Đề tài Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội

Tài liệu Đề tài Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội

doc192 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên luận văn: Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội Nghệ thuật biểu diễn truyền thống - Múa rối nước Việt Nam PhÇn më ®Çu 1. Lý do cần nghiên cứu: Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đổi mới về chính sách đối ngoại, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch đã được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của đất nước và đang dần hội nhập với khu vực và thế giới. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng ngày một tăng. Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế của cả nước và có nhiều tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc. Trong những năm gần đây, Du lịch Hà Nội đã đạt được những thành tựu khả quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển theo hướng bền vững, hiện đại, nâng cao vị thế của thủ đô trong khu vực và quốc tế. Xác định vị trí quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội và để khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch phong phú, thủ đô Hà Nội đã coi phát triển du lịch là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của Thủ đô. Vì vậy, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội thời kỳ 1996-2010 đã được xây dựng và phê duyệt ngay sau khi QHTT của cả nước được Chính phủ phê duyệt. Dự án Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội cũng đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2002. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội những năm vừa qua có nhiều yếu tố mới xuất hiện. Các quy hoạch kinh tế- xã hội mới được xây dựng cho vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặt ra phương hướng và nhiệm vụ mới cho định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội; đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO,...đã đặt du lịch Hà Nội trước những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải có những kế hoạch và giải pháp phù hợp để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành du lịch Hà Nội, để du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực và Thế giới. Trong các định hướng phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015 của Thành uỷ Hà Nội, định hướng trọng tâm về việc phát triển triệt để lợi thế du lịch văn hoá được coi là mấu chốt để tìm ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của Thủ đô, trong đó có vấn đề phát triển các loại hình du lịch văn hoá phi vật thể. Những năm qua, du lịch Hà Nội đã tập trung khai thác các loại hình du lịch văn hoá phi vật thể, trong đó tập trung nhiều vào các vấn đề như lễ hội truyền thống, phát triển du lịch làng nghề và đặc biệt là khai thác các giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống như múa rối nước, ca trù, ả đào, chèo hay các giá trị văn hoá dân gian. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống được tạo dựng trên nền tảng văn hoá dân tộc với bề dày hàng mấy nghìn năm, trong đó có sự chắt lọc, tạo nên nét tinh tuý của nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong lòng Hà Nội. Múa rối nước là một trong những giá trị văn hoá tinh thần vô cùng quan trọng, độc đáo và có thể coi là di sản dân tộc, chỉ có ở Việt Nam mà không có ở nơi nào trên thế giới. Chính vì vậy, việc khai thác đầy đủ và hợp lý các giá trị văn hoá phi vật thể với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Hà Nội phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, đồng thời giúp bảo tồn, duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Bên cạnh đó, dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc phát triển du lịch Hà Nội thông qua việc khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như múa rối nước, ca trù (ả đào), chèo, chầu văn ...., nhưng trên thực tế, qua khảo sát điều tra khách du lịch quốc tế đến du lịch tại Hà Nội, hầu hết các khách du lịch đều cho rằng, du lịch Hà Nội chưa khai thác được các lợi thế của mình đang có về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Hơn nữa, dù có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống song việc sử dụng nó để phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài múa rối nước được coi là "đỏ đèn" hàng ngày bởi sự độc đáo có một không hai thì khách du lịch đến Hà Nội gần như không biết thêm bất kỳ một loại hình nghệ thuật biểu diễn nào khác. Do đó, luận văn xin được đề cập đến khía cạnh văn hoá phi vật thể của du lịch Hà Nội nói chung và trong đó tập trung khai thác khía cạnh các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống tại Hà Nội nói riêng để qua đó, đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp phát phát triển hợp lý, hiệu quả nhằm khai thác triệt để khía cạnh ấy trong việc quảng bá, khuếch trương cho loại hình du lịch văn hoá ở Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội. Những tác động của việc khai thác này trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. - Đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thông qua các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Qua đó, đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm khai thác có hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: + Nghiên cứu đối tượng chính là các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đã, đang và sẽ khai thác để phát triển du lịch Hà Nội như Múa rối nước, chèo, chầu văn, ả đào (ca trù), dân ca quan họ, nghệ thuật múa truyền thống Việt Nam ... + Nghiên cứu đối tượng khách du lịch chủ yếu là khách du lịch quốc tế thông thường, khách du lịch là người Việt Kiều đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: - Luận văn tập trung nghiên cứu khía cạnh giá trị văn hoá của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, đặc trưng văn hoá như múa rối nước, ca trù (ả đào), chầu văn, chèo, dân ca quan họ, nghệ thuật múa âm nhạc truyền thống.... - Tiếp đến, luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm, tâm lý của đối tượng khách du lịch quốc tế (có cả khách Việt kiều), trong đó khai thác các thị trường trọng điểm có số lượng khách du lịch đến Việt Nam lớn nhất như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ,... Sở dĩ luận văn xin không được đề cập đến khách du lịch nội địa bởi đa phần khách du lịch nội địa đã có hiểu biết cơ bản về các loại hình nghệ thuật truyền thống nên nhìn chung, khách du lịch nội địa không có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này trong các chương trình du lịch đến Hà Nội. Thực trạng khảo sát điều tra cho thấy khách du lịch nội địa không có nhu cầu thật sự khi đến du lịch Hà Nội về xem, tham quan, nghe các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. - Sau đó, nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, trong đó, nghiên cứu cả những vấn đề về chính sách quản lí vĩ mô, vi mô và các giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp. - Nghiên cứu tác động qua lại giữa phát triển du lịch Hà Nội với phát triển, bảo tồn gìn giữ văn hoá truyền thống dân tộc ở dạng Phi vật thể. - Cuối cùng, đề xuất giải pháp hiệu quả nhằm phát triển du lịch. + Về không gian: Do giới hạn của luận văn, chủ yếu tập trung nghiên cứu trong phạm vi Thủ đô Hà Nội, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực nội thành, các điểm du lịch, các điểm biểu diễn truyền thống có nhièu khách du lịch quốc tế. + Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng việc khai thác các giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn từ khoảng năm 1998 đến nay và định hướng nghiên cứu đến 2015 theo mục tiêu phát triển, định hướng phát triển du lịch Hà Nội tới năm 2015. 4. Nh÷ng vÊn ®Ò míi ®­îc nghiªn cøu cña luËn v¨n: Phân tích rõ các đặc điểm của thị trường khách du lịch quốc tế trong việc hưởng thụ các giá trị văn hoá phi vật thể nói chung và các giá trị văn hoá nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói riêng. Phân tích thực trạng giá trị văn hoá phi vật thể nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội. Hệ thống hoá các giải pháp tổ chức khai thác thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm cả ở tầm vĩ mô và vi mô thời gian qua. Phân tích đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Chỉ ra những thách thức từ việc hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển du lịch văn hoá và tác động của nó tới việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác thị trường khách du lịch quốc tế dựa trên việc khai thác phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2015. 5. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tổng hợp, khảo sát thu thập, xử lý và phân tích thông tin, số liệu. Phương pháp thống kê. Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp chuyên gia. Phương pháp điều tra xã hội học. 6. C¬ së ®Ó hoµn thµnh tèt luËn v¨n: - Mong rằng, với việc học viên đã thu thập được khá nhiều tài liệu liên quan đến việc khai thác các giá trị biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch có thể góp phần hoàn thành luận văn một cách tốt nhất có thể trong khả năng của học viên. - Học viên được sự ủng hộ và giúp đỡ của thÇy gi¸o h­íng dÉn, các thầy cô giáo là giảng viên, là các giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đầu ngành trong lĩnh vực du lịch và văn hoá du lịch của Trường Đại học KHXH&NVQG. 7. Néi dung, bè côc cña luËn v¨n: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về khách du lịch, và khách du lịch quốc tế. Giá trị văn hoá của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng tổ chức khai thác hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG TẠI VIỆT NAM 1. Kh¸i niÖm, ®Æc ®iÓm kh¸ch du lÞch, kh¸ch du lÞch quèc tÕ. 1.1. Khái niệm khách du lịch Về cơ bản, khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một thời gian nhất định, sử dụng các dịch vụ du lịch và có khả năng thanh toán các khoản tiêu dùng đó. Khách du lịch không phải là những người đi học tập, đi làm việc tại điểm đến du lịch với mục đích kiếm thu nhập cho cá nhân. Như vậy, để được coi là khách du lịch thì phải đạt được các yếu tố sau: + Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, có thể rời xa hàng nghìn km nhưng cũng có thể chỉ trong một phạm vi bán kính là vài chục km. + Sử dụng các dịch vụ du lịch tại điểm đến du lịch mà khách định đến + Có khả năng thanh toán, chi trả cho các dịch vụ du lịch khách sử dụng trong chuyến du lịch. + Không mưu cầu mục đích kiếm thu nhập cho cá nhân. Có hai loại khách đi du lịch, đó là khách du lịch và khách tham quan du lịch. Với đối tượng là khách du lịch thì thông thường, thời gian lưu trú khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên là lớn hơn 1 ngày đêm (24 giờ) và bắt buộc phải ở qua đêm ở một địa điểm không phải là nhà mình. Như vậy, đối tượng khách này sẽ phải sử dụng ít nhất ba dịch vụ cơ bản trong du lịch là ăn, ngủ và dịch vụ bổ sung như vận chuyển, vé tham quan, ... Đối tượng khách này thường đi theo tour du lịch trọn gói. Với khách tham quan thì đó là đối tượng đi du lịch nhưng chỉ đi trong ngày, không ở qua đêm tại điểm du lịch không phải nơi cư trú thường xuyên của mình và như vậy là không sử dụng dịch vụ lưu trú. Đối tượng khách này thường chỉ sử dụng các dịch vụ ăn uống, vận chuyển, vé tham quan. Đối tượng này cũng ít khi đi theo tour trọn gói mà thường tự tổ chức, tự thuê phương tiện vận chuyển và nhiều khi còn chuẩn bị sẵn đồ ăn uống từ nhà. Vậy, nhìn chung, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, trong đó, khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người trong một quốc gia định cư ở nước ngoài vào quốc gia đó du lịch; công dân của quốc gia đó, người nước ngoài thường trú tại đó ra nước ngoài du lịch. Như vậy, khách du lịch quốc tế sẽ được chia thành hai đối tượng cơ bản: - Khách là người nước ngoài, người trong nước định cư ở nước ngoài đi du lịch trong nước. - Khách là người trong nước, người