Tài liệu Đề tài Khái quát chung về tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (pvfc): LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế ngày càng phát triển, các hoạt động đầu tư, kinh doanh ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Cùng với đó đời sống và nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của con người ngày càng tăng mạnh. Và để đáp ứng cho nhu cầu phát triển đó, hệ thống các tổng công ty, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh, trở thành trung tâm tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Các tập đoàn Tài chính, công ty Tài chính có vai trò quan trọng trong việc tài trợ vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính,…giúp cho các khách hàng của họ thực hiện tốt được kế hoạch đầu tư, kinh doanh hay phục vụ cho nhu cầu cuộc sống một cách tốt nhất. Qua đó góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế và hội nhậ...
22 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khái quát chung về tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (pvfc), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế ngày càng phát triển, các hoạt động đầu tư, kinh doanh ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Cùng với đó đời sống và nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của con người ngày càng tăng mạnh. Và để đáp ứng cho nhu cầu phát triển đó, hệ thống các tổng công ty, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh, trở thành trung tâm tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Các tập đoàn Tài chính, công ty Tài chính có vai trò quan trọng trong việc tài trợ vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính,…giúp cho các khách hàng của họ thực hiện tốt được kế hoạch đầu tư, kinh doanh hay phục vụ cho nhu cầu cuộc sống một cách tốt nhất. Qua đó góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới.
Là một sinh viên khoa “Khoa học quản lý” trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sau một thời gian được học tập tại trường với sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô giáo, em đã được tiếp cận kiến thức về quản lý trên phương diện lý thuyết. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, em đã được giúp đỡ và học hỏi trên cơ sỡ thực tiễn. Do đó, em đã có cái nhìn tổng quan về hoạt động của Tổng công ty Tài chính nói chung và hoạt động quản lý kinh tế nói riêng. Kết thúc quá trình thực tập tổng hợp, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo và cán bộ, nhân viên tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam để em hoàn thành báo cáo này.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM(PVFC).
1.1.Thông tin chung về Tổng công ty Tài chính CP dầu khí Việt Nam:
1.1.1.Giới thiệu chung:
1.1.1.1.Sứ mệnh, tầm nhìn:
Sứ mệnh:
Tài trợ vốn cho các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm tối đa hóa lợi ích và thực hiện sử dụng các công cụ tài chính để hỗ trợ các chính sách của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Cung cấp dịch vụ tư vấn cho thị trường tài chính, tiền tệ và tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp trong ngành năng lượng.
Tầm nhìn:
Trở thành ngân hàng đầu tư hàng đầu có thương hiệu được biết đến trong khu vực và quốc tế.
Trở thành tập đoàn tài chính quan trọng nhất và là xương sống của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam.
1.1.1.2. Giới thiệu PVFC:
Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, thành lập ngày 19/6/2000 với phương châm hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”.
Quá trình xây dựng và phát triển, đến nay, PVFC đã trở thành một định chế tài chính mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và là một trong những tổ chức tín dụng có tốc độ phát triển nhanh, thương hiệu Tài chính Dầu khí Việt Nam được khẳng định trên thị trường tài chính trong nước và bước đầu vươn ra thế giới.
Năm 2008, PVFC chính thức chuyển thành Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Đây là bước chuyển mình từ công ty 100% vốn Nhà nước lên Tổng Công ty cổ phần. Theo mô hình công ty đại chúng, PVFC có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, trong đó, PVN nắm giữ 78% cổ phần, cổ đông chiến lược nước ngoài là Morgan Stanley (MSIHI) nắm giữ 10% cổ phần, còn lại là các cổ đông pháp nhân và thể nhân trong nước. Với việc tham gia của cổ đông MSIHI, PVFC là tổ chức tín dụng đầu tiên của Việt Nam sau khi cổ phần hoá đã lựa chọn được cổ đông chiến lược nước ngoài. Đây là một thành công khẳng định sự tín nhiệm của thương hiệu Tài chính Dầu khí.
Quy mô phát triển của PVFC ngày càng lớn, đội ngũ CBNV được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ; năng động, sáng tạo và nhiệt huyết trong công việc. Mạng lưới hoạt động của PVFC từng bước được củng cố và mở rộng; PVFC hiện có 9 chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, 5 công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực Bất Động Sản, Tư vấn tài chính, Quản lý quỹ,...
