Tài liệu Đề tài Khảo sát tình trạng nhiễm helicobacter pylori (H.p) trong các gia đình có người nhiễm H.p – Đào Việt Hằng: 52 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHIỄM HELICOBACTER PYLORI (H.p)
TRONG CÁC GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI NHIỄM H.p
Đào Việt Hằng1,2, Vũ Thị Vựng1,
Ngô Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Hảo2, Đào Văn Long1,2
1Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
2Trường Đại học Y Hà Nội
Việt Nam có tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori (H.p) cao. Tuy nhiên nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm H.p
trong hộ gia đình có người nhiễm Helicobacter pylori còn hạn chế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định
nhiễm Helicobacter pylori trên 258 gia đình với 696 người đến khám tại phòng khám đa khoa Hoàng Long vì
triệu chứng đường tiêu hóa trên từ 10/2017 đến 8/2018. Tình trạng nhiễm Helicobacter pylori xác định bằng
test urease (RUT) hoặc test thở C13 hoặc C14 (UBT). Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori chung 87,5%, tỷ lệ
nhiễm Helicobacter pylori ở bố 84,9%, mẹ 84,0%, con trai 92,8% và con gái 90,7%. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter
pylori ở trẻ < 8 tuổi 98,6% và 8 - 10 tuổi 95,5%. M...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát tình trạng nhiễm helicobacter pylori (H.p) trong các gia đình có người nhiễm H.p – Đào Việt Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHIỄM HELICOBACTER PYLORI (H.p)
TRONG CÁC GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI NHIỄM H.p
Đào Việt Hằng1,2, Vũ Thị Vựng1,
Ngô Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Hảo2, Đào Văn Long1,2
1Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
2Trường Đại học Y Hà Nội
Việt Nam có tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori (H.p) cao. Tuy nhiên nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm H.p
trong hộ gia đình có người nhiễm Helicobacter pylori còn hạn chế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định
nhiễm Helicobacter pylori trên 258 gia đình với 696 người đến khám tại phòng khám đa khoa Hoàng Long vì
triệu chứng đường tiêu hóa trên từ 10/2017 đến 8/2018. Tình trạng nhiễm Helicobacter pylori xác định bằng
test urease (RUT) hoặc test thở C13 hoặc C14 (UBT). Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori chung 87,5%, tỷ lệ
nhiễm Helicobacter pylori ở bố 84,9%, mẹ 84,0%, con trai 92,8% và con gái 90,7%. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter
pylori ở trẻ < 8 tuổi 98,6% và 8 - 10 tuổi 95,5%. Mức độ nhiễm Helicobacter pylori 100% thành viên trong gia
đình chiếm 69,4%. Mức độ nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ ≤ 15 tuổi chưa có sự khác biệt ở các nhóm bố mẹ
nhiễm Helicobacter pylori. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori trong các gia đình có thành viên nhiễm Helico-
bacter pylori đến khám vì các triệu chứng đường tiêu hóa trên cao hơn quần thể nền, đặc biệt là ở trẻ em
≤10 tuổi.
Từ khóa: Helicobacter pylori, hộ gia đình
Địa chỉ liên hệ: Đào Việt Hằng, Viện Nghiên cứu và Đào
tạo Tiêu hóa, Gan mật
Email: hangdao.fsh@gmail.com
Ngày nhận: 19/9/2018
Ngày được chấp thuận: 26/10/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p) được
phát hiện năm 1989 bởi nhà khoa học Good-
win [1]. Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể
sinh sống tại nhiều vị trí trong dạ dày người và
có thể gây viêm, loét dạ dày, hành tá tràng.
