Đề tài Kế toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định

Tài liệu Đề tài Kế toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định: Chương I Kế toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tscđ Để tiến hành các hoạt đông sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần thiết phải có ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tài sản cố định là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Song không phải tất cả các tư liệu lao động trong một doanh nghiệp đều là tài sản cố định mà tài sản cố định gồm những tư liệu chủ yếu cóđ ủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng qui định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Tuỳ theo điều kiện, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng giai đoạn phát triển kinh tế mà Nhà nước qui định cụ thể về tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng của những tư liệu lao đọng được xác định là tài sản cố định. Như vậy tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn thời gian sử dụng dìa và có đặc điểm là tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị c...

doc63 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Kế toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tscđ Để tiến hành các hoạt đông sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần thiết phải có ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tài sản cố định là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Song không phải tất cả các tư liệu lao động trong một doanh nghiệp đều là tài sản cố định mà tài sản cố định gồm những tư liệu chủ yếu cóđ ủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng qui định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Tuỳ theo điều kiện, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng giai đoạn phát triển kinh tế mà Nhà nước qui định cụ thể về tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng của những tư liệu lao đọng được xác định là tài sản cố định. Như vậy tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn thời gian sử dụng dìa và có đặc điểm là tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày nay cạnh tranh hết sức gay gắt, những biến đổi vượt bậc về công nghệ sản xuất kinh doanh đạt tới tầng cao nhất là các công nghệ máy móc sản xuất và kinh doanh đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao chiếm lĩnh được thị trường. ở các doanh nghiệp của Việt nam hiện nay tình hình về tài sản cố định dùng trong sản xuất và kinh doanh thực tế vẫn còn lạc hậu về trình độ công nghệ cũng như thị trường chưa nắm bắt được một cách nhanh nhẹn cho nên nền kinh tế của đất nước ta vẫn còn là trong những nước chậm phát triển, nói ra có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Nhưng không thể vì một lý do nào đi chăng nữa mà các doanh nghiệp của Việt Nam không tự mình vươn lên để đuổi kịp các doanh nghiệp của các nước có trình độ công hệ máy móc cao. Thời gian thực tập ở công ty Chế biến và kinh doanh than Hà Nội tôi nêu ra thực trạng về tài sản cố định và những chi phí cho khấu hao. Lý luận chung về kế toán tài sản cố định I. Tài sản cố định và vai trò, vị trí của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. 1. Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn đần và giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinhdoanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc bị hư hỏng. 2. Vai trò và vị trí của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh . - TSCĐ có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và kinh doanh vì nó là đối tượng trực tiến sản xuất ra sản phẩm.Trong thời công nghệ phát triển hiện nay tài sản cố định mang một tầm vóc lớn vì muốn đánh giá sản phẩm có chất lượng cao hay không thì chúng ta phải xem máy móc thiết bị (TSCĐ) của doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó có hiện đại không. Vì chỉ có dây chuyền công nghệ cao(TSCĐ) mới sản xuất ra được một sản phẩm tốt. Nói tóm lại TSCĐ có vai trong và vị trí rất quan trọng trong công cuộc cải tổ nền kinh tế của đất nước. 2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý tài sản cố định. * Đặc điểm của Tài sản cố định: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất hầu như không thay đổi hình thái vật chất ban đầu - Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn *. Yêu cầu quản lý tài sản cố định: 3. Phân loại TSCĐ: Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại vis nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau .. nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Chẳng hạn, theo hình thái biểu hiện kết hựop tính chất đầu tư, toàn bộ TSCĐ trong sản xuất được chia làm ba loại: - Tài sản cố định hữu hình: Bao gồm toàn bộ những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ qui định. (Hiện nay giá trị >= 5000000 thời gian sử dung >= 1 năm ). - Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, phản ánh một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã thực sự đầu tư, theo qui định, mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra liên quan đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có giá trị từ 5.000.000 thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên mà không hình thành tài sản cố định hữu hình được coi là tài sản vô hình. - Tài sản cố định thuê tài chính: Là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê trao quyền quản lý và sử dung hầu hết thời gian tuổi thọ của TSCĐ. Tiền thu về cho thuê đủ cho người thuê trang trải được chi phí của tài sản công với khoản lợi nhuận từ đầu tư đó. Trong từng loại TSCĐ kể trên, lại được chi tiết theo từng nhóm kết cấu, theo đặc điểm, theo tính chất... Xác định ghi sổ của TSCĐ chính xác.trong mọi trường hợp, tài sản cố định phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy việc ghi sổ phải đảm bảo phản ánh được tất cả ba chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định về giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn II. Kế toán tài sản cố định hữu hình. 1. Phân loại TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình có rất nhiều loại do vậy cần thiết phải pân loại để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán. Có rất nhiều các để pân loại TSCĐ hữu hình như phân theo quyền sở hữu (tự có và thuê ngoài ), theo nguồn hình thành (vốn chủ sở hữu, vố vay, vốn nhận liên doanh, vốn tự bổ sung khác), theo công dụng và hình thức sử dụng (TSCĐ sản xuất kinh doanh; tài sản cố định phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; TSCĐ giữ hộNhà nước ; TSCĐ chờ sử lý), theo kết cấu ...; trong đó phân loại tài sản cố định hữu hình theo kết cấu sử dụng phổ biến. Theo cách này, toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp được chia làm các loại sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm những TSCĐ được hình thành quá trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, bến cảng, đường sá cầu cống ... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh . - Máy móc, thiết bị: Gồm toàn bộ máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị chuyên dùng; máy móc, thiết bị công tác; dây chuyền công nghệ, thiết bị động lực... - Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn:Gồm các loại phương tiền vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống... và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng tải, thông tin... 2. Tài khoản sử dụng. Theo chế độ hiện hành, việc hạch toán tài sản cố định hữu hình được theo dõi trên các tài khoản sau: - TK211. TSCĐ hữu hình: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp thoe nguyên giá. Bên Nợ : Phản ánh nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình của doanh nghhiệp theo nguyên giá Bên Có : Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hwux hình theo nguyên giá Dư Nợ : nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có TK 211 chi tiết thành 6 tiểu khoản 2112, 2113, 2114, 2115, 2116, 2118. - TK 214. Hao mòn tài sản cố định: Dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Bên Nợ : Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòncủa TSCĐ (nhượng bán thanh lý..) Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ Dư Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có TK 214 phân tích thành : 211, 212, 2143 Ngoài ra, trong qquá trình hạch toán, kế toán còng sử dụng một số TK khác có liên quan như TK 331, 341, 111, 112... 3. Hạch toán tình biến động tăng TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát ...Kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp. ở đây, chúng tôi đề cập đến hạch toán tăng TSCĐtrong các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khaáu trừ, còn với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp cách hạch toán tương tự ( chỉ khác số thuế VAT đầu vào không tách riêngmà hạch toán vào nguyên giá TSCĐ). Cụ thể * Trường hợp mua sắm bằng vốn chủ sở hữu : Kế toán phản ánh các bút toán: BT1) Ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Nợ TK133(1332): Thuế VAT được khấu trừ. Có TK 331: Tổng số tiền chưa trả người bán Có TK 111, 112: Thanh toán ngay BT2) Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng: Nợ TK 4141: Nếu dùng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư Nợ TK 4312: Nếu dùng quỹ phúc lợi để đầu tư. Nợ TK 441: Đầu tư bằng vốn XDCB Có TK 411:Nếu dùng TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Có TK 4313: Nếu dùng cho hoạt động phúc lợi. * Trường hợp mua sắm phải thông qua lắp đặt trong thời gian dài: Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng dối tượng. Khi hoàn thành, bàn giao mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và kết chuyển nguồn vốn. - Tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt( Giá mua, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác trước khi dùng): Nợ TK 241(2411): Tập hợp chi phí thực tế. Nợ TK 133(1332): Thuế VAT được khấu trừ. Có TK có liên quan(331, 341, 111, 112...) - Khi hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng: + Ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Nợ TK 211( Chi tiết ytừng loại) Có TK 241(2411) + Kết chuyển nguồn vốn( Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu): Nợ TK 4141, 441, 4312. Có TK 411 * Trương hợp tăng do xây dựng cơ bản bàn giao: Chi phí đầu tư XDCB được tập hợp riêng trên TK 241(2412), chi tiết theo từng công trình. Khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng phải ghi tăng nguyên giá và kết chuyển nguồn vố giống như TSCĐ do mua sắm phải do lắp đặt. * Trường hợp tăng do các đơn vị tham gia liên doanh góp: Căn cứ vào giá trị vốn góp do hai bên thoả thuận, kế toán ghi tăng vốn góp và nguyên giá TSCĐ. Nợ TK 211: Nguyên giá. Có TK 411: Giá trị vốn góp * Trường hợp nhận lại vốn góp liên doanh với đơn vị khác Căn cứ vào giá trị còn lại được xác định tại thời điểm nhận, kế toán ghi các bút toán. BT1) Phản ánh nguyên giá TSCĐ nhận về. Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 128: Nhận lại góp vốn liên doanh ngắn hạn. Có TK 222: Nhận lại góp vốn liên doanh dài hạn. BT2) Chênh lẹch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại (nếu là hạn liên doanh hoặc rút hết vốn không tham gia vì liên doanh không hấp dẫn...) Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 1388...) Có TK 222, 128 * Tăng do đánh giá TSCĐ: BT1) Phần chênh lệch tăng nguyên giá. Nợ TK 211 Có TK 412 * Trường hợp phát hiện thừa trong kiểm kê. Căn cứ vào nguyên nhân thừa cụ thể để ghi sổ cho phù hợp theo một trong các trường hợp đã nêu( Nếu do để ngoài sổ sách chưa ghi sổ ). Nếu TSCĐ đó đang sử dụng, cần trích bổ sung khấu hao. Nợ các TK liên quan (627, 641, 642) Có TK 214 (2141) Nếu TSCĐ thừa là do đơn vị khác thì báo cho đơn vị chủ tài sản biết. Nếu không xác định được chủ tài sản thì báo cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp để sử lý. Trong thời gian chờ sử lý kế toán theo dõi ở TK 338 (3381). Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 241: Giá trị hao mòn Có TK 3381: Giá trị còn lại 4. Hạch toán tình hình biến động giảm TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý... Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp. * Nhượng bán TSCĐ: Đối với TSCĐ không cần dùng hoặc xét tháy sử dụng không có hiệu quả, doanh nghiệp cần mọi thủ tục, chứng từ để nhượng bán. * Th anh lý TSCĐ hữu hình. TSCĐ thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng được mà doanh nghiệp xét thấy không thể (hoặc có thể ) sửa chữa để khôi phục được hoạt động nhưng không có lợi về mặt kinh tế hoặc những TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được . * Giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ nhỏ: Trong các trường hợp này, kế toán cần căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán cho phù hợp. * Giảm do vốn góp liên doanh bằng TSCĐ. Những TSCĐ gửi đi tham gia liên doanh do không còn thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nên được coi như khấu hao hết giá trị một lần. Phần chênh lẹch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ vốn góp sẽ được ghi vào bên Nợ hoặc bên Có tài khoản 412 * trả TSCĐ cho cá ben tham gia liên doanh Khi hết hạn hợp đồng liên doanh hoặc khi thừa vốn hay khi cá bên tham gia liên doanh rút vốn, nếu doanh nghiệp trr lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ, ngoài việc ghi giảm vốn kinh doanh, kế toán còn phải xoá sổ TSCĐ giao trả. Cần chú ý rằng, khi giao trả nếu phát sinh chênh lệch giữa giá trị còn lại theo sách với giá đánh để giao trả, phần chênh lệch sẽ được kế toán phản ánh ở TK 412. * Thiếu phát hiện qua kiểm kê III. Kế toán TSCĐ vô hình. 1. Phân loại TSCĐ vô hình. - Chi phí thanh lập doanh nghiệp - Bằng phát minh, sáng chế - Chi phí nghiên cứu, phát triển . - Lợi thế thương mại. - Quyền đặc nhượng. - Quyền thuê nhà. - Nhãn hiệu. - Quyền sử dụng đất. - Bản quyền tác giả. 2. Đặc điểm và tài khoản phản ánh. TSCĐ vô hình của doanh nghiệp mặc dầu bản thân chúng không có hình dạng nhưng có thể chứng minh sự hiện diện của chúng bằng những vật hữu hình như giấy chứng nhận, giao kèo, hoá đơn hay các văn bản có liên quan. Tất cả những TSCĐ vô hình này cũng có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, giá trị của chúng cũng được chuyển dần vào chi phí kinh doanh từng kỳ. Để theo dõi tình hình biến động, hiện có TSCĐ vô hình, kế toán sử dụng TK 213- TSCĐ vô hình . Bên Nợ : Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm. Bên Có :Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ. Dư Nợ Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có. 3. Phương pháp hạch toán. - Tăng TSCĐ vô hình trong quá trình thành lập, chuẩn bị kinh doanh: Kế toán phả tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thành lập doanh nghiệp(nghiên cứu, thăm dò, lập luận chứng, chi phí thủ tục pháp lý, khai trương ) - Tăng TSCĐ vô hình do bỏ tiền mua bằng phát minh sáng chế, đặc nhượng, quyền sử dụng đất (thuê đất ) IV. Hạch toán khấu hao TSCĐ 1.Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn hao mòn nay được thể hiện dưới hai dạng: + Hao mòn hữu hình + Hao mòn vô hình 2.Tài khoản và phương pháp hạch toán a. Tài khoản Để theo dõi tình hình hiện có, biến đông tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ ”. Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng tài khoản 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản ” b. Với TSCĐ thuê tài chính khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ khấu hao thì giá trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi phí chờ phân bổ (Nếu giá trị còn lậi lớn) hoặc phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ (Nếu giá trị còn lại nhỏ): Nợ TK 214 (2142): giá trị hao mòn. Nợ TK 142: Giá trị còn lại Có TK 212: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ 211, 212, 213 214 627, 641, 642 Giá trị hao mòn TSCĐ Trích khấu hao TSCĐ tính thanh lý nhượng bán vào CP kinh doanh từng kỳ 2141 4313, 466 Kết chuyển tăng GTHM Xác đinh hao mòn của TSCĐ tự có khi được Nhận quyền sở hữu TSCĐ TSCĐ hình thành từ quỹ Thuê ngoài phúc lợi Sơ dồ hạch toán tổng quát TSCĐ 111, 112, 152, 334 627, 641, 642 Chi phí sửa chữa, lặt vặt 2413 1421 Kết chuyển giá thành sửa chữa Tập hợp chi phí sửa chữa lớn Tự làm Ngoài KH Phân bổ dần 331 335 Thuê ngoài Trong KH Trích trước 1331 211 Thuế VAT Nâng cấp Chi phí sửa chữa lặt vặt 3. Ví dụ minh hoạ tại Xí nghiệp Xây lắp điện Báo cáo chi tiết trích khấu hao tài sản cố định 3 tháng năm 2000 stt Tên TSCĐ theo khoản mục Nguyên giá đã khấu hao Giá trị còn lại Khấu hao TSCĐ thực tế luỹ kế đến 31 / 03 / 2000 Tổng cộng Ngân sách Tự bổ sung Vốn vay Tổng cộng 1 Nhà cửa vật kiến trúc 2 Máy móc thiết bị 3 Dụng cụ quản lý 4 Phương tiện vận tải Ngày 01 tháng 04 năm 2000 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (đã ký ) (đã ký) (đã ký) Chương II Kế toán chi phí nhân công và trích bhxh, bhyt, kpcđ Lao đông là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động, biến đổi các vật từ nhiên thành những vật phẩm đấp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. . Lao đông là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là yếu tố cơ bản nhất quyết định nháat trong quá trình sản xuất để cho quá trình tái sản xuất nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Người lao đông phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động, vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất ở các doanh nghiệp thì dòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao đông được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương. Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sông cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao đông theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao đông đã cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương là nguồn thu nhập củ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng xuất lao động. Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả cho người lao động là một bộ phận chi phí cấu thành nên gí trị các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao đông có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình, Tổ chức tốt hạch toán lao đông và tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng xuất và hiệu xuất công tác. Đồng thời cũng tạo các cơ sở cho việc tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động và tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công Nguyên lý chung về lao động và tiền lương 1. Vai trò của lao động tiền lương trong hoạt đông SXKD Nói đến tiền lương thì có vai trò rất quan trọng trong, vì nó là đồn bẩy kích thích công nhân làm việc có năng xuất và tận tâm tận lực với công việc của mình . Mỗi một doanh nghiệp sản xuất muốn tạo ra được một sản phẩm tốt cũng phải phụ thuộc vào tiền công lao đông đối với công nhân. 2. Nhiệm vụ của hạch toán lao động và tiền lương trong doanh nghiệp là : + Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian và kết quả lao động, tính lương và tính trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân công đúng đối tượng sử dụng lao động. + Hướng dẫn kiểm tra, kiểm tra các nhân viên hạch toán oqử các bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. + Lập báo cáo về lao động, tiền lương thuộc phần việc do mình phụ trách. + Phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, chi phí nhân công năng xuất lao động, đề xuất các biện pháp nhằm khai thác, sử dụngg triệt để có hiệu quả mọi tiềm năng lao động sẵn có trong doanh nghiệp. 3. Nguyên tắc hạch toán lao đông và tiền lương. Tại các doanh nghiệp sản xuất, hạch toán chi phí về lao động là một bộ phân công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí kinh doanh, bởi vì cách trả thù lao lao động thường không thống nhất giữa các bộ phận,cá đơn vị, các thời kỳ... Việc hạch toán chính xác chi phí lao động có vị trí quan trong,là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm và bán sản phẩm. Đồng thời, nó còn là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho Ngân sách, cho các cơ quan phúc lợi xã hội. Vì thế, để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý, đòi hỏi hạch toán lao động và tiền lương phải quán triệt các nguyên tắc sau: a. Phải phân loại lao đông hợp lý. Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo các nhóm đặc trưng nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động tiền lương thường được phân theo các tiêu thức sau: * Phân theo thời gian lao động. Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành lao động thường xuyên, trong danh sách (gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn ) và lao động tạm thời, mang tính thời vụ. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình , từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng tthời, xác định các khoản nghĩa vụ đối với người lao động và với Nhà nước được chính xác. * Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất. Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân loại lao động của doanh nghiệp thành hai loại sau: + Lao động trực tiếp sản xuất: Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phân công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Thuộc loại này bao gồm những người điều khiển máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm (kể cả cán bộ sản xuất trực tiếp sử dụng ), những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển, bốc dỡ nguyên, vật liệu trong nộ bộ: sơ chế nguyên, vật liệu trước khi đưa vào dây chuyền ... ). + Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ phân này bao gồm nhân viên kỹ thuật ( trực tiếp là công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật ), nhân viên quản lý kinh tế ( trực tiếp lãnh đạo, tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như giám đốc, phó giám đốc kinh doanh; cán bộ các phòng ban kế toán, thống kê, cung tiêu...), nhân viên quản lý hành chính(những người làm công tác tỏ chức, nhân sự, văn thư, đánh máy, quản trị...) Cách phân loại này giúp cho doanh nghiêp đánh giá được hợp lý cơ cấu lao động. Từ đó, có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc, tinh giảm bộ máy gián tiếp. * Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Theo cách này toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia làm 3 loại: + Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Lao gồm những lao đông tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên xưởng... + Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, như nhân viên bán hàng, tiếp thị nghiên cứu thị trường... + Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính... Cách phân loại này giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. b. Phân loại tiền lương một cách phù hợp. Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả chó các đối tượng khác nhau nên càn phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế có nhiều cách phân loại tiền lương như phân loại tiền lương theo cách thức trả lương(lương sản phẩm, lương thời gian), phân theo đối tương trả lương(lương gián tiếp, lương trực tiếp ), Phân theo chức năng tiền lương(lương sản xuất, lương bán hàng, lương quản lý )... Mỗi một cách phân loại đều có những tác dụng nhất định trong quản lý. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác hạch toán nói riêng quản lý nói chung, về mặt hạch toán, tiền lương được chia làm hai loại tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính là bộ phân tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Ngược lại, tiền lương phụ là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định như nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ, tết, ngừng sản xuất... Cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán, phân bổ chi phí tiền lương được chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương. 4. Các chế độ tiền lương. Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của chế độ tiền lương là nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối lao động. Trên thưc tế, thường áp dụng các hình thức (chế độ ) tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán. a. Tiền lương theo thời gian. Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ - kế toán... Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Tiền lương theo thời gian có thể chia ra: + Tiền lương tháng: Tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đông lao động. + Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần. + Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác đinh bằng lấy tiền lương tháng chia cho 26 ngày. + Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn theo qui định của Luật Lao động. b. Lương theo sản phẩm. Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ là ra. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, sản phẩm luỹ tiến. c. Tiền lương khoán . Tiền lương khoán là hình thức trả cho người lao động theo khối lượng và chất lượng lao động mà họ hoàn thành. Ngoài chế độ tiền lương doanh nghiệp còn xây dựng chế độ tiền thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp như BHXH, BHYT trong các trường hợp ốm đau thai sản... Các quỹ này được hình thành một phân do người lao động đống góp, phần còn lại tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp . 5. Quỹ tiền lương,BHXH, BHYTvà KPCĐ. a. Quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thanh phân quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như thời gian (tháng, ngày, giờ), lương sản phẩm, phụ cấp (cấp bậc, khu vực, chức vụ, đắt đỏ) tiền thưởng trong sản xuất. Quỹ tiền lương bao gồm nhiều loại; tuy nhiên, về mặt hạch toán có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp, trong đó chi tiết theo lương chính và lương phụ. b. Quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ . Ngoài tiền lương công nhân còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp(chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20%, trong đó 15 % là do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh: 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý. Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám,chữa bệnh, viện phí, thuốc thang... cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Ngoài ra, để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn, hangf thangá, doanh nghiệp còn phải trích theo tỷ lệ quy định với tổng số tiền thực tế phát sinh (lương, cấp bậc, phụ cấp khu vực, chức vụ, đắt đỏ ), tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn. Tỷ lệ kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. 6. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. a. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Tại các doanh nghiệp mang tính chất thời vụ, để tránh sự biến đông của giá thành sản phẩm, kế toán trưởng thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào giá thành sản phẩm, coi nh một khoản chi phí phải trả. Cách tính như sau: Mức trích trước tiền lương phép =Tiền lương chính thực tế phải trả ´Tỷ lệ trích Hoạch của CNTTSX công nhân trực tiếp trong tháng trước Tổng số lương pháp kế hoạch của CNTT sản xuất Tỷ lệ trích trước = ´ 100 Tổng số lương chính kế hoạch năm của CNTT sản xuất Cũng có thể trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định một tỷ lệ trích trước tiền lương phép kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý. b. Tài khoản hạch toán. Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các tài khoản sau + Tk 334: Phải trả công nhân viên - Dùng để phản anhs thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản thuộc về thu nhập của họ. Bên Nợ: Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của công nhân viên Tiền lương, tiền công và các khoản đã trả cho công nhân viên chức Kết chuyển tiền lương công nhân, viên chức chưa lĩnh. Bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên chức. Dư Nợ : Số trả thừa cho công nhân viên chức Dư Có : Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả công nhân viên chức TK 338 “phải trả và phải nộp thuế khác ” dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, BHXH, BHY, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án(tiền nuôi con ly dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí,...), giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ giữ hộ... Bên Nợ : - Các khoản nộp cho cơ quan quanbr lý các quỹ. - Các khoản chi về kinh phí công đoàn. - Xử lý giá trị tài sản thừa. - Các khoản đẫ trả, đã nộp khác. Bên Có : - Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý - Số đã nộp đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại Dư Nợ : Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa thanh toán. Dư Có : Sôd tiền còn phải trả, phải nộp hay giá trị tài sản thừa chờ xử lý. TK 338 chi tết thành 5 tiểu khoản 3381, 3382, 3383, 3384, 3388 7. Phương pháp hạch toán. - Hàng tháng, tính ra tổng tiền lương và cácc khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả công nhân viên và phân bổ các đối tương sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 622: phải trả công nhân viên trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ . Nợ TK 672(6271): Phải trả công nhân viên phân xưởng Nợ TK 641(6411): Phải trả cho công nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. Nợ TK 642(6421): Phải trả cho bộ phận công nhân quản lý doanh nghiệp Có TK 334: Tổng số thù lao động phải trả - Số tiền thưởng phải trả CNV: Nợ TK 431(4311): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả. Trích BHXH, BHYT và KPCĐ. Nợ các TK 622, 6271, 6411, 6421: phần tính vào chi phí kinh doanh (19%) Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của công nhân viên chức (6%) Có TK 338(2,3,4): Tổng số kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y ưs phải trích. - Số bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên. Nợ TK 338(3383) Có TK 334 - Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên: Theo qui định khi đống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập cá nhân, tổng số các khoản khấu trừ không được vượt quá 30% số còn lại. Nợ TK 334: tổng các khoản khấu trừ Có TK 333(3338): Thuế thu nhập phải nộp Có TK 141: Số tam ứng trừ vào lương. Có TK 138: Các khoản bội thường vật chất, thiệt hại. - Tanh toán thù lao (tiền công, tiền lương...), bảo hiểm xã hội, tiền thưởng chho công nhân viên chức. + Nếu thanh toán bằng tiền: Nợ TK 334: các khoản đã thanh toán. Có TK 111: thanh toán bằng tiền mặt. Có TK 112: thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng + Nếu thanh toán bằng vật tư hàng hoá: BT1> Ghi nhân giá vốn vật tư, hàng hoá: Nợ TK 632 Có TK có liên quan 152, 153, 154, 155... BT2> Ghi nhận giá thanh toán: Nợ TK 334: Tổng giá thanh toán(cả thuế VAT) Có TK 512: Giá thanh toán không thuế VAT Có TK 3331(33311): Thuế VAT phải nộp. - Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Nợ TK 338(2,3,4). Có TK có liên quan 111, 112... - Chi tiêu kinh phí công đoàn để lai doanh nghiệp: Nợ TK 338(3382) Có TK 111, 112. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số tiền công nhân viên đi vắng chưa lĩnh Nợ TK 334. Có TK 338(3388) - Trường hợp số đã trả, nộp về kinh phí công đoàn, Bảo hiểm xã hội( kể cả số vượt chi) lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù, ghi: Nợ TK 111,112: Số tiền được cấp bù đã nhận. Có TK 338: Số được cấp bù. Đối với doanh nghiệp sản xuất thời vụ, khi trích trước tiền lương phép của công nhân sản xuất trực tiếp, ghi: Nợ TK 622( chi tiết đối tượng ) Có TK 335. Số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả: Nợ TK 335. Có TK 334. Các bút toán về trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn hạhc toán tương tự các doanh nghiệp khác Có thể khái quát hạch toán thanh toán với công nhân viên chức qua các sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán với công nhân viên chức 141,138,333 334 622 CNTT sản xuất Tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả CNVC Các khoản khấu trừ thu nhập của CNVC(tạm ứng, bồi 6271 vật chất, thuế thu nhập) Nhân viên PX 3383,3384 641, 642 Phần đóng góp cho quỹ NV bán hàng BHYT, BHXH quản lý DN 4311 111,512 Tiền thưởng Thanh toán lương, thưởng, 3383 BHXH và các khoản khác BHXH Cho CNVC phải trả trực tiếp Sơ đồ hạch toán thanh toán BHXH, BHYT, KHCĐ 334 338 622,627,641,642 Số BHXH phải trả trực tiếp Trích KPCĐ, BHXH, BHYT cho CNVC theo tỷ lệ qui định tính vào 111,112 chi phí kinh doanh (19%) Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT 334 Trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở định trừ vào thu nhập của CNVC 111, 112... Số BHXH, KPCĐ chi vượt cấp Sơ đồ hạch toán trích trước tiền lương phép kế hoạch của CNSX ở những DN sản xuất thời vụ 334 335 622 Tiền lương Trích trước tiền lương phép theo phép thực tế phai trả kế hoạch của công nhân TTSX cho CNSX trong kỳ Phần chênh lệch giữ tiền lương phép thực tế với kế hoạch ghi tăng chi phí(Nếu TT >KH) hoặc giảm chi phí (TT<KH) vào cuối niên độ kt 338 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tiền lương phép phải trả CNVSX trong kỳ * Ví du minh hoạ ở Xí nghiệp Xây lắp điện. Bảng thanh toán tiền lương kỳ một tháng 12 năm 1999 cho cbcnv khôi trạm của công ty S tt Tên đơn vị Hệ số Các khoản được lĩnh Các khoản phải nộp Còn lại Ký nhận Lương cơ bản Phụ cấp TN Tổng số BHXH 5% BHYT 1% Tổng số 23,77 14,9 1,98 7,36 11,74 2,36 6,64 19,20 14,88 10,10 6,72 Tổng cộng 118,94 Người lập biểu Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1999 (ký, họ tên) Trưởng phòng kế toán (ký, họ tên và đóng dấu) Xí nghiệp Xây lắp điện S TT Tên đơn vị Hệ số lương Tiền lương Ca 3 Tổng số tiền Ký nhận 1 23,77 3565500 31000 3596500 2 14,19 2128500 31000 2159500 3 1,98 297000 0 297000 4 7,36 1104000 0 1104000 5 11,74 1761000 0 1761000 6 2,36 354000 0 354000 7 6,64 996000 0 996000 8 19,20 2880000 0 2880000 9 14,88 2232000 0 2232000 10 10,10 1515000 0 1515000 11 6,72 1008000 0 1008000 Tổng công 118,94 17841000 62000 17903000 Hà Nội, ngày 31tháng 12 năm 99 Người lập biểu Trưởng phòng kế toán (đã ký) (đãký) Chương III Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người sự phát sinh phát triển của sản xuất kéo theo sự hình thành nhiều nghành nghề khác nhau đồi hỏi sự quan tâm với mưcs độ ngày càng tăng của con người để đảm bảo hoạt động sản xuất đem lại hiệu quản cao nhất. ở nước ta trong những năm gần đây với những chính sách mở cửa của Nhà nước một mặt tạo điều kiện cho cac doanh nghiệp phát huy hết khả năng tiềm lực của mình, nhưng mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước thử thách to lớn. Đó là sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì trong những yêu cầu căn bản của sản xuất kinh doanh là sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn đầu tư, tức là sản lương đạt chất lương cao với chi phí. Vì vậy, vấn đề đặt ra phải hạhc toán đày đủ chi phí, phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí trong doanh nghiệp để có thể đề ra những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao dông vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà donh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Như vây, chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lương sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua sắm vật tư, hàng hoá...), chi tiêu quá cho hoạt động sản xuất kinh doanh chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ. Nói tóm lại chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiêpj phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm lao vụ dịch vụ). Lý luận chung về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm I. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cung cấp thông tin kịp thời cho quản trị doanh nghiệp, kế toán cần quán triệt những nguyên tắc sau: 1. Phải nắm vững nội dung và bản chất kinh tế của chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, năm, quý). Nói cách khác, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phía mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ. 2. Phân loại chi phí sản xuất hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và hạhc toán Do chi phí sản xuất - kinh doạnh có rất nhiều loại nên cần phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo các đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên, lưa chon tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. 3. Phải phân định chi phí với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền cuat oàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lương công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Về thực chất, chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chin phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ tạo nên chỉ tiêu đánh giá sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Sơ đồ mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BD - CD Hay : Tổng giáthành SP = Chi phí SXDD + Chi phí SX phá + Chi phí SXDD đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 4. Phải nắm vững các cách phân loại giá thành khác nhau phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán. Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Mỗi một cách phân loại khác nhau có tác dụng khác nhau đối với quản lý và hạch toán. Giá thành có thể được phân theo vi phạm, theo nguồn số liệu và thời điểm tính giá thành. 5. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm phù hợp. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, đòi hỏi công việc đầu tiên mà nhà quanr lý phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác đinh đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc chính xácc giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phỉa tính giá thành một đơn vị. Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong phậm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành sảm phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính chất thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm các phương pháp. 6. Xác định trình tự hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất thích ứng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của tưng ngành, nghề, từng doanh nghiệp, vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán ... mà trình tự hạch toán chi phí ở doanh nghiệp khác nhau thì không giống nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau: - Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. - Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thanh đơn vị lao vụ. - Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. - Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. II. Chi phí sản xuất . 1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí. Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nối cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố : Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời, quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tương lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý trí chủ quan của người sản xuất. 2. Phân loại chi phí sản xuất - kinh doanh. Chi phí sản xuất - kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu câùcủa công tác quản lý. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau: a. Phân theo yếu tố chi phí. Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra phân tích dự đoán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố : - Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ... sử dụng vào sản xuất - kinh doanh. - Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất - kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố tiien lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức. - Yếu tố BHXH, BHYT , KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổn số tiền lương phụ cấp lương phải trả CNVC. - Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng SXKD trong kỳ. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh và các yếu tố trên dùng vào hoạt đông sản xuất kinh doanh trong kỳ . b. Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dưa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho tưng đối tượng. The oquy định hiện hành, giá thành công xưởng sản phẩm ở Việt Nam Bao gồm 3 khoản muc chi phí : - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung c. Phân theo cách thức kết chuyển chi phí. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua; còn chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh. d. Phân theo quan hệ chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đông thời làm căn cứ để đề ra quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí XSKD lai jđược phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này chi phí được chia thành biến phí và định phí. 3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng... và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yyêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm qui trình công nghệ của từng doanh ngiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm rtheo đơn vị tính giá thành quy định. Có thể nói, việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợpchi phí trong hạch toán chi phí sản xuất - tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất - và sản phẩm hoàn thành .cần phải tính giá thành một đơn vị- tức là đối tượng tính giá thành. III. Giá thành sản phẩm. 1. Bản chất nội dung kinh té của giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền cua rtoàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành. 2. Phân loại giá thành. Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội và giá thành cá biệt, còn có các khai niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, ... a. Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành. Chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. - Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trức khi bước vào cơ sở kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đàu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong xuốt thời kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi cua rđịnh mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành thực tế : Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dưa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. b. Phân loại phạm vi phát sinh chi phí. Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. - Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất . - Giá thành tiêu thụ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ = Giá thành SX của SP + Chi phí QLDN + Chi phí bán hàng của sản phẩm IV. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1. Hạch toán chi phí, vật liệu trực tiếp. a. Khái niệm và cách thức tập hợp , phân bổ. Chi phí nguyen vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ, v.v...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng chi phí. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng thì được áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao,theo hệ số, theo trong lượng, số lượng sản phẩm... Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu phân bổ = Tổng chi phí vật liệu ´ Tỷ lệ (hay hệ số) Cho từng đối tượng cần phân bổ phân bổ Trong đó: Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tỷ lệ (hay hệ số) = Phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng b. Tài khoản sử dụng. TK 621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Bên Nợ: Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có: -Giá trị vật liệu xuất dùng không hết. - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp TK621 cuối kỳ không có số dư. c. Phương pháp hạch toán. Hạch toán chi phí nguyên, vật liêu trực tiếp được tiến hành như sau: - Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ: Nợ TK 642 Có TK152 - Trường hợp vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm... Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có TK331 Có TK 411 Có TK154 Có các TK khác(311, 336, 338...) - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho chuyển kỳ sau: Nợ TK 152 Có TK 624 - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành. Nợ TK 154 Có TK 621 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 151,152,331,111,112 621 154 Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo Kết chuyển chi phí SP, tiến hành lao vụ, dịch vụ nguyên, vật liệu TT 152 Vật liệu không dùng nhập kho hay chuyển sang kỳ sau Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 334 622 154 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CNVC Kết chuyển chi phí 338 nhân công trực tiếp Các khoản đống góp theo tỷ lệ với tiền của CNTTSX thưc tế phát sinh Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước 111,112,331,334 142 627,641,624,241 Chi phí trả trước thực tế Phân bổ dần chi phí trả trước vào Phát sinh các kỳ hạch toán 641, 642 991 Kết chuyển chi phí bán hàng, Kết chuyển chi phí bán hàng chi phí Chi phí quản lý quản lý vào TK xác định kết quả Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung 334,338 627 111, 112, 152, Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm chi phí SX chung(phế liệu thu hồi) 152, 153 chi phí vật liệu, dụng cụ 1421, 335 Chi phí theo dự toán 154 331,111, 112... Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung Các chi phí SXC khác Báo cáo chi phí bán hàng Tháng 12 năm 1999 Stt Khoản mục Tổng số Kinh doanh than Kinh doanh khác Tổng cộng 341.702.011 341702011 I Chi phí nhân viên 175.924.867 175924867 1 Thu nhập CBCNV 167.098.583 167098583 2 BHXH 4.716.057 4716057 3 BHYT 967.909 967909 4 KPCĐ 3.142.363 3142363 II Công cụ lao động 7.465.050 7465050 III Khấu hao TSCĐ 15.378.389 15378389 IV Dịch vụ mua ngoài 89.057.424 89057424 1 Vận chuyển 62.634.150 62634150 2 Bốc xếp 14.000.000 14000000 3 Điện thoại 5.417.465 5417465 4 Điện nước 302.154 302154 5 Thuê kho bãi 2.422.400 2422400 6 Bảo quản 3.790.000 3790000 7 Sửa chữa thường xuyên 491.255 491255 V Chi phí khác 53.876.281 53876281 Có chi tiết ở biểu chi tiết khác Người lập biểu Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2000 Trưởng phòng kế toán Kế toán thành phẩm, lao vụ đã hoàn thành Lời đầu nói Thành phẩm là sản phẩm được chế tạo song ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong xí nghiệp, được kiển kê đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và đã nhập kho. Trong điều kiện hiện nay, một khi sản xuất phải gắn liền với thị trường thì chất lượng sản phẩm về cả hai mặt nội dung và hình thức sản phẩm càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết đối với doanh nghiệp. Thành phẩm được sản xuất ra với chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu của thị trường đã trở thành yêu cầu sự quyết định sự sống của doanh nghiệp. Việc duy trì, ổn định và không ngừng phát triển sản xuất của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được khi chất lương sản phẩm sản xuất ngày càng tốt hơn và được thị trường chấp nhận. Sản phẩm của xí nghiệp công nhgiệp sản xuất ra chủ yếu là thành phẩm, ngoài ra có thể bán thành phẩm. Bán thành phẩm là những thành phẩm mới kết thúc quy ttrình công nghệ sản xuất (trừ công đoạn cuối cùng ) được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc có thể bán ra ngoài. Sản phẩm hàng hoá do xí nghiệp sản xuất ra phải được tiêu thụ kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Những sản phẩm hàng hoá xuất kho để tiêu thụ, đã thanh toán hay chấp thuận thanh toán gọi là sản lượng hàng hoá thực hiện. Với nội dung và ý nghĩa trên của thành phẩm, kế toán thành phẩm phải thực hiện tốt nhiệm vụ là: Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình nhập kho và xuất kho thành phẩm, các nghiệp vụ khác có liên quan đến việc thành phẩm nhằm đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lý luận chung I. Hạch toán thành phẩm 1. Nguyên tắc hạch toán thành phẩm * Hạch toán nhập, xuất kho thành phẩm phải được phản ánh theo giá thực tế . - Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và phụ của đơn vị sản xuất ra và được đánh giá theo công xưởng, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung - Trường hợp thành phẩm thuê ngoài gia công giá thành thực tế bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc gia công(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công, và các chi phí khác: vận chuyển bốc dỡ hao hụt...) * Hạch toán chi tiết nhập, xuất kho thành phẩm hàng ngày được ghi sổ theo giá hạch toán. Giá hạch toán thành phẩm có thể là giá kế hoạch hoặc giá nhập kho thống nhất quy định. Cuối tháng, kế toán phải tính giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho và xác định hệ số chênh lệch giữa giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở xác địnhgiá thành thực tế thành phẩm xuất bán. Giá thực tế thành phẩm = Giá hạch toán thành phẩm ´ Hệ số giá xuất bán trong kỳ xuất bán trong kỳ thành phẩm Trong đó: Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ = Hệ số giá thành phẩm Giá hạch toán thành phẩm tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ * Hạch toán chi tiết thành phẩm phải được thực hiện theo từng kho, tưng loại, từng nhóm và từng thứ thành phẩm. Phương thức hạch toán chi tiết thành phẩm được áp dụng phổ biến hiện nay là phương pháp thẻ song song và phương pháp sổ số dư. 2. Nội dung hạch toán thành phẩm. a. Tổ chức hạch toán thành phẩm và chứng từ kế toán. Tổ chức hạch toán thành phẩm được thực hiện ở hai nơi: Phòng kế toán và ở kho. Việc hạch toán ở phòng kế toán được thưc hiệ trên sổ sách kế toán ghi chép bằng thước đo hiện vật và thước đo giá trị. Bằng việc hạch toán đồng thời ở hai nơi, phòng kế toán có thể phát hiện kịp thời các trường hợp ghi chép sai các nghiệp vụ tăng, giảm thành phẩm và các nguyên nhân khác làm cho tình hình tồn kho thực tế không khớp với số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán. Khi có sản phẩm sản xuất song, nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm xác nhận thứ hạng chất lượng căn cứ vào tiêu chuẩn quy định ghi vào “Bảng công tác của tổ “. Căn cứ vào kết qủa kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ trưởng sản xuất lập “Phiếu nhập kho” và giao thành phẩm vào kho. Phiếu nhập kho thành phẩm có tác dụng: + Là căn cứ hạch toán kết quả sản xuất, trên cơ sở số liệu này tính ra giá thành đơn vị sản phẩm, tổng hợp và tính ra chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá. + Là căn cứ tính lương cho công nhân sản xuất phù hợp với hình thức lương được áp dụng. Mỗi lần xuất kho thành phẩm để tiêu thụ cần lập “ Phiếu xuất kkho thành phẩm có thể lập riêng cho mỗi loại hoặc nhiều loại thành phẩm, tuỳ theo tình hình tiêu thụ thành phẩm. Trên cơ sở phiếu nhập kho, xuất kho thành phẩm, thủ kho phản ánh tình hình nhập, xuất kho thành phẩm vào thẻ kho theo mẫu. b. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tình hình tăng, giảm và tông kho thành phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 155 kết cấu TK này như sau: Bên Nợ : - Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho. - Kết chuyển trị giá thực tếcủa thành phẩm tồn kho cuối kỳ Bên Có: - Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho. - Trị giá thành phẩm thiếu hụt - Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ. Số dư Nợ: Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho. c. Phương pháp hạch toán thành phẩm . * Trường hợp doanh nghiệp hạch toán tăng hàn tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Nhập kho thành phẩm do đơn vị sản xuất hoặc thuê ngoài gia công, ghi: Nợ TK 155 Có TK 154 - Xuất kho thành phẩm để bán cho khách hàng, ghi: Nợ TK 632 Có TK155 - Nếu xuất kho thành phẩm để gửi bán hoặc xuất kho cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi ghi: Nợ TK 157 Có TK155 - Trường hợp xuất kho thành phẩm để đổi vât tư hàng hoá khác: Nợ TK 632 Nợ TK 157 Có TK 155. - Trường hợp xuất thành phẩm đẻ biếu, tặng, thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên trong kỳ: Nợ TK 632 Có TK155 - Trường hợp đánh giá lại thành phẩm: Nợ TK 412 Có TK 155 - Trường hợp xuất thành phẩm đi góp vốn liên doanh ngắn hạn: Nợ TK 128 Có TK 155 - Trường hợp góp vốn liên doanh dài hạn: Nợ TK 222 Có TK 155 - Trường hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm, căn cứ vào nguyên nhân thiếu, thừa, để hạch toán, điều chính số liêu trên sổ kế toán. + Nếu thừa chưa xác định được nguyên nhân ghi: Nợ TK 155 Có TK 338 + Khi quyết định xử lý thành phẩm thừa ghi Nợ TK 338, ghi có các TK liên quan . + Nếu thiếu chưa rõ nguyên nhân ghi: Nợ TK 138 Có TK 155 + Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, căn cứ vào quyết định xử lý ghi Có TK 1381, ghi Nợ các tài khoản có liên quan. Có thể phản nhá tăng giảm thành phẩm qua sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán tổng quát thành phẩm 154 155 157,632 Sản xuất(hoặc thuê ngoài gia TP xuất bán, đổi, biếu tặng, công song) nhập kho trả lương cho CNV 157,632 138 Sản phẩm bán bị trả lại Thiếu khi kiểm kê 642, 3381 Thành phẩm phát hiện 128, 222 thừa khi kiểm kê Góp vốn liên doanh bằng TP 412 412 Đánh giá tăng Đánh giá giảm d. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán thành phẩm theo phăơng pháp kiểm kê định kỳ. - Đầu kỳ kế toán chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào TK 632 Nợ TK 632 Có TK 155 Có TK 157 -Giá trị thành phẩm hoà thành trong kỳ nhập kho đem tiêu thụ ngay ghi: Nợ TK 632 Có TK 631 - Cuối kỳ, tiến hành kiểm kê và xác định giá trị thành phẩm tông kho cuối kỳ ghi: Nợ TK 155 Nợ TK 157 Có TK 632 - Sau khi xác định giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ, kế toán xác định giá trị thành phẩm đã tiêu thụ trong kỳ ghi: Nợ TK 911 Có TK632 Sơ đồ hạch toán tổng quát thành phẩm (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) 155, 157 632 155, 157 Kết chuyển trị giá TP Kết chuyển giá trị tồn tồn kho đầu kỳ kho cuối kỳ TP 911 631 Giá thành sản phẩm Giá trị thành phẩm đã SX xong nhập kho tiêu thụ II. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm. 1. Một số khái niệm. Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn trực tiếp theo quá trình sản xuất. Để thức hiện giá trị sản phẩm,hàng hoá lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoá sản phẩ, hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, quá trình này được gọi là quá trình tiêu thụ. Các nghiệp vụ cần được hạch toán ở giai đoạn này là xuất thành phẩm để bán và thành toán với người mua, tính chính xác các khoản doanh thu bán hàng, trừ các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại; các khoản thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt để xác định doanh thu thuần và cuối cùng xác định lãi - lỗ về tiêu thụ thành phẩm . - Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá; sản phẩm; cung cấp lao vụ; dịch vụ cho khách hàng. - Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản giảm giá; chiết khấu bán hàng, doanh thu hàng bán bị trả lại; thuế doanh thu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu. -Chiết khấu bán hàng là số tiền tính trên tổng số doanh thu trả cho khách hàn. Chiết khấu bán hàng gồm: + Chiết khấu thanh toán là khoản tiền thưởng cho khách hàngdo thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy địn. + Chiết khấu thương mại là khoản tiền trừ cho khách hàng(tiền thưởng) do trong một khoản thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hoá(tính theo tổng số hàng đã mua trong thời gian đó) hoặc khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua khối lượng lớn hàng hoá trong một đợt. - Giảm giá hàng bán là số tièn giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng qui cách, giao hàng không đúng thời gian địa điểm trong hợp đồng... - Hàng bán bị trả lại là số hàng được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối, trả lại do không tôn trong hợp đồng kinh tế như đã ký kết. - Lãi gộp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán. - Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá trị vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2. Nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm. - Phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất bán thành phẩm; tính chính xác các khoản bị giảm trừ và thanh toán với ngân sách các khoản thuế phải nộp. - Tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm. - Xác định kết quả của tiêu thụ sản phẩm. 3. Tài khoản sử dụng. Để hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm theo phương thức khác nhau kế toán sử dụng các tài khoản sau đây. a. Tài khoản: TK 157 - Hang gửi bán. Bên Nợ: Giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ gửi bán. Bên Có: - Giá trị sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán. - Giá trị hàng gửi bán bị từ chối, trả lại. Dư Nợ: Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp thuận. TK 157 có thể chi tiết từng loại hàng gửi bán. b. TK 511 - Doanh thu bán hàng. Bên Nợ: Số thuế phaỉ nộp tính tren doanh số bán trong kỳ. - Số chiết khấu bán hàng; giảm giá hàng bán và doanh thu của bán hàng bị trả lại. - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoávà cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán. * Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành ba tiểu khoản + TK 5111 -Doanh thu bán hàng hoá. + TK 5112 -Doanh thu bán các thành phẩm. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh gnhiẹp sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. + TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ phản ánh doanh thu và doanh thu thuần khối lượng dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng đã được xác định là tiêu thụ. c. Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ. Bên Nợ: - Thuế doanh thu phải nộp(nếu có) Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàngnội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ. Tài khoản 512 không có số dư cuối k, tài khoản này có ba tìa khoản cấp hai: TK 5121 TK 5112 -Doanh thu bán thành phẩm. TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ. d. TK 521- Chiết khấu bán hàng Bên Nợ: Số tiền chiết khấu bán hàng Bên Có: Kết chuyển toàn bộ chiết khấu trừ vào doanh thu. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành ba tiểu khoản: TK 5211, 5212, 5213. Chương Kế toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ Lý luận chung I. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ trực tiếp. 1. Khái niệm. Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho(hay trực tiếp tại phân xưởng không qua kho) của doanh nghiệp. Sôd hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hưũ về số hàng này. Người mua thanh toán chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao. 2. Phương pháp hạch toán. Khi xuất sản phẩm, hàng hoá hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ với khách hàng, kế toán ghi các bút toán sau: BT1) Phản ánh giá trị vốn hàng xuất bán: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Có TK 155: Xuất kho thành phẩm. Có TK 154: Xuất trực tiếp tại phân xưởng. BT2) Phản ánh doanh thu bán hàng: + Nếu thu trực tiếp bằng tiền: Nợ TK 111, 112 Có TK 3331 Có TK 511 + Nếu chấp nhận cho khách hàng thanh toán sau: Nợ TK131 Có TK3331(33311) Có TK 511 Khi khách hàng thanh toán tiền hàng: + Nếu thu bằng tiền. Nợ TK liên quan (111, 112, 113) Có TK 131 + Nếu thu bằng vật tư, hàng hoá: Nợ TK có liên quan (151, 152, 153...) Nợ TK 133 Có TK131. II. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp thuận. 1. Khái niệm. Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp thuận là phương thức mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Só hàng được chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi được bên mua thanh toán hoậc chấp thuận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng được bên mua chấp thuận này được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu về số hàng đó. 2. Trình tự hạch toán. - Khi xuất hàng chuyển đến cho người mua, kế toán ghi theo giá trị vốn thực tế của hàng xuất: Nợ TK 157 Có TK154 Có TK155 - Giá trị lao vụ, dịch vụ hoàn thành giao cho khách hàng: Nợ TK 157 Có TK 154 - Khi được khách hàng chấp thuận BT1) Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK có liên quan (131, 111, 112...) Có TK 511 Có TK 3331. BT2) Phản ánh giá trị vốn của hàng được chấp nhận: Nợ TK 632 Có TK 157 - Số hàng bị gửi đi bị từ chốikhi chưa được xác nhận là tiêu thụ: Nợ TK138(1388, 334) Nợ TK 155, 152 Nợ TK 138(1381) Có TK 157 - Các trường hợp hàng đã coi là tiêu thụ bị trả lại, giảm giá, chiết khấu phát sinh (nếu có) được hạch toán giống như phương thức tiêu thụ trực tiếp. - Cuối kỳ, kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ, kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ để xác định kết quả tương tự như phương thức tiêu thụ trực tiếp. Sơ đồ hạch toán tổng quát doanh thu tiêu thụ 333 511, 512 111, 112, 131,1368 Tổng Giá bán (VAT) thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK phải nộp Doanh thu tiêu thu (không có thuế VAT) 521,532,531 33311 K/C khấu bán hàng, giảm Thuế VAT 1331 giá bán hàng, DT bán hàng phải nộp bị trả lại Thuế VAT được khấu trừ khi 911 đem hàng đổi hàng Kếtchuyểndoanhthu 152,153 thuần về tiêu thụ Doanh thu trực tiếp bằng vật tư, hàng hoá 3. Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý (ký gửi). a. Khái niệm. Bán hàng đại lý, ký gửi mà phương thức mà bên chủ hàng (gọi là bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (gọi là bên đại lý) đẻ bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hông hoặc chênh lệch giá. Theo luâth thuế giá trị gia tăng, nếu bên đại lý bán hàng theo đúng giá do bên đại lý quy định và phân hoa hồng được hưởng theo tye lệ thoả thuận trên phân doanh thu chưa có thuế VAT thì toàn bộ thuế VAT sẽ do chủ hàng chị, bên đại lý không phải nộp thuế VAT trên phần hoa hồng được hưởng. Ngược lại, nếu bên đại lý hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ toản thuận trên tổng giá thanh toán (gồm cả thuế VAT) hoặc bên đại lý hưởng khoản chênh lệch giá thì bên đại lý sẽ chịu thuế VAt tính trên phân giá trị giá tăng này, bên chủ hàng chịu thuế VAT trong phạm vi doanh thu của mình. b. Hạch toán tại đơn vị giao đại lý(chủ hàng). Số hàng ký gửi vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức tiêu thụ. Về cơ bản, các bút toán phản ánh giống như tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng. Cụ thể: * Phản ánh vốn hàng chuyển giao cho cơ sở nhận làm đại lý hay nhận bán hàng ký gửi: Nợ TK 157 Có TK 155, 154 * Phản ánh giá trị vốn hàng đại lý, ký gửi đã bán được: Nợ TK632 Có TK TK157. * Phản ánh doanh thu thuế VATcủa hàng giao cho cơ sở bán hàng đại lý, ký gửi đã bán được: Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 3331(33311) * Phản ánh hoa hồng trả cho cơ sở nhận bán hàng đại l, ký gửi: - Trường hợp hoa hồng tính trên giá bán không có thuế VAT Nợ TK 641 Có TK131. c. Tại đơn vị nhận bán hàng ký gửi, đại lý. * Khi nhận hàng, căn cứ vào giá ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ TK 033 * Khi bán được(hoặc không bán được trả lại): BT1) Xoá sổ số hàng đã bán: Có TK003. BT2) Phản ánh số tiền bán hàng đại lý đẫ bán được(tổng só tiền hàng) Nợ TK có liên quan (111,112,131...) Có TK331 BT3) Phản ánh số hoa hồng được hưởng (không có thuế VAT) Nợ TK 331 Có TK 511 BT4) Số thúe VAT phải nộp tính trên chênh lệch giá hoặc hoa hông được hưởng (trường hợp hoa hồng tính trên giá bán cả thuế VAT). Nợ TK331 Có TK 3331(33311) - Khi thanh toán tiền cho chủ hàng: Nợ TK 331 Có TK có liên quan(111, 112...) - Phản ánh tổng số tiền hàng đã bán, hoa hồng được hưởng, thuế VAT phải nộp tính trên hoa hồng được hưởng. Nợ TK có liên quan (111, 112, 131...) Có TK 331 Có TK 511 Có TK 3331(33311). - Khi thanh toán tiền cho chủ hàng: Nợ TK 331 Có TK có liên quan (111, 112...) Các bút toán còn lại được phản ánh tương tự như các phương thức tiêu thụ trên Sơ đồ hạch toán tiêu thụ tại đơn vị bán hàng đại lý, ký gửi. 991 511 111, 112 Kết chuyển DTT Hoa hồng đại lý được hưởng toàn bộ 003 331 tiền hàng -Nhận - Bán Phải trả chủ hàng - Trả lại Thanh toán tiền hàng cho chủ hàng 4. Phương thức bán hàng trả góp. a. Khái niệm. Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua sẽ chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và chịu một tỷ lệ lãi xuất nhâts định. Thông thường, số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Theo phương thức trả góp, về mạt hạch toán, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. Về thực chất, chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàn thì doanh nghiệp mới hết quyền sở hữu. b. Phương pháp hạch toán. Kế toá ntheo phương pháp trả góp phản ánh như sau: - Khi xuất hàng giao cho người mua: BT1) Phản ánh giá trị vốn hàng tiêu thụ. Nợ TK 632 Có TK liên quan (154, 155, 156). BT2) Phản ánh số thu của khách hàng trả góp: Nợ TK liên quan(111, 112...). Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 3331(33311) Có TK 711 - Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả: Nợ TK 511 Có TK 911 - Kết chuyển trị giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 Có TK 632 - Số tiền (doanh thu gốc và lãi suất trả chậm) ở các kỳ sau do người mua thanh toán: Nợ TK liên quan (111, 112...) Có TK 131. Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp 911 511 111, 112 Kết chuyển DTDoanh thu theo giá thuần bán thu tiền ngay Số tiền người mua (không kể VAT) trả lần đầu 33311 131 Thuế VAT phải nộp tính trên Tổng số tiền Thu tiền ở Giá bán thu tiền ngay còn phải thu người mua 711 ở người mua các kỳ sau Lợi tức trả chậm 5. Hạch toán tiêu thụ nội bộ. a. Khái niệm. Tiêu thụ nội bộ là việc mua, bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụgiữa đơn vị chính và các đơn vị trực thuộc hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong cùng một công ty, tổng công ty, tập đoang, liên hiệp xí nghiệp... Ngoài ra, được coi là tiêu thụ nội bộ còn bao gồm các sản phẩm, hàng hoá dịch vụ xuất biếu tặng, xuất trả lương, thưởng, xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh... b. Phương pháp hạch toán. Hạch toán tiêu thụ nội bộ giữa các thành viên về nguyên tắc hạch toán tương tự như hạch toán tiêu thụ bên ngoài. Cụ thể: - Khi dùng sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụgiữa các đơn vị thành viên trong Công ty , Tổng công ty ..., kế toán ghi các bút toán: BT1) Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 155, 154 BT2) Phản ánh doanh thu tiêu thụ nội bộ: Nợ TK 111, 112 Nợ TK 136 Có TK 512 Có TK 3331(33311) - Các bút toand còn alị (chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại...) giống như tiêu thụ bên ngoài. - Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ nội bộ: Nợ TK 512 Có TK 911 Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK911 Có TK 632. c. Trường hợp được coi là tiêu thụ nội bộ khác. * Trường hợp sử dụng vật tư, hàng hoá, dịch vụ.. để biếu, tặng, quản cá, chào hàng hay sử dụng sản phẩm phục vụ cho sản xuất kinh doanh... BT1) Phản ánh trị giá vốn hàng xuất: Nợ TK 632 Có TK liên quan (154, 155, 152...) BT2) Phản ánh doanh thu: Nếu dùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh hay tiếp tục chế biến: Ghi theo chi phí sản xuất hay giá thành sản xuất. Nợ TK liên quan (621, 627, 641, 642) Có TK 512 Nếu dùng biếu tặng, tặng cho công nhân viên chức, cho khách hàng (bù đắp bàng quỹ khen thưởng, phúc lợi ) Nợ TK 431 Có TK 512 Có TK 3331(33311) Nếu dùng biếu, tặng phục vụ cho sản xuất - kinh doanh (khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo, hội nghị khách hàng...): Ghi theo giá bán của hàng tương đương tại cùng thời điểm. Nợ TK 641 Nợ TK 642 Có TK 512 6. Hạch toán kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các hoạt động kinh doanh chính và hoật động kinh doanh phụ. a. Khái niệm. Kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh chín là hoat động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp là kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên doanh thu thuần với một bên là giá vốn hàng tiêu thụ. TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Bên Nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến hàng tiêu thụ - Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. - Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh(lợi nhuận). Bên Có: - Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. - Tổng số thu nhập thuần hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. - Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh (lỗ). b. Phương pháp hạch toán kết quả tiêu thụ - Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ: Nợ TK 511 Nợ TK 512 Có TK 911 - Kết chuyển giá vốn sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ: Nợ TK 911 Có TK 632 - Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 