nước ngoài định cư ở trong nước đi du lịch nước ngoài. Ở Việt Nam, khách du lịch quốc tế được định nghĩa theo Luật Du lịch Việt Nam là: Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; là người Việt Nam, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Có thể thấy, định nghĩa trong Luật Du lịch của Việt Nam đã bao trùm được cả hai đối tượng khách quốc tế cơ bản, đó là khách quốc tế In-bound (khách quốc tế chủ động hay còn gọi là khách quốc tế vào du lịch tại Việt Nam và Out-bound (khách quốc tế bị động hay còn gọi là khách quốc tế đi ra ngoài Việt Nam du lịch). Tuy vậy, ở nhiều quốc gia, đối tượng khách du lịch quốc tế đầu tiên luôn được khuyến khích phát triển tăng cả về lượng và chất. Thu nhập xã hội từ du lịch tăng cao, xuất khẩu thu ngoại tệ tại chỗ là giải pháp tốt nhất. Còn đối tượng khách thứ hai thì ít được khuyến khích bởi nếu như số lượng khách du lịch là người trong nước đi du lịch quá đông thì sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu ngoại tệ. Trong khi đó, khách du lịch nội địa cũng luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của bất kỳ quốc gia nào. Quốc gia nào càng phát triển, dân số đông và lượng khách du lịch nội địa đi du lịch có khả năng thanh toán chi trả cao thì quốc gia đó sẽ rất phát triển du lịch nội địa. Theo Luật Du lịch Việt Nam thì khách du lịch nội địa được định nghĩa như sau: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, khách du lịch nội địa nói chung sẽ là những người công dân của một quốc gia hay những người nước ngoài đang thường trú, công tác và làm việc tại quốc gia đó, đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Khách du lịch nội địa thường được coi là những khách du lịch có địa bàn di chuyển không lớn như khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, nếu như quốc gia nào có diện tích rộng lớn như Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nga, ấn Độ,... thì việc di chuyển trong lãnh thổ quốc gia đó sẽ là một phạm vi lớn. 1.2 Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam Từ năm 1991 đến năm 2000, khách du lịch quốc tế tăng 7,1 lần, từ 300 nghìn lượt lên 2,14 triệu lượt; khách du lịch nội địa tăng 7,5 lần, từ 1,5 triệu lượt lên 11,3 triệu lượt. Đến năm 2005, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, con số này đã đạt khoảng 3,4 triệu lượt khách quốc tế, 16,1 triệu lượt khách nội địa. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Bảng 1: Tình hình khách du lịch tại Việt Nam (giai đoạn 1995 – 2005) Đơn vị: Triệu lượt 1995 2000 2005 Tổng lượt khách 5,5 13,44 19,5 Khách quốc tế 1,35 2,14 3,4 Khách nội địa 6,85 11,3 16,1 (Nguồn: Tổng cục Du lịch) Thị trường khách du lịch quốc tế ngày càng đa dạng, hiện đang phát triển tập trung là khách du lịch đến từ các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Đài Loan, Úc, Pháp, Thái Lan và Anh. b) Nguồn thu từ du lịch Theo Tổng cục du lịch, nguồn thu từ du lịch tăng đáng kể, trung bình trên 16,6%/năm: năm 1995 đạt 8.000 tỷ đồng, năm 2000 là 17.400 tỷ, năm 2003 đạt xấp xỉ 20.000 tỷ, năm 2004 đạt 26 ngàn tỷ đồng, năm 2005 đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng. (Nguồn: Tổng cục Du lịch) 1.4. Đặc điểm của khách du lịch quốc tế Khai thác thị trường khách du lịch quốc tế hoàn toàn không dễ dàng. Nhiều công ty lữ hành quốc tế có kinh nghiệm gặp không ít khó khăn và lúng túng khi tham gia vào khai thác mảng thị trường này. Nhiều công ty đã không đạt được kế quả như mong muốn. Lý do là vì mảng thị trường khách du lịch quốc tế dù đã được khai thác từ lâu, trong đó chủ yếu là mảng du lịch In-bound, nhưng mỗi thị trường lại có những đặc thù riêng của nó, tính cạnh tranh trên thị trường lại rất lớn, đòi hỏi cả ở cấp độ vĩ mô quản lý Nhà nước về du lịch và vi mô ở cấp độ doanh nghiệp có cách tiếp cận riêng. Để có được phương pháp khai thác thị trường du lịch quốc tế một cách phù hợp và có hiệu quả ta hãy cùng nhau phân tích một vài đặc điểm cơ bản của nó. Nhìn chung, khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đều khá tương đồng nhau về mặt động cơ, mục đích, nhu cầu, mong muốn đi du lịch. Cả hai đều rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình và đến một nơi khác với mong muốn được thưởng thức, thưởng lãm các danh lam thắng cảnh, các dịch vụ và các nét đặc trưng văn hoá của điểm đến. Nhưng cả hai vẫn có những đặc điểm riêng mà khách du lịch quốc tế có những đặc điểm nổi bật như sau: Về phạm vi, khoảng cách, di chuyển và lãnh thổ: - Khách du lịch quốc tế di chuyển trong một phạm vi lãnh thổ lớn, ra khỏi quốc gia mình là công dân sinh sống. - Bán kính di chuyển thường rất rộng và có khi ở mức độ toàn cầu chứ không chỉ ở mức độ khu vực, châu lục. - Các phương tiện vận chuyển trong chuyến đi du lịch sẽ rất đang dạng và hiện đại, chủ yếu là di chuyển bằng máy bay. Về đặc trưng tâm lý, sở thích, tiêu dùng của khách du lịch quốc tế: - Khách du lịch quốc tế ngoài việc thường có tâm lý đi du lịch theo mùa, vụ thì họ còn có thói quen đi du lịch trong bất kỳ thời điểm nào cho phép. Ở đây là cho phép cả về thời gian lẫn tiền bạc. Vào các dịp nghỉ hè, nghỉ đông, ngày lễ lớn của đất nước họ, khách du lịch quốc tế sẽ đi du lịch trong nước và rất nhiều người sẽ chọn cho mình các chuyến du lịch nước ngoài. - Khách nội quốc tế thích lựa chọn những loại hình du lịch đặc trưng là du lịch biển, du lịch nghỉ núi và du lịch văn hoá - tín ngưỡng – lễ hội để họ có thể khám phá một vùng đất mới thông qua phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá và cản quan của đất nước đó. - Khách du lịch quốc tế ở quốc gia có thu nhập bình quân đầu người GDP cao thì thường có khả năng chi trả cao và ngược lại. Tuy vậy, đã là khách du lịch đi du lịch quốc tế thì mức độ chi trả cũng phải đạt được tiêu chuẩn và mức độ phù hợp khi đi du lịch nước ngoài. - Khách du lịch quốc tế thường phải mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị thủ tục, giấy tờ hợp lệ để đi du lịch. Khách sẽ phải làm hộ chiếu, visa hay chuẩn bị đổi ngoại tệ, thẻ tín dụng quốc tế, hoá đơn thanh toán trả trước Voucher,..., - Khách du lịch quốc tế khi đi du lịch thường chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để đảm bảo cho chuyến du lịch của họ thành công nhất. Về mục đích đi du lịch Mục đích đi du lịch của khách du lịch quốc tế rất đa dạng và khó có thể tóm lược được trong một, hai vấn đề. Khách du lịch quốc tế thường đi theo nhiều loại hình du lịch khác nhau đáp ứng cho đối tượng khách này như : Du lịch tham quan, tìm hiểu; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch công vụ; du lịch lễ hội; du lịch Sinh thái và mua sắm. Tuy nhiên nhu cầu hưởng thụ trong các chuyến đi của họ là rất lớn và bao trùm. Nhu cầu này được thể hiện trong hầu hết các loại hình du lịch phổ biến, với hầu hết các đối tượng du khách không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính. Về xuất xứ nguồn khách: Theo mục đích chuyến đi và chủ yếu là họ đi cá nhân tập hợp lại thành một đoàn lớn. Khách cao cấp đi theo tour trọn gói cao cấp, còn khách Tây Balô thì đi theo tour du lịch đơn lẻ và sử dụng các dịch vụ đơn lẻ. Thường khách quốc tế rất đa dạng và đến Việt Nam với nhiều quốc tịch khác nhau. Về thời điểm và độ dài của chuyến đi - Thời điểm tổ chức các chuyến đi cho khách du lịch quốc tế cũng không phải trải đều trong năm. Mùa hè và kỳ nghỉ đông là những dịp khách du lịch quốc tế đi du lịch nhiều nhất. Có những thời điểm, họ lưu lại tại một quốc gia tới hàng tuần, thậm chí hàng tháng. - Những dịp nghỉ lễ, tết và nghỉ chính thức trong năm với qui định rất phù hợp cho hoạt động du lịch là được nghỉ bù vào ngày liền kề nếu ngày nghỉ chính thức trùng vào ngày chủ nhật đã hình thành những đợt nghỉ 3, 4, thậm chí một tuần tạo nên những thời điểm bùng nổ khách du lịch quốc tế. - Tuy vậy, nhìn chung, độ dài chuyến đi của khách du lịch quốc tế thường không nhiều do nhiều yếu tố tác động, trong đó đáng kể nhất là thời gian và chi phí cho chuyến đi khá lớn. Về yêu cầu về hình thức tổ chức chương trình du lịch Tổ chức một chương trình du lịch cho khách quốc tế thông thường bao gồm 2 nội dung chính : - Phần nội dung chính đáp ứng nhu cầu chủ yếu của du khách được thể hiện cụ thể trong loại hình du lịch. Ví du : Du lịch lễ hội thì phần nội dung chính sẽ là tham dự lễ hội. Hay Du lịch hội nghị sẽ là chương trình nghị sự của hội nghị đó và khả năng tổ chức hoàn hảo cuộc hội nghị đó. - Phần nội dung thứ 2, tuy không phải là mục đích chính của chuyến đi song sẽ góp phần không nhỏ vào kết quả của nó. Đó là tổ chức các hoạt động tập thể ngoài giờ cho đoàn .Những công ty lữ hành có kinh nghiệm tổ chức những hoạt động này và có đội ngũ hướng dẫn viên có khả năng tạo nên bầu không khi vui vẻ cho khách trong chuyến đi và tạo cho khách được biết đến các dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn, độc đáo. Về vấn đề này thì các laọi hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống được coi là rất quan trọng để phát triển du lịch. 1.5. Đặc điểm tâm lý, thị hiếu, tiêu dùng của khách du lịch quốc tế Hình thức đi du lịch thường theo kiểu mua tour in - bound rồi sau đó đến nơi sẽ tự tổ chức hoặc nếu không thì khách du lịch quốc tế sẽ lựa chọn các tour du lịch cao cấp với dịch vụ đắt tiền. Tuy nhiên, xu thế sử dụng các chương trình du lịch trọn gói của các doanh nghiệp lữ hành đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nếu khách du lịch quốc tế đã sử dụng và hài lòng với sản phẩm của một doanh nghiệp lữ hành thì họ sẽ có xu hướng sẽ trung thành với các sản phẩm của doanh nghiệp đó bởi họ rất tin tưởng vào việc làm ăn nghiêm túc của các doanh nghiệp bán tour. Thể lực của khách du lịch quốc tế thường là tốt nên họ có khả năng đi du lịch dài ngày, di chuyển liên tục và ít nghỉ ngơi. Tất nhiên, khách du lịch quốc tế thích được thưởng thức các món ăn ngon và lạ, nhất là các món ăn đặc sản tại địa phương họ đến. Tuy vậy, dù như thế nào đi chăng nữa thì họ vẫn thích các món ăn có chất lượng, đảm bảo vệ sinh. Thời gian lưu lại ở mỗi điểm du lịch thường ngắn bởi họ muốn tận dụng khoảng thời gian tối đa để có thể biết được nhiều nơi. Khi đi du lịch, khách quốc tế quan tâm đến cả giá cả, nội dung, chất lượng của sản phẩm du lịch. Do đi du lịch rất nhiều nên họ thường không “sành” về du lịch, họ luôn đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao và có khá nhiều khách kỹ tính, yêu cầu chất lượng cao khi sử dụng các dịch vụ du lịch. Cơ sở lưu trú được lựa chọn thường là các khách sạn từ 3* trở lên hoặc loại hình cơ sở lưu trú khác có mức chất lượng tương đương. Dịch vụ họ rất quan tâm trong các chuyến du lịch là mua sắm và vui chơi giải trí. Chi tiêu có kế hoạch và không theo cảm xúc, không có chuyện chạy theo tâm lý lây lan đám đông hay tâm lý bầy đàn. Một người mua kéo theo nhiều người mua như Việt Nam, mà họ đã dự tính sẵn sàng các chi phí tài chính trước khi đi. Tuy vậy, họ đã có kế hoạch thì sẽ chi tiêu khá nhiều cho việc mua sắm. Trên đây là một số đặc điểm về tâm lý, thị hiếu của khách du lịch quốc tế và nói chung là mang tính chất định tính. Trên thực tế, tâm lý thị hiếu của khách du lịch là yếu tố luôn có sự vận động theo những biến đổi của môi trường kinh tế xã hội. Để có thể nắm bắt một cách cụ thể, chính xác nhu cầu của thị trường khách du lịch cần phải có những nghiên cứu thực nghiệm cụ thể tiếp theo mang tính định lượng trong những điều kiện cụ thể, gắn với không gian và thời gian nhất định. 2. Giá trị văn hoá truyền thống và những giá trị phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Trên thực tế, nhu cầu hiện nay của hầu hết các khách du lịch quốc tế chính là việc được tận hưởng các tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo mà chỉ có đi du lịch đến một quốc gia khác biệt về văn hoá họ mới cảm nhận được. Chính vì vậy, khách du lịch quốc tế hay Việt kiều thường rất thích tìm hiểu các đặc trưng văn hoá vật thể hay phi vật thể. Những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đặc sắc cũng