Đề tài Khai thác làng nghề phục vụ mục đích du lịch ở tỉnh Bắc Ninh

Tài liệu Đề tài Khai thác làng nghề phục vụ mục đích du lịch ở tỉnh Bắc Ninh: Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, bên cạnh việc phát triển kinh tế, đời sống văn hoá - xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu du lịch lại càng tăng, đặc biết là ở các nước có nền kinh tế phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển của ngành du lịch đã trở thành một hiện tượng cuốn hút hàng tỷ người trên thế giới, mang lại nhiều lợi ích to lớn, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển du lịch thế giới, trong thời gian qua nhờ các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách mở cửa về đối ngoại và kinh tế nên ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Nằm trong chiến lược phát triển chung của cả nước, du lịch Bắc Ninh cũng được chú trọng và được coi là một điểm du lịch vệ tinh của Hà Nội. Bắc Ninh là mảnh đất nơi sinh của dân tộc Việt, quê hương của các vua nhà Lý...

doc86 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khai thác làng nghề phục vụ mục đích du lịch ở tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, bên cạnh việc phát triển kinh tế, đời sống văn hoá - xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao thì nhu cầu du lịch lại càng tăng, đặc biết là ở các nước có nền kinh tế phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển của ngành du lịch đã trở thành một hiện tượng cuốn hút hàng tỷ người trên thế giới, mang lại nhiều lợi ích to lớn, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển du lịch thế giới, trong thời gian qua nhờ các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách mở cửa về đối ngoại và kinh tế nên ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Nằm trong chiến lược phát triển chung của cả nước, du lịch Bắc Ninh cũng được chú trọng và được coi là một điểm du lịch vệ tinh của Hà Nội. Bắc Ninh là mảnh đất nơi sinh của dân tộc Việt, quê hương của các vua nhà Lý - triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt, một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi còn lưu giữ và bảo tồn những di sản văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Xung quanh Bắc Ninh là các điểm du lịch đặc biệt quan trọng của quốc gia như: Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Hà Nội ngàn năm văn hiến, Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới. Bắc Ninh cũng nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt từ Hà Nội đi Lạng Sơn lên phía Bắc và vào Nam theo 2 tuyến đừng bộ và đường sắt quốc gia. Đây còn là một thị trường còn bỏ ngỏ, có tiềm năng kinh tế, giàu truyền thống văn hoá, giàu tính nhân văn. Nhìn chung, với bề dày lịch sử và những di sản văn hoá phong phú và vị trí thuận lợi, Bắc Ninh có đầy đủ điều kiện và khả năng để phát triển du lịch. Việc phát triển du lịch văn hoá Bắc Ninh đặc biệt là phát triển du lịch làng nghề Bắc Ninh là một hướng mới để phát triển du lịch tỉnh nhà. Đề tài “Khai thác làng nghề phục vụ mục đích du lịch ở tỉnh Bắc Ninh” được thực hiện với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển du lịch tỉnh, làm tăng lòng tự hào về quê hương, đất nước con người Việt Nam. 2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài 2.1 Mục đích Vận dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận về làng nghề và du lịch để đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn và tiềm năng phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh. 2.2 Nhiệm vụ - Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh. - Khảo sát, đánh giá khả năng phát triển du lịch của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh. - Xây dựng một số tuyến du lịch chuyên đề về làng nghề và tuyến du lịch kết hợp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Bước đầu đưa ra một số định hướng, giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Bắc Ninh. 2.3 Giới hạn của đề tài Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các làng nghề tỉnh Bắc Ninh. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh. 3.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống: để tìm kiếm và nêu lên các mô hình của đối tượng nghiên cứu, thu thập, phân tích thông tin ban đầu. Từ đó vạch ra chỉ tiêu, định hướng thích hợp. - Phương pháp khảo sát thực địa: nhằm thẩm định lại và bổ sung nguồn tư liệu đã có và kiểm chứng lại những kết quả xử lý tư liệu, đánh giá tại chỗ những kết luận khoa học của khoá luận. - Phương pháp bản đồ: khoá luận sử dụng một hệ thống bản đồ chức năng để nghiên cứu, bao gồm: bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng làng nghề để đánh giá mức độ tập trung, mức độ phân hoá các làng nghề giữa các vùng lãnh thổ và bản đồ các tuyến điểm du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh. - Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: để thực hiện khoá luận, việc tiến hành nghiên cứu thu thập các tài liệu liên quan như: giáo trình, sách báo, tạp chí, báo cáo... rất cần thiết để từ đó tổng hợp, phân tích và đưa ra kết luận. - Phương pháp toán và thống kê du lịch: được vận dụng để thống kê các di tích lịch sử văn hoá, các làng nghề, thống kê đánh giá lượng khách, tỷ lệ doanh thu... để từ đó xác định hiệu quả kinh tế. 4. Những đóng góp và những điểm mới của khoá luận - Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bắc Ninh - Phân tích thực trạng hoạt động của các làng nghề Bắc Ninh - Đánh giá tiềm năng du lịch của các làng nghề Bắc Ninh - Xây dựng một số tuyến du lịch làng nghề và du lịch kết hợp của tỉnh. - Bước đầu đưa ra một số định hướng và giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Bắc Ninh 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của khoá luận bao gồm: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng hoạt động làng nghề Bắc Ninh Chương III: Phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh Chương IV: Những định hướng và giải pháp Chương I Những cơ sở lý thuyết chung 1. Quan điểm và đặc điểm của làng nghề 1.1. Một số quan niệm làng nghề và ngành nghề truyền thống Trong xã hội nông thôn Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, làng đã là một tế bào xã hội. Làng Việt Nam có một vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử dân tộc. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, những nét thuần phong mỹ tục cổ truyền ở nông thôn vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Từ buổi ban đầu, phần lớn người dân trong làng đều sinh sống bằng nông nghiệp. Về sau để đáp ứng những nhu cầu về sản xuất và sinh hoạt, có những bộ phận dân cư chuyển sang làm và sống bằng các nghề thủ công khác. Họ liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành các phường hội: phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải, phường làm mộc... Từ đó các nghề được lan truyền và hình thành lên các làng nghề. Trải qua một thời gian dài phát triển đã có rất nhiều làng nghề phát triển mạnh, số hộ, số lao động làm nghề truyền thống và sống bằng nghề đó ngày càng tăng nhanh. Hiện nay có một số quan niệm về làng nghề như sau: Làng nghề là làng, tuy vẫn có trồng trọt, chăn nuôi và một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ....) song đã nổi trội một nghề truyền thống, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường hội, có quy trình công nghệ nhất định, sống chủ yếu bằng nghề đó, sản xuất ra những mặt hàng thủ công, mỹ nghệ có tính hàng hoá... [13] Quan niệm này hàm ý về các làng nghề truyền thống, đó là những làng nghề nổi tiếng và đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời. Tại đây có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn ý thức tuân thủ những quy ước của xã hội và gia tộc. [14] Như vậy làng nghề là một thiết chế gồm 2 yếu tố cấu thành là “làng” và “nghề”. Các làng nghề gắn bó với các ngành nghề phi nông nghiệp, các ngành nghề thủ công ở trong các thôn làng. Một số quan niệm khác lại cho rằng, làng nghề là làng ở nông thôn có một (hoặc một số) nghề thủ công tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập. Về mặt định lượng, có thể hiểu làng nghề là một làng ở nông thôn có từ 35% - 40% số hộ trở lên chuyên làm một (hoặc một số) nghề thủ công nghiệp và có thể sinh sống bằng chính thu nhập của nghề đó (thu nhập của nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ và giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% giá trị sản lượng của địa phương). [22] Có thể nói đây là một quan niệm tương đối đầy đủ về làng nghề hiện nay. Tuy nhiên, chỉ tiêu định hướng trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi vì đối với từng loại làng nghề khác nhau thì tỷ lệ nói trên cũng khác nhau. Hơn nữa, quy mô về số hộ và số lao động của các làng và các vùng cũng chênh lệch nhau đáng kể. Mặt khác, cùng với sự thăng trầm trong quá trình phát triển của từng nghề và làng nghề mà số lượng hộ và lao động làm nghề có sự biến đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Trước đây khái niệm làng nghề chỉ bao hàm các nghề thủ công nghiệp. Ngày nay trên thế giới, khu vực kinh tế thứ 3 đang đóng vai trò quan trọng và trở thành lĩnh vực chiếm ưu thế về mặt tỷ trọng, thì các nghề buôn bán dịch vụ ở nông thôn cũng được xếp vào các làng nghề. Như vậy trong làng nghề sẽ có làng một nghề và có làng nhiều nghề, có làng nghề truyền thống và làng nghề mới. - Làng một nghề là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc có một nghề chiếm ưu thế tuyệt đối, các nghề khác chỉ có lác đác ở một vài hộ không đáng kể. - Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỷ trọng các nghề chiếm ưu thế gần tương đương nhau. Trong nông thôn Việt Nam trước đây loại làng nghề một nghề xuất hiện và có xu hướng phát triển mạnh. - Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử (từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm) và tồn tại đến ngày nay. - Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan toả của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường. Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, công nghệ sản xuất trong các làng nghề không còn hoàn toàn là thủ công mà có rất nhiều nghề, nhiều công đoạn sản xuất đã sử dụng công nghệ - kỹ thuật, cơ khí hiện đại và bán cơ khí. Tại các làng nghề cũng đã xuất hiện nhiều hộ, nhiều cơ sở chuyên làm dịch vụ đầu ra, đầu vào cho các hộ làm nghề khác. Như vậy, làng nghề được hiểu một các đầy đủ là những làng ở nông thôn tồn tại các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông. Đối với những ngành nghề được xếp vào những ngành nghề tiểu thủ công truyền thống nhất thiết phải có các yếu tố sau: - Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta. - Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề. - Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo. - Kỹ thuật và công nghệ mang tính truyền thống của dân tộc Việt Nam - Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước là chủ yếu. - Sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hoá mang bản sắc của dân tộc Việt Nam. - Là nghề nghiệp nuôi sống bộ phận dân cư trong cộng đồng, đóng góp đáng kể vào ngân sách của Nhà nước.[14] Như vậy, nghề thủ công truyền thống là những ngành nghề phi nông nghiệp, đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử còn tồn tại tới ngày nay. Nó bao gồm cả các ngành nghề mà phương pháp sản xuất đã được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, thể hiện được nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Ngành nghề truyền thống ở nước ta rất phong phú và đa dạng. Nhiều ngành nghề đã tồn tại từ hàng ngàn năm, nhiều mặt hàng truyền thống đã nổi tiếng khắp thế giới từ lâu đời. Ngày nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ nên nhiều sản phẩm mới ra đời, có ưu thế và có sức cạnh tranh hơn những sản phẩm truyền thống. Vì vậy mà xuất hiện xu thế một số ngành nghề truyền thống dần dần bị mất đi và một số ngành nghề mới xuất hiện để phù hợp với đòi hỏi khách quan của thị trường về cơ cấu, chất lượng và chủng loại sản phẩm. 1.2 Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam 1.2.1 Làng nghề tồn tại ở nông thôn và gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp Các làng nghề đều ra đời ở nông thôn sau đó tách dần khỏi nông nghiệp nhưng không rời khỏi nông thôn. Sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân. Các gia đình nông dân vừa làm ruộng vừa làm nghề thủ công nghiệp. Sự ra đời của các làng nghề đầu tiên là do nhu cầu giải quyết lượng lao động phụ, lao động dư thừa nhàn rỗi giữa các mùa vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình và của làng xã. Về sau khi các nghề thủ công phát triển nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân trong làng mà còn phục vụ cho nhu cầu của làng xã lân cận trong vùng. