Tài liệu Đề tài Kết quả bước đầu của phẫu thuật cắt củng mạc sâu, độn củng mạc tự thân tẩm mytomycine - C dưới nắp củng mạc – Trương Tuyết Trinh: 16
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT CẮT CỦNG MẠC
SÂU,
ĐỘN CỦNG MẠC TỰ THÂN TẨM MYTOMYCINE - C DƯỚI
NẮP CỦNG MẠC
TRƯƠNG TUYẾT TRINH, VŨ ANH TUẤN, ĐỖ TẤN
Bệnh viên Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Trong thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng 6/2003, chúng tôi đã đã mổ cắt củng
mạc sâu phối hợp với độn củng mạc tự thân có tẩm Mitomycine C dưới nắp củng mạc
trên 24 mắt của 16 bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát và glôcôm do cortison tại
khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt TW với mục đích đánh giá hiệu quả hạ nhãn áp của phẫu
thuật, đánh giá các biến chứng và biện pháp xử lý các biến chứng.
Kết quả cho thấy hầu hết bệnh nhân đều ở lứa tuổi rất trẻ nhưng qua theo dõi
sau 6 tháng chúng tôi thấy tỷ lệ điều chỉnh được nhãn áp là 100% không cần dùng
thuốc hạ nhãn áp bổ xung. Biến chứng duy nhất có thể gặp là làm thủng vùng bè trong
lúc phẫu thuật (12%), các trường hợp này được chuyển sang cắt bè như kinh điển.
Kết luận: CCMS độn củng mạc tự thân tẩm MMC dưới nắp củng mạc là một
phẫu...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả bước đầu của phẫu thuật cắt củng mạc sâu, độn củng mạc tự thân tẩm mytomycine - C dưới nắp củng mạc – Trương Tuyết Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT CẮT CỦNG MẠC
SÂU,
ĐỘN CỦNG MẠC TỰ THÂN TẨM MYTOMYCINE - C DƯỚI
NẮP CỦNG MẠC
TRƯƠNG TUYẾT TRINH, VŨ ANH TUẤN, ĐỖ TẤN
Bệnh viên Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Trong thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng 6/2003, chúng tôi đã đã mổ cắt củng
mạc sâu phối hợp với độn củng mạc tự thân có tẩm Mitomycine C dưới nắp củng mạc
trên 24 mắt của 16 bệnh nhân glôcôm góc mở nguyên phát và glôcôm do cortison tại
khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt TW với mục đích đánh giá hiệu quả hạ nhãn áp của phẫu
thuật, đánh giá các biến chứng và biện pháp xử lý các biến chứng.
Kết quả cho thấy hầu hết bệnh nhân đều ở lứa tuổi rất trẻ nhưng qua theo dõi
sau 6 tháng chúng tôi thấy tỷ lệ điều chỉnh được nhãn áp là 100% không cần dùng
thuốc hạ nhãn áp bổ xung. Biến chứng duy nhất có thể gặp là làm thủng vùng bè trong
lúc phẫu thuật (12%), các trường hợp này được chuyển sang cắt bè như kinh điển.
Kết luận: CCMS độn củng mạc tự thân tẩm MMC dưới nắp củng mạc là một
phẫu thuật có tác dụng hạ nhãn áp rất tốt trên những bệnh nhân glôcôm góc mở, hạn
chế được hiện tượng tăng nhãn áp tái phát và hầu như không có biến chứng. Tuy vậy
cần phải tiếp tục tiến hành nghiên cứu với quy mô lớn hơn và theo dõi trong một
khoảng thời gian dài hơn nữa để có thể đánh giá đầy đủ về hiệu quả hạ nhãn áp của
phẫu thuật này.
