Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sự đa dạng sin học các loài sâu hại và thiên địch trên cây cà chua

Tài liệu Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sự đa dạng sin học các loài sâu hại và thiên địch trên cây cà chua: CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Rau quả thuộc loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể, rau quả còn là nguồn thực phẩm quan trọng trên thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Điều kiện đất đai, khí hậu nước ta rất thuận lợi để phát triển rau xanh và cây ăn quả nhưng cũng là môi trường thích hợp cho các loại côn trùng, sâu bọ, nấm mốc phá hoại. Do vậy, trong thực hành nông nghiệp không thể tránh khỏi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng sâu bệnh cũng như các chất bảo quản rau quả trong quá trình lưu thông phân phối. Hiện nay, tình trạng vệ sinh an toàn của rau quả nói chung và đối cây cà chua nói riêng là vấn đề đáng lo ngại: - Việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ quá cao là tác nhân thường gặp ở một số vụ ngộ độc gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm ...

doc70 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sự đa dạng sin học các loài sâu hại và thiên địch trên cây cà chua, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Rau quả thuộc loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể, rau quả còn là nguồn thực phẩm quan trọng trên thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Điều kiện đất đai, khí hậu nước ta rất thuận lợi để phát triển rau xanh và cây ăn quả nhưng cũng là môi trường thích hợp cho các loại côn trùng, sâu bọ, nấm mốc phá hoại. Do vậy, trong thực hành nông nghiệp không thể tránh khỏi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng sâu bệnh cũng như các chất bảo quản rau quả trong quá trình lưu thông phân phối. Hiện nay, tình trạng vệ sinh an toàn của rau quả nói chung và đối cây cà chua nói riêng là vấn đề đáng lo ngại: - Việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ quá cao là tác nhân thường gặp ở một số vụ ngộ độc gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, với mức độ nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt. - Hội chứng nhiễm độc não thường gặp đối với thuốc bảo vệ thực vật nhóm thủy ngân hữu cơ và lân hữa cơ. Các hội chứng về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, gan, mật và hội chứng về máu cũng có thể xảy ra ở những trường hợp nặng, tỷ lệ tử vong cao. - Hơn thế nữa, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng…không đúng quy định làm cho tổn dư các chất hóa học độc hại trong rau quả tuy ở liều lượng chưa gây ngộ độc cấp tính nhưng với thời gian sử dụng kéo dài cũng có thể dẫn đến nguy cơ tích lũy và gây tổn thương một số bộ phận trong cơ thể, sau một thời gian dài mới phát bệnh hoặc gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ sau. Báo cáo khảo sát của ngành Y tế tại một số tỉnh đã phát hiện Dimethoat, Diazinon và Cypermethrin phổ biến trong các loại rau, đậu, đỗ. Mặc dù các loại thuốc trừ sâu này có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trong sản xuất rau an toàn, mức độ tồn dư ở các mẫu rau cải xanh đã gần với giới hạn tối đa cho phép. Từ năm 2005 - 2007, kết quả phân tích của Cục Bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng thông báo một số thuốc bảo vệ thực vật thường gặp như Fipronil, Quinalphos, Hexaconazonle với dư lượng vượt mức cho phép trên 20% ở mẫu nho, 6,6% ở mẫu bắp cải và 11,1% ở mẫu đậu quả. - Theo thống kê của Cục An toàn và vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế, từ năm 2000 - 2007 đã có tới 205 vụ ngộ độc, với 3.637 người mắc, 23 người chết do thực phẩm gây ngộ độc là rau, của, quả. Tính riêng năm 2007 cũng có 37 vụ ngộ độc, 555 người mắc và 7 người tử vong. Mặc dù đây là số liệu tổng hợp từ báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh gửi về nhưng cũng cảnh báo thực trạng rất đáng lo ngại (PGS. TS. Hà Thị Anh Đào, 2010) - Chính vì vậy, việc phát triển rau quả nói chung và cà chua nói riêng ngoài phát triển nông nghiệp phải đi đôi với bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, giảm thiểu việc dùng thuốc hoá học trên cây là vấn đề cấp bách hiện nay. Vì vậy, công tác điều tra sự đa dạng thành phần sâu hại và thiên địch trên cây trồng cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Xuất phát từ điều này, sinh viên tiến hành đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sự ĐDSH các loại sâu hại & thiên địch trên cây cà chua” tại huyện Bình Chánh – Tp.HCM nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp quản lý sâu hại trên cây cà chua, bảo tồn và phát huy được vai trò của thiên địch một cách hiệu quả, góp phần giảm thiểu việc dung thuốc trừ sâu trên cây họ cà chua. 1.2 Mục đích yêu cầu Thu thập, cung cấp các số liệu về sự đa dạng của thành phần sâu hại và thiên địch trên cây cà chua tại huyện Bình Chánh để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn các loài côn trùng có ích phục vụ cho công tác sản xuất rau an toàn của TP.HCM. 1.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh trên cây cà chua tại huyện Bình Chánh. - Điều tra sự đa dạng côn trùng trên cây cà chua trên địa bàn huyện Bình Chánh. - Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến sự đa dạng hệ chân khớp trên cây cà chua. - Diễn biến số lượng của một số loài sâu hại và thiên địch chính . 1.4 Giới hạn đề tài - Thời gian: đề tài thực hiện từ tháng 26/11 – 26/02/2011 - Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu côn trùng thiên địch và sâu hại trên ruộng cà chua huyện Bình Chánh, Tp.HCM CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Định nghĩa về đa dạng sinh học Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Tính đa dạng của gen di truyền, kiểu gen và các bộ gen cũng như mối quan hệ của chúng với môi trường ở mức phân tử, loài, quần thể và hệ sinh thái (FAO, 1990). Tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật trên trái đất, có thể được phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh cảnh (Overseas Development Administration, 1991). Toàn bộ sự đa dạng và sự khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, các tổ hợp sinh vật và các hệ sinh thái hướng sinh cảnh. Thuật ngữ bao gồm các mức đa dạng hệ sinh thái, loài và sinh cảnh, cũng như trong một loài (đa dạng di truyền) (Fiedler & Jain, 1992). Tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các dạng sống ở các mức di truyền, quần thể, loài, quần xã và hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993). Là toàn bộ đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như những tác động tương hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời điểm xác định (di Castri, 1995). Là toàn bộ các mức tổ chức về mặt di truyền học, các cấp phân loại và sinh thái học, cũng như mối tương tác theo thứ bậc, tại các mức độ tổ hợp khác nhau (di Castri & Younốs, 1996) Đa dạng sinh học được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, gồm các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau (Elizabeth Cromwell, David Cooper and Patrick Mulvany, 1997). Theo Dương Trí Dũng (2001) đa dạng sinh học là sự biến đổi trong sinh vật sống từ mọi nguồn như trong không khí, đất, biển, trong hệ thống môi trường nước khác là một phức hợp sinh thái nơi nó tồn tại, điều này bao gồm sự đa dạng về loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái). Theo Phạm Bình Quyền (2006), đa dạng sinh học là sự phong phú của tất cả các loài sinh vật từ các hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước, và mỗi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái). 2.2 Đặc điểm của cây cà chua Tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller - Cà chua là một trong những cây thực phẩm khá quan trọng đối với đời sống con người, là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và chế biến được nhiều cách, cà chua còn cho năng suất cao. Ở nhiều nước trên thế giới đã phát triển trồng cà chua trên qui mô khá rộng được canh tác khoảng 200 năm nay ở Châu Âu để làm cây thực phẩm, ở Bungari có diện tích trồng rau chiếm 70% tổng diện tích trồng trọt, trong đó cây cà chua chiếm 40% diện tích. - Trong những năm qua, nước ta đã mở rộng diện tích trồng cà chua trên một qui mô lớn. Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua chưa được phát triển mạnh theo mong muốn vì cà chua trồng trong điều kiện nóng và ẩm ở nước ta dễ mắc nhiều bệnh gây hại đáng kể như héo tươi, virus,... khó phòng trị. Để đảm bảo cho năng suất cà chua ngày càng tăng và ổn định, ngoài những biện pháp cần giải quyết về giống, canh tác, đất đai, phân bón… thì vấn đề sâu hại cà chua cần phải chú ý đặc biệt là đối với vụ cà chua xuân hè.. - Theo các kết quả điều tra thành phần sâu hại trên cây cà chua có tới 13 -14 loài gây hại phổ biến thường xuyên. Một số loài gây hại nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đối với năng suất cà chua: bọ phấn, bọ xám, sâu xanh. 2.2.1 Đặc tính sinh vật học Rễ: rễ cái mọc nhanh, ăn sâu 0.5 – 1m. Rễ cái thường bị đứt khi cây ra rễ phụ, hệ thống rễ phụ rất phát triển và phân bố rộng. Bộ rễ ăn sâu hay nông, phát triển mạnh hay yếu đều liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của các bộ phận trên mặt đất. Do đó muốn có bộ rễ như ý muốn ta chỉ việc tẻ cành, bấm ngọn. Thân: Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách. Chồi nách ở các vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau, thường chồi nách ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh và phát dục sớm so với các chồi nách gần gốc., khi cây lớn thân cây hoá gỗ. Tuỳ theo khả năng sinh trưởng và phân nhánh, cà chua được phân thành 4 dạng khác nhau: - Dạng vô hạn: Thân dài hơn 2m, có chum hoa đầu tiên ở lá thứ 9 – 11 sau đó cách 3 – 4 lá sau mới có chùm hoa tiếp theo. Dạng này có tiềm năng cho năng suất cao nhờ thu hoạch dài ngày. - Dạng hữu hạn: Thân cứng, mọc đứng, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 7 – 9, sau đó cách 1 – 2 lá cho chùm hoa kế tiếp cho đến khi cây được 4 – 6 chùm hoa thì xuất hiện chùm hoa ngọn, cây ngừng cao. Dạng cà chua này cho trái sớm và tập trung. - Dạng bán hữu hạn: Tương tự như dạng hữu hạn nhưng số chùm hoa của loài này nhiều hơn khoảng 8 – 10 chùm. - Dạng bụi: cà chua có long rất ngắn, đâm chồi mạnh, ít chùm hoa, cho trái tập trung, phục vụ cho việc trồng dày và thu hoạch cơ giới. Lá: Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1 lá riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống. Phiến lá thường phủ lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên. Hoa: Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn chéo ở cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được. Số lượng hoa trên chùm thay đổi tùy giống và thời tiết, thường từ 5 - 20 hoa. Quả: Trái thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài. Vỏ trái có thể nhẵn hay có khía. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ trái và thịt trái Quá trình chín của trái chia làm 4 thời kỳ: - Thời kỳ trái xanh: Trái và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem dấm trái không chín, trái chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống. - Thời kỳ chín xanh: Trái đã phát triển đầy đủ, trái có màu xanh sáng, keo xung quanh hạt được hình thành, trái chưa có màu hồng hay vàng nhưng nếu đem dấm trái thể hiện màu sắc vốn có. - Thời kỳ chín vàng: Phần đỉnh trái xuất hiện màu hồng, xung quanh cuống trái vẫn còn xanh, nếu sản phẩm cần chuyên chở đi xa nên thu hoạch lúc nay để trái chín từ từ khi chuyên chở. - Thời kỳ chín đỏ: Trái xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể hiện hoàn toàn, có thể thu hoạch để ăn tươi. Hạt trong trái lúc nay phát triển đầy đủ có thể làm giống. Hạt: Hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm trong buồng chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình có 50 - 350 hạt trong trái. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 - 3,5g. 2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cà chua 2.2.2.1 Khí hậu và chất dinh dưỡng - Độ ẩm: độ ẩm không khí tốt nhất cho cà chua vào khoảng 45 – 60% - Nhiệt độ: Cà chua là cây chịu ấm, một trong những điều kiện cơ bản để có được sản lượng cao và sớm ở cà chua là tạo chế độ nhiệt độ tối hảo cho cây 21 – 240C, nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5oC thì cây cho nhiều hoa. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt độ không khí và đất nhất định. - Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém. - Nước: Yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống nhau. Khi cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Nếu gặp mưa nhiều vào thời gian này trái chín chậm và bị nứt. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng. - Đất: Cà có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt và chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ. Cà trồng tốt nhất sau vụ cải bắp hay dưa leo, những loại cây cần bón nhiều phân hữu cơ và đạm. Cà thích hợp trên đất có pH = 5,5 - 7,0. Đất chua hơn phải bón thêm vôi. - Phân bón: Để đạt năng suất cao cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Lượng chất dinh dưỡng hấp thụ tuỳ thuộc vào khả năng cho năng suất của giống cà chua, tình trạng đất, điều kiện trồng. Để sản xuất được 10 tấn quả cây cần hấp thụ 25 – 30 tấn Nito, 2 – 3 kg Photpho, 30 – 35 kg Kali. Vì ở giai đoạn tăng trưởng và phát dục của cây trùng lấp nhau và nhu cầu cây cần chất dinh dưỡng cho đến khi trái chín, do đó việc bón lót, bón thúc nhiều lần, bón luân phiên phân vô cơ và hữu cơ giúp tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng cho cây và tăng năng suất. Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín 2.2.2.2 Phương hướng chọn giống Giống F1 nhập nội - Red Crown 250 (nhập từ Đài Loan do công ty Giống Cây Trồng Miền Nam phân phối): Là giống lai F1, thân sinh trưởng vô hạn cao 1,5-2m, cần làm giàn chắc chắn, cây tăng trưởng mạnh, chống chịu tốt bệnh héo vi khuẩn và thối hạch khá, trồng được trong mùa nắng cũng như trong mùa mưa, khả năng đậu trái cao trong mùa mưa, trái phát triển đều, trái tròn, hơi có khía, rất cứng và ít nứt trái trong mùa mưa. Giống cho thu hoạch 65-70 ngày sau khi trồng, thời gian thu hoạch dài, năng suất 30-40 tấn/ha. - TN52 (nhập từ Ấn Độ do công ty Trang Nông phân phối): Là giống lai F1, thân sinh trưởng hữu hạn, trồng được quanh năm, trái to dạng hình vuông, chín đỏ đẹp, thịt dầy rất cứng, trọng lượng trái trung bình 90-100g, thu hoạch 65-70 ngày sau khi trồng, năng suất biến động từ 20-30 tấn/ha, lượng hột giống tròng cho 1.000m2 từ 8-10 g (330-350 hột/g), trồng được quanh năm. - Cà chua F1 số 607 (công ty Hai Mũi tên Đỏ phân phối): Là giống lai F1, thân sinh trưởng hữu hạn, tán cây và lá phân bố gọn, kháng bệnh héo xanh tốt, chịu nhiệt, trồng được quanh năm. Trái dạng trứng, ngắn, hơi vuông, chín màu đỏ tươi, cứng, trọng lượng trung bình 100-120g/trái. Đây là giống lai F1, không nên lấy hột trong trái ăn tươi đem trồng lại vì năng suất và phẩm chất giảm. Giống địa phương - Cà Cùi: Trái hình tròn dẹp, to trung bình, màu hồng, trái chia nhiều ngăn , chứa nhiều hạt, trái có vị chua, có khía hay không có khía, thường sử dụng ăn tươi. Cà cùi trồng phổ biến nhiều nơi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Mỹ Tho, Gò Công, Hoc Môn. - Cà Bòn Bon: Trồng phổ biến ở Sóc Trăng, Bạc Liêu. Cây sinh trưởng vô hạn, trái hình bầu dục dài, màu đỏ, trơn láng, không khía, thịt day, trái chia làm nhiều ngăn, chứa ít hạt. Trái được sử dụng làm mứt, tương cà, ăn tươi hay chế biến, nấu nướng. - Cà Gió: Trồng phổ biến ở vùng An Giang, Châu Đốc. Trái hình bầu dục dài, đầu hơi nhọn, màu đỏ, không khía, thịt day, trái chia nhiều ngăn và chứa ít hạt. Cà gío chịu nóng giỏi nên trồng được vào mùa hè, trái cũng được sử dụng để chế biến, nấu nướng hay ăn tươi. Giống điạ phương, năng suất thấp, trái nứt nhiều, xấu xí trong vụ mưa 2.2.2.3 Kỹ thuật trồng Thời vụ: Nhờ có giống mới nên hiện nay cà chua hầu như trồng được quanh năm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên cũng phân ra làm 3 vụ chính như sau: - Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 - 11 dương lịch và thu hoạch vào tháng 1 - 2 dương lịch, đây là mùa vụ thích hợp nhất. Chú ý cây con trong thời điểm còn mưa cần chăm sóc cẩn thận. - Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 12 - 1 dương lịch và thu hoạch tháng 3- 4 dương lịch, cây tăng trưởng hoàn toàn trong mùa khô, nóng khả năng đậu trái kém, cần chọn giống chịu nóng. - Vụ Hè Thu: Gieo tháng 6 - 7 dương lịch và thu hoạch tháng 9 - 10 dương lịch, cây tăng trưởng hoàn toàn trong mùa mưa, do đó đất trồng phải thoát nước tốt, chọn giống chịu mưa, ít rụng hoa, ít nưt trái, chín có màu đỏ đẹp. Mùa mưa rất bất lợi cho cây cà nên về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc đòi hỏi người trồng cà phải tuân thủ nghiêm ngặt qui trình kỹ thuật, kỹ lưỡng và tay nghề cao, thường lợi tức cao gấp 2-3 lần so với chính vụ. Gieo hạt và ương cây con - Chuẩn bị cây con: + Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm 40 – 500C trong khoảng 3 giờ. Sau đó, cho hạt vào túi vài bọc giấy kín. Để ở chỗ kín, sau khoảng 3 – 4 ngày rễ mọc thì đem gieo vào vườn ươm. Sau khi gieo hạt đều trên mặt đất, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nước để có đủ độ ẩm. Sau khi gieo khoảng 30 – 40 ngày, cây đạt 5 – 6 lá, có thể đem trồng. + Lượng hột gieo cho 1.000 m2 là 7-10 gram (330-350 hột/gram). Hột gieo trong bầu đất hay gieo trên liếp ương 15-20 ngày đem trồng, cây con già hơn dễ ngã trong mùa mưa. Làm mái che cho cây con khi mưa. Đơn giản có thể dùng ni long trong suốt dễ dàng dở ra khi trời nắng hoặc lưới ni long mịn giữ suốt giai đoạn vườn ương giúp cản bớt giọt mưa to. Chú ý: Xử lý cây con trong vườn ương bằng phun thốc ngừa bệnh héo cây con trên liếp trước khi gieo hột bằng Oxyt đồng hoặc Copper B, sau đó cách 4-5 ngày phun một lần và phun 1 ngày trước khi đem trồng bằng một trong các loại thuốc Ridomil, Alliette, Rovral, Monceren, Benlate, Copper Zinc, Topsin-M, Kasuran..., rãi Basudin sau khi gieo để ngừa kiến tha hột. Đối với cà thấp cây có thể trồng dầy hơn, khoảng cách cây 0.3-0.4m. Chuẩn bị đất trồng - Chọn đất: + Cà chua chịu úng kém nên chọn đất cao ráo dễ thoát nước. + Trên đất cũ (đất chuyên rau, đã trồng rau vụ trước): Chú ý ít nhất 1-2 vụ trước không trồng các cây nhóm cà (ớt, cà tím, cà pháo, thuốc lá). Bởi vì các cây này cùng chung họ hàng nên có cùng tác nhân gây hại (bệnh héo xanh trên cà chua, cà phổi, ớt) và chúng có sẳn trong đất dễ dàng gây hại cây con. + Trên đất mới (mới lên liếp trồng): Trồng cà dễ thành công hơn, bởi vì đất được ngập nước trong thời gian trồng luá nên một số mầm bệnh ở trong đất bị tiêu diệt. Mô hình trồng cà chua dưới ruộng trong mùa mưa rất tiêu biểu ở Tiền Giang, một số nông dân tỉnh Cần Thơ trồng trên những chân ruộng không bị ngập nước trong muà lũ lụt, phần lớn bà con các nơi khác trồng trên đất ruộng vụ Xuân-hè. Lên liếp + Liếp đôi: mặt liếp rộng 1,0 -1,3 m, cao 20 cm, trồng 2 hàng, lối đi 0,5 m, khoảng cách cây 0,5 m, mật độ 2.500 cây/1.000 m2, phù hợp trồng trong mùa nắng và loại hình sinh trưởng thấp cây cà chua F1 giống 607. + Liếp đơn: Mặt liếp rộng 0,6 m, cao 0,3-0,4 cm, trồng 1 hàng, lối đi 0,6 m, khoảng cách cây 0,5 m, mật độ 1.600 cây/1.000 m2. Thích hợp trồng mùa hoặc loại cây sinh cao cây như cà RedCrown 250. - Làm đất và lên luống + Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là 1 tuần, không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột + Sau khi cày bừa lại và lên luống sơ bộ, sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng. + Luống cà chua có chiều rộng 110 – 120 cm, rãnh rộng 20 – 25 cm, cao 30 cm + Các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây + Trồng cà chua vụ xuân lên luống cao hơn vụ thu đông. + Bón lót và trồng cà chua ra ruộng sản xuất: + Hố trồng cuốc sâu 12 – 15 cm. Mỗi hố bón 1kg phân chuồng hoai mục (có thể thay phân chuồng bằng nước phân trên mỗi luống đánh 2 rãnh sâu 12 – 18 cm cách nhau 80 cm, phân nước được tưới vào rãnh này và phủ đất lên, phơi đất khoảng 2 ngày rồi trồng cây) + Mật độ trồng cà chua tuy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau: Nên trồng cà chua vào buổi chiều. Hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 60 cm, hoặc có thể là cây cách cây 40 cm. Khi trồng nên cắt bớt rễ cái để cho cây khi trồng bén rễ nhanh. Nên trồng cây to với cây to cây nhỏ với cây nhỏ để tiện chăm sóc. Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất chung quanh gốc. Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay. Nếu chưa kịp bón lót thì tưới nước, pha thêm phân bắc để cung cấp dinh dượng cho cây. 2.2.2.4 Kỹ thuật chăm sóc - Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm trên lá chân - Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ. - Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi nước trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng. - Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay hơi nên tiết kiệm phân. - Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh. - Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn. Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp + Vật liệu và qui cách: Dùng 2 cuồn màng phủ khổ rộng 0.9-1m trồng cà hàng đơn, còn hàng đôi 1,5 cuồn màng khổ 1,2-1,4 m, diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao. Chiều dài mỗi cuồn màng phủ là 400 m. Khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống. + Lên liếp: Lên liếp cao 20-40 cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải làm bằng phẳng không được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước. + Rãi phân lót: Liều lượng cụ thể hướng dẫn bên dưới, nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì màng phủ hạn chế mất phân. Có thể giảm bớt 20% lượng phân so với không dùng màng phủ. + Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như Oxyt đồng hoặc Copper B (20 g/10 lít) hoặc Validacin (20 cc/10lít) đều trên mặt liếp trước khi đậy màng phủ. + Đậy màng phủ: Mùa khô nên tưới nước ngay hàng trồng cây trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp. - Tưới tiêu nước: Cà chua cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rảnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu. - Làm giàn: Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất, giàn giữ cho cây đứng vững, để cành lá và trái không chạm đất, hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng suất, giúp kéo dài thời gian thu trái. Kiểu giàn chữ nhân như giàn cho dưa leo đối với giống cao cây, còn giống thấp cây thì nên đóng trụ tre hoặc tràm xuanh quanh hàng cà, cao 50 cm, dùng dây ni long cột xung quanh. - Tỉa chồi, lá, nụ hoa + Tỉa chồi: Nhiều nghiên cứu cho thấy trồng cà chua không tỉa chồi cho năng suất thấp hơn có tiả chồi. Tạp quán nông dân trồng cà chua ở đồng bằng sông Cửu Long không tỉa cành, thân lá xum xuê thường không đạt năng suất cao. Cần tiả kịp thời khi nhánh mới lú ra 3-5 cm để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gẩy chứ không dùng móng tay ngắt hoặc dùng ké cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương. + Tỉa lá: Nên tỉa bớt các lá chân đã chuyển sang màu vàng để ruộng được thoáng, nhất là những chân ruộng rậm rạp, dễ nhiễm bệnh trồng dầy trong muà mưa. + Tỉa trái: Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4-6 trái, ngắt cuối cành mang trái để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, trái lớn đều cở, giá trị thương phẩm cao. + Bấm ngọn: Đối với giống thời gian sinh trưởng dài, cao cây, giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để trái lớn đều, thu tập trung giúp kết thúc mùa vu gọn. - Ngăn ngừa rụng quả: Để ngăn ngừa hiện tượng rụng quả, quả ta sử dụng chất kích thích sinh trưởng 2,4 – D (phun thuốc này ngay cả khi hoa chưa thụ phấn). Khi phun thuốc cần chờ cho hoa nở được khoảng hơn một nửa rồi mới phun 2,4 – D cần tránh không cho thuốc dây vào lá vì thuốc làm quăn lá nếu xảy ra trường hợp này thì phải bón bổ sung 1 – 2 lần phân loãng. Khi phun 2,4 – D làm cho quả cà chua không hạt nên sử dụng thuốc này cho ruộng cà chua giống 2.2.2.5 Bón phân Tùy theo loại đất, mức phân bón trung bình toàn vụ cho 1.000 m2 như sau: 20 kg urea + 50 kg super lân + 20 kg Clorua kali + 12 kg Calcium nitrat + 50 kg 16-16-8 (đối với giống thấp cây) hoặc 70 kg 16-16-8 (đối với giống cao cây) + 1 tấn chuồng hoai + 100 kg vôi bột, tương đương với lượng phân nguyên chất (185-210N)-(150-180P2O5)-(160-180K2O) kg/ha. - Bón lót: 50 kg super lân, 3 kg Clorua kali, 2 kg Calcium nitrat, 10-15 kg 16-16-8, 1 tấn phân chuồng và 100 kg vôi. Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai, lân rãi trên toàn bộ mặt liếp xới trộn đều. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa. - Bón phân thúc + Lần 1: 15 ngày sau khi cấy (giống thấp cây) và 20 ngày sau khi cấy (giống cao cây). Số lượng 4 kg Urê, 3 kg Clorua kali, 10 kg 16-16-8 + 2 kg Calcium nitrat. Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cà hoặc đục lổ màng phủ giữa 2 gốc cà. + Lần 2: 35-40 ngày sau khi cấy, khi đã đậu trái đều. Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 2 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại cà hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà. + Lần 3: Khi cây 60-65 ngày sau khi cấy, bắt đầu thu trái rộ. Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 3 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà. + Lần 4: Khi cây 70-80 ngày sau khi cấy đối với giống cao cây, còn giống thấp cây đã kết thúc thu hoạch. Lượng bón: 4 kg Urê, 4 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 3 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc cà. Chú ý: Cây họ cà rất nhạy cảm với triệu chứng thiếu Calcium, biểu hiện là thối đít trái. Ngoài việc bón lót vôi bột (tức là đã cung cấp thêm Calcium), nếu không bón thúc Calcium Nitrat vào đất như hướng dẫn trên bà con có thể bổ sung bằng Clorua canxi (CaCl2), nồng độ 2-4 %o phun trên lá định kỳ 7-10 ngày/lần từ lúc trái non phát triển. Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để hạn chế mất phân. Có thể dùng thêm phân bón lá vi lượng như Master Grow, Risopla II và IV, Miracle,... phun định kỳ 10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi thu hoạch đợt đầu tiên, nồng độ theo khuyến cáo trên nhản chai phân. Không nên lạm dụng chất kích thích tăng trưởng nhất là giai đoạn phát triển trái vì dễ bị bệnh và giảm phẩm chất trái. 2.2.2.6 Kỹ thuật để giống cà chua Khi cần tạo giống thì chọn những cây khoẻ, quả chín sớm, sai quả. Sau khi chọn cây chú ý theo dõi quá trình ra quả của cây. Tiến hành loại quả chùm quả thứ nhất chỉ lấy chùm quả thứ 2 – 3 để lấy quả làm hạt giống. Mỗi chùm giống tiến hành tỉa chỉ để lại 2 – 3. Khi quả giống chín tiến hành thu hoạch cắt quả giống để vào chậu sành, sứ 5 -6 ngày cho thối rữa hết thịt quả tiến hành đãi lấy hạt. Hạt được phơi nơi thoáng mát, dung đũa đảo đều cho nhanh khô. Cho hạt bảo quản trong thùng lớn dưới đáy để vôi sống chống ẩm. Trung bình muốn cứ 1kg hạt giống thì phải chọn 150 – 200 quả cà chua giống. 2.2.2.7 Thu hoạch Cà cho thu hoạch khoảng 75-80 ngày sau khi trồng, thời gian cho thu hoạch kéo dài 30-60 ngày tùy theo giống vô hạn hay hữu hạn và điều kiện chăm sóc. Năng suất giống địa phương thấp 10-15 tấn/ha, giống nhập nội 30-40 tấn/ha. 2.3 Các bệnh hại chính trên cây cà chua Cây cà chua hay bị 3 bệnh chính: xoăn lá, héo xanh và mốc sương gây thất thu lớn. 2.3.1 Bệnh xoăn lá cà chua - Nguyên nhân + Bệnh do vi rút gây ra:Vi rút xoắn lá cà chua có thể gây nhầm lẫn với một số tình trạng bệnh cà chua khác như: là nụ hoa cà chua lớn, cà chua vàng trên đầu, bệnh xoắn lá sinh lý và bệnh thiếu photphat và magiê. Bệnh lớn nụ cà chua có thể phân biệt được vì nó làm cho hoa có màu xanh lá cây. Vi rút gây bệnh vàng đầu cà chua làm cho lá non có kích thước nhỏ và tròn, với mép lá cong lên hoặc cong xuống. Bệnh xoắn lá sinh lý do áp lực nước không làm cây còi cọc và mô lá non phát triển thì mềm chứ không cứng. + Thiếu photphat làm cho cây còi cọc, cứng và nhuốm màu hơi tím và mọi bộ phận của cây đều nhỏ lại. Thiếu magiê làm vàng vùng giữa gân lá ở những lá ở giữa và dưới thân cây. Với những vi rút xoắn lá cà chua, chỉ những bộ phận mới phát triển sau khi nhiễm bệnh mới bị thu nhỏ kích thước. Cũng vậy, cây thiếu photphat và magiê, không ít thì nhiều, có khuynh hướng phân bố đồng đều khắp cả đồn điền trong khi đó những cây nhiễm vi rút thì thường phân bố rải rác hoặc từng cụm. Hình 2.1: Bệnh xoăn lá cà chua - Triệu chứng + Cây bị bệnh còi cọc, lá hơi cứng, nhỏ, biến dạng nhăn lốm đốm. Bệnh thường xuất hiện trên lá non, cây có thể phân hóa nhiều cành, cho ít trái và trái nhỏ. + Sự lây lan: Vi rút bệnh xoắn lá cà chua không truyền qua hạt, đất, hoặc từ cây này sang cây khác khi cầm. Chúng nằm ở trong cây nhiễm bệnh, trong số đó có thể có cây mọc dại mà chúng không biểu hiện triệu chứng. Những vi rút này được truyền từ cây này qua cây khác do loài ruồi trắng lá bạc. - Phòng trừ + Sự lây lan của vi rút gây bệnh xoắn lá cà chua có thể ngăn ngừa bằng cách loại bỏ các cây ký chủ ra khỏi vùng có bệnh, và bằng cách chế ngự loài ruồi trắng có mặt trên cây trước khi loại bỏ cây. + Ở những vùng nhiễm bệnh, việc chế ngự dịch bệnh vi rút cà chua phụ thuộc vào việc chế ngự sự lan tràn của loài ruồi trắng. Cách thức làm việc trên đồn điền nơi đã có những cây cũ bị nhiễm vi rút cà chua và cũng là nơi có số lượng ruồi trắng quá cao thì đặc biệt quan trọng. Nếu ruồi trắng ởnhững cây cũ bị nhiễm bệnh không được chế ngự, thì chúng có thể di chuyển sang những cây mới và làm cho những cây này bị nhiễm vi rút cà chua. Có nhiều thông tin về cách thức xử lý loài ruồi trắng trong số phát hành "Cách thức xử lý loài ruồi trắng lá bạc cho các vụ hoa màu hay nhất” 2.3.2 Bệnh mốc sương cà chua (Phytophthora infestans) - Nguyên nhân + Bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans (Mont) de Bary, thuộc bọ Peronosporales, lớp Phycomycetes có chu kỳ phát triển hoàn toàn bao gồm giai đoạn sợi nấm, sinh sản vô tính (bào tử phân sinh – bào tử động) và sinh sản hữu tính tạo ra bào thử trứng. + Sợi nấm hình ống, đơn bào, có nhiều nhân. Cành bào tử phân sinh đâm ra ngoài qua lỗ khí khổng hoặc trực tiếp qua biểu bì cây, đơn độc từng cành hoặc từng nhóm 2 – 3 cành. Trong điều kiện độ ẩm 90 – 100%, đặc biệt đêm có sương và mưa phùn, nhiệt độ 14,6 – 22,90C thì bào tử được hình thành rất nhiều. Bào tử phân sinh nảy mầm theo 2 kiểu: hoặc hình thành bào tử động, hoặc hình thành ống mầm. Bào tử động chuyển động được nhờ 2 lông roi. Nhiệt độ thích hợp để nảy mầm hình thành bào tử động là 12 – 140. Từ 180C trở lên bào tử phân sinh này mầm tạo thành ống mầm. Khi nhiệt độ trên 280C hoặc dưới 40C bào tử phân sinh không nảy mầm. Bào tử phân sinh được hình thành trong điều kiện thích hợp, nhiệt độ dưới 180C, độ ẩm càng cao thì khả năng nảy mầm càng lớn, tuổi bào tử càng non thì tỷ lệ nảy mầm càng cao, nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí khổng hoặc trực tiếp qua biểu bì. Một bào tử phân sinh hoặc bào tử động cũng có thể tạo thành vết bệnh. Nhiệt độ tối thiểu để nấm xâm nhập là 120C, thích hợp nhất là 18 – 220C. Thời kỳ tiềm dục của nấm ở là là 2 ngày, trên quả là 3 – 10 ngày. + Nguồn bệnh truyền từ năm này qua năm khác bằng sợi nấm, bào tử trứng trên tàn dư cây cà chua bị bệnh, sợi nấm còn tồn tại ở hạt cà chua. Trong thời kỳ cây sinh trưởng, bệnh lây lan phát triển nhanh chóng bằng bào tử phân sinh. + Nấm phytophthora infestans có nhiều dạng sinh học. Những nghiên cứu về mới quan hệ giữa các dạng sinh học của nấm phytophthora infestans với các giống cà chua đã biết trước hệ thống gen di truyền đã chỉ ra một phương hướng mới phòng trừ bệnh bằng con đường tạo giống chống bệnh - Triệu trứng + Bệnh xuất hiện trên thân, lá, hoa và quả của cây. Trên lá vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở đầu lá, mép lá hoặc gần cuống lá. Vết bệnh lúc đầu hình tròn hoặc hình bán nguyệt, màu xanh tối, về sau không định hình màu nâu đen. Giới hạn giữa phần bệnh và phần khoẻ không rõ rang, mặt dưới vết bệnh màu nhạt hơn. Vết bệnh có thể lan rộng khắp lá, lan qua cuống lá con làm toàn bột lá chết. Khi trời ẩm ướt, mặt dưới vết bệnh ình thành lớp mốc trắng, đó là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm, lớp mốc này còn lan rộng ra phần xung quanh vết bệnh, khi trời nắng, nhiệt độ cao, lớp mọc trắng này nhanh chóng bị mất đi. + Ở trên thân, cành vết bệnh ban đầu hình bầu dục nhỏ hoặc hình dạng không đều đặn, sau đó vết bệnh lan rộng bao quanh và kéo dài dọc thân cành, màu nâu hoặc nâu sẫm, hơi lõm và ủng nước. Khi trời ẩm ướt, thân cành bị bệnh giòn, tóp nhỏ, dễ gẫy. Khi trời khô ráo vết bệnh không phát triển thêm, màu nâu xám, cây có thể tiếp tục sinh trưởng. + Trên hoa: vết bệnh màu nâu hoặc màu đen xuất hiện ở đài hoa ngay sau khi nụ được hình thành, bệnh lan sang cánh hoa, nhị hoa, cuống hoa làm cho cả chùm hoa bị rụng. + Trên quả: trên quả lớn vết bệnh có thể xuất