Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội

Tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội: Lời nói đầu Kể từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã bước sang một hướng mới đó là chuyển từ nền kinh tế với cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế như vậy, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển cần phải nắm bắt được thị trường, tạo chỗ đứng cho sản phẩm của mình trong thị trường. Đối với một doanh nghiệp, điểm mấu chốt để giành thắng lợi trong cạnh tranh đó là chất lượng và giá cả sản phẩm. Trước yêu cầu đó đòi hỏi doanh nghiệp không những phải sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao mà giá cả của sản phẩm phải hợp lý. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ sẽ là một tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp mở rộng và phát triển sản xuất. Như vậy sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó việc ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết khai thác c...

doc74 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Kể từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã bước sang một hướng mới đó là chuyển từ nền kinh tế với cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế như vậy, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển cần phải nắm bắt được thị trường, tạo chỗ đứng cho sản phẩm của mình trong thị trường. Đối với một doanh nghiệp, điểm mấu chốt để giành thắng lợi trong cạnh tranh đó là chất lượng và giá cả sản phẩm. Trước yêu cầu đó đòi hỏi doanh nghiệp không những phải sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao mà giá cả của sản phẩm phải hợp lý. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ sẽ là một tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp mở rộng và phát triển sản xuất. Như vậy sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó việc ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết khai thác các tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm cũng là một điều kiện tiên quyết. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi của chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Việc phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, qua thời gian thực tập tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội em đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và lựa chọn đề tài "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội" cho bài luận văn của mình. Bố cục luận văn ngoài lời nói đầu và kết luận gồm những nội dung sau: Phần I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội. Phần III: Đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội. Mặc dù để hoàn thành bản luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tâm, nhiệt tình của các bác, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và các phòng ban chức năng khác. Đặc biệt sự hướng dẫn trực tiếp của Thạc sĩ Đỗ Thị Phương, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân nhưng do thời gian và trình độ lý luận có hạn, nhất là trong quá trình tiếp cận với những vấn đề mới trong thực tế của Nhà máy nên chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn để em hiểu được vấn đề một cách sâu sắc, đúng đắn hơn và để phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác sau này. Phần I Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất I- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1. Khái niệm về chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí đều được thể hiện bằng tiền. Trong đó chi phí tiền công là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, còn chi phí về KHTSCĐ, chi phí về NVL, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động vật hoá. 2. Phân loại chi phí sản xuất Do chi phí sản xuất - kinh doanh có rất nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán của đơn vị. 2.1. Phân theo yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Theo quy định hiện hành của Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau: - Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất - kinh doanh (loại trừ giá trị không dùng hết nhập lại kho cùng với nhiên liệu, động lực). - Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho). - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức. - Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên chức. - Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. 2.2. Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho quản lý chi phí sản xuất theo định mức. Đây là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, dịch vụ và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. Theo cách này chi phí được phân thành 3 khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. 2.3. Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành Để thuận tiện cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này, chi phí được phân thành biến phí và định phí. - Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp… Cần lưu ý rằng các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. - Định phí là những chi phí không đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh,vv… Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. 2.4. Phân theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp chi phí vào đối tượng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Cách phân loại này chia toàn bộ chi phí thành: - Chi phí trực tiếp : Là những chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp : Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do vậy cần tiến hành phân bổ chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu thức phân bổ. Ngoài ra, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn được phân loại theo mối quan hệ với qui trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm (gồm chi phí cơ bản và chi phí chung). Để phục vụ cho kế toán quản trị người ta còn chia chi phí sản xuất thành : chi phí kiểm soát và chi phí không kiểm soát được, chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch và chi phí chìm. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể, cũng như yêu cầu trình độ quản lý, nhu cầu sử dụng, cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà các doanh nghiệp cần tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức đã nêu ở trên. II- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tập hợp trong kỳ đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát, tổng hợp chi phí và yêu cầu tính giá thành. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cần dựa vào những căn cứ sau: - Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. - Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm. - Mục đích công dụng của chi phí đối với quá trình sản xuất. - Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Dựa vào các căn cứ trên để doanh nghiệp xác định phạm vi, giới hạn cần tập hợp chi phí để đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là: - Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hay toàn doanh nghiệp. - Từng giai đoạn qui trình công nghệ hay toàn qui trình công nghệ. - Từng sản phẩm, bộ phận, chi tiết của sản phẩm. - Từng nhóm, liên sản phẩm. - Từng đơn đặt hàng. - Từng công trình, hạng mục công trình. - Từng cây, con hay từng sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến hoặc từng ngành sản xuất riêng biệt. III- Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.1. Kế toán tập hợp và phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp việc tập hợp vào các đối tượng chịu chi phí có thể thực hiện theo một trong hai phương pháp sau: - Phương pháp trực tiếp: đối với trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. - Phương pháp gián tiếp: đối với trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Trong trường hợp này việc tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành như sau: + Trước hết tập hợp chi phí NVLTT + Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ rồi xác định số chi phí NVLTT phân bổ cho từng đối tượng. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí NVLTT có thể là: chi phí NVL định mức hoặc kế hoạch, khối lượng hoạt động. Chi phí NVL trực tiếp phân bổ cho đối tượng i Tiêu chuẩn phân ´ bổ của đối tượng i Tổng chi phí NVL trực tiếp = Tổng tiêu chuẩn cần phân bổ của các đối tượng có liên quan Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK621(CPNVLTT). TK621 có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Giá thực tế của NVLTT xuất dùng để sản xuất, chế tạo sản phẩm. Bên Có: - Trị giá NVLTT dùng không hết. - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp TK 621 cuối kì không có số dư. Trình tự hạch toán chi phí NVLTT được thể hiện qua sơ đồ số 01 trang 1 phần phụ lục. 1.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí về tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp chế tạo sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Lương chính, lương phụ, phụ cấp và trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp giống như NVLTT. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp phải phân bổ thì tiêu chuẩn phân bổ có thể là: chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng hoạt động. Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng, kế toán sử dụng TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp ". TK 622 có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 622 cuối kì không có số dư. Trình tự hạch toán chi phí NCTT được thể hiện qua sơ đồ số 02 trang 1 phần phụ lục 1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất. CPSXC bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau như: chi phí về tiền công, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí về khấu hao TSCĐ… Chi phí sản xuất chung cần tập hợp riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Trường hợp CPSXC phải phân bổ cho các đối tượng thì tiêu chuẩn phân bổ có thể là: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung, số giờ máy chạy… Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý mà chi phí sản xuất chung có thể được phân bổ theo một tiêu thức hợp lý. Để tập hợp và phân bổ CPSXC kế toán sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung". TK 627 có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Chí phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm TK 627 cuối kì không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ số 03 trang 2 phần phụ lục 2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. TK 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ… của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả vật tư, sản phẩm, hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến). Kết cấu TK 154 như sau: Bên Nợ: - Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang, chưa hoàn thành. Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên được thể hiện qua sơ đồ số 04 trang 3 phần phụ lục. 3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 631 "Giá thành sản xuất" và các TK liên quan. TK 631 có kết cấu như sau: Bên nợ: - Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có: - Kết chuyển sản phẩm dở dang cuối kỳ - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. - Giá trị thu hồi bằng tiền hoặc phải thu ghi giảm chi phí từ sản xuất. TK 631 cuối kì không có số dư. Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được thể hiện qua sơ đồ số 05 trang 3 phần phụ lục. Khi hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán các khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được thực hiện như đã nêu đối với phương pháp kê khai thường xuyên. Riêng việc xác định chi phí NVL xuất dùng trên tài khoản tổng hợp không phải căn cứ vào các số liệu được tổng hợp từ các chứng từ xuất kho mà căn cứ vào giá trị NVL tồn đầu kỳ, giá trị NVL thực tế nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê thực tế NVL tồn kho cuối kỳ theo công thức sau: Giá trị thực tế NVL nhập kho - trong kỳ Giá trị thực tế NVL tồn đầu kỳ Giá trị thực tế NVL xuất dùng Giá trị thực tế NVL tồn kho cuối kỳ = + IV- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở sau: 1. Đánh giá SPLD theo chi phí NVLTT hoặc chi phí NVLC Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí NVLTT hoặc chi phí NVLC, còn các chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau: Chi phí SXDD CPSX phát sinh đầu kỳ (NVLTT) + trong kỳ(NVLTT) Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ ´ = Số lượng SP Số lượng SPDD hoàn thành + cuối kỳ Phương pháp này đơn giản, dễ tính nhưng mức độ chính xác không cao. Cho nên phương pháp này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có chi phí NVLTT hoặc chi phí NVLC chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chi phí NVLTT bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ. 2. Đánh giá SPLD cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính đầy đủ các khoản mục chi phí theo mức độ hoàn thành. Do vậy, khi kiểm kê phải xác định khối lượng sản phẩm làm dở và mức độ hoàn thành của chúng. Trên cơ sở đó quy đổi sản phẩm làm dở cuối kỳ ra số sản phẩm hoàn thành tương đương và tính tỷ lệ xác định chi phí cho sản phẩm làm dở theo nguyên tắc: - Đối với những chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ sản xuất, các khoản mục chi phí NVLTT tính theo công thức sau: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí SXDD CPSX phát sinh đầu kỳ (NVLTT) + trong kỳ (NVLTT) = ´ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng SP Số lượng SP hoàn thành + dở dang - Các chi phí khác bỏ dần vào sản xuất như chi phí NCTT và chi phí SXC, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định như sau: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí SXDD CPSX phát sinh đầu kỳ + trong kỳ ´ ´ = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Tỷ lệ hoàn thành Số lượng SP Số lượng SPHT hoàn thành + tương đương 3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí định mức hoặc kế hoạch Theo phương pháp này, căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm làm dở là việc xác định phần chi phí mà khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm làm dở hợp lý là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Do đó, muốn đánh giá sản phẩm làm dở một cách chính xác kế toán phải tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang một cách phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. V- Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm. 1. Khái niệm về giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ … đã hoàn thành trong một kỳ nhất định. 2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. 2.1. Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành Chỉ tiêu giá thành được chia làm giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hoạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. - Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng). Do vậy, giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. 2.2. Phân theo phạm vi phát sinh chi phí Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lỗ, lãi của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC - Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Chi phí quản lý doanh nghiệp Giá thành sản xuất của sản phẩm Giá thành toàn bộ của sản phẩm Chi phí bán hàng + = + Chi phí 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Tuy vậy, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau nhất định đó là: - CPSX luôn gắn liền với kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Giá thành sản phẩm luôn gắn liền với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ nhất định đã hoàn thành. - CPSX không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả những sản phẩm hỏng, sản phẩm làm dở cuối kỳ, cả những chi phí thực tế chưa phát sinh mà đã trích trước. - Giá thành sản phẩm lại liên quan đến cả những sản phẩm làm dở cuối kỳ trước chuyển sang. - Giá thành sản phẩm lại có thể được giới hạn ở những phạm vi hẹp hơn so với chi phí sản xuất tùy thuộc vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. 4. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 4.1. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải được căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất cũng như yêu cầu trình độ quản lý. Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà xác định đối tượng tính giá thành khác nhau, thường là các sản phẩm, hoặc đơn đặt hàng đã hoàn thành. 4.2. Kỳ tính giá thành Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được, phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức, tính chất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành. Với những doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì kỳ tính giá thành thường là quý hoặc tháng, còn những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng thì kỳ tính giá thành thường là khi kết thúc đơn đặt hàng. 5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 5.1. Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn) Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác… Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Theo phương pháp này, giá thành sản xuất được tính theo công thức sau: Chi phí SX phát sinh trong kỳ Chi phí SX dở dang đầu kỳ _ Chi phí SX dở dang cuối kỳ + = Tổng giá thành Tổng giá thành Giá thành đơn vị Số lượng SP hoàn thành trong kỳ = 5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm (NTP) bước trước (giai đoạn trước) là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau. Đối với các doanh nghiệp này thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước cuối cùng hoặc nửa thành phẩm của từng giai đoạn và thành phẩm ở bước cuối cùng. Chính vì sự khác nhau về đối tượng tính giá thành như vậy nên phương pháp tính giá thành phân bước chia thành hai loại sau: a. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP Phương pháp hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán nửa thành phẩm ra ngoài. Đặc điểm của phương pháp hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị nửa thành phẩm của các bước trước chuyển sang các bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí. Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từ bước 1 sang bước 2… cho đến bước cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự. Trình tự hoạch toán CPSX và tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm được thể hiện qua sơ đồ số 06 trang 4 phần phụ lục. b. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP Phương pháp hạch toán này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán nội bộ không cao hoặc NTP chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương pháp này, kế toán không cần tính giá thành NTP hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ. Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ số 07 trang 4 phần phụ lục. 5.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên, vật liệu; nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp…) Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn chia cho số lượng sản phẩm trong đơn. 5.4. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Phương pháp này áp dụng ở những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất bên cạnh những sản phẩm chính thu được còn có thể thu được các sản phẩm phụ. Để tính giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể xác định theo nhiều phương pháp như: giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch và giá nguyên vật liệu ban đầu… _ Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm chính Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ + = _ Giá trị sản phẩm phụ thu hồi 5.5. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo… Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Tỷ lệ chi phí Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm 10000 ´ = Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại Tỷ lệ chi phí ´ = 5.6. Phương pháp hệ số Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu, kết quả sản xuất thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải được tập hợp chung cho cả quy trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ thống quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc (chính) rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Tổng số lượng quy đổi = Số lượng thực tế sản phẩm (i) ´ Hệ số sản phẩm (i) Số lượng sản phẩm quy đổi Hệ số phân bổ chi phí từng loại sản phẩm Tổng sản lượng quy đổi = _ + = ´ Tổng giá Chi phí SP làm Chi phí PS Chi phí làm Hệ số phân bổ thành SP dở cuối kỳ trong kỳ dở cuối kỳ chi phí cho SP 5.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức Đây là phương pháp tính giá thành thực tế sản phẩm công việc, lao vụ hoàn thành dựa trên giá thành định mức và chênh lệch do thay đổi, thoát ly định mức trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Cách xác định như sau: Giá thành thực tế = Giá thành định mức ± Chênh lệch do thoát ly định mức ± Chênh lệch do thực hiện định mức Điều kiện áp dụng: Phù hợp với các doanh nghiệp có thống kê kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và có hệ thống kế toán tương đối tin cậy. Trên đây là toàn bộ lý thuyết về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Trong thực tế, không có một doanh nghiệp nào có thể hạch toán theo toàn bộ lý thuyết này. Tùy theo từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, về đặc điểm tổ chức, đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ…từng doanh nghiệp sẽ nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc lý thuyết vào thực tế của doanh nghiệp mình. Phần II Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội I- Đặc điểm tình hình chung của Nhà máy đóng tàu Hà Nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Nhà máy đóng tàu Hà Nội là một trong những đơn vị của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, là cơ sở chuyên sửa chữa và đóng mới các phương tiện hoạt động trên sông, trên biển, các công trình nổi, các sản phẩm công nghiệp khác… phục vụ cho sự phát triển giao thông vận tải thủy của đất nước. Nhà máy đóng tàu Hà Nội trước là Xí nghiệp đóng ca nô, sà lan được thành lập bởi mười lăm hợp tác xã chuyên sửa chữa các loại ca nô, sà lan, tàu đẩy, tàu kéo. Sau được đổi tên thành Xí nghiệp đóng tàu Hà Nội, thành lập tháng 01/1966 theo quyết định số 1142/QĐ- UB của UBNDTPHN, có trụ sở đóng tại xã Thanh trì, huyện Thanh trì, Hà Nội. Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90, do nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, cùng với sự chuyển mình của cuộc cải cách khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất đồng thời để hòa nhập vào nền kinh tế thị trường, thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Xí nghiệp phải tự thích ứng cho phù hợp nên đổi tên thành Nhà máy đóng tàu Hà Nội. Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy là 326 người. Trong đó có 45 người là kỹ sư chuyên ngành, 281 người là công nhân có tay nghề cao. Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế mà Nhà máy đã đạt được trong 3 năm qua TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 Vốn kinh doanh - vốn cố định - vốn lưu động Nghìn dồng Nghìn đồng Nghìn đồng 6.238.696 2.050.048 4.188.648 7.926.580 2.604.690 5.321.890 8.296.210 2.903.554 5.392.656 2 Doanh thu Nghìn đồng 21.641.970 24.277.647 35.916.916 3 Lợi nhuận thực hiện Đồng 83.960.000 86.569.937 130.681.422 4 Nộp ngân sách Đồng 366.620.000 430.208.982 590.087.408 5 Lao động Người 355 329 326 6 Thu nhập bình quân Nghìn đồng 634 659 696 2. Nhiệm vụ của Nhà máy - Sản xuất các mặt hàng truyền thống như các loại ca nô, sà lan, tàu kéo, tàu đẩy, phà, sà lan 200 tấn. - Ngoài các sản phẩm truyền thống, Nhà máy còn đóng mới các loại tàu khách chạy biển, tàu dịch vụ nghề cá, tàu đánh bắt hải sản, tàu chở xe xăng, tàu vận tải biển 450 tấn phục vụ quốc phòng. - Bên cạnh đó, Nhà máy còn thiết kế bộ phận đóng mở cửa mạn, cầu chính, cầu phụ của tàu đổ bộ chở xe xăng H125B. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy được thể hiện ở hình 1 dưới đây Chuẩn bị sản xuất Sản xuất vỏ tầu Hệ động lực Hoàn chỉnh sản phẩm Hệ thống điện tàu Trang thiết bị nội thất Hình 1 - Chuẩn bị sản xuất: Phòng kỹ thuật nhà máy kết hợp với tổ dưỡng mẫu tiến hành triển khai hệ thống bản vẽ kỹ thuật trên thực tế (còn gọi là phóng dạng). Tổ dưỡng mẫu sẽ theo sơ đồ phóng dạng để đóng các khung mẫu giao cho bộ phận gia công của phân xưởng vỏ tàu. - Sản xuất vỏ tàu: + Bộ phận gia công của phân xưởng vỏ tàu căn cứ vào các dưỡng mẫu để tiến hành pha, cắt thép tấm, thép hình các loại để sản xuất các chi tiết vỏ tàu. + Bộ phận lắp ráp của phân xưởng vỏ tàu có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các chi tiết mà bộ phận gia công cắt ra để dựng lên vỏ tàu. + Bộ phận hàn kết cấu vỏ tàu có nhiệm vụ hàn toàn bộ các chi tiết mà bộ phận lắp ráp dựng lên. - Hệ động lực: Do máy thủy của tàu là loại máy phải nhập ngoại (chưa có bộ phận trục chân vịt) nên phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ gia công, tiện trục, bạc tàu, tiến hành lắp ráp căn chỉnh hệ trục chân vịt với máy tàu để hoàn chỉnh hệ động lực. - Hệ thống điện tàu: Tổ điện của phân xưởng cơ điện - trang trí có nhiệm vụ lắp ráp, hoàn chỉnh hệ thống điện tàu từ khâu điện hệ lái, hệ neo đến các phần điện sinh hoạt để đảm bảo cho tàu hoạt động bình thường. - Trang thiết bị nội thất: + Tổ sơn của phân xưởng cơ điện - trang trí có nhiệm vụ đánh rỉ thép tấm, thép hình…, sơn chống rỉ và sơn hoàn chỉnh con tàu. + Tổ mộc có nhiệm vụ làm toàn bộ trang thiết bị nội thất của con tàu như giường, tủ, bàn, ghế… Con tàu sau khi được sản xuất xong cần tiến hành chạy thử để đăng kiểm. Trong quá trình này nếu phát sinh các vấn đề về độ chính xác và các thông số kỹ thuật thì cần hoàn thiện cho phù hợp với quy phạm đăng kiểm Việt Nam. 4. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Nhà máy Hiện tại, bộ máy quản lý tổ chức sản xuất của Nhà máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Đứng đầu là giám đốc, sau đó đến hai phó giám đốc cùng tám phòng ban và ba phân xưởng sản xuất. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy được thể hiện ở hình 2 Giám đốc blfkgdlfk Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng KCS Phòng kỹ thuật Ban bảo vệ Phòng hành chính vi tính Phòng vật tư Phòng kinh doanh kế hoạch Phòng kế toán Phòng tổ chức Phân xưởng cơ điện Phân xưởng cơ khí Phân xưởng vỏ tàu Bộ phận lắp ráp Bộ phận gia công Bộ phận hàn Hình 2 5. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi tài chính của nhà máy, đồng thời theo dõi tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu và tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm sản xuất ra. Bên cạnh đó, bộ máy kế toán của nhà máy còn có nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, tham mưu cho lãnh đạo nhà máy trong công tác sản xuất kinh doanh. Bộ máy kế toán của nhà máy gồm 9 người gồm: 1 trưởng phòng kế toán (kế toán trưởng), 2 phó phòng kế toán (trong đó có một người kiêm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm), 1 kế toán thanh toán, 2 kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ, 1 kế toán tiền lương - BHXH và TSCĐ, 1 kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy được thể hiện ở hình 3 như sau Phó phòng kế toán Kế toán tiền lương BHXH và TSCĐ Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ Kế toán thanh toán Trưởng phòng kế toán Phó phòng kế toán kiêm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hình 3 - Trưởng phòng: Phụ trách chung và tham mưu giúp giám đốc kí kết các hợp đồng kinh tế, phụ trách kế hoạch tài chính của toàn nhà máy. - Một phó phòng làm nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, đồng thời làm nhiệm vụ phụ trách chung thay trưởng phòng khi trưởng phòng nghỉ hoặc đi công tác. - Một phó phòng phụ trách về các khoản nợ của khách hàng và đi cùng giám đốc khi kí kết hợp đồng. - Kế toán tổng hợp phụ trách việc đưa các số liệu ở các sổ chi tiết, bảng kê, nhật ký chứng từ vào sổ cái, lập các báo cáo tài chính. - Kế toán tiền lương, BHXH và TSCĐ có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao theo từng tháng; tổng hợp lương và BHXH để đưa vào các tài khoản liên quan. - Kế toán thanh toán có nhiệm vụ nhập chứng từ hàng ngày, đồng thời viết phiếu thu, chi tiền mặt; theo dõi các khoản thu, chi trong toàn nhà máy; vào sổ chi tiết, cuối tháng tổng hợp vào nhật ký chứng từ, bảng kê cân đối, đối chiếu với tài khoản để kịp thời phát hiện sai sót, nhầm lẫn có thể xảy ra để kịp thời xử lý. - Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ có nhiệm vụ viết phiếu nhập - xuất NVL - CCDC, theo dõi các thẻ kho của các kho, đối chiếu với các nhật ký chứng từ mà kế toán thanh toán lập, tập hợp các chứng từ nhập - xuất vật liệu để ghi vào bảng kê số 3 sau đó vào bảng phân bổ nguyên vật liệu. - Thủ quỹ có nhiệm vụ giữ quỹ, trực tiếp thu, chi tiền mặt, ngân phiếu. 6. Đặc điểm công tác kế toán của nhà máy - Nhà máy đóng tàu Hà Nội áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Thẻ và sổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra - Nhà máy thực hiện phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Nhà máy tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Kỳ kế toán tính theo năm dương lịch. II- Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội. 1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Căn cứ vào yêu cầu quản lý, đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất, Nhà máy đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng, mang tính đơn chiếc. 2. Đặc điểm của chi phí sản xuất tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội Chi phí sản xuất tại Nhà máy gồm nhiều loại. Do đặc thù của Nhà máy là sản xuất các loại sản phẩm vận tải thủy, theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài nên chi phí sản xuất tại Nhà máy được chia thành 4 khoản mục như sau: 2.1. Chi phí NVLTT Chi phí NVLTT thường chiếm 70% trong tổng giá thành sản phẩm, gồm các loại sau: - Chi phí NVL chính: như tôn, sắt, thép các loại. Đây là vật liệu chủ yếu để cấu thành nên sản phẩm tại Nhà máy. - Chi phí vật liệu phụ: như que hàn, sơn các loại… Những loại vật liệu này giúp cho việc hoàn thiện sản phẩm. - Bán thành phẩm mua ngoài: như máy thủy, máy làm lạnh các loại… - Chi phí vật liệu khác: như gỗ, dây… 2.2. Chi phí NCTT Tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội, chi phí NCTT bao gồm lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản chi khác ngoài lương. 2.3. Chi phí sản xuất chung - Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm các khoản chi về tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, quản đốc phân xưởng và các nhân viên quản lý phân xưởng khác; các khoản chi khác ngoài lương. - Chi phí vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng. - Chi phí công cụ - dụng cụ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí về điện, nước …. - Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao máy móc sản xuất, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý phân xưởng. - Chi phí khác bằng tiền. 2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, các khoản chi khác ngoài lương. - Chi phí vật liệu dùng cho quản lý doanh nghiệp. - Chi phí đồ dùng văn phòng. - Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp. - Thuế, phí và lệ phí. - Chi phí dich vụ mua ngoài. - Chi lãi tiền vay ngân hàng. 3. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 3.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT * TK sử dụng: Kế toán sử dụng TK 621- Chi phí NVLTT để hạch toán và TK liên quan như TK 152. * Trình tự hạch toán chi phí NVLTT Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT TK 152 TK 621 Trị giá NVL chính, phụ… (1.030.050.000) Đối với chi phí NVLTT, phòng kế toán kết hợp với phòng kế hoạch để xây dựng định mức chi phí NVLTT đối với từng sản phẩm. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và bảng tính định mức chi phí NVLTT thì bộ phận sản xuất tính nhu cầu cho từng loại vật tư rồi viết phiếu yêu cầu vật tư. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào số lượng tồn kho và phiếu yêu cầu vật tư để viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu (biểu số 01 trang 5 PL). Hiện tại, Nhà máy đang áp dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp giá hạch toán. Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (là giá kế hoạch hay một loại giá ổn định). Cuối kỳ, kế toán sẽ điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau: Giá thực tế vật liệu xuất dùng (hoặc tồn cuối kỳ) = Giá hạch toán vật liệu xuất dùng (hoặc tồn cuối kỳ) ´ Hệ số chênh lệch Hệ số chênh lệch = Giá thực tế VL tồn đầu kỳ + giá thực tế VL nhập trong kỳ Giá hạch toán VL tồn đầu kỳ + giá hạch toán VL nhập trong kỳ Hệ số chênh lệch sẽ được tính tại bảng kê số 3 (biểu số 02 trang 6 PL). Trong bảng kê số 3, kế toán sẽ căn cứ vào số lượng tồn đầu kỳ, số lượng nhập trong kỳ và mức giá đã ấn định từ đầu năm đối với mỗi loại vật liệu để tính ra cột giá hạch toán. Còn ở cột giá thực tế thì kế toán lấy giá thực tế tồn cuối kỳ của kỳ trước để vào số dư đầu tháng; nhặt từ các NKCT có liên quan sang rồi cộng lại để vào số phát sinh trong tháng. Sau đó lấy tổng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng ở cột giá thực tế chia cho tổng số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng ở cột giá hạch toán thì ta sẽ được hệ số chênh lệch (H). Ví dụ: Trích bảng kê số 3 tháng 12/2001 (biểu số 02 trang 6 phần phụ lục) H = 1.988.914.831 2.027.436.199 = 0,981 Vì ở tất cả các phiếu xuất kho đều ghi rất rõ là xuất cho phân xưởng nào, dùng để sản xuất sản phẩm nào, sử dụng vào mục đích gì. Vì vậy, ta chỉ cần tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho vật liệu trong tháng để lên bảng phân bổ vật liệu, CCDC (biểu số 03 trang 7 PL) theo giá hạch toán. Kế toán lấy giá hạch toán nhân với hệ số chênh lệch đã tính ở bảng kê số 3 thì sẽ tính ra cột giá thực tế vật liệu xuất dùng cho từng sản phẩm, theo từng khoản mục. Ví dụ: Trích bảng phân bổ vật liệu, CCDC tháng 12/2001 (biểu số 03 trang 7 phần phụ lục) Giá thực tế xuất dùng cho tàu ST 122 = 150.000.000 ´ 0,981 = 147.150.000 Từ bảng phân bổ vật liệu, CCDC (biểu số 03 trang 7 PL) kế toán vào sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621 (biểu số 04 trang 8 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621 kế toán vào bên Nợ TK 621 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL), lên bảng kê số 4 (biểu số 06 trang 10, 11 PL) dòng phù hợp. Từ bên Nợ TK 621 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T kế toán vào bảng phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dở dang (biểu số 07 trang 12 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621 và các chứng từ liên quan kế toán vào NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL). Cuối cùng kế toán vào sổ cái TK 621 (biểu số 09 trang 16 PL). Ví dụ: Trích bảng phân bổ VL, CCDC tháng 12/2001 (biểu số 03 trang 7 phần phụ lục) kế toán ghi Nợ TK 621 1.030.050.000 Có TK 152 1.030.050.000 3.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NCTT * Hình thức trả lương: Nhà máy đóng tàu Hà Nội đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với hình thức trả lương khoán. * Phương pháp trả lương: Căn cứ vào số tiền được khoán về tiền lương cho mỗi sản phẩm của nhà máy giao cho các phân xưởng. Trên cơ sở đó quản đốc phân xưởng căn cứ vào tính chất, nội dung cụ thể của từng công việc lại giao khoán lại cho các tổ sản xuất. Cuối tháng, quản đốc phân xưởng của các phân xưởng cùng tổ trưởng, các phòng nghiệp vụ liên quan (KCS, kỹ thuật, kế hoạch, thống kê…) tiến hành đánh giá tổng hợp kết quả lao động cho từng tổ sản xuất và cho toàn phân xưởng. Dựa vào kết quả đó và căn cứ vào bảng chấm công của từng tổ sản xuất thì cuối tháng thống kê phân xưởng tính lương cho từng tổ viên như sau: - Tiền lương sản phẩm Lương sản phẩm = Đơn giá lương cơ bản ´ Số ngày công khoán thực tế Mức lương cơ bản Đơn giá lương cơ bản = 26 ngày Ví dụ: Đồng chí Nghiêm Minh An là thợ điện tham gia sản xuất để hoàn thành tàu ST 122 tháng 12/2001 có mức lương cơ bản là 298.800 đ và có số ngày công khoán thực tế là 23 ngày thì đồng chí được hưởng lương sản phẩm là: = 11.492,3 298.800 Đơn giá lương cơ bản = 26 Lương sản phẩm = 11.492,3 ´ 23 = 264.323 - Lương năng suất + Tiền lương năng suất khoán được tính theo ngày công thực tế. Tổng số tiền năng suất của tổ là phần còn lại của tiền lương khoán sau khi đã trừ đi tổng số tiền lương sản phẩm. + Đơn giá năng suất khoán của tổ là tổng số tiền năng suất khoán chia cho số công khoán thực tế của tổ. + Tiền lương năng suất khoán của mỗi cá nhân bằng số ngày công khoán của mỗi cá nhân nhân với đơn giá năng suất khoán. Ví dụ: Trong tháng 12/2001 tổng số tiền lương xác định khoán của tổ điện, phân xưởng cơ điện trang trí để hoàn thành tàu ST 122 là 5.079.464 đ. Tổng số công thực tế khoán là 235 công. Tổng số lương sản phẩm là 2.477.629 đ. Vậy tiền lương năng suất được tính cho tổ đó và cho đồng chí An là: Lương năng suất tổ = 5.079.464 - 2.477.629 = 2.601.835 đ Đơn giá năng suất khoán = 2.601.835: 235 = 11.071,64 đ Lương năng suất của đồng chí An = 11.071,64 ´ 23 = 254.648 đ - Lương của mỗi công nhân nhận được bằng tổng của lương sản phẩm và lương năng suất khoán. Ví dụ: Lương của đồng chí An nhận được trong tháng 12/2001 là: 264.323 + 254.648 = 518.971 đ Tương tự tính lương cho toàn bộ công nhân sản xuất trong nhà máy. Nhà máy không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. * Kế toán sử dụng TK 622 để hạch toán chi phí NCTT và các TK liên quan như TK 334, TK 338. * Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Nhà máy TK 334 TK 622 Lương phải trả CNTT ( 17.327.544 ) TK 338 KPCĐ, BHXH, BHYT phải nộp ( 2.011.184 ) Căn cứ vào mức tiền lương phải trả cho từng CBCNV trong toàn nhà máy để lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận, từng phòng ban. Từ bảng thanh toán lương, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 10 trang 17PL) cho các đối tượng liên quan, tính toán các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán vào sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 622 (biểu số11 trang 18 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 622 kế toán vào bên Nợ TK 622 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL) và vào bảng kê số 4 (biểu số 06 trang 10, 11 PL) dòng phù hợp. Từ bên Nợ TK 622 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T kế toán vào bảng phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dở dang (biểu số 07 trang 12 PL). Từ sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 và các chứng từ liên quan kế toán lên NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL). Cuối cùng kế toán vào sổ cái TK 622 (biểu số 12 trang 19 PL). Hiện nay nhà máy đang thực hiện các khoản trích theo lương như sau: - Trích vào chi phí sản xuất 19% cho người lao động trong đó + 15% BHXH và 2% BHYT theo lương cơ bản + 2% KPCĐ theo lương thực tế - Trích thu nhập người lao động 6% lương cơ bản trong đó + 5% BHXH, 1% BHYT Ví dụ: Trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12/2001 (biểu số 10 trang 17 phần phụ lục) kế toán ghi (1) Tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất để hoàn thành tàu ST122 Nợ TK 622 17.327.544 (chi tiết tàu ST 122 17.327.544) Có TK 334 17.327.544 (2) Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất để hoàn thành tàu ST 122 Nợ TK 622 2.011.184 (chi tiết tàu ST 122 2.011.184) Có TK 3382 346.551 Có TK 3383 1.468.794 Có TK 3384 195.839 3.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung * TK kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 627 để tập hợp chi phí sản xuất chung và các TK khác có liên quan như: TK 111, TK112, TK152, TK153, TK214, TK334, TK338… * Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung tại nhà máy Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung TK334, 338 TK627 Lương và các khoản trích theo lương của NVPX ( 16.830.778 + 2.304.060 ) TK111,112,311… Chi phí dịch vụ mua ngoài ( 8.592.192 ) TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ ( 48.227.567 ) TK152,153 Chi phí vật liệu, CCDC dùng cho phân xưởng ( 14.715.000 + 2.490.000 ) * Các ví dụ a) Kế toán tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho bộ phận nhân viên phân xưởng. Tiền lương NVPX được trả theo thời gian và tỷ lệ trích nộp được thực hiện theo chế độ hiện hành. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12/2001 (biểu số 10 trang 17 phần phụ lục) kế toán ghi: - Tiền lương của NVPX Nợ TK 627 16.830.778 Có TK 334 16.830.778 - Các khoản trích theo lương của NVPX Nợ TK 627 2.304.060 Có TK 3382 336.616 Có TK 3383 1.735.930 Có TK 3384 231.464 b) Kế toán tập hợp chi phí NVL, CCDC sử dụng cho các bộ phận sản xuất chung Tại nhà máy thì NVL, CCDC (có giá trị dù lớn hay nhỏ) xuất kho đều hạch toán thẳng vào TK627. Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC tháng 12/2001 (biểu số 03 trang 7 phần phụ lục) kế toán ghi Nợ TK 627 14.715.000 Có TK 152 14.715.000 Nợ TK 627 2.490.000 Có TK 153 2.490.000 c) Kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ Hiện nay, nhà máy thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính (bình quân theo thời gian sử dụng). Mức khấu hao trung bình hàng năm được xác định theo công thức sau: Mức khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng ước tính Nhà máy đang trích khấu hao theo từng tháng và công thức tính như sau: Mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng = Mức khấu hao TSCĐ trung bình hàng năm 12 tháng Trong tháng, khi có sự biến động (tăng, giảm) TSCĐ, kế toán TSCĐ phải xác định số khấu hao tăng, giảm rồi căn cứ vào số khấu hao phải trích trong tháng trước để xác định số khấu hao phải trích trong tháng này theo công thức sau: Số KH phải trích tháng này = Số KH phải trích tháng trước + Số KH tăng trong tháng trước - Số KH giảm trong tháng trước TSCĐ của nhà máy được theo dõi từng loại trên sổ chi tiết TSCĐ. Hàng tháng kế toán thực hiện trích khấu hao TSCĐ và lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (biểu số 13 trang 20 PL). Thực tế trong tháng 12/2001 ở nhà máy không có sự tăng, giảm TSCĐ và cũng không có sự thay đổi thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ. Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12/2001 (biểu số 13 trang 20 phần phụ lục) kế toán ghi như sau: Nợ TK 627 48.227.567 Có TK 214 48.227.567 Và ghi đơn TK 009 (tài khoản ngoại bảng) Nợ TK 009 48.227.567 d) Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà máy phục vụ cho sản xuất chung chủ yếu là tiền điện, tiền nước. Tất cả các chi phí này đều được tập hợp vào TK 627 theo tỷ lệ là 96% của các hóa đơn thanh toán. Ví dụ: Tiền điện tháng 12/2001 nhà máy phải trả là 8.950.200đ thì phân bổ vào chi phí sản xuất chung là: 8.950.200 ´ 96% = 8.592.192 Và kế toán ghi Nợ TK 627 8.592.192 Có TK 311 8.592.192 e) Phân bổ chi phí sản xuất chung Từ tất cả các bảng phân bổ, các NKCT kế toán lên sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 627 (biểu số 14 trang 21 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 627 kế toán vào bên Nợ TK 627 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL) và vào bảng kê số 4 (biểu số 06 trang 10, 11 PL) dòng phù hợp. Ví dụ: Căn cứ vào bên Nợ TK 627 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T tháng 12/2001 (biểu số 05 trang 9 phần phụ lục) kế toán ghi Nợ TK 627 112.535.297 Có TK 111 4.946.700 Có TK 141 14.429.000 Có TK 152 14.715.000 Có TK 153 2.490.000 Có TK 214 48.227.567 Có TK 311 8.592.192 Có TK 334 16.830.778 Có TK 3382 336.616 Có TK 3383 1.735.980 Có TK 3384 231.464 Nhà máy thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí NCTT, được tính theo công thức sau: Tỷ lệ phân bổ chi phí SXC (H 627) = Tổng chi phí SXC phát sinh trong tháng Tổng chi phí NCTT phát sinh trong tháng H 627 = 112.535.297 = 0,630286727 178.546.195 Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i = H 627 ´ Chi phí NCTT của sản phẩm i Chi phí SXC phân bổ cho tàu ST 122 = 0,630286727 ´ 19.338.728 = 12.188.944 Sau khi đã phân bổ chi phí SXC cho các sản phẩm, kế toán vào bảng phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dở dang (biểu số 07 trang 12 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 627 và các chứng từ liên quan kế toán lên NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL). Cuối cùng kế toán vào sổ cái TK 627 (biểu số 15 trang 22 PL). 