vườn xung quanh trao đổi với nhau chiếm 67% trên tổng số hộ điều tra. Còn lại 33% các nhà vườn đều mua của những cơ sở nhân giống hoặc những chủ vườn có uy tín, có kinh nghiệm trồng sầu riêng ở địa phương hoặc của những người bán giống trôi nỗi từ các khu vực khác đến.
Nguồn giống
Tại nhà 67%
Mua 33%
Hình 3.5 Phần trăm (%) số hộ điều tra qua nguồn gốc của giống sầu riêng tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.3.3 Phương pháp nhân giống
Kết quả điều tra cho thấy đa số nông hộ trồng sầu riêng đều sử dụng giống ghép 78% tổng số hộ điều tra, còn lại 22% sử dụng giống chiết. Qua kết quả mà chúng tôi ghi nhận được sở di đa số nông dân ở đây sử dụng giống ghép vì những lý do sau: cây giống ghép cho trái sớm, thường khoảng 3-4 năm sau khi trồng nếu được chăm sóc tốt thì cây cho trái ổn định, kháng được nhiều bệnh hại tôt hơn như bệnh xì mủ thối gốc. Theo Nguyễn Mạnh Chinh (Nhà xuất bản nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 2008), việc trồng sầu riêng bằng phương pháp ghép có những nhược điểm sau:
Cách nhân giống bằng phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững kĩ thuật ghép, phải có kinh nghiệm chọn cành ghép, chọn mắt ghép, chọn gốc ghép, chọn thời vụ ghép thích hợp.
Ngoài ra, người nhân giống cần phải biết cách chăm sóc cây con sau ghép.
Tuy nhiên, cây trồng bằng gốc ghép có những ưu điểm sau:
- Cây mau cho trái, thường sau 3 năm sau khi trồng thì đã cho trái nếu được chăm sóc, bón phân, tưới nước đầy đủ.
- Hệ số nhân giống rất cao, có thể thỏa mãn về yêu cầu về số lượng cây giống nhiều trong thời gian ngắn, cây giống đồng đều, phù hợp với yêu cầu sản xuất lớn.
- Cây có khả năng chống chịu với sâu bệnh, úng, hạn,…nếu chọn được những gốc ghép có khả năng kháng sâu bệnh và những điều kiện khắc nghiêt của môi trường.
Nhân giống
Giống chiết 22%
Giống ghép 78%
Hình 3.6 Tỉ lệ (%) số hộ điều tra qua phương pháp nhân giống sầu riêng tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.4 Kĩ thuật trồng
3.4.1 Khoảng cách, mật độ, kiểu trồng
Theo kết quả điều tra tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho thấy đa số nông hộ trồng sầu riêng chọn khoảng cách 6-8m. Trong đó 80% nông hộ trồng với khoảng cách là 8m, và 20% là trồng với khoảng cách là 6m. Mật độ trồng 12-14 cây trên 1000m2 . Đa số nông dân trồng theo kiểu này vì tận dụng được hết diện tích đất trồng cũng như điều kiện tối ưu (ánh sang, đất…) để cây sầu riêng phát triển. Về kiểu trồng tất cả nông dân chọn kiểu trồng thẳng đứng vì theo kinh nghiệm canh tác của bà con thì cây trồng đứng cho tán tròn đều, khi lớn mang nhiều trái cũng không sợ bị đỗ ngã hoặc tét nhánh. Còn cây trồng nghiêng sẽ dễ bị trốc gốc khi có gió lớn, mưa to hoặc khi trái sẽ cũng bị tét nhánh.
Chỉ tiêu Tỉ lệ (%)
Khoảng cách
6m 20
8m 80
Mật độ (cây/ công)
10 – 12 15
14 – 18 75
15 – 30 10
Kiểu trồng
Đứng 100
Nghiêng 0
Ghi chú: n = 9
Bảng 3. Tỉ lệ (%) số hộ điều tra qua khoảng cách, mật độ, kiểu trồng sầu riêng tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.4.2 Kích thước mô, hố
Kết quả điều tra các hộ trồng sầu riêng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, đa số bà con đều trồng sầu riêng bằng mô khoảng 100% tổng số hộ. Về kích thước mô hầu hết bà con đều đắp mô, trung bình chiều cao khoảng 0.8-1m, trung bình chiều rộng khoảng 1,2-1,5m. Vì cây sầu riêng là cây lâu năm. Về xử lý mô trước khi trồng, phần lớn bà con đều không xử lý mô, khoảng 10% số hộ có xử lý vì đa số bà con cho rằng cây sầu riêng rất dễ trồng nên không cần thiết xử lý mô cho tốn kém, mất công.
