Tài liệu Đề tài Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu công nghiệp Trảng Bàng-Tây Ninh: MỤC LỤC
«
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………….iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ..………………………………………………………v
Tài Liệu Tham Khảo ………………………………………………………………52 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
«
BVMT: Bảo vệ môi trường
BQL: Ban Quản Lý
UBND: Uỷ ban nhân dân
Sở TNMT: Sở tài nguyên môi trường
BOD (Biological Oxygen Demend): Nhu cầu ôxy sinh học
CTR: Chất thải rắn
CTNH: Chất thải nguy hại
KCN: Khu công nghiệp
QLMT: Quản lý môi trường
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
KCNST: Khu công nghiệp sinh thái
SXSH: Sản xuất sạch hơn
NM XLNT: Nhà máy xử lý nước thải
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
ĐTM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường
DANH MỤC CÁC BẢNG
«
Bảng 1.1: Danh mục ngành nghề được phép tiếp nhận vào KCN Trảng Bàng
Bảng 2.1: Hệ số phát thải chất ô nhiễm của một số loại hình sản xuất
Bảng 2.2: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí của các nhà máy trong Khu Công Nghiệp Trảng Bàng
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường k...
57 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu công nghiệp Trảng Bàng-Tây Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
«
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………….iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ..………………………………………………………v
Tài Liệu Tham Khảo ………………………………………………………………52 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
«
BVMT: Bảo vệ môi trường
BQL: Ban Quản Lý
UBND: Uỷ ban nhân dân
Sở TNMT: Sở tài nguyên môi trường
BOD (Biological Oxygen Demend): Nhu cầu ôxy sinh học
CTR: Chất thải rắn
CTNH: Chất thải nguy hại
KCN: Khu công nghiệp
QLMT: Quản lý môi trường
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
KCNST: Khu công nghiệp sinh thái
SXSH: Sản xuất sạch hơn
NM XLNT: Nhà máy xử lý nước thải
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
ĐTM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường
DANH MỤC CÁC BẢNG
«
Bảng 1.1: Danh mục ngành nghề được phép tiếp nhận vào KCN Trảng Bàng
Bảng 2.1: Hệ số phát thải chất ô nhiễm của một số loại hình sản xuất
Bảng 2.2: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí của các nhà máy trong Khu Công Nghiệp Trảng Bàng
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
Bảng 2.4: Bảng Thống Kê Nhu Cầu Nước Cấp- Nước Thải Của Các Doanh Nghiệp KCN Trảng Bàng
Bảng 2.5: Hiệu quả xử lý nước thải qua các công đoạn
Bảng 2.6: So sánh kết quả phân tích các chỉ tiêu với giới hạn cho phép QCVN
Bảng 2.7: So sánh số lần vượt của chỉ tiêu Coliforms so với Quy chuẩn
Bảng 2.8: Các đơn vị thu gom, vận chuyển CTR-CTNH KCN Trảng Bàng
Bảng 2.9: Khối lượng chất thải rắn quí 4 năm 2010
DANH MỤC CÁC HÌNH
«
Hình 1.1: Vị trí KCN Trảng Bàng
Hình 2.1: Quan trắc môi trường không khí xung quanh
Hình 2.2: Hồ điều hoà, nơi tiếp nhận nguồn nước thải sau XL
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống XLNT tập trung
Hình 2.4: Sơ đồ hiệu quả hệ thống XLNT tập trung KCN Trảng Bàng
Hình 2.5: Điểm thu gom rác thải tại KCN
Hình 3.1: Mô hình quản lý môi trường KCN Trảng Bàng
Hình 3.2: Hệ thống xử lý nước thải cục bộ của công ty CP Môi trường xanh
Hình 3.3: Nước thải KCN chưa qua xử lý tại NM XLNT tập trung
Hình 3.4: Khí thải chưa qua hệ thống xử lý phát thải vào môi trường
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà.
Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường” (nước thải, chất thải rắn, khí thải…) thay vì giải quyết các nguyên nhân làm phát sinh chất thải. Với KCN Trảng Bàng thì vấn đề này càng thể hiện rõ, bởi lẽ ngay từ bước đầu quy hoạch KCN, vấn đề môi trường đã không được chú trọng. Các ngành nghề đầu tư vào KCN rất đa dạng, tiếp nhận cả các doanh nghiệp thuộc diện di dời của TP. HCM, do vậy vấn đề môi trường ở KCN Trảng Bàng hiện nay rất cấp thiết phải được quan tâm, chú trọng.
Với mong muốn tăng cường hiệu quả của các công cụ quản lý, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gây ra nên đề tài “Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường KCN Trảng Bàng Tây Ninh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm” là rất cần thiết.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Trảng Bàng
Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại KCN Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đó, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung sau:
Khảo sát hiện trạng môi trường KCN Trảng Bàng
Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường, nhận định các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại KCN Trảng Bàng.
Phân tích, đánh giá những biện pháp bảo vệ môi trường đang thực hiện
Đề xuất các giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chủ yếu được áp dụng để thực hiện đề tài này là:
Phương pháp tổng hợp số liệu: Thừa kế thông tin và số liệu từ các báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo giám sát môi trường năm 2010, các cơ quan môi trường, trung tâm quan trắc…
Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường và sản xuất của KCN về các khía cạnh môi trường bao gồm: CTR- CTNH, nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải, nhu cầu sử dụng nhiêu liệu và hệ thống xử lý khí thải.
Phương pháp đánh giá tác động môi trường: Đánh giá diễn biến của môi trường dựa trên cơ sở các chỉ tiêu đo đạt, phân tích so sánh với quy chuẩn Việt Nam hiện hành: QCVN 24:2009, QCVN 05:2009, QCVN 07:2009.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường, Ban quản lý KCN.
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học và dựa trên các cơ sở thực nghiệm và ý kiến đóng góp của các chuyên viên Quản lý. Chính vì vậy, đề tài có những thuận lợi nhất định trong việc áp dụng vào các KCN hiện hữu.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc còn tồn tại đối với các KCN hiện nay, nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại, tiết kiệm ngân sách của nhà nước.
Đề tài còn góp phần vào công tác BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến sự phát triển bền vững của nền công nghiệp nước nhà.
7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Giới hạn không gian
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến môi trường của KCN Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Giới hạn thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ 01/10/2010 – 30/01/2011.
PHẦN II
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN KCN TRẢNG BÀNG - TỈNH TÂY NINH
GIỚI THIỆU VỀ KCN TRẢNG BÀNG-TÂY NINH
Tên khu công nghiệp
Tên tiếng Việt: KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG
Tên tiếng Anh: TRANG BANG INDUSTRIAL PARK
Chủ đầu tư
Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP TÂY NINH
Địa chỉ: Đường số 12, khu công nghiệp Trảng Bàng, Tây Ninh.
Điện thoại: 066.3882728 – 896014 Fax: 066.3882307
Quá trình hình thành khu công nghiệp Trảng Bàng
a) Cơ sở pháp lý
Quyết định 100/QĐ-TTg ngày 09/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v thành lập và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.
Quyết định 638/QĐ-TTg ngày 14/06/1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v cho công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Trảng Bàng tại Tỉnh Tây Ninh.
Quyết định 943/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Trảng Bàng bước 1 và bước 2 giai đoạn I, tỉnh Tây Ninh, ngày 08/07/2003.
Quyết Định 124/QĐ-CT ngày 29/04/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh V/v Giao đất cho Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây ninh thuê để mở rộng đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Trảng Bàng.
QĐ 346/QĐ-UB ngày 17/04/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh V/v Phê duyệt dự án mở rộng đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Trảng Bàng bước 1 giai đoạn I, tỉnh Tây Ninh.
Quyết định số 2442/QĐ-CT ngày 30/12/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt kinh phí đền bù để giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án Khu công nghiệp Trảng Bàng bước 2, giai đoạn I.
Công văn số 24/BXD-KTQH ngày 07/01/2003 của Bộ xây dựng về quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Trảng Bàng bước 2 – giai đoạn I, tỉnh Tây Ninh.
Các tài liệu khác có liên quan.
b) Quá trình hình thành
Khu công nghiệp Trảng Bàng được phê duyệt xây dựng trên một khu đất có diện tích 700 ha. Tiến trình xây dựng khu công nghiệp được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được khởi công xây dựng vào năm 2000 với các bước như sau:
Bước 1 đã đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật với diện tích 69,26 ha
Bước 1 mở rộng với diện tích là 23,491 ha.
Bước 2 đã đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật với diện tích 97,26 ha.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
KCN Trảng Bàng nằm ở phía Nam của tỉnh Tây Ninh, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. Giáp ranh với huyện Củ Chi- Tp. HCM, có hệ thống giao thông thuận tiện:
Cách trung tâm thành phố HCM 43,5 km
Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 37 km
Cách cảng container TP. HCM 45 km
Cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 28 km
Hình 1.1: Vị trí KCN Trảng Bàng
CÁC NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG KCN
Khu công nghiệp Trảng Bàng tập trung đa ngành nghề gồm: công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sạch, tinh vi chính xác, công nghiệp lắp ráp, sản xuất hàng tiêu dùng, v.v…quy mô công nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế công nghiệp gây ô nhiễm.
