Đề tài Kết quả bước đầu phẫu thuật NUSS có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức – Nguyễn Thế May

Tài liệu Đề tài Kết quả bước đầu phẫu thuật NUSS có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức – Nguyễn Thế May: TCNCYH 117 (1) - 2019 119 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NUSS CÓ NỘI SOI HỖ TRỢ VỚI ĐƯỜNG VÀO TỪ NGỰC TRÁI ĐIỀU TRỊ LÕM NGỰC BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC Nguyễn Thế May1, Đoàn Quốc Hưng2 1Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp; 2Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh. Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 111 bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh được phẫu thuật tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả cho thấy, tuổi trung bình là 15,65 ± 3,25 (3 - 23 tuổi); tỉ lệ nam/ nữ: 6,4/1; lõm ngực trung bình 63,06%; lõm ngực nặng 36,04%; thời gian mổ trung bình là 48 ± 18 phút; thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 4,93 ± 1,12 ngày; tỉ lệ biến chứng thấp, không có biến chứng nặng. Phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh an toàn, hiệu quả, tỉ lệ thành công cao. Từ khóa: Phẫu th...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả bước đầu phẫu thuật NUSS có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức – Nguyễn Thế May, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 117 (1) - 2019 119 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NUSS CÓ NỘI SOI HỖ TRỢ VỚI ĐƯỜNG VÀO TỪ NGỰC TRÁI ĐIỀU TRỊ LÕM NGỰC BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC Nguyễn Thế May1, Đoàn Quốc Hưng2 1Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp; 2Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh. Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 111 bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh được phẫu thuật tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả cho thấy, tuổi trung bình là 15,65 ± 3,25 (3 - 23 tuổi); tỉ lệ nam/ nữ: 6,4/1; lõm ngực trung bình 63,06%; lõm ngực nặng 36,04%; thời gian mổ trung bình là 48 ± 18 phút; thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 4,93 ± 1,12 ngày; tỉ lệ biến chứng thấp, không có biến chứng nặng. Phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh an toàn, hiệu quả, tỉ lệ thành công cao. Từ khóa: Phẫu thuật Nuss; lõm ngực bẩm sinh; phẫu thuật nội soi lồng ngực I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lõm ngực bẩm sinh (Pectus Excavatum) là một dị dạng bẩm sinh của thành ngực trước, trong đó xương ức và một vài sụn sườn hai bên xương ức phát triển bất thường làm cho thành ngực trước lõm xuống. Đây là dị dạng thành ngực phổ biến nhất, ước tính 1/1000 đến 1/400 trẻ sinh ra sống, chiếm khoảng 90% trong số các dị dạng bẩm sinh của thành ngực, tỉ lệ nam: nữ khoảng 4:1 [1]. Dị tật lõm ngực biểu hiện từ khi mới sinh. Trẻ càng lớn, dị tật này biểu hiện càng rõ và thường nặng nhất ở thời kỳ đầu của lứa tuổi thanh niên. Rất hiếm khi dị tật lõm ngực tự thoái triển. Lõm ngực nặng sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp - tim mạch, đối với trẻ lớn và người lớn thì lõm ngực ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, thẩm mỹ. Do đó, bệnh nhân cần được can thiệp bằng phẫu thuật tạo hình lồng ngực nhằm cải thiện về thể chất, tâm sinh lý, thẩm mỹ [2]. Phẫu thuật Nuss được tác giả Donald Nuss thực hiện lần đầu tiên vào năm 1986 để sửa chữa lõm ngực bẩm sinh cho kết quả tốt, thẩm mỹ, ít biến chứng, thời gian hồi phục nhanh. Phẫu thuật Nuss kinh điển không sử dụng nội soi, đường vào lồng ngực bắt đầu từ thành ngực bên phải [3]. Hiện đã có nhiều cải tiến đối với phẫu thuật này. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã đi tiên phong ở Việt Nam trong ứng dụng phẫu thuật Nuss có nội soi lồng ngực hỗ trợ với nhiều cải tiến về kỹ thuật nhằm đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kết quả sớm phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái điều trị lõm ngực bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Gồm các bệnh nhân bị lõm ngực bẩm sinh khám và điều trị tại Khoa Phẫu thuật Tim Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thế May, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Email: nguyenthemay@gmail.com Ngày nhận: 3/12/2018 Ngày được chấp thuận: 31/12/2018 120 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 2 tới tháng 8 năm 2018. * Tiêu chuẩn lựa chọn - Lõm ngực bẩm sinh có chỉ định phẫu thuật (mức độ lõm trung bình, lõm nặng, chỉ định về lý do thẩm mỹ), không phân biệt độ tuổi, giới tính. - Bệnh nhân được phẫu thuật theo phương pháp Nuss có nội soi lồng ngực hỗ trợ với đường vào từ ngực trái. - Có hồ sơ bệnh án đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ - Phẫu thuật điều trị lõm ngực bẩm sinh theo không theo phương pháp Nuss hoặc theo phương pháp Nuss nhưng không có nội soi hỗ trợ; phẫu thuật Nuss có nội soi hỗ trợ nhưng đường vào từ ngực phải. - Bệnh nhân hở xương ức, hội chứng Po- land, ngực lồi, lõm ngực do chấn thương - Hồ sơ bệnh án không đảm bảo các yêu cầu nghiên cứu. 2. Phương pháp: tiến cứu mô tả. 2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện, bệnh nhân được thu thập theo trình tự thời gian trong năm 2018 (từ tháng 2 tới tháng 8). 2.2. Nội dung nghiên cứu Sử dụng bệnh án nghiên cứu thống nhất để thu thập số liệu: tuổi; giới; phân loại mức độ lõm ngực; quy trình phẫu thuật; thời gian phẫu thuật; thời gian nằm viện sau mổ biến chứng; kết quả phẫu thuật 2.3. Phân độ lõm ngực Đặt một thước thẳng ngang qua lồng ngực, đo khoảng cách điểm lõm nhất đến thước (d). Nếu d ≤ 1cm: lõm nhẹ; 1.5 ≤ d ≤ 2.5cm: lõm trung bình; d ≥ 3cm là lõm nặng. Trường hợp rất nặng có xương ức gần sát cột sống [4]. 2.4. Chỉ định mổ: lõm ngực kèm theo triệu chứng lâm sàng (khó thở, đau); lõm ảnh hưởng tâm lý của trẻ (tự ti, rụt rè); lõm ngực ảnh hưởng thẩm mỹ; chỉ số Haller > 3,25 2.5. Quy trình phẫu thuật tạo hình lồng ngực theo phương pháp Nuss có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức * Bố trí kíp phẫu thuật Bàn dụng cụ Màn hình NS Bác sĩ gây mê PTV chính Cameramer Dụng cụ viên Phụ PTV TCNCYH 117 (1) - 2019 121 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Các thì phẫu thuật - Tư thế bệnh nhân và gây mê: Bệnh nhân nằm ngửa, dạng hai tay vuông góc với thân người, gây mê nội khí quản 1 nòng; đệm gối phía dưới lưng để nâng ngực lên. - Rạch da: Rạch da ở trên hoặc dưới vị trí dự định đặt thanh đỡ 1 khoang liên sườn, đường rạch da dài khoảng 2cm mỗi bên thành ngực dọc theo đường nách giữa. - Tạo đường hầm dưới da: từ chỗ rạch da đến bờ cao nhất của hố lõm. Dùng pince đầu tù tách dần tổ chức dưới da với cơ ngực đảm bảo khoang đủ rộng để che thanh đỡ đồng