Đề tài Khái quát về cặp phạm trù nguyên nhân - Kết quả

Tài liệu Đề tài Khái quát về cặp phạm trù nguyên nhân - Kết quả: DÀN Ý A. Đặt vấn đề 1 B. Giải quyết vấn đề 1 I) Khái quát về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả 1 1) Khái niệm phạm trù nguyên nhân, kết quả 1 2) Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 2 3) Ý nghĩa phương pháp luận 3 II) Phân tích tình huống 4 1) Tình huống 1: Vụ án hình sự: Xô xát giữa dẫn đến án mạng xảy ra tại công viên Tao Đàn - TP.HCM ngày 14/09/2008 4 2) Tình huống 2: Vụ ném bom nguyên tử kinh hoàng của Mỹ xuống hai thành phố là Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản (1945) 6 3) Tình huống 3: Vụ việc Công ty Vedan VN thải chất thải công nghiệp độc hại trái phép ra sông Thị Vải 8 C. Kết luận 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình triết học Mác - Lênin (Bộ GD&ĐT, NXB CTQG) 2. Website Báo Công an nhân dân điện tử: 3. Website Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam: 4. Website Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở: 5. Website Báo điện tử Vietnamnet: 6. Website Báo Nông nghiệp Việt Nam: A. Đặt vấn đề Từ thực tiễn cho thấy không có n...

doc11 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khái quát về cặp phạm trù nguyên nhân - Kết quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÀN Ý A. Đặt vấn đề 1 B. Giải quyết vấn đề 1 I) Khái quát về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả 1 1) Khái niệm phạm trù nguyên nhân, kết quả 1 2) Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 2 3) Ý nghĩa phương pháp luận 3 II) Phân tích tình huống 4 1) Tình huống 1: Vụ án hình sự: Xô xát giữa dẫn đến án mạng xảy ra tại công viên Tao Đàn - TP.HCM ngày 14/09/2008 4 2) Tình huống 2: Vụ ném bom nguyên tử kinh hoàng của Mỹ xuống hai thành phố là Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản (1945) 6 3) Tình huống 3: Vụ việc Công ty Vedan VN thải chất thải công nghiệp độc hại trái phép ra sông Thị Vải 8 C. Kết luận 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình triết học Mác - Lênin (Bộ GD&ĐT, NXB CTQG) 2. Website Báo Công an nhân dân điện tử: 3. Website Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam: 4. Website Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở: 5. Website Báo điện tử Vietnamnet: 6. Website Báo Nông nghiệp Việt Nam: A. Đặt vấn đề Từ thực tiễn cho thấy không có nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào lại không có nguyên nhân. Giữa nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ tất yếu khách quan. Đó là cơ sở tìm tòi, nghiên cứu để đi đến lời giải đáp cho các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học, đời sống xã hội mà con người còn mơ hồ chưa hiểu. Do đó mói quan hệ nhân quả có vai trò đặc biệt quan trọng. Để hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của cặp phạm trù này, nhóm xin đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thông qua 3 tình huống cụ thể trong thực tiễn B. Giải quyết vấn đề I) Khái quát về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả 1) Khái niệm phạm trù nguyên nhân, kết quả C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó; kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng. Nguyên nhân và kết quả không phải nằm ở hai sự vật hoàn toàn khác biệt nhau vì nếu như vậy tức là ta đã hiểu nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng luôn nằm ngoài bản thân sự vật hiện tượng đó, dễ nhầm lẫn sang quan điểm của chủ nghĩa duy tâm rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, do thế giới tinh thần quy định. Nguyên nhân và kết quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu: - Tính khác quan: mối liên hệ nhân quả không tồn tại, phụ thuộc vào ý thức con người mà mà là cái vốn có của bản thân sự vật hiện tượng, con người chỉ phản ánh mối lien hệ đó vào trong đầu óc của mình chứ không thể sáng tạo được ra nó - Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng tồn tại đều có nguyên nhân nhất định gây ra, không một sự vật hiện tượng nào có thể tồn tại mà không có nguyên nhân rõ ràng, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. - Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân và nếu được đặt trong những hoàn cảnh giống nhau thì sẽ cho cùng một kết quả như nhau, nhưng trong thực tế không bao giờ có thể xảy ra những hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau nên cùng một nguyên nhân tác động thì trong những hoàn cảnh càng ít khác nhau thì dẫn đến các kết quả càng giống nhau. 2) Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả + Nguyên nhân sinh ra kết quả và xuất hiện trước kết quả: - Nguyên nhân và kết quả có quan hệ nối tiếp nhau về thời gian và sản sinh ra nhau. Tuy nhiên không phải cứ hai hiện tượng nối tiếp nhau về thời gian tức là có quan hệ nhân quả. Chẳng hạn như mùa thu và mùa đông, chớp và sấm kế tiếp nhau về thời gian nhưng thu không phải là nguyên nhân của đông, chớp không phải là nguyên nhân của sấm. sự tự quay quanh trục, quay quanh mặt trời và độ nghiêng không đổi của trái đất dẫn đến hình thành các mùa là nguyên nhân của mùa thu và đông, do tốc độ ánh sáng nhanh hơn tốc độ âm thanh truyền đi trong không khí nên ta nhìn thấy chớp trước sấm, chứ không phải mùa thu sinh ra mùa đông, chớp sinh ra sấm. - Do phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh thực tế cụ thể mà nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp. Một kết quả có thể do nhiều nhiều nguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả. Nếu nhiều nguyên nhân cùng chung hướng tác động thì sẽ thúc đẩy sự hình thành kết quả, còn nếu khác hướng tác động thì sẽ cản trở, thậm chí là triệt tiêu sự hình thành kết quả. Ví dụ như các thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện phát triển theo cùng một định hướng, được đối xử công bằng với nhau và cùng có mục đích làm giàu cho xã hội thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, còn nếu mâu thuẫn, xung đột, tranh giành quyền lợi, thị trường thì sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển của nhau và của cả nền kinh tế đất nước. + Nguyên nhân và kết quả có thể đổi vị trí cho nhau: - Một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân nhưng lại là kết quả trong mối quan hệ khác, và ngược lại. Một sự vật, hiện tượng nào đó chỉ được coi là nguyên nhân hay kết quả khi được đặt trong một hoàn cảnh, một mối quan hệ xác định cụ thể. Và trong một điều kiện nhất định, chuỗi quan hệ nhân quả là không có đầu cuối, không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc do khả năng chuyển hóa qua lại, tác động lẫn nhau của nguyên nhân và kết quả. - Nguyên nhân tác động đến sự hình thành kết quả, nhưng sau khi xuất hiện thì kết quả cũng có thể ảnh hưởng trở lại tới nguyên nhân. Sự ảnh hưởng trở lại đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực (thúc đẩy hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân) 3) Ý nghĩa phương pháp luận Thứ nhất, không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại mà không có nguyên nhân, muốn tìm được nguyên nhân ấy thì phải nghiên cứu, xem xét một cách khoa học từ thực tiễn, từ trong bản thân sự vật, hiện tượng đó chứ không được nhìn một cách chủ quan, phiến diện, không được tưởng tượng ra từ đầu óc con người mà xa rời thực tiễn. Thứ hai, nguyên nhân xuất hiện trước kết quả nên muốn tìm được nguyên nhân thì phải tìm trong những mối liên hệ xảy ra trước khi kết quả đó xuất hiện. Thứ ba, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nhưng không phải tất cả mọi nguyên nhân đều có vai trò như nhau. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn cần rút ra được đâu là nguyên nhân bên trong, bên ngoài, chủ yếu, thứ yếu, trực tiếp, gián tiếp,…, đồng thời phải nắm được các chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó đưa ra được các biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực và triệt tiêu hoặc hạn chế tối đa những nguyên nhân có thể dẫn đến kết quả tiêu cực. Thứ tư, do kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân nên trong hoạt động thực tiễn cần phải biết tận dụng, khai thác các kết quả tích cực đã có được, dựa vào đo mà thúc đẩy những nguyên nhân phát huy tác dụng theo mục đích