Tài liệu Đề tài Khái quát về đất phèn: Mục lục
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT PHÈN trang
I.Định nghĩa đất phèn trang
II. Tính chất đất phèn trang
III.Quá trình phèn hóa trang
IV. Phân loại đất phèn trang
V. Sự phân bố đất phèn trang
CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN trang
CHƯƠNG III : TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤT PHÈN ĐẾN MÔI TRƯỜNG trang
CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP CẢI TẠO ĐẤT PHÈN trang
I. Cách làm đất để ruộng không bị xì phèn trang
II.Kĩ thuật rửa phèn trang
III.Xử lí đất chua bằng vôi và lân trang
IV.Bón phân hữu cơ trang
V. Hiệu quả sử dụng đất phèn trang
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT PHÈN
I.Định nghĩa đất phèn :
Nhóm đất phèn – tên theo phân loại của FAO là Thionic Fluvisols là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các tiến trình sinh hoá xảy ra là acid sulfuric được tạo thành hoặc sẽ sinh ra với một số lượng có ảnh hưởng lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất (Pons, 1973).
Đất phèn có nơi gọi là đất “chua mặn”. Trên thực tế sản xuất nhân dân Miền Nam quen gọi là “ đất phèn ...
46 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 5750 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khái quát về đất phèn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT PHÈN trang
I.Định nghĩa đất phèn trang
II. Tính chất đất phèn trang
III.Quá trình phèn hóa trang
IV. Phân loại đất phèn trang
V. Sự phân bố đất phèn trang
CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN trang
CHƯƠNG III : TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤT PHÈN ĐẾN MÔI TRƯỜNG trang
CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP CẢI TẠO ĐẤT PHÈN trang
I. Cách làm đất để ruộng không bị xì phèn trang
II.Kĩ thuật rửa phèn trang
III.Xử lí đất chua bằng vôi và lân trang
IV.Bón phân hữu cơ trang
V. Hiệu quả sử dụng đất phèn trang
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT PHÈN
I.Định nghĩa đất phèn :
Nhóm đất phèn – tên theo phân loại của FAO là Thionic Fluvisols là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các tiến trình sinh hoá xảy ra là acid sulfuric được tạo thành hoặc sẽ sinh ra với một số lượng có ảnh hưởng lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất (Pons, 1973).
Đất phèn có nơi gọi là đất “chua mặn”. Trên thực tế sản xuất nhân dân Miền Nam quen gọi là “ đất phèn “. Trên thế giới, đất phèn đựơc gọi bằng một số tên sau đây:
Van der Spek (1950) gọi là “catclays”, muốn chỉ đất chua, có tầng Sulphat sắt hay sulphat nhôm, có những đốm vàng trong tầng phẫu diện.
Edelman và Van Staveren (1956) lại gọi là “mudclays”, ý muốn nói tầng đất này chứa nhiều sét bùn, chua, có “chất nhờn”.
Ngoài ra, còn gọi là đất “daroxit”, chỉ rằng, trong các tầng đất phèn màu “vàng trấu” hay “vàng rơm” của phức chất Kfe3(SO4)2(OH)6. Hoặc có tác giả còn gọi là đất “thiosol”, muốn chỉ rằng trong đất có nhiều lưu huỳnh hay sulphat; hay còn gọi là đất “acid peat soils”, muốn chỉ rằng trong đất chua vừa có nhiều hữu cơ dạng gần giống than bùn và nhiều acid sulphuric. Cũng có tác giả còn gọi là đất phèn là “strong acid sulphate soil of salty padly fields” để chỉ những cánh đồng lúa giàu acid sulphuric và mặn ven biển Nhật Bản.
Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, mặt. Đất thường bị gley hóa mạnh ở tầng C, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S.
II. Tính chất đất phèn :
Đất phèn ở Việt Nam đều tập trung ở các đồng bằng châu thổ, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong một năm, đất có từ 168 – 252 ngày bị ngập nước (trong mùa mưa), bắt đầu từ 15/5 cho đến ngày 20/1 năm sau.
Do ảnh hưởng của ngập nước ngọt trong mùa mưa, nên đất thường xuất hiện quá trình gley hóa từ yếu đến mạnh. Đất có tích lũy chất hữu cơ tương đối khá (từ 4 – 12%) ở tầng đất mặt, đặc biệt đất dưới rừng tràm phân bố tự nhiên trên đất phèn.
Mặc dù đất phèn không bị ảnh hưởng ngập của nước triều, nhưng hàm lượng SO3 (%) trong đất khá cao, như:
- Đất phèn yếu: 0,50 – 1 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.
- Đất phèn trung bình: 1 – 1,75 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.
- Đất phèn mạnh > 1,75 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.
Đất phèn ở trạng thái đất khô, do ảnh hưởng của Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3 ( khi bị thuỷ phân làm cho độ chua của đất tăng lên rất cao pH (đất khô):
- Đất phèn yếu: pH = 4,5 – 5,5
- Đất phèn trung bình: pH = 3,5 – 4,5
- Đất phèn mạnh: pH < 3,5
(GS.TS Vũ Cao Thái – 1995)
*Phẫu diện đất phèn : Về hình thành phẫu diện đất phèn, đã hình thành các tầng đất trong phẫu diện khá rõ ràng, khác với đất ngập mặn ven biển, như:
- Tầng A: Tầng tích lũy nhiều chất hữu cơ và có oxit Ferric, nên đất thường có màu nâu đen hoặc đen.
- Tầng Bj: Là tầng có chứa khoáng jarosit, có màu xám lẫn vàng da cam và nâu (chỉ có ở loại đất phèn hoạt động).
- Tầng Cp: Là tầng sinh phèn, có chứa khoáng pyrit (FeS2) có màu xám nâu, đất bị glay mạnh, thường có mùi lưu huỳnh và mùi thối của khí H2S.
Đất phèn khi phân bố ở nơi đất thấp, gần biển, thường bị nhiễm nước mặn, qua các hệ
thống kênh rạch và các mạch nước ngầm trong mùa khô.
1. Lý tính của đất phèn
1.1 Thành phần cơ giới
Thành phần cơ giới có nơi gọi là “cấp hạt” hay “sa cấu”. Chỉ nói về tỷ lệ phần trăm các hạt sét, cát và bùn có trong đất.
Trong đất phèn hoạt động cũng như tiềm tàng thường có tỷ lệ sét 50-65%. Thông thường, ở các tầng đất sâu, tỷ lệ sét cao. Bùn cũng chiếm 15-25% trong thành phần cơ giới. Có thể xếp chung thành phần cớ giới của đất phèn là đất sét trung bình đến sét nặng.
Tuy nhiên, ở một số vùng đất phèn trung bình đến ít, gần các triền phù sa cổ thành phần cơ giới chung là thịt nhẹ đến thịt trung bình.
Thành phần cơ giới nặng (sét cao) của đất phèn gắn liền với quá trình hình thành của nó. Đất phèn lắng tụ trong phù sa biển, mà biển ở đây do bồi đắp của phù sa Cửu Long, dòng chảy chậm, nguồn đưa đi xa, nên vật liệu được mang về bồi đắp thành vịnh hoặc biển cũ thường rất mịn. Thành phần rất mịn này đã tạo nên tỷ lệ sét cao, tức là thành phần cơ giới nặng.
Ngoài ra, một số loại đất mới bị nhiễm phèn có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ ở lớp mặt, nhưng dưới sâu vẫn là sét cao. Loại này thường gặp ở Long Phước, Nhơn Trạch, một số giồng cát cũ của Vĩnh Lợi (Bạc Liêu).
1.2 Thành phần khoáng sét.
Đất phèn ở Việt Nam, phần khoáng sét ở các tầng đất phẫu diện đều giống nhau, có các loại :
- Khoáng illite : đây là một loại khoáng chủ yếu trong thành phần sét của đất và được nhận biết bởi các đỉnh cấu trúc có độ dài 10Ǻ, 5Ǻ, 3.3Ǻ.
- Khoáng Kaolinite : là loại có trọng lượng tương đối sau illite, nhận biết bởi các đỉnh 7.1Ǻ, 3.56Ǻ.
- Ngoài ra, còn có một số loại khoáng có mức độ ít hơn trong thành phần của sét như : monmorilonite, nhận biết bằng các đỉnh 18Ǻ; vermicalite nhận biết bởi đỉnh 10Ǻ và khoáng quartz nhận biết bằng các đỉnh 4.25 Ǻ, 3.35 Ǻ.
Theo kết quả nghiên cứu về thành phần khoáng sét, phân tích bằng phương pháp nhiệt, đất phèn Đồng Tháp nhận thấy dưới sâu của đất phèn này còn có bentonite, một chất phụ gia trong công nghiệp xà phòng và các công nghiệp khác.
Có nghiên cứu cho rằng, không có mối tương quan chặt giữa đơn vị phân loại đất với thành phần khoáng trong đất – các khoáng vật thường phân bố thành từng nhóm, một nhóm khoáng vật có thế có mặt trong nhiều loại đất khác nhau. Trong mỗi loại đất lại có thể có nhiều loại khoáng vật, thường thì có từ 3-7 nhóm, chúng thường tồn tại dạng hỗn hợp hơn là độc lập. Trong đất phèn Đồng Tháp Mười, quartz chiếm ưu thế hơn kaolinite, illite và smectite. Chlorite và khoáng hỗn hợp illite và smectite chỉ thấy ở dạng vết.
1.3 Tính trương co của đất phèn.
Loại đất phèn
C (%)
Sét (%)
Độ trương co
- Phèn tiềm tàng có hữu cơ ở dưới
- Phèn nhiều hữu cơ ở dưới
- Phèn mặn có hữu cơ ở dưới
- Phèn trung bình (Ô Môn) không có hữu cớ ở dưới.
- Phèn nhiều hữu cơ ở dưới
7.2
3.1
6.3
2.4
6.9
60.1
58.2
59.3
55.2
61.2
27.2
15.8
23.9
8.7
21.3
Bảng 1 : Độ trương co của một số loại đất phèn
Bảng 1 cho thấy, tính trương co của đất phèn rất lớn do thành phần khoáng sét cao và tỉ lệ hữu cơ lớn. Khi khoáng sét mất nước khoảng cách giữa các lớp aluminsilicat bị thu hẹp sẽ co lại. Mặt khác, khi xác thực vật (hữu cơ) mất nước cũng teo lại, đã làm cho tỉ lệ co của đất này lớn. Như vậy, nguyên nhân của sự co trương lớn có liên quan đến hữu cơ và sét cao.
Tính trương co có liên quan đến việc làm thủy lợi, xử lý kênh mương và giải thích hiện tượng thẩm lậu của nước trong ruộng phèn. Mặc dù đã đắp kĩ bờ ao, nhưng nước trong ruộng vẫn bị rút ra ngoài kênh tiêu do những kẽ nứt được tạo bởi tính trương co của đất ở phía dưới sâu 1-1.2m.
1.4 Nhiệt độ của đất phèn.
Nhiệt độ của đất có liên quan đến độ ẩm đất, đến độ hòa tan không khí, đến hoạt động của hệ vi sinh vật và liên quan đến đặc tính của phèn trong đất. Nghĩa là, nhiệt độ đất có liên quan quá trình lý hóa, hóa sinh học của đất nói chung và phèn nói riêng.
Ví dụ : vi sinh vật cần một nhiệt độ thích hợp để sống và hoạt động là 25-30oC
1.5 Tỷ trọng đất phèn
Nói đến tỷ trọng đất, tức là muốn nói đến trọng lượng tịnh bằng g/cm3 đất khô kiệt, mà các hạt đất xếp sít vào nhau, không có kẽ hở. Tỷ trọng có liên quan đến thành phần sét, cát và chất hữu cơ trong đất. Trong thực tế sản xuất, tỷ trọng bằng 2.65 g/cm3 được xếp vào loại trung bình. Kasinky đánh giá đất trồng với mức tỷ trọng như sau :
2.5-2.66 g/cm3 : đất có mùn trung bình
2.5 g/cm3 trở xuống : đất giàu hữu cơ
Lớn hơn 2.7 g/cm3 : đất giàu Fe2O3
Tỷ trọng ở tầng trên hơi thấp vì ở đây tỷ lệ mùn thường 6-7%; còn ở tầng jarosit tỷ trọng từ trung bình đến cao. Điều này liên quan đến việc cày xới, công, năng lực máy làm đất và có thể từ đó để xem khối lượng khoán đào đắp kênh mương hay vận chuyển đất.
+ Độ chặt : về mùa mưa, khi đất ngập nước, độ chặt giảm rất rõ, khi độ ngập nước 5-10cm.
Đất phèn, do thành phần cơ giới là sét, khi ngập nước lại bị nhiễm mặn nên có Na+ xâm nhập, với màng thủy hóa của nó, đã làm độ chặt giảm nhiều khi ngập nước lợ. Các vùng đất phèn nói chung là đất không có nền; khi khô, tầng trên rất cứng nghĩa là độ chặt cao. Khi ngập, tầng trên độ chặt giảm mạnh và thấp hơn nhiều so với tầng dưới (do có thêm bùn nhão). Từ đó, việc bố trí máy nông nghiệp làm việc trên vùng đất phèn cần chú ý cho thích hợp, nếu không dễ bị sa lầy. Ví dụ : mùa khô có thể dùng máy bánh hơi, bánh xích, còn mùa ngập phải dùng máy bánh lồng.
+ Độ ẩm đất : về mùa khô, độ ẩm thường giảm thấp trên đất thấp. Nếu so hai tầng 0-20cm và 40-50cm thì tầng trên rất khô, nhưng tầng dưới lại vẫn ẩm ướt. Bởi vì, vùng đất phèn, mạch nước phèn thường xuất hiện gần mặt đất (60-70cm). Sự biến động của độ ẩm thường phụ thuộc nhiều đến thời kì, tầng đất, mạch nước ngầm và địa hình.
Biên độ biến động ẩm độ trong tầng 0-10cm rất lớn. Vì vậy, cần theo dõi sát độ ẩm đất để định ra thời kì cày lật đất. Nếu ẩm độ quá thấp, máy làm việc rất khó khăn và chóng hư hỏng.
2. Hóa tính đất phèn
Nói đến tính chất đất phèn, tức là nói đến hóa tính của nó. Bởi vì hóa tính đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đất phèn hay không phèn, quyết định năng suất và phẩm chất cây trồng, quyết định số lượng và chất lượng phân bón, loại cây trồng, biện pháp thủy lợi và môi sinh. Hóa tính có tầm quan trọng đặc biệt. Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến hàm lượng các chất.
Lượng tổng số : lượng toàn bộ co trong dất của một chất, có thể chất đó ở dạng hợp chất hay đơn chất, hữu cơ hay vô cơ, dễ tan hay không tan.
Lượng dễ tiêu : lượng của một chất nào đó, có khả năng dễ tan vào dung dịch đất để trồng cây trồng cơ thể sử dụng được.
Thành phần hóa học của các chất trong đất phèn rất dễ thay đổi theo thời gian và các điều kiện bên ngoài như : nước ngập hay cạn, bón vôi hay không bón, để trống hay có cây che phủ, lên liếp hay để nguyên…
2.1 Mùn và chất hữu cơ
Số liệu phân tích ở bảng sau :
Loại đất
Địa điểm lấy mẫu
Độ sâu (cm)
C (%)
M (%)
Phèn nhiều
Lê Minh Xuân
0-20
20-70
70-100
4.8
1.0
1.4
8.3
4.7
2.4
Phèn nhiều
(trũng)
Nhị Xuân
0-5
5-10
60-70
90-100
7.0
6.0
4.0
4.4
11.9
10.2
6.8
7.1
Phèn nhiều
Ấp9, xã Hòa Anh, Hậu Giang
0-20
20-50
50-100
6.0
3.8
1.2
10.2
6.4
2.0
Phèn đang
chuyển hóa
Tam Nông, Đồng Tháp
0-15
40-60
90-100
5.7
3.8
4.2
6.7
5.1
6.4
Phèn trung bình
Ô Môn – Hậu Giang
0-25
40-50
90-100
5.2
3.2
4.8
7.9
5.2
7.3
Bảng 2 : Lượng mùn và hữu cơ trong một số đất phèn
Như vậy, đất phèn Đông Nam Bộ thuộc loại đất giàu mùn. Thông thường, tầng mặt có hàm lượng mùn cao hơn các tầng dưới. Bởi vì đất phèn ở vùng trũng thường nhận sự rửa trôi các vùng khác đến và bản thân những cây cỏ sống trên bề mặt của đất, chết đi, phân giải thành mùn và không bị rửa trôi.
