Tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo. Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Đây là hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận có triển vọng phát triển trong xã hội hiện đại.
Về mặt xã hội, du lịch trong thời hiện đại là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Ngày nay, mức độ phát triển, khá giả của đời sống không chỉ đo đếm bằng con số các tiện nghi vật chất mà còn ở việc con người đã đi du lịch được bao nhiêu nơi, làm giàu có thêm được bao nhiêu vốn sống của mình. Nếu như năm 1960, số khách đi du lịch quốc tế toàn Thế giới mới chỉ là 69 triệu người thì năm 1990 con số này là 385 triệu người và đến năm 2007 đã đạt con số kỷ lục 898 triệu lượt người.. Dự báo trong tương lai con số này sẽ không ngừng tăng 1937 triệu vào năm 2010 (theo WTO).
Một số nét về du lịch theo Tổ chức du lịch Thế giới, du lịch đang ngày càng t...
86 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo. Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Đây là hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận có triển vọng phát triển trong xã hội hiện đại.
Về mặt xã hội, du lịch trong thời hiện đại là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Ngày nay, mức độ phát triển, khá giả của đời sống không chỉ đo đếm bằng con số các tiện nghi vật chất mà còn ở việc con người đã đi du lịch được bao nhiêu nơi, làm giàu có thêm được bao nhiêu vốn sống của mình. Nếu như năm 1960, số khách đi du lịch quốc tế toàn Thế giới mới chỉ là 69 triệu người thì năm 1990 con số này là 385 triệu người và đến năm 2007 đã đạt con số kỷ lục 898 triệu lượt người.. Dự báo trong tương lai con số này sẽ không ngừng tăng 1937 triệu vào năm 2010 (theo WTO).
Một số nét về du lịch theo Tổ chức du lịch Thế giới, du lịch đang ngày càng trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất trong cuộc đấu tranh chống nghèo đói trên thế giới, do tiềm năng tạo ra nhiều việc làm mới và nhiều việc làm nhất trên thế giới ( với 207 triệu việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp; 75% hành khách của ngành hàng không quốc tế là du khách); du lịch toàn cầu mỗi năm thu nhập hơn 514 tỷ USD; tại 83% nước trên thế giới, du lịch là 1 trong 5 nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng các nước vùng Caribe thì 50% GDP là từ du lịch.
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của rất nhiều quốc gia bởi du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà bên cạnh đó nó còn là thông điệp của tình hữu nghị hoà bình và sự hợp tác giữa các quốc gia... Và cũng giống như bất kỳ ngành kinh doanh nào, muốn phát triển mỗi cấp ngành có liên quan sẽ có những mối quan tâm khác nhau. Đối với ngành công nghiệp du lịch điều quan tâm hàng đầu là làm thế nào thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và kích thích khách du lịch tiêu nhiều tiền khi đi du lịch.
Việt Nam - một đất nước với phong cảnh hữu tình, nhiều tài nguyên du lịch đáng nhẽ phải thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng khách quốc tế Việt Nam đón mỗi năm còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực, kể cả so sánh với những nước có nguồn tài nguyên du lịch không bằng Việt Nam. Để quản lý và khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực du lịch đôi khi ngoài nỗ lực của bản thân, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực.
Xuất phát từ những ý tưởng trên đây, tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo. Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam”
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: hoạt động du lịch quốc tế tại Thái Lan và Singapo, những kinh nghiệm hay đã áp dụng để phát triển du lịch ở hai nước này.
- Mục tiêu nghiên cứu: đưa ra một số giải pháp từ kinh nghiệm của các nước nói trên để có hướng phát triển cho du lịch Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
+ Phương pháp thu thập: Thông tin thứ cấp và sơ cấp.
+ Phương pháp xử lý: Phương pháp phân tích và khái quát hoá, các phương pháp thống kê.
-Kết cấu của luận văn chia làm ba chương:
+ Chương I: Một số vấn đề lý luận về du lịch quốc tế
+ Chương II: Những kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế tại Thái Lan và Singapo
+ Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp rút ra từ kinh nghiệm phát triển của Thái Lan và Singapo cho hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam
Do kiến thức còn hạn chế, thực tế kinh nghiệm chưa nhiều và đề tài lựa chọn cũng là một đề tài vĩ mô nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Chủ nhiệm khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế cùng các thầy, các cô, các bạn trong trường ĐHNT đã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài viết này.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DU LỊCH QUỐC TẾ
1. Một số khái niệm
1.1 Khái niệm về du lịch
Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và kinh tế Du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới.
Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người. Trong thời kỳ cổ đại Ai Cập và Hy Lạp hoạt động du lịch mang tính tự phát, đó là các cuộc hành hương về đất thánh, các thánh địa, chùa chiền, các nhà thờ KiTô giáo. Tới thế kỷ thứ XVII, khi các cuộc chiến tranh kết thúc thời kỳ Phục Hưng ở các nước châu Âu bắt đầu, kinh tế xã hội phát triển nhanh, thông tin, bưu điện cũng như giao thông vận tải phát triển và thúc đẩy cho du lịch phát triển mạnh mẽ.
Thời kỳ du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của các hãng lữ hành Thomas Cook. Năm 1841 Thomas Cook đã tổ chức cho 570 người từ Leicestor đến Longshoroungh với một mức giá trọn gói gồm các dịch vụ vui chơi, ca nhạc, đồ uống... Nhưng du lịch chỉ thực sự phổ biến cuối thế kỷ XIX và bùng nổ vào thập kỷ 60 cuối thế kỷ XX này khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai đem lại những thành quả vô cùng to lớn về kinh tế xã hội. Con người sống trong không gian với "bê tông" "máy tính", tác phong công nghiệp đã quá mệt mỏi họ nảy sinh nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cuội nguồn văn minh nông nghiệp hay chỉ đơn giản để nghỉ ngơi, sau một thời gian lao động.
Như vậy, du lịch đã trở thành một hiện tượng quen thuộc trong đời sống con người và ngày càng phát triển phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu. Vậy du lịch là gì?
Về khái niệm du lịch, trên thế giới nhiều học giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau đi từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
* Dưới góc độ khách du lịch:
Theo nhà kinh tế học người Áo Rozep Stander cho rằng khách du lịch là loại khách đi lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
* Dưới góc độ nhà kinh doanh du lịch:
Du lịch được hiểu là việc sản xuất bán và trao cho khách các dịch vụ và hàng hoá nhằm đảm bảo việc đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí, thông tin đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia và các tổ chức kinh doanh đó.
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau:
"Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định"
1.2 Khái niệm về du lịch quốc tế
Các định nghĩa về du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và đang gặp phải những khó khăn nhất định. Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa của nhiều tác giả khác nhau.
Theo định nghĩa của hội nghị ở Rôma do Liên Hiệp Quốc tổ chức về các vấn đề của du lịch quốc tế năm 1963: Khách du lịch quốc tế là những người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hoặc hơn.
Định nghĩa trên mắc phải sai lầm đó là không đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng hay phụ thuộc giữa các ngành với nhau trong du lịch. Định nghĩa vẫn chưa giới hạn đầy đủ đặc trưng về lĩnh vực của các hiện tượng và các mối quan hệ kinh tế du lịch (các mối quan hệ thuộc loại nào: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá). Ngoài ra, định nghĩa cũng bỏ sót hoạt động của các công ty giữ nhiệm vụ trung gian nhiệm vụ tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hoá dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Xuất phát từ những thực tế đó, chúng ta chỉ có thể nhìn nhận du lịch quốc tế như sau: Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của cuộc hành trình nằm ở các quốc gia khác nhau. Ở hình thức này khách phải vượt qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Từ cách nhìn nhận trên chúng ta có thể thấy rằng du lịch quốc tế là những hình thức du lịch có dính dáng tới yếu tố nước ngoài, điểm đi và điểm đến của hành trình ở các quốc gia khác nhau, khách du lịch sử dụng ngoại tệ của nước mình đem tới nước du lịch để chi tiêu cho nhu cầu du lịch của mình.
2. Phân loại du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế được chia làm hai loại: Du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động.
+ Du lịch quốc tế chủ động là hình thức du lịch của khách ngoại quốc đến một đất nước nào đó, ví dụ đến Việt Nam và tiêu tiền kiếm được từ đất nước của họ.
+ Du lịch quốc tế bị động là hình thức du lịch có trong trường hợp các công dân Việt Nam đi ra ngoài biên giới nước ta và trong chuyến đi ấy, họ tiêu tiền kiếm được ở Việt Nam.
Xét trên phương diện kinh tế, du lịch quốc tế chủ động gần giống hoạt động xuất khẩu vì nó làm tăng thu nhập ngoai tệ cho đất nước du lịch. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đổi ra bản tệ để chi tiêu số tiền chi tiêu ở nơi du lịch đẩy mạnh cán cân thanh toán của Việt Nam. Đối với hình thức du lịch quốc tế bị động, loại du lịch này tương tự như nhập khẩu hàng hoá vì nó liên quan tới chi ngoại tệ.
Xét trên phương tiện văn hoá xã hội: Khách du lịch quốc tế có cơ hội tìm hiểu các phong tục tập quán, hệ thống văn hoá, pháp luật của nước sở tại, đồng thời chịu sự chi phối của hệ thống chính trị, văn hoá, kinh tế cũng như pháp luật của nước đó. Điều này có nghĩa là khi đó du lịch tại một quốc gia khác, khách du lịch phải tuân theo qui định về luật pháp, văn hoá, xã hội, của quốc gia đó.
Nguyên tắc trao đổi văn hoá và kinh tế trên cơ sở này sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của du lịch quốc tế chủ động cũng như du lịch quốc tế bị động, tuy nhiên mỗi đất nước tuỳ thuộc vào khả năng của mình mà có những định hướng phát triển cho phù hợp.
II.VAI TRÒ VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ
Vai trò
Ngành du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước, của vùng hoặc của một nơi riêng biệt thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch. Do vậy, để nhận rõ được vai trò của du lịch quốc tế đối với quá trình tái sản xuất xã hội cần hiểu rõ những đặc điểm tiêu dùng du lịch. Những đặc điểm quan trọng nhất là:
+ Nhu cầu tiêu dùng trong du lịch là những nhu cầu đặc biệt bao gồm: Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, nhu cầu khám phá những điều mới lạ...
+ Tiêu dùng du lịch thoả mãn các nhu cầu hàng hoá (thức ăn, hàng hoá mua sắm, hàng lưu niệm...) và đặc biệt là các nhu cầu về dịch vụ nơi ở, vận chuyển hành khách, y tế, thông tin...
+ Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hoá diễn ra đồng thời với việc sản xuất ra chúng. Trong du lịch không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hoá đến cho khách và ngược lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có hàng hoá.
+ Tiêu dùng du lịch thường xảy ra theo thời.
Qua những đặc điểm tiêu dùng ở trên, ta có thể thấy vai trò của kinh doanh du lịch quốc tế như sau:
1.1 Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Thật vậy, năm 1998, Mêhico đã thu được 7,8 tỷ USD, đứng thứ 2 về thu nhập của cả nước, đứng thứ 14 thế giới về thu nhập từ du lịch. Ngoại tệ thu được từ du lịch quốc tế góp phần cải thiện cán cân thanh toán của đất nước và thường được sử dụng để mua sắm thiết bị máy móc cần thiết cho quá trình tái sản xuất xã hội. Do vậy, du lịch quốc tế góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng thu nhập quốc dân.
1.2 Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch.
Cũng như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch, tiết kiệm lao động xã hội khi xuất khẩu một số mặt hàng. Nhưng xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế có lợi hơn nhiều so với xuất khẩu ngoại thương. Trước hết, một phần rất lớn đối tượng mua bán quốc tế là các dịch vụ (lưu trữ, bổ sung, trung gian ... ) Do vậy xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng ăn uống, hoa quả, rau xanh, hàng lưu niệm. Như vậy, xuất khẩu qua du lịch quốc tế là "Xuất khẩu tại chỗ" hàng hoá, dịch vụ, những hàng hoá không thể hay khó xuất khẩu được con đường ngoại thương thông thường, mà nếu muốn xuất khẩu chúng thì phải đầu tư nhiều chi phí cho việc đóng gói, bảo quản và vận chuyển mà giá cả lại thấp hơn.
Việc xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế luôn đảm bảo thực hiên doanh thu lớn hơn nếu cùng xuất khẩu những hàng hoá đó theo đường ngoại thương vì hàng hoá xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế theo giá bán lẻ còn nếu xuất khẩu hàng hoá đó bằng con đường ngoại thương thì giá này là giá bán buôn.
Xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế không tốn chi phí vận chuyển quốc tế, tốn ít chi phí đóng gói và bảo quản hơn xuất khẩu ngoại thương vì nó được vận chuyển trong phạm vị đất nước du lịch. Bên cạnh đó, xuất khẩu theo đường kinh doanh du lịch quốc tế không phải tốn chi phí trong hoạt động xuất khẩu do trả thuế xuất khẩu cũng như tốn các chi phí về bảo hiểm.
1.3 Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư:
Do đặc điểm của tiêu dùng du lịch là: Khách hàng phải tự vận động đến nơi có hàng hoá và dịch vụ chứ không phải vận chuyển hàng hoá đến với khách nên tiết kiệm được thời gian làm tăng nhanh vòng quay của vốn đầu tư, do đó thu hồi vốn nhanh và có hiệu quả. Ngoài ra khi thu hồi vốn đầu tư vào du lịch quốc tế thực chất đã "Xuất khẩu" được nguyên vật liệu và lao động. Nguyên vật liệu ở đây thường không phải là đối tượng xuất khẩu theo đường ngoại thương.
1.4 Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà.
Khi khách tới khu du lịch, khách có điều kiện làm quen với một số mặt hàng ở đó, khi trở về khách có thể yêu cầu cơ quan ngoại thương nhập khẩu mặt hàng đó về quốc gia của mình. Theo cách này, du lịch quốc tế góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của nước du lịch chủ nhà.
1.5 Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Sự phát triển của du lịch quốc tế có ý nghĩa quan trong đến việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ này chủ yếu theo các hướng: Ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức và hãng du lịch; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vay vốn phát triển du lịch; hợp tác trong lĩnh vực cải tiến các mối quan hệ tiền tệ trong du lịch quốc tế.
1.6 Các vai trò khác
Bên cạnh những vai trò chính yếu ở trên du lịch quốc tế còn góp phần thúc đẩy các quốc gia bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên-xã hội. Du lịch quốc tế cũng kích thích các ngành nghề khác phát triển như: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, y tế, xây dựng. Du lịch quốc tế có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tinh thần quốc tế cho các dân tộc, làm cho mọi người thấy được sự cần thiết phải phát triển và củng cố các nối quan hệ quốc tế. Du lịch quốc tế góp phần làm cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, bình thường hoá quan hệ quốc tế và tăng thêm phần hữu nghị giữa các dân tộc. Theo số liệu thống kê gần đây của UNESCO thì 11% đầu tư của thế giới dành cho du lịch, 10,9% sản phẩm sản xuất ra là do ngành này, 10,7% số người lao động làm việc trong lĩnh vực "Công nghiệp không khói" và 20% giao thông thương mại thế giới phục vụ cho du lịch. Điều đó càng khẳng định du lịch là nghành có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia.
