Tài liệu Đề tài Kết quả bước đầu phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ tinh đục (phacoemulsification) tại Bệnh viện Uông Bí – Mạc Thị Hiền: 18
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT
TÁN NHUYỄN THỂ THUỶ TINH ĐỤC
(PHACOEMULSIFICATION)
TẠI BỆNH VIỆN UÔNG BÍ
MẠC THỊ HIỀN, NGUYỄN THỊ HỒNG HOA, ĐẶNG THỊ PHƯƠNG
Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển, Uông Bí, Quảng Ninh
TÓM TẮT
Nghiên cứu trên 297 mắt bị đục thuỷ tinh thể được mổ bằng phương pháp tán
nhuyễn thuỷ tinh thể (Phacoemulsification) tại Khoa Mắt Bệnh viện Uông Bí từ tháng
1/2004 đến tháng 7/2004 kết quả thu được như sau: sau mổ 2 ngày có 89 mắt có thị lực
trên 5/10 (chưa chỉnh kính) chiếm 30%. Biến chứng trong phẫu thuật là rách bao trước
chiếm 4%, rách bao sau có thoát dịch kính chiếm 3,7%. Biến chứng sau mổ thường gặp
nhất là viêm giác mạc khía có 20 mắt chiếm 6%, 1% tăng nhãn áp, 0,3% viêm nội nhãn.
Các biến chứng sau mổ đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa.
Đục thuỷ tinh thể là một trong bốn
nguyên nhân hàng đầu gây mù loà trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Trước
đây, đa số bệnh nhân được mổ bằng
phương pháp lấy thuỷ tinh thể ngoài bao
kết hợp đặ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả bước đầu phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ tinh đục (phacoemulsification) tại Bệnh viện Uông Bí – Mạc Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT
TÁN NHUYỄN THỂ THUỶ TINH ĐỤC
(PHACOEMULSIFICATION)
TẠI BỆNH VIỆN UÔNG BÍ
MẠC THỊ HIỀN, NGUYỄN THỊ HỒNG HOA, ĐẶNG THỊ PHƯƠNG
Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển, Uông Bí, Quảng Ninh
TÓM TẮT
Nghiên cứu trên 297 mắt bị đục thuỷ tinh thể được mổ bằng phương pháp tán
nhuyễn thuỷ tinh thể (Phacoemulsification) tại Khoa Mắt Bệnh viện Uông Bí từ tháng
1/2004 đến tháng 7/2004 kết quả thu được như sau: sau mổ 2 ngày có 89 mắt có thị lực
trên 5/10 (chưa chỉnh kính) chiếm 30%. Biến chứng trong phẫu thuật là rách bao trước
chiếm 4%, rách bao sau có thoát dịch kính chiếm 3,7%. Biến chứng sau mổ thường gặp
nhất là viêm giác mạc khía có 20 mắt chiếm 6%, 1% tăng nhãn áp, 0,3% viêm nội nhãn.
Các biến chứng sau mổ đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa.
Đục thuỷ tinh thể là một trong bốn
nguyên nhân hàng đầu gây mù loà trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Trước
đây, đa số bệnh nhân được mổ bằng
phương pháp lấy thuỷ tinh thể ngoài bao
kết hợp đặt thuỷ tinh thể hậu phòng và đã
tăng một phần thị lực giúp người bệnh có
thể nhìn được, hoà nhập vào cộng đồng
và tự phục vụ bản thân vì vậy làm giảm
gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy
nhiên phương pháp này có nhược điểm là
vết mổ rộng nên phải khâu do đó tỷ lệ
loạn thị cao sau mổ, thời gian phẫu thuật
kéo dài và nguy cơ nhiễm trùng cao.
Phẫu thuật tán nhuyễn thuỷ tinh thể
đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế
giới. Đây là một tiến bộ quan trọng trong
phẫu thuật mổ đục thuỷ tinh thể. Kỹ
thuật này đã thể hiện những ưu điểm
tuyệt đối như: vết mổ nhỏ nhanh liền,
giảm độ loạn thị, hạn chế nguy cơ nhiễm
trùng, rút ngắn thời gian hậu phẫu, đem
lại thị lực cao cho bệnh nhân và dần dần
thay thế các kỹ thuật khác ở các nước
phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam,
phương pháp tán nhuyễn thuỷ tinh thể
cũng đã được áp dụng tại nhiều cơ sở
nhãn khoa. Từ tháng 2/2003 Khoa mắt
Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông
Bí đã bắt đầu áp dụng phương pháp này
trong điều trị đục thuỷ tinh thể và hiện
nay phẫu thuật này đã trở thành thường
quy tại khoa chúng tôi. Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu nào đánh giá về kết quả
19
phẫu thuật, chính vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu
sau:
1. Đánh giá kết quả bước đầu của
phẫu thuật.
