Tài liệu Đề tài Kim ngạch xuất khẩu chè: MỞ ĐẦU
Chè là một đồ uống lí tưởng và có nhiều giá trị vè dược liệu. Hỗn hợp Tamin chứa trong chè có khả năng giả khát , chữa một số bệnh về đường ruột như tả, lị , thương hàn…Theo M.N Zaprometop thì Catethin trong chè có tác dụng thông các mao mạch, Cafein và một số hợp chất Ankanit trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho hệ thần kinh thêm minh mẫn, năng cao tinh thần làm việc, giảm mệt nhọc khi làm việc căng thẳng.
Trong chè có chứa nhiều Vitamin như Vitamin A, B1, B2, B6, PP và nhiều nhất là Vitamin C có tác dụng cực kì quan trọng đối với đời sống con người, đặc biệt là gần đây nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Nhật công bố uống chè xanh có thể chống được tia phóng xạ và ung thư da.
Hiện nay chè là loại đồ uống phổ biến không chỉ là uống chè đơn thuần mà còn chế biến ra các loại thành phẩm, nước uống từ chè. Nhu cầu phát triển của chè tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển công nghiệp vì thế chè càng được sử dụng vớ...
98 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kim ngạch xuất khẩu chè, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Chè là một đồ uống lí tưởng và có nhiều giá trị vè dược liệu. Hỗn hợp Tamin chứa trong chè có khả năng giả khát , chữa một số bệnh về đường ruột như tả, lị , thương hàn…Theo M.N Zaprometop thì Catethin trong chè có tác dụng thông các mao mạch, Cafein và một số hợp chất Ankanit trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho hệ thần kinh thêm minh mẫn, năng cao tinh thần làm việc, giảm mệt nhọc khi làm việc căng thẳng.
Trong chè có chứa nhiều Vitamin như Vitamin A, B1, B2, B6, PP và nhiều nhất là Vitamin C có tác dụng cực kì quan trọng đối với đời sống con người, đặc biệt là gần đây nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Nhật công bố uống chè xanh có thể chống được tia phóng xạ và ung thư da.
Hiện nay chè là loại đồ uống phổ biến không chỉ là uống chè đơn thuần mà còn chế biến ra các loại thành phẩm, nước uống từ chè. Nhu cầu phát triển của chè tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển công nghiệp vì thế chè càng được sử dụng với nhu cầu lớn, điển hình như khả năng tiêu thủơ một số nước G8 và OPEC
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có chu kì kinh tế dài nhưng nhanh cho sản phẩm thu hoạch. Đảng và nhà nước ta coi cây chè là cây xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nhưng ở miền Nam (Lâm Đồng) chè là cây làm giầu, góp phần lớn vào việc phất triển kinh tế nông thôn. Trồng chè còn thu hút được một lượng lớn lao đọng đáng kể, góp phần giải quyết việc làm, là một trong những cây có giá trị kinh tế cao ở trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên góp phần thúc đẩy Trung du và miền núi có điều kiện hoà hợp với miền xuôi về kinh tế , xã hội, văn hoá.
Chè là cây trồng dễ áp dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế , đặc biệt là kinh tế trang trại. Trồng chè sẽ mỏ rộng diện tích đất canh tác ở vùng cao góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo sự ổn định cân bằng sinh thái.
Ở Việt Nam chè là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng. Tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 50.000.000$/năm.
Phần I: TỔNG QUAN
Nguồn gốc, phân loại của cây chè:
Nguồn gốc của cây chè
Nguồn gốc của cây chè trên thế giới:
Năm 1753, Carl Von Linnaeus, nhà thực vật học người Thuỵ Điển đã xác nhận Trung Quốc là vùng nguyên sản cây chè của thế giới.
Sau đó năm 1823 nhiều học giả người Anh đã đưa ra Ấn Độ là vùng nguyên sản cây chè của. Năm 1918, Cohen Stuart ở Java một nhà phân loại thực vật người Hà Lan đã đưa ra thuyết nguồn gốc của cây chè:
Cây chè lá to có nguồn gốc ở phía Đông cao nguyên Tây Tạng
Cây chè lá nhỏ có nguồn gốc ở phía Đông và Đông Nam Trung Quốc.
Năm 1951, Đào Thừa Trân (Trung Quốc), Tổng kết các ý kiến của các nhà khoa học thành 4 thuyết: Thuyết Ấn Độ, Trung Quốc, thuyế nhị nguyênvà thuyế chiết trung. Thuyết chiết Trung là 1 thuyết Trung Du đứng giữa 2 thuyết Trung Quốc và Ấn Độ được nhiều nhà thực vật học ủng hộ. Thuyết này cho rằng cái nôi tự nhiên của cây chè là ở khu vực Đông Nam Á vì ở Lào, Mianma, Vân Nam và Bắc Việt Nam đều có những cây chè hoang dại. Ngoài ra dất đai khí hậu, lượng mưa của các khu vực này đều thích hợp với sự phát triển và sinh truởng của cây chè. Cây chè hong dại đều có rất nhiều trên bờ của các con sông lớn (Mê Công…), các con sông này đều bắt nguồn từ dãy núi phía Nam cao nguyên Tây Tạng, cho nên vùng nguyên sản của cây chè là vùng cao nguyên Tây Tạng. Vì thế nơi nguyên sinh của cây chè là tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chúng di chuyển về phía Đông qua tỉnh Tứ Xuyên bị ảnh hưởng của khí hậu nên biến thành giống chè lá nhỏ, di thực về phía Nam và tây Nam là Ấn Độ, Mianma, Việt Nambiến thành giống lá to.
Năm 1966, Giáo sư Trang Văn Phương(Trung Quốc)ông đã đưa ra định nghĩa nguồn gốc cây chè như sau: Cây chè cổ thụ chưa phải là một căn cứ vững chắc, quan trọng hơn là sự phát triển tiến hoá của cây chè, sự phân bố của các thực vật cận duyênnhư cây sơn trà có tới 60 loại ở Trung Quổctên tổng số 80 loại trên thế giới, còn phải căn cứ vào lịch sử truyền bá thương mại, tên gọi củ cây chè trên thế giới và thành phần sinh hoá của cây chè.
Năm 1974, J, Wenkhoven (Hà Lan)chuyên viên của FAO viết: Cây chè đầu tiên được Linnaeus xếp loại và đặt tên là Thea sinensis có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Trung Quốc gần nguồn sông Irrowadi (Mianma)
Nói chung là xuất phát từ một vùng sinh thái hình quạt, giữa các ngọn đồi Naga Manipuri và lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma, Thái Lan vào Việt Nam.
Nguồn gốc cây chè ở Việt Nam
Năm 1933, J.J.B.Deuss người Hà Lan nguyên giám đốc viện ngiên cứu chè Buitenzong ở Java (Indonesia), cố vấn các công ty chè Đông Dương thời Pháp, sau khi khảo sát vùng chè cổ Tham Vè tại xã Cao Bồ, Vị Xuyên, Hà Giang viết: Ở những nơi mà con người tìm thấy cây chè bao giờ cũng ở bên bờ các con sông lớn (sông Dương Tử, sông TsiKiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và Bắc kì Việt Nam, sôgn Mê Kông ở Vân Nam… )Tất cả các con sông ấy đều bắt nguồn từ dãy núi phía Đông cao nguyên Tây Tạng cho nên nguồn gốc cây chè là từ dãy núi này phân tán đi
Cohen Stuart, lại cho rằng giống chè Trung Quốc khác hẳn giống chè Asam (Ấn Độ) và nhấn mạnh con người có sự ảnh hưởng đến sự phân bố của cây chè, con người sống ở đây di cư dọc theo hướng các dòng sông và đem hạt giống chè theo họ.
Năm 1976, Djemukhatze viện sĩ thông tấn viện hàn lâm khoa họcLiên Xô, sau những nghiên cứu về sự tiến hoá của cây chè, bằng cách phân tích chất catechỉntong chè mọc hoang dại ở các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc, Ấn Độ và các vùng chè cổ Việt Nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn..) đã kết luận cây chè cổ Việt Nam tổng hợp các catesin đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam, các chất catesin phức tạp ở cây chè Vân Nam nhiều hơn ở cây chè Việt Nam.
Qua 2 quan điểm trên, của Trang Văn Phương về cây chè Việt Nam nằm trong vùng ngoại vi vùng nguyên sản của cây chè thề giới và của Djemukhatze. Theo các tư liệu Trung Quốccây chè cổ ở Vân Nam là ở vùng dân tộc Xípxoangpảnnả. Cách đây hơn 100 năm Lefevre Pontalis, một nhà thám hiểm Pháp (1882) đã tiến hành một cuộc khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữ sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội qua chợ Bờ (Hoà Bình), Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Mường Tè rồi sang Trung Quốc đến Xiêng Hùng và Ipang ở vùng Xípoangpânnả.
Ông viết:” … 12 ngày vận chuyển trên lưng lừa từ Ipang đến Lai Châu và 5 ngày từ Lai Châu đền Hà Nội bằng thuyền, đó làcon đường từ Ipang đến Hà Nội. Ipang được nối liền bằng nhiều con đường với các trung tâm của tỉnh Vân Nam như Phổ Nhĩ , Mạn Hảo, TaLan qua các huyện của dân tộc Lu, 1 bộ phận Xípxoongpảnnả nằm ở biên giới phía Nam của Vân Nam:” hàng ngày tôi gặp những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa chất đầy muối gạo khi đi và nặng chĩu chè khi về…”.
Những cây chè cổ ở miền núi phía Bắc Việt Nam do Viện sĩ Djemukhatze và những cây chè đại cổ thụ ở vùng Xípxoongpảnnả có phải là những cây chè dại hay là cây chè do con người trồng trọtlâu đời để lại đây là vấn đề cần phải làm sáng tỏ. Những vùng chè nào có trước, vùng nào có sau, đâu là trung tâm hay cùng một trung tâm. Khi mà chưa có ranh giới của con người đặt ra, còn phải xem xét căn cứ lịch sử, xã hội, văn hoá, thương mại. Đó là những vấn đề lớn và lâu dài còn phải giải quyết của các nhà khoa học về chè trên thế giới
Vấn đề trước mắt của các nhà khoa học kĩ thuật Việt Nam là những cây chè giống Ipang (1923) hay Suối Giàng (1980), Pousang (1923) đã gieo trồng ở Phú Hộ hiện nay sinh trưởng ra sao, có thích hợp với các vùng chè trung du hay các vùng chè ở miền Bắc, miền Nam không? Và những gen nào của chè Ipang, Pousang và suối giàng có thể lợi dụng trong chủng chè Việt Nam để nâng cao chất lượng và tính chống chịu của tập đoàn giống chèmới làm cho giống chè Việt Nam trở nên phong phú.
Phân loại cây chè.
Các giống chè trồng ở Đông Dương(từ 80 đến 230 vĩ Bắc) được nhà thực vật học Pierre người Pháp xác định là Thea Chinensis, nhưng loài này có nhiều biến dị nên còn được phân thành 5 thứ, mà vẫn còn chưa bao gồm hết được các vùng chè rừng mọc tự nhiên ở Lào và miền núi Bắc Kì.
Các thứ chè đó có tên như sau: Thea Chinesis Sims, varietasbohea, viridis, pubescens, cantonensis và assamia. Cách phân loại này không được chấp nhận trong thực tiễn và đã thay thế bằng cách phân loại củaCohen Stuart một nhà thực vật học Hà Lan (1918) và Dupasquier một nhà nông học Pháp đã hoạt động trên 20 năm về lĩnh vực chè ở Đông Dương (1923)
Tên cây chè đã trải qua trnh luận đến 20 tên và có những tên chủ yếu sau:
1807 J.Sims
Thea sinensis Sims
1822 H.F.Link
Camellia thea link
1854 W.Griffinv
Camellia Theafera Giff
1874 D.Bradis
Camellia Thea Brandis
1874 W.T.T.Dyer
Camellia Theifere Dyer
1908 G.Watt
Camellia Thea (Link) Brandis
1919 C.P.Conhen Stuart
Camellia Theifere Dyer
1933 C.R.Harler
Thea sinensis Sims
Cuối cùng tên thống nhất hiện nay là Camellia sinensis (L)O.Kuntze củầnh bác học Đức, xếp trong loại thực vật sau:
Ngành Ngọc Lan (hạt kín)
Angiospermae
Lớp Ngọc Lan (2 lá mầm)
Đicotylêona
Bộ chè
Theales
Họ chè
Theacea
Chi chè
Camellia
Loại chè
Sinensis
Tình hình sản suất, tiêu thụ chè trên thế giới và trong nước
Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới.
Tình hình sản suất chè trên thế giới
Chè là một loại sản phẩm đồ uống có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế caođược dùng rất phổ biến và lâu đời trên thế giới. Ngoài ra trong chè còn chứa 2,5%- 5,0% cafein rất cần dùng trong lĩnh vực y tế, chiết xuất cafein từ các loại chè xấu cho hiệu quả kinh tế cao. Trong công nghiệp thực phẩm người ta có thể chiết suất các hợp chất màu từ chè đẻ làm phẩm màu thực phẩm, không những không độc hại mà còn giữ cho thực phẩm lâu bị hỏng. Từ hạt chè có thể chế biến dầu ăn tương tự như dầu ô lưu hoặc dầu lạc, vì trong hạt chè có chứa trung bình từ 24%- 25% dầu. Sau khi chiết xuất dầu thì khô dầu hạt chè còn chứa12%- 14% saponin, có thể dùng trong công nghiệp mĩ phẩm, công nghiệp thuốc trừ sâu, công nghiệp vật liệu xây dựng..v.v.
Do tác dụng ích lợi có tính toàn diện của chè nên các quốc gia có lợi thế về mặt địa lí đã và đang đầu tư để tăng diện tích trồng chè. Tăng năng suất cây chè, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng về chè để tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế.
Trong ba mươi năm qua từ 1963 đến 1995, tổng diện tích chè trên thế giới tăng 95%. Năm 1971 đạt 1,4 triệu ha, năm 1979 tăng lên 2,1 triệu ha, năm 1987 đạt 2,6 triệu ha… Hiện nay trên thế giới có 58 quốc gia trồng và chế biến cây chè, trong đó những nước có diện tích lớn như: Trung Quốc 1.115300 ha, Ấn Độ 421.900 ha, Xrilanca 187.300 ha, Inđônêxia 128.500 ha, Kênia 112.500 ha, Thổ Nhĩ Kì 76.600 ha (Số liệu năm 1977)[16]. Về tổng sản lượng chè đã tăng 156% (hơn 2,5 lần), từ 1,01 triệu tấn năm 1963 lên đến 2,59 triệu tấn năm 1995. Trong đó theo thống kê cứ sau mỗi chu kì 20 năm tổng sản lượng chè thế giới tăng [25]
Năm 1950: 613,6 ngàn tấn
Năm 1970: 1.196,1 ngàn tấn
Năm 1990: 2.522,0 ngàn tấn
Về tốc độ sản suất chè thì năm 1993, các nước châu Á sản xuất 81% tổng sản lượng chè trên thế giới. Trong đó riêng 4 nước đã đạt 67% là: Ấn Độ 29%, Trung Quốc 23%, Xrilanca 8,5%, Inđônêxia 6,5%. Các nước châu Phi sản xuất 12% tổng sản lượng chè thế giới. Trong đó riêng Kênia chiếm 62% sản lượng chè toàn châu Phi và chiếm 8% tổng sản lượng chè thế giới. Kênia là nước có tốc độ phát triển chè cao nhất. Kênia bắt đầu trồng chè từ những năm 1920 của thế kỉ này, đặc biệt là từ những năm 1950 thì có sự phát triển mạnh nên trong vòng 40 năm đã đưa tổng diện tích chè từ 8000 ha lên đến 100.000 ha và tổng sản lượng lên đến trên 200.2000 tấn chè khô mỗi năm.
Từ 1980 đến 1994 bình quân mỗi năm, sản lượng chè thế giới tăng 2,55%. Tổng sản lượng chè thế giới năm 1995 đạt 2,59 triệu tấn, so với năm 1994 tăng 2% (48.000 tấn). Trong đó riêng Kênia tăng 17% đạt 244.500 tấn, Inđônêxia tăng 16% đạt 150.000 tấn, Ấn Độ tăng 1% đạt 753.000 tấn, Xrilanca tăng 2% đạt 246.000 tấn, Dimbabuê tăng 17% đạt 16.000 tấn.
Năng suất chè thế giới trong thời gian qua có xu hướng tăng nhanh, đó là kết quả của các công trình ngiên cứu về giống, về quy trình canh tác, về phân bón..v.v.Từ năm 1963 đến1965 năng xuất chè cả thế giới bình quân tăng 35% trên một ha. Năm 1993 năng xuất bình quân chè thế giới đạt 1014 kg chè khô/ha. Trong đó một số nước đã đạt được như sau [25]:
Ấn Độ: 1784 kg chè khô/ha
Trung Quốc: 512 kg chè khô/ha
Kênia: 2014 kg chè khô/ha
Inđônêxia: 1077 kg chè khô/ha
Malavuy: 2111 kg chè khô/ha
Về công nghệ chế biến thì hiện nay hai loại chè chủ yếu được chế biến từ búp chè tươi là chè xanh và chè đen. Trong đó chè đen chiếm tới75% tổng sản lượng chè thế giới, ngoài ra còn có những loại chè lên men bán phần như chè ô long , pao chung, chè đỏ, chè vàng, chè thiết quan âm..v.v.