Thực hiện sứ mệnh quan trọng là thu xếp nguồn vốn cho PVN, PVFC đã chủ động hợp tác với các tổ chức tín dụng, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước; xây dựng và triển khai kế hoạch, thu xếp vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các PVN và các đơn vị thành viên triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng của ngành Dầu khí.
Đồng hành cùng với hoạt động kinh doanh, vấn đề an sinh xã hội cũng được PVFC chú trọng. PVFC luôn quan tâm, chia sẻ đến các đối tượng có công với đất nước, gia đình chính sách, người nghèo vùng sâu vùng xa... Hàng trăm căn nhà tình nghĩa đã được PVFC xây dựng từ sự đóng góp của CBNV. Quỹ học bổng “PVFC - Thắp sáng niềm tin” mỗi năm trao từ 30-50 suất học bổng cho các em học sinh thi đỗ đại học, song vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không đủ điều kiện theo học. Cùng với đó, PVFC cũng kịp thời thăm hỏi, đóng góp tiền của ủng hộ đồng bào bị thiên tai, dịch hoạ...
Xu thế hội nhập phát triển sẽ mang đến cho mọi doanh nghiệp Việt Nam nói chung, PVFC nói riêng nhiều cơ hội và thách thức, nhưng với niềm tin, khát vọng và hướng đi đúng đắn, PVFC sẽ trở thành định chế tài chính hùng mạnh, có thương hiệu trong khu vực và quốc tế.
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh:
1.1.2.1. Huy động vốn:
Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo qui định của Ngân hàng Nhà nước.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy dịnh của pháp luật hiện hành.
Vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tê.
Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng:
Cho vay:
Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn theo quy định của ngân hàng Nhà nước.
Cho vay theo ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật các Tổ chức tín dụng và hợp đồng ủy thác.
Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp.
Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ khác.
Cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân.
PVFC và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau.
Bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
Cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1.1.2.3. Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ:
Mở tài khoản:
Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi PVFC đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
PVFC có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Dịch vụ ngân quỹ: PVFC được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng..
1.1.2.4. Các hoạt động khác:
Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.
Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.
Tham gia thị trường tiền tê.
Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.
Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp.
Được quyền nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính tiền tệ, đầu tư cho khách hàng.
Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác.
Thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Các hoạt động khác theo quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.1.3. Sản phẩm cung cấp:
PVFC cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng như: Doanh nghiệp, cá nhân, các hoạt động đầu tư và một số sản phẩm khác.
1.1.3.1. Đối với khách hàng là Doanh nghiệp có các sản phẩm, dịch vụ:
Tín dụng: tín dụng các tổ chức kinh tế, bảo lãnh, ủy thác cho vay, nhận ủy thác cho vay, bao thanh toán.
Dịch vụ tài chính: tư vấn thu xếp vốn, ủy thác quản lý vốn, các dịch vụ tư vấn, dịch vụ đại lý bảo hiểm, phát triển các dự án CDM, định giá công ty, lập phương án tài chính cho dự án.
Kinh doanh tiền tệ: kinh doanh ngoại hối.
1.1.3.2. Khách hàng là cá nhân: Khách hàng cá nhân, đặc biệt là các cán bộ công nhân viên ngành Dầu khí, luôn là mục tiêu phục vụ của PVFC với phương châm luôn là người bạn đồng hành, hỗ trợ kịp thời các nhu cầu tài chính trong đời sống.
Huy động vốn cá nhân: ủy thác quản lý vốn tích lũy bằng VND, ủy thác quản lý vốn cá nhân VND, tiền gửi có kỳ hạn bằng USD, tiền gửi tích lũy cho tương lai.
Tín dụng cá nhân: cho vay cầm cố chứng từ có giá, cho vay mua nhà trả góp, cho vay thế chấp tài sản, cho vay trả góp bảo đảm bằng lương, cho vay mua ôtô trả góp.
Các dịch vụ khác: mua bán kỳ hạn, nhân ủy thác đầu tư cá nhân, hỗ trợ đầu tư chứng khoán.
1.1.3.3. Hoạt động đầu tư:
Đầu tư dự án.
Ủy thác đầu tư.
Nghiệp vụ trái phiếu.
Mua bán kỳ hạn chứng từ có giá.
