Tài liệu Đề tài Kết quả bước đầu điều trị viễn thị nhược thị do lệch khúc xạ ở trẻ em bằng Laser Excimer – Lê Thúy Quỳnh: 20
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ VIỄN THỊ NHƯỢC THỊ
DO LỆCH KHÚC XẠ Ở TRẺ EM BẰNG LASER EXCIMER
LÊ THÚY QUỲNH, TÔN THỊ KIM THANH, TRẦN THỊ THU THỦY VÀ CỘNG SỰ
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM
TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả về thị lực, khúc xạ, và sự an toàn của phẫu thuật
LASIK để điều trị viễn nhược thị do lệch khúc xạ cao do ở trẻ em. Đối tượng và
phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên trẻ em có lệch khúc xạ cao giữa 2 mắt trên
+4D mà không thể đeo được kính gọng, hoặc kính tiếp xúc, mắt viễn thị cao hơn được
điều trị bằng phẫu thuật Laser Excimer theo phương pháp LASIK (máy Laser Excimer
Nidek EC 5000-CX III) tại Bệnh viện Mắt trung ương từ tháng 12 năm 2006 đến tháng
12 năm 2007. Mục đích của phẫu thuật là làm giảm độ lệch khúc xạ giữa 2 mắt xuống
dưới 2D từ đó trẻ có thể đeo được kính, hạn chế nhược thị. Kết quả: 9 mắt của 9 trẻ đã
được mổ LASIK. Tuổi trung bình ở thời điểm mổ là 14,00 ± 2,35(SD). Khúc xạ tương
đương cầu (KXTĐC) trước mổ là +5,42 ±1,32D (từ +...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả bước đầu điều trị viễn thị nhược thị do lệch khúc xạ ở trẻ em bằng Laser Excimer – Lê Thúy Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ VIỄN THỊ NHƯỢC THỊ
DO LỆCH KHÚC XẠ Ở TRẺ EM BẰNG LASER EXCIMER
LÊ THÚY QUỲNH, TÔN THỊ KIM THANH, TRẦN THỊ THU THỦY VÀ CỘNG SỰ
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM
TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả về thị lực, khúc xạ, và sự an toàn của phẫu thuật
LASIK để điều trị viễn nhược thị do lệch khúc xạ cao do ở trẻ em. Đối tượng và
phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên trẻ em có lệch khúc xạ cao giữa 2 mắt trên
+4D mà không thể đeo được kính gọng, hoặc kính tiếp xúc, mắt viễn thị cao hơn được
điều trị bằng phẫu thuật Laser Excimer theo phương pháp LASIK (máy Laser Excimer
Nidek EC 5000-CX III) tại Bệnh viện Mắt trung ương từ tháng 12 năm 2006 đến tháng
12 năm 2007. Mục đích của phẫu thuật là làm giảm độ lệch khúc xạ giữa 2 mắt xuống
dưới 2D từ đó trẻ có thể đeo được kính, hạn chế nhược thị. Kết quả: 9 mắt của 9 trẻ đã
được mổ LASIK. Tuổi trung bình ở thời điểm mổ là 14,00 ± 2,35(SD). Khúc xạ tương
đương cầu (KXTĐC) trước mổ là +5,42 ±1,32D (từ +4 đến +7,65D), sau mổ 6 tháng
giảm xuống còn +0,33±0,57D. Sau mổ 6 tháng thị lực không kính (TLKK) so với thị lực
tối đa có kính (TLTĐCK) trước mổ: 8 mắt thị lực tăng thêm 1-2 dòng; 1 mắt đạt TLKK
sau mổ bằng TLTĐCK trước mổ. Không có biến chứng trong và sau mổ. Kết luận:
LASIK có thể thực hiện an toàn ở trẻ em viễn nhược thị lệch khúc xạ, giúp cải thiện thị
lực, giải quyết lệch khúc xạ ở trẻ em.
Từ khóa: lệch khúc xạ viễn, trẻ em, LASIK
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tật khúc xạ là một trong những
bệnh thường gặp nhất trong nhãn khoa,
đặc biệt ở trẻ em. Khi trẻ mắc tật khúc xạ
thì phương pháp điều trị cổ điển là đeo
kính gọng đủ số để cải thiện thị lực.