Chè đen hiện nay được chế biến chủ yếu theo hai công nghệ chính là Orthodox và C.T.C (Crushing- Tearing- Curling). Trong đó tỷ lệ chè C.T.C ngày một nhiều lên cụ thể: năm 1975 chiếm 37,98% so với tổng sản lượng chè đen thế giới, năm 1980 chiếm 39,93%, năm 1985 chiếm 43,69%, năm 1990 chiếm 58,55%[25].
Bên cạnh những loại chè truyền thống ở dạng rời (chè đen, chè xanh, chè ô long, chè pao chung, chè thiết quan âm..v.v.), đã xuất hiện các dạng chè loại mới như chè túi nhúng, chè hoà tan, chè uống liền, chè dược thảo. Các sản phẩm khác có chè trong thành phần như: Bánh chè, kẹo chè, thạch chè, kem chè, mì sợi chè..v.v. Các sản phẩm này phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và phong cách sống hiện đại, khả năng cạnh tranh của chè với các loại nước uống giải khát khác tăng lên. Trên cơ sở đó nền khinh ttế chè thế giới có điều kiện được cải thiện và phát triển hơi nữa.
Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới.
Nhu cầu dùng chè của con người trên thế giới ngày càng nhiều, hơn một nửa số dân trên thế giưói có nhu cầu uống chè. Theo thống kê của uỷ ban chè quốc tế (International Tea Committee- I.T.C), hiện nay có trên hai mươi nước xuất khẩu chè và trên sáu mươi nước nhập khẩu chè. Lượng chè tiêu dùng bình quân một người trong một năm của thế giới khoảng 0,5 kg chè khô (tăng10% so với năm 1985). Trong thời kì 1988 đến 1994 nhập khẩu chè của các nước trên thế giới dao động trong phạm vi 1,0 – 1,1 triệu tấn /năm. Những nước châu Âu, châu Mĩ không sản xuất chè nhưng có nhu cầu dùng chè cao nhất như : Anh 4,4 kg chè khô/người/năm, Ireland 3,6 kg, Canađa 0,75 kg, Mĩ 0,35 kg, Australia 2,7 kg, Xrilanca 1,45 kg, Ấn Độ 0,52 kg, Trung Quốc 0,3 kg, Việt Nam 0,274 kg [25]. Nhu cầu dùng chè của Nhật Bản hàng năm có xu hướng tăng tăng lên mặc dù là nước sản xuất chè, nhưng mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 6000 tấn chè xanh (chủ yếu của Trung Quốc và Việt Nam), 20.000 tấn ô long và pao chung (từ Trung Quốc và Đài Loan) và 13.000 tấn chè đen (hàng năm Nhật Bản sản xuất khoảng 92.100 tấn chè xanh- số liệu 1993). Ở Pakistan mặc dù tiền bị mất giá 7% và thuế nhập khẩu chè 10%. Nhưng khối lượng nhập khẩu chè trong 9 tháng đầu năm 1995 đã đạt 97.700 tấn tăng 10% so với cùng kìi năm 1994.
Các nước Liên Xô, các nước thuộc khu vưc Trung Cận Đông đều tăng nhập khẩu chè. Dự kiến đến năm 2000 nhu cầu về chè của các nước Trung Cận Đông là 345.000 tấn. Trong đó Ai Cập 103.000 tấn, Irắc 50.000 tấn, Iran 50.000 tấn.
Nhu cầu dùng chè của con người trên thế giới không những ngày càng nhiều về số lượng, đòi hỏi cao về chất lượng mà còn đa dạng hoá mặt hàng. Nếu như trước đây các nước châu Á, châu Âu, châu Mĩ ưu dùng chè đen, một số nước châu Âu và châu Á ưa dùng chè xanh và các dạng chè lên men bán phần thì ngày nay nhiều nước trên thế giới thích dùng các loại chè khác nhau như: chè túi nhúng, chè hoà tan, chè có hàm lượng cafein thấp, chè hữu cơ, chè dược thảo, chè uống liền…[25].
Chè túi nhúng (chè túi lọc): Xuất hiện lần đầu năm 1904 nhưng đến năm 1970 mới được thương mại hoá và trong vòng hai mươi năm qua đã tăng từ 20% lên đến 90% thị phần tiêu thụ chè. Có thể coi chè túi nhúng là bước ngoặt trong quá trình công nghiệp chế biến chè. Chè túi nhúng được ưa chuộng ở các nước phương Tây.
Chè hoà tan: Mặc dù được sáng chế từ hơn một trăm năm nay nhưng mãi gần đây mới được sản suất và tiêu thụ nhiều. Hiện nay có 8 nước sản xuất chè hoà tan đó là: Mĩ, Thuỵ Sĩ, Anh, Xrilanca, Ấn Độ, Kênia, Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 1992 đã sản xuất được tổng cộng khoảng 3789 tấn. Chè hoà tan dặc biệt được phổ cập ở Mĩ, ở đó tiêu thụ khoảng 85.000 tấn chè chè/năm thì chè hoà tan chiếm 33%.
Chè hương hoa: Trước đây chỉ có chè xanh ướp hương hoa (Hoa nhài, sối, bưởi, sen…). Ngày nay người ta ướp hương hoa cả chè đen mà thường dùng hương các loại trái cây như chanh,cam, quýt, bưởi, đào, táo, mơ, dâu tây… Chè hương hoa được ưa chuộng ở các nước châu Âu nhất là ở Đức từ những năm 1980.
Chè có hàm lượng cafein thấp: Là đòi hỏi mới của một số người dùng chè, lần đầu tiên xuất hiện ở Mĩ từ đầu những năm 1983, ở Anh 1988. Để tạo ra cho chè có hàm lượng cafein dưới 2% như ở Trung Quốc và Nhật Bản, sử lí bằng dung môi, trần chè tươi bằng nước nóng…
Chè hữu cơ (chè sạch): Là chè được chế biến từ búp chè hái ở các nương chè hoàn toàn không bón phân hoá học, không phun thuốc trừ sâu, không phun thuốc trừ cỏ… Loại chè này xuất hiện lần đầu tiên ở thị trường nước Anh vào mùa thu năm 1989 và được bán với nhãn hiệu “ Natureland” do công ty dược thảo và gia vị Lon Don tổ chức chế biến từ chè ở đồn điền Luponde nằm ở độ cao 2150 trên núi Livingstonia của Tanzania. Nhu cầu dùng chè hữu cơ tăng bình quân 25% mỗi năm và dự doán đến năm 2000 có thể chiếm tới 5% tổng nhu cầu dùng chè trên thế giới (Giá bán chè hữu cơ gấp từ 2 – 4 lần chè thường).
Chè dược thảo (chè thuốc, chè thảo mộc): là hỗn hợp chè xanh, chè đen với một vài vị thuốc thảo mộc, có tác dụng phòng ngừa hoặc chữa trị bệnh. Nhu cầu dùng chè dược thảo trên thế giới ngày một tăng. ỏ Mĩ một vài năm gần đây tăng bình quân từ 10- 15%/ năm. Năm 1992 doanh số bán chè dược thảo lên đến 116 triệu USD.
Chè ưống liền: Là chè được pha sẵn đóng lon nhôm, hộp giấy hoặc chai bán như nước giả khát thông thường. Trong một vài năm gần đây chè uống liền phát triển mạnh ở Mĩ, Nhật Bản, Đài Loan, Ở Mĩ năm 1994 tiêu thụ đến 3,75 tỷ USD chè, trong đó riêng chè uống liền đóng lon và chai chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các loại nước giải khát không cồn 36,3%, trong khi đó nước giả khát sođa 23,8 %, nước rau quả 14,5%, cafe 10%…
Tóm lại nhu cầu dùng chè của con người trên toàn thế giới ngày càng lớn, nhưng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, phải đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và phong cách sống hiện đại. Cho nên các nhà nghiên cứu và sản xuất chè phải làm sao để cho chè có sức cạnh tranh lớn với các loại nước uống khác, như vậy nền kinh tế chè thế giới mới có điều kiện cải thiện và phát triển vững chắc hơn nữa.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trong nước
Tình hình sản xuất chè trong nước:
Cây chè đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, Việt Nam là một trong những nước vùng chè cổ xưa của thế giới [21], [59]. Uống chè đã trở thành tập quán lâu đời của nhân dân Việt Nam nói riêng và của nhan dân thế giới nói chung. Bởi vậy ngay sau khi đặt chân đến Thăng Long (năm 1882), ngưòi Pháp đã quan tâm dến cây chè một sản phẩm quý của vùng nhiệt đới Viễn Đông. Trong ba năm G. Baux đã khảo sát cây chè miền núi ở Bản Xang – Bắc kì (1885), rồi đến phái đoàn điều tra Pavie ( 1890- 1891) đã khảo sát nhiều lần vùng núi giữa sông Đà và sông Mê Kông. Năm 1890 nhà tư bản Pháp Paul Chaffanjon đã mở đồn điền sản suất kinh doanh chè lần đầu tiên 60 ha ở Tình Cương – Phú Thọ (Chủ chè Phú Thọ ngày nay), rồi Đức Phú- Quảng Nam 250 ha. Nhưng đến năm 1918 Chính phủ pháp mới thực sự quan tâm nghiên cứu và đầu tư khai thác cây chè Việt Nam. Chính phủ Pháp đã thành lập một số cơ sở nghiên cứu về chè như: Trại thí nghiệm chè Phú Hộ (Phú Thọ) năm 1918, Trại thí nghiệm trồng trọt chè Plâycu năm 1927, Trại thí nghiệm chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) năm 1931. Nhình chung giai đoạn 1918-1940 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, sản phẩm gồm hai loại chè đen và chè xanh, trong đó chè đen là chủ yếu. Thị trường tiêu thụ là Mĩ và châu Âu. Sau đó sự phát triển của cây chè Việt Nam bị ngừng trệ (1940-1945) do Nhật Bản chiếm đóng ở Đông Dương. Mặc dù có sự thoả thuận với toàn quyền Pháp ở Đông Dương và chính phủ Pháp, nhưng do mất ổn định về chính trị nên giới kinh doanh chỉ hoạt động cầm chừng. Thời kì 1945- 1954 là thời ì kháng chiến chống thực dân Pháp, do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tiêu thụ chè ở Việt Nam. Từ năm 1955 đến nay cây chè được phát triển khá mạnh ở vùng trung du, miền núi phía Bắc và cao nguyên Lâm Đồng. Diện tích chè từ chỗ chỉ có 10.500 ha (1955), đến nay đã có hơn 70.000 ha (1998). Sản lượng chè khô từ 5.200 tấn () 1955, đến nay đã có 49.580 tấn (1998). Hiện nay chè được trông ở ba mươi tỉnh thành trong cả nước, trong đó giống chè trung du là chủ yếu chiếm 61%, Giống chè San chiếm 27%, còn các loại chè giống mới khác chiếm 12% [8], [39].
Cả nước hiện nay có 76 cơ sở chế biến chè voái tổng công xuất 1046 tấn chè tươi/ ngày. Trong đó Tổng Công ty chè Việt Nam quản lí 27 cơ sở với tổng công xuất 542 tấn/ ngày. Các công ty chè địa phương có 49 cơ sỏ với tổng công suất 504 tấn/ ngày, laọi quuy mô 13- 48 tấn/ ngày có 37 cơ sở, loại 6-10 tấn/ nagỳ có 39 cơ sở. Quy mô chế biến công nghiệp 60-62%, còn lại là chế biến thủ công hoặc bán cơ giới. Các loại sản phẩm chế biến ra thì chè đen chiếm 60-65%, chè xanh 30-35%, các loại chè khác 5%. Ngoài ra chúng ta còn một Viện Nghiên Cứu chè xây dựng năm 1988, nghiên cứu khép kín toàn diện về cây chè: Giống- Kĩ thuật canh tác- Bảo vệ thực vật đến công nghệ chế biến ra sản phẩm cuối cùng phục vụ cho ngành chè toàn quốc.
Tình hình tiêu thụ chè trong nước
Sản phẩm chè Việt Nam vừa đáp ứng nội tiêu vừa phục vụ xuất khẩu
Về thị trường nội tiêu
Chủ yếu là chè xanh như: Chè Hà Giang, chè Thái Nguyên, chè Tuyên Quang, chè Lâm Đồng… Các loại chè hương như chè Thanh Tâm, thanh hương, Hồng đào, Ba đình, Hoàn kiếm. Các loại chè ướp hoa tươi như: chè hoa nhài, hoa sen, hoa sói… Chè đen ở dạng chè túi nhúng cũng được người Việt Nam ưa dùng. Năm 1996 tổng lượng chè nội tiêu là 20.000 tấn- bình quân 0,274 kg chè/ người/ năm. trong đó ở thành thị 8960 tấn – bình quân 0,600 kg/ người/ năm, ở nông thôn 11.040 tấn – bình quân 0,184 kg/ người/ năm. Dự kiến năm 2000 tổng sản lượng chè nội tiêu là 40.000 tấn – bình quân 0,494 kg/ người/ năm. Trong đó ở thành thị 22.000 tấn, bình quân 0,286 kg/ người/ năm, ở nông thôn 18.000 tấn – bình quân 0,286 kg/ người/ năm.
Về thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu ở Việt Nam chủ yếu là các nước châu Á, châu Âu, châu Mĩ. Trong đó thị trường chính là châu ÂU cà các nước thuộc vùng Trung Cận Đông. Theo số liệu “ Chương trình sản xuất kinh doanh 1996- 2010 của Tổng Công ty chè Việt Nam”[8]. Năm 1996 tổng số chè xuất khẩu là 19.900 tấn thì liên bang Nga là 1000 tấn, Anh 1500 tấn, Xinhgapo 100 tấn, Đài Loan 100 tấn, Irắc 5000 tấn, Li Bi 1100 tấn, Iran 3500 tấn, Thổ Nhĩ Kì 3900 tấn … Dự kiến năm 200 sẽ xuất khẩu 40.000 tấn trong đó Liên Bang Nga 5000 tấn, Ba Lan 100 tấn, Anh 2000 tấn, Đức 1000 tấn, Irắc 10.000 tấn, Li Bi 1000 tấn, Syri 1000 tấn, Iran 4000 tấn, Nhật Bản 2000 tấn, Đài Loan 1000 tấn, Sinhgapo 1000 tấn, Mĩ 2000 tấn…
Các loại sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là chè đen, chiếm 60%-70%, chè xanh 25%-30%, các loại chè khác 5%-10%. Trong đó thị trường châu Âu chủ yếu nhập khẩu chè đen. Chè xanh và các loại chè khác chủ yếu xuất sang mĩ và các nước Châu Á như Pakistan, Sinhgapo, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…
Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của ngành chè Việt Nam đến năm 2010
Sản xuất chè là ngành sản xuất truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. Sản phẩm chè là một trong năm sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nền nông nghiệp nước nhà. Sản xuất chè cho phép khai thác tốt nhất tiềm năng đất dốc, nhất nlà vùng trung du miền núi phía Bắc, nơi các cây trồng khác có ít khả năng cạnh tranh do tính thích nghi trội của cây chè trên nền đất chua, nghèo dinh dưỡng. Do vậy trong thời gian vừa qua và những năm tới ngành chè Việt Nam đã, đang và sẽ đầu tư để tăng diện tích trồng chè, tăng năng xuất cây chè và tăng khối lượng sản phẩm. Kết quả được thể hiện trên bảng sau đây:
Năm
Diện tích chè tổng số (ha)
Diên tích chè kinh doanh (ha)
Năng xuất (tấn khô/ ha)
Sản phẩm (tấn)
1996
70.000
55.700
0,69
38.430
1997
71.950
60.466
0,72
43.535
1998
74.150
65.232
0,76
49.576
1999
76.850
69.998
0,82
57.398
2000
80.000
71.948
0,90
65.000
2010
100.000
87.948
1,05
92.000
Cùng với việc tăng diện tích trồng chè (quỹ đất đẻ phát triển thêm cây chè ước tính còn 200.000-300.000 ha) và tăng năng xuất nguyên liệu của cây chè, chúng ta cần phải xây dựng thêm một số nhà máy chế biến chè xanh, chè đen. Chủ yếu là các xưởng quy mô vừa và nhỏ(10-12 tấn nguyên liệu tươi/ ngày và 4-6 tấn/ ngày). Đồng thời ngiên cứu áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến hợp lí cho từng loại mô hình nhằm ổn định năng cao n\chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng về số lượng với mặt hàng đa dạng và chất lượng cao, phù hợp với phong cách sống hiện đại. Điều đó tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn ở thị trường trong nước và trên thế giới.