Sản phẩm dịch vụ khác:
Giao dịch chứng khoán tại PVFC.
Giao dịch vàng tại PVFC.
Một trong những dịch vụ được các đối tác, khách hàng tín nhiệm lựa chọn PVFC, là tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp. Thời gian qua, PVFC đã tham gia với tư cách là đơn vị tư vấn cổ phần hóa thành công cho các đơn vị lớn trong và ngoài ngành Dầu khí. PVFC tập trung phát triển các sản phẩm trọn gói cho khách hàng về tín dụng, đầu tư và các dịch vụ tài chính. Hai sản phẩm mũi nhọn mà PVFC chú trọng sau cổ phần hoá là đầu tư tài chính và tư vấn tài chính.
Các sản phẩm và dịch vụ của PVFC đã được khách hàng đánh giá cao, đặc biệt là phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm. PVFC luôn khẳng định niềm tin với khách hàng và đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình phát triển của mình.
Lịch sử phát triển Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam:
Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) ra đời từ năm 2000 với chức năng là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Qua gần 10 năm xây dựng và trưởng thành, PVFC đã khẳng định thương hiệu mạnh trên thị trường tài chính Việt Nam và đang từng bước vươn ra thế giới. Để có được những thành tựu như ngày hôm nay, PVFC đã trải qua những bước tiến quan trọng:
30/3/2000: Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký Quyết định số 04/2000/QĐ/VPCP về việc thành lập Công ty Tài chính Dầu khí.
19/6/2000: Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ký Quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập Công ty Tài chính Dầu khí.
1/10/2000: Công ty Tài chính Dầu khí chính thức đặt trụ sở hoạt động đầu tiên tại 34B Hàn Thuyên - Hà Nội và Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 10.
5/2/2001: Lễ khai trương hoạt động Công ty Tài chính Dầu khí đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.
30/10/2001: Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 11, phòng giao dịch số 20, phòng giao dịch số 30.
19/6/2002: Khai trương hoạt động phòng giao dịch chứng khoán BSC – PVFC.
1/10/2002: Khai trương website Công ty Tài chính Dầu khí tại địa chỉ:
21/5/2003: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại thành phố Hồ Chí Minh.
3/9/2003: Phát hành thành công Trái phiếu Dầu khí với khối lượng huy động 300 tỷ đồng.
5/5/2004: Ra mắt Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty Tài chính Dầu khí và nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức SGS (Thuỵ Sỹ) cấp.
31/12/2004: Thu xếp vốn cho các dự án của PetroVietnam đạt 5.000 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt hơn 4.000 nghìn tỷ đồng. Doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng.
1/1/2005: Tăng vốn điều lệ của PVFC lên 300 tỷ đồng.
28/2/2005: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Vũng Tàu.
20/4/2005: Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 12.
20/5/2005: Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 21.
19/8/2005: Nhận bàn giao quản lý toà nhà PetroTower từ Công ty Dịch vụ - Du lịch Dầu khí.
12/2005: Quy mô hoạt động của PVFC đạt trên 8000 tỷ đồng.
12/2005: Triển khai thành công việc lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống mạng WAN trong toàn hệ thống.
2/2006: Đưa vào hoạt động đường dây nóng 18001525 miễn phí dành cho khách hàng, phục vụ 24/24h.
19/6/2006: Phát hành thành công Trái phiếu Tài chính Dầu khí. Tổng khối lượng huy động đạt 690 tỷ đồng.
26/4/2006: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng.
4/7/2006: Khai trương Công ty Tài chính Dầu khí - Chi nhánh Đà Nẵng.
24/10/2006: Khai trương Phòng Giao dịch Chứng khoán SSI – PVFC
14/2/2007: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của Công ty.
9/3/2007: PVFC chính thức tài trợ cho CLB Bóng đá Sông Lam Nghệ An. Từ đây, CLB Bóng đá chuyên nghiệp Sông Lam Nghệ An mang tên CLB Bóng đá Tài chính Dầu khí – Sông Lam Nghệ An.
18/5/2007: Khai trương Công ty Tài chính Dầu khí - Chi nhánh Hải Phòng.
18/6/2007: Khai trương Công ty Tài chính Dầu khí – Chi nhánh Nam Định
19/6/2007: Phát hành thành công Trái phiếu Tài chính Dầu khí 2007 với tổng khối lượng huy động đạt 1500 tỷ đồng.
