Tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH T&N: LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài.
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang đứng trước những thử thách khắc nghiệt của quy luật cạnh tranh: “Thương trường là chiến trường”. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chuyển biến tích cực để thích nghi với môi trường luôn biến động, tìm cho mình một chiến lược, một hướng đi đúng đắn.
Mục đích của các doanh nghiệp là lợi nhuận càng tăng thì khả năng cạnh tranh càng vững vàng. Tuy nhiên ta cũng biết rằng để thu được lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải có quá trình kinh doanh hiệu quả: Cụ thể là giảm chi phí sản xuất, khai thác nguyên vật liệu tần gốc, nắm bắt nhu cầu thị trường đón đúng thời cơ… và một phần không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó là tiêu thụ những sản phẩm mà doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra cũng như kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao, sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp mang đi tiêu thụ phải được thị trường chấp nhận....
109 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH T&N, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài.
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang đứng trước những thử thách khắc nghiệt của quy luật cạnh tranh: “Thương trường là chiến trường”. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chuyển biến tích cực để thích nghi với môi trường luôn biến động, tìm cho mình một chiến lược, một hướng đi đúng đắn.
Mục đích của các doanh nghiệp là lợi nhuận càng tăng thì khả năng cạnh tranh càng vững vàng. Tuy nhiên ta cũng biết rằng để thu được lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải có quá trình kinh doanh hiệu quả: Cụ thể là giảm chi phí sản xuất, khai thác nguyên vật liệu tần gốc, nắm bắt nhu cầu thị trường đón đúng thời cơ… và một phần không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó là tiêu thụ những sản phẩm mà doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra cũng như kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao, sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp mang đi tiêu thụ phải được thị trường chấp nhận.
Hơn nữa một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triền trong nền kinh tế thị trường thì chất lượng thông tin kế toán chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong công tác quản lý kinh tế với chức năng theo dõi, giám đốc, phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó kế toán còn hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng nữa đó là “ Xác định kết quả kinh doanh “. Kết quả kinh doanh là thành quả lao động của doanh nghiệp, là mục tiêu sống của doanh nghiệp. Nó còn phản ánh rằng doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Từ kết quả kinh doanh này các nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ có cái nhìn đúng đắn về thưc trạng của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các chiến lược quản trị quan trọng nhằm đẩy mạnh quá trình đi lên của doanh nghiệp.
Nhần thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập và tim hiểu thực tế tại Công ty TNHH T&N tại thành phố Nha Trang em đã quyết định chọn đề tài : ”Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH T&N” với mục đích tìm hiểu kỹ hơn về công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của công ty TNHH T&N nói riêng.
Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH T&N.
Phạm vi nghiên cứu là hệ thống hạch toán kế toán do Công ty thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kinh tế như: Thống kê, phân tích, quan sát….
Nội dung và kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mục lục, mở đầu , kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác kế toán hàng hóa, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH T&N.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH T&N.
Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy Ngô Xuân Ban cùng quý thầy cô trong khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang và các anh chị, cô chú trong Công ty TNHH T&N. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn rất hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô, các cô chú, anh chị và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Nha Trang ngày thang 6 năm 2009
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ NGỌC
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HÓA TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Những vấn đề chung.
1.1.1 Khái niệm.
Tiêu thụ hàng hóa là việc đưa các hàng hóa này từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưu thông. Thông qua công tác này doanh nghiệp có cơ hội thu hồi lại vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện qua trình sản xuất kinh doanh và thêm một khoản thặng dư nữa để có thể đầu tư vào sản xuất và tái sản xuất mở rộng, đảm bảo cho cuộc sống của cán bộ công nhân viên…
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp còn có mối quan hệ với ngân sách nhà nước thông qua việc nộp các khoản thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng…
1.1.2 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm.
Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho hay tại các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu số hàng này. Người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số hàng đã được giao.
Phương thức tiêu thụ chuyển hàng chờ chấp nhận: Là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của người bán. Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hoặc toàn bộ) thì số hàng này mới được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu số hàng đó.
Phương thức bán hàng đại lí, ký gửi: Là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (bên đại lý) để bán. Số hàng ký gửi, đại lý vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức tiêu thụ. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Phương thức bán hàng trả góp: Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán tiền lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm gốc và lãi trả chậm. Về thực chất, chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu. Tuy nhiên, về mặt hạch toán khi hàng bán trả góp giao cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được gọi là tiêu thụ.
1.2 Kế toán hàng hóa.
1.2.1 Khái niệm.
Hàng hóa là một loại vật tư, sản phẩm như: Thành phẩm, bán thành phẩm, lao vụ, kể cả sức lao động, tiền tệ được đem ra mua bán trên thị trường và giá trị của chúng cũng nhờ đó mà được xác định trên cơ sở tự trao đổi.
Như vậy hàng hóa và sản phẩm có sự khác nhau về phạm vi, giới hạn xác định. Nhu cầu trên thị trường càng cao thì sức cạnh tranh trên thị trường càng lớn, điều này đòi hỏi các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Do đó công tác quản lý sản phẩm, hàng hóa được quan tâm đến cả hai mặt là giá trị và hiện vật.
1.2.2 Kế toán tổng hợp hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 156-Hàng hóa.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại hàng hóa của doanh nghiệp.
Bên nợ:
Trị giá gốc của hàng hóa nhập kho trong kỳ.
Trị giá gốc của hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê.
Kết chuyển giá trị thực tế của hàng hóa tồn kho cuối kỳ (PPKKĐK).
Bên có:
Trị giá gốc của hàng hóa xuất kho trong kỳ.
Trị giá gốc của hàng hóa thiếu hụt khi kiểm kê.
Kết chuyển giá trị thực tế của hàng hóa tồn kho đầu kỳ(PPKKĐK).
Dư nợ: Phản ánh giá trị gốc của hàng hóa còn tồn kho cuối kỳ
Tài khoản 157-Hàng gửi bán
Tài khoản này dung để phản ánh trị giá của thành phẩm, hàng hóa đã gửi bán, đã chuyển cho khách hàng; trị giá dịch vụ, lao vụ đã cung cấp, đã bàn giao cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Hàng hóa,thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Bên nợ:
Trị giá gốc thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi.
Trị giá gốc các loại lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Kết chuyển giá trị hàng còn gửi bán cuối kỳ (PPKKĐK).
Bên có:
Trị giá gốc thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Trị giá gốc thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại.
Kết chuyển trị giá gốc hàng còn gửi bán đầu kỳ.
Tài khoản 632-Giá vốn hàng bán.
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã xác định tiêu thụ trong kỳ và một số khoản khác theo quy định.
Bên nợ:
Trị giá gốc thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ trong kỳ.
Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn của hàng bán của kỳ kế toán.
Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào chi phí TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.
Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn khoản đã lập dự phòng kỳ trước.
Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ (khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng kỳ này nhỏ hơn khoản phải lập dự phòng kỳ trước).
Bên có:
Kết chuyển giá vốn gốc của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự kế toán.
Nhập kho hàng hóa do mua ngoài
Nợ 156 - Hàng hóa.
Nợ 133 - Thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Có 331, 111, 112
Nhập lại kho hàng hóa gửi bán bị khách hàng trả lại:
Nợ 156 – Hàng hóa
Có 157 – Hàng gửi bán
Nhập lại kho hàng hóa đã tiêu thụ bị trả lại:
Nợ 156 – Hàng hóa
Có 632 – Giá vốn hàng bán
Kiểm kê phát hiện thừa hoặc thiếu hàng hóa nhưng chưa rõ nguyên nhân:
Nợ 156 – Hàng hóa
Có 3381 – Phải trả phải nộp khác
Hoặc:
Nợ 1381 – Phải thu khác
Có 156 – Hàng hóa
Khi điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị thực tế hàng hóa tồn kho:
Nợ 156 – Hàng hóa
Có 421 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Hoặc:
Nợ 421 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có 156 – Hàng hóa
Khi xuất kho hàng hóa đem góp vốn liên doanh, liên kết thì các tài khoản góp vốn được ghi theo giá thỏa thuận của hội đồng liên doanh, phần chênh lệch giữa giá xuất kho và đánh gía của hội đồng được phản ánh ở tài khoản 711 hoặc 811.
Nợ 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Nợ 222 – Vốn góp liên doanh
Nợ 223 – Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ 811 – Chi phí khác ( nếu giá xuất kho > giá thỏa thuận )
Có 156 – Hàng hóa
Có 711 – Thu nhập khác(nếu giá xuất kho < giá thỏa thuận)
Xuất kho thành phẩm giao cho khách hàng để thay thế sản phẩm bảo hành không sửa chữa được:
Nợ 6415 – Chi phí bảo hành sản phẩm
Có 156 – Hàng hóa
Xuất biếu tặng, tiêu dùng nội bộ, tiêu thụ (tính thuế GTGT theo PPTT):
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 156 – Hàng hóa
Kiểm kê phát hiện thiếu trong định mức:
Nợ 642 – Chi phí bán hàng
Có 156 – Hàng hóa
1.3 Kế toán tiêu thụ
1.3.1 Kế toán giá vốn hàng bán
1.3.1.1 Nội dung
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp ( đối với các doanh nghiệp xây lắp ) bán trong kỳ.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này không giống nhau vì nó tùy thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Phương pháp hạch toán
Phương pháp kê khai thường xuyên:
Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 154, 155, 156, 157…
Phản ánh các chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán:
Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 627 – Chi phí sản xuất chung cố định
Phản ánh khoản mất mát hao hụt hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 152, 155, 156, 157, 138
Phản ánh chi phí xây dựng tự chế TSCĐ vượt qua mức bình thường không được phép tính vào nguyên giá TSCĐ hoàn thành, ghi:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Hạch toán các khoản trích lập hoặc hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm.
Trường hợp số dư dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay lớn hơn dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được trích bổ sung, ghi:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nếu dự phòng lập năm nay nhỏ hơn thì hạch toán ngược lại
Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ 156 – Hàng hóa
Có 632 – Giá vốn hàng bán
Kết chuyển giá vốn xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có 632 – Giá vốn hàng bán
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.3.2.1 Khái niệm
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào.
Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán.
Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bên nợ:
Thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, thuế GTGT TT.
Khoản chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ.
Giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ.
Trị giá hàng bán bị trả lại
Kết chuyển doanh thu thuần xác định kết quả kinh doanh
Doanh thu bán hàng, thành phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Các khoản trợ giá, phụ thu được tính vào doanh thu
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp 2:
TK 5111 : Doanh thu bán hàng.
TK 5112 : Doanh thu bán sản phẩm.
TK 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ.
TK 5114 : Doanh thu trợ giá, trợ cấp.
TK 5117 : Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
Các tài khoản này có thể chi tiết cho từng loại sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa đã bán.
Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ
Tài khoản này để sử dụng theo dõi doanh thu của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ, tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp
Kết cấu TK 512 tương tự như TK 511
Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2:
TK 5121 : Doanh thu bán hàng.
TK 5112 : Doanh thu bán sản phẩm.
TK 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng.
Bán hàng thông thường ( Bán hàng trực tiếp )
Nếu là đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu sẽ không bao gồm thuế:
Nợ 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán
Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có 511 – Doanh thu bán hàng và CCDV (giá chưa thuế)
Có 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ(giá chưa thuế
Nếu là đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán ( gồm cả thuế ).
Nợ 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có 511, 512: Doanh thu bán hàng (tổng giá thanh toán)
Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
Đối với hàng hóa chịu thuế theo phương pháp khấu trừ:
Khi bán hàng hóa trả chậm, trả góp, ghi số tiền phải trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi:
Nợ 111,112, 131 – Tổng giá thanh toán.
Có 5113 – Doanh thu bán hàng (giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)
Có 3331 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Có 3387 – Doanh thu chưa thực hiện(chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)
Khi thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi:
Nợ 111, 112…
Có 131 – Số tiền thu từng kỳ
Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, ghi:
Nợ 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có 515 – Doanh thu hoạt động tài chính(Tiền lãi trả chậm, trả góp)
Kế toán thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
Cuối kỳ kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động SXKD, ghi:
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Nếu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu, doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán ( bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu):
Nợ 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán
Có 511, 512 – Doanh thu bán hàng
Thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp phản ánh như sau:
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng
Có 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có 3333 – Thuế xuất nhập khẩu
Bán hàng theo phương thức đổi hàng (trường hợp không tương tự).
