Tài liệu Đề tài Khu du lịch ở Đà Lạt: I
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thu nhập và mức sống của người dân
được nâng cao. Do đó, nhu cầu về đời sống tinh thần, vật chất của người dân cũng
tăng lên, họ đi du lịch nhiều hơn và cũng khó tính hơn trong việc lựa chọn điểm đến.
Trong các địa danh du lịch ở Việt Nam, Thành phố Đà lạt là nơi có những
điều kiện thuận lợi về khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các địa danh lịch sử. Lượng du
khách quốc tế và khách nội địa đến với Đà Lạt ngày càng tăng tuy nhiên trong thời
gian gần đây chất lượng du lịch và hạ tầng cơ sở vật chất của các khu du lịch bị
xuống cấp. Bên cạnh đó, những chiến lược phát triển không đồng bộ, kinh doanh du
lịch manh mún đã làm phá hủy nhanh chóng những cảnh quan, môi trường du lịch và
hình ảnh du lịch của thành phố Đà lạt. Kinh doanh du lịch không phải chỉ là thu hút
du khách đến thật nhiều mà còn phải làm sao để giữ lấy du khách, đảm bảo chất
lượng phục vụ tốt làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Vì vậy, các khu du lịch tại...
128 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khu du lịch ở Đà Lạt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thu nhập và mức sống của người dân
được nâng cao. Do đó, nhu cầu về đời sống tinh thần, vật chất của người dân cũng
tăng lên, họ đi du lịch nhiều hơn và cũng khó tính hơn trong việc lựa chọn điểm đến.
Trong các địa danh du lịch ở Việt Nam, Thành phố Đà lạt là nơi có những
điều kiện thuận lợi về khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các địa danh lịch sử. Lượng du
khách quốc tế và khách nội địa đến với Đà Lạt ngày càng tăng tuy nhiên trong thời
gian gần đây chất lượng du lịch và hạ tầng cơ sở vật chất của các khu du lịch bị
xuống cấp. Bên cạnh đó, những chiến lược phát triển không đồng bộ, kinh doanh du
lịch manh mún đã làm phá hủy nhanh chóng những cảnh quan, môi trường du lịch và
hình ảnh du lịch của thành phố Đà lạt. Kinh doanh du lịch không phải chỉ là thu hút
du khách đến thật nhiều mà còn phải làm sao để giữ lấy du khách, đảm bảo chất
lượng phục vụ tốt làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Vì vậy, các khu du lịch tại Đà Lạt
cần nắm vững thị hiếu và hành vi của du khách để đưa ra những định hướng thích
hợp, nâng cao chất lượng dịch vụ làm hài lòng và thu hút du khách một cách hiệu
quả. Đó là những lý do để tôi chọn chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng trung
thành là hướng nghiên cứu của mình tại các khu du lịch ở Đà Lạt.
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khám phá và phát triển thang đo chất lượng
dịch vụ các khu du lịch qua đó đo lường chất lượng dịch vụ của các khu du lịch tại Đà
Lạt bên cạnh đó xem xét ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khu du lịch đến sự thỏa
mãn và lòng trung thành của du khách.
Đề tài sử dụng bộ thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAl (Parasuraman &
ctg, 1988) và kế thừa từ thang đo chất lượng dịch vụ khu vui chơi giải trí của Nguyễn
Đình Thọ (2003). Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ
bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương
pháp định tính. Kỹ thuật thảo luận tay đôi được sử dụng và dùng để khám phá, bổ
sung mô hình thang đo chất lượng dịch vụ cùng với sự thỏa mãn của khách hàng.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi tại các khu du lịch ở
Đà Lạ, nghiên cứu định tính để phát triển, hiệu chỉnh bảng câu hỏi và nghiên cứu sâu
II
các đề xuất của du khách trong việc cải tiến chất lượng du lịch. Nghiên cứu định
lượng trong việc đo lường, kiểm định các thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu.
Đây là một trong các nghiên cứu đầu tiên sử dụng bộ thang đo SERVQUAL
ứng dụng để đo lường chất lượng dịch vụ cho các khu du lịch Đà lạt. Có thể làm cơ
sở cho các nghiên cứu về sau trong lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là về lĩnh vực du lịch.
Nghiên cứu có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển thang đo chất
lượng dịch vụ của các khu du lịch tại Tp. Đà lạt, bên cạnh đó cũng có phần đóng góp
trong việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của
khách du lịch. Tuy nhiên đây chỉ là nghiên cứu mở đầu, cần nhiều hơn nữa những
nghiên cứu về các lĩnh vực như khách sạn, nhà hàng, các tour du lịch…và cũng gợi
mở cho những nghiên cứu về sau có thể tiếp tục tiến hành dựa trên những hạn chế của
đề tài như việc chọn mẫu theo phương pháp phân tầng, phỏng vấn thêm đối tượng là
khách nước ngoài, nghiên cứu thêm về sự ảnh hưởng của biến định tính và phân tích
đa nhóm.
III
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa mô hình gốc và mô hình hiệu chỉnh
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu:
Bảng 4.1: Mô tả các biến định tính
Bảng 4.2: Kết quả phân tích biến định lượng
Bảng 4.3: Phân tích chi tiêu trung bình của khách du lịch khi đến mỗi khu du lịch.
Bảng 4.4 Phân tích mô tả thu nhập của khách du lịch.
Bảng 4.5 Mô tả các biến
Bảng 4.6: Hệ số Crobach Alpha của thang đo SERVQUAL
Bảng 4.7: Hệ số Crobach Alpha của thang đo Giá cả
Bảng 4.8: Hệ số Crobach Alpha của thành phần hài lòng
Bảng 4.9: Hệ số Crobach Alpha của thành phần trung thành.
Bảng 4.10: Phân tích nhân tố khám phá EFA cuối của thang đo SERVQUAl
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo giá cả
Bảng 4.12: Kết quả phân tích EFA cho thang đo mức độ thỏa mãn
Bảng 4.13: Kết quả phân tích EFA cho thang đo lòng trung thành
Bảng 4.14: So sánh chỉ tiêu với mô hình thực tế của thang đo SERVQUAL
Bảng 4.15 Hệ số tương quan giữa các biến về chất lượng dịch vụ SERVQUAL
Bảng 4.16: Kết quả so sánh giữa mô hình SERVQUAL và mô hình thực tế
Bảng 4.17: Hệ số tương quan giữa các biến về chất lượng dịch vụ - giá cả
Bảng 4.18: So sánh chỉ tiêu với mô hình thực tế chất lượng dịch vụ -giá cả
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo lý thuyết
Bảng 4.20: Tổng hợp các biến trong mô hình điều chỉnh
Bảng 4.21: Kết quả phân tích hồi quy của thành phần chất lượng dịch vụ đến sự thỏa
mãn
Bảng 4.22: Kết quả phân tích hồi quy của thành phần chất lượng dịch vụ đến sự thỏa
mãn
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định mô hình chất lượng dịch vụ đến độ thỏa mãn - lòng
trung thành của du khách
Bảng 4.24: Bảng so sánh các chỉ số mô hình thực tế với các chỉ tiêu
IV
Bảng 4.25: Hệ số hồi quy giữa các khái niệm trong thang đo chất lượng dịch vụ du
lịch
Bảng 4.26: Hệ số tương quan giữa các khái niệm của thang đo chất lượng dịch vụ
Bảng 4.27: Hệ số chuẩn hồi quy của mô hình đã hiệu chỉnh.
Bảng 4.28: Các ý kiến chung của du khách
V
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Trình bày mô hình năm khác biệt dùng để đánh gía chất lượng dịch vụ.
Hình 2.2: Mô hình chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng
Hình 2.3: Mô hình chất lượng dịch vụ, gía cả và hài lòng khách hàng
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề nghị.
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
Hình 4.1: CFA cho thang đo chất lượng dịch vụ
Hình 4.2: CFA thang đo SERVQUAl – giá cả
Hình 4.3 : Biểu đồ so sánh giá trị trung bình các thành phần chất lượng dịch vụ - giá
cả - sự thỏa mãn – lòng trung thành
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh giá trị trung bình các biến trong thành phần hữu hình
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh giá trị trung bình các biến trong thành phần dịch vụ vui
chơi
Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh lần 1
Hình 4.7: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa
Hình 4.8: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM chưa chuẩn hóa
Hình 4.9: Mô hình SEM
Hình 4.10: Mô hình SEM điều chỉnh
VI
MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt đề tài ..................................................................................................................I
Danh mục các bảng biểu .............................................................................................. III
Danh mục hình.............................................................................................................. V
Mục lục................................................................................................................ ....... VI
Chương 1: TỔNG QUAN .............................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
1.3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4 Đóng góp của nghiên cứu ........................................................................................3
1.5 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu ..............................................................................3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................4
2.1 Dịch vụ và chất lượng dịch vụ ................................................................................ 4
2.2.1 Định nghĩa dịch vụ ............................................................................................. 4
2.2.2 Đặc điểm dịch vụ................................................................................................ 5
2.2.3 Chất lượng dịch vụ ............................................................................................. 6
2.2.3.1 Định nghĩa chất lượng dịch vụ......................................................................... 6
2.2.3.2 Mô hình SERVQUAl ...................................................................................... 8
2.2 Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng............................................ 13
2.3 Giá cả và sự hài lòng khách hàng ....................................................................... 14
2.4 Mô hình chất lượng dịch vụ, giá cả và sự hài lòng khách hàng ........................... 15
2.5 Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết .................................................... 16
2.6 Tóm tắt...............................................................................................................17
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................18
3.1 Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................18
VII
3.2 Điều chỉnh thang đo ............................................................................................20
3.2.1 Thang đo chất lượng dịch vụ các KDL tại Tp. Đà lạt.........................................20
3.2.2 Thang đo giá cả .................................................................................................22
3.2.3 Thang đo mức độ hài lòng của khách hàng ......................................................22
3.2.4 Thang đo lòng trung thành...............................................................................23
3.3 Nghiên cứu chính thức .......................................................................................23
3.3.1 Mẫu .................................................................................................................23
3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................24
3.4 Tóm tắt...............................................................................................................24
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................25
4.1 Mô tả mẫu ...........................................................................................................25
4.3 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Crobach’s alpha ........................................30
4.3.1 Đánh giá thang đo SERVQUAL. ......................................................................30
4.3.2 Đánh giá thang đo giá cả ..................................................................................31
4.3.3 Đánh giá thang đo mức độ thỏa mãn của khách hàng........................................32
4.3.4 Thang đo mức độ trung thành của khách hàng..................................................32
4.4 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA..................................33
4.4.1 Thang đo chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVQUAL ................................34
4.4.2 Thang đo giá cả ...............................................................................................36
4.4.3 Thang đo mức độ thỏa mãn của khách hàng ....................................................36
4.4.5 Thang đo lòng trung thành của khách hàng......................................................37
4.5 Kiểm định thang đo bằng phân tích CFA.............................................................38
4.5.1 Kiểm định CFA cho thang đo chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVQUAL.39
4.5.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu thang đo SERVQUAL – giá cả.......................42
4.5.3 Đo lường các thành phần chất lượng dịch vụ - giá cả - sự thỏa mãn- lòng
trung thành...................................................................................................................44
4.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo lý thuyết ...........................................46
4.7 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu lần 1 ..................................................................47
4.8 Phân tích hồi quy.................................................................................................49
4.8.1 Ảnh hưởng của các nhân tố thành phần chất lượng dịch vụ đến sự thỏa mãn
của khách du lịch .........................................................................................................49
VIII
4.8.2 Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn đến lòng trung thành của khách du lịch ........51
4.9 Kiểm định vi phạm giả thuyết OLS ...................................................................52
4.10 Mô hình cấu trúc SEM .......................................................................................55
4.11 Điều chỉnh mô hình............................................................................................58
4.12 Phân tích định tính..............................................................................................61
4.13 Tóm tắt...............................................................................................................63
Chương 5: KẾT LUẬN ...............................................................................................64
5.1 Ý nghĩa và kết luận..............................................................................................64
5.2 Các hạn chế và kiến nghị......................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................67
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận tay đôi ..........................................................................VII
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn ............................................................................ XI
Phụ lục 3: Bảng phân tích độ tin cậy Crobach's Alpha............................................. XIV
Phụ lục 4: Bảng phân tích nhân tố khám phá EFA................................................... XXI
Phụ lục 5: Bảng phân tích CFA ........................................................................... XXXV
Phụ lục 6: Bảng phân tích độ tin cậy Crobach's Alpha lần 2 ............................. XXXVII
Phụ lục 7: Bảng phân tích hồi quy......................................................................... XLIII
Phụ lục 8: Phân tích SEM.......................................................................................... LV
Phụ lục 9: Bảng thống kê mô tả................................................................................LVI
1
Chương 1: TỔNG QUAN
Chương này sẽ trình bày tổng quan về nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu và kết cấu của báo cáo nghiên cứu.
1.1 Lý do chọn đề tài
Dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia. Nắm được vai trò quan trọng đó, hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều chuyên gia
tập trung nghiên cứu về lĩnh vực chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên
cứu đều tập trung thực hiện tại các nước phát triển (Herbig & Genestre, 1996). Rất ít
các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ được kiểm định tại thị trường châu Á (Cui &
ctg, 2003). Tại Việt Nam, có thể nói Nguyễn Đình Thọ & các cộng sự là những người
tiên phong ứng dụng bộ thang đo SERVQUAL của (Parasuraman & ctg, 1988) trong
lĩnh vực nghiên cứu về chất lượng dịch vụ. Đến thời điểm này có rất nhiều nghiên
cứu về lĩnh vực chất lượng dịch vụ khác nhau như ngân hàng, siêu thị, bệnh viên,
khách sạn…đã được hoàn thành, góp phần phát triển thang đo chất lượng dịch vụ ở
Việt Nam và thế giới. Đối với lĩnh vực dịch vụ du lịch, hiện nay ở Việt Nam có nhiều
nghiên cứu về nhà hàng, khách sạn tuy nhiên có ít nghiên cứu về chất lượng dịch vụ
của các khu du lịch và phần lớn chỉ dừng lại ở việc khảo sát ý kiến của khách hàng
bằng cách thống kê mô tả và có ít những nghiên cứu đo lường và sử dụng thang đo
một cách bài bản và khoa học.
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thu nhập và mức sống của người dân
được nâng cao. Do đó, nhu cầu về đời sống tinh thần, vật chất của người dân cũng
tăng lên, họ đi du lịch nhiều hơn và cũng khó tính hơn trong việc lựa chọn điểm đến.