Xét về chất lượng mùn trong tầng mặt :
- C của acid mùn humic : 0.7 – 0.75%
- C của acid mùn fulvonic : 0.97 – 0.98%
- Tỷ lệ C humic/C fulvunic dao động trong khoảng 0.7 – 0.8%
- Nếu mùn humic tăng tức là đất tốt và tỷ số giữa humic và fulvonic cao, biểu hiện chất lượng mùn tốt, chiếm ưu thế trong tổng số mùn (ở Việt Nam, thông thường tỷ lệ này nhỏ hơn 1).
2.2 Đạm trong đất phèn
Thông thường, khi đất giàu hữu cơ và mùn, sẽ giàu đạm. Bởi vì, đạm là sản phẩm cửa chất hữu cơ. Xét về đạm tổng số (bao gồm đạm trong hữu cơ, đạm dạng hòa tan và trong các hợp chất vô-hữu cơ) ở đất phèn Đông Nam Bộ rất giàu (trung bình từ 0.15-0.25%). Hầu hết các mẫu phân tích có hàm lượng đạm tổng số trong đất từ 0.1-0.4%, có trường hợp đạt 0.6%
Loại phèn
Địa điểm
Độ sâu (cm)
N (%)
Nơi phân tích
Phèn nhiều
Lê Minh Xuân
23-25
35-45
85-90
0.24
0.10
0.14
Trường đại học
Nông Nghiệp
Phèn đang
chuyển hóa
Tam Nông
Đồng Tháp
0-20
45-80
80-90
0.41
0.32
0.11
Phân viện
Khoa học Việt Nam
Tiềm tàng
Cần Giờ
0-40
40-60
80-90
0.24
0.14
0.11
Trường đại học
Nông Nghiệp
Phèn trung bình
Châu Thành
Hậu Giang
0-25
45-60
80-90
0.31
0.20
0.17
Trường đại học
Nông Nghiệp
Bảng 3 :Lượng đạm ở một số vùng đất phèn
Tùy lượng đạm tổng số cao nhưng đạm dễ tiêu lại nghèo. Phương pháp phân tích đạm dễ tiêu ngày nay chưa thật ổn định. Đất nghèo đạm dễ tiêu, có nơi chỉ vài chục ppm, thậm chí chỉ có vệt (trace). Vì vậy, việc bón đạm hay tạo đạm cho đất phèn là quan trọng.
2.3 Lân (P2O5) trong đất phèn
Lân trong đất phèn có nhiều dạng : lân hữu cơ, lân vô cơ, lân hữu cơ-vô cơ hoặc lân dạng hòa tan. Ví dụ, lân ở dạng PO43- lân hữu cơ là lân trong liên kết của chất hữu cơ. Đó là hợp chất lân trong thân thể vi sinh vật ở rễ cây, những chất hữu cơ trung gian đang phân giải và mùn. Bất cứ trong động thực vật nào cũng chứa acid nucleic, phosphatit, phitin.
Lượng lân tổng số ít, chỉ khoảng 0.01-0.05%. Những đất phèn ít và mặn, do pH cao, nên lân tổng số có cao hơn và có khi đạt đến 0.1% trọng lượng đất khô.
Tuy nhiên, lượng lân tiêu rất ít. Lượng lân dễ tiêu chỉ có vệt hoặc có khi chỉ vài chục ppm. Trong đất phèn mặn, phèn ít, lượng lân dễ tiêu có cao hơn (10-20ppm).
Nguyên nhân của sự nghèo lân ở đất phèn vì pH thấp, độ hòa tan và tái tạo của lân yếu. Mặt khác, lân vô cơ trong đất chủ yếu là dạng canxiphosphat có khả năng thủy phân. Nhưng trong đất phèn đã nghèo canxi mà trong đó một phần đã tạo thành hydroxyl apatit Ca5(PO4)3OH là một chất kết tủa bền trong đất. Theo phản ứng :
3Ca(OH)2 +2H3PO4 à Ca3(PO4) + 4Ca3(PO4)2 + 6H2O
Sau đó,
2 Ca3(PO4)2 + H2O à Ca5(PO4)3OH + CaHPO4
Hoặc là lân tác dụng với sulphat nhôm
H3PO4 + Al2(SO4)3 à 3H2SO4 + 2AlPO4
H3PO4 + Fe2(SO4)3 à 3H2SO4 + 2FePO4
Các hợp chất muối phosphat vừa tạo thành đều bị kết tủa, làm giảm lượng lân dễ tiêu trong dung dịch đất. Ngoài ra, trong đất phèn, ta còn gặp dạng AL2(OH)3PO4 hoặc Fe2(OH)3PO4 đều là những dạng khó tan.
Xét về biến động và lượng P2O5 dễ tiêu trong đất phèn vùng trống lúa, nếu để nước ngập 1-2cm thường xuyên thì P2O5 có chiều hướng tăng dần, nhưng tăng chậm và dừng lại.
Theo dõi sự biến động của lân dễ tiêu ở tầng mặt nhưng trong điều kiện xử lý làm phèn “bốc” lên “hạ” phèn thì ở những ngày thứ 21-36 và các ngày 51-66 thì phèn bốc lên; ở những ngày thứ 51-87, phèn hạ xuống.
Chứng tỏ rằng, khi lượng phèn lên cao, P2O5 giảm xuống và ngược lại, nếu ta tăng cường bón phân lân, cung cấp lân dễ tiêu cho đất, sẽ hạ được phần nào mức độ phèn.
Sản phẩm của các phản ứng đã tạo thành những hợp chất của lân với Al, Fe và cả Ca dưới dạng khó tan, nhất là trong diều kiện pH thấp.
Như vậy, so với loại đất được đánh giá là P tổng số trung bình (phù sa sông Hồng, sông Mã, sông Chu, sông Thái Bình mức 0.08-0.12%) thì lân tổng số ở đất phèn là nghèo và lân dễ tiêu lại càng nghèo (30-36ppm). Vì vậy, cần phải bón lân cho đất phèn thì cây trồng mới cho năng suất và điều này cũng giải thích vì sao một số vùng đất phèn bón thêm DAP (phân “tiêu”), năng suất tăng rõ.
Lân là một yếu tố dinh dưỡng hết sức quan trọng trong đất phèn, nên cần hiểu rõ để sử dụng cho đúng.
2.4 Kali trong đất phèn.
Kali là sản phẩm được phong thích từ các khoáng vật trong mẫu chất (felspat, mic, anbit…). Trong đất, chúng ở trong các dạng muối KHCO3, K2CO3… hoặc dạng K+ hấp phụ xung quanh keo đất (hạt rất nhỏ, bằng 1-100ppm).
Kali tổng số trong đất có thể từ 0.07-0.2% đặc biệt có nơi 3%. Nhưng kali trong đất phèn thường nói đến là kali có khả năng trao đổi.
Loại đất phèn
Địa điểm
Độ sâu (cm)
K+
Na+
Phèn nhiều
Lê Minh Xuân
0-20
20-70
70-100
0.05
0.03
0.06
0.3
0.6
1.3
Phèn tiềm tàng
Đồng Tháp
0-30
50-60
90-100
0.07
0.03
0.05
0.2
0.5
0.7
Phèn mặn
Nhà Bè
0-25
40-50
80-90
0.14
0.11
0.06
3.2
3.8
2.6
Phèn trung bình
Ô Môn
0-34
50-60
80-95
0.08
0.07
0.06
0.2
0.6
0.5
Phèn tiềm tàng
Cần Giờ
0-25
50-80
90-100
1.84
0.59
1.64
12.1
10.3
15.2
Bảng 4 : Kali và Natri trao đổi trong mộ số loại đất phèn
Đối với đất phèn tiềm tàng thì kali không nghèo nhưng với các loại phèn khác, kali hơi nghèo.
2.5 Natri trong đất phèn.
Bảng 4 cũng cho ta thấy, natri trao đổi (kí hiệu Na+) trong các loại đất phèn không thiếu, trong đó ở đất phèn tiềm tàng và phèn mặn khá cao. Về mùa khô, Na+ trong đó ở mặt đất tạo thành một lớp muối NaCl trên lớp bùn mỏng, khô cong, nứt nẻ. Trên mặt đất khô cong ấy, có nổi lên những lấm tấm li ti trắng đục của muối NaCl.
Sự có mặt của Na+ nhiều lúc hạn chế sự ảnh hưởng của các ion phèn như Al3+, Fe2+, Fe3+ và tạo nên NaOH, làm tăng pH của đất lên, tức là hạn chế bớt phèn. Tuy nhiên, nếu lượng Na+ quá lớn, thì sẽ tạo nên phèn mặn và có thể tạo nên Na2CO3. Chất này ở phạm vi 0.1% đã hạn chế sự sinh trưởng của cây, nếu trên 0.2% mọi cây trồng đều chết.
Có nhiều noi người ta bón muối (có Na+) để hạ phèn : điều này có thể thực hiện được. Tuy vậy, sau đó sẽ làm cho đất mất màu nhanh chóng. Nhất là khi đất khô, làm đất kết gắn cứng nhắc, rất rắn khó cày bừa.
Ở vùng phèn mặn, có thể Na sẽ tham gia phản ứng hóa học tạo một số sản phẩm như : acid chlorhidric, CO2, H2S…
Natri Carbonate tích lũy sẽ gây ngộ dộc cho cây trồng. Tuy nhiên, điều này cũng rất ít khi xảy ra ở đất phèn nhiều vì lượng Na không lớn lắm và khả năng để hoàn thành phản ứng không nhiều.
Ở đất phèn nhiều, Na có thể là dinh dưỡng, nhưng ở đất phèn mặn và phèn tiềm tàng ven biển nên chú ý biện pháp loại bỏ ion này. Na+ là cation hóa trị một, dễ tan, linh động, do đó dùng biện pháp thủy lợi rửa mặn là tốt nhất.
Những phân tích ở đất phèn Ấn Độ và Thái Lan có lượng Na2O khoảng 0.1-0.6% trọng lượng đất.
2.6 Canxi trong đất phèn.
Ca trong đất được giải phóng từ các nguồn đá vôi CaCO3, dolomite hoặc một số khoáng ogit, amphibon, anoctit, tạo thành dạng Ca(OC3)2 hay CaSO4.2H2O hoặc CaCl2 trong đất phèn. Như vậy, nguồn Ca ở đất phèn không tự nó có mà được tạo từ nguồn đá mẹ nơi khác đưa đến hoặc do sự phá vỡ vỏ sò, vỏ hến tạo lập nên. Nếu trong điều kiện yếm khí , giàu CO2, thì CaCO3 được tạo thành carbonate Canxiacid.
CaCO3 + CO2 + H2O ↔ Ca(HCO3)2
(phản ứng thuận nghịch, phụ thuộc vào nhiệt độ của đất).
Ca2+ là một ion linh động dễ bị rửa trôi theo nước.
Trong phần hình thành phèn, đã nói rõ vai trò của ion Ca2+ có thể ngăn cho quá trình phèn không hình thành được, khi đầy đủ lượng này trong đất. Nếu lấy mức trung bình của canxi trong đất Việt Nam là 0.2-0.4% thì ở đất phèn rất thiếu canxi, bởi vì nó chỉ ở mức 0.05-0.08%. Đất “kari” (Ấn Độ) thường cũng ở mức này.
Loại đất
Địa điểm
Độ sâu (cm)
Ca2+
Mg2+
Nơi phân tích
Phèn trung
bình
Hiệp Hòa
0-15
15-80
0.9
0.9
1.30
1.20
Sở Địa học
Phèn nhiều
Ấp Bắc
0-40
45-65
0.18
0.18
0.10
0.125
Viện khoa học Việt Nam
Phèn đang
chuyển hóa
Đồng Tháp
0-30
50-60
90-100
0.82
0.77
0.56
1.41
2.10
1.49
Viện QHTKNN
Phèn mặn
Vĩnh Thuận
Kiên Giang
0-10
30-40
50-60
100-110
0.50
0.50
0.25
0.25
16.0
10.2
11.2
12.5
Phèn tiềm
tàng
Cần Giờ
10-15
50-60
105-110
0.50
0.70
0.50
12.8
16.7
20.6
ĐHNN IV
Phèn nhiều
Nhị Xuân
5-20
40-50
90-100
0.71
0.82
0.73
2.6
2.2
2.0
Bảng 5 : Lượng Mg2+ , Ca2+ trao đổi ở một số đất phèn(meq/100g)
Như vậy lượng trao đổi rất ít, từ 0.2-4 meq/100g đất. Đất càng nhiều phèn, thì khả năng thiếu canxi càng rõ. Riêng đất phèn mặn (có pH tương đối cao hơn) và khi đất phèn tiềm tàng, lượng Ca này có tăng, nhưng không nhiều. Khi Ca trong đất tăng, thì pH tăng, vi sinh vật hoạt động tốt hơn và giảm được phèn. Ca cũng là chất dinh dưỡng của cây trồng, nhất là đối với cây họ đậu. Vì vậy, việc bón vôi (tăng Ca cho đất phèn, nhất là đất phèn nhiều) là cần thiết.
2.7 Magie trong đất phèn
Mg thường đi kèm với Ca. Tuy nhiên, những hợp chất của Mg2+ bền hơn là hợp chất của Ca2+. Ở trong đất, Mg thường ở dạng MgSO4; trong đất phèn mặn có cả ở dạng MgCl2. vì Mg2+ có nhiều trong nước lợ, nước biển nên những vùng đất phèn có ảnh hưởng của thủy triều đều có nhiễm Mg2+. Khi Mg2+ tăng, độ phèn có thể giảm xuống một ít nhưng vai trò của nó thấp hơn Ca. Lượng Mg2+ trao đổi với đất phèn thường cao hơn Ca2+, ở khoảng 0.1-17meq/100g đất. Cũng như Ca, Mg có ít ở đất phèn nhiều, còn đất phèn mặn và phèn tiềm tàng ven biển, giàu Mg hơn. Mg2+ cũng cần cho cây trồng, tuy nhiên sự biểu hiện thiếu Mg của cây vùng đất phèn chưa thấy rõ.
2.8 Mangan (Mn2+) trong đất phèn
Mn có trong đất thực ra có thể có hóa trị khác nahu : Mn2+, Mn4+, Mn3+ & Mn6+. Điều đó dẫn đến sự có mặt phức tạp của Mn trong các hợp chất trong đất. Trong môi trường phèn, thường ở dạng Mn2+ nhiều hơn v à có khả năng chuyển thành Mn4+, rồi sau đó đất càng biến đổi theo thời gian dần dần chuyển thành Mn6+. Khả năng di động của Mn2+ khá lớn.
Mn2+ - 2e à Mn4+ ; Mn4+ - 2e à Mn6+
Phân tích đất phèn nhiều, ít, trung bình, phèn mặn, than bùn phèn, mặn sú vẹt và đất phù sa, Chu Đình Lân, Nguyễn Thị Hòa cho kết quả ở bảng 6:
Loại đất
Mn trao đổi trung bình trong các tầng đất (mg/kg đất)
Toàn phẫu diện
Tầng mặt
Tầng pyrit
Phèn ít
43.4
26.7
137.7
Phèn nhiều
74.5
65.9
159.3
Phèn mặn
81.6
59.8
262.5
Than bùn phèn
136.7
49.7
250.0
Mặn sú vẹt
255.8
193.6
-
Phù sa
38.7
44.0
-
Bảng 6 : Lượng Mn2+ trong đất phèn
Nếu cho MnO2 ở nồng độ 1% sẽ làm chậm quá đường giảm của điện thế oxy hóa khử và khử SO4, pH hơi gia tăng, làm giảm được nồng dộ của Al3+, Fe3+ và những chất có thể bị oxi hóa, tăng nồng độ của Mn2+. Ngoài ra, MnO2 ở nồng độ 0.4% còn ngăn ngừa mạ không chết trong đất thiếu vôi, ngăn ngừa sự ngộ độc sắt và cải thiện được sự tăng trưởng của lúa. Vai trò của MnO2 tương đương với CaCO3.