Nguyên tắc: Bản chất của trao đổi là mua bán, phương thức thanh toán không bằng tiền mà bằng hàng hóa. Tài khoản sử dụng có thể là 131, 331. Giá trao đổi là giá của thị trường và chỉ thanh toán thêm với nhau phần chênh lệch(nếu có)
Dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đổi lấy hàng hóa, dịch vụ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cũng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Đưa hàng đi đổi coi như bán:
Nợ 131 – Tổng giá thanh toán theo hóa đơn
Có 511- Doanh thu bán hàng
Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Nhận hàng về coi như mua:
Nợ 152, 155, 156 – Giá thực tế nhập kho
Nợ 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có 131 – Theo giá thanh toán
Khi đổi hàng cần thiết phải có hóa đơn GTGT ở người mua và người bán
Nếu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đổi lấy hàng hóa, dịch vụ để sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế của hàng hóa, dịch vụ đổi về sẽ không được tính khấu trừ mà phải tính vào giá trị hàng hóa, vật tư nhận về:
Khi đưa hàng đi đổi
Nợ 131 – Tổng giá thanh toán theo hóa đơn
Có 33311 – Thuế GTGT phải nộp
Có 511 – Doanh thu bán hàng
Nhận hàng về
Nợ 152, 156 – Giá thực tế của hàng hóa nhập kho(có thuế)
Có 131 - Theo giá thanh toán
Dùng hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Khi đưa hàng hóa đi trao đổi
Nợ 131 – Tổng giá thanh toán theo hóa đơn
Có 511 – Doanh thu bán hàng (có thuế)
Nhận hàng về nếu có đầy đủ hóa đơn GTGT:
Nợ 152, 156 – Giá thực tế nhập kho (không có thuế)
Nợ 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có 131- Theo giá thanh toán
Dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT đổi lấy hàng hóa, dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT:
Khi đem hàng đi trao đổi:
Nợ 131 – Tổng giá thanh toán (có thuế GTGT)
Có 511 – Doanh thu bán hàng
Nhận hàng về nếu có đầy đủ hóa đơn GTGT:
Nợ 152, 156 – Tổng giá thanh toán (có thuế)
Có 131- Theo giá thanh toán
Bán hàng thông qua các đại lý, ký gửi:
Bán hàng qua đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi( bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Thuế GTGT được tính như sau:
Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Khi xuất kho hàng hóa giao cho các đại lý:
Nợ 157 – Hàng gửi bán
Có 155, 156 – Thành phẩm, hàng hóa
Khi nhận được thông báo hàng đã được tiêu thụ:
Ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ 111,112,131 – Số tiền đã thu hoặc phải thu của khách hàng
Có 511 – Doanh thu bán hàng
Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng đã tiêu thụ:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 157 – Hàng gửi bán
Tiền hoa hồng phải thanh toán cho bên nhận bán hàng đại lý:
Nợ 641 – Chi phí bán hàng
Nợ 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có 131,111,112 – Trừ vào tiền phải thu hoặc thanh toán trực tiếp.
Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ dùng hàng hóa, dịch vụ đem biếu tặng mà được tài trợ bằng quỹ DN hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp, doanh thu được phản ánh như sau:
Nợ 611 – Chi phí sự nghiệp (giá có thuế)
Nợ 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi (giá có thuế)
Có 33311 – Thuế GTGT phải nộp
Có 511 – Doanh thu bán hàng (giá chưa thuế)
Trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa:
Xuất hàng hóa ra trả lương:
Nợ 632 – Giá vốn hàng bán
Có 155,152, 156
Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ 334 – Phải trả công nhân viên (theo giá đã có thuế)
Có 33311 – Thuế GTGT phải nộp (tính trên giá bán)
Có 512 – Doanh thu nội bộ (theo giá bán chưa thuế)
Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ 334 - Phải trả công nhân viên (theo giá đã có thuế)
Có 512 – Doanh thu nội bộ (giá đã có thuế)
Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ:
Căn cứ vào các chứng từ liên quan để phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp:
Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng nội bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đem sử dụng nội bộ không được khấu trừ mà phải tính vào chi phí nơi sử dụng hoặc nguồn kinh phí tài trợ, doanh thu bán hàng được phản ánh:
Nợ 641,642 – Giá có cả thuế GTGT
Nợ 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có 33311 – Thuế GTGT phải nộp(tính trên giá bán)
Có 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ(giá vốn chưa có thuế)
1.3.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.3.3.1 Kế toán các khoản chiết khấu thương mại
Khái niệm:
Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng mua với khối lượng lớn.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 521 dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) với khối lượng theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán.
Tài khoản 521:
Bên nợ:
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho khách hàng
Bên có:
Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5211 – Chiết khấu hàng hóa: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại (tính trên khối lượng hàng hóa đã bán ra) cho người mua hàng hóa.
Tài khoản 5212 – Chiết khấu thành phẩm: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng sản phẩm đã bán ra cho người mua thành phẩm.
Tài khoản 5213 – Chiết khấu dịch vụ: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho người mua dịch vụ.
Trình tự hạch toán:
Phản ánh số thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ 521 – Chiết khấu thương mại
Nợ 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111, 112
Có 131 – Phải thu khách hàng
Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho người mua sang tài khoản doanh thu, ghi:
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 521 – Chiết khấu thương mại
Hạch toán giảm giá hàng bán
Nội dung:
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hầng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán.
Tài khoản này phản ánh các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu của việc bán hàng trong kỳ.
Kết cấu:
Bên nợ:
Trong kỳ phát sinh các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho khách hàng.
Bên có:
Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang tài khoản doanh thu bán hàng để tính doanh thu thuần trong kỳ.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 532 có 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5321 – Giảm giá hàng bán của hàng hóa
Tài khoản 5322 – Giảm giá hàng bán của sản phẩm
Tài khoản 5323 - Giảm giá hàng bán của dịch vụ
Trình tự hạch toán:
Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về lượng hàng hóa đã bán:
Nợ 532 – Giảm giá hàng bán
Có 111,112 – Nếu khách hàng đã trả tiền
Có 131 – Nếu khách hàng chưa trả tiền
Cuối kỳ chuyển sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần trong kỳ:
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 532 – Giảm giá hàng bán
Hạch toán hàng bán bị trả lại
Nội dung:
Doanh thu của hàng bán bị trả lại do lỗi thuộc về doanh nghiệp như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng, hàng sai quy cách…cũng là những khoản cần được theo dõi.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại.
Bên nợ:
Trị giá của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ kế toán về số sản phẩm, hàng hóa đã bán
Kết chuyển giá trị hàng bán bị trả lại sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần.
Tài khoản 531 có 3 tài khoản cấp 2 chi tiết theo từng loại hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ.
Trình tự hạch toán:
Khi phát sinh các nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, kế toán phản ánh các bút toán liên quan đến việc nhận lại hàng, những chi phí liên quan đến hàng bị trả lại, thanh toán với người mua và xử lí hàng bán bị trả lại theo quy định.
Nhận lại hàng hóa, thành phẩm:
Đối với doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán KKTX, hàng bị trả lại trong kỳ hoặc kỳ sau kế toán đều phản ánh:
Nợ 155,156 – Thành phẩm, hàng hóa
Có 632 – Giá vốn hàng bán
Trường hợp hàng bán ở năm trước, năm sau mới bị trả lại và có giá trị lớn kế toán sẽ ghi:
Nợ 155,156/ Có 711 – Gía trị hàng nhận về
Phản ánh doanh thu bị trả lại
Nợ 531 – Hàng bán bị trả lại
Nợ 33311 – Thuế GTGT phải nộp
Nợ 811 – Nếu ở niên độ trước
Có 111 – Tiền mặt
Có 131 – Phải thu khách hàng
Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại
Nợ 641 – Chi phí bán hàng
Có 111,112,331,334…
Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần trong kỳ
Nợ 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 531 – Hàng bán bị trả lại
Hoặc: Nợ 811 – Nếu là năm trước
Có 531 – Hàng bán bị trả lại
Kế toán chi phí bán hàng
Nội dung
Chi phí bán hàng là chi phí biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa và lao động sống trực tiếp cho quá trình sản xuất tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ.
Chi phí bán hàng gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên bán hàng, hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiếp thị, đóng gói, bảo quản, khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, bao bì, công cụ, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền như chi phí bảo hành sản phẩm…
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng:
Tài khoản này phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa, lao vụ như chi phí bao gói, phân loại chọn lọc vận chuyển, bốc dỡ, giới thiệu, bảo hành, hoa hồng trả cho đại lý.
Bên nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có:
Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí bán hàng sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh(911)
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ, được chi tiết thành tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6411 : Chi phí nhân viên.
Tài khoản 6412 : Chi phí vật liệu, bao bì.
Tài khoản 6413 : Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
Tài khoản 6415 : Chi phí bảo hành.
Tài khoản 6417 : Chi phí dịch vụ thuê ngoài.
Tài khoản 6418 : Chi phí khác bằng tiền
Sơ đồ kế toán tổng hợp
111,112,141,331
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
133
Thuế GTGT đầu vào
111,112,152,153
133
641
111,112
Chi vật liệu, đồ dùng
334,338
Chi lương và trích theo lương
214
Phân bổ khấu hao TSCĐ
142,242,335
Các khoản thu giảm chi
911
KC chi phí bán hàng
532
Hoàn nhập dự phòng phải trả về chi phí bảo hành sản phẩm
512
Thành phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu dùng nội bộ
33311
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Nội dung
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến toàn doanh nghiệp như tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, BHXH, KPCĐ, BHYT của bộ máy quản lý doanh nghiệp; chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp như dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phí kiểm toán, chi phí tiếp tân, tiếp khách, công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đối với công nghệ, chi sang kiến, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, năng lực quản lý; chi y tế cho người lao động, chi bảo vệ môi trường, chi lao động nữ, trích nộp kinh phí quản lý tổng công ty.
Về nguyên tắc toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển cho sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ trong năm để xác định kết quả kinh doanh. Trường hợp đặc biệt, đối với một số doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, trong năm không có sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh thu không tương ứng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm được phân bổ cho sản phẩm dở dang và tồn kho, căn cứ vào chi phí sản xuất dở dang và giá thành sản xuất sản phẩm tồn.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bên nợ: Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí DN để xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý.
TK 6422 – Chi phí vật liệu quẩn lý.
TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng.
TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí.
TK 6426 – Chi phí dự phòng.
TK 6427 – Chi phí dịch vụ thuê ngoài.
TK 6428 – Chi phí khác bằng tiền.
Sơ đồ kế toán tổng hợp
331,111,112
334,338
642
Chi phí vật liệu,đồ dùng
Các khoản thu giảm chi phí QLDN
911
KC chi phí QLDN
152,156
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương
214
Phân bổ khấu hao TSCĐ
111,112,331
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
333(7,8,9)
Thuế nhà đất, thuế môn bài và các khoản phí, lệ phí phải nộp khác
159,352,351
Trích lập các khoản dự phòng
153,142,242
Giá trị CCDC xuất dùng phục vụ quản lí doanh nghiệp
Kế toán doanh thu và chi phí tài chính
Kế toán doanh thu tài chính
Nội dung
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua ngoài hàng hóa, dịch vụ; lãi cho thuê tài chính…
Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính…)
Cổ tức lợi nhuận được chia.
Thu nhập từ hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng.
Thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác.
Chênh lệch lãi bán do ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Bên nợ:
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Bên có:
Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.
Sơ đồ kế toán tổng hợp
911
515
Cuối kỳ kết chuyển DT hoạt động TC
Thu lãi đầu tư chứng khoán
111,112,131,128,222
111,112,131,121,221
Thu lãi hoạt động GVLD
111,112,131,3387
333
Thu tiền bán bất động sản
Thuế GTGT
111,112,131
Thu tiền cho thuê TSCĐ
333
Thuế GTGT
331
Chiết khấu thanh toán
111,112
Lãi do bán ngoại tệ
Lãi tiền gửi ngân hàng
112
413
Cuối niên độ xử lí chênh lệch tỷ giá phát sinh
Kế toán chi phí tài chính
Nội dung
Chi phí tài chính là những chi phí phát sinh từ hoạt động tài chính doanh nghiệp như:
Các khoản chi phí và khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính.
Chi phí cho vay và đi vay vốn
Chi phí góp vốn liên doanh
Lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn
Chi phí giao dịch bán chứng khoán
Chi phí lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác
Khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ
Chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
Chi phí chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 635 – Chi phí tài chính
Bên nợ:
Các khoản chi phí của hoạt
Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn động tài chính
Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và khoản chênh lệch giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc là ngoại tệ
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ.
