Tài liệu Đề tài Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng DUANE – Tôn Thị Kim Thanh: 3
3
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG DUANE
TÔN THỊ KIM THANH, ĐỖ QUANG NGỌC
Bệnh viện mắt TW
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật (PT) điều trị hội chứng Duane tại Bệnh
viện Mắt TW. Đối tượng và phương pháp: 72 bệnh nhân (BN) mắc hội chứng Duane
được điều trị PT tại BV Mắt TW từ 6/2001-6/2008. Mục đích PT là điều chỉnh độ lác,
cải thiện tư thế lệch đầu cổ, giảm bớt sự co rút nhãn cầu cũng như upshoot hay
downshoot và cải thiện tình trạng vận nhãn. Thời gian theo dõi sau mổ trung bình 14,6
tháng. Kết quả: Tỷ lệ thành công 91,67%. Độ lác trung bình trước mổ 28,45 (min:
14 ; max: 45 ). Sau mổ độ lác trung bình giảm còn 3,69 (min: 0 ; max: 18 ). Độ
lệch đầu cổ trung bình trước mổ 25 độ (min: 0; max: 40) giảm còn 2,5 độ sau mổ (min:
0; max: 15). Mức độ hạn chế vận nhãn trung bình trước mổ -3,2 (min: -1; max: -4)
giảm còn -2,4 sau mổ (min: 0; max: -3). Mức độ co rút nhãn cầu cũng như tình trạng
upshoot hay downshoot đều được cải thiện ở tất cả các...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng DUANE – Tôn Thị Kim Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
3
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG DUANE
TÔN THỊ KIM THANH, ĐỖ QUANG NGỌC
Bệnh viện mắt TW
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật (PT) điều trị hội chứng Duane tại Bệnh
viện Mắt TW. Đối tượng và phương pháp: 72 bệnh nhân (BN) mắc hội chứng Duane
được điều trị PT tại BV Mắt TW từ 6/2001-6/2008. Mục đích PT là điều chỉnh độ lác,
cải thiện tư thế lệch đầu cổ, giảm bớt sự co rút nhãn cầu cũng như upshoot hay
downshoot và cải thiện tình trạng vận nhãn. Thời gian theo dõi sau mổ trung bình 14,6
tháng. Kết quả: Tỷ lệ thành công 91,67%. Độ lác trung bình trước mổ 28,45 (min:
14 ; max: 45 ). Sau mổ độ lác trung bình giảm còn 3,69 (min: 0 ; max: 18 ). Độ
lệch đầu cổ trung bình trước mổ 25 độ (min: 0; max: 40) giảm còn 2,5 độ sau mổ (min:
0; max: 15). Mức độ hạn chế vận nhãn trung bình trước mổ -3,2 (min: -1; max: -4)
giảm còn -2,4 sau mổ (min: 0; max: -3). Mức độ co rút nhãn cầu cũng như tình trạng
upshoot hay downshoot đều được cải thiện ở tất cả các BN sau mổ. Kết luận: PT lùi các
cơ trực ngang phù hợp và PT di thực các cơ trực đứng là các phương pháp an toàn,
hiệu quả trong điều trị hội chứng Duane. Chỉ định phương pháp PT phải phù hợp với
từng trường hợp BN cụ thể.
Từ khóa: Hội chứng Duane, lác, lệch đầu cổ, vận nhãn bất thường, PT lùi cơ, di
thực cơ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng Duane là nguyên nhân
thường gặp nhất của sự phân bố thần
kinh lệch lạc bẩm sinh ở mắt. Biểu hiện
lâm sàng đặc trưng của hội chứng Duane
là mất động tác liếc ngoài với hạn chế
liếc trong và co rút làm hẹp khe mi khi
cố liếc vào trong, ngoài ra còn có thể có
động tác đưa nhãn cầu lên trên (upshoot)
hoặc đưa xuống dưới (downshoot) khi
liếc vào trong hay ra ngoài hoặc cả hai.
