Đề tài Khảo sát các nguyên nhân gây mù và khiếm thị tại Trường Nguyễn Đình Chiểu Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Hồng Mai

Tài liệu Đề tài Khảo sát các nguyên nhân gây mù và khiếm thị tại Trường Nguyễn Đình Chiểu Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Hồng Mai: 83 KHẢO SÁT CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MÙ VÀ KHIẾM THỊ TẠI TRƯỜNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN HỒNG MAI, VÕ NGUYÊN UYÊN THẢO, LÊ THỊ KIM CHI, NGUYỄN THỊ HỒNG PHỤNG Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát nguyên nhân gây mù của học sinh trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TP. HCM năm học 2006 - 2007. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tất cả học sinh đang theo học và học sinh tái hòa nhập của trường Nguyễn Đình Chiểu TP. HCM theo mẫu khám trẻ mù và khiếm thị của Tổ chức Y tế thế giới. Kết quả: 102 học sinh dưới 16 tuổi có thị lực mắt tốt nhất dưới 1/10 gồm 59 nam (57,8%), 43 nữ, tuổi trung bình 10,14±3,83. Bệnh lý võng mạc sinh non (ROP) là nguyên nhân gây mù nhiều nhất 30,4% (chiếm 68,4% trong số trẻ dưới 6 tuổi). Nguyên nhân gây mù thứ 2 là đục thể thủy tinh bẩm sinh (đục TTTBS) 14,9%, tất cả đều đã được mổ nhưng thị lực không cải thiện vì nhược thị hoặc biến chứng phẫu thuật. Tổn thương võng mạc c...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát các nguyên nhân gây mù và khiếm thị tại Trường Nguyễn Đình Chiểu Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Hồng Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
83 KHẢO SÁT CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MÙ VÀ KHIẾM THỊ TẠI TRƯỜNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN HỒNG MAI, VÕ NGUYÊN UYÊN THẢO, LÊ THỊ KIM CHI, NGUYỄN THỊ HỒNG PHỤNG Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát nguyên nhân gây mù của học sinh trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TP. HCM năm học 2006 - 2007. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tất cả học sinh đang theo học và học sinh tái hòa nhập của trường Nguyễn Đình Chiểu TP. HCM theo mẫu khám trẻ mù và khiếm thị của Tổ chức Y tế thế giới. Kết quả: 102 học sinh dưới 16 tuổi có thị lực mắt tốt nhất dưới 1/10 gồm 59 nam (57,8%), 43 nữ, tuổi trung bình 10,14±3,83. Bệnh lý võng mạc sinh non (ROP) là nguyên nhân gây mù nhiều nhất 30,4% (chiếm 68,4% trong số trẻ dưới 6 tuổi). Nguyên nhân gây mù thứ 2 là đục thể thủy tinh bẩm sinh (đục TTTBS) 14,9%, tất cả đều đã được mổ nhưng thị lực không cải thiện vì nhược thị hoặc biến chứng phẫu thuật. Tổn thương võng mạc chiếm tỉ lệ cao nhất 41,1%, toàn nhãn cầu 19,6%, TTT 12,7%, màng bồ đào 7,8%, thị thần kinh 7,9%, giác mạc 7,8%, mù vỏ não 2,9%. Kết luận: ROP là nguyên nhân gây mù chủ yếu ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Mù do đục TTTBS có thể giảm nếu được phát hiện và điều trị sớm, kỹ thuật mổ tốt, theo dõi hậu phẫu và điều trị nhược thị. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉ lệ và các nguyên nhân gây mù thay đổi theo thời gian và địa điểm trên thế giới [1], sẹo giác mạc là nguyên nhân gây mù chủ yếu ở các nước nghèo, trong khi tổn thương thần kinh trung ương lại là nguyên nhân chủ yếu ở các nước phát triển, còn ở các nước đang phát triển là một bức tranh hỗn hợp của các nguyên nhân có thể phòng tránh được như bệnh võng mạc sinh non (ROP). Trong cả nước có trên 20 nghìn trẻ mù và khiếm thị từ 0 đến dưới 15 tuổi. Hiện tại, chưa có một hệ thống quản lý toàn bộ các trường dành cho trẻ em mù và khiếm thị trong cả nước. Tại TP. HCM, trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu là nơi qui tụ nhiều học sinh mù và khiếm thị. Chính vì thế chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát các nguyên nhân gây mù và khiếm thị ở trẻ em tại trường Nguyễn Đình Chiểu TP. HCM năm học 2006 -2007 để có được cái nhìn ban đầu về các nguyên nhân gây mù ở trẻ em TP. HCM. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Tất cả học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu năm học 2006-2007 đều được thăm khám, các số liệu được thu thập theo mẫu của Tổ chức Y tế thế giới 84 dành cho trẻ mù và khiếm thị nặng để ghi nhận thị lực, vị trí giải phẫu bị tổn thương, và căn nguyên gây mất thị lực. Chỉ có số liệu của học sinh dưới 16 tuổi và thị lực mắt tốt nhất từ 1/10 trở xuống (mù và khiếm thị nặng) được đưa vào phân tích bằng phần mềm SPSS 11.5. III. KẾT QUẢ Tổng số học sinh của trường đã được khám là 141, trong đó 3 em (2,1%) có ít nhất một mắt thị lực tốt hơn 1/10 loại khỏi nghiên cứu. Trong số 138 em mù và khiếm thị, có 102 em dưới 16 tuổi (73,9%) bao gồm 59 nam và 43 nữ với tuổi trung bình là 10,14±3,83 (từ 3 đến 15 tuổi). 3.1. Vị trí giải phẫu bị tổn thương Bảng 1: Tổn thương xếp theo vị trí giải phẫu Vị trí tổn thương Số học sinh Tỉ lệ % Toàn nhãn cầu 20 19,6 Giác mạc 8 7,8 Thể thủy tinh 13 12,7 Màng bồ đào 8 7,8 Võng mạc 45 41,1 ROP 31 30,4 Thần kinh thị 5 7,9 Mù vỏ não 3 2,9 Tổng cộng 102 100 Trong số 102 học sinh mù và khiếm thị nặng dưới 16 tuổi, tổn thương võng mạc là vị trí thường gặp nhất, chiếm 41,1% (bảng 1). Tổn thương toàn nhãn cầu chiếm 19,6% với đa số là các dị tật bẩm sinh không xác định được (8,8%) và lồi mắt trâu (5,9%). Đục TTT chiếm 12,7%, tất cả bệnh nhân đều đã được phẫu thuật nhưng không thành công với các biến chứng như viêm màng bồ đào, dính bít đồng tử, loạn dưỡng giác mạc, hoặc phẫu thuật không đặt thể thủy tinh nhân tạo nhưng không điều chỉnh kính sau phẫu thuật. Các vị trí khác như giác mạc, màng bồ đào, thị thần kinh từng loại chiếm 7,8%. Còn lại 2,9% (3 trường hợp) tổn thương vỏ não. 3.2. Bệnh căn Bảng 2: Bệnh căn gây mù và tổn thương thị lực nặng Nguyên nhân Số học sinh Tỉ lệ % Di truyền 9 8,8 Trong tử cung 9 8,8 Chu sinh 31 30,4 85 Sau sinh 22 21,6 Không xác định 31 30,4 Tổng cộng 102 100 Trong 9 trường hợp mắc bệnh di truyền (8,8%), chúng tôi xác định được 4 trường hợp bệnh võng mạc sắc tố dựa trên khám lâm sàng và hỏi bệnh sử. Những trường hợp khác không xác định được bệnh lý cụ thể vì không có hồ sơ bệnh án ban đầu. 6/9 bệnh nhân mắc bệnh là do mẹ bị bệnh trong thời gian mang thai, những trường hợp còn lại đã có tổn thương ngay từ lúc sinh ra. Bệnh trong thời gian chu sinh là phổ biến nhất (30,4%), với 30/31 trường hợp do ROP. Các bệnh lý sau sinh (21,6%) do một số nguyên nhân như chấn thương, bong võng mạc, thiếu vitamine A, teo thị thần kinh, với số lượng không khác nhau đáng kể. Những trường hợp không khai thác được thông tin cần thiết để xếp loại, chúng tôi đưa vào nhóm không xác định (30,6%) với 2 nguyên nhân chủ yếu là đục TTT (10,9%) và glôcôm (4,9%). Như vậy 2 nguyên nhân gây mù và khiếm thị nặng hay gặp nhất là ROP (30,4%) và đục TTT (14,9%), là