Tài liệu Đề tài Khô thịt heo: MỤC LỤC
Trang
Giới thiệu 7
Lời cảm ơn 8
Nhận xét của GVHD 9
Tóm lược 10
Chương I. GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề 12
2. Mục tiêu nghiên cứu 12
Chương II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
I. NGUYÊN LIỆU THỊT 14
1. Giới thiệu chung 14
2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng 14
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thịt 16
4. Những biến đổi sinh hoá sau khi giết mổ 17
5. Các dạng hư hỏng thịt 19
6. Bảo quản thịt 20
7. Chỉ tiêu chất lượng thịt. 22
II. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU
THỊT TƯƠI 24
1. Nguyên liệu thịt tươi 24
2. Trạng thái lạnh đông VIỆT NAM( TCVN 4377 – 1993) 25
III. CÁC GIA VỊ, PHỤ GIA 25
1. Đường 25
2. Muối 26
3. Sorbitol 26
IV. NGUYÊN LIỆU BỔ SUNG 26
1. Tỏi 26
2. Ớt 27
3. Hạt điều 27
5. Mè 28
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẤY 29
6.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí 29
6.2. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí 29
6.3 Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động không khí 29
6.4. Ảnh hưởng của bản chất nguyên liệu 29
VII. CÁC BIẾN ĐỔI CỦA NGUYÊN LIỆU XẢY RA
...
68 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khô thịt heo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Giới thiệu 7
Lời cảm ơn 8
Nhận xét của GVHD 9
Tóm lược 10
Chương I. GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề 12
2. Mục tiêu nghiên cứu 12
Chương II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
I. NGUYÊN LIỆU THỊT 14
1. Giới thiệu chung 14
2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng 14
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thịt 16
4. Những biến đổi sinh hoá sau khi giết mổ 17
5. Các dạng hư hỏng thịt 19
6. Bảo quản thịt 20
7. Chỉ tiêu chất lượng thịt. 22
II. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU
THỊT TƯƠI 24
1. Nguyên liệu thịt tươi 24
2. Trạng thái lạnh đông VIỆT NAM( TCVN 4377 – 1993) 25
III. CÁC GIA VỊ, PHỤ GIA 25
1. Đường 25
2. Muối 26
3. Sorbitol 26
IV. NGUYÊN LIỆU BỔ SUNG 26
1. Tỏi 26
2. Ớt 27
3. Hạt điều 27
5. Mè 28
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẤY 29
6.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí 29
6.2. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí 29
6.3 Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động không khí 29
6.4. Ảnh hưởng của bản chất nguyên liệu 29
VII. CÁC BIẾN ĐỔI CỦA NGUYÊN LIỆU XẢY RA
TRONG QUÁ TRÌNH SẤY 30
7.1. Biến đổi vật lý 30
7.2. Biến đổi hóa lý 30
7.3. Biến đổi hóa học 30
7.4. Biến đổi sinh học 30
7.5. Biến đổi cảm quan 30
VIII. BAO BÌ SẢN PHẨM 31
Chương III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
I. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 33
1.1. Thời gian – địa điểm 33
1.2. Các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm 33
1.3. Hóa chất sử dụng 33
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH 33
2.1. Phương pháp nghiên cứu 33
2.1.1. Giới thiệu quy trình nghiên cứu chế biến Khô Thịt Heo 33
2.1.2. Thuyết minh quy trình 35
I ] Khảo sát thời gian làm chín thịt sơ bộ trước khi xé sợi 37
II] Khảo sát thành phần gia vị - phụ gia bổ sung
vào dung dịch ướp 38
III ] Khảo sát thời gian và nhiệt độ sấy thịt ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm 40
. Phương pháp phân tích nguyên liệu và sản phẩm 41
Chương IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
I. Kết quả lựa chọn thời gian hấp 44
II. Kết quả khảo sát nồng độ gia vị phụ gia từ hội đồng đánh giá 45
III. Kết quả khảo sát công đoạn sấy 49
Chương V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A . Kết luận 55
Sơ đồ quy trình chế biến sản phẩm khô thịt heo hoàn chỉnh 56
Thuyết minh quy trình 57
B. Kiến nghị 60
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LIPIT TRONG NGUYÊN LỆU 61
PHỤ LỤC 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÔ 63
PHỤ LỤC 3 : XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐẠM TRONG NGUYÊN LIỆU
BẰNG PHƯƠNG PHÁP MICRO – KJENDAHL 63
PHỤ LỤC 4 : KIỂM TRA CHỈ TIÊU VI SINH VẬT HIẾU KHÍ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tỷ lệ giữa các mô trong thịt heo( % theo khối lượng) 14
Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt heo 15
Bảng 3: Thành phần acid amin không thay thế trong thịt heo 15
Bảng 4: Bảo quản thịt ở nhiệt độ lạnh mát 20
Bảng 5: Chỉ tiêu xác định thịt tươi và thịt ôi 22
Bảng 6: Chỉ tiêu đánh giá cảm quan thời gian làm chín thịt 38
Bảng 7: Các khoảng nồng độ đường, muối cần khảo sát 38
Bảng 8: Bảng chỉ tiêu đánh giá cảm quan nồng độ đường, muối 40
Bảng 9: Bảng chỉ tiêu đánh giá cảm quan sản phẩm với nhiệt độ và thời gian
sấy khác nhau 42
Bảng 10: Các phương pháp phân tích nguyên liệu và sản phẩm 42
Bảng 11: Đánh giá cảm quan nồng độ đường, muối 44
( Tự đánh giá trong quá trình thí nghiệm)
Bảng 12: Kết quả đánh giá cảm quan nồng độ đường, muối 45
( Hội đồng đánh giá 9 thành viên)
Bảng 13: Điểm đánh giá cảm quan nồng độ đường, muối 46
( Hội đồng đánh giá 7 thành viên)
Bảng 14: Kết quả đánh giá cảm quan nồng độ đường, muối 47
( Hội đồng đánh giá 7 thành viên)
Bảng 15: Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm với thời gian sấy và nhiệt
độ khác nhau( tự đánh giá trong quá trình thí nghiệm) 48
Bảng 16: Điểm đánh giá cảm quan sản phẩm với thời gian sấy và nhiệt độ khác nhau( hội đồng đánh giá 7 thành viên) 48
Bảng 17: Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm với thời gian sấy và nhiệt
độ khác nhau( hội đồng đánh giá 7 thành viên) 49
Bảng 18: Chỉ tiêu đánh giá cảm quan sản phẩm 50
Bảng 19: Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm 51
( Hội đồng đánh giá 7 thành viên)
Bảng 20: Chỉ tiêu đánh giá cảm quan sản phẩm 52
Bảng 21: Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm
( Hội đồng đánh giá 7 thành viên) 53
Bảng 22: BẢng đánh giá sản phẩm cuối cùng 59
Bảng 22: Dự kiến giá thành sản phẩm( đồng/ kg) 59
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Đường 25
Hình 2: Muối 26
Hình 3: Tỏi 26
Hình 4: Ớt 27
Hình 5: Hạt điều 27
Hình 6: Tiêu 27
Hình 7: Mè 28
Hình 8: Sơ đồ quy trình chế biến khô thịt heo 34
Hình 9: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 37
Hình 10: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 39
Hình 11: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 41
Hình 12: Sơ đồ quy trình chế biến khô thịt heo hoàn chỉnh 56
Hình 13: Thịt thăn 57
Hình 14: Ướp gia vị 57
Hình 15: Sấy 58
Hình 16: Thành phẩm 58
GIỚI THIỆU
Thời đại của công nghiệp hóa, của nền kinh tế thị trường đã đưa chúng ta vào vòng xoáy của những công việc bất tận. Đặc biệt là những người phụ nữ không chỉ quan tâm đến công việc nội trợ mà còn các công việc ngoài xã hội. Điều tất yếu sẽ xảy ra là thời gian để nấu những bữa cơm thật ngon, với những món ăn giàu chất dinh dưỡng đã bị hạn chế. Làm sao để giải quyết chuyện này một cách nhanh chóng? Và để góp phần đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm, chúng tôi thực hiện nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm “Khô Thịt Heo”, nhằm mục đích tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ bảo quản và chế biến.
Qua thời gian thực hiện đề tài bước đầu đã hoàn thành việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong giới hạn kiến thức và điều kiện thí nghiệm cho phép. Vì thế đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm, rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô và sự đóng góp ý kiến của các bạn để đề tài “Khô Thịt Heo” của chúng tôi hoàn hảo hơn.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài thực tập chuyên nghành đề tài “Khô Thịt Heo ” ngoài sự cố gắng của các thành viên trong nhóm, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, khích lệ và giúp đỡ tận tình của các cá nhân và tập thể.
Trong suốt thời gian chuẩn bị và thực hiện đề tài này chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, khích lệ và giúp đỡ tận tình của các cá nhân và tập thể.
Ngày hôm nay đề tài đã được hoàn thành chúng tôi xin chân thành cám ơn :
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Tiền Giang đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để chúng tôi thực hiện đề tài này.
Xin cám ơn Quý Thầy Cô bộ môn Công Nghiệ Thưc Phẩm Trường Đại Học Tiền Giang đã trang bị kiến thức cũng như đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập tốt nhất trong suốt thời gian qua.
Thầy LÊ VĂN TẶNG là giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ cũng như có nhiều ý kiến đóng góp quý báo giúp chúng tôi có thể hoàn thành đề tài này một cách thuận lợi, tốt đẹp.
Các thầy cô làm việc tại phòng thí nghiệm đã giúp đỡ, hỗ trợ cho chúng tôi trong quá trình thực hành.
Cuối cùng xin gởi lời lời chúc tốt đẹp nhất và chúc quý thầy cô Trường Đại Học Tiền Giang và tất cả các bạn dồi dào sức khỏe.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện!
NHẬN XÉT CỦA GVHD
{
TÓM LƯỢC
Tiến hành nghiên cứu sản phẩm “ Khô Thịt Heo” được thực hiện trên cơ sở khảo sát các công đoạn chính trong quá trình chế biến, việc nghiên cứu nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cảm quan cao, góp phần đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường.
Trong quá trình chế biến“ Khô Thịt Heo”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:
Chọn loại thịt thăn làm sản phẩm.
Khảo sát thời gian và nhiết độ làm chín thịt sơ bộ trước khi xé sợi.
Khảo sát thành phần gia vị - phụ gia bồ sung vào dung dịch ướp.
Khảo sát thời gian và nhiệt độ sấy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết quả làm cho sản phẩm trở nên ngon hơn.
Phương pháp làm chín thích hợp là hấp với thời gian 10 phút ở 1000C để thịt vừa chín tới và có hiệu suất thu hồi cao.