Thông thường, trong đất phèn khi mới thành lập, lượng Mn khá cao, nhưng sau đó ba đến bốn năm lượng này giảm dần. Cho nên, những năm sau đó không đáng lo ngại về sự gây độc của Mn mà lo ngại sự thiếu hụt của chất này.
Vi lượng khác trong đất phèn
- Đồng (Cu) là một nguyên tố vi lượng trong đất phèn. Phân tích của Gran trên đất phèn Quảng Đông thấy rằng Cu2+ có từ 10-100ppm, có mặt trên toàn phẫu diện và thường ở dạng chalcopyrite.
- Kẽm (Zn2+) kết quả của sở Địa Học cho thấy, thường thì tầng mặt ít kẽm (1-2ppm), tầng dưới cao hơn nhiều(122-155ppm). So với các loại đất khác, đất phèn không nghèo kẽm.
- Coban (Co) ở đất phèn nhiều, một số mẫu tìm thấy Co=0.6-0.9ppm nghĩa là nghèo Co.
2.10 pH đất phèn.
Người ta đã chứng minh rằng : pH tương quan nghịch theo dạng với Al3+ và Fe2+.
Bởi vậy, trong một ngày trung bình buổi sáng chênh lệch 0.15 đơn vị. Bởi vì, nhiệt độ lúc 7h và 11h30 chênh nhau 8-9oC. Sự chênh lệch nhiệt độ này, đưa đến sự khác nhau về hệ số phân ly của H+, Al3+, Fe2+… và đưa đến pH khác nhau.
Trên đồng ruông pH thấp nhất trong đất là thời kì tháng 4.5 pH trong kênh nước phèn là tháng 5, tháng 6, khi mà lượng mưa đã có đủ để rửa trôi một số ion SO42-, H+, Al3+, Fe2+ vào kênh.
Nhưng pH của đất phèn mặn (pH đất tươi) lại khác ; mùa khô vì có ảnh hưởng của mặn, nên pH có thể đạt đến 5.5 – 6.
pH biến động nhiều giữa 2 nghiệm thức khi đấ tươi và khô, nhất là trong đất phèn tiềm tàng.
Loại
Loại đất
1(0-10cm)
2(40-50cm)
3(70-80cm)
Tươi
Khô
Tươi
Khô
Tươi
Khô
Phèn nhiều
4.35
4.23
4.60
4.50
4.30
4.10
Phèn ít
5.00
4.93
4.90
4.20
4.90
4.50
Phèn tiềm năng
5.75
4.60
5.90
4.50
5.40
3.20
Phèn mặn
6.15
4.65
6.55
5.30
6.30
4.20
B ảng 7 : Biến động pH ở đất tươi và khô
pH phèn ít, biến đổi ít, trừ tầng 3 (tầng pyrite) xuống còn 0.4 đơn vị khi khô.
pH phèn nhiều ở tầng 1 biến đổi ít, tầng 2 và biến đổi nhiều hơn.
pH phèn tiềm tàng và phèn mặn biến đổi nhiều ở cả 3 tầng, nhất là tầng (pyrite hoặc hữu cơ) : chênh lệch 0.8-2.2 đơn vị.
Trong một năm pH cao nhất là vào cuối mùa mưa vào các tháng 10, tháng 11, trong tháng 7,8 khi gặp hạn bà chằng, pH đột nhiên giảm thấp, vì khô hạn phèn bốc lên mặt. Đầu mùa mưa, khi lượng nước mưa chưa đủ rửa trôi phèn thỉ pH thấp xuống, có nhiều lúc dưới mức an toàn. pH có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nảy mầm ra rễ của các giống cây trồng. pH là yếu tố dễ nhận biết thường được sử dụng đầu tiên để đánh giá tính phèn của một số loại đất phèn. Nhưng pH không thể nói được hết bản chất của đất phèn.
2.11 Một số quá trình hóa học xảy ra trong đất phèn.
Có rất nhiều quá trình biến đổi hóa học trong đất phèn. Sự biến đổi này phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và chế độ nước của từng khu vực và sự tham gia của các vi sinh vật. Nhưng nổi bật có quá trình hóa học chính trong ba việc hình thành và phát triển của đất phèn, đó là :
- Quá trình hình thành pyrite
- Quá trình oxy hóa
- Quá trình khử
2. 12. Độ độc của Fe3+, Al3+ và của SO42- (sulfat) ở đất phèn .
Các độ độc của Al3+ tự do và của SO42- và Fe3+ tự do đối với cây lúa :
Al3+ :
Các kết quả cho biết :
Al3+sẽ không độc đối với cây lúa khi pH cao hơn 5,5 vì lý do các Al3+sẽ trầm hiện phần lớn ở pH này.
Nếu nồng độ của Al3+trong dung dịch này quá 40 ppm và trong cây lúa quá 260ppm thì cây lúa đã có dấu hiệu nhiễm độc Al3+.
Các dấu hiệu ngộ độc Al3+:
Phần giữa gân lá bị vàng.
Nhiều chấm nâu hay gạch nâu xuất hiện giữa các gân lá bị vàng, ( đừng lầm với các giai đoạn lúa nhiễm bệnh gạch nâu, đốm nâu hay cháy lá).
Fe3+ :
Nồng độ của Fe ở các bộ phận của cây lúa cũng tùy theo nồng độ Fe3+ dung dịch.
Hễ dung dịch chứa càng nhiều Fe bao nhiêu thì tỉ lệ Fe ở cây lúa cũng cao bấy nhiêu, tuỳ bộ phận cây lúa. Fe3+ sẽ bắt đầu trở nên độc khi tỉ lượng trên 350ppm, ở cây lúa hay trên 100ppm dung dịch. Lúa bị ngộ độc sẽ có màu đỏ nâu đồng đều khắp lá.
SO42- :
Nhiều sulfat ở dung dịch thì sự hấp thụ của Ca2+ ít đi. Sự hấp thụ Na+ và K+ gia tăng, làm mất sự thăng bằng các cation trong nhu mô cây cối. Các nhu mô này sẽ đỏ, cháy đen và chết.
III.Quá trình phèn hóa:
Việt Nam là một trong những nước có nhiều đất phèn, diện tích khoảng 1,863 triệu ha tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và rải rác ven biển từ Hải Phòng đến Ninh Bình. Đất phèn hình thành ở các vùng trũng khó thoát nước, giầu chất hữu cơ và dưới ảnh hưởng của biển thoái. Phèn hoá bao gồm hai quá trình mặn hoá và chua hoá. Các muối gây mặn chủ yếu là NaCl và Na2SO4, nguồn muối phèn cũng có thể từ mẫu chất đưa lại, nhưng không nhiều so với nguồn gốc trầm tích biển. Đến nay các nhà thổ nhưỡng Việt Nam thống nhất quá trình phèn hoá xảy ra do các hợp chất chứa S tích luỹ lại, tạo ra H2SOtrong điều kiện thuận lợi cùng với sự tích luỹ sinh học các muối có chứa gốc lưu huỳnh. Hai dạng khoáng chứa lưu huỳnh phổ biến là pyrit và jarosit tạo thành các ổ khoáng thứ sinh nguyên chất trong các mẫu chất của đất phèn.
Xác hữu cơ của quần thể cây ngập mặn (mắm, bần, đước, sú,...) phân giải yếm khí hình thành ra các dạng khử H2S, FeS, khi bị oxy hoá chúng biến thành H2SO4. Axit sulfuric kết hợp với nhôm di động hoặc hợp chất nhôm để tạo ra phèn Al3(SO4)2. Phèn bị thuỷ phân tạo ra một lượng axit mới. Nguồn Fe và Al có thể là từ hai nguồn: sesquioxit có trong huyền phù của phù sa hoặc muối Fe và Al có nguồn gốc biển. Vì lẽ nguồn sinh phèn nằm ngay trong nội tại mẫu chất sinh thành đất nên biện pháp cải tạo chỉ có thể là giảm thiểu oxy hoá, ngăn chặn việc sinh ra quá nhiều axit H2SO4 chứ khó có thể chuyển hoá đất phèn thành đất không phèn. Từ đó có thể thấy một ứng dụng thực tế là cần phải giữ rừng ngập mặn, rừng tràm cùng với lớp than bùn phủ trên mặt đất để "ém phèn", luôn luôn giữ đất trong trạng thái khử.
Các loại đất và trầm tích dễ trở thành đất phèn nhất là các loại được hình thành trong phạm vi 10.000 năm trở lại đây, sau sự kiện dâng lên của nước biển (biển tiến) lớn nhất gần đây. Khi mực nước biển dâng lên và làm ngật đất, sulfat trong nước biển trộn lẫn với các trầm tích đất chứa các ôxít sắt và các chất hữu cơ. Trong các điều kiện hiếm khí này, các vi khuẩn ưa phân hủy các chất vô cơ như Thiobacillus ferrooxidans tạo ra các sulfua sắt (chủ yếu là dạng pyrit). Tới một thời điểm nhất định, nhiệt độ ấm hơn là điều kiện thích hợp hơn cho các vi khuẩn này, tạo ra một tiềm năng lớn hơn cho sự hình thành của các sulfua sắt. Các môi trường ngập nước vùng nhiệt đới, chẳng hạn các khu rừng đước hay các khu vực cửa sông, có thể chứa hàm lượng pyrit cao hơn so với các môi trường tương tự nhưng ở vùng ôn đới.
Pyrit là ổn định cho tới khi nó bị lộ ra ngoài không khí, từ thời điểm này thì pyrit bị ôxi hóa và sinh ra axít sulfuric. Ảnh hưởng của đất phèn có thể kéo dài trong một khoảng thời gian lớn, và/hoặc lên tới đỉnh theo mùa (sau thời kỳ khô hạn và khi bắt đầu có mưa). Tại một số khu vực, đất phèn đã thau chua từ khoảng 100 năm trước vẫn còn giải phóng ra axít, như tại Australia.
Các điều kiện hình thành khoáng pyrit là:
Sự khử hóa của các ion sulfat (SO42- ) thành sulfua (S2-) do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ khử sulfat;
Sự ôxi hóa từng phần của sulfua tạo thành lưu huỳnh nguyên tố hoặc các ion polysulfua;
Sự hình thành của sulfua sắt (II) (FeS) bởi sự tổng hợp của các sulfua hòa tan với sắt. Sắt hầu hết xuất phát nguồn gốc từ ôxít sắt (III) và các silicat trong trầm tích, nhưng sắt bị khử để tạo thành Fe (II) bởi hoạt động của vi sinh vật.
Sự hình thành của pyrit do sự tổng hợp của sulfua sắt (II) (FeS) và nguyên tố lưu huỳnh (S). Pyrit có thể có thể kết tủa trực tiếp từ sắt (II) hòa tan và những ion polysulfua (Goldhaber và Kaplan, 1974).
Sự hình thành pyrit với ôxít sắt III (Fe3+) như là nguồn của sắt có thể trình bày bằng phản ứng tổng quát như sau:
Fe2O3(rắn) + 4SO42-(dd) + 8H2O + 1/2O2(dd) → 2FeS2(rắn) + 8HCO3-(dd) + 4H2O
Những điều kiện cần thiết để hình thành pyrit có thể xem xét như sau:
Môi trường yếm khí: Sự khử sulfat xảy ra chỉ dưới những điều kiện khử mãnh liệt mà nó chỉ được cung cấp bởi trầm tích trầm thủy giàu chất hữu cơ. Sự phân hủy các chất hữu cơ bởi những vi sinh vật kỵ yếm khí sinh ra một môi trường khử. Sự ôxi hóa gián đoạn hoặc cục bộ cũng xảy ra cần thiết để sinh ra lưu huỳnh nguyên tố trên những ion polysulfua (Pons và ctv, 1982).
Nguồn của sulfat hòa tan: Thường thì nguồn này từ nước biển hoặc nước lợ thủy triều, các pyrit thỉnh thoảng có thể kết hợp với nước ngầm giàu sulfat (Poeman, 1973).
Chất hữu cơ: Sự ôxi hóa chất hữu cơ cung cấp cho sự đòi hỏi năng lượng của vi sinh vật khử sulfat. Những ion sulfat phục vụ như ổ electron cung cấp cho vi sinh vật hô hấp và do đó sulfat bị khử để thành sulfua.
SO42- + 2CH2O → H2S + 2HCO3-
Lượng sulfua được sinh ra liên quan trực tiếp đến lượng chất hữu cơ bị chuyển hóa. Berner (1970) đã chú ý một sự tương ứng gần giữa chất hữu cơ và lượng pyrit của trầm tích và gợi ý rằng nguồn cung cấp chất hữu cơ thường giới hạn lượng pyrit sinh ra.
Nguồn chất sắt: Hầu hết đất và các trầm tích đều có chứa rất nhiều các ôxít và hydroxit sắt. Trong một môi trường yếm khí, chúng bị khử để hình thành Fe2+, và Fe2+ hòa tan một cách đáng kể trong dãy pH bình thường và có thể bị di động do những sản phẩm hữu cơ hòa tan.
Thời gian: Vẫn còn hạn chế kiến thức hiểu biết về tốc độ hình thành khoáng pyrit trong môi trường tự nhiên. Phản ứng chất rắn – chất rắn giữa FeS và S xảy ra rất chậm, có thể kéo dài từ hàng tháng đến hàng năm để có thể sản sinh ra pyrit với một lượng có thể đo được, ngược lại, dưới điều kiện thích hợp, sự kết tủa trực tiếp từ những Fe2+ hòa tan và polysulfua có thể sản sinh ra pyrit trong vài ngày.
Độ chua tiềm tàng chỉ có thể phát triển nếu ít nhất một phần của độ kiềm, hình thành trong suốt thời gian khử sulfat, bị di chuyển ra ngoài hệ thống. Việc rửa bởi hoạt động thủy triều dường như ảnh hưởng đặc biệt trong việc di chuyển HCO3-, hồi phục lại SO42- và cung cấp một lượng ôxy hòa tan giới hạn và nó cần thiết cho sự hình thành pyrit.
Trong điều kiện thoáng khí như thoát thủy, mực thủy cấp xuống sâu hơn sẽ làm cho khoáng pyrit bị ôxi hóa thành các khoáng sắt ở dạng Fe (III) và các hợp chất khác cũng như có nhiều ion H+ được sinh ra. pH giảm thấp, nhiều hợp chất bị hòa tan và môi trường trở nên rất axít và rất độc, ảnh hưởng đến sinh trưởng cho thực vật và thủy sản.
Khoáng pyrit chỉ ổn định dưới những điều kiện khử. Sự thoát thủy dẫn đến những điều kiện ôxi hóa, khởi đầu sự ôxi hóa của pyrit và sự sản sinh của độ axít. Sự ôxi hóa của pyrit trong đất phèn xảy ra ở vài giai đoạn, bao gồm cả hai tiến trình hóa học và sinh học.
Sulfat nhôm mao dẫn lên mặt đất vào mùa khô trong vùng đất phèn
Đồng Tháp Mười. Lê Phát Quới, 2005
Sulfat nhôm mao dẫn lên mặt đất vào mùa khô trong vùng đất phèn Đồng Tháp Mười. Lê Phát Quới, 2005
Khởi đầu, ôxy hòa tan sẽ phản ứng chậm với pyrit, mang lại ion Fe (II), và sulfat hoặc lưu huỳnh nguyên tố:
FeS2 + ½ O2 + 2H+ → Fe2+ + 2S + H2O
Sau đó, sự ôxi hóa của lưu huỳnh do ôxy thì rất chậm, nhưng có thể được xúc tác bởi vi sinh vật tự dưỡng ở những giá trị pH gần trung tính:
S + 3/2O2 + H=O → SO42- + 2H+
Sự axít hóa đầu tiên cũng có thể gây ra do sự ôxi hóa hóa học của sulfua Fe vô định hình, mặc dù chỉ một lượng nhỏ của FeS hiện diện, ngay cả trong một tầng màu đen.
