Tài liệu Đề tài Kinh tế học vi mô và những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp: Lời mở đầu
Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá trình kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra được sản phẩm bao gồm: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào? .
Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình sản xuất khi thành phẩm đựơc đưa ra thị trường cần phải đạt mục tiêu, người tiêu dùng chấp nhận và kinh doanh có lãi. Vì vậy việc thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp là vấn đề cơ sở xác định chính xác nhất, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là môi trường cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình làm việc ở một doanh nghiệp tôi thấy việc thực hiện 3 vấn đề kinh tế cơ bản là những tiền đề và lựa chọn tối ưu trong việc phát triển kinh tế thị truờng theo con đừơng đi lên của CNXH của Việt Nam nói chung, Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Quang Việt nói riêng.
Nội dung của bài tập lớn này, gồm ba phần: lời mở đầu và phần kết luậ...
20 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh tế học vi mô và những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá trình kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra được sản phẩm bao gồm: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào? .
Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình sản xuất khi thành phẩm đựơc đưa ra thị trường cần phải đạt mục tiêu, người tiêu dùng chấp nhận và kinh doanh có lãi. Vì vậy việc thực hiện ba vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp là vấn đề cơ sở xác định chính xác nhất, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là môi trường cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình làm việc ở một doanh nghiệp tôi thấy việc thực hiện 3 vấn đề kinh tế cơ bản là những tiền đề và lựa chọn tối ưu trong việc phát triển kinh tế thị truờng theo con đừơng đi lên của CNXH của Việt Nam nói chung, Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Quang Việt nói riêng.
Nội dung của bài tập lớn này, gồm ba phần: lời mở đầu và phần kết luận và các số liệu và đánh giá chung về tình hình thực hiện ba vấn đề kinh tế.
kinh tế học vi mô và nhưng vấn đề cơ bản của
doanh nghiệp
I .Đối tượng ,nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô
1.Các khái niệm về kinh tế học
a) Kinh tế học Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách chọn lựa của nền kinh tế trong việc sủ dụng nguồn tài nguyên có giờ hạn để sản xuất các loại sản phẩm nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn của con người .
b)Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vi mô:
-là môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lưa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào trong một nền kinh tế
-Kinh tế học vi mô nghiên cứu những vấn đề tiêu dùng cá nhân,cung, cầu,sản xuất, chi phí, giá cả thị trường, lợi nhuận, canh tranh của từng tế bào kinh tế
- Kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu hành vi cụ thể của từng cá nhân, từngdoanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ bản cho mình là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối thu nhập sao để đứng vững và phát triển trong canh tranh trên thị trường.
c)Kinh tế vĩ mô -------
Là nghiên cứa sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
d)Mối quan hệ qiữa kinh tế vi mô và kinh tế hoc vĩ mô
Tuy khác nhau nhưng điều là những nội dung quan trọng của KT học, không thể chia cắt nhau mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức của KT thị trường có sự điều tiết của nhà nước. KT vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của KT vi mô, KT quốc dân phụ thuộc vào sự phát trển của doanh nghiệp, của tế bào kinh tế, của tế bào sống chịu ảnh hưởng của Kt vĩ mô, của nền kinh tế,của cơ thể sống. KT vĩ mô tạo hanh lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho KT vi mô phat triển.
2.Đối tượng vnội dung và phương pháp nghiên cứu của kinh t
a) Đối tượng
Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô (hành vi của cá nhân doanh nghiệp đối với hành hoá cụ thể ... ) Những khuyết tật của kinh tế thị trường về vai trò của quản lý và điều tiết kinh tế của nhà nước đối với hoạt động kinh tế vi mô.
b) Nội dung
Kinh tế học vi mô cung cấp lý luận và phương pháp luận kinh tế cho quản lý doanh nghiệp . Là khoa học về sự lựa chọn hoạy động kinh tế trong phạm vi doanh nghiệp, nó vạch ra các quy luật ,xu thuế vận động tất yếu của hoạt động kinh tế vi mô.
c) Phương pháp
+ Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu.
+ Phương pháp thực hành, vấn đè,tình huống.
+ Gắn lý luận với thực tiến kinh tế.
+ Phương pháp mô hình hàng hoá và công cụ toán học.