của con người. II) Phân tích tình huống thực tiễn 1) Tình huống 1: Vụ án hình sự: Xô xát giữa dẫn đến án mạng xảy ra tại công viên Tao Đàn - TP.HCM ngày 14/09/2008 Tại một phiên xử ở Tòa án nhân dân TP.HCM cuối tháng 7/2009 vừa qua, không ai có thể hình dung thiếu niên nhỏ nhắn đứng trước vành móng ngựa lại phạm tội cực kỳ nghiêm trọng. Bị cáo có tên Phạm Văn Long (ngụ tại quận 4, TP.HCM) bị truy tố và xét xử về tội giết người thuộc trường hợp có tính chất côn đồ theo điểm n, khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự. Vào thời điểm gây án bị cáo chỉ mới hơn 15 tuổi và ngày ra tòa, mới bước qua tuổi 16. Nội dung vụ án thể hiện, ngày 14/09/2008, Long cùng nhóm bạn gồm Vương Ngọc Vinh, Phạm Trường Nam, Phan Văn Huy, Nguyễn Diệp An và Tư (chưa xác định lai lịch) đến Công viên Tao Đàn chơi Tết Trung thu. Khi đi, Long mang theo dao nhọn giấu trong người. Khi đến Công viên Tao Đàn, tất cả 6 người đến sân trượt cát chơi. Tại đây, nhóm Long gặp nhóm học sinh của Phạm Văn Phúc, Lâm Đức Dũ cùng một số người bạn khác đang cùng chơi. Trong lúc trượt cát, Dũ trượt trúng vào chân Vinh liền bị Vinh nhặt cục đá đánh vào đầu. Thấy vậy nên Phúc chạy đến đánh giúp bạn thì bị Vinh đá vào người. Liền ngay đó, cả nhóm Long xông vào đánh Phúc. Phúc bỏ chạy nhưng Long vẫn không buông tha mà rút dao chạy ra đâm 4 nhát vào người nạn nhân. Nhìn thấy bạn bị đâm, bạn Phúc chạy tới định cứu thì ngay tức thì cũng bị Long đâm một nhát gây tử vong. Ngoài Long, liên quan trong vụ án, bạn của Long là Vương Văn Vinh cũng bị truy tố về hành vi gây rối nhưng do chưa đủ 14 tuổi nên đối tượng này chỉ bị chính quyền địa phương áp dụng biện pháp giáo dục tại chỗ. Qua vụ án trên ta thấy được nhiều nguyên nhân dẫn tới cái chết của Phúc và bạn Phúc, đó là do: thứ nhất là mâu thuẫn, xô xát của 2 nhóm học sinh; thứ hai là bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật và cách ứng xử của một bộ phận trong giới trẻ dẫn tới hành vi nghiêm trọng đối với nạn nhân, đối tượng phạm tội giết người rất dã man, cùng một lúc giết chết 2 người nhưng tại cơ quan điều tra thì rất bình thản vô tư vì cứ tưởng hành vi mình chỉ bị xử lý 4, 5 năm tù. Đến khi nghe cán bộ điều tra giải thích thì đối tượng mới sửng sốt, hối hận thì đã muộn; thứ ba là các bị cáo cũng đang trongtuổi thiếu niên, muốn được thể hiện bản lĩnh với bạn bè, do đó trong các tình huống xô xát không làm chủ được bản thân dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Đối tượng Long ở với mẹ, cha mẹ li dị từ khi còn nhỏ, mẹ phải lam lũ làm mướn không có thời gian chăm sóc con, do vậy một phần cũng là do hoàn cảnh gia đình mà bị cáo không có sự giáo dục, uốn nắn tử tế; nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Phúc là 4 nhát dao vào người, gây tử vong tại chỗ, bạn Phúc cũng đối tượng dùng dao chém 1 nhát vào người và cũng bỏ mạng. => Qua phân tích trên ta thấy được nhiều nguyên nhân dẫn tới 1 kết quả chung là Long dùng dao đâm chết người gây án mạng. Nguyên nhân kết quả chuyển hóa lẫn nhau: sự việc Long đâm chết Phúc và bạn Phúc là kết quả của sự mâu thuẫn không đáng có giữa 2 nhóm học sinh, nhưng nó cũng là nguyên nhân dẫn tới kết quả khác đau thương hơn, đó là để lại mất mát to lớn không chỉ đối với gia đình nạn nhân mà còn chính gia đình bị cáo nữa. Hai đối tượng nạn nhân và bị cáo đều còn trong độ tuổi ăn học, là niềm hi vọng lớn đối với gia đình và họ hàng, nhưng đó rõ ràng là cái giá phải trả bởi tội ác nghiêm trọng của Long. Kết quả tác động trở lại nguyên nhân: Tòa án đã xét xử và tuyên án Phạm Văn Long phạm tội giết người thuộc trường hợp có tính chất côn đồ theo điểm n, khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự, phải chịu hình phạt 12 năm tù giam, và gia đình Long phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 36.000.000đ. 2) Tình huống 2: Vụ ném bom nguyên tử kinh hoàng của Mỹ xuống hai thành phố là Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945 Trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ II năm 1945, Mỹ đã tiến hành hai vụ đánh bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Ngày 06/08/1945 