Việc xác định nhiễm Helicobacter pylori được
các tác giả trên thế giới cũng như ở Việt nam
quan tâm. Số liệu được tổng hợp từ 184 bài
báo của 62 quốc gia cho thấy tỷ lệ nhiễm vi
khuẩn Helicobacter pylori cao ở khu vực
Nigeria 87,7%, châu Phi 70,1%, thấp nhất ở
Thụy Sĩ 18,9% [6]. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter
pylori có xu hướng gia tăng trong khu vực
Đông Nam Á [6]. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm
Helicobacter pylori dao động từ 24,6% đến
56,0% tùy thuộc cách lấy mẫu xác định vi
khuẩn Helicobacter pylori và quần thể nghiên
cứu [2; 4; 8; 9]. Dowsett S.A đã nghiên cứu
242 đối tượng trong gia đình về tình trạng
nhiễm Helicobacter pylori cho thấy có mối liên
quan về lây nhiễm từ mẹ với con, con đường
lây nhiễm từ người sang người theo cách từ
tay của người có Helicobacter pylori sang các
dụng cụ sinh hoạt [11]. Tại Việt Nam, việc xác
định nhiễm Helicobacter pylori dựa vào xét
nghiệm huyết thanh học cho 580 hộ gia đình
với 1968 thành viên ở Tây Nguyên được Lê
Thọ và cộng sự công bố năm 2012 là 60,3%
[3]. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori trong các
gia đình có người nhiễm Helicobacter pylori
đến khám vì dấu hiệu đường tiêu hóa trên
chưa được công bố. Vì vậy, chúng tôi tiến
hành đề tài với mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm
Helicobacter pylori ở một số gia đình có người
TCNCYH 117 (1) - 2019 53
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nhiễm Helicobacter pylori đến khám tại Phòng
khám Đa khoa Hoàng Long.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Áp dụng thiết kế mô tả cắt ngang để xác
định tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori trong các
gia đình đến khám bệnh lý dạ dày tại Phòng
khám Đa khoa Hoàng Long từ 10/2017 đến
8/2018.
1. Đối tượng
Là thành viên trong gia đình có quan hệ
huyết thống có 2 thế hệ bao gồm bố, mẹ, con
ruột sống cùng nhau đến khám tại phòng
khám đa khoa tế Hoàng Long.
Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi giải thích cho người đầu tiên trong
gia đình đến thăm khám và xác định có
Helicobacter pylori hoặc đã điều trị diệt
Helicobacter pylori về đường lây nhiễm
Helicobacter pylori, ý nghĩa của việc xác định
tình trạng nhiễm Helicobacter pylori cho toàn
bộ các thành viên trong gia đình và tư vấn về
quản lý và phòng tránh tái nhiễm. Trên cơ sở
tiếp thu được những hiểu biết về bệnh lý
Helicobacter pylori gây ra, người bệnh sẽ
động viên các thành viên khác trong gia đình
đến khám để xác định tình trạng nhiễm
Helicobacter pylori một cách tự nguyện.
2. Phương pháp
Quy trình xác định nhiễm vi khuẩn
Helicobacter pylori của từng cá thể
Người bệnh đến khám vì các triệu chứng
của đường tiêu hóa trên được thăm khám lâm
sàng, nội soi dạ dày ghi nhận tổn thương, lấy
bệnh phẩm xét nghiệm test nhanh urease
(RUT) xác định Helicobacter pylori. Người
bệnh có tổn thương trên nội soi nghi ngờ
nhiễm Helicobacter pylori hoặc có tiền sử loét
dạ dày - hành tá tràng kết quả RUT xác định
H.p âm tính sẽ được làm thêm test hơi thở
13C, 14C (urea breath test - UBT) để xác định
chính xác có nhiễm Helicobacter pylori hay
không [5].
Đối với người là thành viên trong các gia
đình đến khám không có triệu chứng lâm sàng
được chỉ định làm test thở UBT để xác định
tình trạng nhiễm Helicobacter pylori.
Xét nghiệm test nhanh Urease test
(RUT)
Mảnh sinh thiết qua nội soi được cho vào
trong ống đựng dung dịch thử. Urease test âm
tính: Mẫu thử vẫn giữ nguyên màu vàng.
Urease test dương tính: Mẫu thử chuyển sang
màu hồng cánh sen. Urease test do công ty
EIDVN Việt Nam sản xuất đã được Bộ Y tế
cấp phép cho sử dụng trong các cơ sở y tế.
Test thở 13C, 14C (urea breath test - UBT):
Test thở CO2 phóng xạ dựa trên nguyên lý vi
khuẩn Helicobacter pylori phân huỷ ure thành
amoniac và CO2. Bệnh nhân uống dung dịch
ure phóng xạ 13C hoặc 14C. Khi có vi khuẩn
Helicobacter pylori ure phóng xạ sẽ bị phân
huỷ và giải phóng ra CO2 phóng xạ, chất này
được hấp thụ vào máu và được thải ra qua
phổi trong khí thở ra. Đo CO2 phóng xạ trong
vòng 1 giờ. Các mẫu khí thở ra được phân
tích tìm phóng xạ bằng máy đếm nhấp nháy.
