Tài liệu Đề tài Kết quả bước đầu sử dụng thủy tinh thể nhân tạo cài mống mắt điều trị cận thị cao trên mắt còn thủy tinh thể - Vũ Thị Thái: 43
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG THỦY TINH THỂ NHÂN
TẠO
CÀI MỐNG MẮT ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ CAO TRÊN MẮT CÒN
THỦY TINH THỂ
VŨ THỊ THÁI, BÙI THỊ VÂN ANH
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Chúng tôi nghiên cứu với mục đích: Đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật
trên trong điều trị cận thị nặng.
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân cận thị nặng ≥10D, tuổi từ 18 tới 40
mong muốn được phẫu thuật để bỏ kính.
Tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong thời gian 3 tháng, chúng tôi đã tiến hành mổ
đặt thuỷ tinh thể nhân tạo cài mống mắt (PIOL) điều trị cận thị nặng cho 10 mắt của 6
bệnh nhân (3 nam, 3 nữ). Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 29.1 ± 5 tuổi (từ 18 đến
32). Độ cận thị trung bình -15.1D. Sau mổ 80% khúc xạ cầu trong khoảng ±1D. Trước
mổ thị lực không kính 90% < ĐNT 3m, thị lực chỉnh kính tối đa đều tăng và 60% trong
khoảng 1-3/10, 30% từ 3-5/10, 10% từ 5-7/10. Ngay ngày đầu tiên sau phẫu thuật, 90%
có thị lực không kính tốt hơn thị lực chỉnh kính tối đa trướ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả bước đầu sử dụng thủy tinh thể nhân tạo cài mống mắt điều trị cận thị cao trên mắt còn thủy tinh thể - Vũ Thị Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG THỦY TINH THỂ NHÂN
TẠO
CÀI MỐNG MẮT ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ CAO TRÊN MẮT CÒN
THỦY TINH THỂ
VŨ THỊ THÁI, BÙI THỊ VÂN ANH
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Chúng tôi nghiên cứu với mục đích: Đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật
trên trong điều trị cận thị nặng.
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân cận thị nặng ≥10D, tuổi từ 18 tới 40
mong muốn được phẫu thuật để bỏ kính.
Tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong thời gian 3 tháng, chúng tôi đã tiến hành mổ
đặt thuỷ tinh thể nhân tạo cài mống mắt (PIOL) điều trị cận thị nặng cho 10 mắt của 6
bệnh nhân (3 nam, 3 nữ). Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 29.1 ± 5 tuổi (từ 18 đến
32). Độ cận thị trung bình -15.1D. Sau mổ 80% khúc xạ cầu trong khoảng ±1D. Trước
mổ thị lực không kính 90% < ĐNT 3m, thị lực chỉnh kính tối đa đều tăng và 60% trong
khoảng 1-3/10, 30% từ 3-5/10, 10% từ 5-7/10. Ngay ngày đầu tiên sau phẫu thuật, 90%
có thị lực không kính tốt hơn thị lực chỉnh kính tối đa trước mổ. Sau phẫu thuật 3 tháng
30% thị lực không kính từ 1-3/10, 70% trường hợp thị lực >3/10, có 1 trường hợp thị
lực đạt tới 8/10. 1 ca (10%) thị lực không đổi ngay sau phẫu thuật do phản ứng viêm,
phản ứng này hết sau 1 tuần.
Cận thị là tình trạng khá phổ biến
trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cận
thị khiến ta không thể nhìn rõ hình ảnh
vật nếu không có sự trợ giúp. Tình trạng
này càng trở nên trầm trọng ở những mắt
bị cận thị nặng. Cận thị nặng trên 10D
không những gây giảm thị lực cả nhìn
gần lẫn nhìn xa mà còn khiến chất lượng
hình ảnh bị biến đổi.
