Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công tyTNHH ống thép Hoà Phát

Tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công tyTNHH ống thép Hoà Phát: DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TSCĐ: Tài sản cố định NVL TT: Nguyên vật liệu trực tiếp NC TT: Nhân công trực tiếp SXC: Sản xuất chung BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: Kinh phí công Đoàn BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BTP: Bán thành phẩm KH: Khấu hao QLDN: Quản lý doanh nghiệp DT BH & CCDV: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề: Năm 2006, nước ta gia nhập WTO đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, điều đó không chỉ tác động tới lĩnh vực văn hoá chính trị - xã hội mà còn tác động rất lớn tới nền kinh tế. Song để thích ứng với nhịp độ phát triển của toàn cầu có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ, bền vững thì nền kinh tế phải có những bước chuyển mình tốt và có một nền tảng chắc chắn.Từ đó đặt ra cho cấp quản lý của mỗi doanh nghiệp cần có những đánh giá và quyết định sản xuất đúng đắn hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế mang về doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp. Một trong những vấn đề các doanh nghiệp quan tâm hiện nay là ...

doc135 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công tyTNHH ống thép Hoà Phát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TSCĐ: Tài sản cố định NVL TT: Nguyên vật liệu trực tiếp NC TT: Nhân công trực tiếp SXC: Sản xuất chung BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: Kinh phí công Đoàn BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BTP: Bán thành phẩm KH: Khấu hao QLDN: Quản lý doanh nghiệp DT BH & CCDV: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề: Năm 2006, nước ta gia nhập WTO đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, điều đó không chỉ tác động tới lĩnh vực văn hoá chính trị - xã hội mà còn tác động rất lớn tới nền kinh tế. Song để thích ứng với nhịp độ phát triển của toàn cầu có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ, bền vững thì nền kinh tế phải có những bước chuyển mình tốt và có một nền tảng chắc chắn.Từ đó đặt ra cho cấp quản lý của mỗi doanh nghiệp cần có những đánh giá và quyết định sản xuất đúng đắn hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế mang về doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp. Một trong những vấn đề các doanh nghiệp quan tâm hiện nay là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm vẫn được cải thiện nâng cao . Muốn vậy công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cần phải đặt lên hàng đầu. Có như vậy mới hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp vì thế một yếu tố không thể thiếu đó là tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong điều kiện giá bán không đổi, sản phẩm đạt chất lượng thì chi phí sản xuất giảm được bao nhiêu tương đương với việc doanh nghiệp đạt được lợi nhuận bấy nhiêu. Đây chính là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại và phát triền trong sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt của nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhận rõ vai trò và sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát, em được tiếp cận với thực tế cùng với những kiến thức được học từ nhà trường nên em đã lựa chọn chuyên đề: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại công tyTNHH ống thép Hoà Phát để hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứu chuyên đề: - Trình bày một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản áp dụng trong kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH ống thép Hoà Phát. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát tại công ty TNHH ống thép Hoà Phát để đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 3. Phạm vi nghiên cứu chuyên đề: - Phạm vi nghiên cứu chuyên đề là tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của các laoi sản phẩm ống thép tại công ty TNHH ống thép Hoà Phát. - Nguồn tài liệu được sử dụng là các thông tin và số liệu thực tế đã khảo sát thu thập tạ công ty TNHH ống thép Hoà Phát trong quá trình thực tập tại đơn vị làm luận cứ để hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu chuyên đề: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu và số học: phương pháp nay căn cứ vào những chứng từ thực tế phát sinh nghiệp vụ kinh tế đã đựơc kế toán tập hợp vào sổ sách kế toán và kiểm tra tính chính xác, tính phù hợp, tính hợp pháp của các chứng từ. 4.2. Phương pháp so sánh: Phương pháp này căn cứ vào những số liệu và chỉ tiêu so sánh từ đó đưa ra những kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.3. Phương pháp phân tích: phương pháp này áp dụng việc tính toán , so sánh số liệu của các phương pháp nêu trên để phân tích những khác biệt giữa lý luận và thực tiễn từ đó rút ra những kết luận thích hợp. 5. Bố cục của chuyên đề: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Chương II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát. Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Những vấn đề chung về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Thực chất của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự chuyển hoá cuả các yếu tố sản xuất đầu vào tạo thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.Trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc xác định đúng đắn chi phí sản xuất không những là yếu tố khách quan mà còn là vấn đề được coi trọng hàng đầu nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện bảo toàn và phát triển vốn đầu tư một cách tốt nhất 1.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hạch toán kinh doanh thì các chi phí nàyđược biểu hiện dưới một lượng giá trị bằng tiền trong đó chi phí về tiền công biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống còn chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL nhiên liệu được biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hoá, xuất phát từ đó mà chi phí sản xuất có thể được khái quát như sau: ª Khái niệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kì nhất định. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán CPSX đáp ứng nhu cầu kế toán và việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần được phân loại theo các tiêu thức phù hợp. Việc xác định được tiêu thức phân loại phù hợp khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạch toán mà còn là tiền đề quan trọng của kế hoạch hoá, kiểm tra, phân tích CPSX của toàn doanh nghiệp cũng như các bộ phận cấu thành bên trong doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại CPSX, sau đây là một số cách phân loại chủ yếu: Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất của chi phí(phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố) Theo cách phân loại này, những chi phí có nội dung, tính chất kinh tế được xếp chung vào cùng một yếu tố chi phí, không phân biệt chúng phát sinh ở đâu và dùng vào mục đích gì. Bao gồm các nội dung sau: - Chi phí nguyên vật liệu: gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu...Mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. - Chi phí nhân công: gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn... của công nhân viên hoạt động trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền: gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí đã nêu ở trên phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cách phân loại này có tác dụng lớn trong quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để phân tích đánh giá tình thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp tài liệu để lập dự toán chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí. Cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục. Theo cách phân loại này căn cứ vào mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế nào. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng cho sản xuất trực tiếp sản phẩm. Chi phí này không bao hàm những chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và các khoản trích bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của lao động trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài hai khoản mục trên. Cụ thể bao gồm các khoản sau: Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí vật liệu Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho việc tính toán, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Làm cơ sở lập định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động Theo cách phân loại này thì CPSX được chia thành: - Chi phí khả biến: Là những chi phí thay đổi khi có sự thay đổi về tổng số, tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.Gồm có: cp NVLTT, cp NCTT. - Chi phí bất biến: Là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi khối lượng sản xuất như khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng… Cách phân loại này có tácn dụng lớn trong quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quan lý cần thiết. Phân loại chi phí sản xuất theo phướng pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. - Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản suất có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm. - Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc. Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành của chi phí. - Chi phí đơn nhất : là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như nguyên liệu, vật liệu chính dùng cho sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất. - Chi phí tổng hợp: là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này giúp cho việc nhận thức vị trí của từng loại chi phí trong việc hình thành sản phẩm để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm thích hợp với từng loại. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. Giá thành sản xuất là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, nó phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư tiền vốn của doanh nghiệp. Từ đó ta có thể định nghĩa giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm(công niệc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý hạch toán và kế hoach hoá, giá thành được chia thành các loai tương ứng Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán. Theo căn cứ này thì giá thành sản phẩm được chia thành hai loại: Giá thành sản xuất: Là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm công việc lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất của toàn bộ bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ.Giá thanh toàn bộ là căn cứ để tính toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở dữ liệu tính giá thành Theo căn cứ này thì giá thành được chia thành ba loại: Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng sản xuất kế hoạch Giá thành định mức: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Giá thành thực tế: Là giá thành sản xuât sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất tgực tế đã phát sinh trong kỳ. Giá thành thực rế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất. Do đó giữa chúng có những điểm giống nhau và khác nhau. Xét về bản chất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao hàm các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất. Nhưng xét về mặt lượng thì giữa chúng lại có sự khác nhau. Chi phí sản xuất là toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá, được biểu hiện bằng tiền trong một thời kỳ nhất định. Còn giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này thể hiện ở công thức sau : Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí SX dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ giống nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì lúc đó tổng giá thành sản phẩm và tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sẽ giống nhau. Tóm lại, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên quan mật thiết với nhau, chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ chính là một trong những căn cứ để xác định giá thành sản phẩm. Vì vậy, qua phân tích mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho thấy một yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý đó là việc quản lý chi phí một cách khoa học là tiền đề cho việc quản lý giá thành sản phẩm một cách đúng đắn. Có như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu của CPSX và giá thành của doanh nghiệp, kế toán chi phí giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Thường xuyên đi sâu giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, việc để thúc đẩy doanh nghiệp quản lý, cải tiến, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu hạ giá thành tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Thông qua thực tế và số liệu tổng hợp được, sẽ giúp người quản lý thấy được mặt mạnh, mặt yếu, trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó khai thác tối đa khả năng của doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn. - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phù hợp đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ CPSX theo đúng đối tượng tập hợp CPSX đã xác định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. Xác định đối tượng đúng sẽ tạo ra các tài liệu tài chính kịp thời, chính xác, qua đó người quản lý nắm rõ tình hình thực tế giúp ngăn chặn các chi phí vượt quá mức, các hành vi gian lận trong quá trình quản lý và sử dụng tư liệu lao động, tình trạng lãng phí thất thoát vật, tiền vốn của công ty đồng thời với việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.Mà một trong những khâu quan trọng của chức năng giám sát tài chính đó là tổ chức hạch toán kế toán bởi vì nó của doanh nghiệp. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán CPSX và tính giá thành phù hợp với phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn đồng thời tuân thủ quy định Tài chính của nhà nước. Hàng kỳ, tổ chức phân tích CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, nhằm kịp thời phát hiện sai sót, bất thường hoặc chưa hợp lý của hoạt động và phương pháp hạch toán để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách đầy đủ, chính xác. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong khâu tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất a. Khái niệm: Đối tượng kế toán CPSX là phạm vi, giới hạn mà CPSX cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và yêu cầu tính giá thành sản phẩm. b. Căn cứ xác định đối tượng chi phí sản xuất: Cơ cấu tổ hức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Đặc điểm của sản phẩm 1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. a. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp được sử dụng đối với các chi phí có liên đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Theo cách này khi phát sinh khoản chi phí có liên quan đến đối tượng nào thì kế tons sẽ tập hợp và kết chuyển trực tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán thực tế một cách tỉ mỉ cụ thể từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán…theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, chỉ có như vậy mới đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ. Phương pháp tập hợp và phân bổ bổ gián tiếp Phương pháp này được sử dụng với các chi phí có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Trình tự tập hợp và phân bổ chi phí như sau: Tập hợp các chi phí cần phân bổ cho các đối tượng Lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp với từng loại chi phí Xác định hệ số phân bổ( H): Công thức sau: H = C T = C Tn Trong đó: H là hệ số phân bổ chi phí C là tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ T là tổng tiêu chuẩn cần phân bổ Tn là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n Tính chi phí cần phân bổ cho đối tượng tập hợp liên quan Cn = H x Tn Trong đó: Cn là phần chi phí phân bổ cho đối tượng n. Việc xác đinh tiêu chuẩn phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽ tuỳ thuộc vào nội dung chi phí cần phân bổ, khi đó cũng phải xác định hệ số phân bổ theo từng nội dung chi phí này hoặc cũng có thể xác định chung cho tất cả các chi phí cần phân bổ. Việc xác định tiêu chuẩn phân bổ tuỳ thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp. 1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 1.3.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: 1.3.1.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Khái niệm: - Chi phí NVLTT là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ. Phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ: - Đối với các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp dến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thì dùng phương pháp trực tiếp. - Đối với chi phí NVL TT có liên quan tới nhiều đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ thường là: chi phí NVLTT trong kế hoạch, chi phí NVLTT định mức, khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Chi phí NVL trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức: Chi phí NVL trực tiếp thực tế trong -Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc lao vụ dịch cụ trong kỳ. kỳ = Trị giá thực tế của NVL kỳ trước còn - Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực sử dụng cho SXKD trong kỳ vào TK 154 hoặc TK 631 và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường vào TK 632. -Trị giá NVLTT sử dụng không hết nhập lại kho. lại chuyển sang kỳ này + Trị giá thực tế của NVL xuất đưa vào trực tiếp chế tạo sản phẩm trong kỳ này - Trị giá thực tế NVL xuất dùng còn lại cuối kỳ chưa sử dụng - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất, hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho… Tài khoản sử dụng: TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu tài khoản: TK 621 -Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất - Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm sử dụng cho SXKD trong kỳ vào TK 154 hoặc thực hiện công việc lao vụ dịch cụ hoặc TK 631 và chi tiết cho các đối trong kỳ. tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí NVLTT vượt trên Mức bình thường vào TK 632. -Trị giá NVLTT sử dụng không hết nhập lại kho. Tài khoản này không có số dư. Trình tự kế toán nguyên vật liệu trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tập hợp và phân bổ NVL trực tiếp: TK152 TK621 TK152 Trị giá NVL xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất Trị giá NVL cuối kỳ và phế liệu thu hồi nhập kho TK 111,112,331 TK 154 Kết chuyển chi phí NVLTT Trị giá NVL mua dùng ngay cho các đối tượng chịu chi phí TK 632 TK 133 Phần CP NVLTT vượt bình thường Trị giá NVL mua dùng ngay Sổ kế toán sử dụng và trình tự ghi sổ kế toán: ªHình thức chứng từ ghi sổ: Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh( mở cho TK621) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK621 Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK621 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Lập chứng từ ghi sổ Sổ cái TK621 ªHình thức nhật ký chung: - Sổ sách kế toán: + Sổ chi tiết TK621 + Sổ nhật ký chung, sổ cái TK621 - Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK621 Ghi sổ nhật ký chung Sổ cái TK621 ªHình thức nhật ký – sổ cái: - Sổ sách kế toán: + Sổ chi tiết TK621, sổ nhật ký sổ cái - Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK 621 Sổ nhật ký sổ cái 1.3.1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Khái niệm Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí NCTT: - Phương pháp tập hợp trực tiếp: được áp dụng đối với các khoản chi phí NCTT có liên quan tới từng đối tượng tập hợp. - Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Được áp dụng đối với các chi phí NCTT có liên quan tới những đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Các tiêu chuẩn phân bổ có thể là: chi phí NCTT định mức, giờ công lao động thực tế, chi phí NVLTT của từng đối tượng, khối lượng sản phẩm sản xuất ra… Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng phân bổ lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng tính và thanh toán lương… Tài khoản kế toán sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622- chi phí nhân công trực tiếp. Kết cấu tài khoản: TK 622 -Chi phí NCTT tham gia quá trình sản - Kết chuyển chi phí NCTT vào bên xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch nợ TK 154. vụ trong kỳ: Tiền lương, tiền công - Kết chuyển chi phí NCTT vượt và các khoản trích theo lương, tiền mức bình thường vào TK 632. công phát sinh trong kỳ. Trình tự kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK154 Lương chính, lương phụ, lương Kết chuyển chi phí NCTT phụ cấp phải trả CNSX TK 335 TK 632 Trích trước tiền lương nghỉ phần chi phí NCTT vượt phép cho công nhân trên mức TK 338 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ f. Sổ kế toán sử dụng và trình tự ghi sổ kế toán: ªHình thức chứng từ ghi sổ: Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh( mở cho TK622) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK622 Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK622 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Lập chứng từ ghi sổ Sổ cái TK622 ªHình thức nhật ký chung: - Sổ sách kế toán: + Sổ chi tiết TK622, bảng lương và các khoản trích theo lương + Sổ nhật ký chung, sổ cái TK622 - Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK622 Ghi sổ nhật ký chung Sổ cái TK622 ªHình thức nhật ký – sổ cái: - Sổ sách kế toán: + Sổ chi tiết TK622, sổ nhật ký sổ cái - Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK 622 Sổ nhật ký sổ cái 1.3.1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng vào quản lý và phục vụ sản xuất (phân xưởng, đội, trại..) Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung tài khoản này gồm các tài khoản cấp 2 sau: TK 6271 - Chi phí nhân viên (phân xưởng, tổ đội sản xuất) TK 6272 - Chi phí vật liệu TK 6273 - Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: w Phương pháp tập hợp: chi phí SXC phảI được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh và chi tiết theo khpản chi phí sản xuất chung cố định, chi phí sản xuất biến đổi. - Chi phí SXC biến đổi: là những khoản chi phí thường thay đổi theo số lượng sản xuất trong kỳ: như điện dùng chạy máy sản xuất san phẩm.. - Chi phí SXC cố định: Là những khoản chi phí thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ: như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí khấu hao TSCĐ, tiền lương phảI trả cho nhân viên quản lý phâm xưởng. w Phương pháp phân bổ: Đối với khoản chi phí SXC liên quan tới nhiều đối tượng chịu chi phí thì phảI phân bổ. Tiêu thức phân bổ có thể là tiền lương công nhân Trực tiếp sản xuất, định mức giờ công của công nhân sản xuất,… - Chi phí SXC biến đổi được tính hết vào chi phí chế biến sản xuất trong kỳ. - Chi phí SXC cố định khi phân bổ tính vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm phảI dựa trên công suất bình thường của máy móc thiết bị (công suất bình thường của máy móc thiết bị là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện bình thường). + Nếu mức sản xuất sản phẩm cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. + Nếu mức sản xuất sản phẩm thực tế thấp hơn công suất bìmh thường thì chi phí SXC cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho moĩi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, khoản chi phí SXC cố định không phân bổ được tính vào trị giá vốn của hàng bán trong kỳ. Công thức phân bổ như sau: Chi phí SXC cố định tính vào chi phí chế biến trong kỳ = Chi phí SXC cố định Số lượng SP sản xuất theo công suất bình thường x Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế Chứng từ sử dụng: - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân phân xưởng - Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Hoá đơn điện, nước, hoá đơn vận chuyển , bốc dỡ, phiếu chi… Kết cấu tài khoản 627: TK 627 Tập hợp chi phí SXC phát sinh - Các khoản ghi giảm chi phí Trong kỳ - Kết chuyển chi phí SXC vào bên Nợ TK 154 - CPSXC cố định không phân bổ đượcghi vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản tế sản xuất ra thấp hơn mức bình thường Tài khoản 627 không có số dư Trình tự kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung TK334, 338 TK627 TK154 Chi phí nhân viên (1) Chi phí SXC phân bổ vào TK152 chi phí chế biến trong kỳ (7) Chi phí vật liệu (2) TK632 Chi phí SXC TK153(142, 242) không được phân bổ ghi nhân CPSXKD trong kỳ (9) Chi phí CC,DC (3) TK 627 TK214 TK 111, 112, 138 Chi phí khấu hao TSCĐ khoản giảm trừ chi phí SXC (4) (9) TK111,112, 141, 331 (5), (6) chi phí dịch vụ mua ngoài, chi bằng tiền Sổ kế toán sử dụng và trình tự ghi sổ kế toán: ªHình thức chứng từ ghi sổ: Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh( mở cho TK627) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK627 Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK627 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Lập chứng từ ghi sổ Sổ cái TK627 ªHình thức nhật ký chung: - Sổ sách kế toán: + Sổ chi tiết TK627, bảng lương và các khoản trích theo lương bộ phận phân xưởng, bảng khấu hao TSCĐ + Sổ nhật ký chung, sổ cái TK627 - Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK627 Ghi sổ nhật ký chung Sổ cái TK627 ªHình thức nhật ký – sổ cái: - Sổ sách kế toán: + Sổ chi tiết TK627, sổ nhật ký sổ cái - Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK 627 Sổ nhật ký sổ cái 1.3.1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sau khi đã tập hợp riêng từng khoản mục cần phải được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và tính giá thành sản phẩm Chứng từ ghi sổ: Căn cứ vào việc tính toán tập hợp chi phí sản xuất từ các sổ sách kế toán TK621, 622, 627, căn cứ vào các phiếu nhập kho phế liệu… Tài khoản kế toán sử dụng: TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kết cấu Tk: TK 154 Kết chuyển chi phí NVLTT - Giá trị phế liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng NCTT, SXC không tính giá thành - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất lao vụ đã hoàn thành trong kỳ của sản phẩm lao vụ còn dở - Giá trị vật liệu, công cụ, hàng hoá gia công dang cuôí kỳ xong nhập lại kho Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp TK 621,622 TK154 TK152 Phân bổ, k/c CPNVLTT Vật tư, hàng hoá gia công CPNCTT nhập kho TK627 TK155 sản phẩm hoàn thành nhập kho Phân bổ, k/c CPSXC TK 632 Sản phẩm hoàn thành tiêu thụ ngay Sổ kế toán sử dụng và trình tự ghi sổ kế toán: ªHình thức chứng từ ghi sổ: - Căn cứ vào sổ kết chuyển chi phí sản xuất và chứng từ gốc: phiếu nhập kho phế liệu thu hồi, biên bản xử lý giá trị sản phẩm hỏng, phiếu tính giá thành phiếu nhập kho sản phẩm,… kế toán lập các chứng từ ghi sổ, sau đó ghi sổ cái các TK liên quan. Đồng thời ghi sổ chi tiết TK154 theo từng phân xưởng. ªHình thức nhật ký chung: - Căn cứ vào sổ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành lao vụ dịch vụ và các chứng từ gốc, kế toán vào sổ nhật ký chung và sổ cái các TK liên quan. ªHình thức nhật ký sổ cái: - Căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành và các chứng từ liên quan, kế toán vào sổ tổng hợp nhật ký sổ cáI, sau đó vào thẻ kho. 1.3.2.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.3.2.1. Tài khoản sử dụng Cũng như phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ cũng được tập hợp trên các TK621, 622, 627. Thực chất của phương pháp này không theo dõi thường xuyên, liên tục kế toán tình hình nhập, xuất kho nguyên vật liệu hàng hoá mà chỉ căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ trên sổ kế toán. Chính vì vậy TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chỉ được dùng để phản ánh giá trị sản phẩm làm dở lúc đầu kỳ và cuối kỳ chứ không tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Toàn bộ khoản mục hàng hoá nguyên vật liệu mua vào được phản ánh vào TK 611 - Mua hàng. Trong kỳ khi xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sử dụng không dùng hết thì không được đưa vào tài khoản tồn kho, cuối kỳ phải kiểm kê căn cứ vào trị giá tồn kho, xác định trị giá xuất kho trong kỳ để ghi Có TK 611 - Mua hàng trên sổ kế toán. Và việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được thực hiện trên tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” Trị giá hàng xuất Kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhập kho trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ 1.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp hàng tồn kho heo phương pháp kê khai định kỳ 1.3.2.1.Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp. Cách tập hợp chi phí trong kỳ tương tự như đối với phương pháp kê khai thường xuyên. Tuy nhiên, trong kỳ nguyên vật liệu xuất dùng được quản lý trên tài khoản 611, cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tượng. Mặt khác nguyên vật liệu xuất dùng không hết 1.3.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 631 theo từng đối tượng. 1.3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. Việc tập hợp chi phí như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ kế toán cũng kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản 631 theo đối tượng. 1.3.2.4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Sơ đồ1.5. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp TK 154 TK 631 TK 632 Kết chuyển chi phí DD cuối kỳ giá thành sản phẩm TK621 Kết chuyển CPNVLTT TK 622 TK 154 Kết chuyển CPNCTT K/C chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 627 Kết chuyển chi phí SXC - Sổ sách kế toán tương tự như trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng Khái niệm: Là sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra không đúng tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật. Sản phẩm hỏng có hai loại: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Thiệt hại là những khoản chi phí doanh nghiệp chi ra để sửa chữ sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: Khoản thiệt hại chính chính là chi phí sản xuất sản phẩm hỏng đó. Chứng từ kế toán Biên bản kiểm kê sản phẩm hỏng , phiếu chi, phiếu kho… Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621, TK 622, TK 627, TK 138… Phương pháp ghi chép: Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Khi phát sinh chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng: Nợ TK 621, 622, 627 Có TK 152, 153, 112, 334, 338… Cuối kỳ kết chuyển chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng: Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627 Khi có quyết định xử lý: Nợ TK 138, 334(bắt công nhqqn bồi thường) Có TK 154 Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Căn cứ vào quyết định xử lý: Nợ TK 152(phế iệu thu hồi nhập kho) Nợ TK 138, 334(bắt công nhân bồi thường) Nợ TK 632 (tính vào giá vốn) Có TK 154 Sổ sách kế toán sử dụng: tương tự như kế toán các khoản chi phí NVLTT, NCTT, SXC. 1.4.2. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất Khái niệm: Thiệt hại ngừng sản xuất là khoản chi phí ra trong thời ngừng sản xuất. Nguyên tắc kế toán: Khi ngừng sản xuất biết trước: Như thiếu nguyên vật liệu do thời ụ, do sửa chữa TSCĐ thì kế toán phảI lập kế hoạch trích trước khoản thiệt hại này vào chi phí sản xuất trong kỳ. Nếu ngừng sản xuất mà không ngừng mà biết trước, như thiên tai, ..thì khoản thiêt hại sau khi trừ đI khoản được bồi thường nếu có, sẽ phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Mọi trường hợp ngừng sản xuất do bất kỳ nguyên nhân nào cũng phảI lập phiếu ngừng việc ghi rõ bộ phận, thời gian, nguyên nhân, người chịu trách nhiệm… Chứng từ kế toán: phiếu ngừng việc, biên bản người gây ngừng việc… Tài khoản kế toán sử dụng: TK112, 111, 335, 142, 622, 627… Phương pháp ghi chép một số nghiệp vụ chủ yếu: Nếu ngừng sản xuất( mang tính chất thời vụ) Khi trích trước chi phí thiệt hại ngừng sản xuất: Nợ TK 621, 622, 627 Có TK 335 Thực tế chi phí thiệt hại ngừng sản xuất phát sinh: Nợ TK 335 Có TK 111, 112, 334, 338… Nếu chi phí thực tế lớn hơn chi phí trích trước: Nợ TK 622, 627, 642… Có TK 111, 112, 334… Nếu chi phí thực tế nhỏ hơn chi phí trích trước Nợ TK 335 Có TK 622, 627, 642.. Nếu ngừng sản xuất do thiên tai bão lũ…(ngoài dự kiến) Khi phát sinh chi phí trích trước Nợ TK 142 Có TK 111, 112, 152, 334… Định kỳ phân bổ: Nợ TK 138, 632 Có TK 142 1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần CPSX mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ là một trong những điều kiện quan trọng để xác định chính xác giá thành sản phẩm. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà sản phẩm làm dở cuối kỳ có thể được đánh giá theo một trong các phương pháp sau: 1.5.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL trực tiếp. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí NVL TT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định. Theo phương pháp này sản phẩm làm dở chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, nhanh chóng nhưng vì bỏ qua các khoản chi phí khác nên độ chính xác không cao. Công thức tính sản phẩm làm dở như sau: Trong đó : Dđk, Dck : Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ . Cn : Chi phí NVL chính trực tiếp (hoặc chi phí NVL TT) phát sinh trong kỳ. Qht : Khối lượng sản phẩm hoàn thành Qd : Khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp chế biến kiểu liên tục với nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang giai đoạn đầu thì tính theo chi phí NVL trực tiếp còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau tính theo chi phí nửa thành phẩm trong giai đoạn trước chuyển sang. 1.5.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Sản phẩm làm dở cuối kỳ sẽ được tính cả CPNVLTT và các chi phí sản xuất khác phát sinh trong kỳ, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang. Phương pháp này cho mức độ chính xác cao nhưng khối lượng công việc tính toán phức tạp, thích hợp đối với những doanh nghiệp có chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ lệ không lớn lắm trong tổng khối lượng sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nhiều và biến động lớn. Trước hết căn cứ vào khối lượng và mức độ hoàn thành sản phẩm dở danh cuối kỳ so với sản phẩm đã hoàn thành là bao nhiêu để khi quy đổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở theo nguyên tắc: Với chi phí bỏ ngay vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ sản xuất thì chi phí đó tính cho một sản phẩm hoàn thành và một sản phẩm làm dở như nhau theo công thức sau: Với chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến thì chi phí này tính cho sản phẩm làm dở theo sản lượng hoàn thành tương đương theo côn thức sau: Trong đó: : Chi phí phát sinh trong kỳ : Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương (Mh: mức độ chế biến hoàn thành) 1.5.