Dự kiến các nhà máy thuộc các ngành nghề sau đây sẽ có khả năng được tiếp nhận vào khu công nghiệp:
STT
Ngành nghề được phép tiếp nhận
1
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
2
Công nghiệp nhựa, chế biến các sản phẩm cao su, y tế (không chế biến mủ)
3
Công nghiệp may mặc, dệt nhuộm
4
Công nghiệp da giầy (không thuộc da)
5
Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao, đồ chơi, nữ trang
6
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất
7
Công nghiệp sản xuất các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, pha lê, sành sứ vệ sinh
8
Công nghiệp bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn giấy
9
Công nghiệp sản xuất giấy tái sinh
10
Công nghiệp sản xuất hoá chấ
11
Công nghiệp cơ khí, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế
12
Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp, điện gia dụng
13
Công nghiệp điện tử, tin học
14
Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm
15
Công nghiệp sản xuất thép xây dựng, thép ống
16
Công nghiệp sản xuất đồ gốm, mỹ nghệ
Bảng 1.1: Danh mục ngành nghề được phép tiếp nhận vào KCN Trảng Bàng
Cho đến thời điểm hiện nay, Khu Công nghiệp Trảng Bàng có tỷ lệ lấp đầy đạt được là 96,22%; Thu hút được tổng cộng có 71 dự án đầu tư. Theo số liệu cuối năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp ở Trảng Bàng đã chiếm 31,82% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả Tỉnh và có sự đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu của Tỉnh.
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các đơn vị sản xuất trong KCN Trảng Bàng, bao gồm:
Từ dây chuyền công nghệ.
Bụi từ quá trình gia công cơ khí làm sạch bề mặt kim loại, từ quá trình chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, may mặc…
Các hợp chất Nitơ: NO, NO2 sinh ra từ việc sản xuất hàng kim khí…
Hợp chất chì phát sinh trong quá trình gia công các linh kiện điện tử…
Hơi, mùi hữu cơ phát sinh trong quá trình phun sơn, in bao bì…
Từ nguồn đốt nhiên liệu để cung cấp năng lượng: từ máy phát điện dự phòng, các máy móc, thiết bị như nồi hơi, lò sấy, máy phát điện,… trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn sẽ sinh ra các khí thải như bụi, CO, CO2, NOx, SO2, …
Từ các hoạt động khác: hoạt động giao thông, xây dựng nhà xưởng làm gia tăng ô nhiễm không khí về bụi, CO, NO2, SO2,… Ngoài ra, môi trường không khí trong KCN còn bị ảnh hưởng từ các hệ thống xử lý nước thải của các đơn vị, phát sinh từ các bể kỵ khí, sân phơi bùn dư hoặc các hoạt động thu gom, tồn trữ chất thải rắn (rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp) và chất thải nguy hại.
Ô nhiễm không khí là một trong những nguồn ô nhiễm có tác động mạnh đến cuộc sống của người trực tiếp làm việc tại KCN và những người dân ở khu vực xung quanh KCN. Để đánh giá mức độ gây ô nhiễm của từng nhà máy trong khu công nghiệp Trảng Bàng cần phải xác định tải lượng các chất ô nhiễm của từng nhà máy. Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh tiến hành lập phiếu thu thập thông tin môi trường và thực hiện điều tra thu thập thông tin môi trường từ các nhà máy trong khu công nghiệp. Từ các thông tin thu thập được về lượng nhiên liệu sử dụng, lượng nguyên liệu, sản phẩm và dựa vào hệ số phát thải chất ô nhiễm không khí của Tổ chức Y tế thế giới và hệ số phát thải của các nghiên cứu trong nước, xác định được tải lượng của các chất ô nhiễm.
Tải lượng các chất ô nhiễm của các nhà máy được tính toán thông qua công thức tính sau:
Gi = Ki . Ni
Gi: Tải lượng chất ô nhiễm không khí i của nhà máy
Ki: Hệ số phát thải chất ô nhiễm không khí i (kg/tấn nhiên liệu hoặc kg/tấn sản phẩm).
Ni: Khối lượng nguyên liệu (nhiên liệu) hoặc sản phẩm của nhà máy.
Bảng 2.1: Hệ số phát thải chất ô nhiễm của một số loại hình sản xuất (Ki):
Loại hình sản xuất
Đơn vị
Bụi
SO2
NO2
CO
Quá trình đốt dầu DO
Kg/tấn dầu
0.28
20 S
2.84
0.71
Quá trình đốt dầu FO
g/lít dầu
1.79
18.8 S
8.62
0.24
Quá trình đốt than đá
g/kg than đá
0.36 A
4.55 S
2.4
0.36
Quá trình đốt khí hoá lỏng
g/m3 khí
0.25
0.005
2.9
-
Quá trình đốt củi, gỗ
g/tấn củi, gỗ
15000
-
6000
1200
Nhựa
Kg/tấn SP
1.7
-
-
-
Bột giặt, hoá mỹ phẩm
Kg/tấn SP
45
-
-
-
Gốm sứ (nung gas)
Kg/tấn NL
0.012
-
0.09
0.03
Ghi chú:
S là hàm lượng lưu huỳnh tính theo % chứa trong nhiên liệu (DO: 0.5% hàm lượng S, FO: 3% hàm lượng S).
A là hàm lượng tro tính bằng % trong nhiên liệu.
Kết quả tính toán được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.2: Tải Lượng Các Chất ô Nhiễm Không Khí
Của Các Nhà Máy Trong Khu Công Nghiệp Trảng Bàng
STT
NHÀ MÁY
Tải lượng chất ô nhiễm (kg/năm)
Bụi
SO2
NO2
CO
1
Cty TNHH KT DER-JINH (VN)
20
722
205
51
2
CTY TNHH Huân Thắng
0,36
12,90
3,66
0,92
3
Cty TNHH COLLTEX (VN)
14,45
516
146,54
36,64
4
Cty TNHH Nhựa ALPHA (VN)
5.773
-
-
-
5
Cty TNHH JINWON - VN
2,15
67,68
10,34
0,29
6
Cty PIONEER POLYMERS
60,71
1.913
292,35
8,14
7
Cty KHATACO
2
71,41
20,28
5,07
8
Cty TANICOOK
21,60
136,50
144,00
21,60
71,60
2,256
344,80
9,60
9
Cty TNHH KEUMHO - VN
257,76
8.121,6
1.241,28
34,56
10
Cty TNHH Dệt Phước Thịnh
432
2730
2.880
432
11
Cty Dụng Cụ Thể Thao Kiều Minh
3.093
97.459
14.895
414,72
12
Cty TNHH Jung Kwang
5,20
185,76
52,76
13,19
13
Cty TNHH Đầu Tư Thời Ích
6.960
219.283
33.515
933,12
14
Cty TNHH J & D Vinako
11,56
412,80
117,24
29,31
15
Cty Xuất khẩu Long Tre
11,56
412,80
117,24
29,31
16
Cty TNHH Kovina Fashion
69,35
2.477
703,41
175,85
17
Cty TNHH Dệt may Hoa Sen
72,24
2.580
732,72
183,18
18
Cty TNHH D & F
0,24
8,60
2,44
0,61
18
Cty TNHH TCI Special Steel
129
4.061
620,64
17,28
19
Cty Cao Su Kiến Phát
161,10
5.076
776
22
20
Cty TNHH Doo Sol
1954,68
61.589
9.413
262,08
21
Cty TNHH Kỹ thuật Cao Ngân
28.620
-
-
-
22
Cty TNHH Li-Yeun Garment
257,76
8.121,6
1.241
34,56
23
Công ty Oriental Multiple
69,35
2.476,8
703,41
175,85
24
Cty Dệt May Lan Trần
20,23
722,40
205,16
51,29
Tổng cộng
48.329
422.328
69.906
3.149
(Nguồn: Số liệu thống kê thực tế của Công ty CP PTHT KCN Tây Ninh, 2010)
Tải lượng các chất ô nhiễm không khí được tính ở phần trên cho phép hình dung ra mức độ phát thải ô nhiễm của các nhà máy hiện tại trong khu công nghiệp Trảng Bàng. Trên cơ sở đó Ban quản lý KCN, Công ty cổ phần phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh có các biện pháp kêu gọi, thu hút đầu tư hợp lý nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường hoặc thực hiện các ràng buộc chặt chẽ về bảo vệ môi trường khi các doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Bên cạnh đó có thể đề ra các kế hoạch kiểm tra môi trường và đề xuất các biện pháp xử lý khí thải cho từng nhà máy trong khu công nghiệp phù hợp hơn.
Qua thực hiện thu thập thông tin môi trường tại 51 nhà máy trong khu công nghiệp Trảng Bàng thì chỉ có 16 công ty thực hiện xây dựng hệ thống xử lý khí thải theo đúng cam kết bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ 31,3%; còn lại đều không có hệ thống xử lý khí thải.
Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí xung quanh trong KCN, Công ty CP PTHT KCN Tây Ninh phối hợp với Viện Nghiên Cứu Nghệ Môi Trường Và Bảo Hộ Lao Động thực hiện thu mẫu không khí tại 08 vị trí trong KCN vào ngày 27/08/2010.
Hình 2.1: Quan trắc môi trường không khí xung quanh
a) Vị trí đo đạt: 8 vị trí (đính kèm sơ đồ vị trí lấy mẫu khí)
4 điểm trong khuôn viên KCN:
M3: vị trí đo đạc tại Công ty Cao su Thời Ích.
M5: vị trí đo đạc tại Công ty Dệt may Phước Thịnh.
M6: vị trí đo đạc tại Công ty Trần Hiệp Thành.
M7: vị trí đo đạc tại Công ty Môi trường Xanh.
4 điểm ngoài khuôn viên KCN:
M1: vị trí đo đạc tiếp giáp Xã An Tịnh.
M2: vị trí đo đạc tiếp giáp Ấp An Bình.
M4: vị trí đo đạc tiếp giáp KTĐC Ấp Suối Sâu.