Chính vì vai trò của du lịch quốc tế đối với nền kinh tế quốc dân là rất lớn do vậy cần hiểu rõ mức độ quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế. Du lịch phát triển sẽ kích thích các ngành kinh tế khác phát triển như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, các ngành dịch vụ bao gồm các danh lam thắng cảnh di tích lịch sử bảo tồn được các ngàng nghề truyền thống. Du lịch phát triển cũng góp phần cải thiện cán cân thành toán quốc tế, tăng thu ngoại tệ và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hiệu quả kinh doanh du lịch mang lại còn có vai trò quan trọng trong việc tái xây dựng nền kinh tế, cải thiện trang thiết bị máy móc , phương tiện kinh doanh.
Đạt được hiệu quả kinh doanh trong du lịch quốc tế cũng chính là tiết kiệm các nguồn lực, nguồn nguyên liệu cho xã hội, là cơ sở để các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, tăng năng lực phục vụ khách hàng, tăng uy tín và mở rộng các quan hệ quốc tế.
Đối với người lao dộng thì hiệu quả lao động (lương và phúc lợi xã hội) là động cơ thúc đẩy kích thích người lao động làm cho người lao động hăng hái yên tâm làm việc và ngày càng quan tâm đến hiệu quả ông việc, trách nhiệm của mình tới công ty và có thể ngày càng đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp phát triển của công ty.
Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp du lịch và đất nước. Để đạt được hiệu quả cao các công ty du lịch phải hoàn thành các mục tiêu và phương hướng đề ra trong từng thời kỳ phù hợp với công ty và phù hợp với bối cảnh đất nước.
Nội dung của hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế
Hoạt động kinh doanh du lịch rất đa dạng và phong phú với đối tượng phục vụ là khách du lịch, do vậy hoạt động kinh doanh du lịch gồm: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh cơ sở nội trú, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh dịch vụ thông tin du lịch.
Kinh doanh lữ hành: Là loại hình kinh doanh làm nhiệm vụ giao dịch ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong và ngoài nước để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.
Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: Là loại hình kinh doanh làm nhiệm vụ tổ chức, đón tiếp, phục vụ nội trú, ăn uống, vui chơi giải trí và bán hàng cho khách du lịch.
Đặt trong tổng thể kinh doanh du lịch, kinh doanh cơ sở lưu trú là công đoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn thành chương trình du lịch đã lựa chọn.
Ngoài ra trong kinh doanh cơ sở lưu trú cần có kinh doanh các dịch vụ như: Dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống . . .
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Là một loại hình kinh doanh giúp cho sự di chuyển của khách du lịch bằng các phương tiện như: Máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu biển, tàu thuỷ, cáp vận chuyển và các phương tiện khác như: Xe ngựa, thuyền, xích lô...
- Kinh doanh dịch vụ thông tin du lịch.
Kinh doanh dịch vụ thông tin du lịch gồm nhiều dạng khác nhau: Dạng đơn giản nhất là các du lịch môi giới tìm địa chỉ, thông tin về giá cả ... Dạng cao hơn là các dịch vụ tư vấn về các lĩnh vực pháp lý, tổ chức luận chứng đầu tư du lịch, thông tin nguồn khách, nhu cầu của khách. . . Tổ chức tuyên truyền, quảng cáo hội chợ du lịch, xúc tiến phát triển du lịch, giúp cho các hãng ký kết các hợp đồng kinh tế du lịch, hoặc các dự án đầu tư du lịch.
III. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ
Thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành đặc biệt của thị trường hàng hoá bao gồm toàn bộ những mối quan hệ và cơ chế kinh tế có liên quan tới thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện dịch vụ và đáp ứng các nhu cầu xã hội về du lịch.
Nói đến thị trường du lịch quốc tế là nói đến sản xuất trao đổi sản phẩm, dịch vụ du lịch, là đối thoại giữa người sản xuất và người tiêu dùng trong đó người tiêu dùng được thoả mãn nhu cầu của mình về các sản phẩm hay dịch vụ du lịch, còn người sản xuất thông qua tiếp xúc với khách hàng mà định hướng hoạt động kinh doanh của mình sao cho thu được hiệu quả kinh tế tối đa. Nói một cách chi tiết và đầy đủ hơn thì thị trường du lịch quốc tế là lĩnh vực cụ thể trong lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, là tổng hợp các điều kiện thực hiện các sản phẩm hàng hoá đó về kinh tế (gồm các yếu tố nhờ cung cấp giá cả...) kỹ thuật và tâm lý xã hội. Mỗi yếu tố đều có vai trò nhất định trong việc cấu thành thị trường du lịch. Thị trường du lịch quốc tế mang tính độc lập tương đối so với thị trường hàng hoá nói chung vì nó thực hiện dịch vụ hàng hoá của ngành du lịch.
Do sản phẩm của du lịch quốc tế không thể vận chuyển từ nơi này đến nới khác nên trên thị trường không có sự chuyển dịch của hàng hoá khách du lịch muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch phải tới nơi có sản phẩm, một số hàng hoá cầu tiêu dùng và sản xuất chúng diễn ra đồng thời tại một địa điểm.
Thị trường du lịch quốc tế cũng như các thị trường hàng hoá thông thường đều chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế như qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật giá cả, nhưng do có những đặc điểm riêng biệt nên thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với các thị trường hàng hoá khác. Thị trường du lịch là tập hợp của cung, cầu về sản phẩm du lịch (trong đó chủ yếu là dịch vụ) và các mối quan hệ để xác định giá cả giữa chúng.
Một đặc điểm tiếp theo của thị trường du lịch quốc tế đó là thị trường du lịch quốc tế chịu sự tác động của các điều kiện về kinh tế, điều kiện về giao thông, không khí hoà bình ổn định trong nước, độ an toàn đối với khách, sự hiếu khách của nước chủ nhà. Tính ổn định của thị trường du lịch bị ảnh hưởng rất lớn bới các điều kiện trên. Cụ thể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu Á gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nước Châu Á đã làm cho người ta ít đi du lịch nước ngoài hơn. Người Châu Âu chỉ thích đi du lịch các nước trong Châu Âu và người Châu Á không muốn đi du lịch ở các nước ngoài Châu Á với lý do tiết kiệm chi phí. Người Mỹ sẽ ít đi du lịch ở các nước đạo Hồi hơn vì lo ngại tình trạng khủng bố của phong trào Hồi giáo quá khích. Vì lý do đó thị trường du lịch Mỹ la tinh và vùng Caribe sẽ được lời nhờ thu hút được du khách Hoa Kỳ đến thăm do sự thuận tiện về mặt địa lý, tương đồng với văn hoá Mỹ và tình hình chính trị khá ổn định.
IV. HIỆU QUẢ KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1. Hiệu quả kinh doanh du lịch Quốc tế
Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế - kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa nguồn lực đầu ra và nguồn lực đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực và tạo ra các lợi ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu là trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất các chi phí thấp nhất.
Khác với các ngành kinh tế quốc dân khác khi nói tới hiệu quả du lịch ta phải xét trên cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội thể hiện ý chí góp phần bảo vệ xã hội, tằng cường sức khoẻ cho người dân lao động từ đó tăng tuổi thọ và khả năng làm việc cho nhân dân. Hiệu quả xã hội của du lịch còn thể hiện ở mức đóng góp của xã hội, khả năng làm việc của các dân cư vùng du lịch, nâng cao hiểu biết về xã hội, mức độ bảo vệ tài nguyên môi trường.
Hiệu quả kinh tế: thể hiện ở mức độ tận dụng các yếu tố sản xuất và các tài nguyên du lịch trong khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra một khối lượng hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch và chi phí ít nhất và nhằm bảo vệ môi trường.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan kết quả sản xuất và chi phí sản xuất. Còn đối với hoạt động kinh doanh du lịch, tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế được thực hiện qua mục tiêu đảm bảo thu nhập (bằng cả ngoại tệ và bản tệ) cao nhất với chi phí lao động sống và lao động vật hoá thấp nhất (Trong điều kiện kinh tế có lợi nhuận cho ngành và cho nền kinh tế quốc dân).
Du lịch Quốc tế, xét trên phương diện nào đó giống như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Do đó du lịch Quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố từ bên trong cũng như từ bên ngoài, liên quan tới luật pháp của nhiều quốc gia khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau. Sau đây là một vài nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh:
2. Các nhân tố ảnh hưởng
Như bất cứ một loại hình kinh doanh, một lĩnh vực kinh doanh nào khác, lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng chịu sự tác động, sự chi phối của môi trường kinh doanh du lịch quốc tế. Mỗi một quốc gia, mỗi một khu vực đều có những đặc trưng khác nhau về môi trường kinh doanh. Mỗi quốc gia có một môi trường luật pháp, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hóa, môi trường cạnh tranh khác nhau. Mặt khác các nhân tố, các điều kiện của môi trường kinh doanh cũng rất phong phú, đa dạng và luôn biến đổi khá phức tạp. Sự thay đổi đó có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Nó đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch quốc tế phải nắm vững được các đặc điểm, sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh nhằm có biện pháp, hướng đi thích hợp để nâng cao hiệu quả, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch của mình.
2.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Vốn kinh doanh du lịch mang tính thời vụ rất cao, có khi để phục vụ cho một mùa du lịch (thường từ 4 - 5 tháng) doanh nghiệp phải tập trung toàn bộ vốn kinh doanh của mình để đưa vào hoạt động. Chính vì thế nếu doanh nghiệp nào có vốn lớn, sẽ đáp ứng phục vụ cho nhiều khác hơn đủ để trang trải các chi phí cần thiết và ngược lại.
- Nhân lực : Đối với tất cả các hoạt động kinh tế nào, con người đều có vai trò quyết định. Vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp không những phải giỏi về trình độ chuyên môn, hiểu biết về xã hội... mà họ còn phải được sắp xếp tổ chức công việc một cách hợp lý, khoa học và được quản lý một cách chắc chắn. Có như vậy họ mới đảm đương được công việc trong nền kinh tế hiện đại. Hiệu quả kinh doanh chủ yếu xuất phát từ tài năng của người lãnh đạo, nếu người lãnh đạo giỏi thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao còn bằng không Công ty khó lòng đạt được kết quả như mong muốn.
- Phương tiện, khoa học công nghệ, các thiết bị khoa học cũng đóng một vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả của công việc kinh doanh. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin sẽ đưa khách hàng tiếp cận một cách nhanh nhất với Công ty, khách hàng có điều kiện tìm hiểu về Công ty, về thị trường du lịch của Công ty cũng như các loại hình dịch vụ mà Công ty đang phục vụ để từ đó có quyết định đi du lịch với Công ty... Về phần mình, Công ty có thể nắm bắt hơn nữa thông tin về thị trường du lịch quốc tế, để từ đó có những điều chỉnh phương hướng kinh doanh cho phù hợp.
- Một nhân tố bên trong cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Công ty đó là kinh nghiệm kinh doanh, mối quan hệ với các bạn hàng, các nhà quản lý... Đây là cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty, cơ hội cho sự cạnh tranh trên thương trường. Mức độ đem lại hiệu quả kinh doanh đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố này, bởi lẽ du lịch quốc tế liên quan tới người nước ngoài và vì thế nó chịu sự chi phối của nhiều tổ chức quản lý cả trong nước và ngoài nước. Ví dụ như Tổng cục Hải Quan, Bộ ngoại giao, Phòng quản lý xuất nhập cảnh...
Đối với các nhà quản lý Công ty có kinh nghiệm họ sẽ biết điều tiết các mối quan hệ này, nắm bắy được các xu hướng, quy luật vận động của thị trường du lịch để từ đó họ sẽ đưa Công ty đi những bước đi thích hợp trên con đường phát triển.
2.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Ảnh hưởng của môi trường luật pháp
Một quốc gia có hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, luôn luôn thay đổi thì đối với bất cứ nhà kinh doanh nào, đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất là điều rất khó khăn. Đối với ngành du lịch, luật về du lịch hay pháp lệnh về du lịch không có hay không hoàn thiện sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, gây xáo trộn thị trường du lịch. Các hãng sẽ tự do cạnh tranh về giá cả, tự do khai thác nguồn tài nguyên du lịch sao cho đạt được mục tiêu của mình là thu lợi nhuận cao nhất mà quên đi trách nhiệm của mình trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Như đã trình bày, du lịch quốc tế bị chi phối bởi hệ thống luật pháp của nước đi và đến của du khách. Nói một cách khái quát pháp luật sẽ quy định và cho phép những lĩnh vực, những hình thức, những vùng mà doanh nghiệp được phép hay không được phép khai thác.
Mỗi một quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh hoạt động du lịch quốc tế của mình như Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài, Luật thuế... Giữa các nước thường ký kết các hiệp định hợp tác du lịch, hiệp định hợp tác trao đổi khách du lịch... Ví dụ Hiệp định hợp tác du lịch được ký giữa Việt Nam và Pháp, Việt Nam và Trung Quốc.. tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong kinh doanh.
Vì vậy có thể khẳng định rằng chỉ khi doanh nghiệp có những hiểu biết về hệ thống luật pháp của từng quốc gia và các hiệp định giữa các nước thì doanh nghiệp mới có những quyết định đúng đắn khi lựa chọn thị trường, khu vực kinh doanh.
- Ảnh hưởng từ môi trường chính trị
Môi trường chính trị ảnh hưởng tuy không lớn tới hoạt động du lịch quốc tế như môi trường luật pháp song nó lại tác động trực tiếp tới cung cầu trên thị trường du lịch, tới tổng lượng khách đi và đến của một quốc gia. Khách du lịch quốc tế ngoài lý do thăm quan thắng cảnh văn hóa, thiên nhiên của nước du lịch, họ cùng cần được đảm bảo an toàn về tính mạng.
Sự ổn định về chính trị được thể hiện ở chỗ : thể chế, quan điểm chính trị có được đa số nhân dân đồng tình hay không, Đảng cầm quyền có đủ uy tín lãnh đạo hay không, có xảy ra nội chiến hay đảo chính không...
Trong điều kiện đó, cả du khách lẫn doanh nghiệp phải căn cứ từng điều kiện cụ thể mà có sự lựa chọn kinh doanh hay không kinh doanh tại thị trường đó, quốc gia đó. Khi đó cung cầu tại thị trường này phụ thuộc rất lớn vào sở thích của khách du lịch.
- Ảnh hưởng của môi trường văn hóa - xã hội
Văn hóa là những giá trị tinh thần của mỗi một dân tộc. Văn hóa xã hội ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc, là đặc trưng của mỗi dân tộc. Nó sẽ hình thành nếp nghĩ và thói quen tiêu dùng của khách du lịch - đây cũng chính là nhân tố tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi lựa chọn thị trường du lịch.
Đặc trưng của văn hóa du lịch là phong cách kiến trúc, tập quán, lối sống tôn giáo và ngôn ngữ. Khách du lịch văn hóa nhằm mở rộng kiến thức, học hỏi các nét văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc đó. Nếu một quốc gia có nền văn hóa độc đáo, có bản sắc riêng thêm vào đó là môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng sẽ thu hút rất lớn du khách.
