Đề tài Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái

Tài liệu Đề tài Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái: CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Nước Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ bé nhưng được thiên nhiên ưu đãi nhiều quan cảnh xinh đẹp, đa dạng và độc đáo, vừa mang tính chất văn hóa thế giới vừa có tính lịch sử đặc thù của dân tộc Việt Nam. Với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bão thì nhu cầu thích tìm hiểu về thiên nhiên của con người ngày càng gia tăng; những phong cảnh mang nét đẹp hoang sơ kèm theo bầu không khí trong lành là những nơi hấp dẫn du khách trên thế giới. Vì thế, du lịch là một ngành kinh tế có nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế thị trường nào khác. Nhưng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từ môi trường nên hậu quả của nó (bao gồm suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; mặt khác còn suy thoái và giảm sút về đa dạng sinh học…) không thể lường hết được. Và hình thức du lịch sinh thái (DLST) đã ra đời. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, khi đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa...

doc95 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Nước Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ bé nhưng được thiên nhiên ưu đãi nhiều quan cảnh xinh đẹp, đa dạng và độc đáo, vừa mang tính chất văn hóa thế giới vừa có tính lịch sử đặc thù của dân tộc Việt Nam. Với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bão thì nhu cầu thích tìm hiểu về thiên nhiên của con người ngày càng gia tăng; những phong cảnh mang nét đẹp hoang sơ kèm theo bầu không khí trong lành là những nơi hấp dẫn du khách trên thế giới. Vì thế, du lịch là một ngành kinh tế có nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế thị trường nào khác. Nhưng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từ môi trường nên hậu quả của nó (bao gồm suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; mặt khác còn suy thoái và giảm sút về đa dạng sinh học…) không thể lường hết được. Và hình thức du lịch sinh thái (DLST) đã ra đời. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, khi đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chất lượng cuộc sống được cải thiện và không ngừng nâng cao thì con người càng có nhu cầu giải trí nhiều hơn; nhất là xu hướng nghỉ ngơi đi tham quan du lịch; mặc dù ở mỗi người khi chọn loại hình thư giãn này với nhiều mục đích khác nhau nhưng nhìn chung đều là để khám phá về thế giới xung quanh, chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp hay viếng thăm các bảo tàng di tích lịch sử, thậm chí chỉ là muốn tận hưởng cảm giác được gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên…. Chính vì thế, ngành du lịch đặc biệt là du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh đang rất phát triển và thu hút một lượng du khách khá đông.... Do đó, đề tài “Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái” sẽ tìm ra những giải pháp để nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường khi tham gia loại hình du lịch này đúng nghĩa hơn. Giới hạn của đề tài Không gian nghiên cứu của đề tài mở rộng trên phạm vi cả nước nhưng sẽ đi sâu vào khảo sát thực trạng DLST ở thành phố Hồ Chí Minh. Do hạn chế về thời gian và điều kiện nên việc khảo sát thực địa của đề tài chỉ được tiến hành ở một số nơi tiêu biểu của thành phố mang tên Bác này (như khu DLST ở Cần Giờ, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Thảo cầm viên…). Mục tiêu của đề tài Khảo sát tình hình hoạt động du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra những biện pháp khả thi nhằm xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng khi tham gia hoạt động này. Nội dung nghiên cứu Nắm vững các kiến thức về du lịch sinh thái; Tổng quan về du lịch và du lịch sinh thái ở Việt Nam; Khảo sát hiện trạng du lịch sinh thái tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đánh giá tình hình nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng ở một số điểm du lịch sinh thái tại thành phố Hồ Chí Minh Đưa ra các biện pháp trong công tác quản lý hoạt động du lịch sinh thái Đề xuất giải pháp để xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài; thu thập, thanh lọc những tài liệu theo nội dung và sắp xếp theo từng đề mục, so sánh, đối chiếu để chọn lọc, xử lý. Phương pháp thống kê Sau khi thu thập được nhiều dữ liệu, thống kê theo từng đề mục, nội dung cần nghiên cứu. Xử lý các số liệu và đánh giá hiệu quả nhận thức bảo vệ môi trường của xã hội thông qua hoạt động DLST. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý môi trường nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn trong công tác nâng cao nhận thức cho những người tham gia vào DLST. Phương pháp khảo sát thực địa Điều tra nhận thức của cộng đồng mà tiêu biểu là du khách ở một số điểm DLST ở Thành phố Hồ Chí Minh về môi trường và ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường để nhìn nhận, có cách đánh giá xác thực nhằm xây dựng chương trình, đưa ra ý kiến đóng góp mang lại hiệu quả, phù hợp với thực tế hơn. Phương pháp thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra Bảng tổng kết số phiếu điều tra thăm dò nhận thức của du khách tại một số điểm du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Bảng 1. Bảng tổng kết số phiếu điều tra tại các điểm du lịch Tên khu du lịch Số phiếu điều tra (Phiếu) Khảo sát tình hình DLST Khảo sát ý thức BVMT Thảo Cầm Viên 120 120 Vàm Sát – Cần Giờ 25 25 Địa đạo Củ Chi 70 70 Bình Quới – Thanh Đa 95 95 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 2.1. Cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái 2.1.1. Định nghĩa du lịch sinh thái Theo Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương. Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức, hiểu biết về thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành; qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực ( Ceballos - Lascurain, 1996) Và theo định nghĩa của Việt Nam: Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường; có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Khách du lịch sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. DLST phải hội tụ đủ các yếu tố cần: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; trách nhiệm với xã hội và cộng đồng; là kết tinh của khoa học, du lịch, văn hóa, kinh tế, xã hội và hệ sinh thái môi trường học. Sinh thái môi trường học Khoa học, du lịch Văn hóa, kinh tế, xã hội học DLST Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội đối với DLST Để phát triển một ngành “kinh tế xanh” có tính giáo dục môi trường cao, có sức cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương thì Du lịch sinh thái là một lĩnh vực nên được chú ý nhiều hơn bởi vì nó mang những mục tiêu nổi bật như sau: Ÿ Mục tiêu sinh thái – môi trường Nhà quản lý khu du lịch sẽ phải xem xét đến khả năng gánh chịu (sức chứa) của vùng sinh thái về lượng du khách; tính nhạy cảm của sinh vật và các hệ sinh thái, vấn đề ô nhiễm môi trường, tải lượng rác thải, nước thải và các quá trình làm gián đoạn sinh thái do du khách gây ra. Vì thế, phát triển DLST sẽ phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái bền vững, từ đó đề ra cơ chế quản lý phù hợp, liên tục đặt ra các kế hoạch, chương trình để truyền tải cho du khách. Ÿ Mục tiêu văn hóa – xã hội Bảo tồn và phát huy nền văn hóa bản địa, lưu giữ những truyền thống, sinh hoạt tốt đẹp của dân tộc. Do đó, trong quy hoạch DLST cần phải gắn kết việc giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa đặc trưng của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời có những chính sách, biện pháp để khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị phục vụ cho du lịch. Ÿ Mục tiêu hỗ trợ phát triển Nghiên cứu về DLST không chỉ để tìm hiểu về thị hiếu du khách nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường mà còn cung cấp các thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển, xúc tiến, lập kế hoạch, thiết lập mối quan hệ giữa các ban ngành, tạo lực đẩy cho sự phát triển của ngành “ công nghiệp xanh” này. 2.1.2. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu DLST bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại. 2.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) • Rừng đặc dụng: Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù nơi có đa dạng sinh học cao (khu bảo tồn cảnh quan lịch sử, văn hóa, môi trường; vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài, nơi cư trú). • Các nhóm hệ sinh thái: nông nghiệp (miệt vườn, trang trại, công viên, làng hoa...), hệ sinh thái điển hình. • Các tài nguyên sinh thái đặc thù... 2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Đó là sự đa dạng văn hóa mà tiêu biểu là văn hóa bản địa ó Văn hóa bản địa bao gồm: • Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật, địa hình… phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng. • Các đặc điểm sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống. • Kiến trúc, công trình, di sản. • Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. • Các di tích lịch sử, khảo cổ, văn hóa, tín ngưỡng. • Ẩm thực. 2.1.2.3. Các sản phẩm du lịch sinh thái • Cơ sở lưu trú: Các dạng nhà trọ, khu nghỉ dưỡng, các lều trại, các khu cắm trại caravan, khách sạn… • Chương trình du lịch (tours, packages) • Khu, điểm du lịch (attractions): Là tất cả những phương tiện thiết bị kết hợp giữa vùng tự nhiên và cơ sở hạ tầng, các di tích văn hoá lịch sử, các trung tâm trình diễn nghệ thuật. 2.1.3. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái (HST) đặc thù làm đối tượng để phục vụ cho du khách yêu thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quan hay nghiên cứu về HST, nó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên và phát triển bền vững. Vì vậy, nguyên tắc du lịch sinh thái có thể tóm tắt như sau: • Giảm thiểu các tác động tiêu cực lên thiên nhiên và văn hóa có thể phá hủy một điểm du lịch. • Giáo dục du khách về tầm quan trọng của bảo tồn. • Nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc hợp tác với chính quyền và dân cư địa phương để đáp ứng các nhu cầu của địa phương đồng thời mang lại lợi ích cho bảo tồn. • Mang lại thu nhập trực tiếp cho công tác bảo tồn, quản lý các khu vực tự nhiên và các khu vực được bảo vệ. • Nhấn mạnh sự cần thiết phải phân vùng du lịch địa phương và có kế họach quản lý du khách tại những vùng hoặc khu vực có định hướng trở thành điểm du lịch sinh thái. • Nhấn mạnh việc sử dụng các nghiên cứu về môi trường và cơ sở xã hội cũng như các chương trình kiểm tra dài hạn để đánh giá và giảm thiểu các tác động. • Cố gắng tối đa hóa lợi nhuận kinh tế cho dân cư, doanh nghiệp và các cộng đồng địa phương, đặc biệt là dân cư sống trong và xung quanh khu vực tự nhiên được bảo vệ. • Bảo đảm rằng phát triển du lịch không vượt quá các giới hạn môi trường và xã hội do các nhà nghiên cứu cùng với dân cư địa phương xác định. • Dựa trên cơ sở hạ tầng được thiết kế và xây dựng phù hợp với môi trường tự nhiên và văn hóa đồng thời giảm tối thiểu việc sử dụng các nguồn nhiên liệu, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã. • Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch: phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Các bên tham gia vào du lịch sinh thái . Tổ chức phi chính phủ • Cung cấp các tiêu chuẩn trong ngành du lịch sinh thái; • Tạo ra thị trường phi lợi nhuận và các chương trình du lịch ra nước ngoài; • Là các chuyên gia về du lịch bền vững; • Xây dựng các dự án về du lịch sinh thái ở các nước trong khu vực lân cận hoặc những quốc gia trên thế giới có tuyến tham quan này và ít có xu hướng kinh doanh mà thường hướng vào công tác bảo tồn. Cộng đồng địa phương • Là một “sản phẩm” của hoạt động du lịch. • Tham gia vào quy hoạch phát triển du lịch, vào hoạt động và quản lý du lịch ở những vị trí, ngành nghề thích hợp; • Có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên sự phát triển của DLST; • Đóng góp vai trò trong công tác bảo tồn tài nguyên và di sản của địa phương và quốc gia. Các hãng lữ hành Có trách nhiệm : • Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, văn hóa thông qua thông tin và giáo dục cho khách hàng • Giảm thiểu tác động lên môi trường và mang lại lợi ích về tài chính trực tiếp cho công tác bảo tồn. • Tôn trọng văn hóa địa phương và hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoặc những nhà cung cấp dịch vụ địa phương. • Quản lý một cách có trách nhiệm các hoạt động và dùng những quy tắc chỉ đạo của địa phương để hướng dẫn thói quen của du khách. Hướng dẫn viên du lịch Ngoài những yêu cầu chung của một hướng dẫn viên du lịch thì hướng dẫn viên DLST còn có những yêu cầu như sau: • Phải có hiểu biết nhất định về lý thuyết DLST. • Nhận biết các dạng hình hệ sinh thái với những thành phần và cấu trúc của chúng cũng như nhận dạng, phân biệt một số loài động thực vật điển hình trong hệ sinh thái đó. • Phải có tính cách nhã nhặn, kiên trì để trình bày, giải thích nhưng cũng tỏ rõ thái độ kiên quyết với những du khách có hành vi gây tệ hại cho sinh thái môi trường (chọc phá thú, ngắt hoa, bẻ cành, dẫm lên cỏ…). Các bộ, ngành liên quan • Giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển DLST và hoạch định chính sách, quản lý lãnh thổ. • Tập trung chủ yếu vào quản lý sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan tới giáo dục và môi trường. Các nhà quản lý tài nguyên, điểm du lịch • Tôn trọng cảnh quan môi trường ban sơ trong quy hoạch của điểm du lịch để giảm thiểu tác động của việc xây dựng lên môi trường. • Bảo vệ yếu tố tự nhiên như hệ động thực vật. • Thiết kế các khu lưu trú phải hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo được. • Có chiến lược giảm sử dụng năng lượng và nước cũng như có kế hoạch quản lý rác thải thông qua việc tái sử dụng và tái chế. • Khuyến khích và hợp tác với cộng đồng địa phương tham gia vào DLST. Khách du lịch • Yếu tố quan trọng của chuyến du lịch: Khung cảnh thiên nhiên hoang dã, văn hóa bản địa độc đáo và đa dạng. • Những lợi ích của chuyến du lịch mà các khách DLST tìm kiếm đó là sự hiểu biết/ có thêm kinh nghiệm về tự nhiên; về văn hóa, thư giãn, góp phần thay đổi nhận thức bản thân và xã hội khi môi trường đang ngày càng xuống cấp. Tổng quan về tình hình phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng Khái quát chung về tình hình du lịch Du lịch tại Việt Nam là một trong những ngành khá hấp dẫn, thu hút một lượng khách khá đông đảo nhất là hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến được khá nhiều nước chọn lựa. • Tốc độ tăng trưởng trung bình là 10.5 % và dự báo từ năm 2008 đến 2017 trung bình là 7.8 %. Xếp hạng thứ 6/176 quốc gia trên thế giới. • Mỗi năm ngành du lịch đóng góp cho nhà nước 3.1 % GDP, còn kinh tế du lịch đóng góp 11.2 %. Những mặt thuận lợi Với thế mạnh về tự nhiên và nhân văn, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái thành mũi nhọn của ngành du lịch. Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, hơn 3200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo, trải dài ở thềm lục địa Việt Nam là các rạn san hô quần tụ nhiều loài sinh vật khác nhau, nhiều loài có màu sắc sặc sỡ và có giá trị kinh tế cao. Tính đến năm 2006, cả nước đã có 128 khu rừng đặc dụng: Theo quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 22 tháng 10 năm 2005 về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng Số lượng Ÿ Vườn quốc gia: 30 Ÿ Khu bảo tồn thiên nhiên gồm: 62 ° Khu dự trữ thiên nhiên: 49 ° Khu bảo tồn loài – sinh cảnh: 13 Ÿ Khu bảo vệ cảnh quan: 38 (Gồm khu rừng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: 15 (khu bảo tồn biển) (Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2006) Các tiềm năng nhân văn cho phát triển DLST ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú thể hiện trên nền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước thông qua: Các di tích lịch sử ghi dấu ấn những chiến tích năm xưa; Các lễ hội gắn liền với sinh hoạt văn hóa; Các làng nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo; Nghệ thuật ẩm thực… Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 400 nguồn nước nóng từ 40 – 1500C; 117 bảo tàng; có 6 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam và 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Chính vì thế, đất nước ta có đủ các yếu tố để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch đặc biệt là DLST – một loại hình du lịch chứa yếu tố giáo dục cộng đồng. Do vậy, DLST nên được quan tâm nhiều hơn để không chỉ có hướng đi đúng giúp bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tài nguyên quý giá của quốc gia mà còn trở thành một trong những lĩnh vực chiếm ưu thế của tiến trình phát triển ngành công nghiệp du lịch ở đất nước ta bền vững cả hiện tại và tương lai. Tình hình du lịch Trong những năm qua, ngành du lịch ở nước ta có những bước chuyển biến mạnh mẽ cùng với tốc độ tăng trưởng khá nhanh thể hiện qua Biểu đồ 1 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh hơn trong những năm gần đây (Năm 2009 có giảm sút do tình trạng khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu) Doanh thu từ các dịch vụ du lịch cũng tăng khá nhanh ¦ Lợi nhuận của ngành du lịch mang lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu của quốc gia; Chính sách hỗ trợ và mở cửa của nhà nước hướng ra toàn cầu ¦ Là điều kiện tốt để nhà nước ta tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước trên thế giới và trong khu vực; Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức rất lớn cho ngành du lịch vì ngoài tăng thêm lượng ngoại tệ từ các đoàn du khách quốc tế thì du lịch nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tương lai; Có sự đa dạng trong cơ cấu tổ chức về sản phẩm và loại hình du lịch. F Trong thời gian tới Việt Nam có những bước tiến dài trong hoạt động kinh doanh du lịch. Bảng 2. Thống kê khách quốc tế đến nước ta trong bốn tháng đầu năm 2011 Khách nước ngoài (ngìn lượt người) Tỉ lệ (so với cùng kỳ 2010) Tổng số 1971,5 110,5% Mục đích của chuyến đi Du lịch, nghỉ dưỡng 1163,7 103% Công việc 338,2 96,3% Thăm thân nhân 341,5 162,8% Phương tiện vận chuyển Đường hàng không 1656,8 114,6% Đường biển 15,7 98,1% Đường bộ 299 92,8 Anh 54 105% Nguồn: Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhìn vào bảng thống kê và những con số mà ngành du lịch đã đạt được trong thời gian qua sẽ là nền tảng để ngành du lịch tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho: Đầu tư phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái; Tạo cơ hội cho du lịch trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn; Góp phần tăng trưởng GDP cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao mức sống cho người dân ở những vùng có hoạt động du lịch ; Huy động nguồn kinh phí để bảo tồn và phục hồi các tài nguyên du lịch đang bị xuống cấp. Giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên trong tương lai; Xây dựng các chương trình tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động du lịch. Thực trạng của hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam Vài thập kỷ gần đây, du lịch sinh thái phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch, tìm hiểu lịch sử thiên nhiên và văn hóa... Bảng 3. Một vài điểm du lịch mà du khách muốn đến nhất Việt Nam Địa điểm du lịch Đặc điểm hấp dẫn thu hút Du Lịch Hạ Long Là vùng vịnh được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với nhiều cảnh đẹp trù phú. Du Lịch Huế Đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá như Kinh thành Huế, dòng sông Hương, nhã nhạc cung đình Huế… Phong Nha – Kẻ Bàng Một trong những công viên quốc gia và Di sản Thế giới nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Bình. Nơi này có một rừng đá vôi - một điểm thu hút phổ biến tại các điểm du lịch này là hang động Tiên Sơn. Du Lịch Nha Trang Có 19 hòn đảo với kho tàng di tích lịch sử khá phong phú. Cũng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh với những truyền thuyết gắn liền như: Hòn Chồng, dốc Lết, thành cổ Diên Khánh, tháp Bà, suối Hồ, suối Tiên, vịnh Vân Phong… Đặc sản nổi tiếng là yến sào. Du Lịch TP. Hồ Chí Minh Một địa điểm hấp dẫn bởi sự phồn hoa của một thành phố phát triển nhất Việt Nam nhưng vẫn còn lưu giữ những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử mang đậm dấu chân của cuộc chiến ngày xưa. Từ bảng thống kê trên, ta rút ra được đặc điểm chung mà các nhà đầu tư tập trung khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhằm thu hút du khách đó là: Nhiều cảnh quan thiên nhiên mang nét đẹp hoang sơ; Nằm trong danh sách di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới; Lưu giữ được những bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc; Có những di tích lịch sử là minh chứng cho một thời hào hùng của đất nước; Có chiến lược quy hoạch cụ thể và chi tiết cho từng vùng; Thiết kế các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú… Ngày nay phát triển du lịch sinh thái đang là hướng đi được các nhà đầu tư lựa chọn bởi những lợi ích về mặt kinh tế và có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững cho xã hội của ngành du lịch trên quan điểm tài nguyên và môi trường. Thế nhưng, DLST ở nước ta vẫn còn một số thuận lợi và khó khăn xuất phát từ lợi ích của nhà đầu tư và nhu cầu của khách du lịch. Cụ thể: Nhà đầu tư Thuận lợi Được nhà nước chú trọng đầu tư để phát triển với mục đích vừa tạo ra doanh thu mà cũng bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên. Nhà nước có những chính sách khuyến khích họat động phát triển DLST hơn so với những loại hình khác. Kích thích chính quyền địa phương có những cải thiện tốt hơn về cơ sở hạ tầng như hệ thống điện nước, đường giao thông, bưu chính viễn thông... Nguồn vốn sử dụng để xây dựng DLST không nhiều; chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên có sẵn và văn hóa bản địa; Nguồn nhân lực phục vụ trong các khu sinh thái chủ yếu lấy trực tiếp từ địa phương Lợi nhuận kinh tế cao vì nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và quan tâm từ phía cộng đồng xã hội nhờ vào: Nhu cầu tìm hiểu về thiên nhiên của xã hội; Bảo vệ các giống loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng; Khôi phục các làng nghề truyền thống, văn hóa phi vật thể; Khơi dậy lòng nhân ái của con người đối với tài nguyên môi trường... Khó khăn Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển thành khu DLST còn hạn chế. Tại các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, công việc xây dựng các khu vực theo từng chức năng chưa rõ ràng, chi tiết, và cụ thể. Chưa có nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong thiết kế, quản lý khu du lịch sinh thái vì tính mới mẻ của loại hình này; Dễ phá hủy các cảnh quan sinh thái nguyên sơ trong quá trình xây dựng, mở rộng các khu nghỉ dưỡng, giải trí và khu lưu trú... Chưa có quy định cụ thể nào về sức chứa của một khu DLST; Chưa chú trọng đến các vấn đề môi trường mà chủ yếu quan tâm đến mức độ hài lòng và thỏa mãn của khách du lịch; Nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ chuyên môn về quản lý DLST chưa được đáp ứng đầy đủ; Dễ xảy ra mâu thuẫn với địa phương nếu không có các biện pháp giải quyết thỏa đáng; Các sản phẩm DLST còn thiếu tính cạnh tranh và chưa đa dạng, phong phú; đặc trưng cho sinh thái; Chưa có các hình thức quảng bá du lịch phổ biến, tạo sự chú ý cho khách nội địa và quốc tế. Một số hạn chế về môi trường du lịch Nếu các nhà đầu tư trong DLST chỉ chú trọng đến lợi ích kinh doanh hiện tại mà không quan tâm đến sự phát triển bền vững trong tương lai thì về lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến các nguồn tài nguyên, môi trường và xã hội. Tác động đến môi trường đất do: Sử dụng bừa bãi các loại phân bón, chất tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc cỏ hoặc cây trồng, vườn hoa. Khai thác đất đá trong khu du lịch phục vụ cho xây dựng các hạng mục công trình; Nâng cấp và mở rộng nhiều cơ sở hạ tầng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất quá nhanh nhưng chưa có quy hoạch kỹ càng; Không thiết kế hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải tại nguồn làm phát sinh nhiều loại chất độc hại; Tác động đến môi trường nước do: Các chất thải được đổ trực tiếp ra sông, suối... khi chưa có sự kiểm soát chất gây ô nhiễm; Phá rừng ngập mặn để xây bến cảng làm cho quá trình trầm lắng tăng nhanh và nước bị đục; Sử dụng nguồn nguyên liệu không sạch vì vấn đề chi phí lợi ích; Sử dụng quá nhiều phương tiện vận chuyển thô sơ; Các con tàu chuyên chở khách không được lắp hầm vệ sinh tự hoại; Chưa có các giải pháp hữu hiệu khắc phục sự cố do rò rỉ dầu mỡ. Hình 1. Ô nhiễm biển do hoạt động du lịch Tác động đến môi trường không khí do: Các chất thải từ các phương tiện chuyên chở khách hoạt động trong khu du lịch; Khói thải từ phương tiện giao thông mà du khách mang tới; Nạn kẹt xe kéo dài tại các tuyến đường đến khu du lịch vào các ngày cao điểm như nghỉ lễ... Ô nhiễm tiếng ồn cao bởi tình trạng quá tải, âm thanh từ các máy móc xây dựng, vận hành thiết bị trong khu du lịch. Tác động đến