2FeS2 + 9/2O2 + (n+2) H2O → Fe2O3.nH2O + 2SO42- + 4H+
Một khi pH của hệ thống ôxi hóa gây ra pH nhỏ hơn 4 thì Fe3+ trở nên hòa tan một cách đáng kể và dẫn đến sự ôxi hóa nhanh chóng.
Phản ứng của Fe (III) với lưu huỳnh thì xảy ra nhanh chóng và phản ứng tổng quát của pyrit do Fe (III) có thể đại diện như sau:
FeS2 + 14Fe3+ + 8 H2O → 15Fe2+ + 2SO42- + 16H+
Với sự hiện diện của ôxy, Fe (II) được sản sinh từ những phản ứng này sẽ bị ôxi hóa để hình thành Fe (III). Ở những giá trị pH thấp hơn 3,5 sự ôxi hóa hóa học là một tiến trình chậm. Nhưng ở pH thấp, vi khuẩn Thiobacillus ferrooxidans ôxi hóa các dạng lưu huỳnh khử, cũng như Fe (II), do đó, để quay lại dạng Fe (III) trong hệ thống đất (Arkesteyn, 1980).
Fe2+ + ¼ O2 + H+ → Fe3+ + 1/2 H2O
Van Breemen (1976) đưa ra giả thuyết rằng ôxy phản ứng với Fe (II) hòa tan trước khi nó tiến gần đến pyrit, và Fe (III) đó là chất ôxi hóa trực tiếp, như được trình bày trong biểu đồ dưới đây.
Hình : Mô hình ôxi hóa pyrit trong đất phèn. Nguồn: Nico Van Breemen, 1976
(a) Trong suốt mùa khô, ôxy khuếch tán vào trong đất từ những tế khổng và ở những chỗ nứt. Những ion Fe2+ trong dung dịch bị ôxi hóa thành những ion Fe3+ hoặc ôxít Fe (III). Ở pH thấp, vài Fe3+ còn lại trong dung dịch, khuếch tán vào bề mặt của vùng pyrit và tại đây nó bị khử để thành Fe2+ giải phóng nhiều axít hơn.
b) Vài phản ứng ôxi hóa của pyrit có thể tiếp tục dưới những điều kiện trầm thủy và axít, sử dụng sự dự trữ của ôxít Fe(III). Trong những trường hợp nầy, những ion Fe2+ di cư ra khỏi đất vào trong hệ thống kênh mương hoặc vào trong vùng nước ngập trước khi bị ôxi hóa.
Hầu hết độ axít sinh ra bởi sự ôxi hóa của pyrit do Fe(III) đều trải qua một sự ôxi hóa tiếp theo của Fe (II) để quay trở lại Fe (III).
Phản ứng này biểu diễn kết quả chung với hydroxit Fe (III) như một sản phẩm cuối cùng. Kết quả 1 mol của pyrit khi bị ôxi hóa sẽ phóng thích ra 4 mol axít.
IV. Phân loại đất phèn :
Trong phân loại đất phèn, thì nhóm đất phèn mà chúng ta sử dụng trên bản đồ theo phân loại của FAO – UNESCO chỉ là cấp đơn vị (soil units) nằm trong 3 nhóm đất: Đất phù sa (Fluvisols), Đất glây (Gleysols) và nhóm đất than bùn (Histosols), như vậy sẽ có các đơn vị đất phèn sau đây:
- Đất phù sa phèn (Thionic Fluvisols)
- Đất glây phèn (Thionic Gleysols)
- Đất than bùn phèn (Thionic Histosols)
Có nhiều cách để phân loại đất phèn. Dựa trên sự hình thành và phát triển của đất, Pons (1973) đã chia đất phèn ra làm hai loại:
1.Đất phèn tiềm tàng:
Đất phèn tiềm tàng (theo phân loại FAO: Proto-Thionic Fluvisols) là đơn vị đất thuộc nhóm đất phù sa phèn. Đất phèn tiềm tàng được hình thành trong điều kiện khử, ở vùng chịu ảnh hưởng của nước có chứa nhiều sulfat. Trong điều kiệm yếm khí cùng với hoạt động của vi sinh vật, sulfat bị khử để tạo thành lưu huỳnh và chất này sẽ kết hợp với sắt có trong trầm tích để tạo thành FeS2.
Thành phần khoáng vật của đất phù sa phèn vùng nhiệt đới có thể rất đa dạng và tùy thuộc chủ yếu vào nguồn gốc của vật liệu phù sa.
Để có thể nhận dạng đất phèn tiềm tàng, một trong những đặc điểm quan trọng nhất là hình thái phẫu diện đất. Do hiện diện trong điều kiện khử và có tầng sinh phèn nên thường nền đất có màu xám đen, nhất là nơi có chứa khoáng pyrit (FeS2). Mật độ và phân bố của các khoáng pyrit đủ để hình thành một tầng sinh phèn (sulfidic). Ngoài ra, trong phèn tiềm tàng có thể có nhiều hợp chất khác như H2S, các ocid Fe, Al, các hợp chất hữu cơ...Một số nơi, nền đất có thể có màu xám hơi xanh nhưng quan sát kỹ thì chúng ta có thể nhận dạng ra được những đốm đen chen lẫn trong đất. Đất kém phát triển, không thuần thục nên thường không có cấu trúc hoặc có cấu trúc rất yếu trên tầng mặt. Thường đất có chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy đến bán phân hủy và có thể quan sát bằng mắt thường. Do phẩu diện đất thường được bảo hòa nước thường xuyên nên ẩm độ đất khá cao ngay cả trong mùa khô.
2. Đất phèn hoạt động (hay đất phèn thật sự):
Hình thành trong điều kiện phải có sự ôxi hóa. Đất phèn hoạt động là một đơn vị đất thuộc nhóm đất phèn. Đất phèn hoạt động được hình thành sau khi đất phèn tiềm tàng diễn ra quá trình oxi hóa.
Khi đất phèn tiềm tàng bị ôxi hóa để trở thành đất phèn hoạt động thì hình thái đất bị biến đổi đầu tiên với sự hiện diện của tinh khoáng jarosit (Kfe3(SO4)2(OH)6) màu vàng rơm (2.5Y8/6 – theo bảng so màu đất Munsell).
Đây là khoáng có màu đặc trưng dùng để chẩn đoán tầng phèn và là một trong những tiêu chuẩn được dùng để phân loại đất phèn hoạt động. Thông thường, các khoáng này tập trung ở những khe nứt, ống rễ thực vật bị phân hủy và có thể phân bố tập trung hoặc phân tán đều tùy theo điều kiện ôxy xâm nhập vào trong đất. Ngoài ra, có thể có những khoáng hydroxit sắt (III) (Fe(OH)3) màu nâu trong những tế khổng đất. Khi đất phèn hoạt động trải qua một thời gian khá dài, các khoáng geothit (FeO.OH) màu vàng hoặc nâu và khoáng heamatit (Fe2O3) màu đỏ hiện diện trong đất thông qua tiến trình thủy phân; phần lớn các khoáng nầy thường thì nằm bên trên các khoáng jarosit nhưng cũng có thể nhìn thấy chúng xuất hiện cùng với tầng sulfuric. Các khoáng geothit màu nâu – vàng đậm có thể tạo thành những hạt kết von nhỏ khá cứng nằm dọc theo ống rễ thực vật đã bị phân hủy.
Khoáng Jarosit (Kfe3(SO4)2(OH)6) trong tầng sulfuric của đất phèn ở
Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam
Khi đất đã bị ôxi hóa thì nó bắt đầu phát triển, ngoại trừ bị ngập nước trở lại, là cùng lúc đất bắt đầu hình thành cấu trúc. Qua quan sát hình thái, cấu trúc yếu đã hình thành ở ngay tầng mặt và tầng phèn; sau khi phát triển một thời gian cùng với độ dầy tầng đất được thoáng khí thì cấu trúc cũng phát triển theo, và lúc này một cấu trúc trung bình có thể được quan sát ngay tại thực địa. Qua nhiều phẫu diện đất phèn ở vùng châu thổ sông Mekong cho thấy phần lớn có cấu trúc lăng trụ hoặc cấu trúc khối. Tuy nhiên, ở tầng phèn thì các cấu trúc nầy thường bị phá vỡ do sự hình thành jarosit để hình thành những kết cấu đất có cấu trúc nhỏ. Đặc tính này thường thấy ở những đất phèn hoạt động phát triển khá.
* Dựa vào hàm lượng SO3 % trong đất người ta còn có thể chia đất phèn thành 3 loại :
- Đất phèn yếu: 0,50 – 1 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.
- Đất phèn trung bình: 1 – 1,75 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.
- Đất phèn mạnh > 1,75 % hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.
* Dựa vào pH người ta phân ra :
- Đất phèn yếu : pH = 4,5 – 5,5
- Đất phèn trung bình : pH = 3,5 – 4,5
- Đất phèn mạnh: pH < 3,5
* Ngoài ra, người ta còn chia đất phèn bằng cách phân loại theo độ sâu, theo độ sâu của tầng phèn trong đất thì đất phèn được chia thành 3 loại:
- Đất phèn nặng : có tầng phèn hoạt động nằm ở cách mặt đất khoảng 50cm.
- Đất phèn trung bình : tầng phèn nằm cách mặt đất từ 50 – 100cm
- Đất phèn nhẹ : tầng phèn nằm cách mặt đất 100 – 150cm.
Với độ sâu trên 150cm thì chúng ta không cần quan tâm bởi vì vật liệu sinh phèn đã ở xa vùng rễ nên sẽ không gây ảnh hưởng cho cây trồng. Như vậy đất nào có tầng phèn càng ở gần mặt đất hay gần vùng rễ cây thì đó là đất phèn nặng.
* Còn theo kinh nghiệm của những người nông dân lâu năm dựa vào hình thái của đất phèn, họ cũng chia đất phèn thành những loại sau:
- Đất phèn chua: để ý đến “phèn chua” màu xanh hay trắng nổi lên vào mùa nắng trên mặt đất.
- Đất phèn ống: Để ý các cọng rơm rạ còn nguyên ở lớp đất mặt có phèn và màu đen đậm ở phần đất khá sâu của trắc diện. Các cọng rơm có thể đỏ ở trong ruột vì các thể sắt của nước phèn bị oxit hoá ở ống rạ chứa không khí gọi là đất phèn ống.
- Đất phèn nóng và đất phèn lạnh: Về phương diện thực vật học thì để ý đến các cỏ năng và cỏ bàng. Hễ năng có lá nhỏ (năng kim) và thấp chừng nào thì “phèn” càng nhiều chừng ấy (gọi là đất phèn lạnh). Cỏ năng khá lớn nhưng hay có nhiều các loại cỏ lát thì đất ít phèn (“phèn nóng”). Đất có cỏ bàng cũng là đất phèn nhiều, mùa nắng thường hay có “phèn chua” trắng hay xanh đóng váng trên mặt đất.
- Đất phèn cứt chuột: Để ý các loại đất “ cứt chuột” màu vàng nhạt ở giữa các cục đất bị cuốc xới hay ở bờ đê các ruộng phèn trong mùa nắng. Các màu vàng này do sulfat sắt tam gây ra ( lưu ý sulfat sắt nhị màu xanh). Riêng các oxit sắt tam ít ngậm nước thì sẽ trở màu vàng cam rồi đỏ thắm, đỏ nâu.
IV. Sự phân bố đất phèn
Phân bố đất phèn trên thế giới:
Hình 1 :Sự phân bố đất phèn trên thế giới
Diện tích đất phèn trên thế giới khoảng 15 triệu ha, chủ yếu xuất hiện ở các vung ven biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới, thuộc các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesk, Maylasia, Pakilan và một số đảo của Indonexia,Đông Timo, Việt Nam.Nghĩa là bờ biển các nước Đông Nam Á điều có đất phèn.
Ngoài vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới Châu Á ,đất phèn còn xuất hiện Guianas, Venezuela,Barzin, Agentina và nhữnh vùng ven biển thuộc lưu vực Đông Amzon,một số nước Tây Phi với một diện tích rộng lớn và ở Đông Phi với diện tich ít hơn.Con số thống kê về diện tích chưa thật chính xác, nhưng theo Van Breemen, hay theo số liệu Pons và của hầu hết đất phèn ở miền Tây Moormann thì Tây Châu Phi đã có trên 7 triệu ha đất phèn, Đông Nam Á trên 5 triệu ha.Riêng loại đất phèn tiềm tàng của vùng nhiệt đới, theo kawlec(1973) đã có ít nhất là 7,5 triệu ha.
Một số đất phèn cũng được tìm thấy ở Hà Lan, nơi đất liền thấp hơn cả mặt biển, hoặc ở miền Bắc của Ba Lan nhưng đay là những loại đất phèn không điển hình.
Phân bố đất phèn tại Việt Nam:
Theo số liệu 1982 của Tổng Cục quản lý ruộng đất (nay là Tổng cục Địa chính) thì nhóm đất phèn ở Việt Nam có diện tích là: 2.140.306 ha trong đó không có chia thành 2 đơn vị đất phèn, loại đất phèn tiềm tàng và loại đất phèn hoạt động, mà chỉ có loại đất phèn chung và được phân bố theo 6 vùng trong cả nước như sau: (theo mức độ phèn và sự nhiễm mặn trong mùa khô).
Hình 2 : Sự phân bố đất phèn ở Việt Nam
Tên đất
Cả nước
(ha)
Đông
Bắc bộ
(ha)
Đồng
bằng
sông
Hồng
(ha)
Khu
IV cũ
(ha)
Duyên
hải
Nam
Trung
bộ
(ha)
Đông
Nam bộ
(ha)
Đồng
bằng sông
Cửu Long
(ha)
Đất phèn
2.140.306
7.600
79.209
21.146
7.135
139.326
1.885.890
1.Đất phèn nhiều
2.Đất phèn trung bình và ít
3.Đất phèn nhiều và mặn
4.Đất phèn trung bình và ít mặn.
286.241
640.804
530.064
683.197
-
7.600
-
79.209
-
21.146
-
-
74
936
6.125
13.408
42.844
63.892
19.182
272.833
597.886
444.000
571.081
Bảng 12: Diện tích các loại đất phèn ở các vùng của Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Quản lí ruộng đất, 1982)
Như vậy các loại đất phèn tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 2.025.216 ha (chiếm 94,6 % tổng diện tích đất phèn trong cả nước). Riêng đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau) chiếm tới hơn 88 % diện tích đất phèn trong cả nước. Đến năm 1996, nhóm biên tập bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 theo phân loại định lượngcủa FAO – UNESCO thì:
- Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols) có diện tích 1.863.128 ha và được chia thành 2
đơn vị:
• Đất phèn tiềm tàng (Proto – thionic Gleysols) có diện tích 652.244 ha (bao gồm cả đất
phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn).
• Đất phèn hoạt động (Orthi – thionic Fluvisols) có diện tích 1.210.884 ha.
CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Bởi vậy việc khai thác sử dụng hợp lí đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất nông nghiệp lớn gấp ba lần đồng bằng sông Hồng. Bình quân đầu người gần 0,18 ha/người. Dải phù sa nước ngọt ở ven sông Tiền, sông Hậu trồng được lúa 2 – 3 vụ/năm. Trước đây phần lớn diện tích đất trồng lúa nằm ngoài dải này chỉ cấy một vụ (vụ mùa) còn bị bỏ hoá về vụ chiêm xuân do đất bốc phèn hoặc mặn. Các công trình thuỷ lợi lớn, cải tạo đất đã và đang được tiến hành ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. Nhờ thế hàng trăm nghìn ha đã được đưa vào sử dụng, trờ thành ruộng hai vụ. Thêm vào đó, hàng trăm nghìn ha đất ven biển có thể cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ lợi của vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động của các nhánh sông Cửu Long (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó (đồng bằng phù sa ở rìa. Phần thượng châu thổ là một khu vực tương đối cao (2 – 4m so với mực nước biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn. Vào mùa mưa, chúng chìm sâu dưới nước, còn vào mùa khô chỉ là những vũng nước tù đứt đoạn. Đây là vùng đất rộng, dân còn thưa, chưa được khai thác nhiều. Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng biển. Mực nước trong các cửa sông lên xuống rất nhanh, những lưỡi nước mặn ngấm dần vào trong đất. Ngoài các giống đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, trên bề mặt đồng bằng cao 1 – 2m còn có các khu vực trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi trên sông. Các đồng bằng phù sa ở rìa tuy nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng sông Đồng Nai, đồng bằng Cà Mau). Thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng với nhiều tiềm năng và không ít trở ngại. Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt. Hệ thống sông ngòi và các kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông làm cho việc giao thông bằng đường thuỷ trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là mùa khô kéo dài, là sự xâm nhập sâu vào đất liền của nước mặn, sự tăng cường độ chua và chua mặn trong đất cũng như những tai biến do thời tiết, khí hậu đôi khi có thể xảy ra.Mặc dù thổ nhưỡng ở châu thổ là đất phù sa, nhưng tính chất của nó rất phức tạp. Có 3 loại đất chủ yếu. Đất phù sa ngọt ven sông là loại đất tốt nhất, chạy thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu. Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, phân bố thành các vùng tập trung (Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cần Thơ). Đất mặn phân bố ở cực Nam Cà Mau và dải đất duyên hải Gò Công, Bến Tre. Những trở ngại chính khi canh tác là đất thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu các nguyên tố vi lượng, đất quá chặt, khó thoát nước. Sinh vật cũng là nguồn tài nguyên quan trọng của đồng bằng. Thảm thực vật gồm 2 thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng tràm. Về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim.
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế hơn về điều kiện tự nhiên so với đồng bằng sông Hồng. Tuy vậy, việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đây lại trở thành một vấn đề cấp bách nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước.
Nước cũng là một vấn đề hàng đầu ở đồng bằng sông Cửu Long. Một hạn chế đáng kể cho việc sử dụng hợp lí đất đai trong vùng là việc đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Vì vậy, cần có nước để rửa phèn, rửa mặn trong mùa khô. Để đối phó với sự khô hạn làm bốc phèn và bốc mặn, nguồn nước ngọt trong các dòng sông và nước dưới đất có ý nghĩa đặc biệt. Vào mùa khô rất thiếu nước ngọt. Nhân dân địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để rửa phèn, rửa mặn, và đã đạt được kết quả nhất định. Cách tốt hơn cả, có thể là chia đồng bằng thành các ô nhỏ để có đủ nước thau chua, rửa mặn; đồng thời kết hợp với việc tạo ra các giống lúa chịu được phèn hoặc mặn trong điều kiện nước tưới bình thường. Đối với khu vực rừng ngập mặn phía Tây Nam đồng bằng, có thể từng bước biến thành những bãi nuôi tôm, trồng sú, vẹt, đước kết hợp với việc bảo vệ môi trường sinh thái; cải tạo dần diện tích đất mặn, đất phèn, thành những vùng đất phù sa mới để trồng cói, lúa, cây ăn quả. Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên vùng này không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người. Vết tích của chiến tranh vẫn còn tồn tại. Tình trạng độc canh lúa còn tương đối phổ biến. Điều đó đòi hỏi phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh, đẩy mạnh việc trồng cây công nghiệp có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp chế biến. Đối với vùng biển, hướng chính trong tổ chức lãnh thổ kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thế kinh tế liên hoàn. thập niên gần đây ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xảy ra nhiều trận lũ lớn làm ngập lụt trên diện rộng và gây ra những thiệt hại khá nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân cũng như của nhà nước. Đặc biệt đỉnh lũ năm nay xuất hiện sớm hơn bình thường hàng tháng, nhiều nơi lúa hè thu chưa kịp thu hoạch đã bị mất trắng; lũ tràn mạnh, mức ngập lụt trong đồng bằng cao hơn bình thường và trái quy luật đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho nhiều tỉnh. Trước tình hình đó, vấn đề quản lý ĐBSCL, một đồng bằng ngập lụt hàng năm lại được bàn luận sôi nổi. Qua bài viết này, chúng tôi cũng xin tham gia một vài ý kiến xung quanh việc phát triển vựa thóc số 1 này của đất nước.
Lũ và ngập lụt ở ĐBSCL hàng năm đã gây thiệt hại to lớn về người và của. Tuy nhiên nó cũng có những mặt lợi như cung cấp phù sa, cải tạo đất chua, phèn, mặn và nuôi trồng thủy sản... Do vậy các biện pháp cần hướng vào việc giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt gây ra, đồng thời khai thác triệt để các mặt lợi phục vụ cho phát triển bền vững. Kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước cho thấy, để khai thác hợp lý và bảo vệ đồng bằng ngập lụt hạ du các sông lớn cần phải xem xét tổng hợp toàn lưu vực từ thượng lưu đến hạ lưu, điều hoà dòng chảy giữa mùa lũ và mùa cạn, nghiên cứu quy luật hình thành dòng chảy của từng đơn vị sinh thái, từ đó xác định quy hoạch phát triển tối ưu để khai thác tối đa các mặt lợi, giảm thiểu các mặt hại, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên.
Kiểm soát lũ và ngập lụt ở ĐBSCL là một vấn đề phức hợp, đa mục tiêu, do vậy cần phải xem xét nó một cách tổng hợp nhằm đảm bảo phát triển và khai thác hết mọi tiềm năng của từng đơn vị sinh thái trong đồng bằng. Để kiểm soát lũ và ngập lụt phải dựa vào hệ thống sông, kênh rạch của đồng bằng trên cơ sở tạo điều kiện cho lũ thoát nhanh ra biển và dành một tỷ lệ thích hợp diện tích những vùng trũng ngập sâu (chỉ khai thác dưới dạng các hệ sinh thái đất ngập nước) tạo thành một số kho nước để điều tiết lũ. Từ thực tế tình hình lũ và ngập lụt ở ĐBSCL, chiến lược kiểm soát lũ cần hướng vào giải quyết vấn đề hạn chế nước tràn dọc biên giới Việt Nam - Cam puchia. Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên là vùng đất phèn tuy được cải tạo một phần nhưng chỉ thay đổi được lớp đất mặt, vì vậy việc lợi dụng nước lũ để rửa phèn cho đồng ruộng, tạo bồi lắng phù sa, bảo vệ môi trường sinh thái cũng là một vấn đề cần được quan tâm.
Kiểm soát lũ là tạo điều kiện thuận lợi cho lũ thoát được nhanh ra biển, vì vậy mọi công việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên đồng bằng cần phải tránh gây cản trở tới việc tiêu thoát nước lũ và nước mưa. Tuy nhiên trên thực tế đã xảy ra nhiều hoạt động cản trở việc thoát lũ, thoát nước mưa, nước phèn, nước mặn nên đã gây ra không ít thiệt hại. Các hoạt động trên đồng bằng đã làm thay đổi bề mặt của lưu vực kéo theo sự thay đổi chế độ thủy văn, thủy lực không lường trước được. Thêm vào đó các thay đổi địa hình do tân kiến tạo cũng chưa được theo dõi cập nhật, làm khó khăn thêm cho một quy hoạch kiểm soát lũ có hiệu quả. Theo các kết quả tính toán, sự phân phối dòng chảy lũ năm 1961 qua sông Tiền chiếm 68%, sông Hậu 19% và chảy tràn vào Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên 13%. Nhưng sau hơn 30 năm, theo các quan trắc lũ năm 1996 của ngành khí tượng thủy văn, sự phân phối đó đã thay đổi, tương ứng là 49%, 17,5%, và 33,5%. Rõ ràng tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội đã làm thay đổi chế độ thủy văn, thủy lực một cách đáng kể.
Việc quản lý các đồng bằng ngập lụt có những đặc điểm riêng mà trong quá trình quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần phải đặc biệt quan tâm. Theo kinh nghiệm của thế giới đã được tổng kết, phương pháp quản lý toàn diện các đồng bằng ngập lụt bao gồm việc xác định nguyên nhân, tần số và phạm vi ngập lụt hàng năm; xác định tác dụng của các công trình công cộng và tư nhân lên mức lũ, ngập lụt; các biện pháp công trình và phi công trình trong việc phòng chống. Quản lý toàn diện đồng bằng ngập lụt, nghĩa là phải làm cho sự phát triển của nó thích nghi, hài hoà và phát triển nó theo hướng có lợi nhất trong sự cân bằng với tự nhiên. Phát triển kinh tế - xã hội phải phối hợp với phát triển các biện pháp khống chế, kiểm soát lũ. Các chính sách về quản lý đồng bằng ngập lụt cần chú trọng sự cân bằng giữa kiểm soát lũ, ngập lụt bằng công trình và sự điều hòa các thành phần khác, đặc biệt là việc điều hòa sử dụng đất, vì như thế có thể giảm các tổn thất do lũ lụt gây ra một cách có hiệu quả. Việc điều hòa sử dụng đất nên tổ hợp với các công trình bảo vệ. Đồng bằng ngập lụt là một nguồn tài nguyên sinh thái và môi trường. Các vùng đất ngập nước là nơi sinh trú của các sinh vật hoang dã, vùng nạp lại nước ngầm, vùng đất phì nhiêu cảnh quan đẹp thích hợp cho du lịch, vùng bảo tồn đa dạng sinh học. Do vậy trong các kế hoạch sử dụng đất cần quan tâm đánh giá khả năng khai thác các vùng sinh thái đất ngập nước.
Trong quản lý tổng hợp lũ vùng ĐBSCL nếu xét được toàn tam giác châu có sự tham gia của Biển Hồ là tốt nhất. Nhưng trong khi chưa có một qui hoạch dài hạn xem xét khả năng đối với toàn lưu vực, thì trước mắt cần xét ngay bộ phận tam giác châu thuộc lãnh thổ nước ta. Từ những kinh nghiệm qua các năm lũ lớn trong vòng 4 thập niên qua, theo chúng tôi cần giải quyết các vấn đề sau:Qui hoạch sử dụng đất ĐBSCL, trong đó cần đặc biệt hoạch định rõ vùng phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu và giữa hai con sông này, các nơi ngập nông hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển của đồng bằng, các khu công nghiệp, các đô thị, các khu dân cư, vùng xây dựng đê bao ngăn lũ hoàn toàn. Đối với vùng ngập sâu 3-4 m, rốn phèn của Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên cần khoanh vùng tạo thành các kho nước để điều tiết lũ và trữ nước cho mùa cạn, và khai thác khu vực này theo hệ sinh thái đất ngập nước.
Điều khiển chảy tràn và thoát lũ, khống chế dòng chảy lũ và ngập lụt, trước mắt hạn chế dòng chảy tràn qua biên giới vào Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên đang tăng lên gây ngập lụt nặng nề cho hai vùng này để chuyển về dòng chính đang có xu thế giảm. Các hệ thống sông, kênh mương nội đồng phải đảm bảo vừa có chức năng tưới vừa tiêu thoát lũ, với các lộ chạy qua các vùng nước chảy tràn do lũ và mưa cần tính toán bố trí các cầu cống sao cho bảo đảm thoát lũ và bảo vệ bản thân công trình. Những vùng có bờ đê bao bảo vệ quanh năm hoặc ngăn lũ sớm, lũ muộn cần được tính toán hợp lý và có bố trí công trình tiêu thoát úng bằng bơm hoặc tiêu tự chảy nhằm bảo đảm an toàn cho người và mọi hoạt động. Lựa chọn tối ưu các đường tiêu thoát lũ úng ngập ra biển có điều khiển ngăn triều mặn. Nghiên cứu thêm việc thoát lũ có liên quan tới hệ thống sông Vàm Cỏ, các công trình ngăn mặn cũng cần bố trí bơm tiêu thoát lũ hoặc cửa tự động tiêu tự chảy khi điều kiện cho phép.
Xác định các khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn quốc gia, khu du lịch, qui hoạch khôi phục lại các khu vực rừng ven biển, vùng rừng tràm, các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, các vành đai cây xanh bảo vệ trong các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp... Thông qua đó tạo cho đồng bằng có cảnh quan đẹp, đa dạng, gồm nhiều đơn vị sinh thái trong một thế cân bằng ổn định, môi trường được bảo vệ trong lành.
Đi đôi với qui hoạch phát triển trên phạm vi lưu vực của toàn đồng bằng có thể cần hình thành một tổ chức để thống nhất quản lý phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát lũ, ngập lụt và bảo vệ môi trường. Bố trí mạng lưới monitoring môi trường đất, nước, không khí và dự báo khí tượng thủy văn nhằm phát hiện kịp thời mọi biến động, thay đổi để có phương sách điều chỉnh thích nghi.
II. Những tiềm năng để khai thác sử dụng đất phèn ở ĐBSCL
II.1.ĐBSCL: khai thác thế mạnh của cây tràm
510.000 ha rừng tràm của vùng ĐBSCL sẽ được diều phối để tránh sự bất cập giữa vùng nguyên liệu và sản xuất.
II.1.1.Tiềm năng
Một dự án sử dụng tràm cừ hay tràm Úc như một nguyên liệu mới trong chế biến bột giấy, gỗ ghép gia dụng đang được khảo sát để thực thi.Tràm cũng có thể chế ra gỗ băm làm ván ép, hoặc sản xuất cồn ethanol. Mới nghe qua thì chúng ta cứ nghĩ đây chỉ là một việc bình thường. Nhưng điều đặc biệt ở đây là dự án được triển khai trồng tràm trên những vùng đất nhiễm phèn nặng, và giải quyết việc làm cho hơn 150.000 hộ nghèo ĐBSCL.
Được phép của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng như Văn phòng Chính phủ, kết hợp với Ngân hàng Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank For International Cooperation) thông qua tổ chức Liên kết Quốc tế Nhật Bản, ĐH Cần Thơ đã tiến hành những khảo sát ban đầu về tình trạng tràm. Các nhà khoa học của trường ĐH đã tiến hành khảo sát tràm trong 6 tháng, từ tháng 3 đến tháng 9-2005.
Gần 2 tấn gỗ tràm tràm cừ (Melaleuca cajuputi) hay tràm Úc (Melaleuca leucadendron) ở các năm tuổi khác nhau đã được gửi đi nhiều nhà máy chế biến gỗ trong nước và nước ngoài để khảo sát.
Kết quả bước đầu cho thấy, nguyên liệu cây tràm có thể làm bột giấy tốt tương đương với nguyên liệu làm bột giấy truyền thống, tràm bông vàng Acacia hay còn gọi là keo lá tràm. Gỗ có chất lượng tốt hơn gỗ Acacia đang thịnh hàng trên thị trường. 90% nguyên liệu làm gỗ ép hiện nay được các doanh nghiệp ở TP.HCM nhập về chủ yếu là từ Malaysia. Trong khi đó, đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong các vùng trồng tràm thuộc diện nghèo nhất. Đa số các hộ này có diện tích canh tác nhỏ hơn 3 ha với thu nhập bình quân mỗi năm gần 5.000.000 đồng/hộ.