Trong các địa danh du lịch ở Việt Nam, Thành phố Đà lạt là nơi có những
điều kiện thuận lợi về khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các địa danh lịch sử. Lượng du
khách quốc tế và khách nội địa đến với Đà Lạt ngày càng tăng, trong năm 2005 lượng
khách nội địa đến Đà Lạt là 1.406 ngàn lượt thì đến năm 2009 lượng khách nội địa là
2.370 ngàn lượt khách tăng 68,7% . Đây là dấu hiện đáng mừng, song cũng là một
sức ép lớn đối với ngành du lịch Đà Lạt vì chất lượng phục vụ du lịch và hạ tầng cơ
sở vật chất của các khu du lịch vốn dĩ đã bị xuống cấp. Bên cạnh đó, những chiến
2
lược phát triển không đồng bộ, kinh doanh du lịch manh mún đã làm phá hủy nhanh
chóng những cảnh quan, môi trường du lịch và hình ảnh du lịch của thành phố Đà lạt.
Kinh doanh du lịch không phải chỉ là thu hút du khách đến thật nhiều mà còn phải
làm sao để giữ lấy du khách, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt làm thỏa mãn nhu cầu
của họ. Vì vậy, các khu du lịch tại Đà Lạt cần nắm vững thị hiếu và hành vi của du
khách để đưa ra những định hướng thích hợp, nâng cao chất lượng dịch vụ làm hài
lòng và thu hút du khách một cách hiệu quả.
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ,
sự thỏa mãn và lòng trung thành: Trường hợp các khu du lịch tại TP. Đà Lạt”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Khám phá và phát triển thang đo chất lượng dịch vụ các khu du lịch qua đó
đo lường chất lượng dịch vụ của các khu du lịch tại Đà Lạt.
Xem xét ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ khu du lịch đến sự thỏa mãn và
lòng trung thành của du khách.
1.3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng bộ thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAl (Parasuraman &
ctg, 1988) và kế thừa từ thang đo chất lượng dịch vụ khu vui chơi giải trí của Nguyễn
Đình Thọ (2003).
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp
định tính. Kỹ thuật thảo luận tay đôi được sử dụng và dùng để khám phá, bổ sung mô
hình thang đo chất lượng dịch vụ cùng với sự thỏa mãn của khách hàng. Nghiên cứu
chính thức được thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi tại các khu du lịch ở Đà Lạt.
Nghiên cứu định tính để phát triển, hiệu chỉnh bảng câu hỏi và nghiên cứu
sâu các đề xuất của du khách trong việc cải tiến chất lượng du lịch.
Nghiên cứu định lượng trong việc đo lường, kiểm định các thang đo, kiểm
định mô hình nghiên cứu.
3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những du khách người Việt Nam đang đi du lịch tại
Đà lạt
Nghiên cứu được triển khai tại các khu du lịch, chủ yếu là ở khu du lịch Trúc
Lâm Thiền Viện, vì ở đây có lượng khách tham quan đông nhất tại Đà lạt.
1.4 Đóng góp của nghiên cứu
Đây là một trong các nghiên cứu đầu tiên sử dụng bộ thang đo SERVQUAL
ứng dụng để đo lường chất lượng dịch vụ cho các khu du lịch Đà lạt. Có thể làm cơ
sở cho các nghiên cứu về sau trong lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là về lĩnh vực du lịch.
Các khu du lịch có thể sử dụng bộ dữ liệu này để nghiên cứu và có sự điều
chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của khu du lịch mình.
Về phía cơ quan nhà nước có thể sử dụng kết quả của nghiên cứu này để làm
chính sách và có những hướng cải thiện thực tế khoa học đối với du lịch Đà lạt.
1.5 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Phần giới thiệu tổng quan về đề tài bao gồm mục tiêu, cơ sở, phạm vi, phương
pháp và ý nghĩa của nghiên cứu đã được nêu rõ ở chương 1. Mục đích của chương 2 là
trình bày những nội dung cơ bản của các lý thuyết có liên quan để làm cơ sở nền tảng
khi thực hiện nghiên cứu này. Chương này cũng trình bày mô hình nghiên cứu của đề
tài và tập trung vào 2 phần chính (2.1) Dịch vụ và chất lượng dịch vụ, (2.2) Chất
lượng dịch vụ và độ thỏa mãn của khách hàng, (2.3) Giá cả và sự hài lòng của khách
hàng. (2.4) Lòng trung thành của khách hàng từ đó xây dựng mô hình lý thuyết và các
giả thuyết nghiên cứu.
2.1 Dịch vụ và chất lượng dịch vụ
2.2.1 Định nghĩa dịch vụ
Hiện nay, có nhiều tranh luận về khái niệm dịch vụ. Đến nay con người có rất
nhiều những khái niệm như:
Philip Kotler định nghĩa: Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên
có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu cái
gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với sản phẩm vật chất.
Theo từ điển tiếng Đức: Dịch vụ là những lao động được thực hiện không
liên quan đến sản xuất hàng hóa.
Theo từ điển Kinh tế thị trường Trung Quốc: Dịch vụ theo nghĩa hẹp là
những hoạt động không sản xuất ra của cải vật chất, do những người bỏ sức lao động
cung cấp hiệu quả vô hình mà không có sản phẩm hữu hình…Theo nghĩa rộng, đó là
những hoạt động đưa lao động sống vào sản phẩm vật chất để thỏa mãn nhu cầu nào
đó của người khác.
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế tài chính: Dịch vụ là sự phục vụ góp phần đáp
ứng các nhu cầu của cá nhân hay tập thể
Trong Kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa
nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản
5
phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong
khoảng giữa sản phẩm hàng hóa - dịch vụ.
Toàn thể những người cung cấp (sản xuất) dịch vụ hợp thành khu vực thứ ba
của nền kinh tế. Theo các văn kiện Đại hội Đảng, dịch vụ bao gồm thương mại và
dịch vụ. Trong các quy định của WTO có liên quan đến dịch vụ cũng bao gồm 2 hiệp
định: Hiệp định về thương mại hàng hóa (GATT) và Hiệp định về thương mại dịch
vụ (GATS). Cũng theo WTO, khu vực dịch vụ của ngành dịch vụ được chia thành 12
ngành: dịch vụ kinh doanh; dịch vụ viễn thông; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục;
dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; dịch vụ xã hội và lữ hành; dịch vụ văn hóa giải
trí; dịch vụ vận tải; dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình; các dịch vụ khác
2.2.2 Đặc điểm dịch vụ
Dịch vụ là một sản phẩm đặc biệt, có nhiều đặc tính khác với các loại hàng
hoá khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính
không thể cất trữ. Chính những đặc điểm này làm cho dịch vụ trở nên khó định lượng
và không thể nhận dạng bằng mắt thường được.
Tính vô hình (Intangibility): Không có hình hài rõ rệt, không thể thấy trước
khi tiêu dùng; Không giống như những sản phẩm vật chất, dịch vụ không thể nhìn
thấy được, không nếm được, không nghe thấy được hay không ngửi thấy được truớc
khi người ta mua chúng. Để giảm bớt mức độ không chắc chắn, người mua sẽ tìm
kiếm các dấu hiệu hay bằng chứng về chất lượng dịch vụ. Họ sẽ suy diễn về chất
lượng dịch vụ từ địa điểm, con người, trang thiết bị, tài liệu, thông tin, biểu tượng và
giá cả mà họ thấy. Với lý do là vô hình nên công ty cảm thấy khó khăn trong việc
nhận thức như thế nào về dịch vụ và đánh giá chất lượng dịch vụ (Robinson, 1999)
Tính không đồng nhất (Variability): Không có chất lượng đồng nhất; Đặc tính
này còn gọi là tính khác biệt của dịch vụ. Theo đó, việc thực hiện dịch vụ thường
khác nhau tùy thuộc vào cách thức phục vụ, nhà cung cấp dịch vụ, người phục vụ,
thời gian thực hiện, lĩnh vực phục vụ, đối tượng phục vụ và địa điểm phục vụ. Đặc
tính này thể hiện rõ nhất đối với các dịch vụ bao hàm sức lao động cao. Việc đòi hỏi
chất lượng đồng nhất từ đội ngũ nhân viên sẽ rất khó đảm bảo (Caruana & Pitt,
6
1997). Lý do là những gì công ty dự định phục vụ thì có thể hoàn toàn khác với
những gì mà người tiêu dùng nhận được.
Tính không thể tách rời (Inseparability): Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không
thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia. Tính không tách rời của dịch vụ
thể hiện ở việc khó phân chia dịch vụ thành hai giai đoạn rạch ròi là giai đoạn sản
xuất và giai đoạn sử dụng. Dịch vụ thường được tạo ra và sử dụng đồng thời. Điều
này không đúng đối với hàng hoá vật chất được sản xuất ra nhập kho, phân phối
thông qua nhiều nấc trung gian mua bán, rồi sau đó mới được tiêu dùng. Đối với sản
phẩm hàng hoá, khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, còn đối với
dịch vụ, khách hàng đồng hành trong suốt hoặc một phần của quá trình tạo ra dịch vụ.
Tính không lưu giữ được (Perishability): không lập kho để lưu trữ như hàng
hóa được; Tính không lưu giữ được của dịch vụ sẽ không thành vấn đề khi mà nhu
cầu ổn định. Khi nhu cầu thay đổi, các công ty dịch vụ sẽ gặp khó khăn. Ví dụ như
các công ty vận tải công cộng phải có nhiều phương tiện hơn gấp bội so với số lượng
cần thiết theo nhu cầu bình thường trong suốt cả ngày để đảm bảo phục vụ cho nhu
cầu vào những giờ cao điểm. Chính vì vậy, dịch vụ là sản phẩm được sử dụng khi tạo
thành và kết thúc ngay sau đó.
2.2.3 Chất lượng dịch vụ
2.2.3.1 Định nghĩa chất lượng dịch vụ
Nỗ lực định nghĩa và đo lường chất lượng đều bắt nguồn từ ngành sản xuất
sản phẩm hữu hình. Chất lượng dịch vụ là một khái niệm gây chú ý nhiều tranh cãi
trong các tài liệu nghiên cứu bởi vì các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc
định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ mà không hề có sự thống nhất nào
(Wisniewski,2001). Chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau
tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu.
Đối với sản phẩm hữu hình, người tiêu dùng có thể dễ dàng đánh giá chất
lượng thông qua hình dáng thiết kế sản phẩm, màu sắc của bao bì,…Vì có thể sờ,
ngửi, nhìn hoặc nếm thử sản phẩm trước khi mua. Trong khi đó, dịch vụ là sản phẩm
vô hình, chúng không đồng nhất, và cũng không thể tách ly được, nghĩa là trong quá
7
trình tiêu dùng dịch vụ, thì chất lượng dịch vụ thể hiện trong quá trình tương tác giữa
khách hàng và nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ (Svensson 2002). Vì thế,
không dễ dàng đánh giá chất lượng của nó.
Các nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ
như:
Chất lượng dịch vụ là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự
mong đợi của khách hàng (Lewis & Mitchell, 1990; Asubonteng & cộng sự, 1996;
Wisniewski & Donnelly, 1996);
Edvardsson, Thomsson & Ovretveit (1994) cho rằng chất lượng dịch vụ đáp
ứng được sự mong đợi của khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu của họ;
Lehtinen&Lehtinen (1982) cho là chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên
hai khía cạnh, (1) quá trình cung cấp dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ;
Gronroos (1984) thì cho rằng chất lượng dịch vụ là chất lượng mà khách
hàng cảm nhận thông qua dịch vụ mà họ nhận được và chất lượng dịch vụ được đề
nghị làm hai lãnh vực, (1) chất lượng kỹ thuật và (2) chất lượng chức năng. Chất
lượng kỹ thuật nói đến những gì được phục vụ và chất lượng chức năng nói lên chúng
được phục vụ như thế nào;
Tuy nhiên, Parasuraman & ctg (1985) được xem là những người tiên phong
trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ một cách cụ thể và chi tiết, theo nhà nghiên cứu
này chất lượng dịch vụ có thể được đo lường thông qua việc đo lường sự chênh lệch
giữa mức độ kỳ vọng và giá trị cảm nhận thật sự của khách hàng về dịch vụ đó. Và
chất lượng dịch vụ được đánh giá dựa vào năm khác biệt hay còn gọi là năm khoảng
cách (gap)
Và có lẽ mô hình Parasuraman et, al được sử dụng hơn cả, bởi tính cụ thể, chi
tiết và công cụ để đánh giá.
Mô hình năm khác biệt là mô hình tổng quát, mang tính chất lý thuyết về chất
lượng dịch vụ. Để có thể thực hành được, parasuraman et, al đã cố gắng xây dựng
thang đo dùng để đánh giá chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ, theo ông bất kỳ dịch vụ
nào chất lượng cũng được khách hàng cảm nhận dựa trên 10 thành phần sau:
8
1. Tin cậy 1. Tin cậy
2. Đáp ứng
3. Năng lực phục vụ
4. Tiếp cận
5. Truyền thông
6. Lịch sự
7. Tín nhiệm
8. An tòan
9. Hiểu biết về khách hàng
10. Phương tiện hữu hinh
Mô hình này có ưu điểm bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy
nhiên rất khó khăn trong việc đánh giá và phân tích.
2.2.3.2 Mô hình SERVQUAl
Năm 1988, Parasuraman et, al đã hiệu chỉnh lại và hình thành mô hình mới
gồm năm thành phần. Đó là mô hình SERVQUAL
Định nghĩa các yếu tố trong mô hình SERVQUAL:
1. Tin cậy (Reliability): Thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và
đúng thời hạn ngay lần đầu tiên. Năng lực phục vụ của nhân viên để thi hành các lời
hứa một cách chính xác.
2. Đáp ứng (Reponsiveness): Thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của
nhân viên cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
3. Năng lực phục vụ (Assurance): Thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung
cách phục vụ với khách hàng.
4. Đồng cảm (empathy): Thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân
khách hàng.
5. Phương tiện hữu hình (Tangibles): Bao gồm những tài sản vật chất, trang
thiết bị.