BN mắc hội chứng Duane thường có lác
mắt, lệch đầu cổ và phối hợp với các dị
tật bẩm sinh khác ở tại mắt cũng như
toàn thân.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên
cứu về biểu hiện lâm sàng của hội chứng
Duane. Huber chia hội chứng Duane làm
3 type hình thái lâm sàng và điều trị khác
nhau. Mặc dù các biểu hiện lâm sàng của
1. Công trình nghiên cứu
4
4
hội chứng Duane đã được mô tả đầy đủ
trong y văn nhưng cách thức điều trị còn
rất khác nhau và vẫn còn là vấn đề tranh
luận của các tác giả. Mục đích của PT
với hội chứng Duane là điều chỉnh độ lác
ở tư thế nguyên phát, cải thiện tư thế lệch
đầu cổ, giảm bớt sự co rút nhãn cầu và
hẹp khe mi, mở rộng biên độ thị giác hai
mắt. Các cách thức PT khác nhau đã
được đề ra và áp dụng trong điều trị hội
chứng Duane như: lùi cơ trực bên mắt
lành hoặc bên mắt bị bệnh hoặc cả hai
bên mắt, lùi cả hai cơ trực ở một bên mắt
bị bệnh, phẫu thuật Faden, di thực các cơ
trực đứng, chẻ đôi cơ hình chữ Y, di thực
cơ theo phương pháp Kestenbaum
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm mục đích: đánh giá hiệu quả của
PT điều trị hội chứng Duane và nhận xét
về chỉ định của các phương pháp điều trị
PT với từng hình thái lâm sàng của hội
chứng mắt bẩm sinh này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu: là các BN
mắc hội chứng Duane chưa từng PT mắt
từ trước, đến khám và điều trị tại Khoa
Mắt trẻ em, BV Mắt TW và có chỉ định
PT trong thời gian từ tháng 6-2001 đến
6-2008 với thời gian theo dõi sau mổ tối
thiểu 3 tháng. Chỉ định PT bao gồm: các
BN có lác, có tư thế lệch đầu cổ, BN có
co rút mi nhiều gây lõm mắt hoặc có
upshoot hay downshoot khi liếc vào
trong hay ra ngoài gây ảnh hưởng đến
thẩm mỹ. Trong thời gian này đã có 72
BN mắc hội chứng Duane đáp ứng các
tiêu chuẩn kể trên và được đưa vào
nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Các BN đều được khám mắt toàn
diện và đầy đủ. Độ lác được đo ở tư thế
đầu thẳng khi nhìn xa (5m) bằng lăng
kính với test che mắt luân phiên. Tình
trạng vận nhãn được đánh giá từ 0 (vận
nhãn bình thường) đến -4 (khi mắt không
đưa được qua đường giữa). Co rút nhãn
cầu được đánh giá chủ quan theo 3 mức
độ: nhẹ, vừa và nặng. Tư thế lệch đầu cổ
được đánh giá bằng ước lượng theo độ
nghiêng so với bình diện đứng dọc, BN
được chụp ảnh để so sánh kết quả trước
và sau mổ. Đánh giá kết quả PT (dựa
theo tiêu chuẩn Burke cải tiến [2, 5]):
- Rất tốt : nếu như BN hết lác và hết
tư thế lệch đầu cổ.
- Tốt : nếu BN còn độ lác tồn dư
dưới 10 điốp lăng kính ( ), tư thế đầu cổ
cải thiện.
- Trung bình : Nếu BN còn độ lác
trên 10 -20 , tư thế đầu cổ có cải thiện.
- Xấu : Nếu như độ lác còn trên 20
hoặc tư thế lệch đầu cổ không cải thiện.
BN sau mổ được hẹn khám lại sau
2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,
2 năm Các số liệu nghiên cứu được
ghi chép lại, thống kê và xử lý bằng
chương trình Epi-info.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân:
Tuổi trung bình của BN là 10 tuổi
(nhỏ nhất 3 tuổi và lớn nhất 28 tuổi), 33
BN nam (45,83%) và 39 nữ (54,17%).
