Đề tài Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 7 giống lúa thuần trong vụ đông xuân 2008 – 2009 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

Tài liệu Đề tài Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 7 giống lúa thuần trong vụ đông xuân 2008 – 2009 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH * * * * *  * * * * * KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 7 GIỐNG LÚA THUẦN TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009 TẠI XÃ ĐẠI HẢI, HUYỆN KẾ SÁCH TỈNH SÓC TRĂNG Họ và tên sinh viên: VŨ THỊ THU THUỶ Ngành: NÔNG HỌC Niên Khoá: 2004 - 2009 Tháng 5/2009 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 7 GIỐNG LÚA THUÂN TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009 TẠI XÃ ĐẠI HẢI, HUYỆN KẾ SÁCH TỈNH SÓC TRĂNG Tác giả VŨ THỊ THU THUỶ (Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học) Giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Châu Niên Tháng 5 năm 2009 ii LỜI CẢM ƠN Chân thành biết ơn Thầy Nguyễn Châu Niên Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Nông Học đ...

pdf62 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 7 giống lúa thuần trong vụ đông xuân 2008 – 2009 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH * * * * *  * * * * * KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 7 GIỐNG LÚA THUẦN TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009 TẠI XÃ ĐẠI HẢI, HUYỆN KẾ SÁCH TỈNH SÓC TRĂNG Họ và tên sinh viên: VŨ THỊ THU THUỶ Ngành: NÔNG HỌC Niên Khoá: 2004 - 2009 Tháng 5/2009 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 7 GIỐNG LÚA THUÂN TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009 TẠI XÃ ĐẠI HẢI, HUYỆN KẾ SÁCH TỈNH SÓC TRĂNG Tác giả VŨ THỊ THU THUỶ (Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học) Giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Châu Niên Tháng 5 năm 2009 ii LỜI CẢM ƠN Chân thành biết ơn Thầy Nguyễn Châu Niên Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường. Lời cảm ơn chân thành xin được gởi đến Trung tâm giống cây trồng Long Phú, Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng, đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này. Toàn thể gia đình và các bạn cùng lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường và thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên Vũ Thị Thu Thủy iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 7 giống lúa thuần trong vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng”, thời gian thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4/2009, Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố với ba lần lặp lại và 7 nghiệm thức là 7 giống lúa. Kết quả thu được: Qua quá trình thí nghiệm chúng tôi được kết luận như sau: Các giống có chiều cao trung bình từ 103 đến 117, có bộ lá thẳng đứng, dạng hình đẹp, OM 5629, OM 4944, OM 2717, OM 5976 cứng cây, ít đổ ngã, trong khi 3 giống MTL 588, MTL 575, OM 5976 có tính đổ ngã ở cấp 3. Độ hở cổ bông tốt không bị nghẹn đòng, chiều dài bông khá và có độ đóng hạt tốt, tất cả các giống có khả năng đẻ nhánh khá. Thời gian sinh trưởng các giống trung bình, thích hợp cho sản xuất thâm canh. Riêng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (95 ngày) là giống MTL 588, MTL 575, OM 5976, thích hợp trong việc tăng vụ. Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng 100 đến 103 ngày. Hầu hết các giống kháng bệnh đạo ôn, nhưng lại nhiễm bệnh đốm nâu từ cấp 3 đến cấp 5, trong đó có 2 giống nhiễm đốm nâu cấp 5 là MTL 588, MTL 575. Đối với rầy nâu các giống đều có tính chống chịu khá nên đều kháng với rầy nâu cấp 1. Còn đối với dòi đục ngọn các giống có tính chống chịu ở cấp 3 nên hơi kháng, riêng giống OM 5629 bị nhiễm ở cấp 5. Các giống thí nghiệm có hạt dài, màu hạt trong suốt, không bạc bụng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ba giống có năng suất cao và có triển vọng gồm OM 4944 (6,97 tấn/ha), OM 5976 (6,45 tấn/ha), OM 5629 (6,20 tấn/ha) có thể đưa vào sản xuất đại trà tại địa phương. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................................................................ iii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................................................. vi DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................................................................... vii DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................................................................... viii Chương 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và yêu cầu .......................................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu ..................................................................................................................... 2 1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................................................ 3 2.1 Nguồn gốc và sơ lược lịch sử phát triển cây lúa ............................................................... 3 2.2 Phân loại ........................................................................................................................... 4 2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới .......................................................... 4 2.3.1 Tình hình nghiên cứu ................................................................................................. 4 2.3.2 Tình hình sản xuất ..................................................................................................... 7 2.4 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trong nước và tại địa phương ............................... 8 2.4.1 Tình hình nghiên cứu ................................................................................................. 8 2.4.2 Tình hình sản xuất ..................................................................................................... 9 2.4.3 Tình hình sản suất tại địa phương ........................................................................... 11 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 13 3.1 Thời gian, địa điểm và điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm ....................................... 13 3.1.1 Thời gian và địa điểm .............................................................................................. 13 3.1.2 Điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm ..................................................................... 13 3.2 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................................... 13 3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 14 3.3.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................... 14 3.3.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................................................... 15 v 3.4 Quy trình kỹ thuật ........................................................................................................... 18 3.4.1 Phương thức canh tác .............................................................................................. 18 3.4.2 Phân bón .................................................................................................................. 19 3.5 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................................. 19 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................................................. 20 4.1 Đặc trưng và hình thái của các giống lúa thí nghiệm ..................................................... 20 4.1.1 Thân lúa ................................................................................................................... 20 4.1.2 Lá đòng .................................................................................................................... 21 4.1.3 Bông lúa ................................................................................................................... 21 4.2 Các chỉ tiêu nông học ..................................................................................................... 21 4.2.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục ....................................................................... 22 4.2.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao ........................ 22 4.2.3 Động thái đẻ nhánh và tốc độ đẻ nhánh .................................................................. 25 4.3 Tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm ................................................ 29 4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................................................. 30 4.4.1 Số bông/m2 ............................................................................................................... 30 4.4.2 Tổng số hạt trên bông .............................................................................................. 31 4.4.3 Số hạt chắc/bông ..................................................................................................... 31 4.4.4 Trọng lượng 1000 hạt .............................................................................................. 31 4.4.5 Tỷ lệ lép (%) ............................................................................................................ 32 4.4.6 Năng suất lý thuyết .................................................................................................. 32 4.4.7 Năng suất thực tế ..................................................................................................... 32 4.4.8 Hình dạng hạt gạo của các giống thí nghiệm .......................................................... 33 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................................... 