Mối quan hệ giữa mô hình gốc (1985) và mô hình hiệu chỉnh (1988) được
trình bày ở Bảng 2.1
9
Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa mô hình gốc và mô hình hiệu chỉnh
Mô hình gốc 1985 Mô hình hiệu chỉnh 1988
Tin cậy Tin cậy
Đáp ứng Đáp ứng
Phương tiện hữu hình Phương tiện hữu hình
Năng lực phục vụ
Lịch sự
Tín nhiệm
An toàn
Năng lực phục vụ
Tiếp cận
Thông tin
Hiểu biết khách hàng
Cảm thông
Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã thực hiện mô hình 5 thành phần chất
lượng dịch vụ tại nhiều lĩnh vực dịch vụ cũng như nhiều thị trường khác nhau. Kết
quả giám định cho thấy chất lượng dịch vụ không thống nhất với nhau ở từng ngành
dịch vụ khác nhau. Một vấn đề nữa được đặt ra đó là tầm quan trọng của từng thành
phần chất lượng dịch vụ đối với sự thỏa mãn của khách hàng. Vì vậy, cần nhiều
nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này. Và cũng theo Babakus and Boller (1992), cần
có một thang đo chất lượng dịch vụ cụ thể riêng cho từng ngành.
Hiện nay đã có nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam áp dụng mô hình
SERVQUAL của Parasuraman et, al (1988) như Nguyễn Đình Thọ & ctg (2003) đã
ứng dụng đo lường và phát triển bộ thang đo này cho lĩnh vực dịch vụ vui chơi giải trí
của TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Mai Trang (2006) nghiên cứu về chất lượng dịch
vụ, sự thỏa mãn, lòng trung thành của khách hàng siêu thị tại TP.HCM; Nguyễn Thị
Phương Trâm (2008) nghiên cứu về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử; Mai Thùy
Ninh (2009) nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn, lòng trung thành của du
khách về khách sạn tại Nha Trang ….
10
Có nhiều tranh cãi về sử dụng mô hình SERVQUAl, mô hình SERVPERF và
mô hình GRONROSS. Thông qua các kiểm tra thực nghiệm với bộ thang đo và các
nghiên cứu lý thuyết khác nhau, Parasuraman và các cộng sự đã khẳng định
SERVQUAL là bộ công cụ đo lượng chất lượng dịch vụ tin cậy và chính xác
(Parasuraman & ctg, 1985; 1988; 1991; 1993). Năm 1992, từ kết quả nghiên cứu thực
nghiệm Cronin và Taylor đã đề xuất mô hình SERVPERF và cho rằng mô hình này
tốt hơn SERVQUAL. Có nhiều nghiên cứu đã thực hiện có những nghiên cứu cho ra
kết quả mô hình SERVPERF tốt hơn như nghiên cứu của Nguyễn Huy Phong &
Phạm Ngọc Thúy (2007). Quester & Romaniuk (1997). Năm 2000 Lassar & ctg đã
thực hiện nghiên cứu về sự thỏa mãn và cảm nhận chất lượng dịch vụ ngân hàng của
các ngân hàng tư nhân tại Mỹ bằng cách so sánh hai mô hình chất lượng
SERVQUAL và mô hình chất lượng của GRONROSS, kết quả cho ra mô hình của
GRONROSS đánh giá tốt hơn, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Trần Xuân Hương
(2007) về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ thư viện đại học và sự thỏa mãn của
sinh viên và cho ra kết quả mô hình SERVQUAL đo lường tốt hơn.
Đối với lĩnh vực du lịch, theo những nghiên cứu của Bùi Thị Tám (2009), có
bốn phương pháp được sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch, đó là: mô
hình phân tích mức độ quan trọng và thực hiện dịch vụ (Importance-Performance
Analysis –IPA), mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ ( Service quality -
SERVQUAL, phân tích chất lượng thực hiện (Just performance - SERVPERF), và
mô hình chất lượng dịch vụ lưu trú theo các yếu tố cụ thể ( content – specific scale –
LODGSERV). Tuy nhiên tác giả cũng khẳng định lại là mô hình SERVQUAL được
xem là mô hình có nhiều ưu điểm và thông dụng nhất.
Hiện nay, bộ thang đo SERVQUAL vẫn được nhiều nhà nghiên cứu tin tưởng
sử dụng, tùy từng trường hợp mà nhà nghiên cứu lựa chọn nên sử dụng bộ thang đo
nào vì cái nào cũng có ưu nhược điểm của nó.
11
Hình 2.1 Trình bày mô hình năm khác biệt dùng để đánh gía chất lượng dịch vụ.
Nguồn: Parasuraman & ctg. (1985: 44)
Khoảng cách thứ nhất: xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách
hàng về chất lượng dịch vụ và nhà quản trị dịch vụ cảm nhận về kỳ vọng này của
khách hàng. Điểm cơ bản của sự khác biệt này là do công ty dịch vụ không hiểu biết
được hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng của dịch vụ mình cũng như cách
thức chuyển giao chúng cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Khoảng cách thứ hai: xuất hiện khi công ty dịch vụ gặp khó khăn trong việc
chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính chất
lượng của dịch vụ. Trong nhiều trường hợp, công ty có thể nhận thức được kỳ vọng
của khách hàng nhưng không phải công ty luôn có thể chuyển đổi kỳ vọng này thành
những tiêu chí cụ thể về chất lượng và chuyển giao chúng theo đúng kỳ vọng cho
khách hàng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là khả năng chuyên môn của đội ngũ
K
ho
ản
g
cá
ch
_
1
Dịch vụ kỳ vọng
Dịch vụ cảm nhận
Dịch vụ chuyển giao Thông tin đến
Khách hàng
Nhận thức của công ty
Về kỳ vọng của khách
hàng
Chuyển đổi cảm nhận
Của công ty thành tiêu
Chí chất lượng
Khoảng cách _4
Khoảng cách_ 3
Khoảng cách_ 2
Khoảng cách_ 5
N
H
À
T
IẾ
P
K
H
Á
C
H
12
nhân viên dịch vụ cũng như dao động quá nhiều của cầu về dịch vụ. Có những lúc cầu
về dịch vụ quá cao làm cho công ty không thể đáp ứng kịp.
Khoảng cách thứ ba: xuất hiện khi nhân viên dịch vụ không chuyển giao dịch
vụ cho khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định. Trong dịch vụ, các nhân
viên có liên hệ trực tiếp với khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo
ra chất lượng. Tuy nhiên, không phải lúc nào và tất cả các nhân viên đều có thể hoàn
thành nhiệm vụ theo các tiêu chí đã đề ra.
Khoảng cách thứ tư: xuất hiện khi mà quảng cáo khuyến mãi không được thực
hiện như những gì đã hứa hẹn làm thay đổi về kỳ vọng của khách hàng.
Khoảng cách thứ năm: xuất hiện khi có sự khác biệt giữa chấy lượng kỳ vọng
bởi khách hàng và chất lượng họ cảm nhận được. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào
khoảng cách thứ năm này. Một khi khách hàng nhận thấy không có sự khác biệt giữa
chất lượng họ kỳ vọng và chất lượng họ cảm nhận được khi tiêu dùng một dịch vụ thì
chất lượng của dịch vụ được xem là hoàn hảo.
Như vậy theo Parasuraman & ctg.(1985) :
Chất lượng dịch vụ = kỳ vọng – cảm nhận
Chất lượng dịch vụ là hàm số của khoảng cách thứ năm. Và khoảng cách thứ
năm này lại phụ thuộc vào các khoảng cách trước đó, nghĩa là các khoảng cách 1,2,3
và 4. Vì thế, để rút ngắn khoảng cách thứ 5, hay làm tăng chất lượng dịch vụ, nhà
quản trị dịch vụ phải nỗ lực rút ngắn các khoảng cách này. Mô hình chất lượng dịch
vụ, theo các nhà nghiên cứu này, có thể được biểu diễn như sau:
CLDV = F 4_,3_,2_,1_(5_ KCKCKCKCfKC
Trong đó, CLDV là chất lượng dịch vụ và KC_1,2,3,4,5 là khoảng cách chất
lượng 1,2,3,4,5.
Mô hình SERVQUAL cho ta một cách tổng quát về chất lượng dịch vụ. Tuy
nhiên như đã nói ở trên, cần phải điều chỉnh và cần nhiều nghiên cứu thêm nữa để
kiểm định đối với các lĩnh vực khác nhau.
13
2.2 Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng
Một khi thu nhập ngày càng tăng, đời sống của người dân được nâng cao thì
nhu cầu về sự tiêu dùng có chất lượng ngày một tăng, những đòi hỏi ngày càng nhiều
hơn và khách hàng ngày một khó tính hơn. Do vậy, cần phải đánh giá được chất
lượng dịch vụ để biết được kỳ vọng của khách hàng là như thế nào và theo các nhà
nghiên cứu thì doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế nêu khách hàng của họ luôn có mức
hài lòng cao. Vì nó làm tăng mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu,
giảm thiểu mức độ nhạy cảm về giá, tiết kiệm được đáng kể những chi phí dành cho
chiêu thị, tăng hiệu quả trong các hoạt động quảng cáo và cải thiện được hình ảnh của
doanh nghiệp. (Fornell, 1992)
Có nhiều quan điểm khác nhau về mức độ thỏa mãn của khách hàng (Oliver
1997). Bachelet (1995;81) cho rằng :“ Hài lòng khách hàng là sự phản hồi của người
tiêu dùng, là những nhận xét về các đặc tính của sản phẩm, dịch vụ hay chính bản
thân sản phẩm, dịch vụ này. Các phản ánh này sẽ cho thấy các mức độ hài lòng
khách nhau khi họ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ” như vậy tác giả đã cho rằng sự thỏa
mãn của khách hàng là một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng đáp lại với
kinh nghiệm của họ với một sản phẩm hay dịch vụ.
Thông thường các nhà kinh doanh dịch vụ thường cho rằng chất lượng của
dịch vụ chính là mức độ thỏa mãn của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho
thấy, chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng là một khái niệm tổng quát, nói
lên sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ. Trong khi đó, chất lượng dịch vụ
chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ (Zeithaml & Bitner 2000).
Nhiều nhà nghiên cứu đã thiết lập mối quan hệ này và cho thấy có mối quan
hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng (vd. Cronin & Taylor
1992 ; Spreng & Mackoy 1996). Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu tập trung vào việc kiểm
nghiệm mức độ giải thích của các thành phần của chất lượng dịch vụ đối với sự thỏa
mãn của khách hàng, đặt biệt là trong từng ngành dịch vụ cụ thể (Lassar & ctg. 2000).
Vì những lý do trên, nghiên cứu này tập trung vào kiểm định mô hình lý
thuyết và cần phải nghiên cứu thêm về mối quan hệ các nhân tố của chất lượng dịch
vụ với mức độ hài lòng khách hàng ứng với một lĩnh vực cụ thể . Giả thuyết rằng giữa
14
hài lòng khách hàng và các thành phần của chất lượng dịch vụ có mối quan hệ đồng
biến.:
Hình 2.2 : Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL và sự thỏa mãn của khách
hàng
Nguồn: ý tưởng tổng hợp từ các lý thuyết nghiên cứu trong mục 2.2
2.3 Giá cả và sự hài lòng khách hàng
Yếu tố giá cả cũng cần được xem xét khi nghiên cứu sự hài lòng của khách
hàng (Spreng & Mackoy, 1996; Voss & cộng sự, 1998; Varki & Colgate, 2001). Tuy
nhiên, có nghiên cứu trước tại Việt Nam về khách hàng siêu thị cho thấy yếu tố giá cả
cảm nhận không tạo nên hiệu ứng trực tiếp tới lòng trung thành của khách hàng
(Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2003).
Gía cả được xem như nhận thức của người tiêu dùng về việc từ bỏ hoặc hy
sinh một cái gì đó để được sở hữu một sản phẩm hoặc một dịch vụ (Zeithaml, 1988).
Một trong những phương thức để thông tin (quảng cáo) ra bên ngoài về dịch vụ là gía
cả của dịch vụ (Zeithaml and Bitner, 2000). Trong khi đó ảnh hưởng của gía vào sự
Đáp ứng
Năng lực
Phục vụ
Tin cậy
Đồng cảm
Phương tiện
hữu hình
Thỏa mãn
15
hài lòng khách hàng ít nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, hơn là các
nhân tố khác (Spreng, Dixon, and Olshavsky, 1993; Voss et al., 1998; Bolton and
Lemon, 1999; Varki and Colgate, 2001). Zeithaml and Bitner (2000) cho rằng gía của
dịch vụ có thể ảnh hưởng rất lớn vào nhận thức về chất lượng dịch vụ, hài lòng và gía
trị. Bởi sản phẩm dịch vụ có tính vô hình nên thường rất khó để đánh gía trước khi
mua, gía cả thường được xem như công cụ thay thế mà nó ảnh hưởng vào sự hài lòng
về dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng. Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng có
mối quan hệ có ý nghĩa giữa giá cả và hài lòng khách hàng (Varki and Colgate, 2001;
Hong and Goo, 2003).
Từ thảo luận trên, giả thuyết rằng giữa gía cả và hài lòng khách hàng có quan
hệ đồng biến, cụ thể:
Khi giá cả được khách hàng cảm nhận cao hoặc thấp thì mức độ hài lòng của
khách hàng sẽ giảm hoặc tăng tương ứng
2.4 Mô hình chất lượng dịch vụ, giá cả và sự hài lòng khách hàng
Với các giả thuyết được trình bày ở trên, mô hình lý thuyết thể hiện mối quan
hệ giữa chất lượng dịch vụ, gía cả và hài lòng khách hàng được trình bày ở Hình 2.3.
Hình 2.3: Mô hình chất lượng dịch vụ, gía cả và hài lòng khách hàng
Nguồn: ý tưởng tống hợp từ nghiên cứu mục 2.2, 2.3
Hài lòng của
Khách hàng
Tin cậy
Đáp ứng
Năng lực
phục vụ
Đồng cảm
Phương
tiện hữu
Giá cả
16
2.5 Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết
Dựa vào các nghiên cứu liên quan ở trên và các nghiên cứu của Nguyễn Đình
Thọ (2003) về đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại Tp. HCM.
Các nghiên cứu về đánh giá mức độ hài lòng Trần Đức Long (2006), Mai Thùy Ninh
(2009)…và tổng hợp từ các kết quả thảo luận định tính từ các chuyên gia. Mô hình
nghiên cứu được đề nghị như sau:
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề nghị.
Nguồn: ý tưởng của tác giả tổng hợp từ những lý thuyết và các nghiên cứu trước.
Các giả thuyết ban đầu:
H 1-1: Độ tin cậy (TC) ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến sự hài lòng.
H 1-2: Độ đáp ứng (DU) ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến sự hài lòng.