M8: vị trí đo đạc tiếp giáp KCX Linh Trung III.
b) Thông số giám sát: Ồn, Bụi, CO, NO2, SO2, vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm).
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
Thông số
Nhiệt độ (oC)
Độ ẩm (%)
Ồn
(dBA)
Bụi
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
M -1
30,0
69,5
67,0
0,15
8,0
0,076
0,087
M - 2
30,9
70,4
51,0
0,07
4,4
0,038
0,037
M -3
32,0
75,0
62,0
0,10
5,0
0,032
0,083
M - 4
32,5
78,0
69,0
0,12
7,2
0,078
0,172
M - 5
31,0
71,5
63,0
0,09
3,9
0,035
0,059
M - 6
32,0
69,0
56,0
0,12
5,4
0,052
0,045
M - 7
30,0
66,0
68,0
0,17
6,5
0,050
0,032
M - 8
30,5
67,5
63,0
0,14
5,7
0,047
0,035
TCVN 5949 – 1998
75 (*)
-
-
-
-
QCVN 05: 2009 (**)
-
300
30000
200
350
(Nguồn: Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Môi Trường Và Bảo Hộ Lao động, ngày 27/08/2010)
Ghi chú:
TCVN 5949 – 1998: quy định mức ồn tối đa cho phép tại các khu công cộng và dân cư.
(*) Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất (từ 6h đến 18h).
QCVN 05: 2009: quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10 và chì (Pb) trong không khí xung quanh.
(**) Trung bình trong 1h.
(-) không quy định.
Nhận xét:
Môi trường không khí tại các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép, so sánh với các số liệu ban đầu khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN Trảng Bàng thì chất lượng không khí hiện tại còn khá tốt.
2.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC.
Nước thải phát sinh từ KCN Trảng Bàng với nhiều ngành nghề khác nhau, nên có các tính chất khác nhau. Nước thải KCN có từ các nguồn sau:
Nước thải là nước mưa chảy tràn:
Nước mưa không bị nhiễm bẩn là nước mưa được thu gom trên các khu vực sân bãi, đường giao thông không để hàng hoá, rác bẩn tích tụ lâu ngày…
Nước mưa bị nhiễm bẩn là loại nước mưa chảy qua khu vực sân bãi có rác động lại trên mặt bằng, bồn chứa nhiên liệu không được che chắn…
Nước thải sinh hoạt: là loại nước sau khi sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của con người như ăn, uống, tắm, vệ sinh… từ các khu nhà, phân xưỡng làm việc của công nhân viên hoạt động trong nhà máy. Hiện nay, tại khu công nghiệp Trảng Bàng ngành nghề may mặc là chủ yếu chiếm khoản 19,72% trên tổng số 71 dự án đầu tư. Đây là loại hình thu hút rất nhiều lực lượng lao động (khoản 65% trên tổng số lao động tập trung tại khu công nghiệp). Do đó nhu cầu sử dụng nước cũng như lượng nước thải phát sinh từ lực lượng này là khá lớn, tuy nhiên lượng nước này chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ.
Nước thải công nghiệp: là nước được thải ra từ quá trình sản xuất, quá trình giải nhiệt, lò hơi,… của các nhà máy, phân xưởng sản xuất. Nước thải công nghiệp chứa các loại ô nhiễm:
Ô nhiễm cơ học: nước thải bị nhiễm bẩn do đất, cát, rác … từ quá trình thu gom, chuyển tải nguyên vật liệu, rửa nguyên liệu, vệ sinh thiết bị…
Ô nhiễm hữu cơ: nước thải từ một số nhà máy như nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gia dụng…
Ô nhiễm hoá học và kim loại nặng: Nước thải của các nhà máy sản xuất thiết bị điện, điện tử, xi mạ, nhuộm, giặt tẩy quần áo…
Hiện nay hầu hết các nhà máy trong khu công nghiệp Trảng Bàng đều có các hệ thống xử lý nước thải cục bộ, tuy nhiên việc vận hành các hệ thống này chưa đạt hiệu quả dẫn đến nước thải khu công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng cho khu vực dân cư xung quanh. Các phương án khống chế ô nhiễm và lưu lượng nước cấp, nước thải của các nhà máy trong khu công nghiệp Trảng Bàng được điều tra, thống kê thực tế trong bảng sau:
Bảng 2.4: Bảng Thống Kê Nhu Cầu Nước Cấp- Nước Thải Của Các Doanh Nghiệp Kcn Trảng Bàng
TT
Tên CTY
THÁNG 10
TC nước thải
Bước 1
120.336
96.269
1
Cty TNHH Nhựa Và Cao Su Kiến Phát
242
194
2
Cty Tre gia dụng Xuất khẩu Long Tre
209
167
3
Cty TNHH Phong Hòa
462
370
4
Cty TNHH J & D Vinako
3.380
2.704
5
Cty TNHH Dụng Cụ Thể Thao Kiều Minh
1.539
1.231
6
Cty TNHH Cơ Giới Trọng Nguyên
149
119
7
Cty TNHH Park Corp đồng hồ sau nhà ăn
1.754
1.403
Cty TNHH Park Corp đồng hồ trước nhà xe
4.025
3.220
Cty TNHH Park Corp
0
8
Cty TNHH Tăng Hưng
550
440
9
Cty TNHH TCI Special Steel VN
312
250
10
Cty TNHH Chế biến gỗ Triều Sơn
181
145
11
Cty TNHH Jung Kwang không hộp
2.412
1.930
Cty TNHH Jung Kwang có hộp
3.535
2.828
Cty TNHH Jung Kwang lẽ
968
774
12
Cty TNHH Heavy Hitter
427
342
13
Cty TNHH Kỹ thuật Cao Ngân
148
118
14
Cty TNHH Phú Cơ
207
166
15
Cty TNHH Dương Quán
146
117
16
Cty TNHH Samho
3.551
2.841
17
Cty TNHH Dệt may Hoa Sen D60
7.114
5.691
Cty TNHH Dệt may Hoa Sen D49
6.810
5.448
Cty TNHH Dệt may Hoa Sen D90
7.006
5.605
18
Cty TNHH Li-Yeun Garment
2.469
1.975
19
Cty TNHH Doo Sol Vina Phòng BV
23.883
19.106
Cty TNHH Doo Sol Vina D90
9.378
7.502
20
Cty TNHH Hong Jae Industrial
1.519
1.215
21
Cty TNHH Lucidau Jewelry
294
235
22
Cty TNHH Dụng Cụ Thể Thao Toàn Năng
473
378
23
Cty TNHH Sắt thép Trinh Tường
506
405
24
Cty TNHH Công Nghiệp Hoàng Đạt
26
21
25
Cty TNHH Haisung
1.434
1.147
26
Cty TNHH Thép Trảng Bàng
237
190
27
Cty TNHH Dệt May Lan Trần
1.148
918
28
Cty TNHH Công Nghiệp Đài Tường
0
29
Công ty TNHH Oriental Multiple (VN)
874
699
30
Cty TNHH D & F
2.283
1.826
31
Cty TNHH May mặc Lang ham
2.274
1.819
Cty TNHH May mặc Lang ham xưởng mới D90
13.237
10.590
Cty TNHH May mặc Lang ham xưởng mới D60
2.154
1.723
32
Cty TNHH Kovina Fashion
6.664
5.331
33
Cty TNHH Đầu Tư Thời Ích Góc nhà xe
1.276
1.021
Cty TNHH Đầu Tư Thời Ích D60
3.154
2.523
Cty TNHH Đầu Tư Thời Ích D90
1.791
1.433
34
Cty TNHH Hoa Hưng
135
108
Bước 2
42.782
34.226
1
Cty TNHH DER - JINH
631
505
2
Cty TNHH HIGHSTONE
157
126
3
Cty TNHH CN DŨ PHONG
1.405
1.124
4
Cty TNHH NHỰA ĐÔNG PHƯƠNG
1.249
999
5
Cty TNHH THỌ XUÂN
206
165
6
Cty TNHH Colltex
2.356
1.885
7
Cty TNHH NHỰA ALPHA
4
3
8
Cty TNHH JINWON - VN
4.490
3.592
9
Cty TNHH DỆT MAY TẤN QUANG
1.285
1.028
10
Cty TNHH PHÚ PHÚ CƯỜNG
379
303
11
Cty TNHH DỆT MAY HƯNG THÁI 01
1.024
819
Cty TNHH DỆT MAY HƯNG THÁI 02
5.896
4.717
12
Cty TNHH DỆT PHƯỚC THỊNH
4.247
3.398
CN CTY CPĐT DỆT PT NMCB SỢI
411
329
13
Cty TNHH KEUMHO 01
1.528
1.222
Cty TNHH KEUMHO 02 (02 đồng hồ)
531
425
14
Cty TNHH POLYMERS 01 (thuê bao)
56
45
Cty TNHH POLYMERS 02
4.012
3.210
15
Cty TNHH BẢO LIÊN
370
296
16
Cty TNHH BƠM ĐỘNG LỰC
565
452
17
Cty TNHH DỆT MAY HÒA KHÁNH 01
17
14
Cty TNHH DỆT MAY HÒA KHÁNH 02
19
15
Cty TNHH DỆT MAY HÒA KHÁNH 03
271
217
18
Cty THHH Ho Chung
21
17
19
Cty TNHH AMI VINA
610
488
20
Cty TNHH QT HUÂN THẮNG
27
22
21
CTY CP MÔI TRƯỜNG XANH VN
507
406
22
CTY TNHH JEWEL PARK VINA
514
411
23
CTY TNHH NHỰA TẤN THÀNH
538
430
24
CTY TNHH TEXONE VINA
737
590
CTY TNHH TEXONE VINA
545
436
25
CÔNG TY TNHH ROYAL ALLIA
4.565
3.652
26
CN CTY CP DM ĐT TM THÀNH CÔNG
1.461
1.169
27
CTY TNHH JINWON METAL (Biển Xanh)
491
393
28
CTY THỰC PHẨM ĐÔNG Á
1.657
1.326
TỔNG CỘNG
163.118
130.494
(Nguồn: Công ty CP PTHT KCN Tây Ninh, tháng 10/2010)
Hiện nay KCN Trảng Bàng đã đưa hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào vận hành, xử lý toàn bộ nước thải từ các doanh nghiệp trong KCN. Nước thải sau xử lý được dẫn về hồ điều hòa (nằm cạnh tỉnh lộ 64- Hương lộ 2) trước khi thoát ra môi trường bên ngoài (theo hệ thống mương hỡ rồi chảy vào rạch Trảng Chừaà sông Vàm Cỏ Đông).
