Tài liệu Đề tài Khái quát về chức năng nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến: Phần mở đầu
Việt Nam cùng với những biến cố lịch sử là những bước thăng trầm của nền kinh tế thị trường. Những năm trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thì việc sản xuất sản phẩm gì? ở đâu? và tiêu thụ như thế nào? tất cả đều do kế hoạch Nhà nước đặt ra, lãi và lỗ đều do Nhà nước quản lý và gánh chịu nên đã tạo ra sự trì trệ trong quá trình sản xuất kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Do đó, cơ chế quản lý kinh tế cũng chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành sản xuất chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Sự đổi mới căn bản của cơ chế quản lý này bắt buộc các doanh nghiệp phải hạch toán chặt chẽ nghĩa là thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợi nhuận...
33 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khái quát về chức năng nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Việt Nam cùng với những biến cố lịch sử là những bước thăng trầm của nền kinh tế thị trường. Những năm trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thì việc sản xuất sản phẩm gì? ở đâu? và tiêu thụ như thế nào? tất cả đều do kế hoạch Nhà nước đặt ra, lãi và lỗ đều do Nhà nước quản lý và gánh chịu nên đã tạo ra sự trì trệ trong quá trình sản xuất kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Do đó, cơ chế quản lý kinh tế cũng chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành sản xuất chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Sự đổi mới căn bản của cơ chế quản lý này bắt buộc các doanh nghiệp phải hạch toán chặt chẽ nghĩa là thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợi nhuận. Doanh nghiệp phải đảm bảo tự trang trải, tự phát triển, tự chịu trách nhiệm quyết định các vấn đề về phương hướng kinh doanh, phương án tổ chức kinh doanh.
Khi nền kinh tế phát triển nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ, cả chiều rộng lẫn chiều sâu thì vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế của doanh nghiệp cần phải năng động và sáng tạo hơn, sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả nhất, tạo khả năng chiếm lĩnh thị trường để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên vững mạnh. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến mọi hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, chú trọng đến các chi phí bỏ ra, doanh số thu được và kết quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác các doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ hạch toán. Trên cơ sở đó mới phân tích đánh giá được kết quả kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kết quả kinh doanh nói riêng là vấn đề không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sự phân phối công bằng trong doanh nghiệp vì nó là một khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (sản xuất - lưu thông - phân phối). Ngoài ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định đúng đắn, giúp cho các nhà quản lý có thông tin kịp thời để đưa ra các nhận xét đánh giá chính xác về hiệu quả kinh doanh, trên cơ sở đó có các biện pháp tích cực nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là một đơn vị sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển, tình hình tài chính tương đối ổn định. Tuy nhiên, trước các thử thách của nền kinh tế thị trường, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý nhất là quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế muốn tồn tại và phát triển được thì phải đảm bảo nguyên tắc "lấy thu bù chi và có lãi". Muốn làm được điều đó, các nhà doanh nghiệp phải dựa vào số liệu do kế toán cung cấp về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình để đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bản báo cáo phản ánh các vấn đề sau:
Phần I: Khái quát về chức năng nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến.
Phần II: Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính.
Phần III: Quá trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán cơ bản
Phần IV: Công tác phân tích các hoạt động kinh tế.
Kết luận.
Trong quá trình viết và hoàn thành bản báo cáo này, do thời gian thực tập có hạn, do trình độ lý luận và định lượng kiến thức của bản thân còn hạn chế, chắc chắn rằng còn có nhiều thiếu xót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản báo cáo có được kết quả tốt hơn.
Qua bản báo cáo này, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô trường Đại học Thương mại nói chung, khoa Kế toán- tài chính nói riêng và các bác, các cô chú, anh chị trong Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến.
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2001
Phần I
Khái quát về chức năng nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
I. sơ lược quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ.
1. Sơ lược về quá trình hình thành phát triển.
Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến (Investment, export and import company for agricutural, forest products hay còn viết tắt (IEIC)) là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1985, có trụ sở chính tại 25 phố Tân Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Công ty nằm ở trung tâm thành phố nên rất thuận lợi trong quá trình cung ứng vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tiền thân của công ty là trung tâm chuyên sản xuất giống Tương Mai và được chính thức thành lập theo Quyết định 3027/QĐ/UB ngày 24/8/1985 thuộc Bộ Nông nghiệp và nông thôn quản lý. Nhiệm vụ chính của trung tâm là sản xuất các loại giống mang tính thương mại, tổ chức liên doanh sản xuất chế biến và thu gom các loại mặt hàng về nông lâm sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Năm 1991, theo Quyết định số 969/QĐ/UB ngày 28/5/1991 của UBND thành phố Hà Nội chuyển trung tâm chuyên sản xuất giống thành công ty sản xuất xuất khẩu giống Hà Nội thuộc liên hiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội.
Đến năm 1997, do việc sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển mạnh, theo quyết định 3395/NN - TCCB/ QĐ ngày 25/12/1997 của bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển đổi tên công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm thành công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trên những nền tảng ban đầu, Công ty đã và đang có các hoạt động liên doanh liên kết với các tổ chức Công ty nước ngoài. Cùng với sự tăng trưởng phát triển chuyển đổi của nền kinh tế, Công ty đã bắt kịp với nhịp độ sôi động của thị trường kinh doanh hàng hoá XNK. Ngành sản xuất kinh doanh XNK thường có đặc điểm là vốn đằu tư lớn, thời gian tương đối dài đôi khi còn chịu ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ dẫn đến quá trình XNK hàng hoá bị chậm lại, ảnh hưởng tới kinh tế của Công ty.
Vì vậy công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ, hàng bánh kẹo, nước giải khát và các mặt hàng tạp phẩm.
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Là một doanh nghiệp lớn của Bộ Nông nghiệp, Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến đảm bảo đầy đủ mọi chức năng của một Công ty thương mại trong nền kinh tế nước ta.
2.1. Chức năng:
* Tổ chức các quá trình nghiệp vụ, kỹ thuật kinh doanh thương mại bao gồm:
- Tổ chức nghiên cứu thị trường.
- Tổ chức khai thác và nhập hàng.
