Tài liệu Đề tài Khảo sát mật độ xương và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến mật độ xương của những người đàn ông sức khoẻ bình thường 50 tuổi trở lên ở TP Hồ Chí Minh – Nguyễn Thị Hoài Châu: KHẢO SÁT MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ TÌM HIỂU NHỮNG YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN MẬT ĐỘ XƯƠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG
SỨC KHOẺ BÌNH THƯỜNG 50 TUỔI TRỞ LÊN Ở TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hoài Châu* và CS.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành trên 178 người đàn ông có sức khoẻ bình thường độ tuổi từ 50 trở lên cư
ngụ tại TP. Hồ Chí Minh, được đo mật độ xương và khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương.
Kết quả cho thấy tuổi, thể trạng (chỉ số BMI), tập thể thao và hút thuốc lá có ảnh hưởng đến mật độ
xương.
SUMMARY
STUDY OF BONE DENSITY AND FACTORS RELATED TO OSTEOPOROSIS
OF HEALTHY MEN AGING FROM 50 ONWARDS IN HO CHI MINH CITY
Nguyen Thi Hoai Chau et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 34 – 37
The research was held on 178 healthy men aging from 50 onwards in HCM city. We measured their
bone density and studied factors related to osteoporosis. The result shows t...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát mật độ xương và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến mật độ xương của những người đàn ông sức khoẻ bình thường 50 tuổi trở lên ở TP Hồ Chí Minh – Nguyễn Thị Hoài Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ TÌM HIỂU NHỮNG YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN MẬT ĐỘ XƯƠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG
SỨC KHOẺ BÌNH THƯỜNG 50 TUỔI TRỞ LÊN Ở TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hoài Châu* và CS.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành trên 178 người đàn ông có sức khoẻ bình thường độ tuổi từ 50 trở lên cư
ngụ tại TP. Hồ Chí Minh, được đo mật độ xương và khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương.
Kết quả cho thấy tuổi, thể trạng (chỉ số BMI), tập thể thao và hút thuốc lá có ảnh hưởng đến mật độ
xương.
SUMMARY
STUDY OF BONE DENSITY AND FACTORS RELATED TO OSTEOPOROSIS
OF HEALTHY MEN AGING FROM 50 ONWARDS IN HO CHI MINH CITY
Nguyen Thi Hoai Chau et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 34 – 37
The research was held on 178 healthy men aging from 50 onwards in HCM city. We measured their
bone density and studied factors related to osteoporosis. The result shows that age, BMI, physical activities
and smoking habit affect the bone density.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc khảo sát mật độ xương của người phụ nữ
gần tuổi mãn kinh đã được thực hiện khá nhiều ở
Việt Nam và ngoại quốc. Riêng về khảo sát mật độ
xương của người đàn ông lớn tuổi thì còn ít công
trình nghiên cứu. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm góp phần:
-Khảo sát mật độ xương ở những người đàn ông
khoẻ mạnh có độ tuổi từ 50 trở lên để tìm hiểu tỷ lệ
thiếu xương và loãng xương nếu có ở những người này.
-Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố như tuổi,
thể trạng (chỉ số BMI), tình trạng tập thể thao, tình
trạng có uống sữa, hút thuốc lá và uống rượu bia đến
mật độ xương của những người đàn ông này nhằm
đưa ra khuyến cáo phòng ngừa loãng xương thích hợp
để nâng cao chất lượng cuộc sống.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 178 người đàn
ông có độ tuổi từ 50 trở lên ở TP. Hồ Chí Minh. Các
người đàn ông này ở trong tình trạng sức khoẻ tốt,
chưa sử dụng thuốc điều trị loãng xương, không dùng
nội tiết tố và không có bệnh nội – ngoại khoa quan
trọng.
Phương pháp nghiên cứu
Những người đo mật độ xương được khám sức
khoẻ tổng quát bởi người nghiên cứu, được cân đo
chiều cao và trọng lượng, trả lời một số câu hỏi thăm
dò được in sẵn do người nghiên cứu soạn thảo trước
theo hướng nghiên cứu của đề tài.