3.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp * TK sử dụng: Kế toán sử dụng TK 642 để tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp và các TK khác có liên quan như TK 111,112,141,152,214,334,338… * Trình tự hạch toán chi phí quản lý tại nhà máy. Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý TK 334,338 TK 642 Lương và các khoản trích theo lương của NVQL ( 41.895.055 ) TK 111,112,311… Chi phí dịch vụ mua ngoài ( 358.008 ) TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ ( 17.931.500 ) TK 152,153 Chi phí VL, CCDC dùng cho quản lý doanh nghiệp ( 2.943.000 ) * Các ví dụ a) Kế toán tập hợp tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho bộ phận nhân viên quản lý Tiền lương của nhân viên quản lý được trả theo thời gian và tỷ lệ trích nộp được thực hiện theo chế độ hiện hành. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12/ 2001(biểu số 10 trang 17 phần phụ lục) kế toán ghi Nợ TK 642 41.895.055 Có TK 334 35.747.983 Có TK 338 6.147.072 b) Kế toán tập hợp chi phí NVL, CCDC phục vụ cho mục đích quản lý Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC tháng 12/2001 (biểu số 03 trang 7 phần phụ lục) kế toán ghi Nợ TK 642 2.943.000 Có TK 152 2.943.000 c) Kế toán tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12/2001 (biểu số 13 trang 20 phần phụ lục) kế toán ghi Nợ TK 642 17.931.500 Có TK 214 17.931.500 Và ghi đơn TK 009 (tài khoản ngoại bảng) Nợ TK 009 17.931.500 d) Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà máy phục vụ cho việc quản lý chủ yếu là tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, các loại phí và lệ phí… Riêng tiền điện nước thì được phân bổ theo tỷ lệ là 4% của các hóa đơn thanh toán, còn các loại khác thì tập hợp thẳng vào TK642 Ví dụ: Tiền điện phân bổ vào chi phí quản lý là 8.950.200 ´ 4% = 358.008đ Kế toán ghi Nợ TK 642 358.008 Có TK 311 358.008 e) Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp Từ tất cả các bảng phân bổ, các NKCT kế toán lên sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 642 (biểu số 16 trang 23 PL). Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh kế toán vào bên Nợ TK642 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL) và vào bảng kê số 5 (biểu số 17 trang 24, 25 PL) dòng phù hợp. Trong tháng 12/2001 có các khoản giảm trừ chi phí quản lý ở bảng kê số 1 và bảng kê số 2. Lấy ở bảng kê số 1 và bảng kê số 2 (khoản giảm trừ) để vào bên Có TK 642 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL). Sau đó lấy tổng phát sinh Nợ TK 642 trừ đi tổng phát sinh Có TK 642 để ra được chi phí thực tế phát sinh trong tháng. Sau khi đã xác định được chi phí thực tế phát sinh trong tháng thì ta tiến hành phân bổ cũng giống như đối với chi phí sản xuất chung và vào bảng phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dở dang (biểu số 07 trang 12 PL). Ví dụ: Tỷ lệ phân bổ chi phí quản lý (H 642) = 103.228.061 = 0,57815884 178.546.195 Chi phí QL phân bổ cho tàu ST122 = 0,57815884 ´ 19.338.728 = 11.180.857 Từ sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 642 (biểu số 16 trang 23 PL) và các chứng từ liên quan kế toán lên NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL). Cuối cùng kế toán vào sổ cái TK 642 (biểu số 18 trang 26 PL). 3.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất tại nhà máy TK 621 TK 154 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp ( 1.030.050.000) TK 622 Kết chuyển chi phí NCTT ( 178.546.195 ) TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung ( 112.535.297 ) TK 642 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp ( 103.228.061 ) Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC, chi phí QLDN vào TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tức là vào bên Nợ TK 154 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL), vào bảng kê số 4 dòng TK 154 (biểu số 06 trang 10, 11 PL). Tiếp theo kế toán quay lại vào phát sinh bên Có của các TK 621, 622, 627, 642 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T. Sau đó, kế toán lên NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL ) Trích bảng kê số 4 ( biểu số 06 trang 10,11 phần phụ lục) kế toán ghi Nợ TK 154 1.424.359.553 Có TK 621 1.030.050.000 Có TK 622 178.546.195 Có TK 627 112.535.297 Có TK 642 103.228.061 4. Đánh giá sản phẩm làm dở Sản phẩm của nhà máy có chu kỳ sản xuất dài, có tỷ trọng chi phí vật liệu lớn. Vì vậy giá trị sản phẩm làm dở tại nhà máy được xác định bằng cách cộng dồn chi phí phát sinh từ khi bắt đầu sản xuất cho đến thời điểm cần xác định giá trị sản phẩm làm dở của sản phẩm đó. Ví dụ: Đến cuối tháng 12/ 2001, tàu ST 122 đã hoàn thành nên không có giá trị sản phẩm làm dở. Còn tàu 3050T chưa hoàn thành nên giá trị sản phẩm làm dở được thể hiện trên bảng chi tiết chi phí sản xuất tàu 3050T (biểu số 19 trang 27 PL). 5. Tình hình thực hiện kế toán tính giá thành tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội 5.1. Đối tượng tính giá thành Nhà máy đóng tàu Hà Nội sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng và mang tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành của nhà máy là từng đơn đặt hàng, từng sản phẩm. 5.2. Kỳ tính giá thành Do đặc điểm sản xuất của nhà máy là dựa vào đơn đặt hàng nên kỳ tính giá thành là đơn đặt hàng hoàn thành, sản phẩm hoàn thành. 5.3. Phương pháp tính giá thành Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, từ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở trên, nhà máy đã vận dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng, theo từng sản phẩm để tính giá thành sản phẩm. Mỗi một đơn đặt hàng đều được mở một bảng chi tiết chi phí sản xuất để tập hợp chi phí. Nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng kế toán vẫn phải vào bảng chi tiết chi phí sản xuất của sản phẩm đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì kế toán tập hợp chi phí từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm sẽ tính được giá thành sản phẩm. Vì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng nên việc tính giá thành sản phẩm chỉ việc cộng dồn các chi phí phát sinh lại. Tổng số phát sinh lũy kế sẽ là giá thành sản phẩm. Ví dụ: Đến cuối tháng 12/2001 bộ phận sản xuất báo là tàu ST122 đã hoàn thành nên kế toán tiến hành tính giá thành cho tàu ST122 rồi lập bảng tính giá thành sản phẩm tàu ST122 (biểu số 20 trang 28 PL). Căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm tàu ST122 (biểu số 20 trang 28 phần phụ lục) kế toán thực hiện bút toán nhập kho thành phẩm, kế toán ghi Nợ TK 155 2.897.127.974 Có TK 154 2.897.127.974 Sau đó kế toán vào bên Có TK 154 trong bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T (biểu số 05 trang 9 PL), vào NKCT số 7 (biểu số 08 trang 13, 14, 15 PL). Phần III đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đóng tàu Hà nội I- Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy đóng tàu Hà Nội 1. Những ưu điểm Nhà máy đóng tàu Hà Nội là một trong những đơn vị trực thuộc Sở Giao thông công chính Hà Nội. Trên chặng đường phát triển của mình nhà máy đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển nhà máy đã đạt được nhiều thành tích lớn trong sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm của nhà máy đã ngày càng có uy tín trên thị trường. Cùng với sự phát triển của nhà máy, công tác kế toán cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Nhà máy đã xây dựng và đào tạo được một bộ máy quản lý khoa học, lựa chọn được những cán bộ có nghiệp vụ vững vàng và có tinh thần trách nhiệm cao. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện, đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý và hạch toán trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Qua thời gian thực tập tại nhà máy và trên cơ sở lý luận đã được học trong nhà trường em thấy rằng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy có những ưu điểm sau: Thứ nhất: Bộ máy kế toán được phân bố hợp lý, đáp ứng được yêu cầu hạch toán trong nền kinh tế thị trường; phát huy được năng lực của từng kế toán viên trong phòng. Thứ hai: Những nội dung kinh tế chủ yếu được ghi chép đầy đủ đảm bảo cho việc ghi chép sổ kế toán và xác định trách nhiệm vật chất của mỗi cá nhân trong việc sai sót, nhầm lẫn như kế toán trưởng, thủ kho… Thứ ba: Nhà máy đã vận dụng hệ thống tài khoản theo đúng quy định của Bộ Tài chính ban hành và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của nhà máy. Thứ tư: Nhà máy đã sử dụng các sổ sách kế toán theo đúng quy định để ghi chép, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thứ năm: Do đặc điểm của nhà máy là sản xuất sản phẩm đơn chiếc theo đơn đặt hàng nên việc tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng là hoàn toàn phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy. 2. Những tồn tại Trải qua hơn ba mươi năm phát triển, nhà máy đã có những thay đổi để hoàn thiện hơn về công tác kế toán và đạt được những thành quả tích cực. Tuy nhiên, trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng còn có những tồn tại như sau: Thứ nhất: Về việc hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT sản xuất Nhà máy chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc này sẽ làm cho giá thành sản phẩm sản xuất tại nhà máy đột biến tăng khi trong tháng có nhiều công nhân nghỉ phép. Thứ hai: Về việc hạch toán vào TK 334 - Phải trả CBCNV Nhà máy chưa thực hiện trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi. Tất cả các khoản chi cho các mục đích này đều đang được hạch toán thẳng vào TK 334 - Phải trả CBCNV. Việc hạch toán này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng và cũng ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm. Thứ ba: Về phương pháp phân bổ CCDC tại nhà máy Nhà máy chưa thực hiện việc phân bổ hai hay nhiều lần đối với những công cụ- dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn có tác dụng phục vụ cho việc sản xuất nhiều sản phẩm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc hạch toán chi phí và tính giá thành thiếu chính xác. Thứ tư: Về việc hạch toán TK 642 - Chi phí QLDN Giá thành sản phẩm sản xuất tại nhà máy đang bao gồm cả chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642). Việc hạch toán này là sai với chế độ kế toán hiện hành và làm cho giá thành sản phẩm sản