Về phía doanh nghiệp, môi trường văn hóa xã hội trong một chừng mực nhất định sẽ ảnh hưởng tới phong cách làm việc, mô hình quản lý, điều tiết kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới mục đích gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh.
- Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế
Tập trung chủ yếu vào khả năng tài chính, thu nhập của khách du lịch, tác động tới chỉ tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đưa ra hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao (do đó giá cả cũng sẽ không thấp) sẽ đòi hỏi khách hàng phải có khả năng thanh toán mới có thể tiêu dùng được. Nếu như du khách không đảm bảo khả năng tài chính thì khách sẽ không đi du lịch nữa và hiệu quả kinh doanh của Công ty lại trở thành vấn đề đáng quan tâm. Năm 1998 đánh dấu một sự kiện trong du lịch bằng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, khách du lịch Châu Á đi du lịch giảm hẳn và làm cho lượng khách tới các nước Đông Nam Á cũng giảm. Chỉ riêng Việt Nam khách quốc tế giảm 100.000 người so với 1,7 triệu khách năm 1997.
- Ảnh hưởng từ môi trường cạnh tranh của Công ty
Sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh du lịch nội địa và kinh doanh du lịch quốc tế là ở chỗ du lịch quốc tế thường có khoảng cách địa lý xa hơn, phục vụ một lượng khách đa dạng hơn, mang nhiều quốc tịch hơn. Điều đó làm cho các Công ty du lịch quốc tế luôn phải gặp khó khăn hơn do chi phí nhiều hơn cho hoạt động, do phải cạnh tranh với nhiều hãng du lịch lớn. Du lịch vốn là ngành thu lợi nhuận cao, khả năng quay vòng vốn lớn nên cũng có rất nhiều nhà cạnh tranh, vì vậy thị trường của doanh nghiệp cũng giảm đi ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty. Như vậy ta thấy rằng để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, các doanh nghiệp phải nắm bắt được khả năng nội tại của Công ty, những mối đe dọa, những thách thức để Công ty có thể tiến hành những hoạt động thích ứng nhằm chớp thời cơ, tạo cơ hội để đạt kết quả kinh doanh tốt hơn.
2.3 Ảnh hưởng từ các nhân tố khác
Sự tăng cầu về du lịch của người tiêu dùng (do thu nhập tăng).
Sự tăng cầu của các hãng về du lịch.
Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp du lịch.
Giá cả và chất lượng dịch vụ du lịch.
Thay đổi kỹ thuật đã nuôi dưỡng khả năng tồn tại và khả năng tiếp xúc với nhau của các hãng kinh doanh du lịch cách xa trên thế giới.
Sự phát triển của các Công ty đa quốc gia.
Việc xoá bỏ các hàng rào chắn, các quy định cũng tạo ra điều kiện cho ngành du lịch phát triển ở tầm cỡ quốc tế.
Sự can thiệp của chính phủ.
*****
CHƯƠNG II
NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO
I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO
1. Vài nét về Thái Lan và du lịch Thái Lan
1.1 Sơ lược về Vương quốc Thái Lan
Thái Lan là nước quân chủ lập hiến với thủ đô Bangkok hiện nay được coi là đất nước của gạo trắng và những tà áo cà sa Phật, đất nước của những nụ cười của ngàn tượng và của ngàn ngôi, được mệnh danh là thiên đường của du lịch.
* Vị trí địa lý
Thái Lan nằm ở phía nam lục địa Châu Á, tại trung tâm của Đông Nam Á, phía Tây bán đảo Đông Dương và Bắc bán đảo Malakka trong vĩ độ nhiệt đới xích đạo, Phía Nam là Vịnh Thái Lan, phía Tây là biển Andaman, Đông và Đông Bắc giáp Campuchia và Lào, Tây và Tây Nam giáp Myanma và Malaysia.. Tổng diện tích tự nhiên 514 ngàn km2 trải dài từ vĩ tuyến 5 đến 21o vĩ độ từ biển Đông đến Ấn Độ Dương.
*Khí hậu
Khí hậu Thái Lan được xác định bởi gió mùa nhiệt đới với lượng mưa trung bình hàng năm là 1000-2000mm. Mùa khô kéo dài suốt mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng là 22-29 độ C.
* Cư dân
Hầu hết người dân Thái Lan hiện nay đều thường tự gọi mình là người Thái, nhưng thực ra chỉ có một trong số nhiều nhóm dân tộc gọi mình là Thái có nguồn gốc từ người “Tai” ( tức Đại có nghĩa là lớn) chỉ một dân tộc rất đông người. Lại có những cách giải thích “Thái” lại có nghĩa là “Tự do” chí những người không chịu sống dưới ách thống trị của người Hán nên bỏ quê hương tìm nơi sinh sống mới. Người Thái hiện nay thường thiên về cách giải thích thứ hai này.
Người Thái rất sùng đạo Phật. Sự sùng bái đã làm cho họ có được môt tập quán nổi bật trong việc phấn đấu và bảo vệ luân lí đạo đức. Hàng ngày họ luôn tự tu thân bằng cách làm những việc thiện. Người Thái Lan thường có ý nghĩ là phải sống tốt với những người xung quanh, không gây thù oán, không nên nghĩ tới việc trả thù người khác. Chính vì vậy người Thái Lan rất mến khách, nhất là người khách đó lại là một vị sư hay một nhân vật đáng tôn kính như thầy giáo, thầy thuốc hay người cao tuổi…
Người Thái Lan luôn có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ hết khả năng những ai cần đến sự giúp đỡ của họ. Trong khi đó những ai được người khác giúp đỡ đều tâm niệm rằng mình phải đội ơn những người đã giúp đỡ mình và không bao giờ bỏ qua cơ hội để trả ơn. Đó là phong cách sống, là cách ứng xử thường ngày của người Thái Lan.
* Ngôn ngữ
Quốc ngữ Thái Lan là tiếng Thái, phương ngữ của đồng bằng miền Trung, còn gọi là Thái Xiêm hay Thái Bangkok. Hiện nay tiếng TháI là tiếng mẹ đẻ của 84% dân số ở Thái Lan, tiếng Trung là ngôn ngữ của gần 10% dân số, 3% là nói tiếng Môn Khmer ( phần lớn là người Campuchia), số còn lại là các ngôn ngữ khác.
* Tôn giáo
Thái Lan là đất nước mộ đạo nhiệt thành, 94% dân số theo đạo Phật. Chính vì vậy chùa chiền mọc lên khắp nơi. Cả nước Thái Lan ước tính có tới 2 vạn 7000 ngôi chùa với hơn 30 vạn sư. Phật giáo Tiểu thừa là một tôn giáo được xác lập tại đây. Thái Lan là nước duy nhất trên thế giới trong Hiến pháp quy định nhà vua phải là tín đồ Phật Giáo ( Theo một tác giả chuyên nghiên cứu về tôn giáo thế giới đã nhận định)
* Kinh tế
Thái Lan phát triển kinh tế theo định hướng tư bản, phần lớn các thành phần tư nhân có sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng của nhà nước. Hiện nay Thái Lan đang sản xuất nhiều hơn mức tiêu thụ nội địa do đó hàng năm Thái Lan đang xuất khẩu một lượng lớn lương thực. Xuất khẩu là một trong những động lực chủ yếu dẫn tới sự phục hưng của nền kinh tế nước này sau khủng hoảng nền kinh tế Đông Nam Á. Hiện nay, cùng với Hồng Kông và Singapo, Bangkok của Thái Lan đang là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu Đông Nam Á. Đến năm 2002, chính quyền Thái Lan đã được ca ngợi về một chính sách kinh tế đã làm tăng trưởng vượt trội mức dự kiến. Để giữ mức tăng trưởng và giữ nền kinh tế đứng vững, nhà nước Thái Lan luôn chuẩn bị một ngân sách khoảng 30 tỷ baht để bình ổn kinh tế khi gặp những điều kiện không thuận lợi từ bên ngoài.
Thủ đô và thành phố lớn của Thái Lan: Bangkok với gần 6 triệu dân là thủ đô chính trị, thương mại và tài chính của quốc gia. Nó lớn gấp 40 lần Chiangmai, thành phố lớn thứ hai của Thái Lan. Chiangmai cũng là một trung tâm công nghiệp với trên 30.000 công xưởng và nhà máy
1.2 Sơ lược về du lịch Thái Lan
Ngành công nghiệp du lịch Thái Lan đã vượt qua tốt hơn sau cuộc khủng hoảng 11/9 năm 2001 so với nhiều nước vùng châu Á- Thái Bình Dương. Năm 2002 vói sự thành lập Bộ Du lịch Thông tin, Thái Lan dẩy mạnh hơn nữa ngành không nghiệp không khói này. Năm 2006, Thái Lan đón 13.811.802 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20% so với năm 2005. Với sự tăng trưởng của nền kinh tế năm 2006, Thái Lan đã đạt mục tiêu đón 14,93 triệu khách quốc tế năm 2007, tăng 8% so với năm 2006.
Theo Cơ quan Du lịch Thái Lan, trong năm 2007, 14,93 triệu du khách nước ngoài đến Thái Lan đã mang lại 1,6 tỉ USD cho ngành công nghiệp không khói. Bà Pornsiri Manoharn, người đứng đầu Cơ quan Du lịch Thái Lan, thông báo trong 9 tháng đầu năm, lượt khách đến Thái Lan du lịch tăng 3% so với cùng kỳ năm 2006. Đứng đầu nhóm khách nước ngoài đến Thái Lan trong năm 2007 là người Nhật (với một triệu khách), Hàn Quốc (760.000) và Trung Quốc (705.000). Cơ quan này nhận định năm 2008, ngành du lịch Thái Lan sẽ tiếp tục đạt những kỷ lục mới với 15,7 triệu lượt khách và tạo ra 1,8 tỉ USD doanh thu cho ngành. Chính quyền Thái Lan không ngừng cải tiến ngành du lịch. Vì vậy, bất chấp trận sóng thần vào cuối năm 2004, cúm gia cầm, đảo chính năm 2006 và cuộc nổi dậy của phe Hồi giáo li khai khiến bạo lực gia tăng tại miền Nam, lượng khách du lịch thế giới vẫn đổ về Thái Lan. Trong đó, đảo Phuket nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp đang trở thành thị trường những môn thể thao dưới nước hàng đầu châu Á với hơn năm triệu du khách tìm đến mỗi năm.
Tổng cục du lịch đặt mục tiêu biến Thái Lan thành “Thủ phủ của du lịch Châu á”. Để hỗ trợ kế hoạch này nhà nước Thái Lan sẽ mời 1500 nhà báo quốc tế đến thăm Thái Lan như một phần của chiến dịch quan hệ quốc tế. Chiến dịch “Thái Lan kỳ diệu: Hãy thử nghiệm sự đa dạng nơi đây” được triển khai với trọng tâm hướng vào khách từ Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Đông và châu Âu. Nhà nước Thái Lan đã đề ra ngân sách du lịch 3,5 tỷ baht cho tiếp thị và 3.3 tỷ baht cho phát triển du lịch trong đó có bảo dưỡng các khu du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch.
Du lịch Thái Lan ngày nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể mà bất cứ quốc gia nào cũng phải ghen tỵ. Một số điểm nổi bật như:
- Theo kết quả thăm dò của độc giả tạp chí Conde Nast Traveller- một tạp chí nổi tiếng của Anh thì Thái Lan ở vị trí thứ hai về du lịch, chỉ đứng sau Úc. Trong cuộc thăm dò này người ta đưa ra 20 cái tốt nhất với 10 tiêu chuẩn: Hãng hàng không, ga hàng không, dịch vụ thuê xe du lịch, thành phố, đất nước, tuyến du lịch, khách sạn, đảo, khu du lịch nghỉ dưỡng và bộ máy điều hành du lịch
- Thái Lan đã thuyết phục thế giới trong lĩnh vực du lịch khi nhận giải “ The world’s best tourist country 2006” (Quốc gia du lịch tốt nhất thế giới năm 2006 do tạp chí The Travel News Na Uy trao tặng. Giải thưởng này được tổ chức liên tục 11 năm qua do 300 thành viên ngành công nghiệp du lịch Na Uy bầu chọn.
- Tạp chí The Luxury Travel (Úc) cũng đã công bố “ Danh sách vàng năm 2006” cho các giải thưởng trong ngành du lịch và Thái Lan cũng giành được nhiều giải cao: được xếp thứ 8 và là quốc gia duy nhất của Châu Á năm trong danh sách 10 nước đoạt giải “ Quốc gia tốt nhất.
- Bangkok được xếp thứ 8 trong số các thành phố giành giải “Thành phố tốt nhất”; 8 khu nghỉ mát của Thái Lan lọt vào danh sách top 30 “ Khu nghỉ mát tốt nhất”.
- Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) đã bình chọn 10 thành phố du lịch tốt nhất Châu á. Trong đó 2 thành phố đầu tiên thuộc về Thái Lan ( xếp thứ nhất là thủ đô Bangkok và thứ 2 là Thành phố Chiangmai (Thành phố Kathmandu của Nepal xếp thứ 3… Hồng kong thứ 5 và Bắc Kinh thứ 8)
- Theo kết quả thăm dò, Thái Lan nhận được 97,18% về tiêu chuẩn con người và lòng hiếu khách
- Đảo Phuket và Samui giữ vị trí thứ 7 và 10 về tiêu chuẩn đảo nghỉ dưỡng trên thế giới.
- Hãng hàng không Thai airways chiếm vị trí thứ ba
- Trong 20 khách sạn tốt nhất châu Á thì có tới 7 khách sạn nằm ở Thái Lan
- Thái Lan có nhà hàng lớn nhất thế giới (Nhà hàng Tum Nuk Thai) có thể phục vụ một lúc 5000 khách du lịch. Nhà hàng này được xây dung trên một diện tích rộng tới 3,37ha vì thế hơn 540 nhân viên chạy bàn ở đây phải di chuyển bằng patanh và dù thể thao
- Tại Pattaya- thành phố nổi tiếng nhất vùng miền đông Thái Lan, có một đặc điểm mà không nơi nào có là có các show diễn của hàng trăm người mẫu chuyển đổi giới tính đặc biệt thu hút khách quốc tế đến thăm quan để tìm hiểu về nét văn hóa xã hội độc đáo này.
Số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam dưới đây ( dù chỉ mới tính đến năm 2004) cũng cho thấy du lịch Thái Lan đang trên đà tăng trưởng, ngay cả khách từ Việt Nam đến Thái Lan cũng tăng lên đáng kể từ năm trước đến năm sau.
