Đề tài Kinh doanh trạm xăng - Dầu

Tài liệu Đề tài Kinh doanh trạm xăng - Dầu: PHẦN TÓM TẮT Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân ngày càng nâng cao kéo theo nhu cầu của con người ngày một leo thang đặc biệt là những nhu cầu phục vụ cho việc đi lại. Song song đó, các chính sách khuyến khích các Hợp tác xã mở rộng các dịch vụ cũng được ban hành. Kinh doanh xăng - dầu là một trong những ngành đem lại lợi nhuận cao. Vì thế dự án đầu tư trạm xăng dầu tại hợp tác xã nông nghiệp An Châu được hình thành. MỤC LỤC Danh mục các bảng Danh mục các hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Trang 1.1 Cơ hội đầu tư ……………………………………………….1 1.2 Cơ sở pháp lý……………………………………………….1 1.3 Mục tiêu của dự án………………………………………….2 1.4 Giới thiệu sơ lược về dự án đầu tư………………………….2 CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM 2.1 Thị trường……………………………………………….. 3 2.1.1 Nhu cầu - đặc điểm của khách hàng…………………….. 3 2.1.2 Đối thủ cạnh tranh………………………………………. 4 2.2 Sản phẩm - Chiến lược của cơ sở An Châu……………... 6 2.2.1 Sản phẩm………………………………………………… 6 2.2.2 Chiến lược của cơ sở………………………………...

doc30 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kinh doanh trạm xăng - Dầu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN TÓM TẮT Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân ngày càng nâng cao kéo theo nhu cầu của con người ngày một leo thang đặc biệt là những nhu cầu phục vụ cho việc đi lại. Song song đó, các chính sách khuyến khích các Hợp tác xã mở rộng các dịch vụ cũng được ban hành. Kinh doanh xăng - dầu là một trong những ngành đem lại lợi nhuận cao. Vì thế dự án đầu tư trạm xăng dầu tại hợp tác xã nông nghiệp An Châu được hình thành. MỤC LỤC Danh mục các bảng Danh mục các hình CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Trang 1.1 Cơ hội đầu tư ……………………………………………….1 1.2 Cơ sở pháp lý……………………………………………….1 1.3 Mục tiêu của dự án………………………………………….2 1.4 Giới thiệu sơ lược về dự án đầu tư………………………….2 CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM 2.1 Thị trường……………………………………………….. 3 2.1.1 Nhu cầu - đặc điểm của khách hàng…………………….. 3 2.1.2 Đối thủ cạnh tranh………………………………………. 4 2.2 Sản phẩm - Chiến lược của cơ sở An Châu……………... 6 2.2.1 Sản phẩm………………………………………………… 6 2.2.2 Chiến lược của cơ sở……………………………………. 6 2.3 Ước lượng doanh số - doanh thu………………………... 8 2.3.1 Ước lượng doanh số…………………………………….. 8 2.3.2 Ước lượng doanh thu …………………………………... 10 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT - TỔ CHỨC KINH DOANH 3.1 Nghiên cứu kỹ thuật……………………………………. 11 Địa điểm xây dựng……………………………………... 11 Qui mô xây dựng và các hạng mục công trình…………. 11 Mua sắm trang thiết bị………………………………….. 13 3.1.4 Tiến độ thi công………………………………………… 13 Chi phí đầu tư ban đầu…………………………………. 14 Chi phí hao hụt sản phẩm - vận chuyển………………... 15 3.2 Tổ chức kinh doanh…………………………………….. 16 3.3 Chi phí hoạt động hàng năm…………………………………... 17 CHƯƠNG 4: TÀI CHÍNH - KINH TẾ XÃ HỘI 4.1 Qui hoạch nguồn vốn…………………………………. 18 Tổng nhu cầu vốn đầu tư ban đầu của dự án………….. 18 Phân loại vốn đầu tư…………………………………... 19 Kế hoạch vay và trả lãi vay vốn………………………. 19 4.2 Phân tích tài chính…………………………………….. 20 4.2.1 Kết quả kinh doanh…………………………………… 20 4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính……………… 21 4.3 Hiệu quả kinh tế xã hội………………………………. 21 Chương 5: KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC 24 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1.1 Mức sử dụng dầu của động cơ………………………………… 3 Bảng 2.2.2/a Chi phí phục vụ cho việc khai trương cửa hàng…………….… 7 Bảng 2.2.2/b Chi phí giới hạn cho trương trình khuyến mãi hàng năm…….. 