hiện ở núm hoặc ở giữa quả, lúc đầu màu nâu nhạt, sau thành nâu đậm hoặc nâu đen, vết bệnh lan khắp bề mặt quả. Quả bệnh khô cứng, bề mặt sù sì lồi lõm. Thịt quả bên trong vết bệnh cũng có màu nâu, khoảng trống trong quả có tán nấm trắng, khi trời ẩm ướt trên bề mặt vết bệnh ở quả cũng có lớp nấm trắng xốp bao phủ. Về sau quả bệnh thối đen nhũn. Hình 2.2: Bệnh sương mai trên quả cà chua + Trên hạt: hạt trong quả bị bệnh cũng bị hại, hạt bị bệnh nặng thường nhỏ hơn hạt khoẻ, vết bệnh màu nâu chiếm một phần hoặc toàn bề mặt hạt. Quả bị bệnh nặng thối rữa, hạt đen. Hình 2.3: Bệnh mốc sương mai trên lá cây cà chua - Phòng trừ + Chọn giống chống bệnh: Đây là biện pháp cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Chọn củ giống hoặc cây giống tốt, khỏe mạnh và sạch bệnh. + Bón phân: Bón phân phải cân đối, bón tập trung, không nên bón nhiều đạm (đạm phải bón sớm), không được trồng quá dày, phải có chế độ đầu tư chăm sóc thỏa đáng. Vườn khoai luôn được thông thoáng sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng. + Đất: Đất phải được tơi xốp, thoát nước và bắt buộc phải được luân canh. + Biện pháp hóa học: Hiện nay, việc dùng thuốc để phòng trừ BMSKT nhằm giữ vững và nâng cao năng suất là biện pháp không thể thiếu được. Do đó, nhà nông cần phải biết nên sử dụng thuốc gì, khi nào sử dụng và sử dụng như thế nào để cho hiệu quả phòng trừ và hiệu quả kinh tế cao. Sau khi phun, thuốc phải được rải đều trên khắp bề mặt thân cành lá, nhất là mặt dưới lá và những vị trí thân cành bị bệnh. Tranh thủ bơm thuốc khi trời khô ráo, không có mưa. Mùa nắng nên bơm sáng sớm hoặc chiều mát. 2.3.3 Bệnh héo xanh và héo vàng cà chua - Nguyên nhân + Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum. - Triệu trứng + Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Quan sát rễ cây và thân cây phần trong bị sũng nước, sau đó chuyển màu nâu. Nếu cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta dễ dàng thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra. + Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và chết. + Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một cành, thân hoặc một nhánh về một phía của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Quan sát những cây nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân sù sì đó là nét triệu chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn + Điều kiện phát sinh gây bệnh: Xuất hiện gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây con và ở ruộng trồng ngoài sản xuất, gây hại nặng khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ - hoa đến hình thành quả non - quả già thu hoạch. Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng, lá héo xanh gục xuống, cây chết xanh. Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vết thương cơ giới hoặc vết chích của côn trùng ở rễ, thân Sau khi chúng xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyễn theo mạch dẫn làm hư bó mạch, cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh trong cây trồng rất nhanh, tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trường. Chúng phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 – 380C. Hình 2.4: Bệnh héo xanh, héo vàng trên cây cà chua - Phòng ngừa + Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao, do vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn. + Biện pháp canh tác: Luân canh cây trồng; đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh với cây khác họ cà hoặc luân canh với lúa nước. Không nên trồng cà chua 2 vụ liên tiếp trên một chân đất. + Xử lý hạt giống trong nước nóng 500C trong 25 phút. + Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh. + Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại. + Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón. + Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt. + Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa cành, thu hái trái. + Bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả không cao. Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP… có thể hạn chế được bệnh. 2.4 Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây cà chua 2.4.1 Các loại sâu hại chính trên cây cà chua 2.4.1.1 Sâu xanh đục quả Tên khoa học: Helicoverpa armigera Họ: Noctuidae Bộ: Lepidoptera - Triệu chứng tác hại + Trên cây cà chua, sâu non có thể phá hại búp non, hoa, quả, đục vào than, cắn điểm sinh trưởng làm rỗng than, đứt núm, làm rụng, thối quả. + Khi quả còn xanh, sâu thường đục từ giữa quả vào, vết đục gọn, ít nham nhở. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân sâu thường ở ngoài quả và một nửa thân sâu nằm trong quả. Hình 2.5: Quả bị sâu xanh đục + Khi quả đã già và chín, sâu thường đục từ núm xuống, sau đó nằm gọn trong quả cà phá hại quả. Những quả bị hại có thể rụng hoặc gặp phải trời mưa thì quả bị thối nhũn nhanh chóng. - Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ sâu xanh có hiệu quả không thể dùng biện pháp đơn điệu mà phải kết hợp nhiều biện pháp theo mùa vụ của loại cây trồng một cách linh hoạt: + Trước hết phải chú trọng biện pháp canh tác ngay từ đầu vụ: vệ sinh đồng ruộng, cày bừa kỹ để tiêu diệt nhộng còn nằm trong đất. + Tích cực, kịp thời, thường xuyên ngắt các quả bị sâu hại, tránh được sự lây lan và tích luỹ số lượng sâu trên đồng đồng ruộng. + Áp dụng một số biện pháp thủ công: bẫy đèn bắt bướm, bẫy bả chua ngọt để diệt sâu trưởng thành, bảo vệ các loài ký sinh thiên địch bằng cách không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học khi chưa cần thiết. + Việc kết hợp hợp lý các biện pháp trên là góp phần rất to lớn trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp bền vững và môi trường sinh thái tự nhiên. + Tuy nhiên nếu trong điều kiện sâu xanh phát triển mạnh, bắt buộc chúng ta phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng như các chế phẩm sinh học NPV, Bt (ViBt 16000UI), Vibamec 1.8EC, Vimatrine 0.6L hoặc kết hợp NPV và Bt. Trường hợp sâu xanh phát triển tới ngưỡng kinh tế thì phải dùng đến một số loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật, Visher 25ND, Vifast 5ND, Viphensa 50ND, Vifel 50ND, Vifenva 20ND, Virofos 20EC, Viaphate75BHN, Vibafos 15EC... 2.4.1.2 Ruồi đục lá Tên khoa học: Lyriomyza sp. Họ: Agromyzidae Bộ: Diptera Ruồi đục lá còn gọi là sâu đục lòn lá hay sâu vẽ bùa... - Triệu trứng tác hại: + Thành trùng hoạt động mạnh từ 7 - 9 giờ sáng và từ 4 - 5 giờ chiều. Thành trùng cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch mặt lá tạo nhiều lỗ. Trong số đó có một số lổ chứa trứng, chỉ khoảng 1%, phần lớn các lỗ còn lại dùng làm thức ăn cho thành trùng cái và đực do chất lỏng tiết ra từ vết chích. Các lỗ đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo 2 bìa lá. + Ruồi gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá. Khi trưởng thành, dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây hoặc buông mình xuống đất làm nhộng.Các vết đục khắp mặt lá làm cho lá bị khô, trái nhỏ, giảm phẩm chất của trái, nếu trầm trọng làm năng suất giảm. Ngoài cây cà chua còn thấy chúng gây hại trên nhiều loài cây thuộc họ Đậu: đậu đũa, đậu cô ve, đậu trạch, các cây thuộc họ bầu bí như: bầu, bí, mướp, dưa hầu, dưa leo... cà pháo, khoai tây, nên việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn. Hình 2.6: Ruồi đục lá + Dòi đục lá đục ăn mô lá làm giảm diện tích quang hợp, do vậy chúng làm cây vàng, cằn cỗi, lá rụng sớm, chúng gây hại nặng giai đoạn cây con. Ngoài ra, vết thương trên lá do dòi đục lá gây ra tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại cây khác xâm nhập. Dòi đục lá có thể xuất hiện nhiều lứa gây hại trong năm nhưng thường gây hại nặng vào mùa nắng. - Biện pháp phòng trừ + Không nên trồng quá dầy để ruộng cà luôn được thông thoáng, hạn chế bớt sự phát triển của ruồi. + Mạnh dạn cắt bỏ những lá cà đã bị sâu hại quá nặng, mang ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bớt mật số của ruồi ở các lứa sau. + Trước khi trồng dùng màng phủ nông nghiệp (vải nilon) phủ lên trên luống cà chua, biện pháp này không những giảm bớt được công làm cỏ, công tưới... mà còn có tác dụng hạn chế bớt một số lọai sâu bệnh, trong đó có ruồi đục lá. Không nên trồng liên tục nhiều năm những cây thường bị ruồi đục lá  gây hại (như đã nói ở phần trên) trên cùng một khu vực. Tốt nhất là, sau vài vụ cà lại luân canh một vụ với lúa, rau muống... để cắt đứt nguồn thức ăn của ruồi trên đồng ruộng. + Nếu ruộng cà đã bị ruồi gây hại nhiều bạn có thể sử dụng một trong các lọai thuốc như: Vertimex; Baythroid; Sherpa; Sherbush; Decis; Polytrin; Trigard... để phun xịt (về liều lượng và cách sử dụng thuốc bạn có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì). + Ruồi đục lá có vòng đời ngắn, mặt khác chúng lại sinh sản rất nhiều nên chúng rất nhanh quen thuốc. Vì thế, bạn nên thường xuyên thay đổi lọai thuốc để giảm bớt áp lực gây quen thuốc cho chúng. Nếu ruộng cà đã bị ruồi gây hại nặng thì sau khi phun xịt thuốc nên bón bổ sung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây. 2.4.1.3 Bọ phấn trắng Tên khoa học: Bemisia tabaci Họ: Aleyrodidae Bộ: Hemiptera - Đặc điểm hình thái và tập quán sinh sống: + Trưởng thành bay kém nhưng phát tán rộng nhờ gió. Một con cái có thể đẻ 100 – 150 quả trứng, trứng được đẻ ở mặt dưới lá từng trứng riêng lẻ hoặc từng nhóm chúng lột xác 3 lần và hóa nhộng, giai đoạn ấu trùng keó dài 2 - 4 tuần tùy thuộc vào nhiệt độ. + Bọ phấn trưởng thành rất nhỏ, có 4 cánh và được phủ lớp phấn sáp màu trắng, hoặc trắng hơi vàng, dài khoảng 1mm. + Trứng có màu trắng sau chuyển màu nâu. + Ấu trùng có màu trắng hơi xanh hình oval, dài 0,3 – 0,6 mm + Bọ trưởng thành: con đực thân dài 0,75 – 1mm, sải cánh dài 1,1 – 1,5mm. Con cái thân dài 1,1 – 1,4mm, sải cánh dài 1,75 – 2,0mm. Hai đôi cánh trước và sau gần tương đương nhau. Toàn thân và cánh phủ một lớp phấn màu trắng nên gọi là bọ phấn, dưới lớp phấn trắng, thân màu vàng nhạt. Mắt kép có một rãnh ngang chia mặt thành 2 phần trông hơi giống số 8. Râu đầu có 6 đốt, 2 đốt đầu hơi tròn, những đốt còn lại dài và nhỏ, đốt cuối cùng một một long dạng gai. Chân dài và mảnh, bàn chân có 2 đốt, có 2 vuốt bàn chân, ở giữa 2 vuốt có một vật lồi. Bụng có 9 đốt; đốt thứ nhất hơi thót lại làm cơ thể có dạng hình ong. Mảnh lưng đốt bụng cuối cùng ở con đực có hại vật lồi, từ đó có bộ phận sinh dục bên ngoài. Ống đẻ trứng ở con cái tạo nên từ ba đôi vật lồi lại như một mũi khoan. + Sâu non: Cơ thể bọ non có màu vàng nhạt. Khi mới nở có chân và bò dưới mặt lá. Sau đó sâu cố định một chỗ mặt dưới lá, khi lột xác sang tuổi 2 và không còn chân. Tuy vậy trong suốt giai đoạn sâu non đều có mắt kép và râu đầu, kích thước bọ non đẫy sức dài từ 0,7 – 0,9mm, rộng 0,5 – 0,6mm. Sâu non có 3 tuổi. + Nhộng giả: cơ thể hình bầu dục, màu sáng có một số long thưa sắp xếp 2 bên sườn, phía sau lỗ hậu môn có rãnh mông. Miệng thoái hoá, râu và chân ngắn hơi cong. Hình 2.7: Bọ phấn trắng trên cà chua + Trứng hình bầu dục có cuống, trứng dài 0,18 – 0,2mm (trừ phần cuống), vỏ trứng