BẢNG 1 : LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ (CÓ NGHỈ LẠI QUA ĐÊM) ĐẾN THÁI LAN QUA CÁC CỬA KHẨU QUỐC TẾ- CHIA THEO KHU VỰC
Thị trường
2002
2003
2004
Cơ cấu năm 2004 (%)
Tỷ lệ năm 2004 so với năm 2003 (%)
TỔng sỐ (*)
10.872.976
10.082.109
11.737.413
100,0
16,42
Chõu Phi
89.449
67.117
82.711
0,7
23,23
Nam Phi
37.721
34.522
40.732
0,35
17,99
Các nước Châu Phi khác
51.728
32.595
41.979
0,36
28,79
Chõu MỸ
640.143
576.589
692.827
5,9
20,16
Bắc Mỹ
611.210
557.478
664.391
5,66
19,18
Canada
101.369
97.616
107.293
0,91
9,91
Mỹ
509.841
459.862
557.098
4,75
21,14
Nam Mỹ
7.915
6.241
9.288
0,08
48,82
Argentina
2.380
1.585
3.018
0,03
90,41
Brasil
5.535
4.656
6.270
0,05
34,66
Cỏc nước Châu Mỹ khác
21.018
12.870
19.148
0,16
48,78
Đông Á - Thái bỡnh dương
6.955.047
6.510.374
7.500.931
63,91
15,22
Đông Bắc Á
3.901.977
3.504.928
4.084.208
34,8
16,53
Trung Quốc
763.139
624.214
779.070
6,64
24,81
Đài Loan
673.652
521.941
556.341
4,74
6,59
Hụng Kụng
526.138
649.920
656.941
5,6
1,08
Nhật Bản
1.222.270
1.014.513
1.182.067
10,07
16,52
Hàn Quốc
716.778
694.340
909.789
7,75
31,03
Đông Nam Á
2.614.627
2.646.003
2.926.259
24,93
10,59
Brunei
13.755
17.244
13.905
0,12
-19,36
Myanmar
42.266
37.180
45.963
0,39
23,62
Campuchia
79.219
73.868
98.551
0,84
33,42
Indonesia
164.994
167.414
201.303
1,72
20,24
Lào
94.052
104.468
116.357
0,99
11,38
Malaysia
1.296.109
1.338.624
1.388.981
11,83
3,76
Philipin
142.940
143.015
173.218
1,48
21,12
Singapore
683.296
629.103
732.180
6,24
16,38
Việt Nam
97.996
135.087
155.801
1,33
15,33
Chõu Úc
420.300
341.366
463.992
3,95
35,92
Úc
355.529
281.361
393.040
3,35
39,69
Niudilõn
64.771
60.005
70.952
0,6
18,24
Các nước Đông Á - Thái Bỡnh Dương
18.143
18.077
26.472
0,23
46,44
Các nước Châu Á khác
14.942
15.529
23.557
0,2
51,7
Các nước Châu Đại Dương
3.201
2.548
2.915
0,02
14,4
Chõu Âu
2.549.507
2.320.810
2.706.062
23,06
16,6
Đông Âu
134.339
148.650
189.271
1,61
27,33
Nga
68.978
90.665
118.895
1,01
31,14
Các nước Đông Âu khác
65.361
57.985
70.376
0,6
21,37
Bắc Âu
1.014.357
966.234
1.086.044
9,25
12,4
Đan Mạch
84.617
78.587
87.603
0,75
11,47
Phần Lan
64.115
62.509
71.476
0,61
14,35
Nauy
74.947
70.694
77.009
0,66
8,93
Thụy điển
220.866
209.444
221.277
1,89
5,65
Anh
569.812
545.000
628.679
5,36
15,35
Địa Trung Hải
174.713
124.506
171.245
1,46
37,54
í
126.222
92.656
118.946
1,01
28,37
Tõy Ban Nha
48.491
31.850
52.299
0,45
64,2
Tõy Âu
1.028.132
938.150
1.055.968
9
12,56
Áo
48.067
46.717
51.229
0,44
9,66
Bỉ
56.179
50.772
53.321
0,45
5,02
Phỏp
253.463
219.227
250.995
2,14
14,49
Đức
403.240
378.642
438.238
3,73
15,74
Hà Lan
140.966
129.211
135.515
1,15
4,88
Thụy Sĩ
126.217
113.581
126.670
1,08
11,52
Lục địa Âu - Á
98.629
64.650
89.715
0,76
38,77
Israel
98.629
64.650
89.715
0,76
38,77
Cỏc nước Châu Âu khác
99.337
78.620
113.819
0,97
44,77
Trung Đông
174.176
139.228
199.856
1,7
43,55
Kuwat
28.448
21.264
33.191
0,28
56,09
Ả rập Saudi
14.254
9.886
11.658
0,1
17,92
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
43.549
39.317
61.093
0,52
55,39
Ai cập
7.489
5.209
8.673
0,07
66,5
Các nước Trung Đông khác
80.436
63.552
85.241
0,73
34,13
Nam Á
390.745
390.335
468.316
3,99
19,98
Bangladesh
41.145
57.651
59.413
0,51
3,06
Sri Lanka
32.441
38.309
34.226
0,29
-10,66
Ấn Độ
253.110
230.316
300.163
2,56
30,33
Nepal
23.001
22.397
23.512
0,2
4,98
Pakistan
29.902
30.894
37.633
0,32
21,81
Các nước nam á khác
11.146
10.768
13.369
0,11
24,15
Các thị trương khác
73.909
77.656
86.710
0,74
11,66
Chỳ ý: (*) Bao gồm kiều bào cư trú ở nước ngoài
(Số liệu thống kờ Du lịch Thái Lan – Bản tin Du lịch quí I/II 2006 – Hội đồng KHKT- Tổng cục Du lịch)
BẢNG 2 : THÁI LAN- CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN
Stt
Cỏc chỉ tiờu
Đơn vị
2002
2003
2004
DU LỊCH INBOUND
Khỏch du lịch quốc tế
1.1
Khỏch du lịch quốc tế
('000)
..
..
..
1.2
Khách có nghỉ qua đêm
('000)
10.873
10.082
11.737
1.3
Khách đi trong ngày
('000)
..
..
..
1.4
Khách đi bằng tàu biển
('000)
..
..
..
Chia theo thị trường
2.1
Chõu Phi
('000)
89
67
83
2.2
Chõu Mỹ
('000)
640
577
693
2.3
Chõu Âu
('000)
2.550
2.321
2.706
2.4
Đông Á và Thái Bỡnh Dương
('000)
6.955
6.510
7.501
2.5
Nam Á
('000)
391
390
468
2.6
Trung Đông
('000)
174
139
200
Chia theo phương tiện đến
3.1
Đường không
('000)
8.955
8.164
9.803
3.2
Đường sắt
('000)
..
..
..
3.3
Đường bộ
('000)
1.693
1.738
1.688
3.4
Đường biển
('000)
225
180
247
Chia theo mục đích chuyến đi
4.1
Du lịch nghỉ dưỡng
('000)
9.639
8.792
10.165
4.2
Cụng việc
('000)
972
985
1.174
4.3
Khỏc
('000)
188
227
312
Cơ sở lưu trú
5.1
Số đêm khách nghỉ tại khách sạn và cơ sở lưu trú tương tự
('000)
..
..
..
5.2
Số khách du lịch ở khách sạn và cơ sở lưu trú tương tự
('000)
..
..
..
5.3
Số đêm khách nghỉ tại tất cả các loại cơ sở lưu trú
('000)
..
..
..
5.4
Thời gian trung bỡnh khỏch du lịch quốc tế nghỉ ở tất cả cỏc loại CSLT
Ngày
7,98
8,19
8,13
6.1
Chi tiờu du lịch
Triệu US$
10.388
10.422
12.637
6.2
Chi cho du lịch" (*) "
Triệu US$
7.901
7.822
9.627
6.3
Chi cho phương tiện vận chuyển khỏch" (*) "
Triệu US$
2.487
2.600
3.010
DU LỊCH NỘI ĐỊA
Cơ sở lưu trú
7.1
Khách du lịch nghỉ qua đêm tại khách sạn và cơ sở lưu trú tương tự
('000)
..
..
..
7.2
Khách du lịch ở khách sạn và cơ sở lưu trú tương tự
('000)
..
..
..
7.3
Khách du lịch nghỉ qua đêm tại các loại cơ sở lưu trú
('000)
..
..
..
7.4
Trung bỡnh khoảng thời gian lưu trú tại các cơ sở lưu trú
Ngày
..
..
..
DU LỊCH OUTBOUND
8.1
Chi tiờu khởi hành
('000)
2.250
2.152
2.709
8.2
Chi tiêu du lịch tại các nước khác "(**)"
Triệu US$
3.888
4.046
4.710
8.3
Du lịch" (*) "
Triệu US$
3.303
3.495
3.885
8.4
Phương tiện vận chuyển khác " (*) "
Triệu US$
585
551
825
CễNG NGHIỆP DU LỊCH
Khách sạn và cơ sở lưu trú tương tự
9.1
Số phũng
phũng
..
..
..
9.2
Số giường
giường
..
..
..
9.3
Tỷ lệ sử dụng
%
..
..
..
9.4
Khoảng thời gian lưu trú trung bỡnh
Đêm
..
..
..
CÁC CHỈ TIấU LIấN QUAN
Chi tiờu du lịch (6.1) trong :
10.1
Tổng sản lượng quốc nội (GDP)
%
8,2
7,3
..
10.2
Xuất khẩu hàng húa
%
15,7
13,3
..
10.3
Xuất khẩu dịch vụ
%
67,5
66,1
..
Chỳ ý:
(1.2,3.1-3.4)Tính cả kiều bào cư trú ở nước ngoài; (2.1-2.6,4.1-4.3) Không tính kiều bào cư trú ở nước ngoài; (3.3) Tính cả khách đi theo đường sắt, (5.4) Số ngày; (6.1-6.3;8.2-8.4/2004 Số liệu ước tính; (9.3) Chỉ tính các điểm du lịch chính
Nguồn: (1.1-5.4,7.1,8.1,9.1-9.4) Du lịch Thỏi Lan; (6.1-6.3,8.2-8.4/2004) Ngõn hàng Thỏi Lan; (6.1-6.3;8.2-8.4/2000-2003) Quỹ tiền tệ Quốc tế
(Số liệu thống kê Du lịch Thái Lan – Bản tin Du lịch quí I/II 2006 – Hội đồng KHKT- Tổng cục Du lịch)
2. Vài nét về Singapo và du lịch Singapo
2.1 Sơ lược về Quốc đảo Singapo
Singapo có tên đầy đủ là “ Cộng hòa Singapo” nằm ở phía nam bán đảo Mã Lai, do đảo Singapo và 54 hòn đảo nhỏ phụ cận hợp thành. Tên nước vừa là tên thành phố vừa là tên đảo.
* Địa lý
Đất nước Singapo không có tài nguyên song vị trí địa lý đem lại cho Quốc đảo này những tiềm năng “ tài nguyên” vô cùng phong phú và nhiều ưu thế. Singapo nằm ở chỗ giao nhau của con đường huyết mạch chính vận chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Malacca. Quốc đảo nhỏ bé này được tổ hợp nên bởi 50 hòn đảo trong đó Singapo là hòn đảo lớn nhất, chiếm 9/10 diện tích toàn quốc. Địa thế nơi đây phẳng đều, những eo biển giữa các hòn đảo chính là nơi neo đậu thuận tiện của các loại thuyền bè.
* Khí hậu
Singapo có khí hậu nhiệt đới ẩm ướt. Những ngày nắng đẹp, khí hậu nơi đây rất tuyệt vời, phù hợp cho khách tắm nắng. Khí hậu quốc đảo nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ dao động không đáng kể giữa trung bình cao nhất là 30o C và thấp nhất là 230 C, vào những tháng cuối năm nhiệt độ thường tăng cao và có mưa nhiều. Điều kiện nơi đây thật lý tưởng cho những ai thích tắm nắng, bơi lội, lướt ván buồm và chơi các môn thể thao dưới nước khác.
* Cư dân
Diện tích quốc đảo là 647 km2 với dân số khoảng 4.13 triệu dân nhưng bao gồm nhiều dân tộc, trong đó 77% là người Trung Hoa, 14% là người Mã Lai, 8% là người Ấn Độ và 1% là người lai Âu Á và có nguồn gốc khác.
Dù không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, nhưng sức mạnh của Singapo lại nằm ở tinh thần làm việc cần cù, khả năng dễ thích nghi và đức tính kiên cường của người dân nơi đây.
Trên mảnh đất Singapo nhỏ bé có nhiều chủng tộc sinh sống, không có người bản địa, các chủng tộc khác nhau lại sống co cụm riêng lẻ: Người Mã Lai ở riêng một nơi, người Hoa sống tập trung tại một điểm, người Ấn Độ sống riêng ở một khu. Chính phủ Singapo chủ trương, muốn xã hội ổn định phải cho những người khác chủng tộc sống gần gũi với nhau, chính vì vậy ở các khu nhà ở bao giờ cũng có đầy đủ các chủng tộc sống cùng nhau.Sự giao lưu giữa các chủng tộc sẽ làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ và kinh tế giữa họ tiến tới sẽ ngang bằng nhau.
* Ngôn ngữ
Ngôn ngữ có 4 loại chính thức được sử dụng: Tiếng Mã Lai, Quan Thoại, Tamil (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và Srilanka) và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trong kinh doanh và hành chính nên được sử dụng rộng rãi. Hầu hết mọi người dân Singapo đều nói được 2 thứ tiếng và tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Tiếng Mã lai là ngôn ngữ quốc gia.
* Kinh tế
Tuy quốc đảo có diện tích nhỏ bé song lại có một nền kinh tế rất phát triển. Chỉ trong vòng 150 năm, Singapo đã trở thành một trung tâm thương mại và công nghiệp thịnh vượng. Vai trò là một trung tâm xuất nhập khẩu trước đây của quốc gia này đã và đang dần dần thay thế bởi nền kinh tế sản xuất. Singapo là một hải cảng tấp nập nhất trên thế giới với hơn 600 tuyến đường biển dành cho những loại tàu chở dầu cực lớn, tàu chở hàng và tàu vận chuyển hành khách cho đến những loại tàu đánh cá ven biển và các sà lan bốc dỡ hàng bằng gỗ.Là một trong những trung tâm lọc dầu và phân phối dầu của thế giới, Singapo còn là nwoi cung cấp các mặt hàng linh kiện điện tử và là quốc gia đứng đầu về công nghiệp chế tạo và sửa chữa tàu biển. Bên cạnh đó, quốc gia này còn là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất Châu Á với sự hiện diện của hơn 130 ngân hàng.Cùng với mạng lưới thông tin liên lạc tân tiến phủ sóng khắp thế giới qua các hệ thống vệ tinh, điện báo, cũng như mạng điện thoại hoạt động 24/24, Singapo là địa điểm vô cùng thuận tiện
Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hoàn hảo, những nét văn hóa tương phản đầy hấp dẫn cùng những điểm thăm quan thu hút du khách là những yếu tố góp phần đem đến sự thành công cho Singapo và biến quốc gia này trở thành điểm đến hàng đầu trong cả lĩnh vực thương mại lẫn du lịch.