Có 2 phương pháp để đo mật độ xương là dùng
tia X hoặc sóng siêu âm chiếu qua vùng xương cần
được đánh giá và đo sự thay đổi của tia X hoặc sóng
siêu âm khi đi qua vùng xương này, từ đó xác định
mật độ xương.
Ở đây, chúng tôi sử dụng kỹ thuật siêu âm định
lượng vì chi phí thấp, dụng cụ có thể mang xách tay
và không có nhiễu xạ.
Được sự tài trợ của hãng dược phẩm Roche,
chúng tôi sử dụng máy siêu âm quét qua vùng gót
* Bộ môn Sinh Lý - Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
34
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
chân QUS2 của hãng. Bệnh nhân được đo bởi cùng
một bác sĩ đã được huấn luyện kỹ về cách sử dụng
máy. Bệnh nhân để gót chân trái hoặc phải vào vị trí
thích hợp của máy QUS2. Trong thời gian đo, tín hiệu
siêu âm chiếu qua gót chân và quét qua một vùng có
diện tích là 1cm2 gọi là vùng quan tâm (region of
interest). Sau đó, tín hiệu đi ra được phân tích và tính
ra thành trị số BUA (Broadband Ultrasound
Attenuation) có đơn vị là dB/MHz tiếp theo sẽ được
đổi sang trị số T-Score của cá nhân đó. Các trị số này
được in ra từ máy QUS2 và sau đó sẽ được người đo
đưa lên biểu đồ QUS2 để xác định mật độ xương
thuộc loại bình thường thiếu xương hay loãng xương.
Theo qui định của tổ chức y tế thế giới, giá trị
T-Score:
-T-Score > -1: Bình thường
-(-2.5) < T-Score ≤ -1: Thiếu xương
-T-Score ≤ -2.5: Loãng xương
Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương
pháp thống kê Y học sử dụng chương trình phần
mềm Epi Info 6.04 và Stata 6.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu về mật độ xương của 178
người đàn ông ở 2 nhóm tuổi trung niên (≤ 65 tuổi)
và tuổi già (> 65 tuổi)
Bảng 1A. Ảnh hưởng của tuổi tác trên mật độ xương.
Nhóm tuổi Bình thường Thiếu xương Loãng xương
Trung niên 40 (64,52%) 19 (30,65%) 3 (4,83%)
Già 42 (36,21%) 43 (37,07%) 31 (26,72%)
P < 0,05
Ở người già, tỷ lệ loãng xương và thiếu xương cao
hơn người trung niên (P=0,0000)
Bảng 1B. Ảnh hưởng của nhiều nhóm tuổi trên mật
độ xương
Nhóm tuổi Bình thường Thiếu xương Loãng xương
50-59 (32 người) 22 (68,75%) 9 (28,12%) 1 (3,12%)
60-69 (49 người) 24 (48,98%) 18 (36,73%) 7 (14,29%)
70-79 (64 người) 23 (35,94%) 25 (39,06%) 16 (25%)
≥ 80 (33 người) 13 (39,39%) 10 (30,3%) 10 (30,3%)
P < 0,05
Như vậy, tuổi càng cao thì tỷ lệ loãng xương càng
lớn. Riêng với nhóm tuổi ≥ 80, 69,7% có uống sữa và
57,5% có tập thể thao (đi bộ hơn 30 phút một ngày)
nên tỷ lệ thiếu xương thấp hơn và tỷ lệ bình thường
cao hơn nhóm từ 70-79 tuổi (tỷ lệ uống sữa: 57,81% -
tỷ lệ tập thể thao: 62,5%).
Tỷ lệ loãng xương chung của 178 người là
19,10%, thiếu xương: 34,83%, bình thường 46,07%.