hệ sinh thái do: Chưa có các biện pháp bảo vệ nguyên vẹn cảnh quan sinh thái; Xây dựng nhiều hạng mục giải trí trên vùng sinh thái nhạy cảm; Chiếm dụng nơi cư trú của một số loài; gây cản trở hoạt động kiếm ăn, bắt mồi... của một số động vật hoang dã; Sử dụng các loài nhất là nhiều loài quý hiếm trong vùng sinh thái để thỏa mãn nhu cầu của một số khách du lịch... Tác động đến tài nguyên thiên nhiên, văn hóa truyền thống Sự du nhập của cách sống hiện đại đã thay thế cho các tập tục truyền thống của các đồng bào dân tộc; Gây đảo lộn lối sống và phong tục ở một số địa phương; Làm mai một các làng nghề truyền thống; Nạn phá rừng, khai thác động thực vật trái phép tăng nhanh,... Tác động đến đời sống xã hội Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia du lịch; phát sinh một số dịch bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh về mắt... do ô nhiễm du lịch. Gây hại đến khu nuôi trồng thủy sản của các hộ dân ven sông, biển; Đóng góp một phần không nhỏ vào hiện trạng ô nhiễm của quốc gia; Vấn đề sử dụng ngôn ngữ lai căng thay thế cho ngôn ngữ bản địa ở một số địa phương; Tạo ra hành vi, lối sống thiếu thân thiện với môi trường; Gây nên sự khó chịu, nhàm chán cho khách du lịch; Không mang nội dung tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng. Khách du lịch Khách du lịch là thành phần rất quan trọng và quyết định sự phát triển cho khu du lịch. Trong các tour DLST đòi hỏi du khách phải có ý thức về bảo vệ môi trường, tôn trọng tài nguyên. Tuy nhiên tại rất nhiều điểm DLST, khách du lịch lại là thành phần gây ra những hạn chế cho khu du lịch. Gây suy giảm đa đạng sinh học bằng cách: Tạo ra quá trình chọn lọc tự nhiên cho HST sinh vật không mong muốn; Chọc phá động vật gây ảnh hưởng đến đời sống của chúng; Có nhu cầu sử dụng những đặc sản quý hiếm từ tự nhiên cho hoạt động ăn uống, làm sản phẩm lưu niệm... Vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm các nguồn tài nguyên - là môi trường sống của nhiều thành phần sinh vật; Chưa có ý thức tôn trọng các khu hệ sinh thái nhạy cảm như đi trên bãi đá ngầm, thả neo tại những bãi đá san hô (nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật dưới nước)... Là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển quá mức của nhiều sinh vật ngoại lai. Gây cạn kiệt tài nguyên môi trường do: Sử dụng nguồn tài nguyên nước lãng phí; Chưa có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và đúng mục đích trong các khu lưu trú; Tác động đến người dân địa phương Làm phai mờ nền văn hóa, biến đổi các phong tục có từ lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số Gây ô nhiễm đến các khu nuôi trồng thủy sản và đời sống sinh hoạt của dân cư bản địa; Là nguyên nhân của những hành vi khai thác tài nguyên, thủy sản trái phép của người dân; Hình 2. Ảnh minh hoạ cạn kiệt tài nguyên Tác động và vai trò giữa hoạt động DLST và môi trường Tác động của môi trường đến hoạt động DLST Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Những ảnh hưởng chủ yếu của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch được thể hiện theo sơ đồ dưới đây (Sơ đồ 2) Sơ đồ 2. Sự tác động của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường (chất lượng, điều kiện, sự cố-tai biến) ở những mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động phát triển du lịch. Tác động của hoạt động phát triển du lịch sinh thái đến môi trường Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường. Trong nhiều trường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. Sơ đồ 3. Tác động giữa môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước Du lịch sinh thái phát triển nhanh sẽ tác động xấu đến môi trường làm gia tăng: Rác thải từ các cửa hàng ăn uống và từ ý thức của du khách; Chất lượng nước giảm thấp do sự phân hủy các chất thải, Thay đổi tính chất dòng chảy do việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất. Nước thải sinh hoạt từ hệ thống nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ khác; Dầu mỡ từ các phương tiện giao thông tham gia vận chuyển hành khách; từ quá trình vận hành các thiết bị máy móc xây dựng; bảo dưỡng các công trình du lịch. Hiện tượng phú dưỡng hóa tại các nguồn nước trong khu du lịch gây ô nhiễm nguồn nước mặt ¦ nguồn nước ngầm. Ảnh hưởng lên tài nguyên không khí Ô nhiễm bụi, khí thải do quá trình xây dựng các công trình; Khói thải từ hoạt động giao thông phục vụ du lịch tăng cao; Sử dụng phương tiện thô sơ, hao tốn nhiều nguyên liệu làm phát thải nhiều khí thải độc hại; Ô nhiễm tiếng ồn; Khói thải từ hoạt động nấu nướng của nhà hàng, của khách du lịch diễn ra cùng thời điểm. Ảnh hưởng lên tài nguyên đất Ô nhiễm cao do sự gia tăng của rác thải và nước thải trong khu du lịch Gây xói mòn ở các sườn dốc; tình trạng hoang hóa và sa mạc hóa xuất hiện nhiều hơn do phá rừng, làm đường giao thông; Bờ biển bị xuống cấp nghiêm trọng và dần mất đi; Diện tích đất bị xâm chiếm và thu hẹp do: Khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng thiếu tính hợp lý; Xây dựng và mở rộng nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí... phục vụ du lịch; San lấp mặt bằng, phá rừng ngập nước để tạo ra các công trình du lịch . Ảnh hưởng lên tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học Đất bờ bị sụt lở và sự tồn đọng của rác thải làm tăng hàm lượng bùn, các chất cặn ª gây ra nhiều chất độc hại là nguyên nhân: Phá vỡ các cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên; Xuất hiện sinh vật ngoại lai cùng với sự phát triển nhanh của chúng; Suy giảm đa dạng sinh học ở một số loài; mất cân bằng sinh thái do: Phá vỡ điều kiện sống của chúng; Làm thay đổi sinh lý và hành vi của động vật; Một số sinh vật quá nhạy cảm với sự biến đổi môi trường… Vì thế cần có những hình thức tuyên truyền nâng cao ý thức về môi trường trong quản lý du lịch cũng như cần tích cực phát huy những hình thức du lịch vì môi trường để kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng thông qua hoạt động du lịch, giảm thiểu những tác động nặng nề gây tổn thương đến môi trường. Vai trò của hoạt động du lịch sinh thái và môi trường DLST mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quốc gia. Ở Cốsta Rica và Vênêxuêla, một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt. DLST tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu môi trường du lịch; góp phần vào việc tu bổ, phục hồi các hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật… Sử dụng môi trường du lịch để phát triển du lịch sinh thái đúng cách sẽ có những tác động tích cực như: Giảm áp lực cho công tác bảo vệ rừng, Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học nhờ những dự án có các công viên, khu nuôi động vật, nuôi trồng nhân tạo… Bổ sung thêm vẻ đẹp cảnh quan do các dự án quy hoạch thường trồng nhiều cây xanh, hồ nước… Tạo cơ hội khôi phục các làng nghề truyền thống tại địa phương. Nâng cao ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. DLST cải thiện mức sống cho dân địa phương, đưa việc bảo tồn và phát huy tài nguyên tự nhiên hay văn hóa bản địa thành việc làm chính cho họ. Tạo ra một số ngành nghề mới phục vụ du lịch, giảm bớt việc thanh niên đi nơi khác tìm việc làm; Có sự cải thiện về mặt phúc lợi xã hội, chú trọng đến các công trình và dịch vụ công cộng; Hoạt động du lịch sinh thái giúp giảm tải các tác động xấu đến môi trường trong các loại hình du lịch khác DLST góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng. F  Vai trò của du lịch sinh thái như một mắc xích với cơ cấu phát triển bền vững, vừa phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội theo xu hướng chung của thế giới, vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững các hệ sinh thái. Vai trò của tài nguyên đối với du lịch sinh thái Bảo vệ khu du lịch không bị ảnh hưởng của thiên tai, chống xói mòn Những vỉa san hô, rừng ngập mặn và vạt cỏ biển hình thành để bảo vệ các bãi biển một cách tự nhiên vốn không được ngành du lịch tập trung bảo vệ, cung cấp những dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu mà ngành công nghiệp này phụ thuộc vào. Ngoài ra, chúng có khả năng chống bão, chống xói mòn bờ biển và tạo môi trường sống cho hàng ngàn loài sinh vật biển như cá, rùa biển, tôm hùm… Rừng là một hệ sinh thái bao gồm hệ động – thực vật và vi sinh vật phong phú cùng với môi trường vật lý của chúng Sự đa dạng sinh học của rừng thể hiện ở sự đa dạng về các loài động - thực vật, sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng… hình thành nên những nét riêng biệt về thành phần loài, điều kiện khí hậu của các khu vực có rừng khác nhau, tạo ra sức hút đối với du khách khi tham gia các hoạt động DLST Nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa, chiến tích lịch sử phục vụ cho DLST Rừng là nơi “lưu giữ” nhiều sự kiện lịch sử mà qua đó con người có thể tổ chức các cuộc dã ngoại, các hoạt động vui chơi, tham quan. Đây là một cơ hội để phát triển loại hình DLST_lịch sử - Về nguồn… @ Nói tóm lại, từ mối quan hệ lợi ích giữa DLST và môi trường thì DLST là loại hình cần được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh tiềm năng của tài nguyên du lịch. DLST mang lại những điều kiện vô cùng thuận lợi mà các loại hình khác không thể làm được đó là: DLST chỉ có thể tồn tại dựa vào nguồn tài nguyên bao gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. DLST còn tạo ra nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo tồn, trùng tu các tài nguyên du lịch đang bị suy thoái, xuống cấp; Mang lại cơ hội việc làm, cải thiện đời sống cho dân địa phương. Khôi phục các làng nghề truyền thống cho cư dân bản địa. Điểm nổi bật mà DLST đem đến là giáo dục cho cộng đồng ý thức bảo tồn tài nguyên quốc gia, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua hoạt động nghỉ ngơi, giải trí. Giới thiệu một số mô hình du lịch sinh thái kết hợp chương trình bảo vệ môi trường trên thế giới và trong nước Mô hình Làng du lịch ở Australia ã Tiêu chuẩn chọn lựa (đặc trưng) Điển hình cho một vùng có chùa, đền hay nhà thờ; Độ cao nhà cửa ≤ 3 tầng Kiến trúc nhà kiểu mới hay kiểu cổ phải hài hòa, cân bằng; ã Tiêu chuẩn sinh thái Nông lâm nghiệp: cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sử dụng hóa chất nông nghiệp. Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường ô tô ít nhất 3 km, đặc biệt là đường cao tốc; Giao thông: đường dành cho xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng. Hàng hóa và chất thải: tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần thiết, bán các sản phẩm địa phương; Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: Xây dựng hòa hợp với môi trường, phù hợp với cả người dân địa phương và trẻ em; ã Tiêu chuẩn xã hội và du lịch Dân số cực đại của làng ≤ 1.500 người Nhà nghỉ: ≤ 25% nhà địa phương; Số giường nghỉ cực đại = số dân địa phương (1:1) Tránh xây dựng khách sạn lớn Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du lịch; Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có một văn phòng thông tin du lịch, không có hoặc có rất ít cơ sở dịch vụ như làm đầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du khách dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường (hệ thống đường mòn, đường đi dạo) 2.4.2 Mô hình Ecomost: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu Mô hình này được xây dựng thử nghiệm tại Mallorca - Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất Châu Âu, Mallorca phát triển được là nhờ du lịch (50% thu nhập nhờ du lịch cuối tuần) Theo mô hình Ecomost, phát triển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu: Bền vững về mặt sinh thái: Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học – Phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái. Bền vững về văn hóa – xã hội: Bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậy mọi quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng. Bền vững về mặt kinh tế: Đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai. Ba yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch: Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ vững bản sắc văn hóa Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn cho du khách Không làm gì gây hại cho sinh thái Muốn đạt được ba yêu cầu trên cần có một yêu cầu thứ tư: Phải có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế này nhằm vào thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo thực thi một kế hoạch hiệu quả và tổng hợp cho phép sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch. Hình 3. Đảo Mallorca - Tây Ban Nha Ecomost đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện, đánh giá qua các yếu tố sau: Văn hóa xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hóa. Du lịch: thỏa mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hóa điều kiện ăn ở, giải trí. Sinh thái: Khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môi trường. Chính sách: đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch. Ecomost xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức liên quan. 2.4.3.Mô hình DLST ở khu cắm trại vịnh Maho và Estate (Đảo Virgin, Mỹ) Sử dụng các ứng dụng bền vững để bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường, đề ra các biện pháp giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của con người đến môi trường xung quanh. 