Có 20 BN bị mắt phải (27,78%), 45 BN
bị mắt trái (62,50%) và 7 BN bị cả hai
bên mắt (9,72%). Trong 68 BN bị lác có
55 lác trong (80,89%) và 13 lác ngoài
(19,11%). 54 BN type I theo cách phân
5
5
loại của Huber (75%), 11 BN type II
(15,28%) và 7 BN type III (9,72%).
Trong 55 BN lác trong có 52 là type I và
3 BN type III. Trong 13 BN lác ngoài có
11 BN type II và 2 type III.
3.2. Chỉ định và các phương pháp
phẫu thuật áp dụng:
Chỉ định PT: 68 BN có lác ở tư thế
nhìn thẳng (94,44%), 48 BN lệch đầu cổ
(66,67%), 63 BN hạn chế liếc mắt
(87,5%), 2 BN do lõm mắt (2,78%), 2
BN do upshoot hay downshoot đơn thuần
(2,78%). Nhiều BN có nhiều hơn 1 chỉ
định PT kể trên. PT lùi cơ trực ngang 1
bên được tiến hành trên 14 BN (19,44%),
lùi cơ trực ngang hai bên 35 BN
(48,61%), lùi cả cơ trực trong và ngoài
cùng bên 4 BN (5,56%), lùi cơ kèm theo
chẻ đôi hình chữ Y điều trị upshoot và
downshoot 11 BN (15,28%), di thực cơ
trực đứng 8 BN (11,11%). Mức độ lùi cơ
trực trong (để điều chỉnh lác trong) trung
bình 4,85mm (tối thiểu 4mm; tối đa
6mm), mức độ lùi cơ trực ngoài (để điều
chỉnh lác ngoài) trung bình 6,84mm (tối
thiểu 5.5mm; tối đa 8mm). Thời gian
theo dõi sau mổ trung bình là 14,6 tháng
(tối thiểu là 3 tháng và tối đa 5 năm).
3.3. Kết quả chung:
Bảng 1: Kết quả chung sau mổ
Kết quả
Hình thái lác
Rất tốt Tốt
Trung
bình
Xấu Cộng
Lác trong 42 (76,36%) 9 (16,36%) 4 (7,28%) 0 55
Lác ngoài 9 (69,23%) 2 (15,38%) 2 (15,38%) 0 13
Không lác 4 (100%) 0 0 0 4
Cộng 55 (76,39%) 11 (15,28%) 6 (8,33%) 0 72 (100%)
Kết quả chung sau mổ theo cách đánh
giá của Burke được minh họa trong bảng 1.
Theo cách đánh giá này, kết quả sau mổ rất
tốt và tốt là 91,67% trong đó với lác trong là
92,72% và lác ngoài là 84,62%. Không BN
nào sau mổ còn lác trên 20 hay không cải
thiện tư thế lệch đầu cổ.
Nếu không tính 4 BN không có lác
ở tư thế nguyên phát, bảng 2 minh họa
kết quả PT của 68 BN có lác theo từng
hình thái Duane. Kết quả sau mổ rất tốt
và tốt với những BN Duane có lác là
91,18%.