Lệch khúc xạ giữa 2 mắt trên 3D
nếu không đeo kính sớm và đúng số có
thể ảnh hưởng nhiều đến thị lực và có thể
gây nhược thị ở mắt có tật khúc xạ cao
hơn, đặc biệt trẻ viễn thị thường gây
nhược thị nặng.
Điều trị nhược thị cần thực hiện
sớm, tốt nhất khi trẻ dưới 10 tuổi. Để
điều trị nhược thị, cần bịt kín mắt tốt, đeo
đủ số kính để tập luyện mắt bệnh. Khi
mắt nhược thị được cải thiện thị lực, mà
trẻ vẫn không đeo được kính gọng đủ số
do chênh lệch khúc xạ nhiều giữa hai
mắt, hoặc không dung nạp được kính tiếp
xúc thì những trẻ đó sẽ tái nhược thị. Với
những trường hợp lệch khúc xạ như vậy,
ở người trưởng thành thì phẫu thuật khúc
xạ là lựa chọn thích hợp nhất. Phẫu thuật
Laser Excimer trên bệnh nhân (BN)
người lớn đã chứng minh được tính hiệu
quả và an toàn trên BN viễn thị từ thập kỉ
trước. Gần đây một số nước tiên tiến trên
thế giới như Mỹ, Anh, Sec, Brazin, Ấn
Độ đã áp dụng phẫu thuật Laser
21
Excimer cho BN trẻ em có lệch khúc xạ
cao do viễn thị. Do vậy, chúng tôi đã áp
dụng kĩ thuật hiện đại này cho trẻ em có
lệch khúc xạ viễn cao với mục tiêu:
- Đánh giá tính hiệu quả về thị lực và
khúc xạ của phẫu thuật
- Nhận xét về chỉ định của phẫu
thuật
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu
BN trẻ em dưới 16 tuổi có lệch
khúc xạ viễn giữa 2 mắt đáp ứng tiêu
chuẩn sau:
- Chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt ≥
4D
- Không thể đeo được kính gọng do
lệch KX cao giữa 2 mắt, hoặc không thể
dung nạp với kính tiếp xúc. (Chỉ phẫu
thuật ở 1 mắt có khúc xạ cao hơn)
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có các bệnh cấp và mãn tính tại
mắt.
- Mắc bệnh toàn thân không cho
phép phẫu thuật.
- Những trẻ có gia đình không chấp
nhận có thể còn phải đeo kính sau mổ, có
thể mắt sau mổ còn thay đổi số kính, gia
đình không có điều kiện chăm sóc và
khám lại định kì sau mổ và tiếp tục tập
nhược thị nếu cần.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên
cứu lâm sàng, tiến cứu, không đối chứng.
Xử lí số liệu theo T student test.
2.3. Quy trình nghiên cứu
2.3.1. Khám trước mổ bao gồm:
- Đo khúc xạ sau liệt điều tiết bằng
Atropin; Thử TLKK và TLTĐCK.
- Test hình nổi, đo độ lác, nhãn áp,
độ dầy giác mạc, khúc xạ giác mạc.
- Làm siêu âm, điện võng mạc.
- Chụp bản đồ giác mạc; khám kiểm
tra toàn diện mắt và đáy mắt.
Bác sĩ tư vấn và giải thích kĩ tình
hình tiên lượng bệnh, các việc phải làm
trước và sau khi phẫu thuật cho bố mẹ
BN. Trẻ được xem bác sĩ mổ truyền hình
trực tiếp qua màn hình để giúp trẻ không
bỡ ngỡ và lo sợ khi vào phòng mổ và
cũng từ đó phân loại trẻ mổ mê hoặc gây
tê tại chỗ.
2.3.2. Tiến hành phẫu thuật: Phẫu thuật
LASIK được thực hiện trên máy Laser
Excimer Nidek EC 5000-CX III với hệ
thống dao tạo vạt MK-2000, hệ thống
truy tìm mắt 200Hz; các phần mềm sử lý
số liệu và các dụng cụ phẫu thuật khác.
