Đề tài Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê - xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Tài liệu Đề tài Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê - xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội: Mở đầu 1. Xuất xứ của dự án Nhu cầu đầu tư xây dựng Khu du lịch văn hóa, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc, huyện Sóc Sơn xuất phát từ chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuất phát từ mục tiêu của chính chủ nghĩa xã hội là không ngừng đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, từ chính sách môi trường của Nhà nước ta và cuối cùng là mục tiêu phát triển thủ đô Hà Nội thành một trung tâm văn hóa của cả nước và của khu vực, xứng đáng với lịch sử và truyền thống của Thăng Long ngàn năm. Trước tình hình đó, sự cạnh tranh về du lịch giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Từ những nước có du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore… đến những nước có ngành du lich kém phát triển du lịch như Myanmar, Lào, Campuchia đều có chiến lược ưu tiên phát triển du lịch. So với các nước trong khu vực, du lịch Việt nam còn có yếu kém như chưa có nhiều khu du lịch tầm ...

doc134 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê - xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Xuất xứ của dự án Nhu cầu đầu tư xây dựng Khu du lịch văn hóa, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc, huyện Sóc Sơn xuất phát từ chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuất phát từ mục tiêu của chính chủ nghĩa xã hội là không ngừng đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, từ chính sách môi trường của Nhà nước ta và cuối cùng là mục tiêu phát triển thủ đô Hà Nội thành một trung tâm văn hóa của cả nước và của khu vực, xứng đáng với lịch sử và truyền thống của Thăng Long ngàn năm. Trước tình hình đó, sự cạnh tranh về du lịch giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Từ những nước có du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore… đến những nước có ngành du lich kém phát triển du lịch như Myanmar, Lào, Campuchia đều có chiến lược ưu tiên phát triển du lịch. So với các nước trong khu vực, du lịch Việt nam còn có yếu kém như chưa có nhiều khu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, chưa có nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, một số chính sách chưa thực sự thuận lợi cho khách du lịch. Trước nhu cầu phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, Du lịch Việt nam cần có một chiến lược phát triển đúng đắn, một chương trình hành động mạnh mẽ, đồng bộ trong phạm vi cả nước, với sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương và sự hưởng ứng của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề đó, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội sau khi nghiên cứu khảo sát thị trường, đã quyết định triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nhằm từng bước nâng cao chất lượng và số lượng cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo thêm thế và lực mới phục vụ cho phát triển du lịch của thủ đô. Cho đến nay, một số khu du lịch ở các địa phưong quanh Hà nội đã đựơc đưa vào khai thác du lịch như: Khu du lịch suối Ngọc - Vua bà (tỉnh Hoà Bình), Khu du lịch Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc), Vườn Quốc gia Ba Vì, Khu du lịch Suối Tiên, Khu du lịch Đồng Mô - Sơn Tây (tỉnh Hà Tây cũ),…Với khoảng cách trung bình trên dưới 60 km, khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận các điểm du lịch đó, đặc biệt là vào các ngày nghỉ cuối tuần, các khu du lịch đó đã đáp ứng phần nào nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi của du khách. Tuy nhiên, về cơ sở hạ tầng, các tuyến điểm du lịch này chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Nguyên nhân chủ yếu là do mới chỉ được khai thác, tận dụng những gì sẵn có mà chưa được đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ vui chơi giải trí. Với thực tế đó, Hà nội cần có thêm những khu du lịch và vui chơi, giải trí được đầu tư với quy mô lớn và hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng của người dân Hà nội, của người dân sống ở các vùng lân cận Hà Nội và của du khách quốc tế. Trong xu thế phát triển đô thị hiện nay, việc xây dựng các khu đô thị mới, đặc biệt là ở các khu vực ngoại vi trung tâm thành phố đang là một xu hướng chủ đạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân. Trong đó, nhu cầu về nhà ở của tầng lớp dân cư có thu nhập cao là rất lớn. Qua nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường cho thấy, mức sống của người dân Việt nam nói chung và của người dân Hà nội nói riêng ngày càng ổn định và tăng cao. Nhu cầu được sống trong những ngôi nhà đẹp, ở giữa khung cảnh thiên nhiên, xa trung tâm thành phố, gần khu du lịch sinh thái là rất lớn và hoàn toàn có thể thực hiện được. Hơn thế nữa, ở Sóc Sơn, vẫn chưa có một dự án phát triển đô thị cao cấp nào để đáp ứng nhu cầu đó. Vì vậy, việc Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội triển khai dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong sự liên kết chặt chẽ với Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển đô thị ngày nay. Song song triển khai các công tác thực hiện dự án, chủ đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội đã phối hợp với cơ quan tư vấn Công ty TNHH công nghệ môi trường và trắc địa bản đồ Khôi Nguyên xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án. Mục đích của báo cáo ĐTM cho dự án trên cơ sở phân tích có căn cứ khoa học những tác động lợi hoặc hại mà các hoạt động của dự án có thể tác động đến môi trường trong khu vực triển khai dự án và khu vực xung quanh, từ đó rút ra kết luận cụ thể và đề xuất các kiến nghị nhằm xử lý một cách thỏa đáng những mâu thuẫn giữa hoạt động kinh doanh dịch vụ và nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đảm bảo thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường 2005, các Nghị định của Chính phủ, yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng địa phương, nơi triển khai dự án. 2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM Luật Đất Đai năm 2003 Luật Đất Đai sửa đổi năm 2009 Luật Bảo vệ môi trường Nước CHXHCN Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 29.11.2005 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01. 07.2006, Luật Hóa chất 06/2007/QH12 Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 7 năm 2006 (điều 29) Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 4 khoá XI, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Tài nguyên Nước ngày 20 tháng 5 năm 1998, Luật tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật được QH khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, QH thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1989 Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/04/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai, - Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005 của Chính phủ về "Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình", - Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005", - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 51/1999 NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ "Quy định chi tiết Luật khuyến khích đầu tư trong nước", Nghị định số 59/2007 NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về "Quản lý chất thải rắn”, Nghị định số 174/2007 NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 8/1/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Thông tư 15/2005/TT-BXD ngày 19-8-2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường (Phụ lục 4), Thông tư 10/2000/TT-BXD, ngày 08/08/2000 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các đồ án quy hoạch xây dựng, Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế ban hành Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế ban hành Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Thông tư số 16/2009/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 02 Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí xung quanh, Thông tư số 25/2009/QĐ-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 08 Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ Thông tư số 18/200/TT-BTC ngày 1/3/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính Phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03/03/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam Thông tư số 20/2009/TT-BNN ngày 17/04/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03/03/2009 về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam Thông tư số 17/2009/TT-BNN ngày 27 tháng 03 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”. Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/1999 về Quy chế quản lý CTR nguy hại được ban hành kèm theo. - Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 11-4-2007 của Thủ tướng Chính phủ về các trường hợp đặc biệt chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật xây dựng, - Quyết định số 1088/2006/QĐ/BKH ngày 19/10/2006 của Bộ kế hoạch và đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam, - Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng, - Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD ngày 03/2/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dung về việc ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng, - Quyết định 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành định mức chi phí bảo hiểm công trình, - Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, - Quyết định số 969/QĐ-BTN&MT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc uỷ quyền cho Cục trưởng Cục quản lý tài nguyên nước cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất, - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTN&MT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại, - Nghị định 88/2007/NĐ- CP ngày 28/05/2007 của chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Công văn số 1599/BXD-VP ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng công bố Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng, - Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 29/09/2009 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, - Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn thành phố Hà Nội, - Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, - Quyết định số 22/2001/QĐ-UB ngày 08/05/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, tỷ lệ 1/2000 – huyện Sóc Sơn – Hà Nội, - Quyết định số 23/2001/QĐ - UB ngày 08/05/2001 của UBND thành phố Hà Nội v/v ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn tỷ lệ 1/2000, - Công văn số 708/CP – CN ngày 28/05/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái – văn hoá Sóc Sơn, - Quyết định số 1335/QĐ-UB ngày 17/03/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao cho Công ty TNHH Thung Lũng Vua (đại diện liên danh hai công ty gồm: Công ty TNHH Thung Lũng Vua và Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất hàng xuất khẩu Ngân Anh) làm chủ đầu tư dự án khu I, khu II – Khu du lịch sinh thái Sóc Sơn, địa điểm xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, - Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 23/05/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển chủ đầu tư dự án khu I, khu II – Khu du lịch sinh thái Sóc Sơn từ Công ty TNHH Thung Lũng Vua (đại diện liên danh) sang Công ty TNHH đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội (pháp nhân thành lập do Công ty TNHH Thung Lũng Vua và Công ty TNHH thương mại và sản xuất hàng xuất khẩu Ngân Anh góp vốn), - Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000002 do UBND thành phố cấp . - Văn bản số 2066/UBND-KH&ĐT của UBND thành phố Hà Nội ngày 18/04/2007 về việc chấp thuận về mặt nguyên tắc việc Công ty TNHH Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội chuyển đổi thành Công ty Cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội, - Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000002điều chỉnh ngày 