Đề tài Kinh nghiệm sử dụng powerpoint và một số phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử

Tài liệu Đề tài Kinh nghiệm sử dụng powerpoint và một số phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử: Phòng GD&đt Thanh Oai Trường THCS Thanh Cao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009 - 2010 A. Sơ yếu lý lịch - Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng - Ngày, tháng, năm sinh: 17/4/1974 - Năm vào ngành: 1995 - Chức vụ: Phó hiệu trưởng - Chủ tịch Công đoàn trường - Đơn vị công tác : Trường THCS Thanh Cao - Thanh Oai - Hà Tây - Trình độ chuyên môn: CĐSP Toán (chính quy); Đại học Toán - Tin (tại chức); Đại học Quản lý giáo dục (từ xa) - Bộ môn giảng dạy: Tin học - Trình độ ngoại ngữ: C - Trình độ chính trị: Sơ cấp - Khen thưởng: Nhiều năm liền là CSTĐ cơ sở. - Các đề tài đã được công nhận: + Cấp tỉnh, thành phố: "Kinh nghiệm triển khai môn Tin học trong trường THCS"; "Phương trình nghiệm nguyên"; "Kinh nghiệm xây dựng bài giảng điện tử"; + Cấp huyện: "ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác Quản lý ở trường phổ thông"; "Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh yếu, kém môn Toán"; "Các phương pháp chứng minh bất đẳn...

doc51 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kinh nghiệm sử dụng powerpoint và một số phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&đt Thanh Oai Trường THCS Thanh Cao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009 - 2010 A. Sơ yếu lý lịch - Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng - Ngày, tháng, năm sinh: 17/4/1974 - Năm vào ngành: 1995 - Chức vụ: Phó hiệu trưởng - Chủ tịch Công đoàn trường - Đơn vị công tác : Trường THCS Thanh Cao - Thanh Oai - Hà Tây - Trình độ chuyên môn: CĐSP Toán (chính quy); Đại học Toán - Tin (tại chức); Đại học Quản lý giáo dục (từ xa) - Bộ môn giảng dạy: Tin học - Trình độ ngoại ngữ: C - Trình độ chính trị: Sơ cấp - Khen thưởng: Nhiều năm liền là CSTĐ cơ sở. - Các đề tài đã được công nhận: + Cấp tỉnh, thành phố: "Kinh nghiệm triển khai môn Tin học trong trường THCS"; "Phương trình nghiệm nguyên"; "Kinh nghiệm xây dựng bài giảng điện tử"; + Cấp huyện: "ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác Quản lý ở trường phổ thông"; "Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh yếu, kém môn Toán"; "Các phương pháp chứng minh bất đẳng thức trong Đại số lớp 8"; "Bồi dưỡng HSG lớp 9", … B. Nội dung đề tài I. Tên đề tài: "Kinh nghiệm sử dụng powerpoint và một số phần mềm hỗ trợ để thiết kế Bài giảng điện tử" II. Lý do chọn đề tài: Sự phát triển của xã hội được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Từ lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Văn hoá, Khảo cổ học, ... và đặc biệt là lĩnh vực Công nghệ thông tin - Một lĩnh vực mà hiện nay đang thâm nhập và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của hầu hết các lĩnh vực khác. Cụm từ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện trong lịch sử cách đây không lâu nhưng nó đã nhanh chóng quen thuộc và cần thiết đối với mọi người. Đánh giá được tầm quan trọng của lĩnh vực Công nghệ Thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu cho sự phát triển về chính trị là "Xây dựng một chính phủ điện tử". Trong chế độ của chính phủ điện tử, người ta có thể ngồi ở nhà mà vẫn gửi (hoặc nhận) được công văn, báo cáo, quyết định... lên cấp trên hoặc xuống cấp dưới, có thể tham gia một lớp học hoặc một cuộc họp, thậm chí có thể phát biểu, tranh luận trong cuộc họp mà mỗi đại biểu ở cách xa nhau hàng trăm, hàng ngàn cây số. Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã chỉ rõ: "ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước". Quyết định 331/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT đến năm 2010 đã đề ra: "Phổ cập các kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và Internet đến 100% cán bộ, công chức và viên chức, 100% sinh viên đại học và cao đẳng, 100% học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và THPT, 50% HS THCS và một bộ phận dân cư có nhu cầu". Với tinh thần đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn năm học 2008 - 2009 là năm học "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT". Ngành Giáo dục Việt Nam nói chung, ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội nói riêng, đã có nhiều lớp bồi dưỡng giáo viên về xây dựng bài giảng điện tử, sử dụng các phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử. Và đặc biệt là ngành Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đã tổ chức "Ngày hội CNTT" hết sức quy mô và hoành tráng nhằm thúc đẩy mức độ ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, trong đó đặc biệt lưu ý việc tổ chức thi "Xây dựng Bài giảng điện tử và phần mềm giáo dục". Mặc dù chủ đề của năm học 2009 - 2010 là "Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" nhưng Bộ giáo dục và Đào tạo vẫn hết sức chú trọng đến việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong trường học. Tháng 3/2009 Bộ đã phát động cuộc thi "Thiết kế bài giảng điện tử E-learning" và ngày 14-15 tháng 4/2010 vừa qua Cục Công nghệ Thông tin đã tổ chức tập huấn cho hơn 400 giáo viên cốt cán thuộc tất cả các quận huyện trong toàn thành phố về hai phần mềm để thiết kế bài giảng E-learning đó là: Adobe Presenter và Lecture Maker. Được đào tạo chuyên ngành Toán - Tin ứng dụng, đã nhiều năm sử dụng Bài giảng điện tử. Năm học 2008 - 2009 tôi đã viết một sáng kiến kinh nghiệm về sử dụng PowerPoint để xây dựng bài giảng điện tử và được xếp loại ở cấp thành phố. Trong năm học 2009 - 2010, tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về đề tài đã viết đồng thời bổ sung thêm những kinh nghiệm mới về cách sử dụng hai phần mềm đã được Cục Công nghệ thông tin tập huấn là Adobe Presenter và Lecture Maker với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy với những đồng nghiệp của mình, nhất là những đồng chí chưa có điều kiện thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: "Kinh nghiệm sử dụng powerpoint và một số phần mềm hỗ trợ để thiết kế Bài giảng điện tử" III. Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài Trên cơ sở những kinh nghiệm đã tích luỹ được viết trong bản sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008 - 2009, đề tài của tôi tiếp tục nghiên cứu cách sử dụng một số phần mềm có thể hỗ trợ PowerPoint trong quá trình thiết kế bài giảng đồng thời nghiên cứu cách sử dụng hai phần mềm Adobe Presenter và Lecture Maker để thấy rõ ưu, nhược điểm của hai phần mềm này và cách phối hợp chúng với PowerPoint để có hiệu quả cao trong giảng dạy. Đề tài được thực hiện với tại trường THCS Thanh Cao - huyện Thanh Oai - TP. Hà Nội trong thời gian 1 năm học (Năm học 2009 - 2010) C. Nội dung chính của đề tài I. Khảo sát thực tế Trường THCS Thanh Cao có 16 lớp với hơn 50 cán bộ giáo viên, nhân viên và đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia từ năm học 2001-2002. Có thể nói độ tuổi trung bình của đội ngũ giáo viên vào loại trẻ so với mặt bằng chung của huyện Thanh Oai. Từ năm học 2001-2002, được sự nhất trí của Phòng GD&ĐT Thanh Oai và Sở GD&ĐT Hà Tây (cũ), trường đã đưa môn Tin học vào giảng dạy với tư cách là môn học tự chọn. Song song với việc dạy Tin học cho học sinh thì chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức lớp học phổ cập Tin học cho đội ngũ cán bộ xã và giáo viên trong trường do chúng tôi trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên với cơ sở vật chất còn khiêm tốn nên cũng gặp không ít khó khăn. Cho đến những năm học gần đây thì nhà trường hầu như đã hoàn thành việc phổ cập Tin học Văn phòng cho giáo viên, đang tiến tiếp tục triển khai tổ chức các lớp học thiết kế bài giảng điện tử và sử dụng máy chiếu cho giáo viên. Bản thân tôi và một số giáo viên trong nhóm Tin của trường đã sử dụng Bài giảng điện tử từ năm học 2004-2005. Khi đó, khái niệm Bài giảng điện tử đối với chúng tôi vẫn còn mới lạ, thường thường giáo viên chỉ biết sử dụng máy chiếu hắt để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Chúng tôi chưa ý thức được rõ ràng và vì vậy chưa có kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng điện tử, nhất là việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ để tạo Bài giảng điện tử. Những năm học gần đây, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin trong dạy và học được đẩy mạnh, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã tổ chức một số chuyên đề về việc sử dụng PowerPoint và các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử như Flash, Violet, GSP, … và năm học 2008-2009 đã được Bộ giáo dục chọn là năm học đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin. Chính điều đó đã thúc đẩy chúng tôi - Những người đã biết sử dụng thành thạo máy vi tính nỗ lực hơn nữa trong việc thiết kế Bài giảng điện tử. Sau khi được tham dự ngày hội công nghệ thông tin do Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ chức, chúng tôi như được mở rộng thêm tầm mắt, tôi càng thấy rõ hơn vai trò to lớn, sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và đặc biệt là sự nỗ lực tự học trong quá trình giảng dạy của các đồng nghiệp mình trên toàn thành phố Từ trước đến nay, giáo viên và học sinh đã quá quen với phương pháp giảng dạy truyền thống, tức là sử dụng bảng, phấn, đồ dùng trực quan, mô hình, vật thật, tranh vẽ, … Hơn nữa, rất nhiều giáo viên chưa có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng điện tử cho nên họ khó chấp nhận ngay hình thức dạy học này như là một hình thức dạy học chủ yếu. Một lý do nữa cũng không kém phần quan trọng là phần lớn giáo viên ở các vùng nông thôn chưa có điều kiện để mua máy vi tính, để hoà mạng Internet, thậm chí một số giáo viên còn khó khăn không có đủ điều kiện thời gian để học chương trình vi tính văn phòng một cách bài bản. Do đó giáo viên sẽ rất ngại thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử. Qua thực tế đó, tôi mong muốn nêu lên được những kinh nghiệm thiết kế bài giảng cơ bản, dễ hiểu, dễ làm để cho mọi giáo viên đọc xong đều có khả năng độc lập làm được cho dù trình độ Tin học thực tế còn chưa đạt yêu cầu thậm chí chỉ cần gõ được Tiếng Việt. Bên cạnh đó tôi cũng nêu lên những kinh nghiệm sử dụng các phần mềm hỗ trợ khác để tăng hiệu quả bài giảng nhằm chia sẻ với những đồng nghiệp đã thành thạo trong việc sử dụng PowerPoint. II. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài Vào đầu năm học 2009-2010 trường THCS Thanh Cao có khoảng 20/46 giáo viên có thể thiết kế được Bài giảng điện tử ở các môn học khác nhau và khoảng 36/46 giáo viên có thể sử dụng bài giảng điện tử trong các tiết dạy. Tôi là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trực tiếp giảng dạy môn Tin học ở lớp 9A3, khảo sát chất lượng (trường ra đề) môn Tin đầu năm học 2009 - 2010 ở lớp 9A3 có kết quả cụ thể như sau: Lớp 9A3 - sĩ số: 34 Giỏi % Khá % TB % Yếu % Kém % Tỉ lệ trên TB 5 15% 12 35% 15 44% 2 6% 0 0% 94% Qua việc phát phiếu thăm dò phiếu thăm dò và qua các tiết dạy thực tế trên lớp, tôi thâý có nhiều em học yếu và không mấy hứng thú với bộ môn Tin - một trong những môn khoa học tự nhiên đòi hỏi khả năng tư duy cao. Trước thực trạng đó, tôi đã chỉ đạo cho các tổ trưởng chuyên môn triển khai rộng rãi ở cả hai tổ chuyên đề sử dụng Bài giảng điện tử, yêu cầu tất cả các giáo viên đều phải tham gia, Ngoài các giờ thao giảng (GV bắt buộc phải sử dụng bài giảng điện tử) phải thiết kế và giảng dạy ít nhất là 2 giờ bằng Bài giảng điện tử trong một tháng. Đó là một chuyên đề mới, có thể nói là hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến chưa đồng nhất về việc sử dụng Bài giảng điện tử trong giảng dạy như thế nào là phù hợp. Bản thân tôi thường xuyên thiết kế và sử dụng Bài giảng điện tử ở lớp 9A3. III. Các biện pháp thực hiện (Nội dung chủ yếu của Đề tài) Tương tự như giáo án điện tử, bài giảng điện tử là bài giảng của giáo viên được đưa vào máy tính - Bài giảng được lưu trữ ở dạng điện tử. Nếu coi giáo án như là kịch bản thì bài giảng được coi như vở kịch đã được công diễn. Như vậy, bài giảng là việc giáo viên thực hiện giáo án trên lớp cùng với học sinh, phương tiện, thiết bị dạy học. Bài giảng điện tử thường đi cùng với việc phát huy những thế mạnh, ưu điểm của công nghệ thông tin trong việc thực hiện giáo án trên lớp của giáo viên. Bài giảng điện tử cũng có thể chia làm hai loại: Bài giảng điện tử thiết kế trên PowerPoint (phải có giáo viên trực tiếp sử dụng dạy học) và Bài giảng E-leaning (học sinh có thể học mà không cần có thầy cô trực tiếp giảng bài). Trước hết người viết xin đề cập đến bài giảng điện tử được thiết kế bằng PowerPoint. Với trình độ Tin học còn nhiều hạn chế và trình độ tiếng Anh cũng chưa đáp ứng được nhu cầu, đa số các giáo viên rất ngại thiết kế bài giảng điện tử vì cứ cho rằng không giỏi Tin học và ngoại ngữ thì rất khó có thể làm được. Thực tế không phải như vậy, mặc dù trình độ và tốc thiết kế bài giảng phụ thuộc hai yếu tố đó song nếu biết cách học theo kiểu "mì ăn liền" thì dẫu có những hạn chế nhất định, họ vẫn có thể độc lập làm được. Những kinh nghiệm của tôi chia sẻ ở đây mong muốn đáp ứng được điều đó. Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử nói chung có thể tóm tắt những bước như sau: * Xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) * Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản của bài * Xây dựng kịch bản dạy học (chương trình hoá tiến trình dạy học) Đây là phần quan trọng nhất, người thiết kế phải xây dựng câú trúc của kịch bản, chi tiết hoá cấu trúc đó; xác định các bước của quá trình dạy học; xác định quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác(phim, ảnh, văn bản, …) hoạt động của thầy, trò và công cụ hỗ trợ; xác định câu hỏi và phán đoán các thông tin phản hồi. * Xác định các tư liệu sẽ sử dụng cho từng hoạt động. Trong đó, giáo viên phải tìm kiếm tư liệu, xử lý tư liệu, phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động. * Lựa chọn phần mềm hỗ trợ, nếu máy tính chưa các phần mềm đó thì giáo viên phải cài đặt chúng. * Tạo các hiệu ứng tương tác * Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện(chiếu thử, soát lỗi, chỉnh sửa, hoàn thiện, đóng gói). Việc thiết kế Bài giảng điện tử có thể ở rất nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mục tiêu bài học, đặc trưng của bộ môn và ý tưởng của kịch bản, tuỳ thuộc vào phần mềm hỗ trợ mà người thiết kế sử dụng. ở đây, người viết xin nêu kinh nghiệm thiết kế bài giảng điện tử ở mức độ đơn giản đến phức tạp với hy vọng và sẽ giúp cho những đồng nghiệp chưa có điều kiện tiếp xúc, thiết kế bài giảng điện tử với trình độ Tin học còn hạn chế cũng có thể tự thiết kế được bài giảng điện tử cho mình sau khi đọc bài viết này. Để xây dựng được một bài giảng điện tử, nhất thiết giáo viên phải biết soạn thảo văn bản và sử dụng một số công cụ đơn giản của phần mềm Microsoft Office (phần mềm vi tính văn phòng). Trong Microsoft Office có một trình ứng dụng để thiết kế và trình chiếu bài giảng điện tử, đó là Microsoft PowerPoint. Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm của bộ môn giảng dạy, tùy theo ý tưởng của người thiếtg kế, tuỳ theo yêu cầu của về kỹ năng, kỹ xảo trong thiết kế giáo viên cần biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng khác như: phần mềm soạn thảo công thức Toán - Lý - Hoá (MathTypet), phần mềm thí nghiệm ảo Vật lý, hoá học, phần mềm cắt nối File, phần mềm tách hoặc ghép âm thanh và hình ảnh,… và để nâng cao hiệu quả của bài giảng, giáo viên có thể sử dụng một số phần mềm ứng dụng hỗ trợ thiết kế bài giảng như: Flash, Violet, Geometer's Sketchpad (GSP), … ở đây người viết xin trình bày một số kỹ năng cần thiết với các thao tác cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ để có thể thiết kế một Bài giảng điện tử. 1) Tạo bố cục bài giảng điện tử trong PowerPoint Bản thân người sử dụng PowerPoint, trước khi bắt đầu xây dựng một bài giảng điện tử phải xây dựng bố cục của nó, có thể coi đây như là kịch bản của một bộ phim. Trong bố cục, ta phải hình dung cụ thể là Bài giảng điện tử này gồm bao nhiêu Slides (trang trình chiếu), trên mỗi Slides bao gồm những đối tượng nào. Mỗi đối tượng ở đây có thể là một đơn vị kiến thức ở dạng văn bản, ở dạng hình vẽ, ở dạng phim, ảnh, … Hiện nay có hai phiên bản của PowerPoint được sử dụng phổ biến là 2003 và 2007. Phiên bản 2007 được hỗ trợ đồ hoạ và âm thanh tốt hơn 2003 rất nhiều nhưng chưa được sử dụng rộng rãi nhất là với những giáo viên mới sử dụng máy tính nên ở đây tôi xin trình bày những kinh nghiệm của mình trên nền PowerPoint 2003. Trên mỗi Slides có thể có cách bố trí các đối tượng khác nhau. Thông thường người sử dụng nên chọn một trong các bố cục Slides được thiết lập sẵn của PowerPoint để tiết kiệm thời gian. Muốn thực hiện việc đó, từ màn hình nền của PowerPoint ta nháy chuột vào nút nằm trên thanh định dạng của PowerPoint, sẽ xuất hiện một bảng chọn các Slides mẫu (Text layouts, người sử dụng chỉ việc chọn một trong các bố cục phù hợp với các đối tượng trên Slides mình định tạo (hình 1). Lưu ý rằng ta có thể áp dụng bố cục của Slides mẫu cho một Slides hiện tại hoặc cho tất cả các Slides của bài giảng đó. Hình 1 Nếu không muốn sử dụng các Slides mẫu thì người sử dụng có thể chèn một Slides trống nhanh nhất bằng cách nhấp chuột phải vào vùng trống bên dưới Slides hiện tại, chọn New Slides. Nếu chọn nhầm Slides mẫu hoặc chèn nhầm một Slides vào sai vị trí cần chèn người sử dụng có thể xoá bỏ bằng cách chọn Slides đó rồi thực hiện lệnh Edit/Delete Slides hoặc nhấp chuột phải vào Slides đó, chọn Delete Slides. Tiếp đó người sử dụng lần lượt tạo các đối tượng trên Slides. Các đối tượng có thể là đoạn văn bản, hình vẽ, tranh, hình ảnh, âm thanh, phim, … 2. Tạo các đối tượng trên một Slides. Như trên đã nói, nỗi đối tượng trên một Slides có thể là một đoạn văn bản, một hình vẽ, một hình ảnh hoặc một đoạn phim, … Mục tiêu chung khi trình chiếu các đối tượng này là để truyền tải những thông tin, những đơn vị kiến thức đã được chia nhỏ đến học sinh. a) Đối tượng là một đoạn văn bản Khi khởi động Powerpoint, trên Slides đầu tiên xuất hiện hai khung có thể nhập văn bản: Khung có dòng chữ Click to add Title (kích vào đây để nhập tiêu đề) có thể nhập tiêu đề của phần văn bản sẽ nhập phía dưới, chẳng hạn tên đề bài, đề mục, … Khung có dòng chữ Click to add Subtitle (kích vào đây để nhập tiêu đề phụ) có thể nhập tiêu đề phụ hoặc nội dung đoạn văn bản. Như vậy, trên mỗi Slides mặc định có 2 khung ở dạng Text box để có thể nhập nội dung. Tuy nhiên người sử dụng có thể tạo thêm một hoặc nhiều Text box như vật bằng cách coppy những Text box đó. Thông thường các máy tính của giáo viên đều sử dụng bộ font chữ Vietkey và gõ ở chế độ bảng mã TCVN3 để gõ font chữ VnTime. Do đó khi ta nhấp chuột vào khung Click to add Title hoặc Click to add Subtitle để gõ đoạn văn bản thì sẽ không gõ được tiếng việt có dấu mà phải chọn lại Font chữ trên thanh định dạng. Nếu muốn gõ tiếng Việt ngay sau khi khởi động PowerPoint thì ta phải chuyển chế độ của bộ gõ Vietkey sang chuẩn Unicode bằng cách nhấp chuột phải vào biểu tượng của Vietkey ở phía dưới, góc phải màn hình (), xuất hiện một bảng chọn, người sử dụng nhấp chuột trái vào dòng có chữ Unicode (hình 2). Máy tính mặc định font chữ Arial của chuẩn Unicode, nếu muốn sử dụng font chữ có chân giống như Vntime ta có thể chuyển sang font chữ Times New Roman. Cả bảng mã TCVN3 và chuẩn Unicode đều có thể sử dụng cách gõ Telex như nhau. Chỉ có điểm khác biệt là trong chuẩn Unicode thì muốn gõ chữ in hoa có dấu ta chỉ việc bật phím Caps Lock và gõ như gõ chữ in thường. Người sử dụng phải lưu ý rằng, hai chuẩn nói trên đều có thể gõ được chữ tiếng Việt có dấu nhưng chỉ có chuẩn Unicode là chuẩn được quy định dùng chung và đã được Việt Nam đăng ký làm chuẩn giao dịch quốc tế. Trên thực tế thì giáo viên đã nhiều năm quen với bảng mã TCVN3, nhất là giáo viên ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Chính vì vậy mà trong đợt thi xây dựng Bài giảng điện tử năm học 2008 - 2009, ở cấp cụm và cấp phòng, rất nhiều bài giảng thiết kế khá công phu nhưng không được chấm vì không phù hợp với tiêu chuẩn quy định. Hình 2 Vậy nếu đã lỡ soạn thảo văn bản với font Vntime trong chuẩn TCVN3 thì có cách nào để chuyển sang chuẩn Unicode hay không ? Câu hỏi này đã làm đau đầu rất nhiều giáo viên và nhân viên văn phòng trong các trường học. Xin thưa rằng có ! Chính người viết cũng đã từng chuyển rất nhiều văn bản giữa hai định dạng chuẩn nói trên. Chỉ cần sử dụng một phần mềm mã nguồn mở (miễn phí- không bản quyền) là Unikey. Sau khi cài đặt bộ gõ Unikey, người sử dụng nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6 làm xuất hiện cửa sổ chuyển mã của Unikey (hình 3). Trong cửa sổ này toàn là tiếng Việt nên các đồng nghiệp cứ thoải mái lựa chọn các thông số sau đó nhấp vào mục "chuyển mã" để kết thúc. Nếu chỉ chuyển mã một đoạn văn bản trong một tệp nào đó thì trước hết người sử dụng phải bôi đen đoạn văn bản đó. Hình 3 Người sử dụng đang quen với font chữ và cỡ chữ sử dụng trong chương trình soạn thảo văn bản Word, khi bắt đầu với PowerPoint hầu hết không hình dung được sử dụng cỡ chữ nào là vừa phải. Qua thực tế thiết kế trình chiếu rất nhiều lần tôi thấy trong các đoạn văn bản, nên sử dụng cỡ chữ từ 20-24 với kiểu chữ in thường là phù hợp, các đề mục của bài nên sử dụng kiểu chữ in hoa đậm với cỡ chữ từ 22-26, riêng đầu bài có thể sử dụng chữ in hoa cỡ lớn hoặc dùng chữ nghệ thuật (WordArt). ở đây người viết cũng xin nêu một kinh nghiệm đã rút ra được trong quá trình dự giờ và giúp đỡ, chia sẻ với đồng nghiệp. Tình huống mà tôi rút ra kinh nghiệm này có lẽ đã rất nhiều đồng nghiệp gặp phải, đó là khi thiết kế(hoặc nhờ thiết kế) bài giảng điện tử đã kiểm tra, chạy thử đều ổn về font chữ nhưng khi cắm vào máy khác để thi hoặc dạy thử thì rất nhiều đoạn văn bản không thể hiện đúng Font chữ cho nên bản thân giáo viên, học sinh và người dự đều không thể đọc được. Vậy lỗi đó do đâu, cách khắc phục thế nào? Xin thưa! Lỗi đó là do bộ font chữ mà hai máy tính sử dụng không giống nhau. Để khắc phục tình huống này, hay nói cách khác để bài trình chiếu của mình có thể chạy ở tất cả các máy tính khác (tất nhiên là phải có phiên bản của PowerPoint không thấp hơn máy đã thiết kế bài giảng) thì ta khi