II: Doanh nghiệp và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
1.Doang nghiệp và chu kỳ kinh doanh
a) Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng hoá dịch vụ theo nhu càu của thị trường và xã hội cao nhất. Tức là doanh nghiệp thoa mán được tối đa nhu cầu thị trường và xã hội về hàng hoá và dịch vụ trong giớ hạn cho phép
b) Kinh doanh
Là thực hiện một hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận.
c) Quá trình kinh doanh
Là quá trình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp bao gồm từ nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường về hàng hoá, dịch vụ, tổ chức quá trình sản xuất đến việc cuối cùng là tổ chức tiêu thụ hàng hoá, thu tiền về doanh nghiệp.
d) Chu kỳ kinh doanh
Là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu quá trình kinh doanh cho đến khi kết thúc quá trình kinh doanh.
2. Những vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp
Mọi nền kinh tế đều phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản, đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai. Quá ttrình phát triển kinh tế của mỗi nước chính là quá trình lựa chọn để tối ưu ba vấn đề kinh tế cơ bản đó. Nhưng việc lựa chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề ấy lại phụ thuộc vào vai trò của chính phủ, phụ thuộc vào chế độ chính trị xã hội của mỗi nước. Tóm lại việc lựa chọn tối ưu ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp phụ thuộc vào cơ chế kinh tế. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba vấn đề kinh tế cơ bản được hiểu như sau:
a) Quyết định sản xuất cái gì? Đòi hỏi phải làm rõ nên sản xuất hàng hoá, dịch vụ gì với số lượng bao nhiêu, bao giờ thì sản xuất.
Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ rất phong phú, đa dạng và ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhưng trên thực tế nhu cầu có khả năng thanh toán lại thấp hơn, cho nên muốn thoả mãn nhu cầu lớn trong khi khả năng thanh toán có hạn, xã hội và con người phải lựa chọn từng loại nhu cầu có lợi cho xã hội nhất, cho người tiêu dùng. Tổng số các nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội, của người tiêu dùng cho ta biết được nhu cầu của khả năng thanh toán của thị trường . Nhu cầu này là căn cứ, là xuất phát điểm để định hướng cho chính phủ và các nhà kinh doanh quyết định việc sản xuất và cung ứng của mình.
b) Quyết định sản xuất như thế nào?
Nghĩa là quyết định sản xuất cho ai và bằng những tài nguyên nào, với hình thức công nghệ nào, phương pháp sản xuất nào để đạt được lợi nhuận cao nhất, thu nhập bình quan lớn nhất.
Sau khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì, các chính phủ, các nhà kinh doanh phải xem xét và lựa chọn việc sản xuất những hàng hoá và dịch vụ đó như thế nào để sản xuất nhanh và nhiều hàng hoá theo nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, cạnh tranh thắng lợi trên thị trường để có lợi nhuận cao nhất tức là phải lựa chọn và quyết định giao cho ai, sản xuất hàng hoá dịch vụ này bằng nguyên vật liệu gì, thiết bị dụng cụ nào, công nghệ sản xuất .
c) Quyết định sản xuất cho ai?
Đòi hỏi phải xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ của đất nước.
Thị trường quyết định gia cả của các yếu tố sản xuất, do đó cũng quyết định thu nhập về hàng hoá dịch vụ. Thu nhập của xã hội, của tập thể hay của cá nhân phụ thuộc vào quyền sở hữu và giá trị của các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào lượng hàng hoá và giá cả của các hàng hoá dịch vụ. Vấn đề chủ yếu ở đây cần giải quyết là những hàng hoá và dịch vụ sản xuất phân phối cho ai để vừa có thể kích thích mạnh mẽ sự phát triển kinh tế có hiệu quả cao, vừa đảm bảo công bằng xã hội. Về nguyên tắc thì cần đảm bảo cho mọi người lao động được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp đã tiêu thụ căn cứ vào những cống hiến của họ ( cả lao động sống và lao động vật hoá) đối với quá trình sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ ấy đồng thời chú ý thoả đáng đến những vấn đề xã hội đối với con người.
nhưng vấn đề chung của doanh nghiệp
I: Giới thiệu chung về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH dịch vụ và thương mai Quang Việt
Hình thừc kinh doanh : Sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi
Ngày thành lập công ty: 19-11-2004
Địa chỉ: Km 64+500 đường 5 xã Cộng Hoà - huyện Kim Thành –Tp Hải Dương
Tel: 0320 727 168 * Fax: 0320 727 186
Email: Quangviethp@vnn.vn *
Vốn điều lệ của công ty khi mới thành lập 3 tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi
Đặc điểm mặt hàng kinh doanh: Thức ăn chăn nuôi nông nghiệp cung cấp cho thị trường các tỉnh miền Bắc.