Mức động
trung thành
(TT)
TC
DU
NL
DC
GC HH
Sự hài lòng
chung (HL)
H 1-1
H 1-2
H 1-3
H 1-4
H 1-5
H 3
H 2
17
H 1-3: Năng lực phục vụ (NL) ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến sự hài lòng.
H 1-4: Đồng cảm (DC) ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến sự hài lòng.
H 1-5: Phương tiện hữu hình (HH) tỉ lệ thuận đến sự hài lòng.
H 2: Giá cả (GC) ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến sự hài lòng.
H 3: Sự hài lòng (HL) tỉ lệ thuận đến mức độ trung thành (TT).
Trong đó:
Chất lượng dịch vụ bao gồm 5 thành phần: (1) Mức độ tin cậy, (2) Mức độ
đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4) Sự đồng cảm, (5) Phương tiện hữu hình.
Trong đó mức độ hài lòng chung bị tác động bởi 5 thành phần chất lượng dịch
vụ này và cộng thêm yếu tố giá cả cảm nhận.
Ngoài ra mô hình cũng xét thêm mối liên hệ giữa sự hài lòng với lòng trung
thành của khách hàng
2.6 Tóm tắt
Chương này đã trình bày các cơ sở lý thuyết chất lượng dịch vụ. Chất lượng
dịch vụ phụ thuộc vào khoảng cách giữa mức độ kỳ vọng của khách hàng đối với dịch
vụ và mức độ cảm nhận của họ đối với dịch vụ đó. Có nhiều mô hình đo lường chất
lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVQUAL gồm năm thành phần
chính: (1) thành phần tin cậy, (2) thành phần đáp ứng, (3) thành phần năng lực phục
vụ, (4) thành phần đồng cảm, (5) thành phần phương tiện hữu hình.
Chương này cũng đã đưa ra lý thuyết và các giả thuyết về mối quan hệ giữa
chất lượng dịch vụ giá cả và sự thỏa mãn của khách hàng. Đồng thời, mô hình đề
nghị và các giả thuyết cũng đã được xây dựng. Chương tiếp theo sẽ trình bày về
phương pháp nghiên cứu.
18
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lý thuyết về chất lượng dịch vụ và thang đo SERQUAL về các thành phần đo
lường chất lượng dịch vụ đã được trình bày ở chương hai. Chương hai cũng nói về mô
hình thang đo về chất lượng dịch vụ và mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các
thành phần của chất lượng dịch vụ với sự thỏa mãn của khách hàng và lòng trung
thành của họ, mô hình được xây dựng kèm theo các giả thuyết. Mục đích của chương
ba là giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các thang
đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả
thuyết đề ra. Chương này bao gồm 2 phần chính: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) các thang
đo lường các khái niệm nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ
và (2) nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu sơ bộ dựa trên các thông tin thứ cấp từ các nghiên cứu có liên
quan và dùng phương pháp chuyên gia, đóng vai để xác định các biến quan sát dùng
để đo lường các khái niệm nghiên cứu từ đó xây dựng bảng phỏng vấn.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 300 du
khách sau đó dùng các phần mềm thống kê để phân tích kiểm định các thang đo,
kiểm định mô hình nghiên cứu.
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Như đã giới thiệu trên, nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước
chính (1) nghiên cứu sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ : được thực hiện thông qua phương pháp định tính, kỹ thuật
thảo luận tay đôi và phương pháp đóng vai được sử dụng. Qua đó, dùng điều chỉnh và
bổ sung thêm các thành phần trong thang đo. Mười khách hàng và ba chuyên gia
được chọn để thảo luận trong đó có một chuyên gia là giảng viên khoa KTPT, một là
phó giám đốc sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch của Lâm Đồng và một là quản lý khu
du lịch thác Datanla ( bảng thảo luận tay đôi - phụ lục 1) Sau đó dựa vào bảng điều
chỉnh tiếp tục phỏng vấn thử 15 khách du lịch để hiệu chỉnh bảng hỏi lần 2 ( Thang
đo chính thức- phụ lục 2)
19
Nghiên cứu chính thức : được thông qua bảng phỏng vấn trực tiếp 300 khách
du lịch đã đi du lịch tại Đà lạt được sử dụng để điều chỉnh mô hình và kiểm định các
giả thuyết được đề xuất. Nghiên cứu chính thức được thực hiện vào tháng 3 năm 2010
tại thành phố Đà lạt.
Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu
Lý thuyết về:
Chất lượng dịch vụ
Thang đo SERVQUAL
Sự thỏa mãn của khách hàng
Nghiên cứu sơ bộ:
Thảo luận tay đôi
Đóng vai (n=13)
Điều chỉnh định tính ,
chuyên gia, phỏng vấn
thử
Thang đo
nháp
Thang đo
chính
Nghiên cứu định lượng
(n=300)
Đánh giá sơ bộ thang đo:
Crobach alpha
Phân tích nhân tố khám phá
Kiểm định mô hình thang đo:
Phân tích nhân tố khẳng định
Hệ số tin cậy tổng hợp
Phân tích hồi quy
Loại các biến có hệ số tương quan biến –
tổng nhỏ
Kiểm tra hệ số alpha
Loại các biến có trọng số EFA nhỏ
Kiểm tra yếu tố trích được
Kiểm tra phương sai trích được
Kiểm tra độ thích hợp mô hình
Loại các biến có trọng số CFA nhỏ
Tính phương sai trích được
Kiểm tra tính đơn nguyên, giá trị hội tụ và
giá trị phân biệt
Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa
mãn, lòng trung thành.
Thang đo
hoàn chỉnh
Mô hình cấu trúc SEM
20
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu:
Bước Dạng nghiên cứu
Phương
pháp
Kỹ thuật
sử dụng
Thời
gian Địa điểm
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi
Đóng vai
2/2010 TP.Đà lạt
2 Chính thức Định lượng
Định tính
Phỏng vấn trực
tiếp
3/2010 TP.Đà lạt
Nghiên cứu định lượng được sử dụng cho nghiên cứu chính thức với kỹ thuật
phỏng vấn trực tiếp khách hàng. Và nghiên cứu này được thực hiện để kiểm định mô
hình thang đo và mô hình lý thuyết. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số
tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phương pháp phân tích yếu tố khẳng định CFA được dùng tiếp theo để khẳng
định giá trị và độ tin cậy của thang đo thay cho phương pháp truyền thống
Phương pháp phân tích hồi quy nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự
thỏa mãn và lòng trung thànhh
Tiếp theo sử dụng mô hình SEM để kiểm định mô hình lý thuyết.
3.2 Điều chỉnh thang đo
3.2.1 Thang đo chất lượng dịch vụ các KDL tại Tp. Đà lạt
Như đã trình bày ở chương 2, nghiên cứu này sử dụng bộ thang đo
SERVQUAL làm cơ sở qua đó khám phá và hiệu chỉnh ra thang đo chính thức để đo
lường chất lượng dịch vụ của các khu du lịch tại Đà Lạt. Thang đo SERVQUAL đã
được parasuraman & ctg (1988) đã kiểm nghiệm và điều chỉnh nhiều lần, cuối cùng
cho ra bộ thang đo gồm 21 biến quan sát dùng để đo lường 5 thành phần của chất
lượng dịch vụ: Trong đó, (1) thành phần tin cậy gồm 5 biến quan sát, (2) thành phần
đáp ứng gồm 3 biến quan sát, (3) thành phần năng lực phục vụ gồm 4 biến quan sát,
(4) thành phần đồng cảm gồm 4 biến quan sát, (5) thành phần phương tiện hữu hình
gồm 5 biến quan sát.
Sau khi phỏng vấn định tính, thảo luận tay đôi và chính tác giả đã đóng vai
khách hàng đến một số điểm tham quan ( thác Prenn, thác Datanla, khu du lịch Thung
lũng Vàng) đồng thời dựa trên bảng nghiên cứu của Thọ (2003) về chất lượng dịch vụ
21
của các khu vui chơi giải trí tại Tp. Hồ Chí Minh. Thang đo SERVQUAL được điều
chỉnh và bổ sung lần 1 gồm 36 biến quan sát (Phụ lục 1)
Thang đo này tiếp tục được bổ sung và điều chỉnh lần 2 bằng phương pháp
chuyên gia và phỏng vấn thử 15 mẫu. Sau khi được điều chỉnh lần này đã cho ra
thang đo SERVQUAL chính thức với 32 biến. Trong đó có năm thành phần, (1)
thành phần tin cậy có 4 biến quan sát, (2) thành phần đáp ứng có 4 biến quan sát; (3)
thành phần năng lực phục vụ có 5 biến quan sát; (4) thành phần phương tiện hữu hình
có 16 biến quan sát (bảng phụ lục 2)
Thang đo SERVQUAL chính thức được đo lường bằng thang đo Likert với
mức 5 điểm (1 – hoàn toàn không đồng ý, 2- không đồng ý, 3- trung hòa, 4- đồng ý,
5- hoàn toàn không đồng ý)
Các thành phần thang đo SERVQUAL trong bảng chính thức như sau:
Tin cậy
1.KDL thực hiện đúng các hoạt động như đã giới thiệu
2.Khi bạn cần sự giúp đỡ, KDL này nhiệt tình giúp đỡ
3.KDL thông báo kịp thời cho bạn khi có sự thay đổi hoạt động phục vụ
4.KDL thể hiện sự quan tâm thỏa đáng những vấn đề hay sự cố bạn gặp phải
Đáp ứng
1. Nhân viên trong KDL này phục vụ bạn nhanh chóng, đúng hạn
2. Nhân viên trong KDL này tận tình hướng dẫn bạn
3. Nhân viên trong KDL này luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn
4. Nhân viên trong KDL này luôn phục vụ bạn chu đáo ngay cả khi đông khách
Năng lực phục vụ
1. Bạn thấy an toàn khi sử dụng các dịch vụ vui chơi trong KDL này
2. Bạn cảm thấy an toàn khi dạo chơi trong khuôn viên KDL này
3. Nhân viên trong KDL này bao giờ cũng tỏ ra lịch sự và nhã nhặn với bạn
4. Cung cách phục vụ của nhân viên trong KDL này tạo sự tin tưởng cho bạn
5. Nhân viên trong KDL này có kiến thức để trả lời những câu hỏi của bạn
Đồng cảm
1. KDL này thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn
2. KDL này thể hiện sự chú ý đến những gì bạn quan tâm nhiều nhất
3. Nhân viên trong KDL này hiểu được những nhu cầu đặc biệt của bạn
22
Phương tiện hữu hình
1. Nhân viên trong KDL này có trang phục lịch sự
2. KDL này có trang thiết bị hiện đại
3. Bảng hướng dẫn trong KDL này rõ ràng
4. Đường đi ở KDL này trông rất hấp dẫn
5. KDL này có những dịch vụ du lịch độc đáo, khác biệt so với các KDL khác
6. KDL này có những trò chơi phong phú dành cho trẻ em
7. KDL này luôn có những dịch vụ, trò chơi mới lạ
8. KDL này bố trí các điểm dừng chân thuận tiện cho bạn
9. Các công trình kiến trúc của KDL này trông rất hấp dẫn
10. Các dịch vụ du lịch trong KDL này rất đa dạng
11. Khu vực nhà vệ sinh công cộng ở KDL này được bố trí hợp lý
12. Nhà vệ sinh công cộng ở KDL này rất sạch sẽ
13. KDL này rất sạch sẽ
14. Cảnh quan tự nhiên ở KDL này trông rất đẹp
15. Cảnh nhân tạo ở đây được xây dựng rất đẹp, phù hợp
16. Dịch vụ gởi xe tương đối tốt
3.2.2 Thang đo giá cả
Kết quả thảo luận tay đôi cho thấy khách hàng rất quan tâm đến giá cả tại các
khu du lịch tại Đà lạt bao gồm các yếu tố : (1) phí vào cổng; (2) phí các dịch vụ vui
chơi; (3) giá cả đồ lưu niệm; (4) chi phí ăn uống.
Các thành phần trong thang đo giá cả:
1. Phí vào cổng KDL tương đối rẻ hơn so với các KDL khác (ở Việt Nam)
2. Phí các dịch vụ vui chơi, giải trí tương đối rẻ hơn ở các KDL khác (ở Việt Nam)
3. Giá cả đồ lưu niệm hợp lý
4. Chi phí ăn uống trong KDL tương đối rẻ hơn so với các KDL khác (ở Việt Nam)
5. Chi phí ăn uống trong KDL tương đối rẻ hơn so với nhà hàng ở Đà Lạt
6. Bảng giá rõ ràng và không có sự thay đổi nhiều khi tính tiền.
7. Phí, giá cả các dịch vụ vui chơi giải trí trong KDL phù hợp với chất lượng
3.2.3 Thang đo mức độ hài lòng của khách hàng
Thang đo mức độ hài lòng được bổ sung và hiệu chỉnh, kết quả có 5 yếu tố trong
thang đo này.
Các thành phần trong thang đo mức độ hài lòng:
1. Nhìn chung, bạn hài lòng khi đến KDL này
2. Nhìn chung, KDL này đáp ứng được những mong đợi của bạn
3. Đến KDL này tham quan thật xứng đáng với thời gian và công sức đã bỏ ra
4. Nhìn chung, bạn hoàn toàn hài lòng về cảnh quan ở đây
5. Tóm lại, bạn hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ của KDL này
23
3.2.4 Thang đo lòng trung thành
Xuất phát từ thang đo mức độ trung thành của khách hàng Zeithaml và các
cộng sự (1996), thang đo lòng trung thành của du khách đến các khu du lịch tại Tp.
Đà lạt được xây dựng thông qua 4 biến quan sát: (1) tiếp tục đến khu du lịch này
trong thời gian tới; (2) giới thiệu bạn bè đến khu du lịch này; (3) nếu có dịp đến Đà
lạt lần nữa, khu du lịch này sẽ là sự lựa chọn ưu tiên hay không; (4) đánh giá chung
về mức độ trung thành của khách hàng.