Thành phần hoá học chính của chè
Nước
Nước là thành phần chủ yếu, không thể thiếu được đối với việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể sinh vật. Động vật hay thực vật đều dựa vào sự hấp thụ nước và hoạt động của cơ thể mà thu lấy từ bên ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết.
Trong các giai đoạn các thời kì sinh trưởng khác nhau hàm lượng nước trong cơ thể sinh vật cũng khác nhau,. Nhìn chung trong thời kì sinh trưởng trong các tế bào não bao giờ hàm lượng nước cũng cao hơn. Qua hàm lượng nước có trong nguyên liệu chè cũng có thể đoán biết được độ non già của lá chè và biết được chất lượng của chè tươi.
Hàm lượng nước trong các búp chè, lá non cao hơn trong lá chè già nó thay đổi lớn phụ thuộc vào thời gian thu hái, các điều kiện khí hậu và các yếu tố khác. Nếu xét theo tính chất thời vụ và giống chè thì sự biến đổi hàm lượng nước trong búp chè 1 tôm 3 lá non như sau:
Tháng
Búp chè Việt Nam (%)
Búp chè Liên Xô (%)
3
76,94
62,93
4
76,97
77,26
5
75,82
77,47
6
76,58
77,64
7
76,51
78,49
8
77,10
77,82
9
77,48
77,21
10
76,44
73,45
11
75,92
73,46
12
75,79
70,34
Ngay trong cùng một ngày, tuỳ thuộc các điều kiện khí hậu mà hàm lượng nước trong lá chè thay đổi từng giờ.
Ta biết lá chè càng non lượn nước càng nhiều trong đó cẫng chè có thuỷ phần cao nhất
Tôm
76,60% nước
Lá 1
76,60
Lá 2
75,60
Lá 3
74,26
Cẫng chè
84,80
Đối với các quá trình công nghệ chế biến chè, hàm lượng nước trong lá chè có ý nghĩa quan trọng, nó không những ảnh hưởng đến việc định mức chỉ tiêu hao nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm mà còn trực tiếp quyết định đến việc lựa chọn các chế độ công nghệ trong quá trình chế biến chè.
Ví dụ: Chè tươi có thuỷ phần cao hay thấp có liên quan mật thiết đến độ làm héo trong sản xuất chè đen: phương pháp, nhiệt độ, thời gian làm héo và lượng nước còn lại trong lá chè héo cũng quyết định tăng hay giảm áp lực vò chè.
Trong quá trình chế biến chè dù lượng nước trong lá chè tươi ban đầu nhiều hay ít nó luôn thay đổi và giảm dần tuỳ theo yêu cầu công nghệ của mỗi giai đoạn chế biến và theo yêu cầu bảo quản chè khô nhưng cần phải chú ý đến các giai đoạn sau:
Đối với sản xuất chè đen, ở giai đoạn vò nếu độ ẩm của chè cao có thể làm nước ép bị chiết ra mạnh gây tổn thất các chất chiết, nếu độ ẩm quá thấp thì hiện tượng vụn nát tăng, ở giai đoạn lên men lá chè cũng phải có độ ẩm nhất định mới tạo cho quá trình ôxyhoá bởi lên men tiến hành một cách thuận lợi và đồng đều trong cả khố chè.
Như ta biết, giai đoạn cuối cùng trong quá trình sơ chế lá chè là sấy khô. Trong thời gian sấy khô nhờ sự bốc hơi ẩm từ lá chè mà tạo khả năng giữ chè bán thành phẩm hay thành phẩm ở dạng khô lâu dài.
Theo tiêu chuẩn kĩ thuật hiện nay sau khi sấy độ ẩm của lá chè còn lại là 3-6%. Độ ẩm này có ý nghĩa quan trọng vì nế độ ẩm này thấp hơn quy định thì chè tổn thất tinh dầu lớn trong khi sấy, nếu độ ẩm cao hơn quy định thì trong thời gian bảo quản và phân loại do tính hút ẩm của mình chè có thể chứa ẩm quá độ ẩm quy định.
Hiên nay xác định được độ ẩm của chè tăng lên trong thời gian bảo quản là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến làm giảm chất lượng của chè, vì độ ẩm cao cùng với nhiệt độ tăng sẽ làm cho các biến đôi hoá học chủ yếu là các quá trìnhixyhoas chuyển các chất tan sang trạng thái không tan và sự phân huỷ các chất cũng tăng lên nên hương vị của chè giảm xuống rõ rệt. Ngoài ra khi độ ẩm trong lá chè tăng lên thì hoạt động của các vi sinh vật trong chè, cùng với bụi của không khí rơi vào sau khi sấycũng được tăng cườngđặc biệt là các nấm men nấm mốc. Độ ẩm làm cho chè bị mốc là 11- 13%
Như vậy muốn giữ được chất lượng chè khô ít bị biến đổi trong thời gian bảo quản phải quan tâm đến độ ẩm của chè lúc bao gói, đóng thùng.
Chất hoà tan (chất chiết)
Hàm lượng chất chiết là một trong các chỉ tiêu khách quan và quan trọng đẻ đánh giá chất lượng của chè. Chất chiết khi pha chè thì tan vào nước nóng. Hàm lượng chất hoà tan của mỗi loại chè khác nhau, nó cũng phụ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu ban đầu và mức độ đúng đắn của việc thực hiện các quá trình công nghệ và mùa chế biến
Trong chè đen hàm lượng chất hoà tan ít hơn nhiều so vớinguyên liệu ban đầu
Tháng
Búp
2 lá
Búp
3 lá
Lá chè tươi
Bán TP
Lá chè tươi
Bán TP
5
41,13
36,07
41,28
35,68
6
44,14
36,33
42,32
35,46
7
45,60
36,11
43,98
35,88
8
45,36
35,83
43,70
35,00
9
44,91
35,73
43,24
35,50
10
40,90
33,03
39,60
32,69
Trung bình cả năm
43,84
35,51
42,42
34,99
Hàm lượng chất hoà tan trong búp chè 2 lá và 3 lá trong bán TP chè đen thu được từ các nguyên liệu (%)
Qua bảng này ta thấy nguyên liệu non chứa nhiều chất hoà tan hơn trong nguyên liệu già.
Thành phần chủ yếu của các chất hoà tan trong chè là các hợp chất polyphenol ngoài ra còn chứa các chất khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng của chè.
Các bộ
Các thí
nghiệm
phận
1
2
3
4
5
6
7
8
Lá thứ nhất và tôm
40,65
38,47
41,28
39,09
39,02
41,50
41,80
30,00
Lá thứ 2
39,09
39,41
41,52
41,06
_
_
_
_
Lá thứ 3
36,49
39,73
40,62
40,38
_
_
_
_
Cẫng
39,66
39,81
42,04
40,79
40,70
44,30
44,10
39,90
Toàn búp
38,92
39,64
41,76
_
_
_
_
_
Bảng hàm lượng chất hoà tan trong từng bộ phận riêng biệt của búp chè (%).
Các nguyên tố tro
Các nguyên tố tro giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể. Chúng là nguyên tố làm thay đổi trạng thái keo và ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất của tế bào, trong nhiều trường hợp chất cho còn thực hiện chức năng của chất xúc tác các phản ứng hoá sinh và tham gia vào sự biến đổi lực trương, sự thẩm thấu của nguyên sinh chất và chúng luôn là trung tâm của các hiện tượng điện và phóng xạ trong cơ thể.
Chất cho được chia thành hai nhóm: tan và không tan trong nước trong đó nhóm không tan trong nước được chia thành tan và không tan trong axít (HCl d=1,184 pha loãng 25 lần)
Nói chung nhiệt độ tro hoá các nguyên liệu và sản phẩm có nguồn gốc thực vật thường nằm trong khoảng ³ 5000C (lớn nhất 9000C). Sau khi đốt cháy ở nhiệt độ cao như thế, các chất vô cơ có trong thực vật về cơ bản chỉ còn tồn tại ở dạng ôxit và dạnh muối.
Lượng các nguyên tố tro trong lá chè tươi và trong các loại chè thành phẩm nằm trong khoảng 4-7%, hơn nữa trong các lá chè già và các lá chè cấp thấp có chứa lượng tro lớn hơn so với các lá non và chè cao cấp, có thể thấy điều này qua bảng sau: (tính theo % chất khô)
Vùng chè
Nguyên liệu
loại 1
Nguyên liệu
loại 2
Lá
đơn
Lượng tro chung
Lượng tro hoà tan
Lượng tro chung
Lượng tro hoà tan
Lượng tro chung
Lượng tro hoà tan
Anaxeuli
5,01
3,45
5,40
3,30
5,89
3,08
Bobocvati
4,39
3,90
5,33
3,47
5,79
2,68
Gali
5,05
3,69
5,41
3,45
5,89
3,12
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguyên liệu càng già thì tổng lượng tro càng tăng nhưng lượn tro hoà tan giảm.
Theo kết quả phân tích chất tro trong chè Grudia (Liên Xô) cho thấy, giữa hàm lượng Kali, Phốtpho và chất lượng của chè có sự phụ thuộc lẫn nhau nhất định: các loại chè tốt có chứa các nguyên tố này nhiều hơn, nhưng ở các loại chè cấp thấp thì hàm lượng Natri, Canxi và Magiê cao hơn, còn các nguyên tố khác không thấy có quy luật xác định. Mangan và Sắt theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu có thể giữ vai trò của các chất hoạt hoá oxy trong các quá trình oxyhoá có trong lá chè lên men.
Loại chè
K2O
Na2O
CaO
MgO
Mn2O5
Fe2O3
SO3
P2O5
SiO2
Cl2
CO2
I
33,11
1,21
7,90
7,77
2,30
8,37
8,94
17,70
2,53
1,63
-
II
32,07
1,70
7,30
7,18
2,45
6,52
8,12
15,50
2,70
1,47
13,1
III
31,20
2,80
7,61
7,58
2,75
6,55
7,50
13,95
2,73
1,81
-
Hàm lượng các nguyên tố tro trong chè Grudia
(Tính theo % trên 100 g chất khô)
Trong chè cũng chứa cả nguyên tố Flo và Iốt theo tài liệu củaV.Kandelaki, G.Bacratisvili, L. Mindatze bằng phương pháp phân tích quang phổđã tìm thấy trong chè thành phẩm có tới 20 nguyên tố sau: K, Ca, Mg, Fe, Si, Na, Al, Mn, Sr, Cu, Zn, Ba, Rb, Ti, Cr, Sn, Ag trong đó một số nguyên tố có mặt trong mẫu với số lượng tử 10-2-10-5.
Tác dụng của nguyên tố tro về mặt sinh học đối với cây chè ta thấy:
Kali có mối quan hệ mật thiết với hoạt động của nguyên sinh chất, do đó trong các mô phân sinh và trong các khí quản sơ sinh thì hàm lượng của nó cao nhất. Trong chè, Kali hầu như tồn tại ở trạng thái Ion, ở trạng thái hoà tan hoặc thường không ổn định bị các chất keo hấp phụ, Kali có liên quan mật thiết đến sự chuyển hoá các loại đường, ngoài ra kali giữ vai trò quan trọng đối với sự tạo thành Prôtêin, Ion Kali giữ vai trò nhất định trong mối liên kết nhánh của các phân tử Prôtêin của nguyên sinh chất. Kali trong lá chè non chiếm khoảng 50% sản lượng tro. Vì vậy phân Kali trở thành loại phân không thể thiếu được để chăm bón cây chè giúp cho cây chè tăng cường sức để kháng và tăng tốc độ trưởng thành .
Trong số các nguyên tố á kimcó trong thành phần tro của lá chè (P, S, F, Cl, F, I) thì nguyên tố thì nguyên tố P, S giữ vai trò rất quan trọng, chúng tham gia vào thành phần của Prôtêin, nuclêo Prôtêin và nhiều hợp chất quan trọng khác có ý nghĩa đặc biệt đối với cây chè.
Trong lá chè Photpho có mặt trong thành phần các hợp chất hữu cơ và vô cơ. các hợp chất hữu cơ chứa P có trong lá chè là: phitin, hecxozomono, hecxozo, diphotphat. Các hợp chất vô cơ chứa Phốtpho thường tìm thấy trong lá chè ở dạng dẫn xuất của axit Octophotphoric. Axit Photphoric có ý nghĩa quan trọng không những chỉ với quá trình sinh trưởng của cây chè mà còn cả với quá trình sản xuất chè đen.
Chè loại tốt chứa tổng lượng tro ít hơn chè loại xấu, đồng thời lượng tr hoà tan trong loạ chè loại tốt nhiề hơn trong chè loại xấu. Nên hàm lượng tro được coi như một chỉ tiêu hoá đánh giá chất lượng của chè, ngoài ra hàm lượng tro trong loại chè thành phẩm còn phản ánh mức đọ vệ sinh công nghiệp. Vì những lí do trên nhiều nước đã đưa vào tiêu chuẩn nhà nước quy định hàm lượng tro tối đa trong các loại chè như sau:
Chè xanh, chè đen có hàm lượng tro £ 6,5%
Chè vụn có hàm lượng tro £ 7,0%
Chè ép bánh có hàm lượng tro £ 7,5%
Tanin(chất chất)
Tính chất và thành phần của tanin
Trong thành phần hoá học của là chè tươi hay chè thành phẩm phức chất tanin giữ một vị trí rất quan trọng vì nó quyết định chất lương của chè .
Tanincó bản chất muôn màu muôn vẻ ,không phải là một đơn chất mà là một hỗn hợp phức tạp của các hợp chất có đặc tính polyphenol. Trong thành phần tổ hợp của phức chất tanin chè gồm các polyphenol catechin đơn giản và các sản phẩm oxyhoá của chúng (tanin phân tử lớn ).
Từ thế kỷ 19, người ta đã tiến hành nghiên cứu bản chất hoá học của tanin trong lá chè. Năm 1947, F.Rocfeder đã tách được axit galic trong chè xanh, đên năm 1867, H.Lazivet đã tách được axit galic, các chất flavonol từ chè đen.Qua các kết quả thi nghiệm đã xác định được rằng, thành phần tổ hợp của tanin chè trong búp chè tươi chủ yếu gồm các catechin và một số hợp chất màu. Hiện nay sau khi đã xác định được thành phần hoá học của phức chất tanin chè, người ta tập chung sự nghiên cứu vào vấn đề sự chuyển hoá của các catechin trong quá trình lên men lá chè và sự hình thành của chúng trong cây chè .
Hàm
(% tổng
lượng
lượng tanin)
% tổng lượng Catechin
Tên chất
Búp 3 lá (Liên Xô)
Chè xanh (Xlanca)
Búp 3 lá (Việt Nam)
L. Epicatechin
1,33
4,4
5,54
D,L. Catechin
0,40
1,7
-
L. Epigalocatechin
12,00
16,0
16,09
D,L. Galocatechin
2,00
7,9
9,98
L. Epicatechin Galat
18,10
10,3
12,73
L.EpiGaloCatechinGalat
58,10
49,1
55,64
L. GaloCatechinGalat
1,40
6,5
-
Các chất màu vàng
-
-
-
Tổng số
98,60
95,9
99,98
Thành phần tổ hợp Tanin trong lá chè tươi và chè xanh
Ngoài những chất catechin kể trên, các chất polyphenol khác có liên quan đến tanin chè cũng đã được xác định như flavonol, các axit phenolcacboxilic vif hàm lượng của các chất này trong chè không đáng kể so với hàm lượng của các catechin nên trong quá trình chế biến chè chúng gây tác dụng cũng không lớn.
Trong chè đen có chứa các hợp chất polyphenol kết hợp với Prôtêin phần tanin này của chè không tan trong nước, đồng thời chúng chỉ có thể bị chiết ra khi xử lí băng dung dịch kiềm yếu.
Thành phần tanin trong chè đen thành phẩm, do đặc điểm của các quá trình công nghệ chế biến chè đen có sử dụng hoạt tính các enzim, nhất là các enzim oxyhoá để phát triển quá trình oxyhoá lên men các hợp chất polyphenol nhằm tạo ra các tính chất dặc trưng cho nước chè đen. Vì vậy thành phần cấu tử của tanin trong chè đen có sự thay đổi lớn. Trong thành phần tanin của chè đen, là bộ phận tanin có sẵn trong lá chè tươi chưa kịp oxyhoá còn có các sản phẩm oxyhoá lên men của hợp chất polyphenol – catechin. Các sản phẩm oxyhoá này gồm hai hoá chất chủ yếu tan và không tan trong nước.
Các sản phẩm oxyhoá của tanin trong chè đen tan trong nước theo Robe gồm Teaflavin, TeaflavinGalat(Màu vàng), tearubigin (màu đỏ) và các chất bisflavanol không màu.
Các sản phẩm oxyhoá của Tanin không tan trong nước thường là các hợp chất có màu kết hợp vơi Protein nằm trong bã chè .