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp xây dung được định mức chi phí sản xuất thích hợp cho các sản phẩm của mình hoặc đã thực hiện phương pháp tính giá thành theo định mức. Sản phẩm được đánh giá theo toàn bộ các khoản chi phí sản xuất. Theo các dạng công thức sau: Đối với khoản chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ sản xuất: ( : chi phí định mức cho một sp) Đối với khoản chi phí bỏ dần 1.6. Kế toán giá thành sản phẩm: 1.6.1. Đối tượng tính giá thành a. Khái niệm: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. b. Căn cứ xá định đối tượng tính giá thành: Œ Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm - Nêú doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng và mỗi đơn đặt hàng có thể sản xuất 1 sản phẩm hoặc 1 loạt sản phẩm thì đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm hoặc 1 loạt sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng . - Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất với khối lượng lớn, mặt hàng ít và thường xuyên, không biến động thì đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành.  Căn cứ quy trình công nghệ sản xuất: - Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ. - Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn sản xuất cuối cùng hoặc vừa là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ vừa là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Ž Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm và các quyết định liên quan đến sản phẩm: - Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp nếu bán thành phẩm có thể bánđược trên thị trường và doanh nghiệp quyết định bán nửa thành phẩm ra thị trường thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm và nửa thành phẩm. Còn trường hợp các nửa thành phẩm nào không thể bán ra noài thị trường hoặc có thể bán nhưng doanh nghiệp quyết định không bán mà để tiếp tục sản xuất thành phẩm rồi mới bán thif đối tượng tính giá thành sản phẩm sẽ là thành phẩm ở giai đoan cuối cùng. Xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp sẽ giúp kế toán mở sổ kế toán, bảng tính giá thành sản phẩm theo đối tượng quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp. c. Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành có quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm. Số liệu về CPSX đã tập hợp cho từng đối tượng là căn cứ để tính giá thành và giá thành đơn vị. Một đối tượng tính giá thành có thể phù hợp với một đối tượng tập hợp chi phí, cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. gược lại một đối tượng tập hợp chi phí cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành khác nhau ở chỗ đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu của các khoản mục CPSX. Còn xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán lập bảng tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng. 1.6.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Có rất nhiều phương pháp tính giá thành nhưng việc lựa chọn vào phương pháp nào phải căn cứ vào đối tượng tính giá thành, đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Có một số phương pháp tính giá thành cơ bản sau: Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) wĐiều kiện áp dụng: phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất wNội dung: Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ cho toàn quy trình công nghệ sản xuất và trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ đánh giá được để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm Công thức: Z = C + Dđk - Dck Giá thành đơn vị sản phẩm được tính như sau: z = Z Q Trong đó: Z, z: Tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ dịch vụ sản xuất thực tế C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng Ddk, Dck: Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Q Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành Nếu cuối kỳ không có sản phẩm dở hoặc sản phẩm dở cuối kỳ không biến động so với đầu ky thì Z = C b. Phương pháp tính giá thành theo hệ số wÁp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất mà từ một loại NVL chính đưa vào sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. wTrình tự tập hợp giá thành: - Tập hợp chi phí sản xuất của toàn bộ quy trình công nghệ snả xuất để tính ra tổng giá thành của các loại sản phẩm hoàn thành ( Zliên sản phẩm) Zliên sản phẩm = C + Dđk – Dck - Sau đó căn cứ vào Zliên sản phẩm để tính ra tổng giá thành của từng loại sản phẩm theo tiêu chuẩn phân bổ là khối lượng từng loại sản phẩm hoàn thành đã được quy chuẩn. - Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của từng loại phẩm để quy định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số, trong đó chọn ra 1 loại sản phẩm tiêu biểu nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số là 1. Sau đó tính ra khối lượng sản phẩm sản xuất của các loại sản phẩm đã được quy chuẩn, từ đó làm căn cứ tính tổng giá thành và tính giá thành đơn vị từng loại san phẩm theo công thức sau: Trong đó: Hi: hệ số tính giá thành quy ước của sản phẩm i Qi: Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i Zi, zi: Tổng giá thành, giá thành đơn vị của sản phẩm i c. Phương pháp tính giá thành theo sản phẩm theo tỷ lệ w Áp dụng cho các doanh nghiệp từ một quy trình sản xuất, sử dụng một loại NVL chính nhưng tạo ra một loại sản phẩm nhưng khác nhau về quy cách phẩm cấp khác nhau. Đối tượng tính giá thành là từng quy cách, phẩm cấp sản phẩm hoàn thành. wTrình tự tính giá thành: Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn bộ quy trình sản xuất, tính tổng giá thành của cả nhóm sản phẩm theo từng khoan mục. Bước 2: Xác định tiêu thức phân bổ giá thành có thể là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch xác định theo sản lượng thực tế.Sau đó tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục theo công thức sau: Tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục = Giá thành t/tế của cả nhóm theo từng khoản mục Tổng tiêu chuẩn phân bổ của cả nhóm theo từng khoản mục Bước 3: Xác định giá thành thực tế của từng quy cách sản phẩm theo công thức sau: Giá thành thực tế của từng quy cách sản phẩm = Tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách tính theo từng khoản mục x Tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục Phương pháp loại trừ chi phí wÁp dụng cho các doanh nghiệp trên cùng một quy trình công nghệ vừa thu được sản phẩm chính, vừa thu được sản phẩm phụ,hoặc còn có sản phẩm không đủ tiêu chuẩn mà các thiệt hại đó không được tính vào sản phẩm hoàn thành.Do vậy đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm hoàn thành và các sản phẩm lao vụ phục vụ cho các bộ phận không phảI là sản phẩm phụ. wTrình tự tính giá thành sản phẩm: được chia thành 2 trường hợp như sau Trường hợp 1: Quy trình sản xuấtthu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ: Z= Ddk + C – Dck – Cp Trong đó: Cp là chi phí sản xuất sản phẩm Z = Z KLSPHT - Chi phí sản xuất sản phẩm phụ thường lấy theo giá thành kế hoạch hoặc lấy theo giá bán trừ đI lãI định mức.Khi giá thành sản phaqảm chính tính theo từng khoản mục chi phí thì chi phí sản xuất sản phẩm phụ phảI tính theo từng khoản mục: Chi phí SXSP phụ tính theo từng khoản mục = Tổng Z theo từng khoản mục của SP chính và phụ x Tỷ lệ chi phí sản xuất sản phẩm phụ Tỷ lệ chi phí sản xuất Sản phẩm phụ Tổng chi phí sản xuất sản phẩm phụ = Tổng giá thành của cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ Trường hợp 2: Kết quả sản xuất có cả sản phẩm hỏng. Z = Dđk + C - Dck - Ch Trong đó: Ch là chi phí sản xuất sản phẩm hỏng Nếu sản phẩm hỏng khi đã kết thúc giai đoạn sản xuất thì tính như thành phẩm: + Nếu doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVLTT: Khoản mục chi phí NVLTT : Trong đó: - là chi phí sản phẩm hỏng - là chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ - là khối lượng sản phẩm dơ dang cuối kỳ - là khối lượng sản phẩm hỏng trong kỳ - là chi phí dở dang đầu kỳ Khoản mục chi phí khác: C là các khoản chi phí khác +Nếu đơn vị đánh giá SPDD cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Khoản mục chi phí NVLTT Các khoản mục chi phí khác: Trong đó: khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Nếu sản phẩm hỏng đang trong giai đoạn sản xuất thì được đánh giá như sản phẩm dở dang Phương pháp cộng chi phí: Tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm: wÁp dụng với trưòng hợp xác định đối tượng tính giá thành vừa là thành phẩm vừa là nửa thành phẩm wTrình tự tính giá thành - Là phương pháp tính giá thành mà để tính được giá thành ở giai đoạn cuối cùng phải tính được ZNTP ở giai đoạn đầu tiên và kết chuyển sang giai đoạn sau tuần tự đến giai đoạn cuối sản phẩm hoàn thành. Cụ thể: Giai đoạn1: ZNTP1 =DĐK1 + C1 - DCK1 z= ZNTP1 / Giai đoạn 2: ZNTP2=ZNTP1 + D ĐK2 + C 2 – D CK2 z = ZNTP2 / Q2 ………………… Giai đoạn n: ZTP=ZNTP(n-1)+ D ĐKn + Cn –DCKn z = ZTP / Qn Trong đó: ZNTP n là giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn n D ĐK n,D CK n: Chi phí sản xuât dư đầu kỳ, cuối kỳ của giai đoạn thứ n ZNTP n : Giá thành nửa thành phẩm hoàn thành của giai đoạn i chuyển sang để tiếp tục đưa vào chế biến ở giai đoạn sau C n : Chi phí phát sinh trong giai đoạn sản xuất thứ i : Sản lượng sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn n Thành phẩm hoàn thành sẽ được ghi sổ theo giá thành thực tế Định khoản: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX Nợ TK 155(nếu nhập kho thành phẩm) Nợ TK 632(nếu bán trực tiếp) Nợ TK 157(nếu gửi bán không qua kho) Có TK 154(giai đoạn n) Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK Nợ TK 632 Có TK 631 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá bán thành phẩm wÁp dụng phương pháp này, kế toán không cần tính giá thành BTP hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thànhở giai đoạn cuối cùng. wTrình tự tính giá thành: Tiến hành tập hợp chi phí phát sinh ở các bộ phận phân xưởng của quy trình công nghệ, sau đó xác định số số chi phí sản xuất của phân xưởng giai đoạn của giai đoạn tính cho sản phẩm hoàn thành, cuối cùng cộng toàn bộ để xác định ZTP. Cụ thể như sau: Đối với chi phí NVLTT: Đối với các chi phí chế biến(chi phí NCTT, chi phí SXC) Trường hợp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT: Trường hợp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Trong đó: : Chi phí giai đoạn công nghệ thứ i trong giá thành sản phẩm Dđki , Ci : chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ thứ i Qdi : Khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ của giai đoạn i Qd : Khối lượngỷan phẩm làm dở cuối kì của tát cả các giai đoạn sản xuất của quy trình công nghệ sản xuất thành phẩm : Khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ của giai đoạn i : Khối lượng thành phẩm hoàn thành : Khối lượng sản phẩm cuối kỳ giai đoạn i quy đổi ra sản phẩm hoàn thanh tương đương giai đoạn thứ i Giá thành của sản phẩm: 1.7. Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán 1.7.1. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán. Từ chứng từ kế toán gốc, được phân chia thành từng loại theo nội dung kinh tế, sau đó căn cứ vào các chứng từ đã được phân loại và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, tiến hành nhập số liệu vào máy, tương ứng với từng loại chứng từ sẽ có các màn hình nhập liệu riêng. Từng khoản mục chi phí được mã hoá ngay từ dầu tương ứng với đối tượng chịu chi phí, sau đó máy sẽ tự động tính toán và phân bổ CPSX trong kỳ cho từng đối tượng chịu chi phí tương ứng. - Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập số liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. Cuối kỳ kế toán sẽ tự động tiến hành các bút toán điều chỉnh, kết chuyển, bút toán khoá sổ sau đó kế toán tiến hành in các sổ tổng hợp, sổ chi tiết để tiện cho việc kiểm tra và bảo quản số liệu. - Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra và in các báo cáo. 1.7.