26/6/2007: Khai trương Công ty Tài chính Dầu khí- Chi nhánh Cần Thơ.
24/7/2007: Chính thức khai trương và đi vào hoạt động Công ty Tài chính Dầu khí- Chi nhánh Sài Gòn.
10/8/2007: Khai trương Công ty Tài chính Dầu khí- Chi nhánh Thăng Long.
8/10/2007: Khai trương hoạt động ba công ty thành viên: Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest); Công ty Cổ phần Kinh doanh Bất động sản Tài chính Dầu khí (PVFC Land); Công ty Cổ phần Truyền thông Tài chính Dầu khí (PVFC Media).
19/10/2007: PVFC tổ chức thành công đấu giá cổ phần, số lượng cổ phần đưa ra đấu giá là 59.638.900 Cp, Giá đấu thành công bình quân 69.974 đồng/cổ phần.
28/12/2007: Tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí lần thứ nhất.
18/3/2008: Chính thức ra mắt Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam và công bố cổ đông chiến lược nước ngoài. PVFC chính thức chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty với VĐL là 5000 tỷ VNĐ, trong đó Mogan Stanley trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 10% VĐL của PVFC.
4/4/2008: Khai trương hoạt động Phòng Giao dịch Trung tâm Long Biên.
10/4/2008: PVFC khai trương hoạt động Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá.
3/11/2008: Cổ phiếu PVFC chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) với mã giao dịch PVF
19/11/2008: PVFC khai trương sàn giao dịch vàng tại Phòng giao dịch Trung tâm Long Biên.
22/2/2009: PVFC khai trương VP đại diện tại Quảng Ngãi
20/07/2009: PVFC tiếp nhận đơn vị thành viên mới PVFI.
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam:
Ban điều hành:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Hội đồng quản trị:
CHỦ TỊCH HĐQT
THÀNH VIÊN
THÀNH VIÊN
THÀNH VIÊN
PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT
Ban tổng giám đốc:
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
PHÓ TGĐ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Mạng lưới chi nhánh của Tổng công ty:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Dầu khí:
Trụ sở chính của Công ty: Tầng 9,10 – Toà nhà 434 Trần Khát Chân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Tài chính Dầu khí:
Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Trung tâm Thương mại Vân Hồ, 51 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Công ty Cổ phần Bất động sản Tài chính Dầu khí:
Trụ sở chính: Số 9, CT5, Khu Đô thị mới Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam:
Địa chỉ : Số 23 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Phú Đạt:
Trụ sở chính: Lầu 2 Tòa nhà PetroViệt Nam - Số 1 - 5 Lê Duẩn – Quận 1- Tp HCM.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh:
Năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và thị trường khó khăn, cạnh tranh khốc liệt, Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC) đã xây dựng kịch bản phù hợp, ứng phó kịp thời, và nỗ lực không ngừng để vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả khả quan. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận đều tăng cao và vượt kế hoạch đề ra:
Doanh thu đạt 5.658 tỷ đồng, bằng 145% kế hoạch cả năm 2009 đã được đại hội đồng cổ đông thông qua (kế hoạch: 3.900 tỷ đồng).
Lợi nhuận trước thuế 611 tỷ đồng, bằng 153% kế hoạch cả năm 2009 đã được đại hội đồng cổ đông thông qua sau trích lập dự phòng tín dụng và trích lập dự phòng đầu tư (kế hoạch 400 tỷ đồng).
Tổng tài sản của PVFC tính đến ngày 31/12/2009 là 64.652 tỷ đồng.
2.2. Một số thành tựu:
Năm 2009, PVFC đã từng bước phục hồi sau khủng hoảng tài chính 2008, ổn định các hoạt động đồng thời xử lý được cơ bản các vấn đề tồn tại của các năm trước như: Thực hiện cơ cấu danh mục đầu tư, nâng cao chất lượng danh mục đầu tư, giảm dần sự phụ thuộc vào diễn biến thị trường chứng khoán; giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn...