Bên có:
Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 635- Chi phí tài chính không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ kế toán tổng hợp
129,229
111,112,242,335
635
Trả lãi tiền vay, phân bổ lãi mua hàng trả chậm
Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính
Dự phòng giảm giá đầu tư
129,229
Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá đầu tư
121,221,222,223,228
Lỗ về các khoản đầu tư
111,112
Chi phí hoạt động liên kết, liên doanh
Tiền thu về từ các khoản đầu tư
1112,1122
Bán ngoại tệ giá ghi sổ
Khoản lỗ
431
Kết chuyển chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ
911
Kế toán chi phí và thu nhập khác
Kế toán thu nhập khác
Nội dung
Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động tạo ra doanh thu, bao gồm các nội dung sau:
Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng của khách hàng
Thu được các khoản nợ phải thu đá xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước
Các khoản thuế được tính vào ngân sách nhà nước giảm, hoàn lại
Các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập
Thu tiền bảo hiểm được bồi thường
Thu nhập quà biếu tặng và tặng tiền bằng hiện vật của tổ chức cá nhân tặng cho doanh nghiệp.
Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay phát hiện
Các khoản thu khác
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 711 – Thu nhập khác
Bên nợ:
Số thuế GTGT phải nộp(nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có) ở các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Bên có:
Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Sơ đồ kế toán tổng hợp911
Cuối kỳ kết chuyển thu nhập khác
Thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ
111,112,131
331,338
Thuế GTGT
3333
711
Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xóa nợ ghi vào thu nhập khác
3331
Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
334,338
Tiền phạt khấu trừ vào tiền ký quỹ của người ký quỹ
111,112
Khi thu được các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ,thu tiền bảo hiểm công ty được bồi thường, các khoản tiền thưởng của khách hàng,cung cấp dịch vụ không tính trong bán hàng
152,156,211
Được tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa, TSCĐ
352
Khi hết hạn bảo hành, nếu công trình không bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp > chi phí thực tế phát sinh phải hoàn nhập
Kế toán chi phí khác
Nội dung các khoản chi phí khác
Chi phí khác là chi phí phát sinh từ các hoạt động ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, bao gồm các nội dung sau:
Chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ đem thanh lý, nhượng bán.
Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
Các khoản chi phí khác.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 811 – Chi phí khác.
Bên nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ chi phí khác sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
911
111,112,152,211
111,112,3388,144,244
111,112,141
111,112,152
811
Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh
Chi tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng
Chi khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh(bão lụt)
3333
Truy thu thuế
Xử lí thiệt hại nếu đã mua baỏ hiểm
Trình tự hạch toán
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Nội dung
Kết quả kinh doanh là số lãi hoặc lỗ do các hoạt động trong doanh nghiệp mang lại trong một kỳ kế toán. Kết quả kinh doanh bao gồm kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác.
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ hạch toán.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Bên nợ:
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ
Chi phí hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
Số lãi trước thuế và hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Bên có:
Doanh thu thuần về sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Thu nhập về hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác.
Trị giá vốn hàng bán bị trả lại
Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911.
Tài khoản này phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của quy chế quản lý tài chính.
Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại lao vụ, dịch vụ.
Các khoản doanh thu va thu nhập thuần được kết chuyển vào tài khoản này là doanh thu thuần và thu nhập thuần.
Phương pháp hạch toán kết quả hoạt động SXKD
632
911
511
635
515
641,1422
711
642,1422
811
421(4212)
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kết chuyển chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí QLDN
Kết chuyển chi phí khác
Kết chuyển lỗ trong kỳ
Kết chuyển lãi phát sinh trong kì
Kết chuyển DT bán hàng
Kết chuyển DT tài chính
Kết chuyển thu nhập khác
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH T&N
Giới thiệu tổng quan về công ty.
Quá trình hình thành và phát triển.
Tên công ty: Công ty TNHH T&N.
Tên công ty viết tắt: TNC.
Địa chỉ trụ sở chính: 86B – Lô 19 Trần Phú Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại 0583.526.347
Fax 0583.526348
Email: Ctynn@vnn.vn.
Vốn điều lệ: 300.000.000 đồng.
Số đăng ký: 3702000476.
Ngành nghề kinh doanh: Công ty chuyên kinh doanh mua bán xăng dầu và cung cấp dịch vụ vận tải.
Công ty TNHH T&N thành phố Nha Trang được thành lập theo giấy quyết định kinh doanh số 4200527383 ngày 10/7/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Tiền thân của công ty TNHH T&N là công ty Hải Vương được tách ra nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty trong thời kỳ mới. Là một công ty thương mại chuyên vận tải hàng hóa, kinh doanh xăng dầu và tiến hành xuất nhập khẩu thủy hải sản, nhận xuất khẩu ủy thác. Cơ sở vật chất ban đầu là một nhà xưởng, một văn phòng giao dịch và 3 xe vận tải, cán bộ nhân viên chỉ trên dưới 10 người, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế cho nên gặp không ít khó khăn trong hoạt động của công ty. Sau 4 năm thành lập và phát triển, công ty luôn cố gắng nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn có những cải cách đổi mới trong từng thời kỳ. Do vậy công ty TNHH T&N luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhà nước giao, nguồn vốn được bảo đảm và luôn có lãi. Hiện nay công ty đã có đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm cùng với sự nhiệt tình năng động, công ty đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Cho đến tháng 6/2007 công ty đã ngừng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiện nay công ty chỉ kinh doanh xăng dầu và cung cấp dịch vụ vận tải.
Chức năng và nhiệm vụ.
Chức năng:
Công ty chuyên kinh doanh mặt hàng xăng dầu, chuyên chở xăng dầu giao cho các đại lý, phân phối xăng dầu trên địa bàn Nha Trang.
Công ty nhận chuyên chở các mặt hàng bằng đường bộ, cho thuê vận tải, vận tải container trong phạm vi cả nước.
Nhiệm vụ:
Tổ chức kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với nhà nước, thực hiện thu mua, thuê chế biến theo đúng quy trình xuất khẩu thủy sản, đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng cho khách hàng, tạo uy tín lâu dài cho doanh nghiệp.
Thực hiện tốt bảo vệ môi trường, an ninh chính trị và làm nghĩa vụ an ninh quốc phòng.
Tự tạo vốn cho quá trình kinh doanh, quản lý, triển khai và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng quy mô.
Thực hiện tốt các nguyên tắc phân phối theo đúng sức lao động đóng góp, điều phối thu nhập giữa các cá nhân, đơn vị đảm bảo công bằng và hợp lý.
Thực hiện pháp luật hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, trung thực theo đúng quy định quản lý tài chính, chịu nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác cho pháp luật.
Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, từng bước cải thiên đời sống vật chất cho họ.
Tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
Giám đốc
Phạm Tùng
Trưởng phòng KD
Bùi Duy Phú
Kế toán trưởng
Phạm Thị Hiền
Phòng điều xe
Bộ phận xăng dầu
Bộ phận XNK
Phó giám đốc
Trần Quang Khánh
Sửa chữa, bảo dưỡng
Quản lý xe vận chuyển
Bộ phận điều phối xe
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH T&N
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và một phó giám đốc.
Giám đốc: Ông Phạm Tùng là người đứng đầu và đại diện, thực hiện mọi hoạt động kinh doanh của công ty trong vai trò lãnh đạo. Đại diện công ty trong quan hệ với chính quyền theo quy định của nhà nước và chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình trước nhà nước và pháp luật. Giám đốc là người đứng ra kí kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước, xây dựng các chiến lược, phương án kinh doanh cho cộng ty trong ngắn hạn và dài hạn. Có quyền quyết định tuyển dụng hay cho thôi việc, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật nhân viên khi có đề bạt của cấp dưới bằng văn bản.
Phó giám đốc: Ông Trần Quang Khánh, phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu giúp cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Đồng thời tham gia bàn bạc, thảo luận với giám đốc theo nguyên tắc tập chung dân chủ và giám đốc là người quyết định cuối cùng. Phó giám đốc được thay mặt giám đốc những phần việc mà giám đốc ủy quyền. Truyền đạt lại những kiến nghị của cấp dưới, thi hành nhiệm vụ cấp trên giao.
Phòng kinh doanh:
Tham mưu cho giám đốc về phương hướng kinh doanh, các biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch của Công ty.
Lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty và hướng dẫn, chỉ đạo cho các xí nghiệp thực hiện các kế hoạch kinh doanh đó.
Nghiên cứu tìm kiếm thị trường, thực hiện các giao dịch mua bán với khách hàng trong và ngoài nước.
Kiểm tra, đôn đốc, giám sát chặt chẽ các phòng ban đã dược phân công nhiệm vụ.
Theo dõi, thống kê công tác thu, mua nguyên liệu, tình hình máy móc, thiết bị, định mức tiêu hao, mức tăng giảm TSCĐ, và tình hình kinh doanh từng lĩnh vực từ đó đánh giá hiệu quả của từng hợp đồng kinh doanh.
Phân tích diễn biến kinh tế, những thay đổi của ngành để có thể đưa ra các giải pháp chiến lược, đảm bảo cho Công ty hoạt động một cách tốt nhất.
Soạn các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và theo dõi các hợp đồng, nghiên cứu các đối tác, đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra thì phòng kinh doanh còn phối hợp với các xí nghiệp chế biến điều tra về nguồn hàng, giá cả mặt hàng… Đồng thời trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết, phòng kinh doanh thông báo cho các xí nghiệp yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, quy trình sản xuất để các xí nghiệp thuê chế biến chế biến đúng theo yêu cầu của khách hàng.
Phòng kế toán:
Chịu trách nhiệm tình hình tài chính của Công ty, tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của các đơn vị trực thuộc để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty hàng ngày, hàng tháng, quý, năm. Thực hiện công tác kế toán theo định kỳ, lập các báo cáo tài chính về tình hình công nợ, tồn quỹ, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phát hiện kịp thời những sai phạm trong thống kê, hạch toán tài chính để báo cáo cho giám đốc có biện pháp xử lý.
Bộ phận xuất nhập khẩu: bộ phận này có chức năng tìm những đối tác, đàm phán ký kết những hợp đồng xuất nhập khẩu, thực hiện giao hàng theo đúng hợp đồng, kiểm định hàng hóa mà khách hàng yêu cầu..
Cửa hàng xăng dầu: là một bộ phận chuyên quản lý tình hình bán xăng dầu của các cây xăng, kiểm tra mức hao hụt, tổn thất nhằm đưa ra những biện pháp quản lý tốt nhất đạt hiệu quả kinh tế.
Bộ phận điều xe: là bộ phận chịu trách nhiệm về các hoạt động của đội ngũ chuyên trở. Bộ phận này chuyên giao dịch, tìm đối tác khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả những giờ xe chạy, giảm những hao hụt trong quá trình vận tải, tạo uy tín cho khách hàng. Đảm bảo chất lượng hàng hóa vận tải, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH T&N
Công ty TNHH
T&N
Bộ phận sửa chữa, bảo trì
Trạm xăng
Kinh doanh xăng dầu
Dịch vụ vận tải
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH T&N
Về dịch vụ vận tải:
Tổng số lượng phương tiện vận tải hiện có của Công ty là 9 xe; trong đó, có 5 xe container, 2 xe ôtô tải, 2 xe bồn. Hoạt động trên khắp chuyến đường trong và ngoài nước, tuyến chủ yếu vẫn là Khánh Hòa - Tp HCM, Tp HCM - Khánh Hòa- Hà Nội – Trung Quốc. Chủ yếu là vận chuyển xăng dầu.
Kinh doanh xăng dầu:
Hiện công ty có 1 cửa hàng xăng dầu, ngoài nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu, còn cung cấp xăng dầu cho hoạt động vận chuyển của công ty.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Nhân tố về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ:
Tiến bộ khoa học kỹ thuật của Công ty thể hiện ở trình độ trang thiết bị và quy trình công nghệ. Sự đổi mới và cải tiến công nghệ là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng của hoạt động kinh doanh. Đồng thời nhân tố này thúc đẩy giảm chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật chỉ có thể phát huy một cách có hiệu quả với những điều kiện bảo quản và sử dụng nó được đầu tư đồng bộ.