xuất tại nhà máy tăng. Thứ năm: Về việc sử dụng kế toán máy Nhà máy chưa áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán. Hiện nay, công tác kế toán ở nhà máy làm hoàn toàn thủ công dẫn đến khối lượng công việc nhiều. Bên cạnh đó thì việc cung cấp các thông tin kế toán cho các nhà quản lý còn chậm, đôi khi còn thiếu chính xác. II- Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội 1. ý kiến thứ nhất: Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Hiện nay, nhà máy không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí và không hạch toán trên TK 335 mà lại tính thẳng vào tiền lương phải trả công nhân hàng tháng. Việc hạch toán như vậy không làm ổn định giá thành sản phẩm sản xuất tại nhà máy.Vì nếu trong tháng công nhân nghỉ phép nhiều thì chi phí NCTT sẽ tăng lên làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng theo. Theo em, nhà máy nên trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch và hạch toán vào TK335. Việc hạch toán này có tác dụng làm ổn định giá thành sản phẩm. Mức trích trước tiền lương nghỉ phép có thể thực hiện theo công thức sau: Mức trích trước tiền lương phép theo kế hoạch của CNTT sản xuất = Tiền lương chính thực tế phải trả CNTT trong tháng ´ Tỷ lệ trích trước Trong đó: Tỷ lệ trích trước = Tổng số lương phép kế hoạch năm của CNTT sản xuất ´ 100 Tổng số tiền lương chính kế hoạch năm của CNTT sản xuất - Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT sản xuất, kế toán ghi Nợ TK 622 Có TK 335 - Khi trích lương phép thực tế phải trả, kế toán ghi Nợ TK 335 Có TK 334 - Nếu số trích trước về tiền lương nghỉ phép của CNTT sản xuất lớn hơn số thực tế phát sinh, kế toán sẽ hạch toán vào thu nhập bất thường và ghi Nợ TK 335 Có TK 721 - Nếu số trích trước về tiền lương nghỉ phép của CNTT sản xuất nhỏ hơn số thực tế phát sinh thì kế toán sẽ thực hiện trích tiếp và ghi Nợ TK 622 Có TK 335 2. ý kiến thứ hai: Về việc hạch toán vào TK 334 - Phải trả CBCNV Nhà máy chưa thực hiên trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi. Tất cả các khoản chi này nhà máy đều hạch toán thẳng vào TK334- Phải trả cán bộ công nhân viên. Việc hạch toán này sẽ làm cho số tiền phải trả cho công nhân viên tăng cũng có nghĩa là giá thành sản phẩm sản xuất tại nhà máy cũng tăng theo. Đáng nhẽ các khoản chi này nhà máy phải lấy từ nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi nhưng nhà máy lại tính hết vào giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm cao thì sẽ không cạnh tranh được trên thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy sẽ ngừng trệ. Vì vậy, nhà máy nên trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi để chi cho các mục đích này. Mức trích tối đa vào 2 quỹ bằng ba tháng lương thực hiện (nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm nay lớn hơn năm trước) hoặc bằng hai tháng lương thực hiện (nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm nay nhỏ hơn năm trước) và hạch toán như sau: - Hàng tháng (quý) tạm trích quỹ theo kế hoạch và số trích bổ sung khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, kế toán ghi Nợ TK 421 Có TK 431 - Số tiền thưởng phải trả cho cán bộ công nhân viên Nợ TK 431 Có TK 334 - Dùng quỹ phúc lợi để chi trợ cấp khó khăn, chi tham quan, nghỉ mát, chi văn hóa, văn nghệ, chi mục đích từ thiện… Nợ TK 431 Có TK liên quan: TK 111, 112… 3. ý kiến thứ ba: Về phương pháp phân bổ công cụ- dụng cụ tại nhà máy Hiện tại, nhà máy đang thực hiện phương pháp phân bổ một lần đối với tất cả các công cụ- dụng cụ xuất dùng cho dù chúng có giá trị lớn hay nhỏ. Việc phân bổ này sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm liên quan. Nếu trong tháng xuất công cụ- dụng cụ có giá trị lớn, có tác dụng phục vụ sản xuất cho nhiều sản phẩm nhưng trong tháng chỉ sản xuất có một sản phẩm. Toàn bộ giá trị số CCDC đó chỉ phân bổ vào chi phí sản xuất sản phẩm đó thì nó sẽ đội giá thành của sản phẩm đó lên. Vì vậy, nhà máy nên căn cứ vào quy mô và mục đích xuất dùng công cụ- dụng cụ để xác định phương pháp phân bổ cho hợp lý như: - Trường hợp xuất dùng công cụ - dụng cụ với giá trị nhỏ, số lượng không nhiều với mục đích thay thế, bổ sung một phần công cụ - dụng cụ cho sản xuất thì toàn bộ giá trị xuất dùng tính hết vào chi phí trong kỳ (còn gọi là phương pháp phân bổ một lần hay phân bổ 100% giá trị) và kế toán ghi như sau: Nợ TK 627 Xuất dùng ở phân xưởng Nợ TK 641 Xuất dùng phục vụ cho tiêu thụ Nợ TK 642 Xuất dùng phục vụ cho quản lý doanh nghiệp Có TK 153 Toàn bộ giá trị xuất dùng - Trường hợp xuất dùng công cụ- dụng cụ có giá trị tương đối cao, quy mô tương đối lớn thì kế toán áp dụng phương pháp phân bổ 2 lần (còn gọi là phương pháp phân bổ 50% giá trị). Theo phương pháp này khi xuất dùng kế toán phản ánh các bút toán sau: + BT1) Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng Nợ TK 142 Có TK 153 + BT2) Phân bổ 50% giá trị xuất dùng cho các đối tượng sử dụng CCDC Nợ TK liên quan (TK 627,641,642) Có TK 142 (50% giá trị xuất dùng) + Khi báo hỏng, mất hoặc hết thời hạn sử dụng, kế toán ghi Nợ TK 111,152… Phế liệu thu hồi Nợ TK 627,641,642 Phân bổ nốt giá trị còn lại (trừ giá tri thu hồi) Có TK 142 Giá trị còn lại (50% giá trị xuất dùng) - Trường hợp công cụ- dụng cụ xuất dùng với quy mô lớn, giá trị cao với mục đích thay thế, trang bị mới hàng loạt, có tác dụng phục vụ cho nhiều kỳ thì toàn bộ giá trị xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí (còn gọi là phương pháp phân bổ dần nhiều lần). Khi xuất dùng kế toán phản ánh các bút toán như sau: + BT1) Phản ánh 100% giá trị xuất dùng Nợ TK 142 Có TK 153 + BT2) Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần Nợ TK liên quan (TK 627,641,642) Có TK 142 Giá trị phân bổ mỗi lần + Khi báo hỏng, mất hay hết thời hạn sử dụng, sau khi trừ phế liệu thu hồi hay số bồi thường của người làm mất, hỏng… giá trị còn lại sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh tương tự như trường hợp phân bổ 2 lần. 4. ý kiến thứ tư: Về việc hạch toán TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Hiện tại, giá thành sản xuất sản phẩm tại nhà máy đang bao gồm cả chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642). Việc hạch toán này là sai với chế độ kế toán hiện hành và làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Vì vậy, nhà máy chỉ nên tổng hợp chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC vào bên Nợ TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang " để tính giá thành sản phẩm. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) nên đưa vào bên Nợ TK 911. Ví dụ: Trích số liệu ở bảng kê số 4 dòng TK 154 - Tàu ST122 (biểu số 06 trang 10, 11 PL), kế toán nên hạch toán như sau: - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 154 147.150.000 Có TK 621 147.150.000 - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 154 19.338.728 Có TK 622 19.338.728 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 154 12.188.944 Có TK 627 12.188.944 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911 11.180.857 Có TK 642 11.180.857 5. ý kiến thứ năm: Về việc áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán tại nhà máy Hiện tại, nhà máy chưa áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán. Do đó nhân viên phòng kế toán mất rất nhiều thời gian để làm các báo cáo kế toán cũng như các công việc liên quan đến công tác kế toán. Từ đó dẫn đến việc cung cấp các thông tin kế toán tham mưu cho lãnh đạo nhà máy, để đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, không kịp thời đôi khi còn làm mất đi cơ hội kinh doanh. Vì vậy, nhà máy nên áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán để giảm nhẹ công việc kế toán và cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin kế toán cho lãnh đạo nhà máy. Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều phần mềm kế toán mà các doanh nghiệp đang ứng dụng như: EFFECT, FAST ACCOUNTING… Nhà máy có thể tham khảo và chọn mua phần mềm kế toán phù hợp. Đi đôi với việc áp dụng kế toán máy thì nhà máy cũng nên thay đổi hình thức ghi sổ kế toán sang hình thức nhật ký chung để dễ áp dụng kế toán máy. Kết luận Với điều kiện sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thi trường hiện nay, để đứng vững trong môi trường cạnh tranh sôi động, việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm phát huy vai trò kế toán trong quản lý kinh tế, tăng cường hiệu quả công tác quản trị là tất yếu khách quan. Cùng xu hướng phát triển ấy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng vô cùng cần thiết tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội. Trong thời gian thực tập tại Nhà máy, em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay, đã hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em đã mạnh dạn đề xuất một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác này. Với trình độ có hạn và trong điều kiện thời gian không cho phép nên chắc chắn bản luận văn này còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp phê bình của các thầy cô giáo trong khoa tài chính - kế toán và các cô chú trong phòng kế toán Nhà máy đóng tàu Hà Nội. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sĩ Đỗ Thị Phương và các thầy cô giáo trong khoa, cảm ơn các cô chú trong phòng tài chính kế toán Nhà máy đóng tàu Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này. Hà Nội, tháng 8 năm 2002 Sinh viên Trần Thị Huế Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kế toán doanh nghiệp trường đại học quản lý và kinh doanh hà nội 2. lý thuyết và thực hành kế toán tài chính chủ biên nguyễn văn công - Nhà xuất bản Tài chính 7/2001 3. hệ thống kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhà xuất bản Tài chính 4. Tham khảo các bản luận văn trong thư viện Trường đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội 5. Một số tài liệu tham khảo khác danh mục chữ viết tắt KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định NVL : Nguyên vật liệu TSCĐ : Tài sản cố định NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK : Tài khoản BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn NCTT : Nhân công trực tiếp CPXSC : Chi phí sản xuất chung NVLC : Nguyên vật liệu chính SXDD : Sản xuất dở dang CPSX : Chi phí sản xuất SP : Sản phẩm SPDD : Sản phẩm dở dang SPLD : Sản phẩm làm dở SPHT : Sản phẩm hoàn thành NTP : Nửa thành phẩm GTGT : Giá trị gia tăng CCDC : Công cụ dụng cụ NKCT : Nhật ký chứng từ PL : Phụ lục Phụ lục Sơ đồ số 01: sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp (KKTX) TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp" TK 152 TK 154 Giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp Kết chuyển và phân bổ chi phí NVL cho sản xuất chế tạo sản phẩm vào các đối tượng chịu chi phí TK 111,112,331 TK 152 Trị giá NVL mua ngoài dùng trực tiếp Trị giá NVL xuất dùng không hết cho sản xuất chế tạo sản phẩm TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Sơ đồ số 