Khắc phục tình trạng này có rất
nhiều biện pháp từ những phương pháp
kinh điển như đeo kính gọng, kính tiếp
xúc... tới những phương pháp hiện đại
như phẫu thuật can thiệp vào nội nhãn
hoặc điều chỉnh khúc xạ giác mạc.
Các phương pháp làm thay đổi cấu
trúc tự nhiên của nhãn cầu tuy đem lại
kết quả thị lực cũng như khúc xạ rất khả
quan nhưng đã làm thay đổi nhiều về
chất lượng thị giác, nhất là các phương
pháp tác động lên giác mạc. Phẫu thuật
đặt thêm kính nội nhãn trên mắt vẫn còn
thủy tinh thể, đặc biệt phẫu thuật cài
càng TTTNT vào mống mắt là một trong
44
những phương pháp hiện được nhiều nhà
nhãn khoa trên thế giới áp dụng (Camille
Budo (1998) Jorge L. Alio (2002).
Phương pháp này tuy còn một số e ngại
do tác động vào nội nhãn nhưng kết quả
khả quan về chất lượng của thị giác, ổn
định thị lực lâu dài, sớm đạt được thích
ứng cũng như ổn định thị giác mới, đạt
được yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân,
phẫu thuật dễ dàng và không đòi hỏi
trang thiết bị cao cấp đã khiến cho
phương pháp ngày càng được chú ý tới .
Ở Việt Nam, trong những năm gần
đây điều trị cận thị cũng đã bắt đầu được
chú ý tới. Các phương pháp Laser, các
phẫu thuật tác động trên giác mạc, các
phẫu thuật nội nhãn điều trị cận cũng bắt
đầu được thực hiện. Từ giữa năm 2005,
phương pháp cài IOL vào mống mắt trên
mắt còn thủy tinh thể bắt đầu được thực
hiện ở Bệnh viện Mắt Trung ương.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu phương
pháp mổ cài TTTNT vào mống mắt với
mục đích: Đánh giá kết quả bước đầu
của phẫu thuật trên trong điều trị cận
thị nặng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại
Bệnh viện Mắt TW trong thời gian 3
tháng từ tháng 7 – 10/2005.
1. Đối tượng nghiên cứu:
Các bệnh nhân trẻ bị cận thị nặng có
mong muốn được phẫu thuật để bỏ kính.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- BN có tuổi từ 18 tới 40, độ cận ổn
định từ 1 năm trở lên, bỏ kính tiếp xúc ít
nhất 6 tháng.
- Độ cận thị ≥10D ; độ loạn thị ≤3D.
Thị lực tăng khi thử kính.
- Độ sâu tiền phòng ≥3 mm. Số tế
bào nội mô giác mạc ≥ 2000TB/mm2
- Kích thước đồng tử trong bóng tối
≤6mm.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các bệnh mắt khác: loạn dưỡng
giác mạc, sẹo giác mạc, viêm thoái hóa
mống mắt, đục lệch thủy tinh thể,
glôcôm,...
- Các bệnh toàn thân: collagen, bệnh
hệ thống hoặc các bệnh nhân không thể
phối hợp được trong quá trình phẫu
thuật.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tiến cứu không đối
chứng.
2.1. Phương tiện nghiên cứu:
Phương tiện khám:
- Bảng đo thị lực Landolt, máy đo
khúc xạ tự động, bộ kính thử.
- Máy đếm tế bào nội mô giác mạc.
- Máy sinh hiển vi khám bệnh, máy
soi đáy mắt, kính tiếp xúc Goldmann 3
mặt gương.
- Bộ đo nhãn áp, máy đo thị trường.
Phương tiện phẫu thuật:
- Bộ dụng cụ vi phẫu, máy hiển vi
phẫu thuật.
- Bộ dao Phaco (gồm 1 dao chọc tiền
phòng 15°, 1 dao lạng, 1 dao mở đường
hầm 3.2mm).
- Bộ dụng cụ cài mống mắt (pince
cặp TTTNT, kim cài mống mắt, dụng cụ
chỉnh TTTNT).