Đối chiếu với một nghiên cứu thực hiện tại khoa điều
trị đau bệnh viện Trưng Vương gồm 211 người đàn
ông trong độ tuổi từ 50 trở lên, chúng tôi nhận thấy
tỷ lệ loãng xương cao hơn rất nhiều là 43,6%, thiếu
xương là 32,22%, còn lại là 14,69% bình thường. Tỷ lệ
người trên 70 tuổi trong khảo sát của chúng tôi là
52,2%, cao so với tỷ lệ của người trên 70 tuổi là
14,21% trong nghiên cứu tại bệnh viện Trưng Vương.
Sự sai biệt về các tỷ lệ này giữa 2 nơi có thể lý giải
rằng tỷ lệ uống sữa của nhóm người trên 70 tuổi mà
chúng tôi khảo sát là 73,93% so với tỷ lệ uống sữa ở
bệnh viện Trưng Vương là 22,13%, tỷ lệ tập thể thao ở
nhóm người trên 70 tuổi của chúng tôi là 65,75% so
với tỷ lệ tập thể thao ở nhóm người ở bệnh viện
Trưng Vương là 38,65%; hơn nữa, những người này
có vấn đề đau nên mới đến khoa Đau, còn những
người do chúng tôi khảo sát thì hoàn toàn bình
thường.
Một nghiên cứu được thực hiện ở TP. Hồ Chí
Minh năm 1998 trên 3.985 phụ nữ quanh tuổi mãn
kinh cho thấy tỷ lệ loãng xương là 42,8% và thiếu
xương là 37,2%. Như vậy, tỷ lệ loãng xương ở người
già nam (trên 65 tuổi) có vẻ ít hơn (26,72%) so với
phụ nữ cùng lứa tuổi.
Ảnh hưởng của yếu tố thể trạng (chỉ
số BMI) trên mật độ xương của đàn
ông trên 50 tuổi
Bảng 2. Ảnh hưởng của BMI trên mật độ xương
Nhóm đàn ông Bình thường Thiếu xương Loãng xương
Ốm (BMI<18,5):36 9 (25%) 14 (38,89%) 13 (36,11%)
Vừa (18.5≤BMI<23):89 44 (49,44%) 31 (34,83%) 14 (15,73%)
Dư cân (23≤BMI<30):53 29 (54,72%) 17 (32,08%) 7 (13,21%)
P = 0,019
Qua bảng 2, ta thấy BMI có ảnh hưởng đến mật
35
độ xương của người đàn ông. Những người vừa và dư
cân có tỷ lệ loãng xương và thiếu xương thấp hơn hẳn
so với người gầy. Điều này phù hợp với y văn, do đó
chúng tôi nghĩ rằng cần đưa ra biện pháp phòng
ngừa loãng xương sớm cho những người gầy.
Ảnh hưởng của tập thể thao trên mật
độ xương của đàn ông trên 50 tuổi
Bảng 3A. Ảnh hưởng của tập thể thao trên mật độ
xương của đàn ông trên 50 tuổi.
Nhóm đàn ông Bình thường Thiếu xương Loãng xương
Không tập (61) 26 (42,62%) 18 (29,51%) 17 (27,87%)
Có tập (117) 56 (47,86%) 44 (37,61%) 17 (14,53%)
P = 0,094
Bảng 3B. Ảnh hưởng của tập thể thao trên mật độ
xương của đàn ông già (trên 65 tuổi)
Nhóm đàn ông Bình thường Thiếu xương Loãng xương
Không tập (37) 11 (29,73%) 10 (27,03%) 16 (43,24%)
Có tập (79) 31 (39,24%) 33 (41,77%) 15 (18,99%)
P = 0,022
Vậy tập thể thao làm hạ thấp tỷ lệ loãng xương ở
người già, thay vì bị loãng xương thì bị ở mức độ nhẹ
hơn là thiếu xương nên tỷ lệ thiếu xương tăng lên so
với trường hợp không tập thể thao. Những người
trung niên tỷ lệ tập thể thao là 61,3% thấp hơn người
già (68%). Có lẽ do người trung niên còn đi làm nên
chưa có thời giờ tập thể thao đều đặn như người già.