Bảng 2: Kết quả sau mổ theo từng loại hội chứng Duane
Kết quả
Hình thái lác
Rất tốt Tốt
Trung
bình
Xấu Cộng
Lác
trong
Type I 41 (78,85%) 8 (15,38%) 3 (5,77%) 0 52
Type III 1 (33%) 1 1 0 3
Lác
ngoài
Type II 9 (81,82%) 1 (9,09%) 1 0 11
Type III 0 1 (50%) 1 0 2
Cộng 51 (75%) 11 (16,18%) 6 (8,82%) 0 68
(100%)
6
6
3.4. Kết quả về độ lác
Bảng 3: Kết quả sau mổ về độ lác
Kết quả ≤10 >10-20 >20-30 >30 Cộng
Trước
mổ
Lác trong 0 12 19 24 55
Lác ngoài 0 2 6 5 13
Cộng 0 14 (20.59%) 25
(36,76%)
29 (42,65%) 68
Sau
mổ
Lác trong 51 (92,73%) 4 (7,27%) 0 0 55
Lác ngoài 11 (84,62%) 2 (15,38%) 0 0 13
Cộng 62 (91,18%) 6 (8,82%) 0 0 68
Trước mổ 68 BN có lác ở tư thế
nhìn thẳng (94,44%) và đây là lý do chủ
yếu của PT. Độ lác trung bình trước mổ
là 28,45 (nhỏ nhất 14 và lớn nhất
45 ), sau mổ độ lác trung bình là 3,69
(nhỏ nhất 0 và lớn nhất 18 ). Trước
mổ không BN nào có độ lác dưới 10
nhưng sau mổ có 62 trường hợp
(91,98%). Không BN nào sau mổ có độ
lác tồn dư trên 20 . Có 1 ca quá chỉnh
thành lác ngoài -12 sau khi lùi cơ trực
trong và di thực các cơ trực đứng vào chỗ
bám của cơ trực ngoài.
3.5. Kết quả về tư thế đầu cổ
Bảng 4: Kết quả sau mổ về độ lệch đầu cổ
Kết quả 0° >0°-15° >15-30° >30° Cộng
Trước mổ 24 (33,33%) 17 (23,61%) 29 (40,28%) 2 (2,78%) 72 (100%)
Sau mổ 57 (79,17%) 15 (20,83%) 0 0 72 (100%)
Trước mổ 48 BN có tư thế lệch đầu
cổ (66,67%) với độ lệch đầu cổ trung
bình là 25 độ (nhỏ nhất 0 độ và lớn nhất
40 độ). Sau mổ độ lệch đầu cổ trung bình
giảm xuống còn 2,5 độ (nhỏ nhất 0 và
lớn nhất 15 độ). Độ lệch đầu cổ hết hoàn
toàn ở 79,17% BN và cải thiện có ý
nghĩa ở 100% BN. Không BN nào sau
mổ có độ lệch đầu cổ trên 15 độ (bảng
4).
3.6. Kết quả về tình trạng vận nhãn
Bảng 5: Kết quả sau mổ về tình trạng hạn chế vận nhãn
Kết quả 0 -1 -2 -3 -4 Cộng
Trước mổ 0 9
(12,5%)
24
(33,33%)
31
(40,56%)
8
(11,11%)
72
(100%)
Sau mổ 5
(6,94%)
22
(30.56%)
35
(48,61%)
10
(13,89%)
0 72
(100%)
7
7
Hạn chế liếc mắt bên mắt bị bệnh
gặp ở tất cả các BN trước mổ (trung bình
là -3.2; tối thiểu -1; tối đa -4). Hạn chế
liếc mắt cải thiện sau mổ ở tất cả các BN
với giá trị trung bình sau mổ là -2,4 (tối
thiểu 0 và tối đa -3). Không BN nào sau
mổ có hạn chế vận nhãn ở mức độ -4
(bảng 5).
3.7. Kết quả về mức độ co rút nhãn
cầu:
Bảng 6: Kết quả sau mổ về co rút nhãn cầu
Kết quả Nhẹ Vừa Nặng Cộng
Trước mổ 18 (25%) 47 (65,28%) 7 (9,72%) 72 (100%)
Sau mổ 38 (52,78%) 32 (44,44%) 2 (2,78%) 72 (100%)
Tất cả các BN trước mổ đều có co
rút nhãn cầu khi liếc mắt vào trong hay
ra ngoài vào ở các mức độ khác nhau.
Đây cũng là một tiêu chuẩn để chẩn đoán
xác định hội chứng Duane. Kết quả về
mức độ co rút nhãn cầu trước và sau mổ
được minh họa trong bảng 6. Mức độ co
rút nhãn cầu đều giảm đi sau mổ tuy
nhiên vẫn còn 2 BN có co rút ở mức độ
nặng.
