Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cổ phần lâm sản và khoáng sản Tuyên Quang

Tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cổ phần lâm sản và khoáng sản Tuyên Quang: LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay với cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương là một vấn đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của người lao động. Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của con người. Trong doanh nghiệp lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả thù lao cho người lao động trong thời gian họ tham gia sản xuất kinh doanh. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiêp trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng một số thu nhập khác như: trợ cấp, BHXH, tiền thưởng. Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là...

doc106 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty cổ phần lâm sản và khoáng sản Tuyên Quang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay với cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương là một vấn đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của người lao động. Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của con người. Trong doanh nghiệp lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả thù lao cho người lao động trong thời gian họ tham gia sản xuất kinh doanh. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiêp trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao động còn được hưởng một số thu nhập khác như: trợ cấp, BHXH, tiền thưởng. Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động và tính đúng thù lao của người lao động, thanh toán tiền lương và các khoản liên quan kịp thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Là một sinh viên trong những năm học tập tại trường Cao Đẳng Hoá Chất em đã tích luỹ được những vốn kiếm thức nhất định.Vớí mong muốn nâng cao trình độ nhận thức,nghiên cứu một cách toàn diện về kế toán tiền lương vận dụng trong thực tế. Đồng thời đóng góp một phần kiên thức của mình để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý tiền lương….Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng toàn thể cán bộ trong công ty cổ phần Lâm Sản Và Khoáng Sản Tuyên Quang em đã mạnh dạn tìm hiểu đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương “ của công ty Cổ Phần Lâm Sản Và khoáng Sản Tuyên Quang . Đề tài của em gồm có các phần như sau: Chương 1: Các vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương . Chương 2: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Lâm Sản Và khoáng Sản Tuyên Quang. Chương 3: Một số nhận xét và ý kiến đề xuất hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương công ty Cổ Phần Lâm Sản Và khoáng Sản Tuyên Quang. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng vì đây là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế cũng như thời gian nhận thức có hạn nên báo cáo của em không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Vì vậy em mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Chương 1 MỘT SỐ CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1.Bản chất và chức năng của tiền lương. 1.1.1.khái niệm tiền lương. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Như vậy tiền lương thực chất là khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương có thể biểu hiện bằng tiền hoặc sản phẩm. 1.1.2. Đặc điểm của tiền lương. Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn ứng trước và đây là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm. Trong quá trình lao động sức lao động của con người bị hao mòn cùng với quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì và nâng cao khả năng làm việc của con người thì cần phải tái sản xuất sức lao động. Do đó tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức lao động trên cơ sở bù lại sức lao động đã hao phí, bù lại thông qua sự thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của người lao động. Đối với các nhà quản lý thì tiền lương là một trong những công cụ quản lý doanh nghiệp. Thông qua việc trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao. Như vậy người sử dụng lao động quản lý một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng. 1.1.3.Chức năng của tiền lương. Tiền lương có chức năng vô cùng quan trọng nó là đòn bẩy kinh tế vừa khuyến khích người lao động chấp hành kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, giờ công, năng suất lao động, vừa tiết kiệm về chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.1.3.Vai trò và ý nghĩa của tiền lương. 1.1.3.1.Vai trò của tiền lương. Tiền lương có vai trò rất to lớn nó làm thỏa mãn nhu cầu của người lao động. Vì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, người lao động đi làm cốt để cho doanh nghiệp trả thù lao cho họ bằng tiền lương để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho họ. Đồng thời đó cũng là khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra trả cho người lao động vì họ đã làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Tiền lương có vai trò như một nhịp cầu nối giữa người sử dụng lao động với người sử dụng lao động. Nếu tiền lương trả cho người sử dụng lao động không hợp lý sẽ làm cho người lao động không đảm bảo ngày công và kỷ luật lao động cũng như chất lượng lao động. Lúc đó doanh nghiệp sẽ không đạt mức tiết kiệm chi phí lao động cũng như lợi nhuận cần có được để doanh nghiệp tồn tại lúc này cả hai bên đều không có lợi. Vì vậy việc trả lương cho người lao động cần phải tính toán một cách hợp lý để cả hai bên cùng có lợi đồng thời kích thích người lao động tự giác và hăng say lao động. 1.1.4.2. Ý nghĩa của tiền lương. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp BHXH, tiền thưởng, tiền ăn ca. Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý sẽ kích thích người lao động phát huy sáng tạo cải tiến trong quá trình làm việc, năng suất lao động tăng lên, tiền lương thực tế của công nhân tăng lên, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Do đó người công nhân càng quan tâm đến quá trình sản xuất, thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. 1.1.5.Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động, tiền lương có hiệu quả, kế toán lao động, tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải tthực hiện những nhiệm vụ sau: */ Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động.Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy đủ tiền lương và các khoản có liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. */ Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. */ Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các khoản theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động. */ Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp. 1.2. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp. 1.2.1.Hình thức trả lương theo thời gian. Tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang lương theo quy định theo 2 cách: lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng. -Lương thời gian được chia thành: + Lương tháng: tiền lương trả cho người lao động tính theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Lương tháng thường được áp dụng trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và ccác nhân viên thuộc ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. + Lương ngày: được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ. Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên, tính trả lương cho công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng. + Lương giờ: được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc theo chế độ. Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thên giờ. + Lương thời gian có thưởng: là hình thức lương thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. 1.2.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu. Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng định mức lao động, đơn giá lương hợp lý cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. 1.2.2.1.Theo sản phẩm trực tiếp. Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số sản lượng hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm. + Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là kết hợp trả lương theo sản phẩm gián tiếp và chế độ thưởng trong sản xuất. +Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt mức lao động của họ.Hình thức này nên áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động. 1.2.2.2.Theo sản phẩm gián tiếp. Được áp dụng để trả lương cho công nhân làm việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả của lao động trực tiếp tính lương cho lao động phục vụ sản xuất. 1.2.2.3.Theo khối lượng công việc. Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng cho công việc lao động đơn giản, công việc có tính chất đột xuất như: khoán bốc vác, khoán vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm. 1.2.3.Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương. Ngoài tiền lương, BHXH, công nhân viên có thành tích trong sản xuất, trong công tác được hưởng khoản tiền thưởng, việc tính toán tiền lương căn cứ vào quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành. Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bình xét và hệ số tiền thưởng để tính. Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể xác định. 1.2.4.Nội dung quỹ lương. 1.2.4.1.Qũy tiền lương. Là toàn bộ số tiền lương trả cho công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương.Quỹ lương của doanh nghiệp gồm: - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và các khoản phụ cấp thường xuyên như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp khu vực. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất, do những nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép. - Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp cho những người làm công tác khoa học - kỹ thuật có tài năng. - Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ lương của doanh nghiệp được chia thành 2 loại : tiền lương chính, tiền lương phụ. + Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính: gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp. + Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ lễ tết, ngừng sản xuất được hưởng lương theo chế độ. Trong công tác hạch toán kế toán tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp. 1.2.4.2.Quỹ bảo hiểm xã hội. Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định là 20% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp công nhân viên bị ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động. Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng, trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 5% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể: - Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản. - Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. - Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động. - Chi công tác quản lý quỹ BHXH. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm để chi trả cho các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. Tại doanh nghiệp hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân viên bị ốm đau, thai sản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng doanh nghiệp phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ. 