2. Rút ra một vài kinh nghiệm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả những bệnh nhân được mổ
đục thuỷ tinh thể bằng phương pháp tán
nhuyễn thuỷ tinh thể tại Khoa mắt Bệnh
viện Uông Bí từ tháng 1/2004 đến hết
tháng 7/2004 (không có chọn lọc).
2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu, có so sánh thị
lực trước và sau mổ 2 ngày.
2.1. Phương tiện nghiên cứu:
- Bảng thị lực.
- Nhãn áp kế Maclakov10g.
- Sinh hiển vi khám mắt.
- Máy soi đáy mắt.
- Máy siêu âm AB, máy đo khúc xạ,
đo công suất giác mạc tự động.
2.2. Phương tiện phẫu thuật :
- Sinh hiển vi phẫu thuật.
- Máy PHACO Universal II-Alcon
Laboratoire.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật.
2.3. Qui trình phẫu thuật:
- Chuẩn bị bệnh nhân:
+ Uống thuốc hạ nhãn áp, và giảm
đau trước mổ 2 giờ.
+ Rửa mắt bằng dung dịch Betadin
5%.
+ Tra dãn đồng tử bằng Mydrin-P 3
lần.
+ Gây tê quanh hậu nhãn cầu bằng
4ml xylocain+180đv Hyaza và nhỏ
Dicain tại chỗ.
+ Sát trùng lại mắt bằng dung dịch
Betadin 5% trước khi tiến hành
phẫu thuật.
- Phẫu thuật:
+ Rạch giác mạc vùng rìa phía thái
dương, cách rìa 1mm kích thước
3.2mm.
+ Bơm nhầy tiền phòng.
+ Xé bao trước rộng 5.5mm.
+ Tách nước và xoay nhân.
+ Tán nhuyễn và hút nhân thuỷ tinh
thể ra ngoài.
+ Mở rộng giác mạc 6mm nếu đặt
nhân cứng, 3,4mm nếu đặt nhân
mềm.
+ Đặt thuỷ tinh thể trong bao, những
trường hợp rách bao sau thì đặt
thuỷ tinh thể trên bao vào rãnh thể
mi.
+ Tiêm phù giác mạc và tái tạo tiền
phòng.
+ Tiêm Gentamycin và
Hydrocortison cạnh nhãn cầu.
+ Tra kháng sinh và Cortison, băng
mắt và kết thúc phẫu thuật.
2.4. Chăm sóc hậu phẫu:
- Penicilin 400000đv 6 viên/ngày/5
ngày
- Alphchymotrypsin 5mg 4
viên/ngày/5 ngày.
20
- Dexamethason 4mg 1 ống/ngày/2
ngày.
- Tra mắt Macidex 0,1%, dd Ciplox
0,3% 6 lần/ngày/2 tuần.
2.5. Ra viện sau 2 ngày:
Trong nghiên cứu này chúng tôi
chưa theo dõi được đầy đủ kết quả lâu
dài của phẫu thuật do bệnh nhân tái
khám ít nên chúng tôi chỉ nghiên cứu kết
quả thị lực trước và sau khi ra viện.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình bệnh nhân trước mổ:
Trong nhóm nghiên cứu của chúng
tôi có 248 bệnh nhân. Trong đó có 170
nữ chiếm 68,5% và 78 nam chiếm
31,5%, sự khác biệt về giới có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001.
Bảng 1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Họ tên N %
Nam 78 31,5
Nữ 170 68,5
Tổng số 248 100
Bảng 1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Tuổi
Giới
< 20 20 - 40 41 - 60 61 - 80 81 - 96 Tổng
Nam 2 2 6 49 19 78
Nữ 1 0 15 121 35 170
Tổng 31,21% 20,8% 218,47% 17068,5% 5220,97% 248100%
Trong số 248 bệnh nhân, bệnh
nhân ít tuổi nhất là 8, cao nhất là 96. Đa
số bệnh nhân trong nhóm tuổi từ 61-80,
có 170 bệnh nhân chiếm 68,55%. Kết
quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Khúc Thị Nhụn. Trong tổng số
297 mắt được phẫu thuật có 49 bệnh
nhân mổ 2 mắt. Đối với những bệnh
nhân mổ 2 mắt chúng tôi mổ cách nhau 1
ngày.
Bảng 1.3. Thị lực trước mổ
Thị lực N %
ST (+) 47 15,8
ĐNT 3 m 206 69,4
1/10 41 13,8
21
3/10 3 1,0
Tổng 297 100
Từ bảng 1.3 cho thấy, đa số bệnh
nhân của chúng tôi có thị lực ĐNT3m
chiếm 85,2% và chủ yếu là đục nhân độ
III, IV, số bênh nhân đục độ V cũng
chiếm tỷ lệ đáng kể.