28/08/2007 của UBND thành phố, trong đó, chuyển chủ đầu tư dự án thành công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội (do công ty chuyển từ công ty TNHH thành công ty Cổ phần), - Quyết định số 4596/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 16/11/2007 về việc giao nhiệm vụ cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn giải phóng mặt bằng dự án khu I, khu II – Khu du lịch sinh thái Sóc Sơn, - Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết dự án đầu tư xây dựng Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội số 251/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 16/01/2008, - Quyết định số 786/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 17/09/2008 về việc giao đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chuẩn bị thực hiện dự án theo quy hoạch, - Công văn số 761/QHKT-P3 của Sở Quy hoạch kiến trúc ngày 28/04/2008 về việc phê duyệt Ranh giới lập Quy hoạch chi tiết 1/500, - Quyết định số 5154/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 05/10/2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) thuộc khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn – Hà Nội, tỷ lệ 1/500], - Quyết định số 5155/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 05/10/2009 về việc ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) thuộc khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn – Hà Nội]. - Chỉ giới đường đỏ và số liệu hạ tầng kỹ thuật cho toàn bộ dự án. - Thoả thuận cấp điện, cấp nước, PCCC, sử dụng nguồn nước,... - Các cơ sở bản đồ: + Bản đồ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Sóc Sơn liên quan đến khu vực lập quy hoạch; + Bản đồ tỷ lệ 1/500 khu vực Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) thuộc khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn – Hà Nội], + Bản đồ đấu nối hạ tầng kỹ thuật của Khu I với Khu II và Khu II mở rộng Các tiêu chuẩn, qui chuẩn Nhà nước Việt Nam về chỉ tiêu môi trường: QCVN 05:2009/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật Việt Nam về giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh (trung bình 1giờ) QCVN 06:2009/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật Việt Nam về một số chất độc hại trong không khí xung quanh TCVN 5949-1995: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, QCVN 19: 2009/BTNMT: Qui chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. QCVN 01: 2009: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 02: 2009: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 03:2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn tối đa cho phép hàm lượng tổng số As, Cd, Cu, Pb, Zn trong đất, cột” Đất sử dụng cho mục đích thương mại QCVN 08: 2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước mặt QCVN 09: 2008: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 14: 2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường. QCVN 15: 2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất BVTV trong đất Tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế, - Các tiêu chuẩn, qui chuẩn Nhà nước Việt Nam về xây dựng + QCVN 03: 2009/BXD: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị + Tiêu chuẩn tải trọng và tác động : TCVN 2737-1995. + Tiêu chuẩn thiết kế BTCT : TCVN 5574-1991. + Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình : TCVN 45-78. Các số liệu, dữ liệu về quy hoạch xây dựng của Dự án, Các cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Các số liệu về hiện trạng môi trường tại khu vực triển khai dự án do Trung tâm công nghệ xử lý môi trường - Bộ tư lệnh Hoá học – Bộ Quốc phòng tiến hành khảo sát, đo đạc và phân tích trong quá trình thực hiện lập báo cáo ĐTM cho dự án. 3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo các phương pháp sau: + Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Phương pháp này nhằm đánh giá hiện trạng môi trường trong thực hiện dự án và khu vực xung quanh bằng cách lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường nước, đất và không khí và xác định các yếu tố môi trường khác như: các chỉ tiêu hóa lý, tiếng ồn, độ rung, điều kiện vi khí hậu... Phương pháp này cũng bao gồm việc thu nhập các số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực hoạt động xây dựng, quá trình sử dụng trên cơ sở quy hoạch xây dựng của dự án. Chọn ra những thông số liên quan có tác động đến môi trường, liệt kê và phân tích các số liệu liên quan đến các thông số đó. + Phương pháp phân tích hệ thống: Tập hợp các số liệu đã thu thập và các kết quả phân tích chất lượng môi trường, từ đó xác định những tác động đến môi trường và phạm vi ảnh hưởng của các yếu tố môi trường liên quan do hoạt động xây dựng của dự án. + Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật môi trường Nhà nước Việt Nam và các tiêu chuẩn khác. Xây dựng tương tác giữa hoạt động xây dựng, quá trình sử dụng và tác động tới các yếu tố môi trường để xem xét đồng thời nhiều tác động, rút ra những kết luận ảnh hưởng đối với môi trường, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong cả hai quá trình: triển khai xây dựng và vận hành dự án. 4. Tổ chức thực hiện lập báo cáo ĐTM Báo cáo ĐTM cho Dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội của chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội được thực hiện bởi các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật về môi trường và xây dựng của Công ty TNHH công nghệ môi trường và trắc địa bản đồ Khôi Nguyên, có sự phối hợp với các cán bộ thuộc các cơ quan như: Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, Chi nhánh Công ty CP XD&KD nhà Kim Sơn, Trung tâm công nghệ xử lý môi trường-BTL Hoá học–Bộ Quốc phòng, UBND và các phòng chức năng huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, UBND và MTTQ xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Báo cáo được thực hiện trên cơ sở: Nghiên cứu các tài liệu, dữ liệu có liên quan về Địa chất - Thủy văn, địa chất công trình, khí tượng, dân cư, kinh tế xã hội,... của khu vực, các tài liệu về thiết kế kỹ thuật quy hoạch 1/500 xây dựng dự án. Đo đạc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại phạm vi khu vực dự án và vùng lân cận về đất, nước, không khí, tiếng ồn, bụi...Đánh giá và dự báo các tác động đến môi trường quá trình xây dựng và khai thác sử dụng dự án. Đưa ra kết luận cụ thể và đề xuất phương án khống chế ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng, quá trình sử dụng của dự án. Danh sách những người tham gia lập báo cáo: - Tổng giám đốc : CN. Đoàn Mạnh Từ - Chủ nhiệm báo cáo : Ths.Nguyễn Đức Toàn - Chủ trì thực hiện : Ths.Nguyễn Đức Toàn - Bộ môn môi trường : Ths.Lê Văn Sơn - Bộ môn môi trường : Ths.Nguyễn Thị Kim Ngân - Bộ môn cấp thoát nước : KS.Đinh Quốc Hùng - Bộ môn giao thông : KS.Đào Đức Thành - Bộ môn công nghệ : KS.Lê Văn Cân - Bộ môn phân tích : ThS. Trần Quang ánh - Bộ môn sinh thái : KS.Mai Thị Thu - Bộ môn sinh thái : KS.Nguyễn Phượng Minh Ngoài ra về phía Công ty chủ đầu tư : Vũ Thị Kim Thanh – Tổng giám đốc - Công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội - Chủ đầu tư Nguyễn Lê Việt Hải, Cán bộ phụ trách DA, Công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội - Chủ đầu tư Các nhân viên, kĩ thuật viên của Công ty TNHH công nghệ môi trường và trắc địa bản đồ Khôi Nguyên, Trung tâm công nghệ xử lý môi trường-BTL Hoá học, Văn phòng Công ty TNHH Thung Lũng Vua tại Hà Nội... Danh mục các thiết bị sử dụng: Laser dust monitor Model LD-1 SIBATA Japan Sound level meter Model 2400 QUEST USA Thiết bị đo tiếng ồn tích phân CIRRUS - Model: CR-831A Máy đo ồn tích phân theo dải tần Integrating Sound Level Meter (Jap) Thiết bị lấy mẫu khí CTET Thiết bị lấy mẫu đất Máy đo toạ độ vệ tinh GPS Map 76 CSx, Garmin, Mỹ Máy kiểm soát chất lượng nước TOA model QWC –40A (Mỹ) Máy đo BOD model HACH-Mỹ Máy đo COD model PALINTEST - Mỹ Máy so mầu DRELL- 2040 - Mỹ. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 300–PERKIN ELMER (Đức) Máy quang phổ hồng ngoại IMPACT –CHLB Đức Máy quang phổ tử ngoại UV-VIS Model Lambda-14 Perkin Elmer (Đức) Bộ lấy mẫu phân tích vi trùng WHEATON - USA Máy phân tích sắc kí ion Model CDD-10AVP – Hãng Shimadzu Máy phân tích sắc kí khí GC –1022 Perkin Elmer USA Máy phân tích cực phổ Model 646VA Processor, Hãng Metrohom (Thuỵ Sĩ) Máy phân tích sắc kí khí phân giải cao Model GC 6890N, Detector khối phổ phân giải thấp Model 5975 Khối bơm mẫu tự động Model 6783 B Series GC/MS - Agilent – USA Máy phân tích sắc kí lỏng cao áp HP –1100A (USA) Máy đo bụi Aerosol AM - SS950 (Eng) Thiết bị đo ồn tích phân tổng hợp, Hãng TESTO (Germany) Máy đo pH Model 8311 E-Yokogawa (Nhật) Máy đo hơi khí độc RIKEN Four Gas Portable Monitor (Japan) Thiết bị phân tích nước HACH Water Laboratory Model MEL/700 (USA) Thiết bị bảo quản, lưu mẫu nước Frigor – Denmark Ngoài ra còn các thiết bị chuyên dùng khác phục vụ cho việc phân tích, tổng hợp các số liệu cho báo cáo. + Các thông số vi khí hậu được xác định tại hiện trường bằng các máy đo hiện số, lấy mẫu không khí bằng phương pháp hấp thụ với các dung dịch thích hợp theo các tiêu chuẩn Việt Nam qui định. + Lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn Việt Nam qui định: TCVN5992-1995, TCVN 5993-1995, TCVN-5994-1995; TCVN 5996-1995; TCVN 6000-1995 + Xử lý và bảo quản mẫu nước theo TCVN-6663-14:2000, ISO 5667-14:1998. + Phân tích chất lượng nước ngầm theo TCVN 2672-78; TCVN 6200-1996; TCVN 6626-2000; TCVN 6177-1996; TCVN 6222-1996 + Phân tích chất lượng nước mặt theo TCVN 5499-1995; TCVN 6491-1999; TCVN 6194 –1996; TCVN 6195 –1996;TCVN 6178-1996; TCVN 6180-1996; TCVN 6181-1996; TCVN 5991-1995; TCVN 6002-1995; TCVN 6177-1996; TCVN 6216-1996 + Phân tích chất lượng nước thải theo TCVN 6492-1999; TCVN 6001-1995; TCVN 6625-2000; TCVN 6053-1995 ; TCVN 4567-1988; TCVN 5988-1995; TCVN 6180-1996; TCVN 6336-1998; TCVN 6622-2000; TCVN 6494-1999; TCVN 6187 (1và 2) :1996; Trung tâm công nghệ xử lý môi trường, Bộ tư lệnh Hoá học, Bộ Quốc phòng là cơ quan chịu trách nhiệm lấy mẫu, phân tích các số liệu về môi trường tại Dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đợt tháng 12 năm 2009 đã sử dụng các thiết bị đo nhanh tại hiện trường bằng các thiết bị hiện số, đồng thời cũng tiến hành hấp thụ các tác nhân hoá học vào các dung dịch hấp thụ thích hợp theo các tiêu chuẩn Việt Nam qui định: TCVN 5978-1995, TCVN5971-1995, TCVN5972-1995, TCVN 5067 -1995; TCVN 6125-1996; TCVN 7725-2007; TCVN 7726-2007; TCVN 6138-1996 và sau đó bảo quản trong các hòm chuyên dụng lưu mẫu, bảo quản mẫu, chuyên chở về phòng thí nghiệm của Trung tâm để phân tích trên các thiết bị có độ chính xác cao. Các số liệu trong báo cáo là kết quả tổng hợp của 2 phương pháp nói trên. Công ty TNHH công nghệ môi trường và trắc địa bản đồ Khôi Nguyên được thành lập từ đầu năm 2006, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH có hai thành viên trở lên số 0102028472 ngày 6 tháng 10 năm 2006, đăng ký thay đổi lần hai ngày 9 tháng 12 năm 2008. Trung tâm công nghệ xử lý môi trường thuộc Bộ Quốc phòng là cơ sở được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A358, ký gia hạn ngày 12/4/2005, Giấy chứng nhận phòng phân tích phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 : 2005, được cấp chứng chỉ VILAS số 319. Các kiểm kịnh viên của Trung tâm được học tập, kiểm tra và cấp gia hạn thẻ kiểm định viên trong 2 năm/lần của Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Công ty TNHH công nghệ môi trường và trắc địa bản đồ Khôi Nguyên phối hợp cùng với Trung tâm công nghệ xử lý môi trường đã và đang tham gia tư vấn lập báo cáo ĐTM, báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm cho nhiều nhà máy, doanh nghiệp, Công ty 100% vốn nước ngoài trong và ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời Trung tâm công nghệ xử lý môi trường là cơ quan cung cấp các số liệu đo đạc, phân tích phục vụ việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm của Bộ Tài nguyên & Môi trường, Tổng cục môi trường, Chi cục BVMT các tỉnh, thành phố. Chương 1 mô tả tóm tắt dự án 1.1 Tên dự án Tên tiếng Việt: Dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Địa điểm thực hiện dự án: Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Mục tiêu chung của dự án: Dự án được triển khai nhằm thực hiện mực tiêu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống văn hoá trên địa bàn khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cụ thể là: - Phát huy được ưu thế về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng, đồng thời giữ gìn, cải tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường. - Góp phần tô điểm vẻ đẹp nổi bật của khu Đền Sóc - Sóc Sơn - Hà Nội bằng hệ thống quần thể gồm: khu vui chơi giải trí - khu biệt thự cao cấp để bán và cho thuê. - Tăng cường cơ sở dịch vụ, vui chơi giải trí và lưu trú phục vụ khách du lịch đến thủ đô Hà Nội. - Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của khu du lịch của thủ đô Hà Nội. - Tăng thêm sự hấp dẫn với khách du lịch nước ngoài, tăng cường quan hệ ngoại giao, qua đó góp phần làm tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân thông qua thu nhập của ngành du lịch. - Tạo ra khu biệt thự, nhà nghỉ, căn hộ cao cấp góp phần phát triển khu đô thị chất lượng cao của thành phố, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cao cấp và nghỉ ngơi, lưu trú của ngưòi dân Hà nội và khách du lịch. - Tạo công ăn việc làm ổn định, tăng cường tích luỹ và nâng cao đời sống cho người lao động; - Thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Tăng thu cho ngân sách, và đóng góp vào sự phát triển kinh tế. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. - Góp phần vào công tác chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. 1.2 Chủ dự án Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội Địa chỉ trụ sở chính: Số 16, Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04.37153460 Fax: 04.37153465 Vốn Điều lệ: 65 tỷ đồng Người chịu trách nhiệm theo pháp luật: Bà Vũ Thị Kim Thanh – Tổng giám đốc Sinh ngày 20/7/1965, Quốc tịch: Việt Nam Số CMTND: 010101667 cấp ngày 15/5/2002 do CATP Hà Nội cấp Nơi đăng ký thường trú: 116b Quan Thánh, Q. Ba Đình, thành phố Hà Nội E-mail: viethai1202@gmail.com Ngành nghề kinh doanh: - Giấy Chứng nhận ĐKKD Công ty CP Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội số 0103017704 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Hà Nội cấp hoạt động trong lĩnh vực: + Kinh doanh sân gôn; + Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu bơi thuyền, bãi tắm, khu thể thao; Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar); + Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; + Kinh doanh bất động sản; + Xây dựng nhà, biệt thự để bán và cho thuê; + Dịch vụ vui chơi giải trí (trừ loại hình vui chơi giải trí Nhà nước cấm); + Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật và san lấp mặt bằng; + Tổ chức hội nghị, hội thảo; + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; + Đại lý bán vé máy bay./. Các công ty tư vấn thực hiện xây dựng dự án: Chi nhánh Công ty CP XD&KD nhà Kim Sơn: xây dựng qui hoạch chi tiết DA Trung tâm công nghệ xử lý môi trường-BTL Hoá học-BQP, đơn vị khảo sát đo đạc và phân tích các số liệu về hiện trạng môi trường tại khu vực trong quá trình thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án. Công ty TNHH công nghệ môi trường và trắc địa bản đồ Khôi Nguyên, tư vấn lập báo cáo ĐTM Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, tư vấn giải phóng mặt bằng dự án khu I, khu II – Khu du lịch sinh thái Sóc Sơn. 1.3 vị trí địa lý của dự án Khu đất nghiên cứu quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, nằm về phía Tây Bắc thị trấn Sóc Sơn, thuộc địa bàn xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội, khai thác cảnh quan tự nhiên đồi rừng – hồ nước, giới hạn như sau: - Phía Tây Bắc và phía Bắc giáp khu đất dự án xây dựng Học Viện Phật giáo Việt Nam, - Phía Tây là quần thể đồi rừng, - Phía Đông là khu đất canh tác và dân cư xã Phù Linh - Phía Nam là khu đồi núi thấp và doanh trại quân đội PKKQ. Đây là vùng đất có địa thế đẹp, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km về phía Bắc, cách trung tâm huyện Sóc Sơn 3 km về phía Đông Nam, nằm giáp khu công nghiệp Nội Bài về phía Nam, và nằm giáp quần thể núi Đền về phía Tây. Hình 1.1: Dự án nhìn từ ven hồ Đồng Đẽn, đối diện tượng Đức Thánh Khu đất thực hiện dự án có tọa độ địa lý từ 20034’ - 21017’ vĩ độ Bắc, 105017’ - 1060 kinh Đông, là một tấm áo giáp bao quanh thủ đô Hà Nội về hai phía Tây và Nam với bốn cửa ngõ vào thủ đô qua các Quốc lộ 1A, 6A, 32. 1.4 Nội dung chủ yếu của dự án 1.4.1Thiết kế quy hoạch tổng thể - Tính chất: Quy hoạch khu vui chơi giải trí và khu biệt thự cao cấp. - Qui mô: Qui mô toàn khu I là 68,8563 ha (theo QĐ 5154 của UBND TP Hà Nội, tỷ lệ 1/500). Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích khu vực thực hiện dự án là 68,8563 ha được phân bổ thành 36 lô đất xây dựng theo chức năng sử dụng, được bố chí cụ thể theo bảng sau. Bảng 1.1: Tổng hợp cơ cấu đất đai quy hoạch Khu I – phương án 1 Hạng mục đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích khu vực nghiên cứu khu I 68,8563 100 Đất khách sạn, biệt thự 7,40 10,75 Đất dự trữ phát triển 2,80 4,07 Đất cây xanh , giải trí 10,00 14,52 Đất dịch vụ công cộng 2,30 3,34 Hồ nước 2,80 18,59 Đất đồi núi – ruộng 31,2563 45,44 Đất giao thông 2,30 3,34 Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội. - Mối quan hệ về quy hoạch chung với vùng và khu vực: + Khoảng cách của khu dự án đến khu dân cư gần nhất là 1km, số liệu này được lấy từ quá trình điều tra khảo sát thực địa. + Thực hiện Nghị quyết của Ban thường vụ thành uỷ Hà Nội số 16/NQ-Tư ngày 21/05/2004 và Kế hoạch số 61/KH-UB ngày 25/08/2004 của UBND thành phố về một số chủ chương, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004-2010, xây dựng khu “Dịch vụ công cộng, biệt thự trong Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” đảm bảo đồng bộ, hoàn chỉnh về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đóng góp vào việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và thành phố, chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn, + Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và huyện Sóc Sơn phát triển xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ phục vụ du lịch-văn hoá-nghỉ ngơi đảm bảo ổn định lâu dài, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu hút lao động địa phương + Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn tỷ lệ 1/10.000 đã được UBND Thành phố phê duyệt theo Quyết định số 24/2001/QĐ-UB ngày 09/05/2001, các khu vực nằm lân cận phía Đông Nam của khu vực nghiên cứu quy hoạch khu du lịch Đền Sóc là vùng dự kiến sẽ phát triển khu đô thị Sóc Sơn với quy mô đất đô thị đến năm 2020 có dân số khoảng 150.000 người. + Theo quy hoạch tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt, khu đất nghiên cứu quy hoạch xây dựng Khu I, nằm trong tổng thể khu du lịch sinh thái Sóc Sơn ở phía Tây Bắc khu vực thị trấn huyện lỵ Sóc Sơn hiện nay. Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội và chung xây dựng huyện Sóc Sơn đã định hướng đây là khu vực khai thác cảnh quan tự nhiên và các di tích lịch sử văn hoá quốc gia tại đây để xây dựng khu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của thành phố và khu vực ở phía Bắc thủ đô Hà Nội. Toàn bộ Khu du lịch sinh thái - văn hoá khu vực Đền Sóc được quy hoạch với quy mô khoảng 283,9903 ha được phân thành 03 khu chức năng như sau: + Khu I: có diện tích khoảng 68,8563ha, có tính chất là khu “Dịch vụ công cộng, Cụm biệt thự Hồ Đồng Đẽn” tại xã Phù Linh + Khu II: có diện tích khoảng 88,45ha, tính chất là “khu Sân golf quốc tế và khu biệt thự cao cấp cho thuê” tại xã Phù Linh + Khu II mở rộng: có diện tích khoảng 126,684ha, tính chất là “khu Sân golf Sóc Sơn và khu dịch vụ bổ trợ” tại xã Hồng Kỳ và xã Phù Linh. 1.4.2 Nguyên tắc tổ chức cơ cấu - Trên cơ sở quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt, mạng lưới đường giao thông nội bộ trong phạm vi dự án cần được khớp nối với hệ thống đường khu vực và đường giao thông của dự án khu II mở rộng. - Tổ chức cơ cấu sử dụng đất đai trên cơ sở khai thác hợp lý quỹ đất và cảnh quan thiên nhiên khu vực. Đất xây dựng công trình cần được giữ nguyên quy mô diện tích theo quy hoạch 1/500 được duyệt, điều chỉnh về ranh giới nghiên cứu sau khi khớp nối với các dự án lân cận, có thể chuyển đổi một số vị trí các ô đất cho phù hợp với giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. - Ranh giới và diện tích khu đất nghiên cứu có thể được điều chỉnh trên cơ sở hiện trạng quỹ đất xây dựng (điều chỉnh ranh giới với dự án Học Viện Phật giáo Việt Nam đang xây dựng ở phía Tây Bắc), và phù hợp với phân khu theo quy hoạch được duyệt. a) Phương án 1: (Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái văn hoá Đền Sóc tại huyện Sóc Sơn đã được Thành phố phê duyệt) * Đặc điểm phương án: hoàn toàn tuân thủ theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 được duyệt. Giải pháp tổ chức cơ cấu trong khu vực như sau: - Tổ chức giao thông: + Giao thông đối ngoại: gồm các tuyến: . Tuyến đường hướng Bắc Nam, chạy qua giữa khu quy hoạch; phía Bắc đi Đền Sóc, phía Nam đi Hồ Đồng Quan, đây là tuyến đường trục chính của khu dự án kết nối với các tuyến đường vào nhà và các tuyến đường chính khác. . Sát ranh giới phía Đông khu đất quy hoạch là tuyến đường rộng 17,5m: phía Bắc đi tuyến đường Quốc lộ 3 - Đền Sóc, phía Nam đi đường 131. . Tuyến đường giáp ranh giới khu III ở phía Đông Bắc làm nhiệm vụ kết nối tuyến đường phía Đông với tuyến đường trục chính Bắc Nam + Giao thông nội bộ: . Tổ chức các trục đường vào từng khu nhà có mặt cắt rộng khoảng 7,5 - 13,5m (lòng đường 5,5m) phân bổ giao thông từ tuyến trục chính tới các khu đất xây dựng. . Ngoài ra còn tổ chức hệ thống đường dạo được bố trí trong khu vực ven hồ nước, ven chân đồi, trong các khu khách sạn, nhà nghỉ, vườn cây... - Phân khu chức năng: Toàn bộ đất xây dựng công trình được bố trí tập trung hai bên trục đường giao thông khu vực (trục Bắc Nam). Cơ cấu đất đai quy hoạch được tổ chức theo các khu chức năng như sau: + Đất công cộng, dịch vụ, vui chơi giải trí được bố trí tại khu vực trung tâm hai bên trục giao thông Bắc Nam. Các công trình khách sạn, dịch vụ công cộng chủ yếu tập trung về phía Tây. Các công trình phục vụ vui chơi giải trí tập trung về phía Đông trục đường tại vị trí đất ven hồ nước. + Đất xây dựng nhà vườn biệt thự được bố trí tập trung tại phía Tây trục Bắc Nam, tập trung ven chân đồi và một phần bố trí sườn núi phía Tây Nam. * Đánh giá phương án: - Ưu điểm: + Phương án hoàn toàn tuân thủ theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 được duyệt + Kết nối thuận lợi với mạng giao thông và hạ tầng chung khu vực. - Nhược điểm: + Toàn bộ đất xây dựng được tập trung khai thác quỹ đất ở phía Tây nên mật đất xây dựng tại khu vực này quá cao. Một số khu nhà vườn phải khai thác phần sườn núi có địa hình dốc, không thuận lợi cho xây dựng. + Các khu nhà vườn, biệt thự không có được không gian riêng biệt yên tĩnh phù hợp với mục đích nghỉ dưỡng, do được bố trí nằm xen với công trình dịch vụ công cộng, giải trí. + Chưa khai thác lợi thế của các khu đất phía Đông Bắc là nơi có trục giao thông đối ngoại đi qua, có quỹ đất trống, địa hình và cảnh quan tự nhiên thuận lợi cho khai thác xây dựng. + Chưa bố trí các bãi xe tập trung phục vụ cho hoạt động khu du lịch. * Các chỉ tiêu đạt được: Bảng 1.1: Tổng hợp cơ cấu đất đai quy hoạch Khu I – phương án 1 Hạng mục đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích khu vực nghiên cứu khu I 68,8563 100 Đất khách sạn, biệt thự 7,40 10,75 Đất dự trữ phát triển 2,80 4,07 Đất cây xanh , giải trí 10,00 14,52 Đất dịch vụ công cộng 2,30 3,34 Hồ nước 2,80 18,59 Đất đồi núi – ruộng 31,2563 45,44 Đất giao thông 2,30 3,34 b) Phương án 2: * Đặc điểm phương án: Đất đai trong phạm vi nghiên cứu dự án của Khu I được điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế quỹ đất hiện có theo nguyên tắc: Các