Các biến trong thang đo lòng trung thành:
1. Trong thời gian tới, anh/chị sẽ tiếp tục đến KDL này khi đến Đà Lạt
2. Anh/chị sẽ giới thiệu bạn bè đến với KDL này.
3. Nếu có dịp đến Đà lạt lần nữa, KDL này sẽ là sự lựa chọn ưu tiên của anh/chị
4. Tóm lại, anh/chị cho rằng mình là khách hàng trung thành của KDL này
3.3 Nghiên cứu chính thức
Như vậy các thang đo sau khi được điều chỉnh bổ sung thông qua nghiên cứu
định tính sơ bộ được hoàn chỉnh gồm 48 biến với 8 thành phần: (1) tin cậy; (2) đáp
ứng; (3) năng lực phục vụ; (4) đồng cảm; (5) giá cả; (6) phương tiện hữu hình; (7) sự
hài lòng; (8) lòng trung thành. Các khu du lịch được lựa chọn để khảo sát gồm có 9
khu du lịch: (1) Đồi mộng mơ; (2) Thung lũng tình yêu; (3) Vườn hoa thành phố; (4)
Khu du lịch Langbiang; (5) Thác Camly; (6) Hồ than thở; (7) Thác Prenn; (8) Thung
lũng vàng; (9) Thác Datanla. Đối tượng nghiên cứu là khách du lịch đã và đang đi du
lịch tại Đà Lạt và họ đã tham quan một trong những khu du lịch đã kể trên.
3.3.1 Mẫu
Được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập dữ
liệu bằng bảng hỏi. Tác giả trực tiếp phỏng vấn và phát bảng hỏi, khu du lịch Trúc
Lâm Thiền Viện được tác giả chọn làm nơi khảo sát vì những điều kiện thuận lợi như
không gian tập trung và là nơi đón lượng khách đến tham quan đông nhất tại Đà lạt,
công tác phỏng vấn được thực hiện trong vòng một tháng từ 25/2 – 25/3/ 2010.
Kích cỡ mẫu được lấy phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Nếu sử dụng mô
hình cấu trúc (SEM) với phương pháp ước lượng ML, theo Hair & ctg (1998), cần tối
thiểu 100-150 quan sát; còn theo Hoelter (1983), cần tối thiểu 200 quan sát (Trích từ
Thọ & Trang, 2004). Trong nghiên cứu này, có sử dụng phân tích nhân tố EFA. Mà
24
theo (Gorsuch,1983) phân tích nhân tố cần có ít nhất 200 quan sát còn Hatcher (1994)
cho rằng số quan sát nên lớn hơn 5 lần số biến, hoặc là bằng 100. Mẫu khảo sát được
lấy trên cơ sở phỏng vấn 300 khách du lịch đến Đà lạt. Do vậy, với 300 bảng hỏi
được phát ra trong đó 290 mẫu được đưa vào nhập liệu và phân tích đủ đảm bảo cho
các phương pháp phân tích trong nghiên cứu này.
3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS
16. Với phần mềm SPSS, thực hiện phân tích dữ liệu thông qua các công cụ thống kê
mô tả, bảng tần số, đồ thị, kiểm định độ tin cậy Crobach Alpha của các thang đo, phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích hồi quy
bội, ước lượng và kiểm định mô hình cấu trúc (SEM) với phần mềm AMOS. 16.
3.4 Tóm tắt
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu gồm hai bước chính: nghiên
cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên
cứu định tính thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Nghiên cứu chính thức
được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng. Chương này cũng trình bày kế hoạch
phân tích dữ liệu thu thập được. Chương tiếp theo trình bày cụ thể kết quả kiểm định.
25
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mục đích của chương này là trình bày thông tin về mẫu đã tiến hành phỏng
vấn. Chương cũng trình bày kết quả phân tích dữ liệu với các phương pháp phân tích
nhân tố (EFA) để tìm ra các thành phần của chất lượng dịch vụ của các khu du lịch tại
Đà lạt. Kiểm định CFA, kiểm định thang đo (dùng hệ số Cronbach’s Alpha) và mô
hình hồi quy biểu diễn tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, tiếp theo là
phân tích mô hình SEM để kiểm định lại mô hình lý thuyết, sau cùng là phần phân
tích định tính dựa trên những câu hỏi mở và phần phỏng vấn trực tiếp du khách.
4.1 Mô tả mẫu
Có 300 bảng hỏi được phát ra, được thu về đầy đủ. Sau khi loại bỏ những
bảng hỏi không phù hợp do thiếu thông tin còn lại 290 mẫu được nhập liệu và phân
tích, tỷ lệ phản hồi chiếm 97%
Trong 290 mẫu được chọn để phân tích, có đến 37.6% khách du lịch là ở Tp.
Hồ Chí Minh. Có lẽ trong thời gian tác giả thực hiện khảo sát rơi vào tháng nóng tại
Tp. HCM nên người dân có xu hướng đi du lịch tránh nóng, hơn nữa Tp. HCM cách
Đà lạt chỉ khoảng 300km nên lựa chọn đi du lịch trong thời gian này của người dân là
cao. Còn lại là số mẫu nằm rải rác trong 34 tỉnh thành ở Việt Nam (bảng phụ lục 9)
Trong tổng số du khách được khảo sát có 111 nam và 179 nữ, độ tuổi từ 18-35
chiếm 81.70%.
Hình thức du lịch không theo tour chiếm 61%
Có 9 khu du lịch được du khách chọn để trả lời bảng hỏi đó là KDL Đồi mộng
mơ, KDL Thung lũng tình yêu, KDL Vườn hoa thành phố, KDL Langbiang, KDL
Thác Camly, KDL Hồ than thở, KDL Thác Prenn, KDL Thung lũng vàng, KDL Thác
Datanla. Trong đó KDL Thung lũng vàng chiếm tỷ lệ được du khách chọn là cao nhất
27.9% trong tổng số phiếu hỏi (phụ lục 9)
26
Bảng 4.1. Mô tả các biến định tính
Đặc điểm cá nhân Số lượng Phần trăm
Nam 111 38.30%
Giới tính Nữ 179 61.70%
<18 2 0.70%
18-35 237 81.70%
36-45 30 10.70%
46-60 17 6.20%
Tu
ổi
>60 2 0.70%
Nhà quản lý 16 5.50%
Nhân viên kinh doanh 55 19.00%
Giáo viên 23 7.90%
Nhân viên kỹ thuật, kỹ sư 22 7.60%
Nhân viên hành chính nhân sự 36 12.40%
Học sinh sinh viên 86 29.70%
Buôn bán 15 5.20%
Công nhân 13 4.50%
N
gh
ề
ng
hi
ệp
Khác 24 8.30%
Theo tour của công ty du lịch 113 39.00% Hình
thức
du lịch Không theo tour 177 61.00%
Đồi mộng mơ 42 14.50%
Thung lũng tình yêu 56 19.30%
Vườn hoa thành phố 21 7.20%
Langbiang 14 4.80%
Thác Camly 2 0.70%
Hồ than thở 4 1.40%
Thác prenn 18 6.20%
Thung lũng vàng 86 29.70%
K
hu
d
u
lịc
h
Thác Datanla 47 16.20%
Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu khảo sát
27
Bảng 4.2: Kết quả phân tích biến định lượng
Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Số lần đến 1 15 3.99 3.659
Lưu trú 1 10 3.57 1.485
Số khu du lịch 1 14 5.72 2.603
Thời gian trung bình
đến mỗi KDL 1 10 2.12 1.279
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm spss 16.0
Về số lần đến: số lần đến ít nhất của khách du lịch được phỏng vấn là 1 và số
lần đến nhiều nhất là 15. Như vậy trong 290 mẫu khảo sát, trung bình số lần đến Tp.
Đà lạt của những người này là 3,7 lần.
Về thời gian lưu trú: Thời gian lưu trú thấp nhất là 1 ngày và cao nhất là 14
ngày, trung bình họ lưu trú tại khoảng 3.6 ngày cao hơn kết quả quả thống kê của sở
Văn Hóa, Thể Thao& Du lịch, trung bình số ngày lưu trú của khách du lịch đến Đà
Lạt năm 2009 là 2.4 ngày.
Thời gian trung bình đến mỗi KDL: thời gian thấp nhất là 1 giờ và cao nhất là
10 giờ, trung bình họ đến mỗi khu du lịch là 2.12 giờ. Đối với những du khách đi theo
tour du lịch thì thời gian trung bình khi đến mỗi khu du lịch của họ là 2 giờ, và du
khách không đi theo tour là 3 giờ. Trong quá trình phỏng vấn định tính cũng cho thấy
rằng, đối với đối tượng đi theo tour trong một ngày họ đi khoảng 5-7 điểm/khu du
lịch và thời gian đến mỗi khu từ 1-2 giờ, như vậy thời gian này là ít chỉ đủ để họ chụp
hình ngắm cảnh và chưa kịp sử dụng những dịch vụ du lịch tại đây.
Bảng 4.3 phân tích chi tiêu trung bình của khách du lịch khi đến mỗi khu du lịch.
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
<200 163 56.2 56.2 56.2
200- <500 ngàn 85 29.3 29.3 85.5
500 - <1 triệu 23 7.9 7.9 93.4
>1 triệu 19 6.6 6.6 100.0
Total 290 100.0 100.0
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm spss 16.0
28
Trong tổng số mẫu khảo sát, số lượng du khách chi tiêu < 200 ngàn chiếm đến
56.2%, khoảng chi tiêu từ 200-<500 ngàn chiếm 29.3%, từ 500- <1 triệu chiếm 7.9%
và >1 triệu chiếm 6.6%. Qua đó ta thấy rằng số tiền chi tiêu khi du khách đến một
khu du lịch là không cao.
Bảng 4.4 phân tích mô tả thu nhập của khách du lịch.
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid < 3 triệu 136 46.9 46.9 46.9
3-<5 triệu 64 22.1 22.1 69.0
5-<8 triệu 61 21.0 21.0 90.0
8- <15 triệu 17 5.9 5.9 95.9
>=15 triệu 12 4.1 4.1 100.0
Total 290 100.0 100.0
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm spss 16.0
Về thu nhập của mẫu quan sát. Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy, số lượng
du khách có mức thu nhập <3 triệu chiếm đến 46.9%. Từ 3-<5 triệu chiếm 22.1%, từ
5-=15 triệu chiếm 4.1%. Cho ta thấy
rằng đối với những đối tượng có thu nhập thấp họ cũng dễ dàng đi du lịch Đà Lạt với
mức chi tiêu phù hợp.Trong quá trình phỏng vấn định tính có 2 tour guire cũng đồng
ý rằng du lịch Đà lạt rẻ hơn so với đi du lịch tại những khu vực khác như Khánh Hòa,
Phan Thiết. Đà Lạt có một lợi thế là các khu du lịch tập trung nên du khách đến đây
có thể đi được nhiều nơi trong thời gian ngắn giảm được chi phí về thời gian và chi
phí ăn ở.
Trong phần tính toán điểm trung bình của tất cả các thang đo (phụ lục) đều có
mức điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 5. Trong đó, biến HH14 có mức điểm trung
bình cao nhất là 4.19. Qua đó cho ta thấy được là du khách rất hài lòng về cảnh quan
tự nhiên ở các khu du lịch tại Đà lạt. ở các biến HH6, HH7, DC3 là những biến có
mức điểm trung bình thấp nhất đều nhỏ hơn mức trung bình 3 của thang đo. Ta có thể
nhận thấy những dịch vụ vui chơi trong các khu du lịch chưa được phong phú, và
nhân viên chưa có sự thấu hiểu về nhu cầu của khách du lịch.
29
Các biến còn lại đều có mức điểm trung bình >3 chứng tỏ đa số du khách đều
hài lòng về chất lượng dịch vụ tại các khu du lịch.
Bảng 4.5: Mô tả tên các biến
Tênbiến
Tin cậy
1.KDL thực hiện đúng các hoạt động như đã giới thiệu
2.Khi bạn cần sự giúp đỡ, KDL này nhiệt tình giúp đỡ
3.KDL thông báo kịp thời cho bạn khi có sự thay đổi hoạt động phục vụ
4.KDL thể hiện sự quan tâm thỏa đáng những vấn đề hay sự cố bạn gặp phải
TC1
TC2
TC3
TC4
Đáp ứng
1. Nhân viên trong KDL này phục vụ bạn nhanh chóng, đúng hạn
2. Nhân viên trong KDL này tận tình hướng dẫn bạn
3. Nhân viên trong KDL này luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn
4. Nhân viên trong KDL này luôn phục vụ bạn chu đáo ngay cả khi đông khách
DU1
DU2
DU3
DU4
Năng lục phục vụ
1. Bạn thấy an toàn khi sử dụng các dịch vụ vui chơi trong KDL này
2. Bạn cảm thấy an toàn khi dạo chơi trong khuôn viên KDL này
3. Nhân viên trong KDL này bao giờ cũng tỏ ra lịch sự và nhã nhặn với bạn
4. Cung cách phục vụ của nhân viên trong KDL này tạo sự tin tưởng cho bạn
5. Nhân viên trong KDL này có kiến thức để trả lời những câu hỏi của bạn
NL1
NL2
NL3
NL4
NL5
Đồng cảm
1. KDL này thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn
2. KDL này thể hiện sự chú ý đến những gì bạn quan tâm nhiều nhất
3. Nhân viên trong KDL này hiểu được những nhu cầu đặc biệt của bạn
DC1
DC2
DC3
Giá cả
1. Phí vào cổng KDL tương đối rẻ hơn so với các KDL khác (ở Việt Nam)
2. Phí các dịch vụ vui chơi, giải trí tương đối rẻ hơn ở các KDL khác (ở Việt Nam)
3. Giá cả đồ lưu niệm hợp lý
4. Chi phí ăn uống trong KDL tương đối rẻ hơn so với các KDL khác (ở Việt Nam)
5. Chi phí ăn uống trong KDL tương đối rẻ hơn so với nhà hàng ở Đà Lạt
6. Bảng giá rõ ràng và không có sự thay đổi nhiều khi tính tiền.
7. Phí, giá cả các dịch vụ vui chơi giải trí trong KDL phù hợp với chất lượng
GC1
GC2
GC3
GC4
GC5
GC6
GC7
Phương tiện hữu hình
1. Nhân viên trong KDL này có trang phục lịch sự
2. KDL này có trang thiết bị hiện đại
3. Bảng hướng dẫn trong KDL này rõ ràng
4. Đường đi ở KDL này trông rất hấp dẫn
5. KDL này có những dịch vụ du lịch độc đáo, khác biệt so với các KDL khác
6. KDL này có những trò chơi phong phú dành cho trẻ em
7. KDL này luôn có những dịch vụ, trò chơi mới lạ
8. KDL này bố trí các điểm dừng chân thuận tiện cho bạn
9. Các công trình kiến trúc của KDL này trông rất hấp dẫn
10. Các dịch vụ du lịch trong KDL này rất đa dạng
11. Khu vực nhà vệ sinh công cộng ở KDL này được bố trí hợp lý
12. Nhà vệ sinh công cộng ở KDL này rất sạch sẽ
13. KDL này rất sạch sẽ
HH1
HH2
HH3
HH4
HH5
HH6
HH7
HH8
HH9
HH10
HH11
HH12
HH13
30
14. Cảnh quan tự nhiên ở KDL này trông rất đẹp
15. Cảnh nhân tạo ở đây được xây dựng rất đẹp, phù hợp
16. Dịch vu gởi xe tương đối tốt
HH14
HH15
HH16
Sự hài lòng
1. Nhìn chung, bạn hài lòng khi đến KDL này
2. Nhìn chung, KDL này đáp ứng được những mong đợi của bạn
3. Đến KDL này tham quan thật xứng đáng với thời gian và công sức đã bỏ ra
4. Nhìn chung, bạn hoàn toàn hài lòng về cảnh quan ở đây
5. Tóm lại, bạn hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ của KDL này
HL1
HL2
HL3
HL4
HL5
Lòng trung thành
1. Trong thời gian tới, anh/chị sẽ tiếp tục đến KDL này khi đến Đà Lạt
2. Anh/chị sẽ giới thiệu bạn bè đến với KDL này.
3. Nếu có dịp đến Đà lạt lần nữa, KDL này sẽ là sự lựa chọn ưu tiên của anh/chị
4. Tóm lại, anh/chị cho rằng mình là khách hàng trung thành của KDL này
TT1
TT2
TT3
TT4
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ bảng câu hỏi khảo sát
4.3 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Crobach’s alpha
Phương pháp Cronbach’s alpha dùng để loại bỏ các biến không phù hợp và
hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo
bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s alpha. Những biến có hệ số tương quan biến
tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s
alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên
cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
4.3.1 Đánh giá thang đo SERVQUAL.