Nồng độ gia vị thích hợp để sản phẩm có giá trị cảm quan tốt nhất là:
Đường: 33%
Muối: 3%
Nhiệt độ và thời gian sấy : 650C ở 4 giờ 15 phút, với thời gian và nhiệt độ trên sản phẩm vừa có mùi vị đặc trưng vừa tăng thời gian bảo quản cho sản phẩm.
Ngoài ra, chúng tôi tham khảo các nồng độ: tiêu, tỏi, rượu, sorbitol, mè, hạt điều và sử dụng các nồng độ này vào dung dịch ướp trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
1. Đặt vấn đề
Thịt lợn( heo) là một loại thịt có giá trị kinh tế cao, bởi tất cả các bộ phận của lợn( heo): đầu, thân, chi, nội tạng … đều được sử dụng rộng rãi trong khẩu phần ăn hằng ngày như chế biến các món ăn: kho, chiên, xào, … Trong thịt lợn( heo) chứa một lượng lớn protein cung cấp năng lượng cho cơ thể và đây là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng.
Để thay đổi khẩu vị và góp phần đa dạng hóa sản phẩm, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu để tạo ra sản phẩm “ Khô Thịt Heo”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thời gian và nhiết độ làm chín thịt sơ bộ trước khi xé sợi.
Khảo sát thành phần gia vị - phụ gia bồ sung vào dung dịch ướp.
Khảo sát thời gian và nhiệt độ sấy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LIỆU
I. NGUYÊN LIỆU THỊT
1.Giới thiệu chung
Trong khẩu phần thức ăn hằng ngày của con người thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, protein trong thịt là loại protein hoàn thiện chứa tất cả các acid amin cho cơ thể. Vì vậy, sản phẩm chế biến từ thịt có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn thực phẩm cần thiết, không thể thiếu cho hoạt động sống của con người.
2.Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng
Thịt là nguồn dinh dưỡng giàu năng lượng, thành phần của thịt gồm có: nước, protein, glucid, lipid, chất trích ly chứa nitơ và phi nitơ, chất khoáng, vitamin và enzyme…Tuy nhiên giá trị của thịt phụ thuộc chủ yếu vào protein. Protein có thành phần cân bằng thích hợp và tất cả các acid amin cần thiêt cho cơ thể. Hàm lượng lipit chứa trong thịt cũng có ảnh hưởng quyết định đến độ tăng năng lượng của thịt, làm cho thịt vừa có giá trị năng lượng cao vừa góp phần tăng hương vị thơm ngon của thịt. Các chất trích ly trong thịt kích thích sự ăn ngon mịêng và sự tiết dich tiêu hoá.
Thành phần hóa học của các mô thịt, gồm có:
Mô cơ: 50 ÷ 70%
Mô mỡ: 2 ÷ 20%
Mô xương: 15 ÷ 22%
Mô liên kết: 9 ÷ 14%
Ngoài ra còn có mô thần kinh và mô máu.
Bảng 1. Tỷ lệ giữa các mô trong thịt heo( % theo khối lượng)
Thịt
Loại mô
Mô cơ
Mô mỡ
Mô liên kết
Mô xương và sụn
Mô máu
Thịt heo
40 ÷ 58 %
15 ÷ 46 %
06 ÷ 08 %
08 ÷ 18 %
0.6 ÷ 0.8 %
Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt heo
Thịt heo
Hàm lượng ( g/100g)
Prôtêin
Lipid
Glucid
Nước
Tro
Béo
14.5
37.0
0.2
47.8
0.5
Trung bình
17.0
25.3
0.3
56.8
0.6
Gầy
20.3
6.8
0.48
71.9
0.52
Thành phần hoá học của thịt tuỳ thuộc vào giống, tuổi gíêt thịt và vị trí của miếng thịt trên cơ thể (tỉ lệ mô cơ, mô mỡ, mô liên kết ).
Bảng 3. Thành phần acid amin không thay thế trong thịt heo
STT
Acid amin
Hàm lượng % trong Protein
1
Lysin
7.8
2
Methionin
2.5
3
Trytophan
1.4
4
Phenyllalanin
4.1
5
Threonin
5.1
6
Valin
5.1
7
Leusin
7.5
8
Isoleusin
4.9
9
Arginin
6.4
10
Histidin
3.2
Theo bảng trên thì protein của thịt chứa hầu hết các acid amin không thay thế với lượng đáng kể đáp ứng nhu cầu acid amin hằng ngày. Khi vào cơ thể prôtêin phân giài tạo thành khoảng 20 loại acid amin. Trong số các lọai acid amin đó có chứa 8 loại acid amin không thay thế được đối với người. Nó giúp cho cơ thể tổng hợp và sản xuất các tế bào một cách tốt nhất. Do đó, thịt là một sản phẩm đặc biệt quan trọng trong việc giúp cơ thể phát triển, rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai và những người trong giai đoạn dưỡng bệnh.
Ngoài ra, prôtêin không thay thế của thịt rất cần thiết để xây dựng các mô và phục hồi các tế bào đã mất, tham gia tạo thành enzyme, acid amin, hoocmon và các thể miển dịch …Không có prôtêin cơ thể không tồn tại được.
Trong thịt heo chứa hầu hết các chất khoáng cần thiết cho cơ thể duy trì những hoạt động bình thường của các quá trình sống cân bằng áp suất thẩm thấu trong tế bào và mô…
Ngoài ra, thịt heo còn chứa nhiều loại vitamin: B1, B2, B6, PP..và các nguyên liệu khác.
Tóm lại, hai thành phần prôtêin và lipit của thịt chứa hàm lượng cao quyết định giá trị dinh dưỡng của thịt. Hơn nữa, mùi vị và màu sắc của thịt có tác dụng kích thích tiêu hoá. Do đó trong khẩu phần thức ăn hằng ngày thịt đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên cần lưu ý là không nên ăn quá nhiều lượng thịt trong một bữa ăn mà phải kèm theo các loại rau quả để giảm hàm lượng chất đạm tích tựu trong cơ thể sau khi ăn và tạo sự cân bằng cho cơ thể.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thịt
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt như điều kiện nuôi dưỡng, giới tính, tuổi giết thịt, giống loài nhưng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt sau quá trình giết mổ là quá trình vận chuyển, tồn trữ và giết mổ.
3.1. Quá trình vận chuyển
Tránh tác động môi trường làm cho con vật hoảng sợ, căn thẳng thần kinh, gây tiêu hao các chất dự trữ.
Hạn chế va chạm cơ học.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho con vật.
3.2. Tồn trữ
Tránh các chất cặn bã và thức ăn thừa nhiễm vào súc thịt sau khi giết mổ con vật.
Cho uống nước đầy đủ, không làm giảm trọng lượng thịt.
Cho thú nghĩ ngơi đúng thời gian.
3.3. Giết mổ
Nếu thời gian lấy máu dài, tim suy yếu, máu ngưng chảy, thịt bị thâm và có mùi vị xấu.
Ngoài những yếu tố trên, phẩm chất thịt của con vật còn phụ thụôc nhiều vào môi trường, bệnh lý và các thuốc điều trị bệnh các hóa chất lạ có trong thức ăn.
4. Những biến đổi sinh hoá sau khi giết mổ
Gồm các giai đoạn:
Tươi nóng
Tê cứng
Chín tới
Thối rửa
4.1. Giai đoạn tươi nóng
Thịt được lấy từ con vật vừa giết mổ xong
Thịt còn nóng, mềm
Khả năng liên kết với nước là cao nhất
Mùi vị thể hiện chưa rõ ràng
4.2. Giai đoạn tê cứng
Xảy ra quá trình phân giải:
Glycogen ® acid lactic
ATP ® ADP
Có sự kết hợp của actin và miosin
Đặc trưng của giai đoạn tê cứng:
Có sự mất tính đàn hồi, có sự co ngắn của mô cơ
+ ATP giảm: ATP ADP + H3PO4
+ pH giảm
Dưới tác dụng của nhiệt trong quá trình chế biến: thịt rắn, không mùi, không vị đặc trưng, nước luộc đục.
Quá trình tê cứng phụ thuộc vào trạng thái con vật trước khi giết mổ, nhiệt độ bảo quản, loài và giới tính.
Tê cứng thường xảy ra ở những nơi có nhiều cơ bắp, gân, dây chằng.
4.3. Giai đoạn chín tới
Là tập hợp những biến đổi về tiêu chuẩn lý, hóa ® làm thịt có những biểu hiện tốt về mùi, vị, thịt mềm dễ tiêu hóa.
Phụ thuộc vào nhiệt độ, môi trường bảo quản, trạng thái trước khi giết mổ, giống, tuổi.
Nhiệt độ 1÷ 20C thời gian chín tới hoàn toàn khoảng 10 ÷ 14 ngày
Nhiệt độ 10 ÷ 150C khoảng 4 ÷ 5 ngày
Nhiệt độ 10 ÷ 200C khoảng 3 ngày
Đặc trưng của quá trình:
Thịt mềm từ từ, tích tụ mùi thơm
Khi luộc thịt mềm, màu sáng, nước luộc trong
Actomyosin chuyển thành actin và miosin
4.4. Giai đoạn thối rửa
Nếu thịt không bảo quản và chế biến tốt thì thịt sẽ bị ôi và thối rửa do vi sinh vật, các quá trình thoái hóa khác nhau, xúc tiến việc phân hủy các hợp chất: lipit, protid tạo ra sản phẩm NH3, H2S, idol, scatol…
Đặc trưng của thối rửa:
Xuất hiện niêm mạc dịch trên thịt
Mùi từ từ kém thơm ® thối, khó chịu
Có màu nâu ® màu xám xanh
Nước luộc đục, nhớt
5. Các dạng hư hỏng thịt
5.1. Hư hỏng trong điều kiện hiếu khí
5.1.1. Sinh nhớt trên bề mặt thịt
Thường xảy ra khi bảo quản thịt trong điều kiện bảo quản thịt lạnh trong điều kiện độ ẩm không khí cao, chủ yếu do hoạt động của nhiều loại vi khuẩn như Micrococcus albus, M.candidus, Staphylococcus aureus, E.coli, Bacilus Subtilis…
5.1.2. Thịt bị mốc
Các loài nấm mốc như Mucor, Penicillium, Aspergillus … phát triển trên bề mặt. Thịt bị mốc có mùi ngáy khó chịu và dần bị thay đổi sắc tố, mùi chua và hư hỏng.
5.1.3. Thịt phát quang
Hiện tượng này thường thấy khi thịt được bảo quản chung với cá, trên bề mặt thịt có vi khuẩn Photobacterium. Thịt phát quang không kèm theo quá trình thối rửa.