luôn nhận đưcợ sự quan tâm rất lớn của khách du lịch quốc tế. Người ta vẫn nói ví von rằng, đến Bắc Kinh mà chưa nghe Kinh kịch thì chưa phải là đến Bắc Kinh. Đến Nhật Bản mà chưa xem hát múa cung đình tập thể Yasukoi thì cũng thế. Vậy thì, đến Hà Nội khách sẽ được xem gì, nghe gì? Có lẽ, khách du lịch quốc tế thường truyền miệng nhau một điều, đó là đến du lịch ở Hà Nội thì cần phải biết múa rối nước có sự độc đáo như thế nào. Ảnh 1: Múa tập thể Yasukoi - Nhật Bản Bên cạnh các giá trị văn hoá như múa rối nước, Hà Nội cũng như Việt Nam còn lưu giữ được nhiều loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống như Ca trù (ả đào), chầu văn, xẩm, chèo, tuồng, cải lương, các làn điệu dân ca,... Những giá trị văn hoá truyền thống này chỉ Việt Nam mới có và đã được chắt lọc, truyền đời qua hàng ngàn năm cùng với bề dày lịch sử văn hoá. 2.1. Những giá trị văn hoá truyền thống 2.1.1. Văn hoá và bản sắc văn hoá truyền thống Trong hoàn cảnh hiện nay của một thế giới mở cửa, của sự toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến những tác động về nhiều mặt về văn hoá, xã hội, văn hoá truyền thống, cốt cách dân tộc được mọi người chú ý và đến đâu, ngừi ta cũng thấy tầm quan trọng của văn hoá được đặt lên hàng đầu. UNESCO thừa nhận văn hoá là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Trong những nước tiên tiến, sự chi tiêu cho phục hưng, bảo tồn, duy trì và phát huy bản sắc văn hoá một dân tộc ngày càng cao. Vậy thì tại Việt Nam, văn hoá đã được đề cập như thế nào? Gần đây, UNESCO đã đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hoá: "Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình". "Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác với các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay tộc người", định nghĩa về văn hoá của tác giả Phan Ngọc - Bản sắc văn hoá Việt Nam 2002. Trong khi đó, bản sắc văn hoá lại là sự nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển của lịch sử. Văn hoá là một hệ thống các quan hệ, không phải là những vật cụ thể. Các hệ thống quan hệ này mang những tên gọi riêng, có thể chưa đựng những cách lý giải khác nhau trong cách biểu hiện qua các thời đại. Cái tạo thành tính bất biến của các mối quan hệ này là những nhu cầu tâm thức con người từng dân tộc. Nói đến bản sắc văn hoá Việt Nam là nói đến tính ổn định, bất biến trong văn hoá Việt Nam. Nhưng cái phần ổn định này không nhìn thấy bắng mắt thường được do là sự đan xen, chống chéo của các quan hệ. Văn hoá Việt Nam cũng vậy, nó có thể thay đổi theo nhiều cách mà ta khó đoán biết hết được, nhưng phải duy trì một mối quan hệ kiểu trọng tâm. Duy trì bản sắc văn hoá, hiểu theo cách nhìn này không có nghĩa là đóng cửa lại, mà phải chấp nhận mọi tiếp xúc, mọi quan hệ. Không có văn hoá tự lực cánh sinh, tự túc, mà phải biết gìn giữ, phát huy nhưng vẫn học tập, giao thoa để cùng tiến bộ. Như vậy, ngoài khái niệm văn hoá nói chung đưa ra được những vấn đề liên quan đến sự hình thành nên khái niệm đó thì bản sắc văn hoá mỗi dân tộc cũng được đề cập đến là cái mặt bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển lịch sử. Mỗi tộc người, mỗi dân tộc đều có mặt bất biến đó và dù quá trình phát triển lịch sử có tác động như thế nào chăng nữa thì nó vẫn mang bản sắc riêng. 2.1.2. Văn hoá truyền thống Việt Nam Với bề dày truyền thống hàng nghìn năm, với lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước, văn minh Văn Lang, - Âu Lạc hay văn minh sông Hồng, văn hoá Việt Nam truyền thống là thứ văn hoá cội rễ xuất phát từ hoạt động của cư dân nông nghiệp lúa nước. Trong phạm vi hẹp, đất nước Việt Nam nằm trên địa bàn cư trú của người Bách Việt. Có thể hình dung khu vực này như một hình tam giác với cạnh đáy là sông Dương Tử (Trung Quốc) và đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay. Ở phạm vi rộng hơn, văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Indonesia lục địa. Có thể hình dung đây là một tam giác có cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử, còn đỉnh đã đưcợ kéo dài tới tận đồng bằng sông Mê Kông. Như vậy, kể từ trước khi nhà Nguyễn mở đất phía Nam, vẽ lên bản đồ hình chữ S hoàn chỉnh, thì văn hoá Việt Nam vcũng đã nằm trong khu vực tam giác có hình thù như trên. Dù rộng hay hẹp thì đặc trưng địa lý cố hữu của khu vực này vẫn là nhiệt độ cao, độ ẩm cao (lượng mưa hàng năm lớn) và có gió mùa. Ảnh 2: Hát múa truyền thống tại Festival Huế Điều kiện tự nhiên quy định cho khu vực này laọi hình văn hoá gắn với nông nghiệp với đặc trưng sau: + Trống lúa nước, khác với văn hoá khô mạch của Trung Quốc ở phía Bắc sông Dương Tử. + Sống định cư và hoà hợp với thiên nhiên, khác với văn hoá du mục. + Đề cao vai trò của phụ nữ (một đặc trưng của văn hoá thực vật, nơi chế độ mẫu hệ dựa trên nền kinh tế hái lượm, trồng trọt là hình thái thống trị). + Sùng bái mùa màng, sinh nở - văn hoá phồn thực, nông nghiệp. Do nằm trong vùng địa lý này nên văn hoá Việt Nam có được đẩy đủ các đặc trưng nêu trên, sau đó cấu thành các yếu tố đặc thù (mang tính khu vực) trong nội dung văn hoá Việt Nam. Bên cạnh đó, văn hoá Việt Nam cũng đã tạo nên sự khác biệt: + Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao (ảnh hưởng của môi trường nước) + Tính dung chấp cao do là đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ chính nên người dân thường xuyên giao lưu với các khu vực bên ngoài và tiếp thu nhiều kiến thức từ hoạt động giao lưu đó. + Không có các công trình kiến trúc đồ sộ (ngoại trừ hệ thống đê điều và thuỷ lợi) do là vùng đất trẻ lấn dần ra biển nên không có kết cấu bền vững và cư dân của khu vực này thường phải sống chung với nước. + Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sông nước (chèo, rối nước, đua thuyền, làng nghề thủ công truyền thống ven các dòng sông,...) Văn hoá truyền thống Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong tính đa dạng. Tính đa dạng của văn hoá là kết quả của sự đa dạng tộc người. Du vậy, dù đa dạng, nhưng văn hoá Việt Nam vẫn hướng tâm vào văn hoá Việt. Có thể nói, văn hoá Việt Nam nói chung và văn hoá truyền thống Việt Nam nói riêng là văn hoá tổng hợp và hỗn dung xét từ góc độ nhân học văn hoá. Sự ra đời của văn hoá truyền thống Việt Nam là kết quả của việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc qua ngàn đời và là kết quả của quá trình giao lưu ở cấp độ châu lục và toàn cầu. Văn hoá Việt Nam là kiểu văn hoá hỗn dung, điển hình, do nằm tại vùng giao thoa giữa các trung tâm văn hoá lớn. Tuy vậy, xét một cách toàn diện, dù chứa đựng tính hỗn dung lớn, nhưng do bản chất xuất phát từ nền văn minh lúa nước, nông nghiệp, nên văn hoá Việt Nam vẫn có bản sắc rất đặc trưng, mang dáng dấp riêng của văn hoá nông nghiệp lúa nước, điển hình là sự ra đời, tồn tại và phát triển của hàng loạt các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, lễ hội nông nghiệp, các nghệ thuật thủ công nông nghiệp,... Các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam ra đời và tồn tại cho đến ngày nay nhờ ý thức bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của cha ông ta qua ngàn đời. Nghệ thuật múa rối nước có từ hàng ngàn năm trước, nghệ thuật ca trù (ả đào) cũng có từ cách đây khoảng 700 năm, trong khi các làng nghề thủ công với nghệ thuật điêu khắc, trạm chổ tinh vi, thêu đan, vẽ tranh, ... đều ở mức độ tinh xảo. 2.2. Giá trị văn hoá phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam. 2.2.1. Văn hoá vật thể và phi vật thể Văn hoá vật chất (văn hoá vật thể, hữu hình) là khái niệm dùng để chỉ các đồ vật, sản phẩm hiện hữu và màn tính hình thể, do con người tạo ra, được sử dụng để thoả mãn nhu cầu của họ. Đây là văn hoá đã đưcợ khách thể hoá, hay nói cách khác là văn hoá vật chất, không phải văn hoá tinh thần. Nhưng văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật chất vật thể) là khái niệm dùng để chỉ hệ thống các giá trị tồn tại dưới dạng các ý niệm văn hoá, các hành vi biểu đạt các ý niệm ấy. Nó cấu thành đời sống tinh thần của chủ thể văn hoá. Những hành vi ấy chỉ có thể được nắm bắt bằng trực quan, kinh nghiệm sống hay bằng cảm nhận của mỗi người. Như vậy, trong khối văn hoá nói chung, có hai nhánh hoà quyện, tạo dựng nên văn hoá Việt Nam. Đó là khối các di sản văn hoá vật thể truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ như hệ thống lăng tẩm, đền đài, công trình kiến trúc, đình, đền, chùa, miếu mạo, di tích lịch sử, di tích cách mạng,.... được hiển thị như những vật chất cụ thể. Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Kinh thành Huế, Hoàng Thành Thăng Long,...là những giá trị văn hoá vật thể tiêu biểu nhất. Tuy vậy, do tính chất của luận văn, người viết xin chỉ đề cập sơ qua đến vấn đề văn hoá vật thể hay các tài nguyên du lịch nhân văn vật thể ở mức độ ngắn gọn như vậy, mà hầu hết sẽ tập trung khai thác tối đa các giá trị văn hoá phi vật thể - văn hoá tinh thần của dân tộc, trong đó điển hình là các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. 2.2.2. Văn hoá phi vật thể và những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam. Văn hoá phi vật thể đưcợ coi là những giá trị văn hoá tinh thần mà không ở đâu giống ở đâu, không dân tộc nào giống dân tộc nào. Đời sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật diễn xướng, ca nhạc, âm nhạc, nhạc cụ, lễ hội, phong cách ăn mạc, ở, đi lại, nhà cửa, nghề thủ công,... là tất cả các giá trị văn hoá mang tính phi vật thể hay còn gọi là văn hoá tinh thần. Văn hoá phi vật thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có văn hoá phi vật thể ở dạng tự nhiên do điều kiện tự nhiên, điều kiện sống đem lại ngay từ thời sơ khai, và văn hoá phi vật thể có được do chính con người Việt Nam tạo nên sau từng thế hệ sống và đúc kết, chắt lọc để tạo nên những thứ văn hoá tinh thần vô giá. Ảnh 3: Hát múa cung đình Xét ở dưới góc độ du lịch thì có thể coi các giá trị văn hoá phi vật thể ấy chính là các tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể, có tác dụng khai thác phát triển du lịch văn hoá nói chung. Tại Hà Nội, nơi được coi là mảnh đất nghìn năm văn vật, nơi hội tụ đầy đủ các nét tinh hoa văn hoá dân tộc và được coi là sự hội tụ với đầy đủ các nét tinh vi, độc đáo, đặc sắc và có phần quý phái nhất, để tạo nên các tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể như nghệ thuật múa rối nước, nghệ thuật hát ca trù (ả đào), nghệ thuật hát chầu văn, nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương và có thể là hát xẩm, hát xoan, hát ghẹo,... Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đã đề cập ở phần trên, luận văn xin chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống độc đáo và có khả năng thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Đó là các loại hình như múa rối nước, chầu văn, ả đào (ca trù), chèo, cải lương, tuồng, quan họ. Tuy vậy, do đặc thù văn hoá Thủ đô là nơi có lịch sử văn hoá gắn liền với văn hoá vùng Bắc Bộ nên các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như cải lương, tuồng sẽ khó có thể phát huy để thu hút khách du lịch. Ảnh 4: Nghệ thuật tuồng truyền thống khó có "đất sống" trong phát triển du lịch Hà Nội Do vậy, luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu việc khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như ca trù, múa rối nước và phần nào đó là sân khấu chèo, dân ca quan họ, nghệ thuật hát múa truyền thống, ca múa nhạc dân tộc, hát chầu văn trong phát triển du lịch Hà Nội. Trong đó, luận văn sẽ cố gắng chỉ ra tác động của việc phát triển du lịch Hà Nội đến các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và ngược lại, nghệ thuật biểu diễn truyền thống sẽ giúp du lịch Hà Nội phát triển du lịch văn hoá như thế nào. 2.3. Một số nét khái quát về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đặc trưng tại Hà Nội. 2.3.1. Múa rối nước Múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, còn múa rối nước thì trên thế giới chỉ duy nhất Việt Nam có. Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ đời Lý (1010 - 1225). Dấu vết rối nước còn ghi lại ở nhiều nơi. Chứng cứ bằng văn tự đầu tiên ghi chép về múa rối nước Việt Nam mà chúng ta đọc được là bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, dựng năm 1121 trong đó có đoạn viết: "Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thuý ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang..." Ảnh 5: Một cảnh trong múa rối nước Vùng đồng bằng Bắc bộ có nhiều ao hồ. Mặt nước những ao hồ đã trở thành sân khấu cho rối nước. Ghế ngồi của khán giả là thảm cỏ xung quanh hồ. Ở các làng quê, múa rối nước thường được diễn vào những dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội. Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian. Con rối tạo bằng gỗ, bên ngoài phủ một lớp sơn, ngâm nước không thấm. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu, thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện. Trong kho tàng múa rối nước Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục mới xây dựng đã làm say lòng khán giả trong nước và quốc tế. Ảnh 6: Một cảnh trong nghệ thuật Múa rối nước 2.3.2. Ca trù (ả đào) Cổ Đạm xưa có đào nương Phan Thị Khánh, giọng hát tuyệt vời, đẹp nức tiếng khắp vùng. Năm 18 tuổi lên núi hái củi, gặp quan tri huyện đi săn, thấy sắc đẹp của cô thôn nữ, nhà quan bị "sét" đánh thẳng vào tim... Cách đây 700 năm tổng Cổ Đạm là đất tổ của ca trù. Theo truyền thuyết, có chàng nho sinh tên Đinh Lễ- tự là Nguyên Sinh, thuở bé, Sinh đã giỏi đàn ca, tính tình phóng khoáng, thường dùng lời ca tiếng đàn để tiêu sầu. Tiếng đàn của chàng khiến cho tiểu thư Mãn Đào Hoa mê đắm. Ảnh 7: Liên hoan ca trù toàn quốc 2006 Tiểu thư vốn bị câm từ nhỏ, nghe thấy tiếng đàn thì bỗng bật hát, tiếng hát trong ngọt vô ngần. Hai người kết duyên chồng vợ, trở về Cổ Đạm lập nghiệp đàn hát, họ là cặp Đào Kép đầu tiên, là ông tổ bà tổ của ca trù. Cổ Đạm còn có một kép đàn khét tiếng là Nguyễn Công Trứ, ông cũng là người đặt lời nhiều nhất cho Ca trù, khi Nguyễn Công Trứ làm quan, ca trù bước khỏi chốn đình miếu dân dã để có mặt trong cung đình như một nghệ thuật bác học. Ca trù nhiều chìm nổi như phận giai nhân chốn hồng trần. Qua những vàng son, đầu thế kỷ XX Pháp vào đô hộ Việt Nam, ca trù thành hát Ả Đào - một trò tiêu khiển, Đào Nương thanh sắc tuyệt vời gọi là con hát. Kháng chiến, đào kép lên rừng xuống bể, không ai theo nghiệp tổ tông, ca trù Cổ Đạm bặt giọng. Cứ bặt giọng như thế suốt 50 năm, ai nhớ thì ứa nước mắt mà thầm ngâm nga trong lòng, khắp Cổ Đạm không tìm ra một cây đàn đáy, người già trước khi chết cố kể cho con cháu nghe chuyện Nguyên Sinh- Mãn Đào Hoa. Cứ tưởng rằng trên đất tổ, ca trù vĩnh viễn chỉ còn là huyền thoại....Ai ngờ một ngày ca trù lại hồi sinh, khi một vài Đào nương mặt hoa da phấn cuối cùng đã tóc sương da mồi, lẩy bẩy như nến trước gió... Ít có tài liệu nào nêu được chính xác nghệ thuật ca trù xuất hiện từ thời gian nào. Theo Công dư tiệp ký thì cuối thời nhà Hồ (1400 - 1470) có người ca nương họ Đào, quê ở làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên lập mưu giết được nhiều binh sĩ nhà Minh, cứu cho khắp vùng yên ổn. Khi nàng chết, dân làng nhớ thương lập đền thờ, gọi thôn nàng là thôn Ả Đào. Về sau những người làm nghề ca hát như nàng đều gọi là Ả đào. Ảnh 8: Nghệ nhân ca trù - NSƯT Kim Đức Nhưng chính xác và được mọi người chấp nhận nhiều nhất có lẽ là theo cuối Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, đời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) có người ca nương tên là Đào thị làm nghề ca hát, thường được nhà vua ban thưởng. Người thời bấy giờ ngưỡng mộ danh tiếng của Đào thị nên phàm con hát đều gọi là Đào nương. Mỗi sử ghi một phách, nhưng cũng qua đó để thấy, nghệ thuật ca trù đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm. Cũng qua nhiều tài liệu cũng như lời nghệ nhân còn lại, thì ca trù vốn là một nghệ thuật cao sang, thường được các tao nhân mặc khách quan tâm và tham gia cùng hát xướng. Vào thời kỳ chuyên chế của chế độ cũ, nghệ thuật ca trù thực sự đạt đến đỉnh cao cả về nghệ thuật lẫn phương cách biểu diễn, nhưng Đào nương, kép đàn được xã hội trân trọng, nể phục. Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, lối ăn chơi của phương Tây đã theo gót giày của người Pháp tràn vào Việt Nam, cả Hà Nội rộ lên cơn sốt nạn đào rượu, các chủ chứa lợi dụng lối hát Ả đào để câu khách. Bằng cách thuê vài cặp đào, kép giỏi nghề cầm ca hát mua vui, để cho các cô gái không biết hát thì chuốc rượu cho khách làng chơi… Đến năm 1945, để lập lại sự lành mạnh của nền văn hóa mới, Hà Nội đã dẹp được nạn đào rượu, nhưng lúc này, người ta cũng có ác cảm với lối hát ca trù. Từ đó lối hát này im hơi lặng tiếng. Từ một thể loại có nguồn gốc dân gian, do được giới quan lại, nho sĩ và cả các vua chúa ưa thích, lại có những mối quan hệ mật thiết với dòng ca nhạc cung đình, Hát ả đào dần được bác học hoá. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu như thể ca sĩ nắn nót, chau chuốt từng chữ. Nhạc cụ được tinh giản với sự tương phản âm sắc đã làm tôn vẻ đẹp của từng thành phần tham gia hoà tấu. Hát ả đào là nghệ thuật hát thơ. Nó đã từng có một hệ bài bản phong phú quy định cho từng lối hát thờ, hát chơi và hát thi. Có hiểu thấu nội dung và nghệ thuật ngôn từ trong các bài ca cùng sự biểu hiện tinh tế của các ca nữ trong sự phối hợp nhịp nhàng với ngón đàn, khổ phách... mới thấy hết vẻ đẹp và giá trị của loại hình nghệ thuật này. 2.3.2. Chầu văn Chầu văn được xem như một loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống độc đáo của Việt Nam. Nó gắn liền với tín ngưỡng dẫn gian và gắn liền với tính tâm linh, duy tâm của cư dân nông nghiệp. Chầu văn có xuất xứ từ bao giờ thì không ai trả lời được chắc chắn. Chỉ có điều là nó có từ khi các tín ngưỡng dân gian Việt Nam bắt đầu hình thành như nghệ thuật lên đồng, cô đồng, tục thờ mẫu và tục trò chuyện âm dương,... Ảnh 9: Tiết mục điệp khúc chầu văn tại Festival Huế 2006 Những làn điệu của chầu văn với những tiết tấu nhanh, chững chạc, đĩnh đạc kết hợp với những điệu Xá. Những kết cấu cơ bản của chầu văn, sự biến đổi ngẫu nhiên của làn điệu Xá tuỳ thuộc vùng miền, các điệu hát riêng cho mỗi bà như "Tam Toà", "Cô Chín Sổng", "Cô Bé", "Cô Thượng Ngàn", "Cô Ba Thoải", hoặc của các quan như "Quan Hoàng Chín", "Quan Hoàng Mười", "Ông Hoàng Bảo Hà", "Ông Hoàng Đệ Tam"... Các điệu mượn trong dân nhạc hay hát ả đào như Bỉ, Mưỡu, hay tự hát chèo như "chèo đò", "hát bộ nhịp một", những điệu thuần túy chầu văn như "rập", "cờn", "sơn trang". Các bài hát trong chầu văn, được nghe trong lúc người lên đồng vừa hát vừa múa khi ông hoàng bà chúa nhập vào... Những buổi lên đồng, những cuộc tiếp xúc liên tục với hàng chục nghệ nhân tên tuổi trong Nam ngoài Bắc (Lê Bá Cao, Trọng Kha, Đức Miêng, Đặng Công Hưng...), các ông đồng đền (cụ đồng Xuân, đồng Hải, bà Xuân, bà Phượng...), tiếp cận tư liệu của một số học giả như Đỗ Thanh Hà, Nguyễn Văn Huyên, Toán Ánh và một số học giả người Pháp, cho ta thấy nghệ thuật chầu văn xứng đáng được coi là tinh hoa văn hoá dân tộc. Tất nhiên, trong đó còn chứa đựng những nét duy tâm mà đôi khi, con người có thể lợi dụng nó để sinh ra tiêu cực, nhưng nhìn chung, nghệ thuật chầu văn luôn được coi là một trong những hình thức diễn xướng, biểu diễn độc đáo của Việt Nam. Gắn với một phức hợp tín ngưỡng của người Việt, sau nhiều thế kỷ phát triển Hát văn (hoặc Hát chầu văn) đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu, bài bản phong phú với những qui ước về cách vận dụng cho từng hàng Thánh và từng loại Phủ. Bên cạnh ba hệ thống làn điệu của riêng mình - Cờn, Dọc, Xá, Hát văn còn thu nạp nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác. Ảnh 10: Một điệu hát văn Nhịp điệu và bộ gõ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng này. Chúng tạo nên một không khí phấn hứng cao, góp phần giúp người ngồi đồng có cảm giác thoát xác để nhập thân với các vị Thánh, đồng thời kết hợp với yếu tố tâm linh chúng góp phần tạo nên một trạng thái tinh thần đặc biệt khiến người ta có thể thực hiện những việc mà ở trạng thái bình thường khó có thể làm nổi Hát văn cùng với tục hầu bóng tiêu biểu cho một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng tồn tại ở nhiều tộc trong nước. Ngoài yếu tố tâm linh, sự hấp dẫn của phần ca nhạc xưa kia đã từng khiến nhiều người say mê. Ngày nay những điệu Hát văn được giới thiệu với nội dung mới trên các sóng phát thanh và trên sân khấu ca múa nhạc vẫn là những tiết mục được công chúng yêu thích. 2.3.4. Chèo Nghệ thuật chèo cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác khi nó được đúc kết sau nhiều giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển nền văn minh sông Hồng. Gắn với văn hoá sông nước, nghệ thuật chèo bắt nguồn từ nền nghệ thuật dân ca các trò diễn xướng và sự hình thành từ chất liệu dân ca mà trong đó có sự hội tụ của vài trăm làn điệu. Nghệ thuật chèo bắt đầu khởi nguồn từ các cư dân nông nghiệp lúa nước, từ những làn điệu dân ca của người dân lao động chân lấm tay bùn, quanh năm suốt tháng gắn liền với đồng ruộng, sông nước và lấy cây lúa nước làm chủ đạo. Tất cả các trò diễn trong các làn điệu chèo đều bắt nguồn từ lao động mà ra. Mỗi vùng có những làn điều khác nhau nhưng tựu chung lại, chèo là "đặc sản" của vùng đồng bằng sông Hồng, nơi hội tụ đầy đủ nhất tinh hoa của nông nghiệp lúa nước, tinh hoa của các ngành nghề thủ công truyền thống. Ảnh 11: Nghệ thuật hát chèo Mỗi một làng nghề đều có những trò diễn xướng dân ca khách nhau dựa trên giá trị tinh hoa của nghề thủ công truyền thống ở đó nên đã tạo ra những làn điệu chèo khác nhau. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội,... đều có những làn điệu chèo riêng mang bản sắc của mỗi vùng quê ấy bởi tại mỗi nơi, ngành nghề thủ công truyền thống sẽ không giống nhau. Cái nôi của sân khấu chèo là Đồng bằng Bắc Bộ, địa bàn phổ biến là từ Nghệ Tĩnh trở ra. Khởi đầu chèo bằng hình thức trò nhại, trò diễn xướng dân gian từ thế kỷ 11. Lúc đầu xuất hiện ở các làng quê, dần trở thành một loại hình sân khấu tiêu biểu của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Thái Bình được coi là đất tổ của nghệ thuật chèo. Tuy vậy, không có nghĩa là chèo chỉ phát triển trong một phạm vi nhỏ hẹp là đồng bằng Bắc Bộ mà hiện nay, có thể nói, chèo đã lan rộng đến phạm vi Bắc Trung Bộ, với sự giao thoa làn điệu với các làn điệu dân ca nhạc cổ ở nơi đây. Chèo đã có ở Huế với các làn điệu chèo nổi tiếng như nghệ thuật Đánh gen, Lưu Bình tự sự,... và qua đó bộc lộ rõ một sân chơi rất rộng của không gian. Xưa kia phường chèo do một ông trùm cầm đầu đi diễn ở các thôn, xã. Mỗi phường chèo chỉ khoảng mươi mười lăm người kể cả nhạc công mà bộ gõ chiếm vị trí quan trọng. Người đóng trò gồm đào, kép, lão, mụ, hề. Có khi chỉ cần một đào, một kép, một hề xuất sắc là nổi đình nổi đám. Tính chất ước lệ của sân khấu chèo không chỉ thể hiện ở diễn xuất mà cả về trang trí. Chẳng có phông màn chỉ có một tấm vải nhuộm màu ngăn đôi buồng trò và sàn diễn. Hai chiếc chiếu trải ở giữa, khán giả ngồi vây ba mặt, đó là sân khấu chèo ở sân đình. Buổi diễn thường mở đầu bằng điệu hát vỡ nước, một hồi trống dung lên, một người ra giáo đầu, buổi diễn kết thúc có hát vãn trò và trống dã đám. Chèo thuộc loại sân khấu tự sự (kể chuyện). Giữa người xem và người diễn có sự giao lưu khăng khít. Người xem dễ theo dõi. Cũng như sân khấu tuồng, ở đây trống chầu giữ vai trò đặc biệt. Trống chầu do một người có vai vế, uy tín hoặc tay sành sỏi điều khiển, để cầm trịch buổi diễn, để tỏ ý thưởng phạt, giám định diễn xuất của đào, kép. Ảnh 12: Một cảnh trích đoạn diễn chèo Nghệ thuật chèo bao gồm múa, hát, âm nhạc và văn học trong tích trò. Văn chèo đậm màu sắc trữ tình của ca dao, tục ngữ, tràn đầy tính lạc quan trong những cái cười dân dã, thông minh, hóm hỉnh và không kém phần trí tuệ. Tính nhân văn trong các vở chèo rất rõ nét. Quyền con người, thiện thắng ác luôn được đề cập, được khẳng định. Các vở chèo cổ bao giờ cũng kết thúc có hậu theo truyền thống phương Ðông. Nhiều vở được xếp vào vốn quý của sân khấu cổ truyền dân tộc. Từ khi ra đời đến nay, tiếng trống chèo vẫn có ma lực cuốn hút bao thế hệ khán giả, không kể tuổi tác, địa vị xã hội hay hay quốc tịch. Nhưng có giai đoạn sân khấu chèo đã trải qua những khó khăn tưởng chừng không đứng vững nổi. Giờ đây, sân khấu chèo đang được khôi phục nhằm giữ gìn và bảo tồn một loại hình nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc. 2.3.5. Âm nhạc và Nghệ thuật múa truyền thống dân gian Âm nhạc Việt Nam có một truyền thống khá lâu đời. Ngay từ thời cổ cư dân ở Việt Nam đã rất say mê âm nhạc. Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu. Bởi vậy trong quá trình phát triển lịch sử cư dân ở đây đã sáng tạo nên rất nhiều loại nhạc khí và thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, để giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha, đạo lý làm người, để giao tiếp với thế giới thần linh trong tâm tưởng và để bay lên với những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai... Ảnh 13: Cồng chiêng Tây Nguyên - DSVH thế giới Trải qua bao biến thiên, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ một kho nhạc khí đủ loại từ những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế. Ảnh 14: Đàn T'rưng Tại đây ta có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lễ hoặc dùng trong việc giao tiếp giữa các thành viên cộng đồng, trong lao động, trong vui chơi giải trí với những thể hát đố, hát đối đáp thi tài của trai gái, những điệu hát khi chơi bài hoặc khi kể những áng trường ca, những câu ca tiếng đàn của những người hát rong, của các ban "tài tử" cùng những thể loại ca kịch truyền thống... Ảnh 15: Đàn Tam thập lục Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc tộc. Cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc tộc lại có phương thức biểu hiện, diễn tấu và âm điệu riêng. Điệu hát ru Việt khác ru Mường, ru Thái, ru Tây Nguyên... Có tộc dùng lời ca tiếng hát để đưa trẻ vào giấc ngủ. Có tộc lại ru con bằng tiếng đàn, tiếng sáo êm ái. Ảnh 16: Đàn bầu - loại nhạc cụ truyền thống độc đáo của VN Xưa kia, âm nhạc cổ truyền đã từng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Việt Nam. Ngày nay, nó vẫn giữ một vị trí đáng kể trong xã hội. Một số thể loại ca nhạc vẫn tồn tại trong cuộc sống dân dã. Một số khác đã bước lên sân khấu, tiếp tục làm đẹp cho đời và phát huy tác dụng trong cuộc sống mới. Múa dân gian là hình thái múa phổ biến của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Múa dân gian là do dân chúng sáng tạo được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Múa dân gian được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Nó tiêu biểu cho bản sắc văn hoá của từng cộng động và là cơ sở để phát triển các hình thái múa khác. Ảnh 17: Múa dân gian VN Mỗi tộc người đều có những điệu múa dân gian đặc trưng của mình. Người Việt có múa rồng, trống, sênh, mõ, sư tử...; người Mường có múa sạp, chàm đuống, chàm thau...; người Tày có múa quạt, nhạc, giã gạo...; người Thái có múa xoè, nón, nhạc, khăn, xoè vòng...; người Khmer có múa Xayăm, mạt nạ, rồm vông...; người Chăm có múa quạt Pì diền, chà prông, đoa pụ...; người Ê Đê có múa khiên, trống...; người Ba Na có múa khiên, soang... Ảnh 18: Múa cung đình VN Múa cung đình ở Việt Nam chỉ có người Việt, người Chăm là được định hình rõ rệt. Nó tồn tại và phát triển trong quá trình kiến lập và ổn định vương triều. Hình thái múa này chỉ phục vụ cho tầng lớp vua quan trong triều. Loại múa này có quy cách, kỹ thuật, kết cấu, môi trường trình diễn tương đối ổn định, có yếu tố chuyên nghiệp và tính chuyên nghiệp. Như múa vũ nữ (Trà Kiệu), cảnh múa hát cung đình (Chăm), múa tứ linh, lục cúng, tam tinh chúc thọ, bát dật, vũ phiên... (của người Việt). Ảnh 19: Một bài múa tín ngưỡng tại VN Múa tín ngưỡng rất gần gũi, gắn bó với những nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán các tộc người ở Việt Nam. Các nhà chuyên môn còn gọi là múa tín ngưỡng dân gian, bởi nó phản ánh khía cạnh tâm linh trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân chúng. Đó là các điệu múa hầu đồng của người Việt; Kim Pang Then của người Thái; Then của người Tày; Cúng trăng của người Khơme; Yang va - thần Lúa của người Chơro; cấp sắc của người Dao; đạp lửa, Vãi chài của người Chăm; Mo, Mỡi của người Mường... Những điệu múa tín ngưỡng thường là do thày mo, thày chàng, ông bà đồng, ông bà then thực hiện, gọi chung là thầy cúng. Ảnh 20: Nghệ thuật múa truyền thống Việt Nam 2.3.6. Dân ca quan họ Hát Quan họ (hay Quan họ Bắc Ninh) là "đặc sản" dân ca của người Việt ở tỉnh Bắc Ninh. Nó bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ rất lâu đời.   Hát Quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng mỗi năm một lần vào dịp hội làng. Nó gắn với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau. Ngoài một bộ phận nhỏ mang nội dung chúc tụng, khẩn cầu, đại bộ phận các bài ca mà các anh Hai, chị Hai Quan họ (cách gọi nhau theo truyền thống) đối đáp với nhau đều mang nội dung giao duyên trữ tình rất thắm thiết. Tuy nhiên, theo tập tục cổ truyền trai gái trong các nhóm kết bạn hát với nhau lại không bao giờ lấy nhau. Ảnh 21: Quan họ liền chị liền anh Các cuộc Hát Quan họ có thể diễn ra ở trong nhà cũng như ngoài trời. Phương thức sinh hoạt ở các làng khá đa dạng, song nhìn chung, ngoài một số nét khác biệt, trong Hát Quan họ chứa đựng cả những nét có ở nhiều thể loại hát đối đáp nam nữ của các tộc trên đất nước. Hát Quan họ bao giờ cũng hát đôi, trình tự hát vừa theo nội dung vừa theo làn điệu, đối lời kèm đối giọng. Trải qua một quá trình phát triển lâu đời trên một vùng đất có sự giao lưu rộng và phát triển sớm, Hát Quan họ đã trở thành một điểm sáng trong dân ca Việt Nam. Dân ca Quan họ có khoảng 180 bài khác nhau, không tính các dị bản - một trong những kỷ lục của các thể loại dân ca Việt Nam. Ảnh 22: Hát quan họ Bắc Ninh Lời hay ý đẹp, ngôn ngữ bình dân nhưng tinh tế, ý nhị, giàu hình tượng và cảm xúc; âm điệu phong phú, trữ tình; lối hát mượt mà với kỹ thuật nảy hạt độc đáo; phong cách lịch thiệp - tất cả làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của dân ca Quan họ Bắc Ninh. 2.4. Giá trị của các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên đối với sự phát triển du lịch 2.4.1. Giá trị văn hoá - nghệ thuật Rõ ràng, những loại hình nghệ thuật biểu diẽn truyền thống như múa rối nước, chèo, múa cung đình, ca trù, chầu văn, quan họ đều là những sản phẩm nghệ thuật đặc trưng văn hoá truyền thống Việt Nam. Tất cả đều mang những giá trị nghệ thuật - văn hoá đặc biệt mà chỉ Việt Nam ta mới có và cũng chỉ có người dân đất Việt mới cảm nhận được hết vẻ đẹp tuyệt vời ấy. Nghệ thuật truyền thống Việt Nam có từ hàng nghìn năm trước đây với những câu hát, bài dân ca, những làn điệu chèo dân dã, những con rối nước bắt nguồn từ đồng ruộng, những thú vui tao nhã của hát ả đào (ca trù),... đều được đúc kết, chắt lọc một cách tinh tuý nhất từ nền tảng văn hoá - lịch sử lâu đời của những cư dân nông nghiệp lúa nước, nhưng cư dân sống bằng ruộng đồng, ao cá và sông ngòi, kênh rạch. Trải qua hàng nghìn năm, những giá trị văn hoá truyền thống ấy vẫn được gìn giữ và phát huy với đầy đủ bản sắc mà không nơi nào trên thế giới này có được. Người nước ngoài sững sờ khi được chứng kiến những vẻ đẹp tuyệt vời của nghệ thuật múa rối nước. Như vậy đã đủ để nói lên giá trị văn hoá nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật truyền thống mà Việt Nam đang sở hữu. Tiếng đàn bầu gợi nhớ quê hương trong lòng lữ khách, tiếng hát tao nhã của nghệ thuật ca trù, tiếng hát xẩm văng vẳng bên tai thực khách, tiếng nước bắn tung toé của những trò chơi mà chú Tễu trong múa rối nước đem lại, tiếng hát chèo trong vắt của những cô gái đồng bằng, ..., tất cả đều hoà quyện vào một không gian biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Bản thân Thủ đô Hà Nội cũng thật may mắn được tận hưởng đầy đủ những tinh hoa nghệ thuật lớn nhất mà cha ông ta đã để lại. 2.4.2. Giá trị của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam đối với sự phát triển du lịch Hà Nội VÊn ®Ò nghÖ thuËt biÓu diÔn truyÒn thèng ViÖt Nam vµ sù ph¸t triÓn cña nã trong thêi kú ®Êt n­íc ®ang héi nhËp, më cöa vµ ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi nhanh chãng ®· vµ ®ang ®­îc ®Ò cËp trªn nhiÒu khÝa c¹nh. Nh­ng mét trong nh÷ng khÝa c¹nh râ nÐt nhÊt chÝnh lµ viÖc khai th¸c c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ nghÖ thuËt biÓu diÔn truyÒn thèng trong viÖc ph¸t triÓn du lÞch th× l¹i ®­îc ®Ò cËp kh«ng nhiÒu vµ ch­a cã mét nghiªn cøu nµo thùc sù ë tÇm vÜ m« vÒ vÊn ®Ò nµy. Do chÝnh s¸ch v¨n ho¸ cña mçi quèc gia lµ kh¸c nhau nªn c¸ch gi¶i quyÕt vÊn ®Ò nghÖ thuËt biÓu diÔn truyÒn thèng trªn b×nh diÖn chung còng kh¸c nhau. ViÖt Nam lu«n coi träng c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ nghÖ thuËt truyÒn thèng, trong ®ã cã vÊn ®Ò biÓu diÔn truyÒn thèng ®Ó b¶o tån vµ ph¸t huy nh­ lµ nh÷ng gi¸ trÞ di s¶n. Tuy nhiªn, vÊn ®Ò lµ gi¶i quyÕt mèi quan hÖ gi÷a nghÖ thuËt biÓu diÔn truyÒn thèng víi viÖc ®a d¹ng ho¸ c¸c lo¹i h×nh du lÞch, víi viÖc ph¸t triÓn du lÞch sÏ lµ nh­ thÕ nµo vµ lµm sao ®Ó khai th¸c triÖt ®Ó gi¸ trÞ cña nã trong viÖc ph¸t triÓn du lÞch ViÖt Nam vµ du lÞch Hµ Néi nãi chung. XÐt mét c¸ch tæng thÓ, nghÖ thuËt biÓu diÔn truyÒn thèng ph¸t triÓn trong bèi c¶nh ngµnh du lÞch ngµy cµng ®¹t ®­îc tèc ®é t¨ng tr­ëng cao vÒ sè l­îng du kh¸ch trong vµ ngoµi n­íc, ®Æc biÖt lµ kh¸ch du lÞch quèc tÕ, sÏ t¹o nªn hiÖu øng tÝch cùc cho c¸c lo¹i h×nh nµy ph¸t triÓn m¹nh mÏ h¬n. G×n gi÷ v¨n ho¸ truyÒn thèng trong bèi c¶nh héi nhËp toµn diÖn, trong ®ã cã c¶ viÖc héi nhËp v¨n ho¸, lµ mét vÊn ®Ò mµ bÊt kú quèc gia nµo ®Òu ph¶i xem xÐt c¸c hiÖu øng t¸c ®éng qua l¹i cña nã. Cã nh÷ng t¸c ®éng tr¸i chiÒu, nh­ng nh×n chung, nh÷ng t¸c ®éng tÝch cùc vÉn ®ãng vai trß chñ ®¹o. Cã héi nhËp th× míi cã ph¸t triÓn, n©ng tÇm vµ phát huy đầy đủ nhất các giá trị văn hoá. Nếu nhìn nhận theo khía cạnh du lịch thì việc Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang sở hữu rất nhiều những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đã và đang giúp cho du lịch Hà Nội phát triển bền vững bởi mục tiêu chính trong đường lối phát triển du lịch Hà Nội chính là phát triển du lịch văn hoá, trong đó có sự đầu tư chiều sâu cho phát triển du lịch văn hoá phi vật thể dựa trên những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, đặc sắc, có một không hai và làm say đắm lòng du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Có các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đặc sắc, cuốn hút như vậy thì mới thu hút khách du lịch, qua đó mới phát triển du lịch văn hoá và đồng thời góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam. Du lịch Hà Nội nếu chỉ đơn thuần là các giá trị văn hoá vật thể như Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Trấn Quốc, Lăng Bác, Thăng Long tứ trấn, thành cổ Hà Nội, 36 phố phường cổ,... thì sẽ khá vô vị vì đó cũng chỉ là các giá trị vật thể, hữu hình đơn thuần. Dù chúng có mang nhiều giá trị văn hoá đặc biệt đến đâu mà giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn vật như Thăng Long - Hà Nội không toát lên vẻ đẹp tinh thần rực rỡ hàng nghìn năm như chúng ta đang hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thì sẽ khó có thể đem lại sự cuốn hút mê đắm trong lòng du khách gần xa, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Do vậy, trên thực tế, các tour du lịch thăm quan Hà Nội đều được thiết kế với sự gắn kết giữa du lịch văn hoá vật thể với du lịch văn hoá phí vật thể, trong đó nổi bật là các tour xem múa rối nước, nghe ca trù, nghe hát múa truyền thống,... Đó là những giá trị cốt lõi của nghệ thuật biểu diễn truyền thống giúp cho du lịch Hà Nội có thể phát triển bền vững, xứng đáng với một Thủ đô có bề dày lịch sử văn hoá hàng nghìn năm với rất nhiều danh lam thắng cảnh và những giá trị văn hoá lớn. CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG KHAI THÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI 1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam và du lịch Hà Nội. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng có lịch sử hình thành và phát triển khá tương đồng nhau cả về bối cảnh lịch sử lẫn thời gian hình thành. 1.1 Khái quát về ngành du lịch Việt Nam Thời gian vừa qua, ngành Du lịch luôn được Đảng và Nhà Nước quan tâm ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của Du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng. Giai đoạn đất nước còn tạm thời bị chia cắt, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, từ năm 1960 đến 1975, Du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách Du lịch vào nước ta theo các Nghị định thư. Để thực hiện mục tiêu này, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 26/CP, ngày 09/07/1960, thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Quản lý nhà nước về Du lịch thuộc chức năng của Bộ Ngoại thương với một Phòng chuyên trách 4 người; năm 1969 chức năng này chuyển về Phủ Thủ tướng; sau đó chuyển sang Bộ Công an. Từ năm 1975 đến 1990, hoà vào khí thế chung của đất nước đã được thống nhất, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quan, bảo toàn và phát triển các cơ sở Du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng; lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang, Lâm Đông, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ… từng bước thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu. Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Du lịch. Giai đoạn từ 1990 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành Du lịch đã khởi sắc, vươn lên đôi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất luợng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình. Chỉ thị 46/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc”. Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bước được hình thành, thể chế hoá bằng văn bản quy phạm phát luật, tạo môi trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiểu lực quản lý. Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hoá – Thông tin, rồi vào Bộ Thương mại, tháng 11 năm 1992 Tổng cục Du lịch được thành lập lại, là cơ quan thuộc Chính phủ. Tổng cục Du lịch đã nhanh chóng củng cố, ổn định tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, khắc phục khó khăn, vươn lên về mọi mặt để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố. Trong quá trình cải cách hành chính, đến nay bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương có Tổng cục Du lịch, ở địa phương có 15 sở Du lịch , 2 sở Du lịch – Thương mại, 46 sở Thương mại - Du lịch và 01 sở Ngoại vụ - Du lịch . Từ năm 1960-2006, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Các đơn vị trong ngành đã tích cực tham gia nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn quốc tế để quảng bá thu hút khách du lịch và vốn đầu tư. Tổng cục Du lịch đã liên tục xuất bản sách hướng dẫn, sản xuất băng video và đĩa CD-ROM giới thiệu về đất nước, con người và du lịch Việt Nam đến các nước trên thế giới. Ngành du lịch Việt Nam đã ký và thực hiện tốt 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế; ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; thiết lập và tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác; tham gia chủ động trong hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác hành lang Đông-Tây, hợp tác sông Mêkông-Sông Hằng, hợp tác ASEAN, APEC, ASEM, hợp tác trong Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA), trong Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO); có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 đến nay, lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao 2 con số (trung bình trên 20%/năm). Khách quốc tế tăng từ 250.000 lượt khách (năm 1990) lên 3.585 triệu lượt khách (năm 2006). Khách du lịch nội địa tăng từ 1 triệu lượt (năm 1994) lên 17,5 triệu lượt (năm 2006). Năm 1990 thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2006, con số đó là 51.000 tỷ đồng. Ước tính năm 2007, ngành du lịch đón được khoảng 4-4,4 triệu lượt khách quốc tế, 19-20 triệu lượt khách du lịch nội địa. Thu nhập du lịch đạt khoảng 56.000 tỷ đồng. 1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam từ nay đến 2010 Ngày 22 tháng 7 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg Về việc Phê chuẩn Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010. Nội dung Quyết định có nêu: Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/ năm, với các chỉ tiêu cụ thể sau: Năm 2005: Khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15 đến16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD; Năm 2010: Khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD... Như vậy, có thể khẳng định Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng phát triển du lịch cả ở trong và ngoài nước. Những con số trong mục tiêu chiến lược là đòi hỏi quyết tâm phấn đấu của ngành du lịch, mặt khác cũng dựa trên khả năng mà ngành du lịch có thể đạt được trong thời gian tới. Số lượng khách du lịch nội địa so với lượng khách du lịch quốc tế gấp khoảng 5 lần, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm đầu (2001 - 2005) khoảng 7,3%; tốc độ tăng trưởng bình quân năm năm tiếp theo (2006 - 2010) khoảng 12,5%. Bình quân chung tỷ lệ tăng trưởng 10 năm (2001 - 2010) khoảng 12,2%. 1.3. Tình hình thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt nam giai đoạn 2000 - 2006. Tăng trưởng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam trong thời gian 2000 - 2006 là tương đối ổn định. Mỗi năm (trừ năm 2003 do ảnh hưởng của dịch SARS lương khách vào Việt nam bị giảm) khách du lịch quốc tế vào Việt nam đều tăng khoảng 10 - 12% (riêng năm 2004/2005 - 18%). Tuy nhiên, sự tăng trưởng của từng thị trường cụ thể không đồng đều và đã xuất hiện một số thị trường mới đầy tiềm năng. Việc xem xét biểu đồ tăng trưởng (tổng thể và của một số thị trường hàng đầu ) sẽ giúp cho chúng ta đánh giá một cách tương đối chính xác toàn cảnh bức tranh khách vào Việt Nam, xác định và đánh giá được thị trường trọng điểm để từ đó có thể định hướng hoạt động tuyên truyền quảng bá. Bảng 02: Số liệu hoạt động du lịch quốc tế qua 5 năm Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 Khách du lịch quốc tế Triệu lượt 2,33 2,63 2,43 2,93 3,47 Tăng giảm % 8,8 12,87 -7,81 20,57 18,43 Doanh thu du lịch Nghìn tỷ VNĐ 20,5 23,5 20,0 26,0 30,0 GDP cả nước Nghìn tỷ VNĐ 481,295 535,762 613,443 715,307 837,858 Doanh thu du lịch so với GDP % 4,26 4,38 3,26 3,63 3,58 Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam và Niên giám Thống kê 2005. Biểu đồ 1: Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 - 2006 Nguån: Tæng côc Du lÞch Bảng 03: Một số thị trường khách quốc tế hàng đầu vào Việt Nam giai đoạn 2004 - 2006. Thị trường 2004 2005 2006 Trung Quốc 1 778.431 1 752.576 1 516.286 Mỹ 2 272.473 2 333.566 3 385.654 Nhật 3 267.211 3 320.605 4 383.896 Đài Loan 4 256.906 5 286.324 5 274.663 Hàn Quốc 4 232.995 4 317.213 2 421.741 Úc 5 128.661 7 145.359 6 172.519 Pháp 6 104.025 8 126.402 8 132.304 Anh 8 71.016 10 80.884 12 84.264 Đức 9 56.561 13 76.745 Thái Lan 9 84.100 9 123.804 Nguồn: Từ Website tổng cục Du lịch Việt nam 1.4. Kh¸i qu¸t t×nh h×nh du lÞch Hà Néi 1.4.1. §¸nh gi¸ chung * Điểm mạnh Giai đoạn 1998-2006, ngành du lịch Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Thị phần về khách du lịch quốc tế đến của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á đã tăng từ 6% lên 10,5% với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực; tốc độ tăng doanh thu du lịch đạt 15% (tăng gấp đôi tốc độ tăng GDP); đóng góp của ngành du lịch vào GDP ngày càng tăng. Việt Nam được coi là một địa điểm du lịch an toàn của thế giới. Đóng góp vào thành công chung đó, có vai trò quan trọng của du lịch Hà Nội. Qua 8 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (khoá XII) về “Đổi mới và phát triển du lịch Hà Nội từ nay đến năm 2010 và những năm sau”, ngành du lịch Hà Nội có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, theo đúng định hướng: bền vững, hiệu quả; trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và đang có đà phát triển mạnh hơn trong thời gian tới, góp phần đưa nước ta, trong đó có Hà Nội thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Giai đoạn 1998-2006, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt mức tăng trưởng bình quân 16,5%/năm. Thị phần khách quốc tế của Hà Nội ngày càng lớn, từ chỗ chiếm 20% của cả nước giai đoạn 1998-2000, đã tăng lên trên 30% giai đoạn 2001-2006. Năm 2006, khách quốc tế tăng 3 lần, khách nội địa tăng 5,2 lần, doanh thu từ khách sạn nhà hàng tăng gấp 5,17 lần so với năm 1998. Doanh thu xã hội và xuất khẩu tại chỗ từ du lịch đã tăng lên tương ứng với sự tăng trưởng của lượng khách. Du lịch Hà Nội phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm cho cả lao động phổ thông và lao động trình độ cao. Lực lượng các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và các đơn vị dịch vụ được đổi mới sắp xếp hợp lý, có mức tăng trưởng cao, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, thu hút hơn 40 ngàn lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp từ các dịch vụ du lịch. Hoạt động hợp tác xúc tiến du lịch trong và ngoài nước được mở rộng. Sản phẩm du lịch được chú trọng về chất lượng, từng bước xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn để phát triển du lịch. Hà Nội giữ vững vị trí là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Ngành du lịch Hà Nội đã triển khai các chương trình du lịch đa dạng, phong phú trong phạm vi toàn quốc và vươn ra các vùng lãnh thổ cùng nhiều quốc gia trên thế giới, đóng góp vào sự phát triển của các địa phương khác. Thông qua hoạt động du lịch, hình ảnh Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hoà bình đang trên đà phát triển, rất năng động đã được quảng bá rộng rãi hơn trong khu vực và thế giới. Vị thế du lịch thủ đô được đề cao, Hà Nội liên tục được bình chọn là Thành phố du lịch hấp dẫn, điểm đến an toàn hàng đầu ở khu vực Châu Á. Những kết quả đạt được là do có sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, đặc biệt là sự cố gắng của toàn ngành du lịch đã tập trung cải thiện môi trường kinh tế - xã hội, đầu tư hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch mới, nâng cấp trang thiết bị, xây mới cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá, mở rộng hoạt động trong nước và quốc tế. * §iÓm yÕu cÇn kh¾c phôc Tuy vậy, theo đánh giá trong bản "Đề án phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2015" thì sau những năm qua, du lịch Hà Nội vẫn còn đó những hạn chế, yếu kém: - Du lịch Hà Nội tuy có tốc độ tăng trưởng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng kết quả đạt được so với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô còn hạn chế; còn khoảng cách xa so với Thủ đô của các quốc gia trong khu vực. - Quy hoạch du lịch chưa triển khai đồng bộ. Kết cấu hạ tầng chung của Thủ đô và các vùng phụ cận như đường xá, giao thông, bến bãi đỗ xe, hệ thống cấp thoát nước… chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành du lịch. - Phần lớn các doanh nghiệp du lịch có qui mô nhỏ. Sức cạnh tranh của ngành du lịch chưa thật cao thể hiện ở giá sản phẩm du lịch, chi phí dịch vụ còn cao so với khu vực; số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng môi trường chưa đáp ứng yêu cầu, số lượng, chủng loại sản phẩm du lịch chưa phong phú. - Cơ sở vật chất có chất lượng cao cho ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong những năm tới. Đó là, thiếu các cơ sở lưu trú (khách sạn cao cấp từ 3 sao trở lên); thiếu phương tiện vận chuyển hiện đại cho khách du lịch; thiếu các khu vui chơi giải trí, khu du lịch, trung