Đối với Công ty TNHH T&N , trong đó có hoạt động vận chuyển là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty, vì vậy việc nâng cao chất lượng kĩ thuật trong hoạt động vận chuyển là nhân tố quyết định đến sự cạnh tranh với những doanh nghiệp cùng ngành. Đó là các vấn đề về sự hiện đại của đội xe vận tải, tạo sự nhanh chóng về thời gian, cũng như điều kiện bảo quản sản phẩm cho khách hàng, là cơ sở để hạn chế tai nạn xảy ra trong hoạt động vận chuyển. Từ đó tạo được uy tín trong kinh doanh, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động.
Mặt khác đối với các doanh nghiệp thương mại như Công ty TNHH T&N, trong đó có hoạt động xuất khẩu thì việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động quản lý cũng rất quan trọng, giúp cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh một cách chuyên nghiệp và có khoa học, thực hiện các hợp đồng thương mại qua thư điện tử, xử lý hợp đồng…. Đó là việc ứng dụng những hệ thống quản lý tiên tiến, các phần mềm tin học có giá trị phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Yếu tố kinh tế – xã hội:
Ngày nay, với nền kinh tế thị trường, sự toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Điều này đã có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, nhu cầu lưu thông hàng hóa ngày càng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực thì vẫn còn những khó khăn của nền kinh tế – xã hội mà các doanh nghiệp thương mại vẫn còn mắc phải. Đó là các hệ thống pháp lý của nền kinh tế vẫn còn nhiều phức tạp mặc dù đã có nhiều đổi thay nhưng nhìn chung vẫn chưa thông thoáng, đặc biệt là trong hoạt động hải quan. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động lưu thông hàng hóa như hệ thống giao thông, hệ thống cảng, sân bãi còn hạn hẹp…
Trong mấy năm gần đây, tình hình kinh tế không ổn định, do cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng, thể hiện qua giá xăng dầu nhập khẩu và bán trong nước không ngừng biến động làm một số doanh nghiệp lao đao.
Yếu tố tổ chức kinh doanh:
Quá trình tổ chức kinh doanh là quá trình truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị, chỉ tiêu từ cấp cao nhất ( Ban Giám đốc) đến từng cấp thấp hơn (đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ, đội) với mục đích triển khai, phối hợp sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất. Kết thúc quá trình (chu kỳ) các thông tin (chỉ thị, kết quả) được phản hồi từ cấp thấp đến cấp cao nhất trong Công ty. Chính vì thế để quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, Công ty cần phải tiến hành tổ chức cơ cấu sản xuất sao cho vòng luân chuyển thông tin là ngắn nhất, nhằm tránh tình trạng các thông tin, mệnh lệnh kinh doanh lưu chuyển chậm chạp, lệch lạc hoặc không đến được các đơn vị sản xuất kinh doanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Hiện nay, Công ty TNHH T&N tổ chức kinh doanh theo mô hình đơn vị kinh doanh, tổ đội, nhưng dưới nhiều hình thức khác nhau như: khoán lệnh cho từng phương tiện thuộc đội xe vận tải, các mục tiêu cho từng đơn vị kinh doanh. Đây chính là động lực nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao kết quả hoạt động, từ đó tiến đến nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty hiện nay vẫn còn tồn tại một số nhược điểm đó là: sự cách biệt về không gian trong quá trình hoạt động của các phương tiện vận tải với bộ phận quản lý, do đó Công ty khó quản lý được kết quả hoạt động một cách chính xác, dẫn đến tình trạng thất thoát doanh thu. Để khắc phục được tình trạng này Công ty cần phải tăng tránh nhiệm của các chủ phương tiện, gắn thu nhập của họ với kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, có như vậy mới kích thích tăng năng suất, tăng kết quả hoạt động.
2.1.4.4 Nhân tố về uy tín Công ty:
Ngày nay, mức độ uy tín của Công ty đối với khách hàng là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nếu uy tín của Công ty bị giảm sút, khách hàng sẽ quay lưng lại với doanh nghiệp, doanh thu sẽ giảm xuống kéo theo lợi nhuận giảm, ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh.
Mặc dù mới thành lập nhưng Công ty TNHH T&N đã tạo được rất nhiều uy tín đối với khách hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển và xuất khẩu ủy thác. Công ty không những có mạng lưới khách hàng ở tỉnh mà còn rộng khắp cả nước.
Đối thủ cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được coi là một yếu tố không thể thiếu được. Vì nếu không có cạnh tranh sẽ không có thị trường. Cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp năng động hơn, tích cực hơn để tìm ra những giải pháp giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Đối với Công ty TNHH T&N không chỉ chịu sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành có truyền thống lâu nay mà còn phải chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác. Trong đó phải kể đến các công ty trên cùng địa bàn, các công ty lớn, hoạt động lâu năm có nhiều kinh nghiệm quản lý, hơn nữa công ty TNHH T&N là một công ty nhỏ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh chưa nhiều, khả năng đối phó với các tình huống kinh doanh, những rủi ro xảy ra còn hạn chế. Công ty cần phải đặc biệt chú ý đến các vấn đề này nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Ngoài những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, có những đơn vị vừa là đối tác của công ty nhưng cũng đồng thời là đối thủ cạnh tranh, bên cạnh đó còn có những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Khuôn khổ pháp luật và các quy định chính sách của chính phủ.
Một trong những khía cạnh của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của công ty đó là hệ thống pháp luật. Chính sách của chính phủ gồm: chính sách tự do hóa thương mại, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất…Đây là yếu tố tạo ra môi trường pháp lý buộc công ty phải tuân thủ theo. Vì vậy sự thay đổi của yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đạt được của công ty.
Nhà nước liên quan và những cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, được vay vốn tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi…Lãi suất vay ngân hàng cũng là một yếu tố tác động không nhỏ đến hoạt động vay vốn đầu tư của công ty.
Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
Bảng 2.1:Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
STT
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
SO SÁNH 2007/2006
SO SÁNH 2008/2007
GIÁ TRỊ
%
GIÁ TRỊ
%
1
Tổng doanh thu
Đồng
13,114,260,978
22,955,189,348
40,713,585,259
9,840,928,370
75.04
17,758,395,911
77.36
2
Lợi nhuân trước thuế
Đồng
122,271,442
127,078,210
-507,758,336
4,806,768
3.93
-634,836,546
-499.56
3
Lợi nhuân sau thuế
Đồng
88,035,438
91,496,311
-507,758,336
3,460,873
3.93
-599,254,647
-654.95
4
Tổng VKD bình quân
Đồng
9,813,517,243
6,183,843,967
7,913,093,583
-3,629,673,277
-36.99
1,729,249,616
27.96
5
Tổng VCSH bình quân
Đồng
904,872,358
1,492,093,320
1,735,763,917
587,220,962
64.90
243,670,597
16.33
6
Tỷ suất LNST/DT(ROS)
%
0.67
0.40
-1.25
-0.27
-40.62
-2
-412.89
7
Tỷ suất LNST/TS bq (ROA)
%
0.90
1.48
-6.42
0.58
64.93
-8
-533.68
8
Tỷ suất LNST/VCSH bq (ROE)
%
9.73
6.13
-29.25
-3.60
-36.97
-35
-577.04
9
Tổng số lao đông bình quân
Người
20
31
57
11
55,00
26
83.87
10
Thu nhập bình quân
Đồng
25,005,000
22,538,065
15,990,702
-2,466,935
-9.87
6,547,363
-29.05
11
Tổng nộp ngân sách bq
Đồng
94.030.516
1.412.412.142
2.236.252.061
94,030,516
1,402,08
823,839,919
58,33
12
Các sản phẩm chủ yếu
Xăng dầu
Vận tải
Trong bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua ta thấy:
Tổng doanh thu của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 9.840.928.370 đ tương đương mức tăng 75,04%. Sang năm 2008 doanh thu tăng so với năm 2007 là 17.758.395.911 đ tương ứng mức tăng 77,36%. So sánh doanh thu của 3 năm ta thấy mức tăng doanh thu của công ty ngày càng cao. Nguyên nhân do công ty ngày càng củng cố được niềm tin của khách hàng, số lượng đơn đặt hàng ngày càng lớn. Thêm vào đó nhu cầu về xăng dầu của thị trường ngày càng cao và không thể thiếu trong đời sống xã hội. Một nguyên nhân nữa không thể thiếu đó là giá xăng dầu năm 2007 và 2008 liên tục tăng cao, đôi khi có giảm nhưng mức giảm không đáng kể.
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là 4.806.768 đ tương ứng mức tăng 3,93%. Nhưng sang năm 2008, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty giảm đáng kể 634.836.546 đ tương ứng mức giảm 499,56%. Nguyên nhân năm 2008 lợi nhuận trước thuế và sau thuế giảm là do mặc dù doanh thu năm 2008 tăng nhưng tương ứng với nó là mức tăng thêm giá vốn hàng bán. Doanh thu tăng cao nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh mẽ do giá mua xăng dầu năm vừa qua tăng mạnh. Bên cạnh đó hoạt động vận chuyển dựa trên hợp đồng được ký kết trong 1 năm, đơn giá vận chuyển ít thay đổi mà giá cả xăng dầu đầu năm 2008 tăng gần 100%. Mặt khác do Doanh thu tài chính năm 2008 tăng nhưng không đáng kể bằng mức tăng chi phí tài chính, vì lãi vay ngân hàng thay đổi có lúc tăng 0,9%/tháng, có lúc tăng 1,8%/tháng. Vì vậy năm 2008 chi phí tài chính của công ty đột ngột tăng đáng kể mà cụ thể là chi phí lãi vay của công ty. Chúng ta sẽ tim hiểu kỹ hơn về sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2006, 2007, 2008 trong Bảng 2.2
Tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2007 giảm so với năm 2006 là
3.629.673.277 đ tương ứng với mức giảm 36,99%. Nguyên nhân do các khoản nợ phải trả và nguồn vốn sở hữu của công ty giảm so với năm 2007. năm 2008 nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng 1.729.249.616 tương ứng mức tăng 27,96%. Nguyên nhân do trong năm 2008 công ty đã chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh.
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân năm 2007 tăng so với năm 2006 là 587.220.962 đ tương ứng mức tăng 64,9%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 243.670.579 đ tương ứng mức tăng 16.33%.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 là 0,27 tương ứng mức giảm 40,62%. Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 2, tương ứng mức giảm 412,89%. Tỷ số này cho biết cứ 100 đ doanh thu thu về có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong đó. So sánh số liệu qua 3 năm ta thấy năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm mạnh một cách rõ rệt. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 mà cụ thể là năm 2008 công ty bị lỗ hơn 500 triệu.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,58 tương ứng mức tăng 64,93%. Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 8 tương ứng mức giảm 533,68%. Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng vốn kinh doanh hoặc đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 tỷ số này tăng do lợi nhuận năm 2007 tăng cao hơn năm 2006, năm 2008 tỷ số này giảm do năm vừa qua công ty làm ăn thua lỗ không có lời.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3,6 tương ứng với mức giảm 36,97%. Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 35 tương ứng mức giảm 577,04%. Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này giảm liên tục qua 3 năm là do lợi nhuận công ty tăng chậm trong năm 2007 không tương ứng với mức tăng của vốn chủ sở hữu, riêng năm 2008 lợi nhuận không có mà vốn chủ sở hữu vẫn tăng.
Tổng số lao động bình quân năm 2007 tăng so với năm 2006 là 11 người, tương ứng mức tăng 55%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 26 người, tương ứng mức tăng 83.87%. Qua 3 năm ta thấy lực lượng lao động của công ty tăng liên tục và nhanh trong năm 2008 cho thấy công ty đã tích cực đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh vào nguồn lao động.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 giảm so với năm 2006 là 2,466,935đ, tương ứng mức giảm 9.87%. Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 6,547,363đ tương ứng mức giảm 29,05%. Nguyên nhân do lực lượng lao động tăng quá nhanh mà công ty chưa sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình nên chưa nâng cao đời sống cho công nhân viên.
Tổng nộp ngân sách năm 2007 tăng so với năm 2006 là 94,030,516đ tương ứng mức tăng 1,402,08%. Nguyên nhân do năm 2007 công ty làm ăn có lời hơn năm 2006 do vậy thuế thu nhập doanh nghiệp cao, thuế GTGT phải nộp cao do lượng hàng hóa bán ra nhiều. Năm 2008 tổng nộp ngân sách tăng so với năm 2007 là 823,839,919 đ tương ứng mức tăng 58,33%. Năm 2008 tăng chậm hơn so với năm 2007, nguyên nhân do năm 2008 công ty làm ăn không có lợi nhuận nên không phải đóng thuế TNDN, chỉ có thuế GTGT hàng bán ra.