1.2.4.3.Quỹ bảo hiểm y tế. Quỹ BHYT là khoản tiền được tính toán và trích lập theo tỷ lệ quy định là 3% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm phục vụ, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm. Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích lập quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1% trừ vào lương của người lao động. Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. 1.2.4.4.Kinh phí công đoàn. Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 1.2.4.5.Bảo hiểm thất nghiệp. Theo luật bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2007, người lao động đang làm việc theo các hợp đồng lao động không thời hạn hoặc có thời hạn từ 12-36 với người sử dụng lao động mà có sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc. Mức đóng như sau: - Người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. -Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Bảo hiểm thất nghiệp gồm các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ việc làm và tìm việc làm. Quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng cho người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa tìm được việc làm mới; với điều kiện là: người đó đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký. 1.3.Tổ chức hạch toán tiền lương. 1.3.1.Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn. Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương gồm các mẫu biểu sau: Mẫu số 01-LĐTL Bảng chấm công Mẫu số 02-LĐTL Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số 03-LĐTL Phiếu nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội Mẫu số 04-LĐTL Danh sách người lao động hưởng BHXH Mẫu số 05- LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng Mẫu số 06- LĐTL Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn chỉnh Mẫu số 07- LĐTL Phiếu báo làm thêm giờ Mẫu số 08- LĐTL Hợp đồng giao khoán Mẫu số 09- LĐTL Biên bản điều tra tai nạn lao động 1.3.2.Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.3.2.1.Tài khoản sử dụng. Kế toán sử dụng tài khoản 334- Phải trả công nhân viên. Và tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác. + TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản đó (gồm: tiền lương, BHXH và các khoản thuộc thu nhập của công nhân viên). Kết cấu của TK 334- Phải trả công nhân viên. Bên nợ: + Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác đã trả đã ứng trước cho công nhân viên. + Các khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên. Bên có: +Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản phải trả công nhân viên. Dư có: Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên. Dư nợ: (Cá biệt) Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả. + Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác: dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan quản lý, tổ chức đoàn thể xã hội. Kết cấu của tài khoản 338- phải trả, phải nộp khác. Bên nợ: + Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan. +BHXH phải trả công nhân viên. +Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. +Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý. +Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511. +Các khoản đã trả, đã nộp khác. Bên có: + Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân). + Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị. + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính chi phí sản xuất kinh doanh. +BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên. + BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù. + Các khoản phải trả phải,nộp khác. Dư có: +Số tiền còn phải trả, phải nộp khác. + Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết. Dư nợ: (Nếu có) Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp. TK 338 có 6 tài khoản cấp 2: 3381- Tài sản thừa chờ giải quyết. 3382- Kinh phí công đoàn. 3383- BHXH. 3384- BHYT. 3387- Doanh thu nhận trước. 3388 - phải trả, phải nộp khác. 1.3.2.2.Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ liên quan khác kế toán tổng hợp số tiền lương phải trả công nhân viên và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng sử dụng lao động, việc phân bổ thực hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”. Kế toán ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang Có TK 334 - Phải trả công nhân viên Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng, kế toán ghi: + Trường hợp thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ: Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 334 - Phải trả công nhân viên + Trường hợp thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng năng suất lao động: Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334- Phải trả công nhân viên Tiền ăn ca phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Nợ TK 622, 627, 641, 642- Chi phí nhân công, sản xuất chung, bán hàng, quản lý doanh nghiệp Có TK 334- Phải trả công nhân viên Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên: khoản tạm ứng chi không hết, khoản bồi thường vật chất, BHXH, BHYT công nhân viên phải nộp, thuế thu nhập phải nộp ngân sách nhà nước, ghi: Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên Có TK 141- Tạm ứng Hàng tháng căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng kế toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng lao động: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác BHXH, BHYT khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên: Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác Tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên khi công nhân viên bị ốm đau, thai sản: Nợ TK 338(3383)- Phải trả, phải nộp khác Có TK 334- Phải trả công nhân viên Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan chuyên trách: Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác Có TK 111,112- Tiền mặt,tiền gửi ngân hàng Khi chi tiêu sử dụng kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp: Nợ TK 338(3382)- Phải trả, phải nộp khác Có TK 111- Tiền mặt Than toán tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên: Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên Có TK 111- Tiền mặt 1.3.3.Hình thức sổ kế toán. Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc áp dụng hình thức sổ kế toán là hoàn toàn khác nhau có thể áp dụng một trong bốn hình thức sau: -Nhật ký chung. - Nhật ký sổ cái. - Chứng từ ghi sổ. - Nhật ký chứng từ. + Nhật ký chung: là hình thức kế toán đơn giản số lượng sổ sách gồm: sổ nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. + Nhật ký sổ cái: là hình thức kế toán trực tiếp, đơn giản bởi đặc trưng về số lượng sổ, loại sổ, kết cấu sổ cũng như hình thức nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ này là: các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký- Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật Ký- Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. + Nhật ký chứng từ: Hình thức này có đặc trưng riêng về số lượng và loại sổ. Hình thức kế toán này nó là tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng bên Nợ. Nhật ký chứng từ kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. + Chứng từ ghi sổ: là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được hình thành sau các hình thức nhật ký chung và nhật ký sổ cái. Nó tách việc ghi nhật ký với việc ghi sổ cái thành 2 bước công việc độc lập, kế thừa để tiện cho phân công lao động kế toán, khắc phục những hạn chế của hình thức nhật ký sổ cái. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN VÀ KHOÁNG SẢN TUYÊN QUANG 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Lâm Sản Và Khoáng Sản Tuyên Quang. 2..1.Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Lâm Sản Và khoáng Sản Tuyên Quang Công ty cổ phần Lâm sản và Xây dựng Tuyên Quang, được chuyển đổi kế thừa từ hợp tác xã chế biến lâm sản ván ép Tuyên Quang, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1503000008 ngày 18/05/2001 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tuyên Quang. Trụ sở Công ty đóng tại tổ 35- Phường Minh Xuân- Thị xã Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang Với các nghành nghề: -Sản xuất và chế biến lâm sản, sản xuất đinh đóng gỗ, khai thác lâm sản, mua bán lâm sản nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp. -Thiết kế trồng rừng và thiết kế khai thác rừng cho các đối tượng chủ rừng là cá nhân và hộ gia đình (không bao gồm quy hoạch và thiêt kế quy hoạch). - San lấp mặt bằng các công trình xây dựng, xây dựng các công trình dân dụng, các công trình giao thông (cầu, đường,cống ), công trình thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ. - Xây dựng đường dây và trạm biến áp 35KV. - Lắp đặt ống cấp,thoát nước,bơm nước. - Vận tải hàng hoá bằng xe tải nội tỉnh ,liên tỉnh. - Mua bán giấy phế liệu, bìa các tông, kéo dây sắt, thép. - Khai thác và chế biến Quặng sắt, khai thác quặng kim loại Màu. - Sản xuất quặng kim loại Màu. - Mua, bán bột đá (Từ các sản phẩm đá nghiền). Trong những năm qua, được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các cấp các ngành trong tỉnh, cùng với tinh thần nỗ lực, sáng tạo của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty đã từng bước xây dựng và phát triển không ngừng về mọi mặt. 2.1.2Tổ chức bộ máy quản lý: Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang là một đơn vị có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, Công ty quản lý sử dụng bảo toàn và phát triển vốn, tài sản, lao động và các nguồn lực khác. Để tổ chức các hoạt động sản xuất của công ty có hiệu quả nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Qua nghiên cứu các nhà lãnh đạo Công ty đã đưa ra sơ đồ bộ máy quản lý sau: Sơ đồ số 01 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ- LÃNH ĐẠO CỦA CÔNG TY ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ DÔNG udu CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Phòng nghiệp vụ SXKD Phòng tài chính kế toán Đội xe cơ giới C.nhánh H.Na Hang C.nhánh H. Chiêm hoá Đội thi công xây dựng C.nhánh H.Yên Sơn C. nhánh ĐoanHùng Chi nhánh H. Hàm yên X. CBLS Minh Xuân Phòng kỹ thuật sản xuất - Chủ tịch hội đồng quản trị: Xác định các thủ tục thành lập, kiểm tra tư cách cổ đông. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển của Công ty và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm của Công ty. Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty cổ phần Lâm Sản Và khoáng Sản Tuyên Quang được bầu ra để chỉ đạo,quản lý mọi hoạt động của công ty. HĐQT có nhiệm vụ quản lý công ty theo điều lệ công ty, theo thủ tục pháp luật chỉ đạo giám sát và hỗ trợ công tác điều hành của giám đốc và các chức danh do HĐQT trực tiếp quản lý. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm. - Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành: Là đại diện hợp pháp của công ty trước cơ quan Nhà nước và pháp luật, có nhiệm vụ quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo hàng tháng, hàng quý, hàng năm. - Phòng tài chính kế toán: Có chức năng thực hiện ghi chép và phân tích toàn bộ giá trị tài sản, nguồn vốn, công nợ khách hàngvà tình hình kinh doanh của công ty và là nơi lập báo cáo tài chính nộp lên các đơn vị có liên quan. - Phòng kỹ thuật sản xuất: Tham mưu giúp việc ban giám đốc về mặt tiếp thị, quản lý diều hành kế hoạch đến các đội sản xuất trực tiếp các sản phẩm, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ,quy phạm kỹ thuật, quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định các định mức kỹ thuật,thiết kế sản phẩm, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng,giám sát và phát hiện những sai xót của sản phẩm phát sinh trong công tác quản lý chất lượng. - Xưởng chế biến lâm sản Minh Xuân và chi nhánh ở các huyện: Trực tiếp nhận sự chỉ đạo và kế hoạch sản xuất của ban giám đốc và các phòng quản lý của Công ty. - Đội thi công xây dựng: Trực tiếp thi công các công trình mà công ty đã ký hợp đồng. - Đội xe cơ giới: chuyên chở hàng hoá của Công ty đến các địa điểm mà công ty đã ký kết với khách hàng trong hợp đồng. 2.1.3 Đặc điểm của công tác tổ chức kế toán trong Công ty Cổ phần Lâm sản và Xây dựng Tuyên Quang. Tổ chức bộ máy kế toán, là một tổ chức về nhân sự để thực hiện việc thu thập thông tin kế toán cho các đối tượng khác nhau. Công ty Cổ phần Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang có bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình tập chung, toàn bộ các công tác hạch toán kế toán ghi sổ theo hình thức “ nhật ký chung”. Với mô hình tổ chức kế toán tập chung phòng kế toán đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin phục vụ cho quản lý nội bộ công ty. Mọi chứng từ được vận hành trong phòng kế toán, tạo thuận lợi cho việc ghi chép sổ sách, đối chiếu kịp thời để trình cho ban giám đốc và các bên có liên quan. Để phát huy chức năng và vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán khoa học , hợp lý nhằm cung cấp thông tin một cách kịo thời đầy đủ chính xác đáp ứng yêu cầu cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường.tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ hợp lý và hoạt động có hiệu quả : Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ số 02 BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY Kế toán trưởng Thủ Quỹ Kế toán tiền lương, thủ kho Kế toán TSCĐ, NLVL Phòng tài chính - kế toán của công ty gồm 4 người: 1 kế toán trưởng và 3 kế toán viên. -Kế toán trưởng: là người giúp việc cho giám đốc về công tác chuyên môm và chỉ đạo công tác tại bộ phận kế toán chịu trách nhiệm trước cấp trên và chấp hành pháp luật, thể lệ tài chính hiện hành.Kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra tình hình hạch toán ,tình hình tài chính và huy động vốn đồng thời khai thác khả năng tiềm tàng cung cấp các thông tin tài chính một cách chính xác kịp thời,là người chịu trách nhiệm chung và chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức kế toán gọn nhẹ, khoa học, hợp lý, quản lý công tác kế toán theo đúng pháp luật của Nhà nước. - Các kế toán viên: là những người trực tiếp tham gia làm các phần hành kế toán như: + KếToán NVL + TSCĐ + Kế toán tiền lương :có nhiệm vụ tổng hợp và tính toán tiền lương + Thủ quỹ :có nhiệm vụ căn cứ vào các phiếu thu phiếu chi hợp lệ để thu và chi tiền mặt. Sơ đồ số 03 SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SÔ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc cuối kỳ Quan hệ đối chiếu Đặc trưng của hình thức kế toán Nhật Ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (Định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt: - Sổ Cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung: - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm că cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, láy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, công số liệu trên sổ cái, lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ bằng tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinhphải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung ( hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên sổ nhật ký đặc biệt)cùng kỳ. Bảng chấm công dùng để theo dõi hàng ngày công việc thực tế làm việc,nghỉ việc,nghỉ hưởng BHXH...để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong công ty. Căn cứ vào bảng chấm công của công ty để tính tiền lương : Đơn vị: Công ty cổ phần Lâm sản và Xây dựng Tuyên Quang Bộ phận: Quản lý BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 01 năm 2008 Stt Họ và tên Cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ, ngừng việc hưởng 100% lương Số công nghỉ, ngừng việc hưởng …% lương Ký hiệu chấm công A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 1 Nguyễn Hữu Thập TGĐ p + + + + cn + + + + + + cn + + + + + + cn + + + + + + cn + + + + 26 Lương sản phẩm K 2 Trần Tuyên Bình P.TGĐ p + + + + cn + + + + + + cn + + + + + + cn Ô Ô Ô + + + cn + + + + 23 Lương thời gian P 3 Đỗ Thị Hồng Hoa KTT p + + + + cn + + + + + + cn + + + + + + cn + + + + + + cn + + + + 26 Nghỉ phép P 4 Hoàng Việt KTV p + + + + cn + + + + + + cn + + + + + + cn + + + + + + cn + + + + 26 Ngừng việc N Hoàng Văn Thắng P.SXKD p + + + + cn + + + + + + cn + + + + + + cn + + + + + + cn + + + + 26 Ốm, điều dưỡng Ô Nghĩa vụ lao động LĐ Học tập H Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2 Thực tế công tác tổ chức quản lý lao động và kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang. 2.2.1 Công tác tổ chức quản lý hoạt động ở Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang. * Số lượng công nhân viên trong Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang : Việc sắp xếp , tổ chức , sử dụng LĐ có ý nghĩa rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động SXKD của công ty. Mặt khác, nhu cầu hiện tại tương lai và nhân lực đặc biệt cho nền kinh tế thị trường đòi hỏi con người phải có trình độ chuyên môn trình độ tin học, ngoại ngữ. Để đáp ứng nhu cầu đó Công ty Cổ phần Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang đã cử nhiều nhân viên đi học để đào tạo nâng cao tay nghề , đồng thời công ty đã ban hành quy chế về tổ chức và quản lý trong đó quy định về quyền lợi nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cá nhân trong công ty. Để biết được tình hình LĐ của công ty ta theo dõi trong bảng sau : Tình hình lao động của Công ty qua 2 năm 2006 – 2007 . Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh năm 2006/2007 Số người (Người) Cơ cấu (%) Số người (Người) Cơ cấu (%) Tăng, giảm % Tổng số lao động 96 100 120 100 +24 25,0 1. Theo T/c công việc: - Lao động trực tiếp 86 89,6 108 90,0 +22 25,6 - Lao động gián tiếp 10 10,4 12 10,0 +2 20,0 2. Trình độ : - Đại học, cao đẳng 17 17,7 25 20,8 +8 47,1 - Trung cấp 10 10,4 22 18,4 +12 120 - Công nhân kỹ thuật 20 20,8 28 23,3 +8 40,0 - Không qua đào tạo 49 51,1 45 37,5 -4 8,2 3. Giới tính: - Nam 80 83,3 96 80,0 +16 20,0 - Nữ 16 16,7 24 20,0 +8 50,0 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần LS và XD TQ) Qua bảng phân tích trên ta thấy, qua hai năm 2006-2007 tổng số lao động của công ty tăng lên 25 % , tức là tăng lên 24 người. Xét về cơ cấu nhìn chung tình hình lao động của công ty đã có sự biến động, đó là lao động trực tiếp tăng từ 89,6% lên 90% tức là tăng lên 22 người . Cơ cấu lao động gián tiếp tăng không đáng kể đó là tăng lên 2 người. Xét về trình độ lao động, ta thấylao động đại học tăng từ 17,7% lên 20,8% tức là tăng lên 8 người, số lao động trung cấp tăng từ 10,4% lên 18,4% tức là tăng 12 người, lao động kỹ thuật tăng 2,5% tức là tăng 8 người, lao động không qua đào tạo giảm 8,2% tức là giảm 3 người. Về giới tính,tỷ lệ lao động nam chiếm chủ yếu trong tổng số lao động chiếm 83,3% năm 2006 và giảm xuống còn 80% năm 2007. Tổng số công nhân viên của công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang đầu năm 2008 là 120 người. *Phân loại công nhân viên Trích bảng danh sách lao động của Công ty Cổ phần Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang : 1. Bộ phận văn phòng : STT Họ và tên Nam Nữ Chức vụ 1 Nguyễn Hữu Thập 1971 Tổng giám đốc 2 Trần Tuyên Bình 1973 Phó tổng giám đốc 3 Đỗ Thị Hồng Hoa 1975 Kế toán trưởng 4 Hoàng Việt 1979 Kế toán viên 5 Hoàng Văn Thắng 1967 Trưởng phòng SXKD 2. Bộ phận sản xuất : STT Họ và tên Nam Nữ Chức vụ 1 Nguyễn Ngọc Thạch 1941 Quản đốc xưởng 2 Đỗ Văn Bằng 1979 Công nhân 3 Trần Thị Hải 1977 Công nhân 4 Lương Văn Quang 1961 Công nhân 5 Vũ Thị Thêu 1984 Công nhân 2.2 Công tác hạch toán tiền lương , BHXH tại Công ty. Hiện tại, có 2 phương pháp tính lương đang áp dụng tại Công ty : 2.2.1 Phương pháp tính lương theo thời gian lao động. Phương pháp này áp dụng đối với lao động quản lý gián tiếp tại Công ty. Hàng tháng căn cứ vào hợp đồng lao động đã ký kết trong đó quy định rõ ràng về mức lương người lao động sẽ nhận được hàng tháng kế toán tính ra mức lương phải trả, cũng như các khoản trích nộp, khấu trừ vào lương. 2.2.2 Phương pháp trả lương theo khối lượng sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này áp dụng cho số lao động trực tiếp tại Công ty. Hàng tháng kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm công việc thực tế hoàn thành của lao động và đơn giá trả lương khoán theo định mức tiền lương của Công ty xây dựng ban hành năm 2005 . 3. Nội dung quỹ tiền lương và thực tế công tác quản lý quỹ tiền lương của Công ty Cổ phần Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang. Hiện nay, Công ty cổ phần lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang đang áp dụng 2 phương pháp tính lương: 3.1 Hình thức trả lương theo thời gian Đối tượng hưởng lương thời gian : Tại Công ty cổ phần lâm phần Lâm Sản và Khoáng Sản Tuyên quang, chỉ có một số ít hưởng lương theo hình thức này chủ yếu là bộ phận quản lý. Đối với số lao động này Công ty thoả thuận mức lương sẽ nhận được hàng tháng bằng hợp đồng lao động và mua BHXH cho họ để gắn chặt và nâng cao trách nhiệm của họ . Trên cơ sở mức khoán lương theo hợp đồng đã thoả thuận có tham khảo các quy định của Nhà nước về cấp bậc, khu vực ….kế toán xác định lương và xác định các khoản phải nộp trích theo lương trong tháng : Bảo hiểm y tế = Mức lương đăng ký tham gia bảo hiểm x 4.5% Trong đó : 3% tính vào chi phí quản lý 1.5% khấu trừ vào mức lương phải trả CNV hàng tháng. Bảo hiểm xã hội = Mức lương đăng ký tham gia bảo hiểm x 22% Trong đó: 16% tính vào chi phí quản lý. 6% khấu trừ vào lương phải trả CNV hàng tháng Tiền luơng ngày = Tiền lương tháng Số ngày làm việc theo chế độ Tiền lương tuần = Lương tháng x 12 52 tuần Tiền lương tháng = (Hệ số, bậc lương + phụ cấp) x mức lương tối thiểu Số ngày làm vàm việc trong tháng Lương tháng = (Hệ số lương + Phụ cấp) x Mức lương tối thiểu Số ngày làm việc trong tháng Số x ngày làm việc TT VD: Tính lương tháng 1cho Ông Trần Tuyên Bình 3.24 x 730.000 Lương tháng = x 24 = 26 Tính BHXH = (3.24 x 7300.000) x 6% = Tính BHYT = (3.24 x 730.000) x 1.5% = *Bảng tính lương BHXH, BHYT, KPCĐ. Công ty áp dụng theo chế độ mới để tính BHXH, BHYT, KPCĐ. - Đối với BHXH thì không cộng thêm phụ cấp khu vực: BHXH = Hệ số lương x Lương cơ bản x 16% - Đối với BHYT thì cộng thêm phụ cấp khu vực: BHYT = Hệ số lương + Phụ cấp khu vực x Lương cơ bản x 3% - Đối với KPCĐ cũng tính như BHYT: BHYT = Hệ số lương + Phụ cấp khu vực x Lương cơ bản x 2% VD: Tính BHXH, BHYT, KPCĐ cho Ông Trần Tuyên Bình tháng 1/2011 Có hệ số lương là 3.24: BHXH: (3.24 x 730.000) x 16% = BHYT: (3.24 x 730.000) x 3% = KPCĐ: (3.24 x 730.000) x 2% = hoặc cấp bậc chức vụ cho từng người. Cột 1- 31: Ghi các ngày trong tháng (từ ngày 01 đến ngày cuối cùng trong tháng). Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng người trong tháng. Cột 33: Ghi tổng số công hưởng lương Bảng chấm công: dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH,... để có căn cứ tính, trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) Phải lập bảng chấm công hàng tháng. CộtA,B: Ghi số thứ tự, họ tên từng người trong bộ phận công tác. Cột C: Ghi ngạch bậc lương ơng thời gian của tưng người trong tháng. Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng. Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng. Cột 36: Ghi tổng số công nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng. Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng phòng, ban, nhóm,...) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ. Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35. Ngày công được quy định là 8 giờ. Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa. Ví dụ: 22 công 4 giờ thì ghi 22,5. Ban hành theo mẫu tại CV Số 93 TC/CĐKT ngày 20/7/1999 của BTC Tên cơ sở y tế: Bệnh viện ĐK TQ GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ỐM HƯỞNG BHXH SốKB/BA Quyển số........... Số: 0398 Họ và tên: Trần Tuyên Bình Tuổi: 35 Đơn vị công tác: CTCP Lâm sản và Xây dưng Tuyên Quang Lý do nghỉ việc: Nghỉ ốm. Số ngày cho nghỉ: 3 ngày (Từ ngày 21/1/2011 đến hết ngày 23/1/2011) XÁC NHẬN CỦA PHỤ TRÁCH ĐƠN VỊ Số ngày thực nghỉ: 3 ngày Y BÁC SỸ KCB (ký, ghi rõ họ tên và dống dấu) (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHẦN BHXH Số sổ BHXH: 14070211254 PHẦN TÍNH TOÁN CỦA ĐV SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 1/ Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: 03 ngày 2/ Luỹ kế ngày cùng nghỉ chế độ: ngày 3/ Lương tháng đóng BHXH: 1.749.600 đồng 4/ Lương bình quân ngày: 67.292 đồng 5/ Tỷ lệ % hưởng BHXH: 100% % 6/ Số tiền hưởng BHXH: 201.877 đồng CÁN BỘ CƠ QUAN BHXH (Ký, ghi rõ họ tên) Ngày 23 tháng 1 năm 2008 Phụ trách BHXH của đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) Bảng thanh toán tiền lương: Căn cứ vào "Bảng chấm công" và "Bảng tính Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn" ta vào Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương, là chứng từ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành... Cột A,B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương. Cột 1,2: Ghi bậc lương, hệ số lương của người lao động. Cột 3,4: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm. Cột 5,6: Ghi số công và số tiền tính theo luơng thời gian. Cột 7,8: Ghi số công vá số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng việc, nghỉ việc được hưởng theo tỷ lệ % lương. Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương. Cột 10: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng. Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng. Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kì I của mỗi người. Cột 13,14,15,16: Ghi các khoản khấu trừ khỏi lươngcủa người lao động và tính ra khỏi tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng. Cột 17: Ghi số tiền còn được nhận kỳ II. Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương kỳ II. Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký duyệt, chuyển kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu lại phòng (ban) kế toán của đơn vị. Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp vào cột " Ký nhận" hoặc người nhận hộ phải ký thay. 3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm hoàn thành. Đối tượng hưởng lương khoán sản phẩm: Đối với đối tượng này, công ty khoán theo sản phẩm, công nhân sẽ hưởng lương theo sản phẩm làm ra thực tế . Trên cơ sở mức khoán lương theo theo hợp đồng đã thoả thuận, kế toán xác định lương và xác định các khoản phải nộp trích theo lương trong tháng Tiền lương phải trả cho người lao động = Tổng khối lượng hoặc công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương của đơn vị sản phẩm Tiền lương của cả nhóm = Đơn giá lương x KL công việc hoàn thành Ví dụ tính lương cho xưởng chế biến lâm sản ván ép: Tiền lương của cả nhóm = 120.000 x 57,40 = 6.887.214® Thời gian làm việc quy đổi (giờ công hoặc ngày công) = Thời gian làm việc thực tế của mỗi công nhân x Hệ số so sánh Mức lương của một ngày hoặc một giờ quy đổi = Tiền lương của cả nhóm Tiền lương theo cấp bậc quy định Tiền lương của mỗi công nhân = mức lương của một giờ hoặc một ngày quy định x Thời gian làm việc quy đổi của mỗi công nhân Hợp đồng giao khoán: là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhậ khoán. Góc bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận và số của hợp đồng giao khoán (nếu có). Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán và bên nhận khoán. Phần I: Điều khoản chung: - Phương thức giao khoán: Ghi rõ phương thức giao khoán cho người nhận khoán. - Điều kiện thực hiện hợp đồng: ghi rõ điều kiện ký kết của hai bên khi ký hợp đồng giao khoán. - Thời gian thực hiện hợp đồng: ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng giao khoántừ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hợp đồng. - Các điều kiện khác: ghi rõ các điều kiện khác khi ký hợp đồng. Phần II: Điều khoản cụ thể: Ghi rõ nội dung các công việc khoán, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán (như: Điều kiện làm việc, yêu cầu sản phẩm (công việc) khoán, thời gian hoàn thành và số tiền phải thanh toán) đối với bên nhận khoán. Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành ba bản: - 1 bản giao cho người nhận khoán. - 1bản lưu ở bộ phận lập hợp đồng - 1 bản chuyển về phòng kề toán cho người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm căn cứ để thanh toán hợp đồng. Hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán, người lập và kế toán trưởng bên giao khoán Đơn vị: CtyCP Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang Bộ phận:…………………… Mẫu số 08-LĐTL (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng BTC) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN Ngày 01 tháng 01 năm 2008 Số: 01 Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thạch Chức vụ: Quản đốc Xưởng Đại diện: CtyCP Lâm Sản và Khoáng Sản Tuyên Quang Bên giao khoán Họ và tên: Nguyễn văn Thành Chức vụ: Tổ trưởng tổ bóc Đại diện: Tổ ván bóc CTCP Lâm Sản và Khoáng Sản TQ CÙNG NHAU KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHƯ SAU I - Điều khoản chung: - Phương thức giao khoán: Khoán gọn - Điều kiện thực hiện hợp đồng: Phải đảm bảo đúng nội dung đã thống nhất. - Thời gian thực hiện hợp đồng: Từ ngày 02 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 01 năm 2011. - Các diều kiện khác:………………………………………………………... II- Điều khoản cụ thể: 1. Nội dung công việc giao khoán: Ván bóc 2,6 ly: - Khối lượng 61,29 m3 - Đơn giá 120.000® m3 2. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán: - Chấp hành đầy đủ các các nội dung công việc theo quy trình nêu trên. - Được trả đầy đủ tiền công, tiền lương khi có phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành và giấy đề nghị thanh toán, phần Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đã trích trong đơn giá tiền lương khoán sản phẩm. 3. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán: - Chuẩn bị cơ sở chế biến, cung cấp đầy đủ, kịp thời nguyên, nhiên vật liệu cho bên nhận khoán. - Trả lương đầy đủ cho bên nhận khoán. Đại diện bên nhận khoán (Ký, họ tên) Đại diện bên nhận khoán (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên) Ngày 01 tháng 01 năm 2011 Kế toán trưởng bên giao khoán (Ký, họ tên) Người lao động đối chiếu công nợ với phòng kế toán và cùng với phòng kế toán lập phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành và giấy đề nghị thanh toán. Kế toán có trách nhiệm phân loại tổng hợp lương của từng đối tương tính lương và lưu làm hồ sơ tiền lương của công ty. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 05 – LĐTL) Là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động, là cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương cho người được thuê để thực hiện những công việc không lập được hợp đồng, như: Thuê lao động bốc vác, thuê vận chuyển thiết bị, thuê làm khoán một công việc nào đó …Chứng từ được dùng đẻ thanh toán cho người lao động thuê ngoài. Chứng từ này do người thuê lao động lập. Ghi họ và tên người thuê thuộc bộ phận (Phòng, ban,…) Ghi rõ nội dung, địa điểm và thời gian thuê. Cột A, B, C: Ghi số thức tự, họ tên, địa chỉ hoặc số chứng minh thư của người được thuê. Cột 1: Ghi số công lao động hoặc khối lượng công việc đã làm. Cột 2: Ghi đơn giá phải thanh toán cho một công lao động hoặc 1 đơn vị khối lượng công việc. Trường hợp thuê khoán gọn công việc thì cột này để trống. Cột 3: Ghi số tiền phải thanh toán. Cột 4: Tiền thuế khấu trừ phải nộp nếu người được thuê có mức thu nhập ở diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế (nếu có). Cột 5: số tiền còn lại được nhận của người được thuê sau khi đã khấu trừ thuế. (Cột 5 = cột 3 - cột 4) Cột D: Người được thuê ký nhận khi nhận tiền. Đơn vị: CTCP Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang Địa chỉ: Tổ 35 - Phường Minh Xuân Mẫu số: 05-LĐTL (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC) PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH Ngày 31 tháng 01 năm 2011 Tên đơn vị (hoặc cá nhân): Tổ bóc. Theo hợp đồng số: 01 ngày 01 tháng 01 năm 2011 STT Tên sản phẩm (Công việc) Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú A B C 1 2 3 D 1 Ván bóc m3 61,29 120.000 7.354.800 Cộng: 7.345.800 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bẩy triệu ba trăm lăm mươi tư nghìn tám trăm đồng chẵn. Người giao việc (Ký, họ tên) Người nhận việc (Ký, họ tên) Người kiểm tra (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Đơn vị : CTCP Lâm sản và Khoáng Sản T.Quang Địa chỉ: Tổ 35 - Phường Minh Xuân - TXTQ Mẫu số: 05-TT (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ BTC Ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC) GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN Ngày 31 tháng 01 năm 2011 Kính gửi: Ông Nguyễn Hữu Thập Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lâm Sản và Khoáng Sản Tuyên Quang. - Họ tên người đề nghị thanh toán: Nguyễn Ngọc Thạch. - Bộ phận (hoặc địa chỉ): Xưởng chế biến lâm sản ván ép. - Nội dung thanh toán: Thanh toán sản phẩm hoàn thành đã xác nhận và đơn giá khoán tiền lương sản phẩm. - Số tiền : 7.354.800®(Viết bằng chữ): Bẩy triệu ba trăm lăm mươi tư nghìn tám trăm đồng chẵn. (Kèm theo:………………………………..Chứng từ gốc) Người đề nghị thanh toán ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Căn cứ vào các chứng từ này kế toán tập hợp trả lương cho người lao động. Sau khi đã hoàn tất việc thanh toán lương cho người lao động, Kế toán tiến hành định khoản kế toán như sau: * Bút toán: Xác định số tiền nghỉ ốm hưởng 75% BHXH cho Ông Trần Tuyên Bình. Nợ TK 338 (3383): 201.877. Có TK 334: 201.877. * Bút toán: Xác định tiền lương phải trả tháng 1 năm 2011 cho người lao động: Nợ TK 154: 7.354.800 Nợ TK 642: 6.836.400 Có TK 334: 14.191.200 * Bút toán: Trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 1 năm 2011: Nợ TK 642: 1.217.916 Nợ TK 154: 1.255.662 Nợ TK 334: 919.134 Có TK 338: 3.392.712 * Bút toán: Trả lương tháng 1 năm 2011 cho người lao động: Nợ TK 334: 13.272.066 Có TK 111 (1111): 13.272.066 Đơn vị: Cty CP Lâm sản và Khoáng Sản Tuyên Quang Địa chỉ: Tổ 35- phường Minh Xuân -TXTQ Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Ngày 2 tháng 2 năm 2011 Quyển số: 01. Số:…………. Nợ: 334 Có: 1111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Hữu Thập. Địa chỉ: Tổng giám đốc công ty. Lý do chi: Trả lương tháng 1 cho người lao động. Số tiền: 13.272.066 (Viết bằng chữ): Mười ba triệu hai trăm bẩy mươi hai nghìn không trăm trăm sáu mươi sáu đồng. Kèm theo:……………………………………………………..