Chỉ tiêu Tỉ lệ (%)
Đắp mô
Có 100
Không 0
Kích thước mô (cm)
Chiều cao mô
80 35
100 65
Bề rộng mô
100 60
120 40
Xử lí mô
Có 10
Không 90
Ghi chú: n =9
Bảng 4: Tỉ lệ (%) số hộ điều tra qua đắp mô, kích thước mô và xử lí mô trước khi trồng tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.5 Kỹ thuật chăm sóc
3.5.1 Tạo tán, tỉa cành
Theo Trần Thế Tục và ctv., (1998) thì cần cắt tỉa cành tạo tán cho cây con từ ban đầu để dễ chăm sóc, để quản lý và tạo sự thông thoáng. Bên cạnh đó theo định kỳ hang năm, sau khi thu hoạch nhà vườn càng phải nên tỉa cành tạo tán, ức chế quá trình tăng trưởng và nâng cao hoạt động phát triển cơ quan sinh sản để dễ dàng tiến hành xử lý ra hoa.
Song song với điều đó, sau mỗi vụ thu hoạch ta càng nên vệ sinh vườn sạch sẽ bằng cách tỉa bỏ những cành mọc đứng trong tán, cành vượt, cành sâu bệnh, cành già cỗi, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính. Hoặc cành mọc gần mặt đất, giảm chiều cao của cây còn lại khoảng 4 – 4,5 m bằng cách tỉa thấp những cành chính. Đồng thời, vì hoa và trái sầu riêng chỉ phát triển trên những cành lớn nên ta cần tiến hành tỉa bỏ những cành nhỏ che khuất lẫn nhau, tạo cho tán cây thông thoáng nhận được nhiều ánh sáng, giúp cho sự thụ phấn được dễ dàng và trái phát triển tốt (Coronel, 1986 được trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2008).
Một đặc điểm của cây sầu riêng mà có một số cây ăn trái khác không có. Đó chính là trái sầu riêng mọc ngay trên cành chính và chỉ có những cành mọc dang rộng ra mới cho nhiều trái. Còn những cành chỉ mọc thẳng đứng lên thì không bao giờ cho trái theo ý muốn. Bởi vậy công tác tạo tán là một điều rất quan trọng. Nhiều nhà vườn còn sử dụng đá to cột chặt vào nhánh của cây sầu riêng để những nhánh lớn này dang tay rộng ra, tạo điều kiện thuận lợi để trái phát triển.
Đối với những cây già cỗi cho trái nhiều năm, lá nhỏ, trái nhỏ lại, chậm phát triển, sâu bệnh,… Để trẻ hóa vườn sầu riêng với tình trạng như thế này cần cưa bỏ một số cành trên cây để phát triển cành mới. Tùy vào tình trạng cây sầu riêng hiện tại. Thông thường thì sẽ tỉa bỏ từ 30 – 60 % tổng số cành/cây. Những cành mới này sẽ cho trái tốt hơn, lớn hơn vào các vụ sau.
Qua quá trình điều tra ta thấy có 89 % (9) hộ tiến hành tỉa cành, tạo tán và còn lại là 11 % hộ không áp dụng phương pháp này. Điều này cho thấy đa phần các hộ nông dân đã biết được tầm quan trọng của việc tỉa cành, tạo tán trong quá trình chăm sóc cây con cũng như sau thu hoạch đối với việc canh tác loại cây ăn quả lâu năm này. Nhưng cũng còn tồn tại 1 hộ trong tổng số 9 hộ điều tra không áp dụng biện pháp tỉa cành, tạo tán trong công tác chăm sóc cây sầu riêng. Do họ cho rằng tỉa cành, tạo tán sẽ làm cho cây bị suy kiệt và chết. Tuy nhiên họ không hiểu được một vấn đề quan trọng là còn tùy vào tình trạng cây trồng mà có tỷ lệ tỉa cành sau cho phù hợp. Điều này cũng phản ánh một phần ở kiến thức về kỹ thuật canh tác của người dân ở đây
Hình 3.7 Phần trăm (%) số hộ có và không có tỉa cành, tạo tán cho các vườn sầu riêng điều tra được tại Chợ Lách – Bến Tre, 2010
3.5.2 Bồi líp, đắp mô
Đây là một thao tác không kém phần quan trọng trong việc chăm sóc vườn cây sầu riêng. Theo định ký, ít nhất là mỗi năm một lần nhà vườn phải bồi líp thêm và đắp lại mô để cung cấp góp phần cải tạo đất. Đồng thời, thay đổi nguồn dinh dưỡng cho cây, bổ sung chất hữu cơ cho đất, giúp cây trồng hấp thụ và phục hồi sau mỗi vụ sai trái.