Hàm lượng Tanin trong lá chè
Hàm lượng Tanin trong lá chè tươi luôn thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống chè, điều kiện đât đai, điều kiện sinh trưởng của cây chè .
Hàm lương tanin hoà tan phụ thuộc vào nhiều vị trí của lá trên búp chè và hầu như tất cả các giống chè đều theo quy luật chung lá càng non chứa tanin càng nhiều và ngược lại ví dụ:
Tôm chứa 20,3% chất khô
Lá thứ nhất 21,2% chất khô
Lá thứ hai 19,3% chất khô
Lá thứ ba 18,6% chất khô
Cẫng 7,8 % chất khô
Tuy hàm lượng Tanin trong nguyên liệu chè tương đối cao nhưng trong quá trình chế biến nhất là trong sản xuất chè đen vì có quá trình lên men nên Tanin bị oxyhoá và chuyển sang hợp chất không tan khá lớn, do đó trong chè đen thành phẩm chỉ giữ lại được 1 lượng Tanin hoà tan 50- 60% so với nguyên liệu ban đầu.
Một số tính chất của Tanin chè
Tính chất vật lí của Tanin chè
Tanin chè là hỗn hợp của các hợp chất polyphenol khác nhau trong đó thành phần chính của nó là hợp chất catechin (chiếm 75- 85%)
Tanin chè ở dạng tinh khiết là một hỗn hợp chất bột màu trắng, sau khi bị oxyhoá bởi không khí chuyển thành hợp chất ở trạng thái keo màu nâu, Tanin chè dễ tan trong nước, rượu Etylic và rượu Mêtylic, Axeton, Anhidric axetic, riêng nhóm chất tan trong etyl axetat và axit axetic thì khó tan trong Clorofooc, ete dầu hoá.
Tính chất hoá học của Tanin chè :
Tanin chè hầu như không có tính thuộc da, trừ các hợp chất polyphenol hoà tan trong kiềm trong thành phần Tanin kết hợp của chè .
Khi tác dụng với FeCl3 tạo thành kết tủa màu xanh đen .
Tác dụng với chì axetat tạo thành kết tủa màu vàng xám
Tanin chè bị ôxyhoá hoàn toàn bởi dung dịch KMnO4 tạo thành màu vàng
Khi đun nóng dung dịch Tanin chè trong axit H2SO4 5% tạo thành kết tủa màu nâu đỏ.
Tác dụng với anhidric axetic hoặc natriaxetat khan có thể tạo thành hợp chất axeton hoá của Tanin chè (hợp chất màu trắng)
Tác dụng với dung dịch amoniac(NH4OH) có thể tạo thành hợp chất màu nâu hợp chất này vẫn có thể bị bột kiềm và axit yếu khử trở thành Tanin chè ban đầu
Kết tủa màu đỏ nâu, thu được sau khi đun nóng Tanin chè trong dung dịch H2SO45%tiếp tục đun nóng trong dung dịch natrihyđroxit 50% ở 1800C trong 30phút,sau đó dùng ete etyl để chiết,cho bay hơi hết dung môi thu được florogluxinol tinh thể (không màu,nóng chảy ở 2150C).Từ các tính chất này sau khi tác dụng với axit H2SO4 các catechin trong thành phần Tanin chè đã biến thành loại hợp chất là Teaflavin.
Tanin chè sau khi chịu tác dụng metyl hoá có thể tạo thành hợp chất có chứa gốc oxy metyl (_0_CH3), hợp chất này sau khi bị oxyhoá bởi KMnO4 sẽ tạo thành axit trimetyl oxygalic.
Vai trò của tanin đối với chất lượng của chè và tác dụng sinh học của nó
Tanin chè là thành phần hoá học quan trọng nhất trong lá chè tươi cũng như trong chè thành phẩm, nó quyết định chất lượng của chè, Tanin không những tạo nên vị độc đáo cho chè mà còn tham gia vào các quá trình biến đỏi hoá học duới tác dungj của enzim oxyhoá để tạo ra hương thơm, màu sắc nước pha cho mỡi loại chè.
Tuỳ theo mức độ sử dụng các enzim oxyhoá để gây ra những biến đổi hợp chất polyphenol catechin ở mức độ khác nhau trong cùng một loại nguyên liệu, qua các quá trình công nghệ khác nhau có thể thu được nhiều loại chè thành phẩm khác nhau.
Ví dụ: Chè tươi đưa vào chế biến, nếu ngay từ giai đoạn chế biến đầu tiên dùng nhiệt độ cao để tiêu diệt các enzim thì Tanin chè hầu như không bị biến đổi và trong suốt quá trình còn lại chỉ còn một bộ phận nhỏ Tanin (nhóm chất có khả năng tự oxyhoá) bị biến đổi dưới tác dụng của nhiệt và ẩm do đó sản phẩm thu được là chè xanh có vị chát mạnh có hậu ngọt, có màu sắc xanh tươi hoặc xanh vàng và có hương tơm đặc trưng. Nếu tạo mọi điều kiện để Tanin chè bị oxyhoá sâu sắc dưới tác dụng của enzim polyphenoloxydaza trong quá trình làm héo và lên men chè thì sản phẩm thu được là chè đen có vị chát dịu và có màu nước đỏ nâu, có hương vị dễ chịu.
Trong thành phần tổ hợp của Tanin chè nhóm chất Tanin đặc biệt có vị chát dịu dễ chịu và có khả năng tự oxyhoá mạnh, nhóm chất polyphenol có vị chát mạnh hơi đắng và bền với oxy không khí nhưng chính nhóm chất sau mới là thành phần chính của Tanin chè không những chiếm tỷ lệ hàm lượng lớn mà còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình biến đổi hoá sinh, nó quyết định đến tính chất màu sắc, hương vị của nước chè đen.
Nhìn chung hàm lượng Tanin trong chè thành phẩm càng cao thì chất lượng chè càng tốt, nhưng cần phải chú ý đến hàm lượng của các hợp chất khác với tỷ lệ thích đáng mới có lợi,mới tạo nên chất lượng toàn diện của chè, nói khác đi chỉ có hàm lượng cao và các chỉ tiêu hoá học cao chưa đủ mà còn phải chú ý đến các chỉ tiêu chất lượng cảm quan vì chè là sản phẩm thực phẩm.
Theo yêu cầu công nghệ của các loại chè thành phẩm thì nguyên liệu chè dùng để chế biến chè xanh không đòi hỏi phải có hàm lượng Tanin cao như trong nguyên liệu dùng để sản xuất chè đen vì trong sản xuất chè xanh hàm lượng Tanin giảm đi không đáng kể nên trong sản phẩm hầu như giữ lại được 90% Tanin, trong khi đó đặc điểm của các quá trình công nghệ của mình lượng Tanin giảm đi trong khi sản xuất chè đen tới 40 – 50% Tanin và cao hơn nữa.
Như vậy, trong một xí nghiệp vừa sản xuất chè đen vừa sản xuất chè xanh thì nên ưu tiên giành nguyên liệu chè giàu Tanin để chế biến chè đen và ngược lại. Tác dụng của Tanin chè như đã biết nó ảnh hưởng tốt đến cơ thẻ con người. Trong lịch sử trước hết chè được sử dụng làm thuốc và đã trở thành đồ uống phổ biến trong nhân dân các nước, trong đó Tanin chè là hợp chất chủ yếu có tác dụng sinh học rất quan trọng nó có tác dụng giải khát và chữa một số bệnh về đường ruột và có tác dụng cầm máu. Nhóm chất catechin trong thành phần Tanin chè có khả năng làm tăng tính co dãn, năng cao năng lực đề kháng của thanh vi huyết quản của cơ thể động vật.
Cafein (hay hợp chất Ankaloit)
Cafein là hợp chất Ankaloit chủ yếu và quan trọng nhất trong lá chè, chiếm 2-5 % lượng chất khô.
Khi cafein tác dụng với Tanin chè tạo thành váng gọi là Tanat- cafein làm chio chè có vị chát dịu, mùi thơm nhẹ.
Hàm lượng cafein luôn thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Ngoài ra cafein trong lá chè thay đổi theo từng thời kì thu hái, bón phân, che râm, đốn chè …
Theo tài liệu N.K, Tokexelasvili trong các quá trình chế biến chè cafộ in kết hợp với các chất khác làm cho cafein tự do hoà tan trong clorofooc giảm xuống, nhưng cũng có ý kiến cho rằng hàm lượng cafein trong chè tăng hay giảm trong chế biến là không đáng kể vì Cafein là chất ít hoạt động hoá học nên hàm lượng của nó thay đổi chỉ mang tính chất tương đối mà thôi.
Nói chung, trong lá chè càng non càng chứa nhiều cafein và chè thành phẩm cấp cao chứa nhiều cafein hơn chè cấp thấp nhưng hàm lượng cafein nhiều hay ít không trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của chè mà chỉ cần một lượng nhất định, tuy nhiên là không thể thiếu.
Protein và axit amin
Protein là một trong các nhóm chất chủ yếu và quan trọng trong thành phần hoá học của lá chè, nó giữ vai trò quan trongj không những trong quá trình sinh trưởng mà cả trong quá trình chế biến vì Protein tham gia cấu tạo nên phần lớn các enzim và các phản ứng enzim lại là cơ sở cho quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật.
Protein cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành chất lượng của chè vì nó là nguồn cung cấp các axit amin tự do tăng cường hương thơm cho chè.
Nếu trong là chè hàm lượng Protein cao và hàm lượng Tanin thấp thì ảnh hưởng xấu đến vị của chè đen vì trong quá trình lên men Protein kết hợp với Tanin và chuyển thành hợp chất không tan nên làm giảm lượng Tanin hoà tan.
Trong lá chè, chứa chủ yếu Protein có tính tan trong kiềm ngoài ra cũng chứa một lượng lớn Protein hoà tan trong nước, rượu và axit. Các hợp chất chứa Nitơ có trong lá chè với hàm lượng lớn, lượng Nitơ trong lá chè tươi chiếm khoảng 4,5%, trong đó chủ yếu là lượng Nitơ của Protein(3%).
Cũng như các thành phần hoá học khác hàm lượng Protein trong lá chè luôn thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống chè, thời vụ thu hái, điều kiện sinh trưởng, cách bón phân …
Hợp chất Pectin
Phần lớn Pectin là các chất keo, chứa 2% chất khô nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với chè. Khi bị Hydrat hoá làm cho tính keo tăng lên, tạo điều kiện cho lấ chè xoăn lại dính với nhau nên có tác dụng định hình và giữ hình tốt. đối với chè càng non thì hàm lượng Pectin cacngf lớn, chè càng già hàm lượng Pectin giảm.
Khi Pectin tác dụng với nước làm tăng độ nhớt của nước chè và làm cho cố nướ chè sánh lại và hấp dẫn, ngoài ra còn làm cho chè có vị dễ chịu, đặc biệt trong quía trình làm héo lá chè, Pectin có thể tham gia vào sự tạo thành thơm mùi táo chín thường xuất hiện khi làm héo chè.
Các hợp chất Gluxit:
Các hợp chất Gluxit bao gồm
+ Gluxit hoà tan: Gluco, fructo, saccaroza chiếm khoảng 1-1,5% lượng chất khô. Dưới tác dung của nhiệt độ xảy ra phản ứng caramen hoá nhưng ở mức độ thấp tạo vị ngọt dễ chịu và mùi thơm cho chè.
Ngoài ra các chất này tác dùng với các axit amin tạo ra các mùi thơm đặc trưng nhưng nó có khả năng tạo màu tối cho chè.
+ Gluxit không hoà tan: xellulo, licnhin, Hemixellulo là những hợp chất cao phân tử và không hoà tan tạo nên màng cho tế bào (Lá non tạo màng dày, lá già tạo màng mỏng). Hàm lượng các chất này tăng làm cho chất lượng chè giảm không tốt cho chè nên han chế.
Các hợp chất này còn được gọi là chất xơ của chè chiếm khoảng 10- 23% lượng chất khô còn trong chè thành phẩm chiếm khoảng 16- 18 % lượng chất khô.
Các men trong chè
Men thuỷ phân:
Men amilaza thuỷ phân tinh bột tạo thành đường (hoà tan) có lợi đến chất lượng chè vì nó tham gia vào quá trình caramen hoá.
Men Proteaza thuỷ phân Protein tạo thành các axit amin có ý nghĩa đến chất lượng chè vì axit amin tham gia vào các quá trình dehydro hoá tạo nên mùi thơm cho chè.
Men Pectinaza thuỷ phân Protopectin tạo thành pectin hoà tan đâylà phản ứng có lợi vì Pectin tạo nên vị ngọt và độ nhớt cao làm cho nước chè sánh lại.
Men oxyhoá :
Men polyphenoloxydaza (PPO) tham gia xúc tác quá trình tanin tác dụng với O2 tạo thành các sản phẩm ngưng tụ khác nhau và các chất đặc trưng cho chè đen.
Men Peroxydaza (PO) là loại men xúc tác để oxyhoá Tanin bởi H2O2 (peroxit) tạo thành các sản phẩm ngưng tụ không tan, không có vị, không màu, không có lợi cho chè đen nên trong sản xuất chè hạn chế sự hoạt động của men PO và tạo thuận lợi cho men PPO hoạt động làm cho chất lượng chè tốt.
Vitamin
Vitamin là nhóm hợp chất hữu cơ phân tử thấp có bản chất hoá học khác nhau, chúng có tác dụng là kết hợp với Protein tạo nên các enzim. Chúng được chia thành 2 nhóm lớn: Vitamin tan trong nước và tan trong chất béo.
Nhóm tan trong chất béo: Vitamin nhóm A (A1, A2), Vitamin nhóm D (D1,D2), Vitamin nhóm K (K1,K2) ngoài ra còn có các Vitamin E, F.
Nhóm tan trong nước: Vitamin nhóm B (B1,B2,B6,PP,B12)và Vitamin C chứa hàm lượng khá lớn trong chè, trong suốt quá trình sản xuất chè đen, do các phản ứng oxyhoá xảy ra mãnh liệt trong quá trình lên men nên phần lớn Vitamin C bị phá huỷ, tiếp đén quá trình sấy liên tục bị tổn thất thêm vì thế trong chè đen lượng Vitamin C còn lại không nhiều. Vitamin C có tác dụng chống bênh hoại huyết, tham gia vào các quá trình oxyhoá - khử trong cơ thể và rất dễ bị phá hoại bởi các chất oxyhoá .
Vậy có thể nói giá trị sinh học của chè ở một mức độ lớn phụ thuộc vào hàm lượng các Vitamin có trong chè.
Khái quát về Teaflavin và Tearubigin
Giới thiệu chung
Teaflavin và tearubigin là hai chất màu vàng và nâu đỏ, là sản phẩm oxyhoá của các polyphenol – catechin: L- epigallocatechin (L- EGC) và L- epigallocatechingallate (L- EGCG) bởi enzim trong quá trình lên men chè đen. Teaflavin, Tearubigin là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng chè đen sản phẩm. Theo Roberts, màu sắc của nước chè do Tearubigin quyết định còn vị đậm của nước chè do tỷ lệ giữa Teaflavin và Tearubigin quyết định. Tearubigin chiếm tỷ lệ 5-8% trong chè khô và cho màu ánh đỏ nâu còn Teaflavin tuy chỉ có 0,2- 2% khối lượng chất khô nhưng lại quyết định đén màu sắc của nước chè.
Nhiều nghiên cứu cho thấy Teaflavin không phải là một chất mà là hỗn hợp của hai chất Teaflavin và Teaflavingallat. Một điều chú ý là Teaflavingallat này rất không ổn định, chỉ cần oxyhoá một chất là chuyển thành Tearubigin. Loại chè cấp thấp không cần phải hãm lâu nhưng nước đã nâu sẫm và đục lờ là do có sự oxyhoá nhanh chóng của hợp chất này. Các nhà nghiên cứu đã khai thác ngay hiện tượng này và dựa vào đó để đánh giá và tiêu chuẩn hoá chất lượng chè. Người ta xây dựng được cả bậc thang màu với tỷ lệ Teaflavin và Tearubigin thay đổi để so saqnhs màu nước chè hãm.
Cơ sở khoa học tạo Teaflavin và Tearubigin
Quá trình oxyhoá Teaflavin là một quá trình hoá sinh phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nhiệt độ, thời gian hãm, chất lượng nước chè và độ đậm đặc của nước chè, cường độ ánh sáng và sự có mặt của hàn loạt chất trong chè…
Dưới tác dụng của men polyphenoloxydaza thì L- EGC và L-EGCG bị oxyhoá tạo thành octoquinon, sau đó các octoquinol thông qua quá trình dimerhoá tạo thành những bis- flavanol.
Các dimer thường có màu.
Ví dụ như nếu xuất phát từ catechin thì dimer tạo được sẽ có vị chát nhẹ và có màu đỏ. Khi phân tử diphenol quinol tác dụng với một polyphenol thì tạo thành bis- flavanol không màu.