thời không tách quá sâu vào lớp cơ gây chảy máu. - Đặt trocar đưa camera quan sát: Vị trí đặt trocar ở khoang liên sườn VI - VII đường nách trước bên trái. Bơm hơi CO2 áp lực thấp (5mmHg) để làm xẹp phổi. - Đo và uốn thanh đỡ: Dùng thanh thử uốn khuôn theo lồng ngực bệnh nhân, thường đặt ở vị trí xương ức lõm sâu nhất và đo khoảng cách giữa hai đường nách giữa; nếu đặt 2 thanh thì thông thường 2 thanh đặt cách nhau khoảng 3cm. Uốn thanh đỡ bắt đầu ở giữa dần sang 2 bên theo thanh thử. - Tạo đường hầm xuyên qua trung thất: Dùng pince đầu tù hoặc kẹp hình tim hoặc Clamp Crawford chọc vào khoang màng phổi ngay vị trí bờ cao nhất của hố lõm ở thành ngực trái, từ từ đi sát thành ngực trước hướng vào trung thất trước nơi sâu nhất hố lõm, tách dần màng tim ra khỏi mặt sau xương ức, tiếp tục đi sang khoang màng phổi bên phải. Luồn “thanh dẫn đường” theo đường hầm đã tạo ở trên qua trung thất trước, sang khoang màng phổi phải và đi xuyên qua thành ngực phải ra ngoài. Quá trình tạo đường hầm xuyên qua trung thất và luồn thanh dẫn đường có sự hỗ trợ của nội soi. - Luồn thanh đỡ: Dùng một sợi chỉ chắc buộc vào thanh đỡ rồi buộc vào thanh dẫn đường. Rút thanh dẫn đường rồi luồn thanh đỡ qua trung thất theo hướng đi từ phải sang trái dưới hướng dẫn của nội soi, mặt lõm của thanh đỡ luôn hướng về phía sau. - Nâng xương ức: Sau khi thanh đỡ được luồn qua trung thất và mặt lõm hướng ra sau. Dùng dụng cụ xoay thanh đỡ 1800 theo chiều hướng lên trên, phối hợp nhịp nhàng hai bên, đẩy ngực lõm ra trước đúng vị trí mong muốn. - Cố định thanh: Dùng chỉ thép khâu vòng qua xương sườn rồi buộc cố định vào thanh đỡ qua lỗ ở đầu thanh đỡ dưới hướng dẫn của nội soi, thường chỉ cần cố định bên trái (bên có nội soi), bên phải khâu cố định thanh vào cân cơ dưới da bằng chỉ Vicryl. - Đuổi khí, đóng da: Bác sĩ gây mê bóp bóng nội khí quản để phổi nở đồng thời rút trocar ra ngoài và đuổi khí, khâu da, không đặt dẫn lưu màng phổi. 3. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0. 4. Đạo đức nghiên cứu - Bệnh nhân và người nhà đều được giải thích rõ về phương pháp mổ (lợi ích và nguy cơ), tự nguyện tham gia nghiên cứu. Thông tin của bệnh nhân hoàn toàn được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng điều trị. III. KẾT QUẢ Từ tháng 02 - 8/2018, có 111 bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh được phẫu thuật theo phương pháp Nuss có nội soi lồng ngực hỗ trợ với đường vào từ ngực trái với các đặc điểm như sau: 122 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 1. Đặc điểm chung Tuổi trung bình là 15,65 ± 3,25 (3 - 23 tuổi); bệnh nhân nam giới chiếm đa số 86,48%; tỉ lệ nam/ nữ: 6,4/1. 2. Đặc điểm lâm sàng Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng (n = 111) Đặc điểm n % Triệu chứng lâm sàng Đau tức ngực, khó thở khi gắng sức 39 35,13 Nhanh mệt khi vận động, tập luyện 36 32,43 Tâm lý mặc cảm 38 34,23 Chậm phát triển 20 18,02 Mức độ lõm ngực Trung bình 70 63,06 Nặng 40 36,04 Rất nặng 1 0,9 Đa số bệnh nhân lõm ngực ở mức độ trung bình 3. Đặc điểm phẫu thuật Bảng 2. Đặc điểm của phẫu thuật tạo hình lồng ngực (n = 111) Thông số n % Số lượng thanh đỡ 1 thanh 105 94,59 2 thanh 6 5,41 Dẫn lưu ngực trong mổ 0 0 Giảm đau ngoài màng cứng 111 100 Cố định thanh đỡ Chỉ thép + Vicryl 111 100 Nẹp vít 0 0 Thời gian mổ trung bình: 48 ± 18 phút; không mất máu trong mổ. 4. Kết