vào lúc 8h15 không quân Mĩ đã dùng pháo đài bay B-29 vận chuyển quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little boy” thả xuống thánh phố Hirohima. Với trọng lượng 60 kg urandium 235 với sức công phá 12.5 kiloton nổ cách mặt đất 600m “Little boy” đã tạo ra một quả cầu lửa nóng đến mức biến cát thành kính và huỷ diệt toàn bộ sự sống trong phạm vi bán kính 1.6 km. Sau đó 3 hôm, vào lúc 11 giờ ngày 09/08/1945 quả bom thứ hai mang tên ”Fat man” có sức công phá 21 kiloton với trọng lượng tối đa là 6.4 kg plutonium 239 đã phát nổ trên bầu trời Nagasaki cách mặt đất 469m trong khu công nghiệp của thành phố. Nhiệt độ cao nhất của quả bom khi phân hạch là 3871OC. Hai quả bom đã phát nổ tạo thành những cột khói lớn, vụ nổ có sức công phá mạnh với mức độ tàn phá không thể tưởng tượng được. Quả bom “Little boy” đã khiến 140.000 người dân Hiroshima chết ngay lập tức hoặc vài ngày sau vụ ném bom (trong đó có cả những công dân Mĩ đang sống và học tập tại đây) và hàng trăm ngàn người bị nhiễm xạ trong phạm vi bán kính 10 km.Vài ngày sau đó,hơn 70.000 người khác thiệt mạng sau vụ ném bom thứ hai ở thành phố Nagasaki, phá huỷ một phần ba thành phố nhưng may mắn là quả bom rơi lệch mục tiêu nếu không thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều. Hai thành phố Hiroshima và Nagasaki đã gần như bị “san bằng” bởi bom nguyên tử của Mỹ. Đây là một chấn động lớn trên toàn thế giới không chỉ lúc bấy giờ mà còn để lại dư âm kinh hoàng cho đến tận ngày hôm nay. Vậy những nguyên nhân nào đã dẫn tới việc Mỹ quyết định ném bom 2 thành phố của Nhật Bản? Thứ nhất, do chiến tranh thế giới thứ II đang đi đến hồi kết với nguy cơ thất bại nặng nề của phe phát xít trong đó có Nhật Bản. Phe đồng minh đã gần như nắm chắc chiến thắng trong tay và việc Nhật Bản phải đầu hàng chỉ còn là việc một sớm một chiều. Tận dụng cơ hội đó Mỹ tấn công Nhật Bản, đồng thời thử sức mạnh của bom nguyên tử và đe dọa thế giới về thế độc quyền bom nguyên tử của mình. Thứ hai, do Mĩ muốn thể hiện sức mạnh quân sự trước Liên Xô và Trung Quốc, “trả thù trận Trân Châu cảng” do quân Quan Đông của Nhật gây ra, đồng thời hòng giành được ưu thế khi phân chia lợi nhuận sau chiến tranh với các nước khác trong phe đồng minh. Thứ ba, do bản thân Nhật Bản không kịp thời từ bỏ cuộc chiến tranh phi nghĩa và chủ nghĩa phát xít, chính phủ Nhật Bản lại chậm thay đổi cho phù hợp với tình hình thế giới mới nên Nhật bị tấn công quân sự là điều không thể tránh khỏi. Tất cả những nguyên nhân trên đều sinh ra kết quả là Mỹ ném bom nguyên tử phá hủy hai thành phố của Nhật Bản. Nguyên nhân và kết quả chuyển hóa lẫn nhau: Những nguyên nhân như sự thất trận của phe phát xít, Mỹ trả thù trận Trân Châu cảng, thể hiện sức mạnh của bom nguyên tử, chính phủ Nhật Bản không có những chính sách thay đổi kịp thời,…là những nguyên nhân dẫn tới việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật. Nhưng trong mối quan hệ khác thì việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản lại không còn là kết quả mà trở thành nguyên nhân của những thiệt hại khủng khiếp về người và của cho Nhật Bản. Kết quả tác động trở lại nguyên nhân: Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc Nhật đã phải chịu những thiệt hại nặng nề, đến mức hầu như không còn gì. Nhưng cũng chính đống đỗ nát còn lại sau chiến tranh đó đã là động lực mạnh mẽ cho những con người Nhật Bản với sự cố gắng đã tạo nên sự phát triển vượt bậc về Khoa học - Kỹ thuật, xây dựng lại đất nước, và giờ đây Nhật Bản đang là nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Đó là bằng chứng cho sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân, sau khi phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh thì con người đã nhận thức được tình hình đất nước và nỗ lực xây dựng, khắc phục hậu quả chiến tranh. 