8 Bảng 2.3.1/a Doanh số bán của đại lý Ngọc Tùng…………………………. 9 Bảng 2.3.1/b Doanh số của cửa hàng An Châu…………………………….. 10 Bảng 2.3.2 Doanh thu của cửa hàng An Châu………………………….…. 11 Bảng 3.1.4 Dự kiến dự án được thi công………………………………….. 13 Bảng 3.1.5 Chi phí đầu tư ban đầu của dự án……………………………... 14 Bảng 3.1.6/a Chi phí hao hụt sản phẩm…………………………………….. 15 Bảng 3.1.6/b Chi phí vận chuyển…………………………………………… 16 Bảng 3.2 Chi phí lương nhân viên ……………………………………… 17 Bảng3.3 Chi phí hoạt động hàng năm………………………………….. 17 Bảng 4.1.1 Nguồn vốn đầu tư…………………………………………….. 18 Bảng 4.1.3 Kế hoạch trả lãi và vốn vay…………………………………... 19 Bảng 4.2.1 Kết quả hoạt động của dự án……………………………….…. 20 Bảng 4.2.2 Chỉ tiêu đánh giá tài chính……………………………………. 21 DANH MỤC HÌNH Hình 3: Sơ đồ trạm xăng dầu An Châu…………………………………12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Cơ hội đầu tư Hiện nay, nếu một Hợp tác xã chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ bơm tưới thì lợi nhuận đem lại không đáng là bao. Chính vì lẽ đó, Đảng ủy và UBND tỉnh đã khuyến khích các Hợp tác xã mở thêm các dịch vụ bằng cách là hổ trợ vốn . Huyện Châu Thành tỉnh An Giang đặc biệt là thị trấn An Châu và xã Hòa Bình Thạnh là nơi tập trung các cơ sở gạch ngói và các cơ sở này mở ra ngày càng nhiều. Do đó nhu cầu sử dụng nhiên liệu để sản xuất gạch ngày càng tăng. Mặt khác, thị trấn An Châu là trung tâm buôn bán của người dân ra các xã, huyện với hệ thống đường nhựa và đường sông thuận lợi nên việc tiêu thụ xăng dầu ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, Hợp tác xã An Châu mở dịch vụ sẽ được Liên Minh tỉnh hổ trợ vốn 200.000.000 đồng. Những điều kiện trên thuận lợi cho việc xây dựng trạm xăng dầu An Châu thị trấn An Châu huyện Châu Thành tỉnh An Giang. 1.2 Cơ sở pháp lý Căn cứ theo thông tư số 14/1999 của BTM ngày 07/07/1999 của BTM. Căn cứ luật khuyến khích đầu tư trong nước và Nghị định số 51/1999/QĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)số 03/1999/QH10. Căn cứ luật khuyến khích đầu tư trong nước (sữa đổi) 03/1998/QH10 ngày 20/05/1988. 1.3 Mục tiêu của dự án Việc xây dựng cơ sở xăng - dầu cho Hợp tác xã nhằm tạo thế chủ động nguồn cung cầp nhiên liệu đầy đủ, kịp thời phục vụ cho người dân trong xã, thị trấn. Từ lợi nhuận của việc kinh doanh này sẽ góp phần không nhỏ vào việc làm tăng thu nhập cho xã viên đồng thời có thể làm giảm mức thu thuỷ lợi phí cho nông dân. Bên cạnh đó, hoạt động này bước đầu mở rộng các loại hình dịch vụ ở các Hợp tác xã nông thôn nói chung và Hợp tác xã nông nghiệp thi trấn An Châu nói riêng, đưa Hợp tác xã trở thành Hợp tác xã kiểu mới. 1.4 Giới thiệu sơ lược về dự án đầu tư: Dự án xăng dầu được thực hiện với: Tên: Cửa hàng xăng - dầu An Châu. Qui mô xây dựng: 1240m2 (dài 40m, rộng 31m). Địa diểm thực hiện: Ấp Hoà Long I - thị trấn An Châu - huyện Châu Thành tỉnh An Giang Thời gian bắt đầu xây dựng: 08/2005. Thời gian bắt đầu kinh doanh:01/01/2006. Dự án hoàn vốn đầu tư trong 7 năm. Cửa hàng xăng - dầu được đặt trong khu vực sản xuất gạch ngói, là giao điểm của các phương tiện lưu thông ra xã, huyện, tỉnh. CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM 2.1 Thị trường 2.1.1 Nhu cầu - đặc điểm của khách hàng Phần lớn, người dân ở thị trấn An Châu và xã Hoà Bình Thạnh sống bằng nghề nông và làm gạch là chủ yếu với 480 cơ sở gạch chiếm 62,1%/ tổng số cơ sở gạch trong huyện, 558 lò nung chiếm 67,8%/ tổng số lò và bình quân có 359 cơ sở có máy chạy gạch (nguồn:phòng Kinh tế huyện Châu Thành tỉnh An Giang). Ở đây, họ chỉ làm được 2 vụ lúa ( Đông Xuân – Hè Thu) nhưng sản xuất thì hầu như là quanh năm. Nếu cơ sở nào có đất, có máy chạy gạch, có lò nung thì họ vừa sản xuất gạch sống