Thịt có những vết màu trên bề mặt
Do hoạt động của vi khuẩn hiếu khí trên bề mặt thịt sẽ xuất hiện các vết màu khác nhau:
Bacterium prodigiosum: thịt có các vết đỏ
Psedomonas pyocyanes: tạo vết xanh
Psedomonas fluoresens: tạo vết xanh lục
Chromobacterium: tạo vết xám nhạt, nâu đen
Micrococcus: tạo vết màu vàng
Khi mỡ bị ôi và xuất hiện peroxit thì màu vàng sẽ biến thành màu xám tối và sau đó trở nên tím nhạt, xanh. Nếu thịt vẫn có mùi bình thường và không thấy các chất có độc tố thì chỉ cần tẩy sạch các vết màu thì vẫn có thể sử dụng được bình thường.
5.1.3. Sự thối rửa thịt
Vi khuẩn gây thối rửa phát triển và hoạt động mạnh trên bề mặt thịt. Những vi khuẩn này có hoạt tính proteaza cao, chúng tiết ra các enzim proteaza làm phân giải protein tới các sản phẩm có mùi ôi thối như NH3, indol, scatol, mercaptan.
Thịt của con vật bệnh và mệt yếu dễ bị thối rửa. Các vi khuẩn gây thối rửa hiếu khí chủ yếu là Bacillus subtilis, Proteus valgaris, Bacillus magatherium …
Quá trình thối rửa bắt đầu từ bề ngoài của thịt dần dần sẽ ăn sâu vào trong, quá trình này xảy ra theo ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: bề mặt thịt xuất hiện các khuẩn lạc của vi sinh vật hiếu khí, tuy nhiên sự thay đổi về cảm quan của thịt chưa được rõ ràng.
Giai đoạn 2: thấy rõ các khuẩn lạc và bề mặt thịt mềm, thịt bị thay đổi màu sắc, mùi, vị, phản ứng của thịt ngã sang kiềm nhưng chất lượng bên trong thịt vẫn tốt.
Giai đoạn 3: vi khuẩn phát triển mạnh làm các mô liên kết bị đứt và protein bị phân hủy mạnh.
5.2. Hư hỏng trong điều kiện yếm khí
5.2.1. Thịt bị chua
Do vi khuẩn lên men lactic, nấm men, thịt tự phân giải do enzyme hiện có. Thịt có nhiều glycogen dễ bị lên men chua tạo ra nhiều acid lactic, acid axetic, acid formic, acid succinic…
Thịt bị chua, có màu xám và có múi khó chịu hiện tượng này báo hiệu thịt sắp bị thối.
5.2.2. Thịt bị thối rửa
Do các vi sinh vật yếm khí phát triển gây ra, chúng nhiễm từ thịt từ đường ruột. Quá trình này xảy ra tương tự như quá trình hiếu khí theo trình tự các sản phẩm phân hủy. Sự thối rửa thịt cũng như các sản phẩm giàu protein khác còn gọi là sự lên men thối, sản phẩm của quá trình này là NH3, các acid béo, các chất có mùi thối khó chịu làm ô nhiễm môi trường sống.
6. Bảo quản thịt
6.1. Bảo quản thịt bằng phương pháp xử lý lạnh
Sau khi giết mổ, số thịt không sử dụng ngay phải đưa vào bảo quản lạnh để kéo dài thời gian sử dụng. Bảo quản lạnh tiến hành theo phương pháp: bảo quản lạnh mát, bảo quản lạnh đông.
6.1.1. Bảo quản lạnh mát
Được tiến hành không thấp hơn nhiệt độ đông của thịt -1 ÷ 50C. Ở nhiệt độ lạnh mát chỉ hạn chế sự phát triển của vi sinh vật và các men do vi sinh vật tạo ra làm hỏng thịt. Vì vậy, kéo dài thời gian bảo quản không lâu.
Bảng 4. Bảo quản thịt ở nhiệt độ lạnh mát
Loại thịt
Nhiệt độ( 0C)
Độ ẩm không khí( %)
Thời gian
Thịt lợn
-1.5 ÷ 0
85 ÷ 90
1 – 2 tuần
Thịt bò
-1.5 ÷ 0
90
4 – 5 tuần
Thịt bê
-1.5 ÷ 0
90
1 – 3 tuần
Thịt gia cầm
-1.5 ÷ 0
90
7 – 10 tuần
Bảo quản lạnh mát được tiến hành ở trạng thái treo, miếng thịt không to, bò 1/4, lợn 1/2 – 1/4, bê 1/2 – 1/4 con, gà vịt cả con cổ treo lên trên. Bốn phía miếng thịt được tiếp xúc với không khí. Thịt đưa vào bảo quản lạnh mát phải khô nước trên bề mặt, nếu cần dùng khăn lau khô hết nước. Thời gian bảo quản lạnh mát cũng là thời gian để thịt ổn định chất lượng sau khi giết mổ.
6.1.2. Bảo quản lạnh đông
Thịt được bảo quản ở các kho lạnh công nghiệp. Thường áp dụng nhiệt độ bảo quản từ -100C đến -300C. Ở nhiệt độ này, sự phát triển của vi sinh vật bị hạn chế đến mức không đủ khả năng làm hỏng thịt. Thịt đưa vào lạnh đông phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Thời gian làm lạnh đông ở nhiệt độ không khí kho lạnh từ -250C đến -300C khoảng 18 giờ. Có thể để 1/2 con hay nhỏ hơn hoặc xếp trong hộp carton cả con như gia cầm nhưng phải đảm bảo thời gian làm lạnh như đã nói trên. Trường hợp những con lợn to như cả con lợn hay 1/2 con bò nên treo làm đông, khi đạt nhiệt độ mới xếp lên tầng sàn.
Phương pháp lạnh đông thường ít được sử dụng vì làm giảm chất lượng của thực phẩm, không hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên do tính chất thời vụ của dự trữ và giết mổ gia súc buộc phải làm lạnh đông thịt để bảo quản lâu dài.
6.2. Bảo quản thịt bằng phương pháp ướp muối
Ướp muối thịt là phương pháp cổ truyền được sử dụng nhiều trong dân gian. Có thể ướp kéo dài từ vài ngày đến vài tuần hoặc ướp thời gian ngắn( vài giờ). Có thể ướp muối khô hoặc ướp muối ướt hoặc có thể kết hợp ướp muối với bảo quản lạnh để kéo dài thời gian bảo quản.
Nguyên liệu dùng để ướp muối là NaCl, chất phụ gia( natrinitrat, natrinitric, kalinitrat, kalinitric), các chất gia vị như hồ quế, tỏi, gừng…
Tác dụng của muối ăn là làm cho thịt mặn, nâng cao tính chất bền vững của sản phẩm khi bảo quản, tạo áp suất thẩm thấu và giảm độ ẩm của sản phẩm, giảm tỷ lệ oxy hóa trong môi trường và làm ức chế các vi sinh vật hiếu khí.
Trong quá trình ướp muối thường xảy ra một số hiện tượng làm giảm chất lượng của sản phẩm như sự mất nước, mất một số protein tan trong thịt. Mức độ ngấm muối phụ thuộc vào tính chất của thịt, nồng độ muối, nhiệt độ và thời gian ướp muối. Thịt nạc thường ngấm nhanh hơn thịt mỡ.
7. Chỉ tiêu chất lượng thịt.
Bảng 5. Chỉ tiêu xác định thịt tươi và thịt ôi
STT
Chỉ tiêu
Thịt tươi
Thịt kém tươi, ôi
1
Trạng tháibề ngòai
Màng ngoài khô.
Mỡ có màu sắc, độ rắn, màu bình thường.
Gân trong, độ đàn hồi bình thường.
Mặt khớp láng vào trong.
Dịch họat trong.
Nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt.
Mỡ màu tối, độ rắn giảm sút, mùi vị ôi.
Gân kém trong và kém đàn hồi.
Mặt khớp có nhiều nhớt.
Dịch họat đục.
2
Chỗ vết
cắt
Màu sắc bình thường, sáng
Màu sắc tối hơn trước.
3
Độ rắn
chắc và độ
đàn hồi
Rắn chắc, độ đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm không để lại dấu vết gì khi lấy ngón tay ra.
Thịt kém tươi: khi ấn ngón tay có để lại vết nhẹ, nhưng trở lại bình thường nhanh chóng.
Thịt ôi: khi ấn ngón tay vết lõm tạo thành không trở lại bình thường được.
4
Tủy
Tủy thịt tươi bám chặt vào thành ống tủy, màu trong.
Tủy rơi ra khỏi ống tủy, mùi ôi, màu sắc tối hoặc hơi nâu.
5
Nước canh
đun sôi để
lắng
Nước canh trong, mùi vị thơm ngon, trên mặt có một lớp mỡ to.
Thịt kém tươi: nước canh đục, mùi vị ôi, trên mặt có một lớp mỡ tách thành những lớp mỡ nhỏ khó tập trung thành lớp mỡ lớn.
Thịt ôi: nước canh đục, mùi vị ôi, bẩn, hầu như không còn vết mỡ nữa.
6
Phản ứng giấy quỳ
Acid
Kiềm
7
pH thịt
5.3 ÷ 6.0
6.5 trở lên.
8
Hàm lượng NH3
8 ÷ 18 mg/100g thịt.
Thịt kém tươi : 20 ÷ 45 mg/100g thịt.
Thịt ôi : trên 45mg/100g thịt.
II. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU THỊT TƯƠI
Nguyên liệu thịt tươi
Kiểm soát vệ sinh thú y
Đánh giá cảm quan
Trạng thái
Có độ đàn hồi cao
Vết cắt mộng nước nhưng không rỉ dịch
Mở phải có độ rắn chắc
Bề mặt khô sạch, không dính lông, tạp chất và không nhớt
Thịt mỡ không sót xương, gân, da và các vật thể lạ
Màu sắc
Thịt có màu sáng, không tụ huyết
Mỡ thú có màu từ trắng đến hồng
Mùi, vị: không có mùi ôi, khét, mùi gắt dầu.
Chỉ tiêu hóa sinh( TCVN 7046 : 2002)
pH= 5.5 ÷ 6.2
NH3 < 35 mg/ 100g thịt
Phản ứng H2S âm tính
+ Độ trong của nước luộc thịt cho phép hơi đục khi phản ứng với CuSO4
Chỉ tiêu vi sinh
Tổng số vi sinh vật hiếu khí 106 KL/ g
E. Coli 102 con/ g
Samonella 0 vk/ g
B. cereus 102 vk/ g
Clostridium perfringens 0 vk/ g
Clostridium botulinum 0 vk/ g
Trạng thái lạnh đông VIỆT NAM( TCVN 4377 – 1993)
2.1. Trạng thái lạnh đông
Bên ngoài: vuông vắn, đông cứng, lạnh không dính tay
Bề mặt khô, khi gõ có tiếng vang
Ít tuyết mỏng trên bề mặt
Bên trong: màu hồng tươi đặc trưng của thịt, chen lẫn màu trắng đục như sữa.