35 5.1 Kết luận ........................................................................................................................... 35 5.2 Đề nghị ........................................................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................................ 37 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................................................ 38 vi DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT CCC : Chiều cao cây CH : Chịu hạn ĐC : Đối chứng HK : Hơi kháng HN : Hơi nhiễm IRRI : Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (International Rice Research Institute) KRN : Kháng rầy nâu KSB : Kháng sâu bệnh LC : Lúa cạn MTL : Miền Tây Lúa NSC : Ngày sau cấy NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực tế OM : Ô Môn OMCS : Ô Môn cực sớm PGMS : Bất dục đực nhạy cảm với thời gian chiếu sáng (Photoperiod sensitive genic male sterile) ST1 : Sóc Trăng 1 TGMS : Bất dục đực do nhạy cảm với nhiệt độ (Thermo genic male sterile) TGST : Thời gian sinh trưởng TNĐB : Tài nguyên đột biến vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa năm 2008 tại huyện Kế Sách ................................... 11 Bảng 3.1. Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm .............................................. 13 Bảng 3.2. Đặc tính của 7 giống lúa tham gia thí nghiệm .............................................. 14 Bảng 4.1. Đặc trưng về hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm .................... 20 Bảng 4.2. Thời kỳ sinh trưởng và phát dục của của các giống lúa ............................... 22 Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) ................................................... 23 Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/cây/ngày) ............................................... 24 Bảng 4.5. Động thái đẻ nhánh của các giống (Nhánh/bụi) ........................................... 26 Bảng 4.6. Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ............................................ 27 Bảng 4.7. Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu ................................................. 28 Bảng 4.8. Tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm .............................. 29 Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................................... 30 Bảng 4.10. Hình dạng hạt gạo của các giống lúa .......................................................... 33 viii DANH SÁCH CÁC HÌNH Biểu đồ 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) ............................................... 24 Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao ................................................................... 25 Biểu đồ 4.3. Động thái đẻ nhánh của các giống ........................................................... 27 Biểu đồ 4.4. Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ........................................ 28 Biểu đồ 4.5. Năng suất lý thuyết và thực tế của các giống thí nghiệm ......................... 33 Hình 1. Giống MTL 588 ............................................................................................... 38 Hình 2. Giống MTL 575 ............................................................................................... 39 Hình 3. Giống OM 6064 ............................................................................................... 40 Hình 4. Giống OM 5976 ............................................................................................... 40 Hình 5. Giống OM 5629 ............................................................................................... 41 Hình 6. Giống OM 4944 ............................................................................................... 43 Hình 7. Giống OM 2717 ............................................................................................... 44 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Cây lúa (oryza sativa) là cây lương thực quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm chính cho khoảng 65% dân số thế giới. Trong đó, hơn 90% sản lượng lúa được tiêu thụ tại Châu Á. Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, sự gia tăng đáng kể về sản lượng lúa đã được ghi nhận tại nhiều nước đang phát triển. Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp năm 1960 đã mở ra sự phát triển lớn mạnh của khoa học chọn giống và sự ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng năng suất giống cây trồng. Ở nước ta nghề trồng lúa nước đã có từ rất lâu và năng suất lúa ngày càng tăng một phần là do sự góp phần quan trọng của công tác chọn giống lúa, bằng phương pháp cổ truyền, chọn lọc theo kiểu phả hệ, lai hữu tính, ứng dụng công nghệ sinh học như tạo biến dị, nuôi cấy mô, biến đổi gen. Nhờ chính sách đổi mới và khoa học kỹ thuật trong công tác lai tạo, chọn lọc giống lúa ở các viện, trường, trung tâm và cá nhân trong cả nước, qua nhiều năm đã tạo ra rất nhiều giống lúa có năng suất cao, ngắn ngày thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở từng địa phương. Ngày nay, khi nước ta chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự đô thị hoá, thì diện tích lúa bị giảm xuống. Do đó đòi hỏi phải thâm canh tăng vụ, giống lúa ngắn ngày, tăng năng suất, kháng nhiều sâu bệnh hại, phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, để đáp ứng nhu cầu gạo có chất lượng tốt phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa gạo của cả nước, lượng gạo xuất khẩu hàng năm của nước ta được sản xuất tại đây. Sóc Trăng là 1 trong 6 tỉnh sản xuất lúa trọng điểm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có sản lượng lúa trên 1,5 triệu tấn. Trung tâm giống 2 thuộc huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng là nơi khảo nghiệm, nhân giống và cung ứng các giống thuần cho 12 xã và 1 huyện, hàng năm rất nhiều giống lúa được các viện trường tạo ra được đưa về khảo nghiệm tại trung tâm giống của huyện. Đối với người nông dân, việc chọn giống để sản xuất phụ thuộc nhiều vào việc khuyến cáo của cán bộ địa phương. Vì vậy việc xác định các giống thích hợp với địa phương rất quan trọng nhằm khuyến cáo cho nông dân sử dụng đúng giống, đúng vụ, áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật. Đề tài: “Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 7 giống lúa thuần trong vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại xã Đại Hải, huỵên Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện nhằm xác định các giống lúa thuần tốt, năng suất cao, phù hợp điều kiện canh tác của địa phương để bổ sung vào cơ cấu giống của xã, huyện. 1.2 Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1 Mục tiêu Tìm ra những giống lúa thuần tốt nhất, năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, phẩm chất tốt thích hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương. Nhằm khuyến cáo các giống mới cho sản xuất lúa, thay thế giống cũ bị nhiễm bệnh làm tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất cho người dân trồng lúa. 1.2.2 Yêu cầu Theo dõi đặc trưng về hình thái, các chỉ tiêu nông học, năng suất các giống lúa và đánh giá khả năng bị sâu bệnh hại, đánh giá phẩm chất, ưu khuyết điểm của từng giống nhằm xác định giống thích nghi với địa phương, có triển vọng cho năng suất cao, phẩm chất tốt để đưa vào sản xuất. 3 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc và sơ lược lịch sử phát triển cây lúa Cây lúa có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời (cách đây khoảng 8000 năm) trải dài từ phía Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Ấn Độ. Hiện nay, đa số các tài liệu nghiên cứu về lúa của thế giới đều thống nhất là nguồn của cây lúa trồng hiện nay là ở Đông Nam Á, cơ sở của ý kiến này là: - Diện tích lúa trồng của thế giới chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á. - Khí hậu Đông Nam Á nóng ẩm, mưa nhiều, ánh sáng mạnh thích hợp cho cây lúa sinh trưởng phát triển. - Có nhiều giống lúa dại là tổ tiên của giống lúa trồng hiện nay đang có mặt ở nước Đông Nam Á. - Các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ học đều có nói về nghề trồng lúa đã xuất hiện ở các nước Đông Nam Á như ở Trung Quốc, (cây lúa được canh tác từ 2800 năm trước công nguyên), ở Ấn Độ nghề trồng lúa có từ 1000 năm trước công nguyên và sau đó lan sang Ai Cập, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ. - Về phương diện thực vật học, lúa được trồng hiện nay là do lúa dại qua quá trình chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo mà hình thành. Lúa dại hiện nay còn giữ một số đặc tính sinh trưởng tự nhiên trong các vùng đầm lầy, có thân mọc xoè, phân hoá phát dục hoa không hoàn toàn, kết hạt ít và dễ bị rụng hạt, hạt nhỏ, có râu, bông xoè. Cây lúa đã được thuần hoá từ các loài hoang dại, bán hoang dại, dị hợp tử và từ những dòng biến dị. Quá trình thần hoá cũng là quá trình của sự lai tạp tự nhiên, đột biến gen do môi trường và sự chọn lọc của con người qua hàng nghìn năm.Theo tài liệu của Trần Văn Đạt (2002) cho biết: Tổ tiên lúa trồng ở Châu Á (Oryza sativa) đã xuất hiện thời kỳ đồ đá mới, cách đây 10-15 nghìn năm từ vùng núi phía Nam của dãy Hyrmalaya (Ấn Độ) và miền Nam Đông Nam Á. 4 2.2 Phân loại Lúa thuộc họ Gramineae, chi Oryza, loài Oryza sativa. Có hơn 28 loài hoang dại đã được định danh, có số nhiễm sắc thể 2n = 2x = 24. Năm 1963, các nhà di truyền học đã công nhận còn 20 loài, trong có loài Oryza sativa là lúa trồng Châu Á và Oryza glaberrima là lúa trồng Châu Phi, còn lại là lúa hoang dại, phổ biến nhất là loài Oryza sativa còn Oryza glaberrima chỉ chiếm diện tích nhỏ ở Tây Phi. 2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới 2.3.1 Tình hình nghiên cứu Trên thế giới, lúa là cây lương thực được trồng phân bố rộng khắp từ 30˚ Nam vĩ tuyến