kết thúc việc thiết kế bài giảng ta cần thực hiện một thao tác gọi là : "lưu font chữ". Khi soạn thảo xong, trên menu File của PowerPoint chọn Save as, tại hộp thoại Save as, chọn Tool, chọn Save option... Hộp thoại mới mở ra và phía dưới cùng có lựa chọn Embed Truetype fonts, sau khi lựa chọn ô này ta tiếp tục lựa chọn một trong hai ô phía dưới: Embeb characters in use only : Lưu các font cần thiết để hiển thị Slide cho bạn nhưng người dùng không soạn thảo, thay đổi các chữ có sử dụng các font đặc biệt này được, lựa chọn này cho kích thước file nhỏ gọn. Embeb All characters : Lưu các font cần thiết để hiển thị Slide cho bạn và người dùng có thể soạn thảo, thay đổi các chữ có sử dụng các font đặc biệt này, lựa chọn này làm cho kích thước file lớn lên khá nhiều. b) Đối tượng là hình vẽ Trong bài giảng, rất ít khi ta sử dụng một hình vẽ đơn nhất như một đoạn thẳng, một hình tròn, … mà thường là phải sử dụng một hình vẽ bao gồm nhiều hình vẽ khác. Do đó khi thiết kế ta phải tạo từng hình vẽ chi tiết. Ngay trên màn hình giao diện của PowerPoint đã có một thanh đồ hoạ với các nút công cụ sử dụng hoàn toàn tương tự như trong Word và Excel (hình 3) Hình 4 Muốn vẽ đối tượng nào, người sử dụng chỉ việc dùng chuột lựa chọn nút công cụ tương ứng trên thanh Draw rồi vẽ tương tự như trong Word. Có một lưu ý nhỏ là nếu muốn vẽ hình Vuông hoặc hình tròn thì ta lựa chọn công cụ vẽ hình chữ nhật hoặc hình elip rồi nhấn phím Shift trong khi vẽ. Hình vẽ có thể gồm nhiều nhóm chi tiết mà người thiết kế muốn chúng xuất hiện từng nhóm một khi trình chiếu. Chẳng hạn, tôi muốn một tam giác xuất hiện trước, sau đó cả ba đường cao của chúng cùng xuất hiện. Trong trường hợp đó người thiết kế phải nhóm các đối tượng muốn cùng xuất hiện (trong trường hợp này là ba đường cao) với nhau bằng cách: - Chọn (nháy chuột trong khi giữ phím Shift) các đối tượng cần nhóm. - Chọn Draw/Group (hình 4) Hình 5 - Khi các đối tượng đã được nhóm với nhau thì không thể hiệu chỉnh được một đối tượng nào trong nhóm. Muốn hiệu chỉnh một đối tượng nào trong nhóm, ta phải rã nhóm bằng cách chọn nhóm đó rồi thực hiện lệnh Draw/Ungroup. Trong các phiên bản của PowerPoint hiện nay thì chỉ có phiên bản 2007 là hỗ trợ rất cao đối với đồ hoạ, giúp cho người sử dụng có thể vẽ tương đối chính xác các chi tiết nhỏ. Nhưng phiên bản này lại chưa phổ biến, khó sử dụng và yêu cầu cấu hình máy tính phải cao. Trong các phiên bản còn lại, đôi khi ta muốn vẽ các chi tiết nhỏ, ở gần nhau thì độ chính xác không cao. Chẳng hạn như vẽ các ký hiệu góc vuông trong tam giác hoặc đánh dấu các góc bằng nhau, .... Khó khăn đó có thể giải quyết một cách dễ dàng nếu giáo viên nào biết sử dụng chương trình đồ hoạ Corel Draw hoặc các phần mềm hỗ trợ vẽ hình khác như Macromedia Flash. Ta có thể vẽ các đối tượng đó rồi copy sang PowerPoint. Nếu sử dụng Corel Draw thì có thể vẽ tam giác bằng cách chọn công cụ vẽ đường gấp khúc (Hình 4) sau đó người sử dụng chỉ cần nhấp chuột vào những điểm định đặt đỉnh của tam giác, sau khi đã chọn 3 đỉnh của tam giác rồi thì nhấp vào công cụ khép kín hình () ta sẽ có một tam giác, sử dụng ngay công cụ vẽ đường gấp khúc để vẽ góc vuông Hình 6 Độ đậm hay mảnh của nét vẽ cũng là một điểm cần lưu ý, thường thì máy tính mặc định nét vẽ rất mảnh, chỉ 0,75pt nên khi chiếu lên học sinh nhìn sẽ không rõ. Tuỳ từng trường hợp mà giáo viên có thể chỉnh độ mảnh của nét từ 1,5 đến 2,5pt là vừa. Nếu hình vẽ được thực hiện trong Corel Draw thì người sử dụng nên hiệu chỉnh luôn nét vẽ trong môi trường này trước khi nhóm các đối tượng với nhau. Muốn nhóm các đối tượng thành một khối, sau khi chọn các đối tượng chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + G. Trong PowerPoint Muốn hiệu chỉnh độ đậm mảnh của nét ta nhấp chuột phải vào đối tượng sau đó chọn lệnh Format Auto Shape. và nhập độ rộng của nét vào mục Weight rồi chọn OK. c) Đối tượng là hình ảnh. Trong các bài giảng điện tử, nhất là các môn khoa học xã hội, thường là giáo viên muốn đưa một số hình ảnh vào để cho bài giảng thêm sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh và và hỗ trợ tư duy trừu tượng của trẻ. Nguồn hình ảnh ở đây rất nhiều, có thể là hình ảnh trong sách giáo khoa, trong tài liệu tham khảo, trong thư viện tư liệu điện tử được bán bản quyền, trên mạng Internet hoặc có thể là ảnh giáo viên tự chụp bằng máy ảnh, … ở đây tôi chỉ nêu một số trường hợp thường gặp. * Nếu là hình ảnh trong sách giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo mà giáo viên muốn đưa vào bài giảng thì việc đầu tiên là phải dùng máy Scan (máy quét ảnh) để Scan các ảnh đó dưới dạng file ảnh sau đó copy trực tiếp hoặc tạo đường link đến bài giảng. * Nếu là hình ảnh ở trên mạng Internet thì ta có thể vào trang http/www/google.com.vn để tìm và Download xuống. Khi lấy hình ảnh trên mạng xuống ta cần xem kích thước của ảnh, nếu kích thước của ảnh quá nhỏ, khi đưa vào bài ta điều chỉnh kích thước lên thì có thể ảnh bị vỡ, không sắc nét. Điểm lưu ý chung khi đưa ảnh vào bài giảng là các ảnh nên để ở định dạng *.jpg đảm bảo cho các ảnh vẫn có độ nét mà dung lượng file lại không lớn. Trong trường hợp ảnh muốn dùng nằm trong một ảnh lơn hơn bao gồm nhiều đối tượng, giáo viên chỉ muốn đưa ảnh của một đối tượng lên thì có thể dùng chương trình Paint để cắt phần thừa (nếu phần cần lấy có dạng hình chữ nhật), có thể dùng chương trình photosop hoặc Corel để cắt nếu đường cắt có dạng đường gấp khúc hoặc zic zắc. Thao tác để chèn một ảnh vào Slides là: Để chỏ chuột vào nơi cần chèn. Thực hiện lệnh(nháy chuột trái): Insert/Piture/From Flie Xuất hiện một hộp thoại, người sử dụng tìm, chọn tranh, ảnh cần chèn rồi nháy chuột vào nút Insert.(hình 5) Hình 7 ảnh sau khi chèn có thể thay đổi kích thước nhờ vào 8 nút điều khiển bao quanh ảnh khi ta nhấp chọn ảnh đó, có thể thay đổi độ sáng, độ tương phản, … Nếu là tranh Clip Art thì cũng làm tương tự nhưng chọn lệnh: Insert/Piture/Clip Art Thực tế khi thiết kế ta có thể đặt nhiều ảnh chồng lên nhau nếu theo kịch bản, khi trình chiếu các ảnh sẽ xuất hiện lần lượt. d) Đối tượng là âm thanh hoặc video Thực tế, đã có một số giáo viên khi đi dự thi Bài giảng điện tử đã gặp phải tình huống dở khóc dở cười. Đó là, khi đồng nghiệp thiết kế hộ bài giảng xong, trình chiếu thử ở nhà, thậm chí dạy thử thì không mắc lỗi gì nhưng khi vào thi thì những đối tượng là âm thanh và video đều không chạy. Giáo viên chỉ còn biết xin lỗi Ban giám khảo. Sở dĩ gặp phải tình huống trên là người thiết kế và dự thi đã không lường trước các tình huống xem bài giảng của mình có tương thích (chạy) với máy tính khác không. Cụ thể, việc đầu tiên là người thiết kế phải xét xem đối tượng âm thanh hoặc hình ảnh mình muốn sử dụng trong bài giảng thuộc định dạng nào (nhấp chuột phải vào đối tượng, chọn Properties để xem định dạng của đối tượng). Nếu đối tượng là một đoạn âm thanh thì cũng có thể ở nhiều định dạng khác nhau như: MP3, AMR, Audio, …Nếu đối tượng là một đoạn video thì cũng có thể ở các định dạng như: Media, MPEG-4, 3GP, ASF, AVI, … ở các máy tính thông thường chỉ sử dụng Windows Media Player, đó là một trình ứng dụng của Windows XP, nó chỉ đọc được một số định dạng như: MP3, Media, MPEG, *.Dat, …. Muốn máy tính đọc được các định dạng khác thì ta phải cài bổ sung các phần mềm tương ứng. Tốt nhất là người sử dụng nên cài một trong những phần mềm đa dụng, có thể đọc được hầu hết các định dạng(chẳng hạn như Media Player