Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá - Bộ Văn hoá

Tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá - Bộ Văn hoá: Lời mở đầu Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt thuận lợi, cũng không ít những mặt khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đảm bảo ưu thế cạnh tranh, thu lợi nhuận cao thì bên cạnh việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng, một yếu tố quan trọng khác là sản phẩm đó phải có giá thành hạ, phù hợp với sức mua của đa số nhân dân. Hạ giá thành sản phẩm đã trở thành nhân tố quyết định sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt trong ngành xây dựng cơ bản, hạ giá thành sản phẩm đã được đặt ra như một yêu cầu bức thiết, khách quan nhằm tạo tiền đề cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân cùng hạ giá thành sản phẩm. Bởi vậy xây dựng cơ bản nhằm trang bị tài sản cố định cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu ph...

doc60 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá - Bộ Văn hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt thuận lợi, cũng không ít những mặt khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đảm bảo ưu thế cạnh tranh, thu lợi nhuận cao thì bên cạnh việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng, một yếu tố quan trọng khác là sản phẩm đó phải có giá thành hạ, phù hợp với sức mua của đa số nhân dân. Hạ giá thành sản phẩm đã trở thành nhân tố quyết định sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt trong ngành xây dựng cơ bản, hạ giá thành sản phẩm đã được đặt ra như một yêu cầu bức thiết, khách quan nhằm tạo tiền đề cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân cùng hạ giá thành sản phẩm. Bởi vậy xây dựng cơ bản nhằm trang bị tài sản cố định cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ngày một tăng cũng như để đáp ứng sự phát triển sản xuất của doanh nghiệp mình, một trong những biện pháp được các nhà quản lý đặt biệt quan âm hiện nay là công tác kế toán nói chung cũng như kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Xuất phát từ thực tế trên, cùng với thời gian thực tập tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá và đựoc sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị ở Phòng Kế toán và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo em đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá - Bộ Văn hoá”. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. CHương II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá - Bộ văn hoá. Chương III: Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty tư vấn và thiết kế công trình văn hoá. Chương i Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp I. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp. Trong các nhóm ngành trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, kinh doanh xây lắp là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính công nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất cho ngành kinh tế quốc dân. Thông thường hoạt động xấy lắp có các đặc điểm sau: - Sản phẩm xây lắp là những công trình (CT), hạng mục công trình (HMCT), vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian thi công lâu dài và phân tán… vì vậy đòi hỏi việc quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải được lập dự toán, quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo. - Sản phẩm xây lắp hoàn thành không thể nhập kho mà được tiêu thụ ngay theo dự toán và giá thầu đã được thoả thuận với đơn vị chủ đầu tư từ trước. Do vậy tính chất hàng hoá không thể hiện rõ. - Chất lượng công trình cơ bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khảo sát thi công… đặc biệt là trong khâu thi công, do đó trong xây dựng cơ bản phải giám sát chặt chẽ chất lượng công trình. Thời gian sử dụng sản phẩm lâu dài đòi hỏi chất lượng công trình phải đảm bảo. Đặc điểm này đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức tốt sao cho chất lượng sản phẩm như dự toán, thiết kế tạo điều kiện thuận lợi cho việc bàn giao công trình, ghi nhận doanh thu và thu hồi vốn. - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (xe, máy thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sẵn của sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán sản phẩm rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết nên dễ mất mát hư hỏng. Do vậy, công tác kế toán phải tổ chức tốt quá trình hạch toán ban đầu. Ngoài ra phải thường xuyên tiến hành kiểm kê vật tư tài sản, phát hiện sai phạm một cách kịp thời. II. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. 2.1. Khái niệm và nội dung của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 2.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất: Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, doanh nghiệp xây lắp muốn tiến hành hoạt động sản xuất thì phải có 3 yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động (nguyên vật liệu, nhiên liệu…), đối tượng lao động và sức lao động của con người. Các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất hình thành nên 3 loại chi phí tương ứng. Đó là chi phí về sử dụng tư liệu lao dộng, chi phí đối tượng lao động và chi phí về sức lao động. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, các chi phí này được biểu hiện dưới dạng giá trị gọi là chi phí sản xuất. Như vậy, chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình xây lắp và cấu thành nên giá thành xây lắp (với khối lượng xây lắp đã hoàn thành). Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp bao gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp. Các chi phí sản xuất xây lắp cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp. - Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ các chi phí phát sinh trong lĩnh vực hoạt động xây lắp. - Chi phí sản xuất ngoài xây lắp là toàn bộ chi phí phát sinh trong lĩnh vực sản xuất ngoài xây lắp như hoạt động sản xuất công nghiệp phụ trợ, hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ trợ. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình thi công. Vì vậy, chi phí sản xuất phải được tính toán lập cho từng thời kỳ: tháng, quý, năm cho phù hợp với kỳ báo cáo và chỉ tính vào chi phí sản xuất trong kỳ những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ. Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất gồm nhiều loại có tính chất và công dụng kinh tế khác nhau, yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau. Việc quản lý sản xuất không chỉ dựa vào một số liệu phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải dựa vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phân tích toàn bộ các chi phí sản xuất hoặc từng yếu tố chi phí ban đầu của chúng theo từng chi phí, theo từng công trình, hạng mục công trình, phân loại chi phí là một yếu tố tất yếu để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, mà có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau: 2.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế. Theo cách phân loại này, các chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp chung vào cùng một yếu tố không xét đến nơi phát sinh chi phí hoặc mục đích sử dụng của chi phí trong quá trình sản xuất đối với doanh nghiệp xây lắp, bao gồm các yếu tố chi phí sau: - Chi phí vật liệu bao gồm: vật liệu chính như xi măng, sắt, thép,… nhiên liệu như xăng, dầu… và công cụ dụng cụ như quần áo bảo hộ lao động. - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên. Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) là khoản chi phí tính cho hao mòn của các loại TSCĐ dùng trong quản lý. Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại,… Chi phí bằng tiền khác. 2.1.2..2. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ đối với đối tượng chịu chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí phân thành 2 loại: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm nguyên vật liệu xây dựng, tiền lương chính của công nhân sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị thi công, căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, những chi phí này phát sinh ở bộ phận quản lý đội, công trường của đơn vị xây lắp, vì vậy kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu thức thích hợp. 2.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục (theo mục đích và công dụng kinh tế của chi phí). Căn cứ vào mục đích và công dụng kinh tế của chi phí trong sản xuất, toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp được chia ra làm các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là tất cả những chi phí về nguyên vật liệu để cấu tạo nên thực thể công trình như nguyên vật liệu chính (gạch, sắt, đá, các vật kết cấu, cấu kiện bê tông,…). Vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (vá khuôn, phà giáo,… ), bán thành phẩm… - Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản xuất cần thiết để hoàn thành sản phẩm xây lắp. - Chi phí về sử dụng máy thi công: Là chi phí sử dụng máy thi công để hoàn thành sản phẩm xây lắp, bao gồm: Chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ cho sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các tổ, đội bao gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý đội dựng, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy, nhân viên quản lý, nhân viên kế toán,…; Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý ở tổ, đội; Chi phí khấu hao tài sản cố định; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Các khoản chi bằng tiền khác. 2.2. Khái niệm và nội dung của giá thành sản phẩm. 2.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm: Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, đổi lại doanh nghiệp thu được những sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Những sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành cần phải được tính giá thành nghĩa là tính chi phí đã bỏ ra để sản xuất chúng. Như vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá chi ra để tiến hành sản xuất ra một đơn vị khối lượng sản phẩm, lao vụ và dịch vụ nhất định. Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí chi ra như chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và những chi phí khác… tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định. Giá thành CT hoặc HMCT hoàn thành toàn bộ là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp. 2.2.2.1. Căn cứ vào cơ sở dữ liệu và thời điểm tính giá thành. Giá thành dự toán (Zdt) là tổng các chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức, quy định của Nhà nước và khung giá quy định áp dụng theo từng vùng lãnh thổ. Zdt = Giá trị dự toán – Lợi nhuận định mức Giá thành kế hoạch (Zkh) là giá thành được xác định trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công áp dụng trong doanh nghiệp. Zkh= Zdt – Mức hạ giá thành kế hoạch Giá thành thực tế (Ztt) là biểu hiện bằng tiền của những chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp nhất định và được xác định theo số liệu kế toán cung cấp. Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp không chỉ bao gồm những chi phí định mức mà còn bao gồm những chi thực tế phát sinh như: chi phí về thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất, mất mát hao hụt vật tư… Những nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp. 2.2.2.2. Phân loại theo phạm vi tính giá thành Giá thành sản xuất (Giá thành công xưởng) bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (NCTT), chi phí sử dụng máy thi công (MTC), chi phí sản xuất chung (SXC) tính cho CT, HMCT đã hoàn thành, được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng. Đây là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp ở các doanh nghiệp xây lắp. Giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp bao gồm giá thành sản xuất cộng(+) chí phí bán hàng cộng (+) chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó và được xác định khi sản phẩm xây lắp được tiêu thụ. Đây là căn cứ để xác định lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong XDCB còn sử dụng 2 chỉ tiêu giá thành: Giá đấu thầu xây lắp và giá hợp đồng công tác xây lắp. III. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 3.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 3.1.1. Đối tượng và căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh. Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần căn cứ vào: Tính chất sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (giản đơn hay phức tạp… Quá trình sản xuất liên tục hay song song). Loại hình sản xuất: Sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt. Đặc điểm sản xuất: có hay không có bộ phận công trường, tổ, đội thi công. Yêu cầu và trình độ quản lý trong doanh nghiệp. Đơn vị tính giá thành áp dụng ở doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xây lắp do những đặc điểm sản xuất, việc tổ chức sản xuất và quá trình sản xuất nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường được xác định là từng CT, HMCT, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình, theo từng đơn đặt hàng hay điểm dừng kỹ thuật. 3.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có đặc điểm riêng nên phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cũng có đặc điểm khác với các ngành khác. 3.1.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo CT hay HMCT: Hàng tháng chi phí phát sinh liên quan đến CT, HMCT nào thì tập hợp cho CT, HMCT đó. Các khoản chi phí đó được phân chia theo hạng mục giá thành thực tế của đối tượng đó chính là tổng chi phí được tập hợp cho đối tượng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành. Phương pháp này được sử dụng khi đối tượng tập hợp chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ công trình, hạng mục công trình. 3.1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công: Chi phí phát sinh hàng tháng sẽ được phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng được hoàn thành thì tổng chi phí được tập hợp theo đơn hàng đó chính là giá thành thực tế. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí là đơn đặt hàng riêng biệt. 3.1.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công. Theo phương pháp này các chi phí phát sinh được tập hợp theo từng công trình, đơn vị thi công công trình. Cuối tháng cộng tổng chi phí sản xuất thực tế theo công trình, đơn vị thi công đó so sánh với dự toán hay kế hoạch dể xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ. . Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. Đối với ngành xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất được tập hợp qua các bước: Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng CT, HMCT. Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng CT, HMCT trên cơ sở khối lượng lao vụ và đơn vị giá thành lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình có liên quan theo tiêu thức thích hợp. Bước 4: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ, từ đó tính giá thành hoàn thành. 3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 3.3.1. Tài khoản (TK) sử dụng. TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công. TK này có 6 tiểu khoản cấp 2: TK 6231: Chi phí nhân công. TK 6232: Chi phí vật liệu. TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất. Tk 6234: Chi phí khấu hao máy thi công. TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6238: Chi phí bằng tiền khác. TK 627: Chi phí sản xuất chung. TK này được mở thành 6 TK cấp 2: TK 6271: Chi phí nhân công phân xưởng. TK 6272: Chi phí vật liệu. TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất. TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. TK 154.1: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm xây lắp. 3.3.2. Phương pháp kế toán Căn cứ vào nội dung lập dự toán công trình xây lắp, dự toán thường được lập ho CT, HMCT và theo khoản mục chi phí. Vì vậy, để so sánh việc kiểm tra thực hiện dự toán chi phí, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng phân tích theo các khoản mục chi phí. 3.3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT xây lắp bao gồm giá thực tế toàn bộ vật liệu chính, và vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận, kết cấu công trình sử dụng trong quá trình thực hiện và hoàn thành xây lắp từng CT, HMCT. Ngoài ra còn bao gồm cả các chi phí cốt pha, đà giáo, công cụ, dụng cụ được sử dụng nhiều lần. Việc tập hợp chi phí sản xuất NVLTT vào đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp. Phương pháp trực tiếp được áp dụng cho chi phí NVLTT liên quan đến 1 đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (bộ phận, CT, HMCT) vật liệu sử dụng cho công trình nào thì phải tính trực tiếp cho công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế vật liệu và theo số lượng vạt liệu thực tế đã sử dụng. Phương pháp gián tiếp được áp dụng trong trường hợp chi phí NVLTT liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để phân bổ cho nhiều đối tượng cần phải xác minh lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý tức là tiêu thức phải đảm bảo mối quan hệ giữa tổng số chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ của đối tượng. Trước hết, tính hệ số phân bổ theo công thức: H C T = Trong đó: H: Hệ số phân bổ. C: Tổng chi phí vật liệu tập hợp cần phân bổ. T: Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ. Tiếp theo tính phân bổ chi phí vật liệu cho từng đối tượng có liên quan theo công thức: Cn = Tn x H Trong đó: Cn: Chi phí vật liệu phân bổ cho đối tượng n. Tn: Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n. Trình tự kế toán tập hợp chi phí NVLTT – Phụ lục 01. 3.3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí NCTT bao gồm các khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp thuộc đơn vị và số tiền lao động thuê ngoài trực tiếp xây lắp để hoàn thành sản phẩm theo đơn giá xây dựng cơ bản. Chi phí NCTT được tập hợp riêng theo từng đối tượng (CT, HMCT). Căn cứ để hạch toán chi phí nhân công là các bảng chấm công đối với việc tính lương theo theo thời gian, hợp đồng giao khoán đối với tính lương theo sản phẩm. Hợp đồng giao khoán được ký kết theo từng công việc, giai đoạn công việc, theo HMCT hoàn thành với các đội, tổ thi công và được xác nhận kết quả rồi chuyển về phòng kế toán làm căn cứ tính lương. Hàng tháng, kế toán tính lương theo từng người, tổng hợp phân bổ tiền lương cho các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng làm khoán, số tiền phải trả công nhân xây lắp, kế toán tiến hành tổng hợp số tiền lương phải trả ghi sổ kế toán. Trình tự kế toán tập hợp chi phí NCTT – Phụ lục 02. 3.3.2.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng MTC là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng MTC để thực hiện khối công việc xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Chi phí sử dụng MTC bao gồm những khoản sau: Chi phí vật liệu: nhiên liệu (xăng, dầu, mỡ…), vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công. Chi phí nhân công: lương chính, lương phụ, phụ cấp trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công. Chi phí dụng cụ sản xuất: dùng để phản ánh CCDC lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công. Chi phí dịch vụ mua ngoài: thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công; bảo hiểm xe, máy thi công; chi phí điện nước… Chi phí bằng tiền khác dùng cho hoạt động xe, máy thi công. Kế toán chi phí sử dụng MTC – Phụ lục 03 (3a;3b;3c): 3a. Trường hợp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công. 3b. Trường hợp đơn vị có đội thi công riêng, có kế toán riêng. 3c. Trường hợp đơn vị đi thuê máy. 3.3.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí SXC phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng phát sinh trong kỳ, bao gồm: tiền lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội thi công, BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ (%) quy định trên tổng tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp (thuộc danh sách lao động của doanh nghiệp), nhân viên quản lý đội xây dựng, nhân viên sử dụng MTC, nhân viên kỹ thuật, kế toán đội thi công; Chi phí vật liệu, công cụ dùng cho quản lý đội; Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng ở đội; Chi phí dịch vụ mua ngoài và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội; (Chi phí không có thuế GTGT đầu vào nếu được khấu trừ thuế GTGT). Trình tự tập hợp chi phí SXC – Phụ lục 04. 3.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong xây lắp. Sản phẩm là giở trong các doanh nghiệp xây dựng là CT, HMCT hay khối lượng xây lắp dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán. Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán xác định phần chi phí trong kỳ cho khối lượng làm dở cuối kỳ theo nguyên tắc nhất định. Muốn đánh giá sản phẩm là dở một cách chính xác trước hết phải kiểm kê chính xác khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ. Đồng thời, phải xác định đúng mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn thi công để xác định khối lượng xây lắp dở dang, phát hiện những tổn thất trong quá trình thi công. Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của việc đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là có kết cấu phức tạp, do đó việc xác định chính xác mức độ hoàn thành của nó rất khó. Vì vậy, khi đánh giá sản phẩm làm dở kế toán cần kết hợp chặt chẽ với các bộ phận kỹ thuật, bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của công tác xây lắp dở dang một cách chính xác. Trên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm đã tổng hợp được kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở. Trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở sau: 3.4.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ theo dự toán Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp trong kỳ Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán + + = X Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ đã tính chuyển theo dự toán 3.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ hoàn thành tương đương Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp trong kỳ Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ đã tính chuyển theo sản lượng hoàn thành + + = X Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ đã tính chuyển theo sản lượng hoàn thành 3.4.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ đã tính chuyển theo sản lượng hoàn thành + + = X Giá trị dự toán khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Ngoài ra, đối với một số công việc như nâng cấp sửa chữa hoàn thiện hoặc xây dựng các công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn theo hợp đồng bên chủ đàu tư thanh toán khi đã hoàn thành toàn bộ chi phí dở dang cuối kỳ chính là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh từ khi thi công tới thời điểm kiểm kê đánh giá. 3.5. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 3.5.1. Đối tượng và căn cứ xác định đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải được tính giá thành và giá thành đơn vị. Khác với hạch toán chi phí sản xuất, công việc tính giá thành là xác định giá thực tế từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm đã được hoàn thành. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất, tính chất sản xuất và đặc điểm sử dụng của sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường trùng hợp với đối tuợng tập hợp chi phí sản xuất đó, có thể là CT, HMCT hay khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. 3.5.2. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là mốc thời gian bộ phận kế toán giá thành phải tổng hợp số liệu để tính giá thành thực tế cho các đối tượng tính giá thành. Với những doanh nghiệp có sản phẩm là vật kiến trúc thì kỳ tính giá thành là thời gian mà sản phẩm xây lắp được gọi là hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao thanh toán cho bên A (bên chủ đầu tư). 3.5.3. Phương pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành là phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính toán xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc hoàn hoàn thành. Những phương pháp tính giá thành được áp dụng trong XDCB: 3.5.3.1. Phương pháp tính giá thành thực tế: Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp có sản phẩm xây lắp đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành. Công việc tính giá thành như sau: Z = DĐK + C - DCK Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm. DĐK : Giá trị công trình dở dang đầu kỳ. C : Chi phí phát sinh trong kỳ. DCK : Giá trị công trình dở dang cuối kỳ. 3.5.3.2. Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này thường được áp dụng với các CT, HMCT phải trải qua nhiều công đoạn thi công. Giá thành thực tế của toàn bộ CT, HMCT được xác định: Z = DĐK + C1 + C2 + … + Cn – DĐK Trong đó: Z : Giá thành thực tế của toàn bộ CT, HMCT. C1,C2, …,Cn : Chi phí sản xuất của giai đoạn1, giai đoạn 2, giai đoạn n. DĐK, DĐK : Chi phí dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. 3.5.3.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Khi hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá trị thực tế của công trình. 3.5.3.4. Phương pháp tính giá thành theo định mức: áp dụng đối với doanh nghiệp xây dựng thoả mãn điều kiện sau: Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại các thời điểm tính giá thành, vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình, xác định được các chênh lệch so với định mức và nguyên nhân xảy ra chênh lệch đó. Giá thực tế được xác định như sau: Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp Giá thành định mức sản phẩm xây lắp = + Chênh lệch thay đổi định mức + Chênh lệch do thoát ly định mức Ngoài ra các phương pháp trên cũng như các ngành khác, ngành XDCB còn áp dụng một số phương pháp tính giá thành khác như: phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ theo kế hoạch. Việc áp dụng phương pháp nào là dựa trên cơ sở phát sinh ở từng doanh nghiệp. 3.5.4. Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được thực hiện trên TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, mở chi tiết cho tưng đối tượng. Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải theo từng CT, HMCT và theo khoản mục giá thành quy định trong giá trị dự toán xây lắp, gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC. Ngoài ra, toàn bộ giá thành sản phẩm hoàn thành bàn giao trong kỳ được phản ánh trên TK632 – Giá vốn hàng bán. Để tính giá thành có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành ở trên. Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định trên cơ sở tổng cộng các chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành. Giá thành được tính theo công thức: Giá thành xây lắp = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành – Phụ lục 05. Chương II Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá - Bộ văn hoá I. khái quát chung về Công ty Tư vấn và thiết kế công trình Văn hoá - Bộ văn hoá . Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá được thành lập theo Quyết định số 30/ VHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin ngày 17/03/1979 với tên gọi đầu tiên là “Xưởng nghiên cứu thiết kế công trình văn hoá”. Nhiệm vụ của Xưởng lúc đó là giúp Bộ nghiên cứu, quy hoạch và thiết kế một số công trình văn hoá thông tin, năm 1986 Xưởng đổi thành Viện thiết kế công trình văn hoá. Sau 14 năm thành lập, Viện thiết kế công trình văn hoá đã trải qua những thăng trầm khác nhau và đã khẳng định được vị trí của mình. Khi nền kinh tế của nước nhà bước sang cơ chế thị trường, cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành văn hoá đã gắn bó sự nghiệp xây dựng các công trình văn hoá trên khắp mọi miền đất nước. Để tạo điều kiện cho Viện thực hiện nhiệm vụ của mình và mở rộng quan hệ với các đơn vị và các cơ quan khác cùng với định hướng quy hoạch các cơ quan trực thuộc Bộ. Ngày 22/6/1993 Bộ trưởng Bộ Văn hoá thông tin ra Quyết định số 792/ QĐ/VHTT cho phép thành lập Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá mà tiền thân là Viện thiết kế công trình văn hoá. Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Văn hoá thông tin, có con dấu và tài khoản riêng. Địa chỉ của Công ty đặt tại: Ngõ 9 - Vân Hồ III - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tài khoản mở tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây: Đơn vị : 1000 đồng STT Chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch 03/02 Số tiền % 1 Doanh thu tiêu thụ 10.598.106 13.820.575 3.222.469 130,4 2 Doanh thu thuần 10.587.935 13.818.780 3.230.845 130,5 3 Giá vốn hàng bán 9.824.913 12.935.744 3.110.831 131,6 4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 559.026 601.442 42.416 107,5 5 Lợi nhuận trước thuế 203.996 281.594 77.598 138 6 Lợi nhuận sau thuế 138.717 191.483 52.766 138 7 Tổng quỹ lương 1.203.117 1.564.304 361.187 130,0 8 Thu nhập BQ 1người/1 tháng 0.759 0.827 0.068 108,9 Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, trong 2 năm gần đây Công ty tình hình sản xuất kinh doanh đều có lãi. Năm 2002 doanh thu tiêu thụ đạt 10.598.106.000đ, trong đó doanh thu từ hoạt động xây lắp chiếm 82% còn lại là từ hoạt động tư vấn, khảo sát, thiết kế… Sang đến năm 2003, doanh thu đã tăng lên đáng kể đạt 13.820.575.000đ bằng 133,5% so với năm 2002. Do năm 2003 Công ty đã thực hiện tốt các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất nên tuy chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng lên nhưng lợi nhuận trước thuế của năm 2003 tăng lên đáng kể so với năm 2002, từ 203.996.000đ lên 281.594.000đ với mức tỷ lệ tăng là 138%. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người tại Công ty cũng được cải thiện, tăng từ 759.000đ lên 827.000đ. Bên cạnh đó cũng phải kể đến chỉ tiêu Tổng quỹ lương, 1.203.117.000đ vào năm 2002 thì đến năm 2003 đã tăng lên 1.564.304.000đ. Đạt được kết quả tốt như vậy là nhờ những biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành đã được Công ty đưa ra và thực hiện có hiệu quả. Công ty cũng đã đóng góp được cho Ngân sách Nhà nước một khoản tiền lớn. Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây tiến triển tốt, lợi nhuận tăng đều mỗi năm. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì mục tiêu chính chính là lợi nhuận. Vì vậy đây chính là một dấu hiệu tốt khi mà Công ty đang có kế hoạch cổ phần hoá. Một vấn đề mà hiện nay đang được Nhà nước chủ trương, khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước tiến tới cổ phần hoá. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Theo Quyết định số 792/QĐ/VHTT và giấy phép đăng ký kinh doanh số 108759 do Trọng tài kinh tế nhà nước cấp ngày 13/8/1993, Quyết định 25/QĐVHTT/2000 của Bộ Văn hoá thông tin bổ sung ngành nghề, Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá có chức năng nhiệm vụ sau: Tư vấn đầu tư kinh tế và kỹ thuật xây dựng. Thi công xây dựng, lắp đặt trang thiết bị nội ngoại thất và trang thiết bị kỹ thuật cho các công trình xây dựng về văn hoá thông tin, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí, công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế mỹ thuật và tổng dự toán các dự án và công trình xây dựng về văn hoá thông tin, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí, công trình dân dụng và công nghiệp. Nghiên cứu khảo sát: Khảo sát địa chất, khảo sát kỹ thuật công trình và điều kiện môi trường bên ngoài, bên trong của công trình. Trang trí nội ngoại thất và mỹ thuật hoành tráng cho các công trình xây dựng về văn hoá thông tin, thể thao, du lịch, vui chơi giải trí, công trình dân dụng và công nghiệp. Kinh doanh các loại vật tư thiết bị phục vụ cho việc khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và các loại hình dịch vụ theo chuyên ngành. Tổ chức liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty: + Đối với sản phẩm thiết kế: Sản phẩm của ngành thiết kế chính là các bản vẽ thiết kế các công trình để xây dựng, các công trình có thể là công trình văn hoá, có thể là công trình dân dụng, cũng có thể là công trình công nghiệp. Chính vì thế mà các bản vẽ thiết kế ra đời đòi hỏi người làm công tác thiết kế phải có đầu óc sáng tạo, thẩm mỹ cao và luôn tiếp xúc với những cái mới tân tiến và hiện đại, đồng thời phải biết bảo tồn bản sắc văn hoá vốn có của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nói chung đặc điểm sản xuất của ngành thiết kế chính là chất xám trong mỗi con người kiến trúc sư. Nhưng để biến những ý tưởng đó thành những sản phẩm hiện thực của mình đòi hỏi người sản xuất phải có những công cụ hỗ trợ. + Đối với sản phẩm xây dựng: Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựngthiếu tỉnh ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trường này sang công trường khác, còn sản phẩm xây dựng( tức là công trình xây dựng ) thì hình thành đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành khác. Các phương án mặt xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn thay đổi theo từng địa điểm và giai doạn xây dựng. đặc điểm này gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất. đặc điểm này cũng đòi hỏi các Công ty phải chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định cho sản xuất, lựa chọn các hình thức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng lao động tại chỗ, liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh của Công ty: Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết với chủ đầu tư (bên A), các phòng chức năng, đội thi công và ban chỉ huy công trình được chỉ định phải lập kế hoạch cụ thể về tiến độ, các phương án đảm bảo cung cấp vật tư, máy móc thiết bị thi công, lên thiết kế tổ chức thi công cho hợp lý, đảm bảo tiến độ, chất lượng như hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư. - Về vật tư: Công ty chủ yếu giao cho phòng kinh tế kỹ thuật và các đội tự mua ngoài theo yêu cầu thi công. Về máy thi công: máy thi công của Công ty chủng loại khá phong phú, đáp ứng tốt yêu cầu tiến độ thi công mặc dù hệ số hao mòn còn lớn. Hầu như toàn bộ số máy thi công của Công ty được giao cho Phòng Vật tư xe, máy bảo quản, sử dụng, phục vụ và ậch toán cho các xí nghiệp và các đội xây dựng. Một số trường hợp Công ty phải thuê máy thi công từ bên ngoài. Về nhân công: chủ yếu là Công ty thuê ngoài theo hợp đồng (đội xây dựng) còn một phần nhỏ là công nhân thuộc biên chế Nhà nước. Hiện nay tổng số CBCNV của Công ty gồm 117 người. Trong đó nhân viên quản lý là 16 người. Có thể tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty như sau: Căn cứ vào dự toán được duyệt, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, bản vẽ công nghệ, quy phạm định mức kinh tế kỹ thuật từng công trình. Sử dụng các yếu tố chi phí: - Vật tư - Nhân công - Chi phí sản xuất chung để tiến hành tổ chức thi công xây Sản phẩm xây lắp: - Công trình - Hạng mục công trình hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng 1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Phụ lục 06. + Giám đốc Công ty. Giám đốc Công ty là người được Bộ trưởng Bộ Văn hoá thông tin bổ nhiệm, thay mặt nhà nước quản lý Công ty theo chế độ thủ trưởng, là người chỉ huy cao nhất, chịu trách nhiệm trước nhà nước và Bộ trưởng về mọi mặt hoạt động và kết quả công tác của Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm chung quản lý toàn diện và trực tiếp các khâu thông qua các phòng ban, các Xí nghiệp, các đội sản xuất trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao. + Các Phó giám đốc. Công ty có 3 phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc : Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật thiết kế thi công các công trình, Phó Giám đốc kỹ thuật vật tư xe máy. Các Phó giám đốc là người giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Bộ về phần việc mà mình được giao. Trong khi thực hiện nhiệm vụ các Phó giám đốc chủ động giải quyết công việc theo đúng chức trách, chế độ, thể lệ của nhà nước giao, đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau. Mặt khác các Phó giám đốc giúp Giám đốc lựa chọn, đề bạt cán bộ, tham gia xét duyệt, nâng cấp, nâng bậc cho CBCNV trong Công ty. Công ty có 4 phòng ban nghiệp vụ + Phòng Hành chính - tổ chức : Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý, thực hiện công tác về hành chính, văn thư, lưu trữ của Công ty. Tham mưu, quản lý về công tác tổ chức của Công ty. Là đầu mối giao dịch, đối ngoại và hợp tác quốc tế của Công ty Quản lý cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho bộ phận HC Công ty. + Phòng Kế hoạch kỹ thuật và dự án. Là trung tâm điều hành, quản lý và đảm bảo phục vụ cho mội hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong điều kiện thị trường hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của phòng Kế hoạch kỹ thuật và dự án là việc thực hiện nắm bắt & khai thác thị trường, lập dự án dự toán, đấu thầu các công trình. Kiểm tra, giám sát về mặt kỹ thuật và đưa ra những giải pháp kỹ thuật cụ thể cho từng công trình khảo sát, thiết kế, thi công. Ngoài ra phòng Kế hoạch kỹ thuật và dự án còn theo dõi và lập kế hoạch sản xuất, thực hiện chế độ báo cáo với cấp trên. + Phòng Kế toán - Tài chính. Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý về mặt kế toán tài chính để Công ty, các Xí nghiệp, Văn phòng, các đội sản xuất thực hiện đầy đủ chế độ chính sách tài chính kễ toán của nhà nước. Đồng thời đảm bảo thực hiện việc quản lý và sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả và kinh doanh có lãi. + Phòng Vật tư, xe, máy. Có nhiệm vụ quản lý điều động vật tư, lập kế hoạch mua sắm, giám sát tình hình sử dụng, dự trữ trang thiết bị. Trong cơ chế thị trường hiện nay việc mua sắm nguyên vật liệu xây dựng rất dễ dàng, thuận tiện xong phòng Vật tư xe, máy phải đưa ra các định mức hao phí vật tư phù hợp cũng như việc chấp hành những định mức đó để đảm bảo sản xuất kinh doanh của đơn vị. Một nhiệm vụ quan trọng khác của phòng là theo dõi, sửa chữa, bảo quản máy móc trang thiết bị để đảm bảo năng lực khảo sát, thiết kế, thi công. Ngoài ra, Công ty còn có bí thư đảng uỷ, chủ tịch công đoàn giúp Giám đốc hoạch định, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; bảo vệ quyền lợi cán bộ công nhân viên. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty Bộ máy kế toán Phụ lục 07. Kế toán trưởng: Là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính, kế toán thống kê của Công ty, đồng thời là người quản lý hoạt động tài chính các đơn vị trực thuộc theo hệ thống dọc. Và là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán trước Ban Giám đốc Công ty, chỉ đạo chung toàn bộ công việc kế toán của phòng kế toán. Kế toán tổng hợp: thực hiện tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành, xác định kết quả và lập các báo biểu kế toán. Kế toán thanh toán – Tiền lương: Thanh toán các khoản thu chi và thanh toán nội bộ, mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày, liên tục. Và có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình dư Nợ, Có tài khoản tiền lương phải trả công nhân trong Công ty, thanh toán các khoản tạm ứng của công nhân viên. Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý đầy đủ công suất của TSCĐ, theo dõi biến động TSCĐ theo phương pháp kê khai thường xuyên, đặt ra trong công tác hạch toán TSCĐ, kiểm tra và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản, tính đúng chi phí sửa chữa và giá trị trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật đổi mới TSCĐ và tính đúng nguyên giá TSCĐ. Kế toán thuế: Đảm nhiệm các nghiệp vụ về thuế. Thủ quỹ – Kế toán ngân hàng: Tiến hành các hoạt động nhập xuất căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giao dich với Ngân hàng để huy động vốn, mở tài khoản tiền gửi và tiền vay. Tiến hành các nghiệp vụ thanh toán qua Ngân hàng. Hình thức ghi sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán sử dụng Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung. Phụ lục 08. Hệ thống sổ kế toán sử dụng: - Sổ Nhật ký chung. Sổ Cái. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Phương pháp kế toán hàng tồn kho Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế GTGT Công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT. II. Tình hình thực hiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá. Đối tượng và tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là công trình, hạng mục công trình. Vì vậy đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và công tác kế toán. Chẳng hạn như công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên (BT VHDT TN), Nhà hát cải lương Việt Nam (NHCL VN), Trung tâm hội nghị văn hoá tỉnh Lai Châu (TT HNVH LC),…. Phương pháp tập hợp chi phí tại Công ty Tư vấn và Thiết kế công trình văn hoá là phương pháp trực tiếp. Hịên nay, chi phí sản xuất trong Công ty được tập hợp theo các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621). - Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622). - Chi phí sản xuất chung (TK 627): + Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 627.3). + Chi phí bằng tiền khác (TK 627.8). Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Phòng kế toán các xí nghiệp và chi nhánh trực thuộc có trách nhiệm theo dõi tập hợp tất cả mọi chi phí, tổng hợp tất cả các số liệu và tổ chức công việc kế toán xử lý chứng từ ban đầu đến việc lập báo cáo kế toán gửi lên phòng tài chính kế toán Công ty. Các đội xây dựng không tổ chức bộ máy kế toán, phòng tài chính kế toán Công ty đảm nhiệm mọi công việc kế toán các chứng từ ban đầu đến việc lập báo cáo kế toán. Phòng tài chính kế toán Công ty có trách nhiệm tổng hợp phân loại số liệu phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí thuộc các công trình do các đội xây dựng thi công. Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được kế toán Công ty tiến hành tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành toàn bộ. Đồng thời phòng tài chính kế toán Công ty còn có trách nhiệm tổng hợp các xí nghiệp và chi nhánh gửi lên kết hợp với các số liệu của tổ đội và các số liệu khác lập báo cáo kế toán chung toàn Công ty. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) Hiện nay tại Công ty chi phí vật liệu thường chiếm từ khoảng 65% - 78% tổng giá trị công trình. Theo hợp đồng ký kết, Phòng Kế hoạch, kỹ thuật dự án sẽ lên các dự toán chi phí cho từng công trình. Do Công ty áp dụng phương thức khoán xuống các Xí nghiệp nên vật tư dùng cho thi công Công ty cũng khoán cho các Xí nghiệp, đội thi công. Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, các cá nhân hoặc đơn vị sẽ viết giấy tạm ứng đề nghị Giám đốc ký duyệt. Khi xin tạm ứng phải ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung cần tạm ứng. Căn cứ vào kế hoạch thu mua vật tư, phiếu báo giá vật tư và giấy đề nghị tạm ứng do các đội gửi lên, ban lãnh đạo Công ty ký duyệt tạm ứng cho các đội. Trên cơ sở Giấy đề nghị tạm ứng - Phụ lục 09, kế toán lập phiếu chi. Khi phiếu chi có đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị, Thủ quỹ sẽ xuất tiền theo phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 2 liên: liên 1 lưu, liên 2 chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ chi tiền và ghi váo sổ quỹ. Sau khi nhận tiền tạm ứng, đội trưởng hoặc nhân viên quản lý chủ động mua vật liệu ngoài và chuyển tới tận chân công trình hoặc lưu kho. Khi công trình có nhu cầu sử dụng vật liệu ở trong kho, thủ kho tiến hành viết phiếu xuất kho – Phụ lục 10 và xuất vật liệu. Chi phí NVLTT được tập hợp vào từng công trình, hạng mục công trình theo giá đích danh bao gồm cả chi phí vận chuyển đã thoả thuận trong giá của từng loại vật liệu trên cơ sở chứng từ gốc (bao gồm cả hoá đơn GTGT). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc về phiếu nhập, xuất vật tư, hoá đơn đòi tiền của khách hàng, bảng thanh toán... kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung. Cụ thể: Trong tháng 11 năm 2003 Phòng Tài chính - kế toán Công ty nhận được chứng từ liên quan đến chi phí vật liệu của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên: Chứng từ số 07CNTN ngày 04/11/2003 nợ tiền mua sắt, thép của Cty VLXD Tiến Đạt - công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên, số tiền 170.599.750đ, thuế 5%. Kế toán ghi: Nợ TK 621 162.476.000 Nợ TK 133 8.123.750 Có TK 331 170.599.750 Dựa trên các chứng từ này, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung – (Biểu 01), đồng thời ghi vào sổ Cái tài khoản 621- (Biểu 02) công trình BT VHDT TN. Cuối tháng kế toán tập hợp các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng rồi kết chuyển từ TK 621 sang TK 154.1. Số liệu chi phí vật liệu 162.476.000đ được chuyển ghi vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên. Làm tương tự đối với công trình Nhà hát cải lương Việt Nam và công trình Trung tâm hội nghị văn hoá tỉnh Lai Châu. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) ở Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá, chi phí nhân công đối với sản phẩm xây dựng chiếm khoảng trên, dưới 10% trong giá thành sản phẩm. Hiện nay, Công ty có số lao động trong biên chế chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là để thực hiện những công việc quản lý kỹ thuật, đốc công... Còn lại đa số là lao động hợp đồng và Công ty tiến hành khoán gọn trong từng phần việc. Đội trưởng và chủ nhiệm công trình là căn cứ vào tiến độ thi công và công việc thực tế để tiến hành giao khoán cho các tổ sản xuất. Khoản mục nhân công ở Công ty bao gồm các bộ phận: - Tiền lương các tổ sản xuất của công ty. - Tiền lương công nhân thuê ngoài. Việc hạch toán thời gian lao động được tiến hành theo từng loại công nhân viên chức, theo từng công việc được giao và theo từng hạng mục công trình, từng đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành. Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục nhân công là các Bảng chấm công-Phụ lục 11 và các Bảng thanh toán tiền lương – Phụ lục 12 đối với những công việc tính lương theo thời gian (như quản lý kỹ thuật, đốc công). Bảng chấm công cho biết rõ ngày làm việc thực tế, số ngày ngừng, vắng của từng người. Căn cứ này sau khi được kiểm tra, xác nhận ở tổ, đội sản xuất, các ban, phòng được chuyển về phòng kế toán ghi chép, theo dõi, làm cơ cấu tính lương và phân bổ chi phí tiền lương vào các khoản chi phí có liên quan. Còn đối với việc hạch toán khối lượng công việc giao khoán và tiền lương thì chứng từ ban đầu để hạch toán khối lượng công việc giao khoán là sử dụng Hợp đồng làm khoán - Phụ lục 13. Trình tự hạch toán khoản mục kế toán nhân công trực tiếp được thực hiện như sau: Cuối tháng, chấm công vào bảng chấm công, hợp đồng làm khoán... do chủ nhiệm công trình (hoặc đội trưởng) gửi lên. Kế toán Thanh toán – tiền lương phân loại, tổng hợp theo từng công trình, hạng mục công trình và ghi vào sổ Nhật ký chung (Biểu 01) đồng thời ghi vào sổ Cái tài khoản 622 (Biểu 03). Đến cuối tháng tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công TK 622 vào TK 154.1 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Cụ thể trong tháng 11 năm 2003, Phòng Kế toán công ty nhận được các chứng từ liên quan đến chi phí nhân công của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên (BT VHDT TN): Chứng từ số 22TLTN ngày 29/11/2003 trả lương công nhân công trình - công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên, số tiền: 10.856.000đ. Kế toán ghi: Nợ TK 622 10.856.000 Có TK 111 10.856.000 Như vậy số chi phí nhân công 10.856.000đ được chuyển ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên. Làm tương tự đối với công trình Nhà hát cải lương Việt Nam và công trình Trung tâm hội nghị văn hoá tỉnh Lai Châu. Hạch toán chi phí sản xuất chung (TK 627) 2.2.3.1. Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ (TK 627.3) Phòng vật tư, xe, máy, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, bảo quản máy thi công, chủng loại máy của công ty gồm có: Trong Công ty, Phòng vật tư, xe, máy là phòng có tổ chức kế toán riêng. Do vậy, hầu hết máy thi công của công ty được giao cho Phòng vật tư, xe, máy quản lý, sử dụng. Phòng này có nhiệm vụ là bảo quản, sử dụng máy phục vụ cho tiến độ thi công toàn công ty. Các chủng loại gồm có: - Máy làm đất như: máy ủi, máy san, máy xúc... - Máy xây dựng như: máy trộn vữa, máy trộn bê tông, máy đầm bê tông, máy đóng cọc. - Máy vận chuyển ngang như: máy kéo bán xích, máy kéo bánh lốp, ô tô... - Máy đo đạc khảo sát… Toàn bộ chi phí sử dụng máy phát sinh như: tiền lương công nhân điều khiển máy, nguyên vật liệu khấu hao… do Phòng vật tư, xe, máy tính. Các xí nghiệp và các đội xây dựng có nhu cầu sử dụng máy thi công phải ký hợp đồng thuê máy với Phòng vật tư, xe, máy và phải thanh toán với Phòng vật tư, xe, máy về dịch vụ sử dụng máy mà Phòng đã cung cấp. Các khoản này sẽ được thanh toán thông qua TK 336 - "Phải trả nội bộ" và TK 136 - "phải thu nội bộ". Đối với các xí nghiệp và đội xây dựng, khi có nhu cầu sử dụng máy thì đội trưởng hoặc chủ nhiệm công trình ký hợp đồng với Phòng vật tư, xe, máy và chí phí sẽ phải trả Phòng vật tư, xe, máy. Công ty sẽ đứng ra thanh toán. Số tiền mà công ty phải trả cho Phòng vật tư, xe, máy về sử dụng máy cho các công trình thuộc đội trực thuộc công ty thi công là khoản mục chi phí sử dụng máy. Trình tự hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công như sau: Hàng ngày, căn cứ vào Hợp đồng thuê máy- Phụ lục 14 và giấy báo nợ do Phòng vật tư, xe, máy gửi tới Phòng Kế toán (trong giấy báo nợ ghi rõ số tiền các đội phải trả về chi phí sử dụng máy thi công và đã tính phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình), kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung đồng thời ghi vào sổ cái tài khoản 627(3) – “Chi phí công cụ dụng cụ” theo từng chứng từ. Cụ thể là trong tháng 11 năm 2003 phòng Kế toán công ty nhận được chứng từ 18XNCG ngày 15/11/2003 Giấy báo nợ tiền thuê máy trộn bê tông - công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên, số tiền: 24.035.000đ Nợ TK 627.3 24.035.000 Có TK 336.5 24.035.000 Dựa trên các chứng từ này, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung – (Biểu 01), đồng thời ghi vào sổ Cái tài khoản 627.3- (Biểu 04) công trình BT VHDT TN. Cũng giống như trình tự hạch toán của chi phí NVLTT và NCTT, cuối tháng kế toán tập hợp các khoản chi phí máy thi công phát sinh trong tháng rồi kết chuyển từ TK 627.3 sang TK 154.1. Như vậy số chi phí máy thi công 24.035.000đ được chuyển ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên. Làm tương tự đối với công trình Nhà hát cải lương Việt Nam và công trình Trung tâm hội nghị văn hoá tỉnh Lai Châu. 2.2.3.2. Hạch toán chi phí bằng tiền khác (TK 627.8) Khoản mục chi phí bằng tiền khác gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho hoạt động thi công xây lắp nhưng rất khó định mức và nhiều khoản không lường trước nên người ta không tính vào đơn giá dự toán. Khoản mục này bao gồm: - Chi phí vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công do mặt bằng thi công hẹp. - Chi phí điện, nước, điện thoại dùng cho thi công kể cả dùng cho thi công ban đêm. - Chi phí chuẩn bị san bãi để vật liệu và mặt bằng thi công. - Chi phí đào hố vôi và tôi vôi. - Chi phí do đơn vị nhỏ phụ thuộc thi công... * Trình tự kế toán khoản mục này như sau: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ như: phiếu chi tiền – Phụ lục 15, hợp đồng làm thuê và các chứng từ khác liên quan, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và sổ Cái TK 627.8 – “Chi phí bằng tiền khác”. Số liệu được chuyển tiếp vào sổ theo dõi chi phí sản xuất, tính giá thành