Tài liệu Đề tài Kinh doanh dịch vụ internet: BÀI LUẬN
ĐỀ TÀI:
KINH DOANH DỊCH VỤ
INTERNET
GVHD:LÊ THỊ THU TRANG
THỰC HIỆN: NHÓM 09
PHẦN GIỚI THIỆU
A. LÍ DO LẬP DỰ ÁN
Một trong những thành tựu nổi bật của con người trong thế kỷ 20 đó là sự ra đời và
phát triển của hệ thống mạng Internet. Internet ra đời thực sự là một cuộc cách mạng vĩ
đại. Internet đã mang lại một kho kiến thức mà không một thư viện, một bộ bách khoa
toàn thư hay một hệ thống thư viện nào khác có thể so sánh được.
Việt nam với tốc độ phát triển từ 35-37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người
sử dụng Internet Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9%. Sau khi ra
đời, ngay lập tức Internet đã được áp dụng vào khá nhiều lĩnh vực trong đời sống con
người. Internet được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trao đổi, tìm kiếm thông tin, liên lạc,
giải trí và cũng còn được ứng dụng phổ biến trong kinh doanh. Trong bối cảnh hội nhập
hiện nay của nước ta thì nhu cầu sử dụng Internet càng trở nên tăng cao sâu sắc. Internet
...
40 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kinh doanh dịch vụ internet, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUẬN
ĐỀ TÀI:
KINH DOANH DỊCH VỤ
INTERNET
GVHD:LÊ THỊ THU TRANG
THỰC HIỆN: NHÓM 09
PHẦN GIỚI THIỆU
A. LÍ DO LẬP DỰ ÁN
Một trong những thành tựu nổi bật của con người trong thế kỷ 20 đó là sự ra đời và
phát triển của hệ thống mạng Internet. Internet ra đời thực sự là một cuộc cách mạng vĩ
đại. Internet đã mang lại một kho kiến thức mà không một thư viện, một bộ bách khoa
toàn thư hay một hệ thống thư viện nào khác có thể so sánh được.
Việt nam với tốc độ phát triển từ 35-37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người
sử dụng Internet Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9%. Sau khi ra
đời, ngay lập tức Internet đã được áp dụng vào khá nhiều lĩnh vực trong đời sống con
người. Internet được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trao đổi, tìm kiếm thông tin, liên lạc,
giải trí và cũng còn được ứng dụng phổ biến trong kinh doanh. Trong bối cảnh hội nhập
hiện nay của nước ta thì nhu cầu sử dụng Internet càng trở nên tăng cao sâu sắc. Internet
đã trở nên quen thuộc tại các thành phố lớn, thị trấn, thị xã…
Riêng ở Thành phố Cần Thơ đặc biệt là quận Ninh Kiều là một trong những quận
khá phát triển trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Mạng lưới Internet ở khu vực này cũng
đang rất phát triển. Mặc khác ở địa bàng này có rất nhiều trường học và trường Đại Học
và các trường Cao Đẳng cho nên nhu cầu sử dụng Internet để học tập cũng như giải trí rất
cao. Đặc biệt, hiện nay thực trạng nghiện game ở độ tuổi thanh thiếu niên và đặc biệt là
sinh viên Đại Học rất nhiều.
Nhận thức được tầm quan trong không thể thiếu của Internet trong cuộc sống nên
nhóm đã quyết định chọn lĩnh vực kinh doanh là “ kinh doanh dịch vụ Internet”. Nhằm
một phần phục vụ nhu cầu của con trong cuộc sống.
Do cả nhóm là sinh viên của trường Đại Học Cần Thơ, nên địa điểm kinh doanh là ở
đường Trần Hoàng Na quận Ninh Kiều TPCT. Lí do nhóm chọn địa điểm kinh doanh ở
đây là vì ở đây là “ cửa ngõ” tập trung học sinh và sinh viên các trường Phổ Thông, Cao
Đẳng Cần Thơ và khu I ĐHCT và ở đây có rất nhiều nhà trọ sinh viên, đây là nguồn nhân
khách mục tiêu mà nhóm tôi xác định để quyết định kinh doanh lĩnh vực này.
B. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
- Kinh doanh tiệm net để phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ việc học tập
và nhu cầu của tất cả mọi người và đặc biệt là các bạn sinh viên.
- Đạt lợi nhuận tối đa
- Hoàn vốn trong thời gian ngắn nhất
- Mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
C. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
+ Tên công ty: Doanh Nghiệp Tư Nhân
+ Tên giao dịch : Tiệm net FM
+ Tên viết tắt: FM
+ Trụ sở công ty: Đường Trần Hoàng Na, quận Ninh Kiều .TP. Cần Thơ
+ Thời gian hoạt động: 5 năm (2010 – 2015)
+ Điện Thoại:07103.888777
+ Vốn đăng kí kinh doanh: 500.000.000 VNĐ.
D. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ THÀNH LẬP DỰ ÁN
- Căn cứ pháp lí để lập dự án
Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 - Chương VI: ĐKKD đối với hộ
kinh doanh.
- Căn cứ Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Căn cứ Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006.
- Dự án trước khi triển khai thực hiện sẽ trình UBND Quận Ninh Kiều cấp giấy
phép vào ngày 31 /07/ 2009. Sau khi có giấy phép hoạt động kinh doanh thì dự án đã có
đầy đủ tư cách pháp lý để đi vào hoạt động.
- Dự án không vi phạm các quy định của Nhà nước, phù hợp với chủ trương phát
triển kinh tế của Thành phố Cần Thơ theo hướng đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh cá
thể.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước và địa phương.
- Đảm bảo giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm và trật tự xã hội.
Điều 36. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc
một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không
quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng
rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không
phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng
trên phạm vi địa phương. Mức thu nhập thấp được quy định không được vượt quá mức
khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh
doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
Điều 37. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh
1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký kinh
doanh theo quy định tại Chương này.
2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký kinh doanh
một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
Điều 38. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh
1. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ
kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại
diện hộ gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
2. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá
nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ
quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân
hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định
tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận
và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 5 (năm)
ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 42 Nghị định này;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung
bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
4. Nếu sau 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà
không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có
quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi
danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh,
cơ quan thuế cùng cấp và Sở chuyên ngành.
Điều 39. Thời điểm kinh doanh
Hộ kinh doanh có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh
phải có điều kiện.
Điều 40. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa
điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm
thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh
doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo
cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt
động kinh doanh.
Điều 41. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
1. Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh thông báo nội dung
thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh.
2. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 (ba mươi) ngày trở lên, hộ kinh doanh
thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ
quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 1 (một)
năm.
3. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng
ký đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa
thực hiện.
Điều 42. Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Thành tố thứ nhất: loại hình "Hộ kinh doanh"
b) Thành tố thứ hai: tên riêng của hộ kinh doanh .
Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát
âm được.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, và
đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã
đăng ký trong phạm vi huyện.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
THỊ TRƯỜNG
1.1.TỔNG QUAN VỀ INTERNET
Theo Số liệu Google Ad Planner (GAP) tháng 7/2010 vừa công bố cho thấy, lượng
người dùng Internet tại Việt Nam trong tháng 7/2010 là 31 triệu (tăng 3 triệu so với tháng
6) và lượt xem là 15 tỉ (tăng 1 tỉ). 80% các website đều có mức tăng trưởng, 20% còn lại
giảm không đáng kể. Số lượng người truy cập internet tăng lên đáng kểMức tăng
trưởng nêu trên được đánh giá vừa là tin vui song cũng gây băn khoăn. Vui vì người
dùng Internet Việt đã không ngừng tăng, mỗi tháng thêm tới vài triệu người. Tuy nhiên,
thông tin mà họ tiếp nhận được trên Internet dường như còn khá nghèo nàn. Thực tế này
cho thấy, ngoài mạng xã hội, hay những trang web ngoại, các nguồn thông tin khác trên
Internet vẫn chưa đủ sức hấp dẫn người dùng Việt.
VnMedia từng đề cập tới vấn đề chủ quyền quốc gia số từ việc người dùng Internet
nội có xu hướng chỉ biết tới các trang web ngoại. Một hiện trang rất đáng được quan tâm
đó là dù nguời dùng Internet Việt ngày càng được tăng lên theo cấp số cộng, thị phần dịch
vụ Internet lại được chia đều giữa các tập đoàn nước ngoài (phần lớn là của Mỹ) như
Google, Yahoo, Facebook, YouTube.
Và điều đáng lưu tâm đó là ai nắm hệ thống tìm kiếm và nội dung - người nó có
được sự chú ý của người dùng cũng như tiền của họ. Như vậy có nghĩa, những thông tin
mà chúng ta có được từ Google hay Yahoo, Facebook… hiện nay đều được nhà cung cấp
sắp xếp và người dùng hầu như không có sự chọn lựa mỗi khi tìm kiếm được.
Câu chuyện được nhiều người biết tới đó là việc Google tiến vào thị trường Internet
Trung Quốc. Giờ thì cỗ máy tìm kiếm này không còn có thể làm mưa làm gió tại quốc gia
này nữa vì đã bị chính người Trung Quốc đánh bật bằng nhiều cách trong đó có việc
giành lại thị trường tìm kiếm bằng thương hiệu nội của họ.
Đã qua cái thời Google hay Yahoo cung cấp dịch vụ tìm kiếm một cách vô tư, giờ
không hẳn vì mục tiêu kinh doanh để đạt lợi nhuận, có rất nhiều thông tin mà Google
cung cấp cho người dùng mang một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là sự thâm nhập để truyền bá
tư tưởng tự do của Mỹ.
Xem ra, để giữ được chủ quyền số quốc gia, một phần trách nhiệm này đang dồn lên
vài các nhà cung cấp dịch vụ nội dung nội. Bởi chỉ khi có được một kho nội dung phong
phú trên mạng Internet mới là phương cách để nhà mạng Việt hấp dẫn người dùng nhanh
chóng và cũng bền vững nhất.
Câu hỏi là đến bao giờ các trang web Việt cũng như các nhà cung cấp dịch vụ nội
dung Internet mới có thể hút người dùng bằng những gia tăng tiện ích phong phú?
1.2. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
1.2.1. Mô tả sản phẩm của dự án:
Internet là một sản phẩm vô hình, nó tạo ra một thế giới mới cho mọi người «thế giới
số»
Hình 1.1. Quá trình tạo ra sản phẩm
Nắm bắt nhu cầu thị
trường
Xây dựng cơ sở
vật chất
Môi trường vi mô
Phục vụ khách
hàng
Liên hệ nhà cung
cấp dich vụ mạng
Mua sắm trang
thiết bị
Phân tích thị trường
Hình thành ý tưởng kinh
doanh
Môi trường vĩ mô
Thực hiện ý tưởng kinh
doanh
Đối thủ cạnh tranh
1.2.1.1. Xây dựng cơ sở vật chất:
Địa điểm mà nhóm thực hiện ý tưởng là một căn nhà có diện tích 70 m2 nằm trên
đường Trần Hoàng Na. Do đây là địa điểm có sẵn, nhóm chỉ thuê lại và kinh doanh nên
chi phí xây dựng không có, nhóm chỉ tốn hao một khoảng chi phí để sửa chữa lại và trang
trí theo sở thích của các thành viên và cũng phù hợp với điều kiện kinh doanh. Cũng
chính vì là địa điểm thuê lại nên phần chi phí cơ hội của điaj điểm sẽ không được đưa vào
chi chi phí sản xuất kinh doanh.
Hợp đồng thuê:
Giá thuê địa điểm có diên tich 70m2 là 5000000đ/tháng, thuê trong 5 năm, tiền thuê
trả theo từng năm. Trong thời gian thuê khi chưa kết thúc hợp đồng thì bên cho thuê
không được lấy lạị địa điểm kinh doanh và không được nâng giá thuê. Khi kết thúc hợp
đồng nếu bên thuê muốn thuê tiếp thì sẽ sẽ làm hợp đồng mới.
1.2.1.2. Mua sắm trang thiết bị:
- Máy vi tính: nhóm sẽ chọn trung tâm điện tử tin học Đại Học Cần Thơ làm nhà
cung cấp các thiết bị điện tử. Loại máy mà nhóm dùng để thực hiện dự án được lắp ráp từ
các linh kiện của trung tâm tin học với giá khoảng 7.000.000đ/máy.
•CPU Core 2 dual
•Main của Intel
•Ram 2Gb
•Ổ cứng sata 160Gb
•Card màn hình 1Gb
•Màn hình LCD Samsung 17 inches
•Các phụ kiện kèm theo
+Bàn ghế:
Bàn : Đóng thành dãy, chi phí của mỗi dãy được tinh trên số lượng máy, nhóm sẽ
thuê xưởng mộc Tuấn Hưng nằm trên đường 3-2, quận Ninh Kiều.
Ghế: Sử dụng loại ghế dây thung
Ghế có kiểu dáng thông thoáng rất thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ở Việt Nam.
.Bề mặt ghế ngồi và phần tựa lưng có độ đàn hồi cao từ những sợi dây thun căng ra tạo
thành. Nên giúp cho trọng lượng cơ thể được phân bố đều lên khắp bề mặt ghế. Tạo cho
bạn có cảm giác thoải mái ngay cả khi ngồi làm việc thời gian dài.
Ghế được thiết kế theo kiểu gọn, đơn giản thích hợp dùng cho tiệm Internet, quán
cafe, phòng chờ .v.v.
(Hiện ghế D02 rất được thịnh dùng trong quán NET )
Sản phẩm được bảo hành 6 tháng. (bảo hành những lỗi của nhà sản xuất)
Giao hàng miễn phí (tuỳ theo sản phẩm & xem chi tiết tại website)
(
-Các vật dụng khác được mua ở chợ Xuân Khánh, đường 3-2, phường Xuân Khánh
-Mạng: Nhóm sẽ sử dụng đường truyền cáp quang 18mb do công ty cổ phần tin học FPT
cung cấp với giá 1.500.000đ/tháng.