đến 40˚ Bắc vĩ tuyến. Ở phía Bắc Trung Quốc lúa được trồng ở vĩ độ 53˚ Bắc, Ở Châu Úc ở vĩ độ 35˚ Nam. Diện tích trồng lúa trên thế giới tuy lớn nhưng phấn bố không đều, khoảng 91% diện tích được trồng chủ yếu ở Châu Á, còn khoảng 9% là được phấn bố ở các Châu như Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương. Do các Châu nay trồng chủ yếu là lúa mì. Một đặc tính quan trọng nhất được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm, cải tiến tiềm năng về năng suất. Vì thế, viện lúa gạo quốc tế IRRI đã lai tạo và phát triển thành công một số giống lúa chín sớm có năng suất cao, kháng với nhiều loại sâu bệnh và cải tiến phẩm chất hạt để đáp ứng yêu cầu thương phẩm cho nhiều quốc gia. Những cố gắng của các nhà khoa học trên thế giới cũng đã làm ra những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, giúp nông dân có điều kiện thâm canh tăng vụ trong năm. Chương trình cải tiến giống lúa của thế giới cho vùng thâm canh có nước tưới gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Phát triển những giống thấp cây, phản ứng tốt với đạm, có thân cứng đẻ nhánh cao, lá xanh đậm như giống IR 8 có thời gian sinh trưởng 130 ngày, sản lượng chất khô cao, chỉ số thu hoạch cao (0.5 trong khi đó giống cũ là 0.30 – 0,35), có khả năng tăng năng suất 8 – 9 tấn/ha dưới điều kiện thâm canh. - Giai đoạn 2: Kết hợp nhiều gen kháng với nhiều loại sâu bệnh vào trong vật liệu có dạng cây cải tiến như giống IR 26, IR 42 có năng suất cao và ổn định vào thập niên 70. - Giai đoạn 3: Kết hợp những giống chín sớm với dạng cây thấp và kháng với nhiều loại sâu bệnh vào trong giống có dạng cây cải tiến như IR 36 và IR 50, nhưng 5 giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có chỉ số thu hoạch cao, nhờ vậy chúng có năng suất cao. Hiện có hai yêu cầu chính đối với các nhà lai tạo giống lúa cho vùng thâm canh: - Vượt quá ngưỡng năng suất mà IR 8 đã đạt được. - Kết hợp nhiều gen khác nhau, kháng được nhiều sâu bệnh chính, để đảm bảo sự ổn định về năng suất. Những phương tiện đã giúp IRRI thành công trong những năm gần đây đưa ra nhiều giống tốt là: chọn lọc gia phả (lai đơn, lai ba, lai kép), chọn lọc trồng dồn với sự hỗ trợ của kỹ thuật RGA (Rapid Generation Advance), khảo nghiệm trên diện rộng (quy mô quốc tế). Bên cạnh đó là tạo nền móng cho cơ sở nghiên cứu lúa ưu thế lai, nghiên cứu dạng hình cây lúa mới (super rice) và lúa chuyển nạp gen (transgenic rice). IRRI đặc biệt nhấn mạnh những giống lúa có thể kháng được nhiều đối tượng sâu bệnh hại cùng một lúc. Một trong những giống lúa thành công theo hướng đó IR 36, IR 64, IR 72. Bên cạnh đó IRRI cũng thực hiện những công nghệ mới để tạo giống như sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, cứu phôi và dung nạp tế bào trần và không ngừng hoàn thiện kỹ thuật lai tạo cổ truyền. Nuôi cấy túi phấn có hiệu quả thấp đối với tổ hợp Indica/Indica. IRRI đã khắc phục nhược điểm này bằng cách áp dụng xử lý phóng xạ gamma trên giống Basmati 370, để tăng hiệu quả tái sinh cây trên con lai đơn bội kép. Phương pháp đột biến cũng được nhiều nhà khoa học trên thế giới ứng dụng và đã tạo nhiều giống lúa đột biến có giá trị, gây ra đột biến về năng suất, chín sớm, phẩm chất, kiểu hình. Ngoài việc tạo giống lúa bằng các phương pháp hiện đại như trên, các nhà khoa học trên thế giới còn cải tiến giống lúa bằng phương pháp lai xa giữa các dòng trong nhóm Indica và Japonica của Oryza sativa L. Chúng có khác nhau về hình thái và thành phần hóa học. Lai tạo giữa các giống trong hai nhóm cho ra cây F1 có tỉ lệ chắc cao, khả năng thụ phấn tốt và tỉ lệ đậu khá. Một vài giống lai Indica và Japonica có khả năng thích nghi rộng và kháng bệnh đạo ôn đã được giới thiệu cho nông dân trồng. Kết quả thí nghiệm cho thấy hai loại hình Indica nhìn chung có trung bình gen trội cao hơn loại Japonica. Thí nghiệm trên 1.270 dòng của cả nước Châu Á và loại lúa hoang thông thường, tác giả đã kết luận: có thể dùng isozym để phân biệt giữa hai loại dạng hình. 6 Đầu thế kỷ XX, một số trại giống lúa đã được thành lập ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, công tác chọn dòng thuần chiếm ưu thế cho đến năm 1950. Trong suốt thập niên 50 – 60, các nhà khoa học Trung Quốc đã cố gắng tăng năng suất lúa, đã cải tiến dạng hình và khai thác hiện tượng tính trội trong lúa ưu thế lai F1. Lúa lai F1 có năng suất 8 – 9 tấn/ha trên diện rộng. Khai thác ưu thế lai giữa Indica và Japonica sẽ đạt được mục đích kết hợp mật độ khí khổng trong Indica với dạng hình cứng cây, khối lượng lá và hàm lượng diệp lục trên đơn vị diện tích lá tăng khả năng đồng hóa đạm trong dạng hình Japonica. Kết hợp được những đặc tính này là ưu thế cho cây trồng tăng hiệu suất quang hợp của lá và tăng năng suất sinh vật học. Hơn 30 năm nghiên cứu lai tạo giữa hai loại hình Indica và Japonica. Trường Đại học Triết Giang Trung Quốc đã thu kết quả trong việc tạo giống lúa đạt năng suất cao hơn 10 tấn/ha. Indica và Japonica đã được phân biệt dựa vào gen tùy đặc tính của mỗi loại. Các giống lúa mới có đặc tính hình thái, sinh lý như: lá thẳng đứng, thân thấp, phản ứng với phân đạm cao, không đổ ngã, số hạt chắc trên đơn vị diện tích cao, hiệu suất quang hợp cao, chỉ số lá thích hợp nhất, chỉ số thu hoạch cao, thời gian sinh trưởng thích hợp cho các vùng khác nhau. Những tính trạng quyết định đến năng suất cao như: kháng đổ ngã, chín sớm, chống chịu sâu bệnh. Tạo khả năng chống đổ ngã do lai với dạng hình thấp cây, điều khiển bởi gen nửa lùn sdl. Đặc tính nửa lùn cho giống mới có năng suất cao hơn 15 – 25%. Hàng loạt quan điểm được xem xét như: giảm chiều cao cây, sử dụng giống thấp cây, giống chín sớm sẽ có lợi trong việc phòng chống sâu bệnh và bố trí tăng vụ. Năm 1956, phóng thích giống Tai Chung Native 1, là giống lúa lùn đầu tiên nêu ra quan điểm mới về lúa năng suất cao, đặc tính của lúa lùn ấy không ảnh hưởng đến đặc tính bông và hạt lúa, giống TN1 kế thừa từ nguồn gen của giống Dee-geo-Woo-gen. Về thành tựu của cuộc cách mạng xanh thì Ấn Độ là nước thực hiện thành công nhất. Từ một nạn đói kinh niên, sản lượng lương thực không vượt quá 20 triệu tấn/năm, thành một nước không những đủ cung cấp lương thực cho toàn dân mà còn xuất khẩu với sản lượng lương thực 60 tấn/năm. Trong thời đại cách mạng xanh trong công nghiệp, các nước trồng lúa trên thế giới rất quan tâm đến việc chọn lọc, lai tạo, bồi dưỡng những giống lúa có tìm năng cho năng suất cao, ngắn ngày, thân thấp, có bộ lá đứng, chịu phèn, chống đổ ngã. Ở 7 Philippin có giống BPI–76, IR 5, IR 8, R 6, Taya (Ấn Độ), H 5, H 6 (SriLanka),Trung Quốc có các giống Quảng Trường Lùn, Giang Nam Lùn, Trân Trâu Lùn, thân thấp, năng suất cao được trồng phổ biến. Viện lúa CRRI của Ấn Độ được thành lập 1940, IRRI của quốc tế thành lập 1960 đã có những đóng góp cho cuộc cách mạng xanh với giống lùn IR 8 giống cho năng suất cao, chống chịu phèn, bông to, hạt nặng. Năm 1970, việc phát triển giống lúa lai F1 là một dấu ấn trong lịch sử của khoa học chọn giống bởi việc sử dụng rộng rãi PGMS, TGMS trong sản xuất hạt giống lai và năng suất cao thuyết phục của giống lai F1. Trung Quốc là nước đi đầu trong sản xuất lúa lai F1, Trung Quốc đã đưa diện tích, năng suất lúa lai tăng nhanh, với diện tích 1994 là 60.000 ha đến năm 1995 là 75.000 ha và năm 1996 lên 200.000 ha, riêng về năng suất của một số giống đã từ 10 - 14 tấn/ha. Ở Texas (Mỹ) người ta đã công bố tìm được giống lúa lai có năng suất 13,8 tấn/ha. Còn ở Ai Cập hai tổ hợp lúa lai SK2034H và SK2046H có năng suất bình quân đạt 10,6 tấn/ha và 11,5 tấn/ha, cao nhất 14,3 tấn/ha. Để đạt được mục tiêu khai thác năng suất cao hơn ngưỡng tối đa, hiện nay nhà chọn giống lúa đã tập trung giải quyết theo hai hướng sau: + Một là giải quyết dạng hình lúa + Hai là khai thác tính chất ưu thế con lai F1. Xu hướng này rất thành công tại Trung Quốc (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 1995). 2.3.2 Tình hình sản xuất Tình hình xuất khẩu gạo của các nước (1989 - 1994) có thể xếp theo thứ tự: Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Pakixtan, Trung Quốc, Ấn Độ. Đến 1995 - 1996 Ấn Độ lên ngôi và trật tự mới là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ, Pakixtan. Tuy nhiên, FAO dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2003 sẽ đạt từ 4 - 4,5 triệu tấn so với 3,3 triệu năm 2002. Tính đến cuối tháng 7 năm 2003 xuất khẩu gạo Việt Nam đã tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Thái Lan năm 2003 xuất 7,5 triệu tấn, tăng 20% so với năm 2002. Ấn Độ năm 2003 xuất khẩu gạo giảm xuống từ 4 triệu tấn xuống còn 3,8 triệu tấn (Báo “sản xuất và thị trường” số ra ngày 31/10-6/11 năm 2003). Đến năm 2004 sản lượng gạo việt nam xuất khẩu 4,2 triệu tấn. Năm 2005 xuất khẩu được 4,9 triệu tấn vươn lên đứng hàng thứ nhất của thế giới, năm 2006 xuất khẩu 5,0 triệu tấn, tính đến tháng 6 năm 2007 sản 8 lượng xuất khẩu gạo của nước ta đạt được 4,5 triệu tấn. (Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tháng 10/2007). 