- Chất nhầy có trọng lượng phân tử
lớn (Healon GV của hãng AMO).
45
2.2. Khám trước phẫu thuật:
- Khám thị lực không kính và có
kính.
- Đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ
tự động.
- Khám mắt toàn diện bằng máy sinh
hiển vi khám bệnh.
- Khám đáy mắt phát hiện những tổn
thương võng mạc chu biên để điều trị dự
phòng trước mổ.
2.3. Phương pháp phẫu thuật:
- Bộc lộ mi, cố định nhãn cầu
- Rạch tạo đường hầm củng giác mạc
kích thước 5.2 hoặc 6.2mm ở 12h.
- Mở 2 đường phụ vào tiền phòng ở
10h và 2h.
- Bơm chất nhầy vào tiền phòng.
- Đặt TTTNT vào tiền phòng. Dùng
dụng cụ để chỉnh TTTNT về vị trí thích
hợp.
- Dùng pince cặp cố định TTTNT,
dùng kim đưa qua đường phụ 2 bên đẩy
mống mắt kẹt vào càng TTTNT. Kiểm
tra lại xem vị trí TTTNT so với đồng tử.
- Cắt mống mắt chu biên.
- Rửa sạch tiền phòng. Khâu kín mép
mổ.
2.4. Các chỉ số đánh giá:
- Thị lực không kính trước, sau phẫu
thuật và các thời điểm khám lại.
- Thị lực chỉnh kính tối đa trước, sau
phẫu thuật và các thời điểm khám lại.
- Khúc xạ trước, sau phẫu thuật và
các thời điểm khám lại.
- Cảm giác chủ quan của bệnh nhân
sau phẫu thuật và các thời điểm khám lại.
- Các yếu tố cần chú ý trong phẫu
thuật.
- Các biến chứng trong và sau phẫu
thuật.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 3 tháng chúng tôi
đã tiến hành phẫu thuật cho 10 mắt của 6
bệnh nhân (3 nam, 3 nữ) có tuổi trung
bình 29.1±5 tuổi (18-33 tuổi). Tất cả
bệnh nhân của chúng tôi đều mong muốn
được phẫu thuật với hy vọng bỏ kính dù
thị lực chỉ đạt được như đang có trước
mổ.
1. Tình hình BN trước phẫu thuật:
Thị lực không kính trước mổ có
90% trường hợp ≤ ĐNT 3m và chỉ 10%
có thị lực trên ĐNT 3m tới 1/10. Thị lực
chỉnh kính tối đa trước mổ 60% trong
khoảng từ 1-3/10, 30% trong khoảng
>3/10- 5/10 và 10% trường hợp TL >5-
7/10. Tỷ lệ này cho thấy dù đã được
chỉnh kính nhưng thị lực của bệnh nhân
đa số vẫn rất thấp dưới 5/10.Trong
nghiên cứu, chỉ có 1 trường hợp có thị
lực chỉnh kính tối đa đạt tới 7/10, tuy
nhiên trường hợp này trước mổ bệnh
nhân hoàn toàn không đeo kính vì lý do
thẩm mỹ.
Các chỉ số khúc xạ trước phẫu thuật
cũng rất cao, chỉ số khúc xạ kính cầu
trung bình trước mổ -15.1± 3.05D (10-
20D). Khúc xạ trụ trung bình trong
nghiên cứu là 0.65D (0-3D). Trong bước
đầu nghiên cứu, chúng tôi loại trừ khỏi
nhóm những mắt có khúc xạ trụ cao hơn
3D để đánh giá sát hơn giá trị của
phương pháp trong điều trị cận thị cao.
46
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành
đếm số lượng tế bào nội mô giác mạc (số
lượng trung bình 2871TB/mm2) và loại
ra khỏi nhóm những mắt có số lượng tế
bào quá thấp có thể dẫn đến biến chứng
giác mạc sau phẫu thuật. Tất cả các
trường hợp trong nghiên cứu đều có tổn
thương hắc võng mạc cận thị và liềm cận
thị cạnh gai nhưng chúng tôi không phát
hiện được trường hợp nào có tổn thương
võng mạc chu biên cần điều trị dự phòng.