Theo kết quả điều tra 9 hộ canh tác sầu riêng tại địa bàn huyện Chợ Lách (Bến Tre) thì cũng đã có 9 hộ thực hiện bồi líp, đắp mô hàng năm chiếm tỷ lệ là 100 %. Tuy nhiên, thời gian bồi líp, cũng như số lần bồi và lượng bồi thêm cũng khác nhau qua mỗi hộ, còn tùy vào tình trạng đất canh tác. Dựa vào biểu đồ thống kê bên dưới, ta thấy có 7 hộ bồi liếp theo định kỳ 1 lần/năm chiếm tỷ lệ 78 %, 1 hộ nữa năm một lần và 1 hộ 2 năm một lần chiếm tỷ lệ 11 % trong tổng số 100 % của 9 hộ điều tra được. Tùy theo lượng bùn mà ta có và mức độ rửa trôi trên mặt líp mà chiều cao bồi liếp cũng khác nhau, dao động từ 2 – 5. Ta không nên bồi bùn quá dày vì có thể gây ngạt làm rễ không hô hấp được và cây sẽ chết.
Hình 3.8 Phần trăm (%) số hộ với số lần bồi liếp cho các vườn sầu riêngđiều tra được tại Chợ Lách – Bến Tre, 2010.
3.5.3 Quản lý nước
Để cây sầu riêng phát triển nhanh hơn, công đoạn tưới nước đầy đủ là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nếu vườn sầu riêng chưa có đê bao ngăn lũ thì phải bố trí hệ thống thoát nước tốt vì cây sầu riêng không chịu được ngập úng. Nhưng khi thực hiện điều tra tại Chợ Lách thì đây là một vùng đất tương đối dồi dào về lưu lượng nước ngọt, đồng thời lượng mưa hàng năm cũng đủ để phục vụ cho công tác tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Điều này được làm sáng tỏ hơn khi trong 6/9 hộ có quản lý nước thì đã có 4 hộ không cần tưới vào mùa mưa, còn lại 2/6 hộ chỉ tưới vào mùa mưa khi 2 ngày liện tục không có mưa. Như vậy chỉ có 3 hộ không thực hiện quản lý nước khi canh tác vườn sầu riêng. Một phần là do thiếu thốn nhân lực. Bên cạnh đó, nguồn nước dồi dào từ các con sông và có hệ thống cống, bọng hoàn chỉnh cũng là một nguyên nhân khiến cho 3/9 nhà vườn không thực hiện quản lý nước.
Hình 3.9 Phần trăm (%) số hộ có và không thực hiện quản lý nước ở các vườn sầu riêng điều tra tại Chợ Lách – Bến Tre. 2010.
3.5.4 Phân bón
3.5.4.1 Bón lót
Kết quả điều tra tại các nông hộ thuộc huyện Chợ Lách cho thấy có 5/9 hộ tiến hành bón lót cho cây, trong đó có 2 hộ bón phân chuồng, 3 hộ còn lại là bón kết hợp giữa phân hữu cơ và vô cơ như: 15kg hữu cơ + vôi bột/ 1 gốc hoặc phân N – P – K: 16 – 16 – 8 + Ure hoặc phân chuồng + phân lân. Như vậy đã có 4/9 hộ không tiến hành bón lót. Điều này rất có nguy cơ gây cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất, khiến đất ngày càng bạc màu sau những mùa vụ sầu riêng sai trái.