3.8. Kết quả về tình trạng upshoot và
downshoot
Trước mổ 14 BN (19,44%) có
upshoot và downshoot trong đó 2 BN chỉ
có upshoot mà không có lác ở tư thế nhìn
thẳng. Trừ 3 BN với mức độ upshoot và
downshoot nhẹ nên chỉ cần PT lùi cơ, 11
BN còn lại cần phải lùi cơ trực kèm theo
chẻ đôi hình chữ Y để điều trị upshoot và
downshoot. Sau mổ 100% BN cải thiện
về tình trạng upshoot và downshoot
trong đó 9 BN (64,28%) hết upshoot và
downshoot.
IV. BÀN LUẬN
Hội chứng Duane là hội chứng rối
loạn vận động nhãn cầu do sự phân bố
thần kinh lệch lạc bẩm sinh ở mắt gây ra.
Trên thực tế lâm sàng hội chứng Duane
có các biểu hiện rất đa dạng và phong
phú và chính đó là nguyên nhân của sự
không đồng nhất trong chỉ định phương
pháp PT của các tác giả khác nhau. PT
cơ trong hội chứng Duane không thể làm
phục hồi hoàn toàn khả năng vận động
nhãn cầu do bản chất là sự phân bố thần
kinh cơ bất thường, vì vậy mục đích chủ
yếu của PT là điều chỉnh độ lác và tư thế
lệch đầu cổ. Ngoài ra PT còn giúp giảm
bớt sự co rút nhãn cầu và hẹp khe mi,
giảm các động tác vận nhãn bất thường
ảnh hưởng đến thẩm mỹ như upshoot hay
downshoot và mở rộng biên độ thị giác
hai mắt. Đó cũng chính là những lý do
chỉ định PT mà chúng tôi áp dụng cho
các BN hội chứng Duane trong nghiên
cứu này.
Nhằm mục đích điều trị đó đã có
rất nhiều phương pháp PT khác nhau
được đưa ra và áp dụng như: lùi cơ trực
một hoặc hai bên, lùi cả hai cơ trực cùng
bên, phẫu thuật Faden 2 bên mắt, di thực
các cơ trực đứng, chẻ đôi cơ hình chữ Y,
di thực cơ theo phương pháp
Kestenbaum Việc lựa chọn phương
pháp PT nào là tối ưu cũng rất khác nhau
tùy theo từng tác giả. Do sự khác nhau về
phân bố thần kinh và các yếu tố cơ học
8
8
trong từng BN mà chỉ định phương pháp
PT phải tùy thuộc vào các mức độ biểu
hiện khác nhau của từng hình thái lâm
sàng hội chứng Duane.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
rằng: PT lùi cơ trực trong (với lác trong)
hay lùi cơ trực ngoài (với lác ngoài) là
phương pháp điều trị đơn giản và có hiệu
quả để cân chỉnh độ lệch trục nhãn cầu.
Đây cũng là phương pháp PT thường
được sử dụng nhất trong điều trị hội
chứng Duane. Sự cải thiện về độ lác sau
mổ ở tư thế nhìn thẳng là tiêu chí đầu
tiên để đánh giá kết quả phẫu thuật. Sự
cải thiện về độ lác luôn đi kèm với sự cải
thiện về tư thế lệch đầu cổ sau mổ. Ngoài
ra, PT lùi các cơ trực cũng giúp giảm bớt
triệu chứng upshoot hay downshoot khi
liếc mắt vào trong hay ra ngoài nhờ tác
dụng giảm bớt động tác đưa nhãn cầu lên
trên hay xuống dưới khi liếc và đồng thời
cũng giảm bớt sự co rút của nhãn cầu và
hẹp khe mi khi liếc mắt. Kết quả PT
trong nghiên cứu của chúng tôi tốt hay
rất tốt trong đại đa số trường hợp về
phương diện độ lác và tư thế lệch đầu cổ
(Bảng 1-6). Tỷ lệ thành công của chúng
tôi tương đương với kết quả của các
nghiên cứu khác. Kubota [5] phẫu thuật
lùi cơ trực trong và ngoài có định lượng
để điều trị hội chứng Duane và đánh giá
kết quả theo tiêu chuẩn Burke thấy rằng:
kết quả rất tốt và tốt là 110/124 BN
(89%) trong đó với lác trong là 86% và
lác ngoài là 94%. Pressman và Scott [9]
phẫu thuật lùi cơ trực điều trị hội chứng
Duane thấy rằng: 100% BN cải thiện độ
lác và tư thế đầu cổ sau mổ trong đó 57%
BN hết lác khi nhìn thẳng, 85% BN hết
lệch đầu cổ. Kết quả của Chua [3]: 50%
BN sau mổ có độ lác <5 và 86% <15 .