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển thì thủ công nghiệp tách ra thành một ngành độc lập, vươn lên thành ngành sản xuất chính ở một số làng. Song để đảm bảo cuộc sống, người dân bao giờ cũng vẫn duy trì nghề nông và đi buôn bán hoặc làm thêm nghề khác. Sự kết hợp đa nghề này thường được thể hiện trong một làng hay trong từng gia đình nhưng nó vẫn gắn chặt với nông thôn. Làng nghề là một điểm đặc trưng của nông thôn châu á, của phương thức sản xuất châu á. 1.2.2 Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm sản xuất phải hoàn toàn dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Có một số nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ mà chính bản thân người thợ có thể tự làm ra. Hiện nay, đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong công nghệ - kỹ thuật sản xuất song cho tới nay cũng chỉ có một số không nhiều có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm. 1.2.3 Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ Hầu hết các làng nghề được hình thành dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn địa phương. Đặc biệt là các nghề thủ công chuyên sản xuất những sản phẩm tiêu dùng như đan lát mây tre, chế biến lương thực thực phẩm (làm bánh, làm tương, làm mắm...), sản xuất vật liệu xây dựng... Một số ngành nghề còn có thể tận dụng những phế liệu, phế phẩm trong công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt để làm nguyên liệu nên càng có sẵn. Thậm chí một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chạm khảm, sơn mài... cũng có thể khai thác được nguồn nguyên liệu tại chỗ, địa phương hoặc trong nước. Cũng có một số nguyên liệu phải nhập ngoại song không nhiều. 1.2.4 Phần lớn lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, óc thẩm mỹ đầy tính sáng tạo của các nghệ nhân và những người thợ. Phương pháp dạy nghề chủ yếu theo phương thức truyền nghề. Lao động trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống chủ yếu là lao động thủ công. Trước đây, hầu hết các công đoạn trong qui trình sản xuất đều là lao động thủ công giản đơn. Ngày nay do khoa học kỹ thuật phát triển nhiều công đoạn sản xuất đã được áp dụng công nghệ mới song với một số sản phẩm vẫn đòi hỏi phải duy trì kỹ thuật thủ công tinh xảo ở một số công đoạn nhất định. Hầu hết các làng nghề dù được hình thành bằng con đường nào đi chăng nữa thì cùng đều phải có các nghệ nhân làm nòng cốt, là người phát triển các làng nghề. Nghệ nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các làng nghề. Mỗi làng đều có một tổ nghề là người thầy đầu tiên dạy nghề, truyền nghề, đem bí quyết nghề nghiệp ở nơi khác về truyền cho làng mình. Việc dạy nghề, trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong gia đình từ đời này sang đời khác, ít được phổ biến ra ngoài. Thậm chí có những bí quyết nghề không được truyền cho con gái, vì vậy hầu hết các nghề chỉ được lưu truyền trong phạm vi từng làng nghề. Sau này khi các hợp tác xã làm nghề thủ công, các trung tâm dạy nghề ra đời thì phương thức dạy nghề, truyền nghề có nhiều thay đổi, các bí quyết nghề nghiệp không còn được giữ bí mật như trước nữa. Phương thức đào tạo nghề hiện nay chủ yếu theo lối truyền nghề kèm cặp. 1.2.5 Sản phẩm các làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc. Có thể nói mỗi sản phẩm của làng nghề là một tác phẩm nghệ thuật. Các sản phẩm này vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao vì chúng vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí. Mỗi sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh sảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Các hàng thủ công truyền thống thường mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Các sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam vừa phản ánh những nét văn hoá chung của dân tộc vừa có những nét riêng của làng nghề. Ngay cả những người Việt Nam sống ở nước ngoài khi nhớ về quê hương là nhớ ngay đến các dấu ấn đậm nét của mỗi làng nghề với những sản phẩm độc đáo. Như vậy làng nghề truyền thống không chỉ là những đơn vị kinh tế, thực hiện mục tiêu sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu mà còn mang nét đặc trưng tiêu biểu của nền văn hoá dân tộc, văn hoá cộng đồng làng xã Việt Nam. 1.2.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ, nhỏ hẹp: Sự ra đời của các làng nghề là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa phương. ở mỗi một làng nghề hoặc cụm làng nghề đều có các chợ làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến nay, thị trường chính để tiêu thụ các sản phẩm của các làng nghề vẫn là địa phương, trên địa bàn tỉnh hay liên tỉnh. Làng nghề thủ công trong một thời gian dài đã phát triển theo một lối mòn đó là đáp ứng thị hiếu quen thuộc và nhỏ hẹp của một bộ phận dân cư, yếu tố cạnh tranh hầu như không có. Vì vậy khi bước vào cơ chế thị trường các làng nghề này đã gặp những khó khăn không nhỏ. Tuy nhiên, các sản phẩm thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ có thị trường tiêu thụ phong phú, đa dạng và rộng lớn hơn. Các sản phẩm này vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương trong nước, vừa để xuất khẩu. Trong đó nhu cầu để xuất khẩu và bán cho khách tham quan du lịch thường chiếm tỷ trọng lớn. 1.2.7. Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân. Cho tới nay, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến trong các làng nghề là hộ gia đình. Với hình thức này, hầu như tất cả các thành viên trong gia đình đều tham gia vào những công việc khác nhau trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Tuỳ thuộc vào nhu cầu công việc mà các hộ gia đình có thể thuê thêm nhân công thường xuyên hoặc thời vụ. Đây là hình thức tổ chức thích hợp với quy mô sản xuất nhỏ. Tuy nhiên mô hình này hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển sản xuất - kinh doanh. Tổ sản xuất là hình thức hợp tác, liên kết một số hộ gia đình cùng sản xuất - kinh doanh một mặt hàng. Đây là hình thức sản xuất được phát triển trong các làng nghề vì nó làm tăng sức mạnh cho từng thành viên để phát triển sản xuất - kinh doanh có hiệu quả. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần được phát triển từ một số tổ chức sản xuất hoặc một số hộ gia đình sản xuất - kinh doanh khá đã bắt đầu hình thành ở nhiều làng nghề. ở một số làng nghề, hình thức sản xuất - kinh doanh này không chiếm tỷ trọng lớn về số lượng lao động song lại đóng vai trò trung tâm liên kết, thực hiện các hợp đồng đặt hàng với các hộ gia đình, giải quyết đầu ra, đầu vào, nơi sản xuất của các làng nghề với các thị trường tiêu thụ khác nhau. 1.3. Phân loại làng nghề Nếu dựa trên sản phẩm và phương thức sản xuất chính để phân loại thì có 6 loại làng nghề sau: - Làng nghề thủ công: làm ra các mặt hàng sử dụng hàng ngày như: dao, kéo, chiếu, mây tre đan gia dụng... Đặc điểm của các làng nghề này là sản xuất thủ công bằng tay và các công cụ đơn giản. Do chi phí thấp nên loại hình này khá phổ biến. - Làng nghề thủ công mỹ nghệ: làm ra các mặt hàng có giá trị văn hoá nghệ thuật và trang trí như đồ mỹ nghệ chạm khảm, chạm khắc tượng gỗ, đá, các đồ mỹ nghệ bằng bạc, đồ thêu ren, dệt thảm, chế biến mây tre đan... - Làng nghề công nghiệp: sản xuất các hàng hoá thành phẩm và bán thành phẩm như sản xuất giấy, dệt, may mặc, gốm sứ, tái chế nhựa, kim loại, thuộc da... - Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: chế biến các loại nông sản như xay xát, sản xuất miến dong, bún, bánh, sản xuất bia, nấu rượu, giết mổ vật nuôi, chế biến hoa quả... - Làng nghề sản xuất và cung ứng nguyên liệu: sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói, vôi, cát... - Làng nghề buôn bán và dịch vụ: thực hiện bán buôn, bán lẻ và cung cấp dịch vụ. Nói tóm lại, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống với các sản phẩm mang đậm dấu ấn tinh hoa của nền văn hoá, văn minh dân tộc. Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Khởi đầu sự phát triển đó là từ một vài gia đình rồi đến cả họ và sau đó lan ra cả làng. Thông qua lệ làng mà làng nghề định ra một số quy ước như: không truyền nghề cho người làng khác, không truyền nghề cho con gái hoặc uống rượu ăn thề không để lộ bí quyết nghề... Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, có những nghề được lưu giữ đến tận ngày nay, có những nghề bị mai một hoặc mất hẳn và cũng có những nghề mới ra đời. Trong đó có những nghề đạt tới trình độ nghệ thuật tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và sự phân công lao động khá cao. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề Vào buổi đầu dựng nước của người Việt Cổ (cách đây khoảng 4000 năm) đã là thời đại kim khí với nền văn hoá Phùng Nguyên Đông Sơn. Theo các nhà khảo cổ học, qua nhiều năm nghiên cứu và khai quật các di chỉ đã khẳng định rằng vào thời kỳ này đã xuất hiện một số nghề thủ công truyền thống như: luyện kim, làm đồ gốm bằng bàn xoay, chế tạo thuỷ tinh, nghề mộc... Những nghề này đã được tổ chức có hệ thống theo cơ cấu làng xã. Như vậy làng nghề cổ truyền Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm. Những di chỉ khảo cổ cho biết vào thời kỳ dựng nước (600 năm trước Công Nguyên) các làng nghề đã xuất hiện trên lưu vực sông Hồng khởi đầu cho một mô hình kinh tế xã hội truyền thống. [30] Mặc dù bị kìm hãm và kém phát triển trong thời kỳ Bắc thuộc nhưng các làng nghề truyền thống Việt Nam vẫn tồn tại trên cơ sở nền nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp một số nghề thủ công mới cũng xuất hiện ở thời kỳ này như nghề luyện đồng, luyện sắt, sản xuất vật liệu xây dựng... Qua quá trình giao lưu kinh tế - văn hoá với các nước láng giềng đã góp phần thúc đẩy công nghệ sản xuất phát triển. Tiêu biểu như nghề làm giấy, nghề mộc, nghề xây dựng... Dựa vào nguồn tài liệu của các di chỉ khảo cổ thì trong thời kỳ Bắc thuộc nhân dân ta vẫn cố gắng duy trì các làng nghề như nghề làm đá, đúc đồng, làm giấy... Từ thế kỷ XVI được sự quan tâm của vua quan nhà Lý – Trần, nông nghiệp, thương nghiệp và đặc biệt là thủ công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đã xuất hiện trong thời kỳ này tiêu biểu như nghề dệt ở Thăng Long, gốm Bát Tràng, đúc đồng... Theo các tài liệu thời kỳ này có khoảng 64 làng nghề truyền thống, riêng Bắc Ninh đã có 14 làng. Từ thời kỳ Hậu Lê đến nhà Nguyễn các làng nghề truyền thống phát triển mạnh mẽ. ở hầu hết các tỉnh xuất hiện thêm nhiều làng nghề như: dệt, thêu, tơ lụa... Cả vùng đồng bằng sông Hồng có hàng trăm làng nghề trong đó đất Kinh Bắc chiếm số lượng phong phú nhất khoảng 52 làng nghề. Nửa cuối thế kỷ XIX khi thức dân Pháp xâm lược nước ta chúng vẫn khuyến khích phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống bằng việc đưa các sản phẩm sang Pháp và một số nước để giới thiệu. Song một số ngành nghề vẫn bị mai một, thất truyền. Thời kỳ này cũng du nhập một số nghề từ Pháp và một số nước khác. Sau Cách mạng tháng Tám cho đến thời kỳ đổi mới năm 1986, làng nghề Việt Nam có những bước phát triển mới. Hàng loạt các tổ chức sản xuất kinh doanh, thu mua xuất khẩu hàng thủ công nghiệp ra đời. Hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu tiêu thụ ở các nước XHCN. Hàng xuất khẩu được chủ yếu dựa trên các hiệp định tương trợ thương mại. Do vậy ít chú ý đến chất lượng sản phẩm dẫn đến làm ẩu, tay nghề của các nghệ nhân giảm xuống do không chịu sáng tạo mẫu mã và đa dạng hoá sản phẩm. Lớp trẻ không còn chú ý tiếp thu các nghề truyền thống nữa. Thời kỳ này các làng nghề gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị giảm sút, nhiều làng nghề bị mai một, suy tàn. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ đầu những năm 90 trở đi với chính sách khuyến khích thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển và việc xác lập kinh tế hộ gia đình, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, giải tỏa những khó khăn ách tắc trong lưu thông, phân phối sản phẩm đã tạo điều kiện cho nhiều làng nghề và ngành nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, đồng thời mở rộng, phát triển thêm nhiều làng nghề mới ở hầu hết các địa phương trong cả nước. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển của làng nghề Nghiên cứu sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của các làng nghề trong suốt chiều dài lịch sử ta thấy chúng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển của các làng nghề gồm có: 3.1. Vị trí địa lý Đây là yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và đảm bảo sự tồn tại, phát triển lâu dài đối với bất cứ làng nghề thủ công nào ở nước ta. Hầu hết các làng nghề đều nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường thuỷ hoặc đường bộ và gần nguồn nhiên liệu. Tại những lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Chu, sông Thương... quy tụ rất nhiều làng nghề và đã tạo thành các trung tâm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Nằm ở những đầu mối giao thông này cho phép các làng nghề có thể dễ dàng chuyên chở nguyên vật liêụ cũng như trao đổi và bán sản phẩm không những trong vùng mà còn thông thương với các vùng khác, kể cả xuất khẩu. Đặc biệt, trước kia do điều kiện giao thông đường bộ chưa phát triển thì yếu tố “bến sông bãi chợ” luôn đóng vai trò chính trong việc vận chuyển, buôn bán của làng nghề. Bên cạnh đó, để quyết định mở nghề lập nghiệp, các tổ nghề còn đặc biệt quan tâm đến nguồn nguyên vật liệu thích hợp cho yêu cầu sản xuất lâu dài. Vì vậy phần lớn các làng nghề đều hình thành nên nghề chính cho mình trên cơ sở nguồn nguyên liêụ sẵn có tại địa phương. Điển hình nhất là các làng gốm Hương Canh, Thổ Hà... Một số làng nghề không có nguồn nguyên liệu tại địa phương (nghề chạm khắc gỗ, nghề song mây đan...) lại có những vị trí gần các bến cảng thuận lợi cho việc chuyên chở nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và bán sản phẩm. Có thể nói, đây là hai yếu tố quyết định tới sự tồn tại lâu dài của làng nghề. 3.2 Nhu cầu của người tiêu dùng và sức ép kinh tế Từ trước tới nay nhu cầu của con người đối với các mặt hàng thủ công là rất lớn. Đó là các nhu cầu ăn, ở, mặc, nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng, thờ cúng... Trước kia, khi chưa có nền công nghiệp phát triển, mọi loại hàng tiêu dùng từ vật dụng sinh hoạt hàng ngày đến công cụ sản xuất, đồ thờ cúng, kể cả nhạc cụ, vũ khí... đều được làm bằng tay và phương tiện sản xuất khá thô sơ. Các sản phẩm thủ công lúc bấy giờ đều được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và sản xuất của người dân. Ngày nay, khi nền công nghiệp cơ khí đã phát triển, một số công đoạn trong sản xuất của các làng nghề đã sử dụng máy móc nhưng nhu cầu về các sản phẩm thủ công truyền thống không vì thế mà giảm đi. Nhu cầu về các sản phẩm thủ công, nhất là các mặt hàng mỹ nghệ, hàng xuất khẩu lại tăng hơn trước rất nhiều. Khi có nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ thì tất yếu phải có sản xuất hàng thủ công. Nhu cầu càng lớn, càng bền vững thì sản xuất ở các làng nghề càng ổn định, phát triển lâu dài. Ngược lại, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề cũng phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội, có khả năng tiêu thụ lớn (sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ gia đình, mộc mỹ nghệ...). Tuy nhiên có một số ngành nghề, làng nghề bị mai một, thậm chí bị tan rã do các sản phẩm không còn phù hợp với thị trường, không thay đổi mẫu mã, mặt hàng và bị cạnh tranh bởi hàng công nghiệp (nghề làm nón, làm quạt, làm mật...) Bên cạnh đó, ta cũng cần quan tâm tới sức ép kinh tế đối với các làng nghề. Các làng nghề xuất hiện trước tiên là để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất và tiêu dùng, nhưng cũng có những làng nghề hình thành và phát triển do thiếu điều kiện sản xuất nông nghiệp. Do đất chật, người đông, thu nhập không đảm bảo cho đời sống của dân cư trong vùng đã tạo nên sức ép buộc người dân phải phát triển ngành nghề phi nông nghiệp. Nhiều làng nghề tồn tại và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay đều có mật độ dân số cao, diện tích canh tác nông nghiệp trên đầu người thấp, tiêu biểu như làng Ninh Hiệp, làng Đồng Kỵ, làng tranh dân gian Đông Hồ... Có lẽ chính sức ép kinh tế cũng là một trong những nhân tố tạo cho vùng đồng bằng sông Hồng trở thành nơi xuất hiện sớm nhất, tập trung nhất các làng nghề và ngành nghề thủ công. 3.3 Trình độ tay nghề của nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, kĩ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời của các làng nghề Đây là một nhân tố rất quan trọng, với đôi bàn tay vàng các nghệ nhân đã tạo lên những sản phẩm quý giá, tinh xảo và độc đáo. Cũng chính họ, những nghệ nhân, thợ cả đã giữ gìn cho làng nghề tồn tại, đã đào tạo ra những nhóm thợ mà trước hết là con em trong gia đình, dòng họ, trong làng... Cứ thế, những thế hệ thợ thủ công kế tiếp, đan xen, đời sau nối tiếp đời trước. Do đó trong mỗi làng nghề thường có một vài ba lớp thế hệ thợ cùng tham gia sản xuất, duy trì và phát triển ngành nghề ngày càng thịnh vượng hơn. Về kỹ thuật, hầu hết các làng nghề đều sử dụng kỹ thuật truyền thống lâu đời của Việt Nam trong sản xuất. Mỗi nghề đều có kỹ thuật sản xuất riêng bao gồm nhiều công đoạn từ khâu khai thác, chế biến đến hoàn thiện sản phẩm để đưa ra thị trường tiêu thụ. Trong đó còn bao gồm cả thủ pháp nghệ thuật. Có nhiều làng nghề làm chung một nghề, thường có kỹ thuật chung nhưng không vì thế mà các công đoạn kỹ thuật lại giống nhau. Mỗi làng có cách ứng dụng kỹ thuật chung ấy theo cách riêng của mình. Thủ pháp nghệ thuật còn đa dạng hơn nữa bởi mỗi nghệ nhân đều có thủ pháp nghệ thuật riêng dựa trên trình độ sáng tạo và kinh nghiệm riêng của mình. Chính vì thế mà thợ gốm Thổ Hà (Bắc Ninh) rất giàu kinh nghiệm sản xuất loại gốm đỏ, thợ gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) lại chuyên sản xuất gốm màu da lươn. Trong khi đó thợ gốm Bát Tràng lại có sản phẩm đặc trưng nhất là gốm sành (gọi là gốm đàn). Bên cạnh đó loại gốm men ngọc, gốm men rạn, men nâu, gốm hoa lam được thợ gốm tài năng của Bát Tràng làm ra trong suốt mấy trăm năm nay đã trở thành sản phẩm tiêu biểu của nghề gốm Việt Nam. Tính đa dạng và khác biệt trong yếu tố kỹ thuật của các nghệ nhân đã tạo lên tính đa dạng phong phú cho các sản phẩm thủ công, đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân. Mặt khác, các nghề cổ truyền trường tồn được chính còn do kinh nghiệm lâu đời của họ. Kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong thủ pháp nghệ thuật của mỗi gia đình, dòng họ, làng nghề thường nằm trong tay các nghệ nhân, thợ cả và truyền từ đời này sang đời khác. Bí quyết đó như một thứ vũ khí bí mật luôn được mỗi người thợ gìn giữ với đầy đủ ý thức và sự cẩn trọng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm. Do đó để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề cần phải đổi mới trang thiết bị, áp dụng kỹ thuật mới, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại để đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị cao. 3.4. Quy chế làng nghề và các chính sách của Nhà nước Có thể nói đây là nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Các làng nghề thủ công lâu đời đều có các qui chế về nghề thủ công hoặc thành văn bản riêng hoặc được ghi trong các Hương ước của làng. Thậm chí mỗi phường nghề còn có những qui chế riêng dưới dạng “lời thề”, “lời nguyền”. Các qui chế này được truyền qua các thế hệ bắt buộc các thành viên phải thực hiện một cách nghiêm ngặt. Những qui định này là biện pháp để giữ bí mật, bí quyết nghề nghiệp của những người thợ trong làng nghề . Nó có tác dụng tích cực để duy trì hoạt động lâu dài của mỗi làng nghề . Song sự độc quyền này cũng làm kìm hãm sự phát triển của nghề nghiệp trong phạm vi cả nước. Để đảm bảo phát triển nghề và làng nghề nhất thiết phải có hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước. Chúng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển hay suy vong của làng nghề. Ngay từ thời Lý - Trần, khi hàng hoá thủ công và sản phẩm nông nghiệp dồi dào Nhà nước đã cho phép mở các cảng biển Vân Đồn, Vạn Ninh để trao đổi và buôn bán hàng hoá. Nhà nước phong kiến cũng rất khuyến khích nhân dân sản xuất và sử dụng hàng nội hóa. Các Tổ nghề được tôn vinh, các thợ giỏi được mời về kinh đô sản xuất hàng cao cấp phục vụ cho triều đình... những nghệ nhân sản xuất ra các sản phẩm cực kì tinh xảo, những công trình kiến trúc kì vĩ thường được vua ban thưởng, hậu đãi. Trong chiến lược khai thác thuộc địa, người Pháp cũng đã tiến hành những cuộc chấn hưng nghề và làng nghề thủ công Việt Nam. Sau này nghề và làng nghề nước ta dù đã trải qua những bước thăng trầm song vẫn luôn gắn với những chính sách của Đảng và Nhà nước. Những năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa, hội nhập của nền kinh tế nước ta với các quốc gia trên thế giới đã tạo điều kiện cho các làng nghề mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngược lại, đây cũng là điều kiện cho hàng nước ngoài tràn vào cạnh tranh và làm hạn chế sự phát triển của một số làng nghề. Nếu không có những chính sách phát triển hợp lí, không có sự kết hợp giữa đại công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thì các làng nghề khó có điều kiện phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay các yếu tố như vốn, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng... cũng có vai trò nhất định nhưng nhìn chung 4 yếu tố trên không thể thiếu được trong lịch sử phát triển các làng nghề truyền thống Việt Nam. 4. Vai trò của việc phát triển làng nghề đối với ngành du lịch 4.1 Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn Thứ nhất, phát triển làng nghề là biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, góp phần chuyển dịch nền kinh tế. Sự phát triển của làng nghề không những thu hút lao động ở gia đình mình, làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê. Làng nghề phát triển còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Chẳng hạn nghề chế biến lương thực, thực phẩm tạo nhiều điều kiện cho chăn nuôi phát triển... Tác dụng to lớn của các làng nghề là tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thu nhập từ sản xuất công nghiệp nông thôn thường gấp 2 - 3 lần thu nhập thuần nông, nó chiếm khoảng 70% thu nhập của các hộ nông dân kiêm nghề. Làng nghề còn là một mắt xích quan trọng nối liền giữa thành thị và nông thôn. Sự phát triển của các làng nghề đã đóng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất từ các ngành nghề thủ công và dịch vụ ở nông thôn bằng cách điện khí hóa và cơ giới hóa công cụ sản xuất, giải phóng nhân công trong sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển làng nghề là một giải pháp quan trọng nhằm khai thác nguồn nhân lực ở nông thôn tạo điều kiện cho những người không có khả năng sản xuất nông nghiệp chuyển sang làm nghành nghề mà họ có ưu thế hơn. Thứ hai, các làng nghề phát triển tạo ra khối lượng hàng hoá phong phú, đa dạng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất . Vai trò của các làng nghề thể hiện rõ nét trong việc phát triển kinh tế. Trước đây sản phẩm tiêu dùng thông thường của các làng nghề đã cung cấp 88% cho đại bộ phận người dân và 12% tham gia xuất khẩu. Những làng có nghề truyền thống, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt so với các làng thuần nông. Lượng hàng hoá mà làng nghề trong cả nước làm ra đã và đang đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế. Nhiều làng nghề đã giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó chứng tỏ là các làng nghề thủ công đã có vị trí, tầm quan trọng không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả ở lĩnh vực văn hoá xã hội. Sản xuất của làng nghề thủ công phát triển theo hướng chuyên môn hóa, đa dạng hoá sản phẩm đã làm cho các làng nghề năng động hơn. Nó góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất cho kinh tế nông thôn. Nếu trước đây làng nghề chỉ được xem là kinh tế phụ của người dân để tận dụng thời gian nông nhàn và tăng thu nhập cho nông dân thì nay làng nghề là một yếu tố quan trọng, một bộ phận chủ yếu trong chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Khai thác mọi nguồn lực để mở rộng và phát triển ngành nghề, làng nghề trong nông thôn là nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Thứ ba, phát triển làng nghề góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn và tăng tích luỹ cho kinh tế hộ gia đình. Hoạt động làng nghề, phố nghề mang lại thu nhập gấp 2 - 3 lần làm nông nghiệp. Sản xuất ngành nghề, chi phí lao động và diện tích thấp hơn nhiều so với nông nghiệp, nghề phụ trở thành nghề chính. Thu nhập từ làng nghề đã là nguồn tích lũy và làm giàu trong bước đi ban đầu để chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Thực tiễn cho thấy nhiều làng nghề không còn hộ đói nghèo, số hộ giàu ngày càng tăng nhanh. Đối với họ nhiều nghề đã trở thành biểu tượng của sự thịnh vượng và phát triển trong tương lai. Khi làng nghề truyền thống và làng nghề mới phát triển đã xuất hiện một số người mạnh dạn rời bỏ nông nghiệp để làm nghề. Đây chính là cơ sở vững chắc của việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động. ở những làng nghề có uy tín nhiều hộ gia đình hàng năm tích luỹ được hàng trăm triệu đồng. Đời sống người làng nghề được cải thiện, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội cũng từ đó dần dần bị đẩy lùi. Trật tự kỷ cương xã hội được thiết lập, mọi người quen dần với cách sống và thực hiện theo hiến pháp và pháp luật. Thứ tư, phát triển làng nghề góp phần bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làng quê hay phường hội. Đó chính là cộng đồng nhỏ về văn hoá. Những phong tục tập quán, đền thờ, miếu mạo... của mỗi làng xã vừa có nét chung của văn hoá dân tộc, vừa có nét riêng của mỗi làng quê, làng nghề. Các sản