2. Kết quả sau phẫu thuật:
Sau phẫu thuật, chúng tôi tiến hành
đánh giá sự thay đổi về khúc xạ cầu cũng
như khúc xạ trụ của bệnh nhân. Chúng
tôi nhận thấy khi ra viện, khúc xạ cầu
của bệnh nhân là -1.38 ±1.21 (-0.25 --> -
4.25D), sau 3 tháng là -1.00 ± 1.50 (0 -->
-4D). Khúc xạ cầu trung bình thay đổi rất
đáng kể, từ 15D xuống còn 1D. Nghiên
cứu của chúng tôi có 80% trường hợp
khúc xạ cầu sau mổ trong khoảng 0-1D.
Tuy nhiên trong nghiên cứu, chúng tôi
không phải điều chỉnh kính bổ sung cho
trường hợp nào sau phẫu thuật.
Bên cạnh kết quả khúc xạ cầu hết
sức khả quan, sự biến đổi khúc xạ trụ
trong giai đoạn hẫu phẫu không theo xu
hướng tốt từ 0.65 ± 0D trước mổ tăng lên
2.5 ± 1.44D khi ra viện và 1.5 ± 0.3D sau
3 tháng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu
chúng tôi thấy thị lực sau mổ cũng không
thay đổi khi ta chỉnh kính theo khúc xạ
trụ.
Mặc dù trước phẫu thuật tỷ lệ mắt
bị xếp loại mù lòa theo phân loại của Tổ
chức Y tế Thế giới chiếm tới 90%, ngay
sau mổ tỷ lệ này chỉ còn 10% và sau 3
tháng thì không còn trường hợp nào bị
mù lòa nữa.
Các nhóm thị lực không chỉnh kính
từ 1-3/10 ; 3-7/10 trước mổ đều không có
nhưng ngay sau phẫu thuật và sau 3
tháng đều có tỷ lệ tương đối cao. Ngay
sau mổ, 60% TL không kính từ 1-3/10 ;
30% từ 3-7/10. Sau mổ 3 tháng 30% TL
không kính từ 1-3/10 ; 60% TL không
kính từ 3-7/10. Đặc biệt, sau phẫu thuật
có 10% trường hợp có thị lực rất cao
>7/10, đây là nhóm thị lực trước mổ
không có kể cả với thị lực đã chỉnh kính
tối đa.
Bảng 1: Thay đổi thị lực trước và sau mổ
Thị lực so với trước mổ Ngay sau mổ Lần khám cuối
TL không
kính
↑ 90% 100%
Không đổi 10% 0%
↓ 0% 0%
TL có kính ↑ 60% 80%
47
Không đổi 30% 20%
↓ 10% 0%
TL không kính SM ≥TL kính TM 60% 100%
Theo bảng tổng kết trên đây chúng
tôi nhận thấy tăng thị lực thường đạt
được ngay sau phẫu thuật (90% trường
hợp). 10% có thị lực ngay sau phẫu thuật
không thay đổi do mắt bệnh nhân có
phản ứng viêm sau phẫu thuật, tuy nhiên
thị lực cũng nhanh chóng tăng lên sau
khi phản ứng viêm được xử trí. Sau phẫu
thuật 3 tháng, chúng tôi cũng tiến hành
so sánh và nhận thấy 100% thị lực không
chỉnh kính sau mổ ≥ thị lực có chỉnh
kính tối đa trước mổ.
3. Cảm giác chủ quan:
Sau phẫu thuật, chúng tôi cũng tiến
hành đánh giá một số cảm giác chủ quan
của bệnh nhân như cảm giác lóa sáng,
nhìn hình nét, thị lực với tương phản ánh
sáng yếu, mầu sắc và thị trường... Ngay
sau phẫu thuật 80% trường hợp cảm thấy
thực sự hài lòng với kết quả đạt được và
sau phẫu thuật 3 tháng tỷ lệ này đạt tới
100%.