vừa bán gạch chín. Nếu không thì họ có thể lựa chọn hoặc là sản xuất gạch sống hay là bán gạch chín tuỳ theo điều kiện của họ. Đối với cơ sở có máy chạy gạch, nhiên liệu chính để cho động cơ hoạt động là dầu DO (nhiên liệu diezen). Một ngày nó có thể cho ra 1 – 1,2 muôn gạch. Tuỳ theo đất tốt, xấu mà họ sử dụng lượng dầu khác nhau. Bảng 2.1.1 Mức sử dụng dầu của động cơ Loại Dầu DO Đất tốt 9 lít/ 1muôn gạch Đất xấu 14 - 16lít/1muôn gạch (Nguồn: cơ sở gạch Thuận Ý) Hơn nữa, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, thu nhập của họ ngày càng khắm khá hơn trước nên việc mua sắm các phương tiện đi lại trong gia đình ngày càng một nhiều. Ban đầu họ sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại nhưng bây giờ hầu như nhà nào cũng có một chiếc xe honda thậm chí còn nhiều hơn nữa. Do đó nhu cầu sử dụng xăng - dầu ngày càng nhiều. Mặt khác, kênh Chắc Cà Đao nối liền với sông Hậu và đây là nơi tập trung các lò gạch , điều này đã làm cho số lượng tàu, bè về đây ngày càng nhiều và các lò gạch trở thành bến dừng chân của chúng để chúng giao dịch – buôn bán gạch. Vì thế đã góp phần tiêu thụ xăng ở địa phương này. Với đường giao thông thuận tiện cả đường sông và đường bộ thì một ngày một chủ cơ sở xăng - dầu có thể bán được trên 1300 lít dầu DO và 1500 lít xăng (Nguồn:đại lý xăng dầu Út Nhơn). Mặc dù, đời sống của người dân đã khá hơn trước nhưng việc họ tiếp xúc sử dụng các phương tiện hiện đại (các dụng cụ sử dụng gas, điện) phục vụ cho bếp núc vẫn còn hạn chế. Đa số họ sử dụng chất đốt bằng củi, bằng dầu, đặc biệt là người dân xã Hoà Bình Thạnh mà cho dù họ có biết cách sử dụng đi chăng nữa thì họ vẫn còn ngần ngại vì sợ xảy ra tai nạn. Do đó biện pháp cuối cùng là họ sử dụng các chất đốt trên là chủ yếu chỉ một số ít là dùng gas, điện . . và một ngày một chủ cơ sở có thể bán 180 lít dầu (Nguồn: đại lý xăng - dầu Ngọc Tùng – ấp Hoà Tân – xã Hoà Bình Thạnh). Bên cạnh đó, giá xăng - dầu có tăng hay giảm đi nữa thì người ta sử dụng sản phẩm này vẫn không hề giảm xuống. Điều này đã giúp cho các cơ sở xăng - dầu tăng số lượng bán. 2.1.2 Đối thủ cạnh tranh Xăng – dầu là yếu tố dầu vào cho các động cơ khởi động . Bởi vì không có bất kì động cơ nào chạy được mà không có nhiên liệu này.Từ Hợp tác xã nông nghiệp An Châu đến xã Hoà Bình Thạnh khoảng cách gần 8 km mà chỉ trọn vẹn có 2 cơ sở xăng - dầu . Mỗi cơ sở kinh doanh theo hướng khác nhau. Đối với cơ sở xăng - dầu Út Nhơn nằm bên bờ sông bên kia (nếu so sánh nơi đặt vị trí của Hợp tác xã). Đây là đại lý bè xăng dầu, mặt bằng chỉ có 12 m2 mà bàn giao dịch chiếm hết 2 m2 nên diện tích để cho xe vào đổ xăng không đáng là bao nhiêu, có khi khách phải đậu xe ngoài lộ để đổ xăng làm cản trở việc lưu thông các phương tiện khác. Điểm mạnh của họ ở đây là bán dầu DO với hình thức giao hàng tận nhà. Nhưng do họ là đại lý của công ty xăng - dầu Mỹ Hoà nên họ chỉ hưởng phần hoa hồng bán lại là 150đ/lít. Vì thế họ chỉ chịu được chi phí vận chuyển này ngoài ra họ không chịu khoảng phí nào khác cho khách hàng. Đối với cơ sở xăng - dầu Ngọc Tùng – xã Hoà Bình Thạnh cách đại lý xăng - dầu Út Nhơn khoảng 7 km. Đây là cơ sở với mặt bằng khá đủ tiêu chuẩn (chiều dài 40 m). Hoạt động chủ yếu là bán lẻ xăng cho các chủ phương tiện xe gắn máy và bán dầu DO cho cơ sở gạch nhưng họ không chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến tận nhà. Mặt khác, họ cũng là một đại lý của công ty xăng - dầu Huy Hoàng mức hoa hồng được hưởng 150đ/lít nhưng họ phải chịu phí vận chuyển mua hàng khá lớn 350.000đ/10.000 lít (Nguồn: chủ cơ sở Ngọc Tùng) Bên cạnh 2 cơ sở này, còn có các cá nhân bán lẻ, họ lấy hàng từ các đại lý rồi đem bán lại