- Tổ chức dự trữ bảo quản hàng hoá.
- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu hàng.
- Tổ chức bán hàng và phục vụ khách hàng.
- Tổ chức cung ứng hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc.
* Quản lý mọi mặt của doanh nghiệp.
- Quản lý kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, kinh doanh XNK.
- Quản lý về việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh của DN.
- Quản lý sử dụng lao động.
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Quản lý về kế toán các nghiệp vụ kinh doanh
2.2. Nhiệm vụ
* Thực hiện mục đích thành lập doanh nghiệp và kinh doanh theo mặt hàng đã đăng ký.
* Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Phục vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời kinh doanh có lãi.
- Đóng góp đầy đủ cho ngân sách Nhà nước.
* Bảo toàn phát triển vốn được giao.
* Tổ chức quản lý tốt lao động trong doanh nghiệp.
II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Mặt hàng kinh doanh:
Là một doanh nghiệp có quy mô lớn, Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến kinh doanh nhiều loại hàng hoá như:
- Các mặt hàng về nông lâm sản đóng hộp
- Hàng bánh kẹo, nước giải khát
- Hàng thủ công mỹ nghệ
- Hàng dụng cụ gia đình
- Hàng tạp phẩm
2. Phương thức kinh doanh.
* Phương thức bán buôn: Bao gồm bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.
* Phương thức bán lẻ: Việc mua bán tại các quầy hàng, nhân viên bán hàng trực tiếp thực hiện việc mua bán với khách hàng.
3. Nguồn hàng chủ yếu:
Là một doanh nghiệp lớn, Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến có mối quan hệ với bạn hàng ở khắp nơi trong cả nước như: Công ty XNK INTIMEX, HALIMEX, Công ty Đường Biên Hoà,... Ngoài ra Công ty còn nhập hàng của một số nước về tiêu thụ trong nước. Chính nhờ có nguồn hàng phong phú nên Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Xin được trích một số chỉ tiêu kinh tế mà Công ty đã thực hiện trong 2 năm 1998 -1999.
Kết quả hoạt động SXKD của Công ty qua 2 năm 1998-1999
Đơn vị tính : Đồng
Các chỉ tiêu
1998
1999
1. Tổng doanh thu thuần
103.280.432.002
106.620.117.068
2. Giá vốn hàng bán
90.115.982.894
96.596.511.248
3. Tổng mức phí kinh doanh
5.042.487.231
9.452.691.427
4. Nộp ngân sách Nhà nước
712.114.826
839.485.602
5. Lợi nhuận còn lại
67.992.263
76.167.103
6. Thu nhập người lao động
577.433
585.757
Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy lợi nhuận của năm 1998 tăng 67.922.263đ và năm 1999 tăng là 76.167.103đ. Do đó chứng tỏ Công ty có thể phát triển được và tăng thu nhập cho người lao động.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến với đội ngũ cán bộ công nhân viên là 731 người, trong đó có 87 người có trình độ trên đại học, 236 người có trình độ trung cấp, hoặc đã qua các lớp đào tạo, các lớp cơ bản về công tác thương nghiệp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Ban giám đốc
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Tổ chức
Phòng
Thanh tra
Phòng
KT-TC
Cửa hàng
VP
Công ty
Trung tâm thương mại
Tổng
kho
Trạm kinh doanh
+ Ban giám đốc : Ban giám đốc của Công ty gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách các mặt tài chính, kinh doanh, tổ chức mạng lưới hoạt động kinh doanh.
+ Phòng kinh doanh: Tiến hành các hoạt động nghiên cứu đánh giá nhu cầu chưa thoả mãn của người tiêu dùng để xác định chiến lược marketing cho thị trường mục tiêu của Công ty, tổ chức và quản lý tất cả các nguồn hàng của Công ty.
+ Phòng kế toán : Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật phát sinh, quản lý tổ chức, xác định kết quả tài chính của Công ty nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho Ban giám đốc.
+ Phòng tổ chức hành chính : Thực hiện các chức năng trên, các lĩnh vực tổ chức bố trí sắp xếp lao động toàn Công ty, theo dõi và giải quyết các chế độ chính sách cho CBCNV Công ty.
+ Phòng Thanh tra: Thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát, giám đốc các hoạt động kinh doanh theo sự phân cấp quản lý từ Công ty đồng thời bảo toàn và phát triển vốn được giao, cụ thể là: Các cửa hàng, xí nghiệp. Thực hiện hoạt động kinh doanh, theo sự phân cấp quản lý từ Công ty đồng thời bảo toàn và phát triển vốn được giao, ở các cửa hàng, trạm kinh doanh đều có cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị và đội ngũ nhân viên đảm nhận các nghiệp vụ cụ thể, các đơn vị trực thuộc Công ty không có tư cách pháp nhân, mọi đề xuất, phương án điều kiện đều phải thông qua Công ty ký duyệt hoặc xin ý kiến của Ban lãnh đạo Công ty, các đơn vị thuộc Công ty rót vốn thực hiện hoạt động kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn được giao. Các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi hoạt động của mình. Định kỳ cuối kỳ, cuối quý, tổ trưởng tổ khoán và kế toán trưởng của Công ty cùng xem xét phát triển kết quả kinh doanh tính lương, tính quỹ, tính thuế...
Tuy vậy, với các đơn vị trực thuộc chịu sự quản lý của Công ty nên Công ty có sự san sẻ một phần trách nhiệm với đơn vị để mọi hoạt động được thông suốt.
IV. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Do đặc điểm cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty, để phù hợp với yêu cầu quản lý bộ máy kế toán nên phòng Kế toán có chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Lập và quản lý kế hoạch thu chi tài chính, đôn đốc chỉ đạo hướng dẫn thực hiện kế hoạch toàn Công ty.
+ Quản lý vốn, quản lý các quỹ của Công ty, tham gia lập phương án điều hoà vốn, điều tiết thu nhập trong Công ty.
+ Tham gia nhận bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
Chủ trì duyệt quyết toán tài chính cho các đơn vị cơ sở.
+ Tổng hợp quyết toán tài chính và báo cáo lên cấp trên theo chế độ quy định.
+ Tham gia xây dựng và quản lý các mức giá trong Công ty.
+ Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ tài chính- kế toán các đơn vị cơ sở.
+ Trực tiếp hạch toán kinh doanh với bên ngoài, hạch toán tổng hợp các nguồn vốn, phân phối thu nhập, thu nộp ngân sách.
+ Tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, thực hiện kế toán đảm bảo cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính kịp thời, chính xác, đầy đủ để kế toán các công cụ quản lý của doanh nghiệp.
4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh nên Công ty chọn mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán được minh hoạ bằng sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán theo dõi TSCĐ
Kế toán phí
Kế toán thanh toán công nợ
Kế toán tiền lương, kế toán tiền mặt
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ kiêm thủ kho
Kế toán đơn vị hạch toán độc lập
Kế toán đơn vị hạch toán tập trung
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ cụ thể là:
+ Tổ chức mọi công việc kế toán để thực hiện đầy đủ, có cơ sở chất lượng những nội dung công việc của kế toán đơn vị.
+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ, kịp thời tất cả các chứng từ kế toán của Công ty.
+ Giúp giám đốc hướng dẫn các bộ phận của Công ty thực hiên đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu nhằm phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
+ Ngoài ra bộ máy kế toán còn tham gia công tác kiểm kê tài sản tổ chức bảo quản lưu trữ, hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định.
4.2. Hình thức kế toán doanh nghiệp
Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Nhật ký chứng từ là sổ sách kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế phản ánh trong các TK kế toán. Trên cơ sở đó kiểm tra giám sát sự biến động từng loại vốn, nguồn vốn làm cơ sở căn cứ đối chiếu với các sổ kế toán chi tiết và lập báo cáo tài chính. Nhật ký chứng từ bao gồm, các sổ sách kế toán sau:
- Sổ nhật ký chứng từ: Sổ được mở hàng tháng cho một số tài khoản theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng hợp, cân đối.
- Sổ cái : Mở cho từng tài khoản sử dụng trong năm, chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng thêm các sổ như: Sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản... (Trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ trang bên).
Phần II
Tình hình thực hiện công tác tài chính của doanh nghiệp
I. Phân cấp quản lý tài chính của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến là một doanh nghiệp Nhà nước. Cũng như bao doanh nghiệp khác Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, quyền sở hữu và thừa kế tài sản... việc tự chủ sản xuất kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc Công ty phải chịu trách nhiệm độc lập về hoạt động của mình trên cơ sở vốn có được. Chính sách tài chính đúng đắn sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch các luồng giá trị (phân phối lại vốn và tài sản) trong nền kinh tế quốc dân theo hướng tập trung huy động mọi nguồn vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn ở doanh nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà có thể đưa ra những biện pháp quản lý tài chính cho phù hợp. Bởi vậy quản lý tài chính đóng một vai trò chủ chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và đối với Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến cũng vậy, là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn nên việc phân cấp quản lý tài chính của Công ty được thực hiện ở phòng Kế toán - tài chính mà người chịu trách nhiệm là kế toán trưởng.
Kế toán trưởng là người được Công ty bổ nhiệm, là người đứng đầu bộ máy tài chính, là người tham mưu cho giám đốc về các cơ chế hoạt động tài chính tại doanh nghiệp. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước Công ty về tài chính tại doanh nghiệp.
II. Công tác kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đã chủ trương xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Do đó để tiến hành thuận lợi và có hiệu quả đòi hỏi mọi hoạt động tài chính phải được dự kiến thông qua việc lập kế hoạch tài chính công tác kế hoạch tài chính của doanh nghiệp do ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo, phòng kế toán tài chính xây dựng và nó được thực sau khi đã được Công ty phê duyệt trong quá trình thực hiện giám đốc doanh nghiệp sẽ phân bổ chỉ tiêu kế hoạch theo thời gian, tháng, quý.
III. Tình hình vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến bao gồm vốn do ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự có và vốn vay từ bên ngoài. Trong đó vốn lưu động chiếm khoảng 90% trong tổng số vốn, vốn cố định chiếm trên dưới 10% trong tổng vốn. Vốn chủ sở hữu của Công ty ở mức trên dưới 30%, còn lại là vốn nợ phải trả chiếm tới 60-70%. Toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
Tổng số vốn: 22.139.690.777
- Vốn lưu động: 20.940.229.353
- Vốn cố định : 1.199.461.424
1. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty
Phân tích tổng tài sản của doanh nghiệp là xem xét sự tăng trưởng của tài sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp để thấy được trình độ quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nếu cơ cấu tài sản hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh và ngược lại.
Căn cứ vào số liệu ở phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích sau:
Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị tính: đồng
Các chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
A. TCLĐ và ĐTNH
12.266.095.674
88,85
20.940.229.353
94,58
- Tiền
3.122.955.756
22,95
2.519.299.306
11,38
- Các khoản phải thu
1.809.848.138
9,64
2.129.220.831
21,91
- Hàng tồn kho
5.378.851.489
39,53
14.264.003.117
69,43
- TSLĐ khác
1.954.440.291
13,46
2.027.706.039
9,15
B. TSCĐ và ĐTNH
1.498.448.600
11,15
1.199.461.424
5,42
- TSCĐ
1.490.548.600
11,09
1.191.561.424
5,38
- CPXD dở dang
7.900.000
0,06
7.900.000
0,04
Tổng
13.764.544.274
100
22.139.690.777
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy :
- Tỷ trọng tài sản lưu động đầu năm là 88,85% đến cuối năm tăng lên thành 94,58%. Bảng phân tích cho thấy phần vốn lưu động tăng thêm chủ yếu là mua hàng hoá dự trữ cho kỳ kinh doanh sau.
- Ngoài ra bảng phân tích còn cho thấy Công ty đẩy mạnh việc mua bán hàng hoá trên thị trường song có một số lượng lớn tiền hàng chưa thu được thể hiện ở các chỉ tiêu, các khoản phải thu của Công ty tăng 309.372.693 đ.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty giảm chủ yếu do giá trị hao mòn của TSCĐ tăng lên theo thời gian là hợp lý, giá trị hao mòn TSCĐ của Công ty hàng năm xấp xỉ 200 triệu đồng, việc trang bị mua sắm mới TSCĐ đối với Công ty trong thời gian này chưa thực sự cần thiết bởi tỷ trọng của TSCĐ chiếm trong tổng số tài sản của Công ty là tương đối hợp lý.