chỉ tiêu đất xây dựng được giữ theo Quyết định đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000. Giải pháp tổ chức cơ cấu trong khu vực: - Về tổ chức giao thông: + Hệ thống giao thông đối ngoại: gồm các tuyến: . Tuyến đường rộng 17,5m đi sát ranh giới phía Đông khu đất quy hoạch: phía Bắc đi tuyến đường Quốc lộ 3 - Đền Sóc, phía Nam đi đường 131. . Tuyến đường trục Bắc Nam chạy qua giữa khu quy hoạch: phía Bắc đi Đền Sóc, phía Nam đi Hồ Đồng Quan, đây là tuyến đường trục chính của khu kết nối với các tuyến đường vào nhà và các tuyến đường chính khác. . Tuyến đường giáp ranh giới khu III ở phía Đông Bắc làm nhiệm vụ kết nối tuyến đường phía Đông với tuyến đường trục chính Bắc Nam + Giao thông nội bộ: . Các trục đường vào nhà có mặt cắt ngang rộng từ 9,5m – 11,5m với phần đường xe chạy rộng 5,5m phân bổ giao thông từ tuyến trục chính tới từng khu đất xây dựng. . Hệ thống đường dạo được bố trí trong khu vực ven hồ nước, ven chân đồi, trong các khu khách sạn, nhà nghỉ, vườn cây... - Tổ chức các khu chức năng quy hoạch: + Đất công cộng, dịch vụ, vui chơi giải trí được bố trí tập trung tại khu đất phía Đông trục giao thông Bắc Nam nhằm khai thác cảnh quan thiên nhiên của hồ Đồng Đẽn và lợi thế giao thông thuận tiện của trục đường chính khu dự án. + Khu đất xây dựng khách sạn cao cấp được bố trí tương đối riêng biệt nhằm khai thác cảnh quan hồ nước tại vị trí đất chân khu đồi phía Đông Bắc, mặt quay ra hồ Đạc Đức, lưng tựa sườn đồi, tạo nên điểm nhấn kiến trúc ở phía Đông Bắc nhìn từ phía Nam trục giao thông chính. + Đất xây dựng nhà vườn biệt thự được bố trí thành một khu nghỉ dưỡng tập trung tương đối riêng biệt tại khu vực phía Tây, ven chân dãy núi phía Tây nhằm khai thác môi trường sinh thái rừng và cảnh quan đẹp tại đây. + Khu công viên kết hợp vui chơi giải trí có quy mô khá lớn được tổ chức tập trung về phía Đông hồ Đạc Đức, kề cận với trục giao thông đối ngoại. + Các khu cây xanh công viên bố trí tập trung tại phía Tây Bắc hồ Đạc Đức trong đó có tổ chức kết hợp cây xanh, đường dạo với tổ chức các khu vườn ẩm thực, khu chợ quê ... kết hợp với cụm công trình dịch vụ công cộng bố trí dọc trục Bắc Nam sẽ là nơi tập trung cho các hoạt động dịch vụ du lịch. Kề cận với khu công viên vui chơi giải trí tại khu đồi thấp ở nằm phía Bắc dự kiến khai thác địa hình tự nhiên của khu đất để bố trí bãi vui chơi trượt cỏ. * Đánh giá phương án: - Ưu điểm: + Khai thác triệt để lợi thế của các khu đất có địa hình và cảnh quan tự nhiên, nằm kề các trục giao thông khu vực.. thuận lợi cho khai thác xây dựng khu vui chơi giải trí. + Các khu khách sạn cao cấp, khu nhà vườn, biệt thự bố trí không gian riêng biệt yên tĩnh phù hợp với mục đích là khu du lịch sinh thái nghỉ ngơi. + Tổ chức hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại hợp lý, kết nối thuận lợi với mạng giao thông và hạ tầng chung của khu vực. + Điều chỉnh về ranh giới song vẫn đảm bảo các chỉ tiêu sử dụng đất tuân thủ theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 được duyệt. Bố trí các bãi xe tập trung đảm bảo phục vụ cho hoạt động của một khu du lịch - Nhược điểm: Có điều chỉnh khá lớn về vị trí các khu đất xây dựng so với quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt. * Các chỉ tiêu đạt được: Bảng 1.2: Tổng hợp cơ cấu đất đai quy hoạch Khu I – phương án 2 Hạng mục đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích khu vực nghiên cứu khu I 68,8563 100 Đất khách sạn, biệt thự 7,4097 10,76 Đất công trình dịch vụ công cộng 2,2058 3,20 Đất công viên, cây xanh kết hợp vui chơi giải trí 4,872 7,08 Mặt nước hồ Đồng Đẽn 14,2554 20,70 Đất cây xanh, đồi rừng 31,7516 46,11 - Hệ thống cây xanh thảm cỏ ven hồ, lạch thoát nước... 4,5123 6,55 - Đất đồi rừng 27,2393 39,56 Đất công trình hạ tầng kỹ thuật 0,1350 0,20 Đất giao thông (đường và bãi đỗ xe) 7,3702 10,70 Đất dự trữ phát triển 0,8578 1,25 c) Phân tích so sánh và lựa chọn phương án: Qua nội dung phân tích những đặc điểm và đánh giá các ưu nhược điểm của 2 phương án trên, ta nhận thấy phương án 2 là phương án có cơ cấu phân khu chức năng rõ ràng, hợp lý, được khai thác triệt để lợi thế cảnh quan cũng như khả năng quỹ đất xây dựng. Giải pháp tổ chức không gian sinh động. Trong phương án 2 cũng đã bổ sung một số hạng mục công trình cần thiết cho khu du lịch như bãi đỗ xe tập trung, khu xử lý hạ tầng kỹ thuật ... Trên cơ sở đánh giá các ưu nhược điểm của các phương án nêu trên. Đề xuất lựa chọn phương án 2 là phương án có nhiều ưu điểm và phù hợp với mục tiêu đầu tư của dự án, là phương án có tính khả thi, là phương án thực hiện xây dựng dự án theo qui hoạch tỷ lệ 1/500 của UBND thành phố. 1.4.3 Quy hoạch sử dụng đất đai Giải pháp phân bố quỹ đất theo chức năng và cơ cấu tổ chức không gian: Trên cơ sở đánh giá hiện trạng đất đai, cảnh quan thiên nhiên, quỹ đất xây dựng còn lại sau khi xác định ranh giới đất xây dựng các dự án liên quan (khu xây dựng Học Viện Phật giáo Việt Nam, dự án khu III...), chỉ giới mở các tuyến đường theo quy hoạch và cơ cấu đất đai trong phạm vi lập quy hoạch chi tiết. Toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lập quy hoạch chi tiết Khu I có diện tích 68,8563 ha được phân bổ thành 36 lô đất xây dựng theo chức năng sử dụng và được phân chia bởi các trục đường quy hoạch, cụ thể như sau: - Đất xây dựng nhà vườn, biệt thự gồm 14 ô đất có tổng diện tích 7,4079ha (ký hiệu BT). - Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng phục vụ du lịch sinh thái gồm 04 ô đất có tổng diện tích khoảng 2,2058 ha (ký hiệu CCDV). + Ô đất có ký hiệu DVCC.1 có diện tích khoảng 0,9142ha, là đất xây dựng khu trung tâm dịch vụ công cộng. + Các ô đất có ký hiệu DVCC.2 và DVCC.3 có tổng diện tích khoảng 1,4866ha, được bố trí ven hồ Đồng Đẽn, bên cạnh công viên quảng trường trung tâm. Đây là khu vực tổ chức các dịch vụ ăn uống, giải khát... - Đất cây xanh công viên kết hợp vui chơi giải trí gồm 02 ô đất có tổng diện tích khoảng 4,8726ha (ký hiệu CVCX). + Ô đất có ký hiệu CVCX.1 có diện tích 1,4548ha, là khu công viên kết hợp vui chơi giải trí trung tâm; + Ô đất có ký hiệu CVCX.2 có diện tích 3,4178ha, là khu đất xây dựng công viên nước, trò chơi trượt thác, khu vui chơi cảm giác mạnh...; - Đất cây xanh công cộng, thảm cỏ, lạch – mương, suối thoát nước gồm 05 ô đất có tổng diện tích khoảng 4,5123ha (ký hiệu CX). + Các ô đất ký hiệu CX.1, CX.2 và CX.3 là đất cây xanh, thảm cỏ, suối thoát nước nằm xen trong các khu đất xây dựng biệt thự ven chân núi phía Tây. + Ô đất có ký hiệu CX.4 và CX.5 là đất cây xanh, thảm cỏ kết hợp đường dạo xung quanh hồ Đồng Đẽn. - Đất bãi xe tập trung gồm 02 ô đất có tổng diện tích khoảng 0,5005ha (ký hiệu ĐX). - Đất công trình hạ tầng kỹ thuật gồm 01 ô đất có diện tích khoảng 0,135ha (ký hiệu HTKT). - Đất đồi rừng gồm 04 ô đất có diện tích 27,2393ha (ký hiệu ĐR). - Mặt nước (gồm hồ Đồng Đẽn) diện tích 14,2554ha (ký hiệu H). - Đất làm đường giao thông (ký hiệu Đ) có diện tích khoảng 7,3702ha . Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Bảng 1.3: Bảng thông kê qui hoạch sử dụng đất TT Chức năng sử dụng Ký hiệu ô đất Diện tích đất (m2) A Đất biệt thự, nhà vườn (nhà nghỉ cho thuê) 74.079 1 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-1 3.961 2 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-2 11.868 3 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-3 4.654 4 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-4 6.339 5 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-5 8.521 6 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-6 4.119 7 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-7 5.865 8 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-8 1.383 9 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-9 2.958 10 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-10 3.312 11 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-11 4.802 12 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-12 7.409 13 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-13 4.584 14 - Đất biệt thự – nhà vườn (nhà nghỉ) BT-14 4.304 B Đất dịch vụ công cộng CCDV 22.058 1 Đất xây dựng công trình dịch vụ CCDV.1 8.543 2 Đất xây dựng công trình dịch vụ CCDV.2 4.204 3 Đất xây dựng công trình dịch vụ CCDV.3 6.245 4 Đất xây dựng công trình dịch vụ CCDV.4 3.066 C Đất cây xanh công viên, khu vui chơi giải trí CVCX 48.726 Đất công viên vui chơi giải trí CVCX.1 14.548 Đất xây dựng khu công viên nước CVCX.2 34.178 E2 Đất cây xanh, lạch thoát nước CX 45.123 Đất cây xanh, lạch thoát nước CX-1 2.463 Đất cây xanh, lạch thoát nước CX-2 2.838 Đất cây xanh, lạch thoát nước CX-3 4.447 Đất cây xanh thảm cỏ ven hồ CX-4 991 Đất cây xanh, lạch thoát nước CX-5 34.384 D Mặt nước H 142.554 Hồ Đồng Đẽn H 142.554 E1 Đất đồi rừng ĐR 272.393 Đất đồi rừng phía Tây ĐR-1 93.409 Đất đồi phía Bắc hồ Đồng Đẽn ĐR-2 16.845 Đất đồi phía Nam hồ Đồng Đẽn ĐR-3 10.847 Đất đồi phía Đông hồ Đồng Đẽn ĐR-4 151.292 F Đất bãi xe ĐX 5.005 Đất bãi xe ĐX-1 1.995 Đất bãi xe ĐX-2 3.010 G Đất công trình HTKT HTKT 1.350 Đất HTKT HTKT-1 1.350 K Đất đường giao thông Đ 68.697 Đất đường Đ 68.697 Tổng diện tích khu đất lập QHCT 1/500 688.563 1.4.4 Phân kỳ đầu tư, danh mục ưu tiên đầu tư Trên cơ sở phương án Quy hoạch, toàn bộ dự án Khu I dự kiến phân thành các dự án theo thứ tự ưu tiên đầu tư như sau: - Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên phạm vi nghiên cứu quy hoạch dự án, bao gồm: + Xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ và bãi đỗ, khớp nối với hệ thống giao thông chung khu vực và với các dự án lân cận. + Xây dựng hệ thống trạm và đường ống cấp nước. + Xây dựng hệ thống trạm và đường dây cấp điện + Xây dựng hệ thống cống thoát nước thải và hệ thống đường ống thoát nước mưa, đấu nối với hệ thống chung của khu vực. + San nền các ô đất xây dựng - Xây dựng các hạng mục công trình kiến trúc, bao gồm: + Xây dựng các công trình dịch vụ công cộng phục vụ khách du lịch. + Xây dựng các khu nhà vườn, biệt thự. + Xây dựng khu khách sạn. + Xây dựng các khu công viên vui chơi giải trí. - Xây dựng hệ thống cây xanh bao gồm: khu cây xanh kết hợp bãi xe và công trình HTKT; cây xanh cách ly và cảnh quan, cây xanh dọc theo các trục đường giao thông; cải tạo kết hợp trồng mới cây xanh trên đất rừng trong phạm vi nghiên cứu dự án. 1.4.5 Tổ chức không gian quy hoạch - kiến trúc Nguyên tắc chung: - Phù hợp với định hướng không gian của đồ án Quy hoạch chung huyện Sóc Sơn và Quy hoạch chi tiết Khu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc tỷ lệ 1/500 được phê duyệt. Tôn trọng cảnh quan, địa hình tự nhiên hiện trạng, hạn chế thay đổi địa hình, địa mạo đồi rừng và môi trường. - Tạo phong cách kiến trúc riêng cho dự án, kết hợp giữa địa hình cảnh quan thiên nhiên với bản sắc kiến trúc đặc thù của khu vực. - Thuận lợi phân chia các khu chức năng, phù hợp với phân kỳ đầu tư trong khu vực nhưng vẫn đảm bảo tổ chức không gian chung của toàn bộ dự án. Bố cục không gian kiến trúc chung toàn khu: a) Giải pháp tổ chức không gian chung: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc tại khu I được tổ chức trên nguyên tắc đảm bảo hài hoà với cảnh quan thiên nhiên của quần thể núi Đền, hồ nước và khớp nối với dự án khu Học viện Phật giáo Việt Nam đã xây dựng lân cận phía Bắc, tạo nên sự hoàn chỉnh về không gian phù hợp với một khu du lịch sinh thái. - Công trình kiến trúc trong toàn bộ khu vực nghiên cứu dự án Khu I được đề xuất có chiêù cao công trình thấp (từ 1 – 3 tầng) nhằm tạo không gian kiến trúc gắn kết và chuyển tiếp hài hoà với các khu đồi rừng... Trên trục đường chính đi qua khu vực dự án được tạo điểm nhấn bằng các khối công trình dịch vụ công cộng. - Tổ chức hệ thống cây xanh: gồm hệ thống cây xanh vườn hoa, cây xanh ven hồ, cây xanh đồi rừng... kết hợp cây xanh trên các trục đường thành hệ thống liên hoàn, tạo cảnh quan môi trường sinh thái cho khu vực. - Tổ chức hệ thống giao thông, quảng trường, sân bãi: Trong các khu đất xây dựng tổ chức hệ thống đường vào nhà kết hợp cây xanh sân vườn, bãi xe...