Bảng 2: Triệu chứng chủ quan sau mổ
Triệu chứng Ngay sau mổ Lần khám cuối
Lóa sáng 0% 0%
Nhìn mờ buổi tối 0% 0%
Nhìn bờ không nét 20% 0%
Nhìn gần khó 10% 0%
Rối loạn màu 0% 0%
Song thị 0% 0%
Thị trường 100% ↑ 100%↑
Nhận xét của BN 80% hài lòng 100% hài lòng
Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ lóa sáng
cũng như nhìn mờ vào buổi tối trong
nghiên cứu của chúng tôi là 0% trong cả
hai thời điểm hậu phẫu.
Hiện tượng nhìn gần khó xảy ra ở
10% trường hợp và cũng nhanh chóng
mất đi. Trong nghiên cứu chúng tôi gặp
20% trường hợp bệnh nhân thấy nhìn
hình không rõ nét ngay sau mổ và mất đi
sau vài tuần..
4. Biến chứng:
Trong phẫu thuật chúng tôi không
gặp các biến chứng nặng nề khó xử trí
như xuất huyết tống khứ, thoát dịch kính,
đứt dây Zinn... như trong các phẫu thuật
48
nội nhãn khác. Biến chứng phổ biến nhất
chúng tôi hay gặp là thoát mống mắt qua
mép mổ hoặc xẹp tiền phòng. Nhưng nhờ
khâu hẹp bớt mép mổ và với sự trợ giúp
của chất nhầy cao phân tử (Healon GV)
các biến chứng này được khắc phục nhẹ
nhàng.
Chúng tôi gặp 10% trường hợp có
phản ứng màng bồ đào sau phẫu thuật,
tuy nhiên phản ứng này qua đi nhanh
chóng sau 1 tuần nhờ thuốc tra Maxitrol
và Naclof 5 lần/ngày. Đây cũng là
nguyên nhân gây giảm thị lực chỉnh kính
ngay sau mổ ở 10% trường hợp.
Do thời gian nghiên cứu còn ngắn
nên chúng tôi chưa đánh giá được các
biến chứng lâu dài của phương pháp.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu, trước phẫu thuật
tất cả các mắt đều có thị lực rất kém và
nếu không đeo kính thì tới 90% trường
hợp bị xếp vào loại mù lòa (theo phân
loại của WHO). Hơn nữa, trong tất cả
các trường hợp với chỉ số khúc xạ cao
trên 10D, dù bệnh nhân sử dụng kính để
tăng thị lực thì chất lượng hình ảnh cũng
bị thay đổi như thay đổi về màu sắc vật,
kích thước vật....
Do việc đánh giá khúc xạ ngay sau
phẫu thuật thường không hoàn toàn
chính xác do mắt chưa ổn định nên
chúng tôi chỉ đi vào quan sát các chỉ số
khúc xạ sau phẫu thuật 3 tháng. Nghiên
cứu của chúng tôi có 80% trường hợp
khúc xạ cầu sau mổ trong khoảng 0-1D,
với khúc xạ này bệnh nhân có thể tự điều
tiết được khi đọc sách và không cần xử
dụng kính trong sinh hoạt hàng ngày. Sự
thay đổi khúc xạ cầu cũng được các tác
giả trên thế giới đặc biệt chú ý: nghiên
cứu Đa trung tâm Nhãn khoa tại Châu
Âu thực hiện năm 1991 sau 3 năm đạt
78.8% khúc xạ trong khoảng 0-1D,
nghiên cứu của Hiệp hội thuốc và thực
phẩm Mỹ thực hiện năm 1999 đạt tới
89% khúc xạ trong khoảng 0-1D. Tỷ lệ
này được các nhà nhãn khoa đánh giá rất
cao khi so với kết quả đạt được khi điều
trị cận thị nặng bằng Laser. Bên cạnh sự
thay đổi khúc xạ cầu, khúc xạ trụ cũng
có những biến đổi nhất định. Dù chưa
được đánh giá kỹ lưỡng do thời gian và
số lượng nghiên cứu còn ít nhưng nhìn
sơ bộ chúng tôi nhận thấy chỉ số khúc xạ
trụ tăng lên chút ít Tuy nhiên kết quả
này không quá bất ngờ do thông thường,
khúc xạ trụ trên các mắt được phẫu thật
nội nhãn đều có thay đổi. Hơn nữa, do
chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả của
phương pháp trên mắt cận thị nặng (khúc
xạ cầu), chúng tôi đã loại khỏi nhóm các
bệnh nhân có khúc xạ trụ cao hơn 3D,
đồng thời do mới ở giai đoạn nghiên cứu
đầu tiên nên chúng tôi đã không sử dụng
IOL dạng trụ để điều chỉnh loạn thị.