* Tôn giáo
Singapo là quốc gia đa tôn giáo. Sự hòa hợp dân tộc dẫn đến việc hình thành những nhóm tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo chính ở đây là Phật giáo-27%, Đạo giáo-25%, Đạo Hồi-16%, Thiên chúa giáo-10%, Hinđu -4%, còn lại là các giáo phái và tín ngưỡng khác. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển song song. Các hiệp hội và nhà nước khích lệ việc tổ chức các lễ hội mang bản sắc dân tộc riêng của từng cộng đồng. Bảy trong số mười quốc lễ của Singapo hiện nay là các lễ hội tôn giáo trong đó có hai lễ hội của người Hoa, hai của người Hồi giáo, hai của Thiên chúa giáo và một của Hinđu. Công dân ở đây được khuyến khích tìm hiểu về lễ hội của các tôn giáo, sắc tộc khác nhau và mời các tín đồ của những tôn giáo khác đến dự lễ, dự tiệc của mình.
2.2 Sơ lược về du lịch Singapo
Du lịch trong nhiều giai đoạn đã là một phần quan trọng trong nền kinh tế Singapo.
Năm 1983, Singapo đối đầu với sư suy thoái về du lịch lần đầu tiên trong suốt hai thập kỷ trước đó. Nguyên nhân một phần là do sự suy giảm kinh tế trong khu vực, một phần là do hạn chế du lịch trong các nước láng giềng và phần nữa là do việc xây dựng thành phố hiện đại đã làm cho đất nước này mất đi sự huyền bí và ấm cúng truyền thống của nó.
Đến năm 1984, chính quyền Singapo đã có kế hoạch tạo ra những điểm thu hút khách du lịch với ngân sách dành cho ngành này gia tăng 60%. Singapo đã từng bước bảo tồn những di tích về kiến trúc, lịch sử và văn hóa. Đảo Sentosa ngoài khơi biển phía Nam đã được phát triển thành một khu nghỉ dưỡng có viện bảo tàng, công viên, sân golf, bãi tắm và nhiều vườn cây. Chính quyền Singapo cũng mở ra nhiều tuyến du lịch nối dài từ đất nước này sang các nước láng giềng. Trong các hoạt động kinh tế, ngành du lịch được xem như một ngành công nghiệp sáng giá. Mặc dù mục tiêu chính là gia tăng số lượng khách du lịch đến đây, nhưng một mục tiêu khác không kém phần quan trọng là thu hút những đối tượng có mức chi tiêu cao và những khách quốc tế dến đây tham dự các buổi hội nghị, các cuộc triển lãm…Sau những nỗ lực cải cách đó số lượng du khách đến Singapo ngày càng tăng cao.
Đã 3 năm liên tục, cứ mỗi dịp Giáng sinh, tạp chí Euroeconomi lại bình chọn “ nước nào phát triển tốt nhất hành tinh trong năm”. Cuộc bình chọn này dự vào 5 tiêu chí kinh tế- xã hội: GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số tự do hóa nền kinh tế, tuổi thọ bình quân và mức độ tham nhũng. Năm 2005 và 2007 Singapo đều xếp đầu bảng.( Năm 2006 danh hiệu này thuộc về Iceland)
Năm 2007 vừa qua, Singapo đã đạt được con số 8 triệu lượt khách du lịch, gần gấp đôi dân số nước này, so với Việt Nam thì thật là đáng khâm phục vì nước ta mới đón được 4 triệu khách du lịch trên tổng số hơn 80 triệu dân. Số liệu thống kê dưới đây mặc dù chỉ mới thống kê đến năm 2003 nhưng cũng cho chúng ta hiểu thêm về số lượng khách quốc tế đến Singapo, cơ cấu khách cũng như sự đa dạng về quốc tịch khách du lịch đến quốc đảo này.
BẢNG 3 : LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ (CÓ NGHỈ LẠI QUA ĐÊM) ĐẾN SINGAPO QUA CÁC CỬA KHẨU QUỐC TẾ- CHIA THEO KHU VỰC
Thị trường
2001
2002
2003
Cơ cấu năm 2003 (%)
Tỷ lệ năm 2003 so với năm 2002(%)
TỔng SỐ (*)
7.522.163
7.567.110
6.127.029
100,0
-19,03
Chõu Phi
81.150
70.117
55.992
0,91
-20,14
Đông Phi
17.292
13.927
9.363
0,15
-32,77
Mauritius
17.292
13.927
9.363
0,15
-32,77
Nam Phi
35.558
30.524
27.486
0,45
-9,95
Các nước châu phi khác
28.300
25.666
19.143
0,31
-25,41
Chõu MỸ
433.552
416.375
314.704
5,14
-24,42
Vựng Caribbean
2.000
2.019
1.464
0,02
-27,49
Trung Mỹ
1.336
1.370
750
0,01
-45,26
Bắc Mỹ
419.616
403.220
305.727
4,99
-24,18
Canada
69.273
67.970
51.256
0,84
-24,59
Mexico
6.538
7.602
3.815
0,06
-49,82
Mỹ
343.805
327.648
250.656
4,09
-23,5
Nam Mỹ
10.034
9.434
6.568
0,11
-30,38
Argentina
2.650
1.162
876
0,01
-24,61
Brasil
3.497
4.191
3.004
0,05
-28,32
Chilờ
1.012
1.015
809
0,01
-20,3
Colombia
1.136
1.325
858
0,01
-35,25
Uruguay
83
169
87
-48,52
Venezuela
690
621
393
0,01
-36,71
Các nước Nam Mỹ khác
966
951
541
0,01
-43,11
Các nước Chõu Mỹ khỏc
566
332
195
-41,27
Đông Á - Thái Bỡnh Dương
5.297.821
5.426.216
4.426.061
72,24
-18,43
Đông Bắc Á
2.118.417
2.249.216
1.643.356
26,82
-26,94
Trung Quốc
497.398
670.098
568.497
9,28
-15,16
Đài Loan
222.087
209.321
144.932
2,37
-30,76
Hồng Kụng
276.157
265.970
226.255
3,69
-14,93
Nhật Bản
755.766
723.431
434.064
7,08
-40
Bắc Triều Tiờn
884
1.076
1.068
0,02
-0,74
Hàn Quốc
359.083
371.050
261.396
4,27
-29,55
Macao
5.196
6.315
5.149
0,08
-18,46
Mụng Cổ
1.846
1.955
1.995
0,03
2,05
Đông Nam Á
2.522.922
2.532.887
2.307.124
37,65
-8,91
Brunei
62.264
60.052
41.152
0,67
-31,47
Myanmar
21.675
22.340
19.531
0,32
-12,57
Campuchia
8.572
7.710
7.640
0,12
-0,91
Indonesia
1.364.380
1.393.020
1.341.708
21,9
-3,68
Lào
1.091
1.024
887
0,01
-13,38
Malaysia
578.719
548.659
439.413
7,17
-19,91
Philipin
190.630
195.564
176.574
2,88
-9,71
Việt Nam
34.633
40.652
44.419
0,72
9,27
Thỏi Lan
260.958
263.866
235.800
3,85
-10,64
Chõu Úc
644.964
632.523
466.390
7,61
-26,27
Úc
550.681
538.408
392.898
6,41
-27,03
Niudilõn
94.283
94.115
73.492
1,2
-21,91
Quần đảo Melanesia
8.119
8.007
6.672
0,11
-16,67
Fiji
2.012
2.195
2.351
0,04
7,11
Tõn Calednia
1.179
1.080
913
0,01
-15,46
Papua N.Guin
4.928
4.732
3.408
0,06
-27,98
Quần đảo Micronesia
1.096
1.041
830
0,01
-20,27
Guam
943
889
723
0,01
-18,67
Nauru
153
152
107
-29,61
Các nước Đông Á - Thái Bỡnh Dương khác
2.303
2.542
1.689
0,03
-33,56
Chõu Âu
1.124.435
1.112.156
885.118
14,45
-20,41
Đông Âu
37.317
37.455
32.681
0,53
-12,75
Cộng hũa Sộc
3.492
3.775
3.057
0,05
-19,02
Hungary
2.818
2.823
2.408
0,04
-14,7
Ba Lan
8.780
7.686
6.557
0,11
-14,69
Sớp
22.227
23.171
20.659
0,34
-10,84
Bắc Âu
582.912
577.985
484.000
7,9
-16,26
Đan Mạch
25.431
25.706
21.176
0,35
-17,62
Phần Lan
14.123
11.317
9.543
0,16
-15,68
Ireland
21.763
23.202
17.828
0,29
-23,16
Nauy
23.138
22.820
18.003
0,29
-21,11
Thụy Điển
38.439
36.412
29.480
0,48
-19,04
Anh
460.018
458.528
387.970
6,33
-15,39
Địa Trung Hải
66.642
71.087
43.777
0,71
-38,42
Hy lạp
11.319
12.801
7.894
0,13
-38,33
í
35.739
36.737
20.342
0,33
-44,63
Bồ Đào Nha
3.019
3.008
1.917
0,03
-36,27
Tõy Ban Nha
15.268
17.324
12.527
0,2
-27,69
Serbia
1.297
1.217
1.097
0,02
-9,86
Tõy Âu
397.416
382.934
290.280
4,74
-24,2
Áo
14.051
14.645
9.373
0,15
-36
Bỉ
21.895
20.357
14.059
0,23
-30,94
Phỏp
71.456
72.153
55.760
0,91
-22,72
Đức
166.981
157.510
121.370
1,98
-22,94
Luxembour
1.525
1.384
918
0,01
-33,67
Hà Lan
74.989
71.651
55.355
0,9
-22,74
Thụy Sĩ
46.519
45.234
33.445
0,55
-26,06
Lục địa Âu Á
20.221
22.471
18.872
0,31
-16,02
Isarel
9.803
10.288
7.779
0,13
-24,39
Thổ Nhĩ kỳ
10.418
12.183
11.093
0,18
-8,95
Các nước Châu Âu khác
19.927
20.224
15.508
0,25
-23,32
Trung Đông
71.516
46.770
29.842
0,49
-36,19
Bahrain
2.970
2.676
1.654
0,03
-38,19
Jordan
614
741
288
-61,13
Kuwat
8.690
7.113
3.174
0,05
-55,38
Lebanon
494
645
265
-58,91
Libya
102
96
43
-55,21
Ả rập Saudi
25.113
6.753
3.477
0,06
-48,51
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
21.619
20.784
15.684
0,26
-24,54
Ai cập
6.737
2.621
2.318
0,04
-11,56
Các nước Trung Đông khác
5.177
5.341
2.939
0,05
-44,97
Nam Á
508.302
490.262
415.124
6,78
-15,33
Afghanistan
76
63
58
-7,94
Bangladesh
42.415
27.552
26.380
0,43
-4,25
Sri Lanka
56.248
54.690
51.405
0,84
-6,01
Ấn Độ
339.813
375.659
309.446
5,05
-17,63
Iran
7.551
2.530
3.089
0,05
22,09
Nepal
14.780
13.202
10.013
0,16
-24,16
Pakistan
40.842
10.569
9.398
0,15
-11,08
Các nước Nam Á khác
6.577
5.997
5.335
0,09
-11,04
Các thị trường khác
5.387
5.214
188
-96,39
Chỳ ý:
(*) Không tính dân Malaysia đến bằng đường bộ.
(Số liệu thống kờ Du lịch Singapore – Bản tin Du lịch quớ I/II 2006 – Hội đồng KHKT- Tổng cục Du lịch)
BẢNG 4 : SINGAPO- CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN
STT
Cỏc chỉ tiờu
Đơn vị
2001
2002
2003
DU LỊCH INBOUND
Khỏch du lịch quốc tế
1.1
Khỏch du lịch quốc tế
('000)
7.522
7.567
6.127
1.2
Khách có nghỉ qua đêm
('000)
6.725
6.997
5.705
1.3
Khách đi trong ngày
('000)
797
570
422
1.4
Khách đi bằng tàu biển
('000)
..
..
..
Chia theo thị trường
2.1
Chõu Phi
('000)
81
70
56
2.2
Chõu Mỹ
('000)
434
416
315
2.3
Chõu Âu
('000)
1.124
1.112
885
2.4
Đông Á và Thái Bỡnh Dương
('000)
5.298
5.426
4.426
2.5
Nam Á
('000)
508
490
415
2.6
Trung Đông
('000)
72
47
30
Chia theo phương tiện đến
3.1
Đường không
('000)
5.404
5.394
4.232
3.2
Đường sắt
('000)
..
..
..
3.3
Đường bộ
('000)
921
997
867
3.4
Đường biển
('000)
1.197
1.177
1.028
Chia theo mục đích chuyến đi
4.1
Du lịch nghỉ dưỡng
('000)
3.488
3.548
2.713
4.2
Cụng việc
('000)
1.601
1.567
1.299
4.3
Khỏc
('000)
2.434
2.452
2.115
Cơ sở lưu trú
5.1
Số đêm khách nghỉ tại khách sạn và cơ sở lưu trú tương tự
('000)
..
..
..
5.2
Số khách du lịch ở khách sạn và cơ sở lưu trú tương tự
('000)
4.456
4.483
3.472
5.3
Số đêm khách nghỉ tại tất cả các loại cơ sở lưu trú
('000)
..
..
..
5.4
Thời gian trung bỡnh khỏch du lịch quốc tế nghỉ ở tất cả cỏc loại CSLT
Ngày
3,19
3,08
3,18
..
..
..
6.1
Chi tiờu du lịch
Triệu US$
6.2
Chi cho du lịch" (*) "
Triệu US$
4.617
4.463
3.998
6.3
Chi cho phương tiện vận chuyển khách" (*) "
Triệu US$
..
..
..
DU LỊCH NỘI ĐỊA
Cơ sở lưu trú
7.1
Khách du lịch nghỉ qua đêm tại khách sạn và cơ sở lưu trú tương tự
('000)
..
..
..
7.2
Khách du lịch ở khách sạn và cơ sở lưu trú tương tự
('000)
..
..
..
7.3
Khách du lịch nghỉ qua đêm tại các loại cơ sở lưu trú
('000)
..
..
..
7.4
Khoảng thời gian lưu trú trung bỡnh
Đêm
..
..
..
DU LỊCH OUTBOUND
8.1
Chi tiờu khởi hành
('000)
4.363
4.399
4.221
8.2
Chi tiêu du lịch tại các nước khác "(**)"
Triệu US$
..
..
..
8.3
Du lịch" (*) "
Triệu US$
5.474
6.313
4.925
8.4
Phương tiện vận chuyển khác " (*) "
Triệu US$
..
..
..
CễNG NGHIỆP DU LỊCH
Khách sạn và cơ sở lưu trú tương tự
9.1
Số phũng
phũng
35.674
35.989
35.930
9.2
Số giường
giường
..
..
..