Hình 2.2: Hồ điều hoà, nơi tiếp nhận nguồn nước thải sau XL
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống XLNT tập trung
BỂ LẮNG MÀU
BƠM BÙN
NƯỚC THẢI TỪ CÁC
DN TRONG KCN
SONG TÁCH RÁC
BỂ GOM
BỂ TÁCH DẦU MỠ
BỂ ĐIỀU HÒA
NGĂN KHUẤY TRỘN 1
NGĂN KHUẤY TRỘN 2
BỂ LẮNG SƠ BỘ
BỂ AEROTEN
BỂ LẮNG THỨ CẤP
CỤM BỂ KHỬ MÀU
BƠM NƯỚC THẢI
BƠM NƯỚC THẢI
ĐẠT TCVN
5945-2005 (CỘT A)
HỒ HOÀN THIỆN
BƠM BÙN
BỒN KIỀM
BƠM ĐL
BỒN ACID
BƠM ĐL
BỒN PHÈN
BƠM ĐL
BỒN POLYMER
BƠM ĐL
BỒN DD
BƠM ĐL
MTK
BỂ AEROTEN
BỂ ĐIỀU HÒA
BỂ NÉN BÙN
MÁY ÉP BÙN
BƠM BÙN
CHLORINE, ACID, KIỀM, FeSO4, Al2(SO4)3
BƠM ĐL
BÙN KHÔ
(THU GOM)
BỒN KHỬ MÀU
BƠM ĐL
Theo tính toán thiết kế hiệu quả xử lý của hệ thống là rất cao, đạt quy chuẩn QCVN 24:2009, cột A trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Trong đó, hiệu quả xữ lý tại từng công đoạn được thể hiện theo sơ đồ sau:
hCOD = 90 %
hBOD,SS = 90 %
hN,P = 75 %
COD = 35.7 mg/l
BOD5 = 28.8 mg/l
SS = 14.4 mg/l
N = 13.5 mg/l
Q = 5000 m3/ngày
COD = 600 mg/l
BOD5 = 400 mg/l
N = 60 mg/l
SS = 200 mg/l
Màu sắc = 500 Pt-Co
Nitơ = 60 mg/l
Hiệu suất xử lý
hCOD = 30 %
hBOD,SS = 20 %
hmàu = 90 %
hColiform » 100 %
hmàu = 60 %
Coliform < 3000 MPN/100ml
Màu = 18 mg/l
hCOD = 15 %
hBOD, SS = 10 %
hmàu = 10 %
hN = 10 %
COD = 510 mg/l
BOD5 = 360 mg/l
N = 54 mg/l
SS = 180 mg/l
Màu = 450 Pt-Co
NƯỚC THẢI
XỬ LÝ CƠ HỌC
tách cát, dầu mỡ, điều hòa lưu lượng
XỬ LÝ HÓA LÝ
keo tụ, tạo bông, lắng
XỬ LÝ SINH HỌC
Aeroten
XỬ LÝ HÓA HỌC
khử trùng, khử màu, dự phòng sự cố
XẢ THẢI
COD = 357 mg/l
BOD5 = 288 mg/l
SS = 144 mg/l
Màu = 45 Pt-Co
Hình 2.4: Sơ đồ hiệu quả hệ thống XLNT tập trung KCN Trảng Bàng
Để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải thực tế tại nhà máy, công ty CP PTHT KCN Tây Ninh đã kết hợp cùng Trung Tâm công nghệ thông tin địa lý môi trường GIDITAL tiến hành lấy mẫu, và phân tích nước qua từng công đoạn, kết quả như sau:
Bảng 2.5: Hiệu quả xử lý nước thải qua các công đoạn
Công đoạn xử lý
Chỉ tiêu
Nước thải đầu vào
Nước thải đầu ra
Hiệu xuất xử lý (%)
Xử lý bậc I
(Bể điều hoà, keo tụ, tạo bông và lắng 1)
COD (mg/l)
310
248
20
SS(mg/l)
450
50
88
Độ màu
(Pt-Co)
310
129
42
Xử lý bậc II
(Bể Aerotank, bể lắng thứ cấp)
COD (mg/l)
248
62
75
Độ màu
(Pt-Co)
129
59
54
Xử lý bậc cao
COD (mg/l)
62
18
71
Độ màu
(Pt-Co)
59
16
73
Nhận xét:
Nước thải đầu vào của trạm xử lý nước thải sau khi xử lý bậc I cho hiệu quả khá cao, đặt biệt là SS đạt khoảng 88%, COD là 20%. Điều này cho thấy phần lớn các chất hửu cơ trong nước thải đầu vào ở dạng hoà tan.
Qua công đoạn xử lý bậc II, hiệu quả xử lý COD của bể Aerotank khá tốt, dao động trong khoản 70-80 %. Tuy nhiên, COD, độ màu dòng ra còn cao hơn so với TCVN 5945-2005, cột A. Vì vậy cần phải tiếp tục vận hành cụm xứ lý bậc cao bằng phương pháp ôxy hoá mạnh để khữ COD, và độ màu trước khi thải ra môi trường.
Nhằm đánh giá mức độ ảnh hường của nguồn nước thải từ KCN Trảng Bàng chảy ra rạch Trảng Chừa, tôi đã tiến hành lấy mẫu nước tại 5 vị trí (đính kèm sơ đồ vị trí lấy mẫu phần phụ lục) như sau:
NM1: tại Hồ điều hòa.
NM2: tại mương thoát nước ra rạch Trảng Chừa.
NM3: tại rạch Trảng Chừa về phía thượng lưu cách vị trí NM4 300m.
NM4: tại nơi tiếp giáp mương thoát nước về rạch Trảng Chừa.
NM5: tại rạch Trảng Chừa về phía hạ lưu cách vị trí NM4 300m.
Thông số đo đạt: pH, COD, BOD5, SS, dầu khoáng, tổng Nitơ, tổng Photpho, Coliforms.
Kết quả phân tích mẫu nước mặt của KCN Trảng Bàng.
Bảng 2.6: So sánh kết quả phân tích các chỉ tiêu với giới hạn cho phép QCVN
Stt
Thông số
Đơn vị
Vị trí lấy mẫu
QCVN
24: 2009
Cột B
QCVN
08: 2008
Cột B1
NM1
NM2
NM3
NM4
NM5
1
pH
-
7,7
3,2
6,7
6,0
5,2
5,5-9
5,5-9
2
SS
mg/l
34
38
24
26
30
100
50
3
BOD5
mg/l
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
50
15
4
COD
mg/l
23
27
KPH
KPH
28
100
30
5
Dầu khoáng
mg/l
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
5
0,1
6
Tổng Nitơ
mg/l
6,3
5,8
5,1
4,7
4,7
30
10
7
Tổng Phơtpho
mg/l
0,4
1,1
0,5
0,4
KPH
6
0,3
8
Coliforms
MPN/100 ml
1,1x105
< 1,8(*)
7,9x104
7,0x103
4,9x103
5000
7500
(Nguồn: Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3, ngày 13/9/2010)
Ghi chú:
KPH: không phát hiện.
(*): kết quả được biểu thị nhỏ hơn 1,8 MPN/100 ml khi không có ống dương tính trong 3 dãy ống pha loãng liên tiếp.
QCVN 24: 2009 quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận. Cột B là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
QCVN 08: 2008 quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt. Cột B1 được dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
Nhận xét:
Nhìn chung, đa số các chỉ tiêu đều nằm trong Quy chuẩn cho phép. Riêng một số chỉ tiêu không nằm trong Quy chuẩn cho phép như: pH, Photpho, Coliforms. Do đó, mức độ ảnh hưỡng của nguồn nước thải từ KCN đối với nguồn nước mặt tại khu vực xung quanh là không đáng kể.
Chỉ tiêu pH tại 02 vị trí NM2, NM5 thấp hơn giá trị giới hạn cho phép cả 02 Quy chuẩn. Cụ thể tại NM2 pH thấp hơn giá trị giới hạn là 1,7 lần và tại NM5 là 1,06 lần.
Hàm lượng Photpho tại các vị trí đều vượt, nhưng số lần vượt không cao, từ 1,33- 3,6 lần so với QCVN 08: 2008 cột B1. Riêng tại vị trí NM5 không xác định.
Tại vị trí NM1 hàm lượng Phơtpho đã vượt 1,3 lần.
Tại vị trí NM2 hàm lượng Phơtpho đã vượt 3,6 lần.
Tại vị trí NM3 hàm lượng Phơtpho đã vượt 1,6 lần.
Tại vị trí NM4 hàm lượng Phơtpho đã vượt 1,3 lần.