02: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ( KKTX) TK 622 " Chi phí NCTT " TK 334 TK 154 Tiền lương phải trả cho công nhân Cuối kỳ kết chuyển và phân trực tiếp sản xuất sản phẩm bổ chi phí NCTT TK 338 Trích BHXH,BHYT,KPCĐ TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SXSP Sơ đồ số 03: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (KKTX) TK 627 " Chi phí sản xuất chung" TK 334,338 TK 111,112,152,.. Tập hợp chi phí nhân công Các khoản ghi giảm chi phí SXC TK 152 TK 154 Tập hợp chi phí vật liệu Kết chuyển và phân bổ chi phí SXC vào các đối tượng chịu chi phí TK 153 Chi phí về công cụ dụng cụ ( loại phân bổ 1 lần ) TK 142 Xuất CCDC (loại phân bổ vào chi phân bổ nhiều lần) phí SXC TK 214 Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ TK 111, 112, 331 Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Sơ đồ số 4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất (KKTX) TK 154" Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" TK 155 TK 621 Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 622 Giá thành thực tế sản phẩm bán ngay, gửi bán TK 632, 157 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Sơ đồ số 05 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất (KKĐK) TK 631 "Giá thành sản xuất " TK 154 TK 154 Kết chuyển giá trị SPLD đầu kì Kết chuyển giá trị SPLD cuối kì TK 632 TK 611 TK 621 Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán hoặc bán ngay Chi phí Kết chuyển chi NVLTT phí NVLTT TK 622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Sơ đồ số 06 : Trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành NTP Tổng giá thành SP = Giá trị sản phẩm dở dang bước n _ Chi phí chế biến bước n + Giá thành nửa thành phẩm bước (n-1) .... .... Giá thành nửa thành phẩm bước 2 = Giá trị sản phẩm dở dang bước 2 _ Chi phí chế biến bước 2 + Giá thành nửa thành phẩm bước 1 Giá thành nửa thành phẩm bước 1 = Giá trị sản phẩm dở dang bước 1 _ Chi phí chế biến bước 1 + Chi phí nguyên vật liệu chính Sơ đồ số 07: Trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành theo phương pháp phân bước không tính giá thành NTP Tổng giá thành thành phẩm Chi phí nguyên vật liệu chính tính cho thành phẩm Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm Chi phí bước n tính cho thành phẩm Chi phí bước… tính cho thành phẩm Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm Mục lục Trang Lời nói đầu Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục Biểu số 01 Phiếu xuất kho Doanh nghiệp: NMĐTHN Số……. Mẫu số : 02 - VT Nợ…… QĐ số : 1141 TC/CĐKT Có…… ngày 1-1-1995 của BTC Ngày 2 tháng 12 năm 2001 Họ, tên người nhận hàng : Nguyễn Thị Hà địa chỉ,( bộ phận): PX vỏ Lý do xuất kho : Tàu ST 122 Xuất tại kho : Vũ Thị Hồi STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Que hàn Cân 500 500 7.000 3.500.000 2 Sơn các loại lít 100 100 30.000 3.000.000 Cộng : 6.500.000 Cộng thành tiền (bằng chữ): Sáu triệu năm trăm nghìn đồng chẵn Xuất ngày 2 tháng 12 năm 2001 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 02 Bảng kê số 3 Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ ( TK 152, 153 ) Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính: đồng Số TT Chỉ tiêu TK 152 - Nguyên vật liệu TK 153 - Công cụ dụng cụ HT TT HT TT 1 I. Số dư đầu tháng 1.200.685.000 1.177.871.985 16.583.600 16.517.266 2 II. Số phát sinh trong tháng 826.751.199 811.042.846 3.851.000 3.835.596 3 Từ NKCT số 1 (ghi Có TK 111) - - - - 4 Từ NKCT số 2 (ghi Có TK 112) 105.680.000 103.672.000 319.800 318.521 5 Từ NKCT số 5 (ghi Có TK 331) 419.890.000 411.912.090 398.300 396.707 6 Từ NKCT số 10 (ghi Có TK 141) 100.790.635 98.875.613 379.975 378.455 7 Từ NKCT số 4 (ghi Có TK 311) 200.390.564 196.583.143 2.752.925 2.741.913 8 Từ NKCT khác - - - - 9 III. Cộng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng ( I + II ) 2.027.436.199 1.988.914.831 20.434.600 20.352.862 10 IV. Hệ số chênh lệch 0,981 0,996 11 V. Xuất trong tháng 1.068.000.000 1.047.708.000 2.500.000 2.490.000 12 VI. Tồn kho cuối tháng ( III - V ) 959.436.199 941.206.831 17.934.600 17.862.862 Ngày…. tháng…. năm…. Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 6 Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 03 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính: đồng Số TT Ghi có các TK Đối tượng SD (Ghi nợ các TK) Tài khoản 152 Tài khoản 153 ht tt ht tt I TK 621- Chi phí NVL trực tiếp 1.050.000.000 1.030.050.000 - - 1 Tàu 3050T 900.000.000 882.900.000 - - 2 Tàu ST 122 150.000.000 147.150.000 - - II TK 627- Chi phí sản xuất chung 15.000.000 14.715.000 2.500.000 2.490.000 1 TK 6272 ( CP vật liệu dùng cho PX) 15.000.000 14.715.000 - - 2 TK 6273 ( CP công cụ dụng cụ sản xuất) - - 2.500.000 2.490.000 III TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp) 3.000.000 2.943.000 - - 1 TK 6422 (CP vật liệu dùng cho quản lý) 3.000.000 2.943.000 Cộng 1.068.000.000 1.047.708.000 2.500.000 2.490.000 Ngày…tháng…năm… Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 7 Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 10 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính : đồng Số TT Ghi Có TK Đối tượng sử dụng (ghi Nợ TK) Lương cơ bản TK 334 - Phải trả công nhân viên TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng (334 + 338 ) Lương Các khoản khác (3342) Cộng có TK 334 Kinh phí CĐ (3382) BHXH (3383) BHYT (3384) Cộng có TK 338 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 I TK 622 - Chi phí NCTT 90.405.000 159.977.789 159.977.789 3.199.556 13.560.750 1.808.100 18.568.406 178.546.195 1. Hoàn thành tàu ST 122 9.791.963 17.327.544 17.327.544 346.551 1.468.794 195.839 2.011.184 19.338.728 2. Tàu 3050T 80.613.037 142.650.245 142.650.245 2.853.005 12.091.956 1.612.261 16.557.222 159.207.467 II TK 6271- Chi phí NVPX 11.573.200 16.830.778 16.830.778 336.616 1.735.930 231.464 2.304.060 19.134.838 1. Lương văn phòng PX 6.129.968 8.914.746 8.914.746 178.295 919.495 122.599 1.220.389 10.135.135 2. Lương phục vụ sx 4.094.872 5.955.128 5.955.128 119.103 614.231 81.897 815.231 6.770.359 3. Lương sửa chữa máy móc 1.323.605 1.924.904 1.924.904 38.498 198.541 26.472 263.511 2.188.415 4. Lương trách nhiệm 24.755 36.000 36.000 720 3.713 496 4.929 40.929 III TK 6411- Lương tổ bảo quản 2.538.900 3.279.300 3.279.300 65.586 380.835 50.778 497.199 3.776.499 IV TK 6421 - Chi phí NVQL 31.953.600 35.747.983 35.747.983 714.960 4.793.040 639.072 6.147.072 41.895.055 1. Lương văn phòng nhà máy 30.897.566 34.566.549 34.566.549 691.331 4.634.635 617.951 5.943.917 40.510.466 2. Lương 100% 1.056.034 1.181.434 1.181.434 23.629 158.405 21.121 203.155 1.384.589 V TK 2412 (cổng trục 50T ) 2.690.000 2.690.000 2.690.000 53.800 403.500 53.800 511.100 3.201.100 VI TK 3383 (BHXH phải chi) 1.549.355 1.549.355 1.549.355 VII TK 3341 Nộp 5% BHXH, 1% BHYT 6.958.035 1.391.607 8.349.642 8.349.642 Cộng 139.160.700 218.525.850 1.549.355 220.075.205 4.370.518 27.832.140 4.174.821 36.377.479 256.452.684 Ngày …tháng …năm… Người lập bảng Kế toán trưởng 17 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 13 Bảng tính và phân bổ khấu hao tscđ Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính: đồng Số TT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao(%) Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 - Chi phí sx chung TK 641 Chi phí bán hàng TK 6424 Chi phí QLDN TK 241 XDCB dở dang Nguyên giá Khấu hao Phân xưởng ……. 6274 Trích khấu hao TSCĐ 48.227.567 17.931.500 1 Trích KH máy móc thiết bị dùng cho sản xuất SP 36.197.860 2 Trích KH máy móc thiết bị, nhà cửa, vật kiến trúc dùng cho quản lý phân xưởng 12.029.707 3 Trích KH nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị dùng cho QLDN 17.931.500 4 Tổng cộng 66.159.067 Ngày…tháng…năm… Người lập bảng Kế toán trưởng 20 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 07 Bảng phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dở dang Tháng 12/2001 Đơn vị tính : đồng Sản phẩm TK 621 TK 622 TK627 TK 642 Cộng 1. Tàu ST 122 147.150.000 19.338.728 12.188.944 11.180.857 189.858.529 2. Tàu 3050T 882.900.000 159.207.467 100.346.353 92.047.204 1.234.501.024 Cộng 1.030.050.000 178.546.195 112.535.297 103.228.061 1.424.359.553 Ngày…tháng…năm Người lập bảng (Ký, họ tên) 12 Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 19 Bảng chi tiết chi phí sản xuất tàu 3050T Đơn vị tính : đồng Tháng TK 621 TK 622 TK627 TK 642 Cộng Phát sinh Lũy kế 08/2001 917.834.500 130.419.896 72.999.811 71.198.806 1.192.453.013 1.192.453.013 09/2001 1.289.415.970 151.499.118 75.918.806 76.312.860 1.593.146.754 2.785.599.767 10/2001 1.001.913.200 139.200.648 73.816.600 70.900.100 1.285.830.548 4.071.430.315 11/2001 1.306.179.909 143.806.901 74.100.910 75.890.200 1.599.977.920 5.671.408.235 12/2001 882.900.000 159.207.467 100.346.353 92.047.204 1.234.501.024 6.905.909.259 Ngày…tháng…năm Người lập bảng (Ký, họ tên) 27 Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 20 Bảng tính giá thành sản phẩm tàu ST 122 Đơn vị tính : đồng Tháng TK 621 TK 622 TK 627 TK 642 Cộng Phát sinh Lũy kế 08/2001 563.212.500 129.876.253 60.191.351 59.918.407 813.198.511 813.198.511 09/2001 636.787.500 141.829.990 71.549.200 68.129.304 918.295.994 1.731.494.505 10/2001 301.891.300 88.959.493 33.998.281 37.801.900 462.650.974 2.194.145.479 11/2001 350.958.700 69.995.536 47.051.837 45.117.893 513.123.966 2.707.269.445 12/2001 147.150.000 19.338.728 12.188.944 11.180.857 189.858.529 2.897.127.974 Ngày….tháng…năm… Người lập bảng (Ký, họ tên) 28 Doanh nghiệp: NMĐTHN Biểu số 14 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh tk 627 Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính : đồng Số TT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số Ghi Nợ TK 627 Chia ra 6271 6272 6273 6274 6277Đ 6277ạ 6278 1 NKCT số 1 … 111 66.000 66.000 … … … … … Cộng 4.946.700 3.915.000 1.031.700 2 Bảng phân bổ lương …. 334 16.830.778 16.830.778 …. 