đảm bảo thuận tiện cho sử dụng các hạng mục công trình và điều kiện vệ sinh môi trường, đảm bảo đấu nối hợp lý và thông suốt với mạng đường khu vực theo quy hoạch chung khu vực. b) Tổ chức không gian các khu chức năng trong khu quy hoạch: + Khu chức năng công cộng, dịch vụ, vui chơi giải trí được bố trí tập trung tại khu đất phía Đông trục giao thông Bắc Nam nhằm khai thác cảnh quan thiên nhiên của hồ Đồng Đẽn và giao thông của trục đường chính khu dự án. + Khu khách sạn cao cấp được bố trí riêng biệt về phía Bắc hồ nước là vị trí có cảnh quan và môi trường hấp dẫn ở phía Đông Bắc. + Khu nhà vườn biệt thự được bố trí ven chân núi phía Tây nhằm khai thác môi trường sinh thái của rừng cây. + Khu công viên kết hợp vui chơi giải trí được tổ chức tập trung về phía Đông hồ Đạc Đức, kề cận với trục giao thông đối ngoại. + Khu cây xanh công cộng bố trí tập trung tại phía Tây Bắc hồ nước kết hợp với cụm công trình dịch vụ công cộng bố trí dọc trục Bắc Nam sẽ là nơi tập trung cho các hoạt động dịch vụ du lịch. Bố cục không gian các khu vực trọng tâm, các tuyến, các điểm nhấn và các điểm nhìn quan trọng: Trong phạm vi nghiên cứu, bố cục không gian kiến trúc cảnh quan được nghiên cứu tổ chức lấy không gian chủ đạo là hồ Đồng Đẽn. Giải pháp như sau: a) Điểm nhấn cảnh quan không gian: - Điểm nhấn phía Bắc dự án: là Trung tâm dịch vụ công cộng được tổ chức là điểm đến đầu tiên của khách du lịch đến với khu dự án từ trục đường giao thông khu vực và các dự án lân cận trong khu vực (dự án khu II, khu III, khu IV, Học Viện Phật giáo Việt Nam ...) đều tập trung ở phía Bắc. Tại đây tổ chức cụm công trình quay lưng vào phía núi ở phía Tây Bắc, mặt hướng về phía Đông Nam là cảnh quan không gian hồ Đồng Đẽn, kiến trúc thấp tầng có không gian lớn kết hợp với sân vườn, công viên và mặt nước được tạo thành từ lạch thoát nước từ trên núi xuống hồ Đồng Đẽn, tạo không gian mở cho khu trung tâm dự án. - Điểm nhấn phía Đông Bắc: nhìn từ trục đường phía Nam vào khu dự án về phía Đông Bắc hồ Đồng Đẽn là cụm khách sạn xây dựng ven hồ, tựa lưng vào khu đồi núi thấp ở phía Đông Bắc. b) Trục chính khu vực: Toàn bộ khu dự án tổ chức một trục trung tâm với các công trình dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí và nhà nghỉ xây dựng hai bên trục đường giao thông khu vực (trục Bắc Nam), có chiều cao khoảng 2 - 3 tầng. Các công trình được bố cục với hình khối kiến trúc tự do gồm hệ thống các khối nhỏ, tạo sự chuyển tiếp nhẹ nhàng uyển chuyển không gian kiến trúc từ triền núi phía Tây của trục đường về phía hồ Đồng Đẽn ở phía Đông; Các cụm công trình hỗn hợp dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống giải khát ...với hình thức kiến trúc hiện đại, tạo điểm nhấn kiến trúc trên trục đường giao thông chính khu vực đi qua khu đất dự án. c) Các khu dịch vụ công cộng và công viên kết hợp vui chơi giải trí: - Khu dịch vụ công cộng trung tâm của khu dự án, giáp với trục đường giao thông chính khu vực.Tại đây tổ chức khu cây xanh công viên, cụm công trình công cộng nhà hàng, câu lạc bộ vui chơi giải trí nghỉ dưỡng, chợ quê, nhà điều hành, nhà game, nhà cười, nhà hàng thủy tạ, nhà hàng ẩm thực...Các công trình được xây dựng thấp tầng kết hợp bố trí hệ thống sân trường, vườn cây, sân chơi, tạo không gian mở và sự chuyển tiếp hài hoà với khu vực biệt thự ở phía Tây và khu cây xanh, hồ nước ở phía Đông. - Khách sạn cao cấp 3 tầng: được tổ chức ven hồ, tại vị trí triền đồi thấp ở phía Bắc hồ Đồng Đẽn. - Khu cây xanh công viên kết hợp vui chơi giải trí thanh thiếu niên: được tổ chức trên khu đất phía Đông hồ Đồng Đẽn, bao gồm khu công viên nước, trò chơi cảm giác mạnh, khu vui chơi trượt cỏ... d) Khu biệt thự nghỉ dưỡng: - Để đảm bảo khai thác hiệu quả đất xây dựng, khai thác cảnh quan và môi trường sinh thái trong lành của hệ thống đồi rừng trong khu vực, khu biệt thự nghỉ dưỡng được bố trí nằm tập trung về phía Tây trục đường khu vực, ven chân núi Đền, mật độ xây dựng 40%. Khu nhà nghỉ được xây dựng thấp tầng 2 tầng mái dốc. Tổ chức hệ thống cây xanh, sân vườn, chiếm mật độ lớn trong các lô đất xây dựng công trình, nhằm khai thác không gian và môi trường sinh thái của khu đồi rừng tự nhiên và tạo cảnh quan kiến trúc cho một khu nghỉ ngơi hiện đại. - Tổ chức không gian vườn hoa, cây xanh trong khu nhà với cây xanh công cộng và kết hợp hệ thống cây xanh trồng trên các trục đường tạo cảnh quan đồng thời cải thiện điều kiện môi trường sinh thái. - Tổ chức hệ thống sân đường nội bộ trong khu nhà nghỉ: gồm các trục đường mặt cắt ngang rộng 13,5m (bao gồm: lòng đường rộng 7,5,0m, hai bên là hè kết hợp dải cây xanh tạo cảnh quan và bóng mát rộng 3,0 mỗi bên); hệ thống lối vào chạy vòng quanh đảm bảo cho giao thông vào từng ngôi nhà thuận tiện, đồng thời đấu nối với trục đường khu vực. 1.4.6 Các yêu cầu về tổ chức bảo vệ cảnh quan a) Các yêu cầu chung: - Đối với khu nhà nghỉ : Phải được thiết kế, thi công đảm bảo các chỉ tiêu KTKT của dự án, hoàn chỉnh công trình, sân, vườn hoa, cây xanh, đèn chiếu sáng sân vườn trước khi vào sử dụng. Trong khu nhà vườn không được chia các nhà vườn thành các ô riêng biệt với hàng rào tường xây mà phải tạo nên một không gian dạo liên hoàn giữa các vườn của công trình để có thể đi xe đạp hoặc đi bộ dạo giữa các khu nhà trong đó. - Đối với công trình công cộng, dịch vụ du lịch: chú ý thiết kế các hàng rào thấp thoáng nhẹ kết hợp cổng các công trình hài hòa khu du lịch sinh thái - Việc kè hồ, thiết kế các lan can bảo vệ ven hồ phải được nghiên cứu kỹ để không làm ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên của hồ. - Đối với đường giao thông chính, khoảng xây lùi với công trình là 6m. - Đường giao thông nội bộ, khoảng xây lùi đối với công trình 3 tầng trở xuống: 2m. Công trình từ 3 tầng trở lên là 3m. b) Các yêu cầu thiết kế kiến trúc, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và quản lý xây dựng trong từng khu vực: * Đối với khu nhà nghỉ sinh thái ở phía Tây: Mô hình nhà nghỉ sinh thái là mô hình mà con người được nghỉ ngơi, sử dụng các tiện nghi vi khí hậu môi trường tự nhiên đem lại. Giải pháp quy hoạch tạo ra các khu nhà với điều kiện tốt nhất về hướng gió chủ đạo để đảm bảo mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, tạo ra các không gian nghỉ dưỡng riêng biệt: khoảng cách với đường giao thông tạo ra khoảng lùi lớn, mật độ xây dựng thấp (15-20%). Giải pháp thiết kế kiến trúc tạo ra mẫu nhà với tiện nghi cao về thông gió, chiếu sáng, che nắng và tiếp cận với cảnh quan thiên nhiên, sân dạo, cây xanh được thiết kế mang lại sự bình yên và ấm cúng. Giải pháp kỹ thuật hạ tầng phải mang lại tiện nghi cao như: đảm bảo cấp thoát nước, cấp điện, điện thoại thông tin liên lạc, viễn thông tốt nhất Hệ thống hạ tầng xã hội như các dịch vụ công cộng như ăn, uống, vui chơi giải trí, thể thao... cũng phải được đảm bảo và thuận tiện * Đối với khu dịch vụ du lịch sinh thái ở phía Đông: - Là mô hình du lịch mà bản thân tự nhiên mang lại: cảnh quan của hồ đầm, đồi núi thấp, với tác động tích cực của con người tạo nên cảnh quan cho du khách. Với tính chất du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu du lịch đảm bảo là nơi nghỉ ngơi với tiện nghi về môi trường cao cấp, khu vui chơi, giải trí với các loại hình lành mạnh, thu hút khách, là đầu mối để khách đến du lịch và tham quan các di tích lịch sử và các loại hình khác của khu vực. Việc lựa chọn hình thức phù hợp với chức năng phục vụ của các hạng mục công trình xây dựng trong khu vực dự án, cụ thể: + Khu khách sạn du lịch - nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cuối tuần: phục vụ người đang làm việc, thanh thiếu niên, sinh viên. + Nghỉ dưỡng sức khoẻ thời gian dài cho người cao tuổi, người bệnh ngoại trú cần môi trường sống lý tưởng + Là nơi có thể tổ chức các cuộc hội thảo lớn nhỏ, kết hợp các dịch vụ về thể thao, văn hoá đa dạng hấp dẫn + Đầu mối các tour du lịch 1-2 ngày trong khu vực. 1.4.7 Yêu cầu về kiểm soát đối với các khu vực đất rừng tự nhiên, cây xanh công viên trong khu vực dự án Với tính chất là xây dựng một du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu du lịch đảm bảo là nơi nghỉ ngơi với tiện nghi về môi trường cao cấp, khu vui chơi, giải trí với các loại hình lành mạnh, thu hút khách, là đầu mối để khách đến du lịch và tham quan các di tích lịch sử và các loại hình khác của khu vực. Việc khai thác xây dựng trong khu vực cần đảm bảo tỷ lệ mặt nước và cây xanh chiếm 70-80% diện tích khu đất. Điều kiện này sẽ tạo ra một môi trường không khí trong lành cho khu vực. - Do đặc thù của dự án là khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí nên trong phạm vi dự án ưu tiên trồng cây xanh nhằm tạo cảnh quan đẹp, thoáng mát và sạch sẽ cho Khu du lịch. Ngoài việc tận dụng lại rừng cây có sẵn, quy hoạch các khuôn viên cây xanh, sân vườn xung quanh các công trình xây dựng. - Đối với đất rừng tự nhiên: Bảo vệ thảm thực vật che phủ vùng đất đồi rừng tự nhiên tạo nên phong cảnh ưu thế của khu vực, giữ độ ẩm nền đất đối với thế đất đồi gò, và che chắn chống xói mòn. Việc bảo vệ, gìn giữ và chăm sóc thảm thực vật này là một trong những mục tiêu của ban quản lý Khu du lịch. Cần có biện pháp quản lý những hoạt động vui chơi, các dịch vụ có ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu rừng cây. - Đối với đất các khu công viên kết hợp vui chơi giải trí: được xây dựng công trình kiến trúc quy mô nhỏ để phục vụ khách du lịch, vui chơi giải trí trong khu vực như công viên nước, trò chơi cảm giác mạnh, khu chơi trượt cỏ, chợ quê, công viên ẩm thực... mật độ xây dựng trong khu vực này 5 – 10%. Hình thức tổ chức sân vườn đẹp, phong phú và phù hợp với quy hoạch. - Đối với đất vườn hoa, cây xanh: có thể xây dựng công trình nhỏ như chòi nghỉ, quán hoa, sách báo, quản giải khát ... kết hợp với kiến trúc tiểu cảnh, phục vụ khách du lịch, nghỉ ngơi giải trí trong khu vực. Hình thức tổ chức sân vườn đẹp, phong phú, thuận lợi cho sử dụng chung và phù hợp với quy hoạch. Cây trồng trong khu vực sử dụng nhiều chủng loại, đảm bảo tươi xanh cả bốn mùa. Có thể kết hợp làm đường dạo, sân chơi, ghế đá, hệ thống chiếu sáng...để tăng cường hiệu quả sử dụng, bố trí lối ra vào thuận tiện.. - Bố trí mạng lưới cứu hoả thích hợp, thực hiện kiểm tra đôn đốc thường xuyên các quy định của nhà nước về phòng chống cháy nổ, an toàn lao động góp phần hạn chế tối đa các sự cố rủi ro trong quá trình hoạt động của dự án. 1.4.8 Giải pháp kết cấu - Khối xây dựng trực tiếp (nhà nghỉ, biệt thự) sử dụng kết cấu cột BTCT M200 có giằng cọc, theo các tiêu chuẩn kỹ thuật như: + Tiêu chuẩn tải trọng và tác động : TCVN 2737-1995. + Tiêu chuẩn thiết kế BTCT : TCVN 5574-1991. + Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình : TCVN 45-78. 1.4.9 Giải pháp kỹ thuật hạ tầng 1, Cấp điện: a) Nguồn cấp: - Theo định hướng Quy hoạch các phụ tải trong khu Du lịch Đền Sóc được lấy nguồn cấp từ trạm biến áp Sóc Sơn I: 110/22KV thông qua tuyến cáp trục 22KV: 2XLPE-3x150mm2 dự kiến xây dựng trên tuyến đường quy hoạch phía Bắc khu vực thiết kế (đường Gióng). Từ tuyến cáp trục này, dự kiến xây dựng hai tuyến cáp nhánh 22KV trên các tuyến đường quy hoạch có mặt cắt ngang rộng 17,5m ở phía Đông và tuyến đường quy hoạch rộng 13,5m ở phía Tây cấp điện cho các trạm biến áp của khu quy hoạch. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng, tại đồ án này đề xuất xây dựng một tuyến cáp nhánh 22KV đi ngầm trên đường quy hoạch có mặt cắt ngang rộng 13,5m ở phía Tây đấu nối từ tuyến cáp trục nói trên vào cấp điện cho toàn bộ khu quy hoạch. - Trong giai đoạn trước mắt, khi hệ thống mạng lưới cáp 22KV chưa được xây dựng theo quy hoạch, các phụ tải trong khu vực thiết kế được lấy nguồn từ tuyến điện 35KV hiện có đi dọc đường Gióng ở phía Bắc khu đất. b) Giải pháp thiết kế: - Khu vực thiết kế xây dựng mới hoàn toàn, mạng lưới cấp điện cho khu vực quy hoạch mới bao gồm: + Đường dây trung thế 22KV và các trạm biến áp 22/0,4KV. + Hệ thống chiếu sáng đường bằng đèn Halogen. + Mạng hạ thế 0,4KV chiếu sáng sinh hoạt. + Hệ thống chiếu sáng công viên cây xanh, sân vườn, đường dạo. c) Nội dung thiết kế Chỉ tiêu thiết kế: - Nhà biệt thự, nhà nghỉ : 5KW/căn - Đất dịch vụ du lịch : 0,3KW/m2 sàn - Đất công viên vui chơi giải trí : + Đất cây xanh công viên : 25KW/Ha + Đất công trình công cộng : 0,3KW/ m2 sàn - Đất khách sạn : 0,3KW/ m2 sàn - Đất vui chơi trượt cỏ : 25KW/Ha - Đất cắm trại : 25KW/Ha - Đất dự trữ phát triển : 100KW/Ha - Chiếu sáng đèn đường, bãi đỗ xe : 12KW/Ha d). Tính toán phụ tải: Căn cứ chỉ tiêu tính toán và quy mô các khu nhà ở, công trình công cộng, xác định nhu cầu phụ tải của khu quy hoạch cụ thể Bảng 1.4: Tính toán phụ tải cho toàn dự án TT Số hiệu ô đất Đơn vị Số lượng Chỉ tiêu Hệ số Kđt Ptt KW I Biệt thự, nhà nghỉ 1 I – BT1 Căn 12 5 0,7 42 2 I – BT2 Căn 11 5 0,7 39 3 II – BT3 Căn 26 5 0,7 91 4 II – BT4 Căn 38 5 0,7 133 5 III – BT5 Căn 7 5 0,7 25 II Đất dịch vụ du lịch 1 III – CCDV1 m2 sàn 3.597 0,03 0,5 54 2 V – CCDV2 m2 sàn 3.882 0,03 0,5 58 3 V – CCDV3 m2 sàn 5.038 0,03 0,5 76 III Đất khách sạn (V-KS) m2 sàn 18.596 0,03 0,5 279 IV Đất công viên vui chơi 1 V – CVCX1: + Cây xanh + Dịch vụ Ha m2 sàn 3,39 3.386 25 0,02 1 0,5 85 34 2 V – CVCX2: + Cây xanh + Dịch vụ Ha m2 sàn 5,84 5.840 25 0,02 1 0,5 146 59 V Đất cây xanh (V-CX1) Ha 2,16 25 1 54 VI Đất dự trữ phát triển 1 IV-DT Ha 1,34 100 1 135 2 VI-DT Ha 1,16 100 1 116 VII CSĐĐ, bãi đỗ xe Ha 6,56 12 1 79 Tổng cộng 1.602 Tổng Ptt = 1.602KW, cos=0,9 Tổng Stt = 1.780KVA e). Mạng trung thế: - Xây dựng mới tuyến cáp 22(35)KV: XLPE-3x150mm2 đi ngầm trên hè đường Đền Gióng (phía Tây khu quy hoạch, tuyến đường này hiện đang được thi công), rẽ nhánh từ đường cáp trục 22KV dự kiến xây dựng trên đường Gióng (phía Bắc khu quy hoạch) sau đó rẽ nhánh bằng các tuyến cáp 22KV xây dựng đi ngầm trên các hè đường quy hoạch cấp điện cho các trạm biến áp trong khu vực thiết kế. f). Mạng phân phối: * Trạm biến áp xây mới: - Công suất trạm: Trạm biến áp 22/0,4KV xây mới gồm 3 trạm với tổng công suất là 2.250KVA. - Nguyên tắc bố trí trạm: + Bán kính phục vụ: £ 300m + Trạm đặt gần đường giao thông để tiện thi công, quản lý và sửa chữa khi có sự cố. * Mạng hạ thế 0,4KV chiếu sáng sinh hoạt: - Từ các trạm biến áp công cộng 22/0,4KV đưa ra các lộ cáp 0,4KV được chôn ngầm dọc theo hè đường quy hoạch cấp điện các phụ tải tiêu thụ điện. Bảng 1.5: Thống kê trạm biến áp, mạng hạ thế xây mới và phân vùng cấp điện TT Tên trạm và công suất trạm Vùng cấp điện Công suất tiêu thụ (KW) 1 Trạm số 1. 22/0,4KV: 500KVA I-BT1, II-BT3, III-BT5, III-CCDV1, IV-ĐX, IV-DT, CSĐĐ. 373 2 Trạm số 2. 22/0,4KV: 750KVA I-BT2, II-BT4, II-ĐX3, V-CVCX1, V-CCDV2, V-CCDV3, V-CX1, CSĐĐ. 505 3 Trạm số 3. 22/0,4KV:1000 KVA IV-TCO, VI-CT, V-KS, V-CVCX2, VI-DT, CSĐĐ. 724 - Lưới hạ thế 0,4KV chiếu sáng đèn đường bố trí đi ngầm trên hè đường quy hoạch cách bó vỉa 0,5m. Các tuyến đường trong khu quy hoạch chỉ bao gồm các mặt cắt ngang có bề rộng từ 17,5m trở xuống do đó chỉ bố trí đèn chiếu sáng một bên. - Do đặc thù của khu quy hoạch là khu du lịch nghỉ ngơi vui chơi giải trí nên mạng lưới chiếu sáng trong công viên, sân vườn và đường dạo sẽ được thực hiện theo dự án riêng nhằm đảm bảo phù hợp với bố cục không gian kiến trúc cảnh quan, phát huy được đặc thù của khu vực thiết kế. 2./ Thông tin bưu điện Hiện trạng: Khu vực này được cấp nguồn thuê bao điện thoại từ tổng đài Sóc Sơn 5000 số thông qua mạng cáp gốc đi dọc Quốc lộ 3 về phía Tây. Mật độ thuê bao điện thoại khu vực này rất thấp. Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc: Giải pháp thiết kế mạng điện thoại bên ngoài công trình của khu vực bao gồm xác định vị trí, dung lượng hộp cáp bưu điện của khu vực, vị trí sơ bộ các điểm dịch vụ điện thọai công cộng quốc tế. Các thuê bao và mạng cáp thuê bao sẽ được thiết kế bổ xung ở giai đoạn sau. Chỉ tiêu thiết kế: Mật độ điện thoại tính chung với tiêu chuẩn 01 máy/căn hộ và khoảng 40 máy trên khu vực sân gôn, dung lượng thuê bao của các công trình công cộng, tính toán trên cơ sở các hạng mục công trình, đồng thời có tính đến dự phòng phát triển. Trong giai đoạn thiết kế tiếp theo sẽ được xác định phù hợp với từng hạng mục công trình. Giải pháp thiết kế: Dự kiến tại khu vực sẽ đặt một hộp cáp có dung lượng lớn, cáp dẫn đến hộp cáp được kéo tiếp từ mạng cáp quang của khu vực huyện Sóc Sơn. Ngoài các thuê bao cố định, tại khu vực có bố trí một vài điểm dịch vụ điện thoại công cộng để phục vụ khách du lịch và khách đến vui chơi giải trí. 3. Cấp nước: a) Các số liệu và chỉ tiêu tính toán: *Số liệu tính toán Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất có số liệu cấp nước như sau: - Dân số 376 người - Diện tích sàn đất dịch vụ du lịch, khách sạn 31.172m2 sàn - Diện tích sàn đất công viên vui chơi giải trí 9.228 m2 sàn - Đất dự trữ 25.120 m2 - Đất cây xanh 97.682m2 - Đất đường, bãi đỗ xe 64.050 m2 Các tiêu chuẩn dùng nước: - Nước sinh hoạt 300l/người-ngày.đêm - Nước dịch vụ du lịch, khách sạn 10l/m2.sàn- ngày.đêm - Nước dịch vụ công viên vui chơi giải trí 5l/m2.sàn- ngày.đêm - Nước tưới cây 3l/m2 - Nước tưới đường 0,5 l/m2 - Nước dự phòng 25% Tổng lượng nước trên Các hệ số không điều hoà - Nước dân dụng Kngày = 1,3 ; Kgiờ = 1,7 - Nước dự phòng Kngày = Kgiờ = 1,0 Chỉ tiêu cấp nước cho sinh hoạt công trình công cộng, dịch vụ, nước tưới cây, rửa đường được lấy căn cứ theo quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng và TCXDVN33:2006 về Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế. b) Tính toán các nhu cầu dùng nước: + Nước sinh hoạt : QSH= 376 x 0,3 = 113 m3/ngày + Nước dịch vụ du lịch, khách sạn: QDV = 31.172 x10 l/m3.sàn » 312 m3/ngày + Nước dịch vụ công viên vui chơi giải trí: QGT= 9.228 x 5 l/m3.sàn » 46 m3/ngày + Nước tưới cây : QTC = 97.862 x 3 l/m2 = 293 m3/ngày + Nước tưới đường, bãi đỗ xe: QTĐ = 64.050 x 0,5l/m2 = 32 m3/ngày + Nước dự trữ : QDT = 24.688 x 3l/m2 = 74 m3/ngày - Tổng nhu cầu ngày dùng nước trung bình : SQ= (QSH + QDV + QGT + QDT + QTC + QTĐ ) » 871m3/ngày - Nước dự phòng : QDP = 25% SQ = 222m3/ngày - Tổng nhu cầu ngày dùng nước cao nhất : = Kngày x (SQ + Qdf) =1,3x (871+ 218) » 1.415m3/ngày đêm. ( Làm tròn: = 1.450m3/ngày đêm.) - Tổng nhu cầu giờ dùng nước cao nhất : = (Kngày x Kgiờ x (SQ + Qdf))/86,4 =(1,3x 1,7x (871 + 218) )/86,4» 28l/s c). Nguồn nước: Theo Quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hoá nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc tỷ lệ 1/2.000 đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 22/2001/QĐ-UB ngày 08/05/2001 thì khu quy hoạch được cấp nguồn từ trạm cấp nước cục bộ dự kiến xây dựng trong khu II Khu du lịch văn hoá nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc. Tuy nhiên, Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 hiện đang triển khai dự án cấp nước cho khu vực thị trấn Sóc Sơn, chủ đầu tư cần liên hệ với Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 để thoả thuận việc cấp nguồn từ dự án trên, đảm bảo cấp nước an, toàn liên tục cho khu quy hoạch. Nước cấp cho khu đất quy hoạch được lấy từ mạng lưới cấp nước khu vực thông qua tuyến ống cấp nước F200 được xây dựng dọc tuyến đường từ Quốc lộ 3 - Đền Sóc đi hồ Đồng Quan. d) Hệ thống cấp nước: Do đặc điểm địa hình khu vực có cốt cao độ chênh lệch nhau tương đối lớn nên việc cấp nước trực tiếp từ đường ống với áp lực nước của nhà máy nước là không an toàn, vì vậy cần thiết phải xây dựng bể chứa và trạm bơm tăng áp. Vị trí trạm bơm tăng áp dự kiến được xây dựng ở phía Bắc khu vực trong khu đất dự trữ phát triển (vị trí xem chi tiết trên bản vẽ), cụ thể sẽ được thực hiện theo dự án riêng. e). Mạng lưới đường ống: Trên cơ sở xác định nguồn nước, quy hoạch sử dụng đất và giao thông, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân đợt xây dựng phù hợp trước mắt cũng như lâu dài, thiết kế mạng lưới cấp nước trong khu đất quy hoạch như sau: - Từ trạm bơm tăng áp, xây dựng các tuyến ống cấp nước phân phối có đường kính F100 ¸ F200mm. Các tuyến ống phân phối này được xây dựng dọc theo các tuyến đường có mặt cắt ngang B =13,5m và B=11,5m. - Các tuyến ống dịch vụ có đường kính từ F50¸F75 được xây dựng dọc theo các tuyến đường vào nhà để cấp nước cho các hộ tiêu thụ. Các tuyến ống dịch vụ này được đấu nối trực tiếp với các tuyến ống phân phối nêu trên. - Đường ống chính F150, F100 là ống gang, các ống F50, F75 là ống nhựa HDPE. - Các công trình thấp tầng lấy nước trực tiếp từ các đường ống cấp nước bằng áp lực bơm của trạm. f). Cấp nước chữa cháy: Dọc theo các tuyến đường có đường kính từ F100 trở lên dự kiến đặt một số họng cứu hoả, khoảng cách giữa các họng cứu hoả theo quy định, quy phạm hiện hành. Các họng cứu hoả này sẽ có thiết kế riêng và phải có sự phối hợp thống nhất với cơ quan phòng cháy chữa cháy của thành phố. Đối với các công trình cao tầng, các cần có hệ thống chữa cháy riêng cho từng công trình. 4. Thoát nước: a). Thoát nước mưa Nước mưa được phân chia theo các lưu vực dựa trên cơ sở các triền dốc của đồi núi. Sau đó được tập trung vào hệ thống thoát nước riêng để phù hợp với khả năng thu nước trên mọi địa hình. Hệ thống cống thoát nứơc ở đây được thiết kế kết hợp giữa rãnh thoát nước hình thang có kè đá hộc, cống bản nắp đan, cống tròn và mương thoát nứơc. b). Thoát nước thải: b1). Nguyên tắc thiết kế: - Hệ thống thoát nước thải cho khu quy hoạch là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Nước thải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, được cơ quan quản lý môi trường cho phép mới được xả vào hệ thống thoát nước mưa. - Thiết kế đường cống theo nguyên tắc tự chảy. b2). Các chỉ tiêu thoát nước thải: Lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước, cụ thể: - Nước sinh hoạt: 300 l/người - ngày - Nước công cộng, dịch vụ du lịch : 10 l/m2sàn-ngày. - Nước công viên vui chơi giải trí : 5 l/m2 sàn CTCC-ngày. - Hệ số không điều hoà: Kngày =1,3 b3). Giải pháp và nội dung thiết kế: * Hướng thoát nước: - Theo Quy hoạch chi tiết khu du lịch Đền Sóc đã được phê duyệt, nước thải của khu quy hoạch được thoát chung với nước mưa. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển chung, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, quản lý và kiểm soát được tốt hệ thống thoát nước thải. Vì vậy, đề xuất giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn cho khu quy hoạch. - Nước thải của các công trình xây dựng trong khu quy hoạch được thu gom vào tuyến cống thoát nước thải xây dựng dọc theo các tuyến đường, dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của khu quy hoạch. - Riêng nước thải khu vực công viên vui chơi giải trí (đất CVCX 2, phía hạ lưu đập Đạc Đức, diện tích sàn xây dựng 8.755m2, có lưu lượng nước thải nhỏ, khoảng 43m3/ngđ) nước thải sẽ được xử lý cục bộ ngay tại công trình, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, được thoát vào hệ thống thoát nước mưa. Bảng 1.6: Tính toán lưu lượng trung bình nước thải Chức năng sử dụng đất DT sàn (m2) Số người Chỉ tiêu TNT Lưu lượng Qtb(m3/ng.đ) Đất công cộng dịch vụ QDV 31.172 10L/m2sàn 312 Đất công viên vui - chơi giải trí QCV 5.080 5L/m2sàn 25,4 Đất nhà nghỉ, biệt thự QSH 376ng 300L/người.ng.đ 113 Tổng cộng Qtb = QDV+ QCV +QSH 450 Lưu lượng nước thải ngày cao nhất: Qtt = Qtbx Kngày = 450 x 1,3 = 585 m3/ng.đ * Hệ thống thoát nước: - Trạm xử lý nước thải cục bộ có công suất 600 m3/ng.đêm, bố trí tại khu đất xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phía Nam khu quy hoạch diện tích khoảng 1000m2. Để đảm bảo cảnh quan không gian cây xanh và hạn chế diện tích đất xây dựng trạm, đề xuất công nghệ xử lý bằng quy trình bùn hoạt tính và các công trình xử lý cần được xây ngầm. Nước thải sau xử lý sẽ được xả vào hệ thống thoát nước mưa khu vực. - Nước bẩn từ các công trình nhà nghỉ, biệt thự, công trình công cộng…sau xử lý sơ bộ được thoát vào các tuyến cống D300mm độ dốc theo độ dốc đường quy hoạch, có độ sâu chôn cống tại các điểm đầu từ 0,7-1m. Xây dựng dọc theo các tuyến đường nội bộ, dẫn nước thải về trạm xử lý. - Dọc theo các tuyến cống thoát nước bẩn bố trí các giếng thăm tại vị trí thay đổi tiết diện cống, chuyển hướng cống, tại điểm xả các công trình để nạo vét bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa cống, khoảng cách giữa các giếng là 20 - 25m (đối với cống D300mm). 