Để điều trị bệnh Glôcôm góc mở
(đặc biệt Glôcôm trên người trẻ) việc sử
dụng thuốc làm hạ nhãn áp tra tại chỗ
luôn là nguyên tắc hàng đầu. Tuy vậy, ở
một số trường hợp dù đã được điều trị
tích cực bằng nhiều thứ thuốc hạ nhãn áp
phối hợp vẫn không đưa được trị số nhãn
áp về giới hạn an toàn. Ngoài ra, còn có
những bệnh nhân vì lí do kinh tế không
thể theo đuổi một lộ trình điều trị kéo dài
suốt đời hay vì lí do địa lý ở xa trung tâm
không có điều kiện đến khám theo dõi
định kì thì vấn đề điều trị phẫu thuật cần
được đề cập tới.
Tuy nhiên phẫu thuật lỗ dò điều trị
Glôcôm trên người trẻ luôn gặp nhiều
khó khăn ngay từ giai đoạn hậu phẫu với
các biến chứng thường thấy như xẹp tiền
17
phòng, xuất huyết tiền phòng, bong hắc
mạc và các biến chứng ít gặp hơn nhưng
rất nguy hiểm như viêm màng bồ đào
kéo dài, thậm chí là viêm nội nhãn. Về
lâu dài nguy cơ thất bại là rất lớn do hiện
tượng tăng sinh xơ bít lấp đường rò.
Với những lí do như trên các nhà
nhãn khoa trên thế giới đã nghiên cứu rất
nhiều về các phương pháp phẫu thuật sao
cho phù hợp với cơ chế gây bệnh glôcôm
góc mở và đảm bảo hiệu quả điều chỉnh
nhãn áp để bảo tồn chức năng thị giác.
Dựa trên nguyên tắc này Fyodorov và
Koslov (1989) đã thực hiện phương pháp
cắt củng mạc sâu (CCMS) không thủng
và đã đạt được kết quả khá khả quan. Để
nâng cao hơn nữa hiệu quả dẫn lưu thuỷ
dịch cũng chính Koslov (1990) đã sử
dụng collagen độn dưới nắp củng mạc.
Chất collagen đã thực hiện được hai chức
năng: tác dụng như một cái bấc để hút
thuỷ dịch dẫn lưu về khoang dưới kết
mạc và miếng collagen còn có tác dụng
như một chất độn để duy trì được khoang
rỗng trong củng mạc. Tuy nhiên do sự
phát triển mạnh của tế bào xơ, đặc biệt ở
người trẻ, tỷ lệ thành công của phẫu thuật
CCMS giảm dần theo thời gian do tổ
chức xơ tăng sinh bít tắc đường rò. Để
năng cao hiệu quả của phẫu thuật lỗ rò
các tác giả đã nghiên cứu sử dụng phối
hợp các chất chống chuyển hoá như 5
Fluoro-Uracine hoặc Mytomycine-C
(MMC) để ngăn chặn sự phát triển của tế
bào xơ.
Dựa trên nguyên lý đó, kết hợp
tham khảo tài liệu chúng tôi thực hiện
phẫu thuật CCMS độn củng mạc tự thân
tẩm MMC dưới nắp củng mạc nhằm hai
mục đích:
- Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật.
- Đánh giá các biến chứng của phẫu
thuật và biện pháp xử lý các biến chứng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là 16 bệnh
nhân Glôcôm góc mở nguyên phát và
Glôcôm do cortison không đáp ứng với
điều trị bằng thuốc hạ nhãn áp hoặc
những trường hợp không đủ điều kiện
kinh tế, địa lý... để điều trị bằng thuốc
được chỉ định phẫu thuật tại khoa
Glôcôm - Bệnh viện Mắt Trung ương
trong thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng
6/2003. Trong số bệnh nhân này có 5
trường hợp chỉ thấy biểu hiện bệnh
Glôcôm ở 1 mắt nên chúng tôi chỉ mổ 1
mắt. 11 bệnh nhân còn lại được mổ cả 2
mắt nhưng có 3 trường hợp bị thủng
vùng bè trong phẫu thuật nên phải
chuyển kỹ thuật sang cắt bè củng giác
mạc. Tất cả còn lại 24 mắt được đưa vào
nhóm nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Mô tả tiến cứu thử nghiệm lâm
sàng.