Từ kết quả khảo sát, trường ĐH Cần Thơ đã tổ chức hội thảo với 7 tỉnh ĐBSCL có diện tích tràm lớn nhất: Long An, Tiến Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, và Cà Mau. Từ đó, các tỉnh thuộc ĐBSCL kiến nghị xây dựng một dự án đồng bộ điều phối nguyên liệu tràm cho cả vùng ĐBSCL, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 150.000 hộ dân nghèo. Dự án sẽ xây dựng một kế hoạch đồng bộ từ khâu trồng đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng cho thị trường nội địa và quốc tế. Bao gồm hạ tầng cơ sở, vốn sản xuất, vốn trồng rừng phòng hộ, vốn phát triển công nghệ, vốn tiếp thị. Trong đó sẽ có một trung tâm điều phối các hoạt động dự án, với chi phí điều hành ước tính mỗi năm là 0,7 triệu USD. Trung tâm này có nhiệm vụ theo dõi điều tiết thị trường, tiếp thị sản phẩm ra nước ngoài, kể cả kêu gọi đầu tư, nghiên cứu kỹ thuật trồng tràm phục vụ công nghiệp, cũng như nghiên cứu mô hình chuyển dịch từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh. Mục đích của dự án còn là để xây dựng hệ thống chế biến công nghiệp, trong đó hệ thống có chức năng tiêu thụ sản phẩm từ tràm cho cả vùng ĐBSCL nhằm tránh lặp lại tình trạng thừa hay thiếu giữa vùng nguyên liệu và sản xuất như các trường hợp trồng mía hay dứa. 510.000 ha rừng tràm của vùng ĐBSCL sẽ được diều phối để tránh sự bất cập giữa vùng nguyên liệu và sản xuất.
Dự án này còn hoạch định việc xây dựng vùng nguyên liệu tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương: từ hạ tầng cơ sở, chế biến thô, cho đến hệ thống tài chính hỗ trợ tính dụng, ngân hàng. Vùng trồng nguyên liệu này còn là một trong những cách bảo tồn để giữ môi trường tốt hơn, phủ xanh những vùng đất bị phèn nặng, và bảo vệ rừng hiện có, cũng như giúp cho Việt Nam có nguồn kinh phí phát triển trồng rừng phòng hộ.
Hiện nay, các nhà khoa học trường ĐH Cần Thơ đang xây dựng báo cáo cuối cùng để nộp cho các bộ liên quan xem xét. Nếu chính phủ đồng ý cho phép dự án này hoạt động thì JBIC sẽ viện trợ vốn không hoàn lại. Dự kiến, dự án khả thi sẽ được tiến hành trong 2 năm 2006 - 2007 và bắt đầu hoạt động vào năm 2008. Chủ đầu tư dự án sẽ là Chính phủ Việt Nam, với quản lý dự án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện nghiên cứu Rừng, các trường ĐH, Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Vietnam Paper Corporation - VINAPACO).
II.1.2.Thực trạng
Tuy nhiên bên cạnh đó lại có những nổi trăn trở khác vì một số thực trạng rất đáng buồn. Bởi có nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ được những giá trị to lớn mà rừng tràm mang lại,họ chỉ nhìn vào những lợi ích trước mắt nên đã có những hành động “đối xử” không đúng đối với cây tràm.Đó là gần đây xuất hiện những việc như:
Bán tràm non, bán luôn đất mặt
Cây tràm rớt giá thảm hại, nhiều nông dân ở tỉnh Long An chặt tràm non bán củi, chuyển sang trồng lúa. Nhưng cũng có nhiều người, sau khi phá bỏ rừng tràm đã bán luôn lớp đất mặt cho những người… sản xuất phân bón hữu cơ.
Nhiều người dân vùng Đồng Tháp Mười của Long An đang đốn tràm non bán củi vì hiện nay 1 hecta tràm cừ chỉ còn 15 triệu đồng sau 7 – 8 năm chăm sóc
Đang mùa cao điểm xây dựng nhưng những vựa cừ tràm bề thế dọc quốc lộ 62 thuộc địa phận các huyện Thạnh Hoá, Tân Thạnh, Mộc Hoá của tỉnh Long An vẫn đìu hiu.
Cừ tràm thành củi
Dọc quốc lộ 62 dẫn vào ruột Đồng Tháp Mười, những vựa củi tràm mọc lên ồ ạt. Tại xã Thuỷ Đông huyện Thạnh Hoá, gia đình ông Tư Kính (Bùi Thành Kính) gần 10 người đang tập trung cưa những thân tràm ra thành từng đoạn ngắn 50cm, sau đó róc sạch vỏ, chất thành từng khối ngay ngắn, chờ thương lái từ TP.HCM đến mua.Có gia đình đã phá sạch gần hai hecta tràm bốn tuổi, cưa bán củi. Thấy có lời, họ lại tiếp tục đi mua tràm non trong vùng về cưa củi, bán. “Trồng một hecta tràm, chi phí đầu tư lên đến hơn 40 triệu đồng. Phải mất từ 7 – 8 năm chăm sóc mới có tràm bán cừ, nhưng giá bán một hecta tràm cừ hiện nay chỉ có 15 triệu đồng. Trong khi đó đốn tràm non bán củi, một hecta có thể thu được 40 – 50 triệu đồng”. Theo những chủ vựa củi tràm, hiện nay thương lái ở TP.HCM mang xe tải xuống tận nơi mua củi với giá 270.000đ/m3, có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu.Sau khi phá tràm san ủi mương liếp để canh tác hai vụ lúa/năm,họ cho rằng một hecta canh tác lúa có thể thu lãi 15 – 20 triệu đồng nên mạnh ai nấy phá tràm non bán củi để chuyển sang trồng lúa. Hiện nay, tình trạng phá tràm trồng lúa đang diễn ra phổ biến ở các huyện Thạnh Hoá, Tân Thạnh, Tân Hưng… Chỉ trong hai năm 2007 – 2008 khu vực này đã có hàng ngàn hecta tràm bị phá bỏ, diện tích tràm giảm chỉ còn hơn 50.000 hecta so với lúc cao điểm gần 70.000 hecta. Tại huyện Tân Thạnh thì người dân vẫn tiếp tục phá tràm trồng lúa.Người trồng tràm lỗ nặng nên họ phá bỏ rừng tràm chuyển sang trồng lúa là điều tất yếu, khó có thể ngăn cản dù biết rừng tràm là hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
Đua nhau bán đất mặt rừng tràm
Không chỉ phá tràm trồng lúa, hiện nay ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đang xuất hiện tình trạng nhà nông sau khi phá rừng tràm đã kêu bán luôn lớp đất mặt. Đây là lớp đất mùn hữu cơ lưu cữu sau nhiều năm canh tác tràm trộn lẫn với lớp than bùn, có màu đen xám, chiều dày từ 1 – 2m. Những ngày này, trên quốc lộ 62 từ Thạnh Hoá đến Tân Thạnh, hàng đoàn xe ben ngược xuôi tấp nập chở đất đen từ các khu khai thác ra đổ ở các bãi tập kết khổng lồ hai bên đường. Tại xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh, nơi “phong trào” bán đất mặt rừng tràm đang diễn ra sôi động, ông Trương Văn Lạc ở ấp Bắc Đông, cho biết từ năm 2008 nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM đã đến địa phương mua đất mặt với giá hơn 100 triệu đồng/ha. “Họ đưa máy đào Kobe và xe ben đến, đào xuống sâu từ 2 – 2,5m, bóc hết lớp đất đen trên mặt rừng tràm chở đi, chỉ còn trơ lại lớp đất sét, đất phèn. Sau khi bóc hết lớp đất mặt, nhà nông bỏ hoang đất vì không còn trồng trọt được cây gì, cũng không thể thả nuôi cá do lớp phèn trỗi dậy”, ông Lạc nói.
Theo thông tin chúng tôi nắm được, các doanh nghiệp mua lớp đất mặt để sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ (!?) và hiện nay giá bán đất được nông dân đẩy lên mức 200 – 250 triệu đồng/ha. Khi đặt vấn đề nông dân đua nhau bán đất mặt với UBND huyện Tân Thạnh, ông Nguyễn Văn Kiệt, phó chủ tịch, nói: “Huyện chưa nghe các xã báo cáo tình hình này. Bán đất mặt là vi phạm luật Tài nguyên, huyện sẽ yêu cầu thống kê và kiểm tra xử lý”. Tuy nhiên, cách không xa UBND huyện Tân Thạnh đang có nhiều bãi tập kết đất đen rất lớn và nhiều cơ sở sơ chế đất đen hoạt động. Tại xã Tân Hiệp cũng có một doanh nghiệp được khai thác đất đen trên diện tích 30 hecta để làm phân bón.
Điều làm nhiều người lo ngại là, việc khai thác cạn kiệt lớp đất đen sẽ khiến lớp đất phèn tiềm tàng được giải phóng hoạt động mạnh, làm thay đổi đặc tính thổ nhưỡng. Người nông dân sau khi tiêu xài hết những đồng tiền bán đất mặt sẽ không còn đất đai canh tác là điều mà nhiều người lo ngại.. Nỗi trăn trở của rừng tràm trên đất phèn ngập
Phong trào trồng rừng tràm trên đất phèn ngập đang trong những “nốt trầm”. Nhiều nơi như Long An, Cà Mau, Đồng Tháp.. đã chuyển rừng thành ruộng hàng ngàn ha trong một năm. Dẫu biết giá trị kinh tế, chức năng sinh thái to lớn hàng ngàn tỷ đồng và hàng trăm mạng người trong từng năm lũ đã qua, nhưng nhiều nơi vẫn đứng trước thúc ép giữa rừng và ruộng. Việc bảo tồn rừng tràm trên đất phèn (nặng) không còn là nổ lực của riêng người trồng rừng, mà đã trở thành của cả ngành Nông - Lâm nghiệp và trách nhiệm của mỗi chúng ta trước tương lai
Mất rừng/đất ngập nước ở một số nước phát triển và nước ta
Đầu những năm 1980, một nửa đất ngập nước bị xóa sổ trên bản đồ thế giới. Cho tới 1995, thế giới chỉ còn trên 4% diện tích đất ngập nước. Tốc độ chuyển hóa chúng thành đất nông nghiệp ở các nước nghèo ngày càng tăng nhanh. Mất rừng và đất ngập nước: Nguồn lợi kinh tế, năng suất cây trồng, nguồn thức ăn tự nhiên của con người cũng không còn vô tận nữa. Ở Mỹ, từ 1902 Quốc hội Mỹ bắt đầu đầu tư cho dự án xã, tháo nước và “khai phá” vùng đất ngập nước xây dựng những hệ thống thủy lợi mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp. Hằng năm, trung bình có trên 290.000 ha đất ngập nước bị chuyển hóa thành đất nông nghiệp. Ở California diện tích bị “khai phá thành đất nông nghiệp” là 75-95%; Ở Missisippi: 80%; Ở Minnesota: 60%... Ở Trung Quốc, hơn 3.656 người bị nhấn chìm trong cơn lũ xảy ra ở lưu vực sông Dương Tử (Pomfret, 1998) và thiệt hại do thiên tai ở rất nhiều nước khác cùng xuất phát từ một nguyên nhân trên.
Ngày nay, các nhà khoa học đã có thể định lượng, đánh giá các giá trị sinh thái, môi trường của đất ngập nước. Theo các chuyên gia, trên một ha đất ngập nước bảo tồn tại Mỹ có giá trị gấp 2,8 lần so với đất khai phá sản suất nông nghiệp (Ruitenbeek, 1989). Tác dụng lọc chất thãi, ô nhiễm làm sạch nguồn nước của đất ngập nước trị giá 100.000 $USD/ha. Điều tiết đỉnh lũ 1.578 $USD/ha. Giữ độ phì của đất 532 $USD/ha. Như vậy, chỉ tạm tính những chỉ tiêu này, An Giang, với 40.000 ha đã chuyển hóa thành đất nông nghiệp (90% diện tích), giá trị môi trường mất tương đương với 4.084 triệu USD. Đó là chưa tính tới sự mất mát cơ sở vật chất hàng ngàn tỷ đồng và hàng trăm mạng người trong từng năm lũ cao đó. Ngoài ra, chưa tính tới nhiều giá trị bền vững khác của môi trường - đa dạng sinh học một khi mất đi sẽ không dễ dàng bù đắp được. Từ sau 1995, để ngăn chặn sự tiếp tục chuyển hóa đất ngập nước, Mỹ đã cho ra đời chính sách “không mất”, nghĩa là, cứ mỗi diện tích đất ngập nước bị mất phải được bù đắp bằng hoặc nhiều hơn số lượng đã mất.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có hơn 172.000 ha đất rừng tràm (1972). Sau hơn 30 năm, chúng ta chỉ còn gần một nữa. Tốc độ mất rừng/đất ngập nước đang ngày càng tăng nhanh do áp lực của tăng dân số và nhu cầu đất nông nghiệp. Điều này thể hiện rất rõ ở giá cả đất nông nghiệp. Thí dụ, tại khu vực Bình Minh, xã Tà Đảnh (Tri Tôn) giá đất ruộng lúa cao hơn đất rừng cùng địa điểm gấp ba lần. Áp lực muốn chuyển mục đích sử dụng đất rừng trồng sang đất nông nghiệp rất mạnh. Tập quán lâu đời người dân đã quen với trồng lúa, 80% dân số sống về nghề nông. Muốn duy trì rừng và đất rừng có hiệu quả kinh tế và xã hội, không phải dễ dàng trong một thời gian ngắn, mà cần có sự hỗ trợ của chính sách của nhà nước.
II.1.3.Giải pháp bền vững cho việc bảo tồn rừng/đất ngập nước
Rừng tràm trên đất phèn ngập là một hệ sinh thái bền vững, duy nhất phù hợp và hiệu quả gắn bó và mang nhiều lợi ích cho con người. Nhằm bảo tồn hệ sinh thái này chỉ có con đường khôi phục và phát triển rừng tràm trên đất ngập phèn.
Vùng đất ngập phèn (nặng) của nhiều tỉnh ĐBSCL và An Giang nói riêng phù hợp cho khôi phục và phát triển rừng tràm (Nguyễn Ngọc Trân, 1990). Theo quy hoạch đến năm 2010, toàn vùng ĐBSCL sẽ trồng mới thêm khoảng 100.000 ha rừng tràm. Nhằm khai thác tiềm năng kinh tế và bảo vệ nguồn lợi lâu dài trong sự cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học cho vùng, cần thiết có những định hướng đúng và biện pháp mạnh giúp cải thiện hoàn cảnh rừng/đất ngập nước đang ngày càng tụt giảm. Một số vấn đề cần được chú trọng.
Một là, hoạch định chính sách nhất hoán về khôi phục và phát triển rừng/đất ngập phèn (nặng) hiện còn và quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp ổn định lâu dài. Không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất nông nghiệp, để không tiếp tục mất đất rừng.
Những cơ sở quan trọng cho chính sách này là: Điều kiện tự nhiên của đất phèn ngập Tri Tôn, Tịnh Biên rất phù hợp khôi phục lại rừng tràm - chương trình điều tra cơ bản 60-B (Nguyễn Ngọc Trân, 1990).
Trên vùng đất phèn nặng ngập nước nếu cải tạo cho nông nghiệp sẽ tốn rất nhiều tốn một thời gian cải tạo, nhưng hậu quả về môi trường lại khốc liệt hơn không chỉ tại chỗ mà cả vùng hạ nguồn (phèn hóa, mặn hóa, đất khô cằn, mực nước ngầm xuống thấp, bảo, lũ…). Trong khi đó, rừng tràm trên đất phèn ngập này lại có thể cải thiện môi trường (đất, nước) vừa mang lại thu nhập và giúp duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ di sản động thực vật quý hiếm - nguồn tài nguyên du lịch, văn hóa vô giá không phải ở nước nào, tỉnh nào cũng có được.
Chính sách hỗ trợ đầu tư cho trồng lại rừng tràm không chỉ phù hợp với xu hướng chương trình quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng mà còn đúng thời cơ: Các nước phát triển và tổ chức Quốc tế đang mời gọi chúng ta, như Ngân hàng Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank For International Cooperation) thông qua tổ chức Liên kết Quốc tế Nhật Bản JBIC đang sẳn sàng viện trợ không hoàn lại cho dự án này.