mỏng. Khi mới đẻ trong suốt, sau 24 giờ chuyển sang màu vàng sáp ong, sau 48 giờ chuyển thành màu nâu xám. - Thiên địch + Bọ phấn có nhiều loài thiên địch như ong ký sinh Encarsia formos - Triệu trứng tác hại + Bọ phấn trắng gây hại trên cà chua, ớt, bông vải. Bọ phấn chích hút dinh dưỡng, nước làm gân lá, lá cây bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển. + Bọ phấn chích hút dịch ở lá, ngọn và phần than non. Triệu chứng trứng tác hại trực tiếp khó nhận biết được, nhưng ở những chỗ có bọ phấn gây hại thường phủ một lớp bụi màu trắng. + Tác hại lớn nhất của bọ phấn là làm môi giới truyền bệnh virut xoăn lá cà chua. Tỉ lệ bệnh xoăn lá cà chua trên đồng ruộng tăng khi mật độ bọ phấn trắng tăng lên. Cà chua bị bệnh xoăn lá nghiêm trọng do đó mức độ gây hại của bọ phấn đối với sản xuất là rất lớn - Biện pháp phòng trừ + Phân vùng trồng cà chua để có thể phun phòng trên khu vực trồng cà chua và phun thuốc vành đai bảo vệ được dễ dàng. + Tránh luân canh cà chua với cây kí chủ khác của bọ phấn, coi trọng việc vệ sinh đồng ruộng, nhặt bỏ cà chua già để hạn chế bọ phấn non + Phủ rơm quanh cây cà chua đang mọc mầm, ở vườn ươm có thể dùng lưới côn trùng để bảo vệ cây con. + Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút con trưởng thành. + Hạn chế phun thuốc hóa học vì thuốc có thể giết chết các loài thiên địch có ích trên xuống và bọ phấn dễ bị kháng thuốc. + Có thể dùng các loại thuốc như Actara, Pyrinex, Hopsan,… 2.4.1.4 Sâu khoang Tên khoa học: Spodoptera litura Họ: Noctuidae Bộ: Lepidoptera - Triệu trứng tác hại + Sâu khoang mới nở sống tập trung và gặm ăn chất xanh của lá để lại biểu bì + Khi lớn dần, sâu phân tán đi gây hại, lúc này sâu cắn thủng hoặc khuyết lá. Khi quả đang mùa thu hoạch, mật độ sâu cao, sâu bắt đầu đục quả. Sâu thường đục từ núm quả xuống và chui vào trong ăn phần thịt của quả. Hình 2.8: Sâu khoang - Biện pháp phòng trừ + Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất. + Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất. + Tổ chức bắt sâu non tuổi nhỏ (mới nỏ) và ngắt ổ trứng + Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh... + Thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem có hiệu quả cao. 2.4.2 Thành phần các loài có ích trên cây cà chua 2.4.2.1 Các loài nhện bắt mồi Nhện là loài động vật nhỏ rất giống với côn trùng, nhưng nhìn kỹ lại thì cơ thể của chúng chỉ chia làm hai phần là đầu liền ngực còn bụng thì rời ra, chớ không phải chia ba phần rõ rệt là đầu, ngực và bụng như côn trùng (thí dụ con kiến chẳng hạn). Một sự khác biệt nữa là nhện không bao giờ có cánh để bay như côn trùng, nhưng có khả năng nhả tơ giăng lưới để bắt mồi vì thức ăn của chúng là các loại côn trùng nhỏ, chớ không ăn thực vật hay cây trồng như côn trùng khác. Do đó, hầu hết các loài nhện đều có lợi, vì chúng ăn các loài sâu rầy để giúp nhà nông bảo vệ cây trồng. Chúng ăn tạp nên có thể ăn bất cứ loại côn trùng nào mà chúng bắt được, do đó chúng thường có mặt rất sớm trong ruộng để ăn các loài côn trùng nhỏ khác và chờ khi sâu rầy đến sẽ tấn công ngay từ đầu làm cho mật số của sâu rầy khó gia tăng nhanh được. Vì vậy, mà trong biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu rầy (IPM) người ta đề nghị là “không nên phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 30 ngày đầu sau khi sạ lúa” nhằm mục đích để bảo vệ chúng và các loài côn trùng thiên địch khác cũng có nhiều vào lúc nầy như: chuồn chuồn, bọ rùa, kiến ba khoang…             Có rất nhiều loài nhện cư ngụ trong ruộng lúa từ giăng lưới trên cây đến làm ổ trên lá, và đặc biệt là các loài nhện săn mồi tự do ở dưới gốc lúa, có khi chạy được trên mặt hay lặn vào trong nước. Sau đây là một số loài nhện thường thấy theo thứ tự quan trọng do khả năng bắt mồi đối với sâu rầy, hay mật số của chúng trong ruộng lúa. Nhện sói Tên khoa học: Pardosa pseudoannnulata (Lycosidae, Araneae). Hình 2.9: Nhện sói Nhện chân dài Tên khoa học: Tetragnatha spp. (Tetragnathidae, Araneae). - Gồm nhiều loài với màu sắc khác nhau, loại nhện nầy có đặc điểm dễ nhận biết là chân rất dài, ban ngày thường thấy nằm duỗi chân bất động theo chiều dài của mặt lá lúa để lẩn trốn, đến khi chiều tốn bớt gió thì chúng thức dậy để giăng tơ giữa các đầu lá lúa thành một mạng lưới ngang hình tròn và nằm chờ mồi ở ngay chính giữa lưới. Do đó nếu ra đồng sớm vào những buổi sáng cuối năm khi trời lành lạnh và có nhiều sương mù như lúc nầy thì các bạn sẽ thấy trên đầu lá lúa có những lưới nhện đọng sương giăng ngang và con nhện còn đang rình mồi ở giữa. - Đến khi nắng lên có gió thì chúng sẽ đi gom lưới lại và mang mẻ mồi vừa bắt được qua đêm (thường là các con rầy, muỗi nước, bướm sâu phao hay sâu cuốn lá…) về một cành hay lá cây ven bờ, hoặc ngay trên trên lá lúa trong ruộng, để nằm đó nhấm nháp con mồi rồi làm một giấc cho đến chiều tối. Hình 2.10: Nhện chân dài - Trông thì nhàn hạ lắm nhưng rủi gặp đêm mưa hay có gió lớn làm rách lưới thì loại nhện này đành trắng tay vì chúng không tự đi săn mồi được. Có khi trong ruộng rầy trưởng thành đã bay hết rồi và chỉ còn lại có rầy cám ở dưới gốc lúa thì chúng cũng chịu thua vì chả có con nào bay được để mắc lưới, thôi thì đành nhìn tụi nhện sói chúng ăn liên hoan rầy non ở phía dưới. Thế mới biết “nhện chờ mối ai” là vậy, vì “mối mang gì mấy cô cậu ơi, nằm chờ mồi coi bộ khó hơn là tự đi săn, nên các nhà sinh học nông nghiệp trân trọng bọn nhện sói hơn tụi tui, nhưng cũng được cái hay là buổi sáng ra đồng mà nhìn ruộng nào thấy có nhiều tơ nhện của bọn tui ở phía trên là coi như ruộng đó còn nhiều thiên địch do không bị nhiễm thuốc trừ sâu, nông dân sẽ an tâm hơn!”. Nhện linh miêu Tên khoa học: Oxyopes javanus - Gồm rất nhiều loài nhện nhỏ xíu nhưng rất lanh lẹ trong việc săn bắt mồi. Đặc biệt là chúng có cặp mắt tròn xoe và sáng quắc ở trước đầu (nên mới gọi là linh miêu), có thể quay đi ngó lại để ngắm nghía con mồi và thừa lúc nào thuận tiện thì nhảy tới vồ ngay con mồi, có khi còn lớn hơn chúng nhiều lần. Có khi đói quá chúng cũng liều bắt luôn các con nhện khác lớn hơn đang rình mồi trên lưới, bằng cách dùng chân trước khều nhẹ trên lưới cho rung rung, làm cho con nhện kia tưởng có mồi đang mắc lưới nên vội chạy đến thì… bị con nhện linh miêu tấn công bất ngờ. - Loại nhện này rất phổ biến, đôi khi thấy ở trong nhà, nhứt là ở các cửa kiếng để rình bắt ruồi muỗi đang tìm đường ra. Hình 2.11: Nhện linh miêu Nhện bầu - Thuộc họ nhện nhỏ Linyphiidae (Araneae), thường có thân mình tròn, chân ngắn trông có vẻ yếu ớt nên thường bu ở sát gốc lúa để bắt các con mồi nhỏ như rầy cám hay bồ hong, muỗi nước… Do đó, mặc dù khó thấy nhưng mật số của chúng rất đông nên cũng góp phần đáng kể trong việc làm giảm mật số rầy nâu còn non vừa mới nở ra. - Một số loài nhện khác như: nhện xếp lá, nhện dương, nhện chân gai… cũng thường có mặt trong ruộng lúa để cùng với các loài côn trùng thiên địch khác tấn công sâu rầy. Do đó, chúng thật sự là những người bạn tự nhiên không mời, không phải nuôi dưỡng của nông dân, chỉ cần theo dõi đồng ruộng cho thật chặt chẽ để phát hiện sâu rầy kịp thời nhằm có biện pháp phòng trừ hữu hiệu, đó là chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi nào thật sự cần thiết, theo nguyên tắc “4 đúng”, để có cơ hội cho các loài thiên địch nầy phát triển trong ruộng lúa, cùng canh gác sâu rầy với nông dân. 2.4.2.2 Bọ rùa - Bọ rùa là tên gọi chung cho các loài côn trùng nhỏ, mình tròn hình cái trống, phủ giáp trụ, trên mặt cánh có những chấm đen (có loài không có). Người ta phân loại bọ rùa tùy theo số chấm và hình thái cơ thể. - Loài bọ rùa thường thấy nhất là bọ rùa 7 sao. Trên bộ cánh vỏ vàng cam có 7 nốt đen (mỗi cánh có nốt, còn một nốt ở chỗ giáp lại giữ hai cánh). Đây là loài bọ rùa to nhất và là một thợ săn đáng khâm phục. - Bọ rùa, hay còn gọi là bọ hoàng hậu, ăn được nhiều thứ, thức ăn chính của chúng là rệp lúa. Rệp lúa có rất nhiều trên cây cối. Một con bọ rùa một ngày trung bình có thể ăn được đến hơn 100 con rệp lúa. Vào mùa xuân, rệp lúa từ trứng nở ra, bọ rùa cũng "thức giấc" sau kì trú đông, vì thế chúng có đủ lượng thức ăn dồi dào. - Sinh sản + Bọ rùa cái đẻ trứng ở mặt sau lá cây. Trứng hình bầu dục màu vàng, dài khoảng 1 đến 1,5 mm và bám chặt ở mặt ngoài lá cây. Một bọ rùa đẻ 10-20 trứng một lần, một đời có thể đẻ đến mấy ngàn trứng. + Trứng sau 1-2 tuần sẽ nở ra ấu trùng. Vừa nở, ấu trùng đã ngay vỏ trứng và các trứng khác không nở được. Sau đó, nó đi tìm các con rệp lúa để ăn. Ấu trùng này mình đầy lông lá, một ngày ăn khoảng 10 con rệp, càng lớn nó càng ăn nhiều. Qua ba lần lột xác và hoá nhộng, trong khoảng 1-2 tháng là thành trùng. Trong thời gian này, tối thiểu nó ăn tới hơn 1000 con rệp. - Đa dạng + Trên thế giới có đến 5.000 loài bọ rùa đã được miêu tả. Bọ rùa nói chung là những động vật ăn thịt đối với các côn trùng thuộc bộ Hemiptera, như rệp và các côn trùng có vảy, mặc dù các thành viên của phân họ Epilachninae là động vật ăn cỏ, và chúng cũng có thể là dịch hại trong nông nghiệp (ví dụ bọ đậu Mexico). + Chúng cũng ăn một số loại cây trồng và thực vật khác khi không có các loại thức ăn khác, làm cho chúng có thể trở thành dịch hại đối với nông dân và những người làm vườn. Hình 2.12: Một số hình ảnh bọ rùa - Bọ rùa - loài vật có ích + Người ta sử dụng bọ rùa làm thiên địch để phòng trị côn trùng có hại rất có hiệu quả. Nếu phát hiện rệp lúa trên cây thì nên tìm vài con bọ rùa (1 con cũng được) đặt lên. Một lúc sau, bọ rùa sẽ đánh chén sạch sẽ lũ rệp lúa. + Thiên địch thuộc bộ cánh cứng phổ biến là bọ rùa Bọ rùa phổ biến là bọ rùa đỏ, bọ rùa vàng, bọ rùa 6 chấm và bọ rùa 8 chấm. Trong đó, bọ rùa đỏ là loại bọ rùa điển hình, chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Các loài bọ rùa này có cơ thể rất nhỏ, cả trưởng thành và ấu trùng đều ăn rầy non trưởng thành, rầy cám và cả trứng rầy. Một bọ rùa một ngày có thể ăn từ 5 – 10 con rầy. Một loại thiên địch khác thuộc bộ cánh cứng khá quan trọng trong ruộng lúa là kiến ba khoang. Kiến ba khoang có thân màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua, tạo thành một vạch màu đen. Chúng thường ẩn nấp trong các bờ cỏ, các đống rơm rạ mục ngoài đồng, làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Đối tượng mà chúng tấn công mạnh nhất là sâu cuốn lá. Đặc biệt, chúng có thể chui vào ổ sâu để ăn sâu non, trung bình một ngày mỗi kiến ba khoang có thể tấn công từ 3 – 5 con sâu non. 2.4.2.3 Kiến ba khoang Tên khoa học: Paederus fucipes Hình 2.13: Kiến ba khoang Họ: Staphylinidae Bộ: Coleoptera - Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố có tên Pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ. Pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã chết khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại. Pederin có tính xuyên thấm qua da. Pederin là độc chất tự nhiên có hiệu lực như chất chống ung thư và virus. Trên con vật kiến ba khoang, Pederin là chất để phòng vệ chống lại động vật ăn chúng như nhện. Pederin không được tạo ra từ bản thân mà do vi khuẩn nội cộng sinh