cho người dân nên giá thường cao hơn và thường bán với số lượng nhỏ. Vì nếu mua với số lượng nhiều thì người dân thường đến các đại lý hoạ chăng đi nữa thì lúc đó họ không có thời gian mà thôi. Mặt khác, xăng dầu là loại hình kinh doanh có điều kiện. Ngoài vốn ra thì chủ thể kinh doanh phải có mặt bằng lý tưởng và đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Thương Mại (dài 40 m) … Do đó việc đối đầu với một cơ sở kinh doanh mới nào là điều không đáng lo ngại. Để cạnh tranh với các đối thủ này cơ sở xăng-dầu An Châu đã phối hợp với công ty xăng-dầu An Giang để lấy nguồn nguyên liệu vì họ cho HTX hưởng mức hoa hồng cao hơn các đại lý là 20 đ/lít và bán hàng lấy tiền sau. 2.2 Sản phẩm - Chiến lược của cơ sở An Châu. 2.2.1 Sản phẩm Hiện nay, mặt hàng xăng - dầu ở nước ta gồm nhiều loai như: xăng 83, xăng 90, xăng 92, xăng 95, nhiên liệu Diezen (dầu DO), dầu lửa (KO), dầu mazut và các loại nhớt . . . Đối với người dân ở đây họ chủ yếu sử dụng các sản phẩm: dầu DO để chạy gạch và 1 số phương tiện bằng đương sông, xăng 83 dùng chạy máy cole, xăng 92 là nhiên liệu cho xe gắn máy và được sử dụng phổ biến ở đây, dầu hoả dùng làm chất đốt để nấu nướng, thấp sáng. Còn xăng 95 thì chưa được người dân hưởng ứng nhiều do giá thành rất cao đối với mức sống của người dân ở vùng nông thôn. Nên cửa hàng xăng - dầu An Châu sẽ chủ yếu kinh doanh các loại: Xăng 83, xăng 92, dầu DO, dầu lửa và thêm loại nhớt với hình thức là lon (1 lít) nhằm cung ứng nhu cầu của người dân ở địa phương. 2.2.2 Chiến lược của cơ sở Việc mở ra một cơ sở kinh doanh , đó không phải là một chuyện khó nhưng việc giữ chân khách hàng sử dụng sản phẩn của mình lần thứ 2 hay nhiều lần hơn nữa hoặc là mãi mãi thì đó không phải là một chuyện dễ. Do đó cơ sở xăng dầu An Châu phải đề ra những chiến lược cụ thể về giá, quảng cáo, khuyến mãi, kênh phân phối nhằm thu hút khách hàng, giữ chân khách để đạt được mục tiêu đã đề ra. Về cảnh quan trạm xăng - dầu Dù là người dân ở nông thôn hay thành thị thì họ cũng yêu cái đẹp nên khi xây dựng trạm xăng - dầu phải kèm theo xây dựng bồn hoa trước trạm. Một mặt, nó tô thêm vẻ đẹp cho cây xăng, mặt khác, nó gây sự chú ý của người khác vào đổ xăng. Chuẩn bị điều kiện khai trương Trước ngày khai trương, cơ sở sẽ giới thiệu sản phảm của mình bằng những tấm băng rol , phát những tờ bướm với những lời giới thiệu sản phẩm của công ty thật ngắn gọn và có kèm theo mục tặng phẩm, trúng thưởng trong tháng đầu tiên. Tên cửa hàng được in rõ ràng thu hút sự chú ý của mọi người. Bảng 2.2.2/a Chi phí phục vụ cho việc khai trương cửa hàng ĐVT:1.000 đồng Khoản mục Thành tiền Bảng hiệu 100 Băng rol (6 tấm) 120 Tờ bướm (200 tờ) 100 Lương nhân viên giới thiệu sản phẩm 400 Tổng 720 Về sản phẩm Bán đúng chất lượng, đúng phẩm chất, không bán hàng với bất kỳ hình thức gian lận nào. Hiện nay, trên thị trường việc gian lận xăng dầu rất nhiều, với một người có kinh nghiệm trong ngành này thì thực hiện không khó lắm. Về khách hàng Bất kì một cơ sở kinh doanh nào cũng cần phải có khách hàng, họ là nhân tố chủ lực giúp cho công ty tồn tại và phát triển. Với hoạt động này thì thái độ phục vụ của nhân viên là quan trọng. Do đó, cửa hàng sẽ chọn nhân viên nhanh nhẹn, vui vẻ, trung thực gây được cảm tình với khách hàng, đồng thời tạo cho khách hàng có cảm giác hài lòng khi mua hàng. Về chính sách khuyến mãi Do cửa hàng đặt tại vùng nông thôn, thường tâm lý của người dân ở đây thích mua hàng có kèm tặng phẩm, khuyến mãi . . . mặt dù những quà đó không đáng là bao. Vì thế, nếu khách hàng nào mua trên 50 lít xăng (dầu) sẽ được rút 1 phiếu trúng thưởng và trên 500 lít được giảm 2 lít dầu kèm quà của công ty (nón, áo). Ngoài ra, vào dịp lễ, Tết sẽ có chương trình rút thăm trúng thưởng với giá trị lớn. Mục đích của việc này là nhằm thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, hàng hoá được giao đến tận nhà, đồng thời chủ cơ sở phải chủ động cung ứng nguồn hàng cho các cơ sở gạch bằng cách gọi điện hỏi thăm . . . Để hoàn thiện các yêu cầu trên sẽ liên kết chặt chẽ với công ty xăng dầu An Giang để chủ động nguồn hàng phục vụ cho khách, mặt khác họ có thể hổ trợ thêm trang thiết bị cho cửa hàng trong quá trình kinh doanh. Bảng 2.2.2/b Chi phí giới hạn cho trương trình khuyến mãi hàng năm ĐVT: 1.000 đồng Khoản mục Thành tiền 50 lít 3.000 500 lít 5.000 Quà 2.000 Phiếu trúng thưởng 10.000 Tổng cộng 20.000 2.3 Ước lượng doanh số - doanh thu 2.3.1 Ước lượng doanh số Theo báo cáo thuế của cơ sở xăng dầu Ngọc Tùng, ta thấy nhu cầu của người dân sử dụng các sản phẩm qua các năm như sau: Bảng 2.3.1/a Doanh số bán của đại lý Ngọc Tùng ĐVT:lít Năm 2.002 2.003 2.004 Chủng loại Số lượng Hao hụt Số lượng Hao hụt Số lượng Hao hụt Xăng 421.788 2.530 512.280 3.074 651.559 3.910 A92 327.227 1963 379.133 2.275 462.445 2.775 A83 94.561 567 133.147 799 189.114 1.135 Dầu 268.647 569 399.668 804 519.616 1.121 DO 247.802 495.604 357.893 715.786 475.378 950.756 KO 20.845 72.9575 41.775 146.2125 64.238 224.833 Nhớt 5.907 - 6.352 - 6.881 - Tổng 696.342 3.099 918.300 3.878 1.178.056 5.031 ( Nguồn: Đội I quản lý doanh nghiệp theo phương pháp khấu trừ - cục thuế Huyện Châu Thành) Qua bảng 2.3.1/a ta thấy số lượng của các mặt hàng đều tăng lên, mặc dù tăng theo tỷ lệ khác nhau. Bình quân 3 năm số lượng sản phẩm tăng như sau: ĐVT: lít Chủng loại Số lượng tăng A92 > 67.000 A83 > 47.000 DO > 110.000 KO > 21.000 Nhớt > 440 Từ đây ta ước lượng doanh số bán của cửa hàng An Châu như sau: Bảng 2.3.1/b Doanh số bán của cửa hàng An Châu ĐVT: lít Năm Chủng loại 1 2 3 4 5 6 7 Xăng 879.559 993.559 1.107.559 1.221.559 1.335.559 1.449.559 1.563.559 A92 596.445 663.445 730.445 797.445 864.445 931.445 998.445 A83 283.114 330.114 377.114 424.114 471.114 518.114 565.114 Dầu 801.616 932.616 1.063.616 1.194.616 1.325.616 1.456.616 1.587.616 DO 695.378 805.378 915.378 1.025.378 1.135.378 1.245.378 1.355.378 KO 106.238 127.238 148.238 169.238 190.238 211.238 232.238 Nhớt 7.761 8.201 8.641 9.081 9.521 9.961 10.401 Tổng 1.688.936 1.934.376 2.179.816 2.425.256 2.670.696 2.916.136 3.161.576 2.3.2 Ước lượng doanh thu Từ bảng 2.3.1/b ta có doanh thu bán hàng của cửa hàng như sau: Bảng 2.3.2 Doanh thu của cửa hàng An Châu ĐVT: 1.000 đồng Năm Chủng loại 1 2 3 4 5 6 7 Xăng 149.525 168.905 188.285 207.665 227.045 246.425 265.805 A92 101.396 112.786 124.176 135.566 146.956 158.346 169.736 A83 48.129 56.119 64.109 72.099 80.089 88.079 96.069 Dầu 136.275 158.545 180.815 203.085 225.355 247.625 269.895 DO 118.214 136.914 155.614 174.314 193.014 211.714 230.414 KO 18.060 21.630 25.200 28.770 32.340 35.910 39.480 Nhớt 15.522 16.402 17.282 18.162 19.042 19.922 20.802 Tổng 301.322 343.851 386.381 428.911 471.441 513.971 556.501 Tuy nhiên, mặt hàng này nhu cầu ngày càng cao và đối thủ cạnh tranh ít nên doanh số có thể cao hơn. CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT - TỔ CHỨC KINH DOANH 3.1 Nghiên cứu kỹ thuật 3.1.1 Địa điểm xây dựng Trạm xăng dầu được đặt tại Ấp Hoà Long I - thị trấn An Châu gần nơi đặt trụ sở làm việc của Hợp tác xã. Cụ thể: Đông giáp: đường nhựa. Tây giáp: đất ông Nguyễn Văn Lý. Nam giáp: đất ông Hồ Văn Hoàng. Bắc giáp:đất ông Phan Thanh Sơn. 3.1.2 Qui mô xây dựng và các hạng mục công trình Diện tích trạm xăng dầu: 1.240 m2 Trong đó: Diện tích để xe vào mua hàng : 10 x 40 = 40 m2 Diện tích đặt trụ bơm : 8 x 2 = 16 m2 Văn phòng làm việc : 3 x 3 = 12 m2 Diện tích bồn chứa : 3 x 2 = 6 m2 Diện tích nhà kho : 4 x 4 = 16 m2 Diện tích nhà ở : 3 x 3 = 9 m2 Diện tích nhà vệ sinh : 2 x 1 = 2 m2 Diện tích bồn hoa : 6 x 1 = 6 m2 Diện tích đi lại : 776 m2 SƠ ĐỒ TRẠM XĂNG DẦU AN CHÂU Trụ bơm Trụ bơm Trụ bơm Trụ bơm Văn phòng làm việc (3m x 3m) Nhà kho (4m x 4m) WC WC Nhà ở (3m x3m) Bồn chứa 8 m Đường nhựa 40 m 2m 14 m 8 m 31 m (2m x 1m) Hình 3.1.2: Sơ đồ trạm xăng dầu An Châu 3.1.3 Mua sắm trang thiết bị Thiết bị phục vụ xăng - dầu: 2 bể thép - 2 xe honda 4 trụ bơm - 40 m hàng rào 4 vòi bơm điện tử - 1 máy phát điện - 1 máy bơm nước Dụng cụ khác - 2 máy quạt - 6 bóng đèn (1,2m) - 1 điện thoại bàn - 2 bóng đèn (0,6m) - 50 can đựng dầu - 1 kệ bán nhớt - 1 bộ bàn ghế 3.1.4 Tiến độ thi công Bảng 3.1.4 Dự kiến dự án được thi công Khoản mục Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2007 Năm … San lắp mặt bằng Phòng làm việc Nhà kho Nhà ở Nhà vệ sinh Bể thép Trụ +bồn hoa Mua sắm thiết bị Lắp đặt thiết bị Xin giấy phép kinh doanh Thời gian kinh doanh 3.1.5 Chi phí đầu tư ban đầu Bảng 3.1.5 Chi phí đầu tư ban đầu của dự án ĐVT: 1.000 đồng Khoản mục Số lượng Đvt Đơn giá Thành tiền Xây lắp mặt bằng 277.100 Mặt bằng đường bãi 400 m2 60 24.000 Mái che thiết bị 40 m2 1.200 48.000 Mặt bằng công nghệ 40.000 Điện 25.000 Cấp thoát nước 20.000 Tường rào 102 m2 800 81.600 Văn phòng giao dịch 9 m2 1.500 13.500 Nhà kho 20 m2 400 8.000 Nhà ở 9 m2 1.000 9.000 Nhà vệ sinh 2 m2 4.000 8.000 Thiết bị máy móc 190.000 Bể thép 2 cái 15.000 30.000 Trụ bơm + vòi 4 trụ, 4 vòi trụ, vòi 30.000 120.000 Máy phát điện 1 cái 15.000 15.000 Máy bơm nước 1 cái 7.000 7.000 Hàng rào bảo vệ 40 m 100 4.000 Xe honda 2 chiếc 7.000 14.000 Dụng cụ khác 1.738 Máy quạt 2 cái 150 300 Bộ bàn ghế 1 bộ 500 500 Bóng đèn (1,2m) 6 bóng 12 72 Bóng đèn (0,6m) 2 bóng 8 16 Điện thoại bàn 1 cái 500 500 Kệ bán nhớt 1 cái 100 100 Can đựng dầu 50 cái 5 250 Tổng cộng 468.838 3.1.6 Chi phí hao hụt - Chi phí vận chuyển Khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngoài chi phí mua nhiên – vật liệu , còn có những phí khác như: chi phí vận chuyển, chi phí hao hụt. Những chi phí này chủ cơ sở xăng dầu phải chịu. Chi phí hao hụt Đối với sản phẩm xăng - dầu thì mức hao hụt là điều không tránh khỏi, mức phí này do người kinh doanh xăng dầu chịu. Bảng 3.1.6/a Chi phí hao hụt sản phẩm ĐVT:1.000 đồng Năm Chủng loại 1 2 3 4 5 6 7 Xăng 45.761 51.668 57.574 63.480 69.387 75.293 81.200 A92 31.492 35.030 38.567 42.105 45.643 49.180 52.718 A83 14.269 16.638 19.007 21.375 23.744 26.113 28.482 Dầu 11.457 13.365 15.142 17.050 18.958 20.866 22.773 DO 9.040 10.470 11.770 13.200 14.630 16.060 17.490 KO 2.417 2.895 3.372 3.850 4.328 4.806 5.283 Tổng 57.218 65.032 72.716 80.530 88.345 96.159 103.973 Chi phí vận chuyển Bảng 3.1.6/b Chi phí vận chuyển ĐVT:1.000 đồng Năm Khoản mục 1 2 3 4 5 6 7 Số lượng 1.461.175 1.706.175 1.951.175 2.196.175 2.441.175 2.686.175 2.931.175 Mua hàng 21.918 25.593 29.268 32.943 36.618 40.293 43.968 Số lượng 342.689 397.689 452.689 507.689 562.689 617.689 672.689 Bán hàng 9.140 10.606 12.073 13.540 15.007 16.474 17.941 Tổng 31.057 36.199 41.341 46.483 51.625 56.766 61.908 (ghi chú: phí vận chuyển bán hàng chủ yếu được tính đối với sản phẩm diezen và phí mua hàng không tính sản phẩm nhớt vì phí này không đáng kể). 