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên cho thấy tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua không được hiệu quả cho lắm. Công ty cần tìm ra các nguyên nhân, giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Sau đây sẽ là sự phân tích kỹ hơn về Doanh thu, chi phí của công ty để tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao lợi nhuận của công ty không cao trong thời gian qua, được thể hiện qua Bảng 2.2.
Qua bảng phân tích trên ta thấy giá vốn hàng bán năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 là 39.460.539đ tương ứng mức giảm 0,23%. Nguyên nhân do năm 2007 lượng hàng bán được ít hơn so với năm 2006. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 10.618.313.013 tương ứng với mức tăng 61,92%. Nguyên nhân do lượng xăng dầu bán được trong năm 2008 tăng cao, do các chính sách bán hàng của công ty có phần thay đổi.
Do doanh thu tăng nên lợi nhuận gộp cũng tăng tương ứng. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 24.599.143đ tương ứng mức tăng 0,43%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 7.091.944.294đ tương ứng mức tăng 124,66%. Cho thấy lợi nhuận gộp năm 2008 tăng một cách đột biến.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 tăng so với năm 2006 là 516.805đ tương ứng mức tăng 145,64%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 276.937đ tương ứng mức tăng 31,77%. Nguyên nhân do lãi tiền gửi ngân hàng của công ty tăng, cho thấy lượng tiền gửi ngân hàng của công ty tương đối ít.
Bảng 2.2:Bảng phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua
STT
CHỈ TIÊU
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
SO SÁNH 2007/2006
SO SÁNH 2008/2007
GIÁ TRỊ
%
GIÁ TRỊ
%
1
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
22,955,189,348
22,940,327,952
40,713,585,259
-14,861,396
-0.06
17,773,257,307
77.48
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
3
DT thuần về BH và cung cấp DV
22,955,189,348
22,940,327,952
40,713,585,259
-14,861,396
-0.06
17,773,257,307
77.48
4
Giá vốn hàng bán
17,290,836,482
17,251,375,943
27,932,688,956
-39,460,539
-0.23
10,681,313,013
61.92
5
LN gộp về BH và cung cấp DV
5,664,352,866
5,688,952,009
12,780,896,303
24,599,143
0.43
7,091,944,294
124.66
6
DT hoạt động tài chính
871,664
871,664
1,148,601
0
0.00
276,937
31.77
7
Chi phí tài chính
216,750,715
213,810,715
766,519,677
-2,940,000
-1.36
552,708,962
258.50
Trong đó: Chi phí lãi vay
216,750,715
213,810,715
766,519,677
-2,940,000
-1.36
552,708,962
258.50
8
Chi phí quản lý kinh doanh
5,336,255,605
5,353,603,256
12,524,045,468
17,347,651
0.33
7,170,442,212
133.94
9
Lợi nhuận thuần về hoạt động KD
112,218,210
122,409,702
-508,520,241
10,191,492
9.08
-630,929,943
-515.42
10
Thu nhập khác
14,860,000
14,860,000
761,905
0
0.00
-14,098,095
-94.87
11
Chi phí khác
0
0
12
Lợi nhuận khác
14,860,000
14,860,000
761,905
0
0.00
-14,098,095
-94.87
13
Tổng LN kế toán trước thuế
127,078,210
137,269,702
-507,758,336
10,191,492
8.02
-645,028,038
-469.90
14
Chi phí thuế TNDN
35,581,899
38,435,517
2,853,618
8.02
-38,435,517
-100.00
15
Lợi nhuận sau thuế TNDN
91,496,311
98,834,185
-507,758,336
7,337,874
8.02
-606,592,521
-613.75
Chi phí tài chính năm 2007 giảm so với năm 2006 là 2.940.000đ tương ứng mức giảm 1,36%. Nguyên nhân do trong năm 2007 công ty đã trả được một số khoản nợ ngân hàng. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 552.708.962 đ tương ứng mức tăng 258,5%. Nguyên nhân do trong năm 2008 công ty gia tăng khoản vay ngắn hạn ngân hàng nên chi phí lãi vay tăng cao.
Chi phí quản lý kinh doanh của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 17.347.651 đ tương ứng mức tăng 0,33%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 7.170.442.212 tương ứng mức tăng 133,94%. Nguyên nhân do công ty đầu tư vào việc tuyển dụng lao động và tiền lương phải trả tăng lên, cộng thêm việc đầu tư máy móc thiết bị.
Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng so với năm 2006 là 10.191.492 đ tương ứng mức tăng 9,08%. Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 620.929.943 đ tương ứng mức giảm 515,42%. Nguyên nhân của sự tăng giảm này do sự tăng giảm về doanh thu và chi phí qua 3 năm.
Thu nhập khác năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.340.765 đ tương ứng mức giảm 9.92%. Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 14.098.095 đ tương ứng mức giảm 94,87%
Lợi nhuận khác cũng biến động tương ứng với thu nhập khác do công ty không có khoản chi phí khác nào.
Nhận xét:
Qua bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm cho thấy chi phí của công ty có nhiều biến động, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay. Công ty cần có sự điều chỉnh thích hợp giữa doanh thu và chi phí để mang lại hiệu quả hơn.
Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH T&N.
Những thuận lợi
Khi mới thành lập, Công ty còn gặp nhiều khó khăn, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nhân sự thiếu những người có kinh nghiệm, doanh thu hàng năm nhỏ; nhưng qua 6 năm cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như nhân viên toàn Công ty thì Công ty hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Công ty đã chuẩn bị cho mình một hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh có những thuận tiện và đạt hiệu quả tốt nhất. Đầu tư thêm xe chở Container mới cho việc vận tải được thuận lợi, tăng doanh thu và ngày càng có nhiều doanh nghiệp thuê vận tải tại Công ty.
Công ty hiện nay đã có những cán bộ công nhân viên lành nghề, dày dặn kinh nghiệm trong việc kinh doanh, trong giao dịch đàm phán luôn chiếm được cảm tình của các nhà nhập khẩu nước ngoài, tạo lòng tin và luôn giữ được những khách hàng quen thuộc.
Doanh thu của Công ty luôn luôn biến động nhất định trong những năm qua, nhìn chung có xu hướng tăng lên theo từng năm. Sản phẩm và dịch vụ của Công ty ngày càng được phục vụ một cách tốt nhất. Sản phẩm thủy sản của Công ty được nhiều thị trường biết đến như: Mỹ, EU, Nhật… về dịch vụ vận tải và xăng dầu thì Công ty đang có những chiến lược mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả phục vụ của mình.
Công ty đã tích cực mở rộng thị trường kinh doanh buôn bán do đó cho đến nay thị trường kinh doanh của Công ty tương đối rộng, đặc biệt với ngành kinh doanh xăng dầu vì xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại và các ngành công nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu nguồn nhiên liệu xăng dầu.
Trong tình hình nền kinh tế khó khăn hiện nay, chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong năm 2009 này thuế TNDN được giảm xuống còn 25%, thuế TNDN quý IV/2008 và năm 2009 được giảm 30% nhằm hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp có thêm vốn để tái mở rộng sản xuất.
Ngoài ra do giá cả xăng dầu luôn luôn biến động nên chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trích lập quỹ bình ổn giá trung bình 500đ/l hoặc 1 kg để giảm thiểu khoản thiệt hại cho các doanh nghiệp.
Những khó khăn, tồn tại:
Công ty chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu thị trường cho nên khi kinh doanh thường có những khó khăn nhất định. Đặc biệt đối với những thị trường Mỹ là thị trường rất khó tính mà Công ty chưa có sự nghiên cứu kỹ về thị trường này nên thường hay bị động khi có biến động.
Do thành phần hàng xuất khẩu của Công ty là hàng thủy sản có giá trị cao nên Công ty đang có những hạn chế trong việc mở rộng thêm các loại mặt hàng. Công ty chưa chú ý nhiều đến công tác chào hàng, quảng bá sâu rộng hình ảnh của Công ty trên thương trường quốc tế nên hạn chế việc tìm kiếm khách hàng mới.
Là Công ty thương mại nên Công ty không có xưởng sản xuất hàng thủy sản, việc này không đảm bảo chất lượng cho hàng hóa xuất ra các thị trường, giá cả cao khó cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới. Do vậy mà ngành kinh doanh xuất nhập khẩu và ủy thác xuất nhập khẩu của công ty không mang lại hiệu quả cao như mong muốn và còn làm tăng thêm khoản chi phí biến đổi. Để giảm thiểu chi phí đó, mang lại lợi nhuận cao hơn nên công ty đã ngừng kinh doanh lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Hiện nay công ty chỉ kinh doanh hai loại hàng hóa xăng dầu và dịch vụ vận chuyển. Do đặc thù của ngành kinh doanh nên Doanh thu và chi phí của công ty có rất nhiều biến động, phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới, trong nước, các chính sách của nhà nước và chính phủ quy định về loại hàng hóa này nên công ty không thể chủ động trong mọi tình huống biến động của nền kinh tế.
Thực trạng công tác hạch toán kế toán hàng hoá, tiêu thụ và xác định kết qủa kinh doanh tại Công ty TNHH T&N.
Hiện tại công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC.
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH T&N.
Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng:
Phạm Thị Hiền
Thủ quỹ,Kế toán tiền gửi ngân hàng:
Nguyễn Thị Hồng Phi
KT công nợ,hàng tồn kho,thanh toán:
Đào Thị Hồng Ngọc
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH T&N
Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán:
Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm tham mưu, báo cáo trực tiếp tổng giám đốc những vấn đề liên quan đến công tác tài chính kế toán. Phòng thực hiện chỉ thị của giám đốc, phối hợp với các phòng ban chức năng của công ty, quản lý việc sử dụng vốn, quản lý tốt các nguồn thu, quản lý chi phí theo đúng quy trình và các yêu cầu được nêu trong sổ tay chất lượng và sổ tay quy trình của công ty. Mở và thực hiện việc cập nhật, hạch toán đầy đủ theo hệ thống sổ sách kế toán và thực hiện các nghiệp vụ kế toán đúng với các quy định hiện hành.
Chức năng các phòng ban:
Kế toán trưởng (kế toán tổng hợp):
Tổ chức thực hiện công việc kế toán của công ty. Chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên về công tác tài chính của công ty.
Tham mưu cho giám đốc công ty và cùng chịu trách nhiệm trong việc sử dụng vốn, bảo toàn vốn của công ty.
Kiểm tra, ký các chứng từ thu chi, kiểm tra việc lập và ký các hóa đơn của khách hàng.
Nắm chắc và thực hiện đúng các chế độ chính sách trong hệ thống pháp luật kinh tế.
Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê theo chế độ quy định.
Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán trong đơn vị.
Kế toán trưởng tại công ty kiêm luôn kế toán tổng hợp, thực hiện công việc lập các bảng kê chi tiết, tổng hợp để lên chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản và xác định kết quả kinh doanh, thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, lập báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm.
Kế toán công nợ, hàng tồn kho, thanh toán:
Lập sổ theo dõi chứng từ các tài khoản hàng hóa, tiền mặt, công nợ. Theo dõi và hoàn chỉnh các biên bản đối chiếu công nợ hàng tháng với khách hàng.
Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế của toàn công ty, quản lý và lập hóa đơn theo đúng quy định của nhà nước, tham gia công tác thu hồi công nợ.
Nắm vững tình hình kinh doanh của công ty giữa kế hoạch và thực hiện, đối chiếu với việc lập hóa đơn. Lập hóa đơn đúng, chính xác, rõ ràng.
Kiểm tra việc vào sổ quỹ, đối chiếu với việc lập hóa đơn.
Mở sổ theo dõi số lượng hàng hóa tại kho để lên hóa đơn thu tiền, tránh sai sót.
Thủ quỹ, kế toán tiền gửi ngân hàng:
Theo dõi khoản tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi và chi phí lãi vay.
Đồng thời kế toán kiêm luôn thủ quỹ, quản lý khoản tiền thu chi trong công ty, sổ quỹ tiền mặt để đối chiếu với kế toán thanh toán.