Barbe [1] PT lùi cơ trực cho 59 BN
Duane có độ lệch đầu cổ trước mổ lớn
hơn 15 độ thấy rằng: sau mổ 66% BN có
độ lệch đầu cổ <5 độ và 93% <15 độ. Kết
quả nghiên cứu của Ozkan [8]: lệch đầu
cổ hết ở 71,43% và cải thiện đáng kể
trong 100% trường hợp.
Về mức độ lùi cơ trực: do triệu
chứng nổi bật trong hội chứng Duane là
hạn chế liếc ngoài nên có thể lùi cơ trực
ngoài nhiều mà không gây ảnh hưởng gì,
tuy nhiên với cơ trực trong thì không nên
lùi quá 7mm theo khuyến cáo của Nelson
[7] để tránh quá chỉnh hoặc gây hạn chế
động tác liếc mắt vào trong sau mổ.
Kubota cho rằng: mức độ lùi cơ trực
trong bao nhiêu là phù hợp ngoài độ lác
ra còn phụ thuộc vào tình trạng của cơ
trực trong lúc mổ và test cưỡng bức cơ
đánh giá mức độ co cứng cơ để có quyết
định phù hợp. Barbe cũng cho rằng: lùi
cơ phải đến mức độ hết co cứng cơ.
Chúng tôi cho rằng: 6mm lùi cơ trực
trong là giới hạn tối đa để tránh những
biến chứng của phẫu thuật.
Về chỉ định mổ 1 hay 2 mắt, Kraft
[4] khuyến cáo lùi cơ trực ngoài 1 bên
với BN có độ ngoài dưới 24 và lùi cơ
trực ngoài 2 bên cho những BN có độ lác
ngoài lớn hơn 25 . Với lác trong, nên
làm PT lùi cơ trực trong 2 bên với BN có
độ lác trên 20 . Thống nhất với quan
điểm này, chúng tôi tiến hành PT lùi cơ
trực ngang 2 bên trên 35 BN có độ lác
trước mổ > 20 đều đạt kết quả tốt mà
không BN nào quá chỉnh. Với 14 BN có
độ lác nhỏ dưới 20 trong nghiên cứu
này, PT lùi một cơ trực đơn thuần ở bên
mắt bị bệnh cũng đủ đạt được hiệu quả
9
9
điều trị. Chúng tôi cho rằng PT lùi cơ
trực hai bên có thể là lựa chọn hàng đầu
với những BN có độ lác lớn hơn 20 .
Một số tác giả đánh giá cao hiệu
quả của phẫu thuật di thực cơ trực đứng
vào chỗ bám cơ trực ngoài hay trực trong
khi điều trị hội chứng Duane. PT di thực
cơ cho phép cải thiện động tác liếc mắt
ra ngoài và mở rộng biên độ thị giác hai
mắt. Molarte [6] cho rằng: PT di thực cơ
cần phải phối hợp với lùi cơ trực trong
cho những trường hợp có độ lác lớn hơn
20 và tư thế đầu cổ lệch hơn 20 độ đặc
biệt là khi có co cứng cơ trực trong. Tuy
nhiên một số tác giả khác thì cho rằng PT
di thực cơ có thể làm tăng khả năng co
rút nhãn cầu và gây ra hạn chế vận nhãn
ở các hướng khác nữa. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, PT di thực cơ chỉ tiến
hành trên 8 BN có mức độ co rút nhãn
cầu nhẹ. Trừ 1 BN quá chỉnh còn các BN
khác đều có cải thiện tình trạng vận nhãn
mà không có tác dụng phụ nào do di thực
cơ gây ra. Chúng tôi không làm PT di
thực cơ cho những BN có mức độ co rút
nhãn cầu vừa và nặng. Co rút nhãn cầu
ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cần PT lùi
hai cơ trực cùng bên nhằm giảm sự co rút
nhãn cầu do giảm lực co kéo của các cơ
trực lên trên nhãn cầu. Việc định lượng
tùy thuộc từng trường hợp cụ thể. Thông
thường lùi cơ trực trong nhiều hơn cơ
trực ngoài nếu BN có lác trong. Nếu
không có lác ở tư thế nhìn thẳng, chúng
tôi thường lùi cơ trực ngoài nhiều hơn
trực trong 1mm để đảm bảo cân bằng sau
mổ.