II: Quá trình hoạt chung của công ty
Công ty TNHH Quang Việt là doanh nghiệp sản xuất của cải vật chất vì vậy quá trình kinh doanh là quá trình sản xuất tạo ra hàng hoá. Sản phẩm của Công ty là thức ăn chăn nuôi.
Quang Việt có mặt bằng diện tích 50 ha địa bàn xã Cộng Hoà huyện Kim Thành – thành phố Hải Dương.
Với địa bàn thuận lợi nằm trong vùng nông nghiệp vì vậy tiềm năng về thị truờng tiêu thụ là rất lớn. Nằm trên quốc lộ 5 thuận tiện cho việc giao hàng vận chuyển với thị truờng tiêu thụ là các tỉnh miền bắc- Tây Bắc- Quảng Nam- Hải Phòng. Và thu mua nguyên liệu để sản xuất sản phẩm.
Dựa vào đặc điểm thuận lợi về thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu thu mua từ sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân nên Quang Việt đã quyết định sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Với diện tích lớn Quang Việt có một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với hai dây chuyền công nghệ sản xuất lớn. Một dây chuyền sản xuất thức ăn cho cá ép viên nội, một dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, gà lợn vịt, thức ăn cho đà điểu, một ao nuôi cá thí nghiệm, một trang trại chăn nuôi đà điểu thí nghiêm, một nhà văn phòng điều hành, một nhà bếp dành cho công nhân ăn và nghỉ lại.
-Số lao động của Quang Việt là: 250 người
-Trong đó công nhân trực tiếp sản xuất là 200 người.
-Nhân viên trang trại thử nghiệm là 10 người.Còn lại là nhân viên văn phòng và ban giám đốc.
-200 công nhân sản xuất chính được chia làm 3 ca sản xuất vì vậy 2 dây chuyền sản xuất được hoạt động liên tục 24/ 24 trên ngày.
- Với hai dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghệ cao nhập khẩu từ châu âu. Dây chuyền hiện đại công xuất lớn nâng cao năng xuất hoạt động.Với một nồi hơi công suất 500KW là trái tim của nhà máy điều hành hai dây chuyền sản xuất chạy đều đặn. Quang Việt áp dụng tiêu chuẩn IS0 9001 cho quá trình sản xuất từ quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu thu mua nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.
Tất cả những yếu tố trên là quá trình chuẩn bị đồng bộ các yếu tố đầu vào có thể thực hiện sản xuất.
-Để sản xuất ra được sản phẩm đầu ra phải nghiên cứu phải sản xuất với số lượng là bao nhiêu và giá cả như thế nào để cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại khác trên thị trường. Vì vậy Công ty phải đưa ra kế hoạch và thực hiện quá trình sản xuất tối đa hoá lợi nhuận của mình. Lợi nhuận là mục đích lớn nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng tới.
Phải sản xuất như thế nào để lợi nhuận cao nhất. Đó là vấn đề kinh tế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đặt ra và phải tìm hiểu. Để trả lời cấu hỏi đó trước hết doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường tiêu thụ cần bao nhiêu để cung cấp sản phẩm và sẽ không tồn đọng trong kho nhưng cũng không thiếu hụt trên thị trường tránh lẵng phí về tiềm năng sản xuất của mình.
Bảng số liệu sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất :
Số liệu sản xuất 6 tháng của năm 2008
Tên sản phẩm
Sản lượng (kg)
Doanh thu
Thức ăn gia súc
30.000
700.000.000
Thức ăn gia cầm
25.000
550.000.000
Thức ăn cho cá
15.000
450.000.000
Thức ăn cho đà điểu
5.000
300.000.000
Số liệu sản phẩm 6 tháng đầu năm 2009
Tên sản phẩm
Sản lượng
Doanh thu
Thức ăn gia súc
35.000
860.000.000
Thức ăn gia cầm
30.000
650.000.000
Thức ăn cho cá
20.000
550.000.000
Thúc ăn cho đà điểu
7.000
350.000.000
Theo bản số liệu trên cho ta thấy doanh nghiệp đã nghiên cứu nhu cầu của thị trường và khả năng sản xuất của mình để quyết định sản xuất lượng hàng hoá giao bán để khách hàng có thể tiêu thụ mục hàng hoá lớn nhất mà hàng hoá không bị tồn kho gây tình trạng ngưng đọng vốn, vốn không chu chuyển được.