2.4 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trong nước và tại địa phương 2.4.1 Tình hình nghiên cứu Lúa là cây lương thực quan trọng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, lúa là cây lương thực đứng hàng đầu do có giá trị dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho con người sống và hoạt động. Vì vậy chọn giống lúa cho năng xuất cao và phẩm chất tốt là điều rất cần thiết. Công tác chọn tạo giống lúa ở nước ta đã tiến hành từ những năm 1950 nhưng do điều kiện chiến tranh hai miền Nam Bắc nên việc chọn giống ở hai miền cũng khác nhau. Ở Miền Bắc đã tạo ra những giống lúa mới bằng con đường lai tạo và nhập nội còn ở miền Nam chủ yếu bằng con đường nhập nội. Giống lúa lai đầu tiên ra đời là lúa chiêm 314 do Tiến sĩ Lương Đình Của đưa vào sản xuất năm 1968. Sau năm 1975 viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được thành lập đã kết hợp với viện nghiên cứu quốc tế IRRI, viện khoa học nông nghiệp Miền Nam (VKHNNMN) và trường đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã tạo ra hàng loạt giống cao sản mới ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu tốt như: OM 576, OM 269, OM 1633, OM 850, MTL 119, TNĐB 100, IR 56297, IR 62032, IR 61. Năm 1978 khi dịch rầy nâu xuất hiện, các giống lúa như: IR 8, TN 23-2, IR 26, IR 28, nhiễm nặng đã gây thiệt hại lớn, cùng lúc đó cơ quan nghiên cứu đã kịp đưa ra giống kháng như: NN3A (IR 36), NN4A (IR 48), đến nay đã có nhiều giống đưa ra sản xuất như: NN6A, NN7A, NN9A, IR6, OM 997-6 (VLĐBSCL). Trong những năm 1986 – 1990, Viện cây lương thực thực phẩm đã lần lượt cho ra 6 giống lúa mới đưa vào sản xuất trong nước, 3 giống chịu ngập úng U 17, U 14, C 10 năng suất đạt từ 45 – 55 tạ/ha, 3 giống chịu hạn CH 2, CH 3, CH 13, năng suất đạt 35 – 45 tạ/ha. Cùng thời gian này, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra giống chịu hạn X11. Từ năm 1996 trường đại học Cần Thơ đã đưa ra nhiều giống lúa có triển vọng đáp ứng cho sản xuất ở ĐBSCL, các giống ngắn ngày như: MTL 141, MTL 143, MTL 156, MTL 157 và giống trúng mùa như MTL 136 (Võ Tùng Xuân) và đại học Cần Thơ 9 còn chọn lọc tạo ra những giống có chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, gạo có mùi thơm nhẹ như: MTL 241, MTL 250, MTL 233. Viện lúa ĐBSCL trong hai năm 1997 – 1998 đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa có năng suất cao, ổn định, tính thích nghi rộng như: OMCS 94, OMCS 95, OMCS 96, IR 42, IR 64, và giống lúa nếp OM 85. Những giống có triển vọng đưa vào sản xuất như: OM 1490, OM 1308, OM 1314 (Trần Minh Tuấn và ctv, 1998). Với việc áp dụng phương pháp đột biến phóng xạ và chọn tạo giống lúa, VKHNNMN đã phóng thích ra một số giống như: VNĐ95-19, VNĐ95-20, VNĐ 65, VNĐ 250, VNĐ 98–1, những giống nay góp phần thúc đẩy sản lượng lúa cả nước qua việc thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích trên toàn quốc một cách rõ rệt. 2.4.2 Tình hình sản xuất Như vậy, việc chọn tạo và phổ biến các giống lúa mới cho các vùng thâm canh đã làm gia tăng đáng kể năng suất, sản lượng lúa trong những năm gần đây, nhiều giống đã đạt 4 - 5 tấn/ha/vụ hoặc có thể cao hơn có thể đạt 10 tấn/ha/vụ. Điển hình vào năm 1997, sản lượng lúa đạt 27,5 triệu tấn và xuất khẩu trên 3,7 triệu tấn gạo, đứng thứ 3 trên thế giới, sau Thái Lan và Mỹ. Năm 1999, sản lượng lúa đạt 31,4 triệu tấn, xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Đến năm 2000, sản lượng lúa cả năm vẫn đạt 32,7 triệu tấn, tăng 1,31 triệu tấn so với năm 1999. Ngoài ra, việc đưa giống lúa mới vào sản xuất thì việc đưa lúa lai vào sản xuất ở nước ta cũng góp phần làm tăng năng suất từ 20 – 25 % (Lê Minh Triết, 2001). Để tiếp thu nhanh công nghệ lai, mở rộng sản xuất lúa lai thương phẩm ở Việt Nam, cuối năm 1992 trường Đại Học Nông nghiệp I đã tham gia chương trình nghiên cứu và sản suất lúa lai của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đã đưa ra 4 tổ hợp lai khảo nghiệm cấp quốc gia là TH 1, TH 2, TH 3, VL 20. Các tổ hợp này có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh khá, chống đổ ngã tốt, có năng suất khá, chất lượng tốt, hạt dài, hạt gạo trong tỷ lệ gạo nguyên cao, cơm ngon (Nguyễn Thị Trâm, 2001, Báo Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, số 9/2001). Với diện tích lúa lai năm 1991 là 100 ha, năm 2001 là 480.000 ha, năng suất bình quân từ khoảng 6 – 6,5 tấn/ha, riêng năm 2001 năng suất đạt 6,2 tấn/ha, sản lượng đạt 600.000 tấn (Bùi Bá Bổng, 2000, Báo Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, số 2/2002). 10 Sự gia tăng về diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo tại Việt Nam trong thời gian qua luôn gắn liền với việc thâm canh và cải tạo đồng ruộng, không ngừng đưa ra những thành tựu khoa học vào trong thực tiễn sản suất, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học mới kết hợp với các phương pháp chọn giống truyền thống đã đáp ứng được việc cải tiến giống cây trồng và tăng sản lượng lương thực – thực phẩm cho nhân dân, cũng như việc đưa các giống lúa mới có triển vọng vào cơ cấu giống là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cùng với xu thế chung trên cả nước, Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong những vựa lúa lớn, nằm ở hạ lưu sông Mekong, phía Bắc tiếp giáp Campuchia, phía Đông và Nam giáp với biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan, phía Đông Bắc giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. Diện tích tự nhiên của Đồng Bằng Sông Cửu Long là 3,79 triệu ha, chiếm 12% diện tích của cả nước. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 2,6 triệu ha, đất lâm nghiệp 235.000 ha, đất khác 277.000 ha, đất chưa sử dụng 927.000 ha, đất hoang 544.000 ha, đất bồi ven sông, ven biển, đầm lầy 160.000 ha. Dân số Đồng Bằng Sông Cửu Long là 16,365 triệu người (theo thống kê năm 2000) chiếm 22% dân số cả nước, mật độ dân số là 412 người/km2. Đồng Bằng Sông Cửu Long có các loại đất sau đây: - Đất phù sa: 1.180.000 ha, chiếm 30,1% diện tích toàn vùng - Đất phèn: 1.600.000 ha, chiếm 40,7% diện tích toàn vùng, trong đó có khoảng 1.050.000 ha là đất phèn mặn và đất phèn trung tính - Đất nhiễm mặn: 744.000 ha, chiếm 18,9% diện tích toàn vùng - Đất xám: 134.000 ha, chiếm 3,4%, gồm có đất xám phù sa cổ và đất xám đọng mùn gley - Than bùn phèn: 24.027 ha, chiếm 0,6% - Đất đỏ vàng: 2.420 ha - Đất khác: 190.257 ha Trong đó, tổng diện tích gieo trồng lúa có đến 3.815.888 ha với sản lượng thóc thu được hàng năm vào khoảng trên 17,5 triệu tấn, năng suất bình quân hàng năm khoảng 4,58 tấn/ha, góp phần rất đáng kể vào chương trình An ninh lương thực quốc 11 gia và đã cùng với cả nước đưa Việt Nam đứng vào vị trí thứ hai của các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Trong nhưng năm qua, viện đã hoàn thiện và chuyển giao nhiều công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trong vùng, trong đó chú ý nhất là các giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện tại trên 70% diện tích trồng lúa ở ĐBSCL đang sử dụng các giống lúa do Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long lai tạo và chuyển giao. Hàng năm bình quân có 1-2 giống lúa của viện được công nhận chính thức và 4-6 giống lúa được công nhận tạm thời. Hiện nay có 63 giống lúa đang được sử dụng trong sản xuất ở ĐBSCL bao gồm cả giống lúa mùa địa phương, trong đó phổ biến nhất là các giống OM 1490, OMCS 2000, VNĐ 95 – 20, OM 576, Jasmine 85, OM 2517, IR 50404. - Các quy trình thâm canh tổng hợp lúa tăng năng suất tăng chất lượng và hiệu quả kinh tế đã được chuyển giao cho nông dân trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. - Kết quả ứng dụng công nghệ hạt giống: 20% diện tích gieo trồng đã sử dụng hạt giống lúa xác nhận, và 34% diện tích quy hoạch (1 triệu ha lúa xuất khẩu) sử dụng xác nhận. - Chuyển giao các tiến bộ về cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (máy sấy lúa, máy đánh bùn, máy tuốt lúa) . 2.4.3 Tình hình sản suất tại địa phương Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa năm 2008 tại huyện Kế Sách Mùa vụ Diện tích gieo trồng (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Vụ đông xuân 12,571 69,084 57,00 Vụ thu đông muộn 829 4,313 52,03 Vụ hè thu 25,576 146,396 57,24 Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Kế Sách Kế Sách nằm ở hạ lưu sông Hậu, cách tỉnh Sóc Trăng 20km về phía Bắc. Nhìn tổng quát lãnh thổ Huyện Kế Sách có hình tam giác với đỉnh ở phía Bắc giáp với tỉnh Hậu Giang, cạnh đáy nằm ở phía Nam giáp với huyện Long Phú và huyện Mỹ Tú thuộc tỉnh Sóc Trăng, cạnh phía Đông giáp Sông Hậu, cạnh Tây giáp Huyện Châu Thành và Huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. 12 Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 34.287 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 26.411 ha (trong đó diện cây hàng năm là 14.252 ha, diện tích cây lâu năm là 10.757ha). Vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu 2008 ở huyện Kế Sách có diện tích lúa canh tác như sau: - Vụ Đông Xuân diện tích đất gieo trồng 12.571 ha, năng suất 57,00 tạ/ha, sản lượng 69.084 tấn. - Vụ Hè Thu diện tích đất gieo trồng 25.576 ha, năng suất 57,24 tạ/ha, sản lượng 139.056 tấn. - Riêng vụ Thu Đông diện tích đất gieo trồng 829 ha, năng suất 52,03 tạ/ha, sản lượng 4.313 tấn. Trong những năm gần đây, nông dân rất quan tâm đưa những giống lúa có năng suất cao, kháng sâu bệnh vào sản xuất (ví dụ: IR 50404, OM 5930, OM 4900) nhưng trồng trong một vài năm thì chất lượng năng suất cũng giảm, sâu bệnh hại cũng tấn công xâm nhiễm, đạt hiệu quả không cao. Từ những thực trạng trên, việc tuyển chọn các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện canh tác ở địa phương là rất cần thiết nhằm thay thế giống lúa cũ không còn phù hợp nữa. 13 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian, địa điểm và điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm 3.1.1 Thời gian và địa điểm Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 1/1/2009 đến ngày 13/4/2009 tại ấp Ba Rinh, xã Đại Hải thuộc huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng trong vụ Đông Xuân năm 2008. 3.1.2 Điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm Trong thời gian làm thí nghiệm vào mùa nắng nên từ lúc gieo đến lúc thu hoạch hoàn toàn là khô ráo. Qua bảng 3.1 nhận thấy nhiệt độ trung bình từ 24,3 đến 27,90C, độ ẩm trung bình cao từ 80 – 83%, lượng mưa thấp hoặc không có mưa biến động từ 1,2 – 24,2 mm/tháng , số giờ nắng cao từ 179 – 276 giờ nên rất thuận lợi cho cây lúa quang hợp tốt, phát triển mạnh, ít sâu bệnh hại, rất thuận lợi cho thu hoạch. Bảng 3.1. Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm TB (%) Lượng mưa (mm/tháng) Giờ nắng (giờ) Thấp nhất Cao nhất Trung bình 1 18,7 31,3 24,3 83 1,2 179 2 20,4 32,5 25,9 83 24,2 198 3 23,6 36,1 27,9 80 7,4 276 Nguồn: Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn tỉnh Sóc Trăng 3.2 Vật liệu thí nghiệm Vật liệu tham gia thí nghiệm bộ giống lúa thuần ngắn ngày A1 do Trung tâm giống cây trồng Long Phú cung cấp. Tất cả có nguồn gốc từ Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long. 14 Bảng 3.2. Đặc tính của 7 giống lúa tham gia thí nghiệm Tên giống TGST (ngày) Tính kháng rầy nâu Năng suất (tấn/ha) Dạng hình Chiều cao cây (cm) Dạng hình MTL 588 95 – 100 HN 5,0 – 7,0 100 – 110 Khá MTL 575 95 –100 HN 5,0 – 7,0 110 – 115 Khá OM 6064 100 – 105 HN 5,0 – 7,0 110 – 120 Khá OM 5976 95 – 100 HN 5,0 – 7,0 100 – 105 Đẹp OM 5629 100 – 105 HN 5,0 – 7,0 110 – 120 Đẹp OM 4944 100 – 105 HN 6,0 – 8,0 110 – 115 Đẹp OM 2717 (ĐC) 100 – 105 HN 4,5 – 6,8 110 – 115 Đẹp 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố với ba lần lặp lại và 7 nghiệm thức là 7 giống lúa. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: B T D N Chiều biến thiên RUỘNG BẢO VỆ 1 2 5 4 6 2 7(ĐC) 4 6 5 7( ĐC) 1 6 3 3 3 5 7(ĐC) 2 1 4 LLL 1 LLL 2 LLL 3 RUỘNG BẢO VỆ 15 - Số ô: 21ô - Diện tích ô: 4x5=20 m² - Khoảng cách giữa 2 ô: 0,4m - Khoảng cách giữa 2 khối: 0,5m - Chiều rộng bảo vệ: 0,5m -Ngày cấy: ngày 20 tháng 1 năm 2009 -Ngày thu hoạch: ngày 5 tháng 4 đến ngày 13 tháng 4 năm 2009 3.3.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.3.2.1 Các đặc trưng về hình thái Thu thập chỉ tiêu 7 ngày/lần dựa theo tiêu chuẩn IRRI, các chỉ tiêu được theo dõi trên 10 bụi, đếm theo 5 điểm chéo góc, ba lần lặp lại và lấy trung bình. Thân lúa: a) Chiều cao cây trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất. - Chiều cao cây cuối cùng đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của cây lúa trước khi thu hoạch 3 ngày. b) Góc thân được ghi nhận từ lúc đẻ nhánh tối đa đến làm đòng : Cấp 1: Góc giữa nhánh và thân chính 0 – 150 (thẳng) Cấp 3 : Góc giữa nhánh và thân chính 15 - 300 (hơi thẳng) Cấp 5 : Góc giữa nhánh và thân chính 30 – 450 (xòe) Cấp 7 : Góc giữa nhánh và thân chính 45 – 600 (rất xòe) Cấp 9 : Góc giữa nhánh và thân chính 60 – 900 (bẹt) c) Tính đổ ngã: được tính từ lúc hạt chắc và chín, phân thành 4 cấp dựa vào góc giữa thân với mặt đất Cấp 1: thân thẳng đứng Cấp 3 : 50% hơi nghiêng Cấp 5 : 50 – 70% nghiêng Cấp 7 : > 70% ngã 16 Lá đòng: Kích thước lá đòng: đo chiều dài, chiều rộng của 10 lá đòng trên 10 bụi theo dõi ở mỗi ô, lấy trung bình. Góc lá đòng lúc chín sữa Cấp 1: thẳng (góc giữa lá đòng và bông 0 – 150) Cấp 3: hơi xòe (góc giữa lá đòng và bông 15 – 300) Cấp 5: xòe (góc giữa lá đòng và bông 30 – 600) Cấp 7: rất xòe (góc giữa lá đòng và bông 60 – 900) Bông lúa: a) Chiều dài bông: đo từ cổ bông đến chóp bông của 10 bông lúa trên 10 bụi theo dõi của 1 ô trước khi thu hoạch 3 ngày b) Độ hở cổ bông ghi nhận lúc lúa chín sữa được phân thành 3 cấp Cấp 1: khoe bông (cổ bông trổ thoát hoàn toàn khỏi gối lá đòng) Cấp 2: bông trung bình (cổ bông tiếp giáp lá đòng) Cấp 3: dấu bông (cổ bông không thoát khỏi gối lá đòng) Hạt lúa: - Tổng số hạt trên 1 bông, chọn 10 bông trên 10 bụi theo dõi của 1 ô - Mật độ đóng hạt (hạt/cm): là tỷ số giữa tổng số hạt/bông và chiều dài bông - Hình dạng hạt: đo chiều dài, chiều rộng hạt, tính chỉ số dài/rộng 3.3.2.2 Các chỉ tiêu nông học Thời gian sinh trưởng và thời gian phát dục: - Ngày bén rễ hồi xanh - Ngày bắt đầu đẻ nhánh - Ngày đẻ nhánh tối đa - Ngày làm đòng được tính từ khi bắt đầu làm đòng - Ngày trổ: 5% - 85% - Ngày chín: trên 85% số bông chín vàng Động thái tăng trưởng chiều cao: - Giai đoạn sinh trưởng: đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất - Giai đoạn sinh thực: đo từ mặt đất đến chóp bông 17 Khả năng đẻ nhánh: - Số nhánh hữu hiệu/bụi - Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu = (số bông/bụi * 100)/(số nhánh tối đa trên bụi) 3.3.2.3 Tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa Tính kháng sâu bệnh được đánh giá theo thang điểm IRRI - Sâu hại gồm dòi dục lá, rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, nếu mật số thấp thì ta đếm số con trên khung, nếu mật số cao thì đếm số con trên bụi nhân với số bụi trên khung. - Cách đánh giá: + Cấp 1: nhiễm nhẹ hay kháng (xuất hiện rải rác) + Cấp 3: nhiễm trung bình hay hơi kháng (xuất hiện dưới 1/3 số bụi/m2) + cấp 5: nhiễm nặng (xuất hiện trên 1/3 số bụi/m2) - Bệnh hại gồm có bệnh đạo ôn, khô vằn, cháy lá bìa, lem lép hạt, bệnh đốm nâu +Cấp 1: kháng (nhỏ hơn 1% diện tích lá) + Cấp 3: hơi kháng (1- 5% diện tích lá) + Cấp 5: hơi nhiễm (5 – 25% diện tích lá) + Cấp 7: nhiễm (> 25 – 50% diện tích lá) + Cấp 9: nhiễm nặng (> 50% diện tích lá) Tỷ lệ bệnh (%) = (Số lá bị bệnh/Tổng số lá điều tra) × 100 3.3.2.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Số bông/m²: các chỉ tiêu được theo dõi trên 10 bụi, đếm theo 5 điểm chéo góc, ba lần lặp lại và lấy trung bình. Từ đó suy ra số bông/m². - Số hạt chắc/bông: chọn 10 bông trên 10 bụi theo dõi của 1 ô, đếm tổng số hạt chắc hạt lép, lấy trung bình 3 lần lặp lại. - Tỉ lệ lép (%) = (Số hạt lép/Tổng số hạt)  100. - Trọng lượng 1000 hạt (g): đếm 1000 hạt chắc của mỗi giống với 3 lần lặp lại, cây cân lấy giá trị trung bình. 18 - Năng suất thực tế: gặt từng ô, phơi khô, quạt sạch, đem cân tính năng suất của từng giống ở mỗi lần lặp lại. Sau đó tính trung bình 3 lần lặp lại rồi quy ra tấn/ha. - Năng suất lý thuyết (NSTL) được tính như sau: (số bông/m² số hạt chắc/bông  P1000 hạt) NSLT(tấn/ha) = (1000  100) Trong đó: 1000: là hệ số chuyển đổi từ P1000 hạt ra trọng lượng 1 hạt 100: là hệ số chuyển đổi từ gram/m² ra tấn/ha Trọng lượng 1000 hạt tính bằng gam 3.3.2.5 Các chỉ tiêu về hình dạng hạt gạo - Chiều dài hạt: (mm) + Điểm 1: > 7,5 mm (rất dài) + Điểm 3: 6,61mm – 7,49 mm (dài) + Điểm 5: 5,51 mm – 6,60 mm (trung bình) + Điểm 7: < 5,50 mm (ngắn) - Chiều rộng hạt: (mm) - Tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng - Độ bạc bụng (%) + Cấp 0: không bạc bụng + Cấp 1: Vết bạc bụng < 10 %. + Cấp 3: Vết bạc bụng từ 11 – 21 % + Cấp 5: Vết bạc bụng từ 21 – 30 % + Cấp 7: Vết bạc bụng > 30% 3.4 Quy trình kỹ thuật 3.4.1 Phương thức canh tác - Làm đất trục bừa kỹ dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật cho nước vào ngâm một thời gian, nhằm làm thối gốc rạ, cỏ dại và làm mềm đất trước khi cấy, san bằng, căng dây phân lô để cấy. 19 - Chuẩn bị giống, thử tỷ lệ nảy mầm và phơi nắng nhẹ vào lúc 8 – 10 giờ sáng trước khi ngâm ủ. - Làm mạ: + Hạt giống cho vào túi vải đánh dấu từng túi + Sau đó ngâm 24 giờ, vớt ra rửa sạch, tiến hành ủ 36 giờ + Khi hạt mọc mầm đạt tiêu chuẩn, có mầm rễ dài khoảng 0,1cm thì mang đem gieo 100gram/2m2 nương mạ + Tuổi mạ: Cấy khi cây mạ được 17 – 20 ngày sau khi gieo - Quy cách cấy: cấy 1tép/bụi, cấy giăng dây, cùng một ngày cho tất cả các giống, khoảng cách 15  20cm. 3.4.2 Phân bón - Công thức phân: 100kg N - 50kg P205 - 30kg K2O - Liều lượng phân sử dụng: + Urea (46% N): 217 kg/ha + DAP (18 N – 46 P2O5):109 kg/ha + KCL (60% K2O): 50 kg/ha - Liều lượng phân sử dụng trong thí nghiệm: (420 m2) + Urea(46% N): 9,1 kg + DAP (18 N – 46 P2O5): 4,6 kg + KCL (60% K2O): 2,1 kg - Được chia làm 3 lần bón: (kg/ha) + Bón lót (1 – 2 NTC): 200kg lân + 1/4 N + Bón lần 1 (7- 10 NSC): 2/4 N + P2O5 còn lại + 1/3 K2O + Bón lần 2 (25 – 30 NSC):1/4 N + 2/3 K2O 3.5 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập từ việc đo đếm ngoài đồng ruộng được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm thống kê MSTATC. 20 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc trưng và hình thái của các giống lúa thí nghiệm Bảng 4.1. Đặc trưng về hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm Giống Thân Lá đòng Bông Chiều cao cây (cm) Góc thân (Cấp) Tính đổ ngã (cấp) Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm) Góc của lá đòng (cấp) Độ hở cổ bông (cấp) Chiều dài bông (cm) Mật độ đóng hạt (hạt/cm) MTL 588 107 1 3 27,5 1,4 1 1 23,6 3,97 MTL 575 110 1 3 29,4 1,5 3 1 23,0 4,29 OM 6064 115 1 1 33,4 1,7 1 1 28,0 4,39 OM 5976 103 1 3 30,9 1,5 1 1 23,9 4,21 OM 5629 117 3 1 36,0 1,5 3 1 25,5 5,47 OM 4944 110 1 1 35,8 1,7 1 1 24,3 5,25 OM 2717 (ĐC) 112 1 1 32,0 1,5 1 1 26,0 4,21 4.1.1 Thân lúa Chiều cao cây là 1 đặc tính hình thái quan trọng rất được các nhà chọn giống quan tâm. Trong quá trình canh tác chúng ta biết được chiều cao cây thì sẽ bố trí được mùa vụ thích hợp để tránh các ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, bảng 4.1 thấy được chiều cao cây biến động từ 103 cm đến 117 cm, trong đó chiều cao cao nhất là giống OM 5629 (117 cm) và thấp nhất là giống OM 5976 (103 cm), các giống còn lại đều thấp hơn so với đối chứng OM 2717 (112 cm). Góc thân các giống đều có góc thân gọn và hẹp, giúp cây ít cạnh tranh ánh sáng, theo ghi nhận ở bảng 4.1 cho thấy góc nghiêng của thân cây ở các giống biến động từ cấp 1 đến cấp 3. 21 Tính đổ ngã trong quá trình chín mà cây đổ ngã càng sớm thì càng làm giảm năng suất khi thu hoạch, tỉ lệ lép cao và ảnh hưởng rất nhiều phẩm chất gạo sau thu hoạch, qua theo dõi hầu hết các giống không đổ ngã. 4.1.2 Lá đòng Kích thước lá đòng, lá đòng cũng góp phần rất quan trọng trong quang hợp tạo tinh bột cho hạt. Sau khi lúa trổ lá đòng sẽ dài hơn bông, diện tích lá đòng lớn góc lá đòng hẹp, giữ màu xanh lân khi trổ là một đặc tính tốt của một giống lúa, giúp lá đòng nhận được ánh sáng tốt, hiệu quả quang hợp cao, làm giảm tỉ lệ hạt lép, tăng năng suất, theo kết quả ghi nhận ở bảng 4.1cho thấy chiều rộng và chiều dài lá đòng của các giống: - Đối với chiều dài của lá đòng biến động từ 27,5 cm đến 36,0 cm, trong đó giống dài nhất là giống OM 5629 (36,0 cm), kế đến giống OM 4944 (35,8 cm) và ngắn nhất là giống MTL 588 (27,5 cm). - Đối với chiều rộng lá đòng biến động từ 1,4 đến 1,7 cm. Góc lá đòng theo ghi nhận ở bảng 4.1 cho thấy góc nghiêng lá đòng của các giống đã biến động từ cấp 1 đến cấp 3. 