PVFC có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức, điều hành hoạt động theo hướng tinh gọn, chuyên môn hoá. Các yếu tố nền tảng cho hoạt động của một đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính với quy mô lớn đã được triển khai xây dựng: PVFC bước đầu xây dựng hệ thống báo cáo theo Thẻ điểm cân bằng, đáp ứng nhu cầu quản trị; Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; chạy thử nghiệm phần mềm nghiệp vụ hiện đại CoreBanking.
Công tác xây dựng cơ bản được thực hiện an toàn, phù hợp với quy định của Nhà Nước. Năm 2009 PVFC đã chính thức hoạt động tại trụ sở 22 Ngô Quyền, trụ sở Chi nhánh Vũng Tàu, Thanh Hoá, Nam Định.
Chính sách lương thưởng, đánh giá, sắp xếp, luân chuyển, bố trí cán bộ được cải cách quyết liệt với việc hoàn thiện quy chế trả lương, trả thưởng. Đảm bảo khuyến khích CBNV nâng cao năng suất lao động, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
PVFC đã nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo và CBNV bằng việc thực hiện tốt: Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chương trình hành động chống suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí được thực hiện đồng bộ với các chương trình, kế hoạch của Tập đoàn và của Tổng Công ty.
2.3. Những giải thưởng PVFC đã đạt được trong quá trình hoạt động:
Sao Vàng đất Việt: các năm 2005, 2007, 2008, 2009
Cúp vàng “Thương hiệu và nhãn hiệu” năm 2005, 2007 do UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Liên minh các HTX Việt Nam… bình chọn và trao tặng.
PVFC được xếp hạng Công ty Nhà nước loại 1 ngày 15/12/2005
Đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 lần 3 – năm 2006
Huân chương Lao động hạng 3 năm 2007 đã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng cho Công ty Tài chính Dầu khí; Huân chương Lao động hạng 2 trao tặng Ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty Tài chính Dầu Khí; Huân chương Lao động hạng 3 trao tặng Bà Vũ Thị Ngọc Lan - Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Dầu Khí.
Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” 2007. Đây là giải thưởng thường niên do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức.
Giải thưởng “Quả Cầu Vàng” năm 2007. Giải thưởng dành cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành tài chính có đóng góp tích cực cho sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Giải thưởng do Phòng Thương mại Công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi xướng.
“Nhà quản lý giỏi” năm 2007 trao tặng cho CT HĐQT Nguyễn Tiến Dũng. Giải thưởng này dành cho các cá nhân là lãnh đạo tổ chức – doanh nghiệp tiêu biểu trong điều hành đơn vị, có vai trò và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp và đất nước.
“Cúp vàng ISO 2007”. Giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng các hệ thống quản lý vào hoạt động sản xuất kinh doanh và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
3.1. Quan điểm phát triển:
Phát triển Công ty Tài chính Dầu khí dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí.
Phát triển Công ty Tài chính Dầu khí nhanh và bền vững với các sản phẩm dịch vụ đa dạng, trong đó sản phẩm đầu tư tài chính là sản phẩm nòng cốt.
Chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu năm 2010:
3.2.1. Chỉ tiêu năm 2010:
Doanh thu đạt 5.059 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế đạt 1.032 tỷ đồng (sau trích lập dự phòng theo quy định của Bộ Tài Chính và Ngân Hàng nhà nước).
3.2.2. Mục tiêu trong năm 2010:
Để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch trong năm 2010, Tổng Công ty phấn đấu thực hiện 10 mục tiêu như sau:
1. Khắc phục triệt để các tồn tại của PVFC năm 2009.
2. Phấn đấu Doanh thu, Lợi nhuận vượt 20% so với chỉ tiêu được giao. Tỷ lệ cổ tức tối thiểu 12,9%.
3. Niêm yết cổ phiếu PVFC trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore (SGX). Chuyển nhượng thành công 18% vốn góp của PVN tại PVFC. Đẩy mạnh hoạt động Marketing trên thị trường Quốc tế.
4. Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh để thực hiện tốt chức năng là một định chế tài chính của Tập đoàn.
5. Đổi mới toàn diện công tác khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ: Cung cấp sản phẩm dịch vụ tới 100% khách hàng trong ngành. Đáp ứng đến 100% nhu cầu thu xếp vốn của ngành. Xây dựng phương án quản trị vốn của Tập đoàn và các đơn vị thành viên sinh lời cao.