Bón lót
Tỷ lệ (%)
Loại phân bón lót
Tỷ lệ (%)
Có
56
Hữu cơ
40
không
44
Vô cơ
60
Bảng 5. Tỷ lệ phần trăm (%) số hộ có và không bón lót phân hữu cơ hoặc vô cơ tại Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.5.4.2 Bón phân cho cây tơ
Cũng như các loại cây trồng khác, ở bất cứ giai đoạn nào thì cây cũng cần dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì cần lượng dưỡng chất khác nhau. Tùy theo, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà ta cung cấp phân bón sao cho phù hợp.
Điều tra 9 hộ canh tác vườn sầu riêng tại Chợ Lách – Bến Tre cho thấy, đã có 7/9 hộ canh tác thực hiện bón phân cho cây trong giai đoạn còn tơ. Về loại phân thì đa số nhà vườn sử dụng phân N – P – K: 20 – 20 – 15 với liều lượng là từ 0,3 – 2 kg/gốc/năm chiếm 63 % trong tổng số 8 hộ sử dụng. Phần còn lại khoảng 37 % nông hộ thường sử dụng phân N – P – K: 16 – 16 – 8 cùng urê với liều lượng là 0,3 – 1 kg/gốc/năm.
Về số lần bón, đa số nông hộ đều chia ra hai lần bón vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Về phần những nông hộ không áp dụng biện pháp bón phân cho cây tơ, đa số họ cho rằng sầu riêng còn nhỏ chưa cần dinh dưỡng nhiều. Mặt khác nơi đây rất màu mở nên dù không bón phân nhưng sầu riêng vẫn phát triển mạnh vì thế mà còn một phần lớn nông hộ không bón phân cho giai đoạn này để tiết kiệm chi phí.
Bón phân
Tỷ lệ 1
Loại phân
Liều lượng
Tỷ lệ 2
Có
78 %
20 – 20 – 15
0,3 – 2 kg/gốc/năm
63 %
Không
22 %
16 – 16 – 8 + urê
0,3 – 1 kg/gốc/năm
37 %
Ghi chú: Tỷ lệ 1 với n = 9, tỷ lệ 2 với n = 8
Bảng 6. Tỷ lệ phần trăm (%) số hộ có và không có bón phân, loại phân đã bón cho cây sầu riêng còn tơ tại Chợ Lách – Bến Tre, 2010.
3.5.4.3 Phân bón cho cây trưởng thành
3.5.4.3.1 Phân hữu cơ
Kết quả điều tra 9 hộ trồng sầu riêng tại huyện Chợ Lách cho thấy, đa số nông hộ nơi đây rất ít bón phân hữu cơ cho giai đoạn cây sầu riêng trưởng thành, chỉ có 11 % số hộ trồng vú sữa là có sử dụng phân hữu cơ với liều lượng là 10 kg/gốc/năm. Đa số nông hộ không sử dụng phân hữu cơ cho rằng, nguồn phân hữu cơ rất hiếm tại nơi đây.
3.5.4.3.2 Phân hóa học
Số lần bón
Số lần bón phân còn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây mà người ta có thể chia ra các giai đoạn bón phân khác nhau sao cho một cách cân đối và hợp lý nhất với nhu cầu của đất và cây trồng.
Kết quả điều tra 9 hộ canh tác sầu riêng tại huyện Chợ Lách đã có đa số nông hộ chia ra 2 lần bón phân trong năm vào giai đoạn sau thu hoạch và giai đoạn đậu trái để nuôi trái chiếm tỷ lệ 67 % tổng số hộ điều tra, còn lại khoảng 33 % nông hộ chia ra 3 lần bón: giai đoạn sau thu hoạch, trước ra hoa và giai đoạn đậu trái.
Số lần bón/năm
Tỷ lệ
Các giai đoạn
Tỷ lệ
2 lần
67 %
Sau thu hoạch
100 %
3 lần
33 %
Trước ra hoa
56 %
Đậu trái
56 %
Ghi chú: n = 9
Bảng 7: Tỷ lệ phần trăm (%) số hộ trồng vú sữa qua số lần bón và các giai đoạn bón phân tại Chợ Lách – Bến Tre, 2010.