Biến đổi đáng kể của khúc xạ cầu đã
kéo theo một kết quả thị lực hết sức khả
quan. Sau 3 tháng điều trị, khi thị lực đã
tương đối ổn định 60% trường hợp TL
không kính từ 3-7/10, 10% trường hợp có
thị lực rất cao >7/10, đây là nhóm thị lực
trước mổ không có kể cả với thị lực đã
chỉnh kính tối đa.
Thông thường mục đích của các
phương pháp điều chỉnh cận thị nặng
khác là đạt được thị lực sau phẫu thuật
bằng thị lực chỉnh kính tối đa trứơc phẫu
thuật. Phương pháp phẫu thuật cài IOL
trên mống mắt do duy trì được chức năng
49
quang học của các cấu trúc nhãn cầu nên
nếu tính toán công suất IOL chính xác
việc đạt được thị lực bằng thị lực chỉnh
kính tối đa trước mổ là hoàn toàn không
khó khăn. Hơn nữa, do không bị giới hạn
bởi gọng kính, do không bị thu nhỏ hình
ảnh vật bởi kính gọng phân kỳ, thị lực
đạt được của phương pháp thường cao
hơn so với thị lực chỉnh kính tối đa trước
mổ. Đây là tính ưu việt tuyệt đối của
phương pháp cài IOL trên mống mắt so
với kính gọng phân kỳ.
Bảng 3: So sánh kết quả với các tác giả khác
Châu Âu (1991) Mỹ (1999)
Vũ Thị Thái
Bùi Vân Anh
Số mắt 518 775 10
KX cầu trước mổ
(D)
-5->-20 TB -12.46 TB-15.1 ± 3.05D
KX cầu sau mổ (D) 78.8% ± 1.0 89% ± 1.0
63% ± 0.5
80% ± 1D
TL không kính sau
mổ
76.2% ≥ 20/40
33.7% ≥ 20/20
90% ≥ 20/40
69% ≥ 20/25
100% ≥ 1/10
60% ≥ 3/10
10% ≥ 7/10
TL kính sau mổ TB 0.87 ± 0.20 71% + 1Snellen
20% + 2Snellen
0.8% - 1Snellen
100% ≥ 1/10
60% ≥ 3/10
10% ≥ 7/10
Chỉ số hiệu quả 1.03 1.00 >1.00
Hiệu quả biến đổi thị lực sau phẫu
thuật cũng được các tác giả trên thế giới
đề cập tới. Chỉ số hiệu quả (= Trung bình
thị lực không kính sau mổ / trung bình
thị lực có kính trước mổ) trong nghiên
cứu của châu Âu năm 1991 là 1.03,
nghiên cứu của FDA Mỹ năm 1999 là
1.00 (phương pháp có hiệu quả khi giá trị
≥1). Việc sử dụng bảng thị lực vòng hở
Landolt không cho phép chúng tôi tiến
hành tính được giá trị trung bình thị lực
nên không tính được chỉ số hiệu quả một
cách chính xác. Tuy vậy, sau phẫu thuật
3 tháng, chúng tôi cũng tiến hành so sánh
và nhận thấy 100% thị lực không chỉnh
kính sau mổ ≥ thị lực có chỉnh kính tối
đa trước mổ. Điều này đảm bảo cho chỉ
số hiệu quả của phương pháp ≥ 1.