Bảng 4.6: Hệ số Crobach’s Alpha của thang đo SERVQUAL
Biến quan sát Trung bình thang
đo nếu loại biên
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Alpha
nếu loại
biến này
Thành phần tin cậy (TC): Alpha = 0.672
TC1 10.14 3.956 0.438 0.615
TC2 10.36 3.81 0.52 0.561
TC3 10.49 3.905 0.44 0.614
TC4 10.48 4.084 0.417 0.629
Thành phần đáp ứng (DU): Alpha = 0..803
DU1 10.11 5.312 0.544 0.789
DU2 10.13 4.848 0.693 0.715
DU3 10.17 5.131 0.658 0.734
DU4 10.55 5.265 0.578 0.772
Thành phần năng lực phục vụ (NL): Alpha = 0.739
NL1 14.58 6.756 0.432 0.72
31
NL2 14.29 6.759 0.483 0.7
NL3 14.77 6.049 0.631 0.641
NL4 14.92 6.464 0.569 0.668
NL5 14.97 7.148 0.4 0.729
Thành phần đồng cảm (DC): Alpha = 0.781
DC1 6.19 2.334 0.645 0.674
DC2 6.05 2.568 0.604 0.72
DC3 6.3 2.341 0.609 0.715
Thành phần hữu hình (HH): Alpha = 0.886
HH1 52.49 82.624 0.438 0.883
HH2 53.08 80.014 0.547 0.879
HH3 52.62 79.336 0.576 0.878
HH4 52.53 78.721 0.594 0.877
HH5 52.99 80.194 0.482 0.882
HH6 53.5 79.683 0.522 0.88
HH7 53.39 81.187 0.448 0.883
HH8 52.65 80.249 0.538 0.879
HH9 52.78 78.904 0.563 0.878
HH10 53.04 78.189 0.597 0.877
HH11 53.08 77.547 0.602 0.877
HH12 53.04 78.653 0.535 0.88
HH13 52.56 79.693 0.555 0.879
HH14 52.14 81.204 0.56 0.879
HH15 52.49 79.351 0.614 0.876
HH16 52.69 82.092 0.428 0.883
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm spss 16.0
Trong năm thành phần của thang đo SERVQUAL trên ta thấy rằng hệ số
Crobach’s Alpha đều lớn hơn 0.6. Thành phần tin cậy có hệ số Alpha nhỏ nhất là
0.672 tuy nhiên vẫn lớn hơn 0.6. Các thành phần còn lại có hệ số Alpha khá tốt đều
nằm trong khoảng từ 0.7 - 0.9 và tất cả các hệ số tương quan đều lớn hơn 0.3. Cho
thấy rằng ta có thể sử dụng tất cả các biến này trong bước phân tích tiếp theo
4.3.2 Đánh giá thang đo giá cả
Thang đo giá cả bao gồm 7 biến quan sát, với hệ số Crobach’s Alpha = 0.831
> 0.6 được cho là thang đo khá tốt, và cả 7 biến đều có hệ số tương quan lớn hơn 0.3
nên đều chấp nhận được. Như vậy cả 7 biến đều được đưa vào phần phân tích nhân tố
tiếp theo.
32
Bảng 4.7: Hệ số Crobach’s Alpha của thang đo Giá cả
Biến quan sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biên
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Alpha nếu loại
biến này
Thành phần giá cả (GC): Alpha = 0.831
GC1 19.71 17.903 0.473 0.803
GC2 19.79 18.026 0.564 0.786
GC3 19.91 17.816 0.546 0.788
GC4 20.01 17.477 0.604 0.778
GC5 19.86 17.365 0.623 0.775
GC6 19.24 18.815 0.477 0.8
GC7 19.51 18.009 0.57 0.785
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm spss 16.0
4.3.3 Đánh giá thang đo mức độ thỏa mãn của khách hàng
Ở thang đo của thành phần hài lòng, hệ số tin cậy Crobach’s Alpha rất tốt =
0.906 > 0.6. cả 5 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến lớn hơn 0. Cho thấy rằng
thang đo là phù hợp và được tiếp tục đưa vào phần phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.8: Hệ số Crobach Alpha của thành phần hài lòng
Biến quan sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biên
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tươngquan
biến tổng
Alpha nếu loại
biến này
Thành phần hài lòng (HL): Alpha = 0.906
HL1 14.82 9.636 0.792 0.879
HL2 15.09 9.574 0.764 0.884
HL3 15.08 8.72 0.821 0.872
HL4 14.8 9.727 0.713 0.895
HL5 15.04 9.631 0.732 0.891
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm spss 16.0
4.3.4 Thang đo mức độ trung thành của khách hàng
Thang đo mức độ trung thành bao gồm 4 biến, và cả 4 biến này có tương quan
biến tổng cao và đều lớn hơn 0.3, bên cạnh đó hệ số Alpha của thành phần này bằng
0.899 >0.6. Nên thang đo thành phần trung thành đạt yêu cầu và là thang đo khá tốt.
33
Bảng 4.9: Hệ số Crobach Alpha của thành phần trung thành.
Biến quan sát
Trung bình
thang
đo nếu loại biên
Phương sai
thang
đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Alpha nếu
loại biến này
Thành phần trung thành (TT): Alpha =0.899
TT1 10.99 7.211 0.739 0.883
TT2 10.78 7.482 0.749 0.881
TT3 11.16 6.505 0.811 0.856
TT4 11.32 6.252 0.816 0.856
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm spss 16.0
4.4 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha thì
không có biến nào bị loại. Phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor
analysis) là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp
này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và
được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.
Các nghiên cứu trước đây thường sử dụng phương pháp trích nhân tố
principal components với phép xoay varimax. Trong nghiên cứu này sử dụng phương
pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax đối với thang đo đa
hướng. Theo Gerbing & Anderson (1988), Phương pháp trích Principal Axis
Factoring với phép xoay Promax (Oblique) sẽ phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác
hơn phương pháp trích Principal Components với phép xoay Varimax (Orthogonal)
Nguyễn Khánh Duy (2009) đã tổng hợp những kết quả nghiên cứu và cho
thấy rằng cần quan tâm đến các yếu tố sau:
• Quan tâm đến tiêu chuẩn: |Factor Loading| lớn nhất của mỗi Item >=0.5
• Quan tâm đến tiêu chuẩn: Tại mỗi Item, chênh lệch |Factor Loading| lớn nhất
và |Factor Loading| bất kỳ phải >=0.3 (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003)
• Tổng phương sai trích >=50% (Gerbing & Anderson, 1988)
• KMO>=0.5, Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig<0.05)
34
4.4.1 Thang đo chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVQUAL
Thang đo SERVQUAL ban đầu sử dụng gồm 5 thành phần: (1) tin cậy; (2) đáp
ứng, (3) năng lực phục vụ; (4) đồng cảm; (5) phương tiện hữu hình với 32 biến quan
sát, sau khi phân tích nhân tố và kiểm định EFA tất cả biến trong thành phần năng lực
phục vụ đã bị loại khỏi mô hình do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5.
Bảng 4.10 Phân tích nhân tố khám phá EFA cuối của thang đo SERVQUAl
Pattern Matrix(a)
Factor
1 2 3 4 5
DU2 .870
DU3 .848
DU1 .600
DU4 .545 .279
TC2 .527
TC4 .482
HH14 .824
HH15 .697
HH4 .695
HH9 .533
DC1 .874
DC2 .681
DC3 .616
HH12 .915
HH11 .695
HH6 .930
HH7 .608
KMO 0.840
Phương sai trích 54.5%
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm spss 16.0
Như vậy mô hình cuối cùng được tách ra thành 5 nhân tố mới với 17 biến như
sau:
1. Nhân tố thứ nhất: được đặt tên lại là “Đáp ứng – tin cậy” trong nhân tố này
bao gồm hai thành phần (1) đáp ứng với các biến DU1, DU2, DU3, DU4 và (2) thành
phần tin cậy với các biến TC2, TC4 tất cả các biến này đều có hệ số tải nhân tố lớn
hoặc gần 0.5. Như vậy, tất cả các biến trong thang đo đáp ứng đều được giữ lại và
trong thang đo tin cậy bị loại ra hai biến là TC1 và TC3.
35
Đáp ứng – Tin cậy
Nhân viên trong KDL này phục vụ bạn nhanh chóng, đúng hạn
Nhân viên trong KDL này tận tình hướng dẫn bạn
Nhân viên trong KDL này luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn
Nhân viên trong KDL này luôn phục vụ bạn chu đáo ngay cả khi đông khách
Khi bạn cần sự giúp đỡ, KDL này nhiệt tình giúp đỡ
KDL thể hiện sự quan tâm thỏa đáng những vấn đề hay sự cố bạn gặp phải
DU1
DU2
DU3
DU4
TC2
TC4
2. Nhân tố thứ hai: được đặt tên là “hữu hình” vẫn gồm thành phần hữu hình
nhưng chỉ với 4 biến quan sát là HH4, HH9, HH14, HH15.
Phương tiện hữu hình
Đường đi ở KDL này trông rất hấp dẫn
Các công trình kiến trúc của KDL này trông rất hấp dẫn
Cảnh quan tự nhiên ở KDL này trông rất đẹp
Cảnh nhân tạo ở đây được xây dựng rất đẹp, phù hợp
HH4
HH9
HH14
HH15
3. Nhân tố thứ ba: “đồng cảm”, trong thành phần đồng cảm của mô hình ban
đầu có 3 biến và cả ba biến này đều tốt và được giữ lại trong mô hình gồm các biến từ
DC1-DC3.
Đồng cảm
KDL này thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn
KDL này thể hiện sự chú ý đến những gì bạn quan tâm nhiều nhất
Nhân viên trong KDL này hiểu được những nhu cầu đặc biệt của bạn
DC1
DC2
DC3
4. Nhân tố thứ tư: được đặt tên lại là “vệ sinh” với hai biến HH11, HH12.Hai
nhân tố này được tách ra khỏi thành tố hữu hình và đều có hệ số tải nhân tố lớn >0.5
Vệ sinh
Khu vực nhà vệ sinh công cộng ở KDL này được bố trí hợp lý
Nhà vệ sinh công cộng ở KDL này rất sạch sẽ
HH11
HH12
5. Nhân tố thứ năm: được đặt tên là “Trò chơi”, tương tự như nhân tố thứ tư
nhân tố này được tách ra từ thành tố hữu hình là hai biến HH6, HH7 và đều có hệ số
tải nhân tố lớn hơn 0.5
Trò chơi
KDL này có những trò chơi phong phú dành cho trẻ em
KDL này luôn có những dịch vụ, trò chơi mới lạ
HH6
HH7
36
4.4.2 Thang đo giá cả
Được thực hiện phân tích với phương pháp principal axis factoring và phép
xoay promax . Kết quả cho ra hệ số KMO = 0.771 > 0.6. Biến GC 7 bị loại khỏi mô
hình vì có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5. Tổng phương sai trích được giải thích bởi
các nhân tố = 66.467% >50%, kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05).
Thang đo giá cả của mô hình cuối cùng được tách ra làm hai nhân tố:
Nhân tố thứ nhất: đặt tên là “giá cả” có 4 biến quan sát từ GC3-GC6
Giá cả
Giá cả đồ lưu niệm hợp lý
Chi phí ăn uống trong KDL tương đối rẻ hơn so với các KDL khác (ở Việt Nam)
Chi phí ăn uống trong KDL tương đối rẻ hơn so với nhà hàng ở Đà Lạt
Bảng giá rõ ràng và không có sự thay đổi nhiều khi tính tiền.
GC3
GC4
GC5
GC6
Nhân tố thứ hai: được đặt tên là “phí dịch vụ” bao gồm 2 biến quan sát được
tách ra từ thang đo giá cả là GC1 và GC2.
Phí dịch vụ
Phí vào cổng KDL tương đối rẻ hơn so với các KDL khác (ở Việt Nam)
Phí các dịch vụ vui chơi, giải trí tương đối rẻ hơn ở các KDL khác (ở ViệtNam)
GC1
GC2
Bảng 4.11: kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo giá cả
Pattern Matrix(a)
Factor
1 2
GC4 .780
GC3 .667
GC5 .630
GC6 .590
GC1 .895
GC2 .646
KMO 0.771
Phương sai trích 51.4%
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm spss 16.0
4.4.3 Thang đo mức độ thỏa mãn của khách hàng
Thang đo mức độ thỏa mãn được thực hiện với phương pháp principal
components và với phép xoay varimax. Khái niệm mức độ thỏa mãn là 1 khái niệm
37
đơn hướng (khi EFA, các biến quan sát rút thành 1 nhân tố), nên có thể thử sử dụng
phương pháp trích Principal Component Analysis vì phương pháp trích này sẽ làm
cho tổng phương sai trích tốt hơn.