1 ngày trước phẫu thuật mắt mổ
được tra kháng sinh Tobramycin 4 lần.
Trong phòng mổ: BN được tra
thuốc tê tại chỗ (novesine 2%) 15
phút/lần x 3 lần, sát trùng vùng mắt bằng
dung dịch Betadin 5 %.
Quy trình phẫu thuật: BN nằm dưới
máy sinh hiển vi; phủ khăn mổ; đặt vành
mi; đánh dấu trên bề mặt giác mạc nơi
chuẩn bị tạo vạt giác mạc; đặt vòng hút
quanh rìa với áp lực hút 65mmHg. Tạo
vạt giác mạc đường kính 9,5mm, chiều
dầy 130 microns. Vạt được lật về phía
mũi, thấm khô nhu mô giác mạc, chỉnh
tâm điểm bắn laser đúng trục thị giác; bật
chế độ truy tìm mắt; cố định nhãn cầu
bằng vòng cố định và bắn laser theo
thông số khúc xạ cần chỉnh của BN. Khi
kết thúc laser, rửa sạch nền nhu mô giác
mạc bằng dung dịch BSS, đặt lại vạt vào
vị trí cũ theo đúng vị trí đã đánh dấu
trước đó, thấm khô vạt, đặt kính tiếp xúc
bảo vệ vết mổ.
22
Kết thúc phẫu thuật BN được tra
Tobramycin và Diclofenac
2.3.4. Theo dõi sau mổ: BN được khám
định kỳ sau mổ 1, 2 ngày, 1 tuần, 1, 3,
6,... tháng. Tra tại mắt : Tobramycin,
Diclofenac và Fluorometholon 0,1% x 4
lần/ngày trong 2-3 tuần; nước mắt nhân
tạo tra trong 2-3 tháng.
Theo dõi sau mổ bao gồm: Thị lực
không kính, có kính tốt nhất; khúc xạ,
chụp OPD.
Đánh giá cảm giác chủ quan (như
độ kích thích, chói, cộm, lóe sáng
đánh giá mức độ hài lòng của BN, tình
trạng vết mổ, vạt giác mạc (phẳng, hay bị
nhăn, độ trong suốt, phù nề, tình trạng
biểu mô xâm nhập dưới vạt), ghi nhận
các dấu hiệu viêm nhiễm và biến chứng
sau mổ nếu có.
III. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm bệnh nhân
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân
Giới Số bệnh nhân Tuổi trung bình Min Max
Nam 8 14,63±1,51 13 16
Nữ 1 9 9
Tổng số 9 14,00±2,35 9 16
Nghiên cứu gồm 9 mắt (của 9 BN):
8 nam và 1 nữ, tuổi trung bình khi mổ là
14±2,35 (nhỏ nhất là 9 tuổi, lớn nhất 16
tuổi). Tất cả 9 BN đều được phẫu thuật
gây tê tại chỗ.
3.2. Tình hình khúc xạ của BN
Bảng 2. Khúc xạ trước mổ
Trướ
c mổ
KXTĐC (D) Phân loại KXTĐC
Mắt mổ Mắt không mổ
Lệch khúc
xạ
Từ >3
đến6D
Từ >6
đến9D
TB +5,42±1,32 0,33±0,65 +5,11±1,10
Min +4,0 -0,5 4,0 6 mắt 3mắt
Max +7,65 +1,25 6,85
KXTĐC: khúc xạ tương đương cầu; Min: nhỏ nhất; Max: lớn nhất; TB: trung bình.
Tật khúc xạ trung bình
(KXTĐC)) của mắt mổ là +5,42±1,32D
(từ +4 đến +7,65D). Chênh lệch khúc xạ
giữa 2 mắt của cùng một BN trung bình
+5,11±1,10D (lệch thấp nhất 4D, cao
nhất là 6,85D).
Theo phân loại của tổ chức y tế
thế giới (WHO) có 6 mắt trước mổ viễn
thị ở mức độ vừa (từ >3 đến 6D); 3 mắt
viễn nặng (từ >6 đến 9D).
