Đề tài Khai thác và sử dụng internet trong dạy học phần "từ trường và cảm ứng điện từ" vật lí lớp 11

Tài liệu Đề tài Khai thác và sử dụng internet trong dạy học phần "từ trường và cảm ứng điện từ" vật lí lớp 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Khánh Duy ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC PHẦN “TỪ TRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ LỚP 11 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí Mã số: 60. 14. 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ CÔNG TRIÊM Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 11. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước là cực kì quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách này, ngành giáo dục đang có những đổi thay đáng kể, bắt đầu từ đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 -1996) như sau: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đà...

pdf12 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khai thác và sử dụng internet trong dạy học phần "từ trường và cảm ứng điện từ" vật lí lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Khánh Duy ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC PHẦN “TỪ TRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ LỚP 11 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí Mã số: 60. 14. 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ CÔNG TRIÊM Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 11. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước là cực kì quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách này, ngành giáo dục đang có những đổi thay đáng kể, bắt đầu từ đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 -1996) như sau: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên ti ến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,…”. Luật Giáo dục (2005), tại điều 28.2, quy định “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện dạy học đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là công cụ hỗ trợ cho hoạt động nhận thức của học sinh, là một bộ phận hữu cơ của cả phương pháp và nội dung dạy học. Vì vậy, việc tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại là rất cần thiết. 2Ngày nay, công nghệ thông tin, mà trước hết là máy vi tính, mạng máy tính được xem như là một trong những phương tiện dạy học hiện đại như chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo đã nêu rõ “Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện tiến tới một xã hội học tập….”. Kể từ đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày càng rộng rãi ở các trường phổ thông, các giáo viên đã bắt đầu thực hiện một số bài giảng trên lớp với sự hỗ trợ của máy vi tính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy máy vi tính đa phần chỉ được sử dụng để hỗ trợ người thầy viết bảng bằng các bài trình chiếu đơn giản. Vì vậy, giờ dạy học đã trở nên khô khan và nhàm chán, không phát huy đư ợc tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của học sinh mà mục tiêu giáo dục phổ thông đã đề ra. Trong khi đó, nếu giáo viên biết khai thác hệ thống tư liệu thông qua mạng internet thì bài lên lớp sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Các tư liệu đó chủ yếu gồm các hình ảnh, hoạt hình, phim thí nghiệm, phim minh họa các quá trình vật lí, các giả lập tương tác (interactive simulation)... Chúng làm cho các định luật vật lí trở nên sống động hơn, các cấu trúc vi mô, mô hình vật lí trở nên gần gũi hơn,… Vì mang tính trực quan nên chúng có thể kích thích sự ham mê, hứng thú học tập, đồng thời hỗ trợ rất tốt cho hoạt động nhận thức của học sinh. Ngày nay, internet ngày càng phổ biến và được triển khai ở đa số các trường phổ thông. Đó là một môi trường tương tác đa phương tiện, một thư viện thông tin khổng lồ và là một nguồn tư liệu dạy học vô cùng phong phú. Giáo viên có thể kết hợp các trang web dạy học vào bài giảng thông qua các liên kết trực tiếp đến trang web đó hay download các tư liệu nhằm phục vụ cho công tác dạy học,… Do đó, việc khai thác và sử dụng hiệu quả internet 3vào trong hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học là rất quan trọng. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Khai thác và sử dụng internet trong dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” vật lí lớp 11”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu khai thác và sử dụng internet trong dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” vật lí 11 nhằm góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, từ đó sẽ nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu khai thác và sử dụng tốt internet trong dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” thì sẽ góp phần phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh trong quá trình học tập, đồng thời cải thiện hiệu quả dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông. 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy và học vật lí ở trường trung học phổ thông. - Đối tượng nghiên cứu + Mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông hiện nay. + Internet, khai thác và sử dụng internet trong dạy học vật lí. 45. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Khai thác và sử dụng internet trong dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” vật lí lớp 11 THPT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT tại Tây Ninh. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp dạy học vật lí hiện nay. - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương “từ trường” và “cảm ứng điện từ” lớp 11. - Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc khai thác và sử dụng internet trong dạy học vật lí. - Thiết kế một số bài giảng trên máy tính thông qua việc khai thác và sử dụng internet. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của vấn đề nghiên cứu. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học Vật lí. - Nghiên cứu nội dung và chương trình sách giáo khoa Vật lí 11. - Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin. 57.2. Điều tra quan sát Điều tra thực tiễn dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” lớp 11 ở một số trường phổ thông. 