Đối với chỉ tiêu Coliform tại tất cả các vị trí lấy mẫu đều vượt so với 02 Quy chuẩn cho phép. Riêng Coliform tại 2 vị trí NM2, NM5 nằm trong giới hạn cho phép.
Bảng 2.7: So sánh số lần vượt của chỉ tiêu Coliforms so với Quy chuẩn
Vị tri lấy mẫu
Giá trị đo đạc
(MPN/100 ml)
Số lần vượt
QCVN 24: 2009, Cột B
5000 MPN/100 ml
QCVN 08: 2008, Cột B1
7500 MPN/100 ml
NM1
1,1x105
22 lần
14,6 lần
NM3
7,9x104
15,8 lần
10,5 lần
NM4
7,0x103
1,4 lần
-
Thông qua bản đồ vị trí lấy mẫu nước thì tại vị trí NM1 có số lần vượt cao. Nguyên nhân được xác định là do nước thải sinh hoạt từ các khu nhà trọ, các hộ dân sinh sống xung quanh KCN. Toàn bộ lượng nước thải này chảy vào hệ thống mương hở rồi vào hồ điều hoà và thoát ra rạch Trảng Chừa mà chưa qua hệ thống xử lý nào.
Tại vị trí NM3, NM4 có mật đđộ dân cư cao dọc theo quốc lộ 22. Do đó, lượng nước sinh hoạt chưa qua xử lý đđược xả trực tiếp vào rạch Trảng Chừa.
Đây là một vấn đề còn tồn tại mà muốn giải quyết đòi hỏi phải có sự tham gia từ phía chính quyền địa phương.
2.3 CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI.
Cùng với khí thải, nước thải, CTR là loại chất thải hầu như có mặt ở hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp ở mọi qui mô và ngành nghề khác nhau. Thông thường và phổ biến, CTR công nghiệp tại vùng nghiên cứu nói riêng và cả nước nói chung được chia thành 2 loại với nguồn gốc phát sinh và thành phần tính chất cơ bản:
Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ khu vực văn phòng, nhà bếp, nhà vệ sinh, khu trung tâm dịch vụ của KCN. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các loại bao bì, giấy, nylon, vỏ đồ hộp, thực phẩm…
Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại: loại chất thải này rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại công nghệ và từng loại sản phẩm mà phát sinh ra các chất thải công nghiệp khác nhau. Tại KCN Trảng Bàng, chất thải công nghiệp phát sinh từ hoạt động của một số ngành như:
Chất thải rắn từ các ngành dệt, may mặc: vải vụn, chỉ vụn, bao bì các loại…
Chất thải rắn chứa dầu: là các loại chất thải rắn có lẫn dầu bôi trơn trong hoạt động gia công cơ khí, tạo khuôn đế; chất thải tại các khu vực thu gom, bồn chứa dầu (bao gồm cặn bã dầu từ các thùng chứa dầu, giẻ lau dầu nhớt,…).
Chất thải chứa hóa chất vô cơ: bao gồm chất thải chứa sơn, keo sinh ra từ các hoạt động phun sơn, xi mạ hoặc sử dụng các loại keo, sơn trong quá trình sản xuất.
Chất thải rắn chứa các chất hữu cơ gốc động thực vật: sinh ra từ các hoạt động của các nhà máy chế biến thực phẩm…
Chất thải rắn từ quá trình sản xuất và xử lý nước thải cục bộ: chủ yếu là các loại xỉ, vụn kim loại, bùn cặn có chứa các kim loại nặng độc hại như As, Cd, Pb, Hg, Ni,…của ngành dệt nhuộm, xi mạ.
Hiện nay tại các nhà máy sản xuất trong KCN đều kí hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rắn (gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại) với Công ty CP Môi Trường Xanh hoặc các DNTN bên ngoài KCN. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trung bình tại các doanh nghiệp được thống kê trong bản sau:
Bảng 2.9: BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN
Loại chất thải rắn
Khối lượng (kg)
Chất thải có thể tái chế- tái sử dụng
1.024.704
Chất thải thông thường phải xử lý
496.793
Chất thải nguy hại (*)
9.198
(Nguồn: Công ty CP PTHT KCN Tây Ninh, quý 4 năm 2010)
(*) Đối với CTNH do Cty CP Môi trường Xanh hợp đồng thu gom, xử lý CTNH với các Doanh nghiệp và có báo cáo hàng quí cho Cty hạ tầng.
Đối với Công ty hạ tầng đã ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải rắn và CTNH với các đơn vị sau:
Chất thải rắn, rác sinh hoạt, rác cây xanh vệ sinh khu vực đường được hợp đồng với đơn vị Doanh nghiệp Tư nhân Phi Trường.
Công ty đã đăng ký chủ nguồn thải CTNH và hợp đồng với đơn vị Công ty CP Môi Trường Xanh VN.
Việc quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại KCN được thực hiện theo Quy chế tạm thời được ban hành kèm theo Quyết định số 2732/ QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh ngày 27/11/2008. Các DNTN khi hoạt động trong phạm vi KCN phải đăng ký tại BQL các KCN Tây Ninh, đồng thời quá trình ra vào KCN phải thực hiện đăng ký tại các cổng bảo vệ KCN.
Do các KCN phát triển nhanh với nhiều loại ngành nghề vì vậy rác thải công nghiệp cũng rất đa dạng, từ cặn bùn thải, phế liệu, phế phẩm, bao bì, rác thải độc hại…, với khối lượng khoảng 17 tấn/ngày. Song loại rác công nghiệp này chưa được quản lý một cách hệ thống, thể hiện:
KCN chưa có bãi chứa rác tập trung, vì vậy không thể tiến hành phân loại rác nguy hại tại nguồn.
Chưa quản lý được các dịch vụ thu gom rác thải công nghiệp, các doanh nghiệp tự hợp đồng với các dịch vụ tư nhân để thu gom với mục đích chủ yếu là tận thu phế liệu vì vậy có rất nhiều rác thải nguy hại mà không được xử lý theo qui định riêng.
Hình 2.5: Điểm thu gom rác thải tại KCN
CHƯƠNG 3
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP
3.1 SƠ ĐỒ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG
Để quản lý môi trường của KCN, Chính phủ đã thành lập các cơ quan chuyên môn về môi trường để quản lý, kiểm soát môi trường của từng KCN.
Mỗi KCN đều chịu sự quản lý của Bộ TNMT, Sở TNMT, BQL KCN tại địa phương. Các biện pháp để các cơ quan ban ngành hiện nay dùng để quản lý môi trường hiện nay là các phương pháp về pháp luật, về kỹ thuật, về kinh tế.
Tuỳ vào khả năng và mục tiêu hoạt động của từng KCN mà mỗi KCN có bộ phận nhân sự, chính sách, cơ chế để quản lý môi trường theo cách riêng.
UBND TỈNH TÂY NINH
Ban Quản lý các khu công nghiệp Tây Ninh
Công ty CP PTHT KCN Tây Ninh
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp
KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG
Doanh nghiệp
Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Tây Ninh
Hình 3.1: Mô hình quản lý môi trường KCN Trảng Bàng
Chức năng UBND tỉnh Tây Ninh
UBND tỉnh Tây Ninh là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất tại địa phương. UBND tỉnh Tây Ninh ban hành quy chế phối hợp giữa BQL với các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện trong việc quản lý và bảo vệ môi trường KCN, KCX trên địa bàn.
Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra và giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển KCN trong thẩm quyền.
Chỉ đạo các sở, ban, ngành trong việc ứng cứu và khắc phục các sự cố môi trường.
Chức năng Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh
Sở TNMT phối hợp với BQL các KCN Tây Ninh thực hiện quản lý Nhà nước về môi trường trong KCN.
Sở TNMT chủ trì hoặc phối hợp hướng dẫn thực hiện, tổ chức kiểm tra, thanh tra và giám sát quá trình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường KCN trong phạm vi và quyền hạng được giao.
Phối hợp cùng với các cơ quan quản lý tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng và các doanh nghiệp trong KCN.
Thẩm định các bản kê khai, thông báo và tổ chức thu phí bảo vệ môi trường
Chức năng Ban quản lý KCN
BQL KCN thực hiện đăng ký đầu tư, thẩm tra, cấp phép, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM đối với các dự án thuộc thẩm quyền. BQL KCN thực hiện các quy định về quản lý môi trường KCN, kiểm tra, giám sát và xử phạt các hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong KCN.
Phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường và các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư trong KCN trước khi đi vào hoạt động chính thức.
Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN.
Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KCN thuộc thẩm quyền quản lý của mình thực hiện các quy định về pháp luật.
Công ty hạ tầng KCN
Công ty hạ tầng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh cho thuê đất và các dịch vụ trong KCN. Công ty thực hiện các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo cam kết của báo cáo ĐTM. Công ty hạ tầng còn giám sát hoạt động của các doanh nghiệp KCN và báo cáo cho BQL KCN.
Quản lý hệ thống thoát nước KCN
Hệ thống thoát nước của các KCN được quy hoạch, thiết kế và xây dựng khá tốt. Cụ thể như sau:
Cốt san nền.
Phân bố độ dốc mặt bằng.
Thiết kế thông số kỹ thuật hệ thống cống thoát nước.
Tách riêng hệ thống thoát nước thải và thoát nước mưa.
Khả năng thoát nước.
Điểm thải.
Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề cần phải khắc phục liên quan đến việc quy hoạch KCN như:
Hệ thống thoát nước cho tuyến đường giao thông và khu dân cư xung quanh KCN không được đầu tư hướng thoát nước riêng nên buộc phải đấu nối vào hệ thống thoát nước của KCN. Điều này gây khó khăn trong việc quản lý nguồn thải từ KCN.