18
3. Kỹ thuật:
Bệnh nhân được gây tê tại chỗ bằng
1ml Lidocain 2% tiêm dưới bao Ténon.
Đặt chỉ cơ trực trên để cố định nhãn
cầu.
Phẫu tích kết mạc sát rìa trên từ
kinh tuyến 11h đến 1h.
Lạng vạt củng mạc nông kích thước
4x6 mm, dày 0,5 mm đến phần giác mạc
trong suốt.
Lạng vạt củng mạc sâu hình tam
giác, dày khoảng 0,4mm.
Cắt rời vạt củng mạc sâu ngâm
trong dung dịch MMC nồng độ 0,4
mg/ml trong 5 phút rồi rửa kỹ bằng nước
sạch.
Bộc lộ ống Schlemm, cắt thành
ngoài ống.
Bóc thành trong ống Schlemm và
lớp bè thành. Sau thì này sẽ thấy thủy
dịch thấm ra nhiều, nhanh chóng lấp đầy
khoang trống trong củng mạc.
Đặt miếng củng mạc tự thân đã rửa
kỹ vào dưới nắp củng mạc, cho 1 phần
thò ra ngoài giống như phẫu thuật kẹt
củng mạc.
Khâu nắp củng mạc bằng chỉ 10/0.
Lạng bỏ bao Ténon. Phủ kết mạc.
Tra thuốc mỡ kháng sinh +
corticoid. Băng mắt.
4. Theo dõi sau phẫu thuật:
Bệnh nhân được khám lại sau 1
tuần, 2 tuần, 1tháng, 2 tháng, 3 tháng và
6 tháng sau phẫu thuật.
Trong quá trình theo dõi đánh giá
tình trạng nhãn áp, tình trạng sẹo bọng và
các biến chứng xảy ra trong và sau phẫu
thuật.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân bố tuổi của bệnh nhân
Tuổi 45 > 45 Tổng
Nam 4 3 2 9
Nữ 3 2 2 7
Tổng 7 (43,8%) 5 (31,2%) 4 (25%) 16
Như vậy độ tuổi của bệnh nhân
đa số tập trung ở lứa tuổi trẻ dưới 45 tuổi
(75%). Trong số đó độ tuổi rất trẻ dưới
30 tuổi là 7 bệnh nhân (43,75%).
Bảng 2. Giai đoạn tiến triển của bệnh
Giai đoạn Sơ phát Tiến triển Trầm trọng Gần mù
19
Số lượng 5 (20,8%) 6 (25%) 13 (54,2%) 0
Trong số 24 mắt được phẫu thuật
đa số mắt bị bệnh ở giai đoạn trầm trọng
(54,2%), 5 mắt (20,8%) ở giai đoạn sơ
phát và 6 mắt (24%) ở giai đoạn tiến
triển. Điều này chứng tỏ bệnh nhân
thường đến muộn chưa được phát hiện
kịp thời.
Bảng 3. Tình trạng nhãn áp
Nhãn áp
(mmHg)
10 - 18 19 - 22 23 - 25 26 - 30 31 Tổng
Vào viện 11 13 24
Ra viện 24 24
1 tuần sau pt 24 24
2 tuần sau pt 23 1 24
1 tháng sau pt 20 4 24
3 tháng sau pt 19 3 22
6 tháng sau pt 16 3 19
Qua bảng 3 cho thấy trước phẫu
thuật quá nửa số mắt (54,2%) nhãn áp
không điều chỉnh, còn lại 11 mắt (45,8%)
ở mức độ bán điều chỉnh. Kết quả thu
được sau phẫu thuật rất khả quan. Sau 6
tháng 100% số mắt có nhãn áp điều
chỉnh < 22 mmHg không cần thuốc bổ
xung. Nhãn áp trung bình sau 6 tháng là:
17 2,6 mmHg.