Lợi nhuận là gì phải làm thế nào để có lợi nhuận
Lợi nhuận là lượng đổi ra của doanh thu so với chi phí nghĩa là:
Lợi nhuận = doanh thu- chi phí
Để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp có các quyết định vì sản xuất
Sản lượng
(đơn vị sp sản xuất ra mỗi tuần)
Tổng chi phí
( nghìn đồng mỗi tuần)
0
100
10
250
20
360
30
440
40
510
50
590
60
690
70
810
80
950
90
1110
100
1290
Nếu doanh nghiệp không sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nào thì doanh nghiệp phải mất một khoản chi phí 200.000 đồng.
Chi phí này là chi phí khấu hao tài sản cố định các khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Tổng chi phí sản xuất càng cao thì càng sản xuất ra nhiều sản phẩm nhưng chi phí sản sản lượng tăng từ khi mức sản lượng tăng . ở mức sản sản lượng từ 40 hay 50 đơn vị sản lượng mỗi tuần chi phí tăng rất chậm khi sản lượng tăng
ở mức sản lượng cao hơn 90 đơn vị sản lượng mỗi tuần chi phí tăng đột ngột khi tăng sản lượng . Qua bảng nghiên cứu về dản lượng chi phí trên công ty đưa ra mức sản lượng thích hợp mỗi tuần để chi phí thấp nhất cho một đơn vị sản lượng
Các số liệu về chi phí không đủ để đánh giá lợi nhụân công ty cần phải tính đến doanh thu cái mà phụ thuộc vào nhu cầu đối với cấc sản phẩm của doanh nghiệp
Có số liệu
Sản
lượng
Giá bán dv mỗi sản phẩm
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhụân
0
0
100
-100
10
21
210
250
-40
20
20
400
360
40
30
19
570
440
130
40
18
720
510
210
50
17
850
590
260
60
16
960
690
270
70
15
1150
810
240
80
14
1120
950
170
90
13
1170
1110
60
100
12
1200
1290
-90
Dựa vào bảng nghiên cứu trên doanh nghiệp quyết định sản xuất 60 đơn vị sản lượng một tuần vì ở sản lượng đó lợi nhuận là cao nhất là 2670.000 đồng mỗi tuần.
Với mỗi mức sản lượng luôn phải đặt ra câu hỏi có cần phải tăng sản lượng thêm mức không. Việc thay đổi sản lượng sản xuất ảnh hưởng thế nào tới chi phí và doanh thu.
Sản lượng ( mỗi tuần )
Tổng chi phí
Chi phí tăng
Tổng doanh thu
Doanh thu tăng
30
440
570
70
150
40
510
720
Số liệu trên cho thấy sản lượng tăng từ 30 đến 40 đơn vị làm tăng tổng chi phí từ 440 lại 510 tức là chi phí tăng thêm là 70 doanh thu tăng thêm 150. Như vậy lợi nhuận tăng thêm 80. Nên sản lượng tăng lên nữa thì lợi nhuận có tăng thêm nữa không. Đề cập đến vấn đề này là xem xét thêm các đơn vị sản lượng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận, tập chung vào chi phí biên và doanh thu của việc sản xuất thêm các đơn vị sản lượng.