những nguyên nhân có thể không tránh được. Bảng 3: Các nguyên nhân theo nhóm tuổi Nhóm tuổi NN 0 – 5 tuổi 11 – 15 tuổi n = 19 % n = 58 % ROP 13 68,4 6 10,3 Đục TTT 0 0 11 19,0 Glôcôm 1 5,3 4 6,9 Viêm MBĐ 0 0 4 6,9 Khác 4 21,0 21 36,2 Không rõ 1 5,3 12 20,7 Bảng 3 cho thấy các nguyên nhân theo nhóm tuổi, ở nhóm tuổi nhỏ từ 0-5 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là ROP, không có trường hợp nào đục thể thủy tinh. Trong khi đó, ở nhóm tuổi từ 11-15, đục thể thủy tinh lại là nguyên nhân chính. IV. BÀN LUẬN Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu là một trường dành cho trẻ em mù và khiếm thị lớn nhất tại TP.HCM, nhưng không phải tất cả trẻ em mù của TP.HCM đều được học tại trường, những trẻ mù từ các tỉnh cũng có thể xin vào học nội trú tại trường. Mặc dù trẻ em ở một trường mù không thể đại diện cho toàn bộ trẻ em mù trong quần thể [1], nhưng đây cũng là những số liệu đầu tiên về các nguyên nhân gây mù trẻ em ở TP. HCM và các vùng lân cận. 86 Đại đa số học sinh của trường đều thuộc loại mù và khiếm thị nặng theo phân loại của WHO, 97,9%. Vì khảo sát các nguyên nhân gây mù trẻ em của WHO chỉ thực hiện ở trẻ từ 0-15 tuổi nên chúng tôi chỉ phân tích 102 em trong tiêu chuẩn này. Các nước đang phát triển như Indonesia [3], Malaysia [4], Sri Lanka [5], và Trung Quốc [6], các nguyên nhân di truyền chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh xảy ra nhiều nhất trong thời gian chu sinh với nguyên nhân hàng đầu là ROP tương tự như Thái Lan và Philippines [7]. Điều này có thể được giải thích vì khả năng cứu sống trẻ sinh non nhẹ cân của Việt Nam tăng đáng kể trong những năm vừa qua, đặc biệt là tại các thành phố lớn, trong khi điều trị ROP mới chỉ bắt đầu thực hiện tại TP.HCM từ 3 năm nay. Chương trình tầm soát ROP được bắt đầu từ năm 2001, khi đó, những trẻ mắc ROP nặng được giải thích để gửi đi điều trị tại Thái Lan bằng kinh phí tự túc, chỉ có 1/2 số gia đình được tư vấn đưa trẻ đi điều trị [8] vì chi phí khá cao, hiểu biết của gia đình hạn chế, điều trị trễ, và nay chúng tôi đã gặp lại một số trẻ trong nghiên cứu này. Nếu phân tích các nguyên nhân theo lứa tuổi, tỉ lệ ROP lên đến 68,4% ở trẻ từ 0-5 tuổi, chủ yếu là từ 3 - 5 tuổi. Đục TTT là nguyên nhân gây mù quan trọng ở tất cả các nước trên thế giới [9]. Trong nghiên cứu này là đục TTT là nguyên nhân chủ yếu gây mù loà ở lứa tuổi 11-15. Tất cả các trường hợp này đều đã được phẫu thuật với nhiều biến chứng cũng như theo dõi không sát sau phẫu thuật. Ngoài ra, việc phát hiện sớm cũng chưa được chú trọng cách đây 10 năm. Trong khoảng 5-6 năm trở lại đây, kỹ thuật mổ đục thể thủy tinh ở trẻ em tại bệnh viện Mắt TP.HCM tiến bộ đáng kể, với sự hỗ trợ của chương trình ánh mắt trẻ thơ và tổ chức ORBIS, rất nhiều bệnh nhân đục TTT được phát hiện và điều trị sớm, điều đó có thể lý giải được vì sao không có trường hợp đục TTT nào ở trẻ dưới 6 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi. Cũng như các nghiên cứu tại Ethiopia [1], Thái Lan và Phillippines [7], tỉ lệ các trường hợp không xác định được nguyên nhân của chúng tôi khá nhiều vì hầu hết học sinh, nhất là những học sinh lớn đều không có hồ sơ sức khỏe. V. KẾT LUẬN Những nguyên nhân chủ yếu gây mù cho trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi là những nguyên nhân có thể phòng tránh được. Với chương trình