1.2.1.3. Các nhóm sản phẩm của dự án
+ Tiệm Net kinh doanh 20 máy vi tính, cài đặt nhiều phần mềm và trò chơi mới rất đa
dạng.
+ Có máy in phục vụ khi sinh viên hoặc những người có nhu cầu sử dụng.
+ Cung cấp các loại thẻ game và các loại thẻ card điện thoại.
+ Kinh doanh phụ thêm một số loại bánh và nước ngọt phục vụ khách hàng.
1.3.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
1.3.1. Môi trường vĩ mô
1.3.1.1. Nhân khẩu
Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ dân số chiếm gần 20% dân số cả nước là một
thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt đối với ngành du lịch sinh thái. Riêng đối với TPCT,
tính đến 0 giờ ngày 1-4-2009, tổng số dân là 1.187.089 người, trong đó nam giới chiếm tỷ
lệ gần 49,7%, nữ giới chiếm tỷ lệ trên 50,3%; số dân sống ở thành thị chiếm trên 65,8%,
số dân sống ở nông thôn chiếm gần 34,2%. Tốc độ tăng dân số bình quân 1,07%/năm, gần
bằng mức bình quân của cả nước. So với 13 tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, TP Cần
Thơ là đơn vị có dân số đứng hàng thứ 10. So với 5 thành phố trực thuộc Trung ương,
Cần Thơ có dân số đứng hàng thứ 4, cao hơn TP Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, Thành phố Cần Thơ còn được biết đến như là một “Thành phố sinh
viên” với số lượng học sinh, sinh viên thuộc tốp đứng đầu cả nước. Đây là nơi tập trung
nhiều trường trung học, đại học với gần 60.000 sinh viên (2008) chủ yếu từ các tỉnh,
thành tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long tập trung về học tập và làm việc.
1.3.1.2. Chính sách thu hút đầu tư
Là một thành phố trung tâm, động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng ĐBSCL
trong những năm gần đây, Trung ương đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho TP Cần Thơ.
Nhiều công trình lớn, trọng điểm đã được triển khai xây dựng trên địa bàn thành phố
trong thời gian qua như: hệ thống các cảng, sây bay, cầu Cần Thơ, Trung tâm Nhiệt điện
Ô Môn… Để tranh thủ cơ hội đầu tư, đón đầu cầu Cần Thơ và sân bay Cần Thơ đi vào
hoạt động, trong năm 2008 đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến TP Cần Thơ
tìm hiểu cơ hội đầu tư. Chính vì vậy, các doanh nghiệp từ nhỏ, vừa, lớn, trong nước và
ngoài nước xuất hiện ngày càng nhiều ở TPCT. Một số chính sách được áp dụng để thu
hút phát triển ngành du lịch:
- Chính sách thuế: trên cơ sở các chính sách về thuế của nhà nước, UBND Thành
phố chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu vận dụng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp
với quy định của pháp luật và tùy dự án cụ thể sẽ có chính sách thích hợp để thu hút đầu
tư.
- Thực hiện thủ tục cải cách hành chính: đơn giản hóa thủ tục nhằm tạo mọi điều
kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhà nước chịu trách nhiệm
tiến hành bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phần đất dự án, nguồn vốn do chủ đầu tư chi
trả, đồng thời tiếp tục nghiên cứu xây dựng một số cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư
vào Cần Thơ nói chung và ngành Du lịch nói riêng theo quy định của pháp luật.
1.3.1.3. Tăng trưởng kinh tế ở TPCT
Các chỉ tiêu đều giảm so với năm 2009 song nhìn chung vẫn ở mức khả quan. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 15,6%/năm, TP Cần Thơ hiện đứng thứ 15 về giá trị
sản xuất công nghiệp và tốp 10 cả nước về kim ngạch xuất khẩu. Cuối năm 2008, thu
nhập bình quân đầu người tính theo giá hiện hành đạt 1444 USD/người/năm, tỷ lệ hộ
nghèo chỉ còn 6,04%. Thu nhập tăng lên đồng nghĩa với việc người dân có khả năng chi
trả cao để đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày cũng như các hoạt
động vui chơi giải trí.
Cơ hội: Số lượng người xử dụng dịch vụ internet để tìm kiếm thông tin ngày càng
tăng cùng với thu nhập của họ cũng tăng theo. Đây là một điều kiện li tưởng cho vịc kinh
doanh của tiệm net.
Đe dọa: Nhiều biện pháp được đưa ra như tạm thời cấm quảng cáo Game Online,
tạm ngừng cấp phép Game Online mới, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
cắt đường truyền đến đại lý Internet sau 23 giờ đêm từ ngày 1/9 tới trên toàn quốc, hay
khẩn trương hoàn chỉnh quyết định của Chính phủ về quy chế quản lý trò chơi trực tuyến.
1.3.2. Môi trường vi mô
1.3.2.1 Khách hàng
Gồm có khách hàng mục tiêu là các hộ gia đình và bộ phận thanh niên ở TPCT.
Trong đó chú trọng vào học sinh và sinh viên trên địa bàn.
Điểm khác biệt của quán
•Được ưu đãi giảm giá 50% suốt tuần đầu tiên khai trương.
•Khi trở thành khách hàng thân thuộc (có số lần đến quán trên 25 lần/ tháng) sẽ
được cấp thẻ VIP và được giảm giá 10% trên hóa đơn thanh toán.
•Không gian kín đáo mỗi máy được cách nhau bởi một miếng gỗ giống như mỗi
người sở hữu một máy riêng, có máy lạnh.
•Phục vụ khuyến mại một ca nước trà đá khi khách hàng vào tiệm net.
•Nhân viên trực phòng máy phải tận tình, vui vẻ có trình độ và am hiểu về tin học.
•Đặc biệt tiệm Net mở cửa 24/24h phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng.
•Có nhân viên giữ xe đảm bảo an toàn cho khách hàng.