3382 336.616 336.616 … … …. …. Cộng 19.134.838 19.134.838 3 NKCT số 4 … 311 8.592.192 8.592.192 Cộng 8.592.192 8.592.192 4 Bảng phân bổ KH … 214 48.227.567 48.227.567 Cộng 48.227.567 48.227.567 5 Bảng phân bổ VL … 152 14.715.000 14.715.000 153 2.490.000 2.490.000 Cộng 17.205.000 14.715.000 2.490.000 6 NKCT số 10 … 141 10.839.000 10.839.000 … 141 3.590.000 3.590.000 Cộng 14.429.000 3.590.000 10.839.000 Tổng cộng 112.535.297 19.134.838 14.715.000 2.490.000 48.227.567 8.592.192 7.505.000 11.870.700 Kế toán trưởng Người lập bảng 21 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 11 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 622 Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính : đồng Số TT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số Ghi Nợ TK 622 Chia ra Tàu ST 122 Tàu 3050T 1 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Lương công nhân trực tiếp sản xuất 334 159.977.789 17.327.544 142.650.245 2 KPCĐ 3382 3.199.556 346.551 2.853.005 3 BHXH 3383 13.560.750 1.468.794 12.091.956 4 BHYT 3384 1.808.100 195.839 1.612.261 5 6 7 Tổng cộng 178.546.195 19.338.728 159.207.467 Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 18 Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 04 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh tk 621 Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính : đồng Số TT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số Ghi Nợ TK 621 Chia ra Tàu ST 122 Tàu 3050T 1 Bảng phân bổ vật liệu, CCDC Xuất NVL trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm 152 1.030.050.000 147.150.000 882.900.000 2 3 Cộng 1.030.050.000 147.150.000 882.900.000 Kế toán trưởng Người lập bảng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 8 Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 16 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh tk 642 Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính : đồng Số TT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số Ghi Nợ TK 642 Chia ra 6421 6422 6424 6425 6427Đ 6427ạ 6428 6429 1 NKCT số 1 … 111 189.600 189.600 2 … 111 … … … … … … … … … 3 Cộng 14.571.244 1.399.800 4.077.304 9.094.140 4 NKCT số 2 … 112 15.430.200 15.430.200 5 112 … … … … … 6 Cộng 15.783.200 92.500 260.500 15.430.200 7 Bảng phân bổ lương … 334 35.747.983 35.747.983 8 3382 714.960 714.960 9 … … … 10 Cộng 41.895.055 41.895.055 11 NKCT số 4 … 311 358.008 358.008 12 Cộng 358.008 13 NKCT số 5 … 331 2.700.000 2.700.000 14 Cộng 2.700.000 15 Bảng phân bổ KH … 214 17.931.500 17.931.500 16 17 Cộng 17.931.500 18 Bảng phân bổ VL … 152 2.943.000 2.943.000 19 20 Cộng 2.493.000 21 NKCT số 10 … 141 10.117.454 3.459.454 6.658.000 22 Cộng 10.117.454 23 Tổng cộng 106.299.461 41.895.055 2.943.000 17.931.500 1.492.300 358.008 10.497.258 15.752.140 15.430.200 Kế toán trưởng Người lập bảng 23 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 06 Bảng kê số 4 Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính : đồng Số TT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 152 153 214 334 338 621 1 TK 154 - Tàu ST 122 147.150.000 - Tàu 3050T 882.900.000 2 TK 621 - Tàu ST 122 147.150.000 - Tàu 3050T 882.900.000 3 TK 622 -Tàu ST 122 17.327.544 2.011.184 -Tàu 3050T 142.650.245 16.557.222 4 TK 627 - 6271 16.830.778 2.304.060 - 6272 14.715.000 - 6273 2.490.000 - 6274 48.227.567 - 6277 - 6278 5 Cộng 1.044.765.000 2.490.000 48.227.567 176.808.567 20.872.466 1.030.050.000 10 Bảng kê số 4 (tiếp theo) Số TT 622 627 642 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Cộng chi phí thực tế trong tháng NKCT số 1 NKCT số 4 NKCT số10 1 1.424.359.553 19.338.728 12.188.944 11.180.857 189.858.529 159.207.467 100.346.353 92.047.204 1.234.501.024 2 1.030.050.000 147.150.000 882.900.000 3 178.546.195 19.338.728 159.207.467 4 112.535.297 19.134.838 14.715.000 2.490.000 48.227.567 3.915.000 8.592.192 3.590.000 16.097.192 1.031.700 10.839.000 11.870.700 5 178.546.195 112.535.297 103.228.061 4.946.700 8.592.192 14.429.000 2.745.491.045 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 11 Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 17 Bảng kê số 5 Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính : đồng Số TT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 152 214 334 338 621 622 1 TK 2412 2.690.000 511.100 2 TK 641 - 6411 3.279.300 497.199 - 6418 3 TK 642 - 6421 35.747.983 6.147.072 - 6422 2.943.000 - 6424 17.931.500 - 6425 - 6427 - 6428 - 6429 4 Cộng 2.943.000 17.931.500 41.717.283 7.155.371 24 Bảng kê số 5 (tiếp theo) Số TT Các TK phản ánh từ các NKCT khác Cộng chi phí thực tế trong tháng NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 4 NKCT số 5 NKCT số 10 1 3.201.100 2 27.651.679 3.776.499 23.875.180 23.875.180 3 106.299.461 41.895.055 2.943.000 17.931.500 1.399.800 92.500 1.492.300 4.077.304 260.500 358.008 2.700.000 3.459.454 10.855.266 9.094.140 6.658.000 15.752.140 15.430.200 15.430.200 4 38.446.424 15.783.200 358.008 2.700.000 10.117.454 137.152.240 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 25 Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 09 Sổ cái TK 621 Tháng 12 năm 2001 Số dư đầu Năm Nợ Có Đơn vị tính : đồng Số TT Ghi Có các tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này Tháng 1 Tháng 2 ….. Tháng 12 152 1.030.050.000 1 Cộng số phát sinh Nợ 1.030.050.000 2 Tổng số phát sinh Có 1.030.050.000 3 Số dư Nợ cuối tháng Có Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 16 Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 12 Sổ cái tk 622 Tháng 12 năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị tính : đồng Số TT Ghi Có các tài khoản đối ứng nợ với tài khoản này Tháng 1 Tháng 2 …. Tháng 12 334 159.977.789 3382 3.199.556 3383 13.560.750 3384 1.808.100 1 Cộng số phát sinh Nợ 178.546.195 2 Tổng số phát sinh Có 178.546.195 3 Số dư nợ cuối tháng có Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 19 Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 15 Sổ cái tk 627 Tháng 12 năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị tính : đồng Số TT Ghi Có các tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 12 111 4.946.700 141 14.429.000 152 14.715.000 153 2.490.000 214 48.227.567 311 8.592.192 334 16.830.778 3382 336.616 3383 1.735.980 3384 231.464 1 Cộng số phát sinh Nợ 112.535.297 2 Tổng số phát sinh Có 112.535.297 3 Số dư Nợ Cuối tháng Có 22 Kế toán trưởng Người lập Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 18 Sổ cái tk 642 Tháng 12 năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị tính : đồng Số TT Ghi Có các tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này Tháng 1 Tháng 2 …. Tháng 12 111 14.571.244 112 15.783.200 141 10.117.454 152 2.943.000 214 17.931.500 311 358.008 331 2.700.000 334 35.747.983 3382 714.960 3383 4.793.040 3384 639.072 1 Cộng số phát sinh Nợ 106.299.461 2 Tổng số phát sinh Có 106.299.461 3 Số dư Nợ Cuối tháng Có 26 Kế toán trưởng Người lập Doanh nghiệp : NMĐTHN Nhật ký chứng từ số 7 Biểu số 08 Phần I : Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính : đồng Số TT TK ghi Có TK ghi Nợ 131 152 153 154 214 3341 3342 3382 3383 3384 621 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2 154 1.030.050.000 3 2412 2.690.000 53.800 403.500 53.800 4 621 1.030.050.000 5 622 159.977.789 3.199.556 13.560.750 1.808.100 6 627 14.715.000 2.490.000 48.227.567 16.830.778 336.616 1.735.980 231.464 7 641 3.279.300 65.586 380.835 50.778 8 642 2.943.000 17.931.500 35.747.983 714.960 4.793.040 639.072 9 Cộng A 1.047.708.000 2.490.000 66.159.067 218.525.850 4.370.518 20.874.105 2.783.214 1.030.050.000 10 111 120.140.785 11 112 1.050.000.000 12 1131 13 1331 14 141 15 152 16 153 17 155 2.897.127.974 18 311 19 331 20 3341 6.958.035 1.391.607 21 3342 22 3382 23 3383 1.549.355 24 3384 25 Cộng B 1.170.140.785 2.897.127.974 1.549.355 6.958.035 1.391.607 26 Cộng ( A + B ) 1.170.140.785 1.047.708.000 2.490.000 2.897.127.974 66.159.067 218.525.850 1.549.355 4.370.518 27.832.140 4.174.821 1.030.050.000 13 Nhật ký chứng từ số 7 ( tiếp theo phần I ) Số TT TK ghi Có TK ghi Nợ 622 627 642 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Tổng cộng chi phí NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 4 NKCT số 5 NKCT số 10 1 1 13 14 15 16 17 18 19 20 21 2 154 178.546.195 112.535.297 103.228.061 1.424.359.553 3 2412 3.201.100 4 621 1.030.050.000 5 622 178.546.195 6 627 4.946.700 8.592.192 14.429.000 112.535.297 7 641 23.875.180 27.651.679 8 642 14.571.244 15.783.200 358.008 2.700.000 10.117.454 106.299.461 9 Cộng A 178.546.195 112.535.297 103.228.061 43.393.124 15.783.200 8.950.200 2.700.000 24.546.454 2.882.643.285 10 111 1.540.800 200.000.000 321.681.585 11 112 1.530.600 300.000.000 1.351.530.600 12 1131 2.936.876 2.936.876 13 1331 11.589.791 3.636.933 20.885.440 7.091.478 43.203.642 14 141 111.258.000 111.258.000 15 152 103.672.000 196.583.143 411.912.090 98.875.613 811.042.846 16 153 318.521 2.741.913 396.707 378.455 3.835.596 17 155 2.897.127.974 18 311 500.000.000 500.000.000 19 331 3.700.842 9.090.300 12.791.142 20 3341 193.579.279 201.928.921 21 3342 8.190.757 8.190.757 22 3382 10.000.000 10.000.000 23 3383 80.000.000 81.549.355 24 3384 40.210.600 40.210.600 25 Cộng B - - 3.071.400 619.665.754 945.790.912 212.052.289 433.194.237 106.345.546 6.397.287.894 26 Cộng ( A+ B ) 178.546.195 112.535.297 106.299.461 663.058.878 961.574.112 221.002.489 435.894.237 130.892.000 9.279.931.179 Ngày…. tháng … năm … Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 14 Doanh nghiệp : NMĐTHN nhật ký chứng từ số 7 Phần II : Chi phí sản xuất kinh doanh tính theo yếu tố Tháng 12 năm 2001 Đơn vị tính : đồng Số TT Tên các TK chi phí sản xuất kinh doanh Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí SXKD Tổng cộng chi phí Nguyên vật liệu Nhiên liệu, động lực Tiền lương và các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ Khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 TK 154 1.424.359.553 1.424.359.553 2 TK 631 3 TK 1422 27.651.379 27.651.679 4 TK 335 5 TK 621 1.019.669.500 10.380.500 1.030.050.000 1.030.050.000 6 TK 622 159.977.789 18.568.406 178.546.195 178.546.195 7 TK 627 17.205.000 8.592.192 16.830.778 2.304.060 48.227.567 7.505.000 11.870.700 112.535.297 112.535.297 8 TK 641 3.279.300 497.199 23.875.180 27.651.379 27.651.679 9 TK 642 2.943.000 358.008 35.747.983 6.147.072 17.931.500 10.448.758 29.651.740 103.228.061 103.228.061 10 TK 2412 2.690.000 511.100 3.201.100 3.201.100 11 Cộng trong tháng 1.039.817.500 19.330.700 218.525.850 28.027.837 66.159.067 17.953.758 65.397.620 1.455.212.332 1.452.011.232 2.907.223.564 12 Lũy kế từ đầu năm 14.500.468.000 215.789.000 2.269.521.678 286.455.779 793.908.804 163.784.203 725.111.200 18.955.038.660 1.970.691.032 20.925.729.700 15 Doanh nghiệp : NMĐTHN Biểu số 05 Bảng tổng hợp các TK chi phí theo hình thức chữ T Tháng 12 năm 2001 TK 621 TK 622 TK 641 (152) 1.030.050.000 1.030.050.000 (154) (334) 159.977.789 178.546.195 (154) (111) 23.875.180 27.651.679 (1422) (3382) 3.199.556 (334) 3.279.300 (3383) 13.560.750 (3382) 65.586 (3384) 1.808.100 (3383) 380.835 PS: 1.030.050.000 PS: 1.030.050.000 (3384) 50.778 PS: 178.546.195 PS: 178.546.195 PS: 27.651.679 PS:27.651.679 TK 627 TK 642 TK 154 DĐK: 8.378.677.680 (111) 4.946.700 (111) 14.571.244 1.540.800 (111) (141) 14.429.000 112.535.297 (154) (112) 15.783.200 1.530.600 (112) (621) 1.030.050.000 2.897.127.974 (155) (152) 14.715.000 (141) 10.117.454 103.228.061 (154) (622) 178.546.195 (153) 2.490.000 (152) 2.943.000 (627) 112.535.297 (214) 48.227.567 (214) 17.931.500 (642) 103.228.061 (311) 8.592.192 (311) 358.008 (334) 16.830.778 (331) 2.700.000 (3382) 336.616 (334) 35.747.983 (3383) 1.735.980 (3382) 714.960 (3384) 231.464 (3383) 4.793.040 PS: 1.424.359.553 PS: 2.897.127.974 (3384) 639.072 9 PS: 112.535.297 PS: 112.535.297 PS: 106.299.461 PS: 106.299.461 DCK: 6.905.909.259

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8413.DOC
Tài liệu liên quan