Bảng 4. Tình trạng sẹo bọng
Không có Bọng dẹt Bọng to Sẹo xơ Tổng
Ra viện 24 24
1 tuần sau pt 24 24
2 tuần sau pt 2 (8,3%) 22 (91,7%) 24
1 tháng 8 (33,3%) 16 (66,7%) 24
3 tháng 9 (40,9%) 13 (59,1%) 22
6 tháng 8 (42,1%) 11 (57,9%) 19
20
Trong nghiên cứu của chúng tôi
không có trường hợp nào sẹo bọng to,
toả lan rộng. Khác với phẫu thuật lỗ dò
thông thường, sau thời gian theo dõi 6
tháng chúng tôi thấy có 8 trường hợp
(42,1%) không có sẹo bọng mặc dù nhãn
áp điều chỉnh tốt chứng tỏ thuỷ dịch vẫn
thông thoát tốt. Điều này cũng không có
gì đáng ngạc nhiên vì theo F. Valtot
(1999) những trường hợp này vẫn tồn tại
một lớp thủy dịch dưới kết mạc nhưng
rất mỏng không thể quan sát được bằng
mắt thường mà chỉ phát hiện được với
siêu âm cao tần.
Biến chứng duy nhất của phẫu
thuật là thủng vùng bè gặp ở 3 mắt do
lạng sâu hơn bình diện của ống
Schlemm. Cả 3 trường hợp này đều được
chuyển sang phẫu thuật cắt bè thông
thường. Sau phẫu thuật chúng tôi đã
không gặp một biến chứng nào.
BÀN LUẬN
CCMS là phẫu thuật thấm không
xuyên thủng dùng để điều trị Glôcôm
góc mở. Do đặc tính không rạch thủng
vào tiền phòng, phẫu thuật đã làm hạ
đáng kể tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật
lỗ dò kinh điển. Tuy hiện nay đã được áp
dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu,
nhưng những quan sát lâm sàng lại cho
thấy tỷ lệ hình thành sẹo bọng tốt sau mổ
thấp và kiểm tra vùng phẫu thuật bằng
siêu âm cao tần thấy hình ảnh mô xơ lấp
đầy hồ củng mạc 6 tháng sau phẫu thuật
chiếm một tỷ lệ khá cao.
Theo một tổng kết của bệnh viện
đại học Amiens, Cộng hoà Pháp năm
2003 tỷ lệ thành công tuyệt đối (không
cần thuốc tra hạ nhãn áp bổ sung) sau 3
năm theo dõi đạt 53% trong khi đó ở một
số tổng kết khác kết quả của Cắt bè củng
- giác mạc ở những bệnh nhân Glôcôm
nguyên phát sau 5 năm thay đổi từ 81%
đến 91%. Để duy trì đường dò, đồng thời
kéo dài hiệu quả của CCMS 1 số tác giả
đã đưa ra những cải tiến kỹ thuật như sử
dụng các chất chống chuyển hoá và các
chất liệu độn dưới vạt củng mạc để duy
trì khoang giảm áp.
Chất liệu thứ nhất hay dược sử
dụng là Collagen. Những người dùng
chất liệu này lý luận rằng: mặc dù sau
một thời gian 6-9 tháng mô xơ sẽ vẫn
phát triển để lấp đầy khoang nhưng đó là
một mô dạng lưới, do vậy vẫn cho phép
thuỷ dịch thấm qua và đi vào khoang
dưới kết mạc. Tuy nhiên ngay bản thân
các tác giả này cũng không thể biết chắc
được rằng liệu Collagen, một chất liệu
hữu cơ ngoại lai (thường được sản xuất
từ củng mạc lợn) có gây phản ứng viêm
thứ phát hay không.