quả phẫu thuật Bảng 3. Kết quả sớm của phẫu thuật Thông số n % Hình dạng lồng ngực Hết lõm 72 64,86 Cải thiện 39 35,14 Vết mổ Khô, đẹp 107 96,40 Tụ dịch 3 2,70 Hoại tử 0 0 Nhiễm trùng 1 0,90 TCNCYH 117 (1) - 2019 123 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Thời gian năm viện trung bình sau mổ: 4,93 ± 1,12 ngày. 5. Biến chứng Bảng 4. Tai biến và biến chứng trong và sau mổ Biến chứng n % Trong mổ Chảy máu; tổn thương tim – phổi 0 0 Biến chứng sớm sau mổ Nhiễm trùng vết mổ 1 0,90 Tràn khí màng phổi 3 2,70 Tràn máu màng phổi 0 0 Đau 2 1,80 Viêm phổi 1 0,90 Xẹp phổi 1 0,90 Lệch thanh đỡ 2 1,80 Không xảy ra tai biến trong mổ; tỉ lệ biến chứng sau mổ thấp, không có biến chứng nặng. IV. BÀN LUẬN Quan điểm về độ tuổi tốt nhất cho phẫu thuật còn chưa thống nhất. Tác giả Donald Nuss chỉ định phẫu thuật cho trẻ từ 6 - 18 tuổi [3]. Hyung Joo Park chỉ định phẫu thuật cho tất cả những bệnh nhân từ 3 tuổi trở lên, khuyến cáo nên chỉ định cho các em từ 3 - 5 tuổi vì ở lứa tuổi này thành ngực còn mềm, dễ uốn nắn, ít biến chứng, các em chưa đến trường, khi lớn lên các em không còn nhớ đến cuộc phẫu thuật cũng như bản thân đã bị dị tật [4; 5; 7]. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 15,65 ± 3,25 tuổi, trong đó có một bệnh nhân 3 tuổi được phẫu thuật cho kết quả tốt, các bệnh nhân khác nằm trong độ tuổi từ 10 - 23 tuổi. Mặc dù độ tuổi này còn đáp ứng tốt với phẫu thuật, tuy nhiên là khá cao. Do đó, cần nâng cao vai trò tuyên truyền về bệnh cho người dân để giúp nâng cao nhận thức về bệnh, để trẻ sớm được điều trị và có kết quả tốt. Tỷ lệ nam/nữ là 6,4/1, cao hơn so với công bố trong Y văn (nam/nữ: 4/1) [3; 4], cao hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như Donald Nuss; Lâm Văn Nút; Kelly R.E; Park H.J là 4/1 [3; 5 - 7]. Tuy nhiên, tỷ lệ nam/ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi còn thấp hơn trong nghiên cứu của Ngô Gia Khánh (2011) là 8/1 [4]. Bệnh nhân đến khám và điều trị vì đau tức ngực, khó thở và mệt nhanh khi gắng sức, tập luyện. Bên cạnh đó có nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị vì tâm lý mặc cảm về hình thể của mình (34,23%). Vị trí lõm, diện lõm và mức độ lõm là yếu tố quyết định chỉ định mổ cũng như hình dáng, số lượng thanh đỡ cần đặt. Chúng tôi áp dụng cách phân loại này vì nó đơn giản, hiệu quả, dễ áp dụng. Đa số bệnh nhân lõm ngực ở mức độ trung bình (63,06%) và nặng (36,04%), rất nặng chiếm 0,9%, đây là những bệnh nhân có chỉ định 124 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC phẫu thuật xét cả về tiêu chuẩn triệu chứng lâm sàng và yêu cầu thẩm mỹ. 100% bệnh nhân được giảm đau ngoài màng cứng (bắt đầu truyền giảm đau ngoài màng cứng trong lúc phẫu thuật và liên tục đến 3 - 4 ngày sau mổ). Cách giảm đau này đã giúp cho bệnh nhân đỡ đau sau mổ, đồng thời tránh hạn chế về hô hấp cũng như tâm lý sợ hãi cho bệnh nhân. Ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực là một cải tiến trong phẫu thuật Nuss, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp quan sát quá trình bóc tách, gỡ dính và tạo đường hầm xuyên qua trung thất cũng như luồn và xoay thanh đỡ, khâu buộc chỉ thép, đặc biệt ở những trường hợp tái phát, lõm ngực quá sâu và phức tạp [4]. Kinh nghiệm từ quá trình phẫu thuật, chúng tôi nhận thấy đặt camera ở ngực trái và chọn đường vào từ ngực trái giúp tiếp cận và quan sát tim tốt hơn, tránh biến chứng gây tổn thương tim trong quá trình thao tác phẫu thuật. Giữa màng tim và xương ức tạo thành góc nhọn giúp bóc tách từ lồng ngực trái qua trung thất trước sang bên phải dễ dàng hơn, tay trái phẫu thuật viên cầm camera, tay phải cầm dụng cụ bóc tách thường là tay thuận nên quá trình bóc tách sẽ thuận lợi hơn. Do đó, việc áp dụng nội soi lồng ngực và chọn đường vào từ ngực trái có nhiều lợi ích, giúp cho quá trình phẫu thuật thuận lợi và an toàn, ít biến chứng. Krystian Pawlak và cộng sự (2018), nghiên cứu trên 1006 bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh được phẫu thuật theo phương pháp Nuss có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái tại Poznan (Ba Lan) cho kết quả tốt [9]. Chúng tôi dùng chỉ thép khâu vòng qua xương sườn rồi buộc cố định vào thanh đỡ qua lỗ ở đầu thanh đỡ bên trái (bên đặt tro- car), bên phải khâu cố định thanh vào cân cơ dưới da bằng chỉ Vicryl. Cách cố định này hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian phẫu thuật, giảm chi phí điều trị. Nhiều tác giả cố định thanh đỡ bằng nẹp vis, cách này giúp cố định thanh vững nhưng tốn kém, diện tiếp xúc da lớn nên dễ gây hoại tử da hơn [4; 8]. Thời gian phẫu thuật trung bình là 48 ± 18 phút, ngắn nhất là 30 phút, dài nhất là 100 phút. Tỉ lệ hết lõm ngực sau phẫu thuật là 64,86%; lõm ngực được cải thiện là 35,14%. Hầu hết bệnh nhân có vết mổ khô, đẹp (96,4%); có 2 bệnh nhân (1,8%) bị lệch thanh kim loại, tuy nhiên mức độ nhẹ nên không cần điều chỉnh; có 3 (2,7%) bệnh nhân bị tràn khí màng phổi sau mổ do chưa đuổi khí hết trong mổ, trong đó có 1 bệnh nhân tràn khí mức độ nhiều được dẫn lưu khoang màng phổi. Không có trường hợp nào tràn máu màng phổi. Có 1 bệnh nhân (0,9%) viêm phổi và 1 bệnh nhân bị xẹp phổi nhẹ, điều trị nội khoa ổn định. Thời gian điều trị trung bình sau mổ là 4,93 ± 1,12 ngày, có 1 bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ cần điều trị kháng sinh ổn định và ra viện sau 11 ngày điều trị nội khoa. Tác giả Ngô Gia Khánh và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 53 bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2010 đến 2011, thời gian phẫu thuật trung bình là 69 ± 24 phút. Tỉ lệ hết lõm ngực là 44%; lõm ngực được cải thiện là 56%; nhiễm trùng vết mổ 5,6%; lệch thanh 3,7%; tràn khí màng phổi 9,4%; thời gian điều trị trung bình sau mổ là 5,23 ± 1,2 ngày [4]. Theo nghiên cứu của Lâm Văn Nút (2014), thực hiện phẫu thuật Nuss cho 229 bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh: thời gian phẫu thuật là 91 ± 31 phút; tràn khí màng phổi 3%; tràn máu màng phổi 1,3%; lệch thanh kim loại phải mổ lại là 0,9%; nhiễm trùng vết mổ 1,7%; thời gian điều trị trung bình sau mổ là 8,4 ± 2,1 TCNCYH 117 (1) - 2019 125 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ngày [5]. Như vậy, sau một thời gian triển khai thường quy và có những cải tiến về kỹ thuật, chúng tôi đã rút ngắn được thời gian phẫu thuật so với các tác giả; thời gian điều trị trung bình sau mổ cũng ngắn hơn; tỉ lệ hết lõm ngực cũng cao hơn; các biến chứng cũng ít hơn, đặc biệt không xảy ra biến chứng nặng đã cho thấy ưu điểm của phương pháp. V. KẾT LUẬN Phẫu thuật 111 bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh theo phương pháp Nuss có nội soi hỗ trợ với đường vào từ ngực trái cho kết quả bước đầu tốt, thuận lợi, hiệu