Ảnh hưởng của uống sữa (100-200ml)
trên mật độ xương của đàn ông trên
50 tuổi
Bảng 4. Ảnh hưởng của uống sữa trên mật độ xương
của đàn ông trên 50 tuổi
Uống sữa Bình thường Thiếu xương Loãng xương
Không (82) 40 (48,78%) 27 (32,93%) 15 (18,29%)
Có (96) 42 (43,75%) 35 (36,46%) 19 (19,79%)
P = 0,797
Tỷ lệ uống sữa của người 70 tuổi trở lên là 61,8%
nhiều hơn so với tỷ lệ uống sữa ở người dưới 70 tuổi là
44,4%, nhưng người trên 70 tuổi lại có mật độ xương
kém hơn người dứơi 70 tuổi nên sự sai biệt các tỷ lệ
do tình trạng uống sữa hay không uống sữa không có
ý nghĩa thống kê.
Ảnh hưởng của uống cà phê trên mật
độ xương của đàn ông trên 50 tuổi:
Bảng 5. Ảnh hưởng của uống cà phê trên mật độ
xương của đàn ông trên 50 tuổi.
Uống cà phê Bình thường Thiếu xương Loãng xương
Không (113) 56 (49,56%) 36 (31,86%) 21 (18,36%)
Có (65) 26 (40%) 26 (40%) 13 (20%)
P > 0,05
Như vậy với khảo sát của chúng tôi, chưa thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê của mật độ xương với
việc uống cà phê hay không.
Ảnh hưởng của hút thuốc lá trên mật
độ xương của đàn ông trên 50 tuổi:
Bảng 6. Ảnh hưởng của hút thuốc lá trên mật độ
xương của đàn ông trên 50 tuổi.
Hút thuốc lá Bình thường Thiếu xương Loãng xương
Không (137) 68 (49,64%) 44 (32,12%) 25 (18,25%)
Có (41) (trên 10
điếu / ngày)
14 (34,14%) 18 (43,9%) 9 (21,95%)
P < 0,05
Như vậy, hút thuốc lá có ảnh hưởng lên tỷ lệ
thiếu xương và loãng xương (làm tăng các tỷ lệ này)
Ảnh hưởng của rượu bia trên mật độ
xương của đàn ông trên 50 tuổi
Bảng 7. Ảnh hưởng của rượu bia trên mật độ xương
của đàn ông trên 50 tuổi.
Uống rượu bia Bình thường Thiếu xương Loãng xương
Không (115) 53 (46,09%) 38 (33,04%) 24 (20,87%)
Có (63) 29 (46,03%) 24 (38,09%) 10 (15,88%)
P > 0,05
Vậy chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa mật độ xương với tình trạng có uống rượu bia
hay không.
KẾT LUẬN
Nhóm đàn ông tuổi già (trên 65 tuổi) có tỷ lệ
loãng xương và thiếu xương cao hơn hẳn so với nhóm
36
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
đàn ông trung niên. Do đó, việc tầm soát mật độ
xương có định kỳ một năm một lần cho những người
này là điều cần thiết để phòng ngừa và điều trị bệnh
loãng xương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Thị Thanh Thủy và CS: Khảo sát mật độ
khoáng xương ở những người 30 tuổi trở lên đến khám
tại khoa điều trị đau bệnh viện cấp cứu Trưng Vương -
Hội nghị khoa học kỹ thuật 2004, Bệnh viện cấp cứu
Trưng Vương, Trang 43-54. Các yếu tố thuận lợi của bệnh loãng xương ở
người đàn ông già là tuổi tác, thể trạng ốm yếu (chỉ
số BMI), không tập thể thao và hút thuốc lá (đang
hoặc đã hút nhiều).
2 Progress in Osteoporosis – IOF (International
Osteoporosis Foundation): volume 2, number 1 – 2001.
Overview: 1-5.
3 William F. Ganong: Sự điều hòa bằng kích thích tố
của sự biến dưỡng Calci và sinh lý của xương.
37
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_khao_sat_mat_do_xuong_va_tim_hieu_nhung_yeu_to_lien_q.pdf