……Chứng từ gốc Ngày 2 tháng 2 năm 2011 Giám đốc (Ký, họ tên,đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Mười ba triệu hai trăm bẩy mươi hai nghìn không trăm trăm sáu mươi sáu đồng. + Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):……………………………………………. + Số tiền quy đổi:………………………………………………………………… Cũng như trình tự hạch toán tiền lương phải trả cho người lao động của cả hai bộ phận: Bộ phận quản lý tính theo thời gian làm việc và bộ phận công nhân thì tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành của tháng 1 năm 2011 thì đến tháng 2 năm 2011 kế toán cũng tiến hành tổng hợp, nhưng tháng 2 Công ty cho người lao động nghỉ tết 5 ngày và hưởng 100% lương. Tính toán và tiến hành định khoản kế toán như sau: * Bút toán: Xác định tiền lương phải trả tháng 2 năm 2011 cho người lao động: Nợ TK 154: 6.500.000 Nợ TK 642: 4.091.000 Có TK 334: 10.591.000 * Bút toán: Trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 2 năm 2011: Nợ TK 642: 595.572 Nợ TK 154: 1.105.000 Nợ TK 334: 635.460 Có TK 338: 2.436.032 * Bút toán: Trả lương tháng 2 năm 2011 cho người lao động: Nợ TK 334: 9.955.540 Có TK 111 (1111): 9.955.540 Cũng như trình tự hạch toán tiền lương phải trả cho người lao động của cả hai bộ phận: Bộ phận quản lý tính theo thời gian làm việc và bộ phận công nhân thì tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành của tháng 1 năm 2011 thì đến tháng 2 năm 2011 kế toán cũng tiến hành tổng hợp, nhưng tháng 2 Công ty cho người lao động nghỉ tết 5 ngày và hưởng 100% lương. Tính toán và tiến hành định khoản kế toán như sau: * Bút toán: Xác định tiền lương phải trả tháng 3 năm 2011 cho người lao động: Nợ TK 154: 7.354.800 Nợ TK 642: 6.836.400 Có TK 334: 14.191.200 * Bút toán: Trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 3 năm 2011: Nợ TK 642: 1.217.916 Nợ TK 154: 1.255.662 Nợ TK 334: 919.134 Có TK 338: 3.392.712 * Bút toán: Xác định tiền lương phải trả tháng 2 năm 2011 cho người lao động: Nợ TK 154: 6.500.000 Nợ TK 642: 4.091.000 Có TK 334: 10.591.000 * Bút toán: Trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 2 năm 2011: Nợ TK 642: 595.572 Nợ TK 154: 1.105.000 Nợ TK 334: 635.460 Có TK 338: 2.436.032 * Bút toán: Trả lương tháng 2 năm 2011 cho người lao động: Nợ TK 334: 9.955.540 Có TK 111 (1111): 9.955.540 Cũng như trình tự hạch toán tiền lương phải trả cho người lao động của cả hai bộ phận: Bộ phận quản lý tính theo thời gian làm việc và bộ phận công nhân thì tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành của tháng 1 năm 2008 thì đến tháng 2 năm 2008 kế toán cũng tiến hành tổng hợp, nhưng tháng 2 Công ty cho người lao động nghỉ tết 5 ngày và hưởng 100% lương. Tính toán và tiến hành định khoản kế toán như sau: * Bút toán: Xác định tiền lương phải trả tháng 3 năm 2011 cho người lao động: Nợ TK 154: 7.354.800 Nợ TK 642: 6.836.400 Có TK 334: 14.191.200 * Bút toán: Trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 3 năm 2011: Nợ TK 642: 1.217.916 Nợ TK 154: 1.255.662 Nợ TK 334: 919.134 Có TK 338: 3.392.712 hoặc cấp bậc chức vụ cho từng người. Cột 1- 31: Ghi các ngày trong tháng (từ ngày 01 đến ngày cuối cùng trong tháng). Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng người trong tháng. Cột 33: Ghi tổng số công hưởng lư Bảng chấm công: dùng đẻ theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH,... đẻ có căn cứ tính, trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) Phải lập bảng chấm công hàng tháng. CộtA,B: Ghi số thứ tự, họ tên từng người trong bộ phận công tác. Cột C: Ghi ngạch bậc lương ơng thời gian của tưng người trong tháng. Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng. Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng. Cột 36: Ghi tổng số công nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng. Hàng ngày tổ trưởng (Trưởng phòng, ban, nhóm,...) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng Đơn vị:CtyCP Lâm Sản và khoáng Sản Tuyên Quang Địa chỉ : Tổ 35 Phường Minh Xuân - TPTQ Mẫu số: (Ban hành theo QĐ số48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quý I năm 2008 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 31/1 04 31/1 Lương CBQL phải trả tháng 1/08 642 6.836.400 31/1 06 31/1 Lương CNSX phải trả tháng 1/08 154 7.354.800 31/1 31/1 Lương cán bộ, CNSX phải trả tháng 1/08 334 14.191.200 31/1 31/1 BHXH, BHYT của BPQL tính vào CPQL 642 1.217.916 31/1 31/1 BHXH,BHYTcủa CNSX tính vào CPSXKD 154 1.255.662 31/1 31/1 Số BHXH, BHYT người lao động phải trả 334 919.134 30/4 31/1 Tổng số tiền nộp BHXH, BHYT 338 3.392.712 2/2 74 2/2 Phiếu chi trả lương cho người lao động 334 13.272.066 2/2 74 2/2 Phiếu chi trả lương cho người lao động 111 13.272.066 Cộng Tháng 1 30.855.978 30.855.978 29/2 05 Lương CBQL phải trả tháng 2/08 642 4.091.000 07 Lương CNSX phải trả tháng 2/08 154 6.500.000 29/2 29/2 Lương cán bộ, CNSX phải trả 2/08 334 10.591.000 29/2 29/2 BHXH, BHYT của BP QL tính vào CPQL 642 695.572 29/2 29/2 BHXH,BHYT của CNSX tính vào CPSX 154 1.105.000 29/2 29/2 Số phải trả 334 635.460 29/2 29/2 Tổng số tiền nộp BHXH, BHYT 338 2.436.032 2/3 75 2/3 Phiếu chi trả lương cho người lao động 334 9.955.540 2/3 75 2/3 Phiếu chi trả lương cho người lao động 111 9.955.540 Cộng Tháng 2 22.982.572 22.982.572 31/3 04 31/3 Lương CBQL phải trả tháng 3/08 642 4.091.000 31/3 06 31/3 Lương CNSX phải trả tháng 3/08 154 6.560.000 31/3 31/3 Lương cán bộ, CNSX phải trả 3/08 334 10.651.000 31/3 31/3 BHXH, BHYT của CBQL tính vào CPQL 642 695.572 31/3 31/3 BHXH,BHYTcủa CNSX tính vào CPSXKD 154 1.115.200 31/3 31/3 BHXH, BHYT người lao động phải trả 334 639.060 31/3 31/3 Tổng số tiền nộp BHXH, BHYT 338 2.449.832 2/4 74 2/4 Phiếu chi trả lương cho người lao động 334 10.011.940 2/4 74 2/4 Phiếu chi trả lương cho người lao động 111.1 10.011.940 Cộng Tháng 3 23.112.772 23.112.772 Ngày 5 tháng 7 năm 2006 Người nghi sổ (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) . 2.1.2.Quá trình hoạt động của Cảng Việt Trì được phát triển qua các giai đoạn. - Giai đoạn 1966-1975: Ngay từ khi thành lập tuy phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại ác liệc của Mỹ nhưng Cảng Việt Trì đã là đầu mối giao thông quan trọng ở các tỉnh phía Bắc. Thời kỳ này địa bàn hoạt động của Cảng đã kéo dài từ Việt Trì đến Tuyên Quang, Cảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bốc xếp hàng hóa và phục vụ chiến đấu. Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng năm 1967 là 15.500 tấn, năm 1975 là 170.282 tấn. - Giai đoạn 1976-1980: Số lượng cán bộ công nhân viên ngày càng được tăng cường, cơ sở vật chất kỹ thuật bắt đầu được đổi mới nên công việc bốc xếp vận tải ngày càng được cơ khí hóa. Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng không ngừng được tăng lên và có bước nhảy vọt, năm 1976 là 221.760 tấn và năm 1980 là 319.600 tấn. - Giai đoạn 1981-1988: Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Cảng Việt Trì cả về số lượng và chất lượng. Năm 1986 Cảng Việt Trì đã đạt sản lượng cao trong suốt cả thời kỳ đạt 439.258 tấn/km và năm 1988 đạt 597.200 tấn/km và lãi 1.821.629 đồng. - Giai đoạn 1989-1992: Đây là thời kỳ nhà nước xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang chế độ hạch toán kinh doanh XHCH, nên hàng hóa đến Cảng ngày càng giảm là do nhà nước không điều chỉnh hàng hóa và nhiều xí nghiệp địa phương phải giảm năng suất. Năm 1989 Cảng chỉ đạt được là 288.167.tấn/km và năm 1992 là 250.690 tấn/km, lãi là 10.597.200 đồng. - Giai đoạn 1993-1999: Đây là thời kỳ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đứng trước nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, Cảng Việt Trì đã từng bước khắc phục và vững bước đi lên. Bằng chứng là năm 1999 Cảng đã được thực hiện được 11.029 tấn hàng thông qua với tổng doanh thu là 6.045.024.859 đồng, so với cùng kỳ năm 1998 đạt 96,2%. Tình hình sản xuất kinh doanh có lãi nộp ngân sách nhà nước là 101.183.072 đồng. Thu nhập cán bộ công nhân viên đạt 554.612 đồng/người/tháng. Thời kỳ đầu Cảng Việt Trì còn phải chịu hậu quả của thời kỳ bao cấp để lại còn rất nặng nề và đến nay chịu sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt của cơ chế thị trường, nhưng đơn vị đã dần khắc phục và vươn lên, giữ vững vai trò vị trí của mình trên thị trường. Đưa doanh nghiệp đi lên một cách vững chắc, sản xuất kinh doanh có lãi, nộp đầy đủ các nghĩa vụ vào ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước, ổn định việc làm, đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện. - Giai đoạn 2000-2009: Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang giai đoạn phát triển cao và bền vững.Trong giai đoạn này Cảng Việt Trì có những tăng trưởng mạnh, có bước nhảy vọt cả về lượng và về chất. Cụ thể là sản lượng: tấn hàng thông qua Cảng tăng 2 lần, doanh thu cũng tăng 2,5 lần, thu nhập bình quân tăng 2 lần, nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước tăng 2 lần. Trong giai đoạn này Cảng còn rất vinh dự, tự hào, phấn khởi được chủ tịch Nước tặng thưởng: Huân chương Lao động hạng nhất cho cán bộ công nhân viên. Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại đội tự vệ. Và còn nhiều loại huân chương cao quý nữa. Về công tác Đảng: Đảng bộ liên tục trong 15 năm được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. 2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty. Tổ chức thực hiện việc xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa vận chuyển bằng đường sông theo kế hoạch của Cục. Quản lý việc giao nhận hàng, tổ chức kho, bãi, nhận bảo quản hàng hóa chống hư hỏng mất mát. Tổ chức đưa đón tàu thuyền vào Cảng, xây dựng những công trình trú ẩn phòng không đảm bảo an toàn cho thiết bị và phương tiện hoạt động tải Cảng. Thực hiện tốt các chế độ tiêu chuẩn và quy trình về quản lý kinh tế, kỹ thuật do cấp trên quy định. Trực tiếp với cơ quan chủ hàng, các cơ quan vận chuyển để ký hợp đồng xếp dỡ đạt kế hoạch, phối hợp chặt chẽ giữa vận chuyển và bốc xếp nhằm nhanh chóng giải phóng phương tiện, giải phóng bến bãi. Đóng mới xà lan (gồm cả xà lan tự hành), tàu kéo loại vừa và nhỏ. Chế biến và cung ứng dịch vụ than cho doanh nghiệp Nhà nước: Cảng Việt Trì,trực thuộc Cục đường sông Việt Nam. 2.1.4.Tình hình lao động và cơ sở vật chất của Cảng Việt Trì. 2.1.4.1.Tình hình lao động của Cảng Việt Trì. Biểu 1: Bảng tình hình lao động của Cảng Việt Trì qua 3 năm Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số lượng (người) Cơ cấu % Số lượng (người) Cơ cấu % Số lượng (người) Cơ cấu % 1.Tổng số lao động 281 100 29,3 100 288 100 -Lao động trực tiếp 241 85,8 253 86,4 249 86,5 -Lao động gián tiếp 26 9,3 26 8,9 27 9,4 -Phục vụ 14 4,9 14 4,8 12 4,2 2.Trình độ lao động -Đại học 11 3,9 11 3,8 12 4,2 -Trung cấp 24 8,5 24 8,2 24 8,3 -Sơ cấp chưa qua đào tạo 246 87,6 258 88,1 252 87,5 Nhìn vào bảng trên ta thấy số lao động của đơn vị qua 2 năm 2008/2009 giảm dần, đặc biệt sự biến động thể hiện rất rõ. Trong 2 năm đã giảm 5 người, bằng 1,8%. Đây là thời kỳ đơn vị đã tổ chức lại bộ máy quản lý và phân công lao động cho hợp lý để sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Trong đó lao động gián tiếp tăng thêm 1 người,bằng 3,8%, nguyên nhân là do nhu cầu về công tác quản lý. Về trình độ lao động: Trong cơ chế thị trường cạnh tranh là một tất yếu mang tính quy luật và sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt. Để tồn tại và kinh doanh có hiệu quả, đòi hỏi đơn vị phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực làm việc. Do đó doanh nghiệp rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong đơn vị. 2.1.4.2.Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị. Biểu 2: Bảng tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Cảng Việt Trì. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2008/2007 Số lượng (đồng) Cơ cấu % Số lượng (đồng) Cơ cấu % Số lượng (đồng) Cơ cấu % 1.Nhà cửa,vật kiến trúc 4.568.931.826 34% 4.568.931.826 28,6% 0 0% 2.Máy móc,thiết bị 303.310.000 2,3% 555.690.900 3,5% 252.380.900 83,2% 3.Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 8.478.615.243 63,1% 10.742.813.194 67,4% 2.264.197.951 26,7% 4.Dụng cụ quản lý 85.098.000 0,6% 85.098.000 0,5% 0 0% Tổng cộng 13.435.955.069 100% 15.952.533.920 100% 2.516.578.851 18,7% Qua bảng trên ta thấy tổng số tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp trong năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 2.516.578.851 đồng, bằng 18,7%. Nguyên nhân tăng giá trị tài sản là do đơn vị mở rộng quy mô kinh doanh: - Đầu tư mới phương tiện vận tải , thiết bị truyền dẫn là 2.264.197.951 đồng, bằng 67,4%. - Đầu tư thêm máy móc, thiết bị là 252.380.900 đồng, bằng 83,2%. Nhà cửa, vật kiến trúc và dụng cụ quản lý trong 2 năm 2008 và năm 2009 không thay đổi. 2.1.5.Tình hình tổ chức quản lý của Cảng Việt Trì. 2.1.5.1.Tổ chức bộ máy quản lý của Cảng Việt Trì. Để tổ chức kinh doanh và điều hành hoạt động, phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy của đơn vị được tổ chức theo hình thức đơn giản gọn nhẹ cho phù hợp với cơ cấu thị trường hiện nay. Sơ đồ 2.1: Hệ thống bộ máy quản lý của đơn vị được bố trí theo sơ đồ: Đội sửa chữa Đội vận tải bộ Đội lái tàu Đội bốc xếp Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kế hoạch điều động Phòng kế toán tài chính Phòng kỹ thuật hành chính Phòng điều động xe máy Trước năm 1996, công ty vận tải và xếp dỡ Việt Trì- tiền thân là Cảng Việt Trì, trực thuộc Bộ giao thông vận tải và Bưu điện, mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị đều do cấp trên quy định, đơn vị chỉ có nghĩa vụ thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu do cấp trên giao từ ngày 13/08/1996 được Bộ giao thông vận tải và Bưu điện quyết định Cảng Việt Trì là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty đường sông Miền Bắc, hoạt động kinh doanh độc lập đóng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Ngay từ khi được thành lập lại, đơn vị đã bắt tay ngay vào việc tổ chức bộ máy của Cảng theo hình thức đơn giản gọn nhẹ và dần đưa hoạt động của đơn vị vào quỹ đạo. Đơn vị đã mạnh dạn bố trí sắp xếp lại lao động cho phù hợp với yêu cầu quản lý và yêu cầu đổi mới của đất nước. - Giám đốc Cảng là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định việc làm của doanh nghiệp là người phụ trách chung mọi hoạt động của đơn vị. - Phó giám đốc kinh doanh là người tham mưu giúp việc cho giám đốc toàn bộ mảng điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Phó giám đốc kỹ thuật là người tham mưu giúp việc cho giám đốc điều hành toàn bộ khâu kỹ thuật của đơn vị. - Kế toán trưởng là người tham mưu giúp việc cho giám đốc, điều hành toàn bộ hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính kế toán của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng là mối quan hệ trực tuyến.Mối quan hệ giữa 2 phó giám đốc và kế toán trưởng là mối quan hệ tương quyền. - Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo đơn vị về nhân sự, lao động để đáp ứng nhu cầu quản lý và nhu cầu sản xuất kinh doanh của Cảng. Xây dựng phương án trả lương, quản lý quỹ lương và các chính sách cho người lao động. - Phòng kế hoạch điều động có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về các kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng quý, hàng năm. Tổng hợp kế hoạch của các bộ phận, phòng ban chuyên môn khác để lập kế hoạch tổng thể về mọi lĩnh vực XKD của đơn vị theo kỳ kế hoạch. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ làm công tác thương vụ (theo dõi ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và viết hóa đơn, chứng từ). - Phòng kỹ thuật xe máy có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch sửa chữa công nghiệp như: thiết bị cẩu, xe ô tô, ủi và một số thiết bị khác. + Tổ chức điều hành khai thác các loại thiết bị trong Cảng. + Lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, trung đại tu xe máy, thiết bị trong Cảng. - Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ giúp ban giám đốc quan sát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Quản lý hạch toán thống kê toàn bộ quá trình SXKD của đơn vị. 2.1.5.2.Tổ chức bộ máy kế toán của Cảng Việt Trì. */Tổ chức bộ máy kế toán. Tất cả các đơn vị tổ chức hoạt động SXKD hoạt động sử dụng vốn, sử dụng và tính vào chi phí đều phải thực hiện theo pháp lệnh kế toán tài chính của nhà nước, do vậy tất cả các tổ chức hoạt động tổ chức kinh doanh đều phải tổ chức bộ máy kế toán tài chính để chỉ đạo công tác hạch toán, kế toán trong đơn vị. Hoạt động sản xuất thông tin hạch toán, kế toán nhằm mục đích cung cấp những thông tin tài chính cần thiết cho lãnh đạo đơn vị. Do vậy, tổ chức bộ máy kế toán thích hợp có tính chất quyết định đến quy mô, chất lượng hiệu quả của các thông tin kế toán tài chính, tùy theo từng loại hình sản xuất, quy mô hoạt động SXKD mà kế toán đơn vị áp dụng mô hình tổ chức công tác kế toán khác nhau. Cảng Việt Trì đã áp dụng loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung, có bộ máy tổ chức kế toán gọn nhẹ. Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Cảng Việt Trì. Kế toán trưởng Kế toán ngân hàng Kế toán tổng hợp Kế toán quỹ Kế toán thanh toán Bộ máy kế toán của doanh nghiệp được tập trung ở phòng kế toán trung tâm.Các bộ phận cấu thành phù hợp với từng khâu công việc và các phần hành kế toán. - Phòng kế toán của đơn vị có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập kịp thời tất cả các chứng từ kế toán của đơn vị, từ việc thu thập xử lý chứng từ, thông tin kế toán, ghi sổ kế toán chi tiết đến việc lập báo cáo tài chính, phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Thường xuyên tham gia công tác kiểm kê tài sản, vật tư, kiểm tra kế toán. Tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định. - Phòng kế toán tài vụ của Cảng có một kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán tài vụ và được sắp xếp theo sơ đồ trên. */ Hình thức kế toán. Để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty vận dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chứng từ”. Nhật ký chứng từ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ cùng loại, có cùng một nội dung kinh tế. Khi áp dụng hình thức kế toán này thường sử dụng những sổ sách sau: + Sổ nhật ký chứng từ. + Sổ cái. + Các sổ nhật ký đặc biệt. + Sổ kế toán chi tiết. Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán ghi sổ nhật ký chứng từ sau đó ghi vào sổ cái tài khoản. Những nghiệp vụ cần hạch toán chi tiết thì căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào các sổ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết để lập bảng chi tiết số phát sinh các tài khoản. Sau khi đối chiếu số liệu ở sổ cái với số liệu ở bảng chi tiết số phát sinh thì tiến hành lập bảng đối chiếu số phát sinh ở các tài khoản sau đó lập Báo cáo tài chính. Để thanh toán tiền lương, tiền công các phụ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền lương của người lao động còn được lĩnh. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc ký duyệt, bảng thanh toán lương và BHXH sẽ được làm căn cứ để trả lương cho người lao động. Trình tự kế toán tiền lương được biểu hiện như sau: Bảng chấm công Phòng tổ chức hành chính xác nhận,kiểm tra Sổ cái Kế toán tính lương và BHXH Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Bảng tổng hợp các bảng thanh toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ quỹ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi cuối ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 2.1.6.Tình hình kinh doanh của Cảng Việt Trì. 2.1.6.1.Thuận lợi. Cảng đã có bề dày kinh nghiệm bốc xếp, vận chuyển, có đội ngũ công nhân viên tận tâm, nhiệt tình, đoàn kết một lòng, khó khăn đều vượt qua. Cảng có Đảng lãnh đạo, có Ngành, Bộ, chính quyền địa phương và Trung ương quan tâm giúp đỡ. Nhất định Cảng Việt Trì sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cảng đã đạt được nhiều thành tích và đã được Đảng, Chính phủ và các cơ quan địa phương, Trung ương đã ghi nhận nhiều thành tích: Bằng khen, Giấy khen, Cờ thưởng luân lưu, Huân, Huy chương các loại. 2.1.6.2.Khó khăn. Ra đời trong thời chiến nên Cảng Việt Trì đã gặp rất nhiều khó khăn: sản xuất trong thời chiến cơ sở vật chất còn thiếu, công nhân kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; từ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh.Giá, lương, tiền, liên tục biến đổi, nhiều lúc tăng đột biến nhất là trong giai đoạn hiện nay Cảng Việt Trì đang bị cạnh tranh khốc liệt, các bến lẻ bung ra rất nhiều, cạnh tranh về giá cước, thương mại hóa về hàng hóa v.v … Hơn nữa, đơn vị làm việc trong môi trường ngoài trời, phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết v.v … 2.1.6.3.Kết quả kinh doanh một số năm gần đây. Biểu số 03: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 TCT VẬN TẢI THỦY Mẫu số B02-DN CẢNG VIỆT TRÌ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QĐ số 15 Qúy IV năm2009 Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU Mà SỐ TM QUÝ TRƯỚC QUÝ NÀY LŨY KẾ TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN CUỐI QÝ NÀY 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 VI.25 23.905.912.996 41.733.173.647 115.016.607.228 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 _ _ _ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ _ _ _ ( 10 = 01-02 ) 10 23.905.912.996 41.733.173.647 115.016.607.228 4. Gía vốn hàng bán 11 VI.27 22.025.388.128 39.090.220.654 106.035.260.205 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ _ _ _ ( 20 = 10-11 ) 20 1.880.524.868 2.682.952.993 8.981.347.023 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 6.720.124 9.379.036 27.167.477 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 594.354.509 755.591.442 2.543.276.033 Trong đó chi phí lãi vay 23 594.354.509 755.591.442 2.543.276.033 8. Chi phí bán hàng 24 _ _ _ 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.102.046.238 1.781.408.206 5.622.057.288 10. Lợi thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh _ _ _ ( 30 = 20 + ( 21-22 ) - ( 24+25 )) 30 190.844.245 155.350.381 843.181.179 11. Thu nhập khác 31 9.202.509.057 786.741.169 14.850.098.803 12. Chi phí khác 32 9.027.872.634 786.741.169 14.182.112.231 13. Lợi nhuận khác ( 40 = 31-32 ) 40 174.636.423 _ 667.986.572 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 365.480.668 155.350.381 1.511.167.751 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 68.750.887 69.205.917 264.454.357 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 _ _ _ 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN _ _ _ ( 60 = 50-51-52 ) 60 296.729.781 86.144.464 1.246.713.394 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 _ _ _ 2.2.Hạch toán tiền lương tại công ty Cảng Việt Trì. 2.2.1.Hình thức trả lương. Do tính chất công việc tại đơn vị nên công ty Cảng Việt Trì áp dụng trả tiền lương theo 2 kỳ của một tháng: Kỳ 1: tính lương bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 15 và trả lương vào ngày 20 của tháng. Kỳ 2: tính lương bắt đầu từ ngày 15 đến ngày 30, 31 và trả lương vào ngày 5 của tháng kế tiếp. Công ty Cảng Việt Trì hạch toán chi phí tiền lương theo 2 hình thức chủ yếu: trả lương khoán sản phẩm và trả lương khoán doanh thu. 2.2.1.1.Trả lương khoán sản phẩm. Hình thức trả lương khoán sản phẩm áp dụng tính lương cho khối bốc xếp - vận tải bộ. */ Công thức tính đơn giá áp dụng: = ( đ/t) Trong đó: - VdgSp : Đơn giá tiền lương chung cho 1 tấn hàng bốc xếp(đ/t). - TLmin vùng : Mức lương tối thiểu vùng theo quy định của nhà nước 650.000đ. - Pdm : Định mức năng suất máng ca tính bằng tấn phù hợp với loại hàng, thiết bị và phương án tác nghiệp(đơn vị tính tấn/ngày). - 22 : Là ngày công quy định trong 1 tháng(công). - Hcb : Hệ số lương cấp bậc bình quân để tính đơn giá cho khối bốc xếp, vận tải bộ. Lái cẩu: 2,80( Hệ số lương bình quân công nhân cơ giới) Lái xe: 2,94( Hệ số lương bình quân công nhân lái xe) Thô sơ: 2,85( Hệ số lương bình quân công nhân bốc xếp - Hpc : Hệ số phụ cấp được áp dụng cho loại hình công việc - Ndp : Số lao động định biên trong máng ca. */ Cách phân phối tiền lương cho từng loại lao động. - Tiền lương của máng ca xác định: Vsp = Vdgsp x P (đồng) Trong đó: Vsp: Số tiền lương được hưởng của máng ca. Vdgsp: Đơn giá tiền lương sản phẩm. P: Năng suất sản lượng thực tế. - Số lượng sản phẩm được hưởng của máng ca phân phối. Ti = Trong đó: Ti: Tổng tiền lương được hưởng của lao động thứ I (cơ giới, lái xe, bốc xếp thủ công). Vsp: Tổng tiền lương trong máng ca (đồng). : Tổng số điểm của từng loại lao động trong dây chuyền bốc xếp. ki được quy định: Lái cẩu: ki = 1,3 1,6 điểm Lái xe: ki = 1,2 1,4 điểm Thô sơ: ki = 1,0 điểm */ Cách tính lương cho từng người trong một loại lao động: + Công nhân lái cẩu: TL = (đ/ng) Ni: số lao động cơ giới trong ca Ni + Công nhân lái xe: TL = (đ/ng) Ni: số lao động lái xe + Công nhân thô sơ: TL = (đ/ng) Ni: số lao động thô sơ Trả lương theo sản phẩm căn cứ vào chứng từ gốc là bảng chấm công hay còn gọi là lệnh sản xuất. Ví dụ: tính lương cho đơn vị tổ 2 bốc xếp kỳ 1 tháng 3 năm 2009. Họ và tên công nhân: tổ 2 bốc xếp. 1. Lê Bích Hợp (tổ trưởng) 2. Lê Thị Tuyết (tổ phó) 3.Hoàng Thị Khánh 4. Đào Thị Báu 5.Ngô Thị Lan 6.Nguyễn Văn Nghị 7. Ngô Xuân Thọ 8. Đỗ Ngọc Luân 9. Đào Thị Thoa 10. Phạm Thị Thanh Các bảng chấm công(lệnh sản xuất) tổ 2 bốc xếp Lệnh sản xuất Điều độ hiện trường Cảng Việt Trì xác nhận kết quả sản xuất Trong ca: 2 ca Ngày 16/8/2009. Tại địa điểm: cẩu ĐEP. 1: Loại hàng: Xi măng 2: Phương án: S-Ô 3: Loại phương tiện thủy: 4: Sản lượng thực hiện: 200t (hai trăm tấn) Trong đó: Tên tổ Số người Bốc xếp Tên công nhân các tổ Vận chuyển Số xe Tên người lái Số chuyến Nơi trả Tổ 2 10 Hợp-Tuyết-Khánh Bàu-Lan-Nghị-Thọ Xuân-Thoa-Thanh Tổ trưởng sản xuất Phòng KT &KD Phòng TCLĐ-TL Điều độ ca (ký) (ký) (ký) (ký) Lệnh sản xuất Điều độ hiện trường Cảng Việt Trì xác nhận kết quả sản xuất Trong ca: 2 ca Ngày 17/8/2009. Tại địa điểm: cẩu K162 1. Loại hàng: Sắt thép 2. Phương án: S-B 3. Loại phương tiện thủy: Tàu 4. Sản lượng thực hiện: 150t(một trăm năm mươi tấn) Trong đó: Tên tổ Số người Bốc xếp Tên công nhân tổ Vận chuyển Số xe Tên người lái Số chuyến Nơi trả Tổ 2 10 Hợp,Tuyết,Khánh Thọ,Xuân,Thoa, Bàu,Lan,Nghị, Thanh Tổ trưởng Phòng KT&KD Phòng TCLĐ-TL Điều độ ca (ký) (ký) (ký) (ký) Hàng tháng sau khi nhận được các lệnh sản xuất của tổ 2 bốc xếp theo khối lượng hoàn thành. Nhân viên kế toán căn cứ vào bảng chấm công(lệnh sản xuất) để tính lương cho bộ phận này. Ví dụ: Tính lương cho công nhân ngày 16/8 Đơn giá xi măng: Vdgsp = (đ/t) Vdgxi măng = = 4210(đ/t) Tiền lương của máng ca: Vsp = Vdgsp x P = 4210 x 200 = 842.000 đ Tiền lương bình quân của từng người trong máng xi măng là: 842.000/10 = 84.200 đ Theo phương pháp trên, kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính lương cho các công nhân còn lại. Phương pháp này được áp dụng cho khối bốc xếp - vận tải bộ của công ty. Sau đây là bảng thanh toán tiền lương tháng 8 năm 2009 của tổ 2 bốc xếp: Biểu số 04: Bảng thanh toán tiền lương tổ 2 bốc xếp Cảng Việt Trì B ẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Đơn vị: Tổ 2 bốc xếp Kỳ 2 tháng 08 năm 2009 STT Họ và tên Ngàyy 16 17 18 19 21 22 23 25 26 28 29 30 Họp Họp CB PCTN TT,TP Số tiền thực lĩnh KN Công SP SP SP SP SP SP SP SP SP SP SP SP 1 c«ng 30/.12 1 Lê Bích Hợp 12 115,700 67,900 110,400 53,900 166,100 124,700 184,500 30,000 235,900 132,400 25,000 115,300 128,500 64,200 133,700 1,688,200 2 Lê Thị Tuyết 7 115,700 67,900 84,500 53,900 235,900 132,400 115,300 66,800 872,400 3 Hoàng Thị Khánh 5 53,900 166,100 124,700 134,500 115,300 594,500 4 Đào Thị Báu 12 65,700 67,900 110,400 53,900 166,100 124,700 134,500 30,000 235,900 132,400 104,300 115,300 1,341,100 5 Phan Thị Thanh 10 110,400 53,900 97,500 124,700 134,500 30,000 403,900 132,400 25,000 115,300 1,227,600 6 Đào Thị Thoa 12 115,700 67,900 84,500 53,900 97,500 124,700 134,500 30,000 235,900 132,400 50,000 115,300 1,242,300 7 Ngô Xuân Thọ 10 65,700 84,500 53,900 97,500 124,700 134,500 30,000 235,900 132,400 115,300 1,074,400 8 Nguyễn Văn Nghị 10 84,500 53,900 97,500 124,700 134,500 30,000 235,900 132,400 25,000 115,300 1,033,700 9 Ngô Thị Lan 11 65,700 67,900 84,500 53,900 97,500 124,700 30,000 235,900 132,400 25,000 115,300 1,032,800 10 Ngô Ngọc Luân 7 65,700 67,900 84,500 53,900 235,900 132,400 115,300 755,600 Cộng 96 609,900 407,400 838,200 539,000 985,800 997,600 991,500 210,000 2,291,100 1,191,600 254,300 1,153,000 128,500 64,200 200,500 10,862,600 . Kế toán lương Phòng TCLĐ-TL Phòng tài vụ 2.2.1.2.Trả lương khoán doanh thu. Hình thức trả lương khoán doanh thu áp dụng tính lương cho khối gián tiếp của công ty. */ Công thức tính lương cho khối gián tiếp: VDTTH = Trong đó: VDTTH :Là tổng quỹ lương khoán doanh thu thực hiện được trong tháng. : Là tổng quỹ tiền lương cấp bậc + Phụ cấp theo ngày công chế độ quy định 22 công /tháng. K: Là hệ số hoàn thành định mức doanh thu trong tháng. K = Trong đó: K: Là hệ số hoàn thành định mức doanh thu trong tháng. DTH: Doanh thu thuần thực hiện được trong tháng. Ddm: Doanh thu định mức khoán 1 tháng: 1.500.000.000 đ. - Tiền lương cấp bậc của từng người: Căn cứ vào hệ thống thang bảng lương ban hành theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của chính phủ và hạng doanh nghiệp đã được công nhận. - Chế độ phụ cấp chức vụ: + Trưởng phòng hệ số = 0,4 + Phó trưởng phòng và tương đương hệ số = 0,3 */ Cách phân phối tiền luơng: 1/ Trường hợp K < 1 (hệ số không hoàn thành định mức khoán) Tiền lương từng người = Tiền lương cơ bản 1 ngày công chế độ x số công thực tế của người đó x hệ số K. 2/ Trường hợp K = 1 (hệ số hoàn thành 100% định mức khoán) Tiền lương từng người = Tiền lương cơ bản 1 ngày công chế độ x số công thực tế của người đó 3/ Trường hợp K > 1 (hoàn thành vượt định mức khoán) Tiền lương từng người: TLi = TLcbi + TLDtivm + TLLti Trong đó: - TLi: Tiền lương tháng của người thứ i. - TLcbi: Tiền lương cơ bản theo chế độ của người thứ i. - TLDtivm: Tiền lương doanh thu vượt mức khoán theo hệ số chức danh của người thứ i. - TLLti: Tiền lương làm thêm của người thứ i = Tiền lương 1 ngày công chế độ x Số công làm thêm giờ x Tỷ lệ phần trăm được hưởng. VDTvm = VDTTH – Trong đó: VDTvm: Là quỹ tiền lương của khối thực hiện vượt mức khoán sau khi đã trừ đi tổng tiền lương cơ bản + phụ cấp theo ngày công chế độ. VDTvm được phân phối theo hệ số Hi như sau: Chức danh Số người Hi Giám đốc 1 3,5 Phó giám đốc 2 3,0 Kế toán trưởng,CTCĐCS 2 2,5 Trưởng phòng 5 2,0 Phó phòng 5 1,5 Đội trưởng,trạm trưởng 2 1,4 Tổ trưởng điện,đội phó đội xe cơ giới 2 1,1 Nhân viên 27 1,0 Cộng 44 64,5 TLbq = - TLbq: Là điểm tiền lương bình quân vượt mức khoán doanh thu theo hệ số chức danh. - : Tổng hệ số điểm của cả khối gián tiếp, phục vụ (Hi = 64,5). Tiền lương khoánvượt mức doanh thu của từng người tính như sau: TLDtivm = TLbq x Hi */ Tiền lương làm thêm giờ: Mức trả lương làm thêm giờ được quy định như sau: - Mức 150% áp dụng đối với những giờ làm thêm vào ngày thường. - Mức 200% áp dụng đối với đối với những giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần. - Mức 300% áp dụng đối với những giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ(trong mức 300% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương). Phản ánh lao động tiền lương là bảng chấm công dùng để theo dõi thời gian làm việc trong tháng. Mục đích để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc nghỉ BHXH để có căn cứ tính trả lương, BHXH, trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Bảng chấm công này do đội phòng ban ghi hàng ngày việc ghi chép bảng chấm công do cán bộ phụ trách hoặc do các trưởng các văn phòng có trách nhiệm chấm công cho từng người làm việc của mình cuối tháng sẽ chuyển về văn phòng công ty cùng tất cả những đơn chứng khác.Cuối tháng căn cứ vào thời gian làm việc thực tế quy ra công và những ngày nghỉ được hưởng theo chế độ để tính trả lương. Biểu số 05: Bảng chấm công của phòng tài vụ Tổng cộng công 23 23 23 23 23 23 23 Công hưởng BHXH 23 23 23 23 23 23 Công hưởng lương thời gian 21 21 21 21 21 21 Công hưởng sp Ngày trong tháng 31 31 30 30 X X X X X 29 29 X X X X X 28 28 X X X X X …. …. 7 7 X X X X X 6 6 X X X X X 5 5 X O X X X 4 4 X O X X X 3 3 X P O O P 2 2 X X X X X 1 1 X X X X X Họ và tên B Nguyễn Như Thiện Ng.T.Phương Lâm Nguyễn Văn công Đỗ Tiến Thành Lã Văn Uyên Số TT a A A 1 2 3 4 5 BẢNG CHẤM CÔNG PHÒNG TÀI VỤ THÁNG 08 NĂM 2009 Hàng tháng sau khi nhận được các bảng chấm công của các bộ phận kế toán tiến hành tính lương cho từng nhân viên trên cơ sở chứng từ gốc là bảng chấm công. Ví dụ: Tính lương gián tiếp cho nhân viên của phòng tài vụ. Tính lương cho ông Nguyễn Như Thiện của phòng tài vụ như sau: Doanh thu trong tháng 01 năm 2011 của công ty cổ phần Lâm Sản Và khoáng Sản Tuyên Quang là 1.554.889.500đ Ta có: K = 1.554.889.500 /1500.000.000 = 1,037 Vậy K > 1 hệ số hoàn thành vượt định mức khoán ta có công thức sau: TLi = TLcbi + TL Dtivm + TLti Tiền lương cơ bản theo chế độ của người thứ i(TLcbi) = Tiền lương 1 ngày công x số công làm trong tháng Tiền lương 1 ngày công của ông Thiện = (Hệ số lương cơ bản của ông Thiện x 730.000) /22 Hệ số lương cơ bản của ông Thiện là: 5,32 Tiền lương một ngày công của ông Thiện là : (5,32 x 730.000) / 22 = 157.180đ Trong tháng 8 ông Thiện làm được 21 công. Tiền lương khoán doanh thu vượt mức khoán theo hệ số chức danh của ông Thiện = Hệ số chức danh x tiền lương khoán vượt mức doanh thu - Hệ số chức danh của ông Thiện là: 2,5 - Tiền lương khoán vượt mức doanh thu = Tổng quỹ lương của khối thực hiện vượt mức khoán / tổng hệ số điểm của toàn doanh nghiệp Tiền lương khoán vượt mức doanh thu của ông Thiện là: (1.554.889.500 – 1500.000.000) /64,5 = 851.000đ Vậy tiền lương khoán vượt mức doanh thu theo hệ số chức danh của ông Thiện là: 2,5 x 851.000 = 2.127.500đ Tiền lương làm thêm của ông Thiện = Tiền lương 1 ngày công chế độ x số công là thêm x tỷ lệ % được