2.2. Trạng thái tan giá
Thịt dai, có tính đàn hồi, khi ấn ngón tay không để dấu lúng trên bề mặt, vết lúng mất đi từ từ
Mỡ mềm, định hình
III. CÁC GIA VỊ, PHỤ GIA
1. Đường
Hình 1. Đường
Đường được sử dụng trong chế biến là đường saccaroza. Đây là một disaccarit. Đường có tác dụng tạo vị ngọt cho sản phẩm, làm dịu vị muối, làm mềm thịt. Ngoài ra đường còn là chất phụ gia làm giảm hoạt tính của nước. Đường còn kết hợp với muối làm tăng áp suất thẩm thấu, kìm hãm hoạt động của một số vi sinh vật khi bảo quản.
Các loại đường khi sử dụng phải khô, tinh thể đồng nhất và phải tan hoàn toàn trong nước.
Giữ cho nitrit khỏi bị oxy hóa thành nitrat, nghĩa là giữ cho thịt không bị mất màu hồng.
Liên kết với nước bằng liên kết hydro, biến nước tự do thành nước liên kết góp phần làm giảm hoạt tính của nước, ức chế sự phát triển của vi sinh vật.
Đường được sử dụng nhiều trong sản xuất và chế biến thực phẩm nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, tạo năng lượng cho cơ thể họat động, đường còn tạo vị ngọt cho sản phẩm, làm dịu vị mặn của muối, đồng thời làm tăng sự tạo màu cho sản phẩm khi qua chế biến nhiệt.
ó Yêu cầu của đường trong chế biến :
Tinh thể đường tương đối đồng đều, trắng óng ánh, tơi khô, không vón cục, không lẫn tạp chất.
Khi pha vào nước cất tạo dung dịch trong suốt.
2. Muối
Muối được thêm vào trong thực phẩm với mục đích làm gia vị hay bảo quản sản phẩm, tạo vị mặn, nâng cao tính bền vững cho sản phẩm.
Hình 2. Muối
Muối có khả năng sát khuẩn, sát trùng, làm thay đổi áp suất thẩm thấu của vi sinh vật, làm biến tính protein và enzyme của chúng.
ó Yêu cầu của muối trong chế biến :
Màu sắc : trắng hoặc trắng trong, đồng nhất.
Mùi vị : không mùi, vị mặn đặc trưng của muối.
3. Sorbitol
Công thức hóa học C6H14O6.
Tác dụng : làm bóng, tạo dai, tăng vị ngọt.
IV. NGUYÊN LIỆU BỔ SUNG
1. Tỏi
Tên khoa học là Allium Sativum L, cao khỏang 60cm, mọc hàng năm, lá dẹp và dày, thân củ chia nhiều múi nhỏ gọi là múi tỏi hay tép tỏi.
Hình 3. Tỏi
Tỏi được dùng trong bữa ăn hằng ngày của gia đình, các quá trình ướp khử mùi.
Tỏi có vị cay, thơm dịu, nâng cao được tính cảm quan của sản phẩm.
Tỏi còn có khả năng kích thích tiêu hóa và có tính kháng sinh.
ó Yêu cầu của tỏi trong chế biến :
Củ tỏi còn tươi, tép to, đều. Các củ tỏi phải còn ở trạng thái nguyên vẹn, không dập nát, không bị rời khỏi củ. không bị sâu mọt, không bị mốc, sạch sẽ, không bị lẫn đất cát, có mùi thơm đặt trưng.
2. Ớt
Ớt có tên khoa học là Capusicum frutescens L.
Ớt là gia vị rất được chú trong trong các bưa ăn. Dựa vào hình dáng mà ớt được chia thành nhiều lọai : ớt dài, ớt tròn..
Hình 4. Ớt
Thành phần tạo vị cay quan trọng trong ớt là capsisina, capsaisine, capsanthiac chiếm khoảng 12.5%.
ó Yêu cầu của ớt trong chế biến :
Ớt phải còn tươi không bị sâu héo, dập nát. Có màu đỏ tươi, có vị cay đặc trưng.
3. Hạt điều
Hạt điều được sử dụng để tạo màu cho nguyên liệu trong quá trình ướp, tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
Hình 5. Hạt điều
ó Yêu cầu của hạt điều trong chế biến :
Có màu sắc đặc trưng từ đỏ tươi đến đỏ sậm. Hạt điều phải rắn chắc, không bị sâu bệnh, mốc mọt.
4. Tiêu
Hình 6. Tiêu
Hạt tiêu có vị cay nồng, có mùi thơm đặc biệt. Tiêu được sử dụng làm gia vị cho các món ăn, trong công nghiệp chế biến tạo cho món ăn có hương vị hấp dẫn. Ngoài ra, tiêu còn dùng để khử mùi tanh của các loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt rừng, cua, …
ó Yêu cầu của tiêu trong chế biến :
Không bị sâu mọc, không bị nấm mốc, không lẫn đất, cát. Vị cay nồng tự nhiên, mùi thơm đặc trưng, không có mùi mốc, vị lạ.
5. Mè
Công dụng của mè: tạo độ béo cho sản phẩm, tăng cảm quan.
ó Yêu cầu của tiêu trong chế biến :
Hình 7. Mè
Không vón cục, không có tạp chất, không bị sâu mọt, không bị nấm mốc, có màu vàng đặc trưng của mè, không có mùi mốc, vị lạ.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẤY
Nguyên liệu thịt thường có chứa nhiều nước vì vậy để tách nước trong thịt nhằm kéo dài thời gian bảo quản được lâu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thông thường có 2 phương pháp sấy khô nguyên liệu: phương pháp tự nhiên và phương pháp nhân tạo.
Chúng tôi chọn phương pháp sấy nhân tạo để thực hành trong phòng thí nghiệm: phương pháp này làm khô nguyên liệu bằng các tác nhân và thiết bị sấy. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất hiện nay. Có thể dùng các tác nhân sấy như: không khí nóng, hơi nước quá nhiệt, khói lò, …
Bản chất của quá trình sấy này là sự bốc hơi nước của sản phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ làm cho sản phẩm đươc sấy khô.
Tuy nhiên, sấy là một quá trình không ổn định, độ ẩm của vật liệu thay đổi theo không gian và thời gian.
Hiện nay, có nhiều phương pháp sấy như: sấy chân không, sấy thăng hoa, sấy đối lưu…
Ưu điểm:
Rút ngắn thời gian sấy
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Không phụ thuộc vào thời tiết
Nhươc điểm: chi phí cao.
VI. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẤY
6.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí
Trong cùng điều kiện về độ ẩm, không khí và tốc độ gió… nếu nâng cao nhiệt độ sấy thì thời gian sấy càng nhanh, nhưng tăng nhiệt độ cũng trong khỏang giới hạn phù hợp. Nếu nhiệt độ sấy cao sẽ làm cho nước bên trong thực phẩm khó thoát ra bên ngoài làm giảm chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá thấp thì thời gian sấy kéo dài, tốc độ khô chậm lại ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm như: thịt không khô dễ bị vi sinh vật và nấm men, nấm mốc tấn công làm hư hỏng sản phẩm. Do đó phải chọn nhiệt độ sấy thích hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
6.2. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Khả năng làm khô sản phẩm cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm của không khí. Độ ẩm của không khí càng thấp thì khả năng hút ẩm của nguyên liệu càng cao dẫn đến sản phẩm được làm khô càng nhanh.
Độ ẩm của môi trường không khí lớn hơn 65 % thì tốc độ làm khô chậm lại rõ rệt, còn độ ẩm môi trường không khí 80% thì không những quá trình làm khô ngưng lại mà còn xảy ra hiện tượng nguyên liệu sẽ hút ẩm của không khí.
6.3 Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động không khí
Đây là nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình làm khô, tốc độ chuyển động không khí quá lớn hay quá nhỏ đều ảnh hưởng xấu đến quá trình sấy. Bởi vì tốc độ chuyển động của không khí quá lớn sẽ khó giữ được nhiệt lượng trên nguyên liệu, còn tốc độ chuyển động của không khí quá nhỏ sẽ làm chậm quá trình sấy dẫn đến sản phẩm bị hư hỏng xuất hiện men, mốc …
6.4. Ảnh hưởng của bản chất nguyên liệu
Mỗi loại nguyên liệu khác nhau thì bản chất của chúng cũng khác nhau hoàn toàn. Vì vậy, phải chọn nhiệt độ và thời gian sấy thích hợp.
Các dạng liên kết của nguyên liệu có ảnh hưởng quá trình sấy khô sản phẩm. Vật có liên kết cơ lý thì dễ dàng tách nước ra khỏi sản phẩm.
Ngoài ra, bản chất của nguyên liệu còn phụ thuộc thành phần hóa học của nguyên liệu( nước, protein, chất khoáng, lipit …) tổ chức cấu trúc cơ thịt của nguyên liệu cũng ảnh hưởng đến tốc độ sấy khô.
VII. CÁC BIẾN ĐỔI CỦA NGUYÊN LIỆU XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH SẤY
7.1. Biến đổi vật lý
Có hiện tượng co thể tích, khối lượng nguyên liệu giảm xuống do mất nước. Có sự biến đổi cơ lý như: có hiện tượng biến dạng, hiện tượng co, …
7.2. Biến đổi hóa lý
Có hiện tượng khuếch tán ẩm: trong giai đoạn đầu của quá trình làm khô, ẩm khuếch tán từ bên ngoài vào trong vật liệu. Quá trình này được thực hiện bởi sự khuếch tán của không khí bên trong các mao quản.
7.3. Biến đổi hóa học
Tốc độ phản ứng hóa học có thể tăng lên do nhiệt độ vật liệu tăng như phản ứng phân hủy protein.
Ngoài ra, do hàm lượng nước giảm dần nên cũng có thể làm chậm đi tốc độ của một số phản ứng thủy phân.
7.4. Biến đổi sinh học
Trong giai đoạn đầu của quá trình làm khô nhiệt độ tăng dần và chậm, hàm ẩm chưa giảm nhiều, tạo điều kiện hoạt động tốt cho các hệ enzim gây ảnh hưởng xấu tới vật liệu. Đến giai đoạn sau do nhiệt độ tăng cao và hàm ẩm giảm dần nên hoạt động của các hệ enzim bị giảm.
Đối với vi sinh vật: quá trình sấy có thể tiêu diệt một số vi sinh vật tồn tại trên bề mặt vật liệu.
Về mặt dinh dưỡng: sản phẩm sấy khô thường giảm giá trị dinh dưỡng, độ tiêu hóa, calo tăng do giảm lượng ẩm. Vì thế, có thể sử dụng số lượng ít sản phẩm sấy khô mà vẫn đủ lượng calo. Đây là đặc tính ưu việt của sản phẩm sấy khô.