1.3.2.2. Nhu cầu
Khách hàng mục tiêu:
Theo đánh giá chung của nhóm và quá trình khảo sát khách hàng của các tiệm Net
hiện tại ở quận Ninh Kiều, chúng tôi phân chia thị trường thành các nhóm khách hàng:
Bảng 1.1. Phân tích khách hàng mục tiêu
Sinh viên Đại học,
Cao đẳng Cần Thơ
Cán bộ công chức
nhà nước Khách vãng lai
Số lượng khách
hàng Nhiều Trung bình Ít
Lợi ích tìm kiếm
khi đến quán
Chat, chơi game,
tìm tài liệu. Chat, Tiện đường
Tiêu chuẩn khi
đến quán
Giá cả hợp lý, phục
vụ chu đáo
Không gian thoải
mái, dễ chịu
Địa điểm thuận
tiện
Mức độ đến
quán Thường xuyên Thỉnh thoảng
Không thường
xuyên
Mức độ trung
thành Cao Tương đối Thấp
Dựa vào các tiêu chí trên, ta thấy số lượng khách hàng ở nhóm khách hàng sinh viên
đại học, Cao đẳng là đối tượng hấp dẫn cho quán, kế đến là nhóm khách hàng cán bộ công
chức nhà nước. Vì đây là nhóm khách hàng có số lượng đông, mức độ đến quán của họ là
thường xuyên, và tiêu chuẩn khi đến tiệm net của họ phù hợp với tiêu chuẩn phục vụ mà
quán đưa ra. Vì thế , thị trường mục tiêu mà tiệm net nhắm đến là sinh viên Đại học, Cao
đẳng và cán bộ công chức có cơ quan trên địa bàn Đường 30/4, Quận Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ. Với phương châm “ Không ai hiểu chúng tôi bằng chính chúng tôi – những sinh
viên”, tiệm net chúng tôi hy vọng sẽ phục vụ và đáp ứng được các yêu cầu mà khách hàng
mục tiêu mong muốn.
Đặc điểm của khách hàng mục tiêu:
Thị trường hiện tại
Theo trang web của Đại học Cần Thơ, hiện nay có khoảng 10.000 sinh viên chính
quy và không chính quy học tập tại Khu I. Tuy nhiên số lương sinh viên ở trường đại học
Cần Thơ sẽ không có nhu cầu đến tiệm net, nếu có thì cũng là khác vãng lai. Lượng sinh
viên của trường Cao đẳng Cần Thơ, Đại học Y dược, Đại học Tây Đô khoảng 10.000 đây
mời chính là khách hàng mục tiêu của tiệm net . Gần địa điểm mở quán, có các cơ quan
như: giảng viên khoa Kinh tế - QTKD, giảng viên trường Cao đẳng Cần Thơ, và người
dân trên địa bàn đương 30-4 và Trần Hoàn Na… ước tính khoảng 1.000 người có nhu cầu
xử dụng dịch vụ mạng. Trong đó ước tính khoảng 20% có nhu cầu đến những tiệm net ở
gần nơi học tập, làm việc. Vậy:
Tổng nhu cầu: 20% x (10.000 + 1.000 ) = 2200 (người)
Trong khi đó, dựa váo quá trình phỏng vấn khách hàng, nhóm xác định được lượng
cung trung bình hàng ngày của các tiệm net trong khu vực là 1628 người. Cụ thể như sau:
Bảng 1.2. Khoảng trống thị trường
Vậy khoảng trống thị trường còn lại là 2200 - 1628 = 572
1.3.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh
1.3.3.1. Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Hiện nay ở Tp. Cần thơ có rất nhiều quán cà phê với rất nhiều phong cách khác nhau
từ không gian đến phong cách phục vụ và các sản phẩm cung cấp. Tuy nhiên qua thời
gian khảo sát khu vực gần Trường Cao Đẳng Cần Thơ, chúng tôi nhận thấy mặc dù ở đây
cũng có nhiều tiệm net như:Lê Minh, Ngọc Ánh, Ánh Sáng, Rainbi, Net Anh 2, .....
Nhưng các quán này đa số là quán nhỏ không gian chật hẹp trong đó chỉ có Net Anh 2 là
quán có phong cách hoạt động gần giống với quán của chúng tôi và qua quá trình khảo sát
chúng tôi nhận thấy một số điểm mạnh và yếu của đối thủ.
Tên quán % khách hàng có nhu
cầu đến quán
Số tuyệt đối
Lê Minh 10% 220
Ngọc Ánh 12% 264
Rainbi 15% 330
Net Anh 2 25% 550
Ánh Sáng 7% 154
Khác 5% 110
Tổng 74% 1628
Điểm mạnh:
-Xây dựng trước nên lượng khách hàng có sẵn, nằm giữa tuyến đường Trần Hoàn
Na.
•có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực này.
•Các hinh thưc quản lí cũng rất hiệu quả
•Có nhà cung ứng thẻ game cũng như thẻ điện thoại với giá rẻ hơn.
Điểm yếu:
•Đa số các tiệm net nêu trên nằm rất sát với nhau, điều này sẽ rất bất lợi trong việc
lôi kéo khách hàng về phía mình.
•Không gian nhỏ, bãi đậu xe không an toàn.
•Chưa đa dạng hóa các sản phẩm.
•Các dịch vụ kèm theo còn ít ( không có báo, tạp chí…)
•Chưa tạo ra sự khác biệt nổi bật.
1.3.3.2.Ước lượng đối thủ cạnh tranh trong tương lai:
Thành phố Cần Thơ hiện là thành phố có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh dẫn đầu
khu vực ĐBSCL, đây lại là nơi có rầt nhiều trường đại học, cao đẳng và rất nhiều công ty
hoạt đông trên địa bàn nên thu hút được lượng người rất đông đến đây để học tập và làm
việc. Đây là lợi thế rất lớn để phát triển việc kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn
của lực lượng sinh viên và công nhân viên chức. Do đó hiện nay có rất nhiều tiện net mọc
lên để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Mặc dù hiện nay tại khu vực kinh doanh
các tiệm net đa số nhỏ và chưa có nhiều địa diểm có không gian đẹp. Nhưng với nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng thì các quán nhỏ sẽ tự nâng cấp lên và sẽ có nhiều tiệm net
hiện đại sẽ được mở trong thời gian tới nên trong tương lai sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên với những chiến lược kinh doanh đặc biệt và có nhiều dịch vụ chúng tôi tin
rằng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu chưa được đáp ứng tốt của khách hàng nên khả năng thành
công của dự án là rất lớn.
1.3.3.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của tiệm net
Bảng 1.3. Ma trận SWOT
•SWOT
Điểm mạnh (S):
•Mạng mạnh.
•2. Cập nhật nhiều trò chơi
mới.
•3. Không gian đẹp, rộng rãi.
•4. Có các dịch vụ kèm theo:
phục vụ miễn phí nước đá ,
giữ xe an toàn.
•5. Giá cả hợp lí.
•6. Phục vụ tận tình.
Điểm yếu (W):
•1. Chưa có
nhiều kinh
nghiệm trong
kinh doanh.
•2. Chưa có
nhiều khách
hàng trung
thành.
Cơ hội (O):
•1. Nhu cầu vui chơi giải
trí của người dân được
nâng cao.
•2. Đối thủ cạnh tranh
không đáng ngại.
•3. Khu vực tập trung
đông sinh viên và CNVC
•Các chiến lược SO:
•- Phát tờ rơi giới thiệu về
tiệm net.
•Tạo sự khác biệt.
•Có thể mở rộng kinh doanh.
•Các chiến
lược WO:
•- Nâng cao
năng lực kinh
doanh, năng
lực cạnh tranh.
Thách thức(T):
•1. Các tiệm net mọc lên
ngày càng nhiều.