Hai là, áp dụng những kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật mới về chọn giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh trồng rừng nhằm tăng năng suất rừng tràm, với chu kỳ kinh doanh ngắn nhất. Hiện nay, chu kỳ khai thác của tràm (M. cajuputi) là 10-12 năm, trong khi tràm ngoại (M. leucadendra) chỉ mất 5 năm (Nguyễn T. Bích thủy, 2005). Việc chọn đúng lòai/xuất xứ, đúng lập địa cây trồng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng phù hợp sẽ giúp nâng cao thu nhập người trồng rừng trong chu kỳ ngắn nhất, dù là trồng tràm ngoại (M. leucadendra) hay tràm nội địa (M. cajuputi). Tuy nhiên, ngành Nông - Lâm nghiệp cần có những chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp thúc đẩy và nhân rộng mô hình trồng rừng hiệu quả này.
Ba là, phối hợp với tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu tạo ra những sản phẩm khác từ rừng tràm. Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu sử dụng cừ cọc của lòai, xuất xứ có triển vọng - tràm ngoại tương đương với tràm nội địa (Nguyễn T. Bích thủy, 2005); Kết quả sản xuất thử bột giấy và những nghiên cứu khác như sản xuất gỗ ghép gia dụng, gỗ băm làm ván ép từ tràm ngoại (Dương văn Ni, 2005); Những nghiên cứu khác của Viện, phân viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
Giải quyết được những vấn đề cơ bản này,có thể bảo vệ được một lá phổi sống – vùng sinh quyển, một thượng nguồn sông Mekong vào Việt Nam bình yên và một khu sản xuất nguyên liệu công nghiệp màu xanh có hiệu quả môi trường và còn có thu nhập, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động nghèo.
II.2.Tiềm năng lúa nước
Trở ngại lớn nhất của đồng bằng là sự nhiễm phèn, nhiễm mặn của đất, trong lúc nước lại không đủ vào mùa khô. Về mặt kinh tế - xã hội, tình trạng chậm phát triển của các ngành kinh tế khác và kết cấu hạ tầng thiếu nghiêm trọng đã ảnh hưởng tới việc sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng. Với tiềm năng sẵn có, đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra một khối lượng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Lúa giữ ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chiếm tới 99% diện tích cây lương thực và 99,7% sản lượng lương thực của toàn bộ đồng bằng này. Diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt gần 4 triệu ha, chiếm 52% diện tích gieo trồng lúa trong toàn quốc (1999). Cách tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở đồng bằng nói riêng và ở cả nước nói chung là An Giang (462.800 ha), Long An (441.200 ha), Kiên Giang (514.300 ha), Đồng Tháp (442.700 ha). Do thiên nhiên ưu đãi, năng suất lúa trung bình cả năm ở đây vượt năng suất lúa trung bình toàn quốc (40,3 tạ/ha so với 38,8 tạ/ha, thời kì 1995 – 1999). Năm 1999, sản lượng lúa đạt 16,3 triệu tấn, chiếm 52% sản lượng lúa toàn quốc. Mức lương thực bình quân trên đầu người ở đồng bằng sông Cửu Long lên đến 1012,3 kg nghĩa là gấp 2,3 lần mức bình quân của toàn quốc và cao hơn hẳn so với các vùng khác.
Đồng bằng sông Cửu Long với 44% diện tích là đất phèn, chiếm 1,68 triệu ha, là vùng canh tác khó khăn cho việc sản xuất cây lương thực, đặc biệt là cây lúa. Để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược mới là 38 triệu tấn lúa gạo vào năm 2010, việc khai thác triệt để các vùng đất phèn cho sản xuất lúa gạo là hết sức cần thiết. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, hàng năm ĐBSCL có 3-6 tháng ngập lụt nên nước ngọt được dùng để cải tạo thường xuyên tính độc của phèn.
Nhờ vậy, các vùng đất nhiễm phèn như Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười với việc sử dụng những giống lúa mới kháng phèn, ngắn ngày và phù hợp điều kiện sản xuất đã góp phần đưa sản lượng lúa ĐBSCL tăng lên nhanh và ổn định. Bên cạnh các giống lúa AS996, OM2395, OM2717 đã được canh tác nhiều năm trên các vùng đất này thì MTL499 là giống mới đã gặt hái được nhiều thành công trong thời gian qua.
MTL499 là kết quả lai tạo thành công của Viện Phát triển đồng bằng - Trường ĐH Cần Thơ theo chiến lược chọn giống cho các vùng trồng lúa có điều kiện đất khắc nghiệt. MTL499 có tên gốc L259-4-17-1-1-N, được lai tạo năm 1998 từ việc kết hợp đặc tính cực ngắn ngày và gạo xuất khẩu của cây mẹ là CK96 với giống lúa nhập ngoại thích nghi rộng lúc bấy giờ là IR64. Sau nhiều mùa chọn lọc cá thể, dòng lai được quan sát sơ khởi đồng thời ở Viện PTĐB và Trại giống Bình Đức tỉnh An Giang. Tại đây, giống đã thể hiện đặc tính tốt và được Khảo nghiệm Quốc gia (VCU) vào ba mùa vụ trong hai năm 2006-2007 tại 5 địa điểm ở các tỉnh thành phía Nam.
Kết quả khảo nghiệm sản xuất trong ba vụ giai đoạn 2006-2007 ở cả hai vùng phù sa và phèn mặn cho thấy giống lúa MTL499 cho năng suất tương đương hoặc cao hơn giống đối chứng OMCS2000 và đối chứng AS996. Ngoài ra, với dạng hình được bà con nông dân ưa chuộng, tính thích nghi tốt với các cơ cấu mùa vụ như hai lúa một màu hoặc ba lúa, giống được đánh giá là thích hợp tại các địa phương An Giang, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Đặc biệt, giống đã sinh trưởng tốt và cho năng suất khá cao khi thử nghiệm ở hai vùng đất nhiễm phèn nặng là Tân Thạnh, Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) và Thoại Sơn, Tri Tôn (An Giang).
MTL499 được đánh giá tính chống chịu rầy nâu và bệnh cháy lá ngay giai đoạn đưa vào. Kết quả đánh giá trong dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn xoắn lá năm 2006-2007 cho thấy MTL499 là giống lúa có khả năng chống chịu khá tốt so với các giống lúa đưa vào sản xuất tại các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng. Do được di truyền tính kháng các loại sâu bệnh chính từ cây mẹ CK96, giống MTL499 tỏ ra an toàn với sâu bệnh một cách ổn định qua nhiều mùa vụ. Kết quả này đã giúp giống MTL499 được nông dân chấp nhận nhanh chóng trong sản xuất tại các tỉnh trên.
Đánh giá tổng hợp về giống này, Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng và phân bón vùng Nam Bộ đã đề xuất giống lúa MTL499 là giống triển vọng đáp ứng được những mục tiêu như ngắn ngày, chịu được phèn mặn, năng suất cao, ổn định, chống chịu sâu bệnh khá, gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và cần phổ biến trong sản xuất tại vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ.
Thời gian qua, cơ cấu kinh tế của toàn vùng đã có sự chuyển dịch đáng kể. Nhiều địa phương trở thành “điểm sáng” về sản xuất nông nghiệp. Nét nổi bật là diện tích đất nông nghiệp không ngừng được mở rộng thông qua khai hoang, cải tạo, cơ cấu cây trồng - vật nuôi được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
II.3.Tiềm năng nuôi trồng thủy sản
Trong thời gian qua, hàng ngàn ha đất hoang hóa, ngập nước vùng tứ giác Long Xuyên đã trở thành vùng trọng điểm sản xuất nông - ngư nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, đến nay, toàn vùng đã chuyển 300.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và các loại rau màu có giá trị kinh tế. Cụ thể, tỉnh Sóc Trăng chuyển 70.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản theo các mô hình kết hợp đã cho giá trị thu hoạch đạt 40-50 triệu đồng/ha/năm. Tỉnh Cà Mau đã chuyển 93.526ha đất canh tác lúa sang nuôi trồng thủy sản. Cần Thơ gắn việc chuyển dịch cây trồng với bố trí phân vùng sản xuất tập trung như vùng lúa cao sản, vùng cây ăn quả đặc sản, vùng nuôi trồng thủy sản…
Bên cạnh đó, mô hình trang trại cũng phát triển khá mạnh, hiện số trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tới 40% tổng số trang trại của toàn vùng, nhiều trang trại đã đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha. Kinh tế phát triển đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân đầu người của người dân ĐBSCL mới đạt 12 triệu đồng/người/năm là chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của vùng. Cho đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản (nước lợ và nước mặn) của vùng khoảng 560.000ha, dự kiến đến năm 2010 sẽ phát triển lên 645.000ha; tổng diện tích cây ăn quả hiện có là 287.000ha, mục tiêu đến năm 2010 sẽ đạt 340.000ha. Để làm được điều này, ĐBSCL cần được đầu tư về thủy lợi, giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất…
Hiện nay, ngoài các yếu tố khách quan, như tác động của lũ vùng đầu nguồn, diện tích đất ngập, đất phèn mặn khá lớn…, thì những yếu tố chủ quan đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Cơ sở hạ tầng chậm phát triển, những năm qua các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước mới chỉ đến được cấp xã, tại các cụm dân cư (nhất là vùng sâu, vùng xa) điều kiện sinh hoạt của người dân còn rất khó khăn. Đến nay, mới chỉ có 85% số xã có đường giao thông đến trung tâm, 65% số ấp có đường giao thông, 52% được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, hệ thống thủy lợi mới chủ động được 80% diện tích sản xuất. Cơ sở hạ tầng yếu kém không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, mà còn là rào cản đối với việc thu hút các nhà đầu tư. Đến nay, toàn vùng mới thu hút được 215 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD, bằng 3% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước.
Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là đông và tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển (chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều (70-80% là bãi triều cao). Mùa khô độ mặn nước biển ven bờ cao 20-30%0, mùa mưa 5-20%0, thâm nhập mặn theo các sông nhánh vào nội đồng nhiều nơi đến 40- 60km. Điều kiện như vậy đã tạo nên những vùng đất ngập nước qui mô lớn với bản chất lầy mặn và đa dạng về kiểu môi trường sinh thái (mặn, lợ, ngọt), cũng như các hệ thống canh tác tương đối đồng nhất, đôi khi không phân biệt được bằng địa giới hành chính, như: vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau.... Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt cũng đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản hàng hoá tập trung.
Vấn đề lương thực, thực phẩm của đồng bằng sông Cửu Long liên quan tới nhu cầu của nhiều vùng khác và của xuất khẩu. Đây là địa bàn chiến lược để giải quyết vấn đề ăn cho cả nước và cho xuất khẩu. Vì vậy những định hướng lớn về sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bằng này là tập trung vào việc từng bước biến nơi đây thành vùng lương thực, thực phẩm hàng hoá lớn hơn nữa trên cơ sở thâm canh, tăng vụ, khai thác những diện tích còn hoang hoá, đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ hải sản. Trên thực tế, đồng bằng sông Cửu Long là nơi còn nhiều tiềm năng chưa được lôi cuốn vào hoạt động sản xuất. Hiện tại, hệ số sử dụng ruộng đất ở đây còn thấp. Phần lớn diện tích canh tác là ruộng 1 vụ. Ruộng 2 vụ, và nhất là ruộng 3 vụ còn ít. Nếu giải quyết tốt vấn đề thuỷ lợi, diện tích lúa 2 – 3 vụ sẽ tăng lên.
Diện tích các bãi bồi ven sông, ven biển và diện tích mặt nước chưa được sử dụng còn lớn. Có thể từng bước cải tạo các diện tích này thành đất canh tác hoặc thành vùng nuôi thuỷ sản, nhất là thuỷ sản nước lợ và thuỷ sản nước mặn.
Nguồn thực phẩm quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long là nguồn thuỷ, hải sản. Trong những năm qua, vùng đồng bằng này đã cung cấp cho các vùng khác và cả cho xuất khẩu 10 vạn tấn cá, tôm.
Vùng Tứ giác Long Xuyên bị phèn nặng, rất khó khăn trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Ấy thế mà nhiều doanh nghiệp lại đổ xô đến nuôi tôm sạch ngay trên vùng “đất chết” này...
Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long được xem là táo bạo khi chọn vùng đất phèn nặng, hoang hóa đầu tư nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn. 1.230 ha đất ở Tứ giác Long Xuyên thuộc xã Phú Mỹ, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) được công ty này lập dự án thuê làm ao nuôi. Đến nay, hơn 2/3 diện tích đã được cải tạo sử dụng, trong đó 650 ha nuôi tôm công nghiệp, cho năng suất bình quân 8-9 tấn/ha, có ao đạt đến 12 tấn/ha. Ông Đoàn Quốc Việt, Tổng Giám đốc công ty, cho biết: “Công ty phải sử dụng các công nghệ sinh học trong việc xử lý ao nuôi và mở hệ thống các tuyến kinh để chủ động và xử lý nguồn nước. Vì vậy, suốt 6 năm triển khai dự án, công ty chưa gặp một sự cố nào ảnh hưởng đến năng suất tôm...”. Công ty cũng đã tập hợp lực lượng kỹ sư chuyên ngành và hơn 1.000 lao động làm việc tại ao nuôi. Ngoài ra, công ty này còn áp dụng mô hình sản xuất khép kín. Công ty đã đầu tư trại tôm giống tại Phú Quốc, vừa phục vụ nguồn giống nuôi ở Kiên Lương, vừa cung cấp con giống cho người nuôi tôm tại Kiên Giang và ĐBSCL. Toàn bộ nguyên liệu được chuyển về nhà máy của công ty đặt tại Cảng cá Tắc Cậu huyện Châu Thành để chế biến xuất khẩu sang các thị trường khó tính là Nhật, EU và Mỹ.
Theo sau đó là Công ty cổ phần Phát triển thủy sản Toàn Cầu với 2 dự án nuôi tôm công nghiệp bằng qui trình công nghệ sinh học đang được thực hiện tại Tà Xăng và Xà Ngách (Kiên Lương). Quy mô 300 ha đất thuê nuôi tôm được đầu tư hệ thống ao lọc nước thô và ao lọc nước tinh, nên chủ động nguồn nước sạch nuôi tôm. Ngoài ra, còn có hệ thống xử lý nước thải trong quá trình nuôi trồng trước khi trả lại môi trường, không gây ảnh hưởng đến qui trình nuôi kế tiếp. Năng suất tôm nuôi đạt 6 tấn/ha được xem là cao tại vùng nuôi tôm Kiên Lương, vì đã gấp 2 lần so với năng suất nuôi tôm công nghiệp.
Mới đây, 2 dự án nuôi tôm công nghiệp cũng đã được duyệt để đầu tư vào vùng Tứ giác Long Xuyên. DNTN Đông Thuận và DNTN Hồng Ngọc đầu tư 34,7 tỉ đồng xây dựng vùng nuôi trên diện tích 195 ha. Đây là vùng đất hoang hóa, trồng cây kém hiệu quả được chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất. Theo tính toán, 2 doanh nghiệp này sẽ cung cấp khoảng 800 tấn tôm sạch nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Giải pháp sử dụng công nghệ sinh học để nuôi tôm tại vùng Tứ giác Long Xuyên bước đầu đã khẳng định được hiệu quả bền vững, biến vùng đất hoang hóa và phèn nặng “cá bơi nổ mắt”, “vịt lội teo chân” thành vùng nuôi trù phú. Trong chuyến khảo sát mới đây, Bộ NN&PTNT rất đồng tình với việc phát triển vùng nuôi tôm tại khu vực Tứ giác Long Xuyên thuộc thị xã Hà Tiên và 2 huyện Kiên Lương, Hòn Đất. Đại diện Bộ NN&PTNT cho rằng: “Nuôi tôm công nghiệp bằng công nghệ sinh học mà Kiên Giang đang phát triển là mục tiêu bền vững, thân thiện với môi trường. Tại đây có thể phát triển thành vùng nuôi tôm sú nguyên liệu sạch mang tầm khu vực và thế giới”.