Bảng 3. So sánh khúc xạ 2 mắt trước mổ và 6 tháng sau mổ
Khúc xạ tương đương cầu Trước mổ Sau mổ 6 tháng
23
(D)
Mắt mổ +5,42±1,32 0,36±0,44
Mắt không mổ 0,33±0,65 0,31±0,53
Chênh lệch +5,11±1,10 0,39±0,4
Trước mổ chênh lệch khúc xạ giữa 2
mắt trung bình là +5.11D, sau mổ ở thời
điểm 6 tháng chênh lệch này giảm xuống,
còn 0,39D.
3.3. Tình hình thị lực của BN
Bảng 4. So sánh thị lực trước và sau mổ 6 tháng
Thị lực <1/10 1/10 2/10 3/10 4/10 Tổng
Trước mổ Không kính 9 0 0 0 0 9
Có kính 2 3 2 2 0 9
Sau mổ 1 tháng Không kính 1 4 2 2 0 9
Sau mổ 6 tháng Không kính 1 1 3 2 2 9
Trước mổ cả 9 mắt viễn thị đều có
thị lực không kính từ ĐNT 1m đến ĐNT
5m. Thị lực tối đa sau khi chỉnh kính vẫn
còn 2 mắt ĐNT dưới 5m; 3 mắt thị lực
đạt 1/10; 2 mắt đạt 2/10 và 2 mắt thị lực
3/10.
Sau mổ 1 tháng thị lực không kính
bằng thị lực tốt nhất có kính trước mổ. Có 1
mắt thị lực trước mổ từ dưới 1/10 lên 1/10.
Không có mắt nào chỉnh kính thị lực tăng
hơn.
Ở thời điểm 6 tháng sau mổ, kết hợp
với tập nhược thị bằng bịt mắt tốt, thị lực
không kính của BN tăng: 1 BN thị lực tăng
được 2 hàng, 4 BN tăng 1 hàng, còn lại 4
BN có thị lực giữ nguyên, trong đó 1 BN thị
lực vẫn dưới 1/10.
3.4. Trục nhãn cầu, nhãn áp, khúc xạ
giác mạc trước mổ
Bảng 5. Các thông số trước mổ
Các thông số Mắt mổ Mắt không mổ
Nhãn áp (mmHg) 18,67±1,41 18,33±1,12
Trục nhãn cầu (mm) 21,77±1,07 23,17±1,12
Khúc xạ giác mạc (D) 42,20±1,43 42,75±1,13
Trục nhãn cầu ở mắt viễn thị đã mổ
trung bình là 21,77mm; ở mắt không mổ
là 23,17mm. Chênh lệch trục nhãn cầu
giữa 2 mắt trung bình là 1,4mm.
Nhãn áp và khúc xạ giác mạc của
mắt mổ và mắt không mổ không có sự
khác biệt.
ở mắt mổ, khúc xạ giác mạc trước mổ là
42,20D, sau mổ là 46,71D.
3.5. Các biến chứng trong và sau PT
Không có trường hợp nào gặp biến
chứng tạo vạt giác mạc trong mổ; cũng
như sau mổ không có hiện tượng nhăn
vạt, phù vạt cũng như không có viêm
nhiễm sau mổ.
24
BN có cộm, chảy nước mắt nhẹ chủ
yếu trong vài giờ đầu sau mổ, từ ngày
thứ 2 các triệu chứng này khỏi hoàn toàn.
Tất cả 9 BN đều hài lòng với phẫu thuật.
IV. BÀN LUẬN
Tuổi trung bình trong nhóm BN mổ
viễn thị của chúng tôi là 14 tuổi (±2,35),
cao hơn so với tác giả Paysse EA là 9,7
tuổi và ở một nghiên cứu khác của
Paysse là 6,5 tuổi [5,6]. Phillips báo cáo
mổ 21 mắt (có 14 mắt viễn) cho trẻ từ 8
đến 19 tuổi, trung bình là 13,14 tuổi [7].
Có ít báo cáo về mổ laser excimer cho trẻ
lệch khúc xạ viễn hơn mổ cận thị, theo
Taylor có thể do trẻ bị lệch khúc xạ do
viễn gặp ít hơn trẻ lệch do cận thị [8].