Đánh giá kết quả dựa vào thông số DPM
(Nồng độ CO2 phóng xạ trong một phút). Hệ
thống máy làm test thở 13C do công ty Richen
– Force Technology sản xuất đã được Bộ Y tế
cấp phép và nhiều cơ sở y tế áp dụng.
Chúng tôi xây dựng hồ sơ bệnh án theo hộ
gia đình, các dữ liệu y khoa của từng cá thể
trong gia đình được ghi chép lại theo mẫu
thống nhất. Mỗi cá thể có 1 mã khám bệnh
riêng, mã khám bệnh này được duy trì trong
suốt quá trình khám chữa bệnh tại phòng
54 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
khám và được quản lý trong phần mềm quản
lý khám chữa bệnh của phòng khám. Bác sĩ
hoặc điều dưỡng nghiên cứu có trách nhiệm
ghi chép toàn bộ thông tin của đối tượng
nghiên cứu vào hồ sơ bệnh án. Hàng tuần
giám sát nghiên cứu sẽ kiểm tra lại các thông
tin đã điền trong bệnh án nghiên cứu để đề
nghị điều dưỡng nghiên cứu hoàn thiện bệnh
án. Cỡ mẫu xác định tỷ lệ:
Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu.
Z: giá trị của phân bố Z, lựa chọn độ tin
cậy là 95% thì α = 0,05 và Z = 1,96.
p: tỷ lệ mong đợi.
ε: khoảng sai số cho phép.
Lấy p là tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori là
51% (Vũ Văn Khiên [2]) và sai số là 30% của
p thì cỡ mẫu tối thiểu là 158 người cho 1
nhóm.
Cách lấy mẫu: Chúng tôi lấy mẫu toàn bộ
các gia đình trong thời gian nghiên cứu. Đảm
bảo đủ số lượng mẫu theo các thành viên của
phả hệ, lứa tuổi, giới. Các lớp tuổi phân bố
theo mục đích điều trị của giai đoạn 2 và theo
luật bảo vệ trẻ em năm 2016, chúng tôi phân
nhóm 1: < 8 tuổi; Nhóm 2: từ 8 - 10 tuổi;
Nhóm 3: từ 11 - 15 tuổi; Nhóm 4: từ 16 - 75
tuổi.
3. Xử lý số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi-
data và phân tích theo phần mềm SPSS. Các
số liệu được trình bày tỷ lệ cho các biến định
tính. So sánh sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với biến định tính bằng kiểm định χ2, mức ý
nghĩa thống kê với χ2 > 3,84, p < 0,05.
4. Đạo đức nghiên cứu
Đề tài được chấp thuận đạo đức nghiên
cứu 04/DTHIM-IRB, ngày 29/11/2017 của
Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng. Bác
sĩ nghiên cứu giải thích cho người đại diện
của gia đình, người bệnh tự nguyện ký vào
bản thỏa thuận đồng ý tham gia vào nghiên
cứu. Đối tượng dưới 18 tuổi có sự chấp thuận
của bố hoặc mẹ. Các thông tin của từng cá
thể sẽ được giữ bí mật. Các đối tượng khi
tham gia nghiên cứu được miễn phí kinh phí
khám bệnh.
III. KẾT QUẢ
Từ tháng 10/2017 đến 8/2018, chúng tôi
thu nhận được 258 hộ gia đình với 696 người
khám. Các đối tượng phân bố theo phả hệ:
Bố: 172 người; Mẹ: 231 người; Con trai: 153
người; Con gái: 140 người. Tổng số người nội
soi dạ dày: 434 người. Tổng số người làm test
thở UBT: 262 người.
Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori là 609/696
người chiếm 87,5%.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ
lệ nhiễm Helicobacter pylori giữa các thành
viên trong gia đình theo phả hệ. Tỷ lệ nhiễm
Helicobacter pylori của bố, mẹ < 85%, các con
tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori > 90%. Tuổi
càng nhỏ, tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori càng
lớn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p =
0,01. Phương pháp xét nghiệm test hơi thở
xác định tỷ lệ nhiễm cao hơn test hơi thở, sự
khác biệt với p = 0,03 (bảng 1).