Chi phí biên là mức tăng tổng chi phí khi sản xuất thêm các đơn vị sản lượng
Sản lượng
Tổng chi phí
Chi phí biên
0
100
1500
10
250
110
20
360
80
30
440
70
40
510
80
50
590
100
60
690
120
70
810
140
80
950
160
90
1120
180
100
1290
Chi phí biên bắt đầu cao 150 hạ sau đó hạ mức là 70 sản lượng 40 lại tăng là do yếu tố kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp . ở mức sản lượng thấp doanh nghiệp sử dụng những kỹ thuật đơn giản. Khi sản lượng tăng thì máy móc tăng lên và công nhân phải làm thêm thời gian. Thời gian làm ngoài giờ chi phí nhân công tăng lên và khi phải làm thêm thời gian có thể vì vậy họ làm được ít sản phẩm hơn. Khi sản lượng sản xuất ra nhiều thì những công nhân không trực tiếp sản xuất cũng phải làm thêm giờ theo dõi việc sản xuất vì vậy sản lượng tăng chi phí biên trở nên cao hơn.
Doanh thu tăng thêm khi sản lượng tăng thêm.
Sản lượng
Giá nhận được (đv)
Tổng doanh thu
Doanh thu biên
0
0
10
21
210
210
20
20
400
190
30
19
570
170
40
18
720
150
50
17
850
130
60
16
960
110
70
15
1050
90
80
14
1120
70
90
13
1170
50
100
12
1200
30
Tổng doanh thu và doanh thu biên phụ thuộc vào đường cầu đối với sản
phẩm của doanh nghiêp theo quy luật tự nhiên của đường cầu thì doanh nghiệp muốn bán được nhiều sản phẩm phải giảm giá bán thì mới cạnh tranh được trên thị trường vì vậy mà doanh thu biên giảm khi sản lượng tăng.
Doanh nghiệp căn cứ vào lợi nhuận biên để quyết định sản lượng sản xuất trong mỗi tuần.
Sản luợng
Doanh thu biên
Chi phí biên
Lợi nhuận biên
QD tăng giảm sl
0
10
210
150
60
Tăng
20
190
110
80
Tăng
30
170
80
90
Tăng
40
150
70
80
Tăng
50
130
80
50
Tăng
60
110
100
10
Tăng
70
90
120
-30
Giảm
80
70
140
-70
Giảm
90
50
160
-110
Giảm
100
30
180
-150
Giảm
Doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận thì phải tăng sản lượng đến khi nào lợi nhuận biên không thể tăng nữa. Mức sản lượng mà doanh nghiệp lựa chọn sản xuất là 60 đơn vị sản phẩm sản lượng 1 tuần.Một số liệu giấy tờ có liên quan đều các chi phí của doanh nhiệp
Chi phí tiền tạm ứng mua nguyên vật liệu
Tên nguyên liệu
Số lượng
đơn giá
Tổng số tiền
Ngô
200(kg)
15.000
30000.000
Sắn
500 (kg)
4.000
2000.000
Để xây mô hình sản xuất cần lưu ý tới các giả định sau: Thứ nhất, các yếu tố K và L là đồng nhất, thứ hai cả Kvà L đều có thể chia nhỏ vô cùng và là những biến độc lập do đó hàm sản xuất là hàm liên tục có sản lượng Q tăng dần khi K và L hoặc cả 2 tăng (tính đơn điệu). Thứ 3 khi phân tích hành vi của người sản xuất, người ta đã ngầm giả định rằng các hãng hạot động trong nền kinh tế thị trường có mục tiêu là lợi nhuận.
-Hàm sản xuất có thể được biểu diễn bằng một phương trình, một bảng số liệu hoặc một bảng số liệu hoặc một hình nào đó. Chúng ta hãy lấy một ví dụ về hàm sản xuất giả thiết biểu thị các mức sản lượng (Q) các số liệu ở trong bảng đã in mờ, mà một hãng có thể sản xuất ra bằng các kết hợp đầu vào tư bản (K) và lao động (L) khác nhau
Trường hợp này nghiên cứu sản xuất trong ngắn hạn, trong đó chỉ có một đầu vào biến đổi còn các đầu vào khác cố định, chẳng hạn như lượng vốn K là cố dịnh còn số lao động L có thể thay đổi, sao cho hãng có thể sản xuất nhiều đầu ra Q hơn bằng cách tăng số đầu vào lao động. Hằm sản xuất ngắn hạn là hàm một biến 9 (theo L) có dạng: Q= f (K, L).
Để mô tả sự đóng góp của yếu tố đầu vào biến đổi là lao động vào quá trình sản xuất, người ta sử dụng khái niệm năng xuất bình quân và năng suất cận biên của lao động.