Các diphenol có thể tương tác với nhau qua phản ứng oxyhoá- khử, sắp sếp lại phân tử để tạo thành Teaflavin có màu vàng, để phản ứng xảy ra thì gốc Y ở C3 phải là gốc gallo.
Phần trong vòng chấm gọi là gốc tạo màu benzo- tropolon. Theo Roberts, nếu oxyhoá đồng thời L- EGC và L-EGCG đều dẫn tới tạo thành Teaflavin. Còn chỉ oxyhoá L-EGCG thì chỉ tạo nên Teaflavingallat.
Theo Roberts, Tearubigin là sản phẩm chuyển hoá oxyhoá của Teaflavin và bis- flavanin. Tearubigin là hợp chất có tính axit do có nhóm cacboxyl được tạo nên khi mở vòng Pirogallo trong gốc benzo- tropolon của Teaflavin sự oxyhoá Teaflavin thành Tearubigin xảy ra như sau
Tearubigin ở trạng thái tự do có màu hồng nhạt, khi đính với Natri có màu nâu gạch với Kali và Canxi có màu đỏ tươi.
Cuối cùng một số Tearubigin bị Protein trong lá làm kết tủa thành những tinh thể không hoà tan và bị mất đi cùng với bã chè. Vì thế cho nên chè lên men quá mức chứ ít Tearubigin hơn chè lên men vừa đủ.
Tóm tắt theo sơ đồ sau:
Các phản ứng trong các quá trình chế biến bình thường, không diễn ra hoàn toàn vì vậy trong chè đen thành phẩm vẫn còn có cả Teaflavin cũng như Tearubigin. Vào lúc sắp kết thúc quá trình lên men, các Teaflavin đã tích luỹ tích tiếp tục tạo thành Tearubigin. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đối với quá trình này, ở nhiệt độ thấp các Teaflavin hình thành nhiều hơn, Teaflavin có liên quan đến màu sáng bóng của nước chè pha, còn Tearubigin liên quan đến độ đậm đặc (độ sánh và nồng độ). Vậy phương pháp lên men lý tưởng tạo ra sự cân bằng thích đáng giữa Teaflavin và Tearubigin.
Ảnh hưởng của Teaflavin và Tearubigin đến chất lượng chè đen
Như mọi người đều biết một trong những chỉ tiêu chính của chè đen là nước chè pha. Nhờ cóp quá trình lên men lá chè trong chế biến chè đen mà Tanin chè hay các hợp chất polyphenol của lá chè bị oxyhoá dưới tác dụng của men để tạo nên sản phẩm oxyhoá là Teaflavin và Tearubigin. Sự phối hợp giữa hai chất này tạo cho nước chè đen có màu đỏ tươi trong sáng.
Theo tài liệu của Roberts mối quan hệ giữa hàm lượng của Teaflavin và Tearubigin đối với màu sắc của nước chè như sau:
TF
(%chất khô)
TR
(% chất khô)
TF/TR
Chất lượng thử nếm
0,23
15,0
1/65,20
0,28
9,2
1/32,80
Màu nước tối
0,38
7,1
1/18,62
đục không trong
0,56
9,3
1/16,60
sáng
0,60
8,1
1/13,50
0,60
13,0
1/13,00
0,78
9,8
1/11,40
0,68
9,2
1/13,50
Màu nước đỏ
1,03
12,9
1/12,50
tươi
1,10
10,3
1/9,30
Trong sáng
1,55
15,9
1/10,30
1,75
15,4
1/8,80
Từ các số liệu này cho thấy muốn làm cho màu sắc của nước chè đen đạt chỉ tiêu chất lượng tốt thì ít nhất hàm lượng Teaflavin phải ³ 0,78% đồng thời tỷ lệ giữa Teaflavin và Tearubigin nằm trong một giới hạn nhất định.
Nói chung đối với chè đen bán thành phẩm muốn đảm bảo chất lượng về màu sắc của nước pha nên khống chế tỷ lệ TF/TR =1/10¸1/12, đối với chè thành phẩm tỷ lệ này lên đến 1/6.
Hợp chất Teaflavin ( bao gồm cả Teaflavingallat) là hợp chất có màu vàng tươi vị chát dịu và có hương thơm nhẹ, chúng là những chất góp phần tạo nên màu sắc của nước chè đen và có liên quan đến độ tươi sáng của nước pha, đồng thời cũng góp phần làm tăng vị của chè.
Tearubigin là nhóm chất có màu đỏ nâu, cùng vơpí Teaflavin chúng quyết định màu sắc đặc trưng của nước chè đen. Bản thân Tearubigin có vị nhạt nên giữ vai trò không đáng kể vào sự hình thành vị của chè.
Ảnh hưởng của thời gian lên men đến hàm lương Teaflavin và Tearubigin .
Trong quá trình chế biến chè đen, sau giai đoạn vò là giai đoạn lên men lá chè. Ở giai đoạn vò, quá trình lên men đã xảy ra khi tế bào của lá chè bị phá vỡ men sẽ tiếp xúc với các chất và nhờ O2 của không khí xâm nhập vào trong khối chè, trong khối chè xảy ra hàng loạt các biến đổi oxyhoá quan trọng tạo ra hương vị màu sắc đặc trưng cho nước chè đen. Nhưng muốn đạt đến mức độ oxyhoá cần thiết các chất polyphenol trong lá chè đòi hỏi phải được lên men nhất định. Nếu thời gian lên men nhanh thì không tạo được màu sắc hương vị cần thiết của nước chè do quá trình oxyhoá chưa xảy ra hoàn toàn. Ngược lại nếu kéo dài thời gian lên men thì xảy ra sự lên men quá mức làm cho hương vị của chè nhạt đi, màu sắc không đạt yêu cầu (màu nước kém trong sáng). Vì thế thời gian lên men có liên quan mật thiết đến sự tạo thành và chuyển hoá các sản phẩm oxyhoá của hợp chất polyphenol do đó làm ảnh hưởng đến màu sắc hương vị của chè đen.
Theo tài liệu của Roberts, hàm lượng Teaflavin và Tearubigin là sản phẩm oxyhoá cuối cùng của hợp chất polyphenol biến đổi theo thời gian lên men nên màu sắc của nước pha cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp như bảng sau:
Thời gian lên men (h)
Vị chè
(điểm thử nếm)
Màu nước (điểm thử nếm)
TF
(% chất khô)
TR
(% chất khô)
1
0,30
3,70
1,64
13,10
2
4,10
4,50
1,50
16,60
3
3,30
3,30
1,38
17,00
4
2,70
2,20
1,33
17,30
5
2,00
1,00
1,22
17,80
Từ bản số liệu trên ta thấy sau một thời gian lên men, hàm lương Teaflavin tương đối lớn nhưng hàm lượng Tearubigin quá thấp, vị đắng nước pha tuy quá tốt nhưng loại chè này là chè lên men non.
Hàm lượng Teaflavin giảm dần khi thời gian lên men tăng nhưng hàm lượng Tearubigin lại tăng lên làm cho độ tươi sáng của nước pha kém dần, màu sắc tối lại đồng thời vị của nước chè kém đi do hiện tượng lên men quá mức.
Tóm lại, theo số liệu trên bảng thời gian lên men chè đen nên khống chế trong khoảng 2- 3 (h) kể từ khi kết thúc giai đoạn vò chè. Tuy nhiên thời gian lên men nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện chế biến từng nơi từng thời vụ và chất lượng đặc tính nguyên liệu.
Quy trình chế biến chè đen
Nguyên liệu
Bảo quản lá chè tươi
Làm héo
Phá vỡ tế bào và định hình
Lên men lá chè
Sấy khô Bán thành phẩm
Phân loại
Sản phẩm
Quá trình bảo quản chè:
Mục đích: làm cho lá chè không bị dập nát, ôi ngốt.
Cơ sở của quá trình: gồm hai giai đoạn
Giai đoạn 1: Do khi lá chè bị ngắt ra khỏi cây thì sự sống vẫn còn nên quá trình tổng hợp các chất vẫn diễn ra dựa trên cơ sở các chất đã tích luỹ trong các mao dẫn, qúa trình này sẩy ra ngắn và đây là qúa trình có lợi đến chất lượng của chè.
Giai đoan 2:Thực chất là quá trình phân giải các chất.
Nhiệt sinh ra tích luỹ trong khối chè, làm cho khối chè nóng lên các men hoạt động mạnh, thúc đẩy quá trình phân giải, chất khô trong lá chè bị suy giảm do tốc độ phân giải nhanh đây là quá trình không có lợi trong sản xuất chè.
Phương pháp bảo quản: để làm giảm sự tích luỹ nhiệt và ẩm trong khối chè.
Phương pháp làm thoáng gió: Lợi dụng sự đối lưu tự nhiên của không khí để hạn chế sự tích luỹ nhiệt và ẩm trong lá chè.
Chủ động làm thoáng gió (gió nhân tạo) kết hợp với đảo trộn nhưng phương pháp này làm cho lá chè bị dập nát
Làm thoáng gió tích cực: cho không khí đi xuyên hẳn qua lớp chè, đây là phương pháp tiến nhất hiện nay vì nhiệt thoát nhanh
Bảo quản trong phòng lạnh: chỉ sử dung trong quá trình nghiên cứu do tôn kém
Quá trình héo
Mục đích:
Giảm bớt lương nước có trong lá chè và tạo ra những tính chất vật lý, hoá học cần thiết để cho qua trình vò được thực hiên thuận lợi. Trước hết do lương nước của búp chè giảm đi sau giai đoạn héo khoảng 30%, làm cho búp chè dẻo hơn và do đo quá trình vò ít bị nát hơn. Ngoài ra do lượng nước giảm đi mà hàm lượng chất khô trở nên đậm đặc hơn giúp cho các phản ứng hoá học xảy ra nhằm tạo ra chất lượng của chè thành phẩm.
Phương pháp héo chè.
- Phương pháp héo tự nhiên :các nước nhiệt đới với năng lượng gió và năng lượng mặt trời phong phú có nhiều ưu điểm để khai thác phương pháp này như ấn Độ ,Xiclanca, các nước châu Phi và Việt Nam
Ưu điểm chủ yếu của phương pháp này là ít tốn năng lượng cho quá trình làm héo, và do thời gian làm héo kéo dài 2-4giờ (làm héo trực tiếp dưới ánh mặt trời) và 16-20 giờ (làm héo trong nhà không có tường bao che) các quá trình hoá sinh trong lá chè sẩy ra được hoàn thiện hơn và chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, do héo tự nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện khí hậu và thời gian héo kéo dài nên làm cho chu kỳ sản xuất kéo dài, nâng xuất cho một chu kỳ thấp.
- Phương pháp héo nhân tạo :đối với các nước nền công nghiệp phát triển và không được thiên nhiên ưu đãi như các nước nhiệt đới, đã phải nghĩ ra phương pháp làm héo lá chè bằng chính năng lượng nhiệt do đốt cháy các nguyên liêụ như: than, dầu ... Các nước này đã chế tạo ra các máy làm héo có tác dụng liên tục và có khả năng làm giảm độ ẩm của lá chè đúng yêu cầu công nghệ trong khoảng thời gian 3giờ.
Như vậy nhờ các máy làm héo các nhà công nghệ hoàn toàn chủ động được thời gian sản xuất, rút ngắn được thời gian sản xuất và cơ khí hoá tự động hoá dây truyền sản xuất chè đen.
Kiểm tra quá trình làm héo:
Hiện nay mỗi nước tuỳ thuộc vào điều kiện nguyên liệu cụ thể mà các nhà công nghệ có yêu cầu về mức độ làm héo lá chè khác nhau.
Mức độ làm héo tỉ lệ giữa lượng chất khô và lượng nước của lá chè đã làm héo ở ấn Độ Xiclaca các nhà công nghệ đã chấp nhận tỉ lệ này là 1:2 nghĩa là búp chè sau khi héo có độ ẩm là 66-67%,còn ở Liên Xô cũ búp chè sau khi héo có độ ẩm 60-62% thì chè sản phẩm có chất lượng cao.
Công nghệ chế biến chè ở nước ta còn quá trẻ ,bởi vậy những nghiên cứu cơ bản về nguyên liêu nước ta chưa được tiến hành toàn diện .Các cơ sở chế biến chè nước ta hiện đang áp dụng mức độ héo của Liên Xô ,điều này không làm hài lòng các nhà nghiên cứu và công nghệ Việt Nam.
Quá trình phâ vỡ tế bào và định hình chè.
Mục đích:
Các chất hoà tan trong nước có trong tế bào của lá chè ,mà quan trọng nhất là các catechin thực hiện được quá trình oxyhoá dưới tác dụng của các enzim PPO(polyphenoloxydaza) và PO(peroxydaza) phải được tiếp cận với O2 không khí .Muốn vậy phải phá vỡ vỏ và màng tế bào để chuyển các enzim lẫn cơ chất của chúng ra bề mặt lá. Quá trình này được thực hiện nhờ tác dụng cơ học xảy ra khi vò nguyên liệu trong các máy vò. Ngoài ra do có quá trình vò các chất hoà tan trong chè đi vào nước nóng tốt nhanh hơn khi pha chè và thể tích của khối chè cũng giảm đi giúp cho quá trình bao gói, vận chuyển dễ dàng hơn .
Phương pháp phá vỡ tế bào và định hình chè:
Với chế biến nhỏ trong gia đình cỡ 10kg nguyên liệu thì người ta có thể dùng tay hoặc chân để vò nát tế bào của lá chè. Tuy nhiên phương pháp này gây mất vệ sinh và không có khả năng tạo ra đủ độ xoăn cho lá chè nên ngoại hình của nó thường không đẹp.
Với các xưởng chế biến có công suất 12 tấn nguyên liệu trở lên, hiện đang sử dụng loại máy vò chuyên dùng tác dụng đơn hoặc kép có bộ phận ép và bộ phận làm nguôị.
Tuỳ thuộc vào kích thước của máy vò mà lượng chè héo ở lần vò thứ nhất vào khoảng 100-200kg/máy. Trước kia để đạt được độ dập tế bào theo yêu cầu của quá trình lên men, máy vò được trang bị thêm bộ phận ép ,nhưng theo qui trình mới để thuận tiên người ta không sử dụng nữa. Để thay vào phần lực đã mất đi do không có bàn ép, các nhà khoa học Liên Xô đã tâng lượng chè cho vào máy ở mỗi lần vò lên 180-200kg/máy. Chính lượng chè hơn này đã tạo nên một lực ép đáng kể và hoàn toàn có thể thay thế lực do bàn ép tạo ra. Do cấu tạo đặc biệt và từ đó dẫn đến sự chuyển động độc đáo của máy vào mà khối chè trong máy chịu các lực khác nhau, theo ý kiến của các nhà thiết kế và chế tạo, nhờ tác dụng của các lực xuất hiện lúc vận hành máy mà khối chè trong máy phân ra làm hai vùng. Ở vùng trung tâm, chúng chuyển động từ dưới lên theo phương pháp thẳng đứng với vận tốc là 0,02m/s. Ở vùng ngoại vi, khối chè chuyển động từ tâm ra thanh máy theo phương nằm ngang với vân tốc 0,51m/s. Chính nhờ sự chênh lệch vận tốc này mà lá chè bị xé rách và xoăn lại .
Thành lập một chế độ vò mới thích hợp rất phức tạp và phải căn cứ vào chất lượng số lượng nguyên liệu nhập về nhà máy trong một ngày đêm, mức độ làm héo chè và mùa sản xuất chè. Kinh nghiệm cho thấy chè càng non và qua héo nhẹ phải được vò với cường độ nhẹ hơn chè già. Trời nóng nhiệt độ của phòng vò càng cao thì thời gian vò phải rút ngắn nhưng số lần vò phải tăng lên. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước ,từng địa phương và từng cơ sở chế biến mà có thể áp dụng các công thức vò như sau:
Công thức
Số lần và số máy vò
Thời gian vò(phút)
A
3
2
2
45'-45'-45'
30'-30'-30'
B
3
3
2
45'-45'-45'
30'-30'-30'
C
2
2
1
45'-45'-45'
30'-30'-30'
Theo công thức a, chè héo được định lượng theo từng lý lịch và đưa đi vò lần thứ nhất trong 3 máy vò với thời gian 45 phút. Hết thời gian này chè được đưa đi phân loại, phần chè không lọt qua lưới của 3 máy vò trong lần vò thứ nhất được dồn lại để đưa đi vò lần thứ 2 trong 2 máy và với thời gian 45 phút. Sau khi kết thúc lần vò thứ 2, chè được đưa đi phân loại và phần không lọt lưới sàng được đưa đi vò lần 3 trong 2 máy vò.
Công thức b được áp dụng cho các xưởng vừa chế biến chè đen vừa chế biến chè xanh. Ở đây phần chè vụn khi chế biến chè xanh được dung để chế biến chè đen, nên ở lần vò thứ 2 của quá trình người ta bổ xung thêm vào mỗi cối vò 50kg chè lọt sàng của lần vò 1 khi chế biến chè xanh. Do vậy, phải bố trí thêm một máy vò nữa để quá trình vò được ổn định.