7.5. Biến đổi cảm quan
Màu sắc: sản phẩm sấy khô thường có màu sẫm, nâu đỏ do phản ứng caramen,…
Mùi: sản phẩm sau khi sấy khô thường bị mất mùi tự nhiên của nguyên liệu do bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, cũng có một số chất thơm mới hình thành.
Vị: trong quá trình sấy nước bị bay hơi nên độ ẩm giảm đi dẫn đến hàm lượng chất khô tăng, làm tăng nồng độ của sản phẩm.
Trạng thái: một số sản phẩm thường làm tăng tính đàn hồi, tính dai, giòn, sản phẩm bị co hoặc bị biến dạng trong quá trình sấy khô
VIII. BAO BÌ SẢN PHẨM
Bao bì có tác dụng bao gói sản phẩm giúp sản phẩm dễ bảo quản và vận chuyển.
Bao bì sử dụng trong thí nghiệm là loại bao bì Polyetylen.
ó Đặc điểm của bao bì:
Nhẹ, độ bền cơ học cao.
Khả năng ghép mí dễ dàng.
Chịu được nhiệt độ và áp suất cao.
Khả năng chống thấm khí, hơi nước, ánh nắng cao
Tính mền dẻo và tính linh động cao.
Dễ tái sinh
ó Yêu cầu khi sử dụng bao bì:
Phù hợp với sản phẩm.
Phải sạch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, không gây ngộ độc.
Phải kín, có tính chống thấm khí và hơi nước tốt.
Chịu nhiệt tốt ,dễ hàn, dán.
Khá trong suốt.
Bền trong môi trường kiềm và muối vô cơ.
Dễ in ấn trên bao bì.
I. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
1.1. Thời gian – địa điểm
Thời gian tiến hành thí nghiệm: từ ngày 15/11/210 đến ngày 14/12/2010.
Địa điểm: Phòng thí nghiệm Công Nghệ Thực Phẩm, phòng thí nghiệm Hóa Học Thực Phẩm của Trường Đại Học Tiền Giang.
1.2. Các thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm
Tủ sấy
Máy sấy ẩm nhanh
Cân kỹ thuật
Bộ soxhlet
Máy xay sinh tố
Thao, rổ, dao và các dụng cụ khác
1.3. Hóa chất sử dụng
Natribenzoat
Diethyl eter
H2SO4 đậm đặc
H2SO4 0.1N
CuSO4 tinh thể
K2SO4 tinh thể
NaOH 0.1N
Phenoltalein
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu quy trình nghiên cứu chế biến Khô Thịt Heo
* Sơ đồ quy trình chế biến khô thịt heo.
Thịt nạc
Cân
Hấp
Cân
Xé sợi
Ướp gia vị
Để ráo
Sấy
Cân
Bao gói
Thành phẩm
Hình 8. Sơ đồ quy trình chế biến khô thịt heo
2.1.2. Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu
Nguyên liệu dùng để chế biến phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm, từ con vật khỏe mạnh, không mắc bệnh. Thịt không lẫn các tạp chất lạ và bụi bẩn, có màu sắc tự nhiên từ đỏ hồng đến đỏ sáng, không có mùi ôi.
Rửa
Rửa bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất, một phần vi sinh vật bám trên bề mặt thịt.
Cân
Xác định trọng lượng của khối thịt, tính toán được hiệu suất thu hồi.
Hấp
Thịt sau khi cân sẽ được đem đi làm chín sơ bộ nhằm làm chín một phần nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn xé sợi, làm giảm bớt mùi tanh của thịt.
Cân
Định lượng thịt sau khi hấp để tính toán các thành phần gia vị thêm vào thịt, tính toán lượng tổn thất của thịt.
Xé sợi
Định hình các sớ thịt đồng đều về kích thước.
Ướp gia vị
Đây là công đoạn rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Ướp gia vị nhằm tạo cho sản phẩm có hương vị và màu sắc đặc trưng.
Làm ráo
Thịt sau khi ướp đem sắp ra các vỉ để ráo nhằm rút ngắn thời gian sấy.
Sấy
Nhằm làm chín nguyên liệu, tiêu diệt vi sinh vật, tạo mùi vị, cấu trúc đặc trưng cho sản phẩm.
Đóng gói
Giúp bảo quản sản phẩm, thuận tiện trong việc phân phối, vận chuyển, tránh tác hại của vi sinh vật. Đóng gói bằng bao bì plastic.
Thành phẩm
Sản phẩm sau khi đóng gói đem bảo quản, kiểm tra.
I ] Khảo sát thời gian làm chín thịt sơ bộ trước khi xé sợi :
Mục đích
Chọn phương pháp chế biến để sản phẩm có giá trị cảm quan tốt nhất.
Bố trí thí nghiệm
Thịt nạc thăn
Rửa sạch
Cân
Hấp
T1
T2
T3
Tiến hành đánh giá cảm quan
Tìm ra thời gian làm chín thịt
Hình 9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Với các thời gian làm chín :
T1: 8 phút
T2 : 10 phút
T3: 12 phút
c. Tiến hành thí nghiệm
Trong thí nghiệm này ta tiến hành đánh dấu mẫu và khảo sát các thời gian làm chín thịt khác nhau ảnh hưởng đến trạng thái, cấu trúc của sản phẩm.
Bảng 6. Chỉ tiêu đánh giá cảm quan thời gian làm chín thịt.
STT
Bậc đánh giá
Chỉ tiêu cảm quan
1
1
Cấu trúc thịt dai, thịt chín đều, màu sáng đẹp, đều.
2
2
Cấu trúc thịt tương đối dai, màu đẹp.
3
3
Cấu trúc thịt không dai lắm, màu sắc của sản phẩm không đồng đều.
4
4
Cấu trúc thịt hơi cứng hoặc hơi mềm.
5
5
Thịt còn tái hoặc quá chín, cấu trúc thịt quá cứng hoặc quá bỡ.
6
6
Hình thái của sản phẩm bị hỏng.
II] Khảo sát thành phần gia vị - phụ gia bổ sung vào dung dịch ướp.
Ở thí nghiệm này chúng tôi thực hiện cố định các nồng độ gia vị, phụ gia ít ảnh hưởng đến hương vị sản phẩm như:
Ngũ vị hương : 0.7%
Tỏi : 3.2%
Rượu : 8.1%
Mè: 10%
Sorbitol : 7.7%
Hạt điều : 6 %
Tiến hành khảo sát để tìm ra các nồng độ đường, muối thích hợp để tạo ra
sản phẩm có giá trị cảm quan tốt nhất.
Bảng 7. Các khoảng nồng độ đường, muối cần khảo sát.
STT
Gia vị
Khoảng nồng độ khảo sát (%)
1
Đường
30 ÷ 36
2
Muối
2 ÷ 4
Thịt nạc thăn
Bố trí thí nghiệm :
Ướp gia vị
m3
m1
m2
m3
m1
m2
m3
m1
Tiến hành đánh giá cảm quan
Thành phẩm
m2
Để ráo
Rửa sạch
Cân
Cân
Hấp
……
Xé sợi
D1
D2
D3
Tìm ra nồng độ đường, muối thích hợp
Hình 10. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
Với các nồng độ của :
Đường : Muối :
D1: 30% m1: 2%
D2: 33% m2: 3%
D3: 36% m3: 4%
b. Tiến hành thí nghiệm :
Với kết quả thí nghiệm I, chúng tôi tiếp tục tiến hành thí nghiệm này như sau: cố định nồng độ tiêu, tỏi, rượu, sorbitol, mè, ngũ vị hương khi ướp và thay đổi nồng độ các chất đường, muối. Sau khi khảo sát tiến hành đánh giá cảm quan sản phẩm sau khi sấy chúng tôi chọn các nồng độ đường, muối thích hợp.
Bảng 8. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảm quan nồng độ đường, muối.
STT
Bậc đánh giá
Chỉ tiêu cảm quan
1
1
Vị mặn ngọt hài hòa, ngon, vừa ăn
2
2
Vị mặn ngọt
3
3
Vị mặn ngọt kém hài hòa
4
4
Ít ngọt hoặc ít mặn
5
5
Rất ngọt hoặc rất mặn
6
6
Có vị lạ
III ] Khảo sát thời gian và nhiệt độ sấy thịt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Mục đích
Khảo sát thời gian và nhiệt độ sấy nhằm tìm ra thời gian và nhiệt độ sấy thích hợp vừa đảm bảo cho sản phẩm chín hoàn toàn và tạo giá trị cảm quan tốt nhất.
Sấy
Để ráo
G1
G2
G3
t1
t3
t2
t1
t3
t2
t1
t3
t2
Cân
Bao gói
Thành phẩm
Thịt nạc thăn
Rửa sạch
Cân
Hấp
Cân
Xé sợi
Ướp gia vị
Tiến hành đánh giá cảm quan
Bố trí thí nghiệm
Tìm ra nồng độ đường, muối thích hợp
Hình 11. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3
Với nhiệt độ sấy: Thời gian sấy:
G1 : 600C t1: 3 giờ 15 phút
G2 : 650C t2: 3 giờ 45 phút
G3 : 700C t3: 4 giờ 15 phút
c . Tiến hành thí nghiệm
Với kết quả thí nghiệm I, II chúng tôi tiếp tục tiến hành thí nghiệm này như sau: thực hành sấy sản phẩm ở các nhiệt độ và thời gian sấy khác nhau. Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan chọn nhiệt độ và thời gian sấy thích hợp.
Bảng 9. Bảng chi tiêu đánh giá cảm quan sản phẩm với nhiệt độ và thời gian sấy khác nhau.
STT
Bậc đánh giá
Chỉ tiêu cảm quan
1
1
Cấu trúc dai, bề mặt sản phẩm khô ráo, màu sáng đẹp.
2
2
Cấu trúc dai, bề mặt khô màu đẹp.
3
3
Cấu trúc hơi cứng hoặc hơi mềm, bề mặt hơi ẩm hoặc hơi khô.
4
4
Cấu trúc cứng hoặc mềm, bề mặt ẩm ướt hoặc khô ráo.
5
5
Cấu trúc quá cứng hoặc quá mềm sản phẩm nát vụn nhiều.
6
6
Biểu hiện sản phẩm hư hỏng.