quả, an toàn, ít biến chứng, tỉ lệ thành công và tính thẩm mỹ cao. VI. KHUYẾN NGHỊ Cần nâng cao vai trò tuyên truyền về bệnh cho người dân để giúp nâng cao nhận thức về bệnh, để trẻ sớm được điều trị và có kết quả tốt. Cần tiếp tục nghiên cứu về phương pháp phẫu thuật với cỡ mẫu lớn hơn, đánh giá đầy đủ các tiêu chí liên quan, thời gian theo dõi trung và dài hạn để đưa ra những khuyến cáo điều trị phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nuss D (2004). History of Pectus Exca- vatum. Ann Surg, 240, 231 - 235. 2. Fokin A.A., Steuerwald N.M., Ahrens W.A et al (2009). Anatomical, histologic, and genetic characteristics of congenital chest wall deformities. Semin Thorac Cardiovasc Surg, 21(1), 44 - 57. 3. D. Nuss (1998). A 10–years review of a minimally invasive technique for the correction of Pectus Excavatum. J. Pediatr Surg, 33, 545 - 552. 4. Ngô Gia Khánh(2011). Đánh giá kết quả phẫu thuật Nuss kết hợp nội soi lồng ngực điều trị bệnh ngực lõm bẩm sinh tại bệnh viện Việt Đức. Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 5. Lâm Văn Nút và cs (2014). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Nuss trong điều trị lõm ngực bẩm sinh. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh. 6. Kelly R.E., Goretsky M.J., Obermeyer R., Nuss D et al (2010). Twenty-one years of experience with minimally invasive repair of pectus excavatum by the Nuss procedure in 1215 patients. Ann Surg, 252(6), 1072 - 1081. 7. Park H.J, Jeong J.Y., Jo W.M., Shin J.S et al (2010). Minimally invasive repair of pectus excavatum: a novel morphology- tailored, patient-specific approach. J Thorac Cardiovasc Surg, 139(2), 379 - 386. 8. Vũ Hữu Vĩnh (2010). Phẫu thuật can thiệp tối thiểu chỉnh sửa lõm ngực bẩm sinh bằng thanh nâng ngực. Kỷ yếu Hội phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam. 9. Krystian Pawlak, Wojciech Dysz- kiewicz (2018). Video-assisted-thoracoscopic surgery in left-to-right Nuss procedure for pec- tus excavatum for prevention of serious com- plications-technical aspects based on 1006 patients. Available at: https://doi.org/10.5114/ wiitm.2018.72683 [Accessed 20 August 2018] 126 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Summary THE EARLYRESULTS OF NUSS PROCEDURE WITH ASSISTED THORACOSCOPIC IN LEFT-TO-RIGHT IN PECTUS EXCAVATUM REPAIR IN VIET DUC FRIENDSHIP HOSPITAL The purpose of this study wasto evaluate the early results of Nuss procedure with assisted thoracoscopic in left-to-rightpectus excavatum repair. This is a descriptive, prospective study on 111 patients with pectus excavatum in cardiothoracic surgery department, Vietduc Friendship Hospital from 2/2018 to 8/2018. The results showed that mean age was 15.65 ± 3.25 (3 - 23 years old); male/female ratio: 6,4/1; average chest concavity was found in 63.06% and severe chest concavity in 36.04%; the average operation time was 48 ± 18 minutes; the mean postoperative hospital stay was 4.93 ± 1.12 days. There were low complication rates and no major complica- tions. Conclusion: Nuss procedure with assisted thoracoscopic in left-to-right in pectus excavatum repair is safe, effective, and highly successful. Key word: Nuss procedure, pectus excavatum repair, thoracoscopic surgery

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_ket_qua_buoc_dau_phau_thuat_nuss_co_noi_soi_ho_tro_vo.pdf