Đề tài Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tập tại công ty xây dựng Mỹ Đà

Tài liệu Đề tài Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tập tại công ty xây dựng Mỹ Đà: ĐỀ TÀI " Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tập tại công ty xây dựng Mỹ Đà " Giáo viên hướng dẫn : Họ tên sinh viên : Lời nói đầu Người ta thường nói học tập là chìa khoá của thành công và là hành trang cho ta bước vào cuộc sống. Vì vậy mà trong bất kỳ xã hội nào cũng vậy học tập luôn gắn liền với thực tiễn. Chẳng thế mà từ ngàn xưa ông cha ta đã dạy: “học đi đôi với hành”. Một nhà triết gia Phương Đông từng nói: “Lý luận mà không có thực tiễn là lý luận xuông, thực tiễn mà không có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng. Thực tập cuối khoá đối với mỗi học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là cầu nối giúp cho học sinh đưa những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tế, tạo cho học sinh có hành trang, kiến thức cơ bản nhất khi bước vào cuộc sống sau này. Được sự đồng ý của nhà trường và của khoa kế toán trường Cao đẳng xây dựng Nam Định em đã được về thực tập tại công ty xây dựng Mỹ Đà. Tại công ty em đã được tìm hiểu thực tế công tác kế t...

doc117 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tập tại công ty xây dựng Mỹ Đà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI " Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tập tại công ty xây dựng Mỹ Đà " Giáo viên hướng dẫn : Họ tên sinh viên : Lời nói đầu Người ta thường nói học tập là chìa khoá của thành công và là hành trang cho ta bước vào cuộc sống. Vì vậy mà trong bất kỳ xã hội nào cũng vậy học tập luôn gắn liền với thực tiễn. Chẳng thế mà từ ngàn xưa ông cha ta đã dạy: “học đi đôi với hành”. Một nhà triết gia Phương Đông từng nói: “Lý luận mà không có thực tiễn là lý luận xuông, thực tiễn mà không có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng. Thực tập cuối khoá đối với mỗi học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là cầu nối giúp cho học sinh đưa những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào thực tế, tạo cho học sinh có hành trang, kiến thức cơ bản nhất khi bước vào cuộc sống sau này. Được sự đồng ý của nhà trường và của khoa kế toán trường Cao đẳng xây dựng Nam Định em đã được về thực tập tại công ty xây dựng Mỹ Đà. Tại công ty em đã được tìm hiểu thực tế công tác kế toán của công ty, đặc biệt là” kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả”. Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách mở cửa, hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh, giao lưu trên thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, xây dựng (xây lắp) dân dụng được hình thành, trong đó có Công ty xây dựng Mỹ Đà. Để có được vị thế như ngày hôm nay công ty đã đặc biệt quan tâm đến quan hệ thanh toán với người mua, người bán, thanh toán với cán bộ công nhân viên, thanh toán nội bộ, thanh toán với nhà nước, thanh toán khác cùng với sự quan tâm đến nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Đây chính là quan hệ chủ yếu, có vị trí quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của các quan hệ này. Có những doanh nghiệp do mải mê theo đuổi lợi nhuận, tìm mọi cách nâng cao doanh thu nên đã rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán nợ mặc dù kinh doanh rất có lãi. Doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì tài chính là vấn đề quan trọng. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả là một khâu không thể thiếu cho quá trìng sản xuất kinh doanh của doanh nghệp được diễn ra liên tục. Điều kiện tiên quyết để quản lý tốt tài sản tiền vốn và các quan hệ thanh toán là phải có hệ thống kế toán nói chung và hệ thống kế toán công nợ nói rieng hoàn chỉnh và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghệp mình. Có như vậy thì các thông tin kế toán cung cấp về tình hình thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng, với nội bộ, với công nhân viên, với nhà nước mới đảm bảo chính xác, kịp thời phục vụ công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại công ty xây dựng Mỹ Đà, em nhận thấy kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản phải trả đóng một vai trò hết sức quan trọng và được ban lãnh đạo công ty hết sức chú trọng. Do vậy, với sự giúp đỡ của nhân viên phòng kế toán cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Lê Văn Dũng, em đã mạnh dạn chọn đề tài: Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kế toán này làm báo cáo thực tập tốt nghiệp cho bản thân mình. Đề tài của em hướng vào 3 nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dựng Mỹ Đà. Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại Công ty xây dựng Mỹ Đà. Chương 3: Kết luận và kiến nghị. Chương 1: Cơ sở lý luận của kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. 1. Những vấn đề chung về kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. 1.1. Kế toán vốn chủ sở hữu. 1.1.1. Khái niệm. Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp mà do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp. Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. phần lợi nhuận để lại doanh nghiệp theo quy định của cơ chế tài chính, hoặc nghị quyết của các chủ sở hữu, hội đồng quản trị. Các khoản chênh lêch do đánh giá lại tài sản chưa xử lý và các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phọng tài chính, quỹ quản lý, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện nguồn hình thành của tài sản hiện có của doanh nghiệp, nhưng không cho một tài sản cụ thể nào mà là các tài sản nói chung. 1.1.2. Vai trò, nguyên tắc của kế toán vốn chủ sở hữu. 1.1.2.1. Nguyên tắc. - Doanh nghiệp có quyền sử dụng các loại nguồn vốn và quỹ hiện có chủ động theo chế độ hiện hành, nhưng với nguyên tắc phải đảm bảo hạch toán rành mạch, rõ rang từng loại nguồn vốn, quỹ. Phải theo dõi chi tiết từng nguồn hình thành và theo từng đối tượng góp vốn. - Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác phải theo đúng chế độ quản lý tài chính và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết. - Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu chỉ được nhận phần giá trị còn lại sau khi đã thanh toán các khoản nợ phải trả 1.1.2.2. Nhiệm vụ. Để nâng cao quyền tự chủ tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt đồng vốn để phát huy hiệu quả vốn kinh doanh, doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh: Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số hiện có và tình hình biến động các nguồn vốn của doanh nghiệp. Giám đốc, kiểm tra chặt chẽ tình hình huy độnh và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp theo đúng chế độ tài chính hiện hành, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Thường xuyên phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp để có biện pháp tích cực khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. 1.1.3. Phân loại nguồn vốn chủ sở hữu. - Nguồn vốn kinh doanh. - Lợi nhuận chưa phân phối. - Các quỹ của doanh nghiệp. - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 1.2. Kế toán các khoản nợ phải trả. 1.2.1. Khái niệm. Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị kinh tế, tổ chức, cá nhân như: Nợ tiền vay phải trả, nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả phải nộp cho Nhà nước, cho cán bộ công nhân viên, cho cấp trên và các khoản phải trả khác. 1.2.2. Phân loại. Nợ phải trả của doanh nghiệp gồm: Nợ phải trả ngắn hạn: Vay ngắn hạn, vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả cho người bán, người nhận thầu, phải trả cho người bán, người nhận thầu, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả cho người lao động (công nhân viên), phải trả nội bộ, các khoản phải trả, phải nộp khác. Nợ phải trả dài hạn: + Vay dài hạn để đầu tư phát triển. + Nợ thuê TSCĐ. + Trái phiếu phát hành. Nợ dài hạn khác: + Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. + Tài sản thừa chờ xử lý. 1.3. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán thanh toán các khoản nợ phải trả. 1.3.1. Phải trả cho người mua. Phải trả cho người mua là các khoản phải trả giữa doanh nghiệp mình (bên bán) với khách hàng (bên mua, sở hữu hàng hoá, dịch vụ của đơn vị bán). Hay nói cách khác phải trả cho người mua là quan hệ thanh toán của doanh nghiệp đối với các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp về các khoản phải thu phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Phải trả cho người mua có vai trò hết sức quan trọng và diễn ra thường xuyên, liên tục nhất. Đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng rất cao. Vì vậy, duy trì và củng cố các mối quan hệ trả cho người mua là một phần rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào chứ không nói riêng của công ty xây dựng Mỹ Đà. Để theo dõi khoản trả cho người mua, kế toán sử dụng tài khoản 131-Phải thu của khách hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán với khách hàng. Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, đồng thời phân loại khách hàng theo khách hàng đúng hạn, khách hàng có vấn đề để có căn cứ xác định mức dự phòng cần lập và biện pháp xử lý. Tài khoản 131 có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: Số tiền phải thu ở khách hàng. Bên Có: Số tiền khách hàng đã trả nợ. Dư Nợ: Phản ánh số tiền còn phải thu ở khách hàng. Dư Có: Phản ánh số nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập bảng cân đối kế toán phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Phải thu của tài khoản này để ghi cả 2 chỉ tiêu bên “tài sản”, bên “nguồn vốn”. 1.3.2. Phải trả cho người bán. Phải trả cho người bán là quan hệ tài chính giữa người mua và người bán về khoản phải trả cho người bán. Phải trả cho người bán có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mình không thực hiện quan hệ thanh toán cho người bán tốt thì doanh nghiệp sẽ không tạo dựng được niềm tin, chữ tín đối với bên đối tác và dần dần sễ bị bạn hàng xa lánh. Vì vậy một doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài thì phải lấy phương châm “Chữ tín là vàng” làm đầu. Để theo dõi chi tiết tình hình phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư…., kế toán sử dụng tài khoản 331-Phải trả cho người bán. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng thanh toán. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán với người bán về nguyên liệu, vật liệu. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 331 như sau: Bên Nợ: Số tiền đã trả trước cho người bán vật tư, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây dựng… Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây dựng… nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao. Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng bán hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng. Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán. Bên Có: Số tiền phải trả cho người bán, vật tư, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây dựng… Điều chỉnh chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của hàng hoá, vật tư, dịch vụ đã chấp nhận khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức. Dư Có: Số tiền còn phải trả cho người bán. Dư Nợ (nếu có): Phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiếy của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu ở bên “Tài sản” và “Nguồn vốn”. 1.3.3. Phải trả công nhân viên. Phải trả công nhân viên là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên chức. Phải trả công nhân viên có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ riêng Công ty xây dựng Mỹ Đà mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì nếu không thực hiện tốt quan hệ thanh toán cho công nhân viên thì cuộc sống vật chất của họ không đảm bảo và họ sẽ không cống hiến hết mình cho công ty. Tài khoản 334-Phải trả người lao động phản ánh tình hình thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, BHXH và các khoản phải trả khác dựa vào thu nhập của người lao động. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả cho công nhân vên. Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên. Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, BHXH và các khoản khác phải trả cho công nhân viên. Dư Có: Phản ánh tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản còn phải trả. Dư Nợ (nếu có): Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động. 1.3.4. Phải nộp Nhà nước. Phải nộp nhà nước là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và nhà nước về các khoản phải thanh toán cho nhà nước. Phải nộp nhà nước là quan hệ không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Quan hệ thanh toán với nhà nước không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty xây dựng Mỹ Đà nói riêng. Đối với nền kinh tế quốc dân, trước hết thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho ngân sách nhà nước, là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Hơn thế nữa, thuế còn tham gia vào công việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Để theo dõi tình hình thanh toán với nhà nước, kế toán sử dụng tài khoản 333-Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Tài khoản này được dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp vào NSNN trong kỳ kế toán năm. Hạch toán tài khoản này cần phải tôn trọng một số quy định sau: Thứ nhất: Doanh nghiêp chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp cho nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán thuế phải nộp. Thứ hai: Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí. Thứ ba: Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp. Thứ tư: Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán (nếu ghi sổ bằng đồng Việt Nam). Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ. Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào NSNN. Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp. Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán. Bên Có: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và hàng hoá dùng để trao đổi, biếu tặng. Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường. Số thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu. Dư có: Phản ánh số thuế GTGT còn phải nộp. Dư Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN hoặc số thuế đã nộp được xết miễn giảm hoặc do thoái thu nhưng chưa thực hiện vào việc thoái thu. 1.3.5. Phải trả, phải nộp khác. Phải trả, phải nộp khác là các khoản phải nộp khác, phải thu khác không mang tính chất trao đổi mua bán. Để phản ánh khoản phải trả, phải nộp khác, kế toán sử dụng tài khoản 338-Phải trả, phải nộp khác.Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên Nợ: BHXH phải trả cho công nhân viên. Số BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ nộp cho các cơ quan quản lý. Các khoản đã chi về KPCĐ. Bên Có: Số trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ hàng tháng tính vào chi phí sản xuất. Gía trị tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân. Tổng số doanh thu chưa thực hiện thực tế phát sinh trong kỳ. Các khoản phải trả liên quan đến cổ phần hoá doanh nghiệp. Các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Các khoản phải trả, phải nộp khác. Các khoan chi vượt, chi hộ được thanh toán. Dư Có: Phản ánh số trích lớn hơn số thực tế chi về BHXH, KPCĐ. * Để phản ánh các khoản phải thu khác, kế toán sử dụng tài khoản 138-Phải thu khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Gía trị tài sản thiếu chờ giải quyết. Phải thu của cá nhân và tập thể (trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản thiếu chưa xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay. Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi cổ phần hoá công ty nhà nước. Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động tài chính. Các khoản nợ phải thu khác. Bên Có: Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hoá công ty nhà nước. Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác. Dư Nợ: Phản ánh phải thu khác chưa thu được. Dư Có (nếu có): Phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể). 1.3.6. Phải thu, phải trả nội bộ. Phải thu, phải trả nội bộ là các khoản thu, nộp giữa doanh nghiệp độc lập với các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, tổng công ty, công ty hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau về các khoản phải trả, phải nộp, các khoản đã chi hộ… Để theo dõi tình hình phải trả, phải nộp nội bộ, kế toán sử dụng tài khoản 136-Phải thu nội bộ, tài khoản 336-Phải trả nội bộ. Tài khoản 336 được mở chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán, trong đó phân ra phải trả, phải nộp dài hạn, ngắn hạn nội bộ. Tài khoản này được dùng ở cả đơn vị phụ thuộc, đơn vị trực thuộc lẫn cả đơn vị cấp trên. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Số tiền cấp trên đã cấp, đã trả cho đơn vị cấp dưới. Số tiền đơn vị cấp dưới đã nộp cho đơn vị cấp trên. Thanh toán các khoản phải thu hộ, giữ hộ lẫn nhau. Thanh toán bù trừ. Bên Có: Số tiền cấp trên phải cấp, phải trả cho đơn vị cấp dưới. Số tiền đơn vị cấp dưới phải nộp đơn vị cấp trên. Số tiền thu hộ, giữ hộ lẫn nhau. Dư Có: Phản ánh số tiền còn phải trả, phải cấp, phải nộp. Tài khoản 136 được dùng để phản ánh quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản thu giữa đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Số vốn kinh doanh cấp trên đã cấp cho đơn vị cấp dưới (cấp trực tiếp hay cấp gián tiếp qua các phương thức khác). Các khoản cấp trên phải thu từ cấp dưới. Các khoản đơn vị cấp dưới phải thu hay được cấp trên cấp. Tổng số tiền hàng tiêu thụ nội bộ phải thu ở cấp trên hay ở cấp dưới hoặc phải thu ở các đơn vị nội bộ khác. Các khoản chi hộ, trả hộ lẫn nhau. Bên Có: Cấp trên thu hồi số vốn kinh doanh, số quỹ từ cấp dưới. Dư Nợ: Phản ánh các khoản còn phải thu ở các đơn vị nội bộ. 2. Lý luận về hạch toán kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. 2.1. Lý luận về hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu. 2.1.1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn cơ bản hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, là nguồn chủ yếu đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường. Hạch toán nguồn vốn kinh doanh phải tôn trọng các quy định sau: Phải tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng nguồn hình thành vốn: Đối với doanh nghiệp nhà nước thì nguồn vốn kinh doanh được hạch toán chi tiết theo nguồn vốn NSNN (kể cả vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước), nguồn vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh, nguồn vốn cổ phiếu. Đối với doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần phải hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo vốn góp ban đầu chi tiết cho từng thành viên tham gia liên doanh, từng cổ đông, nguồn vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh. Chỉ ghi giảm nguồn vốn kinh doanh khi trả vốn cho NSNN, trả vốn cho các cổ đông, trả vốn cho các bên tham gia liên doanh hoặc giải thể, thanh lý doanh nghiệp. Kế toán nguồn vốn kinh doanh sử dụng tài khoản 411-Nguồn vốn kinh doanh. Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Ghi giảm nguồn vốn kinh doanh do doanh nghiệp trả lại vốn kinh doanh cho ngân sách hoặc trả lại cho cấp trên hoặc trả lại cho các cổ đông hoặc trả lại cho các bên liên doanh. Xử lý nỗ trong kinh doanh khi có quyết định. Bên Có: Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh do NSNN cấp, do cấp trên cấp vốn, do cổ đông góp vốn, do các bên liên doanh góp vốn. Được biếu tặng. Bổ sung từ lợi nhuận. Dư Có: Phản ánh nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ. Phương pháp hạch toán: Khi nhận vốn kinh doanh do NSNN hoặc cấp trên cấp bằng tiền hoặc bằng hiện vật, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình. Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Khi nhận vốn góp của các bên tham gia liên doanh, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ. Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình. Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Khi nhận tiền mua cổ phiếu của các cổ đông, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Khi nhận quà biếu, tặng hoặc tiền, hàng viện trợ không hoàn lại sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ TK 156 – Hàng hoá. Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình. Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ kết quả sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ quỹ dự phòng tài chính khi được phép của cơ quan có thẩm quyền, hội đồng quản trị, ghi: Nợ TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính. Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ số chênh lệch do đánh giá lại tài sản, khi được phép của cơ quan có thẩm quyền, ghi: Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh đối với TSCĐ được xây dựng, mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB. Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Khi trả vốn góp cổ phần cho các cổ đông, cho các bên tham gia liên doanh, trả vốn cho ngân sách, ghi: Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh. Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 – TGNH Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ các nghiệp vụ tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh căn cứ vào chứng từ gốc (chứng từ mua sắm TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, chứng từ giao nhận vốn…) lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi sổ cái. Đồng thời kế toán mở sổ chi tiết để theo dõi riêng từng nguồn hình thành vốn kinh doanh, từng đói tượng góp vốn. Sổ chi tiết Nguồn vốn kinh doanh Tài khoản 411- Nguồn vốn kinh doanh. Đối tượng:……….. N.T ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có Số dư đầu tháng Số phát sinh trong tháng Cộng số phát sinh Số dư cuối tháng Sơ đồ hạch toán nguồn vốn kinh doanh: Giải thích sơ đồ: (1).Nhận vốn góp bằng tiền hoặc vật tư, hàng hoá của các cổ đông, cấp trên hoặc cấp trên góp vốn. (2).Nhận vốn góp bằng TSCĐ hữu hình hoặc vô hình. (3). Đối với công ty cổ phần huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu với gía cao hơn mệnh giá. (4).Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận. (5).Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư XDCB. (6).Uỷ quyền cho cấp dưới trực tiếp nhận vốn kinh doanh từ ngân sách. (7).Trả lại vốn kinh doanh cho nhà nước hoặc cho cấp trên hoặc cho các bên tham gia liên doanh. (8).Trả lại vốn kinh doanh cho cấp trên bằng TSCĐ. (9).Uỷ quyền cho cấp dưới trực tiếp trả lại vốn kinh doanh cho ngân sách. (10).Bù lỗ từ sản xuất kinh doanh khi có quyết định. TK 111,112 TK 411 TK 111,112,152 (7) (1) TK 211,213 TK 211,213 (8) (2) TK 214 TK 214 TK 136(1) TK 111,112 (9) (3) TK 411(2) TK 421 TK 421 (10) (4) TK 414,441 (5) TK 136(1) (6) 2.1.2. Kế toán đánh giá lại tài sản. Tài sản của doanh nghiệp được đánh giá lại trong những trường hợp sau: Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Gía trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá nhà nước ban hành. Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần (đem góp tài sản và khi nhận lại tài sản). Gía trị tài sản được xác định lại căn cứ vào giá được các bên tham gia liên doanh, đại hội cổ đông hoặc hội đồng quản trị thống nhất xác định. Đối với doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu phải đánh giá lại tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tài sản được đánh giá lại gồm: TSCĐ, vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, sản phẩm dở dang. Số chênh lệch đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử lý theo đúng các quy định hiện hành của chế độ tài chính. Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản sử dụng tài khoản 412-Chênh lệch đánh giá lại tài sản và các tài khoản khác có liên quan. Tài khoản này phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở doanh nghiệp. Nội dung, kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Ghi giảm chênh lệch do đánh giá lại tài sản giảm. Xử lý chênh lệch do đánh giá lại tài sản tăng. Bên Có: Ghi tăng chênh lệch do đánh giá lại tài sản tăng. Xử lý chênh lệch do đánh giá lại tài sản giảm. Dư Nợ: Phản ánh chênh lệch do đánh giá lại tài sản giảm chưa được xử lý. Dư Có: Phản ánh chênh lệch đánh giá lại tài sản tăng lên chưa được xử lý. Phương pháp hạch toán: Khi đánh giá lại tài sản căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá lại tài sản để xác định nguyên giá TSCĐ: + Nếu nguyên giá đánh giá lại tăng, ghi: (1a) Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình. Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. + Nếu nguyên giá đánh giá lại giảm, ghi: (1b) Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Có TK 211 – TSCĐ hữu hình. Có TK 213 – TSCĐ vô hình. Điều chỉnh tăng, giảm giá trị hao mòn của TSCĐ: + Điều chỉnh tăng, ghi: (2a) Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. + Điều chỉnh giảm, ghi: (2b) Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Khi có quyết định xử lý về việc đánh giá lại tài sản: + Nếu chênh lệch do đánh giá tài sản giảm mà xử lý bằng quỹ dự phòng tài chính, ghi: (3a) Nợ TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính. Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. + Nếu chênh lệch do đánh giá lại tài sản tăng được bổ sung bằng nguồn vốn kinh doanh: (3b) Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Sơ đồ hạch toán: TK 211,213 TK 412 TK 211,213 (1b) (1a) TK 214 TK 214 (2b) (2a) TK 411 TK 415 (3b) (3a) 2.1.3. Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, mua sắm TSCĐ nhằm thay thế cho các TSCĐ đã hư hỏng, hoặc lạc hậu về kỹ thuật, hoặc để đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất. Để thoả mãn nhu cầu về đầu tư mua sắm TSCĐ, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB. Nguồn vốn đầu tư dây dựng cơ bản của doanh nghiệp được hình thành do NSNN cấp hoặc cấp trên cấp, do các bên tham gia liên doanh hoặc các cổ đông góp vốn, do bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh. Hạch toán nguồn vốn đầu tư XDCB cần tôn trọng 1 số quy định sau: Nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp được dùng cho việc xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ, để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Công tác đầu tư XDCB ở doanh nghiệp phải chấp hành và tôn trọng quy định về trình tự thủ tục XDCB theo điều lệ quản lý đầu tư XDCB của nhà nước. Mỗi khi công tác XDCB và mua sắm TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải ghi giảm nguồn vốn đầu tư, ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và phải tiến hành các thủ tục quyết toán vốn của từng công trình, hạng mục công trình. Kế toán nguồn vốn đầu tư XDCB sử dụng tài khoản 441-Nguồn vốn đầu tư XDCB. Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Ghi giảm nguồn vốn đầu tư do: Xây dựng mới hoặc mua sắm TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Nộp, chuyển vốn đầu tư XDCB cho NSNN hoặc cho cấp trên. Bên Có: Ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB do: Ngân sách cấp trên cấp. Nhận tài trợ, viện trợ. Bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Dư Có: Phản ánh nguồn vốn đầu tư XDCB chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công tác XDCB chưa hoàn thành hoặc chưa quyết toán. Phương pháp hạch toán: Khi nhận vốn đầu tư xây dựng cơ bản do NSNN cấp hoặc do cấp trên cấp: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB. Khi nhận vốn đầu tư XDCB do các cổ đông hoặc các bên tham gia liên doanh góp vốn, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB. Nếu bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB từ lợi nhuận chưa phân phối, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB. Khi công tác XDCB và mua sắm TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sd: + Ghi tăng giá trị TSCĐ: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB. + Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn căn cứ vào mục đích sử dụng TSCĐ: Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB. Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Khi trả lại vốn đầu tư XDCB cho NSNN hoặc cho cấp trên, ghi: Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB. Có TK 111 – Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ gốc phản ánh việc hình thành nguồn vốn đầu tư XDCB, lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi sổ cái. Khi sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB căn cứ biên bản duyệt quyết toán và hồ sơ quyết toán, kế toán lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi sổ cái. Đồng thời kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi số hiện có và tình hình biến động của vốn đầu tư XDCB theo từng nguồn hình thành. Sơ đồ hạch toán kế toán nguồn vốn đầu tư XDCB: TK 411 TK 441 TK 111,112,152 (4) (1) TK 466 (5) (2) TK 421 TK 111,112 (6) (3) TK 414 Giải thích sơ đồ: (1).Nhận vốn đầu tư XDCB do ngân sách, cấp trên cấp, do các bên liên doanh, các cổ đông góp, hoặc được viện trợ. (2).Bổ sung vốn đầu tư XDCB từ kết quả kinh doanh. (3).Bổ sung vốn đầu tư XDCB từ quỹ đầu tư phát triển. (4).Kết chuyển nguồn vốn đối với TSCĐ đã xây dựng mua sắm xong dưa vào sử dụng sản xuất kinh doanh. (5).Kết chuyển nguồn vốn đối với TSCĐ đã xây dựng mua sắm xong sử dụng cho hoạt động sự nghiệp. (6).Trả vốn đầu tư XDCB. 2.1.4. Kế toán nguồn kinh phí sự nghiệp. Ở một số doanh nghiệp sản xuất có những khoản chi mang tính chất hànhchính sự nghiệp. Những khoản chi này không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà được bù đắp bằng nguồn riêng, đó là nguồn kinh phí sự nghiệp. Nguồn kinh phí sự nghiệp là khoản kinh phí do NSNN hoặc cấp trên cấp cho doanh nghiệp để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do nhà nước hoặc cấp trên giao, không vì mục đích kinh doanh, không vì mục đích lợi nhuận. Nguồn kinh phí sự nghiệp cũng có thể được hình thành từ các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại doanh nghiệp như thu viện phí của cán bộ công nhân viên trong ngành nằm điều trị, điều dưỡng tại bệnh viện của doanh nghiệp, thu học phí. Hạch toán nguồn KPSN cần tôn trọng các quy định sau: Nguồn kinh phí sự nghiệp phải được hạch toán chi tiết theo từng nguồn hình thành: ngân sách nhà nước cấp, cấp trên cấp, thu sự nghiệp tại đơn vị. Đồng thời phải hạch toán chi tiết theo KPSN năm trước và KPSN năm nay. KPSN cấp cho mục đích gì thì sử dụng cho mục đích ấy theo đúng dự toán được duyệt. Khi chỉ tiêu xong phải quyết toán với từng nguồn được cấp. Đến cuối năm, nếu quyết toán chưa được duyệt, nguồn KPSN năm nay được chuyển thành nguồn kinh phí sự nghịêp năm trước. Tuỳ theo từng phương thức cấp phát KPSN của ngân sách để ghi sổ kế toán: + Nếu NSNN cấp kinh phí bằng lệnh chi tiền khi nhận được giấy báo có, số tiền đã vào tài khoản của đơn vị, kế toán đồng thời ghi tăng tiền gửu và ghi tăng nguồn kinh phí sự nghiệp. + Nếu NSNN cấp kinh phí bằng hạn mức kinh phí, khi nhận được thông báo hạn mức kinh phí, hoặc giấy phân phối hạn mức kinh phí ghi Nợ TK 008-Dự toán chi sự nghiệp, dự án. Khi rút hạn mức về để chi, ghi bên có TK 008, đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí sự nghiệp. Kế toán nguồn kinh phí sự nghiệp sử dụng TK 461-Nguồn KPSN. Tài khoản này phản ánh tình hình tiếp nhận và quyết toán số KPSN đã sử dụng. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Phản ánh giảm nguồn KPSN do: Số chi bằng nguồn KPSN đã được duyệt. Số nguồn KPSN sử dụng không hết phải hoàn lại NSNN. Bên Có: Ghi tăng nguồn KPSN do: Nguồn KPSN được NSNN cấp. Các khoản thu sự nghiệp tại đơn vị được bổ sung vào nguồn KPSN. Dư Có: Phản ánh nguồn KPSN đã nhận của NSNN hoặc của cấp trên nhưng chưa được quyết toán. Kết cấu tài khoản ngoài bảng: TK 008-Dự toán chi phí sự nghiệp dự án: Bên Nợ: Số dự toán KPSN được nhà nước giao. Bên Có: Số dự toán KPSN thực tế đã nhận. Kết cấu tài khoản 161-Chi sự nghiệp: Bên Có: Phản ánh số chi sự nghiệp không được phê duyệt mà phải trang trải bằng nguồn kinh phí khác. Phản ánh số chi sự nghiệp được duyệt, quyết toán với NSNN. Dư Nợ: Phản ánh số chi sự nghiệp đã chi nhưng chưa được quyết toán. Phương pháp hạch toán: Khi doanh nghiệp nhận KPSN do NSNN cấp trên cấp, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Có TK 461 - Nguồn KPSN. (4612) Khi rút hạn mức kinh phí về quỹ để sử dụng, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán. Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp. (1612) Có TK 461 - Nguồn KPSN. (4612) Đồng thời ghi Có TK 008 - Dự toán chi phí sự nghiệp dự án. Khi doanh nghiệp nhận tiền về các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Có TK 461 - Nguồn KPSN. Khi nguồn KPSN được quyết toán trong năm, ghi: Nợ TK 461(2) - Nguồn KPSN năm nay. Có TK 161(2) – Chi sự nghiệp năm nay. Nếu đến cuối năm báo cáo quyết toán chi sự nghiệp chưa được duyệt: + Chuyển chi sự nghiệp năm nay thành chi sự nghiệp năm trước, ghi: Nợ TK 161(1) – Chi sự nghiệp năm trước. Có TK 161(2) – Chi sự nghiệp năm nay. + Chuyển nguồn KPSN năm nay thành nguồn KPSN năm trước, ghi: Nợ TK 461(2) - Nguồn KPSN năm nay. Có TK 461(1) - Nguồn KPSN năm trước. Sang năm sau, khi báo cáo quyết toán chi KPSN năm trước được duyệt, số chi sự nghiệp được duyệt, ghi: Nợ TK 461 - Nguồn KPSN. (4611) Có TK 161 – Chi sự nghiệp. (1611) Nộp trả KPSN thừa cho NSNN hoặc cấp trên, ghi: Nợ TK 461 - Nguồn KPSN. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. 2.1.5. Kế toán nguồn kinh phí dã hình thành TSCĐ. Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị hoặc dự án quốc gia, doanh nghiệp được nhà nước cấp kinh phí sử dụng cho những hoạt động đó. Kinh phí được cấp có thể là tiền hoặc vật tư, tài sản cố định. Đối với kinh phí đã cấp hình thành nên TSCĐ, để hạch toán kế toán sử dụng TK 466-Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Hạch toán nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ cần tôn trọng các nguyên tắc sau: Chỉ ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ khi doanh nghiệp đầu tư mua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, nguồn vốn đầu tư XDCB được cấp từ NSNN hoặc từ ngân quỹ công. Ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, hoặc nhượng bán, thanh lý nộp trả nhà nước hoặc điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác theo lệnh của cơ quan có thẩm quyền. TSCĐ đầu tư mua sắm bằng quỹ phúc lợi, kinh phí dự án khi hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh thì không ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ. TK 466 Phản ánh nguồn kinh phí được cấp từ NSNN đã sử dụng và hình thành TSCĐ hiện có và tình hình tăng, giảm trong kỳ kế toán. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ giảm do: Nộp trả lại nhà nước. Tính khấu hao. Nhượng bán, thanh lý tài sản. Đánh giá lại TSCĐ giảm. Bên Có: Phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tăng do: Đầu tư mua sắm TSCĐ đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Đánh giá lại TSCĐ tăng. Dư Có: Phản ánh nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có tại thời điểm ckỳ. Phương pháp hạch toán: Khi doanh nghiệp nhận được kinh phí đã hình thành TSCĐ thông qua việc đầu tư, mua sắm TSCĐ sử dụng cho hoạt động sự nghiệp bằng nguồn KPSN, ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Có TK 241 – XDCB dở dang. Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp. Đồng thời, ghi: Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp. Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Khi dùng kinh phí dự án để đầu tư mua sắm TSCĐ mà sử dụng cho hoạt động dự án, hoạt động sự nghiệp, ghi: Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Có TK 241 – XDCB dở dang. Có TK 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp. Đồng thời, ghi: Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp. Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Cuối niên độ kế toán, tính hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, ghi: Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ đầu tư mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án, ghi: Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Có TK 211 – TSCĐ hữu hình. 2. Lý luận về hạch toán kế toán các khoản nợ phải trả. 2.1. Xây dựng hệ thống chứng từ. Chứng từ tiền mặt gồm: Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm chi. Chứng từ TGNH gồm: Giấy báo Có, giấy báo Nợ. Chứng từ vật tư, hàng hoá gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm ngiệm vật tư, hàng hoá. Chứng từ về tiền lương, gồm: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH. 2.2. Tổ chức hạch toán ban đầu. 2.2.1. Tổ chức kiểm tra chứng từ và hoàn chỉnh chứng từ. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trong chứng từ, kiểm tra tính chính xác, trung thực, đầy đủ. Kiểm tra việc chấp hành các quy định trong xét và lập chứng từ. Hoàn chỉnh chứng từ: là việc tập hợp, phân loại chứng từ phục vụ cho việc ghi sổ kế toán với những chứng từ liên quan tài sản mà chưa ghi đầy đủ số liệu các đơn vị đo lường….Kế toán cần tính toán và xác định đúng, ghi sổ bổ sung các yếu tố thiếu, sau đó phân laọi tổng hợp số liệu phục vụ cho ghi sổ. 2.2.2. Tổ chức lưu chuyển chứng từ. Chứng từ kế toán sau khi đã được kiểm tra và hoàn chỉnh cần được tổ chức luân chuyển. Các bộ phận, cá nhân có liên quan để thực hiện việc ghi sổ kế toán và lập Báo cáo kế toán. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán phải tuân thủ những quy định của kế toán trưởng về thứ tự và trình tự ưu tiên dựa trên nhu cầu và xử lý thông tin của bộ phận có liên quan. 2.2.3. Lưu chuyển chứng từ. Do chứng từ là căn cứ chứng minh cho các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và thực hiện hoàn thành, là căn cứ chứng minh cho số liệu ghi trên sổ kế toán. Vì vậy, sau khi sử dụng chứng từ kế toán cần phải được bảo quản và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ chứng từ và tài liệu kế toán do nhà nước quy định, tránh hiện tượng mất mát, hư hỏng chứng từ. 2.3. Sổ sách kế toán sử dụng. Sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp. 2.4. Hệ thống tài khoản sử dụng. 2.4.1. TK 311 – Vay ngắn hạn. Vay ngắn hạn là khoản vay dnghiệp phải trả trong thời hạn dưới một năm, dùng để mua sắm vật tư, trả nợ người bán hoặc thanh toán khoản nợ cũ. Sơ đồ hạch toán: TK 111,112 (4) TK 311 (1) TK 111 TK 131,331 (5) (2) TK 152,211 TK 133 TK 413 TK 413 (6) (3) Giải thích sơ đồ: (1).Vay tiền nhập quỹ tiền mặt (vay ngắn hạn). (2).Vay ngắn hạn để đầu tư mua sắm vật tư, TSCĐ. (3).Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá lại tài sản bằng ngoại tệ khi tỷ giá tăng. (4).Trả nợ vay ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc bằng TGNH. (5).Trả nợ vay ngắn hạn bằng tiền thu của khách hàng. (6).Chệnh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá lại khoản vay bằng ngoại tệ khi tỷ giá giảm. 2.4.2. TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn phải trả. Đây là khoản nợ dài hạn hoặc vay dài hạn mà doanh nghiệp phải trả trong niên độ kế toán sau. Kế toán phải theo dõi chi tiết nợ vay ngắn hạn, nợ dài hạn trả theo từng chủ nợ trên sổ chi tiết tiền vay. Sơ đồ hạch toán: TK 111,112 TK 315 TK 341 (4) (1) TK 131,341 TK 342 (5) (2) TK 413 TK 413 (6) (3) Giải thích sơ đồ: (1).Vay dài hạn đến hạn trả được kết chuyển vào cuối năm khi lập Báo cáo tài chính. (2).Kết chuyển nợ dài hạn đến hạn trả. (3).Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá nợ dài hạn đến hạn trả bằng ngoại tệ (nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ tăng). (4).Trả nợ vay đến hạn trả bằng tiền mặt hoặc bằng TGNH. (5).Trả nợ vay bằng tiền thu của khách hàng hoặc tiền vay mới. (6).Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá nợ dài hạn đến hạn trả bằng ngoại tệ (nếu tỷ giá hối đoái cuối kỳ giảm). 2.4.3. TK 331 - Phải trả cho người bán. Phương pháp hạch toán: Trường hợp mua chịu: Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán căn cứ vào chứng từ hoá đơn: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 156 – Hàng hoá. Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Nợ TK 611 – Mua hàng. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331 - Phải trả cho người bán. Mua vật tư, hàng hoá nhưng không làm thủ tục nhập kho mà xuất thẳng cho các đơn vị sử dụng, ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng. Nợ TK 642 – Chi phí QLDN. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331 - Phải rả cho người bán. Khi doanh nghiệp trả nợ số tiền phải trả cho người bán, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Có TK 311 – Vay ngắn hạn. Có TK 341 – Vay dài hạn. Khi doanh nghiệp được người bán chiết khấu hoặc giảm giá, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán. Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 156 – Hàng hoá. Có TK 611 – Mua hàng. Trường hợp ứng trước tiền hàng cho người bán (nhà cung cấp): Khi ứng tiền hàng cho người bán, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Khi nhận hàng, kế toán căn cứ vào chứng từ và biên bản kiểm nhận thực tế, ghi: Nợ TK152 – Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 156 – Hàng hoá. Nợ TK 611 – Mua hàng. Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình. Có TK 331 - Phải trả cho người bán. Nếu tiền ứng trước nhỏ hơn giá trị hàng đã nhận, doanh nghiệp phải thanh toán bớt phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. + Nếu tiền ứng trước lớn hơn giá trị hàng nhập kho, doanh nghiệp thu về tiền chênh lệch, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Có TK 331 - Phải trả choc ho người bán. Sơ đồ hạch toán: TK 111,112,311 TK 331 TK 152,153,156,611 (3) (1) TK 152,153,156,611 TK 211,213 (4) (2) Giải thích sơ đồ: (1).Mua chịu hàng hoá, vật tư. (2).Mua chịu TSCĐ hữu hình, vô hình. (3).Doanh nghiệp trả nợ cho người bán hoặc ứng trước tiền cho người bán. (4).Trường hợp giảm nợ phải trả do được chiết khấu hoặc giảm giá. 2.4.4. TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Phương pháp hạch toán: Khi doanh nghiệp nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ. Nợ TK 156 – Hàng hoá. Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Có TK 333(3) - Thuế xuất, nhập khẩu. Khi doanh nghiệp nộp lệ phí trước bạ của TSCĐ khi mua về để đăng ký quyền sử dụng, ghi: Nợ TK211 – TSCĐ hữu hình. Có TK 333(9) – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Thuế TNDN phải nộp của công nhân viên, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động. Có TK 333(5) - Thuế thu nhập cá nhân. Khi nộp thuế tài nguyên hoặc thuế sử dụng đất, ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Có TK 333(6) - Thuế tài nguyên, sử dụng đất. Khi nộp thuế môn bài hoặc thuế sử dụng đất, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 333(7) - Thuế nhà đất. Có TK 333(8) – Các loại thuế khác. 2.4.5. TK 335 – Chi phí phải trả. Phương pháp hạch toán: Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất phải trả trong năm, ghi: (1) Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 635 – Chi phí phải trả. Khi tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi: (2) Nợ TK 335 – Chi phí phải trả. Có TK 334 - Phải trả người lao động. Khi doanh nghiệp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi: (3) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng. Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 335 – Chi phí phải trả. Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, ghi: (4) Nợ TK 335 – Chi phí phải trả. Có TK 241(3) - Sửa chữa lớn TSCĐ. Khi trích trước chi phí về ngừng sản xuất theo mùa vụ hoặc theo kế hoạch, ghi: (5) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 335 – Chi phí phải trả. Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất, ghi: (6) Nợ TK 335 – Chi phí phải trả. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 334 - Phải trả người lao động. Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. Cuối năm, nếu số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, ghi: (7) Nợ TK 335 – Chi phí phải trả. Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Có TK 641 – Chi phí bán hàng. Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 711 – Thu nhập khác. Định kỳ, khi tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ (vay để sản xuất kinh doanh), ghi: (8) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính. Có TK 335 – Chi phí phải trả. Định kỳ, tính lãi phải trả về tiền vay để phục vụ cho XDCB, ghi: (9) Nợ TK 241 – XDCB dở dang. Có TK 335 – Chi phí phải trả. Khi trả lãi vay, ghi: (10) Nợ TK 335 – Chi phí phải trả. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Sơ đồ hạch toán: TK334 (2) TK 335 (1) TK 622 TK 241(3) TK 627,641,642 (4) (3), (5) TK 111,112,152,334,338 TK 365 (6), (10) (8) TK 627,641,642,711 TK 241 (7) (9) 2.4.6. TK 336 - Phải trả nội bộ. Phương pháp hạch toán: Hạch toán ở đơn vị cấp trên: Số quỹ (đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, khen thưởng phúc lợi) mà đơn vị cấp trên phải cấp cho các đơn vị cấp dưới (đơn vị phụ thuộc), ghi: Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển. Nợ TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính. Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng phúc lợi. Có TK 336 - Phải trả nội bộ. Khi cấp trên cấp tiền về các khoản quỹ cho đơn vị cấp dưới, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Khi đơn vị cấp trên phải bù nỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh cho đơn vị cấp dưới, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. Có TK 336 - Phải trả nội bộ. Phải trả cho các đơn vị trực thuộc về các khoản mà đơn vị trực thuộc đã chi hộ, trả hộ, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Nợ TK 331 - Phải trả người bán. Có TK 336 - Phải trả nội bộ. Đơn vị cấp trên trả tiền cho các đơn vị trực thuộc về các khoản các đơn vị trực thuộc đã chi hộ, trả hộ, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Khi bù trừ giữa các khoản phải thu với các khoản phải trả cho các đơn vị trực thuộc, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ. Có TK 136(8) - Phải thu nội bộ khác. Hạch toán ở đơn vị cấp dưới (đơn vị trực thuộc): Định kỳ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp số phải nộp cho đơn vị cấp trên để cấp trên lập các quỹ, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 336 - Phải trả nội bộ. Khi tính số lãi phải nộp cho đơn vị cấp trên, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. Có TK 336 - Phải trả nội bộ. Tính số tiền phải trả cho đơn vị cấp trên về các khoản đã được cấp trên chi hộ, trả hộ, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 211 –TSCĐ hữu hình. Có TK 336 - Phải trả nội bộ. Khi đơn vị cấp dưới thu hộ đơn vị cấp trên hoặc các đơn vị khác, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Có TK 336 - Phải trả nội bộ. Khi trả tiền cho đơn vị cấp trên hoặc các đơn vị khác, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. 2.4.7. TK 338(8) - Phải trả, phải nộp khác. Phương pháp hạch toán: Khi doanh nghiệp vay mượn tiền vốn có tnhs chất tạm thời không phải trả lãi, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. (3388) Khi doanh nghiệp vay mượn bằng vật tư có tính chất tạm thời, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ. Có TK 338(8) - Phải trả, phải nộp khác. Khi doanh nghiệp nhận khoản ký quỹ. Ký cược ngắn hạn của đơn vị khác bằng tiền hoặc vang bạc đá quý, ghi: Nợ TK 111(1) Nợ TK 111(3) Nợ TK 112(1) Nợ TK 112(3) Có TK 338(8) - Phải trả, phải nộp khác. Khi tính số tạm chia lãi phải trả cho các bên liên doanh, ghi: Nợ TK 421(2) - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay. Có TK 338(8) - Phải trả, phải nộp khác. 2.4.8. TK 341 – Vay dài hạn. Phương pháp hạch toán: Doamh mghiệp vay dài hạn thanh toán tiền mua sắm TSCĐ, ghi: (1) Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình. Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 341 – Vay dài hạn. Doanh nghiệp vay dài hạn để thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành, ghi: (2) Nợ TK 241 – XDCB dở dang. Có TK 341 – Vay dài hạn. Doanh nghiệp vay dài hạn thanh toán tiền mua vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ đầu tư XDCB, ghi: (3) Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 341 – Vay dài hạn. Doanh nghiệp vay dài hạn để trả cho người bán, ghi: (4) Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán. Có TK 341 – Vay dài hạn. Khi doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư vào công ty con hoặc để góp vốn vào công ty liên doanh liên kết hoặc để ký quỹ, ký cược dài hạn, ghi: (5) Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con. Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh. Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết. Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn. Có TK 341 – Vay dài hạn. Vay dài hạn để chuyển về quỹ hoặc chuyển về tài khoản TGNH, ghi: (6) Nợ TK 111- Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Có TK 341 – Vay dài hạn. Vay dài hạn bằng ngoại tệ, ghi: (7) Nợ TK 111(2) - Ngoại tệ (Tiền mặt). Nợ TK 112(2) - Ngoại tệ (TGNH). Có TK 341 – Vay dài hạn. Cuối niên độ kế toán khi số vay dài hạn bằng ngoại tệ được đánh giá thực hiện tại thời điểm cuối năm: + Nếu tỷ giá quy đổi cuối năm lớn hơn tỷ giá hạch toán ghi trên sổ kế toán, ghi: (8) Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Có TK 341 – Vay dài hạn. + Nếu tỷ giá quy đổi cuối năm nhỏ hơn tỷ giá hạch toán ghi trên sổ kế toán, ghi: (8) Nợ TK 341 – Vay dài hạn. Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, căn cứ vào các khế ước, hợp đồng kinh tế, giấy báo có, giấy báo nợ của ngân hàng, các chứng từ khác có liên quan đến khoản vay dài hạn của doanh nghiệp, kế toán lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi sổ cái. Đồng thời kế toán theo dõi chi tiết từng khoản vay dài hạn theo từng chủ nợ trên sổ chi tiết tiền vay. Sơ đồ hạch toán: TK 341 TK 211.213 (1) (1) TK 133 (2), (3) TK 241,152,153 (2), (3) (4) TK 331 TK 221,222,223,244 (5) TK 111,112 (6) TK 413 (8) TK 111(2), 112(2) (7) (8) 2.4.9. TK 342 - Nợ dài hạn. Phương pháp hạch toán: Khi thuê TSCĐ thuê tài chính, ghi: (1) Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính. Có TK 342 - Nợ dài hạn. Khi số nợ tính bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra tiền Việt Nam và cuối niên độ kế toán phải đánh giá lại theo tỷ giá: + Nếu tỷ giá cuối kỳ > tỷ giá ghi trên sổ kế toán, ghi: (2a) Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Có TK 342 - Nợ dài hạn. Đồng thời, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính. Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. + Nếu tỷ giá cuối năm < tỷ giá ghi trên sổ kế toán, ghi: (2b) Nợ TK 342 - Nợ dài hạn. Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Đồng thời, ghi: Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. Khi thanh toán nợ dài hạn đến hạn trả, ghi: (3) Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Khi cuối niên độ kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc đến hạn trả, ghi: (4) Nợ TK 342 - Nợ dài hạn. Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả. Sơ đồ hạch toán: TK 342 TK 212 (1) TK 635,515 TK 413 (2a), (2b) (2b) TK 413 (2a) TK 111,112 TK 315 (3) (4) 2.4.10. TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. Ngoài TK 344, các trường hợp nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng hiện vật còn được theo dõi ở tài khoản ngoài bảng 003 – Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược. Phương pháp hạch toán: Khi doanh nghiệp nhận tiền ký quỹ, ký cược của các đơn vị, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 – TGNH. Có TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. Khi doanh nghiệp hoàn trả lại các đơn vị về số tiền nhận ký quỹ, ký cược: Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Nếu khách hàng thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tiền đã ký quỹ, ký cược, ghi: Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. Nếu khách hàng vi phạm các điều khoản đã ghi trong hợp đồng mà tiền phạt trừ vào tiền đã ký quỹ, ký cược: + Nếu thanh toán tiền cho khách hành đã ký quỹ, ký cược, ghi: Nợ TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. Có TK 111 - Tiền mặt. Có TK 112 – TGNH. Có TK 711 – Thu nhập khác. + Khi nộp tiền trực tiếp, ghi: Nơ TK 111 - Tiền mặt. Nợ TK 112 –TGNH. Có TK 711 – Thu nhập khác. 2.5. Tổ chức lựa chọn hình thức kế toán. 2.5.1. Nhật ký sổ cái. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dunh kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên một sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký sổ cái. Sổ nhật ký sổ cái gồm 2 phần: phần nhật ký dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và phần sổ cái dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán đã kiểm tra hợp pháp để ghi vào nhật ký sổ cái, mỗi chứng từ kế toán được ghi vào trên một dòng cả 2 phần của sổ. Tổng cộng số tiền ở cột số phát sinh phần nhật ký = Tổng số tiền phát sinh nợ của các tài khoản (ở phần sổ cái) = Tổng số tiền phát sinh có của các tài khoản (ở phần sổ cái) Tổng số dư nợ cuối kỳ của các TK = Tổng số dư có cuối kỳ các TK Bộ (sở)……… Đơn vị:……… NHẬT Kí SỔ CÁI Năm….. TT dũng Ngày thỏng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số phỏt sinh TK… TK… TK… SH NT Nợ Cú Nợ Cú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ….. Số dư đầu năm Cộng PS thỏng -Số dư cuối thỏng -Cộng luỹ kế từ đầu quý Ngày…..thỏng…..năm….. Người ghi sổ Kế toỏn trưởng Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tờn) (ký, họ tờn) (ký, họ tên, đóng dấu) 2.5.2. Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ do Kế toán tổng hợp lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm ( Theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng tử ghi sổ ) và có chứng từ gốc đính kèm theo phải được Kế Toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, Kế tóan lập chứng từ ghi sổ sau đó được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng phải khoá sổ, tính số phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư của các tài khoản trên sổ Cái để từ đó lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu, khớp đúng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. 2.5.3. Nhật ký - chứng từ. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Hỡnh thức Nhật ký chứng từ sử dụng cỏc sổ kế toỏn: Nhật ký chứng từ, bảng kờ, sổ cỏi hoặc thẻ kế toỏn chi tiết. 2.5.4. Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh va định khoản kế toán các nghiệp vụ đó. Sau đó lấy các số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hàng ngày, căn cứ vào các chừng từ gốc, trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung sau đó làm căn cứ để vào sổ Nhật ký chung để ghi sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ chi tiết liên quan. Nếu đơn vị mở sổ Nhật ký đặc biệt hàng ngày căn cứ chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào Nhật ký đặc biệt liên quan đến định kỳ 3,5,10 ngày hoặc cuối tháng tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh từ Nhật ký đặc biệt ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ Cái. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh, kiểm tra đối chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết ( Được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Sổ kế toán sử dụng gồm: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái, các sổ thẻ kế toán chi tiết. Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, theo quan hệ đối ứng tài khoản phục vụ việc ghi sổ cái. Khi ghi sổ nhật ký chung phải chú ý: Tài khoản ghi nợ được ghi trước, tài khoản ghi có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng. Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ ghi số cộng trang trước chuyển sang. Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán của doanh nghiệp. Mỗi tài khoản kề toán được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán. Ngày đầu tiên của niên độ kế toán, ghi số dư đầu năm của tài khoản vào dòng đầu của sổ. Sau đó ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cuối trang sổ công số phát sinh luỹ kế, tính số dư để chuyển sang trang sau. Đầu trang sau ghi số cộng luỹ kế và số dư trang trước chuyển sang. Cuối kỳ kế toán, khoá sổ để lập bảng cân đối số phát sinh. Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại Công ty xây dựng Mỹ Đà. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. . Sơ lược quá trình xây dựng và phat triển của công ty. Công ty xây dựng Mỹ Đà là công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Được thành lập theo quyết định của sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nam ngày 10 tháng 4 năm 2002, đăng ký thay đổi lần 4 ngày 10/10/2006, ĐKKD số 0700209462. Tên công ty: Công ty TNHH xây dựng Mỹ Đà. Tên giao dịch: Công ty xây dựng Mỹ Đà. Tên viết tắt: Công ty XD Mỹ Đà. Địa chỉ trụ sở chính: xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. - Điện thoại: 03513876933. Di động: 0913381593 Fax: Số tài khoản tại ngân hàng NN&PTNT huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam: 4211.010311. Địa chỉ: Thị trấn Vĩnh Trụ - Lý Nhân – Hà Nam. Số điện thoại: 03513.870.018 Số tài khoản Tại trung tâm giao dịch Lý Nhân – Ngân hàng công thương tỉnh Hà Nam: 710A – 04310. Địa chỉ: Thị trấn Vĩnh Trụ - Lý Nhân – Hà Nam. Số điện thoại: 03513.871.950 Vốn điều lệ: 9.500.000.000 đồng. (Chín tỷ năm trăm triệu đồng) Danh sách thành viên góp vốn: ` TT Tên thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Gía trị vốn góp(triệu đồng) Phần vốn góp (%) 1. Phan Ngọc Luân Xã Nhân Mỹ, Lý Nhân, Hà Nam 8800 92,63 2. Nguyễn Thị Miến Xã Nhân Mỹ, Lý Nhân, Hà Nam 100 1,05 3. Nguyễn Đức Tuynh TiềnPhong, TPThái Bình,Thái Bình 200 2,10 4. Trần Quang Hùng Xã Nhân Mỹ, Lý Nhân, Hà Nam 50 0,526 5. Đào Kim Tuyến Xã Nhân Mỹ, Lý Nhân, Hà Nam 50 0,526 6. Trần Đạt Hoà Xã Nhân Mỹ, Lý Nhân, Hà Nam 50 0,526 7. Phan Ngọc Liêm Xã Nhân Mỹ, Lý Nhân, Hà Nam 100 1,05 8. Nguyễn Ngọc Thuỷ Xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định 100 1,05 9. Phan Ngọc Quân Xã Nhân Mỹ, Lý Nhân, Hà Nam 50 0,526 Hồ sơ năng lực kinh nghiệm: Tổng số năm có kinh nghiệm trong xây dựng. Tổng số năm kinh nghiệm trong xây dựng chuyên ngành. Loại hình công trình xây dựng Số năm kinh nghiệm Xây dựng Dân dụng Xây dựng Thuỷ lợi Xây dựng Giao thông Xây dựng Công nghiệp Thi công nạo véy bằng tàu hút bùn, khoan phụt vữa, gia cố đê. 10 năm 10 năm 9 năm 8 năm 8 năm Danh sách các công trình, gói thầu tiêu biểu đã thi công: Tên công trình Chủ đầu tư Gía trị hợp đồng(trđ) Năm hoàn thành 1.Kiên cố hoá kênh mương HTXNN Nhân Thắng, Lý Nhân, Hà Nam 1.361 2004 2.Kiên cố hoá kênh tưới trạm bơm Hữu Bị Công ty KTCT Thuỷ lợi Bắc Nam Hà 1.100 2004 3.Kiên cố hoá kênh mương xã Khả Phong, Kim Bảng, Hà Nam Ban QLDANN&PTNT Hà Nam 2.195 2006 4.Gói thầu số 5 dự án nuôi trồng thuỷ sản và thâm canh Đức Lý-Lý Nhân-Hà Nam Sở NN&PTNN Hà Nam 1.650 2/2008 5.Kiên cố hoá kênh tưới trạm bơm Quỹ Độ Công ty KTCT Bắc Nam Hà 958 1/2008 6.Kiên cố hoá kênh tưới Mỹ Hà UBND xã Mỹ Hà 655 3/2008 7.Trường mầm non xã Nhân Chính UBND xã Nhân Chính 992 2004 Bảng kê năng lực cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật: TT CB chuyên môn, công nhân kỹ thuật Số lượng Trình độ, bậc thợ Số năm kinh nghiệm 1 Kỹ sư xây dựng 01 KS 17 2 Kỹ sư cầu đường 01 KS 19 3 Kỹ sư thuỷ lợi 02 KS 10-15 4 Cao đẳng TC – KT 02 TC 12 5 Trung cấp XD – TL 03 TC 10-14 6 CNhân khoan phụt, ép vữa 10 3-5/7 8-trên 15 7 Thợ máy nổ 03 4-6/7 10-25 8 Thợ nề 30 3/7 8-10 9 Thợ nề 12 4/7 11-22 10 Thợ nề 08 5/7 Trên 20 11 Thợ cơ khí 05 3-5/7 8-trên 15 12 Thợ mộc cốp pha 27 4-5/7 11-14 13 Lái xe, máy xúc, ủi 15 4-5/7 Trên 15 14 Công nhân bê tông 35 4-5/7 Trên 15 1.2. Đặc điểm kinh doanh và kết quả kinh doanh chủ yếu. 1.2.1. Đặc điểm kinh doanh Xây dựng công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình thuỷ lợi, san lấp mặt bằng. Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 35KV trở xuống Sản xuất đồ gỗ và các sản phẩm kim loại,cho thuê phương tiện vận tải và máy móc thiết bị Nạo vét nòng song, long kênh bằng tàu hút bùn Khoan phụt vữa bê tong, gia cố đê, xử lý nền móng công trình. Hiện nay công ty chủ yếu thực hiện hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Công ty xây dựng Mỹ Đà được hình thành theo yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự vận động và để hội nhập nền kinh tế thị trường. Công ty thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, đấu thầu xây dựng công trình, khai thác một cách có hiệu quả nguồn vốn vật tư, tài nguyên, nhân lực của đất để giữ vững và nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường xây dựng, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân trong công ty, góp phần xây dựng đất nước them giàu mạnh. Tóm tắt báo cáo tài Trong 3 năm 2008-2009-2010 ĐVT: ĐVT: Triệu đồng. STT Tên tài sản 2008 2009 2010 1. 2. 3. 4. 5. 6. Tổng giá trị tài sản hiện có Tài sản cố định Tài sản lưu động Tổng số nợ phải trả Nợ phải thu LN trước thuế LN sau thuế 5000 1000 400 500 700 30 24 5500 1500 4000 600 900 50 33 6000 1500 5000 500 1100 90 60 1.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của đơn vị. 1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty. Giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng vật tư cơ khí Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng kinh doanh Đội thi công cơ kh í Đội xây lắp số 5 Đội xây lắp số 4 Đội xây lắp số 3 Đội xây lắp số 2 Đội xây lắp số 1 Các tổ sản xuất trực tiếp trực thuộc các đơn vị trực tiếp quản lý (toàn công ty có 20 tổ sản xuất) 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, phòng ban trong công ty. Ban Giám đốc gồm: Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm pháp lý đối với nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất tại công ty. Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, điều hành hoạt động của công ty theo sự phân công uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc của công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân và uỷ quyền. Các phòng ban chức năng: Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ điều hành các hoạt động mua, bán vật tư, xuất nhập khẩu hàng hoá, khai thác mở rộng phạm vi kinh doanh, tìm kiếm thị trường trong và ngoài tỉnh cung cấp vật tư thiết bị trong nội bộ công ty và bán trực tiếp cho khách hàng. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, tiền thưởng, đào tạo quản lý mạng lưới công tác thanh tra, thi đua khen thưởng, kỷ luật, BHXH và chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên của công ty, tham mưu và tổ chức thực hiện công tác phục vụ, bảo vệ các cơ sở vật chất, quản lý hành chính, văn thư lưu trữ. Tổ chức thực hiện công tác bảo mật của công ty theo quy định của công ty và pháp luật. Phòng tài chính - kế toán: là bộ phận tham mưu cho giám đốc về quản lý và chỉ đạo công tác tài chính kế toán, thống kê theo chế độ hiện hành của nhà nước. Cụ thể, phòng tài chính - kế toán có nhiệm vụ sau: + Về lĩnh vực tài chính: Tham mưu giúp giám đốc thực hiện quyền quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn, đất đai và các tài nguyên của công ty, giúp giám đốc đảm bảo điều tiết vốn trong sản xuất kinh doanh. Tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty nhằm hoạch định chiến lược và lựa chọn phương án tối ưu về mặt tài chính của công ty. + Về lĩnh vực kế toán: tổ chức thực hiện công tác thống kê theo quy định của nhà nước, ghi chép chứng từ đầy đủ, cập nhật sổ sách kế toán, phản ánh các hoạt động của công ty một cách trung thực, chính xác và khách quan. Phòng vật tư thiết bị: là bộ phận có chức năng thực hiện công tác điều hành và quản lý xe các loại, vật tư thiết bị. Phòng kế hoạch kỹ thuật: là bộ phận dưới quyền giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật thi công, quản lý khối lượng, tiến độ chất lượng an toàn vệ sinh lao động…. và các quyết định thuộc lĩnh vực thi công ở các đội, các công trình. Lập các phương án kế hoạch sản xuất của công ty, triển khai và giám sát việc thực hiện các kế hoạch đó, trực tiếp quản lý và điều động đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các tổ đội sản xuất của công ty trong quá trình thi công các công trình của công ty đang thi công. Tổng số đội sản xuất: 8 đội + 7 đội xây dựng cơ bản: với chức năng và nhiệm vụ là xây lắp các công trình + 01 đội cơ giới: bao gồm toàn bộ máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải của công ty với chức năng và nhiệm vụ là phục vụ các yêu cầu về máy móc, phương tiện vận tải cho toàn bộ các bộ phận trong công ty. Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác của công ty yêu cầu. Tổng số tổ sản xuất toàn công ty: 20 tổ. Các tổ tuân thủ sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trường, chịu sự giám sát của bộ phận KCS, trực tiếp trong khâu thi công các công việc trong mặt bằng thi công công trình, có trách nhiệm đảm bảo chất lượng, an toàn lao động. 1.4. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 1 - Bảng tóm tắt kết quả hoạt động sản xuât kinh doanh năm 2009-2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2009 2010 Tương đối (%) Tuyệt đối 1. Tổng số công trình, HMCT hoàn thành đồng 11 17 54,54 6 2. Tổng doanh thu đồng 6.282.000.000 7.214.000.000 14,83 932.000.000 3. Tổng chi phí đồng 5.931.000.000 6.427.000.000 8,3 496.000.000 4.Tổng thu nhập trước thuế đồng 836.000.000 942.000.000 12,67 106.000.000 5.Thuế TNDN phải nộp đồng 284.000.000 335.000.000 17,95 51.000.000 6.Thu nhập sau thuế đồng 552.000.000 607.000.000 9,9 55.000.000 7.Tổng số lao động người 430 480 11,62 50 8.Thu nhập BQ/LĐ/ tháng đồng 2.000.000 2.200.000 10 200.000 Nhận xét: Qua bảng tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh năm 2009-2010. Trong đó: Tổng số công trình, hạng mục công trình năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 6 công trình, tương ứng với tăng 54,54%. Điều này cho thấy hiệu quả làm việc của công nhân và uy tìn của công ty tăng lên và máy móc thiết bị hoạt động hết công suất của nó. Tổng doanh thu năm 2010 tăng lên so với năm 2009 là 932000000 đồng, tương ứng với 14,83% Do đó mà tổng thu nhập trước thuế cũng tăng cũng tăng lên 106000000 đồng và thuế TNDN phải nộp tăng 51000000 đồng, tương ứng với 17,95% Tổng số công nhân tăng lên là 50 người, tương ứng với 11,62% Thu nhập BQ/LĐ/ tháng tăng 200000 đồng, tương ứng với 10% làm cho tiền lương của công nhân ngày càng có xu hướng được nâng cao, đảm bảo cho công nhân yêu thích và yên tâm với công việc mình đang làm. Vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý cần có những biện pháp tốt hơn nữa nhằm thu hút kích thích người lao động nhiệt tình và có trách nhiệm cao với công ty. Bảng 2 – Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 ĐVT: đồng Tài sản Mã số Thuyết minh Năm 2010 Năm 2009 1 2 3 4 5 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 10010000000 9609933912 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3.Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10=01-02) 10 10010000000 9609933912 4.Gía vốn hàng bán 11 VI.27 9262341000 8866356000 5.LN về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20=10-11) 20 747659000 743577912 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 44252000 42192000 7.Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 VI.28 2684983 1953262 8.Chi phí bán hàng 24 53065728 62135215 9.Chi phí QLDN 25 527634000 534728000 10.LN thuần từ hoạt động kinh doanh{ (30=20+(21-22)-(24+25) } 30 208526289 186953435 11.Thu nhập khác 31 12.Chi phí khác 32 13.LN khác(40=31-32) 40 14.Tổng LN kế toán trước thuế (50=30+40) 50 208526289 186953435 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 58522541 52446000 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17.LN sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 150003748 134607435 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Phản ánh tình hình tài chính của đơn vị: Đơn vị: Công ty xây dựng Mỹ Đà Đ/C: Nhân Mỹ-Lý Nhân-Hà Nam. B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n Ngµy 25/ 12/ 2010 §VT: đồng Tµi s¶n M· sè ThuyÕt minh Sè cuèi n¨m Sè ®Çu n¨m A.TSng¾n h¹n (100=110+120+130+140+150) 100 5.652.769.126 5.543.031.376 I.TiÒn vµ c¸c kho¶n t­¬ng ®­¬ng tiªn 110 2.292.374.766 1.854.621.733 1.TiÒn 111 V.01 1909.924.801 502.528.906 2.C¸c kho¶n t­¬ng ®­¬ng tiÒn 112 1.782.449.965 1.352.092.827 III.C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 130 3.115.226.481 3.531.163.875 1.Ph¶i thu cña kh¸ch hµng 131 3.112.802.264 3.526.431.752 5.C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c 135 V.135 5.024.217 4.732.123 6.Dù phßng ph¶i thu NH khã ®ßi 139 (12.600..000) (12.600.000) IV.Hµng tån kho 140 314.468.879 169.845.768 1.Hµng tån kho 141 V.04 237.528.700 169.845.768 2.ThuÕ GTGT ®­îc khÊu trõ 152 76.939.179 B.TS dµi h¹n (200=210+220 +230+240+250+260) 200 2546272926 2574099503 II.Tµi s¶n cè ®Þnh 220 2546272926 2574099503 1.Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh 221 V.08 1.615.060.423 1.717.888.783 Nguyªn gi¸ 222 2.131.561.143 2.210.102.233 Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ 223 (516.500.720) (498.213.490) 4.Chi phi XDCB dở dang 931212503 856210720 Tæng TS(270=100+200) 270 8199042052 8117130879 Nguån vèn A.nî ph¶i tr¶ (300=310+330) 300 5.650.481.513 5.885.562.076 I. Nî ng¾n h¹n 310 5.650.481.513 5.885.562.076 1.Vay vµ nî ng¾n h¹n 311 V.15 4.852.306.953 5.076.120.660 2.Ph¶i tr¶ ng­êi b¸n 312 701.686.869 803.525.450 4.ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép NN 314 V.16 86.665.061 5.Ph¶i tr¶ ng­êi lao ®éng 315 5.502.630 2.152.426 B.Nguån vèn chñ së h÷u (400=410+430) 400 I.Vèn chñ së h÷u 410 V.22 2463725931 2154843574 1.Von dau tu cua CSH 1525612426 1318785430 7.Quy dau tu phat trine 85314254 52416328 11.Nguon von dau tu XDCB 852799251 783641816 II.Nguon kinh phi va quy khac 84834608 76725229 1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 6421356 4156325 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCD 78413252 72568904 Tong nguon von(440=300+400) 440 8199042052 8117130879 Đơn vị b/c: Công ty XD Mỹ Đà Đ/C: Nhân Mỹ-Lý Nhân-Hà Nam Mẫu số B03 - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính) B¶ng 3 - B¸o c¸o l­u chuyÓn tiÒn tÖ (Theo ph­¬ng ph¸p trùc tiÕp) N¨m: 2010 §VT: ®ång ChØ tiªu M· sè ThuyÕt minh N¨m tr­íc N¨m sau I.L­u chuyÓn tiÒn tõ h®kd 1.TiÒn thu tõ BH, cung cÊp HH, dich vô 01 2.803.652.000 2.TiÒn chi tr¶ cho ng­êi cung cÊp HH, dÞch vô 02 685.742.530 623.136.254 3.TiÒn chi tr¶ cho ng­êi lao ®éng 03 1.650.320.000 1.532.142.000 4.TiÒn chi tr¶ l·i vay 04 2.684.983 3.682.456 5.TiÒn chi nép thuÕ TNDN 05 58.522.541 52.346.751 6.Tiªn thu kh¸c tõ h®kd 06 1.200.000 1.500.000 7.TiÒn chi kh¸c cho h®kd 07 3.600.000 2.850.000 8.L­u chuyÓn tiÒn thuÇn tõ h®kd(01+06=02+03+04+05+07) 20 403.981.956 305.156.432 II.L­u chuyÓn tiÒn tõ h® ®Çu t­ 1.TiÒn chi mua s¾m, TSC§ vµ c¸c TS DH kh¸c 21 5.692.432 4.623.530 2.TiÒn thu tõ thanh lý, nh­îng b¸n TSC§ vµ c¸c TS DH kh¸c 22 (680.000) (523.000) L­u chuyÓn tiÒn thuÇn tõ h® ®Çu t­ 30 5.012.432 4.100.530 III.L­u chuyÓn tiÒn tõ h® TC 1.TiÒn thu tõ ph¸t hµnh cæ phiÕu, nhËn vèn gãp cña CSH 31 97.820.033 90.219.403 2.TiÒn chi tr¶ vèn gãp cho c¸c CSH, mua l¹i cæ phiÕu cña c¸c DN ®· ph¸t hµnh 32 83.252.163 80.350.132 4.TiÒn chi tr¶ nî gèc vay 34 1.432.625 1.250.000 L­u chuyÓn tiÒn thuÇn tõ h®TC 40 28.753.033 19.239.671 L­u chuyÓn tiÒn thuÇn trong kú (50=20+30+40) 50 437.733.033 328.496.633 TiÒn vµ t­¬ng ®­¬ng tiÒn ®Çu kú 60 1.854.621.733 1.526.125.100 TiÒn vµ t­¬ng ®­¬ng tiÒn cuèi kú (70=50+60) 70 2.292.374.766 1.854.621.733 Ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2010 Ng­êi lËp biÓu (§· ký) KÕ to¸n tr­ëng (§· ký) Gi¸m ®èc (§· ký) 1.5. Quy trình tổ chức quản lý tại hiện trường. Sơ đồ tổ chức hiện trường thi công: Giám đốc KCS Thi công 1 Thi công 2 Thi công 3 Thi công 4 CB tài chính - kế toán Chỉ huy trưởng công trường CB phụ trách vật tư-xe-máy Thuyết minh sơ đồ tổ chức thi công hiện trường: Giám đốc là người chỉ đạo hoạt động thông qua chỉ huy trưởng công trường, CB tài chính kế toán chịu trách nhiệm tài chính trong thi công, CB phụ trách vật tư – xe – máy chịu trách nhiệm phương tiện máy móc phục vụ cho thi công Chỉ huy trưởng công trường làm nhiệm vụ chỉ đạo các bộ phận KCS, các tổ thi công, lập biện pháp thi công và tiến độ thi công chi tiết cho từng bộ phận cũng như tổng thể công trình Cán bộ phụ trách vật tư, xe máy làm nhiệm vụ điều động xe, máy phục vụ cho thi công trên cơ sở công việc yêu cầu, chịu trách nhiệm trong nhập - xuất vật tư cùng với thủ kho công trường Bộ phận KCS làm nhiệm vụ kiểm tra vật tư khi nhập về thi công theo đúng chủng loại, chất lượng công trình yêu cầu, đánh giá chất lượng thi công cho từng công việc cũng như từng hạng mục, tổng thể công trình trong suốt quá trình thi công Các tổ thi công tuân thủ sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng, chịu sự giám sát của bộ phận KCS, trực tiếp trong các khâu thi công các công việc trong mặt bằng thi công công trình, có trách nhiệm đảm bảo chất lượg, an toàn lao động.Tổ trưởng là người có thẩm quyền cao và chịu trách nhiệm trước cán bộ cấp trên về hoạt động của tổ sản xuất. Mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường: Giám đốc công ty là người trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư, nắm bắt các yêu cầu của chủ đầu tư từ đó điều hành hoạt động hiện trường thông qua chỉ huy trưởng công trường, CB tài chính kế toán, CB phụ trách vật tư-xe – máy tại hiện trường. Ngoài việc thường xuyên chỉ đạo tại hiện trường giữa trụ sở với việc quản lý tại hiện trường liên tục được báo cáo qua điện thoại để lãnh đạo kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi công hoặc phát sinh. Trách nhiệm và thẩm quyền được giao phó cho quản lý tại hiện trường thi công: Chỉ huy trưởng công trường là người có thẩm quyền và trách nhiệm cao nhất tại hiện trường, trong trường hợp khó khăn, vướng mắc trong thi công mà mà chỉ huy trưởng công trường không đủ thẩm quyền giải quyết thì sẽ trực tiếp báo cáo cho Giám đốc công ty xin ý kiến chỉ đạo. Nhận xét về tổ chức quản lý thi công tại hiện trường: về cơ bản, việc tổ chức quản lý ở công ty là tương đối hợp lý, nó đảm bảo cho việc phát huy quyền chủ động sang tạo cho các bộ phận. Mỗi bộ phận là bình đẳng, hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ của mình và của công ty. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty xây dựng Mỹ Đà Phòng kế toán là bộ phận tham mưu giúp giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ bộ máy công tác kế toán, tài chính thống kê, cung cấp thông tin kinh tế và và hạch toán kinh tế trong công ty, thu chi đúng pháp luật của nhà nước và quy định của ngành đề ra cụ thể. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, phòng kế toán của toàn công ty được đặt tại trụ sở chính của công ty: Nhân Mỹ-Lý Nhân-Hà Nam. Tổ chức bộ máy kế toán bao gồm: Kế toán trưởng: Là người tham mưu cho giám đốc về tài chính, sổ sách, văn bản pháp lý cần thiết của công ty. Phụ trách tổng hợp các công việc phòng kế toán, có nhiệm vụ hướng dẫn, phân công công việc cho các kế toán viên thực hiện các chế độ chính sách, cơ chế quản lý và chế độ ghi chép sổ sách kế toán, tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty. Định ký hàng quý, tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và lên bảng tính thuế thu nhập tạm tính theo quý nộp giám đốc và cơ quản quản lý thế trực thuộc. Kế toán tổng hợp: nhiệm vụ tập hợp tất cả các sổ kế toán chi tiết hàng tháng do các kế toán viên lập hàng ngày như: sổ quỹ tiền mặt (TK111); sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán (TK131, TK331); sổ chi tiết các chi phí phát sinh trong kỳ (TK621, TK622, …) tình hình nhập – xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (TK152, TK153), kiểm kê tài sản cố định…. . Khi khối lượng công việc hoàn thành hoặc công trình thi công hoàn thành tính giá thành sản phẩm. Từ các sổ chi tiết này, đối chiếu với sổ nhật ký chung được ghi chép hàng ngày sau đó vào sổ cái các tài khoản. Từ các sổ cái lên bảng cân đối tài khoản nộp kế toán trưởng để lập báo cáo tài chính. Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ cập nhật chứng từ hàng ngày, theo dõi các khoản thu, chi phát sinh trong công ty, đưa vào các sổ chi tiết TK111, TK131, TK331 đồng thời lập phiếu thu, chi theo mỗi khoản phát sinh. Cuối tháng tổng hợp vào bảng kê, bảng phân bổ đối chiếu với thực tế, thường xuyên đối chiếu với ngân hàng và với các đối tác. Phát hiện kịp thời sai sót, nhầm lẫn để có biện pháp xử lý. Theo dõi công nợ và các khoản phải trả để có kế hoạch thu chi hợp lý. Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi, tổng hợp các chứng từ để ghi sổ về vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất trong tháng theo từng công trình và tình hình sử dụng tài sản cố định, tăng giảm tài sản cố định trong kỳ (nếu có). Thường xuyên, kiểm kê vật liệu, công cụ dụng cụ có trong kho đồng thời quản lý, theo dõi về mặt giá trị của vật liệu, công cụ dụng cụ nhập xuất trong tháng và vào sổ chi tiết TK152, TK153. Hàng tháng trích khấu hao tài sản cố định, theo dõi giá trị còn lại của các tài sản đó. Chịu trách nhiệm về vật tư và tài sản cố định hiện có. Kế toán tiền lương: Hàng ngày có nhiệm vụ thống kê và chấm công nhật cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Theo dõi các khoản thưởng phạt, chế độ ốm đau thai sản … với mỗi cán bộ công nhân viên. Tính lương hàng tháng và các khoản bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên và lương trả nhân công thuê thời vụ theo bảng chấm công từ công trường chuyển về. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ lập phiếu thu, chi cụ thể cho mỗi lần lưu chuyển tiền mặt. Theo dõi, bảo quản tiền mặt của Công ty giao dịch với ngân hàng, với đơn vị mua và đơn vị bán. Thường xuyên trao đổi, đối chiếu sổ sách với kế toán thanh toán. Hàng tháng trích trả lương cho cán bộ công nhân viên của Công ty và lương của nhân công thuê thời vụ ngoài công trường theo bảng lương của kế toán tiền lương đã lập. Tổ chức bộ máy kế toán được khái quát theo sơ đồ sau: Kế toán thanh toán Kế toán vật tư, TSCĐ Thủ quỹ Kế toán tiền lương Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng ….. Nhân viên thống kê đội Hình thức kế toán mà công ty áp dụng Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức sổ sách kế toán Nhật ký chung. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán các nghiệp vụ đó). Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ sách chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ: theo hình thức Nhật ký chung Chøng tõ kÕ to¸n Sæ nhËt ký chung Sæ c¸i Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt B¶ng tæng hîp chi tiÕt Sæ nhËt ký chuyªn dïng B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o tµi chÝnh Ghi chó: Ghi hµng ngµy: Ghi cuèi th¸ng: §èi chiÕu, so s¸nh: Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán trong hình thức Nhật ký chung: + Căn cứ chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chừng từ, tiến hành lập định khoản kế toán và ghi trực tiếp vào sổ Nhật ký chung theo thứ tụ thời gian. Trường hợp các hoạt động kinh tế tài chính có yêu cầu quản lý riêng thì căn cứ chứng từ kế toán tiến hành lập định khoản rồi ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt + Các nghiệp vụ có liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì đồng thời căn cứ chứng từ kế toán ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan + Hằng ngày hoặc định kỳ căn cứ vào Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt để ghi vào sổ cái các tài khoản + Cuối tháng căn cứ vào các số liệu ở các sổ chi tiết lập bảng chi tiết số phát sinh, căn cứ vào số liệu ở sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh + Sau khi đối chiếu đảm bảo số liệu phù hợp căn cứ số liệu ở bảng đối chiếu và lập bảng cân đối và Báo cáo tài chính Hình thức kế toán Nhật ký chung có ưu điểm: mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, nhưng có nhược điểm lớn là việc ghi chép trùng lặp nhiều. Hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng C«ng ty sö dông hÖ thèng tµi kho¶n kÕ to¸n ban hµnh theo QuyÕt ®Þnh sè 15/2006/ Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña bé Tµi chÝnh 2.3.1. Danh mục chứng từ kế toán công ty sử dụng. TiÒn tÖ: PhiÕu thu, PhiÕu chi, GiÊy ®Ò nghÞ t¹m øng, GiÊy ®Ò nghÞ thanh to¸n, B¶ng kª chi tiÒn. Lao ®éng tiÒn l­¬ng: b¶ng chÊm c«ng, b¶ng chÊm c«ng lµm thªm giê, b¶ng thanh to¸n tiÒn l­¬ng, b¶ng thanh to¸n tiÒn th­ëng, giÊy ®i ®­êng,b¶ng thanh to¸n lµm thªm giê, hîp ®ång giao kho¸n, b¶ng ph©n tiÒn l­¬ng vµ b¶o hiÓm x· héi. Hµng tån kho: phiÕu nhËp kho, phiÕu xuÊt kho, b¶ng kª mua hµng, biªn b¶n kiÓm nghiÖm vËt t­, b¶ng ph©n bæ NVL, CCDC TSC§: biªn b¶n giao nhËn TSC§, biªn b¶n thanh lÝ TSC§, biªn b¶n kiÓm kª TSC§, b¶ng tÝnh vµ ph©n bæ khÊu hao TSC§. C¸c chøng t­ kh¸c: Hãa ®¬n GTGT, b¶ng kª t hu mua hµng hãa mua vµo kh«ng cã hãa ®¬n. 2.3.2. T×nh h×nh vËn dông chÕ ®é tµi kho¶n kÕ to¸n. C«ng ty sö dông hÖ thèng tµi kho¶n kÕ to¸n ban hµnh theo QuyÕt ®Þnh sè 15/2006/ Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña bé Tµi chÝnh Tæng sè C«ng ty ®ang sö dông 42 tµi kho¶n cÊp I, cßn c¸c tµi kho¶n kh¸c c«ng ty kh«ng sö dông, ngoµi ra c«ng ty cßn sö dông thªm c¸c tµi kho¶n cÊp II ®Ó theo dâi chi tiÕt c¸c kho¶n môc chi phÝ theo tõng tr­êng hîp cô thÓ. Tµi kho¶n sö dông: 111, 112, 131, 133, 138, 141, 142, 144, 152, 153, 154, 155, 156, 211, 212, 214, 311, 315, 331, 333, 334, 338, 411, 412, 413, 414, 421, 511, 515, 521, 531, 621, 622, 623, 627, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 911. 2.3.4. T×nh h×nh vËn dông chÕ ®é sæ s¸ch kÕ to¸n -H×nh thøc sæ kÕ to¸n c«ng ty ®ang sö dông: NhËt ký chung -C¬ cÊu sæ: +Sæ nhËt kÝ ®Æc biÖt: sæ nhËt kÝ thu tiÒn, nhËt kÝ chi tiÒn, nhËt kÝ mua hµng, nhËt kÝ b¸n hµng. +Sæ tæng hîp: Sæ c¸i c¸c tµi kho¶n sö dông +Sæ thÎ tµi kho¶n chi tiÕt: Sæ TSC§, Sæ chi tiÕt vËt liÖu; s¶n phÈm; hµng hãa, ThÎ kho, Sæ chi tiÕt s¶n xuÊt kinh doanh, ThÎ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm; dÞch vô, Sæ chi tiÕt chi phÝ sö dông m¸y thi c«ng, Sæ chi tiÕt chi phÝ s¶n xuÊt chung, Sæ chi tiÕt chi phÝ QLDN, Sæ gi¸ thµnh c«ng tr×nh, Sæ chi tiÕt tiÒn göi; tiÒn vay, Sæ chi tiÕt thanh to¸n, Sæ chi tiÕt nguån vèn kinh doanh. 2.3.4. T×nh h×nh vËn dông chÕ ®é b¸o c¸o kÕ to¸n C«ng ty chØ thùc hiÖn chÕ ®é b¸o c¸o tµi chÝnh doanh nghiÖp, kh«ng thùc hiÖn chÕ ®é b¸o c¸o kÕ to¸n qu¶n trÞ doanh nghiÖp. C«ng ty lËp b¸o c¸o quyÕt to¸n theo quy ®Þnh cña chÕ ®é kÕ to¸n hiÖn hµnh C¸c lo¹i kÕ to¸n c«ng ty ®ang thùc hiÖn: - B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n (MÉu sè B01-DN) -B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh (MÉu sæ B02-DN) -B¸o c¸o l­u chuyÓn tiÒn tÖ (MÉu sè B03-DN) -ThuyÕt minh b¸o c¸o tµi chÝnh (MÉu sè B09-DN) 3. Thực trạng công tác kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tại công ty xây dựng Mỹ Đà. 3.1. Kế toán vốn chủ sở hữu gồm: - Tiền mặt: TK 111. Tiền gửu ngân hàng: TK 112.Tiền đang chuyển: TK 113. - Công ty xây dựng Mỹ Đà là công ty xây dựng chuyên thi công và xây lắp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt thường xuyên.Tiền tại quỹ chỉ có VND. Mọi nghiệp vụ thu - chi tiền mặt đều căn cứ vào chứng từ thu, chi hợp lệ chứng minh tất cả các khoản thu - chi ngân phiếu, tiền mặt đều phản ánh vào tài khoản 111. Thanh toán bằng tiền mặt phải có đề nghị của phòng kinh doanh, kèm theo các chứng từ gốc có liên quan (giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị tạm ứng,…). Khi có các Phiếu thu, Phiếu chi thủ quỹ sẽ vào sổ quỹ (vào độc lập với kế toán), cuối ngày sẽ đối chiếu số liệu. Kế toán chi tiết tiền mặt sử dụng các chứng từ, sổ sách kế toán sau: Phiếu thu, Phiếu chi; Bảng kiểm kê quỹ ( Cuối năm ); Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Biên lai thu tiền; Sổ quỹ tiền mặt; Nhật ký chung. Sơ đồ luân chuyển kế toán tiền mặt: Phiếu thu/ chi Giấy bỏo Nợ/ Cú Số liệu chuyển từ phõn hệ khỏc Mỏy tớnh Kế toỏn vốn bằng tiền Kế toỏn bỏn hàng, mua hàng, kế toỏn tổng hợp Nhật ký chung, Sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ cỏi. Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi do thủ quỹ lập, ké toán tiến hành cập nhật số liệu vào phân hệ kế toán vốn bằng tiền. Máy tính sẽ tự động xử lý số liệu và cập nhật vào các sổ sách cần thiết ( Sổ nhật ký chung,Sổ chi tiết tài khoản, Sổ cái) và chyển số liệu sang phân hệ liên quan. Sơ đồ tổng quát kế toán tiền mặt: TK 112 TK 111 TK112 Rút TGNH về nhập quỹ Gửi TM vào ngân hàng TM TK121,221,515 TK635 TK152,153,156 L ỗ Mua dụng cụ, vật tư, hàng hoá Thu hồi các khoản đầu tư TC TK133 TK515 TK154,635 L ãi TK131,135,141 Chi phí phát sinh bằng TM Thu hồi các khoản nợ TK211,217 Mua TSC Đ,bất động sản đầu tư TK411 TK133 Nhận vốn góp phát hành cổ phiếu TK311,331,334 Thanh toán các khoản bằng TM TK515,511,711 Doanh thu và thu nhập khác TK138(1) TK333(1) TM thiếu chưa xác định ng.nhân Chứng từ sử dụng thực tế: Trong tháng 5/2011 - Xuất quỹ tiền mặt chi trợ cấp khó khăn cho công nhân viên 500000 đồng, ghi: Nợ TK 353: 500000 Có TK 111: 500000 - Xuất quỹ tiền mặt chi ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt: 20000000đ, ghi: Nợ TK 353: 20000000 Có TK 111: 2000000 Sử dụng quỹ chi khen thưởng thường xuyên cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp: 380000 đ, ghi: Nợ TK 353: 380.000 Có TK 334: 380.000 - Tính hao mòn TSCĐ phúc lợi của doanh nghiệp 115.000đ, ghi: Nợ TK 353: 115.000 Có TK 214: 115.000 Sổ chi tiết quỹ doanh nghiệp TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi. Loại tiền: VNĐ ĐVT: đồng N T Ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư SH N.T Nợ Có Nợ Có 1.Số dư đầu tháng 100000000 2.Số PS trong tháng - Chi trợ cấp khó khăn - Chi ủng hộ đồng bào lũ lụt - Chi khen thưởng CNV - Tính hao mòn TSCĐ 111 111 334 214 500.000 20000.000 380.000 115.000 Cộng số phát sinh 20995.000 Số dư cuối tháng 79.005.000 Ngày 31 tháng 5 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Hà Thu Lưu Nguyễn Ngọc Thuỷ Phan Ngọc Luân 3.2. Kế toán thanh toán các khoản nợ phải trả. 3.2.1. Phân loại nhiệm vụ quản lý chi tiết các khoản thanh toán. Thanh toán với người mua: Cô Lê Thị Thanh – Nhân viên bán hàng có trách nhiệm theo dõi tình hình doanh số bán hàng của toàn Công ty, thu tiền hàng, mang hoá đơn bán hàng và các chứng từ khác có liên quan đến hàng bán về nộp tại phòng Kế toán và nộp tiền cho thủ quỹ. Thanh toán với người bán: Anh Nguyễn Hà, Lê Mạnh chiụ vai trò đảm nhận việc mua hàng và thanh toán tiền hàng thông qua phương án kinh doanh đã được cấp trên ký duyệt. Thanh toán với cán bộ, công nhân viên chức : Thông qua bảng lương đã được Giám Đốc công ty ký duyệt, cô Lê Thị Mai – Kế toán viên đảm nhận công việc thanh toán với cán bộ công nhân viên chức. Thanh toán với Nhà Nước : Cô