tâm triển lãm, trung tâm thương mại mang tầm cỡ quốc gia và đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa mang tính chuyên nghiệp và chưa thực sự hiệu quả do nhận thức và sự phối hợp chưa đồng bộ ở các cấp, ngành và doanh nghiệp, kinh phí còn hạn hẹp để tổ chức những sự kiện quảng cáo mang tính chuyên nghiệp cao cả trong và ngoài nước, cần tăng cường tuyên truyền vận động người dân tham gia xây dựng môi trường du lịch. - Cơ chế chính sách và sự phối hợp một số cấp, ngành trong đầu tư phát triển du lịch còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. - Chưa hình thành được bộ máy quản lý du lịch từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã gây khó khăn trong công tác quản lý du lịch trên địa bàn. 1.4.2. Mét sè chØ tiªu ®¸nh gi¸ l­îng kh¸ch du lÞch quèc tÕ ®Õn Hµ Néi. 1.4.2.1. Sè l­îng kh¸ch du lÞch quèc tÕ ®Õn Hµ Néi giai ®o¹n 2001 - 2006 B¶ng 04: Sè l­îng kh¸ch du lÞch quèc tÕ ®Õn Hµ Néi vµ ViÖt Nam §¬n vÞ tÝnh: L­ît kh¸ch TT Sè l­îng kh¸ch kh¸ch QT tõng n¨m §Õn Hµ Néi §Õn VN Tæng (%) 1 N¨m 2002 931.000 2.628.000 35,4 2 2003 850.000 2.428.735 35,0 3 2004 950.000 2.927.876 32,45 4 2005 1.109.635 3.467.757 32,0 5 2006 1.110.000 3.583.000 30,98 (Nguån: Së Du lÞch Hà Néi 2005) B¶ng 05: Møc chi tiªu trung b×nh cña kh¸ch du lÞch Quèc tÕ ®Õn Hà Néi n¨m 2005 §VT Mét l­ît kh¸ch Mét ngµy Kh¸ch quèc tÕ USD 1.283,3 95,5 (Nguån: Niªn gi¸m Thèng kª - 2005) Từ bảng trên, ta dễ nhận thấy mức chi tiêu trung bình ngày khách của du khách quốc tế nói chung năm 2005 là 95,5 USD/1 ngày. Đó là con số cho thấy mức chi tiêu bình quân cho một chuyến đi 3-4 ngày của khách quốc tế khi đến Hà Nội sẽ dao động trong khoảng từ 300 - 400 USD, thấp hơn mức bình quân chi tiêu của một khách quốc tế đến TP.HCM từ 50-100 USD và tất nhiên là thấp hơn khá nhiều so với chi tiêu một khách đến một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore,... Bảng 06: Chi tiêu bình quân một ngày của du khách quốc tế đến Hà Nội N¨m 2003 USD N¨m 2005 USD B×nh qu©n chung 86,5 95,5 Thuª phßng 35 40 ¡n uèng 20.5 23,5 §i l¹i 7 7 Tham quan 4 5 Mua hµng ho¸ 10 10 Vui ch¬i gi¶i trÝ 10 10 (Nguån: Niªn gi¸m Thèng kª - 2005) Bảng trên lại cho thấy trong tỷ lệ chi tiêu một ngày khách của du khách khi đến Hà Nội thì tỷ lệ chi tiêu cho dịch vụ vui chơi giải trí chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng mức chi tiêu. Trong các dịch vụ vui chơi giải trí đó thì hầu hết các du khách không lựa chọn loại dịch vụ biểu diễn nghệ thuật truyền thống mà chủ yếu là các dịch vụ cao cấp hiện đại. Chi tiêu cho xem múa rối nước, xem hát múa khác đã nằm trong chi tiêu tham quan theo bảng ở trên. Do đó, với sự chi tiêu ấy thì thật khó để có thể nhận thấy các sân khấu biểu diễn các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống có được lợi lớn từ hoạt động du lịch. Có chăng, chỉ có múa rối nước là hoạt động đều đặn và đạt doanh thu ổn định. Ảnh 23: Nghệ thuật ca trù đã có từ lâu đời 2. Hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch và vấn đề gìn giữ bản sắc văn hoá, trong đó có việc gìn giữ các giá trị văn hoá phi vật thể. 2.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển du lịch tới hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống Toàn cầu hoá kinh tế và Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động không nhỏ tới mọi mặt trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội. Những tác động tích cực thì đã được đánh giá thông qua tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam, thông qua sự đổi mới về mặt xã hội, thông qua sự giao lưu văn hoá và thông qua đời sống người dân ngày càng cao. Tuy vậy, mặt trái của Hội nhập kinh tế quốc tế cũng là vấn đề gây đau đầu cho những nhà quản lý ở tầm vĩ mô, trong đó có vấn đề văn hoá truyền thống bị tác động không nhỏ với mặt trái là sự xâm lăng của văn hoá ngoại lai gây nên những biến đổi không nhỏ trong văn hoá truyền thống dân tộc. Một bộ phận giới trẻ hiện nay không còn coi trọng văn hoá truyền thống. Không ít người dân chỉ hướng đến những văn hoá phương Tây, hiện đại mà bỏ qua những lễ nghĩa, phong cách ứng xử, phong tục tập quán, lối sống theo truyền thống Việt Nam. Phương tiện thông tin đại chúng, internet, các kỹ thuật hiện đại do kinh tế mở mang lại đã phần nào tác dụng ngược lên các công cụ truyền thống mà cha ông ta đã gìn giữ từ ngàn đời qua. Các nhà hát sân khấu truyền thống vắng bóng khán giả, các loại hình nghệ thuật dân gian bị lãng quên bởi giới trẻ và bởi cuộc sống vồn vã của thời kỳ kinh tế mở hiện đại. Các nhạc cụ truyền thống cũng không còn được biết tới nhiều mà thay vào đó là những loại hình nghệ thuật mang phong cách phương Tây, ngoại lai. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch chưa bền vững tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cũng có tác động không nhỏ tới văn hoá truyền thống nơi đây. Du lịch phát triển kéo theo sự giao thoa văn hoá trong thời hiện đại. Lối sống phương Tây đã và đang đan xen vào lối sống của giới trẻ Việt Nam, dẫn đến sự thờ ơ với văn hoá truyền thống dân tộc. Đó là mặt trái mà sự phát triển du lịch đã đem lại. Ảnh 24: Thiếu nữ biểu diễn đàn T'rưng Tuy vậy, trên khía cạnh tích cực thì sự phát triển du lịch, trong đó có việc Hà Nội thu hút ngày càng đông khách du lịch quốc tế đến với Thủ đô trong những năm qua đã đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Thủ đô và đem lại thu nhập xã hội từ du lịch một nguồn lợi không nhỏ. Du khách quốc tế và một lượng Việt kiều không ít hàng năm đến với du lịch Hà Nội đã giúp cho một số loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống có dịp được khoe sắc với bạn bè thế giới bởi giá trị đích thực mang đậm chất nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Múa rối nước hàng năm thu hút hàng trăm ngàn khách quốc tế đến xem và khám phá nét đẹp trong nghệ thuật độc nhất vô nhị chỉ Việt Nam mới có. Các loại hình khác cũng rất độc đáo và đã có không ít du khách coi ca trù hay chầu văn là những thứ đáng xem nhất trong một tour du lịch tham quan Thủ đô Hà Nội. Qua điều tra khảo sát thực tế thì với 225 khách du lịch được hỏi, có tới 195 khách cho rằng, trước khi sang đến Việt Nam, họ đã được nghe nói đến múa rối nước. Tuy vậy, một thực tế cho thấy, múa rối nước Việt Nam dù được du khách quốc tế biết đến khá nhiều song công tác quảng bá sản phẩm du lịch độc đáo này vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều du khách chỉ biết đến Việt Nam có múa rối nước rất độc đáo khi họ chưa sang Việt Nam và không hiểu múa rối nước là gì, chứng tỏ công tác quảng bá các sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Việt Nam vẫn chưa làm tốt khâu quảng bá hình ảnh tóm lược sản phẩm du lịch đặc trưng. Vừa qua, kênh truyền hình Mỹ CNN đã quay các cảnh quay đầu tiên về du lịch Việt Nam với hai điểm quay chính là Hạ Long và Hà Nội. Tuy vậy, các loại hình nghệ thuật như múa rối nước, ca trù, quan họ cũng cần được quay để sản phẩm ấy có thể đến được với du khách quốc tế trong thời gian ngắn nhất. Việc các sản phẩm du lịch văn hoá phi vật thể độc đáo ấy được các kênh truyền hình quốc tế như CNN, BBC, AP, NHK, Discovery,... đăng tải và giới thiệu hay những Website hàng đầu thế giới thông tin sẽ là một điều đáng làm trong bối cảnh hiện nay. Do đó, cần đầu tư đắc lực cho công tác quảng bá du lịch với những hình thức hiệu quả kể trên. 3. Thực trạng hoạt động biểu diễn truyền thống tại Hà Nội trong thời gian qua và hiện nay. 3.1. Khái quát chung về thực trạng biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du lịch Có người đã nói vui rằng, nếu loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống nào tại Việt Nam cũng có được sức hấp dẫn lôi cuốn như Múa rối nước thì sẽ không lo ế khách và tối đèn tại các nhà hát nghệ thuật. Thực ra, nếu nhìn nhận trên một số khía cạnh cụ thể thì điều đó có phần đúng bởi tại các trung tâm biểu diễn múa rối nước thì dù là ngày thường hay ngày thứ Bảy, Chủ nhật đều kín chỗ và đôi khi không có đủ chỗ cho khách vào mùa du lịch. Tuy vậy, có thể nhìn nhận một thực tế là bản thân các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác như quan họ, ca trù, ca múa nhạc Việt Nam,... cũng rất hấp dẫn du khách nhưng cách thức nhìn nhận vấn đề của những nhà làm kinh doanh du lịch lại không đi đúng vào thực tế đó. Nhiều công ty du lịch khi làm chương trình du lịch đón khách quốc tế luôn rập khuôn các chương tình tour đại loại giống nhau. Ban ngày thì đi tham quan Lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử Giám, đền chùa, làng nghề,... Sau đó buổi tối thì gần như chỉ có một loại hình được biết đến là múa rối nước để có thể thưởng thức. Vậy thì khách du lịch chỉ có thể được xem, nghe trong 1 buổi tối tại Hà Nội, còn các ngày khác thì sẽ làm gì? Câu hỏi đó thực ra là khá đau đầu cho các nhà làm du lịch bởi như vậy, thì các buổi tối khác chỉ còn cách cho khách tự do mua sắm, thăm thú mà không hướng khách du lịch quốc tế đến với các loại hình nghệ thuật mà khách quan tâm. Bảng 07: Kết quả điều tra quốc tịch của khách du lịch quốc tế đến Hà Nội (Tổng số khách điều tra: 225 phiếu điều tra) TT Quốc tịch khách Số lượng Tỷ lệ 1 Nhật Bản 42 18,6 2 Hàn Quốc 35 15,55 3 Mỹ 30 13,33 4 Pháp 25 11,11 5 Thái Lan 25 11,11 6 Đài Loan - TQ 20 8,88 7 Anh 16 7,11 8 Khác 37 16,444 Tổng 225 100% Nguồn: Tổng hợp điều tra cá nhân Bảng 08: Kết quả điều tra hiểu biết của khách du lịch quốc tế đến Hà Nội (tổng số khách điều tra: 225 phiếu điều tra) TT Loại hình nghê thuật biểu diễn truyền thống Số người biết về các loại hình NTBDTT Thích được xem 1 Múa rối nước 225 225 2 Ca trù 20 20 3 Quan họ 45 45 4 Chèo 5 5 5 Ca múa nhạc dân tộc 35 35 Nguồn: Tổng hợp điều tra cá nhân Qua khảo sát điều tra vừa qua của luận văn với 225 khách du lịch quốc tế đủ mọi quốc tịch, nhiều nhất là châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ,... bằng bảng hỏi thì có tới 100% khách du lịch biết đến loại hình nghệ thuật múa rối nước vì theo họ thì tất cả khách đều được giới thiệu xem loại hình nghệ thuật ấy. Tuy vậy, với các loại hình còn lại thì hầu như tỷ lệ khách biết đến là rất hạn chế. Ca trù đang được đệ trình lên UNESCO công nhận là Di sản thế giới nhưng chỉ có 20/225 người được hỏi là biết đến và đã được giới thiệu đến một số trung tâm ca trù ở Hà Nội nghe. Trong khi đó, số người biết đến các làn điệu chèo truyền thống là rất ít và chỉ biết do nhớ được hướng dẫn viên đã từng giới thiệu chứ không được xem tận mắt. Số người biết đến quan họ nhiều chỉ sau múa rối nước, nhưng cũng rất hạn chế. Nói chung, các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống dù rất có giá trị nhưng trên thực tế, khách du lịch quốc tế lại biết đến rất ít và như vậy thì khó có thể khai thác để phát triển du lịch. 3.2. Múa rối nước vẫn chiếm vị trí độc tôn Không khó để nhận thấy hiện nay ở Hà Nội đang có được bao nhiêu điểm nghệ thuật biểu diễn văn hoá truyền thống. Ngoài các điểm chính chuyên biểu diễn múa rối nước phục vụ du khách (chủ yếu là khách quốc tế, Việt kiều) như Trung tâm múa rối nước Thăng Long (khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội), Nhà hát múa rối nước trung ương (đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở), thì tại Hà Nội, số điểm biểu diễn các loại hình nghệ thuật khác rất hãn hữu. Chợ đêm Đồng Xuân - Hàng Ngang - Hàng Đào cũng chỉ có thể giúp du khách có được không gian thưởng thức các làn điệu hát xẩm mê hồn người trên tuyến phố đi bộvào tối thứ Bảy hàng tuần. Trong khi khách du lịch quốc tế xem rất đông thì người Việt Nam, đặc biệt là một bộ phận công chúng là thanh thiếu niên trẻ tuổi lại khá thờ ơ. Tại chợ đêm, cũng vào tối thứ 7 còn có tụ điểm hát ca trù khá thu hút khách du lịch quốc tế, nhưng với mô hình ấy thì đó chỉ là sự tuyên truyền cho du khách biết chứ chưa phải là một không gian thực sự để khách du lịch có thể hoà mình trong sự tĩnh lặng để nghe như trong rạp hát. Đạo quán Bích Câu trên phố Cát Linh cũng là tụ điểm nghe ca trù (ả đào) nổi tiếng với sự