Classic) hoặc cài một phần mềm Converter có thể chuyển đổi các định dạng như: Cheetah Audio. Trong trường hợp phải chạy Bài giảng đó trên máy khác thì người thiết kế, khi đóng gói bài giảng phải gói cả các phần mềm cần thiết để có thể đọc đầy đủ được bài giảng đó. Trong một số trường hợp, người sử dụng muốn tạo ra một số tư liệu ở dạng từ những tư liệu đã có để phù hợp với mục đích và thời lượng của bài giảng. Muốn vậy, cần sử dụng một số phần mềm xử lý phim ảnh như: Goldwve (Chỉnh sửa tách nhạc và lời) Filesplit (Cắt - nối file) Ulead VideoStudio (phần mềm cắt dựng cảnh) … Tiếp đó, người sử dụng cần lưu ý đến cách đưa đối tượng vào Bài giảng. Thông thường, các hình ảnh được đưa vào bài giảng bằng cách copy, các đoạn video được đưa vào bằng cách tạo các đường link (đường dẫn) đến đối tượng. Tại Slides muốn chèn đoạn video ta thực hiện lện Insert/Movies and sounds/Movie From File (nếu là File hình), Insert/Movies and sounds/Sound From File (nếu là file tiếng). Xuất hiện một hộp thoại, người sử dụng chọn tệp muốn đưa vào bài và chọn OK (hình 8). Khi đó trên Slides sẽ xuất hiện biểu tượng hoặc hình ảnh tượng trưng của tệp đó. Cũng có thể tạo một siêu liên kết (Hyperlink) đến các đối tượng bằng cách thực chọn: Insert/Hyperlink. Nếu sử dụng cách tạo siêu liên kết thì ta có thể đưa các tư liệu trên một trang Web nào đó vào bài giảng mà không cần phải copy hay Download xuống. Cần chú ý rằng, khi ta đưa bài giảng đó sang một máy khác, nếu không được đóng gói đúng cách thì đường link đó có thể không còn đúng nữa, do đó vẫn còn hình ảnh, biểu tượng của đối tượng trên Slides, nhưng khi trình chiếu thì không có nội dung. Chính vì vậy cần phải đóng gói bài giảng sau khi hoàn thành. Hình 8 Hiện nay, trên thị trường đã có những phần mềm có khả năng đóng gói và xuất bài giảng (thực hiện trong PowerPoint) đã hoàn thành trở thành một File có định dạng *.exe tức là có thể chạy độc lập trên các máy khác mà không cần máy tính đó phải có phần mềm này. Tuy nhiên, những phần mềm đó hầu như đều sử dụng tư liệu điện tử đi kèm, nằm luôn bên trong phần mềm do đó dù có phong phú thì vẫn không đủ cho giáo viên sử dụng. Mặt khác, các phần mềm đó đều là những phần mềm có bản quyền, rẻ nhất thì cũng 650.000 - 700.000đ, không phải giáo viên nào cũng có thể mua. Hầu như tất cả các giáo trình dạy PowerPoint hiện nay đều đưa ra cách chèn một File video vào bài giảng như tôi đã nêu ở trên nhưng qụa kinh nghiệm thực tế thì ở rất nhiều máy tính, cách làm đó không cho kết quả. Sở dĩ như vậy vì ở mỗi máy tính phần mềm hỗ trợ đọc File video trong PowerPoint có thể khác nhau. Tôi đã giải quyết tình huống này bằng một cách khác, đảm bảo tất cả các file đã đọc được ở Windows Media Player của máy tính đó đều có thể chạy được khi đưa vào bài giảng. Cách làm như sau. Từ cửa sổ của PowerPoint , chọn Slide cần chèn file video, vào menu Insert chọn Object... xuất hiện cửa sổ Insert Object, chọn Windows Media Player / OK, xuất hiện cửa sổ của Windows Media Player ngay trên Slide đó. Tiếp theo, nháy chuột phải vào cửa sổ của Windows Media Player , chọn Properties, xuất hiện cửa sổ Properties, nháy vào Custom rồi nháy vào biểu tượng làm xuất hiện cửa sổ Windows Media Player Properties. Nháy vào Browse để chọn file cần chèn, kết thúc nháy vào OK. Cách làm này còn có ưu điểm là người sử dụng bài giảng có thể điều khiển bài giảng khi chạy File video như điều khiển chương trình Windows Media Player khi chạy độc lập. Có thể dừng, tắt hoặc nhảy đến điểm bất kỳ của file. * Cách cắt một đoạn từ file âm thanh hoặc video để sử dụng Như trên đã nói, có thể dùng nhiều phần mềm để cắt một đoạn từ file âm thanh hoặc video, ở đây tôi chỉ đưa ra một hai công cụ rất thông dụng để thực hiện thao tác đó. Công cụ thứ nhất là phần mềm Herosoft (có thể dùng phiên bản 2000, 2001 hoặc 3000) Từ cửa sổ của Herosoft, ta mở File cần cắt lấy một đoạn. Khi chương trình đang đọc File đó, ta nhấp chuột trái vào nút công cụ để bắt đầu thực hiện việc cắt. Khi đó chương trình vẫn tiếp tục đọc File, ta nháy chuột vào nút công cụ để chọn điểm bắt đầu và kết thúc của đoạn cần lấy. Lưu đoạn đã cắt vào máy để sử dụng trong bài (hình vẽ 9) Chọn điểm bắt đầu Chọn điểm kết thúc Bật công cụ cắt file Hình 9 Nếu chỉ là File tiếng, ví dụ dạng MP3 thì chỉ cần khởi động HeroAudio và thực hiện công việc cắt tương tự, giao diện sẽ có dạng như hình dưới đây (hình 10) Chọn điểm bắt đầu Chọn điểm kết thúc Bật công cụ cắt file Hình 10 Công cụ thứ hai là Windows Movie Maker Thực chất đây là một công cụ có sẵn của Windows chứ không phải là một phần mềm riêng biệt nhưng rất ít người thường xuyên sử dụng. Trước tiên ta khởi động Windows Movie Maker (Start/programs/ Windows Movie Maker) và mở File cần cắt lấy một đoạn (Nháy chuột vào mục Import video để chọn File cần mở rồi nhấn nút để chạy File) Giao diện sẽ có dạng như hình vẽ dưới đây (hình 11). Trong ví dụ này tôi đang cắt một đoạn trong bài hát "Chiếc khăn gió ấm Nháy chuột vào đây ! Hình 11 Ta nháy chuột trái vào công cụ chia cắt File (có thể dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + L) tại điểm cần kết thúc đoạn cần lấy (mặc định điểm bắt đầu là đầu File). Giao diện sẽ có dạng như hình dưới đây (hình 12). File "chiếc khăn gió ấm 1" là File cũ chưa cắt (còn nguyên File gốc); File "Chiếc khăn gió ấm" chính là đoạn vừa được cắt ra. Sử dụng công cụ cắt có sẵn trong Windows này tương đối đơn giản nhưng nếu muốn lấy một đoạn ở giữa của File gốc thì cần phải thực hiện hai lần (nhiều thao tác hơn so với Herosft) Hình 12 đ) Sử dụng màu sắc và font nền cho các Slides. Sau khi tạo được các đối tượng theo kịch bản đã định thì việc chọn màu sắc cho các đối tượng và phông nền cho các Slides cũng là một việc hết sức quan trọng, nó góp phần quyết định hiệu quả của việc trình chiếu Bài giảng. * Nền của Slides Trong PowerPoint đã lập sẵn rất nhiều phông nền mẫu, người sử dụng có thể tuỳ ý lựa chọn phông nền phù hợp với đặc thù bộ môn, phù hợp với các đối tượng trên Slides, phù hợp với kịch bản của mình. Từ vùng trống của Slides hiện thời, người sử dụng nhấn chuột phải, chọn Slides Design, xuất hiện một danh sách các phông nền có sẵn, chỉ cần dùng chuột trái để chọn mẫu phù hợp. Máy tính sẽ mặc định ở chế độ Apply to All Slides (áp dụng cho tất cả các Slides) nhưng người sử dụng có thể chọn lại các chế độ khác như : Apply to All Master (chỉ áp dụng cho trang chủ); Apply to All Selected Slide (chỉ áp dụng cho Slides đã chọn), ... trong Menu chuột phải khi nhấp vào mẫu đã chọn (Hình 13) Thường thì nên chọn các phông nền có màu sắc dịu, không chói, cũng không quá loè loẹt. Hình 13 * Màu của các đối tượng Màu sắc của các đối tượng (trừ ảnh và video) trên các Slides phụ thuộc nhiều vào phông nền của Slides đó. Nguyên tắc chung là màu sắc của đối tượng phải tương phản với màu sắc của phông nền để học sinh dễ dàng quan sát. Ví dụ nếu nền màu xanh tím thì đối tượng có màu vàng tươi, nền có màu vàng nhạt thì đối tượng có màu xanh côban, xanh tím hoặc đỏ sậm, … 3. Thiết lập chế độ trình chiếu. Có thể thiết lập chế độ tự động trình chiếu hoặc trình chiếu có điều khiển. + Trình chiếu tự động: Các đối tượng tự động xuất hiện sau thời gian đã định sẵn. Cách trình chiếu này rất ít khi dùng trong cả bài giảng vì khi dạy, có thể còn xuất hiện nhiều tình huống sư phạm mà giáo viên khó có thể dự đoán trước một cách chính xác. Do đó cách trình chiếu này nếu sử dụng thì chỉ sử dụng trong một phần nào