4.1.3 Bông lúa Chiều dài bông lúa và mật độ đóng hạt phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, điều kiện canh tác, chăm sóc, thời tiết. - Chiều dài bông của các giống thí nghiệm biến động từ 23,0 đến 28,0 cm. Giống có chiều dài bông cao nhất là giống OM 6064 (28,0 cm) và giống ngắn nhất là giống MTL 575 (23,0 cm) các giống còn lại đều ngắn hơn so với đối chứng (26,0 cm). - Mật độ đóng hạt của các giống từ 3,97 hạt/cm đến 5,47 hạt/cm, trong đó giống cao nhất là giống OM 5629 (5,47 hạt/cm), kế tiếp là giống OM 4944 (5,25 hạt/cm) và thấp nhất là giống OM 588 (3,97 hạt/cm). - Độ hở cổ bông phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, mặt khác còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Nếu điều kiện ngoại cảnh thích hợp thì bông lúa trổ thoát khỏi đòng, ngược lại nếu bị khô hạn hay gặp sâu bệnh hại tấn công vào giai đoạn trổ thì bông lúa sẽ bị trổ nghẹn ở cổ bông. Qua theo dõi cho thấy các giống đều trổ thoát. 4.2 Các chỉ tiêu nông học 22 4.2.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục Thời gian sinh trưởng của một giống là một chỉ tiêu quan trọng nhằm giúp cho việc chọn lọc giống cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau và bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Thời gian sinh trưởng của cây lúa ngắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc thâm canh tăng vụ. Bảng 4.2. Thời kỳ sinh trưởng và phát dục của của các giống lúa Giống Bắt đầu hồi xanh (NSC) Đẻ nhánh Ngày trổ (NSC) Thời gian sinh trưởng (NSG) Bắt đầu (NSC) Tối đa (NSC) 5% 85% MTL 588 3 6 49 51 57 95 MTL 575 3 6 49 52 58 95 OM 6064 3 6 49 56 59 102 OM 5976 3 6 49 52 57 96 OM 5629 3 6 49 57 61 103 OM 4944 3 6 49 53 58 100 OM 2717 (Đ/C) 3 6 49 56 60 102 Qua bảng 4.2 trên cho thấy: - Thời kỳ bắt đầu hồi xanh sau khi cấy và thời kỳ đẻ nhánh từ lúc bắt đầu đến khi có chồi tối đa của tất cả các giống đều giống nhau - Thời kỳ trổ của các giống lúa có sự biến động ở thời điểm trổ 5 % và 85 % + Thời điểm trổ 5 % biến động từ 51 NSC đến 57 NSC, giống trổ sớm nhất là giống MTL 588 và giống trổ muộn là giống OM 5629 + Thời điểm trổ 85 % biến động từ từ 57 NSC đến 61 NSC giống trổ sớm nhất là giống MTL 588 và giống OM 5976, giống trổ trễ nhất là giống OM 5629 - Thời gian sinh trưởng của các giống lúa biến động từ 95 đến 103 ngày, trong đó giống sớm nhất là giống MTL 588 (95 NSG) và muộn nhất là giống OM 5629 (103 NSG), các giống khác đều bằng hoặc sớm hơn đối chứng. 4.2.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao 23 4.2.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây Động thái tăng trưởng chiều cao của giống, phụ thuộc mùa vụ, thời tiết và biện pháp canh tác và các giống có khả năng tăng trưởng chiều cao cây khác nhau. Nắm rõ đặc điểm này, chúng ta sẽ tác động các biện pháp thích hợp nhằm giúp cây lúa phát triển để làm gia tăng năng suất. Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) Giống Ngày sau cấy 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 MTL 588 36, 0 45,5 53,8 74,7 83,7 84,9 96,0 104,5 105,6 107 MTL 575 40, 2 48,2 55,6 76,1 83,6 86,0 97,3 106,9 108,5 110 OM 6064 35, 0 46,1 51,2 71,5 78,3 83,1 92,0 107,2 110,5 115 OM 5976 37, 0 46,5 49,5 70,8 75,4 79,7 86,0 100,8 102,1 103 OM 5629 39, 0 46,9 50,9 72,9 81,3 90,0 99,5 107,5 111,9 117 OM 4944 34, 7 44,8 51,0 71,7 81,1 83,7 92,4 106,4 107,2 110 OM2717 (Đ/C) 36, 6 46,3 52,0 75,2 80,2 86,5 94,5 104,4 109,5 112 Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.1 cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây từ sau khi cấy đến lúc cây lúa được 70 NSC. - Giai đoạn 7 NSC giống có chiều cao cao nhất là MTL 575 (40,2 cm) và giống có chiều cao thấp nhất là OM 4944 (34,7 cm). - Giai đoạn 28 NSC giống có chiều cao cao nhất là MTL 575 (76,1 cm) và thấp nhất là giống OM 5976 (70,8 cm) và các giống còn lại điều thấp hơn so với đối chưng là giống OM 2717 (75,2 cm). 24 - Giai đoạn 56 NSC giống có chiều cao cao nhất là OM 5629 (107,5 cm) và thấp nhất là giống OM 5976 (100,8 cm). - Giai đoạn 70 NSC giống có chiều cao cao nhất là OM 5629 (117 cm) và thấp nhất là OM 5976 (103 cm). 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 NSC (ngày) C C C (c m ) MTL588 MTL575 OM6064 OM5976 OM5629 OM4944 OM2717 ` Biểu đồ 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) 4.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/cây/ngày) Giống Ngày sau cấy 7-14 14-21 21-28 28-35 35-42 42-49 49-56 56-63 63-70 MTL 588 1,36 1,19 2,99 1,29 0,17 1,59 1,21 0,15 0,20 MTL 575 1,14 1,06 2,93 1,07 0,34 1,61 1,37 0,23 0,21 OM 6064 1,59 0,73 2,90 0,97 0,69 1,27 2,17 0,47 0,60 OM 5976 1,36 0,43 3,04 0,66 0,61 0,96 2,06 0,19 0,13 OM 5629 1,13 0,57 3,14 1,20 1,24 1,36 1,14 0,63 0,73 25 OM 4944 1,44 0,89 2,96 1.34 0,37 1,24 2,00 0,11 0,40 OM 2717 (Đ/C) 1,39 0,81 3,31 0,71 0,90 1,41 1,41 0,70 0,36 Xét về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 cho thấy tất cả các giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất là vào giai đoạn 21 đến 28 NSC và giai đoạn 49 – 56 NSC, chiều cao cây tăng nhanh như vậy là do sau hai lần bón phân: + Lần 1 khoảng 7 NSC bón phân, sau khoảng 3 tuần ghi nhận đến giai đoạn 21 – 28 NSC tốc độ tăng trưởng chiều cao tăng nhanh, nhanh nhất là giống đối chứng OM 2717 (3,31 cm) và thấp nhất là giống MTL 575 (2,93 cm). + Lần 2 khoảng 30 NSC bón phân, cũng khoảng 3 tuần ghi nhận đến giai đoạn 49 – 56 NSC tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là giống OM 6064 (2,17 cm) và thấp nhất giống OM 5629 (1,14 cm). Từ giai đoạn này trở về sau này cây lúa phát triển chậm dần, do cây lúa tập trung dinh dưỡng cho việc hình thành khối tượng sơ khởi và làm đòng, cho đến giai đoạn trổ và cây lúa có chiều cao đạt cao nhất vào giai đoạn 70 NSC. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 7 14 14-21 21-28 28-35 35-42 42-49 49-56 56-63 63-70 Ngày sau cấy (ngày) Tố c độ tăn g trư ởn g (c m /c ây /n gà y MTL 588 MTL 575 OM 6064 OM 5976 OM 5629 OM 4944 OM 2717 Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao 4.2.3 Động thái đẻ nhánh và tốc độ đẻ nhánh 4.2.3.1 Động thái đẻ nhánh 26 Động thái đẻ nhánh là đặc tính sinh vật học quan trọng của cây lúa, quyết định đến số bông/m2 và là một trong những yếu tố chi phối đến năng suất của lúa. Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào đặc tính giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp canh tác. Giống có khả năng đẻ nhánh nhiều tập trung sẽ làm tăng khả năng đẻ chồi hữu hiệu và làm gia tăng năng suất của cây lúa. Bảng 4.5. Động thái đẻ nhánh của các giống (Nhánh/bụi) Giống Ngày sau cấy 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 MTL 588 2 3,3 6,2 7,5 8,0 9,1 9,3 9,0 8,7 8,2 MTL 575 2 3,3 5,3 7,3 8,0 9,2 9,8 9,0 8,8 8,3 OM 6064 2 3,6 5,7 7,7 8,0 8,6 8,7 8,1 7,5 7,0 OM 5976 2 3,7 6,1 8,4 9,0 10,0 10,9 10,8 10,5 10,0 OM 5629 2 3,5 5,8 7,6 8,2 8,9 9,5 8,9 7,9 7,8 OM 4944 2 3,3 5,5 7,4 8,4 9,3 10,0 9,8 9,0 8,7 OM2717 Đ/C) 2 3,4 5,8 7,2 8,7 9,1 10,3 9,5 9,0 8,7 Qua bảng 4.5 và cho thấy các giống biểu đồ 4.3 có động thái đẻ nhánh tăng dần từ ngày thứ 7 đến ngày 49 sau khi cấy, trong đó cao nhất là giống OM 5976 (10,9 nhánh/bụi) và thấp nhất là giống OM 6064 (8,7 nhánh/bụi), các giống còn lại đều thấp hơn so với giống đối chứng OM 2717 (10,3 nhánh/bụi), sau 49 NSC động thái đẻ nhánh giảm dần đến ngày thứ 70 sau khi cấy. 27 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 NSC (ngày) N há nh /b ụi MTL 588 MTL 575 OM 6064 OM 5976 OM 5629 OM 4944 OM 2717 Biểu đồ 4.3. Động thái đẻ nhánh của các giống 4.2.3.2 Tốc độ đẻ nhánh Kết quả theo dõi tốc độ đẻ nhánh được trình bày ở bảng 4.6 và biểu đồ 4.4. Số liệu thu thập được cho thấy tốc độ đẻ nhánh cao nhất vào giai đoạn 14 – 21 NSC và 21 – 28 NSC. Giai đoạn 14 – 21 NSC tốc độ đẻ nhánh cao nhất là giống MTL 588 (2,9 nhánh/bụi), thấp nhất là giống MTL 575 (2,0 nhánh/bụi) các giống còn lại đều thấp hơn so với đối chứng OM 2717 (2,4 nhánh/bụi). Giai đoạn 21 – 28 NSC tốc độ đẻ nhánh cao nhất giống OM 5976 (2,3 nhánh/bụi) và thấp nhất giống MTL 588 (1,3 nhánh/bụi). Các giai đoạn sau đó tốc độ đẻ nhánh chậm lại và sau 49 NSC nhánh bị chết dần. Bảng 4.6. Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm Giống Ngày sau cấy 7 – 14 14 - 21 21 – 28 28 - 35 35 - 42 42 - 49 MTL 588 1,3 2,9 1,3 0,5 1,1 0,2 MTL 575 1,3 2,0 2,0 0,7 1,2 0,6 OM 6064 1,6 2,1 2,0 0,3 0,6 0,1 OM 5976 1,7 2,4 2,3 0,6 1,0 0,9 OM 5629 1,5 2,3 1,8 0,6 0,7 0,6 28 OM 4944 1,3 2,2 1,9 1,0 0,9 0,7 OM 2717 (Đ/C) 1,4 2,4 1,4 0,5 1,4 1,2 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 7 14 14 - 21 21 - 28 28 - 35 35 - 42 42 - 49 NSC (ngày) nh án h/ bụ i/n gà y MTL 588 MTL 575 OM 6064 OM 5976 OM 5629 OM 4944 OM 2717 Biểu đồ 4.4. Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm 4.2.3.3 Tổng số nhánh/bụi và tỉ lệ nhánh hữu hiệu Trong các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất thì khả năng đẻ nhánh hữu hiệu đóng vai trò rất quan trọng. Số nhánh hữu hiệu cao sẽ giúp tăng số bông/bụi. Chỉ tiêu khả năng đẻ nhánh và tỉ lệ nhánh hữu hiệu là những tính trạng số lượng do nhiều gen quy định nên các chỉ tiêu này liên quan mật thiết đến sự di truyền của giống. Bảng 4.7. Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu Giống Số dảnh cấy Số dảnh tối đa (dảnh/bụi) Số bông (bông/bụi) Số bông (bông/m2) Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%) MTL 588 1 9,3 8,2 282 88,17 MTL 575 1 9,8 8,3 281 84,69 OM 6064 1 8,7 7,0 239 80,46 OM 5976 1 10,9 10,0 342 91,09 OM 5629 1 9,5 7,8 264 82,11 29 OM 4944 1 10,0 8,7 294 87,00 OM 2717 (ĐC) 1 10,3 8,7 296 84,47 Bảng 4.7 cho thấy, từ 1 dảnh cấy ban đầu, sau khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh (49 NSC) thì số dảnh của các giống biến động từ 8,7 đến 10,9 dảnh/bụi, trong đó chỉ duy nhất giống OM 5976 có số dảnh/bụi cao hơn đối chứng, các giống còn lại đều thấp hơn đối chứng. Xét về chỉ tiêu số bông, hầu hết các giống đều có số bông/bụi ở mức trung bình và biến động từ 7,0 đến 10,0. Trong đó thấp nhất là giống OM 6064, cao nhất là giống OM 5976. Các giống có tỷ lệ chồi hữu hiệu biến động từ 80,46 % đến 91,09 %, giống có tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất là giống OM 5976 (91,09 %) và thấp nhất là giống OM 6064 (80,46 %). 4.3 Tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm Kết quả theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh được trình bày ở bảng 4.8: - Bệnh đạo ôn: (do nấm Pyricularia oryzae Cava. et Bri.) các giống đều có tính chống chịu tương đương với nhau, chỉ nhiễm ở cấp 1. - Bệnh đốm nâu: (do nấm Helminthosporiom oryzae Breda de Haan) các giống MTL 588, MTL 575 đều hơi nhiễm bệnh đốm nâu, các giống còn lại đều hơi kháng. - Dòi dục ngọn: (Hydrelli philippina) các giống đều bị nhiễm trên lá từ cấp 3 đến cấp đến cấp 5. Riêng giống OM 5629 bị nhiễm còn lại các giống khác đều hơi kháng. - Rầy nâu: (Nilaparvata lugens) tất cả các giống đều có khả năng chống chịu tốt với rầy nâu. Bảng 4.8. Tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm Giống Bệnh đạo ôn Đốm nâu Dòi dục ngọn Rầy nâu MTL 588 1 5 3 3 MTL 575 1 5 3 3 OM 6064 1 3 3 3 OM 5976 1 3 3 3 OM 5629 1 3 5 3 30 OM 4944 1 3 3 3 OM 2717(Đ/C) 1 3 3 3 4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Giống Số bông/m 2 Số hạt/bôn g Số hạt chắc/bôn g Tỉ lệ lép (%) P1000 hạt (g) NSLT (Tấn/ha ) NSTT (Tấn/ha ) MTL 588 282,2 ab 93,8 68,49 c 36,9 27,51bc 5,28 5,08 d MTL 575 281,1 b 98,7 77,80 bc 26,9 28,62 b 6,23 5,80 c OM 6064 239,1 b 122,9 91,69 ab 34,0 31,24 a 6,85 6,13 bc OM 5976 342,3 a 100,6 85,65 bc 17,4 24,78 d 7,27 6,45 b OM 5629 264,1 b 139,6 98,09 ab 42,3 27,74 bc 7,18 6,20 bc OM 4944 294,7 ab 127,3 110,30 a 15,5 23,37 d 7,64 6,97 a OM2717(Đ/C) 296,9 ab 109,4 89,38 abc 22,4 26,41 c 7,00 5,83 c CV (%) 8,44 - 9,61 - 2,31 13,37 2,84 Ftính 5,22** - 7,25** - 50,61** 2,28ns 34,87** Ghi chú: kí tự theo sau giá trị trung bình khác nhau trên cùng 1 cột thì có sự khác biệt trong thống kê; **: khác giữa các nghiệm thức ở mức rất có ý nghĩa; ns: sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê. 4.4.1 Số bông/m2 Thời kỳ để quyết định đạt số bông/m2 cao nhất là giai đoạn từ khi cây lúa đẻ nhánh cao nhất trở về trước, chủ yếu ở giai đoạn cho chồi hữu hiệu. Qua thí nghiệm chúng tôi thu được số bông/m2 biến động từ 239 bông đến 342 bông, trong đó cao nhất là giống OM 5976 (342 bông/m2), kế đến giống đối chứng OM 2717 (296,9 bông/m2) và thấp nhất là giống OM 6064 (239 bông/m2). Từ kết quả thống kê nhận thấy: giống OM 5976 có số bông/m2 cao nhất (342,3). Giống OM 5976 có sự khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê với giống MTL 588, 31 OM 4944 và giống OM 2717 (Đ/C). Giống OM 5976 có sự khác biệt có ý nghĩa trong thống kê với giống MTL 575, OM 5629, OM 6064. 4.4.2 Tổng số hạt trên bông Biến động từ 139,6 hạt đến 93,8 hạt, trong đó cao nhất là giống OM 5629 (139,6 hạt) và thấp nhất là MTL 588 (93,8 hạt), các giống còn lại đều thấp hơn giống OM 4944 (127,3 hạt). 4.4.3 Số hạt chắc/bông Yếu tố này có ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lúa. Mặc dù số bông/m2 cao, mà tổng số hạt trên bông không cao, tỷ lệ lép nhiều cũng làm giảm năng suất rất nhiều. Theo nghiên cứu của Matsushima, thời kỳ quyết định tỷ lệ chắc là thời kỳ bắt đầu phân hóa đòng. Số hạt chắc trên bông của các giống tham gia thí nghiệm có sự biến động từ 110,30 hạt đến 68,49 hạt, trong đó giống cao nhất là giống OM 4944 (110,30 hạt) và giống thấp nhất là giống MTL 588 (68,49 hạt), các giống còn lại đều thấp hơn giống OM 5629 (98,09 hạt). Từ kết quả thống kê bảng 4.9 nhận thấy: Giống OM 4944 có số hạt chắc/bông cao nhất là (110,3 hạt). Giống OM 4944 có sự khác biệt không có ý nghĩa với giống OM 5629, OM 6064, OM 2717 (Đ/C). Nhưng OM 4944 lại có sự khác biệt có ý nghĩa với giống MTL 588, MTL 575, OM 5976. Giống OM 5629 có số hạt chắc/bông cao nhất (98,09 hạt). Giống OM 5629 có sự khác biệt không có ý nghĩa với giống MTL 575, OM 6064, OM 5976, OM 2717 (Đ/C). Nhưng giống OM 5629 có sự khác biệt có ý nghĩa với giống MTL 588, MTL 575, OM 5976, OM 2717 (Đ/C). 4.4.4 Trọng lượng 1000 hạt Là một trong những đặc tính di truyền của giống lúa và là một trong ba yếu tố cấu thành năng suất. Qua thí nghiệm cho thấy trọng lượng 1000 hạt của các giống từ 23,367 gam đến 31,240 gam, cao nhất là giống OM 6064 (31,240 gam) và thấp nhất là giống OM 4944 (23,367 gam), các giống còn lại đều thấp hơn so với giống MTL 575 (28,617 gam). Kết quả thống kê bảng 4.9 nhận thấy: Giống OM 6064 có trọng lượng 1000 hạt là (31,24g). Giống OM 6064 có sự khác biệt có ý nghĩa với giống các giống còn lại. 32 Giống MTL 575 có trọng lượng 1000 hạt là (28,62g). Giống MTL 575 có sự khác biệt không có ý nghĩa với giống MTL 588, OM 5629. Giống MTL 575 có sự khác biệt có ý nghĩa với các giống OM 2717, OM 5976, OM 4944. Giống OM 5629 có trọng lượng 1000 hạt là (27,74g). Giống OM 5629 có sự khác biệt không có ý nghĩa với giống MTL 588, OM 2717. Giống OM 5629 có sự khác biệt có ý nghĩa với giống OM 5976, Giống OM 4944. 4.4.5 Tỷ lệ lép (%) Trong lúc cây lúa trổ nếu thiếu nước hay ngập nước, thiếu ánh sáng, bị sâu bệnh hay côn trùng phá hoại, thiếu dinh dưỡng cũng đều làm cho lúa trổ ra lép. Trong thí nghiệm tỷ lệ lép biến động từ 15,5 % đến 42,3 %, trong đó cao nhất là giống OM 5629 (42,3 %) và thấp nhất là giống OM 4944 (15,5 %). 4.4.6 Năng suất lý thuyết Qua ghi nhận từ kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất lý thuyết của các giống có sự biến động từ 5,28 tấn/ha đến 7,64 tấn/ha, cao nhất là giống OM 4944 (7,64 tấn/ha) và thấp nhất là giống MTL 588 (5,28 tấn/ha), các giống còn lại đều thấp hơn giống OM 5976 (7,27 tấn/ha). 4.4.7 Năng suất thực tế Qua ghi nhận kết quả thí nghiệm năng suất thực tế của các giống ở bảng 4.9 cho thấy, các giống biến động từ 6,97 tấn/ha đến 5,08 tấn/ha, cao nhất là giống OM 4944 (6,97 tấn/ha), kế đến là giống OM 5976 (6,45 tấn/ha) và thấp nhất là giống MTL 588 (5,08 tấn/ha). Từ kết quả thống kê nhận thấy: Giống OM 4944 có năng suất thực tế cao nhất (6,97tấn/ha) có sự khác biệt ở mức rất có ý nghĩa so với các giống còn lại. Giống OM 5976 có năng suất thực tế là (6450 tấn/ha) có sự khác biệt không có ý nghĩa với giống OM 6064, OM 5629. Giống OM 5976 có sự khác biệt có ý nghĩa với giống OM 2717, MTL 575, MTL 588. Giống OM 5629 có năng suất thực tế là (6200 tấn/ha) có sự khác biệt không có ý nghĩa với giống OM 6064, OM 2717, MTL 575. Giống OM 5976 có sự khác biệt có ý nghĩa với giống MTL 588. 33 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 MTL 588 MTL 575 OM 6064 OM 5976 OM 5629 OM 4944 OM 2717 Giống tấn /h a Năng suất lý thuyết Năng suất thực tế Biểu đồ 4.5. Năng suất lý thuyết và thực tế của các giống thí nghiệm 4.4.8 Hình dạng hạt gạo của các giống thí nghiệm Một số tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hạt gạo: - Dạng hạt gạo: Hạt gao thon dài có xu hướng được ưa chuộng nhiều nhất. Chiều dài hạt gạo trên thị trường quốc tế hiện nay là 7mm đối với yêu cầu hạt dài. Chiều dài hạt gạo của các giống đều dài hơn 7mm, riêng chỉ có giống OM4944 (6,6mm) ngắn hơn 7mm. - Độ trong suốt: Hạt gạo trong suốt là thị hiếu chung của người tiêu thụ, mặc dù viết đục này không ảnh hưởng gì đến phẩm chất cơm. Tất cả các giống thí nghiệm đều có màu hạt trong suốt, không bạc bụng và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu hiện nay. - Tỷ lệ dài/rộng biến động từ 3,3 đến 3,7 trong đó cao nhất là 3 giống MTL 588, MTL 575, OM 2717 là (3,7) thấp nhất là 2 giống OM 5629, OM 4944 là (3,3). Bảng 4.10. Hình dạng hạt gạo của các giống lúa Tên giống Độ bạc bụng (cấp) Chiều Dài hạt (mm) Chiều rộng hạt (mm) Tỷ lệ dài/rộng MTL 588 1 7,4 2,0 3,7 MTL 575 1 7,8 2,1 3,7 OM 6064 1 7,5 2,1 3,6 OM 5976 1 7,1 2,0 3,6 34 OM 5629 1 7,0 2,1 3,3 OM 4944 1 6,6 2,0 3,3 OM 2717 (Đ/C) 1 7,3 2,0 3,7 35 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Qua quá trình thí nghiệm chúng tôi được kết luận như sau: Các giống có chiều cao trung bình từ 103 đến 117, có bộ lá thẳng đứng, dạng hình đẹp, OM 5629, OM 4944, OM 2717, OM 5976 cứng cây, ít đổ ngã, trong khi 3 giống MTL 588, MTL 575, OM 5976 có tính đổ ngã ở cấp 3. Độ hở cổ bông tốt không bị nghẹn đòng, chiều dài bông khá và có độ đóng hạt tốt, tất cả các giống có khả năng đẻ nhánh khá. Thời gian sinh trưởng các giống trung bình, thích hợp cho sản xuất thâm canh. Riêng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (95 ngày) là giống MTL 588, MTL 575, OM 5976, thích hợp trong việc tăng vụ. Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng 100 đến 103 ngày. Hầu hết các giống kháng bệnh đạo ôn, nhưng lại nhiễm bệnh đốm nâu từ cấp 3 đến cấp 5, trong đó có 2 giống nhiễm đốm nâu cấp 5 là MTL 588, MTL 575. Đối với rầy nâu các giống đều có tính chống chịu khá nên đều hơi kháng với rầy nâu. Còn đối với dòi đục ngọn các giống có tính chống chịu ở cấp 3 nên hơi kháng, riêng giống OM 5629 bị nhiễm ở cấp 5. Các giống thí nghiệm có hạt dài, màu hạt trong suốt, không bạc bụng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ba giống có năng suất cao và có triển vọng gồm OM 4944 (6,97 tấn/ha), OM 5976 (6,45 tấn/ha), OM 5629 (6,20 tấn/ha) có thể đưa vào sản xuất đại trà tại địa phương. 5.2 Đề nghị Nên bổ sung vào cơ cấu giống lúa trong sản xuất của địa phương 3 giống OM 4944, OM 5976, OM 5629. 