phẩm của làng nghề chính là sự kết tinh, sự giao lưu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc. Đó cũng chính là dấu ấn di sản văn hoá quý báu mà ông cha ta để lại cho thế hệ sau. Nó mang trong mình bản sắc văn hoá dân tộc mà các dân tộc khác không có được. Cho nên việc duy trì ngành nghề truyền thống, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc là vô cùng cần thiết. Đặc điểm sản xuất của làng nghề luôn gắn chặt với truyền thống văn hoá của mỗi vùng nghề, làng nghề. Bởi lẽ nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến văn hoá tinh thần, tác động đến tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán của làng nghề. Những sản phẩm này đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần để trở thành những sản phẩm văn hoá mang bản sắc truyền thống dân tộc. 4.2. Vai trò của làng nghề đối với việc phát triển du lịch Ngày nay, nhu cầu văn hoá của con người, của tập thể chính là động lực thúc đẩy người ta đi du lịch. Đi du lịch không chỉ đơn thuần để vui chơi giải trí mà còn hướng tới mục đích cao hơn, đó là sự hiểu biết, học hỏi, nghiên cứu. Theo thang cấp bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu hiểu biết chính là nhu cầu cao nhất của con người. Con người khi đã thoả mãn được nhu cầu chủ yếu như: ăn, ở, nghỉ ngơi, vui chơi, an dưỡng, giao lưu... thì họ đều hướng tới những giá trị tinh thần, nhân văn, nhân bản. Họ muốn tự hoàn thiện bản thân và cân bằng lại nhân cách của mình. Sự khác biệt về văn hoá giữa quốc gia này với quốc gia khác, dân tộc này với dân tộc khác, vùng này với vùng khác chính là nguyên nhân xuất hiện các dòng khách du lịch từ nơi này đến nơi khác, từ nước này sang nước khác. Trong khi đó, sản phẩm của các làng nghề lại chính là sự kết tinh, sự giao lưu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc. Chính vì vậy, các làng nghề ngày càng có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong nước và quốc tế. Gần đây ngành du lịch nước ta đã đặc biệt quan tâm đến loại hình du lịch làng nghề. Một số Công ty du lịch đã bắt đầu tiến hành các “tour” du lịch làng nghề theo những tuyến du lịch văn hoá và thương mại. Khách trong nước và quốc tế qua những chuyến đi ấy đã tận mắt thấy quy trình sản xuất, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người thợ. Không chỉ sửng sốt trước tài khéo léo của các nghệ nhân và thích thú các sản phẩm độc đáo, họ còn hiểu biết hơn về văn hoá truyền thống, đất nước và con người Việt Nam. Khách du lịch đến làng nghề, dường như họ coi đó là cơ hội may mắn trong đời mình. Thường thì họ được xem và chọn mua tuỳ thích một vài vật phẩm độc đáo, có giá trị nghệ thuật làm quà lưu niệm. Còn với các nhà doanh nghiệp và thương nhân khác tại các làng nghề họ có thể tìm được đối tác, bạn hàng thậm chí cả cơ hội đầu tư. Trên thực tế, đã có nhiều hợp đồng kinh tế được ký kết, thực hiện có hiệu quả ngay sau các “tour” du lịch làng nghề. Như vậy, các làng nghề phát triển đã góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo, hấp dẫn để thu hút du khách trong và ngoài nước. Ngược lại, khi du lịch phát triển tại các làng nghề sẽ tạo thêm việc làm cho người dân địa phương bởi du lịch đòi hỏi lực lượng nhân công lớn. Hơn nữa, đây cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề. Chương II thực trạng phát triển làng nghề Bắc Ninh 1. Khái quát chung 1.1. Vị trí địa lý Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích 804km2, nhỏ nhất trong 61 tỉnh thành phố của cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp Hà Nội và phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Bắc Ninh có tọa độ địa lý như sau: Từ 20057’ đến 21022’ vĩ tuyến Bắc Từ 105054’ đến 1060 kinh tuyến Đông Về mặt hành chính, Bắc Ninh có một tỉnh lỵ là thị xã Bắc Ninh và 7 huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài. Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, liền kề với thủ đô Hà Nội, nằm trong khu vực tam giác kinh tế tăng trưởng: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Bắc Ninh có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, là giao điểm của hai quốc lộ huyết mạch 1A nối Hà Nội - Lạng Sơn và quốc lộ 18 nối Nội Bài - Quảng Ninh. Tỉnh nằm trên trục đường sắt xuyên Việt với đoạn Bắc Ninh - Việt Yên dài 20km nối Bắc Ninh với thủ đô Hà Nội và cửa khẩu quan trọng nhất nước ta ở phía Bắc - cửa khẩu Hữu Nghị. Đặc biệt, khi nâng cấp đường 18 hoàn thành, Bắc Ninh chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài 20km. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hệ thống giao thông nội tỉnh tương đối phát triển nối với các trục đường quan trọng 1A, 5, 18, 38...tạo nên một mạng lưới giao thông thuận lợi. Đây là điều kiện giao lưu hàng hoá, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nghề truyền thống nói riêng. Đường sông cũng là một lợi thế đáng kể của Bắc Ninh, ba con sông Thái Bình, sông Đuống, sông Cầu chảy qua Bắc Ninh tạo một mạng lưới đường thuỷ nối liền với các tỉnh bạn. Bắc Ninh còn có cảng sông Thị Cầu với trọng tải 200.000 tấn/ năm. 1.2. Đặc điểm tự nhiên 1.2.1.Địa hình Địa hình Bắc Ninh chủ yếu là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa sông Đuống và sông Thái Bình. Do tác động của quá trình địa mạo cùng với các qúa trình nhân tạo nên ở Bắc Ninh có những dạng địa hình sau: Đồng bằng tích tụ xâm thực đồi sót Yên Phong - Quế Võ có độ cao trên dưới 100 m, đỉnh cao nhất có độ cao là 171m (núi Hàm Long - xã Nam Sơn - Quế Võ), có độ dốc trung bình 10 - 150 có nơi trên 250. Các đồi hình thành do bào mòn xâm thực, các thềm phù sa cổ cao 10 - 20 m. Đồng bằng tích tụ xâm thực xen ở các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài. ở đây không có đồi sót, chỉ có phù sa mới bồi tụ do sông Hồng, sông Thái Bình phủ trên lớp trầm tích biển. Nay là vùng đất phù sa trong đê nên không được bồi đắp nữa. Tóm lại, Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng kết hợp với những dãy núi thấp thiên nhiên thơ mộng với những thắng cảnh như: Núi Phật Tích với chuyện Vương Chất và Từ Thức, núi Nguyệt Hằng hay còn gọi là núi CôTô, khu núi Dạm gồm đủ Tứ Linh, núi Lim (Hồng Ân Sơn) nơi hàng năm diễn ra hát quan họ ... Các ngọn núi này nằm xen kẽ trong các khu thị xã, thị trấn đây là quang cảnh đặc thù để phát triển du lịch đa dạng trên lãnh thổ, đặc biệt là du lịch cuối tuần, cắm trại, dã ngoại ... 1.2.2. Khí hậu Cũng như các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa đông lạnh và khô rõ rệt, mùa mưa là mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô cũng chính là mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 với một số đặc trưng khí hậu: Bức xạ tổng cộng/ năm: 120,6 kacl/ cm2. Bức xạ quang hợp: 59,8 kacl/ cm2. Đặc điểm chế độ nhiệt: Bắc Ninh nhiệt độ trung bình năm 23,10C. Nhiệt độ mùa hè trên 250C (kéo dài 6 tháng), với tổng nhiệt lượng 800 – 1.2000C. Mùa đông dài 3 tháng, nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C, tổng nhiệt lượng 600 - 7000C. Tổng giờ nắng một năm là 1.183 giờ. Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tháng của tỉnh Bắc Ninh (0C) [28] Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 N. độ(0C) 18.4 17.0 20.7 24.5 28.1 29.8 28.8 29.1 26.0 26.4 23.8 19.2 Giờ nắng 68 15 19 19 198 166 77 158 93 167 147 65 Đặc điểm lượng mưa và chế độ ẩm. Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt do ảnh hưởng của gió mùa, mùa mưa có lượng mưa và ngày mưa chiếm ưu thế trong năm (lượng mưa chiếm 80% so với cả năm), độ ẩm cao. Mùa mưa có giông bão, mưa rào kéo dài. Mùa đông có gió Đông Bắc, lượng mưa và số ngày mưa giảm, độ ẩm xuống khá thấp dưới 70 - 80%, có khi tới 40 - 50%. Có mưa nhỏ và mưa phùn ở cuối đông sang xuân. Ngoài hai mùa trên có mùa xuân và mùa thu chuyển tiếp không rõ lắm và ngắn. Lượng mưa trung bình năm của Bắc Ninh là 1.638mm song lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa tập trung vào tháng 7, 8, 9 chiếm 75 - 80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình trên 80%. Lượng bốc hơi bình quân 630 mm/ năm. Bảng 2: Lượng mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm tương đối trung bình [28] Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Lượng mưa (mm) 41 8 88 141 224 181 395 388 256 169 17 42 1950 Độ ẩm (%) 77 80 87 85 79 76 82 81 82 79 74 76 80 Bốc hơi (mm) 67 53 45 60 103 165 77 83 73 89 99 78 992 Nhìn chung, khí hậu Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. So sánh với số liệu bảng 1, ta thấy Bắc Ninh có khí hậu khá thích hợp với hoạt động của con người. Hầu hết các tháng trong năm đều rất thuận lợi cho du lịch. Hạn chế chính của khí hậu Bắc Ninh là lượng mưa lớn và nắng nóng tập trung vào tháng 7, 8, 9. Tuy nhiên với khí hậu 4 mùa trong năm, phong cảnh thay đổi theo mùa tạo nên những nét hấp dẫn riêng nên hoạt động du lịch có thể diễn ra cả năm không bị ngắt quãng. Tài nguyên nước. Bắc Ninh có một hệ thống sông ngòi, kênh mương dày đặc, mật độ đường thuỷ 1,0 - 1,2 km/km2. Với các con sông lớn: sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình hàng năm tiếp nhận trung bình lượng nước mưa từ 250 - 300 triệu m3. Thuỷ chế sông ngòi Bắc Ninh cũng có tính chất hai mùa rõ rệt và phân bố chênh lệch rõ về lượng nước chảy, nhiệt độ và chất lượng nước. Mùa hè mưa nhiều nên thường có lượng nước lớn (30 - 35 l/s/km2). Mùa cạn chủ yếu vào mùa đông với lưu lượng thấp (4 - 6 l/s/km2) lượng nước chỉ bằng 20% so với cả năm. Nước ngầm tỉnh Bắc Ninh khá phong phú: theo đánh giá của liên đoàn địa chất 2, Bắc Ninh có khả năng khai thác được khoảng 400.000 m3/ ngày. Nhìn chung, tài nguyên nước của tỉnh Bắc Ninh phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt cũng như đáp ứng nhu cầu du lịch. Bên cạnh đó, mỗi con sông của Bắc Ninh lại mang trong mình một truyền thuyết đẹp, chuyện tình Mỵ Nương - Trương Chi trên sông Tiêu Tương, con sông Cầu “nước chảy lơ thơ” hay vẻ đẹp hùng tráng của sông Đuống “ nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”... Đó chính là tiềm năng để tạo nên những tour du lịch đầy lý thú và bổ ích. Tài nguyên thực vật và động vật. Vùng gò đồi Bắc Ninh trước đây hầu hết là rừng tự nhiên với thảm thực vật phong phú: Lim (Tiên Sơn, Hàm Long, Quế Võ...), Giẻ, Trám, Báng... nhưng đến nay rừng tự nhiên không còn. Vùng gò đồi chủ yếu còn lại là rừng trồng: keo, bạch đàn, mường lát, sầm sì với số lượng lớn. Số lượng cây xanh trên các đường phố, công viên, các khu di tích... của Bắc Ninh cũng rất lớn đem lại cảnh quan tươi mát, trong lành. Về hệ động vật: do có địa hình đồng bằng, đồi thấp nên Bắc Ninh không có các loại động vật hoang dã đặc trưng như các vùng núi khác. Phần lớn là động vật nuôi như: trâu, bò, lợn, gia cầm ... Số gia súc gia cầm nuôi với số lượng khá lớn đủ để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân địa phương và du khách. Nói tóm lại, với thảm thực vật và hệ động vật phong phú, đa dạng, những triền đồi, dãy núi danh thắng nổi tiếng, dòng sông hiền hoà, thiên nhiên thơ mộng, khí hậu điều hoà, Bắc Ninh có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch. 1.3. Đặc điểm về dân cư và nguồn lao động Đến năm 2001, toàn tỉnh Bắc Ninh có 957,7 nghìn người. Trung bình mỗi năm dân số Bắc Ninh lại tăng thêm hơn 12 nghìn người. Bắc Ninh là tỉnh có tỉ lệ dân số tự nhiên giảm nhanh và tương đối thấp so với cả nước. Nếu năm 1994 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,67% thì đến năm 1996 còn 1,49%. Sự giảm mức gia tăng chủ yếu là do giảm nhanh tỷ suất sinh. Trong thời kỳ 1998 - 1999, mức tăng dân số tự nhiên của Bắc Ninh là 1,41%. Mật độ dân số. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 1999 là1.178 người/km2. Mật độ dân số này gấp 1,3 lần mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ năm trong 61 tỉnh, thành phố của cả nước. Bắc Ninh có mật độ dân cư đông đúc như vậy một phần là do nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, là vùng đất đã được khai phá từ lâu đời. Nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống; tài nguyên đất, nước, khí hậu khá phong phú là cơ sở để phát triển một nền kinh tế đa dạng; có nhiều tuyến đường quốc lộ quan trọng chạy qua tạo thành tuyến giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng và các tỉnh khác trong cả nước. Dân cư Bắc Ninh phân bố không đều, thị xã Bắc Ninh có mật độ dân số cao nhất (2.711người/km2), mật độ dân số trung bình của các huyện đồng bằng là trên 1.000 người/km2 còn 2 huyện trung du có mật độ thấp hơn. Nguyên nhân là do sự khác nhau về vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Bảng 3: Mật độ dân số theo các huyện, thị xã của Bắc Ninh [28] (Đơn vị: người/ km2) Huyện, thị xã Năm 1995 Năm 1999 Toàn tỉnh 1.156 1.178 1. Thị xã Bắc Ninh 2.631 2.731 2. Huyện Yên Phong 1.180 1.191 3. Huyện Quế Võ 850 853 4. Huyện Tiên Du 1.416 1.177 5. Huyện Từ Sơn 1.416 1.177 6. Huyện Thuận Thành 1.182 1.193 7. Huyện Gia Bình 984 959 8. Huyện Lương Tài 984 1.004 Cấu trúc dân số Bắc Ninh là tỉnh có dân số trẻ. Số người từ 14 tuổi trở xuống chiếm hơn 32,2% dân số của tỉnh; từ 15 -55 chiếm 55,3% và trên 55 tuổi chiếm 12,5%. Như vậy Bắc Ninh có nguồn lao động dồi dào. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp là chủ yếu 86,7% còn hoạt động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ chỉ có 13,3%. Bắc Ninh có tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới: nữ giới chiếm 51,5%, nam chỉ có 48,5% dân số của tỉnh. Dân cư Bắc Ninh chủ yếu sống ở nông thôn (với 90,6% dân số), dân cư thành thị tập trung ở thị trấn và thị xã Bắc Ninh chỉ chiếm 9,4% dân số. Bảng 4: Cấu trúc dân số theo nam, nữ ở Bắc Ninh [28] (Đơn vị: %) Huyện, thị xã 1995 2001 Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Toàn tỉnh 100 48,2 51,8 100 48,5 51,5 1. Thị xã Bắc Ninh 100 46,6 53,4 100 46,8 53,2 2. Huyện Yên Phong 100 48,3 51,7 100 48,5 51,5 3. Huyện Quế Võ 100 47,3 52,7 100 47,6 52,4 4. Huyện Tiên Du 100 46,6 53,4 100 46,8 53,2 5. Huyện Từ Sơn 100 46,6 53,4 100 46,8 53,2 6. Huyện Thuận Thành 100 47,4 52,6 100 47,8 52,2 7. Huyện Gia Bình 100 46,6 53,4 100 46,9 53,1 8. Huyện Lương Tài 100 46,6 53,4 100 46,9 53,1 Nguồn lao động Đến năm 1999, số người trong độ tuổi lao động của Bắc Ninh chiếm 51,3% dân số. Trong đó 99% số người lao động biết chữ, 49% đã tốt nghiệp trung học cơ sở và 13% tốt nghiệp phổ thông trung học. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 7,8% tổng số lao động của tỉnh. Lao động có trình độ đại học và trên đại học là 7.650 người, có trình độ trung học chuyên nghiệp là 30 nghìn người. Bắc Ninh là nơi có nhiều ngành nghề thủ công phát triển vào bậc nhất ở nước ta. Sản phẩm của các làng nghề bán ra không chỉ trong vùng mà còn có mặt trên thị trường cả nước và nước ngoài. Đội ngũ thợ thủ công đông đảo, nhiều người có tay nghề cao và đạt đến trình độ nghệ nhân. Điển hình là các làng gốm ven sông Cầu, rèn Đa Hội, làm mành trúc ở Tân Hồng( Từ Sơn), làm mộc, trạm khắc gỗ ở Từ Sơn, Phù Khê... 1.4. Đặc điểm kinh tế Trong những năm gần đây, nền kinh tế Bắc Ninh đã có nhiều thay đổi rõ nét. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh đạt 1429,7 tỷ đồng năm 1995, đến năm 1999 đã là 3.137 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm sau cao hơn năm trước: năm 1998 so với 1997 là 107%; năm 1999 so với 1998 đạt 100,5%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp. Bảng 5: Cơ cấu GDP của Bắc Ninh [28] (Theo giá hiện hành) - ( đơn vị: %) Khu vực 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng GDP 100 100 100 100 100 1. Nông, Lâm, Ngư nghiệp 51,5 49,4 46,26 44,52 35,9 2. Công nghiệp 12,9 13,6 14,83 15,66 20,3 3. Xây dựng 8,0 8,1 8,16 8,67 9,2 4. Dịch vụ 27,6 29,0 30,76 31,15 34,6 Từ số liệu ở bảng trên ta thấy rằng các ngành dịch vụ và công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế của tỉnh. Ngành công nghiệp đã góp phần phục vụ tốt cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Ngành tiểu thủ công nghiệp mà chủ yếu là các làng nghề đã tìm được hướng đi lên và xác định chỗ đứng của mình. Bên cạnh các làng nghề truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay, Bắc Ninh đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường để phát triển thêm nhiều làng nghề mới tạo ra số lượng sản phẩm phong phú, đa dạng với chất lượng cao. Tiêu biểu là sản phẩm của các làng Đình Bảng, Phù Khê, Hương Mạc, giấy Phong Khê, rèn Đa Hội, tre nứa Xuân Lai... 1.5. Thị trường tiêu thụ Bắc Ninh có thị trường rất phong phú và rộng lớn. Trước hết Bắc Ninh nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi cho việc thông thương, trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hoá. Bắc Ninh nằm ở gần các thành phố, đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn... đây chính là những thị trường lớn để tiêu thụ sản phẩm của Bắc Ninh. Đồng thời đó cũng là nơi để Bắc Ninh tìm hiểu các thông tin về thị trường, là nơi giao dịch, đặt văn phòng giới thiệu sản phẩm... vô cùng thuận lợi. Bắc Ninh có nhiều tuyến đường quốc lộ quan trọng đi qua: 1A, 18, 38... nằm gần quốc lộ 5 và các đường tỉnh lộ tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển sản phẩm, hàng hoá và nguyên vật liệu. Bên cạnh đó hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc của Bắc Ninh cũng rất thuận tiện để vận tải đường thuỷ phát triển. Đối với thị trường xuất khẩu, về lâu dài sẽ là thị trường quan trọng nhất của Bắc Ninh. Trước đây những sản phẩm thủ công của Bắc Ninh như mây tre đan, thêu ren, thảm len, sơn mài... được xuất khẩu đi các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) là chủ yếu. Khi bước vào cơ chế thị trường, các làng nghề đã nhạy bén thay đổi mẫu mã, kiểu dáng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay sản phẩm của các làng nghề Bắc Ninh đã và đang xâm nhập vào thị trường các nước trong khu vực và thế giới như: Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Pháp, Đức, Canada, các nước châu Phi, châu Mỹ... sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là những bộ đồ mộc cao cấp được khảm trai, chạm khắc công phu bằng gỗ trắc, gụ, pơmu, những bộ xa lông kiểu cổ vách đá. Sản phẩm thủ công như tranh dân gian, thảm len, tượng nhỏ, đồng mỹ nghệ... được các nước Đài Loan, Nhật Bản... rất ưa chuộng. Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ nước ta đã chiếm một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đóng góp vào kết quả đó có vai trò không nhỏ của làng nghề thủ công Bắc Ninh. Thị trường dịch vụ du lịch là thị trường có tiềm năng lớn. Do lượng khách quốc tế vào nước ta ngày một nhiều, lượng hàng hoá bán cho khách du lịch sẽ tiếp tục tăng và nhu cầu của thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào sự hấp dẫn của sản phẩm, mẫu mã cũng như thị hiếu của người nước ngoài. Từ xa xưa nghề truyền thống Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn của nghề truyền thống Trung Quốc. Điều này gây khó khăn cho việc bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta cho du khách. Các sản phẩm của ta bán cho khách nước ngoài nhìn chung là giá rẻ, song nhiều khi giá rẻ chưa phải là điều hấp dẫn đối với họ. Vì trong một thời gian ngắn họ chưa có điều kiện để tìm hiểu về giá trị của sản phẩm, mà lại cho rằng đó là những sản phẩm kém giá trị hay được sản xuất hàng loạt chứ không phải là sản phẩm thủ công thực sự của những nghệ nhân tài hoa. Chính vì vậy trước mắt cần quan tâm đến sản phẩm bán cho khách nước ngoài để nó thực sự đặc sắc và phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế. Tóm lại, tiềm năng về thị trường của làng nghề Bắc Ninh còn rất lớn. Điều quan trọng hơn cả là phải có một chiến lược sản xuất, phục vụ cho khách du lịch cũng như tiêu dùng trong nước với sản phẩm mang nét đặc thù, độc đáo và mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. 2. Thực trạng phát triển và phân bố các làng nghề thủ công ở tỉnh Bắc Ninh 2.1. Đặc điểm chung Từ bao đời, các vùng nông thôn của Bắc Ninh vẫn lấy trồng trọt và chăn nuôi là nguồn sinh nhai chủ yếu. Trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế - xã hội xuất hiện dần những làng làm thêm những nghề khác ngoài nông nghiệp. Các làng nghề của Bắc Ninh xuất hiện khá sớm dần dần hình thành các làng nghề thủ công. Trong mỗi thời kỳ lịch sử làng nghề của Bắc Ninh cũng có những chuyển biến thay đổi sản phẩm phục vụ kịp thời các nhu cầu quốc kế dân sinh. Có những sản phẩm mới ra đời, kéo theo các làng nghề mới xuất hiện. Trong từng thời kỳ phát triển, có những sản phẩm phù hợp với thị trường được mở rộng dần ra các làng trong xã trở thành xã nghề. Như nói đến đồng Đại Bái là cả xã Đại Bái làm nghề dát, gò đồng; nói gốm Phù Lãng là cả xã Phù Lãng đều làm gốm... Gần đây hàng mộc mỹ nghệ đã phát triển ở 3 xã Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Quang. Đây là một hình thức mới: một cụm xã liền nhau cùng sản xuất một loại sản phẩm. Hiện nay ở Bắc Ninh đang hình thành các cụm làng nghề sản xuất một loại sản phẩm: cụm hàng mộc mỹ nghệ, cụm sắt thép, cụm dệt (Tiên Sơn), cụm giấy, cụm hàng nhôm (Yên Phong), cụm đồng, nhựa (Gia Lương)... Song trong quá trình vận động, vơí sự tác động của khoa học kỹ thuật, thị hiếu và nhu cầu của thị trường, sản xuất trong các làng nghề thủ công cũng dần bộc lộ những hạn chế nhất định. Sang thời kỳ kinh tế thị trường đã phân hoá rõ: Những làng nghề trải qua thăng trầm mà vẫn giữ được nghề, chuyển đổi sản phẩm hoặc đầu tư trang thiết bị công nghệ mới thì không những tồn tại mà còn phát triển mạnh hơn (giấy Phong Khê, thép Đa Hội, mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc...); Những làng nghề chậm đổi mới về sản phẩm và công nghệ thì mất dần thị trường, sản xuất bị thu hẹp, mai một (làng gốm Phù Lãng, tranh dân gian Đông Hồ...). Căn cứ vào mức độ hoạt động của làng nghề, ta có thể chia làng nghề thủ công ở Bắc Ninh làm 3 loại. Các làng nghề phát triển Đó là các làng nghề đã vận động phù hợp với cơ chế thị trường, sản xuất ra được một khối lượng hàng hoá lớn, kinh doanh có hiệu quả. Loại này có 16 làng (chiếm 13%) trong đó có 15 làng nghề truyền thống tiêu biểu là làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê Đông, Phù Khê Thượng, làng thương mại Đình Bảng, làng xây dựng Đình Cả, Nội Duệ, làng giấy Dương ổ, làng thép Đa Hội, làng đồng Đại Bái... Các làng nghề hoạt động cầm chừng Đó là các làng nghề ở dạng vẫn sản xuất kinh doanh bình thường nhưng chưa hoặc không có khả năng mở rộng sản xuất. Loại này có 32 làng (chiếm 52%) trong đó có 10 làng nghề truyền thống. Khó khăn chủ yếu của các làng nghề này là vấn đề tiêu thụ sản phẩm, không đầu tư thiết bị công nghệ nên hiệu quả kinh tế thấp như rượu Đại Lâm, nhôm Văn Môn, dệt Hồi Quan... Còn lại các làng nghề sản xuất nhỏ mang tính khu vực như tre đan, mộc dân dụng và chế biến nông sản (mỳ, bún, bánh, đậu). Các làng nghề đang khó khăn, mai một Đó là các làng nghề đang gặp khó khăn do sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường về chất lượng, mẫu mã, giá cả... nên sản xuất đang bị thu hẹp dần mà nghề mới thì chưa có. Loại này có 10 làng (chiếm 17%) trong đó có 6 làng nghề truyền thống là các làng tranh dân gian Đông Hồ, làng cày bừa Đồng Xuất, Trung Bạn, gốm Đoàn Kết, Phấn Trung (Phù Lãng) và dao kéo Vát (Quế Võ). Tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là mô hình hộ gia đình. Trong thời kỳ bao cấp, làng nghề thủ công được tập thể hoá thành hợp tác xã. Song từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, các hợp tác xã kiểu cũ tan rã, sản xuất trong các làng nghề lại trở về với mô hình truyền thống vốn có là hộ gia đình. Hiện nay Bắc Ninh có khoảng 10.511 cơ sở sản xuất, trong đó quy mô sản xuất hộ chiếm tới 98% tương đương với 10.309 cơ sở sản xuất. Với mô hình này hầu hết các thành viên trong gia đình đều được huy động vào những công việc khác nhau trong quản trị sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó do tính chất của công việc, tính thời vụ của sản xuất, các hộ gia đình có thể thuê mướn thêm lao động. Việc sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình hiện nay rất phù hợp với cách quản lý cũng như trình độ của người thợ. Ngoài mô hình sản xuất trên còn có hoạt động của các hợp tác xã trong làng nghề thủ công. Sau khi chuyển đổi và đi vào hoạt động, hầu hết các hợp tác xã đều giữ vững được sản xuất và có nhiều hướng phát triển tốt. Tuy nhiên hình thức hợp tác xã trong làng nghề Bắc Ninh vẫn còn những hạn chế nhất định như trình độ quản lý còn thấp, sản phẩm còn đơn điệu... Đồng thời với số lượng thành viên đông đã ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH cũng phát triển khá mạnh. Từ năm 1995 đến 2000, Bắc Ninh đã có 30 công ty TNHH và 21 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các làng nghề. Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH đã giúp các hộ sản xuất cá thể trong việc gia công làm vệ tinh cho các công ty, xí nghiệp lớn. Các công ty, xí nghiệp này trực tiếp thu gom hàng hoá từ các hộ gia đình để tiêu thụ hoặc xuất khẩu đồng thời cũng khai thác các nguồn nguyên liệu để cung cấp cho các hộ gia đình. Tuy nhiên loại hình này cũng bộc lộ nhiều tiêu cực như kinh doanh những mặt hàng không đúng với đăng ký, tìm mọi cách để trốn thuế, lậu thuế. Nhìn chung, loại hình sản xuất kinh doanh trong các làng nghề đã có sự phát triển đa dạng, phong phú nhưng sản xuất hộ gia đình vẫn là chủ yếu. Bảng 6: Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp Bắc Ninh [20] Tổ chức sản xuất 1996 1997 1998 1999 2000 HTX 38 42 41 99 136 DN tư nhân 10 11 11 11 21 Công ty TNHH 12 12 17 21 30 Hộ cá thể 8.069 8.885 9.068 9.350 10.309 Tình hình hoạt động của các làng nghề Bắc Ninh còn có thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 1: Một số chỉ tiêu về khu vực làng nghề Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Tổng số làng nghề Làng 58 Hộ sản xuất CN - TTCN Hộ 10.308 Số lao động CN - TTCN Người 46.438 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 1782,5 Giá trị sản xuất CN - TTCN Tỷ đồng 713 Thu nhập bình quân 1 lao động sản xuất CN Ngàn đồng/ tháng 700-800 2.2. Cơ cấu ngành trong khu vực làng nghề ở Bắc Ninh giá trị sản xuất trong các làng nghề thủ công hiện nay chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong năm 2000 giá trị sản xuất của các làng nghề đạt trên 713 tỷ đồng, thu hút trên 45.000 lao động. Tỷ trọng giá trị sản xuất của một số ngành trong công nghiệp nông thôn ở Bắc Ninh năm 2000 thể hiện qua biểu đồ sau: Làng nghề phát triển và hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh với quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Trong đó các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao mà Nhà nước không có chủ trương độc quyền như chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, dệt may, điện tử dân dụng, gốm sứ mỹ nghệ, chế biến gỗ và lâm sản,ngành kim khí... Các mặt hàng sản xuất ra ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng. Nhìn ở biểu đồ trên ta thấy rằng ngành sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại chiếm tỷ trọng lớn nhất (43%) trong cơ cấu các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Bắc Ninh. Tiêu biểu nhất là làng thép Đa Hội. Làng đã bắt kịp với sự phát triển và biến đổi của thị trường để đầu tư trang thiết bị, công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm từ làm thép tròn với nhiều kích cỡ khác nhau phục vụ cho công nghiệp xây dựng đến làm các loại phụ tùng thay thế và lắp ráp xe đạp, xe máy như phôi líp, vành líp, vành, đĩa, đùi, trục... Một ngành khác cũng phát triển không kém đó là các nghề mộc, tre, nứa. Nhóm nghề này chiếm 28% trong tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Các làng nghề đã bắt kịp những nhu cầu của thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa để làm ra những sản phẩm phù hợp. Nghề thủ công mỹ nghệ làm thêm các công đoạn sơn mài, sơn khảm trên bàn, ghế, giường, tủ... phục vụ cho xuất khẩu. Các ngành dệt, may, giấy cũng có những bước phát triển nhất định. Tuy đóng góp của ngành vào giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh còn khiêm tốn 19% song trong tương lai các ngành này hứa hẹn sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn. 2.3. Sự phân bố của các làng nghề Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 58 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 31 làng nghề truyền thống, cụ thể như sau: Bảng 2: Số lượng làng nghề Bắc Ninh phân theo huyện STT Huyện Số LN Trong đó số LNTT Chia ra Thủy sản CN chế biến Xây dựng Thương mại Vận tải 1 Từ Sơn 16 9 12 2 2 2 Tiên Du 4 2 2 2 3 Yên Phong 15 7 14 1 4 Lương Tài 6 2 5 1 5 Gia Bình 7 2 7 6 Thuận Thành 5 5 1 4 7 Quế Võ 5 4 5 Tổng cộng 58 31 1 49 4 3 1 Làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phân bố không đều, tập trung và phát triển mạnh ở huyện Từ Sơn, sau đó đến Yên Phương, Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành và Quế Võ. Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy các làng nghề Bắc Ninh thường tập trung dọc theo các tuyến đường chính, trong đó các xã nằm dọc quốc lộ 1A đã có khoảng 1/3 số làng nghề hoặc nằm gần các di tích lịch sử - văn hoá và các con sông . Các làng nghề của Bắc Ninh khá đa dạng và hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế quan trọng nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến. Các làng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thương mại, thủy sản hay vận tải tuy ít nhưng có truyền thống lâu đời và nổi tiếng cả nước như xây dựng Đình Cả, Nội Duệ, làng thương mại (trước kia gọi là làng buôn bán) Đình Bảng, Phù Lưu, làng nuôi cá con Mão Điền. Bảng 9: Phân loại làng nghề Bắc Ninh theo sản phẩm [20] STT Nhóm sản phẩm Số lượng LN Tỷ lệ (%) 1 Chế biến nông sản, thực phẩm 14 24,2 2 Dệt 2 3,5 3 Đan lưới vó 1 1,7 4 Đồ gỗ dân dụng và mây, tre, nứa 10 17,2 5 Sản xuất giấy 1 1,7 6 Sản xuất tranh dân gian, giấy màu 1 1,7 7 Sản xuất đồ gốm 2 3,5 8 Sản xuất sắt, thép 1 1,7 9 Sản xuất tơ tằm 2 3,5 10 Đúc nhôm đồng 3 5,1 11 Sản xuất công cụ cầm tay bằng kim loại 1 1,7 12 Chế biến gỗ và mộc cao cấp 11 19 13 Thuỷ sản 1 1,7 14 Thương mại 3 5,1 15 Xây dựng 4 7 16 Vận tải 1 1,7 Tổng cộng 58 100 Hàng năm các làng nghề Bắc Ninh đã sản xuất ra một khối lượng sản phẩm rất lớn với các mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú. Những ngành nghề có khối lượng sản phẩm tương đối lớn được tiêu thụ phổ biến trên thị trường là mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt Đa Hội, giấy Phong Khê... Bảng 10: Sản phẩm chủ yếu của một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh (năm 2000) [20] STT Ngành nghề Tên sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng 1 Nuôi thuỷ sản Cá con Ngàn con 20.500 2 CN chế biến nông sản Đậu phụ, mỳ, bún khô Tấn 6.565 3 Sản xuất rượu Rượu các loại Ngàn lít 3.615 4 Dệt Vải mộc Khăn mặt các loại Ngàn mét 1000 chiếc 1.355 1.169 5 Lưới cước Lưới màn 1.000 m2 320 6 Đồ gỗ dân dụng Bàn ghế học sinh Cày bừa, giường tủ dân dụng Bộ Chiếc 3.474 12.600 7 Sản xuất giấy Giấy các loại Tấn 37.740 8 Sắt thép Sắt thép các loại Ngàn tấn 126 9 Tơ tằm Tơ tằm Ngàn tấn 23,1 10 Đúc đồng, nhôm Đúc đồng nhôm các loại Ngàn tấn 77 11 Đồ gỗ mỹ nghệ Sản phẩm mỹ nghệ các loại Tủ Giường Bàn ghế Cái Cái Cái 21.405 17.095 41.082 Với những biến động của lịch sử, các làng nghề thủ công của Bắc Ninh cũng có nhiều bước thăng trầm. Trong những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới cùng những nỗ lực của bản thân, nhiều làng nghề đã được phục hồi và phát triển nhanh chóng trong đó có các ngành nghề sau: - Các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: bao gồm nhiều loại như xay xát gạo, làm bún, làm bánh tráng, nấu rượu... Các nghề này phát triển ở hầu khắp các làng xã Bắc Ninh nhưng tập trung nhiều nhất là ở các làng thuộc xã Yên Phụ, Văn Môn, Tam Đa (Yên Phong), Đồng Nguyên (Từ Sơn), Tân Lãng, Mỹ Hương (Lương Tài)... - Các làng nghề dệt nhuộm Nghề dệt truyền thống ở nước ta có từ lâu đời và được duy trì theo phương thức “cha truyền con nối”. Nghề dệt ở Bắc Ninh nổi lên có xã Tương Giang (Từ Sơn). Cả xã gồm 6 làng có trên 70% số hộ làm nghề dệt với 1.500 khung dệt lắp động cơ điện. Các làng nghề của xã đã thu hút 4.000 lao động tại địa phương tham gia sản xuất, ngoài ra còn thu hút lao động ở các xã khác đến làm thuê. Sản phẩm chủ yếu là dệt vải màn, khăn mặt. Sản lượng hàng năm lên tới 60.000 mét vải và hàng triệu khăn mặt. Doanh thu từ ngành dệt đạt từ 5 - 6 tỷ đồng/ năm. Nghề ươm tơ Vọng Nguyệt (Tam Giang- Yên Phong) hiện có hơn 250 hộ chuyên sản xuất tơ và 100 hộ trồng dâu nuôi tằm. Với gần 100 máy kéo tơ mi ni cùng các máy kéo tơ thủ công, hàng năm Vọng Nguyệt sản xuất được 80 tấn tơ/năm trong đó 15 tấn tơ được tiêu thụ tại chỗ, số còn lại được xuất khẩu sang Lào, Thái Lan, Nhật Bản... - Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm chạm khắc, khảm trai, làm gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài, hàng mây tre đan... Tiêu biểu là làng nghề thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ (Đồng Quang - Từ Sơn). Tổng số hộ dân của Đồng Quang là hơn 2.860 hộ với 14.000 nhân khẩu, trong đó số hộ làm nghề chiếm 78% (2.000 hộ), thu hút 10.200 lao động (trong đó có 7.200 lao động tại địa phương). Sản phẩm truyền thống của Đồng Kỵ là những mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp do các nghệ nhân sản xuất ra như tủ, sập, giường, bàn ghế, đôn, tượng, bình phong, câu đối... được chạm trổ, điêu khắc, khảm trai như tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) và các loại con giống khác. Các sản phẩm của Đồng Kỵ đã có mặt ở khắp thị trường trong nước và được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Làng sản xuất đồ tre, trúc, nứa Xuân Lai (Gia Bình). Cách đây vài năm, làng Xuân Lai chỉ làm các mặt hàng đơn giản như giát giường, bàn ghế, thang, gậy, cần câu... Nhưng vài năm trở lại đây, làng đã chuyển sang sản xuất các mặt hàng mới như sản phẩm nội thất gia đình, nội thất văn phòng... Đồ tre, trúc, nứa của Xuân Lai có đăc điểm đặc biệt mà không làng nghề nào có được: đồ thường có 2 màu trắng hoặc đồng hun. Màu trắng là màu của tre nứa đã được cạo, còn màu đồng hun có được do hun bằng rơm 3 ngày đêm - kỹ thuật bí truyền của làng. Màu rất bền, không bao giờ phai, càng để lâu càng bóng và không bị mối mọt. - Làng làm giấy thủ công Phong Khê (Yên Phong). Giấy cổ truyền của Phong Khê là giấy dó dùng để in tranh Đông Hồ, viết chữ nho, seo ngòi pháo và làm vàng mã. Trước đây thường xuyên có 300 - 500 gia đình ở Phong Khê chuyên làm giấy dó theo phương pháp thủ công cổ truyền, tập trung nhất ở thôn Dương ổ. Những năm gần đây, nhu cầu về giấy dó không nhiều nên Phong Khê đã nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng và công nghệ. Hiện nay làng Dương ổ (Yên Phong) có 1.500 hộ với 7.000 nhân khẩu, số hộ làm nghề giấy chiếm 77%, thu hút 1.500 – 2.000 lao động địa phương và còn thu hút lao động từ bên ngoài khoảng 10%. Thu nhập bình quân khoảng 500.000 - 600.000 đồng/ người/tháng. Năm 2001 đã nộp ngân sách Nhà nước 2,3 tỷ đồng. - Các làng nghề cơ - kim khí Nổi lên là làng rèn Đa Hội (Từ Sơn) làm các nông cụ truyền thống từ 400 - 500 năm nay, đến nay đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ công nghiệp và nông nghiệp. Trước đây làng chỉ có 20% số hộ làm nghề với các sản phẩm đơn giản là đồ dùng: dao, kéo, cuốc, bản lề, then cửa... thì nay đã có gần 95% số hộ làm nghề với khoảng 6.000 lao động. Hàng năm làng nghề sản xuất trên 10.000 tấn thép xây dựng, cửa xếp, cửa hoa, phụ tùng xe đạp... giá trị sản lượng đạt khoảng 30 tỷ đồng. Lương bình quân lao động đạt 600.000 -700.000 đồng/người/tháng. Nghề đúc đồng nổi tiếng ở làng Vó - Quảng Bố (Lương Tài) và Đại Bái (Gia Bình). Hai làng này nối tiếp nhau như một dây chuyền sản xuất liên hoàn. Làng Vó đúc đồng làm hàng thô để làng Đại Bái (còn gọi là làng Bưởi) tinh chế lại thành các mặt hàng có giá trị như tượng đồng, chuông đồng, hạc đồng, nghê đồng, đàn đồng... - Làng nghề xây dựng: do nhu cầu xây dựng của nhân dân ngày càng nhiều mà ngành này phát triển khá mạnh và lan tỏa ra nhiều làng. Song nổi tiếng nhất là làng Nội Duệ. Trong làng đã hình thành nhiều công ty TNHH hoạt động rất mạnh, bên cạnh đó còn có các chủ nhỏ hoặc từng tốp thợ có thợ cả đứng ra điều khiển nhận các công trình tư nhân và của Nhà nước. - Làng nghề giao thông: tiêu biểu là làng Hoàng Kênh (Lương Tài) làm vận tải thuỷ. Cả làng có 320 hộ trong đó 77 hộ làm nghề và sử dụng 385 lao động. 3. Làng nghề thủ công Bắc Ninh với việc phát triển du lịch Trong những năm gần đây, du lịch văn hoá có xu thế phát triển mạnh mẽ. Khi hầu hết các miền đất hoang dã đã bị con người khám phá, chinh phục thì một tất yếu là con người sẽ trở về tìm hiểu những giá trị văn hoá của nhân loại. Du lịch làng nghề là một sản phẩm độc đáo, mới lạ của loại hình du lịch văn hoá. Bắc Ninh mảnh đất lịch sử lâu đời, cái nôi sinh của dân tộc Việt, một vùng đất “địa linh nhân kiệt” còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hoá, những làng nghề thủ công mang đậm bản sắc dân tộc chính là điểm đến lý tưởng của du khách. Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ của vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng có tới 58 làng nghề với các ngành nghề phong phú chính là một tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Mỗi một làng nghề với những sản phẩm độc đáo, tinh tế chính là kết tinh của truyền thống văn hoá, phong tục tập quán và bản sắc dân tộc. Tới đây du khách sẽ được tự mình tìm hiểu những công đoạn của quá trình sản xuất, tận mắt thấy các nghệ nhân bằng đôi bàn tay khéo léo của mình với những công cụ sản xuất thô sơ, đơn giản đã tạo ra những sản phẩm, những tác phẩm nghệ thuật thật tinh xảo làm nhiều người phải trầm trồ thán phục. Tiêu biểu như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, gò đồng Đại Bái, tre trúc Xuân Lai, tranh dân gian Đông Hồ... Cùng với những biến động của lịch sử, các làng nghề thủ công của Bắc Ninh cũng có lúc thịnh, lúc suy. Trong thời kỳ đổi mới cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng các cấp chính quyền địa phương, các làng nghề của Bắc Ninh đang dần phục hồi và tìm được hướng phát triển. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế của tỉnh. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, mỗi quốc gia đều ra sức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của mình. Chính vì vậy khôi phục và phát triển làng nghề thủ công cũng là biên pháp hữu hiệu để giữ gìn và tôn vinh những giá trị văn hoá, những phong tục tập quán và những nét đẹp trong tâm hồn của người địa phương. Là một tỉnh mới tái thiết với bao công việc còn bộn bề song Bắc Ninh đã xác định phải thúc đẩy phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng sẵn có là hệ thống các di tích lịch sử phong phú, đa dạng, Bắc Ninh tích cực nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch văn hoá đã và đang khai thác, đồng thời phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới như du lịch cuối tuần, du lịch dã ngoại và đặc biệt là du lịch thăm các làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh. Các “tour” du lịch chuyên đề về làng nghề không chỉ độc đáo, mới lạ với khách du lịch quốc tế mà ngay cả với khách du lịch nội địa các chuyến đi này cũng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Qua đó khách du lịch sẽ được thấy được quy trình sản xuất, quá trình tạo tác của các nghệ nhân, được tìm hiểu về lịch sử của làng nghề, các vị tổ nghề, được nghe những truyền thuyết xung quanh làng nghề... tất cả những điều đó đã tạo nên những trải nghiệm khó ai có thể quên. Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn có thể tạo nên các tuyến du lịch kết hợp thăm các làng nghề thủ công và các di tích lịch sử - văn hoá. Bắc Ninh có 281 di tích lịch sử - văn hoá bao gồm 59 đình, 67 đền, 54 chùa, các khu di tích, nhà tưởng niệm, nhà thờ danh nhân... trong đó có 207 di tích đã được Bộ văn hoá - thông tin xếp hạng. Bắc Ninh có mật độ di tích trung bình là 35 di tích/ 100km2 đứng thứ 2 cả nước sau Hà Nội. Mỗi di tích của Bắc Ninh đều có kiến trúc độc đáo và gắn với những mốc son trong lịch sử Việt Nam vì vậy nó có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Bắc Ninh có 10 di tích quan trọng có ý nghĩa quốc tế, quốc gia như: đình làng Đình Bảng, đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Bà Chúa Kho, chùa Phật Tích... Bên cạnh đó những di tích này còn được xây dựng ở vị trí có cảnh quan đẹp có thể tạo nên những quần thể thắng cảnh - di tích. Bảng 3: Số lượng và mật độ di tích có khả năng phục vụ nhu cầu du lịch tỉnh Bắc Ninh (đến năm 2000) STT Huyện thị Diện tích (km2) Số DT có khả năng (DT) Mật độ DT/100km2 DT xếp hạng (DT) Mật độ DT xếp hạng (DT/100km2) DT quan trọng 1 TX Bắc Ninh 25,49 32 128 22 80 1 2 Tiên Sơn (1) 165,42 86 52 77 46,5 2 3 Yên Phong 111,91 67 59,8 44 39 1 4 Quế Võ 170,74 28 16,3 21 12 2 5 Thuận Thành 114 25 21,8 16 14 3 6 Gia Lương (2) 208,69 43 20,5 27 13 1 Toàn tỉnh 796,25 281 35 207 26 10 (1) Nay là Từ Sơn và Tiên Du (2) Nay là Gia Bình và Lương Tài Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử - văn hóa, những làng nghề thủ công mà còn bởi những loại hình sinh hoạt dân ca, nhạc cổ truyền phổ biến như hát trống quân, hát ví, ca trù, hát ghẹo, hát đúm, tuồng, chèo... và đặc biệt là hát quan họ - một trong những loại hình dân ca nổi tiếng nhất Việt Nam. Hiện nay toàn tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ gốc vẫn được duy trì và phát triển mạnh mẽ. Văn hoá quan họ không chỉ làm say đắm lòng người cả nước bởi tiếng hát đậm đà, thắm thiết mà còn bởi nếp sống thanh lịch của con người nơi đây, thanh lịch từ lời ăn tiếng nói đên sự giao tiếp giữa con người với nhau. Tóm lại, với tiềm năng du lịch sẵn có cùng với sự nỗ lực vươn lên của mình, du lịch Bắc Ninh sẽ có những bước phát triển nhanh trong thời gian tới. Bắc Ninh không chỉ phải nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đã có mà còn phải phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của du khách trong đó du lịch làng nghề là một sản phẩm điển hình. Với những thế mạnh của mình, những tiềm năng còn ẩn chứa trong mỗi làng nghề, Bắc Ninh phải khơi dậy và phát huy được hết năng lực của chúng để đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch. Chương III phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh 1. Thực trạng du lịch tỉnh Bắc Ninh 1.1. Khách du lịch Tổng lượng khách Bảng 12: Tổng lượng khách đến du lịch Bắc Ninh (thời kỳ 1995 - 2000) - Đơn vị tính: lượt khách [25] Loại khách 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Quốc tế 950 1.060 1.190 500 500 1.000 1.450 Nội địa 14.500 16.000 16.850 20.500 28.000 29.200 35.550 Tổng cộng 15.450 17.060 18.040 21.000 28.500 30.200 37.000 Nhìn chung, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng hàng năm dao động khoảng 14%. Năm 1995, du lịch Bắc Ninh đón và phục vụ 15.450 lượt khách. Đến năm 2000, tổng lượng khách đã tăng lên 30.200 lượt khách, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 5,9% so với năm 1999. Lượng khách tăng dẫn đến tổng số ngày khách cũng tăng. Năm 2000 tổng ngày khách ước đạt 45.500 ngày, bằng 101% kế hoạch, tăng 6,3% so với năm 1999. Sự tăng trưởng này chưa cao so với mặt bằng chung của cả nước, song nó đã đánh dấu sự khởi sắc của du lịch địa phương. Hiện nay, khách du lịch đến Bắc Ninh chủ yếu đi và về trong ngày. Lượng khách lưu trú qua đêm ít. Thời gian lưu trú trung bình là 1,2 ngày (cả nước là 2,1 ngày). Sở dĩ khách ít lưu trú lại một phần vì Bắc Ninh khá gần thủ đô Hà Nội, chỉ cách khoảng 30km. Mặt khác, các sản phẩm du lịch của Bắc Ninh chưa phong phú, chưa khai thác được hết khả năng về tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, không thuận lợi cho du khách. Khách quốc tế Lượng khách quốc tế đến Bắc Ninh giai đoạn 1995 - 1997 ngày càng tăng, tốc độ tăng trung bình đạt 12%. Tuy nhiên, giai đoạn 1998 - 1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lượng khách quốc tế giảm nhiều, chỉ dừng ở mức 500 lượt khách. Năm 2000 lượng khách tới khu vực đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp... đã tăng lên. Lượng khách quốc tế năm 2000 ước đạt 1.000 lượt khách bằng 100% kế hoạch, tăng gấp 2 lần so với năm 1999, đưa lượng khách quốc tế chiếm 3,3% tổng số khách du lịch tới Bắc Ninh. Khách quốc tế đến Bắc Ninh chủ yếu là khách Trung Quốc và một số khác từ Mỹ, Anh, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam á. Mục đích của họ chủ yếu là thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật, nghiên cứu đình, đền, chùa... Mục đích đi nghỉ dưỡng, vui chơi rất ít. Khách nội địa Đối với du lịch Bắc Ninh, lượng khách nội địa chiếm đại đa số, khoảng 96,7% tổng lượng khách. Năm 1995 đón được khoảng 14.500 lượt khách. Giai đoạn 1995 - 1997 trung bình năm lượng khách nội địa tăng 8%. Đặc biệt trong những năm 1998 - 2000, đời sống của nhân dân thủ đô và các vùng lân cận tăng rõ rệt khiến nhu cầu du lịch tăng theo. Mức độ tăng trưởng trung bình năm đạt 20%. Năm 2000, Bắc Ninh đón được 29.200 khách nội địa đóng góp 0,27% tổng lượng khách nội địa cả nước. Khách đến du lịch Bắc Ninh chủ yếu có mục đích tâm linh kết hợp thăm quan di tích, lễ hội (70%). Bên cạnh đó, một số khách khác đến với mục đích: thăm quan các làng nghề thủ công (10%), thăm thân (15%), mục đích khác (5%). 1.2. Cơ sở lưu trú Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của khách du lịch, hệ thống các nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân phát triển nhanh chóng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ của khách. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 260 phòng khách trên tổng số khoảng 40 nhà khách, khách sạn, nhà nghỉ... Tuy nhiên phần lớn các khách sạn, nhà nghỉ có quy mô nhỏ (5 - 10 phòng), chất lượng phục vụ không cao, trang thiết bị không đồng bộ. Bắc Ninh vẫn chưa có khách sạn nào được xếp sao và phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khách sạn Bảng 13: Số lượng khách sạn của tỉnh Bắc Ninh (đến năm 2000) [25] 1998 1999 2000 Số khách sạn 2 2 3 Số phòng ( phòng) 31 35 58 Số giường (giường) 49 53 87 Cả 3 khách sạn trên đều thuộc sự quản lý của Nhà nước. - Khách sạn Suối Hoa thuộc Liên đoàn Lao Động tỉnh. - Khách sạn công ty kính Đáp Cầu và khách sạn Thị Cầu thuộc công ty du lịch tỉnh. Các nhà nghỉ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không đạt tiêu chuẩn khách sạn. Do quy mô khách sạn nhỏ (15 - 20) phòng, số giường trung bình là 1,35 giường/ phòng mà lượng khách đến Bắc Ninh tăng đáng kể nên công suất buồng trung bình đát khá cao 55% (Hà Nội là 35%). Nhà nghỉ Tốc độ xây dựng nhanh chóng các nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân đã nâng tổng số phòng nghỉ của Bắc Ninh lên cao. Nhưng các nhà nghỉ, nhà hàng phát triển tự phát, không có quy hoạch do vậy rất khó quản lý. Hơn nữa các trang thiết bị và các dịch vụ bổ xung khác của các nhà nghỉ không đồng bộ nên không đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của khách quốc tế và khách nội địa có yêu cầu cao. Thực tế này đòi hỏi Bắc Ninh khi phát triển cơ sở lưu trú cần ưu tiên xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn sao, không cấp giấy phép xây dựng nhà khách, nhà nghỉ kém chất lượng. Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao của Bắc Ninh còn nghèo nàn. Hiện nay trên toàn tỉnh chưa có trung tâm giải trí nào hoàn chỉnh. Một số nhà hát ngoài trời, rạp chiếu phim bị xuống cấp, sử dụng không hết công suất... Ngoài tham quan những điểm di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, thắp hương tưởng niệm... khách du lịch còn rất nhiều thời gian rỗi trong ngày. Trong khi đó các hoạt động vui chơi giải trí của tỉnh chưa có sức hấp dẫn, thu hút khách. Đây chính là nguyên nhân không giữ được khách lưu trú. Vì vậy, ngành du lịch Bắc Ninh cần quan tâm xây dựng một số khu vui chơi mới mang tính quần chúng sẽ tạo điều kiện tăng thời gian lưu trú, doanh thu và tăng lượng khách du lịch. Hệ thống thương mại và dịch vụ ăn uống Các nhà hàng, quán ăn ở Bắc Ninh có đặc điểm bình dân, đa dạng, phong phú, luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch và nhân dân địa phương suốt ngày đêm. Các món ăn được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau, từ ba ba, rắn... làm món ăn đặc sản đến món ăn bình dân rẻ tiền phù hợp với túi tiền của mọi người. Các cơ sở phục vụ và dịch vụ bổ xung khác Do nằm trên tuyến quốc lộ 1A nên Bắc Ninh đã chú trọng xây dựng một số trạm bán xăng ở hai bên đường. Bên cạnh đó các dịch vụ: chụp hình, giặt là, sửa chữa cũng rất phát triển nhưng phần lớn ở thị xã, thị trấn chứ không phải vùng nào cũng có. Tuy vậy nó cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. 1.3. Doanh thu Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách chi trả. Đó là doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ khác. Trong thực tế, các khoản thu này không phải chỉ có ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia hoạt động du lịch thu. Công tác thống kê doanh thu từ du lịch thuần tuý ở Bắc Ninh còn gặp nhiều khó khăn bởi nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch. Vì vậy doanh thu từ du lịch chưa phản ánh được thực chất của ngành. Bảng 14: Doanh thu từ du lịch Bắc Ninh thời kỳ 1995 - 2000 [25] (tính theo giá hiện hành) (Đơn vị: tỷ đồng) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng doanh thu 12,087 12,263 16,500 17,153 19,300 21,175 Trong tổng doanh thu trên, các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện khoảng 13 - 15% còn lại là doanh thu của các nhà hàng, nhà nghỉ tư nhân chưa được quản lý chặt chẽ. Từ năm 1995 đến 2000, tốc độ tăng doanh thu trung bình đạt 13%/ năm. Doanh thu từ du lịch đóng góp 1% trong tổng GDP toàn tỉnh (ở vùng Bắc Bộ và cả nước, ngành du lịch đóng góp 3,3% tổng GDP). Sự đóng góp này còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Mức độ và cơ cấu chi tiêu của khách Hiện nay ở Bắc Ninh trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 20USD, một khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 100.000VND. Khách du lịch đến Bắc Ninh phần lớn chi tiêu vào việc ăn uống, mua sắm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm... Vì vậy các ngành dịch vụ khác có liên quan cần chú trọng nâng cao chất lượng, thu hút sự tiêu dùng của khách. Ăn uống: 73% Mua sắm: 18,5% Lưu trú: 4,5% Lữ hành: 2% Vận chuyển: 1% Chi tiêu khác: 1% 1.4. Lao động Số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Ngành du lịch Bắc Ninh chưa phát triển nên lực lượng lao động trong ngành rất mỏng, nhất là lao động làm việc trong các nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn, cơ sở lữ hành... Năm 1998 số lao động trong ngành du lịch là 780 người, năm 1999 có 693 người và năm 2000 có 748 người. Chất lượng của đội ngũ lao động cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Số có chuyên ngành đại học còn ít, đa số cán bộ quản lý được đào tạo theo các lớp ngắn hạn. Đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý khách sạn, kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên, marketing... còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ yếu... 1.5. Vốn đầu tư Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập, cơ sở vật chất nói chung rất nghèo nàn. Ngành du lịch hầu như chưa có gì. Điều này đặt cho Bắc Ninh nhiệm vụ nghiên cứu giải pháp cụ thể nhăm tạo môi trường thuận lợi và khả năng thu hút vốn đầu tư để xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, vận chuyển