Bảng 4.12: kết quả phân tích EFA cho thang đo mức độ thỏa mãn
Component Matrixa
Component
1
HL3 .892
HL1 .873
HL2 .853
HL5 .829
HL4 .814
KMO 0.877
Phương sai trích 72.745%
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm spss 16.0
Sau khi phân tích kết quả cho ra hệ số KMO là 0.87 >0.5, kiểm định Bartlett
với Sig <0.5 và tổng phương sai trích được giải thích bởi các nhân tố là 72.745%
>50%, các hệ số tải nhân tố factor loading đều lớn hơn 0.5 và đạt giá trị đều lớn hơn
0.8, qua đó cho ta thấy kết quả phân tích trên rất phù hợp. Tất cả các biến trong thành
phần thỏa mãn đều được gộp lại thành một nhân tố với các biến quan sát từ HL1 –
HL4.
4.4.5 Thang đo lòng trung thành của khách hàng
Phân tích với thang đo lòng trung thành cũng được sử dụng phương pháp
principal axis factoring với phép xoay varimax, kết quả phân tích nhân tố rất phù hợp
tất cả các biến quan sát đều được giữ lại tự TT1- TT4 gộp thành nhân tố “trung
thành” và đều có hệ số tải nhân tố >0.854. Hệ số KMO = 0.805 >0.5 và tổng phương
sai trích chiếm 77%.
38
Bảng 4.13: Kết quả phân tích EFA cho thang đo lòng trung thành
Component Matrixa
Component
1
TT4 .900
TT3 .896
TT2 .859
TT1 .854
KMO 0.805
Phương sai trích 77%
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm spss 16.0
4.5 Kiểm định thang đo bằng phân tích CFA
Sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo được tiếp tục kiểm
định lại qua phân tích CFA nhằm mục đích tìm kiếm các kiểm định thống kê xem mô
hình đo lường có phù hợp với dữ liệu hay không, nếu mô hình đo lường phù hợp với
dữ liệu, CFA cũng cho chúng ta khẳng định độ giá trị lý thuyết của mô hình đo lường
(Schumacker & Lomax, 2006, 168).
Phương pháp ước lượng ML (maximum likehood) được sử dụng để ước lượng
tham số trong mô hình. Quá trình phân tích nhân tố khẳng định CFA cho phép ta xác
định tính đơn nguyên, giá trị hội tụ, độ giá trị phân biệt, và giá trị liên hệ lý thuyết.
Trong CFA, người ta cũng quan tâm đến một chỉ tiêu thứ năm nữa của từng thang đo
mỗi nhân tố tương ứng, đó là phương sai trích. Các chỉ tiêu này cùng góp phần đánh
giá độ giá trị của các thang đo (Thọ & Trang, 2005, 25).
Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, người ta
thường sử dụng Chi-square (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do
(CMIN/df); chỉ số thích hợp so sánh (CFI_Comparative fit Index). Chỉ số Tucker &
Lewis (TLI _ tuckey & Lewis Index); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error
Approximation). Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định
Chi-square có P-value >0.05. Tuy nhiên Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc vào
kích thước mẫu. Nếu một mô hình nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI >= 0.9
(Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df <=2, một số trường hợp CMIN/df có thể <=3
39
(Carmines&Mciver, 1981); RMSEA <0.08, RMSEA < 0.05 được xem là rất tốt
(Steiger, 1990); thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường, hay tương
thích với dữ liệu thị trường. Thọ & Trang (2008) cho rằng nếu mô hình nhận được
các giá trị TLI, CFI >=0.09, CMIN/df <=2, RMSEA <=0.08 thì mô hình tương thích
với dữ liệu thị trường. và quy tắc này cũng được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp
ở mô hình cấu trúc trong bài nghiên cứu này.
Cũng trong nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố
khám phá được sử dụng tiếp để phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình sau khi
xử lý bằng phần mềm Amos 16, kết quả như sau:
4.5.1 Kiểm định CFA cho thang đo chất lượng dịch vụ theo mô hình
SERVQUAL
Hình 4.1 CFA cho thang đo chất lượng dịch vụ
.25
dapung-
tincay
TC4
.50
e6
1.00
1
TC2
.48
e5
1.02
1
DU4
.47
e4
1.22
1
DU1
.56
e3
1.141
DU2
.31
e2 1.49
1
DU3
.33
e1
1.35
1
.41
huuhinh
HH9
.63
e10
HH4
.47
e9
HH15
.40
e8
HH14
.33
e7
1.00
1
1.11
1
1.021
.911
.48
dongcam
DC3
.36
e13
DC2
.36
e12
DC1
.34
e11
1.00
1
.841
.98
1
.97
vesinh
HH11
.20
e15
HH12
.51
e14
1
1
.56
trochoi
HH7
.42
e17
HH6
.39
e16
1
1
chi-square=203.263; df=109; P=.000
Chi-square/df=1.865;
GFI=.925; TLI = .933; CFI=.946
RMSEA=.055
.13
.16
.25
.31
.20
.21
.14
.33
.21
.27
.84
1.00
1.00
1.06
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Amos 16.0
40
Kết quả phân tích CFA cho thang đo SERVQUAL cho ta thấy tất cả các biến
quan sát đều có trọng số rất cao và >=0.5. Giá trị P của phép kiểm định Chi-square
bằng 0, các tham số còn lại là CMIN/df =1.865 0.9,
TLI=0.933>0.9, RMSEA=0.55 <0.8 đều đáp ứng yêu cầu đề ra. Chứng tỏ rằng các
thành phần trong thang đo chất lượng dịch vụ đều có tính đơn nguyên và phù hợp với
dữ liệu của thị trường.
Bảng 4.14: So sánh chỉ tiêu với mô hình thực tế của thang đo SERVQUAL
Thông số Chỉ tiêu Mô hình thực tế
Kiểm định chi bình phương
CMIN/df
TLI
CFI
RMSEA
P > 0.05
<=2
>=0.09
>=0.09
<=0.08
P=0000
1.865
0.933
0.946
0.055
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Amos 16.0
Hệ số tương quan và sai số chuẩn cho phép thực hiện một phép kiểm định về
sự bằng nhau giữa hệ số tương quan và 1. Theo quy tắc kinh nghiệm, nhiều nhà
nghiên cứu so sánh CR với 2 (Thọ & Trang, 2004, 30; Dung & ctg, 2005, 36), nếu
CR>2 thì hệ số tương quan khác biệt so với 1. Trong mô hình này, tất cả các hệ số
CR tính được (bằng phương pháp Excel) đều đạt giá trị lớn trên 8, P-value đều <0.05
nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95% mà
hệ số tương quan thì ta có thể suy ra tiếp rằng nó < 1. Do đó, các khái niệm đạt được
giá trị phân biệt.
41
Bảng 4.15 Hệ số tương quan giữa các biến về chất lượng dịch vụ SERVQUAL
Estimater r2 SE CR P
dapung_tincay huuhinh 0.39 0.15 0.05 11.26 0.00
huuhinh dongcam 0.36 0.13 0.05 11.59 0.00
dongcam vesinh 0.37 0.14 0.05 11.47 0.00
Vesinh trochoi 0.42 0.17 0.05 10.91 0.00
dapung-_tincay dongcam 0.57 0.32 0.05 8.93 0.00
dapung-_tincay vesinh 0.42 0.18 0.05 10.82 0.00
dapung-_tincay trochoi 0.38 0.15 0.05 11.32 0.00
huuhinh vesinh 0.52 0.27 0.05 9.48 0.00
huuhinh trochoi 0.44 0.20 0.05 10.56 0.00
dongcam trochoi 0.51 0.26 0.05 9.62 0.00
SE=SQRT((1-r2)/(n-2)); CR =(1-r)/SE
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Amos 16.0 & excel
Bảng 4.16 : kết quả so sánh giữa mô hình SERVQUAL và mô hình thực tế
Mô hình SERVQUAL Mô hình
đề nghị Mô hình phân tích
Thành phần Số biến Số biến Thành phần Số biến
Tin cậy 5 4
Đáp ứng 3 4
Đáp ứng – tin cậy 6
Phương tiện
hữu hình 5 16
Phương tiện hữu hình
Vệ sinh
Dịch vụ trò chơi
4
2
2
Năng lực phục vụ
4 5
Đồng cảm 4 3 Đồng cảm 3
42
4.5.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu thang đo SERVQUAL – giá cả
Hình 4.2: CFA thang đo SERVQUAl – giá cả
.25
dapung-
tincay
TC4
.50
e6
1.00
1
TC2
.48
e5
1.02
1
DU4
.47
e4
1.221
DU1
.56
e3 1.14
1
DU2
.31
e2 1.48
1
DU3
.33
e1
1.34
1
.41
huuhinh
HH9
.63
e10
HH4
.48
e9
HH15
.39
e8
HH14
.33
e7
1.00
1
1.11
1
1.031
.91
1
.50
dongcam
DC3
.34
e13
DC2
.37
e12
DC1
.35
e11
1.00
1
.811
.94
1
.93
vesinh
HH11
.23
e15
HH12
.48
e14
1
1
.56
dichvu
vuichoi
HH7
.42
e17
HH6
.39
e16
1
1
chi-square=356.040; df=209; P=.000
Chi-square/df=1.704;
GFI=.906; TLI = .925; CFI=.938
RMSEA=.049
.65
Phidv
GC1
.60
e23
1.001
GC2
.31
e22 .99
1
.28
giaca
GC6
.62
e21
1.00
1
GC3
.62
e20
1.261
GC5
.48
e19 1.39
1
GC4
.41
e18 1.49
1
.13
.17
.12
.24
1.00
.86
1.07
1.00
.20
.11
.13
.21
.14
.15
.27
.15
.23
.33
.21
.26
.22
.29
.14
.16
.30
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Amos 16.0
Các thành phần trong thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL và giá cả - phí
dịch vụ. sau khi CFA thông qua các các chỉ tiêu CMIN/df = 1.704 <2, TLI = 0.925,
CFI = 0.938 đều lớn hơn 0.9 và chỉ tiêu RMSEA = 0.49 < 0.5 ta thấy mô hình khá tốt
và các thành phần đều có tính đơn nguyên.
43
Bảng 4.17 Hệ số tương quan giữa các biến về chất lượng dịch vụ - giá cả
Estimater r2 SE CR P
dapung-_tincay huuhinh 0.39 0.15 0.05 11.26 0.00
huuhinh dongcam 0.37 0.13 0.05 11.55 0.00
giaca dichvu_vuichoi 0.31 0.10 0.06 12.33 0.00
Phidv giaca 0.57 0.33 0.05 8.83 0.00
dapung-_tincay dongcam 0.57 0.32 0.05 8.89 0.00
dapung-_tincay giaca 0.42 0.18 0.05 10.79 0.00
dapung-_tincay Phidv 0.33 0.11 0.06 12.03 0.00
huuhinh dichvu_vuichoi 0.44 0.20 0.05 10.56 0.00
huuhinh giaca 0.42 0.17 0.05 10.87 0.00
huuhinh Phidv 0.28 0.08 0.06 12.73 0.00
dongcam dichvu_vuichoi 0.52 0.27 0.05 9.58 0.00
dongcam giaca 0.41 0.17 0.05 10.92 0.00
dongcam Phidv 0.40 0.16 0.05 11.16 0.00
huuhinh vesinh 0.53 0.28 0.05 9.42 0.00
dapung-_tincay vesinh 0.42 0.18 0.05 10.79 0.00
dongcam vesinh 0.38 0.14 0.05 11.41 0.00
giaca vesinh 0.43 0.18 0.05 10.73 0.00
Phidv vesinh 0.37 0.13 0.05 11.56 0.00
dapung-_tincay dichvu_vuichoi 0.38 0.15 0.05 11.32 0.00
Phidv dichvu_vuichoi 0.26 0.07 0.06 12.96 0.00
dichvu_vuichoi vesinh 0.42 0.18 0.05 10.83 0.00
SE=SQRT((1-r2)/(n-2)); CR =(1-r)/SE
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Amos 16.0 và Excel
Bảng 4.18: So sánh chỉ tiêu với mô hình thực tế chất lượng dịch vụ -giá cả
Thông số Chỉ tiêu Mô hình thực tế
Kiểm định chi bình phương
CMIN/df
TLI
CFI
RMSEA
P > 0.05
<=2
>=0.09
>=0.09
<=0.08
P=0000
1.704
0.925
0.938
0.049
Tất cả các hệ số CR tính được (bằng phương pháp Excel) đều đạt giá trị lớn
trên 8, P-value đều <0.05 nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so
với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các khái niệm đạt được giá trị phân biệt.
44
4.5.3 Đo lường các thành phần chất lượng dịch vụ - giá cả - sự thỏa mãn-
lòng trung thành
Trong tất cả các thành phần chất lượng dịch vụ, thành phần hữu hình được đánh
giá với số điểm cao nhất là 3.86. Cho thấy rằng sự hài lòng của du khách về cảnh
quan và các công trình kiến trúc tại các khu du lịch cao nhất so với các nhân tố chất
lượng dịch vụ khác..
Trò chơi tại các khu du lịch ít, nghèo nàn và du khách chưa hài lòng về lĩnh vực
này do đó điểm số của nhân tố này được cho dưới mức trung bình 3.
Tất cả các thành phần chất lượng dịch vụ còn lại đều có số điểm trung bình xoay
quanh mức điểm 3 trong khi đó thang đo likert từ 1-5. cho thấy rằng du khách vẫn
chưa đánh giá cao về chất lượng dịch vụ tại các khu du lịch ở Đà lạt. Sự hài lòng và
lòng trung thành của họ vẫn chưa cao.