Quy mô dự trữ hàng hoá đầu năm chiếm khoảng 39,53 % với giá trị là 5.378.851.489đ thì đến cuối năm cũng chỉ là 14.264.003.177đ chiếm tỷ trọng 69,43% trong tổng tài sản lưu động, tuy nhiên việc các khoản phải thu của Công ty tăng đáng kể là một điều không tốt. Đầu năm các khoản phải thu của Công ty là: 1.809.848.138đ chiếm 9,64%. Đến cuối năm lên tới 2.129.220.831đ chiếm 21,91%. Mặc dù nó có thể hiện được quy mô hàng hoá của Công ty bán ra trên thị trường lớn hơn, song nếu bán hàng thu được tiền ngay vẫn tốt hơn. Do vậy Công ty cần tích cực thu hồi công nợ hơn nữa.
2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Nguồn vốn là nguồn hình thành nên vốn hay là nguồn hình thành nên tài sản, tài sản là cụ thể, còn nguồn vốn là trừu tượng. Nó không tồn tại trên thực tế mà chỉ tồn tại trên sổ sách kế toán. Nguồn vốn trả lời câu hỏi “Vốn ở đâu hay tài sản ở đâu”.
Như vậy, ngoài việc phân tích tình hình tài sản chung ta cần phân tích thêm cơ cấu nguồn vốn, nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như tính chủ động và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn như sau:
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Đơn vị tính : đồng
Các chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Tổng nguồn vốn
13.764.544.274
100
22.139.690.777
100
Trong đó :
- Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu
8.807.128.221
4.957.416.053
57,07
42,93
16.366.840.366
5.802.850.411
73,79
26,21
Qua bảng phân tích trên ta thấy :
- Khoản nợ phải trả của Công ty tăng là 7.529.712.145đ, về tỷ trọng tăng từ 57,07% lên tới 73,79%.
Nguồn vốn chủ sở hữu lại có xu hướng giảm với một lượng là 7.961.693.863đ, về tỷ trọng giảm từ 42,93% xuống còn 26,21 % việc giảm này do nợ ngắn hạn tăng quá mạnh khiến tỷ trọng của vốn này tăng nhiều. Như vậy mặc dù quy mô vốn của Công ty tăng, song vẫn không hoàn toàn tốt bởi không thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty. Đây chính là mối lo thường trực của Công ty bởi còn trách nhiệm trả nợ. Như vậy nguồn vốn kinh doanh của Công ty được tài trợ chủ yếu từ các khoản vay nợ, các khoản nợ này chiếm tới 73,79% trong tổng nguồn vốn kinh doanh.
Nói tóm lại tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến tăng lên là do nợ phải trả là chủ yếu. Là một doanh nghiệp thương mại, nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn cho thấy vốn của Công ty phải huy động từ bên ngoài là chính. Mặc dù tổng nguồn vốn kinh doanh có tăng lên với tỷ lệ khá cao, song nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm đi với tỷ lệ nhỏ, điều này cho thấy Công ty không thể hiện được khả năng tự chủ về mặt tài chính. Vì vậy Công ty cần tìm mọi cách khắc phục tình trạng này để tránh chịu tác động quá lớn ở bên ngoài vào những quyết định kinh doanh của Công ty.
III. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ càng ít nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả dây dưa kéo dài làm mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và có thể dẫn tới tình trạng phá sản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích tình hình thanh toán công nợ như sau:
Bảng phân tích tình hình thanh toán công nợ
Đơn vị tính: đồng
Các chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Chênh lệch
A. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
2. Phải trả trước cho người bán
3. Phải thu khác
B. Các khoản phải trả
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả trước
4. Phải trả CNV
5. Phải trả khác
1.809.848.138
1.419.588.968
162.309.495
227.949.675
8.807.128.221
1.969.025.000
3.719.539.170
496.452.718
393.923.872
777.093.215
2.129.220.831
1.048.875.736
930.516.571
149.828.524
16.336.840.366
2.956.673.992
10.802.724.008
722.393.844
429.758.434
885.433.347
309.372.693
-370.713.232
768.207.076
-78.121.151
7.529.712.145
987.648.992
7.083.184.838
255.941.126
35.834.562
108.340.132
Qua bảng phân tích ta có nhận xét sau:
Các khoản phải thu tăng 309.372.693đ. Chứng tỏ Công ty đã mở rộng kinh doanh, trong đó phải thu của khách hàng giảm 370.713.232đ, các khoản phải thu khác giảm là 78.121.151đ. Điều này cho thấy Công ty cần đôn đốc việc thu một cách tích cực hơn nữa.
Còn tình hình các khoản phải trả của Công ty tăng 7.529.712.145đ với mức tăng rất mạnh, trong các khoản này chủ yếu là khoản phải trả người bán tăng 7.083.184.838đ, tiếp theo đó là khoản vay ngắn hạn tăng 987.648.992đ, còn lại là các khoản khác tăng tương đối lớn. Đây là gánh nặng cho Công ty, vì vậy Công ty cần phải có biện pháp để giải quyết.
Khoản chênh lệch giữa phải thu và phải trả là 7.220.339.452đ. Khoản phải trả của Công ty lớn hơn khoản phải thu, chứng tỏ Công ty đã tận dụng được một khoản tiền nợ của bên ngoài để kinh doanh, điều này chứng tỏ rất tốt đối với Công ty.
* Khảo sát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Để xem xét đánh giá về tình hình kết quả chi phí của doanh nghiệp ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:
Bảng phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Đơn vị tính : VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ %
- Chi phí
- Lợi nhuận
- Nộp ngân sách Nhà nước
- Thu nhập người lao động
5.042.487.231
67.992.263
712.114.826
577.433
9.452.691.427
76.167.103
839.485.602
585.757
4.410.204.196
8.174.840
172.370.776
8.324
46,6
10,73
20,5
1,42
Qua số liệu trên ta thấy :
- Tổng chi phí của năm 1999 tăng cao hơn năm 1998 với số tiền là 4.410.204.196đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 46,5% (vì lượng hàng tồn kho năm 1999 tăng lên nhiều so với năm 1998).