khách, cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các dịch vụ khác... Đó chính là nguồn tạo doanh thu cao. 1.6. Hiện trạng tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch Hiện nay công tác quản lý nhà nước ngành du lịch Bắc Ninh do sở Du lịch - Thương mại đảm nhiệm. Tuy mới được thành lập từ tháng 1/1997, sở Du lịch - Thương mại đã đề nghị UBND Tỉnh thành lập công ty du lịch tỉnh. Đồng thời cũng đề xuất giao nhiệm vụ kinh doanh du lịch cho công ty xuất nhập khẩu và công ty thương mại sông Cầu, đưa vào quản lý nhà nước đối với các nhà khách, nhà nghỉ của các doanh nghiệp, các đoàn thể, từng bước hướng dẫn kinh doanh và tổ chức quản lý đối với các nhà nghỉ tư nhân. Những việc làm chưa được nhiều nhưng đã có bước phát triển, công tác tổ chức quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch cần được tiếp tục hoàn thiện, cần có các giải pháp về tổ chức và quản lý khách du lịch vì hiện nay khách du lịch đến Bắc Ninh từ ba nguồn chính: - Khách đi du lịch tự do không theo đoàn, theo tuyến. - Khách đi theo tổ chức của các công ty du lịch tỉnh bạn. - Khách đi theo các tổ chức khác. Cả ba nguồn khách này đến các điểm du lịch của tỉnh hiện nay chưa được quản lý. 2. Khai thác du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh 2.1. Các điểm du lịch làng nghề 2.1.1. Làng tranh dân gian Đông Hồ “Hỡi cô thắt bao lưng xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có ao tắm mát có nghề làm tranh” Câu ca dìu dặt, ngọt ngào như nhắn nhủ ta về với làng Mái Đông Hồ, một làng nhỏ ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, nằm sát bờ Nam sông Đuống, cách Hà Nội chừng 30km về hướng Đông, có nghề làm tranh nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Tranh Đông Hồ đã chở thành một trong những đại biểu của tranh dân gian Việt Nam, sánh vai cùng tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh Kim Hoàng (Hà Tây), tranh làng Sình (Huế)... Nét đặc trưng của tranh Đông Hồ chính là sự độc đáo trong cách sử dụng chất liệu. Tất cả những nguyên liệu làm tranh đều được lấy từ tự nhiên. Giấy in tranh phải là loại giấy “dó” làm từ bột cây “dó”. Mặt giấy mịn hoà quện với màu sắc cổ truyền, tươi tắn lấy từ hoa lá, cỏ cây dân dã. Mầu trắng óng ánh là tinh chất của con mai, con điệp ngoài biển. Màu vàng của hoa hoè, màu đỏ cam của gỗ vang, màu đen từ than lá tre, màu xanh từ gỉ đồng, màu son của sỏi đá trung du... Nội dung của những bức tranh cũng tạo nên sự lôi cuốn đến mê hồn. Bằng nghệ thuật dung dị, thâm trầm những bức tranh đã tái hiện cuộc sống xã hội, phản ánh chân thực đời sống nhân dân, biểu hiện ước vọng của người dân lao động như các bức: “Đánh ghen”, “Hứng dừa”, “Vinh hoa”, “Phú quý”, “Đám cưới chuột”, “Thầy đồ cóc”... Cách in tranh cũng thật độc nhất vô nhị. Tranh được in theo lối úp ván. Mỗi ván in chỉ đảm trách một mảng màu trên bức tranh. Lần lượt in xong các mảng màu trên bức tranh lúc bấy giờ mới in bản nét định hình. Lúc ấy, bức tranh mới hoàn tất. Tranh Đông Hồ độc đáo, hấp dẫn ở màu sắc, bố cục, khuôn hình, đề tài, ở kỹ thuật in khắc. Không chỉ có thế mà trên tranh còn có thơ, đúng là “thi chung hữu họa”. Các nghệ nhân, người dân Đông Hồ rất giàu thơ ca, trong mỗi người đều có một kho ca dao. Hầu hết các tờ tranh đều đề thơ, những câu thơ đã trở thành một bộ phận hữu cơ của tranh, tạo nên tính hoàn chỉnh của bố cục và bộc lộ tâm hồn của người nghệ sỹ dân gian. “ Dù ai buôn bán trăm nghề Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh” Đó là câu ca dao nhắc nhở các thương nhân nhớ thời gian chợ tranh nhộn nhịp ở Đông Hồ. ở đây tranh được bán buôn ngay trong làng, tại nhà và ở chợ tranh. Chợ tranh họp tại đình làng, năm phiên một tháng (chợ phiên) vào các ngày 6, 11, 16, 21, 26 (Âm lịch). Chợ tranh cũng là hội tranh, với những nghi lễ độc đáo tưởng niệm Tổ nghề, Thành Hoàng và Thánh thần. Khách buôn tranh đến “ăn tranh” bằng thuyền là chủ yếu, mua buôn bằng phương thức trả tiền mặt hoặc đổi hàng. Họ trở đặc sản, hàng hoá của vùng mình tới đổi hoặc bán lấy tiền “cất” tranh. Bến Hồ trong những ngày phiên chợ ấy thuyền bè tấp nập, náo động suốt ngày. Với nét độc đáo, sự duyên dáng, tươi thắm mà chân chất của mình, tranh Đông Hồ đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước, dong duổi từ Bắc vào Nam và cả trên thị trường quốc tế. Nó đã từng níu giữ bao bước chân lữ khách phương xa: “ Hỡi anh đi đường cái quan Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu Mua tờ tranh điệp tươi màu Mua đàn gà lợn tranh nhau đẻ nhiều”. 2.1.2. Làng nghề giấy Phong Khê Nghề làm giấy thủ công Phong Khê có từ mấy trăm năm nay. Giấy cổ truyền Phong Khê là giấy dó. Giấy dó ở đây dùng để in tranh Đông Hồ, để viết chữ Nho, seo ngòi pháo và làm vàng mã. Các loại giấy để in lịch và làm khăn ăn, giấy gói hàng của Phong Khê mới chỉ xuất hiện trong vài năm nay. Kỹ thuật làm giấy dó vẫn không thay đổi từ hàng thế kỷ nay. Vỏ cây dó, cây dương được giã dập nát, ngâm ủ với vôi cho thật ngấu. Dùng mành tre để gạn lọc bột dó, bột dương. Bột giấy được đem láng đều như cách tráng bánh đa. Chỉ cần lắc mành chứa bột giấy cho chảy hết nước, bột tự láng mỏng rất đều, người ta bóc lên được tờ giấy vàng khè và trải lên nong để phơi khô. Giấy dó đã khô có đặc tính rất dai và rất cắn màu mực, thích hợp in tranh hoặc viết bằng bút lông. 2.1.3. Làng nghề dệt Lũng Giang Lũng Giang thuộc xã Vân Tương, huyện Tiên Du, bên con sông Tiêu Tương chảy ven núi Hồng Vân. Lũng Giang là một làng quê hình thành từ lâu đời. Qua quá trình phát triển của lịch sử, các thế hệ người làng Lũng Giang đã cần cù lao động, xây dựng xóm làng, tạo nên truyền thống văn hoá giàu đẹp. Trong thời kỳ phong kiến, Lũng Giang nổi tiếng là vùng quê trù phú với sản phẩm tơ lụa mượt mà, đằm thắm tình người. Hầu hết các nhà trong làng đều có khung cửi dệt. Người sản xuất vừa là người đem bán ở chợ Lim, chợ Giàu, chợ Bắc Ninh... rồi lại mua sợi ở những nơi đó về dệt. Chính nghề quay tơ dệt vải đã tạo nên nét duyên dáng tươi xinh, hấp dẫn của các cô thôn nữ trong làng: “Trai Cầu Vồng - Yên Thế Gái Nội Duệ - Cầu Lim” Làng dệt Lũng Giang không chỉ nổi tiếng về nghề truyền thống của làng, du khách tới đây còn được thưởng thức những món ăn tinh thần, những nét đẹp trong tâm hồn người dân xứ Kinh Bắc, được nghe kể thiên tình sử bi thương của chàng Trương Chi và nàng Mỵ Nương được đắm mình trong những làn điệu quan họ ngọt ngào. 2.1.4. Làng gốm Phù Lãng Làng Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, phía Đông huyện Quế Võ, cách huyện lỵ khoảng 10km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu, có nhiều bến đò ngang suốt ngày trở khách qua lại. Phù Lãng có nhiều ngọn núi đẹp, tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình ít có trên đất Bắc Ninh, có sức hấp dẫn lớn với du khách. Làng Phù Lãng từ xa xưa đã được cả nước biết đến, được giới nghiên cứu nhiều nước quan tâm, trước hết đó là do nghề làm gốm. Nguyên liệu để tạo ra gốm Phù Lãng là đất sét có màu hồng nhạt. Đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay tay. Những người thợ thủ công đã dùng chính đôi bàn tay của mình để chuốt. Sau khi tạo hình xong, sản phẩm được tráng một lớp men, phơi khô rồi được đưa vào lò nung. Sự khác biệt của gốm Phù Lãng chính là lớp men. Men được làm ra từ tro cây rừng, vôi sống, sỏi ống nghiền nát và bùn phù sa trắng. Sản xuất men là cả một bí quyết kỹ thuật mà người thợ Phù Lãng luôn phải giữ bí mật.Vì vậy, gốm của làng khác với gốm Thổ Hà, gốm Bát Tràng là được phủ một lớp men màu da lươn trông vừa thanh nhã, vừa bền đẹp. Sản phẩm của gốm Phù Lãng không cầu kỳ, hoa mỹ như gốm Bát Tràng, mà nó dung dị, chân chất gắn liền với đời sống hàng ngày của con người. Đó là những chum tương, vại cà, cái ấm đất, cái chậu sành, tiểu sành... vậy mà những vật dụng thân thiết ấy lại không thể thiếu được. Thậm chí người ta còn kén cho bằng được chậu sành da lươn Phù Lãng để ngâm gạo đồ xôi trong những dịp lễ hội thiêng liêng. Nằm bên bờ con sông Cầu thơ mộng, vị trí thuận lợi, giao thông đi lại dễ dàng cùng với nghề làm gốm lâu đời đến như vậy, làng Phù Lãng nên phát huy lợi thế và truyền thống của mình, đưa vào khai thác phục vụ du lịch, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc vừa có cơ hội làm giàu cho quê hương. 2.1.5. Làng đúc đồng Đại Bái Trong sách “Phong thổ Hà Bắc thời Lê” có chép: “Đại Bái có nghề đạp thau, làm đủ các thứ mâm thau, chậu thau đều rất khéo”. Đại Bái có chợ Bưởi, xưa chợ này chuyên bán đồ đồng gọi là “đồ thau” vì chúng được làm bằng đồng thau. Nồi đồng Bưởi tốt, có tiếng trong vùng đồng bằng Bắc Bộ một thời. Cho nên Đại Bái còn có tên “Bưởi Nồi”. Những đồ đồng do thợ thủ công Đại Bái làm đã từng chiếm vị trí rất quan trọng, được nhân dân ta ưa chuộng. Sự phồn vinh của làng nghề này đã được truyền tụng trong dân gian: “ Đại Bái khéo đánh nên nồi Thổ Hà khéo đúc hòn vôi thêm nồng” hay “Muốn ăn cơm trắng cá trôi Thì về Đại Bái đánh nồi với anh Muốn ăn cơm trắng cá ngần Thì về Đại Bái cầm cân bán nồi”. 2.1.6. Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Làng Đồng Kỵ trước đây nổi tiếng với nghề làm pháo, ngày nay nổi tiếng với nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp dùng cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đây là làng nghề truyền thống với nhiều nghề mà nổi tiếng nhất với nghề làm pháo. Nghề mộc cũng có từ rất lâu đời, nhưng trước đây làm các đồ mộc dân dụng bình thường chưa thực sự nổi tiếng. Từ năm 1985 dân làng Đồng Kỵ bắt đầu chuyển sang làm đồ mộc mỹ nghệ xuất khẩu. Đặc biệt từ sau chỉ thị 406/TTG về cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo của Thủ tướng Chính Phủ, toàn dân làng Đồng Kỵ chuyển hẳn sang làm đồ mộc mỹ nghệ xuất khẩu. Để tạo ra một sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao, đòi hỏi các nghệ nhân phải có sự khéo léo và óc sáng tạo tuyệt vời. Họ dùng những công cụ đơn giản như đục, cưa, bào... để tạo nên những hình dáng, hoa văn trang trí nổi trên bề mặt một mảng gỗ. 2.1.7. Làng gốm Thổ Hà Làng gốm Thổ Hà làm nghề gốm từ đời Trần Anh Tôn (1293 - 1314), chuyên sản xuất chum, vại, tiểu sành... người ta còn gọi là nghề cang gốm. Cuối thế kỷ XVII, Lê Quý Đôn đã mô tả cảnh sầm uất trên bến, dưới thuyền của Thổ Hà: “ Đường thông bãi biển tôm cua rẻ Đất có nghề nung chĩnh vại nhiều”. Gốm Thổ Hà gồm các mặt hàng gia dụng (chum, vại, chậu, tiểu, phướng lợn, bình vôi, ấm tích...), các loại phục vụ cho đình chùa (nồi hương, cây đèn, đầu đao, con giống sành...) và phục vụ cho xây dựng (gạch lát, gạch trổ hoa, ngói bò, ngói móc, ống nước...). Gần đây làng làm một số mặt hàng mỹ nghệ (đôn, chậu hoa, chậu cảnh, ống tăm, ống điếu...). Gốm Thổ Hà không tráng men, song trong quá trình nung lò người thợ đã khéo léo sử dụng độ nóng tạo nên một lớp men nâu, da sẫm như lươn, tiếng kêu đanh vang như thép. Nguyên liệu là đất sét đồng chiêm trũng có màu xanh như nõn rong hoặc vàng ngà như múi mít. Loại đất này có chứa nhiều sắt và độ sành hóa cao. Phương pháp tạo hình chủ yếu là chuốt. Những loại đồ đều được đưa lên bàn xoay và công việc này do phụ nữ đảm nhiệm. Sản phẩm sau khi qua sơ chế để cho se dần rồi người thợ trang bên trong cho thành hình sản phẩm. Bước cuối cùng là ve, nạo sản phẩm và cho vào lò nung. Khi đun người thợ điều khiển cho ngọn lửa liếm vào thành sản phẩm thật đều, nếu chỉ lơi lỏng một chút là cả lò bị giảm giá trị. Bao giờ thấy ánh lửa có màu sáng trong mới được lấp lò lại. Thời gian lấp lò từ 7 - 10 ngày thì ra lò, đây là nhiệm vụ của các ông “sư lò”. Trước đây, sản phẩm của làng gốm Thổ Hà là các vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân trong vùng và các địa phương lân cận. Ngày nay để bắt kịp với sự biến đổi của thị trường Thổ Hà đang chuyển đổi mặt hàng sản xuất để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng song những công đoạn sản xuất, những bí quyết cổ truyền của làng vẫn luôn được gìn giữ để truyền cho các thế hệ mai sau. 2.2. Các cụm du lịch làng nghề Cụm du lịch là nơi tập trung nhiều loại tài nguyên với tập hợp các điểm du lịch trên một lãnh thổ trong đó có hạt nhân của nó là một hoặc một vài điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế có giá trị thu hút khách cao. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hình thành 4 cụm du lịch sau: - Cụm du lịch thị xã Bắc Ninh và phụ cận - Cụm du lịch Lim - Phật Tích - Cụm du lịch Đên Đô - Đình Bảng - Cụm du lịch Song Hồ - chùa Dâu và phụ cận 2.2.1. Cụm du lịch thị xã Bắc Ninh và phụ cận Đây là cụm du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với du lịch Bắc Ninh. Trung tâm của cụm là thị xã Bắc Ninh và một số các điểm du lịch thuộc các huyện Quế Võ, Tiên Du và Yên Phong. ở vị trí trung tâm nên cụm du lịch thị xã Bắc Ninh và phụ cận có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng tương đối tốt. H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 122.doc
Tài liệu liên quan