2.2. Phương pháp phân tích nguyên liệu và sản phẩm
Bảng 10. Các phương pháp phân tích thành phần nguyên liệu và chất lượng sản phẩm
STT
Chỉ tiêu
Phương pháp
1
Xác định hàm lượng lipit trong nguyên liệu
Phụ lục 1
2
Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô
Phụ lục 2
3
Xác định hàm lượng đạm trong nguyên liệu bằng phương pháp Micro – Kjendahl
Phụ lục 3
4
Kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật hiếu khí
Phụ lục 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Kết quả lựa chọn thời gian hấp
Bảng 11. Bảng điểm cảm quan lựa chọn thời gian hấp
Thời gian
Điểm của các thành viên
Tổng điểm
Điểm trung bình
1
2
3
4
5
t= 8 phút
3
3
3
2
3
14
2.8
t= 10 phút
4
4
5
4
5
22
4.4
t= 12 phút
3
4
3
4
4
18
3.6
Sau khi so sánh giữa các thời gian hấp khác nhau chúng tôi nhận thấy mẫu T1 (thời gian hấp 8 phút) thịt chín đều, còn mùi tanh, khó xé sợi, sản phẩm sau khi sấy có màu vàng sáng không đều; với mẫu T3 (thời gian hấp 12 phút ) thịt chín, sớ thịt se lại, thịt ít thấm gia vị. Cuối cùng chúng tôi chọn mẫu T2 (với thời gian hấp 10 phút) cho sản phẩm có giá trị cảm quan tốt nhất.
Kết quả khảo sát nồng độ gia vị phụ giá từ hội đồng đánh giá
Bảng 12. Đánh giá cảm quan nồng độ đường, muối (tự đánh giá trong quá trình thí nghiệm)
STT
Mẫu
Đánh giá cảm quan
1
D1m1
Ít ngọt, mặn rất ít
2
D1m2
Hơi ngọt, mặn ít
3
D1m3
Hơi ngọt, mặn vừa
4
D2m1
Ngọt, mặn rất ít
5
D2m2
Có vị ngọt, mặn hài hòa vừa ăn
6
D2m3
Ngọt, mặn vừa
7
D3m1
Rất ngọt, không mặn
8
D3m2
Rất ngọt, hơi mặn
9
D3m3
Rất ngọt, mặn ít
Nhận xét :
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm trên chúng tôi tiến hành đánh giá cảm quan trên 9 mẫu và lựa chọn ra 4 mẫu gần đạt yêu cầu. Sau đó cho đánh giá cảm quan để tìm ra mẫu có giá trị cảm quan tốt.
Bảng 13. Điểm đánh giá cảm quan nồng độ đường, muối( hội đồng đánh giá 9 thành viên)
STT
Thành viên
Mẫu
D1m1
D1m2
D1m3
D2m1
D2m2
D2m3
D3m1
D3m2
D3m3
1
1
1
1
4
3
4
3
1
1
1
2
2
4
4
1
5
5
3
3
3
3
3
3
3
3
3
4
4
3
2
4
4
4
4
2
3
3
4
4
2
2
3
1
5
5
1
4
3
3
5
3
3
3
3
6
6
3
3
3
4
5
2
3
4
4
7
7
2
3
4
4
3
3
3
4
3
8
8
2
2
2
3
4
2
4
2
3
9
9
2
3
4
3
4
2
2
3
3
Tổng
20
26
27
33
38
23
23
27
25
Trung bình
2.22
2.88
3.00
3.66
4.22
2.55
2.55
3.00
2.77
Bảng 14. Kết quả đánh giá cảm quan nồng độ đường, muối( hội đồng đánh giá 9 thành viên)
STT
Mẫu
Điểm trung bình
1
D1m1
2.22
2
D1m2
2.88
3
D1m3
3.00
4
D2m1
3.66
5
D2m2
4.22
6
D2m3
2.55
7
D3m1
2.55
8
D3m2
3.00
9
D3m3
2.77
Nhận xét :
Qua kết quả đánh giá cảm quan 9 mẫu trên, chúng tôi nhận thấy mẫu D1m3; D2m1; D2m2; D3m2 được yêu thích nhất nên chúng tôi quyết định lấy 4 mẫu này cho đánh giá cảm quan lại lần hai để tìm ra mẫu có giá trị cảm quan tốt nhất.
Bảng 15. Điểm đánh giá cảm quan nồng độ đường, muối ( hội đồng đánh giá 7 thành viên )
STT
Thành viên
Mẫu
D1m3
D2m1
D2m2
D3m2
1
1
3
3
4
3
2
2
4
4
5
4
3
3
5
4
5
5
4
4
3
4
5
4
5
5
3
3
4
5
6
6
3
2
4
2
7
7
2
3
3
4
Tổng
23
23
30
27
Trung bình
3.2
3.2
4.2
3.8
Bảng 16: Kết quả đánh giá cảm quan đường, muối ( hội đồng đánh giá 7 thành viên )
STT
Mẫu
Điểm trung bình
1
D1m3
3.2
2
D2m1
3.2
3
D2m2
4.2
4
D3m2
3.8
Nhận xét :
Sau khi tiến hành đánh giá cảm quan với hội đồng đánh giá 7 thành viên theo phương pháp cho điểm. Chúng tôi thống kê các kết quả, nhận thấy có sự khác biệt giữa các mẫu trong đó mẫu D2m2( đường 33%, muối 3%) được thích nhất nên chúng tôi quyết định chọn nồng độ đường, muối ở mẫu này để tiến hành thí nghiệm.
III ] Kết quả khảo sát công đoạn sấy
Bảng 17. Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm với thời gian sấy và nhiệt độ khác nhau ( tự đánh giá trong quá trình thí nghiệm)
STT
Mẫu
Đánh giá cảm quan
1
G1t1
Sản phẩm ướt, cấu trúc mềm, dính, còn hơi tái
2
G1t2
Sản phẩm còn hơi ướt, cấu trúc mềm, màu sậm
3
G1t3
Bề mặt sản phẩm hơi ướt, cấu trúc hơi dai, màu đẹp
4
G2t1
Sản phẩm ướt, dính nhiều, không dai, màu sậm
5
G2t2
Bề mặt sản phẩm khô, cấu trúc dai, màu hơi nhạt
6
G2t3
Bề mặt sản phẩm khô ráo, cấu trúc dai, vừa ăn, màu sáng đẹp
7
G3t1
Sản phẩm khô, cấu trúc dai, màu nhạt
8
G3t2
Bề mặt sản phẩm khô ráo, cấu trúc giòn, màu sáng
9
G3t3
Sản phẩm quá khô, dễ nát vụn, độ ẩm thấp
Nhận xét :
Trong quá trình thí nghiệm trên, chúng tôi tiến hành đánh giá cảm quan trên 9 mẫu và lựa chọn ra mẫu đạt yêu cầu nhất để tiến hành thí nghiệm.
Bảng 18. Điểm đánh giá cảm quan sản phẩm với thời gian sấy và nhiệt độ khác nhau ( hội đồng đánh giá 7 thành viên)
STT
Thành viên
Mẫu
G1t1
G1t2
G1t3
G2t1
G2t2
G2t3
G3t1
G3t2
G3t3
1
1
1
2
2
3
2
4
2
3
2
2
2
3
3
3
2
2
3
3
3
3
3
3
2
3
3
3
2
4
2
2
3
4
4
2
3
2
3
3
4
2
2
2
5
5
2
3
3
2
3
5
2
3
3
6
6
2
3
3
3
2
4
3
2
3
7
7
3
3
3
3
2
3
2
3
2
Tổng
15
20
19
19
16
27
16
18
18
Trung bình
2.14
2.86
2.71
2.71
2.28
3.86
2.29
2.57
2.57
Bảng 19. Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm với thời gian sấy và nhiệt độ khác nhau ( hội đồng đánh giá 7 thành viên)
STT
Mẫu
Điểm trung bình
1
G1t1
2.14
2
G1t2
2.86
3
G1t3
2.71
4
G2t1
2.71
5
G2t2
2.28
6
G2t3
3.86
7
G3t1
2.29
8
G3t2
2.57
9
G3t3
2.57
Nhận xét :
Sau khi tiến hành đánh giá cảm quan với hội đồng giá với 7 thành viên theo phương pháp cho điểm, chúng tôi thống kê lại các kết quả nhận thấy có sự khác biệt giữa các mẫu, trong đó mẫu G2t3 ( nhiệt độ 650C, thời gian 4 giờ 15 phút) được đánh giá cao hơn các mẫu khác. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn nhiệt độ và thời gian sấy để tiến hành các thí nghiệm sau.
Bảng 20. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảm quan sản phẩm.
STT
Tên
Chỉ tiêu
Điểm chưa có trọng lượng
Yêu cầu
1
Màu sắc
5
Màu vàng sậm đặc trưng cho sản phẩm
4
Màu tương đối vàng sậm
3
Màu hơi nhạt hoặc hơi sậm
2
Màu sậm không đặc trưng cho sản phẩm
1
Màu quá nhạt hoặc quá sậm
0
Sản phẩm có màu lạ
2
Mùi
5
Có mùi rất thơm đặc trưng cho sản phẩm
4
Có mùi thơm đặc trưng cho sản phẩm.
3
Mùi tương đối thơm, kém đặc trưng.
2
Mùi thơm nhẹ hoặc hơi nồng
1
Không thơm hoặc thơm quá nồng.
0
Sản phẩm có mùi lạ.
3
Vị
5
Vị mặn, ngọt hài hòa, vừa ăn
4
Vị mặn, ngọt hơi hài hòa
3
Vị mặn, ngọt kém hài hòa
2
Ít ngọt,ít mặn
1
Rất mặn hoặc rất ngọt
0
Có vị lạ.
4
Trạng thái
Cấu trúc
5
Dai, vừa ăn.
4
Dai, hơi cứng hoặc hơi mềm.