Thực tế cho thấy, dù bố trí theo công thức nào thì thơi gian của mỗi lần vò vẫn phải bằng nhau. Quá trình phân loại giữa các lần vò nhằm mục đích tách phần chè nhỏ, đủ độ dập tế bào khỏi khối chè vò, đánh tơi các cục chè bị vón lại, tạo điều kiện thông thoáng giảm nhiệt độ và tạo ra các tính chất cơ lý mới để quá trình vò tiếp theo được thuận lợi.
Sau khi phân loại chè, phần chè lọt lưới sàng đã đủ tiêu chuẩn về kích thước và độ dập tế bào được giải vào các khay với độ dày 4-5cm và đưa đi lên men. Phần chè không qua lưới của làn vò một và lần vò 2 được đưa đi vò lần 3 và cũng được đưa đi lên men.
Quá trình lên men
Mục đích:
Quá trình lên men là giai đoạn quan trọng trong sản xuất chè đen. Chính nhờ quá trình này mà nguyên liệu sau 2 quá trình héo và vò chịu những chuyển hoá sâu sắc về mặt hoá học, để tạo nên các tính chất đặc trưng về mầu sắc mùi vị và ngoại hình của chè sản phẩm.
Cơ sở của quá trình lên men lá chè
Quá trình chế biến chè đen là một ví dụ điển hình về nghệ thuật sử dụng enzim có ngay trong chính bản thân của nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm. Nên nhiều nhà nghiên cứu và công nghệ đã dành nhiều cố gắng nhằm làm sáng tỏ bản chất hoá học và sinh học của quá trình lên men lá chè.
Theo ý kiến của viện sĩ A.M.Oparin thì quá trình lên men lá chè được tóm lược qua 2 quá trình sau:
Catesin + O2 ® Orthoquinol (1)
Orthoquinon ® sản phẩm màu, vị (2)
Quá trình (1) xảy ra với sự tham gia của các enzim oxy hoá khử và tuỳ thuộc vào bản chất cuả các Catesin tham gia phản ứng mà lượng oxi tiêu tốn cho quá trình khác nhau.
Khi oxy hoá Epicatesin (EC) hoặc Epicatesingalat (ECG) thì cần 2 nguyên tử oxy. Khi oxy Epigallocatesin (EGC) và Epigallocatesingalat (EGCG) thì lượng oxy chỉ cần 1,5 mol cho 1 mol mỗi loại. Ngoài ra độ bền của Orthoquinon cùng phụ thuộc vào bản chất của các Catesin.
Ngoài bộ phận Catesin bị oxy hoá dưới tác dụng của enzim, một bộ phận Tanin chè cũng có khả năng tự oxy hoá để trở thành Orthoquinon.
Quá trình (2) là sự chuyển hoá tiếp của Orthoquinon ngoài sự xúc tác của enzim.
Theo Robert ( người Anh) thì sản phẩm của quá trình lên men có vai trò quyết định chất lượng của chè đen là do sự ngưng tụ của các Orthoquinon thuộc 2 catesin có hàm lượng chiếm đến 80% tổng lượng Tanin chè là Epigalocatesin và Epigallocatesingalat. Các Catesin còn lại cũng tham gia vào quá trình oxy hoá kết tủa nên các orthoquinon nhưng do thể oxi hoá khử của các orthoquinon này cao nên bị các gallocatesin khử và lại trở về trạng thái ban đầu.
Theo luận điểm của Roberts nếu xảy ra sự tương tác giữa 2 gốc difenolquinon tạo nên các Dicatesin và Theaflavin hoặc Theaflavingallat. Từ Theaflavin nếu xảy ra sự đứt vòng Puran của vòng Tvopolon thì sẽ tạo thành Thearubigin. Tuỳ thuộc vào quá trình lên men mà tỷ lệ giữa TF và TR trong chè đen khác nhau.
Tuy nhiên TR bao giờ cũng nhiều hơn TF 4 – 6 lần. Mặc dù vậy nhưng vai trò của TF vẫn được khẳng định là quan trọng khi đánh giá chất lượng của sản phẩm, chính sản phẩm này cho nước chè mầu vàng mật ong tươi sáng, còn TR cho nước chè mầu đỏ nâu.
Kỹ thuật lên men
Các nhà khoa học chia quá trình lên men lên lá chè làm 2 giai đoạn : giai đoạn thứ nhất bắt đầu khi tế bào lá bị phá vỡ sau lần vò 1 và kết thúc cùng lúc với lúc kết thúc quá trình vò, giai đoạn này kéo dài 2-3 giờ. Giai đoạn 2 kể từ lúc đưa chè vò vào phòng lên men cho đến khi quá trình lên men kết thúc, giai đoạn này kéo dài từ 2-5 giờ. Vì quá trình lên men xảy ra ngay trong khi vò cho nên ở phòng vò, các điều kiện tối thiểu về nhiệt độ, độ ẩm của O2 không khí cũng phải được đảm bảo để quá trình lên men xảy ra bình thường. Để đạt được các điều kiện tối thiểu này, ở các phòng vò và lên men đều bố trí quạt, máy điều hoà, máy phun ẩm. Ngoài ra để dảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn cho công nhân thao tác, ở 2 phòng này tường và nền phòng vò, lên men được bố trí có độ nghiêng thích hợp.
Chè sau khi vò và phân loại được rải vào các khay bằng gỗ có kích thước khác nhau rồi đưa vào phòng lên men. Phần lọt qua sàng được rải vào khay với chiều dày 4-6 cm, phần còn lại thì 6-8 cm, các khay chứa chè được chồng lên nhau và mỗi chồng cao £ 1- 1,2 m. Trong quá trình lên men nhờ các phản ứng oxi hoá khử mà lá chè mất dần các hoạt tính ban đầu và có được đặc trưng của lá chè lên men. Màu xanh được thay bằng màu đồng đỏ , mùi hăng ngái được thay bằng mùi thơm thoảng của lá chè đã lên men và vị đắng chát mất dần nhường chỗ cho vị chát dễ chịu.
Kiểm tra quá trình lên men
Để kết thúc quá trình lên men được đúng đắn và khắc phục những sự cố có thể xảy ra khi lên men, cần thường xuyên theo dõi các thông số kỹ thuật như nhiệt độ, độ ẩm và đặc biệt là sự giảm hàm lượng Tanin theo thời gian lên men.
Bảng tiêu chuẩn Tanin cho quá trình lên men ( tính theo % chất khô)
Phần 1
Phần 2
Sau vò lần 1
Kết thúc lên men
Sau vò lần 2
Kết thúc lên men
8-10
10-12
12-14
14-16
16-18
18-20
20-22
7-8
8-9
10-12
13-15
13-15
13-16
13-16
-
8-10
10-12
12-14
14-16
-
-
-
7-8
8-9
10-12
11-13
-
-
Quá trình sấy chè
Mục đích và cơ sở khoa học
Ngay khi quá trình lên men két thúc, nghĩa là các chỉ tiêu chất lượng dã đạt yêu cầu cần chấm dứt hoạt động lên men của enzim. Muốn vậy phải dùng nhiệt độ cao vừa để đạt được mục đích này vừa để nhằm hoàn thiện chất lượng của sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây đã chứng minh chắc chắn rằng những chuyển hoá này xảy ra ngoài tác dụng của enzim dưới tác dụng của nhiệt độ cao và độ ẩm thích hợp của chè sau khi sấy đã góp phần tạo ra hương vị mới cho chè sản phẩm.
Mục đích của quá trình sấy chè :
Diệt men : dùng nhiệt độ cao, trong suốt quá trình lên men hoạt tính của men giảm đáng kể vì bản chất của men là Protein mà tanin trong chè tác dụng với Protein để tạo thành chất không tan. Khi Tanin bị oxi hoá đồng thời nó tấn công vào men xúc tác làm cho nồng độ men giảm, nồng độ chất xúc tác giảm nên quá trình diệt men diễn ra nhanh chóng.
Làm khô chè : độ ẩm của chè sau khi lên men 63-65% do đó sấy để làm khô chè độ ẩm giảm xuống còn 3-5 % để cố định hình dáng cho chè tạo điều kiện vận chuyển bảo quản dễ dàng.
Thiết bị và kỹ thuật sấy chè
Hiện nay trong công nghiệp chế biến chè đang sử dụng nhiều loại máy sấy khác nhau nhưng thông dụng nhất là loại máy sấy băng truyền dùng tác nhân sấy là không khí nóng.
Các loại máy sấy này thường bao gồm 3 bộ phận chính là :
Calorife gồm buồng đốt và hệ thống ống gang với diện tích trao đổi nhiệt là 110 m2. Không khí sạch được quạt hút vào các ống ngang và được khí nóng từ buồng đốt luồn qua thành ống ngoài đốt nóng đến nhiệt cần thiết trước khi vào buồng sấy.
Buồng sấy là 1 hộp bằng gang có dung tích đủ chứâ hệ thống 4 băng chuyền.
Bộ phận tiếp liệu: gồm có bồn chứa chè lên men, tay gạt để điều chỉnh lớp chè trên băng truyền sấy.
Nhìn chung qua các thực nghiệm dù sấy theo phương pháp nào thì chất lượng của chè khô ( chè bán thành phẩm) cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, vận tốc của tác nhân sấy và thời gian sấy..
Phân loại chè
Mục đích :
Phân loại chè đen theo mức chất lượng để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng và tạo cho sản phẩm có kích thước phù hợp với thói quen tiêu dùng, phù hợp với các loại bao bì.
Thiết bị sử dụng
Sàng : chè bán thành phẩm được đi qua các sàng khác nhau có tính năng khác nhau, việc sàng chè chia làm 3 giai đoạn.
+ Sàng thô : gồm chè bán thành phẩm to, già ban đầu được đưa vào sàng thô, nhằm làm giảm kích thước của chè, tăng độ đồng đều và tách 1 phần tạp chất.
+ Sàng vòi : gồm chè bán thành phẩm tốt và chè lọt sàng thô được đưa vào sàng để phân thành các loại chè tương đối đồng đều, loại sàng này thu được 4-5 loại chè khác nhau, tuỳ vào loại chè và yêu cầu của các sản phẩm mà có thể lấy được chè sản phẩm ở giai đoạn này.
Làm sạch : từng loại chè thu được ở phần sàng vòi lần lượt được đưa vào làm sạch nhằm tạo sự đồng đều hơn, cho ra các loại chè có kích thước, chủng loại phù hợp với tiêu chuẩn mặt hàng.
Cắt cán chè : các thiết bị này dùng để cắt các phần chè khô không lọt sàng ở giai đoạn sàng và những phần chè mà quá to, cứng thì phải kết hợp cắt và cán.
Quạt : chè sàng xong đồng đều về mặt kích thước, nhưng mức độ nặng nhẹ khác nhau, muốn lấy sản phẩm theo yêu cầu ( tách chè cánh và mảnh) phải qua quá trình quạt, tuỳ vào từng loại chè phải quạt từ 1-2 lần. Chè cánh thường quạt trên máy quạt phân cấp, chè mảnh nhỏ dùng quạt rê.
Sơ đồ phân loại chè
Sàng thô
Phần to
Sàng vòi
Phần to
Loại chè
Làm sạch +quạt rê
Phần to
Các loại chè
Cắt nhẹ
Cắt, cán
Chè bán thành phẩm( non)
Chè bán thành phẩm(chè già)
Đánh giá chất lượng sản phẩm theo quan điểm hoá lý và cảm quan
Các chỉ tiêu hoá lý của chè đen
Tên chỉ tiêu
Hàm lượng chất hoà tan(%) không nhỏ hơn
32
Hàm lượng tro tổng số(%)
4-8
Độ ẩm không lớn hơn
7
Hàm lượng tanin(%) không nhỏ hơn
9
Hàm lượng cafein(%) không nhỏ hơn
1,8
Hàm lượng sắt(%) không lớn hơn
0,001
Hàm lượng tạp chất lạ(%) không lớn hơn
0,2
Hàm lượng chất sơ(%) không lớn hơn
16,5
Hàm lượng vụn(%) không lớn hơn
OP,P,PS
FBOP
BPS
3
22
10
Hàm lượng bụi(%) không lớn hơn
OP,P,PS
FBOP, BPS
F
0,5
1
5
Khối lượng thể tích (g/ml) không nhỏ hơn đối với chè CTC
0,35-0,42
Các chỉ tiêu cảm quan
CHÈ ĐEN OP
Điểm
Chỉ
tiêu
3,75
3,5
3,25
3
2,75
2,5
2,25
Ngoại hình
Xoăn đều, chắc, đen tự nhiên
Xoăn, đều, đen tự nhiên, nhiều tuyết
Xoăn,tương đối đều, đen tự nhiên,có tuyết
Xoăn,tương đối đều, đen tự nhiên
Có tối đa 2 trong các biểu hiện sau
- Tương đối xoăn
- Hơi bạc mầu
- Thoáng cẫng nâu
- Hơi nhiều cẫng đen
Có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
- ít xoăn
- Bạc mầu
- Hơi lộ cẫngnâu đen
- Hơi lẫn loại
Có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
- Kém xoăn
- Lộ cẫng nâu đen
- Lẫn loại
Mầu nước
Đỏ nâu sáng, khá sánh, tương đối hấp dẫn, rõ viền vàng
Đỏ nâu sáng, khá sánh, rõ viền vàng
Đỏ nâu sáng, khá sánh, rõ viền vàng
Đỏ nâu sáng, rõ viền vàng
Đỏ nâu,có viền vàng
Đỏ nâu hơi đậm
Đỏ nâu đậm
Mùi
Thơm đượm khá hài hoà, hấp dẫn
Thơm đượm khá hấp dẫn
Thơm đượm tương đối hấp dẫn
Thơm đượm
Thơm nhẹ
ít thơm có 1 trong các biểu hiện sau:
Thoáng ngốt
Cao lửa
Thoáng hăng
Kém thơm có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
Thoáng ôi
Lộ cao lửa
Thoáng cũ
Thoáng mùi lạ
Vị
Đậm dịu, rõ hậu, hài hoà
Đậm dịu, rõ hậu, tương đối hài hoà
Đậm dịu, rõ hậu
Đậm dịu, rõ hậu
Đậm ít dịu
Đậm ít dịu có 1 trong các biểu hiện sau:
Thoáng ngốt
Cao lửa
Nhạt
Đậm: có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
Thoáng ôi
Lộ cao lửa
Thoáng cũ
Vị lạ
Điểm
Chỉ tiêu
3,75
3,5
3,25
3
2,75
2,5
2,25
Ngoại hình
Nhỏ, mảnh gẫy của OP và P, đều đen, chắc, nhiều tuyết
Nhỏ, mảnh gẫy của OP và P, đều đen, nhiều tuyết
Nhỏ, mảnh gẫy của OP và P, tương đối đều, đen, có tuyết
Nhỏ, mảnh gẫy của OP và P, tương đối đều, đen, có tuyết
Có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
- ít BOP
- Hơi bạc màu
- Thoáng mảnh nhẹ
- Thoáng cẫng nâu đen
Có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
- Hơi thô
- Hơi lộ mảnh nhẹ
- Hơi lẫn loại
- Hơi lộ cẫng nâu đen
Có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
- Lẫn loại
- Thoáng tạp
chất
- Lộ cẫng nâu đen
- Thoáng xơ cẫng đỏ
- Nhỏ
- Thô
- Lộ mảnh nhẹ
Màu nước
Đỏ nâu, tương đối sáng,sánh rõ viền vàng
Đỏ nâu, hơi đậm,sánh rõ viền vàng
Đỏ nâu,hơi đậm, tương đối sánh rõ viền vàng
Đỏ nâu đậm cóviền vàng
Đỏ nâu hơi tối
Đỏ nâu tối
Nâu
Mùi
Thơm đượm, khá hài hoà, hấp dẫn
Thơm đượm, khá hấp dẫn
Thơm đượm, tương đói hấp dẫn
Thơm đượm
Thơm nhẹ
ít thơm, có 1 trong các biểu hiện sau:
- Thoáng ngốt
- Cao lửa
- Thoáng hăng
Có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
- Thoáng ôi
- Lộ cao lửa
-Thoáng cũ
- Thoáng mùi lạ
Vị
Đậm dịu,rõ hậu,hài hoà
Đậm dịu,rõ hậu
Đậm ,cóhậu
Đậm, ít hậu
Đậm hậu: có trong các biểu hiện sau
Đậm, ít hậu:
có 1 trong các biểu hiện sau;
- Thoáng ngốt
- Cao lửa
- Nhạt
Có tối đa 2 trong 2 biểu hiện sau:
-Thoáng ôi
-Lộ cao lửa
-Thoáng vị lạ
CHÈ FBOP
CHÈ ĐEN P
Điểm
Chỉtiêu
3,75
3,5
3,25
3
2,75
2,5
2,25
Ngoại hình
Xoăn tương đối đều, chắc, đen , ngắn hơn OP
Xoăn, tương đối đều, đen ngắn hơn OP
Tương đối đều, đen ngắn hơn OP
Tương đối xoăn,tương đối đều, đen ngắn hơn OP
Có tối đa 2 trong các biểu hiện sau
- ít xoăn
- Bạc mầu
- Thoáng cẫng nâu đen
Có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
- ít xoăn
- Bạc mầu
- Hơi lộ cẫng nâu đen
- Hơi lẫn loại
Có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
- Kém xoăn
- Lộ cẫng nâu đen
- Lẫn loại
- Thoáng tạp chất
Mầu nước
Đỏ nâu sáng, khá sánh, tương đối hấp dẫn, rõ viền vàng
Đỏ nâu sáng, khá sánh, rõ viền vàng
Đỏ nâu sáng, khá sánh, rõ viền vàng
Đỏ nâu sáng, rõ viền vàng
Đỏ nâu,có viền vàng
Đỏ nâu hơi đậm
Đỏ nâu đậm
Mùi
Thơm dịu, khá hài hoà, hấp dẫn
Thơm dịu,khá hài hoà
Thơm dịu tương đối hài hoà
Thơm dịu
Thơm nhẹ
ít thơm có 1 trong các biểu hiện sau:
Thoáng ngốt
Cao lửa
Thoáng hăng
Có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
- Thoáng ôi
- Lộ cao lửa
- Thoáng cũ
- Thoáng mùi lạ
Vị
Đậm dịu, có hậu
Đậm dịu tương đối có hậu
Đậm dịu, ít hậu
Đậm dịu
Đậm tương đối dịu
Đậm tương đối dịu có 1 trong các biểu hiện sau:
- Thoáng ngốt
- Cao lửa
- Nhạt
- Hơi gắt
Đậm: có tối đa 2 trong các biểu hiện sau:
- Thoáng ôi
- Lộ cao lửa
- Thoáng cũ
- Vị lạ
Phần II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng loại chè thành phẩm OP,FBOP, P được sản xuất theo phương pháp truyền thống OTD. Các mẫu trên được sản xuất trên được sản xuất từ các cơ sở khác nhau và sản xuất vào năm 2002, các mẫu được lấy từ: Tổng công ty (mẫu 1), trung tâm đấu trộn Kim Anh (mẫu 2), công ty cổ phần chè Kim Anh (mẫu 3). Còn đối với mẫu dùng để xác định các TF và TR trong các thời gian lên men được sản xuất vào năm 2003 tại nhà máy chè Thanh Ba.