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước tăng 172.370.776 đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 20,5%.
- Lợi nhuận của năm 1999 cũng cao hơn năm 1998 là 8.174.840đ với tỷ lệ tăng là 10,73%. Đây là nguồn lợi nhuận tăng chủ yếu từ việc hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhưng chi phí quá lớn lên lợi nhuận còn lại không được nhiều.
- Đời sống CBCNV trong Công ty không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân năm 1998 là 577.433 đồng/người, năm 1999 là 585.757 đồng/người. Tăng lên 1,42% ứng với số tiền là 8324đ.
Ngoài chỉ tiêu trên doanh nghiệp luôn bảo toàn, góp phần tăng trưởng vốn phục vụ cho kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá.
IV. Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì công tác kiểm tra, kiểm soát đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp thực hiện đúng pháp lệnh, tránh những rủi ro sai sót trong công tác kế toán - tài chính , có những loại kiểm tra sau:
- Kiểm tra của cơ quan cấp trên: được thực hiện một lần vào cuối năm sau khi làm xong quyết toán báo cáo tài chính. Công việc này do bộ kế toán của cơ quan tài chính hoặc kiểm toán Nhà nước thực hiện.
- Ngoài ra Công ty còn có phòng thanh tra thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thường xuyên.
Phần III
Quá trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp
I. Kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng
Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến là một doanh nghiệp có quy mô lớn, tiến hành đồng thời nhiều loại hoạt động kinh doanh nên cần được theo dõi ghi chép quản lý thường xuyên, liên tục từng lần nhập xuất hàng hoá trong sổ kế toán. Vì vậy doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
1. Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn GTGT
+ Hoá đơn kiêm phiếu nhập kho, xuất kho
+ Biên bản kiểm nhận hàng hoá
+ Các chứng từ thanh toán (phiếu chi) báo nợ NH, uỷ nhiệm chi, giấy nhận nợ (mua chịu).
+ Các chứng từ vận chuyển.
2. Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh quá trình mua hàng, kế toán sử dụng các tài khoản như: TK156, TK151, TK111...
3. Trình tự hạch toán:
Trong kỳ Công ty mua hàng hoá vật tư về nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 156, 152, 153: Giá mua hàng hoá chưa có VAT
Nợ TK 1331: Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt
Có TK 112: Thanh toán bằng TGNH
Có TK 141: Tạm ứng
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Trong kỳ Công ty mua hàng hoá nhưng hàng chưa về nhập kho (hàng đang đi đường) thì cuối tháng căn cứ vào hoá đơn mua hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 151 : Giá mua của hàng hoá chưa có VAT
Nợ TK 1331: Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt
Có TK 112: Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Khi hàng về nhập kho, hàng mua đi đường tháng trước, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 156, 152 : Giá mua của hàng hoá vật tư chưa có VAT
Nợ TK 1532: Trị giá bao bì theo giá mua thực tế
Có TK 151: Giá mua chưa có thuế
Trong kỳ Công ty mua hàng không chuyển về nhập kho mà chuyển thẳng theo phương thức gửi hàng, gửi hàng bán thẳng kế toán ghi:
Nợ TK 157 : Hàng gửi đi bán theo giá mua chưa có thuế
Nợ TK 3331: Thuế VAT đầu vào khấu trừ
Có TK 111 Thanh toán bằng tiền mặt
Có TK 112 Thanh toán băng tiền gửi ngân hàng
Có TK 331 Phải trả cho người bán
Trong kỳ Công ty mua hàng hoá phát sinh các khoản chi phí mua hàng, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1562) : Chi phí mua hàng
Có TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt
Có TK 331: Trường hợp chưa trả người bán
Khi cán bộ mua hàng tạm ứng tiền kế toán ghi:
Nợ TK 141: Tạm ứng
Có TK 111: Tiền mặt
Khi cán bộ mua hàng thanh toán bằng tiền tạm ứng kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1561): Trị giá hàng mua
Nợ TK 156 (1562) : Chi phí mua hàng
Có TK 141 : Tạm ứng
Khi Công ty mua hàng hoá nhưng chưa thanh toán tiền căn cứ vào chứng từ mua hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1561): Hàng về nhập kho
Nợ TK 153 (1532) : Bao bì đi kèm hàng hoá
Có TK 331: Số tiền phải trả
Công ty thanh toán tiền hàng cho người bán kế toán ghi:
Nợ TK 331 : Phải trả người bán
Có TK 111: Tiền mặt
II. Kế toán tiêu thụ hàng hoá:
1. Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn giá trị gia tăng
+ Hoá đơn bán hàng
+ Hoá đơn kiêm phiêú xuất kho
+ Hoá đơn bán hàng giao thẳng
+ Giấy nộp tiền của nhân viên bán hàng
+ Các chứng từ kế toán khác có liên quan
2. Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh quá trình tiêu thụ hàng hoá, kế toán sử dụng các tài khoản như: TK511, TK632, TK 157 ...
3. Trình tự hạch toán:
Trường hợp xuất bán và nhận tiền thanh toán tại kho kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 156: Giá vốn hàng bán
Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng.
Nợ TK 111, 112 : Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu chưa thế
Có TK 333: thuế GTGT phải nộp.
Trường hợp xuất hàng gửi bán khi có lệnh xuất kho kế toán ghi.
Nợ TK 157
Có TK 156
Theo phương thức này cố hàng trên vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp chỉ đến khi người mua chấp nhận hoặc đã thanh toán số hàng trên thì số hàng gưỉ đi mới được tính là tiêu thụ kế toán ghi.
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK157: giá vốn hàng bán
Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng.
Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán
Nợ TK 3331 : Thuế GTGT
Có TK 511: Doanh thu
Trường hợp hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi:
Trong trường hợp này nhìn chung trình tự các bước toán giống như trường hợp xuất hàng để bán, nhưng khi phản ánh doanh thu số tiền hoa hồng cho đại lý phải được phản ánh vào TK 641.
Kế toán ghi sổ theo định khoản.