Chất liệu thứ 2 hay được sử dụng là
Acide hyaluronide (SK-gel, Corneal) do
có tính tương thích sinh học rất cao và
không gây độc khi tiếp xúc với tổ chức.
Theo 1 thử nghiệm của Sourdill Philippe
(1999) với SK-gel kết quả thành công
tuyệt đối đạt 72.2% sau 13 tháng theo
dõi.
21
Thất bại của phẫu thuật thấm
(xuyên thủng hoặc không) đều xuất phát
chủ yếu từ sự tăng sinh xơ vùng sẹo
bọng. Chính vì vậy từ hơn 2 thập kỷ nay
các chuyên gia về Glôcôm đã đưa thuốc
chống chuyển hoá vào phẫu thuật lỗ dò
như một liệu pháp điều trị hỗ trợ. Hai
năm gần đây nhà sản xuất Corneal đã
đưa ra một cải tiến kỹ thuật mới cho
phẫu thuật CCMS: sử dụng chất độn có
tẩm 5-FU, cho phép giải phóng từ từ 5-
FU (36g/ngày) trong 3 tuần sau mổ. Kết
quả ban đầu do Corneal đưa ra đạt
98.39% sau 6 tháng theo dõi. Nhược
điểm duy nhất của phẫu thuật là giá
thành còn cao.
Xuất phát từ tình hình thực tế của
Việt Nam, chúng tôi đã đưa kỹ thuật
CCMS độn củng mạc tự thân tẩm MMC
vào điều trị Glôcôm góc mở. Sự lựa chọn
này dựa trên 2 cơ sở lý thuyết: củng mạc
tự thân giúp duy trì khoang giảm áp
nhưng không gây kích ứng tại chỗ, thêm
vào đó MMC là một thuốc chống tăng
sinh xơ mạnh, chỉ cần dùng một lần
trong mổ thuốc sẽ ức chế hoạt động của
tế bào xơ và nhờ đó kết quả của phẫu
thuật sẽ đạt được tốt.
So sánh kết quả nghiên cứu của
chúng tôi với một số tác giả như Hoàng
Tùng Sơn (1999) chỉ CCMS không
xuyên thủng tỷ lệ thành công là 94,6%
và Nguyễn thị Thu Thuỷ (2001) thực
hiện CCMS kết hợp độn collagen tỷ lệ
thành công là 96,88% thì kết quả điều
chỉnh nhãn áp sau 6 tháng của chúng tôi
cao hơn, đạt 100%. Điều này đã phần
nào chứng minh được vai trò của chất
độn có tẩm MMC trong phẫu thuật.
Eric Sellem (2001) đã nghiên cứu
thử nghiệm phẫu thuật tương tự như của
chúng tôi cũng thu được kết quả tương
đương với tỷ lệ thành công tuyệt đối là
96.27% (26/27 trường hợp) và nhãn áp
trung bình đo được là 12.3 3.7mmHg
(NA kế Goldmann) sau 1 tháng theo dõi.
Sự khác nhau này là không có ý nghĩa
thống kê.
Chúng tôi đã không gặp các biến
chứng về giác mạc và kết mạc. Ngược lại
Corneal lại gặp 17 trường hợp (24%)
viêm giác mạc chấm, 2 trường hợp (3%)
loét giác mạc và 2 trường hợp (3%) dò
sẹo bọng có Seidel sau mổ. Sở dĩ chúng
tôi không gặp các biến chứng như
Corneal là do: Mẩu củng mạc tự thân sau
khi tẩm MMC đã được rửa kỹ bằng nước
muối sinh lý, do vậy không có thuốc
MMC thừa giải phóng ra gây độc biểu
mô.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật CCMS có độn củng mạc
tự thân tẩm MMC dưới nắp củng mạc
cho kết quả hạ nhãn áp về mức an toàn
đạt 100% các trường hợp Glôcôm góc
mở sau thời gian theo dõi là 6 tháng.