XÂY DỰNG VÙNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẠCH
Tôm sạch hiện đang là nhu cầu bức xúc của các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhất là lúc nhiều lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam bị kiểm tra nhiễm kháng sinh, dư lượng hóa chất vượt mức cho phép ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp và mặt hàng thủy sản Việt Nam. Kiên Giang đang chủ trương mở rộng và phát triển các khu cụm công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư. Vì vậy, phát triển diện tích nuôi tôm sạch là điều cần thiết, nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu có kiểm soát cho doanh nghiệp chế biến. Vùng đất hoang hóa của Tứ giác Long Xuyên được chủ trương chuyển đổi rất lý tưởng vì quy mô lớn và chủ động quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm.
Phát triển theo xu hướng này, Kiên Giang ưu tiên và đãi ngộ đầu tư với các doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm sạch trên quy mô lớn. Doanh nghiệp thuê mặt bằng nuôi trồng thủy sản được miễn tiền thuê đất, mặt nước (sông và biển) trong thời gian xây dựng cơ bản và tiếp tục miễn 11 năm tiếp theo kể từ ngày đưa cơ sở vào hoạt động. Chính sách cởi mở và môi trường đầu tư tốt đã hấp dẫn được doanh nghiệp đầu tư. Hiện nay, Chính phủ đã đồng ý chủ trương xây dựng khu công nghiệp tại xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên. Theo quy hoạch, khu công nghiệp này sẽ hình thành trong giai đoạn 2010-2015. Đây là tín hiệu vui cho vùng nuôi tôm tại Tứ giác Long Xuyên thuộc Hà Tiên và Kiên Lương.
Kiên Giang hiện có gần 100.000 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có khoảng 1.500 ha nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước xin đầu tư khoảng 10.000 ha nuôi tôm sạch theo lộ trình đến 2010. Bộ NN&PTNT đề nghị Kiên Giang phải lập quy hoạch tổng thể vùng nuôi và lấy ý kiến đóng góp của các nhà đầu tư, nhà khoa học để có hướng phát triển tốt nhất. Đồng thời, vận động nông dân trong vùng quy hoạch và chuyển giao quy trình nuôi tôm bằng công nghệ sinh học. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đồng ý cung ứng vốn cho Kiên Giang thực hiện dự án thủy lợi trọng điểm Vàm Răng-Ba Hòn phục vụ 15.000 ha nuôi tôm công nghiệp tại khu vực này...
Việc cải tạo đất phèn ở ĐTM và TGLX chỉ ra rằng đất chua phèn có thể trở thành đất nông nghiệp ổn định nếu được cấp nước ngọt đầy đủ để thau chua và tưới. Ví dụ rõ nhất là sự thay đổi chất lượng đất và nước vùng Tứ giác Hà Tiên (thuộc TGLX), sau khi nhà nước thực hiện dự án thoát lũ ra Biển Tây theo quyết đinh 99/TTg.
Sau nhiều năm cải tạo đến nay diện tích đất phèn còn khoảng 1,6 triệu ha (41%). Trong đó, khoảng 886 000 ha đất thuần phèn và 658 000 ha đất phèn mặn. Đất phèn tiềm tàng có diện tích 613 000 ha, phân bố trên những vùng tiêu nước khá thuận lợi nên thích hợp với lúa nước. Vì thế, 72% diện tích đất phèn tiềm tàng được sử dụng cho nông nghiệp, 5% cho rừng và một phần là đất hoang. Đất phèn hoạt động tập trung chủ yếu ở vùng có khả năng tiêu nước kém. Tuy vậy, cũng có đến 62% diện tích được sử dụng cho nông nghiệp, 11% cho rừng và phần còn lại là đất hoang. Đất phèn mặn tập trung ven biển, với 46% diện tích nông nghiệp, 17% rừng, 10% nuôi tôm và phần còn lại chưa được sử dụng. Đây thực sự là nguồn ô nhiễm chua phèn đáng lưu ý đối với nước mặt ĐBSCL.
Ngoài sự nhiễm phèn, xâm nhập mặn cũng là một vấn đề cần được lưu ý ở ĐBSCL. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ăn thông ra biển mặn dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa. Trong mùa mưa nhờ có lượng nước ngọt phong phú (do mưa và dòng Mê kông mang đến) nên mặn bị đẩy lùi ra gần biển, nhưng vào mùa khô khi lưu lượng nước ngọt trên sông giảm, mặn lấn sâu vào nội đồng, gây ra những ảnh hưởng đáng kể. Sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL rất phức tạp, mỗi vùng có đặc điểm riêng:
Trên dòng chính Mêkông phụ thuộc vào lưu lượng thượng lưu chảy về.
Trên hệ thống sông Vàm cỏ phụ thuộc sự bổ sung lưu lượng từ các nguồn khác (vào sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông) và việc lấy nước của các khu vực ven sông.
Vùng Tứ giác Long xuyên (TGLX) chịu ảnh hưởng lớn vào khả năng vận chuyển nước ngọt của hệ thống kênh nối từ sông Hậu sang biển Tây, ở vùng Bán đảo Cà Mau (BĐCM) phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa nội vùng và sự tiếp ngọt từ kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp.
ĐBSCL có khoảng 790 000 ha đất mặn (20%) trong tổng số gần 2 triệu ha tự nhiên bị ảnh hưởng mặn, phân bố chủ yếu dọc bờ biển Đông và vùng BĐCM. Trong đó, đất bị mặn dưới 2 tháng khoảng 100 000 ha (đều đã được sử dụng cho nông nghiệp), đất mặn từ 2- 4 tháng 520 000 ha (88% sử dụng cho nông nghiệp, 9% cho rừng và 3% đất hoang), và đất mặn quanh năm chiếm khoáng 170 000 ha (34% cho rừng, 25% nuôi tôm và 36% đất hoang). Trước đây khi công trình thuỷ lợi chưa phát triển diện tích bị ảnh hưởng mặn 1g/l trở lên khoảng 2,1 triệu ha. Nếu tính với độ mặn 0,4g/l (tiêu chuẩn cho phép của nước sinh hoạt) thì phạm vi ảnh hưởng mặn còn rộng hơn. Đến nay do công trình thuỷ lợi phát triển, nhiều vùng ven biển được ngọt hoá nên diện tích bị ảnh 1,5 triệu ha. Tuy nhiên ranh giới¸hưởng mặn giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 1,3 mặn trên sông chính, sông Vàm Cỏ Tây và các kênh nối thông ra biển lại có xu thế gia tăng.
Trong những năm khô kiệt, mặn xâm nhập lên cao, gây tác hại lớn. ĐBSCL đã từng xảy ra những năm khô hạn, mặn gây hại nặng nề cho kinh tế - xã hội như năm 1977, 1993 và đặc biệt là năm 1998. Năm 2005 cũng là năm hạn hán nên xâm nhập mặn xẩy ra khá nghiêm trọng. Diễn biến mặn ĐBSCL phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là (a) lưu lượng thượng lưu, (b) lượng nước tích từ mùa lũ năm trước và lượng mưa tại đồng bằng, (c) sử dụng nước, đặc biệt là nước cho sản xuất nông nghiệp. Yếu tố (c) tuy quan trọng nhưng diễn biến từ từ, khó có đột biến hàng năm, nên thực ra 2 yếu tố (a) và (b) mới là 2 yếu tố quyết định đến độ dao động lệch trung bình của xâm nhập mặn hàng năm.
Những năm qua, được sự đầu tư của nhà nước việc xây dựng các dự án thủy lợi đưa nước ngọt ra các vùng đất ven biển để cải tạo đất mặn, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và cải thiện điều kiện sống cho nhân dân đã chứng tỏ là một trong những giải pháp quan trọng ở ĐBSCL, tạo ra những chuyển biến đáng kể về chất lượng nước. Nổi bật về hiệu quả như các dự án tiếp nước Quản Lộ-Phụng Hiệp, dự án ngọt hóa Gò Công, dự án Ba Lai... Tuy vậy, trong thực tế sự xâm nhập mặn vẫn diễn ra phức tạp và là một trong những nguồn ô nhiễm khó khống chế, mà hậu quả gây ra về kinh tế xã hội khó đánh giá hết, nhất là ảnh hưởng tới chất lượng đất và qua đó tới chất lượng nước.
CHƯƠNG III : TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤT PHÈN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Thời kỳ đất phèn tác động rõ rệt nhất đối với sản xuất nông nghiệp là vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa - trùng với vụ Hè Thu. Vì vào vụ này, thời tiết khô hanh, ruộng đồng được cày ải, phơi khô hoặc ruộng lúa bị khô mặt dài ngày, đây là điều kiện thuân lợi giúp tầng sinh phèn được đưa lên tiếp xúc với không khí, các vật liệu sinh phèn trong đất phèn tiềm tàng dễ bị oxy hóa hơn tạo thành những chất độc và môi trường đất và nước bị chua do axit khi gặp nước mưa hoặc nước sả đồng. Các độc chất hòa tan trong đất sẽ tác dụng với dung dịch đất và một phần phóng thích ra nguồn nước trong đất, nước trong kinh, rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, thông thường, sau khi cày ải xong, bà con nông dân thường đóng cống dí khô ruộng trong nhiều ngày (khoảng 1 tháng), nước trong kinh, rạch nội đồng cũng khô luôn. Cách làm này làm cho mực thủy cấp ở mặt ruộng bị sụt giảm đáng kể, ở những nơi có đất phèn tiềm tàng và tầng sinh phèn nằm gần mặt đất dễ chuyển thành phèn hoạt động, bị oxy hóa tạo ra những chất độc. Hoặc trước khi sạ, bà con nông dân thả nước tràn đồng, rồi ngâm đồng từ 7-10 ngày và tiến hành xới, trục đất, tháo nước ra một lần, làm cho mặt ruộng phẳng là sạ ngay. Thả nước một lần như vậy là chưa tháo hết chua phèn và các độc chất ra khỏi ruộng. Có thể thấy, mặt ruộng còn một lớp mỏng màu nâu, màu vàng rơm hoặc màu trắng trên mặt ruộng sau khi tháo nước ngâm đồng chờ sạ, chúng còn lưu tồn lại trong ruộng sẽ gây hại cho lúa sạ sau này.
Trong xây dựng công trình thủy lợi, giao thông: Việc đào đất đắp nền đường giao thông, đê bao xuyên qua vùng đất phèn, xây dựng cống ngăn mặn trong mùa khô ở những vùng đất phèn là một trong những nguyên nhân làm cho đất phèn tiềm tàng bị oxy hóa thành đất phèn hoạt động và đã tác động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của hệ động thực vật tại đây trong một thời gian nhất định hoặc lâu dài nếu không có biện pháp giảm thiểu. Những vật liệu phèn đã hình thành trong đất và những vật liệu sinh phèn sẽ bị oxy hóa khi được đào đưa lên trên trở thành các độc chất gây ô nhiễm môi trường và chúng bị rữa trôi bởi nước mưa, nước lũ chảy ra đồng và xuống dòng kinh, rạch. Những dòng kinh cũ bị bồi lắng chứa nhiều vật liệu trầm tích lắng tụ trên bề mặt đáy kinh mang nhiều chất hữu cơ, các vật liệu chứa sắt, nhôm. Việc nạo vét các kinh này sẽ có những tác dụng tương tự như đào đất mới xây dựng công trình, sinh ra nhiều axit hữu cơ làm gia tăng tăng nồng độ hydro H+, làm cho môi trường đất bị chua (độ pH của đất và nước trong đất rất thấp). Các chất độc như sắt Fe2+, nhôm Al3+, manhê Mg2+, sunfat So42- sẽ làm ô nhiễm đất, gây độc cho cây trồng, nhất là cây lúa. Các chất này sẽ hòa tan trong nước kinh, rạch làm ô nhiễm nguồn nước nên không thể sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt. Phần lớn sự rữa trôi các độc chất xuống ruộng, lòng kinh, rạch thường xảy ra vào đầu mùa mưa.
CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP CẢI TẠO ĐẤT PHÈN
I. Cách làm đất để ruộng không bị xì phèn:
Làm đất thì bao gồm cày, trục hay bừa và san bằng mặt ruộng. Đối với đất phèn nhẹ trung bình thì có thể cày sâu khoảng 20 – 25cm, sau một thời gian sẽ làm cho tầng canh tác đất dày lên và tăng khả năng khoáng hóa chất hữu cơ, giảm được độc sắt. Đối với đất phèn nặng, có tầng phèn tiềm tàng gần tầng đất mặt thì không được cày sâu vì nếu cày sâu thì vô tình sẽ lật cả tầng phèn lên trên và gây độc cho lúa.
Cày ải trên đất phèn thì cần chú ý: Đối với đất phèn nhẹ và trung bình thì có thể cày ải vì cày ải cũng có tác dụng cắt đứt được các mao dẫn phèn từ dưới lên trên và tạo điều kiện cho sắt hóa trị 2 (Fe2+) là loại sắt gây độc cho cây lúa bị oxyt hóa chuyển sang sắt hóa trị 3 (Fe3+)có màu vàng sậm không còn gây độc nữa. Trên đất phèn nặng nếu cày ải sẽ tạo điều kiện cho không khí chui xuống bên dưới tiếp xúc với tầng phèn và oxy hóa chất sinh phèn tạo thành chất độc gây hại cây lúa.
Đối với đất phèn nhẹ và trung bình thì có thể làm đất nhuyễn để tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng tốt, nhưng trên đất phèn nặng thì cũng không nên làm đất nhuyễn quá vì nó sẽ tạo thành những mao dẫn giúp chất độc từ dưới dẫn lên trên và acid nhôm trong đất phèn sẽ có cơ hội giải phóng ra các độc chất nhôm. Mặt khác, khi làm đất nhuyễn các hạt đất kết dính lại với nhau thì khả năng thoát phèn, rửa phèn sẽ khó hơn.
Việc làm mặt bằng trên đất phèn là rất quan trọng, bởi vì sản xuất lúa thành công trên đất phèn là nhất thiết phải dùng nước để ém phèn. Như vậy trên bề mặt ruộng nên cố gắng giữ một lớp nước khoảng 10 – 15cm và để làm tốt điều này thì mặt bằng ruộng phải bằng phẳng, càng bằng phẳng càng tốt. Nếu ruộng chênh nhau quá khoảng 15 – 20cm thì nên đắp bờ phân ruộng ra chứ không nên đào đất để san bằng thì sẽ lấy hết lớp đất mặt ở những chỗ gò đem xuống chỗ trũng và phèn bên dưới chỗ đất gò sẽ xì lên gây hại.
Trong quá trình quản lý đất phèn thì trước hết là phải ngăn chặn không cho các vật liệu sinh phèn bên dưới có cơ hội tạo thành độc chất gây hại. Do đó việc dùng nước ém phèn là rất quan trọng mà căn cơ là hệ thống thủy lợi phải luôn được đảm bảo. Phải biết tầng sinh phèn nằm ở độ sâu bao nhiêu, nếu thấy ở tầng đó có trị số pH khoảng 3,5 thì phải ém phèn ngay ở độ sâu đó hoặc cao hơn một chút bằng cách luôn giữ mực nước trong các kinh mương ngang đó hoặc cao hơn. Như vậy, ngoài việc xẻ những kinh mương nội đồng trong ruộng lúa, thì nên xới xáo trên bề mặt ruộng để phèn dễ rửa trôi hơn.
II.Kĩ thuật rửa phèn.
Sau khi nhận diện đất phèn, muốn cải thiện trứơc tiên cần làm cho giảm hay mất hết các ion SO42- ,Al3+ và Fe3+ hay Fe2+ gây độc cho cây cối đi bằng phương pháp thoát thuỷ. Tuy nhiên vì phèn tiềm thế trong đất, ở các thể sulfur sắt hay kim loại, khi thoát thuỷ các thể này sẽ oxyd hoá và tái tạo lại “phèn” nghĩa là phát sinh ra các loại ion độc nói trên, cho nên việc thoát thuỷ triều thì cây sẽ đỏ, cháy đen và chết.Có thể làm cho các độc chất trở nên bất động không gây hại cho cây trồng bằng cách bón vôi để giảm nhanh độ chua, nâng p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dat Phen Chua Hoan Chinh.doc