2.4.3.1.Giảm thiểu tác động lên môi trường Đường đi bằng gỗ cao hơn mặt đất Tránh không cho đất bị dồn lại do có đường Tránh sự thay đổi điều kiện phát triển của các loài động thực vật Sử dụng mặt dưới của đường đi để dẫn các hệ thống đường điện Vật liệu “xây dựng xanh”: Vật liệu tái chế từ nhựa hoặc kim loại. Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên Bảo tồn và cải thiện môi trường tự nhiên: Có khu vực quan sát hệ động-thực vật trên đảo và xây dựng 3000 m đường đi bộ bằng gỗ. Giảm việc sử dụng nguồn tài nguyên khó tái tạo Nguồn nước: Tiết kiệm sử dụng nước sạch Lấy nước mưa: 345000 gallons/năm Năng lượng: Giảm việc sử dụng năng lượng điện Sử dụng các nguồn năng lượng thay thế: năng lượng mặt trời, gió Sử dụng trọng lực hơn là bơm đẩy Giảm lượng nước thải Giảm việc sử dụng bao bì. 2.4.3.4.Tái sử dụng Tất cả các đồ dùng trong các lều, dụng cụ nấu nướng đều được sử dụng lại. Sử dụng lại nước thải đã qua xử lý (2000 – 7000 gallons để tưới tiêu) 2.4.3.5.Các hành động tái chế Tái chế: Giấy, vỏ đồ hộp nhôm, nhựa… Ủ phân: Dùng rác thải ăn uống và giấy vệ sinh để ủ thành phân bón sinh học Thức ăn thừa dùng để nuôi chim, côn trùng và các sinh vật nhỏ… Chính sách mua các sản phẩm tái chế: Gỗ dùng trong xây dựng: Nhựa tái chế Đinh vít: thép tái chế từ các vật liệu trong nhà… 24.3.6 Chương trình biến rác thải thành đồ mỹ nghệ Xây dựng trung tâm tái chế từ năm 1997 để hình thành nơi mang lại nguồn lợi cho: Nghệ nhân; Khu du lịch ; Khách du lịch và môi trường Hình 4. Khu cắm trại vịnh Maho (Đảo Virgin, Mỹ) 2.4.4 Mô hình DLST ở Giao Xuân (huyện Xuân Thủy – Tỉnh Nam Định) Xây dựng thành công mô hình du lịch sinh thái tham quan vườn quốc gia Xuân Thủy - Làng chài - Làng nghề và tuyến đê biển… với mục tiêu: Bảo tồn hệ sinh thái sinh vật trong vườn quốc gia Xuân Thủy. Tuyên truyền ý thức bảo vệ cảnh quan sinh thái cho khách du lịch Đa dạng sản phẩm du lịch; Thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước; Tạo điều kiện cho dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường bằng cách tạo sự liên kết, gắn bó quyền lợi của người dân với môi trường thiên nhiên. Người dân có việc làm ổn định: từ khai thác tài nguyên trái phép chuyển sang làm du lịch hoặc tham gia vào đội bảo vệ cho vườn quốc gia… Khôi phục một số nghề như nuôi dế cơm, nuôi dông… Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản như nuôi ngao, vạng… Hình 5. Vườn quốc gia Xuân Thủy CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý: 10o10’ – 10o38’ vĩ độ Bắc 106o22’ – 106o45’ kinh độ Đông Chiều dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam là 102 Km, từ Đông sang Tây là 75 Km, trung tâm Thành phố cách biển 50 Km theo đường chim bay. Thành phố Hồ Chí Minh ở trung tâm của Nam Bộ, phía Tây Nam của Đông Nam Bộ: Phía Bắc giáp Bình Dương. Phía Tây Bắc giáp Tây Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Nam giáp biển Đông. Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Hình 6. Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh Khí hậu Thành phố nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo với các đặc điểm như sau: Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Nhiệt độ trung bình toàn năm khoảng 27,42oC (thay đổi trong khoảng 25 - 29oC). Nóng nhất trong tháng 4 và lạnh nhất trong tháng 12. Nhiệt độ không khí trung bình ngày trong năm ở nội thành TP.HCM cao hơn các nơi khác trong khu vực địa bàn kinh tế phía Nam 1-1,50C Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 77,5%. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật. Ngoài ra, TP.HCM có thuận lợi là không trực tiếp chịu tác động của bão lụt. Về mặt môi trường, sự phân bố nhiệt độ trong năm như vậy đã tạo điều kiện dễ dàng cho các quá trình hoạt động sinh hóa xảy ra, dẫn đến hiện tượng phân hủy nhanh các chất hữu cơ chứa trong các chất thải (rắn và lỏng) góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường cho thành phố. Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình 3-5 mm/ngày. Mùa khô lượng bốc hơi khá cao, từ 100 – 180 mm/tháng. Cán cân nước tự nhiên bị thiếu hụt nghiêm trọng trong mùa khô. Lượng mưa: Thành phố có 2 mùa mỗi năm: Mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 hàng năm và chấm dứt vào tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau. Ở giữa mùa khô thường có hạn ngắn kéo dài 5 đến 10 ngày. Lượng mưa vào mùa mưa chiếm 80 – 85% tổng lượng mưa hàng năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6 và tháng 9, trung bình từ 250 – 330 mm/tháng, cao nhất lên tới 683 mm. Mưa ở TP.HCM mang tính mưa rào nhiệt đới: Đến nhanh, kết thúc nhanh, thường cơn mưa trung bình kéo dài từ 1 – 3 giờ. Cường độ mưa khá lớn (0,8 – 1,5 mm/phút). Lượng mưa phân bố nhiều trong mùa mưa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường thành phố: Làm quá tải khả năng thu nước của hệ thống cống rãnh và thoát nước; Gây ra hiện tượng ngập lụt trong một số khu vực sau những cơn mưa dài, Gia tăng mức độ ô nhiễm nước do việc nước mưa hòa lẫn với nước thải từ các cống thoát nước. Gió: TP.HCM nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu: Từ ngoài biển Đông thổi về theo hướng Đông Nam - Tây Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4; Từ Ấn Độ Dương thổi về theo hướng Tây Nam - Đông Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10. Ngoài ra còn có hướng gió từ phương Bắc thổi về trong tháng 11, tháng 12 và tháng 1. Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp và dân cư của thành phố, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí. Hệ thống sông ngòi Hệ thống sông rạch thành phố có tổng chiều dài 7.955 Km, mật độ dày và phân bố chằng chịt ở khu vực Cần Giờ, Nhà Bè. Tổng diện tích nước mặt 33.814 ha. TP.HCM nằm giữa hai sông lớn: sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và chịu ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai. Tại địa phận quận Thủ Đức sông rộng 400 - 600 m. Lòng sông không sâu so với các sông khác, độ sâu trung bình 12 -15 m. Dòng chảy trung bình 500 m3/s. Sông Đồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn bằng hệ thống kênh Rạch Chiếc. Hệ thống kênh rạch của TP.HCM có hai hệ thống chính: Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là: rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi - kênh Tẻ như: rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hóa - Lò Gốm... Đặc điểm của các kênh rạch này là chúng đều độc lập, có một phần chảy trọng lực và bắt nguồn từ vùng đất cao Gò Vấp. Với mạng lưới sông rạch như vậy và chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông đã tạo nên sự phức tạp trong chế độ thủy văn, thủy vực vùng cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn. Tuy nhiên nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy và phát triển thủy sản. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Theo tài liệu khảo sát thổ nhưỡng, trên địa bàn các huyện và quận ven thành phố Hồ Chí Minh có 6 loại đất chính: - Đất cát: có diện tích 5.182 ha, chiếm 4,19% diện tích vùng khảo sát. Phân bố ở huyện Cần Giờ. - Đất mặn: với diện tích 19.757 ha, chiếm khoảng 15,99% diện tích vùng khảo sát. Phân bố tập trung ở huyện Cần Giờ. - Đất phèn: chủ yếu là đất phèn tiềm tàng, diện tích khoảng 44.535 ha chiếm 36,04% diện tích vùng khảo sát. Phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêu thoát nước kém như: phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và phía Bắc huyện Cần Giờ. - Đất phù sa: có diện tích khoảng 20.405 ha, chiếm 16,51% diện tích vùng khảo sát, trong đó loại đất phù sa ngọt chỉ chiếm khoảng 3%. Phân bố chủ yếu ở vùng Nam Bình Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Môn, độ cao khoảng 1,5 m. - Đất xám: có diện tích khoảng 31.255 ha, chiếm khoảng 25,29% diện tích vùng khảo sát. Phân bố chủ yếu trên vùng đất cao, gò ở huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận 9 và phía Bắc huyện Bình Chánh. - Đất đỏ vàng: có diện tích khoảng 2.430 ha, chiếm 1,98% diện tích vùng khảo sát. Phân bố trên vùng gò ở huyện Củ Chi và quận Thủ Đức, quận 9. Diện tích còn lại không khảo sát là 85.990 ha, gồm đất phi nông nghiệp (đất ở, chuyên dùng,…) và núi đá 5,4 ha thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Tài nguyên nước - Nước mặt: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, giáp với biển Đông, nên nguồn nước ngọt của sông Đồng Nai là nguồn nước ngọt chính với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm cung cấp 15 tỷ mét khối nước. - Nước dưới đất: Nguồn nước dưới đất phân bố khá rộng, nước dưới đất ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pliocen ở độ sâu 100 - 300 m, cá biệt có nơi 0 - 50 m. Tập trung ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, phía Bắc huyện Bình Chánh, các quận Tân Bình, Gò Vấp… Trữ lượng nước khai thác ước tính 300 - 400 m3/ngày. Tổng lưu lượng nước hiện đang khai thác khoảng 600.000 m3/ngày. Tài nguyên rừng Rừng phân bố tập trung ở Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi; trong đó chủ yếu là diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ (chiếm khoảng 94% diện tích rừng). Đặc biệt khu rừng ngập mặn Cần Giờ không những là rừng phòng hộ mà còn là Khu Dự trữ sinh quyển của thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2000. Tài nguyên biển Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có huyện Cần Giờ là có biển với chiều dài bờ biển 23 km kéo dài từ giáp ranh tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đến tỉnh Tiền Giang với hai vịnh lớn nhất là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Đa dạng sinh học Thực vật bậc thấp - tảo : 555 loài Thực vật bậc cao:       Thực vật thủy sinh và ven bờ  : 448 loài Thực vật bậc cao có mạch mọc hoang : 572 loài Động vật không xương sống  : 654 loài Lớp cá  : 171 loài Lớp lưỡng cư   : 14 loài Lớp bò sát   :   60 loài Lớp chim  : 140 loài Lớp thú  :   41 loài (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM) Tài nguyên nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử hơn 300 năm với nhiều công trình kiến trúc cổ như đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát Lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ, hệ thống các nhà thờ cổ, hệ thống chợ: Sài Gòn, Bà Chiểu, Bình Tây… Cụ thể là: 126 công trình, địa điểm đã được xếp hạng di tích gồm một di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử dinh Thống Nhất). 53 di tích quốc gia (25 di tích lịch sử, 26 di tích kiến trúc nghệ thuật, 2 di tích khảo cổ học), 70 di tích cấp thành phố (28 di tích lịch sử, 42 di tích kiến trúc nghệ thuật). Trong đó có 62 di tích là cơ sở tín ngưỡng (đình, đền, miếu) thuộc hình thức sở hữu chung của cộng đồng dân cư; 26 di tích là cơ sở tôn giáo thuộc sở hữu chung của cộng đồng dân cư. Nhiều dân tộc sinh sống: Việt (kinh), Hoa, Khmer, Chăm… sinh sống với nền văn hóa phong phú đa dạng. (Nguồn: Thống kê của Sở Văn hóa -Thể thao-Du lịch TP.HCM) Điều kiện kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam với tổng diện tích đất là 2.095,01 km2 được chia thành 19 quận và 5 huyện. Diện tích và tỷ lệ tăng dân số Theo niên giám thống kê năm 2009 của thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố là 7.165.398 người, chiếm 8,3% dân số của cả nước với mật độ trung bình 3.401 người/km2. Trong đó dân số 5 huyện ngoại thành là 1.281.157 người, chiếm 17,88% dân số thành phố. Tỷ lệ tăng cơ học lớn do lao động từ các tỉnh thành khác đến làm việc. Dân số nông nghiệp năm 2009 là 1.200.910 người, chiếm tỷ lệ thấp 16,76% và dân số phi nông nghiệp chiếm đa số với 5.964.488 người chiếm tỷ lệ 83,24%. Mật độ dân số bình quân toàn thành phố là 3.420 người/km2, trong đó tại các quận là 11.911 nguời/km2 và các huyện ngoại thành là 800 người/km2, chênh lệch nhau gần 15 lần. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Dựa trên mức độ đô thị hóa có thể chia thành phố Hồ Chí Minh ra 3 vùng : Vùng sinh thái gò đồi – ven đô thị huyện Củ chi:  Là vùng đồi lượn sóng, đất phù sa cổ, công nghiệp chưa phát triển, mật độ dân cư vừa phải, mức độ đô thị hóa thấp. Vùng sinh thái đô thị trung tâm – nội thành và các quận huyện ven đô: Chiếm tổng diện tích 94.492 ha, tức chiếm 46% diện tích toàn thành phố, nhưng chứa đựng tới 94% số dân và cũng chiếm hầu hết cơ sở công nghiệp có trên điạ bàn thành phố. 3. Vùng sinh thái rừng ngập mặn – huyện Cần Giờ: Cách trung tâm nội đô khoảng 45 – 50 km; đây là vùng cửa sông ven biển, nơi thấp nhất của thành phố, độ cao trung bình so với mặt biển 0,5 – 1,0 m và phần lớn diện tích bị ngập. Có diện tích rừng tập trung 23.055 ha, trong đó, 6.161 ha là rừng tự nhiên và16.894 ha là rừng trồng. Lao động, việc làm và thu nhập Cơ cấu lao động có sự dịch chuyển khá nhanh sang các ngành công nghiệp (35%) và dịch vụ (60%). Lao động nông nghiệp năm 2009 khoảng 220.000 người, chiếm 57% nhân khẩu nông nghiệp và chỉ chiếm 5% tổng số lao động trên địa bàn thành phố. Trong 10 năm qua, có khoảng 32% dân số ở nông thôn (tương ứng 230.000 người) chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Về thu nhập, GDP bình quân đầu người của thành phố năm 2009 là 2.606 USD. Nếu theo tiêu chí mới thu nhập bình quân dưới 12 triệu đồng/người/năm, 5 huyện ngoại thành có 74.187 hộ, chiếm 29,9% số hộ ngoại thành, trong đó có 65% là hộ nông dân (48.284 hộ). Giáo dục Năm học 2010 – 2011, toàn thành phố có 677 trường mẫu giáo, mầm non tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, có 876 trường phổ thông, số lớp học là 26.742, số phòng học là 25.393 phòng. Hiện có 41.224 giáo viên và 1.008,8 ngàn học sinh phố thông các cấp. Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội (Cục thống kê TP.Hồ Chí Minh) Hiện trạng du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như tình hình du lịch sinh thái nói riêng ì Một số hình ảnh về các địa điểm nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh Hình 7. Dinh Thống Nhất Hình 8. Nhà thờ Đức Bà ì Hoạt động du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh Du lịch thành phố Hồ Chí Minh là một ngành rất phát triển, thu hút vốn đầu tư lớn và có những quy hoạch thu hút nhiều khách du lịch cả trong nước và nước ngoài với những đặc điểm: Lượng khách quốc tế đến du lịch ở thành phố chiếm khoảng 60% trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam; Đóng góp một phần không nhỏ cho GDP của đất nước; Mang lại mức sống cho người dân thuộc hạng cao nhất so với toàn quốc; Là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường. ï Chú thích: - HN: Hà Nội - QN: Quảng Ninh - ĐN: Đà Nẵng - Q.NAM: Quảng Nam - TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh - ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long õ Nhận xét Từ đồ thị ta thấy, du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ngành dịch vụ phát triển với lượng khách du lịch chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, lượng khách nước ngoài đến TP.HCM là cao nhất so với các tỉnh thành còn lại. Æ Thành phố Hồ Chí Minh rất chịu khó chú trọng phát triển các dịch vụ để thu hút khách du lịch với những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư và có quy hoạch chi tiết cho từng vùng để hình thành nên nhiều hình thức du lịch khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, khi so sánh lượng khách nội địa và khách nước ngoài đến thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây thì tỷ lệ khách nội địa chiếm số lượng khá lớn (Biểu đồ 3). Vì thế, xu hướng đi du lịch đang được cộng đồng xã hội quan tâm và xem như là hoạt động thường niên để giải trí. Đây là điểm lưu ý về thành phần đối tượng cần giáo dục khi đề ra những chương trình, hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng khi thiết kế du lịch sinh thái. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nhận thức bảo vệ môi trường trong du lịch sinh thái Sự mở rộng hoạt động du lịch sinh thái trong các tour du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh Bảng 4. Vị trí những địa điểm được khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh Những địa điểm Vị trí, đặc điểm LÀNG DL BÌNH QUỚI Vị trí: Làng Du lịch Bình Quới nằm trên bán đảo Thanh Đa bên bờ sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 8 Km.  Đặc điểm: Với cảnh quan sông nước độc đáo, đây là khu du lịch tổng hợp lớn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. THẢO CẦM VIÊN Vị trí: Số 2B, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. HCM Đặc điểm:  Thảo Cầm Viên là một trong những địa chỉ văn hóa của TP. HCM, nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới. ĐỊA ĐẠO CỦ CHI Vị trí: ấp Phú Hiệp - Xã Phú Mỹ Hưng - Huyện Củ Chi Ðặc điểm: Là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi KHU DLST VÀM SÁT Vị trí: Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM Đặc điểm: Nằm giữa dòng chảy của hai con sông Vàm Sát - Lòng Tàu, Khu DLST Rừng Ngập Mặn Vàm Sát mang trong mình những khoảng rừng đẹp nhất của khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ. Khảo sát nhận thức môi trường Nhận xét chung Từ Bảng 4 ta nhận thấy, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống và đều mang dáng dấp của hình thức DLST. Các điểm du lịch được chọn để khảo sát này có những vị trí hoàn toàn cách xa với nhau, có những điểm nằm trong trung tâm thành phố nhưng cũng có những nơi thuộc vùng ngoại ô của Sài Gòn. Tuy vậy, chúng có đặc điểm chung là vào những ngày nghỉ và ngày lễ, các khu du lịch luôn là điểm tập trung rất nhiều khách đến tham quan, giải trí cùng người thân hay bạn bè… Thảo Cầm Viên õ Ưu điểm: Bảo vệ và duy trì các loài động, thực vật. Đóng góp vào công tác bảo tồn hệ sinh thái sinh vật cho thành phố Hồ Chí Minh; Là nơi có đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ sinh vật và môi trường; Địa điểm vui chơi, nghỉ ngơi lý tưởng giữa trung tâm thành phố; Tạo cơ hội cho mọi người được tiếp xúc với những động, thực vật chỉ có trên truyền hình, sách báo… Giáo dục cho cộng đồng ý thức bảo vệ thiên nhiên hoang dã thông qua vẻ đẹp thực của các hệ sinh vật trong công viên. Trang bị rất nhiều thùng rác để nâng cao ý thức khách du lịch õ Hạn chế: Chưa có đội ngũ quản lý chặt chẽ về vệ sinh môi trường; Mạng lưới bảo vệ cảnh quan môi trường còn thiếu; Chưa có nhiều các biển báo, băng rôn… tuyên truyền cho các hoạt động bảo vệ môi trường; Không có nhiều đổi mới qua các năm để thu hút khách; Các sản phẩm lưu niệm chưa mang dấu ấn của khu bảo tồn Chưa xây dựng những trò chơi mang hình thức giáo dục; Chưa xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho du khách; Khu DLST Vàm Sát õ Ưu điểm: Được xây dựng để bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn và các loài chim quý hiếm có trong danh sách bảo vệ của Việt Nam và thế giới; Là điểm thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan; Có thiết kế đều hợp với tiêu chí sinh thái, sử dụng các nguyên liệu là tre gỗ, rơm… làm nhà nghỉ cho khách õ Hạn chế: Không có hệ thống xử lý sơ bộ nước thải từ khu nhà ăn và khu lưu trú trước khi xả vào môi trường. Hệ thống giao thông đi đến khu du lịch còn hạn chế; không có biển chỉ dẫn đường đi từ xa; Phương tiện vận chuyển phục vụ khách trong khu du lịch phát sinh nhiều khói thải. Không có nhiều thùng rác, thiết kế những nơi bỏ rác rất khó nhận ra hoặc đã bị hư hại; Đội ngũ hướng dẫn viên DLST còn thiếu; Không thiết kế các sản phẩm lưu niệm Chưa có hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường nơi đây; Khu Di tích Địa đạo Củ Chi õ Ưu điểm Có sự giới thiệu tổng quan về khu di tích thông qua tờ rơi Xây dựng và hướng dẫn hệ thống phòng cháy chữa cháy khi sự cố xảy ra ¦ có sự bảo vệ cảnh quan môi trường. Hướng dẫn viên được đào tạo chuyên môn để tái hiện lại lịch sử cho khách du lịch õ Hạn chế Chưa có các biển báo về bảo vệ môi trường Các thùng rác chưa được trang bị nhiều Không có nhiều sản phẩm du lịch Hình thức tổ chức tham quan còn đơn giản Thái độ và giá trị Du lịch sinh thái mang đến nhiều lợi ích thiết thực với mục đích tốt đẹp, nó giúp con người phần nào quên đi áp lực của công việc, những vấn đề căng thẳng của cuộc sống; tận dụng kỳ nghỉ ngơi để hưởng thụ bầu không khí trong lành, tìm hiểu về thiên nhiên và văn hóa bản địa bên cạnh người thân, bạn bè, đồng nghiệp… thông qua các chuyến đi du lịch dài hạn hay ngắn hạn, khơi gợi trong con người ý thức yêu thiên nhiên, niềm tự hào về nền văn hóa lâu đời, cảm nhận được lối sống thân thiện với môi trường. Thông qua quá trình khảo sát thực địa bằng phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra, tôi thu được một số kết quả như sau: Bảng 5. Khảo sát về sự quan tâm của du khách đến DLST STT Nội dung khảo sát Kết quả 1. Hiểu đúng ý nghĩa của hình thức du lịch sinh thái 97% 2. Mức độ thường xuyên đến các khu DLST 48% 3. Mức độ hài lòng với những thiết kế trong DLST khi đến tham quan 53% hài lòng 35% không hài lòng 12% không có ý kiến 4. Thái độ sẵn sàng trả chi phí cao để phục vụ công tác bảo tồn, vệ sinh môi trường đảm bảo 80% đồng ý 5. Hình thức tổ chức tham gia hoạt động DLST 85% đi theo nhóm hoặc theo đoàn du lịch 15% hình thức khác 6. Du khách biết các thông tin về một khu sinh thái thông qua : 50% từ bạn bè 40% từ báo đài, ti vi 10% hình thức khác 7. Du khách sẽ chú ý đến gì khi đặt chân đến một khu DLST 99% là cảnh quan môi trường 1% khác 8. Du khách có chú ý đến các biển báo, băng rôn… về BVMT trong khu du lịch 97% chú ý õ Nhận xét: Ngày nay, DLST không còn là một thuật ngữ xa lạ với xã hội và hầu như mọi người đều hiểu đúng ý nghĩa mà DLST đem lại, những người được khảo sát sẵn sàng trả chi phí cao để vào những khu du lịch có môi trường còn hoang sơ, nguyên vẹn. Thế nhưng một số điểm DLST ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng lại chưa có đủ sức hấp dẫn để khách du lịch lựa chọn là điểm đến trong những kỳ nghỉ của mình. Hành vi và cách ứng xử Kiến thức của du khách về môi trường không nhiều, đa phần họ quan tâm đến khía cạnh môi trường chỉ là không vứt rác bừa bãi và bỏ rác đúng vị trí quy định, rất ít du khách đề cập đến việc giữ gìn cảnh quan xung quanh, không viết vẽ bậy lên các nơi trong khu di tích hoặc trùng tu và giữ gìn các tài nguyên du lịch đang xuống cấp… Bảng 6. Tìm hiểu ý thức về môi trường trong DLST STT Nội dung khảo sát Kết quả 1. Sự quan tâm của du khách đến tình hình môi trường trên toàn cầu hiện nay ï Có ï Không 80% 20% 2. Sự quan tâm đến tình trạng ô nhiễm môi trường du lịch? ï Có ï Thỉnh thoảng ï Không 71% 20% 9% 3. Một khu DLST như thế nào là thân thiện với môi trường? ï Rác được bỏ đúng nơi quy đinh và có biển chỉ dẫn rõ ràng ï Các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch phải có hệ thống xử lý và xả nước thải đạt tiêu chuẩn; ï Thiết kế KDL không ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên ï Có hình thức tuyên truyền, bảo vệ môi trường du lịch ï Khác 13% 6,7% 68% 6,7% 5,6% 4. Thái độ sẵn sàng tham gia các trò chơi bảo vệ môi trường ï Có ï Thỉnh thoảng ï Không 21% 64,3% 14,7 5. Nếu thấy một người có hành vi vứt rác bừa bãi, bạn sẽ: ï Nhắc nhở người đó bỏ rác đúng nơi quy định ï Tự mình nhặt rác bỏ vào thùng ï Làm ngơ và đi nơi khác ï Ý kiến khác 26,7% 13,9% 20% 39,4 6. Rác bị vứt bừa bãi trong KDL, trên bãi biển và những nơi công cộng là do? ï Chưa có ý thức ï Do thói quen ï Không có nơi bỏ rác ï Khác 46,2% 47,3% 6,5% 7. Hoạt động du lịch của con người có gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hay không? ï Có ï Không 72% 28% 8. Tài nguyên bị ảnh hưởng nhiều nhất xét theo khía cạnh môi trường do tác động của con người? ï Tài nguyên rừng ï Tài nguyên biển ï Di tích lịch sử ï Động, thực vật ï Tài nguyên khác 51,2% 12,5% 11,9% 19,75% 4,65% 9. Bạn có tìm hiểu về cảnh quan môi trường trước khi đưa ra lựa chọn địa điểm cho mỗi chuyến đi du lịch? ï Có ï Thỉnh thoảng ï Không 74,8% 3,5% 21,7% 10. Bạn sẽ lựa chọn hình thức du lịch nào trong thời đại ngày nay? ï Du lịch thân thiện với môi trường ï Du lịch thỏa mãn nhu cầu của bản thân ï Không quan tâm đến loại hình ï Ý kiến khác 65,9% 34,1% 11. Bạn học hỏi được gì sau mỗi chuyến đi đến các khu DLST? ï Quan tâm đến vấn đề môi trường hơn ï Tự hào về thiên nhiên và văn hóa dân tộc ï DLST cần được tiếp tục đầu tư và phát triển ï Ý kiến khác 25% 14,3% 60,7% 12. Tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua hoạt động DLST nên được mở rộng và phát huy? ï Đúng ï Sai 100% õ Nhận xét: Thông qua bảng khảo sát lấy ý kiến của những người tham gia du lịch, tôi có những nhận xét như sau: Đa số khách du lịch được tham vấn ý kiến đều nhận thức rõ tình trạng môi trường hiện nay và tỏ thái độ quan tâm đến môi trường