trong chúng là pseudomonas aeruginosa. Con cái có độc tố Pederin trong một đôi tuyến ở cuối bụng dùng để bảo vệ trứng khi đẻ khỏi bị các loài thiên địch khác tấn công. Cho nên nếu con vật bị chà xát hay chạm mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngoài, dính vào da người làm có cảm giác cháy da, đau đớn. Loài này xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có ẩm độ cao, nhất là sau các đám mưa lớn đầu mùa. 2.4.2.4 Ong - Hơn 90% các loại rau, hoa quả, và cây trồng lấy hạt cần ong thụ phấn. Khi ong thu thập mật hoa, phấn hoa dính vào cơ thể chúng. Phấn hoa được truyền từ cây này sang cây khác theo hành trình của ong. - Ong được xem là một loại côn trùng có ích lợi cho đời sống của con người. Ong có 6 chân và 4 cánh. - Thực phẩm của ong dĩ nhiên là các loại hoa. Ong đi thu nhặt các phấn hoa (pollen) và mật hoa (nectar) từ những đóa hoa. Chúng làm mật từ những mật hoa và ăn những mật này cùng với các phấn hoa. Khi bay đi kiếm ăn, chúng vô tình mang theo những phấn hoa từ đóa hoa này sang đóa hoa kia và tạo ra tiến trình kết trái của các loại cây (pollinating), hình thức sinh sản của loài thảo mộc. Có rất nhiều loại thảo mộc kết trái dựa vào các loài khác như ong, dơi, chim v.v... mang các phấn hoa từ đóa này sang đóa kia để tiếp tục chu kỳ tuần hoàn của chúng. Cũng nhờ vào điều này mà đã có nhiều loại giống hoa mới được tạo ra. - Thân thể ong, giống như các loài côn trùng khác, có thể chia ra làm ba phần là đầu, ngực và bụng.Toàn thân chúng có rất nhiều lông vì vậy những phấn hoa có thể bám vào người rất nhiều. - Lưỡi của ong được dùng để hút nước, mật hoa, và mật vào trong miệng. Chiếc lưỡi như một ống hút này rất uyển chuyển nằm ngoài đầu của con ong, nó có thể co dãn dài ngắn, di động khắp mọi phương. Hai bên cạnh của chiếc lưỡi này là cặp hàm dùng để nắm giữ các viên sáp và phấn hoa. Ong hút mật hoa bằng lưỡi và chuyền xuống dưới bụng qua đường miệng. - Một số loài ong ký sinh trên cây trồng + Ong cự ký sinh sâu non: Tên khoa học là Itoplectis narangae, thuộc họ ong cự, có kích thước vừa, đầu và ngực đen, chân màu da cam, đuôi bụng đen. Đây là một loài ong chuyên săn mồi đơn độc, tìm mồi chủ yếu ở ruộng lúa nước. Ong tìm sâu non ẩn náu sau bẹ lá hoặc trong thân cây lúa. Chúng ký sinh sâu cuốn lá non, sâu Rivula atimeta, sâu đục thân 5 vạch màu nâu, sâu đục thâm bướm cú mèo và sâu đo. Mặc dầu một con sâu ký chủ có thể bị nhiều con ong ký sinh, nhưng chỉ có thể nở ra một con ong cái. Một con ong có thể đẻ 200-400 trứng trong thời gian 2-3 tuần. + Ong ký sinh hình đèn lồng: Tên khoa học là Charops brachypterum, thân hình màu đen có các đường viền vàng – vàng da cam ở đầu râu, chân và bụng. Bụng to về phía cuối. Ong này tìm sâu non của sâu cuốn lá, sâu đo xanh và sâu đục thân hai chấm ở lá lúa. Để ký sinh sâu đục thân trong thân cây lúa, trước tiên ong xác định sâu non, sau đó chọc ống dẫn trứng vào thân lúa và đẻ trứng gần chỗ sâu non ký chủ. Ong non ký sinh không có chân và sau đó ngọ nguậy đến sâu đục thân. Chúng cắn thân ký chủ và ăn dịch của sâu ký chủ chảy ra ngoài. + Ong vàng ký sinh sâu đục thân: Có tên khoa học là Xanthopimpla thuộc bộ cánh màng, họ ong cự, là loài ong to vừa, màu vàng da cam, có vạch đen ở mỗi đốt bụng. Những ong này không có các chấm đen ở bụng. Thân hình thô và ống dẫn trứng màu đen. Loài ong này ký sinh sâu đục thân cả ở môi trường ẩm và môi trường khô. Chúng không bay nhiều, thường đậu ở trên lá lúa. Mỗi con ong ký sinh một con nhộng sâu đục thân trong thân cây lúa. + Ong kén nhỏ ký sinh sâu cuốn lá nhỏ: Tên khoa học là Macrocentrus Philippinensis, là loài ong có kích thước vừa phải đến lớn, có hoặc không có gân chéo thứ hai. Loài ong này có thân hình gầy, kích thước vừa phải, bụng dài màu da cam hoặc vàng sẫm. Ống dẫn trứng dài gấp đôi bụng con cái. Con đực cũng có kích thước và màu tương tự như vậy, nhưng không có ống dẫn trứng. M.Philippinensis có ở tất cả môi trường trồng lúa, bay trên tán lúa và tìm sâu cuốn lá. + Ong kén nhỏ ký sinh sâu đục thân: Tên khoa học là Stenpbracon nicevilei. Ong trưởng thành màu nâu vàng có 3 vạch đen ở cánh trưóc và 2 băng đen ở bụng. Ống dẫn trứng dài gấp đôi cơ thể của chúng. Loài ong này thường xuất hiện ở ruộng khô, chúng tìm sâu đục thân 2 chấm và sâu đục thân bướm cú mèo, chúng đẻ vào mỗi con sâu đục thân nằm trong thân lúa một quả trứng, từ mỗi trứng ký chủ nở ra một ong ký sinh. + Ong đen kén trắng lập thể: Tên khoa học là Cotesia. Có nhiều loài ong Cotesia trên ruộng lúa. Đây là những loài ong nhỏ nhưng mập, cánh trong. Râu dài bằng thân. Loài ong này có ở tất cả các môi trường trồng lúa. Chuyên ký sinh sâu cuốn lá nhỏ. Con cái đẻ từ 10 trứng trở lên bên trong một con sâu cuốn lá. Ong nở và ăn các mô bên trong của sâu cuốn lá. Khi chuẩn bị làm nhộng, ong non rời khỏi sâu cuốn lá đã chết và làm tổ kén trắng gần đấy. + Ong kiến ký sinh hay thiên địch của rầy: Tên khoa học là Halogonatopus sp. Các loài ong này có ngoại hình rất giống kiến. Con cái thường không có cánh, đôi cựa trước giống như cái kìm dùng để giữ chặt mồi. Con đực có cánh. Chúng thường xuất hiện ở ruộng lúa nước, tấn công bọ rầy xanh và bọ rầy nâu. CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đề tài tiến hành trong 3 tháng, 26/11/2010 – 26/02/2011 3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Các loại bẫy: Bẫy hầm (hình 3.1) Dung dịch gồm 20% nước rửa chén và 80% nước để đặt bẫy. Kính lúp soi nổi, máy ảnh, sổ tay ghi chép. Vật dụng giữ mẫu: túi nilon, lưới lọc, đĩa petri, lọ đựng mẫu và nhãn ghi. Vườn cà chua canh tác theo phương pháp truyền thống phun thuốc nhiều và vườn cà chua phương pháp sản xuất sạch tại xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Hình 3.1 Bẫy hầm 3.3 Phương pháp nghiên cứu - Điều tra sự đa dạng thành phần côn trùng trên cây cà chua tại huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh - Định kỳ điều tra, khảo sát thu thập mẫu: 1 tuần/lần 3.3.1 Đặc điểm các ruộng điều tra Chọn ruộng cà chua canh tác theo phương pháp truyền thống (hình 3.2) Hình 3.2: Ruộng cà chua canh tác theo phương pháp truyền thống Chọn ruộng cà chua đại diện ở vùng sản xuất cà chua sản xuất theo tập truyền thống xã Hưng Long huyện Bình Chánh. Diện tích ruộng điều tra trên 3 ruộng lần lượt 620m2, 400m2, 550m2, trồng cây cà chua giống địa phương. Ngày gieo hạt: 15/10/2010 Kĩ thuật trồng + Gieo hạt: Rửa hạt bằng nước ấm, ngâm khoảng 4h, ủ bằng rơm 1 ngày rồi rắc gieo hạt + Sau khi gieo hạt từ 20 – 30 ngày có từ 5 – 7 lá mang cây trồng + Bón phân: bổ dọc 2 bên luống bón lót (phân chuồng + urea) + Thu hoạch: cây cà chua được trồng 65 – 75 ngày thì được thu hoạch quả cho đến khi cây tàn Chọn ruộng cà chua trồng trên ruộng sản xuất sạch (hình 3.3) Chọn ruộng cà chua đại diện ở vùng sản xuất cà chua sản xuất theo tập truyền thống xã Hưng Long huyện Bình Chánh. Diện tích ruộng điều tra trên 3 ruộng lần lượt 800m2, 330m2, 400m2, trồng cây cà chua giống địa phương. Ngày gieo hạt: 20/10/2010 Kĩ thuật trồng Gieo hạt: Rửa hạt bằng nước ấm, ngâm khoảng 4h, ủ bằng rơm 1 ngày rồi rắc gieo hạt Sau khi gieo hạt từ 20 – 30 ngày có từ 5 – 7 lá mang cây trồng Bón phân: bổ dọc 2 bên luống bón lót (phân chuồng + urea) Thu hoạch: cây cà chua được trồng 65 – 75 ngày thì được thu hoạch quả cho đến khi cây tàn Hình 3.3: Ruộng cà chua canh tác theo phương pháp sản xuất sạch 3.3.2 Phương pháp thực hiện Việc điều tra thành phần côn trùng sâu hại và thiên địch được tiến hành theo phương pháp của Viện Bảo vệ Thực Vật, Phạm Văn Lâm (2002) Trên mỗi ruộng chọn 5 điểm chéo góc. Tại mỗi điểm tiến hành điều tra thu thập mẫu bằng phương pháp : điều tra trên cây và đặt bẫy đặt bẫy hầm. - Điều tra trên cây : Mỗi điểm điều tra 1m (khoảng trên 5 -10 cây), đếm toàn bộ số sâu miệng nhai và thiên địch có trên cây cà chua trong điểm. Riêng dòi đục lá thì đếm số lá bị hại. - Điều tra trên bẫy Bẫy hầm được làm bằng ly nhựa có kích thước cao 12,5 cm, đường kính miệng ly rộng 8cm, đường kính đáy rộng 4,5 cm, có nắp đậy. Trên nắp khoét miệng tròn đường kính 4,5 cm. Dung dịch chứa trong bẫy hầm là 20 % dung dịch nước rửa chén + 80 % nước lã, lấy dung dịch khoảng 1/3 ly nhựa. Dùng một tấm nilon có đường kính 9 cm, che cao hơn miệng bẫy 10 cm hơn làm mái che cho bẫy tránh sương, nước rơi vào bẫy. Cách đặt bẫy: Chôn bẫy xuống đất, sao cho miệng bẫy ngang bằng với mặt đất để côn trùng khi bò ngang sẽ rơi xuống bẫy. Tại mỗi điểm trên ruộng đặt 9 bẫy hầm, khoảng cách giữa các bẫy là 1,5 – 2 m. Bẫy được đặt theo sơ đồ 5 điểm chéo góc của mỗi điểm trên ruộng cần điều tra (hình 3.4, hình 3.5) Hình 3.4: Đặt bẫy Hình 3.5: Mái che chắn bẫy Toàn bộ mẫu sau khi thu, được phân loại theo nhóm bộ, họ côn trùng và cho vào hũ nhựa riêng biệt có chứa cồn 700, trên hũ nhựa có nhãn ghi đầy đủ: loại bẫy, điểm thu, loại cây, tên chủ ruộng, ngày thu mẫu, … Quan sát trực tiếp hoạt động săn bắt mồi của thiên địch ngoài đồng ruộng. Điều tra thu bắt tất cả các đối tượng nghi là bắt mồi ăn thịt sâu hại. Nếu đối tượng thu thập ở các pha trước trưởng thành (trứng, ấu trùng, nhộng) thì phải nuôi đến khi thành trưởng thành để xác định tên khoa học của chúng.. 3.4 Kết quả điều tra .1 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên các ruộng cà chua Kết quả theo dõi cho thấy, ở giai đoạn đầu, nhà nông chủ yếu phun thuốc trừ bọ trĩ và thuốc dưỡng cây với định kỳ phun 3- 10 ngày/lần. Từ khi cây bắt đầu ra hoa, việc phun thuốc diễn ra thường xuyên hơn. Với định kỳ phun thuốc khoảng 3 – 7 ngày/lần, cho đến khi thu hoạch. Có lẽ điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến sự đa dạng sinh học của các loài chân khớp và nhện có trên đồng ruộng. Khảo sát thực tế cũng cho thấy trên cùng những thời điểm sinh trưởng của cây như nhau trên cả 2 loại vườn canh tác khác nhau cùng được tiến hành phun thuốc trừ sâu phòng trừ các bệnh: rầy, sâu vẽ bùa, dưỡng bông, dưỡng trái, sâu đục quả,… Bảng 3.1 Số lần phun thuốc và thời gian cách ly trên các ruộng cà chua Ruộng khảo sát Lô theo dõi Số lần phun thuốc/vụ (lần/vụ) Thời gian cách ly (ngày) Thời gian phun thuốc Ruộng SX truyền thống Ruộng 1 25 - Khi quả chưa chín thời gian phun thuốc 2 – 3 lần/tuần - Giai đoạn chín rộ, phun 12 – 24h trước khi thu hoạch - Chia làm 3 lần phun chủ yếu ở các thời kỳ: cây trồng được 10 ngày, cây ra hoa và bắt đầu kết trái cho tới lúc tàn. Ruộng 2 26 Ruộng 3 23 Ruộng sản xuất sạch Ruộng 1 18 - Khi quả chưa chín thời gian phun thuốc 1 lần/tuần - Giai đoạn chín rộ, phun 1 – 2 ngày trước khi thu hoạch. Ruộng 2 17 Ruộng 3 18 Mặt khác theo số liệu bảng 3.1, cho thấy số lần phun thuốc ở các ruộng sản xuất an toàn đã giảm khoảng 26 ~ 28% so với ruộng sản xuất theo phương pháp truyền thống.Việc sử dụng nhiều lượng thuốc hóa học như vậy dễ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường sống đặc biệt là trên môi trường đất, không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người nông dân – những người trực tiếp phun thuốc và cả những người dân sống xung quanh. 3.4.2 Chủng loại thuốc sử dụng trong sản xuất cà chua ở 2 mô hình Bảng 3. 