2. Kết quả phẫu thuật:
2.1. Thời gian phẫu thuật:
Chúng tôi đã tiến hành mổ thuỷ
tinh thể đục bằng phương pháp tán
nhuyễn thuỷ tinh thể cho 297 mắt, thời
gian phẫu thuật thấp nhất là 0,5 phút, cao
nhất là 7 phút, trung bình là 1,7 phút.
2.2. Về tình trạng mắt mổ:
Sau mổ hầu hết bệnh nhân cảm thấy
dễ chịu không thấy cộm, vướng, chảy
nước mắt, vết mổ kín liền tốt, tiến phòng
sâu sạch không có trường hợp nào có
tyndal tiền phòng, IOL trung tâm, đồng tử
tròn, phản xạ tốt.
2.3. Kết quả thị lực:
Chúng tôi đánh giá kết quả phẫu
thuật sau mổ 2 ngày kết quả thu được
như sau:
Bảng 2.1. Thị lực sau mổ (chưa chỉnh kính)
Thị lực N %
1/10 91 30,6
2 - 4/10 117 39,4
5 - 7/10 57 19,2
8 - 10/10 32 10,8
Tổng 297 100
Từ kết quả bảng 2.1 cho thấy, có
32 mắt có thị lực > 8/10 chiếm 10,8%, 57
mắt có thị lực từ 5 - 7/10 chiếm 19,2%,
117 mắt có thị lực từ 2 - 4/10 chiếm
39,4%, có 91 mắt có thị lực 1/10 chiếm
30,6%. Sự phân bố về kết quả thị lực
giữa các nhóm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 2.2 Mối liên quan giữa IOL và thị lực
1/10 2 - 4/10 5 - 7/10 8 - 10/10 Tổng
Nhân mềm 21 70 47 29 167
Nhân cứng 56 46 10 3 115
Tổng 77 116 57 32 282
22
Trong tổng sổ 297 mắt có 167 mắt
đặt nhân mềm,115 mắt đặt nhân cứng và
15 mắt không đặt nhân. Trong nghiên
cứu này chúng tôi thấy bệnh nhân đặt
thuỷ tinh thể nhân tạo có thị lực cao hơn,
tuy nhiên khi so sánh thị lực sau mổ và
loại IOL đặt thấy rằng sự khác biệt là
không có ý nghĩa thống kê. Điều này có
thể là do bệnh nhân trong nhóm nghiên
cứu không đồng nhất nên cũng chưa
phản ánh chính xác mối liên quan giữa
thị lực và loại IOL.
2.4. Biến chứng phẫu thuật:
Bảng 2.3. Biến chứng phẫu thuật
Biến chứng N %
Trong mổ Xé bao thất bại 12 4
Thủng bao sau 11 3,7
Sau mổ Viêm giác mạc khía 20 6
Phản ứng VMBĐ 0 0
Rò vết mổ 0 0
Tăng nhãn áp 3 1,0
Viêm nội nhãn 1 0,3
Từ kết quả bảng 2.3 ta thấy, có 12
ca xé bao không thành công xảy ra trên
những mắt đục thuỷ tinh thể quá chín,
bao trước mỏng, khi xé bao chất nhân
thoát ra tiền phòng làm bao trước không
còn độ căng nên khó xé bao. Mặt khác,
chất nhân tiền phòng làm cho phẫu thuật
viên khó quan sát. trong những trường
hợp này chúng tôi tiến hành bơm nhày
tiền phòng đẩy chất nhân ra ngoài đồng
thời đẩy cho bao trước phẳng ra, tiếp tục
xé bao và làm phaco. Có 11 mẳt thủng
bao sau chiếm 3,7%, trong đó có 3 mắt
đục thuỷ tinh thể độ II khi tách nhân
không tốt nên khi làm phaco bị thủng
bao sau và thoát dịch kính, 8 mắt do xé
bao không tốt. Trong số những mắt này
nếu bao trước còn nguyên vẹn chúng tôi
tiến hành cắt dịch kính trước và đặt IOL
vào rãnh thể mi. Có 20 mắt viêm giác
mạc khía đều xảy ra trên những mắt đục
thuỷ tinh thể độ IV, V do thời gian làm
phaco kéo dài. Đối với những bệnh nhân
này sau mổ chúng tôi cho bệnh nhân tra
nước muối 5% nhiều lần trong ngày nên
trước khi ra viện không còn bệnh nhân
nào viêm giác mạc. Có 3 mắt tăng nhãn
áp sau mổ (1%), trong đó 1 mắt tăng
nhãn áp trên bệnh nhân có Glôcôm tiềm
tàng, 2 mắt do thoát dịch kính, cả 3 mắt
này điều trị nội khoa kết quả tốt và sau
mổ 3 ngày bệnh nhân ra viện được. Đặc
biệt trong nhóm nghiên cứu của chúng
tôi có một mắt viêm nội nhãn xảy ra vào
ngày thứ 5 sau mổ trên bệnh nhân bị
23
bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin,
điều trị nội khoa mắt yên.