Chúng tôi thấy rằng: upshoot và
downshoot thường gặp ở BN Duane type
III hoặc BN lác ngoài hay lác đứng ở tư
thế nhìn thẳng. Cũng như tư thế lệch đầu
cổ, động tác đưa nhãn cầu lên trên
(upshoot) hoặc đưa xuống dưới
(downshoot) khi liếc vào trong hay ra
ngoài nhiều khi ảnh hưởng nhiều đến
thẩm mỹ và cần được điều trị. Upshoot
và downshoot được cho là có liên quan
đến sự trượt của cơ trực ngoài lên nhãn
cầu khi liếc mắt đặc biệt là khi cơ trực
ngoài “xơ cứng”. Rao [10] cho rằng: bất
cứ phương pháp PT nào giúp cho việc ổn
định vị trí của cơ trực ngoài trên bề mặt
nhãn cầu đều giúp cho giảm hay loại trừ
upshoot hay downshoot. Chúng tôi thấy
rằng PT lùi cơ trực ngoài có chẻ đôi hình
chữ Y là phương pháp đơn giản, dễ thực
hiện và có hiệu quả tốt để điều trị
upshoot và downshoot. Chẻ đôi cơ trực
tránh được sự xoay lên hay xuống của
nhãn cầu nhờ sự ổn định của hai nửa cơ
đã chẻ đôi đối với bề mặt của nhãn cầu.
PT chẻ đôi cơ trực dễ dàng thực hiện
không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt gì và ít
gây sẹo xơ hơn so với phẫu thuật Faden
cơ trực. Thường PT lùi chẻ đôi cơ trực
ngoài phối hợp với cả lùi cơ trực trong
nhằm để đồng thời điều chỉnh độ lác và
giảm bớt sự co rút nhãn cầu.
Chúng tôi không gặp biến chứng
đáng kể nào trong và sau mổ. Trong
nghiên cứu này chúng tôi còn chưa đánh
giá được tình trạng thị giác hai mắt trước
và sau mổ cũng như hiệu quả của PT về
mức độ mở rộng biên độ thị giác hai mắt
của BN.
V. KẾT LUẬN
Mục đích của PT đối với hội chứng
Duane là điều chỉnh độ lác ở tư thế
nguyên phát, cải thiện tư thế lệch đầu cổ,
10
10
giảm bớt sự co rút nhãn cầu và hẹp khe
mi, mở rộng biên độ thị giác hai mắt. Các
mục đích này có thể đạt được bằng chỉ
định phương pháp PT thích hợp với kết
quả tốt đạt tới 91,67% trường hợp trong
nghiên cứu này. Lùi cơ trực ngang là
phương pháp điều trị đơn giản và có hiệu
quả để cân chỉnh độ lác và tư thế lệch đầu
cổ. Ngoài ra PT lùi cơ trực còn giúp giảm
sự co rút nhãn cầu và lõm mắt nên là giải
pháp hợp lý với những BN có co rút nhãn
cầu vừa và nặng. PT di thực các cơ trực
đứng cũng có hiệu quả tốt để điều trị hội
chứng Duane và chỉ nên áp dụng với
những trường hợp co rút nhãn cầu ít kèm
theo hạn chế liếc mắt nhiều. PT chẻ đôi
cơ hình chữ Y có kết quả tốt để điều trị
upshoot và downshoot. Cùng với việc
khám xét BN đầy đủ và chính xác, với
những lựa chọn phương pháp PT phù hợp
cho từng trường hợp BN cụ thể, chúng ta
có thể đạt được những kết quả tốt trong
quá trình điều trị hội chứng bẩm sinh
phức tạp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BARBE ME, SCOTT WE: A simplified approach to the treatment of Duane's
syndrome. Br J Ophthalmol. 2004 Jan;88(1):131-138.