Do thời điểm đầu tư chưa có những quy định cụ thể về thoát nước KCN và do nguồn vốn đầu tư không đáp ứng để xây dựng hoàn chỉnh 02 hệ thống thoát nước riêng biệt nên KCN chỉ có một hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải. Sau một thời gian hoạt động, Công ty đầu tư hạ tầng mới triển khai tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải đã gây khó khăn trong việc quản lý đấu nối hạ tầng.
Thực tế bên trong các doanh nghiệp cũng chưa tách riêng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải hoặc có nhưng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật dẫn đến tình trạng nước mưa chảy tràn vào hố ga thoát nước thải rồi dẫn về NM XLNT tập trung KCN, gây lãng phí trong vận hành NM XLNT tập trung nhất là vào mùa mưa.
Việc đấu nối thoát nước bên trong doanh nghiệp vào hệ thống thoát nước chung của KCN còn nhiều sai sót, đấu nối không đúng vị trí quy định; có trường hợp HT XLNT cục bộ trong doanh nghiệp có khả năng (theo báo cáo ĐTM) xử lý đạt tiêu chuẩn để xả thải ra nguồn tiếp nhận thì các doanh nghiệp sẽ từ chối kết nối với hệ thống xử lý tập trung của KCN, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nằm gần các nguồn tiếp nhận (kênh rạch, sông).
Hệ thống XLNT cục bộ tại doanh nghiệp
Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất quy mô lớn, nước thải ô nhiễm đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng chất lượng nước sau xử lý của một số doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN. Nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống XLNT cục bộ để đối phó với cơ quan chức năng, chỉ vận hành khi có kiểm tra; hoặc có hệ thống xử lý nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao hoặc không vận hành, dẫn đến nhà máy XLNT tập trung của KCN bị quá tải về nồng độ.
Hình 3.2: Hệ thống xử lý nước thải cục bộ của công ty CP Môi trường xanh
Hiện nay, mỗi KCN đều có điều kiện về chất lượng nước thải sau xử lý sơ bộ trước khi xả thải vào NM XLNT tập trung. Do đó, các doanh nghiệp phải xây dựng và vận hành HT XLNT cục bộ đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định.
Trong quá trình hoạt động, nước thải của một số doanh nghiệp sau xử lý sơ bộ không đạt tiêu chuẩn như cam kết vì HT XLNT cục bộ không đáp ứng nhu cầu thực tế. Nhiều doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận, vận hành hệ thống không liên tục nên nước thải thường xuyên không đạt tiêu chuẩn.
Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN
NM XLNT tập trung do Công ty CP Phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh đầu tư có nhiệm vụ xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ KCN đạt tiêu chuẩn theo báo cáo ĐTM được phê duyệt trước khi xả thải ra môi trường.
Trước đây, khi xây dựng KCN các Công ty hạ tầng thường không quan tâm đến việc thiết kế, xây dựng NM XLNT tập trung ngay ban đầu mà đều chờ cho đến khi tỉ lệ lấp đầy > 70% và dựa vào số liệu đo đạc nước thải từ thực tế để xây dựng nhằm tiết kiệm kinh phí đầu tư và vận hành.
Như vậy rõ ràng có một khoảng thời gian rất dài, nước thải công nghiệp được xả thải trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận gây ô nhiễm nghiêm trọng các lưu vực sông.
Hình 3.3: Nước thải KCN chưa qua xử lý tại NM XLNT tập trung
Khi NM XLNT tập trung hoạt động đã góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do nước thải KCN. Tuy nhiên, vấn đề vận hành và hiệu quả xử lý của NM XLNT tập trung rất cần quan tâm ở khía cạnh quản lý và kỹ thuật.
Hiệu quả xử lý của NM XLNT tập trung còn phụ thuộc vào mức độ xả thải của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xả thải vượt quá khả năng xử lý của nhà máy sẽ gây ảnh hưởng quá trình vận hành của nhà máy và tác động xấu đến môi trường tiếp nhận. Công tác kiểm soát ô nhiễm nước thải từ các doanh nghiệp đến đầu vào của NM XLNT tập trung khó thực hiện vì đòi hỏi chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì cho hệ thống kiểm soát tự động rất lớn.
Quản lý môi trường không khí
Do đặc thù riêng việc xử lý bụi, khí thải, tiếng ồn không thể thu gom và xử lý tập trung nên khi triển khai dự án doanh nghiệp phải có phương án xử lý các nguồn ô nhiễm không khí mới được cấp phép đầu tư. Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất phát sinh bụi, khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép đều phải lắp đặt thiết bị xử lý không khí đạt tiêu chuẩn trước khi phát thải.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp không có hệ thống xử lý hoặc có lắp đặt nhưng vận hành không liên tục, không đạt tiêu chuẩn phát thải. Việc phát tán chất ô nhiễm vào không khí gây khó khăn trong công tác kiểm tra, lấy mẫu tức thời. Kiểm soát không khí ngay tại nguồn thải các doanh nghiệp chưa thực hiện được, chỉ khi có khiếu kiện của người dân hoặc của doanh nghiệp lân cận thì mới tiến hành kiểm tra lấy mẫu và xử lý vi phạm.
Hình 3.4: Khí thải chưa qua hệ thống xử lý pht thải vo mơi trường
Quản lý chất thải rắn-chất thải nguy hại
Hiện nay tại KCN, BQL các KCN Tây Ninh cho phép các doanh nghiệp trong KCN tự hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải (thông thường hoặc nguy hại) để đưa chất thải ra khỏi khuôn viên nhà máy. Do đó, hầu như không thể kiểm soát chất thải KCN ngay từ giai đoạn phát sinh đến khi được xử lý, tiêu hủy.
Bên trong các doanh nghiệp chưa phân loại ngay tại nguồn đối với chất thải, chưa thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường trong lưu trữ CTR-CTNH, chưa thực hiện trách nhiệm đăng ký chủ nguồn thải đối với chất thải nguy hại theo quy định. Các doanh nghiệp ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH nhưng lại giao dịch với các đơn vị không có chức năng thực hiện.
Doanh nghiệp KCN
Doanh nghiệp hoạt động trong KCN có trách nhiệm xử lý nội bộ những vấn đề môi trường trước khi thải ra môi trường KCN. Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường KCN, ký kết hợp đồng xử lý chất thải với đơn vị có đầy đủ chức năng.
ĐÁNH GIÁ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
Cơ quan quản lý Nhà nước
Nhận thức chưa toàn diện và triệt để về mối quan hệ giữa BVMT và phát triển các KCN. Quá trình phát triển các KCN trong thời gian qua chủ yếu là nhằm thu hút vốn đầu tư, tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp, giải quyết việc làm mà chưa chú ý đến phát triển bền vững, chưa phát hiện và xử lý kịp thời những mâu thuẫn phát sinh nhằm BVMT trong các KCN
Hiện còn thiếu sự thống nhất về quản lý về môi trường, do vậy mỗi KCN tổ chức quản lý môi trường theo một cách khác nhau. Việc phân cấp chưa rõ ràng dẫn đến việc né tránh và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý. Nhiều BQL KCN bỏ mặc vấn đề môi trường KCN cho Sở TNMT với quan niệm rằng Sở thực hiện thanh tra thì Sở chịu trách nhiệm. Trong khi đó, Sở TNMT cho rằng Sở chỉ thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra còn quản lý thế nào là việc của BQL KCN. Khi phát hiện những vấn đề về môi trường, BQL các KCN và Công ty hạ tầng phải báo cáo cho Sở TNMT. Trên cơ sở đó, Sở TNMT sẽ xem xét và cử người xuống xác minh sau đó mới quyết định biện pháp xử lý. Cách làm như hiện nay vừa chồng chéo, vừa mất nhiều thời gian do phải qua nhiều cấp quyết định. Thực tế, Sở TNMT chỉ có thể đáp ứng phần nào việc quản lý môi trường bên ngoài hàng rào khu công nghiệp. Các vấn đề môi trường bên trong KCN chỉ có thể được quản lý tốt bởi BQL ở từng KCN.
Công tác ĐTM còn nhiều bất cập, mang nặng tính hình thức. Các cán bộ của cơ quan quản lý môi trường địa phương không thể có mặt thường xuyên tại từng doanh nghiệp để giám sát việc thực thi các cam kết trong ĐTM hoặc kiểm soát từng nguồn ô nhiễm. Họ không có đủ phương tiện và trang thiết bị để thực hiện việc giám sát ở tất cả các nhà máy trong KCN. Điều tra cho thấy hơn 70% doanh nghiệp không thực hiện như cam kết trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt nhưng không bị phát hiện, hoặc không bị hình thức xử lý nào. Sự buông lỏng trong quản lý vô tình tạo điều kiện cho doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
Cơ quan quản lý Nhà nước chưa có chế tài ràng buộc và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các hạng mục xây dựng KCN theo quy hoạch và theo đúng dự án nghiên cứu khả thi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, các công trình xử lý và bảo vệ môi trường trong báo cáo khả thi chưa được triển khai trên thực tế.