Hà Thu Lưu – Kế toán trưởng đảm nhận việc giao dịch với cơ quan Nhà Nước. Thanh toán khác : Được sự phê duyệt của Giám Đốc công ty đồng chí Nguyễn Ngọc đảm nhận công việc này. Thanh toán nội bộ : Sau khi được Giám đốc phê duyệt, các đồng chí tổ chức phụ trách việc thanh toán này. 3.2.2. Kế toán chi tiết hoạt động thanh toán của công ty a. Thanh toán với người bán. C¸c chøng tõ ®­îc sö dông:Hîp ®ång kinh tÕ vÒ cung cÊp hµng ho¸, hoá đơn giá trị gia tăng của nhà cung cấp giao cho công ty, hoá đơn vận tải, phiếu nhập kho, phiếu chi, Giấy báo nợ, uỷ nhiệm chi. Quy trình lưu chuyển chứng từ: Kế toán trưởng B1: Qúa trình mua hàng. Phòng kinh doanh Bộ phận có nhu cầu Nhà cung cấp Phòng kế toán Phòng kinh doanh B2: Qúa trình thanh toán với người bán: Nhà cung cấp Phòng kế toán Nhà cung cấp Ngân hàng Phòng kế toán Chứng từ sử dụng thực tế: - Ngày 12/5/2011 công ty xây dựng Mỹ Đà mua hàng của công ty thép Thái Nguyên 1500 kg thép chữ V, đơn giá 14.584 đ/kg về nhập kho theo phiếu nhập kho số 26.Thànhtiền: 21.876.000đ,thuếVAT: 1.093.800đ,tổng cộng: 22.969.800đ. Công ty đã thanh toán 40% bằng chuyển khoản, số còn lại chưa thanh toán. Quy trình luân chuyển chứng từ: sau khi được duyệt phương án mua hàng, ng ười được mua hàng sẽ nhận được hoá đơn GTGT do công ty thép Thái Nguyên phát hành và vận đơn chuyển giao. Người mua hàng mang hoá đơn công tác phí đến phòng tài chính để chứng minh tính có thật của nghiệp vụ mua hàng. Ngày 12/5 sau khi nhận đầy đủ các chứng từ trên, kế toán tiến hành lập Uỷ nhiệm chi lấy ký duyệt của của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị rồi mang đến ngân hàng, ngân hàng sẽ căn cứ vào Uỷ nhiệm chi chuển tiền vào tài khoản cho nhà cung cấp. Sau khi chuyển tiền thành công ngân hàng sẽ gửi lại cho công ty một liên của Uỷ nhiệm chi cùng với Giấy báo Nợ. Tại phòng kế toán, kế toán định khoản nghiệp vụ nhập kho như sau: Nợ TK 152(thép): 21.876.000 Nợ TK 133 : 1.093.800 Có TK 111: 22.969.800 Trình tự hạch toán và phương pháp hạch toán: Hạch toán chi tiết với nhà cung cấp : Trên cơ sở các chứng từ thanh toán với người bán, Kế toán công Nợ sẽ mở sổ kế toán chi tiết công nợ thực hiện việc theo dõi các khoản nợ với người bán theo từng lần nợ và số còn phải trả. Với mỗi nhà cung cấp có quan hệ thanh toán thường xuyên, được theo dõi trên một cuốn sổ riêng. Với nhà cung cấp không có quan hệ thanh toán thường xuyên ( Vãng lai ) được thực hiện chung trên một cuốn sổ cùng với các nhà cung cấp Vãng lai khác. Sau khi nhận được chứng từ thanh toán công nợ của người bán, kế toán công nợ sẽ thực hiện việc cập nhật các chứng từ về phát sinh công nợ vào sổ chi tiết công nợ. Cuối tháng, tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết công nợ lấy số liệu tổng hợp phát sinh Nợ, Có và chỉ tiêu dư đầu kỳ của Báo cáo trước để tính ra số dư cuối kỳ của từng nhà cung cấp. uỷ nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền thư - điện Lập ngày 12 tháng 05 năm 2011. KBNN A GHI NợTK:..............CúTK:.............. Đơn vị trả tiền : Công ty xõy dựng Mỹ Đà KHTK.................. Tài khoản : 710A- 04310 Tại ngân hàng :Cụng thương tỉnh Hà Nam KBNN B GHI NợTK:............... CúTK:............... Đơn vị nhận tiền : Công ty thộp Thỏi Nguyờn Địa chỉ: Trại Cau - Thỏi Nguyờn KHTK............... Tài Khoản : 2500207105 Tại Ngân hàng : Ngoại thương Việt Nam Nội dung thanh toán chuyển tiền: Chi trả tiềnmua hàng. Số tiền bằng chữ : Chín triệu một trăm tám mươi bảy ngàn chín trăm hai mươi đồng chẵn. Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B Lập ngày Ghi sổ ngày Ghi sổ ngày Kế toán Chủ Tk Kế toán Giám đốc Kế toán Giám đốc Ngân Hàng: Công thương tỉnh Hà Nam Chi nhánh: Hà Nam giấy báo nợ debit advice số / seq No : Ngày / Date: số tài khoản/ account no : 710 - 04310 tên tài khoản : Kính gửi/ To : Công ty xây dựng Mỹ Đà. Ngân hàng chúng tôi xin trân trọng thông baó: Tài khoản của quý khách hàng đã được ghi “ Nợ ‘’ với nội dung như sau: Please note that we have today “DEBITED” your account ith the following entries : Ngày hiệu lực effective date Số tiền amount Loại tiền currency Diễn giải particulars 12/ 05/ 2009 9.187.920 VNĐ Trả tiền hàng Số tiền bằng chữ : Chín triệu một trăm tám mươi bảy triệu chín trăm hai mươi ngàn đồng. Giao dịch viên/ Prepared by Kiểm soát/ Verifed by Đơn vị: CTY xây dựng Mỹ Đà. Mẫu số S31-DN Địa chỉ: Nhõn Mỹ- Lý Nhõn- Hà Nam. (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của BTC) Sổ chi tiết thanh toán với người bán Tài khoản 331- phải trả nhà cung cấp Đối tượng: CTY xây dựng Mỹ Đà ĐVT : Đồng Chứng từ Diễn giải TK Số phát sinh đối ứng Ngày Số Nợ Có 1. số d đầu kỳ  12/5 mua thộp hỡnh V 152 131 13.781.880 2.Số phát sinh 13.781.880 3.Số d cuối kỳ 13.781.880 Ngày 12 tháng 05 năm2011 Kế toán trưởng Người ghi sổ (Đã ký) (đã ký) b. Thanh toỏn với cỏn bộ cụng nhõn viờn chức. - Sổ sỏch sử dụng: Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng - Trình tự hạch toán: Trên cơ sở các chứng từ phát sinh, Kế toán sẽ thực hiện theo dõi các khoản thanh toán cho người lao động trên sổ chi tiết công nợ. Cuối tháng, tự tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết công nợ lấy số liệu tổng phát sinh Nợ, Có và chỉ tiêu dư đầu kỳ của báo cáo trước để tính ra số dư cuối kỳ. - Chứng từ thực tế: Ngày 31/ 05/2011 tính lương phải trả như sau: Bộ phận bán hàng: 20 000 000. Quản lý doanh nghiệp 10 000 000 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. Phiếu chi số 01 xuất quỹ thanh toỏn lương cho CNV thỏng 5. Đơn vị: CTY xây dựng Mỹ Đà. Mẫu số 02-TT Địa chỉ: Nhõn Mỹ- Lý Nhõn- Hà Nam. (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của BTC) phiếu chi Số: 01 Nợ TK 3341 Có TK 1111 Họ và tên người nhận tiền: Địa chỉ: Trưởng phòng quản lý nhân sự Lý do chi: Chi trả tiền cho cán bộ công nhân viên Số tiền: 28 200 000 ( Viết bằng chữ ) Hai mươi tám triệu, hai trăm nghìn đồng. Ngày 31 thỏng 5 năm 2011 Giám đốc Kế toán trưởng Người nhận tiền Người lập phiếu Thủ quỹ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phan Ngọc Luõn (đó ký) Lờ Thị Mai (đó ký) (đó ký) Đơn vị: CTY xây dựng Mỹ Đà. Mẫu số 03b-DN Địa chỉ: Nhõn Mỹ- Lý Nhõn- Hà Nam. (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của BTC) sổ cái Tháng 05 năm 2011 Tài khoản 334- Phải trả người lao động ĐVT: đ ồng CTGS Diễn giải TK đối ứng Phát sinh SH NT Nợ Có 31/05 Tính lương phải trả 6411 6421 20 000 000 10 000 000 31/05 trích BHXH, BHYT 3383 3384 1 500 000 300 000 01 31/05 Trả tiền lương 1111 28 200 000 Phát sinh tăng 30 000 000 Phát sinh giảm 30 000 000 Số dư cuối kỳ (0) Hà Nam, ngày 31 tháng 05 năm 2011 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Lờ Thị Mai Nguyễn Ngọc Thuỷ Phan Ngọc Luõn c. Thanh toán với Nhà nước. - Sổ sỏch kế toỏn sử dụng : Hoá đơn thuế GTGT, Hoá đơn thương mại... - Trình tự hạch toán:Công ty xõy dựng Mỹ Đà thực hiện hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT và thuế Thu nhập doanh nghiệp Thời điểm quýêt toán thuế GTGT vào đầu năm hoặc cuối năm để theo dõi tình hình thanh toán các khoản với Ngân sách Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí. Mọi khoản thuế, lệ phí theo quy định được tính bằng VNĐ. Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu tính trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, hàng quý doanh nghiệp tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thông báo của cơ quan thuế. Đơn vị: Công ty xây dựng Mỹ Đà. Mẫu số 02-TT Bộ phận: (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC Mó đơn vị SDNS ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) phiếu chi Số: 01 Nợ TK 3337 Có TK 1111 Họ và tên người nhận tiền: Địa chỉ: Phũng kế toỏn Lý do chi: Nộp thuế thuê nhà đất vào KBNN Số tiền: 2 700 000 ( Viết bằng chữ ) Hai triệu bảy trăm nghìn đồng. Ngày 31 tháng 5 năm 2011 Giám đốc Kế toán trưởng Người nhận tiền Người lập phiếu Thủ quỹ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phan Ngọc Luõn (đó kớ) (đó kớ) Hà Thu Lưu (đó kớ) Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt Liên 2: Giao cho đối tượng nộp tiền Tên đối tượng nộp tiền: Nguyễn Minh Hà mã số(CMND): Địa chỉ: Nhõn Mỹ - Lý Nhõn - Hà Nam Mãsốthuế:28001 Đối tượng nộp thuế: Công ty xõy dựng Mỹ Đà Nộp vào NSNN tại KBNN: Kho bạc thành phố Phủ Lý– Hà Nam Cơ quan quản lý thu: Tại chi cục thuế Hà Nam Mã số: Theo thông báo thu(tờ kê khai thuế) về....tháng....năm....... Tờ khai hải quan số: ...............................ngày.................... STT Nội dung khoản nộp Chương Loại Khoản Mục Tiểu mục Số tiền 1 Thuế nhà đất 2145 8 2 15 9 2 700 000 Cộng 2 700 000 Số tiền thu bằng chữ: Hai triệu bảy trăm nghìn đồng chẵn Người nộp Kho bạc Nhà nước Ngày 31/05/ 2011 Ngày 31/05/2011 Người nộp Thủ quỹ Kế toán Kế toán trưởng Nguyễn Minh Hà Nguyễn NgọcThuỷ (đó ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 12 tháng 5 năm 2011 Mẫu số: 01 GTKT-3LL RY/2008B 003957 Đơn vị bán hàng: Công ty thép Thái Nguyên Địa chỉ: Trại Cau – Thái Nguyên MST: 2500207105 Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty xây dựng Mỹ Đà Địa chỉ: Nhân Mỹ - Lý Nhân – Hà Nam Mã số thuế 0700209462 Hình thức thanh toán: Tiền mặt Stt Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 01 Thép hình V kg 1.500 14.584 21.876.000 Cộng thành tiền 21.876.000 Thuế suất GTGT 5% 1.093.800 Tổng cộng tiền thanh toán(40%) 22.969.800 Bằng chữ: Hai mươi hai triệu chín chăm sáu mươi chín nghìn tám trăm đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký,họ tên) Lưu Hương Giang Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Ngày 21/5/2011 công ty dùng tiền mặt mua 40m3 cát vàng của công ty TNHH Hoàng Tùng về nhập kho theo phiếu nhập kho số 33 với đơn giá 110.000đ/kg, giá được áp theo quyết định số 1158 – CPLS – TCXD ngày 13/2/2009 của liên sở TC vật giá xây dựng tỉnh Hà Nam. Thành tiền: 4.400.000đ, thuế VAT: 220.000đ, tổng cộng: 4.620.000đ HOÁ ĐƠNGIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 21 tháng 5 năm 2011 Mẫu số: 01 GTKT-3LL RY/2008B 003957 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hoàng Tùng Địa chỉ: Việt Trì - Phú Thọ MST: 2500207105 Đơn vị: Công ty xây dựng Mỹ Đà Địa chỉ: Nhân Mỹ - Lý Nhân – Hà Nam Mã số thuế 0700209462 Hình thức thanh toán: Tiền mặt Stt Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 02 Cát vàng M3 40 110.000 4.400.000 Cộng thành tiền 4.400.000 Thuế suất GTGT 5% 220.000 Tổng cộng tiền thanh toán 4.620.000 Bằng chữ: Bốn triệu sáu trăm hai mươi ngàn đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký, họ tên) Đỗ Thị Dung Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Ngày 25/5/2011, công ty mua 60 000 viên gạch của xí nghiệp gạch địa phương: Công ty sản xuất vật liệu XD Lý Nhân với đơn gi 1 525 đ/viên. Thành tiền: 91.500.00đ. Thuế VAT: 4.575.000đ. Tổng cộng: 96.075.000. HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 25 tháng 5 năm 2011 Mẫu số: 01 GTKT-3LL RY/2008B 003957 Đơn vị bán hàng: Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng Lý Nhân Địa chỉ: Nhân Mỹ - Lý Nhân - Hà Nam MST: 0700230115 Điện thoại: 03513.876.887 Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty xây dựng Mỹ Đà Địa chỉ: Nhân Mỹ - Lý Nhân – Hà Nam Mã số thuế 0700209462 Hình thức thanh toán: Tiền mặt Stt Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 03 Gạch viên 60.000 1.525 91.500.000 Cộng thành tiền 91.500.000 Thuế suất GTGT 5% 4.575.000 Tổng cộng tiền thanh toán 96.075.000 Bằng chữ: Chín sáu triệu không trăm bảy mươi năm ngàn đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký, họ tên) Trần Văn Lành Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Ngày 25/5, công ty mua 6500kg Xi măng của nhà máy Bút Sơn(Hà Nội) với đơn giá 1000đ/kg. Thành tiền: 6.500.000đ. Thuế VAT: 325.000đ. Tổng cộng: 6.825.000đ. HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 25 tháng 5 năm 2011 Mẫu số: 01 GTKT-3LL RY/2008B 003957 Đơn vị bán hàng: Nhà máy Bút Sơn Địa chỉ: Ba Đình- Hà Nội MST: 021100666898 9 Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty xây dựng Mỹ Đà Địa chỉ: Nhân Mỹ - Lý Nhân – Hà Nam Mã số thuế 0700209462 Hình thức thanh toán: Tiền mặt Stt Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 04 Xi măng kg 6 500 1 000 6 500 000 Cộng thành tiền 6 500 000 Thuế suất GTGT 5% 325 000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo Kế toán vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả tập tại công ty xây dựng Mỹ Đà.doc
Tài liệu liên quan