3.2 Tổ chức kinh doanh Đây là cửa hàng phục vụ cho chính lợi ích các thành viên của Hợp tác xã nên các chức vụ quan trọng do ban chủ nhiệm bầu ra. Trong đó: Quản lý cơ sở: Do ban chủ nhiệm bầu ra, người này phải hiểu biết về việc kinh doanh xăng - dầu. 1 kế toán: có qua trường lớp đào tạo. 1 tài chính kiêm thủ quỹ: có qua trường lớp đào tạo. 2 nhân viên đứng bán hàng trực tiếp: hoạt bát, vui vẻ. 2 nhân viên giao hàng: nhanh nhẹn, trung thực. 1 nhân viên bảo vệ. Bảng 3.2 Chi phí lương nhân viên ĐVT:1.000 đồng STT Nhân viên Số lượng Tháng Năm 1 Nhân viên quản lý 1 800 9.600 2 Tài chính + thủ quỹ 1 700 8.400 3 Nhân viên bán hàng 2 1.200 14.400 4 Nhân viên giao hàng 2 1.600 19.200 5 Nhân viên bảo vệ 1 500 6.000 Tổng 7 4.800 57.600 3.3 Chi phí hoạt động hàng năm Bảng 3.3 Dự trù chi phí hoạt động hàng năm ĐVT:1.000 đồng Năm Chủng loại 1 2 3 4 5 6 7 Chi phí hao hụt 57.218 65.032 72.716 80.530 88.345 96.159 103.973 Chi phí vận chuyển 34.490 39.632 44.774 49.916 55.058 60.200 65.342 Chi phí thuê nhân viên 57.600 57.600 57.600 57.600 57.600 57.600 57.600 Chi phí khuyến mãi 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 Chi phí khai trương 720 0 0 0 0 0 0 Chi phí điện, nước . . 720 720 720 720 720 720 720 Chi phí thuê mặt bằng 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 3.000 Chi phí khác 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 Tổng 175.749 187.985 200.811 213.766 226.723 239.679 252.635 CHƯƠNG 4: TÀI CHÍNH – KINH TẾ XÃ HỘI 4.1 Qui hoạch nguồn vốn 4.1.1 Tổng nhu cầu vốn đầu tư ban đầu của dự án Bảng 4.1.1 Nguồn vốn đầu tư ĐVT: 1.000 đồng STT Vốn đầu tư của dự án Nhu cầu A Vốn cố định 468.838 1 Xây lắp mặt bằng 277.100 2 Mua thiết bị 190.000 3 Dụng cụ khác 1.738 B Vốn lưu động 175.749 1 Chi phí hao hụt 57.218 2 Chi phí vận chuyển 34.490 3 Chi phí thuê nhân viên 57.600 4 Chi phí khuyến mãi 20.000 5 Chi phí khai trương 720 6 Chi phí điện, nước . . 720 7 Chi phí thuê mặt bằng 3.000 8 Chi phí khác 2.000 Tổng 644.587 4.1.2 Phân loại vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư của dự án: 644.587.000 đồng. Vốn cố định: 468.838.000 đồng chiếm 72,73% tổng nguồn vốn đầu tư. Vốn lưu động: 175.749.000 đồng chiếm 27,27% tổng nguồn vốn đầu tư. Trong đó : Vốn chủ sở hữu: 544.587.000 đồng chiếm 84,49% tổng nguồn vốn. Vốn tự có: 200.000.000 đồng. Vốn góp của các thành viên : 344.587.000 đồng. Vốn vay : 100.000.000 đồng chiếm 15,51% tổng nguồn vốn đầu tư. 4.1.3 Kế hoạch vay và trả lãi vay vốn Tổng số vốn vay: 100.000.000 đồng. Thời gian xin vay: 7 năm. Đề nghị ngân hàng cho vay trong tháng 11/2005. Lãi suất vay: 7%/năm. Đề nghị trả lãi vay theo năm và trả lãi theo phương thức giảm dần. Thời gian trả vốn vay : trả làm 7 lần và trả dứt vào cuối năm thứ năm. Bảng 4.1.3 Kế hoạch trả lãi và vốn vay ĐVT:1.000 đồng Kỳ hạn (năm) Dư nợ đầu kỳ Kỳ khoản Dư nợ cuối kỳ Vốn gốc Lãi Cộng 1 100.000 14.284 7.000 21.284 85.716 2 85.716 14.286 6.000 31.714 107.143 3 71.430 14.286 5.000 30.000 85.714 4 57.144 14.286 4.000 28.286 64.286 5 42.858 14.286 3.000 26.571 42.857 6 28.572 14.286 2.000 24.857 21.429 7 14.286 14.286 1.000 23.143 0 Tổng 100.000 28.000 185.855 0 Phân tích tài chính 4.2.1 Kết quả kinh doanh Bảng 4.2.1 Kết quả hoạt động của dự án ĐVT: 1.000 đồng Năm Khoản mục 1 2 3 4 5 6 7 Doanh thu 301.322 343.851 386.381 428.911 471.441 513.971 556.501 Chi phí hoạt động 175.749 187.985 200.811 213.766 226.723 239.679 252.635 Lãi gộp 125.573 155.867 185.571 215.145 244.719 274.293 303.866 Trã lãi 7.000 6.000 5.000 4.000 3.000 2.000 1.000 KHTSCĐ 66.977 66.977 66.977 66.977 66.977 66.977 66.977 EBT 51.596 82.890 113.594 144.168 174.742 205.316 235.889 Thuế(28%) 14.447 23.209 31.806 40.367 48.928 57.488 66.049 EAT 37.149 59.681 81.787 103.801 125.814 147.827 169.840 KHTSCĐ 66.977 66.977 66.977 66.977 66.977 66.977 66.977 Thu nhập ròng 104.126 126.658 148.764 170.778 192.791 214.804 236.817 Hoàn vốn vay 14.284 14.286 14.286 14.286 14.286 14.286 14.286 Thu nhập cuối cùng 89.842 112.372 