Lượng bón
Theo nhóm chúng tôi điều tra 9 nông hộ canh tác sầu riêng tại huyện Chợ Lách thì lượng phân bón tring bình mà nhà vườn sử dụng để cung cấp cho vườn sầu riêng qua từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn sau thu hoạch:
Kết quả điều tra cho thấy, ở giai đoạn này 100 % nông hộ thường bón N – P – K: 20 – 20 – 15 cùng với phân urê. Theo kết quả ghi nhận được tại các nông hộ thì đây là giai đoạn cần phải cung cấp cho cây nhiều đạm hơn các loại phân bón khác để cây phục hồ dinh dưỡng đã mất sau thời gian cho trái vụ trước. Do đó trong giai đoạn này cần chú ý bón đạm nhiều hơn để cây phục hồi, ra lá, đọt mới chuẩn bị ra trái vụ sau.
Giai đoạn trước khi ra hoa
Sau khi thống kê kết quả điều tra tại 9 hộ canh tác vườn sầu riêng tại huyện Chợ Lách cho thấy, ở giai đoạn trước khi ra hoa đa số nông hộ điều bón phân N – P – K với tỷ lệ trung bình là 1,5 : 2,7 : 1,6. Điều đó chứng tỏ nông hộ đã có ý thức được việc nên bón phân lân nhiều hơn lượng đạm. Bởi vì trong giai đoạn này nhu cầu lưu lượng phân lân cần cung cấp nhiều hơn, thúc đẩy sự hình thành mầm hoa, nếu đạm nhiều quá chỉ làm giảm chỉ số C/N, chỉ kích thích cây sinh trưởng mà không phát triển, ra hoa.
Giai đoạn đậu trái và phát triển trái
Sau khi điều tra 9 hộ canh tác vườn sầu riêng tại huyện Chợ Lách, nhóm chúng tôi đã tiến hành phân tích và thống kê số liệu. Kết quả cho thấy ở giai doạn này đa số nông hộ bón phân N – P – K với tỷ lệ trung bình là 1,8 : 1,8 : 1,9 và bổ sung thêm K2SO4. Từ kết quả của cả 3 giai đoạn chứng tỏ 2 giai đoạn trên nhu cầu cung cấp đạm và lân nhiều hơn. Chuyển sang giai đoạn 3 thì khác, nhu cầu cung cấp kali lại nâng cao hơn. Do kali có khả năng gia tăng phẩm chất trái trong lúc trái đang trong giai đoạn phát triển.
Thời kỳ bón
Liều lượng trung bình (g/cây)
Tỷ lệ dạng phân (%)
N
P2O5
K2O
N
P2O5
K2O
Sau thu hoạch
2110
500
375
2,2
2,2
1,7
Trước ra hoa
260
520
300
1,5
2,7
1,6
Đậu trái
266
300
353
1,8
1,8
1,9
Ghi chú: n = 9
Bảng 8. Tỷ lệ phần trăm số hộ trồng sầu riêng qua thờii kỳ bón và liều lượng bón trung bìinh dạng phân (g/cây) tạii Chợ Lách – Bến Tre, 2010.
3.5.5 Xử lí ra hoa
Qua kết quả điều tra cho thấy chỉ có 40% số hộ nông dân ở huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre có xử lý ra hoa theo mùa nghịch bằng phương pháp xiết nước và xử lý hóa chất (Paclobutrazol), còn lại chủ yếu là ra hoa theo mùa thuận tùy theo giống và tùy theo điều kiện khí hậu thay đổi từng năm. Vì theo quan niệm của nông dân tuy giá cả không cao so với mùa nghịch nhưng năng suất rất cao và ổn định. Đặc biệt là không ảnh hưởng đến năng suất những vụ sau.
3.5.6 Sâu bệnh hại
Theo kết quả điều tra tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho thấy trên cây sầu riêng bệnh xì mủ chảy nhựa do nấm Phytopthora palmivora là đáng quan tâm nhất. Ngoài ra còn có một số bệnh khác như thán thư do nấm Collectotrichum zibethinum, và bệnh cháy lá chết ngọn do nấm Rhizoctonia solani gây ra
Về côn trùng thì có sâu đục cành, đục trái, rầy phấn trắng, sâu ăn lá non….
Biện pháp phòng trị: 80% nông hộ đều dùng biện pháp hóa học để phòng trị, 20% nông hộ không áp dụng biện pháp nào do mức độ gây hại không đáng kể.