Tính trên tổng số 258 hộ gia đình xác định
tần suất nhiễm Helicobacter pylori của số
thành viên: Tỷ lệ hộ gia đình có 1 người nhiễm
Helicobacter pylori 31 hộ (12,0%); Hộ có 2
người nhiễm Helicobacter pylori 141 hộ
(54,7%); Hộ có 3 người nhiễm Helicobacter
n = Z21-α/2
p (1 - p)
(p . ε)2
TCNCYH 117 (1) - 2019 55
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
pylori 55 hộ (21,3%); Hộ có 4 người nhiễm Helicobacter pylori: 29 hộ (11,2%). Hộ có ≥ 5 người
nhiễm Helicobacter pylori là 3 hộ (1,2%).
Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở các phân nhóm của đối tượng nghiên cứu
* H.p: Helicobacter pylori.
Bảng 2. Mức độ nhiễm Helicobacter pylori của các hộ gia đình (%)
Phả hệ
Tổng
số
Nhiễm H.p Không nhiễm H.p p
n % n %
0,03
Bố 172 146 84,9 26 15,1
Mẹ 231 194 84,0 37 16,0
Con trai 153 142 92,8 11 7,2
Con gái 140 127 90,7 13 9,3
Nhóm
tuổi
< 8 tuổi 70 69 98,6 1 1,4
0,01
8 - 10 tuổi 67 64 95,5 3 4,5
11 - 15 tuổi 96 85 88,5 11 11,5
16 - 75 tuổi 463 391 84,4 72 15,6
Giới
Nam 324 286 88,3 38 11,7
0,3
Nữ 372 323 86,8 49 13,2
PP xét
nghiệm
Nội soi dạ dày/
RUT
434
389 89,6 45 10,4
0,03
Test thở C13/C14 262 220 84,0 42 16,0
Mức độ nhiễm Helicobacter pylori (+) của các hộ gia đình n %
Từ > 30% đến 50% số người trong gia đình nhiễm Helicobacter pylori 36 14,0
Từ > 50% đến < 100% số người nhiễm Helicobacter pylori 43 16,8
Có 100% thành viên nhiễm Helicobacter pylori (+) 179 69,4
Tổng số hộ gia đình 258 100,0
Mức độ 100% thành viên trong gia đình nhiễm Helicobacter pylori (+) chiếm 69,4% trong 258
hộ gia đình được khảo sát. Trong 258 hộ gia đình có 69 hộ gia đình có bố, mẹ và các con có tuổi
≤ 15 đến khám. Trong số đó có 51 hộ gia đình có bố và mẹ cùng nhiễm Helicobacter pylori; 16 hộ
gia đình chỉ có bố hoặc mẹ nhiễm Helicobacter pylori và 2 hộ bố mẹ không nhiễm Helicobacter
pylori nhưng con nhiễm Helicobacter pylori. Kết quả nhiễm Helicobacter pylori của các con trong
nhóm này được trình bày tại bảng 3.
56 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em ≤ 15 tuổi
theo tình trạng nhiễm Helicobacter pylori của bố mẹ
Tình trạng nhiễm Helicobacter
pylori của bố và mẹ
Tình trạng nhiễm
Helicobacter pylori của con
(CI 95%
của OR), p Con nhiễm Helico-
bacter pylori
Con không nhiễm
Helicobacter pylori
Bố mẹ cùng nhiễm Helicobacter 68 8 1,27
(0,3 - 5,26)
> 0,05 Chỉ có bố hoặc mẹ nhiễm
n = 16 hộ (2)
20
125%
3
Bố và mẹ không nhiễm n = 2 hộ 4 0
Số con trong gia đình
1 - 2 con (n = 66) 81 11
> 0,05
> 2 con (n = 3) 11 0
Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số con nhiễm Helicobacter pylori trong các gia
đình theo số lượng con đến khám và tình trạng bố mẹ cùng nhiễm Helicobacter pylori hay chỉ có
bố hoặc mẹ nhiễm Helicobacter pylori, p > 0,05.