3
Tương đối dai
2
Ít dai, cứng hoặc mềm
1
Rất cứng hoặc rất mềm, thịt bỡ, nát nhiều
0
Biểu hiện sản phẩm hư hỏng
STT
Chỉ tiêu
Điểm của các thành viên
Tổng điểm
ĐTB chưa có trọng lượng
Hệ số quan trọng
ĐTB có trọng lượng
1
2
3
4
5
6
7
1
Màu sắc
3
3
3
4
3
3
4
23
3.3
0.5
1.65
2
Mùi
4
3
4
3
3
4
3
24
3.4
1
3.4
3
Vị
3
3
4
3
4
3
3
23
3.3
1.5
4.95
4
Trạng thái, cấu trúc
3
4
3
4
3
4
3
24
3.4
2
6.8
Tổng
96
13.4
5
16.8
Bảng 21. Bảng kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm (hội đồng đánh giá 7 thành viên)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A . Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu các tài liệu có liên quan đế đề tài, tiến hành thí nghiệm kết hợp với việc thống kê và phân tích các số liệu thực nghiệm. Chúng tôi chọn được những thông số kỹ thuật ở từng công đoạn của quá trình chế biến khô thịt heo như sau:
Nguyên liệu : sử dụng thịt nạc thăn
Thời gian hấp thịt : 10 phút
Nhiệt độ hấp thịt : 1000C
Tỉ lệ các thành phần gia vị, phụ gia trong dung dịch ướp:
Đường 33%
Muối 3%
Ngũ vị hương 0.7%
Ớt 2%
Tiêu 1.4%
Tỏi 3.2%
Mè 10%
Rượu 8.1%
Sorbitol 7.7%
Hạt điều 5.1%
Bột ngọt 0.2%
Thời gian ướp thịt: 4 giờ ở nhiệt độ thường
Thời gian sấy: 4 giờ 15 phút
Nhiệt độ sấy: 650C
¶Từ những kết quả của quá trình nghiên cứu chúng tôi đưa ra quy trình chế biến sản phẩm khô thịt heo như sau :
1. Sơ đồ quy trình chế biến sản phẩm khô thịt heo hoàn chỉnh
Thịt nạc
Rửa sạch
Thành phẩm
Ướp gia vị
t0= 1000C
T= 10 phút
Sấy
T= 650C
t= 4 giờ 15 phút
Cân
Hấp
Cân
Xé sợi
Đường: 33%
Muối: 3%
Để ráo
Cân
Bao gói
Hinh 12. Sơ đồ qui trình chế biến khô thịt heo hoàn chỉnh2. Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu
Hình 13. Thịt thăn
Nguyên liệu dùng để chế biến phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm, từ con vật khỏe mạnh, không mắc bệnh. Thịt không lẫn các tạp chất lạ và bụi bẩn, có màu sắc tự nhiên từ đỏ hồng đến đỏ sáng, không có mùi ôi. Ở đây chúng tôi sử dụng thịt nạc thăn để tiến hành nghiên cứu.
Rửa
Rửa bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất, một phần vi sinh vật bám trên bề mặt thịt.
Cân
Xác định trọng lượng của khối thịt, tính toán hiệu suất thu hồi.
Hấp
Thịt sau khi cân sẽ được đem đi hấp nhằm làm chín một phần nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn xé sợi, làm giảm bớt mùi tanh của thịt.
Thời gian hấp là 10 phút, nhiệt độ hấp 1000C.
Cân
Định lượng thịt sau khi hấp để tính toán các thành phần gia vị - phụ gia thêm vào để ướp thịt, tính toán lượng tổn thất của thịt.
Xé sợi
Định hình các sợi thịt đồng đều về kích thước, tăng cảm quan cho sản phẩm.
Ướp gia vị
Đây là công đoạn rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ướp gia vị nhằm tạo cho sản phẩm có hương vị và màu sắc đặc trưng.
Hình 14. Ướp gia vị
Nồng độ các các gia vị trong dung dịch ướp là :
Đường: 33%
Muối: 3%
Ngũ vị hương: 0.7%
Ớt: 2%
Tiêu: 1.4%
Tỏi: 3.2%
Mè: 10%
Rượu : 8.1%
Sorbitol: 7.7%
Hạt điều: 5.1%
Bột ngọt: 0.2%
Thời gian ướp là 4h ở nhiệt độ thường
Làm ráo
Thịt sau khi ướp đem sắp ra các vĩ để ráo nhằm rút ngắn thời gian sấy.
Sấy
Nhằm làm chín nguyên liệu, tiêu diệt vi sinh vật, tạo mùi vị, cấu trúc đặc trưng cho sản phẩm.
Hình 15. Sấy
Nhiệt độ sấy: 650C
Thời gian sấy: 4 giờ 15 phút
Đóng gói
Giúp bảo quản sản phẩm, thuận tiện trong việc phân phối, vận chuyển, tránh tác hại của vi sinh vật. Đóng gói bằng bao bì plactic.
Thành phẩm
Sản phẩm sau khi đóng gói đem bảo quản, kiểm tra.
Hình 16. Thành phẩm
2. Kết quả sản phẩm cuối cùng
Bảng 22. Bảng đáng giá sản phẩm cuối cùng
STT
Chỉ tiêu
Điểm của các thành viên
Tổng điểm
ĐTB chưa có trọng lượng
Hệ số quan trọng
ĐTB có trọng lượng
1
2
3
4
5
6
7
1
Màu sắc
3
3
3
4
3
3
4
23
3.3
0.5
1.65
2
Mùi
4
3
4
3
3
4
3
24
3.4
1
3.4
3
Vị
3
3
4
3
4
3
3
23
3.3
1.5
4.95
4
Trạng thái, cấu trúc
3
4
3
4
3
4
3
24
3.4
2
6.8
Tổng
96
13.4
5
16.8
Ước tính giá thành sản phẩm
Bảng 23. Dự kiến giá thành sản phẩm( đồng/ kg)
STT
Nguyên liệu
Lượng sử dụng
( g)
Đơn giá
( đồng/ g)
Thành tiền
( đồng)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Thịt thăn
Đường
Muối
Bột ngọt
Tiêu
Tỏi
Ớt
Mè
Hạt điều
Sorbitol
Rượu
Điện, nước
200
66
6
0.4
2.8
6.4
4
20
10.2
15.4
16.2
60
21
4
50
90
50
20
50
30
15.3
16.7
12.000
1.386
24
20
252
320
80
1.000
306
236
271
2000
Tổng cộng
17.809*
* Chưa tính các chi phí khác
Trong quá trình sản xuất còn có nhiều chi phí khác như: nhân công, giới thiệu sản phẩm, hao mòn thiết bị, chi phí vận chuyển … Nếu chưa tính các khoảng chi phí này, ước tính giá thành sản phẩm“ Khô Thịt Heo” là 254.414( đồng/ kg).
B . Kiến nghị
Qua thời gian nghiên cứu, sản phẩm“ Khô Thịt Heo” đã hoàn thành về mặt cơ bản. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy còn một số vấn đề cần nghiên cứu thêm để hoàn thiện sản phẩm hơn như :
Khảo sát thời gian bảo quản, những biến đổi trong quá trình bảo quản sản phẩm.
Đa dạng hóa sản phẩm ở nhiều dạng như : Dạng khô miếng, dạng khô bán thành phẩm,…
Nghiên cứu thêm về chế độ sấy.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LIPIT TRONG NGUYÊN LỆU
I. NGUYÊN TẮC
Nguyên liệu đã được làm khô, sau đó trích ly lipid ra khỏi nguyên liệu bằng ether ethylic hoặc ether dầu hỏa trên máy Soxhlet, xác định khối lượng chất béo được trích ly ra bằng 2 cách: tính lượng mẫu bị mất đi sau khi trích ly chất béo; hoặc đuổi dung môi thu được trực tiếp lượng chất béo được trích ly ra khỏi mẫu, cân khối lượng.
II. DỤNG CỤ – HÓA CHẤT
1. Dụng cụ
Bộ Soxhlet
Tủ sấy 1050C
Giấy gói mẫu
Cân
Cối chày sứ
Bình hút ẩm
Ống đong
Cốc đốt 100ml
Kẹp inox
2. Hóa chất
Các mẫu nguyên liệu trích ly
Na2SO4
Ether ethylic hoặc ether dầu hỏa
Dung môi ether phải không chứa peroxyt, nước, rượu và có độ sôi khoảng 40 ÷500C. Dung môi này được xử lý như sau:
+ Ether 500 ml
+ Dung dịch NaOH hoặc KOH 40% 5 ml
+ Dung dịch KMnO4 4% 50 ml
Để trong 24h, thỉnh thoảng lắc đều, sau đó rửa 4 – 5 lần bằng nước cất, loại bỏ nước bằng bình lóng, cho thêm 50g Na2SO4 khan và để trong 24h, chưng cất ether, bảo quản trong chai thủy tinh màu.
III. TIẾN HÀNH
1. Chuẩn bị dụng cụ:
Rửa sạch, tráng lại ống trụ Soxhlet, bình cầu bằng aceton.
Sấy dụng cụ trong tủ sấy ở 100 ÷1050C
2. Chuẩn bị túi bột trích ly
Chuẩn bị một tờ giấy lọc hay giấy xốp có kích thước 10x15cm. Cuộn lại thành ống hình trụ có đường kính khoảng 2,5 cm (tùy theo đường kính của bầu chiết). Gấp kín một đầu làm đáy, lót vào một ít bông gòn cho kín. Sấy giấy lọc đến trọng lượng không đổi.
Lấy khoảng 30 gram hạt nguyên liệu đem nghiền nhỏ. Cân chính xác khoảng 5 gram bột nghiền, làm khô nguyên liệu bằng cách sấy nguyên liệu trong tủ sấy 100 ÷1050C đến khối lượng không đổi. Cũng có thể làm khô bằng cách thêm Na2SO4 khan, một lượng gấp đôi nguyên liệu, trộn đều.
Cho mẫu vào ống giấy hình trụ. Lót phía trên một ít bông gòn rồi gấp miệng ống giấy lại cho kín.
3. Tiến hành trích ly
Lắp hệ thống hoàn lưu Soxhlet, cho gói mẫu vào ống trụ. Chú ý chiều cao của túi bột phải thấp hơn mức trên của ống xiphông của bầu chiết. Sau đó lắp bình cầu có chứa dung môi (dung môi khoảng ¾ thể tích bình cầu)
Cho nước chảy liên tục trong ống sinh hàn
Đun nóng ether trong bình bằng thiết bị xác định lipid, chỉnh ở nhiệt độ 40 ÷500C.
Trích ly lipid trong 8 ÷10h (3-5h) với điều kiện tốc độ dung môi chảy đầy ống trụ là 10 phút. Nếu cần dừng lại phải để ether đầy ống trụ để các bao mẫu nhúng ngập trong ether
Kiểm soát nguyên liệu đã trích ly hết lipid bằng cách sau:
+ Ether trong ống trụ không màu
+ Lấy vài giọt dung môi trong ống hình trụ, nhỏ vào một miếng giấy lọc. Nếu vết loang dung môi sau khi khô không phân biệt được trên nền giấy trắng thì coi như đã trích ly hết lipid
+ Lấy vài giọt dung môi nhỏ trên một kính thủy tinh lõm, khi bay hơi hết dung môi nếu không còn đọng lại vết chất béo, coi như đã trích ly hết lipid
Khi ether chảy hết xuống bình, lấy gói mẫu ra khỏi ống chiết.
IV. KẾT QUẢ
Sấy khô 5g mẫu và giấy gói như trên. Khi cho mẫu vào gói giấy, cân chính xác các gói giấy có chứa mẫu.
Xếp tất cả các gói giấy vào ống trụ của máy Soxhlet
Tiến hành trích ly như đã trình bày ở trên
Khi đã trích ly hết lipid, lấy các gói giấy ra và sấy khô ở 100 ÷1050C đến trọng lượng không đổi.