Đối tượng
Giai đoạn
Hóa chất
Liều lượng
Phytothora palmivora
Mùa mưa
Aliette, Ridomil…
Theo khuyến cáo
Sâu đục trái
Khi cây đậu trái
Padan, Lorsban…
Theo khuyến cáo
Rầy phấn trắng
Lúc ra lá non
Supracide, Karate…
Theo khuyến cáo
Bảng 9: Một số bệnh hại chính ở sầu riêng qua kết quả điều tra tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.5.7 Quản lý cỏ
Qua kết quả điều tra cho thấy hầu như tất cả các nông hộ đều làm cỏ chỉ một số ít là không làm, trong đó 50% hộ làm cỏ bằng tay, 40% dùng thuốc diệt cỏ (lipposin và caphosate) với số lần làm cỏ trong năm cũng khác nhau. Mục đích của việc làm cỏ là giúp mặt liếp thông thoáng dễ đậy nilon khi xiết nước, không tạo độ ẩm trong nilon. Do đó chứng tỏ người dân cũng đã phần nào quan tâm đến lợi ích của việc làm cỏ.
Làm cỏ
Không làm 10%
Bằng tay 50%
Thuốc diệt cỏ 40%
Hình 3.10 Phần trăm (%) số hộ với biện pháp làm cỏ cho vườn sầu riêng điều tra được tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, 2010.
3.5.8 Thu hoạch
3.5.8.1 Phương pháp thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 5 năm thì cây sầu riêng cho trái. Tùy theo giống mà thời gian từ khi ra hoa đến khi chín hoàn toàn rụng khỏi cây cũng khác nhau. Với những giống chín sớm thường thì vào khoảng 90-100 ngày, những giống trung bình khoảng 105-115 ngày và những giống chín muộn vào khoảng 140-150 ngày. Qua điều tra cho thấy thu hoạch sầu riêng thường từ tháng 5- tháng 6 âm lịch và thu hoach mùa nghich vào khoảng tháng 3 âm lịch.
Từ kết quả điều tra cho thấy khoảng 67% thu hoạch bằng cách cắt hái, số còn lại là thu hoach theo kiểu chờ rụng, một số ít thu hoạch theo cả 2 cách trên. Nếu thu hoạch bằng cách chờ rụng thì ăn những trái này có mùi vị, thơm ngon đặc trưng. Nhưng như vậy thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn ( chỉ dược 3-4 ngày so với 9-10 ngày nếu thu hoạch khi trái vừa chìn còn ở trên cây)
3.5.8.2 Xử lý sau thu hoạch
Sau khi thu hoạch trái sầu riêng còn tiếp tục các hoạt động sinh lý, sinh hóa… Các hoạt động này sẽ làm thay đổi chất lượng của trái. Sau khi thu hoạch nếu chưa kịp đưa đi tiêu thụ thì phải đẻ trong nhưng nơi thoáng mát, che mưa gió, không nên chất thành từng đống lớn ngoài nắng mưa, có như vậy thời gian bảo quản trái mới có thể kéo dài thêm.
Qua kết quả điều tra cho thấy 100% số hộ điều tra không xử lý trái sau thu hoạch. Tới thời điểm thu hoạch thì kêu thương lái vào cắt hái, những trái rụng thì để trong nhà kho hoặc có thể mang ra chợ bán.
3.5.8.3 Năng Suất
Qua kết quả điều tra năng suất của các hộ trồng sầu riêng có sự biến động rất khác nhau, trung bình khoảng 102kg/cây. Cụ thể là có khoảng 23% số hộ điều tra có năng suất 70kg/cây, 33% số hộ điều tra có năng suất 90kg/cây, 33% số hộ điều tra có năng suất 100kg/cây và chỉ có khoảng 11% số hộ điều tra có năng suất là 200kg/cây. Qua đây ta thấy cây sầu riêng ở đây có năng suất cũng tương đối cao nhưng do hạn chế về trình độ kỹ thuậy canh tác và chưa thật sự quan tâm chăm sóc cây nên năng suất chưa cao. Đây là điều chứng tỏa hiệu quả trồng sầu riêng ở đây tương đối tốt nếu chú trọng đầu tư chăm sóc và nâng cao trình độ kỹ thuật của bà con nông dân thì có thể mang lại hiệu quả cao hơn góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.
Năng suất
70kg/cây
23%
90kg/cây
33%
200kg/cây
11%
100kg/cây
33%
Hình 3.11: Phần trăm (%) số hộ với năng suất của các vườn sầu riêng điều tra ở tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_cay_da_nien_2745.doc