9.3
Tỷ lệ sử dụng phũng
%
70,4
74
76,1
9.4
Trung bỡnh khoảng thời gian lưu trú
Ngày
2,7
2,62
2,7
CÁC CHỈ TIấU LIấN QUAN
Chi tiờu du lịch (6.1) trong
10.1
Tổng sản lượng quốc nội (GDP)
%
5,4
5,1
4,4
10.2
Xuất khẩu hàng húa
%
3,5
3,3
2,5
10.3
Xuất khẩu dịch vụ
%
15,9
14,9
13
(Số liệu thống kê Du lịch Singapore – Bản tin Du lịch quí I/II 2006 – Hội đồng KHKT- Tổng cục Du lịch)
II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO
Du lịch được người ta ví như một ngành công nghiệp không khói. Ngành du lịch đã và đang góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Ngành du lịch góp phần tăng thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển... Trong khu vực Đông Nam Á thì Thái Lan và Singapo là hai nước có hoạt động du lịch quốc tế rất phát triển, rất đáng để Việt Nam học tập kinh nghiệm. Các kinh nghiệm có thể được đúc kết từ nhiều mặt của hoạt động du lịch. Ngay cả những yếu tố rất nhỏ nhưng đôi khi lại là một bí quyết hay và mang lại thành công cho hoạt động du lịch quốc tế của hai nước này.
1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch
Đặt trưng nhất của sản phẩm du lịch là chương trình du lịch. Thái Lan và Singapo đều cung cấp cho thị trường quốc tế rất nhiều chương trình du lịch. Họ phân mảng thị trường khách du lịch quốc tế và đưa ra những chương trình phù hợp cho từng thị trường. Các chương trình cho du khách Châu Âu khác chương trình cho du khách châu Á và châu Úc, Mỹ… Ngay cả trong cùng một thị trường thì cũng có các chương trình phục vụ riêng từng nước khác nhau theo nhu cầu và khả năng chi trả của từng nước.
Singapo và Malaixia là hai quốc gia liền kề, thực chất Singapo trước đây là một phần rất nhỏ của Malaixia nhưng để đánh giá về du lịch thì lại hơn hẳn. Singapo tự biết mình không có nhiều tiềm năng du lịch do vậy các chương trình du lịch cung cấp cho khách quốc tế có rất nhiều chương trình liên tuyến Singapo và Malaixia. Khách du lịch từ các quốc gia khác thường chỉ đi Malaixia thêm khi Singapo chứ ít khi có chiều ngược lại. Đây cũng là một thành công của Singapo- biết đa dạng sản phẩm của mình để thu lợi cao nhất có thể.
Nói đến du lịch Thái Lan thì không ai không nghĩ đến các chương trình show nổi tiếng trong mỗi chương trình du lịch đến đất nước này. Đây là một đặc trưng riêng của Thái Lan. Các show của pê đê, show của các loài vật như voi, hổ, cá sấu, show ca múa nhạc dân tộc… Thái Lan còn là một trong ít nước cho phép có “sex show” phục vụ khách du lịch quốc tế. Đây cũng làm một trong những lý do thu hút khách du lịch quốc tế. Mặc dù “sex show” không bao giờ có trong chương trình du lịch thuần túy những nó được chào bán cho tất cả các khách du lịch quốc tế khi đến Thái Lan ( đặc biệt là ở thành phố biển Pattaya)
Nói đến sản phẩm du lịch, chúng ta còn biết đến các sản phẩm hữu hình như hàng hóa phục vụ du lịch và đồ lưu niệm. Thái Lan và cả Singapo rất biết cách “ móc” tiền du khách quốc tế qua các sản phẩm du lịch. ở Thái Lan, đi đến bất cứ đâu, bạn cũng được chụp ảnh lưu niệm ngay khi bước chân vào điểm thăm quan. Và thật bất ngờ, chỉ ngay khi quay ra bạn đã có một khung ảnh xinh xắn, một tấm ảnh in trên đĩa, trên cốc hoặc trên cái trang trí cài áo… Du khách có thể mua và không mua, tuy nhiên thấy hình ảnh của mình trên những đồ lưu niệm này, hầu hết mọi người đều mua cho dù giá của nó cao hơn giá trị thực đến 2 hoặc 3 lần ( khoảng 100-300baht, tương đương 50-150 nghìn đồng/1 chiếc). Có người, sau chuyến du lịch tại Thái Lan có cả một bộ sưu tập 5-7 quà lưu niệm có hình của mình. Thử ước tính sơ qua số lượng khách du lịch Thái Lan hàng năm và nhân với số tiền họ bỏ ra chỉ riêng cho việc chụp ảnh đã có một con số khổng lồ. Đây quả là một cách làm du lịch rất hay và hiệu quả, ít nước nghĩ ra. Singapo thì có một cách bán quà lưu niệm cũng rất hay. Trên chuyến xe du lịch, bao giờ hướng dẫn viên và lái xe cũng mang theo rất nhiều quà lưu niệm đặc trưng của đất nước như ô, áo du lịch, những con thú, những khung ảnh, tượng, móc chìa khóa, hình trang trí… để bán cho du khách. Du khách trong lúc ngồi ô tô để đi đến điểm thăm quan họ sẽ có thời gian để cân nhắc việc mua quà lưu niệm. Qua những lời giới thiệu hấp dẫn và nhiệt tình của hướng dẫn viên, mặc dù những quà lưu niệm đó có thể đắt hơn giá trị thực tế của chúng trên thị trường nhưng vẫn bán rất đắt hàng bởi cách lời giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm và bản thân sản phẩm rất mang tính chất quốc gia. Các đồ vật, quà tặng, hàng hóa này luôn gắn với những biểu tượng của quốc gia hay của địa điểm du lịch. Mỗi điểm du lịch đều có sản phẩm du lịch đi kèm. Làm một phép so sánh thì thấy rằng Việt Nam còn chưa biết cách bán các sản phẩm du lịch đi kèm như hai nước trên.
2. Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng-vật chất phục vụ du lịch
2.1 Đường giao thông
Bất cứ lĩnh vực nào muốn phát triển đều phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Hai nước Singapore và Thái Lan là những nước có nề kinh tế phát triển nên việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và du lịch rất được coi trọng. Họ có cả một quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhờ vậy mà du lịch của họ đạt nhiều kết quả. Đường giao thông của Thái Lan và Singapo đều được quy hoạch có hệ thống và rất hiện đại do vậy việc vận chuyển trong du lịch thường ít gặp khó khăn. Cũng cùng một quãng đường tương đương đoạn Hà Nội- Hạ Long của Việt Nam ( được coi là tuyến đường tốt trong du lịch) chúng ta phải đi xe hết khoảng 3-3.5h thì ở hai nước trên chỉ mất thời gian khoảng 2-2.5h. Đường đi đến các điểm du lịch không bao giờ khiến du khách phải phàn nàn vì đường xấu, khó đi, bụi và ô nhiễm như ở Việt Nam. Vì đường xá tốt, do đó tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông cao và rút ngắn thời gian trên ô tô của du khách nên chắc chắn du khách có nhiều thời gian hơn để thăm quan, để mua sắm và để tiêu tiền. Hơn nữa do đường tốt nên khách du lịch không thấy mệt dù đi quãng đường dài.
2.2 Cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí
Trong xây dựng cơ sở vật chất chuyên ngành, ngoài việc chú trọng xây dựng khách sạn, Thái Lan và Singapo đặc biệt chú ý đến xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí, các khu du lịch và các quần thể du lịch (Khu du lịch Sentosa của Singapo và Vườn thú Safari-Công viên Đại dương của Thái Lan...) để giữ khách lưu lại lâu hơn, tăng nguồn thu và tăng khả năng hấp dẫn khách đến nhiều lần. Các nguồn vốn để thực hiện chủ yếu là liên doanh với nước ngoài, vốn vay và huy động trong dân.
Để đảm bảo cân đối trong xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, họ coi trọng công tác quy hoạch là công tác hàng đầu, gắn qui hoạch du lịch với quy hoạch kinh tế xã hội của cả nước và của từng địa phương. Đồng thời với quy hoạch phải lo dự án đầu tư để thực hiện đồng bộ. Singapo là đất nước có kinh nghiệm về quy hoạch và tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch. Ở đây trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội chung, họ tiến hành quy hoạch từng vùng, trong quy hoạch từng vùng, từng khu vực thường là quy hoạch cả không gian (mô hình) và làm dự án cụ thể. Từ đó mới đề ra chính sách để đầu tư (đấu thầu, cho thuê trọn, cổ phần). Do vậy, những khu công nghiệp mới, các thành phố đều gắn với các điểm du lịch. Đảm bảo được tính đồng bộ trong quy hoạch xây dựng.
Thực tiễn của các nước có Ngành du lịch phát triển lâu năm, cũng như một số nước có Ngành du lịch mới phát triển mạnh đều có sự ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Thái Lan là cường quốc du lịch ở Đông Nam Á cũng thực hiện ưu tiên đầu tư rất lớn cho du lịch, tạo ra nhiều bãi biển đẹp, cung cấp nhiều thực phẩm phong phú và các món ăn ngon. Chính phủ Thái Lan mạnh dạn đầu tư các khoản tiền lớn vào việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, tận dụng địa hình nhiều đảo cùng các danh lam thắng cảnh khác, hoàn thành sân bay mới để mở rộng thêm nhiều đường bay từ các quốc gia khác mặc dù sân bay quốc tế cũ của Thái Lan đã rất lớn và hiện đại.
2.3 Phương tiện vận chuyển trong du lịch
* Phương tiện vận chuyển đường bộ
Khách du lịch đến Thái Lan ai về cũng nhớ đến phương tiện giao thông tiện lợi và rẻ tiền ở đất nước này là xe “tuk tuk”. Giá xe rẻ chỉ bằng nửa, thậm chí chỉ bằng 1/3 và 1/4 giá đi xe taxi. Ai đi Thái Lan cũng đều rất hài lòng về dịch vụ vận chuyển này.Xe có chỗ ngồi thuận lợi, có mái che và rất thoáng mát, có thể tìm ở mọi nơi ở Bangkok và Chiangmai. Một cái hay khác khi sử dụng phương tiện giao thông này là bạn sẽ có một hướng dẫn viên miễn phí chỉ cho bạn các điểm thăm quan và mua sắm tại thành phố, đó chính là các lái xe. Lái xe ở Thái Lan đa số đều thông thao tiếng Anh giao tiếp cơ bản, đôi khi có người còn nói tiếng Anh rất giỏi khiến các du khách thật sự kinh ngạc. Họ còn là những người quảng cáo cho các điểm dịch vụ phục vụ du khách quốc tế như các trung tâm vàng bạc, trung tâm mát xa, trung tâm sản xuất thuốc…. Rất nhiều trường hợp hành khách đi xe “tuk tuk” đã nghe lời giới thiệu của lái xe và đi mua sắm tại các điểm họ giới thiệu mặc dù có thể trước lúc được giới thiệu họ không có nhu cầu. Xe “tuk tuk” là phương tiện rẻ tiền tiết kiệm cho du khách, tuy nhiên đối với những khách hàng thuộc giới nhiều tiền cần dịch vụ chất lượng cao thì Thái Lan cũng có và đáp ứng. Đối với những ai thích ngắm cảnh từ Bangkok đi Singapo có tàu “ Tốc hành Phương đông” huyền thoại với giá vé rất cao 1200 USD/1 người. Đi tàu gợi cho du khách những cảm giác khó quên trong tác phẩm của đại văn hào Pháp Jiun Verne. Bạn sẽ được ở trong những cupe sang trọng theo kiểu thuộc địa những năm 20 suốt hai đêm một ngày. Thật không còn gì hấp dẫn hơn.
Ở Singapo thì phương tiện vận chuyển trong du lịch phát triển hơn hẳn các nước trong khu vực. Di chuyển vòng quanh Singapo là một điều dễ dàng. Một mạng lưới giao thông công cộng hữu hiệu bao gồm taxi, xe buýt, hệ thống tàu điện ngầm hiện đại đảm bảo việc di chuyển dễ dàng. Tàu điện ngầm đi đến hầu hết các trung tâm mua sắm và các điểm du lịch, thời gian vận chuyển nhanh, an toàn và giá thì rất rẻ so với mức thu nhập của người dân nước này và thậm chí còn rất rẻ so với Việt Nam. Đi các chặng trong thành phố từ 5-10km giá chỉ dao động tự 1-2 đô la Singapo ( tương đương từ 10-20.000 đồng Việt Nam). Gọi taxi ở Singapo cũng rất dễ dàng. Du khách có thể vẫy taxi vào bất cứ thời gian nào trên đường phố hoặc gọi đến trụ sở qua điện thoại. Nếu du khách muốn tự khám phá quốc đảo xinh đẹp này, họ còn có thể sử dụng xe buýt Singapore Explorer để đi lại mọi nơi trong 3 ngày. Vé này thường kèm tấm bản đồ thành phố rất hữu hiệu cho khách du lịch cùng với các chỉ dẫn về các điểm thăm quan trên đó. Như vậy, du khách đi du lịch Singapo tự túc ( không qua đại lý du lịch tại nước mình) vẫn có thể tự khám phá quốc đảo này mà không cảm thấy lo lắng về vấn đề di chuyển và các thông tin chỉ dẫn thăm quan. Đi du lịch Việt Nam hiện nay đối với du khách quốc tế quả là không dễ. Các phương tiện công cộng phục vụ khách du lịch hầu như không có, do đó khách thường lo ngại khi quyết định chuyến du lịch tự mình đi đến Việt Nam.
* Đường hàng không
Nói về phương tiện vận chuyển khách du lịch quốc tế đến thì quan trọng nhất là vận chuyển bằng đường hàng không. Hàng không quốc gia Thái Lan (Thai airways) và hàng không quốc gia Singapo (Singapore Airlines) là hai hãng hàng không lớn không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà cả trên thế giới. Hai hãng hàng không này khai thác rất nhiều đường bay quốc tế đến nước mình. Do vậy du khách tại các quốc gia phát triển trên khắp thế giới có thể đi du lịch Thái Lan và Singapo dễ dàng không phải quá cảnh qua bất cứ quốc gia nào khiến chi phí đi lại bị tăng cao. Đó là lý do tại sao khách du lịch đến hai đất nước này có số lượng khách cao và đa dạng như vậy. Ngành công nghiệp du lịch đường hàng không của Singapo đón được hơn 4 triệu hành khách mỗi năm, cao hơn cả số lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng tất cả các phương tiện các năm gần đây. Hơn thế nữa hai quốc gia này lại có những sân bay quốc tế có quy mô hoành tráng cũng nhất nhì Đông Nam Á. Sân bay quốc tế Changi của Singapo hiện nay nổi tiếng về sự hiện đại trong hoạt động và thiết kế đẹp, là sân bay tốt nhất thế giới về kiểm tra hành khách, khám xét hành lý và khai hải quan. Qua khảo sát 8 triệu hành khách về chất lượng phục vụ của 170 sân bay lớn tạp chí Skytrax ( Anh) đã công bố bảng xếp hạng hàng năm về các sân bay tốt nhất thế giới và trong năm 2007 sân bay Changi xếp thứ ba tren thế giới chỉ sau sân bay Chep lap kok của Hồng Kông và sân bay Incheon của Hàn Quốc. Sân bay phục vụ hơn 70 hãng hàng không bay đến hơn 160 thành phố của 53 quốc gia. Sân bay Changi được bầu là trung tâm mua sắm miễn phí và dịch vụ giải trí thư giãn tốt nhất. Ngoài việc có sân bay Changi đứng đầu thế giới với đội bay mới nhất và lớn nhất, đảm bảo độ an toàn cao nhất cho hành khách, hàng không Singapo còn quan tâm tới việc làm vừa lòng khách hàng về mặt ăn uống và giải trí trên máy bay. Trong sân bay thì có đầy đủ các dịch vụ phục vụ hành khách từ internet miễn phí, trung tâm thể dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi dành cho trẻ em, tàu điện skytrain phục vụ đi lại giữa hai terminal, dịch vụ giữ trẻ, các quầy dịch vụ cho thuê xe, đặt phòng, siêu thị 24/24h, dịch vụ thông tin khách hàng vv… đáp ứng được tất cả những yêu cầu của hành khách và làm hài lòng bất cứ vị khách nào. Còn Thái Lan thì có hai sân bay quốc tế. Sân bay cũ là sân bay Donmuang cũng đã rất lớn nhưng với tốc độ tăng trưởng và tần suất bay, năm vừa qua Thái Lan đã chính thức cho hoạt động sân bay quốc tế mới- sân bay Suvarnabhumi. Các nhà chức trách cảng Hàng không dự báo rằng trong thời gian từ 3-5 năm tới cảng hàng không Suvarnabhumi có thể đón 55 triệu lượt khách mỗi năm.