trên toàn cầu; Hầu hết các ý kiến đều thống nhất về: thiết kế khu du lịch không gây cản trở cho sự phát triển của hệ sinh thái là mục tiêu hàng đầu mà DLST phải làm được. Các hoạt động về môi trường chưa thực sự thu hút khách du lịch tham gia; Du khách chưa nhìn nhận được trách nhiệm của bản thân với môi trường; Gây ra những hành vi thiếu thân thiện với môi trường thì nguyên nhân chính là do nhiều cá nhân vẫn chưa có ý thức và cũng do thói quen của họ; Nguồn tài nguyên chịu nhiều ảnh hưởng nhất của hoạt động du lịch đó là tài nguyên rừng; Tìm hiểu về một khu du lịch là cách để nhiều người lựa chọn điểm nghỉ mát cuối tuần hay trong ngày nghỉ của mình; Hầu hết mọi người đều lựa chọn hình thức du lịch thân thiện với môi trường là điểm đến cho mỗi chuyến đi Nguyên nhân của những khó khăn về ý thức bảo vệ môi trường trong du lịch sinh thái hiện nay Trong số nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan thì trước hết phải xét đến những nguyên nhân chủ yếu là : Do chưa có quy hoạch chi tiết phát triển du lịch; Công tác xúc tiến thương mại và quảng bá du lịch còn hạn chế; Sự hợp tác phát triển du lịch với các vùng ngoài tỉnh chưa được đầu tư để phát huy; Vốn đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch chưa cân xứng với tiềm năng phát triển; Ngành du lịch lệ thuộc quá nhiều và chủ yếu vào tài nguyên có sẵn, chưa năng động tìm hiểu phát triển các sản phẩm mới. Lao động thiếu tính chuyên nghiệp, kém chuyên môn và trình độ thấp. Trình độ dân trí, nhận thức của người dân về bảo tồn và phát huy tài nguyên, sản phẩm du lịch còn hạn chế thậm chí yếu, kém; Hàng hóa lưu niệm còn lẫn tạp, chưa tạo được điểm độc đáo riêng thực sự. Việc khai thác tiềm năng du lịch hiện chưa thực sự đi đôi với công tác giảm thiểu sử dụng năng lượng và bảo vệ, bảo tồn tài nguyên môi trường. Phần lớn lượng rác thải tại các điểm du lịch không được xử lý dẫn đến ô nhiễm môi trường, giảm giá trị của môi trường sinh thái cho du lịch, dẫn tới sự phát triển không bền vững trong tương lai… Cụ thể là: Chính sách của nhà nước Khả năng phối hợp, làm việc giữa các Ban Ngành; giữa nhà nước, giới doanh nghiệp và giới nghiên cứu còn hạn chế. Chưa có quy hoạch chi tiết nên việc quản lý, đầu tư và phát triển không dựa theo hệ thống các tiêu chí, quy hoạch và quy định cụ thể nào. Ngành du lịch và ngành môi trường chưa có sự phối hợp đồng đều với nhau để có những nghiên cứu về nhu cầu của khách du lịch khi đến một địa điểm để tham quan, hay đánh giá ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia. Chưa có các đề án đánh giá về sức chứa của các điểm du lịch để có căn cứ phân vùng và xác định các biện pháp quản lý cụ thể; gây không ít khó khăn trong việc quản lý du lịch bền vững hơn về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Các chính sách hỗ trợ phát triển, đầu tư về du lịch nhất là DLST chưa nhiều, hoặc nếu có chỉ tập trung trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển loại hình này chứ hầu như không liên quan tới công việc bảo vệ môi trường, Khó khăn và bất cập trong kiểm soát, thống kê để xác định được mô hình nào mới thực sự là DLST, mô hình nào chỉ chú trọng đến vấn đề kinh doanh, hoạt động không mang ý nghĩa bảo vệ môi trường trong vùng. Chưa xây dựng cụ thể luật về DLST thậm chí là không có. Các luật về chất thải, nước thải,… trong khu du lịch chưa được quy định chặt chẽ, cụ thể để có sự kiểm soát, điều tra từ các cán bộ, quản lý nhà nước. Thiếu sự phối hợp liên ngành trong sử dụng và quản lý tài nguyên dẫn tới mâu thuẫn lợi ích giữa phát triển du lịch biển với các ngành khác ở vùng ven bờ và các đảo có chiều hướng gia tăng vì tài nguyên biển là dạng tài nguyên chia sẻ (shared resources) và thường bị “khai thác tự do”; không ít nơi có tiềm năng du lịch biển lại nằm cạnh các cảng biển, khu nuôi trồng và khai thác thủy sản… gây tác động tiêu cực lẫn nhau. Hạn chế về quyền xử phạt vi phạm trong công tác bảo tồn tài nguyên, kiểm soát ô nhiễm của các nhà chức trách Chưa có định hướng cho sự kết hợp giữa bảo vệ môi trường và du lịch giải trí nhằm nâng cao nhận thức cho những người tham gia. Các nhà tổ chức, quản lý khu du lịch Vấn đề môi trường mới chỉ dừng lại như là lời kêu gọi chung cho toàn xã hội chứ chưa thực sự là vấn đề đáng chú trọng và chưa có hành động cụ thể trong các điểm du lịch đối với các nhà hoạch định, quản lý và tổ chức du lịch bởi một số nguyên nhân sau đây: Chưa có ý thức cao hoặc tầm hiểu biết rõ ràng về ý nghĩa của loại hình du lịch sinh thái. Thiếu sự quan tâm từ các nhà tổ chức, quản lý tại các khu du lịch mặc dù các doanh nghiệp du lịch đã thu về không ít vốn từ khai thác vẻ đẹp của hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng nhưng con số chi cho bảo tồn lại rất ít. Nguồn nhân lực từ địa phương phục vụ cho khu sinh thái chưa được đào tạo về kiến thức môi trường để truyền tải đến cho du khách; Việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên, văn hóa và thương mại hóa một cách nhanh chóng, thiếu cân nhắc, thiếu chọn lọc kỹ lưỡng từ những nhà làm du lịch dễ làm mất đi bản sắc văn hóa địa phương, tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên. Chưa thiết lập được các phương pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, các sự cố - tai biến có thể xảy ra trong du lịch; Lỏng lẻo trong công tác quản lý tài nguyên, không có sự liên hệ hợp tác với cư dân bản địa đã gây ra một số bất cập và mâu thuẫn về bảo vệ môi trường du lịch. Chưa xây dựng tốt mối quan hệ cho các thành phần tham gia là một trong những sai sót cơ bản trong phát triển du lịch sinh thái. Chưa phát huy và lồng ghép thế mạnh của các giá trị văn hóa truyền thống như lễ hội nghề cá, chọi trâu: các di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng ven biển, các kiểu văn hóa làng chài, các thành tựu kinh tế qua các hội chợ triển lãm ở các thành phố ven biển… Thường xuyên nâng cấp hoặc mở rộng, xây dựng các khu lưu trú, resort và sân golf, khu vui chơi giải trí… để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách gây tổn hại không nhỏ đến môi trường; Chưa có sự kiểm tra nghiêm ngặt, gắt gao của những nhà quản lý môi trường về hệ thống xử lý chất thải, nước thải của những khu lưu trú, dịch vụ giải trí của nhà làm du lịch. Các khu DLST chưa được trang bị các thùng rác theo đúng tiêu chuẩn để vừa phân loại rác tại nguồn, vừa xây dựng kiến thức về các loại rác cho khách. Chưa có các biện pháp kiểm soát và xử lý nguồn gây ô nhiễm tài nguyên triệt để trong xu hướng hội nhập với thế giới như hiện nay mặc dù đã đưa ra phương châm: sạch môi trường, đẹp văn hóa, hiện đại, dân tộc và độc đáo DLST ở Việt Nam còn thiếu nguồn vốn và kinh phí cho các chương trình quảng cáo, thông tin về các điểm du lịch để thu hút khách du lịch, thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam; Hàng hóa lưu niệm trong các điểm DLST không mang ý nghĩa sinh thái, các sản phẩm du lịch không thực sự đặc sắc để đại diện cho hình ảnh khu sinh thái cũng như thiếu các sản phẩm đặc trưng cho địa phương Chưa xây dựng các trò chơi, hoạt động mang tính giáo dục môi trường cho khách đến tham quan Dân địa phương Nhiều vùng ở nước ta được thiên nhiên ưu đãi để phát triển DLST, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên một số nhà tổ chức, các lữ đoàn du lịch không có sự liên hệ, gắn kết với dân địa phương để cùng làm du lịch; vì thế, những hộ dân nơi đây đã tác động xấu đến môi trường gây ra các thực trạng như đã nêu ở trên là bởi các nguyên nhân: Chất lượng cuộc sống của những người dân bản địa luôn ở mức thấp và hầu như đều thuộc diện nghèo khó. Không có đất đai để trồng trọt hay chăn nuôi do bị các nhà đầu tư chiếm dụng để làm du lịch. Không có công ăn việc làm ổn định nên phải phá rừng làm nương rẫy và khai thác các loại gỗ quý, săn bắt động thực vật quý hiếm, đánh bắt hải sản trái phép… để bán cho khách du lịch Dễ bị tác động bởi các yếu tố khách quan và có cách sống theo kịp với xu hướng phát triển của thời đại; Dần quên đi ngôn ngữ bản địa do ảnh hưởng của trào lưu phát triển du lịch du nhập vào; Chưa có ý thức bảo tồn tài nguyên, văn hóa đã tồn tại từ xa xưa và chưa xây dựng lối sống thân thiện với môi trường Khách du lịch Khách du lịch là một nhân tố quan trọng trong việc góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị thiên nhiên và văn hóa. Nhưng trên thực tế có không ít khách du lịch có những thái độ và hành vi làm ô nhiễm và suy thoái đến môi trường bởi những lý do: Ý thức bảo vệ môi trường du lịch chưa cao Do những thói quen đã in sâu trong tiềm thức Nhu cầu sử dụng những sản phẩm quý hiếm từ thiên nhiên CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ - CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Đề xuất các giải pháp quản lý Bảo vệ môi trường là hoạt động góp phần giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện sự xuống cấp của môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nó không chỉ là sự tuyên truyền, giáo dục ý thức của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn cộng đồng, của những con người tham gia vào mọi hoạt động sống cũng như hoạt động du lịch một cách trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế cần có những biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao nhận thức cho mỗi con người trong xã hội về môi trường một cách tích cực hơn thông qua du lịch sinh thái. Pháp luật, chính sách của nhà nước Bên cạnh hệ thống luật du lịch với những điều lệ chặt chẽ thì nhà nước nên thiết lập một hệ thống luật dành riêng cho du lịch sinh thái. Có những chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn khuyến khích phát triển du lịch và các loại hình du lịch; Xây dựng chính sách, quy chế, chiến lược và kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng; xác định rằng đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển lâu dài. Phải tăng cường nguồn vốn cho Quỹ bảo vệ môi trường trong du lịch để chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường; Có cơ chế ưu đãi về tài chính, thuế cho những doanh nghiệp DLST có đầu tư cho công việc bảo vệ môi trường; Thành lập cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về môi trường trong ngành du lịch; Có sự liên hệ giữa quản lý du lịch và quản lý môi trường để thúc đẩy công tác kiểm soát ô nhiễm trong du lịch chặt chẽ hơn, đưa ra những giải pháp để nâng cao ý thức người tham gia du lịch có hiệu quả và trọn vẹn đặc biệt là đối với DLST luôn đề cao tầm quan trọng của gáo dục môi trường; Đưa ra giải pháp cho các điểm nghỉ mát ven biển, các hệ sinh thái biển, rừng dễ bị suy thoái, trước khi suy thoái trở nên nghiêm trọng tới mức không thể cứu vãn được bằng cách thu phí môi trường du lịch đối với mỗi du khách tham quan. Vấn đề này không còn mới mẻ trên thế giới vì từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, một số cộng đồng ven biển trên thế giới đã bắt đầu trích nguồn thu từ du lịch sinh thái để gây quỹ cho công tác bảo tồn như Công viên Quốc gia Đảo Galapagos của Ecuador mỗi năm đón 80.000 du khách nước ngoài và họ thu của mỗi du khách 100 đô-la phí vào cửa. Australia lại thu 4 đô-la đối với mỗi du khách khám phá rạn san hô Great Barrier của mình, ở Belize và Cộng hòa đảo Cook đã yêu cầu du khách nước ngoài trả một khoản phí bảo tồn khi vào hoặc ra khỏi đất nước. Lập danh sách về các hệ sinh thái quý giá ở biển và ven biển chưa bị suy thoái để có những cân nhắc trong quy hoạch, chống lại tình trạng hủy hoại hệ sinh thái đang diễn ra từng ngày. Xây dựng và ban hành quy chế, các điều luật, chỉ tiêu để bảo vệ môi trường du lịch đối với hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí…dựa trên các công cụ quản lý môi trường, bộ chỉ thị môi trường, các chỉ thị đặc thù cho từng khu du lịch riêng biệt. Cụ thể là: ó Các công cụ quản lý môi trường du lịch Bảng 7. Một số công cụ có thể sử dụng trong quy hoạch và quản lý DLST Những phương pháp phổ biến: Ÿ Nghiên cứu tác động môi trường Ÿ Chia khu, phân vùng và lập quy chế quản lý cụ thể cho từng vùng. Ÿ “Guideline”: đường hướng chỉ đạo, sách hướng dẫn Ÿ ISO 14001 Các phương pháp được thiết kế kỹ lưỡng hơn: Ÿ VIM: visitor impact management Ÿ VERP: visitor experience and resource protection Ÿ LAC: Limits of acceptable changes Ÿ TOMM: Tourism Optimisation Management Model ó Quản lý dựa vào bộ chỉ thị môi trường Bảng 8. Bảng chỉ thị môi trường Chỉ thị Cách xác định Bảo vệ điểm du lịch Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN Sức ép/ Áp lực Số du khách viếng thăm điểm du lịch (tính theo năm, theo tháng cao điểm) Mật độ Cường độ sử dụng – thời kỳ cao điểm (người/ha) Tác động xã hội Tỷ số Du khách/ Dân địa