Taylor cũng nhận thấy trẻ bị viễn thị gây
nhược thị nặng hơn cận thị. Điều này giải
thích về kết quả thị lực chúng tôi thu
được sau mổ:
Thị lực của BN được cải thiện sau
mổ. Tất cả 9 BN sau mổ thị lực không
kính đều tăng bằng hoặc hơn so với thị
lực có kính trước mổ và thị lực khi chỉnh
kính với số khúc xạ còn lại (cao nhất là
+1D) không tăng hơn.
Các BN được tiếp tục hướng dẫn
tập nhược thị sau mổ để cải thiện thị lực
tốt hơn. Tuy nhiên, sau 6 tháng tập
nhược thị sau mổ, thị lực có tăng hơn,
nhưng chỉ có 1 BN tăng được 2 dòng -
đó là BN ít tuổi nhất trong nhóm nghiên
cứu; 4 BN tăng 1 hàng; còn lại 4 BN có
thị lực giữ nguyên, trong đó 1 BN thị
lực vẫn dưới 1/10, không có mắt nào thị
lực đạt trên 4/10.
Phillips [7] báo cáo mổ 14 mắt trẻ
em viễn thị, kết quả thị lực với kính sau
mổ của Phillips có tới 7 mắt thị lực
10/10; có 6 mắt 8/10 và 1 mắt 12/10 do
trước mổ thị lực chỉnh kính tốt nhất của
BN cũng rất tốt 9 mắt đạt 10/10; có 4
mắt đạt 8/10 và 1mắt 7/10. Có thể giải
thích kết quả của Phillips tốt là do trước
mổ thị lực có chỉnh kính của BN tăng
lên tốt thì sau mổ kết quả cũng như vậy.
Một lý do nữa có thể BN trong nghiên
cứu của chúng tôi khi được mổ tuổi đã
lớn, chỉ 1 trẻ dưới 10 tuổi, còn lại 8 trẻ
trên 12 tuổi (trung bình 14 tuổi), càng
lớn tuổi thì nhược thị càng sâu và viễn
thị thường gây nhược thị rất nặng, do
vậy rất khó phục hồi. Đa số tác giả thấy
rằng mắt viễn thị gây nhược thị nặng
hơn mắt cận thị và lệch khúc xạ càng
cao thì nhược thị càng nặng hơn
[1,3,4,7] và tập nhược thị tốt nhất khi trẻ
dưới 10 tuổi. Chúng tôi cũng đồng ý với
quan điểm trên, bởi có 5/9 BN của
chúng tôi đã thất bại trong điều trị
nhược thị trước mổ. Oliver [4] còn
khẳng định tập nhược thị chỉ có kết quả
ở trẻ dưới 6 tuổi. Vì vậy có tác giả như
Autrata [2]; Paysse EA [6], đã mổ cho
BN có lệch khúc xạ cao khi chúng mới
có 2 tuổi - ngay khi giác mạc trẻ đã phát
triển đầy đủ.
Khúc xạ mắt được mổ trong nhóm
nghiên cứu trung bình trước mổ (tính theo
tương đương cầu) là +5,42D, trong khi đó
mắt không mổ có số công suất khúc xạ là
+0,33D. Chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt
trên cùng một BN là +5,11D. Mắt viễn thị
cao hơn không đeo được kính đủ số, từ đó
dần dần nhược thị. Sau mổ, số điop ở mắt
mổ đã giảm, ở thời điểm 1và 6 tháng lần
lượt chỉ còn +0,42D và +0,36D; còn mắt
bình thường có số điop trung bình là
+0,31D. Chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt
trung bình ở thời điểm 6 tháng là +0,39D.
25
Như vậy đã đạt mục tiêu đề ra của phẫu
thuật là sau mổ tất cả các BN đều có chênh
lệch khúc xạ giữa 2 mắt dưới 2 diop. Với số
điop tương đương giữa 2 mắt sau mổ giúp
cho trẻ có thể đeo đúng số kính nếu cần.