-Năng suất bình quân hay sản phẩm bình quân (AP ) của lao động được định nghĩa là sản lượng trên một đơn vị đầu vào lao động.Năng suất bình quân được tính bằng cách chia tổng sản lượng Q cho toàn bộ lượng đầu voà lao động L đã sử dụng trong quá trình sản xuất.
Năng suất cận biên hay sản phẩm cận biên (MP- Marginal Product) có ý nghĩa rất quan trọng, đó là mức sản lượng tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào biến đổi với điều kiện giữ nguyên mức sử dụng các đầu vào cố định khác.
-Đối với hầu hết các quá trình sản xuất, sản phẩm cận biên của lao động giảm dần ở một thời điểm nhất định (và điều này cũng đúng với sản phẩm của các đầu vào khác). Quy luật năng suất cận biên giảm dần phát biểu rằng: năng xuất cận biên giảm dần phát biểu rằng: Năng suất cận biên của một đầu vào sẽ giảm dần khi sử dụng ngày càng nhiều hơn đầu vào đó trong quá trình sản xuất ( với điều kiện giữ nguyên lượng sử dụng các đầu vào cố định khác). Lý do là vì khi càng nhiều đơn vị đầu vào biến đổi chẳng hạn lao động được sử dụng thì các yếu tố cố định như vốn, đất đai, nhà xưởng, không gian...
để kết hợp với lao động sẽ giảm xuống. Thực tế đúng như vậy nếu các yếu tố đầu vào khác cố đinh, mà số lao động sử dụng này càng tăng lên thì thời gian chờ đợi, thời gian “ chết” sẽ nhiều hơn và do đó số sản phẩm cận biên của lao động sẽ giảm đi.
Sản xuất với hai đầu vào biến đổi: Trong dài hạn, hãng sản xuất với hai đầu vào biến đổi ( vốn và lao động) sẽ liên quan đến các đường đồng sản lượng
Đường đồng sản lượng: đường đồng sản lượng hay đường đẳng lượng .
Là đương biểu thị tất cả những kết hợp các yếu tố đầu vào K vàL khác nhau có thể có để hãng sản xuất ra cùng một mức sản lượng đầu ra Q
Kết luận
Qua nghiên cứu số liệu thực tế về những vấn đề cơ bản của kinh tế vi mô tại công ty TNHH dịch vụ và thương mại Quang Việt áp dụng chặt chẽ những vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm sản xuất cho nghành nông nghiệp, đối tượng sử dụng sản phẩm của công ty chính là người nông dân.Nhưng nguyên liệu chính đầu vào lại là từ ngành trồng trọt, ngô, khoai , sắn...mà chính những nguyên liệu này lại là sản phẩm làm ra từ người nông dân. Với chi phí thu mua thấp, nguyên liệu gía thành thấp, công vận chuyển thấp nên giá thành sản phẩm rẻ phù hợp với người nông dân nên sản phẩm làm ra luôn được thị trường trực tiếp đón nhận có sức cạnh tranh trên thị trường. Còn với công nghệ dây chuyền cao, nguyên liệu nhập khẩu thì giá thành sản phẩm cao nên đạt được mục tiêu lớn nhất trong sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Đưa thương hiệu của công ty ngày một lớn mạnh, công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong quá trình nghiên cứu về 3 vấn đề kinh tế ở công ty. Tôi thấy nổi bật lên các vấn đề sau. Quá trình quản lý và sử dung dây truyền công nghệ của công ty chưa đạt hiệu quả . Công ty chưa quan tâm nhiều đến người công nhân. Chưa quản lý sát sao tới máy móc, thời gian bảo dưỡng máy móc. Công ty phải đầu tư thêm vào trang thiết bị sản xuất. Nhưng đây là một vấn đề không phải đơn giản.
Tôi cảm ơn quý công ty đã giúp tôi có dịp làm quen với mô hình kinh tế của một doanh nghiêp để củng cố thêm kiến thức đã học trong nhà trường.Do kiến thức và trình độ còn hạn chế, kinh nghịêm thực tế chưa nhiều, chuyên đề này sẽ không tránh khỏi sai sót khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, những đóng góp quý báu của thầy cô và quý công ty để tôi có nhìn nhận đúng hơn trong lĩnh vực này.
Sinh viên:
Nguyễn văn Cảng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập lớn - Kinh tế vĩ mô.doc