Đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh

Tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu và mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài. Điều này đã tạo nên một luồng sinh khí mới đối với các doanh nghiệp, đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải luôn tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc bằng uy tín và chất lượng sản phẩm của mình. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là lợi nhuận và lợi nhuận tối đa, do vậy lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích các chủ doanh nghiệp mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao năng suất lao động. Mà đối mặt với các doanh nghiệp là thương trường với sự chọn lọc đào thải rất khắt khe, với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thì lại thường xuyên biến đổi. Để ...

docx70 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu và mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài. Điều này đã tạo nên một luồng sinh khí mới đối với các doanh nghiệp, đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải luôn tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc bằng uy tín và chất lượng sản phẩm của mình. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là lợi nhuận và lợi nhuận tối đa, do vậy lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích các chủ doanh nghiệp mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao năng suất lao động. Mà đối mặt với các doanh nghiệp là thương trường với sự chọn lọc đào thải rất khắt khe, với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thì lại thường xuyên biến đổi. Để đạt được mục tiêu trên quả là một vấn đề khó khăn vất vả đối với các nhà doanh nghiệp. Vậy con đường nào giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và vươn lên mạnh mẽ trong cơ chế thị trường đầy nghiệt ngã này? Phải chăng đó là cả một nghệ thuật, là cả một quá trình. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải luôn nhận thức được rằng có tiêu thụ thì mới đảm bảo được thu hồi vốn đã bỏ ra và tăng tích luỹ đồng thời nâng cao được đời sống cho công nhân viên trong doanh nghiệp. Như vậy hoạt động tiêu thụ đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Ta biết rằng kế toán là một công cụ ghi chép, tổng hợp thông tin kinh tế, là một công cụ quan trọng nhằm để quản lý vốn, tài sản điều hành hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Những thông tin do kế toán cung cấp là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho các nhà doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá để lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc tổ chức và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ, xác định và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng. Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp, Tác giả xin đi sâu vào nghiên cứu công tác tiêu thụ ở Công ty. Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phạm Thị Bích Chi cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh, với kiến thức và lý luận đã được trang bị tại nhà trường tác giả đã hoàn thành chuyên đề với đề tài: "Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh”. Chuyên đề được trình bày với kết cấu 3 phần chính. Phần I: Khái quát chung về công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh. Phần II: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh. Phần II: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh. Với sự cố gắng và khả năng nhất định, trong một thời gian thực tập có hạn Tác giả hy vọng qua việc thực hiện đề tài có thể tiếp cận và lý giải các vấn đề chủ yếu liên quan đến công tác tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty. Và trên cơ sở đó có thể góp một phần ý kiến của mình làm cho công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty ngày càng hoàn thiện hơn. PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SX & TM XNK NGỌC KHÁNH I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU NGỌC KHÁNH. 1. Quá trình hình thành. Công ty TNHH 1 thành viên sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Ngọc khánh được thành lập ngày 30./12/2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102015654 của Sở Kế Họach và đầu tư thành phố Hà Nội. Tên công ty: CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU NGỌC KHÁNH Tên giao dịch: NGỌC KHANH IMPORT- EXPORT TRADING PRODUCTION COMPANY LIMITED Tên viết tắt: NGOC KHANH IM EX CO., LTD Trụ sở chính đặt tại: Số 110 B - Quốc Bảo - Thị trấn Văn Điển Huyện Thanh Trì - Hà Nội Điện thoại: (04) 5641376 Fax : ( 04 ) 5641376 Tài khoản: 21310000002283 Mở tại: Chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và phát triển Hà Nội. Mã số thuế: 0101601134 Vốn điều lệ: 3.000.000.000d 2. Ngành nghề đăng ký kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như . - Sản xuất, chế biến và buôn bán hàng nông, lâm, thuỷ hải sản: - Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách và các dịch vụ phục vụ khách du lịch: - Sản xuất và buôn bán đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng trang trí nội thất, ngoại thất. - Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, san lấp mặt bằng. - Kinh doanh bến bãi, bất động sản: - Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng, trang thiết bị cho ngành xây dựng, giao thông, thuỷ lợi; - Sản xuất và buôn bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị dụng cụ thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, máy móc, trang thiết bị xây dựng công nghiệp, phương tiện vận chuyển, vật tư, hàng dệt may, trang thiết bị viễn thông ( Trừ sản xuất thiết bị thu phát sóng ); - Đai lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh./. Thời gian đầu mới thành lập Công ty chỉ đi sâu về buôn bán gỗ, nhưng qua 1 thời gian hoạt động nhận thấy nhu cầu của thị trường về đồ nội thất ngày càng cao nên công ty quyết định đi sâu vào nghiên cứu thêm về đồ nội thất, để làm được điều này công ty đã thiết kế cho ra rất nhiều mẫu mã và trưng bày tại showroom nhằm giới thiệu đến khách hàng. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động công ty đã thu hút được rất nhiều khách hàng. 3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. Công ty TNHH 1 thành viên sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh có khả năng đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi cả nước. Do là một Công ty sản xuất và buôn bán đồ gỗ nên trong lĩnh vực kinh của mình Công ty luôn lấy uy tín, chất lượng, hiệu quả công việc, cạnh tranh lành mạnh trong giá thành là chủ trương được xác định trong suốt quá trình hình thành và kinh doanh của Công ty. Công ty TNHH 1 thành viên sản xuất & thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản mở tại Ngân hàng. 4. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. Công ty TNHH 1 thành viên SX TM XNK Ngọc Khánh là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực đồ gỗ nên Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo con người, đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài những trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ra Công ty còn có đội ngũ công nhân có tay nghề cao, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ . Vì vậy mà các sản phẩm Công ty sản xuất ra đều đạt chất lượng cao và phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong những năm ngần đây Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô, cải cách chế độ làm việc và quản lý trong Công ty, sự lớn mạnh của Công ty được thể hiện ở rất nhiều mặt như Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, nâng cao uy tín với khách hàng, phát huy những thế mạnh của mình vào sản xuất kinh doanh, vận dụng ưu đãi với bạn hàng,...Hiện nay Công ty đã trở thành một trong những nhà sản xuất đồ gỗ có uy tín trên thị trường.. Sự lớn mạnh của công ty được thể hiện trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây trên bảng cân đối kế toán (Kết quả phát triển trong một số năm gần đây) Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều biến đổi, mở rộng và tăng trưởng qua các năm. Tất cả các chỉ tiêu của doanh nghiệp đều vượt mức đáng kể qua đó ta thấy được sự lớn mạnh dần lên của Công ty. Qua số liệu, ta cũng thấy tổng doanh thu của năm sau luôn cao hơn năm trước cụ thể ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của năm 2005 so với năm 2006 tăng 67.240.000đ Bảng 3: Kết quả phát triển trong một số năm gần đây (số liệu trong 3 năm 2005 - 2006 - 2007 ) ĐVT: đồng TT Tài sản Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu bán hàng 6.292.812.588 15.343.110.410 16.690.635.470 2 Lợi nhuận gộp về bán hàng 145.069.286 449.438.023 801.793.902 3 Doanh thu H Đ TC 1.597.053 653.978 401.693 4 Vốn chủ sử hữu 3.000.000.000 3.000.000.000 3.000.000.000 5 Tổng doanh thu 56.660.000 250.050.000 367.825.000 6 Giá vốn hàng bán 6.138.743.302 14.893.672.387 15.888.841.568 7 Lao động bình quân 27 35 37 8 Thu nhập bình quan 1.300.000 1.360.000 1.450.000 9 Lợi nhuận sau thuế 40.795.200 180.036.000 264.834.000 Ta cũng thấy rằng năm 2007 tăng 84.798.000đ so với năm 2006 đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và buôn bán đồ gỗ thì mức tăng này là không đáng kể. Nhưng ta cũng thấy rằng nền kinh tế của đất nước đang trong quá trình hội nhập và cạnh tranh với các nước trong khu vự do vậy sự phát triển của Công ty như vậy cũng là chấp nhận được. II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty. Là một công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và buôn bán đồ gỗ để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nguyên tắc làm việc có hiệu quả thì cơ cấu bộ máy quản lý cũng có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: - Giám Đốc - Phó Giám Đốc. - Phòng kinh doanh. - Phòng kế toán. - Phòng xuất nhập khẩu. - Phòng hành chính. Sơ đồ1: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH 1 thành viên sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh Giám Đốc Phòng kinh doanh Phòng Kế Toán Phòng xuất nhập khẩu Phòng Hành Chính Phó Giám Đốc * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận * Ban Giám đốc : Ban giám đốc bao gồm có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, người điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty đã đề ra trên mọi lĩnh vực. Để trợ giúp Ban giám đốc còn có một bộ máy quản lý chỉ đạo trực tiếp bao gồm các phòng ban như: Phòng hành chính Nhân sự; phòng kinh doanh, phòng kế toán và phòng xuất nhập khẩu. * Phòng hành chính nhân sự. Có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự, thực hiện công tác đảm bảo và chăm sóc quyền của người lao động trong công ty. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về các công tác hành chính. * Phòng kinh doanh. Đây là phòng quan trọng nhất trong công ty; mang lại doanh thu và có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phương thức và các chương trình chăm sóc khách hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và phát triển thị trường. * Phòng xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ chủ yếu là nhận đơn đặt hàng của các phòng kinh doanh, cùng phòng kinh doanh quyết định đơn hàng; gửi đơn hàng và soạn thảo hợp đồng với đối tác nước ngoài; làm thủ tục vận tải và bảo hiểm để chuyển hàng về Việt Nam và làm các thủ tục hải quan để nhận hàng về Công ty. * Phòng Kế toán. Đây là phòng quan trọng trong việc thu thập ghi chép và tổng hợp số liệu của các bộ phận trong toàn Công ty, có nhiệm vụ phân bổ và hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm chính xác; giúp Ban giám đốc có cơ sở chỉ đạo trong việc thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Tại Công ty TNHH 1 thành viên sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình tập chung, tức là mọi quyền hành đề thuộc ban lãnh đạo do vậy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều do ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo và điều hành. Nên trong quá trình sản xuất kinh doanh phục vụ khách hàng Công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH 1 thành viên sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh. * Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh . Công ty TNHH 1 thành viên sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh chuyên kinh doanh mặt hàng về gỗ và thiết kế sản xuất các sản phẩm từ gỗ , là nhà kinh doanh kiêm sản xuất nên chức năng chủ yếu là đi sâu thiết kế để cho ra các mẫu mã sản phẩm tốt nhất phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng trong cả nước . - Phân phối các loại gỗ cho các đối tượng. - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ nội thất, đồ dùng văn phòng, không gian trưng bày hàng triển lãm ... * Đặc điểm về thị trường tiêu thụ. Công ty TNHH sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh là nhà phân phối gỗ và sản xuất các mặt hàng từ gỗ đáp ứng mọi nhu cầu của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Khách hàng chủ yếu của Công ty như là. - Công ty Sơn Hà: Show room trưng bày thiết bị - Công ty Trung Việt: Gian hàng trưng bày triển lãm - Các công ty chế biến gỗ. - Người tiêu dùng: tủ bếp, nội thất gia đình,khuôn cửa...... Công ty Ngọc Khánh có trụ sở chính tại 110 -Quốc Bảo - Văn Điển và một showroom trưng bày sản phẩm tại H82 Thinh Quang - Đống đa - Hà Nội. Thị trường truyền thống của Công ty Ngọc Khánh là đối tượng người tiêu dùng trong nước và các công ty có nhu cầu trưng bày giới thiệu sản phẩm. 3. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới. Đất nước đã ra nhập WTO và đang trên đà phát triển, cùng với sự phát triển của đất nước là sự ra đời của các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu mới ngày càng nhiều khiến cho việc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngày một khốc liệt. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn cho những sản phẩm của mình để có được sản phẩm tố nhất cũng như các dịch vụ đi kèm tốt nhất. * Mục tiêu của Công ty Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ kinh doanh đều gắn liền với sự phát triển, tăng trưởng của đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng để hoà chung với sự phát triển nhanh chóng của đất nước thì mỗi doanh nghiệp, công ty phải tìm cho mình một hướng đi, một mục tiêu để phấn đấu. Đối với Công ty Ngọc Khánh thì mục tiêu đặt ra trong Công ty là. + Phát triển mạng lưới phân phối rộng các tỉnh thành. + Xây dựng và tổ chức các kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả + Mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới. + Đầu tư phát triển mở rộng thêm một số showroom + Thực hiện kế hoạch liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài nhằm khai thác triệt để nguần lực của Công ty. + Đi sâu thiế kế nội thất để cho ra các mẫu mã mới nhất ,giá cả phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng. + Mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, bố trí đúng người đúng việc. * Định hướng phát triển của Công ty Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riền đang có những biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Việc hội nhập kinh tế, tăng cường hợp tác đầu tư với nước ngoài của nhà nước đã tạo tiền đề thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển được phải có những hướng đi đúng đắn, những định hướng lâu dài. nhằm đưa công ty ngày một phát triển hơn trên thị trường trong nước cũng như phát triển, mở rộng ra các nước lân cận, 4. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh. Như đã thấy Công ty Ngọc Khánh là một công ty chuyên về sản xuất kinh doanh thương mại mà chủ yếu ở đây là các mặt hàng đồ gỗ nên các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh này bao gồm có lao động sống, các loại vật liệu mà ở đây gỗ là chủ yếu. Ngoài ra còn một số loại máy móc thiết bị, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty. Các sản phẩm chính của Công ty là những mặt hàng đồ gỗ do công ty tự sản xuất và nhập khẩu nên quá trình kinh doanh chủ yếu tại Công ty TNHH sản xuất thương mại xuát nhập khẩu Ngọc Khánh là quá trình bán hàng . (Sơ đồ Quy trình kinh doanh của Công ty Ngọc Khánh ) Sơ đồ 2: Quy trình kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất thương mại xuất nhập khâu Ngọc Khánh Kế hoạch năm Lắp gép hoàn chỉnh Tiến hành mua NVL Trình Ban GĐ Duyệt Do phòng kinh doanh và các phòng chức năng thực hiện Sau khi sản phẩm hoàn thành Công ty có đội kiểm tra chất lượng và nhập kho Xuất bán hàng Bảo hành sản phẩm Kết thúc sản phẩm Các cửa hàng có nhiệm vụ giới thiệu, bán các sản phẩm và các dịch vụ đi kém Đưa vào sản xuất Qua sơ đồ ta có thể thấy được quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh là ban giám đốc có nhiện vụ nghiên cứu hồ sơ và các kế hoạch kinh doanh lâu dài của Công ty còn các phòng ban chức năng có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch đã đề ra và được ban gián đốc phê duyệt. Để thực hiện được kế hoạch đã đề ra yêu cầu các phòng ban và các bộ phận khác trong Công ty phải phối hợp chặt chẽ với nhau để đưa ra được sản phẩm cuối cùng là lợi nhuận của Công ty. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU NGỌC KHÁNH 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Do đặc điểm của sản phẩm như vậy nên bộ máy kế toán – tài chính được tổ chức cơ cấu lao động gọn nhẹ, hạch toán tập trung không qua khâu trung gian. Nghĩa là mọi hoạt động, chức quản lý về tài chính đều được tập chung về phòng kế toán trực tiếp thanh toán, tập hợp và phân loại. Mặt khác sự đòi hỏi khắc nghiệt của cơ chế thị trường, tính hiệu quả trong kinh doanh thì bộ máy kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp bộ máy quản lý được tinh giảm tối đa cho nên tại Công ty Ngọc Khánh công tác tài chính – công tác thống kê được kết hợp chung vào phòng kế toán tài chính. Người chịu trách nhiệm cao nhất của bộ phận kế toán là kế toán trưởng. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm báo cáo với giám đốc tài chính và phân công cho mỗi kế toán theo dõi một phần hành riêng. Bộ máy kế toán có nhiệm vụ hệ thống, cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác kịp thời tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn kinh doanh trong công ty. Tại Công ty Ngọc Khánh bộ máy kế toán hoạt động theo kiểu tập chung tức là mọi nghiệp vụ thanh toán phát sinh đều diễn ra tại phòng kế toán của Công ty. Do vậy tại các cơ sở trực thuộc chỉ có một nhân viên kế toán (gọi là kế toán bán hàng) nhân viên kế toán này có nhiệm vụ lập, thu thập và kiểm tra các chứng từ ban đầu sau đó chuyển về phòng kế toán công ty. Tại phòng kế toán Công ty thì mỗi nhân viên kế toán được phân công một công việc có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng nhưng cùng hoạt động vì mục tiêu chung của Công ty đó là lợi nhuận và đem lại thu nhập cao cho người lao động Sơ đồ 3:Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Ngọc Khánh Kế toán trưởng Bộ phận tài chính K ế toán hàng hoá tiêu thụ Kế toán chi phí Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Kế toán thuế Các nhân viên kế toán ở đơn vị phụ thuộc * Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận. Kế toán trưởng. Làm nhiệm vụ chỉ đạo công tác tài chính và trực tiếp làm công tác tài chính đồng thời chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận tài chính: Tại Công ty không có phòng tài chính riêng mà chỉ có một phòng kế toán, trong phòng kế toán có một bộ phận tài chính bộ phận này có nhiệm vụ xử lý các công việc liên quan đến tài chính của công ty. Kế toán thanh toán : có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền lương…và các chi phí có liên quan đến tiền mặt. Kế toán hàng hoá tiêu thụ : có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu mua hàng hoá, tình hình tiêu thụ, tồn kho hàng hoá. Kế toán chi phí: theo dõi tình hình sử dụng tiền gửi ngân hàng, tiền vay đồng thời tập hợp các chi phí phát sinh có liên quan đến tiền gửi.Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình phát sinh công nợ và thanh toán của khách hàng cũng như nhà cung cấp. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ làm tổng hợp hàng tháng, căn cứ vào số liệu cập nhật hằng ngày xem xét lên bảng tổng hợp cuối kỳ, điều chỉnh và phân bổ các khoản chi phí cũng như hoàn thiện số liệu trong các kỳ báo cáo. Kế toán thuế : hướng dẫn việc hạch toán theo chế độ kế toán tài chính cho các đơn vị trực thuộc của Công ty để phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán. Bộ máy kế toán phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ cũng như yêu cầu của công tác kế toán. Hoạt động kế toán phải cung cấp được đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin cho hoạt động quản lý doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu đã xác định. Công tác kế toán phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý - vấn đề này có ý nghĩa quan trọng để thực hiện công tác quản lý kinh tế tài chính ở doanh nghiệp, kế toán phải thực sự là công cụ quản lý kinh tế, là điều kiện hợp lý hoá nghiệp vụ hạch toán, nâng cao năng suất lao động. Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo yêu cầu. - Phải phù hợp với quy mô đặc điểm của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp. - Đảm bảo phù hợp với chế độ kế toán và cơ chế quản lý kinh tế - tài chính của công ty, của Nhà nước. - Trình độ kế toán phải đảm bảo yêu cầu công việc. 2.3. Tổ chức công vận dụng chế độ kế toán tại Công ty TNHH 1 thành viên sản xuất & thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Khánh 2.3.1. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp - Kỳ kế toán năm (Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 ) - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam - Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 14/9/2006 của Bộ tài chớnh - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung - Phương pháp kế toán hàng tồn kho được ghi theo giá thực tế 2.3.2. Hệ thống chứng từ sử dụng: Phòng kế toán của Công ty thực hiện mọi công tác kế toán từ việc thu nhận xử lý chứng từ luân chuyển ghi chép, tổng hợp, lập báo cáo tài chính, phân tích kinh tế, hướng dẫn kiểm tra kế toán toàn doanh nghiệp. Tại các đơn vị phụ thuộc các nhân viên kế toán chỉ giới hạn ở việc hạch toán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các đơn vị phụ thuộc được phân phối và thu nhận, kiểm tra và có thể sơ bộ xử lý chứng từ đã thu thập. Công ty áp dụng các chứng từ kế toán sau : - Hoá đơn TGTG ( Mẫu số 01 GTKT - 3LL ) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. - Phiếu xuất kho ( MS02 - VT ) - Phiếu thu.( MS 01 - TT ) - Bảng kê bán lẻ hàng hoá. - Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra. Sau khi nghiệp vụ tiêu thụ diễn ra kế toán phần hành sẽ kiểm tra lại các hoá đơn, chứng từ nếu không có gì sai phạn sẽ được vào các sổ liên quan và được dùng để làm báo các tài chính cuối năm. 2.3.3. Hệ thống tài khoản sử dụng. Công ty hạch toán kế toán theo hệ thống tài khoản cấp 1 ban hành theo chế độ kế toán cùng với các tài khoản cấp 2,3 cần thiết để phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong Công ty phù hợp với đặc trưng riêng của công ty. Mỗi bộ phận kế toán theo dõi một số tài khoản nhất định. Là một công ty sản xuất và buôn bán đồ gỗ nên các sản phẩm chủ yếu do công ty làm ra do vậy để hạch toán quá trình tiêu thụ công ty đã sử dụng các tài khoản như sau. TK 111 - Tiền mặt. TK 112 - Tiền gửi ngân hàng. TK 131 - Phải thu khách hàng TK 133 - Thuế TGTG đầu vào được khấu trừ.. TK 156 - Hàng hoá TK 152 - NVL TK 155 - Thành phẩm TK 411 - Nguồn vốn KD TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 632 - Giá vốn hàng bán. TK 641 - Chi phí BH TK 642 - Chi phí QLDN TK 911 - Xác định KQKD TK 421 - Lãi, lỗ Và một số tài khoản liên quan: 531, 521,... Sơ đồ 7 : Quy trình hạch toán tiêu thụ sản phẩm Hoá đơn GTGT, Phiếu thu, phiếu nhập... Bảng cân đối kế toán Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp Sổ chi tiết Sổ cái TK 156,111,112 Nhật ký chung 2.3.4 Hệ thống sổ kế toán của Công ty Kế toán công ty Ngọc Khánh áp dụng hình thức kế toán : Nhật ký chung. Đặc điểm của hình thức Nhật ký chung là kết hợp việc lập chứng từ ghi sổ từ các chứng từ gốc ( hoặc bảng kê chứng từ gốc) và đăng ký chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào một quyển sổ chung, gọi là Nhật ký chung ( Nhật ký tổng quát) để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Sau đó sử dụng số liệu ở sổ Nhật ký chung để ghi sổ cái ( theo tài khoản có liên quan). Công ty sử dụng các loại sổ sau : - Sổ nhật ký chung - Sổ cái và các sổ ( thẻ) kế toán chi tiết - Ngoài ra công ty còn sử dụng một số sổ nhật ký đặc biệt như: Sổ NK đặc biệt thu tiền, sổ NK đặc biệt chi tiền... Trình tự ghi sổ kế toán: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian. Sau đó từ sổ nhật ký chung kế toán tiền hành ghi sổ kế toán chi tiết cho từng tài khoản. Cuối tháng cộng sổ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản; đối chiếu số liệu ở sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết và đối chiếu số tiền ở sổ quỹ với số liệu tài khoản tiền mặt ở sổ cái. Căn cứ số liệu ở sổ cái lập bảng cân đối phát sinh, sau đó đối chiếu số liệu với bảng tổng hợp các sổ chi tiết để lập báo cáo tài chính. Sơ đồ 4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM xuất nhập khẩu Ngọc Khánh Báo cáo tài chính Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng cân đối tài khoản Sổ cái Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ thẻ chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 2.3.5 Hệ thống báo cáo kế toán. Báo cáo kế toán của Công ty bao gồm hệ thống báo cáo tài chính do Nhà nước quy định và hệ thống báo cáo do doanh nghiệp quy định để phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang sử dụng 3 loại báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty để Công ty có những quyết định đúng đắn và kịp thời cho doanh nghiệp. Ngoài ra Báo cáo tài chính còn để phục vụ cho các đối tượng quan tâm. Các báo cáo này sau khi lập được trình ban giám đốc xem xét và ký duyệt và nộp lên cơ quan có thẩm quyền như. - Chi cục thuế - Cơ quan đăng ký kinh doanh - Cơ quan thống kê. PHẦN II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU NGỌC KHÁNH 2.1. Đặc điểm hàng hoá và quản lý hàng hoá tại Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh 2.1.1.Đặc điểm về hàng hoá. Công ty Ngọc Khánh là Nhà phân phối gỗ và sản xuất các mặt hàng từ gỗ đáp ứng mọi nhu cầu của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Công ty Sơn Hà: Show room trưng bày thiết bị Công ty Trung Việt: Gian hàng trưng bày triển lãm Các công ty sản xuất đồ gỗ Người tiêu dùng: tủ bếp, nội thất gia đình,khuôn cửa...... 2.1.2.Quản lý hàng hoá. Công ty Ngọc Khánh có trụ sở chính tại ga Văn Điển và 1 showroom trưng bày sản phẩm tại H82 Thịnh Quang - Đống đa - Hà Nội. Thị trường truyền thống của Công ty Ngọc Khánh là đối tượng người tiêu dùng ,và các công ty có nhu cầu trưng bày giới thiệu sản phẩm . Định hướng kinh doanh của Công ty năm 2008 – 2010 là : Phát triển mạng lưới phân phối rộng các tỉnh thành. Đầu tư phát triển mở rộng thêm một số showroom . Đi sâu thiế kế nội thất để cho ra các mẫu mã mới nhất ,giá cả phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng. Nhập thêm một số mặt hàng gỗ tự nhiên Cùng với chất lượng cao, giá cả hợp lý và các chiến lược marketing phù hợp nên sản phẩm của Công ty ngày càng được khách hàng ưa chuộng. 