Các mắt mổ do viễn thị có trục nhãn
cầu trung bình 21,77mm trong khi ở mắt
không mổ là 23,17mm, như vậy mắt mổ có
trục ngắn hơn mắt không mổ là 1,4mm.
Điều này cũng tương đương với chênh
lệch khúc xạ giữa 2 mắt là +5,11D. Vậy
viễn thị có liên quan đến trục nhãn cầu,
viễn thị càng cao thì trục nhãn cầu càng
ngắn và nguyên nhân gây viễn thị trong
nhóm BN nghiên cứu chủ yếu là do trục.
Chúng tôi không thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về nhãn áp ở hai
thời điểm trước mổ và sau mổ 6 tháng
(lần lượt là 18,67mm và 18,82mmHg)
(p<0,05).
Mắt không mổ có khúc xạ giác mạc
trung bình là 42,75D; ở mắt mổ là
42,20D; (khác nhau không có ý nghĩa
thống kê với p<0,05). Phẫu thuật LASIK
điều trị viễn thị bằng cách làm tăng khúc
xạ giác mạc. Kết quả sau mổ, khúc xạ
giác mạc trong nhóm nghiên cứu tăng lên
46,71D. Như vậy là phù hợp với lý
thuyết.
Tất cả 9 trẻ đã phối hợp rất tốt với
bác sĩ để có thể mổ gây tê tại chỗ. Chúng
tôi không gặp biến chứng nào về tạo vạt
giác mạc trong khi mổ (như vạt không
hoàn chỉnh, đứt rời hoặc khuyết vạt ).
Việc bắn laser đúng tâm được thực hiện
an toàn do máy laser Nidek thế hệ hiện
đại có hệ thống truy tìm mắt và kết hợp
dụng cụ cố định nhãn cầu đã đảm bảo
cho toàn bộ thời gian laser bắn đều đúng
tâm đồng tử. Thời kì hậu phẫu cũng diễn
ra an toàn. Không có BN nào bị nhăn vạt
giác mạc, không có biến chứng như phù
vạt hoặc nhiễm trùng sau mổ.
Tất cả BN và gia đình đều hài lòng
với kết quả đạt được sau phẫu thuật. Vì
đây là trẻ em có số kính một mắt cao, trẻ
không thể đeo được, sau mổ trẻ có thị lực
không kính sáng bằng hoặc hơn khi
chỉnh kính trước mổ.
Tất cả các BN có cảm giác chủ quan
như chói mắt, cộm, chảy nước mắt rất nhẹ
chỉ gặp trong vài giờ đến một ngày đầu sau
mổ. Hai BN lóa mắt nhẹ trong thời gian
sau mổ 1 tháng.
BN của chúng tôi là trẻ em, với tuổi
khi mổ khá lớn, chỉ mổ ở 1 mắt, mắt kia
thị lực tốt nên trẻ không thấy bất tiện
hoặc khó khăn gì sau mổ. Ngay sau mổ
trẻ vẫn mở mắt được bình thường và trở
về nhà sau 1 giờ. Vấn đề chăm sóc mắt
cũng như việc kiêng khem giữ gìn mắt
sau mổ đã được tư vấn kĩ trước mổ nên
cả bệnh nhi và gia đình đều thực hiện tốt.
Qua kết quả đã thu được là khá tốt và độ
an toàn cao, chúng tôi nhận thấy nên
khám sàng lọc cho trẻ sớm để phát hiện
nhược thị do lệch khúc xạ, từ đó có
phương án cho trẻ đeo kính tập nhược thị
và có thể mổ cho trẻ lệch khúc xạ cao
gặp thất bại trong điều trị nhược thị sớm
hơn, để có thể hạn chế nhược thị.
V. KẾT LUẬN
Phẫu thuật LASIK có thể thực hiện
ở trẻ em có lệch khúc xạ viễn cao giữa 2
mắt mà không thể điều trị theo phương
pháp truyền thống là đeo kính gọng hoặc
không thể dung nạp kính tiếp xúc. PT
giúp BN cải thiện thị lực, giải quyết tốt
vấn đề lệch khúc xạ cao giữa 2 mắt, và
phần nào cải thiện nhược thị ở trẻ em.