phương (thời kỳ cao điểm) Mức độ kiểm soát Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng Quản lý chất thải % đường cống thoát nước tại điểm du lịch có xử lý (chỉ số cụ thể là giới hạn kết cấu của năng lực cơ sở hạ tầng khác của điểm du lịch. Vd: hệ thống cấp nước, nơi chứa rác) Hệ sinh thái dễ tổn thương Số lượng các loài quý, hiếm đang bị đe dọa Đóng góp của du lịch vào nền kinh tế địa phương % đóng góp của du lịch vào GDP địa phương ó Quản lý dựa vào các chỉ thị đặc thù cho từng khu du lịch riêng biệt Bảng 9. Các chỉ thị đặc thù cho từng khu du lịch Hệ sinh thái Các chỉ thị đặc thù Các vùng bờ biển Độ suy thoái (% bãi biển suy thoái, bị xói mòn) Cường độ sử dụng (số người/ m bãi biển) Hệ động vật bờ biển, động vật dưới biển (số loài chủ yếu nhìn thấy được) Các vùng núi Độ xói mòn ( % diện tích bề mặt bị xói mòn) Đa dạng sinh vật (số lượng các loài chủ yếu) Lối vào các điểm chủ yếu (số giờ chờ đợi) Các điểm văn hóa (các cộng đồng truyền thống) Áp lực xã hội tiềm tàng (tỷ số thu nhập trung bình từ du lịch/ số dân địa phương) Tính mùa vụ (% số cửa hàng mở cửa quanh năm/ tổng số cửa hàng Xung đột (số vụ việc có báo cáo của dân địa phương và du khách) Các đảo nhỏ Lượng tiền tệ rò rỉ (% thua lỗ từ thu nhập trong ngành du lịch Quyền sở hữu (% quyền sở hữu nước ngoài hoặc không thuộc địa phương đối với các cơ sở du lịch) Khả năng cấp nước (chi phí, khả năng cung ứng) Các thước đo cường độ sử dụng (ở quy mô toàn đảo cũng như các điểm chịu tác động Tổ chức các hoạt động, phong trào phòng chống ô nhiễm môi trường, có slogan, bảng hiệu, lôgô để tuyên truyền rộng rãi cho mọi thành phần của ngành du lịch chú trọng hơn trong DLST để phối hợp thực hiện cùng du khách - Đây là một trong những nội dung quan trọng cơ bản của công tác bảo vệ môi trường du lịch. Tích cực tham gia thực hiện những cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường: Công ước về giảm khí thải vào bầu khí quyển; Công ước về bảo vệ các loài chim di cư (RAMSA); Công ước về chống buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), v.v. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường trong các khu du lịch để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm gây ảnh hưởng đến môi trường tại các điểm du lịch. Nên đưa DLST trở thành một môn học trong nhà trường để tạo cho học sinh có thói quen tốt khi tham gia các chương trình du lịch; Thực hiện cấp nhãn sinh thái như: “Bông sen xanh”, “khu lưu trú sinh thái” cho các khách sạn, các khu lưu trú đạt tiêu chuẩn với mục đích xây dựng hệ thống khu giải trí, nghĩ dưỡng thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và tăng cường sức cạnh tranh cho hệ thống lưu trú của Việt Nam. Những khách sạn nào nhận được danh hiệu này sẽ được ưu ái nhiều hơn và mang tính hấp dẫn hơn đối với du khách trong và ngoài nước so với những khách sạn khác. Các chứng chỉ và chứng nhận sinh thái được cấp phải dựa trên nhiều tiêu chí với ba vấn đề cơ bản sau: Phải kích thích người cung ứng du lịch cải thiện tính bền vững quá trình hoạt động của chúng bằng việc cung cấp sự khích lệ, thông tin, và trợ giúp kỹ thuật để làm như vậy. Phải tạo nên sự khác biệt giữa những sản phẩm và dịch vụ du lịch, đương đầu với các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và kinh tế theo sau những điều lệ mà luật pháp yêu cầu. Có thể cung cấp cho người tiêu thụ những thông tin có giá trị về các sản phẩm du lịch bền vững, giúp họ thực hiện sự lựa chọn du lịch đã được thông tin chi tiết. Nhận thức từ các nhà quản lý, tổ chức Các nhà tổ chức, quản lý du lịch phải có nhận thức cao về bảo vệ môi trường để không làm ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên, không xâm hại đến hệ sinh thái cũng như làm xáo trộn đời sống của cư dân địa phương. Phải có bản đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đầy đủ và chi tiết khi tiến hành đầu tư xây dựng, mở rộng các hạng mục công trình như nhà hàng, khách sạn, các khu lưu trú… Thiết kế các lối đi cho khách tham quan nhưng không ảnh hưởng đến hệ sinh thái và giảm sự vận chuyển bằng các phương tiện giao thông; Nên sử dụng nguồn nhiên liệu sạch để vận hành các hệ thống trong khu du lịch sinh thái; Hạn chế đến mức tối đa tác động gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch, môi trường xung quanh; Các nhà quản lý trong khu du lịch cần đề ra các chiến lược tổ chức hoạt động phòng chống, hạn chế và ứng phó tốt mọi tác động của sự cố môi trường. Chẳng hạn như: Phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ các công trình, phòng chống sự cố môi trường; không vận chuyển, sử dụng, cất giữ các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ có khả năng gây sự cố môi trường. Tổ chức các cuộc diễn tập cho các nhân viên trong KDL về các sự cố về cháy nổ… để họ có những kỹ năng ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra; Phối hợp với các ngành chức năng thu gom, xử lý các chất độc hại đến môi trường do hậu quả của các sự cố như tràn dầu, rò rỉ hoá chất, phóng xạ, v.v. ở những khu vực diễn ra hoạt động du lịch. Tổ chức thực hiện tuyên truyền các hoạt động hạn chế sự suy thoái và bảo vệ sự phát triển của các hệ sinh thái cho người dân địa phương: Không đốt, phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn nước trong hoạt động phát triển du lịch; Tăng cường trồng cây xanh trong các khu vực diễn ra hoạt động du lịch; Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên trong hoạt động phát triển du lịch. Tổ chức thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học: Phối hợp với các ngành chức năng và địa phương bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật hoang dã trong lãnh thổ diễn ra hoạt động du lịch. Không khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ (Nghị định số 48/2002/NĐ – CP ngày 22/4/2002). Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về môi trường du lịch: Hưởng ứng các phong trào vì môi trường do nhà nước đưa ra; Tham gia đầy đủ các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường trong xã hội. Tổ chức những trò chơi, những cuộc thi sôi động , gây hứng thú cho du khách với mục đích: Đóng góp cho những nỗ lực giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường như tổ chức Tuần lễ xanh tại các trọng điểm du lịch, ủng hộ ngày môi trường thế giới 5/6 (World Environment Day – viết tắt: WED) dưới các hình thức khác nhau. Thành lập các chính sách đầu tư, mở rộng thị trường DLST trên toàn quốc nhằm mục đích: Kết nối với các địa phương khác tạo thành các tour du lịch khép kín; Không gây sự nhàm chán cho khách du lịch; Kích thích sự quan tâm đến môi trường trong mỗi con người trước sự đe dọa của bản thân họ cho môi trường xung quanh; Giúp cho mỗi thành viên trong du lịch nhận thấy rằng thiên nhiên quanh ta thật tươi đẹp nên giữ gìn chứ không nên tàn phá. Hình thức kết hợp này có thể là tỉnh này được liên kết với các tỉnh khác - hình thành tour du lịch sinh thái, văn hóa từ Bắc xuống Nam hoặc ngược lại; trong đó có sự liên kết với các loại hình du lịch khác nhau như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm… để cùng phát triển nghiệp vụ đào tạo cũng như kinh nghiệm xúc tiến quảng bá và làm du lịch; liên kết với các công ty du lịch có thương hiệu trong nước để bước đầu đưa các tour đến với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; liên kết trong nội bộ các tuyến có những đặc điểm chung có tính chất hỗ trợ lẫn nhau. Phải đặc biệt chú ý nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường sạch sẽ, thoáng mát toàn cảnh trong khu du lịch thông qua các hoạt động vệ sinh hằng ngày. Những hoạt động chính của nội dung này bao gồm: • Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch (rác thải, nước thải), • Trang bị nhiều thùng rác để hướng dẫn khách bỏ rác đúng nơi quy định. • Hạn chế và xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, vận hành hệ thống làm lạnh tại các cơ sở dịch vụ du lịch, v.v. • Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm thăm quan du lịch: trong nhà hàng, các gian hàng ẩm thực, khu ăn uống… • Có những biển báo chỉ dẫn, tuyên truyền bảo vệ môi truờng trong toàn khu du lịch và đề ra phí thu nếu ai vi phạm. Khuyến khích, cổ vũ người dân địa phương cùng tham gia làm du lịch bằng chính văn hóa đặc sắc của mình; tạo cho họ có công ăn việc làm ổn định, phù hợp với bản thân và cũng tránh tình trạng họ vì miếng cơm manh áo hàng ngày mà phá hủy những cảnh quan du lịch cũng như có những tác động xấu đến môi trường. Phối hợp với nhà trường để xây dựng các câu lạc bộ xanh và tổ chức các hoạt động ngoại khóa đến tham quan các điểm du lịch sinh thái. Đẩy mạnh quảng bá về DLST trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức quảng bá dưới nhiều hình thức; kết hợp giữa tính chất đại trà với tính chất tập trung có trọng tâm, trọng điểm để tạo nên điểm nhấn, ấn tượng riêng thu hút khách du lịch. Cần tìm hiểu mức độ hài lòng của khách du lịch và dân địa phương để đề ra những phương án phù hợp, từng bước nâng cao vai trò của du lịch sinh thái trong vấn đề bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái động thực vật và văn hóa; xác định bước phát triển lâu dài trong tương lai để từng bước đưa DLST ngày càng phát triển theo xu hướng phát triển bền vững. ó Khu nhà hàng, khách sạn, vui chơi, giải trí Khi tiến hành khởi công xây dựng các cơ sở lưu trú, các nhà đầu tư nên đặt quan điểm môi trường lên hàng đầu như Le Corbusier - nhà kiến trúc lừng danh thế giới ở thế kỷ XX nói: “Xây dựng lấy những m2 cây xanh trên mặt đất, phải trả lại từng m2 trên mái nhà”. Một vài giải pháp gợi ý được đề ra cho nhà hàng, khách sạn trong khu sinh thái: Những khu vực nghỉ mát cho khách du lịch nên làm bằng các vật liệu đơn giản như tre, nứa; làm bộ khung lá dừa, lá gồi, rơm kết lại thành từng mảng to bản dùng lợp mái, tận dụng nguồn năng lượng hướng gió thổi thay cho quạt máy; Cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước hoặc có sự phân loại rác tại nguồn trước khi đưa chất thải, nước thải vào môi trường; Khuyến khích nhân viên và khách du lịch giảm tối thiểu lượng nước thải thông qua việc giảm sử dụng nước; Đề ra những tiêu chí trong khen thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc có thái độ cư xử với môi trường tốt hơn trong từng khu du lịch; Xây dựng hệ thống tách chất thải dầu mỡ riêng; Sử dụng bột giặt và các chất tẩy rửa dễ phân hủy sinh học; Nên sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch cũng như các thiết bị tiết kiệm năng lượng Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra hay thay bộ lọc không khí của các máy lạnh; điều chỉnh nhiệt độ hệ thống nước nóng ở thường xuyên ở phạm vi cho phép (dưới 490C) trong các khu nhà hàng, khách sạn nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động lưu trú ra môi trường. Tận dụng những nguồn năng lượng tự nhiên như pin mặt trời, sức gió góp phần giảm thiểu việc sử dụng năng lượng từ nguồn tài nguyên không tái tạo được; Nên có những bảng thông báo lưu ý cho khách thuê phòng để họ tắt những thiết bị không cần thiết khi ra khỏi phòng, sử dụng những bóng đèn tiết kiệm điện… Nên đặt ra tiêu chí phấn đấu để được cấp nhãn sinh thái khi đó cũng có thể áp dụng thu phí từ du khách cho dịch vụ môi trường, tạo ra nguồn kinh phí lớn cho công tác bảo tồn các hệ sinh thái trong khu du lịch đang hoạt động trên cơ chế linh hoạt của thị trường, giống như một số khách sạn ở phía đông Caribê và trên những hòn đảo ngoài khơi ở Tây Ban Nha, họ tiến hành thu của du khách một khoản thuế dành cho bảo tồn và phục hồi sinh thái. Người dân địa phương Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương làm du lịch để cư dân hiểu rằng họ vẫn có thể dựa nguồn tài nguyên để mưu sinh và làm giàu nhưng không phải phá rừng làm rẫy, lấy gỗ hay săn bắt thú quý hiếm… mà là theo một con đường khác không làm thương tổn đến môi trường, không xâm hại tài nguyên quốc gia như là: Người dân có thể là một hướng dẫn viên du lịch mang đến nhiều thú vị cho du khách bởi họ rất am hiểu về hệ sinh thái nơi họ sinh ra và lớn lên, gắn bó bao nhiêu năm qua; Dân địa phương sẽ là những nghệ nhân trong những làng nghề truyền thống. Trực tiếp hướng dẫn du khách làm nên các sản phẩm bằng tay khéo léo; Là những đầu bếp nấu những món ăn dân tộc trong các khu ẩm thực; Là một nhân viên huấn luyện bơi và cứu hộ khi xảy ra sự cố… Các sản phẩm mà người dân bản địa làm ra sẽ trở thành hàng hóa lưu niệm đặc trưng của từng vùng¦ Khôi phục các làng nghề và tạo việc làm cho họ. Tổ chức những lớp tập huấn, đào tạo các kỹ năng kiến thức về môi trường để những người dân địa phương có thể tiếp thu và có ý thức hơn về