•2. Giá tương đối rẻ.
•Yêu cầu của khách hàng
cao.
•Không được kinh doanh
sau 24h
•Các chiến lược ST:
•- Nâng cao chất lượng sản
phẩm, chất lượng dịch vụ.
•- Giảm giá, dịch vụ kèm
theo.
•- Tăng công suất hoạt động
của máy.
•Các chiến
lược WT:
•- Giữ mối
quan hệ tốt với
khách hàng.
•- Đóng cửa
đúng giờ qui
định.
CHƯƠNG 2
KỸ THUẬT
2.1. ĐẶC TRƯNG VÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA QUÁN
2.1.1. Mô tả về tiệm net
•Quán được thuê lại từ hộ gia đình ở số 186, Đường Trần Hoàng Na, Quận Ninh
Kiều, TP. Cần Thơ.
•Diện tích mặt bằng quán: 10 m x 7 m =70 m2
Thiết kế tiệm Net: Tiệm net
•Khoảng cách mỗi dãy là 2 m, thiết kế thành 4 dãy dãy. Dãy 1 và dãy 2 sẽ cùng có
số lượng là 9 máy, dãy 3 là 7 máy và dãy 4 là 4 máy. Khoảng cách của mỗi dãy là 2m
+1 khu phục vụ có diện tích 2x4=8m2 dùng để chứa và phục vụ nước uống.
+ 1 bãi giữ xe: 2 m x 7 m = 14 m2
+ 1 khu vệ sinh: 2 m x 3 m = 6 m2
+1 gác lửng có diện tích khoảng 5x7=35m2 dùng để xây 2 phòng, 1 phòng
dùng cho nhân viên trực tiệm net ngủ và phòng còn lại có thể cho sinh viên thuê.
•Địa điểm tại số 186, đường Trần Hoàng Na, phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều,
Thành phố Cần Thơ.
*Sơ đồ tiệm net
Hình 2.1. Sơ đồ tiệm net
2.2. ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN VẬT LIỆU
Bảng 2.1 : Định mức tiêu hao nguyên liệu
ĐVT(đồng)
Nguyên liệu
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm
Card điện thoại
+Mệnh giá 10000
+Mệnh giá 20000
5
5
150
150
1800
1800
8000
17000
40000
85000
1200000
2550000
14.400.000
30.600.000
10m
Bãi giữ xe
Khu phục vụ (8m2) Nhà vệ sinh (6m2)
Gác
lửng
(30m2)
Khu
vực
kinh
doanh
(36m2)
Lối
đi
lên
gác
lửn
g
Bàn máy
chủ
Dãy
3
Dãy
1
Dãy 2
Dãy
4
+Mệnh giá 50000 5 150 1800 45000 225000 6750000 81.000.000
Thẻ game (Thẻ)
+Mệnh giá 20000
+Mệnh giá 50000
10
10
300
300
3650
3650
18000
47000
180000
470000
5400000
14100000
64.800.000
171.550.000
Café (kg) 5 60 50000 250000 3.000.000
Mì gói (thùng) 0.5 15 183 50.000 25.000 750.000 9.150.000
Trà xanh (chai) 5 150 1.825 5.500 27.500 825.000 9.900.000
Sting (chai) 5 150 1.825 5.000 25.000 750.000 9.125.000
Thuốc lá (gói) 5 150 1.825 11.000 55.000 1.650.000 20.075.000
Nước đá ( Thùng) 1.5 45 547 20.000 30.000 900.000 10.800.000
Đườngque, đuờng
cát mịn (Kg)
0.5 15 180 20.000 10000 300000 3.600.000
Nước khoáng
(Bình)
1 30 360 6.000 6.000 180.000 2.160.000
TỔNG CỘNG 430.160.000
Bảng 2.2. Định mức tiêu hao nhiên liệu
Nhiên liệu
Số lượng Thành tiền
(Đvt: 1.000 đồng)
Ngày Tháng Năm Tháng Năm
Điện
(kw)
-Máy lạnh 2 60 720
1.500 18.000
-Đèn 3 90 1.080
Máy vi tính 30 900 10.800
Khác 1 30 360
Nước (m3) 5 60 300 3.600
Mạng 1.500 18.000
Tổng cộng 3.300 39.600
2.3. ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
2.3.1. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng
Bảng 2.3. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng Đvt: 1.000 đồng
STT Khoản mục ĐVT Số lượng Thành tiền
1 Mặt bằng quán M2 70
5000
+ Khu vực kinh doanh M2 36
+ Khu phục vụ M2 8
+ Vệ sinh M2 6
+ Bãi xe M2 20
2 Chi phí lắp đặt 3000
3 1 gát lửng M2 24 2000
4 Quạt thông gió Cái 2 1000
5 Cửa nhà vệ sinh Cái 1 80
6 Khác 1000
Tổng cộng 12080
2.3.2. Chi phí trang trí
Bảng 2.4. Chi phí trang trí Đvt: 1.000 đồng
Khoản mục Số lượng Đơn giá Thành tiền
Bảng hiệu 1 500 500
Cờ đội bóng 2 35 70
Áo cầu thủ 6 50 300
Chậu hoa vải 6 30 180
Đèn Neon 3 15 45
Đèn quỳnh quang 3 30 90
Tổng cộng 1185
2.3.3. Chi phí đầu tư vào tài sản và công cụ dụng cụ
Bảng 2.5. Đầu tư tài sản
STT Khoản mục Đvt Số lượng Đơn giá
(1.000 đ)
Thành tiền
(1.000 đ)
Phục vụ khách hàng
1
Máy vi tính Cái 30
+Máy chủ Cái 1 10000 10.000
+Máy con Cái 29 6000 174.000
2 Kệ để máy tinh Cái 29 200 5.800
3 Máy lạnh Cái 2 6.000 12.000
4 Bàn đặt máy vi tính cái 1 1.500 1500
5 Loa mini Cặp 1 150 150
6 Gạt tàn thuốc Cái 20 5 100
7 Đế để ly Cái 30 3 90
8 Ly nhựa Cái 30 5 150
9 Kệ đựng ly Cái 1 500 500
10 Tủ đựng đồ Cái 1 1.000 1.000
11 Khác 5.000
Tổng cộng 204.490
2.4. CHI PHÍ MARKETING
Bảng 2.6. Chi phí Marketing
Khoản mục Số lượng Đơn giá Thành tiền
Tờ rơi 500 tờ 200 100.000
Băng rôn 1 cái 150.000 150.000
Miễn phí 2h chơi
game cho ngày
đầu tiên khai
trương
100 khách/ ngày 100 x 6000 600.000
Tổng cộng 850.000
Bảng 2.7 . Dự trù chi phí bổ sung công cụ dụng cụ Đvt: 1000 đồng
Khoản mục Chi phí đầu tư
CCDC năm
2010
Mức hao phí qua
từng năm (%)
Chi phí bổ sung CCDC
qua mỗi năm (2010 –
2014)
Ly 150 30 45
Đèn dài
Đèn Neon
90
45
50
50
45
23
Ghế ( cái) 2.030 50 1.015
Gạt tàn thuốc 100 20 50
Tổng cộng 1.133
Do ảnh hưởng của lạm phát nên chi phí bổ sung công cụ dụng cụ này sẽ tăng 5%
mỗi năm.