Để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong KCN, Ban Quản Lý Các KCN Tây Ninh đã thành lập Phòng quản lý Xây dựng và Môi trường từ tháng 9/2008, có chức năng làm đầu mối kiểm tra doanh nghiệp trên các lĩnh vực lao động, xây dựng, môi trường… những cơ sở pháp lý về công tác quản lý môi trường tại các KCX, KCN đã được UBND Tỉnh ủy quyền thì Ban Quản lý các KCN Tây Ninh sẽ tiếp nhận và xử lý các hồ sơ pháp lý liên quan đến môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong KCX, KCN như thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận và phê duyệt các đề án BVMT. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ/nhân viên chuyên trách môi trường tại một số KCN còn rất mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác BVMT tại KCN.
Công tác kiểm soát ô nhiễm, thanh tra môi trường chưa được tiến hành thường xuyên, số lượng lại quá ít nên các doanh nghiệp chưa nhận rõ trách nhiệm BVMT của mình, thậm chí các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng mang tính đối phó. Việc xử lý vi phạm hành chính về BVMT còn quá nhẹ, chưa có biện pháp kiên quyết đối với doanh nghiệp nhiều lần vi phạm, doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý môi trường, chưa đủ sức để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên khen thưởng về BVMT thực hiện chưa sâu rộng và thường xuyên chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm, chưa hình thành các tổ chức quần chúng tiến bộ tham gia BVMT.
Công ty hạ tầng KCN
Do nhu cầu muốn sớm thu hồi vốn đầu tư, và chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế vì vậy công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN đã không chú trọng đến việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nhiều nhà máy KCN đã hoạt động nhiều năm mà chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Phần lớn các Công ty hạ tầng chỉ có năng lực kinh doanh về đất, cho thuê mặt bằng nhà xưởng, chưa có năng lực kinh doanh về môi trường, đồng thời mâu thuẫn giữa lợi ích - chi phí khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải khiến nhiều Công ty hạ tầng ngại hoặc cố tình chậm triển khai các hạng mục bảo vệ môi trường.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa hoàn chỉnh, không thống nhất dịch vụ cấp nước, thoát nước. Việc cho phép doanh nghiệp khai thác nước tự do hoặc xây dựng đường cống xả thải trực tiếp ra ngoài dẫn đến hậu quả là không kiểm soát được nguồn thải.
Chưa theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng nhà xưởng của các doanh nghiệp dẫn đến sai sót trong đấu nối và tách riêng hệ thống thoát nước mưa, nước thải.
Chi phí đầu tư, vận hành hệ thống tự động, giám sát ô nhiễm tại từng doanh nghiệp KCN rất lớn, Công ty hạ tầng hầu như không thể kiểm soát việc xả thải tại tất cả các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp trong KCN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đặc biệt là bảo vệ môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật, thâm nhập vào các thị trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Song, việc thực hiện tại các doanh nghiệp còn tồn tại nhiều bất cập như: Doanh nghiệp chưa nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường, hoặc không quan tâm đến cải thiện môi trường; việc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường tại doanh nghiệp chỉ mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng chứ chưa xuất phát từ ý thức; thiếu chiến lược quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường đối với thị trường trong nước và quốc tế... Hầu hết các doanh nghiệp đều xem đầu tư bảo vệ môi trường như là một chi phí mà họ không thể chi trả được.
Một số doanh nghiệp còn ỷ lại đã hợp đồng xử lý với các đơn vị chức năng nên xem nhẹ trách nhiệm xử lý nội bộ, giảm thiểu chất ô nhiểm phát sinh tại đơn vị mình, chỉ số ít doanh nghiệp đầu tư và vận hành các hệ thống xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn, số còn lại không xây dựng hoặc đầu tư mang tính hình thức, đối phó khi có cơ quan quản lý môi trường thanh tra, kiểm tra.
Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thấp, lạc hậu (đặc biệt các doanh nghiệp trong nước), năng suất thấp tiêu hao nhiều nguyên liệu, quy trình công nghệ hở, gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, Công tác quản lý hồ sơ về môi trường tại nhiều doanh nghiệp chưa được quan tâm, không lưu giữ các hồ sơ môi trường là một trong những nguyên nhân thực hiện không đúng các quy định về BVMT đã được các cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Một số lượng lớn các doanh nghiệp hoàn toàn không có nhân viên phụ trách về mảng quan trọng này, chủ yếu là kiêm nhiệm.
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BẢNG –TN
KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VIỆC NHẬP CÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, KHUYẾN KHÍCH CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI, ÍT PHÁT SINH CHẤT THẢI
Công nghệ sản xuất có vai trò rất quan trọng trong việc phát sinh các nguồn thải gây ô nhiễm, do đó công tác quản lý công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp rất cần được quan tâm. BQL các KCN, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài Nguyên Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp quản lý, kiểm tra sự tuân thủ công nghệ đã đăng kí của các doanh nghiệp trong KCN. Đồng thời, các cơ quan trên cần tư vấn cho UBND Tỉnh đưa ra biện pháp khuyến khích nhập các công nghệ sản xuất “sạch hơn” và thiết bị mới theo đúng qui định của Nghị định 175 CP của Chính phủ. Đây là một chiến lược rất cần thiết bởi lẽ trên thực tế, hiện nay công tác quản lý công nghệ (đặc biệt là các công nghệ nhập từ nước ngoài) còn chưa được chú trọng nhiều và việc đánh giá công nghệ nhiều khi chưa đúng thực chất. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhiều dạng công nghệ được xem như là “chất thải” của các nước công nghiệp phát triển vẫn được nhập vào Việt Nam mà còn được ngộ nhận là các công nghệ “hiện đại hoặc tiên tiến”.
Ngày càng rõ ràng rằng việc sản xuất, trình độ công nghệ và cách quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên một cách không có hiệu quả đã đưa đến vấn đề các chất thải không được tái sử dụng. Việc thải các chất thải có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường và việc sản xuất các sản phẩm mà khi sử dụng còn tiếp tục gây ra các tác hại cũng như các sản phẩm khó tuần hoàn, cần phải được thay thế bằng các công nghệ, kỹ thuật tốt hơn cũng như cách thực hành và các bí quyết để có thể giảm thiểu chất thải qua vòng đời sản phẩm. Khái niệm về công nghệ sạch hơn có liên quan tới những nỗ lực để đạt được các hiệu quả sử dụng tối ưu ở mỗi giai đoạn của vòng đời sản phẩm.
Một biện pháp tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường là tiến tới sản xuất sạch hơn hoặc ngăn ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn sẽ loại trừ được những chất thải tại nguồn, do đó sẽ giảm được sự tạo thành các chất ô nhiễm. Điều đó cũng cho phép giảm nhẹ việc kiểm soát chất thải cuối đường ống và do đó giảm được các chi phí cho sản xuất nhờ việc sử dụng có hiệu quả các dạng nguyên vật liệu và năng lượng.
Việc đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị là những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, với cùng một loại hình công nghiệp như nhau và ở những điều kiện tương tự nhau, xí nghiệp nào được đầu tư trang bị những thiết bị máy móc và công nghệ tiên tiến sẽ phát sinh ít chất thải ô nhiễm và ngược lại. Do đó, chiến lược BVMT các KCN cũng rất cần ưu tiên đầu tư cho các dạng công nghệ sạch, công nghệ ít hoặc không chất thải, công nghệ kỹ thuật cao. Tuy nhiên, điều quan trọng là các KCN phải nâng cao trình độ khoa học và công nghệ để tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, cải tiến công nghệ ngoại nhập cho phù hợp với điều kiện trong nước và từng bước sáng tạo công nghệ mới, hạn chế những lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài.
THỰC HIỆN TỐT VIỆC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI
Đối với công ty Phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh
Tiến hành rà soát lại toàn bộ hồ sơ về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN, các báo cáo về bảo vệ môi trường, lập danh sách các doanh nghiệp nguy cơ ô nhiễm cao để giám sát thường xuyên.
Giám sát việc tách riêng hệ thống thoát nước mưa, nước thải và đấu nối từ bên trong doanh nghiệp vào hệ thống thoát nước chung KCN. Vị trí, kết cấu hố ga đấu nối theo quy định của Công ty hạ tầng để thuận tiện cho việc lấy mẫu nước thải, có van khống chế để khoá đấu nối vào hệ thống chung KCN khi cần thiết.
Xây dựng NM XLNT tập trung theo dạng modul phù hợp với từng giai đoạn lấp đầy KCN. Quản lý chặt chẽ quá trình hoạt động của NM XLNT tập trung, kiểm soát quy trình vận hành, duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống (máy móc, thiết bị, hệ thống van, đường ống, các bể chứa, chất lượng vi sinh), kiểm soát thường xuyên tải lượng đầu vào và đầu ra, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật; thường xuyên củng cố, nâng cao nghiệp vụ và ý thức cho công nhân vận hành đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường theo cam kết của báo cáo ĐTM.
Kiểm tra, giám sát việc xả thải của các doanh nghiệp, lấy mẫu nước thải xét nghiệm nếu có dấu hiệu bất thường, tránh tình trạng nước thải của doanh nghiệp vượt quá tiêu chuẩn xả thải của KCN, gây ảnh hưởng đến vận hành của NM XLNT tập trung. Áp dụng biện pháp ngừng dịch vụ thoát nước hoặc cung cấp nước sạch nếu doanh nghiệp không khắc phục tình trạng ô nhiễm.
Xây dựng khu vực trung chuyển chất thải trong KCN theo đúng quy định, kiên cố, có tường rào, mái che, khu vực lưu giữ riêng biệt chất thải đã qua phân loại, chất thải có dán nhãn, có dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa và tránh không để nước rỉ từ chất thải thấm vào đất.
Phương tiện, thời gian, lộ trình thu gom được quy định rõ ràng đảm bảo thu gom toàn bộ CTR và CTNH phát sinh từ KCN.