Tổ chức mô hình kế toán tại công ty là kế toán tập trung, toàn bộ công việc từ khâu lập chứng từ, ghi sổ chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp, lập hệ thống báo cáo tài chính của công ty đều do phòng kế toán trung tâm thực hiện. Còn lại bộ phận nhân viên quản lý chỉ thực hiện việc lập một số chứng từ, thu nhập chứng từ rồi gửi về phòng kế toán trung tâm xử lý.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty.
Tại công ty TNHH T&N áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
Công ty không sử dụng phần mềm kế toán mà tự thiết kế trên Exel do nhân viên trong công ty tự thiết kế.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán.
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ kế toán
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng kê có hoặc nợ của các tài khoản
Sổ quỹ
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết.
Sổ cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Giải thích trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng kê Có (Nợ) đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, khóa sổ tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có và số dư từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng, số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại công ty
DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG CÔNG TY
STT
TÊN CHỨNG TỪ
SỐ HIỆU CT
PHẠM VI ÁP DỤNG
1
Bảng chấm công
01-LĐTL
BB
2
Bảng thanh toán tiền lương
02-LĐTL
BB
3
Hóa đơn GTGT
01/GTKT-3LL
BB
4
Biên bản kiểm nghiệm
01-VT
HD
5
Phiếu thu
01-TT
BB
6
Phiếu chi
02-TT
BB
7
Giấy đề nghị tạm ứng
03-TT
HD
8
Giấy thanh toán tạm ứng
04-TT
BB
9
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
03-LĐTL
BB
10
Giấy nộp tiền vào NSNN
BB
11
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
06-TSCĐ
HD
12
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
03 PXK-3LL
BB
13
Bảng kê chi tiết
HD
14
Biên bản đối chiếu công nợ
HD
15
Hợp đồng kinh tế
HD
16
Khế ước nhận nợ
HD
17
Ủy nhiệm thu, chi
HD
18
Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ
BB
19
Phiếu đặt hàng
HD
Nhận xét:
Qua bảng danh mục chứng từ sử dụng trong công ty ta thấy khối lượng chứng từ sử dụng trong công ty tương đối lớn nhưng cũng tương đối độc lập với nhau. Nó giúp cho việc cung cấp thông tin kế toán một cách nhanh chóng cho lãnh đạo để ra được các quyết định hợp lý
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại công ty
HỆ THỐNG DANH MỤC TÀI KHOẢN TRONG CÔNG TY
STT
TK cấp 1
TK cấp 2
Chi tiết
Tên TK
1
111
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền
2
112
Tiền gửi ngân hàng (VND)
3
1121
Tiền gửi ngân hàng (VND)
4
1121ACB
Tiền gửi ngân hàng (VND) NH Á Châu
5
1121NT
Tiền gửi ngân hàng (VND) NH Ngoại Thương
6
1121QT
Tiền gửi ngân hàng (VND) NH Quốc tế
7
1121CT
Tiền gửi ngân hàng (VND) NH Công Thương
8
1121ĐT
Tiền gửi ngân hàng (VND) NH ĐT&PT KH
9
1121NN
Tiền gửi ngân hàng (VND) NH NN&PT NT
10
1121QĐ
Tiền gửi ngân hàng (VND) NH Quân đội
11
1122
Tiền gửi ngân hàng (Ngoại tệ)
12
131
Phải thu khách hàng
13
133
Thuế GTGT được khấu trừ
14
138
Phải thu khác
15
141
Tạm ứng
16
142
Chi phí trả trước ngắn hạn
17
144
Ký quỹ, ký cược ngắn hạn
18
153
Công cụ dụng cụ
19
154
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
20
156
Hàng hóa
21
1561
Hàng hóa (Dầu Do)
22
1562
Hàng hóa (Xăng)
23
1563
Hàng hóa (Nhớt)
24
211
Tài sản cố định hữu hình
25
2111
Tài sản cố định hữu hình
26
2112
Tài sản cố định thuê tài chính
27
214
Khấu hao TSCĐ
28
2141
Khấu hao TSCĐHH
29
2142
Khấu hao TSCĐ thuê tài chính
30
244
Ký quỹ, ký cược dài hạn
31
311
Vay ngắn hạn
32
311ACB
Vay ngắn hạn Á Châu
33
311ĐT
Vay ngắn hạn ngân hàng ĐT&PT KH
34
311CT
Vay ngắn hạn ngân hàng Công Thương
35
311NT
Vay ngắn hạn ngân hàng Ngoại Thương
36
315
Nợ dài hạn đến hạn trả
37
331
Phải trả cho người bán
38
333
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
39
3331
Thuế GTGT phải nộp
40
3334
Thuế TNDN
41
3338
Thuế, phí, lệ phí phải nộp khác
42
338
BHXH, BHYT
43
341
Vay dài hạn
44
341ĐT
Vay dài hạn NH ĐT&PT KH
45
341CT
Vay dài hạn NH Công Thương
46
341TTC
Vay dài hạn công ty cho thuê TC
47
411
Nguồn vốn kinh doanh
48
421
Lợi nhuận chưa phân phối
49
4211
Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
50
4212
Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
51
431
Quỹ khen thưởng phúc lợi
52
511
Doanh thu bán hàng
56
5121
Doanh thu nội bộ
57
515
Doanh thu tài chính
58
632
Giá vốn hàng bán
59
632XD
Giá vốn Xăng dầu
60
632VC
Giá vốn vận chuyển
61
635
Chi phí tài chính
62
642
63
6421
Chi phí bán hàng
64
6422
Chi phí quản lí doanh nghiệp
65
711
Thu nhập khác
66
821
Chi phí thuế TNDN
67
911
Xác định kết quả kinh doanh
Nhận xét:
Công ty áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 48/2006 của BTC. Bộ phận kế toán của công ty tổ chức một số tài khoản chi tiết cho một số đối tượng để thuận tiện cho việc theo dõi tài sản và nguồn vốn một cách chính xác, cung cấp thông tin cho nhà quản lý một cách nhanh chóng, kịp thời để đưa ra các quyết định một cách hợp lý.
Thực trạng công tác kế toán doanh thu, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH T&N.
Kế toán doanh thu bán hàng
Khái quát chung về công tác kế toán Doanh thu tiêu thụ tại Công ty TNHH T&N.
Phương thức tiêu thụ tại công ty: Căn cứ vào các loại hàng hóa là kinh doanh xăng dầu, hay cung cấp dịch vụ vận chuyển, hợp đồng kinh tế mà công ty có nhiều hình thức tiêu thụ khác nhau. Công ty vừa bán buôn, vừa bán lẻ:
Đối với các công ty lớn theo đơn đặt hàng hay hợp đồng kinh tế thì công ty sử dụng hình thức bán buôn (đối với mặt hàng kinh doanh xăng dầu).
Tại các trạm xăng công ty bán hàng trực tiếp cho khách hàng theo hình thức bán lẻ.
Đối với dịch vụ vận chuyển công ty thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng theo năm. Khi có yêu cầu của khách hàng thì công ty huy động xe đến tận nơi cho khách hàng.
Các sản phẩm của công ty đều chịu thuế GTGT. Cụ thể là đối với mặt hàng xăng dầu chịu thuế suất thuế GTGT 10%, đối với dịch vụ vận chuyển thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Cách xây dựng giá bán
Do hàng hóa kinh doanh của công ty bao gồm xăng dầu và vận chuyển nên:
Đối với xăng dầu: giá bán được nhà nước niêm yết nên công ty luôn tuân theo giá bán chung của cả nước. Tình hình giá cả xăng dầu luôn luôn biến động.
Đối với dịch vụ vận chuyển, giá bán gồm giá vốn + chi phí liên quan + % lợi nhuận mong muốn.
Chính sách bán hàng tại công ty:
Đối với hình thức bán lẻ trực tiếp cho khách hàng thì công ty thực hiện chính sách thu tiền ngay tại trạm xăng.
Đối với hình thức bán buôn cho các công ty xăng dầu khác, hay dịch vụ vận tải cuối tháng công ty mới gửi hóa đơn GTGT cho khách hàng và không có chính sách chiết khấu thanh toán hay chiết khấu thương mại cho khách hàng. Khách hàng có thể thanh toán chậm trong vòng 30 ngày kể từ ngày gửi hóa đơn.
Kế toán doanh thu bán hàng Hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Chứng từ và thủ tục:
Các chứng từ liên quan
Bảng kê bán lẻ
Phiếu kí nhận hàng
Hóa đơn GTGT
Giải thích lưu đồ:
Đối với hình thức bán chưa thu tiền
Giải thích
Đối với hình thức bán buôn, khi khách hàng cho xe đến lấy hàng thì cửa hàng trưởng lập phiếu ký nhận, ghi lại số lượng và giá trị hàng hóa. Sau đó đưa cho nhân viên lấy hàng ký nhận và giữ lại. Cuối tháng cửa hàng trưởng gửi phiếu ký nhận cho kế toán công nợ. Kế toán công nợ căn cứ vào phiếu ký nhận đến cuối tháng lập hóa đơn GTGT gồm 3 liên. Một liên gửi cho khách hàng. Một liên lưu hành nội bộ. Một liên cùng phiếu ký nhận hàng hóa dùng để vào sổ chi tiết bán hàng, công nợ và chuyển bộ chứng từ sang cho kế toán trưởng để lên chứng từ ghi sổ. Sau đó vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái để theo dõi doanh thu, thuế GTGT đầu ra, công nợ. Sau khi các chứng từ đã được dùng để ghi sổ thì sẽ được lưu lại thành bộ chứng từ để theo dõi.
+ Đối với hình thức bán thu tiền ngay
Giải thích:
Đối với khách hàng mua lẻ thì số lượng và giá trị hàng hóa đã được ghi lại trên cột xăng, nhân viên bán hàng thu tiền bán hàng và nộp lại cho cửa hàng trưởng. Cuối ngày, cửa hàng trưởng lập bảng kê bán lẻ cuối ngày ghi lại số lượng và giá trị xăng dầu đã bán và mang tiền nộp cho kế toán thanh toán. Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng kê bán lẻ cuối ngày và số tiền thu được lập phiếu thu. Phiếu thu được lập thanh 3 liên sau đó chuyển sang cho thủ quỹ, thủ quỹ nhận tiền và ký vào phiếu thu. Cửa hàng trưởng giữ 1 liên, 1 liên thủ quỹ dùng lam căn cứ ghi sổ quỹ tiền mặt, 1 liên và bảng kê bán lẻ hàng hóa được kế toán thanh toán dùng để ghi sổ chi tiết bán hàng sau đó chuyển sang cho kế toán tổng hợp (kế toán trưởng) để lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản 111,3331,511XD. Bộ chứng từ được lưu lại.
b) Tài khoản sử dụng
Tk 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 131: Phải thu khách hàng
TK 511XD: Doanh thu xăng dầu
TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Định khoản (Số liệu quý IV/2008):
Căn cứ vào bảng kê bán lẻ hàng hóa ngày 01/12/2008, thu tiền bán lẻ xăng 92 là 5.052.060đ, dầu Diezen là 663.000đ trong đó thuế GTGT 519.551đ, phí xăng dầu 205.800đ được công ty định khoản như sau:
Nợ 111 5.715.060
Có 511XD 4.989.709
Có 3331 519.551
Phí xăng dầu: 205.800
Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 193502 ngày 29/12/2008 bán xăng 92 cho công ty TNHH Nhuận Đức với doanh số chưa thuế 972.727đ, thuế GTGT 10%, lệ phí xăng 50.000 được công ty định khoản như sau:
Nợ 131 1.075.000
Có 511XD 972.727
Có 3331 97.273
Phí xăng dầu: 50.000
Cuối quý căn cứ vào bảng kê doanh thu xăng dầu các tháng 10,11,12 (năm 2008) để kết chuyển doanh thu xăng dầu xác định kết quả kinh doanh được công ty định khoản như sau:
Nợ 511XD 988.816.617
Có 911 988.816.617
Sơ đồ chữ T ( Số liệu quý IV/2008)
911
131
111
511XD
988.816.617
789.593.909
199.213.708
Sơ đồ chữ T số 2.1: Doanh thu xăng dầu quý IV/2008
Minh họa chứng từ sổ sách (Số liệu quý IV/2008)
BẢN KÊ BÁN LẺ HÀNG HÓA DỊCH VỤ
Ngày 01 tháng 12 năm 2008
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1
Xăng 92
lit
381
13,260
5,052,060
2
Diezen
lit
51
13,000
663,000
4
5,715,060
Tổng tiền thanh toán
Tổng số tiền bằng chữ: Năm triệu bảy trăm mười lăm ngàn sáu chục đồng
Ca bán hàng
Người lập báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐƠN VỊ…………
ĐỊA CHỈ…………
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 11
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Mẫu số: S02a-DN
TRÍCH YẾU
Số hiệu tài khoản
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
NỢ
CÓ
Doanh thu bán lẻ xăng dầu
111
282.329.630
131
72.740.990
511XD
323.839.831
3331
31.230.789
CỘNG
x
x
x
Kèm theo:…………chứng từ gốc
CÔNG TY TNHH T&N
511XD
10/18 Nguyễn Thiện Thuật - Nha Trang
MST 4200527383
SỔ CÁI TK: Doanh thu xăng dầu
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK ĐỐI ỨNG
SỐ TIỀN
Số
Ngày
Tháng
Nợ
Có
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
………………………………
…..