hưởng Tiền lương làm thêm của ông Thiện là: 157.180 x 2 x 200% = 628.720đ Vậy lương của ông Thiện là: 157.180 x 21 + 2.217.500 + 628.720 + 195.000 = 6.252.000đ 195.000đ là tiền phụ cấp Đảng ủy viên. Căn cứ theo phương pháp trên kế toán sẽ tính lương cho các nhân viên còn lại của phòng tài vụ. Sau đây là bảng tính lương tháng 8 năm 2009 của phòng tài vụ: Biểu số 06: Bảng thanh toán lương của phòng tài vụ CẢNG VIỆT TRÌ BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Đơn vị: Phòng tài vụ Tháng 08 năm 2009 TT Họ và tên BL (đ) L­¬ng TG L­¬ng VMK DT Lương làm thêm Phụ cấp ĐUViªn Tổng lương (đ) T¹m øng kú I (đ) Còn lĩnh kỳ 2 (đ) Ký nhËn SC ST(đ) HSĐ ST(đ) SC ST(®) ST(đ) 1 Nguyễn Như Thiện 157.180 21 3.300.780 2,5 2.127.500 2 628.720 195.000 6.252.000 2.000.000 4.252.000 2 Ng.T.Phương Lâm 114.640 21 2.407.440 1,5 1.276.500 2 458.560 4.142.500 2.000.000 2.142.500 3 Ng.Văn Công 78.300 21 1.644.300 1,0 851.000 2 313.200 2.808.500 1.000.000 1.808.500 4 Đỗ Tiến Thành 69.140 21 1.451.940 1,0 851.500 2 276.560 2.579.500 1.000.000 1.579.500 5 Lã Văn Uyên 75.640 21 1.588.440 1,0 851.500 2 302.560 2.742.000 1.000.000 1.742.000 Tổng cộng 105 10.392.900 5.957.000 2 1.979.600 195.000 18.524.500 7.000.000 11.524.500 KÕ to¸n tiền lương Thñ tr­ëng ®¬n vÞ ( Ký, hä tªn) ( Ký, hä tªn) 2.2.2.Tính BH XH, BHYT và KPCĐ. 2.2.2.1.Quỹ bảo hiểm xã hội(BHXH). Quỹ BHXH dùng để chi trả cho người lao động trong thời gian nghỉ do ốm đau theo chế độ hiện hành BHXH phải được tính là 22% BHXH tính trên tổng quỹ lương trong đó 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, 6% do người lao động đóng góp tính trừ vào lương, công ty nộp hết 22% cho cơ quan bảo hiểm. Tổng quỹ lương của công ty tháng 08 năm 2009 là: 862.928.390đ. Theo quy định công ty sẽ phải nộp BHXH với số tiền là: 826.928.390 x 22%= Trong đó người lao động sẽ phải chịu là: 826.928.393 x 6% = Còn lại 16% công ty sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là: 826.928.390 x 16% = Cụ thể với cán bộ công nhân viên thì kế toán chỉ tính và trừ 6%.Nguyễn Như Thiện số lương là: 6.252.000đ vậy số tiền nộp BHXH là: 6.252.000 x 6% = Số tiền mà công ty phải chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh sẽ là: 6.252.000 x 16% = 2.2.2.2.Quỹ bảo hiểm y tế( BHYT) Quỹ BHYT dùng để chi trả cho người tham gia đóng góp trong thời gian khám chữa bệnh.4.5% BHYT tính trên tổng quỹ lương trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty còn 1.5% người lao động chịu trừ vào lương. Theo quy định công ty sẽ nộp BHYT với số tiền là: 826.928.390 x 4.5% = Trong đó người lao động sẽ chịu là: 826.928.390 x 1.5% = Còn lại 3% công ty sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là: Nguyễn Như Thiện số lương nộp bảo hiểm là: 6.252.000đ vậy số tiền nộp BHYT sẽ là: 6.252.000 x 1.5% = đ. Và số tiền công ty phải chịu 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là: 6.252.000 x 3% = 2.2.2.3.Kinh phí công đoàn(KPCĐ). Kinh phí công đoàn dùng để duy trì hoạt động của công đoàn doanh nghiệp được tính trên 2% tổng quỹ lương. 2% KPCĐ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Theo quy định công ty sẽ nộp KPCĐ với số tiền là: 826.928.390 x 2% = 16.538.568đ Hiện nay tại công ty cổ phần Lâm Sản Và Khoáng Sản Tuyên Quang các khoản trích theo lương (BHXH,BHYT,KPCĐ) được trích theo tỷ lệ quy định của nhà nước: + Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích theo lương = Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh + Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ phỉ thu của người lao động. + Khoản BHXH trích theo lương của cán bộ công nhân viên = Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân viên x 22% 826.928.390 x 22% =. + Khoản BHYT trích theo lương của cán bộ công nhân viên = Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên x 4.5% 826.928.390 x 4.5% =. + Khoản kinh phí công đoàn trích theo lương của cán bộ công nhân viên = Tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên x 2% = 16.538.568đ. Trong tổng số 28.5 %(BHXH, BHYT, KPCĐ ) có 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: 826.928.390 x 19% =157,116,394đ. + Số BHXH phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh là 15% 826.928.390 x 15% =124.039.259đ. + Số BHYT phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh là 2%: 826.928.390 x 2% = 16.538.568đ. + Số KPCĐ phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh là 2%: 826.928.390 x 2% = 16.538.568đ. Tại công ty cổ phần Lâm Sản Và Khoáng Sản Tuyên Quang thì 2 khoản BHXH,BHYT phải thu của người lao động là 8.5% và trừ luôn vào lương của người lao động khi trả: 826.928.390 x 8.5% = Nguyễn Như Thiện sẽ nộp tổng số tiền là: 6.252.000 x 8.5% =. Căn cứ vào các phương pháp tính lương, tính trích BHXH, BHYT mà người lao động phải nộp. Kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương của toàn công ty. Từ bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và trích theo lương. Nội dung của bảng phân bổ dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả BHXH, BHYT,KPCĐ phải trích nộp trong kỳ cho các đối tượng sử dụng lao động. Từ những chứng từ như bảng chấm công, phiếu nghỉ BHXH, phiếu xác nhận hoàn thành công việc của từng văn phòng, kế toán tiền lương tính lương cho từng người và tập hợp lại trên bảng phân bổ tiền lương của công ty. Ví dụ: Bảng thanh toán tiền lương và bảng phân bổ tiền lương như sau: Biểu số 07: Bảng thanh toán tiền lương phòng tài vụ Biểu số 08: Bảng phân bổ tiền lương CẢNG VIỆT TRÌ BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Đơn vị: Phòng tài vụ Tháng 08 năm 2009 TT Họ và tên BL (đ) L­¬ng TG L­¬ng VMK DT Lương làm thêm Tæng lương T¹m øng kú I (đ) C¸c kho¶n khÊu trõ 6% BHXH(đ) Còn lĩnh kỳ 2 (đ) Ký nhËn SC ST(đ) HSĐ ST(đ) SC ST(đ) 1 Ng.Như Thiện 157.180 21 3.300.780 2,5 2.127.500 2 628.720 6.252.000 2.000.000 375.120 3.876.880 2 Ng.T.Phương Lâm 114.640 21 2.407.440 1,5 1.276.500 2 458.560 4.142.500 2.000.000 248.550 1.893.500 3 Ng.Văn Công 78.300 21 1.644.300 1,0 851.000 2 313.200 2.808.500 1.000.000 168.510 1.639.990 4 Đỗ Tiến Thành 69.140 21 1.451.940 1,0 851.500 2 276.560 2.579.500 1.000.000 154.770 1.424.730 5 Lã Văn Uyên 75.640 21 1.588.440 1,0 851.500 2 302.560 2.742.000 1.000.000 164.520 1.577.480 Tổng cộng 105 10.392.900 5.957.000 2 1.979.600 18.524.500 7.000.000 1.111.470 10.413.030 KÕ to¸n thanh to¸n Thñ tr­ëng ®¬n vÞ (ký) (ký) TT BỘ PHẬN TK ĐỐI ỨNG LƯƠNG 2% KPCĐ BHXH BHYT (17%) GHI CHÚ 1 Bốc xếp 6221 455.036.380 8.254.328 34.063.308 2 Vận tải bộ 6222 20.551.700 375.034 2.379.456 3 Vận tải thủy 6222 131.123.400 2.020.468 8.607.168 4 Gián tiếp 642 125.350810 2.179.960 23.789.232 Cộng 826.928.390 12.829.790 68.848.164 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG THÁNG 08 NĂM 2009 GHI CÓ TK 334, GHI NỢ CÁC TK Người lập Ngày 10 tháng 09 năm 2009 (ký) Phòng tài vụ (ký) 2.2.2.4.Trích BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên. +Trường hợp trợ cấp ốm đau (đối với người lao động đang làm việc đóng BHXH trong trường hợp ốm đau thông thường) gồm các giấy tờ sau: - Giấy khám bệnh hoặc giấy ra viện(nếu phải nằm ở điều trị ở các bệnh viện, cơ sở y tế). - Người lao động nghỉ việc trông con ốm thì phải có giấy khám bệnh hoặc giấy ra viện. + Trường hợp trợ cấp thai sản: - Phiếu khám thai, giấy xác nhận của tổ chức y tế. - Trường hợp đẻ thai chết lưu hoặc đẻ con ra bị chết(có giấy xác nhận của phường, xã hoặc cơ sở y tế nơi sinh, nếu đã khai sinh thì phải có giấy khai tử). +Trường hợp hưởng trợ cấp tai nạn lao động gồm các giấy tờ sau: - Biên bản tai nạn lao động. - Giấy ra viện. - Biên bản giám định thương tật của hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, thành phố. Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ vào các giấy tờ trên đây đối chiếu với mức đóng bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động lập. Căn cứ vào chế độ chính sách quy định để duyệt thanh toán cho từng trường hợp cụ thể. */ Phương pháp tính BHXH: Mức hưởng BHXH = (Lương cấp bậc/26) x 75% x Số ngày nghỉ Lương bậc 1: hệ số 2,65 Lương bậc 2: hệ số 2,99 Lương bậc 3: hệ số 3,42 Lương bậc 4: hệ số 3,68 Cơ sở ban đầu để tính bảo hiểm xã hội: -Căn cứ vào bảng chấm công để xác định số ngày nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. - Phiếu nghỉ bảo hiểm xã hội. -Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội. PhiÕu nghØ h­ëng BHXH Họ và tên: Ngô Thị Lan Tuổi: 40 tuổi Tên đơn vị Ngày, tháng khám Lý do Căn bệnh Số ngày nghỉ Y, bác sĩ ký Số ngày thực nghỉ Xác nhận của phụ trách BP Tổng số Từ ngày Đến ngày Bệnh viện tỉnh Phú Thọ 10/8/2009 ốm Sốt vi rút 03 10/2/2011 13/2/2011 03 Kèm theo giấy khám bệnh của bệnh viện tỉnh Phú Thọ. Mức hưởng BHXH = 3,42 x 650.000 x 75% x 3 = 192.300đ 26 Căn cứ vào các giấy tờ có liên quan kế toán tập hợp bảng thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội quý 3 năm 2009 như sau: Biểu số 09: Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội CẢNG VIỆT TRÌ BẢNG THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH QUÝ III NĂM 2009 TT Tên đơn vị Bản thân ốm Con ốm mẹ nghỉ Nghỉ đẻ Tổng cộng Ký nhận Họ và tên Công Tiền Công Tiền Công Tiền 1 Lê Bích Hợp 12 637700 637700 2 Lê Thị Tuyết 6 205600 205600 3 Hoàng Thị Khánh 12 665400 665400 4 Đào Thị Báu 3 138600 138600 5 Ngô Thị Lan 12 582300 582300 6 Nguyễn Văn Nghị 13 665500 665500 7 Ngô Xuân Thọ 8 369700 369700 8 Đỗ Ngọc Luân 8 443600 443600 9 Đào Thị Thoa 9 257000 25700 10 Phan Thị Thanh 3 102800 102800 Cộng 86 4068200 4068200 Bằng chữ:(Bốn triệu không trăm sáu tám nghìn hai trăm đồng chẵn) Lập biểu Phòng TCLĐ-TL Phòng tài vụ Thủ trưởng đơn vị Nguyễn Thị Hiền Nguyễn Tuấn Ngoạn Ký ký 2.2.3.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.2.3.1.Tính tiền lương phải trả. */Trình tự kế toán các nghiệp vụ tại công ty. 1/ Khi tính lương cho các phòng ban và nhân viên hưởng lương thời gian kế toán ghi: Nợ tài khoản 642: Tổng số lương phải trả(chi tiết từng bộ phận) Có tài khoản 334: 2/ Khi thanh toán lương cho công nhân hưởng lương thời gian kế toán ghi sổ: Nợ tài khoản 334: Có tài khoản 111: Số lương tạm ứng kỳ 1 Nợ tài khoản 334: Có tài khoản 111: Số lương thanh toán kỳ 2 3/ Khi tính lương cho người thuê ngoài kế toán ghi: Nợ tài khoản 622: Có tài khoản 335: Khi thanh toán kế toán ghi: Nợ tài khoản 335: Có tài khoản 111: 4/ Phản ánh các khoản tiền thưởng cho công nhân viên kế toán ghi: Nợ tài khoản 431: Có tài khoản 334: */Tính lương phải trả. Tiền lương cho công nhân viên ghi vào bảng thanh toán tiền lương. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương kế toán tổng hợp số tiền lương phải trả cho từng bộ phận để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận có liên quan. Định khoản: Nợ tài khoản 6221: Tiền lương của bộ phận bốc xếp. Nợ tài khoản 6222: Tiền lương của bộ phận vận tải bộ. Nợ tài khoản 6222: Tiền lương của bộ phận vận tải thủy. Nợ tài khoản 642 : Tiền lương của bộ phận gián tiếp. Có tài khoản 334: Tổng tiền lương phải trả. Ví dụ: Tổng tiền lương thực trả của công ty tháng 08 năm 2009 là: 826.928.390đ. Trong đó: - Lương cho bộ phận bốc xếp: 455.036.380đ. - Lương cho bộ phận vận tải bộ : 20.551.700đ. - Lương cho bộ phận vận tải thủy: 131.123.400đ. - Lương cho bộ phận gián tiếp: 125

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao_cao_thuc_tap_tien_luong_tai_cong_ty_co_phan_lam_san_va_khoang_san_tuyen_quang.doc
Tài liệu liên quan