của từng công trình, hạng mục công trình theo khoản mục chi phí bằng tiền khác trong tháng. Cụ thể: khi nhận được chứng từ số 14BN ngày 19/11/2003 thanh toán tiền sân bãi làm lán cho công nhân - công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên, số tiền: 6.270.000đ Nợ TK 627.8 6.270.000 Có TK 331 6.270.000 Dựa trên các chứng từ này, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung – (Biểu 01), đồng thời ghi vào Sổ cái tài khoản 627.8- (Biểu 05) công trình BT VHDT TN. Cuối tháng kế toán tập hợp các khoản chi phí máy thi công phát sinh trong tháng rồi kết chuyển từ TK 627.3 sang TK 154.1. Số chi phí bằng tiền khác 6.270.000đ được chuyển ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên. Làm tương tự đối với công trình Nhà hát cải lương Việt Nam và công trình Trung tâm hội nghị văn hoá tỉnh Lai Châu. Tổng hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá là công trình, hạng mục công trình. Vì vậy, các chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì được tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó kể từ lúc khởi công cho tới khi hoàn thành. Trong hình thức kế toán Nhật ký chung mà công ty áp dụng thì việc tập hợp chi phí sản xuất chính toàn công ty được tiến hành như sau: Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí vật liệu, chi phí nhân công (gồm cả các khoản trích theo lương), chi phí sử dụng máy thi công, chi phí bằng tiền khác vào bên Nợ TK 154.1 trên sổ nhật ký chung và vào các sổ cái như sổ cái TK 154.1, sổ cái TK 621, sổ cái TK 622, sổ cái TK 627.3, TK 627.8. Đồng thời, kế toán ghi vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành của từng công trình, hạng mục công trình theo từng khoản mục chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí bằng tiền khác. Cuối kỳ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành của từng công trình có cột tổng hợp chi phí, cột dư đầu kỳ, dư cuối kỳ. Riêng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp do không được coi là một khoản mục giá thành nên không được kết chuyển vào TK 154 mà kết chuyển thẳng vào TK 911 vào cuối tháng. Cụ thể theo sổ Cái tài khoản 154.1 (Quý IV-2003) của công trình Bảo tàng văn hoá tỉnh Thái Nguyên (Biểu 06), có số liệu như sau: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154.1 936.512.000 Có TK 621 936.512.000 Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154.1 85.766.000 Có TK 622 85.766.000 Đối với chi phí sử dụng máy: Nợ TK 154.1 103.480.000 Có TK 627.3 103.480.000 Đối với chi phí bằng tiền khác: Nợ TK 154.1 78.341.000 Có TK 627.8 78.341.000 Như vậy: ồ chí phí thực tế của khối lượng xây lắp trong kỳ = 1.204.099.000đ Đánh giá sản phẩm làm dở Tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá, đối tượng tính giá thành được xác định là công trình, hạng mục công trình hoàn thành nghiệm thu được bên A chấp nhận thanh toán. Vì vậy, sản phẩm dở dang của công ty chính là các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành tới khâu cuối cùng để tiến hành nghiệm thu bàn giao. Để phù hợp với yêu cầu quản lý, yêu cầu kế toán nên kỳ tính giá thành ở Công ty được xác định là hàng quý và vào thời điểm cuối quý. Bên cạnh đó, để tính toán được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Cuối mỗi quý, đại diện phòng quản lý kỹ thuật công trình cùng với kỹ thuật viên công trình, chủ nhiệm công trình tiến hành kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công việc cụ thể. Sau đó, bộ phận thống kê của phòng quản lý kỹ thuật sẽ lắp những đơn giá dự toán phù hợp với từng công việc của từng công trình cụ thể và tính ra chi phí dự toán, giá trị dự toán của từng khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình tương ứng. Phòng kế toán sau khi nhận được bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ từ phòng kỹ thuật gửi sang, tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức sau: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao cuối kỳ Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = + + x Với số liệu ở bảng kiểm tra khối lượng xây lắp dở dang và các số liệu liên quan khác của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định. Cụ thể như sau: - Chi phí dở dang đầu kỳ: 74.310.000đ - Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ: 1.204.099.000đ - Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ: 330.000.000đ - Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ: 1.260.000.000đ (đã bao gồm VAT 5%). Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên được xác định như sau: Theo công thức trên ta có: 74.310.000đ + 1.204.099.000đ == x 330.000.000 = 265.330.169đ 1.260.000.000đ + 330.000.000đ Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình BT VHDT TN Cách tính giá và tính toán khối lượng xây lắp dở dang cho các công trình khác cũng tương tự như các bước trên. Số liệu này sẽ được phản ánh và bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong quý của công ty theo từng công trình (cụ thể là công trình BT VHDT TN) để từ đó tính giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ. Tổng hợp chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình BT VHDT TN thực hiện trong kỳ, kế toán lấy số liệu ghi vào sổ nhật ký chung và các sổ cái TK liên quan. Công tác hạch toán tính giá thành sản phẩm bảng tổng hợp chi phí sản xuất thánG 11- 2003 Đơn vị: đồng tt Tên công trình Vật liệu Nhân công Sử dụng máy Bằng tiền khác Cộng chi phí 1 CT BT VHDT TN 287.215.000 29.100.000 33.650.000 24.471.000 412.587.000 2 CT NHCL VN 393.510.000 37.200.000 51.800.000 19.720.000 502.230.000 3 CT TT HNVH LC 145.704.000 23.850.000 13.900.000 26.164.000 215.618.000 …………………. …………… ………….. ……………. ………… …………… Tổng cộng 1.162..514.823 150.910.000 207.445.000 89.616.124 1.610.485.947 bảng tổng hợp chi phí sản xuất quý iv- 2003 Đơn vị: đồng TT Tên công trình Vật liệu Nhân công Sử dụng máy Bằng tiền khác Cộng chi phí 1 CT BT VHDT TN 936.512.000 85.766.000 103.480.000 78.341.000 1.204.099.000 2 CT NHCL VN 1.012.225.000 79.270.000 134.358.000 42.539.000 1.407.497.000 3 CT TT HNVH LC 1.018.590.000 68.332.000 95.204.000 41.220.730 1.223.346.000 …………………. …………….. …………… …………….. …………… ………………. Tổng cộng 4.751.650.000 394.544.000 652.292.000 281.049.000 6.079.535.000 Như đã nêu trên, kỳ tính giá thành của công trình được xác định là từng quý vào thời điểm cuối quý, sau khi tính toán, xác định được số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất , chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang, ta đã có thể xác định được giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình theo công thức: Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ của công trình , hạng mục công trình = Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ của công trình, hạng mục công trình + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình - Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của từng công trình, hạng mục công trình Như vậy theo công thức trên, giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên là: Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ của công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên bằng: 74.310.000đ + 1.204.099.000đ – 265.330.000đ = 1.013.079.000đ CHương III Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty tư vấn và thiết kế công trình văn hoá Trong 25 năm qua, Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tích trong công tác quản lý sản xuất và quản lý tài chính. sự vươn lên và trưởng thành của công ty đánh dấu sự cố gắng vượt bậc của ban Giám đốc và toàn thể công nhân viên trong công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng tài chính kế toán. Qua thời gian thực tập, nghiên cứu thực tế ở Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá, em đã củng cố thêm được kiến thức đã học ở trường và liên hệ với thực tiễn công tác. Mặc dù thời gian thực tập ngắn ngủi, hiểu biết về thực tế chưa nhiều nhưng với sự nhiệt tình của bản thân và lòng mong muốn góp phần nhỏ bé kiến thức đã học ở trường vào công tác quản lý hạch toán ở công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá như sau: I. Những ưu điểm Về quản lý chi phí sản xuất: Thứ nhất: Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý, kế toán khoa học, hợp lý và có hiệu quả phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường, chủ động trong hoạch định sản xuất kinh doanh, có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hiện nay. Thứ hai: Công ty có bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả, giúp cho lãnh đạo công ty giám sát thi công, quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, tổ chức kế toán được hợp lý, khoa học, kịp thời. Thứ ba: Phòng kế toán của công ty với những nhân viên có trình độ, năng lực nhiệt tình, trung thực, lại được bố trí những công việc cụ thể đã góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế của công ty, được ban giám đốc đánh giá cao.Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty đã được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời, phục vụ đắc lực cho công tác phân tích quản lý kinh tế. Thứ tư: Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lý, đầy đủ. Công tác lập dự toán công trình, hạng mục công trình tiến hành nhanh gọn, có hiệu quả giúp cho việc xác định kế hoạch giá thành sản phẩm linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí sản xuất. 1.2. Về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nhìn chung đã đi vào nề nếp. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình theo từng quý là hoàn toàn hợp lý, có căn cứ khoa học, phù hợp với điều kiện sản xuất thi công của công ty, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo sản xuất, quản lý giá thành và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đã tổ chức quản lý chặt chẽ vật tư nên không xảy ra hiện tượng hao hụt mất mát vật tư. Mặt khác, công ty cũng đã tổ chức hoạt động một cách khoa học, hợp lý, quản lý chặt chẽ thời gian và chất lượng lao động của công nhân, các chi phí thiệt hại trong sản xuất không có. Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang được tổ chức một cách khoa học, cung cấp số liệu kịp thời phục vụ cho công tác tính giá thành. Việc công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp cũng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất và điều kiện hạch toán. 1.3. Về hệ thống kế toán: Hệ thống sổ kế toán mà Công ty sử dụng cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán nhật ký chung là hợp lý, khoa học. Trình tự hạch toán chặt chẽ, các chi phí phát sinh được tập hợp và phản ánh rõ ràng. Số liệu tập hợp được có khả năng sử dụng để phát triển hoạt động kế toán, tính toán và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Những ưu điểm về quản lý và kế toán chi phí sản xuất, giá thành nêu trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm xây lắp, tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn tồn tại nhất định cần phải hoàn thiện. II. Những hạn chế Về chi phí sản xuất chung: Chi phí sử dụng máy thi công Công ty vẫn hạch toán tất cả vào tài khoản 627 – Chi phí SXC là không hợp lý, gây khó khăn cho việc đưa ra giải pháp giảm chi phí máy thi công. 2.2. Về việc phân bổ chi phí vật liệu sử dụng luân chuyển và các loại công cụ dụng cụ: Việc phân bổ chi phí vật liệu sử dụng luân chuyển (như cốt pha…) và các loại công cụ dụng cụ (như giàn giáo…) còn ước lượng chưa chính xác. Đối với loại vật liệu sử dụng luân chuyển và công cụ dụng cụ, công ty nên căn cứ vào giá trị và đặc điểm sử dụng của từng loại để phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình một cách hợp lý nhằm tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ, chính xác. Tiêu thức phân bổ cần quy định thống nhất, tránh hiện tượng phân bổ tuỳ tiện ước lượng như hiện nay. 2.3. Tổ chức bộ máy và công tác kế toán tại Công ty: Về cơ bản là đã được tổ chức một cách khoa học và khá hiệu quả nhưng bên cạnh đó còn có mặt hạn chế. Đội ngũ kế toán của công ty vẫn chưa có một kế toán riêng về nguyên vật liệu mà vật liệu lại chiếm tỷ trọng lớn trong việc tính giá thành sản phẩm. Vì thế để tính toán vật liệu sẽ khó khăn cho các nhân viên khác, sẽ có nhân viên phải đảm nhiệm phần hành của mình và kiêm luôn cả phần tính vật liệu. III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tư vấn và thiết kế công trình văn hoá 3.1. Về việc mở thêm tài khoản 623 – Chi phí máy thi công. Theo em, chi phí sử dụng máy thi công, Công ty nên theo dõi riêng khoản mục máy thi công của các đội qua tài khoản 623. Sau đó kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công sang tài khoản 154.1 (chi tiết công trình) và xác định chính xác giá dịch vụ do các đội này phục vụ các đối tượng bên ngoài. Về việc phân bổ chi phí vật liệu sử dụng luân chuyển và các loại công cụ dụng cụ: - Đối với công cụ, dụng cụ công ty nên sử dụng phương pháp phân bổ 50% khi đưa vào sử dụng, không phân bổ ngay cho công trình sử dụng lần đầu. Nợ TK 627 Có TK 142 Với giá trị 50% trị giá công cụ, dụng cụ đưa vào sử dụng và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng. Khi phân bổ sử dụng báo hỏng hoặc mất mát, kế toán xác định giá trị phế liệu thu hồi theo giá có thể bán trên thị trường để xác định bồi thường. - Đối với vật liệu sử dụng luân chuyển khi đưa vào sử dụng kế toán ghi: Nợ TK 142 Có TK 152 Để phân bổ giá trị vật liệu sử dụng luân chuyển cho các đối tượng sử dụng ta có thể phân bổ theo thời gian hoặc số lần sử dụng. Khi phân bổ giá trị cho từng đối tượng cụ thể kế toán ghi: Nợ TK 627 Có TK 142 3.3. Về tổ chức bộ máy kế toán Công ty. Để phục vụ cho việc quản lý vật liệu được chính xác tính đúng, đủ và chi phí hợp lý Phòng kế toán tài chính của Công ty nên bổ sung thêm một kế toán về vật liệu. Khi đó các kế toán khác sẽ không phải kiêm thêm phần này nữa và sẽ chú trọng hơn đến nhiệm vụ của mình trong công tác kế toán. Công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn. ---------------------------- Kết luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trưòng như hiện nay, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững được khi biết kết hợp đúng dắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Điều này gắn liền với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói chung. Do đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác, đầy đủ là công tác trọng tâm không thể thiếu đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Trong thời gian thực tập ở Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá, nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn, và cán bộ, nhân viên phòng tài chính - kế toán Công ty cùng với sự cố gắng của bản thân tiếp cận với những công việc thực tiễn em đã nhận thức được hệ thống hoá thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty theo một trình tự khoa học, hợp lý. Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng do trình độ bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập tìm hiểu chưa nhiều nên bài luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Tài chính – kế toán của trường Đại học Quản lý và kinh doanh Hà nội để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Võ Ngoạn và các cô chú, anh chị trong Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá (Bộ Văn hoá) đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài luận văn này. Phụ lục 01 – Kế toán tập hợp chi phí NVLTT NVL sử dụng cho xếp loại nhưng không hết hoặc phế liệu thu hồi nhập lại kho TK 152,153 TK 621 Khi xuất VL cho hoạt động xây lắp Kết chuyển chi phí NVLTT TK 154.1 TK 331,111,112,141 NVL mua sử dụng ngay (không qua kho) cho XL Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT TK 133 NVL mua sử dụng lại cho hoạt động XL thuộc đối tượng không chịu GTGT Phụ lục 02 – kế toán tập hợp chi phí NCTT TK 111 TK 334 TK 141 Lương lao động thuê ngoài Phải trả công nhân viên Tạm ứng để thực hiện giá trị khoán nội bộ TK 622 Kết chuyển chi phí NCTT TK 154.1 Phụ lục 03 – Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 3a. Trường hợp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công: TK 111, 334 TK 623 TK 154.1 TK 152, 153, 141, 111 TK 214 TK 111, 112, 331 Tiền công phải trả cho công nhân điều khiển Phải trả công nhân viên Chi phí khấu hao máy thi công Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng MTC tính cho từng CT, HMCT 3b. Trường hợp đơn vị có đội máy thi công, có kế toán riêng: TK 152, 111, 334… TK 621, 622, 627 TK 154 TK 623 TK 512, 511 TK 333 (3331) TK 133 Chi phí liên quan tới hoạt động đội MTC K/c chi phí phụcvụ hoạt động đội Bán lao vụ bằng máy giữa các bộ phận trong nội bộ Cung cấp lao vụ máy giữa các bộ phận trong DN 3c. Trường hợp đơn vị đi thuê máy: TK 111, 112, 331… TK 623 TK 154.1 Thanh toán tiền thuê máy K/c chi phí MTC thuê ngoài Phụ lục 04 – Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. TK 334, 338 TK 621, 622, 627 TK 154.1 Tính lương, trích BHXH, BHYT Và KPCĐ công nhân XL, nhân viên quản lý đội xây dựng Phát sinh giảm chi phí sản xuất chung TK 152, 153 TK 142 TK 133 Xuất CCDC sử dụng cho các đội Phân bổ chi phí CCDC vào CPSXC TK 214 Khấu hao TSCĐ dùng cho đội xây dựng Chi phí khác thuộc đội xây dựng Thuế GTGT được khấu trừ Phân bổ và kết chuyển chi phí SXC TK 111, 112, 141… Phụ lục 05 – Trình tự kế toán chi phí sản xuất. TK 152, 331… TK 621 TK 154.1 TK 632, 155 TK 622 TK 623 TK 627 TK 334 TK 214, 338, 111, 112, 142, 335… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công nhân trực tiếp xây lắp Công nhân sử dụng máy thi công Nhân viên phân xưởng Tiền lương phải trả Tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí SXC khác K/c chi phí NVLTT K/c chi phí NCTT K/c chi phí sử dụng MTC Phân bổ (hoặc k/c) chi phí SXC Kết chuyển giá thành công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư hay chờ tiêu thụ Phụ lục 06 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty tư vấn và thiết kế công trình văn hoá Giám đốc PGĐ kinh doanh PGĐ kỹ thuật thi công công trình PGĐ kỹ thuật vật tư, xe, máy Phòng Kế hoạch, kỹ thuật dự án Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Vật tư, xe, máy Phòng Hành chính - Tổ chức Xí nghiệp I Xí nghiệp II Xí nghiệp III Xí nghiệp IV Xí nghiệp V Phụ lục 07 Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty tư vấn và thiết kế công trình văn hoá Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT Thanh toán – Tiền lương KT Thuế KT tài sản cố định Thủ quỹ – KT Ngân hàng Phụ lục 08 Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung tại công ty tư vấn và thiết kế công trình văn hoá Chứng từ ghi sổ Nhật ký chung Sổ cái Báo cáo tài chính Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá - Bộ Văn hoá SĐK: ……………. Mẫu số 15 Công ty/HCSN (Ban hành theo QĐ số 921B Ngày 29/05/1990) Phụ lục 09 Giấy đề nghị tạm ứng Ngày 02 tháng 11 năm 2003 Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty. Tên tôi là : Phạm Trường Thăng. Đơn vị : Xí nghiệp II. Đề nghị được tạm ứng số tiền là 180.000.000 đồng. (Viết bằng chữ: Một trăm tám mươi triệu đồng chẵn). Lý do tạm ứng: Trả tiền mua nguyên vật liệu cho công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên. Thời hạn thanh toán: ………………. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người xin tạm ứng Thủ quỹ (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Biểu 01 Trích sổ nhật ký chung cho Công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên (Từ 01/11/2003 đến 30/11/2003) Đơn vị: đồng Chứng từ Ngày CT Nội dung Tài khoản đối ứng Số tiền nợ Số tiền có .............. ............... ........................ ............. ....................... ....................... 07CNTN 04/11/03 Nợ tiền mua sắt, thép của Cty VLXD Tiến Đạt 621 133 331 162.476.000 8.123.750 170.599.750 18XNCG 15/11/03 Giấy báo nợ tiền thuê máy trộn bê tông 627.3 336.5 24.035.000 24.035.000 14BN 19/11/03 Thanh toán tiền sân bãi làm lán cho công nhân 627.8 331 6.270.000 6.270.000 22TLTN 29/11/03 Trả lương công nhân công trình BTVHDT TN 622 111 10.856.000 10.856.000 ………… ………... ……………… ………. …………….. …………….. KC 30/11/03 K/c chi phí NVLTT công trình BT VHDT TN 154.1 621 287.215.000 287.215.000 KC 30/11/03 K/c chi phí NCTT công trình BT VHDT TN 154.1 622 29.100.000 29.100.000 KC 30/11/03 K/c chi phí máy thi công công trình BT VHDT TN 154.1 627.3 33.650.000 33.650.000 KCL1 30/11/03 K/c chi phí bằng tiền khác công trình BT VHDT TN 154.1 627.3 24.471.000 24.471.000 …………... ………….. ………………… ………... ………………... ………………... Biểu 02 Sổ Cái tài khoản 621 Quý IV – 2003 Đơn vị: đồng Ngày GS Ngày CT Diễn giải TK đ/ư Phát sinh Số Ngày Nợ Có …… …….. ……… …………………… …... ………………. …………….. 