7.3. Nghiên cứu thực nghiệm - Sử dụng và khai thác internet để lấy các tư liệu hỗ trợ dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ”. - Sử dụng các tư liệu từ internet để thiết kế một số bài học cụ thể. - Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông. - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để kiểm chứng giả thuyết và xác định tính khả thi của đề tài. 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc khai thác và sử dụng internet trong dạy học vật lí. - Xây dựng được một nguồn tư liệu phần “từ trường và cảm ứng điện từ” hỗ trợ cho giáo viên thiết kế bài dạy trên máy tính, đồng thời là nguồn tư liệu trực quan giúp học sinh tham khảo, mở rộng và củng cố kiến thức. - Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” dựa vào nguồn tư liệu dạy học lấy từ internet nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự chủ trong học tập, đồng thời hứng thú hơn với bộ môn vật lí. 9. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận. 6 Phần mở đầu  Phần nội dung Phần này gồm có 3 chương Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc khai thác và sử dụng internet trong dạy học vật lí 1. 1. Khái niệm internet 1.1.1. Mạng máy tính 1.1.2. Khái niệm internet 1.1.3. Các dịch vụ trên internet 1.2. Vai trò của internet trong việc đổi mới PPDH Vật lí 1.3. Khai thác và sử dụng internet trong dạy học Vật lí 1.3.1. Cách sử dụng internet 1.3.1.1. Kết nối internet 1.3.1.2. Truy cập internet 1.3.2. Khai thác internet trong dạy học Vật lí 1.3.2.1. Tìm kiếm thông tin trên internet 1.3.2.2. Download tư liệu dạy học từ internet 1.3.2.3. Biên tập các tư liệu dạy học đã download 1.3.3. Sử dụng internet trong dạy học Vật lí 1.3.3.1. Đối với giáo viên 1.3.3.2. Đối với học sinh 71.4. Kết luận chương I Chương II: Khai thác và sử dụng internet trong dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung phần “từ trường và cảm ứng điện từ” 2.1.1. Cấu trúc, nội dung kiến thức phần “từ trường và cảm ứng điện từ” 2.1.2. Thuận lợi và khó khăn khi dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” 2.2. Xây dựng nguồn tư liệu dạy học phần “từ trường và cảm ứng điện từ” Các tư liệu dạy học sau khi được tìm kiếm, download, chọn lọc và biên tập sẽ được tái sắp xếp theo nội dung kiến thức và phân loại theo định dạng tài liệu như hình ảnh, video, Flash movie hay Java applet,… Nguồn tư liệu được thiết kế dưới dạng trang Web giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi nội dung và hiểu rõ ý nghĩa của từng tư liệu, để từ đó có sự lựa chọn tốt nhất hỗ trợ cho bài giảng. Bên cạnh đó, trang Web còn chứa các liên kết đến các website dạy học khác nhằm giúp giáo viên và học sinh mở rộng khả năng tìm kiếm tư liệu để sử dụng cho quá trình dạy học. 2.3. Xây dựng một số tiến trình dạy học cụ thể 8Thực hiện xây dựng một số tiến trình dạy học một số bài học cụ thể phần “từ trường và cảm ứng điện từ” vật lí 11, trong đó có sử dụng nguồn tư liệu đã được xây dựng. 2.3. Kết luận chương II Chương III: Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của đề tài. 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm Học sinh lớp 11 Trung học phổ thông. 3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm dạy học một số bài phần “từ trường và cảm ứng điện từ” Vật lí lớp 11. Thực nghiệm trên 2 nhóm học sinh: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. - Nhóm thực nghiệm: giáo viên dạy kết hợp với khai thác và sử dụng internet - Nhóm đối chứng: giáo viên dạy các bài học bình thường. 3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Chọn nhóm học sinh thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về học lực và sĩ số. - Tiến hành dạy trên lớp nhóm thực nghiệm và đối chứng. 9- Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm - Nhận xét, so sánh quá trình và kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng. - Kiểm định giả thuyết thống kê. 3.6. Kết luận chương III  Phần kết luận  Tài liệu tham khảo 10. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Thực hiện đề cương nghiên cứu luận văn - 16/02/2007 – 16/05/2007: viết đề cương luận văn. - 17/05/2007: nộp 03 cuốn đề cương. - 30/06/2007 – 30/07/2007: thông qua đề cương nghiên cứu luận văn. - 01/08/2007 – 30/08/2007: chỉnh sửa đề cương. 2. Thực hiện luận văn tốt nghiệp Thực hiện viết luận văn từ 09/2007 đến 07/2008. - 30/12/2007: nộp báo cáo tình hình thực hiện luận văn lần 1. - 30/03/2008: nộp báo cáo tình hình thực hiện luận văn lần 2. - 30/06/2008: nộp báo cáo tình hình thực hiện luận văn lần 3. - 01/07/2008: nộp hồ sơ bảo vệ luận văn. 10 11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (200 7), Vật lí 11, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 2. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (2006), Các ứng dụng cơ bản của máy vi tính trong dạy học vật lí (Giáo trình online), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 6. Lê Công Triêm, Nguyễn Hoàng Nam (2005), “Khai thác và sử dụng Internet trong việc thiết kế bài dạy học vật lí”, tạp chí Giáo Dục, (113), tr.33-34. 7. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 11 Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN ................................ ................................ ................................ ................................ ............ ................................ ................................ ................................ ................................ ............ ................................ ................................ ................................ ................................ ............ ................................ ................................ ................................ ................................ ............ ................................ ................................ ................................ ................................ ............ ................................ ................................ ................................ ................................ ............ ................................ ................................ ................................ ................................ ............

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-Khaithac_SD_Internet_trongDH_TuTruong_CamUngDTu.pdf
Tài liệu liên quan