2.2 Hoá chất và thiết bị dụng cụ thí nghiệm
2.2.1. Hoá chất
- Nước cất
- Etyl axetat
- Axit oxalic bão hoà
- Natri hydrocacbonat (NaHCO3 2,5%)
- Cồn (C2H5OH 960 )
- Indigocacmin 0,1%
- H2SO4 đậm đặc
- Dd KMnO4 0,1N
- Nước tự nhiên
2.2.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
- Hộp nhôm
- Bát sứ, chén sứ
- Máy đo quang
- Cân điện tử chính xác 0,0001g
- Tủ sấy
- Bếp điện, nồi đun
- Bình tam giác, bình định mức, ống đong, cốc đong, buret, phễu chiết, nhiệt kế , cốc,đũa thuỷ tinh...
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Xác định độ ẩm của chè
Nguyên lý : dùng hơi nóng làm bay hơi hết nước trong chè, cân lượng chè trước và sau khi sấy khô.
Phương pháp tiến hành: cân chính xác 3g chè, cho vào hộp nhôm ( chén cân ) có nắp dẫ biết khối lượng . Sấy ở nhiệt độ 1050 C trong thời gian 4h cho tới khi có khối lượng giữa 2 lần cân khác nhau 0,01g.
Kết quả tính theo công thức:
W- độ ẩm(%)
M1- khối lượng cân trước khi sấy( chè + hộp nhôm) (g)
M2- khối lượng cân sau khi sấy( chè + hộp nhôm) (g)
M- Khối lượng hộp nhôm(g)
100- Hệ số chuyển thành phần trăm
Mỗi thí nghiệm phải được tiến hành 3 lần để lấy kết quả trung bình, sai lệch giữa các lần không quá 0,2%.
Từ dộ ẩm (tính theo %) ta tính được chất khô ( theo %) trong mẫu
CK(%) = 100- W(%)
2.3.2 Xác định hàm lượng tro của chè
Nguyên lý : đốt nóng mẫu chè ở nhiệt độ cao, tất cả các hợp chất hữu cơ bị cháy hoàn toàn chỉ còn lại phần tro mầu xám có khối lượng không đôỉ, cân trọng lượng xác định được hàm lượng tro.
Phương pháp tiến hành :
+ Cân chính xác 3g chè khô cho vào chén nung đã biết trọng lượng, đậy nắp laị đốt trong lò ở nhiệt độ 6000 C , mẫu bị cháy hoàn toàn biến thành tro. Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm sau đó đem cân và tiếp tục nung nhiều lần cho đến khi chén cân có trọng lượng không đổi.
+ Hàm lượng tro được tính theo công thức sau:
X- hàm lượng tro tính theo chất kho (%)
P1- Khối lượng chén nung(g)
P2- Khối lượng của chén nung và tro (g)
100- Hệ số chuyển thành phần trăm
m- Khối lượng mẫu đem phân tích
W- Độ ẩm của mẫu
(100 – W)/100 – tỉ lệ chất khô trong mẫu
2.3.3 Xác định hàm lượng chất hoà tan
- Nguyên tắc: khi chiết chè bằng nước sôi, các chất trong chè bị chiết ra dung dịch .Dùng nhiệt độ cao làm bay hơi H2O trong dịch chiết ta thu được chất hoà tan, sấy khô đến trọng lượng không đổi và tính ra phần trăm lượng chất tan theo trọng lượng khô của mẫu.
Phương pháp tiến hành: cân 2g (± 0,0001g) chè đã được nghiền nhỏ cho vào bình đáy bằng có thể tích 250 ml . Rót vào đó khoảng 100ml nước cất đun sôi, đặt trong nồi cách thuỷ khoảng 45’. Trong khi đun cứ 10’ lắc 1 lần, đun cho đến khi bột chè lắng xuống đáy bình là được.
Sau đó lọc dd bằng bông hoặc giấy lọc vào bình định mức 250 ml làm nguội và địn mức bằng nước cất đun sôi cho đến vạch.
- Xử lí kết quả
Kết quả được tính theo công thức sau:
Trọng lượng chất tan cân được (g)
V- Thể tích của chè ban đầu ( 250 ml)
G- Khối lượng của chè cân(g)
v- Thể tích của chè đem cô( 50ml)
2.3.4 Xác định hàm lượng Tanin theo phương pháp Leventhal
Nguyên tắc : Tanin là hợp chất khử, khi bị oxi hoá bởi KMnO4 trong môi trường axit với chất chỉ thị Indigocamin sẽ tạo thành khí cacbonic và nước đồng thời làm mất mầu xanh của Indigocamin theo phản ứng sau:
Tanin + KMnO4 ® CO2 + H2O
Phương pháp tiến hành:
Cân chính xác 2g ( hoặc 3g) chè khô đã nghiền nhỏ cho vào bình cầu cao đáy bằng hoặc bình tam giác chịu nhiệt 250ml. Thêm vào 100ml nước cất đun sôi, đặt vào trong nồi cách thuỷ, chiết suất trong thời gian 40’ để yên vài phút rồi lọc qua bông vào bình định mức 250ml. Chú ý không để mảnh bột chè rơi trên bông. Tiếp tục chiết cho đến khi dịch chiết không còn phản ứng của Tanin( thử với sắt 3 clorua hoặc phèn sắt amonium) . Làm nguội dịch chiết và thêm nước cất đến vạch, dung dịch chè này dùng để xác định Tanin. Thí nghiệm được tiến hành song song ở 2 bình : thí nghiệm và đối chứng.
+ Bình thí nghiệm: dùng ống đong lấy 750 ml nước cất cho vào bát sứ có dung tích 1000ml và 25ml dung dịch Indigocamin 0,1% trong môi trường axit, dùng pipet lấy 10ml dịch chè cho vào , sau đó chuẩn độ bằng dd Kali permanganat 0,1N nhỏ từng giọt một cách đều đặn, dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều cho đến khi mất mầu xanh và xuất hiện màu vàng rơm là được. Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần để lấy kết quả trung bình.
+ Mẫu đối chứng : như trên( không cho dd chè)
Kết quả : hàm lượng Tanin được tính theo công thức sau:
X- Hàm lượng Tanin tính theo chất khô(%)
Số ml kali permanganat 0,1N chuẩn độ mẫu thí nghiệm
Số ml kali permanganat 0,1N chuẩn độ mẫu đối chứng
V- Thể tích dd chè chiết từ 2g mẫu nghiên cứu (250ml)
v- Thể tích dd chè lấy ra để phân tích (10ml)
m- Số g mẫu khô nghiên cứu
0,00582- Hệ số Tanin( cứ 1 ml KMn04 oxy hoá 0,00582 g hợp chất Tanin)
2.3.5 Xác định hàm lượng Teaflavin (TF) và Tearubigin (TR) bằng phương pháp đo quang phổ( theo E.A.A.Robert và R.F. Smith)
Nguyên lý : TF và TR là sản phẩm oxy hoá của các chất catechin ( quá trình lên men chè đen ) . Nước chè đen sau xử lý bằng etylaxtat, sắc tố TF và TR sẽ hoà tan trong nước và trong etylaxetat. Nhóm TF có mầu vàng da cam và TR có mầu nâu tối, cả 2 nhóm chất này có ý nghĩa quyết định đối với mầu sắc của nước chè .Sắc tố TR nâu đỏ là 1 hỗn hợp phức tạp có tính axit mạnh , phần lớn ở trong nước chè dưới dạng thể muối K và Ca, còn TF hoàn toàn có khả năng tách chiết bởi etylaxetat nhưng không hoà tan trong NaHCO3. Do đó chúng có mối quan hệ mật thiết tới thời gian lên men. Cho nên việc xác định lượng 2 nhóm này là rất cần thiết và có ý nghĩa không những về mặt lý thuyết mà còn cả về mặt thực tế.
TR gồm 2 thành phần:
+ Phần TF- S1 là các dạng axit tự do hoặc hoà tan trong etylaxetat, đồng thời cũng có thể hoà tan và tách riêng bởi NaHCO3 .
+ Phần TR- S2 không hoà tan trong etylaxetat, có thể hoà tan hoàn toàn trong nước , chủ yếu tồn tại dưới dạng muối có cường độ màu cao hơn các dạng axit tự do ( do vậy không thể đo trực tiếp trên máy quang phổ được) mà phần này phải thêm 1 lượng oxalic axit để giảm cường độ màu.
Phương pháp tiến hành: Cân chính xác 9g mẫu chè , cho vào bình tam giác dung tích 500ml cho thêm vào đó 375ml nước cát đun sôi, đun sôi trong thời gian cách thuỷ khoảng 20’ sau đóa lọc qua bông, để dịch nguội đến nhiệt độ phòng. Lấy 50ml dịch lọc chuyển sang phễu chiết thể tích 250ml, cho thêm vào 50ml dd etyl axetat, lắc cẩn thận trong 5’ , không lắc mạnh tránh tạo nhũ tương. Sau khi phân lớp, tách phần dd ở dưới của phễu chiết cho vào cốc. Từ lớp nước phía trên ( lớp etyl axetat ) dùng pipet lấy 4ml chuyển vào bình định mức 25ml và dùng cồn 960 định mức đến vạch.. Ta thu được dịch A có chứa TF và 1 phần TR ở dạng tự do.
Từ lớp nước phía dưới dùng pipét lấy 2ml cho vào bình định mức 25ml và cho thêm vào đó 8ml nước cất và dùng cồn 960 định mức đến vạch.. Ta thu được dịch B có TR ở dạng axit tự do và muối Ca hoặc muối K không chiết được bằng etyl axetat.Từ lớp phía trên của phễu chiết lấy 25ml ddNaHCO3 2,5% (mới pha) lắc cẩn thận trong thời gian 30 giây đến 1’ vì tốc độ oxi hoá của TF xảy ra rất nhanh khi có mặt của NaHCO3 .Sau khi phân thành 2 lớp, gạn bỏ nhanh lớp nước phía dưới và 1 phần etyl axetat ở phía trên ( cho 2 lớp chất lỏng tiếp xúc nhau).Từ lớp nước phía trên thu được , lấy 4ml cho vào bình định mức 25ml và dùng cồn 960 định mức đến vạch, thu được dd C chỉ chứa TF.
Từ lớp nước ở phía dưới phễu chiết ban đầu, lấy 2ml cho vào bình định mức 25ml và cho thêm vào đó 2ml axit oxalic bão hoà trong nước cất, cho thêm 6ml nước cất và dùng cồn 960 định mức đến vạch, thu được dd D có chứa TR ở dạng axit tự do.
Chuẩn bị các mẫu dd A,B,C,D đem đo ở bước sóng 380nm và 460nm trên máy quang phổ
Tính kết quả
+ Hàm lượng TF tính theo % chất khô ở bước sóng 380nm
Ec- mật độ quang học đo ở bước sóng 380nm
2,25- Hệ số chuyển đổi
W’- % chất khô
+ Hàm lượng TR được xác định theo giá trị mật độ quang học của các dung dịch A,B,D
EA,Ec,ED mật độ quang học của dd A,C,D khi đo ở bước sóng 460nm
7,06- Hệ số chuyển đổi
W’-% chất khô của chè
W’ =100*W ( W: % độ ẩm )
2.3.6 Đánh giá chất lượng chè bằng phương pháp cảm quan
Phương pháp xác định chất lượng chè bán thành phẩm hoặc chè thành phẩm đơn giản nhất, nhanh nhất với độ chính xác tương đới là phương pháp cảm quan. Phương pháp này không đòi hỏi nhiều thiết bị, thời gian mà chủ yếu dựa vào các giác quan của người thử nếm.Tuy nó mang tính chủ quan, phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ con người nhưng phương pháp này đã được sử dung rộng rãi từ trước tới nay để xác định chất lượng chè trong sản xuất và thương mại chè. Cùng với các phương pháp phân tích hoá học, phương pháp cảm quan cho phép đánh gia chất lượng chè một cách chính xác và hoàn hảo .Phương pháp cảm quan mang yếu tố chủ quan nên phải có nhiều người tham gia đánh giá. Cũng có thể trong một chỉ tiêu, sự nhận biết giữa người này và người khác là không trùng nhau, nhưng họ có thể thống nhất với nhau để nhận xét tính chất đạc chưng của từng loại sản phẩm như: ngoại hình, màu nước pha, hương vị, mùi khói, ôi chua mà phương pháp hoá học khó có thể phân tích được một cách chính xác. Cho nên thử nếm cảm quan vẫn là phương pháp thông dụng trong kiểm tra sản xuất để đánh giá chất lượng chè bán thành phẩm và chè thành phẩm trước khi xuất kho. Khi đánh giá cảm quan đòi hỏi người thử nếm có trình độ lâu năm trong nghề, hiểu biết công nghệ chế biến chè, các giác quan con người nhạy cảm, trạng thái sức khoẻ tốt.
Phương pháp tiến hành
Để thử nếm cần láy mẫu chè trung bình theo phương pháp đường chéo của từng lô chè cần kiếm tra. Chuẩn bị dụng cụ thử nếm song, đổ mẫu ra khay để xem xét đánh giá sơ bộ ngoại hình. Sau đó cân 3g chè của mỗi mẫu cho vào ấm sứ, rót nước sôi đậy nắp để yên trong 5 phút, tiếp đó rót nước ra bát sứ và bát đầu thử nếm. Chất lượng của chè được xác định theo các chỉ tiêu sau: ngoại hình, màu nước pha, mùi, vị.
Ngoại hình
Xem xét độ đồng đều về màu sắc và về kích thước của sản phẩm : màu chè có bạc cánh hay không, tỉ lệ bồm cậng, râu, sơ, vụn, nát, độ đồng đều về kích thước. Nếu chè tốt thì màu sác kích thước phải đồng đều đặc trưng cho từng loại sản phẩm. Chè cao cấp phải có ngoại hình đẹp và hấp dẫn.
Màu nước pha
Xác định màu nước rất quan trọng không chỉ ở cường độ màu nước pha mà còn do đặc tính của nó nữa . Màu nâu đỏ đặc trưng cho loại chè tốt. Chè xấu cấp thấp có màu nâu tối, nâu thẫm hoặc đục. Tốt hơn hết cường độ màu nước pha của chè có thể đo trên máy so màu cho kết quả chính xác hơn. Phương pháp đơn giản nhất vẫn là dùng mắt để quan sát màu nước chè, độ đậm đạc, độ viền vàng rộng hay là hẹp, ít hay nhiều nhưng đánh giá màu nước pha chưa phải là chỉ tiêu cơ bản mà chủ yếu là hương vị của nước pha. Đối với chè tốt, chè cao cấp màu nước của chè trong sáng, sánh đặc trưng cho từng loại sản phẩm, màu nước sống động và hấp dẫn.