233
31
10
Doanh thu bán lẻ xăng dầu
111
290.187.080
233
31
10
Doanh thu bán lẻ xăng dầu
131
78.233.780
257
30
11
Doanh thu bán lẻ xăng dầu
111
241.867.603
257
30
11
Doanh thu bán lẻ xăng dầu
131
54.688.323
282
31
12
Doanh thu bán lẻ xăng dầu
111
257.548.226
282
31
12
Doanh thu bán lẻ xăng dầu
131
66.291.605
300
31
12
KC DT để xác định KQKD quí IV/08
911
988.816.617
Tổng phát sinh
4.768.210.594
4.768.210.594
Số dư cuối kỳ
Kế toán Chủ doanh nghiệp
Nhận xét:
Công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ của hoạt động kinh doanh xăng dầu được phản ánh trên tài khoản 511XD chưa thể hiện rõ là doanh thu bán hàng và chưa chi tiết cho từng loại xăng, dầu, nhớt, nên cũng phải mất thời gian cho việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Việc hạch toán các nghiệp vụ bán hàng đúng theo quy định của Bộ tài chính. Chứng từ, sổ sách bảo đảm hợp lý, hợp lệ.
Kế toán Doanh thu dịch vụ vận chuyển.
Chứng từ và thủ tục:
Chứng từ sử dụng:
Hợp đồng kinh tế
Booking
Bảng kê vận chuyển
Hóa đơn GTGT
Lưu đồ kế toán doanh thu hoạt động vận chuyển:
Khách hàng lập hợp đồng vận chuyển với công ty trong 1 năm, sau đó hai bên thỏa thuận và ký kết với nhau. Trong hợp đồng ghi rõ đơn giá vận chuyển thay đổi theo từng thời kỳ vì giá xăng dầu luôn luôn thay đổi.
Khi khách hàng có nhu cầu sẽ gửi Booking cho phòng kinh doanh. Trong đó thể hiện số Container cần, địa điểm, thời gian. Phòng kinh doanh sẽ fax Booking cho đội xe để phân công, bố trí số lượng xe. Cuối tháng bộ phận vận chuyển lập lên bảng kê vận chuyển xuất, thể hiện khách hàng đã lấy bao nhiêu Cont, bao nhiêu tiền. Sau đó gửi cho khách hàng đối chiếu, được khách hàng chấp nhận sẽ gửi cho kế toán công nợ để lập hóa đơn. Hóa đơn được lập thành 3 liên, 1 liên gửi cho khách hàng, 1 liên lưu hành nội bộ, 1 liên cùng với bảng kê vận chuyển sẽ được kế toán công nợ dùng để vào sổ chi tiết công nợ, bảng kê nợ, có của các tài khoản. Sau đó chuyển hóa đơn GTGT, bảng kê vận chuyển cho kế toán trưởng để lập chứng từ ghi sổ, lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản 131,511,333(1). Các chứng từ sau khi dùng để ghi sổ sẽ được lưu lại thành bộ chứng từ tại phòng kế toán.
Tài khoản sử dụng:
Tk 111: Tiền mặt
TK 131: Phải thu khách hàng
TK 511VC: Doanh thu vận chuyển
TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Định khoản ( số liệu quý IV năm 2008 )
Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0014197 ngày 01/12/2008 cung cấp dịch vụ vận chuyển cho công ty HAJIN Shipping VietNam với doanh thu chưa thuế là 53.333.333 đ, thuế suất thuế GTGT 5% công ty định khoản như sau:
Nợ 131 56.000.000
Có 511VC 53.333.333
Có 3331 2.666.667
Căn cứ hóa đơn GTGT số 0019873 và Phiếu thu số 00234 ngày 8/12/2008 về số tiền công ty TNHH Nguyễn Phước trả tiền vận chuyển tháng 12 số tiền 11.238.095đ, thuế GTGT 561.905đ công ty định khoản như sau:
Nợ 111 11.800.000
Có 511VC 11.238.095
Có 3331 561.905
Cuối qúy căn cứ vào bảng kê Doanh thu xăng dầu các tháng 10,11,12 của năm 2008 để kết chuyển Doanh thu vận chuyển xác định kết quả kinh doanh trong quý IV/2008 được công ty định khoản như sau:
Nợ 511VC 6.863.514.317
Có 911 6.863.514.317
911
6.863.514.317
511VC
111
6520262612
343.251.705
131
Sơ đồ chữ T 2.2: Doanh thu vận chuyển quý IV/2008
Sơ đồ chữ T (Số liệu quý IV/2008)
Minh họa chứng từ sổ sách (Số liệu quý IV/2008)
ĐƠN VỊ…………
ĐỊA CHỈ…………
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 10
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Mẫu số: S02a-DN
TRÍCH YẾU
Số hiệu tài khoản
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
NỢ
CÓ
Doanh thu vận chuyển tháng 12
111
36.534.000
131
1.946.989.440
511VC
1.889.069.934
3331
94.453.506
CỘNG
x
x
x
Kèm theo:…………chứng từ gốc
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
CÔNG TY TNHH T&N
511VC
10/18 Nguyễn Thiện Thuật - Nha Trang
MST 4200527383
SỔ CÁI TK: Doanh thu Vận chuyển
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK ĐỐI ỨNG
SỐ TIỀN
Số
Ngày
Tháng
Nợ
Có
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
……………………………………
……
231
31
10
Doanh thu VC T10
111
111.903.238
231
31
10
Doanh thu VC T10
131
2.100.514.190
255
30
11
Doanh thu VC T11
111
196.554.190
255
30
11
Doanh thu VC T11
131
2.565.472.765
281
31
12
Doanh thu VC T12
111
34.974.277
281
31
12
Doanh thu VC T12
131
1.854.275.657
300
31
12
KC DT để xác định KQKD quí IV/08
911
6.863.514.317
Tổng phát sinh
24.285.406.928
24.285.406.928
Số dư cuối kỳ
Kế toán Chủ doanh nghiệp
Nhận xét:
Công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ của hoạt động vận chuyển được phản ánh trên tài khoản 511VC chưa thể hiện rõ là doanh thu cung cấp dịch vụ. Việc hạch toán các nghiệp vụ bán hàng đúng theo quy định của Bộ tài chính. Chứng từ, sổ sách bảo đảm hợp lý, hợp lệ.
Kế toán doanh thu nội bộ
Doanh thu nội bộ của công ty chủ yếu là doanh thu cung cấp xăng dầu cho đơn vị vận chuyển. Khi đó doanh thu nội bộ cũng đồng thời là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của đơn vị vận chuyển. Cuối tháng kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sang giá vốn hàng bán của hoạt động vận chuyển. Khi xuất xăng dầu sử dụng nội bộ thì phản ánh giá vốn xăng dầu, không có sự chênh lệch giữa giá vốn xăng dầu và doanh thu nội bộ.
Chứng từ và thủ tục
Chứng từ sử dụng
Phiếu ký nhận.
Bảng kê luân chuyển xăng dầu
Bảng định mức tiêu hao nhiên liệu
Hóa đơn bán hàng
Lưu đồ luân chuyển chứng từ quá trình bán hàng nội bộ
Giải thích:
Quá trình luân chuyển chứng từ của doanh thu nội bộ cũng giống như bán hàng thông thường, nhưng trên hóa đơn chỉ ghi số lượng chứ không ghi giá trị. Giá trị hàng hóa chính bằng giá vốn hàng bán, không có thuế GTGT, không có khoản chênh lệch giữa giá vốn và giá bán.
Khi nhân viên đến cây xăng để lấy xăng thì cửa hàng trưởng sẽ lập phiếu ký nhận và nhân viên đó sẽ ký vào. Cuối ngày cửa hàng trưởng sẽ gửi cho kế toán công nợ. Cuối tháng, căn cứ trên phiếu ký nhận, bảng kê luân chuyển xăng dầu do kế toán tổng hợp lập, kế toán công nợ sẽ lập hóa đơn GTGT gồm 2 liên, 1 liên lưu hành nội bộ, 1 liên cùng với phiếu ký nhận được kế toán công nợ dùng để ghi sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết chi phí. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng để lập chứng từ ghi sổ, lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái. Bộ chứng từ này sẽ được lưu lại để đối chiếu.
Tài khoản sử dụng
TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
TK 5121 : Doanh thu nội bộ
Định khoản (Số liệu quý IV/2008)
Cuối tháng, căn cứ trên bảng kê luân chuyển xăng dầu tháng 12/2008 xuất dùng nội bộ Dầu Do với giá trị 171.873.273đ, phí xăng dầu là 23.667.000đ, nhớt là 11.771.861đ, mỡ là 890.707đ được công ty định khoản như sau:
Xuất nhiên liệu sử dụng nội bộ:
Nợ 154 795.431.711
Có 512.1 795.431.711
Sơ đồ chữ T (số liệu quý IV/2008)
911
512
154
2.594.772.239
2.594.772.239
Sơ đồ chữ T 2.3: Doanh thu nội bộ quý IV/2008
Minh họa chứng từ, sổ sách (Số liệu quý IV/2008)
BẢNG KÊ LUÂN CHUYỂN XĂNG DẦU THÁNG 12/2008
Chỉ tiêu
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Dầu Do
11,207
122,749,603
95,000
899,204,545
17,862
171,873,273
9,455
90,978,733
78,890
759,102,143
Xăng 92
1,832
22,710,770
12,000
111,523,637
12,347
119,823,030
1,485
14,411,377
Nhớt
675
17,474,039
50
1,379,292
195
4,322,885
430
11,771,861
Mỡ
20
890,707
180
8,800,000
20
890,707
180
8,800,000
Cộng
13,734
163,825,119
107,180
1,019,528,182
109,599
1,064,840,305
11,315
118,512,996
ĐƠN VỊ……………
ĐỊA CHỈ……………
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 5
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Mẫu số: S02a-DN
TRÍCH YẾU
Số hiệu tài khoản
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
NỢ
CÓ
Xuất nhiên liệu sử dụng nôi bộ
154
795.431.711
512.1
CỘNG
x
x
x
Kèm theo:…………chứng từ gốc
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
CÔNG TY TNHH T&N
512.1
10/18 Nguyễn Thiện Thuật - Nha Trang
MST 4200527383
SỔ CÁI TK: Doanh thu nội bộ
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK ĐỐI ỨNG
SỐ TIỀN
Số
Ngày
Tháng
Nợ
Có
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
…………………………………
…………………………………
227
31
10
Xuất nhiên liệu sử dụng nội bộ
154
962.719.355
254
30
11
Xuất nhiên liệu sử dụng nội bộ
154
836.621.173
276
31
12
Xuất nhiên liệu sử dụng nội bộ
154
795.431.711
300
31
12
Kết chuyển doanh thu để XĐKQKD quý IV/2008
911
2.594.772.239
Tổng phát sinh
11.659.967.737
11.659.967.737
Số dư cuối kỳ
Kế toán Chủ doanh nghiệp
Nhận xét
Công ty sử dụng tài khoản 512.1 để theo dõi doanh thu nội bộ là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, sử dụng tài khoản 154 là tài khoản trung gian để theo dõi chi phí hoạt động vận chuyển.
Kế toán giá vốn hàng bán
Công ty có hai loại giá vốn đó là Giá vốn xăng dầu (632XD) và Giá vốn vận chuyển (632VC). Do công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền nên cuối tháng mới xác định và phản ánh giá vốn.