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . - Bước đầu tiền kế toán tiến hành phân loại chứng từ, định khoản, xử lý trùng lặp, mã hoá (trong trường hợp có các đối tượng mới phát sinh) - Sau đó tiến hành nhập dữ liệu: + Nhập các dữ liệu cố định (nhập 1 lần): Lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho (khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục) + Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo: Vào màn hình nhập dữ liệu, các thông báo và chỉ dẫn khi nhập, quy trình nhập dữ liệu mới, quá trình sửa/xoá dòng dữ liệu, quá trình phục hồi dòng dữ liệu đã xoá,... - Xử lý dữ liệu: Công việc này phải làm mỗi khi ta nhập thêm dữ liệu mới, sửa hay xoá dữ liệu đã nhập. - Xem, in sổ và các báo cáo tài chính. 1.7.2.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp. Xử lý nghiệp vụ: - Phân loại chứng từ: là việc phân ra một cách có hệ thống các loại chứng từ có đặc điểm giống nhau: phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu,... Mỗi một chứng từ có một màn hình nhập liệu khác nhau, với các yếu tố khác nhau, tuân theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành và theo yêu cầu quản lý. Muốn nhập dữ liệu một chứng từ gốc nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào các ô cần thiết ngầm định sẵn. Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường xuyên phải sử dụng đến chứng từ xuất vật liệu. Khi nhập liệu phiếu xuất kho, người sử dụng thường chỉ nhập số lượng xuất là bao nhiêu, còn trị giá xuất kho là do máy tự động tính theo công thức doanh nghiệp đã ngầm định. - Định khoản: là cách thức tính toán, xem xét một nghiệp vụ kế toán phát sinh để quyết định đúng đắn nghiệp vụ ấy cần sử dụng tài khoản nào và tài khoản được sử dụng như thế nào, hoặc bên Nợ, hoặc bên Có. Nguyên tắc định khoản tạo ra mối liên hệ đối ứng giữa các tài khoản. - Công tác mã hoá: là việc xác lập một tập hợp những hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn, nhằm mục đích nhận diện dứt khoát, không nhầm lẫn một mẫu tin trong một tập hợp tin hay một cá thể trong một tập thể. Nhập dữ liệu: - Thông thường, đối với kế toán CPNVLTT thì việc nhập các dữ liệu cố định, khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần hành kế toán trước, chỉ trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thêm vào danh mục. - Người sử dụng nhập dữ liệu phát sinh kỳ báo cáo sau khi vào màn hình nhập liệu, người sử dụng sẽ thực hiện thao tác quy trình nhập liệu mới. Xử lý dữ liệu: Nếu thao tác sai, nhầm lẫn thì người sử dụng phải thành thạo quy trình sửa, xoá hoặc phục hồi dòng dữ liệu. Xem, in sổ sách, báo cáo: Người sử dụng nên hiểu được mối quan hệ giữa các sổ sách, báo cáo và tìm hiểu quy trình xử lý, luân chuyển sổ và số liệu của phần mềm doanh nghiệp đang áp dụng. 1.7.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các bước thực hiện đối với hai phần hành kế toán này được thực hiện tương tự như quá trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, gồm các bước cơ bản: xử lý nghiệp vụ, nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu và in sổ sách báo cáo. 1.7.2.3. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ. Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154. Nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng. Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phí, kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp các chi phí vào các sổ sách, báo cáo theo các khoản mục. Từ đó, lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các chi phí phát sinh phải chia ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp. 1.7.2.4. Kế toán giá thành sản phẩm. * Kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: Phần mềm kế toán không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình. * Quá trình thực hiện tính giá thành: - Máy sẽ tự động kết chuyển sản phẩm dở dang cuối kỳ trước sang kỳ này - Máy tự động tập hợp chi phí sản xuất đã được nhập liệu và tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo cơ chế đã được thiết định sẵn trên phần mềm. - Cập nhật sản xuất sản phẩm trong kỳ và làm dở cuối kỳ. - Tổng hợp số liệu. - In báo cáo. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HOÀ PHÁT 2.1. Đặc điểm chung của chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty tnhh ống thép Hoà Phát Trụ sở công ty: 34 Đại Cồ Việt - Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội. Tên giao dịch: HoaPhat Steel Pipe Co, Ltd. Điện thoại: 0439 762 404 Số fax: 0439 762 404 Công ty TNHH ống thép Hoà Phát được thành lập theo giấy phép số 2639GP/TLDN do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 13/08/1996 với tên gọi ban đầu là: Công ty TNHH ống thép Đài Nam ( Ngày 6/11/2000 đổi tên thành: công ty TNHH ống thép Hoà Phát theo đăng ký thay đổi kinh doanh lần thứ tư). Giấy đăng ký kinh doanh số 048480 ngày 20/8/1996 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp.Vốn điều lệ ban đầu: 800.000.000 đồng . Công ty TNHH ống thép Hoà phát, thành viên của Tập đoàn Hoà phát, là nhà sản xuất chuyên nghiệp và hàng đầu trong lĩnh vực ống thép tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước như Đức, ý, Đài loan, Nhật bản ... và sự tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Sau khi thành lập, Công ty TNHH ống thép Hoà Phát đã tiến hành xây dựng một nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Như Quỳnh – Văn Lâm – Hưng Yên trên diện tích 3ha, với công suất thiết kế là 200 tấn/năm. Tháng 12/1997, nhà máy được xây dựng xong và bắt đầu đưa vào hoạt động với dây chuyền sản xuất ống thép đen hàn của Đài Loan để sản xuất ống thép với số lượng ít chỉ đạt 1.700 tấn/năm doanh số 13 tỷ trong năm 1997. Tháng 11/1998 Công ty đã nhập thêm 2 dây chuyền sản xuất ống thép đen của Đài Loan và một dây chuyền sản xuất ống mạ kẽm của Đức cùng với thiết bị phụ trợ khác để sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm ống thép đen hàn và ống thép mạ kẽm. Sản lượng sản xuất đạt 2.400 tấn ống thép hàn và 1200 tấn ống mạ kẽm trong năm 1998 doanh thu đạt 32 tỷ đồng. Ngày 12 tháng 2 năm 1998 thành lập chi nhánh tại tỉnh Hưng Yên theo giấy phép số 000002 GP/CN- VP- 04 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0512000035 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp. Năm 1999, công ty đã đầu tư thêm 1 dây chuyền cắt tôn và một dây chuyền sản xuất ống thép chuyên sản xuất các loại ống nhỏ phục vụ cho ngành sản xuất đồ nội thất. Sản lượng sản xuất của công ty đạt 12.000 tấn ống đen và 6.700 tấn ống mạ, doanh thu đạt 112 tỷ đồng. Năm 2000 và năm 2001 công ty hoàn thiện lại hệ thống quản lý sản xuất, đầu tư về chiều sâu. Tháng 12 năm 2000 công ty đã được tổ chức BVQI của Vương quốc Anh cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2001. Trong thời gian này sản phẩm ống thép của công ty có chỗ đứng vững chắc trên thị trường miền Bắc và ngày càng ổn định trên thị trường miền Trung và miền Nam. Công ty đã có thêm 2 dàn máy cắt tôn, 5 dàn máy ống và 1dây chuyền sản xuất ống mạ cùng nhiều máy móc thiết bị phụ trợ hiện đại khác. Sản lượng đạt 17.000 tấn ống đen và 13.000 tấn ống mạ, doanh thu đạt 193 tỷ đồng vào năm 2000. Năm 2001 sản lượng sản xuất của công ty đạt 23.000 tấn ống thép hàn và 19.000 tấn ống mạ, doanh thu đạt 268 tỷ đồng. Cuối năm 2001 và sáu tháng đầu năm 2002 công ty đã đầu tư mở rộng diện tích sản xuất chuẩn bị cho việc đầu tư mới một số máy móc thiết bị. Năm 2002 sản lượng sản xuất đạt 38.000 tấn ống đen và 18.000 tấn ống mạ, doanh thu đạt 334 tỷ đồng. Năm 2003 sản lượng sản xuất đạt 68.000 tấn trong đó ống thép đen đạt 43.000 tấn, ống mạ đạt 25.000 tấn, doanh thu đạt 555 tỷ đồng. Năm 2004 sản lượng sản xuất đạt 71.000 tấn trong đó ống đen đạt 41.000 tấn, ống mạ đạt 30.000 tấn, doanh thu đạt 768 tỷ đồng. Đến năm 2005 công ty đã có 7 dây chuyền máy cắt, 10 dây chuyền máy uốn ống và 2 dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng nâng công suất lên 78.000 tấn ống thép hàn ( bao gồm cả phần chuyển sang sản xuất ống mạ kẽm) và 30.000 ống thép mạ kẽm/năm. Thị phần chiếm khoảng 60% khu vực phía Bắc, có mặt trên hầu hết các công trình trọng điểm của đất nước và đang hướng ra thị trường các nước trong khu vực. Tháng 3/2006 nhà máy thép cán nguội Hoà Phát đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là nhà máy đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam với công suất khoảng 12.000-15.000 tấn/năm, sản xuất dựa trên hai dàn máy cán nguội. Cung cấp các sản phẩm thép cán có độ dày từ 0.7- 1.5 mm, bản rộng tối đa 360 mm. Với sự đầu tư đúng đắn và kịp thời, sản phẩm của nhà máy thép cán nguội đã đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng về tôn bản rộng và độ dày của thép cán chỉ sau từ 2 - 4 ngày, so với việc nhập khẩu trước đây là 30-45 ngày, giảm thiểu tối đa lượng tồn kho, chi phí và thời gian, tăng sản lượng và lợi nhuận chung cho công ty. Tháng 8/2006, công ty đã chính thức đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất ống thép cỡ lớn từ D141-D219, sản phẩm mà trước đây Việt Nam phải nhập khẩu hoàn toàn. Đây cũng là nhà máy đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho tới thời điểm này. Cùng với 10 dây chuyền uốn ống sẵn có trước đây, đã đưa công ty trở thành đơn vị sản xuất ống thép đen lớn nhất Việt Nam. Cùng với 2 dây chuyền ống thép mạ kẽm, ống thép Hoà Phát đã khẳng định vị thế là đơn vị sản xuất ống mạ lớn nhất Việt Nam, chiếm thị phần 40-45% thị trường ống thép mạ kẽm tại Việt Nam. Năm 2007, sản lượng kinh doanh thép hoà phát cũng tăng không ngừng đạt 226.047 tấn trong đó thép cây là 128.867 tấn và thép cuộn dạt 97.180 tấn. Tổng giá trị tài sản đạt 800.002.528.397 đồng tăng 179.5% so với năm 2006 lợi nhuận sau thuế đạt 1102.009.191.327 đồng tăng 113.7% so với năm 2006. Năm 2008 công ty tiếp tục mở rộng thêm 20.000m2 nhà xưởng và 4 dàn máy sản xuất ống mới và tiến hành đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã bổ xung thêm một số chủng loại mới, các loại ống cỡ lớn phi 141.3, 168.3, 219.1 dòng sản phẩm thay thế cho việc nhập khẩu trước đây – và các loại ống vuông chữ nhật kích cỡ 100 x 100, 100 x 150, 100 x 200, 150 x 150. đồng thời công ty cũng nâng độ dày của các loại ống kích cỡ từ 48.1 – 113.5 lên 6.0 mm. các loại sản phẩm ống thép sản xuất từ nguyên vật liệu tôn mạ kẽm có độ dày từ 0.7 – 3.0 mm. Năm 2009, thi trường thép có nhiều biến động về giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra vì vậy mà doanh thu của hoạt động bán hàng là 1.756.884.265.171 VNĐ giảm 21.205.595.522 VNĐ tức là giảm đi 1.19% so với năm 2008 tuy nhiên nhờ các hoạt động khác của đơn vị nên tổng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng so với năm trước 1.022.370.862.137 VNĐ tương đương với 99.5%. Những thành tựu đạt được: Ngay từ những ngày đầu thành lập, với định hướng với định hướng sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quý khách hàng trên cả nước, Công ty đã mở các chi nhánh tại Đà Nẵng và TP HCM. Ngày 25 tháng 3 năm 1999 thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh theo giấy phép số 646/ GP-UB của Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh. Ngày 17 tháng 01 năm 2001 thành lập chi nhánh tại TP Đà Nẵng Công ty được tổ chức DNV của Hà Lan cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá do Chi cục Đo Lường Tiêu Chuẩn Chất Lượng Hà Nội cấp ngày 08/10/2001. Công ty đã cung cấp các sản phẩm ống thép cho các đơn vị sản xuất linh kiện phụ tùng xe máy, ôtô, sản xuất nội thất như: Công Ty Cơ khí ôtô 1/5, Công ty United Motor, Công ty Goshin Thăng Long, Công ty Cơ khí Hưng Yên, công ty Nội Thất Hoà phát, Công ty Xuân Hoà ... Ngoài ra công ty còn cung cấp các sản phẩm ống thép cho các công trình trọng điểm Quốc gia. Hệ thống bán hàng của Công ty ống thép Hoà Phát trải rộng khắp các tinh thành trên cả nước. Với phương châm “ Hoàn hảo trong chất lượng và dịch vụ” sản phẩm của công ty ống thép Hoà Phát ngày càng chiếm được uy tín trên thị trường đặc biệt là các công ty, nhà máy, công trình, dự án lớn. Sản lượng sản xuất, doanh thu của công ty lên tục tăng lên không ngừng. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng: Cúp vàng hội chợ Quốc Tế hàng Công Nghiệp Việt Nam 2003, Cúp vàng – Huy chương vàng Triển lãm cơ khí, Điện tử, Luyện kim 2004. Cúp vàng sao đỏ 5 năm liền từ 1999-2004. Liên tục trong các năm được chi cục thuế Hưng Yên trao bằng khen là đơn vị chấp hành tốt các chính sách Thuế. Bên cạnh việc mở rộng thị trường và tạo chỗ đứng cho sản phẩm, tình hình tài chính của công ty qua mỗi năm đều có sự tăng trưởng mạnh về cả lợi nhuận, doanh thu, cũng như quy mô trang thiết bị máy móc. Điều này được minh chứng qua các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm gần đây( 2008 – 2009) Biểu số 2.1:Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 - 2009 CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 CHÊNH LỆCH Số tiền Tỷ lệ % 1.Tổng giá trị tài sản 545 929 790 562 916 640 721 871 370 710 931 309 67.9 Tài sản ngắn hạn 434 631 294 777 818 107 671 616 383 476 376 834 88 Tài sản dài hạn 111 298 495 785 98 533 050 255 -12 765 445 530 -11.5 2. Nguồn vốn CSH 11 033 002 070 94 624 126 506 83 591 124 436 756.6 3.Giá vốn hàng bán 1 554 146 430 830 1 435 093 094 917 -1 190 533 335 913 -7.66 4.Tổng doanh thu 1 785 777 778 752 1 771 451 341 684 -14 326 437 068 -0.8 Doanh thu BH & CCDV 1 778 089 860 693 1 756 884 265 171 -21 205 595 522 -1.19 Doanh thu HĐTC 7 065 704 623 12 287 065 108 5 221 360 447 73.9 Thu nhập khác 622 213 436 2 280 010 405 1 657 796 969 266.4 5. Tổng chi phí 96 048 411 059 66 647 376 211 -29 401 034 848 -30.61 Chi phí tài chính 72 011 419 366 48 319 307 820 -23 692 111 546 -32.9 Chi phí bán hàng 10 336 604 284 8 844 548 992 -1 492 055 292 -14.4 Chi phí quản lý DN 13 664 144 158 9 178 894 438 4 485 250 020 32.82 Chi phí khác 36 242 951 304 624 961 268 382 010 740.51 6. LN sau thuế TNDN 102 713 856 676 204 950 942 813 1 022 370 862 137 99.5 Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ kế toán, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. Qua biểu 2.1, trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 và 2009 ta thấy: Tổng giá trị tài sản của công ty năm 2009 tăng hơn so với 2008 cụ thể là tăng 370.710.931.309 đồng tương ứng với 67.9%. Chứng tỏ công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín, và công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong đó tăng chủ yếu do tăng TSNH là 383.476.376.834 đồng hay tăng 88%, đó là điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu giảm 14.326.437.068 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 0,8% chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 21.205.595.522 đồng tương ứng giảm 1,19% việc này cũng cần được tìm hiểu rõ nguyên nhân là do số lượng bán ra trên thị trường bị giảm. Tổng chi phí cũng giảm 29.401.034.848 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 30,61% chủ yếu là do chi phí tài chính giảm 23.692.111.546 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 32,9% bên cạnh đó cũng do giảm của chi phí bán hàng tương ứng với tỷ lệ giảm 14,4%. Còn có thể do công ty mở rộng thêm cơ sở vật chất cho bộphận quản lý doanh nghiệp nên chinphí quẩn lý doanh nghiệp tăng nên so với năm 2008 là 4.485.250.020 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 32,82%. Tuy nhiên so với năm 2008 thì năm 2009 lợi nhuận sau thuế tăng khá cao gần gấp đôi đã tăng tới 1.022.370.862.137 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 99,5 %. Như vậy qua việc phân tích một số chỉ tiêu kinh tế trích trong bảng phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cùng với những biến động kinh tế và những cạnh tranh mạnh trên thị trường ta nhận thấy so với năm 2008 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng rất cao tuy nhiên về doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty cần chú trọng và tìm hiểu nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục tình hình sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận cho doah nghiệp và khẳng định vị thế của mình trên sàn dấu kinh tế khốc liệt ngày nay. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Giám đốc quản lý hoạt động của toàn bộ công ty cũng như hoạt động của các giám đốc nhà máy, các quản đốc, phó quản đốc tại từng phân xưởng sản xuất. Các phân xưởng sản xuất chia thành các tổ chức sản xuất theo đặc thù công việc do một tổ trưởng đứng ra chịu trách nhiệm về kế hoạch sản xuất. Công ty đã sắp xếp bộ máy quản lý theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1 BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH ỐNG THÉO HOÀ PHÁT GIÁM ĐỐC P. GĐ CÔNG TY PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN G.Đ NHÀ MÁY PHÒNG KINH DOANH PHÒNG VẬT TƯ Các bể tẩy rửa NK P.X UỐN P.X CẮT P.X KHUÔN P. QL CHẤT LƯỢNG PX. CƠ ĐIỆN P.KỸ THUẬT P.X MẠ C.A TỔ GIA CÔNG CƠ KHÍ M.A U.A TỔ SỬA CHỮA CƠ KHÍ M.B U.B C.B TỔ SỬA CHỮA ĐIỆN BỘ PHẬN KHO BỘ PHẬN BẾP, Y TẾ BỘ PHẬN BẢO VỆ Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý. Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty là đại diện pháp nhân của công ty quản lý điều hành công ty theo định hướng và mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty điều hành công tác lao động, tiền lương, các chế độ về tiền lương, tuyển dụng lao động... Phó giám đốc công ty: Nhận nhiệm vụ từ giám đốc công ty, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao phó. Phụ trách công việc chung của phòng kinh doanh và phòng kế toán, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của phòng kinh doanh và phòng kế toán. Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc nội vụ, đôn đốc thực hiện công việc của các phòng ban trong Công ty, có trách nhiệm báo các thường xuyên tới Giám đốc về các công việc được giao Giám đốc nhà máy: Tiếp nhận và triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của công ty. Điều hành, giám sát, đôn đốc toàn bộ các hoạt động sản xuất của nhà máy, đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục tiêu về kế hoạch, sản lượng, chất lượng, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh lao động, an toàn, kỷ luật. Chỉ đạo các phòng ban chức năng của nhà máy và các phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách có hiệu quả chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của nhà máy. Phòng kinh doanh: Thực hiện việc nghiên cứu và khai thác thị trường, mở rộng thị phần, tìm hiểu nhu cầu của thị trường quảng bá sản phẩm ... xem xét ký kết hợp đồng bán hàng giao dịch, liên hệ, với khách hàng, lệnh cho thủ kho xuất hàng theo yêu cầu đã đạt được xem xét và trao đổi với khách hàng. Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi, tổ chức viêc thực hiện kế hoạch sản xuất của nhà máy ống thép và nhà máy cán nguội . Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp những thông tin tài chính cho ban giám đốc một cách chính xác, kịp thời trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng kế toán là thu thập số liệu. Phòng vật tư- xuất nhập khẩu: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư đáp ứng nhu cầu vật tư cho sản xuất. Lập kế hoạch mua hàng đối với các loại nguyên vật liệu, các loại vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế, sữa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và các thiết bị khác.Giao dịch đàm phán với các nhà cung ứng, các đối tác nhằm lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất. Phòng tổ chức đào tạo : Quản lý bộ phận nhân lực của công ty nhằm theo dõi và cập nhật sự biến đổi nhân sự một cách đầy đủ, chính xác .Căn cứ vào nhu cầu nhân lực của công ty để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo mới trình ban giám đốc phê duyệt. Phòng kỹ thuật: Quản lý hồ sơ, lý lịch của thiết bị trong toàn nhà máy, đề xuất các phương án nhằm hoàn thiện, cải tiến, nâng cấp thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ đạo kỹ thuật cho việc gia công, chế tạo và sữa chữa thiết bị đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Phòng quản lý chất lượng: Quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng theo các quy trình thuộc hệ thống ISO 9001:2000 của công ty; đảm bảo cả hệ thống duy trì và hoạt động có hiệu qủa. Phối hợp với các trưởng bộ phận liên quan để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Phân xưởng cắt tôn: Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của phân xưởng cắt tôn, đảm bảo luôn thực hiện tốt các kế hoạch được giao. Nhận kế hoạch cắt tôn từ điều độ kế hoạch sản xuất, phối hợp với điều độ kế hoạch sản xuất, cùng phối hợp với các bộ phận khác trong nhà máy. Phân xưởng mạ kẽm: Quản lý toàn bộ nhân lực, máy móc, thiết bị của hai dây chuyền mạ, thực hiện sản xuất tại hai dây chuyền mạ thông qua kế hoạch sản xuất, đảm bảo sản xuất ổn định. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phân xưởng mạ. Phân xưởng cơ điện: Quản lý toàn bộ thiết bị dụng cụ, vật tư, phụ tùng của phân xưởng cơ điện. Hoàn thành các công việc được giao theo kế hoạch và các công việc phục vụ kịp thời cho sản xuất của toàn Nhà máy. Phân xưởng ống thép đen: Quản lý toàn bộ thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của phân xưởng Uốn ống. Phối hợp với điều độ kế hoạch để tiến hành sản xuất theo đúng kế hoạch. Phối hợp các phòng ban, phân xưởng khác để đảm bảo giải quyết tốt công việc. Phân xưởng khuôn: Quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu và trang thiết bị của xưởng khuôn. Quản lý, theo dõi và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng khuôn cũng như việc sử dụng khuôn hợp lý. Lập kế hoạch dự trữ vật tư, phụ tùng cho phân xưởng hoạt động liên tục, đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất. Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm trước công ty về nhập kho, xuất kho, sắp xếp hàng hoá tại các kho vật tư phụ, kho tôn nguyên liệu, kho bán thành phẩm, kho ống đen, kho ống mạ, kho dầu nhiên liệu, kho ống đen phế liệu và kho bột kẽm. Kiểm tra việc xuất nhập vật tư hàng hoá theo đúng quy định. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và kinh doanh Công ty ống thép Hoà Phát là một công ty TNHH với 100% vốn đầu tư của doanh nhân Việt Nam, là thành viên thứ ba của tập đoàn Hoà Phát. Do đó công ty luôn được sự hậu thuẫn rất lơ,ns của tập đoàn về tài chính, định hướng sản xuất. Tập đoàn luôn dành cho công ty ống thép một khoản tài chính đáng kể để phục vụ cho những dự án nhằm mở rộng sản xuất trong những năm tiếp theo. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Sản xuất, kinh doanh các loại ống thép đen hàn và ống mạ kẽm. Bảo toàn và tăng vốn của công ty góp phần tăng giá cổ phiếu của tập đoàn Hoà Phát trên thị trường chứng khoán. Tuân thủ các quy định của nhà nước đồng thời thực tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước. Thực hiện việc nâng cao đời sống cho các bộ công nhân viên, bồi dưỡng đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, không ngững cải thiện điều kiện làm việc một cách tốt nhất cho người lao động. Ngành nghề kinh doanh: Công ty chuyên sản xuất ống thép và sản phẩm cơ khí tiêu dùng buôn bán tư liệu sản xuất ( chủ yếu là sắt thép và các sản phẩm từ thép), kinh doanh dịch vụ kho bãi… Sản phẩm sản xuất chính của công ty là các loại thép đen hàn và các loại ống mạ kẽm dùng cho công nghiệp và dân dụng, được bán rộng rãi trên thị trường cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. sản phẩm của công ty được khách hàng biết đến với chất lượng tốt giá thành rẻ, phục vụ hoàn hảo. Sản phẩm của công ty bao gồm: Các loại ống mạ kẽm: đường kính từ D 21.2mm đến D126.8mm theo tiêu chuẩn BS 1387/ 1985 Các loại ống thép đen hàn: đường kính từ D12.7mm đến D126.8mm theo tiêu chuẩn TCVN 3783 – 83 Ống chữ nhật có kích thước từ (10 x 30)mm đến (60 x 120)mm và ống vuông có kích thước từ (12 x 12)mm đến (90 x 90)mm theo tiêu chuẩn TC 01- 2001. Hiện nay, công ty ống thép Hoà Phát là nhà sản xuất duy nhất sản xuất được loại ống thép cỡ lớn có đường kính D 141.3, D 168.3, D219.1 và các loại ống vuông chữ nhật tương đương có độ dày từ 4mm đến 8mm theo tiêu chuẩn ASTM – A53. mặt hàng này được thị trường đánh giá cao. Dự kiến thời gian tới, sản lượng đạt 50.000 tấn/năm cung cấp được cho hầu hết các dự án lớn nhỏ trong cả nước. Sản lượng mỗi loại: Với dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ Đức, ý, nhật Bản, Đài Loan năng lực nhà máy có thể đạt tới 100.000 tấn/ năm. số lượng sản pphẩm mỗi loại tuỳ thuộc vào như cầu của thị trường, các đơn đặt hànhg của khách hàng, thông thường sản xuất ống thép đen chiếm 2/3 tổng số lượng và 1.3 là sản lượng ống mạ kẽm 2.1.3.2. Quy trình sản xuất sản phẩm chính Nhằm đảm bảo phục vụ tối đa yêu cầu bán hàng của công ty về cả số lượng và chủng loại hàng hoá cũng như thời gian giao hàng. lập kế hoạch sản xuấtcho các dây chuyền máy cắt, máy uốn, máy vét, máy mạ, máy ren và sơn đầu ống áp dụng cho các các bộ phận và cá nhân có liên quan tại công ty TNHH ống thép Hoà Phát. Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Lập kế hoạch sản xuất Lệnh sản xuất Chuẩn bị sản xuất Thực hiện KHSX bổ sung Phát sinh Phê duyệt và Phê duyệt Lập kế hoạch sản xuất Lưu hồ sơ Kết quả thực hiện Kiểm tra và Phê duyệt Œ Lập kế hoạch sản xuất Dựa vào các yếu tố sau: Báo cáo tồn nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Tình trạng khuôn mẫu, máy móc, thiết bị. Đơn đặt hàng, nhu cầu thường xuyên của khách hàng. Kết quả thực hiện KHSX của kỳ kế hoạch trước. Dự đoán nhu cầu thị trường. Lượng tồn kho tối thiểu cần có. Hoạch định chiến lược sản xuất của công ty. Trưởng, phó phòng kinh doanh dựa vào các yếu tố trên lập kế hoạch sản xuất và chuyển cho ban giám đốc xem xét phê duyệt.  Phê duyệt Sau khi lập xong KHSX, trưởng, phó phòng kinh doanh có trách nhiệm trình cho Ban giám đốc xem xét phê duyệt, khi được phê duyệt thì phòng kinh doanh chuyển một bản xuống nhà máy, giám đốc nhà máy và nhân viên điều độ sản xuất tiếp nhận KHSX mới và thực hiện công đoạn chuẩn bị sản xuất. ŽChuẩn bị sản xuất Chuẩn bị tài liệu: Chuẩn bị tài liệu công nghệ, quy trình công nghệ, hướng dẫn vận hành, đảm bảo công việc liên quan, đảm bảo thực hiện đúng các quy định. Chuẩn bị máy móc thiết bị: Đảm bảo máy móc, các thiết bị phụ trợ, công cụ dụng cụ phục vụ đạt yêu cầu kỹ thuật. Tổ chức sản xuất Căn cứ trên KHSX và công đoạn chuẩn bị sản xuất tại các bộ phận nhân viên điều độ sản xuất sẽ lên lệnh sản xuất cho phân xưởng cắt, uốn, mạ, cụ thể: Lệnh sản xuất cho các máy cắt dọc bao gồm số lượng các máy, số cuộn cần cắt, độ dày, loại dải cắt, số dải và bề rộng dải. Lệnh sản xuất chung cho phân xưởng ống thép đen bao gồm các dây chuyền uốn, vét, đóng bó. Lệnh sản xuất chung cho phân xưởng mạ bao gồm kế hoạch mạ, ren ống, sơn ống. Thực hiện Để sản xuất sản phẩm phải thực hiện qua các công đoạn như sau: Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm: QT SX ống thép cao tần QT mạ kẽm ống thép Quá trình xẻ cuộn thép Nhận tôn cuộn Máy cắt dọc tôn Thiết bị hàn nối dải Thiết bị tạo hình (uốn ) Máy nắn thẳng Các bể tảy rửa Hầm sấy khô Bể mạ nhúng kẽm nóng Máy ren đầu ống Kết thúc quá trìnhsGiám đốc_____________________________________________________________________________________________________________________ Nhận tôn cuộn. Công đoạn máy cắt dọc tôn. Máy cắt xẻ dọc tôn cuộn tạo bán thành phẩm cho các máy uốn. Công đoạn hàn nối dải ở máy nhả cuộn. Các dải tôn đi vào lồng phóng liệu ở các máy uốn yêu cầu không bị vặn, ba- via quay lên trên, các mối hàn được mài nhẵn. Máy uốn ống. Đối với ống nội thất, ống đen đặc chủng yêu cầu chất lượng cao và ống mạ kẽm, ống tròn khác, ống vuông ống chữ nhật được nhân viên kiểm soát chất lượng kiểm tra chất lượng ống với tần suất 1lần/ 1 dải tôn và qua máy kiểm tra đường hàn. Ống được sản xuất ra gồm các loại: Ống tròn: được kiểm tra và nhập kho Ống nội thất: Được vét đầu ống ( nếu khách hàng yêu cầu chuyển ra đóng bó theo quy định và được nhập kho). Ống tròn cho mạ kẽm: được chuyển qua máy vét đầu trở thành bán thành phẩm trước mạ. Ống tròn dùng cho xây dựng: được chuyển qua máy vét đầu ống và đóng thành bó theo quy định của từng loại ống trừ các ống khách hàng không yêu cầu vét đầu. Ống vuông và các ống hình chữ nhật: Không được vét đầu được kiểm tra và chuyển ra đóng bó thành bó theo quy định của từng loại ống. Máy vét đầu ống. Máy vét đầu ống được dùng để vét đầu đối với các loại ống tròn. Máy nắn thẳng. Tất cả các loại ống có đường kính 21,2: 59,9 nếu xét thấy cần nắn sẽ có yêu cầu của Quản đốc (Trưởng ca) phòng quản lý chất lượng hoặc ban giám đốc cho nắn còn nếu không cho mạ thẳng. Tẩy rửa. Trước khi ống được đưa vào bể mạ kẽm phải qua các bước tẩy rửa. Các bể tẩy rửa được gia nhiệt bằng hơi nóng lò hơi trừ hai bể axít và hai bể nước rửa chảy tràn sau tẩy axit nhằm nâng cao khả năng tẩy rửa . Sấy khô. Trước khi đưa ống vào bể mạ, ống phải đươc sấy khô nhằm làm khô nước bám bề mặt trong và ngoài ống đồng thời làm tăng nhiệt độ của bản thân ống tránh ống vào bể mạ bị nóng đột ngột. Mạ kẽm nhúng nóng. Bể mạ kẽm được cấp nhiệt bởi 2 đầu đốt và làm cân bằng nhiệt xung quanh bằng quạt tuần hoàn. Theo KHSX, một số loại ống sau khi mạ sẽ chuyển sang ren đầu ống sau đó chuyển sang sơn vạch màu. Quy định chung : Toàn bộ ống đen, ống mạ đã đóng bó được chuyển vào kho, và được thực hiện theo quy trình tiếp nhận, lưu kho, bảo quản, giao hàng. Trong quá trình sản xuất các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm không phù hợp được xử lý theo quy định. ‘Kế hoạch sản xuất bổ sung Khi có sự phát sinh ngoài kế hoạch, trưởng/phó phòng kinh doanh được phép phê duyệt đối với các chủng loại ống đang sản xuất trong kỳ (như bổ sung độ dày, chiều dài). Khi thay đổi chủng loại mới phải được sự phê duyệt của ban giám đốc. ’Kiểm tra Nhân viên điều độ sản xuất, giám đốc nhà máy có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ sản xuất, xử lý mọi phát sinh trong quá trình sản xuất để cho quá trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả nhất. “Kết quả thực hiện sản xuất Nhân viên điều độ sản xuất có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện KHSX và gửi cho ban giám đốc,phòng kinh doanh sau 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế hoạch. 2.2. Tổ chức công tác kế toán của công ty 2.2.1. Phương thức tổ chức Hiện nay chế độ kế toán của công ty được tổ chức vừa tập trung, vừa phân tán. Theo mô hình này thì toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tại phòng tài chính kế toán của công ty, còn kế toán của các chi nhánh, kế toán nhà máy có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ có liên quan, tập hợp chi phí sản xuất tại nhà máy và lập một bảng kê gửi về phòng tài chính kế toán của công ty. Kế toán công ty sẽ đối chiếu, kiểm tra các chứng từ và xem xét các khoản chi phí có đúng với thực tế hay không, kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ. Nếu chứng từ là hợp pháp, hợp lý thì phòng kế toán của công ty sẽ tiến hành hạch toán các chứng từ này. 2.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại Công ty ống thép Hòa Phát gồm 21 người, trong đó có: 1 kế toán trưởng toàn công ty, 2 kế toán văn phòng công ty, 5 kế toán chi nhánh Sài Gòn, 3 kế toán chi nhánh Đà Nẵng, 7 kế toán chi nhánh Hưng Yên, 3 kế toán Cán nguội. Các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán của công ty có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao động trong bộ máy kế toán của công ty. Mỗi cán bộ công nhân viên đều được quy định rõ về chức năng. Sơ đồ 2.4. Bộ máy kế toán công ty TNHH ống thép Hoà Phát TRƯỎNG PHÒNG KẾ TOÁN KT TỔNG HỢP CN HƯNG YÊN KT TH CTY THÉP CÁN NGUỘI KT TRƯỞNG CHI NHÁNH SÀI GÒN KT TỔNG HỢP VĂN PHÒNG KT TRUỞNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG KT NHÀ MÁY CÁN NGUỘI KT KHO KT BÁN HÀNG KT BÁN HÀNG KT QUỸ KT BÁN HÀNG KT NGÂN HÀNG KTCN PHẢI TRẢ KT THUẾ, CN, PHẢI THU KT KHO NHÀ MÁY KT BÁN HÀNG KT QUỸ 2.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Kế toán tổng hợp: Lập phiếu chi hàng ngày, tập hợp chi phí tính giá thành tại chi nhánh sản xuất ở Hưng Yên, tập hợp và phân bổ khấu hao TSCĐ, chi phí chờ phân bổ, tiền lương BHXH, BHYT, Chi phí phí phải trả …., kiểm tra lương, thực phẩm dưới Nhà máy, quản lý và theo dõi hoàn thiện hồ sơ tài sản cố định, làm báo cáo tài chính, tháng, quý, năm tại chi nhánh Hưng Yên Kế toán quỹ: Thu tiền và chi tiền hàng ngày, đi ngân hàng nộp và rút tiền. Vào phiếu nhập, xuất kho: Vật liệu thép, Hoá chất, Kho dầu, kẽm. Đối chiếu với kế toán nhà máy và thủ kho. Kế toán bán hàng: Làm báo cáo bán hàng nhập xuất, đối chiếu công nợ 10 ngày 1 lần và hàng tháng với tiếp thị, báo cáo hàng ngày cho kế toán trưởng, đối chiếu tồn kho 1 tuần 1 lần với kế toán kho. Kế toán thuế và công nợ phải thu: Vào hóa đơn bán hàng, nhập kho thành phẩm, theo dõi công nợ phải thu, làm báo cáo thuế ( kê khai thuế đầu vào, đầu ra, thuế thu nhập cá nhân, thuế XNK…), làm lương cho cán bộ trong công ty, đối chiếu BHXH, lập phiếu thu tiền hàng ngày. Kế toán ngân hàng: Vào sổ tiền gửi đi ngân hàng cắt ủy nhiệm chi, làm các thủ tục thanh toán trực tiếp, mở L/C, theo dõi tín dụng, L/C tại các ngân hàng, vào Phiếu nhập, xuất kho : Bán thành phẩm, Tôn dải, Cán nguội, đối chiếu kho với kế toán nhà máy và thủ kho. Hàng ngày kê các khoản trả nợ qua ngân hàng báo xuống phòng kinh doanh. Kế toán công nợ phải trả: Hàng ngày vào số dư công nợ, theo dõi công nợ phải trả. Lập phiếu thu, chi của công ty thép Cán nguội, lập ủy nhiệm chi thanh toán công nợ qua ngân hàng. Kế toán nhà máy: Vào hóa đơn bán hàng tại nhà máy ống thép, nhận và kiểm tra phiếu xuất, lệnh xuất hàng để viết hóa đơn cho khách hàng, theo dõi thu, chi tiền tại nhà máy, đối chiếu số tồn thành phẩm cuối tháng với kế toán công ty và thủ kho, vào báo cáo hàng ngày của kho thành phẩm( theo dõi chi tiết từng loại), vào báo cáo ngày các kho Bán thành phẩm, tôn dải, dầu, hóa chất, kẽm. Tập hợp phiếu nhập, xuất để gửi về công ty, fax báo cáo hàng ngày cho phòng kinh doanh. Hàng tuần vào thứ 2 và thứ 5 fax báo cáo cho chi nhánh Đà Nẵng và chi nhánh Sài Gòn. Tổ chức công tác kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu tập trung. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất tổ chức quản lý mà công ty tổ chức bộ máy kế toán đơn giản gọn nhẹ. Trong quá trình hạch toán của công ty mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm một phần hành cụ thể tạo thành mắt xích quan trọng trong dây chuyền hạch toán. Bộ máy kế toán của chi nhánh công ty bao gồm 1 kế toán tổng hợp chi nhánh, 1 kế toán quỹ, 1 kế toán bán hàng, 1 kế toán ngân hàng, 1 kế toán thuế và công nợ phải thu, 1 kế toán nhà máy và 1 công nợ phải trả. 2.2.2.2. Đặc điểm chế độ kế toán áp dụng tại công ty. Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12, cuối mỗi quý kế toán tổng hợp tiến hành khoá sổ kế toán. Báo cáo kế toán được trình bày bằng VNĐ theo nguyên tắc giá gốc Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp giá gốc. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung 2.2.2.3. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng Hệ thống tài khoản nhìn chung là sự vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bên cạnh đó các tài khoản còn được công ty mở chi tiết thành các tiểu khoản một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đã mở rất nhiều tài khoản cấp 6, cấp 7 nhằm phản ánh đầy đủ chi tiết hơn các nghiệp vụ phát sinh. Việc sử dụng đồng thời các tài khoản chi tiết bên cạnh hệ thống tài khoản tổng hợp đã giúp cho việc theo dõi các đối tượng được rõ ràng hơn, chính xác hơn tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc. Với hệ thống tài khoản này nên trình tự kế toán các phần hành được sử dụng khá tách bạch, thông tin cung cấp cho các nhà quản trị luôn kịp thời, chính xác. TK 152 – nguyên vật liệu Tk 1521: nguyên vật liệu thép Tk 1522: nguyên vật liệu kẽm Tk 1523: nguyên vật liệu dầu. Tk 1524: nguyên vâtỵ liệu thừa. Tk 1525: thiết bị, vật tư cho xây dựng cơ bản. Tk 1526: vật liệu thuê ngoài chế biến. Tk 1528: hoá chất … Tk 621 – chi phí nguyên vật kiệu trực tiếp được chi tiết thành: Tk 6210: chi phí nguyên liệu, VL trực tiếp sản xuất bán thành phẩm Tk 6211: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp – ống đen Tk 6212: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp - ống mạ Tk 622 - chi phí nhân công trực tiếp Tk 6220: chi phí nhân công trực tiếp – xưởng cắt Tk 6221: chi phí nhân công trực tiếp – xưởng ống đen Tk 6222chi phí nhân công trực tiếp - xưởng ống mạ Tk 6223: chi phí nhân công trực tiếp – xưởng ống mạ điện. Tk 627 – chi phí sản xuất chung được chi tiết thành: Tk 6271: chi phí chung phân xưởng ống đen Tk 62711: chi phí nhân viên phân xưởng ống đen Tk 62712: chi phí vật liệu phân xưởng ống đen Tk 62713: chi phí dụng cụ sản xuất PX ống đen Tk 62714: chi phí khấu hao TSCĐ PX ống đen TK 62717: chi phí dịch vụ mua ngoài PX ống đen Tk 62718: chi phí bằng tiền khác PX ống đen 2.2.2.4. Hệ thống chứng từ Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Hiện nay công ty sử dụng hệ thống chứng từ đúng theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Số loại chứng từ sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh các yếu tố trong chứng từ đầy đủ chính xác đảm bảo đủ căn cứ cho việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế. Chế độ lập luân chuyển chứng từ hợp lý, gọn nhẹ song vẫn khá chặt chẽ trong quản lý (Các chứng từ phải có đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực, chữ viết rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt và phải đầy đủ các chữ ký, với những chứng từ đòi hỏi phải có sự phê duyệt thì phải có sự phê duyệt). Tất cả các chứng từ đều được kiểm soát chặt chẽ trước khi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống chứng từ được sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm: chỉ tiêu hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hoá, biên bản kiểm nghiệm hàng hoá, biên bản kiểm kê,… chi tiêu vốn bằng tiền: phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, giấy uỷ nhiệm thu,giấy uỷ nhiệm chi, giấy báo có, giấy báo nợ… chỉ tiêu tiền lương: bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng tthanh toán tiền lương, thanh toán tiền thưởng, bảng phân bổ tiền lương và BHXH. chỉ tiêu TSCĐ gồm có: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 2.2.2.5. Tổ chức vận dụng sổ kế toán. Là doanh nghiệp có quy mô lớn, căn cứ vào đặc điểm loại hình kinh doanh phức tạp và yêu cầu quản lý cao, với trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững của đội ngũ nhân viên kế toán và các trang bị phòng kế toán công ty đã áp dụng hình thức nhật ký chung để tổ chức hệ thống sổ kế toán Theo hình thức này công ty có các loại sổ kế toán sau: nhật ký chung, sổ cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết. Hình thức ghi sổ : Hiện nay công ty đang áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). Hiện nay công ty sử dụng phần mềm kế toán Bravo 6.3 thực hiện công tác kế toán. trình tự như sau Sơ đồ 2.5. Sơ đồ trình tự kế toán như sau: PHẦN MỀM KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN SỔ TỔNG HỢP SỔ CHI TIẾT NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Nhập số liệu hàng ngày In sổ ,báo cáo cuối tháng, cuối năm, đối chiếu,kiểm tra Ghi chú Màn hình giao diện chính của phần mềm đó như sau: Đây là phần mềm kế toán được thiết kế phù hợp với công ty, với đầy đủ các phân hệ: Vốn bằng tiền, mua hàng – phải trả, bán hàng – phải thu, hàng tồn kho, quản lý tài sản, chi phí giá thành, kế toán tổng hợp. Trong phòng kế toán, mỗi người đều được trang bị máy vi tính có ứng dụng phần mềm để thực hiện nhiệm vụ của mình ứng với từng phân hệ. Hàng ngày nhân viên kế toán tiến hành phân loại chứng từ theo loại chứng từ, theo số chứng từ, theo ngày tháng năm phát sinh rồi vào từng phân hệ tiến hành nhập số liệu. Cuối kỳ, sau khi các nghiệp vụ phát sinh đã được phản ánh đầy đủ, kế toán tổng hợp tiến hành các bút toán phân bổ, kết chuyển, tính giá thành sản phẩm, cuối mỗi quý tiến hành khoá sổ, in các báo cáo và sổ kế toán. Việc mã hoá các tài khoản được thực hiện cùng với việc cài đặt hệ thống khi mới bắt đầu làm việc với chương trình phần mềm và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có sự thay đổi thì có thể thêm, bớt, sửa các tài khoản chi tiết cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế và thuận tiện cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và sắp xếp theo loại, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập sẽ tự động được ghi vào sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký chung, Sổ Cái) và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan theo đúng quy trình ghi sổ nhật ký chung. Cuối tháng( hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết ) kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ ( cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với sổ chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo những thông tin đã nhập trong kỳ. Mặt khác có thể đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính trước hoặc sau khi in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Công ty thường thực hiện in các sổ tổng hợp sổ chi tiết và đóng thành quyển vào thời điểm cuối tháng và cuối năm và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.2.2.6. Báo cáo tài chính tại doanh nghiệp Báo cáo tài chính là những hệ thống mẫu biểu được quy định thống nhất phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn…của doanh nghiệp. Chi nh¸nh c«ng ty TNHH èng thÐp Hoµ Ph¸t đã tiến hành lập các báo cáo tài chính theo tháng ( trừ thuyết minh báo cáo tài chính), theo quý vµ theo năm. Việc lập Báo cáo tài chính được tuân thủ theo đúng quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, đảm bảo các nguyên tắc: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh, các thông tin trọng yếu được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của công ty. Công ty sử dụng hệ thống Báo cáo tài chính gồm có: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DN Cuối mỗi tháng, quý, năm, phòng Tài chính kế toán phải hoàn tất các báo cáo bao gåm c¶ b¸o c¸o néi bé vµ b¸o c¸o tµi chinh. Ngoài ra công ty còn sử dụng các mẫu báo cáo khác như : - Báo cáo hợp nhất kết quả sản xuất kinh doanh . - Báo cáo thu chi các quỹ của doanh nghiệp. - Báo cáo tổng hợp thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2.3. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính ía thành sản phẩm của công ty TNHH ống thép Hoà Phát 2.3.1. Đặc điểm chi phí sản xuất sản phẩm và phân loại chi phí sản xuất của chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát 2.3.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất: Công ty TNHH ống thép Hoà Phát là đơn vị sản xuất quy mô lớn có dây chuyền công nghệ liên tục, khép kín, tổ chức theo phân xưởng, mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ riêng. Khối lượng sản phẩm mà công ty sản xuất ra rất lớn nhưng lại được phân chia thành các sản phẩm nhất định. Do đó chi phí sản xuất phát sinh được tính cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất trong kỳ, mỗi sản phẩm sản xuất ra đều có định mức tiêu hao nguyên vật liệu riêng. Căn cứ vào định mức đó kế toán có thể biết được kế hoạch sản xuất, máy móc thiết bị hiện có của công ty có đảm bảo sản xuất được liên tục hay không. Công ty TNHH ống thép Hoà Phát đã xây dựng dự toán về chi phí cho từng sản phẩm sản xuất như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty TNHH ống thép Hoà Phát thực hiện tính định mức chi phí sản xuất của nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành. Về hình thức quản lý chi phí, chi phí sản xuất của công ty được quản lý bằng từng kế hoạch của giai đoạn cụ thể. Căn cứ vào kế hoạch cụ thể của từng giai đoạn nhà quản lý có thể thấy được số lượng sản phẩm hoàn thành đã phù hợp với kế hoạch hay chưa. Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những vấn đề còn hạn chế nhằm đạt mục tiêu đề ra. 2.3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất của chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát. Chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành, tương ứng với từng giai đoạn công nghệ được tổ chức thành các phân xưởng sản xuất: phân xưởng ông đen hàn, phân xưởng ống mạ. Kết quả sản xuất của giai đoạn một giai đoạn vừa là bán thành phẩm cho giai đoạn sau, đồng thời cũng có thể bán ra thị trường. Để tập hợp được chi phí sản xuất - mỗi giai đoạn công nghệ (phân xưởng sản xuất) mở một chi tiết TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất của từng giai đoạn công nghệ. Các khoản chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng nào thì được tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó. Trong đó, chi phí sản xuất chung vẫn phải thực hiện phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm phù hợp với mức công suất thực tế, phần chi phí sản xuất chung không được phân bổ thì sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất công ty đã phân loại và tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo hai tiêu thức sau: Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. + Chi phí nguyên nhiên vật liệu + Chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp: Bao gồm toàn bộ số lương phải trả cho công nhân tại các phân xưởng, lương trả cho bộ phận KCS, bộ phận quản lý tại các phân xưởng và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ. + Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ tiền khấu hao của các tài sản cố định sử dụng vào mục đích sản xuất và các loại sản phẩm khác của công ty trong tháng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền công ty phải trả cho các nhà cung cấp điện, nước, điện thoại sau khi đã trừ đi phần phân bổ cho các bộ phận khác ngoài sản xuất trong công ty. + Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí khác bằng tiền mà công ty phải chi ra cho hoạt động sản xuất trong tháng. Phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí sản xuất được chia thành ba loại: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: NVL chính : Thép cuộn, thép dải băng và kẽm thỏi NVL phụ : Hoá chất Năng lượng : Điện Nhiên liệu : Dầu DO, dầu FO + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm lương chính, lương phụ, tiền thưởng, BHXH, BHYT, BHTN phát sinh trong kỳ của công nhân sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: Gồm các chi phí phát sinh phục vụ chung cho quá trình sản xuất tại các phân xưởng như là: công cụ kiểm tra sợi dệt, kéo cắt vải... tiền điện, điện thoại; lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý và bộ phận KCS phân xưởng. Phân loại chi phí theo tiêu thức này có tác dụng cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành, làm căn cứ để mã hoá các tài khoản chi phí. 2.3.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của chi nhánh công ty TNHH ống thép Hoà Phát. Do công việc sản xuất của công ty được tiến hành tại ba phân xưởng với quy trình công nghệ khép kín nên đối tượng tập hợp chi phí là các loại sản phẩm sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_chi_phi_san_san_va_tinh_gia_thanh_san_pham_6674.doc
Tài liệu liên quan