BÀN LUẬN
1. Kết quả phẫu thuật:
Đây là giai đoạn đầu khi chúng tôi
mới triển khai mổ thuỷ tinh thể đục bằng
phương pháp Phaco nhưng đã có 30% có
thị lực >5/10, 39,4% có thị lực từ 1-
5/10. Mặc dù kết quả này chưa cao
nhưng do nhóm bệnh nhân chưa đồng
nhất, chúng tôi mổ cả những bệnh nhân
đục thuỷ tinh thể bệnh lý, đục do chấn
thương, đục thuỷ tinh thể bẩm sinh nên
kết quả nghiên cứu này chưa phản ánh rõ
nét kết quả của phẫu thuật phaco. Chúng
tôi hy vọng kết quả sẽ cao hơn nếu chỉ
nghiên cứu nhóm bệnh nhân đục thuỷ
tinh thể không kèm theo các bệnh lý
khác. Do mới bắt đầu áp dụng phương
pháp nên kỹ năng của phẫu thuật viên
còn chưa cao, chưa có kinh nghiệm đặc
biệt trong giai đoạn đầu vì vậy, trong
nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ biến
chứng trong và sau phẫu thuật còn cao:
4% xé bao không thành công, 2,3%
thủng bao sau có thoát dịch kính, 6%
viêm giác mạc khía, 1% viêm nội nhãn
và 0,3% tăng nhãn áp. Mặt khác do
chúng tôi mở rộng chỉ định phẫu thuật vì
vậy đây cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ
lệ biến chứng trong nghiên cứu của
chúng tôi.
2. Một số nhận xét:
Nên chỉ định mổ sớm thì kết quả sẽ
tốt hơn, thời gian phẫu thuật nhanh hơn
và sẽ ít biến chứng do thời gian Phaco
kéo dài. Tuy nhiên, tại Quảng Ninh, bệnh
nhân thường đến khám khi đục thuỷ tinh
thể độ IV, V nên việc chỉ định phẫu thuật
trên những bệnh nhân này cần phải hết
sức thận trọng.
Trong giai đoạn đầu khi kỹ năng
chưa cao cần tránh chỉ định quá rộng rãi
đặc biệt với những bệnh nhân có bệnh lý
khác kèm theo.
Cũng như nhiều phẫu thuật viên
khuyên không nên tiếp tục làm Phaco khi
xé bao không thành công.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể bằng
phương pháp tán nhuyễn là một bước đột
phá trong phẫu thuật đục thuỷ tinh thể
với nhiều tính ưu việt hơn phương pháp
thông thường đồng thời cũng cải thiện
một cách đáng kể kết quả của phẫu thuật.
Ngày nay, mổ thuỷ tinh thể đục bằng
phương pháp Phaco đã được áp dụng
rộng rãi tại nhiều cơ sở nhãn khoa và
nhiều bệnh nhân đã được tiếp cận với các
công nghệ cao và nhu cầu của bệnh nhân
cũng ngày một cao hơn vì vậy các phẫu
thuật viên cần được đào tạo một cách hệ
thống để phục vụ bệnh nhân được tốt
nhất, tránh những biến chứng đáng tiếc
có thể xảy ra.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. ĐỖ NHƯ HƠN, NGUYỄN THU HƯƠNG (2004): Nghiên cứu một số
biến chứng của phẫu thuật Phacoemulsification và cách xử trí. Tạp chí
nhãn khoa. Số 1, tr.39-46.
2. KHÚC THỊ NHỤN, ĐẶNG XUÂN NGUYÊN (2002): Kết quả bước đầu
phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ tinh bằng siêu âm (Phacoemulsification) tại
Hải Phòng. Nội san nhãn khoa. Số 8.
3. TÔN THỊ KIM THANH, VŨ THỊ THÁI, VŨ THỊ THANH (2004):
Nghiên cứu hiệu quả điều trị đục thuỷ tinh thể chín trắng bằng phương
pháp dùng siêu âm tán nhuyễn thể thuỷ tinh. Tạp chí nhãn khoa. Số 1,
tr.32-38.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_ket_qua_buoc_dau_phau_thuat_tan_nhuyen_the_thuy_tinh.pdf