2: Chủng loại hóa chất sử dụng trong sản xuất cà chua ở 2 mô hình Loại thuốc Ruộng sản xuất truyền thống Ruộng sản xuất sạch Ghi chú 1. Abamectin - Phun 2 lần ở khi bắt đầu ra hoa. - Phun kết hợp với các loại thuốc khác khi cây kết trái tới lúc tàn trung bình tuần 2 lần. - Phun 1 lần vào khi bắt đầu ra hoa - Phun kết hợp với các loại thuốc khi cây kết trái tới lúc tàn trung bình tuần 1 lần, nếu thấy không giảm tăng lên 3 lần/2 tuần. Phun diệt trừ sâu non đực quả 2. Ofunack - Cây được 10 ngày tuổi bắt đầu phun cho tới khi cây tàn - Cây được 10 ngày tuổi bắt đầu phun cho tới khi cây tàn Phòng và tiêu diệt sâu vẽ bùa 3. HVP - Phung 2 lần vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa - Phun liên tục từ khi cây bắt đầu ra quả cho tới lúc tàn - Phun 1 lần vào thời điểm ra hoa - Phun kết hợp với các loại thuốc trừ sâu đục quả cho tới lúc cây tàn Kích thích ra hoa, dưỡng hoa và dưỡng quả 4. Hopsan - Thay thế cho abamectin - Phun diệt trừ sâu non đục quả 5. Xani zed 72WP - Phun kết hợp với thuốc trừ sâu vẽ bùa, sâu đục quả từ 1 – 2 lần - Phun kết hợp với thuốc trừ sâu vẽ bùa, sâu đục quả từ 1 – 2 lần Phòng bệnh sương mai hại cây vào thời điểm thời tiết nhiệt độ thấp 6. Dipomate 80WP - Phun kết hợp với thuốc trừ sâu vẽ bùa, sâu đục quả từ 1 – 2 lần - Phun kết hợp với thuốc trừ sâu vẽ bùa, sâu đục quả từ 1 – 2 lần Phòng bệnh sương mai hại cây vào thời điểm thời tiết nhiệt độ thấp Hình 3.6: Bao bì thuốc trừ sâu sử dụng Kết quả khảo sát thực tế cho thấy nông dân trồng cà chua ở Bình Chánh chỉ sử dụng một số loại thuốc được ghi trong danh mục thuốc cho phép sử dụng. Tuy nhiên, các chủng loại này được sử dụng thường xuyên, lặp lại nhiều lần. Điều này dễ gây nên sự lờn thuốc của sâu hại và đặc biệt là làm tăng lượng tồn dư thuốc trong môi trường. 3.4.3 Sự đa dạng của các loài có trên ruộng cà chua Bảng 3.3: Thành phần các loài có trên ruộng cà chua STT Tên khoa học Họ Bộ Sâu hại 1 Bọ trĩ (Thrips palmi) Thripidae Thysanoptera 2 Sâu xanh đục quả (Helicoverpa amigera) Noctuidae Lepidoptera 3 Sâu khoang (Spodoptera litura) Noctuidae Lepidoptera 4 Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) Aleyrodidae Hemiptera 5 Bọ rùa ăn lá Epilachna sp. Coccinellidae Coleoptera 6 Ruồi đục lá (Liriomyza sp) Agromyzidae Diptera Thiên địch 1 Nhện sói (nhiều loài) 2 Nhện linh miêu (nhiều loài) Oxyopidae Araneae 3 Kiến ba khoang (Coleoptera spp) Staphylinidae Coleoptera, 4 Bọ rùa đỏ (Micrapis discolor) Coccinellidae Coleoptera 5 Bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus) Coccinellidae Coleoptera Thụ phấn 6 Ong mật (Apis spp) Apidae Hymenoptera Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy, các loài xuất hiện trên ruộng cà chua không nhiều. Trong khoảng thời gian theo dõi, đã thu được 12 loài và nhóm loài. Trong đó có 6 loài gây hại và 6 loài có ích. Đặc biệt các loài có hại luôn xuất hiện với mật số rất cao và gây hại đáng kể cho cây cà chua. Các loài có ích, tuy bắt gặp thường xuyên nhưng với số lượng thấp. Có lẽ, việc sử dụng thuốc hóa học nhiều như đã trình bày ở trên đã làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học của các loài. Hình 3.7: Lá bị ruồi đục 3.4.4 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến thành phần các loài có trên ruộng cà chua Bảng 3.4: Danh sách mật độ các loài côn trùng và nhện có trên 2 ruộng STT Tên khoa học Mức độ xuất hiện Ruộng sx truyền thống Ruộng sx sạch Sâu hại 1 Bọ trĩ (Thrips palmi) + ++ 2 Sâu xanh đục quả (Helicothis armigera) ++ +++ 3 Sâu khoang (Spodoptera litura) ++ +++ 4 Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) ++ ++ 5 Bọ rùa ăn lá (Epilachna sp.) + ++ 6 Ruồi đục lá (Lyriomyza sp) ++ +++ Thiên địch 1 Nhện sói (Pardosa pseudoannnulata) + ++ 2 Nhện linh miêu (Oxyopes javanus) + ++ 3 Kiến ba khoang (Coleoptera spp.,) + ++ 4 Bọ rùa đỏ (Harmonia octomaculata) + ++ Thụ phấn 1 Ong mật + ++ Ghi chú: +++: Xuất hiện thường xuyên, số lượng nhiều ++: Xuất hiện thường xuyên nhưng số lượng ít + : Ít bắt gặp Kết quả điều tra, khảo sát trên thực tế và số liệu ở bảng 3.4 cho thấy, về số lượng loài cơ bản không khác nhau giữa 2 ruộng, vì cùng chung tiểu vùng sinh thái. Tuy nhiên, số lượng trong mỗi loài có sự khác nhau rất rõ giữa 2 ruộng. Trên các ruộng canh tác theo phương pháp truyền thống (phun thuốc nhiều), mật số của các loài sâu hại như: bọ trĩ, sâu xanh, sâu khoang, bọ phấn trắng, ruồi đục lá… ít hơn hẳn so với trên ruộng canh tác theo phương pháp sản xuất sạch (phun thuốc ít). Tuy nhiên, số lượng của các loài có ích như: nhện, bọ rùa bắt mồi, bọ xít ăn trứng và sâu… , đặc biệt là số lượng ong thụ phấn trên ruộng phun thuốc ít lại cao hơn hẳn so với trên ruộng phun thuốc nhiều. Việc sử dụng thuốc hóa học là một trong những nguyên nhân làm suy giảm quần thể các loài côn trùng có ích trên ruộng sản xuất cà chua. Hình 3.8: Ong mật Như vậy, việc sử dụng thuốc hóa học không những tiêu diệt sâu hại mà còn vô tình tiêu diệt luôn các loài có ích và làm suy giảm sự ĐDSH trên cây cà chua. 3.4.5. Diễn biến số lượng một số loài sâu hại và thiên địch chính trên cây cà chua ở 2 mô hình 3.4.5.1 Diễn biến số lượng sâu hại trên cây cà chua Sâu xanh đục quả Hình 3.9: Sâu xanh đục quả chín - Đặc điểm hình thái và tập quán sinh sống + Bướm trưởng thành màu nâu có sải cánh khoảng 30-40 mm, cánh được điểm bằng các đường màu xám sẫm.Trứng mới đẻ có màu ngả vàng, sau đó chuyển thành màu nâu. + Sâu non có màu xanh nhạt, hồng hoặc nâu sẫm, trên mình sâu có một dãy đen mờ dần. + Sâu non có 5-6 tuổi. Sâu non hóa nhộng trong đất, nhộng có màu nâu sáng. + Sâu xanh là loài sâu đa thực, hại nhiều loại cây trồng và vùng sinh thái rất rộng nên xuất hiện quanh năm theo thời vụ các loại cây trồng. Bướm sâu xanh hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp. Một bướm cái có thể đẻ từ 200 – 1.000 quả trứng. + Ngài sâu xanh đẻ trứng phân tán trên các búp non, nụ hoa và trên các mặt lá (một số ít nằm ở dưới mặt lá) + Thời gian phát dục của trứng thay đổi tuỳ theo độ nhiệt và độ ẩm. Ở độ nhiệt 23 – 290C, độ ẩm 70 – 85,1% trứng phát dục từ 4 – 5 ngày. Sâu non mới nở thích ăn búp non. Tuổi sâu lớn dần phá hoại nụ hoa nhất là khi quả còn xanh. + Thời gian phát dục của sâu non: khi độ nhiệt 20,30C, độ ẩm 86,7% là 31 ngày; khi nhiệt độ 25,70C, độ ẩm 82,7% là 28,5 ngày; khi nhiệt độ 26,30C, độ ẩm 80,1% là 23,5 ngày. Sâu non đẫy sức hoá nhộng ở dưới đất với độ sâu 2,5 – 3cm. + Thời gian phát dục của nhộng: khi nhiệt độ 20,30C, độ ẩm 90,5% là 24 ngày; khi nhiệt độ 20,80C, độ ẩm 92% là 21 ngày; khi nhiệt độ 29,30C, độ ẩm 81,5% là 11,5 ngày. + Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả. - Thiên địch: + Nhóm ăn mồi: Bọ xít, Bọ rùa, Chuồn chuồn cỏ... + Nhóm ký sinh: Các loài ong ký sinh Trichograma sp. + Nhóm vi sinh vật gây bệnh: Nấm Metarhizium, virus NPV Đồ thị 3.1: Diễn biến số lượng của sâu xanh đục quả Ruồi đục lá - Đặc điểm hình thái và tập quán sinh sống + Thành trùng rất nhỏ, dài từ từ 1,3 - 1,5 mm, màu đen bóng, nhưng một phần cơ thể, gồm cả phiến mai trên ngực có màu vàng. Mắt kép màu đen bóng. Cánh trước có chiều dài khoảng 1,4 mm, rộng 0,60 mm. Cánh sau thoái hóa còn rất nhỏ, màu vàng nhạt. Bụng và chân có nhiều lông, chân màu vàng, đốt chày và đốt bàn màu đen, bàn chân 5 đốt, đốt cuối có 2 móng cong màu đen. + Trứng rất nhỏ, màu trắng hồng, tròn, đường kính khoảng 0,2 mm. + Ấu trùng có chiều dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt khi mới nở, sau chuyển thành màu vàng đậm. Cơ thể có 10 đốt, miệng dạng móc câu màu đen. Thời gian phát triển của ấu trùng từ 3 - 4 ngày. + Nhộng có chiều dài khoảng 1,5 mm, rộng 0,7 mm. Thời gian phát triển của nhộng từ 6 - 8 ngày. + Một con cái có thể đẻ hàng trăm trứng vào bên trong nhu mô của lá cà chua. + Ấu trùng ăn nhu mô của lá cà tạo thành các đường hầm ngoằn ngèo phía dưới lớp biểu bì mặt trên của lá, giống như đường đục của sâu vẽ bùa hại trên cây cam, quýt. Ở cuối của các đường hầm này thường có một con ấu trùng dài khỏang 2-3 ly. + Đường đục của ấu trùng thường nhỏ bằng sợi chỉ, cũng có khi lớn đến vài ly. Nếu bị hại nặng những đường đục này sẽ dầy đặc  tạo thành những đám lớn có mầu trắng xanh hoặc mầu nâu bóng, diện tích vết đục có khi lên tới 50% diện tích của phiến lá, làm cho phiến lá bị biến dạng, mép lá uốn cong lên phía trên, nếu nặng mép lá có thể cuốn lại như một cái ống, mép lá trở lên khô dần, mất diệp lục, khả năng quang hợp kém khiến cho cây cà chua bị còi cọc, cho năng xuất thấp. Hình 3.10: Lá có dấu hiệu bị bệnh ruồi đục + Ruồi đục lá thường chỉ gây hại nhiều từ khi lá cà chua bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, đây là giai đoạn họat động quang hợp của lá rất mạnh, vì thế nếu không phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời thì chỉ khoảng 5-7 ngày sau là cây đã mất sức rất nặng. - Thiên địch: + Thiên địch ăn mồi: Loài ruồi ăn dòi có vai trò quan trọng hạn chế dòi đục lá. + Nhóm ong ký sinh: Encarsia formosa, Dacnusa sibirica, Opium pallipes, và Diglyphus isaea. Đồ thị 3.2: Diễn biến số lượng lá bị hại do ruồi đục lá Theo kết quả bảng 3.5 và bảng 3.6 cho thấy số lượng hai loại sâu hại chính là sâu xanh đục quả và ruồi đục lá xuất hiện với mật độ nhiều ở ruộng sản xuất theo phương pháp sạch so với ruộng sản xuất truyền thống. Điều này có lẽ do việc sử dụng thuốc hóa học với mật độ nhiều đã làm giảm bớt số sâu bệnh trên vườn cà chua. Bọ rùa ăn lá - Đặc điểm hình thái + Trưởng thành là 1 loài bọ cánh cứng có hình bán cầu, phía lưng vòng lên, phía bụng thẳng, màu nâu đỏ với nhiều chấm đen trên lưng, dài 6-7 mm. + Trứng hình ovan màu vàng, đẻ ở mặt dưới lá, xếp liền nhau thành từng ổ 10-20 quả. + Ấu trùng dài 10 mm, có màu vàng nhạt và có nhiều gai nhọn, gai phân nhánh trên lưng và hai bên sườn. + Nhộng trần hình bầu dục dính trên lá, màu vàng có nhiều chấm đen, toàn thân có lông ngắn. - Đặc điểm sinh học và sinh thái + Vòng đời: 25-30 ngày + Ấu trùng: 16-20 ngày + Nhộng: 4-5 ngày + Bọ trưởng thành có thể sống: 15-20 ngày + Bọ rùa trưởng thành và ấu trùng thường sống chung với nhau, đều gây hại. Bọ rùa trưởng thành hoạt động ban ngày, nhất là sáng sớm hoặc chiều mát, có tính giả chết khi gặp động, một con cái đẻ 200-300 trứng. + Ấu trùng mới nở, thời gian đầu sống tập trung, sau đó phân theo từng nhóm, ăn biểu bì, mô mềm ở mặt dưới lá, để lại màng mỏng. Càng lớn càng ăn mạnh, có thể ăn hết từng mảng lá làm cây sinh trưởng kém, ruộng rau xơ xác. Khi mật số cao, chúng có thể ăn trụi hết lá những cây còn nhỏ, trong vườn ươm cây khó phục hồi, có thể chết, nhất là cây con. Hình 3.11: Bọ rùa ăn lá Hình 3.12: Ngài của sâu khoang Nhìn chung ngoài 2 loài tiêu biểu là sâu xanh đục quả và ruồi đục lá xuất hiện với mật độ nhiều trên cả 2 loại phương thức canh tác thì những loài còn lại như bọ rùa ăn lá hay sâu khoang xuất hiện ít rải rác trên vườn hoặc rất khó phát hiện như bọ phấn trắng. 