CHƯƠNG 3
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
3.1. LOẠI HÌNH KINH DOANH
Là loại hình kinh doanh cá thể, do chủ đầu tư bỏ vốn làm chủ dự án.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức
Chủ dự án: phụ trách quản lý chung, hoạch định chiến lược kinh doanh cho quán
và công việc marketing cho tiệm. Chủ dự án có trình độ cử nhân quản trị kinh doanh, tuy
còn ít kinh nghiệm, nhưng có đủ kiến thức và năng lực cơ bản cho quản lý chung, đặc biệt
ở các khâu quan trọng như: quản trị máy, bán hàng, tuyển chọn nhân viên.
Nhân viên trực máy vừa là thu ngân (1 người): làm việc theo ca: 6h -12h, ca 2: 12h
– 18h và ca 3: 18h -23h ( ca 3 là các chủ đầu tư chia nhau trực từng đêm). Nhân viên trực
máy phải có trình độ tối thiểu là tin học B ,kinh nghiệm trực phòng máy và nhảy bén xử
lí khi máy có sự cố , có kỹ năng phục vụ, giao tiếp tốt và tính toán giỏi.
Nhân viên tạp vụ (1 người): phụ trách việc quét dọn vệ sinh (toilet, lau chui sàn
nhà…) và bán tạp hóa. Nhân viên làm việc cả ngày từ 6hs – 17hc. Nhân viên phải có kinh
nghiệm làm việc 2-3 năm.
Chủ đầu tư
Nhân
viên
trực
máy
Nhân
viên
tạp vụ
3.3. LỊCH LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
Tiệm net chia làm 3 ca làm việc
Ca 1: 6h – 12h
Ca 2: 12h – 18h
Ca 3: 18h – 23h ( chủ đầu tư chia nhau trực).
Cuối tuần quán sẽ xắp xếp lịch làm việc theo ca cho các nhân viên cho tuần mới.
Nhân viên nào gặp khó khăn về giờ làm việc có thể xin phép trước để đăng ký giờ làm
phù hợp.
3.4. PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN
Gián thông báo trước cửa tiệm và bảng thông báo trong trường Đại Học hoặc nhờ
bạn bè giới thiệu người quen để tăng mức độ an toàn, tin tưởng. Ưu tiên những sinh viên
ĐHCT có nhu cầu làm thêm và có nhà trọ gần tiệm net của nhóm để đảm bảo đi làm đúng
giờ. Sau khi được tuyển dụng, nhân viên sẽ được đào tạo thêm về phong cách hay cách
thức quản lí máy, thời gian đào tạo là 3 ngày, thời gian thử việc là 1 tuần. Ngoài ra, để
khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả và tận tình, tiệm sẽ tăng lương cho toàn bộ
nhân viên 20% ở những tháng tiệm có thu nhập cao.
Bảng 3.1. Số lượng nhân viên qua các năm
STT Nhân viên Trình độ Số lượng NV/ năm
1 2 3 4 5
3 Nhân viên quản lí máy + thu
ngân
Tin Học B 1 1 1 1 1
4 Nhân viên tạp vụ 6/12 1 1 1 1 1
Tổng cộng 2 2 2 2 2
Bảng 3.2. Chi phí lương nhân viên qua các năm Đvt: 1.000 đồng
STT Chức danh Lương/
Tháng/
người
Năm
1 2 3 4 5
3 Nhân viên quản lí
máy + thu ngân
700 700 840 1.008 1.209,6 1.451,52
4 Nhân viên tạp vụ 600 600 720 864 1.036,8 1.244,16
Tổng cộng 1.300 1.300 1.560 1.872 2.246.4 2.695,68
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
4.1. CĂN CỨ TÍNH TOÁN
- Cách tính khấu hao: khấu hao theo phương pháp đường thẳng, sau 5 năm giá trị tài sản
còn lại của dự án là 30%.
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp: 28%
4.2. VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Bảng 4.1. Tổng mức đầu tư Đvt: 1000đồng
Tổng mức đầu tư
Chi phí mặt bằng trả trước 60.000
Chi phí xây dựng, trang trí,
lắp đặt 4.185
Chi phí công cụ, dụng cụ 204.490
Chi phí đăng ký kinh doanh 1.000
Chi phí tuyển nhân viên 100
Chi phí Marketing 850
Chi phí nhiên liệu 39.600
Chi phí nguyên liệu 430.160
Chi phí khác 1.000
Tổng cộng 701.824.6
Do nguồn vố của dự án có thể xoay vòng nên chi phí của dự án cao hơn mức vồ đầu tư
cho phép.
4.3. DỰ TRÙ CHI PHÍ HÀNG NĂM CỦA DỰ ÁN
Bảng 4.2. Chi phí hàng năm của dự án Đvt: 1.000 đồng
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1. Tổng chi
phí hoạt động 219.520 68500 70253 70999,65 72696,33 72758,92
Chi phí đầu tư
tài sản, cơ sở
hạ tầng
12.080
Chi phí hoạt
động 2.950
Chi phí công
cụ, dụng cụ 204.490
Chi phí quản
lý chung 7.200 7.560 7.938 8.334,9 8.751,65
Chi phí nhân
công
1.300 1.560 1.872 2.246,4 2695,68
Chi phí mặt
bằng 60.000 60.000 60.000 60.000 60.000
Chi phí bổ
sung công cụ,
dụng cụ 1.133 1.189,65 1.249,13 1.311,59
2. Khấu hao 21.775.5 21.775.5 21.775.5 21.775.5 21.775.5 21.775.5
3. Chi phí
nguyên vật
liệu 430.160 432.310,8 434.472,35 436.644,72 438.827,93 441.002,07
4. Chi phí
nhiên liệu 39.600 41.580 43.659 45.841,95 481.34,05 50540,75
Tổng chi phí 711.055 528.166 570.159,85 575.260,95 581.433,81 586.077,24
D Cách tính khấu hao:
Giá trị tài sản còn lại sau 5 năm sử dụng = (chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng + chi phí
trang trí + chi phí đầu tư vào tài sản cố định) x 30%
= (12.080.000+ 1.185.000+204.490.000)x 30%
= 65.326.000 đ
Khấu hao = ((chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng + chi phí trang trí + chi phí đầu tư vào tài
sản cố định) – giá trị còn lại)/ 5
= ((12.080.000+1.185.000+204.490.000) – 65.326.000)/ 5
= 152.429.000 đ
Chi phí hoạt động = chi phí quảng cáo ban đầu + chi phí đăng ký kinh doanh + chi
phí tuyển nhân viên + chi phí khác
= 850.000+1.000.000+100.000+1.000.000
= 2.950.000 đ
Chi phí quản lý chung là những chi phí liên quan đến quản lý nhân viên, tiền điện
thoại, thăm hỏi nhân viên... Ước tính khoản 20.000 đ/ ngày, cả năm là 7.200.000 đ.