tầm soát và điều trị ROP hiện nay tại TP.HCM và mở rộng ra các tỉnh phía Nam, tỉ lệ trẻ mù do ROP có thể giảm đáng kể trong những năm tới. Bên cạnh đó, chương trình chăm sóc mắt ban đầu hiện nay sẽ tiếp tục giúp phát hiện và điều trị kịp thời các trường hợp đục TTT trẻ em. Việc phát hiện, can thiệp sớm cho trẻ đục TTTBS và điều trị nhược thị tích cực sau phẫu thuật cũng cần được quan tâm hơn nữa. Những nghiên cứu rộng hơn là cần thiết để có được bức tranh toàn cảnh về các nguyên nhân gây mù ở trẻ em Việt Nam. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. KELLO A. B, GILBERT C. (2003) Causes of severe impairment and blindness in children in schools for blind in Ethiopia. Br. J. Ophthalmol; 87;526-530 2. WEBSITE WWW.GSLHCM.ORG.VN 3. SITORUS R, PREISING M, LORENZ B. (2003) Causes of Blindness at the “Wiyata Guna” school for blind, Indonesia. Br. J. Ophthalmol; 87;1065-1068 4. REDDY SC, TAN BC. (2002) Causes of childhood blindness in Malaysia: results from a national study of blind school students. Int ophthalmol; 24:53-59 5. ECKSTEIN MB, FOSTER A, GILBERT CE. (1995) Causes of childhood blindness in Sri Lanka: results from children attending six school students for the blind. Br J Ophthalmol; 79:633-636. 6. HORNBY SJ, XIAO Y, GILBERT CE et al. (1999) Causes of childhood blindness in the People’s Republic of China: results from 1131 blind school students in 18 provinces. Br J Ophthalmol; 83:929-932 7. GILBERT C, FOSTER A. (1993) Causes of blindness in children attending four schools for the blind in Thailand and the Philippines. A comparison between urban and rural blind school populations. Int Ophthalmol. Aug;17(4):229-234 8. PHAN MH, NGUYEN PN, REYNOLDS JD. (2003) Incidence and severity of retinopathy of prematurity in Vietnam, a developing middle-income country. J Pediatr Ophthalmol Strabismus; 40:208-212. 9. GILBERT C, FOSTER A. (2001) Childhood blindness in the context of VISION 2020 – The right to sight. Bull World Health Organ. ;79(3):227-233. Epub 2003 Jul 7. SUMMARY CAUSES AND PREVALENCE OF BLINDNESS AND SEVERE VISUAL IMPAIRMENT AT BLINDNESS SCHOOL, HO CHI MINH CITY, VIETNAM Objectives: To determine causes of blindness at Nguyen Dinh Chieu Blind School of HCMC, shool year 2006-2007. Methods: prospective cross-sectional study of all pupils of Nguyen Dinh Chieu School, HCMC using WHO/PBL examination record for children with blindness and low vision. Results: 102 pupils under 16 year-old with visual acuity of the better eye less than 6/60, including 59 boys (57.8%), and 43 girls with mean age 10.14±3.83. Retinopathy of prematurity (ROP) was the most common cause of blindness with 30.4% of cohort, but 68.4% of children less than 6 years old. 88 Congenital cataract was the second common cause of blindness of 14.9%. The major anatomical site of visual loss was retina 41.1%, whole eye 19.6%, cataract 12.7%, uvea 7.8%, optic nerve 7.9%, cornea 7.8%, and cortical blindness 2.9%. Conclusions: ROP without early detection and treatment was the most important cause of blindness in children. Congenital blinding cataract could be decreased with early detection and treatment, improved operative techniques, postoperative amblyopic treatment.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_khao_sat_cac_nguyen_nhan_gay_mu_va_khiem_thi_tai_truo.pdf
Tài liệu liên quan