Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH in Thanh Tùng

Tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH in Thanh Tùng: Lời nói đầu Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận vẫn luôn là mục tiêu cơ bản nhất của các doanh nghiệp, nó chịu sự chi phối đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tìm và thực thi những giải pháp nhằm hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhưng để làm được điều này thì không phải là đơn giản, mà nó đòi hỏi các doanh nghiệp bên cạnh việc tìm hướng đi đúng đắn cho mình còn phải có một chế độ kế toán hơp lý tức là phải phù hợp với thực tế, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình và phải bảo đảm đúng chế độ tài chính kế toán. Việc hạch toán chi phí để tính ra giá thành sản phẩm quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp va việc tăng hay giảm chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu khác Thấy rõ được tầm quan trọng trên, cùng với quá trình học tại trường em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...

doc105 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH in Thanh Tùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận vẫn luôn là mục tiêu cơ bản nhất của các doanh nghiệp, nó chịu sự chi phối đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tìm và thực thi những giải pháp nhằm hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhưng để làm được điều này thì không phải là đơn giản, mà nó đòi hỏi các doanh nghiệp bên cạnh việc tìm hướng đi đúng đắn cho mình còn phải có một chế độ kế toán hơp lý tức là phải phù hợp với thực tế, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình và phải bảo đảm đúng chế độ tài chính kế toán. Việc hạch toán chi phí để tính ra giá thành sản phẩm quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp va việc tăng hay giảm chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu khác Thấy rõ được tầm quan trọng trên, cùng với quá trình học tại trường em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh in thanh tùng ,, Khái quát chuyên đề gồm các mục sau: Lời nói đầu Chương I : Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm. Chương II :Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH In Thanh Tùng Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH In Thanh Tùng Kết luận Mặc dù hết sức cố gắng, song do trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế, thời gian tìm hiểu và thực tập không dài, vì vậy đề tài nghiên cứu này chăc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý quí báu của thầy cô để đề tài nghiên cứu cuả em được hoàn thiện hơn. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phạm Minh Tuệ, của ban lãnh đạo, các anh chị phòng tài vụ và các bộ phận liên quan của Công ty In Thanh Tùng đã hết sức giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Chương 1 Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp Hoạt động sản xuất xã hội được tiến hành trong nhiều ngành kinh tế. Theo Nghị định số 73/ CP ngày 27/10/1993 của chính phủ quy định hiện nay có 20 ngành kinh tế quốc dân cấp I hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất và cung cấp dịch vụ( sản phẩm phi vật chất). Mỗi ngành kinh tế có đặc điểm kinh tế đặc trưng từ đó ảnh hưởng quan trọng đến công tác tổ chức và hoạt động của kế toán. Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, việc tổ chức công tác kế toán, vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạch toán, đặc biệt là vận dụng phương pháp kế toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong phạm vi nghành sản xuất công nghiệp bắt nguồn từ những đặc điểm của quy trình công nghệ kỹ thuật và tổ chức sản xuất, từ tính đa dạng và khối lượng sản phẩm được sản xuất ra, nói cách khác là bắt nguồn từ loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, nghiên cứu loại hình sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác kế toán, vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạch toán trong doanh nghiệp được hợp lý và đúng đắn, do đó phát huy được chức năng, vai trò và vị trí kế toán trong công tác kế toán, quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng. Để nghiên cứu các loại hình sản xuất công nghiệp cần phải tiến hành phân loại sản xuất công nghiệp theo những tiêu thức khác nhau: Tiêu thức thứ nhất: Phân loại theo loại hình công nghệ sản xuất. Theo tiêu thức này các doang nghiệp công nghiệp được phân chia thành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Tiêu thức thứ hai: Phân loại theo tính chất của quy trình công nghệ Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được phân chia thành : doanh nghiệp công nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất giản đơn và doanh nghiệp công nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp. Tiêu thức thứ ba: phân loại theo phương pháp sản xuất sản phẩm. Phương pháp sản xuất sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến được chia thành phương pháp chế biến kiểu liên tục và phương pháp chế biến kiểu song song. Tiêu thức thứ tư: phân loại theo định kỳ sản xuất vầ sự lặp lại của sản phẩm sản xuất ra. Doanh nghiệp công nghiệp được chia thành các loại hình sản xuất nhiều, sản xuất có khối lượng lớn; sản xuất hàng loạt, sản xuất đơn chiếc. 1.2. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại CPSX chủ yếu 1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ. Để tiến hành các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động: nhà xưởng, máy móc, thiết bị và những tài sản cố định khác. Đối tượng lao động: nguyên vật liệu, nhiên liệu … Lao động của con người. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền. Trong đó: Chi phí về tiền công, trích BHXH, BHYT là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống. - Chi phí về KHTSCĐ, chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu.v..v.. là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hoá. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nhằm thúc đẩy không ngừng việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và phát huy hơn nữa vai trò của công cụ kế toán với sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, chi phí được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu: 1.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại theo yếu tố. Theo quy định hiện hành toàn bộ chi phí sản xuất được chia ra 6 yếu tố sau: Yếu tố nguyên liệu, vật liệu, động lực: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, …dùng cho sản xuất. Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên sản xuất. Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Các khoản này được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên sản xuất. Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ cho tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí… phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí có tác dụng rất to lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính; cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương,… cho kỳ sau. 1.2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất. Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau; mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. * Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này số tiền công và trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng. * Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Gồm có: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Qua đó sẽ giúp những nhà quản lý có biện pháp sử dụng chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Với mục đích kiểm tra chi phí, điều tiết chi phí cho phù hợp đồng thời thuận lợi cho việc lập kế hoạch, đề ra các quyết định kinh doanh. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân chia theo mối quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách phân loại này chi phí được phân thành ba loại: chi phí biến đổi (biến phí), chi phí cố định (định phí) và chi phí hỗn hợp. * Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. * Định phí là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành. Nhưng các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. * Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí lẫn định phí. ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Ngoài các cách phân loại trên, để phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình hình sử dụng chi phí, chi phí sản xuất còn được phân loại thành: - Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp - Chi phí tổng hợp và chi phí đơn nhất - ........................................................ Mỗi cách phân loại chi phí đều có những tác dụng nhất định trong công tác quản lý và hạch toán chi phí ở doanh nghiệp. 1.3. ý nghĩa của công tác quản lý CPSX trong quá trình hoạt động SXKD Công tác quản lý chi phí sản xuất trong sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Công tác quản lý chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước cho phép doanh nghiệp sản xuất tự chủ trong hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi. Càng tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất thì càng có điều kiện để hạ giá thành sản phẩm. ở nước ta hiện nay, yếu tố cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, cho nên việc tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là vấn đề vừa là mục đích, vừa là chiến lược mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. 1.4. Giá thành sản phẩm, Phân loại giá thành sản phẩm. 1.4.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Trong quá trình sản xuất ở một doanh nghiệp, một mặt doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, mặt khác kết quả sản xuất của doanh nghiệp là thu được những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành gọi chung là thành phẩm cần phải được tính giá thành tức là những chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra chúng. Theo quan điểm của kế toán Việt Nam hiện nay, giá thành được định nghĩa như sau: “Giá thành là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường ,, Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng sản xuất, phản ánh hiệu quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhằm đạt được mục đích sản xuất, được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành mà cần thấy được rằng, giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định. 1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm Với mục đích quản lý tốt giá thành sản phẩm cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, kế toán cần phải phân biệt các loại giá thành khác nhau. Giá thành được xem xét dưới nhiều giác độ, phạm vi tính toán khác nhau, về lý luận cũng như thực tiễn. Có các cách phân loại giá thành chủ yếu sau: * Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành, giá thành sản phẩm chia ra làm 3 loại: Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức: Giá thành định mức là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem như là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất và được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất. Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. * Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí: Theo phạm vi tính toán giá thành, giá thành sản phẩm được chia làm hai loại: - Giá thành sản xuất (hay còn gọi là giá thành công xưởng) Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất sản phẩm được dùng để ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành toàn bộ (hay còn gọi là giá thành tiêu thụ, giá thành đầy đủ) Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán, xác định khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán, xác định lãi trước thuế của doanh nghiệp. Như vậy, theo cách phân loại này cho phép các nhà quản lý xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng loại mặt hàng, dịch vụ. Song do khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại mặt hàng, dịch vụ có những hạn chế nhất định nên việc phân bổ chỉ mang tính tương đối. 1.5.Đối tượngtập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm . Thực tế hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm, phân xưởng, tổ đội sản xuất khác nhau. ở từng địa điểm sản xuất lại có thể sản xuất chế biến nhiều sản phẩm, nhiều công việc, lao vụ khác nhau, theo các quy trình công nghệ khác nhau. Do đó chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng phát sinh ở nhiều địa điểm, nhiều bộ phận, liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc. Như vậy, để xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nhằm thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí thì cần phải dựa trên một số tiêu thức. Căn cứ vào một số tiêu thức, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được xác định như sau: Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: - Doanh nghiệp có quy trình công nghệ là sản xuất giản đơn: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất. - Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận sản xuất. Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm : - Với loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng sản phẩm. - Với loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng đơn đặt hàng hoặc từng loại sản phẩm tuỳ thuộc vào từng quy trình công nghệ sản xuất. Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Nếu trình độ hạch toán càng cao thì đối tượng tập hợp chi phí càng cụ thể và chi tiết, ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng có thể bị hạn chế và thu hẹp, không được chi tiết, cụ thể. Việc xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp mới giúp cho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Ngoài ra còn phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời, đúng đắn. 1.5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất và tính chất sản xuất của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Để xác định chính xác đối tượng tính giá thành cần dựa vào các căn cứ sau: Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: - Với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn: Đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quá trình sản xuất. - Với quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục: Đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng, cũng có thể là các loại nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất. - Với quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song (lắp ráp): Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, cũng có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm. Loại hình sản xuất: - Với loại hình sản xuất đơn chiếc và sản xuất những loạt nhỏ: Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hay từng loại sản phẩm. - Với sản xuất hàng loạt khối lượng lớn: Đối tượng tính giá thành là nhóm bán thành phẩm hay nhóm sản phẩm cuối cùng. Yêu cầu và trình độ quản lý: - Với trình độ quản lý cao có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở các giác độ khác nhau. - Với trình độ quản lý thấp đối tượng tính giá thành có thể là nhóm các sản phẩm cùng loại có kích cỡ khác nhau hoặc có thể quy định về sản phẩm gốc. Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý, phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.6 .nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những người quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, để có biện pháp quản lý thích hợp. Để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp. Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.7.1. Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng Để theo dõi tình hình phát sinh và tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng chịu chi phí, kế toán sử dụng các tài khoản sau: * TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CP NL,VL TT ): Kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí NL, VL trực tiếp để phản ánh chi phí NL,VL sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621 – CP NL,VL trực tiếp: Bên Nợ : Trị giá thực tế NL, VL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán . Bên Có : Trị giá NL, VL sử dụng không hết nhập lai kho; Kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ; Kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp phát sinh ở mức bình thường vào bên nợ tìa khoản 154 – CP SX KD dở dang ( hoặc bên Nợ 631 – Giá thành sản xuất ) Tài khoản 621 – CP NL,VL TT cuối kỳ không có số dư, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất * TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. ( CP NCTT ): Kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất- kinh doanh. TK 622 được dùng để tập hợp và kết chuyển CP NC của công nhân sản xuất vào TK CP và tính giá thành sản phẩm Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 622 – CP NCTT: Bên Nợ : CP NCTT tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm Bên Có : Kết chuyển CP NCTT trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ; Kết chuyển CP NCTT ở mức bình thường vào bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang ( hoặc bên Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất ) để tính vào giá thành của sản phẩm, dịch vụ . TK 622 – CP NCTT không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí. * TK 627 - Chi phí sản xuất chung ( CP SXC ): Kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội, công trường ... Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 627 – CP SXC : Bên Nợ : Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có : Các khoản ghi giảm chi phi sản xuất chung; Chi phí sản xuất chung cố định phát sinh ở mức bình thường và chi phí sản xuẩt chung biến đổi được kết chuyển vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( hoặc vào TK 631 – Giá thành sản xuất ) Tài khoản 627 – CP SXC cuối kỳ không có số dư, được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bao gồm các tài khoản cấp II sau: + TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272 - Chi phí nguyên vật liệu + TK 6273 - Chi phí công cụ, dụng cụ + TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( CP SXKD dở dang ): Doanh nghiệp áp dụng phương pháp Kê khai thường xuyên (PP KKTX ) : Kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí SXKD dở dang, để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ . Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 154 – CP SXKD dở dang : Bên Nợ : Tập hợp CP NL, VL trực tiếp, CP NCTT , CPSX chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, dịch vụ . Bên Có : Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được; Trị giá NVL, hàng hóa gia công xong nhập kho; - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán; - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã cung cấp hoàn thành của khách hàng. Số dư bên Nợ : Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Tài khoản 154 – CP SXKD dở dang được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (phân xưởng, giai đoạn sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng). Doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kiểm kê định kỳ: Kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí SXKD dở dang, phản ánh trị giá thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 154 – CP SXKD dở dang : Bên Nợ : Kết chuyển chi phí SXKD dở dang cuối kỳ. Bên Có : Kết chuyển chi phí SXKD dở dang đầu kỳ. Số dư bên Nợ : Chi phí SXKD còn dở dang cuối kỳ (và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí ). * TK 631 - Giá thành sản xuất ( GTSX ) Tài khoản này được dùng để phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở đơn vị sản xuất trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kiểm kê định kỳ Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 631 – GTSX: Bên Nợ : Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ; Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 – CP SXKD dở dang. - Giá thành sản phẩm đã bán, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 – Giá vốn hàng bán TK 631 – GTSX không có số dư cuối kỳ và được chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí 1.7.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Tùy thuộc vào điều kiện và khả năng tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng có liên quan, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp Phương pháp tập hợp gián tiếp: áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan đén nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí được Kế toán tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng liên quan theo trình tự sau: + Tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuất phát sinh theo từng địa điểm phát sinh chi phí, sau đó tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán thao địa điểm phát sinh chi phí + Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp với từng loai chi phí để tính toán và phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp được cho các đối tượng liên quan Công thức tính: Trong đó : - H là hệ số phân bổ - C là tổng chi phí đã tập hợp được cần phân bổ - Ti là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i Chi phí phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan ( Ci ) được tính theo công thức : Ci = Ti x H Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất : Theo quyết định 1141 TC-CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 quy định doanh nghiệp được chọn một trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. 