Hình 4.3 : Biểu đồ so sánh giá trị trung bình các thành phần chất lượng dịch
vụ - giá cả - sự thỏa mãn – lòng trung thành
Biểu đồ so sánh giá trị trung bình các thành phần chất lượng
dịch vụ - giá cả - sự thỏa mãn - lòng trung thành
3.41
2.893.09
3.27 3.25 3.26
3.74 3.69
3.86
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
4.00
4.50
DAPUNG-TINCAY
HUUHINH
DONGCAM
VESINH
DVTROCHOI
GIACA
PHIDICHVU
HAILONG
TRUNGTHANH
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Excel
Trong thành phần hữu hình, HH14 được du khách đánh giá cao nhất với điểm
trung bình là 4.19 chứng tỏ rằng du khách rất hài lòng về cảnh quan tại các khu du lịch
ở Đà lạt. Những cảnh nhân tạo được xây dựng phù hợp với cảnh quan du khách đánh
45
giá khá với mức trung bình 3.85. Đường đi là một yếu tố quan trọng trong thành phần
hữu hình, đối với các khu du lịch ở Đà lạt có một đặc điểm là đường đi dốc, quanh co
về điểm này du khách đánh giá ở mức khá điểm 3.81.. Các công trình kiến trúc được
du khách đánh giá thấp nhất trong thành phần hữu hình đạt mức trung bình 3.56. Cho
thấy rằng những công trình kiến trúc ở các khu du lịch vẫn chưa tạo được điểm nhấn,
hấp dẫn du khách. Bên cạnh cảnh quan tự nhiên đẹp, thì việc xây dựng các công trình
kiến trúc cũng rất quan trọng thể thể hiện được nét văn hóa riêng có của từng vùng,
các khu du lịch cần chú ý cải tạo và xây dựng những công trình này môt cách phù hợp
hơn nữa tạo sự hấp dẫn hơn nữa đối với du khách.
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh giá trị trung bình các biến trong thành phần hữu hình
So sánh giá trị trung bình các biến trong thành phần hữu hình
3.81
3.56
4.19
3.85
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
4
4.1
4.2
4.3
HH4 HH9 HH14 HH15
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Excel
Thành phần trò chơi, được du khách đánh giá thấp cho thấy rằng các khu du
lịch đều có ít cho chơi cho trẻ em và các trò chơi rất nghèo nàn. Trong phần phỏng
vấn định tính có đến 38% ý kiến cho rằng cần có thêm những khu vui chơi và có
những trò chơi mới lạ trong các khu du lịch. Đối với đối tượng là thanh niên, nhu cầu
vui chơi rất cao, họ không chỉ muốn đến một nơi để ngắm cảnh chụp ảnh mà còn kết
hợp vui chơi những trò chơi mạo hiểm, mới lạ do vậy các khu du lịch cần quan tâm
đến nhu cầu này của khách.
46
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh giá trị trung bình các biến trong thành phần dịch vụ vui
chơi
Biểu đồ ss giá trị trung bình các biến trong thành phần dịch vụ
trò chơi
2.84
2.95
2.78
2.8
2.82
2.84
2.86
2.88
2.9
2.92
2.94
2.96
HH6 HH7
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Excel
4.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo lý thuyết
Phương pháp Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định độ tin cậy lại một lần nữa
các thang đo sau khi đã thực hiện phân tích EFA và CFA.
Qua phân tích Crobach Alpha ta thấy tất cả các thành phần đều có hệ số Alpha
>7. Về tương quan biến tổng, biến GC6 có hệ số tương quan là 0.485 gần bằng với
0.5 nên có thể chấp nhận được. Tất cả các biến còn lại đều lớn hơn 0.5. Qua đó cho ta
kết luận là các thang đo trên đều phù hợp. (kết quả phân tích chi tiết xem phần phụ
lục 6)
47
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo lý thuyết
Biến quan sát
Trung bình
thang
đo nếu loại
biên
Phương sai
thang
đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Alpha
nếu loại
biến này
Thành phần đáp ứng – tin cậy: Alpha = 0.828
TC4 17.12 11.924 .527 .814
TC2 17.00 11.917 .534 .813
DU4 17.36 11.324 .591 .801
DU1 16.92 11.395 .559 .808
DU2 16.94 10.681 .704 .777
DU3 16.98 11.096 .670 .785
Thành phần hữu hình: Alpha = 0.784
HH4 11.60 4.926 .606 .723
HH9 11.86 5.072 .536 .763
HH14 11.22 5.506 .622 .721
HH15 11.56 5.196 .614 .719
Thành phần đồng cảm (DC): Alpha = 0.781
DC1 6.19 2.334 0.645 0.674
DC2 6.05 2.568 0.604 0.72
DC3 6.3 2.341 0.609 0.715
Thành phần vệ sinh: Alpha = 0.816
HH11 3.30 1.187 .689 .(a)
HH12 3.26 1.168 .689 .(a)
Thành phần trò chơi: Alpha = 0.745
HH6 2.95 .983 .594 .(a)
HH7 2.84 1.029 .594 .(a)
Thành phần giá cả: Alpha =0.769
GC3 9.90 5.672 .563 .717
GC4 10.00 5.439 .640 .675
GC5 9.85 5.642 .592 .701
GC6 9.23 6.298 .485 .755
Thành phần phí dịch vụ: Alpha = 0.738
GC1 3.21 .951 .590 .(a)
GC2 3.30 1.256 .590 .(a)
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 16.0
4.7 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu lần 1
Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại gồm 7 thành phần trong đó thành phần
của thang đo chất lượng dịch vụ (1) Đáp ứng – tin cậy (2) Đồng cảm (3) phương tiện
hữu hình (4) vệ sinh (5) trò chơi. Và giá cả cảm nhận bao gồm giá cả và phí dịch vụ.
Mô hình được điều chỉnh như sau:
48
Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh lần 1
Nguồn: tổng hợp từ phân tích kết quả nghiên cứu của tác giả
Bảng 4.20. Tổng hợp các biến trong mô hình điều chỉnh
Nhân tố Số biến Tên biến
Đáp ứng – tin cậy 6 DU1, DU2, DU3, DU4, TC2, TC4
Phương tiện hữu hình 4 HH4, HH9, HH14, HH15
Vệ sinh 2 HH11, HH12
Đồng cảm 3 DC1, DC2, DC3
Gía cả 4 GC3, GC4, GC5, GC6
Phí dịch vụ 2 GC1, GC2
Trò chơi 2 HH6, HH7
Nguồn: tổng hợp từ phân tích kết quả nghiên cứu của tác giả
Sự
Hài lòng
Đồng cảm
Phương tiện
hữu hình
Vệ sinh
Trò chơi
Giá cả
Phí dịch vụ
Lòng
Trung thành
Đáp ứng
Tin cậy
49
4.8 Phân tích hồi quy
4.8.1 Ảnh hưởng của các nhân tố thành phần chất lượng dịch vụ đến sự
thỏa mãn của khách du lịch
Các nhân tố của thang đo chất lượng dịch vụ sau khi được điều chỉnh được đưa
vào phân tích hồi quy, các biến định tính về nhân khẩu cũng được đưa vào mô hình
gồm các biến: giới tính; nhóm chi tiêu ít (< 500 ngàn); nhóm thu nhập thấp so với các
nhóm khác ( < 5 triệu); nhóm có thu nhập trung bình (5-<= 15 triệu); những người có
nghề nghiệp là quản lý; những người có nghề nghiệp là nhân viên (nhân viên kinh
doanh,nhân viên hành chính, nhân viên kỹ thuật); nhóm trẻ tuổi ( <35 tuổi); nhóm
trung niên ( 35- <60 tuổi). Qua đó để xem xét các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa
mãn của khách du lịch. Kết quả cho ra 6 mô hình (MH), từ MH1 – MH6 các biến
không có ý nghĩa đều lần lượt bị loại cuối cùng MH6 là mô hình tốt nhất …. cho R2
hiệu chỉnh 63.8% có nghĩa là mô hình giải thích được 63.8% độ biến thiên của mức
độ thỏa mãn hay là 63.8% khác biệt của mức độ thỏa mãn mà quan sát có thể được
giải thích bởi sự khác biệt của 7 thành phần đáp ứng- tin cậy, hữu hình, vệ sinh, giá
cả, nhóm chi tiêu ít.
Mức ý nghĩa của thống kê F (sig) của các biến phụ thuộc trong kiểm định
ANOVA nhỏ hơn 0.05 nên các biến có ý nghĩa thống kê.
Hệ số Bê ta của nhân tố nào càng lớn thì càng thể hiện sự quan trọng, thể hiện
mức độ ảnh hưởng đến biến độc lập.
Các hệ số hồi quy của các thành phần chất lượng dịch vụ mang dấu dương thể
hiện các yếu tố trên có tác động tỷ lệ thuận đối với sự thỏa mãn của du khách.
Nhân tố hữu hình có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thỏa mãn (Hệ số Bê ta =
0.646), tiếp theo là nhân tố đáp ứng – tin cậy có hệ số Bê ta = 0.183. Giá cả và vệ sinh
cũng có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn với hệ số Bê ta =0.112.
50
Bảng 4.21 Kết quả phân tích hồi quy của thành phần chất lượng dịch vụ đến sự
thỏa mãn
Biến MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6
CONSTANT 0.23 0.248 0.309 0.234 0.244 0.254
DAPUNGTINCAY 0.146* 0.147* 0.148* 0.159* 0.171* 0.183*
HUUHINH 0.649* 0.650* 0.649* 0.636* 0.641* 0.646*
DONGCAM 0.025 0.024 0.024 0.021
VESINH 0.097*** 0.097** 0.097** 0.097** 0.101** 0.112**
TROCHOI 0.012 0.013 0.012 0.010
GIACA 0.118* 0.117* 0.115* 0.120* 0.121* 0.112*
PHIDICHVU 0.062 0.062*** 0.061 0.065*** 0.067***
GIOITINH -0.057 -0.057 -0.054
CHITIEUIT -0.236** -0.234** -0.231** -0.274* -0.285* -0.297*
THUNHAPTHAP -0.081 -0.104 -0.100
THUNHAPTB 0.03
QUANLY -0.14 -0.139 -0.171
NHANVIEN -0.012
TRETUOI 0.069 0.069
TRUNGNIEN 0.098 0.096
Adjusted
R square 0.633 0.636 0.638 0.639 0.641 0.638
F- statistic 34.257 39.8 47.318 64.8 86.9 102.815
Prob(F-statistic) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
*,**,*** Kiểm định t có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10%
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Spss 16.0
Với nhóm chi tiêu ít ở mỗi khu du lịch <500 ngàn, ta thấy hệ số hồi quy âm có
thể lý giải điều này như sau: đối với những du khách chi tiêu nhỏ hơn 500 ngàn ở mỗi
khu du lịch thì có sự thỏa mãn thấp hơn so với những du khách có chi tiêu khác với
nhóm chi tiêu này. Trong 290 mẫu quan sát thì chỉ có 42 mẫu thuộc nhóm có chi tiêu
trung bình cho mỗi khu du lịch > 500 ngàn. Số còn lại là 248 mẫu thuộc nhóm chi
tiêu < 500 ngàn. Cho thấy phần lớn du khách chỉ chi tiêu ở mức thấp và nếu có chi thì
họ chỉ có chi vào việc ăn uống và mua đồ lưu niệm là nhiều. Rất có thể họ bị ảnh
hưởng bởi yếu tố giá cả cảm nhận của họ là không hợp lý do đó đã làm mức thỏa mãn
giảm và sự thỏa mãn của họ là ít hơn so với nhóm chi tiêu cao hơn. Cũng có thể ban
đầu họ chi tiêu một ít sau đó họ thấy giá cả không hợp lý hay sản phầm không chất
lượng nên họ không chi tiêu nữa. Còn đối tượng chi tiêu nhiều hơn là nhóm người
không quan tâm đến giá cả họ rất thoải mái chi tiêu nên cảm thấy hài lòng hơn so với
nhóm người này.
51
Như vậy trong mô hình hồi quy chỉ còn 4 thành phần chất lượng dịch vụ có
ảnh hưởng đến sự thỏa mãn (1) hữu hình (2) đáp ứng – tin cậy (3) vệ sinh còn các
thành phần khác là (5) giá cả và (6) chi tiêu ít là có ảnh hưởng.
4.8.2 Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn đến lòng trung thành của khách
du lịch
Mô hình hồi quy đơn được xét bởi hai nhân tố với biến độc lập là sự thỏa mãn
(XY1) và biến phụ thuộc là lòng trung thành (XY2).
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê Sig
<0.05; R2 hiệu chỉnh =54.7% chứng tỏ mô hình giải thích được 54.7% độ biến thiên
của lòng trung thành đối với các khu du lịch ở Đà lạt. Hệ số Bê ta dương = 0.741, cho
thấy sự thỏa mãn có ảnh hưởng nhiều đến lòng trung thành, một khi sự thỏa mãn tăng
thì khả năng du khách đến với khu du lịch này trong những lần tiếp theo sẽ tăng.
Bảng 4.22 Kết quả phân tích hồi quy của thành phần thỏa mãn đến lòng trung
thành
Model Summaryb
Model R R Square
Adjusted R
Square
Std. Error of
the Estimate
1 .741a .549 .547 .67268654
a. Predictors: (Constant), HAILONG
b. Dependent Variable: TRUNGTHANH
ANOVAb
Model
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
Regression 158.678 1 158.678 350.664 .000a
Residual 130.322 288 .453
1
Total 289.000 289
a. Predictors: (Constant), HAILONG
b. Dependent Variable: TRUNGTHANH
52
Coefficientsa
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
Model B Std. Error Beta t Sig.
(Constant) -1.006E-16 .040 .000 1.000 1
HAILONG .741 .040 .741 18.726 .000
a. Dependent Variable: TRUNGTHANH
Nguồn: tổng hợp phân tích từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Spss 16.0
4.9 Kiểm định vi phạm giả thuyết OLS
Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF) rất khỏ (nhỏ
hơn tiêu chuẩn 10) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặc chẽ với nhau
nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Đồ thị Histogram cho thấy phân phối phần dư chuẩn (trung bình Mean nhỏ
gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev. gần bằng 1).Vậy giả thiết phân phối chuẩn
không vi phạm. Hay nói cách khác là các phần dư quan sát có phân phối xấp xỉ chuẩn
luôn có chênh lệch khi lấy mẫu, không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó,
mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích
của mô hình hồi quy.
Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa và giá trị dự báo chuẩn hóa cho thấy
phần dư phân tán ngẫu nhiên nên mô hình có liên hệ tuyến tính, giả thiết phân phối
chuẩn không bị vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội và không có hiện
tượng phương sai thay đổi.
53
Bảng 4.23. Kết quả kiểm định mô hình chất lượng dịch vụ đến độ thỏa mãn - lòng
trung thành của du khách
Coefficientsa
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients Collinearity Statistics
Model B
Std.
Error Beta t Sig. Tolerance VIF
(Constant) .254 .093 2.732 .007
DAPUNGTINCAY .183 .044 .171 4.131 .000 .733 1.364
HUUHINH .646 .049 .585 13.065 .000 .625 1.601
VESINH .112 .048 .103 2.343 .020 .648 1.543
GIACA .112 .039 .112 2.84
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noidung.pdf