Một lý do khác cũng không kém phần quan trọng trong việc thu hút lượng khách quốc tế đến Thái Lan và Singapo là hai quốc gia này có rất nhiều hãng hàng không giá rẻ đang đón khách quốc tế và khai thác các chuyến bay nội địa. Singapo thì có hàng không Tiger Airways, Thái Lan thì có 4 hãng hàng không giá rẻ là Bangkok Airways, Air Asia, Nok Air và One two go airlines. Vì giá của các hãng hàng không này khá hấp dẫn nên giá thành tổng đi tour đến Thái Lan và Singapo rẻ hơn rất nhiều so với đi đến Việt Nam- nơi mà giá vé máy bay vẫn còn khá cao so với các nước trong khu vực.
3. Yếu tố con người trong hoạt động du lịch
Theo như người Nhật nói thì trong mọi hoạt động kinh doanh yếu tố con người là quan trọng nhất. Đó là một chân lý được mọi người thừa nhận. Để thu hút được khách du lịch quốc tế thì cần sự góp sức của toàn dân.
3.1 Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch có thể nói là người quan trọng nhất để đưa nền văn hóa của nước mình giới thiệu cho các du khách quốc tế. Họ là đại diện của nước nhà đón khách do vậy khách có yêu quý đất nước họ đến hay không, có ấn tượng tốt và muốn quay trở lại hay không thì công sức lớn là từ người hướng dẫn viên. ở Singapo và Thái Lan để được trở thành hướng dẫn chuyên nghiệp được cấp thẻ phải học rất vất vả và trải qua quá trình thi cử cũng rất khó khăn. Chính vì lý do đó họ có đội ngũ hướng dẫn viên rất chuyên nghiệp. Hơn thế nữa đội ngũ hướng dẫn viên này rất biết cách chào mời và dẫn khách đến những nơi giải trí, những nơi bán hàng để làm giàu thêm cho những cơ sở kinh doanh đi kèm với du lịch ở đất nước mình. Hướng dẫn viên của Thái Lan đôi khi có thể đi cùng khách đến 12h đêm để giúp khách khám phá các show, xem boxing Thái, thưởng thức massage Thái, mua sắm đồ trang sức, đi các quán bar, nhà hàng...Về phần các dịch vụ ngoài chương trình họ nắm rất rõ và luôn làm hài lòng bất cứ yêu cầu nào của du khách miễn không vi phạm luật của quốc gia.
3.2 Điều hành du lịch
Điều hành du lịch là những người thiết kế tour du lịch, đặt các dịch vụ cho khách và bàn giao mọi chi tiết về đoàn khách cho hướng dẫn viên trước khi đón một đoàn khách quốc tế vào đất nước mình. Điều hành của Thái Lan và Singapo có một điểm khá hơn điều hành Việt Nam là họ làm việc rất chăm chỉ bất kể thời gian là tối hay sáng sớm. Bất cứ khi nào có trường hợp cần giải quyết, bất cứ phát sinh nào xảy ra ho thường ngay lập tức đến gặp đoàn khách và giải quyết nhanh chóng. Điều hành Việt Nam thường chỉ làm việc trong giờ hành chính, và ít có thói quen đến gặp đoàn khách mà chỉ giao phó toàn bộ đoàn cho hướng dẫn viên. Như vậy có một điều dễ nhận thấy là điều hành tại Thái Lan và Singapo có sự nhiệt tình và chu đáo nhất định hơn điều hành Việt Nam.
3.3 Các đối tượng khác
Người dân địa phương phải là những người hiếu khách, nhiệt tình, yêu mến du khách quốc tế để họ cảm thấy mình như một vị khách quý được đón tiếp chu đáo trên đất khách quê người. Đi đến bất cứ vùng đất lạ nào khác quê hương của mình, ai cũng muốn được an toàn và thoải mái để có thể tận hưởng tối đa thời gian và tiền bạc khám phá vùng đất mới. Có thể nói người Thái Lan và Singapo là những vị chủ nhà hiếu khách và nhiệt tình bật nhất ở Đông Nam Á. Tất cả thể hiện từ mọi khâu của hoạt động đón tiếp khách du lịch, có lẽ trong từng công dân hai nước này đều thấm nhuần những chính sách quốc gia về du lịch. Chỉ vừa đặt chân đến Singapo bạn đã bắt gặp nụ cười thân thiện của hải quan nước này- điều này hải quan Việt Nam chưa làm được. Hải quan Singapo hướng dẫn rất nhiệt tình, hỏi thăm và chào hỏi mỗi vị khách đến quốc gia này. Còn ở Thái Lan, nếu bạn đi theo các tour du lịch trọn gói đến đây, ngay khi ra khỏi sân bay, bạn sẽ được những cô gái Thái Lan đón chào bằng động tác vái chào, nụ cười thân thiện và vòng hoa lan truyền thống đeo trên cổ. Rồi họ còn chụp ảnh cho từng du khách ( tức nhiên sau đó họ cũng kinh doanh bán ảnh cho du khách nếu du khách có nhu cầu muốn mua) rồi hướng dẫn lên xe và sắp xếp hành lý cho du khách. Quả là một khâu đón tiếp trang trọng và chuyên nghiệp, vừa làm hài lòng khách, vừa có thể lấy được tiền ngay khi khách đặt chân đến mảnh đất này. Trong những ngày thăm quan ở Singapo, nếu chẳng may du khách bị lạc đường hoặc lạc đoàn chưa biết cách tìm đường về, du khách có thể hỏi thăm bất cứ người dân nào của quốc đảo này bạn sẽ được chỉ dẫn nhiệt tình và họ còn cho bạn mượn điện thoại miễn phí để liên hệ với hướng dẫn, khách sạn hay người thân. Trong chuyến thăm quan của du khách ở Thái Lan, đến đâu bạn cũng gặp những người bán hàng thân thiện. Bạn có thể mặc cả giá hàng hóa, được chọn lựa hàng hóa thoải mái mà không mua người bán vẫn rất niềm nở đón tiếp với nụ cười luôn nở trên môi
4. Kinh nghiệm từ những chính sách và những sáng kiến thiết thực của nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các cơ quan quản lý du lịch
4.1 Loại bỏ các phiền toái và lo lắng cho du khách trong chuyến du lịch
- Có một việc làm mà chính phủ hai nước Thái Lan và Singapo đã làm triệt để để không gây phiền toái đến khách quốc tế đó là tại các điểm thăm quan không bao giờ có trường hợp khách bị chèo kéo để sử dụng dịch vụ và ăn xin như ở các điểm du lịch ở Việt Nam. Đây là một yếu tố khiến khách du lịch quốc tế hài lòng và đánh giá cao.
- An ninh du lịch và an toàn cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của du khách quốc tế. Singapo hiện nay được coi là một trong những điểm thăm quan an toàn nhất thế giới. Các biện pháp an ninh được thắt chặt trong các khu vực quan trọng, những nơi nhạy cảm khác nhằm đảm bảo Singapo vẫn tiếp tục là điểm đến an toàn trong tương lai.
- Vấn đề an toàn giao thông cũng được du khách quan tâm khi đi du lịch tại nước ngoài. Tại Singapo, các phương tiện giao thông đi rất đúng luật, tai nạn giao thông rất ít vì mọi người có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Người tham gia giao thông, đặc biệt là du khách thường hay đi bộ để thăm quan có thể yên tâm sang đường vì ở bên Singapo có một sáng kiến rất hay được áp dụng cho khách đi bộ: Khi người đi bộ muốn sang đường, họ chỉ cần ấn nút trên cột đèn tín hiệu là xe đoàn xe ô tô sẽ dừng và người đi bộ có thể qua đường. Thật là hiện đại!
4.2 Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch
Thái Lan và Singapo đều tự nhận thức được rằng muốn phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chiến lược ưu tiên phát triển du lịch này phải thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện, đưa du lịch phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Hệ thống cơ chế chính sách phải xuất phát từ những đặc trưng của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao, mang tính toàn cầu hoá, khu vực hoá. Du lịch càng phát triển thì tính chất xã hội hoá của nó càng cao, sự liên ngành và phạm vi hoạt động cuả nó càng rộng rãi. Ngoài ra, cơ chế và các chính sách phát triển du lịch phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ở từng thời điểm.
Nhà nước Thái Lan trong những năm khủng hoảng kinh tế Châu Á đã đưa ra chính sách rất hợp lý, đó là chương trình “ Amarzing Thailand” giảm giá mạnh các dịch vụ liên quan đến du lịch đã thu hút một lượng lớn chưa từng có khách du lịch đến thăm quan và mua sắm tại đất nước này. Chính thành quả của hoạt động du lịch này đã khiến Thái Lan thoát nhanh khỏi khủng hoảng kinh tế và được các quốc gia trên thế giới ca ngợi và đưa ra làm bài học trong các trường đào tạo về du lịch.
Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra nhận xét trên báo chí: Kinh tế du lịch ở một số nước phát triển mạnh, không phải là sự ngẫu nhiên, đột xuất mà do nhà nước đã quan tâm, đặt ra mục tiêu đưa Du lịch thành một ngành kinh tế quan
Singapo cũng có bước tiến dài trên con đường phát triển du lịch. Với nỗ lực của Cục xúc tiến du lịch Singapo, của các cơ quan hữu quan Chính phủ và các danh nghiệp, Singapo được dự kiến xây dựng đất nước thành một thủ đô của du lịch, một bức tranh sinh động và hấp dẫn của ngành công nghiệp trong tương lai không xa. Viễn cảnh tương lai đó sẽ được thực hiện qua 6 định hướng chiến lược:
- Xác định lại vị trí của ngành du lịch.
- Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phát triển du lịch như một ngành công nghiệp.
- Quy hoạch không gian phát triển du lịch.
- Hợp tác cùng có lợi.
- Phấn đấu xây dựng một cường quốc du lịch.
Về tổng thể, 6 định hướng chiến lược đó hình thành một mô hình kiến trúc tầm chiến lược, một phác thể để phát triển du lịch trong thế kỷ 21.
4.3 Chiến lược sản phẩm du lịch
Hai nước đều chú trọng thực hiện chiến lược sản phẩm đặc thù, chất lượng tốt, giá thành hạ để nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Chiến lược sản phẩm như vậy, đặc biệt là chiến lược sản phẩm du lịch, phụ thuộc vào công tác quản lý hệ thống doanh nghiệp, đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hệ thống doanh nghiệp du lịch nước ngoài bao gồm các hãng, công ty du lịch (lữ hành), doanh nghiệp khách sạn và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác, hoạt động chuyên môn hóa theo ngành nghề. Trong quản lý doanh nghiệp, kinh nghiệm đáng chú ý của nước ngoài là phân loại doanh nghiệp và phân hạng khách sạn để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Trong quá trình hoạt động đã hình thành các Hiệp hội du lịch, Hiệp hội khách sạn hoặc Hiệp hội hỗn hợp nhiều loại hình doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc trên toàn thế giới, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Ví dụ Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA) thành lập năm 1951 bao gồm các thành viên là 2000 tổ chức lữ hành, 95 cơ quan du lịch quốc gia và địa phương, 65 hãng hàng không và tàu biển, 557 khách sạn, 434 đại lý du lịch; ngoài ra còn có 16.000 hãng lữ hành, khách sạn là thành viên của 79 chi hội thuộc trên 40 quốc gia trên thế giới…
Các quốc gia, các địa phương dựa vào những lợi thế so sánh để tạo nên những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn khách đến du lịch và du khách với các sản phẩm du lịch độc đáo nên đã thu hút só lượng khách quốc tế ngày một đông. Tại Băngkok (Thái Lan) có các cửa hàng miễn thuế bán các sản phẩm truyền thống giá rẻ, chất lượng cao, các mặt hàng xa xỉ phẩm của các nước nổi tiếng, các loại quần áo hợp mốt của các nhà thiết kế có tên tuổi, nhằm thu hút khách du lịch. Tư tưởng chỉ đạo hoạt động du lịch của Thái Lan là: Luôn tìm cách thoả mãn nhu cầu của khách hàng về vật chất, tinh thần và tâm lý. Khẩu hiệu phục vụ khách hàng là gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầu tiên đến Thái Lan và làm cho khách hài lòng đến điểm cuối cùng; 80% số người nước ngoài vào Thái Lan chỉ cần ghi tên là xong, không phải cần nhiều thủ tục phiền hà.