1.7.2.1 Kế toán tập hợp và phân bổ Chi Phí NL,VL trực tiếp: Chi phí NL, VL trực tiếp là chi phí NL, VL chính ( Nửa thành phẩm mua ngoài) vật liệu phụ sử dụng trực tiếp đẻ sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ. Phương pháp tập hợp và phân bổ CP NL,VL TT: Chi phí NL, VL trực tiếp sản xuất sản phẩm thường là liên quan đến đối tượng tập hợp CPSX, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho VL và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng sản xuất để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. Trường hợp chi phí NL, VL trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì được tập hợp theo phương pháp gián tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tiêu chuẩn phân bổ CP NL, VL trực tiếp có thể là: + Đối với NL, VL chính và nửa thành phẩm mua ngoài thường phân bổ theo: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất ra. + Đối với nguyên liệu phụ, thường phân bổ theo chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí NL,VL chính hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Để tập hợp và phân bổ CP NL, VL trực tiếp chính xác, hợp lý kế toán cần xác định được trị giá NL, VL của kỳ trước chuyển sang sử dụng cho kỳ này, trị giá NL, VL xuất kho trong kỳ nhưng cuối kỳ chưa sử dụng và trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) để tính chi phí NL, VL trực tiếp thực tế tiêu hao trong kỳ. CP NL,VL TT thực tế tiêu hao trong kỳ Trị giá NL,VL xuất dùng Trị giá NL, VL còn lại ở thời điểm SX Trị giá NL, VL còn lại cuối kỳ Trị giá phế liệu thu hồi = + + - + TK 621 ko có số dư cuối kỳvà phản ánh chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 1. Căn cứ vào các phiếu xuất kho NL, VL, phiếu báo vật liệu còn lại cuối kỳ trước để lại sử dụng cho kỳ này hoặc kết quả kiểm kê NL, VL còn lại cuối kỳ để xác định giá trị thực tế NL, VL sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm (KT hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK) kế toán ghi sổ: Nợ TK621-CP NL,VL trực tiếp (Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí) Có TK152-NL, VL (phương pháp KKTX) Hoặc: Có TK611-Mua hàng (phương pháp KKĐK) 2. Trường hợp mua NL, VL sử dụng ngay cho sản xuất: Nợ TK621-CPNL, VLTT Nợ TK133-Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK111, 112, 131 3.1-Trường hợp mua NL, VL còn lại cuối kỳ không sử dụng hết, nhưng để lại ở bộ phân sản xuất. Cuối kỳ KT ghi giảm CP NL,VL trực tiếp kỳ này bằng bút toán đỏ: Nợ TK621-CP NL, VL trực tiếp (xxx) Có TK152-NL, VL (xxx) 3.2. Đầu kỳ KT sau, KT ghi tăng CP NL, VL trực tiếp: Nợ TK621-CP NL,VLTT Có TK152-NL, VL 4. Cuối kỳ, trị giá NL, VL sử dụng không hết nhập lại kho Nợ TK621-CP NL,VLTT Có TK152-NL, VL 5. Cuối kỳ, KT kết chuyển hoặc phân bổ CP NL,VL trực tiếp tính vào chi phí sản xuất sản phẩm hoặc chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK154-CP SXKD DD (PP.KKTX-theo mức BT) Hoặc Nợ TK631-GTSX (PP.KKĐK-theo mức bình thường) Nợ TK632-GVHB (vượt trên mức bình thường) Có TK621-CPNL, VLTT 1.7.2.2. Kế toán tập và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như : Lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương. Phương pháp tập hợp và phân bổ CP NCTT: Chi phí NCTT được tập hợp như sau: - Đối với CPNCTT có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí thì căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tập hợp trực tiếp CP NCTT cho từng đối tượng có liên quan . - Trường hợp CP NCTT có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Chi phí NCTT được phân bổ theo các tiêu thức sau: - Tiền lương chính thường được phân bổ theo tỷ lệ với chi phí tiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất. - Tiền lương phụ thường được phân bổ tỷ lệ với tiền lương chính, yiền lương định mức, giờ công định mức... Cuối kỳ kế toán, CP NCTT đã tập hợp sẽ được kết chuyển: - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì CP NCTT đã tập hợp trong kỳ được kết chuyển toàn bộ để tính giá thành sản xuất thực tế sản phẩm. - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì CP NCTT đã tập hợp được trong kỳ chỉ phân bổ vào chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phầm theo mức công suất bình thường. Phần chi phí đã tập hợp còn lại không được tính vào trị giá hàng tồn kho, được ghi ngận là CP SXKD trong kỳ. TK 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 1. Số tiền lương, phụ cấp lương và các khoản khác có tính chất lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho lao động, trực tiếp sản xuất sản phẩm trong kỳ: Nợ TK622-CP NCTT Có TK334-PT CNV 2. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ theo lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, tính vào chi phí sản xuất Nợ TK622-CP NCTT Có TK338-PT, PN khác ( Chi tiết TK 3382-KPCĐ, Tk 3383-BHXH, TK 3384-BHYT). 3. Tính trứơc tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Nợ TK622-CP NCTT Có TK335-PT trả trước 4. Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ CP NCTT cho các đối tượng sử dụng lao động: Nợ TK 154-CP SXKD DD (P.P.KKTX-theo mức BT) Hoặc: Nợ TK 631- GTSX (P.P.KKĐK-theo mức BT) Nợ TK 632-GVHB (số vượt trên mức bình thường) Có TK622-CP NL, VL TT 1.7.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài 2 khoản chi phí nhân lực, vật liệu trực tiếp, CP NCTT phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất. Phương pháp tập hợp và phân bồ CPSXC: Trước hết KT phải mở bảng kê để tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung đã tập hợp, được phân bổ theo nguyên tắc sau: - Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. + Trường hợp mức thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường chì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. + Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Tiêu chuẩn phân bổ chi phí sản xuất chung thường được chọn lựa là: - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Tiêu chuẩn phân bổ là định mức chi phí, khấu hao tài sản cố định, số giờ máy chạy thực tế… - Chi phí năng lượng dùng cho sản xuất sản phẩm: Tiêu thức phân bổ là định mức chi phí năng lượng hoặc số giờ máy làm việc thực tế kết hợp với công suất của máy. Các chi phí sản xuất chung còn lại là tiêu chuẩn phân bổ thường là tiền lương công nhân sản xuất, định mức chi phí hoặc giờ công nhân sản xuất. TK627 có 6 tk cấp II: 6271 : CPNV phân xưởng. 6272 : CP vật liệu. 6273 : CP dụng cụ sản xuất. 6274 : CP khấu hao tài sản cố định. 6277 : CP dịch vụ mua ngoài. 6278 : CP khác bằng tiền. Phương pháp ké toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 1. Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương tiền ăn giữa ca phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627 (6271) – CP nhân viên phân xưởng Có TK 334 –PT CNV 2. Các khoản phải trả cho CNV, các khoản trích theo tiền lương tính vào CPSX: Nợ TK 627 (6271) – CP NVPX Có TK 338 – phải trả, phải nộp khác(3382;3383;3384) 3. Trị giá thực tế NL, VL xuất dùng cho quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng: Nợ TK 627 (6272) – CP NVL Có TK152- NL, VL 4. Trị giá công cụ dụng cụ sử dụng trong phân xưởng: Nợ TK 627 (6273) – CP CCDC SX Có TK 153 – trị giá CCDC xuất kho Có TK 142 (1421); 242 – phân bổ giá trị CCDC 5. Trích KH TSCĐ dùng cho quản lý và sản xuất PX: Nợ TK 627 (6274) – CP KH TSCĐ Có TK 214 – KH TSCĐ 6. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động tại PX, bộ phận phân xưởng: Nợ TK 627 (6277) – CP dịch vụ mua ngoài Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 .... 7. Các khoản chi bằng tiền khác dùng cho hoạt động SX tại phân xưởng, bộ phận sản xuất: Nợ TK 627 (6278) – CP bằng tiền khác Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 141: Tổng giá thanh toán 8. Các khoản ghi giảm CP SXC phát sinh Nợ TK111, 112, 138 Có TK 627 – CP SXC 9. Cuối kỳ k/c hoặc phân bổ CPSXC cho các đối tượng tập hợp chi phí: Nợ TK 154 – CP SX KDD ( PP KKTX – CP SXC cố định theo mức bình thường và CP SXC biến đổi ) ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Hoặc: Nợ TK 631 – GTSX (PP KKĐK – CP SXC cố định theo mức bình thường và CPSXC biến đổi ) ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Nợ TK 632 – GVHB ( CP SXC cố định vượt trên mức bình thường) ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Có TK 627 – CP SXC 1.7.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn DN: Kế toán tổng hợp CPSX toàn DN ( DN áp dụng PP KKTX ): Chi phí sản xuất sau khi đã tập hợp riêng theo từng khoản mục: CP NVL TT, CP NCTT, CP SXC được kết chuyển để tập hợp CP SX toàn DN và chi tiết chi từng đối tượng kế toán tập hợp CPSX sau đó để tính giá thành sản phẩm hoàn thành và dịch vụ đã cung cấp trong kỳ . Để tập hợp CPSX toàn DN kế toán sử dụng TK 154 – CP SX KD dở dang( đối với DN áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên ). Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 1 . Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NVLTT theo từng đối tượng tập hợp chi phí : Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Có TK 624 – Chi phí NVLTT ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) 2. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NCTT theo từng đối tượng tập hợp chi phí : Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Có TK 622 – Chi phí NCTT ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) 3. Cuối kỳ kế toán kết chuyển và phân bổ CPSXC theo từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan: Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Có TK 627 – Chi phí SXC ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) 4. Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường: Nợ TK 138 (1388 ); 334 Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) 5. Trị giá thuần ước tính của phế liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) 6. Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho hoặc đã giao cho khách hàng: Nợ TK 155; 157; 632. Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Kế toán tổng hợp CPSX toàn DN ( DN áp dụng PP KKĐK ): Cũng tương tự như PP KKTX, ở PP KKĐK _CPSX trong kỳ cũng được tập hợp trên các TK : TK 621- CP NVL TT; TK 622- CP NCTT; TK 627- CP SXC Tuy nhiên do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo PP KKĐK, TK 154 – CP SSKD dở dang chỉ sử dụng để phản ánh CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, việc tập hợp CPSX và tính giá thành SP hoàn thành được thực hiện trên TK 631 – Giá thành SX Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: Đầu kỳ kế toán, k/c trị giá SP dở dang đầu kỳ: Nợ TK 631- GTSX ( Chi tiết theo từng đối tượng t ập hợp CP ) Có TK 154- CP SXKD dở dang ( Chi tiết theo từng đối tượng t ập hợp CP ) Cuối kỳ kế toán, k/c CP NL, VLTT thực tế phát sinh trong kỳ cho các đối tượng chịu CP: Nợ TK 631- GTSX ( Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CP ) Có TK 621- CP NL,VLTT ( Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CP ) Cuối kỳ kế toán, k/c CP NCTT cho các đối tượng chịu CP: Nợ TK 631- GTSX ( Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CP ) Có TK 622- CP NCTT ( Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CP ) 4. Cuối kỳ kế toán, k/c hoặc phân bổ CP SXC để tính giá thành SX SP, DV Nợ TK 631- GTSX ( Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CP ) Có TK 627- CP SXC 5.Trường hợp phát sinh SP hỏng không sửa chữa được, căn cứ vào quyết định sử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi: Nợ TK 611- Mua hàng( Phế liệu thu hồi ) Nợ TK 111, 112, 138 ( Bắt bồi thường vật chất ) Nợ TK 632- GV HB Có TK 631- GTSX( Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CP ) 6. Cuối kỳ kế toán, tiến hành kiểm kê và đánh giá SP dở dang cuối kỳ, kế toán ghi sổ : Nợ TK 154- CP SXKD dở dang ( Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CP ) Có TK 631- GTSX ( Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CP ) 7. Giá thành SX thực tế SP, công việc đã hoàn thành trong kỳ: Nợ TK 632- GV HB Có TK 631- GTSX ( Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CP ) Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn DN ( Kế toán hàng tồn kho theo PP KKĐK) TK 154 TK 631 TK 154 (1) (6) TK 621 TK 611 (2) TK 622 TK 138,111,112 (3) (5) TK 627 TK 632 (4) TK 632 (7) 1.8. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang Trong các DNSX, sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế tạo hoặc đang nằm trên dây truyền quy trình công nghệ sản xuất chưa hoàn thành. 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp: Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các DNSX nếu chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn, vì khối lượng tính toán ít mà vẫn đảm bảo mức độ chính xác. Công thức tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: Trong đó: Dck; DĐk : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ Cn : Chi phí NL, VLTT phát sinh trong kỳ Qs;QD : Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí NL, VL trực tiếp bỏ vào ngay từ đầu quy trình công nghệ sản xuất. Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế tạo của giai đoạn sau, thì trị giá sản phẩm dở dang ở giai đoạn đầu tính theo chi phí NL, VL trực tiếp và trị giá sản phẩm dở dang của các giai đoạn sau được tính theo giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang. - Ưu điểm : Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít. - Nhược điểm : Độ chính xác không cao bởi CPSX tính cho trị giá sản phẩm dở dang chỉ bao gồm khoản mục chi phí NL, VL trực tiếp. 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng CPSX và sản lượng sản phẩm dở dang biến động mạnh giữa các kỳ kế toán: Công thức tính sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Qtd = QD x %HT Qtd: Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. %HT: tỷ lệ chế biến hoàn thành/ - CPSX bỏ vào từ đầu quy trình công nghệ sản xuất: Công thức: - Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sán xuất chế biến ( như chi phí nhân công trực tiếp, CPSXchung ). Chi phí đã tập hợp được, tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang tỷ lệ với sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo từng khoản mụ chi phí chế biến ( ngoài ra còn kể cả chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp phát sinh bỏ dần trong kỳ) Công thức: - Ưu điểm : Đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NL, VL trực tiếp. - Nhược điểm : Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các dây chuyền công nghệ xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan. 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPSX định mức: Trong các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp chi phí sản xuất định mức. Trước hết, kế toán phải căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sau đó tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm. Trong phương pháp này các khoản mục chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thuộc mức độ chế biến hoàn thành của chúng. 1.9.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu: 1.9.1.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: 1.9.1.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn ( phương pháp trực tiếp): Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục ( như sản phẩm điện, nước, than, bánh kẹo....) Công thức: Z = DĐK + C - DCK Trong đó : Z ( z ) : Tổng giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng . DĐK , DCK : Trị giá của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Q : Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định thì không nhất thiết phải xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, vậy tổng CPSX đã tập hợp được trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành. Z = C 1.9.1.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất, trong quá trình san xuất sử dụng cùng loại NL, VL nhưng thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau. Trình tự của phương pháp tính giá thành theo hệ số: - Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế , kỹ thuật ( hệ số tính giá thành ) cho từng loại sẩn phẩm, trong đó lấy một sản phẩm làm tiêu chuẩn ( có hệ số = 1 ) - Quy đổi sản lượng sản phẩm thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn theo công thức : Q = S QH Trong đó : Q : Tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn . Q: Sản lượng sản phẩm thực tế của sản phẩm i H: Hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i - Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm 1.9.1.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Phương pháp này thích hợp với loại hình doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Công thức: => Z thực tế từng quy cách sản phẩm = tiêu chuẩn phân bố cùa từng quy cách sản phẩm x tỷ lệ tính Z 1.9.1.4. Phương pháp loại trừ chi phí: Phương pháp này áp dụng trong các trường hợp: - Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. - Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả thu được sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định, ngoài ra còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, khoản thiệt hại này không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. - Trường hợp các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhau, cần lại trừ trị giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các bộ phận sản xuất phụ khi tính giá thành thực tế của sản phẩm dịch vụ sản xuất phụ cung cấp cho bộ phận sản xuất chính hoặc bán ra ngoài. Công thức: Z = DĐK + C - DCK - CPLT Trong đó : CPLT là các loại CP cần loại trừ 1.9.1.5. Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp quá trình sản xuất chế biến sản phẩm trải qua nhiều bộ phận sản xuất nhiều giai đoạn công nghệ (như doanh nghiệp dệt, chế tạo cơ khí, may mặc…) Công thức: Z = SCi Trong đó: Ci là CPSX tập hợp được ở từng bộ phận, giai đoạn công nghệ sản xuất (i=1 đến n) 1.9.1.6. Phương pháp liên hợp: Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau (như doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giày….) 1.9.1.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định. Công thức: Giá thành sản xuất thực tế = giá thành định mức ± chênh lệch do thay đổi định mức ± chênh lệch do thoát ly định mức 1.9.2. ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu: Trên cơ sở các phương pháp tình giá thành sản phẩm đã được nghiên cứu ở trên, khi áp dụng vào từng doanh nghiệp, kế toán cần căn cứ vào các điều kiện thực tế của doanh nghiệp về các mặt như: đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để lựa chọn và áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp. 1.9.2.1.Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song Đối với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm sản xuất thường theo quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc từng loạt nhỏ, từng loạt vừa theo các đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoặc từng loạt hàng đã sản xuất hoàn thành theo đơn đặt hàng của khách hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Kế toán chi phí sản xuất cần phải mở bảng kê để tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm, từng loạt hàng theo từng đơn đặt hàng. - Đối với chi phí trực tiếp ( như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp ) phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. - Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp ( như giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp ....) Phương pháp tính giá thành: Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp giản đơn, phương pháp cộng chi phí, phương pháp tỉ lệ hay phương pháp liên hợp. Cuối , mỗi tháng căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng trên bảng kê chi phí sản xuất để ghi vào các bảng tính giá thành của đơn đặt hàng có liên quan . Khi đơn đặt hàng đã thực hiện hoàn thành. Đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành là trị giá của sản phẩm đang chế tạo dở dang. 1.9.2.2. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục: Đối với loại hình doanh nghiệp này, quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn ( phân xưởng ) chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và cứ như vậy cho đến khi chế tạo thành thành phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành thì tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể cũng như trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có thể chỉ là thành phẩm hoặc có thể còn bao gồm nửa thành phẩm ( NTP ) của từng giai đoạn sản xuất. Kỳ tính giá thành là sau khi kết thúc tháng, phù hợp với kỳ báo cáo. Phương pháp tính giá thành áp dụng có thể là phương pháp tổng cộng chi phí hoặc phương pháp liên hợp. Do có sự khác nhau về đối tượng cần tính giá thành trong các doanh nghiệp nên phương pháp tính giá thành được chia thành hai phương án: Phương án tính giá thành có tính giá thành NTP; Phương án tính giá thành không tính giá thành NTP. Phương án tính giá thành có tính giá thành NTP Đối tượng tính giá thành trong phương án này là NTP hoàn thành ở từng giai đoạn và thành phẩm. Kế toán có thể ứng dụng nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau, như: phương pháp giản đơn và phương pháp cộng chi phí. Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của NTP giai đoạn trước, sau đó kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tụ cho đến giai đoạn cuối cùng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm. Do kết chuyển chi phí như vậy nên phương án này còn gọi là phương pháp phân bước có tính giá thành NTP hoặc phương pháp kết chuyển tuần tự. Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương án tính giá thành có tính giá thành NTP: Công thức tính: Z = D + C - D Z Z = Q Trong đó : Z : Tổng giá thành của NTP hoàn thành GĐ I Z : Giá thành đơn vị C : Tổng CPSX đã tập hợp ở GĐ I D, D : CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ GĐ I Q : Sản lượng NTP hoàn thành GĐ I. Kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK 154(Chi tiết giai đoạn II): Trị giá NTP GĐ I chuyển sang giai đoạn II Nợ TK 155,157, 632: Trị giá NTP GĐ I nhập kho hoặc bán ra ngoài Có TK 154 ( Chi tiết GĐ I ): Trị giá NTP GĐ I sản xuất hoàn thành. Tiếp theo căn cứ vào giá thành thực tế NTP của GĐ I chuyển sang GĐ II và các chi phí chế biến đã tập hợp được của GĐ II để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị NTP hoàn thành của GĐ II. Công thức áp dụng: Z = D + Z + C - D Z Z = Q Kế toán căn cứ vào kết quả đã xác định được để ghi sổ như sau : Nợ TK 154 ( Chi tiết GĐ III ): Trị giá NTP GĐ II chuyển sang GĐ III Nợ TK 155, 157, 632: Trị giá NTP GĐ II nhập kho hoặc bán ra ngoài Có TK 154 ( Chi tiết GĐ II ): Trị giá NTP GĐ II sản xuất hoàn thành. Cứ tuần tự từng bước như vậy cho đến khi tính giá thành thành phẩm. Z = D + Z + C - D Z Z = Q Kế toán căn cứ vào kết quả đã xác định được để ghi sổ như sau: Nợ TK 155: Trị giá thành phẩm nhập kho Nợ TK 155, 157, 632: Trị giá thành phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài. Có TK 154 ( Chi tiết giai đoạn n ): Trị giá TP sản xuất hoàn thành. Việc kết chuyển tuần tự giá thành NTP từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể theo số tổng hợp hoặc theo từng khoản mục chi phí. + Nếu kết chuyển tuần tự tổng hợp dẫn đến giá thành của NTP từ GĐ II đến giá thành thành phẩm không phản ánh đúng các khoản mục chi phí, phải tính hoàn nguyên ngược trở lại theo đúng các khoản mục chi phí quy định. Công việc hoàn nguyên rất phức tạp, do vậy ít được sử dụng trong thực tế. + Nếu kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí có nhược điểm khối lượng tính toán nhiều, nhưng giá thành NTP của các giai đoạn và giá thành thành phẩm được phản ánh theo từng khoản mục chi phí, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý chi phí nên được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất. Phương án tính giá thành không tính giá thành NTP: Trong phương án này, đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuất hoàn thành và phương pháp tính giá thành áp dụng là phương pháp cộng chi phí. Trước hết kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất để tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn sản xuất nằmtrong giá thành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí của các giai đoạn sản xuất để tính ra giá thành thành phẩm. Vì cách kết chuyển chi phí để tính giá thành như trên nên phương án này còn gọi là phương pháp phân bước không tính giá thành NTP hay phương pháp kết chuyển song song. Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương pháp kết chuyển song song Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song: Bước 1: Xác định chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm Tính chi phí nguyên liệu , vật liệu trực tiếp từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm D + C C = --------------------- X Q Q + Q Trong đó : C : Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp của giai đoạn n trong giá thành của thành phẩm D : Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dở dang đầu kỳ của giai đoạn n C : Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh ở giai đoạn n Q : Sản lượng thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối Q : Sản lượng sản phẩm dở dang ở giai đoạn n Sản lượng sản phẩm dở dang ở các giai đoạn ( Q) được tính phụ thuộc phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp áp dụng; bao gồm: Sản lượng sản phẩm dở dang ở tại giai đoạn đó và tiếp tục chế biến dở dang ở các giai đoạn sau. Tính chi phí chế biến ( CPNCTT, CPSXC ) vào giá thành thành sản phẩm _Trường hợp trị giá sản phẩm dở dang đánh giá theo chi phí NL, VL trực tiếp: D + C C = --------------------- X Q Q + Q Q : Sản lượng SPDD cuối kỳ của các giai đoạn sau giai đoạn n _Trường hợp trị giá sản phẩm dở dang đánh giá theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương : D + C C = -------------------------------- X Q Q + Q + Q Q : Sản lượng SPDD cuối kỳ của các giai đoạn sau giai đoạn n Kết chuyển song song chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng KMCP để tính giá thành sản xuất của thành phẩm Z = C Tính giá thành sản phẩm theo phương án không tính giá thành NTP làm cho khối lượng tính toán giảm, giúp cho việc tính giá thành được nhanh chóng. Nhưng do không tính giá thành NTP ở từng giai đoạn nên không có số liệu để tiếp tục chế tạo. Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng giai đoạn, vì nó cong bao gồm chi phí của từng giai đoạn nằm trong trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của các giai đoạn sau . Chương 2 tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh in thanh tùng 2.1. Đặc điểm chung của công ty tnhh in thanh tùng 2.1.1. Địa chỉ của công ty Công ty TNHH In Thanh Tùng là một doanh nghiệp tư nhân Hiện tại trụ sở chính của công ty đặt tại : Tầng 2 _ Nhà 5 tầng _ Ngõ 109 Đường Trường Chinh _ Quận Thanh Xuân _ Hà Nội Điện thoại : 8688185 Fax : 8688185 Xưởng in của công ty đặt tại : Ga Ba La _ Hà Đông _ Hà Tây 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH In Thanh Tùng được thành lập theo quyết định số 0102010489 ngày 2 / 5/ 1999 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội Với tổng số vốn điều lệ là : 1.000.000.000 ( Một tỷ đồng Việt Nam ) Tên giao dịch : THANH TUNG PRINTING COMPANY LIMITED Tên viết tắt : THANH TUNG CO. , LTD Về tổ chức công ty trải qua hai hình thức sau : Từ 1999_ 2001 : Là Công Ty TNHH một thành viên Từ 2001 đến nay : Đã có sự thay đổi , chính thức trở thành Công Ty TNHH hai thành viên góp vốn . Và tỷ lệ góp vốn là 50_ 50 Ngay từ những năm đầu thành lập đến nay, công ty đã thực hiện in một khối lượng lớn các công việc từ thị trường, đặc biệt là các loại tem xe máy; sổ bảo hành ; ten nhựa , nhôm ...... và các loại dịch vụ khác về in phục vụ cho người tiêu dùng . Công ty tiến hành hạch toán kinh tế độc lập, tự cân đối tài chính , thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp Ngân sách nhà nước . Giá trị sản lượng , doanh thu năm sau cao hơn năm trước , đời sống công nhân ổn định . Công ty đã thực hiện cơ chế thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo địa chỉ của khách hàng . Đảm bảo tiên độ , chất lượng và thời gian giao hàng cho khách . Việc thanh toán tiến hành dứt điểm , rất ít nợ nần dây dưa, đảm bảo nghĩa vụ nộp Ngân sách nhà nước , tránh tình trạng ứ đọng vốn . Tài sản cố định cũng như vốn lưu động được bảo tồn và tăng trưởng. Tại thời điểm này toàn bộ nhân viên và công nhân của Công ty là 72 người , trong đó trình độ đại học chiếm 13% , trình độ cao đẳng và trung cầp chiếm 38% và công nhân chiếm 49% . Dù đôi lúc công ty vẫn gặp phải những khó khăn tất yếu do thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định . Tuy nhiên Công ty vẫn đã và đang khắc phục để phát triển . Trong sản xuất kinh doanh Công ty coi trọng hiệu quả kinh tế, lấy thu bù chi là chính và phấn đấu giảm chi phí đẻ có lãi . Sau đây là một số chỉ tiêu cụ thể qua báo cáo tổng kết hai năm cho thấy triển vọng phát triển của Công ty : Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 2002 2003 Giá trị tổng sản lượng 4.700.000 5.000.000 Nộp ngân sách Nhà nước 130.000 150.000 Lợi tức trước thuế 62.000 60.000 Kế hoạch sản xuất kinh doanh Hiện nay Công ty vẫn thực hiên kế hoạch tự khai thac theo nhu cầu thị trường . Cơ chế hạch toán kinh doanh Các công tác in được khai thác từ thị trường được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế in và theo chế độ hạch toán kinh doanh . Sản phẩm làm xong được nghiệm thu và quyết toán theo đơn giá được duyệt. 2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty In Thanh Tùng 2.1.3.1. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu hiên nay của Công ty : Hiện nay Công ty đã và đang thực hiện các công tác in được khai thác từ thị trường. Đặc biệt la các loại tem xe máy, sổ bảo hành, sách hướng dẫn quy trình khởi động máy, tem nhựa, tem nhôm ..... và các dịch vụ khác về inphục vụ cho người tiêu dùng . 2.1.3.2. Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm. Mỗi sản phẩm cho đến khi hoàn chỉnh được giao cho khách hàng đều phải thông qua các giai đoạn công nghệ sau: - Giai đoạn bình bản: Sau khi nhận bản thảo do khách hàng đưa đã được sửa chữa thì từng trang bản thảo được sắp xếp và dán trên tờ mi ca theo quy cách tờ 4 trang, 8 trang hay 16 trang tuỳ theo tài liệu được in trên máy in nào. - Giai đoạn phơi bản: Tại giai đoạn này các tờ bình mi ca được chế vào khuôn kẽm để tạo bản khuôn và đưa vào giai đoạn in. - Giai đoạn gia công in: Bộ phận in nhận vật tư in ở kho của Công ty, nhận bản kẽm ở bộ phận bình bản đưa sang. Các khuôn kẽm này mắc lên máy in để chạy sẽ tạo ra các loại sản phẩm in theo mẫu khuôn kẽm. - Giai đoạn hoàn thiện: Bộ phận đóng xếp nhận các sản phẩm in từ giai đoạn in chuyển sang để bắt dây gấp giấy theo thứ tự từng trang, sau đó được đóng thành quyển (Sổ bảo hành , sách hướng dẫn sử dụng quy trình khởi động xe ) ; thành bộ (tem xe ) . Phần việc tiếp theo là vào bìa xén gọt ba mặt của sách sao cho đẹp và cuối cùng là đóng gói sách để giao cho khách hàng. Sơ đồ quy trình công nghệ Đóng tài liệu Gia công in Giấy + Mực Bình và phơi bản Vật liệu khác Đóng gói nhập kho Xén tài liệu 2.1.3.3.Công tác tổ chức bộ máy quản lý Tương ứng với mỗi giai đoạn công nghệ, Công ty có các bộ phận khác nhau để đảm nhiệm việc sắp xếp tổ chức thành các tổ chức quản lý. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng hành chính tổ chức Bộ phận sản xuất Bộ phận quản lý Phó giám đốc Xưởng in Tổ Bình bản Tổ đóng xén thành phẩm Giám đốc Bộ máy của Công ty gọn nhẹ theo theo cơ cấu tổ chức quản lý một cấp. Ban giám đốc của Công ty bao gồm Giám đốc và Phó giám đốc. - Giám đốc Công ty: là người đứng đầu bộ máy quản lý, là đại diện pháp nhân của Công ty trong các quan hệ đối tác và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Phó giám đốc: có nhiệm vụ giúp giám đốc, phụ trách về sản xuất, điều độ sản xuất, tình hình hoạt động kinh doanh đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và được uỷ quyền khi giám đốc vắng mặt. + Bộ phận quản lý. - Phòng tài chính - tổ chức. Có nhiệm vụ duyệt và quản lý quỹ lương, chế độ chính sách đối với công nhân viên trong Công ty. - Phòng kế hoạch - kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch, giao kế hoạch cho các bộ phận, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch. Đồng thời khai thác, tìm kiếm các nguồn hàng. - Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chế độ của Nhà nước quy định. Đồng thời cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh làm cơ sở cho ban giám đốc ra quyết định đúng. + Bộ phận sản xuất: Thực hiện quá trình sản xuất, hoàn tất việc đóng gói sản phẩm để giao cho khách hàng. 2.1.3.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty In Thanh Tùng được tổ chức theo hình thức tập chung và tiến hành công tác hạch toán kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty áp dụng niên độ kế toán một năm bắt đầu từ ngày 1tháng 1 đến ngày 31 tháng 12. Công ty thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn tại phòng kế toán tài chính của Công ty từ tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi tổng hợp, lập báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ. Bộ phận kế toán của công ty bao gồm bốn người, với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. - Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, giúp việc cho giám đốc về công tác chuyên môn, chịu trách nhiệm trước cấp trên và chấp hành luật pháp, chế độ tài chính hiện hành, chỉ đạo nhiệm vụ hướng dẫn toàn bộ công việc kế toán theo chế độ kế toán và chế độ quản lý kinh tế theo pháp luật của Nhà nước. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp hạch toán ở các khâu. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình tiêu thụ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm biến động lượng tiền tệ trong Công ty, đồng tời theo dõi các khoản công nợ của khách hàng, của công nhân viên. Thường xuyên theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho. Đồng thời có nhiệm vụ lập bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương. tình hình tăng giảm tài sản cố định, tình hình trích khấu hao tài sản cố định của Công ty. - Thủ quỹ kiêm kế toán tiền gửi Ngân hàng và thủ kho: Có nhiệm vụ quản lý quỹ, theo dõi phát sinh của tiền gửi Ngân hàng. tình hình nhập - xuất - tồn kho. Phòng kế toán tài chính được đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc Công ty. Bộ máy kế toán có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Công ty, tổ chức các thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong Công ty thực hiện đầy đủ việc ghi chép và chế độ hạch toán, chế hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán thanh toán Thủ quỹ, thủ kho kiêm kế toán Ngân hàng Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng * Hình thức kế toán sử dụng. Do quy mô sản xuất của Công ty không lớn, được tổ chức theo kiểu sản xuất theo đơn đặt hàng nên Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Quỹ Bảng đối chiếu số phát sinh Báo cáo kế toán (1) (2) (3) (5) (5) (4) (6) (6) Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.2. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh in thanh tùng. 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp * Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Công ty In Thanh Tùng có hoạt động chính là gia công in ấn các loại tem xe máy. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành dựa vào các đơn đặt hàng của khách hàng với khối lượng sản phẩm in luôn thay đổi. Quy trình công nghệ sản xuất được bố trí thành các bước công nghệ rõ ràng và khép kín. Bên cạnh đó sản phẩm của Công ty lại mang tính chất đặc thù riêng của ngành in, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục gối đầu nhau. Xuất phát từ những điều kiện cụ thể đó của Công ty và để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. * Đối tượng tinh giá thành sản phẩm Hiện nay quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty bao gồm ba giai đoạn. Trải qua ba giai đoạn đó sẽ cấu thành nên sản phẩm. Trên thực tế công ty chỉ tính tổng giá thành cho toàn bộ số thành phẩm sản xuất ra, mà khôngtính giá thành đơn vị mặc dù trong cùng một kỳ hạch toán công ty tiến hành sản xuất theo nhiều đơn đặt hàng. 2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất chi phí và công tác quản lý CPSX * Phân loại chi phí sản xuất Công ty In Thanh Tùng là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh do đó tất yếu phải tính giá thành sản phẩm. Để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm kế toán phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. - Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: + Chi phí về NVL chính: giấy + Chi phí về NVL khác: mực, kẽm,lô in, các hoá chất khác... + Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất: găng tay, khẩu trang... - Chi phí nhân công trực tiếp gồm toàn bộ số tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý các phòng ban. Chi phí sản xuất chung bao gồm: các chi phí về điện, nước, điện thoại phục vụ cho nhu cầu của Công ty , các chi phí về phim, gia công, cán láng... * Công tác quản lý chi phí sản xuất Thông qua những thông tin về chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm người quản lý nắm được tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm lao vụ cũng như kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là vừa và nhỏ nhưng sản phẩm lại hết sức đa dạng, mỗi đơn đặt hàng là những sản phẩm với yêu cầuvề nẫu mã và chất lượng khác nhau. Do đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lại càng trở nên phức tạpvà khó khăn hơn từ đó đòi hỏi kế toán phải đi sâu, quản lý chặt chẽ theo từng loại sản phẩm. 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty In Thanh Tùng 2.2.3.1. Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng TK 621 – Chi phí NL, VL trực tiếp TK 622 – Chi phí NC trực tiếp TK 627 – Chi phí sản xuất chung TK 631 – Giá thành sản xuất 2.2.3.2. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí * Kế toán chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp - Đặc điểm NVL của Công ty NVL là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất, nó là yếu tố chính nhằm tạo ra sản phẩm. Công ty In Thanh Tùng với hoạt động chính là gia công in ấn do đó NVL mà Công ty sử dụng là những vật liệu mang tính chất đặc thù của ngành in, gồm giấy, mực , kẽm, lô in, vật liệu và các hoá chất khác.... Chi phí NVL của Công ty thường chiếm tới 75% giá thành sản phẩm, đó là một tỉ lệ lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Vì vậy việc tập hợp chính xác, đầy đủ,kịp thời CP NVL có tầm quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm NVL từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. NVL của Công ty được hạch toán chi tiết tới tài khoản cấp 2 và chia làm những loại sau: Loại 1 : Giấy, được theo dõi trên tài khoản 1521. Đây được coi là vật liệu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của Công ty . Chi phí vật liệu giấy thường chiếm tới 60% - 70% trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Loại 2 : Bao gồm toàn bộ các chi phí khác như mực, kẽm, lô in, hoá chất các loại...Đây là những vật liệu góp phần nâng cao tính năng hoàn thiện sản phẩm in. Kế toán vật liệu tiến hành hạch toán toàn bộ các khoản chi phí vật liệu kể trên vào chi phí NVL trực tiếp. Ngoài ra kế toán NVL còn tính vào chi phí NVL trực tiếp cả các chi phí về CCDC như: khẩu trang, găng tay,... phục vụ cho sản xuất. Vật liệu giấy của Công ty được chia thành nhiều chủng loại khác nhau như: giấy offset, giấy couches, giấy woodfee... Trong mỗi loại giấy này lại có nhiều loại và khác nhau về định lượng cũng như khuôn khổ. VD: Bãi bằng - 60 g/ m2 ( 39*54 ) Couches - 150 g/ m2 (79*109) Couches - 105 g/ m2 (79*109) Về mực cũng như giấy, chủng loại Công ty sử dụng rất đa dạng, nhiều loại, nhiều màu sắc khác nhau như: mực đen, đỏ, mực xanh, mực vàng... trong mỗi loại mực lại bao gồm mực của Nhật, Trung Quốc, Đức, Đài Loan....Do tính chất đa dạng như vậy nên khi đặt hàng, khách hàng phải nói rõ sản phẩm của mình cần màu sắc gì và có mẫu mầu kèm theo để trong quá trình sản xuất công nhân có thể theo đó mà lựa chọn các loại mực cho thích hợp với những mẫu mã kiểu cách của khách hàng đặt. Như vậy trong quá trình sản xuất Công ty chỉ được tiến hành sản xuất sau khi đã ký hợp đồng in với khách hàng. Việc hạch toán hàng tồn kho tại Công ty In Thanh Tùng hiện nay được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại NVL được hạch toán một cách thường xuyên liên tục. - Trình tự tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Khi một hợp đồng được ký với khách hàng, phòng kế hoạch sẽ lập một lệnh sản xuất, ghi rõ những yêu cầu về sản phẩm in. Các phân xưởng khi tiến hành sản xuất sẽ dựa trên lệnh sản xuất đó viết phiếu xin lĩnh vật tư đưa lên phòng kế toán để phòng kế toán viết phiếu xuất vật tư. Biểu 01 Công ty TNHH In Thanh Tùng Phiếu xuất vật tư Số 57 Ngày 10 tháng 1 năm 2004 Tên đơn vị lĩnh : Hoài Trung (Máy 560) Lĩnh tại kho : Bà Chung Đơn vị tính:Đồng STT Tên tài liệu ĐVT SL Đơn giá(đ) Thành tiền Ghi chú 1 Dầu hoả lít 10 3700 37.000 2 Mực đỏ nhật kg 01 110.830 3 Kẽm TQ tấm 50 54.930 2.746.500 4 Lưỡi dao trổ nhỏ hộp 01 20.000 5 Xà phòng hộp 03 4.000 12.000 Cộng thành tiền(viết bằng chữ) Người lĩnh Kế toán Thủ kho Giám đốc Công ty Hiện nay NVL xuất kho được Công ty xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. Các vật liệu như mực, vật liệu khác thì kế toán không xác định được riêng cho từng đơn đặt hàng nhưng riêng vật liệu giấy thì kế toán sẽ căn cứ vào phiếu xin xuất giấy do phòng kế hoạch đã tính toán cho từng đơn đặt hàng để viết phiếu xuất giấy. Cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp số liệu trên các sổ chi tiết của từng loại vật liệu, xác định giá trị của từng loại nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng. Đồng thời kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào toàn bộ số phiếu xuất giấy trong tháng để lập chứng từ ghi sổ: Biểu 02 Công ty TNHH In Thanh Tùng Chứng từ ghi sổ Số 9 Đơn vị tính: Đồng STT Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 Xuất giấy T1/2004 621 1521 1.308.102.273 1.308.102.273 Ngày 03 tháng 01 năm 2004 Người vào sổ Giám đốc Cuối tháng kế toán VL chuyển toàn bộ chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp vào sổ đăng ký chứng từ (Biểu ) vào sổ chi tiết và sổ cái TK 621 – CP NVL TT (Biểu 3 ; 4) theo định khoản : Nợ TK 621 _ CP NVL TT 1.308.102.273 Có TK 152 (1521) _ NL,VL 1.308.102.273 Biểu 03 Công ty TNHH In Thanh Tùng Sổ chi tiết CPNVL TT – (TK 621) Đơn vị tính:Đồng NT ghi sổ Chứng từ GS Diễn giải Số tiền Chi phí Phân tích theo khoản mục Chi phí SH NT Giấy sx Vật tư Vật liệu khác CC DC 01/2004 09 03/01 Xuất giấy sản xuất 1.308.102.273 108.302.273 Vật tư 15 05/01 Vật liệu khác 428.159.721 428.159.721 22 09/01 Công cụ dụng cụ 10.512.931 10.512.931 Cộng P/ S T1/2004 1.746.774.925 Biểu 04 Công ty TNHH In Thanh Tùng Sổ cái Năm 2004 Tên tài khoản : Chi phí NVL trực tiếp Số hiệu TK 631 Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ Chứng từ GS Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có 01/2004 09 03/01 Xuất giấy sản xuất 1521 1.308.102.273 Vật tư 15 05/01 Vật liệu khác 1522 428.159.721 22 09/01 Công cụ dụng cụ 153 10.512.931 02/2004 78 03/02 Xuất giấy sản xuất 1521 222.354.621 Vật tư 82 04/02 Vật liệu khác 1522 217.061.577 95 10/02 Công cụ dụng cụ 153 11.876.330.53 03/2004 152 03/03 Xuất giấy sản xuất 1521 535.752.066 Vật tư 160 08/03 Vật liệu khác 1522 302.411.321 167 10/03 Công cụ dụng cụ 153 4.737.220 Cộng Q1/2004 3.040.968.060 217 31/03 K/c CP NVL TT 631 3.040.968.060 * Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Thực hiện quan điểm làm theo năng lực hưởng theo lao động, hiện nay thu nhập của người lao động ở Công ty In Thanh Tùng chủ yếu là tiền lương và tiền thưởng. Việc trả lương cho người lao động không chỉ dựa vào thang bảng lương, hợp đồng lao động mà còn căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty được xác định bằng toàn bộ chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên các phòng ban của Công ty . Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì việc trả lương sẽ căn cứ vào kết quả làm việc của chính họ và đó là việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương TTế = Sản phẩm TTế * Đơn giá tiền lương Việc xác định đơn giá tiền lương ở mỗi bộ phận sản xuất là khác nhau, do vậy khi tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán cần nắm vững được đơn giá tiền lương cho từng loại công việc cụ thể. Cùng với việc lập bảng thanh toán tiền lương kế toán phải tính toán các khoản trích theo lương như : BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp ( Biểu 5 ) Bảng 5: Công ty TNHH In Thanh Tùng Bảng phân bổ Tiền lương – bhxh Đơn vị tính : Đồng Số TT Diễn giải TK334 TK338 Tổng cộng Lương PC Khác Cộng Có KPCĐ BHXH BHYT Cộng 1 TK 622- CPNCTT 218.599.469 218.599.469 4.371.989 5.288.739 705.166 10.365.894 228.965.363 PX chế bản 36.082.713 36.082.713 721.654 796.154 106.154 1.623.962 37.706.675 PX in offset 168.537.235 168.537.235 3.370.744 3.980.771 530.770 7.882.285 176.419.520 PX sách 13.979.521 13.979.521 279.591 511.814 68.242 859.647 14.839.168 2 TK 627- CPSXC 10.450.335 10.450.335 209.006 507.430 67.657 784.093 11.234.428 PX chế bản 2.493.245 2.493.245 49.865 76.387 10.184 136.436 2.629.681 PX in offset 6.006.467 6.006.467 120.129 381.936 50.924 552.989 6.559.456 PX sách 1.950.623 1.950.623 39.002 49.107 6.549 94.668 2.045.291 3 TK642- CPQLDN 22.143.815 22.143.815 442.876 1.449.800 143.306 2.085.982 24.229.797 Cộng 251.193.619 251.193.619 5.023.871 7.245.969 916.129 13.235.969 264.429.588 Cuối tháng kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương tại từng tổ máy của tổ văn phòng để lập chứng từ ghi sổ VD : T 1/2004 tổng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất là : 9.178.228 đ . Kế toán lập chứng từ ghi sổ Biểu 6 Công Ty TNHH In Thanh Tùng chứng từ ghi sổ Số 69 Đơn vị tính : Đồng STT Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 Lương và các khoản TTL T1/2004 622 334 215.193.619 215.193.619 622 338 9.178.228 9.178.228 Cộng x x 260.371.847 260.371.847 Ngày 31 tháng 01 năm 2004 Người vào sổ Giám đốc Công ty Từ khi lập Chứng từ ghi sổ, kế toán ghi sổ Chi tiết và Sổ Cái TK 622 – CP NCTT theo định khoản sau: Nợ TK 622 – CP NCTT 260.371.847 Có TK 334 – PT CNV 251.193.619 Có TK 338 – PT PNK 9.178.228. Biểu 7 Công ty In Thanh Tùng Sổ chi tiết CP NCTT – ( TK 622 ) Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ Chứng từ GS Diễn giải Số tiền CP Phân tích theo khoản mục CP SH NT Vi tính Bình bản Offet VPCĐ Cộng lương Trích theo lương 01/2004 30 15/01 Lương vi tính 11.874.974 11.874.974 32 15/01 Lương bình bản 5.321.274 5.321.274 .... .... ...................... ..... 61 29/01 Lương Offet 18.600.501 18.600.501 68 31/01 Lương VPCĐ 32.594.150 32.594.150 69 31/01 Cộng lương T1/2004 251.193.619 251.193.619 69 31/01 Các khoản TTL 9.178.228 9.178.228 31/01 Cộng P/S T1/2004 260.371.847 11.874.974 5.321.274 .... 18.600.501 32.594.150 251.193.619 9.718.228 Biểu 8 Sổ cái Tk 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Chứng từ GS Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh S N Nợ Có 01/2004 30 15/01 Lương vi tính 334 11.874.974 .............. ......... 68 31/01 Lương VP- CĐ 334 32.594.150 69 31/01 Cộng lgT1/2004 334 251.193.619 69 31/01 Các khoản TTL 338 9.178.228 31/01 Cộng P/s T1/2004 260.371.847 02/2004 104 15/02 Lương 5 màu 334 14.150.862 ................ ............ 134 29/02 Lương offset 334 18.603.500 136 29/02 Cộng lg T2/2004 334 263.025.291 136 29/02 Các khoản TTL 338 9.178.228 31/02 Cộng P/s T2/2004 272.203.519 03/2004 178 15/03 Lương bình bản 334 5.427.631 .................. ........... 212 31/03 Lương VP- CĐ 334 33.724.836 215 31/03 Cộng lg T3/2004 334 266.909.067 215 31/03 Các khoản TTL 338 9.178.228 31/03 Cộng P/s T3/2004 276.087.295 31/03 Cộng P/s Q1/2004 808.662.661 218 31/03 K/c CPNCTT 808.662.661 * Kế toán chi phí sản xuất chung - Khoản chi phí này bao gồm : chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. - Trình tự tập hợp Chí phí khấu hao TSCĐ TSCĐ hiện có của Công ty bao gồm nhiều loại trong đó: + Máy móc thiết bị chiếm 84,2% trên tổng số + Phương tiện vận tải chiếm 3,02% trên tổng số + Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm 12,45% trên tổng số + Thiết bị quản lý chiếm 0,14% trên tổng số + Tài sản khác chiếm 0,19% trên tổng số TSCĐ của Công ty được theo dõi từng loại trên sổ chi tiết TSCĐ mở vào đầu năm. Về cách tính mức khấu hao TSCĐ thì ở đây Công ty qui định một tỉ lệ khấu hao TSCĐ bình quân đối với từng TSCĐ. Tỉ lệ khấu hao bình quân đối với máy móc sản xuất chính là 15%, với máy móc phụ trợ là 10%, với nhà cửa đất đai là 5%... Cũng như các loại chi phí khác, việc tính khấu hao TSCĐ được tiến hành từng tháng. Nguyên giá * Tỉ lệ khấu hao Mức khấu hao một tháng = Số năm sử dụng * 12 VD: Hàng tháng kế toán tiến hành tính khấu hao TSCĐ cho máy phơi TQ như sau: Nguyên giá : 50.050.000đ Tỉ lệ khấu hao : 10%/năm Thời gian sử dụng: 3 năm 50.050.000 * 0,1 Mức khấu hao 1 tháng = = 139.038đ 3 * 12 Thông thường, vào thời điểm cuối tháng kế toán TSCĐ tiến hành tính khấu hao TSCĐ dựa trên các chứng từ mua, bán, thanh lý TSCĐ (nếu có) trong tháng, khấu hao TSCĐ trích trong tháng trước, để tính ra giá trị còn lại của TSCĐ trong tháng này. Nhưng ở đây số khấu hao tăng, giảm trong tháng ít được tính đến vì các máy móc thiết bị của Công ty đều còn mới, Công ty ít mua bán thanh lý TSCĐ trong tháng. Do vậy mức khấu hao TSCĐ hàng tháng là tương đối ổn định, cuối tháng kế toán TSCĐ tiến hành vào sổ chi tiết TSCĐ cho từng loại tài sản thuộc các nguồn khác nhau: Nguồn ngân sách , nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung... Đồng thời kế toán TSCĐ chuyển số liệu cho kế toán chi phí để tính khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất chung, lập chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 627 – CP SXC (Biểu 12) theo định khoản có được từ chứng từ ghi sổ . Biều 9 Công ty TNHH In Thanh Tùng Chứng Từ ghi sổ Số 62 Đơn vị tịnh: đồng STT Trích yếu Tài khoản Số tiền 1 Nợ Có Nợ Có Trích KH TSCĐ T1/2004 627 214 201.504.519 201.504.519 Ngày 31 tháng 01 năm 2004 Người vào sổ Gíam đốc Công ty Từ CTGS có định khoản : Nợ TK 627 – CPSXC 201.504.519 Có TK 241 – Hao mòn TSCĐ 201.504.519 Chi phí dịch vụ mua ngoài Các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh ở Công ty In Thanh Tùng chủ yếu là tiền điện phục vụ cho sản xuất, tiền điện thoại và tiền nước. Công ty In Thanh Tùng thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán mở sổ “Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại” để theo dõi, ghi chép phản ánh số thuế GTGT được hoàn lại đã hoàn lại và còn được hoàn lại vào cuối kỳ báo cáo. Sổ này được mở hàng quí, được ghi chép theo từng chứng từ về thuế GTGT được hoàn lại và còn được hoàn lại vào cuối kỳ. Khi phát sinh nghiệp vụ kế toán tiến hành phản ánh vào sổ chi tiết TK 627-CP SXC ( Biểu 12 ), theo định khoản Nợ TK627 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331... VD: Ngày 18/2 Công ty nhận được giấy báo tiền điện T1/2004 Tổng số tiền thanh toán là: 35.213.841đ. Trong đó: Giá mua chưa thuế là: 32.012.583đ Thuế GTGT (10%) là: 3.201.258đ Kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau : Biểu 10 Công ty TNHH In Thanh Tùng Chứng từ ghi sổ Số 40 Đơn vị tính: Đồng STT Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 Thanh toán tiền điện T1/2004 627 112 32.012.583 32.012.583 133 112 3.201.258. 3.201.258 Cộng x x 35.213.841 35.213.841 Người vào sổ Ngày 17 tháng 01 năm 2004 Giám đốc Công ty Kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ để lập định khoản: Nợ TK 627 – CP SXC 32.012.583 Nợ TK 133 – T GTGT được KT 3.201.258 Có TK 112 – TGNH 35.213.841 Và kế toán ghi sổ chi tiết TK 627 – CP SXC ( Biểu 12 ) theo định khoản trên. Chi phí khác bằng tiền Chi phí này gồm có chi phí về tiền phim, gia công, cán láng, chi phí hội nghị, tiếp khách ... - Gia công: Khoản chi phí này phát sinh khi Công ty cần đi gia công một số sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng VD phong bì ... - Chi phí về phim, cán láng Đây là những chi phí phát sinh khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng, Công ty sẽ tiến hành làm riêng. Việc cán láng và chụp phim Công ty sẽ thuê ngoài làm. Cuối tháng kế toán căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ thu, chi có liên quan để xác định chi phí về phim, cán láng. VD: T1/2004 anh Dũng cán láng 20.921.000đ Căn cừ vào số liệu trên kế toán lập chứng từ ghi sổ Biểu 11 Công ty TNHH In Thanh Tùng Chứng từ ghi sổ Số10 Đơn vị tính: Đồng STT Trích yếu Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 TT tiền điện T1/2004 627 111 20.921.000 20.921.000 Ngày 17 tháng 01 năm 2004 Người vào sổ Giám đốc Công ty Cuối quí căn cứ vào chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành vào sổ chi tiết và sổ cái TK627 – CP SXC (Biểu 12 ; 13 ) theo định khoản : Nợ TK627 20.921.000 Có TK 112 20.921.000 Biểu 12 Sổ chi tiết CP SXC – ( TK627 ) Đơn vị tính:Đồng NT ghi sổ CTừ Diễn giải TK ĐƯ Tổng số Chia ra Phim G.công Cán láng Điện ĐT KHao ..... 1/2004 10 3/1 Cán láng 111 20.921.000 20.921.000 27 12/1 Gia công 111 500.000 500.000 40 17/1 Tiền điện 112 32.012.583 32.012.583 62 21/01 Khấu hao T1 214 201.504.519 210.504.519 ... ........... ... ............. ...... .... 31/01 Cộng P/s T1 531.744.327 500.000 20.921.000 32.012.583 201.504.519 Biểu 13 sổ cái Năm N Tên tài khoản : CP SXC Số hiệu TK : 627 Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ CTừ Diễn giải S ĐK CTGS TK ĐƯ Số phát sinh S N Nợ Có 01/2004 10 03/01 Cán láng 09 111 20.921.000 ...................... 27 12/01 Gia công 15 111 500.000 40 17/01 Tiền điện 16 112 32.012.583 62 29/01 Khấu hao 201.504.519 ...................... 02/2004 83 04/02 Trường phim(5+6) 28 111 2.491.000 .............. 104 13/02 Cán láng 112 17.323.000 ............... 03/2004 155 05/03 Điện thoại 43 111 2.336.684 .............. 184 17/03 Điện SX 45 112 24.613.171 ............... 31/03 Cộng Q1/2004 1.583.335.255 219 31/03 K/c CPSXC 1.583.335.255 2.2.3.3. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty Toàn bộ chi phí sản xuất được trình bày ở trên cuối quí được tập hợp vào bên Nợ TK631 - Giá thành sản xuất Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp: Trị giá thực tế NL, VL trực tiếp xuất dùng trong tháng: Nợ TK 621 – CP NL, VL TT Có TK 152 , 153 Số tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622 – CP NCTT Có TK 334 , 338 3.1.Trích khấu hao TSCĐ dùng cho SX và quản lý phân xưởng: Nợ TK 627 – CP SXC Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ 3.2.CP dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt đông tại phân xưởng: Nợ TK 627 – CP SXC Có TK 133 – T GTGT được khấu trừ Có TK 111 ,112 4.Cuối kỳ kế toán, kết chuyển CP NL, VL TT Nợ TK 631 – Giá thành SX Có TK 621 – CP NL,VL TT 5.Cuối kỳ kế toán, kết chuyển CP NCTT Nợ TK 631 – Giá thành SX Có TK 622 – CP NCTT 6.Cuối kỳ kế toán, kết chuyển CP SXC Nợ TK 631 – Giá thành SX Có TK 627 – CP SXC Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn DN TK152,153 TK621 TK631 (1) Xuất NVL cho sx (4) Kết chuyển chi phí TK334,338 TK622 (2) CP tiền lương và các (5) Kết chuyển chi phí khoản trích theo lương TK214 TK 627 (3.1) Chi phí khấu hao TSCĐ (6)Kết chuyển chi phí sx TK111,112 (3.2)Chi phí điện, nước, điện thoại TK 133 Thuế GTGT VD: Ngày 05/01/2004 trị giá thực tế CCDC xuất dùng cho SX: 10.521.931đ( Biểu 4 , Sổ Cái TK 621 – CP Nl,VL TT ) Nợ TK 621 – CP NL,VL TT 10.521.931 Có TK 153 – CCDC 10.521.931 2.Ngày 31/01/2004 trả lương nhân viên VP CĐ: 32.594.150 ( Biểu 8, Sổ Cái TK 622 – CP NCTT ) Nợ TK 622 – CP NCTT 32.594.150 Có TK 334 – PT CNV 32.594.150 3.Ngày12/01/2004, anh Quân gia công : 500.000 ( Biểu 13, Sổ Cái TK 627 – CP SXC ) Nợ TK 627 – CP SXC 500.000 Có TK 111 – TM 500.000 4.Cuối kỳ kế toán , K/c CP NVL : 3.040.968.051 ( Biểu 4 ) Nợ TK 631 – Giá thành SX 3.040.968.501 Có TK 621 – CP NVL TT 3.040.968.501 5.Cuối kỳ kế toán, K/c CP NCTT ( Biểu 8 ) Nợ TK 631 – Giá thành SX 808.662.661 Có TK 622 – CP NCTT 808.662.661 6.Cuối kỳ kế toán, K/c CP SXC ( Biểu 13 ) Nợ TK 631 – Giá thành SX 1.583.335.255 Có TK 627 – CP SXC 1.583.335.225 Biểu 14 Sổ cái TK 631 - Giá thành sản xuất NT ghi sổ CTừ GS Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh S N Nợ Có Quí 1/2004 31/3/2004 217 31/01 K/c CPNVLTT 621 3.090.968.051 218 31/01 K/c CPNCTT 622 808.662.661 219 31/01 K/c CPSXC 627 1.583.335.255 Gía thành sx Q1/2004 5.482.965.967 K/c giá thành sx Q1/2004 5.482.965.967 2.2.4. Đánh giá sản phẩm làm dở Tại Công ty In Thanh Tùng sản xuất tiến hành theo đơn đặt hàng, thường quy định rõ khoảng thời gian phải hoàn thành đơn đặt hàng. Điều đó có nghĩa sản phẩm hoàn thành phải giao cho khách hàng, vì vậy Công ty không được phép có sản phẩm dở trong thời gian dài. Do đó kế toán không tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở cuối tháng. 2.2.5. Phương pháp tính giá thành Trước khi một hợp đồng được ký kết, phòng kế hoạch trên cơ sở yêu cầu đặt hàng của khách hàng sẽ tiến hành tính toán xác định định mức chi phí về vật liệu, công in... cho sản phẩm đó. Sau khi tính toán phòng kế hoạch sẽ lập một phiếu báo giá giao cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận hai bên sẽ cùng ký kết HĐKT. Phương pháp tính giá thành Công ty sử dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành Mặt khác, đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty xác định là toàn bộ quy trình sản xuất. Do vậy công tác tính giá thành của Công ty thực chất chỉ là công tác tập hợp chi phí sản xuất. Tổng giá thành sp của Công ty = Tổng CPSX của Công ty Việc xác định tổng giá thành được căn cứ trên Sổ cái TK 631 – Giá thành sản xuất( Biểu 16). VD: Quý 1/2004 - Tổng chi phí sản xuất của Công ty là: 5.250.153.296 đồng + Chi phí NVL trực tiếp: 3.090.968.051 đồng + Chi phí NC trực tiếp : 837.240.773 đồng + Chi phí SX chung : 1.321.944.472 đồng - Tổng giá thành sản phẩm là : 5.250.153.296 đồng Do xác định tổng giá thành bằng tổng chi phí sản xuất sản phẩm nên kế toán không lập Bảng tính tổng giá thành. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm N Đơn vị tính: Đồng Chứng từ GS Tài khoản Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có Nợ Có 09 03/01 621 1521 1.308.102.273 1.308.102.273 Xuất giấy 10 03/01 627 111 20.921.000 20.921.000 Cán láng ... ... ... ... ....... ....... ... 27 12/01 627 111 500.000 500.000 Gia công 30 15/01 622 334 11.874.974 11.874.974 Lg Vi tính ... ... ... ... ........ ........ ..... 40 17/01 627 112 32.012.583 32.012.583 TT Tiền điện 40 17/01 133 112 3.201.258 3.201.258 ... ... ... ... ........ ........ ...... 62 29/01 627 214 201.504.519 201.504.519 KH TSCĐ ... ... ... ... ........ ........ ....... 68 31/01 622 334 32.594.150 32.594.150 VP CĐ 69 31/01 622 334 251.193.619 251.193.619 Lương và CK TTL 69 31/01 622 338 9.178.228 9.178.228 ... ... ... ... ....... ....... ....... Chương 3 một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH IN thanh tùng 3.1. Nhận xét chung về tình hình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH in Thanh Tùng Cũng như nhiều doanh nghiệp TNHH khác, Công ty In Thanh Tùng gặp rất nhiều khó khăn trước sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta và sự biến động của thi trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng với sự năng động của bộ máy quản lý, cùng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể công nhân và nhân viên trong Công ty , Công ty đã thực hiện một số chuyển đổi về cơ chế quản lý,về công nghệ sản xuất...nên đã nhanh chóng hoà nhập với thị trường. Qua 5 năm thành lập, xây dựng và phát triển, Công ty In Thanh Tùng đã không ngừng vươn lên tự khẳng định mình là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Để đạt được những thành quả như những năm qua là nhờ Công ty đã có định hướng đúng đắn cho chiến lược sản xuất kinh doanh, gắn công tác khoa học kỹ thuật với sản xuất, nắm bắt được thị hiếu khách hàng, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và đã hạch toán triệt để, toàn diện. Công tác kế toán của Công ty không ngừng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu quản lý và hạch toán sản xuất kinh doanh của Công ty . Có thể thấy rõ điều này qua những mặt sau: 3.1.1. Ưu điểm Thứ nhất: Về bộ máy kế toán của Công ty Nhìn chung, bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. Là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, vì vậy việc tổ chức bộ máy kế toán của Công ty theo hình thức tập trung là hợp lý, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh và đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty Thứ hai: Về hệ thống sổ hạch toán Hình thức sổ hạch toán sử dụng hiện nay ở Công ty là hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đều được lập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu phản ánh trên các tài khoản, bảng kê, CTGS, tổng hợp báo cáo kế toán. Thứ ba: Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã đi vào nề nếp ổn định.ở một chừng mực nhất định, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã phản ánh đúng thực trạng của Công ty , đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Công ty đặt ra. Trong các khoản mục chi phí sản xuất của Công ty, chi phí về vật liệu chiếm tỉ trọng cao. NVL phục vụ cho sản xuất là do Công ty tự mua.Với đặc điểm của ngành in NVL chủ yếu là giấy, mực nên tương đối dễ mua trên thị truờng, VL của Công ty dùng đến đâu mua đến đó,Công ty chỉ dự trữ một lượng nhất định cho đầu kỳ và cuối kỳ với những loại NVL thường xuyên dùng đến. Đây là mặt tích cực của Công ty góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Các NVL mà Công ty sử dụng hầu hết được nhập từ nước ngoài, chỉ riêng phần giấy in là nhập từ nhà máy giấy Bãi Bằng và Công ty giấy Tân Mai. Khi có nhu cầu Công ty được thị trường cung ứng lượng NVL đầu vào một cách nhanh chóng và đầy đủ. Việc mua NVL dựa trên nguyên tắc ở đâu chất lượng đảm bảo phù hợp sản xuất, giá cả phải chăng thì ta nhập vào, điều này góp phần giảm chi phí NVL đầu vào, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty có chế độ tiền lương, tiền thưởng rõ ràng từ đó khuyến khích người lao động tin tưởng, gắn bó với Công ty . Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty còn bộc lộ một số mặt hạn chế cần được tiếp tục hoàn thiện. 3.1.2. Những tồn tại Căn cứ vào quyết định số 1141/TC - QĐ/ CĐKT ngày 1/1/1995 do Bộ tài chính ban hành thì công tác kế toán của Công ty còn nhiều điểm chưa phù hợp. Tồn tại 1: Về hệ thống tài khoản sử dụng và các bảng kê. Như đã trình bày ở chương 2 thì hệ thống tài khoản hiện Công ty sử dụng bao gồm 36 tài khoản trong đó những tài khoản cần chi tiết thì kế toán hạch toán chi tiết tới tài khoản cấp 2. Nhưng việc mở các tài khoản để sử dụng mà Công ty thực hiện là chưa dúng với chế độ kế toán. Cụ thể: Việc tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ trong trường hợp Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng TK631- giá thành sản xuất là không đúng với chế độ kế toán. Bên cạnh đó trong công tác kế toán vật liệu, kế toán tiền lương, kế toán TSCĐ Công ty không thực hiện lập bảng phân bổ nên việc tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp là chưa chính xác. Tồn tại 2: Về công tác kế toán chi phí sản xuất. Thứ nhất: Về việc hạch toán chi phí NVL trực tiếp Công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp của Công ty hiện nay là chưa đúng.Việc hạch toán toàn bộ chi phí NVL, CCDC của Công ty trong kỳ vào chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất chưa theo như chế độ kế toán quy định, nó không phản ánh được chính xác chi phí NVL trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm. Cụ thể: Công ty chỉ có thể tính vào CP NVL TT bao gồm những CP về VL sử dụng trực tiếp cho SX , còn VL sử dụng cho hoạt đông khác ngoài SX phải đươc hạch toán riêng Thứ hai: Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung Theo quy định thì chi phí sản xuất chung của Công ty phải được hạch toán theo từng phân xưởng và phải gồm: chi phí CCDC, chi phí NVL sử dụng tại phân xưởng, chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng... Nhưng ở đây Công ty lại hạch toán không có các khoản chi phí kể trên mà chỉ có chi phí về điện, nước, điện thoại,... Cách hạch toán như vậy là chưa đúng và thiếu chính xác. Ngoài ra chi phí về điện của Công ty là một khoản chi phí khá lớn nhưng Công ty lại không hạch toán riêng được chi phí điện cho sản xuất là bao nhiêu, chi phí điện cho hoạt động khác là bao nhiêu. Với việc hạch toán như vậy thì Công ty không thể tính toán được chính xác chi phí sản xuất chung để hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm. Tồn tại 3: Về công tác tính giá thành sản phẩm Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành theo đơn đặt hàng nhưng như đã trình bày ở chương 2, thì Công ty không xác định chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng. Việc Công ty không xác định được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, hay chính là việc Công ty không xác định giá thành sản xuất cho từng đơn đặt hàng là một thiếu sót lớn. Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập mà không biết chính xác tính hiệu quả của từng đơn đặt hàng thì chưa thật chặt chẽ trong công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung. 3.2. một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3.2.1. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất 3.2.1.1 Kế toán tập hợp CP NVL Như đã trình bày ở trên thì việc hạch toán toàn bộ chi phí NVL, chi phí CCDC vào chi phí NVL trực tiếp trong kỳ của Công ty là chưa đúng. Do đó: Thứ nhất: Công ty cần tách riêng chi phí CCDC trong chi phí NVL trực tiếp trong kỳ của Công ty để tính vào chi phí sản xuất chung. Thứ hai: Về công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp Để việc hạch toán chi phí NVL của Công ty trong kỳ được chính x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20120.DOC