Có TK 641, 1422 - Kết chuyển chi phí quản lý: Nợ TK 911 Có TK 642, 1422 - Kết chuyển kết quả tiêu thụ: + Nếu lãi: Nợ TK 911 Có TK 421 (4212 - Hoạt động SXKD) + Nếu lỗ: Ghi ngược lại. Sơ đồ hạch toán kết quả tiêu thụ 632 911 511, 512 Kết chuyển giá vốn hàng Kết chuyển doanh thu tiêu thụ trong kỳ thuần về tiêu thụ 641, 642 Kết chuyển CPBH, CPQLDN Trừ vào thu nhập 421 trong kỳ 1422 Kết chuyển lỗ về tiêu thụ Chờ kết Kết chuyển chuyển Kết chuyển lãi về tiêu thụ Xí nghiệp xăp lắp điện Báo cáo bán hàng Mã số:0100100689-001-1 Biểu B.07.TCT/TMB Số tt Chủng loại Lượng Tiền vốn Tiền bán 3747,118 484696214 5148648002 A 3219,240 604184928 795973268 I 93,350 40079000 43458350 1 48,340 22435000 24554150 2 3 45,010 17644000 18904200 II 3125,890 565105928 752514918 1 2 661,900 126126500 160621798 3 152,000 33103130 37870000 4 57,290 10545000 13291280 5 195,000 31671800 44850000 6 2059,700 363659498 495881840 B 30212,135 3707947592 3767631621 I 230,975 39161000 44060429 13,200 2859000 3432000 2 13,221 2462000 2776410 3 19987,239 2660796066 2692844275 4 3062,700 347877926 355724035 5 6904,800 654791600 668794472 Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 200 Người lập biểu kế toán trưởng Giám đốc Kế toán hoạt động nghiệp vụ tài chính và bất thường Đầu tư tài chính là một hoạt động tạo thu cho doanh nghiệp trong khả năng nguồn lực có hạn hiện có ngoài các hoạt động kinh doanh và các hoạt động bất thường khác. tất cả các hoạt động sinh lời cho doanh nghiệp từ hành vi khai thác nguồn lực tiền nhàn dỗi trong ngân quỹ của doanh nghiệp đều có thể định nghĩa hoạt động tài chính. Tiền vốn từ mọi nguồn lức của doanh nghiệp, ngoài việc sử dụng để thực hiện các hoạt đông chức năng theo đăng ký kinh doanh, còn có thể vận dùng đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi cho việc sinh lợi vốn như: đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, đầu tư liên doanh với các tổ chức, đầu tư cho vay vốn, đầu tư kinh doanh bất động sản... Phân loại các hoạt động đầu tư tài chính có thể thể theo các tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc góc độ xem xét một khoản tiền đầu tư. Theo tính thời hạn của khoản tiền đầu tư ta có đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Một khoản tiền bỏ vào hoạt động tài chính đều có thời hạn hoàn vốn sau một kỳ hoặc tối đa trong một năm tài chính, thì được gọi là đầu tư ngắn hạn; ngược lại nếu thời hạn thu tiền của tiền đầu tư là trên một năm tài chính, thì tiền đàu tư được xếp loại dài hạn. Tính chất dài hạn hay ngắn hạn của tiền đầu tư là xét trên góc độ hoàn lại vốn theo định nghĩa niên độ kế toán và sự phân kỳ kế toán trong niên độ đó Theo lĩnh vực đầu tư hay mục đích đầu tư ta có thể có các loại đầu tư: - Đầu tư ngắn hạn, dài hạn vào thị trường chứng khoán - Đầu tư góp vốn liên doanh. - Đầu tư tài chính khác. lý luận chung I. Kế toán các nghiệp vụ đàu tư chứng khoán. 1. Các loại chứng khoán và nguyên tắc hạch toán * Các loại chứng khoán. - Chứng khoán ngắn hạn: Là loại chứng khoán đầu tư trogn thời hạn tối đa một năm; chứng khoán ngắn hạnlà một loại tài sản lưu động tương đương tiền vì khả năng thu hồi trỏ lại thành tiền rất ngắn hạn của nó. Các loại chứng khoán ngắn hạn được tính vào năng lực trả nợ ngắn hạn tức thời của doanh nghiệp. - Chứng khoán dài hạn(cổ phiếu, trái phiếu) là khoản đầu tư tài chính có kỳ hạn trên một năm; chứng khoán dài hạn đầu tư ngoài mục đích sinh lợi tiền vốn, còn vì mục đích đàu tư quyền lực vào các tổ chức, doanh nghiệp (tham gia quiyền kiểm soát, quyền lãnh đạo, chỉ huy, phân phối...). Chứng khoán dài hạn được xếp vào loại tài sản cố định trong cơ cấu tài sản kinh doanh đang sử dụng ở doanh nghiệp. * Nguyên tắc hạch toán chứng khoán. - Chứng khoán đàu tư phải được ghi sổ theo giá mua ở thời điểm đầu tư. Giá mua có thể là mệnh giá chứng khoán, có thể là giá thoả thuận khi mua. Giá gốc chứng khoán phản ánh tất cả các phí tổn bỏ ra để doanh nghiệp được cầm gồm chứng khoán và hưởng lợi (giá mua, chi phí đầu tư, chi phí môi giới, dịch vụ chi phí ngân hàng, thuế, lệ phí) - Kế toán chứng khoấn phải được chi tiết cho từng loại chứng khoán theo mục đích đầu tư, thời hạn thu hồi, vừa ghi theo mệnh giá, vừa ghi theo đầu tư. - Các khoản thu hồi, chi phí đầu tư chứng khoán(lãi, lỗ ) phản ánh vào khoản thu, chi tài chính. 2. Tài khoản hạch toán. Hạch toán chứng khoán được thực hiện trên hai tài khoản phần hành: TK 121 và TK 221 * TK 121 - đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Kết cấu nội dung tài khoản 121 Bên Nợ : - Trị giá đầu tư thời điểm mua vào của chứng khoán. - Chứng khoán dài hạn chuyển thành ngắn hạn. Bên Có: - Trị giá chứng khoán đã chuyển nhượng, bán thu hồi khi đến hạn, hoặc thanh toán. Số dư Nợ: Trị giá gốc của chứng khoán đang cầm giữ. Tài khoản này có 2 TK chi tiết: 1211 và 1212 * TK 221 - Đầu tư doanh nghiệp dài hạn Bên Nợ: Giá thực tế mua các loại chứng khoán vào. Bên Có: -Giá thực tế gốc của chứng khoán đã chuyển nhượng, thu hồi, thanh toán - Giá gốc chứng khoán dài hạn đến hạn kết chuyển thành ngắn hạ. Số dư Nợ : Giá gốc của chứng khoán đầu tư Tài khoản 221 có hai loại chi tiết: TK 2211, 2212 3. Phương pháp hạch toán. - Khi mua chứng khoán đầu tư. Căn cứ loại chứng khoán đối tác đầu tư để ghi sổ chi tiết và tổng hợp tài khoản theo định khoản: Nợ TK 121 Nợ TK 221 Có TK 111, 112, 311, 341, 331. - Định kỳ thu lãi chứng khoán có kỳ hạn đầu tư (nếu có). Nợ TK 111 Nợ TK 112 Nợ TK 138 Nợ TK 121 Nợ TK 221. Có TK 711 - Khi chuyển nhượng chứng khoán trong hạn - có thể phát sinh lãi, lỗ do bán chuyển nhượng. - Nếu có lãi: Nợ TK 111 Nợ TK 112 Nợ TK 131 Có TK 121, 221 Có TK 711. + Nếu bán lỗ: Trường hợp chứng khoán giảm giá, chuyển nhượng chấp nhận thua lỗ, cần xem xét số lỗ có thể kết chuyển vào dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã lập hay không? Số lỗ vượt hoặc ngoài dự phòng đã lập sẽ được sử lý ghi chi phí tài chín. Nếu số lỗ thuộc số đã dự phòng thì chuyển nhượng ghi: Nợ TK 111 Nợ TK 112 Nợ TK 129 Nợ TK 229 Có TK 121, 221 Nếu số lỗ vượt hoặc ngoài dự phòng, thì khi chuyển nhượng ghi: Nợ TK 111, 112 Nợ TK 129, 229 Nợ TK 811 Có TK 121, 221 - Trong quá trình cầm giữ chứng khoán đầu tư, nếu có phát sinh các khoản chi - kês toán ghi vào chi phí tài chính tại kỳ phát sinh. Nợ TK 811 Có TK 111 Có TK 112 Có TK 331 Có TK 338(3388) - Khi thanh toán chứng khoán đến hạn. Nợ TK 111, 112 Có TK 121, 221 Có TK 711. a. Lập dự phòng: Theo quy định mức dự phòng cần lập thực tế sẽ phản ánh vào chi phí tài chínhcủa niên độ báo cáo vào cuối niên độ (N) Nợ TK 811 Có TK 129 Có TK 229 b. Trong niên độ (N+1) khi nhượng bán, hoặc thu hồi các loại chứng khoán đã trích lập, dự phòng nếu giá bán. Nợ TK 111, 112, 131 Nợ TK 129, 229 Nợ TK 811 Có TK 121, 221 c. Cuối niên độ kế toán(N+1) phải hoàn nhập toàn bộ số dự phòng chứng khoán đã lập năm (N) còn lại của số chứng khoán đã bán, thu hồi và chứng khoán đang cầm giữ. Nợ TK 129, 229 Có TK 711. Đồng thời trích lập dự phong giảm giá chứng khoán đang cầm giữ cho năm liền tới (N+2) Nợ TK 811 Có TK 129, 229 5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ dự phong nợ phải thu khó đòi và giảm giá hàng tồn kho. a. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Nợ TK 642(6426) Có TK 159 Cuối niên độ sau (N+1), doanh nghiệp phải tiến hành hoàn nhập toàn bộ số dự phòng đã trích ở cuối niên độ trước (N) Nợ TK 159 Có TK 721 Đồng thời căn cứ vào tình hình hàng tồn kho, tình hình giá cả thị trường và giá gốc để xác định mức trích dự phòng cho niên độ sau(N+2). Nợ TK 642(6426) Có TK 159 b. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi. - Cuối năm tài chính “N” doanh nghiệp bắt đầu nghiệp vụ lập dự phòng nợ khó đòi. Kế toán ghi số dự phòng Nợ phải thu khó đòi. Kế toán ghi số dự phòng Nợ phải thu khó đòi cho năm(N+1) Nợ TK 642(6426) Có TK 139 - Trong năm (N+1) + Nếu xảy ra thất thu do khách hàng không có khả năng trả nợ, hoặc trốn nợ thì toàn bộ số thất thuthực tế xảy ra đã có quỹ dự phòng được ghi. Nợ TK 139 Có TK 131 + Nếu khách hàng nghi ngờ đã trả được số nợ đã lập dự phòng thì hoàn nhập toàn bộ dự phòng. Nợ TK 139 Có TK 721. - Cuối niên độ (N+1) hoàn nhập toàn bộ số dự phòng đã lập còn lại và lập dự phòng mới cho năm (N+2) + Hoàn nhập dự phòng còn. Nợ TK 139 Có TK 721. + Lập mới dự phòng cho năm tài chính (N+2) Nợ TK 642(6426) Có TK 721. Các nghiệp vụ hoàn nhập, sử dụng và lập dự phòng nợ phải thukhó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán khái quát 131 139 642(6426) Xử lý thiệt hại vào dự phòng Lập dự phòng nợ khó đòi cho năm sau (N+1) 721 159 Hoàn nhập Lập dự phòng giảm giá dự phòng hàng tồn kho cho năm sau (N+1) * Ví dụ minh hoạ thực tế tại Công ty CB & KD than Hà Nội như sau: Báo cáo chi tiết thu nhập tài chính, thu nhập bất thường 3 tháng năm 2000 Mã số:0100100689 001- 1 Biểu số: 10TCT/TMB Số TT Nội dung Kỳ này Luỹ kế A- Thu nhập bất thường I Thu bất thường 1 Thu nhượng, bán, thanh lý TSCĐ 2 Vật tư, phế liệu thu hồi 3 Các khoản thu từ năm trước phát hiện năm nay 4 Thu bất thường khác II Chi bất thường 1 Giá trị còn lại TSCĐ nhượng bán, thanh lý 2 Các khoản thu chi từ năm trước phát hiện năm nay 3 Chi bất thường khác 4 Chi vật tư ứ đọng tồn kho III Kết quả hoạt động bất thường B Thu nhập hoạt động tài chính 2.149.915 4.865.175 I Thu nhập tài chính 2.149.915 4.865.175 1 Lãi vay ngắn hạn 968.068 2.410.602 2 Lãi công nợ phải thu 3 Thu tài chính khác 4 Thu cho thuê nhà xưởng 1.181.847 2.454.573 II Chi tài chính 1 Lãi vay ngắn hạn 2 Lãi vay trung, dài hạn 3 Chênh lệch tỷ giá 4 Chi tài chính khác III Kết quả hoạt động tài chính 2.149.915 4.865.175 Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2000 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (đã ký) (đã ký) (đã ký) Chương Kế toán tổng hợp và chi tiết các nguồn vốn Lời đầu nói Một doanh nghiệp thành lập đi vào hoạt động SXKD đều có một số vốn nhất định được hình thành từ các nguồn khác nhau, trong đó có vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. - Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Vốn hoạt động do Nhà nước cấp hoặc đầu tư, do đó chủ sở hữu vốn là Nhà nước . - Đối với doanh nghiệp liên (công ty liên doanh, xí nghiệp liên doanh ) vốn được hình thành do các thành viên góp vốn đó là các tổ chức cá nhân..., do đó chủ sở hữu là các thành viên tham gia góp vốn liên doanh. - Đối với công ty TNHH vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp, do đó các thành viên này là vốn chủ sở hữu. - Đối với công ty cổ phần vốn được hình thành từ các cổ đông, do đó chủ sở hữu là các cổ đông. - Đối với doanh nghiẹp tư nhân vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp, do đó chủ sở hữu vốn là chủ doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn và số vốn này được sử dụng trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh nguồn vố chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được bổ sung từ kết quả hoạt động SXKD hoặc các quỹ, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản... Như vậy nguồn vố chủ sở hữu của một doanh nghiệp thường gồm có: Nguồn vốn kinh doanh; Các khoản thu nhập chưa chia hết; Các quỹ doanh nghiệp; Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Các khoản chênh lệch chưa xử lý. Lý luận chung I. Hạch toán các nguồnvốn chủ sở hữu. 1. Hạch toán vốn kinh doanh. a. Khái niệm, nguyên tắc và tài khoản hạch toán vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh là số vốn được dùng vào múc đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn này được hình thành khi mới thành lập doanh nghiệp (do chủ sở hữu đóng góp ban đầu ) và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi hạch toán vốn kinh doanh chỉ cần chi tiết theo từng loại vốn kinh doanh, từng nguồn hình thành, từng tổ chức, cá nhân góp vốn. Tình hình vốn kinh doanh được kế toán theo dõi trên tài khoản 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng nguồn hình thành tuỳ theo tính chất của doanh nghiệp và yêu cầu thông tin cho quản lý. Bên Nợ: Vốn kinh doanh giảm (trả lại vố cho ngân sách, cho cấp trên, liên doanh, cho cổ đông... ). Bên Có: Các nghiệp vụ làm tăng vốn kinh doanh(nhận cấp phát, nhận liên doanh, trích bổ sung từ lợi nhuận...) Dư Có: Số vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp. b. Phương pháp hạch toán. * Hạch toán các nghiệp vụ tăng vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do nhận cấp phát, nhận vốn góp, nhận tặng thưởng... Kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp. - Nhận vốn do ngân sách cấp, do cấp trên cấp, do liên doanh đóng góp, do nhận viện trợ, quà tặng, quà biếu, do cổ đông đóng góp... Nợ TK 111, 112 Nợ TK 151, 152, 156 Nợ TK 211, 213 Có TK 411. - Bổ sung vốn kinh doanh từ lợi nhuận: Nợ TK 421 Có TK 411 - Bổ sung từ quỹ dự phòng tài chính(khi được phép của cấp có thẩm quyền ): Nợ TK 415 Có TK 411 - Bổ sung từ chênh lệch do đánh giá lại tài sản. Nợ TK 412 Có TK 411. - Bổ sung từ vốn XDCB khi công tác XDCB, mua sắn TSCĐ đã hoàn thành(đầu tư bằng vốn chủ sở hữu ). Nợ TK 414, 4312, 441. Có TK 411 * Hạch toán các nghiệp vụ giảm vốn chủ sở hữu. - Trả vốn cho ngân sách, cho cổ đông, cho liên doanh... bằng tiền: Nợ TK 411 Có TK liên quan (111, 112, 311...) - Trả vốn cho ngân sáh, cho cổ đông, cho liên doanh.. bằng hiện vật: Nợ TK411 Nợ (hoặc có) TK 412 Có TK liên quan (152, 153, 154, 155...) - Số khấu hao TSCĐ điều chuyển đi nơi khác theo lệnh của cơ quan chủ quản (không được hoàn lại): Nợ TK 411 Có TK liên quan (336, 111, 112,...) - Nộp cho cấp trên: Nợ TK 411 Có TK liên quan (111, 112...) - Giảm vốn kinh doanh do chênh lệch giá: Nợ TK 411 Có TK 412 2. Hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. a. Khái niệm, nội dung và phạm vi phân phối. * Khái niệm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là kết quả tài chính cuối cùng trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) bao gồm kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Đó chính là phần chênh lệch giữa một bên là doanh thu thuần (hoặc thu nhập thuần của tất cả các hoạt động ) với một bên là toàn bộ chi phí bỏ ra. Số chênh lệch đó biểu hiện qua chỉ tiêu “lợi nhuận” hoặc “lỗ”. * Nội dung chỉ tiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận(hay lỗ) từ các hoạt động kinh doanh bao gồm: - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh - Lợi nhuận hoạt động tài chính - Lợi nhuận hoạt động bất thường. * Phạm vi phân phối: Lợi nhuận được phân phối như sau. - Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định. - Nộp tiền thu về sử dụng - Trả các khoản tiền phạt như vi phạm kỷ luật, vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn. - Trừ các khoản lỗ không trừ vào lợi nhuận trước thuế. - Chia lãi cho liên doanh, cổ đông. - Trích các quỹ doanh nghiệp b. Tài khoản hạch toán. Để theo dõi lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, kế toán sử dụng TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối. Bên Nợ : - Số lỗ coi như lỗ từ hoạt động SXKD và các hoạt động khác. - Phân phối lợi nhuận. Bên Có: - Số lợi nhuận và coi như lợi nhuận từ hoạt động SXKD và các hoạt động khác. - Sử lý số lỗ. Dư Có : Số lợi nhuận chưa phân phối. Dư Nợ(nếu có): Số lỗ chưa xử lý. TK 421 được chi tiết thành: - TK 4211. Lợi nhuận năm trước. - TK 421. Lợi nhuận năm nay. Ngoài số lợi nhuận phan phối lại được phân tích theo từng nội dung phân phối(Nộp ngân sách, chia liên doanh...). Sơ đồ hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. 911 421 911 Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi từ các hoạt động kinh doanh 333 Thuế phải nộp ngân sách (tạm nộp và nộp bổ sung) 411, 138, 415 Quyết định xử lý lỗ(trừ vào 138, 111, 112 vốn kinh doanh, quỹ dự phòng Tạm chia và chi bổ sung cho hay các thành viên phải bù lỗ các thành viên(cổ động, liên doanh...) 333, 431, 415, 414 415, 414, 431 Số tạm phân phối cho các lĩnh Lập quỹ xí nghiệp(tạm trích vực lớn hơn số phải phân phối và trích bổ sung) khi quyết toán năm chính thức được duyệt 411 Bổ sung vốn kinh doanh 3. Hạch toán các quỹ xí nghiệp. a. Nguồn hình thành và mục đích sử dụng. Các quỹ xí nghiệp bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phong trợ cấp mất việc làm, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quý phúc lợi, các quỹ này được hình thành bằng cách trích một tỷ lệ nhất định từ phần lợi nhuận để alị doanh nghiệp theo quy định của chế độ tài chính và từ một số nguồn khác(viện trợ, tặng thưởng, cấp dưới nộp, cấp trên bổ sung...). Các quỹ xí nghiệp được sử dụng cho từng loại mục đích riêng. Cụ thể: - Quỹ đầu tư phát triển. - Quỹ dự phòng tài chính. - Quỹ khen thưởng. - Quỹ phúc lợi. - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm. - Quỹ đầu tư phát triển. - Quỹ dự phòng tài chính. - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. - Quỹ khen thưởng và phúc lợi. b. Tài khoản hạch toán. Để theo dõi nguồn hình thành và sử dụng quỹ xí nghiệp, kế toán sử dụng các tài khoản sau: * TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển. - 4141- Quỹ đầu tư phát triển. - 4142- Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo. * TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính * TK 416 - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm. * TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi - 4311 - 4312 - 4313. Bên Nợ: Các nghiệp vụ làm giảm quỹ xí nghiệp Bên Có: Các nghiệp vụ làm tăng quỹ xí nghiệp Dư Có : Số quỹ xí nghiệp hiện có. Sơ đồ hạch toán các quỹ xí nghiệp 336, 111, 112 414, 415, 416, 431 421 Số quỹ XN phải nộp cấp trên hay Trích quỹ XN từ lợi nhuận cấp bổ sung cho cấp dưới 1368, 111, 112 Số quỹ XN do cấp dưới nộp 111, 112, 334, 512 lên hay cấp trên cấp bổ sung Chi tiêu quỹ xí nghiệp trong kỳ 411, 4313 151,152,153,111,112 Kết chuyển giảm XN khi mua Nhận viện trợ, nhận tặng sắm, XDCBTSCĐ hoàn thành, thưởng , nhận vốn góp... bàn giao đưa vào sử dụng dùng để bổ sung quỹ XN * Từ lý thuyết trên ta có bảng số liệu thực tế tại Công ty KD & CB than Hà Nội như sau: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Năm trước Năm nay Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ lệ Tỉ trọng Vốn CSH 2.669.241.248 48,81 2.932.345.264 38,15 263.104.016 9,86 -10,56 Phải trả 2.779.851.447 51,19 4.732.142.325 91,75 1.932.290.878 69,01 10,56 Tổng cộng 5.469.092.695 100 7.664.487.589 100 2.195.394.894 Qua số liệu trên bản ta thấy: Nguồn vốn kinh doanh chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ (48,81%) trong tổng nguồn vốn của công ty. Nợ phải trả năm sau tăng hơn so năm trước số tiền là: 1.932.290.878đ, tỷ lệ tăng 69,01% điều đó chứng tỏ công ty không thuận lợi về vốn cho nên tình hình thanh toán công nợ chậm. Công ty CB & KD than Miền Bắc Công ty KD & CB than Hà Nội Báo cáo tăng giảm vốn kinh doanh 3 tháng năm 2000 Nội dung Tổng số Trong đó chia theo nguồn vốn Ngân sách Tự bổ sung Vốn khác Vốn kinh doanh 1. Số dư đầu năm 2.829.687.219 1.805.248.069 1.024.439.150 a. Vốn cố định 829.687.219 105.248.069 724.439.150 b. Vốn lưu động 2.000.000.000 1.700.000.000 300.000.000 2. Tăng trong năm - - - a. Vốn cố định - - - Do ngân sách cấp - - - Do bổ sung từ quỹ Bổ sung từ quỹ XDCB Tăng khác b. Vốn lưu động Do chuyển TSCĐ sang CCLĐ Do ngân sách cấp 3. Giảm trong năm 37.006.479 6.832.191 30.174.288 a. Vốn cố định 37.006.479 6.832.191 30.174.288 Do điều động nội bộ Nộp KHTSCĐ Cty Miền Bắc 37.006.479 6.832.191 30.174.288 TSCĐ chuyển thành CCLĐ - b. Vốn lưu động - Do điều độ nội bộ - Giảm khác - 4. Số dư cuối kỳ 2.792.680.740 1.789.415.878 994.264.862 a. Vốn cố định 792.680.740 89.415.878 694.264.862 b. Vốn lưu động 2.000.000.000 1.700.000.000 300.000.000 báo cáo kế toán Cuối kỳ kế toán (tháng, năm, quý), kế toán phải tiến hành khoá sổ tài khoản , tiến hành ghi các bút toán điều chỉnh, tính ra số dư cuối kỳ của tài khoản và lập báo cáo kế toán theo quy định. Để hoàn thành kịp thời, chính xác công tác kế toán cuối kỳ, đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: - Hoàn tất việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ vào sổ sách, kể cả sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, tiến hành đối chiếu giữa các sổ sách có liên quan nhằm đảm bảo sự khớp, đúng của số liệu kế toán. - dựa vào kết quả kiểm kê định kỳ các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ phải th, phải trả(cuối quý, năm) để điều chỉnh sao cho số liệu phản ánh trên sổ sách phù hợp với số liệu thức tế. - xác định mức dự phòng giảm giá cần lập vào cuối mỗi niên độ kế toán cho các khoản đầu tư chứng khoán, phải thu và hàng tồn kho. - Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền để phản ánh vào sổ kế toán các khoản chênh lệch giá tài sả, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, các khoản tài sản thừa, thiếu... - Tiến hành lập các báo cáo kế toán quản trị và báo cáo kế toán tài chính theo quy định. Lý luận chung I. Hạch toán kết quả kiểm kê. Định kỳ, theo quy định(cuối quý, cuối năm), doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại vật tư, hàng hoá, tài sản, tiền nong, đối chiếu các khoản công nợ phải thu, phải trả ... nhằm tránh thất thoát, mất mát tài sản, đảm bảo cho số liệu kế toán được chính xác. Căn cứ vào kết quả kiểm kê và quyết định xử lý, kế toansex phản ánh vào sổ sách trường hợp thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng, chênh lệch tỷ giá v.v... Việc hạch toán kết quả kiểm kê và quyết định xử lý số thừa, thiếu, chênh lệch giá, tỷ giá... được tiến hành như sau: 1. Ghi nhận kết quả kiểm kê tài sản: - Phản ánh giá trị tài sản thiếu tại kho: Nợ TK 642 Nợ TK 138. Có TK liên quan (152, 153, 155, 156). - Phản ánh giá trị tài sản thừa tại kho: Nợ TK liên quan (152, 153, 155, 156) Có TK 642. Có TK 338 - Phản ánh số tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân: Nợ TK 138(1381) Có TK liên quan(111, 112, 113) - Phản ánh số tiền thừa chưa rõ nguyên nhân. Nợ TK liên quan (111, 112) Có TK 338(3381) 2. Ghi nhận kết quả xử lý tài sản, tiền thừa, thiếu: - Xử lý số thiếu: Nợ TK 138 Nợ TK 334 Nợ TK liên quan(821, 421, 415). Có TK 138(1381). - Xử lý số thừa: Nợ TK 338(3381) Có TK liên quan(411, 441, 721, 421). 3. Ghi nhận kết quả xử lý khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản: - Ghi tăng vốn kinh doanh(nếu chênh lệch tăng): Nợ TK 412 Có TK 411 - Ghi giảm vốn kinh doanh(nếu chênh lệch giảm): Nợ TK 411 Có TK 412 4. Ghi nhận kết quả xử lý khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ: - Nếu quyết định ghi tăng thu nhập hoạt động tài chính. Nợ TK 413 Có TK 711 - Nếu quyết định ghi tăng chi phí hoạt động tài chính: Nợ TK 811 Có TK 413. II. Hạch toán các khoản dự phòng. 1. Khái niệm, vai trò, thời điểm và nguyên tắc xác lập dự phòng. a. Khái niệm. Dự phòng giảm giá là sự xác nhận về phương tiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc70008.DOC
Tài liệu liên quan