Nợ TK 111, 112, 131 : Doanh thu đã trừ tiền hoa hồng
Nợ TK 641: Tiền hoa hồng trả cho đại lý
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Khi xuất bán buôn có triết khấu giảm kế toán ghi:
Nợ TK 521 : Triết khấu bán hàng tính giá chưa VAT
Nợ TK 3331: Thuế VAT của kế toán triết khấu
Có TK 111, 112 Tổng số tiền
Đối với hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.
Nợ TK 521, 531 : Khoản trả lại và xuống giá hàng bán
Nợ TK 3331: Thuế VAT của khoản trả
Có TK 111, 112: Khoản xuống giá
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu sang tài khoản xác định kết quả
Nợ TK 511
Có TK 911
III. Kế toán tài chính cố định
1. Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng
+ Chứng từ thanh toán
+ Biên bản góp vốn
+ Biên bản nhượng bán TSCĐ, thanh lý TSCĐ
2. Tài khoản sử dụng:
Để kế toán TSCĐ kế toán sử dụng TK 211, và các TK có liên quan như: TK 111, TK112, TK241, TK133...
3. Trình tự hạch toán:
Khi mua sắm TSCĐ mới chưa qua sử dụng, căn cứ vào hoá đơn mua tài sản và hoá đơn vận chuyển, bốc dỡ kế toán ghi:
Nợ TK 211: Trị giá tài sản chưa có thuế
Nợ TK 1331: Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112 : Thanh toán bằng tiền mặt, TGNH
Kế toán TSCĐ hữu hình được ngân sách cấp, cấp trên cấp (cấp vốn bằng TSCĐ) dùng vào sản xuất kinh doanh kế toán ghi:
Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
Khi thanh lý TSCĐ, căn cứ vào biên bản thanh lý và phiếu thu kế toán ghi:
Nợ TK 111: Tiền nhượng bán TSCĐ
Có TK 721: Thu nhập do nhượng bán TSCĐ
Đồng thời ghi giảm TSCĐ :
Nợ TK 211 (chi tiết tài sản): Nguyên giá TSCĐ
Có TK 821 : Giá trị TSCĐ
Có TK 214: Giá trị hao mòn
Có TK 142 : Giá trị TSCĐ thiếu
(giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán).
Cúôi tháng trích khấu hao TSCĐ, phân bổ cho các đối tượng sử dụng, căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán ghi:
Nợ TK 641: Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận quản lý
Có TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
V. Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm:
Tiền lương là một bộ phận sản phẩm xã hội trả cho người lao động để bù đắp lại hao phí sức lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp trả lương tháng theo bảng lương quy định đối với các doanh nghiệp Nhà nước, (theo NĐ 25/CP, NĐ 26/CP) tính theo phụ cấp trách nhiệm. Phương pháp trả lương: Được xây dựng trên cơ sở tỷ suất tiền lương mà Công ty bảo vệ được với các ngành ban như năm 1999 là 89%.
Dựa trên lợi nhuận còn lại thì bằng tổng nguồn thu - chi phí vật chất không lương.
Tổng quỹ lương = Lợi nhuận còn lại x 89%. Dựa vào kết quả kinh doanh.
Phương pháp tính:
Số ngày làm việc bình quân tháng x hệ số lương (của một người)
1. Chứng từ sử dụng:
Công ty sử dụng các chứng từ
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng thanh toán BHXH
+ Bảng thanh toán tiền thưởng
+ Các chứng từ thu, chi ....
2. Tài khoản sử dụng:
+ TK 334: phải trả CNV
+ TK 338 : phải trả phải nộp khác
+ Các TK liên quan khác như TK 111, 112, 141...
3. Trình tự hạch toán :
Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương để trả cho CBCNV của công ty kế toán ghi:
Nợ TK 622.627: chi phí nhân công
Nợ TK 641,64: chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334: tiền lương phải trả cho CNV
Căn cứ vào chứng từ trả tiền thưởng, trả phúc lợi cho CB CNV kế toán ghi:
Nợ TK 431(4311,4312): quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi
Có TK 334: tiền luơng phải CNV
Căn cứ vào chứng từ trả BHXH thay lương cho cán bộ bị ốm đau, thai sản...kế toán ghi:
Nợ TK 338 (3383): Tiền BHXH
Có TK 334: Tiền lương phải trả CNV
Các khoản khấu trừ lương và thu nhập của CB CNV như BHXH, BHYT tiền tạm ứng thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 334: Tiền lương phải trả CNV
Có TK 338 (3383): Tiền BHXH
Khi thanh toán lương căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 334 : Tiền lương phải trả CNV
Có TK 111: Tiền mặt
Kế toán trích các khoản BH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, kế toán căn cứ vào chứng từ ghi:
Nợ TK 622, 627, 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 (3382, 3383, 3384) : KPCĐ, BHXH, BHYT
VI. kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
A. Kế toán chi phí bán hàng
1. Chứng từ sử dụng:
+ Bảng thanh toán tiền lương và BHXH.
+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Phiếu xuất kho
+ Hoá đơn bán hàng, hoá đơn VAT
+ Giấy báo nợ, phiếu chi
2. Tài khoản sử dụng:
+ Để hạch toán và phân bổ chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK641.
3. Trình tự hạch toán:
Một số nghiệp vụ chủ yếu phát sinh.
- Phản ánh tiền lương, phụ cấp phải trả CNV
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 334: Phải trả CNV
- Chi phí điện nước mua ngoài, chi phí thông tin, phải trả, chi phí thuê kho bãi, bốc vác vận chuyển:
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Có TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 111, 112 : Tổng số tiền
- Trích BHXH , BHYT, KPCĐ của nhân viên bán hàng:
Nợ TK 641
Có TK 338: 19% x tiền lương
- Khi tính khấu hao TSCĐ ở bộ phận báo hàng
Nợ TK 641
Có TK 214
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng sang tài khoản xác định kết quả:
Nợ TK 911
Có TK 641
B. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1. Chứng từ sử dụng:
+ Bảng thanh toán lương, BHXH
+ Tờ khai nộp thuế
+ Phiếu chi giấy báo nợ
+ Bảng lập dự phòng....
2. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
3. Phương pháp hạch toán :
Tiền lương các khoản phụ cấp phải trả CBCNV quản lý (ban giám đốc, các phòng ban quản lý) kế toán ghi:
Nợ TK 642
Có TK 334 : Tiền lương phải trả
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý ghi:
Nợ TK 642
Có TK 338 : Tỷ lệ 19% x tiền lương
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK “xác định kết quả kinh doanh”.
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
VII. Kế toán vốn bằng tiền
1. Chứng từ sử dụng:
1.1. Kế toán tiền mặt
+ Phiếu thu - phiếu chi
+ Các sổ tiền mặt tại quỹ sử dụng
+ Sổ quỹ + bảng kê số 1, NKCT số 1
1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng các chứng từ bao gồm:
+ Các chứng từ để rút tiền ở ngân hàng về qũy của doanh nghiệp để thanh toán lương, nộp ngân sách, vật tư gồm có:
- Séc, tiền mặt + séc chuyển khoản + uỷ nhiệm chi.
+ Các loại sổ sách gồm:
- Sổ chi tiết TK 112 + NKCT số 2, bảng kê số 2.
2. Trình tự hạch toán:
2.1. Kế toán tiền mặt:
- Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 111 : Tiền mặt
Có TK 112: TGNH
- Thanh toán các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt nhập quỹ:
Nợ TK 111 tiền mặt
Có TK 131 phải thu của khách hàng
2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng:
Một số nghiệp vụ chủ yếu sau:
- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào TK tại ngân hàng ghi:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111: Tiền mặt
- Chuyển tiền gửi ngân hàng mua hàng hoá ghi:
Nợ TK 641, 642 : Giá chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế VAT đầu vào
Có TK 112: Tổng giá thanh toán
VIII. Kế toán phân phối kết quả kinh doanh:
- Thời gian tiến hành phân phối kết quả kinh doanh : Công ty thường tạm phân phối lợi nhuận. Đến khi có báo cáo kết quả tài chính mà được cấp trên phê duyệt, thì lúc đó sẽ phân bổ hết kết quả kinh doanh còn thiếu.
Khi quyết toán năm được duyệt, kế toán tính toán và phân phối kết quả tài chính như sau:
+ Một phần nộp ngân sách Nhà nước
+ Một phần trích lập các quỹ sử dụng tại Công ty như: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thuế vốn
- Kế toán phân phối:
+ Hàng tháng đơn vị tính số thuế lợi tức phải nộp cho cấp trên kế toán ghi:
Nợ TK 4212: Số thuế tạm nộp
Có TK 333: Số thuế tạm nộp
+ Khi chuyển tiền nộp thuế kế toán ghi :
Nợ TK 333: Số thuế tạm nộp
Có TK 111: Nộp thuế bằng tiền mặt
+ Khi quyết toán với cơ quan cấp trên kế toán ghi:
Nợ TK 4211: Số thuế nộp thêm
Có TK 333: Số thuế nộp thêm
+ Cuối niên độ kế toán, kế toán tạm phân phối LN vào các quỹ :
Nợ TK 4212 : Tạm trích các quỹ
Có TK 414: Tạm trích quỹ đầu tư phát triển
Có TK 431: Tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 415: Tạm trích quỹ dự trữ
+ Quyết toán năm được duyệt kế toán trích nốt số còn thiếu:
Nợ TK 4211: Tạm trích các quỹ còn thiếu
Có TK 414: Tạm trích quỹ đầu tư phát triển còn thiếu
Có TK 431: Tạm trích quỹ khen thưởng, phúc lợi còn thiếu.
Có TK 415: Tạm trích quỹ dự trữ còn thiếu
IX. Báo cáo kế toán
Danh mục hệ thống báo cáo tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến áp dụng:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo điều hành của Công ty kế toán còn áp dụng các báo cáo tài chính khác như:
+ Báo cáo tăng giảm TSCĐ
+ Tình hình tăng, giảm nguồn vốn CSH
+ Các khoản phải thu, phải trả
Các báo cáo kế toán độc lập và gửi vào cuối mỗi quý để phản ánh tình hình tài chính của quý đó và vào cuối niên độ kế toán để phản ánh tình hình niên độ kế toán đó.
Khi lập xong báo cáo tài chính, kế toán gửi báo cáo tài chính cho cơ quan tài chính, thuế, Công ty và thống kê xem xét.
Phần VI
Công tác phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Công tác phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp là cả một quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó làm rõ chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và các nguồn tiềm tàng cần khai thác. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phương án để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến thì công tác này được thực hiện thông qua báo cáo tài chính, đó là cả quá trình xem xét kiểm tra đối chiếu, so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính cho ta biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, những kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó, mặt khác nó còn cho ta biết những triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.
Tài chính phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, muốn sản xuất kinh doanh được vấn đề quan trọng đặt ra hàng đầu đó là tài chính, việc đánh giá tình hình tài chính được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đánh giá hoạt động tài chính năm 1999, việc đánh giá cho ta thấy khái quát chung về sự biến động của vốn và nguồn vốn, kết cấu của chúng trong mối liên hệ kinh doanh nhằm rút ra ưu nhược điểm để khắc phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Qua bảng cân đối kế toán ta nhận thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn đều tăng so với đầu kỳ, chứng tỏ cơ cấu tài sản đang tăng lên, cơ sở vật chất đang mở rộng, vốn được bổ sung qua các kỳ thực hiện và kinh doanh dịch vụ hàng năm có lãi.
Để biết khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, ta đi sâu phân tích một số chỉ tiêu quan trọng sau:
1. Tỷ suất đầu tư:
Tỷ suất đầu tư =
Tỷ suất đầu tư đầu năm = = 11,15%
Tỷ suất đầu tư cuối năm = = 5,38%
Tỷ suất này càng lớn thể hiện mức độ quản lý của TSCĐ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận là tỷ suất tính được là tốt hay xấu thì còn phụ thuộc vào ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến là kinh doanh dịch vụ trong nước, vốn cố định chỉ chiếm trên dưới 10%, trong tổng vốn. Nên tỷ suất đầu tư như vậy là hợp lý.
2. Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn riêng (tự có) của doanh nghiệp trong tổng số vốn. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao, không bị ràng buộc bởi các khoản vay nợ. Công ty áp dụng công thức sau:
Tỷ suất tự tài trợ = x 100
Tỷ suất tự tài trợ = x 100 = 26,2%
Như vậy, chứng tỏ mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty là thấp và tình hình tài chính của Công ty đang gặp khó khăn.
3. Khả năng thanh toán :
Doanh nghiệp đã xây dựng một số chỉ tiêu hệ số thanh toán sau:
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số thanh toán ngắn hạn biểu hiện mối quan hệ giữa TSLĐ và các khoản nợ ngắn hạn, theo công thức sau:
K =
Hệ số K càng lớn thì khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại.
Căn cứ vào bảng cân đối tài sản của Công ty, ta tính hệ số K đầu năm và cuối năm.
Ko = 12.266.095.647 : 8.068.148.801 = 156,08%
K1 = 20.904.229.353 : 16.336.469.224 = 128,18 %
Như vậy, khả năng thanh toán NH ở cuối năm kém hơn so với đầu năm (K1<Ko) mà hệ số thanh toán quá cao thì không phải là tốt vì lúc đó một số tiền không tham gia hoạt động để sinh lời.
+ Hệ số thanh toán nhanh:
Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh = x 100
Năm 1998 = x 100 = 40,32%
Năm 1999 = x 100 = 15,42%
Con số này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty là rất thấp và giảm dần theo thời gian. Song nếu kết luận ngay đây là một mối lo quá lớn của Công ty thì sẽ là chủ quan. Bởi Công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ, hàng ngày lượng hàng hoá bán ra thu tiền về rất lớn. Vả lại còn tính đến khoản nợ của khách hàng mà Công ty có thể thu hồi. Vấn đề này được xem xét thông qua việc tính toán hệ số quay vòng các khoản phải thu của Công ty hệ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ khả năng thu hồi công nợ của Công ty càng nhanh mà hai chỉ tiêu này đều rất cao (Năm 1998 là 40,1 vòng, Năm 1999 là 56,13 vòng). Do khả năng thu công nợ nhanh nên mặt dù chỉ tiêu tỷ lệ thanh toán nhanh của Công ty thấp song 2 năm qua Công ty vẫn kinh doanh an toàn chưa có vấn đề quá nghiêm trọng xảy ra.
4. Khả năng sinh lời :
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm đến khả năng sử dụng một cách có hiệu quả tài sản, để mang lại lợi nhuận cao nhất trong doanh nghiệp và được thể hiện như sau:
a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, phản ánh lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại: Công thức xác định.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Tỷ suất LN trên doanh thu năm 1998 = = 0,81%
Tỷ suất LN trên doanh thu năm 1999 = = 0,53%
So với năm 1998, năm 1999 thì khả năng sinh lời của vốn lưu động của Công ty thấp hơn 0,28 đồng, có nghĩa là một đồng vốn lưu động của năm 1999 tạo được lợi nhuận thấp hơn năm 1998 là 0,28.
b. Hệ số quay vòng của tài sản: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta xác định được hệ số vòng quay tài sản như sau. Công thức tính:
Hệ số vòng quay tài sản =
Hệ số quay vòng tài sản = = 0,6
Hệ số quay vòng càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả.
Kết luận
Đất nước ta đang chuyển mình sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước và chúng ta không thể phủ nhận một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường mà lại không có cạnh tranh "cơ chế thị trường được ví như cơ thể sống trong đó cung - cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo, cạnh tranh là linh hồn của cơ thể sống". Với điều kiện kinh tế như vậy, mục tiêu đặt ra cho tất cả các nhà doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi.
Công ty đều tư XNK nông lâm sản chế biến là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng về nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu phục vụ ngành nông nghiệp, dụng cụ gia đình,...
Qua thời gian thực tập tại Công ty, với số lượng thu thập được qua việc hạch toán xác định kết quả kinh doanh cho phép em rút ra một số nhận xét và đánh giá một số kết quả mà Công ty đạt được trong thời gian qua cũng như những mặt tồn tại cần giải quyết:
1. Thành tích đã đạt được :
Mặc dù nền kinh tế thị trường có nhiều biến động phức tạp, xong việc quản lý vốn kinh doanh của Công ty nói chung là rất tốt và đạt hiệu quả làm cho doanh lợi của Công ty tăng lên, các chỉ tiêu kết quả đều tăng lên trông thấy. Việc phân bố vốn tương đối hợp lý, song Công ty luôn cố gắng hết mình để kinh doanh có lãi, để thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Năm 1996, Công ty lãi gộp 9.786.543.523
Năm 1997, Công ty lãi gộp 10.000.521.000
Năm 1998 Công ty lãi gộp 11.351.137.000
Năm 1999 Công ty lãi gộp 10.023.666.000
Sau khi tính toán và trừ đi các khoản chi phí và thuế thì năm nào Công ty cũng có lãi.
Với các thành tích đạt được Công ty đã được Chính phủ tặng nhiều bằng khen và huân chương lao động. Có được thành tích tốt như vậy là nhờ Công ty đã khai thác tốt nguồn hàng, tạo một dây liên hệ tốt với các bạn hàng, quản lý chặt chẽ, năng động sáng tạo trong kinh doanh.
2. Những mặt còn hạn chế:
Do thừa hưởng một số cơ sở vật chất cũ, nên hệ thống kho bãi của Công ty còn lạc hậu. Việc di chuyển hướng còn chậm do phương tiện còn yếu. Ngoài ra một số cửa hàng của Công ty thái độ phục vụ còn kém, trình độ của CBCNV chưa đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường.
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài tôi nghiên cứu, sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới công tác hạch toán, kế toán của Công ty. Tuy nhiên, do thời gian thực tập để tìm hiểu thực tế không nhiều và kiến thức chưa được sâu, rộng nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô và những người quan tâm. Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kế toán tài chính, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô Thuỷ và sự giúp đỡ của các bác, các chú, các anh chị trong phòng ban nghiệp vụ và phòng ban lãnh đạo Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến - Bộ Nông nghiệp & PTNN đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Báo cáo tốt nghiệp ./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20000.DOC