3) Tình huống 3: Vụ việc Công ty Vedan VN thải chất thải công nghiệp độc hại trái phép ra sông Thị Vải Việc Công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định và có chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống bên ngoài, nhất là dòng sông Thị Vải, vốn dĩ không còn xa lạ gì với công luận và dư luận người dân quanh khu vực này, từ hàng chục năm về trước. Từ những năm 1994 - 1995, Công ty Vedan đã lắp đặt một “hệ thống xử lý” có chủ ý: hệ thống bơm nhiều tầng nấc có các van đóng - mở linh hoạt và dẫn ra một đường ống “bí mật” được cắm sâu trong lòng đất trực chỉ ra sông Thị Vải. Chỉ cần một cái lắc tay nhẹ nhàng, toàn bộ nước thải, lẽ ra đi vào hệ thống vận hành, sẽ đổ thẳng xuống dòng sông vô tội, mà bằng mắt thường khó mà phát hiện được. Theo dư luận người dân quanh khu vực, hầu như hệ thống này chỉ làm việc vào quá nửa khuya, lúc mọi người đã yên giấc. Vào thời điểm đó, Công ty Vedan đã buộc phải bồi thường hàng chục tỷ đồng cho người dân, khi bị tố cáo là làm ô nhiễm sông Thị Vải làm chết cá tôm của các hộ dân, ngư dân địa phương. Giữa năm 2006, khi Thanh tra Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong lần kiểm tra hàng loạt các doanh nghiệp đóng trên địa bàn được cho là đã xả thải xuống sông Thị Vải, đã lại phát hiện Vedan, dù có xây dựng 3 hệ thống xử lý và xả thải “hiện đại”, nhưng tất cả là nhằm đối phó, đúng hơn là ngụy trang với cơ quan chức năng Trung ương và địa phương. Theo nhận định của đoàn thanh tra, hệ thống này không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết cho việc xử lý kỹ thuật, nếu không nói là làm cho có. Việc xả nước thải trái phép đó của Công ty Vendan VN đã khiến con sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở đoạn “dòng sông chết” từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Tại đây nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l. Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không còn khả năng sinh sống, các nhà khoa học đã gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự chết!”, đồng thời làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng rất xấu đến đời sống sinh hoạt của người dân quanh khu vực này. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà công ty Vedan VN có thể thải chất thải trái phép ra sông Thị Vải trong một thời gian dài như vậy: do bản thân công ty Vedan vi phạm pháp luật, không thực hiện nghiêm túc việc xử lý chất thải trước khi thải ra bên ngoài, do sự quản lý và giám sát chưa chặt chẽ của chính quyền địa phương, do sự thờ ơ thiếu quan tâm của một bộ phận người dân khi không phản ánh hoặc phản ánh chậm khi phát hiện ra việc làm trái pháp luật của Vedan VN. Tất cả những nguyên nhân đó đã tạo cơ hội cho kết quả tất yếu là Vedan VN vẫn có thể tiếp tục hành vi sai trái của mình. Nguyên nhân và kết quả chuyển hóa lẫn nhau: Những nguyên nhân từ phía công ty Vedan, chính quyền địa phươg và người dân như đã phân tích ở trên dẫn đến kết quả là Công ty Vedan đã thải chất thải trái phép ra sông Thị Vải trong nhiều năm mà không bị xử lý thích đáng. Nhưng xem xét trong mối quan hệ khác thì việc Vedan Việt Nam thải chất thải độc hại đã trở thành nguyên nhân của việc sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng nề, giết chết sự sống của rất nhiều sinh vật và ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt của người dân. Công ty Vedan đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật bởi sự vô trách nhiệm, thiếu ý thức và những hành vi sai trái của mình. Vedan bị phạt hành chính 267,5 triệu đồng, đồng thời truy thu khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trốn nộp là 127.268.067.520 đồng; có trách nhiệm thực hiện đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường do hành vi gây ô nhiễm sông Thị Vải trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý Nhà nước. Đó là bằng chứng cho sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân. C. Kết luận Việc nghiên cứu nắm rõ bản chất, nội dung, ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong phạm vi triết học mà còn cả ở trong thực tiễn đời sống, để hiểu rõ tường tận mọi vấn đề và có những hiểu biết chính xác con người không thể bỏ qua yếu tố ban đầu đó là nguyên nhân mà phải quay trở về tìm hiểu kỹ nguyên nhân hình thành nên kết quả đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyamp234n nhamp226n K7871t qu7843.doc