2.2. Phương thức bán hàng tại công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh 2.2.1. Phương thức bán buôn Trong các phương thức bán buôn Công ty sử dụng phương thức bán buôn qua kho ( bán hàng trực tiếp tại kho, chuyển hàng theo hợp đồng). Việc mua hàng hoá tại Công ty đều phải căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết để xác đinh rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên. Đối với những khách hàng ở xa thì việc thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng . Khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm hoặc hàng hoá của Công ty thì giao dịch với Phòng kinh doanh của Công ty thông qua các đơn đặt hàng và căn cứ vào các đơn hàng nhân viên tại phòng kinh doanh sẽ làm đầy đủ các thủ tục chứng từ bán hàng : Hoá đơn GTGT : được lập thành 3 liên ( liên 1 để lưu, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 để luân chuyển) Phiếu xuất kho Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho lập biên bản giao nhận hàng hoá. Sau khi giao hàng và thanh toán xong cuối ngày kế toán tiến hành ghi sổ căn cứ vào biên bản giao nhận, hoá đơn và vào các sổ chi tiết cũng như sổ cái. HÓA ĐƠN (GTGT) Liên 3: Dùng để thanh toán Ngày 13/10/2007 Mẫu số: 01 GTKT - 3LL LA/2007B 0072277 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH 1 Thành viên SX & TM XNk Ngọc Khánh. Địa chỉ : 110B Quốc Bảo - Thanh Trì- Hà Nội. Số tài khoản : Điện thoại : 04.5641376 MST : 0102155108 Họ tên người mua hàng : Chị Thanh Tên đơn vị : Công ty TNHH Thanh Thanh Địa chỉ : Tổ 8 khu ga Thị Trấn Văn Điển 0 1 0 1 2 7 6 7 5 84 Số tài khoản : Hình thức thanh toán : TM MS : TT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Gỗ xẻ m3 24,70 6.120.000 151.164.000 Cộng 151.164.000 Thuế GTGT : 10% 15.116.400 Tổng cộng thanh toán 166.280.400 Số tiền viết bằng chữ: ( Một trăm sáu mươi sáu triệu,hai trăm tám mươi ngàn ,bốn trăm đồng chẵn) Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 2.2.2. Phương thức bán lẻ Đối với mặt hàng về nội thất Công ty tiến hành bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng và các tổ chức cá nhân. Khi người tiêu dùng và các tổ chức cá nhân có nhu cầu về sản phẩm thì công ty sẽ tiến hành thiết kế theo nhu cầu của khách hàng,sau đó mới đi đến ký kết hợp đồng sản xuất và tiến hành sản xuất . Khi công trình hoặc sản phẩm hoàn thành công ty cho thợ lắp đặt hoàn thiện tại công trình và ký kết biên bản nghiệm thu,thanh lý hợp đồng. Cuối cùng là viết hoá đơn và giấy đề nghị thanh toán. HÓA ĐƠN (GTGT) Liên 3: Dùng để thanh toán Ngày 15/10/2007 Mẫu số: 01 GTKT - 3LL LA/2007B 0072278 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh. Địa chỉ : 110B Quốc Bảo - Thanh Trì - Hà Nội. Điện thoại : 04.5641376 MST : 0102155108 Họ tên người mua hàng : Anh Thu Tên đơn vị : Công ty TNHH Thái Bình Dương Xanh Địa chỉ :44/35 Đặng Thai Mai - Quảng An - Tây Hồ - Hà Nội Số tài khoản : 0 1 1 0 1 17 57 0 3 0 8 Hình thức thanh toán : TM MS TT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Bàn +Ghế bộ 09 3.450.000 31.050.000 Cộng 31.050.000 Thuế GTGT : 10% 3.105.000 Tổng cộng thanh toán 34.155.000 Số tiền viết bằng chữ: ( Ba mươi hai triệu,năm trăm ba mươi tám ngàn đồng chẵn) Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 2.3. Kế toán doanh thu bán hàng Công ty Ngọc Khánh bán hàng chủ yế thông qua các đơn đặt hàng và bán lẻ. Công ty áp dụng phương thức bán buôn trực tiếp qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng và phương thức bán lẻ hàng hoá. Trình tự kế toán: Hàng ngày, khi khách hàng mua hàng, phòng kinh doanh sẽ viết hoá đơn GTGT. Hoá đơn GTGT sẽ được lập làm 3 liên: liên 1 và 3 được chuyển cho kế toán tổng hợp thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Tuy theo phương thức thanh toán , kế toán sẽ có các chứng từ khác nhau để hạch toán. Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt, séc, kế toán thanh toán sẽ viết phiếu thu để phản ánh số tiền thu do bán hàng trực tiếp. Dựa trên phiếu thu, kế toán ghi sổ chi tiết tiền mặt Ví dụ : Ngày 13/10/2007 thu tiền hàng của Công ty TNHH Thanh Thanh PHIẾU THU TIỀN Ngày 15/10/2007 TKNO : 111 TKCO: 131 Người nộp : Chị Thanh Nộp cho : Công ty THHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh Về khoản : Thanh toán tiền hàng Số tiền VND: 166.280.400 Bằng chữ : Một trăm sáu mươi sáu triệu, hai trăm tám mươi ngàn , bốn trăm đồng. Trả nợ cho hoá đơn số : 0072278 Ngày HĐ: 16/10/2007 Ghi chú…………………………………………………………………. Người lập phiếu Người nộp Thủ quỹ Kiểm soát Ví dụ như đối với Công ty TNHH Thái Bình Dương Xanh, dựa trên phiếu thu, số hoá đơn 0072278 ngày 15/10/2007, kế toán ghi sổ chi tiết tiền mặt là : PHIẾU THU TIỀN Ngày 13/10/2007 TKNO : 111 TKCO: 511 Người nộp : Anh Thu Nộp cho : Công ty THHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh Về khoản : Thanh toán tiền hàng Số tiền VND: 34.155.000 Bằng chữ : Ba mươi tư triệu, một trăm năm mươi lăm ngàn đồng chẵn Trả nợ cho hoá đơn số : 0072277 Ngày HĐ: 13/10/2007 Ghi chú……………………………………………………………………. Người lập phiếu Người nộp Thủ quỹ Kiểm soát Cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết tiền mặt phần ghi nợ TK 111, ghi có các TK liên quan. Nếu khách hàng thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng, kế toán căn cứ giấy báo có của Ngân hàng để ghi sổ chi tiết tiền gửi Ngân hàng. Kế toán tiến hành tổng hợp số liệu thu, chi trên sổ chi tiết tiền gửi Ngân hàng để ghi nợ TK 112 và ghi có các tài khoản liên quan. Đến khi khách hàng thanh toán, kế toán sẽ dựa vào chứng từ phát sinh như phiếu thu đối với trường hợp thu tiền bằng tiền mặt hoặc giấy báo có của Ngân hàng đối với trường hợp thu bằng tiền gửi Ngân hàng để hạch toán giảm khoản phải thu của khách hàng. Sổ chi tiết thanh toán được mở theo tháng và theo dõi riêng cho từng đối tượng khách hàng cụ thể.Đồng thời cũng căn cứ số liệu trên bảng cân đối số phát sinh để ghi sổ cái TK 131, sổ cái TK 511. CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SX & TM XNK NGỌC KHÁNH Địa chỉ: 110B Quốc Bảo - thanh Trì - Hà Nội MÃ SỐ THUẾ: 0102155108 SỔ TÀI KHOẢN Tài khoản: 511 - Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ Năm 2007 NGÀY THÁNG GHI SỔ CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI NHẬT KÝ CHUNG Số hiệu TK đối ứng SỐ PHÁT SINH Số hiệu Ngày tháng Trang số NỢ CÓ D đầu kỳ - Tháng 10 13/10/2007 0072277 13/10/2007 Doanh thu bán gỗ xẻ  5 111 151.164.000 16/10/2007 0072278 15/10/2007 Doanh thu công trình hoàn thành  5 111 31.050.000 Cộng phát sinh tháng 10/2007 182.214.000 Kết chuyển doanh thu thuần 911 182.214.000 Cộng phát sinh năm 2007 182.214.000 Số dư đến hết 31/10/2007 182.214.000 Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2007 NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SX & TM XNK NGỌC KHÁNH SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511 NGÀY THÁNG GHI SỔ CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI NHẬT KÝ CHUNG Số hiệu TK đối ứng SỐ PHÁT SINH Số hiệu Ngày tháng Trang số NỢ CÓ D đầu kỳ - Tháng 10/2007 18/10/2007 0125 18/10/2007 Chuyển từ NK đặc biệt thu tiền  01 111 182.214.000 Cuối kỳ K/C các khoản làm giảm doanh thu ( hàng bị trả lại) 07 532 22.644.000 Cuối kỳ K/C các khoản làm giảm doanh thu ( chiết khấu thương mại) 10 521 621,000 Kết chuyển doanh thu thuần 911 158.949.000 Số phát sinh 158.949.000 158.949.000 Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2007 NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu) 2.4.Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty. 2.4.1. Phương pháp tính giá vốn hàng xuất bán. Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh là Nhà phân phối cho các hãng sản xuất trong nước do vậy hoàn toàn bị phụ thuộc vào sự biến động về nguyên vật liệu, giá cả… do đó Công ty đã áp dụng việc hạch toán hàng tồn theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho các loại vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Sản phẩm của Công ty được đánh giá theo đơn giá bình quân gia quyền cho cả tháng. Công thức tính: Đơn giá bình quân sản phẩm b = Giá thực tế của sản phẩm b tồn đầu tháng + Giá thực tế của sản phẩm b nhập trong tháng Số lượng sản phẩm b tồn đầu tháng + Số lượng sản phẩm b nhập trong tháng Giá thực tế sản phẩm b xuất kho = Số lượng sản phẩm b xuất kho x Đơn giá bình quân sản phẩm b Bộ phận kế toán khi phát sinh các nghiệp vụ nhập xuất kho sản phẩm đã lập các chứng từ sau: - Phiếu nhập kho sản phẩm - Phiếu xuất kho sản phẩm - Hoá đơn GTGT - Thẻ kho - Sổ chi tiết theo dõi nhập, xuất kho sản phẩm. * Kế toán chi tiết hàng hoá. Công ty hạch toán chi tiết sản phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song. Đối với thẻ kho, thủ kho sử dụng bộ thẻ kho do kế toán lập và bàn giao cho thủ kho để hạch toán hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ vật tư theo chỉ tiêu số lượng. Cụ thể: Hàng ngày, thủ kho nhận được các chứng từ phiếu nhập, phiếu xuất phải kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thực hiện các nhiệm vụ nhập, xuất, ghi phiếu thực nhập, thực xuất vào chứng từ. Cuối ngày thủ kho phân loại các chứng từ, ghi số lượng nhập, số lượng xuất vào từng thẻ kho đồng thời tính ra số tồn kho cuối ngày trên từng thẻ. Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh 110B Quốc Bảo - Thanh Trì - Hà nội PHIẾU XUẤT KHO Ngày 13 tháng 10 năm 2007 Người nhận hàng : Chị Thanh Địa chỉ : Tổ 8 khu ga TT Văn Điển Xuất tại kho : Văn Điển Mã kho Mã hàng Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền BBN1 0034782 Gỗ xẻ m3 24,70 6.120.000 151.164.000 Tổng cộng 151.164.000 Bằng chữ :Một trăm năm mươi mốt triệu, một trăm sáu mươi tư ngàn đồng chẵn Ngày 13 tháng 10 năm 2007. Kế toán bộ phận Người nhận hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh 110B Quốc Bảo - Thanh Trì - Hà nội PHIẾU NHẬP KHO Ngày 10 tháng 10 năm 2007 Người giao hàng : Anh Thuỷ Địa chỉ : Công ty Cổ Phần Quốc Huy Số hoá đơn : 0980086 Ngày 10/10/2007 Nhập tại kho : Văn Điển Mã hàng Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 0034782 Gỗ xẻ m3 25,73 5.900.000 141.807.000 Tổng cộng 141.807.000 Bằng chữ: Một trăm bốn mươi mốt triệu, tám trăm linh bẩy ngàn đồng chẵn Ngày 10 tháng 10 năm 2007. Kế toán Người nhận hàng Người giao hàng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Định kỳ thủ kho bàn giao chứng từ nhập, xuất cho kế toán (biên bản giao nhận chứng từ). Đối với thủ kho: Định kỳ khi kế toán nhận được các chứng từ do thủ kho bàn giao thì phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, kiểm tra và phân loại chứng từ, để hoàn chỉnh chứng từ (nếu có) và sử dụng các loại chứng từ đã phân loại để ghi vào thẻ kế toán chi tiết hay sổ chi tiết vật tư. Đồng thời theo 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cuối tháng, kế toán sử dụng thẻ chi tiết vật tư để lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Kiểm tra, đối chiếu số liệu: Giữa sổ chi tiết vật tư với thẻ kho hoặc bẳng kê nhập xuất tồn với thẻ kho (chỉ đối chiếu theo chỉ tiêu số lượng). * Kế toán tổng hợp hàng hoá: Tài khoản sử dụng : TK 156: hàng hoá TK 632: Giá vốn hàng bán Kế toán tổng hợp hàng hoá ở Công ty được thực hiện trên bảng 8. Bảng kê 8 được mở vào cuối tháng, theo dõi từng loại sản phẩm. Cách lập bảng: - Căn cứ vào bảng kê cuối tháng trước cả về số lượng là giá trị để ghi vào cột dư đầu tháng này cả về số lượng và giá trị. - Chỉ tiêu số lượng trên cột nhập và cột xuất trong tháng được lấy từ “Bảng nhập xuất tồn hàng hoá” trong tháng. - Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị trên cột nhập trong tháng được lấy từ bảng tính giá thành thực tế của hàng hoá nhập kho do kế toán giá thành cung cấp. Chỉ tiêu giá trị trên cột xuất trong tháng được tính toán theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền. - Cột dư cuối kỳ được ghi theo công thức tính. Số dư cuối tháng : dư đầu tháng hoặc nhập trong tháng - xuất trong tháng trên cả 2 phần số lượng và giá trị. 2.4.2.Quy trình kế toán giá vốn hàng bán tại công ty. - Kế toán sử dụng TK 632 để theo dõi trị giá vốn của sản phẩm xuất bán trong kỳ. - Trị giá vốn hàng xuất bán được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền có nghĩa là giá vốn chỉ được xác định vào cuối tháng và hàng xuất kho tại các thời điểm khác nhau trong tháng đều được tính theo 1 giá xuất kho thống nhất. Công thức tính trị giá vốn. Đơn giá bình quân của hàng luân chuyển trong tháng = Trị giá vốn hàng tồn đầu tháng + Trị giá hàng nhập trong tháng Số lượng hàng tồn đầu tháng + Số lượng hàng nhập trong tháng Trị giá hàng xuất kho trong tháng = Đơn giá bình quân x Số lượng hàng xuất bán trong tháng Cuối tháng, từ số liệu sản lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm đa được tổng hợp trên các sổ chi tiết bán hàng, kế toán tiêu thụ sẽ đưa số lượng tiêu thụ trong tháng vào cột xuất trong kỳ trên bảng tổng hợp nhập xuất, tồn thành phẩm. Bảng này được mở vào cuối tháng. Mỗi một sản phẩm được theo dõi trên một trang sổ. Trong đó: Cột số tồn kho đầu kỳ: Kế toán căn cứ vào cột số tồn cuối kỳ trước để ghi vào cột số tồn đầu kỳ này theo từng loại sản phẩm cả chỉ tiêu số lượng lẫn giá trị. Căn cứ vào dòng tổng cộng trên sổ chi tiết nhập kho sản phẩm đối với từng loại sản phẩm, kế toán ghi vào phần nhập kho sản phẩm cột TK 156. Cột TK 632 đã được đề cập ở phần kế toán hàng bán bị trả lại. Cột số tồn cuối kỳ được theo dõi trên cả hai mặt số lượng, giá trị Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ - xuất trong kỳ Đồng thời kế toán tiêu thụ cũng sẽ tính toán và tổng hợp trị giá vốn của các sản phẩm xuất bán trong tháng và hạch toán vào sổ TK 632 trong tháng. Cuối tháng kế toán thực hiện việc kết chuyển trị giá vốn hàng xuất bán trong tháng sang TK 911. Sau khi hoàn thành công tác hạch toán trong tháng, kế toán căn cứ vào sổ TK 632 để lên sổ cái TK 632. Căn cứ số liệu tập hợp bên nợ TK 632 để ghi vào phần ghi có các TK đối ứng với nợ TK này. Sổ TK 632 Tháng 10/2007 ĐVT: 1.000 đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi nợ tài khoản 632 (chia ra) Số hiệu Ngày tháng Gỗ xẻ Bàn ghế Chi phí mua hàng Ghi có TK 632 Tháng 10 Giá vốn gỗ xẻ xuất bán 1561 145.730 145.730 Giảm giá vốn hàng bị trả lại 1561 (21.830) (21.830) Giá vốn thành phẩm xuất bán trong tháng 155 27.650 27.650 Phân bổ CP mua hàng cho HH tiêu thụ 1562 500 500 Cộng phát sinh 152.050 Cuối kỳ K/C xác định KQKD 911 152.050 152.050 Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2007 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu) 2.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. Để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cũng như để giữ vững uy tín của mình trên thị trường, sản phẩm của Công ty trước khi đưa ra thị trường luôn được kiểm tra rất kỹ lưỡng, những sản phẩm kém phẩm chất không đúng quy cách, không đảm bảo chất lượng sẽ không được xuất kho. a. Kế toán chiết khấu bán hàng: Theo qui định của Công ty, chiết khấu bán hàng là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng với lý do mua hàng với số lượng lớn hoặc thanh toán tiền trước thời hạn hoặc đúng thời hạn theo hợp đồng. Tuỳ theo điều kiện, cũng như từng thời điểm mà Công ty đưa ra tỷ lệ chiết khấu cho phù hợp. Để phản ánh doanh thu bán hàng bị chiết khấu trong kỳ, Công ty sử dụng TK 521. Trên cơ sở hạch toán các khoản thanh toán chiết khấu bán hàng của bộ phận kế toán vốn bằng tiền, cuối tháng kế toán tiêu thụ sẽ tổng hợp các khoản CKBH và ghi vào sổ TK 521 theo quy định.Đồng thời, kế toán thực hiện việc kết chuyển các khoản CKBH sang bên nợ TK 511 theo định khoản. Sau khi hoàn tất xong việc hạch toán, kế toán sẽ căn cứ để lên sổ TK 521. Ví dụ: Ngày 13/10/2007 công ty TNHH Thái Bình Dương Xanh đã thanh toán tiền hàng theo đúng yêu cầu của hợp đồng,công ty quyết định chiết khấu lại cho bên mua hàng là 2% trên giá bán chưa thuế . CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SX & TM XNK NGỌC KHÁNH SỔ TÀI KHOẢN 521 T10/2007 ĐVT: đồng NGÀY THÁNG GHI SỔ CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI NHẬT KÝ CHUNG Số hiệu TK đối ứng SỐ PHÁT SINH Số hiệu Ngày tháng Trang số NỢ CÓ Dư đầu kỳ - Tháng 10/2007 18/10/2007 0125 18/10/2007 Chuyển từ NK đặc biệt chi tiền  01 111  621.000 Kết chuyển doanh thu thuần 10 511  621.000 Số phát sinh 621.000 621.000 Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2007 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu) b.Kế toán hàng bán bị trả lại: Để tồn tại, đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường, bên cạnh các chiến lược sản phẩm, Công ty cũng phải quan tâm đến chiến lược Marketing, luôn tìm hiểu nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Chính sách bảo hành sản phẩm cũng là một trong những chính sách Marketing mà Công ty đưa ra để nhằm thu hút người tiêu thụ sử dụng sản phẩm của Công ty. Trong quá trình bán hàng, có những trường hợp doanh nghiệp buộc phải nhập lại số hàng đã được xác định là tiêu thụ. Đó là những sản phẩm không đúng về quy cách, sản phẩm kém, mất phẩm chất. Kế toán căn cứ vào các phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại trong tháng để lên bảng kê hàng bán bị trả lại. Bảng kê hàng bán bị trả lại phản ánh số lượng, doanh thu, thuế GTGT tương ứng của hàng bán bị trả lại đối với từng loại sản phẩm. Đồng thời đối với những sản phẩm bị trả lại, kế toán lập bộ hồ sơ hàng bán bị trả lại gồm: - Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại. - Hoá đơn GTGT - Biên bản xử lý hàng trả về. Ví dụ : Ngày 15/10/2007 Công ty Ngọc Khánh có bán một lô gỗ xẻ cho công ty TNHH Thanh Thanh và đã thu tiền đầy đủ, tuy nhiên trong quá trình sản xuất công ty TNHH Thanh Thanh phát hiện thấy một số gỗ không đúng quy cách theo yêu cầu của hợp đồng nên công ty yêu cầu trả lại 3,70 m3 . Công ty Ngọc Khánh đã nhập lại số hàng này theo phiếu nhập kho số: 321 Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh 110B - Quốc Bảo - Thanh Trì - Hà nội PHIẾU NHẬP HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI Ngày 25 tháng 10 năm 2007 Người giao hàng : Chị Thanh Địa chỉ : Tổ 8 khu ga thị trấnVăn Điển Số hoá đơn : 0072277 Ngày 15/10/2007 Nội dung : Nhập lại gỗ xẻ Mã kho Mã hàng Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền BBN1 0034782 Gỗ trò m3 3,70 6.120.000 22.644.000 Tổng cộng 22.644.000 Bằng chữ : Mười bốn triệu,tám trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn Ngày 25 tháng 10 năm 2007. Người giao hàng Người nhận hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tiền hàng: 22.644.000 (Hai mươi hai triệu, sáu trăm bốn mươi bốn ngàn đồng chẵn). Tiền thuế GTGT 10%: 2.264.400 ( Hai triệu, hai trăm sáu mươi tư ngàn, bốn trăm đồng chẵn). Tổng cộng: 24.908.400 (Hai mươi bốn triệu, chín trăm linh tám ngàn, bốn trăm đồng chẵn). Sau khi tiến hành nhập kho, kế toán viết phiếu chi tiền mặt số 86 ngày 25/10/2007, với số tiền là: 24.908.400 (Hai mươi bốn triệu, chín trăm linh tám ngàn, bôna trăm đồng chẵn) để hoàn trả lại số tiền trên. Từ bảng kê hàng bán bị trả lại, cuối tháng kế toán xác định doanh thu và thuế GTGT tương ứng của hàng bán bị trả lại để phán ánh vào sổ cân đối. Cuối tháng, kế toán thực hiện việc kết chuyển toàn bộ khoản doanh thu hàng bán bị trả lại sang TK 511 theo định khoản. Sau khi hoàn thành công tác hạch toán trong tháng, cuối tháng căn cứ vào sổ cân đối kế toán TK 531 để phản ánh lên sổ cái TK 531. Việc phản ánh trị giá vốn hàng bán bị trả lại được kế toán thực hiện trên bảng tổng hợp nhập xuất, tồn sản phẩm ( được đề cập ở phần kế toán giá vốn hàng bán). Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê hàng bán bị trả, kế toán xác định số lượng hàng bán bị trả lại đối với từng loại sản phẩm để phản ánh vào cột TK 632 phần số lượng trong bảng tổng hợp nhập xuất, tồn sản phẩm của tháng có phát sinh hàng bán bị trả lại. Sau đó, căn cứ đơn giá thực tế xuất kho của từng sản phẩm, sẽ tính ra trị giá thực tế nhập kho hàng bán bị trả lại và ghi vào cột TK 632 phần giá trị trên bảng tổng hợp nhập xuất, tồn sản phẩm. Sau đó, kế toán tiêu thụ sẽ xác định tổng trị giá vốn hàng bán bị trả lại và phản ánh vào sổ tài khoản. Sổ TK 531 T10/2007 ĐVT: 1.000đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang nhật ký TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Dư đầu kỳ Chuyển từ NK đặc biệt chi tiền 5 111 22.644 Cuối kỳ K/C xác định doanh thu thuần 10 511 22.644 Số phát sinh 22.644 22.644 Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2007 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu) 2.5. Kế toán khoản thanh toán với người mua: Khoản phải thu của khách hàng luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp. Nó phản ánh khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm, tốc độ vòng quay luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Đồng thời nếu thu hồi nợ đúng thời hạn đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh một cách liên tục, tránh tình trạng vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Chính vì vậy, việc hạch toán chính xác, theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, tình hình thanh toán cũng như việc đôn dốc thu hồi nợ kịp thời là rất quan trọng. Để thuận tiện cho việc theo dõi hạch toán các khoản phải thu của khách hàng, kế toán mở sổ chi tiết bán hàng TK 131. Đồng thời trong tháng kế toán cũng căn cứ vào các chứng từ thanh toán , phiếu thu , giấy báo có của ngân hàng và các chứng từ khác để ghi có TK 131 và nợ các TK khác. Cuối tháng, kế toán tiêu thụ tính toán tổng hợp số liệu và tiến hành kiểm tra đối chiếu với bộ phận kế toán công nợ để đảm bảo tính khớp đúng trước khi lên sổ cân đối kế toán TK 131. Sổ TK 131 T10/2007 ĐVT:1.000 đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang nhật ký TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Dư đầu kỳ 35.000 Chuyển từ NK đặc biệt thu tiền 05 111 - Chuyển từ NK đặc biệt bán hàng 10 511 - Khách hàng trả nợ bằng TGNH 06 112 35.000 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 05 333 2.000 Chiết khấu bán hàng 521 621 Cộng số phát sinh 2.621 35.000 Số dư cuối kỳ 2.621 Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2007 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu) Kế toán thuế phải nộp hàng tiêu thụ: (Thuế GTGT phải nộp) Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Việc tính là nộp thuế GTGT được thực hiện hàng tháng. Số thuế phải nộp được tính theo công thức : Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Tài khoản phản ánh thuế GTGT của thành phẩm bán ra Công ty sử dụng là TK 3331 - thuế GTGT. Chứng từ Công ty dùng để kê khai thuế GTGT là hoá đơn GTGT. Hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng trong phần hành kế toán thuế GTGT gồm: Sổ chi tiết TK 3331, bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịchvụ bán ra, mua vào, tờ khai thuế GTGT tháng và bảng kê khai thuế GTGT tháng. Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra tại Công ty như sau: Khi phát sinh các nghiệp vụ tiêu thụ TP, kế toán căn cứ hoá đơn GTGT, lấy số thuế GTGT đầu ra của TP tiêu thụ để ghi sổ chi tiết TK 3331. Nếu trong kỳ có phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, kế toán căn cứ biên bản hàng bán bị trả lại để ghi sổ chi tiết TK 3331 nhằm giảm trừ số thuế GTGT tương ứng. Sổ chi tiết TK 3331 được mở theo tháng, được tổng hợp ghi vào sổ cân đối phát sinh. Hàng tháng, kế toán lập “Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá , dịch vụ bán ra” và biên bản hàng bán bị trả lại. Cuối bảng kê, kế toán ghi tổng doanh thu tiêu thụ chưa có thuế GTGT, thuế GTGT của toàn bộ TP tiêu thụ trong tháng. Trên cơ sở phân loại, tổng hợp, kế toán tính tổng doanh thu tiêu thụ TP chưa có thuế thành các nhóm có cùng thuế suất. Phần lớn các TP tiêu thụ của Công ty đều chịu thuế suất thuế GTGT đầu ra là 10%. Đồng thời, kế toán cũng lập “bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào”: Xác định tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Cuối tháng, trên cơ sở các bảng kê này và tờ khai thuế GTGT tháng trước, kế toán lập tờ khai thuế GTGT tháng này. 2.6. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK 2.6.1. Kế toán chi phí bán hàng: - Chi phí bán hàng của Công ty là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc bán hàng như: + Chi phí nhân viên: Tiền lương phải trả cho công nhân viên bán hàng, nhân viên vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ,các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. + Chi phí vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ. + Chi phí khác bằng tiền: Chi phí quảng cáo, tiếp khách, chi phí tổ chức hội nghị khách hàng, chi phí khuyến mãi sản phẩm. Kế toán sử dụng TK 641 để theo dõi, tập hợp các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong tháng. Trình tự kế toán: Hàng ngày, căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ Ngân hàng và các chứng từ khác. Kế toán phản ánh vào TK 641. Cuối tháng, dựa trên các khoản chi phí bán hàng đã được hạch toán kế toán tổng hợp số liệu và phản ánh vào sổ TK 641 bên phát sinh nợ . Sổ TK 641 Tháng 10/2007 ĐVT: 1.000 đồng N-T Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi nợ tài khoản 641 (chia ra) SH N-T CCDC CP bằng tiền Lương Khoản trích theo lương Khấu hao CP khác Ghi có TK 641 Tháng 10 31/10 BPBCCDC CCDC xuất dùng cho bộ phận BH 153 350 350 31/10 PC125 31/10 Tiền điện thoại 111 300 300 31/10 BTL 31/10 Lương NV BH 334 2.000 2.000 31/10 PC128 31/10 Trích BHYT,BHXH,KPCĐ 338 380 380 31/10 BPBKH 31/10 Khấu hao TSCĐ phân bổ cho bộ phận BH 214 700 700 31/10 PC131 31/10 Tiền nước 111 100 100 31/10 PC132 26/10 CP v/c s/p đem bán 111 200 200 Cộng phát sinh 350 600 2.000 380 700 Cuối kỳ K/C xác định KQKD 911 4.030 4.030 Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2007 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu) Đồng thời, cuối tháng kế toán thực hiện bút toán kết chuyển TK 641 sang TK 911. 2.6.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong Công ty là toàn bộ chi phí phát sinh trong việc quản lý doanh nghiệp như: + Chi phí nhân viên quản lý : Tiền lưong , các khoản trích BHXH, BHYT + Chi phí đồ dùng văn phòng + Chi phí khấu hao TSCĐ. + Thuế, phí lệ phí + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện thoại, chi phí tiếp khách,trả lãi vay ... - Kế toán sử dụng TK 642 để theo dõi, tập hợp các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng. * Trình tự kế toán : Hàng ngày, căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ Ngân hàng và các chứng từ thanh toán, chứng từ phải trả khác. Kế toán phản ánh vào TK 642). Cuối tháng, dựa trên các khoản chi phí bán hàng đã được hạch toán kế toán tổng hợp số liệu và phản ánh vào sổ TK 642 bên phát sinh nợ . Sổ TK 642 Tháng 10/2007 ĐVT: 1.000đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi nợ tài khoản 642 (chia ra) Số hiệu Ngày tháng CP=tiền Lương Khoản trích theo lương Dịch vụ..XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX Khấu hao CP khác Ghi có TK 641 Tháng 10 25/10 01235 26/10 Tiền điện thoại 111 300 31/10 PC136 31/10 Lương NV QLDN 334 5.000 5.000 31/10 PC137 31/10 Trích BHYT,BHXH,KPCĐ 338 950 950 31/10 BPBKH 31/10 Khấu hao TSCĐ phân bổ cho bộ phận QLDN 214 800 800 31/10 PC142 26/10 Chi phí tiếp khách 111 900 900 31/10 PC145 27/10 Tiền nước 111 200 200 31/10 PC148 27/10 CP văn phòng phẩm 111 150 150 Cộng phát sinh 8.300 1.350 5.000 950 800 Cuối kỳ K/C xác định KQKD 911 8.300 8.300 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 2.6.3. Kế toán xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh. Để tổng hợp kết quả kinh doanh kế toán tại Công ty sử dụng sổ cân đối kế toán TK 911, sổ TK 911. Cuối tháng, kế toán tiến hành mở sổ cân đối kế toán TK 911 và thực hiện việc kết chuyển các khoản CPBH, CPQLDN trị giá vốn hàng bán cũng như doanh thu thuần sang TK 911. Doanh thu thuần đã được xác định bên nợ TK 511, kế toán thực hiện việc kết chuyển sang bên có TK 911. Căn cứ vào số liệu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trị giá vốn hàng hoá đã được tập hợp bên nợ của các TK 641, 642, 632, kế toán tiến hành kết chuyển các khoản này sang bên nợ TK 911 theo định khoản. Sau khi kết chuyển toàn bộ số liệu vào bên nợ, có của TK 911 kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ) trong tháng. Nếu lãi, kế toán tổng hợp sẽ kết chuyển phần lãi đó sang TK 421 theo định khoản: Nếu lỗ, kế toán tổng hợp sẽ kết chuyển phần có sang TK 421 theo định khoản: Sau khi hoàn tất công tác hạch toán trong tháng kế toán căn cứ vào sổ cân đối kế toán TK 911 . Sổ TK 911 Tháng 10 năm 2007 ĐVT: 1.000đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang NK chung TK đối ứng Số tiền số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ Cuối kỳ K/c giá vốn hàng bán 10 632 152.050 Cuối kỳ K/c chi phí bán hàng 10 641 4.030 Cuối kỳ K/c chi phí QLDN 10 642 8.300 Cuối kỳ K/c doanh thu thuần 10 511 158.949 Cuối kỳ K/c chi phí khác 10 821 - Cuối kỳ K/C thu nhập khác 10 721 - Kết quả HĐKD 421 5.431 Số phát sinh 158.949 158.949 Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2007 NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và đóng dấu) PHẦN III HO ÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SX & TM XNK NGỌC KHÁNH I. Nhận xét chung về thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh. Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh sau hơn 1 năm hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng Công ty đã thực sự tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Trước xu thế hội nhập với nền kinh tế thị trường , Công ty đã không ngừng phấn đấu, trang bị cơ sở vật chất, chú trọng đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên, mở rộng thị trường, xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng... góp phần đẩy mạnh doanh số. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển về kinh doanh trình độ tổ chức, trình độ quản lý của Công ty cũng ngày càng được nâng cao và không ngừng hoàn thiện.. 1. Những ưu điểm + Về bộ máy kế toán của Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh Công ty đã áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Mô hình này phù hợp với mô hình kinh doanh và mô hình phân cấp quản lý của công ty nổi bật lên là những ưu điểm : Việc phân công mỗi kế toán viên phụ trách một mảng tạo điều kiện cho mỗi người đi sâu và nâng cao nghiệp vụ cũng như thấy được trách nhiệm của mình, mặt khác bộ máy kế toán gọn nhẹ có thể đối chiếu giữa các nghiệp vụ kinh tế với nhau một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bộ máy kế toán của Công ty luôn hoạt động tích cực, cung cấp được những thông tin chính xác, kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty. Công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kế toán viên trong bộ máy kế toán. + Về hệ thống tài khoản, chứng từ và sổ sách: - Công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán tương đối đầy đủ theo qui định của chế độ kế toán, các tài khoản Công ty sử dụng hiện nay phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và đáp ứng được phần nào yêu cầu của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. - Đối với Công tác kế toán tiêu thụ đã đảm bảo thống nhất về mặt phạm vi và phương pháp tínhtoán các chỉ tiêu kinh tế. Phần này được giao cho kế toán tổng hợp đảm nhận, mọi hoạt động tiêu thụ hang hoá được phản ánh đầy đủ trên các chứng từ cần thiết theo đúng sổ sách quy định, từ việc lập chứng từ gốc đ ến kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. + Về hình thức kế toán. Với bộ máy kế toán tổ chức dưới hình thức tập trung do vậy vai trò của công tác kế toán là rất quan trọng. Hình thức kế toán này được Công ty sử dụng và tuân thủ một cách chặt chẽ, linh hoạt theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành. + Về công tác kế toán tiêu thụ. Công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hoàn toàn thích hợp. Công tác kế toán tiêu thụ đảm bảo theo dõi tình hình tiêu thụ của từng loại, thứ sản phẩm, theo dõi chính xác các khoản phải thu và các khoản thanh toán của khách hàng, tập hợp đầy đủ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nhờ đó xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từng tháng. 2. Những tồn tại Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty còn có những hạn chế. - Kế toán doanh thu đã xác định được doanh thu của từng loại sản phẩm, từng thứ sản phẩm những việc xác định kết quả kinh doanh lại chưa đến từng mặt hàng. Kế toán chưa thực hiện việc phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng sản phẩm tiêu thụ. Chính vì vậy, không xác định được chính xác kết quả kinh doanh cho từng sản phẩm. Thông qua việc xem xét, nghiên cứu các sổ chi tiết bán hàng theo các hình thức thanh toán : thanh toán ngay và thanh toán chậm trả. Doanh thu tiêu thụ theo hình thức thanh toán chậm trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu do vậy kế toán phải theo dõi và đôn đốc khách hàng thanh toán thường xuyên hơn. Như thế để tránh tình trạng nợ nần dây dưa, tránh ảnh hưởng đến quá trình thu hồi vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài. - Trong tình hình hiện nay, việc cung cấp thông tin về tốc độ nhanh chóng xử lý, phân tích thông tin một cách linh hoạt từ đó giúp cho các nhà quản lý lựa chọn được phương thức phân phối kinh doanh phù hợp với thị trường là rất quan trọng. Nhưng thực tế cho thấy ở Công ty thông tin mà kế toán cung cấp đáp ứng được yêu cầu của kế toán tài chính, chưa đi sâu vào kế toán quản trị. - Mặc dù các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có theo dõi chi tiết cho từng khoản mục chi phí nhưng việc mở các tài khoản cấp II tương ứng với nội dung khoản mục chi phí chưa thực hiện được . Như vậy, số liệu về chi phí bán hàng chỉ là số liệu tổng hợp. Nó không giúp cho các nhà quản lý xác định được tầm quan trọng của từng yếu tố. Từ đó, khó xác định trọng tâm quản lý chi phí . - Về công tác tổ chức phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác tổ chức dữ liệu, chuẩn bị lập BCKQKD là khâu đầu tiên của quá trình lập BCKQKD. Thực hiện tốt khâu này sẽ góp phần giúp công tác lập BCKQKD nhanh chóng, thuận tiện và có hiệu quả, chính xác hơn. Vì vậy sẽ đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho việc phân tích BCKQSXKD. Nhưng tại phòng kế toán của Công ty, công tác tổ chức dữ liệu và chuẩn bị lập BCKQKD chưa thực sự được thực hiện 1 cách khoa học, hợp lý. Tuy đã có sự phân công trách nhiệm trong việc tập hợp dữ liệu cho công tác chuẩn bị BCKQKD nhưng thực tế phần lớn công tác lập đều do kế toán trưởng tiến hành. Như vậy vai trò của kế toán trưởng rất nặng nề. II. Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ, xác định và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên phòng kế toán cùng với sự hướng dẫn của Cô giáo - Phạm Thị Bích Chi Tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh + Kiến nghị về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty nên tổ chức ở phòng kế toán một bộ phận kế toán quản trị để tiến hành cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá kế hoạch, để nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Chẳng hạn như thiết lập bộ phận dự toán trong bộ phận kế toán quản trị, bộ phận này sẽ sử dụng thông tin do bộ phận kế toán tài chính cung cấp trên cơ sở đó xây dựng dự toán cho hoạt động kinh doanh. Mặt khác, hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt thì thông tin đến càng nhanh các vấn đề càng sớm được giải quyết, do vậy cạnh tranh càng có hiệu quả. Bộ phận kế toán quản trị căn cứ vào các thông tin do bộ phận kế toán tài chính, cũng như các phòng ban khác: phòng kinh doanh, phòng hậu cần ... để chọn lục, cung cấp những thông tin thích hợp từ đó đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau. Từ đó giúp các nhà quản trị có thể cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp, đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời. Điều đó lại càng khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức bộ phận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. + Kiến nghị việc tập hợp các khoản CPBH, CPQLDN, phân bổ các khoản chi phí này đến cho từng thứ sản phẩm: Để xác định chính xác được kết quả tiêu thụ của từng sản phẩm đòi hỏi bộ phận kế toán cần phải tổ chức chi tiết, đồng bộ từ khâu chi phí sản xuất, trị giá vốn hàng xuất bán, doanh thu của từng sản phẩm đến việc phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng sản phẩm xuất bán. Đồng thời, các khoản CPBH, CPQLDN Công ty nên thực hiện mở các tài khoản cấp II tương ứng với từng nội dung chi phí trong CPBH, CPQLDN từ đó thuận tiện hơn cho việc theo dõi hạch toán chính xác từng khoản chi phí phát sinh. Chính vì vậy, CPBH, CPQLDN ở Công ty sau khi tập hợp được, cần phải được phân bổ cho số sản phẩm xuất bán trong tháng theo tiêu thức trị giá vốn hàng bán theo công thức: CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng tồn cuối kỳ = CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ + CPBH, CPQLDN tổng hợp trong kỳ x Trị giá hàng còn lại cuối kỳ Trị giá vốn hàng tồn đầu kỳ + Trị giá vốn hàng xuất bán trong kỳ CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ = CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ + CPBH, CPQLDN tổng hợp trong kỳ x Trị giá hàng xuất trong kỳ Trị giá vốn hàng tồn đầu kỳ + Trị giá vốn hàng xuất bán trong kỳ Đồng thời để thực hiện việc phân bổ CPBH, CPQLDN Công ty nên lập bảng phân bổ CPBH, CPQLDN cho từng thành phẩm. Trong công thức trên CPBH, QLDN phân bổ cho số thành phẩm tồn đầu kỳ là khoản CPBH, QLDN phân bổ cho thành phẩm tồn cuối kỳ trước và số liệu này được lấy từ bảng phân bổ cho từng thành phẩm của kỳ trước. - Trị giá vốn xuất bán của thành phẩm trong kỳ được lấy từ sổ cái TK 632. - Trị giá vốn thành phẩm tồn đầu kỳ được lấy từ bảng tổng hợp N-X-T TP. - Trị giá vốn xuất bán trong kỳ của từng thành phẩm được lấy từ bảng tổng hợp nhận xuất tồn thành phẩm. - Trị giá vốn tồn cuối kỳ của từng thành phẩm được lấy từ sổ chi tiết thành phẩm... - CPBH, QLDN tập hợp trong kỳ được lấy từ sổ cái TK 641, 642. Mặt khác, mục tiêu hoạt động SXKD của DN là lợi nhuận. Chi phí là phương tiện để đạt được mục tiêu đó, là nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả HĐSXKD. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và kiểm soát chi phí là rất quan trọng. Do đó, CPBH, QLDN cần phải được theo dõi hạch toán chặt chẽ. ở mức độ hoạt động bình thường thì chi phí này thường ít thay đổi, nhưng nếu vượt quá mức độ hoạt động này thay đổi, nhưng nếu vượt quá mức độ hoạt động này thì CPBH, QLDN sẽ tăng lên đáng kể, điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả HĐSXKD của DN. Vì vậy để chủ động điều tiết chi phí thì bộ phận kế toán của Công ty nên thực hiện việc phân tích các chi phí này thành biến phí và định phí. Có thể sử dụng một trong hai phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất. Thường sử dụng phương pháp cực đại, cực tiểu để phân tích chi phí hỗn hợp thành BP -ĐP vì nó đơn giản dễ áp dụng. + Kiến nghị về công tác xác định KQSXKD: Để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được kết quả sản xuất kinh doanh của từng thứ sản phẩm Công ty nên thực hiện mở sổ chi tiết theo dõi kết quả kinh doanh đối với từng thứ sản phẩm. Sổ này bao gồm các cột về doanh thu, hàng bán bị trả lại, giá vốn hàng bán, CPBH, QLDN, lãi (lỗ). Trong đó: - Doanh thu được lấy từ sổ chi tiết bán hàng. - Doanh thu hàng bán bị trả lại được lấy từ bảng kê hàng bán bị trả lại. - CPBH, QLDN được lấy từ bảng phân bổ CPBH, QLDN. + Kiến nghị về công tác thu hồi nợ: Ở Công ty, doanh thu tiêu thụ theo hình thức thanh toán chậm trả chiếm tỷ trọng lớn tổng doanh thu. Chính vì vậy, Công ty cần phải theo dõi các khoản công nợ một cách chặt chẽ. Đối với những khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc quá hạn thanh toán thì Công ty phải mở thêm sổ để theo dõi riêng những đối tượng này, thực hiện việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Đồng thời phải có biện pháp đôn đốc (kịp thời) thu hồi nợ kịp thời tránh tình trạng dây dưa, bị chiếm dụng vốn lớn trong thời gian dài. Việc trích lập dự phòng được thực hiện theo đúng chế độ - quy định. Đối với sổ chi tiết bán hàng theo hình thức thanh toán ngay của Công ty không phản ánh được phương thức thanh toán bằng tiền mặt nay tiền gửi Ngân hàng như vậy không thuận tiện cho việc hạch toán theo dõi, đối chiếu với bộ phận kế toán tiền. Vì vậy Công ty nên đưa thêm cột TK đối ứng vào sổ chi tiết bán hàng thanh toán ngay. Mặt khác tạo điều kiện cho công tác phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được nhanh chóng, kịp thời càng phải thực hiện phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận về công tác chuẩn bị dữ liệu để lập báo cáo kết quả kinh doanh nhằm hỗ trợ cho công việc của kế toán trưởng. + Một số ý kiến khác: - Công ty có thể đưa ra các chính sách chiết khấu thanh toán khác nhau. Chẳng hạn như thời hạn thanh toán là 30 ngày nếu thanh toán trước 10 ngày thì khách hàng sẽ hưởng được mức chiết khấu là bao nhiêu, thanh toán trước 15 ngày thì có thể giảm được phí tổn thu hồi nợ, nợ khó đòi ... có thể sẽ giảm bớt tình trạng nợ dây dưa. - Sản phẩm quyết định đến thị phần lượng khách hàng, cũng như uy tín của Công ty. Sản phẩm của Công ty có nhiều chủng loại khác nhau, Công ty cần phải có hướng phát triển chủng loại sản phẩm nào để đem lại hiệu qủa cao nhất. Hơn thế nữa, với nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng. Công ty không thể chỉ kinh doanh mãi những sản phẩm hiện có mà cần phải nghiên cứu đề xuất tìm them sản phẩm mới, chủng loại mới phù hợp với thị hi ếu người tiêu dùng. Phụ lục Kế toán thuế GTGT phải nộp BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ BÁN RA (Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế kê khai hàng tháng) Tháng 10 năm 2007 Tên cơ sở kinh doanh : Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh Địa chỉ : 110B Quốc Bảo - Thanh Trì- Hà Nội Mã số : 0102155108 Hoá đơn chứng từ bán Tên ngwời mua Mặt hàng Doanh số bán Thuế suất Thuế GTGT Ký hiệu hoá đơn Số hoá đơn Ngày tháng LA /07 0072277 13/10 Công ty TNHH Thanh Thanh 151.164.000 10% 15.116.400 ... ... ... ... ... ... ... ... LA /07 0072285 26/10 Công ty TNHH Thái Bình Dương Xanh 31.050.000 10% 3.105.000 Điều chỉnh hàng bán bị trả lại 22.644.000 10% 2.264.400 Tổng cộng 204.858.000 20.485.800 Ngày 3 tháng 11 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MUA VÀO (Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế kê khai hàng tháng) Tháng 10 năm 2007 Tên cơ sở kinh doanh : Công ty TNHH 1 thành viên Sx & TM XNK Ngọc Khánh Địa chỉ : 110B Quốc Bảo - Thanh Trì- Hà Nội Mã số : 0102155108 Hoá đơn chứng từ Tên người bán Mặt hàng Doanh số ch ưa thuế Thuế suất Thuế GTGT Ký hiệu hoá đơn Số hoá đơn Ngày tháng PG /07T 29464 13/10 Công ty cổ phần Quốc Huy Gỗ xẻ 141.807.000 10% 14.180.700 ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 141.807.000 14.180.700 Ngày 3 tháng 11 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngày nộp tờ khai Độc lập - Tự do - Hạnh phúc …../……/…… TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG(GTGT) [01] Kỳ k ê khai : Tháng 10 năm 2007 Mã số: 0100520429 [02]Mã số thuế [03]Tên cơ sở kinh doanh : Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh [04]Địa chỉ trụ sở : 110B Quốc Bảo [05]Quận/huyện : Thanh Trì [06]Tỉnh/thành phố : Hà nội [07]Điện thoại : 04.5641376 [08]Fax:04.5641376 [09]Email: Đơn vị tiền : đồng Việt Nam TT Chỉ tiêu kê khai Giá trị hang hoá (chưa có thuế GTGT) Thuế GTGT A Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ (đánh dấu “X”) [10] B Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [11]2.650.000 C Kê khai thuế GTGT phải nộp NSNN I Hàng hoá, dịch vụ (HHDV) mua vào 1 Hàng hoá dịch vụ mua vào trong kỳ([12]= [14]+ [16]; [13] =[15]+ [17] [12] 141.807.000 [13] 14.180.700 a Hàng hoá dịch vụ mua vào trong nước [14] 141.807.000 [15] 14.180.700 b Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu [16] [17] 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước a Điều chỉnh tăng [18] [19] b Điều chỉnh giảm [20] [21] 3 Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào([22]= [13]+ [19]- [21] [22] [23] 14.180.700 4 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này [24] 14.180.700 II Hàng hoá dịch vụ bán ra 1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ [24]134.384.000 [25] 1.1 Hàng hoá, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT [26] 1.2 Hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT([27]= [29]+ [30]+ [32]; [28]= [31]+ [33]) [27]182.214.000 [28] a Hàng hoá xuất khẩu thuế suất 0% [29] b hàng hoá dịch vụ thuế suất 5% [30] [31] c hàng hoá dịch vụ thuế suất 10% [32] 182.214.000 [33]18.221.400 2 Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước a Điều chỉnh tăng [34] [35] b Điều chỉnh giảm [36] 22.644.000 [37] 2.264.400 3 Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra([38]= [24]+ [34]- [36]; [39]= [25]+ [35]- [37] [38] 159.570.000 [39] 15.957.000 III Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ 1 Thuế GTGT phải nộp trong kỳ([40]= [39]- [23]- [11] [40] 2 Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này([41]= [39]- [11] [41] 873.700 2.1 Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này [42] 2.2 Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau([43]= [41]- [42] [43] 873.700 Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã kê khai Ngày 10 tháng 11 năm 2007 Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh (đã ký tên, đóng dấu) KẾT LUẬN Để kế toán phát huy được vai trò của mình quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh và Giám đốc một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản, tiền vốn của Công ty ở mọi khâu của quá trình tiêu thụ nhằm cung cấp các thông tin chính xác phục vụ cho điều hành hoạt động kinh doanh thì việc hoàn thiện công tác kế toán ở Công ty là một tất yếu. Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tiêu thụ thành phẩm trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu thì việc tổ chức kế toán tiêu thụ và xác đ ịnh kết quả đòi hỏi càng phải hoàn thiện hơn. Qua thời gian thực tập nghiên cứu tình hình tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty, cùng với sự vận dụng những kiến thức đã học ở trường và sự giúp đỡ của cô giáo Phạm Thị Bích Chi, Tác giả mạnh dạn đưa ra một số ý kiến với nguyện vọng hoàn thiện hơn tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa nhiều, cũng như thời gian thực tập quá ngắn nên bản chuyên đề này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong được sự đóng góp của các Anh chị kế toán trong Công ty, các thầy cô giáo và các bạn để bản chuyên đề thật sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Tác giả xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Bích Chi cùng toàn thể cán bộ phòng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên SX & TM XNK Ngọc Khánh đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này. Hà Nội, tháng 7 năm 2008 Sinh viên thực hiện. Nguyễn Minh Thọ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính VAT – TS. Nguyễn Văn Công Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp - Nguyễn Văn Nhiệm. Kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán mới - TS. Nghiêm Văn Lợi Kế toán thương mại và dịch vụ - PGS.PTS. Ngô Thế Chi Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Vụ chế độ kế toán Tổ chức hạch toán kế toán – NXB Giáo Dục Kế toán trong các doanh nghiệp thương mại – TS. Nguyễn Văn Công Tạp chí kế toán - kiểm toán 2004 -2005 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT36.docx