đó. + Trình chiếu có điều khiển: Loại trình chiếu này do người dạy thực hiện bằng cách nhấp chuột hoặc ấn phím mũi tên, phím Page Up, Page Down trên nhóm phím điều khiển của bàn phím. Chế độ này thiết lập khá đơn giản. Theo kịch bản đã định, trên mỗi Slides, người sử dụng lần lượt thiết lập thứ tự trình chiếu và hiệu ứng cho mỗi đối tượng. Thứ tự trình chiếu và hiệu ứng được thiết lập gồm các thao tác sau: + Chọn đối tượng (nhấp chuột vào đối tượng) + Nhấp chuột vào Slide Show, chọn Custom Animation. Xuất hiện bảng chọn Custom Animation, nháy chuột vào mục Add Effect, xuất hiện các kiểu nhóm hiệu ứng, ta dùng chuột chọn thứ tự trình chiếu của đối tượng trong mỗi kiểu hiệu ứng đó. Người sử dụng cần chú ý đến tốc độ trình chiếu đối tượng ở mục Speed. (hình 14). Có một hiệu ứng mà giáo viên thường cảm thấy khó nhất khi tạo nó, đó là hiệu ứng cho đối tượng chạy theo một quỹ đạo bất kỳ do người thiết kế vẽ ra. Khi tạo hiệu ứng này giáo viên lưu ý là phải tạo đối tượng trước, chọn đối tượng, thực hiện lệnh: Slide Show/ Custom Animation. Xuất hiện bảng chọn Custom Animation, nháy chuột vào mục Add Effect, chọn Motion Paths và chọn công cụ vẽ quỹ đạo tương ứng (hình 15). Khi vẽ xong, đối tượng sẽ tự chạy theo đúng qũy đạo đã vẽ. (Hình 14) Hình 15 Khi muốn huỷ bỏ chế độ trình chiếu của các đối tượng thì ta chọn đối tượng đó rồi nháy chuột vào mục Remover của bảng chọn Custom Animation. Ta cũng có thể tạo một Slides chủ (Smaster) để điều khiển tất cả các Slides khác bằng cách nháy chuột và chọn: View/Master/Slides Master. 4. Trình chiếu Bài giảng Để trình chiếu toàn bộ bài giảng từ Slides đầu ta sử dụng phím F5 hoặc nháy chuột vào nút ở phía dưới, góc trái của màn hình. Khi đó, đối tượng đầu tiên sẽ xuất hiện trên màn chiếu, nhấn phím mũi tên ¯ hoặc nhấn chuột để các đối tượng khác lần lượt xuất hiện. Muốn thoát khỏi việc trình chiếu, ấn phím ESC, muốn trở về đối tượng phía trước nhấn phím mũi tên ư. Để trình chiếu từ một Slide bất kỳ, ta chọn Slides đó rồi nhấn tổ hợp phím Shift + F5. Để nhảy cóc giữa các Slides ta ta ấn số Slides + Enter. 5. Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ khác Để tạo được một bài giảng điện tử, tùy thuộc vào đặc thù của bộ môn và đặc điểm của tiết dạy, có thể phải sử dụng hoặc không phải sử dụng phần mềm hỗ trợ. Hiện có rất nhiều phần mềm hỗ trợ để tạo bài giảng điện tử song trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này, tôi chỉ xin giới thiệu kinh nghiệm sử dụng một vài phần mềm thông dụng nhất a) Phần mềm MathTypet Phần mềm MathTypet là phần mềm dùng để soạn thảo công tức Toán - Lý - Hoá. Hiện nay thông dụng là các phiên bản 5.1, 5.2, 6.0. Nếu không sử dụng phần mềm này thì dù có sử dụng tính năng chèn công thức toán học Equation Editor cũng không thể tạo được một số ký hiệu toán học. Ví dụ như ký hiệu góc, ký hiệu cung, … Phần mềm này tương thích tốt với các phiên bản Microsoft Office 2003 trở xuống, nó tích hợp luôn vào tính năng Equation Editor. Riêng với phiên bản Microsoft Office 2007 thì phần mềm này không tích hợp được vào tính năng Equation Editor, do đó ta phải dùng độc lập. Khi sử dụng phần mềm này giáo viên cần lưu ý là trong PowerPoint ta không thể trực tiếp thay đổi màu sắc của các đối tượng được tạo ra nhờ MathTypet (mặc định là màu đen) trong khi trên các Slides thì màu đen thường ít khi sử dụng cho các font chữ do nó tương phản không tốt với màu nền (thường là màu dịu). Có hai cách để các giáo viên Toán có thể khắc phục tình huống này một cách nhanh chóng. Cách thứ nhất là thay đổi màu sắc của các đối tượng đó ngay trong cửa sổ của chương trình MathTypet rồi mới đưa sang PowerPoint. Làm cách này đảm bảo được về màu sắc trong bài giảng nhưng mất khá nhiều thời gian. Cách thứ hai là ta soạn thảo đoạn văn bản đó trong Word, sau đó sẽ đưa toàn bộ đoạn văn bản đó sang PowerPoint dưới dạng hình ảnh nhờ chương trình Paint. Làm cách này thì rất nhanh nhưng nền của những đoạn văn bản đó thường phải để màu trắng để tương phản với màu đen của chữ. b) Phần mềm Violet Violet là công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được phần mềm hỗ trợ dạy học theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với các công cụ khác thì nó chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác. Violet có đầy đủ chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như nhập dữ liệu văn bản, công thức toán, phim, ảnh, âm thanh, … sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình hảnh, tạo ra các chuyển động và hiệu ứng, xử lý các tương tác với người dùng. Riêng với việc xử lý dữ liệu multimedia thì Violet tỏ ra mạnh hơn hẳn PowerPoint. Nó có thể nhập trực tiếp các file Flash hoặc điều khiển quá trình chạy của đoạn phim trong khi PowerPoint thì không làm được việc đó. Violet cung cấp nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong SGK như các bài tập trắc nghiệm, các bài tập ô chữ, … Khi soạn xong bài, Violet cho phép xuất bài giảng ra thành một file.EXE hoặc file. HTML chạy độc lập được trên máy tính khác hoặc đưa lên máy chủ thành bài giảng trực tuyến. Violet có rất nhiều tính năng ưu việt, việc sử dụng tất cả các tính năng của Violet là cả một chuyên đề lớn. ở đây người viết chỉ xin nêu một kinh nghiệm nhỏ trong việc sử dụng Violet để tạo bài tập dạng ô chữ. Khi tạo loại bài này, người soạn thảo phải biết trước về ô chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang. Các thao tác có thể nêu tóm tắt như sau: - Vào menu: Nội dungà Thêm đề mục. Nhập tên chủ đề, tên mục, chọn loại màn hình hiển thị là "Bài tập ô chữ" rồi nhấn nút "Tiếp tục". Màn hình nhập dữ liệu hiện ra, ta nhập các tham số. Trong đó: + "Từ trả lời" là đáp án đúng của câu hỏi + "Từ trên ô chữ" là tập hợp các chữ cái sẽ được hiện lên ô chữ, vì vậy thường là chữ hoa và không có dấu cách. + "Vị trí chữ" là vị trí của chữ cái trong "Từ trên ô chữ" mà sẽ thuộc vào ô hàng dọc. - Ta lần lượt nhập 5 câu hỏi và 5 câu trả lời tương ứng trong đề bài. Sau đó, căn cứ vào ô chữ cột dọc cần lấy ở mỗi dòng hàng ngang, ta sẽ xác định được "Vị trí chữ". - Ta có thể bỏ qua phần "Từ trên ô chữ" để nhập cho nhanh, khi đó máy sẽ tự động sinh ta từ "Từ trả lời" vào ô đó. - Khi nhập liệu xong, ta nhấn "Đồng ý" ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải ô chữ ta nhấp chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hội, gõ Enter có kết quả trên ô chữ c) Phần mềm Geometer's Sketchpad Phần mềm Geometer's Sketchpad là phần mềm vẽ hình động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS đặt và kiểm chứng các giả thuyết toán. Nó cho phép người sử dụng vẽ một hình, thay đổi nó và những tính chất hình học của nó sẽ được thiết lập do vậy nó cho phép khám phá được sự tổng quát của một loạt các hình được dựng. Sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình dạy học là một yêu cầu tất yếu đối với giáo viên dạy Toán vì trực quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trực quan nếu được sử dụng đúng thì góp phần vào việc phát triển tư duy trừu tượng. Khi sử dụng phần mềm này giáo viên cần lưu ý rằng Geometer's Sketchpad thực hiện công việc, đó là xác nhận các tính chất hình học, nó tạo cho người sử dụng cơ hội thấy được tính chất đó nghiệm đúng cho hàng loạt trường hợp một cách thuận lợi bởi sự di chuyển liên tục. Sự xác nhận như vậy có vẻ thuyết phục hơn chứng minh nhưng việc vẽ hình thì hoàn toàn khác với chứng minh. Vẽ hình là để hình dung còn chứng minh là để suy diễn. 