6. Nâng cao hiệu quả danh mục tín dụng và đầu tư, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ≤ 2%, thu hồi 100% nợ ngoại bảng, 100% các dự án đầu tư đảm bảo tỷ lệ góp vốn của PVFC không quá 11%.
7. Tập trung đẩy mạnh hoạt động nguồn vốn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Tổng Công ty.
8. Chính sách nhân viên nhằm tạo động lực làm việc cho cán bộ. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt có từ 1-2 chuyên gia và 100% các giao dịch viên được đào tạo chuyên nghiệp, chất lượng.
9. Phần mềm CoreBanking áp dụng chính thức trên toàn hệ thống trong quý 1/2010, thay thế toàn bộ phần mềm cũ và đảm bảo đạt yêu cầu chất lượng.
10. Ứng dụng thành công mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn mực Quốc tế và hệ thống báo cáo quản trị Thẻ điểm cân bằng BSC, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KPI.
3.3. Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2025:
Mục tiêu của PVFC là phấn đấu để trở thành một tập đoàn tài chính mạnh cả về quy mô vốn lẫn công nghệ ngân hàng, có khả năng hợp tác và hội nhập với hệ thống các định chế tài chính trong nước và quốc tế, đảm đương vị trí xương sống trong các định chế tài chính của PetroVietnam.
Chiến lược xuyên suốt trong quá trình phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính và nhu cầu dịch vụ tài chính ngân hàng của PetroVietnam, tạo lập vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của PetroVietnam, nâng cao vị thế để cùng hợp tác với các định chế tài chính khác trong quá trình hội nhập kinh tế.
3.3.1. Giai đoạn 1 (Từ năm 2011 – 2015):
PVFC là Tập đoàn tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong các định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Vốn điều lệ năm 2015 tương đương 1 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong tất cả các hoạt động đạt 20%/năm.
Giá trị doanh nghiệp năm 2015 tương đương 5 tỷ USD.
Giai đoạn 2 (Từ năm 2016 – 2025):
Phát triển bền vững.
Tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân hàng năm đạt 10%/năm.
Giá trị doanh nghiệp đến năm 2025 tương đương 10 tỷ USD.
Với tiềm lực đang có và một chiến lược đúng đắn, Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam sẽ nhanh chóng phát triển và đạt được mục tiêu đã đặt ra
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, với sứ mệnh tài trợ vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính và cung cấp các dịch vụ tư vấn cho thị trường tài chính, tiền tệ và tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp, Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đã và đang thực hiện các biện pháp để tăng cường hoàn thiện công tác quản lý trong Tổng công ty, đẩy mạnh quá trình phát triển hội nhập.
Cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức trong nước và quốc tế, đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng của chính cán bộ công nhân viên toàn công ty trong thời gian qua, mọi hoạt động của Tổng công ty nói chung và hoạt động quản lý nói riêng đã phát triển liên tục và đạt được những thành tựu to lớn. Sự phát triển đó đã đóng góp một phần lớn vào sự lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói riêng và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung trong thời kỳ hội nhập này.
Với tiềm lực hùng mạnh đang có, và để thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra, Tổng công ty đã đưa ra những kế hoạch, phương hướng chiến lược phát triển cụ thể và phù hợp với sự biến động của nền kinh tế. Trong đó, Tổng công ty cũng chú trọng đến các biện pháp để phát huy những mặt mạnh và khắc phục yếu kém trong công tác quản lý, tăng cường hiệu quả quản lý giúp cho Tổng công ty phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành ngân hàng đầu tư có thương hiệu được biết đến trong khu vực và quốc tế, trở thành tập đoàn Tài chính quan trọng nhất và là xương sống của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) .
2
1.1.Thông tin chung về Tổng công ty Tài chính CP dầu khí Việt Nam
2
1.2. Lịch sử phát triển Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam
8
1.3.Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam
11
1.4. Mạng lưới chi nhánh của Tổng công ty
13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
14
2.1. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
14
2.2. Một số thành tựu
14
2.3. Những giải thưởng PVFC đã đạt được trong quá trình hoạt động
15
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
17
3.1. Quan điểm phát triển
17
3.2. Chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu năm 2010
17
3.3. Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2025
19
KẾT LUẬN
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí PVFC
2.
3. Báo cáo tài chính của PVFC
4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1565.doc