26
PT thực hiện an toàn ở trẻ em,
không gặp biến chứng gì đặc biệt trong
và sau mổ.
Nên chỉ định mổ sớm hơn cho BN
có lệch khúc xạ viễn cao mà không thể
đeo được kính, để giảm nhược thị.
VI. KHUYẾN CÁO
Tốt nhất cần khám sàng lọc để phát
hiện nhược thị do lệch khúc xạ cho trẻ
em trước tuổi đến trường (4 đến 5 tuổi).
Có thể mở rộng chỉ định phẫu thuật khi
độ lệch giữa 2 mắt là 3D cũng như nên
mổ ở tuổi nhỏ hơn nếu trẻ không thể đeo
được kính và có nguy cơ nhược thị.
Tuy nhiên chúng tôi cần nghiên
cứu trên số lượng BN đông hơn, thời
gian theo dõi lâu dài với nhiều thông số
hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ĐỖ QUANG NGỌC, VŨ THỊ BÍCH THỦY (2001). Nhận xét kết quả điều trị
nhược thị do lệch khúc xạ. Nội san nhãn khoa,5:24-35
2. AUTRATA R, REHUREK J, VODICKOVA K (2004). Phototherapetic
keratectomy in children: 5 years results. J Cataract refract surg;30:1909-16
3. JACKSON CRS (1964). Hypermetropic amblyopia. Brit. Orthopt. J.,21: 106-10
4. OLIVER M, NAWRATZKI I (1971). Screening of pre-chool children for ocular
anomalies. Amblyopia. Prevalence and therapeutic results at different ages. Br J
Ophthalmol; 55: 467-71
5. PAYSSE EA (2004). Photorefactive Keratectomy for anisometropic amblyopia in
children. Trans Am Ophthalmol Soc;102:341-72
6. PAYSSE EA, HUNSSEIN MAW, KOCH DD, WANG L (2003). Successful
implementation of a protocol for photorefactive keratectomy in children requiring
general anesthesia. J Cataract refract surg;29(9):1744-47
7. PHILLIPS CB, PRAGER TC, GLYNETT MCCLELLAN, MINTZ-HITTNER
HA (2004). Laser in situ keratomoleusis for treated anisometropic amblyopia in
awake, autofixating pediatric and adolescent patients. J Cataract refract surg; 30:
2521-28
8. TAYLOR D (1997). Paediatric Ophthalmology- Second edition. Blackwell
Science: 3-57
SUMMARY
LASIK IN CHILDREN WITH HYPEROPIC ANISOMETROPIA AMBLYOPIA:
PRELIMINARY RESULTS
27
Purpose: To evaluate the visual, refactive results, efficacy and safety of LASIK
for hyperopia in pediatric eyes with anisometropic amblyopia. Setting: Pediatric
Department of Vietnam National Institute of Ophthalmology. Methods: Pediatric
patients with hyperopic anisometropic amblyopia who were unable or unwilling to use
contact lens, glasses, and occlusion therapy to treat the amblyopia. The eye with the
higher refractive error was treated with LASIK. Patients were under topical anesthesia.
LASIK was performed with Nidek EC 5000- CX III Laser Excimer. Our goal is to
reduce the anisometropia to 2 diopters or less between 2 eyes. Cycloplegic refraction,
uncorrected visual acuity (UCVA) and best-corrected visual acuity (BCVA) were
measured and compared preoperative and postoperative at the 1st, 3rd and 6th month.
Results: 9 eyes of 9 patients (9 to 16 years old) received refractive surgery. The mean
preoperative spherical equivalent (SE) was +5.42±1.32D (range +4.0 to +7,65D) and the
mean postoperative SE at 6 month was +0,33±0,57D. Compare BCVA pre-op and
UCVA at 6th month post-op: 8 eyes gained 1 to 2 lines. 1 eye regained their BCVA pre-
op. No complication was observed. Conclusions: LASIK can be performed safely,
effectively to improve the visual acuty and resolve the hyperopia anisometropia in
children.
Keywords: LASIK surgery, children, hyperopic anisometrpia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_ket_qua_buoc_dau_dieu_tri_vien_thi_nhuoc_thi_do_lech.pdf