Do có sự ảnh hưởng của lạm phát nên dự trù chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhiên
liệu, chi phí bổ sung công cụ dụng cụ, chi phí quản lý chung tăng 5% mỗi năm.
4.4. DỰ TRÙ KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA DỰ ÁN
4.4.1. Doanh thu hàng ngày của dự án
Bảng 4.3. Doanh thu hàng ngày của dự án Đvt: 1.000 đồng
STT Mặt hàng
Phần trăm tiêu thụ
dự kiến (%) Đơn giá Số lượng Thành tiền
1 Máy tính 80 3/1h 29 1.113,6
2 Card điện thoại
+ Mệnh giá 10.000 10 5 50
+ Mệnh giá 20.000 20 5 100
+ Mệnh giá 50.000 50 5 250
3 Thẻ game
+ Mệnh giá 20.000 10 20 200
+ Mệnh giá 50.000 10 50 500
4
Mì và một số loại bánh
ngọt
50 10 20 200
5 Một số nước uống
10 10 12 120
Tổng cộng 147 2.533,6
4.4.2. Doanh thu hàng năm của dự án
Từ doanh thu hàng ngày của dự án là 2.812, và công suất năm 1 của dự án là 85%,
dự kiến: Doanh thu năm 1 ( năm 2010) = 2.533,6 x 360 x 85% = 775.281,6
Do ảnh hưởng của lạm phát nên chi phí tăng, để đảm bảo vẫn có lợi nhuận hàng
năm, dự án dự trù doanh thu tăng thêm 2% hàng năm. Ta có:
Doanh thu năm 2 (năm 2011) = 2.533,6 x 360 x (1 + 2%) x 90% = 837.304,13
Bảng 4.4. Dự trù doanh thu hàng năm của dự án Đvt: 1000 đ
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Năng suất
dự kiến 85% 90% 90% 95%
100%
Doanh thu 775.281,6 837.304,13 854.050,21 883.821,02 930.337,92
4.4.3. Dự trù kết quả hoạt động kinh doanh qua 5 năm hoạt động:
Bảng 4.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm hoạt động:
Bảng 4.6. Dòng ngân lưu Đvt: 1000 đ
Kết quả kinh doanh
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1. Doanh thu 775.281,6 837.304,13 854.050,21 883.821,02 930.337,92
2. Chi phí 711.055 528.166 570.159,85 575.260,95 581.433,81 586.077,24
3. Lợi nhuận
trước thuế 246.634,2 267.144,28 278.289,26 302.387,21 344.260,68
5.Thuế TNDN
(28%) 69.057,58 74.800,4 77.920,92 84668,42 93.593
6. Lợi nhuận
sau thuế 114.226.1 192.343,9 200.368,3 217.718,8 240.667.7
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1. Ngân lưu vào
Lợi nhuận sau thuế 114.226,1 192.343,9 200.368,3 217.718,8 240.667.7
Khấu hao 152.429 152.429 152.429 152.429 152.429
Giá trị còn lại của
tài sản 65.326
2. Ngân lưu ra -711.055
3. Ngân lưu ròng 266.655,1 344.772,9 352.797,3 370.147,8 458.422,7
Khoản
mục
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng
Chi phí 711.055
Thu
nhập
ròng
266.655,1 344.772,9 352.797,3 370.147,8 458.422,7
Lũy kế
dòng
ngân
lưu
ròng
266.655,1 661.428 964.225,3 1.334.373,1 1.792.795,8
Chênh
lệch
Chi phí
trừ lũy
kế ngân
lưu
ròng
444.399,9 49.627 -253.170,3 -623.318,1 -1081.740,8
PV1
r=10
242.656 286.160 264.597 251.699 284.221 1.329.333
PC1
r=10%
711.055
PV2
r=15%
231989 260647 232140 195067 227835 1147678
PC2
r=15%
711.055
Thời gian hoàn vốn của dự án
Thvkck = Số năm trước khi hoàn vốn + ( chi phí chưa thu hồi trong năm / TNR trong năm)
x 12 tháng
= 2 + ( 49627 / 352797,3 ) x 12 = 2 năm 1 tháng 20 ngày.
Hiện giá thuần NPV
NPV1 = Tổng PV – Tổng PC = 1329333 – 711055 = 618278
Tỉ suất sinh lời nội bộ IRR
- Với r1 = 10% ÆNPV1= 1.329.333 (ngàn đồng)
- Với r2 = 15%, khi đó:
NPV2 = 1147678 – 711055 = 436623
IRR = 10% + (15% - 10%) x 1.329.333 / (1.329.333 + 436623) = 11,29%
Do lãi suất cho vay của ngân hàng r = 11%
Nên : IRR = 11,29% > 11%
Æ Vậy dự án khả thi về mặt tài chính.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
Với tốc độ phát triển kinh tế cùng với mức sông của người dân dược nâng cao như
hiện nay, nhu cầu vui chơi giải trí cũng như kết bạn gần xa sẽ trở nên rất cần thiết. Với xu
hướng đó thì nhu cầu nhu cầu về giải trí và thư giản sau những ngày làm việc, học tập
căng thẳng, là điều cần thiết. Bên cạnh đó, sự phát triển cũng đã mang lại cho con người
nhìu sự lựa chọn trong tất cả các lĩnh vực. Chính vì vậy, người tiêu dùng ngày nay không
chỉ quan tâm đến giá cả mà con về cả chất lượng. Hay nói khác đi, con người ngày càng
quan tâm đến sự mới lạ, độc đáo, và chất lượng phục vụ.
Chúng tôi nhận thấy rằng sản phẩm kinh doanh của mình có thể cạnh tranh với các
đối thủ trong ngành trên địa bàn. Không những góp phần phục vụ nhu cầu vui chơi giả trí
cho người dân mà còn góp phần vào việc mở rộng mạng lưới tin học trong khu vực.
Qua phân tích những chỉ tiêu tài chính của dự án, chúng tôi thấy rằng đây là dự án
có tính khả thi cao. Tính khả thi của dự án chúng tôi không đặc biệt cao như 1 vài dự án
khác là vì chúng tôi chú trọng vào khách hàng mục tiêu là sinh viên, nên giá được đặt ra ở
mức vừa phải. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hoàn thành mục tiêu của dự án là thời gian hoàn
vốn không quá 3 năm. Vì vậy, chúng tôi quyết định đầu tư vào dự án quán kinh doanh
tiệm net. Chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng sự thoải mái, thân thiện với chất lượng
dịch vụ cao, giúp khách hàng thực sự thư giãn, xả stress sau những giờ học tập, làm việc
căng thẳng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Thu Trang, Phân tích và thẩm định dự án đầu tư, Trường Đại học Cần Thơ,
2010.