Biến chứng chủ yếu trong phẫu thuật là
thủng củng mạc phải chuyển sang phẫu
thuật cắt bè. Trong quá trình theo dõi
hoàn toàn không có biến chứng nào phải
lưu ý. Vấn đề chi phí cho phẫu thuật là
22
rất thấp, điều này phù hợp với điều kiện
kinh tế còn nhiều khó khăn của Việt
Nam hiện nay. Tuy nhiên chúng tôi cũng
hiểu rằng đây mới chỉ là kết quả bước
đầu của một thử nghiệm lâm sàng, cần
phải tiếp tục tiến hành nghiên cứu với
quy mô đủ lớn và theo dõi trong một
khoảng thời gian dài hơn nữa để đánh giá
đầy đủ về hiệu quả hạ nhãn áp của phẫu
thuật này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. HOÀNG TÙNG SƠN: Đánh giá hiệu quả của phương pháp cắt củng mạc
sâu trong điều trị glôcôm góc mở nguyên phát, Luận văn thạc sỹ y học,
trường Đại học Y Hà nội, 1999.
2. PHẠM THỊ THU THUỶ: Nghiên cứu phương pháp cắt củng mạc sâu có
độn collagen trong điều trị glôcôm góc mở, Luận văn thạc sỹ y học, trường
Đại học Y Hà nội, 2001. Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Nguyệt
Thanh.
3. VŨ ANH TUẤN, TRẦN NGUYỆT THANH, TRƯƠNG TUYẾT TRINH:
"Những quan điểm và cải tiến mới trong phẫu thuật cắt củng mạc sâu điều
trị glôcôm mãn tính góc mở nguyên phát", Nội san Nhãn khoa, 5-2001, tr.
84-43.
4. FATHI EL SAYYAD, MAGDI HELAL, HAZEM EL KHOLIFY et col.
Nonpenetrating deep sclerectomy versus trabeculectomy in bilateral
primary open-angle glaucoma. Ophthalmol 2000; 107: 1671-1674.
5. FYODOROV SN, LOFF DI, RONKINA TI.: Deep sclerectomy: technique
and mechanism of a new anti-glaucomatous procedure. Glaucoma 1984; 6:
281-283.
6. KOSLOV VI, BAGROV SN, ANISIMOVA SY et al.: Non penetrating
deep sclerectomy with collagen. R.S.F.S.R. Ministry of public health,
Moscow 1990; 3: 44-46.
7. MERMOUD A, SCHNYDER C.C, SICKENBERG M.: Comparision of
deep sclerectomy with collagen implant and trabeculectomy in open -
angle glaucoma; J. Cataract and Refract. Surg., 1999; 25: 323-331.
8. DEMAILLY P.: La sclerectomie profonde non perforante associée a la
pose d'un implant de collagen dans le glaucome primitif a angle ouvert. J.
Er. Optalmol 1996;19:659-666.
9. DENIS P.: Utilisation des antimitotique dans la chirurgie non perforante
du glaucome. Ref Ophtalmol 1999; 24:29-31.
23
10. NORMANN J.PH., KITSOS G., GAROUT R., TARBOUCHE R.:
Sclérectomie profonde avec implant sous-conjonctival de 5-FU. 8e
Symposium Recher et Glaucome, Dallas 2000; 119-124.
11. SANTIAGO P.Y., SOURDILLE P.: Place des implants dans la chirurgie
non perforante du trabeculum. Ref Ophtalmol 1999; 24: 25-28.
12. SELLEM E.: L'auto-drain scléral imprégné: proposition pour la chirurgie
non perforante des glaucomes. 8e Symposium Recher et Glaucome, Dallas
2000; 111-118.
13. VALTOT F.: Physiopathologie de la sclerectomie profonde avec
traculectomie externe. Ref Ophtalmol 1999; 29: 7-10.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_ket_qua_buoc_dau_cua_phau_thuat_cat_cung_mac_sau_don.pdf