Cảm giác chủ quan:
Hiệu quả của phương pháp khiến
cho bệnh nhân của chúng tôi hết sức hài
lòng. 100% bệnh nhân cảm thấy hài lòng
sau phẫu thuật là kết quả hết sức khuyến
khích giúp chúng tôi tiến hành những
nghiên cứu nhiều hơn về số lượng và
thời gian.
Cảm giác lóa sáng, nhìn mờ vào
buổi tối (tương phản ánh sáng yếu) được
chúng tôi rất chú ý khi thăm dò bệnh
nhân. Với các phương pháp điều chỉnh
khác như Laser, đặt vòng nhu mô giác
50
mạc thì đây là những tác dụng phụ khiến
bệnh nhân hết sức khó chịu. Với các
phương pháp này, đôi khi thị lực đạt
được 10/10 nhưng bệnh nhân không thấy
hài lòng do họ không làm việc được do
nhìn luôn bị lóa và không nhìn được vào
buổi chiều tối. Phương pháp cài IOL vào
mống mắt do không làm biến đổi cấu
trúc quang học của nhãn cầu nên đã loại
bỏ được biến chứng này và tỷ lệ lóa sáng
cũng như nhìn mờ vào buổi tối trong
nghiên cứu của chúng tôi là 0% trong cả
hai thời điểm hậu phẫu.
Hiện tượng nhìn gần khó xảy ra ở
10% trường hợp và cũng nhanh chóng
mất đi. Đây cũng là một ưu thế của
phương pháp so với phẫu thuật lấy thủy
tinh thể sớm do nó bảo tồn được thủy
tinh thể tự nhiên nhờ đó việc điều tiết của
bệnh nhân được duy trì. Tuy nhiên, ưu
thế này của phương pháp cũng chỉ có
được trên những bệnh nhân trẻ tuổi, khi
thủy tinh thể chưa bị xơ hóa và vẫn còn
khả năng điều tiết.
Do TTTNT nằm trong cấu trúc
mắt, bệnh nhân không phải bảo quản
thường xuyên cũng như không bị va
chạm thường xuyên gây hỏng, mất, đồng
thời khoảng không gian nhìn được không
còn bị giới hạn do gọng kính đeo nên thị
trường được mở rộng. Đây cũng là
những ưu điểm luôn được nhắc đến của
phương pháp.
Biến chứng:
Ngay sau phẫu thuật chúng tôi gặp
10% trường hợp có phản ứng màng bồ
đào sau phẫu thuật. Trong nghiên cứu
của mình năm 1994, Jose’L. Menezo
cũng ghi nhận 3.5% hay Jorge L. Alio’
năm 2002 ghi nhận 3.4% trường hợp có
phản ứng màng bồ đào sau phẫu thuật.
Tất cả các tác giả đều nhận xét rằng các
trường hợp có phản ứng viêm đều qua đi
rất nhanh với các thuớc chống viêm tra
sau phẫu thuật.
Do thời gian nghiên cứu còn ngắn
nên chúng tôi chưa đánh giá được các
biến chứng lâu dài của phương pháp.
Tuy nhiên, trên y văn một số biến chứng
cũng đã được nhắc đến như: thoái hóa
mống mắt, đục thủy tinh thể... Thoái hóa
mống mắt thường xảy ra tại vị trí càng
TTTNT cài vào. Hiện tượng thoái hóa
mống mắt khiến đồng tử trở nên xếch
nhẹ nhưng không gây cản trở phản xạ
đồng tử. Đục thủy tinh thể có thể do sự
xơ hóa theo tuổi của thủy tinh thể nhưng
cũng có thể do sự va chạm vào thủy tinh
thể khi phẫu thuật. Việc xử trí đục thủy
tinh thể được tiến hành không quá phức
tạp theo phương pháp phaco sau khi đã
lấy bỏ TTTNT cài mống mắt.