07CNTN 04/11/03 Nợ tiền mua sắt, thép của Cty VLXD Tiến Đạt – công trình BTVHDT TN 331 162.476.000 13VN 12/11/03 Tạm ứng tiền mua cát vàng – công trình NHCL VN 141 12.406.000 05LC 06/12/03 Xuất kho NVL cho công trình TTHNVH LC 152 97.740.000 KC 30/12/03 K/c chi phí NVLTT công trình BTVHDT TN 154 936.512.000 KC 30/12/03 K/c chi phí NVLTT công trình NHCL VN 154 1.151.312.000 KC 30/12/03 K/c chi phí NVLTT công trình TTHNVH LC 154 1.018.590.000 …….. …….. ……… …………………….. …... ………………... ……………… Biểu 03 Sổ Cái tài khoản 622 Quý IV – 2003 Đơn vị: đồng Ngày GS Ngày CT Diễn giải TK đ/ư Phát sinh Số Ngày Nợ Có …… …….. ……… …………………… …... …………… …………….. 22TLTN 29/11/03 Trả lương công nhân công trình BTVHDT TN 331 10.856.000 13VN 12/11/03 Tiền lương công nhân công trình NHCL VN 334 14.515.000 05LC 06/12/03 Tiền lương công nhân công trình TTHNVH LC 334 9.633.000 KC 30/12/03 K/c chi phí NCTT - công trình BTVHDT TN 154 85.766.000 KC 30/12/03 K/c chi phí NCTT - công trình NHCL VN 154 79.270.000 KC 30/12/03 K/c chi phí NCTT - công trình TTHNVH LC 154 68.332.000 ……. …….. ………. …………………….. …….. ……………… ……………… Biểu 04 Sổ Cái tài khoản 627.3 Quý IV – 2003 Đơn vị: đồng Ngày GS Ngày CT Diễn giải TK đ/ư Phát sinh Số Ngày Nợ Có …… …….. ……… …………………… …... …………… …………….. 18XNCG 15/11/03 Giấy báo nợ tiền thuê máy trộn bê tông 336.5 24.035.000 CG22 24/11/03 Thuê máy sử dụng cho công trình NHCL VN 336.5 31.250.000 05LC 06/12/03 Nợ tiền thuê máy của XNCG - công trình TTHNVH LC 336.5 16.700.000 KC 30/12/03 K/c chi phí sử dụng máy - công trình BTVHDT TN 154 103.480.000 KC 30/12/03 K/c chi phí sử dụng máy - công trình NHCL VN 154 134.338.000 KC 30/12/03 K/c chi phí sử dụng máy - công trình TTHNVH LC 154 95.204.000 ……. ……... ……… ……………………... ……. ……………… ……………… Biểu 05 Sổ Cái tài khoản 627.8 Quý IV – 2003 Đơn vị: đồng Ngày GS Ngày CT Diễn giải TK đ/ư Phát sinh Số Ngày Nợ Có …… …….. ……… …………………… …... …………… …………….. 14BN 19/11/03 Thanh toán tiền sân bãi làm lán cho công nhân 331 6.270.000 35DT 24/11/03 Trả tiền nước, điện thoại cho công trình NHCL VN 111 8.135.000 27NQ 06/12/03 Trả tiền đào hố vôi - công trình TTHNVH LC 111 3.810.000 KC 30/12/03 K/c chi phí bằng tiền khác - công trình BTVHDT TN 154 78.341.000 KC 30/12/03 K/c chi phí bằng tiền khác - công trình NHCL VN 154 42.539.000 KC 30/12/03 K/c chi phí bằng tiền khác - công trình TTHNVH LC 154 41.220.730 …… ……. …….. …………………… …… …………….. ……………… Biểu 06 TRích sổ Cái tài khoản 154.1 Công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên Quý IV – 2003 Đơn vị: đồng Ngày GS Ngày CT Diễn giải TK đ/ư Phát sinh Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ 74.310.000 31/12/03 Kết chuyển chi phí NVLTT - công trình BT VHDT TN 621 936.512.000 31/12/03 Kết chuyển chi phí NCTT - công trình BT VHDT TN 622 85.766.000 31/12/03 Kết chuyển chi phí sử dụng máy - công trình BT VHDT TN 627.3 103.480.000 31/12/03 Kết chuyển chi phí bằng tiền khác - công trình BT VHDT TN 627.8 78.341.000 K/c giá thành 632 1.013.079.000 Cộng phát sinh 1.204.099.000 Dư cuối kỳ 265.330.000 Phụ lục 11 Bảng chấm công Công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên Tháng 11/2004 STT Họ và tên Chức vụ Các ngày trong tháng Quy ra công Chú ý 1 2 3 … 30 Số công theo s/p Số công theo thời gian Số công nghỉ hưởng 100% lương Số công nghỉ hưởng…% lương Số công nghỉ hưởng BHXH 1 Nguyễn Văn Định Thủ trưởng x x x X 26 2 Nguyễn Thế Lợi Công nhân x x x X 24 3 Vũ Mạnh Cường Công nhân x x o X 26 4 Trần Văn Chiến Công nhân x x x X 24 …………… Cộng Phụ lục 13 Hợp đồng làm khoán --------- Đơn vị: Cty Tư vấn và thiết kế CTVH. Bộ phận: Xí nghiệp II Mẫu số: 08 – LĐTL Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC Hợp đồng giao khoán Ngày 12 tháng 10 năm 2003 Họ tên: Nguyễn Minh Tiến. Chức vụ: Chủ nhiệm công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên. Đại diện: Công ty tư vấn và thiết kế công trình văn hoá - Bên giao khoán. Họ tên: Nguyễn Minh Tiến. Chức vụ: Tổ trưởng. Đại diện: Tổ nề - Bên nhận khoán. Cùng ký kết hợp đồng giao khoán như sau: Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt Điều kiện thực hiện hợp đồng: Thời gian thực hiện hợp đồng từ ngày 12/10/2003 đến 30/12/2003. I. Nội dung các công việc khoán: Lát nền, trát tường, quét vôi. II. Trách nhiệm và quyền lợi của người nhận khoán: Hoàn thành đúng thời hạn và đúng kỹ thuật. II. Trách nhiệm và quyền lợi của bên giao khoán: Cung cấp đủ nguyen vật liệu, thanh toán đúng hạn. Đại diện bên nhận khoán (Đã ký) Đại diện bên nhận khoán (Đã ký) Phần theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng I. Người nhân khoán: ………………………………………………………………………….. II. Người giao khoán: ………………………………………………………………………….. Kế toán thanh toán (Ký, họ tên) Phụ lục 14 Hợp đồng thuê máy Ngày 1 tháng 11 năm 2003 Bên A: Xí nghiệp II. Do ông: Nguyễn Minh Tiến – Chức vụ: Chủ nhiệm công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên làm đại diện. Bên B: Phòng vật tư, xe, máy. Do ông: Trần Anh Tuấn – Chức vụ: Trưỏng phòng vật tư, xe, máy làm đại diện. Cùng nhau thoả thuận những điều khoản sau: I. Tên hàng – Số lượng – Giá cả: Tên hàng Số lượng (Chiếc) Số ngày Đơn giá/ngày (đồng) Thành tiền Máy trộn bê tông 2 23 522.500 24.035.000 II. Quyền lợi và nghĩa vụ bên A ……………………………………….. III. Quyền lợi và nghĩa vụ bên B ………………………………………... Đại diện bên A Đại diện bên B Phụ lục 15 Phiếu chi -------- Cty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá SĐK: ……………… Mẫu số: 02 – TT - BB Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC Quyển số: …….. Phiếu chi Ngày 07 tháng 12 năm 2003 Họ tên người nhận tiền: Đinh Văn Vũ. Địa chỉ: Sở điện lực tỉnh Thái Nguyên. Lý do chi: Trả tiền điện tháng 11. Số tiền: 5.861.220đ Bằng chữ: Năm triệu tám trăm sáu mươi mốt nghìn hai trăm hai mươi đồng. Kèm theo: Hoá đơn tiền điện tháng 11. Đã nhận đủ số tiền: Năm triệu tám trăm sáu mươi mốt nghìn hai trăm hai mươi đồng. Ngày 07 tháng 12 năm 2003 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý): ……………………………… Số tiền quy đổi: …………………………………………………... Phụ lục 10 Phiếu xuất kho ----------- Cty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá SĐK: ……………… Mẫu số: C12 - H Ban hành theo QĐ số: 999/TC/QĐ/CĐKT Ngày 2 tháng 11 năm 1996 của BTC Phiếu xuất kho Ngày 09 tháng 11 năm 2003 Họ tên người nhận: Nguyễn Công Huy. Địa chỉ: Xí nghiệp II. Lý do xuất: Thi công công trình Bảo tàng văn hoá dân tộc Thái Nguyên. Xuất tại kho: CT BTVHDT TN - Ông Khôi. STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Yêu cầu Thực xuất A B C 1 2 3 4 5 1 Xi măng Hoàng Thạch Tấn 15 15 956.460 14.346.900 2 Đá hộc m3 122 122 76.000 9.272.000 Cộng 23.618.900 Xuất ngày 09 tháng 11 năm 2003 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận Thủ kho Mục lục Lời nói đầu Chương i Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp I. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp 1 II. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 1 2.1. Khái niệm và nội dung của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1 2.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 1 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 2 2.2. Khái niệm và nội dung của chi phí giá thành sản phẩm 3 2.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm 3 2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 4 III. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 4 3.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 4 3.1.1. Đối tượng và căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 4 3.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 5 3.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 5 3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 6 3.3.1. Tài khoản sử dụng 6 3.3.2. Phương pháp kế toán 6 3.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở 8 3.4.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán 9 3.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ hoàn thành tương đương 9 3.4.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán 9 3.5. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 10 3.5.1. Đối tượng và căn cứ xác định đối tượng tính giá thành 10 3.5.2. Kỳ tính giá thành 10 3.5.3. Phương pháp tính giá thành 10 3.5.4. Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành 11 Chương II Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá - Bộ văn hoá I. Khái quát chung về Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá-Bộ Văn hoá 13 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 13 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 15 1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 17 1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty 18 1.4.1. Bộ máy kế toán 18 1.4.2. Hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty 19 1.4.3. Phương pháp kế toán hàng tồn kho 19 1.4.4. Phương pháp tính thuế GTGT 19 II. Tình hình thực hiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá 20 2.1. Đối tượng và tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất 20 2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 20 2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) 21 2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) 22 2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung (TK 627) 23 2.2.3.1. Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ (TK 627.3) 23 2.2.3.2. Hạch toán chi phí bằng tiền khác (TK 627.8) 25 2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất 26 2.4. Đánh giá sản phẩm làm dở 27 2.5. Công tác hạch toán tính giá thành sản phẩm 29 CHương III Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty tư vấn và thiết kế công trình văn hoá I. Những ưu điểm 31 1.1. Về quản lý chi phí sản xuất 31 1.2. Về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 32 1.3. Về hệ thống kế toán 32 II. Những hạn chế 2.1. Về chi phí sản xuất chung 33 2.2. Về việc phân bổ chi phí vật liệu sử dụng luân chuyển và các loại công cụ dụng cụ 33 2.3. Về tổ chức bộ máy kế toán Công ty 33 III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Tư vấn và thiết kế công trình văn hoá 34 3.1. Về việc mở thêm tài khoản 623 – Chi phí máy thi công 34 3.2. Về việc phân bổ chi phí vật liệu sử dụng luân chuyển và các loại công cụ dụng cụ 34 3.3. Về tổ chức bộ máy kế toán 34 KếT LUậN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20383.DOC
Tài liệu liên quan