2. BURKE JP, ORTON H, STRACHAN IM: Up- and downshoot in Duane’s
retraction syndrome treated by lateral rectus fadenoperation. Br Orthoptic J 1990,
47: 41-43.
3. CHUA B, JOHNSON K, DONALDSON C, MARTIN F: Management of Duane
retraction syndrome. J Pediatr Ophthalmol Strabismus 2005;42(1):13-17.
4. KRAFT SP: Surgical approach for Duane’s syndrome. J Pediatr Ophthalmol
Strabismus 1988;25:119-129.
5. KUBOTA N, TAKAHASHI H: Outcome of surgery in 124 cases of Duane’s
retraction syndrome (DRS) treated by intraoperatively graduated recession of the
medial rectus for esotropic DRS and of the lateral rectus for exotropic DRS.
Binocul Vis Strabismus Q 2001, vol 16, No 1: 15-22.
6. MOLARTE AB, ROSENBAUM AL: Vertical rectus muscle transposition surgery
for Duane’s syndrome. J Pediatr Ophthalmol Strabismus 1990;27:171-177.
7. NELSON LB: Severe adduction deficiency following a large medical rectus
recession in Duane’s retraction syndrome. Arch Ophthalmol. 1986; 104: 859-862.
8. OZKAN SB, ARSAN AK et all: The results of surgical treatment in Duane’s
retraction syndrome. Strabismus, 1997, vol 5, No 1: 5-11.
9. PRESSMAN SH, SCOTT WE: Surgical treatment of Duane’s syndrome.
Ophthalmology, 1986, 93: 29-38.
10. RAO VB, HELVESTON EM: Treatment of upshoot and downshoot in Duane
syndrome by recession and Y-splitting of the lateral rectus muscle. J AAPOS 2003
Dec;7(6):389-395.
11
11
SUMMARY
THE RESULTS OF SURGICAL TREATMENT IN DUANE’S SYNDROME
Purpose: To determine the outcome and effectiveness of the surgical
management of Duane’s syndrome at National institute of Ophthalmology. Objectives
and methods: A total of 72 patients who underwent surgical correction of Duane’s
syndrome at VNIO from June 2001 to June 2008. Surgery was aimed at improving eye
position at primary position and any abnormal head posture, improving globe
retraction, the limitation of duction as well as the upshoot or downshoot. Mean follow
up was 14.6 months. Results: Success (good to excellent results) was achieved in
91.67% of patients. The mean angle of preoperative deviation in primary gaze was
28.45 (range 14 to 45 ). It reduced to 3.69 (range 0 to 18 ) postoperatively. The
face turn changed from 25 degrees (range 0 to 40) preoperatively to 2.5 degrees (range
0 to 15) postoperatively. The average limitation of duction changed from -3.2 (range -1
to -4) preoperatively to -2.4 (range 0 to -3) postoperatively. After surgery, all patients
showed a marked decrease in upshoot or downshoot as well as improvement in globe
retraction, when present. Conclusions: Recession of the appropriate horizontal rectus
muscle and vertical muscle transposition are safe and effective in the treatment of
Duane’s syndrome. The surgical plan must be tailored to the individual patient.
Key words: Duane’s syndrome, strabismus, torticolis, anormalous ocular
movement, muscle recession, muscle transposition.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_ket_qua_phau_thuat_dieu_tri_hoi_chung_duane_ton_thi_k.pdf