4.4 Chính sách giá
Để so sánh giá của chương trình du lịch trọn gói thì Việt Nam có thể lấy Thái Lan để so sánh vì Thái Lan và Việt Nam gần giống nhau hơn về tiềm lực kinh tế , mức sống cũng như giá của sản phẩm du lịch. Singapo có lẽ khó so sánh hơn vì Singapo đang là nước phát triển hơn và mức sống của họ cũng cao hơn Việt Nam rất nhiều. Mặc dù Thái Lan có mức sống cao hơn và là nước phát triển hơn Việt Nam nhưng giá tour đi Thái Lan so với giá tour khách quốc tế vào Việt Nam lại thấp hơn rất nhiều. So sánh một cách tương đối thì giá tour đi Việt Nam phải đắt gấp rưỡi, có khi gấp đôi giá tour cho khách quốc tế vào Thái Lan dựa trên độ dài tour và dịch vụ cung cấp tương đương. Còn về tour đi Singapo thì nếu tính toán trên mức sống của người dân Singapo và người Việt Nam thì giá tour tại Singapo cũng vẫn rẻ hơn Việt Nam. Chính vì vậy khách quốc tế mới chọn Thái Lan và Singapo để đến du lịch nhiều hơn là chọn Việt Nam. Tại sao họ làm được vậy. Có lẽ đây cũng là một cách làm hay để Việt Nam học tập chăng? Giá tour của Thái Lan và Singapo luôn được bán ra cho các đối tác nước ngoài để đưa khách nước ngoài vào rẻ hơn giá trị thực tế của các dịch vụ cung cấp. Họ dám làm như vậy vì trong bất cứ chương trình tour nào họ cũng cài thêm các điểm mua sắm bắt buộc. Và chính tiền hoa hồng từ việc mua sắm của khách là số tiền họ bù vào việc giá tour bán rẻ của họ. Du khách được đưa đến các điểm thăm quan dù họ có mua sắm hay không thì bên công ty du lịch đón khách vẫn được một khoản tiền nhất định. Giữa các nhà cung cấp dịch vụ đi kèm du lịch và các công ty du lịch ở Thái Lan và Singapo có sự quan hệ chặt chẽ và cùng nhau tìm cách “móc” thật nhiều tiền từ du khách quốc tế mà vẫn làm du khách hài lòng. Lý do làm du khách vẫn hài lòng khi mua sắm là những điểm mua sắm này họ luôn luôn có những màn trình diễn và có những dịch vụ đi kèm hấp dẫn để làm thỏa mãn du khách chứ không phải họ chỉ có bán hàng hóa không thôi. Ví dụ như ở Thái Lan, khi dẫn vào thăm quan “Trại rắn” nơi bán các sản phẩm làm từ rắn họ có show trình diễn về cách bắt rắn, lấy nọc độc của rắn, giới thiệu các loại rắn để khách tìm hiểu thêm về thế giới loài rắn. Còn ở “ Trung tâm đồ da” thì họ giới thiệu cho du khách biết về da của các loài như cá sấu, rắn, voi, bò, trâu… khác nhau thế nào, và còn dạy về cách phân biệt thế nào là da giả và da thật. ở Singapo thì khách hay được dẫn đi mua sắm vàng bạc đá quý và dầu gió. Tại nơi giới thiệu đồ trang sức các hướng dẫn viên hoặc nhân viên trung tâm sẽ giới thiệu cho khách về các khai thác các loại đá quý, ngọc quý… tư vấn về độ tuổi và tuổi tương ứng với các con giáp thì nên dùng loại đá, ngọc, vàng, bạc như thế nào. Kể cả khi khách không mua gì thì họ cũng có cơ hội được biết thêm về các sản phẩm và được ngắm nhìn những sản phẩm được chế tác kỳ công và nghệ thuật tại đó. Tại nơi bán các sản phẩm về dầu gió hay thuốc, đôi khi khách còn được khám miễn phí hay được xoa bóp miễn phí kể cả không mua hàng. Và một điều rất đặc biệt ở các trung tâm giới thiệu sản phẩm này, họ có nhân viên đủ các ngoại ngữ để đón tiếp từng đối tượng khách. Khách Việt Nam sẽ có người đón tiếp tiếng Việt, khách Trung Quốc thì có người giới thiệu tiếng Trung… Như vậy khách hàng có thể dễ dàng mua sắm và cũng cảm thấy họ được trân trọng vì tới bất cứ điểm nào họ cũng được đón tiếp nồng nhiệt và chu đáo.
4.5 Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch
Mục đích của xúc tiến là tăng cường quảng cáo trong du lịch nhằm giới thiệu, hình thành, định hướng các sản phẩm du lịch của đất nước đối với du khách, xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo là một chi phí nhưng rất cần thiết trong du lịch, hiệu quả rất lớn, khó lượng hoá. Tổ chức du lịch thế giới chẳng những quan tâm đến số thu nhập ngoại tệ do du lịch mang lại, sự tiến bộ của giao thông- vận chuyển, thông tin liên lạc ... mà còn theo dõi sát ngân sách chi cho xúc tiến của các thành viên, khuyến khích các nước đẩy mạnh xúc tiến du lịch.
Xúc tiến du lịch được hai nước rất chú ý, nhà nước tài trợ kinh phí rất lớn và cho thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu. Singapore có Cục xúc tiến du lịch đặt văn phòng ở nhiều nước trên thế giới. Cục xúc tiến du lịch là cầu nối du lịch từ các quốc gia trên thế giới đến với đất nước Singapo. Ví dụ Cục xúc tiến du lịch Singapo là nơi các doanh nghiệp du lịch Việt Nam làm việc để tìm hiểu về các doanh nghiệp du lịch Singapo để đặt quan hệ gửi và nhận khách, là nơi giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều thông tin về du lịch Singapo để quảng bá về đất nước này nhằm thu hút khách Việt Nam đi du lịch Singapo
Theo tổ chức Du lịch Thế giới: Ngân sách xúc tiến du lịch của các nước hàng năm đều tăng. Ngân sách du lịch của 84 nước là hội viên tổ chức du lịch Thế giới vào đầu thập kỷ 80 đã lên tới 2000 triệu USD/ năm (2 tỷ) 43 nước báo cáo con số cụ thể về tổng số ngân sách chi cho xúc tiến năm 1991 là 1,312 tỷ USD, năm 1992 là 1,416 tỷ. Chính phủ Singapo đã chi 100 triệu USD cho giai đoạn 1996 - 2000 để phát động chiến dịch xây dựng Singapo thành thủ đô du lịch. Theo các nhà phân tích quốc tế thì 1 USD bỏ ra cho tuyên truyền quảng cáo du lịch sẽ thu về bình quân 500 USD; tuy nhiên tuỳ theo các yếu tố văn hoá, lịch sử, khí hậu, thắng cảnh, ăn uống... chỉ số này chỉ có sự khác nhau giữa các vùng. Ví dụ, vùng Châu Á - Thái Bình Dương nếu có 1 USD bỏ ra cho quảng cáo du lịch sẽ chỉ thu được 150 USD, nhưng ở Châu Âu lại lên đến 635 USD.
Các nước du lịch phát triển đều đặt đại diện du lịch quốc gia, dưới hình thức văn phòng hay Đại diện du lịch ở nước ngoài để làm công tác xúc tiến, quảng bá, nghiên cứu thị trường thu hút khách vào nước mình, coi đây là phương tiện quan trọng xúc tiến quốc tế. Theo điều tra của Tổ chức du lịch thế giới thì hiện nay chỉ có khoảng 14% số nước không có Văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài, nhưng họ giao chức năng này cho Sứ quán đảm nhiệm. Thái Lan có 13 văn phòng và 12 đại diện, Singapo có 16 văn phòng và 8 đại diện... Số nhân viên làm ở các văn phòng du lịch quốc gia ở nước ngoài của các nước tương đối nhiều.
Hội chợ, hội nghị du lịch quốc tế và các sự kiện trong nước như liên hoan nghệ thuật, Olympic, các sự kiện thể thao... là một trong những hình thức xúc tiến, quảng cáo du lịch hiệu quả nhất. Các nước ASEAN có kế hoạch chung cùng tổ chức hội nghị, hội thảo và sự kiện thể thao, văn hoá của thế giới. Singapo là một trong 10 nước đứng đầu Châu Á về việc tổ chức các sự kiện (hội thảo, hội nghị, triển lãm quốc tế...)
Nhằm thu hút khách du lịch quốc tế, các nước ASEAN đang tăng nỗ lực hướng vào loại khách quay trở lại hai hoặc nhiều lần. Hiện nay, các nước ASEAN đang phát động quảng bá các điểm du lịch và mời chào các loại hình du lịch mới hơn, gồm cả các chương trình trọn gói theo mùa đặc thù; đồng thời cũng có những bước đi nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch như kết hợp du lịch sinh thái với việc tham quan các khu nhân tạo. Hầu hết các nước ASEAN đều thực hiện "Năm du lịch", để tập trung vào việc quảng bá, giới thiệu rộng rãi những điểm du lịch, nêu bật văn hoá, lịch sử và nghệ thuật của một quốc gia cụ thể. Thái Lan đã tiên phong trong việc này năm 1997.
Thái Lan và Singapo là hai nước còn rất chú trọng đến việc đi tiếp thị tại nước ngoài. Một ví dụ điển hình có thể nêu ra ở đây là các khu du lịch của Thái Lan và Singapo còn tự bỏ kinh phí của mình để làm những chuyến giới thiệu sản phẩm đến nước ngoài như Việt Nam chẳng hạn. ở Phuket- Thái Lan có một show diễn rất nổi tiếng là Fantasea Show. Giá một show diễn 1.5h đồng hồ này là 1500 baht, tương đương với 750.000 vnd/ người có hai show diễn một ngày với số lượng khách mỗi show lên tới hàng nghìn người. Đại diện của show này hàng năm đều đến Việt Nam để làm việc với các công ty du lịch ở Việt Nam, đặt mối quan hệ và cập nhật những thông tin mới nhất về show diễn này để các công ty du lịch Việt Nam giới thiệu và bán cho khách. Mặc dù theo thống kê thì khách du lịch Việt Nam đến Phuket còn rất hạn chế nhưng họ vẫn đều đặn chi kinh phí cho các chuyến đi tiếp thị sản phẩm này. Còn ở Singapo, khu vui chơi giải trí Sentosa nổi tiếng cũng đã làm các cuộc tiếp thị tương tự như Thái Lan đến Việt Nam. Đại diện của Sentosa khi đến làm việc với các công ty du lịch Việt Nam không những họ giới thiệu về dịch vụ của mình, về những điểm mới hàng năm mà họ còn mang theo nhiều tấm pa nô, áp phích, banner để các công ty du lịch quảng bá họ họ, mang theo cả quà tặng để tặng cho những khách đăng ký tour du lịch Singapo có kèm đi đảo Sentosa. Như vậy mới thấy được tầm nhìn và việc làm của họ có vai trò rất lớn trong việc lôi kéo ngày càng đông khách du lịch đến đất nước mình.
Một hình thức xúc tiến du lịch nữa không kém phần hiệu quả mà kinh phí lại thấp đó là quảng bá qua website du lịch của đất nước mình. Có thể nói Singapo làm rất tốt vấn đề này. Chúng ta có thể rất dễ dàng tìm kiếm được trang web về du lịch của Singapo khi tìm kiếm trên “google” với từ khóa “ Du lịch Singapore” là www.visitsingapore.com. Điều độc đáo ở đây là trang web này chúng ta có thể đọc bằng tiếng Việt. Phải chăng trang web làm riêng cho Việt Nam? Thực ra đó chính là trang web quảng bá du lịch Singapo của Bộ du lịch Singapo và là trang web phục vụ cho rất nhiều đối tượng vì trong danh mục ngôn ngữ của trang web có tới 16 ngôn ngữ. Điều này chứng tỏ Bộ du lịch Singapo rất biết cách quảng bá du lịch của đất nước mình. Như vậy mới thấy Việt Nam chúng ta vẫn chưa chú trọng nhiều đến xúc tiến qua mạng cho các quốc gia khác. Trang web chính thức quảng bá du lịch của Tổng cục du lịch Việt Nam chỉ có 4 ngôn ngữ chính.
4.6 Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát triển bền vững
Hầu hết các nước trong quá trình phát triển du lịch đều chú ý bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, tăng cường quản lý, khai thác tính đặc thù của dân tộc. Thái Lan hiện đang phải điều chỉnh định hướng phát triển du lịch đã đề ra trong những năm 1980, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và hoạt động Sextour, mà lành mạnh dần hoạt động du lịch.
Trong phát triển du lịch hiện nay đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: ô nhiễm môi trường, rác thải, tắc nghẽn giao thông ... Giữa du lịch và môi trường có mối quan hệ nhân quả. Du lịch là một ngành rất nhạy cảm với môi trường, chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường ô nhiễm, tác động, hạn chế đến khả năng phát triển.
Singapo làm rất tốt vấn đề này. Hiện nay tất cả khách quốc tế đến du lịch một phần cũng là do muốn tận mắt nhìn thấy đất nước Singapo, xem tại sao Singapo được coi là đất nước “xanh” nhất hành tinh. Singapo có những quy định rất khắc nghiệt trong luật về vấn đề bảo vệ môi trường như phạt nặng khi xả rác ra đường, hút thuốc lá nơi công cộng, xe xây dựng làm bẩn đường và ô nhiễm không khí…Chính vì lý do này, nhân dân quốc đảo này rất nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ và rất có ý thức bảo vệ môi trường. Hơn thế, ngay từ khi du khách bước chân đến mảnh đất này, hướng dẫn viên cũng hướng dẫn và thông báo rất kỹ về các điều luật này nên du khách cũng vì những cảnh báo này mà không vi phạm luật lệ bảo vệ môi trường của Singapo. Việc này cho thấy chính quyền quốc đảo này đã thành công cả trong việc truyền bá luật lệ bảo vệ môi trường đối với người dân trong nước và cả khách nước ngoài mà ít quốc gia làm được.
5. Những kinh nghiệm từ các yếu tố khác
5.1 Lễ hội
Một trong các yếu tố để thu hút khách du lịch đến thăm quan một đất nước là muốn tìm hiểu nền văn hóa của quốc gia đó. Nét đặc sắc nhất của một nền văn hóa được thể hiện qua các lễ hội tại đó. ở Singapo có những lễ hội rất dài như lễ hội Deepavali kéo dài đến 1 tháng với nhiều hoạt động thu hút đông đảo khách quốc tế. Đó là một lễ hội của nền văn hóa ấn Độ diễn ra vào tháng 8 hàng năm. Trong dịp lễ hội đèn đường thắp sáng cả khu tiểu ấn, có các hoạt động ngoài trời, các trang phục dân tộc, tràng hoa nhài, đồ gốm tinh tế được bày trên đường Serangoon để du khách thỏa sức chọn đồ lưu niệm. Một lễ hội khác được thế giới biết đến nhiều nhất là hội đèn giáng sinh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Suốt thời gian này, con đường sầm uất và trung tâm nhất của Singapo- Orchard road rực rỡ với hàng ngàn ngọn đèn hoa lệ soi sáng cho nhiều tiết mục trình diễn vui mắt. Những cửa hàng và khách sạn đua nhau trang trí làm thế nào để rực rỡ nhất và đẹp nhất. Thời gian này giá tour tại Singapo tăng lên gấp rưỡi, thậm chí gấp hai lần vậy mà đôi khi còn không có phòng để cung cấp cho khách du lịch. Như vậy mới thấy được vai trò rất lớn của lễ hội quốc gia trong việc tổ chức những lễ hội đặc sắc, vừa để phục vụ người dân vừa là một nét văn hóa đặc sắc để thu hút khách du lịch quốc tế. Nghĩ đến Việt Nam thì có lẽ ta chưa có một lễ hội nào có tầm ảnh hưởng lớn đến lượng khách quốc tế vào đến như vậy.
Thái Lan cũng có hai lễ hội lớn được thế giới biết đến đó là lễ Songkran và Loi Krathong. Lễ Songkran diễn ra từ 13-15/4, đó chính là tết của người Thái. Vào những ngày này người Thái té nước lên người nhau, treo những vòng hoa và vẽ mặt đủ màu sắc cầu vồng. Lễ Loi Krathong là lễ rước đèn, là lễ hội đẹp nhất Thái Lan. Vào ngày này người Thái vái lạy thần nước, đem đến sông, suối, ao, hồ rực sáng bởi những con thuyền nhỏ hình hoa sen làm bằng lá chuối hoặc các vật liệu khác thắp nến được thả trôi lềnh bềnh trên mặt nước. Thời gian lễ hội này lượng người Thái ở nước ngoài về Thái cũng tăng lên cùng với du khách quốc tế nên thời gian lễ hội tại các đi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL (173).doc