1.4.10 Phương án đền bù Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội triển khai dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong sự liên kết chặt chẽ với Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội cử cán bộ cùng với Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Sóc Sơn. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Lập phương án đền bù giải toả mặt bằng xây dựng dự án. Đo đạc diện tích đất thu hồi và cắm mốc xác định chính xác diện tích đất phục vụ cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng dự án. Lập danh sách đối tượng, diện tích nằm trong diện giải toả mặt bằng xây dựng dự án. Ban đền bù giải toả mặt bằng xây dựng dự án tiến hành gặp gỡ, tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu rõ ý nghĩa kinh tế xã hội thiết thực của dự án, hiểu rõ tác động tích cực của dự án đối với đời sống của họ và của cộng đồng. Ban đền bù giải toả mặt bằng xây dựng dự án tiến hành họp với các hộ dân và lập hồ sơ đền bù giải toả đối với từng trường hợp cụ thể. Ban đền bù giải toả mặt bằng xây dựng dự án tiến hành thương lượng số tiền đền bù với các hộ dân có diện tích đất bị giải toả để có tổng số tiền đền bù chính xác cho từng hộ và ký giấy thoả thuận với chủ hộ. Thanh toán tiền đền bù cho từng hộ dân. Nhận bàn giao diện tích đất đã được đền bù từ phía hộ dân. Bàn giao đất trống cho nhà thầu để khởi công xây dựng. Dự toán đền bù giải phóng mặt bằng Đất đai Qua nghiên cứu khảo sát ban đầu, thì trên khu đất 68,65 ha thuộc dự án, (Ngoài các loại đất như: đất hồ nước, đất doanh trại quân đội…), có các loại đất chủ yếu sau đây: - Đất lâm nghiệp: - Đất nông nghiệp: - Đất khu dân cư nông thôn: Chủ đầu tư đề nghị áp dụng đơn giá cho từng loại đất đền bù trong chỉ giới mặt bằng 68,8563 ha của dự án trên cơ sở đơn giá đền bù đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất khu dân cư nông thôn theo quy định của UBND thành phố Hà nội. Công trình xây dựng Qua khảo sát ban đầu, loại đất và diện tích của các công trình xây dựng có trên khu đất của dự án bao gồm: - Nhà gạch cấp 4: - Nhà tạm: - Sân và các công trình xây dựng khác: Trong dự toán đền bù, chủ đầu tư áp dụng đơn giá đền bù dựa trên Đơn giá xây dựng công trình cơ bản do UBND thành phố Hà Nội và Bộ xây dựng ban hành dành cho công trình cùng loại để làm căn cứ xác định đơn giá đền bù cho các công trình này. Giá trị dự toán đền bù cho các công trình xây dựng có trên khu đất của dự án được nêu trong phần phụ lục. Cây lâu năm Cây trồng trong khu vực đền bù giải phóng mặt bằng gồm nhiều loại, nhưng chủ yếu là cây mới trồng và chưa cho thu hoạch quả. Chủ đầu tư đề nghị áp dụng đơn giá bình quân 25.000 đồng/cây cho các loại cây lâu năm có trên đất của dự án. Dự phòng chi phí phát sinh Ngoài các khoản dự toán chi phí đền bù giải phóng mặt bằng nêu trên, để dự phòng cho các chi phí phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng (đền bù hoa mầu, di dời, sửa chữa các công trình công cộng,…), chủ đầu tư dự kiến khoản chi phí dự phòng phát sinh là: 5.000.000.000 đồng. Như vậy, tổng giá trị dự toán cho đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư khu đất của dự án khoảng: 54,6 tỷ đồng. 1.4.11 Tổng vốn đầu tư 495 tỷ đồng Việt Nam Trong đó: -Tổng số vốn vay (60% vốn đầu tư): 297 tỷ đồng. -Vốn tự có (40% tổng vốn đầu tư) : 198 tỷ đồng Vốn vay chiếm 60% vốn đầu tư với lãi suất vay là 12%/năm, trong thời gian 8 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện đầu tư. Vốn gốc được trả đều bắt đầu từ cuối năm đầu tiên đi vào hoạt động, trong vòng 5 năm, khi trả gốc cho năm nào thì trả luôn lãi trong năm ấy. Thời gian giải ngân vốn vay: Vốn vay được giải ngân trong 3 năm chuẩn bị 1.4.12 Tổ chức nhân sự và chính sách tuyển dụng Sơ đồ tổ chức Ban tổng giám đốc giám đốc điều hành dịch vụ phục vụ khách thuê biệt thự Kinh doanh Nhà hàng phòng hành chính nhân sự dịch vụ du lịch & vui chơi giải trí Phòng kế toán Các bộ phận chức năng Bộ phận Hành chính - Nhân sự: Giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc. Giải quyết các vấn đề về hành chính, nhân sự phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. Giải quyết các chế độ cho người lao động theo luật định. Tuyển dụng, đào tạo, duy trì số lượng, chất lượng đội ngũ lao động phù hợp với từng giai đoạn phát triển của dự án. Bộ phận kinh doanh Có nhiệm vụ bán và cho thuê các biệt thự, tiến hành các hoạt động cần thiết để thúc đẩy việc này. Xây dựng và thực hiện các chính sách marketing, chính sách kinh doanh thích hợp cho từng thời kỳ. Duy trì, xây dựng các mối quan hệ với cộng đồng và với các nhà tài trợ. Xây dựng, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến với thị trường khách hàng mục tiêu và đến với công chúng. Bộ phận kế toán Thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo trực tiếp lên Ban Tổng Giám đốc các vấn đề có liên quan đến tài chính kế toán. Nhà hàng Phục vụ nhu cầu ăn uống cho hội viên, khách du lịch. Quản lý đội ngũ nhân viên phục vụ. Dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí Cung cấp các dịch vụ du lịch. Cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí đa dạng của khách du lịch. Tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động Tuyển dụng lao động Nguồn nhân lực chủ yếu sẽ là người địa phương. Ngoài ra, sẽ tuyển dụng một số lao động có trình độ chuyên môn cao đối với những vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý - điều hành dự án. Bên cạnh lực lượng lao động nói trên, trong giai đoạn đầu triển khai, dự án cũng cần một số lao động người nước ngoài để tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức điều hành quốc tế. Sau một thời gian, sẽ đào tạo nguồn lao động thay thế. Đào tạo lao động Tất cả số lao động được tuyển dụng đều phải trải qua các khoá đào tạo khắt khe về chuyên môn và nghiệp vụ trước khi nhận công tác. Trong quá trình công tác, số lao động này sẽ được đào tạo định kỳ các kỹ năng và kiến thức mới phục vụ cho yêu cầu công việc. Tận dụng nguồn tri thức và kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài làm việc tại dự án trong việc đào tạo các kỹ năng cho người lao động. Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn để thay thế dần các vị trí do người nước ngoài đảm nhiệm. 3. Sử dụng lao động Tất cả người lao động làm việc trong dự án đều được doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động, được bố trí công việc phù hợp với tay nghề và trình độ chuyên môn, được trả lương theo thoả thuận và theo năng lực công tác, được hưởng các chế độ BHXH, BHYT, phúc lợi xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật. Công đoàn và các hoạt động xã hội - đoàn thể khác Tổ chức công đoàn sẽ được thành lập theo đúng quy đinh của pháp luật ngay từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Đây là một tổ chức chính trị xã hội quan trọng không chỉ đối với người lao động mà cả đối với người sử dụng lao động. Các hoạt động xã hội đoàn thể thiết thực sẽ được tổ chức thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và theo quy đinh của doanh nghiệp. Chế độ lao động và tiền lương: Chế độ lao động và tiền lương được thực hiện theo: - Bộ Luật Lao động Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Lao Động Thương binh Xã hội ban hành; - Các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ thương mại, Tổng cục Du lịch…ban hành Các loại hình lao động Hợp đồng lao động dài hạn; Hợp đồng lao động ngắn hạn; Các cộng tác viên theo vụ việc. Các chế độ khác 100% cán bộ công nhân viên của dự án sẽ được đảm bảo về chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chính sách về lao động y tế do Chính Phủ và Bộ Y tế quy định. Để đảm bảo được nguồn nhân lực đáp ứng cho mục đích kinh doanh, Dự án sẽ có những chiến lược về nhân sự và những chính sách đãi ngộ hợp lý của Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội khi triển khai dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê đạt tiêu chuẩn quốc tế để thu hút và gắn bó người lao động: Đảm bảo thu nhập tiền lương ở mức cao so mặt bằng thu nhập trong với ngành nghề. Và có chính sách tiền lương cao đối với hệ thống nhân sự quản lý và chuyên môn chất lượng cao. Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ công nhân viên khi hoàn thành tốt công việc hoặc có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của dự án. Liên tục đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo nước ngoài cho cán bộ công nhân viên cả về mặt nghiệp vụ chuyên môn lẫn tư tưởng nghề nghiệp. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và văn hoá doanh nghiệp du lịch Song song với việc tuyển dụng nhân lực theo biên chế chính thức thì trong các giai đoạn phát triển, dự án có thể bổ sung nguồn nhân lực từ các công ty dịch vụ khác như: an ninh, thông tin thương mại, vệ sinh môi trường, giao thông vận tải, dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ....để đáp ứng cho các dịch vụ phụ trợ của dự án. 1.4.13 Tiến độ thực hiện dự án Sau khi được phép đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội sẽ khẩn trương tiến hành công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng cho bên thi công để triển khai xây dựng và đưa dự án vào vận hành đúng tiến độ đã dự kiến. Cụ thể là: Các giai đoạn Thời gian dự kiến Nội dung công việc cụ thể Giai đoạn 1 6 tháng kể từ khi chủ đầu tư được giao đất/ thuê đất thực hiện dự án. - Thực hiện thiết kế và thiết kế kỹ thuật thi công; - Chuẩn bị bộ máy nhân sự, tài chính đầu tư cho dự án. Giai đoạn 2 10 tháng - Xây dựng hạ tầng khu biệt thự, vui chơi giải trí; Giai đoạn 3 10 tháng - Xây dựng khu biệt thự nhà vườn, vui chơi giải trí; - Bán, cho thuê một phần để thu hút đầu tư vào khu căn hộ, biệt thự; Giai đoạn 4 10 tháng - Hoàn thành khu biệt thự nhà vườn, Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê; - Đưa dự án đi vào kinh doanh tổng thể Bảng 1.7: Tiến độ đầu tư trên bằng biểu đồ Giai đoạn Hạng mục Tháng 7/09-12/09 Tháng 01/2010-09/2010 Tháng 10/2010-7/2011 Tháng 08/11-05/2012 1 Giải phóng mặt bằng 2 Xây dựng hạ tầng khu biệt thự, Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê. 3 Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê Kinh doanh và bán khu biệt thự 4 Hoàn thành khu biệt thự nhà vườn, Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê; 1.4.14 Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Dự án Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong sự liên kết chặt chẽ với Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội của Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội khi được triển khai sẽ đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực: + Là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, do đặc điểm của địa hình đồi núi, đất đai chủ yếu là sỏi đá cằn cỗi rất khó có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi…vì vậy, việc phát triển kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ du lịch là phù hợp với điều kiện của huyện Sóc Sơn. + Tạo ra một môi trường vui chơi giải trí mới, hấp dẫn cho các nhà ngoại giao, các lãnh đạo, các tập đoàn kinh tế nước ngoài đến Việt Nam và cho cả người dân Hà nội và các vùng lân cận. + Tạo ra một hệ sinh thái mang tính ổn định và bền vững cao cho địa phương, đồng thời nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng đất đai. + Huy động, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn với thu nhập ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. + Hàng năm đóng góp một nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương và trung ương qua các khoản thuế và lệ phí... + Tạo nên một khu du lịch thể thao, giải trí hiện đại, có chất lượng cao, góp phần thu hút khách du lịch đến Hà Nội, tạo cảnh quan, làm đẹp bộ mặt của thành phố. Các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước trong quá trình thực hiện dự án: Tổng các khoản nộp thuế giá trị gia tăng: 425 tỷ đồng. Tổng các khoản nộp thuế TNDN: 676 tỷ đồng Tổng các khoản thuế với người có thu