2. Tổng cục thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn
3. Sở Thông tin và truyền thông Thành phố Cần Thơ:
4. Trang web báo điện tử TPCT: www.baocantho.com.vn
5. Tổng hợp từ một số website tin tức:
www.tuoitre.com.vn
www.vnexpress.net
www.livecantho.com
www.vietbao.vn
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHU CẦU SỬ DỤNG INTERNET
CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU - TP. CẦN THƠ
Xin chào Anh (Chị) và các bạn, chúng tôi là sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Chúng tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát nhằm
thu thập những số liệu cần thiết để phục vụ cho môn học Phân tích và thẩm định dự án
đầu tư trong trường. Anh/chị có thể vui lòng dành chút thời gian (khoảng 15 phút) để giúp
chúng tôi trả lời một số câu hỏi có liên quan dưới đây.
Chúng tôi rất hoan nghênh sự cộng tác và giúp đỡ của anh/chị. Chúng tôi cam đoan
các ý kiến của anh/chị sẽ được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối và hoàn toàn không ảnh
hưởng gì đến cuộc sống của anh/chị!
Họ tên đáp viên: ...................................................................................................... .
Mẫu phỏng vấn số : ................................................................................................
Ngày phỏng vấn: ....................................................................................
Nam/nữ ...................................................................................................
Năm sinh: ................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................
Điện thoại: .............................................................................................
I. PHẦN SÀN LỌC
Câu 1: Anh/chị có sử dụng Internet không?
Có Æ Chuyển tới câu 2
Không Æ ngừng
Câu 2: Anh/chị có thường xuyên đi tiệm net không?
Có
Không
Câu 3: Anh/chị có nhu cầu dùng nước uống trong khi sử dụng dịch vụ Internet hay
không?
Có Æ Chuyển tới câu
Không Æ Ngừng
Câu 4: Anh chị có nhu cầu dùng thức ăn trong khi sử dụng dịch vụ Internet không?
Có Æ Chuyển tới câu
Không Æ Ngừng
II. PHẦN CỐT LÕI
Câu 5: Anh/chị đã sử dụng Internet lâu chưa?
< 1 tháng
1 Æ 6 tháng
6 Æ 12 tháng
>12 tháng
Câu 6: Anh/chị đến tiệm net với mục đích gì? (Có thể chọn hơn 1 lựa chọn)
Liên quan tới nghề nghiệp hiện tại: Đánh văn bản, kiếm tài liệu…..
Giải trí: Chơi game, xem phim, nghe nhạc…
Biết thêm thông tin: Đọc báo trực tuyến, học ngoại ngữ…
Khác (ghi rõ)........................................................................................................
Câu 7: Khi đến tiệm net, giá mỗi giờ anh/chị sử dụng là bao nhiêu tiền?
< 3.000 đồng
3.000 đồng Æ dưới 5.000 đồng
> 5.000 đồng
Câu 8: Anh/chị sử dụng Internet mấy giờ mỗi ngày?
< 1 giờ
1Æ dưới 3 giờ
3 Æ 5 giờ
> 5 giờ
Câu 9: Anh/chị đến tiệm net mấy lần 1 ngày?
Không đến
1 Æ 3 lần
3 lần trở lên
Câu 10: Xin anh/chị vui lòng cho biết mức độ hài lòng về các yếu tố sau khi đến tiệm
net?
Các điều kiện Rất tệ Tệ Trung bình Tốt Rất tốt
1. Máy vi tính 1 2 3 4 5
2. Thời gian tải của đường truyền 1 2 3 4 5
3. Địa điểm sử dụng Internet 1 2 3 4 5
4. Phụ kiện (máy in, tai nghe…) 1 2 3 4 5
Câu 11: Anh/chị có nhu cầu đến tiệm net trong thời gian tới không?
Rất không có nhu cầu
Không có nhu cầu
Không có ý kiến
Có nhu cầu
Rất có nhu cầu
Câu 12: Khi đến tiệm net thì anh/chị sẽ sẵn lòng chi trả bao nhiêu tiền mỗi giờ?
< 2.000 đồng
2.000 đồng Æ dưới 4.000 đồng
> 4.000 đồng
Câu 13: Yếu tố nào làm Anh/chị quyết định đến tiệm net? (Có thể có nhiều lựa chọn)
Giá cả
Nhân viên phục vụ
Không gian
Địa điểm
Dịch vụ kèm theo
Tên tiệm
Ý kiến khác………………………………………………………………………..
Câu 14: Anh/chị thích dùng thức uống nào? (Có thể có nhiều lựa chọn)
Sting
Trà xanh
Cà phê
Trà lipton
Thức uống khác……………………………………..
Câu 15: Anh/chị thích dùng loại thức ăn nào? (Có thể có nhiều lựa chọn)
Mì gói
Bánh mì sandwich
Hủ tíu ( dạng gói )
Phở (dạng gói)
Khác…………………………………………………..
Câu 16: Các dịch vụ kèm theo nào trong tiệm net mà anh/chị muốn? (Có thể có
nhiều lựa chọn)
Tạp chí, sách báo trong khi ngồi chờ.
Card điện thoại
Thuốc hút
Thẻ game
Khác……………………………………………..
Câu 17: Nếu chúng tôi thỏa mãn những nhu cầu trên thì anh/chị có sẵn lòng đến ủng
hộ tiệm net của chúng tôi hay không?
Có
Không
Ý kiến khác……………………………………………
III. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 18: Anh/chị vui lòng cho biết độ tuổi của anh/chị?
(1) < 20 tuổi
(2) 20 tuổi Æ30 tuổi
(3) 31 tuổi Æ 40 tuổi
(4) 41 tuổi Æ 50 tuổi
(5) > 50 tuổi
Câu 19: Vui lòng cho biết nghề nghiệp hiện nay của anh/chị?
(1) Nông dân
(2) Sinh viên, học sinh
(3) Cán bộ, công nhân viên
(4) Người buôn bán
(5) Người làm thuê
(6) Khác (ghi rõ) ......................................................................................................
Câu 20: Anh/chị vui lòng cho biết khoảng cách từ nhà anh/chị đến tiệm net?
(1) < 2 km
(2) 2 km Æ dưới 5 km
(3) 5 km Æ dưới 7 km
(4) 7 km Æ dưới 10 km
(5) >10 km
Câu 21: Anh/chị vui lòng cho biết mỗi ngày anh/chị rãnh khoảng bao nhiêu giờ?
(1) < 5 giờ
(2) 5 Æ 7 giờ
(3) 7 giờ Æ 10 giờ
(4) > 10 giờ
Câu 22: Anh/chị có đề xuất ý kiến gì trong việc sử dụng Internet trong thời gian tới
hay không?.........................................................................................
Cảm ơn anh/chị
đã dành chút thời gian
để trả lời bảng câu hỏi của chúng tôi!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI-KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET.pdf