3.4.5.2 Diễn biến số lượng thiên địch trên cây cà chua Kiến ba khoang Hình 3.13: Hình ảnh kiến ba khoang - Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, đuôi nhọn, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành 1 khoang đen, con trưởng thành rất thích bay vào bóng đèn, thân mình dài trung bình khoảng 7mm. - Thân chúng có màu đen và cam, với đầu màu đen. Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai đuôi nhỏ. Kiến ba khoang có thể bò trên mặt nước, thích ăn côn trùng như ăn bọ hóng bay vào ánh đèn ban đêm. Vào mùa mưa chúng sẽ di trú ở nơi khô ráo hơn. Con trưởng thành có thể sống vài tháng và sinh sản ra khoảng 2 - 3 thế hệ/năm. - Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con. - Trung bình mỗi kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày. - Loài kiến này cũng thường xuất hiện trên ruộng cây màu. Sự xuất hiện của kiến ba khoang đã làm cho mật số của sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ cây không bị phá hại, giảm bớt việc dùng thuốc hoá học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường Bảng 3.3: Diễn biến số lượng của kiến ba khoang Nhện sói - Chúng không giăng lưới mà thường bu ở dưới gốc, có thể chạy nhanh trên mặt nước để săn mồi, hay bò trên mặt đất ẩm ở bờ ruộng, có kích thước khá lớn (cỡ con kiến càng), màu nâu đậm, chân khá dài. - Đặc biệt là con cái bụng lớn hơn con đực và thường có mang bọc trứng tròn màu trắng ở phía cuối đuôi. Hình 3.14: Hình ảnh nhện sói thu thập - Loài nhện này được suy tôn bậc nhất vì có đầy đủ các đặc tính tốt nói trên, trước tiên là ăn rầy, sau đó còn bắt được các loài côn trùng khác lớn hơn bướm sâu cuốn lá, sâu keo, sâu đục thân... Do đó, bờ ruộng không nên phun thuốc diệt cỏ cho trụi lủi như một số bà con nông dân đang làm, mà nên giữ một ít cỏ nhỏ bò lan trên mặt đất để làm chỗ cư ngụ cho nhện và các loài thiên địch khác. - Các nhà khoa học đang thử nghiệm mô hình kiến thiết đồng ruộng gọi là “công nghệ sinh thái”: trồng cỏ phủ mặt đất và có hoa để vừa nuôi nhện vừa thu hút các loài thiên địch tới để ăn mật và phấn hoa, rồi từ đó chúng sẽ ra ruộng để “kiếm thêm chất đạm” bằng cách bắt ăn sâu rầy Đồ thị 3.4: Diễn biến số lượng của nhện sói Kết quả bảng 3.7 và bảng 3.8 cho thấy mặc dù số lượng kiến ba khoang và nhện sói thay đổi từng tuần nhưng vẫn nhận thấy sự khác biệt, số lượng 2 loài thiên địch này xuất hiện trên ruộng sản xuất sạch nhiều hơn ruộng sản xuất truyền thống. Có lẽ việc sử dụng thuốc hóa học nhiều làm hạn chế được sâu bệnh hại nhưng cũng đã vô tình làm giảm đi số lượng thiên địch, làm mất đi sự đa dạng sinh học trên ruộng cà chua 3.4.6 Năng suất cà chua thu được ở các ruộng Bảng 3.7: Năng suất cà chua tính trung bình trên ruộng khảo sát Lần thu Năng suất trung bình (kg/100m2) Ruộng sản xuất sạch Ruộng sản xuất truyền thống 1 30 50 2 34 52 3 35 50 4 32 48 5 35 55 6 36 54 7 35 56 8 37 55 9 32 47 10 34 48 TB 34 51.5 Bảng số liệu 3.7 cho thấy, việc sử dụng nhiều thuốc hóa học hơn cho năng suất cà chua ở ruộng sản xuất truyền thống cao hơn hẳn so với ruộng sản xuất theo tiêu chí sản xuất an toàn. Việc hạn chế phun thuốc hóa học góp phần bảo vệ tốt các loài côn trùng thụ phấn, tuy nhiên số lượng quả trong thời gian chờ chín có thể tiếp tục bị các loại sâu bệnh phá hoại, trên khảo sát thực tế sinh viên thấy trên ruộng sản xuất theo phương pháp an toàn thời kỳ quả xanh xuất hiện nhiều sâu đục quả, bệnh sương mai làm cho quả bị héo và rụng, trong khi đó tại vườn sản xuất truyền thống quả vẫn khá bóng đẹp. Do điều kiện có hạn, nên sinh viên không thể kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong cà chua trên cả 2 ruộng. Tuy nhiên nếu như giá trị thương phẩm (giá bán) của cà chua ở 2 ruộng như nhau thì thu nhập của các hộ sản xuất theo phương pháp an toàn sẽ bị giảm và như vậy họ sẽ không duy trì được sản xuất. Vì vậy, để sản xuất cà chua nói riêng và sản xuất rau an toàn nói chung được tồn tại thì cần phải có sự hỗ trợ và can thiêp của nhà nước, các cơ quan ban ngành nâng cao giá trị đầu ra cho các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chí “sạch” để động viên khuyến khích người nông dân. 3.5 Vấn đề môi trường trong sản xuất cà chua nói riêng và trong sản xuất rau ở huyện Bình Chánh nói chung 3.5.1 Quản lý chất thải rắn (bao bì, chai lọ) Cũng đã có những địa điểm có để thùng chứa các loại bao bì thuốc trừ sâu tập trung, tuy nhiên do 1 phần đặt tại các điểm không thuận tiện cho việc đi lại của bà con nên gần như bị bỏ quên: Vỏ bao bì, chai lọ vứt một cách vô tội vạ vẫn diễn ra ngay gần thửa ruộng canh tác (hình 3.15) Hình 3.15: Vứt bao bì thuốc một cách bừa bãi Mặt khác người nông dân vẫn chưa được hướng dẫn đầy đủ về việc phân loại bao bì, chai lọ của thuốc trừ sâu đúng, vẫn diện ra thường xuyên việc gom chung và người dân tự mang đốt dẫn đến hiện tượng những loại bao bì giấy thì cháy hết còn những loại bao bì thủy tinh vẫn còn nguyên… gây ô nhiễm môi trường xung quanh (hình 3.16) Hình 3.16: Chai lọ, bao bì không đốt không hết Việc vứt bao bì ngay xuống dòng nước kênh mương tưới tiêu cũng diễn ra đáng kể (hình 3.17), gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới động thực vật cũng như cuộc suống của người dân xung quanh khi sử dụng trực tiếp nguồn nước này. Hình 3.17: Chai lọ vứt xuống kênh, mương Chính vì vậy việc quản lý chất thải rắn nông nghiệp huyện Bình Chánh cụ thể khu vực khảo sát xã Hưng Long cần phải có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa của các cơ quan ban ngành. Cần sớm có nhiều những việc làm thiết thực góp phần bảo vệ môi trường, chính là bảo vệ sức khỏe cho người nông dân, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển bền vững. 3.5.2 Vấn đề quản lý nguồn nước trong sản xuất Hiện nay tình hình ô nhiễm nguồn nước tại các xã huyện Bình Chánh đang diễn ra một cách nghiêm trọng, đánh giá mức độ ô nhiễm trên địa bàn, UBND huyện Bình Chánh nói ngắn gọn: "đa số 72 kênh rạch ở huyện (chưa kể các rạch nội đồng, tưới tiêu) đều đang bị ô nhiễm". Màu nước đen đặc quánh đập vào mắt, mùi hôi thối thốc lên mũi; bọt khí trắng xóa, sôi ùng ục khắp mặt kênh... Đó là cảnh tượng rất thường xuyên ở sông chợ Đệm - rạch Nước Lên (quận Bình Tân) dài hơn 20km. Nhà máy, khu công nghiệp “giết” ruộng Kênh B và C nhận thấy từng dòng nước có màu nâu đen, mùi khó chịu chảy về các nhánh. Nhiều hộ dân, sống dọc theo con kênh này cho biết, kênh B, C thường xuyên bốc mùi hôi thối. Nguồn nước hai kênh này bị ô nhiễm bởi khu công nghiệp, cụm công nghiệp Lê Minh Xuân và các cơ sở nhỏ lẻ dọc kênh. Đại diện của sở NN&PTNT cho biết, khu công nghiệp Lê Minh Xuân tập trung chủ yếu từ kênh C12 đến C18. Đây là khu công nghiệp tập trung nhiều ngành sản xuất có tính chất ô nhiễm nặng. Khu công nghiệp này hiện có khoảng 277 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành nghề như: sản xuất sơn, bao bì nhựa, cao su, bình ắc quy. Khu công nghiệp này tuy đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải với công suất 4.000m3 khối/ngày nhưng chưa có giấy phép xả thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi. Việc ô nhiễm kênh B và C đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước tưới toàn bộ khu nam tỉnh lộ 10 thuộc hệ thống thuỷ lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh (trên 4.500ha). Kênh Thầy Cai – con kênh đầu nguồn của hệ thống nước phục vụ tưới tiêu toàn công trình thuỷ lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh (trên 8.000ha) và nguồn nước sông Sài Gòn phục vụ các dự án cấp nước thành phố còn ô nhiễm nặng nề hơn. Kết quả quan trắc chất lượng nước tại đây cho thấy, năm 2008 chỉ tiêu COD vượt tiêu chuẩn 1 – 2 lần, chỉ tiêu Fcal Coliform vượt từ 1 – 120 lần. Hệ thống thuỷ lợi Hóc Môn – bắc Bình Chánh, theo thiết kế chỉ có chức năng ngăn mặn, giữ ngọt, tưới tiêu theo triều, phục vụ sản xuất nông nghiệp và không có nhiệm vụ điều tiết, giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, trước tình hình ô nhiễm nặng, công trình này còn phải gánh thêm trách nhiệm tiêu thoát nước ô nhiễm trong khu vực, dẫn đến hệ thống kênh này quá tải, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của các huyện ngoại thành. Ô nhiễm uy hiếp ruộng đồng: chất lượng nước ở hệ thống kênh thủy lợi mới thấy giật mình, có thời điểm (nhất là khoảng tháng hai, tháng ba hằng năm) luồng nước đen từ các cơ sở sản xuất công nghiệp thọc sâu vào nội đồng, theo các kênh thủy lợi lan tỏa đi khắp nơi, rất khó khống chế. Những lúc tình hình căng như vậy, người dân rất lo ngại khi lấy nước tưới tiêu cho ruộng đồng, cây cối. Mới đây, tình trạng ô nhiễm phát tán quanh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân làm cây cỏ trong khu vực biến mất màu xanh, bị trắng tuốt đã khiến người dân lo sợ, không dám lấy nước vào đồng ruộng gieo sạ. Vài năm nay, trong báo cáo hằng tháng của Xí nghiệp Quản lý khai thác công trình thủy lợi Hóc Môn - Bình Chánh lúc nào cũng thấy "ở mức báo động” Hình 3.18: Giếng khoan tự tạo Trước tình hình đó hiện nay trên địa điểm khảo sát thường thấy bà con nông dân tự đào giếng khoan làm nguồn tưới chính thay vì lấy nước từ sông ngòi như trước. CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận - Thành phần các loài côn trùng và nhện trên cây cà chua ở Bình Chánh khá nghèo. Đã thu thập được12 loài, trong đó 6 loài có hại và 6 loài có lợi. - Hơn 10 chủng loại thuốc được nông dân sử dụng để trừ sâu, hại trên cây cà chua tại Bình Chánh. - Số lần phun thuốc trên cây cà chua lên đến 20 – 25 lần vụ. Việc áp dụng phương pháp sản xuất an toàn đã làm giảm số lần phun thuốc xuống chỉ còn 17 – 18 lần/vụ (giảm 25 – 28%). - Việc phun thuốc hóa học có hiệu quả làm giảm số lượng sâu hại nhưng cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến các loài có ích và làm giảm đa dạng sinh học trên cây cà chua ở Bình Chánh. - Việc quản lý chất thải rắn ở vùng sản xuất rau nói chung và cà chua nói riêng ở Bình chánh chưa được quan tâm đúng mức. Chai lọc, bao bì… đựng thuốc chưa được nông dân thu gom, tiêu hủy đúng quy định. 4.2 Kiến nghị - Tiếp tục điều tra về thành phần sâu hại và thiên địch trên cây cà chua vào các thời điểm khác nhau của năm và trên một diện rộng ở nhiều địa điểm canh tác khác nhau để có thể thu thập được đầy đủ hơn về thành phần sâu hại cũng như thiên địch trên cây cà chua và nhiều cây loại cây trồng khác nữa. Từ các kết quả khảo sát đó để đánh giá ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới thiên địch. - Đánh giá thực trạng về môi trường trong vùng sản xuất rau tại Bình Chánh để duy trì sản xuất bền vững và bảo vệ môi trường.. - Cần có sự can thiệp và hổ trợ của nhà nước để nâng cao giá trị đầu ra cho sản xuất rau an toàn như vậy mới có thể duy trì được sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Côn trùng nông nghiệp, chủ biên Hồ Khắc Tín (1982). NXB Nông nghiệp Hà Nội 1982 Côn trùng nông nghiệp TS. Lê Thị Hồng Trân (2008). Thực thi Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh. 3) Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh, 2003. Cẩm nang fgfgfgthuốc BVTV 2002. NXB Nông Nghiệp. 387 trang. 4) Trang wed Siêu thị nông nhiệp: 5) Trang wed Rau sạch:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
Tài liệu liên quan