nhập cao: 4,5 tỷ đồng Khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội là vùng đất có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế nói chung và cho phát triển du lịch nói riêng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và các yếu tố cần thiết khác chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng dự án Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê ở khu vực này là hết sức cần thiết. Một mặt, dự án sẽ góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc phục vụ cho phát triển du lịch và chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho kỷ niệm 1000 năm Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội. Mặt khác, dự án còn góp phần thúc đẩy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng lấy dịch vụ du lịch làm trọng tâm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. Khu I là phần dịch vụ công cộng và cụm biệt thự Hồ Đồng Đẽn có diện tích 68,8563ha gồm các khách sạn, biệt thự, công viên cây xanh kết hợp vui chơi giải trí cho nhiều lứa tuổi quảng đại quần chúng, các công trình dịch vụ công cộng, hồ nước… được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phát triển các dịch vụ du lịch-văn hóa-nghỉ ngơi đảm bảo ổn định lâu dài, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai tại địa phương. Sở Quy hoạch-kiến trúc Hà Nội cùng UBND huyện Sóc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội- chủ đầu tư dự án đã công bố quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu liên hợp thể thao giải trí đa năng này phù hợp với Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một dự án quy mô có vốn đầu tư lớn, do các nhà đầu tư trong nước có nhiều tâm huyết với sự nghiệp phát triển kinh tế của thủ đô triển khai thực hiện. Hơn thế nữa, khu vực triển khai dự án là vùng đất bán sơn địa, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, nhiều vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp, khó khăn sẽ phải giải quyết khi triển khai dự án. Bên cạnh đó, chi phí vận hành, chi phí quản lý và các chi phí song hành khác cũng rất cao. Công ty TNHH Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội rất mong các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân địa phương giúp đỡ, ủng hộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án. Chương 2 điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội 2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường 2.1.1 Địa hình và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật a) Địa hình Địa hình khu vực triển khai dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong sự liên kết chặt chẽ với Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội của Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội nằm trong vùng có đặc điểm địa hình bán sơn địa đồi núi thấp. Độ dốc địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: - Cao nhất là khu vực nằm trong quần thể núi Đền ở phía Tây – Tây Bắc (cốt cao độ tự nhiên từ 30m – 160m). - Thấp nhất là khu đất nghiên cứu xây dựng ở phía Đông (chủ yếu là ruộng canh tác nằm ở chân khu vực đồi núi và hồ Đồng Đẽn), cao độ trung bình khoảng 18m - 23m. b) Hạ tầng kỹ thuật hiện có: * Giao thông: Trong khu quy hoạch hiện có tuyến đường từ đường Quốc lộ 3 - Đền Sóc đi hồ Đồng Quan. Tuyến đường này hiện đang được xây dựng cải tạo trên cơ sở đường hiện có với mặt cắt ngang điển hình rộng 13,5m, với thành phần: lòng đường xe chạy rộng 7,5m. Hè hoặc lề 2 bên rộng 3m, chiều dài qua khu quy hoạch khoảng 1025m. Các tuyến đường dân sinh trong khu vực (MC 2-2 và MC 3-3) có tổng chiều khoảng 1765m, mặt đường đất rộng từ 3,0-9,0m. Đập của hồ Đạc Đức có chiều dài khoảng 145m, chiều rộng mặt đập từ 12- 14m, trân đập rộng từ 36 – 48m, cao độ mặt đập 25,3 – 26,0m * Hệ thống thuỷ nông: Trong khu quy hoạch có hồ Đạc Đức là hồ thuỷ lợi của khu vực với diện tích khoảng 14ha, dung tích thiết kế khoảng 840.000m3, cao độ mực nước lớn nhất thiết kế Hmax=22,0m, cao độ mực nước mùa lũ lớn nhất Hlũ=23,0m, cao độ ngưỡng tràn 22,0m, cao độ mặt đập 25,3 – 26m. Hồ Đạc Đức làm nhiệm vụ tưới tiêu cho khu vực. Hướng thoát của cửa tràn là về phía Đông vào hệ thống thoát nước hiện có. * Cấp nước: Khu quy hoạch hiện tại chưa được cấp nước sạch từ mạng lưới cấp nước của Thành phố cũng như của khu vực. Hiện tại Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 đang triển khai dự án cấp nước cho khu vực thị trấn Sóc Sơn, về lâu dài khu vực quy hoạch sẽ được cấp nước từ dự án nêu trên. * Cấp điện: Hiện nay khu vực đang được cấp nguồn từ trạm 110/22KV Sóc Sơn 1 thông qua tuyến cáp trục DDK 35KV (22KV) hiện có đi dọc tuyến đường Quốc lộ 3 - Đền Sóc. c) Điều kiện địa chất Đất đai ở khu vực này có cấu tạo địa tầng không quá phức tạp, thuận lợi cho xây dựng các công trình với quy mô lớn. Cấu tạo các lớp đất theo thứ tự từ trên xuống dưới được tóm tắt như sau: - Lớp 1 - Đất lấp: Bề dày không lớn và thay đổi từ 1,6 m đến 2,8 m. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn đến hạt nhỏ màu nâu vàng, xám vàng, xuống đến lớp cũ có bùn đáy ao cũ mầu đen, xám đen. Trạng thái xốp và không đồng nhất, phần trên thường có độ chặt tốt hơn, càng xuống dưới lớp độ đầm chặt giảm dần. - Lớp 2 - Sét pha mầu xám vàng, xám trắn dẻo cứng: Bề dày của lớp này không lớn, thay đổi từ 2,0 m đến 3,1 m. Thành phần của lớp này là các hạt sét, bụi và ít cát hạt mịn. Trạng thái dẻo cứng. Lớp này có khả năng chịu tải trung bình và biến dạng lún ở mức vừa phải. - Lớp 3 - Sét pha mầu nâu, xám tro trạng thái dẻo chảy: Bề dày của lớp tương đối lớn, thay đổi từ 3,0 m đến 5,7 m. Thành phần của lớp này là các hạt sét, bụi và cát hạt mịn trạng thái chảy - dẻo chảy. Trạng thái chung là dẻo chảy. Lớp này có khả năng chịu tải kém và biến dạng lún lớn. - Lớp 4 - Lớp bùn sét mầu xám tro lẫn hữu cơ: Bề dày của lớp tương đối lớn, thay đổi từ 8,3 m đến 10,4 m. Thành phần của lớp này là các hạt sét, bụi và mùn hữu cơ chưa phân huỷ hết, đôi chỗ là than bùn. Lớp này có khả năng chịu tải rất kém và biến dạng lún rất lớn. - Lớp 5 - Lớp cát bụi xốp - chặt vừa kẹp sét: Bề dày của lớp mỏng, thay đổi từ 3,7 m đến 6,2 m. Thành phần của lớp này là các hạt sét, bụi và sét. Đặc điểm của lớp này là đầu lớp có trạng thái rời xốp và xen kẹp nhiêu tệp sét mỏng. Phía cuối lớp cát chuyển sang chặt vừa. Lớp này có khả năng chịu tải trung bình và mức độ biến dạng lún nhỏ. - Lớp 6 - Lớp sét pha mầu nâu xám phớt hồng trạng thái dẻo mềm: Bề dày của lớp tương đối lớn, thay đổi từ 7,1 m đến 8,8 m. Thành phần của lớp này là các hạt sét, bụi và cát hạt bụi, mịn. Lớp này có khả năng chịu tải yếu và mức độ biến dạng lún lớn. - Lớp 7 - Lớp cát mịn mầu xám tro, xám đên trạng thái chặt vừa: Bề dày của lớp tương đối lớn, thay đổi từ 11,0 m đến 14,0 m. Thành phần của lớp này là các cát bụi mịn, phần về cuối lớp đường kính tăng lên. Lớp này có khả năng chịu tải tốt và mức độ biến dạng lún ít. - Lớp 8 - Lớp cát nhỏ mầu xám tro, xám đen chặt: Bề dày chưa được xác định cụ thể. Thành phần của lớp này là cát hạt nhỏ lẫn sỏi sạn, phần về cuối lớp chuyển sang cuội sỏi lẫn cát. Lớp này có khả năng chịu tải tốt và mức độ biến dạng lún ít. 2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên Theo điều tra khảo sát chung cho thấy, khu vực triển khai dự án không có nguồn tài nguyên thiên nhiên nào. Môi trường sinh thái ở khu vực này cũng rất phong phú và ổn định, tạo nền tảng cho việc triển khai môi trường sinh thái của dự án. Khu vực triển khai dự án là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên phong phú bao gồm hệ thống đồi núi, các hồ nước, rừng cây... Nằm ngoài phạm vi đất nghiên cứu dự án về phía Tây Bắc có hệ thống các công trình kiến trúc – di tích lịch sử văn hoá có giá trị như: Khu di tích lịch sử Đền Sóc nổi tiếng gắn liền với huyền thoại Thánh Gióng của dân tộc; quần thể Chùa Non, Học Viện Phật Giáo Việt Nam... là các công trình tôn giáo tín ngưỡng đang được xây dựng mới với quy mô khá lớn. Quần thể di tích Đền Sóc nằm ẩn dật dưới chân núi Vệ Linh (núi Sóc Sơn) bạt ngàn cây cối, có hồ nước rộng với phong cảnh hùng vĩ, không khí trong lành, mát mẻ. Nhờ cảnh quan và môi trường, khách đến tham quan di tích không chỉ cúng lễ mà còn được thưởng ngoạn cảnh quan và tận hưởng bầu không khí trong lành. 2.1.3 Hệ sinh thái - Động vật trên cạn: Hệ sinh thái tại khu vực xây dựng dự án thuộc hệ sinh thái nghèo. Các loài có xương sống ở khu vực chủ yếu là chuột nhà, chuột cống, chuột nhắt, chuột chù, các loài thạch sùng, thằn lằn bóng, một số loài ếch nhái và rắn nước. Ngoài đồng ruộng có thể gặp các loài chuột đồng, chuột lợn, chuột nhắt đồng, nhiều loài ếch nhái, rắn và chim hoạt động ở vùng đồng ruộng. Chính hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo nên đã hình thành cho khu vực hệ côn trùng gây hại, theo thống kê thì đã có trên 300 loài côn trùng gây hại. - Thủy sinh vật: Tài nguyên thủy sinh vật trong khu vực kênh tưới tiêu nông nghiệp nghèo nàn, có giá trị kinh tế không cao nhưng chúng tham gia vào quá trình làm sạch môi trường. Động thực vật trôi nổi có nhiều trong các ao hồ, kênh mương tưới tiêu và trên các cánh đồng. Phytoplancton chủ yếu là các loài tảo lục và tảo silic. Zooplancton chủ yếu là các nhóm Cladocera, Rotatoria, Copepada... Cá nuôi trong các hồ ao chủ yếu là cá chép, trôi, mè, rôphi,... Sản lượng cá nuôi trong các hồ ao thấp. Tuy vậy, các loài cá cũng tham gia vào quá trình BVMT, nhất là hấp thụ các kim loại nặng do sản xuất nông nghiệp thải ra. Thành phần sinh vật hệ sinh thái các thủy vực kênh mương phong phú. Phù du động vật và thực vật đáy: Bao gồm các nhóm chủ yếu sau: Rotatoria ; Oligochaeta ; Cladocera ; Copepoda ; Ostravacoda ; Macrura ; Bradrvura ; Mollusca và rất nhiều con trùng và ấu trùng sống dưới nước - Hệ thực vật : Tại khu vực thực hiện dự án, ngoài những loại cây trồng như: lúa, khoai, ngô, đậu đỏ, rau màu, khu rừng trồng…Tại khu vực dự án thường các giống loài điển hình về phù du thực vật đồng bằng phía Bắc như: Chamaesiphon incrustans, Cocconeis Placentula, Nostochopsis Lobatus, ở ven các kênh mương thường gặp: Spirogyra zhifoides. Các giống tảo như: Pediastzum, Scenedesmus, Cosmorimum, Cloterium, Meriomopedia,… 2.1.4 Động đất và áp lực gió Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (Tập III) ban hành theo Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì thành phố Hà Nội và vùng lân cận có áp lực gió và động đất như sau: - áp lực gió: Nằm ở vùng II.B, áp lực gió W0 = 125 da N/m2 - Động đất: nằm ở vùng chấn động cấp 7 (MSK) với tần suất lặp lại B1 ³ 0,005 (Chu kỳ T1 £ 200 năm). Xác suất xuất hiện chấn động P ³ 0,1 trong 20 năm. 2.1.5 Điều kiện khí hậu Do đặc điểm vị trí địa lý, Việt nam nói chung và khu vực Sóc Sơn - Hà Nội nói riêng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết được quy định bởi hai mùa gió tạo nên hai mùa rõ rệt trong một năm. Dự án nằm trong vùng châu thổ sông Hồng từ 20034’ - 21017’ vĩ độ Bắc, 105017’ - 1060 kinh Đông, là một tấm áo giáp bao quanh thủ đô Hà Nội về hai phía Tây và Nam với bốn cửa ngõ vào thủ đô qua các Quốc lộ 1A, 6A, 32. Sóc Sơn nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình nên hình thành 3 vùng, mỗi vùng mang một đặc trưng khí hậu khác nhau. - Mùa Đông: Lạnh rõ rệt so với mùa hạ, chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất lên đến 120C, so nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất chỉ xuống đến 16 ¸ 170C, rất thuận lợi cho việc phát triển cây vụ đông giá trị kinh tế cao. - Mùa Hè: Nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500 ¸ 1.700 mm. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa, đạt cực đại vào tháng 8 và 9. Mùa gió Đông - Bắc được bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 và kết thúc khoảng tháng 03 (còn ảnh hưởng chút ít đến tháng 04), có vận tốc trung bình khoảng 1,5 - 2m/giây. Mùa gió Đông - Nam do dòng không khí chuyển động từ biển Đông. Mùa gió này mang đầy hơi nước thường bắt đầu từ tháng 4 và tháng 5 và kết thúc vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM khu vui choi giai tri biet thu.doc
Tài liệu liên quan