hiện diện của nhiều nghệ sĩ nổi danh. CLB ca trù cũng được hoạt động tại đây với nhiều hình thức khác nhau nhưng cũng chỉ là chỗ để thành viên CLB và những người Việt yêu mến loại hình nghệ thuật này có điều kiện được giao lưu, học hỏi. Tuy vậy, trên khía cạnh du lịch thì hoạt động ấy chưa tạo nên điểm nhấn để có thể thu hút khách. Hàng ngày, cách thức biểu diễn ca múa nhạc dân tộc với đầy đủ các nhạc cụ, trang phục, âm nhạc và làn điệu dân ca Việt Nam truyền thống tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng là một trong những điểm đến quan trọng cho du khách quốc tế được thưởng thức cái hay, cái lạ, cái hấp dẫn, nét độc đáo của nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam. Những làn điệu dân ca, những bài quan họ liền anh liền chị, những chiếc nón quai thao, những cô gái trẻ trung xinh đẹp hát ca những bài hát thuần Việt đã làm vui lòng du khách. Hầu hết người nghe đều là du khách quốc tế và họ thực sự rất chăm chú để đến với âm nhạc Việt Nam truyền thống. Họ thực sự cuốn vào tiếng đàn T'rưng, tiếng đàn bầu hay tiếng tỳ bà trầm lắng. Mô hình tại Văn Miếu Quốc Tử Giám thực sự đáng được nhân rộng. Vấn đề lớn nhất của nghệ thuật biểu diễn truyền thống Hà Nội là làm thế nào để tìm ra giải pháp tốt nhất cho phát triển các loại hình này trong sự phát triển của du lịch Thủ đô. Vì vậy, nếu đưa ra được các mô hình chuẩn để có thể nhân rộng thì đó là điều nên làm. Những mô hình như ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, chợ đêm Hàng Ngang - Hàng Đào, Bảo tàng dân tộc học,.... cần được mở rộng phạm vi và với số lượng lớn hơn bởi nhu cầu thực tế của du khách là rất lớn. 4. Ph­¬ng ph¸p vµ quy tr×nh kh¸i th¸c thÞ tr­êng kh¸ch du lÞch quèc tÕ nh»m ph¸t triÓn du lÞch v¨n hãa, trong ®ã cã c¸c lo¹i h×nh nghÖ thuËt biÓu diÕn truyÒn thèng. 4.1 Phương pháp 4.1.1. Phương pháp tạo dựng và khai thác thị trường thông qua mạng lưới bán sản phẩm rộng khắp. Có thể nói mạng lưới bán hàng (kênh phân phối sản phẩm) là cực kỳ quan trọng trong hoạt động khai thác thị trường. Dù hiện nay, do nhiều lý do, một số công ty chưa quan tâm đến việc hình thành mạng lưới bán. Song trong tương lai không xa nếu không có mạng lưới bán công ty đó sẽ ở vị thế không thuận lợi so với các đối thủ cạnh tranh khác. Bởi vì : Mạng lưới bán giúp cho công ty thâm nhập sâu hơn vào thị trưòng, tiếp cận trực tiếp hơn với khách du lịch. Công ty sẽ nắm bắt được nhu cầu của du khách để chủ động đáp ứng. Có mạng lưới bán rộng khắp, công ty có điều kiện hình thành các đoàn khách theo lịch trình cố định. Từ đó chủ động trong việc tổ chức đoàn, lựa chọn và đàm phán về dịch vụ và giá cả. Chi phí cho đoàn sẽ giảm và có điệu kiện hình thành giá bán cạnh tranh. Mạng lưới bán rộng khắp sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh của công ty trên thị trường khách. Muốn triển khai bán qua mạng lưới bán hàng trước hết phải hình thành được một mạng lưới bán hợp lý và rộng khắp. Mạng lưới bán hàng trước hết được tạo dựng ở địa phương nơi có trụ sở chính của công ty. Sau đó có thể được mở rộng sang những địa bàn khác có ngưồn khách mà công ty nhắm tới. Thông thường việc hình thành mạng lưới bán là có chủ định để có thể bao quát tốt nhất toàn bộ thị trường. Nhiều người nói vui rằng tạo dựng mạng lưới bán chính là việc" cắm cờ " xác định "lãnh đia" của công ty trên thị trường. Các điểm bán trong mạng lưới bán sản phẩm của công ty không nhất thiết phải do công ty tạo nên. Đó có thể là đại lý bán hưởng hoa hồng hoặc là sự liên kết với các công ty du lịch khác để gom khách. Các điểm bán này ít khi chỉ bán các tour nội địa mà còn hoạt động ở một số lĩnh vực khác như môi giới dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển...) và bán các chương trình du lịch đi nước ngoài (Outbound), đồng thời yêu cầu các đối tác In-bound của mình làm kênh giới thiệu phân phối sản phẩm. Tóm lại, mạng lưới kênh phân phối sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế có được các thị trường chắc chắn để đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng mục tiêu và qua đó, giới thiệu đậm nét các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Việt Nam để khách du lịch tìm hiểu trước và trước khi đến Việt Nam, họ sẽ có nhu cầu mua tour có các chương trình biểu diễn truyền thống. 4.1.2. Tiếp thị trực tiếp thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị Trong hoạt động thâm nhập thị trường và chào bán sản phẩm các công ty du lịch ( đặc biệt là những công ty không có mạng lưới bán hàng ) thường sử dụng đội ngũ nhân viên tiếp thị. Phương pháp này có thể được mô tả như sau : Thông thường trước mùa du lịch công ty sử dụng đội ngũ nhân viên ( thường là cộng tác viên ) đến các địa chỉ được lựa chọn tiến hành phân phát, chào bán các chương trình tour. Cũng có thể đó là việc các nhân viên tiếp thị có mặt ở các hội chợ, sự kiện đông người như các cuộc thi hoa hậu, triển lãm, ... chỉ làm nhiệm vụ phân phát các ấn phẩm của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống cho khách du lịch quốc tế chưa từng xem các loại hình đó. Có nhiều khách đã xem múa rối nước nhưng chưa xem các loại hình còn lại do chưa biết nhiều thông tin nên việc phát tài liệu, tờ rơi đến tận tay khách du lịch sẽ giúp cho họ có thông tin chắc chắn về sản phẩm du lịch ấy. Đội ngũ nhân viên này được bồi dưỡng cấp tốc kiến thức về sản phẩm của công ty, được trả một khoản thù lao cố định, không nhiều lắm và trong trường hợp bán được tour thì được hưởng một tỷ lệ hoa hồng nhất định. Đội ngũ nhân viên này tuy thuộc vào kinh nghiệm có thể được giao những nhiệm vụ khác nhau: Chào bán sản phẩm hay chỉ đơn thuần phân phát tài liệu. Phương pháp kể trên thường được các công ty áp dụng trong giai đoạn phát triển ban đầu khi chưa có thương hiệu và hệ thống bạn hàng. Phương pháp này chỉ áp dụng trong từng thời điểm nhất định ( thông thường trước mùa khách ) và ít khi mang lại kết quả tức thời. Tuy nhiên, do dễ áp dụng, chi phí không nhiều nên được nhiều công ty sử dụng. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và kỹ năng đội ngũ nhân viên tiếp thị và nội dung ấn phẩm của công ty. Nó nhằm mục đích tạo dựng hình ảnh cho công ty song cũng có thể mang lại hình ảnh không tích cực nếu đội ngũ nhân viên không được đào tạo đến nơi đến chốn và công ty quả lạm dụng phương pháp này. 4.1.3. Phương pháp khai thác thị trường du lịch quốc tế thông qua các mối quan hệ và hệ thống bạn hàng truyền thống. Đây là phương pháp được hầu hết các công ty du lịch tận dụng và đem lại hiệu quả nhanh chóng và thiết thực. Không phải ngẫu nhiên lời khuyên đầu tiên với một nhân viên thị trường mới học việc khi được phân công tìm kiếm đối tác là hãy lục tìm và tiếp cận trước hết với những nơi mình có mối quen biết. Phương pháp này đặc biệt quan trọng do tính đặc thù của sản phẩm du lịch, do đặc điểm tâm lý khách hàng là thường gắn bó với một nơi cung cấp sản phẩm và trong bối cảnh số lượng khách đi du lịch cá nhân chưa nhiều. Muốn áp dụng phương pháp này công ty trước hết ph¶i tạo dựng được các mối quan hệ với đối tác trong nước và đặc biệt là quốc tế. Đó có thể là qua những mối quan hệ cá nhân trực tiếp tiến tới quan hệ bạn hàng hoặc thông qua những mối quan hệ cá nhân để được giới thiệu với những đối tác khác. Tuy nhiên, quan hệ chỉ đóng vai trò tạo cơ hội tiếp xúc ban đầu. Kết quả của hoạt động bán sản phẩm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như : Khả năng thật sự của công ty trong việc tổ chức các chương trình tour, đội ngũ nhân viên và tính hấp dẫn của các chương trình đó... Và phương pháp này chỉ có thể phát huy tác dụng lâu dài nếu được hỗ trợ bởi hoạt động chăm sóc khách hàng hiệu quả từ đó hình thành cho công ty một hệ thống bạn hàng truyền thống hùng hậu, đảm bảo lượng khách du lịch ổn định cho công ty. 4.1.4. Phương pháp thu hút khách bằng thương hiệu Thông thường khách hàng lựa chọn nhà cung cấp dựa trên mối quan hệ sẵn có. Đối với những người chưa có mối quan hệ bạn hàng thì thường tham khảo ý kiến những người đã có kinh nghiệm hoặc giảm bớt rủi ro bằng cách chọn những thương hiệu mạnh. Như vậy, thương hiệu có sức hút quan trọng trong hoạt động khai thác khách và các công ty đều quan tâm đến việc tạo dựng và phát triển thương hiệu của công ty mình. Thương hiệu không phải là một khái niệm chung chung, mơ hồ. Trong du lịch, th­¬ng hiÖu gắn liền với sản phẩm của từng công ty. Thông thường mỗi công ty du lịch được biết đến (hoặc nổi tiếng) chỉ trong một số lĩnh vực nào đó. Ví dụ : Công ty Lửa Việt nổi tiếng do những chương trình dã ngoại, Viettravel - du lịch thể thao lặn biển; Saigontourist - Hà nội về tổ chức sự kiện hay hoạt động giải trí tập thể và công ty lữ hành Hanoitourist mạnh về kinh nghiệm tổ chức chương trình chặt chẽ, tạo nhiều thuận lợi cho du khách hơn các công ty khác... Tạo dựng được thương hiệu không dễ. Đó là kết quả của hoạt động quảng bá thường xuyên và đa dạng. Đó là chất lượng tổ chức tour, chất lượng đôi ngũ nhân viên công ty và công tác chăm sóc khách hàng. Đó là biết lựa chọn đối tượng khách để từ đó đưa ra được sản phẩm đặc thù, độc đáo khác biệt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Thương hiệu không tồn tại mãi mãi. Nó phải được duy trì thường xuyên để đảm bảo không tụt hậu so với các thương hiệu khác. Để làm được việc này không có cách nào khác ngoài nỗ lực đảm bảo tính ổn định về chất lượng của sảm phẩm và thường xuyên đưa ra được những ý tưởng mới giúp cho sản phẩm của công ty luôn hấp dẫn và có sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. 4.1.5. Phương pháp khai thác thị trường bằng sản phẩm đa dạng và độc đáo Để tránh cuộc chiến "giá cả" trong hoạt động khai thác thị trường và giành thị phần các công ty không có cách nào khác là định hướng đối tượng khách dựa trên thế mạnh của công ty mình (về kinh nghiệm, cơ sở vật chất và đặc biệt là đội ngũ nhân viên) để từ đó đưa ra được những sản phẩm mang " nhãn hiệu " của công ty. Thông thường sản phẩm đó phải có nội dung và định hướng rõ rệt, phải thoả mãn được nhu cầu riêng của đối tượng khách hàng công ty nhắm tới. Ở đây, sản phẩm độc đáo có thể là xẩm, ca trù, chầu văn, quan họ, hay sự phối kết hợp giữa chúng tạo nên các sản phẩm riêng biệt. 4.1.6. Phương pháp khai thác thị trường qua mạng Đây là xu thế quan trọng nhắm tới đối tượng khách du lịch quốc tế tiềm năng. Muốn làm được việc này, điều đầu tiên cần tập trung giải quyết là xây dựng cho được một trang web "động", với phần mềm và nội dung rất rõ ràng, cụ thể phù hợp với định hướng thị trường của công ty. Trang web này phải thường xuyên được cập nhật và qui trình trả lời Online phải nhanh chóng và rõ ràng, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Phương pháp này cũng cần được hỗ trợ bởi mạng lưới gom khách để công ty có thể hình thành những chuyến đi theo lịch trình cố định. Bởi vì đối tượng nhắm tới khi triển khai phương pháp này chính là khách đi lẻ. Đương nhiên trong qúa trình khai thác thị trường khách nội địa các công ty du lịch đang áp dụng nhiều phương pháp khác và những gì được trình bày kể trên chỉ là những phương pháp phổ biến nhất, đã và đang phát huy hiệu quả. Tùy theo điều kiện của từng công ty, tất cả hoặc một vài phương pháp sẽ được áp dụng với những điều chỉnh và cách làm thích hợp sẽ chắn chắn giúp cho những công ty mới tham gia vào khai thác mảng thị trường này những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống thì phương pháp này rất qaun trọng vì nó có tác dụng quảng bá rất lớn và thuận tiện cho khách du lịch quốc tế khi tra cứu thông tin. Điều quan trọng là các Website phải có được sức hút lớn, do đó, cần có các đường Link tới các Website lớn mà có tính quảng bá rộng rãi trên toàn cầu. 4.2. Qui trình khai thác thị trường khách du lịch quốc tế trong phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Trên thực tế, qui trình khai thác thị trường khách du lịch quốc tế của các công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 133.doc
Tài liệu liên quan