Phần dung môi và lipid cũng đem chưng cất thu hồi dung môi ether
Lipit trong mẫu được tính bằng công thức
L =
Trong đó:
L: hàm lượng lipid trong mẫu (%)
m1: khối lượng gói nguyên liệu chưa trích ly lipid (mẫu + giấy) (g)
m2: khối lượng gói nguyên liệu sau khi trích ly lipid (mẫu + giấy) (g)
m: khối lượng nguyên liệu ban đầu (g)
PHỤ LỤC 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÔ
I. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ẨM:
1. Nguyên tắc:
Dùng sức nóng làm bay hết hơi nước trong thực phẩm. Cân trọng lượng thực phẩm trước và sau khi sấy khô, từ đó tính phần trăm nước có trong thực phẩm.
2. Dụng cụ:
- Cốc sấy có nắp
- Bình hút ẩm
- Tủ sấy nhiệt độ 100 ¸1050C
- Cân phân tích, độ chính xác 0.0001 g.
3. Tiến hành:
+ Xác định khối lượng cốc khô tuyệt đối:
Sấy cốc ở nhiệt độ 1050C trong 3 giờ, để nguội trong bình hút ẩm, cân và xác định được khối lượng cốc khô (tính luôn nắp).
+ Xác định khối lượng khô tuyệt đối của mẫu:
Cân khoảng 3 - 5g mẫu thử đã nghiền nhỏ cho vào cốc có nắp đã sấy đến trọng lượng không đổi. Đặt cốc vào tủ sấy ở nhiệt độ 60¸800C trong 30 phút. Sau đó nâng dần nhiệt độ đến 1050C và sấy trong 3 giờ. Đậy nắp lại, lấy mẫu ra, để nguội trong bình hút ẩm, đem cân.
Tiếp tục sấy thêm 30 phút ở nhiệt độ 1050C, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm và cân. Cứ lặp lại như trên cho tới trọng lượng không đổi. Kết quả giữa hai lần cân liên tiếp sau cùng không được cách nhau quá 0,5mg (mẫu đã khô).
Trung bình khối lượng mẫu đậu nành ban đầu:
4. Tính kết quả:
X =
Trong đó:
X: hàm lượng ẩm của mẫu (%)
a: khối lượng mẫu trước khi sấy (g)
b: Khối lượng mẫu sau khi sấy (g)
Sai lệch giữa hai lần xác định song song không được lớn hơn 0,5%. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai lần xác định song song.
PHỤ LỤC 3: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐẠM TRONG NGUYÊN LIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP MICRO – KJENDAHL
I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM:
Phương pháp Micro – Kjendahl thường được dùng để xác định lượng đạm tổng trong các phẩm vật có nguồn gốc sinh vật.
II. NGUYÊN TẮC:
Khi đốt nóng phẩm vật đem phân tích với H2SO4 đậm đặc, các hợp chất hữu cơ bị ôxy hóa. Cacbon và hydro tạo thành CO2 và H2O. Còn Nitơ sau khi được giải phóng ra dưới dạng NH3 kết hợp với H2SO4 tạo thành (NH4)2SO4 tan trong dung dịch. Đuổi NH3 ra khỏi dung dịch bằng NaOH đồng thời cất và thu NH3 bằng một lượng dư H2SO4 0,1N; định phân lượng H2SO4 0,1N còn lại bằng dung dịch NaOH 0,1N chuẩn, qua đó dễ dàng tính được lượng Nitơ có trong mẫu nguyên liệu thí nghiệm.
III. DỤNG CỤ HÓA CHẤT:
1. Dụng cụ:
Máy cất đạm
Tủ Hotte
Ống Kjendahl 50ml
Ống đong 25ml
Pipette 2ml; 10ml
Erlen 500ml
Bình định mức 100ml
Burette 25ml
Becher 100ml; 250ml.
Hóa chất:
H2SO4 đậm đặc;
H2SO4 0,1N
CuSO4 tinh thể
K2SO4 tinh thể
NaOH 0,1 N; 40%
Phenolphtalein.
IV. CÁCH THỰC HIỆN:
1.Vô cơ hóa mẫu (thực hiện khi có mặt của giáo viên hướng dẫn)
Tiến hành trong tủ Hotte.
Hút 2ml nước mắm cho vào ống Kjendahl. Thêm vào từ từ 10ml H2SO4 đậm đặc tỉ trọng 1,84. Để tăng nhanh quá trình vô cơ hóa (đốt cháy) cần phải cho thêm chất xúc tác, dùng 5g hỗn hợp CuSO4:K2SO4 (1:3). Hỗn hợp xúc tác có tác dụng tăng nhiệt độ sôi làm tăng vận tốc quá trình phản ứng.
Sau khi thêm các chất xúc tác, đặt các ống Kjendahl vào thiết bị vô cơ hoá mẫu. Cài đặt chế độ theo hướng dẫn. Quá trình đốt đạm kết thúc khi dung dịch trong ống chuyển sang màu xanh trong.
Làm nguội dung dịch, định mức đến 100ml bằng bình định mức. Sau đóm tiến hành cất đạm
2. Cất đạm:
Tiến hành cất đạm trong máy cất đạm theo các bước sau:
Bước 1: Cắm điện
Bước 2: Nhấn công tắc để mở máy
Bước 3: Chờ 3 phút trước khi cất mẫu
Bước 4: Lắp bình Kjendahl và bình hứng mẫu (Erlen) vào đúng vị trí, chú ý:
- Không lắp lệch, khí sẽ thoát ra ngoài gây mất mẫu
- Nhúng ngập ống vào dung dịch lỏng
Bước 5: Nhấn và giữ nút NaOH 40% để lấy lượng xút cần thiết (khoảng 10ml).
Bước 6: Chờ 10 giây để phản ứng xảy ra
Bước 7: Nhấn nút Steam để chưng cất trong 8’
Bước 8: Ngưng chưng cất bằng nút Steam
Bước 9: Lấy Erlen ra khỏi máy, nhớ tráng nước cất để lấy hết mẫu bám bên trong và bên ngoài ống.
Bước 10: Lấy bình Kjendahl ra khỏi máy bằng găng tay dầy hoặc bằng kẹp
3. Định phân:
- Lấy erlen ra khỏi máy, nhớ tráng nước cất để lấy hết mẫu bám bên trong ống.
- Cho 10 giọt phenolphtalein vào bình và định phân bằng NaOH 0,1N và tiến hành định phân bời NaOH 0.1N đến khi dung dịch chuyển sang màu hồng.
4. Định T:
- Lấy 10ml H2SO4 0,1N vào erlen định phân bằng NaOH 0,1N.
- Tính nồng độ thực tế của NaOH đem định phân
- T tỉ số giữa nồng độ thực tế và nồng độ tính toán của NaOH
V. TÍNH KẾT QUẢ:
Hàm lượng Nitơ tòan phần trong nước mắm được tính theo công thức sau:
X =
Trong đó:
X: hàm lượng Nitơ tính bằng g/100g.
a: số ml H2SO4 0,1N đem hấp thụ NH3.
b: số ml NaOH 0,1N tiêu tốn cho chuẩn độ.
P: trọng lượng mẫu vật đem vô cơ hóa (g)
0,0014 lượng gam Nitơ ứng với 1ml H2SO4 0,1N.
T: Hệ số điều chỉnh nồng độ NaOH 0,1N.
Các phương trình sử dụng:
Vô cơ hóa mẫu:
H2SO4 đđ
Thực phẩm( nước mắm) (NH4)2SO4
xt
Dung dịch (NH4)2SO4 trong suốt, có màu xanh
Cất đạm:
NaOH
(NH4)2SO4 NH3 ( thu dưới dạng NH3 hòa tan trong nước)
t0
(NH4)2SO4 + NaOH Na2SO4 + NH3 + H2O
Định phân:
Chuẩn độ
NH3 kết quả
PHỤ LỤC 4: KIỂM TRA CHỈ TIÊU VI SINH VẬT HIẾU KHÍ
1. Mục đích yêu cầu :
Đếm số khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một lượng mẫu xác định trên cơ sở coi mỗi khuẩn lạc được hình thành từ một tế bào vi sinh vật duy nhất.
Thiết bị , mẫu vật, hóa chất :
Cân kĩ thuật
Autoclave
Tủ đổ môi trường
Tủ cấy vi sinh vật
Sản phẩm khô thịt heo
Muối sinh lí
PCA ( Plate Count Agar)
Thực hiện :
a . Lấy mẫu :
Mẫu phải mang tính đại diện cao nhất cho sản phẩm cần kiểm và phải được lấy theo những điều kiện vệ sinh và vô trùng phù hợp.
b . Xử lí sơ bộ và pha loãng mẫu :
Cân một lượng mẫu xác định trong bao dập mẫu ( bao PE vô trùng). Bổ sung nước muối sinh lí vô trùng để được nồng độ ban đầu thích hợp. Đồng nhất mẫu bằng máy dập mẫu ( stomacher). Dung dịch thu được gọi là dung dịch mẫu. Quá trình xử lí sơ bộ này được áp dụng khi kiểm tra tất cả các chỉ tiêu vi sinh khác được trình bày trong các phần dưới.
Với mỗi mẫu nuôi cấy ít nhất 2 dộ pha loãng liên tiếp. Thời gian từ khi pha loãng mẫu tới khi cấy xong không quá 20 phút.
Cấy mẫu :
Dùng pipet vô trùng lấy 1ml mẫu đã pha loãng cho vào giữa đĩa petri. Sử dụng pipet riêng cho mỗi độ pha loãng. Rót vào mỗi đĩa khoảng 15 ml thạch dinh dưỡng. Lắc tròn đĩa xuôi và ngược chiều kim đồng hồ. mỗi chiều 3 lần. Đặt đĩa trên mặt phẳng ngang cho đông tự nhiên. Khi môi trường đã đống, lật ngược đĩa và đặt và tủ ấm 37oC trong 24 giờ.
d. Đọc kết quả :
Đếm số khuẩn lạc trên các đĩa để tính giá trị trung bình của các nồng độ pha loãng và quy ra lượng vi sinh vật trong 1 ml mẫu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. LÊ THỊ KIM LOAN –“ GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỊT – CÁ” – Trường Đại học Tiền Giang, 2009
[2]. ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO –“ KỸ THUẬT BAO BÌ THỰC PHẨM” – NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2005.
[3]. TRẦN XUÂN HIỀN –“ GIÁO TRÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐẠI CƯƠNG” - Trường Đại học An Giang, 2005.
[4]. PHẠM THÀNH LỄ -“ GIÁO TRÌNH VI SINH THỰC PHẨM” – Trường Đại học Tiền Giang, 2009.
[5]. TS. NÔNG THẾ CẬN –“ THỰC PHẨM DINH DƯỠNG” – NXB Nông Nghiệp, 2009
[6]. TS. KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM VĂN SỔ, TS. DƯỢC HỌC BÙI THỊ NHƯ THUẬN –“ KIỂM NGHIỆM LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM”, 1991
Trang web tham khảo:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Th7883t heo s7845y.doc