Mùi của chè
Được xác định bởi khứu giác, bàng cách mở từ từ nắp ấm, lắc nhẹ để mùi toả ra, ngửi xem hương có mạnh và bền hay không.Trường hợp có mùi khuyết tật như ôi, khói, mùi cháy khét, chua thiu, mùi lạ không có tính chất chè cần được lưu ý cẩn thận.
Mùi của những loại chè trung bình tốt có nhưng đặc tính thơm thoảng mùi hoa hồng, mùi mật ngọt, mùi cam quýt. Những loại chè cấp thấp có mùi hang ngái, tất cả các mùi này phụ thuộc vào lượng tinh dầu có trong chè. Chè cấp cao thể hiện mùi bền dễ chịu, không có mùi lạ, không có khuyết tật về hương.
Vị của chè
Từ bát nước chè, dùng thìa lấy một ít nước vào cốc, uống một hớp vào miệng kêu sòng sọc qua kẽ răng của người thử nếm, không được nuốt. Vị của nó phụ thuộc vào mức độ dễ chịu hay dư vị của nước chè đến niêm mạc họng và lợi của răng ,từ đó phỏng đoán về vị, độ chát của nước pha.
Chè mảnh và chè vụn bao giờ nước pha cũng có vị chát mạnh hơn so với chè cánh. Chè cao cấp và chè tốt thể hiện vị chát dễ chịu đặc trưng cho từng loại sản phẩm, hài hoà giữa vị và mùi, có hậu vị ngọt, dư vị lâu rất hấp dẫn .
Phương pháp cho điểm và tính toán kết quả
Theo TCVN3218-1993 xác định các chỉ tiêu cảm quan bàng phương pháp cho điểm gồm các chỉ tiêu : ngoại hình, màu nước pha, mùi, vị bằng cách đánh giá riêng rẽ cho thang điểm 5, điểm cao nhất là 5 thấp nhất là 1. ở khoảng giữa 2 điểm nguyên liên tục,người thử nếm cho chính xác đến 0,25 điểm.
Trong 4 chỉtiêu nói trên mỗi chỉ tiêu có mức độ quan trong khác nhau: mùi, vi có mức độ quan trọng cao nhất, mỗi loại chiếm 30%, sau đó đến ngoại hình chiếm 25% và màu nước pha loãng chiếm 15%, nếu tính bằng hệ số quan trọng như sau:
Chỉ tiêu
Hệ số
quan trọng
Ghi chú
Theo %
Theo hệ số
Ngoại hình
25
1
Màu nước pha
15
0,6
Mùi
30
1,2
Vị
30
1,2
Cộng
100
4
Điểm hội đồng của sản phẩm được tính theo công thức:
Trong đó:
Di: Điểm trung bình cho cả hội đồng cho một chỉ tiêu thứ i
Ki:Hệ số quan trọng của chỉ tiêu tương ứng
Sản phẩm đạt yêu cầu khi tổng số điểm đạt từ 11,2 trở lên không có bất cứ chỉ tiêu nào dưới 2 điểm và 3 chỉ tiêu khác không thấp hơn 2,8 điểm.Tính điểm xong xếp loại.
Xếp loại
Điểm
Tôt
18,2-20 điểm
Khá
15,2-18,1 điểm
Đạt
11,3-15,1 điểm
Kém
7,3-11,2 điểm
Hỏng
0-7,2 điểm
2.3.7 Xác định TF và TR theo thời gian lên men.
a. Địa điểm lấy chè.
Chè được lấy từ xưởng thực nghiệm của viện nghiên cứu chè Việt Nam tại Thanh Ba (Phú Thọ). Chè nguyên liệu đưa vào sản xuất gồm 10% chè loại A, 70% chè loại B, 20% chè loại C.
b. Quy trình sản xuất chè đen tại xưởng chè thực nghiệm Thanh Ba.
Chè nguyên liệu được làm héo trong 4 giờ (héo tự nhiên), độ ẩm của chè sau khi héo đạt 64%. Chè héo xong được đưa sang máy vò (vò 2 lần mỗi lần 45 phút) và đem đi sàng để phân loại chè. Phần lọt sàng F1, F2 được đưa đi lên men trên máng, phần không lọt sàng F3 được đưa vào máy lên men liên tục.
Sơ đồ của máy lên men liên tục
c. Phương pháp lấy mẫu theo thời gian lên men.
- Sau vò, lấy khoảng 50g chè đem đi sấy ở 1000C thu được mẫu 1, làm nguội, đóng gói.
- Khi lên men được 10 phút lấy khoảng 50g chè đem đi sấy ở 1000C thu được mẫu 2, làm nguội, đóng gói.
- Khi lên men được 20 phút lấy khoảng 50g chè đem đi sấy ở 1000C thu được mẫu 3, làm nguội, đóng gói.
- Khi lên men được 30 phút lấy khoảng 50g chè đem đi sấy ở 1000C thu được mẫu 4, làm nguội, đóng gói.
- Khi lên men được 40 phút lấy khoảng 50g chè đem đi sấy ở 1000C thu được mẫu 5, làm nguội, đóng gói.
- Khi lên men được 50 phút lấy khoảng 50g chè đem đi sấy ở 1000C thu được mẫu 6, làm nguội, đóng gói.
- Khi lên men được 60 phút lấy khoảng 50g chè đem đi sấy ở 1000C thu được mẫu 7, làm nguội, đóng gói.
Song song với lấy mẫu theo thời gian lên men trên máy lên men liên tục đồng thời tiến hành lấy mẫu theo thời gian lên men gián đoạn trên máng lên men và lấy mẫu theo thời gian lên men cổ điển, phương pháp lấy mẫu tương tự như trên nhưng thời gian lấy mẫu khác do quá trình lên men gián đoạn và lên men cổ điển thời gian diễn ra dài hơn nên ta lấy mẫu từ sau vò đến 120 phút (cách 20 phút lấy mẫu 1 lần).
Tất cả các mẫu chè trên được đem đi xác định hàm lượng TF, TR trên máy đo quang và đánh giá cảm quan bằng phương pháp thử nếm do hội đồng gồm 5 người thử thuộc trung tâm KCS chè Việt Nam. Đánh giá theo 4 chỉ tiêu ngoại hình, màu nước, mùi, vị theo tiêu chuẩn nhà nước.
Phần III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Nghiên cứu mỗi quan hệ giữa tỉ lệ TF / TR có trong chè đen với chất lượng sản phẩm
3.1.1 Đánh giá chất lượng chè bằng phương pháp cảm quan.
Các mẫu chè được lấy từ các cơ sở sản xuât, được đánh giá chất lượng bằng phương pháp thử nếm và cho điểm, kết quả thu được được trình bầy ở bảng 1.
Bảng 1: Kết quả đánh giá cảm quan các sản phẩm chè
Loại
chè
Chỉ tiêu
Điểm
Đặc điểm
Tổng
điểm
OP1
Ngoại hình
2,75
tương
9,65
Màu sắc
2,25
đỏ nâu, hơi tối
Mùi
2,25
lộ cao lửa, có mùi lạ.
Vị
2,25
đậm,lộ kỹ thuật
FBOP1
Ngoại hình
2,50
lẫn loại, hơi lộ cẫng.
9,10
Màu sắc
2,50
đỏ nâu,hơi đậm
Mùi
2,00
lộ cao lửa, có mùi lạ.
Vị
2,25
đậm, hơi xít
P1
Ngoại hình
2,25
kém xoăn, lộ cẫng
8,25
Màu sắc
2,00
đỏ nâu, hơi đậm
Mùi
2,00
thoáng cao lửa, có mùi lạ.
Vị
2,00
đậm gắt,lộ kỹ thuật.
OP2
Ngoại hình
2,50
ít xoăn hơn, lẫn
loại, hơi lộ cẫng.
Màu sắc
2,25
đỏ nâu, hơi tối
9,55
Mùi
2,50
cao lửa, kém thơm
Vị
2,25
đậm,lộ kỹ thuật
FBOP2
Ngoại hình
2,50
đen,hơi lẫn loại
9,10
Màu sắc
2,50
đỏ nâu, hơi tối
Mùi
2,00
cao lửa, kém thơm có
mùi lạ.
Vị
2,25
đậm, lộ kỹ thuật
P2
Ngoại hình
2,25
lẫn loại, hơi lộ cẫng.
8,40
Màu sắc
2,25
đỏ nâu, hơi tối
Mùi
2,00
cao lửa, có mùi lạ
Vị
2,00
đậm, lộ kỹ thuật
Ngoại hình
2,25
kém xoăn, lẫn loại,
lộ cẫng.
OP3
Màu sắc
2,25
đỏ nâu, hơi tối
8,70
Mùi
2,00
cao lửa nhẹ, có mùi lạ.
Vị
2,25
đậm gắt, lộ kỹ thuật.
FBOP3
Ngoại hình
2,50
lẫn loại, lộ cẫng
8,50
Màu sắc
2,00
đỏ nâu, hơi tối
Mùi
2,00
lộ cao lửa, có mùi lạ.
Vị
2,00
đậm, lộ kỹ thuật
P3
Ngoại hình
2,25
lẫn loại nhiều, lộ cẫng.
8,25
Màu sắc
2,00
đỏ nâu, hơi tối
Mùi
2,00
có mùi lạ, cao lửa nhẹ
Vị
2,00
đậm, lộ kỹ thuật
Từ bảng trên chúng tôi vẽ được biểu đồ đánh giá cảm quan đối với từng loại chè ở các cơ sỏ khác nhau như sau:
Biểu đồ 1: Biểu diễn mối quan hệ giữa các mẫu chè theo đánh giá cảm quan.
Qua số liệu ở bảng 1 và biểu đồ 1 chúng tôi thấy điểm các chỉ tiêu của các loại chè ở từng mẫu là khác nhau.Nhìn chung tại các tại các cở sở lấy mẫu thì chè OP có tổng điểm đánh giá cảm quan cao nhất, tiếp đến là chè FBOP và cuối cùng là chè P chứng tỏ chè OP tại các cơ sở khác nhau có chất lượng cao nhất, tiếp đến là chè FBOP và cuối cùng là chè P.
Đối với chè OP tại các cơ sở thì chè OP1 lấy tại tổng công ty chè Việt Nam có điểm đánh giá cảm cao nhất, tiếp đến là chè OP2 và cuối cùng là chè OP3, đối với chè FBOP thì chè FBOP1 và chè FBOP2 có điểm đánh giá cảm quan như nhau nghĩa là hai mẫu này có chất lượng (theo đánh giá cảm quan) như nhau , cuối cùng là chè FBOP3, còn đối với chè P thì chè P2 có điểm đánh giá cảm quan cao nhất và cuối cùng là chè P1và chè P3.
Tóm lại các loại chè này đều có tổng điểm nằm trong khoảng (8,25-9,25) theo tiêu chuẩn VN1993 thì các loại chè này có chất lượng chưa được tốt, nhưng thực tế với công nghệ sản xuất ở Việt Nam chè đạt được tổng điểm như trên là chấp nhận được. Điều này cũng có thể giải thích là do các loại chè được lấy vào cuối vụ nên nguyên liệu sản xuất nhiều chè già.
3.1.2 Nghiên cứu thành phần hoá học của các loại chè.
Chúng tôi đã nghiên cứu thành phần hoá học của các loai chè (OP, FBOP, P) được lấy từ các nơi khác nhau.Các kết quả nghiên cứu và tính toán ở bảng 2,3,4.
bảng 2: Thành phần hoá học của chè đen OP
Loại
chè
Độ ẩm
(% ck)
Tanin
(% ck)
Chất hoà
tan
(% ck)
Tro
(% ck)
TF
(% ck)
TR
(% ck)
TF/TR
OP1
7,45
13,61
35,66
5,38
0,508
11,308
1/22,26
OP2
7,23
13,09
35,20
5,35
0,478
11,012
1/23,04
OP3
8,28
13,02
34,62
5,39
0,447
11,610
1/25,97
Qua bảng số liệu 2 chúng tôi thấy:
- Độ ẩm của chè OP1 và chè OP2 (7,23 - 7,45) nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm, riêng chè OP3 có độ ẩm cao hơn so với quy định của chè đen thành phẩm nguyên nhân có thể do quá trình bảo quản của cơ sở đó chưa được tốt làm cho chè hút ẩm.
- Hàm lượng tanin của các loại chè OP nhìn chung đều nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm (13,02 - 13,61), chè OP1 có hàm lượng tanin cao nhất,tiếp đến là OP2 và cuối cùng là OP3.
- Hàm lượng chất hoà tan của các loại chè OP đều nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm (34,62- 35,66), chè OP1 có hàm lượng chất hoà tan cao hơn cả, tiếp đến là chè OP2 và cuối cùng là chè OP3.
- Hàm lượng tro của các loại chè OP đều nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm (5,36- 5,39), chè OP2 có hàm lượng tro thấp nhất, tiếp đến là OP1 và cuối cùng là OP3.
- Hàm lượng TF đều nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm (0,47- 0,508), chè OP1 có hàm lượng TF cao hơn cả, tiếp đến là chè OP2 và cuối cùng là chè OP3.
- Hàm lượng TR đều nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm (11,012- 11,610), chè OP2 có hàm lượng TR thấp nhất, tiếp đến là chè OP1 và cuối cùng là chè OP3.
- Tỷ lệ TF/TR nhìn chung là đạt tiêu chuẩn của che đen, tỷ lệ TF/TR của chè OP1 thấp nhất, tiếp đến là chè OP2 và cuối cùng là chè OP3.
bảng 3 : Thành phần hoá học của chè FBOP
Loại
chè
Độ ẩm
(% ck)
Tanin
(% ck)
Chất hoà
tan
(% ck)
Tro
(% ck)
TF
(% ck)
TR
(% ck)
TF/TR
FBOP1
7,33
13,37
35,67
5,73
0,458
10,766
1/23,51
FBOP2
6,85
13,15
35,40
5,74
0,438
10,790
1/24,63
FBOP3
8,50
12,37
34,90
5,87
0,425
11,154
1/26,35
Qua bảng số liệu 3 chúng tôi thấy:
- Độ ẩm của chè FBOP1 và chè FBOP2 nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm (6,85 - 7,33), riêng chè FBOP3 có độ ẩm cao hơn so với quy định của chè đen thành phẩm nguyên nhân có thể do quá trình bảo quản của cơ sở đó chưa được tốt làm cho chè hút ẩm.
- Hàm lượng tanin của các loại chè FBOP nhìn chung đều nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm(12,37 - 13,37), chè FBOP1 có hàm lượng tanin cao nhất,tiếp đến là FBOP2 và cuối cùng là FBOP3.
- Hàm lượng chất hoà tan của các loại chè FBOP đều nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm (34,90- 35,67), chè FBOP1 có hàm lượng chất hoà tan cao hơn cả, tiếp đến là chè FBOP2 và cuối cùng là chè FBOP3.
- Hàm lượng tro của các loại chè FBOP đều nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm (5,73- 5,87), chè FBOP1 có hàm lượng tro thấp nhất, tiếp đến là FBOP2 và cuối cùng là FBOP3.
- Hàm lượng TF đều nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm (0,425- 0,458), chè FBOP1 có hàm lượng TF cao hơn cả, tiếp đến là chè FBOP2 và cuối cùng là chè FBOP3.
- Hàm lượng TR đều nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm (10,766- 11,154), chè FBOP1 có hàm lượng TR thấp nhất, tiếp đến là chè FBOP2 và cuối cùng là chè FBOP3.
- Tỷ lệ TF/TR nhìn chung là đạt tiêu chuẩn của che đen, tỷ lệ TF/TR của chè FBOP1 thấp nhất, tiếp đến là chè FBOP2 và cuối cùng là chè FBOP3.
bảng 4 : Thành phần hoá học của chè P
Loại chè
Độ ẩm
(% ck)
Tanin
(% ck)
Chất hoà
tan
(% ck)
Tro
(% ck)
TF
(% ck)
TR
(% ck)
TF/TR
OP1
7,70
13,20
35,76
6,03
0,431
11,176
1/25,93
OP2
7,50
13,09
34,95
6,11
0,430
11,284
1/26,24
OP3
8,80
12,37
34,46
6,50
0,435
11,867
1/27,28
Qua bảng số liệu 2 chúng tôi thấy:
- Độ ẩm của chè P1 và chè P2 nằm trong khoảng cho phép của chè đen thành phẩm (7,50 - 7,70), riêng chè P3 có độ ẩm cao hơn so với quy định của chè đen thành phẩm nguyên nhân có thể do quá trình bảo quản của cơ sở đó chưa được tốt làm cho chè hút ẩm.
- Hàm lượng tanin của các loại chè P nhìn chung đều nằm trong khoảng cho phép
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghin c7913u m7889i quan h7879 gi7919a t7927 l7879 TFTR c trong ch.doc