Kế toán giá vốn hàng bán hoạt động kinh doanh xăng dầu:
Chứng từ và thủ tục
Chứng từ sử dụng:
Phiếu nhập kho
Hóa đơn GTGT mua hàng
Bảng kê luân chuyển xăng dầu
Bảng kê bán lẻ
Phiếu ký nhận
Lưu đồ lưu chuyển chứng từ:
Giải thích :
Cuối tháng, căn cứ trên bảng luân chuyển xăng dầu tháng trước, hóa đơn GTGT mà nhà cung cấp xăng dầu quân đội gửi cho công ty và phiếu nhập kho, kế toán trưởng tính ra giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Căn cứ trên bảng kê bán lẻ xăng dầu, phiếu ký nhận, bảng kê luân chuyển xăng dầu tháng trước để lập bảng kê luân chuyển xăng dầu tháng này. Dựa trên bảng kê luân chuyển xăng dầu tháng này kế toán trưởng tiến hành lập chứng từ ghi sổ phản ánh trị giá giá vốn hàng bán 632XD, 632VC. Sau đó vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản 632XD, 911, 156(1,2,3). Bộ chứng từ sau khi dùng để ghi sổ sẽ được lưu lại.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 156.1 : hàng hóa ( Dầu Do )
Tài khoản 156.2 : hàng hóa ( Xăng )
Tài khoản 156.3 : hàng hóa ( Nhớt )
Tài khoản 632XD : Giá vốn hàng bán xăng dầu
Tài khoản 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Định khoản (Số liệu quý IV/2008)
Căn cứ trên bảng kê luân chuyển xăng dầu tháng 12 được công ty định khoản như sau:
Xác định giá vốn nhiên liệu bán lẻ
Nợ 632XD 304.607.695
Có 156.1 171.873.273
LP 5.358.600
Có 156.2 119.823.030
LP 6.173.500
Có 156.3 1.379.292
Xác định giá vốn nhiên liệu sử dụng nội bộ
Nợ 632XD 795.431.711
Có 156.1 759.102.143
LP 23.667.000
Có 156.3 12.662.568
Cuối quý kết chuyển giá vốn xăng dầu xác định kết quả kinh doanh quý IV/2008 là 3.534.082.342đ được công ty định khoản như sau:
Nợ 911 3.534.082.342
Có 632XD 3.534.082.342
156.1
156.2
632XD
911
156.3
396.828.036
66.397.582
3.070.856.724
3.534.082.342
Sơ đồ chữ T 2.4: Giá vốn xăng dầu quý IV/2008
Sơ đồ chữ T (Số liệu quý IV/2008)
Minh họa chứng từ, sổ sách (Số liệu quý IV/2008)
BẢNG KÊ LUÂN CHUYỂN XĂNG DẦU THÁNG 12/2008
Chỉ tiêu
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Dầu Do
11,207
122,749,603
95,000
899,204,545
17,862
171,873,273
9,455
90,978,733
78,890
759,102,143
Xăng 92
1,832
22,710,770
12,000
111,523,637
12,347
119,823,030
1,485
14,411,377
Nhớt
675
17,474,039
50
1,379,292
195
4,322,885
430
11,771,861
Mỡ
20
890,707
180
8,800,000
20
890,707
180
8,800,000
Cộng
13,734
163,825,119
107,180
1,019,528,182
109,599
1,064,840,305
11,315
118,512,996
ĐƠN VỊ……………
ĐỊA CHỈ……………
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 7
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Mẫu số: S02a-DN
TRÍCH YẾU
Số hiệu tài khoản
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
NỢ
CÓ
Xác định giá vốn nhiên liệu bán lẻ
632XD
304.607.695
1561
171.873.273
LP
5.358.600
156.2
119.823.030
LP
6.173.500
156.3
1.379.292
CỘNG
x
x
x
Kèm theo:…………chứng từ gốc
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
CÔNG TY TNHH T&N
632XD
10/18 Nguyễn Thiện Thuật - Nha Trang
MST 4200527383
SỔ CÁI TK: Giá vốn xăng dầu
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK ĐỐI ỨNG
SỐ TIỀN
Số
Ngày
Tháng
Nợ
Có
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
………………………………
…….
228
31
10
XĐ GV nhiên liệu sử dụng nội bộ
1561
945.397.465
………………………………
…….
277
31
12
XĐ GV nhiên liệu sử dụng nội bộ
1561
782.769.143
277
31
12
XĐ GV nhiên liệu sử dụng nội bộ
1563
12.662.568
278
31
12
XĐ GV xăng dầu bán lẻ
1561
177.231.873
278
31
12
XĐ GV xăng dầu bán lẻ
1562
125.996.530
278
31
12
XĐ GV xăng dầu bán lẻ
1563
1.379.292
299
31
12
KC CP để XĐ KQKD quí IV/2008
3.534.082.342
Tổng phát sinh
16.272.721.219
16.272.721.219
Số dư cuối kỳ
Kế toán Chủ doanh nghiệp
Nhận xét:
Công ty sử dụng tài khoản 632XD để theo dõi giá vốn hàng bán của hoạt động kinh doanh xăng dầu. Trong quá trình định khoản trên chứng từ ghi sổ công ty tách riêng giá trị hàng hóa xăng dầu và lệ phí xăng dầu để tiện theo dõi giá trị thực tế của giá vốn hàng bán xuất ra. Lệ phí xăng dầu không ảnh hưởng gì đến khoản thặng dư của công ty trong quá trình tiêu thụ. Nó chỉ là khoản công ty bỏ ra để mua hàng hóa và thu lại được nguyên vẹn khi công ty bán hàng hóa. Trên sổ cái công ty vẫn cộng lệ phí xăng dầu vào tài khoản 156.
Kế toán giá vốn hàng bán hoạt động vận chuyển:
Chứng từ và thủ tục
Giá vốn của hoạt động vận chuyển chính là giá trị xăng dầu xuất dụng nội bộ nên chứng từ và quá trình luân chuyển cũng giống như quá trình luân chuyển chứng từ giá vốn hàng bán xăng dầu. Cuối tháng sau khi xác định được giá trị xăng dầu xuất dùng nội bộ trên tài khoản 154 sẽ kết chuyển sang tài khoản 632VC để xác định giá vốn hoạt động vận chuyển.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản 632VC : Giá vốn hàng bán hoạt động vận chuyển
Tài khoản 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Định khoản (Số liệu quý IV/2008)
Căn cứ vào bảng kê luân chuyển xăng dầu tháng 11 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của hoạt động Vận chuyển được công ty định khoản như sau:
Cuối quý IV/2008 kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để xác định giá vốn vận chuyển là 2.594.772.239đ được công ty định khoản như sau:
Nợ 632VC 2.594.772.239
Có 154 2.594.772.239
Cuối quý IV/2008 kết chuyển giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh quý IV/2008 là 2.594.772.239đ được công ty định khoản như sau:
Nợ 911 2.594.772.239
Có 632VC 2.594.772.239
Sơ đồ chữ T (Số liệu quý IV/2008)154
632VC
2.594.772.239
2.594.772.239
911
Sơ đồ chữ T 2.5: Giá vốn vận chuyển quý IV/2008
Chứng từ sổ sách minh họa
ĐƠN VỊ……………
ĐỊA CHỈ……………
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số : 28
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Mẫu số: S02a-DN
TRÍCH YẾU
Số hiệu tài khoản
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
NỢ
CÓ
Kết chuyển chi phí SXKDDD để
632VC
2.594.772.239
xác định giá vốn vận chuyển
154
CỘNG
x
x
x
Kèm theo:…………chứng từ gốc
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
CÔNG TY TNHH T&N
154
10/18 Nguyễn Thiện Thuật - Nha Trang
MST 4200527383
SỔ CÁI TK: Chi phí SXKDDD
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK ĐỐI ỨNG
SỐ TIỀN
Số
Ngày
Tháng
Nợ
Có
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
…………………………………
227
31
10
Xuất nhiên liệu sử dụng nội bộ
512.1
962.719.355
254
30
11
Xuất nhiên liệu sử dụng nội bộ
512.1
836.621.173
276
31
12
Xuất nhiên liệu sử dụng nội bộ
512.1
795.431.711
298
31
12
KC CP SXKDDD để XĐ GVVC quí IV/2008
632VC
2.594.772.239
Tổng phát sinh
11.659.967.737
11.659.967.737
Số dư cuối kỳ
Kế toán Chủ doanh nghiệp
CÔNG TY TNHH T&N
632VC
10/18 Nguyễn Thiện Thuật - Nha Trang
MST 4200527383
SỔ CÁI TK: Giá vốn xăng dầu
Chứng từ
DIỄN GIẢI
TK ĐỐI ỨNG
SỐ TIỀN
Số
Ngày
Tháng
Nợ
Có
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
……………………………….
216
30
9
KC CP KDDD để XĐ GV VC
154
3.962.389.984
217
30
9
KC CP để XĐ KQKD qúy III/2008
911
3.962.389.984
298
31
12
KC CP KDDD để XĐ GV VC
154
2.594.772.339
299
31
12
KC CP để XĐ KQKD qúy IV/2008
911
2.594.772.339
Tổng phát sinh
11.659.967.737
11.659.967.737
Số dư cuối kỳ
Kế toán Chủ doanh nghiệp
Nhận xét:
Công ty theo dõi giá vốn hàng bán của hoạt động vận chuyển trên tài khoản 154 và 632VC để tiện theo dõi và cung cấp thông tin cho giám đốc, giá vốn hoạt động vận chuyển trong kỳ được treo trên tài khoản 154 để theo dõi chi tiết cho từng tháng và cuối mỗi kỳ kế toán được kết chuyển sang tài khoản 632VC xác định kết quả kinh doanh. Định khoản các nghiệp vụ và tài khoản sử dụng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng bao gồm chi phí tiền lương, BHXH,BHYT,KPCĐ, chi phí trích trước ngắn hạn, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chứng từ và thủ tục
Chứng từ sử dụng
Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, chi phí trả trước ngắn hạn
Hóa đơn GTGT
Lưu đồ lưu chuyển chứng từ:
Tính tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng
Giải thích
Gần cuối tháng khi kế toán trưởng (kế toán tổng hợp) nhận được bảng chấm công từ các phòng ban sẽ tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên và lập bảng phân bổ lương và BHXH. Bảng phân bổ lương và BHXH chuyển sang cho kế toán thanh toán để viết phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 2 liên và chuyển sang cho kế toán trưởng ký duyệt, sau đó chuyển sang kế toán thanh toán, 1 liên lưu tại đây, 1 liên cùng với bảng phân bổ lương và BHXH đã ký chuyển sang cho thủ quỹ để chi tiền cho nhân viên và thủ quỹ dùng để ghi vào sổ quỹ tiền mặt. Sau đó 2 chứng từ này được chuyển sang cho kế toán chi tiết để vào sổ chi tiết tài khoản 642.1, 111, 334. Bộ chứng từ được chuyển lại cho kế toán trưởng để lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản 642, 111, 334. Bộ chứng từ Chứng từ ghi sổ, bảng phân bổ lương và BHXH, phiếu chi đã ký được lưu lại.
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Các dịch vụ mua ngoài bao gồm tiền vận chuyển dầu, sửa chữa xe, phí nâng hạ, mua đồ dùng phục vụ bộ phận bán hàng…
Giải thích:
Khi nhận được hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, kế toán thanh toán viết phiếu chi gồm 2 liên, chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt. Sau đó 1 liên lưu tại kế toán thanh toán, 1 liên cùng với hóa đơn GTGT chi tiền thanh toán và ghi vào sổ quỹ tiền mặt. 2 chứng từ này được chuyển qua kế toán thanh toán để lên sổ chi tiết tài khoản 111, 642.1, 331 chuyển sang kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ, lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản 111, 642, 331, 133. Bộ chứng từ sau khi dùng để ghi sổ sẽ được lưu lại.
Phân bổ chi phí trích trước ngắn hạn và khấu hao TSCĐ
Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm TSCĐHH và TSCĐ thuê tài chính.
Chi phí trả trước ngắn hạn bao gồm các công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần, chi phí ban đầu cho TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận là chi phí hoạt động phân bổ nhiều kỳ
Giải thích lưu đồ:
Kế toán tổng hợp (kế toán trưởng) lập bảng phân bổ khấu hao và chi phí trích trước ngắn hạn. Cuối tháng, kế toán hàng tồn kho căn cứ vào đó để ghi vào sổ chi tiết chi phí số khấu hao TSCĐ và chi phí trích trước ngắn hạn rồi chuyển lại cho kế toán trưởng để lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. Bảng phân bổ được lưu lại sau khi được ghi sổ xong.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 142: Chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo đề tài- Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH T&N.doc