môi trường đồng thời có thể truyền đạt đến khách du lịch. Du khách Để xây dựng một chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường thật không dễ dàng bởi vì trình độ kiến thức hiểu biết của từng người không giống nhau và rất khó khi áp dụng cho những khách du lịch. Vì vậy, nâng cao ý thức cho mọi người trong hoạt động du lịch sinh thái quả là một vấn đề lớn nhưng cũng không thể không làm được; Hướng dẫn du khách bỏ rác đúng nơi quy định, cách phân loại rác tại nguồn theo tiêu chí 3R: Thùng rác màu xanh dùng để đựng rác hữu cơ Thùng rác màu vàng dùng để đựng rác vô vơ Khuyến khích khách du lịch sử dụng những món ăn thích hợp với khu sinh thái bằng các chương trình ưu đãi của khu ẩm thực; Nâng cao nhận thức cho khách du lịch bằng cách tổ chức những trò chơi, những hoạt động phù hợp với từng độ tuổi; Hướng dẫn du khách tham gia đóng góp ý kiến cho khu sinh thái bằng cách tặng quà lưu niệm cho những ý kiến mang tính sáng tạo và thiết thực. Các hình thức tuyên truyền cho du khách được đa dạng hóa với những thông điệp tuyên truyền được in vào áo, nón, tờ rơi để chuyển đến khách du lịch Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường Có những ưu đãi đặc biệt nếu đó là hình thức du lịch theo hướng Team-building. Team-building (xây dựng nhóm) là một trong những hình thức du lịch cộng đồng đang có khuynh hướng phát triển tại Việt Nam. Điểm khác biệt với tour thông thường, tour team building ngoài việc cho khách ăn, ngủ, nghỉ, tham quan… còn có thêm các chương trình mang tính hành động vì môi trường và có những ưu điểm tích cực như là: Chương trình teambuilding luôn đòi hỏi sự sáng tạo trong hình thức triển khai và phù hợp với từng ngành nghề, nhu cầu của doanh nghiệp. Thông qua hình thức này cũng dễ dàng tuyên truyền và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường gắn với những giá trị văn hóa, lịch sử cho du khách Dễ dàng nhận được sự hưởng ứng từ mỗi cá nhân tích cực tham gia khi đề ra một chương trình hoạt động. Thực hiện cấp chứng chỉ cho các sản phẩm du lịch mang tính sinh thái Đề ra quy chế, xây dựng tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp, con tàu đạt tiêu chuẩn: Doanh nghiệp sinh thái, Tàu sinh thái đối với các tàu vận chuyển và lưu trú khách du lịch. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho các chủ doanh nghiệp, chủ tàu để cho mọi người đều nhận thức được việc đầu tư cho xử lý chất thải, bảo vệ môi trường là một khoản đầu tư đương nhiên và cũng là đầu tư cho phát triển, là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp. Tăng cường tuyên truyền bằng mọi hình thức, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm dầu nói riêng đối với các vùng biển, vùng vịnh tại Việt Nam, cũng như lợi ích to lớn và lâu dài đối với việc bảo vệ môi trường cho mọi người dân và du khách. Định kỳ tổ chức các Tháng hành động về môi trường, Tuần lễ du lịch xanh, v.v... để mọi người dân được tham gia vào công việc bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức xã hội về quyền lợi và trách nhiệm của việc bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trò chơi có nhận thưởng. Các khu DLST thường được du khách biết đến chủ yếu dựa vào lời giới thiệu từ bạn bè hoặc gia đình. Vì thế, việc làm cho mọi du khách có một sự trải nghiệm lý thú tại KDL là rất cần thiết để thông qua họ quảng bá được khu DLST Sử dụng hiệu quả Internet là một thành phần cốt lõi của tiếp thị du lịch sinh thái đồng thời là nơi nhận những lời phản hồi của khách đến tham quan để bày tỏ những điểm vừa ý và những điểm cần khắc phục sau khi họ đã trải nghiệm vì xu hướng của thời đại ngày nay là công nghệ thông tin. Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức môi trường trong các tour du lịch sinh thái Xác định tầm quan trọng của nhận thức về bảo vệ môi trường trong du lịch sinh thái Bảo vệ môi trường trong khu du lịch cũng có nghĩa là chúng ta đang cư xử với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn bằng thái độ thân thiện, “hòa bình”. Khi nhận thức về môi trường của cộng đồng trong du lịch sinh thái được nâng cao thì sẽ có những thuận lợi để: Phát huy tính hiệu quả trong mọi công tác tuyên truyền; Các thành phần tham gia du lịch sẽ có ý thức cao hơn, giảm thiểu các tác động gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp mỹ quan trong khu sinh thái; Khuyến khích khách du lịch quay trở lại khu du lịch nhiều hơn Hoạt động DLST sẽ trở thành một nguồn thu đóng góp vào quỹ bảo tồn môi trường quốc gia. Xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp hơn, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường; Xây dựng ngành du lịch trở thành một ngành “công nghiệp không khói” để giảm bớt sức ép của những ngành công nhiệp khác lên môi trường. Xây dựng nhận thức bảo vệ môi trường không giới hạn hay loại trừ một thành phần nào trong xã hội mà mở rộng phạm vi ở: Tất cả các lĩnh vực của xã hội: Văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, pháp luật… Mọi lứa tuổi không phân biệt già, trẻ; giới tính, dân tộc, tôn giáo, giai cấp, địa vị xã hội…. Tất cả các nghề nghiệp: công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên… Xây dựng một vài chương trình hành động thiết thực Cơ sở xây dựng chương trình Dựa trên mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển bền vững Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường trên thế giới đã ảnh hưởng đến môi trường mang tính chất toàn cầu cùng với sự cố môi trường ở quốc gia này sẽ làm ảnh hưởng tới quốc gia khác và gây ra sự biến đổi khí hậu trên phạm vi thế giới Vì vậy phải xóa bỏ mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng về lợi nhuận để cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn và một bên là sự cần thiết phải duy trì nguồn tài nguyên môi trường cho thế hệ mai sau. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục muốn đạt được hiệu quả tốt thì người tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhận thức cần phải: Hiểu rõ tâm lý của từng đối tượng du khách tùy vào những độ tuổi khác nhau để đưa ra những chương trình phù hợp. Có kiến thức vững vàng về các vấn đề cần truyền đạt; Có kỹ năng truyền đạt tốt để giúp người đón nhận thông tin tiếp thu dễ dàng và không bị nhàm chán; Có khả năng lường trước những phản ứng cơ bản của từng loại đối tượng du khách để ứng xử phù hợp; Kiên nhẫn lắng nghe cách trình bày các ý kiến khác nhau và trái ngược của du khách; Phản ứng nhanh và nhạy bén những phản hồi tích cực và tiêu cực từ khách du lịch tham gia chương trình. Liên tục cập nhật những thông tin mới về nội dung liên quan đến môi trường để tạo sự quan tâm từ phía du khách dưới hình thức ngắn gọn, cô đọng và dễ hiểu. Các nhóm đối tượng du khách cần xác định để thực hiện chương trình Do hạn chế về điều kiện khách quan nên đồ án chỉ tập trung phân loại khách du lịch theo trình độ học vấn và lứa tuổi để xây dựng chương trình. Cụ thể là: Đối tượng thứ 1: Học sinh tiểu học (từ 6 – 10 tuổi) Đối tượng thứ 2: Học sinh trung học (từ 11-14 tuổi) Đối tượng thứ 3: Học sinh phổ thông và sinh viên (từ 15-23 tuổi) Nhóm đối tượng khác: Trên 23 tuổi õ Nhận thức của các em học sinh tiểu học Ở lứa tuổi này, các em học sinh sẽ tiếp thu những kiến thức xã hội thông qua các hoạt động được tổ chức thường xuyên và quan sát hành vi của những người xung quanh. Chính vì thế, những kiến thức về môi trường được giáo dục trong quá trình tham gia các hoạt động dã ngoại sẽ giúp các em nhớ lâu hơn và hình thành những thói quen tốt sau này. õ Nhận thức của học sinh trung học Đây là lứa tuổi có sự thay đổi tâm sinh lý từ tính cách trẻ thơ chuyển sang tuổi dậy thì. Vì thế, các em sẽ hơi ngang bướng và không chịu tiếp nhận những ý kiến của người khác mà sẽ chỉ làm theo những suy nghĩ của bản thân cho là đúng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn khi định hướng cho các em có quan niệm đúng đắn để nhìn nhận những vấn đề, sự vật xung quanh nhất là những ý thức mang tính giáo dục cho cộng đồng. õ Nhận thức của học sinh phổ thông và sinh viên Đây là nhóm đối tượng đang phát triển hoàn thiện về nhận thức và hành vi; đồng thời cũng là đối tượng chiếm tỷ lệ đông nhất trong xã hội. Chính vì điều này mà trường học, bạn bè và xã hội đều có tác động rất lớn đến thái độ và hành vi của họ. Trong tư tưởng của nhóm đối tượng này đã hình thành những chuẩn mực giá trị của hành vi và là thành phần sẽ đóng góp những ý tưởng lớn lao để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho đất nước. õ Nhận thức của nhóm đối tượng còn lại Hầu hết những người lớn tuổi đều có cái nhìn đúng đắn và chính xác cho các vấn đề về nguyên nhân, hâu quả gây ra cho môi trường; Nhóm đối tượng này thường xem trọng những tài nguyên du lịch của quốc gia và có ý thức tiếp thu, bảo tồn những giá trị của nó Là tấm gương cho lối sống thân thiện với môi trường. Nội dung chương trình Chương trình 1: Truyền thông qua Radio FM hoặc trên truyền hình Đây là một cách thức giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động du lịch vừa giới thiệu những cảnh đẹp của thiên nhiên nhưng lại vừa nói lên mặt trái của những hành vi xâm phạm đến tài nguyên du lịch, biến đổi khí hậu trong tương lai. Các bên tham gia: Các tổ chức có liên quan thuộc chính phủ như Bộ, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch; Tài nguyên và Môi trường… Nhà quản lý du lịch Cộng đồng Thiết kế chương trình: ì Về nội dung bao gồm: Điểm tin du lịch như: Những tin tức trên thế giới ; Quảng bá những địa điểm du lịch hấp dẫn ; Giới thiệu về những phong tục tập quán, những lễ hội đặc trưng, Cách bình chọn cho một di sản của Việt Nam được lọt vào danh sách của thế giới;… Điểm tin liên quan đến môi trường : Nêu tên những nhà hàng có hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn; Nâng cao hiểu biết của cộng đồng về hệ thống luật môi trường, du lịch… Nêu lên những hành vi có thể sẽ xâm phạm đến nguồn tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam… Hướng dẫn cách bảo vệ môi trường khi đi du lịch, Những hành động thiết thực nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu trên toàn thế giới. …v.v.. ì Về hình thức: Thiết kế dựa trên hệ âm nhạc – thông tin – giải trí giống như chương trình phát thanh có hình VOV- giao thông, đề cập đến những vấn đề về môi trường và hoạt động du lịch ở Việt Nam và trên thế giới với tên gọi VOV- môi trường Mỗi tuần phát sóng 1-2 lần Nguồn vốn tài trợ cho chương trình: Chủ yếu huy động từ các khu du lịch Như vậy, đây cũng là một trong những hình thức truyền thông sẽ được cộng đồng chấp nhận và quan tâm nhiều. Khi người Việt Nam biết yêu thiên nhiên, biết quý trọng những văn hóa của chính mình thì mới có thể biết cách quảng bá với bạn bè bốn phương năm châu về một nét đẹp Việt Nam với ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên có hiệu quả. Chương trình 2: Tổ chức cuộc thi “Con người và môi trường du lich” Dựa trên nền tảng của Chương trình 1 nên cuộc thi này sẽ được thực hiện thông qua số điện thoại dùng để liên lạc của mỗi người Đối tượng tham gia: Cộng đồng xã hội Hình thức của cuộc thi: Cuộc thi được tổ chức bằng cách nhắn tin qua tổng đài đã liên kết sẵn; Nội dung các câu hỏi sẽ liên quan đến các vấn đề về môi trường và cách ứng xử với tài nguyên du lịch Lựa chọn người thắng cuộc bởi 3 yếu tố: trả lời nhanh, ý tưởng sáng tạo và độc đáo; câu trả lời là duy nhất. Phần thưởng: Sự tài trợ của các tổ chức du lịch và môi trường Ý nghĩa: Cung cấp cho du khách các kiến thức và nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu môi trường. Chương trình 3: Tổ chức cuộc thi “Tôi yêu 3R” Đối tượng: Dành cho mọi du khách nhưng chủ yếu là học sinh phổ thông và sinh viên. Mục đích: Giúp mỗi người có thể tự biết cách giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng lại rác thải Phần thưởng khích lệ tham gia: Miễn phí vé vào cổng du lịch cho đội chiến thắng xuất sắc nhất Hoạt động: Tạo thành các nhóm nhỏ khoảng 3 – 5 người Thu thập tất cả những rác thải có thể tái chế, tái sử dụng lại được Tập hợp các sản phẩm đã thu gom được và viết thành bảng danh sách với nội dung gồm 3 phần: Tên sản phẩm, nguồn gốc phát sinh và tái sử dụng cho mục đích nào trong đời sống hàng ngày. Trình bày những nội dung đã ghi trên bản thảo cho mọi người và ban giám khảo cùng biết; Cuối cùng là kết quả mà ban giám khảo đưa ra để tìm ra đội chiến thắng dựa trên những tiêu chí diễn giải về môi trường Đánh giá - Thông qua cuộc thi sẽ cung cấp thêm kiến thức về hoạt động 3R (Reduce-Resue-Recycle) được phổ biến rộng rãi - Khích lệ mọi người có ý thức thự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.doc
Tài liệu liên quan