36 Có thể thấy rằng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, ở các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long khá giống nhau nên việc tiếp tục trồng khảo nghiệm thêm một số thời vụ khác, ở các vùng sinh thái khác nhau trong tỉnh để đánh giá hết tìm năng và năng suất của ba giống OM 5976, OM 5629, OM 4944 từ đó đưa vào cơ cấu giống ở các địa phương khác trong khu vực. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Văn Chín, 2007. Đặc điểm một số giống lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu các tỉnh phía Nam. Công ty cổ phần in tổng hợp Cần Thơ. Hồ Văn Cua, 2005. Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn nông dân sản xuất lúa giống tỉnh Sóc Trăng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Lê Văn Dũ, 2008. Bài giảng độ phì và phân bón. Giáo trình giảng dạy trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Phan Thanh Kiếm, 2006. Giáo trình giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 1998. Giáo trình bệnh cây nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Ngô Đằng Phong, Huỳnh Thị Thùy Trang, Nguyễn Duy Năng, 2003. Hướng dẫn sử dụng phần mềm MSTATC trong phương pháp thí nghiệm Nông Nghiệp. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Lê Viết Sơn, 2007. So sánh năng suất 8 giống lúa có triển vọng trong vụ hè thu 2007 tại trại giống An Xuân thuộc Trạm Khuyến Nông huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh thuận. Luận Văn tốt nghiệp Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Lâm Huỳnh Minh Trí, 2004. So sánh năng suất của bộ giống lúa cao sản ngắn ngày, tại Trại Giống cây trồng Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Luận Văn tốt nghiệp Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. P. R. Jennings, W. R. Coffman, và H. E. Kauffman, 1979. Cải tiến giống lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế Trường Đại Học Cần Thơ. 38 PHỤ LỤC P1. Một số hình ảnh các giống lúa thí nghiệm Hình 1. Giống MTL 588 39 Hình 2. Giống MTL 575 40 Hình 3. Giống OM 6064 41 Hình 4. Giống OM 5976 42 Hình 5. Giống OM 5629 43 Hình 6. Giống OM 4944 44 Hình 7. Giống OM 2717 45 P2. Kết quả xử lý thống kê chỉ tiêu của 7 giống lúa trong thí nghiệm Data file: Bảng ANOVA số bông /m2 Title: Function: ANOVA-2 Data case 1 to 21 Two-way Analysis of Variance over variable 1 (LLL) with values from 1 to 3 and over variable 2 (NT) with values from 1 to 7. Variable 3: SOBONG A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob ------------------------------------------------------------------------ LLL 2 1457.66 728.830 1.25 0.3205 NT 6 18229.57 3038.262 5.22 0.0074 Error 12 6981.14 581.762 Non-additivity 1 1337.44 1337.435 2.61 Residual 11 5643.70 513.064 ------------------------------------------------------------------------ Total 20 26668.37 ------------------------------------------------------------------------ Grand Mean= 285.762 Grand Sum= 6001.000 Total Count= 21 Coefficient of Variation= 8.44% Means for variable 3 (SOBONG) for each level of variable 1 (LLL): Var 1 Var 3 Value Mean ----- ----- 1 286.086 2 295.800 3 275.400 Means for variable 3 (SOBONG) for each level of variable 2 (NT): Var 2 Var 3 Value Mean ----- ----- 1 282.200 2 281.067 3 239.133 4 342.267 5 264.067 6 294.667 7 296.933 46 Data File: Trắc nghiệm phân hạng Số bông/ m2 Title : Case Range : 23 - 29 Variable 3 : SOBONG Function : phân hạng số bông m2 Error Mean Square = 581.8 Error Degrees of Freedom = 12 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 60.16 at alpha = 0.010 &k2S Original Order Ranked Order Mean 1 = 282.2 AB Mean 4 = 342.3 A Mean 2 = 281.1 B Mean 7 = 296.9 AB Mean 3 = 239.1 B Mean 6 = 294.7 AB Mean 4 = 342.3 A Mean 1 = 282.2 AB Mean 5 = 264.1 B Mean 2 = 281.1 B Mean 6 = 294.7 AB Mean 5 = 264.1 B Mean 7 = 296.9 AB Mean 3 = 239.1 B 47 Data file: Bảng ANOVA số hạt chắc/bông Title: Function: ANOVA-2 Data case 1 to 21 Two-way Analysis of Variance over variable 1 (lll) with values from 1 to 3 and over variable 2 (nt) with values from 1 to 7. Variable 3: sohatchac A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob ------------------------------------------------------------------------ lll 2 60.59 30.295 0.40 0.6794 nt 6 3301.36 550.227 7.25 0.0019 Error 12 910.41 75.868 Non-additivity 1 0.89 0.887 0.01 Residual 11 909.53 82.684 ------------------------------------------------------------------------ Total 20 4272.37 ------------------------------------------------------------------------ Grand Mean= 88.769 Grand Sum= 1864.140 Total Count= 21 Coefficient of Variation= 9.81% Means for variable 3 (sohatchac) for each level of variable 1 (lll): Var 1 Var 3 Value Mean ----- ----- 1 86.459 2 89.353 3 90.494 Means for variable 3 (sohatchac) for each level of variable 2 (nt): Var 2 Var 3 Value Mean ----- ----- 1 68.487 2 77.797 3 91.690 4 85.647 5 98.090 6 110.290 7 89.380 48 Data File : Trắc nghiệm phân hạng số hạt chắc/bông Title : Case Range : 23 - 29 Variable 3 : sohatchac Function : Trắc nghiệm phân hạng Error Mean Square = 75.87 Error Degrees of Freedom = 12 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 21.72 at alpha = 0.010 &k2S Original Order Ranked Order Mean 1 = 68.49 C Mean 6 = 110.3 A Mean 2 = 77.80 BC Mean 5 = 98.09 AB Mean 3 = 91.69 AB Mean 3 = 91.69 AB Mean 4 = 85.65 BC Mean 7 = 89.38 ABC Mean 5 = 98.09 AB Mean 4 = 85.65 BC Mean 6 = 110.3 A Mean 2 = 77.80 BC Mean 7 = 89.38 ABC Mean 1 = 68.49 C 49 Data file: Bảng ANOVA trọng lượng 1000 hạt Title: Function: ANOVA-2 Data case 1 to 21 Two-way Analysis of Variance over variable 1 (lll) with values from 1 to 3 and over variable 2 (nt) with values from 1 to 7. Variable 3: tluong A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob ------------------------------------------------------------------------ lll 2 1.96 0.981 2.50 0.1241 nt 6 119.42 19.903 50.61 0.0000 Error 12 4.72 0.393 Non-additivity 1 0.07 0.072 0.17 Residual 11 4.65 0.422 ------------------------------------------------------------------------ Total 20 126.10 ------------------------------------------------------------------------ Grand Mean= 27.094 Grand Sum= 568.970 Total Count= 21 Coefficient of Variation= 2.31% Means for variable 3 (tluong) for each level of variable 1 (lll): Var 1 Var 3 Value Mean ----- ----- 1 27.474 2 26.726 3 27.081 Means for variable 3 (tluong) for each level of variable 2 (nt): Var 2 Var 3 Value Mean ----- ----- 1 27.507 2 28.617 3 31.240 4 24.780 5 27.737 6 23.367 7 26.410 50 Data File : Trắc nghiệm phân hạng trọng lượng 1000 hạt Title : Case Range : 30 - 36 Variable 3 : trọng lượng Function : Phân hạng trọng lượng Error Mean Square = 0.3930 Error Degrees of Freedom = 12 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 1.563 at alpha = 0.010 &k2S Original Order Ranked Order Mean 1 = 27.51 BC Mean 3 = 31.24 A Mean 2 = 28.62 B Mean 2 = 28.62 B Mean 3 = 31.24 A Mean 5 = 27.74 BC Mean 4 = 24.78 D Mean 1 = 27.51 BC Mean 5 = 27.74 BC Mean 7 = 26.41 C Mean 6 = 23.37 D Mean 4 = 24.78 D Mean 7 = 26.41 C Mean 6 = 23.37 D 51 Data file: Bảng ANOVA năng suất lý thuyết Title: Function: ANOVA-2 Data case 1 to 21 Two-way Analysis of Variance over variable 1 (LLL) with values from 1 to 3 and over variable 2 (NT) with values from 1 to 7. Variable 3: NSLT A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob ------------------------------------------------------------------------ LLL 2 0.20 0.102 0.12 0.8849 NT 6 11.22 1.870 2.28 0.1062 Error 12 9.86 0.821 Non-additivity 1 0.02 0.018 0.02 Residual 11 9.84 0.894 ------------------------------------------------------------------------ Total 20 21.28 ------------------------------------------------------------------------ Grand Mean= 6.780 Grand Sum= 142.370 Total Count= 21 Coefficient of Variation= 13.37% Means for variable 3 (NSLT) for each level of variable 1 (LLL): Var 1 Var 3 Value Mean ----- ----- 1 6.710 2 6.919 3 6.710 Means for variable 3 (NSLT) for each level of variable 2 (NT): Var 2 Var 3 Value Mean ----- ----- 1 5.280 2 6.233 3 6.850 4 7.273 5 7.177 6 7.637 7 7.007 52 Data file: Bảng ANOVA năng suất thực tế Title: Function: ANOVA-2 Data case 1 to 21 Two-way Analysis of Variance over variable 1 (LLL) with values from 1 to 3 and over variable 2 (NT) with values from 1 to 7. Variable 3: NSTT A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E Degrees of Sum of Source Freedom Squares Mean Square F-value Prob ------------------------------------------------------------------------ LLL 2 10238.10 5119.048 0.17 0.8437 NT 6 6215000.00 1035833.333 34.87 0.0000 Error 12 356428.57 29702.381 Non-additivity 1 1038.42 1038.420 0.03 Residual 11 355390.15 32308.196 ------------------------------------------------------------------------ Total 20 6581666.67 ------------------------------------------------------------------------ Grand Mean= 6066.667 Grand Sum=127400.000 Total Count= 21 Coefficient of Variation= 2.84% Means for variable 3 (NSTT) for each level of variable 1 (LLL): Var 1 Var 3 Value Mean ----- ----- 1 6035.714 2 6078.571 3 6085.714 Means for variable 3 (NSTT) for each level of variable 2 (NT): Var 2 Var 3 Value Mean ----- ----- 1 5083.333 2 5800.000 3 6133.333 4 6450.000 5 6200.000 6 6966.667 7 5833.333 53 Data File : Trắc nghiệm phân hạng năng suầt thực tế Title : Case Range : 22 - 28 Variable 3 : NSTT   Function : &k0S &k2GRANGE &k0S Error Mean Square = 29700. Error Degrees of Freedom = 12 No. of observations to calculate a mean = 3 Least Significant Difference Test LSD value = 429.8 at alpha = 0.010 &k2S Original Order Ranked Order Mean 1 = 5083. D Mean 6 = 6967. A Mean 2 = 5800. C Mean 4 = 6450. B Mean 3 = 6133. BC Mean 5 = 6200. BC Mean 4 = 6450. B Mean 3 = 6133. BC Mean 5 = 6200. BC Mean 7 = 5833. C Mean 6 = 6967. A Mean 2 = 5800. C Mean 7 = 5833. C Mean 1 = 5083. D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_dac_diem_nong_hoc_cua_7_giong_lua_soc_trang_5248.pdf
Tài liệu liên quan