IV. BÀN LUẬN
Chúng tôi xác định tình trạng nhiễm Helico-
bacter pylori theo phương pháp test nhanh
urease và test hơi thở vì đây là những kĩ thuật
hiệu quả và hiện được Hội khoa học Tiêu hóa
Việt Nam khuyến cáo áp dụng và hiện sử
dụng phổ biến tại Việt Nam. Đã có nhiều
nghiên cứu so sánh giữa 2 phương pháp này
cho thấy hiệu quả chẩn đoán là tương đương
[5]. Ưu điểm của test hơi thở là kĩ thuật không
xâm lấn và có thể khắc phục được một số hạn
chế của test nhanh urease như không phụ
thuộc vào vị trí, kỹ thuật lấy mẫu sinh thiết và
kinh nghiệm của bác sỹ nội soi.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỉ
lệ nhiễm Helicobacter pylori phát hiện được ở
người bệnh trong cùng hộ gia đình là 87,5%
cao hơn các nghiên cứu trên quần thể cộng
đồng của các tác giả khác thực hiện tại Việt
Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sơn
(2000) tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori là
56,04% [8]. Nghiên cứu của Bùi Tùng Hiệp,
Hồ Thị Thúy Linh (2005) là 54,17% [9]. Vũ
Văn Khiên [2] nghiên cứu trên 494 người (210
nam, 284 nữ) dựa vào test nhanh urease,
test hơi thở, cấy khuẩn, mô bệnh học và hóa
mô miễn dịch, huyết thanh học. Tỷ lệ nhiễm
Helicobacter pylori trong quần thể 38% (Đắc
Lắc: 51%, Lào cai: 29,3%).
Kết quả nhiễm Helicobacter pylori của
chúng tôi theo phương pháp test nhanh
urease đạt 89,6% (bảng 1), cao hơn nghiên
cứu của Phan Tấn Tài, Huỳnh Chí Hùng cùng
áp dụng kỹ thuật test nhanh urease là 24,6%
(nam: 26,2% và nữ 23,6%) [4].
TCNCYH 117 (1) - 2019 57
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tại Viện Nghiên cứu Tiêu hóa gan mật và
Phòng khám đa khoa Hoàng Long, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm H.p
ở người bệnh đến nội soi dạ dày làm RUT test
hoặc làm test hơi thở từ 1/1/2017 đến
31/12/2017 với tổng số mẫu là 9918 mẫu [12]
(đây là quần thể nền để chúng tôi so sánh với
quần thể hộ gia đình có người nhiễm Helico-
bacter pylori). Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori
của quần thể nền là 3894 người (39,3%). Như
vậy tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori trong các
gia đình có người nhiễm Helicobacter pylori
cao hơn quần thể nền (gấp trên 2 lần quần thể
nền) [12].
Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori < 8 tuổi, 8 -
10 tuổi, 11 - 15 tuổi là 98,6%, 95,5%, 88,5%
sự khác biệt với p = 0,01 (bảng 1). Tỷ lệ
nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em của chúng
tôi cao hơn tác giả Lê Thọ đã công bố ở trẻ 5 -
< 10 tuổi, 10 - 15 tuổi là 42,6%, 51,5% [3].
Nghiên cứu của Lê Thọ sử dụng test huyết
thanh xác định người đã hoặc đang nhiễm
Helicobacter pylori khác với kỹ thuật xác định
Helicobacter pylori của chúng tôi dùng RUT
hoặc test hơi thở xác định sự có mặt của
Helicobacter pylori trong dạ dày.
Theo Mazen Ferwana và cộng sự (2015),
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
hiệu quả chẩn đoán của test thở 13C với test
thở 14C với p = 0,87. Cũng theo nghiên cứu
này thì test thở có hiệu quả chẩn đoán cao và
có sự khác biệt đáng kể về nồng độ giữa
những người bị nhiễm và không bị nhiễm [7].
Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori trong các
thành viên trong hộ gia đình có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Con trai có tỷ lệ nhiễm
Helicobacter pylori cao nhất 92,8%. Trong phả
hệ, người bố có tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori
đạt 84,9%, mẹ 84,0%, con trai 92,8%, con gái
90,7% (bảng 1). Tỷ lệ nhiễm Helicobacter py-
lori gia đình cao hơn các nghiên cứu tại Việt
Nam đã công bố và cao hơn quần thể nền
người bệnh tại cơ sở nghiên cứu của chúng
tôi. Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở nam
và nữ.
Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể vào cơ
thể con người theo 3 con đường từ động vật
sang người, từ ô nhiễm môi trường đặc biệt là
nguồn nước sang người và nguồn lây từ
người sang người là đường lây rất phổ biến,
nhất là với trẻ em. Có 2 kiểu lây đó là miệng -
miệng ví dụ như hôn, nhai cơm cho trẻ, dùng
đũa gắp thức ăn chung và kiểu thứ 2 là sử
dụng nguồn nước và thức ăn của những
người sống cùng nhau trong gia đình có
người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng
có thể lây truyền cho người thân. Vì vậy, việc
xác định tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori cho
mọi người trong cùng 1 gia đình và điều trị
cho những người bị nhiễm Helicobacter pylori
có thể tránh được tái nhiễm trở lại sau điều trị
diệt Helicobacter pylori [1; 11]. Theo giả thiết
nghiên cứu, trong gia đình có người nhiễm
Helicobacter pylori các thành viên khác nếu
ăn uống chung bát chấm, chung bát đĩasẽ
dễ lây nhiễm Helicobacter pylori do vậy làm
tăng tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori trong quần
thể nguy cơ cao này. Tỷ lệ các hộ gia đình có
100% người đến khám nhiễm Helicobacter
pylori là 69,4% trong 258 hộ gia đình. Nghiên
cứu của Palanduz.A và cộng sự trên 40 cặp
bố mẹ cùng nhiễm Helicobacter pylori so với
10 cặp bố mẹ không nhiễm Helicobacter pylori
xác định tình trạng nhiễm Helicobacter pylori
của các con [10]. Nghiên cứu này thực hiện kỹ
thuật CLO test cho bố, mẹ; Xét nghiệm kháng
thể trong huyết thanh hoặc xét nghiệm kháng
nguyên trong phân để xác định tình trạng
nhiễm Helicobacter pylori của trẻ. Kết quả cho
58 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thấy tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở con của
nhóm có bố và mẹ cùng nhiễm H.p cao gấp
128 lần nhóm bố mẹ không nhiễm Helico-
bacter pylori. Kết quả tại bảng 3 cho thấy khi
phân tích 69 hộ gia đình có bố, mẹ và con đến
khám để gợi ý tình trạng lây nhiễm trong gia
đình. Mức độ nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ
em ≤ 15 tuổi ở nhóm có bố và mẹ cùng nhiễm
Helicobacter pylori đạt 133% cao hơn so với
nhóm chỉ có bố hoặc mẹ nhiễm Helicobacter
pylori là 125%. Các kết quả thu được gợi ý về
lây truyền Helicobacter pylori trong các thành
viên của gia đình và đặt ra vấn đề điều trị và
quản lý tình trạng tái nhiễm cho người đã
được điều trị diệt Helicobacter pylori.
V. KẾT LUẬN
Khảo sát 258 hộ gia đình với 696 cá thể
đến khám tại phòng khám đa khoa Hoàng
Long từ 10/2017 đến 8/2018 về tình trạng
nhiễm Helicobacter pylori chúng tôi có kết luận
như sau: Tỷ lệ nhiễm H.p chung trong nghiên
cứu là 87,5%. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori
ở bố 84,9%, mẹ 84,0%, con trai 92,8%, con
gái 90,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori trong các gia
đình có thành viên nhiễm Helicobacter pylori
đi khám vì các triệu chứng đường tiêu hóa
trên cao hơn quần thể nền, đặc biệt là ở trẻ
em ≤ 10 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Văn Long (2014). Vi khuẩn Helico-
bacter pylori. Bài tiết acid dịch vị và bệnh lý
liên quan. Nhà Xuất bản Y học, 105 - 136.
2. Vũ Văn Khiên, Hồ Đăng Quý Dũng,
Trần Thanh Bình và cộng sự (2017). Tần
suất nhiễm Helicobacter pylori và bệnh lý dạ
dày ở người dân tộc thiểu số Việt Nam. Báo
cáo Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên
ngành Tiêu hóa gan mật năm 2017.