Thuê đơn vị có chức năng xử lý CTR, CTNH an toàn và vệ sinh. Bán các loại chất thải có thể tái sử dụng hoặc trao đổi cho các đối tượng có nhu cầu.
Thực hiện đăng ký chủ nguồn thải, kê khai khối lượng, thành phần và biện pháp xử lý chất thải nguy hại.
Diện tích cây xanh phù hợp tỉ lệ lấp đầy KCN, dải xây xanh phân cách giữa các phân khu trong KCN góp phần cải thiện chất lượng không khí xung quanh KCN, đảm bảo cách ly khu vực dân cư.
Đối với các doanh nghiệp trong KCN
Nước thải
Tất cả các dự án phải xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn KCN trước khi thải vào NM XLNT tập trung. Hệ thống XLNT phải được nghiệm thu trước khi dự án đi vào hoạt động.
Doanh nghiệp phải có văn bản thỏa thuận với Công ty hạ tầng về vị trí đấu nối và tiêu chuẩn xả thải trước khi thải vào hệ thống thoát nước KCN.
Doanh nghiệp tự kiểm soát chất lượng nước thải của đơn vị trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của KCN. Khi nước thải có dấu hiệu bất thường phải báo cho Công ty hạ tầng để xem xét và điều chỉnh NM XLNT tập trung.
Khí thải
Các doanh nghiệp có phát sinh bụi, khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép phải lắp đặt hệ thống xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.
Bố trí hợp lý chiều cao nhà xưởng, các cửa mái để thông gió tự nhiên. Lắp đặt trần mái cách nhiệt, xây dựng các hệ thống thông gió ở những khu vực có nhiệt độ cao, mật độ nhân lực cao và có nhiều khí độc. Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.
Trồng cây xanh khu vực xung quanh phân xưởng để cải thiện chất lượng môi trường không khí.
Chất thải rắn và chất thải nguy hại
Phân loại ngay tại nguồn đối với CTR-CTNH; bố trí kho chứa tạm thời với điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho môi trường.
Doanh nghiệp phát sinh CTNH thực hiện kê khai, đăng ký chủ nguồn thải nguy hại. Hợp đồng thu gom chất thải rắn - chất thải nguy hại với Công ty hạ tầng KCN.
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Sự ra đời của Thông tư 08/2009/TT-BTNMT đã xác định BQL KCN trở thành cơ quan quản lý toàn diện các vấn đề môi trường KCN. BQL chịu trách nhiệm quản lý môi trường bên trong hàng rào KCN. Sở TNMT quản lý môi trường bên ngoài hàng rào KCN, mọi vấn đề môi trường liên quan KCN đều trở về cơ quan đầu mối là BQL KCN.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra (định kỳ và đột xuất) kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các doanh nghiệp không thực hiện theo đúng các cam kết trong báo cáo ĐTM, kiên quyết tạm đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài. Ngoài ra, cần biểu dương kịp thời và hỗ trợ cho các doanh nghiệp gương mẫu, làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
Rà soát lại bộ máy quản lý môi trường các KCN, tăng cường nhân lực, đầu tư thêm về phương tiện, máy móc thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.
ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí để ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm do các hoạt động sản xuất sinh ra và chi phí đó được thể hiện trong giá thành sản phẩm.
Doanh nghiệp phải trả chi phí xử lý nước thải, phí thu gom xử lý CTR-CTNH trước khi thải bỏ ra môi trường. Việc xây dựng đơn giá xử lý có tính khuyến khích đối với các doanh nghiệp ít chất thải, ít ô nhiễm (ví dụ: doanh nghiệp nào xả nước thải loại B thì phí xử lý thấp hơn các doanh nghiệp xả loại C) nhằm kích thích doanh nghiệp giảm thiểu phát thải, tăng cường xử lý cục bộ đồng thời NM XLNT tập trung cũng có thêm kinh phí để hoạt động hiệu quả.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát môi trường để kiểm soát chất lượng môi trường KCN, xem xét ảnh hưởng của KCN tới khu vực xung quanh (bao gồm hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng).
Hệ thống quan trắc tự động sẽ giám sát việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, phát hiện nhanh các vấn đề môi trường để xử lý kịp thời.
Thông số đo đạc của hệ thống hỗ trợ vận hành công trình xử lý (ví dụ: điều chỉnh vận hành NM XLNT tập trung khi nước thải đầu vào bất thường).
NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nâng cao nhận thức cộng đồng là một đòi hỏi khách quan từ thực tế để có thể quản lý tốt hơn hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN cũng như ở nhiều lĩnh vực khác về bảo vệ môi trường. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả cải thiện môi trường thiết thực và khả thi vì không đòi hỏi nhân lực, thiết bị để kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp. Mục tiêu hướng đến là các doanh nghiệp tự nguyện, tự giác thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải hiểu được các quy định của pháp luật về môi trường, quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, biện pháp này giúp huy động nguồn lực to lớn trong cộng đồng cùng góp phần quản lý bảo vệ môi trường KCN, nhất là các khu vực dân cư xung quanh các KCN đối tượng chịu tác động môi trường từ các KCN.
Do vậy, BQL KCN chủ trì tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp KCN về các quy định bảo vệ môi trường, hướng dẫn thủ tục kê khai, đăng ký theo đúng quy định, tăng cường việc hỗ trợ, chia sẻ công khai thông tin môi trường đối với cộng đồng, tạo điều kiện thông tin để người dân giám sát thực hiện công tác bảo vệ môi trường KCN.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN
Sự ra đời và phát triển của các KCN đã góp phần phát triển kinh tế, kỹ thuật, công nghệ của cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp và tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KCN do tập trung phát triển kinh tế, xem nhẹ công tác quản lý môi trường đã làm nảy sinh những tác động tiêu cực đối với môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của cộng đồng dân cư và hệ sinh thái khu vực.
Đến nay, KCN Trảng Bàng đã đưa nhà máy XLNT tập trung đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào KCN chấp hành nghiêm túc việc xử lý nước thải. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề: chủ đầu tư KCN mới chỉ kiểm soát được lưu lượng nhưng chưa kiểm soát được nồng độ nước thải của doanh nghiệp trong KCN, nên nồng độ nước thải đầu vào của các nhà máy xử lý tập trung biến đổi liên tục làm ảnh hưởng hiệu quả xử lý. Ngoài ra nguồn tiếp nhận nước thải của KCN không có khả năng làm sạch, do vậy đã dẫn đến tình trạng nước thải của KCN mặc dù đã xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường nhưng vẫn làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của dân cư khu vực nguồn tiếp nhận.
Để giải quyết những thách thức trên nhằm góp phần gắn kết giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường KCN một cách đồng bộ để mang lại hiệu quả cao nhất. Hỗ trợ chủ đầu tư các doanh nghiệp kiểm soát chất lượng nước thải của các doanh nghiệp trước khi đưa về nhà máy xử lý tập trung. Thường xuyên tiến hành giám sát tuân thủ tại các ống xả của các KCN bảo đảm nước thải luôn được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam trước khi thải ra ngoài. Công ty hạ tầng, doanh nghiệp trong KCN thực hiện đầy đủ các cam kết của ĐTM.
Tăng cường chất lượng thẩm định các dự án đầu tư mới, giám sát quá trình đầu tư và hậu đầu tư với tất cả các dự án. Một số chỉ tiêu ô nhiễm quan trọng của nước thải cần được quan trắc liên tục, truyền dẫn số liệu về trung tâm xử lý, theo dõi để tránh hiện tượng “làm đối phó” hoặc những kết quả kiểm tra sai lệch do chủ quan của con người. Cơ quan quản lý Nhà nước cần giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp thích hợp để huy động và tranh thủ viện trợ tài chính của Chính phủ các nước, các tổ chức thế giới để tạo quĩ hỗ trợ đầu tư BVMT, khuyến khích thay đổi công nghệ, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường có hiệu quả.
Chú trọng hình thành và phát triển ngành công nghệ môi trường phù hợp với điều kiện nước ta. Kết hợp ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ mới vào công tác BVMT, nhằm tái sử dụng chất thải, tạo lập công nghệ khép kín, sản xuất bao bì dễ phân huỷ và tái sử dụng nhiều lần nhằm giảm lượng chất thải ra môi trường.
Ngày nay, sự ra đời của KCNST đảm bảo các lợi ích về kinh tế - môi trường - xã hội. Các doanh nghiệp trong KCNST có mối quan hệ cộng sinh với nhau dựa trên nguyên tắc trao đổi chất, tuần hoàn năng lượng và vật chất ở mức độ tối đa, nhờ đó mà giảm thiểu lượng chất thải và chi phí xử lý chất thải. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình KCNST có nhiều thách thức cần sự hỗ trợ và hợp tác của các cơ quan Nhà nước, chuyên gia tư vấn, chủ đầu tư hạ tầng và nhất là các doanh nghiệp thành viên. Với sự hiệp lực của mọi thành phần sẽ góp phần đưa KCNST là mô hình phát triển cho các KCN trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
«
Dự án khả thi xây dựng và kinh doanh hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sớ hạ tầng KCN Trảng Bàng – bước 2-giai đoạn 1” tại xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Báo cáo ĐTM “Dự án mở rộng đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Trảng Bàng - bước 1- giai đoạn 1
Báo cáo giám sát môi trường KCN Trảng Bàng, Tây Ninh quý 4/2010
Quản lý môi trường đô thị và KCN – Nhà xuất bản xây dựng
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia năm 2010- Nhà xuất bản lao động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung Luan an-tran minh tan.doc