Một biến chứng được nhiều nhà
Nhãn khoa lo lắng trước khi lựa chọn
phương pháp cài TTTNT vào mống mắt
điều trị cận thị cao là gây mất tế bào nội
mô lâu dài. Theo nghiên cứu Đa trung
tâm Nhãn khoa Châu Âu (1991), sau 3
năm số lượng tế bào nội mô mất đi 4.8%,
nghiên cứu FDA (năm 1999) sau 2 năm
số lượng tế bào nội mô mất đi 1.28%;
các chỉ số này không khác nhiều so với
phẫu thuật phaco thông thường (theo
Benjaminn F. Boyd, 2004). Hơn nữa, sự
tìm tòi liên tục của các nhà nghiên cứu
đã đưa ra rất nhiều mẫu TTTNT cài
mống mắt dạng mới nhằm hạn chế các va
51
chạm có thể xảy ra với nội mô giác mạc
như thay đổi kích thước, thay đổi mặt
trước của TTTNT từ dạng cong lõm
thành dạng phẳng... Những kết quả này
đã giúp cho chỉ định của phương pháp
trong được mở rộng.
Kỹ thuật phẫu thuật:
Phẫu thuật cài TTTNT vào mống
mắt điều trị cận thị cao là phẫu thuật
không quá phức tạp, tất cả những ai có
khả năng thực hiện vi phẫu thuật đều có
khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, do
ưu thế của phương pháp là đảm bảo duy
trì tính hoàn chỉnh của các tổ chức trong
suốt của nhãn cầu nên nếu trong quá
trình phẫu thuật phẫu thuật viên gây va
chạm nhiều vào các tổ chức trong nhãn
cầu, các ưu thế của phương pháp sẽ mất
đi, hiệu quả của phương pháp không còn.
Sự va chạm vào nội mô cũng như vào
thủy tinh thể sẽ được hạn chế nếu ta sử
dụng chất nhầy cao phân tử cũng như tra
co đồng tử tốt trước khi phẫu thuật.
Ngoài ra, khi thực hiện cài mống mắt vào
càng TTTNT - động tác khó khăn nhất
của phẫu thuật, phẫu thuật viên phải hết
sức nhẹ nhàng tránh gây tổn thương cho
mống mắt. Điều này có thể khắc phục dễ
dàng nhờ tập luyện tốt trên thực nghiệm.
KẾT LUẬN
Cận thị nặng có tỷ lệ không cao
nhưng gây giảm thị lực trầm trọng ảnh
hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. Tất
cả các phương pháp điều chỉnh cận thị
đều có những ưu, khuyết điểm nhất định.
Phẫu thuật cài TTTNT vào mống mắt là
phương pháp điều chỉnh có hiệu quả, an
toàn và không phức tạp trong điều chỉnh
cận thị nặng.
Tuy nhiên, để đánh giá được
phương pháp một cách toàn diện hơn,
chúng tôi sẽ tiến hành những nghiên cứu
lâu dài hơn, số lượng lớn hơn trong thời
gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BENJAMINN F. BOYD: PhakicIOL’s surgical management of High myopia.
Lasik and beyond lasik., Highlights of ophthalmology, 2004: 469-498.
2. BERNARD DELBOSC: Les complications rétiniennes de la chirurgie
réfractive du myope. Réflexions Ophtalmologiques. 6/1998; N°18, 50-53
3. CAMILLE J. R. BUDO: The Artisan lens. Highlights of ophthalmology.2004
4. GEORGES BAIKOFF: Phakic myopic intraocular lenses. Refrative surgical.
Masson, 2000,163-173.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_ket_qua_buoc_dau_su_dung_thuy_tinh_the_nhan_tao_cai_m.pdf