3. Lê Thọ, Nguyễn Văn Bàng, Hoàng
Minh Hằng và cộng sự (2012). Nhiễm
Helicobacter pylori trên trẻ em từ 6 tháng đến
15 tuổi tại các dân tộc Tây Nguyên. Tạp chí
Nghiên cứu Y học, 80(3), 17 - 21.
4. Phan Tấn Tài, Huỳnh Chí Hùng (2017).
Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori trên bệnh nhân
nội soi dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa
Phú Tân. Báo cáo Hội nghị khoa học toàn
quốc chuyên ngành Tiêu hóa gan mật năm
2017.
5. P Malfertheiner, F Megraud, CAO’Mo-
rain, J P Gisbert et al (2016). On behalf of
the European Helicobacter and Microbiota
Study Group and Consensus pane). Manage-
ment of Helicobacter pylori infection the Maas-
tricht V/Florence Consensus Report. Gut
Online First, published on October (5).
6. James K.Y.Hooi, Wan Ying Lai, Wee
Khoon Ng et al (2017). Global prevalence of
Helicobacter pylori infection: Systematic re-
view and meta-analysis. Gastroenterology;
153, 420 - 429
7. Mazen Ferwana, Imad Abdulmajeed,
Ali Alhajiahmed et all (2015). Accuracy of
urea breath test in Helicobacter pylori infec-
tion: Meta-analysis. World J Gastroenterol, 21
(4), 1305 - 1314.
8. Nguyễn Minh Sơn (2000). Xét nghiệm
Helicobacter pylori trong nội soi tiêu hóa. Tạp
chí Y học thực hành, 4, 54 - 55.
9. Bùi Tùng Hiệp, Hồ Thị Thúy Linh
(2005). So sánh kết quả của thử nghiệm Pylori
test với kỹ thuật PCR trong chẩn đoán nhiễm
Helicobacter pylori. Tạp chí dược học, 5, 25 -
27.
10. Palanduz A, Erdem L, Cetin B.D et al
(2018). Helicobacter pylori infection in family
members of patients with gastrodudenal sym-
toms. A cross-sectional analytical study. Sao
Paulo Med J, 136(3) 222 - 227.
TCNCYH 117 (1) - 2019 59
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
11. Dowsett s.a, Archila L, Segreto V.A
et al (1999). Helicobacter pylori infection in
indigenous families of central America: Sero-
status and Oral and Fingernail Carriage. Jour-
nal of Clinical Microbiology, 37(8), 2456 -
2460.
12. Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thị Vân
Hồng, Đào Văn Long và cộng sự (2018).
Kết quả phát hiện Helicobacter pylori bằng
phương pháp Urea breath test ở trường hợp
có test nhanh Urease âm tính. Tạp chí Y học
thực hành, 8(1074), 51 - 54.
Summary
HELICOBACTER PYLORI (H.p) INFECTION IN THE FAMILIES OF
H.p-INFECTED PATIENTS
Vietnam has a high prevalence of Helicobacter pylori (H.p) infection but there is not much data
about the prevalence of infection among members of the same family. A cross-sectional study
was conducted from 10/2017 to 08/2018 on 258 families with 696 individuals treated at the Hoang
Long clinic for upper gastrointestinal symptoms. H.p infection was established by the rapid urease
test (RUT) or the C13or C14 urea breath test (UBT). The prevalence of H.p in the population was
87.5%. The prevalence of H.pin fathers, mothers, sons and daughters was 84.9%, 84.0%, 92.8%,
and 90.7%, respectively. The prevalences of H.p in childen aged < 8 and 8 - 10 were 98.6% and
95.5%, respectively. The prevalences of H.p in male and female was 88.3% and 86.8%,
respectively. 69.5% of the families had all members infected with H.p. There was no difference in
H.p infection in children aged ≤ 15 among groups of parents. The study indicates that the
prevalence of H.p infection in families of H.p infected patients with upper gastrointestinal
symptoms was higher than the general population, especially in children aged ≤ 10.
Key words: Helicobacter pylori, family
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_khao_sat_tinh_trang_nhiem_helicobacter_pylori_h_p_tro.pdf