6. Sử dụng các công cụ hỗ trợ khác. Để nâng cao tính hiệu quả của Bài giảng điện tử khi thực hiện trên lớp thì việc sử dụng một số công cụ để hỗ trợ là việc làm thiết yếu. Chẳng hạn, để nhanh chóng kiểm tra hoạt động nhóm học sinh được thực hiện trên giấy (trước đây Gv sử dụng máy chiếu hắt với giấy trong nhưng nay việc đó không phù hợp vì như vậy phải dùng 2 máy chiếu) Giáo viên có thể sử dụng Camera được tích hợp ngay trên máy xách tay hoặc sử dụng Máy chiếu vật thể kết nối với máy xách tay hoặc có thể sử dụng máy chiếu đa năng có tích hợp tính năng chiếu hắt. - Nếu sử dụng Camera được tích hợp ngay trên máy xách tay thì đòi hỏi giáo viên phải thao tác máy tính rất nhanh và chính xác vì khi đó ta phải luân chuyển giữa 2 cửa sổ chương trình (thường là giáo viên phải bật sẵn Camera trước khi dạy). Vả lại, dùng cách này thì độ nét của chữ không cao và hình ảnh bị rung, khó quan sát. - Nếu sử dụng Máy chiếu vật thể kết nối với máy tính thì hiệu quả cao hơn nhiều, hình ảnh có thể điều chỉnh độ lớn và độ nét lại có thể chiếu được cả những vật có dạng hình khối rất rõ nét. Giá bán của máy chiếu vật thể hiện nay giao động từ 600USD đến 1.800USD, ở huyện Thanh Oai hiện chỉ có 2 trường cấp 2 có thiết bị này là Thanh Thuỳ và Kim Thư. - Nếu sử dụng máy chiếu đa năng có tích hợp tính năng chiếu hắt thì rất thuận lợi trong việc thao tác của giáo viên nhưng cũng có một hạn chế nhỏ đó là không chiếu được các vật thể dạng hình khối. Trong quá trình thực hiện bài giảng giáo viên không nên sử dụng thước, dù chỉ là que nhỏ chỉ lên phông hình mà nên dùng một đèn lasser nhỏ (loại bằng ngón tay trẻ em) để chỉ các đối tượng trên phông hình. Như vậy, đứng từ dưới lớp cũng có thể chỉ chính xác từng chi tiết. Mặc dù có rất nhiều ưu điểm mạnh mẽ nhưng PowerPoint vẫn tồn tại một số hạn chế mà chỉ có bài giảng điện tử E-learning mới có thể khắc phục được, đó là: khả năng tạo nhanh các bài trắc nghiệm; khả năng đồng bộ hoá giữa âm thanh, video với nội dung bài giảng; khả năng xuất File thành những định dạng chuẩn quốc tế để có thể dùng chung Có nhiều phần mềm để tạo bài giảng E-learning nhưng thông dụng hơn cả là hai phần mềm Adobe Presenter và Lucture Maker . Qua thực tế sử dụng hai phần mềm này, trong khuôn khổ của đề tài này người viết xin giới thiệu một vài kinh nghiệm sử dụng phần mềm Adobe Presenter và Lucture Maker. Phần mềm Adobe Presenter có khả năng tạo rất nhanh những bài tập trắc nghiệm mà không phải nhúng từ các phần mềm khác như Violet. Đó là một trong những khả năng vượt trội của phần mềm này so với PowerPoint Hiện nay, giáo viên đã rất quen với bài trình chiếu bằng PowerPoint nên nếu muốn chuyển qua công nghệ E-learning thì chỉ cần cài thêm một phần mềm có tên là Adobe Presenter. Adobe Presenter sẽ giúp chuyển đổi các bài trình chiếu PowerPoint sang dạng tương tác Multimedia, có thể có lời thuyết minh, có thể câu hỏi tương tác và khảo sát và tạo mô phỏng một cách chuyên nghiệp tương thích với chuẩn quốc tế về E-learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004. Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, cú thể tạo bài giảng để học sinh tự học, cú thể ghi lại lời giảng, hỡnh ảnh bạn giảng bài, chốn cỏc cõu hỏi tương tỏc, chốn cỏc bản flash, chốn cỏc hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khỏc qua flash, cú thể đưa bài giảng lờn giảng trực tuyến … Để tạo bài tập trắc nghiệm từ Adobe Presenter ta làm như sau: Sau khi cài đặt phần mềm Adobe Presenter thì giao diện của PowerPoint2003 sẽ có dạng như hình dưới đây (hình 16) Hình 16 Thao tác đầu tiên cần làm là phải lưu File mới này mặc dù chưa có nội dung. Giả sử tôi lưu file là ngoc bách.ppt, khi đó trên thanh tiêu đề của cửa sổ xuất hiện tên của File vừa đặt Hình 17 Để tạo các bài tập trắc nghiệm người dùng thực hiện lệnh: AdobePresenter/Quiz Manager (hình 18) Hình 18 Người dùng chọn mục Add Question, một danh sách các dạng bài tập trắc nghiệm trải xuống, kích chuột để chọn một loại(hình 19). Chẳng hạn ở đây tôi chọn câu hỏi trắc nghiệm "Đánh dấu tích vào câu đúng". Hình 19 Xuất hiện cửa sổ một hộp thoại, người sử dụng nháy chuột vào nút Create Graded Question làm xuất hiện một hộp thoại mới. Người sử dụng nhập các thông số như: Tên bài tập, Nội dung câu hỏi, các phương án trả lời, đánh dấu vào đáp án đúng (sau mỗi phương án trả lời phải nháy chuột vào nút Add) rồi nhấp chuột vào OK/OK để kết thúc. (hình 20, 21) Hình 20 Hình 21 Khi đó cửa sổ của PowerPoint có dạng như hình 22 Hình 22 Để sử dụng được bài tập này cần phải thực hiện một thao tác nữa là thao tác "xuất bản" bằng cách thực hiện lệnh Publish (hình 23). Lưu ý rằng tất cả các File đã được tạo ra từ PowerPoint khi chưa cài đặt Adobe Presenter đều có thể chạy được bình thường. Nói cách khác Adobe Presenter đã mở rộng, bổ sung tính năng cho PowerPoint. Hình 23 Phần mềm Lucture Maker cũng có những tính năng mạnh mẽ hơn PowerPoint, ngoài việc có thể tạo một bài trình chiếu hoàn chỉnh như PowerPoint thì nó có thể sử dụng ngay các bài PowerPoint mà giáo viên đã thiết kế, đặc biệt là khả năng đồng bộ hoá rất cao. ở đây người viết xin nêu thao tác và những kinh nghiệm sử dụng ngay các File PowerPoint có sẵn và tạo sự đồng bộ hoá. Từ cửa sổ của Lucture Maker người sử dụng nháy chuột vào mục Design trên bảng chọn để làm xuất hiện danh mục Template (các mẫu nền có sẵn), nháy chuột chọn một trong các mẫu của Template. Khi đó giao diện của Lucture Maker sẽ có dạng như hình 24 Hình 25 Nháy chuột vào đây Hình 24 Muốn sử dụng file PowerPoint có sẵn, người sử dụng nháy chuột vào biểu tượng của PowerPoint ở giữa khung hình, ta chọn File cần sử dụng (hình 25) Cửa sổ Import PowerPoint File xuất hiện, người sử dụng lựa chọn các Slide sẽ đưa vào hoặc tất cả các Slide. Nếu muốn giữ nguyên các hiệu ứng của File PowerPoint thì tại mục Type trong ô Insert chọn As PowerPoint Document còn nếu chỉ muốn lấy nội dung thì bạn chọn As Image (hình 26) Hình 26 Sau khi kích vào nút Import, Lecture Maker sẽ tự động tạo ra số Slide tương ứng với số Slide đã được chọn, đồng thời đặt nội dung các Slide vào đúng vị trí ô thể hiện nội dung trên bài giảng. Ta có thể xem trước bài giảng của mình bằng cách vào menu View, chọn Run All Slide. Đồng bộ hoá là gì ? và tạo sự đồng bộ hoá trong Lecture Maker như thế nào ? Đồng bộ hoá trong Lecture Maker chính là khả năng đồng thời thể hiện việc trình chiếu hình ảnh trong các Slide với thể hiện các File video một cách lôgíc theo kịch bản. Điều đó không thể thực hiện được trong PowerPoint. Để thực hiện việc này trước hết ta phải đưa File Video vào, trên khung hình Slide, chọn Slide thứ hai, tại ô dự kiến thể hiện video ta kích đúp chuột vào khung hình đó, cửa sổ Open mở ra cho ta chọn File video cần đưa vào (hình 27) Hình 27 Lưu ý rằng ta vẫn có thể chèn video vào vị trí khác bằng cách từ Menu Insert kích chọn nút và chọn File cần đưa vào sau đó di chuyển đối tượng Video đó tới vị trí mong muốn trên trang nội dung. Lúc này nếu xem bài giảng của mình thì thấy rằng tệp video chỉ chạy trên Slide mà ta đã đặt tệp video đó vào. Sở dĩ như vậy là vì chưa có sự đồng bộ hóa. Để tạo sự đồng bộ hoá giữa file video với các trang ta làm như sau: Nháy chuột phải vào khung hình video, chọn Object Property (hình 28), cửa sổ Object Property mở ra, kích chọn Sync with Slide và kích chọn nút Sync setup (hình 29) Hình 28 Hình 29 Trên trang đồng bộ video (video Sync) (hình 30), sau khi kích nút Play video để video chạy, căn cứ theo nội dung video đang chạy tương ứng với Slide nào thì ta chỉ cần kích nút Sync ở bên dưới. Khi đó, trên cột Sync Time sẽ thể hiện thời gian bắt đầu xuất hiện Slide nội dung khi video chạy tới. Hình 30 Để gỡ bỏ thời gian đồng bộ khỏi nội dung bài giảng, trên cửa sổ này ta kích chọn nút Remove All Để xem thể hiện bài giảng của mình với Video, ta vào View, chọn Run All Slide Bài giảng tạo từ Lecture Maker có thể kết xuất ra các định dạng chuẩn quốc tế như Web, SCO hoặc có thể kết xuất ra file chạy .exe để có thể chạy trên bất cứ máy nào có hệ điều hành Windows. Tuy nhiên bài giảng điện E-learning không phải là không có những hạn chế, chẳng hạn bài giảng E-learning được tạo ra từ phần mềm Lucture Maker có thể Import các File đã làm trong PowerPoint để người sử dụng không mất công làm lại nhưng nếu muốn giữ được thứ tự trìnhchiếu của các đối tượng thì phải đặt các trang chiếu chồng lên nhau, muốn giữ được hình ảnh tất cả các trang chiếu thì lại mất các hiệu ứng và thứ tự trình chiếu, cả hai lựa chọn đó đều làm cho người sử dụng không thuận lợi khi thiết kế bài. D. Kết luận I. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng 1. Kết quả về mặt định tính Những hiệu quả của hình thức dạy học sử dụng bài giảng điện tử thì rất rõ ràng: - Giáo chuẩn bị bài dạy một lần có thể sử dụng nhiều lần. - Các phần mềm dạy học có thể thay thế giáo viên thực hành thao tác, tăng tính năng động cho học sinh, cho phép học sinh học theo khả năng. - Bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học. - Thuận lợi hơn đối với các bài giảng khó, những khái niệm phức tạp. - Học sinh được giải phóng khỏi những công việc thủ công vụn vặt, tốn thời gian, dễ nhầm lẫn, có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học. Tuy nhiên, hình thức dạy học sử dụng bài giảng điện tử cũng có một số hạn chế của nó, người thiết kế bài giảng điện tử cần phải nắm chắc được những đặc điểm này để hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của nó. Cụ thể: Thứ nhất là nếu giáo viên lạm dụng khả năng thực hành các thao tác của những phần mềm thí nghiệm ảo hoặc phần mềm hỗ trợ khác mà không chú ý đến việc hướng dẫn, kiểm tra học sinh những thao tác thực tế thì bài giảng sẽ mang nặng tính biểu diễn, học sinh cảm thấy thích thú nhưng sau đó sẽ không có kỹ năng để thực hiện lại các thao tác đó trong thực tế. Trong môn toán học thì tiêu biểu là thao tác vẽ hình, đo đạc. Thứ hai là chúng ta đều biết, phát triển tư duy trừu tượng là một trong những mục tiêu cơ bản của giáo dục phổ thông. Nếu những khái niệm được máy tính mô tả quá tường minh, rõ nét, những phán đoán hình học được máy tính minh hoạ chi tiết ở nhiều trường hợp thì cũng phần nào hạn chế tư duy trừu tượng của học sinh. - Thứ ba là, nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh, học sinh chưa quen với hình thức dạy học này thì có thể vở ghi của học sinh sẽ không đầy đủ về nội dung, không lôgíc về kiến thức mà đó lại là một trong các tài liệu cơ bản học sinh sẽ sử dụng ở nhà. - Thứ tư là hình thức dạy học sử dụng bài giảng điện tử nếu áp dụng với đối tượng học sinh mà giáo viên chưa nắm rõ khả năng thì rất dễ bị "cháy giáo án". Sau một thời gian sử dụng bài giảng điện tử, đúng nguyên tắc, khoa học và phối hợp đúng mức với hình thức dạy học truyền thống, ý thức học tập và và sự nhận thức của học sinh lớp tôi phụ trách có nhiều thay đổi đáng kể. Các em rất hứng thú với môn Toán học, đặc biệt là hứng thú cao với hình thức dạy học sử dụng bài giảng điện tử. Với hình thức dạy học này, giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian trên lớp, do đó có thể tăng thời lượng luyện tập kiến thức, kỹ năng cho học sinh, tăng cường phát huy hoạt động nhóm trong học sinh. 2. Kết quả về mặt định lượng Khảo sát chất lượng môn Tin đầu năm học 2009 - 2010 Lớp 9A3 - sĩ số: 34 Giỏi % Khá % TB % Yếu % Kém % Tỉ lệ trên TB 5 15% 12 35% 15 44% 2 6% 0 0% 94% Khảo sát chất lượng môn Tin cuối năm học 2009 - 2010 Lớp 9A3 - sĩ số: 34 Giỏi % Khá % TB % Yếu % Kém % Tỉ lệ trên TB 15 44% 10 29% 9 27% 0 0% 0 0% 100% Cùng với việc sử dụng bài giảng điện tử trong các tiết dạy của mình, tôi luôn học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm, hướng dẫn những kỹ năng cho các đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn. Cho đến nay thì hầu như tất cả các giáo viên đang giảng dạy ở trường THCS Thanh Cao đều có thể sử dụng bài giảng điện tử, trong đó có khoảng 80% có thể tự thiết kế bài giảng điện tử cho mình với sự hỗ trợ của đồng nghiệp. II. Những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài Nhằm mục đích triển khai rộng rãi việc sử dụng Bài giảng điện tử trong đội ngũ giáo viên của Thanh Oai nói chung, của Trường THCS Thanh Cao nói riêng và hỗ trợ tốt cho các trường THCS đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, người viết xin mạo muội kiến nghị với Phòng Giáo dục - Đào tạo Thanh Oai và Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội một số vấn đề sau: - Thực hiện triệt để, có hiệu quả việc phổ cập Tin học cho giáo viên, cán bộ công nhân viên ngành Giáo dục, coi đó như là một tiêu chuẩn của công chức,viên chức. Tránh trường hợp giáo viên có chứng chỉ Tin học nhưng không biết sử dụng máy tính. - Hàng năm Sở GD - ĐT và Phòng GD - ĐT thường xuyên tổ chức các chuyên đề về Tin học để chúng tôi có điều kiện học tập, trau dồi thêm kiến thức về Công nghệ thông tin. - Kiến nghị với Trường CĐSP Hà Tây về chương trình đào tạo giáo viên Tin học để đẩy nhanh tốc độ ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Phòng GD - ĐT Thanh Oai và Sở GD-ĐT Hà Nội có kế hoạch trang bị thêm máy vi tính, máy chiếu, các thiết bị phụ trợ cho các trường phổ thông. Hiện nay, hầu như các trường chỉ có 1 máy chiếu và 1-2 máy tính xách tay nên còn khó khăn trong việc triển khai rộng rãi sử dụng bài giảng điện tử. - Người viết cũng mong muốn được học tập nhiều hơn các kinh nghiệm từ của các bậc cha anh trong việc thiết kế bài giảng điện tử bằng PowerPoint và sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học các cấp và mong nhận được ý kiến đánh giá, nhận xét với sáng kiến kinh nghiệm này. Thanh Cao, ngày 25 tháng 4 năm 2010 Tác giả: Nguyễn Thanh Tùng ý kiến đánh giá của Hội đồng khoa học cơ sở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chủ tịch hội đồng (Ký tên, đóng dấu) ý kiến đánh giá của Hội đồng khoa học cấp…………. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chủ tịch hội đồng (Ký tên, đóng dấu) ý kiến đánh giá của Hội đồng khoa học cấp…………. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chủ tịch hội đồng (Ký tên, đóng dấu) Mục lục Trang A. Sơ yếu lý lịch 1 B. Nội dung đề tài 2 I. Tên đề tài 2 II. Lý do chọn đề tài 2 III. Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài 4 C. Nội dung chính của đề tài 5 I. Khảo sát thực tế 5 II. Số liệu điều tra trước khi thực hiện 6 III. Các biện pháp thực hiện 8 1. Tạo bố cục bài giảng 10 2. Tạo các đối tượng trên một Slides. 11 3. Thiết lập chế độ trình chiếu 26 4. Trình chiếu bài giảng 29 5. Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ 29 6. Sử dụng một số công cụ hỗ trợ khác 32 D. Kết luận 45 I. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng 45 1. Kết quả về mặt định tính 45 2. Kết quả về mặt định lượng 46 II. Những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài 47

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdoko.vnKinhnghiemsudungpowerpoint.doc
Tài liệu liên quan