134.478 156.492 178.505 200.518 222.531 Luỹ kế tích luỹ thu hồi vốn 89.842 202.214 336.692 493.184 671.690 872.208 1.094.739 4.2.2 Chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của dự án Bảng 4.2.2 Chỉ tiêu đánh giá tài chính ĐVT:1.000 đồng Năm Khoản mục 0 1 2 3 4 5 6 7 Lãi suất 12% Hệ số chiết khấu 1 0,89 0,80 0,71 0,64 0,57 0,51 0,45 Vốn đầu tư ban đầu -644.587 Dòng tiền thu 89.842 112.372 134.478 156.492 178.505 200.518 222.531 PV -644.587 79.960 89.897 95.480 100.155 101.748 102.264 100.139 NPV 25.056 PBP 5,69 năm IRR 13% Qua bảng trên ta thấy NPV > 0 và IRR > 12% và PBP < 7 năm đầu tư dự án này. 4.3 Hiệu quả kinh tế xã hội Từ bảng 4.2/a ta thấy dự án kinh doanh xăng dầu đã mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư, bên cạnh đó nó cung mang lại lợi ích xã hội. Hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. - Lãi gộp/tổng vốn cố định = 125.573.000/ 468.838.000 = 26,78%/năm. - Doanh thu hàng năm/vốn đầu tư = 301.322.000/644.587.000 = 46,75%/ năm. Chỉ tiêu mức độ thu hút lao động. - Tổng vốn đầu tư/số lao động = 644.587.000/7 = 92.084(ngàn đồng). - Thu nhập bình quân 1 lao động = thu nhập quốc dân sử dụng/số lao động 57.600.000/7 = 8.228.571 đồng/năm. Đóng góp vào ngân sách Mức đóng góp vào ngân sách/tổng vốn đầu tư 282.294.000/644.587.000 = 43,79% trong 7 năm thực hiện. Nhìn chung , hiệu quả của dự án xăng dầu An Châu đem lại lợi ích cho xã hội là khá cao, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, đồng thời làm tăng các cơ sở kinh doanh đưa khuôn mặt nông thôn chuyển sang hướng mới. Mặt khác, việc xây dựng cơ sở này đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu ở đây. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN Dự án xăng dầu An Châu mở ra đã từng bước cung ứng đủ các nguồn nhiên liệu tại chỗ cho người dân trong xã nhằm giảm bớt chi phí mua hàng để họ tập trung vào sản xuất kinh doanh làm tăng thu nhập cho họ. Bên cạnh đó dự án này đã mang lại hiệu quả về kinh tế lẫn xã hội, mặc dù nó đem lại cho lợi ích kinh tế là tương đối, nhưng qua các chỉ số tài chính thì dự án này vẫn khả thi . Do đó, nó vẫn được đầu tư. Hơn nữa, nó cũng giải quyết được một số lao động dư thừa nhằm góp phần ổn định đời sống cho người dân và nó cũng làm tăng nguồn thu cho hợp tác xã từ đó góp phần làm tăng thu nhập cho xã viên và có thể làm giảm mức thu thủy lệ phí cho nông dân ở địa phương. Nhưng điều quan trọng ở đây là đã xây dựng một loại hình dịch vụ kiểu mới cho Hợp tác xã nhằm từng bước đưa hợp tác xã thị trấn An Châu có khuôn mặt kiểu mới nói riêng và các Hợp tác xã trong huyện nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo người lao động – 20:58” +GM7). c%C%A1 x%C4%83ng Thạc sĩ Đình Thế Hiển – sách “ Dự án đầu tư - lập thẩm định dự án”. Thạc sĩ Vũ Công Tuấn – sách “ Thẩm định dự án đầu tư” nhà xuất bản Tp. HCM năm 2002”. Tiến sĩ Phạm Thị Hà – sách “ Thẩm định dự án” trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Dự án xây dựng : Khách sạn Phương Đông của khoá trước. PHỤ LỤC Chương 3: Nghiên cứu kỹ thuật- sản xuất kinh doanh Tỷ lệ hao hụt của sản phẩm Chủng loại Mức hao hụt Xăng 0.60% KO 0.35% DO 0.20% Chi phí vận chuyển/1 sản phẩm Chi phí Đvt: đồng/lít Mua hàng 15 Bán hàng 26,67 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DO : nhiên liệu diezen. KO : dầu lửa. PBP : thời gian hoàn vốn. NPV : hiện giá thu nhập thuần của dự án. IRR : tỷ suất sinh lời nội bộcủa dự án. PV : giá trị hiện tại của một khoản đầu tư KHTSCĐ : khấu hao tài sản cố định. EBT : lợi nhuận trước thuế. EAT : lợi nhuận sau thuế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docduanxaydungtramxangdau_3849.doc
Tài liệu liên quan